You are on page 1of 51

Chương 5

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG


XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

1
5.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

5.1.1. Khái niệm KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam

Kinh tế thị trường là kiểu tổ chức kinh tế


xã hội mà trong đó các quan hệ kinh tế,
phân phối sản phẩm, lợi ích đều do các
quy luật của thị trường điều tiết, chi phối.

- Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại, là kết quả phát
triển lâu dài của lực lượng sản xuất và xã hội hóa các quan hệ kinh tế, trải
qua các giai đoạn kinh tế thị trường sơ khai, kinh tế thị trường tự do và
kinh tế thị trường hiện đại.
- Không có mô hình kinh tế thị trường chung cho mọi quốc gia và mọi giai
đoạn phát triển. Mỗi nước có những mô hình kinh tế thị trường khác
nhau.
2
KHÁI NIỆM KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một kiểu nền
kinh tế thị trường phù hợp với Việt Nam, phản ánh trình độ phát triển và
điều kiện lịch sử của Việt Nam.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: là nền


kinh tế vận hành theo các quy luật khách quan của thị
trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập
một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh; có sự điều tiết của nhà nước Việt Nam do
Đảng Cộng sản lãnh đạo

3
Nội hàm của khái niệm kinh tế
thị trường định hướng XHCN

KTTT định hướng XHCN là mô hình kinh tế thị trường đặc


1 thù của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa.

Xét về trình độ phát triển, nền kinh tế thị


trường ở Việt Nam bao gồm nhiều cấp độ:
Sản xuất hàng hóa nhỏ, kinh tế thị trường sơ
khai, kinh tế thị trường hiện đại đan xen.

Xét về tính chất xã hội của kinh tế thị trường


là vừa có những giá trị của xã hội tương lai,
vừa còn những hệ quả của xã hội cũ chưa bị
thay thế.

4
Nội hàm của khái niệm kinh tế
thị trường định hướng XHCN

Nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam vừa chứa


đựng những đặc điểm của KTTT nói chung (tính phổ
biến) vừa chứa đựng những đặc điểm của định
2
hướng xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh của KTTT ở Việt Nam (tính đặc
thù).

5
Nội hàm của khái niệm kinh tế
thị trường định hướng XHCN (1)Vận hành đầy đủ và đồng bộ theo các
quy luật thị trường

(2) Có nhiều hình thức sở hữu


2
(3) Chủ thể thị trường có tính độc lập
(1) Đặc điểm chung của kinh tế thị
trường thể hiện ở những khía cạnh (4) Các chủ thể thị trường có địa vị bình
cơ bản sau: đẳng về mặt pháp lý trong các giao dịch,
kinh doanh, được bảo hộ bởi hệ thống
pháp luật đồng bộ
(5) Thị trường giữ vai trò quyết định
phân bổ các nguồn lực xã hội
(6) Giá cả hàng hóa, dịch vụ hình thành
tự do trên thị trường

(7) Là nền kinh tế mở

(8) Chính phủ quản lý vĩ mô nền kinh tế


nhằm khắc phục những khuyết tật của
6 thị trường
(2) Về định hướng xã hội chủ nghĩa :

Là nền KTTT có sự quản lý của nhà nước pháp quyền


xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo

Là nền KTTT mà việc xác lập thể chế về sở hữu, phân


phối, quản trị kinh doanh của các chủ thể cũng như
quản lý nhà nước hướng tới những giá trị dân giàu,
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh

Thực hiện phân phối công bằng chủ yếu theo kết quả
lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng
góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc
lợi xã hội.

Là nền KTTT cần sự phát huy trí tuệ, nguồn lực của
toàn bộ hệ thống các tổ chức chính trị xã hội cũng như
của tất cả nhân dân cùng tham gia phát triển, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
7
Nội hàm của khái niệm kinh tế
thị trường định hướng XHCN
Là nền KTTT có tính hiện đại và hội nhập quốc tế, kế
thừa có chọn lọc những thành tựu phát triển KTTT của
3 nhân loại, có hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách
phù hợp với thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực phổ biến
của quốc tế và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhà


nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện
4 thể chế kinh tế; sử dụng các công cụ chính sách và
nguồn lực nhà nước để định hướng và điều tiết nền
kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi
trường; thực hiện phát triển xã hội.

8
5.1.2. Tính tất yếu khách quan của phát triển KTTT
định hướng XHCN ở Việt Nam

Một là: Phù hợp với quy luật


khách quan của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Hai là: Do tính ưu việt của kinh tế


thị trường trong thúc đẩy phát
triển
Ba là: Phù hợp với nguyện vọng
của nhân dân với mong muốn
dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.
9
5.1.3 Đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam

a. Về mục đích
Là phương thức để phát triển lực lượng sản
xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội; nâng cao đời sống nhân
dân.

Xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù


hợp, hoàn thiện cơ sở kinh tế - xã hội của
chủ nghĩa xã hội.

Kích thích sản xuất, khuyến khích sự năng


động, sáng tạo của người lao động, giải
phóng sức sản xuất, thúc đẩy công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
10
5.1.3 Đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
b. Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế

Là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần


kinh tế.

Các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng
phát triển theo pháp luật.

Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo:

+ Có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với toàn bộ nền kinh tế.


+ Là đòn bẩy để thúc đẩy tăng trưởng nhanh.
+ Là lực lượng vật chất để điều tiết, quản lý nền kinh tế.
+ Chỉ đầu tư vào những ngành kinh tế then chốt.

Khuyến khích các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân
coi đó là động lực quan trọng, thực hiện sự liên kết giữa các
loại hình công hữu – tư hữu sâu rộng ở cả trong và ngoài nước.
11
5.1.3 Đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
c. Về quan hệ quản lý nền kinh tế
Nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý là nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Đảng lãnh đạo nền KTTT định hướng XHCN thông qua
cương lĩnh, đường lối phát triển kinh tế - xã hội.

Nhà nước quản lý nền KTTT thông qua pháp luật, các chiến
lược, kế hoạch, quy hoạch và cơ chế chính sách cùng các
công cụ kinh tế.

Nhà nước tạo môi trường để phát triển đồng bộ các loại thị
trường, khuyến khích các thành phần kinh tế.

Bảo đảm tính bền vững của các cân đối kinh tế vĩ mô; khắc
phục những khuyết tật của kinh tế thị trường

Nhà nước hỗ trợ thị trường, hỗ trợ các nhóm dân cư có thu
12 nhập thấp, giảm bớt phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng.
5.1.3 Đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam

d) Về quan hệ phân phối

Nền KTTT định hướng XHCN thực hiện nhiều hình thức phân
phối thu nhập là yêu cầu khách quan, phù hợp với thực trạng
của quan hệ sản xuất do đó có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và tiến bộ xã hội.

Các hình thức phân phối chủ yếu là: phân phối kết quả làm ra
(đầu ra) chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, theo
mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua hệ
thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.

Nhà nước thực hiện điều tiết phân phối để đảm bảo phân
phối công bằng các yếu tố sản xuất, tiếp cận và sử dụng các
cơ hội và điều kiện phát triển của mọi chủ thể kinh tế, tiến tới
xây dựng xã hội mọi người đều giàu có.

13
5.1.3 Đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
d) Gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng XH một cách tự giác.

Gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; phát triển
kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa – xã hội; thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch và từng giai đoạn phát triển của
kinh tế thị trường.

Mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng đến mục tiêu phát
triển xã hội và mỗi chính sách xã hội cũng phải nhằm tạo
động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội không phải là cào


bằng chia đều các nguồn lực và của cải làm ra bất chấp
chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự đóng góp
của mỗi người.

Giải quyết công băng xã hội cần kết hợp sức mạnh của cả
nhà nước, cộng đồng và mỗi người dân, coi trọng huy
14 động các nguồn lực trong nhân dân.
5.2. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

5.2.1. Thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam


a) Khái niệm thể chế kinh tế và thể chế KTTT định hướng XHCN
Thể chế kinh tế: Là hệ thống quy tắc, luật lệ, bộ máy
quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh hành vi
của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh
doanh và các quan hệ kinh tế.
Hệ thống pháp luật về kinh tế của nhà nước và các quy
tắc xã hội được nhà nước thừa nhận;
Hệ thống các chủ thể thực hiện các hoạt động kinh tế;
Các cơ chế, phương pháp, thủ tục thực hiện các quy
định và vận hành nền kinh tế.

15
5.2. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

5.2.1. Thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam


a) Khái niệm thể chế kinh tế và thể chế KTTT định hướng XHCN

Thể chế KTTT định hướng XHCN là hệ thống đường


lối, chủ trương chiến lược, hệ thống luật pháp,
chính sách quy định xác lập cơ chế vận hành, điều
chỉnh chức năng, hoạt động, mục tiêu, phương thức
hoạt động, các quan hệ lợi ích của các tổ chức, các
chủ thể kinh tế nhằm hướng tới xác lập đồng bộ các
yếu tố thị trường, các loại thị trường hiện đại theo
hướng góp phần thúc đẩy dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh.

16
Các thành tố cấu thành thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa

Các bộ quy tắc, chế định, luật lệ (luật chơi)


(Thể chế chính thức, phi chính thức)

Các chủ thể tham gia (người chơi)


(Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội)

Các cơ chế vận hành (cách chơi)


(Cạnh tranh tự do; cơ chế phân cấp; cơ chế phối hợp; cơ
chế tham gia; cơ chế điều tiết)

Thể chế về các yếu tố thị trường và các thị


trường (Sân chơi)
(Có đầy đủ các loại thị trường)
17
5.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu


cực và khuyết tật của KTTT.

Yêu cầu nâng cao năng lực quản lý của


nhà nước trong KTTT định hướng XHCN

Yêu cầu phát triển của các tổ chức chính


trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp

18
5.2.3. Những nhiệm vụ chủ yếu trong thực hiện hoàn thiện thể
chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam

Một là: Thể chế hóa đầy đủ quyền tài sản (quyền sở
hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt và hưởng lợi từ
a. Hoàn thiện tài sản)
thể chế về
Hai là: Hoàn thiện pháp luật về đất đai
sở hữu
Ba là: Hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác và
sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Bốn là: Hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn nhà nước

Năm là: Hoàn thiện hệ thống thể chế liên quan đến sở
hữu trí tuệ.

Sáu là: Hoàn thiện khung pháp luật về hợp đồng và


giải quyết tranh chấp dân sự theo hướng thống nhất,
đồng bộ.
19
b. Hoàn thiện thể chế Ba là: Hoàn thiện thể chế về cạnh
phát triển các thành tranh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh
phần kinh tế, các loại
hình chủ thể kinh tế
Bốn là: Hoàn thiện pháp luật về đấu
thầu, đầu tư công và các quy định
pháp luật có liên quan
Một là: Thực hiện nhất quán một mặt
bằng pháp lý và điều kiện kinh doanh Năm là: Hoàn thiện thể chế về các mô
cho các loại hình doanh nghiệp, không hình sản xuất kinh doanh, nâng cao
phân biệt hình thức sở hữu và thành hiệu quả của các loại hình doanh
phần kinh tế. nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị sự
nghiệp, các nông lâm trường.
Hai là: Hoàn thiện pháp luật về đầu tư,
kinh doanh, xóa bỏ các rào cản đối với
hoạt động đầu tư, kinh doanh; bảo đảm Sáu là: Hoàn thiện thể chế, thúc đẩy
đầy đủ quyền tự do kinh doanh của các các thành phần kinh tế, các khu vực
chủ thể kinh tế kinh tế phát triển đồng bộ để góp
phần xác lập trình độ phát triển dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng văn minh.
20
5.2.3. Những nhiệm vụ chủ yếu trong thực hiện hoàn thiện thể
chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam

c. Hoàn thiện thể chế để - Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị
phát triển đồng bộ các trường
yếu tố thị trường và các
- Hoàn thiện thể chế bảo vệ quyền lợi
loại thị trường
người tiêu dùng
- Thực hiện bình đẳng trong tiếp cận
các yếu tố đầu vào của các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
Hoàn thiện thể chế để tế.
phát triển đồng bộ các
yếu tố thị trường - Hoàn thiện thể chế phân bổ nguồn
lực theo nguyên tắc thị trường vào
những ngành, lĩnh vực và vùng đạt
hiệu quả cao

- Hoàn thiện pháp luật phá sản

21
Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ,
vận hành thông suốt các loại thị trường.

Thị trường hàng hóa và dịch vụ:

-Phát triển mạnh các phương thức


giao dịch thị trường hiện đại.
-Phát triển thị trường dịch vụ, nhất
là các dịch vụ có hàm lượng tri thức
và công nghệ cao;

22
Thị trường vốn

(1)Cơ cấu lại ngân sách nhà


nước, quản lý nợ công để bảo
đảm nền tài chính quốc gia an
toàn, bền vững,

(2) Đổi mới cơ chế phân bổ, sử


dụng ngân sách nhà nước, quản
lý tài sản công,

23
Thị trường tiền tệ

(1) Hoàn thiện pháp luật, chính


sách tiền tệ

(2) Nâng cao năng lực tài chính,


quản trị, điều hành phù hợp với
chuẩn mực quốc tế

(3) Phát triển nhanh dịch vụ tài


chính, ngân hàng

24
Thị trường khoa
học, công nghệ
(1) Phát triển và đồng bộ thị trường khoa
học, công nghệ.

(2) Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

(3) Xác định doanh nghiệp là lực lượng


chính trong phát triển và ứng dụng khoa
học, công nghệ.

25
Thị trường bất động
sản và quyền sử
dụng đất
(1) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ
chế, chính sách để phát triển và vận
hành thông suốt thị trường bất động
sản.

(2) Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả


đất đai và tài sản, kết cấu hạ tầng
trên đất

26
(1) Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát
Thị trường triển đồng bộ, liên thông thị trường sức
sức lao động lao động cả về quy mô, chất lượng và cơ
cấu ngành.

(2) Xây dựng cơ chế, chính sách để định


hướng chuyển dịch sức lao động, phân
bổ hợp lý sức lao động theo vùng

(3) Coi trọng bảo vệ lợi ích của người lao


động

(4) Phát huy vai trò của các tổ chức công


đoàn ở doanh nghiệp đại diện cho người
lao động trong bảo vệ quyền và lợi ích
của người lao động.

27
d) Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát
triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phòng an ninh và
thích ứng với biến đổi khí hậu

Một là: Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế nhanh và bền
vững với phát triển xã hội bền vững, thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội
Hai là: Hoàn thiện pháp luật, nâng cao năng lực thực thi thể
chế và tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên
tai, thảm họa, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ba là: Đổi mới giáo dục, đào tạo. Phát triển y tế, bảo vệ sức
khỏe nhân dân. Phát triển văn hóa, xây dựng con người
Việt Nam phát triển toàn diện.
Bốn là: Hoàn thiện thể chế kết hợp phát triển kinh tế với bảo
đảm quốc phòng - an ninh.

Năm là: Xây dựng thể chế liên kết vùng, hoàn thiện quy
hoạch phát triển kinh tế vùng trên cơ sở phát huy lợi thế so
sánh của từng địa phương.
28
e) Hoàn thiện thể chế về
hội nhập kinh tế quốc tế

Tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật và các thể
chế liên quan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế của Việt
Nam. Đổi mới công tác xúc tiến thương mại và đầu tư, nâng cao năng
lực phòng ngừa, giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế.

Thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong
hợp tác kinh tế quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tiềm
lực của các doanh nghiệp trong nước.

29
g) Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựng và
thực hiện thể chế kinh tế của nhà nước, phát huy vai trò làm chủ
của nhân dân trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa

Đổi mới nội dung và phương thức


lãnh đạo của Đảng về kinh tế - xã hội.

Nâng cao năng lực xây dựng và


thực hiện thể chế kinh tế thị trường
của nhà nước.

Phát huy vai trò làm chủ của nhân


dân, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã
hội, xã hội - nghề nghiệp

30
5.3. Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam

5.3.1. Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế

a) Lợi ích kinh tế

Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, lợi ích


thu được khi thực hiện các hoạt động kinh
tế của con người.

Lợi ích vật chất đóng vai trò quyết định


thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân, tổ
chức cũng như xã hội.

Benefit of economic
31
Tính chất, bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế

Về tính chất
Lợi ích kinh tế phản ánh quan hệ xã hội
giữa các thành viên trong xã hội thông
qua hoạt động kinh tế

Lợi ích kinh tế mang tính chất khách


quan. Lợi ích kinh tế là sự thỏa mãn
nhu cầu kinh tế của con người được
quyết định bởi các điều kiện, trình độ
phát triển của xã hội.

32
Tính chất, bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế

Về bản chất Lợi ích kinh tế phản ánh bản chất


quan hệ kinh tế. Quan hệ kinh tế
được xác lập đã hàm chứa những
lợi ích kinh tế của những người
tham gia quan hệ kinh tế đó.

Các quan hệ xã hội luôn mang


tính lịch sử, do vậy, lợi ích kinh
tế trong mỗi giai đoạn cũng phản
ánh bản chất xã hội của giai đoạn
lịch sử đó.
33
Tính chất, bản chất và biểu hiện của lợi ích kinh tế

Về biểu hiện Lợi ích kinh tế biểu hiện ở thu


nhập của các chủ thể: lợi nhuận
của chủ đầu tư, tiền công của
công nhân…

Lợi ích kinh tế được xác định


trong mỗi quan hệ kinh tế nhất
định, gắn với địa vị, vai trò của
mỗi chủ thể.

34
(1) Lợi ích kinh tế là mục tiêu của các hoạt
động kinh tế.
(2) Lợi ích kinh tế là động lực của các hoạt
động kinh tế.
(3) Lợi ích kinh tế là động lực của các hoạt
động xã hội.

(3) Lợi ích kinh tế còn là cơ sở thực hiện lợi


ích chính trị, lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa.

Nước độc lập mà dân không được hưởng ấm no, hạnh phúc thì
độc lập cũng không có ý nghĩa gì. (Hồ Chí Minh)
35
c. Quan hệ lợi ích kinh tế

Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập


những tương tác giữa con người với
con người, giữa các cộng đồng người,
giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ
phận hợp thành nền kinh tế, giữa con
người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia
với phần còn lại của thế giới nhằm mục
tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối
liên hệ với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
tương ứng của một giai đoạn phát triển
xã hội nhất định.

36
Sự thống nhất và mâu thuẫn
trong các quan hệ lợi ích kinh tế

Các chủ thể đều có quan hệ với nhau,


Sự thống nhất do đó, lợi ích của chủ thể này được
trong quan hệ lợi thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác
ích kinh tế cũng trực tiếp hoặc gián tiếp được
thực hiện

Mục tiêu của các chủ thể chỉ được


thực hiện trong mối quan hệ và phù
hợp với mục tiêu của các chủ thể
khác. Khi các chủ thể kinh tế hành
động vì mục tiêu chung hoặc các mục
tiêu thống nhất với nhau thì các lợi ích
kinh tế của các chủ chể đó thống nhất
với nhau.
37
Sự thống nhất và mâu thuẫn
trong các quan hệ lợi ích kinh tế

Các chủ thể kinh tế có thể hành động


Sự mâu thuẫn theo những phương thức khác nhau để
trong quan hệ lợi thực hiện các lợi ích của mình. Sự khác
nhau đó đến mức đối lập thì trở thành
ích kinh tế mâu thuẫn

Lợi ích của những chủ thể kinh tế có


quan hệ trực tiếp trong việc phân phối
kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Do đó, thu nhập của chủ thể này tăng lên
thì thu nhập của chủ thể khác giảm
xuống.

38
d. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế

Thứ nhất, trình độ phát triển của


lực lượng sản xuất.

Thứ hai, địa vị của chủ thể trong hệ


thống quan hệ sản xuất xã hội.

Thứ ba, chính sách phân phối thu


nhập của nhà nước.

Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế.

39
e) Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị
trường và phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong các
quan hệ lợi ích chủ yếu

Quan hệ lợi ích giữa


người lao động và
Người lao động là người bán sức lao động,
người sử dụng lao động
lợi ích kinh tế họ thể hiện ở thu nhập là tiền
lương, tiền thưởng, tiền thưởng.

Người SDLĐ là chủ doanh nghiệp, lợi ích


kinh tế của của họ thể hiện ở lợi nhuận thu
được trong quá trình kinh doanh.

Lợi ích kinh tế của người lao động và người


sử dụng lao động có quan hệ chặt chẽ, vừa
thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.

40
Phương thức thực hiện
quan hệ lợi ích kinh tế
giữa người lao động và
người sử dụng lao động. Người lao động và người sử dụng lao động
tham gia thị trường lao động, thỏa thuận
về mua, bán sức lao động để hai bên thực
hiện lợi ích kinh tế của mình

NLĐ thực hiện quá trình lao động, kết


quả của quá trình lao động là hàng hóa,
dịch vụ trong đó chứa đựng giá trị và giá
trị thặng dư mà người lao động đã tạo ra.
Sau khi bán hàng hóa, người lao động
được trả lương, người sử dụng lao động
nhận được lợi nhuận. Lợi ích kinh tế của
hai bên đã được thực hiện.

41
Quan hệ lợi ích
giữa những người
sử dụng lao động Người sử dụng lao động vừa là đối tác,
vừa là đối thủ của nhau, từ đó tạo ra sự
thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh
tế giữa họ.

Những người sử dụng lao động liên kết


và cạnh tranh với nhau trong ứng xử
với người lao động, với người cho vay
vốn, cho thuê đất, với nhà nước, trong
chiếm lĩnh thị trường.
Cạnh tranh quyết liệt với nhau để giành
giật các điều kiện có lợi trong sản xuất
và tiêu thụ hàng hóa.

42
Phương thức thực hiện
quan hệ lợi ích kinh tế giữa
những người sử dụng lao động

Cạnh tranh trong việc mua các yếu


tố đầu vào (thuê đất đai, vốn, sức lao
động…) Cải tiến kỹ thuật, nâng cao
chất lượng hàng hóa, dịch vụ; tiết
giảm mọi chi phí

Di chuyển vốn đầu tư từ những


ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sang
những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao
(cạnh tranh giữa các ngành)

compete
43
Quan hệ lợi ích
giữa những người
lao động
NLĐ cạnh tranh với nhau để bán sức
lao động, vị trí làm việc, tiền lương…

Khi người lao động thống nhất được với


nhau, họ có thể thực hiện được các yêu
sách của mình ở mức độ nhất định.

Mâu thuẫn giữa những người lao động


trong cạnh tranh tìm việc làm có thể
dẫn đến hậu quả tiền lương giảm
xuống, bị sa thải. Do đó, họ cần thành
lập tổ chức riêng của mình để thống
nhất hoạt động.

44
Phương thức thực hiện quan hệ
lợi ích giữa những người lao động.

Người lao động phải cạnh tranh với nhau để


bán sức lao động, muốn vậy, họ cần phải học
tập, nâng cao tay nghề, nâng cao sức khỏe,
thể lực… nhưng cũng phải chấp nhận xu
hướng hạ thấp tiền lương hoặc thất nghiệp.

Người lao động còn đoàn kết với nhau trong


cuộc đấu tranh với giới chủ (người sử dụng
lao động) đòi tăng lương, giảm giờ làm…

45
Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội

Lợi ích xã hội là lợi ích chung của toàn xã hội,


đóng vai trò định hướng cho lợi ích cá nhân
và các hoạt động thực hiện lợi ích cá nhân, là
cơ sở của sự thống nhất giữa các lợi ích cá
nhân.

Sự liên kết với nhau của các cá nhân để thực


hiện lợi ích riêng (lợi ích cá nhân, tổ chức) của
họ hình thành nên “lợi ích nhóm”.

“Lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” nếu phù


hợp với lợi ích quốc gia, không gây tổn hại
đến các lợi ích khác cần được tôn trọng, bảo
vệ; ngược lại, khi chúng mâu thuẫn với lợi ích
quốc gia, làm tổn hại các lợi ích khác thì cần
phải ngăn chặn.
46
Phương thức thực hiện quan hệ giữa lợi ích người lao động,
lợi ích người sử dụng lao động và lợi ích xã hội.

Lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động được các
chủ thể trực tiếp thực hiện, khi lợi ích kinh tế của các cá nhân, doanh
nghiệp được thực hiện thì cũng đồng thời đáp ứng lợi ích xã hội.

Nhà nước là một chủ thể kinh tế, có lợi ích riêng. Lợi ích kinh tế của nhà
nước được thực hiện bằng việc thu thuế với các tổ chức và cá nhân. nhà
nước cũng có quan hệ lợi ích, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với các chủ
thể khác.

Cơ chế thị trường là phương thức thực hiện các quan hệ lợi ích kinh tế
thông qua hợp tác và cạnh. Tuy nhiên, không phải lợi ích cá nhân nào
cũng hài hòa với lợi ích xã hội.

47
5.3.2. Vai trò của nhà nước trong bảo đảm hài hòa các lợi ích
a) Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt
động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế

Tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt


động kinh tế, giữ vững ổn định về chính trị

Xây dựng môi trường pháp luật thông thoáng,


tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh


tế

Tạo lập môi trường văn hóa phù hợp với yêu
cầu phát triển kinh tế thị trường
48
5.3.2. Vai trò của nhà nước trong bảo đảm hài hòa các lợi ích

b. Điều hòa lợi ích giữa


cá nhân - doanh nghiệp -
xã hội
Xây dựng chính sách phân phối thu
nhập nhằm bảo đảm hài hòa các lợi
ích kinh tế. Thừa nhận sự chênh lệch
về mức thu nhập nhưng phải ngăn
chặn chênh lệch thu nhập quá mức

Phát triển lực lượng sản xuất, khoa


học - công nghệ để nâng cao thu nhập
cho các chủ thể kinh tế.

49
5.3.2. Vai trò của nhà nước trong bảo đảm hài hòa các lợi ích
c. Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu
cực đối với sự phát triển xã hội
1 Tích cực, chủ động thực hiện phân phối công
bằng, hợp lý

Thực hiện có hiệu quả các chính sách xoá đói


2 giảm nghèo.

Chú trọng các chính sách ưu đãi hội. Đẩy


3 mạnh các hoạt động nhân đạo, từ thiện

Khuyến khích làm giàu hợp pháp. loại bỏ thu


4 nhập bất hợp pháp, kiểm soát thu nhập của
công dân

5 Thực hiện công khai, minh bạch, thực hiện sự


giám sát và phòng chống tham nhũng...

6 Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động


thanh tra, kiểm tra.
50
5.3.2. Vai trò của nhà nước trong bảo đảm hài hòa các lợi ích

d) Giải quyết những mâu thuẫn


trong quan hệ lợi ích kinh tế

Mâu thuẫn giữa các lợi ích kinh tế là conflict of interest


1 khách quan, nếu không được giải quyết
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến động lực của
các hoạt động kinh tế.

Thường xuyên quan tâm phát hiện mâu


2 thuẫn và chuẩn bị chu đáo các giải pháp
đối phó

Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn giữa


3 các lợi ích kinh tế là phải có sự tham gia
của các bên liên quan, có nhân nhượng
và phải đặt lợi ích đất nước lên trên hết.

51

You might also like