You are on page 1of 2

MỘT SỐ DẠNG BT ÔN

Bài 1: Một cuộn dây đồng đường kính 0,5 mm,quấn quanh một cái lõi hình trụ dài 10cm, đường
kính của lõi là 1cm và đường kính của 2 đĩa ở 2 đầu lõi là 5cm. Biết rằng các vòng dây được
quán đều và sát nhau.
Hãy tính điện trở của dây.
Bài 2: Có 3 điện trở giống hệt nhau, hỏi có thể tạo được bao nhiêu giá trị điện trở khác nhau.
- Nếu 3 điện trở có giá trị khác nhau R1, R2, R3 thì tạo được bao
nhiêu?
Bài 3: Cho mạch điện như hình vẽ 3.3. 5 Trong đó R /=4R, vôn kế có
điện trở Rv, UMN không đổi. Khi k đóng và khi K mở , số chỉ của vôn
kế có giá trị lần lượt là 8,4V và 4,2 V. Tính U và Rv theo R
Bài 4: Người ta lấy điện từ nguồn MN có hiệu điện thế U ra ngoài ở
2 chốt A,B qua một điện trở r đặt trong hộp. Mạch ngoài là một điện
trở R thay đổi được, mắc vào A và B.
a. Xác định giá trị của R để mạch ngoài có công suất cực đại. Tính giá trị cực đại đó?
b. Chứng tỏ rằng, khi công suất mạch ngoài nhỏ hơn công suất cực đại(Pcđ) thì điện trở R có thể
ứng với 2 giá trị là R1 và R2 và R1.R2 =r2 .
Bài 5: Trong một bình thành mỏng thẳng đứng diện tích đáy S = 100cm3 chứa nước và nước đá
ở nhiệt độ t1= 00C, khối lượng nước gấp 10 lần khối lượng nước đá. Một thiết bị bằng thép
được đốt nóng tới t2 = 800C rồi nhúng ngập trong nước, ngay sau đó mức nước trong bình dâng
lên cao thêm h = 3cm. Tìm khối lượng của nước lúc đầu trong bình biết rằng khi trạng thái cân
bằng nhiệt được thiết lập trong bình nhiệt độ của nó là t = 50C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình
và môi trường. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK, của nước đá là 2100J/kgK,
của thép là 500J/kgK. Nhiệt nóng chảy của nước đá là 330KJ/Kg , khối lượng riêng của thép là
7700kg/m3.
Bài 6: Hai bình thông nhau chứa chất lỏng tới độ cao h. Bình bên phải có tiết diện không đổi là
S. Bình bên trái có tiết diện là 2S tính tới độ cao h còn trên độ cao đó có tiết diện là S. Nhiệt độ
của chất lỏng ở bình bên phải được giữ không đổi còn nhiệt độ chất lỏng ở bình bên trái tăng
0
thêm Δt C. Xác định mức chất lỏng mới ở bình bên phải. Biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 1 0C
thì thể tích chất lỏng tăng thên õ lần thể tích ban đầu. Bỏ qua sự nở của bình và ống nối.
Bài 7: Trong một cục nước đá lớn ở 00C có một cái hốc với thể tích V = 160cm3 . Người ta rốt
vào hốc đó 60g nước ở nhiệt độ 750C. Hỏi khi nước nguội hẳn thì thể tích hốc rỗng còn lại bao
nhiêu? Cho khối lượng riêng của nước và nước đá lần lượt là Dn = 1g/cm3,
Dd = 0,9g/cm3. Nhiệt nóng chảy của nước đá là:  = 3,36.105 J/kg.
Bài 8: Trong một bình nhiệt lượng kế có chứa nước đá nhiệt độ t1 = -50C. Người ta đổ vào bình
một lượng nước có khối lượng m = 0.5kg ở nhiệt độ t2 = 800C. Sau khi cân bằng nhiệt thể tích
của chất chứa trong bình là V = 1,2 lít. Tìm khối lượng của chất chứa trong bình. Biết khối
lượng riêng của nước và nước đá là Dn = 1000kg/m3 và Dd = 900kg/m3, nhiệt dung riêng của
nước và nước đá là 4200J/kgK, 2100J/kgK, nhiệt nóng chảy của nước đá là 340000J/kg.
Bài 9: Trong một bình nước có một hộp sắt rỗng nổi, dưới đáy hộp có một dây chỉ treo 1 hòn bi
thép, hòn bi không chạm đáy bình. Độ cao của mực nước sẽ thay đổi thế nào nếu dây treo quả
cầu bị đứt.
Bài 10: Hai quả cầu sắt giống hệt nhau được treo
vào 2 đầu A, B của một thanh kim loại mảnh, nhẹ. A B
O
Thanh được giữ thăng bằng nhờ dây mắc tại điểm
O. Biết OA = OB = l = 20 cm. Nhúng quả cầu ở
đầu B vào trong chậu đựng chất lỏng người ta thấy
thanh AB mất thăng bằng. Để thanh thăng bằng trở

lại phải dịch chuyển điểm treo O về phía A một đoạn x = 1,08 cm. Tính khối lượng riêng của
chất lỏng, biết khối lượng riêng của sắt là D0 = 7,8 g/cm3

Bài 11: Một người đi xe đạp với vận tốc v 1 = 8km/h và 1 người đi bộ với vận tốc v 2 = 4km/h
khởi hành cùng một lúc ở cùng một nơi và chuyển động ngược chiều nhau. Sau khi đi được 30’,
người đi xe đạp dừng lại, nghỉ 30’ rồi quay trở lại đuổi theo người đi bộ với vận tốc như cũ. Hỏi
kể từ lúc khởi hành sau bao lâu người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ?
Bài 12: Một chuyển động dọc theo
S(m)
trục Ox cho bởi đồ thị (hình vẽ) 15

a. Hãy mô tả quá trình chuyển


động.

b. Vẽ đồ thị phụ thuộc thời gian 5

của vận tốc chuyển động. 8


O 1 2 4 7 t(ph)
c. Tính vận tốc trung bình của
-5
chuyển động trong 3 phút đầu tiên và
vận tốc trung bình của chuyển động
trong 5 phút cuối cùng

You might also like