You are on page 1of 51

Các loại thuốc cần thiết để chăm sóc hoa lan

Mỗi loại bệnh trên cây hoa lan cần các loại thuốc đặc trị riêng, bài viết này là tổng hợp các
loại thuốc để phòng trừ các loại sâu bệnh trên cây hoa lan của bạn. Mong rằng sẽ giúp được
các bạn trong việc chăm sóc vườn lan của chính mình.
Bảng tổng hợp một số thuốc hay dùng trên lan:
Liều
Loại Tên thuốc Tên hoạt chất Ghi chú
lượng
Côn
Plutel 0.9 EC;Vibamec Abamectin Sâu, dòi đục lá
trùng
Decis 2.5 EC Deltamethrin 1cc/l Tiếp xúc Sâu
Insecticide Fipronil - 9.1% Mối
Basudin Kiến, mối
TERMIDOR 25 EC Phenylpyrazol Mối, kiến
Padan 95 SP 2g/l Tiếp xúc, Sâu rầy
Sherzol 205EC Cypermethrin 2cc/l Sâu, rệp, bọ trĩ
Dimethoate 21.5% + Tiếp xúc, nội
FENBIS 25EC Sâu, rệp
Fenvalerate 3.5% hấp
Tiếp xúc, xông
Pyrinex 20EC Chlorpyrifos 20% 3cc/l Sâu, kiến
hơi
Trebon 10ND Etofenprox (min 96%) Sâu khoang
Tiếp xúc, nội
Patox 95SP Cartap 1g/l Sâu rầy
hấp
Actara 25WG Thiamethoxam 0.1g/l Sâu, rầy, rệp, bọ trĩ
Molucide, Moi oc 6H Ốc sên
Deadline Bullét Metaldehde 4% Ốc sên
Permethrin 50EC 100ml Ốc sên
Helix 500WP Metaldehyde Ốc sên
Protein thuỷ phân Sofri protein 10DD Ruồi
Rầy
Kelthane 18.5EC Dicofol 18.5% 1-2cc/l Nhện đỏ
rệp
Serpa 2g/l Nhện đỏ, rệp vàng
Bassa 50ND Fenobucarb 50% 2g/l Rệp vàng, bọ trĩ, sâu
Comite 73 EC (Propazite) 2-3cc/l Nội hấp Nhện
Diazinon 5% +
Bi-58 40EC Rệp sáp
Isoprocarb 5%
thẩm thấu,
Danitol 10EC Fenpropathrin 10% 3cc/l Nhện đỏ, rầy rệp
xông hơi
Rệp sáp, rệp trắng,
Supracid 40ED/ND
rầy rệp
Suprathion 40EC
Bitox 40EC Rầy
Fenitrothion,
Ofatox 400EC Rệp
Trichlorfon
Rệp vảy (nhúng), rệp
Sago super 20EC Chlorpyrifos Methyl 2.5cc/l Xông hơi
sáp
Malathion 5g/4l Bọ trĩ, rệp vảy
5cc+20c
Dragon + SK 99 Chlorpyrifos Ethyl Bọ trĩ
c/8l
Nấm Zineb Bul 80 WP Zineb 2g/l Tiếp xúc Đốm vòng
Thán thư, đốm lá,
Dithane M45 80WP Mancozeb
cháy lá
Alfamil 25WP Metalaxyl 95% Thối nhũng
Dipomate 80WP Thán thư
Vicarben, Carben zin Carbendazime
Fosetyl Aluminium
Aliette 800 WG 2g/l Nội hấp
(min 95 %)
Trineb 80WP Maneb 2g/l Thán thư
Thiophanate-methyl:
Topsin M 70WP Mốc xám, thán thư
70%
Score 250 EC Difenoconazole 1g/l Thán thư, đốm vòng
Validacin 5L, Vanicide
Viladamycin Thối rễ
3SL
Ridomyl 72WP, Mexyl Metalaxyl
Thán thư
72WP 8%+Mancozeb 64%
Fosetyl-Aluminium
Alpine 80WDG
80%
Benlate 50WP 1g/l
Cerezan 1g/l
Vi Oxolinic acid (min 93
Starner 20WP Thối nhũng
trùng %)
Ditacin 8L Ningnamycin 8% Nội hấp Vi khuẩn, vi rút, nấm
Kasugamycin 2% +
Kasuran 47WP Copper Oxychloride Thán thư, thối nhũng
45%
Kasumin 2L Kasugamycin 70% Thối vi khuẩn
Kasugamycin 0.6% +
New kasuran Copper Oxychloride Héo rũ, rỉ sắt
16 %
Coc 85 Copper Oxychloride
Streptomycin + 1g+2viên
Tetracyline /1.5l
Stetomycin 5.4% +
Copper Oxychloride 6.6%
Benzalkonium
Benkocid, benkona 6-7cc/ l Sát khuẩn, rêu
Chloride
Rong Quaternary
Physan 20 Sát khuẩn, rêu
rêu Ammonium Salts20%

Viết tắt
ND: Nhũ dầu
BTN: Bọt thấm nước
LĐ: Lượng độc
Hạt (Granules - GR).
- Dung dịch đậm đặc
(Solution concentrates -
SL).
- Nhũ tương đậm đặc
(Emulsifiable concentrates
- EC).
- Nhũ tương cô đặc
(Concentrated emulsion -
CE).
- Bột thấm nước (Wetlatle
powders - WP).
- Huyền phù đậm đặc
(Suspension concentrates
- SC).
- Nhũ tương dầu/ nước
(O/W emulsions - EW).
- Nhũ tương - huyền phù
(Suspoemulsions - SE).
- Vi nhũ tương
(Microemulsions - ME).
- Hạt phân tán trong nước
(Water - dispersible
granules - WG).
- Huyền phù vi nang
(Microcapsulated
suspension - CS).
- Thuốc xử lý hạt giống
(Seed treatments - DS,
WS, LS, FS).
Một số loại thuốc phòng trừ nấm bệnh cho
vườn lan
Thời tiết thay đổi, hay mưa nhiều ít nắng là lúc nấm bệnh phát triển gây hại cho các cây lan
trong vườn, để chủ động phòng trừ nấm bệnh gây hại cho lan các bạn cần biết một số loại
thuốc để phun phòng trừ
Phòng trị côn trùng gây hại cho lan: Chúng ta có thể trồng các loại loại cây có mùi như: húng,
quế, bạc hà, xả… quanh vườn để xua đuổi các loại côn trùng gây hại hoặc dùng vòi nước tưới dưới
mặt lá để cuốn trôi ấu trùng, trứng của các loại côn trùng gây hại.

Khi các biện pháp này không có hiệu quả thì sử dụng các loại thuốc dưới đây luân phiên để tránh
lờn thuốc:
- Nhện đỏ: Nissorun, Pegasus, Dimethoate, Mitac, Rufast, Ortus, Comites, Abamectin, Kelthane
- Bọ trĩ: Videci, Visher, Vifast, Trebon, Banate 40SP, Supracide, Dragon (5cc) + SK99 (20cc)/ bình 8
lít
- Rệp sáp, rệp bột: Acephate + chất bám dính
- Rệp vảy: Malathion, Trebon

Phòng trị nấm bệnh:


- Thối gốc và thối rễ: Viben, Fudasol
- Thối mềm: Kasai
- Thối nâu: Streptomycin, Tetracylin
- Thối đen: Aliette, Ridomil, Vilaxyl
- Bệnh đốm vòng, khô cháy lá, đốm nâu, héo rễ: Tospin, Viben, Fudasol, Vicarben, Desoral
- Đen thân: Zin, Zineb, Carbenzim
- Bệnh đốm lá: Cabenzim + Dipamate, Cadilac, Thio – M, Dipomate
- Bệnh thán thư, thối nâu vi khuẩn: Kasumin, Saipan + Mexyl, Saipan + Alpine, Mexyl + Alpine

Thuốc trừ nấm bệnh Aliette

Chống thối rễ, thối thân, dùng tốt trong mùa mưa.

Thuốc trừ nấm CARBENZIM 500FL

- Thuốc trừ nấm nội hấp và tác dụng rộng. Trị tốt bệnh Thán thư trên lan.
- Có thể dùng để quét lên chổ bị bệnh, các vết thối nhũn.
- Không hôi.

Thuốc trừ nấm bệnh Viben - C

Là thuốc trừ bệnh có tác động tiếp xúc và nội hấp, có phổ tác dụng rộng trừ bệnh do nấm và vi
khuẩn gây ra, Trị thối gốc, thối rễ lan

Thuốc trừ bệnh TopSin M 70WP

- Thuốc lưu dẫn, nội hấp, đặc trị nhiều loại bệnh trên nhiều cây trồng khác nhau. Chuyên trị vàng lá.

Thuốc trừ bệnh Antracol

Thuốc trừ bệnh phổ rộng trên cây ăn quả, rau màu và lúa.
Rất an toàn cho cây, phun được ngay cả giai đoạn ra bông.
Thuốc trừ bệnh bổ sung vi lượng kẽm Zn++ dễ tiêu cho cây trồng → mặc áo giáp kẽm cho cây.
Dưỡng lá nuôi đòng, giúp tăng năng suất, chất lượng lúa.

Trừ nấm bệnh, vi khuẩn sinh học EXIN 4.5HP

Trừ nấm bệnh dạng sinh hoc: không độc hại cho con người và môi trường, không mùi.

Thuốc trừ sâu Suprathion 40EC

- Trừ rệp (sáp, vảy) rất tốt, diệt cả kiến, cuốn chiếu.
- Hiệu quả lâu dài.
- Lúc bị rệp, dùng 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.
- Dùng bàn chải đánh răng cọ vào chổ bị rệp càng tăng hiệu quả sử dụng. Sau đó phun toàn cây,
chậu.
- Chú ý: rất hôi.

Thuốc trừ nhện Ortus 5SC

- Pha chế thuốc trị nấm rẻ tiền dùng cho vườn lan có quy mô lớn:
Pha 1kg Sunfat đồng CuSO4 vào 80lit nước đựng trong thùng nhựa hoặc lu sành, pha 1kg vôi bột
vào 20 lít nước. Đổ dung dịch CuSO4 vào dung dịch vôi bột khuấy đều. Dùng một cây đinh sắt sạch
nhúng vào dung dịch đã pha. Sau khi lấy ra nêu thấy lớp đồng đỏ bám trên đinh sắt biến thành màu
đen thì cho thêm nước vôi vào cho đến khi đinh sắt không bị biến thành màu đen nữa thì pha thêm
10 lit nước để đem ra sử dụng.

.
Phòng và trị sâu bệnh cho lan
1. Phòng ngừa
- Khi mua lan về trồng cần phải kiểm tra kỹ lưỡng nếu cây khoẻ mạnh không bị sâu bệnh thì mới
tiến hành trồng chung với những cây khác.
- Dọn vệ sinh vườn lan sạch sẽ, thông thoáng. Trong giàn lan không nên để những cây lạ, to lớn (Ví
dụ: xoài, chôm chôm…) trong vườn lan vì dễ bị lây bệnh.
- Không nên trồng nhiều tầng (Ví dụ: trên treo, dưới luống) vì nguồn bệnh cây trên (nếu có) sẽ lây
xuống cây dưới thông qua việc tưới nước hay mưa.
- Khi giá thể trồng đã hư mục thì tiến hành thay kịp thời, tránh động nước, ẩm thấp. Thường xuyên
sang chậu, kết hợp tách chiết lan.
- Quan sát vườn lan thường xuyên để phát hiện những cây bị sâu bệnh kịp thời cách ly, xử lý.
- Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh định kỳ cho lan.
2. Trị sâu bệnh
Bệnh hại trên lan
- Bệnh đen thân cây lan: Do nấm Fusarium sp. gây nên. Phòng trị: Nên tách những cây bị bệnh để
riêng và dùng thuốc phòng trừ hay nhúng cả cây vào thuốc trị nấm. Nếu cây lớn hơn thì cắt bỏ phần
thối rồi phun thuốc diệt nấm như Carbenzim, Zin, Zineb 3/2000, Benlat 1/2000, Bendazol.
- Bệnh đốm lá: Do nấm Cercospora sp. gây nên. Bệnh thường phát sinh mạnh trên cây lan
Dendrobium sp., gây hại trong mùa mưa ở những vườn lan có độ ẩm cao. Phun thuốc trừ nấm (như
trên) Carbenzim + Dipamate: hỗn hợp thuốc hiệu quả cao hay Cadilac.
- Bệnh thán thư: Do nấm Colletotricum sp. gây ra. Bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa nên phải
phòng trừ trước. Thường cắt bỏ lá vàng rồi phun thuốc diệt nấm 5 - 7 ngày/phun 1 lần: Thio-M,
Cabenzim, Bendazol.
- Bệnh thối mềm vi khuẩn: Do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra. Vết bệnh có hình dạng bất
định, ủng nước, màu trắng đục, thường lan rộng theo chiều rộng của lá. Gặp thời tiết ẩm ướt mô
bệnh bị thối úng, thời tiết khô hanh mô bệnh khô tóp có màu trắng xám.
- Bệnh thối nâu vi khuẩn: Do vi khuẩn Erwnia carotovora gây ra. Ban đầu vết bệnh có màu nâu
nhạt, hình tròn mọng nước về sau chuyển thành màu nâu đen. Bệnh hại cả thân, lá, mầm làm các
bộ phận trên bị thối. Sử dụng Kasumin, dùng 1 trong những hỗn hợp: Saipan + Mexyl; Saipan +
Alpine; Mexyl + Alpine để phun phòng trị.
- Bệnh đốm vòng (đốm mắt cua): Do nấm Cercospora resae gây ra.
+Triệu chứng: Vết bệnh là những đốm nhỏ, hình mắt cua, hình trong hơi lõm, ỡ giữa màu nâu nhạt,
xung quanh có gờ nổi màu nâu đậm. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ, lá già tạo thành nhiều
vết nhỏ li ti làm lá vàng, nhanh rụng.
+ Phòng trừ: Dùng thuốc Topsin M 70 WD hoặc Score 250 ND, Bendazol, Carbenzim, Thio-M.
- Bệnh đốm vòng: Do nấm Alternaria rasae gây ra.
+ Triệu chứng: Vết bệnh hình tròn hoặc hình bầu dục, trên vết bệnh có các vòng đồng tâm khá rõ.
Khi gặp thời tiết ẩm ướt, ấm áp, trên vết bệnh thường hình thành một lớp nấm mốc màu đen gồm
cành và bào tử phân sinh của nấm gây bệnh. Bệnh thường gây hại trên các lá già, lá bánh tẻ làm lá
vàng dễ khô rụng.
+ Phòng trừ: Sử dụng Daconil 500 SC, Carbenzim + Dipomate, Cadilac.
Sâu hại lan
- Rệp vảy: rệp thường bám trên các thân giả hành còn non. Phòng trị bằng cách: Dùng bàn chải
chà xát rồi nhúng cây lan vào dung dịch thuốc Malathion 50 pha loãng, Sagosuper 20EC.
- Bọ trĩ: gây hại chủ yếu trong mùa nắng. Dùng Malathion 5 mg/bình 4 lít nước, phun 1 tuần/lần,
phun liên tiếp liên tục trong 3 tuần, Dragon (5cc) + SK99 (20cc)/bình 8 lít.
Bệnh thán thư hại cây Phong lan
Trên lá của cây phong lan, ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ mầu nâu vàng, sau đó
vết bệnh cứ tiếp tục phát triển rộng dần ra thành những đốm tròn có mầu nâu đậm. Bệnh có
thể tấn công ở mọi vị trí trên lá của cây.
Cây phong lan (giống Đăng lan và Cát lan) trên lá (chủ yếu là ở đầu lá) tự nhiên xuất hiện những
chấm nhỏ mầu nâu nhạt hơi vàng, sau đó phát triển rộng ra thành những đốm hình tròn mầu nâu
sẫm. Nếu nặng có thể làm cho lá bị khô một phần hoặc cả lá, trên chỗ bị bệnh xuất hiện những vân
vòng đồng tâm và những chấm đen.

Qua mô tả kết hợp với những hiểu biết về sâu bệnh hại trên cây phong lan, dự đoán rằng cây phong
lan của nhà bạn đã bị bệnh Thán thư (có người còn gọi là bệnh đốm than) gây hại. Bệnh này do
nấm Colletotrichum sp. gây ra. Ngoài cây phong lan bệnh còn gây hại cho khá nhiều lọai cây trồng
khác.

Trên lá của cây phong lan, ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ mầu nâu vàng, sau đó vết bệnh
cứ tiếp tục phát triển rộng dần ra thành những đốm tròn có mầu nâu đậm. Bệnh có thể tấn công ở
mọi vị trí trên lá của cây. Nếu tấn công ở chóp lá sẽ làm cho lá bị khô từ trên xuống, có khi xuống tới
2/3 chiều dài lá. Nếu bệnh tấn công ở gốc lá vết bệnh sẽ lan dần ra xung quanh, nếu nặng có thể
làm cho lá bị rụng. Sau một thời gian ở giữa vết bệnh chuyển dần sang mầu xám và xuất hiện
những vân vòng đồng tâm rộng khỏang 1 ly (như bạn đã thấy), sau đó xuất hiện các chấm nổi lên
mầu nâu đen, đó là đĩa bào tử. Nếu bị nặng có thể làm cho nhiều lá bị chết, thậm chí chết cả cây.

Nguồn bệnh tồn tại trong tàn dư của cây bị bệnh, trong đất, trong nguyên liệu để trồng phong lan.
Bào tử phân sinh lan truyền chủ yếu nhờ nước, nhờ gió, nẩy mầm xâm nhập vào trong lá phong lan
qua vết thương cơ giới hoặc trực tiếp qua biểu bì.

Bệnh thường phát sinh và gây hại từ tháng 3 đến tháng 10, nhưng tập trung nhiều nhất là vào
khỏang tháng 4 đến tháng 6. Trong điều kiện trời nóng, có mưa nắng thất thường, độ thông thóang
của giàn lan kém, tưới nước qúa nhiều tạo cho chậu lan luôn ẩm ướt...thường làm cho bệnh gây hại
nhiều hơn.

Để hạn chế tác hại của bệnh bạn có thể tiến hành một số biện pháp sau:

-Kiểm tra chậu lan thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp phòng trị kịp thời. Nên mạnh
dạn cắt bỏ những lá bị bệnh hại nặng đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để giảm bớt nguồn bệnh trong khu
vực giàn lan, tránh bệnh lây lan sang những chậu lan, cây lan khác.
-Trước khi trồng nếu có điều kiện bạn nên xử lý chậu lan và chất trồng lan (than củi, dớn, vỏ dừa...)
bằng dung dịch Formol 40% pha nồng độ 5% phun xịt lên chậu và chất trồng rồi phủ kín bằng bạt
nilon khỏang 2-3 ngày, sau đó mở bạt ra khoảng 1-2 ngày sau thì có thể trồng lan vào.
-Không nên tưới nước quá nhiều, nhất là vào buổi chiều tối. Nếu bệnh thường gây hại nặng thì
trong mùa mưa nên có mái che bằng nilon trắng vừa hạn chế nước mưa một cách chủ động, mà
vẫn đảm bảo có đủ ánh sáng cho cây.
-Không nên che kín bít bùng giàn lan, nên tạo cho giàn lan nhận được đầy đủ ánh nắng mặt trời
theo yêu cầu của từng lòai lan, tạo cho giàn lan thông thóang gió.
-Nếu thấy cây lan chớm có bệnh thì hạn chế tưới nước và dùng một trong vài lọai thuốc như:
Candazole 50WP; Bavistin 50SC; Topsin M 70WP; Vithi-M 70BTN... xịt định kỳ khoảng 7-10 ngày
một lần. Về liều lượng và cách sử dụng bạn có thể đọc hướng dẫn có in sẵn trên nhãn thuốc.
Bệnh thối đen cây phong lan
Bệnh có thể gây hại ở tất cả các độ tuổi của cây từ khi cây còn nhỏ cho đến khi cây đã
trưởng thành và cho bông. Và trên tất cả các bộ phận của cây lan, từ thân lá rễ đến cả bông
hoa, nhưng điển hình nhất vẫn là trên lá.
Bệnh này có thể do một số loài nấm như Phytopphthora
palmivora, P. cactorum...nhưng trong điều kiện nhiệt đới
nóng, ẩm như ở nước ta thì thường là do nấm P. palmivora
và đôi khi có cả nấm Pythium ultimum gây ra. Bệnh có thể
tấn công gây hại trên nhiều giống phong lan, nhưng thường
gây hại nhiều hơn trên giống lan Catleya (Cát lan) như giàn
lan của nhà bác.

Bệnh có thể gây hại ở tất cả các độ tuổi của cây từ khi cây
còn nhỏ cho đến khi cây đã trưởng thành và cho bông. Và
trên tất cả các bộ phận của cây lan, từ thân lá rễ đến cả
bông hoa, nhưng điển hình nhất vẫn là trên lá.

Trên lá, ban đầu vết bệnh chỉ là những vết nhỏ nhũn mọng nước mầu xanh tái, sau đó lan rộng dần
ra và nhanh chóng chuyển sang mầu đen, về sau có thể thấy những khuẩn ty mầu trắng trên vết
bệnh, nếu nặng có thể làm cho lá bị rụng sớm.

Để hạn chế tác hại của bệnh, bác có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Không nên trồng những cây lan có triệu chứng đã bị nhiễm bệnh.

- Không nên dùng giá thể là những chất liệu hút nước nhiều, giữ nước lâu như vỏ dừa khô...

- Trước khi trồng, chậu và giá thể phải được khử trùng bằng dung dịch Formol pha với nước theo tỷ
lệ cứ 5 phần Formol 40% pha với 100 phần nước, phun tưới lên chậu và giá thể sau đó dùng bạt
nilon phủ kín trong 2-3 ngày rồi mở ra khoảng một ngày cho bay hết mùi Formol sau đó mới trồng
cây lan vào.

- Không nên treo hoặc đặt chậu lan quá thấp để nước không bắn lên mỗi khi có mưa.

- Khi cây lan còn nhỏ nên có mái che mưa, vì giai đoạn này cây lan rất dễ bị nhiễm bệnh.

- Không nên trồng hoặc đặt chậu lan quá dầy, để giữ cho giàn lan luôn thông thoáng, khô ráo.

- Vào mùa mưa không nên tưới nước quá nhiều, không nên tưới nước quá trễ vào chiều tối, tạo ẩm
ướt cho giàn lan suốt đêm.

- Kiểm tra giàn lan thường xuyên, nếu phát hiện cây chớm bị bệnh cần đưa ra cách ly ở một khu
vực riêng để tiện chăm sóc và chữa trị.

- Khi cây bị bệnh có thể dùng một trong vài loại thuốc sau đây để phun xịt: Aliette 80wp; Vialphos
80BHN; Vitaxyl 35BTN; Ridomil 25WP... xịt định kỳ cách nhau khoảng một tuần một lần.
Dấu hiệu trên lá lan
Nhìn vào lá lan người ta có thể biết tình trạng của cây lan ra sao
1. Lá xanh đậm và quặt quẹo: dấu hiệu thiếu ánh sáng.
2. Lá vàng úa cây còi cọc: quá nhiều ánh sáng, quá nóng.
3. Lá cứng cát và hơi ngả mầu vàng: vừa đủ ánh sáng.
4. Lá bị đốm thối và loang dần: bị bệnh thối lá thối đọt.
5. Lá bị chấm, có sọc, có quầng: triệu chứng bị vi rút.
6. Lá bị đốm nhưng không loang: đọng nước và bị lạnh.
7. Đầu lá bị cháy: muối đọng trong chậu vì bón quá nhiều, hoặc lá già.
8. Lá nhăn nheo: thiếu độ ẩm hay thối rễ.

Lan bị bị thiếu nắng

Lan bị thối lá

Lan Lan bị nhiễm virus

Lan bị nhiễm virus


Lá già
Lan bón nhiều phân

Lan bị lạnh

Lan bị rệp cắn

Bẩy trường hợp kể trên đã được trình bầy cặn kẽ trong các bài: "Hoa lan và Ánh Sáng, Sâu bọ
Bệnh tật", "Môi trường Bệnh tật và Sâu bọ" trong mục "Cách Trồng Lan". Vì vậy xin miễn nhắc lại.

Khi thấy lá lan nhăn nheo, đó là dấu hiệu của tình trạng: Thiếu độ ẩm hay thối rễ.

Tưới quá thường xuyên, rễ lan lúc nào cũng ướt dễ sinh ra bệnh và thối rễ. Xin đừng nhầm lẫn giữa
ẩm và ướt. Rễ lan ưa tình trạng lúc ẩm, khi khô, cho nên khi tưới hãy tưới cho thật đẫm, xong rồi
nên đợi 2-3 ngày hay một tuần sau cho khô rễ rồi mới tưới tiếp.

Vấn đề này tùy thuộc vào:


• Khí hậu nóng hay lạnh.
• Vật liêu trồng lan có thoát nước hay không.
• Chậu lớn hay nhỏ.

Nên nhớ rễ có nhiệm vụ hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây. Nếu vật liệu nuôi trồng khô ráo, rễ
sẽ mọc dài ra để tìm nước. Trái lại lúc nào cũng có sẵn nước ở bên, rễ sẽ không mọc thêm ra nữa.
Ngay cả những giống lan cần phải tưới nhiều như Vanda chẳng hạn, cũng đợi một vài giờ sau cho
khô rễ rồi hãy tưới hay phun nước. Nhưng nếu tình trang sũng nước kéo dài ngày này qua ngày
khác, rễ sẽ bị thối. Rễ bị thối, không có gì để hút nước, lá cũng có thể thấm nước nhưng không đủ
để nuôi cây cho nên lá bị nhăn nheo, thân, bẹ cây bị tóp lại.
Chúng ta cũng đừng nhầm lẫn giữa thối rễ và tưới không đủ nước. Nếu tưới không đủ, cây sẽ bị
cằn cỗi và không tăng trưởng đúng mức chứ không bị nhăn nheo, ngoại trừ trường hợp bỏ quên
không tưới cả tháng. Những loại lan có lá dài và mềm như Oncidium, Brassia hay Odontoglossum...
khi thiếu nước lá sẽ có triệu chứng chun xếp lại. Nếu tưới thấy lá lan vàng ra, mềm nhũn và rụng đó
là dấu hiệu của việc tưới quá thường xuyên và hậu quả là thối rễ, lá nhăn nheo và rụng (ngoại trừ
trường hợp của những loài lan rụng lá vào cuối mùa thu).
Khi lá lan bị nhăn nheo hay mềm nhũn, chứng tỏ tình trạng rễ bị thối. Ta hãy:
• Rút cây ra khỏi chậu.
• Rửa rễ và cây cho sạch.
• Cắt bỏ rễ thối.
• Phun thuốc sát trùng, diệt nấm.
• Trồng lại với vật liệu mới đã ngâm nước tối thiểu 24 giờ.
Cách phòng và trị bệnh đốm lá trên lan
Khi gặp thời tiết thuận lợi hoặc thiếu dinh dưỡng bệnh gây hại rất nhanh và ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển và ra hoa của cây
Bệnh đốm lá do Cercospora sp. gây hại là một trong những bệnh hại phổ biến trên phong lan. Bệnh
thường gặp trên các giống lan Dendrobium, Mokara, Oncidium…
Khi gặp thời tiết thuận lợi hoặc thiếu dinh dưỡng bệnh gây hại rất nhanh và ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển và ra hoa của cây.

1. Triệu chứng
Bệnh thường xuất hiện trên lá. Vết bệnh phân bố đều cả hai mặt lá, triệu chứng ban đầu là những
chấm tròn màu nâu xám hay vàng nâu, xung quanh vết bệnh có quầng vàng. Mặt dưới lá có những
đốm đen nhỏ li ti. Khi cây bệnh nặng lá có màu vàng và dễ bị rụng.

2. Tác nhân gây bệnh


- Bệnh đốm lá do Cercospora sp. gây hại.

- Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh

- Bệnh thường phát sinh ở những vườn lan có độ ẩm cao và phát triển vào mùa mưa.

- Đặc biệt đối với những vườn thiếu dinh dưỡng và chăm sóc kém bệnh gây hại nặng, lá vàng và dễ
rụng.

3. Biện pháp phòng trị


- Dọn vệ sinh vườn tược, thu gom toàn bộ tàn dư thực vật và đem ra xa để chôn hoặc đốt.

- Phun thuốc phòng bệnh khi mới ra cây (cây còn nhỏ, chưa xuất hiện triệu chứng bệnh).

- Đối với cây bệnh nhẹ: cắt tỉa phần vết bệnh trên lá sau đó bôi thuốc trị nấm.

- Khi phun thuốc trị bệnh phải phun đều hai mặt lá và ngay sau đó (khoảng 01 giờ đồng hồ) phải bổ
sung phân bón lá hoặc phân vi lượng.

- Khi cần thiết có thể sử dụng một trong các loại thuốc bảo vệ thực vật sau: Rydomyl Gold 68 WP,
Dipomate 80 WP, Carbenzim 500 FL, hỗn hợp Carbenzim với Dipomate…

* Lưu ý: Phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tuân thủ nguyên tắc 4 đúng:
đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc và
đúng cách.

4. Một số hình ảnh triệu chứng đốm lá do Cercospora sp. trên lan
a) Triệu chứng đốm lá do Cercospora
sp. trên Dendrobium

b) Triệu chứng đốm lá do Cercospora


sp. trên Mokara
c) Triệu chứng đốm lá do Cercospora
sp. trên Oncidium

d) Triệu chứng đốm lá do Cercospora


sp. trên Grammatophyllum (Hoàng Hậu)
Chăm sóc lan trong mùa mưa
Bây giờ đã là những ngày đầu tháng 5, một vài trận mưa đầu mùa xuất hiện, và đây cũng là
giai đoạn mà đa số các loại lan từ lan dendro, ngọc điểm, Cattleya và một số loại lan rừng
phát triển mạnh mẽ.
Sau tết (giữa tháng 2), nếu các bạn để ý khi mà các bông hoa lan
đã tàn rụng thì phần gốc của các cây lan dendro bắt đầu đâm ra
hàng loạt rễ mới xanh um..báo hiệu mùa phát triển mạnh mẽ của
lan đã đến.

Đến khoảng tháng 3-4 thì hàng loạt cây con (keiki) thi nhau mọc ra.
Đây là thời điểm rất tốt để các bạn có thể chiết tách và nhân giống
dendro, cattleya hay lan rừng, vì trong vài tháng tới sẽ là mùa phát
triển của chúng.

Khi mùa mưa đến (cuối tháng 4 - đầu tháng 5, ở miền Tây) sẽ là giai đoạn cây lan phát triển rất
mạnh mẽ. Nếu trong giai đoạn này cây được vỗ béo tốt thì việc đến cuối năm cây lan của bạn nở
thật nhiều hoa là rất hứa hẹn.

Một số lưu ý về việc chăm sóc lan từ sau tết đến mùa mưa

Trong thời điểm này do thời tiết còn rất nóng như ở miền Tây, nên việc tưới nước 2-3 lần / ngày cho
vườn lan là cần thiết. Còn về phân bón cho lan có thể sử dụng NPK 30-10-10 để giúp bộ lá phát
triển tốt, vài tuần bạn phun xen kẽ 1 lần NPK 20-20-20 nhằm giúp thân lan được cứng cáp.. Đồng
thời khoảng 10-15 ngày phun 1 lần B1 để giúp cây ra nhiều rễ.

Khi những cơn mưa đến, bạn phải hết sức chú ý đến việc phun thuốc phòng trừ nấm bệnh cho
cây...Sau những trận mưa đầu mùa nên phun 1 lần thuốc trừ nấm bệnh. Và phun lại định kì hàng
tháng.

Một số lưu ý khi bạn phun thuốc cho lan:

Khi xịt thuốc trừ nấm bệnh cho lan, bạn chỉnh bec phun thật sương đồng thời phun nhanh tay cho
ướt đều bộ rể và toàn bộ lá cây (tránh phun thuốc trực tiếp lên hoa, sẽ làm hoa héo).

Trước khi phun thuốc thì cây cần được cung cấp đầy đủ ẩm độ, nước.

Nên phun vào sáng sớm (trước 8h30) trước khi nắng nóng xuất hiện. Và tưới xả lại vào buổi chiều
khi nắng giảm nhiệt.
Phòng trừ bệnh trên cây lan
Bệnh hại lan là một trong những khó khăn và trở ngại của những người trồng lan. Bệnh gây
hại trên rễ, thân, giả hành và hoa. Trên rễ, thân và giả hành nếu không phát hiện sớm và
chữa trị kịp thời có thể làm cho cây suy yếu rồi chết.
Như các cây trồng khác, cây lan cũng bị gây hại do nấm và vi khuẩn. Bệnh hại lan là một trong
những khó khăn và trở ngại của những người trồng lan. Bệnh gây hại trên rễ, thân, giả hành và hoa.
Trên rễ, thân và giả hành nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể làm cho cây suy yếu
rồi chết. Bệnh trên lá và hoa gây mất vẻ mỹ thuật không trầm trọng đến mức chết cây. Sau đây là
các bệnh do nấm và vi khuẩn thường gặp trên cây lan.

BỆNH THỐI ĐEN (BLACK ROT)

Tác nhân: Nấm Phytophthora palmivora, Buti


(Phytophthora cactorum, Shroet). Theo tài liệu của
Hội hoa lan Hoa Kỳ còn có thêm tác hại của nấm
Pythium ultimum, Trow. cùng có một lúc hoặc riêng
lẻ.

Triệu chứng: Bệnh này tiêu biểu và tai hại nhất cho
bất kỳ họ nào của lan, Cattleya đặc biệt dễ nhiễm
bệnh. Bệnh nặng được quan sát vào mùa mưa ẩm
hoặc trong suốt thời kỳ có sương mù của mùa lan.
Cây sẽ bị chết sau một thời gian bị nhiễm bệnh.

Nấm bệnh có thể tấn công bất kỳ bộ phận nào của


cây lan, tạo ra sự rữa nát của mô cây. Ở lá đầu
tiên là những đốm ngậm nước lan rộng ra nhanh
chóng và sau đó chuyển sang màu nâu hoặc đen. Trong điều kiện lạnh và ẩm có thể thấy những
khuẩn ty trắng trên vết bệnh. Cây bị chết khi sự nhiễm bệnh vươn tới đỉnh mầm. Nấm bệnh có thể
tấn công bộ rễ hay phần ngọn, tạo nên những đốm hoại tử dần dần lan rộng lên hoặc xuống làm
rụng cả bộ lá của cây. Hoa bị bệnh tấn công tạo thành vết hoại tử màu đen, có hoặc không có
quầng. Hoa còn non bị bệnh thường bị rụng khỏi cuống hoa. Toàn cuống hoa có thể bị sẹo lõm
xuống, nếu một vài phần bị nấm bệnh tấn công.

Phòng trừ

+ Giữ sự thông thoáng trong vườn lan, tránh trồng quá dầy.
+ Tưới ít nước vào mùa mưa ẩm, nhất là khi dự đoán được thời điểm bệnh bộc phát mạnh trong
năm.
+ Tạo sự thoát nước tốt trong việc trồng lan.
+ Giữ cây con tránh bị mưa trực tiếp bằng cách phủ bạt nylon trong suốt mùa mưa vì cây con rất dễ
bị nhiễm bệnh.
+ Không dùng những cây bị nhiễm bệnh để nhân giống.
+ Phun thuốc trừ nấm đặc trị Fosetyl – aluminum (tên thương phẩm Aliette 80 WP). Aliette 80 WP là
thuốc trừ nấm có tính lưu dẫn hai chiều từ lá xuống rễ và ngược lại. Phun ở nồng độ 1 – 2‰. (phần
ngàn) phun cách nhau 5 – 7 ngày để trừ bệnh và 10 – 15 ngày một lần để phòng bệnh. Phun lúc
bệnh chớm phát hoặc phun phòng vào thời điểm bệnh thường phát sinh nặng trong năm là tốt nhất.

BỆNH THỐI ĐEN GỐC (TÀN ÚA) (BLACK LEG)


Tác nhân: Nhiều loại nấm gây ra nhưng phổ biến
nhất là Fusarium oxysporum, Schiect.

Triệu chứng: Nấm gây bệnh qua bộ rễ hoặc nhánh


non gần cổ rễ và lan dần lên cây. Các cây bị nhiễm
bệnh nặng có thể chết 3 hoặc 6 tuần lễ sau khi bị
nhiễm. Tuy nhiên, bình thường cây sẽ sống từ 1
năm hoặc lâu hơn trong trạng thái suy yếu liên tục.
Bệnh được tìm thấy ở trong căn hành như một
vòng hoặc một dải màu tím trong các lớp biểu bì và
hạ bì với những chùm mạch hồng nhạt, cuối cùng
toàn căn hành có thể bị nhiễm bệnh và chuyển
sang màu tía.

Phòng trừ

+ Loại bỏ tàn dư bệnh và giá thể cũ.


+ Nhúng hay nhấn chìm cây bệnh từ 10 – 15 phút trong thuốc trừ nấm Thiophanate methyl (tên
thương phẩm là Vithi M – 70 BTN) hoặc Iprodine (tên thương phẩm Rovral 50 WP). Pha nồng độ 1
– 2‰ (1 – 2 phần ngàn) cũng có thể phun qua lá cách nhau 7 – 10 ngày 1 lần.

BỆNH THÁN THƯ (ĐỐM VÀNG) (ANTHRACNOSE)

Tác nhân: Nấm Colletotrichum glocosporioides,


Saco.

Triệu chứng: Bệnh xảy ra nặng ở vùng nhiệt đới


hơn là ôn đới. Bệnh có thể tấn công bất kỳ các
phần từ nào trên mặt đất. Lá thường bị tấn công
nhiều nhất. Triệu chứng đầu tiên là lá có chấm tròn
màu nâu đỏ chuyển sang nâu, lan rộng ra thành
nhiều vòng đồng tâm. Có nhiều dạng tùy loại lan,
có loại ở vòng ngoài có màu vàng, có loại ở vòng
ngoài có màu nâu đậm hơn ở trong, sau cùng sẽ
khô cháy. Vết bệnh ở giả hành theo dạng hình tròn
hoặc không đều, lõm sâu nhiều hay ít, vàng tới
xanh nhạt. Trên các hoa già hay yếu bị các đốm nhỏ tròn từ nâu tới đen phát triển trên lá đài và
cánh hoa, các đốm này phủ lên một vùng rộng đôi lúc cả nụ hoa.

Phòng trừ

+ Khi bệnh xảy ra, cần chăm sóc cẩn thận và cách ly các cây nhiễm bệnh.
+ Giảm nhịp độ tưới nước, nên tưới vào sáng sớm để mau khô.
+ Phun thuốc trừ nấm Thiophanate methyl (tên thương phẩm Vithi M 70 BTN) hoặc Carbendazim
(tên thương phẩm là Vicarben 50 BTN và 50 HP), pha nồng độ 1 – 2‰.

BỆNH THỐI NÂU DO VI KHUẨN (BACTERIAL BROWN SPOT)


Tác nhân: Vi khuẩn Pseudomonas gladioii
(Pseudomonas cattleya, Savulescu).

Triệu chứng: Trong suốt mùa mưa bệnh trở nên


quan trọng, bệnh lan rộng nhanh và gây hại nặng.
Những cây lan thuộc giống Dendroblum hầu như
đều nhiễm bệnh. Bệnh khởi đầu là một đốm nhỏ,
ngậm nước trên lá, dưới điều kiện nóng và ẩm vết
bệnh lan rộng ra dần cả lá. Phần bị bệnh thường
có dạng nhũn, ướt trong đó vi khuẩn được lan
truyền do nước văng tung tóe.

Phòng trừ

+ Chỉ nên mua hoặc tách chiết các cây không có mầm bệnh và cách ly ít nhất 4 tuần trước khi nhập
chung vào vườn.
+ Cách ly những cây bệnh. Tưới ít nước cho cây trong suốt thời kỳ bệnh bộc phát và tưới vào lúc
sáng sớm để mau khô.
+ Tránh gây thương tích cho cây trong suốt mùa mưa.
+ Giảm lượng phân đạm, gia tăng lượng kali.
+ Thuốc kháng sinh Streptomycin nitrate có thể hạn chế sự bộc phát bệnh, nên phun thuốc kháng
sinh vào chiều tối, tránh phun lúc nắng gắt. Thuốc có thể độc cho những dòng lao Vanda. Thuốc trừ
nấm gốc sulfate đồng hạn chế được vi khuẩn, có thể gây độc cho một số giống lan, đặc biệt có cây
ra hoa và khi nhiệt độ trên 320C. Có thể phun thuốc Kasuran WP nồng độ 1 – 1,5‰. tránh phun cho
lan con và không phối hợp hoặc phun liền ngay sau đó các loại thuốc có tính kiềm như lưu huỳnh,
vôi và thiophanate methyl.

BỆNH THỐI MỀM DO VI KHUẨN (BACTERIAL SOFT ROT)

Tác nhân: Vi khuẩn Erwinia carotorova (Jones) Holland

Triệu chứng: Bệnh này thường gây hại trên nhiều


loài rau cải, cây trang trí hoa và lá, lan các loại
Cattleya, Oncidium, Cymbidium, Phalaenopsis,
Vanda… Một loài vi khuẩn tên là Erwinia
chrysanthemi được báo cáo từ lan Phalaenopsis.

Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua những vết thương


tạo nên vết thối ướt với mùi hôi khó chịu. Vết thối
lan nhanh trong lá và rễ, chậm ở căn hành và giả
hành. Thời tiết khí hậu nóng và ẩm giúp bệnh phát
triển mạnh. Vi khuẩn dựa vào nước mưa và nước
tưới văng ra để di chuyển từ cây này sang cây
khác.

Phòng trừ: Giống như cách phòng trừ bệnh thối nâu do vi khuẩn Pseudomonas gladioii.
Những hiện tượng và bệnh thường gặp trên
phong lan
Những dấu hiệu bất thường xuất hiện trên lá lan như mảng đen, những đốm tròn mọng nước
hay những dấu vết bất thường khác bạn cần chú ý quan sát xem cây lan của mình có phải bị
bệnh không. Dưới đây là các dấu hiệu bạn cần chú ý để kiểm tra cây lan của mình.
I. Lá:

1. Lá bị vàng: Điều này là bình thường nếu chỉ có lá già bị


vàng, nếu lá non, cổ cây cũng bị vàng và mềm đi, chúng ta
phải xem xét các trường hợp sau:

- Cây bị thừa sáng, ta phải che thêm lưới hoặc dùng loại
lưới phù hợp hơn.
- Nhiệt độ quá thấp.
- Cây thiếu phân Nitrogen.
- Cây bị hư rễ.

2. Lá bị từng mảng đen:

- Lá bất ngờ bị từng mảng nâu, đen, cây có thể bị dư sáng hoặc sáng trực tiếp, kiểm tra lại
lưới.
- Các vết đen không xuất hiện tại các vùng bị chiếu sáng quá mức, cây có thể bị vi khuẩn
hoặc nấm. Tách riêng cây bị bệnh, ngưng tưới trong một thơi gian, cắt bỏ lá bị bệnh, dùng
thuốc trừ vi khuẩn, nấm xịt cho cây.

3. Giả hành nhăn nheo: đây là một biểu hiện của sự mất nước, gây ra bởi các nguyên
nhân:

- Ẩm độ của vườn quá thấp.


- Chế độ tưới không đủ nước.
- Rễ bị hư.

4. Đầu lá bị đen:

- Cây bị dư phân, đặc biệt thường xảy ra với cây địa lan,
ngưng tưới phân.
- Có các loại muối kim loại hoà tan trong nước, đem nước
đi phân tích và xử lý.
- Cây bị nấm, cắt bỏ chỗ bệnh, xịt thuốc nấm.

5. Xuất hiên những đường sọc, chấm nhỏ mầu nâu trên
lá:

- Cây có thể bị nhiễm siêu vi, gửi mẫu tới các cơ sở khoa
học xét nghiệm, nếu đúng bị nhiễm siêu vi, cần tiêu huỷ triệt
để bằng cách đốt bỏ tránh lây nhiễm cho các cây khác.

6. Xuất hiện những đốm tròn trên lá, đầu tiên màu đỏ
nâu sau chuyển qua màu đen:
- Cây bị nấm, lây nhiễm do các vết chích của côn trùng cộng với môi trường vườn ẩm ướt.
Giảm độ ẩm xuống, ngưng tưới vài hôm, phun thuốc trừ nấm.

II. Hoa:

1. Hoa bị xấu:

- Nếu hoa bị xấu nhiều lần, do cây bị biến dị , tốt nhất là huỷ
cây đó đi.

Hiện tượng hoa bị xấu bất ngờ:

- Nhiệt độ quá cao, ẩm độ quá thấp trong quá trình hình


thành và phát triển của phát hoa.
- Hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón làm tổn thương
nụ hoa.
- Sự phát triển bất thường, không đúng qui cách, xảy ra không thường xuyên cũng như
không thể giải thích được của nụ hoa.
- Cây bị nhiễm virus, tiêu huỷ cây.

2. Hoa tàn đi rất nhanh, đài hoa, cánh hoa bị khô đi rất nhanh, hoa không thể nở
được:

- Không khí bị ô nhiễm.


- Thời tiết thay đổi đột ngột.
- Sư thụ phấn hoa bởi nhiều nguyên nhân.

3. Xuất hiện các đốm tròn trên hoa:

- Xuất hiện những màng đen như mồ hóng, các đốm tròn nâu, đen, hơi hồng trên hoa ngay
sau khi hoa nở, cây bị nhiễm nấm, Botrytis, (Từ này không chắc lắm vì không thấy trong từ
điển). Giảm độ ẩm của vườn, tăng cường thông gió, loại bỏ các hoa đã bị bệnh ra khỏi
vườn.

4. Xuất hiện các vết chích trên hoa:

- Hoa bị tấn công bởi các loại côn trùng, muỗi, bọ trĩ….Phun thuốc malathion.

5. Hoa bị các vết thương, bầm giập:

- Hoa bị tổn thương bởi hoá chât, nhện đỏ.


- Sên và ốc sên , dùng mồi độc để diệt ốc.
- Gián đất, dùng thuốc xịt lên cây, rễ và cả trên đất. Các loại côn trùng này tấn công cả lên rễ
cây.

6. Xuất hiện những đốm màu sắc bất thường trên hoa:

- Cây bị nhiễm virus, tiêu huỷ triệt để nếu sự lây nhiễm virus được xác nhận sau khi kiểm
nghiệm.

III. RỄ:
1. Cây bị mất rễ: có rất nhiều nguyên
nhân và khó chuẩn đoán:

- Dư nước.
- Nấm gây đen rễ, khô rễ, sử dụng thuốc
nấm..Aliette, Carbendazim….
- Sên, ốc sên, gián…
- Nước hoà tan quá nhiều muối.
- Giá thể quá cũ, chậu trồng bị hư hỏng,
trồng lại bằng giá thể mới.

2. Rễ bị hư hỏng hoàn toàn:

- Rễ xuất hiện các khối đen, nâu nhớt bao


phủ, do ẩm độ quá cao, cần để cây khô ráo
giữa hai lần tưới.

- Các loại côn trùng ăn rễ. Cần xịt thuốc định kỳ cho vườn lan.
Phòng bệnh trên lan cắt cành
Trong những năm gần đây, lan cắt cành được trồng phổ biến rất phổ biến, gồm các giống
như: Dendrobium, Mokara và địa lan. Gần đây nhất là lan hồ điệp cũng là một trong những
nhóm hoa lan sẽ được đưa vào khai thác như hoa lan cắt cành. Nhưng việc chăm sóc và
phòng ngừa sâu bệnh trên lan cắt cành gặp vô vàng khó khăn.
I. Các loại bệnh hại lan cắt cành

1.1. Bệnh lan bị tuột lá chân

Đặc điểm: Loại bệnh này thường gặp ở những vườn trồng lan Mokara. Phần lá chân của cây lan
(sát mặt giá thể) thường vàng, héo và sau đó rụng lá. Bệnh thường xuất hiện ở những cây lan suy
dinh dưỡng còi cọc, đến khi trồng lại tưới nhiều nước.
Phòng trị: Sử dụng Ridomil với liều lượng 30g/lít.

1.2. Bệnh thối đen lá non

Đặc điểm: Bệnh đen lá non thường xuất hiện trên những vườn trồng lan Mokara. Vết bệnh ban đầu
là những chấm đen nhỏ li ti, sau đó vết bệnh lan rộng và làm thối cả một vùng rộng lớn. Nguyên
nhân là do điều kiện trồng quá ẩm.
Phòng trị: Hạn chế tưới nước. Khi bệnh có dấu hiệu nặng thì sử dụng Physan 20 hoặc Ridomil.

Để việc tưới nước và bón phân cho lan mokara đạt hiệu quả, mời các bạn xem bài viết: Tưới nước
bón phân cho Vanda và Mokara đúng cách hoặc bài viết Chia sẽ một số kinh nghiệm trồng lan
Mokara

1.3. Bệnh đốm lá trên lan

Đặc điểm: Do nấm Cercospora sp. gây ra (Tìm hiểu thêm về loại nấm Cercospora sp). Bệnh
thường phát triển phổ biến ở những vườn lan trồng Dendrobium và lan Mokara. Gây hại chủ yếu
trong mùa mưa, ở những vườn có ẩm độ cao. Vết bệnh là những đốm nhỏ tròn màu đen, hình trong
hơi lõm, ở giữa màu nâu nhạt, xung quanh có gờ nổi màu nâu đậm. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá
già.

Phòng ngừa bệnh đốm lá trên lan: Thường xuyên dọn vệ sinh vườn lan. Phun thuốc phòng bệnh
khi cây còn nhỏ, chưa xuất hiện triệu chứng bệnh.
Xử lý khi bệnh đốm lá vừa xuất hiện: cắt bỏ phần vết bệnh trên lá, sau đó bôi thuốc trị nấm.
Khi cần thiết có thể sử dụng một trong các loại thuốc như: Rydomyl Gold 68 WP, Dipomate 80
WP, Zineb, Captan + Aliette, hỗn hợp Carbenzim với Dipomate...

Chú ý khi phun thuốc: phải phun đều cả hai mặt lá và sau đó khoảng 01 giờ, phải phun bổ sung
phân bón lá hoặc phân vi lượng.

1.4. Bệnh đốm đen lõm

Đặc điểm: Bệnh này do nấm Phyllosticta capitalensis gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở những vườn
lan trồng Dendrobium, gây hại ở cuối mùa mưa đầu mùa nắng. Vết bệnh là những chấm đen nhỏ,
hơi tròn. Bệnh gây hại nặng trên những vườn lan kém vệ sinh.

Phòng trị: Vệ sinh dọn dẹp vườn lan. Cứ 2 – 3 tháng phun khử trùng 1 lần bằng dung dịch nước
vôi.
Phòng trừ bệnh có thể dùng một trong những loại thuốc trừ nấm như Zineb, Topsin,…

1.5. Bệnh tuột lá trên cây Dendrobium

Đặc điểm: Đây là bệnh khá quan trọng và phổ biến nhất trên những vườn lan trồng Dendrobium,
còn gọi là bệnh đốm hoại tử. Xuất hiện ở những vườn lan có biên độ dao động ẩm độ lớn và nhiệt
độ thay đổi đột ngột. Vết bệnh ban đầu là những vết ố vàng nham nhở, sau đó lan rộng. Xuất hiện
nhiều ở những lá già. Nếu bệnh nặng có thể làm cây lan rụng hết lá.

Để kiểm soát hoàn toàn bệnh này, có thể sử dụng Ronilan, cứ 10 ngày/lần.

1.6. Bệnh thối mềm giả hành

Đặc điểm: Bệnh thối mềm do vi khuẩn Pseudomonas


gladioli gây ra. Vết bệnh ban đầu có hình dạng bất định, ủng
nước, màu trắng, thường lan rộng theo chiều rộng của lá.
Gặp thới tiết ẩm ướt, mô bệnh càng thối nặng hơn.

Phòng trị:

+ Vệ sinh thường thường xuyên.


+ Hạn chế tưới nước cho cây vào buổi tối.
+ Tách những cây bệnh để riêng, nếu nặng có thể đem huỷ.
+ Có thể sử dụng các loại thuốc như Steptomycin hoặc
Tetracyline để phun.

1.7. Bệnh thối nâu

Đặc điểm: Bệnh thường do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra, còn gọi là thối nâu. Vết bệnh ban
đầu màu nâu nhạt, hình tròn, mọng nước. Sau đó, vết bệnh đậm dần lên và lan ra cả giả hành.
Bệnh gây hại mạnh trên những vườn lan trồng vũ nữ.

II. Sâu hại lan cắt cành

2.1. Bọ trĩ

Đặc điểm: Bệnh đốm đen của hoa lan là do nấm Fusarium sp. gây ra kết hợp với bọ trĩ. Bệnh
thường xảy ra trong mùa nắng, ở những vườn lan có ẩm độ thấp.
Phòng trị: Có thể sử dụng Mesurol và Dithane M45.

2.2. Rệp vảy

Đặc điểm: Rệp thường bám trên những giả hành còn non hoặc trên những lá lan. Sâu gây hại nặng
làm giảm quang hợp của cây và ảnh hưởng lớn đến năng suất và mẫu mã cây. Rệp vảy xuất hiện
nhiều ở những vườn lan vệ sinh kém, ẩm độ cao.
Phòng trị: Vệ sinh vườn thường xuyên. Có thể chà xát rệp ở những cây bị nặng bằng bàn chải.
Hoặc dùng một trong những loại thuốc như Alpha cypermethin hoặc Dimethoate.

Lưu ý: Đối với lan, chuyện phòng bệnh lúc nào cũng là ưu tiên hàng đầu, vì khi cây đã bị nấm bệnh
thì khả năng lây lan cho cả vườn lan là rất cao. Đừng để khi cây bị bệnh thì mới trị. Cách dễ dàng
nhất là xuyên theo dõi lá lan để biết tình trạng của cây đang thế nào. Các bạn có thể xem thêm bài
viết này: Cách quan sát lá lan để phát hiện bệnh trên lan
Các loại sâu bệnh và chuột gây hại trên lan
Cũng giống như những loài hoa khác thì trong quá trình sinh trưởng, phát triển của hoa lan
cũng bị các loài sinh vật xâm nhập gây hại như: sâu, gián, kiến, chuột,…làm ảnh hưởng đến
hình dạng và sinh lý của cây bị biến đổi, chất lượng hoa giảm, kèm theo giá trị thẫm mỹ của
chậu lan cũng giảm theo.
1. Rệp son

Rệp son hay còn gọi là rệp sáp hay rầy lan.
Rệp hại lan có nhiều loại như: Diaspididae,
rệp lan, Homoptera. Chúng có thân nhỏ bé,
màu đen xám, trắng sữa hoặc đen. Dài 1,2-
1,5mm, rộng 0,25-0,5mm, mỗi năm vào
tháng 5-6 ấu trùng nở và bò đi khắp nơi,
khoảng hai ngày thì nó cố định ở một nơi
trên cây, chủ yếu là ký sinh trên cuống giả
hành, phiến lá, cuống lá, phần chất màng
của giả hành. Khi tìm được nơi ở cố định
ấu trùng sẽ tiết ra chất sáp cứng để cố định
mình, đồng thời chọc vòi vào thân lan để
hút nhựa.

Khi lan bị rệp son xâm nhập nếu nhẹ sẽ có


những biểu hiện như: phiến lá có đóm trắng nhỏ, phần này sau đó bị vàng đi làm ảnh hưởng
sự sinh trưởng của lan. Nếu nặng thì ấu trùng sẽ tập trung thành mãng bao phủ mặt lá, tiêu
thụ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, gây trở ngại cho sự sinh
trưởng, phát dục của cây, cây không thể ra hoa bình thường, lá khô, rụng cho đến cây chết.

Cách phòng trị

– Rệp son rất dễ phát sinh trong điều kiện môi trường ẩm ướt, ngập úng, không thoáng gió,
vì vậy khi trồng lan bạn cần phải tạo môi trường thông thoáng, chăm sóc vườn lan hàng
ngày, nếu phát hiện trong vườn có xuất hiện rệp son thì cần tách cây bệnh ra để tránh lây
lan sang các chậu lan khác.

– Nếu số lượng rệp ít bạn có thể dùng khăn lau rồi dùng nước rửa cây, nếu số lượng rệp
lớn bạn cần bón phân và thuốc trừ sâu.

– Cần dùng thuốc đúng lúc: khi ấu trùng chưa hình thành lớp sáp cứng, trong thời gian
chúng đang di chuyển tìm chỗ cố định thì phải phun thuốc diệt rệp, lúc này hiệu quả rất cao.
Khi lớp sáp cứng hình thành thuốc sâu rất khó ngấm, hiệu quả không cao. Vào khoảng hạ
tuần tháng 5 đến thượng tuần thàng 6 ấu trùng lứa đầu nở hết, thân ấu trùng chưa có sáp
cứng, là thời điểm thích hợp để bạn phun thuốc.

– Nếu cây bị bệnh nặng có thể áp dụng phương pháp thuốc ngấm chậu. Trước tiên bạn
dùng các thuốc diệt trứng, pha loãng theo hướng dẫn sử dụng, ngâm chậu lan trong 5-10
phút. Nếu trồng lan với số lượng ít trong phòng thì có thể dùng phương pháp chôn thuốc.
Chôn viên Temik 15% vào gốc sâu khoảng 2-3cm để gốc cây hút thuốc và truyền lên cả cây
làm sâu trúng độc và chết. Đường kính chậu 20cm thì cần chôn 2g thuốc, phương pháp này
không gây ô nhiễm môi trường nhưng mang lại hiệu quả rất cao.
2. Nhện đỏ

Nhện có thân nhỏ, màu nâu đỏ hoặc da


cam. Chúng dùng vòi nhọn hút chất dinh
dưỡng ở giữa phiến lá, làm cho tế bào
trong phiến lá bị khô, hoại tử, đồng thời gây
ra mất cân bằng trao đổi chất làm ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển
của cây. Trong điều kiện môi nhiệt độ cao
và khô hanh, nhện đỏ sinh sôi nhanh
chóng, 5 ngày là chúng có thể sinh ra một
thế hệ, số lượng rất nhiều. Đây là một
trong những loài sâu gây hại rất lớn trên
lan.

Cách phòng trị

– Con cái trưởng thành thường trú đông trong các kẽ lá, cuống giả hành khô héo, dưới lá
rụng, vì thế vào mùa đông cần dọn dẹp nơi trồng lan sạch sẽ, dọn lá khô để giảm nơi trú ngụ
của các loài nhện gây hại.

– Trước khi nhện cái ẩn nấp tránh đông, bạn lấy một mẫu giấy nhỏ quết dầu dính lên, buộc
trên phần cuối cành lan, tỷ lệ pha dầu dính là 10 nhựa đường mềm 3 phần dầu máy thải
đem nung sau khi làm nguội thì bôi lên giấy.

– Giữ cho môi trường thông thoáng, độ ẩm trên 40%, thường xuyên phun nước vào lưng lá
sẽ làm hạn chế sự sinh sôi của chúng.

3. Bọ trĩ

Bọ trĩ là loài ăn tạp, sống kí sinh trên vật chủ, loài


này gây hại nghiêm trọng trên lan. Bọ trĩ có thân
nhỏ, con trưởng thành dài 1,2-1,4mm, thân có màu
vàng nhạt đến nâu sậm, sống ẩn nấp gây hại, thời
kỳ đầu rất khó phát hiện.

Chúng dùng vòi hút nhựa trên phiến lá, thường tập
trung tại tâm lá, chồi non, nụ hoa để gây hại làm
cho mặt lá có nhiều chấm trắng nhỏ hoặc vết trắng
xám, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của hoa.

Cách phòng trị

– Thượng tuần tháng 3 bọ trĩ bắt đầu hoạt động,


cần kịp thời phun thuốc, tháng 5-6 chồi non sinh
trưởng và có nụ, 7-10 ngày phun một lần, phun 2
lần.

– Bọ trĩ thường sống trong nách lá, nụ hoa vì vậy


khi phun thuốc cần đặc biệt chú ý phun vào những
điểm này. Mùa đông phun thuốc nên chú ý đến thỗ
nhưỡng để diệt hết loại bọ trĩ này.
– Tưới thuốc phun sương bạn nên chọn những loại thuốc có tác dụng ngấm sâu vào trong
như lưu huỳnh photphat pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1.200 – 1.500…

4. Chuột

Chuột là loài gặm nhấm gây hại cho hoa lan, từ cây vừa cho đến cây đã trưởng thành, nụ
bông, búp, rễ lan, thậm chí giả hành của hoa đều bị gây hại.

Cách phòng trị

– Sử dụng các dụng cụ bẫy chuột như: lồng bắt, bẫy đá,…những loại này không gây ô
nhiễm mỗi trường, sử dụng hiệu quả.

– Dùng thuốc diệt chuột hoặc dùng thuốc xua đuổi chuột, cũng có loại làm kìm hãm khả
năng sinh sản của chuột.

– Thuốc diệt chuột cần đặt ở nơi gần hang của chúng với tỷ lệ 20-30g/15mm2, mỗi nhúm 5-
10g. Ta cần căn cứ vào mật độ ít nhiều của chuột mà tăng giảm liều lượng. Để đảm bảo
hiệu quả diệt chuột bạn cần phối hợp tốt 3 yếu tố như: liều lượng, không gian, thời gian.
Các loại Rệp gây hại cho lan
Có hàng chục loại rệp gây hại trên lan như rệp sáp, rệp vảy, rệp vảy ốc, rệp bông, rệp vừng,
rệp sáp nắp vỏ trai.... Tất cả các loài này đều có đặc điểm chung là cơ thể tiết ra một lớp sáp
che chở cho cơ thể.
Tổng họ: Coccoidea - Bộ : Homoptera

THÀNH PHẦN GÂY HẠI

Nhóm này bao gồm những loài nói chung


có kích thước rất nhỏ, gây hại bằng cách
chích hút dịch cây lan (trên lá, nụ hoa, giả
hành, thân). Có nhiều loài Rệp Sáp hiện
diện trên hoa, có thể chia Rệp Sáp ra làm 2
nhóm: nhóm Rệp Sáp Dính với các giống
phổ biến như Lepidosaphes, Aonidiella,
Coccus và Saissetia và nhóm Rệp Sáp
Bông với các giống và loài phổ biến như
Pseudococcus, Planococcus và Icerya
purchasi.

Có hàng chục loại rệp gây hại trên lan như rệp sáp, rệp vảy, rệp vảy ốc, rệp bông, rệp vừng, rệp sáp
nắp vỏ trai....

Nhóm rệp sáp dính

MỘT SỐ ÐẶC ÐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC, GÂY HẠI

Tất cả các loài này đều có đặc điểm chung là cơ thể tiết ra một lớp sáp che chở cho cơ thể, lớp này
hình thành nên một lớp vỏ cứng, có hình dạng, mầu sắc và kích thước khác nhau (Rệp Sáp Dính)

Nhóm rệp sáp bông


hoặc lớp phấn trắng (Rệp Sáp Phấn). Lớp vỏ của nhóm Rệp Sáp Dính có thể tách ra khỏi cơ thể
một cách dễ dàng như ở nhóm Aonidiella, Lepidosaphes hoặc tạo thành vách da không thể tách
khỏi cơ thể như ở nhóm Coccus hoặc Lecanium.

Quá trình phát triển của Rệp Sáp rất phức tạp, chúng có loài có thể di chuyển và có loài không di
chuyển, ở nguyên 1 vị trí và chích hút.

Các loài Rệp Sáp đều có chu kỳ sinh truởng ngắn (đa số dưới 1 tháng), khả năng sinh sản cao, có
loài đẻ trứng, có loài đẻ con, nếu điều kiện môi trường thích hợp sẽ có khả năng bộc phát nhanh.
Gây hại bằng cách chích hút (ấu trùng và thành trùng Cái) lá, giả hành, nụ hoa, cuống hoa, thân.

Nếu bị nhiễm nặng, lá bị vàng, rụng, giả hành bị khô, teo tóp lại và chết, nếu trong quá trình tạo nụ,
chúng tấn công nụ có thể sẽ tạo ra những bông hoa dị dạng, kém chất lượng. Bên cạnh đó từ vết
chích hút của rệp còn là nguồn gốc của bệnh Thối nâu do vi khuẩn và thậm chí là cả virut.

Gây hại chủ yếu vào mùa nắng. Mật ngọt do rầy tiết ra còn hấp dẫn nấm bồ hóng phát triển làm ảnh
hưởng đến sự quang hợp của cây lan. Bạn muốn biết cách xử lý đám muội đen như bồ hóng bám ở
lá lan, bẹ lá lan thì mời bạn quay lại bài Nấm Ký Sinh, Nấm Hoại Sinh đọc nhé!
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Bạn cần phải thường xuyên theo dõi, quan sát cây lan nhà bạn. Đặc biệt là các kẽ lá, vòi nụ, mặt
trên mặt dưới lá... để phát hiện sớm rệp tấn công lan nhà bạn.

Nếu bạn thấy ít ít thì có thể dùng nước rửa chén sunlight pha loãng với nồng độ 1ml pha 1 lít nước
rồi phun vào rệp. Đối với các giống rệp di chuyển được khi dính nước xà phòng rửa chén sẽ chết vì
ngộp thở, còn các giống rệp có vảy nằm im 1 chỗ thì phải kết hợp bàn chải đánh răng lông mềm mà
chải đi hoặc chịu khó lấy móng tay cạo bỏ rệp đi.

Có những khoảng thời gian tôi có hơn hai chục giò Hoàng Lạp bị rệp vảy bám kín cả lá và giả hành,
dùng bàn chải đánh răng đánh mất cả 1 ngày mới xong lũ rệp. Cách này thực sự không triệt để, sau
1 thời gian lũ rệp lại phát triển như cũ.

Nhiều kết quả khảo sát cho thấy một số loại thuốc hóa học gốc Lân hữu cơ tỏ ra có hiệu quả đối với
Rệp Sáp khi không sử dụng liên tục một loại nhất định, nên sử dụng thuốc phối hợp thuốc hóa học
với Dầu khoáng (0,5%), tuy nhiên để tránh ảnh hưởng của Dầu khoáng đối với cây trồng, phải tôn
trọng nồng độ khuyến cáo khi sử dụng.

Hiện nay, trên thị trường tôi nhận thấy có sự kết hợp của hai loại thuốc là Movento pha chung với
SK Enspray 99EC

Giới thiệu đôi nét về hai loại thuốc trên để các bạn nắm được thông tin:

SK Enspray 99EC

Dầu khoáng SK Enspray 99EC được dùng như thuốc trừ nhện, trừ các loại sâu hại (phổ rộng), đồng
thời hạn chế một số bệnh hại và còn được dùng như chất hỗ trợ cho thuốc trừ sâu, trừ cỏ. Đối với
sâu hại, dầu khoáng có tác dụng gây ngạt (do bịt lổ thở), thối trứng và thay đổi tập tính (ăn, đẻ
trứng). Đối với bệnh hại, dầu ngăn cản sự nẩy mầm của bào tử, hạn chế sự phát tán và phá vở
màng tế bào bào tử.

Dầu khoáng SK Enspray 99EC là thuốc phổ rộng, hiệu quả cao trừ nhện, rệp sáp, các loại rầy, sâu
vẽ bùa, ruồi trắng, rầy chổng cánh trên cây ăn trái, cây công nghiệp, rau, cây cảnh, cây trồng trong
nhà lưới.
Dầu khoáng SK Enspray 99EC không gây hiệu ứng kháng thuốc, thuộc nhóm độc IV, không độc hại
cho cây trồng, an toàn cho người, tôm, cá, ít hại thiên địch, không để lại dư lượng trên nông sản,
phù hợp cho chương trình IPM và sản xuất nông sản sạch.

Thời gian cách ly: 2 ngày.

Sử dụng:

- Movento là thuốc trừ sâu thế hệ mới, tác động vị độc, lưu dẫn hai chiều. Thuốc có hiệu quả cao,
kéo dài trên côn trùng chích hút & các loại côn trùng khác (rệp sáp, rệp muội, bọ trĩ...).

- Moventon có tính chuyên biệt cao, chỉ diệt côn trùng khi thuốc đã được cây trồng hấp thu & côn
trùng chích hút hoặc ăn các bộ phận của cây trồng. Do đó, Movento rất thân thiện với môi trường &
ít ảnh hưởng đến các lọoại thiên địch. Thuốc được đăng ký sử dụng trên rau, cây ăn trái...tại Mỹ,
Châu Âu & nhiều nước trên thế giới.

Công dụng và lợi ích:

- Thuốc có khả năng tìm diệt côn trùng gây hại ẩn núp hoặc khi phun không trúng thuốc (phun trên
tán lá diệt được côn trùng gây hại ở phần rễ hoặc trên ngọn xa tầm phun thuốc)

- Giảm được chi phí & công phun do hiệu quả cao và kéo dài.

- Phun trên tán lá diệt côn trùng phá hoại ở phần rễ, nên không cần phải đổ thuốc xuống gốc.

- Thuốc không gây hại kiến vàng nên rất phù hợp cho quản lý dịch hại (IPM) trên cây bưởi (cây có
múi)

Hai loại thuốc trên đều không mùi, độc rất nhẹ. Phù hợp cho việc phòng trừ côn trùng cho lan khi
trồng lan trong khuôn viên sân vườn sát nơi ở.

Có một số bạn bảo thuốc không có tác dụng? Thật ra là tác dụng chậm. Phải phun nhiều lần mới
hiệu quả.

Tuần phun 1 lần, ít nhất 3-6 lần khi trị rầy, rệp, sâu và nhện... Khi phòng bệnh thì nên nửa tháng
phun 1 lần vào lúc chiều mát. Không nên phun sáng!
Cách nhận biết độ độc của thuốc BVTV qua bao bì thông qua các ký hiệu:

Vạch màu đỏ trên bao bì là thuốc độc nhóm I, thuộc loại rất độc và độc
Vạch màu vàng trên bao bì là thuốc độc nhóm II, thuộc loại độc trung bình.
Vạch màu xanh trên bao bì xanh da trời là thuốc độc nhóm III, thuộc loại ít độc.
Vạch màu xanh lá cây trên bao bì là thuốc độc nhóm IV, thuộc loại độc rất nhẹ.
Cách diệt trừ rệp sáp hại lan
Đây là giống rệp chỉ có tại Mỹ Châu, sau đó theo các cây lan xuất cảng lan truyền đi khắp thế
giới vào thế kỷ thứ 19. Chỉ cần một con rệp cắn vào lá cây để hút nhựa và nhả ra những chất
kịch độc sẽ gây ra nhiều đốm mầu vàng, làm cho cây yếu dần và trong một thời gian ngắn
chúng sinh sôi nẩy nở sẽ làm cho cây lan còi cọc và chết dần.
Tiến sĩ Paul J. Johnson, Phân khoa nghiên cứu về côn trùng (Insect Research Collection) thuộc
trường Đại Học South Dakota cho biết như sau:

Vào năm 1994 các khoa học gia đã tìm thấy tất cả 71 giống rệp có
vỏ cứng và mềm bám trên các cây lan và rệp sáp là một giống khó
trị và tàn hại nhất trong số 21 giống rệp có vẩy mềm. Giống rệp này
đã được khoa hoc gia Victor Antoine Signoret tìm thấy vào năm
1869 tại vườn lan Jardin du Luxembourg tại Paris, Pháp Quốc. Mặc
dầu sự tàn hại của nó, nhưng không được ai chú ý đến, mãi cho
đến năm 1942 mới được Richard Bohart nghiên cứu một cách
tường tận.

Đây là giống rệp chỉ có tại Mỹ Châu, sau đó theo các cây lan xuất
cảng lan truyền đi khắp thế giới vào thế kỷ thứ 19. Chỉ cần một con rệp cắn vào lá cây để hút nhựa
và nhả ra những chất kịch độc sẽ gây ra nhiều đốm mầu vàng to tới 1 phân và làm cho cây yếu dần
và trong một thời gian ngắn chúng sinh sôi nẩy nở sẽ làm cho cây lan còi cọc và chết dần.

Phần lớn những người chơi lan tài tử, trong đó có chính tôi đã là
nạn nhân của giống rệp quái ác này. Khi tiên nội bị chứng ung thư
và qua đời, vườn lan gần 2000 cây bị bỏ rơi không ai săn sóc trong
gần 2 năm trời. Mọi việc tưới bón đều nhờ vào hệ thống tưới nước,
bón phân tự động. Khi nỗi buồn đã tạm nguôi ngoai, nhìn vào đám
cây vàng úa thì rệp sáp đã tàn phá tới 90% những cây lan mà vợ
chồng tôi đã sưu tầm từ 10 năm qua. Những con rệp này bám đầy
những cây Cattleya, Laelia, Schomburgkia, Oncidium, Encyclia,
Epidendrum, Vanda, Dendrobium chúng không từ một loài nào.
Nhưng hình như rệp sáp không mấy ưa thích những cây
Paphiopedilum và Phragmipedilum. Tệ hại nhất là những cây Cymbidium, Oncidium và những cây
nào có những bẹ lá, rệp không những bám trên lá và còn chui vào nhưng ngõ ngách trong bẹ làm tổ
sinh con đẻ cháu trong đó. Hàng trăm cây bị nặng quá không còn hy vọng cứu chữa bị quăng vào
thùng rác, những cây còn lại, tôi mang ra cắt bỏ lá, bóc bẹ rồi ngâm vào trong Malathion cũng không
diệt trừ được chúng. Sau đó dùng Orthene là một thứ thuốc diệt trùng ngấm vào trong thân lá cây
(systemic), mặc dầu hãng chế tạo khuyên phun 4 lần cách nhau khoảng 2 tuần lễ là đủ nhưng tôi đã
phun thuốc tới 7-8 lần cũng chỉ vớt một phần nào chứ không tận diệt được.

Sau nhiều lần thử nghiệm với nhiều thứ thuốc khác nhau hay dùng cồn pha với xà phòng và dầu
thực vật rệp thỉnh thoảng vẫn còn xuất hiện. Tai hại nhất là rệp đã diệt xong, nhưng nọc độc của rệp
vẫn còn tiếp tục xuất hiện trên lá lan mới mọc thành những đốm vàng như trường hợp của cây
Coelogyne mooreana (Thanh Đạm Tuyết Ngọc)
Trong bản nghiên cứu Tiến sĩ Paul J. Johnson còn cho hay đời
sống của rệp sáp chỉ có khoảng 50 ngày. Rêp mẹ, đẻ khoảng 200
trứng và đẻ xong rồi chết, những cái trứng được che chở trong một
vỏ bọc không một thuốc diệt trùng nào vào lọt. Trong vòng một
tuần lễ, trứng sẽ nở và những con rệp con sẽ có thể sẽ đẻ trứng
trong 3-4 tuần sau tùy theo thời tiết ấm áp hay không. Như vậy chỉ
trong một thời gian rất ngắn rệp sẽ sinh sôi nẩy nở mau lẹ. Những
con rệp này bò từ lá này sang lá khác, hoặc bị gió thổi từ cây này
qua cây khác, nhưng không phải do kiến tha đi vì giống rệp này
không tiết ra chất mật mà loài kiến ưa thích như các giống rệp, rầy
(Aphid)

Những thuốc diệt trùng thông thường chỉ sát hại được những con rệp, nhưng không thể giết được
các ấu trùng còn nằm trong vỏ bọc. Và chỉ vài ngày sau các ấu trùng này lại chui ra khỏi vỏ bọc và
tiếp tục sinh sản mau lẹ. Chúng không những sinh sản ở thân, lá, bẹ cây mà còn ở dưới rễ và ngay
cả các vật liệu nuôi trồng lan nữa.

Nếu chỉ có một vài cây bị rệp sáp, chuyện diệt trừ rất đễ dàng. Chỉ cần để riêng ra một chỗ và phun
thuốc đều đặn là đủ, nhưng nếu có nhiều cây bị rệp đó là chuyện không dễ gì tận diệt trong vòng 3-
4 tháng.

Theo các khoa hoc gia có 4 cách diệt trừ:

1. Dùng sâu bọ như Ladybugs, ong, tò vò v.v... nhưng những thứ này không kiểm soát nổi vì rệp
sinh sản quá mau lẹ.
2. Dùng các chất không độc hại như xà phòng, cồn, dầu ăn v.v... nhưng dùng nhiều lần những thứ
này làm cho lá bị vàng và rụng.
3. Dùng các thuốc có chât hóa học, những chất này có thể độc hại cho con người như Malathion,
Orthene, Diazinon v.v... và nếu dùng nhiều rệp sẽ lờn thuốc.
4. Dùng những thuốc có các chất hữu cơ nhưng những chất này không mấy phổ thông, ngoại trừ
Neem Oil.
5. Trên thị trường hiện nay có quá nhiều thứ thuốc diệt côn trùng, nhưng chỉ có hiệu quả với các loại
rệp xanh, rệp đen (aphids), rệp bông (mealy bugs) v.v...

Theo kinh nghiệm của những người đã từng là nạn nhân của giống rêp quái ác này, muốn
tận diệt chúng, cần phải:

1. Vất bỏ những cây đã quá nhiễm nặng, vì khi nọc độc đã ngấm sâu vào trong cây, dù có cứu sống
được nhưng cây cũng bị còi cọc.
2. Cắt bỏ các thân cây, củ, lá đã bị nhiễm nặng vì đây là ổ rệp có thể còn sót lại ít trứng.
3. Bóc hết các vỏ bọc thân cây, những bẹ lá quá già thường là những nơi rệp trú ẩn.
4. Lấy bàn chải mềm nhúng vào thuốc diệt trùng chà sát vào những nơi rệp làm ổ.
5. Phun thuốc diệt rệp có chất dầu như Neem oil, Volck oil hay Year Round Spray oil v.v..., bởi vì
chất dầu này sẽ làm cho rệp sẽ chết ngạt và ung thối các trứng rệp.

Khi phun thuốc nên vào bưổi chiều hay sáng sớm, không nên phun khi có nắng hay khi nóng tới
100°F (37.78°C), phun cho thật kỹ, từ mặt trên, mặt dưới lá thân cây, bẹ lá và tận gốc rễ. Nếu rệp
đã làm ổ trong các chất nuôi trồng, tốt nhất là lấy cây ra khỏi chậu, phun vào gốc rễ rồi đem trồng lại
với than, gỗ mới. Cách 1 tuần phun lai một lần và cần phải 4-5 lần mới bảo đảm kết quả phòng khi
trứng rệp ơ chỗ thuốc chưa phun tới.
Cách chữa trị nhện đỏ trên hoa phong lan
Bệnh thường xuất hiện vào mùa khô, ở mặt dưới lá của nhiều cây xuất hiện những chấm
trắng nhỏ li ti. Sau đó, các vết chấm này cứ ngày một nhiều lên, nối lại với nhau rồi chuyển
dần thành mầu nâu đen và khô héo dần.
1. Dấu hiệu nhận biết cây lan của bạn bị nhện đỏ:

Loài nhện này có cơ thể rất nhỏ (khoảng một ly - mm),


nếu không thật chú ý thì mắt thường rất khó phát hiện.
Muốn quan sát kỹ cần phải có kính lúp học sinh (có bán
ở các nhà sách) có độ phóng đại lớn. Qua kính lúp các
bạn sẽ thấy cơ thể của chúng hình bầu dục, có 8 chân.
Mầu sắc cơ thể thay đổi tùy theo tuổi của chúng, khi
mới nở có mầu xanh vàng lợt, lớn lên chúng chuyển sang mầu hồng và lúc trưởng thành có
mầu đỏ đậm.
- Cả nhện trưởng thành và nhện non đều tập trung ở mặt
dưới của lá đã chuyển sang giai đọan bánh tẻ trở đi để
cạp và hút dịch của lá, tạo ra những vết chấm có mầu
trắng nhỏ li ti giống như bụi cám. Số vết cạp càng tăng
lên thì lá càng bị hại nặng hơn và chuyển dần sang mầu
nâu đen rồi khô héo dần, làm cho cây lan còi cọc, mất
sức rất nhiều.
- Nhện đỏ gây hại cho cây lan chủ yếu trong mùa khô,
còn trong mùa mưa tác hại cửa chúng thường không
nhiều.
- Ở mặt dưới lá của nhiều cây xuất hiện những chấm
trắng nhỏ li ti. Các vết chấm này cứ ngày một nhiều lên,
nối lại với nhau rồi chuyển dần thành mầu nâu đen và
khô héo dần
- Chúng thường gây hại trên các giống lan như: Dend.
chrysotosum var (Kim điệp); Dend. primulinum (Long
tu); Dend. linleyi (Vẩy cá); Dend. draconis (Nhất điểm hồng)...chúng còn gây hại trên nhiều
loài lan khác như: Vanda (Vân lan); Phalaenopsis (Hồ điệp); Oncidium (Vũ nữ)...
2. Cách phòng trị nhện đỏ trên phong lan:
Muốn trừ diệt nhện đỏ, các bạn phải sử dụng các loại thuốc đặc trị nhện đỏ. Các bạn tham
khảo và sử dụng 1 số loại thuốc sau:
Danitol 10EC, Nissorun 5EC, Pegasus 500EC, Comite 73EC, Ortus 5EC, Polo 500EC,
Cascade 5EC...
Lưu ý: Nhớ là phải luân phiên sử dụng các lọai thuốc với nhau, không nên chỉ dùng một lọai
thuốc, dù thuốc đó rất tốt.
3. Cách xịt thuốc trừ nhện đỏ:

Khi xịt các bạn nhớ đặt ngửa vòi xịt để cho thuốc bám dính được với mặt dưới của lá, và
phải xịt kĩ cả trong các khe kẽ của cây lan. Có như vậy thuốc mới có cơ hội tiếp xúc được
nhiều hơn với con nhện, hiệu qủa của thuốc mới cao.
Thêm một điều nữa mà các bạn cần nhớ cho là không nên xịt thuốc định kỳ vài ngày một
lần, mà phải kiểm tra theo dõi thường xuyên (nhất là trong mùa khô) bằng kính lúp học sinh
hoằc bằng kính lão có độ phóng đại lớn, khi nào thấy có nhiều nhện thì mới xịt thuốc, làm
như vậy không những đỡ tốn kém tiền mua thuốc, công phun xịt, giảm bớt độc hai do hơi
thuốc bay vào trong nhà, khu sinh hoạt... mà còn không làm tăng tính kháng thuốc đối với
nhện (một đối tượng thường có tính kháng thuốc rất cao).

Sau khi phun xịt thuốc trừ nhện đỏ, các bạn nhớ phun xịt thêm phân bón lá giúp cho cây lan
nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.
Nhện đỏ kẻ thù số một của vườn lan
Lá cây lan cứ từ từ bạc, trắng đi rồi chuyển sang vàng rồi rụng. Quan sát kĩ phía dưới mặt lá
bánh tẻ và lá già ta thấy các vết lõm vào, rất gồ ghề và thô ráp, lá cây lan từ từ mỏng đi và
mềm hơn.
Nhện đỏ (có nhiều giống nhện đỏ chứ không phải 1 giống)

Chừng nào bạn bị thiệt hại hàng ngàn giò lan từ mức độ nhẹ tới
rất nặng, thì khi đó bạn mới thấm thía được tác hại kinh khủng
của nhện đỏ như tôi.

Lá cây lan cứ từ từ bạc, trắng đi rồi chuyển sang vàng rồi rụng.
Quan sát kĩ phía dưới mặt lá bánh tẻ và lá già ta thấy các vết lõm
vào, rất gồ ghề và thô ráp, lá cây lan từ từ mỏng đi và mềm hơn.
Đấy chính là nhện đỏ dùng vòi như cây kim đâm vào các mô và
các tế bào hút nhựa sống của cây lan.

Khi số lượng nhện nhiều ta có thể thấy 1 lớp màng tơ trắng phủ
mặt lá. Nhện đỏ chỉ nhỏ bằng đầu cây kim khâu hoặc nhỏ hơn sợi
tóc và thường tấn công mặt dưới của lá (số lượng quá lớn mới
tấn công lên mặt trên). Chính vì vị trí hiểm yếu và kích thước
mang tầm chiến lược (bằng đầu cây kim khâu), nên hầu như
chúng ta không phát hiện ra chúng cho tới khi nhìn thấy biểu hiện
trên lá lan đã nghiêm trọng.

Chúng thường sinh sôi phát triển vào mùa khô từ khoảng tháng 1
âm lịch tới tháng 5 âm lịch là mạnh mẽ nhất. Tốc độ sinh sản rất
nhanh và phá hoại trên TẤT CẢ CÁC LOẠI LAN (các loại lan đơn
thân lá mọng thường ít bị hơn một chút).

Có những giò kiều đang đẹp long


lanh rực rỡ, chỉ sau vài ba tháng đã
hư hại toàn bộ bộ lá. Hoặc những
giò Ý Ngọc hoặc Giả Hạc chỉ sau 1-2
tháng đã có cảm giác như muốn
rụng hết lá.

Kéo theo hệ lụy bị nhện đỏ phá hoại


đó là nấm bồ hóng (những mảng
đen bán dưới bẹ lá hoặc trên giả
hành hoặc dưới mặt lá). Nấm bồ
hóng sản sinh sau khi sử dụng chất
thải của nhện đỏ (dịch mật) bám kín
bề mặt lá gây mất thẩm mỹ, giảm quang hợp...

Ngoài ra, từ các vết chích hút, có những vết rách, xước và các mô tổn thương, chính là chỗ cho
nấm và vi khuẩn xâm nhập, đặc biệt là thối nhũn, thối nâu, đốm đen và thối đen...

Thật ra nhện đỏ không hẳn phải là màu đỏ, nó còn có thể trong xanh, xanh hoặc hơi tối màu...
Biện pháp phòng trừ:

- Giải pháp cho lan ít và nhà có trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai:

15ml dầu ăn pha chung 2ml nước rửa chén Sunlight pha 2 lít nước lắc đều và phun thật đẫm mặt
trên và đặc biệt là mặt dưới lá lan. Vừa lắc vừa phun. Sau khoảng 15-30 phút nên lấy vòi nước tưới
rửa lại toàn bộ lan sao cho trôi hết tất cả những gì bạn đã xịt lên lan. Cứ làm liên tục 3-5 lần, 3 - 5
ngày 1 lần khi trị nhện, còn phòng nhện thì 10-20 ngày 1 lần.
Bạn có thể thay dầu ăn bằng dầu dùng trong nông nghiệp, thay nước rửa chén bằng sữa tắm, dung
dịch vệ sinh Dạ Hương, nước tẩy rửa đa công dụng Amway... miễn là an toàn cho da là dùng cho
cây được. Tuyệt đối không dùng dầu hỏa và không dùng bột giặt (OMO, ABa, Vì Dân, Tiger...)

Tưới nước thốc từ dưới lên vào bẹ lá cũng là 1 cách giảm số lượng nhện. Cung cấp đủ nước, lân
và kali + trung vi lượng cũng là cách tốt để giảm thiệt hại do nhện gây ra.

- Giải pháp trên quy mô lớn:

Sử dụng một trong các loại thuốc như SK Enspray 99EC hoặc Pesieu... phun ít nhất 3 lần, 5 ngày 1
lần khi trị nhện, phòng nhện thì 15-30 ngày 1 lần. Phải phun trúng nhện mới chết, vì thế bạn cố gắng
luồn lách vòi phun nhé!
Nhện đỏ có khả năng kháng thuốc cao, nên khi phát hiện bệnh nặng thì nên sử dụng luân phiên các
loại thuốc hóa học sau để ngăn nhện hình thành tính kháng:

Comite 73EC, Danitol 10EC - Danitol- S50SC, Ortus 5 EC, Pegasus 500SC..., Nissorun 5EC,
Microthiol 80WP, Kelthane 18,5EC, Alfamite 15EC, NilMite 550SC, Takare 2EC, dầu khoáng DC-
Tron Plus, SK Spray 99EC

- Khắc phục sự cố:

Sau khi bị nhện phá hoại lan, bạn cần kiểm tra xem lan có bị thối nâu hay đốm đen không? Nếu có
thì phun thuốc trị nấm và khuẩn cho lan luôn.
Rồi sau đó phục hồi lại lá lan và tăng sức chịu đựng của lan bằng phân NPK+TE.

Ví dụ lan bị nhện đỏ, sau đó bị đốm đen và thối nâu, kết hợp cây lan suy nhược và lá lan èo uột
vàng vọt thì quy trình sẽ như sau:

Ngày 1 phun Pesieu (hoặc thuốc trị nhện khác)

Ngày 3 phun Kasumin+TopsinM hoặc các BỘ ĐÔI TRỊ NẤM KHUẨN

Ngày 5 phun NPK+Te (liều 2/3 hướng dẫn trên bao bì) pha chung Nano Đồng + Chế phẩm Hùng
Nguyễn

Ngày 7 lặp lại quá trình trên. Lặp lại ít nhất 3 lần.

Đôi khi lan nhà bạn bị nhện, bạn nhìn thấy biểu hiện mà cũng không nghĩ là nó bị nhện đỏ đâu. Vì
vậy, bạn hãy xem từng hình trong bài nhé!
Bọ trĩ - bù lạch - rầy lửa hại lan
Cả thành trùng và ấu trùng đều gây hại. Trên cây lan, chúng gây hại trên lá non và hoa. Bọ trĩ
có thể gây hại trong tất cả các giai đoạn phát triển của cây lan. Bọ trĩ thường phát triển gây
hại nặng trong điều kiện ấm nóng và khô
1. Đặc điểm hình thái, sinh học và triệu chứng gây hại của bọ trĩ:

a. Đặc điểm hình thái, sinh học:

- Trưởng thành: Có kích thước rất nhỏ, dài


khoảng 0,8 - 1mm, màu nâu đen, râu đầu
dài, chiếm 1/3 thân, 2 đuôi cánh hẹp, cánh
trước ở phần giữa thắt lại. Trưởng thành đẻ
trứng rải rác trong mô lá.

- Trứng: Kích thước nhỏ, mới đẻ màu trắng


sữa, gần nở có màu vàng nhạt.

- Ấu trùng: Cơ thể giống trưởng thành


nhưng không có cánh, màu vàng cam, trên
thân có nhiều lông nhỏ.

- Vòng đời:

+ Trứng: 3 - 4 ngày

+ Ấu trùng: 10 - 14 ngày

+ Trưởng thành: Có thể sống đến 3 tuần.

Ban ngày bọ trĩ hoạt động tương đối nhanh nhẹn. Khi bị khua động chúng lẩn tránh sang lá
khác hoặc giả chết rơi xuống đất, chúng thường ẩn nấp trong lá non, trong gốc cây lan, hoặc
ẩn lấp dưới lớp vỏ của gỗ làm giá thể trồng lan... do không ưa ánh sáng trực xạ. Khi trời râm
mát chúng bò ra ngoài.

b. Triệu chứng gây hại

Cả thành trùng và ấu trùng đều gây hại.


Trên cây lan, chúng gây hại trên lá non và
hoa. Bọ trĩ có thể gây hại trong tất cả các
giai đoạn phát triển của cây lan. Bọ trĩ
thường phát triển gây hại nặng trong điều
kiện ấm nóng và khô.

+ Trên lá: Chúng giũa hút làm cho lá chậm


phát triển, lá ít xanh, bị nặng có thể quăn
queo.

+ Trên hoa: Chúng giũa hút nhựa làm cho


cánh hoa bị thâm đen, nhụy hoa chảy
nhựa. Nếu bị gây hại nặng sẽ làm cho hoa
rụng hàng loạt. Làm hoa nhanh tàn. Nếu bạn muốn mang lan đi thi, thì bọ trĩ chính là khắc
tinh của các giải thưởng.

+ Trên rễ có thể gây thắt rễ của cây lan.

+ Bọ trĩ cũng tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm đen lá, đen giả hành. Mặc dù
không gây chết cây nhưng cây sinh trưởng phát triển kém làm cho ra hoa kém, cây dễ bị
thối nâu, thối đen, thối nhũn, đốm đen do nấm và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập từ các vết giũa
hút.

2. Biện pháp phòng trừ bọ trĩ:

a. Biện pháp cơ học:

- Duy trì ẩm độ trong mùa khô trên 65% (bạn nên tham khảo lại bài Kỹ thuật kiểm soát độ
ẩm và Tiểu khí hậu giàn lan).

- Dùng vòi nước mạnh tưới lên cây (tránh giai đoạn cây đang nở hoa) hoặc áp dụng kỹ thuật
tưới phun trên tán trong mùa khô kết hợp tưới nước cũng giúp hạn chế dịch hại. (Nhớ mức
độ mạnh nhẹ còn lựa cơm gắp mắm kẻo lợi bất cập hại).

- Xử lý giá thể thật kỹ, các loại giá thể có vỏ tốt nhất nên bóc bỏ vỏ đi, vừa làm giá thể lâu
mục, vừa là đỡ 1 nơi ẩn nấp cho sâu hại và côn trùng.

- Bổ sung đầy đủ cân đối dinh dưỡng cho lan như bài 6 để có thể chống chịu lại sâu côn
trùng và bệnh hại ít bị thiệt hại nhất.

b. Biện pháp hóa học:

Bọ trĩ có tính kháng thuốc rất cao nên luân phiên các loại thuốc có hoạt chất như Spinetoram
(Radiant 60SC,…) , Imidacloprid (Confidor 100SL,…), Carbosulfan (Marshal 200SC,...) phun
vào lúc cây ra đọt non và ra nụ.

Bọ trĩ không ưa ánh sáng trực xạ, khi trời râm mát chúng sẽ bò ra ngoài, vì vậy nhà vườn
nên phun thuốc vào buổi chiều tối để đạt hiệu quả tối đa.

Thật ra thì dùng Movento 150 OD với SK Enspray 99EC cũng đã đủ để diệt đám bọ trĩ này
rồi.
Ruồi vàng hại hoa lan
Thật ra, rất khó để có thể khẳng định một cách chính xác rằng vết bệnh đó có phải do ruồi
vàng chích và đẻ trứng hay không. Bắt buộc bạn phải ngồi rình xem có ruồi vàng xuất hiện
trong vườn không mà thôi.
Còn gì đau khổ hơn khi ta nâng niu từng chiếc lá
trong bao nhiêu năm tháng, vậy mà vào một sáng
thức dậy đi ngắm giàn lan, ta lại thấy lá bị những
quầng vàng, đốm vàng nâu trên lá của cây lan. Đặc
biệt là những giống lan đơn thân đếm lá tính tiền như
Ngọc Điểm (Đai Châu), Vanda, Sóc Lào, Đuôi Chồn,
Sóc Ta, Hải Yến...

Có đôi khi chúng đẻ vào vòi hoa hoặc nụ làm teo vòi
hoa và rụng nụ.

Thật ra, rất khó để có thể khẳng định một cách chính
xác rằng vết bệnh đó có phải do ruồi vàng chích và
đẻ trứng hay không. Bắt buộc bạn phải ngồi rình xem
có ruồi vàng xuất hiện trong vườn không mà thôi.

Đặc điểm sinh học và sinh thái của loài ruồi


vàng:

Vòng đời của ruồi vàng: 22-28 ngày và trải qua 4 giai
đoạn: Trứng - Ấu trùng (Dòi) - Nhộng và Ruồi trưởng
thành:

- Trứng: 2-3 ngày. Trứng ruồi có hình dạng quả dưa


chuột, dài khoảng 1mm, lúc mới đẻ có màu trắng
sữa, khi sắp nở có màu vàng nhạt. Khi giòi nở vỏ
trứng tách ra theo một đường dọc.

- Ấu trùng (Dòi) : 8-10 ngày. Ấu trùng non mới nở dài khoảng 1,5mm,
miệng có một móc cứng đen, đẫy sức dài khoảng 6-8 mm, màu vàng
nhạt. Khi dòi đẫy sức chui ra ngoài hóa nhộng.

- Nhộng: 7-12 ngày. Vỏ nhộng (kén giả) hình trứng dài, lúc đầu có
màu vàng nâu, lúc ruồi sắp vũ hóa chuyển sang màu nâu đỏ.

- Ruồi trưởng thành đẻ trứng sau 5-7 ngày và có thể sống hàng
tháng. Một con ruồi vàng cái có thể đẻ 150-200 trứng. Ruồi trưởng
thành hoạt động ban ngày, thường là sáng sớm hoặc chiều mát..

Cách xử lý diệt ruồi vàng

- Biện pháp vật lý: Làm nhà kính cho giàn lan, hoặc ngoài lớp lưới
xanh đen của Thái quây xung quanh giàn, bạn nên quây thêm 1 lớp
lưới bằng sợi cước trắng mắt nhỏ để ngăn cản hoàn toàn ruồi và các
loại côn trùng khác bay vào vườn.
- Biện pháp hoá học: Hiện nay, trong danh mục thuốc Bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt
Nam chưa có loại thuốc nào đăng ký phòng trừ ruồi vàng hại trên cây lan. Tuy nhiên, để kịp thời hạn
chế và phòng trừ ruồi phát tán gây hại mạnh trên diện rộng, cùng với các biện pháp nêu trên các
bạn có thể dùng bẫy ruồi đến để tiêu diệt bằng một trong các loại thuốc như:

Methyl Eugenol 75 % + Dibrom 25 % (Ruvacon 90L, Vizubon D)


Methyl Eugenol 60% + Propoxur 10% (Vizubon – P)
Methyl Eugenol 90% + Naled 5% (Flykil 95EC)
Protein thuỷ phân (Ento-Pro 150DD) + Regent
Đặt 25 – 30 bẫy/ha.

Chú ý: Có thể mua dụng cụ bẫy bán sẵn trên thị trường (bạn cứ ra nhà thuốc BVTV bảo họ bán cho
dụng cụ và thuốc bẫy ruồi vàng là được) hoặc tự chế bằng cách dùng chai nhựa sẫm màu (tốt nhất
là chai nhựa có màu vàng) khoét 2 lỗ nhỏ đối diện đầu chai và đáy chai khoảng 2 x 2,5 cm. Dùng
dây thép cột bông gòn đã tẩm thuốc BVTV đưa vào đáy chai, đầu kia của dây thép đâm thủng đáy
chai cột vào thân cây (treo ngược chai để tránh nước mưa làm trôi thuốc) sau đó đóng nắp chai lại
để theo dõi được mật số ruồi trưởng thành vào bẫy. Bẫy được treo trên cây, nơi đầu gió và râm mát
(không treo bẫy ngoài nắng vì thuốc sẽ giảm hiệu lực nhanh), cách mặt đất khoảng 1,5 - 2 mét để
dẫn dụ ruồi bay vào. Mỗi bẫy đặt cách nhau khoảng 50 m và mỗi góc vườn nên có 01 bẫy, thay
bông mới sau 15 ngày hoặc khi thấy ruồi không vào bẫy.

Có vài sự tranh cãi về việc đặt bẫy sẽ dụ nhiều ruồi tới hơn, tuy nhiên bạn cũng không cần lo lắng
về điều này, vì bẫy chính là cách tốt nhất hiện nay rồi. Bạn nên đặt bẫy ngoài giàn lan, các góc
vườn, không nên đặt trong vườn.

Nếu lan đã bị ruồi vàng chích và đẻ trứng, sau đó từ vết chích vi khuẩn và nấm xâm nhập gây ra các
vết đốm vàng hoặc nâu thì ta nên làm gì?

Bạn có thể pha Regent 800WG với Kasumin liều cao (3ml/1 lít nước) rồi dùng kim tiên chích thẳng
vào chỗ ruồi vàng chích và đẻ trứng. Hoặc nếu bị ít, bạn có thể pha sền sệt Kasumin+Regent rồi bôi
lên hai mặt vết bệnh. Làm như vậy 3-5 lần, 3-5 ngày 1 lần. Thay Regent bằng thuốc Fendona 10SC
cũng được.

Sau khi dùng thuốc bạn nên hồi sức cho lan với phân NPK+te (20-20-20+TE) pha chung với chế
phẩm Hùng Nguyễn 6 trong 1. Liều lượng 2 thìa sữa chua gạt ngang (1 gam) NPK+te với 20 giọt
(1ml) chế phẩm Hùng Nguyễn pha 1 lít nước. Phun sáng sớm hoặc chiều mát.
Diệt trừ ốc sên hại lan
Ốc sên vỏ nâu, sên trần nhỏ và sên trần lớn, những con vật tưởng chừng vô hại, nhưng trên
hoa màu nói chung và lan nói riêng, chúng đều gây ra các tác hại không nhỏ cho những cây
lan trong vườn nhà bạn.
Đây là nổi lo của không ít nhà vườn trong mùa mưa này do sức phá hoại của ốc sên vô cùng ghê
gớm. Thế có cách nào ngăn ngừa, hạn chế cũng như diệt trừ ốc sên làm hại lan không.

Một số đặc tính của ốc sên mà bạn cần biết:

Ốc sên vỏ nâu, sên trần nhỏ và sên trần lớn đều gây hại cho hoa lan vào buổi chiều tối, lúc trời mưa
nhỏ hoặc thời tiếc ẩm thấp. Ban ngày, khi ẩm độ thấp hoặc khí hậu khô hạn các loại sên đều bò
xuống khỏi dàn gian, chúng chui xuống núp dưới lớp cỏ hoặc khe đất, nơi ẩm ướt như gốc cây, đáy
chậu. Ban đêm chúng mới bò ra tìm thức ăn.

Sau khi ngủ một thời gian vào mùa khô, ốc sên sẽ hoạt động trở lại ngay sau những trận mưa đầu
mùa. Trong mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) hàng năm là thời gian ốc sên phát triển sinh sôi nảy
nở và gây hại nhiều nhất cho lan.

Các vị trí trên cây lan mà ốc sên thường phá hoại

Các loại ốc sên, nhớt thích cắn phá rễ non của lan, chồi non, lá lan mới mọc ra và nhất là các phát
hoa. Ốc sên có thể gây thiệt hại cho rễ lan, chúng cắn phá đầu rễ nòn làm cho lan ngừng phát triển.

Biện pháp phòng trừ ốc sên hại lan

1. Biện pháp diệt ốc thủ công, không độc hại môi trường

Chúng ta cần đặt vấn đề phòng ngừa ốc sên hại lan lên hàng đầu hơn là dùng thuốc diệt trừ chúng.
Nếu làm tốt khâu này, thì bạn không cần phải lo lắng nhiều tới việc diệt trừ loài vật gây hại này.
Hoặc có thế hạn chế sự phá hoại của chúng ở mức thấp nhất.

Chăm sóc kỹ vườn lan: Trong mùa mưa và những ngày u ám, làm sạch cỏ dại phía dưới vườn lan,
đặc biệt trong mùa khô. Loại trừ ngay những nơi ẩn nấp của chúng vào ban ngày như đống gạch
gỗ, những nơi ẩm ướt, lá cây rụng trong vườn …

Tìm và diệt hết ốc thủ công: Vào buổi chiều, tưới nước vào nơi tình nghi có ốc sên trú ẩn, vào ban
đêm (khoảng 8 giờ tối) dùng đèn để bắt giết khi sên nhớt ra ăn và vào lúc sáng sớm.

Đặt bẫy bắt ốc sên

Có thể dùng rau xanh hay cám đặt ở những vị trí có nhiều sên, nhớt để dẫn dụ chúng ra rồi bắt
chúng.

Đặt bẫy ốc sên bằng các mảnh ván, giấy báo nhúng nước, vỏ dưa, vỏ táo, cành râm bụt có nhiều lá
xanh (nhớ để cho héo), vỏ khóm, sơ mít … để dụ chúng đến ăn và bắt chúng.

Còn thêm một cách nữa là rắc vôi bột hoặc muối trên mặt đất để diệt ốc sên và sên trần, nhưng cần
chú ý không được rắc trên chậu lan.

Quét mật ong loại tốt, còn mùi thơm. Chờ đến tối đặt hủ sành ra ngoài vườn, vị ngọt thơm sẽ dẫn
bọn ốc sên vào hủ, sáng hôm sau chỉ việc tiêu huỷ chúng

Rải vôi bột trên mặt đất, trên kệ kê chậu, trên mặt chậu gần gốc cây, (khi hoa bắt đầu xổ bao) và rải
quanh vườn lan 2 đến 3 tháng 1 lần.

Bảo vệ hoa lan tránh ốc sên ăn

- Để bảo vệ cành hoa, khi hoa sắp xổ bao, dùng một túm bông gòn cột chặt quanh gốc cành hoa, có
thể dùng một tờ giấy cứng quấn quanh gốc cành hoa thành một cái phễu với phần đáy quay lên
trên, dùng kim ghim tờ giấy cho chặt. Sên, nhớt bò lên theo cành hoa và lọt vào đáy phễu, chúng
không thể tìm được cách bò qua thành phễu để lên phía trên nụ hoa.

2. Sử dụng thuốc BVTV diệt trừ ốc sên

Nếu tất cả các biện pháp thủ công đã được áp dụng, nhưng ốc sên vẫn sinh sôi phá hoại vườn lan
của bạn thì biện pháp sau cùng phải dùng đến là thuốc BVTV. Để diệt trừ ốc bạn có thể dùng một
số loại phân sau:

Phun dung dịch Booc-đô 1% vào gốc cây, bẹ lá, nách lá, cuống phát hoa. Chú ý: không phun trực
tiếp lên hoa. Và chỉ nên dùng Booc-đô 1 lần / 1 tháng.

Sử dụng các loại thuốc trừ sên, nhớt như muối Arsenate, Methaldehyde... thường được chế tạo
thành viên bã độc. Viên thuốc được đặt trên chậu gần chồi hoa. Sên, nhớt ăn phải sẽ chết trước khi
tấn công cành hoa. Song cách này không được khuyến khích, do dùng bã mồi diệt ốc bằng hoá học
sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và vật nuôi quanh nhà

Bạn có thể dùng các loại thuốc dẫn dụ: Bolis ( 6G, 12G) ; Cửu Châu ( 6Gr, 12Gr ) và Pilot (10B,
15B). Các loại thuốc này thường được sử dụng dưới hình thức là rãi trên mặt đất, hoặc trộn với đất
phân khi trồng cây.

Thời điểm nào trong ngày sử dụng các loại thuốc diệt ốc?

Đối với thuốc rải, nên rải lúc chiều mát, hay sau cơn mưa chiều, rải nhẹ trên mặt chậu hoặc xung
quanh cây trồng, tối ốc sên bò ra ăn phải bả mồi sẽ bị chết hàng loạt.

Khi sử dụng bả mồi nên chia làm 2-3 đợt để tiêu diệt số lượng ốc còn lại. Ốc sên sinh sản rất nhanh
nên sau cơn mưa phải đi kiểm tra nếu thấy ốc sên xuất hiện trở lại thì rải thuốc tiếp tục.
Bệnh thối hạch hại cây phong lan và cách
phòng trị
Bệnh do nấm Sclerotium rolfisii Sacc gây ra, làm cho các lá lan và ngọn lan bị cụt không phát
triển được
Vào mùa mưa cây lan dễ bị bệnh, biểu hiện như sau:
những lá non trên ngọn cây tự nhiên chuyển dần thành
màu vàng, sau đó gốc lá bị thâm nâu và khô đi, trên chỗ
bị bệnh mọc lên một lớp nấm màu trắng và những hạt
nhỏ li ti màu vàng nâu mật ong, những lá trên bị thối làm
cho cây lan bị cụt ngọn không phát triển được.
Chúng đã bị bệnh thối hạch (còn gọi là nệnh thồi ngọn
hay bệnh hạch hạt cải). Bệnh do nấm Sclerotium rolfisii
Sacc gây ra. Ngoài cây phong lan loại nấm này còn gây
hại trên nhiều loại cây trồng khác như khoai tây, lạc, đậu
đỗ…do có sẵn nguồn bệnh trong tự nhiên nên việc
phòng ngừa chúng đôi khi cũng gặp khó khăn.

Nếu quan sát kỹ hoặc bệnh chưa phát sinh, chứ thực ra
ngoài phần ngọn, bệnh còn tấn công gây hại trên cả
phần gốc, rễ của cây lan.

Thông thường thì bệnh tấn công đầu tiên ở phần chồi
ngọn và cổ rễ, sau đó phát triển rộng dần ra làm cho lá
đọt bị vàng, rồi bị thối và chuyển dần thành màu nâu đen
và khô đi. Bệnh làm cho rễ cây bị khô mục. Nếu gặp điều kiện nóng ẩm (nhiệt độ và ẩm độ không
khí cao) thì trên vết bệnh sẽ xuất hiện những tán nấm màu trắng xốp như bông gòn và những hạch
nấm màu trắng, sau chuyển dần thành màu vàng nâu, kích thước khoảng 0,5 – 1,0 mm (nhìn giống
như hạt cải).

Hạch nấm tồn tại ngay trên bộ phận bị bệnh hoặc rụng xuống nằm tiềm sinh ngay trên giá thể, đây
là nguồn bệnh ben đầu từ đó xâm nhập gây bệnh cho cây.

Bệnh thường gây hại nhiều trong mùa mưa ẩm. Các giống lan Vanda, Ascocenda,…thường bị bệnh
gây hại nhiều hơn các giống khác.

Để hạn chế tác hại của bệnh cháu phải phòng ngừa bệnh là chính, chứ đừng để đến khi bệnh phát
sinh gây hại nặng mới can thiệp thì sẽ rất khó chữa trị. Sau đây là một số biện pháp phòng trị chính:

Không trồng cây giống đã bị nhiễm bệnh.

Trước khi trồng chậu và giá thể phải được khử trùng bằng dinh dịch Formol pha với nước theo tỷ lệ
cứ 5 phần Formol 40% pha với 100 phần nước, phun tưới lên chậu và giá thể, dùng bạt nilon phủ
kín trong 2-3 ngày rồi mở ra khoảng 1 ngày cho bay hết mùi Formol, sau đó mới trồng cây lan vào.

Không nên treo hoặc đặt chậu lan quá thấp để nước không bắn lên mỗi khi có mưa.

Khi cây lan còn nhỏ nên có mái che mưa, vì giai đoạn này cây lan rất dễ bị nhiễm bệnh.
Vào mùa mưa (là mùa bệnh dễ phát sinh), nếu có thể nên phun xịt định kỳ khoảng 10-15 ngày một
lần bằng những loại thuốc đã nêu trên.

Thường xuyên kiểm tra chậu lan, nếu thấy bệnh chớm phát sinh có thể dùng một trong những loại
thuốc như Vivil 5SL, Vicarben 50 BTN, Topsin-M 70WP, Vivadamy 3DD/5DD, Cantop-M 70 WP,
Topan 70 WP…phun xịt vài lần, cách nhau khoảng 7-10 ngày. Hoặc dùng những loại thuốc trên hòa
với nước với liều lượng 1-2gram thuốc cho một lít nước, sau đó nhúng cả chậu và cây lan ngập
trong vòng 30 phút.

Nếu bệnh đã phát sinh gây hại nặng tốt nhất loại bỏ cây bệnh và cả giá thể đem chôn hoặc đốt tiêu
hủy, rồi khử trùng chậu bằng Formol như đã nêu ở trên rồi trồng lại cây lan khác.

Còn có một cách đơn giản và hiệu quả. Vôi ăn trầu phơi khô tán nhuyễn . Pha với cồn 90 quét lên
phần bị nấm sẽ hết
Bệnh thối chồi non và hư giả hành do nấm
Phytophthora sp
Bẹ lá gần ngọn bị hư với màu nâu đen. Khi xẻ dọc, mô bên trong giả hành bị thâm đen ở gần
gốc, ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe khá rõ ràng, có mùi hôi nhẹ nhưng không thối nhũn.
Đặc điểm triệu chứng:
– Giả hành: Có bẹ lá gần ngọn bị hư với màu nâu đen. Khi xẻ dọc, mô bên trong giả hành bị thâm
đen ở gần gốc, ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe khá rõ ràng, có mùi hôi nhẹ nhưng không thối
nhũn.
– Chồi và phát hoa: Vết bệnh ban đầu là một điểm nhỏ dạng hình bất định, ủng nước màu nâu đen,
bệnh có thể hình thành dịch trong điều kiện có ẩm độ cao (giọt nước, giọt sương, mưa phùn) và
nhiệt độ thấp (trên dưới 20°C), ở gốc phát hoa không nhày nhưng vẫn úng nước và ngửi có mùi hôi
nhẹ. Thời tiết khô, vết bệnh khô lại và có màu xanh đen, ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe được
phân biệt khá rõ ràng.
Sự phát triển của bệnh theo qui luật: từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài. Có thể dùng tay rút phát
hoa hoặc chồi bệnh lên một cách dễ dàng.
Biê ̣n pháp phòng trừ:
- Hạn chế ẩm độ bằng chế độ tưới hợp lý, lợp mái che mưa làm giảm lượng mưa trực tiếp xuống
chậu cây, không đặt cây quá dày, tiêu hủy cây bệnh, chậu bệnh triệt để.
- Sử dụng thuố c Chitosan (Biogreen 4.5 SL) để phòng trừ bệnh. Ngoài ra có thể tham khảo sử dụng
các loại thuốc có hoạt chất để phòng trừ: Matalaxyl + Mancozeb; Fosetyl –Aluminium, Metalaxyl.

Kinh nghiệm cá nhân


1. Làm cho vườn lan của bạn thường xuyên thoáng gió
2. Trồng cây ko ngập củ quá sâu. Phần củ chìm dưới nên dùng giá thể khô như vụn đá trầm, sỏi
nhẹ hạt nhỏ phủ lấp.
3. Hạn chế tưới ban ngày kể cả sáng sớm trong thời gian hè từ tháng 5- tháng 9. Chỉ tưới khi nắng
tắt. Tưới đẫm, ko phun lướt qua.
4. Hạn chế phân bón lá trong mùa nóng. Nên phun lúc trời thật mát, nhiệt độ dưới 32 độ
5. Phun thuốc tím 1g/5 lít nước 1 tháng 1 lần khắp vườn để sát khuẩn, vệ sinh vườn sạch sẽ.
6. Cây bị bệnh, cách ly, ngưng tưới, cắt bỏ phần bị thối. Phun thuốc Phytocide 5g/1lít, phun 3 lần
cách nhau 3 ngày.
Cách phòng trị bệnh héo rễ hại hoa lan
Bệnh héo rễ thường gây hại nhiều trên một số giống lan như Phalaenopsis, Dendrobium,
Cattleya….Với những giống có bộ rễ to, khỏe, chắc như Vanda… chúng thường gây hại ít
hơn. Với những cây lan nhỏ, nếu rễ bị hại thì lá sẽ vàng dần, nặng có thể bị chết.
Những giò Hồ điệp và Đăng lan - Hoàng thảo, vào
mùa mưa nhất là sau một số đợt mưa dài ngày rễ
thường bị héo khô xốp, không còn cứng chắc sau
chúng chuyển dần sang màu nâu đen rồi mục ra đó
là triệu chứng của bệnh héo rễ (Wilt) là một loại
bệnh do nấm Sclerotium rolfsiisacc gây ra.

Bệnh héo rễ thường gây hại nhiều trên một số


giống lan như Phalaenopsis, Dendrobium,
Cattleya….Với những giống có bộ rễ to, khỏe, chắc
như Vanda (Vân lan)…chúng thường gây hại ít
hơn. Với những cây lan nhỏ, nếu rễ bị hại thì lá sẽ
vàng dần, nặng có thể bị chết.

Bệnh héo rễ thường tấn công ở đoạn rễ gần với


gốc, vì nơi đây có ẩm độ cao, còn phần rễ nằm xa
gốc do không tiếp xúc với đất trồng, thoáng khí,
khô ráo nên ít bị bệnh tấn công hơn.

Để hạn chế tác hại của bệnh héo rễ có thể áp dụng mộ số biện pháp sau đây:

– Nếu mưa dài ngày liên tục thì dùng nilon che phía trên giàn lan để hạn chế mưa xối xuống chậu.

– Về chất trồng không nên dùng các vật liệu có tính giữ nước nhiều và lâu dài như vỏ dừa khô, cám
xơ dừa… nên dùng dớn sợi, than củi để chất trồng không giữ nước nhiều dễ tạo điều kiện cho
bệnh phát sinh, phát triển.

– Vào những thời đểm có ẩm độ không khí cao nên giảm bớt lượng nước tưới và cữ tưới trong
ngày.

– Không treo chậu lan sát nhau để giàn lan luôn được thông thoáng, đồng thời hạn chế bệnh lây
lan.

– Không nên che chắn quá kín để giàn lan luôn được thông thoáng, tạo nhiều ánh sáng tán xạ tốt
cho cây lan.

– Không nên dùng phân bón với hàm lượng đạm cao, làm cây xanh mướt, rễ mềm yếu, sức chống
đỡ bệnh kém.

– Khi cây đã nhiễm bệnh cần cắt bỏ hết rễ đã bị bệnh, treo cách ly chậu lan bị bệnh, sau đó dùng
các loại thuốc như : Benlate 50WP,Vicarben 50 BTN, Topsin -M 50WP,Derosal 50SC để phun xịt.
Sau khi phun xịt thuốc nên nên bỏ một vài cữ tưới để thuốc không bị rửa trôi.
Cách xử lý mưa rồi nắng trong mùa mưa
Hiện tại, rất nhiều bạn đau đầu vì thời tiết phát triển cực đoan làm ảnh hưởng đến vườn lan
của mình. Hy vọng bài viết sau đây sẽ giúp bạn xử lý một số trường hợp
- Mưa nhiều nhiều giờ, rồi lại nắng gắt: nếu giá thể trồng lan ít giử nước thì nên tăng cường tưới
nước dưới nền nhà để bù độ ẩm vườn mất đi đột ngột.

- Mưa nhiều, từ vài giờ, cả đêm, vài ngày: nên nhớ là cây lan có thể sống thủy sinh tốt trong chậu
trong vài giờ liền, chỉ cần không để chậu lan ướt (có nước) mãi là được. Chậu trồng lan phải thoát
nước tốt, mưa xuống là thoát nước ngay. Chậu lan nên treo cao hơn 50cm so với mặt đất để tránh
tình trạng nước bẩn dưới nền văng lên chậu.

- Nắng gắt rồi mưa, mưa có khi rất ít: rất nhiều người sợ vấn đề này, họ gọi mưa đó là mưa Axit, dễ
làm thối cây. Thường là sau cơn mưa nhỏ, nhiều người tưới lại nước sạch để rửa nước bẩn trên
cây. Tuy nhiên qua chú ý ở vườn lan của mình độ ẩm lúc nào cũng cao (do trồng bằng bột dừa) thì
sau cơn mưa nhỏ, vườn lan mình không bị vấn đề gì. Cần rửa sạch nước ở cơn mưa đầu mùa và
cuối mùa.

- Mưa nhẹ vài hột rồi thôi: nếu vườn có độ ẩm cao thì không sao. Còn không thì phải rửa lại bằng
nước sạch.

Vào mùa mưa rễ lan ra rất nhiều


Tóm lại nếu độ ẩm trong vườn của bạn cao (khoảng 75 – 90%) thì sẽ tránh được sự thay đổi khí
hậu đột ngột. Vì cả khu vườn được bao bọc bởi tiểu khí hậu riêng mình.

Cần tưới thuốc trừ nấm (đầy đủ các loại) định kỳ để cây có sức khỏe, đề kháng được bệnh tật.

Nếu cây lan của bạn thấy chồi non phát triển “kinh khủng” to lớn quái dị (to hơn tay cái) thì phải cực
kỳ chú ý, nếu không chồi đó rất dễ bị thối. Ta cần giảm nước tối đa, ngưng tưới phân có hàm lượng
đạm, tưới phân có hàm lượng Lân và Kali cao (như 6-30-30, Canxi).
Dấu hiệu phong lan thừa phân bón
Những giống thuần chủng, lan rừng không thích nhiều phân bón. Một số dấu hiệu chứng tỏ
cây lan đang thừa phân bón
Bón quá nhiều phân bón, cây lan sẽ bị còi cọc vì muối đọng trong chậu làm cháy rễ, đầu lá bị cháy.
Kinh nghiệm cho biết lan cần rất ít phân bón vì vậy chỉ nên bón thật loãng và thưa, ngoại trừ Vanda,
Dendrobium và địa lan. Những giống thuần chủng, lan rừng không thích nhiều phân bón. Một số dấu
hiệu chứng tỏ cây lan đang thừa phân bón:

1. Lá lan bị cong queo, nhăn nhúm do thừa phân bón:

Khi cây lan của bạn có lá mềm, không cứng cáp, màu xanh đậm. Lá lan bị cong queo, nhăn nhúm
do thừa phân bón

2. Lan bị cháy đầu lá do dư phân bón:

Nếu rễ của lan đã bị hư hỏng, càng bón phân sẽ làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Nếu rễ không hoạt động
tốt, chúng không thể hấp thụ phân bón, và nếu lượng phân bón này không được sử dụng bởi cây
lan, nó có thể tích lũy trong giá thể trồng phong lan, dưới đáy chậu. Sự tích tụ các loại muối sẽ tiếp
tục có thể làm mất nước và gây thiệt hại cho các rễ còn lại.

3. Cách khắc phục hiện tượng dư thừa phân bón trên phong lan:

Nếu bạn thấy rằng lan của bạn đã bị hư hỏng do bón phân quá mức, có một vài điều bạn có thể
làm.

Hãy tưới nước sạch thật đẫm để loại bỏ muối tích lũy và thay chậu cho cây bằng cách sử dụng giá
thể mới nếu tình trạng dư thừa phân đã quá nặng làm hư hỏng rễ. Tiếp tục tưới nước thường xuyên
nhưng ngừng bón phân cho đến khi cây lan đã khỏe mạnh trở lại.
"Theo tôi, với các dòng lan rừng nếu thiếu phân bón thì cây không bệnh không chết, nhưng
thừa phân thì sẽ có vấn đề cho cây, khi bón chúng ta có thể áp dụng bằng cách pha loãng
phân cho mỗi lần tưới cỡ 1 muỗng cà phê cho 8 lít nước, với những loại cần nhiều phân thì
bổ sung cho chúng ít phân chậm tan để đảm bảo không ảnh hưởng tới các cây khác, khi
bón thì phun nước trước khi phun nước có pha phân bón, với tôi cứ cỡ 10 ngày 1 lần bón là
hợp lý, chúng ta cần chú ý cả thời điểm nghỉ của cây, tránh bón lúc cây nghỉ làm ảnh hưởng
đến nhịp sinh học của chúng. Nếu bạn có vườn lan ngoài trời thì cũng chú ý các cơn mưa
rào mùa hè, vì chúng cũng đã được cung cấp khá nhiều đạm sau những trận mưa như vậy"
10 lý do khiến lan cháy đầu rễ
1) Xử lý giá thể chưa đúng cách, có thể than mà bạn trồng lan còn độ mặn trong than, khắc phục
trồng lại hoặc tưới xả nhiều lần, kích thích lại bằng B1 cho ra rễ. Bạn nên xử lý thật tốt giá thể trước
khi trồng, xem thêm bài xử lý giá thể trước khi trồng lan.
2) Tưới phân hoặc thuốc nấm hoặc diệt vi khuẩn sớm quá trong khi đầu rễ còn non nên thun lại
không mọc tiếp. Cách khắc phục: tưới lại bằng nước không tưới phân hoặc thuốc cho đến khi ra rễ
mới.
3) Sốc nhiệt độ do tưới nước vào trưa nắng, gây hư đầu rể lan.
4) Giá thể trồng hư mục do trồng quá lâu mà không thay mới (thường trên hai năm) cũng có thể gây
tình trang này do quá acid hoặc quá kiềm.
5) Do di chuyển thay đổi khí hậu,tiểu khí hậu có thể làm cây không ra rễ mới ,có khi đến 6 tháng vẫn
không ra rễ mới ,nhưng cây vẫn mạnh khoẻ.tuy nhiên vào mùa thích hợp sẽ ra rễ và giả hành to
khoẻ
6) Hay di chuyễn dời đổi chổ cây lan thường xuyên cũng làm chậm ra rễ cattleya thiếu nắng sáng
cũng làm chậm ra rễ mới
7) Cây mang mầm bệnh hay cây quá yếu nhất là cây đã có ra rễ rồi bị thui chột đi
8) Những cây cattleya tách chiết quá nhiều lần cuũng khó lòng ra rễ mới ở những giả hành cũ ,có
khi phải chờ giả hành con mọc rồi mới bung rễ sau ...
9) cố định cây lan chưa vững ,đong đưa khó ra rễ
10) chậu có bị quá nóng vào buổi trưa hay chiều không ,nóng quá cũng làm thun rễ khi bám vào
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cháy đầu rễ phong lan:

1. Rễ phong lan bị "ăn phân bón" quá nhiều thì hiện tượng khô đen đầu rễ nhưng toàn bộ cọng rễ
đó không khô thối, cắt ngang cọng rễ vẫn thấy khúc trong còn xanh tươi. Đó là vì phun tưới phân
đậm đặc mà không tưới nhấp nước trước đó 10-15 phút, hoặc tưới phân đậm mà gặp khí hậu khô
nóng (phân bón bị acid hoá) làm đầu rễ non của phong lan bị cháy nắng. Khi rễ phong lan bị nhiễm
nấm sẽ khô thúi đen ( thối khô hay thối nhũn) toàn bộ cọng rễ, nếu không trị đúng thuốc sẽ dẫn đến
thối nhũn căn hành còn phal sẽ thối thân rồi thối lá, rụng lá tươi.
Cách xử lý: Lạm phân thì ngưng phân 1 thời gian cho cây ổn định, sau đó cho ăn trở lại khi rễ bắt
đầu bò ra tìm thức ăn. Giảm nồng độ phân xuống 1/2 đến 1/4 liều cũ để tránh lạm phân. Hoặc chịu
khó tưới đẫm trước khi bón phân 1 ngày, sau khi bón phân thì hôm sau xả nước nhiều vào để rửa
trôi phân dư. Mời các bạn tham khảo các xử lý làm lan rừng ra rễ mới tại đây: Cách xử lý giúp lan
rừng ra rễ
2. Còn 1 nguyên nhân khác cũng làm cho đầu rễ lan bị cháy đen là do rễ lan tiếp xúc với các chất
kim loại và kim loại đặc biệt nặng như đồng, chì và coban. Khi rễ tiếp xúc với các bề mặt này, chúng
hấp thụ các yếu tố dẫn đến các tế bào gốc bị đầu độc. Do đó khi sử dụng chậu để trồng lan, tốt nhất
nên dùng chậu đất nung hoặc chậu nhựa.

Mẹo cứu lan hồ điệp bị thối rễ

Cây lan hồ điệp bị nhiễm khuẩn do trầy sướt. cách điều trị là cắt hết phần thối đi. ngâm vào thuốc trị
nấm khoàng 2 giờ. mang ra treo ngược cây chỗ mát. 3 ngày đầu không tưới. tiếp theo tưới phun
sương giữ ẩm ngày 2 lần dùng phân bón lá loại rong biển tưới nhẹ vào. khoảng 15 ngày thì mang
trồng lại bình thường.
Kinh nghiệm trị bệnh héo rễ hại phong lan
Vào mùa mưa chỉ sau một số đợt mưa dài ngày thì thấy có những rễ bị héo khô xốp, không
còn cứng chắc như trước, về sau chúng chuyển dần sang mầu nâu đen rồi mục ra. Xin cho
biết đó là hiện tượng gì?
Bệnh thường gây hại nhiều trên một số giống lan như Phalaenopsis
(Hồ điệp): Dendrobium (Đăng lan); Cattleya (Cát lan)...Với những
giống có bộ rễ to, khỏe, chắc như Vanda (Vân lan)... bệnh thường
hại ít hơn. Đối với những cây lan còn nhỏ vừa mới được “ra ngôi”
nếu rễ bị hại thì bộ lá sẽ vàng dần, nếu nặng có thể bị chết. Với
những cây lan đã trưởng thành đang phát triển tốt thì ít bị chết hơn,
nhưng rễ khô và mục sẽ làm cho cây chậm phát triển, yếu ớt, còi
cọc và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc ra hoa sau này.

Thường bệnh tấn công đầu tiên ở đọan rễ gần với gốc cây (nơi mà
rễ tiếp xúc nhiều với chất trồng) vì nơi đây có ẩm độ cao (nhất là
những người dùng vỏ của trái dừa khô hay cám xơ dừa làm chất
trồng, khi mưa hoặc tưới, nước bị giữ lại nhiều trong đó). Còn phần
rễ nằm xa gốc do không tiếp xúc với chất trồng, thóang khí, khô ráo nên ít bị bệnh tấn công hơn.
Sau khi gây hại ở đọan rễ gần gốc bệnh tiếp tục lan dần xuống phía chóp rễ, làm cho cả bộ rễ bị hư
hại (ảnh IV-4a, IV-4b). Những rễ mới bị bệnh nếu không chú ý vẫn tưởng đó là rễ bình thường, vì
lúc đó rễ chưa có biến đổi nhiều về mầu sắc, kích thước, nhưng nếu sờ tay bóp nhẹ thì thấy rễ đã bị
khô xốp nhe,ï chứ không tươi, cứng chắc như rễ bình thường. Khi tuốt bỏ lớp ngòai của rễ bị bệnh
ra thì phần lõi rễ bên trong vẫn còn dai chắc. Nếu gặp thời tiết mưa ẩm nhiều thì chỗ bị bệnh bị mục
và chuyển dần sang mầu nâu đen.

Để hạn chế tác hại của bệnh các bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Nếu trời mưa dài ngày liên tục nên dùng vải Nilon che phía trên giàn lan để hạn chế bớt nước mưa
xối xuống chậu lan.

- Về chất trồng, không nên dùng các vật liệu có tính giữ nước lâu dài như vỏ dừa khô, cám xơ
dừa...nên dùng dớn sợi, than củi để chất trồng không giữ nước nhiều dễ tạo điều kiện cho bệnh
phát sinh, phát triển.

- Vào những thời điểm có ẩm độ không khí cao nên giảm bớt lượng nước tưới và cữ tưới trong
ngày.

- Không nên treo các chậu lan sát sít nhau để giàn lan luôn được thông thóang, giảm bớt ấm độ
không khí trong giàn lan, đồng thời hạn chế sự lây lan của bệnh từ chậu này sang chậu khác.

- Không nên che chắn qúa kín xung quanh để giàn lan luôn được thông thóang, có nhiều ánh sáng
tán xạ tốt cho cây lan.

- Không nên dùng nhiều phân bón có hàm lượng Đạm cao, làm cho cây xanh mướt, bộ rễ mềm yếu,
sức chống đỡ với bệnh kém.

- Khi cây đã nhiễm bệnh cần cắt bỏ hết những rễ đã bị bệnh treo chậu lan cách ly ra một khu riêng
sau đó dùng một trong các lọai thuốc như: Benlate 50WP; Fundozol 50WP; Bendazol 50WP;
Vicarben 50BTN; Topsin-M 50WP; Derosal 50SC... để phun xịt. Sau khi phun xịt thuốc nên bỏ một
vài cữ tưới để thuốc không bị rửa trôi.

You might also like