You are on page 1of 10

BÀI TẬP ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT

(Chuẩn bị cho thi cuối kỳ, 12/2018. Nội dung yêu cầu: tất cả các phần đã được nghe trình bày
từ Ch4 đến Ch7, không trừ một phần nào. Thi được phép mang theo tất cả các loại tài liệu).

1. Hãy tính toán theo các bước thiết kế cho BBĐ nguồn DC-DC các thông số cơ bản
sau:
a) Xác định các tham số của mạch, giá trị điện cảm L, tụ C một chiều.
b) Xác định dòng đỉnh (Ipeak) qua van, điôt.
c) Xác định dòng trung bình qua van và điôt.
Các yêu cầu cho trước:

a) Độ đập mạch điện áp đầu ra trên tụ C một chiều có thể lựa chọn trong dải Δuo =
(0,1 – 1)%Uo
b) Độ đập mạch dòng qua cuộn cảm. Thông thường chọn ΔiL= (10 – 30)%IL.
c) Tần số đóng cắt fs = 30 kHz.
Cho các sơ đồ sau:

1.1 BBĐ giảm áp, Uin = 24 VDC; Uo = 5 VDC; Io,đm = 8 A.


1.2 BBĐ tăng áp, Uin = 5 VDC; Uo = 12 VDC; Io,đm = 5 A.
1.3 BBĐ tăng giảm áp, Uin = 12 VDC; Uo = +/- 24 VDC; Io,đm = 2 A.

2. Flyback converter
(Tài liệu tham khảo: http://www.ti.com/lit/an/snva761/snva761.pdf How to Design
Flyback Converter With LM3481 Boost Controller).

H. 1 Sơ đồ Flyback converter.
H. 2 Dạng sóng dòng điện, điện áp trên các phần tử trong sơ đồ Flyback converter trong chế độ dòng liên tục.

Dòng điện qua cuộn cảm biến động theo phương trình:

diL
L  VL (2.1)
dt

Vì vậy sự thay đổi dòng điện sẽ là:

T
iL  VL , trong đó VL là điện áp trên cuộn cảm.
L

Trong khoảng thời gian tx = DTs khóa Q mở thông (ON), dòng điện gia tăng lên một
lượng bằng:

DTs
I L(  )  VIN (2.2)
Lpri

Trong đó Lpri là điện cảm cuộn sơ cấp máy biến áp; D hệ số lấp đầy xung; Ts thời gian
chu kỳ đóng cắt.

Trong khoảng thời gian (Ts – tx) = (1 – D)Ts khóa Q không thông (OFF), dòng điện suy
giảm đi một lượng bằng:

1  D  Ts
I L (  )  VOUT N PS , (2.3)
Lpri
Trong đó: VOUT điện áp đầu ra trên tải; NPS tỷ số máy biến áp.

Trong chế độ xác lập mức tăng của dòng qua cuộn cảm và mức giảm phải bằng nhau, từ
đó có mối quan hệ điện áp đầu ra, đầu vào như sau:

VIN D
VOUT  (2.4)
N PS 1  D

Thiết kế FBC (Flyback Converter) cũng xuất phát từ các thông số yêu cầu:

- Điện áp ra VOUT, công suất đầu ra yêu cầu POUT;

- Điện áp vào với dải thay đổi có thể VIN (VIN,min – VIN,max);

- Hiệu suất của bộ nguồn, có tính tới các yếu tố tổn hao khi van dẫn dòng, tổn hao do
chuyển mạch, tổn hao trên máy biến áp, .

Từ (2.4) có thể thấy rằng để đảm bảo điện áp đầu ra khi VIN,min hệ số D phải có giá trị
max:

VIN ,min Dmax


VOUT  ,
N PS 1  Dmax

Như vậy thông số đầu tiên có thể xác định là tỷ số MBA yêu cầu:

VIN ,min Dmax


N PS  (2.5)
VOUT 1  Dmax

Giả sử hiệu suất bộ biến đổi là , ta có mối quan hệ sau đây giữa công suất đầu vào và
công suất đầu ra:

VIN I L D  Po , (2.6)

Trong đó IL là dòng trung bình đầu vào. Coi hệ số đập mạch của dòng là kL, là hệ số cần
lựa chọn trong khoảng 10  30% đối với BBĐ trong chế độ dòng liên tục CCM, ta có số gia
thay đổi của dòng đầu vào là:

I L  k L I L ,

Từ đây có thể xác định được điện cảm từ hóa MBA Lm như (2.7).

V 2
2 2
VOUT N ps
Lm VIN   IN , (2.7)
k L Po f s V  V N 2
IN OUT ps

Trong đó Po là công suất đầu ra yêu cầu, fs là tần số làm việc của FBC. (2.7) cho thấy Lm
phụ thuộc vào giá trị điện áp đầu vào. Lm phải được chọn ứng với điện áp đầu vào lớn nhất
VIN,max để đảm bảo sơ đồ làm việc trong chế độ dòng liên tục CCM trong toàn dải thay đổi
của điện áp vào.

Dòng đỉnh qua khóa bán dẫn và cuộn dây sơ cấp MBA được tính bằng:

 k  Po VIN  VOUT N ps 
I pk _ L   1  L  (2.8)
 2  VINVOUT N ps

Từ tỷ số MBA Nps, điện cảm từ hóa Lm, dòng đỉnh qua cuộn dây Ipk_L có thể lựa chọn
được mạch từ cho lõi MBA, tính số vòng dây cuốn sơ cấp, thứ cấp, và lựa chọn tiết diện dây
cuốn.

Để lựa chọn mạch từ cho MBA có thể dựa theo ước lượng tích diện tích cửa sổ AW với
diện tích tiết diện chính của mạch từ AE theo biểu thức ước lượng (2.9), (2.10).

Trong trường hợp tổn hao đồng nhiều hơn là tổn hao lõi, mạch từ làm việc trong giới hạn
mật độ từ thông dưới bão hòa, Bmax, tích AP tính theo (2.9).
4/3
 LI SCpk I FL 
AP  AW AE    cm 4 , (2.9)
 Bmax K1 

Hoặc, trong trường hợp mạch từ làm việc trong chế độ của giới hạn tổn hao lõi, tổn hao
dây cuốn và tổn hao lõi giả thiết là như nhau, tích AP tính theo (2.10).
4/3
 L I I 
AP  AW AE   m m FL  cm 4 (2.10)
 Bmax K 2 

Trong đó:

L = điện cảm, (H)

Lm = điện cảm từ hóa, (H)

ISCpk = dòng đỉnh max ngắn mạch, (A)

Bmax = giá trị bão hòa của mật độ từ thông, (T)

I = độ đập mạch dòng điện phía sơ cấp, (A)

Bmax = biên độ thay đổi của mật độ từ thông, (T)

IFL = giá trị hiệu dụng dòng tải lớn nhất, (A)

K1, K2 = JmaxKPRI10-4,

Jmax = mật độ dòng điện lớn nhất, (A/cm2)

KPRI = tỷ số diện tích dây cuốn đồng phía sơ cấp/ diện tích cửa sổ
10-4 = hệ số biến đổi đơn vị từ m sang cm.

Ứng dụng KPRI K1 K2


Cuộn cảm, một cuộn dây 0,7 0,03 0,021
Cuộn cảm, nhiều cuộn dây 0,65 0,027 0,019
Biến áp cho flyback converter, 0,3 0,013 0,009
không cách ly
Biến áp cho flyback converter, 0,2 0,0085 0,006
không cách ly
Trường hợp giả thiết tổn hao đồng của dây cuốn nhiều hơn so với tổn hao lõi ứng với các
cuộn cảm trong chế độ dòng liên tục CCM, khi dòng điện có dạng đập mạch, khoảng 10  20
% so với dòng trung bình. Tổn hao lõi liên quan đến đặc tính B-H của mạch từ B chỉ chiếm
một phần nhỏ của lá đặc tính, phần diện tích bôi xám như trên hình H. 3 (a). Thiết kế cần đảm
bảo giá trị max của mật độ từ thông Bmax không vượt quá giá trị bão hòa Bsat. Khi đó lõi cần
chọn loại vật liệu tần số cao nhưng có mật độ từ thông bão hòa cao, cỡ 0,7 đến 1,4 T, để giảm
được kích thước và số vòng dây. Thông số một số vật liệu tiêu biểu dùng cho mạch từ cho
trên hình H. 4. Lõi sẽ phải có khe hở không khí để tránh bão hòa và có đặc tính B-H ít phụ
thuộc vào nhiệt độ, tức là đảm bảo điện cảm không đổi theo nhiệt độ làm việc. Các cuộn cảm
trong buck, boost, buck-boost và flyback converter thuộc loại này. Flyback conveter MBA có
hai cuộn dây nhưng thực ra hai cuộn không làm việc đồng thời, khi khóa Q thông thì năng
lượng tích lũy vào cuộn sơ cấp, khi khóa Q ngắt ra thì cuộn thứ cấp truyền năng lượng ra phía
tải, vì vậy thực ra MBA làm việc như cuộn cảm. Việc thiết kế MBA cho flyback converter
giống như thiết kế cuộn cảm, tức là tổn hao đồng lớn hơn tổn hao lõi và lõi cần đảm bảo giới
hạn mật độ từ thông bão bòa.

Các cuộn cảm trong chế độ dòng gián đoạn DCM cũng được thiết kế theo chế độ giới
hạn bão hòa của mạch từ.

Cơ chế của MBA hoặc của các cuộn cảm xoay chiều AC khác cuộn cảm DC. Theo hình
H. 3 (b) đặc tính từ hóa thay đổi theo hình lá lớn, vì vậy tổn hao lõi là lớn. Thiết kế máy biến
áp có thể tiến hành để tối ưu giữa tổn hao đồng và tổn hao lõi để có kích thước phù hợp nhất.
Theo hình H. 3 (b) sự thay đổi của mật độ từ thông B là do dạng điện áp theo thời gian V.t
(Vôn nhân với giây, [V.s]) tạo ra. Thể hiện qua dòng điện thì phải là thành phần dòng từ hóa
Im chứ không phải là dòng qua cuộn dây MBA i1, i2. Lưu ý những khác biệt này khi tính toán
tích AP giữa (2.9) và (2.10). Vật liệu để chọn lõi MBA là loại tần số cao, có tổn hao lõi thấp
như ferit, tuy nhiên ferit có giới hạn bão hòa từ thấp, chỉ cỡ dưới 0,5 T (xem hình H. 4).
B B
Bsat Bsat

B

Bmax B

H H

(a) (b)

I SCpk
I m

IL

H. 3 Đặc tính B-H của mạch từ khác nhau giữa cuộn cảm (a) và máy biến áp (b).

H. 4 Những vật liệu tiêu biểu dùng cho mạch từ cho cuộn cảm và máy biến áp.

Các thông số để lựa chọn khóa bán dẫn

Khi khóa MOSFET khóa điện áp trên D-S bằng VIN + VOUT/Kps. Khi điôt khóa điện áp
trên anot-catot bằng VINKps. Tuy nhiên MOSFET khóa lại điện cảm tản bên sơ cấp MBA sẽ
dao động cộng hưởng với tụ ký sinh CDS tạo nên dao động điện áp có thể lên đến 1,5 đến 2
lần điện áp nguồn VIN. Cũng như vậy khi điot khóa lại điện cảm tản phía thứ cấp MBA sẽ dao
động cộng hưởng với tụ ký sinh CAK của điôt, có thể gây nên dao động điện áp cỡ 1,2 đến 1,5
lần điện áp VOUT. Vì vậy MOSFET và điot phải lựa chọn theo điện áp như biểu thức (2.11).

VMOS  1,5  2  VIN ,max  VOUT K ps  ,


(2.11)
VD  1,2  1,5 VIN ,max / K ps  VOUT 

Giá trị dòng hiệu dụng qua MOSFET và điôt tính như (2.12).

V I 2
 k L I LM 
 D OUT OUT
 
  VIN D 
I dsRMS
3 
 
(2.12)
  k L I LM K ps  
2

I D , RMS  1  D   I OUT 
2 
 3 
 

Ngoài ra dòng qua MOSFET cũng phải ít nhất là bằng dòng đỉnh Ipk_L và dòng qua điôt
phải ít nhất bằng dòng tải IOUT.
3. Hãy tính toán sơ đồ BBĐ PWM cầu một pha với các thông số sau:
a) Giá trị điện áp hình sin ra mong muốn Uo = 220 VAC và tần số sóng cơ bản f1
= 50 Hz.
b) Công suất đầu ra Po = 1000 W, hệ số công suất của tải trở cảm cos = 0,85.
c) Tần số đóng cắt của PWM fs = 8 kHz.
d) Dự phòng điện áp một chiều cung cấp UDC có thể dao động trong phạm vi +/-
10%. Cho phép sụt áp tại tần số sóng cơ bản trên cuộn cảm của mạch lọc LC
không lớn hơn 10% điện áp đầu ra định mức Uo.
Hãy xác định:

3.1 Điện áp một chiều yêu cầu: UDC (V).


3.2 Tính toán biên độ dòng đầu ra yêu cầu: Iom (A).
3.3 Tính toán dòng trung bình qua van và điôt: IV, ID (A).
3.4 Xác định dòng đỉnh lớn nhất qua van và điôt.
3.5 Xác định tụ lọc C phía xoay chiều từ hai điều kiện: 1. Tần số cắt của mạch lọc fLC =
0,1. fs; 2. Bù hết công suất phản kháng của tải.
3.6 Tính toán giá trị tụ lọc C phía một chiều để đảm bảo độ đập mạch UDC = 5%UDC

4. Cho sơ đồ nghịch lưu nguồn áp cầu ba pha, UDC = 450 V, tải ba pha đối xứng ZA = ZB
= ZC nối sao. Sơ đồ được điều khiển theo kiểu cơ bản, điện áp ra dạng 6 xung, mỗi
van được điều khiển dẫn  = 180.
4.1 Hãy vẽ ra sơ đồ bộ biến đổi.
4.2 Hãy vẽ dạng xung dòng điện, điện áp ra của sơ đồ.
4.3 Hãy tính giá trị biên độ, hiệu dụng của thành phần sóng hài bậc nhất điện áp ra trên
tải, điện áp pha và điện áp dây.

5. Cho sơ đồ nghịch lưu nguồn áp cầu ba pha, UDC = 450 V, tải ba pha đối xứng ZA = ZB
= ZC = 10 + 10j, nối sao. Sơ đồ được điều khiển theo kiểu theo quy luật điều chế
PWM, xung răng cưa tam giác đối xứng, biên độ răng cưa +/- 1 V. Tần số đóng cắt
mạch điều chế fs = 500 Hz. Tần số fs cố ý cho thấp, bằng 10 lần tần số ra để có thể vẽ
được các đồ thị dạng xung của bộ điều chế và dạng xung điện áp ra. Tần số điện áp ra
định mức f1 = 50 Hz.
5.1 Hãy vẽ ra sơ đồ bộ biến đổi và nguyên lý mạch điều chế PWM.
5.2 Sử dụng quy luật điều chế sin tuyến tính SPWM, hệ số điều chế m = 1.
5.2.1 Hãy vẽ dạng xung dòng điện (một cách tương đối), điện áp ra của sơ đồ, cho nửa
chu kỳ điện áp ra của pha A. Đặc biệt lưu ý dạng của dòng một chiều đầu vào Id.
5.2.2 Hãy tính giá trị biên độ, hiệu dụng của thành phần sóng hài bậc nhất điện áp ra
trên tải, điện áp pha và điện áp dây.

6. Cho sơ đồ nghịch lưu nguồn áp cầu ba pha, UDC = 450 V, tải ba pha đối xứng ZA = ZB
= ZC = 10 + 10j, nối sao. Sơ đồ được điều khiển theo kiểu theo quy luật điều chế
PWM, xung răng cưa tam giác đối xứng, biên độ răng cưa +/- 1 V. Tần số đóng cắt
mạch điều chế fs = 500 Hz. Tần số fs cố ý cho thấp, bằng 10 lần tần số ra để có thể vẽ
được các đồ thị dạng xung của bộ điều chế và dạng xung điện áp ra. Tần số điện áp ra
định mức f1 = 50 Hz.
Sử dụng quy luật điều chế có thành phần thứ tự 0 dạng sin bậc ba, biên độ 1/6 sóng
sin cơ bản, ZSS-PWM, hệ số điều chế m = 1,154.
6.1.1 Hãy vẽ dạng tín hiệu ra của bộ điều chế ZSS – PWM.
6.1.2 Hãy vẽ dạng xung dòng điện (một cách tương đối), điện áp ra của sơ đồ, cho nửa
chu kỳ điện áp ra của pha A. Đặc biệt lưu ý dạng của dòng một chiều đầu vào Id.
6.1.3 Hãy tính giá trị biên độ, hiệu dụng của thành phần sóng hài bậc nhất điện áp ra
trên tải, điện áp pha và điện áp dây.

7. Cho sơ đồ nghịch lưu nguồn áp cầu ba pha, UDC = 450 V, tải ba pha đối xứng ZA = ZB
= ZC = 10 + 10j, nối sao. Sơ đồ được điều khiển theo kiểu theo quy luật điều chế
vector không gian SVM.Tần số đóng cắt mạch điều chế (tần số xung răng cưa tâm
giác cân của khối PWM), fs = 5000 Hz. Tần số điện áp ra định mức f1 = 50 Hz.
7.1 Hãy xác định:
7.1.1 Các trạng thái van được phép (State Switches).
7.1.2 Các vector trạng thái (State Vector).
7.1.3 Thể hiện các vector không gian trên mặt phẳng tọa độ 0.
7.2 Vector điện áp ra mong muốn cho dưới dạng hệ tọa độ cực Uo = 250ejo , góc pha điện
áp ra o = 2*50*t (rad).
7.2.1 Vector điện áp ra đang trong sector I, o = 35, hãy tính toán các hệ số biến điệu
và thời gian sử dụng các vector chuẩn.
7.2.2 Hãy vẽ đồ thị mẫu xung điều khiển trong trường hợp này (5.2.1).
7.2.3 Hãy cho biết hệ số điều chế lớn nhất trong chế độ điều chế tuyến tính.
7.3 Vector điện áp ra mong muốn cho dưới dạng tọa độ thành phần
U o  u , u   150, 80 ; o = 2*50*t (rad).
T T

7.3.1 Hãy xác định vector điện áp ra thuộc sector nào. Hãy tính toán các hệ số biến điệu
và thời gian sử dụng các vector chuẩn.
7.3.2 Hãy vẽ đồ thị mẫu xung điều khiển trong trường hợp này (5.3.1).

8. Cho sơ đồ nghịch lưu cộng hưởng song song thyristor với các thông số sau:
Ld = , tần số làm việc fo = 1 kHz, công suất tải định mức Pt = 750 kW, điện áp trên
tải UC = Ut = 700 VAC, hệ số công suất tải t = 0,41, góc chuyển mạch của thyristor
min = o*10*10-6 (rad).
8.1 Hãy vẽ dạng dòng điện, điện áp của các phần tử trên sơ đồ.
8.2 Hãy vẽ biểu đồ vetor và tính toán các thông số của sơ đồ theo phương pháp sóng hài
bậc nhất (chỉ tính toán những gì đã có hướng dẫn trong bài giảng).
*** Bài khó. Nếu không có đủ kiến thức thì bỏ qua phần này. (Để tính toán các thông
số của mạch ta có lưu ý rằng:
QC = IC*UC = UC2/XC = oC*UC2. Nếu biết được QC tính ra được giá trị tụ C. Giá trị
điện cảm tải L tính được từ công suất tải Pt, hệ số công suất t, điện áp trên tait Ut. Từ
đó xác định được tần số cộng hưởng 1/ LC . Kết hợp với điện trở tải kiểm tra điều
kiện tần số làm việc o phải lớn hơn tần số cộng hưởng).

9. Cho sơ đồ nghịch lưu cộng hưởng nối tiếp dùng thyristor: UDC = 480 VDC, tần số làm
việc fo = 8 kHz, công suất tải định mức Pt = 45 kW, hệ số công suất tải t = 0,45, góc
chuyển mạch của thyristor min = o*10*10-6 (rad), (thời gian phục hồi tính chất khóa
của van tr = 10 s).
9.1 Hãy vẽ dạng dòng điện, điện áp của các phần tử trên sơ đồ.
9.2 Hãy vẽ biểu đồ vetor và tính toán các thông số của sơ đồ theo phương pháp sóng hài
bậc nhất.

10. Cho sơ đồ nghịch lưu cộng hưởng nối tiếp dùng IGBT: UDC = 480 VDC, tần số làm
việc fo = 30 kHz, công suất tải định mức Pt = 15 kW, hệ số công suất tải t = 0,45.
10.1 Hãy vẽ dạng dòng điện, điện áp của các phần tử trên sơ đồ.
10.2 Hãy vẽ biểu đồ vetor và tính toán các thông số của sơ đồ theo phương pháp
sóng hài bậc nhất.

You might also like