You are on page 1of 6

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2020 – 2021

Môn thi: Vật lý


TP. HỒ CHÍ MINH
Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề

Bài 1 (2,0 điểm).


1. Từ thành phố A đến thành phố B có một con đường. Một xe ô tô di chuyển từ A đến B, rồi trở về A. Biết rằng
tốc độ trung bình khi xe leo dốc, khi đi trên đường ngang và khi xuống dốc lần lượt là 50 km/h, 60 km/h và
75 km/h. Biết thời gian đi từ A đến B là 3 giờ và thời gian đi từ B về A là 3 giờ 30 phút. Tính chiều dài con
đường từ thành phố A đến thành phố B.
2. Một tàu thủy chuyển động ngược dòng, vượt qua một chiếc bè đang
trôi xuôi dòng. Sau khi vượt qua bè 15 phút thì máy tàu bị hư, phải
mất một khoảng thời gian 20 phút để sửa máy và trong thời gian
đó, con tàu trôi xuôi dòng. Khi máy được sửa xong, tàu lập tức
chuyển động xuôi dòng với cùng một tốc độ tương đối so với mặt
nước như trước và đuổi kịp chiếc bè tại vị trí mà chúng gặp nhau
lần đầu một khoảng 4,2 km. Coi tốc độ dòng chảy của nước không
đổi. Hãy tính tốc độ này.

Bài 2 (2,0 điểm). Cầu chì là thiết bị bảo vệ mạch điện khi điện áp tăng cao,
gây ra sự quá tải trên đường dây, chập mạch hoặc gây cháy nổ. Cầu chì hoạt
động theo nguyên lý như sau: khi dòng điện tăng đạt tới giá trị ngưỡng nào đó,
nhiệt độ của dây chì đạt tới nhiệt độ nóng chảy và mạch bị ngắt.
Ta xét một dây chì, lúc đầu chịu được dòng điện có cường độ tối đa I m.
Nếu tăng chiều dài dây chì lên n lần, đồng thời tăng đường kính tiết diện dây
chì lên k lần thì dây chì chịu được dòng điện có cường độ tối đa bằng bao nhiêu?
Biết nhiệt lượng1 tỏa ra môi trường tỷ lệ thuận với diện tích tiếp xúc của dây chì với môi trường và với độ
chênh lệch nhiệt độ giữa chúng. Coi nhiệt độ môi trường không đổi.

Bài 3 (2,0 điểm).


1. Một người đứng chính xác giữa căn phòng, nhìn vào một tấm gương phẳng,
mỏng được treo trên tường ngay trước mặt và thấy ảnh của bức tường sau
lưng người ấy qua gương đó. Biết bức tường sau lưng cao 2,4 m. Hãy tìm
kích thước tối thiểu của gương (theo phương thẳng đứng) để người đó thấy
hoàn toàn bức tường đó.
2. Một điểm sáng S nằm trên trục chính của thấu kính hội tụ mỏng, phát ra
một tia sáng hợp với trục chính một góc 20 rọi đến thấy kính. Tia ló hợp với trục chính một góc 50 và cắt trục
chính tại điểm S’ phía sau thấu kính. Biết khoảng cách giữa S và S’ là 90 cm. Tính tiêu cự của thấu kính.

1
Công suất tỏa nhiệt ra môi trường.
1
Bài 4 (2,0 điểm). Năng lượng mặt trời đã được con người khai thác từ thời cổ đại.
Loại năng lượng này có đóng góp khá quan trọng vào nguồn năng lượng tái tạo có
sẵn trên Trái Đất, tuy vậy hiện nay người ta chỉ có thể sử dụng một phần rất nhỏ
năng lượng mặt trời. Để sử dụng năng lượng mặt trời, cách phổ biến nhất là sử
dụng tấm pin năng lượng mặt trời.
Xét một xe điện chạy bằng năng lượng mặt trời, động cơ của xe có điện trở 4
Ω, nhận năng lượng từ một tấm pin mặt trời có diện tích 8 m2 đặt trên nóc xe.
Khi nhận được ánh sáng, tấm pin cho điện áp 120 V và dòng điện chạy qua động
cơ điện của xe có cường độ 10 A. Biết mỗi mét vuông trên mặt đất nhận được
công suất bức xạ của Mặt Trời là 1000 W. Coi hao phí năng lượng trên động cơ
điện của xe chỉ do tỏa nhiệt.
c1 kJ/(kg.oC)
a) Tính hiệu suất động cơ điện của xe.
b) Tính hiệu suất của xe điện. 9
c) Biết công suất bức xạ của Mặt Trời là 3,9.1026 W và khi truyền từ mặt
trời tới bề mặt trái đất thì 28% năng lượng đó bị hao hụt. Tìm khoảng
cách từ Mặt Trời tới Trái Đất.

Bài 5 (2,0 điểm). Một vật có khối lượng m1  1 kg làm bằng vật liệu mà đồ thị
mô tả sự phụ thuộc của nhiệt dung riêng c1 của vật theo nhiệt độ được cho trên
Hình vẽ. Vật này được đốt nóng đến nhiệt độ t1  1000C rồi thả vào một bình t(oC)
nhiệt lượng kế chứa một lượng nước đang ở t2  200 C. Khi cân bằng nhiệt, O 300
nhiệt độ của nước trong bình là t0  600 C . Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa bình
nhiệt lượng kế với môi trường. Cho nhiệt dung riêng của nước là c2  4, 2 kJ/(kg.oC). Tính khối lượng nước chứa
trong bình nhiệt lượng kế.
---------------------HẾT-------------------
LỜI GIẢI CHI TIẾT

Bài 1 (2,0 điểm).


1. Từ thành phố A đến thành phố B có một con đường. Một xe ô tô di chuyển từ A đến B, rồi trở về A. Biết
rằng tốc độ trung bình khi xe leo dốc, khi đi trên đường ngang và khi xuống dốc lần lượt là 50 km/h, 60
km/h và 75 km/h. Biết thời gian đi từ A đến B là 3 giờ và thời gian đi từ B về A là 3 giờ 30 phút. Tính chiều
dài con đường từ thành phố A đến thành phố B.
2. Một tàu thủy chuyển động ngược dòng, vượt qua một chiếc bè
đang trôi xuôi dòng. Sau khi vượt qua bè 15 phút thì máy tàu bị
hư, phải mất một khoảng thời gian 20 phút để sửa máy và trong
thời gian đó, con tàu trôi xuôi dòng. Khi máy được sửa xong, tàu
lập tức chuyển động xuôi dòng với cùng một tốc độ tương đối so
với mặt nước như trước và đuổi kịp chiếc bè tại vị trí mà chúng
gặp nhau lần đầu một khoảng 4,2 km. Coi tốc độ dòng chảy của
nước không đổi. Hãy tính tốc độ này.
Gợi ý
1. Xét một đoạn đường dốc có độ dài s: Với cả lượt đi và về, vận tốc trung bình của xe là
s s vv 50  75
v  ( s  s) : (  )  2 1 3  2  60 km/h.
v1 v3 v1  v3 50  75
Vì trên đoạn đường ngang, vận tốc trung bình của xe cũng là v  60 km/h nên đây là vận tốc trung bình trên cả
đoạn đường ABA. Do đó ABA  v  t AB  t BA   390 km  AB  0,5  ABA  195 km.
2. Chọn vật mốc là bè gỗ. Vì bè trôi cùng vận tốc dòng nước nên nước và bè đứng yên so với nhau. Đối với vật
mốc này, tàu chạy ra xa bè trong 15 phút (ngược dòng chảy), đứng yên (trôi theo dòng nước), rồi chạy về phía bè
gỗ (cùng dòng chảy).
Vì tốc độ của tàu so với nước khi xuôi và ngược dòng là như nhau nên thời gian nó chạy về phía bè gỗ cũng
là 15 phút. Từ đây, ta tính được tổng thời gian trôi của bè cho đến khi gặp tàu trở lại là t  15  20  15  50 phút
= 5/6 giờ.
s 4, 2
Tốc độ của bè, cũng là của dòng nước, là v    5,04 km/h. 
t 5/6
Bài 2 (2,0 điểm). Cầu chì là thiết bị bảo vệ mạch điện khi điện áp tăng cao,
gây ra sự quá tải trên đường dây, chập mạch hoặc gây cháy nổ. Cầu chì hoạt
động theo nguyên lý như sau: khi dòng điện tăng đạt tới giá trị ngưỡng nào đó,
nhiệt độ của dây chì đạt tới nhiệt độ nóng chảy và mạch bị ngắt.
Ta xét một dây chì, lúc đầu chịu được dòng điện có cường độ tối đa I m. Nếu
tăng chiều dài dây chì lên n lần, đồng thời tăng đường kính tiết diện dây chì
lên k lần thì dây chì chịu được dòng điện có cường độ tối đa bằng bao nhiêu?
Biết nhiệt lượng tỏa ra môi trường tỷ lệ thuận với diện tích tiếp xúc của dây chì với môi trường và với độ chênh
lệch nhiệt độ giữa chúng. Coi nhiệt độ môi trường không đổi.
Gợi ý
Khi tới ngưỡng nóng chảy I m, nhiệt lượng do điện trở R của dây chì tạo ra sẽ tỏa hết ra môi trường, tức là

Thới Ngọc Tuấn Quốc biên tập | 3


2
kS xq ΔT k   dl  ΔT 3/2 k 2ΔT
RI  kS xq ΔT  I m 
m  d .
R l 4 
 2
  d / 2

Vì nhiệt độ nóng chảy của chì là xác định nên ΔT không đổi. Mặc khác, hệ số tỷ lệ k và điện trở suất  của chì là
những thông số xác định nên I m  d 3/2 và không phụ thuộc vào chiều dài l của dây chì. Do đó, khi d tăng lên k lần
3/2
thì dây chì sẽ chịu được dòng điện tối đa là I m  k I m . 

Bài 3 (2,0 điểm).


1. Một người đứng chính xác giữa căn phòng, nhìn vào một tấm gương phẳng,
mỏng được treo trên tường ngay trước mặt và thấy ảnh của bức tường sau
lưng người ấy qua gương đó. Biết bức tường sau lưng cao 2,4 m. Hãy tìm
kích thước tối thiểu của gương (theo phương thẳng đứng) để người đó thấy
hoàn toàn bức tường đó.
2. Một điểm sáng S nằm trên trục chính của thấu kính hội tụ mỏng, phát ra
một tia sáng hợp với trục chính một góc 20 rọi đến thấy kính. Tia ló hợp với trục chính một góc 50 và cắt trục
chính tại điểm S’ phía sau thấu kính. Biết khoảng cách giữa S và S’ là 90 cm. Tính tiêu cự của thấu kính.
Gợi ý
1. Mắt M cho ảnh M’ đối xứng với M qua gương. Để người này T
nhìn thấy toàn bộ bức tường phía sau lưng qua gương thì đường
kéo dài từ M’ đến mép trên T và mép dưới D của tường này phải M T’ M’
cắt gương, giả sử tại các điểm T’ và D’. Do đó, độ dài tối thiểu của
gương là T’D’. D’
Vì người đứng ngay chính giữa hai bức tường nên khoảng cách
D
từ M’ đến T’D’ bằng 1/3 khoảng cách từ M’ đến TD. Đây cũng là
tỷ lệ độ dài của gương (so với TD), tức là

T’D’ = TD/3 = 0,8 m. 

2. Gọi z là khoảng cách từ vị trí tia sáng cắt thấu kính đến quang tâm O.
z z
Ta có OS  0
và OS   nên
tan 2 tan 50
 1 1 
OS  OS   z   0 
 SS   90 cm z
0
 tan 2 tan 5  S S’
O
 z  2, 246 cm.
Vì S’ nằm sau thấu kính nên đây là ảnh thật của S, do đó2

1 1 1 1 z
 
f OS OS  z

 tan 20  tan 50  f  
tan 2  tan 50
0
 18,35 cm. 

2
Học sinh nên chứng minh công thức thấu kính!
Bài 4 (2,0 điểm). Năng lượng mặt trời đã được con người khai thác từ thời cổ đại.
Loại năng lượng này có đóng góp khá quan trọng vào nguồn năng lượng tái tạo có
sẵn trên Trái Đất, tuy vậy hiện nay người ta chỉ có thể sử dụng một phần rất nhỏ
năng lượng mặt trời. Để sử dụng năng lượng mặt trời, cách phổ biến nhất là sử
dụng tấm pin năng lượng mặt trời.
Xét một xe điện chạy bằng năng lượng mặt trời, động cơ của xe có điện trở
4  , nhận năng lượng từ một tấm pin mặt trời có diện tích 8 m2 đặt trên nóc
xe. Khi nhận được ánh sáng, tấm pin cho điện áp 120 V và dòng điện chạy qua
động cơ điện của xe có cường độ 10 A.
Biết mỗi mét vuông trên mặt đất nhận được công suất bức xạ của Mặt Trời
là 1000 W. Coi hao phí năng lượng trên động cơ điện của xe chỉ do tỏa nhiệt.
a) Tính hiệu suất động cơ điện của xe.
b) Tính hiệu suất của xe điện.
c) Biết công suất bức xạ của Mặt Trời là 3,9.1026 W và khi truyền từ mặt trời tới bề mặt trái đất thì 28%
năng lượng đó bị hao hụt. Tìm khoảng cách từ Mặt Trời tới Trái Đất.
Gợi ý
a) Động cơ của xe điện tạo ra công suất toàn phần P1  UI  120 10  1200 W, trong khi nhiệt tỏa ra trên điện trở
của nó gây hao phí với công suất Ph  RI 2  4 102  400 W. Do đó công suất có ích của động cơ là
Pi  P1  Ph  800 W nên động cơ của xe có hiệu suất
Pi 2
H1    67%.
P1 3

b) Tổng công suất xe nhận từ tấm pin mặt trời là P2  1000  8  8000 W. Từ đây ta tính được hiệu suất của xe
(trong việc chuyển hóa năng lượng mặt trời thành cơ năng)
Pi
H2   10%.
P2

c) Gọi R là khoảng cách từ Mặt Trời tới Trái Đất.


Vì Mặt Trời chiếu sáng theo mọi hướng nên ở khoảng cách này, năng lượng Mặt Trời sẽ trải đều trên mặt cầu
P
bán kính R (diện tích 4 R 2). Mỗi mét vuông của mặt cầu này nhận một công suất là S 2 , với PS  3,9.1026 W
4 R
là công suất bức xạ của Mặt Trời. Với 28% năng lượng này đã bị hao hụt, ta suy ra

PS
1  28%   2
 1000 W  R  1,5.1011 km. 
4 R

Bài 5 (2,0 điểm). Một vật có khối lượng m1  1 kg làm bằng vật liệu mà đồ thị c1 kJ/(kg.oC)
mô tả sự phụ thuộc của nhiệt dung riêng c1 của vật theo nhiệt độ được cho 9
trên Hình vẽ. Vật này được đốt nóng đến nhiệt độ t1  1000C rồi thả vào một
bình nhiệt lượng kế chứa một lượng nước đang ở t2  200 C. Khi cân bằng
nhiệt, nhiệt độ của nước trong bình là t0  600 C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt
giữa bình nhiệt lượng kế với môi trường. Cho nhiệt dung riêng của nước là
c2  4, 2 kJ/(kg.oC). Tính khối lượng nước chứa trong bình nhiệt lượng kế.
Gợi ý t(oC)
O 300

Thới Ngọc Tuấn Quốc biên tập | 5


Trên đồ thị, độ dài của mỗi ô ngang (trục nhiệt độ t) là i  300 : 6  500 C và của mỗi ô dọc (trục nhiệt dung riêng
c1) là j  9 : 6  1,5 kJ/(kg.oC).

Do có dạng đường thẳng nên c1  t   at  b, với a và b là các hằng số. Khi t  00C thì c1  1 j = 1,5 kJ/(kg.oC),
và khi t  5i  2500 C thì c1  6 j  9 kJ/(kg.oC), nên ta có hệ phương trình
 1,5  a  0  b a  0, 03
   c1  t   0, 03t  1,5.
9  a  250  b  b  1,5

Vì c1  t  có dạng tuyến tính (đường thẳng) nên giá trị trung bình của đại lượng này sẽ bằng trung bình cộng

1 1
ctb 
2
c1  t1   c1  t0    0, 03 100  1,5    0, 03  60  1,5   3,9 kJ/(kg.K).
2
Khối lượng của nước được tính thông qua phương trình cân bằng nhiệt:
m1ctb  t1  t0   m2c2  t0  t2 

ctb  t1  t0  3,9  100  60 


13
 m2  m1  1 kg.  
c2  t0  t2  4, 2   60  20  14
---------------------HẾT-------------------

You might also like