You are on page 1of 2

Bài tập thí nghiệm

M. 195. Rót những lượng nước bằng nhau và có cùng nhiệt độ (ví dụ 80oC) vào các tách nước khác nhau và
đo sự giảm nhiệt độ theo thời gian. Tốc độ nguội của nước phụ thuộc vào cái gì?

Các bài tập lý thuyết

FGy. 3129. Cắt một hình tam giác có góc tù bằng bìa các tông và thử đặt nó đứng trên một mặt bàn nằm
ngang. Một tam giác như vậy có thể đứng trên một cạnh không? (Mặt phẳng của tam giác được giữ thẳng
đứng)

FGy. 3130. Mắc một tải công suất 40W song song với một tải khác thì công suất của nó giảm xuống còn
17W. Hãy tìm công suất của tải thứ 2. Giả sử hiệu điện thế của nguồn và điện trở của các tải là hằng số.

FGy. 3131. Một mol khí lưỡng nguyên tử được nung nóng từ 300K đến 1000K trong một bình chứa. Trong
quá trình này, một số phân tử bị phân ly. Ở 1000K, năng lượng của các phân tử lưỡng nguyên tử chỉ còn
bằng một nửa năng lượng của toàn bộ lượng khí. Hãy tính số phân tử bị phân ly. Áp suất của chất khí tăng
lên bao nhiêu lần? (Bỏ qua dao động của các phân tử).

FGy. 3132. Làm giãn nở một lượng khí bằng hai cách khác nhau sao cho nhiệt độ đầu và cuối của khí trong
hai cách này là như nhau. Cách thứ nhất: làm cho khí giãn nở đẳng áp. Cách thứ hai: áp suất của khí tỉ lệ
thuận với thể tích của khí. Công thực hiện bởi khí trong cách thứ nhất lớn gấp bao nhiêu lần công thực hiện
bởi khí trong cách thứ hai?

FGy. 3133. Một cái nêm có hai mặt nhẵn có thể trượt không ma sát
trên mặt bàn nằm ngang. Một ròng rọc không ma sát và có khối lượng
không đáng kể được gắn vào đỉnh góc vuông của nêm. Sợi dây vắt qua
ròng rọc được nối vào các vật có khối lượng là m1 và m2. Hãy xác định
góc a theo m1 và m2 để cho nêm không trượt trên mặt bàn.

FGy. 3134. Hai xe lăn nhỏ được nối với nhau bằng một sợi dây đàn
hồi mảnh. Chiều dài của dây khi không bị kéo giãn là 96cm và hệ số
đàn hồi của dây là 18N/m. Ban đầu, dây buông thõng trên mặt bàn nằm ngang. Kéo một xe lăn với vận tốc
không đổi 1,2m/s.

a) Sau bao lâu kể từ khi sợi dây bị căng thẳng thì chiếc
xe thứ hai (có khối lượng m=2kg) đuổi kịp xe thứ
nhất?
b) Vẽ đồ thị theo thời gian của lực cần tác dụng vào xe
thứ nhất để giữ cho vận tốc của xe không đổi.
c) Xác định công cần thực hiện.
d) Tìm quãng đường đi được của xe thứ hai.

FF. 3135. Một cách tử quang học có hằng số 2mm được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc vuông góc với cách tử.
Nếu thay cách tử này bởi một cách tử khác có mật độ (?) chỉ bằng một nửa của cách tử ban đầu thì góc
nhiễu xạ bậc nhất giảm đi 10,4o. Hãy tính bước sóng của ánh sáng đơn sắc này.

FF. 3136. Một máy nhân quang điện có thể


biến đổi cường độ ánh sáng yếu thành dòng
điện có chể đo được bằng một điện kế nhạy
được phát minh bởi Z. Bay vào năm 1938.
(Hình vẽ giới thiệu một mô hình đã đơn giản
hóa của máy này. Máy thật có 10 đến 15
cấp). Ánh sáng tử ngoại có mật độ F và tần số f được chiếu vào một ca tốt quang có công thoát W. Các điện
tử được tăng tốc bởi hai điện cực có hiệu điện thế U. Bỏ qua sự mất mát năng lượng, hãy tính số electron
lớn nhất mà một photon có thể tạo ra. Tìm cường độ dòng điện lớn nhất đi qua điện kế. Cho: F =10 -10W,
f=2,2.1015Hz, W=0,42.10-18J,
e=1,6.10-19C, h=6,06.10-34Js, U=4V.
 
FF. 3137. Một hạt có khối lượng m chuyển động trên một quỹ đạo tròn nhờ lực F  kr của một trường
lực hướng tâm. Theo lý thuyết của Bohr, hãy xác định bán kính có thể có của các quỹ đạo và năng lượng
của hạt trên các quỹ đạo này.

FF. 3138. Do ma sát giữa nước và vỏ Trái đất ở đáy đại dương mà đỉnh của các sóng thủy triều không
hướng chính xác về phía Mặt trăng. Sóng thủy triều đi nhanh hơn hay chậm hơn so với chuyển động của
Mặt trăng? Điều này ảnh hưởng thế nào đến chuyển động quay của Trái đất?

FN. 3139. Một thanh đồng chất có thể quay quanh một khớp ở đầu thanh. Đầu
trên của thanh dựa vào một bức tường thẳng đứng và ở trạng thái cân bằng. Đẩy
nhẹ đầu trên của thanh ra khỏi vị trí cân bằng và thả ra. Tìm vị trí mà thanh rời
khỏi tường. Bỏ qua ma sát ở khớp và ma sát giữa thanh với tường.

You might also like