You are on page 1of 225

Truyền số liệu

Biên tập bởi:


Nguyễn Trung Lập
Truyền số liệu

Biên tập bởi:


Nguyễn Trung Lập

Các tác giả:


Nguyễn Trung Lập
Nguyễn Trung Tập

Phiên bản trực tuyến:


http://voer.edu.vn/c/3d5132e3
MỤC LỤC

1. Phần mở đầu của giáo trình truyền số liệu


2. Những khái niệm cơ bản về truyền số liệu
3. Mã hoá và điều chế tín hiệu
3.1. Phổ tầng của tín hiệu
3.2. Kỹ thuật mã hoá tín hiệu
3.3. Điều chế tín hiệu
4. Truyền nối tiếp bất đồng bộ
4.1. Hệ thống tuyền dữ liệu và mẫu tín hiệu trong truyền dữ liệu
4.2. KT truyền bất đồng bộ
5. Các chuẩn giao tiếp trong truyền tín hiệu
6. Truyền nối tiếp đồng bộ
6.1. Giao tiếp của DTE và DCE đồng bộ
6.2. Các loại giao thức đồng bộ
6.3. Một số IC truyền đồng bộ
7. Truyền tín hiệu bằng sóng mang
7.1. Các cơ sở kỹ thuật liên quan
7.2. Modem đồng bộ và bất đồng bộ
8. Các phương pháp đa hợp
9. Truyền tín hiệu tương tự bằng sóng mang
9.1. Hệ thống truyền số
9.2. Điều chế Vi phân Delta
9.3. Cơ chế vận hành của Combo Chip
9.4. Độ tin cậy và vận tốc của Combo ship
10. Phụ lục giáo trình truyền số liệu
11. Tài liệu tham khào truyền số liệu
Tham gia đóng góp

1/223
Phần mở đầu của giáo trình truyền số liệu
Lời nói đầu

__________________________________________________________________________________

Giáo trình được biên soạn nhằm phục vụ cho sinh viên chuyên ngành Điện tử - Viễn
thông.

Nội dung gồm chín chương, trọng tâm đi vào phần cứng đồng thời có giới thiệu một số
giao thức của hệ thống truyền dữ liệu.

- Chương 1 và 2 ôn tập một số kiến thức cơ bản có bổ sung một số khái niệm mới chuẩn
bị cho các chương tiếp theo.

- Chương 3 tập trung vấn đề mã hóa, phân tích tính chất và khả năng các loại mã, thiết
kế các loại mạch tạo mã.

- Chương 4, 5 và 6 tìm hiểu các IC cùng giao thức truyền đồng bộ, bất đồng bộ đồng
thời khảo sát các chuẩn giao tiếp dùng trong truyền dữ liệu.

- Chương 7 bàn về biện pháp truyền dữ liệu nhờ đường dây điện thoại, kỹ thuật dùng
trong modem.

- Chương 8 trình bày các phương pháp đa hợp.

- Chương 9 đề cập đến kỹ thuật truyền tín hiệu số trên hệ thống thông tin. Tìm hiểu hoạt
động của các IC CODEC .

Theo chủ quan của tác giả, sự sắp xếp các chương với thứ tự như trên là hợp lý.

Để học tốt môn học, SV cần một số kiến thức cơ bản của các môn học sau đây được xem
như điều kiện tiên quyết:

- Kỹ thuật số - Cơ sở Viễn thông - Kỹ thuật Vi xử lý.

Như chúng ta đã biết, vấn đề truyền thông đã và đang phát triển rất nhanh với kỹ thuật
ngày càng hoàn hảo nên những gì viết ra ngày hôm nay có thể không hoàn toàn thích
hợp trong tương lai. Tuy nhiên phần kiến thức cơ bản hàm chứa trong giáo trình luôn
luôn vẫn là nền tảng cho sự phát triển sau này.. Đây cũng là mong muốn mà người viết
hy vọng mang đến cho các em sinh viên.

2/223
Mặc dù giáo trình được viết cho đối tượng là sinh viên chuyên ngành Điện tử - Viễn
thông, nhưng với những ai có quan tâm tới phần cứng của các hệ thống truyền dữ liệu
cũng có thể tìm thấy ở đây đôi điều bổ ích.

Cuối cùng tác giả xin chân thành cám ơn sự quan tâm và giúp đở của Bộ môn Viễn
Thông và Tự động hóa đối với tác giả để giáo trình có thể hoàn thành.

Cần thơ, tháng 8 năm 2003

Người viết

Nguyễn trung Lập

3/223
Những khái niệm cơ bản về truyền số liệu
VÀI DÒNG LỊCH SỬ

Thông tin dữ liệu là phương pháp truyền thông dùng mã nhị phân thay cho tín hiệu.

Có thể coi lịch sử thông tin dữ liệu bắt đầu vào năm 1837 với sự phát minh điện tín của
Samuel F. B. Morse. Đó là hệ thống truyền các xung điện biểu diễn cho các dấu chấm,
vạch (tương đương với các số nhị phân 1, 0) trên các đường dây đồng nhờ các máy cơ
điện. Các tổ hợp khác nhau của các mã này thay cho các chữ, số, dấu.... được gọi là mã
Morse. Bản điện tín đầu tiên được phát hiện ở Anh do Charles Wheatstone và William
Cooke thực hiện nhưng hệ thống của họ phải dùng 6 đường dây.

Năm 1840, Morse đăng ký sáng kiến về điện tín ở Mỹ và đến năm 1844 thì đường dây
điện tín đầu tiên được thiết lập giữa Baltimore và Washington D.C..

Năm 1849, bản tin đầu tiên được in nhưng với vận tốc rất chậm, cho đến năm 1860 vận
tốc in đạt được là 15 bps.

Công ty Điện tín Miền Tây (Western Union Telegraph Company) được thiết lập năm
1850 ở Rochester, New York cho phép thực hiện việc trao đổi thông tin giữa các cá
nhân.

Năm 1874, Emile Baudot thiết kế được máy phát dùng phương pháp đa hợp, có thể
truyền cùng lúc 6 bản tin trên cùng một đường dây.

Năm 1876, Alexander Graham Bell đã đưa điện tín lên một bước phát triển mới: sự ra
đời của điện thoại. Thay vì chuyển bản tin thành các chuỗi mã Morse, Bell đã cho thấy
rằng người ta có thể truyền thẳng tín hiệu điện đặc trưng cho tiếng nói trên các đường
dây. Những hệ thống điện thoại đầu tiên cần các cặp đường dây khác nhau cho hai người
muốn trao đổi thông tin với nhau, một người phải nối điện thoại của mình vào đúng
đường dây nối với điện thoại của người mà mình muốn liên lạc. Dần dần sự kết nối được
thực hiện bởi các tổng đài cơ khí rồi tổng đài điện tử, số . . . . Người ta không còn biết
hệ thống hoạt động thế nào, chỉ cần quay (bây giờ thì bấm) số và được kết nối.

Năm 1899, Marconi thành công trong việc phát tin bằng vô tuyến.

Có thể nói điện tín là phương tiện duy nhất được dùng để phát tin đi xa cho đến năm
1920, lúc đài phát thanh thương mại đầu tiên ra đời.

Năm 1945, đánh dấu một sự kiện quan trọng đó là việc phát minh ra chiếc máy tính điện
tử đầu tiên: chiếc ENIAC (Electronic Numerical Integrator And Calculator). Được thiết

4/223
kế để tính đạn đạo phục vụ cho Thế chiến thứ II, ENIAC là thiết bị đầu tiên có thể xử
lý thông tin dưới dạng điện. Mặc dù ENIAC không giữ một vai trò trực tiếp trong việc
thông tin dữ liệu nhưng nó cho thấy rằng các tính toán và quyết định chính xác có thể
thực hiện được nhờ tín hiệu điện, một khả năng quan trọng trong hệ thống thông tin hiện
nay.

Sau đó Đại học Harvard liên kết với công ty IBM (International Business Machines
Corporation) đã cho ra đời những chiếc máy tính đa dụng, điều khiển tự động đầu tiên.

Đến năm 1951 thì số lượng các chủng loại máy tính gia tăng rất nhiều (người ta đánh
giá sự gia tăng này có tốc độ tỉ lệ với hàm mũ) và nhu cầu trao đổi thông tin trong mọi
người cũng gia tăng với mức độ tương tự.

Nhưng cho đến năm 1968 công ty AT & T xem như độc quyền: chỉ các thiết bị do chính
công ty sản xuất mới được nối vào hệ thống thông tin quốc gia. Vào thời điểm này, Hiệp
hội thông tin liên bang (FCC : Federal Communication Commission) của Mỹ, thông qua
Tòa án tối cao đã ký quyết định Carterfone, cho phép các thiết bị của các nhà chế tạo
khác được nối vào hệ thống, quyết định này đã tác động thật sự đến sự ra đời của một
kỹ nghệ mới: kỹ nghệ thông tin dữ liệu. Theo thời gian sự phát triển của kỹ nghệ này đã
đưa đến những hệ thống thông tin dữ liệu số được thực hiện ở những khoảng cách đáng
kể.

Và bây giờ, với sự phát triển vũ bảo của máy tính , công nghệ chế tạo IC đa chức năng,
khả năng to lớn của cáp quang và hệ thống vệ tinh địa tĩnh, thông tin dữ liệu số đã trở
thành phổ biến và có một sức mạnh đến kỳ lạ, nó có thể thỏa mãn nhiều yêu cầu về
thông tin liên lạc của mọi người trên toàn cầu trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Chương này đề cập đến một số khái niệm chung và tìm hiểu một cách sơ lược các hệ
thống truyền tương tự, hệ thống truyền số cùng một số tính chất cơ bản của chúng.

NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG

Tin tức, Dữ liệu và Tín hiệu (Information, Data & Signal)

Dữ liệu: bao gồm các sự kiện, khái niệm hay các chỉ thị được diễn tả dưới một hình thức
thích hợp cho việc thông tin, thông dịch hay xử lý bởi con người hay máy móc.

Tin tức: Ý nghĩa mà con người qui cho dữ liệu theo các qui ước cụ thể.

Tin tức có thể biểu thị bởi tiếng nói, hình ảnh, các văn bản, tập hợp các con số, các ký
hiệu, thông qua nó con người hiểu nhau . . ..

Trong hệ thống truyền thông, thường người ta không phân biệt dữ liệu và tin tức.

5/223
Tín hiệu: là tin tức, dữ liệu đã được chuyển đổi, xử lý (bởi các bộ phận mã hóa và /hoặc
chuyển đổi) cho phù hợp với môi trường truyền thông.

Có hai loại tín hiệu: tín hiệu tương tự và tín hiệu số.

- Tín hiệu tương tự: có dạng sóng như (H.1.1a), đó là các đại lượng điện có bất cứ giá
trị nào trong một khoảng thời gian xác định. Tín hiệu tương tự quen thuộc có dạng hình
sin. Một tín hiệu tương tự có thể được số hóa để trở thành tín hiệu số.

- Tín hiệu số: có dạng sóng như (H.1.1b), đó là tín hiệu mà biên độ chỉ có một trong hai
giá trị duy nhất, tương ứng với hai trạng thái logic đặc trưng bởi hai số 0 và 1 trong hệ
nhị phân. Hệ thống truyền tín hiệu này là hệ thống truyền nhị phân.

Trong các hệ thống truyền số, ta còn gặp tín hiệu có dạng như (H.1.1c). Đây chưa phải
là tín hiệu số nhưng nó cũng chỉ có các giá trị nhất định mà người ta có thể số hóa bằng
các số nhị phân nhiều bit hơn. Trong trường hợp của (H 1.1c) tín hiệu có thể có một
trong bốn giá trị 0, 1, 2, 3; để có thể mã hóa tín hiệu này cần các số nhị phân hai bit, hệ
thống truyền tín hiệu này là hệ thống truyền nhị phân hai bit.

(a) (b) (c)

(H 1.1)

Tín hiệu trên đường truyền, gọi là sóng mang, có thể là loại tương tự hay số và được
dùng để truyền dữ liệu tương tự hay dữ liệu số. Thí dụ: Tiếng nói là loại dữ liệu tương
tự và được truyền trên hệ thống điện thoại bởi tín hiệu tương tự (H 1.2a); những dữ
liệu có nguồn gốc là số, thí dụ như mã ASCII của các ký tự được biểu diễn dưới dạng
những xung điện nhị phân được truyền bởi tín hiệu tương tự nhờ MODEM (Modulator/
Demodulator) (H 1.2b). Tín hiệu tương tự sẽ qua mạch CODEC (Coder/Decoder) để
được số hóa (H 1.2c) và dữ liệu số có thể được truyền thẳng qua hệ thống số (H 1.2d).

6/223
(H 1.2)

- Nhiễu: là các tín hiệu ngoài ý muốn, xuất hiện trong hệ thống hoặc trên đường truyền.
Dưới ảnh hưởng của nhiễu, tín hiệu tương tự bị biến dạng và tín hiệu số có thể bị lỗi.

- Cường độ tín hiệu: Cường độ của tín hiệu thường được biểu diễn bởi công suất hoặc
điện áp trên tổng trở tải của nó. Ta phải nói tín hiệu có công suất 0,133mW hoặc có biên
độ 100mV trên tổng trở 75 Ω .

- Tỉ số cường độ hai tín hiệu: dùng mô tả độ lợi hoặc độ suy giảm của hệ thống, thường
được biểu diễn bằng đơn vị Decibel (dB) xác định theo thang logarithm:
P2
Tỉ số tín hiệu = 10log P1 dB

Sự tiện lợi của đơn vị dB là người ta có thể xác định độ lợi (hay độ suy giảm) của một
hệ thống gồm nhiều tầng nối chuỗi (cascade) bằng cách cộng các độ lợi của các tầng với
nhau.

Người ta thường biểu thị công suất tuyệt đối của một tín hiệu bằng cách so sánh với một
P
tín hiệu chuẩn có công suất 1W : Công suất tín hiệu = 10log 1W dB

Ngoài ra, người ta còn dùng đơn vị dBm để xác định cường độ tín hiệu so với tín hiệu
chuẩn có công suất 1mW
P
Công suất tín hiệu = 10log 1mW dBm

Một tín hiệu có công suất 1W tương đương với 0 dB và 30dBm.

7/223
Thí dụ : Tín hiệu có biên độ 100mV ở 75 Ω tương đương với 0,133 mW, tính theo
dBm là: 10log(0,133/1mW) = - 8,76 dBm. Dấu trừ cho biết mức tín hiệu là 8,76 dBm
dưới 1mW.

Lưu ý, trong chuyển đổi đơn vị phải để ý đến tổng trở tải của tín hiệu.

Biểu thức P = ( V2/R ) có thể được dùng để tính điện áp hiệu dụng hoặc tỉ số điện áp.
Trong các hệ thống điện thoại tổng trở tải thường dùng là 600 Ω .

Thí dụ: Tín hiệu 100mV trên tải 75 Ω tương đương với 282mV, nếu tải là 600 Ω .

Thật vậy, ở 600 Ω , điện áp của tín hiệu xác định bởi :

V2 = P.R = 0,133.10-3.600 = 0,079

V = √0,079 = 0,282 V = 282 mV

Nếu các tín hiệu có chung tổng trở tải thì :


V2
Tỉ số tín hiệu = 20log V1 dB

- Tỉ số tín hiệu nhiễu SNR (Signal to Noise Ratio)

Để đánh giá chất lượng của tín hiệu và cũng là chất lượng của hệ thống truyền tín hiệu
đó người ta dùng tỉ số tín hiệu trên nhiễu SNR. Đây là tỉ số công suất tín hiệu có ích trên
công suất tín hiệu nhiễu, thường tính bằng dB (hoặc dBm).

Nếu tín hiệu 2 dBm có mức nhiễu là -20 dBm, thì tỉ số SNR là 22 dBm. Nói cách khác
mức tín hiệu lớn hơn mức nhiễu 22 dBm.

Thí dụ: Với tín hiệu số như (H.1.1b), SNR tối thiểu phải là bao nhiêu để có thể phân
biệt được tín hiệu một cách rõ ràng (ảnh hưởng của nhiễu còn chấp nhận được)?

Đối với tín hiệu như (H.1.1b), giả sử biên độ ứng với mức 1 là 1 V và 0 V cho mức 0,
một lỗi sẽ phát sinh nếu mức 0 được phát đi mà nhiễu có giá trị dương lớn hơn 0,5 V và
nếu mức 1 phát đi mà nhiễu có biên độ âm và trị tuyệt đối lớn hơn 0,5 V. Như vậy giá
trị tối đa cho phép của nhiễu là 0,5 V so với trị tối đa của tín hiệu là 1 V và tỉ số SNR tối
thiểu là:

SNRMIN = 20log NS = 20log 0,5


1
= 6db

Một hệ thống hay mạch tốt khi có khả năng nâng cao tỉ số tín hiệu nhiễu SNR theo yêu
cầu.

8/223
Băng thông

- Băng thông của tín hiệu là dải tần số trong đó chứa hầu hết công suất của tín hiệu. Khái
niệm này cho ta xác định phổ tần hữu ích của tín hiệu nếu tín hiệu đó chứa một phổ tần
quá rộng.

- Băng thông của kênh truyền là dải tần số của tín hiệu mà độ suy giảm khoảng vài dB
(thường là 3 dB) so với giá trị cực đại khi tín hiệu đó truyền qua hệ thống. Độ suy giảm
3 dB tương ứng với điểm nửa công suất.

Một kênh truyền tốt phải có băng thông lớn hơn băng thông của tín hiệu, điều này khiến
cho tín hiệu được tái tạo không bị méo dạng và suy giảm đáng kể trong quá trình truyền.

Hình trạng hệ thống và các phương thức liên lạc

Về hình trạng, hệ thống thông tin có thể có dạng:

- Điểm - điểm (Point to point): Thí dụ liên lạc giữa máy tính và máy in

- Nhiều điểm (Multipoint): Hệ thống nhiều điểm có thể có một trong các dạng: sao
(star), vòng (ring) và multidrop

* Mạng hình sao (H 1.3a): Thuận lợi trong liên lạc vì đài thứ cấp truy xuất trực tiếp đài
sơ cấp nhưng giá thành cao vì phải sử dụng đường dây riêng

* Mạng vòng (H 1.3b): Thông tin phải đi theo vòng từ đài sơ cấp đến đài thứ cấp. Nếu
có một đài hỏng, hệ thống ngưng làm việc.

* Mạng multidrop (H 1.3c): Các đài thứ cấp nối chung một đường dây vào trạm sơ cấp

Về phương thức thức liên lạc, giữa các máy phát và thu trong một hệ thống thông tin có
thể thực hiện theo 1 trong 4 phương thức:

- Đơn công (Simplex transmission, SX): thông tin chỉ truyền theo một chiều. Nếu lỗi
xảy ra máy thu không có cách nào yêu cầu máy phát phát lại. Trong hệ thống này thường
máy thu có trang bị thêm bộ ROP (Read Only Printer) để hiển thị thông tin nhận được.

- Bán song công (Half duplex transmission, HDX): tín hiệu truyền theo hai hướng
nhưng không đồng thời. Hệ thống thông tin dùng Walkie - Talkie là một thí dụ của
phương thức liên lạc bán song công. Các máy truyền bán song công có một nút ấn để
phát (push to send), khi ở chế độ phát thì phần thu bị vô hiệu hóa và ngược lại.

9/223
- Song công (full duplex transmission, FDX): tín hiệu truyền theo hai chiều đồng thời.
Hệ thống này thường có 4 đường dây, 2 dây cho mỗi chiều truyền. Phương thức này
được dùng trong hệ thống điểm - điểm (point to point)

- Song côngtoànphần (Full/Full-duplex, F/FDX): Đài sơ cấp có khả năng phát tín hiệu
tới một đài thứ cấp đồng thời nhận thông tin từ một đài thứ cấp khác. Phương thức này
giới hạn trong hệ thống nhiều điểm (multipoint)

(H 1.3)

Các phương pháp truyền

Để truyền tín hiệu người ta có thể dùng một trong hai phương pháp: phương pháp truyền
dải nền và phương pháp điều chế.

- Phương pháp truyền dải nền : Tín hiệu được truyền có cùng dải tần với tín hiệu
nguồn. Thí dụ trong điện thoại, tín hiệu âm thanh hữu ích có tần số trong khoảng
300-3000 Hz được truyền đi mà không có sự biến đổi nào về phổ tần của nó.

- Phương pháp điều chế : Đây là phương pháp cho phép dời phổ tần của tín hiệu nguồn
đến một khoảng tần số khác phù hợp với kênh truyền và tránh được nhiễu do giao thoa
(nghĩa là các phổ tần cách nhau một khoảng đủ để không chồng lên nhau).

10/223
Các phương pháp dồn kênh

Để có thể truyền nhiều tín hiệu có cùng dải nền (nhiều kênh) trên một đường truyền mà
không gây ảnh hưởng lẫn nhau, người ta phải dồn kênh. Có hai phương pháp dồn kênh:
phương pháp đa hợp phân tần số và phương pháp đa hợp phân thời gian .

(H 1.4) mô tả hai phương pháp dồn kênh.

(H.1.4)

- Dồn kênh theo phương pháp đa hợp phân thời gian (TDM: Time Division
Multiplexing)

(H 1.5) minh họa phương pháp TDM .

(H 1.5)

Khóa chuyển mạch được sử dụng để nối tuần tự mỗi tín hiệu cần truyền đến đường
truyền trong một khoảng thời gian nhất định. Dĩ nhiên các khóa chuyển mạch ở máy
phát (dồn kênh) và máy thu (phân kênh) phải hoạt động đồng bộ để các máy thu thu
đúng tín hiệu của nó.

- Dồn kênh theo phương pháp đa hợp phân tần số (FDM: Frequency Division
Multiplexing).

11/223
(H 1.6) minh họa phương pháp FDM cho 3 kênh truyền (3 tín hiệu tương tự). Tần số
sóng mang của mỗi bộ điều chế của mỗi kênh được chọn lựa sao cho mỗi tín hiệu đã
được điều chế chiếm một dải tần riêng trong cả phổ tần của đường truyền và phải được
cách ly theo qui định. Để thực hiện được việc này người ta dùng các mạch cộng hưởng
LC có tần số cộng hưởng khác nhau cho mỗi kênh truyền.

Các hệ thống truyền thanh và truyền hình sử dụng phương pháp dồn kênh này.

(H 1.6)

HỆ THỐNG TRUYỀN TƯƠNG TỰ

(H 1.7) mô tả một hệ thống truyền tương tự dùng phương pháp điều chế (nếu truyền dải
nền thì không cần bộ điều chế và giải điều chế). Trong hệ thống này tín hiệu trên đường
truyền là tín hiệu tương tự.

Bộ phận chuyển đổi ở máy phát biến tin tức thành tín hiệu tương tự, sau khi được xử lý
(như lọc, khuếch đại, phối hợp trở kháng.....) sẽ qua bộ phận điều chế để dời phổ tần;
cuối cùng bộ phận giao tiếp chuẩn bị tín hiệu phát tương thích với môi trường truyền
hay kênh truyền.

Các công việc được thực hiện theo chiều ngược lại ở máy thu.

12/223
(H 1.7)

HỆ THỐNG TRUYỀN SỐ

Sơ đồ khối

(H 1.8) mô tả một hệ thống truyền số. Tín hiệu trên đường truyền của hệ thống là tín
hiệu số, tức các điện áp tương ứng cho các mức 0 và 1 của các mã nhị phân biểu thị cho
tin tức.

Bộ phận chính của hệ thống là bộ phận biến đổi A→D (Analog to Digital Converter,
ADC) ở máy phát (biến tín hiệu tương tự thành tín hiệu số) và biến đổi D→A (Digital
to Analog Converter, DAC) ở máy thu (biến tín hiệu số thành tín hiệu tương tự).

Việc truyền tín hiệu số được thực hiện bằng cách phát tuần tự các mã nhị phân này.

(H 1.8)

Vận tốc truyền tín hiệu (Baud rate)

Một trong những đặc trưng quan trọng để đánh giá chất lượng một hệ thống truyền số là
vận tốc truyền tín hiệu, được tính bằng baud.

Baud là vận tốc thay đổi trạng thái sóng mang (số lần thay đổi sóng mang trong một
giây) còn gọi là vận tốc điều chế (baud rate).

Trong thực tế người ta hay dùng đơn vị bit/s (bps) là vận tốc truyền bit (bit rate), tức số
bit mà hệ thống truyền trong một giây.

Trong hệ thống truyền nhị phân (tín hiệu cần truyền có dạng (H 1.1b)), sóng mang chỉ
được điều chế bởi một trong hai trạng thái của tín hiệu, vận tốc bit và vận tốc tín hiệu
bằng nhau (số bit/s = số baud).

Trong hệ thống truyền nhị phân hai bit (Thí dụ, dùng số nhị phân hai bit mã hóa tín hiệu
có dạng (H 1.1c)), số lượng bit sẽ gấp đôi số tín hiệu (vận tốc thay đổi bit nhanh gấp đôi
vận tốc thay đổi sóng mang), như vậy số bit/s gấp đôi số baud.

13/223
Thí dụ : Tính vận tốc truyền tín hiệu (H 1.1c), nếu thời gian tương ứng với một giá trị
của tín hiệu là T = 0,0001s.

Vận tốc truyền tín hiệu = số baud = 1/T = 1/0,0001 = 10.000 baud.

Vận tốc truyền bit br = 2.baud = 20.000 bit/s

Truyền nối tiếp và song song

Tùy theo cách thức đưa tín hiệu ra đường truyền mà ta có hai cách truyền: song song và
nối tiếp. (H.1.8) mô tả hai cách truyền.

- Truyền nối tiếp: tín hiệu lần lượt được phát đi từng bit trên cùng một đường dây. Tốc
độ truyền chậm nhưng ít tốn kém hơn so với cách truyền song song.

- Truyền song song: mã ký tự được gửi đi dưới dạng song song, nghĩa là các bit được
phát đi đồng thời trên các đường truyền. Tốc độ truyền song song khá nhanh nhưng phải
tốn nhiều đường dây. Do đó, cách truyền này được dùng trong thực tế khi phần phát và
thu ở gần nhau.

Truyền đồng bộ và bất đồng bộ

Trong các hệ thống truyền số các tín hiệu có thể truyền theo chế độ đồng bộ và bất đồng
bộ. Hai chế độ truyền này khác nhau chủ yếu ở việc thực hiện sự đồng bộ và do đó đưa
tới cách định dạng tín hiệu truyền khác nhau.

- Truyền đồng bộ: Trong chế độ đồng bộ dữ liệu truyền được hình thành theo các dạng
cố định. Thí dụ các ký tự được mã hóa bằng mã ASCII và bản tin được truyền thành
từng khối (block), sự đồng bộ được thực hiện ở những khoảng thời gian giữa các khối
của bản tin.

Do truyền một lần cả bản tin nên vận tốc truyền khá lớn, từ 2400 bps, 4800 bps, 9600
bps cho đến hằng Mbps.

Một bất lợi của cách truyền đồng bộ là máy phát phải gửi tín hiệu xung đồng hồ để đồng
bộ máy thu. Nếu việc này không thực hiện được thì ở máy thu phải thiết kế một vòng
khóa pha (PLL) để phục hồi xung đồng bộ từ dòng dữ liệu.

- Truyền bất đồng bộ: Trong chế độ bất đồng bộ dạng của dữ liệu truyền không cố
định. (H 1.10) cho ta 3 dạng của tín hiệu thường gặp trong cách truyền bất đồng bộ.

(H 1.10a) là 3 bản tin a,b,c được truyền tuần tự. Các bản tin dài ngắn khác nhau và cách
nhau không đều.

14/223
(H 1.10b) là trường hợp thời gian T của các bản tin giống nhau nhưng khoảng cách các
bản tin thì bất kỳ, không phải là bội số của T.

Trong hai trường hợp này băng thông cần thiết tùy thuộc vào dữ liệu.

(H 1.10c) là một dạng khác của tín hiệu thường gặp trong các bản tin phát bằng phương
pháp quét (thí dụ trong các máy FAX). Trong trường hợp này băng thông của hệ thống
tùy thuộc vào độ phân giải tín hiệu chứ không tùy thuộc vào dữ liệu.

Trong tất cả các trường hợp để tạo sự đồng bộ máy phát phải gửi kèm các xung đồng bộ
ở đầu và cuối mỗi ký tự (trong (H 1.10a) đó là các xung S hoặc T ).

(H 1.10)

HÊ THỐNG MỞ VÀ MÔ HÌNH OSI

Sự phát triển của lãnh vực thông tin liên lạc với kỹ thuật truyền số liệu đã trở nên phổ
biến trên toàn cầu. Việc thông tin ngày càng nhiều, yêu cầu về độ chính xác và độ tin
cậy ngày càng cao. Để bảo đảm điều này các hệ thống thông tin phải tuân thủ một số qui
định về tất cả các khía cạnh như tốc độ truyền, phương pháp mã hóa, qui tắc gán địa chỉ,
các biện pháp thực hiện khi có lỗi v. v . . . Tập hợp tất cả các qui định mà các hệ thống
thông tin phải tuân theo gọi là các giao thức (protocols).

Nhờ có giao thức, các hệ thống không tương thích nhau có thể liên lạc với nhau. Đối với
một hệ thống chỉ có hai phần tử thì giao thức rất đơn giản. Vấn đề trở nên phức tạp và
khó khăn khi chủng loại các hệ thống và các phần tử của hệ thống tăng lên.

Một tập hợp các giao thức cho phép hai hệ thống bất kỳ nào cũng có thể liên lạc
với nhau bất chấp cấu trúc bên trong của nó, gọi là một HỆ THỐNG MỞ

Tổ chức định chuẩn quốc tế (International Standards Organization, ISO) đã quan tâm
tới vấn đề kết nối các thiết bị khác nhau từ năm 1977 và đến năm 1984 thì mô hình
tham chiếu cho việc kết nối các hệ thống mở ra đời, gọi tắt là mô hình OSI (Reference
Model for Open Systems Interconnection).

15/223
Mô hình OSI là mô hình phân tầng được xây dựng dựa trên các nguyên tắc chủ yếu sau
đây:

• Số tầng càng hạn chế càng tốt


• Ranh giới giữa các tầng bảo đảm việc tương tác và mô tả các dịch vụ là tối
thiểu và có thể chuẩn hóa giao diện tương ứng.
• Các chức năng khác nhau và các công nghệ sử dụng khác nhau phải được tách
biệt trong các tầng khác nhau
• Khi thay đổi chức năng hoặc giao thức trong một tầng không ảnh hưởng đến
các tầng khác.
• Mỗi tầng chỉ có ranh giới và giao diện với tầng ngay trên và dưới nó.
• Có thể chia một tầng thành các tầng con khi cần thiết. Và các tầng con cũng có
thể được hủy bỏ trong trường hợp không cần nữa.

Kết quả ta được mô hình OSI gồm 7 tầng

Tầng cao nhất liên quan đến việc lý giải khái niệm và ngôn ngữ còn các tầng thấp hơn
nói về các qui tắc truyền thông tin giữa các bộ phận (máy phát và máy thu).

Trong mỗi tầng ngoài những qui định phải thực hiện ngay trong chính bản thân tầng đó
còn có những qui định dịch vụ đưa lên tầng trên kế tiếp. Máy phát và thu cần phải thống
nhất các qui tắc áp dụng trong tầng tương ứng, có nghĩa là chúng phải làm việc theo
cùng một thể thức. Thông tin điều khiển của mỗi tầng được ghép vào bản tin ở máy phát
và được tách ra ở máy thu ở tầng tương ứng, dĩ nhiên các thông tin này chỉ được máy
thu hiểu khi chúng cùng sử dụng một giao thức. (H 1.11) cho ta thấy sự phân cấp này.

16/223
Tầng 1 : Tầng vật lý (physical layer)

Qui định về các tính chất vật lý của hệ thống. Tầng vật lý liên quan đến nhiệm vụ truyền
dòng bit không cấu trúc qua đường truyền vật lý, truy nhập đường truyền vật lý nhờ các
phương tiện cơ, điện, hàm (chức năng), thủ tục.

Tầng 2 : Tầng liên kết dữ liệu (data link layer)

Cung cấp phương tiện để truyền thông tin qua liên kết vật lý bảo đảm độ tin cậy. Tầng
này qui định các chức năng của kênh số liệu trên một đường truyền giữa hai điểm của
hệ thống thí dụ những qui định về sự đồng bộ hóa, đặc tính của khung dữ liệu, đánh số
khung, kiểm tra lỗi, kiểm tra luồng dữ liệu trong quá trình liên lạc.

Tầng 3: Tầng mạng (network layer)

17/223
Qui định các chức năng mạng như chọn đường, gán địa chỉ, chuyển tiếp thông tin, thực
hiện việc kiểm soát luồng dữ liệu, tách/hợp dữ liệu khi cần thiết. Giao thức trong tầng
này điều khiển việc truyền thông qua các mạng trong hệ thống với công nghệ chuyển
mạch thích hợp.

Tầng 4:Tầng vận chuyển (transport layer)

Qui định các chức năng truyền dữ liệu giữa hai đầu mút (end to end) như tốc độ truyền,
xếp thứ tự các thông tin, tổ chức sự tái tạo bản tin (kiểm tra lỗi, phục hồi các từ bị mất
trong quá trình liên lạc...). Giao thức trong tầng này cũng có thể thực hiện việc ghép
kênh (multiplexer), tách/hợp dữ liệu khi cần thiết.

Tầng 5: Tầng giao dịch (session layer)

Cung cấp phương tiện quản lý truyền thông giữa các ứng dụng. Giao thức của tầng này
qui định các thủ tục thiết lập cuộc đối thoại giữa hai bên, có trách nhiệm thiết lập, duy
trì, đồng bộ hóa và kết thúc cuộc đối thoại.

Tầng 6 : Tầng trình bày (presentation layer)

Tầng này xác định các qui tắc ngôn ngữ và có trách nhiệm đảm bảo số liệu thu được có
một cú pháp có thể dịch được trong quá trình ứng dụng. Nói cách khác tầng này mô tả
các phương pháp trình bày dữ liệu như mã hóa, giải mã, nén dữ liệu....Thí dụ mã ASCII
8 bit dùng cho màn hình là một qui định thuộc tầng 6 này.

Tầng 7: Tầng ứng dụng (application layer)

Tầng này qui định các ứng dụng thực tế, đưa ra các thủ tục cho việc xử lý số liệu của
bản thân người sử dụng như cách thức xử lý từ, soạn văn bản....Tầng này cũng qui định
những thủ tục cho người sử dụng có thể truy nhập được vào môi trường.

Tầng ứng dụng là tầng duy nhất không phải phục vụ tầng trên.

18/223
Mã hoá và điều chế tín hiệu
Phổ tầng của tín hiệu
GIỚI THIỆU

Trong truyền thông, tin tức và dữ liệu là tất cả những gì cần trao đổi, chúng có thể là
tiếng nói, hình ảnh, tập hợp các con số, các ký hiệu, các đại lượng đo lường . . . được
đưa vào máy phát để phát đi hay nhận được ở máy thu.

Tín hiệu chính là tin tức đã được xử lý để có thể truyền đi trên hệ thống thông tin.

Việc xử lý bao gồm chuyển đổi, mã hóa và điều chế.

Chuyển đổi là biến các tin tức dưới dạng không điện thành ra tín hiệu điện.

Mã hóa là gán cho tín hiệu một giá trị nhị phân và đặc trưng bởi các mức điện áp cụ thể
để có thể truyền trên kênh truyền và phục hồi ở máy thu.

Điều chế là dùng tín hiệu cần truyền để làm thay đổi một thông số nào đó của một tín
hiệu khác, tín hiệu này thực hiện nhiệm vụ mang tín hiệu cần truyền đến nơi thu nên
được gọi là sóng mang (carrier wave). Mục đích của sự điều chế là dời phổ tần của tín
hiệu cần truyền đến một vùng phổ tần khác thích hợp với tính chất của đường truyền và
nhất là có thể truyền đồng thời nhiều kênh cùng một lúc (đa hợp phân tần số).

Chương này đề cập đến sự điều chế và mã hóa. Nhưng trước tiên, chúng ta cần nhắc lại
một số tính chất của tín hiệu qua việc phân tích tín hiệu không sin thành tổng của các tín
hiệu hình sin và lưu ý đến mối quan hệ tần số-thời gian của tín hiệu.

phổ tần của tín hiệu

Trong một hệ thống thông tin tồn tại 3 dạng tín hiệu với phổ tần khác nhau:

- Loại thứ nhất là các tín hiệu có tính tuần hoàn có dạng hình sin hoặc không. Một tín
hiệu không sin là tổng hợp của nhiều tín hiệu hình sin có tần số khác nhau. Kết quả này
có được bằng cách dùng chuỗi Fourier để phân tích tín hiệu.

- Loại thứ hai là các tín hiệu không có tính tuần hoàn mà có tính nhất thời (thí dụ như
các xung lực), loại tín hiệu này được khảo sát nhờ biến đổi Fourier.

19/223
- Loại thứ ba là tín hiệu có tính ngẫu nhiên, không được diễn tả bởi một hàm toán học
nào. Thí dụ như các loại nhiễu, được khảo sát nhờ phương tiện xác suất thống kê.

Các loại tín hiệu, nói chung, có thể được xét đến dưới một trong hai lãnh vực :

- Lãnh vực thời gian: Trong lãnh vực này tín hiệu được diễn tả bởi một hàm theo thời
gian, hàm này cho phép xác định biên độ của tín hiệu tại mỗi thời điểm.

- Lãnh vực tần số : Trong lãnh vực này người ta quan tâm tới sự phân bố năng lượng
của tín hiệu theo các thành phần tần số của chúng và được diễn tả bởi phổ tần.

Trong giới hạn của môn học, chúng ta chỉ đề cập đến hai loại tín hiệu đầu.

Phổ tần gián đoạn

Tín hiệu có tính tuần hoàn đơn giản nhất là tín hiệu hình sin v(t) = Vm sin ( ωt + ϕ ) =
Vmsin ( 2πft + ϕ )

Tín hiệu này có phổ tần là một vạch duy nhất có biên độ Vm tại tần số f (H 2.1)

(H 2.1)

Các dạng tín hiệu tuần hoàn khác có thể phân tích thành tổng các tín hiệu hình sin, như
vậy phổ tần của chúng phức tạp hơn, gồm nhiều vạch ở các tần số khác nhau.

Tín hiệu thường gặp có dạng hình chữ nhựt mà bởi phép phân tích thành chuỗi Fourier
ta thấy phổ tần bao gồm nhiều vạch ở các tần số cơ bản f và các họa tần 3f, 5f, 7f .... (H
2.2).

20/223
(a) (b)

(H 2.2)

Tín hiệu (H 2.2.a) phân tích thành chuỗi Fourier:

v=

Với ω = 2π / T =2π f

T & f lần lượt là chu kỳ và tần số của tín hiệu chữ nhựt.

Lưu ý , nếu dời tín hiệu (H 2.2.a) lên một khoảng V theo trục tung thì phổ tần có thêm
thành phần một chiều (H 2.3)

21/223
(a) (H 2.3) (b)

v=V+

Xét trường hợp chuỗi xung chữ nhựt với độ rộng τ << T , ta có tín hiệu và phổ ở (H 2.4).

v=

với x = πτ/ T

(a) (H 2.4) (b) Phổ tần trong trường hợp τ = 0,1T Nhận thấy biên độ của họa tần thứ n
xác định bởi Vn =

(H 2.4.b) là phổ tần của tín hiệu (H 2.4.a) cho trường hợp τ = 0,1 T. Trong trường hợp
này tần số đầu tiên của tín hiệu có biên độ đạt trị 0 là 10f.

Nếu xem băng thông BW của tín hiệu là khoảng tần số mà biên độ tín hiệu đạt giá trị 0
đầu tiên (vì năng lượng tín hiệu tập trung trong khoảng tần số này) ta có:

BW xác định bởi:

22/223
sin(nx) = 0

nx = π ⇒ nπτ / T = π ⇒ n / T = 1/τ

hay BW = nf = n/T = 1/τ

Phổ tần liên tục

Đối với chuỗi xung ở trên khi T càng lớn khoảng cách phổ vạch càng thu hẹp lại và khi
T → ∞, chuỗi xung trở thành một xung duy nhất và phổ vạch trở thành một đường cong
liên tục có dạng bao hình của biên độ phổ trước đây (H 2.5).

Đường cong xác định bởi:

V(f) = Vτ ?

(a) (b)

(H 2.5)

23/223
Kỹ thuật mã hoá tín hiệu
Mã hóa

Việc tạo mã để có tín hiệu trên các hệ thống số có thể thực hiện một cách đơn giản là
gán một giá trị điện thế cho một trạng thái logic và một trị khác cho mức logic còn lại.
Tuy nhiên để sử dụng mã một cách có hiệu quả, việc tạo mã phải dựa vào một số tính
chất sau:

- Phổ tần của tín hiệu:

Nếu tín hiệu có chứa tần số cao thì băng thông của tín hiệu và của hệ thống phải rộng

Nếu tín hiệu có thành phần DC có thể gây khó khăn trong ghép nối, thí dụ không thể
ghép tín hiệu có thành phần DC qua biến thế và kết quả là không cách ly điện được.

Trong thực tế, sự truyền thông xấu nhất ở các cạnh của băng thông.

Vì các lý do trên, một tín hiệu tốt phải có phổ tần tập trung ở giữa một băng thông không
quá rộng và không nên chứa thành phần DC.

- Sự đồng bô

Thường máy thu phải có khả năng nhận ra điểm bắt đầu và kết thúc của một bit để thực
hiện sự đồng bộ với máy phát. Nên nhớ là trong chế độ truyền đồng bộ, máy phát và thu
không tạo ra xung đồng hồ riêng rẻ mà máy thu phải phục hồi xung này từ chuỗi dữ liệu
phát để sử dụng. Như vậy tín hiệu truyền phải tạo điều kiện cho máy thu phục hồi xung
đồng hồ ẩn trong chuỗi dữ liệu, cụ thể là phải thường xuyên có sự biến đổi giữa các mức
của tín hiệu.

- Khả năng dò sai

Độ tin cậy trong một hệ thống thông tin số là rất cần thiết do đó máy thu phải có khả
năng dò sai để sửa chữa mà việc này có thực hiện dễ dàng hay không cũng tùy vào dạng
mã.

- Tính miễn nhiễu và giao thoa

Các dạng mã khác nhau cho khả năng miễn nhiễu khác nhau. Thí dụ mã Bipolar-AMI là
loại mã có khả năng phát hiện được nhiễu.

- Mức độ phức tạp và giá thành của hệ thống

24/223
Các đặc tính này của hệ thống cũng tùy thuộc vào dạng mã rất nhiều

Các dạng mã phổ biến

Dưới đây giới thiệu một số dạng mã thông dụng và được sử dụng cho các mục đích khác
nhau tùy vào các yêu cầu cụ thể về các tính chất nói trên (H 2.6)

- Nonreturn - to - zero - Level (NRZ - L)

0 = mức cao

1 = mức thấp

Đây là dạng mã đơn giản nhất, hai trị điên thế cùng dấu (đơn cực) biểu diễn hai trạng
thái logic. Loại mã này thường được dùng trong việc ghi dữ liệu lên băng từ, đĩa từ . . . .

- Nonreturn - to - zero inverted (NRZI)

0 = chuyển mức điện thế ở đầu bit

1 = không chuyển mức điện thế ở đầu bit

(H 2.6)

NRZI là một thí dụ của mã vi phân: sự mã hóa tùy vào sự thay đổi trạng thái của các bit
liên tiếp chứ không tùy thuộc vào bản thân bit đó. Loại mã này có lợi điểm là khi giải

25/223
mã máy thu chỉ cần dò sự thay đổi trạng thái của tín hiệu thì có thể phục hồi dữ liệu thay
vì phải so sánh tín hiệu với một trị ngưỡng để xác định trạng thái logic của tín hiệu đó.
Kết quả là các loại mã vi phân cho độ tin cậy cao hơn.

- Bipolar - AMI

0 = không tín hiệu (hiệu thế = 0)

1 = hiệu thế âm hoặc dương, luân phiên thay đổi với chuỗi bit 1 liên tiếp

- Pseudoternary

0 = hiệu thế âm hoặc dương, luân phiên thay đổi với chuỗi bit 0 liên tiếp

1 = không tín hiệu (hiệu thế = 0)

Hai loại mã có cùng tính chất là sử dụng nhiều mức điện thế để tạo mã (Multilevel
Binary), cụ thể là 3 mức: âm, dương và không. Lợi điểm của loại mã này là:

- Dễ tạo đồng bộ ở máy thu do có sự thay đổi trạng thái của tín hiệu điện mặc dù các
trạng thái logic không đổi (tuy nhiên điều này chỉ thực hiện đối với một loại bit, còn loại
bit thứ hai sẽ được khắc phục bởi kỹ thuật ngẫu nhiên hóa)

- Có điều kiện tốt để dò sai do sự thay đổi mức điện thế của các bit liên tiếp giống nhau
nên khi có nhiễu xâm nhập sẽ tạo ra một sự vi phạm mà máy thu có thể phát hiện dễ
dàng.

Một khuyết điểm của loại mã này là hiệu suất truyền tin kém do phải sử dụng 3 mức
điện thế .

- Manchester

0 = Chuyển từ cao xuống thấp ở giữa bit

1 = Chuyển từ thấp lên cao ở giữa bit

- Differential Manchester

Luôn có chuyển mức ở giữa bit

0 = chuyển mức ở đầu bit

1 = không chuyển mức ở đầu bit

26/223
Hai mã Manchester và Differential Manchester có cùng tính chất : mỗi bit được đặc
trưng bởi hai pha điện thế (Biphase) nên luôn có sự thay đổi mức điện thế ở từng bit do
đó tạo điều kiện cho máy thu phục hồi xung đồng hồ để tạo đồng bộ. Do có khả năng tự
thực hiện đồng bộ nên loại mã này có tên Self Clocking Codes. Do mỗi bit được mã bởi
2 pha điện thế nên vận tốc điều chế (Modulation rate) của loại mã này tăng gấp đôi so
với các loại mã khác, cụ thể , giả sử thời gian của 1 bit là T thì vận tốc điều chế tối đa
(ứng với chuỗi xung 1 hoặc 0 liên tiếp) là 2/T

Kỹ thuật ngẫu nhiên hóa (Scrambling techniques)

Để khắc phục khuyết điểm của loại mã AMI là cho một mức điện thế không đổi khi có
một chuỗi nhiều bit 0 liên tiếp, người ta dùng kỹ thuật ngẫu nhiên hóa. Nguyên tắc của
kỹ thuật này là tạo ra một sự thay đổi điện thế giã bằng cách thay thế một chuỗi bit 0 bởi
một chuỗi tín hiệu có mức điện thế thay đổi, dĩ nhiên sự thay thế này sẽ đưa đến các vi
phạm luật biến đổi của bit 1, nhưng chính nhờ các bit vi phạm này mà máy thu nhận ra
để có biện pháp giải mã thích hợp. Dưới đây giới thiệu hai dạng mã đã được ngẫu nhiên
hóa và được dùng rất nhiều trong các hệ thông tin với khoảng cách rất xa và vận tốc bit
khá lớn:

- B8ZS : là mã AMI có thêm tính chất: chuỗi 8 bit 0 liên tục được thay bởi một chuỗi 8
bit có cả bit 0 và 1 với 2 mã vi phạm luật đảo bit 1

- Nếu trước chuỗi 8 bit 0 là xung dương, các bit 0 này được thay thế bởi 000 + - 0 - +

- Nếu trước chuỗi 8 bit 0 là xung âm, các bit 0 này được thay thế bởi 000 - + 0 + -

Nhận xét bảng mã thay thế ta thấy có sự vi phạm luật đảo bit ở 2 vị trí thư 4 và thứ 7 của
chuỗi 8 bit.

- HDB3 : là mã AMI có thêm tính chất: chuỗi 4 bit 0 liên tục được thay bởi một chuỗi 4
bit có cả bit 0 và 1 với 1 mã vi phạm luật đảo bit 1

Sự thay thế chuỗi 4 bít của mã HDB3 còn theo qui tắc sau:

Cực tính của xung trước đó Số bít 1 từ lần thay thế cuối cùngLẻ chẵn
-+ 000- +00+000+ -00-

Sự vi phạm luật đảo bit xảy ra ở bit thứ 4 trong chuỗi 4 bit.

Ngoài ra hệ thống Telco còn có hai loại mã là B6ZS và B3ZS dựa theo qui luật sau:

- B6ZS: Thay chuỗi 6 bit 0 bởi 0 - + 0 + - hay 0 + - 0 - + sao cho sự vi phạm xảy ra ở
bit thứ 2 và thứ 5

27/223
- B3ZS: Thay chuỗi 3 bit 0 bởi một trong các chuỗi: 00 +, 00 -, - 0 - hay + 0 +, tùy theo
cực tính và số bit 1 trước đó (tưong tự như HDB3).

Lưu ý là kỹ thuật ngẫu nhiên hóa không làm gia tăng lượng tín hiệu vì chuỗi thay thế có
cùng số bit với chuỗi được thay thế.

(H 2.7) là một thí dụ của mã B8ZS và HBD3.

B = Valid bipolar signal; V = Bipolar violation

(H 2.7)

28/223
Điều chế tín hiệu
Điều chế

Biến điệu hay điều chế là quá trình chuyển đổi phổ tần của tín hiệu cần truyền đến một
vùng phổ tần khác bằng cách dùng một sóng mang để chuyên chở tín hiệu cần truyền đi;
mục đích của việc làm này là chọn một phổ tần thích hợp cho việc truyền thông tin, với
các tần số sóng mang khác nhau người ta có thể truyền nhiều tín hiệu có cùng phổ tần
trên các kênh truyền khác nhau của cùng một đường truyền.

Một cách tổng quát, phương pháp điều chế là dùng tín hiệu cần truyền làm thay đổi một
thông số nào đó của sóng mang (biên độ, tần số, pha....). Tùy theo thông số được lựa
chọn mà ta có các phương pháp điều chế khác nhau: điều chế biên độ (AM), điều chế
tần số (FM), điều chế pha ΦM, điều chế xung PM . . . ..

Điều chế biên độ ( Amplitude Modulation, AM )

Xét tín hiệu cao tần

e(t) = Ac cos(ωct + θ) (1)

Tín hiệu AM có được bằng cách dùng tín hiệu g(t) làm biến đổi biên độ của e(t).

Biểu thức của tín hiệu AM là:

eAM(t) = [(Ac +g(t)]cosωct (2)

Để đơn giản, ta bỏ qua θ là lượng không đổi trong AM.

Những tính chất cơ bản của AM dễ dàng được xác định nếu ta biết tín hiệu g(t).

Xét g(t) là tín hiệu hạ tần:

g(t) = Em cosωmt (3)

Như vậy:

eAM(t) = (Ac +Em cosωmt)cosωct = Ac[ 1 + (Em/Ac) cosωmt]cosωct

= Ac[ 1 + ma cosωmt] cosωct (4)

Trong đó ma = Em/Ac gọi là chỉ số biến điệu

29/223
(H 2.8) vẽ dạng sóng và phổ tần của tín hiệu AM.

Dạng sóng và phổ tần của tín hiệu AM.

(a) (H 2.8) (b)

Để thấy được phổ tần ta triển khai hệ thức (4)

eAM(t) = Ac cosωct + (maAc/2)cos(ωc + ωm)t + (maAc/2)cos(ωc - ωm)t (5)

Từ (H 2.8b) ta thấy băng thông của tín hiệu đã điều chế bằng hai lần tần số của tín hiệu
hạ tần và được chia ra làm hai băng cạnh. Điều chế biên độ là một quá trình tuyến tính
nên mỗi tần số của tín hiệu hạ tần tạo ra một băng thông và trong trường hợp tín hiệu hạ
tần gồm nhiều tần số khác nhau thì băng thông của tín hiệu biến điệu là:

BW = 2fm(max)

fm (max) là tần số hạ tần cao nhất.

Dữ liệu số có thể được truyền bằng phương pháp điều chế AM, trong trường hợp này
gọi là kỹ thuật dời biên (ASK, Amplitude- Shift Keying). Bit 1 được truyền đi bởi sóng
mang có biên độ E1 và bit 0 bởi sóng mang biên độ E2. (H 2.9) minh họa tín hiệu ASK

(H 2.9)

Điều chế góc (Angle modulation)

Ta cũng bắt đầu với sóng mang chưa điều chế:

30/223
e(t) = Ac cos(ωct + θ) = Ac cos Φ (t) (6)

Nếu ωc thay đổi tương ứng với nguồn thông tin, ta có tín hiệu điều chế tần số (FM) và
nếu Φ (t) thay đổi ta có tín hiệu điều chế pha ( ΦM).

Hai kỹ thuật điều chế này cơ bản giống nhau và được gọi chung là điều chế góc.

Điều chế tần số (FM)

Tần số ω(t) là giá trị biến đổi theo thời gian của Φ(t), nghĩa là:
dΦ(t)
ω(t) = dt (7)

Vậy tần số của tín hiệu chưa điều chế là:


d(ωct + θ)
ω(t) = dt = ωc (8)

Giả sử tín hiệu điều chế là g(t), theo định nghĩa của phép điếu chế tần số, tần số tức thời
của sóng mang là:

ω(t) = ωc [1 + g(t) ] (9)

Thay (9) vào (7):

Φ (t) = ∫ωc[1 + g(t)].dt = ωct + ∫g(t).dt (10)

Thay vào pt (6):

eFM(t) = Accos{ωct + ωc∫g(t).dt} (11)

Biểu thức (11) cho thấy tín hiệu g(t) được lấy tích phân trước khi được điều chế.

Xét trường hợp g(t) là tín hiệu hạ tần có dạng hình sin:
Δω
g(t) = ωx cosωm(t) (12) Δω là độ di tần và ωm là tần số của tín hiệu hạ tần

Δω
Φ (t) = ωct + ωc∫ ω cosωmt.dt
c

= ωct + mf sinωmt

với mf = Δω / ωm là chỉ số điều chế. Đó là tỉ số của độ di tần và tần số của tín hiệu điều
chế (hạ tần).

31/223
eFM (t) = Ac cos{ ωct + mf sinωmt} (13)

Để thấy phổ tần của sóng FM ta triển khai biểu thức (13):

eFM (t) = AcJ0(mf) cosωct + AcJ2n(mf) [ cos(ωct + 2ncosωmt) + cos(ωct - 2ncosωmt)]

AcJ2n+1(mf) { cos[ωc t + (2n+1)cosωmt] - cos[ωct - (2n+1)cosωmt]} (14)

J là hàm Bessel theo mf và n có mọi trị nguyên từ 0 đến ∞.

Từ (14) ta thấy sóng FM gồm thành phần cơ bản có tần số của sóng mang và biên độ
cho bởi số hạng thứ I , J0(mf) , và các băng cạnh cho bởi các số hạng còn lại.

Vì n lấy mọi giá trị từ 0 đến ∞ nên phổ tần của sóng FM rộng vô hạn, tuy nhiên do năng
lượng tín hiệu giảm rất nhanh với tần số cao nên người ta xem băng thông trong FM xấp
xĩ bằng:

BW = 2(mf .ωm + ωm ) = 2( Δω + ωm ) rad/s

(H 2.10) cho dạng sóng và phổ tần của sóng FM

(H 2.10)

Cũng như trong trường hợp AM, tín hiệu dữ liệu số cũng được truyền bằng phương pháp
FM. Kỹ thuật này được gọi là kỹ thuật dời tần (FSK: Frequency- Shift Keying).

FSK được dùng rộng rãi trong truyền số liệu. Trong FSK bit 1 được truyền đi bởi tần số
fm và bit 0 bởi tần số fs ví dụ, trong hệ thống truyền sử dụng tiêu chuẩn của hảng Bell
bit 1 được truyền bởi tần số 1070 Hz (fm) và bit 0 bởi tần số 1270 Hz (fs).

(H 2.11) minh họa tín hiệu điều chế FSK

32/223
(H 2.11)

Điều chế pha ( Φ size 12{Φ} {}M )

Từ phương trình (6) nếu góc pha Φ (t) thay đổi theo tín hiệu thông tin ta có điều chế pha.
Vậy:

ePM (t) = Ac cos[ ωct + mp g(t)] (15)

Trong đó mp là độ dời pha cực đại

Tần số tức thời cho bởi:

ωi(t) = d Φ (t)/dt

= ωc + mp dg(t)
dt

Nếu g(t) có dạng cosωmt thì:

ωi(t) = ωc - mpωmsinωmt (16)

ePM (t) = Ac cos[ ωct - mpωmsinωmt ] (17)

So sánh (17) và (13), xem mp là chỉ số điều chế pha, tương đương với mf trong FM, ta
có thể xác định được băng thông của tín hiệu ΦM

BW = 2(ωm + mpωm) rad/s (18)

mpωm = Δωep là độ di tần tương đương của ΦM

So sánh (11) và (15) ta thấy kỹ thuật của FM và ΦM có cùng cơ sở. Điểm khác biệt là
trong FM ta lấy tích phân của tín hiệu hạ tần trước khi điều chế còn trong ΦM thì không.

Điều chế pha là kỹ thuật rất tốt để truyền số liệu. Trong kỹ thuật dời pha, PSK (Phase-
Shift Keying), các bit 1 và 0 được biểu diễn bởi các tín hiệu có cùng tần số nhưng có
pha trái ngược nhau.

33/223
(H 2.12) mô tả một tín hiệu PSK.

(H 2.12)

Điều chế xung ( Pulse modulation)

Đây là phương pháp dùng tín hiệu hạ tần điều chế sóng mang là tín hiệu xung (có tần
số cao hơn), còn gọi là phương pháp lấy mẫu tín hiệu hạ tần. Mặc dù các tín hiệu tương
tự được lấy mẫu bởi các giá trị rời rạc, nhưng các mẫu này có thể có bất cứ giá trị nào
trong khoảng biến đổi của tín hiệu hạ tần nên hệ thống truyền tín hiệu này là hệ thống
truyền tương tự chứ không phải hệ thống truyền số.

Tùy theo thông số nào của xung thay đổi theo tín hiệu hạ tần, ta có : Điều chế biên
độ xung (pulse amplitude modulation, PAM), điều chế vị trí xung (pulse position
modulation, PPM), điều chế độ rộng xung (pulse width modulation, PWM)

Điều chế biên độ xung ( PAM)

Khi một chuỗi xung hẹp với tần số lặp lại cao p(t) được điều chế biên độ bởi tín hiệu sin
tần số thấp m(t), ta có sự điều chế biên độ xung. Tín hiệu sau khi điều chế là tích của hai
tín hiệu m(t).p(t) có dạng sóng là các xung với biên độ thay đổi theo dạng sóng hạ tần
m(t) (H 2.13).

(H 2.13)

a-/ Mẫu PAM tự nhiên (Natural PAM sampling)

34/223
Khi biên độ xung đã điều chế có đỉnh theo dạng của tín hiệu m(t), ta có mẫu PAM tự
nhiên (H 2.13).

Kết quả của phần 2.1.1 cho thấy tín hiệu p(t) có thể phân tích thành các thành phần:

Vo + Σ Vn.cos(nωst)

với Vo = Vτ/Ts là thành phần DC và ωs = 2π/Ts là tần số của p(t).

Như vậy, m(t).p(t) bao gồm:

m(t).Vo = m(t).Vτ/Ts và m(t).ΣVn.cos(nωst)

Tóm lại, tích m(t).p(t) có chứa dạng sóng của tín hiệu điều chế (tín hiệu cần truyền)
trong thành phần tần số thấp m(t).Vo và có thể phục hồi bằng cách cho sóng mang đã
điều chế qua một mạch lọc hạ thông.

Thành phần họa tần có dạng Vnm(t)cos(nωst) tương tự như tín hiệu điều chế 2 băng cạnh
triệt sóng mang (Double Sideband Suppressed Carrier, DSBSC).

Phổ tần của tín hiệu PAM với hạ tần là m(t) = sinωmt có dạng như (H 2.14)

(H 2.14)

Trong (H 2.14) M(f) là phổ tần của tín hiệu dải nền và fm là tần số cao nhất của tín hiệu
này. Từ (H 2.14) ta cũng thấy tại sao tần số xung lấy mẫu fs phải ít nhất hai lần lớn hơn
fm . Nếu M(f) được phục hồi từ mạch lọc hạ thông, độ phân cách từ M(f) tới dải tần kế
cận phải lớn hơn 0, nghĩa là W > 0

W = fs - fm - fm > 0 hay fs > 2 fm

b-/ Mẫu PAM đỉnh phẳng (Flat-top PAM)

Đây là mẫu PAM được dùng rộng rãi do dễ tạo ra sóng điều chế. Dạng sóng cho ở (H
2.15) các xung sau khi điều chế có đỉnh phẳng chứ không theo dạng của hạ tần.

35/223
(H 2.15)

Mặc dù khi phục hồi tín hiệu từ mạch lọc hạ thông sẽ có biến dạng do đoạn đỉnh phẳng
nhưng vì bề rộng xung thường rất nhỏ so với chu kỳ Ts nên biến dạng không đáng kể.
Nếu sự biến dạng là đáng kể thì cũng có thể loại bỏ bằng cách cho tín hiệu đi qua một
mạch bù trừ.

Tín hiệu PAM ít được dùng để phát trực tiếp do lượng thông tin cần truyền chứa trong
biên độ của xung nên dễ bị ảnh hưởng của nhiễu. PAM thường được dùng như là một
bước trung gian trong một phương pháp điều chế khác, gọi là điều mã xung (pulse code
modulation, PCM) và được dùng trong đa hợp thời gian để truyền (TDM).

Điều chế thời gian xung (Pulse -time Modulation, PTM)

Điều chế thời gian xung bao gồm bốn phương pháp (H 2.16). Ba phương pháp đầu tập
trung trong một nhóm gọi là điều chế độ rộng xung (Pulse-width modulation, PWM)
(H 2.16d, e, f), phương pháp thứ tư là điều chế vị trí xung (Pulse-position modulation,
PPM) (H 2.16g).

Ba phương pháp điều chế độ rộng xung khác nhau ở điểm cạnh lên, cạnh xuống hay
điểm giữa xung được giữ cố định trong khi độ rộng xung thay đổi theo tín hiệu điều chế.

Phương pháp thứ tư, PPM là thay đổi vị trí xung theo tín hiệu điều chế trong khi bề rộng
xung không đổi. (H 2.16) minh họa cho các cách điều chế này.

Lưu ý là kỹ thuật PTM tương tự với điều chế FM và ΦM, tín hiệu có biên độ không đổi
nên ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu.

Phổ tần của tín hiệu đã điều chế bằng phương pháp PWM, PPM giống như phổ tần của
tín hiệu điều chế FM (H 2.16h), nghĩa là có nhiều họa tần nên khi sử dụng PWM và
PPM người ta phải gia tăng tần số xung lấy mẫu hoặc giảm độ di tần (để giới hạn băng
thông của tín hiệu và tăng số kênh truyền).

36/223
(H 2.16)

37/223
Truyền nối tiếp bất đồng bộ
Hệ thống tuyền dữ liệu và mẫu tín hiệu trong truyền dữ
liệu
Khái quát

Như đã biết, trong các hệ thống truyền dữ liệu có hai cách đưa tín hiệu lên đường truyền:
nối tiếp và song song.

Cách truyền song song thường được truyền trên một khoảng cách ngắn, ví dụ giữa các
thiết bị trong cùng một phòng như từ máy tính sang máy in.

Cách truyền nối tiếp thường được thực hiện khi khoảng cách truyền khá xa.

Ngoài ra, trong cách truyền nối tiếp, dựa vào cách thực hiện sự đồng bộ giữa nơi phát
và thu ta có hai chế độ hoạt động: đồng bộ và bất đồng bộ.

Trong chế độ bất đồng bộ, xung đồng hồ được tạo ra một cách riêng rẻ ở máy phát và
máy thu dựa vào tần số danh định tương ứng với vận tốc truyền (bit rate hoặc baud rate).

Trong chế độ đồng bộ, nơi phát có thể gửi xung đồng hồ tới nơi thu theo một kênh truyền
song song với kênh truyền dữ liệu hoặc nơi thu tự tạo ra xung đồng hồ bằng cách tách
tín hiệu thời gian từ dòng dữ liệu.

Chương này bàn đến chế độ truyền nối tiếp bất đồng bộ. Chúng ta sẽ lần lượt giới thiệu
tính chất chung của hệ thống truyền dữ liệu, các giao thức của hệ thống truyền bất đồng
bộ. Chúng ta cũng sẽ khảo sát vài IC thực hiện chức năng biến đổi song song ? nối tiếp
trong các thiết bị thu phát .

HỆ THỐNG TRUYỀN DỮ LIỆU

Vận hành

Một mẫu hệ thống truyền dữ liệu gồm 3 bộ phận chính (H 4.1)

- Một cặp thiết bị xử lý tín hiệu (Terminal, vd máy tính), một của máy phát (chuyển
thông tin thành tín hiệu số) và một của máy thu (chuyển dữ liệu số thành thông tin).

- Một cặp giao diện nối tiếp, được gọi là thiết bị đầu cuối (Data Terminal Equipment,
DTE) mà nhiệm vụ chính là biến đổi chuỗi dữ liệu song song thành nối tiếp ở máy phát

38/223
và nối tiếp thành song song ở máy thu, đồng thời thực hiện một số chức năng khác theo
yêu cầu của người sử dụng.

- Một cặp giao diện truyền dữ liệu, được gọi là thiết bị truyền dữ liệu (Data
Communication Equipment, DCE), thực hiện sự giao tiếp giữa DTE và môi trường
truyền.

(H 4.1)

Vận hành của hệ thống như sau : Máy tính gửi bản tin dưới dạng một chuỗi ký tự song
song tới DTE. Ở đây bản tin được chuyển sang dạng nối tiếp để phát đi từng bit ở từng
thời điểm . Đối với các hệ thống bất đồng bộ, thiết bị DTE sẽ thêm vào các bit Start và
Stop ở mỗi ký tự nối tiếp này và nếu có yêu cầu, bit kiểm tra chẵn lẻ cũng được thêm
vào ở đây . Đây là một dòng nối tiếp các tín hiệu nhị phân tương thích với các chuẩn về
điện của EIA như RS-232C (D), RS-422A hoặc 423A. DCE là bộ phận chuyển tín hiệu
ra kênh truyền. Dạng chính xác của DCE tùy thuộc vào kênh truyền, ví dụ, các DCE
được dùng thúc đường dây hiện nay là RS-422A hoặc 423A có thể thích hợp để truyền
tín hiệu dải nền với khoảng cách tối đa là 1200m còn nếu dùng đường dây điện thoại để
truyền thì DCE tương thích phải là các Modem.

Ở máy thu bộ phận giao tiếp biến đổi chuỗi ký tự nối tiếp thành song song được đọc bởi
máy tính hay thiết bị truyền tin đầu cuối khác.

Một bản tin báo nhận được phản hồi tới máy phát để báo nhận đồng thời báo lỗi, nếu có
lỗi bản tin sẽ được phát lại sau khi sửa lỗi. Trong trường hợp này máy thu đã trở thành
máy phát.

Dung lượng của kênh truyền

Khả năng và phẩm chất của một kênh truyền xác định bởi dung lượng của nó.

39/223
Nhắc lại, một tín hiệu tần số x , tín hiệu lấy mẫu phải có tần số tối thiểu là 2x, yêu cầu
một băng thông tối thiểu là x để truyền , nếu dùng n bit để mã hóa tín hiệu này thì vận
tốc truyền sẽ là 2nx, ta gọi C = 2nx là dung lượng của kênh truyền. Ví dụ, trong điện
thoại tần số tín hiệu là 2,7kHz nếu dùng 1 bit (n = 1) để mã hóa tín hiệu thì dung lượng
kênh truyền C = 5,4kbps, nếu dùng số 2 bit ( n = 2) thì C = 10,8kbps .....

Như vậy dung lượng của kênh truyền tỉ lệ với số bit dùng mã hóa tín hiệu và băng
thông của nó. Nhưng khi băng thông của kênh truyền càng lớn thì tính miễn nhiễu của
hệ thống càng kém nên để gia tăng dung lượng kênh truyền người ta thường tăng số bit
dùng mã hóa tín hiệu và dùng phương pháp điều chế đa pha.

Mẫu tín hiệu trong chẾ ĐỘ truyền bất đồng bộ

Trong chế độ truyền bất đồng bộ thông tin được truyền đi dưới dạng từng ký tự và
khoảng cách các ký tự là ngẫu nhiên. Tuy nhiên để tạo sự đồng bộ giữa máy phát và thu,
giao thức tầng 2 (Data link protocol) có qui định cụ thể về mẫu tín hiệu trong hệ thống
truyền bất đồng bộ như sau :

- Mỗi ký tự gồm một số bit gọi là ký tự dữ liệu, số này có thể là 5 đối với mã Baudot, 7
nếu là mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange) và 8 nếu là mã
EBCDIC (Extended Binary-Coded Decimal Information Code, mã BCD mở rộng)

- Ngoài ra, để tạo sự đồng bộ, kèm theo các bit mã ký tự còn có các bit Start ở trước mỗi
ký tự và các bit Stop ở sau mỗi ký tự. . Các bit Start là các bit 0 và các bit Stop là bit 1.
Số bit Start luôn luôn là 1 bit còn số bit Stop có thể là 1, 1,5 hoặc 2 bit.

- Nếu có thêm bit kiểm soát chẵn lẻ (parity bit) thì bit này nằm trước bit Stop.

- Ở trạng thái nghỉ máy phát luôn phát đi bit 1 gọi là bit nghỉ (idle bit), như vậy máy thu
dò ra bit Start khi có sự biến đổi từ 1 xuống 0, sau đó là một chuỗi bit có số lượng theo
qui định của giao thức.

Lưu ý là trong truyền dữ liệu, bit LSB của ký tự luôn được truyền đi trước và có
hai cách viết (và đọc) một bản tin: theo chiều mũi tên hướng về bên phải và theo chiều
hướng về bên trái

- Viết theo chiều mũi tên hướng về bên phải : bit LSB của ký tự đầu tiên sẽ nằm bên
phải của bản tin. Thí dụ bản tin dùng mã ASCII gồm 3 ký tự ABC có mã lần lượt là 41H
(1000001), 42H (1000010) và 43H (1000011), bit LSB của ký tự đầu tiên (A) được phát
đi trước và phải nằm bên phải của bản tin nên chuỗi dữ liệu được phát đi có dạng:

40/223
Với cách viết này, mỗi mẫu mã hóa của mỗi ký tự được giữ nguyên chiều của nó nhưng
thứ tự các ký tự trong bản tin đã bị đảo.

- Viết theo chiều mũi tên hướng về bên trái : bit LSB của ký tự đầu tiên sẽ nằm bên
trái của bản tin. Với thí dụ trên, bit LSB của ký tự đầu tiên (A) được phát đi trước và
phải nằm bên trái của bản tin nên chuỗi dữ liệu được phát đi có dạng:

Với cách viết này, thứ tự các ký tự trong bản tin được giữ nguyên nhưng các bit trong
mỗi ký tự đã bị đảo chiều.

Bit kiểm tra chẵn lẻ (parity bit), nếu có, sẽ được thêm vào sau mỗi ký tự (bit p trong các
thí dụ trên)

Ở máy phát thanh ghi dịch biến đổi tín hiệu song song thành nối tiếp, được điều khiển
bởi tín hiệu Load/Shift, các bit Start và Stop được tự động thêm vào khi mạch hoạt động
.

Ở máy thu khi bộ phận dò phát hiện bit Start bởi sự thay đổi từ 1 xuống 0, sẽ tạo ra
tín hiệu điều khiển thanh ghi dịch, sau khi dịch đủ số bit qui định của tín hiệu kể cả bit
parity và bit Stop, ký tự dữ liệu được đọc ra dưới dạng song song từ thanh ghi dịch.

41/223
(H 4.2)

(H 4.2) mô tả dạng của tín hiệu trên đường truyền bất đồng bộ (tín hiệu là mẫu chữ C
với parity chẵn và một bit Stop) và bộ phận biến đổi song song ? nối tiếp trong máy phát
và thu. Bộ phận này chính là các thanh ghi dịch.

Sự đồng bộ ở các thanh ghi dịch phát và thu được tạo bởi xung đồng hồ ở máy phát và
xung đồng hồ ở máy thu. Dĩ nhiên các xung đồng hồ này phải có cùng tần số, đó là tần
số tương ứng với vận tốc truyền bit của hệ thống. Nếu xung đồng hồ ở nơi thu không
phù hợp với xung đồng hồ ở nơi phát, lỗi do độ lệch thời gian có thể xảy ra. Có hai loại
lỗi : Lỗi khi đọc bit và lỗi do sai khung. Lỗi do sai khung được tạo ra bởi sự tích lũy các
độ lệch thời gian, bit cuối cùng bị sai đưa tới sai khung.

(H 4.3)

(H 4.3) là một ví dụ, giả sử thời gian cho một bit là 0,1 s (T = 0,1s =100ms) và sự sai
lệch là 7% sớm hơn ở máy thu, như vậy máy thu đọc bit đầu tiên ở thời điểm 93 ms thay
vì 100ms, bit thứ hai ở 186ms ..... cho đến thời điểm 744ms máy thu đang đọc bit thứ 7
nhưng nhầm là bit thứ 8, như vậy bit cuối cùng của tín hiệu đã bị đọc sai, nếu bit thứ 8
là bit 1 thì máy thu nhầm là bit Stop và kết quả là có sự sai khung.

42/223
Bit Stop là bit kiểm tra độ lệch thời gian tương đối chính xác, nếu máy phát hiện bit
Stop không phải là bit 1 thì sẽ báo lỗi khung ta nói bit Stop là khoảng bảo vệ tối thiểu
giữa các khung ký tự. Ngoài ra bit parity cũng giới hạn được sai sót này và các sai sót
do nhiễu, tuy nhiên phương pháp phát hiện lỗi này không đạt độ tin cậy 100% vì nếu số
bit sai là số chẵn thì máy thu không phát hiện được.

43/223
KT truyền bất đồng bộ
UART 6402 của Intersil

Tính năng kỹ thuật tổng quát

6402 là UART loại IC CMOS/LSI dùng để giao tiếp với máy tính hoặc μP qua kênh dữ
liệu nối tiếp bất đồng bộ.

- Máy phát đổi dữ liệu song song thành nối tiếp và tự động thêm vào các bit Start và
Stop.

- Máy thu chuyển đổi các bit Start, ký tự dữ liệu, bit parity và bit Stop thành dữ liệu song
song, kiểm tra lỗi.

Chiều dài của các ký tự dữ liệu có thể là 5, 6, 7 hoặc 8 bit. Parity có thể là chẵn hay lẻ,
việc kiểm tra và tạo bit parity có thể bỏ qua, nếu không có yêu cầu. Có thể dùng 1, 1,5
hoặc 2 bit Stop.

Mô hình (H 4.4)

(H 4.4)

44/223
- Ý nghĩa các chân của IC :

TRE : Transmit Reg. Empty : Ngã ra, báo thanh ghi phát trống.

¯
TBRL : Trans. Buf. Reg. Load : Ngã vào, nạp dữ liệu vào thanh ghi đệm phát & phát

TBRE : Trans. Buf. Reg. Empty : Ngã ra, mức cao báo thanh ghi đệm phát trống, sẵn
sàng nhận dữ liệu

TBR7 - TBR0 : Trans. Buf. Reg. Data : Dữ liệu để nạp vào thanh ghi đệm phát

DR : Data Received : Ngã ra, lên cao báo đã thu được một ký tự dữ liệu

¯
DRRST : Data Received Reset : Reset thanh ghi thu

¯
ROE : Receive Buffer Output Enable : Cho phép thu tín hiệu từ thanh ghi đệm thu

RBR7 - RBR0 : Receive Buf.Reg. Data : Dữ liệu thu từ thanh ghi đệm thu

CRL : Control Reg. Load : Ngã vào, mức cao cho phép nạp từ điều khiển vào thanh ghi
điều khiển

CR4- CR0 : Control Reg. Data : Tổ hợp 5 bit tạo thành một từ điều khiển

PE,FE,OVE : Parity, Framing, Overflow flags : Cờ báo lỗi chẵn lẻ, lỗi khung, lỗi tràn

¯
SOE : Status O/P Enable : Cho phép ngã ra trạng thái

MRST : Master Reset : Đặt lại IC

RC,TC : Receive Clock, Trans. Clock : Xung đồng hồ Thu, Phát

RxD, TxD : Receive Data, Trans. Data : Dữ liệu thu phát.

Việc chọn các chuẩn trong giao thức theo qui định của bảng 4.1 dưới đây

Bảng 4.1 : 6402 control word

CR 4 Chọn chiều dài ký tựCharacter


00 = 5 bit01 = 6 bit10 = 7 bit11 = 8 bit
CR 3 Length SelectCLS1CLS0
Có Kiểm Tra chẵn lẻ ?PI (Parity 1 = không kiểm tra chẵn lẻ và PE = 00
CR 2
Inhibit) = có kiểm tra chẵn lẻ

45/223
Chọn Kiểm Tra chẵn EPE (Even
CR 1 1 = kiểm tra chẵn0 = kiểm tra lẻ
Parity Enable)
0 = 1 bit stop 1 = 1,5 (ký tự 5 bit)1 = 2
CR 0 Chọn số bit stopSBSStop Bit Select
(ký tự 6, 7, 8 bit)

Vận hành

- Vận hành của IC được thực hiện qua các thao tác sau đây :

- Khởi động :

Để khởi động 6402, lần lượt thực hiện 3 bước :

- Đặt từ điều khiển vào các chân CR4 - CR0 để chọn giao thức truyền.

- Đưa chân CRL lên cao để nạp từ điều khiển vào thanh ghi điều khiển.

- Đưa chân MRST lên cao để reset máy thu và máy phát.

- Phát một ký tư :

Để nạp một ký tự vào thanh ghi phát và phát đi, lần lượt thực hiện các bước :

- Chân TBRE lên cao báo thanh ghi đệm phát trống.

- Các bít của ký tự được nạp vào chân TBR7- TBR0.

¯
- Đưa TBRL lên cao để nạp data vào thanh ghi đệm.

¯
- Tín hiệu phát đi khi TBRL xuống thấp.

- Thu một ký tự :

Để thu một ký tự, lần lượt thực hiện các bước sau :

- Chân DR lên cao báo đã thu một ký tự mới

¯
- Đưa ROE xuống thấp để đọc ký tự từ ngã ra của bộ đệm vào CPU

¯
- Đọc các trạng thái lỗi ở các ngã PE, FE và OVE (Các chân này cho phép bởi SOE
ở trạng thái thấp). Mức cao của các chân này cho biết đã phát hiện lỗi. PE cho biết lỗi

46/223
chẵn lẻ, FE cho biết lỗi khung và OVE cho biết lỗi tràn (Overrun) là lỗi do tốc độ thu
ký tự lớn hơn tốc độ đọc ký tự.

¯
- Reset thanh ghi thu bằng cách đưa chân DRRST xuống mức thấp

Tốc độ phát và thu bit tùy thuộc vào xung đồng hồ trên hai chân TC và RC. 6402 có
mạch chia 16 cố định để tần số xung clock vào phải bằng 16 lần tốc độ baud mong
muốn. Tốc độ có thể lên tới 250 kbps.

Giao tiếp của 6402 với vi xử lý

Giao tiếp giữa 6402 và bộ vi xử lý có phần phức tạp (H 4.5), nhưng ít sử dụng phần
mềm khi thực hiện các chức năng thu phát

(H 4.5)

- Việc thực hiện giao thức bất đồng bộ (tức tạo từ điều khiển) nhờ vào khóa chuyển
mạch điện tử.

- Việc báo lỗi thực hiện nhờ một led.

- Mạch được Reset bởi cả phần cứng và phần mềm.

47/223
- Mạch đơn ổn thực hiện chức năng Reset thanh ghi thu tự động sau khi thu đủ ký tự.

- Việc đọc ký tự thu tác động bởi tín hiệu RD ở CPU và tín hiệu select UART từ mạch
giải mã địa chỉ.

- Tương tự cho việc nạp dữ liệu vào thanh ghi đệm phát để phát : tác động bởi tín hiệu
WR của CPU và tín hiệu select UART.

- Các ngắt riêng biệt của μP được tạo ra bởi tín hiệu DR và TBRE

ACIA 6850 của Motorola

Đặc tính tổng quát

Về tính chất vật lý, 6850 thuộc loại NMOS có 24 chân, được thiết kế để giao tiếp với
bus của họ μP 6800 của Motorola.

6850 có thể lập trình phần mềm và chỉ có một thanh ghi điều khiển

Ngoài ra, với 6850 ta có thể thiết lập các giao thức sau đây :

- Có thể truyền 8 hoặc 9 bit

- Có thể chọn parity chẵn hoặc lẻ

- Kiểm tra lỗi parity, overrun, và framing

- Có thể chọn các mode hoạt động với tần số xung đồng hồ chia cho hệ số 1, 16 hoặc 64

- Tốc độ truyền dữ liệu lên tới 500 kbps

- Có các chức năng điều khiển ngoại vi/modem

- Có 1 hoặc 2 bit Stop

- Có thanh ghi dữ liệu đôi. Mô hình và sơ đồ khối (H 4.6)

48/223
49/223
(H 4.6)

* Ý nghĩa các chân :

, CS1, CS0 : Chip slect : chọn chip

- RS : Reg. Select : Chọn thanh ghi (1: Dữ liệu; 0: Điều khiển)

¯
- R/W : Read/Write

¯
- IRQ : Interrupt request : Yêu cầu ngắt

- D7-D0 : Data Bus I/O : Bus dữ liệu vào/ra

- E : Data I/O Enable and Clkng (Điều khiển xuất nhập dữ liệu vào/ra bus)

- RxCLK, TxCLK : Ngã vào xung đồng hồ thu, phát

¯
- CTR : Clear To Send

¯
- RTS : Request To Send

50/223
¯
- CD : Carrier Detect : Dò sóng mang

- RxD, TxD : Dữ liệu thu, phát

- VSS : Mass nguồn (GND)

- VDD: Nguồn dương (+5 V)

Các chi tiết của giao thức được chọn bằng cách ghi 1 byte vào thanh ghi điều khiển dựa
theo bảng 4.2. Trạng thái thu phát và trạng thái lỗi được đọc từ thanh ghi trạng thái, dựa
vào bảng 4.3

Thanh ghi điều khiển hoặc thanh ghi trạng thái được chọn khi chân RS xuống thấp và
thanh ghi dữ liệu thu hoặc phát được chọn khi RS lên cao. Thanh ghi dữ liệu phát và
điều khiển chỉ có thể ghi (write). Thanh ghi dữ liệu thu và trạng thái chỉ có thể đọc (read)

Bảng 4.2 6850 Control Register Word Bits

¯
D7 Cho phép ngắt thuC7 1 = IRQ ở thấp khi thanh ghi đệm thu đầy0 = Không
cho phép ngắt thu

Điều khiển ngắt phát - ¯ ¯


D6 00 = RTS low. Không cho phép ngắt phát01 = RTS
phátC6 low. Cho phép ngắt phát
¯ ¯
10 = RTS high. Không cho phép ngắt phát11 = RTS
D5 C 5 low. Không cho phép ngắt phát & Phát bit 0 (break
level)
Chọn chiều dài ký tự,
000 = 7 bit + Chẵn + 2 Stop001 = 7 bit + Lẻ + 2
D4 KTchẵn lẻ, Số bit
Stop010 = 7 bit + Chẵn + 1 Stop
stopC4
011 = 7 bit + Lẻ + 1 Stop100 = 8 bit + 2 Stop 101 = 8
D3 C 3
bit + 1 Stop
D2 C 2 110 = 8 bit + Chẵn + 1 Stop111 = 8 bit + Lẻ + 1 Stop
Chon hệ số chia tần
D1 00 = : 101 = : 16
xung CKC1
D0 C 0 10 = : 6411 = Master Reset

Ghi chú : * Master reset, thanh ghi điều khiển có bít C1 C0 = 11, Reset tất cả các bít của
¯ ¯
thanh ghi trạng thái và đưa chân RTS và IRQ lên cao

51/223
* Bít C7 = 1, CPU bị ngắt nếu:

- Thanh ghi dữ liệu thu đầy - Bị tràn

¯
- Có một biến đổi từ thấp lên cao ở chân CD (modem không dò ra sóng mang)

Bảng 4 .3 6850 Status Register Bits

¯ ¯
D7 Trạng thái pin IRQ 1 = IRQ lowReset bởi việc đọc thanh ghi đệm thu hay viết
IRQ vào thanh ghi phát
D6 Lỗi chẵn lẻPE 1 = Có lỗi chẵn lẻSet/Reset khi chuyển dữ liệu thu
Lỗi tràn 1 = Báo lỗi tràn và giữ bit RDRF = 1Set/Reset khi chuyển
D5
(Overrun)OVRN dữ liệu thu
D4 Lỗi khungFE 1 = Có lỗi khungSet/Reset khi chuyển dữ liệu thu
¯ ¯
D3 Xóa để phát CTS Tùy trạng thái chân CTS Chân CTS ở mức cao sẽ vô hiệu
hóa bit TDRE

D2 Dò sóng mangCD ¯
1 = chân CD ở mức cao (no carrier)( xem ghi chú)
Thanh ghi phát 1= Phần phát chờ nhận ký tự.Reset bởi việc ghi vào thanh
D1
trốngTDRE ghi phát
Thanh ghi thu 1 = Phần thu chờ đọc ký tự.Reset bởi việc đọc thanh ghi
D0
đầyRDRF đệm thu

¯
Ghi chú : bit CD lên 1 làm cho chân IRQ xuống thấp khi bit C7 set = 1. Bit CD vẫn giữ
¯
1 sau khi pin CD xuống thấp và bị xóa sau khi đọc thanh ghi trạng thái, và thanh ghi dữ
liệu thu, hoặc cho đến khi MRST xảy ra.

Thông tin trong thanh ghi trạng thái được đọc bởi CPU và cho biết trạng thái hiện hành
của 6850

Bit D0 : (RDRF) Bít này set 1 sau khi data nhận được đã truyền từ thanh ghi dịch thu
tới thanh đệm thu và nó được xóa sau khi CPU đã đọc data

Bit D1 : (TDRE) Bít này được set khi data đã chuyển từ thanh ghi đệm phát đến thanh
ghi dịch phát, nó được xóa khi CPU viết từ mới vào thanh ghi đệm phát

Bit D2 : (CD) Bít này được set nếu Modem không dò ra sóng mang

52/223
Bit D3 : (CTS) Bít này được reset ( =0) nếu có tín hiệu tác động xóa để gửi

Bit D4 : (FE) Bít này set nếu máy thu không dò ra bít stop ( sai khung)

Bit D5: (OVRN) Bít này set nếu 6850 chuyển data thu được từ thanh ghi dịch thu vào
thanh ghi đệm thu trước khi CPU đọc nội dung trong thanh ghi này, nó chỉ rằng có một
phần bản tin bị mất. Bít này được reset khi CPU đọc thanh ghi đệm thu

Bit D6 : (PE) Bít này set khi máy thu dò ra lỗi parity

¯
Bit D7 : (IRQ) Bít này set khi có tín hiệu tác động trên ngã ra IRQ tới CPU

Vận hành

Vận hành 6850 được mô tả qua các bước : Khởi động, phát một ký tự và thu một ký tự

- Khởi động :

Chú ý rằng 6850 không có reset phần cứng. Việc reset chip được điều khiển bằng cách
ghi byte điều khiển vào thanh ghi điều khiển (lập các bit C0 = C1 = 1)

¯ ¯
- Reset chip: các bit trong thanh ghi trạng thái về 0 và hai chân RTS và IRQ lên cao

- Lập trình từ điều khiển để chọn giao thức hoạt động.

- Phát một ký tự

Khi đã khởi động chip ta chỉ cần 2 bước để phát một ký tự

¯
- Chân CTS phải ở mức thấp

- Đợi cho đến khi bít TDRE = 1 (trong thanh ghi trạng thái)

- Ghi ký tự cần phát vào thanh ghi dữ liệu phát

Một ví dụ để thấy hoạt động phát của 6850. Từ điều khiển ghi vào thanh ghi có dạng
¯
10101101. Do bit D6 và D5 là 0 và 1, một tín hiệu mức thấp tác động cho bởi chân RTS
gửi tới modem, sau một thời gian trễ xác định, modem gửi tín hiệu tác động mức thấp
¯
tới chân CTS, báo dữ liệu sẵn sàng để gửi đi. CPU đọc thanh ghi trạng thái và nếu bit
D1(TDRE) lên 1 nó sẽ gửi từ kế tiếp đến thanh ghi đệm phát, từ này được chốt vào
thanh ghi khi chân E chuyển từ mức cao xuống thấp, điều này khiến cho bit TDRE reset
xuống 0. Mạch logic bên trong tạo bit kiểm tra lẻ theo yêu cầu và chuyển dữ liệu cùng

53/223
với bit start, bit parity và bit stop vào thanh ghi dịch phát. Dữ liệu được chuyển ra ngoài
trên đường TxD với bit rate bằng 1/16 tần số xung đồng hồ ở chân TxCLK .

Khi dữ liệu đã chuyển vào thanh ghi dịch phát bit TDRE của thanh ghi trạng thái lên 1,
một lần nữa vì bit D6 và D5 của thanh ghi điều khiển là 0 và 1 nên khi TDRE lên 1 một
¯
tín hiệu ngắt tự động gửi đến CPU ở ngã ra IRQ. CPU trả lời bằng cách gửi từ thứ 2
tới thanh ghi đệm phát mặc dù từ thứ nhất có thể chưa hoàn toàn chuyển ra ngoài. Sở dĩ
được như vậy vì 6850 dùng thanh ghi đôi và việc này làm gia tăng vận tốc truyền.

- Thu một ký tự

Có 3 bước cần thiết để thu một ký tự

¯
- Chân CD phải ở mức thấp

- Đợi cho đến khi bit RDRF = 1

- Đọc trạng thái lỗi từ thanh ghi trạng thái

- Đọc ký tự thu từ thanh ghi dữ liệu thu

Các ngắt phát và/hoặc thu có thể được cho phép bởi từ điều khiển (xem bảng 4.2)

¯
Chân IRQ sẽ ở mức thấp bất cứ khi nào các bit trạng thái TDRE và/hoặc RDRF là 1.
¯
Trong khi chân IRQ ở thấp bit trạng thái IRQ là 1.

Dưới đây là quá trình thu một ký tự

Tín hiệu nối tiếp tới chân RxD của ACIA. Thông thường chân này ở mức cao khi không
có tín hiệu vào. Khi có tín hiệu tới bit đầu tiên là bit start (bit D0) làm chân RxD chuyển
từ cao xuống thấp. Giả sử tần số xung đồng hồ thu bằng 16 lần vận tốc bit, thì sau 8 chu
kỳ đồng hồ kể từ khi chân RxD chuyển từ cao xuống thấp, ngã vào này được kiểm tra
một lần nữa và nếu nó vẫn còn ở mức thấp, bit start mới có giá trị, nếu không ACIA
xem tín hiệu nhận được là nhiễu và tiếp tục giám sát sự thay đổi ở chân này để tìm ra bit
start. Dùng 8 chu kỳ đồng hồ sau khi có sự thay đổi trạng thái của chân RxD khiến cho
data được lấy mẫu đúng ngay điểm giữa và được chuyển vào thanh ghi dịch thu sau mỗi
16 xung đồng hồ. Viêc kiểm tra lỗi được thực hiện và khi có lỗi xảy ra các bit báo lỗi
tương ứng trong thanh ghi trạng thái sẽ được set. Sau khi số bit dữ liệu mong muốn đã
nhận được, bản tin được chuyển song song từ thanh ghi dịch thu tới thanh ghi đệm thu
và bit 0 (RDRF) của thanh ghi trạng thái được set lên 1. Nếu bit 7 của thanh ghi điều
khiển được set (đưa lên 1) trong suốt thời gian khởi động, một ngắt tới CPU được tự
¯
động tạo ra do chân IRQ xuống thấp. CPU thực hiện chương trình phục vụ ngắt và đọc

54/223
thanh ghi trạng thái để biết nguyên nhân ngắt. Nếu CPU tìm thấy bit RDRF đã set nó sẽ
đọc dữ liệu trong thanh ghi đệm thu. Hành động này xóa bit RDRF của thanh ghi trạng
thái.

Phần thu của 6850 cũng dùng thanh ghi đôi cho phép từ kế tiếp chuyển vào thanh ghi
dịch trong khi từ trước đó chưa hoàn toàn được đọc vào CPU nhằm tăng vận tốc truyền
như nói trên.

Bảng 4 .5 Từ chọn chế độ và điều khiển vận hành (Mode Control and Command word
bits)

Sử dụng 8251A đòi hỏi các đoạn chương trình ngắn để nạp từ chọn mode (mode control
word) và từ điều khiển (command word) cho các thanh ghi điều khiển, cũng như để đọc
định kỳ thanh ghi trạng thái (status). Chi tiết của 3 thanh ghi này được cho trong bảng
4.5 và 4.6

Bảng 4 .6 Thanh ghi trạng thái 8251A(Status Register)

55/223
Ghi chú: bit TxD có nghĩa hơi khác với chân TxRDY. Bít TxD không kèm theo điều
¯
kiện của chân CTS và TxEN trong lúc chân TxRDY kèm theo cả 2 điều kiện này

4.3.3.3 - Vận hành

Toàn bộ hoạt động của 8251A được lập trình bởi phần mềm hệ thống.

Một tập từ điều khiển được phát ra từ CPU để khởi động 8251A, các từ điều khiển này
sẽ qui định các giá trị vận tốc thu phát, chiều dài ký tự, số bit stop, chọn parity, đồng
bộ hay bất đồng bộ (bit parity không được xem là bit dữ liệu khi lập trình chiều dài từ).
Trong trường hợp chiều dài từ < 8 bit, những bit thấp (từ LSB) là dữ liệu, những bit
không dùng (bit cao) thì không cần quan tâm (don't care) khi viết dữ liệu vào 8251A và
là 0 khi đọc dữ liệu từ 8251A).

Vận hành của USART 8251A được mô tả qua các bước : khởi động, phát một ký tự và
thu một ký tự.

- Khởi động 8251A

- Reset chip

- Ghi vào thanh ghi chọn chế độ một byte (từ CPU) để chọn giao thức mong muốn (bảng
4.5)

Sau khi thiết lập chế độ hoạt động, việc phát và thu được điều khiển bằng cách ghi định
kỳ từ điều khiển vào thanh ghi điều khiển bao gồm các bước sau :

- Reset chip

56/223
- Ghi từ chọn chế độ vào thanh ghi mode (mode register)

- Ghi từ điều khiển vào thanh ghi command (command register).

Đối với 8251A, từ đi sau từ mode luôn luôn là từ command và từ command có thể ghi
vào thanh ghi bất cứ lúc nào trong khối dữ liệu trong lúc 8251A đang hoạt động. Để trở
lại với từ chọn chế độ, bit master reset (D6) trong từ command có thể được set để khởi
động reset nội và đưa 8251A trở về trạng thái khởi động, và từ điều khiển ghi vào lúc
này phải là từ mode.

- Phát một ký tư

¯
Để phát một ký tự, bit TxEN trong thanh ghi điều khiển phải ở logic 1 và chân CTS phải
ở mức thấp :

- Đợi cho đến khi chân TxRDY lên cao hoặc cho đến khi bit TxRDY trong thanh ghi
trạng thái là 1.

- Ghi ký tự cần phát vào thanh ghi đệm phát.

USART tự động thêm các bit start, stop, kiểm tra chẵn lẻ. Ký tự được phát đi nối tiếp
trên đường TxD với bit LSB được phát trước, các bit được dời ra ngòai mỗi khi có cạnh
¯
xuống của xung đồng hồ TXC với vận tốc bằng 1, 1/16, 1/64 tần số xung đồng hồ.

- Thu một ký tư

Để thu một ký tự đồng thời kiểm tra lỗi của ký tự này, cần thực hiện các bước sau :

- Đợi cho đến khi chân RxRDY lên cao hoặc cho đến khi bit RxRDY trong thanh ghi
trạng thái là 1

- Đọc trạng thái lỗi từ thanh ghi trạng thái

- Đọc ký tự từ thanh ghi đệm thu

- Reset trạng thái lỗi bằng cách ghi bit ER = 1 (D4) trong thanh ghi command.

¯ ¯
Tốc độ phát và thu bit được quyết định bởi tần số của xung clock đưa vào chân RXC/ TXC
chia theo hệ số 1, 16 hoặc 64 đã chọn trong từ chọn mode.

Hoạt động thu của 8251A giống như 6850 của Motorola, bắt đầu sau khi hiệu lực hóa
¯
bit start, dữ liệu được lấy mẫu khi có cạnh lên của xung đồng hồ RXC.

57/223
- Modem Control :

8251A có một tập hợp ngã vào/ra điều khiển được dùng để đơn giản sự giao tiếp với hầu
hết các Modem, gồm các chân :

¯
DSR : Data Set Ready : Ngã vào điều khiển bởi bit D7 của thanh ghi trạng thái (D7 = 1
¯
chân DSR xuống thấp). Trạng thái của nó có thể được test bởi CPU nhờ tác vụ đọc trạng
thái.

¯
DTR : Data Terminal Ready : Ngã ra điều khiển bởi bit D1 của thanh ghi điều khiển vận
¯
hành (command; D1= 1 chân DTR xuống thấp). Trạng thái của nó có thể được kiểm soát
¯
bởi từ command. Có thể dùng test chân DTR của modem .

¯
RTS : Request To Send : Ngã ra điều khiển bởi bit D5 trong thanh ghi điều khiển (D5 =
¯ ¯
1 chân RTS xuống thấp). Có thể được dùng để test chân RTS của modem.

¯
CTS : Clear To Send : Ngã vào, mức thấp cho phép 8251A phát dữ liệu nối tiếp nếu bit
Tx Enable trong thanh ghi từ command (D0 ở mức 1). Khi phần phát Tx đang phát nếu
¯
bit TxEnable = 0 hoặc chân CTS lên cao, Tx sẽ phát tất cả Data trong USART trước
khi nghỉ.

- Transmitter buffer :

Nhận Data song song từ Data bus buffer, đổi sang nối tiếp, thêm các bit đặc biệt và xuất
¯ ¯
tín hiệu hỗn hợp ra ngã TXD khi có cạnh xuống của xung Clock phát TXC.

- Transmitter Control :

TxC quản lý tất cả hoạt động liên quan đến việc phát tín hiệu

TxRDY : Trans. Ready, ngã ra này báo cho CPU biết máy phát sẵn sàng nhận dữ liệu.
Chân TxRDY có thể dùng như là một ngắt cho hệ thống, vì nó được che bởi Tx Enable,

58/223
hoặc đối với tác vụ hỏi vòng (polling), CPU có thể kiểm soát TxRDY bằng tác vụ đọc
trạng thái (bit D0 trong thanh ghi trạng thái). TxRDY tự động reset bởi cạnh xuống
¯
(leading edge) của WR khi ký tự dữ liệu được nạp từ CPU

TxE : Trans. Reg. Empty : thanh ghi phát trống : Khi 8251A không có gì để phát, ngã
ra TxE lên cao. TxE có thể được dùng để chỉ lúc chấm dứt phát sao cho CPU biết lúc
phải đổi sang đường dây khác trong cách truyền bán song công (HDM)

¯
TXC : Transmitter Clock : Xung đồng hồ phát có tần số là một bội của vận tốc điều chế
(Baud rate), tùy theo lập trình, bội này có thể là 1, 16, 64 (chỉ dùng cho chế độ bất đồng
bộ).

Thí dụ: Vận tốc điều chế là 110 baud thì:

¯
- TXC = 110 Hz khi ở chế độ x1 (B1B0 = 01)

¯
- TXC = 1,72 KHz khi ở chế độ x1 (B1B0 = 10)

¯
- TXC = 7,04 KHz khi ở chế độ x1 (B1B0 = 11)

- Receiver Buffer :

Nhận dữ liệu nối tiếp đổi thành song song, kiểm tra lỗi và gửi ký tự tới CPU. Dữ liệu
¯
nối tiếp vào ngã vào RxD bởi cạnh lên của tín hiệu RXC.

- Receiver Control :

Quản lý tất cả hoạt động thu của IC

RxRDY : Ngã ra này báo 8251A chứa một ký tự sẵn sàng đọc vào CPU. RxRDY có
thể nối vào cấu trúc ngắt của CPU hay đối với tác vụ hỏi vòng, CPU có thể kiểm soát
trạng thái của RxRDY bằng cách dùng tác vụ đọc trạng thái (bit D1). Bit RxE (Receive
Enable, D2) trong thanh ghi điều khiển vận hành (command) có tác dụng điều khiển
chân RxRDY, khi RxE = 0 thì RxRDY ở điều kiện không được phép.

¯
RXC : Receiver Clock : Xung đồng hồ thu có tần số là bội của vận tốc điều chế: x1, x16
và x64

SYN/BRK : Sync detect/Break detect : Dò đồng bộ/ Ngưng:

59/223
- Khi hoạt động ở chế độ truyền đồng bộ chân này có thể là ngã vào hoặc ngã ra tùy vào
từ control đã lập trình

* Khi là ngã ra (ở chế độ đồng bộ bên trong) chân này lên cao khi phần thu dò ra từ đồng
bộ.

* Khi là ngã vào (ở chế độ đồng bộ bên ngoài) tín hiệu mức cao tới khiến 8251A bắt dầu
thu dữ liệu khi có cạnh lên của xung đồng hồ kế tiếp.

- Khi hoạt động ở chế độ truyền bất đồng bộ chân này là ngã ra và lên cao khi máy thu
ngưng nhận tín hiệu trong khoảng thời gian tương đương 2 ký tự. Chân này đươc reset
bởi tín hiệu MRST hay chân RxD lên cao. Break Detect cũng có thể được đọc như một
bit trạng thái.

Khác với 6402, ở 8251A tất cả dữ liệu đến và từ μP đều đi qua bus dữ liệu (data bus)
nối với các chân D0-D7.

¯
Địa chỉ thanh ghi được định bởi chân C/D (Control/Data). Khi chân này lên cao cho
phép chọn nhóm thanh ghi điều khiển (mode, command, status). Khi chân này xuống
thấp cho phép chọn các thanh ghi dữ liệu (là các bộ đệm thu và phát). Bộ đệm phát và
thanh ghi điều khiển chỉ có thể ghi(write), trái lại bộ đệm thu và thanh ghi trạng thái chỉ
có thể đọc (read). Thanh ghi chọn chế độ (mode) chỉ có thể được truy xuất sau khi chip
được reset.

4..3.3.4 Giao tiếp với CPU của 8251A

(H 4.9) mô tả kết nối giữa 8251A và CPU

Giao tiếp giữa 8251A và CPU sử dụng đặc tính xuất nhập của bộ tích lũy (accumulator
I/O) của Intel 8085

60/223
(H 4.9)

- Thu một ký tự

Việc thu một ký tự thực hiện khi chân RxRDY hoặc bit RxRDY trong thanh ghi trạng
thái lên mức cao để tạo ngắt đưa tới μP báo sẵn sàng để thu.

- Phát một ký tự

Quyết định bởi bit TxRDY trong thanh ghi trạng thái, trong trường hợp này CPU phải
thực hiện việc hỏi vòng (chứ không tạo ngắt), khi nhận được mức cao của bit TxRDY
(hoặc chân TxRDY lên cao), CPU ghi ký tự cần phát vào thanh ghi đệm phát.

Giao tiếp của 6850 với vi xử lý

ACIA 6850 có thể giao tiếp với họ vi xử lý 6800 hoặc 6502 (H 4.7)

61/223
(H 4 .7)

Ghi chú:

Trong mạch (H 4.7)

- ?2 là tín hiệu xung đồng hồ chuẩn cho tất cả thiết bị ngoại vi của 6800.

¯
- VMA: Valid memory address, ngã ra chỉ báo cho các thiết bị ngoại vi của 6800 biết có
một địa chỉ có hiệu lực trên bus địa chỉ.

¯ ¯
- Mạch giao tiếp trên không truyền qua modem (các chân CTS và CD nối mass)

¯
- Việc giải mã địa chỉ được thực hiện từ bên ngoài cho ngã vào CSs

- Chân CS1 và CS0 phải nối lên mức cao

¯
- Các ngắt được báo cho CPU từ chân IRQ để báo cho CPU biết các thanh ghi thu hoặc
phát đã sẵn sàng. Các thao tác này cũng có thể chọn lựa bởi việc lập trình thích hợp cho
các bit cho phép ngắt trong thanh ghi điều khiển.

4.3.3. USART 8251A của Intel :

4 .3.3.1 - Tính năng tổng quát :

8251A là một chuẩn công nghiệp USART, được chế tạo từ kỹ thuật NMOS, có 28 chân,
được thiết kế để truyền dữ liệu tốc độ lên đến 64 kbps tương thích với họ μP của Intel

62/223
như MCS-48, 80, 85 và iAPX-86, 88.....8251A được dùng như một thiết bị ngoại vi và
được lập trình bởi CPU để truyền dữ liệu nối tiếp. USART nhận các ký tự dữ liệu từ μP
ở dạng song song, sau đó đổi chúng thành dạng nối tiếp để phát đi. Đồng thời, 8251A
có thể thu dòng dữ liệu nối tiếp và đổi chúng thành các ký tự dữ liệu song song gửi đến
μP. USART sẽ báo cho μP biết khi nào có thể nhận một ký tự từ μP để phát, hoặc khi
nào đã thu được một ký tự để cho μP đọc. μP có thể đọc trạng thái của USART bất cứ
lúc nào. Những trạng thái này bao gồm các lỗi truyền dữ liệu và các tín hiệu điều khiển
như là RxRDY (Receiver Ready) và TxRDY (Transmitter Ready)

63/223
Các chuẩn giao tiếp trong truyền tín hiệu
Giới thiệu

Vấn đề kết nối các thiết bị truyền thông sẽ trở nên hỗn loạn một khi có rất nhiều thiết bị
của nhiều hãng sản xuất khác nhau được phép kết nối vào hệ thống thông tin quốc gia.
Thấy trước điều đó, Hiệp Hội Kỹ Nghệ Điện Tử (EIA) đã cho ra đời các chuẩn giao tiếp
để chuẩn hóa việc kết nối các thiết bị nói trên.

Khi máy tính (DTE) và các thiết bị truyền dữ liệu (DCE) khác được đặt trong cùng một
tòa nhà, chúng có thể được nối với nhau một cách kinh tế bằng những dây truyền hoặc
những mạch giao tiếp nối tiếp hoạt động ở băng tần cơ bản (dải nền).

Trong trường hợp trở kháng ra và tín hiệu TTL của UART không thích hợp để phát trực
tiếp lên đường dây, ta phải dùng mạch kích phát và thu, những mạch này cho phép sử
dụng các mức điện áp hoặc dòng điện lớn hơn tiêu chuẩn của IC số.

Chương này sẽ bàn đến một số chuẩn giao tiếp của EIA thỏa mãn các giao thức tầng 1,
tức các tiêu chuẩn liên hệ đến tính năng vật lý của đường truyền, các đặc tính điện của
tín hiệu và cách sử dụng các bộ kết nối và các chân ra.

Giao tiếp dùng dòng điện vòng 20 mA

Dòng điện vòng đầu tiên được dùng để truyền tín hiệu nhị phân bất đồng bộ giữa máy
tính và máy viễn ấn (teleprinter, TTY). Trong cách truyền này, mức 1 được biểu thị bởi
dòng điện vòng 20 mA và mức 0 bởi dòng điện 0 mA. Như vậy thông tin được truyền đi
chính là sự tắt mở của dòng điện.

Hệ thống là một vòng kín gồm một nguồn dòng tạo ra dòng điện không đổi 20 mA, bộ
phận đóng ngắt (current switch) được đặt ở máy phát và bộ phận dò ra dòng điện này
(current detect) ở máy thu.

Khi hệ thống không có tín hiệu để truyền, người ta giám sát sự liên tục của hệ thống dựa
vào sự hiện hữu của dòng điện 20 mA này. Đây chính là lý do tại sao trong các hệ thống
sau này người ta đưa bit 1 lên đường truyền khi hệ thống nghỉ.

(H 5.1) là một hệ thống dùng dòng điện vòng với bộ phận đóng ngắt là các relay.

Ở phần phát, giả sử dữ liệu đến từ ngã TxD của UART là bit 1, transistor dẫn làm đóng
relay phát, dòng điện 20 mA chạy qua phần thu và đóng relay thu, đưa ngã ra lên cao
(sau khi qua cổng đảo), tín hiệu này được truyền đến UART trên đường RxD. Nếu tín

64/223
hiệu phát là bit 0 trên đường TxD, do không có dòng điện chạy qua, các relay phát và
thu đều hở , ta được bit 0 trên đường RxD.

(H 5.1)

Điều kiện hoạt động hữu hiệu của hệ thống dùng dòng điện vòng là phải có một sự cách
ly tốt giữa dòng điện vòng và mạch thu. Ngoài ra để bảo đảm giá trị của nguồn dòng
không bị ánh hưởng bởi đường dây trở kháng ra của máy phát phải rất lớn so với trở
kháng đường dây.

Ngày nay, ghép nối quang thường được sử dụng như là một phương tiện cách ly rất tốt.
Sự tắt mở của dòng điện được biến thành sự tắt mở của chùm tia sáng được dò ra bởi
transistor quang. (H 5.2) mô tả một hệ thống dùng dòng điện vòng ghép nối quang.

(H 5.2)

Ở phần phát, giả sử dữ liệu đến từ ngã TxD của UART là bit 1, các transistor dẫn, dòng
điện 20 mA chạy qua phần thu làm led phát sáng, transistor ghép quang dẫn đưa ngã ra
lên cao (sau khi qua cổng đảo), tín hiệu này được truyền đến UART trên đường RxD.
Nếu tín hiệu phát là bit 0 trên đường TxD, do không có dòng điện chạy qua, led không
phát sáng, transistor ghép quang ngưng ta được bit 0 trên đường RxD.

65/223
Hệ thống dùng dòng điện vòng chỉ sử dụng cho khoảng cách nhỏ hơn 500m. Để truy
ền khoảng cách xa hơn 500m, người ta dùng modem mà chúng ta sẽ bàn đến trong một
chương khác.

Chuẩn giao tiếp RS-232D (EIA 530)

Chuẩn giao tiếp RS-232 của EIA được phát hành lần đầu tiên vào năm 1962, đến năm
1969 ra đời thế hệ thứ 3 là chuẩn RS-232C, hiện thời cũng còn được dùng rộng rãi và
năm 1987 RS-232D xuất hiện. RS-232D có thể xem là cải tiến của RS-232C, có hai
điểm khác biệt giữa hai chuẩn này là

- RS-232D xác định nối cáp riêng biệt cho nó trong khi RS-232C thì có thể dùng nhiều
loại đầu nối khác nhau (trong thực tế RS-232C đã sử dụng nối cáp mà hiện nay là chuẩn
của RS-232D)

- RS-232D có thêm 3 mạch để thực hiện tác vụ test mà RS-232C không có.

RS-232D được sử dụng rộng rãi cho các chức năng kết nối, đặc biệt trong các kết nối
giữa các thiết bị DTE và các modem âm tần (voice grade modem) để dùng trong hệ
thống viễn thông công cộng.

Dưới đây là các đặc tính quan trọng của RS-232D :

Đặc tính cơ

Đặc tính cơ liên hệ đến kết nối vật lý giữa DTE và DCE. Đây là qui định về dây và đầu
nối. Đối với RS-232D đầu nối là loại DB-25, được mô tả ở (H 5.3).

(H 5.3)

Đặc tính điện

Đặc tính điện xác định tín hiệu giữa DTE và DCE. Tín hiệu số được dùng trong mọi trao
đổi. Mức điện áp logic của RS-232D nằm trong khoảng ±15V.

* Các đường dữ liệu sử dụng logic âm: logic 1 tương ứng với điện áp trong khoảng (-5V
, -15V); logic 0 chiếm khoảng (+5V, +15V).

66/223
* Các đường điều khiển sử dụng logic dương: từ +5V đến +15V tương ứng với điều kiện
ON (hay TRUE) và từ -5V đến -15V tương ứng với điều kiện OFF (hay FALSE)

Ở chuẩn giao tiếp này, mức nhiễu được giới hạn là 2V. Do đó ngưỡng nhỏ nhất của ngã
vào là ± 3V. Điện áp lớn nhất trên đường dây khi không tải là ± 25V.

Một số đặc điểm về điện khác :

* Điện trở tải RL có giá trị trong khoảng từ 3 k? đến 7 k?

* Điện dung tải CL không quá 2500 pF

* Để ngăn chận sự dao động, tốc độ thay đổi điện áp (slew rate) không được vượt quá
30V/μs

* Thời gian chuyển mức tín hiệu từ ON sang OFF hay ngược lại:

- Đối với các đường điều khiển, không được vượt quá 1ms.

- Đối với các đường dữ liệu không được vượt quá 4% thời gian của một bit hoặc 1ms.

* Tốc độ truyền dữ liệu là 20 kbps và không quá 15m.

Chức năng

Tóm tắt chức năng của RS-232D cho ở bảng 5.1 . Những mạch trao đổi nhóm thành các
loại:

- Dữ liệu - Điều khiển - Định thời và - Đất.

RS-232D có có thể truyền song công hoặc bán song công.

Khi đề cập tới chức năng của RS-232 nói chung, chúng ta không phân biệt giữa chân,
đường dây và tín hiệu vì một chân luôn luôn nối với một đường dây và chỉ sử dụng cho
loại tín hiệu duy nhất.

Có 14 đường điều khiển: 8 đường đầu tiên trong bảng liên hệ đến việc truyền dữ liệu
của kênh sơ cấp, 6 trong các đường này được dùng để truyền bất đồng bộ (CA, CB, CC,
CD, CE, CF). Để truyền đồng bộ ngoài 6 đường này ta thêm vào 2 đường điều khiển
(CG,CH).

Bảng 5.1 Các tín hiệu của RS 232D

67/223
pin/
Tên Chiều truyền Tên khác và viết tắt
nhản
2/BA3/ DTE →
BB14/ Tín hiệu dữ liệuTransmitted DCEDCE → Send data
SBA16/ Data Received Data Secondary DTEDTE → (TD,SD)(RD) New
SBB4/ trans. DataSecondary Rece. DCEDCE → Synch (NS)Divided
CA5/ DataTín hiệu điều khiểnRequest DTEDTE → Clock Transmit
CB6/ to send Clear to send DCE DCEDCE → (DCT)(RS,RTS)(CS,
CC20/ Ready DTE Ready Ring DTEDCE → CTS)Data set Ready,
CD22/ Indicator Received Line Signal DTEDTE → Modem Ready (DSR)
CE8/ Detector Signal quality Detector DCEDCE → Data Terminal Ready
CF21/ Data Signal rate select DTEDCE → (DTR) (RI)(RLSD,
CG23/ Secondary Request to DTEDCE → Carrier on detect,
CH19/ sendSecondary clear to DTEDTE → COD)(SQ)(SS)Local
SCA13/ sendSecondary RLSDRemote DCEDTE → mode (LM)-Asynch.
SCB12/ DCEDCE → modemSerial clock
loop back 1Local loop back
SCF21/ 2
DTEDCE → transmit (SCT)Serial
RL18/ Test mode 3Timing DTEDTE → clock transmit
LL25/ signalsTransmission Sig.Ele. DCEDTE → External
TM15/ timingTransmit Sig. Ele. DCEDCE → (SCTE)Serial clock
DB 24/ timingReceiver Sig. Element DTEDCE → Receive
DA17/ timingGround/ShieldSignal DTEDTE → (SCR)Common
DD7/ GroundProtect Ground DCEDCE → ReturnShield
AB1 DTEN/AN/A

Ghi chú:

(1) Trong RS 232C là mạch CG .

(2), (3) không có trong RS 232C

Dưới đây là chức năng của các tín hiệu (chân, đường dây)

@ Nhóm dữ liệu:

- Transmitted Data (2): Dữ liệu nối tiếp phát bởi DTE tới DCE trên đường dây này.
Dữ liệu được lấy mẫu khi có sự chuyển trạng thái từ ON xuống OFF của dường dây
Transmitter Signal Element Timing (15). Dữ liệu chỉ được phát khi các chân RTS, CTS
và DSR ở trạng thái ON.

68/223
- Received Data (3) : Dữ liệu đã giải điều chế gửi từ DCE (modem) tới DTE. Nếu không
có tín hiệu đến (RLSD OFF) , tín hiệu mark được tạo ra bên trong modem sẽ được gửi
lên đường dây này.

- Secondary Transmitted Data(14): Giống pin 2 nhưng dành cho kênh thứ cấp.

- Secondary Received Data (16): Giống pin 3 nhưng dành cho kênh thứ cấp.

@ Nhóm tín hiệu điều khiển:

- Request To Send (4): DTE yêu cầu phát

* Khi vận hành theo chế độ ngắt sóng mang (switched carrier operation), điều kiện ON
của mạch này báo cho DCE phát biết là DTE muốn phát dữ liệu.

* Khi vận hành theo chế độ sóng mang liên tục (contiuous carrier operation), do sóng
mang được phát liên tục nên điều kiện ON của mạch này có tác dụng tạo thời trễ (đã
được chọn trước) giữa RTS và CTS.

- Clear To Send (5): DCE gần báo cho DTE là nó sẵn sàng truyền tín hiệu

* Khi vận hành theo chế độ ngắt sóng mang, mạch này lên ON 48,5 ms sau khi modem
nhận tín hiệu RTS (đây là thời gian máy thu dùng để kiểm tra (training) chuỗi dữ liệu)
và có nghĩa là DCE sẵn sàng truyền tín hiệu.

* Khi vận hành theo chế độ sóng mang liên tục, modem sẽ đưa đường dây này lên ON
sau một thời trễ xác định kể từ lúc nhận được tín hiệu RTS.

- DCE Ready (6): DCE gần báo cho DTE là nó sẵn sàng phát và thu tín hiệu, nó không
ở chế độ TEST. Trạng thái ON của đường dây không có nghĩa là một kênh truyền tin đã
được thiết lập với đài xa.

- DTE Ready (20): DTE sẵn sàng vận hành.

- Ring Indicator (22): DCE báo cho DTE gần là nó đã nhận được tín hiệu chuông.

- Received Line Signal Detector (8): Chân này lên ON 45 ms sau khi DCE nhận tín
hiệu sóng mang (hay 41 ms sau khi chân SQ (signal quality detect) lên ON), trong
khoảng thời gian này modem thu kiểm tra (training) chuỗi dữ liệu tới và điều chỉnh mạch
điều hợp cân bằng (adaptive equalizer) đồng thời đi vào chế độ đồng bộ với sóng mang
thu. Mạch này phải lên ON trước khi dữ liệu có thể nhận được bởi mạch RD.

- Signal Quality Detector (21): Mạch này báo có nhận được sóng mang hay không.
Mạch lên ON khi nhận được sóng mang liên tục trong 4 ms hay lâu hơn và OFF sau khi

69/223
mất sóng mang 2ms. Với các modem thế hệ mới, mạch này còn có chức năng báo khi tín
hiệu nhận được xấu dưới một ngưỡng nào đó để hệ thống có thể thay đổi vận tốc truyền
cho phù hợp.

- Data Signal Rate Select (23): Được yêu cầu khi thay đổi vận tốc truyền. Hoặc DTE
hoặc DCE có trách nhiệm chọn vận tốc.

- Secondary Request To Send (19): Giống pin 4 nhưng dành cho kênh thứ cấp.

- Secondary Clear To Send (13): Giống pin 5 nhưng dành cho kênh thứ cấp.

- Secondary RLSD (12): Giống pin 8 nhưng dành cho kênh thứ cấp.

@ Nhóm tín hiệu định thời dùng trong chế độ đồng bộ:

- Transmission Signal Element Timing (15): Mạch này cung cấp tín hiệu thời gian (từ
dao động nội trong modem) cho việc phát dữ liệu từ DTE tới modem. Dữ liệu gửi tới
modem khi có sự chuyển trạng thái từ OFF sang ON của đường dây này và được lấy
mẫu bởi modem khi trạng thái chuyển từ ON sang OFF. Tín hiệu trên đường dây này
được tạo ra bởi dao động nội trong modem.

- Transmit Signal Element Timing (24): Modem nhận tín hiệu thời gian từ bên ngoài,
cấp bởi DTE (Đồng bộ từ bên ngoài). Dữ liệu ra trên mạch TD vẫn được kiểm soát bởi
tín hiệu từ modem trên pin 15.

- Receiver Signal Element Timing (17): Tín hiệu định thời cho DTE thu. Sự chuyển
trạng thái từ ON sang OFF đánh dấu điểm giữa của tín hiệu trên mạch RD

@ Nhóm tín hiệu đất:

- Signal Ground (7): Thiết lập mass chung, điểm tham khảo cho các điện thế đường
dây.

- Protect Ground (1): Nối với sườn máy và mass bên ngoài (DCE hoặc DTE chứ không
cả hai). Cách ly với Signal Ground bởi điện trở 100? bên trong.

- Pin 9 & 10 dự phòng cho Data set testing.

- Pin 11 không sử dụng cho chuẩn EIA nhưng có thể sử dụng với tên Equalizer Mode
(EM): khi chân RLSD ON và chân (11) này OFF có nghĩa là tín hiệu nhận được xấu
(xác suất lỗi lớn), modem sẽ retrain tín hiệu tới và nếu chân này ON thì tín hiệu nhận
được tốt. Tín hiệu chân này dùng điều khiển mạch adaptive equalizer trong modem.

70/223
- Pin 14 (New Synch): không sử dụng cho chuẩn EIA. Mạch này được dùng cho DCE ở
trạm sơ cấp trong hệ thống nhiều điểm. Trong hệ thống này sự đồng bộ của máy thu (sơ
cấp) với nhiều máy phát thứ cấp cần được thực hiện nhanh. Thường máy thu hay duy
trì thông tin về thời gian của bản tin sau khi bản tin đã chấm dứt, điều này ảnh hưởng
đến sự đồng bộ khi nhận bản tin kế tiếp. Trạng thái ON được câp vào chân này bởi DTE
trong khoảng thời gian 1 ms nhưng không dài hơn khoảng cách hai bản tin để loại bỏ
thông tin về thời gian trước khi nhận bản tin của trạm thứ cấp khác.

@ Nhóm tín hiệu điều khiển liên hệ đến việc test vòng. Những mạch này cho phép
DTE lệnh cho DCE thực hiện việc test vòng (H 5.4). Những mạch này chỉ có giá trị khi
các modem hay các DCE khác có mạch test vòng , đây là một tính chất mà hầu hết các
modem hiện nay đều có.

- Remote Loop Back (21): Thiết lập DCE xa cho vòng kiểm tra

- Local Loop Back (18): Thiết lập DCE cho vòng kiểm tra từ DTE

- Test Mode(25): Chỉ DCE gần đang ở điều kiện kiểm tra

* Thực hiện test vòng:

- Để kiểm tra vòng nội bộ, ngã ra của modem máy phát nối với ngã vào của modem máy
thu, ngắt modem khỏi đường phát. Một dòng dữ liệu phát sinh bởi thiết bị của người sử
dụng (vd máy tính) được gửi tới modem và vòng trở về thiết bị của người sử dụng (H
5.4a).

- Để kiểm tra từ xa, modem gần được nối với đường truyền bình thường, modem xa ngắt
khỏi DTE, ngã ra của bộ phận phát của modem xa nối vào ngã vào của bộ phận thu của
modem này và ngã ra của bộ phận thu ở modem xa nối vào ngã vào của bộ phận thu của
modem gần để hình thành một vòng kiểm tra (H 5.4b).

DTE ?? →? TransmitterReceiver ???? DTE ?? →? TransmitterReceiver ?? ?? →? Rece

(a) (H 5.4) (b)

Bảng 5.2 cho biết cách thiết lập các mạch liên hệ đến vòng kiểm tra

Bảng 5.2 Loopback Circuit Settings for RS-232D

Local loopback Remote Loopback


Circuit Condition Circuit Local Interface Remote Interf

71/223
DCE ReadyLocal
DCE ReadyLocal
LoopbackRemote
ONONOFFON LoopbackRemoteLoopbackTest ONOFFONON OFFOFFOFF
LoopbackTest
Mode
Mode

Dưới đây là vài thí dụ cho thấy việc thực hiện một tác vụ cụ thể

1.- Thủ tục bắt tay truyền bán song công giữa hai điểm : (H 5.5) cho thấy các đường
dữ liệu và các đường điều khiển được nối với nhau như thế nào để thực hiện một tác vụ
truyền bất đồng bộ bán song công giữa một Terminal (DTE) và một máy tính (DTE), có
sử dụng modem (DCE). Kết nối giữa các DTE và DCE dĩ nhiên là các chuẩn RS-232.

Modem của máy tính vận hành theo chế độ ngắt sóng mang.

Giả sử máy tính muốn phát tín hiệu cho Terminal.

Hai đường điều khiển DSR và DTR đều ở ON.

(H 5.5)

Trước nhất máy tính mở ON chân RTS để yêu cầu phát, khi Modem gần dò ra tín hiệu
này nó bắt đầu phát sóng mang tới Terminal. Ở phía Terminal, 4 ms sau khi nhận được
sóng mang, chân SQ được đưa lên ON để hiệu lực hóa sự thu tín hiệu này và modem
Terminal (xa) bắt đầu kiểm tra (training) trên sóng mang này, sau khi training xong (41
ms) chân RLSD (CD) lên ON. Trong lúc đó ở máy tính, 48 ms sau khi nhận tín hiệu
RTS, modem máy tính mở ON chân CTS để báo cho máy tính rằng nó bắt đầu phát dữ
liệu, lúc này máy tính bắt đầu phát dữ liệu ra đường truyền TD đến điều chế sóng mang
ở modem và tín hiệu cuối cùng được phát đi trên đường dây điện thoại.

Ở bộ phận thu, modem Terminal giải điều chế sóng mang tới, biến đổi trở lại thành tín
hiệu số dạng nối tiếp và gửi tín hiệu này tới Terminal để giải mã.

Khi máy tính hoàn tất việc phát dữ liệu nó đưa chân RTS xuống OFF. Khi modem của
máy tính dò ra tín hiệu này nó đưa chân CTS xuống OFF và ngưng phát sóng mang.

72/223
Ở bộ phận thu, 2 ms sau khi mất sóng mang, chân SQ xuống OFF và chân RLSD xuống
OFF theo sau tức thời. Bộ phận tạo tín hiệu mark trong modem Terminal tạo ra chuỗi
tín hiệu mark trên đường RD đưa Terminal vào trạng thái nghỉ.

Lưu ý là sự giải điều chế ở máy thu không xảy ra tức thời nên các bit cuối cùng phát
bởi máy tính có thể sẽ bị mất, để tránh điều này, người ta dùng 2 ms trễ từ khi mất sóng
mang cho đến khi chân RLSD xuống OFF.

- Mặc dù chuẩn RS-232 được dùng để kết nối giữa modem và thiết bị đầu cuối nhưng
đôi khi nó cũng được sử dụng để nối hai đầu cuối với nhau, hoặc một máy tính và một
máy in mà không sử dụng các modem.

Trong những trường hợp như vậy, các đường TD và RD phải được nối chéo nhau và các
đường điều khiển cần thiết phải ở TRUE hoặc phải được tráo đổi thích hợp bên trong
cáp nối. Sự nôi cáp của RS-232 mà có sự tráo đổi đường dây gọi là modem rỗng (null
modem). Sơ đồ kết nối mẫu cho ở (H 5.6)

(H 5.6)

2.- Mô tả hoạt động của một hệ thống thu phát qua giản đồ thời giancủa các tín
hiệu trên các chân RS-232D. Hệ thống truyền có một số đặc điểm sau đây:

@ Thời trễ RTS/CTS:

- 40ms ngắt sóng mang

- 20ms thời trễ chọn trước cho vận hành theo chế độ sóng mang liên tục.

@ RLSD

- Lên ON 10 ms sau khi nhận sóng mang tương tự. Để đơn giản, thời gian này bao gồm
thời gian SQ

- Xuống OFF 0 ms sau khi mất sóng mang (bao gồm thời gian SQ).

73/223
@ Trạm sơ cấp vận hành theo chế độ sóng mang liên tục

@ Trạm thứ cấp vận hành theo chế độ ngắt sóng mang.

@ Trạm sơ cấp sẽ gửi bản tin dài 150 ms cho trạm thứ cấp.

@ Thời trễ truyền (từ modem sơ cấp đến modem thứ cấp và ngược lại) = 30 ms

@ Thời gian trả lời trễ của thứ cấp = 100 ms (turnaround time: thời gian từ lúc nhận
được bản tin đến lúc trả lời). Thời gian này bao gồm:

- Thời gian nhận bản tin, thực hiện kiểm tra và quyết định nội dung trả lời.

- Thời trễ RTS/CTS.

@ Trạm thứ cấp trả lời bản tin dài 20 ms.

@ Trạm sơ cấp và thứ cấp mở máy ở thời điểm 0 ms.

@ Trạm sơ cấp mở RTS ON ở t=20 ms.

Trên giản đồ thời gian do sóng mang phát và thu truyền trên đường dây điện thoại nên
không thể hiện trên RS-232.

t=0 Trạm sơ cấp mở máy và phát ngay sóng mang (vì vận hành theo chế độ sóng mang
liên tục)

t=30 Vì thời trễ truyền là 30 ms nên trạm thứ cấp nhận sóng mang ở thời điểm này.

t=40 10 ms sau, RLSD lên ON. Đây là khoảng thời gian dành cho modem thứ cấp dò ra
sóng mang và training nó.

t=20 DTE sơ cấp mở RTS ON

t=40 20 ms sau DTE nhận tín hiệu CTS ON từ modem gần. DTE sơ cấp bắt đầu phát tín
hiệu. Đường TD lên cao chỉ thời gian dữ liệu được phát, tín hiệu trên đường TD là các
bit 1 và 0.

t=70 Do thời trễ truyền, trạm thứ cấp nhận tín hiệu 30 ms sau khi trạm sơ cấp phát. Ý
nghĩa mức cao của đường RD giống như TD. Khi không có dữ liệu trên RD thì đường
này nhận bit 1 phát từ modem. Để tránh nhầm lẫn, điều này không thể hiện trên giản đồ.

t=190 Trạm sơ cấp hoàn tất việc phát bản tin dài 150 ms, nó đưa RTS xuống OFF.

74/223
t=220 30 ms sau trạm thứ cấp nhận được mẩu tin cuối cùng

(H 5.7)

t=320 100 ms dành cho trạm thứ cấp turnaround. Tại thời điểm này trạm thứ cấp mở
RTS ON để phát ngay sóng mang cho trạm sơ cấp.

t=350 Modem sơ cấp nhận được sóng mang thứ cấp sau thời trễ truyền .

t=360 Sau 10 ms để dò và training sóng mang, trạm thứ cấp mở RLSD ON. 40 ms sau
khi modem thứ cấp nhận RTS ON từ DTE thứ cấp, nó mở CTS ON và DTE thứ cấp bắt
đầu phát dữ liệu

t=390 30 ms sau trạm khi thứ cấp phát dữ liệu, trạm sơ cấp bắt đầu nhận dữ liệu.

75/223
t=380 Trạm thứ cấp hoàn tất việc phát dữ liệu và đưa RTS xuống OFF. Modem đưa CTS
xuống OFF theo và ngưng phát sóng mang. Lưu ý là trạm sơ cấp vẫn phát sóng mang
liên tục.

t=410 30 ms sau khi trạm thứ cấp ngưng phát, trạm sơ cấp nhận mẩu tin cuối cùng,
modem sơ cấp đưa RLSD xuống OFF ngay tức khắc vì không có thời trễ cho tín hiệu
này. Trong giao thức Bisynch bản tin luôn kết thúc bởi đuôi FFH, thời gian này đủ để
modem giải điều chế mẩu tin cuối cùng và gửi nó lên đường RD trước khi RLSD OFF.

Một điều cần lưu ý nữa là hệ thống nói trên là hệ nhiều điểm và vì trạm sơ cấp vận hành
với chế độ sóng mang liên tục nên tất cả các modem thứ cấp phải liên tục kiểm tra sóng
mang này. Chỉ một trạm thứ cấp có thể phát cho trạm sơ cấp ở một thời điểm và tần số
sóng mang của chúng có thể khác nhau vì vậy các trạm thứ cấp phải vận hành theo chế
độ ngắt sóng mang. Modem sơ cấp phải có khả năng đồng bộ nhanh với các sóng mang
thứ cấp, điều này cần tín hiệu New Synch từ DTE cấp cho modem.

Các IC kích phát và thu của RS-232D

Nhờ tính phổ biến của họ kết nối RS-232, người ta đã chế tạo các IC kích phát và thu
cho các chuẩn giao tiếp này, đó là các IC kích phát MC 1488 và IC thu MC1489. (H
5.8) cho thấy một port RS-232C được kết nối với ACIA 6850 sử dụng MC 1488 và MC
1489

Mỗi IC kích phát MC1488 nhận một tín hiệu mức TTL và chuyển thành tín hiệu ngã ra
tương thích với mức điện áp của RS-232. IC thu MC1489 phát hiện các mức vào của
RS-232 và chuyển chúng thành các ngã ra có mức TTL

(H 5.8)

76/223
≈ CHƯƠNG 5

CÁC CHUẨN GIAO TIẾP RS-449, RS-422A & RS-423A CỦA EIA

Chuẩn giao tiếp họ RS-232 có nhiều hạn chế :

- Tốc độ tín hiệu tối đa là 20 kbps và khoảng cách truyền tối đa là 15m

- Do sử dụng trong điều kiện không cân bằng, khả năng loại trừ nhiễu không cao.

- Các điện áp của RS-232 quá cao đối với các ngã vào/ra của IC hiện nay

- Trong nhiều ứng dụng cần thiết phải có thêm các đường dây nối giữa các modem với
DTE để kiểm tra từ xa

Vào năm 1977, EIA đưa ra chuẩn giao tiếp mới để khắc phục nhược điểm của RS-232,
đó là RS-449.

Chuẩn giao tiếp RS-449

Chuẩn giao tiếp RS-449 sử dụng nối cáp 37 chân, có nhiều chức năng hơn, có cải thiện
về tốc độ truyền và khoảng cách. 37 đường cơ bản gồm tất cả chức năng đã có trong
RS-232C và có thêm 10 đường mới được giới thiệu trong bảng 5.3 dưới đây

Bảng 5.3 Tín hiệu của EIA RS-449

EIA CircuitDesignation Pinnumber

SDRDSTRT TTTRDMRS
4,226,245,238,2617,3512,3011,297,259,2713,3
CSRRICSGRCSCSHIELDISLLRLTMSSSBNSSF
32363416233
or SRSISQ

77/223
- Send Common : Đây là một mass tương tự nối từ DCE trở về DTE khi DTE giữ vai
trò máy phát

- Receive Common : Đây là một mass tương tự nối từ DTE trở về DCE khi DTE giữ
vai trò máy thu

- Terminal In Service : Tín hiệu thiết lập ở DTE sẵn sàng và đang vận hành. Khác với
tín hiệu DTR của RS-232 chỉ rằng DTE sẵn sàng (sẵn sàng nhưng không vận hành)

- New Signal : Tín hiệu thiết lập bởi DTE khi nó muốn DCE nối liên lạc. Đường này có
thể được dùng trong mạng nhiều terminal, trong đó máy tính sẽ hỏi từng terminal. Trước
khi terminal trả lời DTE tạo ra tín hiệu mới (new sig.) để báo DCE nối liên lạc

- Frequency Selector : cho phép DTE chọn một trong hai dải tần để vận hành

- Local Loopback : Đây là mạch dùng kiểm tra vòng nội bộ

- Remote Loopback : Đây là mạch dùng kiểm tra từ xa

- Mode Test : Tín hiệu tới DTE để báo DTE rằng DCE đang ở trạng thái Test và ngưng
liên lạc

- Select Standby : Tín hiệu cấp bởi DTE để yêu cầu dùng một đường truyền

- Standby Indicator : báo cho DTE khi hệ thống ở trạng thái chờ.

RS 449 chia ra hai loại mạch:

- Loại 1: gồm 10 đường (2 dữ liệu, 3 định thời và 5 mạch khác)

- Loại 2: gồm tất cả các đường còn lại

Khi vận hành :

- Dưới 20 kbps các mạch loại 1 có thể dùng với kích chuẩn RS 422A hoặc RS 423A

78/223
- Trên 20 kbps chỉ dùng với kích chuẩn RS 422A

Các mạch loại 2 (thường là các mạch chỉ báo trạng thái và dùng kiểm tra) luôn luôn
dùng với kích chuẩn RS 423A.

Chuẩn giao tiếp RS-449 không được phổ biến vì sử dụng nối cáp 37 chân, không phù
hợp với chuẩn RS-232 trước đây sử dụng cáp nối DB-25, do đó vào năm 1987 EIA lại
đưa ra 2 chuẩn giao tiếp khác sử dụng cáp nối DB-25, đó là RS-422A (cân bằng) và
RS-423A (không cân bằng)

Sự lựa chọn giữa cân bằng và không cân bằng tùy thuộc vào tốc độ bit. Khi tốc độ truyền
vượt quá 20 kbps, hầu hết các mạch đều sử dụng giao tiếp cân bằng.

Chuẩn giao tiếp RS-422A và RS-423A

- RS-422A là một chuẩn giao tiếp cân bằng, ngã vào là các mạch vi sai, tín hiệu được
tải trên hai đường dây có logic ngược với nhau, nếu một đường ở logic 1 thì đường kia
ở logic 0 và ngược lại, điều này khiến cho giá trị đỉnh-đỉnh của tín hiệu tăng gấp đôi (H
5.9) và khả năng loại nhiễu của đường dây tăng cao.

Khi một trong hai ngã ra là +V thì ngã ra kia là -V, vậy hiệu hai ngã ra 2V hoặc -2V.

RS-422A yêu cầu tín hiệu vi sai có biên độ tối thiểu là 2Volt

Vận tốc tín hiệu tối đa là 10Mbps khi truyền trên khoảng cách 12m và 100kbps khi
truyền trên khoảng cách 1200m

(H 5.9)

Ngoài ra để phục vụ cho các chuẩn RS422A và RS423A, người ta đã chế tạo các IC kích
phát và thu chuẩn sau đây:

- MC 3486: giao tiếp thu chuẩn cho RS422A và RS423A

- MC3484 & AM 2631: Kích phát chuẩn cho RS422A

- MC3488: Kích phát chuẩn cho RS423A

79/223
(H 5.10)

- RS-423A là chuẩn giao tiếp không cân bằng, tín hiệu được xác định so với mass, hiệu
thế dương trong khoảng từ 2V đến 6V ứng với logic 0 và hiệu thế âm từ -6V đến -2V
ứng với logic 1

Vận tốc tín hiệu tối đa là 100kbps khi truyền trên khoảng cách 90m và 1000bps khi
truyền trên khoảng cách 1200m

Một cải tiến của RS-422A và RS-423A là người ta có thể nối nhiều (có thể lên đến 10)
máy thu vào một máy phát.

(H 5.10) cho ta cách nối giữa DTE và DCE khi sử dụng các chuẩn RS-422A và
RS-423A.

80/223
Truyền nối tiếp đồng bộ
Giao tiếp của DTE và DCE đồng bộ
Giới thiệu

Về phương diện thực hiện sự đồng bộ giữa máy thu và phát trong một hệ thống thông
tin hai chế độ truyền bất đồng bộ và đồng bộ có những điểm khác biệt :

- Chế độ truyền bất đồng bộ: để phát bản tin người ta phát đi từng ký tự một và sự
đồng bộ được thực hiện cho từng ký tự này bởi các bit Start và Stop thêm vào trước và
sau mỗi ký tự . Xung đồng hồ được tạo ra một cách riêng rẽ ở máy thu và máy phát. Như
vậy, sự đồng bộ được thực hiện chính xác khi tần số xung đồng hồ ở máy thu hoàn toàn
đúng với tần số xung đồng hồ ở máy phát, nếu không tin tức nhận được sẽ có lỗi.

- Chế độ truyền đồng bộ: để phát một bản tin người ta xem nó là một khối và phát đi
một lần cả khối đó, sự đồng bộ được thực hiện bằng cách cho máy phát phát kèm theo
tín hiệu dữ liệu các xung đồng hồ mà máy thu khi dò ra sẽ dùng để đồng bộ tín hiệu ở
máy thu. Thực tế, việc này chỉ được thực hiện khi hệ thống thu phát khép kín về mặt
vật lý, hay nói cách khác máy phát và thu phải ở gần nhau. Khi máy phát không thể gửi
riêng tín hiệu xung đồng hồ tới máy thu thì ở máy thu phải có mạch tách bit thời gian từ
chính tín hiệu dữ liệu để thực hiện sự đồng bộ.

Ở máy thu đồng bộ, ngoài việc dò tín hiệu đồng bộ ra, máy thu phải biết phân biệt được
ranh giới của mỗi ký tự để việc phục hồi bản tin không bị lỗi.

Ta thấy việc thực hiện giao thức bất đồng bộ tương đối đơn giản, giá thành thấp nhưng
hiệu quả không cao. Giả sử để phát một ký tự mã ASCII thì phải dùng ít nhất 9 bit (7 bit
ký tự, 1 bit start, 1 bit stop), thì tỉ lệ hao là 2/9 = 0,22=22%. Trong khi đó, tỉ lệ này trong
chế độ đồng bộ là rất thấp, khoảng vài %.

Như vậy, chế độ truyền bất đồng bộ chỉ thuận lợi khi phát những bản tin ngắn và với
vận tốc thấp (<1200 bps). Và chế độ truyền đồng bộ tỏ ra ưu việt hơn khi phát những
bản tin dài với vận tốc cao hơn (>1200 bps). Dùng với các Modem âm tần, phát đồng bộ
có thể đạt vận tốc 9600 bps.

Chương này đề cập đến các giao thức đồng bộ, khảo sát vài IC LSI thực hiện việc phát
nối tiếp đồng bộ thông dụng và cuối cùng sơ lược qua các phương pháp kiểm tra hệ
thống thông tin.

81/223
GIAO TIẾP GIỮA DTE VÀ DCE ĐỒNG BỘ

Trong chế độ truyền đồng bộ, máy thu phục hồi xung đồng hồ từ dòng dữ liệu nhận
được. Chuẩn giao tiếp RS-232 và RS-449 có các đường dành cho xung đồng hồ liên lạc
giữa các cặp thiết bị đầu cuối (DTE) và modem (DCE).

Bảng 6.1 cho biết nơi nhận dữ liệu và các chân liên hệ của hai chuẩn giao tiếp nói trên

Bảng 6.1 Các chân truyền tín hiệu đồng bộ của RS-232 và RS-449

RS-232 RS-449
Ký hiệu Chân Tên Ký hiệu Chân Tên
Trans. clock
Send timing (từ
(từ
6& DCE)Receive
DCE)Receive
238 & timing (từ
TCLKRCLKETCLK 151724 Clock (từ STRTTT
2617 & DCE)Terminal
DCE)Ext
25 timing (từ
trans.clock (từ
DTE)
DTE)

Khi sử dụng modem, đồng bộ thu thường được cấp từ modem (DCE) tới thiết bị đầu
cuối (DTE). Tuy nhiên xung đồng hồ có thể phát sinh từ modem hoặc từ DTE (Các IC
tạo thành modem và IC giao tiếp đều có mạch tạo xung đồng hồ) và việc điều khiển có
thể thực hiện riêng rẽ ở cả máy thu và phát hoặc thực hiện theo cả hai chiều với một
xung đồng hồ duy nhất. (H 6.1) mô tả các khả năng kết nối mạch của RS-449 để thực
hiện đồng bô.

(H 6.1a) Thiết bị đầu cuối (DTE) ở mỗi trạm thu phát điều khiển sự đồng bộ (xung đồng
hồ từ DTE đến DCE theo đường TT)

(H 6.1b) Modem (DCE) ở mỗi trạm thu phát điều khiển sự đồng bộ (xung đồng hồ từ
DCE đến DTE theo đường ST)

(H 6.1c) Thiết bị đầu cuối ở trạm A điều khiển sự đồng bộ theo cả hai chiều (xung đồng
hồ từ DTE A đến DCE A theo đường TT, ở trạm B hai đường TT (ST) và RT nối chung
lại)

(H 6.1d) Modem ở trạm A điều khiển sự đồng bộ theo cả hai chiều (xung đồng hồ từ
modem đến DTE theo đường ST ở trạm A, ở trạm B hai đường ST (TT) và RT nối chung
lại)

82/223
83/223
Các loại giao thức đồng bộ
CÁC GIAO THỨC ĐỒNG BỘ

Một hệ thống thông tin có thể được định dạng bằng các giao thức khác nhau.

Trong chế độ truyền đồng bộ, có thể chia giao thức ra làm hai loại :

- Giao thức điều khiển Byte hay ký tự (Byte - Controlled Protocol, BCP, hay Character-
Oriented Protocol).

- Giao thức hướng Bit (Bit - Orientied Protocol, BOP).

- Trong giao thức điều khiển byte (BCP), khối dữ liệu bao gồm nhiều ký tự, mỗi ký tự là
một đơn vị thông tin (7 hoặc 8 bit) và các thông tin điều khiển cũng xuất hiện dưới dạng
từ. Các ký tự dữ liệu (bản tin chính thức) hợp với từ điều khiển thành một khung thông
tin. Một khung thông tin thường bắt đầu bằng một hay nhiều từ dùng cho sự đồng bộ,
thường là từ SYNC, nó báo cho máy thu biết bắt đầu một khối dữ liệu. Ngoài ra, trước
và sau bản tin chính thức còn có các từ điều khiển, bao gồm các địa chỉ các đài, trạm,
các từ báo bắt đầu và kết thúc văn bản, các từ báo mã kiểm tra lỗi ...

- Trong giao thức hướng bit (BOP), khối dữ liệu xem như một chuỗi bit, các từ điều
khiển và ký tự dữ liệu không hẳn là các từ 8 bit mà có thể là một tập hợp các bit tùy theo
giao thức cụ thể.

Giống như trong BCP, bắt đầu khối tin cũng có tín hiệu báo, đó là từ 8 bit gọi là Cơ
(Flag) , cờ này cũng được đặt ở cuối bản tin. Như vậy tác dụng của cờ là thiết lập sự
đồng bộ và đánh dấu điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Khối dữ liệu bao gồm cả các cờ
hình thành một Khung (Frame). Trước và sau bản tin chính thức có các từ điều khiển,
được gọi chung là Trường điều khiển (Control Field). Tất cả qui định chi tiết về bản
tin, các thông báo hỏi nhận đều thực hiện trong trường điều khiển này. (H 6.2) cho ta hai
dạng khung của hai protocol này

84/223
(H 6.2)

Chúng ta giới thiệu dưới đây:

- Giao thức điều khiển byte được đề nghị bởi IBM vào năm 1964 và được sử dụng rất
rộng rãi trong các ứng dụng điểm - điểm (poin - point) và nhiều điểm (multipoint) với
các phương thức đơn công và bán song công. Đó là giao thức truyền đồng bộ nhị phân
(Binary Synchronous Communication, BSC, đôi khi gọi là BISYNC). Giao thức BSC
được ISO lấy làm cơ sở để xây dựng giao thức hướng ký tự chuẩn quốc tế với tên Basic
Mode (dữ liệu dùng mã EBCDIC thay cho mã ASCII và mã dò sai là CRC thay cho
BCC)

- Giao thức hướng bit, do hãng IBM phát triển và sử dụng có tên là Điều khiển liên
kết dữ liệu đồng bộ (Synchronous Data Link Control - SDLC) và ISO lấy làm cơ sở để
phát triển thành giao thức điều khiển liên kết dữ liệu mức cao (High Level Data Link
Control, HDLC).

Giao thức đồng bộ nhị phân

Đây là giao thức điều khiển việc truyền nhận dữ liệu nhờ một số ký tự đặc biệt trong các
bảng mã. Các thông tin dữ liệu được gửi đi trong các khung dữ liệu mà hai biên là các
ký tự SYNC để báo máy thu biết bắt đầu bản tin.

Các từ điều khiển dùng trong BISYNC lấy từ bản mã ASCII, gồm một số từ như sau :

SYN Ký tự đồng bộ mã ASCII dạng Hex 16H

SOH Ký tự bắt đầu của Header 01H

STX Ký tự bắt đầu văn bản 02H

85/223
ETX Ký tự kết thúc văn bản 03H

EOT Ký tự kết thúc phát 04H

ETB Ký tự kết thúc truyền khối 17H

ENQ Ký tự hỏi 05H

ACK Ký tự báo cho biết đã nhận dữ liệu 06H

NAK Ký tự báo cho biết chưa nhận dữ liệu 15H

NUL Ký tự rỗng 00H

DLE Ký tự giải phóng đường dữ liệu 10H

CAN Ký tự hủy 18H

Một khung dữ liệu của BISYNC tiêu biểu có cấu trúc sau :

SYN SYN SOH header STX text ETX BCC

Đầu Cuối

- Phần văn bản (text) chứa dữ liệu thông tin. Kích thước vùng text có giới hạn nên với
các văn bản lớn người ta chia thành những khối nhỏ (block) và trong phần Header có
phần identifier (id) để chỉ thứ tự các khối.

- Phần header chứa điạ chỉ đến và tín hiệu trả lời ACK/NAK nếu có yêu cầu.

- BCC là ký tự 1 Byte dùng kiểm tra khung. Đây là byte duy nhất được tạo ra để kiểm
tra lỗi trong toàn khối. BCC có thể là một phép kiểm tra chẵn lẻ (dùng trong BSC), hoặc
chặc chẽ hơn là kiểm tra dư thừa theo chu kỳ (Cycle Redundancy Check, CRC ) (Dùng
trong Basic Mode, với CRC - 16).

Dưới đây là ví dụ truyền chữ TEST và kiểm tra chẵn lẻ theo hàng

STX T E S T EXT BCC


01000001 00101011 10100011 11001010 00101011 11000000 11101000 b0b1b2b3b4b5b6b7

Đối với ví dụ trên các bit sẽ được truyền như sau :

STX T E S T ETX BCC

86/223
01000001 00101011 10100011 11001010 00101011 11000000 11101000

Đầu Cuối

Trong ví dụ này người ta dùng kiểm tra chẵn và BCC chỉ kiểm tra các ký tự từ STX đến
ETX. Trên thực tế, sự kiểm tra được thực hiện trên toàn khối (từ SOH đến ETX).

Khi nhận được bản tin, máy thu thực hiện phép tính kiểm tra tổng, so sánh với BCC
nhận được, sau đó sẽ trả lời bằng tín hiệu ACK (Đúng) hoặc NAK (Không đúng).

Máy phát sẽ không gửi bản tin khác khi chưa được xác nhận rằng bản tin trước đã nhận
đúng (phương thức bán song công).

Dưới đây là một số thủ tục chính trong BSC/Basic Mode:

- Mời truyền tin:

Giả sử trạm A muốn mời trạm B truyền tin, trạm A sẽ gửi lệnh sau đây tới B:

EOT B ENQ

Trong đó B là địa chỉ của trạm được mời truyền tin

EOT để chuyển liên kết sang trạng thái điều khiển

Khi B nhận được lệnh này, có thể xảy ra 2 trường hợp:

• Nếu B có tin để truyền thì B tạo cấu trúc tin theo dạng chuẩn và gửi đi
• Nếu B không có tin để truyền thì gửi đi lệnh EOT để trả lời

Ở phía A một khoảng thời gian xác định sau khi gửi lệnh đi mà không được trả lời hoặc
nhận được trả lời sai thì A sẽ chuyển sang trạng thái phục hồi (Recovery state).

- Mời nhận tin:

Giả sử trạm A muốn mời trạm B nhận tin, trạm A sẽ gửi lệnh sau đây tới B:

EOT B ENQ

Có thể bỏ qua lệnh EOT.

Khi nhận được lệnh này, nếu B sẵn sàng nhận tin thì nó gửi lệnh ACK để trả lời, nếu
không thì gửi lệnh NAK

87/223
Ở phía A một khoảng thời gian xác định sau khi gửi lệnh đi mà không được trả lời hoặc
nhận được trả lời sai thì A sẽ chuyển sang trạng thái phục hồi (Recovery state).

- Yêu cầu trả lời:

Khi một trạm cần trạm kia trả lời một yêu cầu nào đó đã gửi đi trước đó thì nó chỉ cần
gửi lệnh ENQ đến trạm kia

- Ngừng truyền tin (tạm thời): Gửi lệnh EOT

- Giải phóng liên kết: Gửi lệnh DLE EOT

- Trạng thái phục hồi: Khi một trạm nào đó đi vào trạng thái "phục hồi" nó sẽ thực
hiện một trong các hành động sau:

- Lặp lại lệnh đã gửi đi n lần (n là số nguyên chọn trước) hoặc

- Gửi "yêu cầu trả lời" n lần hoặc kết thúc truyền bằng lệnh EOT

- Chế độ thông suốt (Transparent Mode).

Trong trường hợp các mã điều khiển xuất hiện trong văn bản (Text) nhưng không mang
ý nghĩa điều khiển mà phải được hiểu như là dữ liệu, hệ thống được chuyển sang chế độ
thông suốt bằng cách dùng ký tự DLE đặt trước STX và DLE đặt trước ETX để chấm
dứt chế độ này.

Giao thức hướng bit.

Giao thức hướng bit được thiết kế để thoả mãn nhiều yêu cầu trong cách truyền đồng
bộ, bao gồm :

- Truyền giữa hai đài (trạm) (point to point) hay nhiều đài (multipoint).

- Bán song công hay song công.

- Liên lạc giữa trạm sơ cấp và trạm thứ cấp.

- Liên lạc với khoảng cách ngắn (nối trực tiếp), hoặc rất xa (vệ tinh).

Giao thức này có một số tính chất sau :

- Người sử dụng có thể sử dụng bất cứ loại mã nào.

- Có khả năng thích hợp với nhiều loại đường truyền.

88/223
- Hiệu suất cao : giảm tối thiểu tỉ lệ hao hụt.

- Độ tin cậy cao : cho phép kiểm tra lỗi có hiệu quả và có khả năng phục hồi dữ liệu.

Có thể nói các tính chất của giao thức hướng bit được thể hiện ở trường điều khiển bởi
các tổ hợp bit mã hóa các từ điều khiển.

Có nhiều giao thức hướng bit đã được đề nghị bởi các cơ quan khác nhau và được sử
dụng rộng rãi :

- Thủ tục điều khiển thông tin dữ liệu cao cấp (Advanced Data Communication Control
Procedure - ADCCP) phát triển bởi Viện chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (American National
Standard Institute - ANSI) đây là chuẩn trong hệ thống thông tin quốc gia.

- Thủ tục truy xuất đường truyền cân bằng (Link Access Procedure, balance - LAP-B)
thực hiện bởi Hội đồng Tư vấn Điện tín và Điện thoại quốc tế (International Telegraph
& Telephone Consultative Committee - CCITT) Đây là một chuẩn về mạng.

- Điều khiển liên kết dữ liệu đồng bộ (Synchronous Data Link Control - SDLC) được
dùng bởi hãng IBM (International Business Machine Corporation) và ISO lấy làm cơ sở
để phát triển thành giao thức điều khiển liên kết dữ liệu mức cao (High Level Data Link
Control, HDLC).

Thật ra không có mấy khác biệt giữa các chuẩn nói trên: HDLC và ADCCP có thể xem
là một còn LAP-B và SDLC là những tập con của HDLC.

Phần sau đây sẽ bàn tới chuẩn SDLC.

Đặc tính cơ bản :

SDLC định nghĩa 3 loại trạm, 2 dạng truyền và 2 chế độ vận hành.

* 3 loại trạm :

- Trạm sơ cấp: (Primary) có trách nhiệm điều khiển vận hành của hệ thống, những
khung phát bởi trạm sơ cấp gọi là lệnh (command)

- Trạm thứ cấp: (secondary) vận hành dưới sự điều khiển của trạm sơ cấp, những khung
phát bởi trạm thứ cấp là lời đáp (response) Trạm sơ cấp duy trì việc nối logic với từng
trạm thứ cấp trong hệ thống một cách riêng rẽ .

- Trạm hỗn hợp: Các trạm đồng thời giữ vai trò sơ và thứ cấp.

* 2 dạng truyền :

89/223
- Dạng không cân bằng : dùng giữa 2 trạm hoặc nhiều trạm, gồm một trạm sơ cấp và
một hoặc nhiều trạm thứ cấp, có thể truyền song công và bán song công.

- Dạng cân bằng : chỉ dùng giữa 2 trạm hỗn hợp, có thể truyền song công hoặc bán song
công.

* 2 chế độ vận hành :

- Chế độ trả lời chuẩn (Normal Response Mode - NRM) : đây là một dạng truyền
không cân bằng, một trạm sơ cấp có thể khởi động để truyền dữ liệu đến trạm thứ cấp
và trạm thứ cấp chỉ có thể truyền dữ liệu để trả lời khi trạm sơ cấp yêu cầu.

- Chế độ bình thường không kết nối (DISC) : Ở chế độ này trạm thứ cấp nhận tin
nhưng không tác động được vào bản tin.

(H 6.3) mô tả dạng truyền cân bằng và không cân bằng.

Primary Commands→??????? Responses ????? ???????????? ???


Secondary Secondary

(a) Dạng không cân bằng

? Commands →----------------------------------------------?
Combined Combined
Responses →

b) Dạng cân bằng

(H 6.3)

Cấu trúc của khung : (H 6.4)

Một khung thông tin trong SDLC gồm các trường sau đây :

- Cờ : 8 bit

- Điạ chỉ : 1 byte.

- Điều khiển : 8 bit.

- Thông tin : thay đổi theo bản tin.

- Chuỗi kiểm tra khung (Frame Check Sequence - FCS) : 16 bit.

90/223
- Cờ : 8 bit.

Các trường cờ, điạ chỉ và điều khiển đặt trước trường thông tin gọi là đầu khung (header)
và các trường FCS và cờ đặt sau trường thông tin gọi là cuối khung (Trailer). (H 6.4)
cho dạng của khung và các trường trong khung

FLAG AADDRESS CONTROL INFORMATION FCS FLAG

? 8 bit → ? 8 bit → ? 8 bit → ? variable → ? 16 bit → ? 8 bit →

(H 6.4) Dạng khung thông tin SDLC

a. Trường cờ (Flag Field) :

Trường cờ đặt ở đầu và cuối một khung để giới hạn khung, gồm 8 bit theo qui định là
01111110 (6 bit 1 liên tiếp giữa 2 bit 0 ).

Giữa 2 khung có thể có một trong các trường hợp sau đây:

- Một cờ xuất hiện giữa bản tin gọi là cờ đơn vừa dùng chấm dứt một khung đồng thời
bắt đầu một khung khác.

- Một cờ chấm dứt khung trước và một cờ bắt đầu khung sau. Giữa 2 cờ này có thể chỉ
dùng một bit 0.

- Có thể chèn vào giữa 2 cờ một số cờ khác.

Khung x : Khung x+1

. . . . 01111110 . . . .

. . . . 01111110 : 01111110 . . . .

. . . . 011111101111110 . . . .

. . . . 01111110 01111110 : 01111110 01111110 . . . .

Do SDLC không có qui định chặt chẻ về mã dùng cho dữ liệu nên các mã có dạng của
cờ có thể xuất hiện trong bản tin và gây nên nhầm lẫn ở máy thu. Để tránh sự hiểu lầm ở
máy thu khi nhận dữ liệu, máy phát dùng kỹ thuật nhồi bit nghĩa là khi thấy trong chuỗi
dữ liệu có 5 bit 1 liên tiếp thì thêm vào bit 0 ngay sau 5 bit 1 này. Ở máy thu sau tín hiệu
cờ khi gặp liên tiếp 5 bit 1 thì tự động bỏ bit 0 theo sau đó để phục hồi dữ liệu. Như vậy
bảo đảm sự chính xác của dữ liệu.

91/223
Thí dụ: Trạm B có địa chỉ là C2 phát đi văn bản “C?”

- Khung thông tin chưa nhồi bit: (Viết theo chiều mũi tên hướng về bên trái)

01111110 01000011 01111110 11111110 11000011 11110110

Cờ Đ/c= C2 TĐK mã “=7F mã C= C3 mã ?= 6F

11111110 FCS 01111110 111111111111. . . .

“=7F Cờ Bit nghỉ

- Khung thông tin có bit nhồi (o):

01111110 01000011 011111o10 11111o110 11000011 111o10110

Cờ Đ/c= C2 TĐK mã “=7F mã C= C3 mã ?= 6F

11111o110 FCS 01111110 111111111111. . . .

“=7F Cờ Bit nghỉ

b. Trường địa chỉ (Address field)

Trường địa chỉ dùng để xác định trạm thứ cấp trong hệ thống. Địa chỉ trong bản tin
luôn luôn là địa chỉ của trạm thứ cấp dù nó do trạm sơ cấp hay thứ cấp gửi đi.

Trường này không cần thiết trong trường hợp hệ thống chỉ gồm hai trạm.

Trường địa chỉ dài 8 bit. Nếu tất cả các bit trong trường địa chỉ đều =1 có nghĩa trạm sơ
cấp yêu cầu liên lạc với tất cả trạm thứ cấp.

Giá trị 00 không được xem là một địa chỉ (gọi là void address)

c. Trường điều khiển (Control field) (H 6.5)

SDLC định nghĩa 3 loại khung của trường điều khiển, mỗi loại có dạng khác nhau

Một hoặc hai bit đầu tiên của trường điều khiển dùng định nghĩa khung : bit thứ nhất
= 0 chỉ khung thông tin, bit thứ nhất và hai = 10 chỉ khung giám sát và = 11 chỉ khung
không số. Những bit còn lại được tổ chức như những tập bit con mà ý nghĩa của nó sẽ
được giải thích cụ thể đối với từng loại khung.

92/223
Một frame của SDLC được coi là bất hợp lệ nếu nó không được đóng khung bởi 2 Cờ ở
hai đầu hoặc có tổng kích thước các vùng nằm giữa 2 Cờ nhỏ hơn 32 bit.

1 (LSB) 2 3 4 5 6 7 8

I : Information 0 Ns P/F Nr
S : Supervisory 1 0 S P/F Nr
U : Unnumbered 1 1 M P/F M

Ns = Send sequence number Nr = Receive sequence number

S = Supervisory function bits M = Unnumbered function bits

P/F = Poll/Final bit

(H 6.5) Dạng trường điều khiển

- Khung loại I: (Thông tin, Information frame, I-frame) , đây là khung chứa bản tin cần
phát đi của người sử dụng.

Khi khung I được dùng thì bản văn phát đi được đánh số thứ tự.

Bit 5 trong khung thông tin có tên là bit P/F (Poll/Final).

* Nếu bản tin phát đi từ trạm sơ cấp đến trạm thứ cấp thì đây là bit P, nếu P=0 thì trạm
thứ cấp không cần thiết phải trả lời ngay, nếu P=1 thì đây là bit thăm dò và trạm thứ cấp
phải trả lời ngay.

* Nếu bản tin phát đi từ trạm thứ cấp đến trạm sơ cấp thì đây là bit F, nếu F=0 thì đây
chưa phải là bản tin cuối cùng và trạm sơ cấp không cần thiết phải trả lời ngay, nếu F=1
có nghĩa đây là bản tin cuối cùng và trạm sơ cấp phải trả lời ngay.

* Ns chỉ số thứ tự bản tin đang được phát đi.

* Nr là số thứ tự nhận, nếu phát đi từ trạm sơ cấp thì liên hệ đến số Ns phát đi từ trạm
thứ cấp và nếu phát đi từ trạm thứ cấp thì liên hệ với Ns phát đi từ trạm sơ cấp. Nr chỉ
số thứ tự bản tin mà trạm đang chờ và đồng thời xác nhận đã nhận tốt các bản tin trước
đó (tức đến số Nr-1)

Thí dụ, trạm thứ cấp phát đi Ns=2 và Nr=3 có nghĩa là nó đang phát đi bản tin thứ 2 và
đã nhận tốt các bản tin thứ 2 trở về trước.

93/223
Do các số Ns chỉ có 3 bit nên số lượng tối đa mỗi lần phát chỉ được 7 bản tin, như vậy
buộc máy thu phải xác nhận trước khi số Ns vượt quá 7 (Ns=111).

Dưới đây là một thí dụ, Giả sử trạm sơ cấp đang phát và các số Nr và Ns đều bắt đầu
bằng số 0

Sơ cấp Thứ cấp


Ns P Nr Ns F Nr
0 000 0 0000
100 0 0000
010 1 0000 Trạm sơ cấp phát 3 khung thông tin.Khung thứ 3 là
110 0 0100 khung thăm dòTrạm thứ cấp báo nhận với Nr=3.Nó
001 0 0100 0 000 0 1100 gửi lại 2 khung thông tin.Trạm sơ cấp báo nhận tốt 2
101 0 0100 100 1 1100 khung với Nr=2. Gửi tiếp 6 khungVì Nr=6, Trạm
011 0 0100 010 0 0110 thứ cấp báo nhận Nr-1=5 khung và yêu cầu phát lại
111 0 0100 110 0 0110 khung 6. Vì trạm sơ cấp không biết chỉ khung 6 hay
000 1 0100 001 1 01110 tất cả các khung theo sau có sai FCS nên nó phát lại
011 0 1010 00 1 01010 tất cả từ khung 6Trạm sơ cấp báo nhận tốt khung 4
111 0 1010 00 1 với Nr=5.Tiếp tục phát lại khung 6. (Lưu ý là số
000 0 1010 101(RR)or10 đếm Ns đã vượt trị cho phép nên trở về 0)Trạm thứ
100 1 1010 01 1 cấp báo nhận tất cả các khung với Nr=2. Vì trạm thứ
010 0 1010 101(REJ) cấp không còn gì để gửi, khung giám sát được dùng
110 0 1010 Trạm sơ cấp gửi tiếp 5 khungTrạm thứ cấp xác nhận
001 0 1010 khung 4 và yêu cầu phát lại từ khung 5 (Nr=5)
101 0 1010
011 1 101

- Khung loại S: (Giám sát , Supervisory frame, S-frame), dùng để đếm số khung gửi/
nhận; một số lệnh và lời đáp báo tình trạng của máy thu (như sẵn sàng hay bận) kiểm
soát và báo lỗi.

Khung giám sát bắt đầu bởi 2 bit 10.

Bit 3 và 4 (vị trí S trong khung) xác định các lệnh của khung giám sát

b3b4= 00 : Ready to receive (RR)

b3b4= 10 : Not ready to receive (RNR)

b3b4= 01 : Reject (REJ)

94/223
Trạm thứ cấp sẽ xóa khung RNR bằng cách gửi một khung thông tin với bit F=1 và đối
với các khung RR và REJ thì F=0 hay 1.

Trạm sơ cấp sẽ xóa khung RNR bằng cách gửi một khung thông tin với bit P=1 và đối
với các khung RR và REJ thì P=0 hay 1.

- Khung loại U: (Không số, Unnumbered frame, U-frame), cung cấp những chức năng
điều khiển phụ như khởi động trạm thu, kiểm tra trạm, giải phóng liên kết khi cần thiết .
...

Khung không số bắt đầu bởi 2 bit 11.

Khi dùng khung U để phát thì không cần đánh số thứ tự bản tin.

Bảng 6.2 cho các lệnh trong khung U:

Phát Cho
đi từ Phát đi phép
Mã nhị phân Lệnh trạm từ trạm phát
sơ thứ cấp bản
cấp văn
1100 P/F
0001110 P
0001110 F
0001100 P
0011111 F UISIMRIMSNRMDMRDDISCUAFRMR xxxxx xxxxxx xx
0001100 F
0101100 P
0101100 P/F
1101110 F 001

UI - Unumbered Information (NSI - Nonsequenced Information): Cho phép dữ liệu


người sử dụng được phát theo kiểu không tuần tự

SIM - Set Initialization Mode: Dùng để khởi tạo một cuộc liên lạc giữa trạm sơ và thứ
cấp. Lệnh này sẽ reset số đếm Ns và Nr và trạm sơ cấp chờ trạm thứ cấp trả lời với lệnh
UA.

RIM - Request Initialization Mode (RQI - Request Initialization): Trạm thứ cấp yêu cầu
trạm sơ cấp phát lệnh SIM

SNRM - Set Normal Response Mode: Đặt trạm thứ cấp vào chế độ chỉ trả lời. Trong
chế độ này trạm thứ cấp có thể trả lời với các loại khung I, U và S.

95/223
Trạm thứ cấp không thể tự đặt mình vào một trong hai chế độ NRM và DISC

DM - Disconnect Mode (ROL - Request On-Line): Được phát bởi trạm thứ cấp để báo
cho trạm sơ cấp biết nó đang ở chế độ bình thường không kết nối. Thường khi được báo
thì trạm sơ cấp sẽ đặt chế độ trả lời bình thường cho nó (SNRM).

RD - Request Disconnect (RQD - Request Disconnect): Dùng ở trạm thứ cấp để yêu cầu
không kết nối.

DISC - Disconnect: Phát bởi trạm sơ cấp để đưa trạm thứ cấp vào chế độ bình thường
không kết nối. Ở chế độ này trạm thứ cấp nhận tin nhưng không tác động được vào bản
tin.

UA - Unumbered Acknowledgement (NSA - Nonsequenced Ack.): Phục vụ như một tín


hiệu ACK (trạm thứ cấp báo nhận) đối với khung SNRM, DISC hoặc SIM.

FRMR - Frame Reject (CMDR - Command Reject): được dùng bởi trạm thứ cấp để từ
chối một khung sai FCS.

Để phát lệnh FRMR, trạm thứ cấp phải ở chế độ trả lời bình thường (NRM). Lệnh này
báo cho trạm sơ cấp biết khung thông tin trạm thứ cấp nhận được có một trong các lỗi:

- Trường điều khiển không có nghĩa.

- Trường thông tin quá dài (dài hơn bộ đệm của máy thu).

- Số Nr phát từ trạm sơ cấp không có giá trị (không tương thích với số Ns của trạm thứ
cấp).

Trạm thứ cấp sau khi phát lệnh này chỉ trở về chế độ bình thường khi nhận được một
trong các lệnh đặt chế độ như DISC, SIM hoặc SNRM từ trạm sơ cấp. Ta nói các lệnh
này reset lệnh FRMR.

Khi gửi khung FRMR, trạm thứ cấp phải dùng dạng văn bản cố định, trong đó có chỉ rõ
lý do sai:

[
FRMRcontrol control field of [ Ns Nr]0
Flag Addressfield ]wxyz FCS Flag
field rejected frame xxx 0 xxx
0000

- Nr và Ns là số thứ tự hiện hành của trạm thứ cấp.

Lý do sai xác định bởi các bit wxyz (các số 0 thêm vào sau các bit wxyz cho đủ 8 bit)

96/223
- w=1 nếu trạm thứ cấp nhận được lệnh không có giá trị hay không thể thi hành được.

- x=1 khung thông tin không đúng.

- y=1 đệm thu bị tràn.

- z=1 nếu số Nr không khớp với số Ns.

Dưới đây là một thí dụ về mẫu đối thoại trong hệ thống nhiều điểm, phương thức truyền
song công hoàn toàn (F/FDX). Trạm A khởi động ở chế độ NRM và trạm B ở chế độ
DM

_____________________________________________________________________

Flag A RR FCS Flag Trạm sơ cấp thăm dò trạm A

7E C 1 11 7E

Flag A Text FCS Flag A gửi khung thông tin thứ nhất;

7E C 1 00 7E Nr=Ns=0 , F=0

Flag A Text FCS Flag A gửi khung thông tin thứ hai;

7E C 1 02 7E Nr= F =0 , Ns =1

Flag A Text FCS Flag A gửi khung thông tin thứ ba;

7E C 1 14 7E Nr=0 , F=1 , Ns=2

Flag A Text FCS Flag Sơ cấp gửi văn bản trả lời;

7E C 1 60 7E Nr=3 , P=0 , Ns=0

Flag A Text FCS Flag Sơ cấp gửi khung thông tin thứ 2;

7E C 1 72 7E Nr=3 , P=1 , Ns=1

Flag A REJ FCS Flag Trạm A báo khung thứ 2 sai FCS;

7E C 1 39 7E Nr=1, F=1

Flag A Text FCS Flag Sơ cấp phát lại khung thứ 2;

97/223
7E C 1 72 7E Nr=3, P=1, Ns=1

Flag A RR FCS Flag Trạm A báo nhận khung thứ 2;

7E C 1 51 7E Nr=2, F=1

Flag B Text FCS Flag Sơ cấp gửi khung thông tin trạm B;

7E C 2 10 7E Nr=Ns=0, P=1

Flag B DM FCS Flag Trạm B báo nó đang ở chế độ DM;

7E C 2 1F 7E

Flag B SNRM FCS Flag Sơ cấp đặt trạm B vào chế độ NRM;

7E C 2 93 7E Nr=Ns=0, P=1

Flag B UA FCS Flag Trạm B trả lời bằng lệnh UA;

7E C 2 73 7E

Flag B Text FCS Flag Sơ cấp gửi khung tt 1 tới trạm B;

7E C 2 00 7E Nr=Ns=0, P=0

Flag B Text FCS Flag Sơ cấp gửi khung tt 2 tới trạm B;

7E C 2 02 7E Ns=1, Nr=0, P=0

Flag B Text FCS Flag Sơ cấp gửi khung tt 3 tới trạm B;

7E C 2 04 7E Ns=2, Nr=0, P=0

Flag B Text FCS Flag Sơ cấp gửi khung tt 4 tới trạm B;

7E C 2 16 7E Ns=3, Nr=0, P=1

Flag B RR FCS Flag Trạm B báo nhận tất cả các khung;

7E C 2 91 7E Nr=4, F=1

Flag B DISC(Text) FCS Flag Sơ cấp gửi lệnh disconnect tới trạm

98/223
7E C 2 53 7E B đồng thời gửi theo một bản tin

Flag B FRMR DISC -- -- FCS Flag Trạm B trả lời với khung FRMR,

7E C 2 97 53 80 02 7E DISC là trường ĐK của lệnh sai

80 Nr=4, Ns=0 : số đếm hiện thời của trạm B

02: x=1: Bản văn không được phép

Flag B DISC FCS Flag Sơ cấp gửi lệnh disconnect tới trạm B

7E C 2 53 7E

Flag B UA FCS Flag Trạm B trả lời với lệnh UA;

7E C 2 73 7E

__________________________________________________________________________________

d. Trường thông tin (Information field)

Trường thông tin xuất hiện trong khung I , đôi khi trong khung U. Trường thông tin có
thể chứa một số bit bất kỳ là bao nhiêu, chiều dài của nó không xác định nhưng thường
là bội của 8.

e. Trường kiểm tra khung (Frame check sequence field, FCS)

Trường kiểm tra khung FCS chứa nội dung chỉ phương pháp thực hiện việc kiểm tra.
FCS thông dụng trong SDLC là loại 16 bít kiểm tra độ dư thừa theo chu kỳ (CRC) do
CCITT thiết lập (CRC-16).

Vận hành

Vận hành của SDLC bao gồm việc trao đổi các khung I, khung S và khung U giữa trạm
sơ và thứ cấp hay giữa hai trạm sơ cấp.

Ngoài các lệnh đề cập ở trên, ta lưu ý thêm vài chi tiết sau:

- Bản văn báo bỏ: đó là bản văn chứa từ 7 đến 14 số 1 liên tiếp (bit nhồi không được
thêm vào cho đoạn văn bản này), ở máy thu, sau khi nhận được Flag, nếu gặp liên tiếp
từ 7 đến 14 số 1 thì hiểu rằng không phải quan tâm tới tất cả những gì nhận được cho
đến lúc đó. Xung đồng bộ vẫn được duy trì khi nhận được bản văn báo bỏ. Điều kiện bỏ
cũng dùng để kết thúc một khung và bắt đầu cho khung khác ưu tiên hơn.

99/223
- Trạng thái nghỉ: Hệ thống vẫn vận hành nhưng không có một khung thông tin hay
điều khiển được phát đi thì hệ thống vào trạng thái nghỉ, lúc này máy thu nhận được liên
tiếp ít nhất 15 bit 1.

- Mã dùng trong SDLC:

Để đảm bảo máy thu duy trì được đồng bộ phải có một sự thay đổi thường xuyên ở dòng
dữ liệu tới. Do đã thực hiện biện pháp nhồi bit nên không bao giờ có quá 5 bit 1 liên tiếp
vậy chỉ còn trường hợp một loạt bit 0 liên tiếp có thể xảy ra. Để giải quyết trường hợp
này, người ta dùng loại mã non-return-to-zero inverted (NRZI) cho dữ liệu trong SDLC
. Tính chất của loại mã này là Không có sự thay đổi mức tín hiệu khi gặp bit 1 và mức
tín hiệu bị đảo khi gặp bit 0.

(H 6.6)

- Các bước tiến hành để chuẩn bị phát một bản tin:

* Tạo bản văn và trường điều khiển: Control field Text

* Thêm địa chỉ vào: Address Control field Text

* Tạo khung FCS: Address Control field Text FCS

* Thực hiện nhồi bit: Bit nhồi được thực hiện cho khung thông tin kể từ địa chỉ và khung
FCS.

* Thêm các cờ ở đầu và cuối bản tin.

Lưu ý là bit nhồi thực hiện sau khi tính toán cho khung FCS nên trong khung FCS cũng
có thể có bit nhồi và ở máy thu phải loại bit nhồi trước khi dùng thuật toán kiểm tra lỗi.

Dưới đây thêm vài ví dụ về các lệnh trong vận hành của SDLC (không ghi lại mã)

100/223
Dạng tổng quát của một lệnh A , C/R P/F (0)

A địa chỉ trạm thứ cấp

C/R Lệnh hỏi hoặc lời đáp

Khoảng trống dùng cho số Ns, có thể thêm dấu ( ) vào nếu cần

P/F Poll hoặc Final bit (P = On

= Off, tương tự cho F)

(0) số Nr (nếu cần)

1/ Trạm thứ cấp được nối vào đường dây và trao đổi khung I, U

B , RR - P(0) → A Polls B

? B , RIM - F B Request Initialization

B , SIM - P → A Sets B to initialization mode

? B , UA - F B Acknowledges

? B is brought online through system ? procedures when initialization complete

B , SNRM - P → A Set B 's response mode.Nr and Ns counts are reset to 0

? B , UA - F B Acknowledges

B , RR - P(0) → A Polls B for transmission

B , I(0)

(0) → Duplex exchange of numbered I - Frame

? ? B , I(0)

101/223
(0)

B , I(1)

(0) → ? A Sends frame 1

B , I(2)

(0) → ? A Sends frame 2. B confirms frame 0-1

? ? B , I(1)

(2) and sends frame 1

B , I(3)

(1) → ? A confirms frame 0 and sends frame 3

? ? B , I(2) F(3) B confirms frame 2 and sends frame 2

B , RR - P(3) → ? A confirms frame 1-2 and Poll B

? B , RR - F(4) B confirms frame 3 ( B remains in NRM)

---------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------

2/ Trạm thứ cấp bận

B , I(4)

(3) → A sends numbered I - Frames

B , I(5)

(3) →

102/223
B , I(6)

(3) →

B , I(7)

(3) →

B , I(0) P(3) → A Polls B

? B , RNR - F(0) B becomes busy, but confirms frame 4-7

B , RR - P(3) → A asks if B is still busy

? B , RR - F(0) B can receive again and expects frame 0

B , I(0)

(3) → A sends frame 0 again

B , I(1)

(3) → A continues with frame 1

B , I(2) P(3) → A sends frame 2 and poll B(gửi thăm dò)

? B , RR - F(3) B confirms frame 0 - 2 (B remains in NRM)

---------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------

3/ Trạm sơ cấp bận

B , SNRM - P → A sets B 's response mode and reset the Nr and Ns counts to 0

? B , UA - F B Acknowledges

B , RR - P(0) → A Polls B

? B , I(0)

103/223
(0) B sends numbered I - frame

? B , I(1)

(0)

? B , I(2)

(0)

? B , I(3)

(0)

B , RNR -

(3)→ A becomes busy, but confirms frame 0 - 2

? B , RR - F(0) B stops sending

B , RR - P(3) → A Polls B

? B , I(3)

(0) B retransmits frame 3

? B , I(4)

(0) B sends frame 4

(CRC error) A has a CRC error on frame 4

B , RR - P(4) → A Polls B, confirms frame 3

? B , I(4) F(0) B sends frame 4 again

B , RR -

104/223
(5) → A confirms frame 4 (B remains in NRM)

---------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------

4/ Lệnh không có giá trị

B ,XXX- P → A sends frame with an undefined C field.

? B , FRMR - F B rejects the frame

Higher level at A processes the status reported by B in FRMR response.

B ,SNRM - P → A resets B 's error condition

Nr and Ns counts are reset to 0.

? B , UA - F B acknowledges (B remains in NRM)

---------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------

5/ Số thứ tự sai trong trao đổi song công

B , RR - P(0) → A polls B for transmission

? B , I(0)

(0) B sends numbered I- frame

B , I(0)

(0) →

? B , I(1)

(0) Duplex exchange of numbered I - Frame

? B , I(2)

105/223
(0)

(CRC error) B receives frame 0 with CRC error

B , I(1)

(2) → A ' s frame 1 is out of numerical order

(Lẻ ra phải phát lại khung 0)

? B , I(3)

(0)

? B , I(4) F(0)

? B , SREJ -

(0) B expects frame 0.

B , I(0)

(5) → A sends frame 0 again and confirms

frame 0 - 4

? B , I(5) F(0) B sends final I--frame

B , I(1)

(5) → A retransmits frame 1

B , RR - P(6) → A confirms frame 5 and polls B for

confirmation

? B , RR - F(2) B confirms frame 1 (B remains in NRM)

106/223
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------

Các thí dụ cho hệ multipoint

Các trạm thứ cấp online, trạm sơ cấp gửi tín hiệu tới một trạm thứ và đồng thời nhận tín
hiệu từ một trạm khác

6/ B , RR - P → A Polls B for status

? B , RIM - F B asks for initialization mode

B , SIM - P → A sets B to initalization mode

? B , UA - F B acknowledges

B is brough on line through system procedures when initialization is complete

B , SNRM - P → A sets B on line. Nr & Ns counts are reset

? B , UA - F B acknowledges

n , RR - P(0) → A Polls n for transmission

B , I(0)

(0) →

? n , I(0)

(0) n sends numbered frames to A while A sends to B

B , I(0)

107/223
(0) →

? n , I(1)

(0)

? n , I(2)

(0)

? n , I(3)

(0) n completes its transmission of numbered frames

B , RR - P(0) → A Polls B for confirmation

B , I(1) - P(0)

? B , RR - F(2) B confirms 0 - 1

n , RR -

(4) → A confirms frames 0-3 (B&n remain in NRM)

7/ n , I(0)

(4) → A sends numbered frames to n

B , I(2)

(0) → A sends numbered frames to B

n , I(1) P(4) → A concludes sending to n and requests confirmation

B , I(3)

(0) → ? n , RR - F(2) A continues sending to B, n confirms frame 0 - 1

108/223
B , I(4) P(0) → A concludes sending to B and requests confirmation

? B , RR - F(5) B confirms (B & n remain in NRM)

Ví dụ 6, các trạm thứ cấp được kết nối, trạm sơ cấp gửi tín hiệu tới một trạm trong khi
nhận tín hiệu của trạm khác

Ví dụ 7, trạm sơ cấp gửi tín hiệu tới các trạm thứ cấp.

So sánh giữa Bisynch và SDLC:

Bisynch là giao thức hướng ký tự trong lúc SDLC là giao thức hướng bit. Bisynch có
thể dùng mã ASCII hay EBCDIC trong lúc SDLC chỉ dùng EBCDIC. Để dò lỗi, nếu là
ASCII thì dùng phép kiểm tra khối (BCC) còn khi dùng mã EBCDIC thì dùng kiểm tra
dư thừa theo chu kỳ (CRC) với chiều dài mã kiểm tra là 2 byte. Cả hai giao thức đều
dùng chung kích thước khung thông tin là 256 byte. Ở Bisynch có chế độ thông suốt dữ
liệu (để tránh nhầm lẫn dữ liệu và ký tự điều khiển) trong lúc ở SDLC thì dùng phương
pháp nhồi bit (để tránh nhầm lẫn với mã Cờ).

Giao thức Điều khiển liên kết dữ liệu cấp cao (HDLC)

HDLC được ISO cho ra đời năm 1975 nhằm bổ sung một số chức năng của SDLC của
IBM. Một số bổ sung có thể kể ra như sau:

- Trường địa chỉ mở rộng, gồm nhiều byte:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 8n

0 0 ------------- 1

(H 6.7) Trường địa chỉ mở rộng

Trong trường địa chỉ mở rộng, địa chỉ xác định bơi một số là bội của 7 bit. Bit LSB trong
một byte là 0 hoặc 1 (là 0 khi byte đó chưa phải là byte cuối cùng và là 1 khi là byte cuối
cùng của trường địa chỉ) 7 bit còn lại hình thành địa chỉ của trạm thứ cấp (H 6.7).

- Trường điều khiển mở rộng, gồm 2 byte (H 6.8):

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

Information 0 Ns P/F Nr
Supervisory 1 0 S 0 0 0 0 P/F Nr

109/223
Unnumbered 1 1 M 0 M P/F 0 0 0 0 0 0 0 0

(H 6.8) Trường điều khiển mở rộng

Trong trường điều khiển mở rộng, các số Ns và Nr gồm 7 bit như vậy cho phép phát một
lần 127 bản tin.

- Dạng khung dữ liệu: SDLC chỉ dùng mã EBCDIC 8 bit còn HDLC cho phép dùng bất
cứ loại mã nào

- Dạng khung giám sát: ngoài các lệnh RR, RNRvà REJ, HDLC có thêm lệnh SREJ
(selective reject), lệnh này do thứ cấp yêu cầu phát lại một khung có số Nr.

- HDLC có thêm 2 chế độ vận hành:

* Chế độ trả lời bất đồng bộ (Asynchronous Response Mode - ARM) : đây là dạng
truyền không cân bằng. Trạm thứ cấp có thể khởi động để phát mà không cần lệnh của
trạm sơ cấp. Nó có thể trả lời mà không cần phải nhận được một khung với bit P =1.
Tuy nhiên, khi nó nhận được một khung với bit P =1 thì khung trả lời phải có bit F =1.
Trong trường hợp này F=1 không có nghĩa là khung cuối cùng của trạm thứ cấp.

- Chế độ không kết nối bất đồng bộ (Asynchronous Disconnect Mode - ADM) : ADM
tương tự như DM ngoại trừ một điểm là trạm thứ cấp có thể khởi động chế độ DM hay
RIM bất cứ lúc nào.

110/223
Một số IC truyền đồng bộ
Khảo sát vài IC LSI truyền đồng bộ

Chúng ta khảo sát dưới đây hai IC tiêu biểu

- USART 8251A của Intel

- SSDA 6852 của Motorola

USART 8251A của Intel

Bảng 6.3 Từ Control và command

Từ SYN đơnSCS Vào chế độ


1 = Cho phép
D7 (Single character 1 = Đơn0 = Kép tìmEH (Enter
tìm từ SYN
SYN) hunt mode)
Dò từ SYN bên 1=Chân
Reset nộiIR
D6 ngoàiESD (External SYNDET là ngã 1 = Reset 8251A
(Internal Reset)
SYN Detect) vào0 = ngã ra

Chọn KT chẵnEP Yêu cầu ¯


D5 1 = Chẵn0 = lẻ 1 = Chân RST
(Even parity Enable) phátRTS thấp0 = cao
1 = Reset cờ
Cho phép KT chẵn 1= Có KT chẵn
D4 Error resetER lỗiPE, OE, FE to
lẻPEN (Parity Enable) lẻ0 = Không
0
Phát từ break 1 = Chân TxD
Chọn chiều dài ký 00 = 5 bit01 = 6
D3 SBRK(Send thấp0 = Chân
tựL1 bit
Break Ch.) TxD cao
10 = 7 bit11 = 8 Cho phép 1 = Cho phép0 =
D2 L 0
bit thuRxE Không
D1D000= Truyền DTE sẵn 1 = Chân DTR
D1 Chọn hệ số chia CKB1
Đ. bộ01 = :1 sàngDTR thấp0 = cao
Cho phép 1 = Cho phép0 =
D0 B 0 10 = :16 11 = : 64
phátTxE Không
Command word
Mode control word bit
bit

111/223
Ghi chú: Reset lỗi phải hoàn thành khi RxEnable và Enter hunt được lập trình

Là IC thu phát đồng bộ và bất đồng bộ. Trong chương 4 ta đã khảo sát IC này trong chế
độ bất đồng bộ, bây giờ chúng ta tìm hiểu thêm một số tính chất của IC trong chế độ
đồng bộ. Vận hành ở chế độ đồng bộ 8251A có vận tốc truyền lên tới 64 kbps.

Chi tiết các thanh ghi điều khiển, lệnh và trạng thái cho ở bảng 6.3 và 6.4

Để IC hoạt động ở chế độ đồng bộ bit D0 và D1 trong thanh ghi điều khiển = 00, các bit
D2, D3, D4, D5 như trong phần bất đồng bộ, bit D6 cho phép chọn thực hiện đồng bộ từ
bên trong hay bên ngoài và bit D7 cho phép chọn 1 hay 2 từ SYNC

- Chân SYN/BREAK của IC trong chế độ đồng bộ có thể là ngã ra hoặc ngã vào và tùy
thuộc vào từ điều khiển trong chương trình. Khi thực hiện chế độ đồng bộ bên trong thì
chân này là ngã ra, ở mức thấp khi được reset và lên cao để chỉ rằng máy thu đã nhận
được từ SYNC. Khi máy thu thực hiện tác vụ đọc trạng thái thì chân này tự động reset.
Khi thực hiện chế độ đồng bộ từ bên ngoài thì chân này là ngã vào, tín hiệu dương đến
chân này báo 8251A bắt đầu nhận dữ liệu

Bảng 6.4 8251A Status Register

D7 Data set readyDSR 1 = DSR pin is low0 = high


Sync. char.
D6 1 = Sync. char. detect(Synchronous only)
detectSYNDET
1 = Framing error reset by writing ER = 1
D5 Framing errorFE
(Synchronous only)
D4 Overrun error OE 1 = Overrun error
D3 Parity error PE 1 = Parity error
Trans. reg. EmptyTx
D2 1 = Empty0 = Busy
Empty
D1 Receiver ready RxD 1 = Ready with new char.
D0 Trans. Ready TxD 1 = Ready for next char.

Ghi chú : - TxRDY có nghĩa khác với chân TxRDY . Chân TxRDY phụ thuộc trạng thái
¯
chân CTS và bit TxEN

- Bit TxRDY lên 1 khi thanh ghi đệm phát trống

112/223
- 82251A ở chế độ phát đồng bộ

8251A bắt đầu phát dữ liệu ngay sau khi CPU nạp từ SYNC cho đến khi không còn tín
hiệu để phát, thanh ghi đệm phát trống mà CPU không nạp ký tự kế tiếp thì 8251A tự
động thêm từ SYNC vào và phát đi

- 8251A ở chế độ thu đồng bộ

- Khi sự đồng bộ được thực hiện từ bên trong, lệnh ENTER HUNT phải được lập trình
trong từ lệnh đầu tiên, việc này khiến 8251A dò từ SYNC trong dòng dữ liệu đến, sau
khi dò ra USART chấm dứt chế độ HUNT và máy thu trong tình trạng đồng bộ hóa,
chân SYNDET lên cao để báo cho μP biết.

- Khi sự đồng bộ được thưc hiện từ bên ngoài, xung đồng hồ dời bit của máy thu được
¯
cấp vào chân RxC. Xung này thường được cấp từ modem và phải đồng bộ với dòng dữ
liệu thu được.

Ở chế độ đồng bộ, 8251A làm việc với một tần số cố định của xung đồng hồ (chứ không
được chia như ở chế độ bất đồng bộ). Tần số xung này phải phù hợp với vận tốc truyền
bit.

- Khởi động 8251A

Tương tự như ở chế độ bất đồng bộ, ngoại trừ ký tự SYNC phải đươc lập trình như sau

- Reset chip: đưa chân RST lên cao (Reset cứng) hoặc set bít IR trong thanh ghi lệnh =
1 (Reset mềm)

- Ghi mã ký tự SYNC

- Ghi từ lệnh

¯
Chân C/ D ở mức cao trong 3 lần ghi

Byte đã ghi giữa từ chọn mode và từ lệnh (command) đã chốt vào USART là mã ký tự
SYNC

- Phát một ký tự

¯
Cũng như trong chế độ bất đồng bộ, chân CTS phải ở mức thấp và bit TxEn trong thanh
ghi từ lệnh được set = 1 (cho phép phát)

- Chờ bit TxRDY được set hay chân TxRDY lên cao

113/223
- Ghi ký tự kế tiếp vào thanh ghi đệm phát.

Khi truyền xong ký tự cuối cùng của khối, chân TxE (trans. empty) sẽ ở High và bit
TxEn được set, USART tự động phát từ SYNC trong suốt thời gian nghỉ

¯
Các bit được dời ra cùng lúc với cạnh xuống của tín hiệu TxC.

- Thu một ký tự

Để thu một ký tự ở chế độ đồng bộ cần thực hiện các bước:

- Ghi từ ENTER HUNT như là một phần của lệnh đầu tiên vào thanh ghi từ lệnh

- Chờ chân SYNDET lên cao

- Chờ chân RxRDY lên cao hay bit trạng thái tương ứng được set (D1 thanh ghi trạng
thái = 1)

- Đọc ký tự từ thanh ghi đệm thu

- Đọc trạng thái lỗi từ thanh ghi trạng thái

Những bit lỗi của thanh ghi trạng thái được reset nhờ từ lệnh có bit ER được set = 1 (D4
= 1). Các bit dữ liệu được dời vào cùng lúc với cạnh lên của xung đồng hồ thu RxC

- 8251A giao tiếp với modem

(H 6.9) là một mẫu giao tiếp giữa 8251A và modem, chuẩn giao tiếp RS-449 được sử
dụng. Xung đồng hồ thu phát được cấp từ modem

114/223
(H 6.9)

SSDA 6852 của Motorola

6852 của Motorola là IC điều hợp đồng bộ nối tiếp (Synchronous Serial Data Adaptor,
SSDA) loại NMOS 24 chân được chế tạo để giao tiếp với họ vi xử lý 6800 của Motorola
trong chế độ đồng bộ. (H 6.10) là sơ đồ khối của 6852

(H 6.10)

Ý nghĩa các chân

¯ ¯
- CS, RS : Chip select, Register select - R/ W : Read/Write

¯
- E : Data I/O enable & Clocking - IRC : Interrupt Request

115/223
- RST : Reset - D7 - D0 : Data bus I/O

- RxCLK, TxCLK : Receive Clock, Transmitter Clock

¯ ¯
- CTS : Clear to send - CT : Carrier detect

¯
- SM/ DTR : Sync. match/Data term ready: Điều hợp đồng bộ/DTE sẳn sàng

- TUF : Trans. underflow - Vcc & Vss : Power & Ground

-TxD,RxD : Transmit Data, Receive Data

Là IC chỉ có chức năng thu phát đồng bộ, 6852 có một số chi tiết không giống như
8251A. Đặc biệt nó có bộ đệm thu phát 3 byte hoạt động theo kiểu vào trước ra trước
(First In, First Out, FIFO) . Sử dụng bộ đệm này 6852 có thể vận hành theo chế độ byte
kép (Double-byte) nghĩa là CPU có thể đọc hoặc ghi đồng thời 2 ký tự mà không phải
đợi

Việc chọn chế độ vận hành và điều khiển ở SSDA đều thông qua μP bằng cách ghi vào
3 thanh ghi điều khiển. Các trạng thái lỗi và bắt tay được đọc từ thanh ghi trạng thái. Vị
trí bit của các thanh ghi cho trong bảng 6.5 và 6.6

Bảng 6.5 Các từ trong thanh ghi điều khiển của 6852

1 = Cho
phép ngắt 00: Chọn
Cho phép PE, CR201:
bit Bit địa
ngắt khi có RxOvrn, Chọn
7 chỉAC2
lỗi EIE ¯ CR310: T
TUF, CTS,
¯
G mã Sync
CD

1 = Phát từ 11: Chọn


Phát từ Sync TxFIFO
Sync0 =
bit khi Reg. (khi
Không sử dụng Phát bit 1 AC1
6 underflowTx RS=1và R/
khi
Sync ¯
underflow W=0 )

000-6 +
parity Cho phép 1: Chân
bit Word length ¯
chẵn001-6 + ngắt thu IRQ tác
5 selectorWS3
parity RIE động
lẻ010-7 bits

116/223
011-8
bits100-7 + Cho phép 1: Chân
bit ¯
WS2 parity ngắt phát IRQ tác
4
chẵn101-7 + TIE động
parity lẻ
110-8 +
bit Xóa cờ parity 1: Xóa
1: Xóa TUF WS1 CLR sync
3 CTUF chẵn111-8 + đồng bộ
parity lẻ
1: 1 byte 1: Loại từ
Loại bỏ
bit CLR ¯ Chọn phát 1 data I/O0: Sync từ
1: Clear CTS từ đồng
2 ¯ CTS hay 2 byte 2byte Data dòng dữ
bộ
I//O liệu thu
1or2 00: SM/
SYNC ¯
Bit điều DTR = 110:
bit char. 1=1 từ sync 0=2 ¯ Reset 1= Reset
khiển ngoại SM/ DTR =
1 select1 từ sync phátTxRS phát
viPC2 001: SM/
/2
¯
sync DTR = xung

Chọn đồng
Sync bộ11-SM/
bit trong ¯
1=Ngoài0=Trong PC1 DTR = 0 Vô Reset 1= Reset
0 hay hiệu hóa thuRxRS thu
ngoàiE/ xung đồng
I sync bộ
Register 2
Control Reg.3 (CR3) Control Control Reg.1(CR1)
(CR2)

Đối với μP 6852 chỉ xuất hiện bằng hai cách định địa chỉ (chân RS ở High và CS ở Low-
Thường CS được nối với đường địa chỉ A0). Từ sơ đồ khối ta thấy có 7 thanh ghi trong
6852 có thể được μP truy xuất.

Ngoại trừ thanh ghi điều khiển 1, tất cả các thanh ghi khác đều chỉ có thể đọc hoặc chỉ
có thể ghi tùy chức năng

¯
Trạng thái của đường R/ W được dùng để chọn nhóm thanh ghi chỉ đọc hay chỉ ghi

Từ bảng 6.5 ta thấy 2 bit có trọng số lớn nhất trong thanh ghi điều khiển 1 được dùng để
định địa chỉ các thanh ghi khác. Việc định địa chỉ có thể tóm tắt như sau:

117/223
Thanh
Chân Chọn thanh ghi
ghi ĐK1
¯
RS R/ W b7 b6
0 10 01 x xx xx Thanh ghi trạng tháiThanh ghi ĐK CR1Thanh ghi Rx FIFO
11 01 01 x0 00 11 Thanh ghi ĐK CR2Thanh ghi ĐK CR3Thanh ghi mã
01 0 01 1 SYNCThanh ghi Tx FIFO

Duyệt qua các bit trong thanh ghi trạng thái và điều khiển trong bảng 6.5 và 6.6 ta thấy
có nhiều điểm tương đồng với 8251A.

Mỗi khi máy thu dò ra từ SYNC trong dòng dữ liệu đến, chân SM xuất hiện xung có
chiều dài 1 bit ( giống như chân SYNDET của 8251A)

Bảng 6.6 6852 Status Register Word bits (SR)

bit ¯
Yêu cầu ngắtIRQ 1 = Chân IRQ tác động
7
bit 1 = Có lỗi parityReset khi đọc RxFIFO or ghi vào CR1
Parity errorPE
6 với RxRS = 1
bit Receiver OverrunRx 1 = Có lỗi trànReset khi đọc Status Reg. và RxFIFO hay
5 OVRN ghi vào CR1 với RxRS=1
bit Transmitter 1= Có lỗi Underflow Reset khi ghi vào CR3 với CTUF
4 UnderflowTUF và/hoặc TxRS = 1
¯
bit ¯ 1= CTS ↑ từ lần xóa cuối cùngReset khi ghi vào CR3
3 Clear to send CTS ¯
với CTS và/hoặc TxRS = 1

bit ¯
¯ 1 = CD ↑ từ lần xóa cuối cùngReset khi đọc Status Reg.
2 Carrier Detect CD và RxFIFO hay ghi vào CR1 với RxRS=1
Transmitter data
bit
register available 1= Có hiệu lựcReset khi ghi vào TxFIFO
1
TDRA
bit Receiver data
1 = Có hiệu lựcReset khi đọc RxFIFO
0 availableRDA

- Khởi động 6852

Khởi động 6852 bao gồm các bước sau :

118/223
- Reset chip bằng cách ghi từ điều khiển vào thanh ghi CR1 và xác định địa chỉ thanh
ghi CR3

- Ghi từ điều khiển mong muốn vào thanh ghi CR3 (chọn số từ SYN và chế độ đồng bộ)

- Ghi từ điều khiển vào thanh ghi CR1 để duy trì điều kiện reset và xác định địa chỉ
thanh ghi CR2

- Ghi từ điều khiển mong muốn vào thanh ghi CR2

- Ghi từ điều khiển vào thanh ghi CR1 để duy trì điều kiện reset và truy xuất thanh ghi
mã đồng bộ kế tiếp

- Ghi mã mong muốn vào thanh ghi mã đồng bộ

- Ghi từ điều khiển mong muốn vào thanh ghi CR1 (bao gồm việc cho phép thu và (hoặc)
phát)

- Phát một ký tự

¯
- CTS phải ở mức thấp và bit TxRS phải được xóa

- Chờ bit TDRA trong thanh ghi trạng thái (Trans. Data Register Available) được set

-Viết mã ký tự phát vào bộ đệm TxFIFO

Chu trình được lặp lại cho tới khi cả khối dữ liệu được phát. Nếu CPU không cung cấp
Data đủ nhanh để máy phát phát, ta nói máy phát ở tình trạng underflow và bit TUF lên
cao, lúc đó SSDA tự động thêm từ SYNC vào để phát đi. Bit TUF là một cờ được reset
bởi bit b3=1 trong CR3

Các bit được dời ra ngoài khi có cạnh xuống của xung đồng hồ tại ngã vào TxCLK

- Thu một ký tự

¯
Để thu một ký tự ngã vào CD phải ở LOW và bit RxRS phải được xóa. Các bit tới máy
thu được so sánh với mã SYNC trong thanh ghi mã đồng bộ đến khi có sự tương ứng
(nhận dạng từ SYNC)

- Chờ cho tới khi RDA được set

- Đọc trạng thái lỗi trong thanh ghi trạng thái

119/223
- Đọc mã ký tự từ bộ đệm RxFIFO

Các bit dữ liệu được lấy mẫu ở cạnh lên của xung clock thu tại chân RxCLK.

KIỂM TRA HỆ THỐNG THÔNG TIN

Một hệ thống thông tin trước khi đưa vào vận hành cũng như trong quá trình sử dụng
luôn cần được kiểm tra thường xuyên để bảo đảm tính chính xác và độ tin cậy.

- Kiểm tra tương tự thường được thực hiện đối với một hệ thống chuẩn bị đưa vào sử
dụng

- Kiểm tra số thường được tiến hành thường xuyên để đánh giá chất luợng của hệ thống
mà không cần phải ngắt hệ thống trong một thời gian dài

Kỹ thuật tương tự - Phép đo tỷ số PAR

Tín hiệu trên một đường truyền thường bị biến dạng do hai nguyên nhân: độ suy giảm
biên độ theo tần số và sự biến dạng do trễ pha. Việc đo đạc hai đại lượng này rất tốn
kém thời gian và được thực hiện trong suốt thời gian nghiên cứu hệ thống, đây không
phải là một công việc thường ngày.

Phép đo tỷ số PAR là một phương pháp thử nhanh và cho phép ta đánh giá được hệ
thống. Đây là phép đo tỷ số trị đỉnh và trị trung bình của tín hiệu nhận được (Peak to
average Ratio)

Kỹ thuật PAR dùng một máy phát và một máy thu nối nhau qua hệ thống truyền trên
băng tần âm thanh. Máy phát phát tín hiệu để kiểm tra là một chuỗi xung, máy thu nhận
tín hiệu xung này, sự suy giảm biên độ và biến dạng pha trong hệ thống làm tiêu hao
năng lượng của tín hiệu và do đó làm giảm tỷ số giá trị đỉnh EPK trên trị trung bình của
tín hiệu chỉnh lưu toàn kỳ EFWA (Full Wave Average). Tỷ số này là giá trị PAR
2E
PK
% PAR = ( EPWA − 1) ∗ 100

Nếu tín hiệu hoàn toàn không biến dạng, tỷ số này là 100%

Nếu có biến dạng với trị số chuẩn hóa là 0,75 thì giá trị PAR là 50%. Đây là giá trị chấp
nhận được với hệ thống có vận tốc truyền lên tới 2400 bps. Giá trị PAR nhạy đối với
biến dạng do suy giảm biên độ, do trễ pha, do nhiễu nền cao, do hệ thống không tuyến
tính và các họa tần của tín hiệu . . . ..

120/223
Phép đo biến dạng dùng biểu đồ mắt

Một phương pháp đo biến dạng rất hữu hiệu trong hệ thống truyền dữ liệu là dùng biểu
đồ mắt (Eye pattern).

- Biểu đồ mắt :

Dùng một tín hiệu xung clock có giá trị br (tức tần số) xác định, dùng kích khởi mạch
quét ngang một dao động nghiệm và tín hiệu số cần kiểm tra là các tín hiệu 1 , 0 thay
đổi một cách tuần tự được đưa vào bản lệch dọc của dao động nghiệm. Một biểu đồ mắt
có dạng như (H 6.11) xuất hiện trên màn ảnh dao động nghiệm

(a) (H 6.11) (b)

Sự hình thành biểu đồ mắt có thể hiểu là sự chồng chất của các tín hiệu 1, 0 thay đổi liên
tục tạo ra. (H 6.12) minh họa sự hình thành này

(H 6.12)

Nếu tín hiệu xung vào dao động nghiệm gần như lý tưởng thì biểu đồ mắt có dạng gần
giống như hình chữ nhật, ta nói biểu đồ mắt hoàn toàn mở (H 6.11.a)

Trong thực tế biến dạng không thể nào tránh khỏi hoàn toàn và biểu đồ mắt đóng lại (H
6.11.b). Giao điểm của các biến đổi từ 1 xuống 0 và ngược lại được gọi là giao điểm 1/
0. Sự thay đổi theo chiều ngang của giao điểm 1/0 là sự biến động (jitter). (H 6.13) cho

121/223
thấy các giá trị biến động khác nhau của biểu đồ mắt. (H 6.13.a) là trường hợp không có
biến động, (H 6.13.b) biến động khoảng 5%, (H 6.13.c) khoảng 10%, (H 6.13.d) khoảng
20%, (H 6.13.e) khoảng 50% và (H 6.13.f) > 50%. Sự biến động càng lớn biểu đồ mắt
càng khép lại, vậy kích thước của vòng mở tại trung tâm biểu đồ mắt cho ta chất lượng
của hệ thống.

(H 6.13)

Việc đánh giá chất lượng tín hiệu bằng biểu đồ mắt chỉ cho kết quả tin cậy được khi :

- Tín hiêụ 1, 0 tạo bởi mạch phải đối xứng.

- Đường dây phải điều hợp tổng trở để tránh sóng phản xạ.

- Thời gian trễ của tín hiệu khi chuyển từ mức 0 lên 1 hay ngược lại phải bằng nhau.

Nếu một trong các điều kiện trên không thỏa thì chất lượng tín hiệu sút giảm và việc
đánh giá không còn chính xác.

122/223
Truyền tín hiệu bằng sóng mang
Các cơ sở kỹ thuật liên quan
DẪN NHẬP

Để truyền dữ liệu từ một DTE đến một DTE khác, thay vì phải thiết lập các đường dây
riêng, người ta nghĩ đến viêc dùng đường dây điện thoại đã có sẵn. Tuy nhiên vì đường
dây điện thoại đã có từ rất lâu trước khi phương pháp truyền tín hiệu số ra đời và được
dùng để truyền thẳng âm hiệu trong phạm vi tần số từ 300 Hz đến 3000 Hz, nên để
truyền được tín hiệu số trên đường dây thoại, người ta phải dùng một sóng mang có tần
số tương thích với đường dây thoại để chuyên chở tín hiệu số. Modem là một thiết bị
được sản xuất cho mục đích này.

(H 7.1) là sơ đồ khối của một modem

ĐIỀU CHẾ

Dữ liệu
vào (từ MẠCH MẠCH LỌC &
máy tính) GIAO ĐIỀU KĐCÔNG T.h.
TIẾP CHẾ SUẤT tương
tự ra
? ?
ĐIỀU
?? ????? KHIỂN
NGUỒN ?? ?? ????→????→????→
?? &ĐỊNH
THỜI
? ?

T.h. tương MẠCH Dữ


MẠCH
tự vào LỌC&KĐ GIẢI liệu ra
GIAO
VÀO ĐIỀU
TIẾP
CHẾ

GIẢI ĐIỀU CHẾ

(H 7.1)

Một modem bao gồm hai bộ phận chính: điều chế và giải điều chế.

123/223
Bộ phận điều chế nhận tín hiệu số từ máy tính (hay một DTE) và biến đổi thành tín hiệu
tương tự để truyền trên kênh truyền, ở máy thu bộ phận giải điều chế của modem thứ
hai biến đổi ngược lại từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số. Có thể xếp loại modem như
sau :

- Modem tầm ngắn (Short haul modem) : là những modem hoạt động trong những
khoảng cách ngắn (<10 miles) . Trong vài trường hợp để truyền trên khoảng cách ngắn
người ta chỉ cần dùng các bộ phận thúc đường dây mà không cần đến modem.

- Modem băng tần rộng (Wideband modem) : là những modem vận hành trên phương
tiện thông tin điện thoại với vận tốc từ 19,2 kbps đến 230,4 kbps. Những modem này
thường dùng sóng mang có băng thông rộng từ 6 đến 60 lần băng thông của tín hiệu âm
thanh (voice grade). Ví dụ họ modem 303B ; C; D của hảng Bell vận hành theo kiểu
song công với vận tốc tín hiệu lên đến 19,2 ; 50 và 230,4 kbps

- Modem âm tần (Voice grade modem) : là những modem được thiết kế để dùng trên
đường dây với băng thông âm tần của kênh thoại (từ 300 Hz dến 3000 Hz). Đây là môi
trường truyền khá thông dụng. Modem âm tần chia làm hai loại :

- Bất đồng bộ : vận hành với vận tốc tối đa là 1800 bps trên các đường điện thoại sử
dụng quay số và 2000 bps đối với các thuê bao có điều kiện.

- Đồng bộ : vận hành với vận tốc tối đa là 9600 bps.

Ngày nay việc dùng modem kết nối vào mạng điện thoại để thực hiện việc thông tin liên
lạc đã trở thành phổ biến. Tuy nhiên việc sử dụng phải tuân theo một số qui định của
các cơ quan chức năng quản lý mạng điện thoại kết hợp với sự kiểm soát của chính phủ.
Ví dụ, cơ quan FCC của Mỹ và DOC (Department of Communication) của Canada có
một số qui định cụ thể về mức tín hiệu phát (không được vượt quá -9 dBm ở 600?), các
tín hiệu xung quay số, bảo vệ quá áp, tổng trở, sự cân bằng, các mức tín hiệu nhiễu cho
phép và các bộ kết nối.

CƠ SỞ KỸ THUẬT LIÊN QUAN

Để truyền trên đường dây điện thoại các tín hiệu số được dùng để điều chế sóng mang
âm tần hình sin, tần số từ 300 Hz đến 3000 Hz

- Modem phát điều chế sóng mang âm tần với tín hiệu TxD (Transmit Data) và modem
thu giải điều chế sóng mang để phục hồi tín hiệu RxD (Receive Data)

- Modem là một thiết bị truyền tin (DCE) được dùng như một bộ giao tiếp giữa các DTE
(cụ thể là các USART hay UART) với mạng điện thoại.

124/223
- Trong trường hợp truyền đồng bộ, ngoài việc phục hồi tín hiệu RxD, modem còn phải
khôi phục được thông tin về thời gian bit để tạo sự đồng bộ.

- Thông thường modem là một khối riêng rẽ và được nối với máy tính hay thiết bị đầu
cuối DTE bằng cách sử dụng chuẩn giao tiếp RS-232 của EIA. Cũng có một số máy tính
và DTE chuyên dụng đã đặt bên trong chúng những modem bao gồm cả bộ phận quay
số tự động mà không cần giao tiếp EIA (H 7.2)

(H 7.2) - Trong modem tín hiệu dải nền dạng số có thể được dùng để điều chế biên độ,
tần số hoặc pha của một sóng mang âm tần. Tùy thuộc vào vận tốc tín hiệu của kênh
truyền, ba dạng điều chế này là ASK, FSK và PSK

- Các đường truyền cho vận tốc thấp tới trung bình (vài trăm đến 1800 bps) sử dụng
FSK và truyền bất đồng bộ.

- PSK đa pha và giao thức đồng bộ được dùng để truyền với vận tốc cao hơn từ 2400
bps đến 4800 bps.

- ASK thường được dùng để truyền với vận tốc rất thấp <100 bps, do tính miễn nhiễu
kém của nó.

- Để truyền với vận tốc 9600 bps người ta kết hợp hai phương pháp PSK và ASK gọi là
điều chế biên độ vuông góc (Quadrature Amplitude Modulation, QAM ).

Modem FSK

Mã hóa FSK

Việc mã hóa FSK khá đơn giản và giá thành rẻ, đây là một dạng của kỹ thuật FM, trong
đó tín hiệu điều chế là chuỗi xung DC biến đổi giữa hai giá trị cụ thể. Kết quả điều chế sẽ
cho sóng mang có một trong 2 giá trị fm, ứng với bit 1(mark) và fs ứng với bit 0 (space).

(H 7.3) cho ta dạng sóng tín hiệu điều chế FSK

125/223
(H 7.3)

Để có kết quả tốt , điều chế FSK phải có một số tính chất sau :

- Độ trôi dạt tần số không quá 50 ppm / °C (period per minuite / °C)

- Pha của tín hiệu phải liên tục khi tần số thay đổi từ fm sang fs và ngược lại.

- Biến dạng do họa tần của tín hiệu ra phải rất thấp

- Các tần số fm và fs phải được điều chỉnh riêng.

Các tính chất trên đều thực hiện được trong hầu hết các IC hiện nay.

Chỉ số biến điệu

Trong kỹ thuật FSK người ta định nghĩa hệ số h:


∣fm − fs∣
h= br

Thí dụ modem 202T là modem FSK có tần số giữa là 1700 Hz, fm = 1200 Hz và fs =
2200 Hz nếu tốc độ bit là 1200 bps thì:
∣ 1200−2200 ∣ 1000
h= 1200 = 1200 = 0,83

Ta có thể thấy hệ số h chính là chỉ số biến điệu (modulation index) mf trong kỹ thuật
FM cổ điển
Δf
mf = fa

Δf là độ di tần cực đại; fa là tần số tín hiệu điều chế

Áp dụng vào trường hợp FSK

126/223
∣fm − fs∣
Δf = 2
br
fa = ft = 2

Vậy h = mf

Nhắc lại, phổ tần của tín hiệu điều chế FM tùy thuộc vào hệ số Bessel, tức tùy thuộc vào
chỉ số biến điệu. Một cách tổng quát, h càng lớn thì xuất hiện càng nhiều hệ số Bessel,
phổ tần chứa càng nhiều họa tần, nhưng điều này xảy ra khi br nhỏ, tức tần số cơ bản
nhỏ, như vậy các họa tần sẽ nằm sát lại nhau nên băng thông của tín hiệu không những
không tăng mà còn có thể giảm. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao người ta thường
chọn h < 1

Trở lại modem 202T, với br = 1200 bps, h = 0,83 (khoảng cách fm và fs là 1000Hz), có
2 hệ số Bessel có nghĩa, trong phổ tần xuất hiện hai tần số trong mỗi băng cạnh, khoảng
cách các tần số là 600 Hz (H 7.4)

Băng thông FSK Gọi Tb là thời gian của một bit của tín hiệu truyền (dải nền), tốc độ bit
br là:

br =

127/223
Tần số lớn nhất của tín hiệu, tương ứng với biến đổi liên tục giữa bit 1 và bit 0, là:

ff =

Vậy tần số cơ bản lớn nhất của tín hiệu dải nền bằng 1/2 tốc độ truyền bit

Tín hiệu FSK tức thời có thể viết :

VFSK =

sin (2πfmt) +

sin (2πfst)

Trong đó Vb đặc trưng cho tín hiệu hình vuông có tần số cơ bản ff biên độ 0 hoặc 1 tùy
thuộc trạng thái dữ liệu điều chế.

Nhắc lại phổ tần của tín hiệu chữ nhật chứa các họa tần bậc lẻ của ff . Do đó ta có thể vẽ
phổ tần của tín hiệu FSK (H 7.6)

(H 7.6)

Người ta thường chọn băng thông FSK như sau :

BWFSK = (fm + 2ff) - (fs - 2 ff) = fm - fs + 4ff

128/223
BWFSK = fm - fs + 2br

Ngoài ra để thiết kế bộ giải điều chế có lợi về mặt kinh tế người ta chọn tần số trung tâm
của FSK và khoảng cách của hai tần số fm và fs như sau :

fFSK =

≥ 3br

? fm - fs ? ? 2br/3

Thí dụ :

(a) Một modem FSK vận tốc 600 bps sử dụng tần số mark là 1500 Hz và tần số space là
2000 Hz. Tính tần số fFSK và băng thông của kênh FSK

fFSK là tần số trung tâm giữa fm và fs :

fFSK = (1500 + 2000) / 2 = 1750 Hz

Băng thông BW xác định bởi :

BWFSK = fm - fs + 2br = (2000 -1500) + 2(600) = 1700 Hz.

(b) Những giá trị của fm và fs này có làm cho việc thiết kế bộ giải điều chế kinh tế không
?

Điều kiện đầu tiên là fFSK ≥ 3br , điều này không thỏa vì 1750 Hz < 3(600) = 1800 Hz

Điều kiện thứ hai là ? fm - fs ? ? 2br/3 thỏa vì 500 Hz ? 2/3(600) = 400 Hz

Vòng khóa pha (Phase Lock Loop, PLL)

Để giải mã FSK người ta phải dùng một vòng khóa pha. (H 7.7) là sơ đồ khối một vòng
khóa pha đơn giản

129/223
(H 7.7) Tổng quát, một PLL là một hệ thống hồi tiếp gồm 3 bộ phận chính : một mạch
so pha, một lọc hạ thông và một VCO. PLL là một vòng kín, tín hiệu ra từ VCO tự động
khóa bởi tín hiệu vào. Bằng cách so sánh pha của tín hiệu ra từ mạch VCO và tín hiệu
vào, sự sai pha sẽ được biến đổi thành điện thế một chiều, điện thế này sẽ điều khiển
VCO để tạo một tín hiệu ra luôn luôn có pha và tần số của tín hiệu vào

Xem tín hiệu vào là một hình sin có pha bất kỳ :

vi(t) =A1 sin( ωi t + θi )

Tín hiệu ra ở VCO : vo(t) = A2 sin( ωo t + θo ) Tín hiệu ra của mạch so pha là tích của
hai tín hiệu này vd = A1 A2 kmsin(ωit + θi ).sin( ωot + θo )

km là độ lợi của mạch nhân

Triển khai biểu thức vd, ta được các số hạng là các tín hiệu hình sin có tần số là tổng và
hiệu của các tần số tín hiệu vào ωi và tần số tín hiệu dao động ωo ; cho tín hiệu này qua
mạch lọc hạ thông, tín hiệu còn lại là :
A1A2
vf = 2 km sin(ωi t - ωo t + θi - θo ) Ở vòng khóa pha hai trường hợp có thể xảy ra:

- Nếu tần số tín hiệu vào ωi thay đổi ngoài tầm kiểm soát của mạch thì PLL là một mạch
giải điều chế FM

- Nếu tần số tín hiệu vào thay đổi ít, còn trong phạm vi kiểm soát của mạch thì PLL là
mạch tạo tín hiệu có tần số và pha ổn định.

Trong mạch giải điều chế FSK, ngã vào mạch PLL là tín hiệu có hai tần số fm và fs nên
hiệu thế ra từ mạch lọc sẽ thay đổi trong khoảng Vom và Vos, những hiệu thế này được
so sánh với một hiệu thế chuẩn (FSK comparator) để cho dữ liệu FSK ở ngã ra

Nếu PLL được khóa ở tín hiệu vào, nghĩa là ωo = ωi thì phương trình thành

A1A2
vf = 2 km sin( θi - θo )

130/223
θi - θo là độ sai pha. vf = 0 khi θi - θo = 0 hay 2π

Hiệu thế vf này được dùng để điều khiển mạch dao động

Minimum Shift-Keying FSK

Minimum Shift-keying FSK (MSK) là một dạng của kỹ thuật điều chế FSK có pha liên
tục. MSK chính là FSK trong đó tần số mark và space được đồng bộ với vận tốc bit.
Đồng bộ ở đây có nghĩa là có một quan hệ thời gian chính xác của hai tín hiệu. Hai tần
số này được chọn sao cho cách tần số giữa đúng bằng các bội số lẻ của phân nửa vận tốc
bit [fm và fs = n(br/2); n là số lẻ], điều này tạo ra một sự thay đổi liên tục về pha khi tín
hiệu chuyển đổi giữa bit 1 và 0 (H 7.8)

(H 7.8)

Modem PSK

Điều chế PSK là một phương pháp hiệu quả nhất để truyền tín hiệu số. Có thể nói
phương pháp PSK là phương pháp điều chế triệt sóng mang do đó băng thông của tín
hiệu PSK nhỏ hơn băng thông của FSK nếu dùng cùng một tín hiệu dải nền. Nhưng ở
máy thu phải có mạch dao động tạo sóng mang để thực hiện việc giải điều chế; tín hiệu
dao động này phải có cùng tần số và pha của sóng mang ở máy phát.

Các điều nói trên có thể thực hiện bởi một vòng khóa pha biến thể gọi là vòng Costas
mà ta sẽ đề cập đến trong phần sau

Băng thông

Ta xét trường hợp đơn giản nhất là PSK nhị phân (Biphase PSK) được minh họa trong
(H 7.9). (Nếu là PSK đa pha thì thay tốc độ bit bởi tốc độ baud)

131/223
(H 7.9)

Trong PSK pha của sóng mang thay đổi giữa hai trị số 0° và 180° , hiệu thế tức thời PSK
có thể viết :

V PSK =

sin (2πfct) +

sin (2πfct)

Biểu thức VPSK tương tự như VFSK nhưng hai tần sô fm và fs được thay bởi fc nên băng
thông là: BWPSK = (fc + 2ff) - (fc - 2 ff) = 4ff

BWPSK = 2br

Như vậy BWPSK < BWFSK nếu điều chế cùng tín hiệu dải nền. (H 7.9) cho phổ của tín
hiệu PSK

PSK 2 - pha (BPSK: Binary phase shift keying)

Trong BPSK, ứng với tín hiệu vào là các điện thế biểu diễn các logic 1, 0 ta có tín hiệu
ra là các sóng mang hình sin có pha lệch nhau 180°

(H 7.10) là sơ đồ khối mạch điều chế và giải điều chế BPSK

(a) Điều chế BPSK (H 7.10) (b) Giải điều chế BPSK

132/223
Giả sử logic 1 đưọc đặc trưng bởi điện thế +Vdc và logic 0 bởi -Vdc bộ phận chính của
mạch điều chế gồm một mạch nhân và một mạch dao động tạo sóng mang cosωct. Tín
hiệu logic và sóng mang được đưa vào mạch nhân và ta được tín hiệu +cosωct hoặc -
cosωct ở ngã ra của mạch này.

Ở máy thu, sóng mang đuợc tách từ tín hiệu vào, sau đó trộn với tín hiệu vào để cho ra
tín hiệu có dạng cos2 ωct hoặc -cos2ωct. Phân tích các tín hiệu này ta thấy chúng gồm
thành phần một chiều và họa tần bậc hai :

cos2 ωct = (1/2)(1+ cos2ωct)

- cos2 ωct = - (1/2)(1+ cos2ωct)

Cho vào mạch lọc hạ thông, ta được ở ngã ra các thành phần dc có cùng cực tính với dữ
liệu vào.

Mạch điều chế vòng (ring modulator) là một kiểu mẫu của mạch nhân được mô tả ở (H
7.11)

Các diod A, B, C, D dẫn hay ngưng tùy thuộc hiệu thế đặt vào ngã X,Y trong lúc tín
hiệu vào ngã RS chỉ khiến các diod dẫn mạnh hay yếu mà thôi.

Sóng mang được đưa vào ngã RS, dữ liệu được đưa vào ngã XY. Giả sử bit 1 khiến X
dương hơn Y và ngược lại cho bit 0

- Khi dữ liệu là bit 1 diod A và D dẫn điện, ứng với bán kỳ dương của sóng mang diod
A dẫn mạnh hơn diod D, dòng điện chạy trong nửa trên của biến thế ra lớn hơn, ta được
tín hiệu ra cùng pha sóng mang vào.

- Khi dữ liệu là bit 0 diod B và C dẫn điện, ứng với bán kỳ dương của sóng mang diod
B dẫn mạnh hơn diod C, dòng điện chạy trong nửa trên của biến thế ra lớn hơn nhưng
có chiều ngược lại (từ dưới lên), ta được tín hiệu ra ngược pha sóng mang vào.

- Khi không có sóng mang hoặc không có dữ liệu vào sẽ không có dòng điện ở ngã ra.

133/223
(H 7.11)

PSK 4 - pha (4 - PSK)

PSK 4 pha còn gọi là PSK vuông góc (QPSK : Quadrature PSK) là mạch điều chế cho
tín hiệu ra có 1 trong 4 pha tùy theo trạng thái của một cặp bit (dibit) dữ liệu vào, độ
lệch pha của các tín hiệu ra là 90°. (H 7.12) là sơ đồ khối mạch điều chế PSK 4 - pha

(H 7.12)

- Mạch chia bit (bit splitter) : chuyển dòng dữ liệu vào theo hai ngã I (In-phase) và Q
(Quadrature). Những bit vào ngã I sẽ điều chế sóng mang có pha ban đầu và những bit
vào ngã Q sẽ điều chế sóng mang đã được làm lệch pha 90°

- Vì các dữ liệu vào có thể là bit 1 hoặc 0, nên tín hiệu ở ngã ra mạch nhân I có thể là
sinωct hoặc - sinωct và ở ngã ra Q có thể là cosωct hoặc -cosωct, các tín hiệu này được
tổng hợp ở mạch tổng để cho ra 1 trong 4 tín hiệu mô tả ở (H 7.13)

134/223
Thí dụ, với các bit ở ngã vào ab=01, tín hiệu ở ngã ra là - sinωct + cosωct, tín hiệu này
có thể thay thế bởi tín hiệu duy nhất có pha là 135°.

Mạch phục hồi sóng mang sẽ cho lại sóng mang sinωct từ tín hiệu nhận được, tín hiệu
này được cho thẳng vào mạch nhân ngã I và được làm lệch pha 90° trước khi vào mạch
nhân ngã Q, tín hiệu ra ở các mạch nhân được đưa vào mạch lọc hạ thông để loại bỏ
thành phần tần số cao, các thành phần DC sẽ được tổng hợp ở mạch tổng để cho lại dòng
dữ liệu.

Giả sử tín hiệu vào là tín hiệu nhận được trong thí dụ trên: cosωct - sinωct

Tín hiệu ra ở mạch nhân ngã I là:

sinωct ( cosωct - sinωct) = 1/2sin2ωct - 1/2(1-cos2ωct)

135/223
Tín hiệu ra sau mạch lọc là điện thế dc -, tương ứng bit 0

Tín hiệu ra ở mạch nhân ngã Q là:

cosωct ( cosωct - sinωct) = -1/2sin2ωct + 1/2(1+cos2ωct)

Tín hiệu ra sau mạch lọc là điện thế dc+, tương ứng bit 1,

Mạch tổ hợp bit sẽ cho lại dữ liệu như đã phát : 01 (viết theo thứ tự ab)

Tốc độ truyền thông thường của QPSK là 2400 bps vì vậy ở mạch điều chế tốc độ của
kênh I và Q là 1200 bps. Tốc độ biến đổi lớn nhất của tín hiệu tương ứng với chuỗi liên
tiếp các bit 1 và 0, chuỗi này được biểu diễn bởi tín hiệu hình vuông tần số 600 Hz, tín
hiệu hình vuông bao gồm tần số cơ bản và các họa tần bậc lẻ. Trong quá trình điều chế
xuất hiện các băng cạnh chứa các họa tần này, mạch lọc BPF có nhiệm vụ loại bỏ thành
phần tần số này.

OFFSET QPSK (OQPSK)

Trong thực tế người ta thường dùng cách điều chế dựa trên nguyên tắc của QPSK nhưng
tạo sự lệch pha của hai tín hiệu trên hai kênh I và Q bằng cách cho một tín hiệu trễ một
bit so với tín hiệu kia, gọi là điều chế OQPSK. Việc làm này khiến cho sự chuyển trạng
thái của tín hiệu ở kênh này (thí dụ kênh I) luôn luôn xảy ra ở ngay điểm giữa của tín
hiệu của kênh kia (kênh Q), như vậy trong một cặp bit IQ bất kỳ chỉ có sự thay đổi của
một bit duy nhất và điều này đưa đến kết quả là các tín hiệu ở ngã ra tổng hợp chỉ lệch
pha 0° hoặc ±90° chứ không phải 180° như ở QPSK. Vậy điểm thuận lợi của OQPSK là
giới hạn được sự lệch pha của tín hiệu ra và tránh được các xung đột biến khi phục hồi
tín hiệu nhị phân.

Để có thể so sánh các tín hiệu ở các ngã ra tổng hợp, ta xét chuỗi tín hiệu vào như (H
7.15a) và chuỗi tín hiệu của 2 kênh I và Q trong hai trường hợp QPSK (H 7.15b) và
OQPSK (H 7.15c)

136/223
(a)

(b) (c)

(H 7.15)

Và tín hiệu tổng hợp ở ngã ra tương ứng (H 7.16a) và (H 7.16b)

137/223
(H 7.16)

Có thể hiểu (H 7.16a) và (H 7.16b) như sau:

- Nếu 2 bit trên 2 kênh I và Q khác nhau hoàn toàn thì các tín hiệu tương tự tương ứng
khác nhau 180o

- Nếu 2 bit trên 2 kênh I và Q chỉ khác nhau một bit thì các tín hiệu tương tự tương ứng
khác nhau +90o hoặc -90o.

Điểm bất lợi của phương pháp OQPSK là sự thay đổi pha của tín hiệu ra xảy ra trong
từng khoảng thời gian T (chứ không phải 2T), do đó vận tốc điều chế (baud rate) và
băng thông tối thiểu của kênh truyền tăng gấp đôi so với phương pháp QPSK .

Hiệu suất băng thông: là tỉ số vận tốc bit (bps) trên băng thông yêu cầu (Hz). Thông
thường khi vận tốc bit tăng thì băng thông tăng, tuy nhiên trong các cách điều chế khác
nhau tỉ số hai đại lượng này có thể khác nhau, do đó người ta dùng hiệu suất băng thông
để đánh giá chất lượng của hệ thống (hiệu suất cao đồng nghĩa với tận dụng được băng
thông)

Với cách điều chế ASK, giả sử vận tốc bit là 2400bps, tần số cơ bản là 1200Hz, băng
thông cần thiết là 2400 Hz vậy
2400bps
Hiệu suất băng thông = 2400Hz = 1bps / Hz

Với cách điều chế PSK 4 - pha nếu vận tốc bit là 2400bps, ở mạch điều chế vận tốc của
kênh I và Q là 1200 bps, tần số cơ bản là 600Hz, băng thông cần thiết là 1200 Hz vậy

138/223
2400bps
Hiệu suất băng thông = 1200Hz = 2bps / Hz

PSK 8 - pha

PSK - 8 pha là mạch điều chế cho tín hiệu ra có 1 trong 8 pha tùy thuộc trạng thái của tổ
hợp 3 bit vào (tribits)

Sơ đồ khối của mạch điều chế PSK - 8 pha cho ở (H 7.17)

(H 7.17)

Mạch chia bit chia tổ hợp 3 bít theo 3 kênh khác nhau. Các bit a và b theo kênh I và Q
xác định cực tính của tín hiệu ra ở mạch biến đổi từ 2 ra 4 mức, trong khi bit c xác định
biên độ của điện thế dc. Có 2 biên độ được dùng là 0,34V và 0,821V. Khi a và b là bit 1
ngã ra mạch biến đổi có trị dương, ngược lại khi a và b là bit 0. Biên độ của tín hiệu ra
từ mạch biến đổi luôn luôn khác nhau, bất cứ khi nào một mạch nhận tín hiệu c (hay

) để cho ra tín hiệu có biên độ là 0,821 (0,34) thì mạch kia nhận tín hiệu đảo lại và cho
ra tín hiệu có biên độ là 0,34 (0,821)

Vì 3 bit abc độc lập với nhau nên ± 0,821 và ± 0,344 luôn luôn là 4 giá trị có thể có ở
ngã ra các mạch biến đổi.

Ở kênh I mạch điều chế trên sóng mang ban đầu (không làm lệch pha) nên 4 giá trị ngã
ra là ± 0,821cosωct và ± 0,34 cosωct trong khi ở ngã ra Q đó là các giá trị ± 0,821sinωct
và ± 0,34sinωct. Mạch tổng sẽ tổng hợp tín hiệu ra của 2 kênh để cho ra một tín hiệu duy
nhất. Tùy theo các tín hiệu vào các tín hiệu ra sẽ có các pha khác nhau (H 7.16). Trong
hình này góc A xác định bởi
0,34
A = tan -1 0,821 = 22,50 = 22,5°

Như vậy các tín hiệu điều chế của các tribit có pha khác nhau từng 45°

139/223
(H 7.18)

Thí dụ các bit cba ở ngã vào là 101, ta có:

Mạch biến đổi ở kênh I cho: +0,821 V

Mạch biến đổi ở kênh Q cho: -0,34 V

Mạch điều chế ở kênh I cho: +0,821cosωct

Mạch điều chế ở kênh Q cho: -0,34 sinωct

Tín hiệu ra sau cùng: 0,821cosωct -0,34 sinωct

Góc pha của tín hiệu này xác định bởi dấu X trên (H 7.18)

Với cách điều chế 8-PSK, 3 bit ứng với một pha của tín hiệu ra nên vận tốc baud bằng 1/
3 vận tốc bit nên để thỏa điều kiện của đường truyền, người ta chọn vận tốc bit là 4800
bps, vận tốc baud là 1600 baud/s và băng thông kênh truyền là 1600 Hz và hiệu suất
băng thông là 3bps/Hz. Với fc=1700 Hz, băng thông chiếm một khoảng từ (fc - 800)
=1700-800 = 900 Hz đến (fc + 800) = 1700+800 = 2500 Hz, phù hợp với đường truyền
của kênh thoại.

Điều chế biên độ vuông góc (Quadrature Amplitude Modulation, QAM)

Trong điều chế biên độ vuông góc cả biên độ và pha của sóng mang đều thay đổi

a. Mạch điều chế QAM 8 pha (H 7.19)

140/223
(H 7.19)

Trong mạch điều chế này a,b xác định cực tính của tín hiệu ra ở mạch biến đổi, riêng bit
c đuợc đưa thẳng vào hai mạch biến đổi mà không qua mạch đảo như ở PSK 8 pha, nếu
c =1 cả hai ngã ra có biên độ cao và nếu c =0 cả hai ngã ra có biên độ thấp. Như vậy,
với QAM 8 pha, các tín hiệu ở các ngã ra của mạch biến đổi luôn có cùng biên độ, giản
đồ vị trí các điểm đặc trưng các tribit cho ở (H 7.20)

(H 7.20)

Các tín hiệu ra của QAM 8 pha có 2 biên độ và 4 pha khác nhau.

So sánh các cách điều chế QAM và PSK người ta thấy QAM tốt hơn về mặt tỉ số tín
hiệu nhiễu. Thí dụ với hệ thống QAM 16 pha xác suất lỗi là 10-8 trong lúc PSK 16 pha
xác suất này là 10-4. Do đó trong các hệ thống truyền với vận tốc cao người ta thường
dùng cách điều chế QAM hơn

141/223
b. Mạch điều chế QAM 16 pha (H 7.21)

(H 7.21)

Trong sơ đồ, mạch chia bit chia tổ hợp 4 bit theo hai kênh vào hai mạch biến đổi 2 ra 4
mức, các bit a,b xác định cực tính tín hiệu ra và các bit c,d xác định biên độ

a,b = 0, tín hiệu ra âm c,d = 0 biên độ = 0,22 V

a,b = 1 tín hiệu ra dương c,d = 1 biên độ = 0,821 V

Mỗi ngã ra của mạch biến đổi có thể có 1 trong 4 tín hiệu ±0,22 hoặc ±0,821. Mạch LPF
loại bỏ các họa tần. Các tín hiệu sau đó vào mạch điều chế cân bằng như trong các phần
trước và ở ngã ra ta có 1 trong 16 tín hiệu, các tín hiệu này nhận 3 giá trị biên độ và 12
góc pha khác nhau, khoảng cách các góc pha là 30° (H 7.22)

Với cách điều chế QAM 16 pha, mỗi 4 bit tương ứng một tín hiệu ra nên vận tốc bit
bằng 4 lần vận tốc baud. Nếu chọn vận tốc baud là 2400 baud/s để thỏa băng thông của
kênh thoại thì vận tốc bit là 9600 bps và hiệu suất băng thông là 4 bps/Hz. Trong trường
hợp này băng thông tín hiệu trong khoảng từ 500 Hz (1700 Hz - 1200 Hz) đến 2900 Hz
(1700 Hz + 1200 Hz)

142/223
(H 7.22)

Trong giản đồ trên góc A xác định bởi:


0,22
A= tan -1 0,821 = 150

Thí dụ với tổ hợp các bit ở ngã vào như trong (H 6.18), 1001, ta được các kết quả sau:

Ngã ra kênh I : +0,22 V

Ngã ra kênh Q : -0,821 V

Ngã ra mạch điều chế kênh I : +0,22 cosωct

Ngã ra mạch điều chế kênh Q : -0,821sinωct

Ngã ra mạch lọc dải thông : 0,22 cosωct -0,821sinωct

Tín hiệu ra tương ứng được xác định trên giản đồ bởi dấu X

Phục hồi sóng mang

Với kỹ thuật điều chế FSK việc phục hồi sóng mang không cần thiết.

Tuy nhiên, điều chế PSK hay QAM tương tự với kỹ thuật điều chế triệt sóng mang, do
đó cần thiết phải có mạch phục hồi sóng mang ở máy thu. Hơn nữa, sóng mang được
phục hồi phải có tần số và pha giống như ở máy phát để mạch giải điều chế ở máy thu
hoạt động hữu hiệu.

143/223
Sơ đồ khối một mạch phục hồi sóng mang cho trường hợp điều chế BPSK cho ở (H 7.23
)

Lọc dải thôngMạchChia tầnVòng khóa pha (PLL)Mạch bình phương

(H 7.23)

Tín hiệu nhận được ở máy thu là +cosωct hoặc -cosωct, sau khi qua mạch lọc dải thông
(để hạn chế dải tần) sẽ qua mạch bình phương để cho ở ngã ra cos2ωct. Dùng biến đổi
lượng gíác ta được:

cos2ωct =(1/2)(1+cos2ωct)

Tín hiệu này lại qua mạch lọc để loại bỏ thành phần một chiều, còn lại tín hiệu tần số
2ωc , tín hiệu này lại qua mạch chia tần để được sóng mang. Vòng khóa pha trong mạch
có tác dụng giữ pha của tín hiệu ra không bị lệch so với tín hiệu vào.

Đối với các tín hiệu điều chế PSK bậc cao hơn (4-PSK, 8-PSK, 16-QAM . . .) thì ở mạch
giải điều chế sẽ nâng tín hiệu vào lên theo các lũy thừa bậc cao hơn. Dĩ nhiên mạch sẽ
phức tạp hơn.

PSK vi phân (Differential PSK, DPSK)

Giải điều chế PSK yêu cầu phục hồi tín hiệu dữ liệu ở máy thu dựa vào sóng mang có
pha tuyệt đối đã biết. Điều này đòi hỏi máy phát phải gửi một tín hiệu để máy thu tham
khảo pha. Mặt khác dùng giải điều chế vòng Costas ở máy thu có thể nhận được một tín
hiệu nghịch pha. Để khắc phục các khuyết điểm này người ta dùng phương pháp điều
chế PSK vi phân.

Nguyên tắc của PSK vi phân là dùng sự thay đổi của dữ liệu để điều chế sóng mang chứ
không phải chính dữ liệu. Để thực hiện việc này người ta so sánh dữ liệu hiện hành với
dữ liệu vào trước đó, nếu hai tín hiệu này giống nhau ta được một pha của sóng mang
và nếu chúng khác nhau ta được một pha ngược lại. Nơi thu và phát phải thỏa thuận với
nhau về bit tham khảo đầu tiên trước khi phát dữ liệu để tín hiệu được phục hồi đúng
như đã phát đi. (H 7.24) cho ta sơ đồ khối của một mạch DPSK.

144/223
(H 7.24)

Ngã ra của cổng EX-NOR là 1 khi hai tín hiệu vào có cùng logic 1 hoặc 0 và là 0 khi hai
tín hiệu vào khác logic. Mạch Flipflop D tạo thời gian trễ đúng 1 bit

Bảng 7.2 cho kết quả điều chế DPSK với bit tham khảo là 1.

Bảng 7.2 Điều chế DPSK

Dữ liệuvào 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0

?? ?? . . . . . . . . . . . . . . . . ?? . . . . . . ??

Tín hiệu mã hóa 1 1 10 0 0 0 1 0 0 0 1

Bít tham khảo ?? ?

Pha truyền 0 0 0 π π π π 0 π π π 0

(H 7.25) là mạch giải điều chế DPSK và kết quả giải điều chế tín hiệu ra trong bảng 7.2
cho ta lại tín hiệu đã truyền ở bảng 7.3

(H 7.25)

Bảng 7.3 Tín hiệu giải mã DPSK

Bản tin mã hóa 1 1 1 0 0 0 0 1 0 0 0 1

Bản tin đã dời 1 1 1 0 0 0 0 1 0 0 0 1

Dữ liệu ra 1 1 0 1 1 1 0 0 1 1 0

Một số vấn đề kỹ thuật khác trong modem

Đồng bộ hóa Modem

Để hệ thống truyền tín hiệu qua modem hoạt động tốt, modem phát và thu phải đồng bộ
với nhau, công việc này gọi là đồng bộ hóa modem.

145/223
Trong thời gian trễ giữa RTS và CTS, máy phát phát đi chuỗi tín hiệu để thiết lập sự
đồng bộ gọi là chuỗi training sequence. Tùy theo loại điều chế, tốc độ bit và mức độ
phức tạp của modem mà chuỗi training sequence sẽ hoàn thành một số trong các nhiệm
vụ sau:

- Xác định (verify) sự liên tục của sóng mang (kích hoạt RLSD)

- Khởi động mạch ngẫu nhiên hóa.

- Khởi động mạch cân bằng tự động.

- Đồng bộ tín hiệu sóng mang thu phát.

- Đồng bộ xung đồng hồ thu phát.

- Ngắt mạch triệt tiếng dội trên đường dây thoại.

- Thiết lập độ lợi cho mạch AGC

Modem vận tốc thấp

Thường là loại không đồng bộ và dùng FSK nên không cần các mạch phục hồi sóng
mang, ngẫu nhiên hóa. Các mạch cân bằng được điều chỉnh bằng tay và không cần khởi
động. Chuỗi training là các bit nghỉ.

Modem vận tốc trung bình và cao

Đó là các modem có tốc độ trên 2400 bps, thường dùng điều chế PSK hoặc QAM nên
phải có mạch phục hồi sóng mang. Các modem này là loại đồng bộ nên phải có mạch
phục hồi xung đồng hồ. Yêu cầu có mạch ngẫu nhiên hóa và giải ngẫu nhiên cùng mạch
cân bằng tự động (automatic equalizers)

Thí dụ modem Bell 208 là loại đồng bộ, vận tốc 4800-bps dùng kỹ thuật 8-DPSK có
chuỗi traning gồm 78 ký hiệu, mỗi ký hiệu gồm 3 bit (tribit, chiếm 0.625 ms). Vậy thời
gian của chuỗi training khoảng 48,75 ms. Đây là khoảng thời trễ giữa RTS và CTS như
ta đã thấy trước đây.

Phục hồi xung đồng hồ

Để phục hồi xung đồng hồ, người ta dùng tín hiệu ra từ một kênh (I hoặc Q) EX-OR với
chính nó sau khi làm trễ 1/2 bit (H 7.26). Tín hiệu ra có tần số gấp đôi tín hiệu ở mỗi
kênh được đưa vào mạch PLL để khóa pha của tín hiệu dao động ở máy thu, để bảo đảm
mạch PLL hoạt động tốt yêu cầu tín hiệu phải có sự thay đổi trạng thái thường xuyên,
đó là lý do phải sử dụng mạch scrambler.

146/223
(H 7.26)

Mạch ngẫu nhiên hóa và giải ngẫu nhiên (scrambler và descrambler)

Để có thể phục hồi xung đồng hồ, dữ liệu phải thường xuyên thay đổi giữa 2 trạng
thái 1 và 0. Để bảo đảm được điều kiện này, người ta dùng biện pháp ngẫu nhiên hóa
(scrambler) chuỗi dữ liệu ở máy phát và dĩ nhiên phải dùng mạch giải ngẫu nhiên để tái
tạo chuỗi dữ liệu nhận được ở máy thu (descrambler). (H 7.27) là mạch scrambler và
descrambler.

147/223
(a) (H 7.27) (b)

Dữ liệu ra khỏi mạch scrambler có giá trị xác định bởi:

¯¯¯¯
fm = fd⊕(A.B.C.D + A.B.C.D)

Khi chuỗi dữ liệu thay đổi giữa 2 trạng thái 0 và 1 bình thường, ngã ra cổng OR ở mức
0, chuỗi dữ liệu qua mạch và không thay đổi

Khi chuỗi dữ liệu liên tiếp là 4 bit 0 hoặc 1, ngã ra cổng OR lên 1 và dữ liệu đến từ DTE
qua cổng EX-OR sẽ bị đảo :

. Như vậy, ở ngã ra mạch không bao giờ vượt quá 4 bit cùng loại.

Ở máy thu, tín hiệu ra từ mạch descrambler thỏa:

¯¯¯¯
fr = fm⊕(A.B.C.D + A.B.C.D)

Thay fm từ biểu thức trên:

¯¯¯¯ ¯¯¯¯
fr = fd⊕(A.B.C.D + A.B.C.D)⊕(A.B.C.D + A.B.C.D)
fr = fd⊕0 = fd

Như vậy tín hiệu ban đầu đã được phục hồi.

Mạch lọc dùng tụ khóa (Switched capacitor)

Lọc là một chức năng rất cơ bản trong thông tin. Trước đây các mạch lọc tác động
thường sử dụng các OPAMP là các IC sản xuất từ công nghệ chế tạo BJT như 709 và
741. Tuy nhiên các loại linh kiện này tiêu thụ một năng lượng đáng kể.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ MOS, người ta chế tạo các OPAMP tiêu thụ
năng lượng rất ít nên được sử dụng rộng rãi.

Một tiến bộ quan trọng khác là sự phát hiện các tụ khóa có thể thay cho các điện trở.

Các OPAMP MOS và các tụ khóa đã được kết hợp để chế tạo các mạch lọc rất chính
xác

(H 7.28) cho dạng căn bản của tụ khóa.

148/223
(H 7.28)

Khi khóa K ở vị trí 1 tụ C nạp đến hiệu thế V1, cho khóa K sang vị trí 2, lượng điện tích
chạy qua tụ C là : Q = C(V1-V2). Nếu khóa K được chuyển qua lại với tần số fs, dòng
điện trung bình chạy từ V1 đến V2 (giả sử V1 > V2) là :

i=

= C(V1 - V2).fs

Biểu thức cho thấy mạch trên tương đương với một điện trở R xác định bởi :
1
R= Cfs

fs được gọi là tần số khóa (switching frequency), phải rất lớn hơn tần số của tín hiệu lọc.

Trong mạch trên V1 và V2 là các nguồn hiệu thế có giá trị không bị ảnh hưởng do sự
chuyển khóa K.

So sánh với một mạch lọc hạ thông đơn giản dùng RC (H 7.31a), băng thông của một
mạch lọc dùng tụ khóa (H 7.31b) cho bởi :

1 C1
ω − 3dB = R1C2 = fs C
2

Biểu thức cho thấy tần số ngắt ở 3 dB được xác định một cách chính xác bởi tần số fs

149/223
(a) (b)

(H 7.29)

Mạch lọc cơ bản dùng tụ khóa là mạch tích phân (H 7.30):


C1
vO = fs = C2 ∫vidt

(H 7.30)

Nhắc lại, hiệu thế ra của mạch lọc dùng tụ khóa chỉ tùy thuộc vào fs và tỉ số các điện
dung, nếu fs được xác định một cách chính xác, thì tính chất của mạch lọc chỉ tùy thuộc
tỉ số các điện dung.

Các giá trị tần số cắt fc, hệ số phẩm Q và độ lợi của mạch lọc có thể xác định đuợc đến
độ chính xác 0,1 %. Bảng 7.4 cho một số giá trị mẫu

Bảng 7.4 Khả năng của mạch lọc dùng tụ khóa

Thông số Giá trị


Tần số khóa (đồng hồ) fsTần số ngắt của mạch lọc fHệ 1 - 500 kHzfs/1000 -
số phẩm Q tối đaĐộ lợi của băng thôngĐộ chính fs/475(-30) - (+ 30) dB0,2
xácNhiễuSố mạch trong một ICĐộ ổn định nhiệtBiên %-100 dB V/805
độ tín hiệu raCấp nguồn ppm/°C2V đỉnh-đỉnh2-15V

(H 7.31) cho các mẫu mạch lọc dùng tụ khóa : (a) là mạch lọc hạ thông, (b) là mạch lọc
thượng thông, (c) là mạch lọc dải thông và (d) là mạch lọc dải loại.

150/223
(H 7.31)

151/223
Modem đồng bộ và bất đồng bộ
MỘT SỐ MODEM BẤT ĐỒNG BỘ VÀ ĐỒNG BỘ

7.3.1 Modem bất đồng bộ

Là những modem truyền với vận tốc tương đối thấp. Modem bất đồng bộ tiêu biểu là
loạt (serie) 103 của hảng Bell. Vận tốc truyền của loạt 103 là 300 bps trên kênh điện
thoại, điều chế FSK, vận tốc này tương đương với 27 ký tự/s (giả sử mỗi ký tự gồm 7
bit của mã ASCII thêm 1 bit start, 2 bit stop và 1 bit parity). Chuẩn giao tiếp dùng cho
các modem này là dòng điện vòng 20 mA hoặc RS-232 đã bàn đến trong chương trước.
Loạt 103 có thể truyền song công vơi 2 đường dây, như vậy hệ thống dùng phương pháp
phân chia tần số cho kênh truyền (FDM). Khoảng tần số từ 300 đến 3000 Hz chia làm
hai dải : từ 300 đến 1700 Hz và từ 1700 đến 3000 Hz. Phổ tần cho ở (H 7.32)

(H 7.32)

Trong mỗi dải tần đều có tần số mark và space : trong dải tần thấp các tần số đó là 1270
Hz và 1070 Hz và trong dải tần cao là 2225 Hz và 2025 Hz. Tần số trung tâm là 1170
Hz và 2125 Hz. Khoảng cách tần số mark và space là 200 Hz, vận tốc truyền bít là 300
bps nên băng thông của tín hiệu là 800 Hz. Ta thấy :

FFSK1 = 1170 Hz và fFSK2 = 2125 Hz ; 3 br = 900

fm - fs = 200 = (2/3) br = (2/3).300

Có thể nói các tần số fm và fs chọn trong loạt 103 thỏa các điều kiện về tính kinh tế

Hệ số h trong hai dải tần cao và thấp đều bằng 0,67 và cho hai hệ số Bessel

Sơ đồ khối một Modem FSK (bất đồng bộ)

Trước khi liên lạc người ta phải thỏa thuận với nhau bên nào sẽ phát và thu dải tần nào
- cao hay thấp - Điều này thực hiện bằng cách giả định một bên phát sinh cuộc gọi và

152/223
bên kia trả lời. Modem của người gọi là originate modem và modem kia là answer
modem. Thông thường originate modem phát trên băng tần thấp và thu trên băng tần
cao và ngược lại cho answer modem.

(H 7.33) cho sơ đồ khối của hệ thống modem 103, bên phát là một thiết bị đầu cuối và
bên thu là một máy tính

(H 7.33)

Vận hành của modem và các khối chức năng được mô tả dưới đây :

- Giao tiếp đường dây (Line interface) : phối hợp tổng trở modem và đường dây điện
thoại (thường là 600?) đồng thời biến đổi cân bằng ? không cân bằng. Phần tử chính của
mạch giao tiếp đường dây là một biến thế gọi là hybrid (H 7.34).

- Bộ song công (Duplexer) : tạo sự ghép nối có tính định hướng và cách ly tín hiệu để
thực hiện đồng thời hai chức năng thu phát .(H 7.36) là sơ đồ một bộ song công với
mạch giao tiếp đường dây

153/223
(H 7.34)

Phần chính của bộ song công là một OPAMP dùng như một mạch khuếch đại vi sai,
khuếch đại tín hiệu thu từ bộ lọc thu và ngăn không cho tín hiệu phát đi qua, tín hiệu
này được đưa ra mạch ngoài từ mạch lọc phát qua biến thế hybrid để ra đường dây điện
thoại.

- Bộ lọc thu Rx : như đã nói trên, originate modem sẽ thu tín hiệu ở dải tần cao và
answer modem sẽ thu tín hiệu ở dải tần thấp nên bộ lọc thu ở hai modem phải cho
dạng đáp tuyến như đã thấy ở (H 7.35). người ta thường dùng các bộ lọc tích cực dùng
OPAMP để tạo một mạch lọc dải thông. Mạch lọc thu thường gồm từ 4 tới 7 mạch lọc
như ở (H 7.37) để có độ lợi từ 20 đến 30dB.

(H 7.35)

- Bộ giải điều chế (Demodulator) : bộ giải điều chế FSK là một mạch tách sóng FM,
có thể dùng kiểu tách sóng phân biệt, nhưng với sự phát triển của công nghệ chế tạo IC
người ta thường dùng vòng khóa pha để thực hiện việc giải điều chế. (H 7.36) là một
mạch giải điều chế dùng vòng khóa pha.

154/223
(H 7.36)

- Bộ phát hiện mức ngưỡng (Threshold detect) : Đây là một mạch so sánh và cho ở ngã
ra một tín hiệu HIGH hoặc LOW tùy theo mức tín hiệu thu được. Khi tín hiệu thu vào
có biên độ quá nhỏ đường RxD sẽ ghim ở mức HIGH và đường CD (Carrier Detect) ở
OFF

- Bộ điều chế (Modulator) : (H 7.37)

Mạch FSK cơ bản bao gồm một VCO điều khiển bởi điện thế ứng với bit 1 và 0 của tín
hiệu vào. Các bit 1 và 0 của dữ liệu điều khiển một khóa điện tử cho phép mạch VCO
nối với một trong 2 điện trở bên ngoài. Ta được ở ngã ra là các tín hiệu có tần số fs hoặc
fm tùy điện trở nối vào mạch là Rs hay Rm.

(H 7.37)

- Bộ lọc phát Tx : Quyết định băng thông của tín hiệu phát FSK đồng thời giới hạn các
tín hiệu nhiễu và họa tần tạo bởi mạch giải điều chế ở bộ phận thu.

155/223
Mạch lọc phát còn có nhiệm vụ ghim mức tín hiệu ra không vượt quá -9 dBm là mức
công suất cho phép của đường dây điện thoại.

- Tín hiệu bắt tay hoặc điều khiển : Khối logic này điều khiển hoạt động của modem
và chuyển trạng thái của modem từ hoặc tới DTE bằng cách dùng các tín hiệu RST,
CTS, DTR, DSR và CD như mô tả trong chương trước (các chuẩn giao tiếp).

Trong nhiều trường hợp một thiết bị ở xa có thể yêu cầu truy xuất dữ liệu gốc (data base)
từ một máy tính chủ. Người yêu cầu dùng bàn phím để nhập dữ liệu nên chỉ cần vận tốc
truyền thấp trong khi máy tính chủ truyền dữ liệu đến đầu cuối có thể truyền với vận tốc
cao hơn.

Các modem loạt 202 của Bell đáp ứng yêu cầu này : các modem này có vận tốc truyền từ
máy tính chủ đến thiết bị đầu cuối (gọi là kênh sơ cấp) là 1200 bps và vận tốc truyền từ
thiết bị đầu cuối đến máy tính chủ (gọi là kênh thứ cấp) là 75 bps. Cách truyền 2 kênh có
vận tốc khác nhau gọi là cách truyền song công bất đối xứng (Asymetrical full-duplex
communication).

(H 7.38)

(H 7.38) là phổ tần của modem 202, lưu ý là kênh sơ cấp dùng phương pháp điều chế
FSK với tần số fm và fs lần lượt là 1200 Hz và 2200 Hz và kênh thứ cấp thì điều chế
ASK, tần số sóng mang là 387 Hz.

Một ứng dụng điển hình của hệ thống truyền song công bất đối xứng là Videotex. Đây
là một dịch vụ mà qua đó người sử dụng (vai trò một thiết bị đầu cuối) có thể truy xuất
dữ liệu từ một cơ sở dữ liệu trung tâm (máy tính chủ) qua mạng điện thoại.

Cơ sở dữ liệu của Videotex có thể chứa rất nhiều thông tin khác nhau, thông qua bàn
phím người sử dụng có thể đặt một cuộc gọi đến máy tính chủ và yêu cầu những thông
tin cần thiết trong Videotex. Các lệnh của người sử dụng truyền tới máy tính chủ với
vận tốc thấp và các file văn bản, đồ họa ... gọi chung là các trang Videotex truyền tới
nơi yêu cầu với vận tốc cao hơn

156/223
Với sự cải tiến thiết bị nhập dữ liệu (bàn phím) vận tốc truyền của kênh thứ cấp có thể
cao hơn và modem 202C ra đời thỏa mản yêu cầu này. (H 7.39) cho phổ tần của modem
202C

(H 7.39)

Modem 202C chỉ khác với Modem 202 ở cách điều chế kênh thứ cấp là FSK chứ không
phải ASK, hai tần số mark và space là 390 Hz và 490 Hz, và vận tốc truyền của kênh
này là 150bps.

Modem đồng bộ

Một số modem đồng bộ được hảng Bell chế tạo để truyền dữ liệu với vận tốc cao hơn.

Như đã nói trên, để truyền vận tốc cao các modem phải điều chế nhiều pha PSK (4 hoặc
8 pha) hoặc kết hợp PSK và ASK để cho 16 pha, gọi là QAM.

Bảng 7.5 giới thiệu một số modem đồng bộ

Bảng 7.5 Một số Modem đồng bộ

Đường
Loạt Điều chế Vận tốc Mode
dây
42 dây Songcông/
chuyển B.song
mạch4 4 pha công
dây PSK4 pha Đồng
riêng4 PSK4 pha bộBán
2400
201B201C208A208B209A dây PSK8 pha song công
bps24002400480048009600
riêng2 PSK8 pha đồng
dây PSK16pha bộSong
chuyển QAM công đồng
mạch4 bộSong
dây công đồng

157/223
bộBán
song công
đồng
bộSong
công đồng
bộ

Sơ đồ khối một modem PSK tiêu biểu

(H 7.40) là sơ đồ khối của một modem dùng kỹ thuật PSK tiêu biểu

158/223
(H 7.40)

159/223
Phần phát

Mạch định thời phát (transmitter timing): Mạch tạo các xung đồng hồ khác nhau theo
yêu cầu của modem phát. Xung đồng hồ chủ có thể được tạo ra từ bên trong mạch hay
dẫn xuất từ tín hiệu trên đường SCTE của DTE.

Mạch kiểm soát khởi động (Start sequence controller): khi RTS lên cao, mạch này cho
phép truyền sóng mang tương tự qua SW1. Sóng mang này chưa biến điệu vì SW2 chưa
được phép. Đồng thời, mạch này cũng báo cho mạch tạo mẫu/ngẫu nhiên hóa khởi động
sự truyền chuỗi kiểm soát (training sequence), mạch kiểm soát sẽ cung cấp thời trễ giữa
tín hiệu RTS và CTS, kích hoạt SW2 và đưa CTS lên mức cao khi hết thời gian này
(khoảng 48,5 ms). Khi RTS xuống thấp, mạch kiểm soát vô hiệu hóa SW1, chấm dứt
sóng mang trên đường điện thoại.

Mạch tạo mẫu và ngẫu nhiên hóa (pattern generator and scrambler): Mạch tạo mẫu cung
cấp chuỗi xung đặc biệt cho hoạt động kiểm tra đồng bộ (training), và chuỗi bit 1 (bit
nghỉ) cho trường hợp sử dụng chế độ sóng mang liên tục. Mạch ngẫu nhiên hóa cung
cấp chuỗi tín hiệu ngẫu nhiên cho việc phục hồi xung đồng hồ trong PSK

Mạch điều chế pha (Phase modulator): Biến đổi chuỗi dữ liệu nhị phân vào từ DTE
thành sự biến đổi pha tương ứng của sóng mang tương tự

Mạch cân bằng (Compromise equalizer): Điều chỉnh mạch lọc để cung cấp sự cân bằng
cho tín hiệu kênh âm thanh (tạo sự bù trừ về độ lợi và thời trễ do đường dây điện thoại
tạo ra).

Mạch khuếch đại hoặc pad (amplifier or pad): đây là mạch khuếch đại có độ lợi thay đổi
được để bảo đảm biên độ tín hiệu phát.

T, R, T1, R1: Hai đường Tip và Ring thu phát

Ngã vào và ra của các mạch khuếch đại dùng giao tiếp RS-232C.

Phần thu

Mạch tương thích cân bằng (Adaptive equalizer): điều chỉnh đặc tuyến độ lợi và thời trễ
do tổn hao của đường dây.

Mạch giám sát tín hiệu (Signal quality monitor): giám sát tín hiệu tương tự nhận được để
điều khiển mạch cân bằng. Nếu tín hiệu nhận được xấu, mạch này sẽ báo cho mạch điều
khiển khởi động mạch cân bằng (Equalizer startup controller) để retrain mạch tương
thích cân bằng. Trong suốt thời gian training dữ liệu không có giá trị.

160/223
Mạch điều khiển khởi động mạch cân bằng (Equalizer startup controller): điều chỉnh
tương thích cân bằng khi nhận được chuỗi training hay khi phẩm chất tín hiệu thu được
dưới mức chuẩn

Mạch phục hồi sóng mang (Carrier recovery): Dò ra sự hiện diện của sóng mang thu
được và kiểm soát trạng thái ON/OFF của đường RLSD của RS-232C. Mạch này cũng
phục hồi sóng mang và khóa pha của tín hiệu dao động nội (PLL) để cung cấp tín hiệu
dao động cho mạch giải điều chế.

Mạch giải điều chế (Demodulator): Biến đổi sự thay đổi pha của sóng mang nhận được
thành ra dữ liệu nhị phân tương ứng.

Mạch phục hồi xung đồng hồ (Clock recovery): Phục hồi tín hiệu đồng hồ phát và tạo ra
các tín hiệu đồng hồ khác theo yêu cầu của máy thu.

Mạch giải ngẫu nhiên (Descrambler): Sau khi xung đồng hồ được phục hồi, mạch này
biến đổi tín hiệu ngẫu nhiên thành chuỗi dữ liệu ban đầu.

Kết nối modem qua hệ thống điện thoại

Để thực hiện việc truyền dữ liệu qua hệ thống điện thoại thông qua modem, công ty điện
thoại có nhiệm vụ tạo sự kết nối sao cho thật thuận lợi cho người sử dụng modem.

Dưới đây ta xét cách kết nối nhờ mạch truy xuất dữ liệu (Data access arrangement)

Các thiết bị DTE có thể truyền dữ liệu trên đường dây điện thoại nhờ một mạch nối giữa
modem và đường dây điện thoại gọi là mạch truy xuất dữ liệu, (H 7.41) là sơ đồ mạch
DAA

(H 7.41)

161/223
Modem nhận cuộc gọi: Tín hiệu chuông tần số 20 Hz đến được lọc và tích hợp bởi
mạch dò chuông cho đến lúc đủ để kích hoạt mạch DAA bởi điện thế một chiều cấp
cho đường RI. Modem phản ứng bằng cách đưa chân OH (Off-hook) lên cao. Tín hiệu
này tác động relay OH (là loại thường hở, NO) cho phép một dòng DC chạy trên mạch
điện thoại. Tổng đài sẽ nhận ra điều này như trạng thái Off-hook và chấm dứt tín hiệu
chuông. Lúc này modem đưa đường DA lên ON, điều này tác động lên relay CT (loại
thường đóng, NC) làm hở mạch điện trở khiến mạch kiểm soát mức tự động được nối
vào mạch và cho phép các đường Tip (T) và Ring (R) nối vào DT (Data Tip) và DR
(Data Ring). Lúc này đường CCT cũng lên ON báo cho modem biết hệ thống đã được
kết nối và modem chờ nhận tín hiệu. Cuộc gọi sẽ chấm dứt khi modem cấp tín hiệu mức
thấp cho chân OH làm vô hiệu hóa relay OH và ngắt mạch DC

Modem phát sinh cuộc gọi: Theo một cách tương tự, modem phát sinh cuộc gọi bằng
cách đưa chân OH lên cao để thông mạch DC tới tổng đài. Sau khi hoàn tất việc quay số,
chân DA lên cao để tác động lên relay CT để thông mạch kết nối modem và hệ thống.
Modem sẽ bắt đầu truyền tín hiệu khi chân CCT lên mức cao. Sau khi phát xong bản tin,
modem đưa chân OH xuống thấp để chấm dứt sự kết nối.

VÀI MODEM DÙNG MẠCH LSI

Các nhà chế tao IC đã phát triển nhiều linh kiện loại LSI trong đó kết hợp nhiều mạch
chức năng của modem trong một vỏ. Các chip dùng kỹ thuật NMOS hoặc CMOS có
chứa sẵn bộ điều chế, giải điều chế và logic điều khiển cho các modem có tốc độ khác
nhau, từ thấp đến trung bình. Gần đây có xuất hiện các mạch lọc khóa CMOS gồm cả
lọc phát và lọc thu trong một IC.

Phần sau đây giới thiệu 2 IC tiêu biểu của Motorola, đó là IC modem số MC 6860 và bộ
lọc khóa MC 145440

Modem số MC 6860

Modem 6860 là loại NMOS, trong một vỏ 24 chân gồm các bộ phận: điều chế, giải điều
chế, logic điều khiển cần thiết để giao tiếp với UART.

6860 truyền dữ liệu với vận tốc 300 bps hoặc 600 bps, dùng kỹ thuật điều chế FSK.

6860 hoàn toàn tương thích với tiêu chuẩn song công của Bell 103.

(H 7.42) là sơ đồ khối một originate modem Bell 103 dùng MC 6860 giao tiếp với
USART 8251A.

162/223
(H 7.42)

Chân 21 (

, switch hook) xuống thấp đưa 6860 vào mode originate, sẵn sàng nhận tín hiệu mark
tần số 2225 Hz từ answer modem. 450ms sau khi nhận tín hiệu mark, 6860 bắt đầu
phát tần số mark 1270 Hz. 750 ms sau khi nhận tín hiệu 2250 Hz đầu tiên, chân CTS
xuống thấp và dữ liệu có thể đươc phát hay thu.

Ngã vào

(threshold detect), chân số 7 có chức năng tương tự chân CD của RS 232 (phát hiện
sóng mang). Nếu mức điện áp sóng mang không đủ mạnh, chân TD lên cao kéo theo
CTS lên cao và ngắt sóng mang Tx.

Ở ngã ra của bộ phận điều chế là bộ biến đổi D/A, cho ra tín hiêu nấc thang gần sin có
rất nhiều hài không mong muốn. Bộ lọc phát có nhiệm vụ lọc bỏ các hài này để tránh
giao thoa với sóng mang FSK nhận ở phần thu

Ngã vào

(Ring Indicator, chân 19) nối với mạch phát hiện chuông. Mức thấp ở chân RI đưa
6860 vào chế độ answer và làm cho ngã ra AP (Answer Phone, chân 4) lên cao, đóng
relay chuyển mạch trả lời điện thoại.

163/223
Chân 15 là ngã ra Mode, cho biết trạng thái của modem: mức cao chỉ mode originate và
mức thấp chỉ mode answer. Chân này được dùng để điều khiển chuyển mạch bộ lọc thu
và bộ lọc phát.

Bô lọc MC 145440

MC 145440 là IC CMOS, 18 chân bao gồm 2 bộ lọc dải thấp và dải cao của Modem
Bell 103 và khóa chuyển mạch tự động.

Ở mode originate bộ lọc dải cao nối với kênh thu, bộ lọc dải thấp với kênh phát và ngược
lại ở mode answer. (H 7.43) trình bày sơ đồ khối đơn giản và đáp tuyến hai bộ lọc của
MC 145440

(H 7.43)

Mức logic của ngã vào O/

(Originate/Answer) điều khiển khóa chuyển mạch để chọn mode. Ngã vào VLS (Logic
Select) dùng chọn mức logic cho tín hiệu số ở ngã vào. VLS ở cao cho phép mức tín
hiệu CMOS và thấp cho phép tín hiệu TTL.

Ngã vào ST (Self test) ở cao đặt chip ở chế độ tự kiểm tra vòng.

Ngã vào CLK SEL (Clock Select) điều khiển các bộ chia tần số bên trong để cho phép
sử dụng với thạch anh 1 MHz hay 4 MHz tưong ứng với CLK SEL ở thấp hoặc cao.
Thạch anh được nối vào mạch ở chân CLK1 và CLK2. Xung clock 1 MHz có thể được

164/223
lấy ra từ ngã ra CLK OUT thường để cung cấp cho mach điều chế-giải điều chế như MC
6860.

MC 145440 cũng có thêm một OPAMP bên ngoài sử dụng cho mạch song công.

165/223
Các phương pháp đa hợp
Như chúng ta đã biết, để truyền đồng thời nhiều kênh thông tin trên một đường truyền
người ta có thể dùng một trong hai phương pháp đa hợp: đa hợp phân thời gian và đa
hợp phân tần số.

Phương pháp đa hợp phân thời gian phù hợp với việc truyền tín hiệu số, được dùng phổ
biến trong các hệ thống điện thoại số.

Phương pháp đa hợp phân tần số phù hợp với việc truyền tín hiệu tương tự, được dùng
rộng rãi trong các phương tiện thông tin khác như truyền thanh, truyền hình . . ..

Trong chương này chúng ta sẽ xét qua các phương pháp đa hợp để truyền dữ liệu và/
hoặc âm hiệu bằng sóng mang tương tự hoặc số.

đa hợp tần số (frequency division multiplexing, FDM)

Trong truyền dữ liệu dùng sóng mang tương tự, người ta đã khai thác triệt để phương
pháp này để có thể truyền, trong một khoảng thời gian, càng nhiều thông tin càng tốt.
Hiện nay khả năng truyền 10.800 kênh âm thanh (VB, Voice Band) đồng thời trên sóng
mang tương tự đã là hiện thực.

Trong dải tần của đường truyền dùng FDM, mỗi nguồn thông tin chiếm một khoảng tần
số xác định và các nguồn khác nhau sẽ chia sẻ dải tần này.

Thí dụ, trong điều chế AM, các nguồn thông tin khác nhau nhưng chiếm cùng một dải
tần số (gọi là dải nền, base band) sẽ điều chế các tần số sóng mang khác nhau để dời phổ
tần của chúng lên các vùng khác nhau và do đó có thể đa hợp để truyền cùng lúc (H 8.1)

(H 8.1)

Ứng với mỗi tín hiệu điều chế sẽ xuất hiện hai băng cạnh trên và dưới, chứa cùng nguồn
thông tin và bản thân sóng mang thì không chứa thông tin trong đó, như vậy một phương
pháp truyền hữu hiệu là chỉ truyền một băng cạnh và loại bỏ sóng mang (SSBSC, Single
Side Band Suppressed Carrier).

166/223
Trong hệ thống của AT&T, một kênh thông tin bao gồm 12 kênh âm thanh (VB), mỗi
kênh (gồm tín hiệu tiếng nói hoặc dữ liệu từ một modem) sẽ điều chế một tần số sóng
mang khác nhau và người ta chọn băng cạnh thấp (LSB) để phát đi. Do mỗi kênh âm
thanh chiếm khoảng tần số từ 300 đến 3000 Hz, nên người ta chọn băng thông 4 kHz
cho mỗi kênh truyền và như vậy, 1,3 kHz được xem như khoảng cách an toàn (H 8.2)

(a) Phổ tần AM (b) Phổ tần SSBSC

(H 8.2)

12 kênh âm thanh như thế hợp thành một nhóm (Group) chiếm băng thông 48 kHz, từ
60 đến 108 kHz (H 8.3)

(H 8.3)

Để đa hợp mức cao hơn, 5 nhóm tương tự như thế hợp thành một Super group (SG),
băng thông của một SG, có được từ việc tổ hợp các băng cạnh thấp LSB của mỗi quá
trình điều chế, là 240 kHz và chiếm dải tần từ 312 kHz đến 552 kHz (H 8.4)

167/223
(H 8.4)

Đến lượt 10 SG được đa hợp để thành một Master Group (MG), như vậy, một MG chứa
thông tin của 600 kênh âm thanh. (H 8.5) minh họa một U600 MG.

(H 8.5)

Trong (H 8.5) ta thấy khoảng cách an toàn cho hai SG kề nhau là 8 kHz và giữa hai MG
là 80 kHz. Khoảng cách này cho phép mạch lọc ở máy thu có thể tách riêng các SG và
MG ở kề nhau.

MG L600 đa hợp SG1 tới SG10 bằng một phương pháp hơi khác với phương pháp đa
hợp của MG U600 và chiếm khoảng tần số từ 60 đến 2788 kHz.

Các MG chứa 600 kênh âm thanh có thể được truyền trực tiếp trên cáp.

Để tạo một kênh truyền vi ba (microwave radio channel) người ta có thể đa hợp 3 MG
(H 8.6).

168/223
(H 8.6)

Ngoài ra, một Jumbo Group (JG) là một tổ hợp 6 MG, gồm 3600 VB và 3 JG được đa
hợp để được một kênh truyền gồm 10.800 VB . Tất cả có thể được truyền trên cáp.

Tạo sóng mang

Một máy thu FDM thực hiện việc giải điều chế bằng cách trộn liên tục tín hiệu dao động
giảm dần tần số cho tới lúc phục hồi được tín hiệu trong khoảng tần số của VB. Điều
kiện cần thiết là sóng mang giữa máy phát và thu phải đồng nhất, nếu không tín hiệu
phục hồi được sẽ bị lệch tần số ra khỏi phổ tần gốc.

Với mục đích sử dụng hiệu quả công suất, máy phát FDM đã dùng phương pháp triệt
sóng mang, vì vậy sóng mang phát không thể phục hồi trực tiếp từ tín hiệu dải nền mà
máy thu nhận được.

Nếu để ý các tần số sóng mang từ các Group cho đến JG, ta thấy đều là bội của 4 kHz,
như vậy trong một hệ thống thông tin, một trạm có thể được thiết kế như một trạm chủ,
ở đây sẽ thực hiện mạch dao động 4 kHz mà tất cả các trạm trong hệ thống phải đồng bộ
với nó.

Một cách tổng quát, tần số 4 kHz được nhân lên cho tới tần số hướng dẫn (pilot) cao hơn
(64.312 hoặc 552 kHz) rồi cho trộn với dải tần của tín hiệu. Mỗi trạm thứ cấp (máy thu)
giải điều chế tần số hướng dẫn rồi phục hồi và tạo tần số 4 kHz. Như vậy tất cả trạm
trong hệ thống tạo sóng mang từ tần số 4 kHz này.

Trong những hệ thống lớn như hệ thống Bell hay General Telephone, thật là không thực
tế nếu trạm chủ phát tín hiệu 4 kHz trực tiếp đến các trạm con. Thay vào đó, một số
trạm con sẽ được dùng như những repeaters cho các trạm con khác về tín hiệu hướng
dẫn này.

Để có được các tần số sóng mang cao hơn người ta cho tín hiệu 4 kHz qua một mạch
phi tuyến rồi lấy ra các họa tần. Nếu tần số 4 kHz này bị trôi dạt một ít về pha và tần số
sẽ đưa đến một sự thay đổi đáng kể của các họa tần.

Thí dụ 1:

169/223
Xác định tần số phát của kênh vi ba dùng để phát kênh âm thanh VB 10, group 4, super
group 17, master group 3

Ch 10at GP GP 4at SG SG 17at MG MG 3at radio ch.


72 kHz68-72 564 kHz492-496 2108 8848
fcLSB
kHz kHz kHz1612-1616 kHz kHz7232-7236 kHz

Qua thí dụ 1, ta thấy mặc dù tần số của kênh VB tăng lên nhưng nó vẫn chiếm băng
thông gốc là 4 kHz.

Thí dụ 2:

Nếu tín hiệu dao động 4 kHz bị trôi 10 Hz thì tần số âm thanh 1 kHz ở channel VB 3,
group 2, SG 17, MG 2 sẽ trôi bao nhiêu? Giả sử tần số sóng mang được điều chế biên
độ và dẫn xuất từ tần số 4 kHz.

Cho kênh VB 3

fc lý tưởng : 100 kHz

fc thực tế : 4,01 kHz * (100/4) = 100,25 kHz

LSF lý tưởng : 100 kHz - 1 kHz = 99 kHz

LSF thực tế : 100,25 kHz - 1 kHz = 99,25 kHz

Cho Group 2

fc lý tưởng : 468 kHz

fc thực tế : 4,01 kHz * (468/4) = 469,17 kHz

LSF lý tưởng : 468 kHz - 99 kHz = 369 kHz

LSF thực tế : 469,17 kHz - 99,25 kHz = 369,92 kHz

Cho SG 17

fc lý tưởng : 2108 kHz

fc thực tế : 4,01 kHz * (2108/4) = 2113,27 kHz

LSF lý tưởng : 2108 kHz - 369 = 1739 kHz

170/223
LSF thực tế : 2113,27 kHz - 369,92 kHz =1743,35 kHz

Cho MG 2

fc lý tưởng : 6248 kHz

fc thực tế : 4,01 kHz * (6248/4) = 6263,62 kHz

LSF lý tưởng : 6248kHz - 1739 kHz = 4509 kHz

LSF thực tế : 6263,62 kHz - 1743,35 kHz =4520,27 kHz

Như vậy một sự thay đổi 10 Hz ở tần số dao động đã dẫn tới một thay đổi khoảng 11
kHz ở ngã ra của kênh vi ba. Vì mỗi kênh VB rộng 4 kHz nên sự trôi dạt này tương
đương với 3 kênh VB.

Trong (H 8.5) các SG từ 25 tới 28 có thêm chữ D trong số chỉ SG điều này chỉ rằng tần
số sóng mang của các SG này được dẫn xuất không phải từ họa tần của 4 kHz. Sóng
mang của các SG từ 15 đến 18 được trộn với một họa tần thấp hơn (1040 kHz) và băng
cạnh trên được lọc lấy để dùng như sóng mang của các DSG, điều này làm giảm sự sai
pha của các sóng mang SG có tần số cao.

Điều chỉnh biên độ

Trong quá trình truyền, sự thay đổi biên độ tín hiệu có thể xảy ra. Sự thay đổi này cần
phải được xác định để có biện pháp bù trừ. Để thực hiện việc điều chỉnh biên độ tự động,
một tín hiệu hoa tiêu tần số 104,08 kHz có biên độ chuẩn, dùng để tham khảo, được đưa
vào Group. Tín hiệu này được dẫn xuất từ tín hiệu 4 kHz bằng phương pháp như sơ đồ
(H 8.7). Do mỗi SG gồm 5 Group nên có 5 tần số hoa tiêu khác nhau (H 8.8). Biên độ
của tín hiệu hoa tiêu đã được xác định trước nên mọi sự thay đổi của biên độ tín hiệu
này được tham khảo để thực hiện việc điều chỉnh một cách tự động biên độ của tín hiệu
nhận được.

171/223
(H 8.7) (H 8.8)

Nhóm (H 8.9) minh họa việc điều chỉnh biên độ được thực hiện trong từng tầng.

(H 8.9a) cho thấy đặc tuyến truyền lý tưởng, các biên độ của các tín hiệu trong các MG
là như nhau nhưng trong thực tế thì biên độ này thay đổi theo các tần số khác nhau (H
8.9b)

Việc điều chỉnh độ lợi tự động để bù vào sự biến dạng biên độ do các môi trường truyền
khác nhau được thực hiện trong mỗi tầng. Đầu tiên, biên độ của mỗi kênh MG được điều
chỉnh (H 8.9c), kế đến là biên độ của tín hiệu trong mỗi kênh SG (H 8.9d) và cuối cùng
việc điều chỉnh được thực hiện ở các GP (H 8.9e).

(H 8.9)

172/223
(H 8.10) cho thấy cách lồng tín hiệu hoa tiêu vào tín hiệu dải nền phức hợp như thế nào.
Mỗi nhóm có tín hiệu 104,08 KHz đưa vào ở mạch tổ hợp kênh (channel combining
network). Kết quả là mỗi SG có 5 tín hiệu hoa tiêu của nhóm (đó là các tín hiệu 315,92
KHz, 363,92 KHz, 411,92 KHz, 459,92 KHz và 507,92 KHz). Tín hiệu hoa tiêu của
nhóm 1 cũng là tín hiệu hoa tiêu của super group (315,92 KHz). Đây là tín hiệu dùng
tham khảo để hiệu chỉnh tín hiệu ra ở mạch phân cách SG. Vậy mỗi MG có 50 tín hiệu
hoa tiêu của Group, trong đó có 10 tín hiệu đồng thời là tín hiệu hoa tiêu của SG. Đó
là các tín hiệu có được do các tín hiệu fc của SG trộn với tín hiệu 315,92 KHz (Thí dụ:
với SG13, fc=1116 KHz thì tín hiệu hoa tiêu là 1116-315,92=800,08 KHz). Một tín hiệu
hoa tiêu của MG có tần số 2480 KHz được thêm vào mỗi MG ở mạch tổ hợp SG, tạo
thành tổng số là 51 tín hiệu hoa tiêu của MG.

(H 8.10)

(H 8.11) là sơ đồ khối một mạch giải đa hợp FDM, cho thấy tín hiệu hoa tiêu được tham
khảo như thế nào và được dùng để phân cách sự hiệu chính ở các MG, SG và GP.

Tín hiệu phức hợp FDM tới mạch phân cách MG, cụ thể là các mạch lọc dải thông BPF
để tách riêng các tín hiệu MG1 (564 - 3084 kHz), MG2 (3164 - 5684 kHz) và MG3
(5764 - 8284 kHz), các tín hiệu này cùng các tín hiệu hoa tiêu tương ứng ra khỏi mạch
phân cách MG theo 3 đường khác nhau.

173/223
Tín hiệu MG1 chia làm hai nhánh, một đưa thẳng vào mạch khuếch đại AGC và một
vào mạch tách tín hiệu hoa tiêu 2840 kHz trước khi vào mạch khuếch đại AGC để so
sánh và điều chỉnh độ lợi tín hiệu MG1. Tín hiệu ra từ mạch khuếch đại AGC được đưa
vào mạch phân cách SG để cho ra tín hiệu của SG13 đến SGD 28.

Riêng hai đường tín hiệu MG2 và MG3 được đưa vào mạch điều chế cân bằng và lọc
BPF để phục hồi dải tần tương ứng với các SG trước khi đưa vào mạch khuếch đại AGC.

Công việc tương tự được thực hiện ở các tầng hiệu chính SG và GP. Ở ngã ra tầng hiệu
chính GP ta được tín hiệu của 12 kênh VB (60 - 108 kHz) đã được điều chỉnh biên độ.

174/223
(H 8.11)

Truyền sóng vi ba

Một kênh vô tuyến bao gồm 3 kênh MG chiếm dải tần từ 564 kHz đến khoảng 8,3 MHz.
Để được phát đi như một sóng vi ba (>1GHz), tín hiệu này phải được nâng tần số lên
bằng cách điều chế FM một sóng mang trung tần 70 MHz, với chỉ số điều chế nhỏ -
khoảng 0,4 - ta được kết quả gần giống như điều chế AM, nghĩa là phổ tần chỉ gồm một
cặp băng cạnh trên và dưới. Tín hiệu này lại được dùng để điều chế AM một sóng mang
6 GHz và băng cạnh trên được lọc lấy để phát đi (H 8.12).

Để phát 1800 kênh VB cần một băng thông là 16,6 MHz, mà tiêu chuẩn FCC cho phép
băng thông rộng 29 MHz, như vậy tiêu chuẩn FCC có thừa để phát một kênh vô tuyến
chứa 1800 VB bằng phương tiện vi ba.

175/223
(H 8.12)

Đa hợp thời gian (Time-division multiplexing ,TDM)

Đa hợp phân thời gian có hai dạng : đồng bộ và không đồng bộ

Đa hợp thời gian đồng bộ (Synchronous time-division multiplexing)

Đa hợp thời gian đồng bộ thực hiện được khi dung lượng của đường truyền vượt nhiều
lần vận tốc bit của tín hiệu cần truyền. Nhiều tín hiệu số (hay tín hiệu tương tự được số
hóa) có thể truyền trên một đường truyền ở những thời điểm khác nhau. Sự phân chia
thời gian có thể thực hiện cho từng bit, từng khối nhiều ký tự hay từng khối lớn dữ liệu.
(H 8.13) cho thấy một số tín hiệu [mi(t), i = 1, 2, 3, . . . n) được đa hợp trên một đường
truyền, mỗi tín hiệu được đưa vào vùng đệm trước khi đa hợp, vùng đệm có chiều dài
chuẩn là một bit hay một ký tự, các vùng đệm được quét tuần tự đê tạo tín hiệu đa hợp
mc(t). Tốc độ quét phải đủ nhanh sao cho các vùng đệm rổng trước khi dữ liệu mới đến
do đó vận tốc bit của mc(t) ít nhất phải là tổng của các mi(t). mc(t) là tín hiệu số, có thể
phát trực tiếp hay qua modem

(H 8.13 )

(H 8.13b) cho dạng thông thường của tín hiệu đa hợp trên đường truyền, tín hiệu này
có cấu trúc khung (frame), mỗi khung chứa một số khe thời gian (timeslot). Trong mỗi
khung, một hoặc nhiều khe thời gian được dành cho mỗi nguồn dữ liệu. Chuỗi các khe
dành cho một nguồn dữ liệu trong các khung khác nhau hình thành một kênh (channel).
Chiều dài mỗi khe bằng chiều dài của thanh ghi đệm phát, cụ thể là 1 bit hoặc chiều dài
1 ký tự.

Trên đường truyền TDM , dữ liệu được xuất ra theo một trong hai kỹ thuật :

- Kỹ thuật xen ký tự (word or character-interleaving) được dùng cho các nguồn bất đồng
bộ, mỗi khe thời gian chứa một ký tự dữ liệu.

176/223
- Kỹ thuật xen bit (bit-interleaving) được dùng cho nguồn đồng bộ và không đồng bộ,
mỗi khe thời gian chỉ chứa một bit.

(H 8.14) là một thí dụ cho thấy sự khác nhau của 2 kỹ thuật xen ký tự và xen bit. Trong
thí dụ, để đơn giản ta chỉ vẽ các mẫu bit của 2 kênh thay vì 24 kênh như trong thực tế .

(a) xen bit

(b) xen ký tự

(H 8.14)

Ở máy thu, dữ liệu được giải đa hợp và đưa đến các đích tương ứng .

Ta gọi TDM đồng bộ không chỉ vì lý do phát đồng bộ mà còn bởi một lý do quan trọng
hơn là các khe thời gian dành cho các nguồn dữ liệu được giữ cố định, nghĩa là dù một
kênh nào đó trong hệ thống không có dữ liệu để truyền, khe thời gian dành cho nó vẫn
được phát đi.

Mặc dù các khe thời gian đã được ấn định, nhưng các thiết bị TDM đồng bộ vẫn có thể
làm việc với những nguồn dữ liệu có vận tốc bit khác nhau. Thí dụ, trong một chu kỳ
những thiết bị có vận tốc thấp nhất có thể sử dụng một khe thời gian trong khi các thiết
bị có vận tốc cao hơn dùng nhiều khe thời gian hơn.

177/223
Điều khiển đường truyền TDM

Trong mô hình của các khung thông tin TDM giới thiệu ở (H 8.13) ta không thấy các chi
tiết đầu khung (header) và cuối khung (trailer) là những chi tiết phải có trong kỹ thuật
truyền đồng bộ. Thật ra điều này cũng không cần thiết. Chúng ta có thể xem qua hai cơ
chế của giao thức điều khiển liên kết dữ liệu: kiểm soát dòng dữ liệu (flow control) và
kiểm soát lỗi (error control)

- Kiểm soát dòng dữ liệu: vì vận tốc bit trên đường truyền thì cố định và các bộ đa hợp
và giải đa hợp được thiết kế vận hành với vận tốc này nên việc kiểm soát không cần
thiết. Nhưng, giả sử có một kênh trong đường truyền không có khả năng nhận dữ liệu thì
việc truyền các khung khác có dừng lại không? Rõ ràng câu trả lời là không, vì các kênh
khác vẫn mong nhận dữ liệu ở những thời điểm đã định, vậy trong khoảng thời gian này
kênh có vấn đề sẽ truyền các khe thời gian rỗng.

- Kiểm soát lỗi: Tương tự, việc kiểm soát lỗi sẽ được thực hiện cho từng kênh riêng biệt
vì người ta không thể yêu cầu phát lại tất cả các kênh khi có một kênh bị lỗi.

Tóm lại, trong TDM các giao thức (thí dụ SDLC, HDLC) sẽ được áp dụng cho từng
kênh và giả sử dùng phương pháp xen ký tự, hai kênh truyền cho hai nguồn dữ liệu d1
và d2 với các trường cờ (F) và điều khiển (C), địa chỉ (A) và trường FCS (f) sẽ được sắp
đặt như sau:

Ngã vào 1:

F1 A1 C1 d1 d1 d1 f1 f1 F1 A1 C1 d1 d1 d1 f1 f1 F1 . . . .

Ngã vào 2:

F2 A2 C2 d2 d2 d2 d2 f2 f2 F2 A2 C2 d2 d2 d2 d2 f2 f2 F2. . . .

Dòng dữ liệu đa hợp:

F1 F2 A1 A2 C1 C2 d1 d2 d1 d2 d1 d2 f1 d2 f1 f2 F1 f2 A1 F2 C1 A2 d1 C2 d1 d2 d1 d2 f1 d2
f1 d2 F1 f2 . .

(H 8.15)

178/223
Nhìn dòng dữ liệu đa hợp chúng ta cảm thấy dường như không có tính nhất quán ở các
khung SDLC (HDLC), do chiều dài khung dữ liệu khác nhau, tuy nhiên các mẫu dữ liệu
sẽ được tách ra và tái hợp một cách chính xác ở các ngã ra của bộ phận thu.

Đồng bộ khung

Mặc dù giao thức điều khiển liên kết dữ liệu không được dùng để quản lý toàn bộ đường
truyền TDM nhưng việc đồng bộ khung rất cần thiết để máy thu nhận dạng và thực hiện
nhiệm vụ phân bố dữ liệu của mình.

Hệ thống Telco sử dụng 24 khe thời gian (n= 24) cho một khung, mỗi khe thời gian dành
cho một kênh âm thanh (voice band), các tín hiệu âm thanh được lấy mẫu với vận tốc
8000 mẫu/sec và được mã hóa với 8 bit. Như vậy, một khung dữ liệu chứa :

24 kênh x 8 bit/kênh = 192 bit

Cuối mỗi khung, người ta thêm vào 1 bit dùng cho đồng bộ khung (framing bit) do đó
mỗi khung chứa 193 bit, mẫu của chuỗi bit đồng bộ khung tùy thuộc đường truyền.

- Đường truyền D1 dùng kỹ thuật nén tín hiệu tương tự với hệ số μ = 100 và dùng từ mã
7 bit nên chỉ cần thêm bit thứ 193, là các bit 0/1 luân phiên, vào cuối khung (hiện nay
đường truyền này không còn sử dụng).

- Các đường truyền D2 và D3 ngoài các bit đồng bộ khung còn có thêm các bit báo hiệu
(signaling bit), được thực hiện như sau:

Các khung thông tin được nhóm thành từng nhóm 12 khung, gọi là một super frame. Ở
khung thứ sáu và mười hai, các bit LSB của nhóm 8 bit của mỗi từ mã PCM trong tất
cả 24 kênh được thay bởi bit báo hiệu (signaling bit), dùng cho tín hiệu báo on-hook/
off-hook. Bit LSB trong các kênh của khung thứ 6 gọi là bit - A và của khung thứ 12
gọi là bit - B

Và máy thu nhận diện khung thứ 6 và 12 nhờ chuỗi bit đồng bộ khung sắp xếp theo qui
luật cụ thể như sau:

Khung 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Bit đồng bộ khung 1 0 1 0 1 0

Bit báo hiệu 0 0 → 1 1 1 → 0

Ta thấy, các bit thứ 193 của các khung lẻ được dùng cho sự đồng bộ và của các khung
chẵn dùng nhận dạng khung thứ 6 và 12 là các khung có chứa bit báo hiệu. Máy thu

179/223
nhận ra khung thứ 6 do sự biến đổi từ 0 lên 1 (001) và khung 12 do biến đổi từ 1 xuống
0 của các bit báo hiệu (110).

Lưu ý là việc thay thế bit LSB trong các kênh âm thanh bởi bit báo hiệu làm ảnh hưởng
đến tín hiệu âm thanh khi giải mã nhưng sự ảnh hưởng này là không đáng kể (điều này
không thực hiện trên tín hiệu có nguồn gốc là tín hiệu số) .

Ngoài ra, để duy trì việc định thời, dữ liệu số trên các kênh D phải không chứa các chuỗi
nhiều hơn 14 số 0 liên tiếp. Máy phát sẽ quan sát từng từ mã 8 bit, mỗi từ mã phải có it
nhất một bit 1, nếu từ mã nào gồm toàn bit 0 và nằm trong chuỗi nhiều hơn 14 bit 0 thì
bit thứ 7 của từ mã đó (vị trí tính từ trái sang) sẽ được thay bằng bit 1.

Thí dụ:

a. Chuỗi bit 1000 0000 0000 0001 được chấp nhận

b. Chuỗi bit 1000 0000 0000 0000 sẽ được thay bởi: 1000 0000 0000 0010.

Máy thu sẽ tốn một khoảng thời gian để tìm mẫu bit nói trên trong chuỗi dữ liệu đến để
thiết lập sự đồng bộ. Trị trung bình cực đại của khoảng thời gian này xác định bởi:

Tsavg = 2NT = 2N2t

t = thời gian bit

N = số bit mỗi khung

T = chu kỳ của khung = Nt

Với N = 193, T = 125 μs và t = 0,648 μs thời gian trung bình là 48,25 ms (đây là thời
gian trễ giữa RTS và CTS mà ta đã thấy trước đây).

Do các khung được tạo ra có tần số trùng với tần số lấy mẫu (8000 lần trong một giây),
vậy đa hợp thời gian 24 kênh đòi hỏi dung lượng đường truyền là 8000x193 = 1,544
Mbps.

Để tương thích với các kênh D, tín hiệu số chỉ được dùng 7 hoặc 6 bit cho mỗi ký tự và
dành bit thứ 8 (vị trí LSB) cho tín hiệu điều khiển (nếu dữ liệu 8 bit thì không có bit báo
hiệu).

Nhồi xung (pulse stuffing)

Có lẽ vấn đề khó khăn nhất trong thiết kế mạch đa hợp đồng bộ thời gian là sự đồng
bộ của nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Nếu mỗi nguồn sử dụng một xung đồng hồ khác

180/223
nhau thì một thay đổi của một tín hiệu đồng hồ nào đó sẽ gây ra sự mất đồng bộ ngay.
Hơn nữa trong nhiều trường hợp, vận tốc bit của các nguồn dữ liệu vào không phải lúc
nào cũng tỉ lệ với nhau. Kỹ thuật nhồi xung được sử dụng để giải quyết tất cả các vấn
đề trên: đưa thêm các xung vào các nguồn dữ liệu sao cho vận tốc bit của tất cả các
nguồn phù hợp với vận tốc bit của hệ thống. Các xung nhồi được đưa vào nguồn dữ liệu
ở những vị trí xác định để máy thu có thể nhận dạng và loại bỏ. Như vậy vận tốc dữ liệu
ở ngã ra mạch đa hợp lớn hơn tổng vận tốc bit của tất cả các nguồn.

(H 8.16) là một thí dụ nhồi xung : Giả sử có 11 nguồn dữ liệu được đa hợp trên một
đường truyền:

- Nguồn 1 : tín hiệu tương tự, băng thông 2 kHz

- Nguồn 2 : tín hiệu tương tự, băng thông 4 kHz

- Nguồn 3 : tín hiệu tương tự, băng thông 2 kHz

- Nguồn 4 - 11 : tín hiệu số, 7200 bps, đồng bộ

(H 8.16)

Các bước sau đây sẽ được thực hiện:

- Bước 1: Các tín hiệu tương tự sẽ được lấy mẫu (PCM), đối với nguồn 1 và 3 cần 4000
mẫu/sec và nguồn 2 cần 8000mẫu/sec, giả sử dùng mã 4 bit . Để thuận tiện, 3 nguồn này
được đa hợp thành một nguồn duy nhất. Với tần số quét 4 kHz, một mẫu PAM dùng cho
nguồn 1 và 3, nguồn 2 dùng 2 mẫu PAM cho mỗi chu kỳ quét. 4 mẫu này được kết hợp
(xen bit hay ký tự) và biến đổi thành những mẫu PCM 4 bit. Ta được tổng số 16 bit được
tạo ra với vận tốc 4000 lần /sec, hay nói cách khác ta được tín hiệu 64 kbps.

181/223
- Bước 2: Các nguồn tín hiệu số sẽ được nhồi xung để đạt vận tốc 8 kbps, đa hợp 8
nguồn này để được tổng số 64 kbps. Một khung dữ liệu bây giờ chứa 32 bit : 16 bit PCM
và 16 bit của 8 nguồn tín hiệu số

Hệ thống sóng mang

Tương tự như ở FDM, TDM được dùng như một phần của hệ thống truyền thông tầm
xa nên sự phân cấp của hệ cũng được hình thành.

Bảng 8.1 cho 2 hệ thống dùng đa hợp đồng bộ thời gian quốc tế (CCITT) và Bắc Mỹ (hệ
thống AT & T, cũng dùng ở Nhật Bản)

Bảng 8.1

(a) Bắc Mỹ (b) Quốc


AT&T (CCITT)
Số kênh âm Số
Tên HT Vận tốc bit Số kênh â
thanh mức
1,544
DS-1DS-1CDS-2DS-3DS-4 2448966724032 12345 30120480
(Mbps)3,1526,31244,736274,176

* DS-1 là cấp nền của AT&T, trong đó đa hợp 24 kênh âm thanh, mỗi khung chứa
[(24x8) +1 =193 bit ], mỗi kênh chứa một từ PCM, băng thông tín hiệu là 4000 Hz nên
tốc độ lấy mẫu 8000 mẫu /sec . Vì vậy, mỗi khe thời gian và do đó mỗi khung phải lặp
lại 8000 lần /sec, ta được vận tốc bit là 8000x193 = 1,544 Mbps

* Các kênh dữ liệu số cũng có thể được truyền trên đường DS-1, nghĩa là với vận tốc
1,544 Mbps. Nếu nguồn dữ liệu 8 bit thì không có bit đồng bộ ở mỗi khung nên sự đồng
bộ được thực hiện bằng cách dùng 23 kênh cho dữ liệu và kênh thứ 24 dành cho sự đồng
bộ.

- Nếu nguồn dữ liệu là 7 bit thì bit thứ 8 là bit báo hiệu. Do mỗi khung cũng được lặp lại
8000 lần trong một giây nên vận tốc truyền cho mỗi kênh là 7x8000=56 kbps.

- Nếu nguồn dữ liệu là 6 bit, một bit bị bỏ trống (bit MSB) và như vậy vận tốc bit của
mỗi kênh là 6x8000 = 48 kbps. Dung lượng này cũng có được từ việc đa hợp 5 kênh 9,6
kbps hoặc 10 kênh 4,8 kbps hoặc 20 kênh 2,4 kbps.

* Cuối cùng, cấp nền của hệ thống, đường truyền DS-1 có thể được dùng để truyền một
hỗn hợp các kênh âm thanh và dữ liệu. Trong trường hợp này cả 24 kênh được sử dụng
mà không có byte đồng bộ.

182/223
* Bốn hệ thống DS-1 được đa hợp để được hệ thống DS-2 có vận tốc bit là 6,312 Mbps
(1,544x4=6,176 Mbps, số bit còn lại dùng cho đồng bộ, kiểm tra và nhồi xung)

* Đa hợp cấp cao hơn cho ta hệ thống DS-3 và DS-4 với vận tốc bit lên đến 44,376
Mbps và 274,176 Mbps (H 8.17) .

274,176
DS4
Mbps
?
M346:1
DS3 44,736Mbps ?|||||
? ?
M1328:1 MX37:1(DS2)14:1(DS1C)28:1(DS1)
?......
DS2 6,312Mbps ? or ? ?
|
? | ||
M124:1 || | || |
DS1C 3,152Mbps ?||| ? ?|
? | |
M1C2:1 || ||
DS1 1,544Mbps || ? ?
? ? ?
PCM PCM PCM PCM
? ? ? ?
( ( ( (

(H 8.17)

Đa hợp thời gian không đồng bộ

(Asynchronous time-division multiplexing, ATM)

183/223
Đa hợp thời gian không đồng bộ còn có các tên gọi khác do tính chất của nó như: TDM
thống kê (statistical TDM) hoặc TDM thông minh (Intelligent TDM), dưới đây ta gọi tắt
ATM.

Trong đa hợp thời gian đồng bộ, trong một khung có thể có nhiều khe thời gian rỗng
vẫn được truyền đi vì không phải lúc nào mọi kênh đều có dữ liệu để truyền, điều này
đưa đến hiệu suất sử dụng đường truyền rất thấp. Để khắc phục khuyết điểm này TDM
không đồng bộ ra đời.

Trong TDM không đồng bộ có thể có n đường I/O nhưng chỉ có k , với k<n, khe thời
gian được dùng. Mạch đa hợp ở máy phát sẽ quét tất cả các đệm ngã vào thu lấy dữ liệu
và bỏ qua các đệm rỗng cho đến khi đầy khung và phát đi, như vậy, thứ tự dữ liệu của
các kênh không theo đúng thứ tự của khe thời gian như ở TDM đồng bộ. Do đã bỏ qua
các đệm rỗng nên ta được kết quả là vận tốc bit của đường truyền nhỏ hơn tổng các vận
tốc bit của các kênh, nói cách khác với cùng một dung lượng, hệ thống ATM có khả
năng phục vụ cho nhiều kênh truyền hơn hệ thống TDM đồng bộ.

(H 8.18) là một thí dụ, có 4 nguồn dữ liệu được đa hợp trong các khoảng thời gian t0, t1,
t2 và t3 . Trong TDM đồng bộ chu kỳ đầu máy phát đi 4 nguồn dữ liệu trong đó 2 nguồn
C và D không chứa thông tin nên 2 trong 4 khe thời gian là 2 khe rỗng, ngược lại, trong
TDM bất đồng bộ hai nguồn này sẽ không được phát đi và chỉ có 2 khe thời gian chứa
thông tin của nguồn A và B được phát đi. Điều này làm giảm tải cho đường truyền, tuy
nhiên khi nhận được thông tin máy thu sẽ không phân phối dữ liệu đúng địa chỉ của nó
do sự đồng bộ đã mất vì thứ tự của dữ liệu của các nguồn khác nhau không còn đúng
thứ tự của các khe.

184/223
(H 8.18)

Thông thường, ATM sử dụng giao thức HDLC trong truyền đồng bộ, trong giao thức
HDLC này khung dữ liệu phải chứa các bit kiểm tra sự đa hợp.

Có hai cách thực hiện sự kiểm tra này:

- Trong mỗi khung có một nguồn dữ liệu duy nhất được xác định bởi địa chỉ của nó.
Chiều dài của trường dữ liệu thay đổi và sự kết thúc xác định bởi khung HDLC.

- Trong mỗi khung có nhiều nguồn dữ liệu, mỗi nguồn phải được xác định bởi địa chỉ
và chiều dài của nó.

Địa chỉ Dữ liệu

(a) Một nguồn cho mỗi khung

Địa chỉ Chiều dài Dữ liệu . . . . . . . Địa chỉ Chiều dài Dữ liệu

(b) Nhiều nguồn cho mỗi khung

(H 8.19)

Để đảm bảo hiệu suất truyền cao (số bit hữu dụng nhiều so với số bit không phải là
thông tin) người ta có các biện pháp như dùng địa chỉ tương đối (địa chỉ của một nguồn
được xác định so với nguồn trước đó), như vậy trường địa chỉ cần một số bit ít hơn, thí
dụ 4 bit thay vì 8. Và để chỉ chiều dài khung dữ liệu người ta có thể dùng nhãn 2 bit cho
trường này, các giá trị 00, 01, 10 lần lượt chỉ chiều dài khung dữ liệu là 1, 2 và 3 ký tự
mà không cần trường chiều dài. Giá trị 11 chỉ rằng có một trường chiều dài.

Để thực hiện truyền thông dùng ATM có hiệu quả, người ta dựa vào kết quả thống kê để
chọn dung lượng của kênh truyền sao cho phù hợp với vận tốc bit của tất cả các nguồn
dữ liệu.

185/223
Truyền tín hiệu tương tự bằng sóng mang
Hệ thống truyền số
Hệ thống truyền số

Hệ thống truyền số có thể truyền tín hiệu có nguồn gốc là tín hiệu số hoặc tương tự sau
khi đã được số hóa.

- Tín hiệu tương tự (tiếng nói) sau khi được lấy mẫu bằng phương pháp PAM có thể
được đưa lên đường truyền để phát đi, nhưng một hệ thống truyền tín hiệu xung như vậy
chưa phải là hệ thống truyền số vì tín hiệu ở ngã ra thiết bị phát là những xung có biên
độ khác nhau. Để truyền được trên hệ thống truyền số, các xung PAM này phải được số
hóa trước khi được đưa ra đường truyền.

- Đường dây cáp truyền trực tiếp các mã nhị phân của hệ thống Bell có tên là T-carriers.

- Riêng tín hiệu số từ các DTE muốn truyền trên T-carriers phải qua Modem để biến
thành tín hiệu tương tự nằm trong dải tần âm thanh rồi lại được số hóa (dĩ nhiên có dạng
khác với trước).

- Trong trường hợp muốn truyền các tín hiệu số nói trên với khoảng cách xa, người ta
có thể thực hiện đa hợp nhiều kênh rồi dùng phương pháp PSK để điều chế sóng mang
siêu cao tần để đưa lên đường truyền vi ba.

(H 9.1) là sơ đồ một hệ thống truyền số như mô tả ở trên

Điều chế Giải đc


?(vi ba)
PSK PSK
?? ??
?→ T- Biến Modem
DTE ?→ Biến đổi ?→ DTE
Modem carriers???→ đổi ?→
Điện Điện
(t.t.)?→ ADC (số) DAC (t.t.)?→
thoại thoại

Hệ thống phát Hệ thống thu

(H 9.1)

186/223
ĐIỀU MÃ XUNG (Pulse code Modulation, PCM)

PCM là một phương pháp biến đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số thịnh hành nhất.
Tín hiệu tương tự được giữ và lấy mẫu tại các thời điểm xác định (điều chế PAM) trước
khi đưa vào mạch biến đổi tương tự - số (ADC) để biến đổi sang một số nhị phân có giá
trị tương ứng với biên độ của tín hiệu tương tự tại thời điểm lấy mẫu.

Trước nhất cần nhắc lại một số tính chất của PAM:

- Tần số xung lấy mẫu fs ít nhất phải bằng hai lần tần số cao nhất của tín hiệu tương tự
fm. Đây là điều kiện cần thiết để có thể phục hồi tín hiệu tương tự một cách chính xác ở
máy thu. (H 9.2b) cho thấy trường hợp fs ≤ 2fm. đưa đến sự biến dạng tín hiệu tương tự,
tín hiệu được tái tạo không có dạng của tín hiệu nguồn nữa. Đây là biến dạng aliasing.

- Băng thông nhỏ nhất của kênh truyền PAM xấp xĩ tần số fs nên:

BW ≈ 2fm.

(a) (b)

(H 9.2)

Tín hiệu PCM

(H 9.3) cho thấy vị trí mạch biến đổi ADC (mã hóa PCM) và DAC (giải mã PCM) trong
hệ thống truyền số.

187/223
(H 9.3)

(H 9.4) là một ví dụ về dạng sóng của tín hiệu số dùng số nhị phân 5 bit để mã hóa một
tín hiệu tương tự.

188/223
(H 9.4)

Trong (H 9.4) tín hiệu tương tự ở ngã vào biến đổi trong khoảng từ 0 đến 7,75V. Số bit
dùng mã hóa là n = 5 nên số mức mã hóa tương ứng là 2n - 1 = 31. Như vậy một mức
trong mã hóa tương ứng với 7,75/31 = 0,25 V.

Với xung lấy mẫu có chu kỳ Ts ta được các mẫu xung có biên độ lần lượt là: 2,25V,
4,25V và 6,0V. Các số nhị phân tương ứng với các mẫu xung này là: 01001, 10001,
11000.

Các số nhị phân này được biểu diễn bởi các mã b4 b3 b2 b1 b0 (b0 là LSB). Dĩ nhiên ở
ngã ra là các mã nhị phân song song, các mã này có thể qua bộ biến đổi song song nối
tiếp để truyền đi theo cách truyền nối tiếp.

Băng thông của kênh truyền PCM

Trong PCM băng thông của kênh truyền tùy thuộc vào số bit n của tín hiệu số dùng mã
hóa các xung PAM của tín hiệu tương tự.

Nếu fs là tốc độ lấy mẫu, vận tốc truyền tín hiệu br ít nhất phải bằng n lần của fs:

Tốc độ bit br ≥ nfs = 2nfm (bps)


1 1
Thời gian cho một bit T = br = 2nfm

189/223
Tần số của tín hiệu lớn nhất khi có dạng sóng vuông 101010......Trong trường hợp này
mỗi chu kỳ của tín hiệu nhận được hai bit nên tần số cơ bản lớn nhất của sóng vuông
biểu diễn số nhị phân bằng phân nửa tốc độ bit : fmax=1/2T = br/2

Vậy băng thông nhỏ nhất để thỏa đường truyền này là:

BW = br/2 = nfm

Thí dụ: Xác định tần số xung lấy mẫu nhỏ nhất fs và băng thông tối thiểu BW để truyền
tín hiệu tương tự có tần số 12 kHz bằng cách dùng số nhị phân 9 bit.

(fs )min = 2fm = 24 kHz

Tốc độ bit br = 2nfm = 2.9.12 = 216 kbps

Băng thông nhỏ nhất (BW)min = br/2 = 216/2 = 108 kHz

Qua thí dụ ta thấy để truyền tín hiệu tương tự 12 kHz băng thông cần là 108 kHz, khá
lớn so với tần số tín hiệu cần truyền. Đây là một khuyết điểm cần được khắc phục của
phương pháp PCM.

Sai số (nhiễu) lượng tử (Quantizing error, noise)

Phần trên cho thấy dùng một số n bít để mã hóa tín hiệu tương tự thì được 2n mẫu biên
độ của tín hiệu (nhưng chỉ có 2n -1 mức), khi n lớn thì số mẫu càng nhiều, khoảng cách
2 mức liên tiếp nhỏ lại. Tuy nhiên ta không thể nào chọn n = ∞ để khoảng cách này triệt
tiêu, thậm chí cũng không được chọn n quá lớn để giảm khoảng cách mức vì sẽ đưa tới
băng thông của kênh truyền rất lớn, làm giảm số kênh truyền và ảnh hưởng rất nhiều
đến những đặc tính khác của hệ thống mà hậu quả là giá thành sẽ lên rất cao.

Nói cách khác n phải có giới hạn và sai số trong việc mã hóa là không thể tránh khỏi,
ta gọi sai số này là sai số lượng tử, nếu gọi e là khoảng cách mức (hay khoảng cách lấy
mẫu) thì sai số lượng tử lớn nhất là ± e/2.

Có thể nói hệ thống PCM có tính miễn nhiễu rất tốt nhưng nhiễu lượng tử thì đương
nhiên hiện hữu nên khi nghiên cứu các hệ thống này ta không thể bỏ qua tác dụng của
nó.

Do tín hiệu tương tự trong nhiều trường hợp là loại lưỡng cực nên khi thực hiện mã hóa
người ta dùng các số nhị phân với bit MSB là bit dấu

190/223
(H 9.5.a) cho thấy sự tương quan giữa điện áp lấy mẫu va và mã nhị phân n bit tương
ứng, giả sử va giới hạn trong khoảng -Vm đến +Vm . Gọi Vp là điện áp đỉnh-đỉnh:
Vp=2?Vm?

(H 9.5.b) là một ví dụ cụ thể với ?Vm? = 5,1 V và n = 8

Vp 10,2
Khoảng cách 2 mức điện áp là : e = g = 255 = 0,04V
2 −1

Sai số lượng tử tương ứng là ± e/2 = ± 0,02 V

(H 9.5)

Lưu ý là trị 0 của tín hiệu nhận 2 mã có dấu + (80) và - (00), nhưng khoảng cách mức
vẫn không đổi (0,04V).

a-/ Sai số tương đối trong lượng tử hóa

Gọi q là sai số tương đối của tín hiệu trong lượng tử hóa :

e Vm
q= 2∣va∣ = n
(2 − 1)∣va∣

Với va là điện áp của tín hiệu tương tự cần lấy mẫu.

Tính q theo phần trăm %


100Vm
%q = n
(2 − 1)∣Va∣

191/223
Ta thấy phần trăm sai số tương đối tăng lên khi va nhỏ, điều này được minh họa ở (H
9.6)

(H 9.6)

b-/ Xác định n theo %q

Từ biểu thức trên, với một giá trị %q định trước người ta có thể chọn n tối thiểu cần thiết
để thỏa mãn yêu cầu về sai số.

[
log (100/%q)(Vm / ∣Va∣) + 1]
n= log2

n = 3,32 log?(100/%q)(Vm / ?va?) +1?

Ví dụ Tính giá trị n cần thiết để %q ≤ 10% khi va = 5% trị cực đại Vm

n ≥ 3,32 log ?(100/10)(1/0,05) + 1? = 7,65

Ta chọn n = 8

Tỉ số tín hiệu nhiễu SNR

Tín hiệu trước khi lấy mẫu là tín hiệu tương tự, xác định bởi trị hiệu dụng (RMS), như
vậy để xác định được tỉ số SNR trước nhất ta hãy tính trị hiệu dụng của sai số lượng tử
(tức eRMS của nhiễu).

Xét trường hợp đơn giản tín hiệu tương tự là một đường thẳng, tín hiệu lấy mẫu (cũng
là tín hiệu ra ở máy thu) có dạng nấc thang và do đó dạng sóng của thành phần sai số là
tín hiệu răng cưa (H 9.7b)

192/223
(a) (H 9.7) (b)

Trong khoảng (-T/2,T/2) thành phần sai số lượng tử có dạng đường thẳng qua gốc tọa
VP
độ với độ dốc − n nên phương trình của sai số là:
(2 − 1)T

VP
e(t) = − n t
(2 − 1)T

và trị hiệu dụng của sai số là :

√ [
T/2 2

]
1 VP
eRMS = T ∫ − t dt
− T/2 (2n − 1)T

1 Vp
eRMS = 12 2n − 1

Thí dụ : Nếu dùng số nhị phân n = 5 bít để mã hóa tín hiệu biên độ đỉnh-đỉnh là Vp =
5V. Xác định trị hiệu dụng của nhiễu eRMS và SNR trong hai trường hợp

va = 2,5V và va = 1V

- Với va = 2,5V

1 VP 5 1
eRMS = n
√12 2 − 1 = 12 25 − 1 = 0,0451V

SNR = 2,5/0,0451 = 55,4 = 34,3 dB

- Với va = 1V

ta được SNR = 22,17 hay 26,9 dB.

Như vậy, tỉ số SNR càng nhỏ khi giá trị của tín hiệu càng nhỏ.

193/223
Sự nén - giãn (Compressing & Expanding, vt Companding)

Việc mã hóa mà ta bàn ở trên dựa trên cơ sở quan hệ giữa điện áp và giá trị mã hóa là
quan hệ đường thẳng trong đó sự gia tăng các mức là không đổi, ta gọi hình thức mã hóa
này là PCM tuyến tính. Điểm bất lợi của phương pháp này là sai số như nhau với mọi
điện áp tín hiệu nên kết quả là với các tín hiệu có biên độ nhỏ thì SNR cũng nhỏ, nói
cách khác nhiễu lượng tử trở nên rất đáng kể khi tín hiệu có giá trị nhỏ.

Để khắc phục khuyết điểm này, người ta dùng phương pháp mã hóa theo đường cong,
cụ thể là dạng logarit, ta gọi là PCM logarit, trong cách mã hóa này tín hiệu có giá trị
(tuyệt đối) nhỏ được mã hóa với khoảng cách mức nhỏ hơn và tín hiệu có giá trị càng
lớn được mã hóa với khoảng cách mức càng lớn hơn, đường cong mã hóa có độ dốc cao
ở phần đầu và bị nén lại ở phần cuối. Đây là một quá trình nén ở máy phát và dĩ nhiên
một quá trình ngược lại được thực hiện ở máy thu để phục hồi tín hiệu, gọi là quá trình
giãn. Kết quả của sự nén này cho tỉ số SNR như nhau với mọi tín hiệu vào.

Có hai luật nén khác nhau áp dụng ở hai vùng lục địa :

- Luật μ-255 , sử dụng rộng rãi ở Bắc Mỹ, mối quan hệ điện áp vào Vin và mã (điện áp
ra Vout) có dạng :

Vmax.log(1 + μVin / Vmax)


Vout = log(1 + μ)

Trong đó μ = 2n - 1 ; với n = 8 ta được μ = 255.

(H 9.8.a) cho đường cong mã hóa theo luật μ-255 (vẽ theo trị chuẩn hóa của Vin và Vout)

194/223
(a) luật μ-255

(b) luật A-87,6

(H 9.8)

- Luật A-87,6 được sử dụng rộng rãi ở Âu châu, mối quan hệ giữa điện áp và mã có dạng
:

195/223
1 + logA∣Vin∣
- Khi ?Vin? > 1/A Vout = 1 + logA

A∣Vin∣
- Khi 0<?Vin? < 1/A Vout = 1 + logA

Với A = 87,6

Có một số điểm giống và khác nhau giữa hai luật nói trên mà ta cần lưu ý:

- Trong cả hai luật các bít đầu tiên của mã số đều là bít dấu và có 2 mã cho trị 0.

- Trong luật μ-255 , trừ bit dấu, các bit mã bị đảo trước khi đưa ra đường truyền, điều
này đưa đến kết quả là trong từ mã chứa số bit 1 nhiều hơn (do biên độ tín hiệu nằm
trong vùng giá trị thấp thường xảy ra hơn), thuận tiện cho việc tạo đồng bộ. Đặc tuyến
truyền qua điểm gốc theo phương nằm ngang, điều này khiến cho hệ thống tránh được
nhiễu kênh trống, tức nhiễu xuất hiện ngay khi không có tín hiệu.

- Trong luật A-87,6, 3 bit ngay sau bít dấu chỉ số của đoạn thẳng mà giá trị điện áp rơi
vào (mức của điện áp), 4 bít cuối chỉ vị trí cụ thể của điện áp trên đoạn đó. Đặc tuyến
truyền đi qua điểm gốc theo phương thẳng đứng, điều này đưa đến kết quả là có nhiễu
kênh trống.

Lụât μ-255 trong thực tế

Trong thưc tế, việc mã hóa theo luật nén μ-255 được thực hiện như sau:

Đầu tiên, mỗi tín hiệu được lấy mẫu và mã hóa bởi số nhị phân 12 bit để có đươc độ
phân giải cao. Thay vì truyền đi 12 bit này, người ta nén xuống còn 8 bit. Dĩ nhiên trong
sự nén này không thể không tạo ra sai số và sai số càng ít đối với tín hiệu càng nhỏ thì
yêu cầu xem như đã đạt được. Trong khi nén từ 12 xuống 8 bit thì bit dấu (MSB) không
thay đổi, 11 bit còn lại được chia thành 8 đoạn, mỗi đoạn được biểu diễn bởi một số 3
bit (gọi là mã đoạn) và xác định bằng cách lấy 7 trừ cho số số 0 đầu tiên của mã 11 bit

Thí dụ: mã 12 bit là s00001101010

mã đoạn là 7 - 4 = 3 = 011

Bit 1 đầu tiên sau các bit 0 sẽ không được phát đi, 4 bit theo sau ngay bit 1 này được
phát đi trọn vẹn và đó là các bit cuối cùng của mã 8 bit, tất cả các bit còn lại sẽ bị bỏ đi.

Ở máy thu khi nhận được mã 8 bit, việc đầu tiên là phục hồi lại mã 12 bit trước khi giải

Thí dụ: mã 8 bit nhận được là s011 1010

196/223
lấy 7 - 3 = 4, vậy sau bit dấu là 4 bit 0, tiếp theo là bit 1 và 4 bit nguyên mẫu

mã 12 bit sẽ là s0000 1 1010 xx

Trong trường hơp này máy thu không có thông tin nào về 2 bit cuối cùng (thay đổi từ 00
đến 11). Để bảo đảm sai số là nhỏ nhất, ở máy thu người ta thay thế 2 bit này bởi 2 bit
10, như vậy trong thí dụ trên mã 12 bit phục hồi ở máy thu sẽ là s00001101010. Nguyên
tắc này cũng được sử dụng cho trường hợp số bit bị mất thông tin nhiều hơn 2, nghĩa là
các bit thay thế luôn luôn gồm một bit 1 và các bit 0 theo sau sao cho đủ 12 bit.

Sai số tuyệt đối do sự nén tùy thuộc mã của đoạn được phát đi. Đoạn tương ứng với giá
trị cao của tín hiệu có sai số tuyệt đối càng lớn.

Bảng 9.1 cho thấy mã 12 bit ban đầu, mã 8 bit tương ứng và mã 12 bit phục hồi cùng
các đoạn tương ứng.

Bảng 9.1

đoạn mã 12 bit ban đầu


01234567 s0000000abcds0000001abcds000001abcdxs00001abcdxxs0001abcdxxxs001abcdxxxxs0

Trong bảng 9.1 abcd là các bit đươc giữ nguyên để phát đi , các bit x là các bit mất đi
trong quá trình nén (đoạn 0 được thực hiện một cách ngoại lệ). Lưu ý là đoạn 0 và 1
được phục hồi không có sai số trong khi đoạn 7 chỉ có 6 bit MSB là được phục hồi chính
xác. Bỏ qua bit dấu 11 bit còn lại tạo ra 211 = 2048 tổ hợp. Hai đoạn 0 và 1 mỗi đoạn
ứng với 16 tổ hợp khác nhau tùy thuộc giá trị cụ thể của a,b,c,d. Ở đoạn 2, 5 bít cuối
abcd và x cho 32 tổ hợp khác nhau, tuy nhiên trong quá trình nén 32 tổ hợp này chỉ cho
16 mức tương ứng, diễn tả bởi abcd và 1, ta nói 32 mức đã được nén thành 16. Tương
tự, đoạn 3 đã nén 64 mức xuống còn 16,... và đoạn 7 đã nén 1024 mức xuống còn 16
mức. giản đồ nén theo phương pháp trên được minh họa ở (H 9.9), giản đồ này rất gần
với giản đồ lý thuyết của luật μ-255.

Kết quả của phương pháp nén cho thấy các tín hiệu nhỏ (trường hợp thưòng xảy ra) có
thể được mã hóa bởi một chuỗi liên tục các số 0, điều này khiến cho sự đồng bộ ở máy
thu gặp khó khăn, vì lý do này mà người ta đã đảo các bit, trừ bit dấu, trước khi phát đi,
như đã thấy trên giản đồ (lý thuyết) của luật μ-255.

197/223
(H 9.9)

Qua phương pháp nén thực tế ta thấy sai số gia tăng theo độ lớn của tín hiệu nhưng phần
trăm sai số thì như nhau cho các đoạn.

Công thức dưới đây được dùng để tính phần trăm sai số:

[ mức phát - mức thu ]

%sai số = --------------------------------100

mức thu

Phần trăm sai số cực đại ứng với các số nhỏ nhất trong một đoạn.

Thí dụ

Đối với đoạn 3:

Phát s00001000000

Thu s00001000010
64−66
% sai số = 66 ∗ 100 = 3,03

Đối với đoạn 7:

Phát s10000000000

198/223
Thu s10000100000
∣ 1024−1056 ∣
% sai số = 1056 ∗ 100

199/223
Điều chế Vi phân Delta
ĐIỀU CHẾ VI PHÂN VÀ DELTA

Trong truyền thông để có hiệu quả cao đôi khi người ta chỉ truyền đi thông tin đặc trưng
cho sự thay đổi của tín hiệu thay vì bản thân tín hiệu đó. Ở máy thu sẽ dựa vào sự thay
đổi này để khôi phục lại tín hiệu ban đầu. Đây là cơ sở của phương pháp điều chế vi
phân và Delta.

Phương pháp này chứng tỏ có hiệu quả thực sự cao khi tín hiệu truyền có ít sự thay đổi,
ví dụ tín hiệu Video là loại tín hiệu chứa nhiều thông tin lặp lại. Thực tế cho thấy dùng
điều chế Delta cho tín hiệu âm thanh đã giảm được tốc độ bít đến 50%. Các yêu cầu về
đồng bộ giữa thiết bị thu và phát trong điều chế Delta ít hơn ở PCM, nhưng việc ghép
kênh khó khăn hơn do băng thông của điều chế Delta khá rộng.

Điều chế Delta

Việc truyền sự thay đổi của tín hiệu có thể thực hiện đơn giản bằng cách so sánh biên
độ tín hiệu mới lấy mẫu với biên độ của tín hiệu trước đó, phát kết quả so sánh, gọi là
tín hiệu vi phân (gồm các bit 1 hoặc 0) tới nơi thu. Bộ giải mã thu nhận sự thay đổi này
và có thể cộng liên tiếp các tín hiệu vi phân (tức là lấy tích phân) để phục hồi tín hiệu đã
phát. (H 9.10) minh họa một hệ thống điều chế Delta.

- Máy phát : Một OPAMP so sánh hai tín hiệu vào S(t), là tín hiệu cần truyền và S'(t),
là tín hiệu trễ, để tạo ra tín hiệu vi phân , tín hiệu này sau khi được làm trễ một chu kỳ
đồng hồ bởi một FFD, ta được tín hiệu e(t), đây là tín hiệu truyền tới nơi thu. e(t) có giá
trị dương khi S(t) > S'(t) và âm khi ngược lại.

- Máy thu : Tín hiệu e(t) nhận được sẽ qua một mạch tích phân để phục hồi S(t). (H
8.9.b) chỉ dạng các tín hiệu.

200/223
(a) (b)

(H 9.10)

Nhiễu lượng tử

Quan sát dạng sóng (H 9.10b) ta thấy khi tín hiệu vào S(t) không đổi, tín hiệu S'(t) có
giá trị thay đổi trên hoặc dưới S(t) và e(t) dao động giữa mức dương và âm. Sự sai biệt
này giữa hai tín hiêụ là nhiễu lượng tử. Thành phần nhiễu này có thể giảm bớt nếu ta
giảm chiều dài bước h (step size) và thu nhỏ chu kỳ xung đồng hồ Ts. Tuy nhiên điều
này sẽ ảnh hưởng đến băng thông của tín hiệu.

Quá tải độ dốc (Slope - overload)

Nếu tín hiệu vào S(t) ở máy phát biến đổi quá nhanh, S’(t) không theo kịp sự biến đổi
này và việc mã hóa không còn đúng, kết quả là tín hiệu phục hồi ở máy thu bị biến dạng.
Ta gọi đây là biến dạng do quá tải độ dốc (đoạn cuối (H 9.10b)).

Độ dốc của tín hiệu ra từ mạch tích phân là h/Ts.

Thành phần tần số cao nhất của tín hiệu vào phải được giới hạn để độ dốc cực đại của
tín hiệu không vượt quá giá trị này, đó là điều kiện để tránh quá tải độ dốc.

Lấy ví dụ tín hiệu vào là sóng sin : S(t) = Vm sin(2πfint)

Độ dốc của S(t) là đạo hàm dS(t)/dt :


dS(t)
dt = 2 π Vmfin cos(2πfint)

Độ dốc cực đại khi t = 0 và bằng

201/223
dS(t)
∣ dt ∣max = 2π Vmfin

Để tránh quá tải độ dốc, phải có :

2π Vmfin ≤ hfs

hfs
Hay fin ≤ 2πVm

Băng thông

Từ (H 9.10b) ta thấy tần số lớn nhất của tín hiệu e(t) trên đường truyền là fs/2 do đó
băng thông tối thiểu của đường truyền là

BW ≈

πVs
≥ h fin

Biểu thức cho ta xác định băng thông tối thiểu của hệ thống để tránh được biến dạng do
quá tải độ dốc.

Giá trị băng thông tùy thuộc Vm/h. Như nói trên để giảm nhiễu ta có thể giảm h, nhưng
như vậy băng thông sẽ lớn.

Thí dụ lấy giá trị cụ thể của h là 5% Vm thì Vm/h = 20 và BW = 63 fin . Kết quả cho ta
thấy băng thông của đường truyền lớn như thế nào.

Để phát sóng sin 12 kHz dùng PCM 9 bít cần băng thông 108 kHz. Ta thử tính băng
thông trong trường hợp dùng điều chế Delta.

9 bít PCM cung cấp một bước điện áp giữa các mã kề nhau là 2Vm /511. Nếu chọn h
bằng giá trị này ta tính được :
πVm
BW ≥ h fin = π ( 511/2) 12 kHz = 9,65 MHz

fs = 2BW = 19,3 MHz

Điều chế Delta có độ dốc biến đổi

Để tránh hiện tượng quá tải độ dốc, ngưới ta dùng cách điều chế Delta có độ dốc biến
đổi (Variable Slope Delta Modulation, VSDM) . Trong VSDM độ dốc của tín hiệu ở

202/223
ngã ra mạch tích phân S'(t) thay đổi theo độ dốc của tín hiệu vào, như vậy sẽ tránh được
biến dạng khi tín hiệu vào thay đổi quá nhanh.

Nguyên lý của điều chế VSDM là dùng sự biến đổi của độ dốc của tín hiệu vào để điều
khiển hệ số của mạch tích phân, nếu độ dốc của tín hiệu vào tiếp tục tăng hay giảm, hệ
số của mạch tích phân tăng hay giảm theo để làm thay đổi chiều dài bước của xung lấy
mẫu, chiều dài bước sẽ lớn khi tín hiệu vào biến đổi nhanh và nhỏ khi sự biến đổi này
chậm.

(H 9.11) mô tả một hệ thống thu phát dùng kỹ thuật VSDM.

- Máy phát : Tín hiệu ở ngã ra OPAMP được đưa vào một bộ ghi dịch 3 bit, gồm 3 FFD,
các tín hiệu ra ở các FF này lần lượt là e(t), e(t + Ts) và e(t + 2Ts) và các đảo của nó
được đưa vào bộ phát hiện trùng lặp gồm các cổng AND và OR. Tín hiệu ở ngã ra bộ
trùng lặp được dùng để điều khiển độ lợi một mạch khuếch đại và độ lợi này làm thay
đổi hệ số của mạch tích phân. Cơ chế của sự điều khiển này như sau: Khi độ dốc của
tín hiệu vào tiếp tục gia tăng (hoặc tiếp tục giảm) ở ngã ra các FFD xuất hiện các bít 1
hoặc 0, lúc đó bộ trùng lặp nhận đồng thời 3 bit 1 hoặc 3 bit 0, khiến ngã ra của nó lên 1,
tín hiệu này được đưa vào một mạch so sánh với một điện áp chuẩn để tạo tín hiệu điều
khiển mạch khuếch đại.

- Máy thu : ở máy thu sự vận chuyển cũng tương tự như thế.

203/223
(a) Hệ thống phát (b) Hệ thống thu

(H 9.11)

(H 9.12) minh họa một dạng sóng của tín hiệu hình sin ở ngã vào , tín hiệu vi phân e(t)
và tín hiệu tương ứng ở ngã ra bộ tích phân.

(H 9.12)

Trên thị trường IC điều chế và giải điều chế biến đổi độ dốc liên tục (Continuously
Variable Slope Delta, CVSD ) MC 3417 của hảng MOTOROLA có cấu tạo như sơ đồ
(H 9.11) được sử dụng rộng rãi trong điện thoại. (H 9.13) là sơ đồ chức năng của IC MC
3417.

204/223
(H 9.13)

Điều chế PCM vi phân ( Differential PCM, DPCM)

Điều mã xung vi phân DPCM là sự kết hợp hai phương pháp : điều chế Delta và điều mã
xung. Tín hiệu vi phân e(t), có từ điều chế Delta, được phát đi theo cách điều mã xung
nghĩa là sẽ được mã hóa với 2m mức, trong đó m là số bit của tín hiệu. Với cách điều
chế này số bit cần thiết cho việc mã hóa sẽ giảm đi rất nhiều nếu tín hiệu vào ít thay đổi,
điều này dẫn đến băng thông của kênh truyền sẽ giảm đáng kể, tuy nhiên sự quá tải độ
dốc vẫn là một vấn đề nghiêm trọng cần phải được quan tâm.

205/223
Cơ chế vận hành của Combo Chip
2914 COMBO chip

Để phục vụ cho việc phát tín hiệu số, các IC CODEC đã ra đời.

Có thể kể ra dưới đây một số IC đã có mặt trên thị trường:

- 2910A và 2911A là các IC mã hóa và giải mã (Codec), khi sử dụng kết hợp với IC làm
chức năng lọc 2912A.

- 2913 (20 chân) và 2914 (24 chân) là các IC vừa thực hiện mã hóa, giải mã và cả chức
năng lọc trong một chip, được gọi là combo chip.

- 2916 và 2917 là thế hệ sau, có cùng chức năng như 2913 và 2914 nhưng có it chân hơn
(16 chân).

Sau đây, chúng ta sẽ khảo sát một IC tiêu biểu: 2914.

Vận hành tổng quát

Các chức năng chính của 2914:

- Lọc dải thông tín hiệu tương tự trước khi mã hóa và sau khi giải mã.

- Mã hóa và giải mã tín hiệu âm thanh và tín hiệu của các cuộc gọi

- Mã hóa và giải mã các thông tin báo hiệu và giám sát.

- Thực hiện việc nén - giãn.

206/223
207/223
Độ tin cậy và vận tốc của Combo ship
Độ tin cậy của IC

Khi tất cả mạch đồng hồ và nguồn đều được nối vào, Combo chip 2914 được cấp nguồn
bằng cách cung cấp xung cho ngã vào đồng bộ khung phát (FSX) và/hoặc ngã vào đồng
¯
bộ khung thu (FSR), đồng thời áp vào chân Power Down Select ( PDN) mức TTL cao.
2914 có một reset nội khi được cấp nguồn (khi có sự gián đoạn và VBB hoặc VCC được
nối trở lại). Điều này bảo đảm tín hiệu số ra có hiệu lực và do đó duy trì sự hội nhập xa
lộ PCM của IC.

¯
Ở phần phát, ngã ra dữ liệu PCM (DX) và Transmit Timeslot Strobe( TSX) được giữ ở
trạng thái tổng trở cao trong khoảng thời gian của 4 khung (500μs) sau khi được cấp
¯
nguồn. Sau thời gian trể này Combo chip đi vào chế độ vận hành, các tín hiệu DX, TSX
, và tín hiệu báo (signaling) được định vị ở các khe thời gian riêng. Nhờ mạch auto-
zeroing ở phần phát mạch tương tự cần khoảng 60ms để đạt trạng thái cân bằng. Như
vậy, những thông tin báo hiệu như on/off hook gần như có hiệu lực tức thời trong khi
tín hiệu tương tự sẽ chỉ có hiệu lực sau 60ms.

Ở phần thu, chân Signaling Bit Output (SIGR) cũng được giữ ở mức thấp (inactive)
khoảng 500μs sau khi cấp nguồn và giữ trạng thái không tác động này cho đến lúc được
cập nhật bởi việc nhận khung báo hiệu (signaling frame)

¯
Để tăng độ tin cậy của hệ thống, chân TSX và DX được đưa lên trạng thái tổng trở cao
và chân SIGR giữ mức thấp khoảng 30μs sau một sự gián đoạn của xung đồng hồ chính
(CLKX). Sự gián đoạn có thể do điều kiện lỗi nào đó.

Chế độ giảm nguồn và chờ

Để tiết kiệm năng lượng tiêu thụ xuống tới mức tối thiểu (5 mW), hai chế độ giảm nguồn
được áp dụng cho 2914, trong đó hầu hết các chức năng của nó đều không được phép.
Ở chế độ này chỉ các mạch đồng hồ và đệm đồng bộ khung là được cấp nguồn (ở điều
kiện Enable).

¯
Chế độ giảm nguồn được thực hiện bằng cách đặt mức TTL thấp vào chân PDN.

Chế độ chờ được thực hiện cho phần phát và thu một cách riêng rẽ bằng cách đưa chân
FSX hay FSR xuống thấp trong khoảng thời gian 300ms. Khi cả phần thu và phát đều ở
chế độ chờ thì công suất tiêu thụ khoảng 12 mW.

208/223
Chế độ vận tốc cố định

Chế độ vận tốc cố định xảy ra khi nối DCLKR với VBB, lúc này, các mạch đồng hồ thu
phát chính thực hiện các chức năng:

- Cung cấp xung đồng hồ chính cho mạch lọc.

- Cung cấp xung đồng hồ chính cho mạch đổi tương tự - số và ngược lại.

- Xác định vận tốc bit vào ra giữa codec và xa lộ PCM.

Trong chế độ vận tốc cố định, vận tốc bit thu phát bằng với tần số xung đồng hồ và có
một trong các giá trị 1,536, 1,544, hay 2,048 Mbps.

Xung đồng bộ thu phát (FSX và FSR) là 8 KHz dùng xác định tần số lấy mẫu và độ rộng
của nó cho phép phân biệt khung có tín hiệu báo và khung không tín hiệu báo, xung có
độ rộng 1 bit dùng cho các khung không có tín hiệu báo và xung có độ rộng 2 bit dùng
¯
cho các khung có tín hiệu báo. Ngã ra timeslot strobe buffer enableTSX được dùng để
đưa từ mã PCM lên xa lộ PCM khi một mạch đệm bên ngoài được dùng để thúc đường
¯
này. TSX cũng được dùng như một xung cổng bên ngoài cho mạch đa hợp thời gian (H
9.15).

Dữ liệu phát ra trên xa lộ PCM từ ngã ra DX ứng với 8 cạnh lên (?) đầu tiên của xung
đồng hồ CLKX theo sau cạnh lên của FSX.

Tương tự, ở phần thu, dữ liệu được thu từ xa lộ PCM vào ngã DR ứng với 8 cạnh xuống
đầu tiên của xung đồng hồ CLKR. Các xung đồng hồ CLKX và CLKR được chọn bởi
chân CLKSEL và có thể có các giá trị 1,536; 1,544 hay 2,048 MHz.

Khi sử dụng nhiều kênh (mỗi IC sử dụng cho một kênh), tín hiệu FSX và FSR phải thực
hiện sự đồng bộ giữa các IC và hệ thống để bảo đảm rằng chỉ có một IC đang phát hay
thu ở một thời điểm.

(H 9.15) là sơ đồ khối và giản đồ thời gian cho hệ thống gồm có một kênh PCM dùng
2914 ở chế độ vận tốc cố định và hoạt động với tần số đồng hồ chính là 1,536 MHz.
Trong chế độ này, dữ liệu được truyền dưới dạng các xung ngắn (burst mode). Với một
kênh duy nhất xa lộ PCM chỉ tác động trong khoảng 1/24 thời gian khung.

Từ (H 9.15) có thể có các nhận xét sau đây:

- Vận tốc bit ra/vào bằng tần số xung đồng hồ chính 1,536 Mbps.

- Tín hiệu vào/ra codec là 64 kbps (=1.536KHz/24) PCM .

209/223
- Chân DX và DR chỉ tác động trong khoảng 1/24 thời gian khung (125 μs).

(H 9.16) là sơ đồ khối và giản đồ thời gian cho 24 kênh PCM - TDM vận hành với xung
đồng hồ chính là 1,536 MHz.

Chế độ vận tốc thay đổi

Chế độ này cho phép vận tốc dữ liệu vào /ra thay đổi được. Các xung đồng hồ chính vẫn
có các giá tri 1,536; 1,544 hay 2,048 MHz , được dùng cho mạch lọc và các mạch biến
đổi tương-tự-số, số-tương tự. Tuy nhiên, vận tốc tín hiệu thu/phát trên xa lộ PCM tùy
vào DCLKX và DCLKR.

Khi FSX ở mức cao, dữ liệu phát ra trên xa lộ PCM từ ngã ra DX ứng với 8 cạnh lên (?)
đầu tiên của xung đồng hồ DCLKX. Tương tự, khi FSR ở mức cao, dữ liệu trên xa lộ
PCM vào chân DR ứng với 8 cạnh xuống đầu tiên của xung đồng hồ DCLKR. Chế độ
hoạt động này còn được gọi là chế độ ghi dịch (Shift register mode).

Trên phần phát, từ PCM cuối cùng được lặp lại trong các khe thời gian thừa trong khung
thời gian 125 μs cho đến khi chân DCLKX được cấp xung và FSX lên mức cao. Điều
này cho phép từ PCM được phát ra trên xa lộ nhiều hơn một lần cho mỗi khung. Tín
hiệu báo không cần thiết trong chế độ hoạt động này vì nó không cung cấp phương tiện
để nhận dạng khung báo hiệu.

(H 9.17) là sơ đồ khối và giản đồ thời gian cho hệ thống gồm 2 kênh PCM -TDM dùng
2914 ở chế độ vận tốc thay đổi và hoạt động với tần số đồng hồ chính là 1,536 MHz, tần
số lấy mẫu 8 kHz và vận tốc dữ liệu thu/phát là 128 kbps.

Với tần số lấy mẫu 8 kHz, thời gian khung là 125 μs. Mỗi từ PCM 8 bit của mỗi kênh
được phát hay thu trong mỗi 125 μs. Cho 16 bit xảy ra trong 125 μs, cần đồng hồ phát
thu có tần số 128 kHz
1kenh 1khung 125μs 125μs 8,7125μs
8bit x 2kenh x khung = 16bit = bit

Bitrate = 1/ to = 1/7,8125 μs/ = 128 kbps

Tín hiệu cho phép phát /thu (FSX và FSR) cho mỗi codec tác động trong mỗi nửa thời
gian khung. Do đó, để hai IC thay phiên làm việc, tín hiệu FSX và FSR có tần số 8 kHz
với chu kỳ thao tác là 50% cấp thẳng cho một IC và lệch pha 180o cho IC kia.

Để mở rộng hệ thống lên 4 kênh, chỉ cần tăng tần số xung đồng hồ lên 256 kHz và tín
hiệu FSX và FSR vẫn có tần số 8 kHz nhưng chu kỳ thao tác là 25%.

210/223
Tín hiệu báo (signaling)

Tín hiệu báo chỉ được thực hiện ở chế độ vận tốc cố định (DCLKR=VBB). Các khung
báo hiệu của phần thu và phát độc lập với nhau và được nhận diện bởi tín hiệu đồng bộ
khung có độ rộng tăng gấp đôi so với tín hiệu đồng bộ của các khung thường.

Trong thời gian của một khung báo hiệu ở phần phát, IC mã hóa tín hiệu tương tự tới và
bit LSB của từ mã PCM được thay thế bởi tín hiệu trên chân SIGX.

Tương tự, đối với khung báo hiệu ở phần thu IC sẽ chỉ giải mã 7 bit cao, bit LSB sẽ xuất
ra chân SIGR và giữ ở đó cho đến khi khung báo khác tới.

Vận hành bất đồng bộ

2914 có thể vận hành theo phương thức đồng bộ và bất đồng bộ trong cả hai chế độ vận
tốc cố định và vận tốc thay đổi. Theo phương thức bất đồng bộ, xung đồng hồ thu phát
được cấp từ các nguồn riêng biệt. Và để phần thu phát có thể hoạt động hoàn toàn độc
lập với nhau, trong 2914 có các mạch biến đổi số-tương tự và các nguồn tham chiếu
riêng cho phần phát và thu.

Trong cả hai phương thức vận hành, các tín hiệu đồng hồ chính, đồng hồ vận tốc bit và
chốt khe thời gian phải được đồng bộ ở đầu mỗi khung. Trong chế độ vận tốc thay đổi,
CLKX và DCLKX phải được đồng bộ ở mỗi khung nhưng có thể có tần số khác nhau.
Phần thu hoạt động tương tự và độc lập với phần phát.

Vòng tương tự (analog loopback)

Một đặc trưng của 2914 là có khả năng thực hiện vòng tương tự bên trong IC cho phép
người sử dụng gửi một tín hiệu kiểm tra vào mạch và nhận tín hiệu ở ngã ra. (H 9.18)
cho thấy cách nối để thực hiện vòng tương tự : ngã ra PWRO+ nối vào ngã VFXI+, GSR
nối với PWRO- và VFXI- nối với GSX. Với mạch này người sử dụng có thể thực hiện
việc thử mạch đường dây từ xa bằng cách so sánh tín hiệu số đưa vào phần thu (DR)
với tín hiệu số tạo ra ở phần phát (DX). Một tín hiệu số 0 dBm đưa vào ngã DR sẽ nhận
được ở ngã ra DX một tín hiệu có giá trị +3 dBm.

211/223
(H 9.18)

Điện thế tham chiếu chính xác

2914 có mạch tạo điện thế tham chiếu bên trong riêng cho phần phát và thu và được điều
chỉnh trước khi xuất xưởng. Các trị tham chiếu này xác định độ lợi và đặc tính của IC.
Do thực hiện bên trong IC nên nó có độ chính xác rất cao.

Mạch lọc phát (transmit filter)

Ngã vào phần phát là một OP-AMP có độ lợi điện thế vòng hở là 5000 và độ lợi đơn vị
cho băng thông 1 MHz , mạch này cho phép điều chỉnh được độ lợi của dải thông bằng
cách thay đổi R1 hoặc R2 (H 9.19)

(H 9.19)

Để bảo đảm chất lượng tín hiệu của hệ thống, trong IC có các mạch lọc phát dùng tụ
khóa (switched capacitor) sau đây:

- Một mạch lọc hạ thông với độ suy giãm 35 dB ở tần số lấy mẫu.

212/223
- Một mạch lọc dải thông có đặc tuyến phẳng phù hợp với dải tần của kênh D của AT&T
và chuẩn CCITT

- Một mạch lọc thượng thông có đặc tuyến dốc đứng ở 200 Hz để loại bỏ tần số 50 Hz
(60Hz) của đường dây điện và các nhiễu có tấn số thấp khác.

Mạch khuếch đại công suất thu

2914 có một mạch khuếch đại công suất cân bằng có thể cho hai ngã ra riêng biệt để
dùng cho chế độ vi sai hoặc chế độ đơn. Điện trở tải cho chế độ đơn là 300? và cho chế
độ vi sai là 600? . Công suất tín hiệu thu được điều chỉnh bởi điện áp chân GSR. Khi nối
GSR với PWRO- công suất ra tối đa và khi nối với PWRO+ công suất ra tối thiểu. Công
suất thay đổi từ 0 dB đến -12 dB khi điều chỉnh GSR giữa PWRO+ và PWRO-.

Mạch (H 9.20) cho thấy cách thiết lập độ lợi mạch ở chế độ vi sai.

(H 9.20)

Trong (H 9.20) các giá trị điện áp ở các chân:

Vo+ ở PWRO+

Vo- ở PWRO-

Vo = (Vo+) - (Vo-)

R1 và R2 là các điện trở điều chỉnh độ lợi có mối giữa nối với GSR, được chọn thỏa điều
kiện:

R1 và R2 >10 k? và R1 // R2 <100k?.

Độ lợi A của mạch khuếch đại công suất:


1 + (R1/R2)
A= 4 + (R1/R2)

213/223
Trong thiết kế, giá trị R1 và R2 xác định từ biểu thức của A:

4A-1
R1/R2 = 1−A

Thí dụ:

- Nếu A = 1 (công suất ra tối đa), thì

R1/R2 = ∞ hay V(GSR) = Vo- (GSR nối với PWRO-)

- Nếu A=1/2 thì R1/R2 = 2

- Nếu A=1/4 (Công suất ra tối thiểu), thì

R1/R2 = 0 hay V(GSR) = Vo+ (GSR nối với PWRO+)

Để mạch vận hành với chế độ ngã ra đơn và độ lợi đơn vị, chỉ cần nối chân PWRO- với
chân GSR và lấy tín hiệu ra ở PWRO+.

Trên đây, chỉ điểm sơ lược một số tính năng của IC, còn rất nhiều đặc tính khác mà
trong giới hạn của giáo trình không đề cập tới, độc giả có thể tham khảo thêm trong Data
book của hảng INTEL.

214/223
Phụ lục giáo trình truyền số liệu
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT

ACIA : Asynchronous Communication Interface Adapter (Điều hợp giao tiếp truyền
thông bất đồng bộ) 4.5

ADC : Analog to Digital Converter (Biến đổi tương tự sang số) 1.9

ADCCP : Advance Data Communication Control Procedure (Nghi thức điều khiển
thông tin dữ liệu cao cấp) 6.7

AM : Amplitude Modulation (Điều chế biên độ) 2. 9

AMI : Alternate Mark Inversion (Luân phiên đảo chiều bit 1) 2.6

ANSI : American National Standard Institute (Viện chuẩn quốc gia Hoa Kỳ) 6.7

ASCII : American Standard Code for Information Interchange (Mã chuẩn của Hoa Kỳ
dùng trong trao đổi thông tin) 1.3

ASK : Amplitude Shift Keying (Khoá dời biên độ) 2.9

ATM : Asynchronous Time Division Multiplexing (Đa hợp phân thời gian bất đồng bộ)
8.15

BCC : Block Check Character (Ký tự kiểm tra khối) 3.7

BCP : Byte Control Protocol (Giao thức điều khiển byte) 6.3

BOP : Bit Oriented Protocol (Giao thức hướng bit) 6.3

BPSK: Binary Phase Shift Keying (Khoá dời pha nhị phân) 7.9

BSC, BISYNC : Binary Synchronous Communication (Truyền bất đồng bộ nhị phân)
6.4

CCITT : International Telegraph & Telephone Consultative Committee (Hội đồng tư


vấn điện thoại và điện tín quốc tế) 6.7

CODEC : Coder & Decoder (Mã hoá và giải mã) 1.4

215/223
CRC : Cyclic Redundancy Check (Kiểm tra dư thừa theo chu kỳ) 3.9

DAA : Data Access Arrangement 7.32

DAC : Digital to Analog Converter (Biến đổi số sang tương tự) 1.9

DCE : Data Communication Equipment 4.2

DPSK: Differential Phase Shift Keying 7.19

DTE : Data Terminal Equipment 4.1

EBCDIC : Extended Binary Coded Decimal Information Code (Mã BCD mở rộng) 4.3

ENIAC : Electronic Numerical Integrator And Calculator (Máy tính và tích hợp điện tử
số) 1.2

FCC : Federal Communication Commission (Hội đồng thông tin liên bang) 1.2

FCS : Frame Check Sequence (Chuỗi kiểm tra khung) 3.8

FDM : Frequency Division Multiplexing (Đa hợp phân tần số) 1.8

FDX : Full Duplex Transmission (Phát song công hoàn toàn) 1.6

FM : Frequency Modulation (Điều chế tần số) 2.9

FSK : Frequency Shift Keying (Khoá dời tần) 2.10

HDX : Half Duplex Transmission (Phát bán song công) 1.6

HDLC : High level Data Link Control (Điều khiển đường truyền dữ liệu mức cao) 6.7

IBM : International Business Machines Corporation (Công ty máy tính thương mại quốc
tế) 1.2

ISO : International Standards Orgazination (Tổ chức định chuẩn quốc tế) 1.2

LAP-B : Link Access Procedure-Balance (Nghi thức truy xuất đường truyền cân bằng
6.7

LRC : Longitudinal Redundancy Check (Kiểm tra dư thừa chiều ngang) 3.7

MODEM : Modulation & Demodulation (Điều chế và giải điều chế) 1.3

216/223
MSK : Minimum Frequency Shift Keying (Khoá dời tần cực tiểu) 7.7

NRZI : Nonreturn - to - Zero Inverted (Không quay về 0 - đảo) 2.5

NRZ-L : Nonreturn - to - Zero -Level (Không quay về 0) 2.5

OQPSK : Offset Quadrature Phase Shift Keying (Khoá dời pha vuông góc-offset) 7.12

PAM : Pulse Amplitude Modulation (Điều chế biên độ xung) 2.12

PAR : Peak to Average Ratio (Tỉ số trị đỉnh trên trị trung bình) 6.27

PCM : Pulse Code Modulation (Điều mã xung) 2.13

PLL : Phase Lock Loop (Vòng khoá pha) 1.11

PM : Pulse Modulation (Điều chế xung) 2.12

?M : Phase Modulation (Điều chế pha) 2.11

PPM : Pulse Position Modulation (Điều chế vị trí xung) 2.14

PSK : Phase Shift Keying (Khóa dời pha) 2.11

PTM : Pulse Time Modulation (Điều chế thời gian xung) 2.13

PWM : Pulse Width Modulation (Điều chế độ rộng xung) 2.14

QAM : Quadrature Amplitude Modulation (Điều chế biên độ vuông góc) 7.15

QPSK : Quadrature Phase Shift Keying (Khóa dời pha vuông góc) 7.10

ROP: Read Only Printer (Máy in chỉ đọc) 1.6

SNR : Signal to Noise Ratio (Tỉ số tín hiệu nhiễu) 1.5

SSBSC : Single Side Band Suppress Carrier (Điều chế đơn biên triệt sóng mang) 8.2

SDLC : Synchronous Data Link Control (Điều khiển đường truyền dữ liệu đồng bộ) 6.4

SSDA : Synchronous Serial Data Adapter (Điều hợp dữ liệu bất đồng bộ) 6.20

SX : Simplex Transmission (Phát đơn công) 1.6

217/223
TDM : Time Division Multiplexing (Đa hợp phân thời gian) 1.8

UART : Universal Asynchronous Receiver Transmitter (Mạch thu phát bất đồng bộ phổ
biến) 4.5

USART : Universal Synchronous & Asynchronous Receiver Transmitter (Mạch thu


phát đồng bộ/bất đồng bộ phổ biến) 4.5

VCO : Voltage Control Oscillator (Dao động điều khiển bởi điện thế) 7.3

VRC : Vertical Redundancy Check (Kiểm tra dư thừa chiều dọc) 3.7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A. BRUCE CARSON Communication systems

Mc. Graw Hill International Editions - 1986

2. WAYNE TOMASI Telecommunication - Voice/Data with fiber optic applications

Prentice- Hall International Editions - 1988

3. WILLIAM STALLING Data & Computer Communications

Maxwell Mac Millan International Editions - 1989

4.GILBERT HELD Data Communications

Sams Publishing - 1994

5. WILLIAM A. SHAY Understanding Data Communications and Network

PWS Publishing Company - 1995

6. FRED HALSALL Data Communications, Computer Networks and Open systems

Prentice- Hall International Editions - 1996

7. INTEL Microcommunications Handbook - 1988

218/223
Tài liệu tham khào truyền số liệu
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A. BRUCE CARSON Communication systems

Mc. Graw Hill International Editions - 1986

2. WAYNE TOMASI Telecommunication - Voice/Data with fiber optic applications

Prentice- Hall International Editions - 1988

3. WILLIAM STALLING Data & Computer Communications

Maxwell Mac Millan International Editions - 1989

4.GILBERT HELD Data Communications

Sams Publishing - 1994

5. WILLIAM A. SHAY Understanding Data Communications and Network

PWS Publishing Company - 1995

6. FRED HALSALL Data Communications, Computer Networks and Open systems

Prentice- Hall International Editions - 1996

7. INTEL Microcommunications Handbook - 1988

219/223
Tham gia đóng góp
Tài liệu: Truyền số liệu
Biên tập bởi: Nguyễn Trung Lập
URL: http://voer.edu.vn/c/3d5132e3
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Phần mở đầu của giáo trình truyền số liệu


Các tác giả: Nguyễn Trung Lập
URL: http://www.voer.edu.vn/m/23e0c821
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Những khái niệm cơ bản về truyền số liệu


Các tác giả: Nguyễn Trung Lập
URL: http://www.voer.edu.vn/m/7c750ad4
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Phổ tầng của tín hiệu


Các tác giả: Nguyễn Trung Lập
URL: http://www.voer.edu.vn/m/ac37468b
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Kỹ thuật mã hoá tín hiệu


Các tác giả: Nguyễn Trung Lập
URL: http://www.voer.edu.vn/m/c9e19495
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Điều chế tín hiệu


Các tác giả: Nguyễn Trung Lập
URL: http://www.voer.edu.vn/m/7a7cbd31
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Hệ thống tuyền dữ liệu và mẫu tín hiệu trong truyền dữ liệu
Các tác giả: Nguyễn Trung Lập
URL: http://www.voer.edu.vn/m/f13c3696

220/223
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: KT truyền bất đồng bộ


Các tác giả: Nguyễn Trung Lập
URL: http://www.voer.edu.vn/m/8e3b08c9
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Các chuẩn giao tiếp trong truyền tín hiệu


Các tác giả: Nguyễn Trung Lập
URL: http://www.voer.edu.vn/m/2bf3f586
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Giao tiếp của DTE và DCE đồng bộ


Các tác giả: Nguyễn Trung Lập
URL: http://www.voer.edu.vn/m/dd7fea53
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Các loại giao thức đồng bộ


Các tác giả: Nguyễn Trung Lập
URL: http://www.voer.edu.vn/m/27b7e2e9
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Một số IC truyền đồng bộ


Các tác giả: Nguyễn Trung Lập
URL: http://www.voer.edu.vn/m/c6fa4456
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Các cơ sở kỹ thuật liên quan


Các tác giả: Nguyễn Trung Lập
URL: http://www.voer.edu.vn/m/bcab22ba
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Modem đồng bộ và bất đồng bộ


Các tác giả: Nguyễn Trung Lập
URL: http://www.voer.edu.vn/m/a05672bb
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

221/223
Module: Các phương pháp đa hợp
Các tác giả: Nguyễn Trung Lập
URL: http://www.voer.edu.vn/m/0590ea2d
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Hệ thống truyền số


Các tác giả: Nguyễn Trung Lập
URL: http://www.voer.edu.vn/m/2b4d38da
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Điều chế Vi phân Delta


Các tác giả: Nguyễn Trung Lập
URL: http://www.voer.edu.vn/m/860a7d9a
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Cơ chế vận hành của Combo Chip


Các tác giả: Nguyễn Trung Lập
URL: http://www.voer.edu.vn/m/add05577
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Độ tin cậy và vận tốc của Combo ship


Các tác giả: Nguyễn Trung Lập
URL: http://www.voer.edu.vn/m/aa2d8a41
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Phụ lục giáo trình truyền số liệu


Các tác giả: Nguyễn Trung Tập
URL: http://www.voer.edu.vn/m/81ac9079
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

Module: Tài liệu tham khào truyền số liệu


Các tác giả: Nguyễn Trung Lập
URL: http://www.voer.edu.vn/m/24fdcace
Giấy phép: http://creativecommons.org/licenses/by/3.0/

222/223
Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam

Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources
– VOER) được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là xây dựng kho
Tài nguyên giáo dục Mở miễn phí của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong
phú. Các nội dung đểu tuân thủ Giấy phép Creative Commons Attribution (CC-by) 4.0
do đó các nội dung đều có thể được sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước
hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội.

Với sự hỗ trợ của Quỹ Việt Nam, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) đã trở thành
một cổng thông tin chính cho các sinh viên và giảng viên trong và ngoài Việt Nam. Mỗi
ngày có hàng chục nghìn lượt truy cập VOER (www.voer.edu.vn) để nghiên cứu, học
tập và tải tài liệu giảng dạy về. Với hàng chục nghìn module kiến thức từ hàng nghìn
tác giả khác nhau đóng góp, Thư Viện Học liệu Mở Việt Nam là một kho tàng tài liệu
khổng lồ, nội dung phong phú phục vụ cho tất cả các nhu cầu học tập, nghiên cứu của
độc giả.

Nguồn tài liệu mở phong phú có trên VOER có được là do sự chia sẻ tự nguyện của các
tác giả trong và ngoài nước. Quá trình chia sẻ tài liệu trên VOER trở lên dễ dàng như
đếm 1, 2, 3 nhờ vào sức mạnh của nền tảng Hanoi Spring.

Hanoi Spring là một nền tảng công nghệ tiên tiến được thiết kế cho phép công chúng dễ
dàng chia sẻ tài liệu giảng dạy, học tập cũng như chủ động phát triển chương trình giảng
dạy dựa trên khái niệm về học liệu mở (OCW) và tài nguyên giáo dục mở (OER) . Khái
niệm chia sẻ tri thức có tính cách mạng đã được khởi xướng và phát triển tiên phong
bởi Đại học MIT và Đại học Rice Hoa Kỳ trong vòng một thập kỷ qua. Kể từ đó, phong
trào Tài nguyên Giáo dục Mở đã phát triển nhanh chóng, được UNESCO hỗ trợ và được
chấp nhận như một chương trình chính thức ở nhiều nước trên thế giới.

223/223

You might also like