You are on page 1of 3

HỒ SƠ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI CƠ SỞ

Theo Luật PCCC năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều

của Luật phòng cháy và chữa cháy:

Cơ sở là từ gọi chung cho nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học,
rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình
khác.

Cơ sở là nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và công
trình độc lập khác theo danh mục do Chính phủ quy định.

Theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ :

Điều 5. Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy


Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy là nơi sản xuất, kinh doanh, công trình
công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư và các công trình độc lập theo quy định tại Khoản 1
Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục
I ban hành kèm theo Nghị định này. Cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở.
Điều 6. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ
Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy là
cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 5 Nghị định này nhưng
có yêu cầu cao về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Phụ lục II ban
hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy khi các cơ sở đi vào hoạt động thì phải lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC tại
cơ sở.

Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC của cơ sở thực hiện đầy đủ theo nội dung tại Điều 3
Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014, thực hiện các mục như sau:
1. Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa
cháy:
Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về PCCC được quy định tại
Điểm a, Khoản 1, Điều 20 Luật PCCC; Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐCP và được cụ
thể hóa tại Điều 5 Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014.
2. Hồ sơ thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
(nếu có); văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa
cháy (nếu có):
Quy định về thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC theo Điều 15, Điều 17 Nghị định 79/2014/NĐ-
CP. Cơ sở lưu giữ các văn bản thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC các bản vẽ thiết kế thi công được
thẩm duyệt và bản vẽ hoàn công.
3. Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở; sơ
đồ bố trí khu vực nhiều nhà dễ cháy; vị trí nguồn nước chữa cháy của khu dân cư;
4. Quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy
và chữa cháy chuyên ngành:
Căn cứ pháp lý để thành lập lực lượng PCCC cơ sở: Điều 44 Luật PCCC quy định: “Tại cơ sở
phải thành lập đội PCCC cơ sở. Đội PCCC cơ sở do người đứng đầu cơ quan tổ chức thành lập,
quản lý và chỉ đạo”.
– Điều 32 Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định:
“Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập,
ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và bảo đảm các điều kiện để
duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên
ngành”.
– Số lượng, tổ chức bộ máy của đội PCCC theo quy định tại Điều 15 Thông tư 66/2014/TT-BCA
ngày 16/12/2014.
– Chức năng nhiệm vụ của đội PCCC cơ sở quy định tại Điều 45 Luật PCCC.
– Chế độ chính sách đối với cán bộ, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ
sở quy định tại Điều 35 Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ
– Đội PCCC cơ sở phải được học tập và được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC
theo quy định tại Điều 16 Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014, thời gian huấn luyện,
bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu: Từ 16 đến 24 giờ, thời gian huấn luyện lại để được cấp giấy chứng
nhận huấn luyện sau khi giấy này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 16 giờ.

– Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC theo quy định tại Điều 34 Nghị định
79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.
– Thời hạn giấy chứng nhận huấn luyện quy định tại khoản 6 điều 16 Thông tư 66/2014/TT-
BCA: Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do Cục trưởng Cục
Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa
cháy cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công
an cấp tỉnh cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp.
Hết thời hạn này, phải huấn luyện lại để được cấp giấy chứng nhận mới.
5. Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; phương án chữa cháy của Cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy; báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
a. Phương án chữa cháy của cơ sở
– Quy định cơ sở phải xây dựng PACC cơ sở tại khoản 2 điều 21 Nghị định 79/2014/NĐ-CP
ngày 31/7/2014 của Chính phủ.
– Nội dung phương án chữa cháy cơ sở phải đảm bảo theo các tiêu chí quy định tại khoản 1 điều
21 Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.
– Mẫu PACC cơ sở theo quy định tại Phụ lục PC10 Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày
16/12/2014.
– Thẩm quyền phê duyệt PACC cơ sở theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 66/2014/TT-
BCA ngày 16/12/2014.
– Chỉnh sửa bổ sung phương án chữa cháy theo quy định tại điểm e, khoản 2, điều 21 Thông tư
66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014.
b. Phương án chữa cháy của cảnh sát PCCC
– Quy định cơ sở phải phối hợp với Cảnh sát PC&CC xây dựng PACC của Cảnh sát PC&CC tại
điểm a, khoản 2 điều 21 Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.
– Nội dung phương án chữa cháy của Cảnh sát PC&CC phải đảm bảo theo các tiêu chí theo quy
định tại khoản 1 điều 21 Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.
– Mẫu PACC của Cảnh sát PC&CC theo quy định tại Phụ lục PC11 Thông tư 66/2014/TT-BCA
ngày 16/12/2014.

– Thẩm quyền phê duyệt PACC cơ sở theo quy định tại khoản 3 điều 12 Thông tư 66/2014/TT-
BCA ngày 16/12/2014.
– Chỉnh sửa bổ sung phương án chữa cháy theo quy định tại điểm e, khoản 2, điều 21 Nghị định
79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.

c. Thực tập PACC


– Cơ sở phải căn cứ Phương án chữa cháy của cơ sở để tổ chức tự thực tập PACC theo quy định
tại điểm a, khoản 4 Điều 12 Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014; số lần thực tập một
năm ít nhất 1 lần.
– Thực tập PACC phối hợp: theo quy định điểm b, khoản 4 Điều 12 Thông tư 66/2014/TT-BCA
ngày 16/12/2014.
– Thực tập PACC đột xuất: khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với
các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương hoặc quốc gia theo yêu
cầu của người có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy.
6. Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; văn bản đề xuất, kiến nghị về
công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành
chính về phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
– Cơ sở phải lưu đầy đủ các biên bản kiểm tra an toàn PCCC của Cảnh sát PCCC; các biên bản
tự kiểm tra an toàn PCCC; văn bản dự trù kinh phí hàng năm về PCCC, các báo cáo đề xuất kế
hoạch tuyên truyền, huấn luyện PCCC, tham gia hội thao, trang bị, bảo dưỡng phương tiện…
– Số lần kiểm tra, thủ tục kiểm tra của Cảnh sát PC&CC theo quy định tại điều 10 Thông tư
66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014.
7. Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa
cháy và hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành;
sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
Cơ sở cần lập sổ theo dõi về hoạt động phòng cháy chữa cháy như sau:
Theo dõi về công tác kiểm tra, tuyên truyền, huấn luyện PCCC, xây dựng, chinh lý, học tập và
thực tập PACC.
Theo dõi về phương tiên PCCC. Mẫu sổ theo dõi, kiểm tra phương tiện PCCC tham khảo tại phụ
lục A, B – TCVN 3890: 2009.
8. Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy, nổ (nếucó).

You might also like