You are on page 1of 13

Olympiad Hóa học Anh quốc 2015

Câu 1
Hóa học về màn hình cảm ứng

Những năm gần đây, có sự đột biến trong nhu cầu indium cho các màn hình cảm ứng và hiển
thị. Do sự khan hiếm, thậm chí có những lo ngại rằng nguồn cung toàn cầu sắp cạn kiệt, nên
giá của nguyên tố này đã tăng vọt. Nguyên tố này chủ yếu được sử dụng cho các loại kính
dẫn điện trong suốt ITO, indium tin oxide.
a) Indium(III) oxide có thể được tạo thành bằng cách đun nóng indium(III) hydroxide. Viết
phương trình phản ứng.
Kính ITO 90% indium(III) oxide, 10% tin(IV) oxide, về khối lượng. Như chiếc iPad ở trên
có khoảng 27 mg kính ITO trong màn hình cảm ứng của nó.
b)
i. Tính khối lượng indium có trong kính ITO của màn hình iPad.
ii. Hàm lượng indium của kính ITO của màn hình cảm ứng được lấy khoảng 700 mg/m 2. Cho
biết khối lượng riêng của kính ITO khoảng 7.15 g/cm3, tính độ dày kính ITO trong màn
hình cảm ứng.
Indium(III) oxide có thể tồn tại ở dạng cấu trúc tinh thể lập phương dạng bixbyite. Vị trí của
các indium ion gần giống ô mạng cơ sở của cấu trúc lập phương tâm diện (FCC) như trong
hình trên. Trong cấu trúc FCC, các ion được đặt ở các góc của khối lập phương và tâm của
các mặt.
c) Tính số indium ion thực tế có trong khối lập phương. Bạn sẽ cần chú ý đến tỉ lệ chiếm
chỗ của mỗi ion trong khối lập phương.
d) Các oxide ion chiếm các vị trí nằm hoàn toàn bên trong khối lập phương. Xác định có bao
nhiêu oxide ion có trong ô mạng lập phương trên.
e) Khi nung indium(III) oxide tới 700 oC trong không khí thì khối lượng của nó giảm 11.5
%. Xác định công thức phân tử hợp chất tạo thành.
f) Khi nung indium(III) oxide ở 630 oC trong ammonia thì các sản phẩm tạo thành là nước
và một bán dẫn. Đề xuất công thức của bán dẫn.
Câu 2
Phát hiện các phân tử trong không gian

Thàng 9/2014, BBC thông báo rằng các nhà thiên văn vô tuyến đã phát hiện ra “phân tử phức
tạp nhất” trong không gian, tại ‘Sagittarius B2(N)’ - vùng hình thành sao lớn nhất trong thiên
hà của chúng ta. Đây là phân tử đầu tiên được phát hiện có chứa mạch carbon phân nhánh.
Tên hệ thống của phân tử này là 2-methylpropanenitrile. Hàm lượng của nó bằng khoảng 0.4
lần so với hàm lượng của đồng phân mạch thẳng. Phân tử này được phát hiện từ các tín hiệu
vô tuyến bức xạ ra khi nó chuyển từ mức năng lượng kích thích xuống mức thấp hơn.
Nitrile là phân tử có một trong các nguyên tử carbon tạo liên kết ba với nitrogen.
a)
i. Xác định công thức cấu tạo của 2-methylpropanenitrile.
ii. Xác định công thức cấu tạo và tên gọi hệ thống của một đồng phân nitrile khác của 2-
methylpropanenitrile.
Các nhà thiên văn đang tìm kiếm dãy nitrile tiếp theo với công thức C5H9N.
b) Xác định công thức các đồng phân nitrile có công thức C5H9N.
Đa số các phân tử được các nhà thiên văn vô tuyến phát hiện trong những vùng không gian
kém hoạt động hơn có xu hướng tạo cấu trúc thẳng. Phân tử lớn nhất từng được phát hiện có
công thức phân tử khá lạ, HC11N.
c) Xác định công thức cấu tạo phân tử mạch thẳng có công thức HC11N.
Các tín hiệu được phát hiện trong vùng sóng vô tuyến của phổ điện từ là do sự chuyển giữa
các mức năng lượng quay của phân tử, mỗi mức có năng lượng khác nhau được xác định bởi
số lượng tử quay J, có giá trị số nguyên từ 0 trở lên. Năng lượng (tính theo joule) của mức
năng lượng quay thứ J, kí hiệu là EJ, được xác định bởi công thức:
E J  h  B  J  J  1
B là hằng số quay của phân tử (theo Hz), h là hằng số Planck = 6.626·10 -34 J s và ánh sáng
với tần số f (Hz) có năng lượng h·f (theo joule).
Có hai tín hiệu được phát hiện gây ra bởi HC11N. Một là do sự chuyển từ mức năng lượng
quay J = 39 đến J = 38, tín hiệu còn lại là do sự chuyển từ J = 38 đến J = 37.
d) Cho biết các tín hiệu từ J = 38 đến J = 38 quan sát được ở 13186.853 MHz, tính:
i. hằng số quay B với HC11N (theo MHz).
ii. tần số (theo MHz) với sự chuyển từ mức J = 38 đến J = 37.
Một trong những phân tử lưỡng nguyên tử dị tố (tạo thành từ hai nguyên tố khác nhau) có
hàm lượng lớn nhất, được phát hiện trong không gian là carbon monoxide, tạo thành từ 12C và
16
O.
e) Cho biết khối lượng mol 12C và 16O lần lượt là 12.00 g mol-1 và 16.00 g mol-1, tính khối
lượng (theo kg) của mỗi đơn nguyên tử.
Khi xét khối lượng một phân tử lưỡng nguyên tử, ta sử dụng khối lượng thu gọn . Với một
phân tử tạo thành từ hai nguyên tử khối lượng m1 và m2.

f) Tính khối lượng thu gọn của phân tử 12C16O.


Với một phân tử lưỡng nguyên tử, hằng số quay (theo Hz) được cho bởi biểu thức:

Trong đó r là độ dài liên kết.


g)
i. Cho biết tín hiệu bởi bước chuyển J = 1 đến J = 0 của 12C16O quan sát được ở 115271.204
MHz. Tính độ dài liên kết.
ii. Một tín hiệu được cho là của 12C16O quan sát được ở 806651.719 MHz. Cho biết các bước
chuyển quay chỉ xảy ra giữa các mức năng lượng kề nhau, xác định bước chuyển trong
12 16
C O ứng với quan sát này.
Câu 3
Thuốc kích thích Ritalin®

Từ lâu, thuốc Ritalin® dã được sử dụng để điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý
(thường gọi là ADHD). Gần dây, đã có thông tin về việc về việc các sinh viên sử dụng dược
chất này làm thuốc kích thích khi ôn thi. Dưới đây là công thức cấu tạo của Ritalin, trong đó
R là một gốc hydrocarbon.

Ritalin được tổng hợp theo sơ đồ sau. Trong sơ đồ, một vài tần số đặc trưng cho dao động
liên kết trong phổ IR được ghi kèm với các hợp chất trung gian.
Sơ đồ tổng hợp đi từ phản ứng của benzyl chloride với sodium cyanide, tạo thành hợp chất A.
a) Xác định công thức cấu tạo của A.
Deproton hóa (tách H+) chất A, thu được anion B-.
b) Xác định công thức cấu tạo của B-.
c) Xác định công thức cấu tạo các chất C, D, E, F. Không cần xác định gốc hydrocarbon.
Trong thuốc viên, Ritalin tồn tại ở dạng muối hydrochloride (muối HCl).
d) Khoanh tròn nguyên tử bị proton hóa để tạo thành muối hydrochloride.
e)
i. Trong mỗi viên thuốc chứa 10,00 mg muối hydrochloride tương đương với 8,647 mg
Ritalic. Sử dụng thông tin này để xác định khối lượng mol của Ritalic.
ii. Xác định công thức gốc hydrocarbon R.
f) Xác định các nhóm chức tương ứng với các giá trị tần số dao động trong phổ IR của các
chất trong sơ đồ. Dùng kí hiệu mũi tên để chỉ rõ liên kết dao động.

Đồng phân quang học của một phân tử là các đồng phân có trật tự sắp xếp các nguyên tử
giống nhau nhưng khác nhau về cấu trúc không gian ba chiều. Dược tính của một loại thuốc
phụ thuộc vào cấu trúc không gian của phân tử.
Sơ đồ tổng hợp trên có thể tạo ra hỗn hợp 4 đồng phân của Ritalin như dưới đây. Một số đồng
phân có hoạt tính cao hơn các đồng phân khác.

g) Hãy cho biết những đồng phân nào là đối quang của nhau.
Một số đồng phân lập thể có hoạt tính yếu có thể được chuyển thành dạng có hoạt tính mạnh
hơn bằng cách deproton hóa Ritalin bằng alkoxide base OR -, tạo ra anion G-. Sau đó, proton
hóa lại để tạo ra đồng phân lập thể khác.

h) Xác định công thức cấu tạo anion G-.


i) Các đồng phân nào có thể chuyển hóa lẫn nhau qua trạng thái trung gian anion G-.
Cặp đồng Có thể chuyển Không thể chuyển
phân hóa qua anion G- hóa qua anion G-
1 và 2
1 và 3
1 và 4
2 và 3
2 và 4
3 và 4
Câu 4
Dư vị sau cơn say

Sau khi sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn, con người thường phải trải qua dư vị khó
chịu vào ngày hôm sau. Có nhiều nguyên nhân gây ra sự khó chịu này, một trong số đó là sự
tích tụ các chất chuyển hóa độc hại của ethanol trong cơ thể.
Khi đi vào cơ thể, trước tiên ethanol bị chuyển hóa thành acetaldehyde bởi alcohol
dehydrogenase enzyme, rồi sau đó thành acetic acid bởi acetaldehyde dehydrogenase
enzyme.

Trong giai đoạn đầu tiên, ethanol phản ứng với nicotinamide adenine dinucleotide (NAD +)
tạo thành acetaldehyde, H+ và một hợp chất gọi là NADH.

a) Trong phản ứng này, NAD+


A. bị oxid hóa
B. bị khử
C. bị thủy phân
D. bị đồng phân hóa
E. không biến đổi về mặt hóa học.
Tại đa số các vùng ở Vương quốc Anh, giới hạn nồng độ cồn của lái xe là 80 mg ethanol trên
100 ml máu.
b) Tính nồng độ ethanol tương ứng với giới hạn này theo mol dm-3.
Sau khi uống say, tài xế không được phép lái xe cho đến khi nồng độ ethanol giảm xuống
dưới mức này. Phản ứng để loại bỏ ethanol trước tiên là sự kết hợp giữa ethanol và alcohol
dehydrogenase tạo thành một phức chất enzyme-chất nền, sau đó là chuyển hóa phức chất
này thành các sản phẩm. Tốc độ của phản ứng này (tốc độ tạo thành acetaldehyde) tuân theo
một phương trình động học phức tạp:

Trong đó
 [AD] là nồng độ của alcohol dehydrogenase enzyme
 kcat = 1.33 s-1 là hằng số tốc độ của quá trình chuyển phức enzyme-chất nền thành các
sản phẩm
 KM = 1.00·10-3 mol dm-3 là thước đo khả năng dễ phân li của phức enzyme-chất nền
thành các chất ban đầu, tính theo đơn vị giống nồng độ.
Phương trình động học trên thường được biểu diễn lại dưới dạng đơn giản hơn.
c)
i. Viết dạng đơn giản của phương trình động học trên khi nồng độ ethanol >> KM.
d) Xác định bậc phản ứng tương ứng với nồng độ ethanol đạt xấp xỉ hoặc vượt quá ngưỡng
giới hạn lái xe ở Anh.
Dưới đây là đồ thị nồng độ ethanol trong máu của một người đã uống quá say, theo thời gian.

e) Trong phần lớn thời gian, người này tỉnh táo dần. Tính tốc độ giảm ethanol: i) theo
(mg/100 ml) h-1; ii) theo mol dm-3 s
Tính nồng độ alcohol dehydrogenase enzyme trong cơ thể người này.
f) Chu kì bán hủy của phản ứng này là thời gian cần để nồng độ ethanol giảm còn ½ so với
lượng ban đầu. Từ đồ thị, hãy xác định sự biến đổi của chu kì bán hủy trong phần lớn thời
gian khi mà người này tỉnh táo dần.
A. tăng.
B. giữ nguyên.
C. giảm
D. không thể xác định từ đồ thị.
g) Alcohol dehydrogenase cũng sẽ chuyển hóa các alcohol khác như ethanol. Các sản phẩm
chuyển hóa này có độc tính khá cao. Hãy dự đoán những sản phẩm sau đây được chuyển
hóa từ các alcohol độc hại nào.
i. ii.

h) Với một trong các alcohol độc hại này, alcohol dehydrogenase có giá trị k cat = 1.10 s-1 và
KM = 3.2·10-2 mol dm-3. Có thể kết luận gì về sự chuyển hóa của alcohol này?
A. Tốc độ chuyển hóa cực đại của ethanol lớn hơn.
B. Tốc độ chuyển hóa cực đại của alcohol độc hại lớn hơn.
C. Tốc độ chuyển hóa cực đại của hai trường hợp đều giống nhau.
D. Để phản ứng xảy ra với ½ tốc độ cực đại thì cần nồng độ ethanol cao hơn.
E. Để phản ứng xảy ra với ½ tốc độ cực đại thì cần nồng độ alcohol độc hại cao hơn.
F. Để phản ứng xảy ra với ½ tốc độ cực đại thì nồng độ ethanol và alcohol độc hại cần
đều giống nhau.
G. Sự chuyển hóa của alcohol độc hại tuân theo phương trình động học khác với ethanol.
Câu 5
Nhiên liệu “xanh” cho máy bay phản lực

“Solar-Jet” là một dự án được thiết kế để sản xuất nhiên liệu tên lửa từ carbon dioxide và
nước, sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng mặt trời. Điểm cốt lõi của dự án là quá trình
chuyển carbon dioxide và hơi nước thành khí tổng hợp (syngas – hỗn hợp của CO và H 2),
kèm theo sự loại bỏ sản phẩm phụ O2. Có thể đạt được điều này bằng cách sử dụng năng
lượng từ một lò phản ứng có khả năng tập trung ánh sáng mặt trời (lò phản ứng mặt trời).
(Trong bài này, giả sử thể tích khí ở điều kiện thường là 24.0 dm3 mol-1)
a) Viết phương trình phản ứng biểu diễn quá trình chuyển carbon dioxide và hơi nước thành
syngas và oxygen.
Syngas có thể được sử dụng để tạo ra các nhiên liệu hydrocarbon trong quá trình Fischer-
Tropsch. Trong quá trình này, carbon monoxide và hydrogen bị chuyển hóa xúc tác thành các
alkane và nước.
b)
i. Xác định công thức alkane với n nguyên tử carbon và sử dụng nó để viết phương trình tổng
quát cho quá trình Fischer-Tropsch.
ii. Tính tỉ lệ lí tưởng của carbon monoxide/hydrogen để tạo thành dodecane (n = 12), thành
phần chính của nhiên liệu máy bay phản lực.
Solar-Jet sử dụng quy trình sau đây để sản xuất syngas và oxygen:
Giai đoạn 1. Cerium(IV) oxide được nung nóng tới nhiệt độ rất cao trong lò phản ứng
mặt trời, để thực hiện phản ứng khử theo tỉ lệ không-hợp thức như sau:
Trong đó δ là một số nhỏ hơn 1 và tương ứng với số nguyên tử oxygen bị mất để tạo
thành phân tử oxygen.
Giai đoạn 2. Nhiệt độ trong lò phản ứng được hạ xuống, hơi nước và carbon dioxide
được dẫn vào bình và bị khử thành syngas. Trong quá trình này, CeO 2-δ bị oxid hóa trở
lại thành CeO2.
c)
i. Viết phương trình phản ứng khử carbon dioxide thành carbon monoxide với CeO2-δ.
ii. Viết phương trình phản ứng khử hơi nước thành hydrogen với CeO2-δ.
Tiến hành mô phỏng ở quy mô phòng thí nghiệm với 127 gam CeO2, thực hiện trong các điều
kiện sau:
Giai đoạn 1. Thời gian phản ứng: 26 phút; công suất của bức xạ mặt trời: 3.60 kW;
tổng thể tích oxygen sinh ra: 367 cm3 at RTP.
Giai đoạn 2. Thời gian phản ứng: 34 phút; công suất của bức xạ mặt trời:0.80 kW.
d)
i. Sử dụng các thông tin của giai đoạn 1, hãy tính giá trị δ.
ii. Dự đoán thể tích (ở điều kiện thường) của syngas tạo thành trong giai đoạn 2.
Trong các điều kiện thí nghiệm, thể tích syngas thực tế được tạo thành là 747 cm3 ở điều kiện
thường với tỉ lệ H2:CO = 1.70:1.
e)
i. Tính số mol hydrogen tạo thành trong thí nghiệm.
ii. Tính số mol carbon monoxide tạo thành trong thí nghiệm.
Yếu tố then chốt để quyết định liệu quy trình có khả thi về mặt kinh tế không là hiệu suất
chuyển năng lượng mặt trời thành “năng lượng sử dụng được”. Hiệu suất này có thể được xác
n¨ ng l­ î ng sö dông ®­ î c cña syngas t¹ o thµnh
hiÖu suÊt 
định theo công thức: tæng n¨ ng l­ î ng mÆt trêi ®· sö dông

f) Tính tổng năng lượng mặt trời đã sử dụng để tạo ra syngas. Nhớ rằng 1 W = 1 J s-1.
Năng lượng sử dụng được có thể được tính là nguồn năng lượng giải phóng khi đốt cháy hoàn
toàn syngas, tạo thành carbon dioxide và nước ở điều kiện thường. Biến thiên enthalpy chuẩn
của phản ứng đốt cháy H2 và CO được cho dưới đây:
CO(g) H2(g)

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản –283 –286


ứng đốt cháy ΔcH / kJ mol–1
g)
i. Tính năng lượng giải phóng (biến thiên enthalpy chuẩn) khi mẫu syngas được tạo ra ở thí
nghiệm trên bị đốt cháy hoàn toàn.
ii. Tính hiệu suất của lò phản ứng trong thí nghiệm này.
h) Xăng thường có chứa các alkane nhẹ hơn nhiên liệu cho máy bay phản lực. Số nguyên tử
carbon trung bình trong xăng là n = 8, còn nhiên liệu máy bay là n = 12.
i. Cho biết biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy (ΔcH) với heptane (n = 7) và
octane (n = 8) là –4816 và –5470 kJ mol–1. Tính ΔcH của dodecane (n = 12).
ii. Bằng cách xây dựng một chu trình Hess phù hợp, hãy tính biến thiên enthalpy chuẩn của
phản ứng tạo thành dodecane từ syngas.

You might also like