You are on page 1of 10

9.

HOÁ HỌC VÀ CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG


9.1. Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế
a.Hóa học và vấn đề năng lượng
9.1.2 Ngày nay khí hiđro đang được nghiên cứu để đưa vào thay thế nguyên liệu như xăng,
dầu, than đá, gas,..là vì:
A. khí hidro nhẹ nên vận chuyển thuận lợi.
B. nguồn nhiên liệu để sản xuất khí hidro rất sẵn có.
C. sản phẩm cháy của hidro là nước và năng lượng nên không gây ô nhiễm môi trường.
D. nhiệt lượng của phản ứng cháy khí hidro cao hơn của cacbon.
9.2.2. Khí thiên nhiên chứa trên 90% là CH4 ngày nay người ta có thể điều chế CH4 làm nhiên liệu
đồng thời còn giải quyết được vấn đề môi trường bằng cách:
A. khuấy bùn ao.
B. phân hủy yếm khí chất hữu cơ.
C. crackinh dầu mỏ.
D.dẫn hơi nước qua cacbon nóng.
9.3.1. Môt trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn
sử dụng cho mục đích hòa bình là
A. năng lượng mặt trời B. năng lượng thủy điện
C. năng lượng gió D. Năng lượng hạt nhân
9.4.1. trong số các nguồn năng lượng sau, nhóm các nguồn năng lượng nào được coi là năng lượng
sạch
A. Điện hạt nhân, năng lượng thủy triều
B. năng lượng gió, năng lượng thủy triều
C. năng lượng nhiệt điện, năng lượng địa nhiệt
D. năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân
9.5.2. Nâng cao tính hiệu quả trong việc sản xuất là một trong những hướng giải quyết vấn đề
thiếu năng lượng ngày nay. Trong công nghiệp hóa chất NH3 có vai trò rất quan trọng, như là
trong sản xuất HNO3 và phân đạm. Để tăng hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 theo phản
ứng N2 + 3H2 ƒ 2NH3 ∆ H < 0, người ta tiến hành theo cách nào sau đây:
A. Phản ứng ở nhiệt độ thấp giới hạn, áp suất cao, có xúc tác.
B. Phản ứng ở nhiệt cao, áp suất cao, có xúc tác.
C. Phản ứng ở nhiệt độ thấp giới hạn, áp suất thấp ,có xúc tác.
D. Phản ứng ở nhiệt độ cao, áp suất cao, không cần xúc tác.
9.6.3. Cho biết cứ 1 mol cacbon (rắn) khi bị đốt cháy hoàn toàn toả ra 186,8 kJ. Nếu tính trên
đầu mỗi người dân mỗi ngày tiêu tốn trung bình 230.000 kcal thì một nước có số dân 80 triệu
sẽ tiêu tốn bao nhiêu tấn than (chứa 85% cacbon) mỗi năm (365 ngày)?

1
A. 109 T B. 2,74.106 T
C. 5,0.108 T C. 8,4.107 T
9.7.4. Sản xuất etanol từ ngô, sắn, mùn cưa…để thay thế xăng dầu là một trong những cách
giải quyết vấn đề thiếu năng lượng ngày nay. Trong một nhà máy rượu, người ta dùng nguyên
liệu là mùn cưa chứa 50% xenlulozơ để sản xuất ancol etylic với hiệu suất 70%. Để sản xuất
1 tấn ancol etylic thì khối lượng mùn cưa cần dùng là :
A. 2515,5kg. B. 5051kg. C. 5031kg D. 2465kg
9.8.4. Cho lên men 2m3 nước rỉ đường glucozơ, sau đó chưng cất thu được 120 lít cồn 900.
Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,789g/ml và hiệu suất quá trình lên men đạt 80%,
khối lượng glucozơ có trong 2m3 nước rỉ đường nói trên là:
A. 208,399kg. B. 133,375kg. C. 166,719kg. D. 185,24kg
9.9.4. Thuỷ phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất ancol etylic.
Toàn bộ khí CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 750 gam kết tủa. Nếu hiệu
suất của mỗi quá trình thuỷ phân và lên men đều đạt 80% thì giá trị m là:
A. 949,2. B. 485,99. C. 607,5. D. 759,375.
9.10.4. Từ một loại dầu mỏ, bằng cách chưng cất người ta được 16% xăng và 59% dầu mazut
(theo khối lượng). Đem crackinh dầu mazut đó thì thu thêm được 58% xăng (tính theo dầu
mazut). Hỏi từ 400 tấn dầu mỏ trên có thể thu được bao nhiêu tấn xăng?
A. 200,84 tấn B. 200,86 tấn
C. 200,88 tấn D. 100,84 tấn
9.11.3. Để đơn giản, ta xem một loại xăng là hỗn hợp các đồng phân của hexan. Đốt cháy hết
1 lít xăng (D = 0,8g/ml) với hiệu suất 65% thì thải vào không khí lượng CO 2 có thể tích
(đktc) là:
A. 948,09l. B. 677,21l. C. 812,65l. D. 1250,23l
b. Hóa học và vấn đề vật liệu
9.1.1 Có 5 quá trình xảy ra trong lò cao khi luyện gang đó là: sự phân hủy các muối
cácbonat, sự khử các ôxit sắt, sự ôxi hóa than cốc, sự tạo thành sỉ, sự khử lưu huỳnh. Vai trò
của quá trình tạo sỉ là:
A.loại bỏ các oxit có trong bẩn quặng hoặc các oxit tạo ra trong quá trình luyện gang.
B.đưa thêm một số các nguyên tố có tính chất quý hiếm vào gang.
C. loại bỏ các oxit có trong bẩn quặng hoặc các oxit tạo ra trong quá trình luyện gang và
đồng thời đưa thêm một số nguyên tố có tính chất quý vào gang.
D. loại bỏ các oxit có trong bẩn quặng hoặc các oxit tạo ra trong quá trình luyện gang và
đồng thời lớp sỉ có tỉ khối nhỏ hơn sẽ nổi lên trên tránh không cho gang bị oxi hóa trở lại.

2
9.2.1. Cho những chất và quặng cho dưới đây: Mantôzơ, đôlômit, caxicacbua, apatit, clo, tơ
visco. Chất và quặng nào là nguồn nguyên liệu tự nhiên?
A. Tất cả đều là nguồn nguyên liệu tự nhiên.
B. Mantôzơ, đôlômit, canxicacbua, apatit.
C. Mantôzơ, caxicacbua, apatit, Clo, tơ visco.
D. Mantôzơ, đôlômit, caxicacbua, apatit, tơ visco.
9.3.1. Những quặng và khoáng vật cho dưới đây chủ yếu để sản xuất những kim loại tương
ứng là:
Manhetit, cancopirit (CuFeS2), boxit, đá vôi, đôlômit, muối ăn, cromit.
A. Fe, Cu, Al, Ca, Mg, Na, Cr;
B. Fe, Cu, Al, Ca, Na, Cr;
C. Fe, Cu, Al, Ca, Cr, P;
D. Fe, Cu, Al, , Ag, Cu, Cr.
9.4.2. Hãy kể các loại polime không phải là polime tự nhiên trong số các chất cho dưới đây:
thủy tinh plexiglat, cao su thiên nhiên, cao su cloropren, protit, PVC, xenlulozơ, cao su Buna
- S, tơ capron, PS, tinh bột, tơ nilon - 6,6.
A. Cao su thiên nhiên, cao su cloropren, protit, xenlulozơ, tinh bột, saccrozơ.
B. Cao su thiên nhiên, cao su Buna - S, tinh bột, xenlulozơ, saccrozơ.
C. Cao su Buna - S, cao su cloropren, tơ nilon - 6,6, tơ capron, PS, thủy tinh plexiglat,
PVC.
D. Cao su thiên nhiên, protit, xenlulozơ, tinh bột.
9.5.3 Trong 1 lít nước biển có (tính theo đơn vị mg) 19.000 Cl-, 10.65 Br-, 3.10-4 Ag+, 4.10 -16
Au3+ . Hỏi từ 100m3 nước biển có thể khai thác được tối đa bao nhiêu kg Cl2?
A.213,92 kg B. 115,96 kg
C. 541 kg D. 124,5 kg
9.6.3. Magie kim loại đóng vai trò rất quan trọng trong công nghiệp ô tô, máy bay, và đặc biệt
các con tàu vũ trụ. Cho biết trong 1 lít nước biển có 1350 mg Mg2+. Hỏi từ 1 m3 nước biển có
thể điều chế được bao nhiêu kg Mg. Biết hiệu suất điều chế là 70%.
A. 6,225kg; B. 12,45 kg;
C. 0,945 kg; D. 9,45 kg;
9.7.4. Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% thể tích CH4)
theo sơ đồ chuyển hoá và hiệu suất mỗi giai đoạn chuyển hoá như sau :
H =15% H = 90% H =95%
Metan  → axetilen → Vinyl clorua → PVC
Muốn tổng hợp 2 tấn PVC cần bao nhiêu m3 khí thiên nhiên (đktc) ?
A. 11178m3 B. 5882m3 C. 11760m3 D. 11766m3

3
9.8.4. Từ 100m3 khí thiên nhiên (đktc) chứa 84% thể tích khí metan,11,2 % thể tích khí etan
(còn lại là các khí vô cơ khác) có thể tổng hợp được bao nhiêu kg PVC? Biết hiệu suất toàn
bộ quá trình sản xuất đạt 80%.
A.148,4375kg B. 118,750kg C. 185,547kg D. 93,75kg
9.9.4. Polistiren là một loại nhựa được dùng để sản xuất các dụng cụ văn phòng như thước kẻ,
vỏ bút chì, eke… Trong công nghiệp có thể đều chế polistiren từ etilen và benzen theo sơ đồ
và hiệu suất mỗi giai đoạn như sau:
H = 60% H =80% H =90%
Benzen → etylbenzen → stiren → polistiren (PS).
Muốn tổng hợp 1 tấn polistiren thì cần bao nhiêu tấn benzen ?
A. 1,736 tấn B. 0,75 tấn C. 0,324 tấn D. 1,5625 tấn
9.10. 1. Trong các công thức sau đây, công thức nào là của xenlulozơ ?
A. (C6H5O2(OH)5)n B. (C6H5O2(OH)3)n
C. (C6H7O2(OH)2)n D. (C6H7O2(OH)3)n
9.11.3. Từ xenlulozơ sản xuất được xenlulozơ trinitrat, quá trình sản xuất bị hao hụt 12%. Từ
1,62 tấn xenlulozơ sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat. Giá trị của m là:
A. 2,975. B. 3,613. C. 2,546. D. 2,6136.
9.12.4. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và HNO 3.
Tính thể tích (lít) dd HNO3 99,67% có khối lượng riêng 1,52g/ml cần để sản xuất 74, 25kg
xenlulozơ trinitrat nếu hiệu suất đạt 90%.
A. 80,06 B. 52,67 C. 42,66. D. 34,65
9.13.4. Metan là thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên. Khí thiên nhiên chứa 92% metan.
Khối lượng khí thiên nhiên cần thiết để điều chế 10 tấn nhựa novolac là:
A. 11,45 tấn B. 12,45 tấn C. 8.65 tấn D. 12.68 tấn
9.14.3. NaOH là hóa chất quan trọng trong công nghiệp. Tính khối lượng NaCl cần thiết để
sản xuất 15 tấn NaOH. Biết hiệu suất của quá trình là 80%:
A. 20 tấn B. 25,2 tấn C. 27,42 tấn D. 29,7 tấn
9.2. Hóa học và vấn đề xã hội
a. Hóa học và vấn đề lương thực, thực phẩm
9.1. Để sản xuất ra gluccozơ dùng trong công nghiệp người ta có thể đi từ xenlulozơ. Lượng
mùn cưa chứa 50% tinh bột để điều chế được 180 kg glucozơ (hiệu xuất quá trình thủy phân
là 70%) là:

4
A. 462,85 Kg B. 500,6 kg C. 426,8 kg D. 450 kg
9.2 Để thay thế sản xuất etylic từ tinh bột người ta có thể đi từ etilen. Tính thể tích khí
crackinh dầu mỏ chứa 60% khí etilen cần thiết để sản xuất được 2,3 tấn ancol etylic. Biết
rằng hao hụt trong quá trình sản xuất là 25%:
A.2488,9 m3 B.2245,7 m3 C.2348,6 m3 D.2986,4 m3
9.3.1. Để tăng năng xuất cây trồng người ta thường sử dụng phân bón hóa học. Các loại phân
bón hóa học đều là những hóa chất có chứa
A. Các nguyên tố cần thiết cho cây trồng
B. nguyên tố N và một số nguyên tố khác
C. nguyên tố photpho và một số nguyên tố khác
D. nguyên tố Kali và một số nguyên tố khác
9.4.1. Để tăng năng xuất cây trồng người ta thường sử dụng phân bón hóa học. Công thức hóa
học của suppephotphat kép là
A. (NH4)2HPO4 B. Ca(H2PO4)2 C. Ca(H2PO4)2.2CaSO4 D. K3PO4
9.5.3. Cần bón bao nhiêu kg phân đạm amoni nitrat chứa 97,5% NH4NO3 cho 10 ha khoai tây
biết rằng 1 ha khoai tây cần 60 kg nitơ.
A. 1,56. 103 kg A. 1,76. 103 kg A. 1,86. 103 kg A. 1,96. 103 kg
9.6.1. Trong những chất bảo quản thực phẩm sau, hóa chất nào được cho là an toàn với sức
khỏe con người
A. Hàn the (muối natriborat) B. fomon C. nước đá khô (CO2 rắn) D. cả A,B,C
9.7.3. Có thể điều chế thuốc diệt nấm dung dịch CuSO4 theo sơ đồ sau
H =90% H =90%
CuS → CuO → CuSO4
Khối lượng dung dịch CuSO4 5% thu được từ 0,15 tấn nguyên liệu chứa 80% CuS là
A. 3,24 tấn B. 3,42 tấn C. 4.23 tấn D. 4,00 tấn
9.8.3. Khí CO2 chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí. Để cung cấp CO2 cho phản ứng quang
hợp tạo ra 81,0 gam tinh bột (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn) thì thể tích không khí (đktc)
cần dùng là:
A. 230 000 lít B. 224 000 lít C. 240 000 lít D. 6720 lít
9.9.3. Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng là 2813kJ
cho mỗi mol glucozơ tạo thành.
6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2 ∆H = 2813kJ

5
Trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09J năng lượng mặt trời, nhưng chỉ
10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Với 1 ngày nắng (từ 6h đến 17h), diện
tích lá xanh là 1m2 thì lượng glucozơ tổng hợp được là:
A. 248 292 gam B. 88,26 gam
C. 21557 gam D. 882,6 gam
9.10.1. Phân bón thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng... có tác dụng giúp cây trồng
phát triển tốt, tăng năng suất cây trồng nhưng lại có tác dụng phụ gây ra những bệnh hiểm
nghèo cho con người. Sau khi bón phân đạm hoặc phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh
trưởng cho một số loại rau, quả, thời hạn tối thiểu thu hoạch để bảo đảm an toàn thường là:
A. 1- 2 ngày B. 2-3 ngày C. 12-15 ngày D. 30-35 ngày
b. Hóa học và vấn đề may mặc- sức khỏe con người
9.1.2. Có các loại tơ sợi sau: (1) tơ capron, (2) tơ tằm, (3) tơ xenlulozơ axetat, (4) tơ visco, (5)
tơ enang, (6) tơ nilon-6,6. (7) tơ lapsan, (8) tơ nitron. Tơ poliamit là :
A. (1), (2), (5) B. (2), (4), (5) C. (1), (5), (6) D. (4), (7), (8)
9.2.2. Có các loại tơ sợi sau đây: (1) sợi bông, (2) tơ tằm, (3) tơ xenlulozơ axetat, (4) tơ visco,
(5) tơ nilon –7, (6) tơ lapsan, (7) tơ nitron. Loại tơ hoá học là:
A. (1), (2), (3), (4). B. (3), (4), (5), (6).
C. (5), (6), (7) D. (3), (4), (5), (6), (7)
9.3.3. Hợp chất có công thức cấu tạo: ( HN–[CH2]6–NHCO–[CH2]4–CO ) n có tên gọi là:
A. Tơ enang B. Tơ capron C. Tơ nilon-6,6 D. Tơ nilon-6
9.4.4 Để sản xuất tơ clorin, người ta clo hoá PVC. Tính trung bình cứ k mắt xích trong mạch
PVC phản ứng với một phân tử clo. Sau khi clo hoá thu được một polime có tên là
peclorovinyl chứa 63,96 % clo (về khối lượng). Giả thiết rằng hệ số polime hoá không thay
đổi sau phản ứng. Giá trị của k là :
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
9.5.1. Người ta hút thuốc lá nhiều thường gây hại về đường hô hấp. Chất gây hại chủ yếu là
A. becberin B. Nicotin C. Moocphin D. Axit nicotinic
9.6.1. trong số những chất sau: etanol, nicotin, cafein, moocphin, seduxen, meprobamat,
amphetamin, hassish. Những chất gây nghiện là
A. etanol, nicotin, cafein, moocphin, seduxen
B. nicotin, cafein, moocphin, seduxen, meprobamat, amphetamin
C. seduxen, meprobamat, amphetamin, hassish

6
D. tất cả các chất trên
9.7.1 Những người thiếu vitamin A thường phải ăn các quả chín, củ có màu như củ cà rốt,
quả đu đủ, quả cà chua, quả gấc vì trong đó có
A. vitamin A.
B. β –caroten (thuỷ phân ra vitamin A).
C. hợp chất este của vitamin A.
D. các enzim tổng hợp vitamin A
9.8.3. Chất Acesulfam K, liều lượng có thể chấp nhận được là 0-15 mg/kg trọng lượng cơ thể
một ngày. Như vậy, một người nặng 60 kg, trong một ngày có thể dùng lượng này tối đa là
A. 12 mg B. 1500mg C. 10 mg D. 900 mg
9.9.3. Iot là một trong những nguyên tố cần thiết đối với cơ thể người. Thiếu iot gây ra bệnh
bướu cổ và hàng loạt các rối loạn khác. Muối iot là muối ăn có trộn thêm một lượng nhỏ hợp
chất của iot (thường là KI hoặc KIO3).
Tính khối lượng muối ăn và muối KI cần thiết để sản xuất 1 tấn muối iot chứa 0,25% KI?
A. 9,75 tấn và 0,25 tấn. C. 0,05 tấn và 9,05 tấn.
B. 0,25 tấn và 9,75 tấn. D. 9,25 tấn và 0,05 tấn.
9.3. Hóa học và vấn đề Môi trường
9.1.2 Nước tự nhiên ở tại các vùng gần mỏ pirit có môi trường axit cao. Đó là do FeS2 bị oxi
hoá bởi O2+ H2O. Sản phẩm của quá trình oxi hoá FeS2 sẽ thu được:
A. H2S. B. SO2.
C. S. D. H2SO4.
9.2.4 Phản ứng tổng hợp glucozơ cây xanh cần được cung cấp năng lượng
+673kcal
6CO2 + 6H2O  → C6H12O6 + 6O2.
Cho biết cứ 1 phút (trời nắng) mỗi cm2 lá xanh nhận được 0,5 cal năng lượng mặt trời
nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Hỏi 1 cây xanh có 20 lá,
mỗi lá 5 cm2 thì cần thời gian bao nhiêu để tổng hợp được 0,72 gam glucozơ và giải phóng
được bao nhiêu lít O2 (đktc)?
A. 53,6 phút và 0,05376 lít O2. B. 536 phút và 0,5376 lít O2.
C. 536 phút và 0,008145 lítO2. D. 536 phút và 0,1344 lít O2.
9.3.2 Phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí Cl2. Hãy chọn chất tốt nhất để loại bỏ khí Cl2.
A. Phun nước lên. B. Dải than củi lên mặt sàn cử phòng thí nghiệm.
C. Phun khí NH3. D. Dùng nước vôi trong.

7
9.4.2 Một loại nước thải bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng Pb2+, Cu2+, Fe3+ , Mn2+. Hãy chọn
chất tốt nhất để loại bỏ hết kim loại nặng.
A. NaOH dư. B. Nước vôi trong.
C. Sục khí H2S. D. Dải bột CaCO3 vào nước thải.
9.5.2. Một nguồn khí thải có chứa các chất. HF, CO2, SO2, NO2, N2. Hãy chọn chất tốt nhất để
loại các khí độc trước khi xả ra khí quyển.
A. O2. B. H2O.
C. Nước vôi trong. D. CaCO3.
9.6.2 Khi bị ong hoặc kiến đốt, cách dễ và nhanh nhất để làm nhẹ vết thương là:
A. thoa lên vết thương kem đánh răng.
B. thoa lên vết thương nước vôi trong.
C. rửa ngay vết thương bằng nước ấm.
D. thoa lên vết thương dung dịch AgNO3.
9.7. 2. Bình nhiệt kế bị vỡ Hg lỏng rớt ra ngoài sẽ tác hại xấu đến sức khoẻ của con người. Để loại
bỏ Hg một cách dễ dàng ta dùng hóa chất:
A. dung dịch AgNO3. B. bột lưu huỳnh.
C. dung dịch CuSO4. D. nước vôi trong.
9.8.2. Trong thời gian gần đây tại một số cơ sở sản xuất bánh phở có sử dụng thêm chất fomon
nhằm mục đích để bánh phở dai hơn. Bánh phở dai hơn là do:
A. fomon chứa HCHO có tính diệt khuẩn nên làm cho các sợi tinh bột dai hơn.
B. fomon có khả năng khâu mạch những sợi tinh bột làm cho sợi bánh phở dai hơn.
C. fomon có khả năng thay thế những mắt xích (C6H10O5) trong phân tử tinh bột bằng các liên
kết -CH2- vì vậy liên kết trong tinh bột mềm và dai hơn.
D. fomon có tính khử.
9.9.2. Khí H2S rất độc đựơc tạo thành từ quá trình phân huỷ protein hoặc do phun trào của núi lửu…
Hàng năm có một lượng rất lớn H2S được tạo ra bằng con đường như thế, tuy nhiên H2S lại
không có hiện tượng tích tụ trong thiên nhiên là do:
A. diện tích bề mặt trái đất bao phủ 3/4 là nước nên H2S dễ dàng tan vào nước.
B. khi ra ngoài không khí H2S bị oxi hoá chậm bởi oxi.
C. hầu như toàn bộ H2S đã đóng vai trò xú tác cho quá trình quang hợp của cây.
D. H2S nhẹ nên bay khỏi bầu khí quyển.
9.10.1. Chất nào trong số các chất sau đây là nguyên nhân chính gây ra sự phá huỷ tầng ozon?
A. CH4. B. CO2.
C. CF2Cl2. D. SO2
2+
9.11.2 Trong nước ngầm có chứa ion Fe dưới dạng muối hiđrocacbonat và hiđroxit. Nước sinh
hoạt chứa ion Fe2+ sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người. Vì vậy khi khai thác nước ngầm
người ta phải chuyển ion Fe2+ thành ion Fe3+ bởi:

8
A. khí clo nồng độ thấp. B. oxi không khí.
C. ozon. D. tia cực tím.
9.12.2 Sau khi làm thí nghiệm với phốtpho trắng người ta thường vệ sinh dụng cụ thí nghiệm bằng
dung dịch CuSO4. Sản phẩm của phản ứng đó là:
A. Cu, H2SO4, H3PO4. B. CuO, H3PO4, H2SO4.
C. Cu2O, H2SO4, P2O5. D. Cu, H3PO3, H2SO4.

9.13.1. NaOH được điều chế trong công nghiệp bằng cách điện phân dung dịch NaCl.Tuy
nhiên NaCl trong nước biển thường lẫn các ion Mg2+, Ca2+, SO42--.Một trong những phương
pháp để loại bỏ các ion đó là phương pháp Xôđa-kiềm,thành phần hóa chất dùng trong
phương pháp này là:
A. Na2CO3, NaOH, BaCl2. B. Na2CO3, NaOH, CaCl2.
C. (NH4) 2CO3, NaOH, BaCl2. D. Na2CO3, Ba(OH)2, BaCl2.
9.14.3 Một loại nước cứng chứa 180 gam ppm (phần triệu) HCO 3− . Cần dùng bao nhiêu g
Ca(OH)2 để làm mềm 1 m3 nước? (giả sử chỉ có nước cứng tạm thời)
A. 50,45 g B. 35,5 g
C. 16,7g C. 109 g
9.15.3 Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau:
Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585mg chất kết tủa
màu đen.
a) Hãy cho biết hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau
đây?
A. H2S. B. CO2. C. NH3. D. SO2.
b) Tính hàm lượng khí đó trong không khí, coi hiệu suất phản ứng là 100%?
A. 0,250 mg/l. B. 0,253 mg/l. C. 0,255 mg/l. D. 0,257 mg/l.
9.16.2. Khi bón phân vô cơ hoặc phân chuồng có thể gây ô nhiễm môi trường vì
(1) tích luỹ các chất độc hại, thậm chí nguy hiểm cho đất do phân để lại.
(2) tăng lượng dung dịch ở lớp nước trên bề mặt có tác dụng xấu đến việc cung cấp oxi gây
hại cho cá và các loại động vật thuỷ sinh khác.
(3) tích luỹ NO3− trong nước ngầm làm giảm chất lượng của nước uống.
(4) làm tăng lượng NH3 không mong muốn trong khí quyển và lượng N2O do quá trình nitrat
hoá phân đạm dư hoặc bón không đúng chỗ.
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (3), (4) C. (1), (3), (4). D. (3), (4).

9
10

You might also like