You are on page 1of 26

Thực tập phân tích môi trường

Bài 1. Xác định Sắt trong nước bằng phương pháp


trắc quang với thuốc thử Thiocyanat.

1. Lý thuyết

1.1. Nguyên tắc của phương pháp

Nước có chứa ion Sắt sẽ bị đục và có màu nâu vì Fe2+ sẽ bị oxy hóa thành
Fe3+ và thủy phân tạo thành Fe(OH)3 dạng keo gây tắc nghẽn đường ống dẫn nước.
Do tính đơn giản và độ nhạy cao nên phương pháp trắc quang với thuốc thử
Thiocyanat là một trong những phương pháp xác định sắt thông thường nhất.
Fe(III) và ion thiocyanat SCN − tạo thành một loạt phức màu đỏ - từ [Fe(SCN)]2+
đến [Fe(SCN)6]3- - phụ thuộc vào nồng độ SCN − và pH môi trường. Do các phức
giàu SCN − có màu đậm hơn nên khi gia tăng nồng độ SCN − trong dung dịch
cường độ màu sẽ tăng lên. Người ta xác định sắt bằng phương pháp Thiocyanat
trong môi trường HCl, HNO3, H2SO4 và HClO4. Nồng độ acid tối ưu nằm trong
khoảng 0,05 – 0,20 N.
Nhược điểm chính của phương pháp Thiocyanat là độ bền màu của dung dịch
thấp, ngay trong nửa giờ đầu tiên độ hấp thụ (hay còn gọi là mật độ quang) giảm 9
-12%, còn sau 6 giờ - giảm một nửa. Sự giảm mật độ quang này được giải thích bởi
sự khử dần Fe(III) bởi các ion SCN-, quá trình khử này tăng lên đáng kể dưới tác
động của ánh sáng. Để nhận được các kết quả lặp lại tốt cần đo mật độ quang của
các dung dịch màu vào cùng một thời điểm sau khi chuẩn bị xong dung dịch kể cả
khi xây dựng đường chuẩn trắc quang.
Hệ số hấp thụ mol (còn gọi là hệ số tắt phân tử) ε của phức thiocyanat
Fe(III) trong dung dịch nước ở λ max = 495 nm bằng 8,5.103. Khi thêm các dung
môi hữu cơ trộn lẫn được với nước cường độ màu tăng lên và khi có mặt aceton ở tỷ
lệ 50% thì hệ số hấp thụ mol đạt tới 1,8.104.

Phức thiocyanat Fe(III) được chiết bằng các eter đơn giản hoặc phức tạp, các
ancol và ceton mạch dài hoặc hỗn hợp các dung môi này. Khi đó, ngoài việc làm gia
tăng nồng độ phức màu do dùng thể tích nhỏ dung môi hữu cơ so với thể tích pha
nước, độ nhạy xác định sắt cũng tăng lên vì trong môi trường dung môi hữu cơ, hệ
số hấp thụ mol cũng tăng. Ví dụ hệ số hấp thụ mol trong phần chiết
metylisobutylceton (hexon) ở λ max = 495 nm tăng lên đến 2,4.104.

Khi xác định sắt bằng phương pháp này, trước hết phải qua giai đoạn oxy hoá
toàn bộ sắt trong mẫu phân tích thành Fe(III), sau đó thực hiện phản ứng lên màu

1
Thực tập phân tích môi trường

của Fe(III) với SCN − trong môi trường acid. Các ion cản trở có Cu(II), Bi(III),

Co(II) vì phản ứng được với SCN-, anion nitrit NO 2 tạo hợp chất màu đỏ NOSCN
với thuốc thử; một số anion khác tạo phức được với Fe(III) cũng cản trở phép xác
3− 3−
định như PO 4 , AsO 4 , F-.

1.2. Tính nồng độ dung dịch phân tích bằng phương pháp đường chuẩn.

Quan hệ tuyến tính giữa một tính chất vật lý, hoá lý (y) được đo nào đó của
chất định phân với hàm lượng x của nó trong mẫu thường:

y = ax + b (1)

Theo định luật Beer một ví dụ là xác định quan hệ giữa mật độ quang D của
một chất màu với nồng độ C (mol/L) của nó trong dung dịch bằng biểu thức:

D = ε lC

Trong đó: ε - hệ số hấp thụ mol của chất màu, L/mol.cm;

l - bề dày lớp dung dịch, cm.

Trong phương pháp đường chuẩn, người ta chuẩn bị một loạt n mẫu chuẩn có
hàm lượng chất định phân đã biết x1, x2, ..., xn; đo tính chất y tương ứng với các mẫu
này được các giá trị y1, y2, ..., yn. Bằng phương pháp bình phương tối thiểu, có thể
xác định giá trị các hệ số a và b trong quan hệ tuyến tính (1) bằng các công thức sau:
n n n
n∑ x i y i − ∑ x i ∑ y i
i =1 i =1 i =1
a= 2 (2)

n
 n
n∑ x −  ∑ x i 2
i
i =1  i =1 
n n n n

∑ x i2 ∑ y i − ∑ x i ∑ x i y i
b= i =1 i =1 i =1 i =1
2 (3)
n
 n 
n∑ x −  ∑ x i 
2
i
i =1  i =1 

Nếu gọi x* - hàm lượng chất định phân trong mẫu phân tích, y* - giá trị đại
lượng y đo được ứng với mẫu phân tích trong cùng điều kiện như khi xây dựng
đường chuẩn, có thể tính x* từ phương trình đường chuẩn (1):
y * −b
x* = (4)
a

2
Thực tập phân tích môi trường

2. Hoá chất - dụng cụ

1. Dung dịch chuẩn sắt có nồng độ 0,1 g Fe/L pha 1,0 L.

Tính lượng cân _______ g FeSO4.(NH4)2SO4.12H2O (M = 482,19


g/mol) cần thiết để pha 1,0 Lit dung dịch?

2. H2SO4 1:2 Pha 100 mL

3. KMnO4 0,1 N Pha 100 mL

Tính lượng cân ________ g KMnO4 (KMnO4 có M = 158,038 g/mol)

4. Acid oxalic 0,1 N Pha 100 mL (H 2C2O4.2H2O có M = 126,066


g/mol)

5. HCl 1:1 Pha 100 mL

6. KSCN (hoặc NH4SCN) 20% Pha 100 mL

Bếp điện & lưới amiang.

Photometer.

3. Cách tiến hành

3.1. Dựng đường chuẩn

− Chuẩn bị 10 bình định mức dung tích 100 mL và 10 cốc dung tích 100 mL.

− Cho lần lượt vào mỗi cốc từ cốc thứ 2 đến cốc thứ 10 dung dịch chuẩn sắt với
các thể tích lần lượt là 1,0; 1,5; 2,0; 2,5; 3,0; 3,5; 4,0; 4,5 và 5,0 mL. Thêm
nước cất vào các cốc sao cho đạt thể tích đều khoảng 50 mL. Riêng cốc thứ
nhất không cho dung dịch chuẩn sắt, chỉ cho khoảng 50 mL nước cất để làm
mẫu trắng (mẫu rỗng, dung dịch so sánh).

− Thêm vào từng cốc 1,5 mL dung dịch H2SO4; 1,5 mL dung dịch KMnO4;
đặt cốc lên bếp điện có lưới amiang ngăn cách, đun sôi dung dịch trong
cốc từ 3 – 5 phút.

− Sau khi dừng đun, vừa thêm từng giọt dung dịch H2C2O4 vừa lắc đều đến khi
mất màu tím.

− Lại thêm cẩn thận từng giọt dung dịch KMnO4 đồng thời lắc đều cốc đến khi
dung dịch vừa có màu hồng nhạt. Để nguội, chuyển dung dịch vào bình định

3
Thực tập phân tích môi trường

mức dung tích 100 mL, tráng cốc bằng một ít nước cất rồi chuyển cả vào bình
định mức (Nếu dung dịch bị đục thì phải lọc, khi đó cần gom cả nước lọc và
nước rửa phễu lọc vào bình định mức).

− Thêm 1,5 mL dung dịch HCl 1:1, lắc đều. Tiếp tục cho vào bình định mức 2,5
mL dung dịch thiocyanat, định mức bằng nước cất đến vạch, đậy kín nắp và
lắc đều.

− Đo ngay mật độ quang của dung dịch ở bước sóng 495 nm (Sử dụng máy theo
hướng dẫn). Chú ý khoảng thời gian từ khi chuẩn bị xong dung dịch màu đến
thời điểm đo phải như nhau đối với mọi dung dịch. Dung dịch so sánh là mẫu
rỗng.

3.2. Phân tích mẫu nước

− Sinh viên có thể chọn phân tích mẫu nước máy hoặc nước hồ.

− Lấy 1,0 L mẫu nước cần phân tích cho vào cốc chịu nhiệt dung tích 1,0 L, đặt
cốc lên bếp điện đun đến khi còn thể tích khoảng 50 mL. (Chú ý: chuẩn bị thao
tác cô mẫu ngay từ đầu buổi thực tập).

− Thực hiện phản ứng lên màu mẫu nước đã cô với thuốc thử thiocyanat và đo
mật độ quang như đã nêu ở phần 3.1.

4. Câu hỏi

1. Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm sắt trong nguồn nước ngầm?

2. Tại sao nước ngầm thường chứa hàm lượng sắt rất cao?

3. Ý nghĩa môi trường của sắt trong việc cung cấp nước? Ngoài phương pháp
thiocyanat, hãy đưa ra một vài phương pháp xác định hàm lương sắt trong mẫu
nước?

Làm Báo cáo với các nội dung sau:

- Tính toán các hóa chất trong bài.

- Giải thích các giai đoạn trong phân tích trắc quang sắt bằng thuốc thử
thiocyanat (Viết các phương trình phản ứng).

- Xác định phương trình đường chuẩn trắc quang theo các công thức ở
phần 1.2.

4
Thực tập phân tích môi trường

- Tính nồng độ sắt trong mẫu nước phân tích từ phương trình đường
chuẩn, đơn vị tính là mg/L.

5
Thực tập phân tích môi trường

Bài 2. Xác định chất tẩy rửa trong nước bằng phương pháp
chiết - trắc quang với thuốc thử xanh metylen.

1. Lý thuyết
1.1. Nguyên tắc của phương pháp
Xà phòng là các muối của acid béo natri stearat C17H35COONa. Trong nước
các muối này phân ly thành anion xà phòng C17H35COO-: gồm một đầu carboxyl và
một đuôi hydrocacbon như sau:
“đầu” carboxyl
CnH2n+1 COO-
“đuôi” hydrocacbon
Khi hiện diện các chất dầu, chất béo các chất hữu cơ không tan trong nước
thì phần đuôi anion có xu hướng hòa tan với các chất dầu chất béo, còn lại phần đầu
của nó thì tồn tại trong nước. Vậy xà phòng có khả năng tạo nhũ tương hay làm lơ
lững hợp chất hữu cơ trong nước. Trong quá trình này các anion tạo ra mixen xà
phòng dạng keo.

Nhược điểm của xà phòng là tạo cặn không tan với các ion kim loại tan, đặc
biệt là Ca2+ và Mg2+ (để lại một vành cặn trên thành thau, chậu) nên làm giảm khả
năng tẩy rửa của xà phòng. Vì vậy các chất tẩy rửa tổng hợp đã ra đời để khắc phục
bất tiện chính của xà phòng, nhóm –COOH của xà phòng được thay thế bằng nhóm
–SO3H trên chất tẩy rửa. Nhóm này tạo phức tan trong nước với các ion kim loại,
không tạo kết lắng.

Chất tẩy rửa thương mại đầu tiên, tên Dreft, đã được hãng Procter & Gamble
sản xuất vào giữa những năm 1930. Tuy nhiên, mãi đến năm 1947, mới có thông tin
về các chất tẩy rửa như là tác nhân gây ô nhiễm tại một thành phố ở Mỹ. Vào thứ
Sáu, người ta đã phân phối một chất tẩy rửa mới đến từng gia đình, và đến thứ Hai,
một lớp bọt cao 5 feet (khoảng 1,5 m) đã “chào đón” các công nhân làm việc tại hệ
thống cống rãnh thành phố.

1 µ g chất tẩy rửa/mL (1 ppm) sẽ tạo bọt ở các dòng sông, suối nên dung sai
được đặt ở mức 0,5 ppm. Các chất tẩy rửa dạng cũ, chứa alkylbenzen sulphonat
(ABS) được sản xuất từ phế thải dầu mỏ nên giá thành rẻ, nhưng mạch carbon lại
phân nhánh cao, và các vi khuẩn không thể làm thoái biến (phân hủy) sinh học nó
hoàn toàn vì các vi khuẩn mỗi lần phân hủy 2 carbon trong mạch và dừng lại ở chỗ
phân nhánh. Sau này các nhà hóa học đã làm được các chất tẩy rửa mạch thẳng
(LAS, linear alkylbenzen sulphonat), có khả năng thoái biến sinh học.

6
Thực tập phân tích môi trường

CH3 CH3 CH3 (CH2)11CH3


CH2 CH CH2 CH CH2 CH CH
CH3 CH3 SO3H
SO3H

Alkylbenzen sulphonat Mạch thẳng, dễ phân hủy

Mạch phân nhánh, khó thoái biến

Có 3057 đồng phân khả dĩ của C12 và khoảng 80000 đồng phân trong khoảng
C10 đến C15. Vì vậy, bất kỳ phương pháp phân tích nào cũng phải có khả năng xác
định nhiều hợp chất tương tự. Phương pháp chuẩn để xác định các chất tẩy rửa
trong nước là chiết - trắc quang sau khi lên màu với thuốc thử xanh metylen.
Đây là một phương pháp nhạy (xác định được dưới 0,1 ppm chất tẩy rửa), chỉ cần
dụng cụ, thiết bị đơn giản. Xanh metylen phản ứng với các chất tẩy rửa chứa nhân
benzen tạo thành một liên hợp ion màu xanh, tan trong chloroform. Cường độ màu
tuyến tính theo định luật Beer trong khoảng hàm lượng 0,1 đến 4 ppm. Cản trở phép
xác định có các sulphat, sulphonat, carbocylat, phosphat hữu cơ và các phenol vì
chúng làm tăng cường độ màu; trong khi các amin lại làm giảm màu do tạo phức
− 2− 3−
cạnh tranh với xanh metylen. Các ion vô cơ Cl-, NO 3 , SO 4 , PO 4 , SCN-, S2-
không cản trở.
(CH2)11CH3
N
+ Complex xanh (1:1)
SO3H
CH3 CH3
N S N
CH3
CH3

1.2. Tính nồng độ dung dịch phân tích bằng phương pháp đường chuẩn
(Xem phần 1.2 bài 1)

2. Hoá chất - dụng cụ

2.1. Hoá chất

1. CHCl3

2. NaH2PO4.2H2O

3. Dung dịch H2SO4 1 N pha 100 mL

4. Dung dịch H2SO4 6 N pha 100 mL

(100 mL dung dịch H2SO4 1 N cần 2,8 mL acid đặc, dung dịch 6 N cần 16,8
mL acid đặc)

7
Thực tập phân tích môi trường

5. Dung dịch NaOH 1 N pha 100 mL

6. Dung dịch chỉ thị phenolphtalein

7. Dung dịch xanh metylen (1) 1 mg/mL pha 100 mL

8. Dung dịch xanh metylen (2) 0,03 mg/mL pha 0,5 L

Lấy 15 mL dung dịch xanh metylen (1) vào bình định mức dung tích
0,5 L, thêm khoảng 250 mL nước cất 20 mL dung dịch H 2SO4 6 N, 25 g
NaH2PO4.2H2O; lắc đều và định mức đến vạch bằng nước cất.

9. Dung dịch chuẩn DBS (1), (dodecylbenzen sulphonat,


H3C(CH2)11C6H5SO3H) có hàm lượng 10 ppm (10 µ g/mL) pha 1,0 L

10. Dung dịch chuẩn DBS (2) có hàm lượng 1 ppm pha 250 mL

2.2. Dụng cụ

Máy đo quang (photometer)

Bình định mức 25 mL.

Phễu chiết quả lê, dung tích 125 mL.

3. Cách tiến hành

3.1. Xây dựng đường chuẩn

− Lấy lần lượt vào 4 phễu chiết các thể tích dung dịch chuẩn DBS (2) bằng
2,0; 4,0; 6,0 và 8,0 mL, thêm nước cất vào các phễu chiết đến thể tích 50 mL.

− Điều chỉnh pH: thêm 3 – 4 giọt dung dịch phenolphtalein. Nếu dung dịch
trong phễu chiết không màu, hãy kiềm hoá dung dịch bằng vài giọt dung dịch
NaOH 1 N, sau đó làm mất màu phenolphtalein bằng vài giọt H2SO4 1 N.

− Chiết lần 1: cho vào mỗi phễu chiết 3 mL CHCl3, 7,5 mL dung dịch xanh
metylen (2). Đóng chặt nút và lắc phễu chiết trong 30 s, để tách pha (chú ý quan
sát màu của pha hữu cơ). Nếu một nhũ tương có thể được tạo thành, cần lắc mạnh
phễu chiết hoặc thêm vài giọt isopropyl ancol. Mở nút và khoá phễu chiết, thu
phần pha hữu cơ vào bình định mức 10 mL sạch, khô.

− Chiết thêm 2 lần nữa bằng cách thêm mỗi lần 3 mL CHCl3 vào phần pha
nước còn lại trong phễu chiết, gom hết các phần chiết hữu cơ vào bình định mức,
định mức đến vạch bằng CHCl3, lắc đều.

8
Thực tập phân tích môi trường

− Sử dụng cuvet thạch anh để đo mật độ quang (độ hấp thụ) của phần chiết
hữu cơ trên máy đo màu ở bước sóng 652 nm. Dung dịch so sánh là CHCl3.

− Xác định phương trình đường chuẩn; với mỗi dung dịch chuẩn, hãy tính
nồng độ theo đơn vị µ g/mL CHCl3.

3.2. Xác định hàm lượng chất tẩy rửa trong một số mẫu nước.

− Lấy vào một phễu chiết 2,0 mL mẫu nước cần phân tích, thêm nước cất
đến thể tích 50 mL. Các thao tác sau đó được tiến hành tương tự.

− Từ phương trình đường chuẩn, hãy xác định hàm lượng chất tẩy rửa trong
mẫu nước phân tích theo đơn vị mg/L.

9
Thực tập phân tích môi trường

Bài 3. Xác định nồng độ carbon dioxid (CO2) trong không khí.

1. Lý thuyết
1.1. Phương pháp xác định

Mục tiêu của thí nghiệm này nhằm xác định nồng độ CO2 có trong không khí
xung quanh bằng cách cho mẫu chứa khí cần định phân đi qua dung dịch hấp thu có
chứa lượng dư một dung dịch base. Carbon dioxid phản ứng với base để tạo thành
bicarbonat hoặc carbonat theo các phản ứng:
CO2 ( g ) + OH - (aq ) → HCO3- (aq ) (1)
CO2 ( g ) + 2OH - (aq ) → CO32- (aq ) + H 2O (l ) (2)

Nếu NaOH hoặc KOH được sử dụng làm chất hấp thu CO2 thì sẽ tạo thành các
muối bicarbonat hay carbonat của natri hay kali tương ứng. Nếu sử dụng chất hấp
thu là Ba(OH)2:
Ba 2+ (aq ) + CO2 ( g ) + 2OH - (aq ) → BaCO3 ( s ) + H 2O (l ) (3)

Lượng Ba(OH)2 dư được chuẩn độ bằng acid oxalic, từ đó tính được nồng độ
CO2.
Ba (OH ) 2 + H 2C2O4 → BaC2O4 + 2 H 2O (4)
1.2. Lấy mẫu & thiết bị lấy mẫu.

Tùy thuộc vào phương pháp phân tích và thiết bị thu mẫu mà lựa chọn
phương pháp lấy mẫu phù hợp, nhưng một thiết bị thu mẫu khí có những hợp phần
cơ bản như sau:

Hệ thống dẫn khí vào Lọc bụi

Bình hấp thu


hoặc sensor

Bơm khí Thiết bị đo tốc độ dòng

10
Thực tập phân tích môi trường

Hệ thống dẫn khí vào phải trơ đối với chất cần định phân, thường được làm
bằng teflon, thủy tinh hoặc thép không rỉ. Nơi thu khí phải được đặt tránh những bề
mặt rắn hoặc những yếu tố cản trở vật lý khác. Nó phải được đặt tránh những nguồn
điểm (nhà máy, thiết bị điện, đường cao tốc,…) nếu mẫu không mang tính đại diện.

Nếu mục tiêu lấy mẫu là các sol khí thì các vật liệu làm màng lọc có nguồn
gốc tự nhiên là rất quan trọng. Các vật liệu lọc thường được sử dụng phổ biến là: sợi
thủy tinh, các ester cellulose và các màng teflon; kích cỡ lỗ lọc khoảng 0,5 µ m.

Nếu chất cần định phân là khí, thiết bị hấp thu khí hoặc sensor được nối tiếp
ngay sau bộ phận lọc bụi. Thiết bị hấp thu khí có thể là các chai thủy tinh có chứa
dung dịch hấp thu khí hoặc giá thể polymer xốp.
1.3. Carbon dioxid (CO2)

Trong khí quyển ngoài khí oxy và nitơ có vai trò quan trọng hơn cả còn có
các khí khác được trình bày trong bảng sau:

% về thể % về thể
Tên Tên
tích tích
Nitơ 78,08 He 0,00052
Oxy 20,95 CH4 0,00020
Argon 0,93 Kr 0,00011
CO2 0,033 N2 O 0,00005
Ne 0,0018 H2 0,00005

Trong đó, CO2 là một chất khí không màu, không mùi; dù không độc nhưng
CO2 không hỗ trợ quá trình hô hấp của con người và động vật, ở nồng độ cao nó
được xem là nguyên nhân dẫn đến sự ngộp thở và chết.

CO2 ở mức nồng độ nền là một hợp phần quan trọng trong khí quyển và cần
thiết cho sự phát triển của thực vật. Nhưng hiện nay, khi mà nồng độ của CO2 trong
khí quyển đang tăng lên và nó đang được xem như là một tác nhân chính chịu trách
nhiệm về hiệu ứng nhà kính và khả năng làm ấm toàn cầu (Gobal Warming
Potentials – GWPs). Trong thế kỷ qua nhiệt độ trung bình của trái đất đã tăng lên từ
0,3 – 0,6 oC. Do nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu (than đá, dầu mỏ và các khí thiên
nhiên…) ngày càng tăng dẫn đến nồng độ CO2 trong khí quyển tăng. Người ta ước

11
Thực tập phân tích môi trường

tính cứ mỗi gallon của gasoline (d = 0,70 g/mL) có thành phần cấu tạo chủ yếu là
C8H18 thì sinh ra khoảng 8 Kg CO2. Trong công nghiệp, một lượng lớn carbon
dioxid được sử dụng trong công nghệ làm lạnh và sản xuất đồ uống có gaz.

Từ năm 1958, các nhà khoa học đã quan trắc nồng độ CO2 trong khí quyển,
người ta nhận thấy rằng từ sau kỷ nguyên băng hà đến trước cuộc cách mạng trong
công nghiệp (khoảng 300 năm trước) nồng độ CO2 trong khí quyển gần như không
có sự thay đổi. Đến năm 1960 mức nồng độ CO2 trung bình trong khí quyển là ~
315 ppm; năm 1990 là 350 ppm và đến năm 2003 là 374,9 ppm.

2. Hoá chất - dụng cụ.

1. Dung dịch hấp thu khí: Ba(OH)2 – BaCl2:

− Dung dịch Ba(OH)2 0,015 N Pha 1,0 L.

− Tính lượng cân Ba(OH)2.8H2O__________g. Biết Ba(OH)2.8H2O có M =


315.48 g/mol.

− Thêm 0,08 g BaCl2, hòa tan và định mức đến 1,0 L bằng nước cất đun sôi để
nguội.

2. Dung dịch H2C2O4 0,015 N Pha 1,0 L.

Tính lượng cân H2C2O4.2H2O__________g. Biết H2C2O4.2H2O có M = 126,067


g/mol.

3. Dung dịch phenolphtalein 1% trong ethanol. Pha 100 mL.

Tính lượng cân phenolphtalein__________g.

4. Bơm hút mẫu khí - SKC.

3. Cách tiến hành


3.1. Hấp thu mẫu không khí.

Tại phòng thí nghiệm: lấy vào mỗi bình tam giác 150 mL dung dịch hấp thu
khí, đậy kín bình bằng nút cao su. Mang các bình hấp thu khí đến vị trí cần lấy mẫu.

Tại hiện trường: sau khi lựa chọn vị trí cần lấy mẫu khí để phân tích, lắp đặt
dụng cụ lấy mẫu theo sự hướng dẫn. Ghi số đếm hiện tại của máy, bật máy bơm hút

12
Thực tập phân tích môi trường

khí; tiến hành hút khí trong 3 giờ đồng hồ. Thường xuyên ghi nhiệt độ và áp suất
khí quyển trong suốt khoảng thời gian lấy mẫu.

Sau khi hút khí xong, tắt máy và ghi số đếm của máy (cứ mỗi số đếm tương
ứng 0,502 mL không khí). Gộp tất cả dung dịch chứa mẫu vào một bình đựng mẫu;
bảo quản cẩn thận và chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích.
3.2. Xác định nồng độ CO2.

Lấy 10 mL dung dịch cần định phân vào bình tam giác 100 mL, thêm 2-3
giọt chỉ thị phenolphtalein(*), rồi chuẩn bằng dung dịch acid oxalic 0,0089 N đến khi
mất màu hồng của chỉ thị. Làm ba lần, ghi thể tích dung dịch acid oxalic đã tiêu tốn.
Tính kết quả trung bình.

Tiến hành tương tự đối với mẫu trắng bằng cách thay 10 mL dung dịch cần
định phân bằng 10 mL dung dịch Ba(OH)2 0,0135 N.
3.3. Tính toán kết quả.

− Từ các phương trình (3) và (4) hãy thiết lập công thức tính hàm lượng CO2,
mg/m3.
PV
− Sử dụng phương trình n = để tính số mol khí đã lấy (sử dụng áp suất và
RT
nhiệt độ trung bình trong suốt quá trình lấy mẫu khí).

− So sánh kết quả với các nhóm thực tập khác.

− Thảo luận các nguyên nhân có thể làm sai lệch (cao hơn hoặc thấp hơn) kết
quả đo.

− Liệu trong số các chất ô nhiễm khác có thể cản trở đến phép xác định CO2
không? Nếu có, viết phương trình phản ứng cụ thể.

− Ảnh hưởng của CO2 đến môi trường như thế nào?

− Nhận xét kết quả đo được.

(*)
Trường hợp nếu cho chỉ thị vào dung dịch hấp thu mà không thấy xuất hiện màu hồng, là do lượng CO2
trong mẫu quá cao, không đủ lượng chất hấp thu. Khi đó, tiến hành lại từ đầu với lượng dung dịch hấp thu
nhiều hơn.

13
Thực tập phân tích môi trường

Bài 4. Xác định tổng số MnO trong đất


bằng phương pháp trắc quang pemanganat.

1. Lý thuyết

Tổng hàm lượng MnO trong đất dao động trong khoảng 0,06 – 0,27%. Trong
đất, thường gặp Mn(II) ở các dạng sau:

 Các muối hòa tan: MnCl2, MnSO4, Mn(NO3)2, Mn(HCO3)2, Mn(H2PO4)2.

 Dạng hấp phụ trao đổi Mn2+.

 Dạng liên kết trong các hợp chất hữu cơ, các tinh thể khoáng.

Trong số các phương pháp trắc quang xác định mangan, phương pháp hay

dùng nhất là đo màu ion MnO4 ; đôi khi người ta cũng dùng các phản ứng màu của
Mn(II) với một số thuốc thử hữu cơ.

Phổ hấp thụ của ion MnO4 trong các dung dịch được đặc trưng bởi hai cực

đại ở 525 nm (ε = 2230) và 545 nm (ε = 2420). Mn(II) được oxy hóa đến MnO4
bằng amoni pesulphat (NH4)2S2O8 khi đun nóng trong môi trường H3PO4 – HNO3 có
mặt chất xúc tác Ag+:
+
2 MnSO4 + 5( NH 4 ) 2 S 2 O8 + 8H 2 O →
 2 HMnO4 + 5( NH 4 ) 2 SO4 + 7 H 2 SO4
Ag

Ion Ag+ cũng ngăn cản sự chuyển hóa Mn(II) thành kết tủa nâu H2MnO3.
Cũng có thể dùng một chất oxy hóa khác là KIO4. Nồng độ H3PO4 không được dưới

0,1 M; còn HNO3 ∼ 0,3 M. Xác định trắc quang Mn trong dạng MnO4 bị cản trở

bởi Cl- vì nó khử được MnO4 . Người ta đuổi clorua trước bằng cách làm bay hơi
dung dịch phân tích với H2SO4 hoặc liên kết vào dạng HgCl2 ít tan khi thêm HgSO4
vào dung dịch.

Lượng Fe3+ lớn trong dung dịch làm chậm lại quá trình oxy hóa Mn2+ lên
MnO4− . Người ta che Fe3+ bằng H3PO4.

2. Hóa chất - dụng cụ


1. Dung dịch chuẩn Mn(II) có nồng độ 0,1 mg/mL . Pha 1,0 L
Tính lượng cân MnSO4. H2O _______ g (M = 169,02 g/mol, Mn = 54,9381).
2. AgNO3 0,05 M Pha 100 mL

14
Thực tập phân tích môi trường

3. H2SO4 1:3 Pha 100 mL


4. (NH4)2S2O8 1 M Pha 100 mL (M = 228,20 g/mol)
5. H2SO4 đặc.
6. HNO3 đặc.
7. HClO4 đặc.
8. Mẫu đất đã hong khô, nghiền mịn.
Bếp điện, nồi cách cát & lưới amiang.
Photometer.

3. Cách tiến hành


3.1. Dựng đường chuẩn

- Chuẩn bị 10 bình định mức dung tích 50 mL và 10 cốc dung tích 100 mL.

- Cho lần lượt vào mỗi cốc từ cốc thứ 2 đến cốc thứ 10 dung dịch chuẩn mangan
với các thể tích lần lượt là 1,0; 2,0; 3,0; 4,0; 5,0; 6,0; 7,0; 8,0 và 9,0 mL. Lần lượt
cho vào mỗi cốc dung dịch sau: 1,0 mL H 3PO4 đặc; 3,0 mL H2SO4 1:3; 1,0 mL
AgNO3 0,05 M và 5,0 mL (NH4)2S2O8 1 M. Đặt các cốc lên bếp, đun cách cát đến
khi dung dịch xuất hiện màu tím. Để nguội, chuyển dung dịch vào bình định mức
50 mL, dùng nước cất định mức đến vạch.

- Đo mật độ quang trên photometer ở bước sóng 545 nm.

- Cốc thứ nhất được dùng để chuẩn bị dung dịch so sánh: cho vào cốc 1,0 mL
H3PO4 đặc; 3,0 mL H2SO4 1:3, 1,0 mL AgNO3 0,05 M, 5,0 mL (NH4)2S2O8 1 M.
Đặt cốc lên bếp, đun cách cát đến gần sôi. Để nguội, chuyển dung dịch vào bình
định mức 50 mL, dùng nước cất định mức đến vạch.
3.2. Phân tích mẫu đất

- Sinh viên có thể chọn phân tích 1 trong 5 mẫu đất có ở phòng thí nghiệm.

- Phá mẫu: Cân 3,0 g mẫu đất cho vào bình Kjeldahl dung tích 250 mL (hoặc dùng
cốc chịu nhiệt dung tích 100 mL). Thêm 10,0 mL H 2SO4 đặc và 0,5 mL HClO4
đặc và đun nóng trong 1,0 giờ đến khi được dung dịch trong suốt (phần bã không
tan là SiO2.xH2O màu trắng). Để nguội, lọc bỏ phần cặn không tan trên phễu lọc.
Gộp dịch lọc và nước rửa vào bình định mức dung tích 100 mL, thêm nước cất
đến vạch.

15
Thực tập phân tích môi trường

- Lấy 20,0 mL dịch lọc cho vào cốc chịu nhiệt dung tích 100 mL, chưng đến khô
trên bếp cách cát. Thấm ướt phần bã khô trong cốc bằng HNO3 đặc. Đặt cốc trên
bếp để chưng khô đuổi clorua, lặp lại quá trình này 3 - 4 lần.

- Sau khi xử lý phần khô bằng HNO3, thêm vào cốc 15,0 mL nước cất; 3,0 mL
dung dịch H2SO4 1:3; 1,0 mL H3PO4 đặc; 1,0 mL AgNO3 0,05M. Đặt cốc lên bếp,
đun nhẹ. Thêm tiếp vào cốc 5,0 mL dung dịch (NH4)2S2O8 1M và đun tiếp trên
bếp cách cát đến khi xuất hiện màu tím. Để nguội, chuyển dung dịch vào bình
định mức 50 mL, dùng nước cất dịnh mức đến vạch.

- Đo mật độ quang trên photometer ở bước sóng 545 nm.

Làm Báo cáo với các nội dung sau:



- Giải thích các giai đoạn trong phân tích trắc quang Mn ở dạng MnO4 .

- Biểu diễn các điểm số liệu khi dựng đường chuẩn trên giấy vẽ đồ thị.

- Xác định phương trình đường chuẩn trắc quang theo các công thức ở
phần 1.2 bài 1.

- Tính tổng hàm lượng MnO trong mẫu đất phân tích, đơn vị tính là % khối
lượng.

16
Thực tập phân tích môi trường

Bài 5. Phân tích mùn trong đất

1. Lý thuyết
1.1. Ý nghĩa

Mùn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây, mùn ảnh hưởng đến tính chất lý
học, hóa học và sinh học đất. Nói chung, mùn càng nhiều đất càng tốt nhưng cần lưu
ý thêm một số điểm liên quan khi đánh giá mùn như chế độ canh tác (đất đai dù có tỉ
lệ mùn thấp hơn vẫn có độ phì hiệu lực cao hơn đất trũng và đất lầy nhiều mùn), tỷ
lệ C/N, mùn /N, axit humic/acid funvic…

Đánh giá mùn trong đất đồi núi Việt Nam như sau:

Dưới 1% : Đất rất nghèo mùn

1 – 2% : Đất hơi nghèo mùn

2 – 4% : Đất giàu mùn

4 – 8% : Đất rất giàu mùn

Theo kết quả những nghiên cứu về đất lúa tốt có năng suất ổn định thì tỷ lệ
mùn chung quanh 2%. Những đất lúa ở vùng trũng hoặc lầy tuy có tỷ lệ mùn cao
nhưng độ phì hiệu lực vẫn thấp.
1.2. Các phương pháp phân tích mùn

Thành phần chủ yếu của mùn là C, H, O, N, một ít S, P và các nguyên tố


khác. Nếu phân tích tổng số H và O rất khó, vì vậy thường người ta chỉ phân tích N
hoặc C rồi suy ra mùn.

Hiện nay người ta tính mùn bằng cách lấy C x 1,724. Như thế, số liệu phân
tích mùn chỉ là con số gần đúng, tất nhiên mức độ chênh lệch với thực tế không
đáng kể.

Để xác định C, các nhà thổ nhưỡng đã dùng các phương pháp sau:
− Phương pháp Knốp
− Phương pháp H2O2
− Phương pháp so màu
− Phương pháp G.W Robinson
− Phương pháp Tiurin

17
Thực tập phân tích môi trường

2. Phương pháp Tiurin


2.1. Nguyên tắc

Là phương pháp nhanh chóng và tương đối chính xác, vì thế hiện nay được
sử dụng phổ biến trong các phòng phân tích: để xác định C người ta dùng một lượng
thừa K2Cr2O7 oxi hóa trong môi trường acid sulfuric.
2K2Cr2O7 + 8H2SO4 + 3C = 2K2SO4 + 2Cr2(SO4)3 + 3CO2 + 8H2O

Lượng K2Cr2O7 thừa sẽ được chuẩn độ bằng dung dịch FeSO4 hoặc muối
Morh tiêu chuẩn.
K2Cr2O7 + H2SO4 + FeSO4 = K2SO4 + Cr2(SO4)3 + Fe2(SO4)3 + H2O

K2Cr2O7 + 7H2SO4 + FeSO4(NH4)2SO4 = Cr2(SO4)3 + Fe2(SO4)3 +


(NH4)2SO4 + K2SO4 + H2O.

Từ lượng K2Cr2O7 dùng để oxi hóa có thể suy ra C, từ C suy ra mùn bàng
cách nhân với hệ số 1,724.

Phương pháp này chỉ áp dụng cho những dất có mùn dưới 15% (vì trên 15%
thì K2Cr2O7 không đủ khả năng oxi hóa). Ngoài ra, cần tiến hành phân tích trong
một số quy định cụ thể.
2.2. Dụng cụ - hóa chất

1. Dung dịch K2Cr2O7 0,4N pha 1,0L

Cân _________g K2Cr2O7 nghiền nhỏ hòa tan trong 1 lít nước cất. Nhỏ từ từ
1 lít H2SO4 đặc (d = 1,84g/mL) vào, vừa rót vừa khuấy. Đợi nguội rồi đổ vào
bình đậy kín.

2. Muối Morh hoặc FeSO4 0,1N.

Cân _________g muối Morh (hoặc _________ gFeSO4.7H2O) hòa tan trong
một lít nước cất có chứa H2SO4 (980 ml nước cất + 20ml H2SO4 đặc d =
1,84g/ml). Dùng dung dịch KMnO4 tiêu chuẩn chuẩn độ lại nồng độ muối Morh
hoặc FeSO4.

3. Chỉ thị màu Phenylantranin

Cân 0,2 gam hòa tan trong 100 ml Na2CO3 2%.

4. Chỉ thị màu Điphenylamin

18
Thực tập phân tích môi trường

Cân 0,5 gam, thêm 20 ml nước cất rồi nhỏ từ từ 100 ml H2SO4 đặc (d = 1,84)
vào.
2.3. Tiến hành

− Lấy một ít đất đã qua rây 1mm (chừng 10 gam) cho qua rây 0,25mm. Đem phần
đất nằm trên rây 0,25 rải mỏng trên tờ giấy, dùng đũa thủy tinh lớn cọ xát vào
tấm dạ rỗ lưới nhẹ trên đất để hút hết rác bụi đi, chuyển vào cối sứ nghiền nhỏ,
tiếp tục cho qua rây 0,25mm cũng nhập vào phần trước rồi trộn đều.

− Cân chính xác 0,200 gam đất đã qua xử lý bước một nói trên cho vào ống
nghiệm. Thêm 5ml dung dịch K2Cr2O7 0,4N (nếu đất nhiều thì tăng thêm
K2Cr2O7 hoặc giảm trọng lượng đất), cắm phễu con trên miệng ống nghiệm để
ngưng lạnh.

− Cắm ống nghiệm trong nồi parafin (hay nồi đựng dung dịch kẽm sunfat bão hòa
hoặc dung dịch acid photphoric) đun sôi dung dịch trong ống nghiệm 5 phút ở
nhiệt độ 1700C – 1800C (trong nồi cắm nhiệt kế 2000C, đun bằng bếp điện, bếp
hơi, bếp dầu hoặc bếp than). Đun xong dung dịch không có màu xanh.

− Để dung dịch nguội rồi đổ vào bình tam giác, tráng phễu và ống nghiệm 2, 3 lần
bằng nước cất và nhập chung vào bình tam giác.

− Thêm 1ml H3PO4, vài giọt chỉ thị màu phenylantranyl hoặc điphenylamin (nếu
dùng điphenylamin nhớ thêm một ít nước cất để màu chuyển rõ).

− Dùng dung dịch muối Morh hoặc FeSO4 chuẩn độ lượng K2Cr2O7 thừa đến lúc
chuyển sang màu xanh.
2.4. Tính kết quả
( V1 − V2 ).N.0,003.1 ,724.100
Mùn % = .K
C
Trong đó: V1: thể tích muối Morh chuẩn độ mẫu trắng (ml).
V2: thể tích muối Morh chuẩn độ mẫu (ml).
N: Nồng độ dung dịch muối Morh.
C: Khối lượng đất dùng để phân tích (g).
K: hệ số quy đổi về đất khô tuyệt đối.
0,003: Cứ 1 ly đương lượng K2Cr2O7 oxi hóa 0,003 gam cacbon. Hệ số
này được suy ra từ phản ứng:
K2Cr2O7 + H2SO4 + C = K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 3CO2 + H2O

19
Thực tập phân tích môi trường

Ta thấy cứ 2 phân tử K2Cr2O7 oxi hóa được 36 gam cacbon. Do đó 1 ly


36
đương lượng chỉ oxi hóa được = 0,003 gam cacbon.
12 x 1000

20
Thực tập phân tích môi trường

Bài 6. Tách Cu2+ và Ni2+ trên cột sắc ký trao đổi cation.

1. Lý thuyết
1.1. Kỹ thuật sắc ký trao đổi ion

Sắc ký trao đổi ion được sử dụng rộng rãi để tách các ion vô cơ và những
chất hữu cơ có thể tồn tại ở trạng thái ion. Bài thực hành này minh hoạ khả năng
tách hỗn hợp hai ion Cu2+ và Ni2+ trên cột nhồi cationit acid yếu dạng Na+.

Trong phòng thí nghiệm, cột sắc ký trao đổi ion là các cột làm bằng thuỷ tinh
hoặc thuỷ tinh hữu cơ, đáy cột có khoá để điều chỉnh tốc độ dòng chảy của dung
dịch (pha động) qua cột. Nếu không có cột sắc ký chuyên dụng, có thể dùng burette
để thay thế. Phần dưới cột (trên khoá), dưới lớp ionit, thường đặt một lớp bi thuỷ
tinh hoặc bông thuỷ tinh dày 3 – 10 mm làm lớp đỡ để tránh cho các hạt ionit rớt
xuống làm tắc lỗ khóa hoặc đầu ra của cột. Phần trên cột có thể để hở hoặc đóng
bằng phễu nhỏ giọt, hoặc nối với các bình chứa để dẫn dung dịch rửa, dung dịch giải
hấp hoặc dung dịch tái sinh ionit vào cột.

Ionit sau khi ngâm đến trương trong nước được đổ vào cột cùng với nước để:

 Tránh sự xuất hiện các bọt khí giữa các hạt ionit, các bọt khí này tạo ra hiện
tượng “nứt cột” – dung dịch dùng làm pha động không tiếp xúc được với các
ion chất cần tách ở chỗ có các bọt khí này, từ đó làm biến dạng các peak sắc
ký và làm giảm hiệu quả tách của cột;

 Khi sa lắng trong cột xuống phía dưới, các hạt ionit có cùng khối lượng và
kích thước rơi với tốc độ như nhau, tạo thành những lớp hạt đồng đều nhau
trong một tiết diện cắt ngang cột, nhờ đó làm giảm sự giãn vùng do khuếch
tán xoáy.

Lượng ionit đổ vào cột chỉ nên chiếm khoảng 2/3 thể tích cột. Trên lớp ionit
nên để thêm một lớp bông thuỷ tinh dày dày 3 – 5 mm và một lớp bi thuỷ tinh dày 1
– 2 cm để giữ cho lớp ionit khỏi bị xáo trộn khi rót dung dịch vào.

Một phép tách sắc ký trao đổi ion thường gồm các giai đoạn sau:

1. Hấp thu hỗn hợp cần tách lên cột. Để giữ toàn bộ các ion trong dung dịch định
phân, cần dùng một lượng ionit lớn hơn lượng tính toán để hỗn hợp phân tích
chỉ chiếm một phần rất nhỏ phía trên cột.

21
Thực tập phân tích môi trường

2. Giải hấp các ion đã được hấp thu trên cột. Ở giai đoạn này, lần lượt các ion
được giải hấp ra khỏi cột bằng các dung dịch thích hợp như acid có nồng độ
khác nhau, hoặc dung dịch một chất tạo được phức bền với ion cần tách. Tuỳ
từng trường hợp cụ thể mà bằng một dung dịch, có thể giải hấp liên tiếp một số
ion; có trường hợp với mỗi ion, người ta dùng một dung dịch giải hấp riêng;
cũng có khi nồng độ chất giải hấp được làm gia tăng dần dần trong quá trình giải
hấp (giải hấp gradient).

3. Rửa ionit sau khi giải hấp. Dùng dung dịch thích hợp để đuổi hết dung dịch giải
hấp còn lưu lại trong cột, trong các khoảng trống giữa các hạt ionit.

4. Tái sinh ionit. Đưa ionit trở về dạng ban đầu, ví dụ đưa cationit trở về dạng H+
hoặc Na+ bằng cách cho dung dịch HCl hoặc NaCl có nồng độ 2 – 4% chảy qua
cột; hoặc đưa anionit trở về dạng OH- hoặc Cl- bằng cách cho qua cột dung dịch
NaOH hoặc HCl 2 – 4%.

5. Rửa ionit sau khi tái sinh. Rửa cột bằng nước cất để loại hết dung dịch tái sinh
còn trong cột. Sau giai đoạn này, có thể dùng cột cho một phép tách mới.

1.2. Tách Cu2+ và Ni2+ trên cột trao đổi cation

Dùng cationit acid yếu dạng Na+ làm pha tĩnh. Như đã biết, cationit acid yếu
có các nhóm sinh ion là nhóm carbocylic, loại cationit này chỉ dùng được trong môi
trường trung tính hoặc kiềm vì nhóm carbocylic là acid yếu, không phân ly được
trong môi trường acid. Cationit acid yếu dạng H+ được ký hiệu là R-COOH, dạng
Na+ được ký hiệu là R-COONa, ở đây, R là nền polymer trơ của cationit.

Tách sắc ký hỗn hợp Cu2+ và Ni2+ trên cột nhồi cationit acid yếu dạng Na+
gồm các giai đoạn sau:

1. Thay đổi dạng ion linh động của cationit từ H+ sang Na+: đầu tiên nhồi vào cột
cationit yếu dạng H+, sau đó cho qua cột một dung dịch hỗn hợp NaOH – NaCl.
Phản ứng trao đổi ion diễn ra như sau:

R-COOH + Na+(dd) + OH-(dd) R-COONa + H2O

Rửa cột bằng nước cất để đuổi hết dung dịch NaOH – NaCl. Kiểm tra bằng
cách nhúng giấy quỳ đỏ vào nước rửa chảy ra ở đáy cột.

2. Hấp thu hỗn hợp Cu2+ - Ni2+ lên cột: Cho hỗn hợp cần tách chứa Cu2+ và Ni2+
qua cột. Khi đó diễn ra các phản ứng trao đổi ion như sau:

22
Thực tập phân tích môi trường

2R-COONa + Cu2+(dd) (R-COO)2Cu + 2Na+(dd)

2R-COONa + Ni2+(dd) (R-COO)2Ni + 2Na+(dd)

3. Giải hấp

Trước hết, giải hấp Cu2+ bằng cách dội qua cột dung dịch glycerin – NaOH.
Ion Cu2+ tạo phức mang điện âm màu xanh dương với glycerinat, không bị giữ bởi
cationit; trong khi đó, Ni2+ không tạo phức, vẫn được giữ trên cationit:
H
(RCOO)2Cu +
H2C C CH2 + 2Na+(dd) 2R-COONa
H
O- O- O- H2C C CH2
+
O O O-

Cu

Sau đó, giải hấp Ni2+ bằng HCl 3 M:


(R-COO)2Ni + 2H+(dd) 2R-COOH + Ni2+(dd)
Như vậy, mỗi ion khảo sát được giải hấp bằng một dung dịch khác nhau.
Chất giải hấp Cu2+ là một tác nhân tạo phức, Ni2+ được giải hấp đơn giản bằng cách
làm chuyển dịch cân bằng trao đổi ion.

4. Rửa cột sau khi giải hấp: Dùng nước cất rửa cationit để đuổi hết HCl còn lại
trong cột.

5. Định lượng Cu2+ và Ni2+ trong các phân đoạn giải hấp: Xác định Cu2+ trong
phân đoạn giải hấp đầu tiên bằng phương pháp iod – thiosulphat; lượng Ni 2+
trong phân đoạn giải hấp bằng HCl được xác định bằng phương pháp
complexon.

2. Hoá chất
2.1. Chuẩn bị hoá chất cho tách sắc ký trao đổi ion
− Cationit acid yếu R-COOH.
− Dung dịch Cu2+ 1 mg/mL – Ni2+ 1 mg/mL: pha 250 mL.
+ Muối CuSO4.5H2O, M = 249,685 g/mol. Cu = 63,546
+ Muối NiSO4.7H2O M = 280,880 g/mol. Ni = 58,71
− Dung dịch NaCl 1 M – NaOH 1 M: pha 0,5 L
+ Muối NaCl, M = 58,443 g/mol.
− Dung dịch NaOH 2 M : pha 0,5 L

23
Thực tập phân tích môi trường

− Dung dịch giải hấp Cu2+: pha 1,0 L theo tỷ lệ 5 mL glycerin + 95 mL NaOH 2 M.
+ Dung dịch HCl 3 M: pha 1,0 L
2.2. Chuẩn bị hoá chất cho phép đo iod – thiosulphat xác định Cu2+
− Dung dịch CH3COOH 4 N: pha 100 mL
− Dung dịch KI 5% pha 100 mL
− Dung dịch KSCN 10%: pha 100 mL
− Dung dịch hồ tinh bột 1%: pha 100 mL
− Dung dịch Na2S2O3 ≈ 0,01 N. pha 1,0 L
+ Muối Na2S2O3.5H2O, M = 248,18 g/mol.

Do tính phức tạp của việc chuẩn hoá nồng độ thiosulphat như sẽ nêu ra ở
phần lưu ý dưới đây, chỉ yêu cầu sinh viên pha dung dịch có nồng độ gần đúng 0,01
N từ muối rắn và chấp nhận dùng số liệu này trong các tính toán.

Lưu ý: Na2S2O3.5H2O tinh thể dễ mất nước kết tinh, vì vậy khó điều chế
dung dịch chuẩn của nó theo lượng cân chính xác. Vì vậy, dung dịch có nồng độ ≈
0,1 N được điều chế bằng cách cân gần 25 g Na2S2O3.5H2O trên cân kỹ thuật, hoà
tan trong 1 L nước cất mới đun sôi để nguội (để đuổi CO2 hoà tan tạo acid carbonic
làm phân huỷ thiosulphat), thêm vào 0,1 g Na2CO3 để liên kết với khí CO2 có trong
dung dịch:
CO 32 − + CO2 + H2O 2 HCO −
3

Để yên dung dịch 1 – 2 ngày trước khi xác định chính xác nồng độ của nó.
Phương pháp đơn giản nhất và đủ chính xác để xác định độ chuẩn của dung dịch
thiosulphat là dùng phản ứng:
K2Cr2O7 + 6KI + 7H2SO4 = 4K2SO4 + Cr2(SO4)3 + 3I2 + 7H2O

Sau đó chuẩn độ iod tách ra bằng dung dịch thiosulphat đã pha được. Cách
làm cụ thể như sau:

Tính lượng cân K2Cr2O7 ứng với 25 mL dung dịch K2Cr2O7 0,05 – 0,1 N. Để
chuẩn độ, chuẩn bị 3 bình nón có nút mài nhám. Đổ vào mỗi bình 25 mL nước cất
và đậy nút. Cân trên cân phân tích ba lượng cân K2Cr2O7 đã tính trước, chuyển vào
ba bình nón. Thêm vào mỗi bình 2 – 3 g KI và 5 mL dung dịch H2SO4 6 N. Sau đó
đậy bình, để yên 10 – 15 phút để cho phản ứng xảy ra.

24
Thực tập phân tích môi trường

Chuẩn lượng iod tách ra bằng dung dịch thiosulphat đến khi màu dung dịch
trở thành vàng nhạt, pha loãng bằng một thể tích lớn nước cất, thêm chỉ thị hồ tinh
bột và chuẩn độ tiếp đến khi màu xanh của dung dịch trở thành màu xanh lá cây
nhạt (của ion Cr3+).
2.3. Chuẩn bị hoá chất cho phương pháp complexon xác định Ni2+
− Dung dịch EDTA 0,01 M pha 1,0 L
− Chỉ thị Murexide 1% trong NaCl pha 10 g hỗn hợp chỉ thị
− Dung dịch NH4OH 1 M pha 250 mL

3. Cách tiến hành

− Ngâm cationit R-COOH trương trong nước, rồi nạp vào burette có nước
đến 1/3 chiều cao. Cho qua cột 100 mL dung dịch NaOH 1 M – NaCl 1 M với
tốc độ 2 – 3 mL/min. Sau đó rửa cột bằng nước cất đến hết phản ứng kiềm (thử
nước rửa chảy ra bằng giấy quỳ đỏ).

− Cho qua cột 50 mL hỗn hợp Cu2+ 1 mg/mL – Ni2+ 1 mg/mL ở tốc độ 2
mL/phút.

− Giải hấp Cu2+ bằng hỗn hợp glycerin – NaOH ở tốc độ 3 – 4 mL/phút.
Dùng cốc hứng dung dịch chảy ra khỏi cột. Quan sát các hiện tượng trên cột, đặc
biệt chú ý sự giãn rộng vùng. Dừng giải hấp khi nào đoạn dung dịch màu xanh
dương (của phức glycerinat đồng) ra khỏi cột. Lấy cốc đựng phân đoạn giải hấp
đồng ra ngoài, vừa thêm từ từ dung dịch HCl 3 M vào dung dịch vừa lắc đến khi
mất màu xanh dương (phức glycerinat đồng bị phá hủy). Định mức dung dịch
bằng nước cất trong một bình định mức có thể tích gần nhất.

− Giải hấp Ni2+ bằng dung dịch HCl 3 M cũng với tốc độ dòng như trên.
Dùng một cốc khác hứng phân đoạn giải hấp này. Dừng giải hấp khi cột có màu
trắng hoàn toàn của R-COOH. Định mức dung dịch bằng nước cất trong một bình
định mức có thể tích gần nhất.

− Định lượng Cu2+. Lấy 10,0 mL dung dịch Cu2+ vào bình nón. Thêm 2,5
mL CH3COOH 4 N và 2,5 mL KI 5%, lắc nhẹ. Đậy bình nón, để yên trong chỗ
tối 10 min. Từ burette nhỏ từng giọt dung dịch thiosulphat, lắc đều tới khi dung
dịch có màu vàng rơm. Tiếp tục thêm 0,5 mL dung dịch hồ tinh bột và lại chuẩn
độ bằng dung dịch Na2S2O3 tới mất màu xanh tím. Thêm tiếp 2,5 mL dung dịch

25
Thực tập phân tích môi trường

KSCN 10% lắc kỹ và lại chuẩn độ đến hoàn toàn mất màu xanh. Ghi thể tích
dung dịch chuẩn tiêu tốn. Làm 3 lần, lấy kết quả trung bình. Tính lượng Cu 2+ thu
được trong phân đoạn giải hấp thứ nhất.

− Định lượng Ni2+. Lấy 10,0 mL dung dịch Ni2+ vào bình nón. Thêm chỉ thị
Murexide. Vừa thêm từ từ từng giọt NH4OH 1 M (Lý do: 1/ để trung hòa HCl
dùng làm chất giải hấp và 2/ tạo pH 8 – 9 thích hợp cho chuẩn độ Ni2+) vừa lắc
đến khi xuất hiện màu vàng. Chuẩn độ bằng dung dịch EDTA 0,01 M đến khi
dung dịch chuyển màu sang tím hồng. Làm 3 lần, lấy kết quả trung bình. Tính
lượng Ni2+ thu được trong phân đoạn giải hấp thứ hai.

26

You might also like