You are on page 1of 24

Bài 1 : Dung dịch thuốc

1. Dung dịch dầu xoa


CT :
Menthol
Methyl salicylat => dược chất chính
Camphor
Tinh dầu quế
Dầu Parafin vừa đủ
 Methyl salicylat : dược chất chính
 Tác dụng : giảm đau, chống viêm
 Cấu trúc : este => dễ bị thuỷ phân
Dạng : lỏng, ánh vàng
 Rất khó tan trong nước
 Tan trong dầu => bào chế dưới dạng dung dịch dầu
 Menthol : tp chính của tinh dầu bạc hà ( dược chất phụ )
 Thể rắn, dạng tinh thể, màu trong
 Không tan trong nước, dễ bay hơi
 Tác dụng : giảm đau, tăng tính thấm
 Camphor : tp chính của tinh dầu Long não ( dược chất phụ )
 Thể rắn, dạng tinh thể, thăng hoa ở nhiệt độ thường
 Khó tan trong nước
 Tan trong ethanol
 Tác dụng : giảm đau, giảm ngứa
 Trộn đều Menthol và Camphor cho chảy lỏng để về thể lỏng dễ hoà tan, hoà tan nhanh hơn đồng
thời khi tạo hỗn hợp chảy lỏng tính thấm các chất sẽ tăng, ứng dụng cho các thuốc bôi ngoài da
 Do dung môi dùng là dầu Parafin – sánh nhớt hơn, cho trực tiếp sẽ khó hoà tan
 Tinh dầu quế ( dược chất phụ )
 Màu vàng, có tính nóng
 Không tan trong nước
 Các dược chất phụ ( tinh dầu ) khi bôi trên da sẽ có cảm giác mát lúc mới bôi, sau đó nóng lên tại
vị trí bôi. Khi nóng lên sẽ gây ra hiện tượng giãn mạch tại vị trí bôi, tính thấm tăng, thuốc hấp thu
tốt hơn
 Dầu Parafin : dung môi ( là hydrocacbon no )
 Dạng lỏng
 Đặc điểm : là hydrocacbon no nên chỉ dùng ngoài do uống không hấp thu
Có tính sánh nhớt => tăng tính bám dính trên bề mặt da

? Lưu ý :

- Khi bào chế dung dịch dầu cần chú ý gì ?


 Tránh nước để tránh hiện tượng đục
 Do đó dụng cụ phải khô

Nhãn 1/5

HPMU 20g

Dung dịch dầu xoa ( methyl salicylat 30% )

Dược chất chính : Menthyl salicylat 6g và tá dược dược vừa đủ 20g

Công dụng : giảm đau, chống say tàu xe,..

Cách dùng : bôi, xoa lên chỗ đau nhức

NPC :

Ngày : Hạn

Quy trình :
2. Dung dịch PVP – Iod

CT :

PVP – Iod

Natri lauryl sulfat

Natri dihydrophosphat khan

Natri citrat dihydrat

Glycerin

Nước tinh khiết vừa đủ

Thứ tự hoà tan :

Không được hoà tan dược chất trước

 Hoà tan các chất phụ có vai trò làm tăng độ tan, độ ổn định, bảo vệ dược chất trước
 Kém tan hoà tan trước, dễ tan hoà tan sau
 PVP – Iod : dược chất chính
 Bột vô định hình, màu nâu đỏ
 Tan trong nước và ethanol
 Tác dụng : khử khuẩn, sát khuẩn, sát trùng vết thương
 Natri lauryl sulfat : chất diện hoạt làm tăng độ tan
 Natri dihydrophosphat và Natri citrat : điều chỉnh pH
 Glyceryl : dung môi đồng tan với nước
Vừa đóng vai trò dung môi, vừa đóng vai trò làm tăng độ nhớt, độ ổn định
 Dễ bắt dính trên da, niêm mạc
 Có tác dụng sát khuẩn
 Không nên cho vào đầu vì làm tăng độ nhớt khiến hoà tan dược chất khó hơn
 Cho sau
 Nước : dung môi

? Lưu ý :

- Thứ tự hoà tan :


 Các chất phụ có vai trò làm tăng độ tan, độ ổn định, điều chỉnh pH được hoà tan trước ( kém
tan hoà tan trước, dễ tan hoà tan sau )  dược chất  dung môi đồng tan với nước đồng
thời làm tăng độ nhớt, độ bám dính trên da ( glyceryl )
- PVP – Iod có ưu điểm gì so với cồn Iod ?
 Povidon được dùng làm chất mang Iod giúp giải phóng Iod dần dần
 Kéo dài tác dụng sát khuẩn diệt khuẩn
 Ít độc hơn vì lượng iod tự do thấp hơn
 Dược chất được hoà tan hoàn toàn trong nước, độ bền cao hơn rất nhiều so với cồn Iod

Nhãn

HPMU 20ml

Dung dịch PVP – Iod 10%

Dược chất : PVP – Iod 2g và tá dược vừa đủ 20ml

Công dụng : sát trùng vết thương

Cách dùng : bôi trực tiếp lên da

NPC :

Ngày : Hạn :

Quy trình
Bài 2 : Siro – Elixir

1. Elixir Paracetamol
CT :
Paracetamol
Ethanol 96%
Cồn Cloroform 5%
Siro đơn
PG ( propylen glycol )
Dung dịch đỏ Amaranth
Glycerin vừa đủ
 Elixir : là những chế phẩm cồn thuốc ngọt, chứa một hay nhiều dược chất và có hàm lượng
cao các monoalcol và polyalcol.
 Paracetamol : dược chất chính
 Ít tan trong nước
 Rất khó tan trong cồn cloroform, ether
 Dễ tan trong ethanol, dd kiềm
 Bản chất là acid
 Trong quá trình sử dụng dễ bị thuỷ phân và OXH ( do có OH phenol )
 Tác dụng : giảm đau, hạ sốt
 Ethanol 96%, PG, cồn Cloroform :
 Hỗn hợp dung môi
 Làm tăng độ tan, hạn chế thuỷ phân dược chất
 Siro đơn : chất điều vị làm ngọt ( pha nóng )
 Dung dịch đỏ Amaranth : chất tạo màu
 Glycerin : dung môi đồng tan với nước ( có khả năng trộn đều với các dung môi thân nước )
 Khả năng hoà tan tốt
 Có vị dễ uống

? Lưu ý : Ưu điểm của Elixir

 Các dược chất có sinh khả dụng cao hơn do dung môi là alcol vừa làm tăng độ tan, vừa tăng
tính thấm
 Ít bị nấm mốc, nhiễm khuẩn do nồng độ alcol cao
 Ít chứa nước nên dược chất ít bị thuỷ phân
 Hạn chế quá trình Oxy hoá vì alcol có nồng độ oxy trong môi trường ít hơn nước

Nhãn

HPMU 20ml

Elixir Paracetamol 24mg/ml

Dược chất : Paracetamol 0.48g và tá dược vừa đủ 20ml

Công dụng : hạ nhiệt, giảm đau

Cách dùng : uống trực tiếp

NPC :

Ngày : Hạn

Quy trình
2. Siro Dextromethophan
CT :
Dextromethophan hydrobromid
Natri benzoat
Natri citrat dihydrat
Acid citric monohydrat
Glucose
Nước tinh khiết vừa đủ
 Dextromethophan hydrobromid : dược chất chính
 Hơi tan trong nước
 Dễ tan trong ethanol
 Tác dụng : giảm ho
 Natri citrat dihydrat và Acid citric monohydrat : hệ đệm citric – citrat
 Điều chỉnh pH
 Đồng thời có tác dụng chống oxy hoá
 Natri benzoat : chất bảo quản
 Dễ tan
 Glucose : chất điều vị làm ngọt
? Lưu ý :
- Tại sao phải điều chỉnh pH đến 4.5 – 5.5
 Duy trì dạng muối axit của dược chất giúp dược chất tan tốt hơn
 Tăng độ tan, độ ổn định
- Sự khác nhau giữa Siro và Elixir
 Dung môi :
Siro : nước
Elixir : alcol
 Hàm lượng đường :
Siro có hàm lượng đường cao hơn Elixir
- Có mấy phương pháp điều chế Siro đơn ?
 2 phương pháp : Hoà tan nóng và Hoà tan ở nhiệt độ thường
Nhãn
HPMU 20ml
Siro Dextromethophan 0.3%
Dược chất : Dextromethophan hydrobromid 0.3g và tá dược vừa đủ 20ml
Công dụng : giảm ho
Cách dùng : uống trực tiếp
NPC :
Ngày : Hạn
Quy trình
Bài 3 : Hỗn dịch thuốc
Gồm 2 pha : pha phân tán và môi trường phân tán
- Pha phân tán là dược chất rắn không tan hoặc ít tan được phân tán đều dưới dạng các hạt rất nhỏ
trong môi trường phân tán
1. Hỗn dịch Terpin hydrat
CT :
Terpin hydrat
Gôm Arabic
Natri benzoat
Siro
Nước cất vừa đủ
 Terpin hydrat : dược chất chính
 Dạng tinh thể
 Không tan trong nước
 Tác dụng : long đờm, dịu ho
 Gôm Arabic : chất gây thấm, ngoài ra giúp ổn định hỗn dịch do tạo môi trường sánh nhớt
 Chất keo thân nước
 Gặp nước sẽ trương nở tạo môi trường sánh nhớt
 Natri benzoat : chất bảo quản, sát khuẩn
 Tan được trong nước
 Siro đơn : chất điều vị làm ngọt, tăng độ nhớt, độ ổn định
 Nước cất : dung môi

? Lưu ý :

- Nên dùng trong ho do kích ứng hoặc giai đoạn đầu


- Có ? phương pháp bào chế ?
 2 phương pháp : Phân tán
Ngưng kết ( thường là ngưng kết do thay đổi dung môi )

Nhãn :

HPMU 15 ml

Hỗn dịch Terpin hydrat 2.7%


Dược chất : Terpin hydrat 0.4g và tá dược vừa đủ 15ml

Công dụng : long đờm, dịu ho

Cách dùng : lắc đều trước khi dùng, uống sau ăn

NPC :

Ngày : Hạn :

Quy trình :
2. Hỗn dịch Lưu huỳnh
CT :
Acid salicylic
Long não
Lưu huỳnh kết tủa ( dược chất chính )
Tween 80
Aerosil
Natri carboxyl methyl cellulose
Glyceryl
Ethanol 96%
Nước tinh khiết
 Lưu huỳnh : dược chất chính
 Không tan trong nước
 Tác dụng : sát khuẩn  dùng bôi mụn trứng cá, nấm, viêm da
 Acid salicylic : dược chất
 Tấy da chết giúp bong tróc lớp sừng, thông thoáng lỗ chân lông
 Tạo điều kiện cho Lưu huỳnh thấm qua dễ dàng
 Long não ( tinh dầu ) : dược chất
 Làm mát tại vị trí bôi, tạo mùi hương
 Có tính sát khuẩn nhẹ
 Ít tan trong nước
 Tan tốt trong ethanol
 Tween 80 + Natri CMC : chất gây thấm
Natri CMC : chất keo thân nước, tăng độ nhớt, giảm sa lắng, tăng độ ổn định
Tween 80 : chất diện hoạt không ion hoá, tăng độ tan
 Aerosil : tăng độ ổn định
 Làm giảm kết tụ và sa lắng
 Glycerin + Ethanol 96% : hỗn hợp dung môi
 Glycerin : tăng tính bám dính trên da, giữ ẩm

Nhãn
HPMU 20ml

Hỗn dịch Lưu huỳnh 3%

Dược chất chính : Lưu huỳnh 0,6g và tá dược vừa đủ 20ml

Công dụng : bôi mụn trứng cá, nấm và viêm da

Cách dùng : lắc kỹ trước khi dùng, rửa sạch vết thương trước khi bôi

NPC :

Ngày : Hạn :

? Lưu ý

- Phân biệt dung dịch và hỗn dịch ?


 Kích thước tiểu phân dược chất : dung dịch << hỗn dịch
 Dung dịch : hệ phân tán đồng thể ( dược chất hoà tan trong dung môi )
 Dung dịch có tính đồng nhất và không tách thành các pha riêng biệt
 Hỗn dịch : hệ phân tán dị thể ( dược chất là chất rắn không tan hoặc khó tan được phân tán
đều dưới dạng các hạt rất nhỏ trong môi trường phân tán )
 Hỗn dịch không bền, pha phân tán dần dần sẽ tách khỏi môi trường phân tán
- Nguyên tắc trộn đồng lượng :
 Mỗi lần trộn 2 loại bột ( có thể đơn chất hoặc hỗn hợp đã trộn đều trước đó )
 Mỗi lần trộn phải lấy 1 lượng bằng nhau về thể tích hoặc khối lượng của mỗi loại
 Ưu : giúp trộn đều các thành phần
- Ý nghĩa của việc kéo hỗn dịch ?
 Giảm sa lắng, tăng độ ổn định
- Phương pháp bào chế hỗn dịch : phân tán và ngưng kết
 Hỗn dịch Terpin hydrat : pp phân tán
 Hỗn dịch Lưu huỳnh : kết hợp phân tán và ngưng kết
Ngưng kết : cơ chế thay đổi dung môi

Quy trình
Bài 4 : Nhũ tương thuốc
Hệ phân tán gồm 2 chất lỏng không đồng tan ( dầu – nước )  hệ 2 pha
- Pha phân tán : pha nội
- Môi trường phân tán : pha ngoại
1. Nhũ tương dầu Parafin
CT :
Dầu Parafin
Tween 80 và Span 80
Nước cất vừa đủ

Tính :

Tween 80 = 71.96

Span 80 = 28.04

 Dầu Parafin
 Không tan trong nước
 Hơi tan trong ethanol
 Tác dụng : nhuận tràng, tẩy xổ
 Tween 80 : chất diện hoạt không ion hoá HLB = 15
 Khả năng nhũ hoá tạo nhũ tương D/N
 Tá dược thân nước
 Span 80 : chất diện hoạt không ion hoá HLB = 4.3
 Khả năng nhũ hoá tạo nhũ tương N/D
 Tá dược thân dầu
 Tween 80 + Span 80 : hỗn hợp chất nhũ hoá, tỷ lệ Tween 80 nhiều hơn
 Nhũ hoá tạo nhũ tương D/N
 Giúp phân tán đồng nhất 2 pha dầu – nước với nhau
 Nước : dung môi

? Lưu ý

- Phương pháp bào chế nhũ tương : nhũ hoá thông thường ( keo ướt )
- Xác định nhũ tương ?
 Giá trị HLB, tỷ lệ 2 pha, chất nhũ hoá
- Phân tán pha nội vào pha ngoại
- Phân loại nhũ tương ?
 Dựa theo cấu trúc lý hoá
 D/N nhũ tương kép : D/N/D
N/D N/D/N
- Tại sao phải đun nóng ?
 Dễ phối hợp các pha với nhau
 Giảm độ nhớt  phối hợp 2 pha dễ dàng hơn
- Tăng độ ổn định nhũ tương ?
 Giảm phân cách 2 pha

Nhãn

HPMU 20ml

Nhũ tương dầu Parafin 35%

Dược chất : dầu Parafin 7g và tá dược vừa đủ 20ml

Công dụng : nhuận tràng, tẩy xổ

Cách dùng : Lắc trước khi dùng, uống trực tiếp

NPC :

Ngày : Hạn :

Quy trình
2. Nhũ tương giảm đau
CT :
Methyl salicylat
Menthol
Camphor
Cloral hydrat
PG ( Propylen glycol )
Tween 80
Acid stearic
Triethanolamin
Dầu vừng
Nước tinh khiết vừa đủ
 Methyl salicylat : dược chất chính
 Khó tan trong nước, tan trong dầu
 Este  Dễ bị thuỷ phân
 Tác dụng : giảm đau, chống viêm
 Menthol + Camphor + Cloral hydrat : hỗn hợp dược chất  làm dịu, tạo mùi hương, tăng tính
thấm
- Menthol : tinh dầu bạc hà  không tan trong nước
 Giảm đau, gây tê
- Camphor : tinh dầu long não
 Khử trùng, kháng khuẩn
- Cloral hydrat : tan trong nước và dung môi hữu cơ
 Phối hợp 4 dược chất
 Tăng tính thấm, giảm tác dụng không mong muốn của methyl salicylat
 Dầu vừng + Acid steric : tá dược thân dầu
- Dầu vừng : mùi hương dễ chịu, dịu da khi bôi, tăng tính bám dính
- Acid steric : tăng độ bám dính trên da, tăng giữ ẩm
 Giúp hình thành nhũ tương, hoà tan các dược chất thân dầu
 PG : dung môi hữu cơ thân nước
 Tăng độ nhớt giúp ổn định nhũ tương  giảm phân lớp 2 pha
 Triethanolamin : kết hợp với acid steric
 Tạo chất diện hoạt thân nước
 Hình thành nhũ tương D/N
 ổn định nhũ tương

? Lưu ý :

- Tương kỵ giữa các dược chất :


 3 dược chất : menthol + camphor + cloral hydrat
 Gây ra tương kỵ vật lý
 Ở điều kiện bình thường, khi trộn với nhau sẽ tự chảy lỏng
 ứng dụng : khi chảy lỏng về thể lỏng dễ hoà tan hơn, khắc phục ảnh hưởng của nhiệt độ đến
độ ổn định với các tp kém bền với nhiệt
- Phương pháp điều chế : nhũ hoá thông thường và tạo chất nhũ hoá trong quá trình phối hợp 2
pha

Nhãn

HPMU 20ml

Nhũ tương giảm đau

Dược chất chính : Methyl salicylat 3g và tá dược vừa đủ 20ml

Công dụng : giảm đau, chống viêm

Cách dùng : lắc trước khi dùng, bôi xoa tại chỗ

NPC :

Ngày : Hạn :

Quy trình
Bài 5 : Thuốc nhỏ mắt

1. Dung dịch nhỏ mắt Cloramphenicol


CT :
Cloramphenicol
Acid boric
Natri tetraborat
Natri clorid
Nipazol
Nước cất pha tiêm
 Cloramphenicol : dược chất  nhóm phenicol
 Khó tan trong nước
 Tan trong ethanol
 Bền vững trong dd hơi acid hoặc trung tính
 Dễ bị thuỷ phân trong mt kiềm
 Tác dụng : điều trị nhiễm khuẩn
 Acid boric + Natri tetraborat : hệ đệm boric – borat
 Điều chỉnh pH  7 – 7.5
 Đảm bảo độ ổn định, giảm thuỷ phân, giúp hoà tan tốt, không gây kích ứng mắt
 Ngoài ra còn có tác dụng sát khuẩn
 Natri clorid : chất làm đẳng trương
 Tránh gây kích ứng mắt, tăng sinh khả dụng
 Nipazol : chất bảo quản, sát khuẩn chống vi khuẩn, nấm, men
 Nước cất pha tiêm : dung môi
? Lưu ý
- Lọc kích thước 0.2 µm
 Loại bỏ các tiểu phân có kích thước lớn hơn 0.2 µm
 Loại được các tạp vi sinh, hữu cơ, vi khuẩn,…
 Phương pháp : tạo sự chênh lệch áp suất để lọc nhanh hơn
- Phải hoà tan ở nhiệt độ 60 : giúp hoà tan tốt mà tránh phân huỷ

Nhãn

HPMU 5ml
Dung dịch Cloramphenicol 0.4%

Dược chất : Cloramphenicol 0.08g và tá dược vừa đủ

Công dụng : điều trị nhiễm khuẩn mắt

Cách dùng : nhỏ giọt 4 – 6 lần/ngày

NPC :

Ngày : Hạn

Quy trình
2. Dung dịch nhỏ mắt Neomycin – dexamethason
CT :
Neomycin sulfat
Dexamethason natriphosphat
Acid citric monohydrat
Natri hydoxyd
Natri clorid
Thiomerosal
Nước cất pha tiêm
 Neomycin sulfat + Dexamethason natriphosphat : dược chất
 Tác dụng điều trị viêm mắt
- Neomycin sulfat : kháng sinh diệt khuẩn nhóm aminoglycosid
- Dexamethason natriphosphat : corticoid  kháng dị ứng, kháng viêm
 Acid citric + NaOH : hệ đệm citric – citrat
 Điều chỉnh pH  5 -7
 Ngoài ra : chống Oxy hoá
 NaCl : chất làm đẳng trương
 Thiomerosal : thuỷ ngân hữu cơ
 Chất sát khuẩn

Nhãn

HPMU 5ml

Dung dịch nhỏ mắt Neo – Dexa

Dược chất : Neomycin sulfat

Dexamethason natriphosphat

Công dụng : điều trị viêm mắt

Cách dùng : nhỏ mắt 4 – 6 lần/ngày

NPC :

Ngày : Hạn :
Quy trình
Bài 6 : Thuốc tiêm

1. Dung dịch tiêm vitamin C


CT :
Acid ascorbic
Natri clorid
Propylen glycol
Dinatri edetat
Natri bisulfit
Natri hydroxyd
Nước cất pha tiêm
 Acid ascorbic ( vit C ) :
 Dễ tan trong nước
 Dễ bị OXH  cần sử dụng biện pháp chống oxy hoá
 Tác dụng : bổ sung vit C, tăng sức đề kháng
 PG : dung môi đồng tan với nước, giảm lượng nước trong công thức
 Tăng độ ổn định, hạn chế thuỷ phân, giúp bảo quản
 Natri bisulfit : chất chống OXH
 Cơ chế trực tiếp chống hình thành các gốc tự do, làm đứt chuỗi phản ứng oxy hoá – khử
 Dinatri edetat : chất hiệp đồng chống oxy hoá
 Khoá các vết ion kim loại
 NaOH : tạo muối với dược chất
 Bền hơn, ít bị oxy hoá hơn
 Ngoài ra giúp điều chỉnh pH
 NaCl : chất làm đẳng trương
 Không gây đau, tổn thương khi tiêm
 Nước cất pha tiêm : dung môi
? Lưu ý :
- Phương pháp tiệt khuẩn : nhiệt ẩm
- Các phương pháp tiệt khuẩn ?
 Nhiệt khô
 Nhiệt ẩm
 Bằng khí
 Bằng bức xạ ion hoá
 Bằng cách lọc
- Các phương pháp chống OXH ?
 Dùng các chất chống OXH, chất hiệp đồng chống OXH
 Điều chỉnh pH đến giá trị thích hợp mà tại đó tốc độ phản ứng OXH thấp nhất
 Lựa chọn phương pháp tiệt khuẩn phù hợp
 Đóng lọ trong dòng khí nitrogen

Nhãn

HPMU 5ml

Dung dịch tiêm vitamin C 10%

Dược chất : Acid ascorbic 4g và tá dược vừa đủ

Công dụng : bổ sung vit C

Cách dùng : tiêm bắp

NPC :

Ngày : Hạn

Quy trình
2. Dung dịch tiêm truyền paracetamol
CT :
Paracetamol
PG
Acid citric monohydrat
Natri citrat dihydrat
Natri clorid
Nước cất pha tiêm
 Paracetamol : dược chất
 Dễ bị thuỷ phân
 Khó tan trong nước
 Dễ tan trong kiềm
 Tác dụng : giảm đau, hạ sốt
 PG : dung môi đồng tan với nước
 Hoà tan tốt hơn
 Tăng độ ổn định, hạn chế thuỷ phân, giúp bảo quản
 Acid citric monohydrat + Natri citrat dihydrat : hệ đệm citric – citrat
 Điều chỉnh pH  5 -6
 pH phù hợp tránh thuỷ phân, tiêm không bị đau
chống oxy hoá
 NaCl : chất làm đẳng trương
 Không gây đau, tổn thương khi tiêm
 Nước cất pha tiêm : dung môi
? Lưu ý :
- Làm thế nào để tăng sinh khả dụng thuốc tiêm ?
 Bảo vệ dược chất, đảm bảo độ ổn định dược chất
 Hạn chế bị thuỷ phân và bị oxy hoá
 Dùng các chất chống OXH
Điều chỉnh pH phù hợp
Phương pháp tiệt khuẩn phù hợp
- Thuốc tiêm nào cần chất sát khuẩn ?
 Không tiệt khuẩn được bằng nhiệt
 Tiêm nhiều liều
- Thuốc tiêm không được thêm chất sát khuẩn ?
 Tiêm tĩnh mạch liều > 15 ml
 Tiêm vào dịch não tuỷ, nhãn cầu, khớp, màng tim,…

Nhãn :

HPMU 5ml

Dung dịch tiêm truyền Paracetamol

Dược chất : paracetamol 0.4g và tá dược vừa đủ

Công dụng : giảm đau, hạ sốt

Cách dùng : truyền chậm tĩnh mạch

NPC :

Ngày : Hạn :

Quy trình :

You might also like