You are on page 1of 49

NHÓM 7

TÁC ĐỘNG CHUNG ĐẾN VỚI VIỆT NAM


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Tên MSSV Quá trình tham gia

1 Nguyễn Kiến Quốc B2112127 100%

2 Châu Cao Phến B2112124 100%

3 Nguyễn Mai Phúc Tân B2112128 100%

4 Trần Đức Thành B2112130 100%

5 Nguyễn Hải Đặng B2105794 100%


BỐ CỤC BÀI BÁO CÁO

I. Tác động của cách mạng khoa học công nghệ và nền kinh tế
tri thức
II. Toàn cầu hóa
III. Quá trình điều chỉnh và thích nghi, phát triển của chủ nghĩa tư
bản hiện đại
IV. Quá trình phục hồi của cách mạng thế giới và chủ nghĩa xã
hội
V. Tác động của quá trình hình thành trật tự thế giới sau thời kì
chiến tranh lạnh đối với Việt Nam
VI. . Những vấn đề toàn cầu cấp bách
VII. Tài liệu tham khảo
Chương I

TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG KHOA


HỌC CÔNG NGHỆ VÀ NỀN KINH TẾ
TRI THỨC
TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ VÀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC

1. Khái niệm cách mạng khoa học công nghệ


Cách mạng khoa học công nghệ chính là sự hòa nhập, kết hợp thành
một quá trình duy nhất các quá trình cách mạng trong khoa học, trong kĩ
thuật, trong công nghệ và tác động mạnh mẽ đến công nghiệp, giữ vai trò
dẫn đường và quyết định các quá trình kĩ thuật, công nghệ, công nghiệp và
do đó cũng có vai trò dẫn đường và quyết định định hướng, quy mô, tốc độ
phát triển sản xuất.
TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ VÀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC

2. Tác động của cách mạng khoa học công nghệ đối với Việt Nam

Thứ nhất, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã và đang đẩy
nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, có sự đổi mới công nghệ phù
hợp, nâng cao năng suất lao động, làm chuyển biến mạng mẽ cơ cấu kinh tế
của đất nước.
TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ VÀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC

2. Tác động của cách mạng khoa học công nghệ đối với Việt Nam

Thứ hai, xuất hiện các công nghệ đòi hỏi có hàm lượng trí tuệ cao, tạo
ra nhiều phương pháp sản xuất hiện đại, nâng cao năng lực ứng dụng các
thành tựu khoa khọc công nghệ thích hợp với hiệu quả cao, tiến đến sáng
tạo ra những công nghệ mới, tiên tiến, phù hợp với thế mạnh về tài nguyên
và con người Việt Nam.
TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ VÀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC

2. Tác động của cách mạng khoa học công nghệ đối với Việt Nam

Thứ ba, có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp chuyển
hướng đầu tư vào khoa học công nghệ, có sự đổi mới công nghệ để nâng
cao chất lượng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, mang lại sự cạnh tranh
công bằng và hiệu quả bằng cách ứng dụng khoa học công nghệ, bằng năng
lực đổi mới và sáng tạo trong sản xuất.
TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ VÀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC

2. Tác động của cách mạng khoa học công nghệ đối với Việt Nam

Thứ tư, ứng dụng khoa học công nghệ giúp tạo ra của cải tinh thần cho
xã hội, xây dựng các giá trị trong nền kinh tế thị trường theo hướng xã hội
chủ nghĩa. Góp phần xây dựng xã hội phát triển lành mạnh, tạo điều kiện
cho con người sống trong xã hội công bằng văn minh.
TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ VÀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC

2. Tác động của cách mạng khoa học công nghệ đối với Việt Nam

Thứ năm, phát triển công công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới. Phát triển hệ thống thông tin
quốc gia về nhân lực và công nghệ tạo nên sự đa dạng hoá trong các ngành
sản xuất, huy động các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động khoa
học, công nghệ.
TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ VÀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC

3. Khái niệm nền kinh tế tri thức

Theo tổ chức OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) và APEC
(diễn đàn hợp tác Kinh tế châu á Thái Bình Dương) đã đưa ra định nghĩa
“Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, truyền bá và sử
dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng, tạo ra của cải,
tạo việc làm trong tất cả các ngành kinh tế” . Khái niệm muốn nhấn mạnh
việc sử dụng tri thức vào các ngành kinh tế.
TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ VÀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC

4. Tác động của nền kinh tế tri thức đối với Việt Nam
Cơ hội đối với Việt Nam
Thứ nhất, kinh tế tri thức – giai đoạn phát triển mới của lực lượng sản
xuất xã hội cho ta những cơ hội để có thể rút ngắn được quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thứ hai, tạo cơ hội để phát triển nền kinh tế tri thức, các ngành công
nghiệp và dịch vụ mới dựa vào công nghệ cao, dựa vào tri thức mới phát
triển rất nhanh chóng, đóng góp lớn cho sự tăng trưởng GDP.
TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ VÀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC

4. Tác động của nền kinh tế tri thức đối với Việt Nam
Cơ hội đối với Việt Nam
Thứ ba, sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức giúp cho Việt Nam từng
bước đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới.
Thứ tư, kinh tế tri thức đã và đang trở thành xu hướng phát triển chung
của kinh tế thế giới, được nhiều quốc gia lựa chọn làm chiến lược phát
triển. Trong đó các ngành công nghiệp dựa trên tri thức đã đóng góp trên
40% GDP.
TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ VÀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC

4. Tác động của nền kinh tế tri thức đối với Việt Nam
Thách thức đối với Việt Nam
Thứ nhất, sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của công nghệ sẽ tạo
ra sức ép lớn cho người lao động, đòi hỏi người lao động phải không ngừng
học tập, tìm tòi sáng tạo. Nó đem tới nguy cơ biến người lao động trở thành
những “cỗ máy”, phải chịu áp lực của sự “lão hoá” tri thức.
Thứ hai, thực trạng trình độ khoa học kỹ thuật còn chậm, nguyên nhân
chính là do nguồn vốn đầu tư còn mỏng. Đây là bài toán khó cần phải khắc
phục để thích ứng với yêu cầu của thời kỳ mới.
TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ VÀ NỀN KINH TẾ TRI THỨC

4. Tác động của nền kinh tế tri thức đối với Việt Nam
Thách thức đối với Việt Nam
Thứ ba, kinh tế tri thức vận dụng một cách tối ưu thành tựu khoa học -
công nghệ như: tự động hóa, số hóa, rô bốt hóa, vì vậy con người ít sử dụng
lao động cơ bắp, mà tiếp xúc nhiều với các thiệt bị điện tử, về lâu dài có thể
ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thứ tư, “trong nền kinh tế tri thức, các nền văn hóa đứng trước những
rủi ro dễ bị lai căng, pha tạp, dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa
dân tộc.
Chương II

TOÀN CẦU HÓA


TOÀN CẦU HÓA

1. Khái niệm của toàn cầu hóa


Toàn cầu hóa theo George Soros nó là sự phát triển thị trường tài chính
toàn cầu, sự lớn mạnh của các tập đoàn xuyên quốc gia, và sự thống trị
ngày càng mạnh mẽ của chúng trong nền kinh tế quốc gia.
Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan nhưng lại đang vận động, biến
đổi không ngừng.
Toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh
hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các
quốc gia, các dân tộc trên thế giới, làm nổi bật hàng loạt biến đổi có quan
hệ lẫn nhau mà từ đó chúng có thể phát sinh một loạt điều kiện mới.
TOÀN CẦU HÓA

2. Tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam
Tác động tích cực
Thứ nhất, trên lĩnh vực kinh tế, toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển sâu
rộng của các quan hệ kinh tế quốc tế, tạo cơ hội cho từng quốc gia tận dụng
được thị trường thế giới cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình.
Thứ hai, toàn cầu hoá mở ra khả năng cho các quốc gia có thể tham gia
nhanh chóng và hiệu quả vào hệ thống phân công lao động quốc tế.
TOÀN CẦU HÓA

2. Tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam
Tác động tích cực
Thứ ba, toàn cầu hoá tạo điều kiện cho tất cả các nước có thể tham gia
vào đời sống quan hệ quốc tế thông qua các tổ chức quốc tế, các tập hợp
lực lượng lớn nhỏ trên các lĩnh vực khác nhau.
Thứ tư, toàn cầu hoá thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động giao lưu văn hoá
và tri thức quốc tế, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và tình hữu
nghị giữa các dân tộc.
TOÀN CẦU HÓA

2. Tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam
Tác động tích cực
Thứ năm, với đà phát triển của xu thế toàn cầu hoá, sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa các quốc gia dân tộc ngày càng đa chiều, toàn diện, sâu sắc và
với quy mô rộng lớn hơn. Đây là cơ hội cho sự hình thành một cơ chế sinh
hoạt quốc tế dân chủ, công bằng, bình đẳng giữa các quốc gia dân tộc.
TOÀN CẦU HÓA

2. Tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam
Tác động tiêu cực
Thứ nhất, về chính trị, toàn cầu hoá đang tạo ra một số nguy cơ đe dọa
độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, vai trò của nhà
nước
Thứ hai, về kinh tế, đa số các nước đã và đang phải chịu sự ràng buộc
của các quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính - tiền tệ, đầu tư chủ yếu do
các nước phát triển phương Tây đề ra.
TOÀN CẦU HÓA

2. Tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam
Tác động tiêu cực
Thứ ba, về xã hội, toàn cầu hoá đang và có thể tiếp tục làm trầm trọng
thêm tình trạng phân hóa xã hội.
Thứ tư, về văn hoá, toàn cầu hoá đẩy các quốc gia đứng trước nguy cơ
bị các giá trị phương Tây, nhất là các giá trị văn hoá Mỹ xâm nhập ổ ạt, làm
tổn hại bản sắc dân tộc. Những biểu hiện "đế quốc về văn hóa" đang thực
sự tri thành những thách thức lớn đối với nền văn hóa dân tộc.
TOÀN CẦU HÓA

2. Tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam
Tác động tiêu cực
Thứ năm, về an ninh quốc gia, toàn cầu hoá đặt ra hàng loạt vấn đề rất
mới và rất khác trước. Toàn cầu hóa mở rộng phạm vi, làm tăng tính phức
tạp của các mối đe dọa an ninh quốc gia cả trên phương diện truyền thống
và phi truyền thống, mà việc đối phó các mối đe dọa đó rất không đơn giản,
khó lường.
Chương III

QUÁ TRÌNH ĐIỀU CHỈNH VÀ THÍCH NGHI,


PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
HIỆN ĐẠI
QUÁ TRÌNH ĐIỀU CHỈNH VÀ THÍCH NGHI, PHÁT
TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI

1. Khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại

Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ được dùng để chỉ chủ nghĩa tư
bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến nay. Đây là thời kì chủ
nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn mới với những đặc điểm mới so với
năm đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc mà Lênin đã nêu lên ở đầu thế kỉ XX.
QUÁ TRÌNH ĐIỀU CHỈNH VÀ THÍCH NGHI, PHÁT
TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI

1. Khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại


Những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại bao gồm:
• Thứ nhất, độc quyền nhà nước.
• Thứ hai, có sức sản xuất phát triển cao.
• Thứ ba, lực lượng lao động có những chuyển biến quan trọng về cơ
cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
• Thứ tư, không ngừng tự điều chỉnh, thích ứng để tồn tại và phát
triển trong bối cảnh mới.
• Thứ năm, là một hệ thống thế giới và ngày càng mang tính toàn
cầu.
QUÁ TRÌNH ĐIỀU CHỈNH VÀ THÍCH NGHI, PHÁT
TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI

2. Tác động của chủ nghĩa tư bản hiện đại đối với Việt Nam
Những cơ hội đem lại cho Việt Nam

• Một là, tăng trưởng kinh tế


• Hai là, thu hút đầu tư nước ngoài
• Ba là, thúc đẩy sự sáng tạo và khởi nghiệp
• Bốn là, thúc đẩy hội nhập quốc tế
QUÁ TRÌNH ĐIỀU CHỈNH VÀ THÍCH NGHI, PHÁT
TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI

2. Tác động của chủ nghĩa tư bản hiện đại đối với Việt Nam
Những thách thức đem lại cho Việt Nam

• Một là, bất bình đẳng giữa các tầng lớp


• Hai là, thất nghiệp và dư thừa lao động
• Ba là, sự phụ thuộc vào thị trường toàn cầu
• Bốn là, sự mất mát văn hóa và giá trị truyền thống
Chương IV

QUÁ TRÌNH PHỤC HỒI CỦA CÁCH MẠNG


THẾ GIỚI VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
QUÁ TRÌNH PHỤC HỒI CỦA CÁCH MẠNG
THẾ GIỚI VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Tác động của quá trình phục hồi của cách mạng thế giới và chủ
nghĩa xã hội đối với Việt Nam
Tác động tạo nên thời cơ :
Một là, quá trình phục hồi của cách mạng thế giới và chủ nghĩa xã hội
tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, có quan hệ ngoại
giao đa phương, rộng mở và uy tín quốc tế to lớn.
Hai là, sự phục hồi của cách mạng thế giới và chủ nghĩa xã hội đã
củng cố niềm tin, lý tưởng, cổ vũ dân tộc Việt Nam tiếp tục vững bước đi
lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
QUÁ TRÌNH PHỤC HỒI CỦA CÁCH MẠNG
THẾ GIỚI VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Tác động của quá trình phục hồi của cách mạng thế giới và chủ
nghĩa xã hội đối với Việt Nam
Ba là, sự phục hồi của cách mạng thế giới và chủ nghĩa xã hội thế kỷ
XXI tạo điều kiện cho Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và
tăng trưởng bền vững.
Bốn là, sự phục hồi của cách mạng thế giới và chủ nghĩa xã hội đã tạo
cơ sở thực tiễn cho Việt Nam học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm của các nước
xã hội chủ nghĩa anh em để áp dụng vào điều kiện cụ thể của đất nước
trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
QUÁ TRÌNH PHỤC HỒI CỦA CÁCH MẠNG
THẾ GIỚI VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Tác động của quá trình phục hồi của cách mạng thế giới và chủ
nghĩa xã hội đối với Việt Nam
Tác động tạo ra thách thức :
Khó khăn khách quan mà tất cả các nước lựa chọn con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội trong đó có Việt Nam sẽ gặp phải đó là sự chống phá quyết
liệt của chủ nghĩa tư bản, hiện nay là chủ nghĩa để quốc, đứng đầu là đế
quốc Mỹ. Ngay từ khi chủ nghĩa cộng sản đang còn là một "bóng ma" ám
ảnh châu Âu, chủ nghĩa tư bản đã hết sức run sợ, chống phá chủ nghĩa cộng
sản bằng mọi thủ đoạn.
Khó khăn tiếp theo mà các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa
gặp phải là do xuất phát điểm thấp về kinh tế - xã hội, việc xây dựng chủ
nghĩa xã hội chưa có tiền lệ nên việc xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã
hội cả về lý luận và thực tiễn đều gặp phải là cần phải làm rõ: chủ nghĩa xã
hội là gì? Xây dựng chủ nghĩa xã hội thế nào? Ai xây dựng chủ nghĩa xã
hội?
Chương V

TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH


TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU THỜI KÌ CHIẾN
TRANH LẠNH ĐỐI VỚI VIỆT NAM
TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TRẬT TỰ
THẾ GIỚI SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH ĐỐI VỚI
VIỆT NAM

1. Khái quát bối cảnh thế giới sau chiến tranh lạnh
Với sự tan rã của CNXH ở Đông Âu và Liên Xô đã đồng thời
làm cho cuộc đối đầu Đông – Tây gay gắt và khốc liệt cùng với chiến
tranh lạnh kéo dài hơn 4 thập kỷ kết thúc.
Sau chiến tranh lạnh, thế giới chuyển biến mạnh mẽ và rất căn
bản, chứa đựng trong nó những xu hướng vận động đan xen nhau một
cách phức tạp.
TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TRẬT TỰ
THẾ GIỚI SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH ĐỐI VỚI
VIỆT NAM

2. Những tác động sau chiến tranh lạnh đối với Việt Nam
Thời cơ đối với Việt Nam
Thứ nhất, thực tiễn vận động, phát triển của những xu thế lớn
trên thế giới, đặc biệt là xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển, hội nhập
quốc tế tạo cơ hội cho Việt Nam giữ vững ổn định để phát triển đất nước.
Thứ hai, cơ hội hợp tác, giao lưu, nhất là trong tìm kiếm, tiếp
thu những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, tạo nguồn lực phát
triển kinh tế.
TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TRẬT TỰ
THẾ GIỚI SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH ĐỐI VỚI
VIỆT NAM

2. Những tác động sau chiến tranh lạnh đối với Việt Nam
Thời cơ đối với Việt Nam
Thứ ba, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho chúng
ta tiếp thu những giá trị tinh hoa của nhân loại, tiếp tục phát huy những
giá trị truyền thống của dân tộc trong xây dựng con người xã hội chủ
nghĩa.
TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TRẬT TỰ
THẾ GIỚI SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH ĐỐI VỚI
VIỆT NAM

2. Những tác động sau chiến tranh lạnh đối với Việt Nam
Thách thức đối với Việt Nam
Thứ nhất, tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu
vực và trên thế giới vẫn là nguy cơ thường trực và khó khắc phục.
Thứ hai, âm mưu thực hiện “diễn biến hòa bình” của thế lực thù
địch nhằm chống phá nước ta với những biểu hiện mới, quyết liệt và tinh
vi.
TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TRẬT TỰ
THẾ GIỚI SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH ĐỐI VỚI
VIỆT NAM

2. Những tác động sau chiến tranh lạnh đối với Việt Nam
Thách thức đối với Việt Nam
Thứ ba, trật tự đa cực sau chiến tranh lạnh là một con dao hai
lưỡi, vừa là thời cơ vừa là thách thức cho các nước đang phát triển, đặc
biệt là Việt Nam.
TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TRẬT TỰ
THẾ GIỚI SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH ĐỐI VỚI
VIỆT NAM

2. Những tác động sau chiến tranh lạnh đối với Việt Nam
Kết luận
Quá trình hình thành trật tự thế giới sau Chiến tranh Lạnh đã
giúp Việt Nam thích nghi và tận dụng cơ hội mới trong một môi trường
quốc tế đa dạng và thay đổi.
Nằm trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất
thế giới trong 10 năm trở lại đây với giá trị GDP đạt khoảng 6,1%/năm.
TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TRẬT TỰ
THẾ GIỚI SAU THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH ĐỐI VỚI
VIỆT NAM

2. Những tác động sau chiến tranh lạnh đối với Việt Nam
Kết luận
Chúng ta đã mở rộng, làm sâu sắc quan hệ với 193 nước và vùng
lãnh thổ, trong đó có 3 nước có quan hệ đặc biệt, 6 nước đối tác chiến
lược toàn diện, 12 nước đối tác chiến lược và 12 nước đối tác toàn diện.
Việt Nam đã và đang từng bước phát triển và ngày càng củng cố
vị thế của mình không những trong khu vực Đông Nam Á mà còn là trên
trường quốc tế hậu thời kỳ chiến tranh lạnh.
Chương VI

NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU CẤP BÁCH


NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU CẤP BÁCH

1. Khái niệm những vấn đề toàn cầu cấp bách


Những vấn đề toàn cầu cấp bách chính là những vấn đề lớn, có
quy mô toàn thế giới, đe dọa đến sự tồn vong của cả loài người nếu
không được ngăn chặn, khắc phục kịp thời. Mặt khác, việc khác phục
những hậu quả đó vô cùng phức tạp, khó khăn, lâu dài nó đòi hỏi phải có
sự phối hợp của tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới cùng chung tay
để giải quyết.
NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU CẤP BÁCH

1. Khái niệm những vấn đề toàn cầu cấp bách


Những vấn đề này được chia ra làm hai nhóm là:
Nhóm thứ nhất, là nhóm gồm các mối quan hệ giữa người với
người. Bao gồm các vấn đề giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ giữa các
nước về quân sự, chính trị và kinh tế.
Nhóm thứ hai, là nhóm gồm các mối quan hệ mâu thuẫn giữa
con người với tự nhiên. Bao gồm ngăn chặn tình trạng phá hủy môi
trường sống, bảo đảm hệ cân bằng sinh thái nhằm xây dựng chiến lược
sống bền vững cho con người.
NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU CẤP BÁCH

1. Khái niệm những vấn đề toàn cầu cấp bách


Hiện nay nhân dân thế giới đang đứng những vấn đề toàn cầu cấp bách sau:

• Thứ nhất, giữ gìn hòa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh
• Thứ hai, bảo vệ môi trường sống.
• Thứ ba, hạn chế bùng nổ dân số.
NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU CẤP BÁCH

2. Tác động của những vấn đề toàn cầu cấp bách đối với Việt Nam
Đầu tiên, về vấn đề gìn giữ hòa bình và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh.
• Một là, giảm tổng cầu tiêu dùng.
• Hai là, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến nguồn cung.
• Ba là, lạm phát.
• Bốn là, xu thế tái chuyển dịch các chuỗi cung ứng và thương mại đầu
tư quốc tế.
NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU CẤP BÁCH

2. Tác động của những vấn đề toàn cầu cấp bách đối với Việt Nam
Thứ hai, về vấn đề bảo vệ môi trường sống.
• Một là, thiệt hại kinh tế do gia tăng chi phí cho khám chữa bệnh.
• Hai là, thiệt hại về kinh tế do ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
• Ba là, thiệt hại đối với hoạt động du lịch.
• Bốn là, thiệt hại kinh tế do chi phí cải thiện môi trường.
NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU CẤP BÁCH

2. Tác động của những vấn đề toàn cầu cấp bách đối với Việt Nam
Thứ ba, về vấn đề hạn chế bùng nổ dân số
• Một là, sự gia tăng dân số quá nhanh là một mối nguy hại đối với
môi trường.
• Hai là, tác động tiêu cực đến thị trường lao động.
• Ba là, tác động tiêu cực đến y tế, giáo dục.
• Bốn là, gia tăng dân số quá nhanh dẫn đến gây áp lực cho nền kinh
tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Hữu (2004), “Kinh tế tri thức thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Trọng Phúc (2011) “Các đại hội đại biểu toàn quốc và hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam”, tr532.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia
Sự thật, Hà Nội.
4. Vũ Quang Vinh (2008), Chủ nghĩa xã hội hiện thực trong quan hệ quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật,
Hà Nội.
5. TS. Bùi Duy Tùng - Giảng viên Kinh tế (Đại học RMIT): Áp lực lên chính sách tiền tệ và tỷ giá (Mai Lâm
ghi)
6. Hoàng Bích Thuỷ (2022), Một số thách thức trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong thời đại
Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, ngày 02/02/2022.
7. Hà Linh (2023), “Toàn văn phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị ngoại giao lần thứ
32”.
8. Nguyễn Văn Quyết (2023), “Đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa xã hội hiện thực đến giữa thê kỳ XXI và thời
cơ, thách thức đối với Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị, Hà Nội, số 546, 8/2023.
9. Nguyễn Xuân Sơn (1997) “Trật tự thế giới thời kỳ chiến tranh lạnh”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. TS. Nguyễn Thị Quế (2008), “Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra với Việt Nam”,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trg 149.
11. Soros George (2009), “Nhìn về toàn cầu hóa”, nxb trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, trg 19.
XIN CẢM THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ
LẮNG NGHE !

You might also like