You are on page 1of 130

Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths.

Nguyễn Hoàng Dũng

LỜI NÓI ĐẦU

Ước mơ lớn nhất của người kỹ sư thiết kế là


nắm trong tay một công cụ điều khiển mạnh, đa năng
và mềm dẻo. Theo đà phát triển của công nghệ điện
tử, các chip vi xử lý, vi điều khiển, bộ logic có thể lập
trình, máy tính PC lần lượt ra đời đã đáp ứng được ước
mơ đó. Và chúng nhanh chóng là những giải pháp
được lựa chọn để tự động hóa quá trình sản xuất.

Trong nhiều nghành công nghiệp hiện nay, nhất là


ngành công luyện kim, chế biến thực phẩm…Bộ logic
có thể lập trình (Promamable Logic Controller ) là một
thiết bị không thể thiếu trong dây truyền sản xuất. Nắm
bắt được tầm quan trọng đó,nên chúng tôi đã tiến hành
tìm hiểu, nghiên cứu và lấy đó là đề tài luận văn tốt
nghiệp cho mình.

Dù đã cố gắng hết sức nhưng có thể không tránh


khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng
góp từ quí thầy cô và đọc giả.

SVTH: Tạ Minh Liền


Phan Thanh Năm

PHỤ LỤC

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Lời cảm ơn.....................................................................................................


Tóm tắt...............................................................................................................
Tổng quan về đề tài.........................................................................................
Chương I:Cơ sở lý thuyết về PLC S7 – 1200 ...............................................
1. Tổng quan về sản phẩm.......................................................................3
2. Phân loại................................................................................................4
3. Hình dạng bên ngoài.............................................................................5
4. Cấu trúc bên trong................................................................................6
5. Đấu dây..................................................................................................7
6. Module mở rộng....................................................................................9
7. Phương pháp lập trình điều khiển.....................................................10
8. Ngôn ngữ lập trình..............................................................................11
9. Phần mềm lập
trình.............................................................................13
10. Tập lệnh của PLC S7-1200...............................................................19
Chương II: Lập trình ứng dụng PLC S7 – 1200.
1. Ứng dụng 1: Điều khiển băng truyền đóng gói trái cây.................117
2. Ứng dụng 2: Điều khiển hệ thống trộn dụng dịch.........................125
3. Ứng dụng 3: Dùng S7 – 1200 đóng mở cửa tự động.....................127
4. Và một số ứng dụng khác................................................................129
Chương III: Kết quả và kiến nghị.................................................................
1. Kết quả...............................................................................................
2. Kiến nghị.............................................................................
Tài liệu tham khảo.................................................................................

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn cha mẹ, anh (chị em) đã tạo mọi điều kiện để
chúng tôi có thể hoàn thành tốt bài luật văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Hoàng Dũng đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian thực hiện luật văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn thầy cô bộ môn tự động hóa và các bạn sinh viên cùng
khóa đã đóng góp những ý kiến quý báu để chúng tôi có thể hoàn thành tiểu
luận này.

Nhóm sinh viên thực hiện:


Tạ Minh Liền (1063740)
Phan Thanh Năm (1063745)
Sinh viên k32
lớp :điều khiển tự động
năm học: 2006 - 2010

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

TÓM TẮT

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Chương I: Cơ sở lý thuyết về PLC S7 – 1200

1. Tổng quan về PLC S7 – 1200

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hinh 2.1. Hình dạng bên ngoai của S7 – 1200 và các module mở rộng

PLC S7-1200 ( Promamable Logic Controller) là những kết hợp I/O và các
lựa chọn cấp nguồn, bao gồm 9 module các bộ cấp nguồn cả VAC – hoặc
VDC - các bộ nguồn với sự kết hợp I/O DC hoặc Relay. Các module tín hiệu
để mở rộng I/O và các module giao tiếp dễ dàng kết nối với các mặt của bộ
điều khiển. Tất cả các phần cứng Simatic S7-1200 có thể được gắn trên DIN
rail tiêu chuẩn hay trực tiếp trên bảng điều khiển, giảm được không gian và
chí phí lắp đặt.
Các module tín hiệu có trong các model đầu vào, đầu ra và kết hợp loại 8,
16, và 32 điểm hỗ trợ các tín hiệu I/O DC, relay và analog. Bên cạnh đó, bảng
tín hiệu tiên tiến có trong I/O số 4 kênh hay I/O analog 1 kênh gắn đằng trước
bộ điều khiển S7-1200 cho phép nâng cấp I/O mà không cần thêm không
gian. Thiết kế có thể mở rộng này giúp điều chỉnh các ứng dụng từ 10_I/O
đến tối đa 284_I/O, với khả năng tương thích chương trình người sử dụng
nhằm tránh phải lập trình lại khi chuyển đổi sang một bộ điều khiển lớn hơn.
Các đặc điểm khác: bộ nhớ 50 KB với giới hạn giữa dữ liệu người sử
dụng và dữ liệu chương trình, một đồng hồ thời gian thực, 16 vòng lặp PID
với khả năng điều chỉnh tự động, cho phép bộ điều khiển xác định thông số
vòng lặp gần tối ưu cho hầu hết các ứng dụng điều khiển quá trình thông
dụng. Simatic S7-1200 cũng có một cổng giao tiếp Ethernet 10/100Mbit tích
hợp với hỗ trợ giao thức Profinet cho lập trình, kết nối HMI /SCADA hay nối
mạng PLC với PLC.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

2. Phân loại
Việc phân loại S7-1200 dựa vào loại CPU mà nó trang bị:
Các loại PLC thông dụng: CPU 1211C, CPU 1212C, CPU 1214C
Thông thường S7-200 được phân ra làm 2 loại chính:
 Loại cấp điện 220VAC:
- Ngõ vào: Kích hoạt mức 1 ở cấp điện áp +24VDC(từ 15VDC – 30VDC).
- Ngõ ra: Relay.
- Ưu điểm của loại này là dùng ngõ ra Relay. Do đó có thể sử dụng ngõ
ra ở nhiều cấp điện áp khác nhau( có thể sử dụng ngõ ra 0V, 24V,
220V…)
- Tuy nhiên, nhược điểm của nó là do ngõ ra Relay nên thời gian đáp
ứng không nhanh cho ứng dụng biến điệu độ rộng xung, hoặc Output
tốc độ cao…
 Loại cấp điện áp 24VDC:
- Ngõ vào: Kích hoạt mức 1 ở cấp điện áp +24VDC( từ 15VDC –
30VDC).
- Ngõ ra: transistor
- Ưu điểm của loại này là dùng ngõ ra transistor. Do đó có thể sử dụng
ngõ ra này để biến điệu độ rộng xung, Output tốc độ cao…
- Tuy nhiên, nhược điểm của loại này là do ngõ ra transistor nên chỉ có
thể sử dụng một cấp điện áp duy nhất là 24VDC, do vậy sẽ gặp rắc rối
trong những ứng dụng có cấp điện áp khác nhau. Trong trường hợp
này, phải thông qua một Relay 24VDC đệm.
Bảng 1.1: các đặc điểm cơ bản của s7-1200
Đặc trưng CPU 1211C CPU 1212C CPU 1214C
Kích thướt(mm) 90 x 100 x 75 110 x 100 x 75
Bộ nhớ người dùng
 Bộ nhớ làm việc  25 Kbytes  50 Kbytes
 Bộ nhớ tải  1 Mbytes  2 Mbytes
 Bộ nhớ sự kiện  2 Kbytes  2 Kbytes

Phân vùng I/O


 Digital I/O  6 inputs / 4  8 inputs / 6 outputs  14 inputs / 10
 Analog I outputs  2 inputs outputs
 2 inputs  2 inputs

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng
Tốc độ xử lý ảnh 1024 bytes (inputs) and 1024 bytes (outputs)
Modul mở rộng None 2 8
Mạch tín hiệu 1
Modul giao tiếp 3 (left-side expansion)
Bộ đếm tốc độ cao 3 4 6
 Trạng thái đơn 3 – 100 kHz 3 – 100 kHz 3 – 100 kHz
1 – 30 kHz 3 – 30 kHz
 Trạng thái đôi 3 – 80 kHz 3 – 80 kHz 3 – 80 kHz
1 – 20 kHz 3 – 20 kHz
Mạch ngõ ra 2
Thẻ nhớ Thẻ nhớ Simatic (tuỳ chọn)
Thời gian lưu trữ khi mất 240h
điện
PROFINET 1 cổng giao tiếp Ethernet
Tốc độ thực thi phép toán 18us
số thực
Tốc độ thi hành 0.1us

3. Hình dạng bên ngoài.(CPU 1212C)

1-Chế độ hoạt động của các ngõ I/O


2-Chế độ hoạt động của PLC
3-Cổng kết nối
4-Khe cắm thẻ nhớ
5-Nơi gắn dây nối

Hinh 2.2. Hình dạng bên ngoài của S7 – 1200 (CPU 1212C)
CPU 1212C gồm 10 ngõ vào và 6 ngõ ra, có khả năng mở rộng thêm 2
module tín hiệu (SM), 1 mạch tín hiệu(SB) và 3 module giao tiếp (CM).
Các đèn báo trên CPU 1212C:
 STOP / RUN (cam / xanh): CPU ngừng / đang thực hiện chương trình
đã nạp vào bộ nhớ.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

 ERROR (màu đỏ): màu đỏ ERROR báo hiệu việc thực hiện chương
trình đã xảy ra lỗi.
 MAINT (Maintenance): led cháy báo hiệu việc có thẻ nhớ được gắn vào
hay không.
 LINK: Màu xanh báo hiệu việc kết nối với tính thành công.
 Rx / Tx: Đèn vàng nhấp nháy báo hiệu tín hiệu được truyền.
Đèn cổng vào ra:
 Ix.x (đèn xanh): Đèn xanh ở cổng vào báo hiệu trạng thái tức thời của
cổng Ix.x. đèn này báo hiệu trạng thái của tín hiệu theo giá trị của công
tắc.
 Qx.x(đèn xanh): Đèn xanh ở cổng ra báo hiệu trạng thái tức thời của
cổng Qx.x. Đèn này báo hiệu trạng thái của tín hiệu theo giá trị logic
của cổng.
4. Cấu trúc bên trong.
Cũng giống như các PLC cùng họ khác, PLC S7-1200 gồm 4 bộ phận cơ
bản: bộ xử lý, bộ nhớ, bộ nguồn, giao tiếp xuất / nhập.
- Bộ xử lý còn được gọi là bộ xử lý trung tâm (CPU), chứa bộ vi xử lý,
biên dịch các tín hiệu nhập và thực hiện các hoạt động điều khiển theo
chương trình được lưu trong bộ nhớ của PLC. Truyền các quyết định dưới
dạng tín hiệu hoạt động đến các thiết bị xuất.
- Bộ nguồn có nhiệm vụ chuyển đổi điện áp AC thành điện áp DC (24V)
cần thiết cho bộ xử lý và các mạch điện trong các module giao tiếp nhập và
xuất hoạt động.
- Bộ nhớ là nơi lưu trữ chương trình được sử dụng cho các hoạt động
điều khiển dưới sự kiểm soát của bộ vi xử lý.
- Các thành phần nhập và xuất (input / output) là nơi bộ nhớ nhận thông
tin từ các thiết bị ngoại vi và truyền thông tin đến các thiết bị điều khiển. Tín
hiệu nhập có thể từ các công tắc, các bộ cảm biến,… Các thiết bị xuất có thể
là các cuộn dây của bộ khởi động động cơ, các van solenoid,…
- Chương trình điều khiển được nạp vào bộ nhớ nhờ sự trợ giúp của bộ
lập trình hay bằng máy vi tính.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.3: cấu trúc bên trong

5. Đấu dây.
Ở đây ta chọn CPU 1212C, để trình bày đấu dây tiêu biểu:
Chúng ta có thể cung cấp nguồn 24VDC hay 100 – 230VAC cho PLC và
các thông số điện áp được thể hiện ở (Hinh 5).

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hinh 2.4. Sơ đồ đấu dây S7 -1200 / CPU 1214

Nguồn cung cấp cho PLC là 100 – 230VAC với tần số từ 47Hz – 63Hz.
Điện áp có thể thay đổi trong khoảng từ 85V – 264V . Ở 264V dòng điện tiêu
thụ là 20A.
Nguồn cung cấp là 24VDC. Điện áp có thể thay đổi trong khoảng
20.4V - 28.8V. Ở 28.8V dòng điện tiêu thụ là 12A.
Các ngõ vào được tác động ở mức điện thế tiêu biểu là 24VDC. Các ngõ
ra của PLC ở mức 0 khi công tắc hở hay điện áp <= 5VDC. Ngõ vào ở mức 1
khi công tắc đóng hay điện áp =>15VDC. Thời gian đổi trạng thái từ “0” lên “1”
và từ “1” xuống “0” tối thiểu là 0.1us để PLC nhận biết được.
Các ngõ ra có thể là 5VDC – 30VDC hay 5VAC – 250VAC. Tùy theo yêu
cầu thực tế mà ta có thể nối nguồn khác nhau để phù hợp với ứng dụng của
nó.
6. Module mở rộng.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.5: hình dạng các môđun


Họ PLC S7-1200 cung cấp nhiều nhất 8 module tín hiệu đa dạng và 1
mạch tín hiệu cho bộ xử lý có khả năng mở rộng. Ngoài ra bạn cũng có thể
cài đặt thêm 3 module giao tiếp nhờ vào các giao thức truyền thông.
Bảng 2.2: thông số các môđun
Module Ngõ vào Ngõ ra Ngõ vào / ra
Module tín Digital 8 x DC 8 x DC 8 x DC / 8 x DC
hiệu (SM) 8 x Relay 16 x DC / 8 x Relay
16 x DC 16 x DC 16 x DC / 16 x DC
16 x Relay 16 x DC / 16 x Relay
Analog 4 x Analog 2 x Analog 4 x Analog / 2 x
Analog
board tín hiệu Digital - - 2 x DC / 2 x DC
(SB) Analog - 1 x Analog -
Module giao tiếp (CM)
 RS485
 RS232

7. Phương pháp lập trình điều khiển.


Khác với phương pháp điều khiển cứng, trong hệ thống điều khiển có lập
trình, cấu trúc bộ điều khiển và cách đấu dây độc lập với chương trình.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Chương trình định nghĩa hoạt động điều khiển được viết nhờ sự giúp đỡ của
một máy vi tính.
Để thay đổi tiến trình điều khiển, chỉ cần một thay đổi nội dung bộ nhớ điều
khiển, chứ không cần thay đổi cách nối dây bên ngoài. Qua đó, ta thấy được
ưu điểm của phương pháp điều khiển lập trình được so với phương pháp
điều khiển cứng. Do đó, phương pháp này được sử dụng rất rộng rãi trong
lĩnh vực điều khiển vì nó rất mềm dẻo…
Phương pháp điều khiển lập trình được thực hiện theo các bước sau:

Hinh 2.6 Phương pháp lập trình điều khiển


8. Các ngôn ngữ lập trình.
8.1. Ngôn ngữ lập trình LAD (ladder Logic):

Hinh 2.7 Chương trình LAD

Chương trình LAD (Hinh 8.1) bao gồm cột dọc biểu diễn nguồn điện
logic cùng với các kí hiệu công tắc logic tạo thành một nhánh mạch điện logic

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

nằm ngang. Ở hình bên, logic điều khiển được biểu diễn bằng hai công tắc
thường hở, một công tắc thường đóng và một ngõ ra relay logic.
Các kí hiệu công tắc trên được dùng để xây dựng nên bất kì mạch logic
nào: sự kết hợp nhiều mạch logic có thể biểu diễn mạch điều khiển cho một
ứng dụng có logic điều khiển phức tạp. Điều cần thiết cho công việc thiết kế
chương trình ladder là lập tài liệu về hệ thống và mô tả hoạt động của chúng
để người sử dụng hiểu được mạch ladder một cách nhanh chóng và chính
xác.
Các qui ước của ngôn ngữ lập trình LAD:
- Các đường dọc trên sơ đồ biểu diễn đường công suất, các mạch được
nối kết với đường này.
- Mỗi nấc thang (thanh ngang) xác định một hoạt động trong quá trình
điều khiển.
- Sơ đồ thang được đọc từ trái sang phải và từ trên xuống. Nấc ở đỉnh
thang được đọc từ trái sang phải, nấc thứ hai tính từ trên xuống cũng đọc
tương tự… Khi ở chế độ hoạt động, PLC sẽ đi từ đầu đến cuối chương trình
thang sau đó lặp đi lặp lại nhiều lần. Quá trình lần lượt đi qua tất cả các nấc
thang gọi là chu kỳ quét.
- Mỗi nấc thang bắt đầu với một hoặc nhiều ngõ vào và kết thúc với ít
nhất một ngõ ra.
- Các thiết bị điện được trình bày ở điều kiện chuẩn của chúng. Vì vậy,
công tắc thường hở được trình bày ở sơ đồ thang ở trạng thái hở. Công tắc
thường đóng được trình bày ở trạng thái đóng.
- Thiết bị bất kỳ có thể xuất hiện trên nhiều nấc thang. Có thể có một rơle
đóng một hoặc nhiều thiết bị.
- Các ngõ vào và ra được nhận biết theo địa chỉ của chúng, kí hiệu tùy
theo nhà sản xuất qui định.
8.2. Ngôn ngữ lập trình FDB (Funtion Block Diagram):

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.8: ví dụ về ngôn ngữ FDB

Phương pháp này có cách biểu diễn chương trình như sơ đồ không tiếp
điểm dùng các cổng logic (thường dùng theo ký tự của EU)
Theo phương pháp này các tiếp điểm ghép nối tiếp được thay thế bằng cổng
AND, các tiếp điểm ghép song song được thay thế bằng cổng OR, các tiếp
điểm thường đóng thì có cổng NOT. Phương pháp này thích hợp cho người
dùng sử dụng kiến thức về điện tử mà đặc biệt là mạch số.

9. Phần mềm lập trình SIMATIC TIA Portal STEP7 Basic.

Phần mềm SIMATIC TIA Portal STEP7 Basic cung cấp một môi trường
thân thiện với người dùng, từ hiệu chỉnh, thư viện, và bộ điều chỉnh logic cần
thiết đến ứng dụng điều khiển.
SIMATIC TIA Portal STEP7 Basic cung cấp công cụ cho quản lý và cấu
hình tất cả các thiết bị trong project, ví dụ như: PLCs và thiết bị HMI.
SIMATIC TIA Portal STEP7 Basic cung cấp hai ngôn ngữ lập trình (LAD và
FBD), thích hợp và hiệu quả trong cải tiến lập trình điều khiển trong ứng
dụng. Ngoài ra SIMATIC TIA Portal STEP7 Basic còn cung cấp bộ công cụ
tạo và cấu hình thiết bị HMI.
SIMATIC TIA Portal STEP7 Basic cung cấp một hệ thống trợ giúp trực
tuyến và cung cấp 2 chế độ hiển thị khác nhau: a project-oriented view và a
task-oriented set of portals.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

9.1. Trình tự các bước thiết kế một chương trình điều khiển.

Hinh 2.9 Sơ đồ thiết kể một chương trình điều khiển

9.2. Giao diện của phần mềm SIMATIC TIA Portal STEP7 Basic.
Phần mềm SIMATIC TIA Portal STEP7 Basic chạy hệ điều hành
Windows, phần mềm làm nhiệm vụ trung gian giữa người lập trình và PLC.

Hinh 2.10. Giao diện chính của phần mềm.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Để tạo một project mới ta thực hiện theo các bước sau:
Từ giao diện chính của phần mềm, chọn Start / Create new project / Create /
Create a PLC program / Main
Lúc này vùng soạn thảo chương trình dưới dạng Ladder hiện ra (Hinh 8.3).

Hinh 2.11. Giao diện soạn thảo chính


Các thanh công cụ thường dùng:

Mở chương trình mới.

Mở chương trình đã có sẳn.

Lưu chương trình.

Kiểm tra lỗi trong chương trình.

Nạp chương trình xuống PLC.

Run.

Stop.

Chèn / xóa network

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Thanh công cụ lệnh


Các phần tử lập trình thường dùng:
Các lệnh logic:

Các lệnh timers:

Các lệnh Counter:

Các lệnh so sánh:

Các lệnh toán học:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Các lệnh chuyển đổi:

9.3. Nạp chương trình xuống PLC.


Để nạp chương trình xuống PLC chúng ta thực hiện các bước sau:
 Thiết lập PLC: Từ giao diện soạn thảo chính chọn Add new
device / chọn loại PLC. Sau đó chọn online access để lấy địa chỉ IP để
kết nối PLC với máy tính.
 Chọn PLC ở chế độ STOP bằng cách từ menu chính chọn

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Online / STOP (hinh 9.3.) hoặc click trái chuột lên biểu tượng trên
thanh công cụ. Lúc này trên giao diện xuất hiện hộp thoại thông báo
xác nhận việc chọn PLC ở chế STOP, chọn yes.
 Từ menu chính chọn Online / download to device hoặc click trái
chuột lên biểu tượng từ thanh công cụ để nạp chương trình
xuống PLC.

Hinh 2.12. Tạm dừng hoạt động của PLC.


9.4. Giao tiếp giữa máy tính và PLC.
Do PLC có hỗ trợ sẳn dây cáp nối với máy tính nên ta chỉ cần nối PLC
với máy tính PC qua dây cáp:

Hinh 2.13. Sơ đồ kết nối PLC với máy tính.

10. Tập lệnh của PLC S7-1200


A. CÁC LỆNH CƠ BẢN:
10.1. Các lệnh về bit
10.1.1. Công tắc:
Công tắc thường hở (Normally Open, viết tắc là NO) và công tắc
thường đóng (Normally Closed, viết tắc là NC). Đối với PLC, mỗi công tắc đại

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

diện cho trạng thái một bit trong bộ nhớ dữ liệu hay vùng ảnh của các đầu
vào, ra. Công tắc thường hở (ON – nghĩa là cho dòng điện đi qua) khi bit
bằng 1 còn công tắc thường đóng (ON – nghĩa là không cho dòng điện đi
qua) khi bit bằng 0.
Trong LAD, các lệnh này biểu diễn bằng chính các công tắc thường hở
và thường đóng. Trong FBD, các công tắc thường hở được biểu diễn như các
đầu vòa hoặc ra của các khối chức năng AND, OR hoặc XOR. Công tắc
thường đóng được biểu diễn them dấu đảo(vòng tròn nhỏ) ở đầu vào tương
ứng.
Các ví dụ minh họa:
Ladder(LAD):
 Công tắc thường hở:

Hình 2.14. Mô tả lệnh


 Công tắc thường đóng:

Hình 2.15. Mô tả lệnh


FBD:
 AND:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

 OR:

 XOR:

Hình 2.16. Mô tả lệnh

10.1.2. Lệnh đảo bit, lệnh sườn:


10.1.2.1. Lệnh đảo
Lệnh đảo thay đổi dòng năng lượng. Nếu dòng năng lượng gặp lệnh
này, nó sẽ bị chặn lại. Ngược lại nếu phía trước lệnh này không có dòng năng
lượng, nó sẽ trở thành nguồn cung cấp dòng năng lượng. Trong LAD, lệnh
này được biểu diễn như một công tắc. Trong FBD, lệnh đảo không có biểu
tượng riêng. Nó được tích hợp như là đầu vào của những khối chức năng
khác(với một vòng tròn nhỏ ở đầu vào của các khối chức năng đó). Trong
STL, lệnh này đảo giá trị của đỉnh ngăn xếp: 0 thành 1 và 1 thành 0. Lệnh này
không có toán hạng.
LAD: ---| NOT |---

FDB:

Hình 2.17. Mô tả lệnh


Ví dụ:
LAD:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

FDB:

Hình 2.18. Mô tả lệnh


10.1.2.2. Lệnh sườn:
Đều thuộc nhóm lệnh công tắc, ghi nhận trạng thái các bit dữ
liệu(0 hay 1) quen thuộc với khái niệm “mức”. Các lệnh về sườn ghi
nhận không phải mức đơn thuần mà là sự biến đổi mức. Lệnh sườn
dương (Positive Transition) cho dòng năng lượng đi qua trong khoảng
thời gian bằng thời gian một vòng quét khi ở đầu vào của nó có sự thay
đổi mức từ 0 lên 1. Lệnh sườn âm (Negative Transition) cho dòng năng
lượng đi qua trong khoảng thời gian bằng thời gian một vòng quét khi
đầu vào của nó có sự thay đổi mức từ 1 xuống 0.
Trong LAD, các lệnh này được biểu diễn cũng như các công tắc.
Trong FDB, các lệnh này được biểu diễn bằng các khối chức năng
P và N.
Bảng 2.3: tham số
Parameter Data Memory Description
type area
<Operand1> BOOL I, Q, M, L, Signal to be queried
D
<Operand2> BOOL I, Q, M, L, Edge memory bit in which the signal
D state of the previous query is saved.

Ví dụ:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

LAD :

FBD:

LAD:

FDB:

Hình 2.19. Mô tả lệnh

10.1.3. P_TRIG và N_TRIG:

Bảng 1.4: các thông số của lệnh


Parameter Data Memory Description
type area

<Operand> BOOL I, Q, M, Edge memory bit in which


L, D the RLO of the last query is
saved.

CLK BOOL Current RLO

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Q BOOL Result of edge evaluation

Mô tả:
 P_TRIG: Khi có tín hiệu xung CLK lệnh bắt đầu hoạt động. Khi tín hiệu
có sự thay đổi mức (0 lên 1) thì ngõ ra Q sẽ được đặt lên 1. Các trường
hợp khác ngõ ra Q ở mức 0.
 N_TRIG: Khi có tín hiệu xung CLK lệnh bắt đầu hoạt động. Khi tín hiệu có
sự thay đổi mức (1 xuống 0) thì ngõ ra Q sẽ được đặt lên 1. Các trường
hợp khác ngõ ra Q ở mức 0.

Thí dụ:
LAD:

Chương trình sẽ nhảy đến lệnh


nhảy CAS1 khi ngõ vào CLK có
sự thay đổi mức(0 lên 1)

FBD:

LAD:

Chương trình sẽ nhảy đến


lệnh nhảy CAS1 khi ngõ vào
CLK có sự thay đổi mức(1
xuống 0)

FBD:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.20. Mô tả lệnh

10.1.4. COIL (cuộn dây):


10.1.4.1. Lệnh ra:
Giống như một cuộn dây rơle.
LAD:

FBD:

Hình 2.21. Mô tả lệnh

Ví dụ:
LAD:

Q0.0 lên 1 khi thỏa các điều kiện sau:


 I0.0 và I0.1 cùng ở mức 1.
 I0.2 ở mức 1

FBD:

LAD:

Q4.0 xuống 0 khi thỏa các điều kiện


sau:
 I0.0 và I0.1 cùng ở mức 1.
 I0.2 ở mức 1

FDB:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.22 . Mô tả lệnh


10.1.4.2. Set và Reset:
- SET: Một khi điều kiện vào ON, hàm này sẽ giữ ở trạng thái ON cho dù
điều kiện vào có OFF.

LAD:

FBD:
- RESET: Một khi điều kiện vào ON, hàm này sẽ giữ ở trạng thái OFF cho
dù điều kiện vào có ON.

LAD:

FBD:
Hình 2.23. Mô tả lệnh

Bảng 2.5: các thông số của lệnh


Thông số Dữ liệu Mô tả
IN(hoặc nối với công BOOL Bit vị trí được giám sát
tắc hoặc cổng logic )
OUT BOOL Bit vị trí được SET hoặc RESET

Chương trình ví dụ:


LAD:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Ngõ ra Q0.0 được đặt lên 1 khi các


điều kiện sau hoạt động:
 I0.0 và I0.1 cùng lên mức 1
 I0.2 ở mức 0

FBD:

LAD:

Hình 2.24. Mô tả lệnh

Ngõ ra Q0.0 được đặt xuống 0 khi


các điều kiện sau hoạt động:
 I0.0 và I0.1 cùng lên mức 1
 I0.2 ở mức 0

FBD:

Hình 2.25
10.1.4.3. SET_BF và RESET_BF: Set và Reset bit field

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.26. Mô tả lệnh


- SET_BF: Khi điều kiện vào ON, hàm này sẽ giữ trạng thái ON với số
bit(n) được đặt trước cho dù điều kiện vào có OFF.

Hình 2.27. Mô tả lệnh


- RESET_BF: Khi điều kiện vào ON, hàm này sẽ giữ trạng thái OFF với
số bit(n) được đặt trước cho dù điều kiện vào có ON.
Thông số Dữ liệu Mô tả
N Constant Số bit đặt trước
OUT BOOL Bắt đầu từ địa chỉ của bit đặt trước

Chương trình ví dụ:


LAD:

Hinh 2.28 .Mô tả lệnh


Khi ngõ vào I0.0 và I0.1 cùng
lên mức 1 thì Q20.0, Q20.1,
Q20.2, Q20.3 và Q20.4 sẽ lên
mức 1.

FBD:

LAD:

Hình 2.29. Mô tả lệnh

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Khi ngõ vào I0.0 và I0.1 cùng


lên mức 1 thì Q20.0, Q20.1,
Q20.2, Q20.3 và Q20.4 sẽ
xuống mức 0.

FBD:

10.1.5. P và N (Set operand on positive signal edge / Set operand on


negative signal edge):
LAD:

FDB:

Ví dụ:
LAD:

Hình 2.30. Mô tả lệnh


Ngõ ra Q0.0 lên mức 1 khi trạng
thái tín hiệu đầu vào của cuộn dây
chuyển từ mức (0 lên 1). Trong
các trường hợp khác Q0.0 ở trạng
thái OFF.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

FBD:

LAD:

Hình 2.31. Mô tả lệnh

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Ngõ ra Q3.0 lên mức 1 khi trạng


thái tín hiệu đầu vào của cuộn dây
chuyển từ mức (1 xuống 0). Trong
các trường hợp khác Q3.0 ở trạng
thái OFF.

FBD:

Hình 2.32. Mô tả lệnh


10.1.6. RS và SR:
 RS(Reset set flip-flop): Là một tập hợp chi phối chốt nơi đặt chi phối.
Nếu các thiết lập S1 và thiết lập lại R tín hiệu cả hai đều đúng, địa chỉ ngõ
ra Q sẽ lên 1.

Cấu trúc: S1 R Q
0 0 giữ nguyên trạng thái
0 1 0
1 0 1
1 1 1
 SR(Set reset set flip-flop): Là một thiết lập lại chi phối chốt nơi đặt lại chi
phối. Nếu các thiết lập S và thiết lập lại R1 tín hiệu là đúng. Địa chỉ ngõ
ra Q sẽ ở mức 0.

Cấu trúc: S R1 Q

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

0 0 giữ nguyên trạng thái


0 1 0
1 0 1
1 1 0
Bảng 2.5: thông số các lệnh

Thông số Dữ liệu Mô tả
S,S1 Set ngõ vào
R,R1 BOOL Reset ngõ vào
Q Ngõ ra

Chương trình ví dụ:


LAD: FBD:

Bit nhớ M0.0 và ngõ ra Q4.0 sẽ được thiết lập khi thỏa các điều kiện sau:
 I0.0 = 0 và I0.1 = 1
 I0.0 và I0.1 cùng ở mức 1
Bit nhớ M0.0 và ngõ ra Q4.0 sẽ được thiết lập lại khi thỏa các điều kiện sau:
 I0.0 =1 và I0.1 = 0
LAD: FBD:

H hình 2.33. Mô tả lệnh

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Bit nhớ M0.0 và ngõ ra Q4.0 sẽ được thiết lập khi thỏa các điều kiện sau:
 I0.0 = 0 và I0.1 = 1
Bit nhớ M0.0 và ngõ ra Q4.0 sẽ được thiết lập lại khi thỏa các điều kiện sau:
 I0.0 =1 và I0.1 = 0
 I0.0 và I0.1 cùng ở mức 1
10.2. Lệnh định thời:
- TP: Bộ đếm thời gian Pulse tạo ra một xung có độ rộng với thời gian
được đặt trước.
- TON(On-Delay Timer): Bộ đóng trễ.
- TOF(OFF-Delay Timer): Bộ ngắt trễ.
- TONF(Retentive On-Delay Timer): Bộ đóng trễ có nhớ.
10.2.1. TP:
LAD FBD

Bảng 2.6:
Thông số Dữ liệu Mô tả
IN BOOL Đầu vào cho phép Timer
PT TIMER Giá trị đặt trước cho Timer
Q BOOL Đầu ra Timer
ET TIMER Giá trị thời gian trôi qua ở đầu ra
Timer data DB Xác định bộ định thời để reset lại khi RT cho
block phép

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.34. Biểu đồ thời gian:

Mỗi lần có một xung cạnh lên thì ngõ ra Q sẽ ON, thời gian Timer bắt đầu
tính, đủ thời gian đặt (PT) Q OFF.
Khi IN lên 1 chưa đủ thời gian đặt PT sau đó xuống 0 thì Q vẫn giữ
nguyên trạng thái.
Khi IN =0 thì Q ở trạng thái OFF.
10.2.2. TON:
LAD FBD

Bảng 2.7: các thông số


Thông số Dữ liệu Mô tả
IN BOOL Đầu vào cho phép Timer
PT TIMER Giá trị đặt trước cho Timer
Q BOOL Đầu ra Timer
ET TIMER Giá trị thời gian trôi qua ở đầu ra
Timer data DB Xác định bộ định thời để reset lại khi RT cho
block phép.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.35. Biểu đồ thời gian:

Khi ngõ vào IN lên 1 thì ET tăng dần lên 1(ngõ ra Q off), thời gian Timer
bắt đầu tính, khi ET >=PT thì ngõ ra Q on.
Nếu IN lên 1 trong khoảng thời gian chưa đủ thời gian đặt PT thì ngõ ra
Q vẫn giữ nguyên trạng thái(off).
Khi Q đang ON, ngõ vào IN xuống 0 thì Q sẽ OFF.
10.2.3. TOF:
LAD FBD

Bảng 2.8: các thông số


Thông số Dữ liệu Mô tả
IN BOOL Đầu vào cho phép Timer
PT TIMER Giá trị đặt trước cho Timer
Q BOOL Đầu ra Timer
ET TIMER Giá trị thời gian trôi qua ở đầu ra
Timer data Xác định bộ định thời để reset lại khi RT cho
DB
block phép

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.36. Biểu đồ thời gian

Khi ngõ vào IN lên 1 thì bit ET lên 1(ngõ ra Q sẽ ON).


Khi IN xuống 0, thời gian Timer bắt đầu tính, đủ thời gian đặt trước(PT)
thì bit ET sẽ OFF (Q sẽ OFF).
Khi IN xuống 0 chưa đủ thời gian đặt PT đã lên 1 thì bit ET vẫn giữ
nguyên trạng thái.
Khi IN lên 1, nếu sau thời thời gian đặt PT mà vẫn giữ nguyên trạng thái
thì Q sẽ ON.
Nếu IN=1 không đủ thời gian đặt PT thì bit ET sẽ không lên 1.

10.2.4. TONR:
LAD FBD

Bảng 2.9: các thông số

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Thông số Dữ liệu Mô tả
IN BOOL Đầu vào cho phép Timer
R BOOL Thiết lập lại TONR khi thời gian trôi qua bằng 0
PT TIMER Giá trị đặt trước cho Timer
Q BOOL Đầu ra Timer
ET TIMER Giá trị thời gian trôi qua ở đầu ra
Timer data DB Xác định bộ định thời để reset lại khi RT cho
block phép

Biểu đồ thời gian:

Hình 2.37. Biểu đồ thời gian

Ngõ vào IN có tác dụng kích thời gian cho Timer, khi ngõ vào IN=1 thời
gian. Timer được tính, khi IN=0 thời gian không bị reset về 0. Khi đủ thời gian
thì bit ET sẽ lên 1. Thời gian Timer chỉ bị reset khi có tín hiệu Reset Timer(tín
hiệu từ R).
10.3. Lệnh đếm(Counter).
10.3.1. Đếm lên (Counter Up):

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

FBD
LAD

Bảng 2.10: các thông số

Thông số Dữ liệu Mô tả
Counter Số hiệu Counter
name
CU BOOL Kích đếm lên
R BOOL reset
PV SINT, INT, DINT, USINT, UINT, Giá trị đặt trước cho
UDINT Counter
Q BOOL Đúng nếu CV>=PV
CV SINT, INT, DINT, USINT, UINT, Giá trị hiện tại
UDINT

Biểu đồ thời gian:

Hình 2.38. Biểu đồ thời gian

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Mô tả:
Mỗi lần có một sườn cạnh lên ở CU, giá trị bộ đếm được tăng lên 1. Khi
giá trị hiện tại (CV: Current count value) lớn hơn hoặc bằng giá trị đặt
(PV:Preset value), ngõ ra sẽ được bậc lên ON. Khi chân Reset được kích giá
trị hiện tại bộ đếm và ngõ ra Q được trả về 0.
Bộ đếm ngưng đếm khi giá trị bộ đếm đạt giá trị tối đa là 32767.

10.3.2. Đếm xuống(Counter Down).


LA LAD LA FBD

Bảng 2.11: các thông số

Thông số Dữ liệu Mô tả
Counter name Số hiệu Counter
CD BOOL Kích đếm xuống
LOAD BOOL load
PV SINT, INT, DINT, USINT, UINT, Giá trị đặt trước cho
UDINT Counter
Q BOOL Đúng nếu CV<=0
CV SINT, INT, DINT, USINT, UINT, Giá trị hiện tại
UDINT

Biểu đồ thời gian:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.39. Biểu đồ thời gian

Mô tả:
Khi chân LOAD được kích(sườn lên) giá trì PV được nạp cho bộ đếm.
Mỗi lần có sườn cạnh lên ở chân CD, giá trị bộ đếm được giảm xuống 1. Khi
giá trị hiện tại (CV) của bộ đếm nhỏ hơn hoặc bằng 0, ngõ ra sẽ được bật lên
ON.
Bộ đếm ngưng đếm khi giá trị bộ đếm đạt giá trị tối thiểu là - 32767.

10.3.3. Đếm lên / xuống(Counter Up / Down).


LAD FBD

Bảng 2.12: các thông số

Thông số Dữ liệu Mô tả
Counter Số hiệu Counter
name
CU, CD BOOL Kích đếm lên / xuống
R BOOL Reset
LOAD BOOL Load

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

PV SINT, INT, DINT, USINT, UINT, Giá trị đặt trước cho
UDINT Counter
QU BOOL Đúng nều CV>=PV
QD BOOL Đúng nếu CV<=0
CV SINT, INT, DINT, USINT, UINT, Giá trị hiện tại
UDINT

Hình 2.40. Biểu đồ thời gian

Mô tả:
Mỗi lần có một sườn cạnh lên ở chân CU, giá trị bộ đếm được tăng
lên 1.
Mỗi lần có một sườn cạnh lên ở chân CD, giá trị bộ đếm được giảm
xuống 1.
Khi giá trị hiện tại CV>=PV , ngõ ra QU sẽ được bật lên ON.
Khi giá trị hiện tại CV<=0, ngõ ra QD sẽ được bật lên ON.
Khi chân R được kích(sườn lên) giá trị bộ đếm và ngõ ra Q sẽ
được reset về 0.
Khi chân LOAD được kích(sườn lên) giá trị PV được đặt lại.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

10.3.4. Đếm tốc độ cao (CTRL_HSC):


LAD FBD

Hình 2.41
Bảng 2.12: các thông số
Thông số Loại thông Loại dữ Mô tả
số liệu
Counter Số hiệu Counter
name
HSC HW_HSC Nhận diên HSC
DIR BOOL 1=yêu cầu hướng mới
CV 1=yêu cầu thiết lập giá trị truy cập
mới
RV 1=yêu cầu thiết lập giá trị tham
chiếu mới.
PERIOD 1=yêu cầu đặt giá trị định thời mới
(chỉ dành cho chế độ đo tần số)
IN
NEW_DIR INT Hướng mới:
1=phía trước
1=phía sau
NEW_CV DINT Giá trị truy cập mới
NEW_RV DINT Giá trị tham chiếu mới
NEW_ INT Giá trị định thời mới trong vài giây:
PERIOD 0.01, 0.1 hoặc 1(chỉ dành cho chế
độ đo tần số)
BUSY BOOL Chức năng bận
OUT
STATUS WORD Điều kiện thực thi lệnh.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

10.4. Lệnh so sánh.


10.4.1. Các hàm so sánh như sau:
10.4.1.1. So sánh bằng:

Hình 2.42. Mô tả lệnh

IN1=IN2 thì ngõ ra được bậc lên ON.


10.4.1.2. Một hàm so sánh tương tự:
<>: so sánh khác.
>=: so sánh lớn hơn hoặc bằng.
<=: so sánh nhỏ hơn hoặc bằng.
>: so sánh lớn hơn.
<: so sánh nhỏ hơn.
Bảng 2.13: các thông số
Thông Loại dữ liệu Mô tả
số
SINT, INT, DINT, USINT, UINT, UDINT, Các giá trị để so
IN1, REAL, LREAL, STRING, CHAR, TIME, sánh.
IN2 DTL, Constant

10.4.2. IN_RANGE and OUT_RANGE:


Dùng để kiểm tra giá trị đầu vào và ra trong phạm vi giá trị chỉ định. Nếu
so sánh là TRUE, thì ngõ ra OUT là TRUE.
LAD/FBD:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.43. Mô tả lệnh


Bảng 2.14: các thông số

Thông số Loại dữ liệu Mô tả


MIN, SINT, INT, DINT, USINT, UINT, UDINT, So sánh đầu
VAL, REAL, Constant vào
MAX

- IN_RANGE: So sánh là đúng nếu MIN <= VAL <= MAX.


- OUT_RANGE: So sánh là đúng nếu MIN > VAL hoặc VAL>MAX.
- Các tham số đầu vào MIN, VAL và MAX phải là kiểu dữ liệu giống
nhau.

10.4.3. OK và NOT_OK:
Dùng để kiểm tra dữ liệu đầu vào có phải là số thực hay không?
Khi công tắc LAD là TRUE thì kích hoạt kết nối và cho dòng điện đi qua.
Khi hộp FBD là TRUE, thì ngõ ra OUT là TRUE.
LAD:

FBD:

Hình 2.44. Mô tả lệnh


Bảng 2.15: các thông số
Thông số Dữ liệu Mô tả

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

IN REAL, LREAL Dữ liệu ngõ vào

-OK: Là TRUE nếu giá trị ngõ vào là một số thực(REAL)


-NOT_OK: Là TRUE nếu giá trị ngõ vào không phải là một số REAL.
10.5. Lệnh toán học.
10.5.1. Lệnh cộng – trừ:
ADD: Cộng hai số (IN1 + IN2 = OUT).
SUB: Trừ hai số (IN1 - IN2 = OUT).

Hình 2.45. Mô tả lệnh

Bảng 2.16: các thông số


Thông Dữ liệu Mô tả
số
IN1, IN2 SINT, INT, DINT, USINT, UINT, UDINT, Ngõ vào
REAL, LREAL, Constant
OUT SINT, INT, DINT, USINT, UINT, UDINT, Ngõ ra
REAL, LREAL
Ghi chú:
Các thông số toán học cơ bản IN1, IN2, OUT phải là kiểu dữ liệu giống
nhau.

Hình 2.46. Mô tả lệnh


Mô tả:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Khi ngõ vào cho phép EN lên 1 chương trình sẽ thực hiện việc cộng(hay
trừ) 2 số bit ở IN1, IN2 tương ứng kết quả đưa ra OUT. Nếu không có lỗi
xảy ra trong quá trình hoạt động ENO có trạng thái tín hiệu là 1.
10.5.2. Lệnh nhân – chia:
MUL: Nhân hai số (IN1 * IN2 = OUT)
DIV: Chia hai số (IN1 / IN2 = OUT)
LAD FBD

Hình 2.47. Mô tả lệnh

Bảng 2.17: các thông số

Thông Dữ liệu Mô tả
số
IN1, IN2 SINT, INT, DINT, USINT, UINT, UDINT, Ngõ vào
REAL, LREAL, Constant
OUT SINT, INT, DINT, USINT, UINT, UDINT, Ngõ ra
REAL, LREAL

Hình 2.47. Mô tả lệnh


Mô tả:
Khi ngõ vào cho phép EN lên 1 chương trình sẽ thực hiện việc nhân(hay
chia) 2 số bit ở IN1, IN2 tương ứng kết quả đưa ra OUT. Nếu không có lỗi
xảy ra trong quá trình hoạt động ENO có trạng thái tín hiệu là 1.
Bảng 2.18: Điều kiện mã

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Trạng thái ENO Điều kiện


1 Không có lỗi
0 Giá trị kết quả vượt ngoài phạm vi cho phép của kiểu dữ
liệu đã chọn
0 Chia cho 0 (IN2 = 0)
0 REAL: nếu một trong những giá trị đầu vào là NAN(không
phải số) hoặc kết quả là INF (vô cùng), NAN được trả về
0 ADD REAL: Nếu cả hai giá trị ngõ vào đều là INF khác
dấu, đây là hoạt động bất hợp pháp và NAN được trả về.
0 SUB REAL: Nếu cả hai giá trị ngõ vào đều là INF cùng
dấu, đây là hoạt động bất hợp pháp và NAN được trả về.
0 MUL REAL: Nếu một trong hai giá trị ngõ vào là số 0 và
khác INF, đây là hoạt động bất hợp pháp và NAN được trả
về.
0 DIV REAL: Nếu cả hai giá trị ngõ vào đều bằng 0 hoặc
INF, đây là hoạt động bất hợp pháp và NAN được trả về.

10.5.3. Lệnh MOD:


LAD FBD

Hình 2.48. Mô tả lệnh


Bảng 2.19: các thông số
Thông số Dữ liệu Mô tả
IN1 and SINT, INT, DINT, USINT, UINT, UDINT, Modun ngõ vào
IN2 Constant
OUT SINT, INT, DINT, USINT, UINT, UDINT. Modun ngõ ra

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.49. Mô tả lệnh


Mô tả:
Khi ngõ vào cho phép EN = 0, chương trình bắt đầu thực hiện lệnh
Giá trị đầu vào IN1 được chia cho IN2 phần dư được đưa ra ngõ ra OUT.
Nếu không có lỗi xảy ra trong quá trình hoạt động ENO lên 1
(chú ý: IN1, IN2 và OUT phải cùng kiểu dữ liệu)
Bảng 2.20: Điều kiện mã
Trạng thái ENO Điều kiện
1 Không có lỗi
0 Giá trị IN2=0(chia cho 0), ngõ ra OUT bằng 0.

10.5.4. Lệnh NEG (phủ định):


Dùng để đảo ngược các ký tự số học ở ngõ vào IN và lưu trữ kết quả ở
OUT.

Hình 2.50. Mô tả lệnh


Bảng 2.21: các thông số

Thông số Dữ liệu Mô tả
IN SINT, INT, DINT, REAL, LREAL Ngõ vào
Constant
OUT SINT, INT, DINT, REAL, LREAL Ngõ ra

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.51. Mô tả lệnh


Mô tả:
Khi ngõ vào cho phép EN lên 1, chương trình bắt đầu hoạt động. giá trị
ngõ vào IN bị đảo ngược và kết quả đưa ra OUT. Nếu không có lỗi trong
quá trình xử lý ENO lên 1.

Bảng 2.22: điều kiện mã

Trạng thái ENO Điều kiện


1 Không có lỗi
0 Giá trị kết quả không hợp lệ

Chú ý: các tham số IN và OUT phải cùng kiểu dữ liệu.


10.5.5. Lệnh tăng - giảm(Increment and Decrement):
INC: IN / OUT + 1 = IN / OUT : dùng để tăng một hoặc nhiều số nguyên.
DEC: IN / OUT - 1 = IN / OUT : dùng để giảm một hoặc nhiều số nguyên.

LAD FBD

Hình 2.52. Mô tả lệnh


Bảng 2.23: các thông số

Thông số Dữ liệu Mô tả

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

IN / OUT SINT, INT, DINT, USINT, UINT, UDINT. Ngõ vào / ngõ ra

Hình 2.53. Mô tả lệnh

Mô tả:
Khi ngõ vào cho phép EN lên 1, chương trình được thực thi. Giá trị ngõ
vào được tăng (hoặc giảm) 1. Giá trị ENO được set lên 1.
Bảng 2.24: Điều kiện mã

Trạng thái Điều kiện


ENO
1 Không có lỗi
0 Giá trị kết quả là ngoài phạm vi số hợp lệ của các kiểu dữ liệu
được chọn.
Ví dụ cho Sint: INC (127) kết quả -128 vượt quá các kiểu dữ
liệu tối đa

10.5.6. Lệnh trị tuyệt đối (Abaolute value):

Hình 2.54. Mô tả lệnh


Bảng 2.25: các thông số

Thông số Dữ liệu Mô tả
IN Sint, int, dint, real. Lreal Ngõ vào
OUT Sint, int, dint, real. Lreal Ngõ ra

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.55. Mô tả lệnh

Mô tả:
Khi ngõ vào cho phép ON, chương trình bắt đầu được thực hiện. Giá trị
ngõ vào được lấy giá trị tuyệt đối, kết quả đưa ra OUT. Nếu không có lỗi
trong quá trình hoạt động ENO được đặt lên 1.
Bảng 2.26:Điều kiện mã
Trạng thái Điều kiện
ENO
1 Không có lỗi
Giá trị kết quả là ngoài phạm vi số hợp lệ của các kiểu dữ
liệu được chọn.
0 Ví dụ cho Sint: ABS (-128) trong 128 kết quả vượt quá mức
tối đa kiểu dữ liệu

Chú ý:
Ngõ vào và ngõ ra phải cùng kiểu dữ liệu.

10.5.7. MIN and MAX:


 MIN: so sánh các giá trị của hai tham số IN1 và IN2 và đưa giá trị nhỏ
hơn ra tham số OUT.
 MAX: so sánh các giá trị của hai tham số IN1 và IN2 và đưa giá trị lớn
hơn ra tham số OUT.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.56. Mô tả lệnh


Bảng 2.27: các thông số

Thông Dữ liệu Mô tả
số
IN1, IN2 Sint, Int, Dint, Usint, Uint Real, Lreal, Tham số ngõ vào
Constant
OUT Sint, Int, Dint, Udint, Usint, Uint, Real Tham số ngõ ra

Hình 2.57. Mô tả lệnh


Mô tả:
Khi ngõ vào cho phép EN lên 1, chương trình bắt đầu hoạt động. Hoạt
động so sánh hai giá trị ngõ vào IN1 và IN2, chọn giá trị nhỏ hơn (hoặc
lớn hơn). Kết quả đưa ra ngõ ra OUT. Nếu trong quá trình hoạt động
không xảy ra lỗi ENO được đặt lên 1.
Bảng 2.28: Điều kiện mã
Trạng thái Điều kiện
ENO
1 Không có lỗi
0 Chỉ đối với kiểu dữ liệu Real:
 Một hoặc cả hai tham số đầu vào không phải là
số REAL(NAN).
 Kết quả OUT là +/- vô cùng (INF).

10.5.8. LIMIT(giới hạn):


Sử dụng lệnh LIMIT để kiểm tra tham số IN:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

 Nếu giá trị của tham số IN là trong phạm vi quy định


(MIN<IN<MAX), thì giá trị giá trị của IN được lưu trữ trong tham số
OUT.
 Nếu giá trị của tham số IN là ngoài phạm vi quy định
(MIN<IN<MAX), thì giá trị OUT là giá trị của tham số MIN (nếu giá
trị IN nhỏ hơn giá trị MIN) hoặc là giá trị của tham số MAX (nếu giá
trị IN lớn hơn giá trị MAX).

Hình 2.58. Mô tả lệnh


Bảng 2.29: các thông số

Thông số Dữ liệu Mô tả
MIN, IN and Sint, Int, Dint, Usint, Uint Các tham số ngõ
MAX Real, Constant vào
OUT Sint, Int, Dint, Usint, Uint Tham số ngõ ra
Real

Hình 2.59. Mô tả lệnh

Mô tả:
Khi ngõ vào cho phép EN lên 1, hoạt động so sánh bắt đầu. Nếu giá trị
tham số IN nằm trong phạm vi quy định (MIN < IN < MAX) thì giá trị IN
được lưu trữ ở OUT. Nếu giá trị tham số IN nằm ngoài phạm vi quy định,
thì giá trị OUT là giá trị của tham số MIN (nếu giá trị IN nhỏ hơn giá trị

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

MIN) hoặc là giá trị của tham số MAX (nếu giá trị IN lớn hơn giá trị MAX).
ENO được đặt lên 1.

Bảng 2.30:Điều kiện mã


Trạng thái Điều kiện
ENO
1 Không có lỗi
REAL: nếu một hoặc nhiều giá trị MIN, IN và MAX không
0
phải là số (NAN), sau đó NAN được trả về.
Nếu giá trị MIN lớn hơn giá trị MAX, thì tham số IN được
0
đưa ra OUT.

Chú ý: các tham số MIN, IN, MAX and OUT phải cùng kiểu dữ liệu.
10.5.9. FLOATING – POINT:
o SQR: bình phương (IN^2 = OUT).
o SQRT: cân bậc hai (√IN = OUT).
o LN: Hàm logarit (LN(IN) = OUT).
o EXP: Hàm mũ (e^IN = OUT).
o SIN: sine (sin(IN) = OUT).
o COS: Cosine (cos(IN) = OUT).
o TAN: Tangent (tan(IN) = OUT).
o ASIN: nghịch đảo của sine (arsine(IN) = OUT, sin(OUT) = IN).
o ACOS: Nghịch đảo của cosine (arccos(IN) = OUT, cos(OUT) = IN).
o ATAN: Nghịch đảo của tangent (arctan(IN) = OUT, tan(OUT) = IN).
o FRAC: Phân số (Phân số một phần của dấu chấm động IN = OUT).
o EXPT: Tổng số mũ (IN1^IN2 = OUT).

10.6. Lệnh dịch chuyển ô nhớ.


Quy định cho các hoạt động sao chép dữ liệu:
- Để sao chép các kiểu dữ liệu BOOL, sữ dụng SET_BF, RESET_BF, R,
S, hoặc đầu ra cuộn dây.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

- Để sao chép các kiểu dữ liệu đơn, sữ dụng lệnh MOVE.


- Để sao chép một mảng của một kiểu dữ liệu cơ bản, sử dụng
MOVE_BLK hoặc UMOVE_BLK.
- Để sao chép một cấu trúc, sử dụng MOVE.
- Để sao chép một chuỗi, sữ dụng S_CONV.
- Để sao chép một ký tự đơn trong một chuỗi, sữ dụng MOVE.
- Các lệnh MOVE_BLK và UMOVE_BLK không được sử dụng để sao
chép các mảng hoặc cấu trúc cho I,Q hoặc bộ nhớ M
10.6.1. MOV:
LAD FBD

Hình 2.60. Mô tả lệnh


Bảng 2.31: các thông số

Thông Dữ liệu Mô tả
số
SINT, INT, DINT, USINT, UINT, UDINT, REAL, Địa chỉ
IN LREAL, BYTE, WORD, DWORD, CHAR, ARRAY, nguồn
STRUCT, DTL, TIME
SINT, INT, DINT, USINT, UINT, UDINT, REAL, Địa chỉ đến
OUT LREAL, BYTE, WORD, DWORD, CHAR, ARRAY,
STRUCT, DTL, TIME

Hình 2.61. Mô tả lệnh


Mô tả:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Khi ngõ vào cho phép EN lên 1, lệnh sẽ chuyển nội dung của ô nhớ trong IN
sang ô nhớ trong OUT.

10.6.2. MOVE_BLK và UMOVE_BLK:


LAD FBD

Hình 2.62. Mô tả lệnh


Bảng 2.32: các thông số

Thông Dữ liệu Mô tả
số
IN SINT, INT, DINT, USINT, UINT, Địa chỉ nguồn
UDINT, REAL, BYTE, WORD,
DWORD.
COUNT UINT Số lượng dữ liệu cần di
chuyển
OUT SINT, INT, DINT, USINT, UINT, Địa chỉ đến
UDINT, REAL, BYTE, WORD,
DWORD.

Hình 2.63. Mô tả lệnh

Mô tả:
Khi có tín hiệu ở ngõ vào cho phép, chương trình sẽ chuyển COUNT nội
dung có vị trí bắt đầu ở IN sang OUT. Nếu không có lỗi trong quá trình
hoạt động ENO được đặt lên 1.
10.6.3. FILL_BLK và UFILL_BLK:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

LAD FBD

Hình 2.64. Mô tả lệnh


Bảng 2.33: các thông số

Thông Dữ liệu Mô tả
số
IN SINT, INT, DINT, USINT, UINT, Địa chỉ nguồn
UDINT, REAL, BYTE, WORD,
DWORD.
COUNT USINT, UINT Số lượng dữ liệu cần di
chuyển
OUT SINT, INT, DINT, USINT, UINT, Địa chỉ đến
UDINT, REAL, BYTE, WORD,
DWORD.

Mô tả:
Khi có tín hiệu ở ngõ vào cho phép, chương trình sẽ chuyển COUNT nội
dung có vị trí bắt đầu ở IN sang OUT. Nếu không có lỗi trong quá trình
hoạt động ENO được đặt lên 1.

10.6.4. SWAP (hoán đổi):


LAD FBD

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.64. Mô tả lệnh

Bảng 2.34: các thông số

Thông số Kiểu dữ liệu Mô tả


IN WORD, DWORD Byte dữ liệu đặt.
OUT WORD, DWORD Byte dữ liệu ra.

Hình 2.66. Mô tả lệnh

Mô tả:
Khi co tín hiệu ngõ vào cho phép, chương trình thực hiện việc hoán đổi vị
trí các byte và lưu trữ trong OUT. Nếu không có lỗi trong quá trình thực
hiện ENO được đặt lên 1.

Hình 2.67. Mô tả lệnh

10.7. Nhóm lệnh chuyển đổi:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

10.7.1. Hàm chuyển đổi:


Sử dụng lệnh CONVERT để chuyển đổi một phần tử dữ liệu từ một loại
dữ liệu này sang loại dữ liệu khác. Nhấp vào bên dưới tên hộp và sau đó
chọn các loại dữ liệu IN và OUT từ danh sách thả xuống.

Hình 2.68. Mô tả lệnh

Bảng 2.35: các thông số

Thông Loại dữ liệu Mô tả


số
IN SINT, INT, DINT, USINT, UINT, UDINT, Giá trị ngõ vào
BYTE, WORD, DWORD, REAL, LREAL,
BCD16, BCD32

OUT SINT, INT, DINT, USINT, UINT, UDINT, Giá trị được
BYTE, WORD, DWORD, REAL, LREAL, chuyển đổi
BCD16, BCD32

Mô tả:
Khi ngõ vào cho phép EN lên 1, chương trình bắt đầu thực hiện việc
chuyển đổi . Kết quả được lưu ở OUT, ENO được đặt lên 1.
Bảng 2.36: Điều kiện mã
Trạng thái Điều kiện Kết quả ngõ ra
ENO
1 Không có lỗi Kết quả hợp lệ
0 IN là: + / - INF hoặc + / - NAN + / - INF hoặc + / - NAN
0 Kết quả vượt quá phạm vi hợp Ngõ ra được thiết lập
lệ cho loại dữ liệu OUT lại

10.7.2. Hàm ROUND và TRUNC:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

- ROUND: Làm tròn một số thực ở ngõ vào và chuyển thành số nguyên
(DINT) ở ngõ ra. Nếu số lẻ >= 0.5 thì giá trị được làm tròn lên, ngược lại
thì làm tròn xuống.
LAD FBD

Hình 2.67. Mô tả lệnh

- TRUNC: Làm tròn xuống một số thực ở ngõ vào và chuyển thành số
nguyên (DINT) ở ngõ ra.
LAD FBD

Hình 2.69. Mô tả lệnh

Bảng 2.37: các thông số

Thông Kiểu dữ liệu Mô tả


số
IN REAL, LREAL Tham số ngõ vào
OUT SINT, INT, DINT, USINT, UINT, Tham số được làm tròn
UDINT, REAL, LREAL LREAL hoặc làm tròn xuống

Bảng 2.38: Điều kiện mã


Trạng thái Điều kiện Kết quả OUT
ENO
1 Không có lỗi Kết quả hợp lệ
0 IN là + / - INF hoặc + / - NAN + / - INF hoặc + / -

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

NAN

10.7.3. Hàm CEIL và FLOOR (Ceiling and Floor):


- CEIL: Chuyển đổi một số thực sang số nguyên nhỏ nhất lớn hơn hoặc
bằng với số thực tế.
- FLOOR: Chuyển đổi một số thực sang số nguyên lớn nhất nhỏ hơn
hoặc bằng với số thực tế.

Hình 2.70. Mô tả lệnh

Bảng 2.39: các thông số

Thông Kiểu dữ liệu Mô tả


số
IN REAL, LREAL Tham số ngõ vào
OUT SINT, INT, DINT, USINT, UINT, Ngõ ra đã được chuyển
UDINT, REAL, LREAL LREAL đổi

Bảng 2.40: Điều kiện mã

Trạng thái Điều kiện Kết quả OUT


ENO
1 Không có lỗi Kết quả hợp lệ
0 IN là + / - INF hoặc + / - NAN + / - INF hoặc + / -
NAN

10.7.4. Hàm SCALE và NORM (Scales and Normallze):

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

 SCALE_X: quy mô hóa các dữ liệu ở ngõ vào, kết quả được lưu ở
OUT
 NORM_X: bình thường hóa các dữ liệu ở ngõ vào, kết quả được lưu ở
OUT.

Hình 2.71. Mô tả lệnh

Bảng 2.41: các thông số

Thông số Kiểu dữ liệu Mô tả


MIN SINT, INT, DINT, USINT, UINT, Giá trị ngõ vào
UDINT, REAL
VALUE SCALE_X: REAL Giá trị ngõ vào quy mô
NORM_X: SINT, INT, DINT, USINT, hay bình thường hóa
UINT, UDINT, REAL
MAX SINT, INT, DINT, USINT, UINT, Giá trị tối đa
UDINT, REAL
OUT SCALE_X :SINT, INT, DINT, USINT, Ngõ ra đã được chuyển
UINT, UDINT, REAL đổi
NORM_X: REAL
Lưu ý:
 Tham số VALUE trong lệnh SCALE_X được giới hạn trong phạm vi (0.0
<= value <= 1.0)
Nếu tham số VALUE nhỏ hơn 0.0 hoặc lớn hơn 1.0:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

 Giá trị OUT là giá trị của MIN hoặc MAX sao cho phù hợp với kiểu dữ
liệu đã chọn. ENO luôn đúng trong trường hợp này.
 Trong trường hợp này giá trị là giá trị trung gian giữa MIN và MAX.
ENO luôn sai.
 Tham số VALUE trong lệnh NORM_X được giới hạn trong phạm vi (MIN
<= VALUE <= MAX)
 Nếu giá trị VALUE nhỏ hơn MIN hoặc lớn hơn MAX thì giá trị
0.0 <= OUT <= 1.0. ENO luôn đúng.
Bảng 2.42: Điều kiện mã
Trạng thái Điều kiện Kết quả
ENO
1 Không có lỗi Kết quả hợp lệ
0 Kết quả vượt ngoài phạm vi của Kết quả trung gian
kiểu dữ liệu trong OUT
0 Tham số MAX <= MIN SCALE_X:
0 Tham số VALUE = +/- INF hoặc VALUE được đưa ra
+/- NAN OUT

10.8. Các lệnh điều khiển chương trình (program control):


10.8.1. Lệnh nhảy:
Lệnh nhảy rẻ nhánh chương trình đến một đoạn lệnh được đánh dấu
bằng một nhãn. Khi một lệnh nhảy được thực hiện, đỉnh ngăn xếp luôn
luôn có giá trị 1. Nhãn dùng để đánh dấu vị trí cho các lệnh nhảy.
- JMP: Nếu có dòng điện qua một cuộn dây JMP (LAD), hoặc nếu đầu
vào hộp JMP là đúng (FBD), thì chương trình sẽ thực hiện nhảy đến
một nhản mới.
- JMPN: Nếu không có dòng điện qua một cuộn dây JMP (LAD), hoặc
nếu đầu vào hộp JMP là đúng (FBD), thì chương trình sẽ thực hiện
nhảy đến một nhản mới.
- LABEL: Điểm đến nhản cho một JMP hoặc JMPN hướng dẫn nhảy.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.71. Mô tả lệnh

Chương trình ví dụ:

Hình 2.72. Mô tả ví dụ

Khi I0.0 =1 chương trình sẽ nhảy đến nhản CAS1. I0.4 =1 , Q4.1 được reset.
10.8.2. Lệnh RETURN_VALUE(RET):

Hình 2.73. Mô tả lệnh

* Return_value: tham số của lệnh RET

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

* Ngõ vào: kiểu dữ liệu BOOL

Hình 2.74. Mô tả lệnh

Mô tả:
Khi có dòng điện qua cuộn dây RET(LAD) hoặc đầu vào hộp RET là
đúng(FBD), thì chương trình thực hiện khối hiện hành sẽ kết thúc ở điểm đó
và dữ liệu vượt ra ngoài RET sẽ không được thực thi.
Nếu khối hiện hành là một OB, các tham số “Return_value” được bỏ
qua.
Nếu khối hiện hành là một FC hoặc FB, giá trị của các tham số
“Return_value” được thông qua trở lại gọi là giá trị ENO của hộp gọi.
10.9.Nhóm lệnh toán Logic:
10.9.1. AND, OR và XOR:

Hình 2.75. Mô tả lệnh


Bảng 2.43: các thông số
Thông số Kiểu dữ liệu Mô tả
IN1, IN2 BYTE, WORD, DWORD. Logic ngõ vào
OUT BYTE, WORD, DWORD. Logic ngõ ra

Lựa chọn tập hợp kiểu dữ liệu các thông số IN1, IN2, và OUT phải cùng
một kiểu dữ liệu. Các bit tương ứng với giá trị của các thông số IN1 và IN2
được kết hợp để tạo ra một kết quả logic nhị phân, tại tham số OUT. Trong
trường hợp này ENO luôn luôn là TRUE.
10.9.2. Lệnh đảo (INVERT):

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.76. Mô tả lệnh

Bảng 2.44: các thông số

Thông Kiểu dữ liệu Mô tả


số
IN SINT, INT, DINT, USINT, UINT, Yếu tố dữ liệu để đảo
UDINT, BYTE, WORD, DWORD. ngược.
OUT SINT, INT, DINT, USINT, UINT, Ngõ ra đã được đảo.
UDINT, BYTE, WORD, DWORD.

Hình 2.77. Mô tả lệnh

Mô tả:
Khi có tín hiệu ở ngõ vào cho phép, chương trình sẽ thực hiện đảo giá trị
ngõ vào IN, kết quả đưa ra OUT. ENO được đặt lên 1.

10.9.3. Lệnh mã hóa và giải mã (ENCODE and DECODE):


 ENCO: Mã hóa một mẫu bit cho một số nhị phân.
 DECO: Giải mã một số nhị phân cho một mẫu bit.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.78. Mô tả lệnh


Bảng 2.45: các thông số

Thông số Kiểu dữ liệu Mô tả


IN ENCO:BYTE,WORD,DWORD. ENCO: Bit mẫu để mã hóa.
DECO: UNIT. DECO: Giá trị để giải mã.
OUT ENCO: INT. ENCO: giá trị đã hóa mã.
DECO:BYTE, WORD, WORD. DECO: Bit mẫu đã giải mã

Mô tả:
- ENCO: Hướng dẫn mã hóa tham số IN sang số nhị phân tương ứng
với vị trí của các bit quan trọng được đặt ở IN và trả về kết quả ở OUT.
Nếu tham số IN là 00000001 hoặc 00000000, sau đó giá trị 0 được gán
cho OUT. Nếu giá trị của tham số IN là 00000000, ENO là sai (FALSE).
- DECO: Hướng dẫn giải mã một số nhị phân sang tham số IN, bằng
cách thiết lập vị trí bit tương ứng trong tham số OUT là 1(tất cả các bit
được đặt 0). Eno luôn luôn đúng (TRUE). Nếu giá trị của tham số IN vượt
ra ngoài phạm vi cho phép, một module hoạt động để giải nén các bit bên
dưới:
Phạm vi của tham số IN (DECO):
 3 bit IN (giá trị 0-7) được sử dụng để thiết lập vị trí 1 bit trong một
byte OUT.
 4 bit IN (giá trị 0-15) được sử dụng để thiết lập vị trí 1 bit trong một
từ OUT.
 5 bit IN (giá trị 0-31) được sử dụng để thiết lập vị trí 1 bit trong một
từ kép OUT.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Bảng 2.46: Điều kiện mã cho ENCO

DECO IN value DECO OUT value(Decode single bit position)


BYTE OUT (8 bits):
Min.IN 0 00000001
Max.IN 7 10000000

WORD OUT (16 bits):


Min.IN 0 0000000000000001
Max.IN 15 1000000000000000

DWORD OUT (32 bits):


Min.IN 0 00000000000000000000000000000001
Max.IN 31 10000000000000000000000000000000

Trạng thái ENO Điều kiện Kết quả (OUT)


1 Không có lỗi Số bit hợp lệ
0 Ngõ vào là 0 OUT được đặt là 0

10.9.4. SEL:
Gán một trong hai giá trị tham số đầu vào cho tham số OUT, tùy
thuộc vào giá trị của tham số G.

Hình 2.79. Mô tả lệnh

Bảng 2.47: các thông số

Thông Kiểu dữ liệu Mô tả


số

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

G BOOL FALSE: chọn IN0


TRUE: chọn IN1
IN0, IN1 SINT, INT, DINT, USINT, UINT, UDINT, Ngõ vào
REAL, BYTE, WORD, DWORD, TIME, CHAR
OUT SINT, INT, DINT, USINT, UINT, UDINT, Ngõ ra
REAL, BYTE, WORD, DWORD, TIME, CHAR

Hình 2.80. Mô tả lệnh

Khi ngõ vào cho phép EN lên 1, chương trình thực hiên việc chọn
lựa giá trị. Nếu G là TRUE thì IN0 được gán cho OUT ngược lại thì gán IN1
cho OUT. ENO luôn luôn TRUE trong trường hợp này.
10.9.5. MUX:
Gán một trong nhiều giá trị của tham số đầu vào cho tham số
OUT, tùy thuộc vào giá trị của tham số K. Nếu giá trị của tham số K vượt
ngoài phạm vi hợp lệ, OUT được gán một giá trị khác.

Hình 2.81. Mô tả lệnh

Bảng 2.48: các thông số

Thông Kiểu dữ liệu Mô tả


số
K UINT  0: chọn IN0

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

 1: chọn IN1
 ..........
IN0, SINT, INT, DINT, USINT, UINT, UDINT, REAL, Ngõ vào
IN1... BYTE, WORD, DWORD, TIME, CHAR

ELSE SINT, INT, DINT, USINT, UINT, UDINT, REAL, Giá trị thay thế
BYTE,WORD, DWORD, TIME, CHAR (tùy chọn)
OUT SINT, INT, DINT, USINT, UINT, UDINT, REAL, Ngõ ra
BYTE, WORD, DWORD, TIME, CHAR

Hình 2.82. Mô tả lệnh

Khi ngõ vào cho phép EN lên 1, chương trình thực hiên việc chọn
lựa giá trị. Nếu K là TRUE thì IN0 được gán cho OUT, nếu K là FALSE thì
gán IN1 cho OUT. Nếu K ngoài phạm vi hợp lệ thì gán ELSE cho OUT.
ENO = 1 nếu chương trình không có lỗi.
Bảng 2.49: Điều kiện mã
Trạng thái Điều kiện Kết quả (OUT)
ENO
1 Không có lỗi Giá trị IN được gán cho OUT
0 K >=IN  Không cung cấp số khác: Out
không đổi
 Cung cấp số khác: Out được gán
một số khác.

10.10. Lệnh dịch và quay (Shift and Rotate):


10.10.1. Lệnh dịch (Shift):

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Sử dụng lệnh SHIFT để dịch chuyển vị trí bit của tham số IN, phụ
thuộc vào tham số N. Kết quả được đưa ra OUT. Tham số N chỉ định số
lượng vị trí bit dịch chuyển.
 SHR: lệnh dịch phải.
 SHL: lệnh dịch trái.

Hình 2.83. Mô tả lệnh


Bảng 2.50: các thông số

Thông số Kiểu dữ liệu Mô tả


IN BYTE, WORD, DWORD Bit mẫu dùng để dịch
N UNIT Số vị trí bit cần dịch
OUT BYTE, WORD, DWORD Bit mẫu sau khi dịch

Mô tả:
 N=0, không có sự thay đổi xảy ra và giá trị IN được gán cho OUT.
 0 được dịch vào vị trí các bit trống.
 Nếu số lượng vị trí để dịch (N) vượt quá số lượng các bit cho trong
bảng (8 bit cho kiểu dữ liệu BYTE, 16 cho WORD và 32 cho DWORD), sau
đó tất cả các giá trị bit ban đầu được đưa ra ngoài và thay thế bằng số 0 (0
được gán cho OUT).
 Eno luôn luôn TRUE cho các hoạt động dịch.
10.10.2. Lệnh quay (Rotate):
Dùng để thay đổi luân phiên các bit của tham số IN. Kết quả đưa
ra OUT. Tham số N xác định số lượng vị trí bit quay.
 ROL: lệnh quay trái.
 ROR: lệnh quay phải.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.84. Mô tả lệnh


Bảng 2.51: các thông số

Kiểu dữ liệu Mô tả
Thông số
IN BYTE, WORD, DWORD Bit mẫu dùng để
quay
N UNIT Số vị trí bit cần quay
OUT BYTE, WORD, DWORD Bit mẫu sau khi quay
Mô tả:
 Đối với N = 0, không xảy ra sự thay đổi và giá trị IN được gán cho Out.
 Bit dữ liệu luân phiên trong một mặt của giá trị mục tiêu có thể luân
phiên vào mặt khác của giá trị mục tiêu, vì vậy không có giá trị bit ban đầu
bị mất.
 Nếu số lượng vị trí để quay (N) vượt quá số lượng các bit cho trong
bảng(8 bit cho kiểu dữ liệu BYTE, 16 cho WORD và 32 cho DWORD), lệnh
quay vẫn thực hiện bình thường.
 Eno luôn luôn TRUE trong mọi hoạt động quay.

B. CÁC LỆNH MỞ RỘNG:


10.11. Một số lệnh mở rộng:
10.11.1. Đồng hồ và lịch:
10.11.1.1. Ngày và thời gian:
Sử dụng để lên lịch cho chương trình và tính toán thời gian.
 T_CONV: Chuyển đổi các kiểu dữ liệu của giá trị TIME (TIME - DINT
hoặc DINT - TIME).
 T_ADD: Cộng giá trị TIME và DTL (TIME + TIME = TIME hoặc DTL +
TIME = DTL).

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

 T_SUB: Trừ giá trị TIME và giá trị DTL(TIME – TIME = TIME hoặc DTL
– TIME = DTL).
 T_DIFF: Cung sự khác biệt giữa hai giá trị DTL như là giá trị TIME (
DTL – DTL = TIME).
Bảng 2.52: các kiểu dữ liệu

Kiểu dữ liệu Size (bits) Phạm vi hợp lệ


TIME 32
Cấu trúc dữ liệu DTL
Year: UINT 16 1970 - 2554
Month: USINT 8 1 -12
Day: USINT 8 1 – 31
Weekday: USINT 8 1 = Sunday – 7 = Saturday
Hour: USINT 8 0 – 23
Minute: USINT 8 0 – 59
Second:USINT 8 0 – 59
Nanosecond:UDINT 32 0 – 999,999,999

10.11.1.1.1. T_CONV:

Hình 2.85. Mô tả lệnh

Bảng 2.53: các thông số

Thông số Kiểu dữ liệu Mô tả


IN DINT, TIME Giá trị ngõ vào
OUT DINT, TIME Giá trị đã chuyển đổi

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

T_CONV (Time convert): Dùng chuyển đổi một kiểu dữ liệu TIME sang
DINT, hoặc ngược lại.
10.11.1.1.2. T_ADD:

Hình 2.86. Mô tả lệnh


Bảng 2.54: các thông số

Thông số Kiểu dữ liệu Mô tả


IN1 DTL, TIME Giá trị DTL hoặc TIME
IN2 TIME Giá trị TIME thêm vào
OUT DTL, TIME DTL hoặc TIME tổng hợp

T_ADD (Time add): thêm vào giá trị đầu vào IN1(DTL hoặc TIME) giá trị
IN2 (TIME). Tham số OUT cung cấp kết quả có thể là DTL hoặc TIME. Hai
giá trị có thể cùng tồn tại:
TIME + TIME = TIME
DTL + TIME = DTL
10.11.1.1.3. T_SUB:

Hình 2.87. Mô tả lệnh


Bảng 2.55: các thông số

Thông số Kiểu dữ liệu Mô tả


IN1 DTL, TIME Giá trị DTL hoặc TIME
IN2 TIME Giá trị TIME trừ
OUT DTL, TIME DTL hoặc TIME khác biệt

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

T_SUB (Time Subtract): Trừ giá trị IN2 (TIME) cho IN1(DTL hoặc TIME).
Tham số OUT cung cấp giá trị khác biệt như là một DTL hoặc TIME. Hai kiểu
dữ liệu có thể hoạt động là:
TIME - TIME = TIME
DTL - TIME = DTL
10.11.1.1.4. T_DIFF:

Hình 2.88. Mô tả lệnh


Bảng 2.56: các thông số

Thông số Kiểu dữ liệu Mô tả


IN1 DTL Giá trị DTL
IN2 DTL Giá trị DTL trừ
OUT TIME TIME mới T_DIFF (Time
Difference): trừ giá trị IN2 (DTL) cho IN1 (DTL). Kết quả gán cho OUT. Tham
số OUT cung cấp một giá trị khác biệt là giá trị TIME.
DTL - DTL = TIME
Điều kiện mã:
Eno = 1: không có lỗi xảy ra
Eno = 0 và OUT = 0: có lỗi do
 Giá trị DTL không hợp lệ
 Giá trị TIME không hợp lệ
10.11.1.2. Clock:
10.11.1.2.1. WR_SYS_T (Write System Time):
Thiết lập bộ thời gian của hệ thống PLC với giá trị DTL của tham số IN.
Giá trị thời gian không bao gồm múi giờ tại địa phương hoặc chế độ tiết
kiệm thời gian.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.89. Mô tả lệnh

Bảng 2.57: các thông số

Thông số Loại thông Kiểu dữ Mô tả


số liệu
IN IN DTL Thời gian được thiết lập trong
đồng hồ của hệ thống PLC
RET_VAL OUT INT Điều kiện thi hành lệnh

Tham số RET_VAL:
Lỗi lệnh (W#16#....) Điều kiện
0000 Không có lỗi
8081 Năm không hợp lệ
8082 Tháng không hợp lệ
8083 Ngày không hợp lệ
8084 Thông tin giờ không hợp lệ
8085 Thông tin phút không hợp lệ
8086 Thông tin giây không hợp lệ
8087 Thông tin Nano giây không hợp lệ
80B0 Đồng hồ thời gian thực không thành công

10.11.1.2.2. RD_SYS_T (Read System Time):


Đọc thời gian thực từ hệ thống của PLC. Các giá trị thời gian không bao
gồm múi giờ tại địa phương hoặc chế độ tiết kiệm thời gian.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.90. Mô tả lệnh


Bảng 2.58: các thông số

Thông số Loại thông Kiểu dữ Mô tả


số liệu
RET_VAL OUT INT Điều kiện thi hành lệnh
OUT OUT DTL Thời gian thực của hệ thống PLC.

Tham số RET_VAL:

Lỗi lệnh(W#16#...) Điều kiện


0000 Không có lỗi
8222 Kết quả vượt ngoài phạm vi cho phép.
8223 Kết quả không được lưu với kiểu dữ liệu quy định.

10.11.1.2.3. RD_LOC_T (Read Local time):

Hình 2.91. Mô tả lệnh


Bảng 2.59: các thông số

Thông số Loại thông Kiểu dữ Mô tả


số liệu
RET_VAL OUT INT Điều kiện thi hành lệnh

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

OUT OUT DTL Giờ địa phương

Mô tả:
RD_LOC_T(Read Local time): cung cấp thời gian địa phương cho PLC như
là loại dữ liệu DTL.
 Thời gian địa phương được tính bằng cách sử dụng hiệu số múi giờ và
thời gian tiết kiệm ánh sáng có trong đồng hồ của CPU.
 Thời gian tiết kiệm ánh sáng xác định cấu hình các tháng, tuần, ngày và
giờ.
 Cấu hinh thời gian tiêu chuẩn cũng quy định các tháng, tuần, ngày và
giờ.
 Các múi giờ luôn luôn áp dụng cho thời gian của hệ thống. Thời gian
tiết kiệm ánh sáng chỉ áp dụng khi chế độ tiết kiệm thời gian có hiệu lực.
Điều kiện mã:
Eno = 1 nghĩa là không có lỗi xảy ra. ENO = 0 có một lỗi thực thi
xảy ra và một lệnh điều kiện được cung cấp ở ngõ ra RET_VAL.
Tham số RET_VAL:
Lỗi lệnh(W#16#...) Điều kiện
0000 Không có lỗi
8080 Không đọc được thời gian địa phương
10.11.2. STRING + CHAR:
10.11.2.1. Nhóm lệnh chuyển đổi chuổi
10.11.2.1.1. S_CONV:
10.11.2.1.1.1. S_CONV: chuyển đổi từ chuỗi sang số.

Hình 2.92. Mô tả lệnh

Bảng 2.60: các thông số

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Thông Kiểu dữ liệu Mô tả


số
IN STRING Chuỗi ký tự nhập vào
OUT STRING, SINT, INT, DINT, USINT, Kết quả giá trị số
UINT, UDINT, REAL.

Mô tả:
Chuyển đổi các tham số chuỗi IN bắt đầu bằng ký tự đầu tiên và tiếp
tục cho đến kết thúc của một chuỗi, hoặc cho đến khi ký tự đầu tiên gặp
phải không phải là ký tự “0 – 9”, “+”, “-”, hoặc “.”. Giá trị kết quả được
cung cấp ở ngõ ra OUT, sau đó tham số OUT được đặt về 0 và ENO là
FALSE. Nếu không, tham số OUT chứa một giá trị hợp lệ và ENO là
TRUE.
Quy tắc định dạng chuỗi nhập vào:
 Nếu một điểm thập phân nhập được sử dụng trong chuỗi IN, phải sử
dụng ký tự “.”.
 Ký tự “,”, được sử dụng như là dấu phân cách hang ngàn phía bên trái
của điểm thập phân là được phép và bị bỏ qua.
 Không gian hàng đầu được bỏ qua.
 Chỉ điểm cố định là được hỗ trợ. Các ký tự “e” và “E” không được công
nhận là ký tự số mũ.
Bảng 2.61: các thông số Thí dụ
Chuỗi IN Kiểu dữ liệu Giá trị OUT ENO
OUT
“123” 123
“-00456” -456
“123.45” INT / DINT 123
TRUE
“+2345” 2345
“00123AB” 123
“123” REAL 123.0

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

“123.45” 123.45
“1.23e-4” 1.23
“1.23E-4” 1.23
“12,345.67” 12345.67
“3.4e39” 3.4
“-3.4e39” -3.4
“1.17549e-38” 1.1749
“12345” SINT 0
“A123” 0
‘’’’ 0 FALSE
N/A
“++123” 0
“+-123” 0

10.11.2.1.1.2. S_CONV: chuyển đổi từ số sang chuỗi.

Hình 2.93. Mô tả lệnh

Bảng 2.62: các thông số

Thông số Kiểu dữ liệu Mô tả


IN STRING, SINT, INT, DINT, Giá trị số nhập vào
USINT, UINT, UDINT, REAL.
OUT STRING Kết quả chuỗi ký tự

Mô tả:
Giá trị số nguyên, số nguyên không dấu hoặc dấu chấm động IN được
chuyển thành chuỗi ký tự tương ứng ở OUT. Các tham số OUT phải được
tham khảo chuỗi hợp lệ trước khi được thực thi. Một chuỗi giá trị bao gồm

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

chiều dài tối đa của byte đầu tiên, độ dài chuỗi ký tự hiện hành trong byte
thứ hai và chuỗi hiện hành trong byte kế tiếp. Chuyển đổi chuỗi thay thế các
ký tự trong chuyển OUT bắt đầu bằng ký tự đầu tiên và độ dài byte hiện
hành của chuỗi OUT. Chiều dài tối đa byte của chuỗi OUT là không thay đổi.
Bao nhiêu chuỗi được thay thế phụ thuộc vào kiểu dữ liệu của tham số IN và
giá trị số. Số lượng ký tự thay thế phải nằm trong chiều dài chuỗi của tham
số OUT. Chiều dài chuỗi tối đa (byte đầu tiên) của chuỗi OUT có thể được
lớn hơn hoặc bằng số lượng tối đa của chuỗi chuyển đổi dự kiến.
Bảng 2.63: quy định độ dài chuỗi ký tự đối đa cho tưng kiểu dữ liệu

Kiểu dữ liệu Số lượng tối đa Ví dụ Tổng chiều dài


IN của ký tự được chuỗi bao gồm cả
chuyển đổi trong chiều dài tối đa và
OUT. byte hiện hành.
USINT 3 255 5
SINT 4 -128 6
UINT 5 65535 7
INT 6 -32768 8
UDINT 10 4294967295 12
DINT 11 -2147483648 13
Quy tắc định dạng chuỗi ngõ ra:
 Giá trị văn bản từ tham số OUT không được sử dụng ký tự “+” ở hàng
đầu.
 Điểm đại diện cố định được sử dụng (không có ký tự số mũ).
 Ký tự “.” Được sử dụng để đại diện cho các điểm thập phân khi tham số
IN là kiểu dữ liệu REAL.
Bảng 2.64: các thông số thí dụ
Giá trị IN Kiểu dữ liệu IN Chuỗi OUT ENO
123 UINT “123” TRUE
0 UINT “0”
12345678 UDINT “12345678”

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

-INF REAL “INF” FALSE


+INF REAL “INF”
NAN REAL “NAN”

10.11.2.1.2. STRG_VAL:

Hình 2.94. Mô tả lệnh

Bảng 2.65: các thông số

Thông số Loại thông Kiểu dữ liệu Mô tả


số
IN IN STRING Các chuỗi ký tự ASCII để
chuyển đổi
FORMAT IN WORD Tùy chọn định dạng ngõ ra
P IN_OUT UINT IN: chỉ số ký tự đầu tiên
để chuyển đổi (ký tự đầu
tiên = 1)
OUT: chỉ số ký tự tiếp
theo sau khi chuyển đổi kết
thúc
OUT OUT SINT, INT, DINT, Giá trị số đã chuyển đổi.
USINT, UINT,
UDINT, REAL

Mô tả:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Chuyển đổi một ký tự số cho số nguyên tương ứng hoặc điểm đại diện
nổi. Chuyển đổi bắt đầu trong chuỗi ký tự IN tại P và tiếp tục cho đến cuối
chuỗi, hoặc cho đến khi ký tự đầu tiên gặp phải không phải là “+”, “-“, “,”,
“.”, “e”, hoặc “0 - 9”. Kết quả được đặt tại vị trí quy định tại tham số OUT.
Tham số P cũng quay trở lại như là một số bổ xung trong chuỗi gốc tại vị
trí mà việc chuyển đổi chấm dứt. Dữ liệu STRING phải được khởi tạo
trước khi thực hiện như là một chuỗi giá trị trong bộ nhớ.
Tham số STRG_VAL FORMAT:
Tham số FORMAT cho STRG_VAL được định nghĩa dưới đây. Các bit
không sử dụng được đặt về 0:

Bit Bit Bit Bit


16 8 7 0
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 f r

f = Ký hiệu định dạng


1= ký hiệu hàm mũ
0 = ký hiệu điểm cố định
r = Định dạng điểm thập phân
1 = “,” (ký tự dấu phẩy)
0 = “.” (ký tự dấu chấm)

Bảng 2.66: Tham số FORMAT cho STRG_VAL

FORMAT (W#16#) Ký hiệu định dạng Điểm thập phân đại diện
0000(mặc định) Điểm cố định “.”
0001 “,”
0002 Số mũ “.”
0003 “,”
0004 to FFFF Giá trị không hợp pháp

Quy định cho chuyển đổi STRG_VAL:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

 Nếu ký tự dấu chấm “.” được sử dụng cho điểm thập phân, thì dấu phẩy
“,” bên trái của dấu thập phân được hiểu là ký tự phân cách hàng ngàn. Các
ký tự dấu phẩy được chấp nhận và được bỏ qua.
 Nếu ký tự dấu phẩy “,” được sử dụng cho điểm thập phân, thì dấu chấm
“.” bên trái của dấu thập phân được hiểu là ký tự phân cách hàng ngàn. Các
ký tự dấu chấm được chấp nhận và được bỏ qua.
 Không gian hàng đầu được bỏ qua.
Bảng 2.67: các thông số thí dụ

Chuỗi IN FORMAT Kiểu dữ liệu Giá trị OUT ENO


(W#16#...) OUT
“123” 0000 123
“-00456” 0000 -456
“123.45” 0000 INT / DINT 123
“+2345” 0000 2345
“00123AB” 0000 123
“123” 000 123.0
“123.45” 0000 123.45
“1.23e-4” 0000 1.23
TRUE
“1.23E-4” 0000 1.23
“1.23E-4” 0002 1.23E-4
“12,345.67” 0000 REAL 12345.67
“12,345.67” 0001 12.345
“3.4e39” 0002 +INF
“-3.4e39” 0002 -INF
“1.17549e- 0002 0.0
38”
“12345” N/A SINT 0
“A123” N/A 0
‘’’’ N/A 0 FALSE
N/A
“++123” N/A 0
“+-123” N/A 0

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

10.11.2.1.3. VAL_ STRG:

Hình 2.95. Mô tả lệnh

Bảng 2.68: các thông số

Thông số Loại thông Kiểu dữ liệu Mô tả


số
IN IN SINT, INT, Gía trị để chuyển đổi
DINT, USINT,
UINT, UDINT,
REAL
SIZE IN USINT Số ký tự được ghi vào chuỗi
OUT
PREC IN USINT Độ chính xác hoặc kích
thước. không bao gồm số
lượng các điểm thập phân
FORMAT IN WORD Tùy chọn định dạng ngõ ra
P IN_OUT UINT IN: Chỉ số cho chuỗi ký tự
OUT đầu tiên phải được
thay thế (ký tự đầu = 1)
OUT: Chỉ số chuỗi ký tự
OUT tiếp theo sau khi thay
thế
OUT OUT STRING Chuỗi đã chuyển đổi

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Mô tả:
Chuyển đổi một số nguyên, số nguyên không dấu hoặc dấu chấm
động thành các ký tự tương ứng với chuỗi đại diện. Giá trị được đại diện
bởi tham số IN chuyển đổi thành một chuỗi tham chiếu bởi tham số OUT.
Các tham số OUT phải là một chuỗi hợp lệ trước khi lệnh chuyển đổi
được thực hiện. Chuỗi ký sẽ thay thế các ký tự trong OUT chuỗi bắt đầu
từ ký tự bù đắp số P với số ký tự được quy định bởi tham số SIZE. Số
lượng ký tự trong SIZE phải nằm trong độ dài chuỗi OUT kể từ vị trí ký tự
P.
Thông số PREC quy định cụ thể chính xác số lượng chữ số cho
các phần phân đoạn trong chuỗi. Nếu giá trị tham số IN là số nguyên, thì
PREC quy định cụ thể vị trí của điểm thập phân. Ví dụ: nếu giá trị dữ liệu
là 123 và PREC = 1, thì kết quả PREC là “12,3”. Hỗ trợ tối đa chính xác
cho kiểu dữ liệu REAL là 7 chữ số.
Nếu tham số P lớn hơn kích thước hiện tại của chuỗi OUT, sau đó
các không gian được thêm vào, lên vị trí của P, và kết quả được nối vào
cuối của chuỗi. chuyển đổi kết thúc nếu chuỗi OUT đạt được chiều dài tối
đa.
Tham số VAL_STRG FORMAT:
Tham số FORMAT cho VAL_ STRG được định nghĩa dưới đây.
Các bit không sử dụng được đặt về 0:

Bit Bit Bit Bit


16 8 7 0
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 s f r

s = số ký tự nhập vào.
1 = sử dụng ký tự “+” và “-”
0 = sử dụng ký tự “-”

f = ký hiệu định dạng


1 = ký hiệu hàm mũ

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

0 = ký hiệu điểm cố định


r = định dạng điểm thập phân
1 = “,”
0 = “.”

Bảng 2.69: Tham số FORMAT cho VAL_ STRG

FORMAT(W#16#) Số ký tự nhập Ký hiệu định Điểm thập


dạng phân đại
diện
0000 Chỉ “-” Điểm cố định “.”
0001 “,”
0002 Hàm mũ “.”
0003 “,”
0004 “+” và “-” Điểm cố định “.”
0005 “,”
0006 Hàm mũ “.”
0007 “,”
0008 to FFFF Giá trị không hợp lệ

Quy tắc định dạng chuỗi tham số OUT:


 Ký tự hàng đầu của không gian được thêm vào một phần ở tận cùng
bên trái của chuỗi khi chuyển đổi chuỗi nhỏ hơn kích thước quy định.
 Khi tham số FORMAT nhập vào bit FALSE, không đánh dấu và ký kết
các giá trị dữ liệu số nguyên được ghi vào bộ đệm ngõ ra mà không có ký tự
“+” đầu hàng. Ký tự “-” được sử dụng nếu được yêu cầu.
<leading spaces><digits without zeroes>’.’<PREC digits>
 Khi bit nhập vào là TRUE,không đánh dấu hoặc ký kết các kiểu dữ liệu
số nguyên được ghi vào bộ đệm ngõ ra luôn luôn với một ký tự đầu hàng.
<leading spaces><sign><digits without zeroes>’.’<PREC digits>
 Khi FORMAT được thiết lập ký hiệu là hàm mũ. Giá trị dữ liệu số thực
được ghi vào bộ đệm ngõ ra như:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

<leading spaces><sign><digit>’.’<PREC digits>’E’<sign><digits without


leading zero>
 Khi FORMAT được thiết lập ký hiệu là điểm cố định, số nguyên,
unsigned integer, và giá trị loại dữ liệu số thực vào bộ đệm ngõ ra như:
<leading spaces><sign><digits without leading zeroes>’.’<PREC digits>
 Số 0 hàng đầu bên trái của điểm thập phân(ngoại trừ chữ số liền kề điểm
thập phân) là bị chặn lại.
 Các giá trị bên phải của điểm thập phân được làm tròn để phù hợp với số
lượng các chữ số bên phải của điểm thập phân được chỉ định bởi các
tham số PREC.
 Kích thước của chuỗi ngõ ra tối thiểu là 3 byte nhiều hơn số lượng chữ số
ở bên phải của điểm thập phân.
Điều kiện mã:
Khi gặp phải lỗi trong hoạt động chuyển đổi thì:
 Eno được đặt về 0
 OUT được đặt về 0 hoặc không thay
đổi.
Bảng 2.70: Điều kiện mã
Trạng thái ENO Mô tả
1 Không có lỗi
0 Không được phép hoặc tham số không hợp lệ; ví dụ
truy cập đên một DB không tồn tại
0 Chuỗi không hợp pháp khi giá trị lớn nhất của chuỗi là 0
-255
0 Chuỗi không hợp pháp khi chuỗi hiện hành lớn hơn
chiều dài tối đa cho phép
0 Số lượng giá trị chuyển đổi quá lớn cho kiểu dữ liệu
OUT đã quy định.
0 Kích thước tối đa của tham số chuỗi OUT phải đủ lớn
để chấp nhận các ký tự được quy định bởi SIZE, bắt
đầu từ vị trí tham số P

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

0 P không đúng khi giá trị P = 0 hoặc P lớn hơn chiều dài
chuỗi hiện tại.
0 Tham số SIZE phải lớn hơn tham số PREC.

Bảng 2.71:Thí dụ:


Các thí dụ dựa trên một chuỗi OUT khởi tạo như sau:
“current temp = xxxxxxxxx C”; với x là các ký tự đại diện cho các ký tự
không gian phân bổ cho các giá trị chuyển đổi.

Giá trị IN Kiểu dữ P SIZE FORMAT PREC Chuỗi OUT ENO


liệu (W#16#..)
123 UINT 16 10 0000 0 Current Temp = xxxx123 C
0 UINT 16 10 0000 2 Current Temp = xxxx0.00 C
12345678 UDINT 16 10 0000 3 Current Temp =
xxxx12345.678 C
12345678 UDINT 16 10 0001 3 Current Temp =
TRUE
xxxx12345,678 C
123 INT 16 10 0004 0 Current Temp = xxxx+123 C
-123 INT 16 10 0004 0 Current Temp = xxxx-123 C
-0.00123 REAL 16 10 0004 4 Current Temp = xxxx-0.0012 C
-0.00123 REAL 16 10 0006 4 Current Temp = -1.2300E-3 C
-INF REAL 16 10 N/A 4 Current Temp = xxxx-INF C
+INF REAL 16 10 N/A 4 Current Temp = xxxx+INF C
FALSE
NAN REAL 16 10 N/A 4 Current Temp = xxxxNAN C
12345678 UDINT 16 6 N/A 3 Current Temp = xxxx C

X: khoảng trống
-/+INF: âm/dương vô hạn
NAN: hoạt động toán không hợp lệ
10.11.2.2. Nhóm lệnh hoạt động chuỗi:
 LEN

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.96. Mô tả lệnh


Bảng 2.72: Các thông số
Thông số Loại thông số Kiểu dữ liệu Mô tả
IN IN STRING Chuỗi nhập vào
OUT OUT USINT Số ký tự hợp lệ của chuỗi IN

Đo chiều dài của chuỗi hiện tại tại ngõ ra OUT. ENO luôn luôn TRUE
trong trường hợp này.
 CONCAT

Hình 2.97. Mô tả lệnh


Bảng 2.73: Các thông số

Thông số Loại thông số Kiểu dữ liệu Mô tả


IN1 IN STRING Chuỗi nhập vào thứ 1
IN2 IN STRING Chuỗi nhập vào thứ 2
OUT OUT STRING Ghép (chuooix1 + chuỗi 2)

Ghép hai chuỗi ngõ vào thành một chuỗi mới, kết quả gán cho OUT. Sau
khi ghép chuỗi 1 ở bên trái và chuỗi 2 ở bên phải. nếu chuỗi kết hợp dài hơn
chiều dài tối đa, chuỗi kết quả được giới hạn chiều dài tối đa và ENO được
đặt về 0.
Bảng 2.74: Điều kiện mã ENO
ENO Điều kiện OUT

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

1 Không phát hiện lỗi Ký tự hợp lệ


0 Chuỗi không hợp lệ Chiều dài hiện tại
Chiều dài của IN1, IN2 và OUT không hợp lệ được đặt xuống 0
Chiều dài của IN1, IN2 và OUT là 0 hoặc 255
Kết quả sau khi ghép chuỗi lớn hơn so với Kết quả là chuooic ký
độ dài tối đa của OUT tự được sao chép cho
đến khi đạt chiều dài
tối đa của OUT.

 LEFT

Hình 2.98. Mô tả lệnh


Bảng 2.75: Các thông số

Thông số Loại thông số Kiểu dữ liệu Mô tả


N IN STRING Chuỗi nhập vào
L IN INT Số ký tự được trích
OUT OUT STRING Chuỗi ngõ ra

Cung cấp L ký tự đầu tiên của chuỗi IN


 Nếu L lớn hơn chiều dài hiện hành của chuỗi IN, toàn bộ chuỗi IN
được gán cho OUT
 Nếu chuỗi IN rỗng, thì chuỗi OUT là chuỗi rỗng
 Nếu L là số âm hay 0, chuỗi rỗng được gán cho OUT và ENO được
đặt về 0.
Bảng 2.76: Điều kiện mã ENO

ENO Điều kiện OUT


1 Không phát hiện lỗi Ký tự hợp lệ
0 Chuỗi không hợp lệ Chiều dài hiện tại được

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Chiều dài của IN1 hoặc OUT không hợp đặt xuống 0
lệ
L <= 0
Chiều dài của IN1 hoặc OUT là 0 hoặc
255(chuỗi không hợp lệ)
Chiều dài chuỗi con (L) lớn hơn so với Ký tự được sao chép
độ dài tối đa của OUT đến khi đạt chiều dài tối
đa của OUT.

 RIGHT

Hình 2.99. Mô tả lệnh


Bảng 2.77: Các thông số

Thông số Loại thông số Kiểu dữ liệu Mô tả


N IN STRING Chuỗi nhập vào
L IN INT Số ký tự được trích
OUT OUT STRING Chuỗi ngõ ra

Cung cấp L ký tự cuối cùng của chuỗi.


 Nếu L lớn hơn chiều dài chuỗi hiện hành của chuỗi IN, toàn bộ chuỗi
IN được trả về cho tham số OUT.
 Nếu chuỗi IN rỗng, một chuỗi rỗng trả về cho OUT.
 Nếu L là số âm hay 0, chuỗi rỗng được trả về cho OUT và ENO được
đặt xuống 0
Bảng 2.78: Điều kiện mã ENO:

ENO Điều kiện OUT


1 Không phát hiện lỗi Ký tự hợp lệ

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

0 Chuỗi không hợp lệ Chiều dài hiện tại được


Chiều dài của IN1 hoặc OUT không hợp đặt xuống 0
lệ
L <= 0
Chiều dài của IN1 hoặc OUT là 0 hoặc
255(chuỗi không hợp lệ)
Chiều dài chuỗi con (L) lớn hơn so với Ký tự được sao chép
độ dài tối đa của OUT đến khi đạt chiều dài tối
đa của OUT.

 MID

Bảng 2.79: Các thông số

Thông số Loại thông số Kiểu dữ liệu Mô tả


N IN STRING Chuỗi nhập vào
L IN INT Số ký tự được trích
P IN INT Vị trí đầu tiên của
chuỗi được trích
OUT OUT STRING Chuỗi ngõ ra

Cung cấp phần giữa của chuỗi, các chuỗi con là chiều dài L ký tự và bắt
đầu từ vị trí ký tự P.
 Nếu tổng chiều dài của L và P vượt quá chiều dài hiện tại của chuỗi
IN, một chuỗi con được được trả về bắt đầu từ vị trí ký tự P đến hết
chuỗi IN.
 Nếu vị trí ký tự P nằm ngoài chiều dài chuỗi IN, thì chuỗi rỗng được trả
về cho OUT và ENO được đặt xuống 0.
 Nếu các thông số L và P là bằng 0 hay số âm, chuỗi rỗng được trả về
OUT và ENO được đặt xuống 0.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Bảng 2.80: Điều kiện mã ENO

ENO Điều kiện OUT


1 Không phát hiện lỗi Ký tự hợp lệ
0 Chuỗi không hợp lệ Chiều dài hiện tại được
Chiều dài của IN1 hoặc OUT không hợp đặt xuống 0
lệ
L <= 0 hoặc P <= 0
P lớn hơn chiều dài tối đa của IN
Chiều dài của IN1 hoặc OUT là 0 hoặc
255(chuỗi không hợp lệ)
Chiều dài chuỗi con (L) lớn hơn so với Ký tự được sao chép
độ dài tối đa của OUT đến khi đạt chiều dài tối
đa của OUT.

 DELETE

Thông số Loại thông số Kiểu dữ liệu Mô tả


N IN STRING Chuỗi nhập vào
L IN INT Số ký tự được xóa
P IN INT Vị trí ký tự đầu tiên
được xóa.
OUT OUT STRING Chuỗi ngõ ra

Xóa L ký tự của chuỗi IN. Xóa ký tự bắt đầu từ vị trí ký tự P, và chuỗi con
là phần còn lại cung cấp cho OUT.
 Nếu L = 0. Chuỗi IN được gán cho OUT và ENO là TRUE.
 Nếu P lớn hơn độ dài chuỗi hiện tại, chuỗi IN được gán cho OUT và
ENO = FALSE.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

 Nếu tổng L và P lớn hơn chiều dài chuỗi hiện tại, chuỗi được xóa hoàn
toàn.
 Nếu L là âm hay P bằng 0 hoặc âm, chuỗi rỗng được gán cho OUT.
ENO = FALSE.

Bảng 2.81: Điều kiện mã ENO

ENO Điều kiện OUT


1 Không phát hiện lỗi Ký tự hợp lệ
0 P lớn hơn chiều dài tối đa của IN IN được sao chép vào
OUT không có ký tự bị
xóa
Chuỗi không hợp lệ Chiều dài hiện tại được
Chiều dài tối đa của IN hoặc OUT không đặt xuống 0
hợp lệ
L <= 0 hoặc P <= 0
Chiều dài của IN1 hoặc OUT là 0 hoặc
255(chuỗi không hợp lệ)
Chiều dài chuỗi kết quả sau khi bị xóa Ký tự được sao chép
lớn hơn chiều dài tối đa của chuỗi OUT đến khi đạt chiều dài tối
đa của OUT.

 INSERT

Hình 2.100. Mô tả lệnh


Bảng 2.82: Các thông số

Thông số Loại thông số Kiểu dữ liệu Mô tả


IN1 IN STRING Chuỗi ký tự

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

IN2 IN STRING Chuỗi để chèn


P IN INT Vị trí chèn
OUT OUT STRING Chuỗi kết quả

Chèn chuỗi IN2 vào chuỗi IN1, bắt đầu chèn sau vị trí ký tự P.
 Nếu P lớn hơn độ dài chuỗi IN1, chuỗi IN2 được nối vào chuỗi IN1 và
ENO = FALSE
 Nếu P là số âm hay 0, chuỗi rỗng được trả về cho OUT và ENO =
FALSE.
 Nếu chiều dài chuỗi kết quả dài hơn chiều dài tối đa cho phép của
tham số OUT, chuỗi kết được giới hạn bởi chiều dài tối đa của tham
số OUT và ENO = FALSE.
Bảng 2.83: Điều kiện mã ENO

ENO Điều kiện OUT


1 Không phát hiện lỗi Ký tự hợp lệ
0 P lớn hơn chiều dài của IN1 IN2 được nối với IN1
sau ký tự cuối cùng
của chuỗi IN1
P <= 0 Chiều dài hiện tại được
Chuỗi vào không hợp lệ đặt xuống 0
Chiều dài lớn nhất của IN1, IN2 hoặc
OUT không hợp lệ.
Chiều dài của IN1, IN2 hoặc OUT là 0
hoặc 255(chuỗi không hợp lệ)
Chiều dài chuỗi kết quả sau khi chèn Ký tự được sao chép
lớn hơn chiều dài tối đa của chuỗi OUT đến khi đạt chiều dài tối
đa của OUT.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

10.11.3. GET_ERROR:

Hình 2.101. Mô tả lệnh


Bảng 2.84: Các thông số
Thông số Kiểu dữ liệu Mô tả
ERROR ErrorStruct Lỗi cấu trúc dữ liệu

Bảng 2.85: Kiểu dữ liệu “ErrorStruct”

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Nguyên tắc hoạt động:


Theo mặc định, PLC sẽ ngăn chặn một lỗi thực hiện bằng cách đăng
nhập một lỗi trong đệm chuẩn đoán và chuyển sang chế độ STOP. Tuy
nhiên, nếu dùng lệnh “GetError” trong một khối mã lệnh. Khối này thực
hiện việc thiết lập để xử lý lỗi trong khối. Trong trường hợp này, PLC
không đăng nhập lỗi vào đệm chuẩn đoán và không chuyển sang chế độ
STOP. Thay vào đó, những thông tin lỗi được chuyển đến ngõ ra của
“GetError”. Thông thường lỗi đầu tiên là quan trọng nhất, các lỗi phía sau
là hậu quả của lỗi đầu tiên.
Việc thực hiện đầu tiên của lệnh “GetError” trong khối trả về

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Hình 2.102. Mô tả lệnh


Mô tả:
Khi có lỗi xảy ra, lệnh “GetError” trả thông tin lỗi về cho các địa chỉ tạo
ra “#error” cấu trúc tại đầu ra ERROR. Các thông tin về loại lỗi được chuyển
đổi và đánh giá bằng hoạt động so sánh “==”, giá trị đầu tiên là loại lỗi được
trả về và giá trị thứ hai là giá trị “1” được lưu trong thẻ "substitute". Nếu lỗi
này là lỗi đọc và điều kiện so sánh là TRUE, ngõ ra “#out” và “OK” được đặt
xuống 0.

* Lệnh giao tiếp (communications)

10.11.4. TSEND_C:

Hình 2.103. Mô tả lệnh

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Bảng 2.86: Các thông số

Chúng ta có thể kiểm tra trạng thái làm việc với các thông số BUSY, DONE,
ERROR và STATUS. Các tham số BUSY chỉ tình trạng xử lý. Với tham số
DONE, chúng ta có thể kiểm tra một công việc có được thực hiện thành
công hay không? Các tham số ERROR được thiết lập khi lỗi xảy ra trong
quá trình thực hiện lênh TSEND_C. Các thông tin lỗi là ngõ ra của tham số
STATUS.
Bảng 2.87: Các thông số DONE, BUSY và ERROR:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Bảng 2.88: Các thông số ERROR và STATUS

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Mô tả:
TSEND_C là không đồng bộ và có các chức năng sau đây:
 Cài đặt và thiết lập kết nối truyền thông:
TSEND_C cài đặt một TCP(Transmission Control Protocol) hoặc
ISO-on-TCP (ISO là viết tắt của International Organization for
Standardization) và thiết lập nó. Sau khi kết nối được cài đặt và thiết
lập, nó sẽ tự động được duy trì và giám sát bởi CPU (Central
Processing Unit). Thông số CONNECT được sử dụng để thiết lập kết
nối truyền thông, các thông số CONT được đặt lên giá trị “1”. Khi một
kết nối được thực hiện thành công thông số DONE cho chu ký quét đặt
lên “1”.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Khi CPU chuyển sang chế độ STOP kết nối hiện tại kết thúc và
thiết lập kết nối bị loại bỏ. TSEND_C phải được thực hiện lại để kết nối
có hiệu lực.
 Truyền dữ liệu qua kết nối truyền thông hiện có:
Thông số DATA chỉ khu vực được gửi bao gồm cả địa chỉ và độ
dài của dữ liệu được truyền đi. Khi phát hiện có một xung cạnh lên ở
REQ việc truyền sẽ được thực hiện. Thông số LEN chỉ định số lượng
tối đa các byte gửi đi với một lần truyền. Các dữ liệu truyền không
được chỉnh sửa cho đến khi việc truyền hoàn thành. Nếu thực hiện
thành công, thông số DONE được thiết lập giá trị “1”.
 Kết thúc kết nối truyền thông:
Khi tín hiệu CONT có giá trị “0” kết nối truyền thông kết thúc. Khi
tín hiệu COM_RST có giá trị “1”, TSEND_C chấm dứt kết nối và dữ liệu
đang truyền sẽ bị mất.
10.11.5. TRCV_C:

Hình 2.104. Mô tả lệnh

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Bảng 2.89: Các thông số

Tương tự lệnh TSEND_C chúng ta cũng có thể kiểm tra trạng thái làm
việc với các thông số BUSY, DONE, ERROR và STATUS. Các tham số
BUSY chỉ tình trạng xử lý. Với tham số DONE, chúng ta có thể kiểm tra một
công việc có được thực hiện thành công hay không? Các tham số ERROR
được thiết lập khi lỗi xảy ra trong quá trình thực hiện lênh TSEND_C. Các
thông tin lỗi là ngõ ra của tham số STATUS
Bảng 2.90: Các thông số DONE, BUSY và ERROR:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Bảng 2.91: Các thông số ERROR và STATUS:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Mô tả:
TRCV_C là không đồng bộ và có các chức năng sau đây:
 Cài đặt và thiết lập kết nối truyền thông:
TRCV_C cài đặt một TCP(Transmission Control Protocol) hoặc ISO-on-
TCP (ISO là viết tắt của International Organization for Standardization) và thiết lập nó.
Sau khi kết nối được cài đặt và thiết lập, nó sẽ tự động được duy trì và
giám sát bởi CPU (Central Processing Unit). Thông số CONNECT được sử
dụng để thiết lập kết nối truyền thông, các thông số CONT được đặt lên
giá trị “1”. Khi một kết nối được thực hiện thành công thông số DONE
cho chu ký quét đặt lên “1”.
Khi CPU chuyển sang chế độ STOP kết nối hiện tại kết thúc và
thiết lập kết nối bị loại bỏ. TRCV_C phải được thực hiện lại để kết nối
có hiệu lực.
 Nhận dữ liệu qua kết nối truyền thông hiện có:
Khi tín hiệu EN_R được thiết lập lên “1”, bắt đầu nhận các dữ
liệu. các dữ liệu nhận được nhập vào khu vực tiếp nhận. Độ dài của
khu vực tiếp nhận phụ thuộc vào các biến thể giao thức được sử dụng

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

hoặc thông số LEN (nếu LEN <>0) hoặc thông tin chiều dài của thông
số DATA (nếu LEN = 0). Sau khi dữ liệu đã được nhận thành công, tình
trạng tín hiệu thông số DONE có giá trị là “1”. Nếu có lỗi trong quá trình
truyền dữ liệu, thông số DONE có giá trị là “0”.
 Chấm dứt kết nối truyền thông:
Các kết nối truyền thông kết thúc khi các thông số CONT được
thiết lập là “0”. Khi tín hiệu COM_RST có giá trị “1”, TRCV_C chấm dứt
kết nối và dữ liệu đang nhận sẽ bị mất.
Bảng 2.92: Chế độ tiếp nhận dữ liệu của TRCV_C:

10.11.6. PID_Compact.

Hình 2.105. Mô tả lệnh

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Bảng 2.93: Các thông số

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Bảng 2.94: Chế độ hoạt động:


Phương thức hoạt động Mô tả
Không hoạt động Khi chương trình được tải xuống CPU lần

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

đầu tiên các “PID_Compact” được cấu


hình. Bộ điều khiển PID vẫn ở chế độ
“không hoạt động”, trong trường hợp này
chế độ “tự điều chỉnh trong quá trình khởi
động” được thực hiện trong cửa sổ hoạt
động.
Trong quá trình hoạt động khi có lỗi xảy ra
hoạt “controller stop” , bộ điều khiển PID
chuyển sang chế đôi “ngừng hoạt động”.
Tự điều chỉnh trong quá Việc “tự điều chỉnh trong quá trình khởi
trình khởi động / tự điều động” hay “tự điều chỉnh tại điểm hoạt
chỉnh tại các điểm khởi động” được thực thi khi hàm này được gọi
động trong cửa sổ lệnh.
Chế độ tự động Trong chế độ tự động, các “PID_Compact”
là công nghệ chỉnh sửa đối tượng các vòng
điều khiển theo thông số xác định. Những
thay đổi điều khiển trong chế độ tự động
được thực thi khi thỏa các điều kiện sau:
 Chế độ “tự điều chỉnh trong quá trình
khởi động” đã được hoàn tất.
 Chế độ “tự điều chỉnh tại điểm hoạt
động” được hoàn tất.
Nếu hộp kiểm tra “Use manual PID
parameters” chọn các thông số PID trong
cửa sổ cấu hình. Các "sRet.i_Mode" được
thiết lập giá trị 3.
Chế độ bằng tay Các biến thao tác có thể được thiết lập
bằng tay nếu bộ điều khiển PID được vận
hành ở “chế độ bằng tay”.
Chế độ dung tay có thể được chọn như
sau:
 Chọn giá trị TRUE tại tham số

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

“Manual Enable”
 Chọn
“Manual manipulated variable” trong
cửa sổ hiện hành.

10.11.7. Các lệnh về ngắt.


10.11.7.1. ATTACH

Hình 2.106. Mô tả lệnh

Bảng 2.95: Các thông số


Thông số Loại thông số Kiểu dữ liệu Mô tả

OB_NR OB_ATT Khối tổ chức

EVENT EVENT_ATT Sự kiện ngắt

ADD BOOL  ADD = 0 (mặc định)-


sự kiện này thay thế
tất cả tập hợp trước đó
IN
cho OB

 ADD = 1 - Sự kiện này


được thêm vào tập
hợp trước đó cho OB.

RET_VAL OUT INT Tình trạng chỉ thị

Bảng 2.96: Tham số RET_VAL:


RET_VAL Điều kiện
0 Không có lỗi
8090 OB không tồn tại

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

8091 OB là không đúng


8093 Sự kiện ngắt không tồn tại

10.11.7.2. DETACH

Hình 2.107. Mô tả lệnh


Bảng 2.97: Các thông số

Thống số Loại thông số Kiểu dữ liệu Mô tả


OB_NR IN OB_ATT Khối tổ chức

EVENT IN EVENT_ATT Sự kiện cấm ngắt

RET_VAL OUT INT Tình trạng chỉ thị

Bảng 2.98: Tham số RET_VAL


RET_VAL Điều kiện
0 Không có lỗi
1 Không tồn tại phân chia
8090 OB không tồn tại
8091 OB là không đúng
8093 Sự kiện cấm ngắt không tồn tại

10.11.8. Lệnh về xung: CTRL_PWM

Hình 2.108. Mô tả lệnh

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Bảng 2.99: Các thông số


Thông số Loại Kiểu Giá trị Mô tả
thông số dữ liệu ban
đầu
PWM IN WORD 0 PWM định danh:
Tên của máy phát xung sẽ
được kích hoạt trở thành thẻ
trong các “hằng số” bảng Tag
và sẽ có sẵn để sử dụng như
là tham số PWM

ENABLE IN BOOL 0 1 = bắt đầu tạo ra xung


0 = ngừng tạo ra xung
BUSY OUT BOOL Chức năng bận rộn
STATUS OUT WORD 0 Điều kiện thực hiện mã

Hoạt động:
Một khối dữ liệu (DB) được sử dụng bởi lệnh CTRL_PWM để lưu trữ
thông tin số. Khi đặt lệnh CTRL_PWM vào trình soạn thảo chương trình,
một DB sẽ được chỉ định. Các khối dữ liệu không thay đổi thông số một
cách riêng biệt, mà được điều khiển bởi CTRL_PWM.
Khi ngõ vào cho phép EN là TRUE, CTRL_PWM bắt đầu hoặc kết thúc
tùy thuộc vào giá trị của thông số ENABLE, chiều rộng của xung được xác
định bởi giá trị của địa chỉ Q liên kết xuất từ ngõ ra.
Trong quá trình thực thi lệnh CTRL_PWM, tham số BUSY luôn luôn
FALSE. Nếu phát hiện lỗi trong quá trình hoạt động, ENO được thiết lập là
FALSE và STATUS chứa tham số trạng thái mã.

Bảng 2.100: Các Trạng thái mã:


Giá trị STATUS Điều kiện
0 Không có lỗi
80A1 PWM định danh một địa chỉ không hợp lệ PWM.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Chương II: Lập trình ứng dụng PLC S7 – 1200

1. Ứng dụng 1: Điều khiển băng truyền đóng gói trái cây.

Hình 3.1. Mô tả hệ thống


a. Mô tả hoạt động của hệ thống.
Khi ấn START hay I0.0 = 1, bằng truyền hộp sẽ di chuyển. Nhờ cảm
biến vị trí, băng truyền hộp dừng lại khi hộp đã vào đúng vị trí. Mạch đếm
số hộp hoạt động (số hộp có thể đặt trước). Sau đó bằng truyền trái cây
sẽ di chuyển các trái cây sẽ rơi vào hộp. Cảm biến thứ hai sẽ đến đúng 3
quả (số trái cây có thể đặt trước), băng truyền trái cây sẽ dừng và băng
truyền hộp lại bắt đầu di chuyển. Hệ thống lặp đi lặp lại cho đến khi đếm
đủ số hộp đặt trước hoặc nút STOP được ấn hay I0.1 = 1.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Trong khi hệ thống đang hoạt động ấn nút RESET (I0.2 =1) hệ thống sẽ
chạy lại từ đầu.
b. Yêu cầu phần cứng.
- Đối với hệ thống đóng gói trái cây được nêu ở phần a. , cần có
hai bộ cảm biến để xác định vị trí hộp và cảm biến có trái cây. Để xác
định vị trí vị trí hộp và xác định có trái cây người ta có thể dùng nhiều loại
cảm biến khác nhau. Tuy nhiên trong phần báo cáo này, cảm biến hồng
ngoại được sử dụng để xác định số trái cây và vị trí hộp.
- Cơ cấu truyền động: có nhiều phương án như dùng động cơ,
dùng khí nén, thủy lực...Trong bài này, động cơ DC được sử dụng để
vận hành băng truyền.
c. Sơ đồ đấu dây.
Sơ đồ kết nối các I/O của PLC được trình bày trong (Hinh c).

Hinh 3.2 Sơ đồ kết nối PLC với các băng truyền và các nút ấn.

Trong đó các số hiệu của PLC được qui định trong bảng sau:
Ngõ vào Ngõ ra
I0.0 Nút ấn start Q0.0 Băng truyền hộp
I0.1 Nút ấn stop Q0.1 Băng truyền trái cây

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

I0.2 Nút Reset


I0.3 Cảm biến hộp
I0.4 Cảm biến số trái cây

d. Sơ đồ thiết kế phần cứng.


 Mạch cảm biến:

Hinh 3.3. Sơ đồ mạch cảm biến hồng ngoại


Mạch cảm biến vị trí hộp và cảm biến có trái cây được bày trình trong
(hình d.1)
Trong đó:
o D1: led phát hồng ngoại.
o D2: led thu hồng ngoại.
o D3: Diode bảo vệ transistor Q1A
o VR: biến trở chỉnh độ nhạy của cảm biến.
Bộ cảm biến hoạt động theo kiểu thu phát thấu xạ. Tức là led phát
và led thu hồng ngoại được đặt đối xứng với nhau. Bình thường led thu
nhận ánh sáng hồng ngoại từ led phát kích transistor Q1A dẫn, kích
Relay bật sang vị trí 4, ngõ ra OUT mức 0. Khi có hộp hoặc trái cây đến
làm cho led thu không nhận được ánh sáng hồng ngoại từ led phát làm
cho transistor Q1A ngưng dẫn, kích Relay bật sang vị trí 5, ngõ ra OUT
lên mức 1. Ngõ ra OUT được nối vào ngõ vào I0.3 cho cảm biến vị trí
hộp và I0.4 cho cảm biến có trái cây.

 Mạch điều khiển tốc độ băng truyền:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

- Mạch điều khiển tốc độ băng truyền được trình bày trong (hinh
d.2). Trong đó IC LM317 giữ vai trò chỉnh cho việc điều khiển băng
truyền theo ý muốn bằng cách điều chỉnh biến trở R2 làm thay đổi điện
thế ngõ ra Vout. Điện thế này dùng để cấp cho động cơ DC hoạt động.
VIN được lấy từ ngõ ra của PLC.

Hinh 3.4. Mạch điều khiển tốc độ động cơ.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

e. Lưu đồ chương trình.

f. Chương trình điều khiển hệ thống .


Dạng LAD:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Dạng FBD:

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

2. Ứng dụng 2: Điều khiển hệ thống trộn dung dịch.

Hình 11.2. Hệ thống trộn dung dịch.


Hệ thống trộn dung dịch được miêu tả trong (hình 11.2). Trong đó K1 là
motor chiết dung dịch K1, K2 là motor chiết dung dịch K2 vào thùng T, S1 là
cảm biến giới hạn dưới và S2 là cảm biến giới hạn trên của bồn dung dịch
T. K3 là motor khuấy để trộn đều dung dịch. K4 là van xả để chiết ra bồn
khác.
Mô tả hoạt động của hệ thống:
Khi ấn Start, motor K1 quay chiết dung dịch A vào bồn T trong khoảng
thời gian 5s, sau đó chiết dung dịch B cho đến khi đầy bồn. Nếu bồn T đầy,
motor khấy K3 sẽ tiến hành khấy trong 10s. Sau đó van xả K4 mở để chiết
hết dung dịch trong bồn T ra một bồn khác. Quá trình được lặp lại, để dừng
khẩn cấp ấn Stop.
Bảng các qui ước ngõ vào ra.
Ngõ vào Ngõ ra
I0.0 Start Q0.0 Motor K1
I0.1 Stop Q0.1 Motor K2

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

I0.2 Cảm biến giới hạn trên bồn T Q0.2 Motor K3


I0.3 Cảm biến giới hạn dưới bồn T Q0.3 Vale K4

Chương trình điều khiển hệ thống.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

3. Dùng S7 – 1200 điều khiển đóng / mở cửa tự động.


Trong các xí nghiệp, nhà hàng, siêu thị hay trong các hoạt động phục
vụ cho đời sống, sinh hoạt khác,...Người ta cần một hệ thống cửa tự
động: mở khi có người (hay xe) và đóng khi người (hay xe) qua khỏi.
a. Mô tả hoạt động của hệ thống:
Ban đầu cửa đang đóng, khi có người đi vào (hoặc đi ra) chạm vào cảm
biến trong hay ngoài thì cánh cửa mở ra nhờ motor quay về bên phải, khi
cửa mở ra chạm vào cảm biến giới hạn mở cửa thì motor quay ngừng
quay làm cửa ngưng mở. Khi không có người đi vào (hoặc đi ra) thì cửa
đóng lại nhờ motor quay về bên trái. Khi cửa đóng lại trạm vào cảm biến
giới hạn đóng cửa thì motor ngừng quay làm cửa ngừng đóng, quá trình
đóng mở cửa cứ như vậy mà tiếp tục hoạt động. Trong trường hợp cảm
biến mắc tác dụng thì ta có thể ấn SW điều khiển bằng tay để mở cửa,
sau đó cửa sẽ tự động đóng lại
Bảng qui ước các ngõ vào và ra.
Ngõ vào Ngõ ra
I0.0 Cảm biến trong Q0.0 Motor mở cửa
I0.1 Cảm biến ngoài Q0.1 Motor đóng cửa
I0.2 Cảm biến giới hạn mở cửa
I0.3 Cảm biến giới hạn đóng cửa
I0.4 SW ấn điều khiển bằng tay

b. Chương trình điều khiển hệ thống.

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

4. Và một số ứng dụng khác như:


Ứng dụng plc trong mạng công nghiệp, điều khiển thang máy, hệ
thống bơm nước tự động ....

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

NHẬN XÉT

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
.................................................................................................................... .......
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ


Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Hoàng Dũng

Phan Thanh Năm Tạ Minh Liền Đại Học Cần Thơ

You might also like