You are on page 1of 342

HỒ CÔNG XUÂN VŨ Ý

Hàm Biến Phức

Tiền Giang - 2012


Hàm Biến Phức

Hồ Công Xuân Vũ Ý
Trường Đại Học Tiền Giang
To my parents
Mục lục 3

Mục lục

I Số phức 6
§ 1 Số phức và các phép toán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
§ 2 Modulus và bất đẳng thức tam giác . . . . . . . . . . . . . 15
§ 3 Argument và căn bậc n của số phức . . . . . . . . . . . . . 22
§ 4 Mặt cầu Riemann . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
§ 5 Các khái niệm Topo trong mặt phẳng phức . . . . . . . . . 32

II Hàm biến số phức 37


§ 1 Dãy và chuỗi số phức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
§ 2 Hàm số biến số phức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50
§ 3 Liên tục và liên tục đều . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56
§ 4 Dãy hàm và chuỗi hàm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60
§ 5 Chuỗi lũy thừa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
§ 6 Các phép tính trên chuỗi lũy thừa . . . . . . . . . . . . . . 74

III Hàm giải tích 78


§ 1 Đạo hàm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78
§ 2 Hàm giải tích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88
§ 3 Hàm mũ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91
§ 4 Hàm lượng giác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 95
§ 5 Hàm hyperbolic . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 98

IV Một số hàm sơ cấp khác và phép biến hình 100


§ 1 Hàm Logarithm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 100
§ 2 Hàm lũy thừa và lũy thừa phức . . . . . . . . . . . . . . . . 102
§ 3 Hàm tuyến tính và hàm f (z) = 1/z . . . . . . . . . . . . . 105
§ 4 Hàm phân tuyến tính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 112
§ 5 Các ví dụ về sự biến hình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 120

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

4 Mục lục

§6 Khái niệm về diện Riemann . . . . . . . . . . . . . . . . . . 125

V Lý thuyết tích phân 128


§ 1 Đường cong . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 128
§ 2 Tích phân đường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 136
§ 3 Nguyên hàm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 144
§ 4 Định lý Cauchy-Goursat . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 148
§ 5 Công thức tích phân Cauchy . . . . . . . . . . . . . . . . . 162
§ 6 Tích phân loại Cauchy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 172
§ 7 Định lý giá trị trung bình và nguyên lý module cực đại . . . 177
§ 8 Định lý Liouville và định lý đại số cơ bản . . . . . . . . . . 181
§ 9 Nguyên lý Montel . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 183

VI Hàm điều hòa và hàm điều hòa dưới 188


§ 1 Hàm điều hòa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 188
§ 2 Công thức Schwarz và công thức Poisson . . . . . . . . . . . 193
§ 3 Bài toán Dirichlet . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 195
§ 4 Nguyên lý Harnack . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 202
§ 5 Hàm điều hòa dưới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 206
§ 6 Tiêu chuẩn điều hòa dưới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 209
§ 7 Định lý Hartogs . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 213

VIILý thuyết chuỗi và lý thuyết thặng dư 216


§ 1 Chuỗi Taylor . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 216
§ 2 Chuỗi Laurent . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 225
§ 3 Các loại điểm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 234
§ 4 Thặng dư và cách tính thặng dư . . . . . . . . . . . . . . . 247

´
VIII
Ưng dụng lý thuyết thặng dư 257
§ 1 Tính tích phân suy rộng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 257
§ 2 Tính tích phân suy rộng có sin hoặc cos . . . . . . . . . . . 264
§ 3 Tính tích phân xác định chứa sin và cos . . . . . . . . . . . 270
§ 4 Đường bị khoét lõm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 272
§ 5 Tích phân theo đường phân nhánh . . . . . . . . . . . . . . 276
§ 6 Nguyên lý argument và định lý Rouché . . . . . . . . . . . . 284

IX Ánh xạ bảo giác 293


§ 1 Ý nghĩa hình học của đạo hàm . . . . . . . . . . . . . . . . 293
§ 2 Ánh xạ bảo giác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 295

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

Mục lục 5

§3 Bổ đề Schwarz . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 300
§4 Định lý ánh xạ Riemann . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 302
§5 Bài toán biểu diễn bảo giác . . . . . . . . . . . . . . . . . . 306

X Tích vô hạn 308


§ 1 Tích số vô hạn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 308
§ 2 Tích vô hạn hàm phức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 312
§ 3 Dạng chính tắc Weierstrass . . . . . . . . . . . . . . . . . . 320
§ 4 Genus của hàm giải tích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 323
§ 5 Hàm gamma . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 327

Tra cứu 337

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

6

Chương I

Số phức
Ta biết rằng trường số thực R nhận được bằng cách làm “đầy” trường hữu
tỷ Q mà bản thân Q lại được xây dựng từ vành số nguyên Z. Việc làm
đầy xuất phát từ sự nghiên cứu các phương trình đại số với hệ số hữu tỷ
và giới hạn của dãy các số hữu tỷ. Tuy nhiên, trường R vẫn không đầy đủ,
bởi vì ngay cả phương trình đơn giản x2 + 1 = 0 cũng không có nghiệm
trong R. Một cách tổng quát hơn, trong số thực không phải mọi số đều có
căn bậc chẵn và phương trình bậc lớn hơn một không phải bao giờ cũng
có nghiệm. Bên cạnh đó, trong giải tích nếu chỉ giới hạn trong R người ta
1
không thể giải thích được vì sao hàm f (x) = không thể khai triển
1 + x2
được thành chuỗi lũy thừa trên toàn bộ đường thẳng thực.∗
Với lý do trên đưa đến sự cần thiết mở rộng trường số thực. Cụ thể
là cần tìm kiếm một trường mới rộng hơn mà trong trường hợp riêng nó
chính là trường số thực với các phép toán thông thường (hay trường số
thực R là một trường con của nó).

§1 Số phức và các phép toán


Định nghĩa số phức
Trong đại số người ta đã xây dựng trường số phức một cách chi tiết khắc
phục những hạn chế của trường số thực. Chúng ta chỉ nêu một số ý đặc
trưng ở đây. Số phức có thể được định nghĩa như là một cặp số thực có
thứ tự (x, y). Người ta thường viết số phức bởi các chữ z và w. Như vậy, với
Tập bài giảng này được soạn theo [9, 6, 7] và tham khảo thêm [3, 2, 4]
∗ Bạnđọc có thể tham khảo giải thích thú vị của [8, trang 212-217]

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Số phức và các phép toán 7

z = (x, y) và w = (x′ , y ′ ), ta có z = w y
khi và chỉ khi x = x′ và y = y ′ . Mặt
khác, cặp số (x, y) có thể được hiểu là (x, y)
một điểm trong mặt phẳng tọa độ Oxy.
Khi đó, nếu xem (x, y) là một số phức
thì mặt phẳng tọa độ Oxy sẽ được gọi x
O
là mặt phẳng phức Oxy và còn được
ký hiệu là (z) hoặc C. Ta có tập hợp
số phức
Hình I.1: Mặt phẳng phức C
C = {(x, y) : x, y ∈ R} .

Xét số phức z = (x, y). Ta gọi x được gọi là phần thực của số phức
z và ký hiệu là Rez còn y được gọi là phần ảo của z và ký hiệu là Imz.
Trong mặt phẳng phức, trục hoành còn được gọi là trục thực và trục tung
còn được gọi là trục ảo. Nếu xem trục Ox là một đường thẳng thực, thì
mỗi số thực x ứng với điểm (x, 0) trên trục thực Ox. Do đó, tập hợp số
thực là một tập con của tập số phức, và số phức z = (x, 0) được gọi là
số thực và được đồng nhất với x, nghĩa là x ≡ (x, 0) (Xem thêm bài tập
16). Số phức z = (0, y) được gọi là số thuần ảo; đặc biệt (0, 1) được gọi
là đơn vị ảo và ký hiệu là i, nghĩa là i = (0, 1). Như vậy 0 = (0, 0) là số
duy nhất vừa là số thực vừa là số thuần ảo.
Cho số phức z = (x, y) số phức (x, −y) được gọi là số phức liên hợp
của số phức z và ký hiệu z̄. Dễ dàng kiểm tra được

z̄¯ = z.

Hơn nữa, ta cũng thấy z là một số thực khi và chỉ khi nó bằng với liên
hợp của nó.

Các phép toán trên số phức


Tổng của hai số phức z1 = (x1 , y1 ) và z2 = (x2 , y2 ) là số phức

(1.1) z1 + z2 = (x1 + x2 , y1 + y2 )

và tích của chúng là số phức

(1.2) z1 z2 = (x1 x2 − y1 y2 , x1 y2 + x2 y1 ).

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

8 I Số phức
y z1 + z2
Người ta chứng minh được phép cộng z2
và phép nhân trên số phức có các tính
chất sau.
z1
1.3 Định lý. Với mọi z1 , z2 , z3 ∈ C, x
O
ta có z1

(1) z1 + z2 = z2 + z1 Hình I.2: Phép cộng và liên hợp

(2) z1 + (z2 + z3 ) = (z1 + z2 ) + z3

(3) z1 + (0, 0) = z1

(4) z1 + z1′ = (0, 0), trong đó z1′ = (−x1 , −y1 ) nếu z1 = (x1 , y1 )

(5) z1 z2 = z2 z1

(6) z1 (z2 z3 ) = (z1 z2 )z3

(7) z1 (1, 0) = z1

(8) Nếu z1 6= (0, 0) thì z1 z1′ = (1, 0), trong đó với z1 = (x1 , y1 ) ta có
y1
z1′ = ( x2x+y
1
2 , − x2 +y 2 )
1 1 1 1

(9) z1 (z2 + z3 ) = z1 z2 + z1 z3 .

Chứng minh. Dành cho bạn đọc xem như bài tập. 

1.4 Thí dụ. ⊲ i2 = (0, 1)(0, 1) = (−1, 0) = −1. Vậy i là nghiệm của
x2 + 1 = 0 trong C.

⊲ Với z = (x, y), ta có z z̄ = (x, y)(x, −y) = (x2 + y 2 , 0) = x2 + y 2 .

⊲ (x, y) = (x, 0) + (0, y) = (x, 0) + (0, 1)(y, 0) = x + iy. Vậy số phức (x, y)
được viết dưới dạng x+ iy hay x+ yi (do tính giao hoán của phép nhân),
và gọi là dạng đại số của số phức. 

Phép cộng và phép nhân được viết lại ở dạng đại số như sau: với
z1 = x1 + iy1 và z2 = x2 + iy2 ta có

(x1 + iy1 ) + (x2 + iy2 ) = (x1 + x2 ) + i(y1 + y2 )


(x1 + iy1 )(x2 + iy2 ) = (x1 x2 − y1 y2 ) + i(x1 y2 + x2 y1 ).

Như vậy, ở dạng đại số phép cộng và nhân được thực hiện như các phép
toán đại số trong số thực khi xem i là hằng số và lưu ý đẳng thức i2 = −1.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Số phức và các phép toán 9

Với z = (x, y) = x + iy, ta ký hiệu −z = (−x, −y) = −x − iy, và nếu


y y
z 6= 0 ký hiệu z −1 = ( x2 +y
x
2 , − x2 +y 2 ) = x2 +y 2 − i x2 +y 2 . Từ đó ta định
x

nghĩa phép trừ và phép chia như sau.


z1
z1 − z2 = z1 + (−z2 ) = z1 z2−1 , (z2 6= 0).
z2

Như vậy, để tìm thương của zz21 với z2 6= 0 ta nhân z1 với nghịch đảo
z2−1 của z2 . Giả sử z1 = x1 + iy1 và z2 = x2 + iy2 , ta có
z1  x y2 
2
= (x1 + iy1 ) 2 2 −i 2
z2 x2 + y2 x2 + y22
(1.5) x1 x2 + y1 y2 x2 y1 − x1 y2
= 2 2 +i
x2 + y2 x22 + y22

Do đó, để tính được thương ta phải nhớ công thức nghịch đảo của số phức.
Tuy nhiên, có một cách đơn giản để giúp ta thực hiện dễ dàng phép chia
trên là nhân tử và mẫu với số liên hợp của mẫu:

z1 (x1 + iy1 )(x2 − iy2 ) x1 x2 + y1 y2 x2 y1 − x1 y2


(1.6) = = 2 2 +i .
z2 (x2 + iy2 )(x2 − iy2 ) x2 + y2 x22 + y22

1+i
1.7 Thí dụ. Viết lại số phức √ ở dạng đại số. Ta có
1+i 2
√ √ √
1+i (1 + i)(1 − i 2) 1+ 2 1− 2
√ = √ √ = +i . 
1+i 2 (1 + i 2)(1 − i 2) 3 3

Cũng như trong tập số thực chúng ta có một số quy tắc tính toán cho
các phép cộng và nhân đối với các số phức trong định lý sau.

1.8 Định lý. Với các số phức z1 , z2 , z3 và z4 , ta có

(1) nếu z1 z2 = 0 thì z1 = 0 hay z2 = 0.


z1 + z2 z1 z2
(2) = + (z3 6= 0).
z3 z3 z3
1  1  1 
(3) = (z1 z2 )−1 = z1−1 z2−1 = (z1 6= 0, z2 = 0).
z1 z2 z1 z2
z1 z2  
z1 z2 
(4) = (z3 6= 0, z4 6= 0).
z3 z4 z3 z4

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

10 I Số phức

Chứng minh. Dành cho bạn đọc xem như bài tập. 

Nhờ có tính chất (6) ta có được định nghĩa sau. Lũy thừa bậc n của
số phức z là tích n lần của số phức z, và ký hiệu z n ,

(1.9) z n = |z · z{z· · · z} .
n lần

Chúng ta chú ý rằng in chỉ có bốn giá trị: 1, i, −1, −i. Chúng tương
ứng với giá trị của n mà nó chia cho 4 lần lượt có dư là 0, 1, 2, 3.

1.10 Thí dụ. Với z = x + iy, ta có

z 2 = (x + iy)(x + iy) = x2 − y 2 + i2xy


z 3 = (x2 − y 2 + i2xy)(x + iy) = x3 − 3xy 2 + i(3x2 y − y 3 )
z 4 = (x3 − 3xy 2 + i(3x2 y − y 3 ))(x + iy)
= x4 − 6x2 y 2 + y 4 + i4xy(x2 − y 2 ) 

Ta có thể chứng minh được các phép toán của số phức có các tính chất
trong định lý sau.

1.11 Định lý. (1) z1 + z2 = z̄1 + z̄2

(2) z1 z2 = z̄1 z¯2

(3) z + z̄ = 2 Re z

(4) z − z̄ = 2i Im z
 z  z̄
1 1
(5) = với z2 6= 0.
z2 z̄2
Chứng minh. Dành cho bạn đọc xem như bài tập. 

Bằng quy nạp chúng ta dễ dàng chứng minh các đẳng thức sau:

z1 + z2 + · · · + zn = z 1 + z 2 + · · · + z n
z1 z2 · · · zn = z 1 z 2 · · · z n

Một cách tổng quát, cho R(a, b, c, . . .) ký hiệu một biểu thức hữu tỉ các
phép toán áp dụng cho các số phức a, b, c, . . .; khi đó

R(a, b, c, . . .) = R(a, b, c, . . .).

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Số phức và các phép toán 11

Như là một ứng dụng, xét phương trình

c0 z n + c1 z n−1 + · · · + cn−1 z + cn = 0.

Nếu ξ là một nghiệm của phương trình trên, thì ξ là một nghiệm của
phương trình

c0 z n + c1 z n−1 + · · · + cn−1 z + cn = 0.

Đặc biệt, nếu các hệ số của phương trình là thực thì ξ và ξ là các nghiệm
của cùng một phương trình, và chúng ta có một định lý quen thuộc: các
nghiệm không thực của một phương trình với các hệ số thực lập thành từng
cặp nghiệm liên hợp.

Căn bậc hai


Bây giờ chúng ta chứng tỏ rằng căn bậc hai của một số phức có thể được
biểu diễn một cách tường minh. Với số phức α + iβ cho trước, ta tìm số
phức x + iy sao cho

(x + iy)2 = α + iβ.

Điều này tương đương với việc giải hệ phương trình


 2
x − y2 = α
2xy = β

Từ hai phương trình trên ta có (x2 + y 2 )2 = (x2 − y 2 )2 + 4x2 y 2 = α2 + β 2 .


Do đó, ta có p
x2 + y 2 = α2 + β 2 ,

ở đây là căn bậc hai thực cho một số không âm. Kết hợp với phương trình
đầu ta được
( p
x2 = 12 (α + α2 + β 2 )
(1.12) p
y 2 = 12 (−α + α2 + β 2 )

Ta nhận thấy các đại lượng của vế phải là dương hoặc bằng 0 không phụ
thuộc vào dấu của α.
Nói chung, các phương trình trong (1.12) cho hai giá trị x đối nhau và
hai giá trị y đối nhau. Do 2xy = β ta không thể có 4 sự kết hợp của các

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

12 I Số phức

giá trị x và y. Do đó, các giá trị của x và y được lấy phụ thuộc vào dấu
của β. Khi β 6= 0 ta được
s p s p !
p α+ α +β 2 2 β −α + α2 + β 2
(1.13) α + iβ = ± +i .
2 |β| 2

Khi β = 0, ta có
 √
√ ± α khi α ≥ 0
(1.14) α + i0 = √
±i −α khi α < 0

Các căn ở vế phải là căn bậc hai dương của số thực không âm.
Như vậy, chúng ta tìm được căn bậc hai của một số dương có hai giá
trị đối nhau. Chúng trùng nhau khi α + iβ = 0. Chúng là thực khi α ≥ 0
và β = 0. Chúng là thuần ảo khi α ≤ 0 và β = 0.
√ √
1.15 Thí dụ. Ta tính các căn −i và 4 −i.
r 1 r  √ √
√ 1 2 2
−i = ± −i =± ∓i .
2 2 2 2
√ p√
Nếu ta hiểu 4 −i = −i thì nó có 4 giá trị; áp dụng kết quả vừa tìm
được và công thức (1.13) bốn giá trị cần tìm là
s√ s√ s √
√ 2
!
2 2 2 + 1 − 22 + 1
−i =± −i
2 2 2 2
p
 2+ 2 √ p √
2 − 2
=± −i
2 2
s √ s √ s√
√ − 2 2
!
2 2 2 +1 2 +1
− +i =± +i
2 2 2 2
p
 2− 2 √ p √
2 + 2
=± +i 
2 2

Xây dựng trường số phức


Trong phần này chúng tôi trình bày sơ lược về việc xây dựng trường số
phức. Ta đã biết phương trình x2 + 1 = 0 không có nghiệm trong R, vì
α2 + 1 luôn dương. Giả sử rằng ta tìm được một trường F chứa R như là

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Số phức và các phép toán 13

một trường con mà trong F phương trình x2 + 1 = 0 có nghiệm. Ký hiệu


một nghiệm là i. Khi đó, x2 + 1 = (x + i)(x − i), và phương trình x2 + 1 có
đúng hai nghiệm trong F là i và −i. Đặt C là một tập con của F bao gồm
tất cả các phần tử mà nó biểu diễn ở dạng α + iβ với các số thực α và β.
Biểu diễn này là duy nhất bởi vì α + iβ = α′ + iβ ′ suy ra α − β ′ = i(β ′ − β);
do đó (α − α′ )2 = −(β ′ − β)2 , và nó chỉ xảy ra khi α = α′ và β = β ′ .
Tập con C là một trường con của F. Thật sự chúng ta có thể kiểm
chứng C là một trường như trong Định lý 1.3. Hơn thế nữa, cấu trúc của
C là độc lập đối với F. Bởi vì nếu F′ là một trường khác chứa R và có i′ là
nghiệm của phương trình x2 + 1 = 0, thì tập con tương ứng C′ được tạo
thành bởi tất cả phần tử dạng α + i′ β. Có một song sánh giữa C′ và C mà
nó tương ứng α + i′ β và α + iβ, và sự tương ứng này rõ ràng là một đẳng
cấu trường. Điều đó chứng tỏ C′ và C đẳng cấu.
Bây giờ chúng ta định nghĩa trường số phức là trường con C của một
trường tùy ý F. Chúng ta vừa thấy rằng sự lựa chọn cho F không tạo ra
sự khác biệt cho C, nhưng chúng ta chưa chứng tỏ sự tồn tại một trường
F. Để chứng tỏ rằng định nghĩa của chúng ta có nghĩa chúng ta chỉ còn
chỉ ra một trường F mà nó chứa R (hay có một trường con đẳng cấu với
R) và phương trình x2 + 1 = 0 có nghiệm trong F.
Có nhiều cách xây dựng một trường F như thế. Sau đây là phương
pháp đơn giản nhất và cũng trực tiếp nhất: Xét tất cả các biểu thức dạng
α + iβ ở đây α và β là các số thực trong khi dấu + và ký hiệu i thực
chất là những ký hiệu thuần túy (+ không biểu thị phép cộng, và i không
là phần tử của trường R). Các biểu diễn này thành lập một trường F với
phép cộng và nhân được xác định bởi

(x1 + iy1 ) + (x2 + iy2 ) = (x1 + x2 ) + i(y1 + y2 )


(x1 + iy1 )(x2 + iy2 ) = (x1 x2 − y1 y2 ) + i(x1 y2 + x2 y1 )

(các phép toán trong dấu ngoặc ở vế phải là trong R, cho nên phải chú
ý hai nghĩa khác nhau của dấu + trong các biểu thức trên). Các phần
tử có dạng đặc biệt α + i0 thành lập một trường con đẳng cấu với R, và
phần tử 0 + i1 thỏa phương trình x2 + 1 = 0, thực sự chúng ta thu được
(0 + i1)2 = −(1 + i0). Trường F thỏa các tính chất yêu cầu; hơn nữa nó
trùng với trường con tương ứng C bởi vì ta có thể viết

α + iβ = (α + i0) + β(0 + i1).

Sự tồn tại của trường số phức được chứng minh, và chúng ta quay trở lại

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

14 I Số phức

ký hiệu đơn giản hơn α + iβ ở đây dấu + để chỉ phép cộng trong C và i là
một nghiệm của phương trình x2 + 1 = 0.
Với việc nhìn lại, để đi đến quy tắc cộng và nhân của các số phức chúng
ta chỉ dùng i2 = −1. Do −i cũng có tính chất như thế, nên tất cả những
quy tắc về các phép toán vẫn còn đúng nếu thay i bởi −i ở mọi nơi. Điều
này đã được nêu trong Định lý 1.11. Phép biến đổi thay thế α + iβ bởi
α − iβ được gọi là phép lấy liên hợp phức.

Bài tập
1 ) Thực hiện các phép tính sau đây (viết kết quả ở dạng đại số)
√ √
(a) (1 + i)(2 − i 2) (b) (3 + i 3)2 (c) (2 + i)2

1−i 1 1 1 + 2i 2 − i
(d) (e) · (f) +
1 + 2i 2 − 3i 1 + i 3 − 4i 5i

2 ) Tính các biểu thức sau: (a) (1 + 2i)3 (b) (1 + i)n + (1 − i)n .

z−1 1
3 ) Nếu z = x + iy, tìm phần thực và phần ảo của: (a) (b) 2
z+1 z

4 ) Chứng minh rằng


 −1 ± i√3 3  ±1 ± i√3 6
=1 và =1
2 2
với mọi tổ hợp của các dấu.

5 ) Tìm số thực a và b sao cho (a + ib)2 = −8 + 6i.


r √
1−i 3 √ √ √
6 ) Tìm các căn (a) (b) 2−i (c) i (d) 4
i.
2

7 ) Chứng minh các tính chất trong Định lý 1.3.

8 ) Chứng minh các tính chất trong Định lý 1.11.

9 ) Giải phương trình z 2 + z + 1 = 0 theo z = x + iy bằng cách viết lại


(x + iy)2 + (x + iy) + 1 = 0.

10 ) Giải phương trình z 2 + 2(1 + 2i)z − 5 + 2i = 0.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Modulus và bất đẳng thức tam giác 15

11 ) Tính tổng 1 + z + z 2 + · · · + z n .

12 ) Cho P (z) là một đa thức bậc n ≥ 1. Chứng minh rằng P (z) =


(z − z0 )Q(z) + P (z0 ), trong đó Q(z) là một đa thức bậc n − 1.

13 ) Chứng minh rằng số phức z là số thực hay thuần ảo khi và chỉ khi
(z̄)2 = z 2 .

14 ) Hãy tìm tập hợp các điểm trong mặt phẳng phức thỏa (z̄ − i) = 2.

15 ) Tìm họ đường cong trong mặt phẳng phức được cho bởi phương trình

(a) Re 1z = C (b) Im z1 = C (c) Re z 2 = C (d) Im z 2 = C

trong đó C là hằng số thực.

16 ) Chứng minh rằng ánh xạ f : R → C xác định bởi f (x) = (x, 0) là


một đơn cấu đối với trường.

17 ) Cho P (z) là một đa thức có các hệ số là số thực. Chứng minh rằng


nếu z0 là nghiệm của đa thức thì z 0 cũng là nghiệm của đa thức.

18 ) Tìm điều kiện để phương trình az + bz̄ + c = 0 có nghiệm duy nhất và


tìm nghiệm ấy. Khi nào phương trình này được biểu diễn bởi đường thẳng.

z
19 ) Bằng việc tính toán trực tiếp kiểm chứng lại rằng giá trị của
z2 +1
tại hai số phức liên hợp z = x + iy và z = x − iy là liên hợp nhau.
 
α β
20 ) Chứng minh rằng tập tất cả ma trận có dạng đặc biệt
−β α
cùng với phép cộng và phép nhân ma trận đẳng cấu với trường số phức.

§2 Modulus và bất đẳng thức tam giác


Trong tập số thực R ta có khái niệm giá trị tuyệt đối của mỗi số thực, nó
đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong giải tích thực. Khái niệm này
được mở rộng cho trường số phức C mà các tính chất vẫn được giữ nguyên.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

16 I Số phức

Modulus
p √
Với mỗi z = (x, y) ∈ C, đặt |z| = x2 + y 2 = z z̄, và gọi là modulus
của z. Như vậy, |z| chính là khoảng cách của (x, y) đến gốc tọa độ O(0, 0)
trong mặt phẳng tọa độ Oxy.
Ta biết rằng phương trình của đường trònpcó tâm là (0, 0) có bán kính
r trong mặt phẳng Oxy là x2 + y 2 = r2 hay x2 + y 2 = r. Nếu xem Oxy
là mặt phẳng phức và z = (x, y) thì phương trình đường tròn tâm O bán
kính r được viết lại là |z| = r. Lập luận tương tự như trên, ta có phương
trình của đường tròn tâm z0 = (x0 , y0 ) bán kính r là |z − z0 | = r.
Các tính chất về modulus trong định lý sau có thể chứng minh một
cách dễ dàng.

2.1 Định lý. Với z, z1 , z2 ∈ C, ta có

(1) |z| ≥ 0 và |z| = 0 khi và chỉ khi z = 0

(2) |z| ≥ | Re z|

(3) |z| ≥ | Im z|

(4) |z| ≤ | Re z| + | Im z|

(5) |z̄| = |z|

(6) |z1 z2 | = |z1 | · |z2 |


z |z |
1 1
(7) = với z2 6= 0.
z2 |z2 |

Chứng minh. Chúng tôi sẽ trình bày chứng minh tính chất (6), các tính
chất còn lại xin dành cho bạn đọc. Với z1 = x1 + iy1 và z2 = x2 + iy2 ,
ta có

|z1 z2 |2 = |x1 x2 − y1 y2 + i(x1 y2 + x2 y1 )|2


= (x1 x2 − y1 y2 )2 + (x1 y2 + x2 y1 )2
= x21 x22 + y12 y22 + x21 y22 + x22 y12
= (x21 + y12 )(x22 + y22 )
= |z1 |2 |z2 |2 .

Ta có thể chứng minh đẳng thức ngắn gọn như sau |z1 z2 |2 = (z1 z2 )(z1 z2 ) =
(z1 z 1 )(z2 z 2 ) = |z1 |2 |z2 |2 . 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Modulus và bất đẳng thức tam giác 17

Bằng qui nạp chúng ta có thể mở rộng tính chất (6) thành tích hữu hạn

(2.2) |z1 z2 · · · zn | = |z1 | · |z2 | · · · |zn |.

2.3 Thí dụ. Với z1 và z2 là hai số phức tùy ý, chứng minh rằng
|z1 z̄2 + 1|2 + |z1 − z2 |2 = (1 + |z1 |2 )(1 + |z2 |2 ).

Chứng minh. Ta có

|z1 z̄2 + 1|2 + |z1 − z2 |2 = (z1 z̄2 + 1)(z1 z̄2 + 1) + (z1 − z2 )(z1 − z2 )
= (z1 z̄2 + 1)(z̄1 z2 + 1) + (z1 − z2 )(z̄1 − z̄2 )
= z1 z̄1 z̄2 z2 + z1 z̄2 + z̄1 z2 + 1
+ z1 z̄1 − z1 z̄2 − z2 z̄1 + z2 z̄2
= 1 + |z1 | + |z2 |2 + |z1 |2 |z2 |2
2

= (1 + |z1 |2 )(1 + |z2 |2 ) 

Bất đẳng thức tam giác


2.4 Định lý. (Bất đẳng thức tam giác) Với mọi số phức z1 và z2 , ta
có bất đẳng thức

(2.5) |z1 + z2 | ≤ |z1 | + |z2 |

Chứng minh. Theo định nghĩa của modulus ta có thể viết

|z1 + z2 |2 = (z1 + z2 )(z1 + z2 )


= (z1 + z2 )(z̄1 + z̄2 )
= z1 z̄1 + z1 z̄2 + z2 z̄1 + z2 z̄2 .

Mặt khác, ta có

z1 z̄2 + z2 z̄1 = z1 z̄2 + z1 z̄2 = 2 Re(z1 z̄2 ) ≤ 2|z1 z̄2 | = 2|z1 ||z2 |.

Do đó,
|z1 + z2 |2 ≤ |z1 |2 + 2|z1 ||z2 | + |z2 |2 = (|z1 | + |z2 |)2 .
Hơn nữa, ta nhận thấy đẳng dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi Re(z1 z̄2 ) =
|z1 z̄2 |, nghĩa là tích z1 z̄2 là một số thực không âm. Vậy khi một trong hai
số bằng không dấu đẳng thức xảy ra, và khi cả hai khác không dấu đẳng
z1
xảy ra khi và chỉ khi z1 z̄2 > 0 hay > 0, nghĩa là tỷ số của hai số là
z2
dương. 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

18 I Số phức

Chú ý trong chứng minh bất đẳng thức tam giác ta có được đẳng thức
(2.6) |z1 + z2 |2 = |z1 |2 + |z2 |2 + 2 Re(z1 z̄2 ).
Hơn nữa, bằng qui nạp toán học bất đẳng thức tam giác có thể được mở
rộng cho tổng hữu hạn bất kỳ của các số phức
(2.7) |z1 + z2 + · · · + zn | ≤ |z1 | + |z2 | + · · · + |zn |.
Bây giờ ta xét dấu đẳng thức trên xảy ra khi nào. Giả sử dấu đẳng thức
(2.7) xảy ra, ta có thể loại bỏ các số bằng không và giả sử rằng các số khác
không và có nhiều hơn hai số hạng. Khi đó, ta có
|z1 | + |z2 | + |z3 | + · · · + |zn | = |z1 + z2 + z3 + · · · + zn |
≤ |z1 + z2 | + |z3 | + · · · + |zn |
≤ |z1 | + |z2 | + |z3 | + · · · + |zn |
Do đó, các dấu bằng ở trên phải xảy ra, và ta có |z1 + z2 | = |z1 | + |z2 |. Khi
đó, tỷ số giữa z1 và z2 là một số dương. Như vậy, ta đi đến kết luận rằng
nếu đẳng thức xảy ra ở (2.7) thì tỷ số hai số hạng bất kỳ khác không là
một số dương. Ngược lại, giả sử có một số hạng khác không, gọi nó là z1 ,
và tỷ số giữa các số hạng còn lại với z1 là một số thực không âm. Khi đó,
ta có
z2 zn

|z1 + z2 + · · · + zn | = |z1 | · 1 + + ···+
z1 z1

|z 2 | |zn |
= |z1 | · 1 +
+ ···+
|z1 | |z1 |
= |z1 | + |z2 | + · · · + |zn |.
Tóm lại ta có được: Dấu đẳng thức xảy ra ở (2.7) khi và chỉ khi tỷ số hai
số khác không bất kỳ là dương.

2.8 Hệ quả. Với mọi số phức z1 và z2 , ta có |z1 − z2 | ≥ |z1 | − |z2 | .

Chứng minh. Theo bất đẳng thức tam giác ta có |z1 − z2 | + |z2 | ≥ |z1 |
suy ra |z1 − z2 | ≥
|z1 | − |z2 |. Từ đó suy ra |z1 − z2 | = |z2 − z1 | ≥ |z2 | − |z1|.
Vậy |z1 − z2 | ≥ |z1 | − |z2 | . 

9 2z 2 + 3z 27
2.9 Thí dụ. Với |z| = 3, ta có . Thật vậy, ta có

≤ ≤
17 4z − 5 7
9 = |2|z|2 − 3|z|| ≤ |2z 2 + 3z| ≤ 2|z|2 + 3|z| = 27

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Modulus và bất đẳng thức tam giác 19

7 = |4|z| − 5| ≤ |4z − 5| ≤ 4|z| + 5 = 17.

9 2z 2 + 3z 27
Từ các bất đẳng thức trên ta suy ra được .

≤ ≤ 
17 4z − 5 7

2.10 Thí dụ. (OSV93) Cho 0 ≤ α ≤ 1. Chứng minh rằng với mọi a ∈ C
phương trình z 3 − az + a = 0 có ít nhất một nghiệm thỏa mãn điều kiện
|z − α| ≤ 2 − α.
Trong đại số ta biết rằng một phương trình bậc ba luôn có 3 nghiệm.
Gọi ba nghiệm của z 3 − az + a = 0 là z1 , z2 , z3 . Khi đó, ta viết được
z 3 − az + a = (z − z1 )(z − z2 )(z − z3 ). Do đó, ta có hệ đẳng thức

 z1 z2 z3 = −a
z1 z2 + z1 z3 + z2 z3 = −a

z1 + z2 + z3 = 0

Do đó, (1 − z1 )(1 − z2 )(1 − z3 ) = 1 − (z1 + z2 + z3 ) + (z1 z2 + z2 z3 + z1 z3 ) −


z1 z2 z3 = 1, cho nên |1 − z1 | · |1 − z2 | · |1 − z3 | = 1. Vậy phải có ít nhất một
nghiệm zi sao cho |1 − zi | ≤ 1. Từ đó ta có

|zi − α| ≤ |zi − 1| + |1 − α| ≤ 1 + 1 − α = 2 − α. 

Có nhiều bất đẳng thức khác cũng thường được dùng nhưng chứng
minh nó không đơn giản. Một bất đẳng thức như thế được dùng khá phổ
biến là bất đẳng thức Cauchy trong định lý sau.

2.11 Định lý. (Bất đẳng thức Cauchy) Với mọi số phức a1 , a2 , . . . , an
và b1 , b2 , . . . , bn , ta có

|a1 b1 + · · · + an bn |2 ≤ (|a1 |2 + · · · + |an |2 )(|b1 |2 + · · · + |bn |2 ).

Chứng minh. Dùng đẳng thức Lagrange ta có ngay bất đẳng thức Cauchy.
Chúng ta sẽ chứng minh trực tiếp như sau. Với λ là một số phức bất kỳ,
theo đẳng thức (2.6) ta được
n
X n
X n
X  X n 
|aj − λb̄j |2 = |aj |2 + |λ|2 |bj |2 − 2 Re λ̄ aj b j .
j=1 j=1 j=1 j=1

n
P
Rõ ràng, giá trị của biểu thức này không âm với mọi λ. Khi |bj |2 = 0
j=1
thì các bj đều bằng 0 nên bất đẳng thức Cauchy hiển nhiên đúng (cả hai

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

20 I Số phức

P
n
n aj bj
P
vế đều bằng 0). Khi |bj | > 0 thay λ =
2
vào biểu thức trên ta
j=1
Pn
j=1 |bj |2
j=1

tính được

Pn n
P
n

aj bj 2 n aj b j n
!
X j=1 X j=1 X
2
0≤ |aj | + Pn |bj |2 − 2 Re Pn aj b j

j=1 |bj |2 j=1 |bj |2 j=1
j=1 j=1
Pn 2 Pn 2
n
aj b j aj b j
X j=1 j=1
= |aj |2 + n
P −2 P
n
j=1 |bj |2 |bj |2
j=1 j=1
Pn 2
n
aj b j
X j=1
= |aj |2 − n
P
j=1 |bj |2
j=1

Từ đó ta có được bất đẳng thức Cauchy. Dấu đẳng thức xảy ra khi aj = λb̄j
với mọi j. 

Bài tập
1 ) Tìm modulus của các biểu thức

(3 + 4i)(−1 + 2i)
−2i(3 + i)(2 + 4i)(1 + i) và .
(−1 − i)(3 − i)

2 ) Chứng minh rằng 2|z| ≥ | Re z| + | Im z|.
a−b
3 ) Chứng minh rằng = 1 nếu hoặc là |a| = 1 hoặc là |b| = 1.

1 − ab
Phải loại trừ trường hợp nào nếu |a| = |b| = 1.
a−b
4 ) Chứng minh rằng nếu |a| < 1 và |b| < 1 thì

< 1.
1 − āb

5 ) Chứng minh đẳng thức |z1 − z2 |2 + |z1 + z2 |2 = 2(|z1 |2 + |z2 |2 ). Giải


thích ý nghĩa hình học của nó.

6 ) Chứng minh các tính chất trong Định lý 2.1.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Modulus và bất đẳng thức tam giác 21

7 ) Chứng minh rằng | Im(1 − z + z 2 )| < 3 khi |z| < 1.

8 ) Chứng minh rằng nếu số phức z nằm trên đường tròn đơn vị tâm tại
gốc tọa độ, thì ta có bất đẳng thức 1 ≤ |z 3 − 2| ≤ 3.

2 z 2 − 3z
9 ) Với |z| = 2, chứng minh rằng

≤ ≤ 10.
15 4z + 7
1 1
10 ) Chứng minh rằng nếu |z| = 2, thì ≤ .

z 4 − 4z 2 + 3 3

11 ) Trong mỗi trường hợp, biểu diễn tập hợp các điểm xác định bởi
điều kiện.

(a) |z − 1 + i| = 1 (b) |z + i| ≤ 3 (c) Re(z − i) = 2 (d) |2z − i| = 4

12 ) Giải thích ý nghĩa hình học tập hợp tất cả các điểm z thỏa các
hệ thức sau

(a) |z − 2| + |z + 2| = 5. (e) 0 < Re(iz) < 1.

(b) |z + i| ≤ 3. (f) |z − 2| − |z + 2| > 3.

(c) Re(z) + Im(z) < 1. (g) |z − z1 | = |z − z2 |.


z − z  z − z1
1
(d) Re = 0. (h) = λ > 0.
z − z2 z − z2

13 ) Giải phương trình

(a) |z| − z = 1 + 2i (b) |z| + z = 2 + i

14 ) Chứng minh rằng phương trình |z − z0 | = R của một đường tròn tâm
z0 bán kính R có thể được viết lại |z|2 − 2 Re(zz0 ) + |z0 |2 = R2 .

15 ) Chứng minh rằng hyperbola x2 − y 2 = 1 có thể được viết z 2 + z2 = 2.

16 ) Chứng minh đẳng thức Lagrange ở dạng phức


Xn 2 Xn n
X X
2
|bj |2 − |ak b̄j − aj b̄k |2 .

a b
j j = |a j |
j=1 j=1 j=1 1≤k<j≤n

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

22 I Số phức

17 ) Chứng minh rằng với mọi số phức a1 , a2 , . . . , an ta có


n
X Xn 2 X
|aj |2 + |ak + aj |2

(a) (n − 2) aj =
j=1 j=1 1≤k<j≤n

n
X Xn 2 X
|ak |2 − |ak − as |2

(b) n aj =
j=1 j=1 1≤<k<j≤n

n n n
Y Y X
18 ) Chứng minh rằng
ak − bk ≤ |ak − bk |, với mọi ak , bk ∈ C
k=1 k=1 k=1
thỏa |ak | ≤ 1, |bk | ≤ 1, k = 1, . . . , n.

19 ) Chứng minh bất đẳng thức Cauchy bằng quy nạp.

20 ) Nếu |ai | < 1, λi ≥ 0 với i = 1, 2, . . . , n và λ1 + λ2 + · · · + λn = 1,


chứng minh rằng |λ1 a1 + λ2 a2 + · · · + λn an | < 1.

21 ) Chứng minh rằng tồn tại các số phức z thỏa |z − a| + |z + a| = 2|c|


nếu và chỉ nếu |a| ≤ |c|. Nếu điều kiện này thỏa, hãy xác định giá trị lớn
nhất và nhỏ nhất của |z| thỏa phương trình trên.

22 ) Viết phương trình của một ellipse, hyperbola, parabola dưới dạng
biểu thức phức.

§3 Argument và căn bậc n của số phức


Argument
Cho số phức z = x + iy 6= 0. Gọi ϕ là góc có hướng của tia OM , ở đây O
là gốc tọa độ và M = (x, y), với tia Ox trong mặt phẳng phức Oxy. Góc ϕ
được gọi là argument của số phức z và ký hiệu Argz. Dễ dàng thấy rằng

x = |z| cos ϕ y = |z| sin ϕ.

Khi đó, số phức z được viết lại

z = |z| cos ϕ + i|z| sin ϕ = |z|(cos ϕ + i sin ϕ),

và ta nói số phức z được viết dưới dạng lượng giác.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Argument và căn bậc n của số phức 23
y
Trường hợp riêng, với ϕ0 ∈ [0, 2π) M
(x, y)
sao cho x = |z| cos ϕ0 , y = |z| sin ϕ0 , ta

y2
nói ϕ0 là argument chính của z và

+
x2
r= p
ký hiệu arg z.
Argument của số phức được định
ϕ0
nghĩa khi nó khác không. Trường hợp
số phức bằng 0 thì không xác định ar- O x
gument. Khi số phức khác không, ta có
Hình I.3: Argument của z
thể xác định argument của một số phức
như sau. Xét số phức z = x + iy. Nếu x = 0 thì
π
 2 + 2kπ

 khi y > 0, (k ∈ Z)
Argz =
 − π + 2kπ khi y < 0, (k ∈ Z).


2
Trường hợp x 6= 0, ta có

 arctan y + 2kπ
 khi (x, y) ở góc phần tư
thứ I và IV (k ∈ Z)


 x
Argz =


 y khi (x, y) ở góc phần tư
 arctan + (2k + 1)π

x thứ II và III (k ∈ Z)

3.1 Thí dụ. Xét số phức −4 + 4i. Ta có | − 4 + 4i| = 4 2. Vì −4 + 4i ở

góc phần tư thứ hai nên Argz = arctan(−1) + (2k + 1)π = + 2kπ.
√ √ √ 4
Với số phức 3 − 3 3i, ta có |3 − 3 3i| = 6. Vì 3 − 3 3i ở góc phần tư
√ π
thứ IV nên Argz = arctan(− 3) + 2kπ = − + 2kπ. 
3
Cho hai số phức z1 và z2 khác không. Từ định nghĩa của modulus và
argument ta có được khẳng định sau

|z1 | = |z2 |
(3.2) z1 = z2 khi và chỉ khi
Argz1 = Argz2 + 2kπ, k ∈ Z
Dạng lượng giác của số có điểm tiện ích được thể hiện ở định lý sau.

3.3 Định lý. Cho hai số phức khác không z1 = r1 (cos ϕ1 + i sin ϕ1 ) và
z2 = r2 (cos ϕ2 + i sin ϕ2 ) với r1 , r2 > 0. Khi đó, ta có các đẳng thức sau
z1 z2 = r1 r2 (cos(ϕ1 + ϕ2 ) + i sin(ϕ1 + ϕ2 ))
(3.4) 1 1
= (cos ϕ1 − i sin ϕ1 )
z1 r1

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

24 I Số phức

Chứng minh. Ta có

z1 z2 = r1 (cos ϕ1 + i sin ϕ1 )r2 (cos ϕ2 + iϕ2 )


= r1 r2 [(cos ϕ1 cos ϕ2 − sin ϕ1 sin ϕ2 )
+ i(sin ϕ1 cos ϕ2 + cos ϕ1 sin ϕ2 )]
= r1 r2 (cos(ϕ1 + ϕ2 ) + i sin(ϕ1 + ϕ2 )).

1 r1 cos ϕ1 r1 sin ϕ1
= 2 2 −i 2
z1 2 2
r1 cos ϕ + r1 sin ϕ r1 cos ϕ + r12 sin2 ϕ
2

1
= (cos ϕ1 − i sin ϕ1 ).
r1 

Từ định lý trên ta có cách vẽ sau đây để tìm z = z1 z2 . Ta dựng tam


giác có đỉnh là 0, 1, z1 . Vẽ tam giác có hai đỉnh 0, z2 đồng dạng thuận với
0, 1, z1 . Khi ấy, đỉnh thứ ba chính là tích z1 z2 .
y
z1 z2

z2 z1

O 1 x
Hình I.4: Phép nhân hai số phức

3.5 Thí dụ. Chứng minh rằng các số phức a, b thỏa mãn điều kiện a2 =
2b 6= 0 khi và chỉ khi các nghiệm của đa thức x2 + ax + b tạo trên mặt
phẳng phức hai đỉnh của một tam giác vuông cân có đỉnh góc vuông tại
gốc tọa độ.

Giải. Khi a2 = 2b 6= 0 thì phương trình x2 +ax+b = 0 có hai nghiệm phân


2 và z2 = a 2 . Do z1 = z2 i nên thỏa điều kiện bài toán.
biệt z1 = a 1+i 1−i

Ngược lại nếu đa thức đã cho có hai nghiệm z1 và z2 tạo trên mặt
phẳng phức hai đỉnh của một tam giác vuông cân có đỉnh góc vuông tại
gốc tọa độ thì ta phải có một nghiệm bằng tích của nghiệm thứ hai với i,

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Argument và căn bậc n của số phức 25

nói là z2 = z1 i. Khi đó theo định lý Viet ta có



z1 (1 + i) = z1 + z2 = −a  a 2 a2
Suy ra b = − i = .
z12 i = z1 z2 = b 1+i 2

Ta được điều phải chứng minh. 

Cũng từ định lý trên và bằng qui nạp ta có thể chứng minh được công
thức sau: với z = r(cos ϕ + i sin ϕ), ta có

(3.6) z n = rn (cos nϕ + i sin nϕ)

với mọi n ∈ N. Đặc biệt, khi r = 1, ta có công thức Moivre

(3.7) (cos ϕ + i sin ϕ)n = cos nϕ + i sin nϕ với mọi n ∈ N.

Hơn nữa, các công thức trên cũng đúng với n nguyên âm.
Để cho gọn người ta dùng kí hiệu eiϕ thay cho cos ϕ + i sin ϕ. Khi đó,
ta có một vài giá trị thường dùng đối với ký hiệu này là
π 3π π
ei 2 = i, eiπ = −1, ei 2 = e−i 2 = −i.

Như vậy, nếu số phức z 6= 0 ta có thể viết lại như sau

(3.8) z = |z|eiArgz .

Dạng viết số phức z như trên được gọi là dạng Euler (hay dạng mũ ) của
z. Ta viết lại phép toán nhân và lũy thừa dưới dạng Euler như sau. Với
z1 = r1 (cos ϕ1 + i sin ϕ1 ) và z2 = r2 (cos ϕ2 + i sin ϕ2 ), ta có
1 1
(3.9) z1 z2 = r1 r2 ei(ϕ1 +ϕ2 ) , = ei(−ϕ1 ) , (z1 )n = r1n ei(nϕ1 ) .
z1 r1

3.10 Thí dụ. Để đưa biểu thức ( 3 + i)7 về dạng đại số, chúng ta tiến
hành như sau
√ π 7π √ √
( 3 + i)7 = (2ei 6 )7 = 27 ei 6 = 64(− 3 − i) = −64 3 − 64i. 

Dạng Euler của số phức rất tiện lợi vì nó phù hợp với các phép toán
lũy thừa ở số thực khi xem i như là một hằng số. Hơn nữa, ta cũng dễ
dàng suy ra được công thức Euler quen thuộc về sau

eiϕ + e−iϕ eiϕ − e−iϕ


(3.11) cos ϕ = sin ϕ =
2 2i

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

26 I Số phức

Căn bậc n của số phức


3.12 Định nghĩa. Số phức w được gọi là một căn bậc n của số phức z
nếu wn = z.

Nếu z = 0, thì có thể thấy w = 0 là căn bậc n duy nhất của z. Trường
hợp z 6= 0, ta cũng thấy 0 không là căn bậc n của z. Ta viết z và w ở dạng
Euler như sau

z = r0 eiϕ0 w = reiϕ .

Từ đó suy ra rn einϕ = r0 eiϕ0 . Vậy ta có


 n
r = r0
nϕ = ϕ0 + 2kπ
suy ra  √  p
 r = n r0  |w| = n |z|
(3.13) hay
 Argw = Argz + 2kπ
ϕ + 2kπ
ϕ = 0
n n

trong đó k ∈ Z. Từ đó có thể thấy được có n căn bậcpn của số phức z


Argz+2kπ
ứng với các giá trị của k = 0, 1, . . . , n − 1; cụ thể là n |z|ei n với

k = 0, 1 . . . , n − 1. Người ta dùng ký hiệu n z để chỉ tất cả các căn bậc n
của z; như vậy cũng có thể hiểu nó là tập hợp tất cả căn bậc n của z.

3.14 Chú ý. Các căn bậc n của z là các pđỉnh của đa giác đều n cạnh nội
tiếp trong đường tròn tâm O bán kính n |z|. Đặc biệt, các căn bậc n của
đơn vị, z = 1, là các đỉnh của đa giác đều nội tiếp trong đường tròn đơn
i 2π
vị |z| = 1. Đặt ω = cos 2π 2π
n + i sin n = e
n thì các căn bậc n của đơn vị

chính là 1, ω, ω , . . . , ω
2 n−1
. Ta nói ω là một căn nguyên thủy của đơn vị.
Tổng quát hơn nếu k và n nguyên tố cùng nhau thì ω k cũng là một căn
nguyên thủy của đơn vị, nghĩa là các căn bậc n của đơn vị đều là lũy thừa
của ω k . Hơn nữa, ta có thể chứng minh được kết quả sau: Nếu z0 là một
căn bậc n của z thì ω k z0 với k = 0, 1, . . . , n − 1 là n căn bậc n của z.
y

3.15 Thí dụ.√Ta tìm căn bậc 4 củap1 + i √3. Ta
π
viết lại 1 + i 3 = 2ei 3 . Do đó,
4

√ 1+i 3 =
π kπ
4
2e i( 12 + 2 )
với k = 0, 1, 2, 3. Hình I.5 biểu diễn
x
4 giá trị căn vừa tìm được. 

Hình I.5:
c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Argument và căn bậc n của số phức 27

3.16 Thí dụ. (OSV00) Cho số nguyên dương


m > 1 và số phức c có modulus bằng 1. Tìm các
 1 + ix m
số thực x sao cho = c.
1 − ix
Giải. Đặt c = eiϕ . Khi đó từ định nghĩa căn bậc m của một số phức ta có
1 + ix ϕ+2kπ
= ei m , k = 0, 1, . . . , m − 1
1 − ix
1 − x2 2x ϕ + 2kπ ϕ + 2kπ
+i = cos + sin k = 0, 1, . . . , m − 1
1 + x2 1 + x2 m m

Theo tính chất của các hàm lượng giác từ


( 1−x2
cos ϕ+2kπ
m = 1+x 2
k = 0, 1, . . . , m − 1
sin ϕ+2kπ
m = 2x
1+x2

ta suy ra được

ϕ + 2kπ
x = tan k = 0, 1, . . . , m − 1. 
2m

Bài tập
1 ) Tìm modulus và argument của các số phức sau
√ √
(a) 1 − i (b) 3 − i (c) − 3 − i 3 (d) 2 − 5i

2 ) Thực hiện các phép tính sau (viết kết quả ở dạng đại số).

√ √  1 + i√3 100
(a) (−3 + i 3)3 (b) (1 − i)2006
(c) ( 3 + i)2005 (d) √
3+i

3 ) Giải phương trình z̄ = z n−1 .

4 ) Giải phương trình z = z n−1 với n là số nguyên khác 2.

5 ) Tìm tất cả các giá trị của các căn sau


q
√ √8 4 √ √
(a) −1
4
(b) 1 (c) −2 + i2 3 (d) 3 + 4i
q
√ √3 4 √ √
(e) 6 −6 (f) i (g) −1 − 3i (h) 1 + i

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

28 I Số phức

6 ) Tìm bốn nghiệm của phương trình z 4 + 4 = 0 và dùng chúng để phân


tích z 4 + 4 thành hai nhân tử bậc 2 với hệ số thực.

7 ) Chứng minh rằng cả hai giá trị z 2 − 1 nằm trên đường thẳng đi qua
gốc tọa độ song song với đường phân giác của tam giác với đỉnh tại các
điểm −1, 1 và z kẻ từ đỉnh z.

8 ) Tìm các điểm đối xứng với a qua các đường phân giác các góc phần
tư trong mặt phẳng phức.

9 ) Chứng minh rằng các điểm a1 , a2 , a3 là các đỉnh của một tam giác
đều nếu và chỉ nếu a21 + a22 + a23 = a1 a2 + a2 a3 + a3 a1 .

10 ) Chứng minh rằng nếu z1 + z2 + z3 = 0 và |z1 | = |z2 | = |z3 | = 1 thì


z1 , z2 , z3 là ba đỉnh của tam giác đều nội tiếp đường tròn đơn vị.

11 ) Tìm các đỉnh của đa giác đều n cạnh, biết tâm của đa giác đó tại 0
và một đỉnh z1 của nó.

12 ) Biết các đỉnh z1 và z2 là hai đỉnh kề nhau của đa giác đều n cạnh.
Tìm đỉnh z3 kề với z2 (khác với z1 ).

13 ) Giả sử a và b là hai đỉnh của một hình vuông. Tìm hai đỉnh còn lại
của nó.

14 ) Tìm tâm và bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác với các đỉnh
a1 , a2 , a3 . Biểu diễn kết quả ở dạng đối xứng.
z − z1
15 ) Xác định số phức z sao cho arg = α với z1 và z2 là hai số phức
z − z2
phân biệt cho trước.

16 ) Chứng minh rằng nếu |z1 | = |z2 | = |z3 | thì arg zz33 −z
−z2
1
= 1
2 arg zz12 .

17 ) Với z 6= 0, chứng minh rằng


z
(a) |z| − 1 ≤ | arg z| (b) |z − 1| ≤ ||z| − 1| + |z|| arg z|.

18 ) Với điều kiện nào ba điểm z1 , z2 , z3 đôi một không trùng nhau nằm
trên một đường thẳng.

19 ) Tìm điều kiện về z1 và z2 để

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Mặt cầu Riemann 29

z1 z1
(a) là thực (b) là thuần ảo.
z2 z2

20 ) Với z = r(cos ϕ + i sin ϕ), dùng qui nạp chứng minh rằng z n =
rn (cos nϕ + i sin nϕ) với mọi n ∈ Z.

21 ) Dùng công thức Moivre để biểu diễn cos nx và sin nx qua các lũy
thừa của cos x và sin x.

22 ) Tính (1 + cos α + i sin α)n .

1 − z n+1
23 ) Dùng đẳng thức 1 + z + z 2 + · · · + z n = với z 6= 1 chứng
1−z
minh công thức lượng giác Lagrange
(2n+1)θ
1 sin 2
1 + cos θ + cos 2θ + · · · + cos nθ = +
2 2 sin θ2
với 0 < θ < 2π. Bên cạnh đó, cũng tính tổng sin θ + sin 2θ + · · · + sin nθ.
 
cos 2πj − sin 2πj
24 ) (OSV94) Cho ma trận Aj = n n với j ∈ N. Tính
sin 2πj
n cos 2πj
n

Sp = Ap0 + Ap1 + · · · + Apn−1 p, n ∈ N∗ .

25 ) Chứng minh rằng nếu ω là một căn nguyên thủy bậc n của 1 thì
1 + ω k + ω 2k + · · · + ω (n−1)k = 0
với bất kỳ k nguyên không là bội của n. Hãy tính giá trị của 1 − ω k +
ω 2k − · · · + (−1)n−1 ω (n−1)k .

26 ) (a) Dùng công thức nhị thức Newton và công thức Moivre chứng tỏ
n  
X n
cos nθ + i sin θ = cosn−k (i sin θ)k n = 1, 2, . . .
k
k=0
Từ đó dẫn đến công thức
n
[2]  
X n
cos nθ = (−1)k cosn−2k θ sin2k θ n = 1, 2, . . .
2k
k=0

(b) Đặt x = cos θ và giả sử rằng 0 ≤ θ ≤ π; khi đó, −1 ≤ x ≤ 1. Hãy


chỉ ra rằng hàm Tn (x) = cos(n arccos(x)) với n = 0, 1, 2, . . . là một đa
thức có bậc n theo biến x (Tn được gọi là đa thức Chebyshev ).

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

30 I Số phức

§4 Mặt cầu Riemann


Tập số phức mở rộng
Trong nhiều trường hợp, điểm vô cùng, kí hiệu ∞, có vai trò quan trọng
không thể bỏ qua được. Mặt phẳng phức có bổ sung điểm vô cùng được
gọi là mặt phẳng phức mở rộng, kí hiệu C̄, nghĩa là C̄ = C ∪ {∞}. Trên C̄
ta định nghĩa các phép toán liên quan với phần tử ∞ như sau.

(a) z ± ∞ = ∞ (b) z · ∞ = ∞ khi z 6= 0 (c) ∞ · ∞ = ∞

Trong khi đó, ∞ + ∞ và 0 · ∞ ζ


N (0, 0, 1)
không xác định. Để tiện lợi ta qui
ước a/∞ = 0 với a 6= 0.

I(0, 0, 21 )
Mặt cầu Riemann
z1
Để hiểu rõ bản chất của điểm vô
η
cùng, Riemann đã biểu diễn tập hợp
các số phức bằng cách sau. Trong
không gian Euclid ba chiều với hệ ξ z
tọa độ Descartes vuông góc Oξηζ, Hình I.6:
xét mặt cầu S có phương trình ξ 2 + η 2 + ζ 2 = ζ. Đó là mặt cầu có tâm là
điểm I(0, 0, 12 ) và bán kính r = 12 .
Phép tương ứng này gọi là phép chiếu nổi và z1 được gọi là biểu diễn
Riemann của số phức z. Khi z1 dần đến điểm cực bắc N , tia N z1 dần trở
thành tia song song với mặt phẳng Oxy. Do đó, ta có thể xem điểm N ∈ S
tương ứng với điểm z = ∞.
Trên dây ta mới thiết lập sự tương ứng giữa các điểm của mặt cầu S
với mặt phẳng phức mở rộng bằng hình học. Sau đây ta sẽ thiết lập sự
tương ứng giữa chúng bằng các hệ thức đại số. Theo giả thiết ba điểm N ,
z1 và z thẳng hàng. Do đó, ta có biểu thức

ξ η ζ −1 ξ η
= = suy ra x= , y= .
x y −1 1−ζ 1−ζ

Vậy

ξ + iη
(4.1) z = x + iy = .
1−ζ

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Mặt cầu Riemann 31

Mặt khác, vì z1 (ξ, η, ζ) nằm trên mặt cầu S nên ξ 2 + η 2 + ζ 2 = ζ. Từ đó


suy ra

ξ 2 + η2 ζ − ζ2 ζ
|z|2 = x2 + y 2 = = = .
(1 − ζ)2 (1 − ζ)2 1−ζ

Vậy ta được

x y |z|2
(4.2) ξ= η= ζ= .
1 + |z|2 1 + |z|2 1 + |z|2

Các hệ thức (4.1) và (4.2) nói lên sự tương ứng một-một giữa tập hợp các
số phức và tập hợp các điểm trên mặt cầu S trừ điểm N . Tương ứng này
thật sự là một phép đồng phôi.
Khi z dần ra vô cùng, từ hệ thức (4.2) ta suy ra điểm z1 (ξ, η, ζ) dần
về điểm N (0, 0, 1). Ngược lại, khi điểm z1 dần về điểm N (0, 0, 1), từ hệ
thức (4.1) chuyển qua giới hạn khi ζ dần về 1 ta có z dần ra ∞. Vậy có sự
tương ứng một-một giữa tập hợp tất cả các điểm trên mặt cầu S và tập
hợp tất cả các điểm trong mặt phẳng phức mở rộng C̄, và mặt cầu S được
gọi là mặt cầu Riemann. Tương ứng này là một phép đồng phôi giữa S và
C̄, và do S là tập compact trong R3 nên C̄ là compact.

Bài tập
1 ) Làm sáng rõ các đẳng thức suy ra (4.1).

2 ) Tìm ảnh của z = √1


2
− i √12 trong phép chiếu cầu.

3 ) Tìm trên mặt cầu của các miền được xác định bởi các bất đẳng thức

(a) Im(z) > 0 (b) |z| < 1.

4 ) Chứng minh rằng bất kỳ đường tròn nằm trên mặt cầu Riemann tương
ứng với một đường tròn hay đường thẳng trong mặt phẳng phức (z).

5 ) Gọi z1 và z1′ là hai phép chiếu cầu của hai điểm z, z ′ ∈ C. Tìm khoảng
cách giữa z1 và z1′ .

6 ) Tìm điều kiện để hai điểm z và z ′ có hai điểm phép chiếu cầu đối xứng
qua tâm.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

32 I Số phức

7 ) Một hình lập phương có các đỉnh nằm trên mặt cầu và các cạnh tương
ứng song song với các trục tọa độ. Hãy tìm các điểm trong mặt phẳng
phức ứng với các đỉnh của hình lập phương.

§5 Các khái niệm Topo trong mặt phẳng


phức
Cho hai số phức z1 = x1 + iy1 và z2 = x2 + iy2 . Ta nói khoảng cách giữa
z1 và z2 là modulus của z1 − z2 và ký hiệu d(z1 , z2 ). Vậy
p
d(z1 , z2 ) = |z1 − z2 | = (x1 − x2 )2 + (y1 − y2 )2

Ta có thể dễ dàng chứng minh được định lý sau

5.1 Định lý. Với mọi z1 , z2 , z3 ∈ C, ta có


(1) d(z1 , z2 ) ≥ 0 và d(z1 , z2 ) = 0 khi và chỉ khi z1 = z2

(2) d(z1 , z2 ) = d(z2 , z1 )

(3) d(z1 , z2 ) ≤ d(z1 , z3 ) + d(z3 , z2 )


Như vậy, (C, d) là một không gian metric; đây chính là metric Euclid trong
mặt phẳng. Từ đó ta có một topo cảm sinh bởi metric này. Vì vậy, C cũng
được xem là một không gian topo ứng với topo này.
Tập hợp tất cả các điểm z sao cho |z−z0 | < ε được gọi là ε-lân cận của
điểm z0 . Như vậy, nó chính là tập hợp các điểm nằm trong đường tròn tâm
z0 có bán kính là ε trong mặt phẳng phức (C), nó là tập {z : d(z, z0 ) < ε}
và được kí hiệu B(z0 , ε). Khi ta không quan tâm đến giá trị ε, để cho gọn
ta nói tập trên là lân cận của z0 . Ta gọi ε-lân cận thủng của z0 là ε-lân
cận của z0 bỏ đi điểm z0 , nghĩa là nó là tập {z : 0 < |z − z0 | < ε}.
Điểm z0 được gọi là điểm trong của tập E nếu tồn tại một lân cận
của z0 nằm hoàn toàn trong E. Điểm z0 được gọi là điểm ngoài của E
nếu tồn tại một lân cận của z0 không chứa điểm nào của E. Điểm z0 không
phải là điểm trong cũng không phải điểm ngoài của E được gọi là điểm
biên của E; nghĩa là với mọi ε-lân cận của điểm z0 luôn có một điểm
thuộc E và một điểm không thuộc E. Tập hợp tất cả các điểm biên của
E được gọi là biên của E, ký hiệu ∂E.
Một tập là mở nếu nó không chứa điểm biên, hay mỗi điểm của nó là
điểm trong. Tập đóng là tập chứa tất cả các điểm biên. Bao đóng của
tập E là tập E ∪ ∂E và kí hiệu là E.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 5 Các khái niệm Topo trong mặt phẳng phức 33

5.2 Thí dụ. Ta thường gặp các tập mở và tập đóng sau

(a) Hình tròn mở B(a, r) là một tập mở.

(b) Hình tròn đóng B̄(a, r) = {z : |z − a| ≤ r} là một tập đóng.

(c) Đường tròn S(a, r) = {z : |z − a| = r} là một tập đóng.

(d) Nửa mặt phẳng xác định bởi Re z > α, Re z < α, Im z > α, hay
Im z < α là các tập mở.

(e) Nửa mặt phẳng đóng xác định bởi Re z ≥ α, Re a ≤ α, Im z ≥ α,


hay Im z ≤ α là các tập đóng.

(f) Hình vành khăn mở {z : r1 < |z − a| < r2 } là tập mở.

(g) Hình vành khăn đóng {z : r1 ≤ |z − a| ≤ r2 } là tập đóng. 

Chú ý rằng, hình tròn đóng B̄(a, r) chính là bao đóng của hình tròn
mở B(a, r); do đó, ký hiệu được dùng là nhất quán.

5.3 Định lý. (i) E là tập đóng.

(ii) E là tập đóng khi và chỉ khi E = E.

(iii) E là tập đóng nhỏ nhất chứa E.

(iv) E là tập đóng khi và chỉ khi C \ E là tập mở.

Phần trong của một tập hợp E là tập tất cả các điểm trong của E.
Kí hiệu, Int(E) hay E ◦ .

5.4 Định lý. (i) E ◦ ⊆ E.

(ii) E ◦ là tập mở.

(iii) E là tập mở khi và chỉ khi E = E ◦ .

(iv) E ◦ là tập mở lớn nhất nằm trong E.

Một tập E là liên thông nếu không tồn tại hai tập mở A và B thỏa
các điều kiện sau

(i) E ∩ A 6= ∅, E ∩ B 6= ∅

(ii) E ∩ A ∩ B = ∅

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

34 I Số phức

(iii) E ⊆ A ∪ B.

Một tập mở liên thông được gọi là miền. Một tập đóng liên thông được
gọi là miền đóng.

5.5 Thí dụ. Tập C là tập liên thông. Tập C \ {z1 , z2 , . . . , zn } là tập liên
thông. Tập D = {z ∈ C : |z| < 1} là miền. Tập mở xác định bởi Re z 6= 0
không phải là tập liên thông vì tập con xác định bởi Re z > 0 là tập con
thực sự khác rỗng vừa đóng vừa mở trong tập đang xét. Cụ thể hơn, ta
có thể chọn A = {z : Re z > 0} và B = {a : Re z < 0}. 

Trong tập A, tập con E ⊆ A liên thông và lớn nhất được gọi là một
thành phần liên thông của A.
Tập E được gọi là bị chặn nếu nó nằm hoàn toàn trong một đường
tròn |z| = R nào đó, ngược lại được gọi là không bị chặn. Một tập đóng
và bị chặn được gọi là tập compact.
Điểm z0 được gọi là điểm giới hạn hay điểm tụ của E nếu mỗi lân
cận thủng của z0 chứa ít nhất một điểm của E. Điểm z0 được gọi là điểm
dính nếu mỗi lân cận của điểm z0 chứa ít nhất một phần tử của E. Ta có
thể thấy điểm giới hạn của tập E cũng là điểm dính của E. Trường hợp
điểm dính của E không là điểm giới hạn thì ta gọi nó là điểm cô lập. Từ
đó ta dễ dàng chứng minh định lý sau.

5.6 Định lý. Tập E là đóng nếu và chỉ nếu mọi điểm dính của E đều
thuộc E.

Chứng minh. Giả sử E là tập đóng. Theo định nghĩa của tập đóng thì
mỗi điểm của E hoặc là điểm trong hoặc là điểm biên. Từ đó suy ra nó là
điểm dính của E.
Ngược lại, giả sử E là tập sao cho mọi điểm dính của E đều thuộc E.
Giả sử z là một điểm biên bất kỳ của E. Theo định nghĩa thì z cũng là
điểm dính của E, cho nên z ∈ E. Vậy E là tập đóng. 
Cho A và B là hai tập hợp trong C. Khoảng cách giữa A và B, kí
hiệu d(A, B), được định nghĩa bởi biểu thức

(5.7) d(A, B) = inf{|z − z ′ | : z ∈ A, z ′ ∈ B}.

Từ định nghĩa ta dễ dàng nhận thấy

• d(A, B) = d(B, A)

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 5 Các khái niệm Topo trong mặt phẳng phức 35

• Nếu A ∩ B 6= ∅ thì d(A, B) = 0.

Tương tự ta có định nghĩa khoảng cách từ điểm z0 đến tập A, kí hiệu


d(z0 , A) chính là khoảng cách giữa hai tập hợp {z0 } và A; nghĩa là

(5.8) d(z0 , A) = inf{|z0 − z| : z ∈ A}.

Bài tập
1 ) Chứng minh Định lý 5.1

2 ) Chứng minh rằng tập B(z0 , r) = {z : |z − z0 | < r} là một tập mở.

3 ) Chứng minh rằng tập B̄(z0 , r) = {z : |z − z0 | ≤ r} là một tập đóng.

4 ) Chứng minh rằng đường tròn có phương trình |z − z0 | = r là biên của


B(z0 , r) và B̄(z0 , r).

5 ) Chứng minh rằng nếu hai điểm bất kỳ z1 6= z2 thì tồn tại hai ε-lân
cận B(z1 , ε) và B(z2 , ε) sao cho B(z1 , ε) ∩ B(z2 , ε) = ∅.

6 ) Chứng minh rằng nếu z1 là một điểm bất kỳ thuộc ε-lân cận của z0
thì tồn tại ε1 -lân cận của z1 sao cho B(z1 , ε1 ) ⊆ B(z0 , ε).

7 ) Khoảng cách cầu d∗ trên C̄ được xác định bởi



|z1 − z2 |
 p1 + |z |2 p1 + |z |2 khi z1 , z2 ∈ C



1 2
d∗ (z1 , z2 ) =
 1


p khi z1 ∈ C và z2 = ∞
1 + |z1 |2

và d∗ (∞, z) = d∗ (z, ∞), d∗ (∞, ∞) = 0. Chứng minh rằng (C̄, d∗ ) là một


không gian metric.

8 ) Chứng minh rằng tập hợp A là liên thông khi và chỉ khi trong A không
tồn tại tập hợp con thực sự khác rỗng vừa đóng vừa mở trong A.

9 ) Chứng minh rằng giao của một họ bất kỳ và hợp của hữu hạn các tập
compact là compact.

10 ) Cho A = { 2n
1
: n ∈ N∗ } và B = { 2n+1
i
: n ∈ N}. Tìm d(A, B).

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

36 I Số phức

11 ) Cho A = {z : |z − 3i| < 1}. Tính d(i, A) và tìm một dãy {zn } ⊂ A
sao cho lim d(i, zn ) = d(i, A).
n→∞

12 ) Chứng minh rằng nếu D là một miền và E là một tập con không có
điểm tụ trong D thì D \ E là một miền.

13 ) Chứng minh rằng nếu A và B là hai tập liên thông thỏa A ∩ B 6= ∅


thì A ∪ B liên thông.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

37

Chương II

Hàm biến số phức

§1 Dãy và chuỗi số phức


Dãy số phức
Dãy số phức là một ánh xạ từ tập hợp các số tự nhiên dương N+ vào
tập số phức C, nghĩa là ánh xạ

f : N+ → C
n 7→ f (n).

Đặt zn = f (n), và ký hiệu dãy số phức là {zn }n=1 hay {zn }.
Trong số thực ta dựa vào trị tuyệt đối để đưa ra định nghĩa sự hội tụ
của một dãy số thực, tương tự như thế ta dùng khái niệm modulus để định
nghĩa sự hội tụ của dãy số phức.

1.1 Định nghĩa. Cho dãy số {zn }. Ta nói dãy này hội tụ nếu tồn tại z0
sao cho với mọi ε > 0 đều tồn tại n0 > 0 để với mọi n > n0 thì |zn −z0 | < ε.
Nói cách khác, với mỗi ε-lân cận của z0 đều tồn tại số n0 > 0 sao cho với
mọi n > n0 thì zn thuộc lân cận đó.

Ta có thể dễ dàng chứng minh được số phức z0 trong định nghĩa là duy
nhất. Vì thế ta đặt lim zn = z0 , và nói dãy {zn } hội tụ về z0 hay có giới
n→∞
hạn là z0 .
Trong trường hợp dãy {zn } không hội tụ thì ta nói dãy ấy phân kỳ.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

38 II Hàm biến số phức

1.2 Định lý. Cho dãy số phức {zn }. Giả sử zn = xn +iyn và z0 = x0 +iy0 .
Khi đó,
(
lim xn = x0
n→∞
lim zn = z0 khi và chỉ khi
n→∞ lim yn = y0 .
n→∞

Chứng minh. Giả sử limn→∞ zn = z0 . Khi đó, với mọi ε > 0 tồn tại N > 0
sao cho |zn −z0 | < ε với mọi n > N . Do |xn −x0 | = | Re(zn −z0 )| ≤ |zn −z0 |
và |yn − y0 | = | Im(zn − z0 )| ≤ |zn − z0 | suy ra |xn − x0 | < ε và |yn − y0 | < ε
khi n > N . Do đó, ta có limn→∞ xn = x0 và limn→∞ yn = y0 .
Ngược lại, giả sử limn→∞ xn = x0 và limn→∞ yn = y0 . Khi đó, với
mọi ε > 0 ta có thể tìm được N > 0 chung sao cho với mọi n > N ta có
|xn − x0 | < 2ε và |yn − y0 | < 2ε . Vậy với mọi n > 0 ta suy ra được

|zn − z0 | ≤ | Re(zn −z0 )| + | Im(zn −z0 )| = |xn − x0 | + |yn − y0 | < ε.

Điều đó có nghĩa là limn→∞ zn = z0 . 

1.3 Thí dụ. Dãy {zn } với zn = n1 + 2in hội tụ về 0 vì limn→∞ n1 = 0 và


limn→∞ 21n = 0. Trong khi đó, dãy {zn } với zn = n + ni phân kỳ vì dãy
{n} phân kỳ. 

Như vậy, từ định lý trên mà những tính chất về sự hội tụ của dãy số∗
trong R ta có thể chuyển tương ứng sang dãy số trong C. Chẳng hạn, ta có

1.4 Định lý. Cho hai dãy số phức {zn } và {wn }. Nếu lim zn = z và
n→∞
lim wn = w, thì
n→∞

(1) lim czn = cz, với c là một hằng số phức.


n→∞

(2) lim (zn + wn ) = z + w.


n→∞

(3) lim zn wn = zw.


n→∞

zn z
(4) lim = , điều kiện biểu thức có nghĩa.
n→∞ wn w
Chứng minh. Ta sẽ chứng minh tính chất (3). Giả sử zn = xn + iyn ,
wn = un +ivn , z = x+iy và w = u+iv. Theo giả thiết ta có limn→∞ xn = x,
limn→∞ yn = y, limn→∞ un = u, limn→∞ vn = v. Mặt khác, zn wn = (xn +
∗ Xem [5, trang 57-73].

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Dãy và chuỗi số phức 39

iyn )(un + ivn ) = xn un − yn vn + i(xn vn + yn un ). Khi đó, limn→∞ (xn un −


yn vn ) = xu − yv và limn→∞ (xn vn + yn un ) = xv + yu. Vậy lim zn wn =
n→∞
(xu − yv) + i(xv + yu) = zw. 

Ngoài ra, ta cũng có tính chất tương tự như ở Định lý 1.2 nhưng dãy
số phức ở dạng lượng giác.

1.5 Định lý. Cho dãy số phức khác không {zn } với zn = rn (cos ϕn +
i sin ϕn ). Nếu dãy {rn } hội tụ về r0 và dãy {ϕn } hội tụ về ϕ0 , thì dãy {zn }
hội tụ về z0 = r0 (cos ϕ0 + i sin ϕ0 ).

Chứng minh. Dành cho bạn đọc xem như bài tập. 
 y0 n
1.6 Thí dụ. Xét dãy số phức {zn } với zn = 1 + i trong đó y0 là
n
hằng số thực. Khi đó, ta viết zn = rn (cos ϕn + i sin ϕn ). Ta có
r
 y0 n  y 2 n  y 2  n2
1 + 02 = 1 + 02

rn = 1 + i =
n n n

suy ra limn→∞ rn = 1. Bên cạnh đó, ta chọn


 y0 n y0
ϕn = Arg 1 + i = n arctan
n n
suy ra limn→∞ ϕn = y0 . Do đó, theo định lý trên ta có
y0 n
lim 1 + i = cos y0 + i sin y0 = eiy0 . 
n→∞ n

1.7 Định nghĩa. Dãy {zn } được gọi là dãy cơ bản hay dãy Cauchy
nếu với mọi ε > 0, tồn tại N > 0 sao cho với mọi n, m > N ta luôn có
|zn − zm | < ε.

1.8 Định lý. (Tiêu chuẩn Cauchy) Dãy {zn } hội tụ khi và chỉ khi nó
là dãy Cauchy.

Chứng minh. Giả sử dãy {zn } hội tụ. Khi đó, tồn tại z0 = limn→∞ zn .
Với mọi ε > 0 tồn tại N > 0 sao cho khi n > N ta có |zn − z0 | < ε/2. Vậy
khi n, m > N ta có |zn − zm | ≤ |zn − z0 | + |zm − z0 | < 2ε + 2ε = ε. Do đó,
{zn } là dãy Cauchy.
Giả sử {zn } là dãy Cauchy và zn = xn + iyn . Với ε > 0 cho trước tồn
tại N > 0 sao cho khi n, m > N ta có |zn − zm | < ε. Mặt khác, ta có

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

40 II Hàm biến số phức

|xn − xm |, |yn − ym | ≤ |zn − zm |. Do đó, ta suy ra được các dãy số thực


{xn } và {yn } là dãy Cauchy, cho nên chúng hội tụ∗ . Vậy theo Định lý 1.2
ta suy ra được dãy {zn }. hội tụ. 

1.9 Định lý. (Bolzano-Weierstrass) Mọi dãy số phức bị chặn đều có


một dãy con hội tụ.

Chứng minh. Giả sử {zn } bị chặn và zn = xn + iyn . Nghĩa là tồn tại


M > 0 sao cho |zn | < M với mọi n, suy ra |xn |, |yn | < M với mọi n. Vậy
dãy số thực {xn } và {yn } bị chặn, suy ra tồn tại dãy con∗ {xnk } của dãy
{xn } hội tụ. Ta lại có {ynk } là dãy con của dãy bị chặn {yn } nên nó bị
chặn. Do đó, tồn tại dãy con {ynkl } hội tụ. Vì {xnkl } là dãy con của dãy
hội tụ {xnk }, nên nó hội tụ. Vậy theo Định lý 1.2 ta có dãy con {znkl } của
dãy {zn } hội tụ. 

1.10 Định lý. K là tập compact trong C khi và chỉ khi với mọi dãy thuộc
K đều tồn tại dãy con hội tụ về một điểm thuộc K.

Chứng minh. Giả sử K là tập compact và {zn } là một dãy bất kỳ trong
K. Do K bị chặn nên {zn } là dãy bị chặn; do đó, tồn tại dãy con {znk }
hội tụ. Đặt z0 = lim znk . Ta có thể thấy z0 là một điểm dính của K cho
k→∞
nên z0 ∈ K.
Ngược lại, giả sử K là tập không bị chặn. Khi đó, với mỗi n ∈ N+ tồn
tại zn sao cho |zn | > n. Ta có {zn } là một dãy trong K nên tồn tại dãy
con {znk } hội tụ. Nhưng |znk | > nk với mọi k nên lim |znk | = ∞ mâu
k→∞
thuẫn với sự hội tụ của dãy {znk }. Vậy K là tập bị chặn. Lấy z0 là một
điểm dính bất kỳ thuộc K. Khi đó, với mỗi n ∈ N+ tồn tại zn ∈ K sao cho
|zn − z0 | < n1 . Vậy {zn } là một dãy trong K, nên tồn tại dãy con {znk } hội
tụ về một điểm thuộc K. Đặt z ∗ = lim znk . Vì |zn − z0 | < n1 với mọi n
k→∞
nên dãy {zn } hội tụ về z0 . Do đó, dãy con {znk } cũng hội tụ về z0 , nghĩa
là z0 = z ∗ ∈ K. Vậy mọi điểm dính của K đều thuộc K, cho nên K là tập
đóng. Ta đã biết K bị chặn, nên K là tập compact. 

1.11 Định nghĩa. Họ tập {Gα }α∈I được gọi là một phủ mở của tập A
S
nếu các tập Gα là tập mở với mọi α ∈ I và A ⊆ Gα
α∈I

∗ Chẳng hạn, xem [5, trang 70].


∗ Xem [5, trang 70].

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Dãy và chuỗi số phức 41

1.12 Định lý. Giả sử K là tập compact trong C. Khi đó, với mỗi r > 0
tồn tại một số hữu hạn các hình tròn tâm thuộc K bán kính r phủ K.
Nghĩa là K hoàn toàn bị chặn.

Chứng minh. Giả sử tồn tại r > 0 sao cho hợp mọi họ hữu hạn các hình
tròn tâm thuộc K bán kính r không phủ K. Lấy z1 ∈ K và đặt B1 =
B(z1 , r). Vì B1 không phủ K nên tồn tại z2 ∈ K \ B1 . Đặt B2 = B(z2 , r).
Cũng do B1 , B2 không phủ K tồn tại z3 ∈ K \ (B1 ∪ B2 ). Tiếp tục quá
trình này ta lập được dãy các hình tròn B1 , B2 , . . . , Bn , . . . và dãy số
z1 , z2 , . . . , zn , . . . trong K sao cho zn+1 ∈
/ B1 ∪ · · · ∪ Bn với mọi n ≥ 1.
Vì K compact, theo Định lý 1.10 tồn tại w là điểm tụ của dãy {zn }.
Khi đó, theo định nghĩa điểm giới hạn tồn tại các số tự nhiên m > k sao
cho
r r
|zk − w| < và |zm − w| <
2 2
Từ đó suy ra
|zk −zm | < r

ta gặp mâu thuẫn vì zm ∈


/ Bk . 

1.13 Định lý. Tập K ⊂ C là tập compact khi và chỉ khi mọi phủ mở của
K tồn tại phủ con hữu hạn.

Chứng minh. Giả sử tồn tại phủ mở {Gi }i∈I của K sao cho mọi hệ hữu
hạn các tập Gi không đủ phủ K. Vậy theo định lý trên với mọi n ≥ 1 tồn
tại hình tròn Bn bán kính 1/n sao cho Bn ∩ K không thể phủ bởi một số
hữu hạn các tập Gi . Lấy tùy ý zn ∈ Bn ∩ K. Vì K compact nên theo Định
lý 1.10 tồn tại w ∈ K là điểm tụ của dãy {zn }. Chọn i0 ∈ I để w ∈ Gi0 .
Do Gi0 là mở nên tồn tại r > 0 để B = B(w, r) ⊂ Gi0 . Lấy N và n0 đủ
lớn để 2/N < r, n10 < 4r và |zn0 − w| < N1 . Với mỗi z bất kỳ thuộc Bn0 ta

2 1
|z − w| ≤ |z − zn0 | + |zn0 − w| < + < r.
n0 N

Do đó, Bn0 ⊂ B ⊂ Gi0 . Điều này mâu thuẫn với điều kiện K ∩ Bn0 không
thể phủ bởi một số hữu hạn các tập Gi .
Ngược lại, lấy a ∈ K tùy ý. Khi đó, {B(a, n)}n∈N là một phủ mở của K.
Do đó, tồn tại phủ con hữu hạn {B(a, nk )}N
k=1 . Đặt M = max{n1 , . . . , nN },

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

42 II Hàm biến số phức

ta có
N
[
K⊆ B(a, nk ) = B(a, M ).
k=1

Vậy K là tập bị chặn. Mặt khác, lấy w ∈ / K tùy ý, với mỗi z ∈ K ta có


rz = |z − w|/2 > 0 và B(z, rz ) ∩ B(w, rz ) = ∅. Ta lại có {B(z, rz )}z∈K
là một phủ mở của K, cho nên tồn tại phủ con hữu hạn {B(zk , rzk )}nk=1 ,
nghĩa là
[n
K⊆ B(zk , rzk ).
k=1

Đặt r = min{rz1 , . . . , rzn }; khi đó B(w, r) ∩ B(zk , rzk ) = ∅ với mọi k =


1, . . . , n. Do đó, ta có
[ n 
B(w, r) ∩ B(zk , rzk ) = ∅ suy ra B(w, r) ∩ K = ∅.
k=1

Vậy K là tập đóng. Do đó, ta được K là tập compact. 

1.14 Định lý. Cho {Kn } là dãy các tập compact trong C. Nếu Kn+1 ⊂

T
Kn với mọi n thì Kn 6= ∅. Đặc biệt, nếu lim sup{|z − z ′ | : z, z ′ ∈
n=1 n→∞

T
Kn } = 0 thì Kn = {z0 }.
n=1

Chứng minh. Dành cho bạn đọc xem như bài tập. 

1.15 Định lý. Giả sử A và B là các tập đóng trong C và một trong chúng
là tập compact. Khi đó, tồn tại a ∈ A và b ∈ B để d(A, B) = |a − b|. Hơn
nữa, nếu A ∩ B = ∅ thì d(A, B) > 0.

Chứng minh. Giả sử A là tập compact. Theo định nghĩa d(A, B) với mỗi
số tự nhiên n 6= 0, tồn tại an ∈ A và bn ∈ B sao cho |an −bn | < d(A, B)+ n1 .
Do đó, ta có
lim |an − bn | = d(A, B).
n→∞

Do A là tập compact nên từ dãy {an } tồn tại dãy con {ank } hội tụ về a ∈ A.
Hơn nữa, ta cũng có limk→∞ |ank − bnk | = d(A, B). Suy ra {|ank − bnk |}
bị chặn. Từ đó ta suy ra được dãy {bnk } bị chặn. Do đó, tồn tại dãy con
{bnkl } hội tụ về b ∈ B (vì B là tập đóng). Do {ankl } là một dãy con của
{ank } nên cũng hội tụ về a. Vậy
d(A, B) = lim |an − bn | = lim |ankl − bnkl | = |a − b|.
n→∞ l→∞

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Dãy và chuỗi số phức 43

Khi A ∩ B = ∅ ta suy ra a 6= b nên d(A, B) = |a − b| > 0. 

Chuỗi số phức
Cho dãy số phức {zn }. Tổng vô hạn hình thức

X
(1.16) z1 + z2 + · · · + zn + · · · = zn
n=1

Pn
được gọi là chuỗi số phức với số hạng tổng quát là zn . Đặt Sn = k=1 zk ,
và Sn được gọi là tổng riêng thứ n của chuỗi (1.16). Nếu dãy {Sn } hội
tụ thì ta nói chuỗi (1.16) hội tụ và có tổng là limn→∞ Sn . Khi đó, ta viết

X
zn = lim Sn .
n→∞
n=1

Một chuỗi không hội tụ được gọi là chuỗi phân kỳ.


P
1.17 Thí dụ. Với z0 là một hằng số phức, ta xét chuỗi số z0n . Tổng
n=0
riêng thứ n của chuỗi là

khi z0 = 1

n + 1
2 n
Sn = 1 + z0 + z0 + · · · + z0 = 1 − z0n
 khi z0 6= 1
1 − z0
1
Từ đó ta thấy chuỗi đang xét phân kỳ khi |z0 | ≥ 1 và hội tụ về khi
1 − z0
|z0 | < 1. 

Như vậy, chuỗi số phức được định nghĩa tương tự như chuỗi số thực.
Hơn nữa, do dãy số phức có các tính chất như dãy số thực, cho nên chuỗi
số phức cũng có tính chất như chuỗi số thực. Trước tiên ta có tính chất
tương tự như ở Định lý 1.2.
P∞
1.18 Định lý. Cho chuỗi số phức n=1 zn với zn = an P
+ ibn . Khi đó,
P∞
chuỗi n=1 zn hội tụ về W = U + iV khi và chỉ khi chuỗi ∞
n=1 an hội tụ
P∞
về U và chuỗi n=1 bn hội tụ về V .

Chứng minh. Dựa vào định nghĩa chuỗi hội tụ và Định lý 1.2. Chúng tôi
xin dành cho bạn đọc trình bày chứng minh. 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

44 II Hàm biến số phức

P∞
1.19 Định lý. Điều kiện cần để chuỗi số phức n=1 zn hội tụ là
limn→∞ zn = 0.

Chứng minh. Giả sử chuỗi đã cho hội tụ và có tổng là S; nghĩa là dãy


tổng riêng {Sn } hội tụ về S. Vậy

lim Sn = S suy ra lim an = lim (Sn − Sn−1 ) = 0. 


n→∞ n→∞ n→∞

P∞
1.20 Thí dụ. Xét chuỗi n=0 z0n . Ta đã biết chuỗi này hội tụ khi |z0 | < 1.
Khi |z0 | ≥ 1 thì z0n không thể dần về 0 khi n dần ra ∞. Theo định lý trên
ta suy ra chuỗi đã cho phân kỳ khi |z0 | ≥ 1. 

Cũng giống như dãy số, sự hội tụ của chuỗi số cũng có tính chất tuyến
tính như trong định lý sau.

P ∞
P
1.21 Định lý. Cho hai chuỗi hội tụ zn và wn . Khi đó, với mọi số
n=1 n=1

P
phức α và β, ta có chuỗi (αzn + βwn ) hội tụ và
n=1


X ∞
X ∞
X
(αzn + βwn ) = α zn + β wn .
n=1 n=1 n=1

Chứng minh. Dành cho bạn đọc xem như bài tập. 

P
1.22 Định lý. (Tiêu chuẩn Cauchy) Chuỗi zn hội tụ khi và chỉ khi
n=1
với mọi ε > 0 tồn tại N > 0 sao cho với mọi n > N và mọi p ≥ 1 ta có

|zn+1 + · · · + zn+p | < ε.


P∞
Chứng minh. Theo định nghĩa ta có chuỗi n=1 zn hội tụ khi và chỉ khi
dãy tổng riêng {Sn } hội tụ. Theo tiêu chuẩn Cauchy cho dãy hội tụ, ta
có điều kiện tương đương là với mọi ε > 0 tồn tại N > 0 sao cho với mọi
n, m > N ta luôn có |Sn − Sm | < ε, hay với mọi n > N và mọi số nguyên
dương p ta luôn có |Sn+p − Sn | < ε; nghĩa là

|zn+1 + · · · + zn+p | < ε. 


P∞
1.23 Định nghĩa. Chuỗi n=1 zn được gọi là hội tụ tuyệt đối nếu
P∞
chuỗi n=1 |zn | hội tụ.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Dãy và chuỗi số phức 45

Tương tự như chuỗi số thực, ta có kết quả sau nói lên mối liên hệ giữa
khái niệm hội tụ và hội tụ tuyệt đối của một chuỗi.

1.24 Định lý. Nếu chuỗi số phức hội tụ tuyệt đối thì nó hội tụ.
P∞
Chứng minh. Giả sử chuỗi n=1 zn hội tụ tuyệt đối. Theo định nghĩa
hội tụ tuyệt đối và tiêu chuẩn Cauchy (đối với chuỗi số thực) ta có: với
mọi ε > 0 tồn tại N > 0 sao cho với mọi n > N và mọi p ≥ 1 ta có

|zn+1 | + · · · + |zn+p | < ε.

Mặt khác, từ bất đẳng thức tam giác ta có thể thấy rằng

|zn+1 + · · · + zn+p | ≤ |zn+1 | + · · · + |zn+p |.

Từ hai bất đẳng thức trên và tiêu chuẩn Cauchy cho chuỗi số phức ta suy
P∞
ra được chuỗi n=1 zn hội tụ. 

Thí dụ sau cho chúng ta thấy mệnh đề đảo của định lý trên là không
đúng. Nghĩa là từ tính hội tụ của chuỗi số phức ta không suy ra được tính
hội tụ tuyệt đối của nó.
P∞ in P∞ in
1.25 Thí dụ. Xét chuỗi số n=1 en = n=1 ( cosn n + i sinn n ). Vì | en | = n1
P ein
P∞ 1 P ein
nên chuỗi ∞ n=1 | n | = n=1 n phân kỳ, suy ra chuỗi ∞ không
P∞ cos n P∞n=1sinnn
hội tụ tuyệt đối. Trong khi đó các chuỗi n=1 n và n=1 n hội tụ,
P ein
cho nên chuỗi ∞ n=1 n hội tụ. 


P
1.26 Định lý. Giả sử chuỗi zn hội tụ tuyệt đối và δ : N+ → N+ là
n=1

P ∞
P ∞
P
một song ánh. Khi đó, chuỗi zδ(n) hội tụ và zδ(n) = zn .
n=1 n=1 n=1


P
Chứng minh. Với ε > 0 bất kỳ, lấy số tự nhiên nε sao cho |zn | < ε.
n=nε +1
Đặt m = max{δ −1 (1), . . . , δ −1 (nε )} ≥ nε . Khi đó, với n > m ta có
Xn ∞
X ∞
X

zδ(k) − zk ≤ |zk | < ε.
k=1 k=1 k=nε +1


P ∞
P
Do đó, ta được zδ(n) = zk . 
n=1 k=1

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

46 II Hàm biến số phức

P∞
1.27 Định nghĩa. Chuỗi n=1 cn được gọi là tích Cauchy của hai chuỗi
P∞ P∞ Pn
n=1 zn và n=1 wn nếu cn = k=1 zk wn+1−k .

Tích Cauchy được minh họa bởi sơ đồ sau (mỗi cn là tổng của các số
hạng trên đường chéo theo hương mũi tên)

z1 w1 z1 w2 z1 w3 z1 w4

z2 w1 z2 w2 z2 w3 z2 w4

z3 w1 z3 w2 z3 w3 z3 w4

z4 w1 z4 w2 z4 w3 z4 w4

P∞
Ta có thể thấy rằng chuỗi tích Cauchy n=1 cn chứa tất cả các tích có
dạng zi wj với i, j = 1, 2, . . . và mỗi tích chỉ xuất hiện một lần (tích zi wj
chỉ xuất hiện một lần trong số hạng ci+j−1 ).

P∞ P∞
1.28 Định lý. (Merten) Nếu trong hai chuỗi hội tụ n=1 zn và n=1 wn
P∞
có một chuỗi hội tụ tuyệt đối thì tích Cauchy của hai chuỗi ấy n=1 cn
P∞ P∞ P∞
hội tụ và n=1 cn = n=1 zn n=1 wn .

P∞ P∞
Chứng minh. Giả sử n=1 zn hội tụ tuyệt đối, nghĩa là chuỗi n=1 |zn |
P∞ P∞ P∞ Pn
hội tụ. Đặt s = n=1 zn , α = n=1 |zn |, σ = n=1 wn , sn = k=1 zk ,
Pn Pn Pn Pk
σn = k=1 wk , δn = k=1 ck = k=1 l=1 zl wk+1−l , và ρn = σ − σn . Ta

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Dãy và chuỗi số phức 47

biến đổi được

n X
X k
δn = zl wk+1−l
k=1 l=1
Xn X n
= zl wk+1−l
l=1 k=l
n
X n+1−l
X
= zl wk
l=1 k=1
Xn
= zl σn+1−l
l=1
Xn
= zl (σ − ρn+1−l )
l=1
Xn n
X
=σ zl − zl ρn+1−l
l=1 l=1
n
X
= σsn − zn+1−l ρl .
l=1

Rõ ràng ta có limn→∞ ρn = 0, cho nên với mọi ε > 0 tồn tại N1 > 0 sao
cho với mọi n > N1 ta có |ρn | < 2α
ε
. Vậy với n > N1 ta có

Xn X N1 n
X

zn+1−l ρl ≤ |zn+l−1 ||ρl | + |zn+1−l ||ρl |
l=1 l=1 l=N1 +1
N1 n
X X ε
≤ |zn+l−1 ||ρl | + |zn+1−l |

l=1 l=N1 +1
N1
X ε
≤ |zn+l−1 ||ρl | + α

l=1

P∞ Pn P∞
(vì n=1 |zn | = α nên l=N1 +1 |zn+1−l | ≤ α). Mặt khác, do n=1 zn hội
tụ nên limn→∞ zn = 0 (Định lý 1.19), suy ra tồn tại N2 sao cho |zn | <
ε
PN 1 với mọi n > N2 . Đặt N = N1 + N2 . Khi đó, với n > N ta suy
2 l=1 |ρl |
PN1 PN1
ra được l=1 |zn+1−l ||ρl | ≤ l=1 ε
PN 1 |ρl | = 2ε . Vậy với mọi n > N
2 l=1 |ρl |
Pn Pn
ta có l=1 zn+1−l ρl < 2ε + 2ε = ε, cho nên limn→∞ l=1 zn+1−l ρl = 0.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

48 II Hàm biến số phức

Do đó,
n
X
lim δn = lim σsn − lim zn+1−l ρl = σs,
n→∞ n→∞ n→∞
l=1
P∞
nghĩa là chuỗi n=1 cn hội tụ và có tổng là sσ. 

Bài tập
1 ) Chứng minh các tính chất còn lại của Định lý 1.4.

2 ) Cho dãy số {zn } với zn = rn (cos ϕn + i sin ϕn ). Chứng minh rằng


nếu limn→∞ rn = r0 và limn→∞ ϕn = ϕ0 thì limn→∞ zn = z0 với z0 =
r0 (cos ϕ0 + i sin ϕ0 ).

3 ) Chứng minh rằng nếu lim zn = z thì lim |zn | = |z|.


n→∞ n→∞

4 ) Tính giới hạn lim z0n với z0 là hằng số phức.


n→∞

5 ) Cho z0 = x0 + iy0 là một hằng số phức. Tính

(a) |1 + z0
n| và lim |1 + z0 n
n|
n→∞

(b) Arg(1 + z0
n) (khi n đủ lớn) và lim Arg(1 + z0 n
n)
n→∞

n) .
z0 n
(c) lim (1 +
n→∞

6 ) Chứng minh rằng điểm z0 là điểm giới hạn của tập E khi và chỉ khi tồn
tại dãy điểm {zn }∞
n=1 ⊆ E sao cho zn 6= zm với n 6= m và dãy lim zn = z0 .
n→∞

7 ) Chứng minh rằng tập A ⊂ C là đóng nếu và chỉ nếu đối với mọi dãy
n=1 trong A mà lim zn = a đều có a ∈ A.
{zn }∞
n→∞

8 ) Chứng minh rằng nếu dãy {zn }n hội tụ về a thì tập {a, z1 , z2 , . . .} là
tập compact.

9 ) Cho D là một miền và K là một tập compact trong D. Chứng minh


rằng d(K, ∂D) > 0.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Dãy và chuỗi số phức 49

10 ) Cho A là tập compact và d ≥ 0 tùy ý. Chứng minh rằng tập B = {z :


d(z, A) ≤ d} là compact.

11 ) Chứng minh Định lý 1.14.

12 ) Chứng minh Định lý 1.18.


P ∞
P
13 ) Chứng minh rằng nếu zn = S thì z̄n = S̄.
n=1 n=1

14 ) Chứng minh Định lý 1.21.


X r cos θ − r2
15 ) Với 0 ≤ r < 1, chứng minh rằng rn cos nθ = và
n=1
1 − 2r cos θ + r2

X r sin θ
n
r sin nθ = .
n=1
1 − 2r cos θ + r2

16 ) Khảo sát sự hội tụ của các chuỗi sau.

∞ n ∞ ∞
X i X zn X n
(a) (b) (c)
n=1
n n=1
n n=1
(2i)n

∞ ∞ ∞
X ein X n! X i cos n
(d) (e) (f)
n=1
n2 n=1
(in)n n=1
2n


X 3n + i4n
17 ) Khảo sát sự hội tụ của chuỗi . Tính tổng nếu nó hội tụ.
n=1
(3 − 2i)n

P∞ zn P∞ zn P ∞ zn
18 ) Khảo sát sự hội tụ của chuỗi và tính tích 1 2
.
n=0 n! n=0 n! n=0 n!

∞ ∞ ∞
X zn X z 2n X z 2n+1
19 ) Chứng minh in = (−1)n +i (−1)n .
n=0
n! n=0
(2n)! n=0
(2n + 1)!


P
20 ) Chứng minh rằng nếu chuỗi zn hội tụ và | arg zn | ≤ α < π
2 thì
n=1
chuỗi đã cho hội tụ tuyệt đối.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

50 II Hàm biến số phức


P ∞
P
21 ) Cho các chuỗi hội tụ zn và zn2 . Chứng minh nếu Re zn ≥ 0 thì
n=1 n=1

P
chuỗi |zn |2 hội tụ.
n=1


P ∞
P
22 ) Chứng minh rằng nếu các chuỗi zn và wn hội tụ tuyệt đối
n=1 n=1

P ∞
P
thì chuỗi tích Cauchy của chúng cn cũng hội tụ tuyệt đối và cn =
n=1 n=1

P ∞
P
zn wn .
n=1 n=1


P
23 ) Chứng minh rằng chuỗi an bn hội tụ nếu thỏa các điều kiện sau
n=1

(i) lim nbn = 0
n→∞
P∞ √
(ii) chuỗi n=1 n|bn − bn+1 | hội tụ,

 Sn n
P
(iii) dãy √
n
bị chặn, ở đây Sn = ak .
k=1

Hướng dẫn: Dùng tiêu chuẩn hội tụ Cauchy và phép biến đổi Abel.

§2 Hàm số biến số phức


Định nghĩa hàm số biến số phức
2.1 Định nghĩa. Giả sử D ⊆ C là một tập tùy ý cho trước. Một ánh
xạ f : D → C được gọi là hàm số biến số phức (gọi ngắn gọn hàm số
phức). Thường người ta ký hiệu hàm biến phức đó là w = f (z). Tập D
được gọi là tập xác định của hàm f . Tập {f (z) : z ∈ D} được gọi tập
giá trị của hàm f .
Khi f : D → C là một đơn ánh, thì hàm f được gọi là đơn diệp. Có
thể xảy ra trường hợp f không đơn diệp trên D nhưng có thể chia D thành
các tập con Di lớn nhất mà trên đó f là đơn diệp. Khi đó, mỗi Di được
gọi là miền đơn diệp.

2.2 Thí dụ. Xét hàm số f (z) = z 2 . Rõ ràng hàm f xác định trên C. Hàm
này không là hàm đơn diệp vì f (1) = f (−1) = 1. Ta có thể kiểm chứng

được hai tập z : Rez > 0 hay z = (0, y) với y ≤ 0 và
{z : Rez < 0 hay z = (0, y) với y ≥ 0} là miền đơn diệp của hàm f . 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Hàm số biến số phức 51

Xét hàm số biến số phức w = f (z) xác định trên D. Với z ∈ D, đặt
z = x + iy và w = u + iv. Rõ ràng w phụ thuộc vào z, nên nó phụ thuộc
vào (x, y). Do đó, u và v phụ thuộc vào (x, y). Khi đó, ta được hai hàm số
thực hai biến số xác định trên D là u(x, y) và v(x, y). Vậy ta viết lại hàm
f như sau

f (x + iy) = u(x, y) + iv(x, y)

trong đó u(x, y) được gọi là hàm phần thực và v(x, y) được gọi là hàm
phần ảo của f . Ngược lại, rõ ràng với hai hàm thực hai biến u(x, y) và
v(x, y) cùng xác định trên D ta xác định được một hàm biến phức f (z) =
u(x, y) + iv(x, y) với z = x + iy xác định trên D.

2.3 Thí dụ. Xét hàm số f (z) = z 2 . Rõ ràng hàm f xác định trên C. Với
z = x + iy, ta có z 2 = (x + iy)2 = x2 − y 2 + i2xy. Vậy

2 2 u(x, y) = x2 − y 2
f (x + iy) = x − y + i2xy, 
v(x, y) = 2xy.

2.4 Thí dụ. Có hai hàm u(x, y) = x + y 2 và v(x, y) = 2x2 − 3y xác định
trên R2 . Ta có được hàm phức tương ứng xác định trên C là

f (z) = x + y 2 + i(2x2 − 3y)


z + z̄  z − z̄ 2   z + z̄ 2 z − z̄ 
= + +i 2 −3
2 2i 2 2i
z + z̄ 3 (z − z̄)2 (z + z̄)2
= − (z − z̄) − +i
2 2 4 2
(z − z̄)2 (z − z̄)2
= 2z̄ − z − +i ,
4 2
z + z̄ z − z̄
lưu ý x = và y = . 
2 2i
Giả sử z ∈ D và z 6= 0, nên nó viết được ở dạng lượng giác hay dạng
Euler z = r(cos ϕ + i sin ϕ) = reiϕ . Khi đó, u và v trong f (z) = u + iv là
hàm số thực theo các biến r và ϕ, nên ta viết lại

f (reiϕ ) = u(r, ϕ) + iv(r, ϕ).

2.5 Định nghĩa. Cho hàm f là đơn diệp trên D. Khi đó, f : D → f (D)
là một song ánh, cho nên tồn tại ánh xạ ngược ký hiệu f −1 xác định trên
f (D) và có f −1 (w) = z khi và chỉ khi f (z) = w, và f −1 được gọi là hàm
ngược của f và nó là đơn diệp.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

52 II Hàm biến số phức

1
2.6 Thí dụ. Xét hàm f (z) = với a 6= 0 xác định trên C \ {− ab }.
az + b
1 b
Hàm f là một hàm đơn diệp nên nó có hàm ngược là f −1 (z) = −
az a
xác định trên C \ {0}. 

2.7 Thí dụ. Xét hàm f (z) = z 2 xác định trên tập {z : Rez > 0 hay
z = (0, y) với y ≤ 0}. Khi đó, f là một song ánh cho nên tồn tại hàm
√ ϕ
ngược. Hàm ngược của nó xác định bởi f −1 (z) = rei 2 với z = reiϕ và
−π ≤ ϕ < π. 

Bởi vì C có thể được xem là R2 , không gian thực hai chiều, nên ta
không thể biểu diễn đồ thị của một hàm phức (tập hợp trong không gian
R4 ). Chúng ta chỉ biểu diễn ảnh của một tập nào đó qua f . Thông thường,
người ta biểu diễn ảnh của các đường thẳng song song với hai trục tọa độ,
các tia xuất phát từ 0, các đường tròn tâm 0; để từ đó xác định ảnh của
một miền đặc biệt nào đó qua f hay có thể giúp ta nghiệm lại f có là đơn
ánh trên một miền nào đó hay không, và có thể giúp ta xác định miền đơn
diệp của hàm f .

Giới hạn của hàm số


2.8 Định nghĩa. Cho hàm f xác định trên D và z0 là điểm tụ của D. Ta
nói số phức w0 là giới hạn của hàm f khi z dần đến z0 và viết

lim f (z) = w0
z→z0

nếu với mọi ε > 0 tồn tại δ > 0 sao cho với mọi z ∈ D thỏa
0 < |z − z0 | < δ ta luôn có |f (z) − w0 | < ε.

2.9 Thí dụ. Từ định nghĩa ta có thể thấy ngay limz→z0 c = c (hằng số)
và limz→z0 z = z0 . 

Ta nhận thấy định nghĩa giới hạn của hàm số biến số phức tương tự
như định nghĩa giới hạn của hàm số thực. Ta có định lý sau (phép chứng
minh tương tự như định lý tương ứng trong hàm số thực).

2.10 Định lý. Cho hàm f xác định trên D. Ta có lim f (z) = w0 khi và
z→z0
chỉ khi với mọi dãy {zn } trong D\{z0 } hội tụ về z0 ta luôn có lim f (zn ) = w0 .
n→∞

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Hàm số biến số phức 53

Chứng minh. Giả sử lim f (z) = w0 . Với ε > 0 cho trước, tồn tại δ > 0
z→z0
sao cho với mọi z ∈ D nếu 0 < |z − z0 | < δ thì |f (z) − w0 | < ε. Với {zn } là
một dãy tùy ý trong D hội tụ về z0 . Với δ > 0 ở trên, tồn tại N > 0 sao
cho |zn − z0 | < δ với mọi n > N . Với mọi n > N , ta có 0 < |zn − z0 | < δ
suy ra |f (zn ) − w0 | < ε. Điều đó có nghĩa là lim f (zn ) = w0 .
n→∞
Ngược lại, giả sử lim f (z) 6= w0 . Khi đó, tồn tại ε0 > 0, với mọi δ > 0
z→z0
luôn tìm được z ∈ D thỏa 0 < |z − z0 | < δ nhưng |f (z) − w0 | ≥ ε0 . Do
đó, mỗi số tự nhiên n 6= 0, tồn tại zn ∈ D \ {z0 } sao cho |zn − z0 | < n1
nhưng |f (zn ) − w0 | ≥ ε. Rõ ràng dãy {zn } ⊂ D \ {z0 } hội tụ về z0 nhưng
lim f (zn ) 6= w0 . 
n→∞

Ta có mối liên hệ giữa giới hạn hàm số biến số phức và giới hạn hàm
biến số thực như sau.

2.11 Định lý. Cho hàm f xác định trên D và z0 = x0 + iy0 là điểm tụ
của D. Với w0 = u0 + iv0 và f (x + iy) = u(x, y) + iv(x, y), ta có

lim
 (x,y)→(x u(x, y) = u0
0 ,y0 )
lim f (z) = w0 khi và chỉ khi
z→z0  lim v(x, y) = v0 .
(x,y)→(x0 ,y0 )

Chứng minh. Giả sử ta có limz→z0 f (z) = w0 . Khi đó, với mọi ε > 0 cho
trước tùy ý, tồn tại δ > 0 sao cho khip z ∈ D thỏa 0 < |z − z0 | < δ ta có
|f (z)p− w0 | < ε. Mặt khác, |z − z0 | = (x − x0 )2 + (y − y0 )2 . Do đó, khi
0 < (x − x0 )2 + (y − y0 )2 < δ ta có |u(x, y) − u0 | = |Re(f (z) − w0 )| ≤
|f (z) − w0 | < ε và |v(x, y) − v0 | = |Im(f (z) − w0 )| ≤ |f (z) − w0 | < ε. Vậy
ta suy ra được lim u(x, y) = u0 và lim v(x, y) = v0 .
(x,y)→(x0 ,y0 ) (x,y)→(x0 ,y0 )
Giả sử lim(x,y)→(x0 ,y0 ) u(x, y) = u0 và lim(x,y)→(x0 ,y0 ) v(x, y) = v0 . Khi
đó, với
p ε > 0 cho trước tùy ý, tồn tại δ > 0 sao cho khi (x, y) ∈ D thỏa
0 < (x − x0 )2 + (y − y0 )2 < δ ta có |u(x, y)−u0 | < √ε2 và |v(x, y)−v0 | <
p
√ε . Suy ra khi 0 < |z − z0 | = (x − x0 )2 + (y − y0 )2 < δ ta có
2
p
|f (z) − w0 | = (u(x, y) − u0 )2 + (v(x, y) − v0 )2 < ε.
Vậy limz→z0 f (z) = w0 . 
1 z z̄ 
2.12 Thí dụ. Xét hàm số f (z) = − . Với z = x + iy 6= 0, ta có
2i z̄ z
1  x2 − y 2 + i2xy x2 − y 2 − i2xy  2xy
f (z) = 2 2
− 2 2
= 2 .
2i x +y x +y x + y2

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

54 II Hàm biến số phức

2xy
Trong giải tích thực ta biết rằng lim không tồn tại. Vậy
(x,y)→(0,0) x2 + y2
lim f (z) không tồn tại. 
z→0

Từ định lý trên, tương tự như hàm số nhiều biến số thực, ta có các


tính chất sau về giới hạn của hàm số biến số phức.

2.13 Định lý. Nếu các hàm f và g có giới hạn khi z dần về z0 thì các
hàm cf , f + g, f g và f /g cũng có giới hạn khi z dần về z0 , và

(1) lim cf (z) = c lim f (z) với c là một hằng số phức.


z→z0 z→z0

(2) lim (f (z) + g(z)) = lim f (z) + lim g(z).


z→z0 z→z0 z→z0

(3) lim (f (z)g(z)) = lim f (z) lim g(z).


z→z0 z→z0 z→z0

lim f (z)
f (z) z→z0
(4) lim = với điều kiện biểu thức có nghĩa.
z→z0 g(z) lim g(z)
z→z0

2.14 Thí dụ. Dùng qui nạp và các tính chất trong định lý trên ta có

lim z n = z0n lim P (z) = P (z0 )


z→z0 z→z0

với P (z) = a0 + a1 z + a2 z 2 + · · · + an z n là một đa thức trên C. 

Từ định nghĩa giới hạn của hàm số biến số phức ta thấy nó tương tự
như định nghĩa giới hạn của hàm số biến số thực. Ta cũng có thể định
nghĩa giới hạn liên quan đến điểm vô cùng.

2.15 Định nghĩa. Cho hàm số biến số phức f có tập xác định không bị
chặn. Hàm f (z) có giới hạn ∞ khi z dần ra ∞ nếu với mọi M > 0 lớn tồn
tại N > 0 sao cho với mọi z ∈ Df thỏa |z| > N ta có |f (z)| > M . Khi đó,
ta kí hiệu lim f (z) = ∞.
z→∞

Tương tự ta có định nghĩa cho lim f (z) = w0 và lim f (z) = ∞. Từ


z→∞ z→z0
các định nghĩa giới hạn của hàm số biến số phức ta có các tính chất được
nêu trong định lý sau.

1
2.16 Định lý. (1) lim f (z) = ∞ khi và chỉ khi lim = 0.
z→z0 z→z0 f (z)

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Liên tục và liên tục đều 55

(2) lim f (z) = w0 khi và chỉ khi lim f ( 1z ) = w0 .


z→∞ z→0

1
(3) lim f (z) = ∞ khi và chỉ khi lim = 0.
z→∞ z→0 f ( 1z )

2z 3 − 1
2.17 Thí dụ. Tính giới hạn lim . Ta có
z→∞ z 2 + 1

1
z2 +1 z + z3
lim = lim = 0.
z→0 23 − 1 z→0 2 − z 3
z

2z 3 − 1
Vậy lim = ∞. 
z→∞ z 2 + 1

Bài tập
1 ) Tìm miền đơn diệp của hàm Joukowski f (z) = 21 (z + z1 ).

2 ) Chứng minh Định lý 2.13.

3 ) Phát biểu định nghĩa giới hạn lim f (z) = w0 .


z→∞

4 ) Phát biểu định nghĩa giới hạn lim f (z) = ∞.


z→z0

5 ) Chứng minh Định lý 2.16.

6 ) Tính các giới hạn sau nếu có

4z 2 zRez Rez
(a) lim (b) lim (c) lim
z→∞ (z − 1)2 z→0 |z| z→0 z

z Re(z 2 ) z 2 + z − 2z
(d) lim (e) lim (f) lim
z→0 |z| z→0 |z|2 z→0 z + 3 Im(z)

f (z) f (z)
7 ) Chứng minh rằng lim = 0 nếu và chỉ nếu lim = 0. Điều đó
z→0 z z→0 |z|
có nghĩa là f (z) = o(z) khi và chỉ khi f (z) = o(|z|).

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

56 II Hàm biến số phức

§3 Liên tục và liên tục đều


Các khái niệm
3.1 Định nghĩa. Cho hàm f xác định trên D ⊆ C và z0 ∈ D. Ta nói
hàm f liên tục tại z0 nếu lim f (z) = f (z0 ). Nếu hàm f liên tục tại mọi
z→z0
điểm z ∈ D, thì ta nói hàm f liên tục trên D.

3.2 Thí dụ. Từ định nghĩa ta có thể nhận thấy các hàm f (z) = c (hằng
số) và g(z) = z liên tục trên C. 

Từ các tính chất giới hạn của hàm số biến số phức ta có thể chứng
minh được các tính chất sau.

3.3 Định lý. Hàm f (x + iy) = u(x, y) + iv(x, y) liên tục tại z0 = x0 + iy0
khi và chỉ khi u(x, y) và v(x, y) liên tục tại (x0 , y0 ).

Chứng minh. Định lý suy ra được từ định nghĩa liên tục và Định lý
2.11. 

3.4 Thí dụ. Xét hàm f (z) = z 2 . Với z = x+iy ta có f (z) = x2 −y 2 +i2xy.
Ta có u(x, y) = x2 − y 2 và v(x, y) = 2xy là các hàm liên tục trên R2 . Vậy
hàm f (z) liên tục trên C. 

1
3.5 Thí dụ. Xét hàm f (z) = trên C \ {0}. Với z = x + iy 6= 0 ta có
z
x − iy x y x
f (x + iy) = 2 = 2 −i 2 . Vì các hàm u(x, y) = 2
x + y2 x + y2 x + y2 x + y2
y
và v(x, y) = − 2 liên tục trên R2 \ {(0, 0)} cho nên hàm f (z) liên tục
x + y2
trên C \ {0}. 

3.6 Định lý. Tổng, tích, thương (mẫu khác không) của các hàm liên tục
là một hàm liên tục. Tích của một hằng số phức với một hàm liên tục là
một hàm liên tục.

Chứng minh. Định lý được suy ra từ định nghĩa liên tục và Định lý
2.13. 

3.7 Thí dụ. Ta đã biết các hàm f (z) = z và g(z) = z 2 liên tục trên C.
Dùng qui nạp và định lý trên ta có thể chứng minh được hàm h(z) = z n
với mọi n ∈ N và hàm đa thức liên tục trên C. 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Liên tục và liên tục đều 57

3.8 Định lý. Nếu hàm f (z) liên tục tại z0 thì hàm |f (z)| cũng liên tục
tại z0 .

Chứng minh. Với mọi ε > 0, do hàm f liên tục tại z0 nên tồn tại δ > 0
sao cho với mọi z ∈ Df thỏa |z − z0 | < δ ta có |f (z) − f (z0 )| < ε. Mặt
khác, ta luôn có bất đẳng thức |f (z)| − |f (z0 )| ≤ |f (z) − f (z0 )|. Do đó,
từ định nghĩa giới hạn của hàm nhiều biến thực ta suy ra được |f (z)| liên
tục tại z0 . 

3.9 Định nghĩa. Một song ánh f : D → D′ được gọi là một phép đồng
phôi nếu nó và ánh xạ ngược của nó là các hàm liên tục. Khi đó, ta nói
D và D′ đồng phôi nhau.

3.10 Định nghĩa. Hàm f (z) được gọi là liên tục đều trên D nếu với
mọi ε > 0 tồn tại δ > 0 sao cho với mọi z, z ′ ∈ D mà |z − z ′ | < δ ta có
|f (z) − f (z ′ )| < ε.

3.11 Định lý. Nếu hàm f liên tục đều trên D thì nó là hàm liên tục
trên D.

Chứng minh. Với ε > 0 cho trước, do f liên tục đều trên D nên tồn tại
δ > 0 sao cho khi z, z ′ ∈ D thỏa |z − z ′ | < δ ta có |f (z) − f (z ′ )| < ε. Với
z0 ∈ D tùy ý, với mọi z ∈ D thỏa |z − z0 | < δ ta phải có |f (z) − f (z0)| < ε.
Điều này có nghĩa là hàm f liên tục tại z0 . Do ta lấy z0 ∈ D tùy ý, nên f
liên tục trên D. 
Điều ngược lại của định lý trên là không đúng. Ta sẽ thấy điều đó trong
thí dụ sau.

1
3.12 Thí dụ. Ta xét hàm f (z) = trên tập D = {z ∈ C : 0 < |z| < 1}.
z
Rõ ràng hàm f (z) liên tục trên D (xem Thí dụ 3.5). Ta sẽ chứng minh nó
không liên tục đều trên D. Lấy ε = 1, khi đó với mọi δ > 0 chọn n sao cho
n > 1δ . Chọn z = n1 và z ′ = 2n
1
thuộc D. Ta có
1 1 1
|z − z ′ | = −

= < δ,
n 2n 2n
nhưng
1 1
|f (z) − f (z ′ )| = − ′ = |n − 2n| = n ≥ 1.

z z
Vậy f (z) không liên tục đều trên D. 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

58 II Hàm biến số phức

Tính chất của hàm liên tục


3.13 Định lý. Nếu f là hàm liên tục và E là tập liên thông trong tập xác
định của f thì f (E) là tập liên thông.

Chứng minh. Giả sử f (E) không là tập liên thông. Khi đó, tồn tại hai
tập mở A và B thỏa f (E) ∩ A 6= ∅, f (E) ∩ B 6= ∅, f (E) ∩ A ∩ B = ∅,
f (E) ⊆ A ∪ B. Do f liên tục nên f −1 (A) và f −1 (B) mở. Ta nhận thấy
E ∩ f −1 (A) 6= ∅, E ∩ f −1 (B) 6= ∅, E ⊆ f −1 (A) ∪ f −1 (B) và E ∩ f −1 (A) ∩
f −1 (B) = ∅. Do đó, E không là tập liên thông. Đó là điều vô lý. Vậy f (E)
là tập liên thông. 

3.14 Định lý. Nếu hàm f liên tục trên tập compact K thì f liên tục đều
trên K.

Chứng minh. Giả sử f không liên tục đều trên K. Khi đó, tồn tại ε > 0 sao
cho với mọi δ > 0 tồn tại z, z ′ ∈ D thỏa |z−z ′ | < δ nhưng |f (z)−f (z ′ )| ≥ ε.
Do đó, với mỗi n ∈ N+ , tồn tại zn và zn′ thỏa |zn − zn′ | < n1 nhưng
|f (zn ) − f (zn′ )| ≥ ε. Vì K là tập compact nên dãy {zn } trong K bị chặn;
do đó, theo định lý Bolzano-Weierstrass tồn tại dãy con {znk } hội tụ.
Đặt z0 = lim znk , ta có z0 ∈ K (do K compact). Do |znk − zn′ k | <
k→∞
1
nk nên lim (znk − zn′ k ) = 0, suy ra lim zn′ k = z0 . Do hàm f liên tục
k→∞ k→∞
trên K nên ta có lim f (znk ) = f (z0 ) và lim f (zn′ k ) = f (z0 ), suy ra
k→∞ k→∞
lim (f (znk ) − f (zn′ k )) = 0. Điều này mâu thuẫn với |f (znk ) − f (zn′ k )| ≥ ε
k→∞
với mọi k. Do đó, f phải liên tục đều trên K. 

3.15 Định lý. Nếu hàm f liên tục trên tập compact K thì |f (z)| đạt giá
trị lớn nhất và nhỏ nhất trên K.

Chứng minh. Ta có f (z) liên tục trên K, nên theo Định lý 3.8 hàm nhiều
biến thực |f (z)| liên tục trên K. Vì K là tập compact trong R2 nên |f (z)|
đạt giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trên K. 

3.16 Định lý. Nếu hàm f liên tục trên tập compact K thì f (K) là com-
pact.

Chứng minh. Lấy một dãy {wn } bất kỳ thuộc f (K). Khi đó, với mỗi
n, tồn tại zn ∈ K sao cho f (zn ) = wn . Vậy ta được dãy {zn } thuộc K
compact. Suy ra tồn tại dãy con {znk } của {zn } hội tụ về một điểm thuộc

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Dãy hàm và chuỗi hàm 59

K. Đặt z0 = lim znk . Ta có z0 ∈ K, suy ra f (z0 ) ∈ f (K). Hơn nữa, hàm


k→∞
f liên tục trên K nên lim f (znk ) = f (z0 ). Nghĩa là dãy con {wnk } của
k→∞
dãy {wn } hội tụ về f (z0 ) ∈ f (K). Vậy f (K) là tập compact (theo Định lý
1.10). 

Bài tập
1 ) Chứng minh rằng nếu hàm f liên tục tại z0 và f (z0 ) 6= 0 thì f (z) 6= 0
trong lân cận của z0 .

2 ) Chứng minh rằng f là hàm liên tục khi và chỉ khi với mỗi tập mở E
ta có f −1 (E) là tập mở.

3 ) Chứng minh rằng nếu hàm f liên tục tại z0 và hàm g liên tục tại f (z0 ),
thì hàm g ◦ f liên tục tại z0 .

4 ) Chứng minh rằng tồn tại một song ánh f từ B(0, 1) lên C sao cho cả
f và f −1 là liên tục. Ta nói rằng f là một đồng phôi từ B(0, 1) lên C.

1
5 ) Xét sự liên tục đều của hàm f (z) = trên D = {z : 1 ≤ |z| < 2}.
z

1
6 ) Xét sự liên tục đều của hàm f (z) = trong hình tròn đơn vị
1−z
{z : |z| < 1}.

1
7 ) Xét sự liên tục đều của hàm f (z) = trong hình tròn đơn vị
1 + z2
{z : |z| < 1}.

8 ) Cho hàm số f (z) liên tục đều trong hình tròn {z : |z| < 1}. Chứng
minh rằng với một điểm z0 bất kỳ trên đường tròn đơn vị |z| = 1 và với
dãy {zn } với |zn | < 1 với mọi n hội tụ về z0 , tồn tại giới hạn lim f (zn )
n→∞
và giới hạn này chỉ phụ thuộc vào z0 .

1
9 ) Chứng minh rằng hàm f (z) = e− |z| liên tục đều trong hình tròn |z| ≤ r
bỏ đi điểm z = 0.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

60 II Hàm biến số phức

§4 Dãy hàm và chuỗi hàm


Dãy hàm
4.1 Định nghĩa. Giả sử có một họ F các hàm số biến số phức cùng xác
định trên D. Dãy hàm là một ánh xạ từ N+ đến F và n 7→ fn . Người ta

thường ký hiệu dãy hàm bởi {fn }n=1 hay {fn }, và liệt kê nó

f1 , f2 , . . . , fn , . . . .

Ta nói dãy hàm {fn } hội tụ tại z0 ∈ D nếu dãy số {fn (z0 )} hội tụ. Dãy
hàm {fn } được gọi là hội tụ trên D nếu nó hội tụ tại mọi điểm z ∈ D. Khi
đó, ta được một hàm f xác định trên D được cho bởi f (z) = lim fn (z)
n→∞
với mỗi z ∈ D. Hàm f này được gọi là giới hạn của dãy hàm {fn } và
viết f = lim fn .
n→∞

4.2 Thí dụ. Dãy hàm {z n } hội tụ về 0 khi |z| < 1, hội tụ về 1 khi z = 1,
và phân kỳ trong các trường hợp khác. 

4.3 Định nghĩa. Ta nói dãy hàm {fn } hội tụ đều về hàm f trên D
nếu với mọi ε > 0 tồn tại N > 0 sao cho |fn (z) − f (z)| < ε đúng với mọi
n > N và mọi z ∈ D.

4.4 Thí dụ. Dãy hàm {z n } hội tụ đều trên hình tròn {z : |z| ≤ r, 0 <
r < 1}. Hàm giới hạn là hàm hằng có giá trị 0 trên tập ấy. Thật vậy, vì
0 < r < 1 nên với ε > 0 cho trước tồn tại N > 0 sao cho rn < ε với mọi
n > N . Do đó, |z n − 0| = |z|n ≤ rn < ε với mọi z ∈ {z : |z| ≤ r, 0 < r < 1}
và mọi n > N . 

4.5 Định lý. Nếu dãy {fn } hội tụ đều về hàm f thì nó hội tụ về hàm f .

Chứng minh. Ta thấy ngay từ định nghĩa của hội tụ đều và hội của dãy
hàm và sự hội tụ theo điểm của dãy hàm. 
Mệnh đề đảo của định lý trên là sai. Ta thấy điều đó qua thí dụ sau.

1 − z n+1
4.6 Thí dụ. Xét dãy hàm {fn } với fn (z) = xác định trên D =
1−z
{z : |z| < 1}. Với |z| < 1, ta có

1 − z n+1 1
lim fn (z) = lim = .
n→∞ n→∞ 1−z 1−z

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Dãy hàm và chuỗi hàm 61

1
Nghĩa là dãy hàm đã cho hội tụ về trên D. Tuy nhiên, dãy hàm
1−z
đã cho không hội tụ đều trên D. Thật vậy, với ε = 1, với mọi N > 0 lấy
n > N và đủ lớn, lấy zn = 1 − n1 ∈ D ta có
1 − z n+1 1  1 n+1
n
− =n 1− > 1 = ε. 
1 − zn 1 − zn n

4.7 Định lý. (Tiêu chuẩn Cauchy) Điều kiện cần và đủ để dãy hàm
{fn (z)} hội tụ đều trên tập D là với mỗi số ε > 0 cho trước, tồn tại số tự
nhiên N sao cho với mọi n > N và với mọi p nguyên dương ta có

|fn+p (z) − fn (z)| < ε, ∀z ∈ D.

Chứng minh. Giả sử dãy hàm {fn (z)} hội tụ đều về f (z) trên D. Thế
thì, với ε > 0 cho trước, tồn tại số tự nhiên N sao cho

(∀n > N )(∀z ∈ D)(|fn (z) − f (z)| < 2ε ).

suy ra

(∀n > N )(∀p ∈ N)(∀z ∈ D)(|fn+p (z) − f (z)| < ε2 ).

Từ đó ta có (∀n > N )(∀p ∈ N)(∀z ∈ D)


ε ε
|fn+p (z) − fn (z)| ≤ |fn+p (z) − f (z)| + |fn (x) − f (z)| < + = ε.
2 2

Bây giờ giả sử rằng với ε > 0 cho trước tồn tại số tự nhiên N sao cho

(∀n > N )(∀p ∈ N)(∀z ∈ D)(|fn+p (z) − fn (z)| < ε)

Cố định z ∈ D thì {fn (z)} là dãy số. Theo giả thiết trên thì dãy số {fn (z)}
là dãy Cauchy. Khi đó, theo tiêu chuẩn Cauchy cho dãy số thì dãy {fn (z)}
hội tụ về một số đặt là f (z) nghĩa là limn→∞ fn (z) = f (z). Từ đó suy ra
limp→∞ |fn+p (z) − fn (z)| = |f (z) − fn(z)|. Nhưng do |fn+p (z) − fn(z)| < ε
với mọi n > N và mọi p ∈ N nên ta suy ra được |f (z) − fn (z)| ≤ ε. Vậy

(∀n > N )(∀x ∈ D)(|fn (z) − f (z)| ≤ ε),

cho nên dãy hàm {fn (z)} hội tụ về f (z). 

4.8 Định lý. Cho {fn } là dãy các hàm liên tục hội tụ đều về hàm f trên
D. Khi đó, hàm f liên tục trên D.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

62 II Hàm biến số phức

Chứng minh. Hoàn toàn tương tự như chứng minh ở dãy hàm thực, xin
dành cho bạn đọc xem như bài tập. 
Bây giờ ta xét mối liên hệ giữa dãy hàm với các dãy hàm thực tương ứng
của nó. Xét dãy hàm {fn } với fn (z) = un (x, y) + ivn (x, y) với z = x + iy.
Tương tự như giới hạn của hàm số và giới hạn của dãy số ta có các kết
quả sau:

4.9 Định lý. Dãy hàm {fn } với fn (z) = un (x, y)+ivn (x, y) với z = x+iy
hội tụ tại z0 = x0 + iy0 khi và chỉ khi cả hai dãy hàm thực {un (x, y)} và
{vn (x, y)} hội tụ tại (x0 , y0 ) và

lim f (z0 ) = lim un (x0 , y0 ) + i lim vn (x0 , y0 ).


n→∞ n→∞ n→∞

4.10 Định lý. Dãy hàm {fn } với fn (z) = un (x, y) + ivn (x, y) với z =
x + iy hội tụ đều trên D khi và chỉ khi các dãy hàm thực {un (x, y)} và
{vn (x, y)} hội tụ đều trên D.

4.11 Định nghĩa. Ta nói dãy {fn } hội tụ đều trên mọi tập compact
trong D tới hàm f nếu mọi tập compact K ⊂ D với mọi ε > 0 tìm được
N sao cho |fn (z) − f (z)| < ε với mọi z ∈ K và mọi n > N ; nghĩa là {fn }
hội tụ đều trên K.

4.12 Định lý. Cho D là một tập mở. Khi đó, dãy hàm {fn } hội tụ đều
trên mọi tập compact trong D tới hàm f khi và chỉ nó hội tụ đều trên mọi
hình tròn đóng trong D.

Chứng minh. Giả sử {fn } hội tụ đều trên mọi tập compact trong D tới
hàm f . Ta biết rằng mỗi hình tròn đóng là tập compact, cho nên {fn } hội
tụ đều trên mọi hình tròn đóng trong D.
Ngược lại, lấy K là một tập compact bất kỳ trong D. Với mỗi x ∈
K ⊂ D, do D là tập mở nên tồn tại rx > 0 sao cho B̄(x, rx ) ⊂ D. Rõ ràng
S n
S
K⊂ B(x, rx ), cho nên tồn tại x1 , . . . , xn sao cho K ⊂ B(xj , rxj ) ⊂
x∈K j=1
n
S
B̄(xj , rxj ). Do {fn } hội tụ đều trên B̄(xj , rxj ) với j = 1, . . . , n cho nên
j=1
cũng hội tụ đều trên K. 

4.13 Định lý. Giả sử mỗi hàm fn liên tục trên tập mở D và dãy hàm
{fn } hội tụ đều trên mọi tập compact trong D về hàm f . Khi đó, f liên
tục trên D.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Dãy hàm và chuỗi hàm 63

Chứng minh. Do D là tập mở nên với x ∈ D bất kỳ tồn tại r > 0 sao
cho B̄(x, r) ⊂ D. Theo giả thiết {fn } hội tụ đều về hàm f trên B̄(x, r), dĩ
nhiên cũng trên B(x, r). Hơn nữa, các hàm fn liên tục trên B(x, r), suy
ra (Định lý 4.8) f liên tục trên B(x, r); đặc biệt liên tục tại x. Vậy f liên
tục trên D. 

Chuỗi hàm
4.14 Định nghĩa. Cho dãy hàm {fn } xác định trên D. Khi đó, tổng
hình thức

X
f1 + f2 + · · · + fn + · · · = fn
n=1

được gọi là chuỗi hàm trên D. Với mỗi n ≥ 1 và mỗi z ∈ D, đặt


n
X
Sn (z) = fk (z),
k=1

ta nhận thấy Sn là một hàm số xác định trên D, và gọi là tổng riêng
P∞
thứ n của chuỗi hàm n=1 fn . Khi đó, ta nhận được dãy hàm {Sn } xác
P
định trên D. Chuỗi hàm ∞ n=1 fn được gọi là hội tụ tại điểm z ∈D
P∞ 0
nếu dãy hàm {Sn } hội tụ tại z0 . Khi đó, ta cũng nói chuỗi n=1 fn khả
tổng tại z0 và tổng của nó là limn→∞ Sn (z0 ); ta ký hiệu

X
fn (z0 ) = lim Sn (z0 ).
n→∞
n=1
P∞
Nếu dãy hàm {Sn } hội tụ về f trên D thì ta nói chuỗi hàm n=1 fn hội
tụ về f và viết

X ∞
X
f= fn hay f (z) = fn (z), z ∈ D.
n=1 n=1
P∞
Nếu dãy hàm {Sn } hội tụ đều về f trên D thì ta nói chuỗi hàm n=1 fn
hội tụ đều về f trên D.

Như vậy, sự hội tụ và hội tụ đều của chuỗi hàm được định nghĩa theo
dãy hàm (dãy tổng riêng) nên ta cũng có định lý sau.

4.15 Định lý. Mọi chuỗi hàm hội tụ đều trên D, thì hội tụ trên D.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

64 II Hàm biến số phức

Cũng như trường hợp dãy hàm, mệnh đề đảo của định lý trên không đúng.

P 1 − z n+1
4.16 Thí dụ. Xét chuỗi hàm z n . Ta nhận thấy Sn (z) = ,
n=0 1−z
nên theo Thí dụ 4.6 chuỗi hàm đang xét hội tụ trên D = {z ∈ C : |z| < 1}
nhưng không hội tụ đều trên tập ấy. 

P
4.17 Định lý. (Tiêu chuẩn Cauchy) Để chuỗi fn (z) hội tụ đều trên
n=1
D điều kiện cần và đủ là với mọi ε > 0 tồn tại N > 0 sao cho với mọi
n > N , với mọi p ≥ 1 và với mọi z ∈ D ta có

|fn+1 (z) + · · · + fn+p (z)| < ε.



P
Chứng minh. Theo định nghĩa fn (z) hội tụ đều trên D khi và chỉ khi
n=1
n
P
dãy tổng riêng xác định bởi Sn (z) = fk (z) hội tụ đều trên D. Theo
k=1
Định lý 4.7 điều đó tương đương: với mọi ε > 0 tồn tại N > 0 sao cho với
mọi n > N , mọi p ≥ 1 và mọi z ∈ D ta có |Sn+p (z) − Sn (z)| < ε hay

|fn+1 (z) + · · · + fn+p (z)| < ε. 



P
4.18 Định lý. Nếu chuỗi hàm fn (z) hội tụ đều trên D và ϕ(z) là một
n=1

P
hàm bị chặn trên D thì chuỗi hàm ϕ(z)fn (z) hội tụ đều trên D.
n=1

Chứng minh. Do ϕ(z) bị chặn trên D nên tồn tại M > 0 sao cho |ϕ(z)| ≤

P
M với mọi z ∈ D. Với ε > 0 tùy ý, do fn (z) hội tụ đều trên D nên tồn
n=1
tại N > 0 sao cho với mọi n > N , mọi p ≥ 1 và mọi z ∈ D ta có
ε
|fn+1 (z) + · · · + fn+p (z)| < .
M
Từ đó suy ra

|ϕ(z)fn+1 (z) + · · · + ϕ(z)fn+p (z)| = |ϕ(z)||fn+1 (z) + · · · + fn+p (z)|


ε
<M =ε
M
với mọi n > N mọi p ≥ 1 và mọi z ∈ D. Vậy theo tiêu chuẩn Cauchy chuỗi
P∞
ϕ(z)fn (z) hội tụ đều trên D. 
n=1

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Dãy hàm và chuỗi hàm 65

P∞
4.19 Định lý. Nếu chuỗi hàm n=1 fn hội tụ đều về hàm f trên D và
fn liên tục trên D với mọi n, thì hàm f là hàm liên tục trên D.
P∞
Chứng minh. Lấy z0 ∈ D tùy ý và ε > 0 bé tùy ý. Do chuỗi n=1 fn hội
tụ đều về f trên D, nên tồn tại n0 ∈ N sao cho |Sn0 (z) − f (z)| < 3ε với mọi
Pn0
z ∈ D, trong đó Sn0 (z) = k=1 fk (z). Do các hàm fn liên tục trên D với
mọi n nên Sn0 (z) liên tục trên D, cụ thể là liên tục tại z0 . Khi đó, tồn tại
δ > 0 sao cho với mọi z ∈ D thỏa |z − z0 | < δ ta có |Sn0 (z) − Sn0 (z0 )| < 3ε .
Vậy với mọi z ∈ D thỏa |z − z0 | < δ ta có

|f (z) − f (z0 )| ≤ |f (z) − Sn0 (z)| + |Sn0 (z) − Sn0 (z0 )|


+ |Sn0 (z0 ) − f (z0 )|
ε ε ε
< + + = ε.
3 3 3

Vậy f liên tục tại z0 . Suy ra hàm f liên tục trên D. 


P∞
Xét chuỗi n=1 fn của dãy {fn }, đặt

X
Rn (z) = fk (z), z ∈ D.
k=n+1

P∞
Rn được gọi là phần dư thứ n của chuỗi n=1 fn . Người ta chứng minh
được định lý sau.
P∞
4.20 Định lý. Chuỗi n hội tụ tại z0 ∈ D khi và chỉ khi dãy
n=1 fP

{Rn (z0 )} hội tụ về 0. Chuỗi n=1 fn hội tụ đều trên D khi và chỉ khi
dãy {Rn } hội tụ đều về 0 trên D.
P∞
4.21 Định nghĩa. Chuỗi n=1 fn được gọi là hội tụ tuyệt đối tại z0
P∞
nếu chuỗi n=1 |fn (z0 )| là hội tụ.


P
4.22 Thí dụ. Ta biết rằng chuỗi hàm z n hội tụ trên D = {z : |z| < 1}.
n=0
Hơn nữa, ta cũng thấy được chuỗi đang xét cũng hội tụ tuyệt đối trên D. 
P∞
4.23 Định lý. Nếu chuỗi n=1 fn hội tụ tuyệt đối thì nó hội tụ.

Chứng minh. Được suy ra từ các định nghĩa về sự hội tụ của chuỗi hàm
và Định lý 1.24. 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

66 II Hàm biến số phức

4.24 Nhận xét. Từ kết quả của định lý này và các tiêu chuẩn hội tụ
D’Alembert và Cauchy của chuỗi số dương ta có thể tìm được phần nào
tập các điểm hội tụ và phân kỳ của chuỗi hàm phức. Thật vậy xét chuỗi
P∞
hàm fn (z), xác định các giới hạn
n=1

|fn+1 (z)| p
n
ϕ(z) = lim sup ψ(z) = lim sup |fn (z)|.
n→∞ |fn (z)| n→∞

Khi đó, nếu ϕ(z) < 1 hoặc ψ(z) < 1 thì chuỗi đang xét hội tụ tuyệt đối
(hội tụ) tại z còn nếu ϕ(z) > 1 hoặc ψ(z) > 1 thì chuỗi đang xét phân kỳ
tại z.
∞ 2
X zn
4.25 Thí dụ. (a) Xét chuỗi hàm . Ta có
n=1
n!
(n+1)2 
z n! |z|2n+1 0 khi |z| ≤ 1
lim sup = lim =
∞ khi |z| > 1.
n2
n→∞ (n + 1)!z n→∞ n + 1

Vậy chuỗi hàm đã cho hội tụ trên hình tròn xác định bởi |z| < 1 và
phân kỳ ngoài đường tròn có phương trình |z| = 1
∞ 
X z + n n
(b) Xét chuỗi hàm . Ta có
n=1
2nz
r
z + n 1 z 1
z 1
lim sup n = lim sup 1 + = lim 1 + =
n→∞ 2nz n→∞ 2|z| n 2|z| n→∞ n 2|z|
Vậy chuỗi hàm đã cho hội tụ khi 1
2|z| < 1 hay |z| > 1
2 và phân kỳ khi
|z| < 12 . 
P∞
4.26 Định lý. (Tiêu chuẩn Weierstrass) Cho chuỗi hàm fn .
Pn=1

Nếu với mọi z ∈ D ta có |fn (z)| < an với mọi n > n0 và chuỗi số n=1 an
P∞
hội tụ, thì chuỗi hàm n=1 fn hội tụ tuyệt đối và hội tụ đều trên D.
P∞
Chứng minh. Với mỗi z0 ∈ D, ta có |fn (z0 )| ≤ an với mọi n. Do n=1
P∞ P∞
hội tụ, nên n=1 |fn (z0 )| hội tụ. Vậy n=1 fn (z) hội tụ tuyệt đối trên D.
Pn P∞
Đặt Sn (z) = k=1 fk (z) và f (z) = n=1 fn (z). Với mọi ε > 0, tồn tại
P∞
N > 0 sao cho k=n+1 an < ε với mọi n > N . Suy ra với mọi n > N và
mọi z ∈ D, ta có

X X∞ X∞

|Sn (z) − f (z)| = fk (z) ≤ |fk (z)| ≤ an < ε.
k=n+1 k=n+1 k=n+1

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Dãy hàm và chuỗi hàm 67

P∞
Vậy n=1 fn (z) hội tụ đều trên D. 

P
4.27 Định lý. Giả sử chuỗi hàm fn (z) hội tụ đều về hàm f (z) trên
n=1
D và z0 ∈ ∂D. Giả sử tồn tại giới hạn
lim fn (z) = cn
z→z0
với n = 1, 2, . . .
z∈D

P
Khi đó, chuỗi số cn hội tụ và
n=1

X ∞
X
lim f (z) =
z→z
cn = lim fn (z).
z→z0
0
z∈D n=1 n=1 z∈D

P
Chứng minh. Với ε > 0 cho trước do chuỗi fn (z) hội tụ nên theo tiêu
n=1
chuẩn Cauchy tồn tại N > 0 sao cho với mọi n > N , với mọi p ≥ 1 và với
mọi z ∈ D ta có
|fn+1 (z) + · · · + fn+p (z)| < ε.
Do đó, ta có
lim |fn+1 (z) + · · · + fn+p (z)| ≤ ε
z→z0
z∈D
hay
|cn+1 + · · · + cn+p | ≤ ε

P
Vậy theo tiêu chuẩn Cauchy chuỗi số cn hội tụ.
n=1

P n
P
Đặt c = cn , Sn (z) = fk (z). Khi đó, với mọi z ∈ D ta có
n=1 k=1
n
X X n

|f (z) − c| ≤ |f (z) − Sn (z)| + Sn (z) − ck + ck − c
k=1 k=1

P
Vì chuỗi fn (z) hội tụ đều về hàm f (z) hay dãy {Sn (z)} hội tụ đều về
n=1

P
hàm f (z) trên D và vì cn hội tụ về c nên với ε > 0 cho trước tồn tại
n=1
n đủ lớn sao cho
X n ε ε
và với mọi z ∈ D

cn − c < |f (z) − Sn (z)| <
3 3
k=1

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

68 II Hàm biến số phức

n
P
Theo giả thiết ta thấy rằng z→z
lim Sn (z) = ck . Do đó, với ε > 0 đang
0
z∈D k=1
xét tồn tại δ > 0 sao cho với mọi z ∈ D thỏa |z − z0 | < δ ta có

n
X ε

Sn (z) − ck < .
3
k=1

Vậy từ các kết quả trên với |z − z0 | < δ và z ∈ D ta có


ε ε ε
|f (z) − c| < + + = ε.
3 3 3

X
Do đó, ta được z→z
lim f (z) = c = cn . 
0
z∈D n=1


P
4.28 Nhận xét. Từ định lý trên ta suy ra rằng nếu chuỗi fn (z) hội
n=1
tụ đều trên D và các hàm fn (z) liên tục trên D̄ thì chuỗi cũng hội tụ trên
D̄ và hàm tổng của nó cũng là hàm liên tục trên D̄.
Với nhận xét này ta có một cách lý giải khác để chứng tỏ rằng chuỗi

P
z n không hội tụ đều trên hình tròn đơn vị B(0, 1). Thật vậy, ta biết
n=1
rằng chuỗi hàm ấy hội tụ trên B(0, 1). Giả sử nó hội tụ đều trên B(0, 1).
Vì mọi hàm z n liên tục trên C nên theo nhận xét trên chuỗi đã cho phải
hội tụ trên B̄(0, 1). Ta gặp phải mâu thuẫn vì 1 ∈ B̄(0, 1) nhưng chuỗi

P ∞
P
1n phân kỳ. Vậy chuỗi z n không hội tụ đều trên B(0, 1).
n=1 n=1

Để kết thúc phần này chúng tôi cũng nêu một số kết quả về mối liên hệ
giữa chuỗi hàm và các chuỗi hàm phần thực và phần ảo tương ứng của nó.

P∞
4.29 Định lý. Chuỗi hàm n=1 fn với fn (z) = un (x, y) + ivn (x, y) trong
đó z = x + iy hội tụ tại z0 = x0 + iy0 khi và chỉ khi các chuỗi hàm thực
P∞ P∞
n=1 un (x, y) và n=1 vn (x, y) hội tụ tại (x0 , y0 ).

P∞
4.30 Định lý. Chuỗi hàm n=1 fn với fn (z) = un (x, y) + ivn (x, y) trong
đó z = x + iy hội tụ đều (tuyệt đối) trên D khi và chỉ khi các chuỗi hàm
P∞ P∞
thực n=1 un (x, y) và n=1 vn (x, y) hội tụ đều (tuyệt đối) trên D.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Dãy hàm và chuỗi hàm 69

Bài tập
1 ) Chứng minh rằng nếu dãy hàm {fn } hội tụ đều về hàm f trên D và
dãy số {zn } hội tụ về z0 thì dãy hàm {fn − zn } hội tụ đều về hàm f − z0
trên D.

2 ) Cho dãy hàm {fn } hội tụ về f trên D. Giả sử với mỗi z ∈ D tồn tại
r > 0 sao cho dãy hàm {fn } hội tụ đều về f trên B(z, r). Chứng minh
rằng {fn } hội tụ đều về f trêm mọi tập compact K ⊂ D.

3 ) Cho dãy hàm {fn } hội tụ đều về f trên D và |f (z)| ≥ m > 0 với mọi
z ∈ D. Chứng minh rằng dãy hàm {1/fn} hội tụ đều về hàm 1/f trên D.

4 ) Cho hai dãy hàm {fn } và {gn } lần lượt hội tụ đều về các hàm f và g
trên D. Chứng minh rằng dãy hàm {fn gn } hội tụ đều về hàm f g trên D.

5 ) Chứng minh rằng nếu dãy hàm {fn } hội tụ đều trên D1 và D2 thì nó
cũng hội tụ đều trên D1 ∪ D2 .

X z 3n−1
6 ) Tìm miền hội tụ tuyệt đối của chuỗi hàm .
n=1
n2 + n

7 ) Chứng minh Định lý 4.8.

8 ) Chứng minh Định lý 4.9.

9 ) Chứng minh Định lý 4.10.

10 ) Chứng minh Định lý 4.20.



P 2
11 ) Xét chuỗi hàm theo biến thực e−n ein x .
n=0

(a) Chứng minh rằng chuỗi hàm trên và các chuỗi có được bằng cách lấy
đạo hàm liên tiếp từng số hạng của nó hội tụ đều trên R. Suy ra hàm
tổng f (x) của chuỗi hàm đã cho khả vi vô hạn lần trên R.

(b) Chứng minh rằng chuỗi Taylor của hàm f tại 0:

f ′ (0) f (n) (0) n


f (0) + x + ··· + x + ···
1! n!
không hội tụ với giá trị x 6= 0 nào.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

70 II Hàm biến số phức


X z 2nm+1
12 ) Chứng minh rằng chuỗi f (z) = (−1)n hội tụ
n=0
(2n + 1)!(2nm + 1)

trên C. Tìm giới hạn lim f (tei m ).
t→∞

13 ) Chứng minh Định lý 4.29.

14 ) Chứng minh Định lý 4.30.

§5 Chuỗi lũy thừa


Một chuỗi hàm có dạng

X ∞
X
cn z n hay cn (z − z0 )n
n=0 n=0

P∞
được gọi là chuỗi lũy thừa. Ta chỉ nghiên cứu chuỗi lũy thừa n=0 cn z n
P∞
bởi vì ta chỉ việc đặt Z = z − z0 khi gặp chuỗi n=0 cn (z − z0 )n ta đưa
P∞
được về dạng chuỗi trên. Rõ ràng chuỗi n=0 cn z n hội tụ tại z = 0.

P∞ zn P∞ |z |n
0
5.1 Thí dụ. Xét chuỗi . Với mọi z0 ∈ C, ta có hội tụ.
n=0 n! n=0 n!

P z n ∞
P z n
Suy ra hội tụ tuyệt đối tại z0 . Vậy hội tụ trên C.
n=0 n! n=0 n!

P n n
Xét chuỗi n z . Với mọi z0 6= 0, ta có lim nn |z0 |n = ∞, suy ra
n=1 n→∞

P
nn z0n không thể có giới hạn là 0 khi n dần ra ∞. Vậy nn z n phân kỳ
n=1

P
tại z0 . Do đó, nn z n chỉ hội tụ tại z = 0. 
n=1

P∞
5.2 Định lý. (Abel) Giả sử chuỗi n=0 cn z n hội tụ tại z0 6= 0. Khi đó,
chuỗi hội tụ tuyệt đối tại z mà |z| < |z0 | và hội tụ đều trên hình tròn đóng
{z : |z| ≤ r} với 0 < r < |z0 |.
P∞ n
Nếu chuỗi n=0 cn z phân kỳ tại z1 thì nó phân kỳ tại mọi z mà
|z| > |z1 |.

P
Chứng minh. Theo giả thiết ta có chuỗi số cn z0n hội tụ, cho nên
n=0
lim cn z0n = 0. Do đó, tồn tại M > 0 sao cho |cn z0n | < M với mọi
n→∞

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 5 Chuỗi lũy thừa 71

n = 0, 1, 2, . . .. Với mỗi z sao cho |z| < |z0 |, đặt q = | zz0 |, suy ra q < 1. Ta

z n
|cn z n | = |cn z0n | < M q n .

z0
P∞ P
Ta thấy chuỗi n=0 M q n hội tụ, suy ra ∞ n=0 cn z hội tụ tuyệt đối. Với
n

0 < r < |z0 |, đặt q = |z0 | < 1. Ta có


r

z n rn
|cn z n | = |cn z0n | ≤ M = M qn với mọi |z| ≤ r.

z0 |z0 |n
P∞
Theo tiêu chuẩn Weierstrass ta có thể thấy được chuỗi n=0 cn z n hội tụ
đều trên {z : |z| < r} với r < |z0 |.
Dùng phản chứng và kết quả vừa được chứng minh ta sẽ có được khẳng
định thứ hai trong định lý. Thật vậy, giả sử tồn tại z2 là điểm hội tụ của
chuỗi đã cho thỏa |z2 | > |z1 |. Khi đó, theo phần trên ta có chuỗi đã cho
hội tụ tại mọi z thỏa |z| < |z2 |, cho nên nó hội tụ tại điểm z1 (trái với giả
thiết). 
P∞
Theo định lý Abel nếu chuỗi n=0 cn z n hội tụ tại z1 thì nó hội tụ bên
P
trong đường tròn tâm tại 0 bán kính |z1 |, và nếu chuỗi ∞ n=0 cn z phân
n

kỳ tại z2 thì nó phân kỳ tại mọi điểm ngoài hình tròn tâm 0 bán kính |z2 |.
P∞
Vấn đề đặt ra là liệu tồn tại số R ≥ 0 sao cho chuỗi n=0 cn z n hội tụ khi
|z| < R và phân kỳ khi |z| > R hay không? Định lý sau đây sẽ trả lời câu
hỏi này.
P∞
5.3 Định lý. Tồn tại 0 ≤ R ≤ ∞, sao cho chuỗi n=0 cn z n hội tụ khi
|z| < R và phân kỳ khi |z| > R. Số R gọi là bán kính hội tụ của chuỗi.
P∞
Chứng minh. Nếu chuỗi n=0 cn z n hội tụ trên C thì R = ∞. Nếu chuỗi
P∞
n=0 cn z phân P
kỳ tại mỗi điểm z 6= 0 thì R = 0.
n

Giả sử chuỗi n=0 cn z n hội tụ tại z0 6= 0 và phân kỳ tại z1 . Khi đó,
theo định lý Abel ta có ngay |z0 | ≤ |z1 |. Đặt
n ∞
X o
A = |z| : cn z n hội tụ tại z .
n=0

Rõ ràng A 6= ∅ vì z0 ∈ A và bị chặn trên bởi |z1 | (theo định lý Abel). Đặt


R = sup A. Lấy z2 tùy ý thỏa |z2 | < R. Theo định nghĩa của R và tập A,
P∞
tồn tại z ∗ là điểm hội tụ của chuỗi n=0 cn z n thỏa |z2 | < |z ∗ | ≤ R. Theo
P∞
định lý Abel, ta có chuỗi n=0 cn z n hội tụ tại z2 .

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

72 II Hàm biến số phức

P∞
Giả sử tồn tại z ′ mà tại đó chuỗi n=0 cn z n hội tụ và |z ′ | > R. Rõ
ràng |z ′ | ∈ A, cho nên |z ′ | ≤ sup A = R, mâu thuẫn với |z ′ | > R. Suy ra
P∞
chuỗi n=0 cn z n phân kỳ khi |z| > R. 

5.4 Định lý. (Cauchy-Hadamard) Bán kính hội tụ R của chuỗi lũy
P
thừa ∞ n
n=0 cn z cho bởi công thức

1
(5.5) R= p .
lim sup n
|cn |
n→∞
p p
với R = 0 khi lim sup n |cn | = ∞ và R = ∞ khi lim sup n |cn | = 0.
n→∞ n→∞
p P
Chứng minh. Đặt l = lim sup n |cn |. Giả sử l = ∞ và ∞n=0 cn z hội
n
n→∞
tụ tại z0 6= 0. Khi p đó, limn→∞ cn z0n = 0. Suy ra tồn tại N > 0 sao cho
|cn z0 | < 1 suy ra
n n
|cn | < |z10 | với mọi n > N . Điều này mâu thuẫn với
P
l = ∞. Do đó, chuỗi lũy thừa ∞ n=0 cn z phân kỳ tại mọi điểm z 6= 0, suy
n

ra R = 0. p
Giả sử l = 0 và z0 6= 0 tùy ý. Khi đó, tồn tại N > 0 sao cho n |cn | ≤
2|z0 | với mọi n > N . Suy ra |cn z0 | ≤ 2n với mọi n > N . Do đó, chuỗi
1 n 1
P ∞ P ∞ P∞
n=0 |cn z0 | hội tụ, suy ra n=0 cn z hội tụ tại z0 . Vậy n=0 cn z hội
n n n

tụ trên C, suy ra R = ∞.
Giả sử 0 < l < ∞. Lấy z1 6= 0 tùy ý thỏa |z1 | < 1l hay l < |z11 | . Lấy l′
p
thỏa l < l′ < |z11 | . Khi đó, tồn tại N > 0 sao cho n |cn | ≤ l′ với mọi n > N .
P∞
Suy ra |cn z1n | ≤ (l′ |z1 |)n với mọi n > N . Do l′ |z1 | < 1 nên n=0 |cn z1n |
P∞ P ∞
hội tụ. Suy ra n=0 cn z n hội tụ tại z1 . Vậy n=0 cn z n hội tụ khi |z| < 1l .
P∞
Giả sử n=0 cn z n hội tụ tại z2 với |z2 | > 1l . Khi đó, ta có lim cn z2n = 0,
n→∞
p
suy ra tồn tại N > 0 sao cho |cn z2n | ≤ 1 với mọi n > N , hay n |cn | ≤ |z12 |
p
với mọi n > N . Điều này suy ra l = lim sup n |cn | ≤ |z12 | < l (vô lý). Vậy
P∞ n→∞
n=0 cn z phân kỳ khi |z| > l . Suy ra R = l .
n 1 1


∞  2
1 n n
P
5.6 Thí dụ. (a) Xét chuỗi lũy thừa 1+ n z . Ta có
n=1
r
n
 1 n2  1 n
lim sup 1+ = lim 1 + = e.
n→∞ n n→∞ n

Vậy theo Định lý 5.4 bán kính hội tụ của chuỗi đã cho là R = 1e .

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 5 Chuỗi lũy thừa 73


P
(b) Xét chuỗi lũy thừa (n + an )z n . Nếu |a| ≤ 1 thì n − 1 ≤ |n + an | ≤
n=0
p
n + 1. Suy ra lim n
|n + an | = 1, cho nên R = 1. Khi |a| > 1, ta có
n→∞
n ≤ |n + a | ≤ |a|n + n. Từ bất đẳng thức kép này ta thấy được
|a|n −p n

lim n
|n + an | = |a|. Suy ra R = 1/|a|. 
n→∞

5.7 Nhận xét. Cũng tương tự như định lý trên, ta cũng có công thức
xác định bán kính hội tụ
c
n
(5.8) R = lim
n→∞ cn+1

khi ta tính được giới hạn trên.



X n! n
5.9 Thí dụ. Tìm miền hội tụ của chuỗi n2
z với a > 1. Trước hết
n=1
a
ta tính giới hạn
2
c
n n!a(n+1) a2n+1
lim = lim n2 = lim = ∞.
n→∞ cn+1 n→∞ a (n + 1)! n→∞ n + 1

Vậy chuỗi đã cho hội tụ trên toàn mặt phẳng phức. 

Bài tập
1 ) Tìm bán kính hội tụ của các chuỗi sau:
∞ ∞ ∞ ∞ ∞
X zn X X n n X ein n X
(a) (b) 3n z n (c) z (d) z (e) z 2n
n=1
n n=1 n=1
2n n=1
np n=0

2 ) Tìm bán kính hội tụ của các chuỗi lũy thừa


∞ ∞ ∞  2
X 2 X X 1 n −1 n
(a) qn z n (b) z n! (c) (1 + 2i)n+1 1 + z .
n=0 n=0 n=1
2n


P
3 ) Chứng minh rằng bán kính hội tụ của hai chuỗi hàm lũy thừa cn z n
n=0

P
và ncn z n−1 là bằng nhau.
n=1


P
4 ) Giả sử cn z n có bán kính hội tụ R. Hãy tính bán kính hội tụ của
n=0

P ∞
P
các chuỗi cn z 2n và c2n z n .
n=0 n=0

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

74 II Hàm biến số phức


P
5 ) Cho chuỗi lũy thừa cn (z − z0 )n có bán kính hội tụ R < ∞. Chứng
n=0
minh rằng với mọi z thỏa |z − z0 | > R ta có sup{cn (z − z0 )n : n =
0, 1, 2, . . .} = ∞.

6 ) Chứng minh rằng nếu dã số thực {an } đơn điệu giảm về 0 sao cho
P∞ ∞
P
an phân kỳ thì chuỗi lũy thừa an z n có bán kính hội tụ bằng 1.
n=1 n=1
Hơn nữa, chuỗi hội tụ tại mọi điểm của vòng tròn đơn vị |z| = 1 trừ điểm
z = 1.

P∞ (−1)[ n] z n
7 ) Chứng minh rằng chuỗi hội tụ tại mọi điểm của đường
n=1 n
tròn |z| = 1 nhưng không hội tụ tuyệt đối tại điểm nào của đường tròn
này cả.

§6 Các phép tính trên chuỗi lũy thừa



P ∞
P
Cho hai chuỗi lũy thừa f (x) = an z n và g(z) = bn z n với bán kính
n=0 n=0
hội tụ lần lượt là R1 và R2 . Ta lập chuỗi tổng và chuỗi tích Cauchy

X
(6.1) (f + g)(z) = (an + bn )z n
n=0
X∞
(6.2) (f g)(z) = cn z n
n=0

nhắc lại cn = a0 bn + a1 bn−1 + · · · + an−1 b1 + an b0 , n = 0, 1, 2, . . .

6.3 Định lý. Các chuỗi (6.1) và (6.2) có bán kính hội tụ lớn hơn hoặc
bằng min{R1 , R2 } và hơn nữa

(f + g)(z) = f (z) + g(z)


với |z| < min{R1 , R2 }.
(f g)(z) = f (z)g(z)

P
Chứng minh. Chú ý rằng khi |z| < min{R1 , R2 } thì hai chuỗi an z n
n=0

P
và bn z n hội tụ tuyệt đối. Từ đó, áp dụng tính chất chuỗi số, định lý
n=0
Abel, và định lý Merten ta suy ra được điều phải chứng minh. Trình bày
chứng minh chi tết xin dành cho bạn đọc xem như bài tập. 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 6 Các phép tính trên chuỗi lũy thừa 75

6.4 Chú ý. Nếu R1 6= R2 thì chuỗi tổng có bán kính hội tụ đúng bằng
min{R1 , R2 } do định lý Abel. Tuy nhiên, nếu R1 = R2 thì bán kính hội tụ

P
của chuỗi tổng có thể lớn hơn R1 . Chẳng hạn chuỗi f − f = 0 = 0z n
n=0
có bán kính hội tụ ∞ bất kể bán kính hội tụ của f là bao nhiêu.
Cũng thế, bán kính hội tụ của f g có thể lớn hơn min{R1 , R2 }. Ví dụ
1 ∞
P
chuỗi f (z) = 1 − z có bán kính hội tụ ∞ và chuỗi g(z) = = zn
1−z n=0
có bán kính hội tụ 1 nhưng (f g)(z) = 1 + 0z + 0z 2 + · · · có bán kính hội
tụ ∞.

P
6.5 Hệ quả. Giả sử f (z) = an z n có bán kính hội tụ R > 0. Đặt
n=0


X X
(6.6) f p (z) = bn z n , với bn = ak1 · · · akp .
n=0 k1 +···+kp =n

Khi ấy, chuỗi trên có bán kính hội tụ lớn hơn hoặc bằng R và ta có f p (z) =
(f (z))p nếu |z| < R.

Chứng minh. Chuỗi (6.6) chính là chuỗi tích của f với chính nó lặp lại p
lần. Từ đó, áp dụng Định lý 6.3 ta có được điều phải chứng minh. 

Phép tính quan trọng mà ta xét đến là phép thế một chuỗi lũy thừa
vào một chuỗi lũy thừa khác. Nghĩa là cho trước hai chuỗi lũy thừa f (z) =
P∞ ∞
P
an z n và g(z) = bn z n có bán kính hội tụ lần lượt là R1 và R2 > 0,
n=0 n=0

P
ta muốn tìm một chuỗi lũy thừa cn z n sao cho
n=0


X
(6.7) f (g(z)) = cn z n với |z| bé.
n=0

Vì dưới đây ta chỉ quan tâm đến các hàm f (z) và g(z) trong hình tròn
hội tụ của chuỗi tương ứng nên (6.7) có nghĩa là tìm 0 < r < R2 sao cho
|g(z)| < R1 với |z| < r. Hơn nữa, với z như vậy, ta thế g vào f và được

X ∞
X
an (g(z))n = cn z n .
n=0 n=0

Đặc biệt, ta có |g(0)| < R1 . Ta có định lý sau:

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

76 II Hàm biến số phức

6.8 Định lý. Giả sử |b0 | = |g(0)| < R1 . Khi đó, tồn tại 0 < r < R2 sao
cho |g(z)| < R1 nếu |z| < r. Hơn nữa, với |z| < r ta có

X
f (g(z)) = cp z p
n=0


P P
trong đó cp cho bởi chuỗi hội tụ tuyệt đối cp = an bk1 · · · bkn .
n=0 k1 +···+kn =p

6.9 Nhận xét. Nếu g(0) = 0 (nghĩa là b0 = 0) thì điều kiện của định lý
trên luôn luôn được thỏa nếu R1 , R2 > 0. Trong trường hợp này tổng xác
định cp là tổng hữu hạn vì nếu n > p thì ít nhất một kj = 0 và khi đó hệ
số bkj = 0. Do đó,
p
X X
cp = an bk1 · · · bkn .
n=0 k1 +···+kn =p

Nếu g(z) = z0 + z thì điều kiện |g(0)| < R1 trở thành |z0 | < R1 . Ta có
|z0 + z| ≤ |z0 | + |z|, cho nên với r = R1 − |z0 | ta có |g(z)| = |z0 + z| < R1
khi |z| < r. Để ý rằng b0 = z0 , b1 = 1 và bk = 0 khi k > 1. Do đó, khi
n < p ta phải có ít nhất một chỉ số kj > 1 trong k1 + · · · + kn = p, cho
nên bkj = 0. Khi n ≥ p, tổng bên trong công thức xác định cp các số hạng
khác không đều có p thừa số bằng 1 và n − p thừa số bằng z0 , và các số
hạng này chính là hệ số nhị thức
∞   ∞  
X n n−p X n+p n
(6.10) cp = an z0 = an+p z0 .
n=p
p n=0
p

Bây giờ chúng ta hãy áp dụng Định lý 6.8 để biểu diễn nghịch đảo của

P
một chuỗi lũy thừa f (z) = an z n có bán kính hội tụ R > 0 thành một
n=0

P
chuỗi lũy thừa; nghĩa là tìm một chuỗi lũy thừa g(z) = bn z n có bán
n=0
1
kính hội tụ dương sao cho g(z) = với |z| bé.
f (z)
Ta viết

1 1 X
= = (1 − f (z))n .
f (z) 1 − (1 − f (z)) n=0

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 6 Các phép tính trên chuỗi lũy thừa 77

Như vậy, theo theo Định lý 6.8 điều kiện để thay thế chuỗi 1 − f (z) =

P
1 − a0 − a1 z − a2 z 2 − · · · vào chuỗi hình học z n là |1 − a0 | < 1. Từ đó,
n=0
ta nhận thấy điều kiện cần để tồn tại chuỗi hàm g(z) như đề cập ở trên là
f (0) = a0 6= 0.
Ngược lại, giả sử f (0) = a0 6= 0. Đặt
f (z) a1 a2
f˜(z) = = 1 + z + z2 + · · ·
f (0) a0 a0

Ta nhận thấy chuỗi lũy thừa 1 − f(z)˜ = − a1 z − a2 z 2 − · · · có bán kính hội


a0 a0
tụ vẫn là R. Vì |1 − f˜(0)| = 0 < 1, nên theo Định lý 6.8 và cách xây dựng
1
ở trên tồn tại 0 < r < R sao cho hàm biểu diễn dưới dạng chuỗi lũy
f˜(z)
1 ∞
P
thừa là g̃(z) = = b̃n z n khi |z| < r. Đặt
f˜(z) n=0
g̃(z) b̃0 b̃1 b̃n
g(z) = = + z + · · · + zn + · · · khi |z| < r
f (0) a0 a0 a0
1 1
Ta có g(z) = = với mọi |z| < r. Như vậy, ta đã chứng minh
˜
f (0)f (z) f (z)
được định lý sau.

P
6.11 Định lý. Giả sử chuỗi f (z) = an z n có bán kính hội tụ R > 0 và
n=0

P
f (0) = a0 6= 0. Khi đó, tồn tại chuỗi g(z) = bn z n có bán kính hội tụ
n=0
1
R′ > 0 và tồn tại r > 0 sao cho g(z) = nếu |z| < r.
f (z)

Bài tập
1 ) Chứng minh Định lý 6.3.

2 ) Chứng minh rằng chuỗi (6.6) chính là chuỗi tích của f với chính nó
lặp lại p lần.

P
3 ) Phát biểu định lý 6.8 cho hai chuỗi hàm f (z) = an z n và g(z) =
n=0

P
bn (z − z0 )n .
n=0

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

78

Chương III

Hàm giải tích

§1 Đạo hàm
Khái niệm và tính chất cơ bản
1.1 Định nghĩa. Cho hàm số f xác định trên miền D ⊆ C. Hàm f được
gọi là khả vi tại z0 ∈ D (hay hàm f có đạo hàm tại z0 ) nếu giới hạn

f (z0 + ∆z) − f (z0 ) f (z) − f (z0 )


lim = lim
∆z→0 ∆z z→z0 z − z0

tồn tại, và ta nói giới hạn đó là đạo hàm của hàm f tại điểm z0 . Ký hiệu

df f (z0 + ∆z) − f (z0 )


f ′ (z0 ) = (z0 ) = lim
dz ∆z→0 ∆z

1.2 Thí dụ. Hàm f (z) = z 2 khả vi tại mọi điểm z. Thật vậy

(z + ∆z)2 − z 2 2z∆z + (∆z)2


lim = lim
∆z→0 ∆z ∆z→0 ∆z
= lim (2z + ∆z) = 2z.
∆z→0

Hơn nữa, f ′ (z) = (z 2 )′ = 2z. 

Cũng như đối với hàm biến thực, ta định nghĩa đạo hàm cấp cao của
hàm f bằng quy nạp

f (k) (z0 ) = (f (k−1) )′ (z0 )

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Đạo hàm 79

nếu vế phải tồn tại; khi đó, f (k) (z0 ) gọi là đạo hàm cấp k của f tại z0 .
Do định nghĩa đạo hàm của hàm biến phức hoàn toàn tương tự với
định nghĩa đạo hàm của hàm biến thực, bên cạnh đó các tính chất giới
hạn của hàm phức cũng tương tự như tính chất giới hạn của hàm thực,
cho nên một cách tương tự ta dễ dàng chứng minh được các tính chất sau.

1.3 Định lý. Nếu hàm f khả vi tại z0 thì nó liên tục tại z0 .

Chứng minh. Dành cho bạn đọc xem như bài tập. 

1.4 Định lý. Nếu f (z) và g(z) khả vi tại z0 thì αf (z), f (z)+g(z), f (z)g(z)
và f (z)/g(z), điều kiện g(z) 6= 0, cũng khả vi tại z0 với mọi α ∈ C và

(1) (αf )′ (z0 ) = αf ′ (z0 ).

(2) (f + g)′ (z0 ) = f ′ (z0 ) + g ′ (z0 ).

(3) (f g)′ (z0 ) = f ′ (z0 )g(z0 ) + f (z0 )g ′ (z0 ).


 f ′ f ′ (z0 )g(z0 ) − f (z0 )g ′ (z0 )
(4) (z0 ) = .
g g 2 (z0 )

Chứng minh. Dành cho bạn đọc xem như bài tập. 

1.5 Thí dụ. Tính đạo hàm các hàm sau f (z) = 3z 2 − 2z − 4 và g(z) =
z−1
. Ta được
2z + 1
2z + 1 − 2(z − 1) 3
f ′ (z) = 6z − 2 và g ′ (z) = 2
= . 
(2z + 1) (2z + 1)2

1.6 Định lý. Nếu hàm f khả vi tại z0 và hàm g khả vi tại f (z0 ), thì hàm
g ◦ f khả vi tại z0 và

(g ◦ f )′ (z0 ) = g ′ (f (z0 ))f ′ (z0 ).

Chứng minh. Cho dãy bất kỳ {zn } ⊂ Dg◦f \ {z0 } và hội tụ về z0 . Ta viết

g ◦ f (zn ) − g ◦ f (z0 )
=
z − z0
 n
(1.7)  g(f (zn )) − g(f (z0 )) f (zn ) − f (z0 ) if f (zn ) 6= f (z0 )
= f (zn ) − f (z0 ) zn − z0

0 if f (zn ) = f (z0 )

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

80 III Hàm giải tích

Nếu tồn tại n0 sao cho f (zn ) 6= f (z0 ) với mọi n ≥ n0 , thì biểu thức trên
trong đẳng thức (1.7) thỏa với n > n0 , giới hạn của vế trái tồn tại do sự
liên tục và tính khả vi của f tại z0 và sự khả vi của g tại f (z0 ); và giới hạn
đó là g ′ (f (z0 ))f ′ (z0 ). Nếu tồn tại một dãy con {znk } của {zn } mà nó thỏa
f (znk ) = f (z0 ), thì f ′ (z0 ) = 0; Đẳng thức (1.7) chỉ ra rằng giới hạn của
vế trái cũng là không 0. Do đó, (g ◦ f )′ (z0 ) tồn tại và bằng g ′ (f (z0 ))f ′ (z0 )
trong các trường hợp. 

1.8 Thí dụ. Dùng định lý trên ta tính đạo hàm của hàm (2z 2 + 3i)5 như
sau [(2z 2 + 3i)5 ]′ = 5(2z 2 + 3i)4 (4z) = 20z(2z 2 + 3i)4 . 

Dấu hiệu Cauchy-Riemann


1.9 Định lý. (Cauchy-Riemann) Cho hàm số phức f (z) = f (x + iy) =
u(x, y) + iv(x, y) xác định trong miền D và z0 = x0 + iy0 ∈ D. Khi đó,
điều kiền cần và đủ để f khả vi tại z0 là hai hàm thực u và v khả vi tại
điểm (x0 , y0 ) và
 ∂u ∂v
 ∂x (x0 , y0 ) = ∂y (x0 , y0 )


(1.10)
 ∂u (x0 , y0 ) = − ∂v (x0 , y0 ).


∂y ∂x

Hơn nữa, ta có f ′ (z0 ) = u′x (x0 , y0 ) + ivx′ (x0 , y0 ). Hệ (1.10) được gọi là hệ
phương trình Cauchy-Riemann hay điều kiện Cauchy-Riemann.

Chứng minh. Giả sử hàm f khả vi tại z0 . Theo định nghĩa ta có

f (z0 + ∆z) − f (z0 )


f ′ (z0 ) = lim
∆z→0 ∆z

trong đó ∆z = z − z0 = x − x0 + i(y − y0 ) = ∆x + i∆y. Cho ∆y = 0, ta


có ∆z = ∆x. Ta được

f (z0 + ∆x) − f (z0 )


f ′ (z0 ) = lim
∆x→0 ∆x
[u(x0 + ∆x, y0 ) + iv(x0 + ∆x, y0 )] − [u(x0 , y0 ) + iv(x0 , y0 )]
= lim
∆x→0 ∆x
h u(x + ∆x, y ) − u(x , y ) v(x0 + ∆x, y0 ) − v(x0 , y0 ) i
0 0 0 0
= lim +i
∆x→0 ∆x ∆x
= u′x (x0 , y0 ) + ivx′ (x0 , y0 ).

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Đạo hàm 81

Cho ∆x = 0, ta có ∆z = i∆y, suy ra ∆z → 0 khi và chỉ khi ∆y → 0. Ta


được
f (z0 + i∆y) − f (z0 )
f ′ (z0 ) = lim
∆y→0 i∆y

[u(x0 , y0 + ∆y) + iv(x0 , y0 + ∆y)] − [u(x0 , y0 ) + iv(x0 , y0 )]


= lim
∆y→0 i∆y
h u(x , y + ∆y) − u(x , y ) v(x , y + ∆y) − v(x , y ) i
0 0 0 0 0 0 0 0
= lim +
∆y→0 i∆y ∆y
= −iu′y (x0 , y0 ) + vy′ (x0 , y0 ).

Tóm lại ta được

f ′ (z0 ) = u′x (x0 , y0 ) + ivx′ (x0 , y0 )


f ′ (z0 ) = vy′ (x0 , y0 ) − iu′y (x0 , y0 ).

Từ đó ta có được hệ (1.10). Ta còn phải chứng minh u(x, y) và v(x, y) khả


vi tại (x0 , y0 ). Từ định nghĩa của f ′ (z0 ) ta viết lại

f (z0 + ∆z) − f (z0 ) = f ′ (z0 )∆z + o(∆z)


= (u′x (x0 , y0 ) + ivx′ (x0 , y0 ))(∆x + i∆y) + o(∆z)
= u′x (x0 , y0 )∆x − vx′ (x0 , y0 )∆y
+ i(vx′ (x0 , y0 )∆x + u′x (x0 , y0 )∆y) + o(∆z)
= u′x (x0 , y0 )∆x + u′y (x0 , y0 )∆y + ox (∆z)
+ i[vx′ (x0 , y0 )∆x + vy′ (x0 , y0 )∆y + oy (∆z)]

trong đó o(∆z) = ox (∆z) + ioy (∆z) thỏa

o(∆z) ox (∆z) oy (∆z)


lim = lim = lim = 0.
∆z→0 ∆z ∆z→0 ∆z ∆z→0 ∆z
Từ đó ta suy ra được
p p
ox (∆z) = o( ∆x2 + ∆y 2 ) và oy (∆z) = o( ∆x2 + ∆y 2 ).

Mặt khác, ta có

f (z0 + ∆z) − f (z0 ) = u(x0 + ∆x, y0 + ∆y) + iv(x0 + ∆x, y0 + ∆y)


− (u(x0 , y0 ) + iv(x0 , y0 ))
= ∆u(x0 , y0 ) + i∆v(x0 , y0 )

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

82 III Hàm giải tích

Từ các kết quả trên ta được


p
∆u(x0 , y0 ) = u′x (x0 , y0 )∆x + u′y (x0 , y0 )∆y + o( ∆x2 + ∆y 2 )
p
∆v(x0 , y0 ) = vx′ (x0 , y0 )∆x + vy′ (x0 , y0 )∆y + o( ∆x2 + ∆y 2 ).
Vậy các hàm u và v khả vi tại (x0 , y0 ).

Ngược lại, giả sử hai hàm u(x, y) và v(x, y) khả vi tại (x0 , y0 ) và thỏa
điều kiện (1.10). Do u(x, y) và v(x, y) khả vi tại (x0 , y0 ) nên ta có
u(x0 + ∆x, y0 + ∆y) − u(x0 , y0 )
= u′x (x0 , y0 )∆x + u′y (x0 , y0 )∆y + α(|∆z|)
v(x0 + ∆x, y0 + ∆y) − v(x0 , y0 )
= vx′ (x0 , y0 )∆x + vy′ (x0 , y0 )∆y + β(|∆z|)
α(|∆z|) β(|∆z|)
trong đó ∆z = ∆x+i∆y và lim = lim = 0. Mặt khác,
∆z→0 |∆z| ∆z→0 |∆z|
áp dụng điều kiện (1.10) ta có
f (z0 + ∆z) − f (z0 )
∆z
u(x0 + ∆x, y0 + ∆y) + iv(x0 + ∆x, y0 + ∆y) − u(x0 , y0 ) − iv(x0 , y0 )
=
∆z
u′x (x0 , y0 )∆x + u′y (x0 , y0 )∆y + ivx′ (x0 , y0 )∆x + ivy′ (x0 , y0 )∆y
=
∆z
α(|∆z|) + iβ(|∆z|)
+
∆z
′ ′ ′ ′
u (x0 , y0 )∆x − vx (x0 , y0 )∆y + ivx (x0 , y0 )∆x + iux (x0 , y0 )∆y
= x
∆z
α(|∆z|) + iβ(|∆z|)
+
∆z

(u′x (x0 , y0 ) + ivx′ (x0 , y0 ))(∆x + i∆y) α(|∆z|) + iβ(|∆z|)


= +
∆z ∆z
′ ′ α(|∆z|) + iβ(|∆z|)
= ux (x0 , y0 ) + ivx (x0 , y0 ) +
∆z
α(|∆z|) β(|∆z|) α(|∆z|)
Vì lim = lim = 0 cho nên lim
∆z→0 |∆z| ∆z→0 |∆z| ∆z→0 ∆z
β(|∆z|) α(|∆z|) + iβ(|∆z|)
= lim = 0. Do đó, ta có lim = 0. Vậy
∆z→0 ∆z ∆z→0 ∆z
f (z0 + ∆z) − f (z0 )
lim = u′x (x0 , y0 ) + ivx′ (x0 , y0 ).
∆z→0 ∆z

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Đạo hàm 83

Nghĩa là hàm f khả vi tại z0 . 

1.11 Thí dụ. Ta xét sự khả vi của hàm f (z) = z z̄. Ta viết lại
f (x + iy) = x2 + y 2 . Vậy u(x, y) = x2 + y 2 và v(x, y) = 0. Rõ ràng
u(x, y) và v(x, y) khả vi tại mọi điểm (x, y) và

u′x (x, y) = 2x, u′y (x, y) = 2y, vx′ (x, y) = 0, vy′ (x, y) = 0.

Theo điều kiện Cauchy-Riemann hàm f khả vi tại mọi điểm thỏa
2x = 0 và 2y = 0 hay x = 0 và y = 0. Do đó, hàm f (z) chỉ khả vi
tại z = 0 và f ′ (0) = 0. 

1.12 Nhận xét. Trong chứng minh định lý Cauchy-Riemann, ta nhận


thấy nếu hàm f (z) = u(x, y) + iv(x, y) khả vi tại z0 = x0 + iy0 thì các hàm
u(x, y) và v(x, y) có các đạo hàm riêng tại (x0 , y0 ). Tuy nhiên, điều ngược
lại không đúng cho dù chúng thỏa điều kiện (1.10). Nghĩa là ta không thể
bỏ giả thiết hai hàm u(x, y) và v(x, y) khả vi tại (x0 , y0 ) hay các đạo hàm
riêng của chúng liên tục tại (x0 , y0 ). Ta thấy điều này qua thí dụ sau.
p
1.13 Thí dụ. Xét hàm f (z) = |xy| với z = x + iy tại điểm z0 = 0.
Ta có
p p
f (z) − f (z0 ) |xy| |xy|
= = 2 (x − iy).
z − z0 x + iy x + y2
p
|xy| f (z) − f (0)
Ta thấy lim 2 2
x không tồn tại. Suy ra lim không
(x,y)→(0,0) x + y z→0 z−0
tồn tại; nghĩa là f không khả vi tại z0 = 0.
p
Trong khi đó, ta có u(x, y) = |xy| và v(x, y) = 0. Ta thấy

u′x (0, 0) = u′y (0, 0) = vx′ (0, 0) = vy′ (0, 0) = 0.

Do đó, hàm u(x, y) và v(x, y) thỏa điều kiện Cauchy-Riemann tại (0, 0).
Tuy nhiên, ta không có được kết luận của định lý Cauchy-Riemann là do
hàm u(x, y) không khả vi tại (0, 0) vì giới hạn
p
u(x, y)−u(0, 0)−u′x(0, 0)x−u′y (0, 0)y |xy|
lim p = lim p
(x,y)→(0,0) 2
x +y 2 (x,y)→(0,0) x + y 2
2

không tồn tại. 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

84 III Hàm giải tích

Sau đây ta phát biểu định lý Cauchy-Riemann trong trường hợp hàm
phần thực và phần ảo theo cặp biến (r, ϕ).

1.14 Định lý. Cho hàm f (reiϕ ) = u(r, ϕ) + iv(r, ϕ) xác định trên miền
D và z0 = r0 eiϕ0 ∈ D. Các hàm u(r, ϕ) và v(r, ϕ) khả vi tại (r0 , ϕ0 ). Khi
đó, f khả vi tại z0 khi và chỉ khi

 ∂u 1 ∂v
 ∂r (r0 , ϕ0 ) = r · ∂ϕ (r0 , ϕ0 )


(1.15)

 ∂u ∂v

 (r0 , ϕ0 ) = −r (r0 , ϕ0 ).
∂ϕ ∂r

Hơn nữa, ta có f ′ (z0 ) = e−iϕ (u′r (r0 , ϕ0 ) + ivr′ (r0 , ϕ0 )).

Chứng minh. Dành cho bạn đọc xem như bài tập. 

1
1.16 Thí dụ. Xét tính khả vi của hàm f (z) = . Ta viết lại f (reiϕ ) =
z
1 i(−ϕ) 1 1 1
e = cos ϕ − i sin ϕ. Các hàm u(r, ϕ) = cos ϕ và v(r, ϕ) =
r r r r
1
− sin ϕ khả vi tại mọi điểm (r, ϕ) với r 6= 0. Ta có
r
1 1
u′r (r, ϕ) = − cos ϕ u′ϕ (r, ϕ) = − sin ϕ
r2 r
1 1
vr′ (r, ϕ) = sin ϕ ′
vϕ (r, ϕ) = − cos ϕ.
r2 r
Ta nhận thấy điều kiện Cauchy-Riemann (1.15) thỏa với mọi (r, ϕ) với
r > 0. Vậy f ′ (z) = e−iϕ (− r12 cos ϕ + i r12 sin ϕ) = − r12 ei(−2ϕ) = − z12 . 

Vi phân hàm phức


Xét hàm f (z) = u(x, y) + iv(x, y) với z = x + iy xác định trên D và các
hàm u(x, y) và v(x, y) khả vi tại (x, y) ∈ D. Khi đó, tương tự như trong
giải tích thực ta ký hiệu vi phân của hàm f tại z như sau:

df (z) = du(x, y) + idv(x, y)


= u′x (x, y)dx + u′y (x, y)dy + i[vx′ (x, y)dx + vy′ (x, y)dy]
= [u′x (x, y) + ivx′ (x, y)]dx + [u′y (x, y) + ivy′ (x, y)]dy
∂f (z) ∂f (z)
= dx + dy
∂x ∂y

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Đạo hàm 85

Mặt khác, ta có z = x+iy và z̄ = x−iy nên dz = dx+idy và dz̄ = dx−idy,


suy ra
1 1
dx = (dz + dz̄) và dy = (dz − dz̄).
2 2i
Từ đó, ta viết lại vi phân của hàm f tại z
∂f (z) 1 ∂f (z) 1
df (z) = (dz + dz̄) + (dz − dz̄)
∂x 2 ∂y 2i
1  ∂f (z) ∂f (z)  1  ∂f (z) ∂f (z) 
= −i dz + +i dz̄
2 ∂x ∂y 2 ∂x ∂y
Khi ta đặt
∂f (z) 1  ∂f (z) ∂f (z)  ∂f (z) 1  ∂f (z) ∂f (z) 
= −i và = +i
∂z 2 ∂x ∂y ∂ z̄ 2 ∂x ∂y
ta có được công thức cho vi phân của hàm f tại z
∂f (z) ∂f (z)
(1.17) df (z) = dz + dz̄
∂z ∂ z̄
Ta biểu diễn chi tiết ∂f
∂ z̄ như sau

∂f (z) 1  ∂f (z) ∂f (z) 


= +i
∂ z̄ 2 ∂x ∂y
1 ′
= [(ux (x, y) + ivx′ (x, y)) + i(u′y (x, y) + ivy′ (x, y))]
2
1 i
= (u′x (x, y) − vy′ (x, y)) + (vx′ (x, y) + u′y (x, y))
2 2
Vậy, theo định lý Cauchy-Riemann nếu hàm f khả vi hay các hàm u(x, y)
∂f (z)
và v(x, y) thỏa điều kiện (1.10) ta có = 0. Hơn nữa, ta có
∂ z̄
∂f (z) 1  ∂f (z) ∂f (z) 
= −i
∂z 2 ∂x ∂y
1 ′
= [(ux (x, y) + ivx′ (x, y)) − i(u′y (x, y) + ivy′ (x, y))]
2
1 i
= (u′x (x, y) + vy′ (x, y)) + (vx′ (x, y) − u′y (x, y))
2 2
= u′x (x, y) + ivx′ (x, y)
= f ′ (z)
Do đó, ta có biểu diễn vi phân của hàm f tại z là df (z) = f ′ (z)dz, tương
tự như hàm thực.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

86 III Hàm giải tích

Bài tập
z−α
1 ) Cho f = . Hãy tính f ′ (0) và f ′ (α).
1 − αz

2 ) Cho f là hàm khả vi không nhận giá trị 0. Chứng minh rằng
1 1 ′  z 2
z2 − = f ′ (z) − 1.
z f (z) f (z)

z
3 ) Cho fδ (z) = . Hãy đánh giá (tìm cận trên) các biểu thức
(1 − z)δ
 1 1 ′′′  z ′′′′

4
z −
fδ (z) z fδ (z)

với 0 < |z| < 1 khi δ = 3, 4, 5.

4 ) Giả sử f (z0 ) = g(z0 ) = 0 và rằng f ′ (z0 ) và g ′ (z0 ) tồn tại trong đó


g ′ (z0 ) 6= 0. Dùng định nghĩa đạo hàm chứng minh rằng

f (z) f ′ (z0 )
lim = ′ .
z→z0 g(z) g (z0 )

5 ) Chứng minh Định lý 1.3.

6 ) Chứng minh Định lý 1.4.

7 ) Tìm tất cả các giá trị z sao cho f (z) = z̄ khả vi tại đó, và tìm đạo
hàm tại những điểm ấy.

8 ) Tìm tất cả các giá trị z sao cho f (z) = z Re z khả vi tại đó, và tìm đạo
hàm tại những điểm ấy.

9 ) Tìm tất cả các giá trị z = x+iy sao cho hàm f (z) = x2 +2xy+i(x2 −y 2 )
khả vi, và tính đạo hàm của hàm f tại các điểm đó.

10 ) Tìm tất cả các giá trị z = x + iy sao cho hàm f (z) = x2 − 2xy +
i(−x2 + y 2 ) khả vi, và tính đạo hàm của hàm f tại các điểm đó.

11 ) Tìm tất cả các điểm z = x + iy để hàm f (z) = x2 + y + i(−x + y 2 )


khả vi và tính đạo hàm tại các điểm đó.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Đạo hàm 87
 x3 (1+i)−y3 (1−i)
12 ) Chứng minh rằng hàm số f (z) = x2 +y 2 khi z 6= 0
0 khi z = 0
với z = x + iy liên tục tại z = 0; và chứng minh f (z) thỏa mãn điều
kiện Cauchy-Riemann tại z = 0, nhưng không có đạo hàm tại điểm đó.
(
z2
13 ) Chứng minh rằng hàm f (z) = khi z 6= 0 thỏa điều kiện
z
0 khi z = 0
Cauchy-Riemann tại z = 0 nhưng không có đạo hàm tại điểm đó.

14 ) Cho hàm phức f (x + iy) = u(x, y) + iv(x, y). Ký hiệu


∂f ∂u ∂v
(x + iy) = (x, y) + i (x, y)
∂x ∂x ∂x
∂f ∂u ∂v
(x + iy) = (x, y) + i (x, y).
∂y ∂y ∂y
Chứng minh rằng nếu hàm f khả vi tại x0 + iy0 thì
∂f 1 ∂f
(x0 + iy0 ) = (x0 + iy0 ).
∂x i ∂y
Đẳng thức trên gọi là điều kiện Cauchy-Riemann dưới dạng phức.

15 ) Giả sử hàm f (z) = u + iv = ρeiθ khả vi trên C. Chứng minh rằng


nếu một trong các hàm (theo (x, y) với z = x + iy) u, v, ρ hay θ là hằng
số thì f là hằng số.

16 ) Chứng minh Định lý 1.14.

17 ) Cho hàm f khả vi tại z0 và nó có hàm ngược ϕ trong lân cận của z0 .
1
Chứng minh rằng nếu ϕ khả vi tại f (z0 ) thì ϕ′ (f (z0 )) = ′ .
f (z0 )

18 ) Dùng Định lý 1.14 xét tính khả vi và tìm đạo hàm của các hàm
1
f (z) = z n và g(z) = n .
z

19 ) Chứng minh
(a) Nếu hàm w = f (z) = u + iv tại z = x + iy tồn tại giới hạn
∆w
lim Re
∆z→0 ∆z
thì tồn tại u′x (x, y), vy′ (x, y) và u′x (x, y) = vy′ (x, y).

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

88 III Hàm giải tích

∆z thì tồn tại (x, y) và uy (x, y), vx (x, y) và


(b) Nếu tồn tại lim Im ∆w ′ ′
∆z→0
u′y (x, y) = −vx′ (x, y).

(c) Nếu giả thiết u, v khả vi tại z = x + iy và tồn tại giới hạn ở (a) thì
kéo theo tồn tại giới hạn ở (b) và do đó f (x) khả vi tại z.

§2 Hàm giải tích


2.1 Định nghĩa. Hàm f xác định trên D ⊆ C được gọi là giải tích
hay chỉnh hình tại z0 ∈ D nếu tồn tại r > 0 để hàm f khả vi tại mọi
z ∈ {z : |z − z0 | < r} ⊂ D. Nếu hàm f giải tích tại mọi điểm z ∈ D0 ,
ta nói f giải tích trên D0 . Nếu hàm f giải tích trên C thì ta nói f là
hàm nguyên.

2.2 Thí dụ. Hàm đa thức giải tích trên C. Hàm hữu tỷ cũng giải tích
trên C trừ đi các điểm mà nó không xác định.
Hàm f (z) = z z̄ không giải tích tại bất kỳ điểm nào. Ta đã biết nó chỉ
khả vi tại một điểm duy nhất là z = 0. 

2.3 Định lý. Nếu hàm f khả vi trên tập mở D thì nó giải tích trên D.

Chứng minh. Với z0 ∈ D tùy ý và do D là tập mở nên tồn tại ε-lân cận
B(z0 , ε) của điểm z0 thỏa B(z0 , ε) ⊆ D. Từ giả thiết ta có f khả vi trên
B(z0 , ε), cho nên f giải tích tại z0 . Suy ra f giải tích trên D. 

2.4 Định lý. Nếu hàm f giải tích trên D và f (z) 6= 0 với mọi z ∈ D thì
1/f giải tích trên D.

Chứng minh. Xin dành cho bạn đọc xem như bài tập. 

2.5 Định lý. Gọi H(D) là tập tất cả các hàm giải tích trên D. Khi đó,
H(D) là một không gian vector trên C và H(D) cũng là một vành.

Chứng minh. Xin dành cho bạn đọc xem như bài tập. 

2.6 Định lý. Nếu hàm f giải tích trên miền D và f chỉ nhận giá trị thực
thì f là hàm hằng.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Hàm giải tích 89

Chứng minh. Vì hàm f chỉ nhận giá trị thực nên có dạng f (x + iy) =
u(x, y). Vì hàm f giải tích tại mỗi điểm (x, y) ∈ D, nên ta có hệ phương
trình Cauchy-Riemann

u′x (x, y) = 0
suy ra u(x, y) = C (hằng số). 
u′y (x, y) = 0

2.7 Định lý. Nếu hàm f giải tích trên miền D và f ′ (z) = 0 với mọi
z ∈ D thì f là hàm hằng.

Chứng minh. Dành cho bạn đọc xem như bài tập. 

2.8 Định lý. Nếu hàm f giải tích trên miền D và hàm g giải tích trên
f (D), thì hàm hợp g ◦ f giải tích trên D.

Chứng minh. Lấy z0 ∈ D tùy ý. Do f giải tích trên D nên tồn tại ε-lân
cận B(z0 , ε) của z0 thỏa B(z0 , ε) ⊆ D và f khả vi trên B(z0 , ε). Ta có
f (B(z0 , ε)) ⊆ f (D) nên g khả vi trên f (B(z0 , ε)). Do đó, g ◦ f khả vi trên
B(z0 , ε). Suy ra g ◦ f giải tích tại z0 . Vậy g ◦ f giải tích trên D. 

P∞ n
2.9 Định lý. Giả sử chuỗi lũy thừa n=0 cn z có bán kính hội tụ
P∞ n
R > 0. Khi đó, tổng f (z) = c z giải tích tại mọi điểm z với

P∞n
n=0
n−1
|z| < R và đạo hàm của nó f (z) = n=1 ncn z .
P∞
Chứng minh. Ta biết rằng chuỗi n=1 ncn z n−1 cũng có bán kính hội tụ
là R. Lấy z0 tùy ý thỏa |z0 | < R. Khi đó, tồn tại |z0 | < r < R. Từ đó
P∞ P∞
ta có n=0 cn z n và n=1 ncn z n−1 hội tụ đều trên {z : |z| < r} và chuỗi
P∞
n=1 n|cn |r
n−1
hội tụ. Ta có

∞ ∞ n−1
f (z) − f (z0 ) X z n − z0n X X
= cn = cn z k z0n−1−k .
z − z0 n=1
z − z 0 n=1 k=0
Với |z| < r, ta có
n−1 n−1
X X
cn z k z0n−1−k ≤ |cn ||z k z0n−1−k | < n|cn |rn−1 .
k=0 k=0

P∞
Do chuỗi n=1 n|cn |rn−1 hội tụ nên theo tiêu chuẩn Weierstrass chuỗi

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

90 III Hàm giải tích

P∞ z n −z0n
hàm n=1 cn z−z0 hội tụ đều trên {z : |z| < r}. Vì vậy ta tính được


f (z) − f (z0 ) X z n − z0n
lim = lim cn
z→z0 z − z0 z→z0
n=1
z − z0

X z n − z0n
= lim cn
n=1
z→z0 z − z0
X∞ n−1
X
= lim cn z k z0n−1−k
z→z0
n=1 k=0
X∞
= ncn z0n−1 .
n=1

Nghĩa là hàm f khả vi tại z0 . Suy ra hàm f khả vi trên {z : |z| < R}; do
P
đó, hàm f giải tích tại mọi điểm z với |z| < R và f ′ (z) = ∞n=1 ncn z
n−1
.

Bài tập
1 ) Tìm miền giải tích của hàm Joukowski f (z) = 21 (z + 1z ).

2 ) Xác định các hằng số a, b, c sao cho hàm số f (z) = x + ay + i(bx + cy)
là hàm giải tích trong toàn mặt phẳng phức.

3 ) Tìm miền D trong đó hàm số f (z) = |x2 − y 2 | + 2|xy|i là hàm giải tích.

4 ) Chứng minh rằng hàm số f (z) = zRez khả vi tại điểm z = 0, nhưng
không giải tích tại điểm đó. Tính đạo hàm tại điểm z = 0.

5 ) Chứng minh Định lý 2.4.

6 ) Chứng minh rằng nếu hàm f giải tích trên miền D và f ′ (z) = 0 với
mọi z ∈ D thì f là hàm hằng.

7 ) Cho hàm f (z) giải tích trên miền D. Chứng minh rằng nếu hàm f (z)
cũng giải tích trên D thì f là hàm hằng.

8 ) Chứng minh rằng nếu f là hàm nguyên và lim f (z) = a ∈ C thì f là


z→∞
hàm bị chặn trong C.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Hàm mũ 91

P∞ zn
9 ) Cho hàm f xác định bởi f (z) = . Chứng minh rằng f là hàm
n=0 n!
giải tích và tìm f ′ (z).


P
10 ) Giả sử f (z) = cn z n có bán kính hội tụ R > 0. Hãy biểu diễn
n=0

P
n3 cn z n theo f (z).
n=0

§3 Hàm mũ
Trong giải tích thực ta biết rằng hàm f (x) = ex là hàm duy nhất có đạo
hàm bằng chính nó trên R, nghĩa là f ′ (x) = f (x), và f (0) = 1. Từ đó ta
muốn xét xem có tồn tại và duy nhất hay không một hàm f (z) sao cho
nó khả vi trên C (hay nói cách khác nó làm một hàm giải tích), đạo hàm
của nó bằng chính nó (nghĩa là f ′ (z) = f (z)), và khi thu hẹp nó trên R ta
được hàm mũ, nghĩa là f (x + i0) = ex .
Xét hàm f (z) = ex cos y + iex sin y = ex (cos y + i sin y). Ta có u(x, y) =
ex cos y và v(x, y) = ex sin y khả vi liên tục trên R2 và

u′x (x, y) = ex cos y u′y (x, y) = −ex sin y


vx′ (x, y) = ex sin y vy′ (x, y) = ex cos y.

Rõ ràng các đạo hàm riêng này thỏa hệ phương trình Cauchy-Riemann
(1.10). Vậy hàm f (z) khả vi trên C và đạo hàm của nó f ′ (z) = u′x (x, y) +
ivx′ (x, y) = ex cos y + iex sin y = f (z). Như vậy, hàm f (z) = ex cos y +
iex sin y là hàm khả vi trên C và có đạo hàm bằng chính nó, và nếu ta hạn
chế biến z trên R thì ta lại có hàm f (x) = ex . Hơn nữa, người ta chứng
minh được hàm f (z) = ex cos y + iex sin y là hàm duy nhất có các tính
chất trên. Do đó, một cách tự nhiên ta định nghĩa đó là hàm mũ phức
và ký hiệu f (z) = ex cos y + iex sin y = ez . Với ký hiệu này ta viết lại

(3.1) ex+iy = ex cos y + iex sin y = ex (cos y + i sin y),

và nó phù hợp với ký hiệu Euler mà ta đã được giới thiệu ở trang 25. Với
công thức (3.1) và z = x + iy ta có

(3.2) |ez | = ex và Arg(ez ) = y + 2kπ.

Tương tự hàm mũ thực, hàm mũ phức có các tính chất sau

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

92 III Hàm giải tích

3.3 Định lý. Với z1 và z2 là hai số phức tùy ý, ta có


(a) ez1 ez2 = ez1 +z2
ez1
(b) = ez1 −z2 .
ez2
Một đặc điểm nổi bật của hàm mũ phức mà hàm mũ thực không có là
tính tuần hoàn của nó.

3.4 Định lý. Hàm mũ f (z) = ez là một hàm tuần hoàn với chu kỳ 2πi.

Chứng minh. Ta có ez+2kπi = ez e2kπi = ez (cos 2kπ + i sin 2kπ) = ez . Vậy


f là hàm tuần hoàn. Giả sử ez+c = ez với mọi z = x + iy. Ta viết c ở dạng
c = α + iβ. Ta được ex+α+i(y+β) = ex+iy . Từ đó ta có
 x+α 
e = ex α=0
suy ra
y + β = y + 2nπ β = 2nπ.
Vậy c = 2nπi, với n ∈ Z. Từ đó ta kết luận được chu kỳ của hàm f là 2πi.


Từ định lý trên và công thức (3.2) ta thấy rằng nếu ez1 = ez2 thì
z1 = z2 + 2nπi hay

Re z1 = Re z2 và Im z1 = Im z2 + 2nπ.

Hàm mũ f (z) = ez không là một đơn ánh và một miền đơn diệp của nó là
{z = x + iy : 0 < y < 2π}.

3.5 Thí dụ. Ta tìm các giá trị z sao cho ez = −1. Trước hết ta viết lại
như sau ex+iy = eiπ . Cho nên ta phải có

ex = 1 và y = π + 2nπ.

Vậy z = (π + 2nπ)i với n = 0, ±1, ±2, . . .. 

3.6 Xét sự biến hình qua ánh xạ f (z) = ez . Với x = x0 cố định và


0 ≤ y ≤ 2π, ta có f (z) = ex0 eiy . Đây là phương trình đường tròn tâm O
bán kính ex0 . Như vậy, qua ánh xạ f (z) = ez đoạn thẳng {(x, y) : x =
x0 , 0 ≤ y ≤ 2π} đi từ điểm (x0 , 0) đến (x0 , 2π) biến thành đường tròn tâm
0 bán kính ex0 xuất phát và kết thúc tại (ex0 , 0) theo chiều dương.
Ta tìm ảnh của đường thẳng y = y0 . Khi đó, với z = x + iy0 ta có
f (z) = ex eiy0 , cho nên ảnh cần tìm là một tia xuất phát từ gốc tọa độ hợp
với trục thực một góc y0 .

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Hàm mũ 93

2π −

ex0

x0

(z) (w)

y0

y0

(z) (w)

1
(w)
(z)

1
(z)
(w)

Hình III.1: Một số phép biến hình qua hàm mũ f (z) = ez

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

94 III Hàm giải tích

Từ các kết quả trên ta thấy rằng hàm f (z) = ez biến nửa dải {(x, y) :
−∞ < x < 0, 0 < y < 2π} thành hình tròn đơn vị với nhát cắt đoạn [0, 1]
trên trục thực; biến nửa dải {(x, y) : −∞ < x < 0, 0 < y < π} thành nửa
trên hình tròn đơn vị. Xem Hình III.1.

Bài tập
1 ) Tìm modulus và giá trị chính của argument của các số phức e2+i ,
e2−3i , e3+4i .

2 ) Chứng minh rằng với mọi số phức z ta luôn có ez = ez .

3 ) Tìm tất cả các số phức z sao cho ez+1 = 2i.

4 ) Tìm tất cả các số phức z sao cho ez+1 = −2i.

5 ) Tìm tất cả các giá trị của z sao cho e3z = 1 + i.

6 ) Tìm tập hợp những giá trị của z sao cho ez nhận (a) những giá trị
thuần ảo; (b) những giá trị thực.

1
7 ) Cho hàm số w = e− z xác định với z 6= 0. Chứng minh rằng

(a) Trong miền 0 < |z| ≤ 1, | arg z| ≤ π


2 hàm bị chặn nhưng không
liên tục.

(b) Trong miền 0 < |z| ≤ 1, | arg z| ≤ α < π


2 hàm liên tục và liên tục đều.

8 ) Chứng minh Định lý 3.3.

9 ) Chứng minh rằng nếu hàm f (z) giải tích trên C, f ′ (z) = f (z), và
f (x + i0) = ex , thì f (z) = ex (cos y + i sin y) với z = x + iy.

10 ) Tìm ảnh của đường thẳng y = x qua ánh xạ w = ez .

11 ) Tìm ảnh của tập D = {z = x + iy : 0 < x < ln 2, 0 < y < π


2} qua ánh
xạ w = ez .

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Hàm lượng giác 95

§4 Hàm lượng giác


Từ dạng Euler của số phức (3.8) trang 25 ta có công thức Euler cho các
hàm sin và cos

 eix + e−ix
 ix  cos x =

e = cos x + i sin x 2
suy ra ix
e−ix = cos x − i sin x 

 sin x = e − e−ix
2i

Từ đó một cách tự nhiên ta định nghĩa hàm lượng giác phức bởi công
thức như sau

eiz + e−iz eiz − e−iz


(4.1) cos z = và sin z = .
2 2i

Ta biết rằng hàm mũ là hàm giải tích. Theo tính chất khả vi của một
hàm hợp, ta có thể suy ra các hàm lượng giác theo định nghĩa trên là hàm
giải tích. Ta tính các đạo hàm của chúng

eiz i − e−iz i eiz − eiz


(cos z)′ = =− = − sin z;
2 2i
eiz i + e−iz i eiz + eiz
(sin z)′ = = = cos z
2i 2

giống như kết quả của hàm lượng giác thực.


Ngoài ra hàm lượng giác phức cũng có các đẳng thức và tính chất như
hàm lượng giác thực như sau.

4.2 Định lý. (1) cos2 z + sin2 z = 1

(2) cos 2z = cos2 z − sin2 z và sin 2z = 2 sin z cos z

(3) cos(−z) = cos z và sin(−z) = − sin z

(4) 2 sin z1 cos z2 = sin(z1 + z2 ) + sin(z1 − z2 )

(5) sin(z1 + z2 ) = sin z1 cos z2 + sin z2 cos z1

(6) cos(z1 + z2 ) = cos z1 cos z2 − sin z1 sin z2

(7) Hàm cos z và sin z là những hàm tuần hoàn với chu kỳ 2π.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

96 III Hàm giải tích

Chứng minh. Ta chứng minh đẳng thức sin 2z = 2 sin z cos z. Thật vậy,
ta có
eiz − e−iz eiz + e−iz ei2z − ei2z
2 sin z cos z = 2 = = sin 2z. 
2i 2 2i

Tuy nhiên, giữa hàm lượng giác phức và hàm lượng giác thực có
những tính chất khác biệt. Ta có thể thấy được một điểm khác biệt trong
thí dụ sau.

4.3 Thí dụ. Tìm tất cả các giá trị z sao cho cos z = 2. Theo định nghĩa
hàm cos ta viết lại
eiz + e−iz
=2 suy ra (eiz )2 − 4eiz + 1 = 0.
2
√ √
Từ đó ta có eiz = 2 ± 3. Do đó, z = 2kπ − i ln(2 ± 3). 

Trong giải tích thực chúng ta có hàm hyperbolic được định nghĩa sau
ex + e−x ex − e−x
cosh x = sinh x = .
2 2
Từ đó chúng ta suy ra được các đẳng thức sau.

(4.4) sin(ix) = i sinh x, cos(ix) = cosh x,


(4.5) sin z = sin x cosh y + i cos x sinh y,
(4.6) cos z = cos x cosh y − i sin x sinh y,

Từ đó ta tính được modulus của các hàm sin và cos.

(4.7) | sin z|2 = sin2 x + sinh2 y,


(4.8) | cos z|2 = cos2 x + sinh2 y.

Từ hai đẳng thức trên ta suy ra được kết quả giống như trong hàm lượng
giác thực.

(4.9) sin z = 0 khi và chỉ khi z = kπ, k ∈ Z.


π
(4.10) cos z = 0 khi và chỉ khi z = + kπ, k ∈ Z.
2
Hai đẳng thức (4.7) và (4.8) cũng cho ta thấy được hai hàm sin và cos
không bị chặn vì hàm sinh x không bị chặn.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Hàm lượng giác 97

Các hàm lượng giác khác được định nghĩa tương tự như trong lượng
giác thực thông qua các hàm sin và cos
sin z π cos z
(4.11) tan z = , z 6= + kπ cot z = , z 6= kπ.
cos z 2 sin z
Ta cũng có tan z và cot z là hàm giải tích và
1 1
(4.12) tan′ z = cot′ z = − .
cos2 z sin2 z

Bài tập
1 ) Chứng minh rằng eiz = cos z + i sin z với mỗi số phức z.

2 ) Chứng minh rằng với mọi số phức z ta có


(a) sin z = sin z̄ (b) cos z = cos z̄ (c) cos(iz) = cos(iz̄)

3 ) Tính các giá trị sau

(a) cos(i ln 2), (c) Re[cos(2 − i)],

(b) cos(i ln 3), (d) Im[cos(2 + i)].

4 ) Giải các phương trình sau

(a) sin z = 2i, (b) cos z = 3,

5 ) Tìm phần thực và phần ảo của

(a) cos(2 + i), (b) sin 2i, (c) tan(2 − i).

6 ) Chứng minh các đẳng thức lượng giác.

7 ) Với z = x + iy, chứng minh rằng

(a) | sin z| ≥ | sin x| (b) | sinh y| ≤ | sin z| ≤ cosh y

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

98 III Hàm giải tích

(c) | cos z| ≥ | cos x| (d) | sinh y| ≤ | cos z| ≤ cosh y.

8 ) Chứng minh rằng hai hàm sin z̄ và cos z̄ không giải tích tại điểm z nào.

9 ) Kiểm tra xem nửa dải Ω = {z = x + iy : 0 < x < 2π, 0 < y < ∞} có
phải là miền đơn diệp của hàm cos z.

10 ) Tính tan(1 + 2i), viết kết quả ở dạng đại số a + ib.

§5 Hàm hyperbolic
Trong giải tích thực các hàm hyperbolic được định nghĩa như sau

ex + e−x ex − e−x
cosh x = sinh x = .
2 2

Một cách tự nhiên, ta cũng định nghĩa các hàm hyperbolic ở đây một
cách tương tự

ez + e−z ez − e−z
(5.1) cosh z = , sinh z = .
2 2

Vì hàm mũ giải tích nên ta cũng có thể nhận thấy các hàm hyperbolic
ở trên cũng giải tích và

ez − e−z ez + e−z
(cosh z)′ = = sinh z; (sinh z)′ = = cosh z.
2 2

Giữa hàm hyperbolic và hàm lượng giác có mối quan hệ gần nhau thể
hiện qua các đẳng thức sau.

(5.2) −i sinh(iz) = sin z cosh(iz) = cos z


(5.3) −i sin(iz) = sinh z cos(iz) = cosh z.

ez − e−z e−i(iz) − ei(iz)


Chẳng hạn, sinh z = = = −i sin(iz).
2 2
Từ các đẳng thức trên ta suy ra hàm hyperbolic có chu kỳ là 2πi. Ngoài
ra ta cũng có các đẳng thức cho hàm hyperbolic tương tự như hàm lượng

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 5 Hàm hyperbolic 99

giác.

(5.4) sinh(−z) = − sinh z, cosh(−z) = cosh z,


2 2
(5.5) cosh z − sinh z = 1,
(5.6) sinh(z1 + z2 ) = sinh z1 cosh z2 + cosh z1 sinh z2 ,
(5.7) cosh(z1 + z2 ) = cosh z1 cosh z2 + sinh z1 sinh z2 ,
(5.8) sinh z = sinh x cos y + i cosh x sin y,
(5.9) cosh z = cosh x cos y + i sinh x sin y,
(5.10) | sinh z|2 = sinh2 x + sin2 y,
(5.11) | cosh z|2 = sinh2 x + cos2 y,
trong đó z = x + iy.
Chẳng hạn ta chứng minh đẳng thức (5.5)

cosh2 z − sinh2 z = cos2 (iz) − (i sin(iz))2 = 1.

Bài tập
1 ) Chứng minh các đẳng thức của hàm hyperbolic.

2 ) Chứng minh rằng sinh z = 0 khi và chỉ khi z = nπi với n ∈ Z.

3 ) Chứng minh rằng cosh z = 0 khi và chỉ khi z = πi


2 + nπi với n ∈ Z.

4 ) Chứng minh rằng | sinh x| ≤ | cosh z| ≤ cosh x với mọi z = x + iy.

5 ) Giải các phương trình

(a) cosh z = 1 (b) sinh z = 4i (c) cosh z = −2

6 ) Tại sao sinh(ez ) là một hàm nguyên? Tìm phần thực của hàm ấy theo
x và y với z = x + iy.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

100

Chương IV

Một số hàm sơ cấp khác


và phép biến hình

§1 Hàm Logarithm
1.1 Định nghĩa. Số phức w được gọi là logarithm của số phức z nếu
ew = z. Ký hiệu w = Ln z.

Theo định nghĩa ta thấy không có logarithm của 0. Nếu z 6= 0, ta viết


z ở dạng Euler z = reiϕ . Nếu w = u + iv là logarithm của z, thì ta có
eu+iv = reiϕ , suy ra
 u
e =r
suy ra w = ln r + i(ϕ + 2kπ), k ∈ Z.
v = ϕ + 2kπ

Như vậy, có vô hạn đếm được logarithm của một số phức khác không.

(1.2) Ln z = ln |z| + iArgz = ln |z| + i(arg z + 2kπ), k ∈ Z.


√ √ √
1.3 Thí dụ. Ln(−1 + i 3) = ln | − 1 + i 3| + iArg(−1 + i 3) = ln 2 +
3 + 2kπ) với k ∈ Z.
i( 2π 

1.4 Định lý. Với mọi số phức z1 và z2 khác không, ta có

(1.5) Ln(z1 z2 ) = Ln z1 + Ln z2
z 
1
(1.6) Ln = Ln z1 − Ln z2 .
z2

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Hàm Logarithm 101

Chứng minh. Ta có

Ln(z1 z2 ) = ln |z1 z2 | + iArg(z1 z2 )


= ln |z1 | + ln |z2 | + i(Argz1 + Argz2 )
= Ln z1 + Ln z2 .

Tương tự ta cũng chứng minh được đẳng thức thứ hai. 

1.7 Định nghĩa. Hàm logarithm, ký hiệu ln, là hàm ngược của hàm

mũ ez với miền xác định là tập (x, y) : x tùy ý, 0 ≤ y < 2π được định
nghĩa bởi công thức ln z = ln |z| + i arg z. Giá trị ln z được gọi là giá trị
chính của logarithm của z.
√ √ √
1.8 Thí dụ. Ta có ln( 3 + i) = ln | 3 + i| + i arg( 3 + i) = ln 2 + i π6 .

1.9 Định lý. Hàm ln z khả vi tại mọi điểm z = reiϕ với r > 0 và 0 <
ϕ < 2π và (ln z)′ = 1/z.

Chứng minh. Với z = reiϕ trong đó 0 < ϕ < 2π, ta có ln z = u(r, ϕ) +


v(r, ϕ) = ln r + iϕ, suy ra u(r, ϕ) = ln r và v(r, ϕ) = ϕ. Hơn nữa, ta tính
được
1
u′r (r, ϕ) = u′ϕ (r, ϕ) = 0 vr′ (r, ϕ) = 0 vϕ′ = 1.
r
Theo định lý 1.14 ta kết luận được hàm ln z khả vi tại z, và
1  1 1
(ln z)′ = e−iϕ + i0 = iϕ = . 
r re z

1.10 Một hàm logarithm khác cũng được sử dụng thường xuyên, ký hiệu
log, là hàm ngược của hàm ez với miền xác định {(x, y) : x tùy ý , −π <
y ≤ π} được xác định bởi công thức log(z) = ln |z| + iϕ với ϕ = Arg(z) và
−π < ϕ ≤ π. Ta cũng dễ dàng chứng minh rằng được hàm log(z) giải tích
tại mọi điểm z = reiϕ với r > 0 và −π < ϕ < π, đồng thời đạo hàm của
nó vẫn là
′ 1
log(z) = .
z

Bài tập
1 ) Tính các giá trị sau

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

102 IV Một số hàm sơ cấp khác và phép biến hình

√ √
(a) Ln(3 − 3i) (b) Ln(−3 + 3i) (c) ln( 2 − i 2)

2 ) Chứng minh rằng

(a) ln(1 + i)2 = 2 ln(1 + i) (b) ln(−1 − i)2 6= 2 ln(−1 − i).

3 ) Với z = x + iy, tìm Re[Ln(z − 1)].

4 ) Tìm tập hợp tất cả các điểm z mà hàm ln(z − i) giải tích.

5 ) Tìm tập hợp tất cả các điểm z mà hàm ln(iz − 2) giải tích.

1
6 ) Tìm miền giải tích của hàm log(z). Khi đó, ta có [log(z)]′ = .
z

§2 Hàm lũy thừa và lũy thừa phức


2.1 Hàm lũy thừa là một hàm có dạng w = f (z) = z n với n là số
nguyên dương. Hàm lũy thừa xác định và khả vi trên C với đạo hàm tại
điểm z là f ′ (z) = nz n−1 .

Với n > 1, đặt w1 = z1n và w2 = z2n . Dễ dàng thấy rằng w1 = w2 khi


và chỉ khi
2kπ
|z1 | = |z2 | arg z1 = arg z2 +
n
với k là số nguyên. Do đó, miền đơn diệp của hàm f (z) = z n là miền không
có cặp điểm nào thỏa các điều kiện trên. Chẳng hạn, một miền đơn diệp
của hàm f là
D = {z : 0 ≤ arg z < 2π
n }.

Trong trường hợp này hàm f có hàm ngược f −1 là một giá trị của căn bậc

n nằm trong D và ta cũng ký hiệu f −1 (z) = n z và gọi là một nhánh giá
trị của căn bậc n của z. Ta cũng có thể chứng minh được hàm f −1 (z) giải
tích và
√ 1 1
(2.2) (f −1 )′ (z) = ( n z)′ = z n −1 .
n

Trong đại số thực ta có biến đổi sau


b
ab = eln a = eb ln a với a > 0.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Hàm lũy thừa và lũy thừa phức 103

Từ đẳng thức trên giúp chúng ta hình thành khái niệm lũy thừa phức
của một số phức như sau

(2.3) z c = ec Ln z .

Như vậy, lũy thừa phức của một số phức có vô hạn đếm được giá trị khác
nhau, trong đó giá trị ec ln z được gọi là giá trị chính của z c .

2.4 Thí

dụ. Theo định nghĩa lũy√thừa phức ta có (1 + i)i = ei Ln(1+i) =
i(ln 2+i( π π
e 4 +2kπ)) = e−( 4 +2kπ)+i ln 2
. 

Cũng như trong số thực ta có các đẳng thức sau

1
(2.5) = z −c
zc
(2.6) z c z d = z c+d.

Nếu ta chỉ lấy giá trị chính ec ln z thì z c có thể được xem là một hàm với
biến z. Hơn nữa, hàm này khả vi tại z = reiϕ với r > 0 và 0 < ϕ < 2π và
c
(z c )′ = (ec ln z )′ = ec ln z (c ln z)′ = z c = cz c−1 .
z

2.7 Đặc biệt khi c là một hằng số thực, ta có hàm lũy thừa z c =
|z|c ei Arg z . Như vậy, |z c | = |z|c và Arg z c = c Arg z. Đặc biệt, ta có kết
quả: hàm z c biến hình quạt xác định bởi góc ϕ1 < ϕ < ϕ2 thành hình
quạt cϕ1 < φ < cϕ2 khi c > 0.

2.8 Thí dụ. Tìm hàm lũy thừa biến hình quạt xác định bởi góc − π4 <
ϕ < π2 thành mặt phẳng phức bỏ đi một tia có gốc tại O.
4 = 8 2π. Vậy hàm lũy thừa phải
Ta có góc của hình quát là π2 + π4 = 3π 3
8
là f (z) = z . Khi đó, qua f tia có góc 2 biến thành tia có góc 4π
3
π
3 . Vậy
qua f hình quạt đã cho biến thành mặt phẳng phức bỏ đi tia có góc 4π 3 . 

Ta có thể định nghĩa hàm mũ cơ số phức c bởi biểu thức sau.

(2.9) cz = ez ln c .

Khi đó, hàm này giải tích trên C và (cz )′ = ez ln c ln c = cz ln c.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

104 IV Một số hàm sơ cấp khác và phép biến hình

Hình IV.1:

Bài tập

1 ) Chứng minh rằng nếu hàm f (z) = n
z là một nhánh của căn bậc n
1
của z thì f giải tích và f ′ (z) = n1 z n −1 .

2 ) Đối với ánh xạ cho bởi w = z 2 hãy tìm

(a) ảnh của các đường x = c, y = c, x = y, |z| = r, arg z = α và giải thích


xem đường nào được ánh xạ 1-1 lên ảnh của nó.

(b) tạo ảnh của các đường u = c, v = c.

3 ) Tìm ảnh của đường thẳng y = x + 1 qua ánh xạ w = z 2 .

4 ) Tìm hàm lũy thừa biến góc {z : 0 < arg z < πα} (0 < α ≤ 2) lên nửa
mặt phẳng trên.

5 ) Tính các giá trị sau


(a) (3 − 3i)2i , (b) ( 3 + i)(1+2i) (c) (−3 + 3i)4i .

6 ) Với z 6= 0 và a là một số thực, hãy tìm |z a |.

7 ) Chứng minh các đẳng thức của lũy thừa phức.

8 ) Xét xem đẳng thức (z c )d = z cd có còn đúng cho các số phức.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Hàm tuyến tính và hàm f (z) = 1/z 105

§3 Hàm tuyến tính và hàm f (z) = 1/z


Hàm tuyến tính
3.1 Định nghĩa. Hàm tuyến tính là hàm có dạng

(3.2) w = f (z) = Az + B,

trong đó A 6= 0.

Hàm tuyến tính là một song ánh trên C, cho nên nó có hàm ngược, và
z B
hàm ngược của nó xác định bởi f −1 (z) = − . Hàm tuyến tính là hàm
A A
giải tích trên C và f ′ (z) = A.
Ta nghiên cứu phép biến hình của hàm tuyến tính. Ta thấy ảnh của
z = 0 là B. Với z 6= 0, ta viết lại A = aeiα và z = reiϕ ; khi đó

w = arei(α+ϕ) + B.

Từ biểu thức trên ta có thể thấy phép biến hình qua ánh xạ tuyến tính
f (z) được thực ba bước như sau.

• Thực hiện phép vị tự với hệ số a.

• Thực hiện phép quay với góc quay α.

• Thực hiện phép tịnh tiến với vector xác định bởi B.

Do đó, ta có tính chất trong định lý sau.

3.3 Định lý. Hàm tuyến tính w = Az + B biến đường thẳng thành đường
thẳng và biến đường tròn thành đường tròn. Nói chung, biến một hình
thành một hình đồng dạng với nó.

3.4 Thí dụ. Tìm ảnh của hình D qua ánh xạ tuyến √ tínhπ w = (1 + i)z +
2 − i. Với z 6= 0, ta viết lại z = reiϕ . Suy ra w = 2rei( 4 +ϕ) + 2 − i. Do
đó, ta có phép biến hình sau.
y v

O x u

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

106 IV Một số hàm sơ cấp khác và phép biến hình

Ta tìm ảnh của đường tròn có phương trình |z − 3 + i| = 4 qua ánh xạ w.


Ta biến đổi như sau

w = (1 + i)z + 2 − i
= (1 + i)(z − 3 + i) + (1 + i)(3 − i) + 2 − i
= (1 + i)(z − 3 + i) + 6 + i.

Với |z − 3 + i| = 4, ta có |w − 6 − i| = |(1 + i)(z − 3 + i)| = 4 2. Vậy ảnh
của đường √ tròn đã cho qua ánh xạ tuyến tính w là đường tròn tâm 6 + i
bán kính 4 2. 

3.5 Thí dụ. Tìm hàm tuyến tính biến đường tròn |z −1| = 2 thành đường
tròn |w − 3| = 3. Ta có

3 iα 3 iα
w−3= e (z − 1) suy ra w= e (z − 1) + 3
2 2

với α ∈ R. Ta có thể kiểm tra hàm tuyến tính w = 23 eiα (z − 1) + 3 thỏa


điều kiện. 

Để khảo sát sự biến hình qua ánh xạ f (z) = 1/z ta cần một số kết quả
về sự đối xứng của hai điểm qua đường tròn.

Đối xứng qua đường tròn


3.6 Định nghĩa. Hai điểm z và z ′ được gọi là đối xứng nhau qua
đường tròn (C) nếu chúng thỏa mãn hai điều kiện: (i) z và z ′ cùng nằm
trên một tia xuất phát từ tâm đường tròn, (ii) Tích khoảng cách từ hai
điểm này đến tâm đường tròn bằng bình phương bán kính của đường
tròn đó.

3.7 Thí dụ. Hai điểm z và z ′ khác không đối xứng nhau qua đường tròn
đơn vị |z| = 1 khi và chỉ khi |zz ′ | = 1 và arg z = arg z ′ . Hơn nữa, ta có thể
chứng minh tính chất tổng quát trong mệnh đề sau. 

3.8 Mệnh đề. Hai điểm z và z ′ đối xứng nhau qua đường tròn có phương
R2
trình |z − z0 | = R khi và chỉ khi z ′ = + z0 .
z̄ − z̄0

Chứng minh. Dành cho bạn đọc xem như bài tập. 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Hàm tuyến tính và hàm f (z) = 1/z 107

3.9 Định lý. Cặp điểm z và z ′ đối xứng nhau qua đường tròn C nếu và
chỉ nếu mọi đường tròn Γ qua z và z ′ đều trực giao với đường tròn C.

Chứng minh. Để chứng minh định lý này ta cần một tính chất trong hình
học sơ cấp: “Cho AT là tiếp tuyến với đường tròn và cát tuyến BC đi qua
A; khi đó AT 2 = AB · AC”

C
B

A T

Hình IV.2:

Giả sử z và z ′ đối xứng nhau qua C (có tâm tại z0 và bán kính R) và
Γ là đường tròn bất kỳ qua z và z ′ . Từ z0 vẽ tiếp tuyến với đường tròn
Γ tại w. Theo tính chất trên ta có |w − z0 |2 = |z0 − z| · |z0 − z ′ |. Mặt
khác, do z và z ′ đối xứng nhau qua C nên |z0 − z| · |z0 − z ′ | = R2 , cho nên
|w − z0 | = R. Vậy w phải là giao điểm của hai đường tròn đã cho. Từ đó
các bán kính của hai đường tròn xuất phát từ w vuông góc nhau và tiếp
xúc với đường tròn kia; nghĩa là hai đường tròn C và Γ trực giao nhau.
Trong trường hợp Γ là đường thẳng qua z và z ′ , rõ ràng Γ trực giao với C.

w
z′

z
• •
z0

Γ
C

Hình IV.3:

Ngược lại, giả sử đường tròn Γ bất kỳ qua z và z ′ đều trực giao với
đường tròn C. Bằng phép chứng minh khá đơn giản trong hình học sơ cấp
ta phải có z và z ′ phải nằm trên một tia xuất phát từ z0 , tâm của đường
tròn C. Gọi w là giao điểm của hai đường tròn. Khi đó, tiếp tuyến của hai
đường tròn này tại w phải vuông góc nhau. Theo một tính chất của tiếp

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

108 IV Một số hàm sơ cấp khác và phép biến hình

tuyến với đường tròn ta suy ra được tiếp tuyến của đường tròn sẽ đi qua
tâm của đường tròn kia; điều đó có nghĩa là z0 w là tiếp tuyến của đường
tròn Γ tại w. Do đó, theo tính chất tiếp tuyến và cát tuyến của đường tròn
nói ở phần đầu ta có |z0 − z| · |z0 − z ′ | = |z0 − w|2 = R2 . Vậy z và z ′ đối
xứng nhau qua đường tròn C.
Trường hợp C là đường thẳng, dễ dàng chứng minh được z và z ′ đối
xứng nhau qua C khi và chỉ khi mọi đường tròn (và đường thẳng) qua z
và z ′ đều trực giao với C. 

Hàm f (z) = 1/z


1
Ta thấy hàm f (z) = xác định trên C \ {0} và là hàm giải tích với
z
1
f ′ (z) = − 2 . Hơn nữa, f (z) là một đơn ánh nên nó có hàm ngược, và dễ
z
1
dàng thấy rằng hàm ngược của nó là f −1 (z) = .
z
Bên cạnh đó, ta có các giới hạn
1 1
lim =∞ và lim = 0.
z→0 z z→∞ z

Từ đó ta có thể mở rộng hàm f ra trường số phức mở rộng như sau:


∞
 khi z = 0

T (z) = 0 khi z = ∞
1

trường hợp khác.
z
Khi đó, hàm T là một hàm liên tục trên C̄ và là một song ánh.

Ta viết lại hàm w = f (z) như sau


1 1
w = f (z) = = 2 z̄.
z |z|

Vậy |wz| = 1 và arg w = arg z̄. Do y


đó, để xác định ảnh của z qua ánh xạ z
f (z) ta tiến hành hai bước sau: thứ
Z
nhất, lấy điểm Z đối xứng với z qua
đường tròn đơn vị |z| = 1; thứ hai, O x
w
điểm đối xứng với Z qua trục thực Ox
là ảnh w cần tìm.
Hình IV.4:
c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Hàm tuyến tính và hàm f (z) = 1/z 109

Khi w = u+iv là ảnh của z = x+iy


(khác không) qua ánh xạ w = f (z) với cách viết w = z̄/|z|2 cho ta
x −y
(3.10) u= , v= .
x2 + y2 x2+ y2

Hơn nữa, chúng ta cũng có mối liên hệ ngược lại


u −v
(3.11) x= , y= .
u2 + v 2 u2 + v 2
Ta biết rằng một đường tròn hay đường thẳng trong mặt phẳng phức
C có phương trình dạng

(3.12) A(x2 + y 2 ) + 2Bx + 2Cy + D = 0

với A, B, C, D là các hằng số thực thỏa B 2 + C 2 > AD. Với z = x + iy


thuộc đường thẳng hay đường tròn trong mặt phẳng phức (z), ta có được
phương trình (3.12). Thay (3.11) vào (3.12) sau khi biến đổi thu được (xem
như bài tập)

(3.13) D(u2 + v 2 ) + 2Bu − 2Cv + A = 0.

Do đó, w = u + iv là ảnh của z = x + iy thuộc đường tròn hay đường


thẳng trong mặt phẳng phức (w). Từ đó ta có thể chứng minh được định
lý sau.

3.14 Định lý. Hàm f (z) = 1/z biến đường tròn hoặc đường thẳng thành
đường tròn hoặc đường thẳng. Cụ thể như sau: (xem phương trình (3.12)
và (3.13)) qua ánh xạ w = f (z) = 1/z

(a) một đường tròn không qua gốc tọa độ trong (z) biến thành một đường
tròn không qua gốc tọa độ trong (w).

(b) một đường tròn qua gốc tọa độ trong (z) biến thành một đường thẳng
không đi qua gốc tọa độ trong (w).

(c) một đường thẳng không qua gốc tọa độ trong (z) biến thành một
đường tròn đi qua gốc tọa độ trong (w).

(d) một đường thẳng qua gốc tọa độ trong (z) biến thành một đường
thẳng qua gốc tọa độ trong (w).

Chứng minh. Dành cho bạn đọc xem như bài tập. 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

110 IV Một số hàm sơ cấp khác và phép biến hình

3.15 Thí dụ. Theo các phương trình (3.12) và (3.13), qua ánh xạ w = 1/z
đường thẳng x = c1 với c1 6= 0 biến thành đường tròn −c1 (u2 + v 2 ) + u = 0
hay
 1 2  1 2
u− + v2 = ,
2c1 2c1
nó tiếp xúc với trục Ov tại gốc tọa độ. Đường x = 0 biến thành u = 0.
Tương tự, đường thẳng y = c2 với c2 6= 0 biến thành đường tròn
 1 2  1 2
u2 + v + =
2c2 2c2

nó tiếp xúc với trục Ou tại gốc tọa độ. Đường thẳng y = 0 biến thành
đường v = 0. 

Bài tập
1 ) Tìm ảnh của nửa mặt phẳng y > 1 qua ánh xạ tuyến tính w = (1 − i)z.

2 ) Tìm ảnh của nửa dải vô hạn x > 0, 0 < y < 2 qua ánh xạ tuyến tính
w = iz + 1.

3 ) Tìm hàm tuyến tính mà nó ánh xạ tam giác có đỉnh tại các điểm 0, 1,
i thành tam giác đồng dạng có đỉnh tại các điểm 0, 2, 1 + i.

4 ) Tìm hàm tuyến tính có điểm bất động là 1 + 2i và biến điểm i thành
điểm −i.

5 ) Tìm ánh xạ tuyến tính biến

(a) dải xác định bởi a < x < a + h thành dải 0 < u < 1 và w(a) = 0.

(b) dải xác định bởi a < x < a + h thành dải 0 < u < 1 thỏa w(a + h2 ) =
 
2 + i và Im w(a + 2 + i) < 1.
1 h

(c) dải giới hạn bởi hai đường y = kx + b1 và y = kx + b2 thành dải


0 < u < 1 và w(b1 ) = 0.

6 ) Tìm dạng tổng quát của ánh xạ tuyến tính biến

(a) nửa mặt phẳng trên thành chính nó.

(b) nửa mặt phẳng trên thành nửa mặt phẳng dưới.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Hàm tuyến tính và hàm f (z) = 1/z 111

(c) nửa mặt phẳng trên thành nửa mặt phẳng bên phải.

(d) nửa mặt phẳng bên phải thành chính nó.

7 ) Tìm dạng tổng quát của ánh xạ tuyến tính biến

(a) dải xác định bởi 0 < x < 1 lên chính nó.

(b) dải xác định bởi −2 < y < 1 lên chính nó.

(c) dải bị chặn bởi các đường y = x và y = x − 1 lên chính nó.

8 ) Chứng minh rằng hai điểm z và z ′ đối xứng nhau qua đường tròn có
R2
phương trình |z − z0 | = R khi và chỉ khi z ′ = + z0 .
z̄ − z̄0

9 ) Chứng minh rằng tất cả đường tròn đi qua hai điểm a và 1/ā trực giao
với đường tròn |z| = 1.

10 ) Tìm điểm đối xứng với điểm 2 + i đối với các hình tròn

(a) |z| = 1 (b) |z − i| = 3

11 ) Tìm ảnh đối xứng đối với đường tròn đơn vị |z| = 1 của các đường
sau đây

1
(a) |z| = 2 (b) |z − 1| = 1 (c) y = 2 (d) x2 − y 2 = 1.

12 ) Chứng minh rằng đường tròn hay đường thẳng có phương trình dạng

A(x2 + y 2 ) + 2Bx + 2Cy + D = 0

với A, B, C, D là các hằng số thực thỏa B 2 + C 2 > AD.

1
13 ) Tìm ảnh của các đường sau qua ánh xạ w = .
z
(a) arg z = α (b) |z − 1| = 1 (c) parabola y = x2 .

14 ) Tìm tạo ảnh của các đường u = c và v = c bởi ánh xạ w = 1/z.

15 ) Tìm ảnh của các họ đường cong sau qua ánh xạ w = f (z) = 1/z

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

112 IV Một số hàm sơ cấp khác và phép biến hình

(a) Họ đường tròn x2 + y 2 = ax

(b) Họ đường tròn x2 + y 2 = by

(c) Chùm đường thẳng song song y = x + b

(d) Chùm đường thẳng đi qua điểm z0 .

16 ) Tìm ảnh của dải vô hạn 0 < y < 1/(2c) qua ánh xạ w = 1/z.

17 ) Tìm ảnh của phần tư x > 1, y > 0 qua ánh xạ w = 1/z.

18 ) Tìm ảnh của tập D = {z : |z − 2 − i| < 2, Im(z) > 1} qua ánh xạ


w = 1/z.

19 ) Chứng minh Định lý 3.14.

§4 Hàm phân tuyến tính


4.1 Định nghĩa. Hàm phân tuyến tính là hàm có dạng

az + b
(4.2) w = f (z) = điều kiện ad − bc 6= 0.
cz + d

Điều kiện ad − bc 6= 0 bảo đảm rằng hàm này không là hằng số. Khi c = 0
thì hàm f trở thành hàm tuyến tính.

Ta nhận thấy hàm phân tuyến tính f giải tích trên C \ − dc với

a(cz + d) − c(az + b) ad − cb
w′ = f ′ (z) = 2
= .
(cz + d) (cz + d)2

Ta thấy w = f (z) là một đơn ánh nên nó có hàm ngược

dz − b
f −1 (z) =
−cz + a

cũng là một hàm phân tuyến tính. Hơn nữa, ta cũng có

az + b a az + b
lim = , lim = ∞.
z→∞ cz + d c z→− dc cz + d

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Hàm phân tuyến tính 113

Từ các nhận xét trên ta mở rộng hàm f trên tập số phức mở rộng C̄ và
nó là một song ánh:
a

 khi z = ∞
c


T (z) = ∞ khi z = − dc


 az + b

 trường hợp khác
cz + d

Hàm T này được gọi là hàm phân tuyến tính trong trường số phức mở
rộng C̄ tương ứng với hàm f . Để cho gọn khi xét hàm phân tuyến tính
az + b
trong tập mở rộng C̄ ta chỉ ghi công thức T (z) = còn tại hai điểm
cz + d
z = ∞ và z = − c chúng ta tự nhớ và tự hiểu.
d

Trở lại hàm phân tuyến tính f , ta biến đổi và viết lại như sau.

az + b a(cz + d) − ad + bc a −ad + bc 1
f (z) = = = + .
cz + d c(cz + d) c c cz + d

Như vậy, f là hợp thành của các hàm

1 −ad + bc a
f1 (z) = cz + d, f2 (z) = , f3 (z) = z+ ,
z c c

f = f3 ◦ f2 ◦ f1 . Do đó, theo tính chất của hàm tuyến tính và hàm 1/z ta
có kết quả sau.

4.3 Định lý. Hàm phân tuyến tính biến đường tròn hoặc đường thẳng
thành đường tròn hoặc đường thẳng.

Trong tập số phức mở rộng, đường thẳng cũng được xem là đường tròn
có tâm ∞ và bán kính ∞. Từ đây về sau ta xét hàm phân tuyến tính trong
tập số phức mở rộng C̄.
Từ định lý trên và theo nguyên lý bảo toàn miền (Định lý 6.11 trang
290) ta có thể dễ dàng chứng minh được tính chất: ánh xạ phân tuyến tính
bảo toàn hình tròn; nghĩa là ánh xạ phân tuyến tính biến hình tròn thành
hình tròn. Từ tính chất này ta có thể dễ dàng tìm ảnh của một miền xác
định qua ánh xạ phân tuyến tính như thí dụ minh họa sau.

4.4 Thí dụ. Tìm ảnh của nửa hình tròn {z : |z| < 1, Im z > 0} qua ánh
2z − i
xạ f (z) = .
iz + 2

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

114 IV Một số hàm sơ cấp khác và phép biến hình

Ta xét ảnh của của một số điểm đặc biệt trên biên và bên trong nửa
hình tròn; cụ thể ta được

f (0) = − 2i , f (1) = 3−4i


5 , f (−1) = −3−4i
5 , f (i) = i, f ( 2i ) = 0.

Như vậy, ảnh của đường tròn |z| = 1 qua ánh xạ f là đường tròn |w| = 1 và
ảnh của đường thẳng y = 0 là đường tròn qua các điểm − 2i , 3−4i
5 ,
−3−4i
5 ,
nó có phương trình |w + 4 i| = 4 . Vậy ảnh của nửa hình tròn đã cho là
5 3

hình giới hạn bởi hai đường tròn vừa chỉ ra chứa điểm 0. Xem Hình IV.5.





• • • •
1
• •
(z) (w)

Hình IV.5:
Trong định nghĩa, hàm phân tuyến tính phụ thuộc bốn tham số phức
a, b, c, d. Ta luôn có thể giả thiết một tham số khác 0 và cho nó bằng 1.
Như vậy, hàm phân tuyến tính chỉ còn phụ thuộc vào ba tham số, cho nên
ta cần biết ba điều kiện nào đó dẫn đến ba phương trình thì xác định được
hàm phân tuyến tính. Đặc biệt ta có kết quả sau:

4.5 Định lý. Tồn tại một và chỉ một ánh xạ phân tuyến tính f biến ba
điểm phân biệt z1 , z2 , z3 ∈ C̄ thành ba điểm phân biệt w1 , w2 , w3 ∈ C̄ sao
cho f (zk ) = wk với k = 1, 2, 3. Hàm phân tuyến tính w = f (z) xác định bởi
w − w1 w2 − w1 z − z1 z2 − z1
(4.6) ÷ = ÷ .
w − w3 w2 − w3 z − z3 z2 − z3
Chứng minh. Ta biến đổi đẳng thức (4.6) thành

(w − w1 )(w2 − w3 )(z − z3 )(z2 − z1 )


= (z − z1 )(z2 − z3 )(w − w3 )(w2 − w1 ).

Suy ra
w1 (w2 − w3 )(z − z3 )(z2 − z1 ) − w3 (z − z1 )(z2 − z3 )(w2 − w1 )
w= .
(w2 − w3 )(z − z3 )(z2 − z1 ) − (z − z1 )(z2 − z3 )(w2 − w1 )

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Hàm phân tuyến tính 115

Như vậy, công thức (4.6) xác định w có dạng một hàm phân tuyến tính ta
cần chứng minh nó không là hằng số.
Với z = z1 , thay vào công thức trên có ngay w = w1 ; với z = z3 , ta có
w = w3 ; và với z = z2 , ta có
w1 (w2 − w3 )(z2 − z3 )(z2 − z1 ) − w3 (z2 − z1 )(z2 − z3 )(w2 − w1 )
w=
(w2 − w3 )(z2 − z3 )(z2 − z1 ) − (z2 − z1 )(z2 − z3 )(w2 − w1 )
w1 (w2 − w3 ) − w3 (w2 − w1 )
=
(w2 − w3 ) − (w2 − w1 )
= w2 .

Vậy ánh xạ w biến ba điểm theo tương ứng (z1 , z2 , z3 ) thành ba điểm
w1 , w2 , w3 . Hơn nữa, w không là hàm hằng vì ba điểm w1 , w2 , w3 phân
biệt. Do đó, công thức (4.6) xác định một hàm phân tuyến tính w = f (z).
Giả sử w = g(z) là một hàm phân tuyến tính biến ba điểm z1 , z2 , z3
lần lượt thành ba điểm w1 , w2 , w3 . Ta đã biết hàm ngược g −1 của g cũng
là hàm phân tuyến tính nhưng biến ba điểm w1 , w2 , w3 thành ba điểm z1 ,
z2 , z3 . Ta cũng có thể thấy hợp thành của hai hàm phân tuyến tính là hàm
phân tuyến tính (bài tập), cho nên g −1 ◦ f là một hàm phân tuyến tính với
g −1 ◦ f (zk ) = g −1 (f (zk )) = g −1 (wk ) = zk với k = 1, 2, 3. Ta có thể thấy
hàm phân tuyến tính có nhiều hơn hai điểm bất động là hàm đồng nhất
(bài tập). Do z1 , z2 , z3 phân biệt nên g −1 ◦ f là hàm đồng nhất; nghĩa là
g −1 ◦ f (z) = z với mọi z, suy ra f (z) = g(z) với mọi z. Vậy hàm phân
tuyến tính w = f (z) xác định ở trên là duy nhất. 

4.7 Thí dụ. Tìm ánh xạ phân tuyến tính biến ba điểm z1 = 1, z2 = 0,
z3 = −1 thành ba điểm tương ứng w1 = i, w2 = ∞, w3 = 1.
Thay vào công thức (4.6) ta được
w−i ∞−i z−1 0−1 w−i 1−z
÷ = ÷ suy ra =
w−1 ∞−1 z+1 0+1 w−1 z+1
(i + 1)z + i − 1
Sau khi biến đổi và đơn giản ta được w = . 
2z
Để việc giải các bài toán biến đổi ảnh được dễ dàng ta đưa ra một tính
chất của hàm phân tuyến tính mà phép chứng minh cần đến kết quả ở
chương sau.

4.8 Định lý. Cho f là một ánh xạ phân tuyến tính trong trường số phức
mở rộng. Nếu z và z ′ đối xứng qua đường tròn C thì f (z) và f (z ′ ) đối
xứng qua đường tròn f (C).

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

116 IV Một số hàm sơ cấp khác và phép biến hình

Chứng minh. Xét Γ là một đường tròn bất kỳ qua f (z) và f (z ′ ). Vì f là


ánh xạ phân tuyến tính nên f −1 cũng là ánh xạ phân tuyến tính. Do đó,
theo Định lý 4.3 ta có f −1 (Γ) là đường tròn qua z và z ′ . Mặt khác, do z
và z ′ đối xứng qua đường tròn C nên theo Định lý 3.9 ta có C và f −1 (Γ)
trực giao nhau. Vì ánh xạ phân tuyến tính bảo giác (Định lý 2.8 trang
297) nên ta suy ra được f (C) và Γ trực giao nhau. Một lần nữa, áp dụng
Định lý 3.9 ta có f (z) và f (z ′ ) đối xứng nhau qua f (C). 

4.9 Thí dụ. Tìm ánh xạ phân tuyến tính f biến miền D = {z ∈ C :
Im z > 0} thành miền D∗ = {w ∈ C : |w| < 1}.

D∗
D
1
(w)
(z)

Hình IV.6:

Theo tính chất của hàm phân tuyến tính thì đường thẳng y = 0 qua
ánh xạ w = f (z) biến thành đường tròn |w| = 1. Gọi z0 ∈ D sao cho
f (z0 ) = 0. Ta có z̄0 đối xứng với z0 qua đường thẳng y = 0, cho nên f (z̄0 )
đối xứng với 0 qua đường tròn |w| = 1, suy ra f (z̄0 ) = ∞. Vậy f phải có
dạng
z − z0
w = f (z) = A .
z − z̄0
Lấy z = x là số thực (thuộc đường thẳng y = 0). Khi đó, f (x) thuộc đường
tròn |w| = 1; nghĩa là |f (x)| = 1. Do đó,
x−z x − x − iy
0 0 0
với z0 = x0 + iy0

1 = A = |A| = |A|
x − z̄0 x − x0 + iy0

Vậy A có thể được viết A = eiϕ . Do đó, ánh xạ cần tìm có phương trình
z − z0
f (z) = eiϕ . 
z − z̄0

4.10 Thí dụ. Tìm ánh xạ phân tuyến tính biến miền D = {z : |z| < 1}
thành miền D∗ = {w : |w| < 1}.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Hàm phân tuyến tính 117

D D∗

1 1
(z) (w)

Hình IV.7:

Do qua ánh xạ phân tuyến tính đường tròn biến thành đường tròn nên
đường tròn |z| = 1 biến thành đường tròn |w| = 1. Do 0 ∈ D∗ nên tồn tại
z0 ∈ D sao cho f (z0 ) = 0. Vì 1/z̄0 đối xứng với z0 qua đường tròn |z| = 1
nên f (1/z̄0) đối xứng với 0 qua |w| = 1. Do đó, f (1/z̄0 ) = ∞. Vậy hàm f
có dạng
z − z0 z − z0
f (z) = A 1 = A1 z̄ z − 1 .
z − z̄0 0

Trong đó A1 là hằng số phức. Lấy z = eiϕ ; khi đó ảnh f (eiϕ ) sẽ nằm trên
đường tròn |w| = 1 nghĩa là
ei ϕ − z eiϕ − z
0 0
1 = |f (eiϕ )| = A1

= |A1 | · = |A1 |.
z̄0 eiϕ − 1 z̄0 − e−iϕ

Suy ra A1 = eiθ với θ là một hằng số thực. Vậy ánh xạ tuyến tính cần tìm
z − z0
là f (z) = eiθ . 
z̄0 z − 1

Bài tập
1 ) Chứng minh rằng hợp thành của hai hàm phân tuyến tính là hàm
phân tuyến tính.

az + b
2 ) Cho hàm phân tuyến tính f (z) = . Khi đó, ta ký hiệu M =
  cz + d
a b
và f (z) = fM (z). Chứng minh rằng nếu M1 và M2 là hai ma trận
c d
vuông cấp hai trong C thì fM1 M2 = fM1 ◦ fM2 .

3 ) Chứng minh rằng nếu hàm phân tuyến tính w = f (z) không là hàm
đồng nhất thì nó có nhiều nhất hai điểm bất động (z0 = f (z0 )).

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

118 IV Một số hàm sơ cấp khác và phép biến hình

4 ) Không dùng nguyên lý bảo toàn miền chứng minh rằng ánh xạ phân
tuyến tính biến hình tròn thành hình tròn.

5 ) Giả sử a, b, c, d là những số thực. Chứng minh rằng ánh xạ f (z) =


az + b
là một đồng phôi từ nửa mặt phẳng Im z > 0 lên chính nó hay lên
cz + d
nửa mặt phẳng Im z < 0 tùy theo ad − bc > 0 hay ad − bc < 0.

z−i
6 ) Tìm ảnh của góc phần tư thứ hai qua ánh xạ w = .
z+i

7 ) Tìm ảnh của vành {z ∈ C : 1 < |z| < 3} và của góc {z : 0 < arg z < π
4}
z
qua ánh xạ w = .
z−1

8 ) Tìm ánh xạ phân tuyến tính thỏa điều kiện: điểm 1 và i là bất động,
điểm 0 biến thành điểm −1.

9 ) Tìm ánh xạ phân tuyến tính biến các điểm −1, 0, 1 lần lượt thành các
điểm 1, i, −1.

10 ) Tìm ánh xạ phân tuyến tính biến các điểm −1, i, 1 + i lần lượt thành
các điểm i, ∞, 1.

11 ) Tìm ánh xạ phân tuyến tính biến đường tròn đơn vị thành chính nó,
điểm z = 2 là điểm bất động và điểm z = 45 + 43 i thành điểm vô cùng.

12 ) Tìm dạng tổng quát của ánh xạ phân tuyến tính biến

(a) nửa mặt phẳng trên thành chính nó.

(b) nửa mặt phẳng trên thành nửa mặt phẳng trái.

(c) nửa mặt phẳng trên thành nửa mặt phẳng dưới.

13 ) Tìm hàm phân tuyến tính biến nửa mặt phẳng trên lên chính nó sao
cho w(a) = b, arg w′ (a) = α (Im a > 0, Im b > 0).

14 ) Tìm ánh xạ phân tuyến tính biến đường tròn |z| = 2 thành đường
tròn |w + 1| = 1, và các điểm −2, 0 biến thành 0, i tương ứng.

15 ) Tìm ánh xạ phân tuyến tính w = f (z) biến nửa mặt phẳng trên
{z : Imz > 0} thành hình tròn đơn vị {w : |w| < 1} sao cho

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 5 Các ví dụ về sự biến hình 119

(a) f (i) = 0, Arg(f ′ (i)) = − π2 .

(b) f (2i) = 0, Arg(f (2i)) = 0.

(c) f (a + ib) = 0, Arg(f ′ (a + ib)) = 0, trong đó b > 0.

16 ) Tìm ánh xạ phân tuyến tính w = f (z) biến hình tròn đơn vị thành
chính nó sao cho

(a) f ( 21 ) = 0, Arg(f ′ ( 12 )) = 0.

(b) f ( 2i ) = 0, Arg(f ′ ( 2i )) = 2.
π

(c) f (0) = 0, Arg(f ′ (0)) = − π2 .

(d) f (a) = a, Arg(f ′ (a)) = α, trong đó α là một số thực.

17 ) Tìm ánh xạ phân tuyến tính biến miền D = {z : |z − 3| > 9, |z − 8| <


16} thành miền D∗ = {w : ρ < |w| < 1}. Hãy xác định ρ.

18 ) Tìm ánh xạ phân tuyến tính biến nửa mặt phẳng trên {z : Im z > 0}
lên hình tròn {w : |w − w0 | < R} sao cho điểm i biến thành tâm hình tròn
còn đạo hàm tại đó dương.

19 ) Tìm ánh xạ phân tuyến tính biến hình tròn {z : |z| < 2} thành nửa
mặt phẳng {w : Re w > 0} sao cho w(0) = 1 và Arg(w′ (0)) = π2 .

20 ) Tìm ánh xạ phân tuyến tính biến hình tròn {z : |z| < R1 } thành
hình tròn {w : |w| < R2 } sao cho w(a) = b, Arg(w′ (a)) = α (|a| < R1 ,
|b| < R2 ).

21 ) Tìm ánh xạ phân tuyến tính biến hình tròn {z : |z| < 1} thành hình
tròn {w : |w − 1| < 1} với w(0) = 12 , w(1) = 0.

22 ) Tìm ánh xạ phân tuyến tính biến hình tròn {z : |z − 2| < 1} thành
hình tròn {w : |w − 2i| < 2} với w(2) = i và Arg(w′ (2)) = 0.

23 ) Tìm ánh xạ phân tuyến tính w biến D = {z = x + iy : x + y > 1}


thành D∗ = {w : |w| < 1} sao cho w(1 + i) = 0 và w(2 − i) = 1.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

120 IV Một số hàm sơ cấp khác và phép biến hình

§5 Các ví dụ về sự biến hình


5.1 Thí dụ. Tìm một ánh xạ chỉnh hình biến miền D = {z : − π4 <
π
Arg z < π2 } lên hình tròn đơn vị D∗ = {w : |w| < 1} với w(ei 8 ) = 0 và
w(i) = −1.
Trong Thí dụ 4.9 ta đã tìm được dạng của ánh xạ chỉnh hình biến nửa
z − z0
trên mặt phẳng phức thành hình tròn đơn vị, đó là f (z) = eiϕ trong
z − z̄0
đó f (z0 ) = 0. Như vậy, ta cần tìm một ánh xạ chỉnh hình biến miền D
thành nửa trên mặt phẳng phức. Do D là hình quạt với góc 3π 4 và tia đầu có

 43 iπ 4
góc − 4 nên ánh xạ g(z) = e z = e z thực hiện được nhiệm vụ ấy.
π 4 3 3
π 4
π 4 ei 3 z 3 − z0
Vậy ánh xạ cần tìm có dạng w(z) = f ◦ g(z) = f (ei 3 z 3 ) = eiϕ i π 4
e 3 z 3 − z̄0

D
g f D∗

Hình IV.8:
π π
Ta cần tìm eiϕ và z0 để w(ei 8 ) = 0 và w(i) = −1. Do g(ei 8 ) =
π 4 i 4
i 3i π
e ei 8 3 = ei 2 = i cho nên z0 = i. Mặt khác, ta có g(i) = ei 3 i 3 =
i π 4
ei 3 ei 2 3 = eiπ = −1, suy ra
−1 − i
−1 = w(i) = eiϕ = eiϕ i hay eiϕ = i
−1 + i
π 4
ei 3 z 3 − i
Vậy ánh xạ cần tìm là w = i π 4 . 
ei 3 z 3 + i

5.2 Thí dụ. Tìm ánh xạ chỉnh hình biến nửa hình tròn đơn vị D = {z :
|z| < 1, Im z > 0} lên hình tròn đơn vị D∗ = {w : |w| < 1} với w(±1) = ±1
và w(0) = −i.
Ta nhận thấy biên của D được xem gồm hai phần của đường tròn, cho
nên chúng ta nghĩ đến phép biến hình sau
Ta dễ dàng nhận thấy f2 có thể được lấy là f2 (z) = z 2 , cũng như ở thí
z − z0
dụ trên f3 có dạng f3 (z) = A . Để xác định hàm phân tuyến tính
z − z̄0

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 5 Các ví dụ về sự biến hình 121

D f1 f2 f3 D∗

Hình IV.9:

f1 ta nhận thấy hai đường tạo nên biên của D∗ cắt nhau tại −1 và 1 nên
qua f1 hai điểm này sẽ biến thành giao điểm của biên. Do đó, ta có thể
z+1
cho f1 (−1) = 0 và f1 (1) = ∞, cho nên f1 có dạng f1 (z) = c . Để xác
z−1
định c ta cần biết thêm ảnh của một điểm. Vì 0 nằm trên biên của D nên
z+1
ta có thể giả sử f (0) = 1 suy ra −c = 1 hay c = −1. Vậy f1 (z) = .
1−z
Ta có w = f3 ◦ f2 ◦ f1 và
f1 f2 f3
1 −→ ∞ −→ ∞ −→ A = 1
f1 f2 f3 z0
−1 −→ 0 −→ 0 −→ A = −1
z̄0
f1 f2 f3 1 − z0
0 −→ −1 −→ 1 −→ A = −i
1 − z̄0

Vậy A = 1 và z0 = −z̄0 , suy ra z0 là số thuần ảo hay z0 = ib. Do đó

1 − ib
= −i hay 1 − ib = −i + b hay b=1
1 + ib

Vậy ánh xạ cần tìm là



z+1 2
z + 1  z + 1 2 
1−z −i
w = f3 ◦ f2 ◦ f1 (z) = f3 ◦ f2 = f3 = 
1−z 1−z z+1 2
1−z +i
2 2
(1 − i)z + 2(1 + i)z + 1 − i z + 2iz + 1
= = 2 .
(1 + i)z 2 + 2(1 − i)z + 1 + i z + 2z + i 

5.3 Thí dụ. Trong ví dụ này ta nghiên cứu phép biến hình của hàm
Joukowski w = 12 (z + z1 ). Ta viết biến z ở dạng Euler z = reiϕ . Khi đó, ta

1  iϕ 1 −iϕ  1  1 i 1
w= re + e = r+ cos ϕ + r− sin ϕ.
2 r 2 r 2 r
Khi r = 1 ta có w = cos ϕ. Vậy hàm Joukowski biến hình tròn đơn vị
|z| = 1 thành đoạn nối −1 với 1, ký hiệu [−1, 1]. Khi r 6= 1, ta viết

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

122 IV Một số hàm sơ cấp khác và phép biến hình

w = u + iv, nghĩa là
1 1 1 1
u= r+ cos ϕ v= r− sin ϕ.
2 r 2 r
Suy ra
u2 v2
1
 +
1 2 1

1 2
= 1.
4 r + r 4 r− r

Ta nhận thấy phương trình cuối ở trên là phương trình của ellipse tâm 0

với các nửa trục tương ứng là a = 12 r + r1 và b = 12 r − r1 . Chú ý rằng
khi r biến thiên từ 0 đến 1 thì a biến thiên từ ∞ đến 1 còn b biến thiên
từ ∞ đến 0. Do đó, hàm Joukowski biến miền {z : 0 < |z| < 1} thành cả
mặt phẳng phức bỏ đi đoạn [−1, 1]. Khi r biến thiên từ 1 đến ∞ thì a biến
thiên từ 1 đến ∞ và b biến thiên từ 0 đến ∞. Vậy miền ngoài đường tròn
đơn vị tâm 0 qua ánh xạ Joukowski thành mặt phẳng phức trừ đi đoạn
[−1, 1].

r = 0.25
r = 3.5

Hình IV.10:

Bây giờ xét trường hợp cố định ϕ. Khi đó, ta có ảnh của đoạn từ 0 đến
đường tròn đơn vị hợp với trục thực một góc ϕ là đường cong từ ∞ vào
z = cos ϕ với phương trình tham số theo r là u và v xác định ở trên hay

u2 v2 kπ
− =1 với ϕ 6= .
cos ϕ sin2 ϕ
2 2

Phần còn lại của tia từ 0 hợp với Ox góc ϕ sau khi bỏ đoạn từ bên trong
hình tròn đơn vị cũng là đường cong như trên nhưng có hướng từ cos ϕ ra
∞. Khi ϕ = 0 thì đoạn (0, 1] biến thành [1, ∞) và đoạn [1, ∞) biến thành

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 5 Các ví dụ về sự biến hình 123

[1, ∞). Tương tự cho các trường hợp ϕ = π2 , π, 3π2 có ảnh là các đường
nằm trên trục tung và trục hoành (chi tiết xin dành cho bạn đọc xem như
bài tập).

Hình IV.11:

5.4 Thí dụ. Tìm ảnh của nửa dải D = {z = x + iy : 0 < x < 2π, y > 0}
qua ánh xạ cos z.
Do hàm cos z có công thức
eiz + e−iz 1  iz 1 
cos z = = e + iz
2 2 e
Vậy cos z là hợp thành của 3 hàm cos z = f3 ◦ f2 ◦ f1 trong đó f1 (z) = iz,
f2 (z) = ez và f3 (z) = 21 (z + z1 ). Qua f1 nửa dải D biến thành nửa dải
{z = x + iy : x < 0, 0 < y < 2π} từ đây qua ánh xạ f2 biến thành hình
tròn đơn vị tâm 0 bỏ đi đoạn [0, 1], cuối cùng qua ánh xạ Joukowski f3
biến thành toàn mặt phẳng phức bỏ đi nửa đường thẳng [−1, ∞). 

D f1 f2 f3 D∗

Hình IV.12:

Bài tập
1 ) Tìm ảnh của các đường thẳng x = 1 và y = 1 qua ánh xạ Joukowski.

2 ) Tìm ảnh của các đường thẳng x = 1 và y = 1 qua ánh xạ cos z.

3 ) Tìm ảnh của các đường thẳng x = 1 và y = 1 qua ánh xạ sin z.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

124 IV Một số hàm sơ cấp khác và phép biến hình

1
4 ) Tìm ảnh của đường tròn |z| = r qua ánh xạ w = z − .
z
z
5 ) Tìm ảnh của đường tròn |z| = 1 qua ánh xạ w = .
(1 − z)2

6 ) Tìm hàm chỉnh hình biến góc {z : 0 < Arg z < απ} với 0 < α ≤ 2 lên
nửa mặt phẳng trên.

7 ) Tìm hàm giải tích biến góc {z : − π4 < Arg z < π


2} lên nửa mặt phẳng
trên với w(1 − i) = 2, w(i) = −1, w(0) = 0.

8 ) Tìm hàm giải tích biến các miền sau lên nửa mặt phẳng trên Im w > 0

(a) {z : |z| > 1, Im z > 0}.

(b) {z : |z| < R, 0 < Arg z < πα}, 0 < α ≤ 2.

(c) {z : |z| > R, 0 < Arg z < πα}, 0 < α ≤ 2.

(d) {z : |z| < 1, |z − i| < 1}.

(e) {z : |z| > 1, |z − i| < 1}.

9 ) Tìm hàm giải tích biến nửa hình tròn đơn vị {z : |z| < 1, Im z > 0}
lên nửa mặt phẳng trên thỏa mãn

(a) w(−1) = 0, w(0) = 1, w(1) = ∞.

(b) w(±1) = ±1, w(0) = ∞.

(c) w( 2i ) = i, Arg( 2i ) = − π2 .

10 ) Tìm hàm giải tích w biến miền D = {z : 0 < arg(z − 1) < π


2} thành
miền D∗ = {w : |w| < 1} thỏa w(4 + i) = 0 và w(3) = 1.

11 ) Tìm hàm giải tích biến nửa mặt phẳng trên thành các miền sau

(a) mặt phẳng với khía theo [−1, 1].

(b) mặt phẳng với khía theo [−i, i].

(c) mặt phẳng với khía theo [z1 , z2 ].

(d) mặt phẳng với khía theo (−∞, −R], [R, ∞).

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 6 Khái niệm về diện Riemann 125

(e) mặt phẳng với rạch theo tia nằm trong góc phần tư thứ nhất xuất
phát từ i và song song với đường y = x.
(f) nửa mặt phẳng Im z > 0 với khía theo [0, ih], h > 0.
(g) hình tròn |z| < 1 với khía theo bán kính [0, 1].

12 ) Dùng hàm Joukowski tìm hàm giải tích biến


(a) miền ngoài của [−c, c] với c > 0 lên miền ngoài của hình tròn đơn vị
với w(∞) = ∞, Arg(w′ (∞)) = α.
x2 y2
(b) miền ngoài ellipse + = 1 lên miền ngoài của hình tròn đơn vị
a2 b2
với w(∞) = ∞, Arg(w (∞)) = 0.

§6 Khái niệm về diện Riemann


Hàm đa trị
Xét hàm f từ miền D lên miền G ⊆ C. Với mỗi w ∈ G ⊆ C, xét tập

ϕ(w) = f −1 (w) = {z ∈ D : f (z) = w}.


Nếu f đơn diệp thì ϕ(w) có duy nhất một điểm với mọi w ∈ G, vì thế ta
có hàm ϕ từ G lên D. Nếu f không đơn diệp trên D thì ϕ không phải là
một hàm theo nghĩa thông thường. Trong trường hợp tổng quát ϕ(w) là
một tập con khác rỗng của D không hẳn là tập đơn tử. Khi đó, ta nói quy
tắc w → ϕ(w) xác định một hàm đa trị ϕ trên G.
Một cách tổng quát hàm đa trị F trên miền D ⊆ C là một quy tắc đặt
tương ứng mỗi z ∈ D với tập con khác rỗng F (z) của C. Như vậy, hàm ta
thường dùng (còn gọi là hàm đơn trị) là một trường hợp riêng của hàm đa
trị (khi F (z) là tập đơn tử).
Để nghiên cứu hàm đa trị ta sẽ đưa về hàm đơn trị (hàm thông thường)
bằng cách thay đổi tập xác định. Điều này dẫn đến một loại không gian
mới sau này gọi là diện Riemann. Sau đây ta sẽ xây dựng diện Riemann
của một số hàm quan trọng.

Hàm w = n
z
Ta đã biết rằng với mọi z ∈ C và z 6= 0, w có n giá trị khác nhau
√ ϕ √ ϕ+2π √ ϕ+2(n−1)π
w0 (z) = n rei n , w1 (z) = n rei n , . . . , wn−1 (z) = n rei n

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

126 IV Một số hàm sơ cấp khác và phép biến hình


trong đó r = |z| và ϕ = arg(z). Rõ ràng hàm đa trị w = n z hoàn
toàn được xác định bởi n hàm đơn trị w0 , w1 , . . . , wn−1 . Mỗi hàm wj với
j = 0, 1, . . . , n − 1 được gọi là nhánh đơn trị của w.
Bây giờ ta muốn kết hợp các hàm wj thành một hàm đơn trị và đồng
nhất nó với w. Hàm đó tất nhiên không thể xác định trên một miền nào
đó của C mà phải xác định trên một tập mới mà ta sẽ xây dựng như sau.
Ta ký hiệu C0 , C1 , . . . , Cn−1 là các tờ nhận được từ C rạch theo tia
số thực dương {reiϕ : r ≥ 0, ϕ = 0}. Ta gọi bờ dưới của đường rạch là
bờ ứng với tập số phức với phần ảo âm còn bờ bên kia gọi là bờ trên của
đường rạch. Ta dán bờ dưới của C0 với bờ trên của C1 , dán bờ dưới của
C1 với bờ trên của C2 , . . . dán bờ dưới của Cn−2 với bờ trên của Cn−1 và
cuối cùng dán bờ dưới của Cn−1 với bờ trên của C0 . Khi đó, ta nhận được
một tập mới Ω, ta xác định được hàm đơn trị ω(z) từ các nhánh đơn trị
wj bằng cách đặt ω(z) = wj (z) nếu z ∈ Cj với j = 0, 1, . . . , n − 1.
Một điều quan trọng là diện Riemann không phải là mặt phẳng phức
nhưng tại mỗi điểm của Ω đều có một mặt phẳng phức đi qua và vì vậy các
hàm xác định trên Ω đều có thể nói về tính liên tục hay giải tích của chúng.

6.1 Định lý. Hàm ω(z) xác định như trên là hàm giải tích trên diện Rie-

mann của hàm đa trị n z.

Chứng minh. Trước hết chứng minh các hàm wj giải tích trên Cj . Bởi vì
2πj
wj là bội của w0 , cụ thể là wj = ei n w0 nên chỉ cần chứng minh w0 giải
tích trên C0 . Lấy tùy ý z ∈ C0 và giả sử z ′ ∈ C0 . Ta có
√ ϕ √ ϕ′
w0 (z) − w0 (z ′ ) n
rei n − n r′ ei n
=
z − z′ reiϕ − r′ eiϕ′

ở đây z = reiϕ , z ′ = r′ eiϕ , r > 0, r′ > 0, 0 < ϕ < 2π, 0 < ϕ′ < 2π. Do
′ √ ϕ n √ ϕ′ n
reiϕ − r′ eiϕ = n rei n − n r′ ei n nên vế phải của đẳng thức trên
trở thành
1
√ ϕ n−1 √ ϕ n−2 √
n ′ iϕ
′ √ ϕ′ n−1
.
n i
re n + n i
re n r e n + · · · + n r ′ ei n

Khi z ′ → z ta có r′ → r và ϕ′ → ϕ, do đó ta được
w0 (z) − w0 (z ′ ) 1
lim = √ ϕ n−1

z →z z − z′ n rei n
n

Vậy w0 giải tích trên C0 . Cần kiểm tra lại w(z) giải tích tại những điểm
dán. Ta xét chẳng hạn những điểm dán trên đường dán C0 với C1 . Ký

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 6 Khái niệm về diện Riemann 127

hiệu C01 là phần của diện Riemann tạo bởi nửa dưới của C0 và nửa trên
√ ψ
của C1 . Trong C01 ta có w(z) = n rei n ở đây r = |z| và ψ = Arg z với
π < ψ < 3π. Theo phép chứng minh trên ta cũng được w giải tích trên
C01 , cụ thể w giải tích trên đường dán C0 với C1 , ứng với ψ = 0. 

Hàm w = Ln z
Hàm đa trị w = Ln z là hàm ngược của hàm mũ w = ez . Ta đã biết công
thức xác định Ln z như sau

w(z) = Ln z = {ln r + i(ϕ + 2kπ) : k ∈ Z} với r = |z| và ϕ = arg z

Với mỗi số nguyên j đặt Lj (z) = ln |z| + i(arg z + 2jπ). Ta nhận được
các hàm đơn trị Lj xác định trên C∗ = C \ {0}. L0 (z) chính là hàm giá trị
logarithm chính ln z đã xét trước đây, trong trường hợp này nó được gọi
là nhánh chính của hàm đa trị Ln z.
Với mỗi j = 0, ±1, ±2, . . ., ký hiệu Cj là mặt phẳng C rạch theo tia số

thực dương. Cũng như đối với hàm đa trị w = n z nếu dán bờ dưới của Cj
với bờ trên của Cj+1 với tất cả j ta nhận được diện Riemann của hàm đa
trị Ln z. Diện Riemann này có vô số tờ, khác với diện Riemann của hàm

n
z chỉ có n tờ.
Trên diện Riemnn được xây dựng trên ta có thể xác định hàm đơn trị
(cũng dùng cùng ký hiệu) Ln(z) từ các hàm đơn trị Lj (z) bởi Ln(z) = Lj (z)
nếu z ∈ Cj . Tính giải tích của hàm Ln(z) nhận được từ định lý sau.

6.2 Định lý. Với mỗi z thuộc diện Riemann của hàm đa trị Ln(z) ta có
1
(Ln z)′ = .
z
Chứng minh. Ta có Lj (z) = ln |z| + i(arg z + 2jπ) = L0 (z) + i2jπ =
1
ln z + i2jπ. Theo Định lý 1.9 ta có hàm ln z giải tích trên C0 và (ln z)′ =
z
1
cho nên hàm Lj giải tích trên Cj và L′j (z) = . Ta chỉ còn xét tính giải
z
tích của hàm Ln z trên các đường dán. Lập luận tương tự như chứng minh
Định lý 6.1 và Định lý 1.9 ta được điều phải chứng minh. 

Bài tập
1 ) Chứng minh phần còn lại trong chứng minh Định lý 6.2.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

128

Chương V

Lý thuyết tích phân

§1 Đường cong
Hàm giá trị phức biến thực
Để trình bày tích phân của hàm f (z) theo cách đơn giản, trước tiên chúng
ta xét đạo hàm và tích phân của hàm giá trị phức biến thực. Một ánh xạ
w : [a, b] → C được gọi là một hàm giá trị phức biến thực. Nếu ta viết
w(t) = u(t) + iv(t), thì u(t) và v(t) là hai hàm thực xác định trên [a, b].
Nếu hai hàm u(t) và v(t) khả vi tại t ta nói hàm w(t) cũng khả vi tại
d
t và đạo hàm của nó w′ (t) hay w(t) xác định bởi
dt

(1.1) w′ (t) = u′ (t) + iv ′ (t).

Giả sử w(t) khả vi tại t và z0 = x0 + iy0 là một hằng số. Ta có

d d
[z0 w(t)] = [(x0 + iy0 )(u(t) + iv(t))]
dt dt
d
= [(x0 u(t) − y0 v(t)) + i(x0 v(t) + y0 u(t))]
dt
= x0 u′ (t) − y0 v ′ (t) + i(x0 v ′ (t) + y0 u′ (t))
= (x0 + iy0 )(u′ (t) + iv ′ (t)).

Nghĩa là

d
(1.2) [z0 w(t)] = z0 w′ (t).
dt

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Đường cong 129

Tính chất này tương tự như tính chất đạo hàm của hàm thực. Ta cũng có
thể chứng minh các tính chất tương tự như ở hàm thực đối với đạo hàm
như là đạo hàm của tổng, của tích, . . . . Tương tự cách chứng minh trên
ta có thể chứng minh được
d z0 t
(1.3) e = z0 ez0 t .
dt
Lưu ý rằng không phải mọi tính chất của đạo hàm hàm thực đều
đúng khi chuyển qua hàm phức biến thực. Thí dụ sau cho ta thấy định lý
Lagrange không còn đúng trong hàm phức biến thực.

1.4 Thí dụ. Xét hàm w(t) = eit trên đoạn [0, 2π]. Hàm w khả vi trên
đoạn [0, 2π] và w′ (t) = ieit với mọi t ∈ [0, 2π]. Vì |w′ (t)| = |ieit | = 1 nên
w′ (t) 6= 0 với mọi t ∈ [0, 2π]. Trong khi đó w(0) = w(2π) = 1. Vậy không
w(2π) − w(0)
tìm được c ∈ (0, 2π) sao cho w′ (c) = . 
2π − 0
Nếu u(t) và v(t) khả tích trên [a, b], thì ta nói w(t) = u(t) + iv(t) cũng
khả tích trên [a, b] và tích phân của nó xác định bởi
Z b Z b Z b
(1.5) w(t)dt = u(t)dt + i v(t)dt.
a a a

Như vậy, tích phân của w(t) trên [a, b] là một số phức xác định bởi
Z b Z b
Re w(t)dt = Re[w(t)]dt
a a
(1.6) Z b Z b
Im w(t)dt = Im[w(t)]dt.
a a

1.7 Thí dụ. Ta có


Z 1 Z 1 Z 1
2
(1 + it)2 dt = (1 − t2 )dt + i 2tdt = + i. 
0 0 0 3

Từ định nghĩa tích phân ta dễ dàng chứng minh được định lý sau.

1.8 Định lý. Hàm w(t) khả tích trên [a, b] khi và chỉ khi w̄(t) khả tích
trên [a, b] và
Z b Z b
w̄(t)dt = w(t)dt.
a a

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

130 V Lý thuyết tích phân

Chứng minh. Dành cho bạn đọc xem như bài tập. 

Do tích phân của hàm phức biến thực được xác định thông qua tích
phân của hai hàm thực, nên ta có thể thấy các tính chất tuyến tính của
tích phân thực cũng đúng cho tích phân của hàm phức biến thực. Sau đây
chúng ta nêu ra hai tính chất mà sau này chúng ta dùng nhiều.
Z b Z c Z b
1.9 Định lý. w(t)dt = w(t)dt + w(t)dt.
a a c

Z b

1.10 Định lý. Nếu W (t) = w(t) với mọi t ∈ [a, b], thì w(t)dt =
b a
W (t) a = W (b) − W (a).

1.11 Thí dụ. Bởi vì (eit )′ = ieit nên (−ieit )′ = eit , suy ra
Z π4 π √  √ 
it it 4 iπ 2 2
e dt = −ie = −ie + i =4 +i 1− . 
0 0 2 2
Để kết thúc phần này chúng ta xét một tính chất quan trọng sau.
Z b Z b

1.12 Định lý. Với a ≤ b, ta có w(t)dt ≤ |w(t)|dt.
a a
Z b
Chứng minh. Nếu w(t)dt = 0, thì bất đẳng thức cần chứng minh
Z b a

hiển nhiên đúng. Giả sử w(t)dt 6= 0. Khi đó, tồn tại r0 và ϕ0 sao cho
Z b a

w(t)dt = r0 eiϕ0 . Từ đó ta viết lại


a
Z b
r0 = e−iϕ0 w(t)dt.
a

Vì r0 là một số thực, nên ta có


Z b Z b Z b
e−iϕ0 w(t)dt = Re e−iϕ0 w(t)dt = Re(e−iϕ0 w(t))dt
a a a
Z b Z b
≤ |e−iϕ0 w(t)|dt = |w(t)|dt.
a a
Z b Z b
Vậy

w(t)dt = r0 ≤ |w(t)|dt. 
a a

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Đường cong 131

Đường cong
Ảnh của ánh xạ w : [a, b] → C, w(t) = u(t) + iv(t), trong mặt phẳng phức
(C) là một đường cong (chính xác hơn: cung) C nếu u(t) và v(t) là các
hàm liên tục trên [a, b]. Khi đó, điểm w(a) gọi là điểm gốc (điểm đầu) và
điểm w(b) gọi là điểm mút (điểm cuối) của C; đồng thời w(t) với a ≤ t ≤ b.
được gọi là biểu diễn tham số của đường cong C. Chúng ta thường dùng
các ký hiệu khác cho đường cong là C, Γ, . . .
Với một đường cong C có điểm gốc và mút, w(t) với a ≤ t ≤ b và γ(t)
với c ≤ t ≤ d đều là biểu diễn tham số của C nếu và chỉ nếu tồn tại một
song ánh đơn điệu tăng ϕ : [c, d] → [a, b] sao cho ϕ và ϕ−1 liên tục (sau
này ta yêu cầu thêm cả hai là khả vi từng khúc) và γ(t) = w(ϕ(t)) với
c ≤ t ≤ d.

1.13 Thí dụ. Đường tròn tâm z0 = x0 + iy0 bán kính r có phương trình
|z − z0 | = r. Biểu diễn tham số của nó w(t) = z0 + reit = (x0 + r cos t) +
i(y0 + r sin t) với 0 ≤ t ≤ 2π. Đường cong này có điểm gốc và điểm cuối là
z0 + r và đi trên đường tròn theo hướng dương (ngược chiều kim đồng hồ.


Cho đường cong C có biểu diễn tham số w(t) với a ≤ t ≤ b. Khi đó,
đường cong C được định hướng ngược chiều lại với gốc là w(b) và mút là
w(a) được ký hiệu C và có biểu diễn tham số là w(−t) với −b ≤ t ≤ −a.

Cho hai đường cong C1 và C2 có biểu diễn tham số lần lượt là w1 (t)
với a ≤ t ≤ b và w2 (t) với c ≤ t ≤ d sao cho gốc w2 (c) của C2 trùng với
mút w1 (b) của C1 . Khi đó, đường cong C = C1 ∪ C2 có điểm gốc w1 (a) và
mút là w2 (d) với biểu diễn tham số

w1 (t) khi a ≤ t ≤ b
w(t) =
w2 (t − b + c) khi b ≤ t ≤ b + d − c

Ngược lại, cho trước đường cong C có biểu diễn tham số w(t) với a ≤ t ≤ b
và a < c < b. Khi đó, thu hẹp của w trên [a, c] và [c, b] là biểu diễn tham
số lần lượt hai đường cong C1 và C2 sao cho C = C1 ∪ C2 .
Giả sử C là đường cong có biểu diễn tham số w(t) với a ≤ t ≤ b sao
cho có các điểm a = a0 < a1 < a2 < . . . < an = b thỏa w(t) = αj + βj t với
mọi t ∈ [aj , aj+1 ] và j = 0, 1, . . . , n − 1 trong đó αj và βj là các số phức
cho trước. Khi đó, ta nói w tuyến tính từng mảnh và C là một đường gấp
khúc.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

132 V Lý thuyết tích phân

1.14 Định lý. Cho C là đường cong có biểu diễn tham số w(t) = u(t) +
iv(t) với a ≤ t ≤ b. Với mọi r > 0 tồn tại các điểm z0 , z1 , . . . , zn ∈ C sao
n
cho C ⊂
S
B(zj , r) với zj+1 ∈ B(zj , r) (j = 0, 1, . . . , n − 1).
j=0

Chứng minh. Vì các hàm u(t) và v(t) liên tục trên [a, b] nên cũng liên tục
đều. Do đó, tồn tại n đủ lớn sao cho |u(t)−u(s)| < √r2 và |v(t)−v(s)| < √r2
j(b−a)
với mọi t, s ∈ [a, b] thỏa |t − s| ≤ b−a n . Đặt tj = a + n và zj = w(tj )
với j = 0, 1, . . . , n. Ta chứng minh các zj này thỏa điều kiện của định lý.
n nên
Với j = 0, 1, . . . , n − 1 ta có |tj+1 − tj | = b−a
q
|zj+1 − zj | = (u(tj+1 ) − u(tj ))2 + (v(tj+1 ) − v(tj ))2 < r

suy ra zj+1 ∈ B(zj , r). Lấy z ∈ C tùy ý tồn tại s ∈ [a, b] sao cho w(s) = z
n . Ta có
và tồn tại tj0 ∈ [a, b] sao cho |tj0 − s| ≤ b−a

|z − zj0 | = |w(s) − w(tj0 )| < r.


n
Vậy z ∈ B(zj0 , r). Do đó, C⊂ S
B(zj , r). 
j=0

1.15 Định lý. Giả sử C là đường cong như đã nói ở trên và nằm trong
miền D. Khi đó, tồn tại r > 0 và z0 , z1 , . . . , zn ∈ C sao cho zj+1 ∈ B(zj , r)
với j = 0, 1, . . . , n − 1 và
n n
C⊂
[ [
B(zj , r) ⊂ B̄(zj , r) ⊂ D.
j=0 j=0

Chứng minh. Ta nhận thấy C là tập compact và ∂D là tập đóng nên theo
Định lý 1.15 trang 42 ta có d(C, ∂D) > 0. Lấy 0 < r < d(C, ∂D). Khi đó,
với z ∈ C tùy ý ta có B̄(z, r) ⊂ D. Với r > 0 đã chọn theo Định lý 1.14 tồn
n
tại các điểm z0 , z1 , . . . , zn ∈ C sao cho zj+1 ∈ B(zj , r) và C ⊂
S
B(zj , r).
j=0
Từ đó ta được điều phải chứng minh
n n
C⊂
[ [
B(zj , r) ⊂ B̄(zj , r) ⊂ D. 
j=0 j=0

1.16 Định lý. Tập mở D là liên thông nếu và chỉ nếu với hai điểm bất
kỳ z1 , z2 ∈ D tồn tại đường cong C nối z1 và z2 nằm hoàn toàn trong D.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Đường cong 133

Chứng minh. Giả sử D là tập mở liên thông. Trên D xét quan hệ ∼


như sau: x ∼ w khi và chỉ khi tồn tại một số hữu hạn hình cầu mở B1 ,
B2 , . . . , Bn chứa trong D thỏa x ∈ B1 , w ∈ Bn và Bi ∩ Bi+1 6= ∅ với
i = 1, 2, . . . , n − 1. Ta dễ dàng kiểm tra được ∼ là một quan hệ tương
đương. Với z ∈ D, đặt Cz = {w ∈ D : z ∼ w} là lớp tương đương của
z. Khi đó, theo tính chất của quan hệ tương đương ta có z ∈ Cz với mọi
S
z ∈ D, với z, w ∈ D thì Cz = Cw hoặc Cz ∩ Cw = ∅ và D = Cz . Với
z∈D
mọi z ∈ D, ta có Cz là tập mở. Thật vậy, với w ∈ Cz thì z ∼ w nên tồn
tại một số hữu hạn hình cầu mở B1 , B2 , . . . , Bk chứa trong D sao cho
z ∈ B1 , w ∈ Bk và Bi ∩ Bi+1 6= ∅ với i = 1, 2, . . . , k − 1. Với mọi z ′ ∈ Bk
thì z ′ ∼ w nên z ∼ z ′ hay z ′ ∈ Cz . Suy ra w ∈ Bk ⊆ Cz . Vậy Cz là tập
mở. Tiếp theo, ta chứng tỏ Cz = D với z ∈ D tùy ý. Cố định z. Giả sử
S
D \ Cz 6= ∅. Đặt U = Cz và V = Cw . Như đã chứng minh ở trên
w∈D\Cz
Cw là tập mở và Cz ∩ Cw 6= ∅ với mọi w ∈ D \ Cz nên V là tập mở và
U ∩ V = ∅. Rõ ràng ta có D = U ∪ V . Vậy D là không liên thông, đây là
điều mâu thuẫn. Như vậy, Cz = D.
Do đó, với mọi z, w ∈ D tồn tại các hình cầu mở B1 , B2 , . . . , Bk chứa
trong D sao cho z ∈ B1 , w ∈ Bk và Bi ∩ Bi+1 6= ∅ với i = 1, 2, . . . , k − 1.
Lấy zi ∈ Bi ∩ Bi+1 với mỗi i = 1, 2, . . . , k − 1. Khi đó, đoạn thẳng nối zi
và zi+1 nằm trong Bi+1 nên cũng nằm trong D. Vậy C là đường gấp khúc
lần lượt nối các điểm z, z1 , z2 , . . . , zk−1 , w sẽ nằm trong D. Vậy C là
đường cong cần chỉ ra.
Ngược lại, lấy z ∈ D và gọi Cw là đường cong trong D nối z với w. Khi
đó, ta có D =
S
Cw . Giả sử tồn tại tập con thực sự khác rỗng vừa đóng
w∈D
vừa mở của D. Khi đó, D \ U cũng là tập con thực sự khác rỗng vừa đóng
vừa mở của D. Vì thể ta có thể giả sử z ∈ U (bởi vì ta có thể thay thể U
bởi D \ U ). Vì D \ U 6= ∅ nên tồn tại w0 ∈ D sao cho (D \ U ) ∩ Cw0 6= ∅.
Mặt khác, z ∈ U ∩ Cw0 , và U , D \ U là các tập vừa đóng vừa mở trong D.
Do đó, U ∩ Cw0 là tập con thực sự khác rỗng vừa đóng vừa mở của Cw0 .
Điều này mâu thuẫn với tính liên thông của Cw0 trong D. Vậy D là tập
liên thông. 

1.17 Định nghĩa. Một miền D được gọi là miền đơn liên nếu biên của
nó là một tập liên thông. Một miền không là đơn liên được gọi là miền
đa liên. Đặc biệt, nếu biên của miền đa liên là hợp của n thành phần liên
thông được gọi là miền n-liên.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

134 V Lý thuyết tích phân

1.18 Thí dụ. Tập D1 = {z ∈ C : 1 < |z| < 2} là một miền nhị liên. Tập
D2 = {z ∈ C : |z − 1| > 1, |z − 2| < 2} là một miền đơn liên. 

Cho đường cong C có biểu diễn tham số w(t) = u(t) + iv(t) với a ≤ t ≤
b. Ta nói C là đường cong kín nếu w(a) = w(b). Đường cong C được gọi
là đường cong Jordan (hay đường cong đơn) nếu nó không tự cắt nhau
hay w(t) là đơn ánh trên (a, b), nghĩa là w(t1 ) 6= w(t2 ) khi a < t1 6= t2 < b.

1.19 Thí dụ. wα = z0 + reiαt với 0 ≤ t ≤ 2π là đường cong nằm trên


đường tròn tâm z0 bán kính r. Nếu α = n là một số nguyên khác không
thì đường cong đang xét là đường cong kín có điểm gốc và mút là z0 + r,
theo hướng dương hay âm tùy thuộc và dấu của n với số vòng quay |n|.
Đường cong ấy là đương cong Jordan khi và chỉ khi n = ±1. 

Ta nói đường cong C có biểu diễn tham số w(t) = u(t) + iv(t) với
a ≤ t ≤ b là đường cong khả vi nếu w′ (t) = u′ (t) + iv ′ (t) tồn tại và liên
tục trên [a, b]. Khi đó, độ dài của đường cong C được xác định bởi công
thức
Z bp Z b
(1.20) L= ′ 2 ′ 2
u (t) + v (t) dt = |w′ (t)|dt.
a a

Ta nói đường cong C có biểu diễn tham số w(t) = u(t) + iv(t) với
a ≤ t ≤ b là trơn nếu u(t) và v(t) là các hàm có đạo hàm liên tục và
w′ (t) 6= 0 với mọi t ∈ [a, b]. Như vậy, mỗi điểm trên đường cong trơn C đều
tồn tại tiếp tuyến mà phương của nó xác định bởi w′ (t). Một đường cong
được gọi là trơn từng khúc nếu ta có thể chia đường cong đó thành hữu
hạn phần đường cong mà mỗi phần đường cong là một đường cong trơn.

1.21 Định lý. (Jordan) Một đường cong Jordan kín trơn từng khúc C là
biên của hai miền rời nhau trong C. Một miền được gọi là bên trong C thì
bị chặn (thường được ký hiệu bởi DC ), và một miền khác ngoài C không bị
chặn.

1.22 Nhận xét. Miền D là miền đơn liên nếu mọi đường cong Jordan
kín C nằm trong D ta điều có DC . D là miền đa liên nếu tồn tại các đường
cong Jordan kín Γ1 , Γ2 , . . . sao cho các miền DΓ1 , DΓ2 , . . . không bao hàm
trong D.

Để cho đơn giản và ngắn gọn ta quy ước từ đây về sau khi nói đến
đường cong ta hiểu đó là đường cong trơn từng khúc (trong nhiều trường

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Đường cong 135

hợp ta chỉ đòi hỏi đường cong đang xét là khả vi từng khúc), và khi nào
ta nói rõ các loại đường cong là để nhấn mạnh chúng.

Bài tập
1 ) Dùng đẳng thức ez0 t = ex0 t cos y0 t + iex0t sin y0 t trong đó z0 = x0 + iy0
d
là hằng số phức. Chứng minh rằng ez0 t = z0 ez0 t .
dt

2 ) Giả sử hàm z = z(t) khả vi tại t0 và hàm f (z) giải tích tại z0 = z(t0 ).
Chứng minh rằng nếu w(t) = f (z(t)) thì w(t) khả vi tại t0 và w′ (t0 ) =
f ′ (z(t0 ))z ′ (t0 ).

3 ) Chứng minh Định lý 1.8.

1
4 ) Xác định đường cong có biểu diễn tham số w(t) = t + i với −∞ <
t
t < 0.

5 ) Tìm điều kiện để w(t) = a + bt và γ(t) = a′ + b′ t với −∞ < t < ∞


cùng biểu diễn một đường thẳng có hướng.

6 ) Khi nào phương trình az + bz̄ + c = 0 biểu diễn một đường thẳng?

7 ) Cho w(t) là một hàm phức biến thực khả vi. Chứng minh rằng nếu
w(t1 ) = w(t2 ) = 0 với t1 6= t2 thì tồn tại t0 giữa t1 và t2 sao cho w′ (t0 ) = 0.

8 ) Với mọi α ∈ R, chứng minh rằng

(i) |eiα − 1| ≤ |α|.

α2
(ii) |eiα − 1 − iα| ≤ .
2
n α2 o
(iii) |eiα − 1 − iα| ≤ min 2|α|, .
2
α2 |α|3
(iv) eiα − 1 − iα +

≤ .
2 6
α2 n |α|3 o
(v) eiα − 1 − iα + .

≤ min α2 ,
2 6

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

136 V Lý thuyết tích phân

9 ) Chứng minh rằng


Zx Zx
is n xn+1 i
e (x − s) ds = + (x − s)n+1 eis ds.
n+1 n+1
0 0

10 ) Với mọi x ∈ R, chứng minh rằng


n
ix X
e − (ix)k |x|n+1
≤ .
k! (n + 1)!
k=0

Z λ (N +it)2
11 ) Chứng minh rằng lim e− 2 dt = 0 với mọi λ > 0.
N →∞ −λ

12 ) Chứng minh rằng đường cong (cung) là một tập liên thông trong C.

§2 Tích phân đường


Khái niệm tích phân hàm phức
Cho đường cong trơn C và hàm f (z) xác định trên C. Giả sử C có hai
biểu diễn tham số w(t) với a ≤ t ≤ b và γ(t) với c ≤ t ≤ d. Nếu f (w(t)) và
w′ (t) liên tục từng khúc trên [a, b] và f (γ(t)) và γ ′ (t) liên tục từng khúc
trên [c, d], người ta chứng minh được
Z b Z d
f (w(t))w′ (t)dt = f (γ(t))γ ′ (t)dt.
a c

Thật vậy, khi đó tồn tại hàm ϕ : [c, d] → [a, b] song ánh đơn điệu tăng khả
vi từng khúc sao cho γ(t) = w(ϕ(t)), cho nên
Z d Z d

f (γ(t))γ (t)dt = f (w(ϕ(t)))w′ (ϕ(t))ϕ′ (t)dt
c c
Z b
= f (w(s))w′ (s)ds.
a

Giá trị chung


Z đó được gọi là tích phân của hàm f (z) trên đường cong C
và kí hiệu f (z)dz. Vậy
C
Z Z b
(2.1) f (z)dz = f (w(t))w′ (t)dt.
C a

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Tích phân đường 137

Nhờ có tính chất ở Định lý 1.9 mà ta cũng có định nghĩa tích phân
của hàm phức f trên đường cong trơn từng khúc C một cách tự nhiên và
tương tự.
Z
2.2 Thí dụ. Tính tích phân sau z̄dz, trong đó C là đoạn thẳng từ điểm
C
z = 0 đến z = 2 + i.

Giải. Ta có biểu diễn tham số của C là w(t) =


2t + it với 0 ≤ t ≤ 1. Vậy

Z Z 1 C
z̄dz = 2t + it(2 + i)dt
C 0 •
Z 1
= (2 + i) (2t − it)dt
0
5 Hình V.1:
= (2 + i)(1 − 2i ) = . 
2
Z
trong đó C là đường tròn có phương
dz
2.3 Thí dụ. Tính tích phân
C z − z0
trình |z − z0 | = R được định hướng dương.

Giải. Ta có biểu diễn tham số của C là w(t) =


z0 + Reit với 0 ≤ t ≤ 2π, cho nên •
z0 C
Z Z 2π
dz Rieit
= dt = 2πi. 
C z − z0 0 Reit Hình V.2:
Trở lại định nghĩa tích phân của hàm f (z) trên đường cong C. Giả sử
ta có biểu diễn đại số của hàm f (z) = u(x, y) + iv(x, y) và biểu diễn tham
số của đường cong C là w(t) = x(t) + iy(t) với a ≤ t ≤ b. Khi đó, ta có

f (w(t))w′ (t) = (u(x(t), y(t)) + iv(x(t), y(t)))(x′ (t) + iy ′ (t))


= (u(x(t), y(t))x′ (t) − v(x(t), y(t))y ′ (t))
+ i(v(x(t), y(t))x′ (t) + u(x(t), y(t))y ′ (t)).

Vậy
Z Z b
f (z)dz = (u(x(t), y(t))x′ (t) − v(x(t), y(t))y ′ (t))dt
C a
Z b
+i (v(x(t), y(t))x′ (t) + u(x(t), y(t))y ′ (t))dt
a

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

138 V Lý thuyết tích phân
Z Z
= u(x, y)dx − v(x, y)dy + i v(x, y)dx + u(x, y)dy.
C C

Như vậy, tích phân của hàm f (z) trên đường cong C được tính theo tích
phân đường loại hai trong giải tích thực với phần thực là tích phân đường
loại hai của hàm vector (u, −v) và phần ảo là tích phân đường loại hai của
hàm vector (v, u), cả hai tích phân đều được tính trên đường cong C. Từ
nhận xét này cùng với định nghĩa tích của hai số phức ta có thể dựa vào
định nghĩa tích phân đường loại hai trong giải tích thực để đưa ra một
định nghĩa tích phân đường của hàm phức tương đương với định nghĩa đã
được trình bày ở trên như sau:
Cho đường cong Jordan C trơn có điểm đầu là z0 và điểm cuối là z ∗ .
Hàm f xác định trên C. Một phân hoạch P của đường C bởi n+1 điểm chia
z0 , z1 , . . . , zn = z ∗ theo thứ tự đi trên đường cong C từ z0 đến z ∗ . Trên mỗi
cung zk−1 zk thuộc đường cong C chọn điểm ξk tùy ý (k = 1, 2, . . . , n).
Lập tổng tích phân của hàm f
n
X
S(P, ξk ) = f (ξk )(zk − zk−1 ).
k=1

Đặt d(P ) = max{sup{|z − z ′ | : z, z ′ ∈ zk−1 zk } : k = 1, 2, . . . , n} và gọi là


đường kính phân hoạch P . Nếu tồn tại số phức I sao cho với mọi ε > 0
tồn tại δ > 0 sao cho với mọi phân hoạch P với d(P ) < δ ta luôn có
|S(P, ξk ) −ZI| < ε với mọi cách chọn các điểm ξk thì ta nói hàm f khả tích
trên C và f (z)dz = I.
C

Tính chất tích phân hàm phức


Cũng từ mối liên hệ giữa tích phân của hàm phức trên đường cong và tích
phân đường loại 2 trong giải tích thực nên các tính chất của tích phân
đường loại hai vẫn đúng cho tích phân của hàm phức theo đường cong.
Sau đây ta liệt kê các tính chất của tích phân đường

2.4 Định lý. Nếu hàm f có tích phân trên đường cong C, thì hàm z0 f
với z0 là một hằng số phức cũng có tích phân trên đường cong C và
Z Z
z0 f (z)dz = z0 f (z)dz.
C C

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Tích phân đường 139

2.5 Định lý. Nếu hai hàm f và g có tích phân trên đường cong C, thì
hàm tổng f + g cũng có tích phân trên đường cong C và
Z Z Z
[f (z) + g(z)]dz = f (z)dz + g(z)dz.
C C C

2.6 Định lý. Cho hàm f có tích phân trên đường cong C. Gọi C là

đường cong C nhưng được định hướng có chiều ngược lại. Khi đó, hàm f
cũng có tích phân trên C và

Z Z
f (z)dz = − f (z)dz.
C− C

2.7 Định lý. Giả sử C1 và C2 là hai đường cong sao cho điểm cuối của
C1 là điểm đầu của C2 . Nếu hàm f có tích phân trên hai đường cong C1
và C2 , thì f có tích phân trên đường cong C1 ∪ C2 và
Z Z Z
f (z)dz = f (z)dz + f (z)dz
C1 ∪C2 C1 C2

Chú ý, công thức trên vẫn được dùng để ký hiệu cho trường hợp điểm
cuối của C1 không trùng với điểm đầu của C2 ; khi đó, C1 ∪ C2 không là
đường cong mà chỉ là ký hiệu hợp hai đường cong ấy theo nghĩa tập hợp.

2.8 Định lý. Nếu z = ϕ(η) là khả vi liên tục và là ánh xạ 1-1 trên đường
cong Γ và f khả tích trên đường cong C = ϕ(Γ) thì
Z Z

f (ϕ(η))ϕ (η)dη = f (z)dz.
Γ C

Chứng minh. Gọi w(t) với a ≤ t ≤ b là một biểu diễn tham số của đường
cong Γ. Khi đó, ϕ(w(t)) với a ≤ t ≤ b là một biểu diễn tham số của đường
cong C. Do đó, theo định nghĩa tích phân hàm phức ta có
Z Z b
f (z)dz = f (ϕ(w(t)))[ϕ(w(t))]′ dt
C a
Z b
= f (ϕ(w(t)))ϕ′ (w(t))w′ (t)dt
a
Z
= f (ϕ(η))ϕ′ (η)dη.
Γ 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

140 V Lý thuyết tích phân

2.9 Định lý. Cho hàm f có tích phân trên đường cong C. Khi đó, ta có
Z

f (z)dz ≤ M L
C
trong đó |f (z)| ≤ M với mọi z ∈ C và L là độ dài đường cong C.
Chứng minh. Ta chứng minh trong trường hợp C là đường cong trơn.
Giả sử C có biểu diễn tham số w(t) với a ≤ t ≤ b. Khi đó, ta có
Z Z b
f (w(t))w′ (t)dt

f (z)d =
C a
Z b
≤ |f (w(t))| · |w′ (t)|dt
a
Z b
≤ M |w′ (t)|dt = M L.
a 
Z dz
với C là đường tròn

2.10 Thí dụ. Chứng minh rằng

2 ≤
C z +1 3
có phương trình |z| = 2 được định hướng dương. Với mọi z ∈ C, ta có
1 1
|z 2 + 1| ≥ |z|2 − 1 = 3, suy ra 2 ≤ . Do đó,

z +1 3
Z dz 1 4π

2 ≤ 4π =
C z +1 3 3

do độ dài của C là 4π. 

2.11 Thí dụ. Cho CR là nửa đường tròn có biểu diễn tham số w(t) = Reit
với 0 ≤ t ≤ π. Không cần tính giá trị của tích phân chúng ta chứng minh
được Z
dz
lim = 0.
R→∞ C z 2 + 2
R

Với mọi z ∈ CR , √
ta có |z 2 + 2| ≥ |z|2 − 2 = R2 − 2. Độ dài của CR là πR.
Do đó, nếu R > 2 ta có
Z dz 1

2 ≤ 2 πR.
CR z + 2 R −2

πR Z dz
Do lim 2 = 0, nên lim = 0, suy ra điều phải chứng

R→∞ R − 2 R→∞ CR z 2 + 2
minh. 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Tích phân đường 141

Định lý sau về sự khả tích của hàm tổng của chuỗi hàm hội tụ đều
tương tự như trong giải tích thực.

2.12 Định lý. Giả sử các hàm fn liên tục trên miền D và chuỗi hàm
P∞
fn hội tụ đều trên D tới hàm f . Khi đó, với mọi đường cong trơn (hay
n=1
trơn từng khúc) C ⊂ D ta có
Z ∞ Z
X
f (z)dz = fn (z)dz.
C n=1 C
n
P
Chứng minh. Đặt Sn = fk . Theo giả thiết dãy các hàm Sn liên tục
k=1
và hội tụ đều về hàm f trên D. Khi đó, với ε > 0 bất kỳ cho trước, tồn
tại N > 0 sao cho với mọi n > N ta có |f (z) − Sn (z)| < εl với mọi z ∈ D
trong đó l là độ dài đường cong C. Vậy với mọi n > N ta có
X n Z Z Z ε

fk (z)dz − f (z)dz = [Sn (z) − f (z)]dz < l = ε.
l
k=1 C C C

Vì vậy ta được
∞ Z
X n Z
X Z
fn (z)dz = lim fk (z)dz = f (z)dz. 
n=1 C n→∞
k=1 C C

Ta cũng có định lý tương tự như định lý trên cho dãy hàm như sau.

2.13 Định lý. Giả sử {fn } là dãy các hàm liên tục trên miền D và hội
tụ đều về hàm f . Khi đó, với mọi đường cong trơn (hay trơn từng khúc)
C ⊂ D ta có
Z Z
f (z)dz = lim fn (z)dz.
C n→∞ C

Chứng minh. Dành cho bạn đọc xem như bài tập. 

Bài tập
Z Z
1 ) Tính các tích phân Re(z)dz và Im(z)dz với
Γ Γ

(a) Γ là bán kính vector của điểm z = 2 + i.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

142 V Lý thuyết tích phân

(b) Γ là nửa đường tròn có phương trình |z| = 1 với 0 ≤ arg z ≤ π (điểm
đầu là z = 1)

(c) Γ là đường tròn có phương trình |z − a| = R.


Z
2 ) Tính tích phân |z|dz với
Γ

(a) Γ là nửa đường tròn có phương trình |z| = 1, 0 ≤ arg z ≤ π.

(b) Γ là nửa đường tròn có phương trình |z| = 1, − π2 ≤ Arg z ≤ 2.


π

(c) Γ là đường tròn có phương trình |z| = R.


Z
3 ) Tính tích phân |z|z̄dz ở đây Γ là đường cong kín định hướng dương
Γ
gồm nửa trên đường tròn có phương trình |z| = 1 và đoạn xác định bởi
−1 ≤ x ≤ 1 và y = 0.
Z
4 ) Tính tích phân f (z)dz, trong đó f (z) = y − x − i3x2 với z = x + iy
Γ
và Γ là đoạn thẳng từ điểm z = 0 đến z = 1 + i.
Z
z+2
5 ) Tính tích phân dz trong đó Γ là nửa đường tròn có phương
Γ z
trình z = 2eiθ với 0 ≤ θ ≤ π.
Z
dz
6 ) Tính tích phân √
Γ z

(a) trong đó Γ là nửa đường tròn định hướng


√ dương xác định bởi |z| = 1

và Im z ≥ 0 và hàm z xác định bởi 1 = 1.

(b) trong đó Γ là nửa đường tròn định hướng


√ dương xác định bởi |z| = 1

và Im z ≥ 0 và hàm z xác định bởi 1 = −1.

(c) trong đó Γ là nửa đường tròn định hướng


√ dương xác định bởi |z| = 1

và Im z ≤ 0 và hàm z xác định bởi 1 = 1.

(d) trong đó Γ là đường tròn


√ định hướng dương xác định bởi |z| = 1 và

hàm z xác định bởi 1 = −1.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Tích phân đường 143

7 ) Cho C và Γ lần lượt là các đường tròn có biểu diễn tham số z = Reit
và z = z0 + Reit với 0 ≤ t ≤ 2π. Nếu f liên tục từng đoạn trên C, thì
Z Z
f (z − z0 )dz = f (z)dz.
Γ C

8 ) Giả sử Γ là đường cong kín Jordan giới hạn một miền có diện tích là
S. Chứng minh rằng
Z Z Z
(a) Re(z)dz = iS (b) Im(z)dz = −S (c) zdz = 2iS
Γ Γ Γ

Z z 3 + √3 + i 132π
9 ) Chứng minh rằng , trong đó Γ là đường

dz ≤
Γ 2z 2 − 4i 7
tròn có phương trình |z| = 4 được định hướng dương.
Z dz πR
10 ) Không tính tích phân, chứng minh rằng

2 ≤
Γ z −1 2(R2 − 1)
trong đó Γ là một phần tư đường tròn z = Re từ z = R đến Ri với
it

R > 1.
Z dz πR
11 ) Chứng minh rằng , trong đó Γ có phương trình

4 + 1
≤ 4
Γ z R −1
tham số w(t) = Re với 0 ≤ t ≤ π và R > 1.
it

Z
z 2 + 2 R(R2 + 2)π
12 ) Chứng minh rằng 4
dz ≤ trong đó CR có
CR z + 1
R4 − 1
biểu diễn tham số w(t) = Reit với 0 ≤ t ≤ π và R > 1.
Z
log z π + ln R
13 ) Chứng minh rằng
2
dz < 2π trong đó CR có biểu
CR z R
diễn tham số w(t) = Reit với −π ≤ t ≤ π, R > 1 và log z = ln |z| + i Arg z
với −π < Arg z < π.

14 ) Gọi Cρ là đường tròn |z| = ρ với 0 < ρ < 1 được định hướng dương
và giả sử rằng f (z) là giải tích trong hình tròn đóng |z| ≤ 1. Chứng minh
1
rằng nếu z − 2 là một nhánh của lũy thừa của z thì tồn tại một hằng số
dương M , không phụ thuộc ρ, sao cho
Z
− 12


z f (z)dz ≤ 2πM ρ.

Từ đó chứng minh rằng giá trị tích phân dần về 0 khi ρ → 0.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

144 V Lý thuyết tích phân

15 ) Hàm f (z) liên tục trên miền {z : |z − z0 | > r0 }. Ta ký hiệu Mr =


max |f (z)| với r > r0 và giả sử rằng rMr → 0 khi r → ∞. Chứng minh
|z−z0 |=r
Z
rằng lim f (z)dz = 0 trong đó Γr là đường tròn |z − z0 | = r được định
r→∞ Γr
hướng dương.

16 ) Chứng minh Định lý 2.13.

17 ) Chứng minh các Định lý 2.4 - 2.7.


Z
18 ) Chứng minh rằng lim z α−1 e−z dz = 0 trong đó α > 0 và Γ là
N →∞ Γ
đoạn thẳng từ điểm N đến N hay
λ λ−it
từ điểm λN đến (λ − it)N với λ > 0.

19 ) Gọi CN là biên định hướng dương của hình vuông xác định bởi các
đường x = ±(N + 12 )π vàZy = ±(N + 21 )π ở đây N là một số nguyên dương.
dz
Chứng minh rằng lim = 0.
N →∞ C z 2 sin z
N

§3 Nguyên hàm
3.1 Định nghĩa. Hàm F (z) được gọi là nguyên hàm của hàm f (z) trên
D nếu nó khả vi trên D và F ′ (z) = f (z) trên D.

3.2 Định lý. Nếu F và G là hai nguyên hàm của hàm f trên miền D, thì
chúng sai khác nhau một hằng số.

Chứng minh. Theo giả thiết ta có F và G khả vi trên miền D nên chúng
giải tích trên miền D. Suy ra hàm F − G giải tích trên miền D và F ′ (z) −
G′ (z) = f (z) − f (z) = 0 với mọi z ∈ D. Do đó, F − G là hàm hằng trên
D. 

Nói chung tích phân của hàm f trên đường cong nối hai điểm cố định
z1 và z2 là phụ thuộc vào đường cong ấy. Tuy nhiên, có những hàm số mà
tích phân của chúng từ z1 đến z2 không phụ thuộc vào đường cong nối z1
với z2 . Định lý dưới đây rất hữu dụng trong việc xác định tích phân có
phụ thuộc vào đường cong nối hai điểm cố định hay không, và khi nào tích
phân trên một đường cong kín có giá trị là không.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Nguyên hàm 145

3.3 Định lý. Giả sử f là một hàm liên tục trên miền D. Khi đó, ba mệnh
đề sau là tương đương.
(a) Hàm f có nguyên hàm là hàm F trên D.

(b) Tích phân của hàm f trên các đường cong trong D từ điểm z1 đến
z2 là như nhau.

(c) Tích phân của hàm f trên đường cong kín nằm hoàn toàn trong D
bằng 0.
Chứng minh. Giả sử mệnh đề (a) đúng. Nếu Γ là một đường cong trơn
từ z1 đến z2 nằm hoàn toàn trong D và có biểu diễn tham số w(t) với
a ≤ t ≤ b. Khi đó, w(a) = z1 , w(b) = z2 , và w(t) là hàm khả vi liên tục
trên [a, b] suy ra hàm F (w(t)) khả vi liên tục trên [a, b] và
d
F (w(t)) = F ′ (w(t))w′ (t) = f (w(t))w′ (t).
dt
Do đó, ta tính được
Z Z b
b
f (z)dz = f (w(t))w′ (t)dt = F (w(t)) a = F (z2 ) − F (z1 ).
Γ a

Rõ ràng tích phân trên không phụ thuộc vào đường cong Γ mà chỉ phụ
thuộc vào hai điểm cố định z1 và z2 .
Kết quả vẫn đúng cho trường hợp Γ là đường cong trơn từng khúc nối
z1 đến z2 và nằm trong D. Thật vậy, ta có thể chia Γ thành n đoạn cong
nhỏ liên tiếp nhau Γ1 , Γ2 , . . . , Γn , với Γk là đường cong trơn nối zk′ đến

zk+1 (trong D) và z1 = z1′ , z2 = zn+1 ′
. Theo kết quả trên ta có
Z n Z
X n
X

f (z)dz = fk (z)dz = [F (zk+1 ) − F (zk′ )]
Γ k=1 Γk k=1

= F (zn+1 ) − F (z1′ ) = F (z2 ) − F (z1 ).

Trong trường hợp tích phân không phụ


thuộc vào đường cong Γ nối điểm z1 C2 z2
đến z2 ta ký hiệu tích phân trên đường D
cong bất kỳ nối z1 đến z2 là C1
Z z2
z1
f (z)dz.
z1

Giả sử mệnh đề (b) đúng. Với C là Hình V.3:


một đường cong kín bất kỳ nằm trong D. Lấy hai điểm z1 và z2 thuộc C.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

146 V Lý thuyết tích phân

Khi đó, C được chia thành hai đường cong C1 và C2 với C1 đi từ z1 đến
z2 và C2 đi từ z2 đến z1 . Kí hiệu C2− là đường cong ngược hướng với C2 ,
cho nên C2− là đường cong đi từ z1 đến z2 . Do đó, ta có
Z Z Z
f (z)dz = f (z)dz = − f (z)dz.
C1 C2− C2
Suy ra
Z Z Z
f (z)dz = f (z)dz + f (z)dz = 0.
C C1 C2

Giả sử mệnh đề (c) đúng. Cố định z0 ∈ D. Với z ∈ D bất kỳ. Cho C1


và C2 là hai đường cong bất kỳ trong D nối z0 đến z. Khi đó, C1 ∪ C2− là
một đường cong kín trong D cho nên
Z Z Z
0= f (z)dz = f (z)dz − f (z)dz
C1 ∪C2− C1 C2
Suy ra
Z Z
f (z)dz = f (z)dz.
C1 C2

Nghĩa là tích phân của f không phụ


thuộc vào đường cong nối z0 đến z. z + ∆z
Ta kí hiệu F (z) là giá trị chung đó D z
Z z
F (z) = f (s)ds. z0
z0

Với z + ∆z ∈ D tùy ý, ta có Hình V.4:


Z z+∆z Z z Z z+∆z
F (z + ∆z) − F (z) = f (s)ds − f (s)ds = f (s)ds
z0 z0 z
Mặt khác, ta có
Z z+∆z Z z+∆z
z+∆z
ds = s z suy ra f (z)ds = ∆zf (z).
z z
Vậy
Z z+∆z
F (z + ∆z) − F (z) 1
− f (z) = [f (s) − f (z)]ds.
∆z ∆z z

Do f liên tục tại z nên với mọi ε > 0 tồn tại δ > 0 sao cho |f (s)− f (z)| < ε
khi |s − z| < δ và s ∈ D. Với các điểm s thuộc đoạn thẳng nối từ z đến

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Nguyên hàm 147

z + ∆z và với |∆z| < δ, ta có |s − z| ≤ |∆z| < δ suy ra |f (s) − f (z)| < ε,


cho nên theo Định lý 2.9 ta có
1 Z z+∆z 1

[f (s) − f (z)]ds < ε|∆z| = ε.
∆z z |∆z|
(tích phân được lấy theo đoạn thẳng nối z và z + ∆z nên có độ dài |∆z|).
Vậy với |∆z| < δ và z + ∆z ∈ D ta có
F (z + ∆z) − F (z)

− f (z) < ε,
∆z
F (z + ∆z) − F (z)
cho nên lim = f (z) hay F ′ (z) = f (z). Nghĩa là F là
∆z→0 ∆z
một nguyên hàm của f trên D. 

z3
3.4 Thí dụ. Hàm f (z) = z 2 có nguyên hàm là F (z) = trên C, nên
3
Z 1+i
z 3 i+1 1 2
z 2 dz = = (1 + i)3 = (−1 + i).
0 3 0 3 3
cho mỗi đường cong từ z = 0 đến z = i + 1. 

3.5 Thí dụ. Hàm 1/z 2 liên tục tại mọi điểm trừ gốc tọa độ có nguyên
hàm −1/z trong miền xác định |z| > 0. Do đó,
Z z2
dz 1 z2 1 1
2
= − = − (z1 =
6 0, z2 6= 0)
z1 z z z1 z1 z2
với mọi đường cong từ z1 đến z2 không đi qua điểm 0. Đặc biệt,
Z
dz
2
=0
C z

trong đó C là đường cong kín không đi qua điểm 0. 


3.6 Thí dụ. Cho D là miền xác định bởi |z| > 0 y
và 0 < arg z < 2π. Khi đó, hàm logarithm ln z được 2i
xem là nguyên hàm của hàm 1/z trên D. Do đó,
chúng ta có thể viết
Z 2i
dz x
= ln(2i) − ln(−2i)
−2i z
π 3π
= ln 2 + i − ln 2 − i
2 2 −2i
= −iπ
Hình V.5:
c Hồ Công Xuân Vũ Ý

148 V Lý thuyết tích phân

khi tích phân lấy trên đường cong từ −2i đến 2i không cắt phần không
âm của trục Ox. 

Bài tập
1 ) Bằng cách tìm nguyên hàm, tính mỗi tích phân sau trên đường cong
bất kỳ nối hai điểm tương ứng là cận của tích phân.
Z i/2 Z π+2i z  Z 3
πz
(a) e dz, (b) cos dz, (c) (z − 2)3 dz
i 0 2 1

2 ) Chứng minh rằng


Z
(z − z0 )n−1 dz = 0 (n = ±1, ±2, . . .)
C0

khi C0 là đường cong kín bất kỳ không đi qua điểm z0 .


Z
z − 2i
3 ) Tính tích phân dz trong đó Γ có biểu diễn tham số w(t) =
Γ z
2t + i(t2 − 1) với −1 ≤ t ≤ 1.
Z
4 ) Tính tích phân cos(iz)dz trong đó Γ có biểu diễn tham số w(t) =
Γ
t3 sin πt + (1 − 3t2 )i với 0 ≤ t ≤ 1.

5 ) Với mọi α, β ∈ C thỏa Re α ≤ 0 và |β| ≤ 12 , chứng minh rằng

(i) |eα − 1| ≤ |α|.


|α|2
(ii) |eα − 1 − α| ≤ .
2
α2 |α|3
(iii) eα − 1 − α +

≤ .
2 6
(iv) | log(1 + β) − β| ≤ |β 2 |.

§4 Định lý Cauchy-Goursat
Trong bài trước, chúng ta thấy rằng một hàm f liên tục và có nguyên hàm
trong miền D, thì tích phân của f (z) trên đường cong kín trong D có giá
trị 0. Trong bài này chúng tôi trình bày một định lý cho các điều kiện

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Định lý Cauchy-Goursat 149

khác trên hàm f để giá trị tích phân của f (z) trên đường cong kín đơn là
không. Đây là một định lý trọng tâm của lý thuyết hàm phức.
Chúng ta biết rằng tích phân của hàm f (z) = u(x, y) + iv(x, y) với
z = x + iy trên đường cong C có thể biểu diễn qua tích phân đường loại
II ở giá trị phần thực và phần ảo như sau.
Z Z Z
f (z)dz = u(x, y)dx − v(x, y)dy + i v(x, y)dx + u(x, y)dy.
C C C

Với đường cong C kín đơn được định hướng dương là biên của miền
đóng D. Khi đó, nếu các hàm u(x, y) và v(x, y) có các đạo hàm riêng liên
tục trên R, thì theo công thức Green trong giải tích thực hàm nhiều biến
(chẳng hạn xem [10]) ta có
Z ZZ
u(x, y)dx − v(x, y)dy = (−vx′ (x, y) − u′y (x, y))dxdy
ZC Z ZD
v(x, y)dx + u(x, y)dy = (u′x (x, y) − vy′ (x, y))dxdy.
C D
Do đó Z ZZ
f (z)dz = (−vx′ (x, y) − u′y (x, y))dxdy
C D
ZZ
+i (u′x (x, y) − vy′ (x, y))dxdy.
D

Mặt khác, nếu hàm f (z) giải tích trên D, thì theo dấu hiệu Cauchy-
Riemann (trang 80) ta có

u′x (x, y) = vy′ (x, y) và u′y (x, y) = −vx′ (x, y), ∀(x, y) ∈ D.

Khi đó, f ′ (z) = u′x (x, y) + ivx′ (x, y) với mọi (x, y) ∈ D. Vậy khi f giải tích
trên D và f ′ liên tục trên D, thì
Z
f (z)dz = 0.
C

Kết quả này Cauchy đã thiết lập vào đầu thế kỷ 19.
Goursat là người đầu tiên chứng minh được điều kiện liên tục của hàm
f ′ có thể bỏ được. Việc bỏ giả thiết này đặc biệt quan trọng và nó cho
phép chúng ta chứng minh được đạo hàm f ′ của hàm giải tích f là hàm
giải tích mà không cần phải có giả thiết sự liên tục của f ′ . Chúng ta có
định lý Cauchy-Goursat sau.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

150 V Lý thuyết tích phân

4.1 Định lý. (Cauchy-Goursat) Nếu hàm Z f giải tích bên trong và trên
đường cong kín đơn trơn từng khúc C, thì f (z)dz = 0.
C

Để chứng minh định lý này ta cần bổ đề sau.

4.2 Bổ đề. Cho f là hàm giải tích trên miền đóng đơn liên D gồm các
điểm bên trong của đường cong kín đơn định hướng dương C và các điểm
trên C. Với mọi ε > 0, miền đóng R có thể được chia thành hữu hạn các
hình vuông và phần của hình vuông sao cho phần trong của chúng không
có điểm chung, được đánh số bởi j = 1, 2, . . . , n, sao cho trong mỗi hình
vuông hay phần hình vuông tồn tại một điểm cố định zj để sao cho bất
đẳng thức
f (z) − f (z )
j
− f ′ (zj ) < ε

z 6= zj
z − zj

thỏa mãn với mọi z thuộc hình vuông hay phần hình vuông đó.

y
σ0

σ1

C
0 x

Hình V.6:
Chứng minh. Chúng ta vẽ các đường thẳng song song với trục thực và
trục ảo và cách đều nhau. Khi đó, D được chia thành các hình vuông nhỏ
bên trong và một phần hình vuông nhỏ (có phần của đường cong C làm
biên, là hình vuông nhỏ loại bỏ các điểm không thuộc D). Giả sử tồn tại
một hình vuông hay phần của hình vuông mà không tìm được điểm zj nào
để bất đẳng thức trong bổ đề thỏa với mọi z thuộc hình vuông hay phần

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Định lý Cauchy-Goursat 151

hình vuông ấy. Chia hình vuông hay hình vuông tương ứng của phần hình
vuông làm bốn hình vuông bằng nhau. Nếu tồn tại hình vuông nhỏ hay
phần hình vuông nhỏ không thỏa điều kiện bất đẳng thức của bổ đề thì
ta tiếp tục chia hình vuông tương ứng ra làm bốn hình vuông nhỏ bằng
nhau. Giả sử quá trình này tiếp tục vô hạn lần ta được dãy hình vuông
hay phần hình vuông {σk } thỏa
D ⊃ σ1 ⊃ σ2 ⊃ · · · ⊃ σk ⊃ · · · .
Rõ ràng {σk } là dãy các tập đóng lồng nhau thắt lại (với đường kính của
σk dần về 0 khi n dần ra ∞). Do đó,

\
{z0 } = σk .
k=1

Ta có z0 ∈ σk với mọi k, suy ra z0 ∈ D. Vì f giải tích trên D nên khả vi


tại z0 . Do đó, tồn tại δ > 0 sao cho với mọi z ∈ D thỏa |z − z0 | < δ ta có
f (z) − f (z )
0
− f ′ (z0 ) < ε.


z − z0
Trong dãy {σk } lấy σk0 sao cho đường chéo của hình vuông tương ứng nhỏ
hơn δ. Do z0 ∈ σk0 , nên với mọi z ∈ σk0 ta có |z − z0 | < δ suy ra
f (z) − f (z )
0
− f ′ (z0 ) < ε,


z − z0
điều này mâu thuẫn với giả thiết có được dãy {σk }. Vậy quá trình chia
nhỏ hình vuông hay phần hình vuông không thỏa điều kiện bất đẳng thức
trong bổ đề là hữu hạn.
Do đó, miền D có thể chia được thành hữu hạn những hình vuông nhỏ
hay phần hình vuông nhỏ thỏa điều kiện bất đẳng thức trong bổ đề. 

Chứng minh Định lý 4.1. Với ε > 0 nhỏ tùy ý cho trước, chia miền
D thành n hình vuông và phần hình vuông, được đánh số σ1 , σ2 , . . . , σn ,
thỏa bổ đề trên. Nghĩa là, ở hình vuông σj có điểm zj sao cho
f (z) − f (z )
j
− f ′ (zj ) < ε

z 6= zj ,
z − zj

 f (z) − f (zj ) − f ′ (z ) khi z 6= z
j j
với mọi z ∈ σj . Đặt δj (z) = z − zj Khi đó,

0 khi z = zj .
ta có |δj (z)| < ε với mọi z ∈ σj . Do limz→zj δj (z) = f ′ (zj ) − f ′ (zj ) = 0 =
δj (zj ), ta thấy được hàm δj (z) liên tục trên σj .

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

152 V Lý thuyết tích phân

Gọi Cj là biên định hướng dương của hình vuông hay phần hình vuông
σj . Với mọi z ∈ Cj , ta viết được

f (z) = f (zj ) + f ′ (zj )(z − zj ) + δj (z)(z − zj ).

Do đó,
Z Z Z
f (z)dz = (f (zj ) − zj f ′ (zj )) dz + f ′ (zj ) zdz
Cj Cj Cj
Z
+ δj (z)(z − zj )dz.
Cj

Do hàm 1 và z có nguyên hàm trên C nên


Z Z
dz = 0 và zdz = 0.
Cj Cj
Suy ra
Z Z
f (z)dz = (z − zj )δj (z)dz.
Cj Cj

Mặt khác, ta có
n Z
X Z
f (z)dz = f (z)dz
j=1 Cj C

bởi vì các cạnh của hình vuông hay phần hình vuông bên trong D (các
đoạn thẳng) được lấy tích phân hai lần theo hai hướng ngược nhau nên
bù trừ lẫn nhau chỉ còn lại phần biên C của D ta lấy tích phân chỉ một
lần. Theo bất đẳng thức tam giác ta có
Z X n Z

f (z)dz ≤ (z − zj )δj (z)dz .
C j=1 Cj

Đặt sj là cạnh của hình vuông tương ứng với hình vuông hay phần hình
vuông σj . Khi đó, với mọi z ∈ Cj ta có

|z − zj | ≤ 2sj .
Suy ra

|(z − zj )δj (z)| < 2sj ε.

Trường hợp Cj là biên của hình vuông, theo Định lý 2.9 ta có


Z √ √

(z − zj )δj (z)dz < 2sj ε4sj = 4 2Aj ε,
Cj

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Định lý Cauchy-Goursat 153

trong đó Aj là diện tích hình vuông δj .


Trường hợp σj là một phần của hình vuông nên Cj có một phần của
đường cong C và gọi độ dài của phần cong ấy là Lj ; do đó, ta ước lượng
được độ dài của Cj là s(Cj ) < 4sj + Lj . Do đó, ta có
Z √ √ √

(z − zj )δj (z)dz < 2sj ε(4sj + Lj ) < 4 2Aj ε + 2SLj ε,
Cj

trong đó S là cạnh của một hình vuông lớn chứa đường cong C và các
hình vuông bên trong D và các hình vuông tạo bởi các phần hình vuông
trong việc chia miền D. Khi đó, tổng diện tích các hình vuông nhỏ, Aj ,
nhỏ hơn hoặc bằng S 2 .
Gọi L là độ dài của đường cong C. Khi đó, tổng của các Lj ứng với σj
là phần hình vuông chính là L. Do đó, từ các bất đẳng thức trên ta có thể
thấy rằng
Z √ √
f (z)dz < (4 2S 2 + 2SL)ε.


C

Do S và L là các hằng số và ε là một số dương bé


Z tùy ý, cho nên bất đẳng
trên suy ra vế trái phải bằng 0. Từ đó ta được f (z)dz = 0. 
C

Một chứng minh khác cho Định lý Cauchy-Goursat


4.3 Bổ đề. (Goursat) Nếu w = f (z) là hàm liên tục trên miền đơn liên
D và C là đường cong Jordan trơn kín chứa trong D thì với mọi ε > 0 cho
trước tồn tại đa giác P ⊂ D có các đỉnh nằm trên C sao cho
Z Z

f (z)dz − f (z)dz < ε
C ∂P

trong đó ∂P là biên của đa giác P và được định hướng cùng chiều với C.

Chứng minh. Giả sử đường cong C được định hướng dương. Theo giả
thiết miền đóng D1 giới hạn bởi biên là đường cong C nằm trong D là tập
compact. Do f liên tục trên D nên cũng liên tục trên D1 , suy ra f liên
tục đều trên D1 . Gọi l là độ dài đường con C. Với ε > 0 cho trước tồn tại
δ > 0 sao cho với mọi z1 , z2 ∈ D1 thỏa |z1 − z2 | < δ ta luôn có
ε
|f (z1 ) − f (z2 )| < .
2l

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

154 V Lý thuyết tích phân
b b

Mặt khác, do f khả tích trên C nên


tồn tại phân hoạch P trên C bởi các điểm b b

chia z0 , z1 , z2 , . . . , zn = z0 với d(P ) < δ ở


trên sao cho b

Z n
X ε b b b b

f (z)dz − f (zk )(zk − zk−1 ) < Hình V.7:
C 2
k=1

và đa giác P xác định bởi các đỉnh z0 , z1 , z2 , . . . , zn nằm trong D. Khi đó,
ta có
Z n
X X n Z n
X Z

f (z)dz − f (zk )∆zk = f (z)dz − f (zk )dz
k=1 k=1z k=1z
∂P k−1 zk k−1 zk
n
X Z

≤ (f (z) − f (zk ))dz
k=1 z
k−1 zk

ε
< l(∂P )
2l
ε

2

trong đó các tích phân lấy trên các đoạn thẳng nối từ điểm zk−1 đến zk .
Vậy ta suy ra được
Z Z ε ε

f (z)dz − f (z)dz < + = ε. 
C ∂P 2 2

Chứng minh Định lý 4.1. Giả sử C là biên được định hướng dương
của tam giác ∆. Ta sẽ chứng minh
Z
f (z)dz = 0.
C

Z
Đặt M = f (z)dz . Chia tam giác ∆ thành bốn tam giác bằng nhau

C
và Γ1 , Γ2 , Γ3 , Γ4 là biên định hướng dương của các tam giác ấy, ta có

Z X 4 Z

M = f (z)dz ≤ f (z)dz
C k=1 Γk

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Định lý Cauchy-Goursat 155

Từ bất đẳng thức này suy ra phải C


Γ3
tồn tại một tam giác ký hiệu ∆1 sao
cho Z M Γ4
Γ1 Γ2
f (z)dz ≥
C1 4
với C1 là biên định hướng dương của tam giác ∆1 . Hình V.8:
Tiếp tục quá trình như trên ta được một dãy các tam giác {∆n } lồng
nhau và thắt dần

∆ ⊃ ∆1 ⊃ ∆2 ⊃ · · · ⊃ ∆n ⊃ · · ·

với chu vi của tam giác ∆n bằng chu vi của tam giác ∆ chia cho 2n , gọi
số đó là l/2n , và
Z M

f (z)dz ≥ n
Cn 4
trong đó Cn là biên được định hướng dương của tam giác ∆n . Theo Định
lý 1.14 trang 42 ta có

\
∆n = {z0 }.
n=1

Vì hàm f giải tích tại z0 ∈ D nên với mọi ε > 0 tồn tại δ > 0 sao cho với
mọi z ∈ D mà 0 < |z − z0 | < δ kéo theo
f (z) − f (z )
0
− f ′ (z0 ) < ε.


z − z0
 f (z)−f (z0 )
− f ′ (z0 ) khi z 6= z0
Đặt α(z) = z−z0 Khi đó, tương tự như phép
0 khi z = z0 .
chứng minh trước của định lý này ta suy ra được α(z) liên tục và
Z Z
f (z)dz = (z − z0 )α(z)dz.
Cn Cn

Vậy với n đủ lớn sao cho 2ln < 3δ, ta có


M Z Z l l

≤ f (z)dz = (z − z 0 )α(z)dz ≤ ε .
4n Cn Cn 3 · 2 n 2n

Suy ra M ≤ εl2 /3. Do ε > 0 bé tùy ý nên ta phải có M = 0 hay


Z
f (z)dz = 0.
C

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

156 V Lý thuyết tích phân

Nếu C là biên định hướng của một C


n + 2 giác P thì ta chia đa giác đó thành n Γ2
hình tam giác xuất phát từ một đỉnh. Do Γ 3

tính định hướng và bù trừ của các cạnh Γ1


của các tam giác bên trong đa giác nên ta
suy ra Hình V.9:
Z Xn Z
f (z)dz = f (z)dz = 0
C k=1 Γk

trong đó Γk là biên định hướng dương của các tam giác.


Nếu C là đường cong Jordan kín bất kỳ thì từ tính compact của C và
giả thiết của định lý ta có thể tìm được miền D mà hàm giải tích và chứa
C. Theo bổ đề Goursat với ε > 0 nhỏ tùy ý tồn tại đa giác P trong D
sao cho
Z Z

f (z)dz − f (z)dz < ε
C ∂P

trong đó ∂P là biên của đa giác P được định hướng cùng chiều với C.
Theo kết quả chứng minh phần hai ta có
Z
f (z)dz = 0.
∂P
Z
Suy ra f (z)dz < ε. Do ε > 0 bé tùy ý nên

C
Z Z
hay

f (z)dz = 0 f (z)dz = 0. 
C C

4.4 Định lý. Cho f là hàm giải


Z tích trong miền đơn liên D và C là đường
cong kín chứa trong D. Ta có f (z)dz = 0.
C

Chứng minh. Trường hợp


C là đường cong Jordan,
thì theo Định lý Cauchy- C1 C2 C3
Goursat ta có ngay kết quả.
Trường hợp C tự cắt nhau tại
C
n điểm. Khi đó, C là hợp của n + 1 đường congHình
kín Jordan
V.10: trong D nên
tích phân của trên mỗi đường cong kín ấy đều bằng không. Suy ra tích
phân của f trên C bằng không. 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Định lý Cauchy-Goursat 157

Từ định lý trên và theo định lý ba mệnh đề tương đương ở bài trước


ta có kết quả sau.

4.5 Hệ quả. Một hàm f giải tích trên miền đơn liên D thì có nguyên
hàm trên D.
y
4.6 Thí dụ. (hàm logarithm, log) Từ
z
Thí dụ 2.3 và Định lý 3.3 ta nhận thấy •
rằng hàm f (z) =
1
không có nguyên
C
z
hàm trên D. Tuy nhiên, rõ ràng hàm f θ

1 r x
giải tích trên miền đơn liên D = C\{z :
Re z ≤ 0}. Do đó, theo Hệ quả 4.5 hàm
f có nguyên hàm trên D. Ta tìm một
nguyên hàm F của f sao cho F (1) = 0.
Theo chứng minh của Định lý 3.3 hàm Hình V.11:
F như thế được xác định bởi
Z
F (z) =
dz
C là đường cong bất kỳ trong D đi từ 1 đến z.
C z
Đường cong C được chọn như hình vẽ. Khi đó, với z = reiθ trong đó r > 0
và −π < θ < π, ta tìm được F
Z r Z θ
dx rieit
F (z) = + it
dt = ln r + iθ.
1 x 0 re

Vậy F chính là hàm logarithm log; tức là log z = ln |z|+ i Arg z với Arg z ∈
(−π, π). 

Các dạng tổng quát của định lý Cauchy-Goursat


4.7 Định lý. Cho D là miền đơn liên bị chặn với biên là đường cong
trơn từng khúc, f là hàm giải tích trên Int(D) và liên tục trên ∂D. Ta có
Z
f (z)dz = 0.
∂D

Chứng minh. Ta chứng minh cho trường


hợp trong D tồn tại điểm z0 sao cho mọi Γλ
tia xuất phát từ z0 chỉ cắt biên của D tại •
z0
một điểm. Khi đó, ∂D có phương trình
biểu diễn tham số w(t) = z0 + r(t)eit với ∂D
Hình V.12:
c Hồ Công Xuân Vũ Ý

158 V Lý thuyết tích phân

0 ≤ t ≤ 2π. Gọi Γλ đường cong có phương


trình γ(t) = z0 + λr(t)eit với 0 < λ < 1. Theo Định lý Cauchy-Goursat ta

Z
f (z)dz = 0.
Γλ
Mặt khác, ta có
Z Z 2π Z 2π
f (z)dz = f (z0 + λr(t)eit )γ ′ (t)dt = f (z0 + λr(t)eit )λw′ (t)dt
Γλ 0 0
Vậy
Z 2π
f (z0 + λr(t)eit )w′ (t)dt = 0
0

Do đó, ta có
Z Z 2π
f (z)dz = f (z0 + r(t)eit )w′ (t)dt
∂D 0
Z 2π
= [f (z0 + r(t)eit ) − f (z0 + λr(t)eit )]w′ (t)dt
0

Vì f (z) liên tục trên D̄ = D ∪ ∂D nên nó liên tục đều trên D̄. Do đó, với
ε > 0 bé tùy ý, tồn tại δ > 0 sao cho khi z, z ′ ∈ D̄ và |z − z ′ | < δ kéo theo
|f (z) − f (z ′ )| < εl với l là độ dài của ∂D. Đặt r = max{r(t) : 0 ≤ t ≤ 2π}.
Khi chọn λ > 1− min{r,δ} r ta có |(z0 +r(t)eit )−(z0 +λr(t)eit )| < (1−λ)r(t) <
δ cho nên |f (z0 + r(t)eit ) − f (z0 + λr(t)eit )| < εl . Vậy
Z Z
[f (z0 + r(t)eit ) − f (z0 + λr(t)eit )]w′ (t)dt

f (z)dz ≤
∂D ∂D
ε
< l = ε.
l
Z
Do ε > 0 bé tùy ý nên ta suy ra được f (z)dz = 0.
∂D
Với trường hợp tổng quát, vì D là miền đơn liên và bị chặn với biên
trơn từng khúc nên ta có thể chia D thành hữu hạn các miền nhỏ D1 , . . . ,
DN có tính chất như trường hợp riêng. Khi đó, với tính bù trừ của các
đường biên chung nên ta có
Z N Z
X
f (z)dz = f (z)dz = 0. 
∂D k=1 ∂Dk

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Định lý Cauchy-Goursat 159

4.8 Định lý. Cho D là miền đa liênZ (hữu hạn), f là hàm giải tích trên
Int(D) và liên tục trên ∂D. Ta có f (z)dz = 0, trong đó đường cong
∂D
∂D được định hướng dương. (Hướng của biên ∂D được gọi là dương nếu
ta đi dọc theo biên sao cho miền D ở phía bên trái.)

C
C1 C2
l1+ C3 l2+
l1− l2−

l3+ l3−
Hình V.13:

Chứng minh. Ta chứng minh định lý cho miền tứ liên D. Nối 3 đoạn l1 ,
l2 , l3 giữa C lần lượt với các C1 , C2 , C3 . Khi đó, D∗ = D \ {l1 , l2 , l3 } là
miền đơn liên. Do đó, theo Định lý Cauchy-Goursat (Định lý 4.7) ta có
Z
f (z)dz = 0
∂D∗

trong đó ∂D∗ = ∂D ∪ l1+ ∪ l1− ∪ l2+ ∪ l2− ∪ l3+ ∪ l3− . Do đó, ta suy ra được
Z
f (z)dz = 0. 
∂D

4.9 Hệ quả. Cho các đường cong Jordan trơn từng khúc kín được định
hướng dương Γ, Γ1 , . . . , Γk , trong đó các đường cong Γ1 , . . . , Γk có các
phần trong không giao nhau và nằm trong phần trong của Γ. Nếu hàm f
giải tích trong miền trong của Γ và ngoài các Γ1 , . . . , Γk và liên tục trên
Γ, Γ1 , . . . , Γk , thì
Z k Z
X
(4.10) f (z)dz = f (z)dz.
Γ j=1 Γj

Chứng minh. Miền D xác định bởi các đường cong Γ và Γj với j = 1, . . . , k
là một miền k + 1 liên với biên định hướng dương ∂D = Γ ∪ Γ−
1 ∪ · · · ∪ Γk .

Do đó, ta có Z
f (z)dz = 0
∂D

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

160 V Lý thuyết tích phân

Γ1 Γ2

Γ3

Γ4

Hình V.14:

từ đó suy ra được khẳng định của hệ quả. Hình vẽ minh họa cho một
trường hợp k = 4. 
Z
dz
4.11 Thí dụ. Tính tích phân , trong đó Γ là đường cong Jordan
Γ z − z0
kín trơn từng khúc không chứa điểm z0 .
1
Ta nhận thấy hàm giải tích tại mọi điểm trừ điểm z0 . Nếu Γ
z − z0
1
không vây quanh điểm z0 , thì giải tích trên Γ và bên trong nó. Do
Z z − z0
dz
đó, = 0.
Γ z − z0
Nếu Γ vây quanh điểm z0 , thì tồn tại ε > 0 sao cho đường tròn Cε có
1
phương trình |z − z0 | = ε nằm hoàn toàn bên trong Γ. Khi đó, hàm
z − z0
giải tích trên niềm nhị liên xác định bởi Γ và Cε và trên biên của nó. Do
đó, theo hệ quả trên ta có
Z Z Z 2π
dz dz εieit
= = dt = 2πi.
Γ z − z0 Cε z − z0 0 εeit

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Định lý Cauchy-Goursat 161

(Cε có biểu diễn tham số w(t) = z0 + εeit với 0 ≤ t ≤ 2π.) 

Γ Γ

z•0 Cε

• z0

Hình V.15:

Bài tập
1 ) Giả sử Γ là một đường cong định hướng dương Jordan trơn kín giới
hạn một miền D. Hãy tính các tích phân sau theo diện tích của D.
Z Z Z
(a) xdz (b) ydz (c) z̄dz
Γ Γ Γ

trong đó z = x + iy.
Z
2 ) Dùng định lý Cauchy-Goursat chứng minh rằng f (z)dz = 0 với Γ
Γ
là đường tròn định hướng dương có phương trình |z| = 1, khi

z2 1
(a) f (z) = (b) f (z) =
z−3 z 2 + 2z + 2
(c) f (z) = ze−z (d) f (z) = ln(z − 2).

3 ) Cho C1 là đường tròn định hướng dương có phương trình |z| = 4 và


C2 là biên được định hướng dương của hình vuông xác định bởi x = ±1,
y = ±1. Hãy chỉ ra tại sao chúng ta có
Z Z
f (z)dz = f (z)dz
C1 C2

khi
1 z+2 z
(a) f (z) = (b) f (z) = (c) f (z) = .
3z 2 + 1 sin(z/2) 1 − ez

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

162 V Lý thuyết tích phân

4 ) Cho C là biên được định hướng dương của hình chữ nhật 0 ≤ x ≤ 3,
0 ≤ y ≤ 2. Chứng minh rằng
Z 
n−1 0 khi n = ±1, ±2, . . . ,
(z − 2 − i) dz =
C 2πi khi n = 0

C1
C
2
C2

0 3

Hình V.16:

Z
z2 + 2
5 ) Tính tích phân z
dz trong đó Γ là đường cong định
Γ (1 − e ) cos(z)
hướng dương có phương trình |z − 1 − i| = 1.
Z
z − 2i
6 ) Tính tích phân dz trong đó Γ có biểu diễn tham số w(t) =
Γ z
2t + i(t2 − 1) với −1 ≤ t ≤ 1.

§5 Công thức tích phân Cauchy


5.1 Định lý. Cho hàm f giải tích trên miền trong và liên tục trên đường
cong Jordan kín định hướng dương Γ. Nếu z0 là điểm nằm trong Γ thì
Z
1 f (z)
(5.2) f (z0 ) = dz.
2πi Γ z − z0
Γ
Chứng minh. Vì z0 là điểm nằm trong Γ, nên
tồn tại r0 > 0 sao cho đường tròn tâm z0 bán kính Cr

r, Cr , thuộc phần trong của Γ với mọi 0 < r ≤ r0 . z 0

c Hồ Công Xuân Vũ Ý
Hình V.17:
§ 5 Công thức tích phân Cauchy 163

Theo giả thiết ta áp dụng được hệ quả của định


lý Cauchy-Goursat đối với hàm f trên miền nhị
liên xác định bởi hai đường cong Γ và Cr . Vậy ta có
Z Z
f (z) f (z)
dz = dz.
Γ z − z 0 Cr z − z0

Trong Thí dụ 4.11 ta tính được


Z
dz
= 2πi.
Cr z − z0

Do đó, với 0 < r ≤ r0 , ta có


Z Z Z
1 f (z) 1 f (z0 ) 1 f (z)
f (z0 ) − dz = dz − dz
2πi Γ z − z0 2πi Cr z − z0 2πi Cr z − z0
Z
1 f (z0 ) − f (z)
= dz.
2πi Cr z − z0

Theo giả thiết ta có hàm f liên tục trên Γ và bên trong Γ. Với mọi ε > 0,
tồn tại δ > 0 sao cho khi |z − z0 | < δ ta có |f (z) − f (z0 )| < ε. Khi đó,
chúng ta chọn 0 < r < min{δ, r0 }, và được
Z
1 f (z0 ) − f (z) 1 ε

2πi dz ≤ 2π r 2πr = ε.
Cr z − z 0

Z
1 f (z)
Vậy, với mọi ε > 0 ta có f (z0 ) − dz ≤ ε. Ta phải có f (z0 ) =

Z 2πi Γ z − z 0
1 f (z)
dz. 
2πi Γ z − z0

5.3 Nhận xét. Công thức tích phân Cauchy vẫn đúng cho trường hợp
miền đa liên hữu hạn, tức là: Nếu hàm f giải tích trong miền đa liên (hữu
hạn) D và liên tục trên biên của nó thì với mọi z0 ∈ D ta luôn có
Z
1 f (z)
f (z0 ) = dz
2πi ∂D z − z0

trong đó ∂D là biên định hướng dương của miền D.


Z
sin z
5.4 Thí dụ. Tính tích phân dz, trong đó Γ có biểu diễn tham số
Γ z +i
w(t) = 3eit với 0 ≤ t ≤ 2π.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

164 V Lý thuyết tích phân

Ta thấy sin z là hàm giải tích và −i nằm trong đường cong Γ nên thỏa
điều kiện định lý trên. Do đó,
Z
sin z e1 − e−1 e2 − 1
dz = 2πi sin(−i) = 2πi = π. 
Γ z+i 2i e

5.5 Định lý. Nếu hàm f giải tích tại điểm z0 , thì nó có đạo hàm mọi
cấp trong lân cận của z0 ; điều đó cũng có nghĩa các đạo hàm ấy giải tích
tại z0 .

Chứng minh. Vì f giải tích tại điểm z0 , nên tồn tại r > 0 sao cho hàm f
giải tích trên {z : |z − z0 | ≤ r}. Gọi Cr là đường tròn định hướng dương
có phương trình |z − z0 | = r. Lấy z là một điểm tùy ý thỏa |z − z0 | < r.
Khi đó, theo công thức tích phân Cauchy ta có
Z
1 f (ξ)
f (z) = dξ.
2πi Cr ξ − z

Đặt d = d(z, Cr ) > 0. Với 0 < |∆z| < d, ta có |z + ∆z − z0 | ≤ |z − z0 | +


|∆z| < |z − z0 | + d = r và tính được
Z 
f (z + ∆z) − f (z) 1 1 1  f (ξ)
= − dξ
∆z 2πi Cr ξ − z − ∆z ξ − z ∆z
Z
1 f (ξ)
= dξ
2πi Cr (ξ − z − ∆z)(ξ − z)

Do đó, ta biến đổi được


Z
f (z + ∆z) − f (z) 1 f (ξ)
− dξ
∆z 2πi Cr (ξ − z)2
Z h
1 f (ξ) f (ξ) i
= − dξ
2π Cr (ξ − z − ∆z)(ξ − z) (ξ − z)2
Z
1 ∆zf (ξ)
= 2


Cr (ξ − z) (ξ − z − ∆z)

Với mọi ξ ∈ Cr ta có |ξ − z| ≥ d và |ξ − z − ∆z| ≥ |ξ − z|− |∆z| ≥ d− |∆z|.
Do f giải tích trên Cr nên nó liên tục trên Cr ; vì vậy |f (ξ)| đạt giá trị lớn
nhất trên Cr và gọi giá trị lớn nhất là M . Suy ra
∆zf (ξ) |∆z|M

2 ≤ 2 .
(ξ − z) (ξ − z − ∆z) d (d − |∆z|)

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 5 Công thức tích phân Cauchy 165

Hơn nữa, độ dài của Cr là 2πr. Do đó, theo Định lý 2.9 ta được
Z
f (z + ∆z) − f (z) 1 f (ξ) ≤ 1 |∆z|M 2πr .

− 2
dξ 2π d2 (d − |∆z|)
∆z 2πi Cr (ξ − z)
Ta thấy rằng
|∆z|M r
lim =0
∆z→0 d2 (d
− |∆z|)
suy ra
Z
f (z + ∆z) − f (z) 1 f (ξ)
lim = dξ.
∆z→0 ∆z 2πi Cr (ξ − z)2
Vậy hàm f khả vi tại z. Do z lấy tùy ý nên f khả vi trên {z : |z − z0 | < r};
nghĩa là f giải tích tại z0 .
Bằng qui nạp chúng ta chứng minh được hàm f khả vi mọi cấp trong
lân cận của điểm z0 ; nghĩa là các đạo hàm ấy giải tích tại z0 . 
Trong chứng minh định lý trên ta có được công thức đạo hàm của hàm
f tại z0 là
Z
1 f (z)
(5.6) f ′ (z0 ) = dz.
2πi Cr (z − z0 )2
Bằng cách tương tự và qui nạp ta có thể chứng minh được công thức đạo
hàm cấp cao của hàm f tại z0 . Ta phát biểu lại trong định lý tổng quát sau.

5.7 Định lý. Cho D là miền đơn liên với Γ là biên của nó và được định
hướng dương và f là hàm giải tích trên D và liên tục trên Γ. Với mọi
z ∈ D, ta có
Z
1 f (ξ)
f (z) = dξ.
2πi Γ ξ − z
và f khả vi mọi cấp trên D và
Z
n! f (ξ)
(5.8) f (n)
(z) = dξ.
2πi Γ (ξ − z)n+1
Từ công thức đạo hàm cấp n của hàm f ta có thể viết lại để áp dụng
vào việc tính tích phân như sau.
Z
f (z) 2πi (n)
(5.9) n+1
dz = f (z0 ),
Γ (z − z 0 ) n!
trong đó Γ là đường cong đơn vây quanh điểm z0 và hàm f liên tục trên
Γ và giải tích trên miền trong Γ.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

166 V Lý thuyết tích phân

5.10 Thí dụ. Giả sử Γ là đường tròn định hướng dương có phương trình
|z| = 1. Khi đó, ta có
Z 2z Z
e e2z 2πi 2z ′′′ 8πi
4
dz = 3+1
dz = (e ) z=0 = . 
Γ z Γ (z − 0) 3! 3
Z
ez
5.11 Thí dụ. Tính tích phân 3
dz trong đó Γ là đường cong
Γ z(z − 1)
Jordan trơn kín định hướng dương giới hạn miền D. Ta xét 3 trường hợp:

(a) D chứa điểm z = 0 và không chứa điểm z = 1


Z
ez e0
3
dz = 2πi = −2πi.
Γ z(z − 1) (0 − 1)3

(b) D chứa điểm z = 1 và không chứa điểm z = 0


Z
ez 2πi  ez ′′ ez (z 2 − 2z + 2)
3
dz = = πi = eπi.
Γ z(z − 1) 2! z z=1 z3 z=1

(c) D chứa cả hai điểm z = 0 và z = 1.


Z
ez
3
dz = −2πi + eπi. 
Γ z(z − 1)

5.12 Nhận xét. Từ Định lý 5.7 ta thấy rằng nếu f ′ (z) tồn tại trong miền
D thì nó cũng giải tích, do đó suy ra f ′ (z) liên tục trên miền D. Đây là đặc
trưng của hàm biến phức mà hàm biến thực không có. Chẳng hạn hàm
 2
x sin x1 khi x 6= 0
f (x) =
0 khi x = 0

khả vi trên toàn đường thẳng thực và



′ 2x sin x1 − cos x1 khi x 6= 0
f (x) =
0 khi x = 0

nhưng ta có thể thấy rằng f ′ (x) không liên tục tại x = 0.

5.13 Hệ quả. Nếu hàm f (z) = u(x, y)+iv(x, y) giải tích tại z0 = x0 +iy0
thì các hàm thành phần u và v có các đạo hàm riêng mọi cấp liên tục tại
điểm (x0 , y0 ).

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 5 Công thức tích phân Cauchy 167

Chứng minh. Đạo hàm của hàm f trong lân cận điểm z0 được tính bởi
công thức

f ′ (z) = u′x (x, y) + ivx′ (x, y) = vy′ (x, y) − iu′y (x, y).

Do hàm f giải tích tại z0 nên các đạo hàm riêng của u(x, y) và v(x, y) liên
tục tại (x0 , y0 ). Do hàm f ′ cũng giải tích tại z0 và đạo hàm của nó trong
lân cận điểm z0 được tính bởi công thức

f ′′ (z) = u′′xx(x, y) + ivxx


′′ ′′
(x, y) = vxy (x, y) − iu′′xy (x, y)
= −u′′yy (x, y) − ivyy
′′
(x, y)

nên các hàm u(x, y) và v(x, y) có các đạo hàm riêng cấp hai liên tục tại
(x0 , y0 ). Tiếp tục quá trình này ta sẽ được các hàm u(x, y) và v(x, y) có
đạo hàm riêng mọi cấp liên tục tại (x0 , y0 ). 

5.14 Định lý. Nếu hàm f giải tích và khác không trên miền đơn liên D,
thì xác định hàm giải tích log f (z) nhận giá trị trên một nhánh nào đó
trên D.

Chứng minh. Theo giả thiết và Định lý 5.5 ta suy ra f ′ giải tích trên D.
Do đó, f ′ /f xác định và giải tích trên D. Từ đó theo Hệ quả 4.5 suy ra nó
có nguyên hàm là hàm F (z) nào đó trên D. Xét hàm f (z)e−F (z) . Ta có
′
f (z)e−F (z) = f ′ (z)e−F (z) − f (z)F ′ (z)e−F (z) = 0 với mọi z ∈ D.

Do đó, suy ra f (z)e−F (z) là hằng số. Với cố định z0 ∈ D, ta có

f (z)e−F (z) = f (z0 )e−F (z0 ) với mọi z ∈ D.

Từ đó ta xác định log f (z) = F (z) − F (z0 ) + log f (z0 ). 

5.15 Định lý. Nếu hàm f giải tích và khác không trên miền đơn liên D,
thì tồn tại hàm giải tích g trên D sao cho g 2 = f .

Chứng minh. Phép chứng minh tương tự như định lý trên đi đến việc
1
chọn hàm g là e− 2 F (z) nhân với một hằng số. Trình bày chi tiết xin dành
cho bạn đọc xem như bài tập. 

Để kết thúc bài này chúng tôi nêu định lý đảo của định lý Cauchy-
Goursat và các ứng dụng của nó.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

168 V Lý thuyết tích phân

5.16 Định
Z lý. (Morera) Nếu hàm f liên tục trên miền D và nếu tích
phân f (z)dz = 0 với mọi đường cong C kín trơn từng khúc nằm trong
C
D, thì hàm f giải tích trên D.

Chứng minh. Theo định lý ba mệnh đề tương đương (Định lý 3.3) thì
hàm f có nguyên hàm F trên D. Vì D là một miền nên F giải tích trên
D. Do đó, theo Định lý 5.5 hàm f = F ′ giải tích trên D. 

5.17 Định lý. Giả sử {fn } là dãy hàm giải tích trên D và hội tụ đều về
hàm f . Khi đó, f cũng giải tích trên D.

Chứng minh. Theo Định lý 4.8 (trang 61) ta có f liên tục trên. Với C
là một đường cong kín trơn từng khúc bất kỳ nằm trong D, theo định lý
Cauchy-Goursat ta có
Z
fn (z)dz = 0, với mọi n.
C

Do đó, theo Định lý 2.13 ta được


Z Z
f (z)dz = lim fn (z)dz = 0.
C n→∞ C

Vậy theo định lý Morera ta suy ra được f giải tích trên D. 

Tương tự ta cũng có kết quả cho chuỗi hàm như sau.

5.18 Định lý. Giả sử các hàm fn giải tích trên miền D và chuỗi hàm
P∞
fn hội tụ đều trên D về hàm f . Khi đó, hàm f cũng giải tích trên D.
n=1

Chứng minh. Dành cho bạn đọc xem như bài tập. 

Bài tập
1 ) Chứng minh rằng nếu f (z) liên tục trên lân cận của z = 0 thì
Z 2π
lim f (reiϕ )dϕ = 2πf (0).
r→0 0
Z
f (z)
2 ) Chứng minh rằng nếu f (z) liên tục trên lân cận của z = a thì lim dz =
Γr z −a
r→0
2πif (a) trong đó Γr là đường tròn định hướng dương có phương trình
|z − a| = r.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 5 Công thức tích phân Cauchy 169
Z
f (z)
3 ) Cho f là một hàm liên tục trên C và lim f (z) = A. Hãy tính lim dz
z→∞ R→∞ CR z
trong đó CR là đường tròn |z| = R định hướng dương.

4 ) Chứng minh rằng nếu f (z) liên tục trong nửa dải {z = x + iy : x ≥
x0 , 0 ≤ y ≤ h} và tồn tại lim f (x + iy) = A không phụ thuộc vào y và
Z x→∞

đều theo y thì lim f (z)dz = iAh ở đây βx là đoạn thẳng song song
x→∞ βx
với trục ảo với 0 ≤ y ≤ h từ dưới lên trên.

5 ) Chứng minh rằng nếu f (z) liên tục trong hình quạt xác định bởi
Z − a) ≤ α ≤ 2π} và tồn tại giới hạn
{z : 0 < |z − a| ≤ r0 , 0 ≤ arg(z
lim [(z − a)f (z)] = A thì lim f (z)dz = iAα, ở đây Γr là cung của
z→a r→0 Γr
đường tròn |z − a| = r nằm trong hình quạt đã cho theo hướng dương.

6 ) Chứng minh nếu f (z) giải tích trong dải 0 ≤ y ≤ h, lim f (x+iy) = 0,
Z ∞ Z ∞ x→∞

lim f (x + iy) = 0 và f (x)dx tồn tại thì f (x + iy)dx cũng tồn


x→−∞ −∞ −∞
tại và các tích phân này bằng nhau.

7 ) Nếu f (z) giải tích trong góc 0 ≤ arg z ≤ α (0 < α ≤ 2π), lim zf (z) =
Z ∞ Z z→∞

0 và tích phân f (x)dx tồn tại thì lim f (z)dz cũng tồn tại, trong
0 R→∞ ΓR
đó Γr là tia z = reiα với 0 ≤ r ≤ R.

8 ) Cho C là đường tròn |z| = 3 được định hướng dương. Chứng minh
rằng nếu
Z
2z 2 − z − 2
g(w) = dz |w| 6= 3,
C z−w

thì g(2) = 8πi. Tìm giá trị của g(w) khi |w| > 3.

9 ) Cho C là một đường cong Jordan kín được định hướng dương và đặt
Z
z 3 + 2z
g(w) = 3
dz.
C (z − w)

Chứng minh rằng g(w) = 6πi khi w bên trong C và g(w) = 0 khi w bên
ngoài C.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

170 V Lý thuyết tích phân

10 ) Tính các tích phân sau


Z
z
(a) dz, trong đó Γ là đường tròn có phương trình |z| = 1 và
Γ 2z +1
được định hướng ngược chiều kim đồng hồ.
Z
sin z
(b) dz, trong đó Γ có phương trình w(t) = −i+3eit với t ∈ [0, 2π].
Γ z +i
Z
dz
(c) 2+i
, trong đó Γ có phương trình w(t) = 2eit với t ∈ [0, 2π].
Γ z
Z
ez
(d) 2
dz, trong đó Γ có phương trình w(t) = 2eit với t ∈ [0, 2π].
Γ z −1

11 ) Tính các tích phân sau


Z
z+1
(a) 2
dz, với Γ là đường tròn |z| = 3 được định hướng dương.
Γ z − 2z
Z
dz
(b) 2
, với Γ là đường tròn |z| = 2 được định hướng dương.
Γ z (z + 4)
Z
5z − 2
(c) dz, với Γ là đường tròn |z| = 2 được định hướng dương.
Γ z(z − 1)
Z
dz
(d) 3
, với Γ là đường tròn |z − 2| = 1 được định hướng dương.
Γ z(z − 2)

12 ) Tính tích phân các tích phân sau


Z
dz
(a) 2 + 4)2
trong đó Γ có phương trình |z − i| = 2 và được định
Γ z(z
hướng dương.
Z
z
(b) 4−1
dz trong đó Γ có phương trình |z − a| = a, với a > 1, được
Γ z
định hương dương.
Z
zez
(c) 3
dz trong đó Γ có phương trình |z − a| = 32 a được định
Γ (z − a)
hướng dương.
Z
ez
(d) 2 2
dz trong đó Γ có phương trình |z − a| = 32 a được định
Γ z(z − a )
hướng dương.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 5 Công thức tích phân Cauchy 171
Z
13 ) Tính tích phân ez dz̄ trong đó Γ có phương trình |z| = 1 và được
Γ
định hướng dương.

14 ) Chứng minh rằng nếu f giải tích bên trong và trên đường cong kín
đơn C và z0 không thuộc C, thì

Z Z
f ′ (z) f (z)
dz = dz.
C (z − z0 ) C (z − z0 )2

15 ) Cho f là một hàm Z liên tục trên đường cong kín đơn C. Chứng minh
1 f (ξ)
rằng hàm g(z) = dξ giải tích tại mỗi điểm z bên trong C và
Z 2πi C ξ − z
1 f (ξ)
g ′ (z) = dξ.
2πi C (ξ − z)2

16 ) Cho C là đường tròn đơn vị có biểu diễn tham số z = eiθ , −π ≤ θ ≤ π.


Chứng minh rằng với mỗi hằng số thực a, ta có
Z
eaz
dz = 2πi.
C z

Sau đó viết biểu thức tích phân về dạng tham số và đi đến công thức
tích phân
Z π
ea cos θ cos(a sin θ)dθ = π.
0

17 ) Chứng minh Định lý 5.15.

18 ) Chứng minh Định lý 5.18.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

172 V Lý thuyết tích phân

§6 Tích phân loại Cauchy


Ta đã thấy rằng công thức tích phân Cauchy nói lên rằng giá trị tại một
điểm z0 ∈ D của hàm giải tích f trên miền đơn liên D phụ thuộc vào giá
trị biên. Tuy nhiên, hàm f không đòi hỏi giải tích trên biên mà chỉ cần
liên tục trên biên mà thôi. Vì vậy vấn đề tự nhiên được đặt ra là nghiên
cứu tính chất của hàm xác định bởi
Z
1 ϕ(ξ)
F (z) = dξ
2πi Γ ξ − z
trong đó Γ là đường cong Jordan trơn (hoặc trơn từng khúc) và ϕ là hàm
liên tục trên Γ. Hàm F (z) xác định như trên gọi là tích phân loại Cauchy
của hàm ϕ.

6.1 Bổ đề. Giả sử ξ = ζ + iη và z = x + iy ∈ D ⊂ C \ Γ. Nếu với mỗi


∂Ψ
ξ ∈ Γ hàm Ψ(ξ, z) giải tích trên D và các hàm Ψ(ξ, z) và (ξ, z) liên
∂z
tục trên Γ × D thì Z
F (z) = Ψ(ξ, z)dξ
Γ
là hàm giải tích trên D và có đạo hàm
Z
∂Ψ
F ′ (z) = (ξ, z)dξ.
Γ ∂z

Chứng minh. Đặt


Ψ(ξ, z) = u(ζ, η, x, y) + iv(ζ, η, x, y)
F (z) = U (x, y) + iV (x, y)
Do hàm Ψ(ξ, z) giải tích trên D nên các hàm u và v khả vi trên D và
∂Ψ
(ξ, z) = u′x (ζ, η, x, y) + ivx′ (ζ, η, x, y) = vy′ (ζ, η, x, y) − iu′y (ζ, η, x, y)
∂z
∂Ψ
Từ giả thiết Ψ(ξ, z) và (ξ, z) liên tục trên Γ × D ta suy ra các hàm
∂z ′
u(ζ, η, x, y), v(ζ, η, x, y), ux (ζ, η, x, y), u′y (ζ, η, x, y), vx′ ((ζ, η, x, y),
vy′ (ζ, η, x, y) liên tục trên Γ × D. Mặt khác, từ mối liên hệ giữa tích phân
hàm phức và tích phân hai lớp ta có ta có
Z
U (x, y) = u(ζ, η, x, y)dζ − v(ζ, η, x, y)dη

V (x, y) = v(ζ, η, x, y)dζ + u(ζ, η, x, y)dη
Γ

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 6 Tích phân loại Cauchy 173

Vì các hàm u′x , u′y , vx′ , vy′ liên tục nên ta suy ra các hàm U và V có các
đạo hàm riêng và ta có
Z
Ux′ (x, y) = u′x (ζ, η, x, y)dζ − vx′ (ζ, η, x, y)dη
Γ
Z
= vy′ (ζ, η, x, y)dζ + u′y (ζ, η, x, y)dη = Vy′ (x, y)
Γ
và Z
Uy′ (x, y) = u′y (ζ, η, x, y)dζ − vy′ (ζ, η, x, y)dη
Γ
Z
= [−vx′ (ζ, η, x, y)dζ − u′x (ζ, η, x, y)dη] = −Vx′ (x, y)
Γ

Ta cũng có các đạo hàm riêng Ux′ , Uy′ , Vx′ , Vy′ liên tục trên D. Do đó, theo
điều kiện Cauchy-Riemann (trang 80) hàm F khả vi trên D và có đạo hàm

F ′ (z) = Ux′ (x, y) + iVx′ (x, y)


Z
= u′x (ζ, η, x, y)dζ − vx′ (ζ, η, x, y)dη
Γ
Z
+ i vx′ (ζ, η, x, y)dζ + u′x (ζ, η, x, y)dη
Γ
Z
= (ux (ζ, η, x, y) + ivx′ (ζ, η, x, y))dξ


∂Ψ
= (ξ, z)dξ
Γ ∂z


6.2 Định lý. Nếu hàm ϕ liên tục trên đường cong Jordan trơn Γ thì tích
phân loại Cauchy của nó là một hàm giải tích trên C \ Γ và có đạo hàm
Z
1 ϕ(ξ)
F ′ (z) = dξ.
2πi Γ (ξ − z)2
Hơn nữa, F (z) có đạo hàm mọi cấp trên C \ Γ và
Z
(n) n! ϕ(ξ)
F (z) = dξ
2πi Γ (ξ − z)n+1

(k − 1)!ϕ(ξ)
Chứng minh. Đặt Ψk (ξ, z) = với k là số nguyên dương và
(ξ − z)k
(ξ, z) ∈ Γ × D. Hàm Ψ(ξ, z) thỏa điều kiện của bổ đề và

∂Ψk k!ϕ(ξ)
(ξ, z) = = Ψk+1 (ξ, z)
∂z (ξ − z)k+1

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

174 V Lý thuyết tích phân

Do đó, theo bổ đề trên ta có


Z Z
d
Ψk (ξ, z)dξ = Ψk+1 (ξ, z)dξ.
dz Γ Γ

Cụ thể với k = 1 ta có
Z Z
′ 1 d 1 ϕ(ξ)
F (z) = Ψ1 (x, z)dξ = dξ.
2πi dz Γ 2πi Γ (ξ − z)2

Bằng quy nạp ta dễ dàng chứng minh được


Z Z
1 n! ϕ(ξ)
F (n) (z) = Ψn+1 (ξ, z)dξ = dξ. 
2πi Γ 2πi Γ (ξ − z)n+1

6.3 Nhận xét. Từ tính chất của tích phân loại Cauchy ta chứng minh
được Định lý 5.7. Nói một cách chính xác Định lý 5.7 là một hệ quả của
Định lý 6.2. Thật vậy, theo công thức tích phân Cauchy ta có
Z
1 f (ξ)
f (z) = dξ
2πi Γ ξ − z

Do đó, theo Định lý 6.2 ta có f (z) giải tích mọi cấp trên D và
Z
(n) n! f (ξ)
f (z) = dξ.
2πi Γ (ξ − z)n+1

Định lý Weierstrass
6.4 Định lý. (Weierstrass) Giả sử {fn } hội tụ đều trên mọi tập com-
pact trong D tới hàm f và các hàm fn giải tích trên D, thì f là hàm
giải tích trên D. Hơn nữa, ta có {fn′ } hội tụ đều về f ′ trên mọi tập com-
pact trong D.

Chứng minh. Lấy z0 ∈ D tùy ý. Chọn r > 0 đủ nhỏ để B(z0 , r) ⊂ D. Với


mỗi n theo công thức tích phân Cauchy với mọi z ∈ B(z0 , r) ta có
Z
1 fn (ξ)
fn (z) = dξ.
2πi ∂B(z0 ,r) ξ − z

Theo giả thiết {fn } hội tụ đều về f trên B(z0 , r), cho nên theo Định lý
 n (ξ)
4.8 trang 61 ta có f liên tục trên B(z0 , r); và dãy fξ−z hội tụ đều về

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 6 Tích phân loại Cauchy 175

f (ξ)
ξ−z trên ∂B(z0 , r) theo biến ξ với mỗi z ∈ B(z0 , r), cho nên theo Định lý
2.13 trang 141 ta có
Z Z
1 fn (ξ) 1 f (ξ)
f (z) = lim fn (z) = lim dξ = dξ
n→∞ n→∞ 2πi ∂B(z ,r) ξ − z 2πi ∂B(z0 ,r)ξ − z
0

với mọi z ∈ B(z0 , r). Do đó, theo định lý tích phân loại Cauchy ta có f
giải tích trên B(z0 , r); cụ thể f giải tích tại z0 . Vậy hàm f giải tích trên D.
Chứng minh đẳng thức f ′ = lim fn trên D ta cũng áp dụng công
n→∞
thức tích phân Cauchy nhưng trong trường hợp này ta phải xét dãy hàm
 fn (ξ)  n (ξ)
(ξ−z)2 thay cho dãy fξ−z . Trình bày chứng minh chi tiết dành cho
bạn đọc xem như bài tập.
Hơn nữa, với ε > 0 do {fn } hội tụ đều về f trên B(z0 , r) nên tồn
tại n0 sao cho |fn (z) − f (z)| < rε 4 với mọi z ∈ B(z0 , r). Khi đó, với mọi
z ∈ B(z0 , 2r ) và mọi n > n0 , ta có
Z
1 fn (ξ) − f (ξ) 1 rε
|fn′ (z) − f ′ (z)| = 2
dξ ≤ 4
r 2 2πr = ε.
2π ∂B(z0 ,r) (ξ − z) 2π ( 2)

Vậy {fn′ } hội tụ đều về f ′ trên B(z0 , 2r ). Do tập compact bất kỳ trong D
có thể được phủ bởi hữu hạn các hình tròn đóng, cho nên ta dễ dàng suy
ra được dãy {fn′ } hội tụ đều về f ′ trên mọi tập compact trong D.
Từ đó bằng cách áp dụng liên tiếp kết quả đạt được chúng ta có được
(k)
kết quả tổng quát hơn: Dãy các đạo hàm {fn (z)} hội tụ đều về f (k) (z)
trên mọi tập compact trong D. 

Tiếp theo ta xét trường hợp tổng quát hơn với dãy {fn (z)} trong đó
fn (z) xác định và giải tích trên miền Dn . Hàm giới hạn f (z) cũng xác định
trên D nào đó sao cho mỗi điểm thuộc D phải thuộc vào mọi Dn với mọi n
lớn hơn n0 nào đó. Nói chung n0 sẽ không giống nhau cho tất cả các điểm
của D, và với lý do này nên giả thiết sự hội tụ đều cho dãy {fn (z)} trên D
là không thích hợp ở đây. Thật sự, một trường hợp điển hình là các miền
Dn lập thành một dãy tăng nghiêm ngặt D1 ⊂ D2 ⊂ · · · ⊂ Dn ⊂ · · · và
D là hợp của các Dn . Trong trường hợp này không có một hàm fn (z) nào
xác định trên D nhưng hàm giới hạn f (z) có thể xác định trên D mặc dù
sự hội tụ này không thể là đều.
z 1
6.5 Thí dụ. Xét fn (z) = trên Dn = {z : |z| < 2− n }. Rõ ràng
2z n + 1
các hình tròn Dn tạo thành một dãy tăng nghiêm ngặt và có hợp là D =

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

176 V Lý thuyết tích phân

{z : |z| < 1} và lim fn (z) = z với z ∈ D. Dãy {fn } không hội tụ đều về
n→∞
f (z) = z trên D nhưng nó hội tụ đều trên {z : |z| ≤ r} với mọi 0 < r < 1.
ln 4ε
Thật vậy, với mọi 0 < ε < 1 tùy ý, lấy n > , với mọi |z| ≤ r ta có
ln 1r
|z|n < 4ε và |2z n + 1| > 1 − 2|z|n > 12 và suy ra

z
|2z n+1 | ε
|fn (z) − z| = − z = < 2 2 = ε.
2z n+1 |2z n + 1| 4

Do đó, ta cũng được dãy đã cho hội tụ đều trên các tập compact trong D. 

6.6 Định lý. (Weierstrass) Giả sử rằng fn (z) giải tích trên Dn và dãy
{fn (z)} hội tụ về hàm f trên D hội tụ đều trên các tập compact trong D.
Khi đó, f (z) giải tích trên D. Hơn nữa, {fn′ (z)} hội tụ đều về f ′ (z) trên
(k)
các tập compact trong D; và tổng quát hơn {fn (z)} hội tụ đều về f (k) (z)
trên các tập compact trong D

Chứng minh. Với a ∈ D, tồn tại r > 0 sao cho B(a, r) ⊂ D. Theo giả
thiết dãy {fn } hội tụ đều trên B(a, r). Khi đó, hoàn toàn tương tự như
chứng minh Định lý 6.4 ta có được kết quả cần chứng minh. 

Bài tập
1 ) Giả sử Γ là đường cong kín Jordan giới hạn miền hữu hạn D, còn f (z)
giải tích ở phần ngoài của miền D và lim f (z) = A. Khi đó,
z→∞
Z 
1 f (ξ) −f (z) + A khi z ∈
/D
dξ =
2πi Γ ξ−z A khi z ∈ D

2 ) Với giả thiết về đường cong Γ và hàm f (z) như bài tập trên. Chứng
minh rằng nếu gốc tọa độ thuộc miền D thì
khi z ∈ D
(
Z 0
1 f (ξ)
dξ = f (z)
2πi Γ ξz − ξ 2 khi z ∈
/D
z

3 ) Cho hàm f giải tích trên U = {z : |z| < 1} và liên tục trên U thỏa
f (0) = 0. Chứng minh rằng hàm

 f (z) khi z 6= 0
ϕ(z) = z
 ′
f (0) khi z = 0.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 7 Định lý giá trị trung bình và nguyên lý module cực đại 177

liên tục trên Ū và giải tích trên U .

4 ) Chứng minh f ′ (z) = lim fn′ (z) với mọi z ∈ D trong Định lý 6.4.
n→∞

5 ) Cho {fn } hội tụ về f trên D = {z : |z| < R} và hội tụ đều trên


{z : |z| ≤ r} với mọi 0 < r < R. Chứng minh rằng {fn } hội tụ đều về f
trên các tập compact trong D.

§7 Định lý giá trị trung bình và nguyên lý


module cực đại
Định lý giá trị trung bình
7.1 Định lý. Giả sử hàm f giải tích trong miền D và hình tròn B̄(z0 , R)
= {z : |z − z0 | ≤ R} ⊂ D. Khi đó, giá trị f (z0 ) bằng trung bình cộng của
các giá trị của nó trên đường tròn CR = {z : |z − z0 | = R}. Nghĩa là
Z 2π
1
(7.2) f (z0 ) = f (z0 + Reit )dt.
2π 0
Chứng minh. Ta định hướng dương đường tròn CR , và biểu diễn tham
số của nó là w(t) = z0 + Reit với 0 ≤ t ≤ 2π. Khi đó, theo công thức tích
phân Cauchy (Định lý 5.1) ta có
Z
1 f (z)
f (z0 ) = dz
2πi CR z − z0
Z 2π
1 f (z0 + Reit )
= iReit dt
2πi 0 Reit
Z 2π
1
= f (z0 + Reit )dt. 
2π 0
7.3 Định lý. Giả sử hàm f giải tích trong lân cận B(z0 , ε) của điểm z0 .
Nếu |f (z)| ≤ |f (z0 )| với mỗi z trong lân cận đó thì hàm f nhận giá trị
f (z0 ) trong lân cận ấy.
Chứng minh. Với z1 tùy ý thuộc lân cận đã cho, nghĩa là |z1 − z0 | < ε.
Đặt ρ = |z1 − z0 | < ε. Theo định lý giá trị trung bình trên đối với đường
tròn Cρ , ta có
Z 2π
1
f (z0 ) = f (z0 + ρeit )dt.
2π 0
Suy ra

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

178 V Lý thuyết tích phân

1 Z 2π 1
Z 2π
it
|f (z0 + ρeit )|dt.

|f (z0 )| = f (z0 + ρe )dt ≤
2π 0 2π 0

Mặt khác, theo giả thiết ta có |f (z0 + ρeit )| ≤ |f (z0 )| với mọi t. Vậy
Z 2π Z 2π
1 1
|f (z0 )| = |f (z0 )|dt ≥ |f (z0 + ρeit )|dt.
2π 0 2π 0

Từ các kết quả trên ta phải có


Z 2π
1
|f (z0 )| = |f (z0 + ρeit )|dt.
2π 0
Suy ra
Z 2π
(|f (z0 )| − |f (z0 + ρeit )|)dt = 0.
0

Vì |f (z0 )|−|f (z0 +ρeit )| ≥ 0 với mọi t, nên ta phải có |f (z0 )| = |f (z0 +ρeit )|
với mọi t. Đặc biệt, |f (z1 )| = |f (z0 )|. Vậy |f (z)| = |f (z0 )| với mọi z thỏa
|z − z0 | < ε.
Nếu f (z0 ) = 0, thì |f (z0 )| = 0. Suy ra |f (z)| = 0 với mọi z thỏa
|z − z0 | < ε. Vậy f (z) = 0 với mọi z thỏa |z − z0 | < ε hay f (z) nhận giá
trị f (z0 ) trong ε-lân cận của z0 . Nếu f (z0 ) 6= 0, thì M = |f (z0 )| > 0. Do
|f (z)| = |f (z0 )| với mọi z thỏa |z − z0 | < ε, ta có thể viết

f (z) = M ei arg f (z) = M eiθ(x,y) = M cos θ(x, y) + iM sin θ(x, y)

với mọi z = (x, y) thỏa |z − z0 | < ε. Do f giải tích trong ε-lân cận của z0
nên hàm f phải thỏa điều kiện Cauchy-Riemann trong lân cận đó, nghĩa là

 ∂θ(x, y) ∂θ(x, y)
 −M sin θ(x, y)
 = M cos θ(x, y)
∂x ∂y

 ∂θ(x, y) ∂θ(x, y)
 −M sin θ(x, y) = −M cos θ(x, y) .
∂y ∂x
hay

∂θ(x, y) ∂θ(x, y)
 sin θ(x, y) + cos θ(x, y) =0


∂x ∂y

 ∂θ(x, y) ∂θ(x, y)
 cos θ(x, y) − sin θ(x, y) =0
∂x ∂y

Nếu xem hệ phương trình trên là hệ phương trình tuyến tính thuần nhất với
∂θ(x, y) ∂θ(x, y) ∂θ(x, y) ∂θ(x, y)
ẩn là và có nghiệm duy nhất là = = 0.
∂x ∂y ∂x ∂y

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 7 Định lý giá trị trung bình và nguyên lý module cực đại 179

Từ đó suy ra θ(x, y) là hằng đối với (x, y) hay θ(x, y) = θ(x0 , y0 ) với mọi
z = (x, y) thỏa |z − z0 | < ε. Vậy
f (z) = M eiθ(x0 ,y0 ) = M ei arg f (z0 ) = f (z0 )
với mọi z thỏa |z − z0 | < ε. 

Nguyên lý modulus cực đại


7.4 Định lý. Nếu hàm f giải tích và không là hàm hằng trên miền D, thì
|f (z)| không có giá trị lớn nhất trong D.

Chứng minh. Giả sử tồn tại z0 ∈ D sao cho |f (z0 )| ≥ |f (z)| với mọi
z ∈ D. Do z0 ∈ D nên tồn tại ε > 0 sao cho {z : |z − z0 | < ε} ⊆ D. Suy
ra |f (z)| ≤ |f (z0 )| với mọi z thỏa |z − z0 | < ε. Theo Định lý 7.3 ta có
f (z) = f (z0 ) với mọi z thỏa |z − z0 | < ε.

• • z∗
z0
• z
• n+1
z1
• •
z2 •


C
• •

Hình V.18:

Lấy z ∗ ∈ D tùy ý. Do D là một miền nên tồn tại một đường cong C nối
từ z0 đến z ∗ nằm hoàn toàn trong D, và đường cong C là một tập compact.
Cũng do D là miền nên d(C, ∂D) > 0 (khoảng cách từ C đến biên của D).
Khi đó, trên C tồn tại dãy điểm phân biệt z0 , z1 , z2 , . . . , zn = z ∗ sao cho
|zk+1 − zk | < δ = min ε, d(C, ∂D) với k = 0, 1, . . . , n − 1.


Theo kết quả trên ta có f (z1 ) = f (z0 ) vì |z1 − z0 | < ε. Suy ra |f (z1 )| ≥
|f (z)| với mọi z ∈ D. Theo Định lý 7.3 và lập luận như ở phần đầu ta có
f (z) = f (z1 ) với mọi z thỏa |z − z1 | < δ. Suy ra f (z2 ) = f (z1 ) = f (z0 ).
Tiếp tục quá trình như trên ta chứng minh được f (zn ) = · · · = f (z2 ) =
f (z1 ) = f (z0 ). Do đó, f (z ∗ ) = f (z0 ). Vậy ta được f (z) = f (z0 ) với mọi
z ∈ D. Điều này mâu thuẫn với giả thiết, cho nên ta kết luận được |f (z)|
không có giá trị lớn nhất trong D. 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

180 V Lý thuyết tích phân

7.5 Hệ quả. Nếu hàm f giải tích trên miền bị chặn D và liên tục trên
D ∪ ∂D thì giá trị lớn nhất của |f (z)| trên D ∪ ∂D đạt trên biên của D,
đó là ∂D.

Chứng minh. Theo giả thiết D ∪ ∂D là tập compact nên |f (z)| đạt giá
trị lớn nhất trên D ∪ ∂D. Giả sử tồn tại z0 ∈ D sao cho |f (z0 )| ≥ |f (z)|
với mọi z ∈ D ∪ ∂D. Khi đó, rõ ràng |f (z0 )| cũng là giá trị lớn nhất của
|f (z)| trên D. Do đó, theo Định lý 7.4 hàm f (z) là hằng trên D. Do f liên
tục trên D ∪ ∂D nên f (z) cũng là hằng trên D ∪ ∂D. Do đó, giá trị lớn
nhất của |f (z)| trên D ∪ ∂D đạt được trên ∂D. 

7.6 Chú ý. Nếu miền D không bị chặn thì hệ quả trên không còn đúng
nữa. Ví dụ xét hàm f (z) = ez trên D = {z ∈ C : Re z > 0}. Hàm |f (z)|
không đạt cực đại trên biên vì |f (z)| = 1 với mọi z thuộc biên.

Bài tập
1 ) Cho hàm f liên tục trên tập compact D và giải tích nhưng không là
hàm hằng trên phần trong của D. Giả sử f (z) 6= 0 với mọi z ∈ D, chứng
minh rằng |f (z)| có giá trị nhỏ nhất m trong D đạt được chỉ trên biên
của D.

2 ) Giả sử f là một hàm giải tích không là hằng trong một miền D. Chứng
minh rằng với mọi tập compact K ⊂ D, những điểm mà |f (z)| đạt cực đại
trên K là những điểm biên của K.

3 ) Dùng hàm f (z) = z chứng minh rằng trong bài tập trên giả thiết
f (z) 6= 0 với mọi z ∈ D là cần thiết không thể bỏ được để có được kết
luận của bài tập ấy.

4 ) Xét hàm f (z) = (z + 1)2 và tập compact D là tam giác với các đỉnh
z = 0, z = 2, và z = i. Tìm những điểm trên D mà |f (z)| đạt giá trị lớn
nhất và nhỏ nhất.

5 ) Cho f (z) = u(x, y) + iv(x, y) là hàm liên tục trên tập compact D và
giải tích nhưng không là hàm hằng trên phần trong của D. Chứng minh
rằng u(x, y) đạt giá trị nhỏ nhất trên D chỉ tại biên của D.

6 ) Cho hàm f (z) = ez và D là hình chữ nhật xác định bởi 0 ≤ x ≤ 1,


0 ≤ y ≤ π. Tìm các điểm trên D để hàm u(x, y) = Re[f (z)] đạt giá trị nhỏ
nhất, lớn nhất trên D.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 8 Định lý Liouville và định lý đại số cơ bản 181

7 ) Cho hàm f (z) = u(x, y)+iv(x, y) liên tục trên tập compact D và f giải
tích nhưng không là hàm hằng trên phần trong của D. Chứng minh rằng
hàm v(x, y) đạt giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trên D chỉ tại biên của D.

8 ) Cho dãy hàm {fn } hội tụ về hàm f trên miền đóng và bị chặn D.
Chứng minh rằng nếu {fn } hội tụ đều về f trên ∂D thì nó hội tụ đều
trên D.

§8 Định lý Liouville và định lý đại số cơ bản


Định lý Liouville
Cho z0 là một số phức cố định. Nếu hàm f giải tích trong và trên đường
tròn có phương trình |z − z0 | = R, đường tròn này được định hướng dương
và ký hiệu là CR , thì theo Định lý 5.7 ta có
Z
(n) n! f (z)
f (z0 ) = dz.
2πi CR (z − z0 )n+1

Ký hiệu MR là giá trị lớn nhất của |f (z)| trên đường tròn CR ; khi đó
|f (z)| ≤ MR với mọi z thỏa |z − z0 | = R. Từ đó ta tính được
n! Z f (z)
(n)
|f (z0 )| = dz
2πi CR (z − z0 )n+1
Z
n! 2π MR
≤ Rdt
2π 0 Rn+1
n!MR
= .
Rn

Vậy ta có được bất đẳng thức Cauchy

n!MR
(8.1) |f (n) (z0 )| ≤ .
Rn

Trường hợp n = 1,

MR
(8.2) |f ′ (z0 )| ≤ .
R

8.3 Định lý. (Liouville) Nếu hàm f giải tích và bị chặn trên C, thì f (z)
là hàm hằng trên C.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

182 V Lý thuyết tích phân

Chứng minh. Vì f bị chặn trên C nên tồn tại M > 0 sao cho |f (z)| < M
với mọi z ∈ C. Lấy z0 tùy ý. Theo bất đẳng thức Cauchy ở trên với n = 1,
ta có
MR M
|f ′ (z0 )| ≤ ≤ với mọi R > 0.
R R

Từ đó suy ra f ′ (z0 ) = 0. Vậy f ′ (z) = 0 với mọi z ∈ C. Do đó, f phải là


hàm hằng. 

Định lý đại số cơ bản


8.4 Định lý. (D’alembert) Với mỗi đa thức P (z) = a0 +a1 z +· · ·+an z n
bậc n, với n ≥ 1, đều có ít nhất một phần tử không. Nghĩa là tồn tại z0
sao cho P (z0 ) = 0.

Chứng minh. Giả sử P (z) 6= 0 với mọi z ∈ C. Ta thấy P (z) giải tích trên
1
C; do đó f (z) = giải tích trên C. Đặt
P (z)
a0 a1 an−1
w= + n−1 + · · · + .
zn z z

Dễ dàng thấy rằng P (z) = wz n + an z n = (w + an )z n . Đặt


 
|ai |
R = max 2n , 1 : i = 0, 1, . . . , n − 1 .
|an |

Với mọi i = 0, 1, . . . , n − 1 và mọi z thỏa |z| > R, ta có

|ai |
|z n−i | ≥ |z| > R ≥ 2n .
|an |
suy ra
|ai | |an |
≤ ∀i = 0, 1, . . . , n − 1, ∀z : |z| > R.
|z n−i | 2n
Do đó
a a a
0 1 n−1 |an |
|w| ≤ n + n−1 + · · · + ≤ ∀z : |z| > R.
z z z 2

Từ đó với mọi |z| > R chúng ta có


 |an |  n
|P (z)| = |(w + an )z n | ≥ (|an | − |w|)|z n | ≥ |an | − R .
2

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 9 Nguyên lý Montel 183

Vậy khi |z| > R, ta có


1 2
|f (z)| = ≤ ,
|P (z)| |an |Rn

nghĩa là |f (z)| bị chặn trên tập {z : |z| > R}.


Mặt khác, do f (z) giải tích trên C, nên |f (z)| bị chặn trên tập compact
{z : |z| ≤ R}. Vậy |f (z)| bị chặn trên C. Do đó, theo định lý Liouville f (z)
là hàm hằng trên C. Suy ra P (z) là hàm hằng trên C. Đây là điều vô lý
(bởi vì nếu P (z) là hàm hằng thì P (n) (z) = 0 trong khi đó thực sự ta có
P (n) (z) = n!an 6= 0), cho nên tồn tại z0 ∈ C sao cho P (z0 ) = 0. 

Bài tập
1 ) Cho f là hàm giải tích trên C sao cho |f (z)| ≤ A|z| với mọi z, trong
đó A là một hằng số thực dương. Chứng minh rằng f (z) = az trong đó a
là hằng số phức.

2 ) Chứng minh rằng với R đủ lớn, hàm đa thức P (z) = a0 +a1 z+· · ·+an z n
với an 6= 0 thỏa bất đẳng thức

|P (z)| < 2|an |z n với mọi |z| ≥ R.

§9 Nguyên lý Montel
9.1 Định nghĩa. Họ F các hàm xác định trên D được gọi là bị chặn
đều trên các tập compact nếu

sup{|f (z)| : z ∈ K, f ∈ F } < ∞

với mọi tập compact K ⊆ D.

9.2 Định nghĩa. Họ F các hàm xác định trên D được gọi là đồng liên
tục trên các tập compact nếu với mọi tập compact K ⊆ D và mọi ε > 0
tồn tại δ = δ(K, ε) sao cho

|f (z) − f (z ′ )| < ε với mọi z, z ′ ∈ K thỏa |z − z ′ | < δ.

9.3 Định lý. Mọi họ các hàm giải tích F xác định trên miền D (nghĩa là
F ⊆ H(D)) bị chặn đều trên các tập compact là đồng liên tục trên các tập
compact.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

184 V Lý thuyết tích phân

Chứng minh. Lấy K là tập compact tùy ý thỏa K ⊆ D. Khi đó, ta có


K ∩ ∂D = ∅. Đặt d = 14 d(K, ∂D) > 0. Đặt

B = {z ∈ D : d(z, K) ≤ 2d} .

Ta có thể chứng minh được B là tập compact. Theo giả thiết họ F bị chặn
đều trên B, nghĩa là tồn tại M > 0 sao cho

|f (z)| ≤ M mọi z ∈ B, mọi f ∈ F.

Với ε > 0 tùy ý, chọn δ = min{d, M dε


}. Với z1 ∈ K tùy ý, ta có d(z, K) ≤
d(z, z1 ) ≤ 2d với mọi z ∈ B(z1 , 2d). Suy ra B(z1 , 2d) ⊆ B. Do đó, theo
công thức tích phân Cauchy với mọi z ∈ B(z1 , 2d) ta có
Z
f (η)
f (z) = dη.
η−z
|η−z1 |=2d

Như vậy, với kết quả vừa chứng minh ta suy ra được với mọi f ∈ F và
mọi z1 , z2 ∈ K thỏa |z1 − z2 | < δ ta có |η − z2 | > 2d − δ ≥ d và
Z Z
1 f (η) 1 f (η)
|f (z1 ) − f (z2 )| =
dη − dη
2πi η − z1 2πi η − z2
|η−z1 |=2d |η−z1 |=2d
Z
1 f (η)(z1 − z2 )
= dη
2π (η − z1 )(η − z2 )
|η−z1 |=2d
1 M |z1 − z2 |
≤ 2π2d
2π 2d · d
M
< δ
d
≤ ε.

Vậy họ F đồng liên tục đều trên K. 

9.4 Định lý. Giả sử dãy các hàm giải tích {fn } ⊆ H(D) bị chặn đều trên
các tập compact hội tụ trên một tập con E ⊆ D nào đó trù mật trong D.
Khi đó, dãy {fn } hội tụ đều trên các tập compact trong D.

Chứng minh. Theo định lý trên dãy {fn } đồng liên tục trên các tập
compact. Xét tập K ⊆ D compact tùy ý. Khi đó, B = {z ∈ D : d(z, K) ≤

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 9 Nguyên lý Montel 185

d = d(K, ∂D)/2} cũng là tập compact. Theo tính đồng liên tục, tồn tại
δ > 0 sao cho
ε
|fn (z1 ) − fn (z2 )| < , với mọi z1 , z2 ∈ B thỏa |z1 − z2 | < δ và mọi n.
3
Với z ∈ K tùy ý và với mỗi z ′ ∈ B(z, η) với η ≤ d bất kỳ, ta có d(z ′ , K) ≤
d(z ′ , z) ≤ η ≤ d, suy ra B(z, η) ⊆ B. Mặt khác, do E trù mật trong D nên
B(z, η) ∩ E 6= ∅. Từ đó suy ra tồn tại z ∗ ∈ E ∩ B sao cho |z − z ∗ | < δ.
Theo giả thiết dãy {fn } hội tụ trên E, nên tồn tại N > 0 sao cho
ε
|fn (z ∗ ) − fm (z ∗ )| < với mọi n, m > N .
3
Do đó, với mọi n, m > N ta có

|fn (z) − fm (z)| ≤ |fn (z) − fn (z ∗ )| + |fn (z ∗ ) − fm (z ∗ )|


+ |fm (z ∗ ) − fm (z)|
ε ε ε
< + + = ε.
3 3 3
Do z ∈ K tùy ý, nên dãy {fn } hội tụ đều trên K. 

9.5 Định lý. (Montel) Giả sử D là một miền trong C và F ⊆ H(D).


Khi đó, F bị chặn đều trên các tập compact nếu và chỉ nếu mọi dãy
{fn } ⊆ F chứa một dãy con {fnk } hội tụ đều trên các tập compact.

Chứng minh. Giả sử họ F bị chặn đều trên các tập compact và {fn } là
một dãy tùy ý trong F . Lấy một tập đếm được trù mật E = {α1 , α2 , . . .}
trong D. Ta thấy rằng dãy {fn } bị chặn đều trên các tập compact. Do đó,
với mỗi αj ∈ E ta có f1 (αj ), f2 (αj ), . . . , bị chặn. Cụ thể dãy

f1 (α1 ), f2 (α1 ), . . . , fn (α1 ), . . .

bị chặn nên theo định lý Bolzano-Weierstrass tồn tại một dãy con hội tụ
gọi nó là
fn11 (α1 ), fn12 (α1 ), . . . , fn1k (α1 ), . . . .
Ta có thể nhận thấy

fn11 (α2 ), fn12 (α2 ), . . . , fn1k (α2 ), . . .

là dãy con của dãy f1 (α2 ), f2 (α2 ), . . . , fn (α2 ), . . . nên nó bị chặn, cho nên
cũng theo định lý Bolzano-Weierstrass tồn tại dãy con hội tụ gọi nó là

fn21 (α2 ), fn22 (α2 ), . . . , fn2k (α2 ), . . .

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

186 V Lý thuyết tích phân

Cứ tiếp tục như thế ta tìm được dãy fnq1 (αq ), fnq2 (αq ), . . . , fnqk (αq ), . . . hội
tụ và nó là dãy con của dãy fnq−1 (αq ), fnq−1 (αq ), . . . , fnq−1 (αq ), . . .. Như
1 2 k
vậy, ta có được các dãy hàm con của dãy hàm {fn } sau

fn11 (z), fn12 (z), . . . , fn1k (z), . . .


fn21 (z), fn22 (z), . . . , fn2k (z), . . .
..............................
fnq1 (z), fnq2 (z), . . . , fnqk (z), . . .
..............................

trong đó mọi dãy sau là dãy con của dãy trước, và dãy con ở dòng thứ q hội
tụ tại αq . Khi đó, {fnkk }k là một dãy con của dãy {fn } (gọi là dãy đường
chéo Cantor). Chúng ta khẳng định rằng dãy con {fnkk }k hội tụ E. Thật vậy
với mỗi αq ta có dãy {fnkk (αq )} hội tụ vì các phần tử fnqq (αq ), fnq+1 (αq ), . . .
q+1

là dãy con của dãy fnq1 (αq ), fnq2 (αq ), . . . , fnqk (αq ), . . . , nên nó hội tụ. Do
sự hội tụ của dãy không phụ thuộc khi ta thay đổi hữu hạn các số hạng
của dãy, cho nên dãy {fnkk (αq )}k hội tụ. Theo Định lý 9.4 dãy {fnkk }k hội
tụ đều trên các tập compact.
Ngược lại, với K ⊂ D compact bất kỳ, giả sử tồn tại a ∈ K sao cho
với mọi ε > 0 ta có sup{|f (z)| : z ∈ K ∩ B(a, ε), f ∈ F } = ∞. Khi đó, với
mỗi n tồn tại zn ∈ K thỏa |zn − a| < n1 và fn ∈ F thỏa |fn (z)| > n. Theo
giả thiết tồn tại dãy con {fnk } của dãy {fn } sao cho {fnk } hội tụ đều trên
các tập compact của D. Rõ ràng tập E = {a} ∪ {znk : k = 1, 2, . . .} là tập
compact. Do đó, {fnk } hội tụ đều trên E, cho nên {fnk } bị chặn đều trên
E, nhưng điều này mâu thuẫn với định nghĩa các hàm fn và các điểm zn
là |fnk (znk )| ≥ nk → ∞ khi k → ∞. Do đó, với mọi a ∈ K tồn tại ε(a) > 0
sao cho
sup{|f (z)| : z ∈ K ∩ B(a, ε(a)), f ∈ F } < ∞.

Rõ ràng họ {B(a, ε(a))}a∈K phủ K nên tồn tại họ con {B(aj , εj )}nj=1 vẫn
phủ K. Đặt

M = max {sup{|f (z)| : z ∈ K ∩ B(aj , εj ), f ∈ F }}.


1≤j≤n

Từ đó ta suy ra được |f (z)| ≤ M với mọi z ∈ K và mọi f ∈ F . Do đó, ta


được F bị chặn đều trên các tập compact. 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 9 Nguyên lý Montel 187

Bài tập
1 ) Chứng minh rằng nếu họ F các hàm giải tích trên D hội tụ đều trên
các tập compact của D thì F bị chặn đều trên các tập compact.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

188

Chương VI

Hàm điều hòa và hàm


điều hòa dưới

§1 Hàm điều hòa


Khái niệm hàm điều hòa
1.1 Định nghĩa. Hàm thực u(x, y) xác định trên miền D và có đạo hàm
riêng cấp hai liên tục và thỏa điều kiện u′′xx (x, y) + u′′yy (x, y) = 0 với mọi
(x, y) ∈ D được gọi là hàm điều hòa.

1.2 Thí dụ. Hàm u(x, y) = x2 + xy − y 2 là hàm điều hòa trên R2 . Thật
vậy u′x (x, y) = 2x + y, u′′xx (x, y) = 2 và u′y (x, y) = x − 2y, u′′yy (x, y) = −2,
suy ra u′′xx (x, y) + u′′yy (x, y) = 0. 

1.3 Cho hàm f (z) = u(x, y) + iv(x, y) giải tích trên D. Theo Hệ quả 5.13
ta có các hàm u(x, y) và v(x, y) có các đạo hàm riêng mọi cấp liên tục.
Hơn nữa, theo Định lý Cauchy-Riemann 1.10 trang 80 ta có mối liên hệ
giữa hai hàm u(x, y) và v(x, y) trên D như sau

∂u ∂v ∂u ∂v
(x, y) = (x, y) (x, y) = − (x, y).
∂x ∂y ∂y ∂x

suy ra

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Hàm điều hòa 189

u′′xx (x, y) = vyx


′′
(x, y), u′′yy (x, y) = −vxy
′′
(x, y);
′′
vxx (x, y) = −u′′yx (x, y), ′′
vyy (x, y) = u′′xy (x, y).

Từ đó ta nhận thấy cả hai hàm u(x, y) và v(x, y) đều là hàm điều hòa. Do
hai hàm u và v có liên hệ với nhau nên ta có khái niệm sau.

1.4 Định nghĩa. Cho hai hàm điều hòa u và v trên D. Ta nói v là hàm
liên hợp điều hòa của u nếu thỏa điều kiện

∂u ∂v ∂u ∂v
(1.5) (x, y) = (x, y) (x, y) = − (x, y) ∀(x, y) ∈ D.
∂x ∂y ∂y ∂x

1.6 Thí dụ. Theo thí dụ trên ta biết rằng u(x, y) = x2 + xy − y 2 là hàm
điều hòa trên R2 . Bây giờ ta tìm hàm liên hợp điều hòa v(x, y) của u(x, y).
Theo điều kiện (1.5) ta có

vy′ (x, y) = 2x + y vx′ (x, y) = 2y − x.

2
Từ phương trình thứ nhất ta suy ra được v(x, y) = 2xy + y2 + g(x), cho
2
nên vx′ (x, y) = 2y + g ′ (x). Vậy g ′ (x) = −x hay g(x) = − x2 + C. Suy ra
y2 x2
v(x, y) = 2xy + 2 − 2 + C. 

1.7 Nhận xét. Theo kết quả trên ta có nếu hàm f (z) = u(x, y) + iv(x, y)
giải tích trên D thì v(x, y) là hàm điều hòa liên hợp của hàm u(x, y). Hơn
nữa, chiều ngược lại cũng đúng, cho nên ta có kết quả ở định lý sau.

1.8 Định lý. Hàm f (z) = u(x, y) + iv(x, y) giải tích trên miền D khi và
chỉ khi v(x, y) là hàm liên hợp điều hòa của u(x, y) trên D.

Chứng minh. Ta chỉ cần chứng mình chiều ngược của định lý. Giả sử
v(x, y) là hàm liên hợp điều hòa của u(x, y) trên D. Khi đó, cả hai hàm
u(x, y) và v(x, y) là các hàm điều hòa nên chúng có đạo hàm riêng cấp hai
liên tục trên D, cho nên chúng có đạo hàm riêng cấp một liên tục trên
D. Vì v(x, y) là hàm liên hợp điều hòa của u(x, y) trên D nên chúng thỏa
điều kiện Cauchy-Riemann. Do đó, theo định lý Cauchy-Riemann, trang
80, hàm f (z) = u(x, y) + iv(x, y) khả vi trên D. Do D là miền nên f giải
tích trên D. 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

190 VI Hàm điều hòa và hàm điều hòa dưới

Đặc trưng hàm điều hòa


1.9 Định lý. Giả sử u là hàm điều hòa trên miền đơn liên D. Khi đó, u
là phần thực của một hàm giải tích trên D.

Chứng minh. Với ký hiệu z = x + iy = (x, y) và từ giả thiết cùng với


định lý Cauchy-Riemann ta dễ dàng nhận thấy hàm

f (z) = u′x (x, y) − iu′y (x, y)

giải tích trên D. Từ đó theo Hệ quả 4.5 tồn tại nguyên hàm F của f trên
D và

dF (z) = f (z)dz = [u′x (, xy) − iu′y (x, y)](dx + idy)


= u′x (x, y)dx + u′y (x, y)dy + i(u′x (x, y)dy − u′y (x, y)dx)

Đặt F (z) = U (x, y) + iV (x, y). Khi đó, ta có Ux′ (x, y) = u′x (x, y) và
Vx′ (x, y) = −u′y (x, y). Theo ký hiệu vi phân của hàm phức ta có

dF̄ (z) = dU (x, y) − idV (x, y)


= Ux′ (x, y)dx + Uy′ (x, y)dy − i(Vx′ (x, y)dx + Vy′ (x, y)dy)
= u′x (x, y)dx + u′y (x, y)dy − i(−u′y (x, y)dx + u′x (x, y)dy)

Từ đó ta suy ra được

d(F (z) + F̄ (z)) = 2[u′x(x, y)dx + u′y (x, y)dy] = 2du(x, y)

hay d(Re F (z)) = du(x, y). Do đó, ta có u(x, y) = Re F (z) + C trong đó C


là hằng số thực. Rõ ràng F (z) + C là hàm giải tích trên D. 

1.10 Nhận xét. Trong định lý trên giả thiết D là miền đơn liên là thiết
yếu. Chẳng hạn, ta có thể kiểm tra được rằng hàm u(x, y) = 12 ln(x2 + y 2 )
là một hàm điều hòa trên D = C \ {0}. Trong khi đó, hàm

x y z 1
f (z) = u′x (x, y) − iu′y (x, y) = −i 2 = 2 =
x2 +y 2 x +y 2 |z| z

không có nguyên hàm trên D. Do đó, không có hàm giải tích trên D nhận
u(x, y) làm phần thực.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Hàm điều hòa 191

1.11 Định lý. (Giá trị trung bình) Giả sử u là hàm điều hòa trong
miền D và z0 ∈ D. Khi đó,
Z 2π
1
u(x0 , y0 ) = u(x0 + r cos ϕ, y0 + r sin ϕ)dϕ
2π 0

với mọi 0 < r < d(z0 , ∂D).

Chứng minh. Lấy 0 < r < d(z0 , ∂D) tùy ý. Theo Định lý 1.9 tồn tại hàm
giải tích f nhận u(x, y) làm hàm phần thực trên miền đơn liên B(z0 , R)
với r < R < d(z0 , ∂D). Ta áp dụng Định lý 7.1 trang 177 thu được
Z 2π
1
f (z0 ) = f (z0 + reiϕ )dϕ.
2π 0

Do đó, ta có
Z 2π
1
u(x0 , y0 ) = Re f (z0 ) = Re f (z0 + reiϕ )dϕ
2π 0
Z 2π
1
= u(x0 + r cos ϕ, y0 + r sin ϕ)dϕ.
2π 0 

1.12 Định lý. Giả sử u là hàm điều hòa trong miền D và u đạt giá trị
lớn nhất trong D thì u là hàm hằng.

Chứng minh. Giả sử hàm u đạt giá trị lớn nhất tại z0 = (x0 , y0 ) ∈ D.
Tồn tại r > 0 sao cho B(z0 , r) ⊂ D. Vậy u cũng đạt giá trị lớn nhất trên
B(z0 , r) tại z0 . Theo Định lý 1.9 tồn tại hàm giải tích f trên B(z0 , r) nhận
u(x, y) làm hàm phần thực. Khi đó, hàm ef (z) giải tích trên B(z0 , r) và
|ef (z) | = eu(x,y) . Vậy |ef (z) | đạt giá trị lớn nhất trên B(z0 , r) tại z0 . Do
đó, theo Định lý 7.3 trang 177 hàm ef (z) phải là hàm hằng trên B(z0 , r);
từ đó suy ra eu(x,y) và u(x, y) là hàm hằng trên B(z0 , r). Phần còn lại của
phép chứng minh lập luận hoàn toàn tương tự như chứng minh định lý
nguyên lý modulus cực đại trang 179. 

1.13 Nhận xét. Định lý trên vẫn đúng khi ta thay giả thiết hàm u đạt
giá trị lớn nhất trong D bởi giả thiết hàm u đạt giá trị nhỏ nhất trong D
bởi vì nếu hàm u là hàm điều hòa thì hàm −u cũng là hàm điều hòa.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

192 VI Hàm điều hòa và hàm điều hòa dưới

Bài tập
1 ) Chứng minh rằng u(x, y) = 3x + y là hàm điều hòa. Tìm hàm điều
hòa v(x, y) liên hợp với u(x, y).

2 ) Chứng minh rằng u(x, y) = x2 − y 2 là hàm điều hòa. Tìm hàm điều
hòa v(x, y) liên hợp với u(x, y).

3 ) Chứng minh rằng u(x, y) = 2xy − x là hàm điều hòa. Tìm hàm giải
tích f (z) nhận u(x, y) làm hàm phần thực.
y
4 ) Chứng minh rằng u(x, y) = x2 − y 2 + 5x + y − là hàm điều
x2 + y 2
hòa. Tìm hàm giải tích f (z) có phần thực là hàm u(x, y).

5 ) Chứng minh rằng v(x, y) = x2 − y 2 + xy là hàm điều hòa. Tìm hàm


giải tích f (z) có phần ảo là hàm v(x, y).

6 ) Chứng minh rằng v(x, y) = ln(x2 + y 2 ) + x − 2y là hàm điều hòa. Tìm


hàm giải tích f (z) có phần ảo là hàm v(x, y).

7 ) Chứng minh rằng nếu v là hàm liên hợp điều hòa của u trên miền D
và u là hàm liên hợp điều hòa của v trên D, thì u(x, y) và v(x, y) phải là
hàm hằng trên D.

8 ) Giả sử f là hàm giải tích trên C và hàm điều hòa u(x, y) = Re[f (z)]
là hàm bị chặn trên. Chứng minh rằng u(x, y) phải là hàm hằng trên R2 .

9 ) Cho hàm f (z) = u(x, y) + iv(x, y) giải tích trên miền D. Giải thích
tại sao các hàm U (x, y) = eu(x,y) cos v(x, y) và V (x, y) = eu(x,y) sin v(x, y)
điều hòa trên D và V (x, y) thật sự là một hàm liên hợp điều hòa của
U (x, y).

10 ) Cho hàm f (z) = u(r, θ) + iv(r, θ) giải tích trên miền D mà nó không
chứa gốc tọa độ. Dùng hệ phương trình Cauchy-Riemann ở dạng tọa độ
cực và giả sử các đạo hàm riêng liên tục, chứng minh rằng hàm u(r, θ)
thỏa, trên miền D, phương trình đạo hàm riêng

r2 u′′rr (r, θ) + ru′r (r, θ) + u′′θθ (r, θ) = 0,

nó là phương trình Laplace dạng cực. Chứng minh rằng điều đó vẫn đúng
cho hàm v(r, θ).

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Công thức Schwarz và công thức Poisson 193

§2 Công thức Schwarz và công thức Poisson


2.1 Định lý. (Công thức Schwarz) Giả sử f (z) = u(x, y) + iv(x, y),
với z = x + iy, là hàm liên tục trên B̄(0, r) giải tích trên B(0, r). Khi đó
Z 2π
1 reiϕ + z
(2.2) f (z) = u(r cos ϕ, r sin ϕ) iϕ dϕ + iv(0, 0)
2π 0 re − z
với z ∈ B(0, r).

Chứng minh. Với mọi |z| < r, theo công thức tích phân Cauchy đối với
đường tròn |z| = r định hướng dương ta có
Z Z 2π
1 f (ξ) 1 reiϕ
(2.3) f (z) = dξ = f (reiϕ ) iϕ dϕ.
2πi ∂B(0,r) ξ − z 2π 0 re − z
Đặc biệt, ta có
Z 2π
1
(2.4) f (0) = f (reiϕ )dϕ.
2π 0

Kết hợp hai đẳng thức trên ta có


Z 2π h 2reiϕ i
1 1
f (z) − f (0) = f (reiϕ ) − 1 dϕ
2 4π 0 reiϕ − z
(2.5) Z 2π
1 reiϕ + z
= f (reiϕ ) iϕ dϕ.
4π 0 re − z
r2 f (ξ)
Mặt khác, vì |z| = |z̄| < r nên > r nên 2 giải tích trên

z̄ ξ − rz̄
B(0, r) và liên tục trên B̄(0, r). Do đó, theo Định lý Cauchy-Goursat ta có
Z Z 2π
1 f (ξ) 1 iϕ reiϕ z̄
0= 2 dz = f (re ) dϕ
2πi ∂B(0,r) ξ − rz̄ 2π 0 z̄reiϕ − r2

Từ đó ta viết lại
Z 2π
1 z̄
(2.6) f (reiϕ ) dϕ = 0.
2π 0 z̄ − re−iϕ
Từ công thức này kết hợp với (2.4) ta được
Z 2π Z 2π
1 1 iϕ 1 z̄
f (0) = f (re )dϕ − f (reiϕ ) dϕ
2 4π 0 2π 0 z̄ − re−iϕ
Z 2π
1 re−iϕ + z̄
= f (reiϕ ) −iϕ dϕ.
4π 0 re − z̄

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

194 VI Hàm điều hòa và hàm điều hòa dưới

và do đó ta có
Z 2π
1 1 reiϕ + z
(2.7) f (0) = f (reiϕ ) dϕ.
2 4π 0 reiϕ − z

Cộng (2.5) và (2.7) ta được


Z 2π
1 1   reiϕ + z
f (z) − (f (0) − f (0)) = f (reiϕ ) + f (reiϕ ) iϕ dϕ
2 4π 0 re − z
hay
Z 2π
1 reiϕ + z
f (z) − iv(0, 0) = u(r cos ϕ, r sin ϕ) dϕ.
2π 0 reiϕ − z

Từ đó ta được điều phải chứng minh. 

2.8 Nhận xét. Công thức Schwarz cho phép ta xác định hàm giải tích
f (z) trên hình tròn B(0, r) khi biết giá trị của hàm phần thực của nó trên
biên là đường tròn |z| = r và giá trị hàm phần ảo tại O.

2.9 Định lý. (Công thức Poisson) Giả sử f (z) = u(x, y)+iv(x, y), với
z = x + iy, là hàm liên tục trên B̄(0, r) giải tích trên B(0, r). Khi đó, ta
có công thức
Z 2π
1 r2 − |z|2
(2.10) u(x, y) = u(r cos ϕ, r sin ϕ) dϕ
2π 0 |reiϕ − z|2

(2.11)
Z 2π
1 r 2 − ρ2
u(ρ cos θ, ρ sin θ) = u(r cos ϕ, r sin ϕ) dϕ
2π 0 r2 − 2ρr cos(ϕ − θ) + ρ2

với 0 < ρ < r.

Chứng minh. Từ công thức Schwarz ta có


Z 2π
1 h reiϕ + z i
u(x, y) = Re f (z) = Re u(r cos ϕ, r sin ϕ) iϕ dϕ
2π 0 re − z
Z 2π
1 Re(reiϕ + z)(re−iϕ − z̄)
= u(r cos ϕ, r sin ϕ) dϕ
2π 0 |reiϕ − z|2
Z 2π
1 r2 − |z|2
= u(r cos ϕ, r sin ϕ) dϕ.
2π 0 |reiϕ − z|2

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Bài toán Dirichlet 195

Khi z = ρeiθ ta có (x, y) = (ρ cos θ, ρ sin θ), |z| = ρ và

|reiϕ − ρeiθ |2 = (r cos ϕ − ρ cos θ)2 + (r sin ϕ − r sin θ)2


= r2 − 2rρ cos(ϕ − θ) + ρ2 .

Từ đó thay vào công thức (2.10) ta được công thức (2.11). 

Bài tập
1 ) Chứng minh rằng có thể viết công thức Schwarz dưới dạng
Z
1 u(ξ)
f (z) = dξ − f (0).
πi |ξ|=r ξ − z

ξ+z 2 1
Gợi ý : Dùng đẳng thức = − .
ξ(ξ − z) ξ−z ξ

2 ) Từ công thức tích phân Poisson hãy chứng minh


Z 2π
1 R2 − r 2
(a) dϕ = 1
2π 0 R2 − 2Rr cos(θ − ϕ) + r2
Z
1 2π R2 − r 2
(b) u(r, ϕ)−u(R, θ0 ) = [u(R, θ)−u(R, θ0 )] 2 dθ
2π 0 R − 2Rr cos(θ − ϕ) + r2

(c) Nếu |u(R, θ) − u(R, θ0 )| < ε đối với |θ − θ0 | < ϕ thì


Z
1 R2 − r 2
|u(R, θ) − u(R, θ0 )| dθ < ε.
2π |θ−θ0 |<α R2 − 2Rr cos(θ − ϕ) + r2

3 ) Chứng minh rằng nếu f (z) chỉnh hình trong hình tròn xác định bởi
|z| < 1 và f (α) = 0 với |α| < 1 và |f (z)| ≤ 1 thì với |z| ≤ 1 ta có
z−α
|f (z)| ≤ .
1 − ᾱz

§3 Bài toán Dirichlet


3.1 (Bài toán Dirichlet) Cho một miền đơn liên D trong R2 với biên
∂D là một đường cong Jordan. Giả sử trên ∂D cho hàm liên tục u. Hãy
tìm một thác triển điều hòa của u tới D. Nói cách khác, tìm hàm liên tục
trên D̄ điều hòa trong D sao cho hạn chế của nó trên ∂D là u.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

196 VI Hàm điều hòa và hàm điều hòa dưới

Bài toán Dirichlet này tồn tại nghiệm và là nghiệm duy nhất. Tuy
nhiên, để đơn giản ta chỉ xét trường hợp D là hình tròn, và ta có định lý sau.

3.2 Định lý. Đối với mọi hàm u liên tục trên biên ∂B(0, R) (là đường
tròn có phương trình |z| = R) của hình tròn B(0, R) tồn tại duy nhất hàm
liên tục h trên B̄(0, R) và điều hòa trong B(0, R) sao cho h|∂B(0,R) = u.
Chứng minh. Đầu tiên ta chứng tỏ rằng nếu bài toán Dirichlet có nghiệm
thì nghiệm đó là duy nhất. Thật vậy, giả sử h1 và h2 là hai nghiệm của bài
toán Dirichlet. Khi đó, hàm v = h1 − h2 liên tục trên B̄(0, R), điều hòa
trên B(0, R) và bằng không trên ∂B(0, R). Do B̄(0, R) là tập compact nên
v tồn tại giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trên B̄(0, R). Nếu giá trị lớn nhất
và nhỏ nhất của v trên B̄(0, R) đạt được trên biên ∂B(0, R), thì rõ ràng
vmax = vmin = 0, suy ra v = 0 hay h1 = h2 trên B̄(0, R). Nếu giá trị lớn
nhất hay nhỏ nhất đạt được trong B(0, R), thì theo Định lý 1.12 ta có h là
hàm hằng trên B(0, R). Mặt khác, do v liên tục trên B̄(0, R) và v|∂B(0,R) =
0 (lấy z0 ∈ ∂B(0, R) ta có 0 = v(z0 ) = z→z lim const = const)
lim v(z) = z→z
0 0
|z|<R |z|<R
nên suy ra v ≡ 0 hay h1 = h2 trên B̄(0, R).
Để tiện việc chứng minh ta ký hiệu D = B(0, R), CR là đường tròn
|z| = R được định hướng dương và ta đồng nhất R2 với C. Vậy hàm u liên
tục trên đường tròn CR . Đối với mỗi điểm z ∈ D đặt
Z 2π
1 R2 − |z|2
(3.3) û(z) = u(Reiϕ ) dϕ.
2π 0 |Reiϕ − z|2
Theo Định lý 1.9 và Định lý 2.9 công thức trên chính là công thức Poisson
khi û là hàm điều hòa và û|CR = u. Thật sự hàm û là hàm điều hòa. Ta có
R2 − |z|2 ξ+z
= Re với ξ = Reiϕ .
|ξ − z|2 ξ−z
Do đó, û là hàm phần thực của hàm
Z 2π Z
1 Reiϕ + z 1 ξ+z
f (z) = u(Reiϕ ) iϕ dϕ = u(ξ) dξ.
2π 0 Re − z 2πi CR ξ(ξ − z)
ξ+z
Do u(ξ) liên tục trên đường tròn định hướng dương CR nên theo
ξ(ξ − z)
tích phân loại Cauchy ta có hàm f (z) giải tích trên D. Do đó, ta có hàm
û điều hòa trên D. Ta chỉ còn kiểm tra lại rằng
(3.4) u(ξ) = lim û(z) với mỗi |ξ| = R
z→ξ
z∈D

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Bài toán Dirichlet 197

Trước hết ta tính được

Z  z
ξ+z 2z 
dξ = 2πi + = 2πi
CR ξ(ξ − z) −z z
Do đó
Z 2π Z 2π
1 Reiϕ + z 1 Reiϕ + z
1= Rieiϕ dϕ = dϕ.
2πi 0 Reiϕ (Reiϕ − z) 2π 0 Reiϕ − z

Từ đó ta có

Z 2π Z 2π
1 R2 − |z|2 1 Reiϕ + z
(3.5) dϕ = Re dϕ = 1.
2π 0 |Reiϕ − z|2 2π 0 Reiϕ − z

Bên cạnh đó với ϕ0 ∈ [0, 2π] bất kỳ ta có

R2 − |z|2
(3.6) lim =0 với Reiϕ 6= Reiϕ0
z→Reiϕ0 |Reiϕ − z|2
z∈D

Thật sự giới hạn trên là đều theo Reiϕ ∈ Γ ⊂ CR với Γ là cung bất kỳ
trên CR không là lân cận của Reiϕ0 . Thật vậy khi đó d(Reiϕ0 , Γ) > 0 và
chọn 0 < δ < 12 d(Reiϕ0 , Γ); khi đó với mọi z ∈ D thỏa |z − Reiϕ0 | < δ ta
có |ξ − z| ≥ |ξ − Reiϕ0 | − |z − Reiϕ0 | > d(Reiϕ0 , Γ) − δ > 21 d(Reiϕ0 , Γ) với
mọi ξ ∈ Γ.

Reiϕ0 Reiϕ0
z Γ1
z
i(ϕ0 +δ)
Re Rei(ϕ0 −δ)
ξ
Γ

Γ2

Hình VI.1:

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

198 VI Hàm điều hòa và hàm điều hòa dưới

Từ (3.3) và (3.5) ta có
Z 2π
1 R2 − |z|2
û(z) − u(Reiϕ0 ) = u(Reiϕ ) dϕ
2π 0 |Reiϕ − z|2
Z 2π
1 R2 − |z|2
− u(Reiϕ0 ) dϕ
2π 0 |Reiϕ − z|2
Z 2π
1 R2 − |z|2
= [u(Reiϕ ) − u(Reiϕ0 )] dϕ
2π 0 |Reiϕ − z|2

Cho trước ε > 0 bất kỳ. Do tính liên tục của u(Reiϕ ) tại Reiϕ0 ta tìm
được δ > 0 sao cho khi |ϕ − ϕ0 | < 2δ ta có

|u(Reiϕ ) − u(Reiϕ0 )| < ε.

Ký hiệu Γ1 = {Reiϕ ∈ CR : |ϕ − ϕ0 | ≤ δ} và Γ2 = CR \ Γ1 ; các cung Γ1


và Γ2 được định hướng theo CR . Ứng với cung Γ1 ta có
Z ϕ0 +δ
iϕ iϕ0 R2 − |z|2
[u(Re ) − u(Re )] iϕ 2


ϕ0 −δ |Re − z|
Z ϕ0 +δ
R2 − |z|2
≤ |u(Reiϕ ) − u(Reiϕ0 )| dϕ
ϕ0 −δ |Reiϕ − z|2
Z 2π
R2 − |z|2
<ε dϕ
0 |Reiϕ − z|2
< 2πε đẳng thức (3.5)

Mặt khác, do giới hạn trong biểu thức (3.6) là đều đối với Reiϕ ∈ Γ2 nên
tồn tại δ ′ > 0 sao cho với mọi z ∈ D thỏa |z −Reiϕ0 | < δ ′ và mọi Reiϕ ∈ Γ2
ta có
R2 − |z|2
< ε.
|Reiϕ − z|2
Do đó, với mọi z ∈ D thỏa |z − Reiϕ0 | < δ ′ và ứng với cung Γ2 ta có
Z 2π+ϕ0 −δ
iϕ iϕ0 R2 − |z|2
[u(Re ) − u(Re )] iϕ − z|2


ϕ0 +δ |Re
Z 2π+ϕ0 −δ
R2 − |z|2
≤ |u(Reiϕ ) − u(Reiϕ0 )| dϕ
ϕ0 +δ |Reiϕ − z|2
Z 2π
< 2M εdϕ
0
< 4M πε

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Bài toán Dirichlet 199

Từ các kết quả trên, với mọi z ∈ D thỏa |z − Reiϕ0 | < δ ′ ta có

|û(z)−u(Reiϕ0 )|
 Z
1 ϕ0 +δ iϕ iϕ0 R2 − |z|2
≤ [u(Re ) − u(Re )] dϕ

ϕ0 −δ |Reiϕ − z|2
Z 2π+ϕ0 −δ 
R2 − |z|2
+ [u(Reiϕ ) − u(Reiϕ0 )] iϕ 2

ϕ0 +δ |Re − z|
< (1 + 2M )ε.

Do ε > 0 bất kỳ nên ta có lim û(z) = u(Reiϕ0 ). Từ đó ta có được û


z→Reiϕ0
z∈D
liên tục trên B̄(0, R) và û|CR = u. Vậy û là hàm cần tìm. 

3.7 Định lý. Hàm khả tích địa phương u trên miền D là điều hòa khi và
chỉ khi ZZ
1
u(z) = 2 u(ξ)dxdy
πr
{ξ:|ξ−z|≤r}

với mọi z ∈ D và mọi 0 < r < d(z, ∂D) (trong đó ξ = (x, y) là biến).

Chứng minh. Giả sử u điều hòa trong D. Theo định lý giá trị trung bình
1.11 ta có
Z 2π
1
u(z) = u(z + reiϕ )dϕ với z ∈ D và 0 < r < d(z, ∂D).
2π 0

Do u là hàm điều hòa nên nó khả tích trên {ξ : |ξ − z| ≤ r} và ta có


ZZ ZZ
u(ξ)dxdy = u(z + seiϕ )sdsdϕ
{ξ:|ξ−z|≤r} {(s,ϕ):0≤s≤r,0≤ϕ≤2π}
Z r hZ 2π i
= s u(z + seiϕ )dϕ ds
Z0 r 0

= s2πu(z)ds
0
= πr2 u(z)

Từ đó ta có được đẳng thức cần chứng minh.


Ngược lại, đầu tiên ta kiểm tra tính liên tục của hàm u trên D. Với
z0 ∈ D, đặt 2r = d(z0 , ∂D). Khi đó, với 0 < δ < r ta có

{ξ : |ξ − z0 | ≤ r + δ} ⊂ D

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

200 VI Hàm điều hòa và hàm điều hòa dưới

Theo giả thiết hàm u khả tích trên {ξ : |ξ − z0 | ≤ r + δ} nên tồn tại
Mδ = sup{|u(ξ)| : |ξ − z0 | ≤ r + δ} (rõ ràng Mδ giảm theo δ). Với mọi
|z − z0 | < δ ta có {ξ : |ξ − z| ≤ r} ⊂ {ξ : |ξ − z0 | ≤ r + δ} và
ZZ
1
|u(z0 ) − u(z)| = u(ξ)dxdy
π(r + δ)2
{ξ:|ξ−z0 |≤r+δ}
ZZ
1
− u(ξ)dxdy
πr2
{ξ:|ξ−z|≤r}
ZZ
1
≤ 2
u(ξ)dxdy
π(r + δ)
{ξ:|ξ−z0 |≤r+δ,|ξ−z|≥r}
 1 1  ZZ

− u(ξ)dxdy
πr2 π(r + δ)2
{ξ:|ξ−z|≤r}

π(r + δ)2 − πr2 (r + δ)2 − r2


≤ M δ + Mδ
π(r + δ)2 (r + δ)2
4δMδ
< →0 khi δ → 0
r

Vậy với ε > 0 cho trước có thể chọn được δ > 0 đủ bé sao cho với mọi
z ∈ D thỏa |z − z0 | < δ ta có |u(z) − u(z0 )| < ε. Do đó, hàm u liên tục tại
z0 . Từ đó ta kết luận được u liên tục trên D vì z0 được chọn tùy ý trong
D.
Với z0 ∈ D bất kỳ, hàm u liên tục trên D nên theo Định lý 3.2 tồn tại
duy nhất hàm điều hòa h là thác triển của hàm u|{z:|z−z0 |=r} (trong đó
r > 0 sao cho B̄(z0 , r) ⊂ D). Ta chứng minh u = h trên B̄(z0 , r). Do u và
h liên tục trên B̄(z0 , r) nên hàm v = u − h liên tục trên B̄(z0 , r), suy ra nó
đạt giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trên hình tròn đóng đó. Giả sử cả hai giá
trị lớn nhất và nhỏ nhất ấy đạt được trên đường tròn |z − z0 | = 0; từ đó
suy ra vmax = 0 = vmin (hàm v bằng 0 trên đường tròn ấy). Do đó, v = 0
trên B̄(z0 , r) hay h(z) = u(z) với mọi z ∈ B̄(z0 , r).
Giả sử một trong hai giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của v đạt được
trong B(z0 , r); nhưng do khi cần ta xét −v thay cho v nên ta giả sử v
đạt giá trị lớn nhất trong B(z0 , r) tại z1 . Ta cần chứng minh v = 0 trên
B̄(z0 , r). Giả sử điều đó không đúng; nghĩa là tồn tại z2 ∈ B(z0 , r) sao cho
v(z2 ) < v(z1 ). Đặc biệt, nếu z2 ∈ B(z1 , r1 ) với r1 = r − |z1 − z0 |. Khi đó,
0 < r2 = r1 − |z2 − z1 | và B(z2 , r2 ) ⊂ B(z1 , r1 ) ⊂ B(z0 , r). Từ giả thiết
đối với hàm u và chiều thuận đối với hàm h ta dễ dàng suy ra được đẳng

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Bài toán Dirichlet 201

thức tích phân của định lý vẫn đúng đối với hàm v; do đó ta có
ZZ
1
v(z1 ) = 2 v(ξ)dxdy
πr1
B̄(z1 ,r1 )
ZZ ZZ
1 1
= 2 v(ξ)dxdy + v(ξ)dxdy
πr1 πr12
B̄(z1 ,r1 )\B̄(z2 ,r2 ) B̄(z2 ,r2 )
1 1
≤ 2 v(z1 )(πr12 − πr22 ) + 2 πr22 v(z2 )
πr1 πr1
< v(z1 )

vô lý. Vậy ta không thể có z2 ∈ B(z1 , r1 ). Với chứng minh này ta thật sự có
kết quả sau: với mỗi r′ > 0 sao cho B(z1 , r′ ) ⊂ B(z0 , r) ta có v(z) = v(z1 )
với mọi z ∈ B̄(z1 , r′ ).
Ta trở lại trường hợp z2 ∈ / B(z1 , r1 ). Ta nối z1 với z2 và đặt r′ =
min{r − |z1 − z0 |, r − |z2 − z0 |}. Khi đó, mọi đường tròn có tâm nằm trên
đoạn nối z1 và z2 có bán kính r′ đều nằm trong hình tròn B(z0 , r). Đầu
tiên ta tìm giao điểm w1 giữa đường tròn tâm |z − z1 | = r′ với đoạn z1 z2 .
Khi đó, từ nhận xét trên ta suy ra được v(w1 ) = v(z1 ). Nếu đường tròn
tâm w1 bán kính r′ chứa z2 thì ta gặp mâu thuẫn như trên. Nếu z2 không
nằm trong hình tròn B(w1 , r′ ) thì tiếp tục xét tròn tâm w2 bán kính r′ (với
w2 là giao điểm, khác với z1 , của đường tròn |z − w1 | = r′ với đoạn z1 z2 ).
Tiếp tục quá trình này sau hữu hạn bước ta nhận được điểm z2 nằm trong
đường tròn tâm wn bán kính r′ trong đó v(z2 ) < v(z1 ) = v(wn ). Như vậy,
ta gặp phải mâu thuẫn như lý luận trên.

z·2 z2 z1
z·1
z·0 z0

Hình VI.2:

Vậy không tồn tại z2 ∈ B(z0 , r) sao cho v(z2 ) < v(z1 ), nghĩa là v phải
là hàm hằng trên B(z0 , r). Hơn nữa, do tính liên tục của v trên B̄(z0 , r)

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

202 VI Hàm điều hòa và hàm điều hòa dưới

nên v là hàm hằng (suy ra v = 0) trên B̄(z0 , r). Vậy u = h trên B̄(z0 , r).
Nghĩa là u là hàm điều hòa trên B(z0 , r) cụ thể là tại z0 . Vậy u là hàm
điều hòa trên D do z0 ∈ D tùy ý. 

3.8 Định lý. Hàm thực liên tục u trên miền D là điều hòa nếu và chỉ nếu
u có tính chất giá trị trung bình
Z 2π
1
u(z) = u(z + reiϕ )dϕ,
2π 0

với mọi z ∈ D và mọi 0 < r < d(z, ∂D).

Chứng minh. Do Định lý 1.11 nên chỉ cần chứng minh điều kiện đủ. Do
u là hàm liên tục nên nó khả tích trên {ξ : |ξ − z| ≤ r} và ta có
ZZ ZZ
u(ξ)dxdy = u(z + seiϕ )sdsdϕ
{ξ:|ξ−z|≤r} {(s,ϕ):0≤s≤r,0≤ϕ≤2π}
Z r hZ 2π i
= s u(z + seiϕ )dϕ ds
Z0 r 0

= s2πu(z)ds
0
= πr2 u(z)

Do đó, với mọi 0 < r < d(z, ∂D) ta có


ZZ
1
u(z) = 2 u(ξ)dxdy.
πr
{ξ:|ξ−z|≤r}

Do đó, theo Định lý 3.7 ta có u là hàm điều hòa trên D. 

§4 Nguyên lý Harnack
4.1 Bất đẳng thức Harnack. Chúng ta nhắc lại rằng công thức Pois-
son cho phép chúng ta biểu diễn hàm điều hòa qua giá trị của nó trên
đường tròn. Ta viết lại (2.10) như sau
Z 2π
1 r2 − |z|2
(4.2) u(z) = u(reiϕ ) dϕ
2π 0 |reiϕ − z|2

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Nguyên lý Harnack 203

trong đó |z| < r và hàm u điều hòa trên B̄(0, r). Ta có bất đẳng thức

(r − |z|)2 ≤ |reiϕ − z|2 ≤ (r + |z|)2


suy ra
r − |z| r2 − |z|2 r + |z|
≤ ≤
r + |z| |reiϕ − z|2 r − |z|

trong đó |z| < r. Đặc biệt trong trường hợp u(z) ≥ 0 với mọi z ∈ B(0, r)
từ (4.2) ta được
Z 2π Z 2π
r − |z| 1 r + |z| 1
u(reiϕ )dϕ ≤ u(z) ≤ u(reiϕ )dϕ
r + |z| 2π 0 r − |z| 2π 0

Theo Định lý 1.11 ta suy ra được

r − |z| r + |z|
(4.3) u(0) ≤ u(z) ≤ u(0) với mọi |z| < r.
r + |z| r − |z|

Bất đẳng thức này được gọi là bất đẳng thức Harnack.

4.4 Định lý. (Harnack) Giả sử u là giới hạn của dãy không giảm các
hàm điều hòa {uk } trên miền D. Khi đó, hoặc u là điều hòa hoặc u = ∞.
Trong trường hợp u = ∞, dãy {uk } tăng đều trên mọi tập compact trong
D tới ∞.

Chứng minh. Trước hết ta chứng minh nếu dãy {uk } hội tụ tại z0 ∈ D thì
nó hội tụ đều trên mọi hình tròn đóng B̄(z0 , ρ) ⊂ D. Khi đó, ρ < d(z0 , ∂D),
cho nên tồn tại ρ < r < d(z0 , ∂D). Suy ra B(z0 , r) ⊂ D. Với mọi m > n ta
có um − un ≥ 0. Theo bất đẳng thức Harnack cho hàm điều hòa um − un
đối với hình tròn B(z0 , r) ta có

r + |z − z0 |
0 ≤ um (z) − un (z) ≤ (um (z0 ) − un (z0 ))
r − |z − z0 |

với mọi |z − z0 | < r. Khi đó, với mọi z ∈ B̄(z0 , ρ) ta có |z − z0 | < ρ và

r+ρ
0 ≤ um (z) − un (z) ≤ (um (z0 ) − un (z0 )).
r−ρ

Vì dãy {un (z0 )} hội tụ nên theo tiêu chuẩn Cauchy dãy hàm {un (z)} hội
tụ đều trên B̄(z0 , ρ).

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

204 VI Hàm điều hòa và hàm điều hòa dưới

Nếu cần ta thay dãy đang xét bởi dãy {uk − u1 } cho nên có thể xem
u1 ≥ 0. Do đó, u ≥ 0 trên D. Theo Định lý 3.7 và định lý đơn điệu hội tụ
Lebesgue ta có
ZZ ZZ
1 1
u(z) = lim uk (z) = lim u k (ξ)dxdy = u(ξ)dxdy
k→∞ k→∞ πr2 πr2
B̄(z,r) B̄(z,r)

với mọi z ∈ D và mọi 0 < r < d(r, ∂D), và tích phân cuối là tích phân
Lebesgue. Như vậy, nếu u(z) < ∞ với mọi z ∈ Ω thì theo kết quả phần
đầu dãy hàm đã cho hội tụ đều trên mọi hình tròn đóng nằm trong D. Do
đó, hàm u liên tục trên D và dĩ nhiên u khả tích địa phương với tích phân
cuối trong đẳng thức trên trở thành tích phân Riemann thông thường. Khi
đó, theo Định lý 3.7 ta được hàm u điều hòa trên D.
Giả sử Ω = {z ∈ D : u(z) = ∞} 6= ∅. Lấy
z1 ∈ Ω và đặt 3ρ = d(z1 , ∂D). Theo kết quả trên
ta có (lưu ý tích phân trong phần này là tích z
phân Lebesgue) z1
ZZ
1
u(ξ)dxdy = u(z1 ) = ∞.
πρ2
B̄(z1 ,ρ)
Hình
Rõ ràng với mọi z thỏa |z − z1 | < ρ ta có B̄(z1 , ρ) ⊂ B̄(z, 2ρ) VI.3:
và u ≥ 0,
cho nên ta có
ZZ ZZ
1 1
u(z) = u(ξ)dxdy ≥ u(ξ)dxdy = ∞.
4πρ2 4πρ2
B̄(z,2ρ) B̄(z1 ,ρ)

Vậy u(z) = ∞, suy ra z ∈ Ω. Do đó, ta được B(z1 , ρ) ⊂ Ω, hay Ω là tập


mở. Lấy z ∈ ∂Ω ∩ D tùy ý. Khi đó, với r đủ nhỏ ta có B̄(z, r) ⊂ D và
B̄(z, r) ∩ Ω có độ đo dương và hàm u nhận giá trị ∞ trên đó. Vậy ta có
ZZ ZZ
1 1
u(z) = 2 u(ξ)dxdy ≥ 2 u(ξ)dxdy = ∞,
πr πr
B̄(z,r) B̄(z,r)∩Ω

cho nên u(z) = ∞ suy ra z ∈ Ω. Do đó, Ω đóng trong D. Do D liên thông


cho nên ta phải có Ω = D. Vậy u = ∞ trên D.
Hơn nữa, ta có dãy hàm {uk } hội tụ đều về ∞ trên mỗi hình tròn đóng
nằm trong D. Thật vậy, xét B̄(z0 , ρ) ⊂ B(z0 , r) ⊂ D, trong đó 0 < ρ < r.
Theo bất đẳng thức Harnack cho hàm un trong hình tròn B(z0 , r) ta có
r − |z − z0 |
un (z) ≥ un (z0 ) với mọi |z − z0 | < r.
r + |z − z0 |

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Nguyên lý Harnack 205

Khi đó, với mọi z ∈ B(z0 , ρ) ta có |z − z0 | < ρ và

r−ρ
un (z) ≥ un (z0 ).
r+ρ

Do lim un (z0 ) = ∞ nên suy ra {un } hội tụ đều về ∞ trên B̄(z0 , ρ). Với
n→∞
K ⊂ D là tập compact bất kỳ, ta có d(K, ∂D) > 0. Từ định nghĩa tập
compact và kết quả vừa được chứng minh ta dễ dàng suy ra được dãy {un }
hội tụ đều về ∞ trên K (chứng minh chi tiết xin dành cho bạn đọc xem
như bài tập). 

Bài tập

1 ) Cho hàm u liên tục trên B̄(z0 , r) và điều hòa trên B(z0 , r). Chứng
minh rằng với mọi z ∈ B(z0 , r) ta luôn có

r−ρ r+ρ
(4.5) u(z0 ) ≤ u(z) ≤ u(z0 ) trong đó ρ = |z − z0 | < r.
r+ρ r−ρ

2 ) Trình bày chứng minh dãy {uk } hội tụ đều về ∞ trên tập compact
K ⊂ D trong Định lý 4.4.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

206 VI Hàm điều hòa và hàm điều hòa dưới

§5 Hàm điều hòa dưới


5.1 Định nghĩa. Hàm u : D → [−∞, ∞] gọi là nửa liên tục trên nếu

lim sup u(z) = u(z0 ) với mọi z0 ∈ Ω


δ→0 |z−z0 |<δ

Một cách tương đương, u−1 ([−∞, a)) là mở với mọi −∞ < a < ∞.

Từ định nghĩa ta thấy được rằng hàm u liên tục trên D khi và chỉ khi
u và −u nửa liên tục trên trên D.

5.2 Định nghĩa. Hàm u : D → [−∞, ∞) được gọi là điều hòa dưới nếu

(a) u nửa liên tục trên

(b) Với mọi z0 ∈ D tồn tại 0 < r < d(z0 , ∂D) sao cho nếu h là hàm điều
hòa trên B(z0 , δ) và liên tục trên B̄(z0 , δ) với 0 < δ ≤ r mà h ≥ u
trên ∂B(z0 , δ) thì h ≥ u trên B(z0 , δ).

Ta nhận thấy từ định nghĩa hàm điều hòa dưới và kết quả của Định lý
3.2 rõ ràng mọi hàm điều hòa là điều hòa dưới.

5.3 Định lý. Nếu hàm u điều hòa dưới trên miền D và đạt giá trị lớn
nhất trong D thì u là hàm hằng.

Chứng minh. Giả sử tồn tại z0 ∈ D để u(z0 ) ≥ u(z) với mọi z ∈ D,


nghĩa là hàm u đạt giá trị lớn nhất tại z0 . Giả sử hàm u không là hàm
hằng trên bất cứ ε-lân cận nào của z0 . Khi đó, với ρ = d(z0 , ∂D) > 0
hàm u không là hàm hằng trên B(z0 , ρ) nghĩa là tồn tại ξ ∈ B(z0 , ρ)
sao cho u(ξ) < u(z0 ). Khi đó, tồn tại ε > 0 sao cho u(ξ) < u(z0 ) − ε.
Do hàm u nửa liên tục trên trên D nên tập u−1 ([−∞, u(z0 ) − ε)) mở
và ξ ∈ u−1 ([−∞, u(z0 ) − ε)). Do đó, tồn tại 0 < δ < min{r, ρ − r} với
r = |ξ − z0 | sao cho B(ξ, δ) ⊂ u−1 ([−∞, u(z0 ) − ε)), nghĩa là với mọi
z ∈ B(ξ, δ) ta có u(z) < u(z0 ) − ε.
Lấy Γ là một cung trên đường tròn Cr có
Γ1
phương trình |z − z0 | = r chứa ξ và nằm trong Γ
hình tròn B(ξ, δ). Lấy cung nhỏ Γ1 ⊂ Γ cũng ξ
chứa ξ. Như trong hình vẽ minh họa điểm ξ là Cr
z0
trung điểm của cả hai cung Γ và Γ1 . Ta xây dựng
được hàm liên tục h trên Cr thỏa h(z) = u(z0 )−ε
với mọi z ∈ Γ1 , h(z) = u(z0 ) với mọi z ∈ Cr \ Γ
Hình VI.4:
c Hồ Công Xuân Vũ Ý
§ 5 Hàm điều hòa dưới 207

và h(z) phụ thuộc tuyến tính vào arg(z − z0 ) với mọi z ∈ Γ \ Γ1 (xem bài
tập). Vậy do cách xây dựng và các kết quả trên ta có h(z) ≤ u(z) với mọi
z ∈ Cr . Mặt khác, theo Định lý 3.2 hàm h được thác triển thành hàm điều
hòa trên B(z0 , r). Từ đó theo định nghĩa của hàm điều hòa dưới cho hàm
u ta suy ra được u(z0 ) ≤ h(z0 ). Tuy nhiên, theo Định lý 1.11 và cách xây
dựng hàm h trên Cr ta có
Z 2π Z 2π
1 1
h(z0 ) = h(z0 + reiϕ )dϕ < u(z0 )dϕ = u(z0 ).
2π 0 2π 0

Vậy ta gặp phải mâu thuẫn. Do đó, phải tồn tại ε-lân cận của z0 sao cho
u là hàm hằng trên B(z0 , ε). Phần còn lại của phép chứng minh lập luận
hoàn toàn tương tự như chứng minh định lý nguyên lý modulus cực đại
trang 179 (dành cho bạn đọc xem như bài tập). 

5.4 Định lý. Nếu hàm u điều hòa dưới trên D và miền G thỏa Ḡ ⊂ D
thì với mọi hàm h liên tục trên Ḡ điều hòa trong G mà h ≥ u trên ∂G thì
h ≥ u trên G.

Chứng minh. Đặt v = u − h. Từ tính chất của hàm liên tục và hàm nửa
liên tục trên ta nhận thấy hàm v nửa liên tục trên ở trên Ḡ và vì vậy nó
đạt cực đại trên Ḡ với giá trị cực đại là M . Đặt Ω = {z ∈ G : v(z) = M }.
Mặt khác, cũng từ tính chất của hàm điều hòa dưới và hàm điều hòa ta
có hàm v điều hòa dưới trên G. Nếu z ∈ Ω thì theo chứng minh Định lý
5.3 tồn tại ε-lân cận của z sao cho hàm v là hằng trên B(z, ε), nghĩa là
B(z, ε) ⊂ Ω. Vậy Ω là tập mở.
Nếu z ′ ∈ G \ Ω thì v(z ′ ) < M . Do v nửa liên tục trên ở trên Ḡ nên
v −1 ([−∞, M )) mở trong Ḡ và nó chứa z ′ . Khi đó, tồn tại δ ′ > 0 sao cho
B(z ′ , δ ′ )∩ Ḡ ⊂ v −1 ([−∞, M )). Vậy với mọi z ∈ B(z ′ , δ ′ )∩ Ḡ ta có v(z) < M
nên suy ra B(z ′ , δ ′ ) ∩ Ḡ ⊂ Ḡ \ Ω. Vậy Ω là tập đóng trong Ḡ. Như vậy, ta
đã chứng minh được Ω vừa là tập đóng vừa là tập mở trong miền đóng Ḡ.
Do đó, ta có hoặc Ω = ∅ hoặc Ω = G.
Nếu Ω = ∅ thì giá trị M đạt được trên ∂G. Do đó, theo giả thiết ta
suy ra được M ≤ 0.
Ngược lại nếu C = G do G thì v ≡ M là hàm hằng trên G. Giả
sử tồn tại z0 ∈ ∂G sao cho v(z0 ) < M . Do v nửa liên tục trên ở trên
Ḡ nên v −1 ([−∞, M )) mở trong Ḡ và chứa z0 . Do đó, tồn tại δ > 0 sao
cho B(z0 , δ) ∩ Ḡ ⊂ v −1 ([−∞, M )). Mặt khác, do z0 ∈ ∂G nên tồn tại
z1 ∈ G ∩ B(z0 , δ). Khi đó, ta gặp phải mâu thuẫn v(z1 ) = M (do z1 ∈ G)

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

208 VI Hàm điều hòa và hàm điều hòa dưới

và v(z1 ) < M (do z1 ∈ v −1 ([−∞, M ))). Vậy v ≡ M trên ∂G. Suy ra


v ≡ M trên Ḡ. Vì thế ta phải có M ≤ 0.
Vậy ta luôn có M ≤ 0 hay u ≤ h trên G. 

Hàm h trong định lý trên được gọi là chặn trên điều hòa của hàm u
đối với miền G.

5.5 Định lý. Nếu hàm u điều hòa dưới trên miền D và tại một điểm z0
nào đó trong miền G thỏa Ḡ ⊂ D trùng với hàm chặn trên điều hòa h của
u đối với G thì u = h trong G.

Chứng minh. Cũng như trong chứng minh định lý trên hàm v = u − h
điều hòa dưới ở trên G và v(z) ≤ 0 với mọi z ∈ G. Vậy hàm v đạt giá trị
lớn nhất là 0 tại z0 ∈ G. Do đó, tập Ω = {z ∈ G : v(z) = 0} 6= ∅. Theo
chứng minh định lý trên ta phải có Ω = G, nghĩa là v(z) = 0 với mọi z ∈ G
hay u(z) = h(z) trên G. 

5.6 Định lý. Giả sử {uα }α∈A là họ các hàm điều hòa dưới trong D sao
cho u(z) = sup uα (z) < ∞ với mọi z ∈ D. Nếu u nửa liên tục trên thì u
α∈A
điều hòa dưới.

Chứng minh. Với z0 ∈ D, với 0 < r < d(z0 , ∂D) sao cho B̄(z0 , r) ⊂ D và
tồn tại hàm liên tục h trên B̄(z0 , r) điều hòa trên B(z0 , r) thỏa u(z) ≤ h(z)
với mọi |z − z0 | = r. Do u(z) = sup uα (z) với mọi z ∈ D nên u(z) ≥ uα (z)
α∈A
với mọi z ∈ D và mọi α ∈ A. Vậy uα (z) ≤ h(z) với mọi α ∈ A và mọi
|z − z0 | = r. Mặt khác, do uα là các hàm điều hòa dưới và theo Định lý
5.4 nên ta có uα (z) ≤ h(z) với mọi z ∈ B(z0 , r) và mọi α ∈ A. Suy ra
u(z) ≤ h(z) với mọi z ∈ B(z0 , r). Vậy u là hàm điều hòa dưới trên D. 

Bài tập
1 ) Chứng minh rằng hàm u liên tục trên D khi và chỉ khi u và −u nửa
liên tục trên trên D.

2 ) Chứng minh rằng nếu các hàm u1 và u2 nửa liên tục trên trên D thì
u1 + u2 cũng nửa liên tục trên trên D.

3 ) Chứng minh rằng nếu u là hàm điều hòa dưới và v là hàm điều hòa
trên D thì u + v là hàm điều hòa dưới trên D.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 6 Tiêu chuẩn điều hòa dưới 209

4 ) Cho đường tròn CR có biểu diễn tham số w(t) = Reit với 0 ≤ t ≤ 2π.
Γ và Γ1 là các cung trên đường tròn CR có biểu diễn tham số lần lượt là
γ(t) = Reit với ϕ1 ≤ t ≤ ϕ2 và γ1 (t) = Reit với ϕ3 ≤ t ≤ ϕ4 trong đó
0 < ϕ1 < ϕ3 < ϕ4 < ϕ2 < 2π. Hãy biểu diễn một hàm liên tục h trên CR
thỏa h(z) = a với mọi z ∈ Γ1 và h(z) = b với mọi z ∈ CR \ Γ trong đó
a 6= b.

5 ) Hoàn thành việc chứng minh hàm u là hàm hằng trên D trong Định
lý 5.3.

§6 Tiêu chuẩn điều hòa dưới

6.1 Định lý. Để hàm nửa liên tục trên u : D → [−∞, ∞) điều hòa dưới
cần và đủ là

Z 2π
1
(6.2) u(z) ≤ u(z + reiϕ )dϕ
2π 0

với mọi z ∈ D và mọi 0 < r < d(z, ∂D).

Chứng minh. Giả sử u là hàm điều hòa dưới trên D, giả sử z ∈ D và


0 < r < d(z, ∂D). Với mỗi k đặt

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

210 VI Hàm điều hòa và hàm điều hòa dưới

uk (ξ) = ′max {u(ξ ′ ) − k|ξ − ξ ′ |}.


|ξ −z|=r

Khi đó, uk là các hàm liên tục trên Cr , |ξ − z| = r, và uk ց u. Thật vậy,


rõ ràng dãy {uk } là dãy giảm. Khi ξ, ξ ′ ∈ Cr ta có

′ ′ u(ξ) khi ξ ′ = ξ
lim (u(ξ ) − k|ξ − ξ |) =
k→∞ −∞ khi ξ ′ 6= ξ

Do đó, ta có lim uk (ξ) = u(ξ) với mọi ξ ∈ Cr . Theo Định lý 3.2 gọi hk là
k→∞
thác triển điều hòa của hàm uk lên B(z, r). Bởi vì uk+1 ≤ uk trên CR nên
với mọi ξ = z + ρeiϕ ∈ B(z, r) ta suy ra
Z 2π
1 r2 − |ξ − z|2
hk+1 (ξ) = uk+1 (z + reiϕ ) dϕ
2π 0 |reiϕ − (ξ − z)|2
2π Z
1 r2 − |ξ − z|2
≤ uk (z + reiϕ ) iϕ dϕ
2π 0 |re − (ξ − z)|2
= hk (ξ)

Vậy hk+1 ≤ hk trên B̄(z, r). Do đó, ta xác định được hàm h = limk→∞ hk
trên B̄(z, r). Hơn nữa, áp dụng định lý Harnack đối với dãy hàm điều hòa
{−hk } ta suy ra được hoặc hàm h điều hòa trên B(z, r) hoặc h ≡ −∞
trên B(z, r). Mặt khác, từ định lý giá trị trung bình ta có
Z 2π Z 2π
1 1
hk (z) = hk (z + reiϕ )dϕ = uk (z + reiϕ )dϕ.
2π 0 2π 0

Theo định lý hội tụ đơn điệu Lebesgue ta lấy giới hạn hai vế thu được
Z 2π Z 2π
1 iϕ 1
h(z) = lim uk (z + re )dϕ = u(z + reiϕ )dϕ.
k→∞ 2π 0 2π 0

Bên cạnh đó, do u ≤ uk trên Cr với mọi k nên u ≤ hk trên Cr với mọi k.
Từ tính điều hòa dưới của u và các hàm hk điều hòa trên B(z, r) nên ta
suy ra u ≤ hk trên B(z, r) với mọi k. Cụ thể tại z ta có u(z) ≤ hk (z) với
mọi k. Do đó, ta được
Z 2π
1
u(z) ≤ lim hk (z) = h(z) = u(z + reiϕ )dϕ.
k→∞ 2π 0

Ngược lại, giả sử u nửa liên tục trên ở trên D và thỏa điều kiện (6.2).
Cho B̄(z0 , r) ⊂ D và h là hàm liên tục trên B̄(z0 , r) điều hòa trên B(z, r)

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 6 Tiêu chuẩn điều hòa dưới 211

thỏa u ≤ h trên Cr , |z − z0| = r. Khi đó, hàm v = u − h nửa liên tục trên ở
trên B̄(z0 , r). Mặt khác, theo điều kiện (6.2) và định lý giá trị trung bình
đối với hàm điều hòa ta có
Z 2π Z 2π
1 1
u(z) − h(z) ≤ u(z + ρeiϕ )dϕ − h(z + ρeiϕ )dϕ
2π 0 2π 0
hay
Z 2π
1
v(z) ≤ v(z + ρeiϕ )dϕ
2π 0

trong đó z ∈ B(z0 , r) và 0 < ρ < r − |z − z0 |. Từ kết quả này và tính nửa


liên tục trên của v trên B̄(z0 , r) và tương tự như cách chứng minh Định lý
5.3 ta cũng thu được kết quả: nếu hàm v đạt giá trị lớn nhất trong B(z0 , r)
thì là nó là hàm hằng trên B(z0 , r) (phép chứng minh xin dành cho bạn
đọc xem như bài tập). Ta có v ≤ 0 trên Cr và hàm v nửa liên tục trên ở
trên B̄(z0 , r) nên (như trong chứng minh Định lý 5.4 ta suy ra nếu v đạt
giá trị lớn nhất trong B̄(z0 , r) thì giá trị lớn nhất của v trên B̄(z0 , r) phải
nhỏ hơn hoặc bằng 0. Nếu giá trị lớn nhất của v trên B̄(z0 , r) đạt được
trên Cr thì rõ ràng giá trị lớn nhất đó nhỏ hơn hoặc bằng 0. Vậy ta luôn
có giá trị lớn nhất của v trên B̄(z0 , r) nhỏ hơn hoặc bằng 0, suy ra v ≤ 0
trên B(z0 , r) hay u ≤ h trên B(z0 , r). Do đó, u là hàm điều hòa dưới. 

6.3 Định lý. Nếu f là hàm giải tích trên miền D thì ln |f | điều hòa dưới
trên D.

Chứng minh. Tính nửa liên tục trên là hiển nhiên do |f (z)| là hàm liên
tục. Nếu z0 ∈ D và f (z0 ) 6= 0 thì ta tìm được một nhánh hàm giải tích
log f (z) trong lân cận của z0 . Hơn nữa, log f (z) có phần thực là ln |f (z)|
nên hàm ln |f (z)| điều hòa trong lân cận này của z0 . Do đó, điều kiện thứ
hai trong định nghĩa hàm điều hòa dưới thỏa tại z0 .
Nếu f (z0 ) = 0 thì ln |f (z0 )| = −∞ do đó điều kiện (6.2) thỏa tại z0 .
Giả sử f (z) đồng nhất 0 trong một lân cận nào đó của z0 thì điều kiện
(6.2) thỏa trong lân cận đó của z0 nên theo Định lý 6.1 hàm ln |f (z0 )| điều
hòa dưới trên lân cận đó. Suy ra điều kiện thứ hai trong định nghĩa hàm
điều hòa dưới thỏa tại z0 . Ngược lại nếu f (z) không đồng nhất 0 trong
một lân cận nào đó của z0 thì theo Định lý 3.2 trang 234 tồn tại r > 0 sao
cho f (z) 6= 0 với mọi 0 < |z − z0 | ≤ r. Từ đây cũng giống như phần chứng
minh chiều ngược của Định lý 6.1 ta cũng có hàm ln |f (z)| thỏa điều kiện
thứ hai trong định nghĩa hàm điều dưới tại z0 .
Vậy hàm ln |f (z)| điều hòa dưới trên D. 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

212 VI Hàm điều hòa và hàm điều hòa dưới

6.4 Định lý. Nếu hàm u điều hòa dưới trên miền D và không đồng nhất
bằng −∞, thì tập E = {z ∈ D : u(z) = −∞} không có điểm trong.

Chứng minh. Giả sử E ◦ 6= ∅. Khi đó, tồn tại z0 ∈ ∂E ◦ với u(z0 ) > −∞.
Bởi vì giao của E ◦ với đường tròn Cr , |z − z0 | = r với 0 < r < d(z0 , ∂D)
chứa một cung tròn, nên ta có
Z 2π
u(z0 + reiϕ )dϕ = −∞
0

nó mâu thuẫn với bất đẳng thức (6.2) do u điều hòa dưới trên miền D
Z 2π
1
−∞ < u(z0 ) = u(z0 + reiϕ )dϕ. 
2π 0

6.5 Định lý. Hàm thực u thuộc lớp C 2 trên miền D là điều hòa dưới nếu
và chỉ nếu u′′xx + u′′yy ≥ 0 trên D.

Chứng minh. Giả sử G là miền tùy ý thỏa Ḡ ⊂ D và h là hàm liên tục


trên Ḡ, điều hòa trong G và thỏa u ≤ h trên ∂D. Với ε > 0 bất kỳ, đặt

u(z) − h(z) + ε|z|2 khi z ∈ G
vε (z) =
ε|z|2 khi z ∈ ∂D

Từ giả thiết của hàm u và h ta nhận thấy vϕ nửa liên tục trên Ḡ và do đó
đạt giá trị lớn nhất trên Ḡ. Nhưng vε không thể nhận giá trị này trong G
vì vε,xx
′′ ′′
+ vε,yy = u′′xx + u′′yy + 4ε > 0. Vậy giá trị lớn nhất này đạt được
trên ∂D, nghĩâ là vε (z) ≤ max ε|z|2 . Vậy
z∈∂G

u(z) − h(z) + ε|z|2 ≤ ε max |z|2 với mọi z ∈ G


z∈∂G

suy ra u(z) − h(z) ≤ ε max |z|2 . Vì ε > 0 tùy ý nên ta được u ≤ h trên G.
z∈∂G
Vậy u là hàm điều hòa dưới trên D.
Ngược lại, giả sử u thuộc lớp C 2 điều hòa dưới trên D nhưng u′′xx (z0 ) +
uyy (z0 ) < 0 với z0 nào đó trong D. Lấy r > 0 đủ nhỏ để u′′xx + u′′yy ≤ 0
′′

trên B̄(z0 , r) ⊂ D. Vậy nếu v = −u thì vxx ′′ ′′


+ vyy ≥ 0 trên B̄(z0 , r). Theo
chiều thuận của định lý ta có −u = v là điều hòa dưới trên B(z0 , r). Từ
Định lý 6.1 và Định lý 3.8 ta suy ra u là điều hòa trên B(z0 , r). Ta gặp
phải mâu thuẫn u′′xx (z0 ) + u′′yy (z0 ) = 0. 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 7 Định lý Hartogs 213

Bài tập
1 ) Cho u là hàm nửa liên tục trên ở trên miền D thỏa
Z 2π
1
u(z) ≤ u(z + reiϕ )dϕ
2π 0

với mọi z ∈ D và mọi 0 < r < d(z, ∂D). Chứng minh rằng nếu u đạt giá
trị lớn nhất trong D thì u là hàm hằng trên D.

§7 Định lý Hartogs
7.1 Định nghĩa. Giả sử {uk } là một dãy các hàm trên miền D. Ta nói
dãy {uk } là bị chặn trên đều trên các tập compact trong D nếu với mọi
tập compact K ⊂ D tồn tại Mk sao cho uk (z) ≤ MK với mọi z ∈ K với
mọi k.

7.2 Định lý. Giả sử {uk } là một dãy các hàm điều hòa dưới bị chặn trên
đều trên các tập compact trong miền D và giả sử

(7.3) lim sup uk (z) ≤ A với mọi z ∈ D


k→∞

Khi đó, với mọi ε > 0 và mọi tập compact K ⊂ D tồn tại N sao cho

(7.4) uk (z) ≤ A + ε với mọi z ∈ K và mọi k ≥ N .

Chứng minh. Dễ dàng thấy rằng ta có ngay định lý khi A = ∞. Trong


trường hợp A < ∞ để đơn giản ta chứng minh cho trường hợp uk ≤ 0 trên
D với mọi k. Cho K là một tập compact trong D. Đặt 3r = d(K, ∂D). Với
mỗi z0 ∈ K, từ tính điều hòa dưới của uk ta có
ZZ Z r Z 2π
uk (ξ)dxdy = uk (z0 + seiϕ )sdsdϕ
0 0
B̄(z0 ,r)
Z h Z 2π
r i
= s uk (z0 + seiϕ )dϕ ds
0
Z r 0
≥ 2π suk (z0 )ds
0
= πr2 uk (z0 ).

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

214 VI Hàm điều hòa và hàm điều hòa dưới

Với trường hợp dãy hàm đang xét áp dụng bổ đề Fatou ta nhận được
ZZ ZZ
lim sup uk (ξ)dxdy ≤ lim sup uk (ξ)dxdy ≤ Aπr2 .
k→∞ k→∞
B̄(z0 ,r) B̄(z0 ,r)

Từ đó với mọi ε > 0 tìm được k0 sao cho


ZZ
uk (ξ)dxdy ≤ (A + 2ε )πr2 với mọi k > k0
B̄(z0 ,r)

Giả sử z ∈ D thỏa |z − z0 | < δ với 0 < δ < r. Khi đó, ta có B̄(z0 , r) ⊂


B̄(z, r + δ) ⊂ D. Vì vậy cũng theo tính điều hòa dưới của uk như trên ta
có (và chú ý uk ≤ 0)
ZZ
2
π(r + δ) uk (z) ≤ uk (ξ)dxdy
B̄(z,r+δ)
ZZ
≤ uk (ξ)dxdy
B̄(z0 ,r)

≤ πr2 (A + 2ε ) với mọi k ≥ k0

Do đó, với δ0 < min{r, 4 max{|A|,1}



}, với mọi |z − z0 | < δ0 và mọi k ≥ k0
ta có

r2
uk (z) ≤ (A + 2ε )
(r + δ0 )2
δ0 (2r + δ0 ) ε
< A− 2
A+
(r + δ0 ) 2
2δ0 |A| ε
< A+ +
r 2
< A+ε
S
Mặt khác, ta có K ⊂ B(z0 , δ0 ). Vì K compact nên tồn tại hữu
z0 ∈K
S
hạn điểm z1 , z2 , . . . , zn ∈ K sao cho K ⊂ nj=1 B(zj , δj ). Đặt N =
max{k1 , k2 , . . . , kn }. Khi đó, với mọi k ≥ K và với z ∈ K bất kỳ tồn
tại 1 ≤ j ≤ n sao cho |z − zj | < δj và ta có

uk (z) < A + ε 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 7 Định lý Hartogs 215

Bài tập
1 ) Chứng minh rằng trong phép chứng minh Định lý 7.2 giả thiết uk ≤ 0
không làm mất tính tổng quát của phép chứng minh.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

216

Chương VII

Lý thuyết chuỗi và lý
thuyết thặng dư

§1 Chuỗi Taylor
Định lý Weierstrass
Trước đây, chúng ta đã nêu một số định lý Weierstrass như Định lý 5.18
trang 168 và Định lý 6.6 trang 176 ở dạng dãy hàm. Bây giờ ta sẽ nêu lại
các định lý ấy dưới dạng chuỗi hàm và trình bày chứng minh chi tiết.


P
1.1 Định lý. (Weierstrass) Nếu chuỗi hàm fn (z) hội tụ đều và hàm
n=1
fn giải tích trên miền D với mọi n thì hàm tổng f của chuỗi hàm là một
hàm giải tích trên miền D và

X
f (k) (z) = fn(k) (z).
n=1

Chứng minh. Từ Định lý 4.19 trang 65 ta có được hàm f liên tục trên
D. Lấy Γ là đường cong Jordan trơn kín bất kỳ nằm trong miền D và
phần trong của nó cũng nằm trong D và gọi l là chiều dài của Γ. Đặt
n
P ∞
P
Sn (x) = fk (z). Theo giả thiết chuỗi fn (z) hội tụ đều về hàm f
k=1 n=1
trên D nên dãy hàm {Sn (z)} hội tụ đều về hàm f trên D. Suy ra với ε > 0
cho trước tồn tại n0 sao cho với mọi n nguyên dương thỏa n > n0 ta có

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Chuỗi Taylor 217

|f (z) − Sn (z)| < ε/l với mọi z ∈ D, suy ra

Z Z Z ε

f (z)dz − Sn (z)dz = (f (z) − Sn (z))dz < l = ε.
Γ Γ Γ l

Do đó ta được
Z Z
lim Sn (z)dz = f (z)dz.
n→∞ Γ Γ

Mặt khác, vì Sn (z) giải tích trên D với mỗi n nguyên dương nên theo định
lý Cauchy ta có
Z
Sn (z)dz = 0 với mỗi n nguyên dương.
Γ

Z
Do đó, ta được f (z)dz = 0. Từ kết quả chứng minh được và theo định
Γ
lý Morera ta có hàm f (z) giải tích trên miền D.
Với z0 ∈ D tùy ý, lấy
đường cong Jordan trơn kín
Γ bao quanh điểm z0 sao cho D
z0 ∈ DΓ ⊂ D (trong đó DΓ là Γ
miền giới hạn bởi đường cong •z0
Γ). Đặt

d = min |z − z0 | > 0.
z∈Γ
Hình VII.1:
Với mỗi k nguyên dương ta có
1 1
với mọi z ∈ Γ

≤ k+1
(z − z0 )k+1 d


P
Do chuỗi hàm fn (z) hội tụ đều về hàm f (z) trên D nên suy ra được
n=1

X fn (z) f (z)
chuỗi hàm k+1
hội tụ đều về hàm trên Γ. Tương
n=1
(z − z0 ) (z − z0 )k+1
tự như chứng minh ở phần đầu cho việc lấy tích phân của hàm tổng, và
theo công thức tích phân Cauchy ta có

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

218 VII Lý thuyết chuỗi và lý thuyết thặng dư
Z
k! f (z)
f (k) (z0 ) = dz
2πi
Γ (z − z0 )k+1
Z hX ∞
k! fn (z) i
= dz
2πi Γ n=1 (z − z0 )k+1
∞ Z
X k! fn (z)
= dz
n=1
2πi Γ (z − z0 )k+1

X
= fn(k) (z0 )
n=1

Vì z0 lấy tùy ý trong D nên ta có



X
f (k) (z) = fn(k) (z) với mọi z ∈ D. 
n=1

1.2 Nhận xét. Trong chứng minh định lý trên ta đã chứng minh được
Z Z
lim Sn (z)dz = f (z)dz
n→∞ Γ Γ

Hơn nữa, đẳng thức này cũng đúng với mọi đường cong Jordan trơn từng
khúc trong D. Từ đó ta viết lại như sau
Z Z hX n i n Z
X
f (z)dz = lim fk (z) dz = lim fk (z)dz
Γ n→∞ Γ n→∞ Γ
k=1 k=1
∞ Z
X
= fn (z)dz.
n=1 Γ

Như vậy, ta có được kết quả như sau: tích phân của hàm tổng của chuỗi
hàm hội tụ đều trên D được tính bởi lấy tích phân của từng số hạng.

1.3 Chú ý. Trong định lý trên ta đã chứng minh được tính chất lấy đạo
hàm từng số hạng của chuỗi tại các điểm z ∈ D chứ không phải tại các
điểm z ∈ D̄; ta không có điều này là do ta đã sử dụng d = d(Γ, z0 ) > 0
trong chứng minh. Ví dụ sau chứng tỏ đối với z ∈ D̄ định lý này không
còn đúng nữa.
P∞ zn
Xét chuỗi hàm 2
. Chuỗi hàm này hội tụ đều trên {z : |z| ≤ 1} và
n=1 n
mọi số hạng của nó đều là các hàm giải tích trên {z : |z| ≤ 1}. Tuy nhiên,
P∞ z n−1
chuỗi các đạo hàm của nó là lại phân kỳ tại z = 1.
n=1 n

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Chuỗi Taylor 219

Định lý Taylor
P∞
Xét chuỗi lũy thừa n=0 cn (z − z0 )n . Giả sử chuỗi này có bán kính hội tụ
R > 0. Khi đó, ta có được một hàm f có tập xác định {z : |z − z0 | < R}
xác định bởi

X
f (z) = cn (z − z0 )n , |z − z0 | < R.
n=0

Hàm f giải tích trên {z : |z − z0 | < R}. Do đó, nó có đạo hàm mọi cấp và

X
f (k) (z) = n(n − 1) · · · (n − k + 1)cn (z − z0 )n−k ,
n=k

với k = 0, 1, 2, . . .. Đặc biệt tại z = z0 ta có f (n) (z0 ) = n!cn .


Vấn đề ngược lại, giả sử ta có hàm f có đạo hàm mọi cấp tại z0 . Đặt

f (n) (z0 )
cn = .
n!
Khi đó, ta thiết lập được chuỗi lũy thừa
∞ ∞
X X f (n) (z0 )
cn (z − z0 )n = (z − z0 )n .
n=0 n=0
n!

Chuỗi lũy thừa này được gọi là chuỗi Taylor của hàm f tại z0 (khi
z0 = 0, ta nói là chuỗi Maclaurin) Định lý sau nói lên mối quan hệ giữa
bản thân hàm f và chuỗi Taylor của nó.

1.4 Định lý. (Taylor) Cho hàm f giải tích trong hình tròn mở |z − z0 | <

P f (n) (z0 )
R0 . Khi đó, chuỗi cn (z − z0 )n , với cn = , hội tụ về hàm f khi
n=0 n!
P∞
|z − z0 | < R0 . Với |z − z0 | < R0 , ta viết f (z) = cn (z − z0 )n được gọi là
n=0
khai triển Taylor của hàm f trong lân cận điểm z0 . Trường hợp đặc biệt

P
z0 = 0, f (z) = cn z n ta nói f được khai triển Maclaurin.
n=0

Nhắc lại, f (n) (z0 ) được tính bởi


Z
(n) n! f (z)
f (z0 ) = dz
2πi Γ (z − z0 )n+1

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

220 VII Lý thuyết chuỗi và lý thuyết thặng dư

với Γ là đường cong kín nằm trong đường tròn |z − z0 | = r < R0 và bao
quanh z0 , cho nên ta có

Z
1 f (z)
(1.5) cn = dz
2πi Γ (z − z0 )n+1

Chứng minh định lý Taylor. Giả sử với bất kỳ z ′ ∈ {z : |z − z0 | < R0 }.


Khi đó, ta có |z ′ − z0 | < R0 , nên tồn tại số thực 0 < R1 < R0 sao cho
z ′ ∈ {z : |z − z0 | ≤ qR1 } trong đó 0 < q < 1. Gọi Γ là đường tròn được
định hướng dương và có phương trình |z − z0 | = R1 . Khi đó, điểm z ′ được
chọn ở trên nằm bên trong Γ. Theo công thức tích phân Cauchy, ta có

Z
1 f (z)
f (z ′ ) = dz.
2πi Γ z − z′

Mặt khác, với z ∈ Γ ta có |z − z0 | = R1 > qR1 ≥ |z ′ − z0 |, nên ta biến đổi


được

1 1
=
z − z′ z − z0 − (z ′ − z0 )

1 X  z ′ − z0 n
=
z − z0 n=0 z − z0

X (z ′ − z0 )n
= .
n=0
(z − z0 )n+1


X (z ′ − z0 )n z′ − z
0 qR1
Chuỗi hàm hội tụ đều trên Γ bởi vì

n+1 ≤ =
n=0
(z − z 0 ) z − z 0 R1
q < 1. Do đó, ta tính được

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Chuỗi Taylor 221

Z h ∞
1 X (z ′ − z0 )n i
f (z ′ ) = f (z) dz
2πi
Γ n=0
(z − z0 )n+1
∞ Z
X 1 f (z)
= (z ′ − z0 )n dz
n=0
2πi Γ (z − z0 )n+1

X
= cn (z ′ − z0 )n .
n=0


P
Vậy cn (z − z0 )n hội tụ về f (z) với mọi z thỏa |z − z0 | < R0 . 
n=0

1.6 Hệ quả. Hàm f xác định trên miền D là giải tích khi và chỉ khi với
mọi z0 ∈ D hàm f có thể khai triển được thành chuỗi Taylor tại điểm z0
với bán kính hội tụ của nó là R ≥ d(z0 , ∂D).

Chứng minh. Dành cho bạn đọc xem như bài tập. 

1.7 Nhận xét. Định lý Taylor thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa hàm
giải tích phức và hàm biến số thực. Trong giải tích thực người ta chứng
minh được hàm  −1
f (x) = e
x2 khi x 6= 0
0 khi x = 0
có đạo hàm mọi cấp trên R, chẳng hạn
(
2 − x12
′ x 3e khi x 6= 0
f (x) =
0 khi x = 0,

và f (n) (0) = 0 với mọi n. Tuy nhiên, hàm f (x) không đồng nhất bằng
không trong một lân cận nào của điểm 0, trong khi đó chuỗi Taylor của
f (x) tại x = 0 là chuỗi hàm 0 tầm thường.

Khai triển Maclaurin của các hàm số sơ cấp cơ bản


Ta nhận thấy (về hình thức) công thức chuỗi Taylor của một hàm phức
hoàn toàn giống công thức chuỗi Taylor của một hàm thực. Hơn nữa,
công thức đạo hàm của một số hàm sơ cấp cơ bản phức cũng giống công
thức đạo hàm của hàm sơ cấp cơ bản thực tương ứng, cho nên khai triển
Maclaurin của các hàm sơ cấp cơ bản phức có công thức hoàn toàn giống
với khai triển Maclaurin của các hàm sơ cấp cơ bản thực.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

222 VII Lý thuyết chuỗi và lý thuyết thặng dư

Ta đã biết hàm logarithm phức ln z giải tích trên C bỏ đi nửa trục thực
dương, do đó hàm ln(z − 1) giải tích trên z = 0 và ta có

1 X
(ln(z − 1))′ = =− zn với mọi |z| < 1.
z−1 n=0

Từ tính chất nguyên hàm và ln(−1) = iπ nên ta được khai triển


Z z ∞
Z z X ∞
 X z n+1
ln(z − 1) − iπ = (ln(z − 1)′ dz = − z n dz = − .
0 0 n=0 n=0
n+1

Sau đây chúng tôi liệt kê một số khai triển Maclaurin của một số hàm sơ
cấp cơ bản.

X zn
(1.8) ez = R=∞
n=0
n!

X z 2n+1
(1.9) sin z = (−1)n R=∞
n=0
(2n + 1)!

X z 2n
(1.10) cos z = (−1)n R=∞
n=0
(2n)!

1 X
(1.11) = zn R=1
1 − z n=0

X zn
(1.12) ln(z − 1) = iπ − R=1
n=1
n

X zn
(1.13) log(1 + z) = (−1)n−1 R=1
n=1
n

X α(α − 1) · · · (α − n + 1) n
(1.14) (1 + z)α = z R=1
n=0
n(n − 1) · · · 1

1.15 Thí dụ. Khai triển Maclaurin của các hàm sau f (z) = z 2 e3z và
z
g(z) = 4 .
z +9
∞ ∞ ∞
X (3z)n X 3n z n+2 X 3n−2 z n
f (z) = z 2 e3z = z 2 = = ,
n=0
n! n=0
n! n=2
(n − 2)!
với R = ∞.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Chuỗi Taylor 223

∞  4 n X ∞ 4n+1
z z 1 zX n z nz
g(z) = = = (−1) = (−1) ,
z4 + 9 9 1 + z94 9 n=0 9 n=0
32n+2

với R = 3. 

Bài tập
1 ) Chứng minh Hệ quả 1.6.

2 ) Khai triển Maclaurin của các hàm sau và tìm bán kính hội tụ.
1 1
(a) , (b) sinh z, (c) cosh z, (d) với a 6= 0 và k ∈ N
z−2 (z − a)k

3 ) Khai triển Maclaurin các hàm sau và tìm bán kính hội tụ.

1 z z2
(a) sin2 z (b) (a + z)α (c) (d) 2
(e)
az + b z − 4z + 13 (z + 1)2

4 ) Tìm tổng của các chuỗi sau trong |z| < 1


∞ ∞ ∞ ∞
X
n
X zn X z 2n+1 X zn
(a) nz (b) (c) (d) (−1)n+1
n=1 n=1
n n=0
2n + 1 n=1
n

5 ) Hãy tìm hai số hạng đầu tiên trong khai triển Maclaurin của hàm
tanh z, và tìm bán kính hội tụ của nó.

6 ) Chứng minh rằng ta có khai triển Taylor



1 X (z − i)n √
= với |z − i| < 2.
1 − z n=0 (1 − i)n+1

7 ) Khai triển thành chuỗi Taylor trong lân cận của điểm z0 và tìm bán
kính hội tụ của các hàm sau.

(a) sin(2z − z 2 ) tại z0 = 1 (d) ln z tại z = −1


z z
(b) tại z0 = i. (e) tại z0 = 1
z2 + 4 z2 − 2z + 5
z z2
(c) tại z0 = 1. (f) tại z0 = 1
z+2 (z + 1)2

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

224 VII Lý thuyết chuỗi và lý thuyết thặng dư

8 ) Bằng cách khai triển Maclaurin các hàm số sau hãy tìm f (n) (0) với
n = 0, 1, 2, . . .

(a) f (z) = z cosh(z 2 ) (b) f (z) = sin(z 2 )

1
9 ) Chứng minh rằng nếu khai triển hàm tại z = 0 dưới dạng
cos z

1 X E2n 2n
= (−1)n z
cos z n=0 (2n)!

thì các số E2n (các số Euler) thỏa mãn


   
2n 2n
E0 = 1, E0 + E2 + · · · + E2n = 0.
2 2n
 z
 khi z 6= 2kπi
10 ) Chứng minh rằng hàm f (z) = ez − 1

0 trường hợp khác
giải tích tại z = 0. Nếu khai triển Maclaurin của f (z)

X Bn n
f (z) = z
n=0
n!

chứng minh rằng các số Bn (các số Bernoulli) thỏa mãn


     
n+1 n+1 n+1
B0 = 1, B0 + B1 + · · · + Bn = 0.
0 1 n

11 ) Giả sử trong D = {z : |z| < R} hàm f (z) có khai triển dạng



X
f (z) = cn z n .
n=0

(a) Chứng minh rằng


Z 2π ∞
1 X
|f (reiϕ )|2 dϕ = |cn |2 r2n r<R
2π 0 n=0

(b) Nếu max |f (z)| = M (r) thì


|z|=r

M (r)
|cn | ≤ r < R.
rn

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Chuỗi Laurent 225

(c) Chứng minh rằng nếu một trong các bất đẳng thức trên biến thành
M (r)
đẳng thức, nghĩa là |ck | = thì f (z) = ck z k
rk


P
12 ) Giả sử f (z) = cn z n là hàm giải tích trong hình tròn {z : |z| < 1}
n=0
và nó ánh xạ hình tròn này 1-1 lên miền G với diện tích S. Chứng minh


X
S=p n|cn |2
n=0

13 ) Chứng minh các bất đẳng thức sau đúng với mọi z ∈ C:

|ez − 1| ≤ e|z| − 1 ≤ |z|e|z|.

§2 Chuỗi Laurent

Chuỗi Taylor là một công cụ giúp ta nghiên cứu hàm số trong lân cận của
một điểm nào đó mà tại điểm đó hàm ấy là giải tích. Tuy nhiên, ta có
những hàm không giải tích tại điểm ta quan tâm. Khi đó, chuỗi Taylor
không thể sử dụng được, do vậy ta phải dùng một công cụ khác để có thể
nghiên cứu hàm trong một lân cận của một điểm mà tại đó hàm không
giải tích; đó là chuỗi Laurent.


P
2.1 Định nghĩa. Chuỗi hàm có dạng cn (z −z0 )n gọi là chuỗi Lau-
n=−∞
rent theo lũy thừa của z − z0 hay chuỗi Laurent tại z0 .


P
2.2 Định lý. Nếu các hệ số của chuỗi Laurent cn (z − z0 )n thỏa
n=−∞

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

226 VII Lý thuyết chuỗi và lý thuyết thặng dư

p
n 1
0 ≤ lim sup |c−n | = r < R = p ≤∞
n→∞ lim sup n
|cn |
n→∞

thì miền hội tụ của chuỗi đã cho là hình vành khăn D = {z : r < |z − z0 | <
R} và tổng f (z) của chuỗi hàm là một hàm giải tích trong hình vành khăn
D, các hệ số cn của chuỗi thỏa
Z
1 f (z)
(2.3) cn = dz, n = 0, ±1, ±2, . . .
2πi Γs (z − z0 )n+1

ở đây Γs là đường tròn định hướng dương có phương trình |z − z0 | = s với


r < s < R tùy ý.

Chứng minh. Viết chuỗi đã cho thành tổng của hai chuỗi
−1
X ∞
X
cn (z − z0 )n và cn (z − z0 )n .
n=−∞ n=0

Từ giả thiết và theo Định lý Cauchy-Hadamard trang 72 chuỗi thứ hai có


bán kính hội tụ là R, và theo Định lý 2.9 trang 89 hàm tổng của nó, đặt
là f + (z), giải tích trên {z : |z − z0 | < R}. Hơn nữa, theo Định lý Taylor
1.4 ta có
Z
1 f + (z)
cn = dz n = 0, 1, 2, . . .
2πi Γs (z − z0 )n+1

Cs′
Γs

• •
z0 0

Hình VII.2:

1 −1
P
Đặt u = . Khi đó, chuỗi cn (z − z0 )n được viết lại thành
z − z0 n=−∞

P
c−n un . Do đó, theo Định lý Cauchy-Hadamard và Định lý 2.9 chuỗi mới
n=1

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Chuỗi Laurent 227

1
này có hàm tổng g(u) giải tích trên {u : |u| < r′ } với r′ = p =
lim sup n |c−n |
n→∞
1 −1
P
. Vậy chuỗi hàm cn (z−z0 )n hội tụ về hàm giải tích f − (z) = g( z−z
1
)
r n=−∞
0

trên {z : |z − z0 | > r}. Hơn nữa, với s′ = 1s theo Định lý Taylor 1.4 ta có
Z
1 g(u)
c−n = du n = 1, 2, . . .
2πi C s′ un+1
Z
1 f − (z) −dz
= n+1
2πi Γ−
s
1 (z − z0 )2
z−z0
Z −
1 f (z)
= dz
2πi Γs (z − z0 )−n+1
và Z
1 g(u)
0= du
2πi C s′ u

(chú ý rằng đường tròn Γ− s qua ánh xạ u = z−z0 biến thành đường tròn
1

Cs′ định hướng dương tâm 0 bán kính s′ ). Từ các kết quả trên ta được
chuỗi Laurent đã cho hội tụ về hàm giải tích f (z) = f + (z) + f − (z) trên
hình vành khăn D = {z : r < |z − z0 | < R}. Hơn nữa, với n nguyên không
âm ta có
Z Z Z
1 f (z) 1 f − (z) 1 f + (z)
n+1
dz = n+1
dz + dz
2πi Γs(z − z0 ) 2πi Γs(z − z0 ) 2πi Γs(z − z0 )n+1
Z
1 g(u)
= du + cn
2πi Cs′ u−n+1
Z
1
= un−1 g(u)du + cn
2πi Cs′
= cn
và với n nguyên âm ta có
Z Z Z
1 f (z) 1 f − (z) 1 f + (z)
n+1
dz = n+1
dz + dz
2πi Γs(z − z0 ) 2πi Γs(z − z0 ) 2πi Γs(z − z0 )n+1
Z
1
= cn + (z − z0 )−n−1 f + (z)dz
2πi Γs
= cn

Như vậy, với mọi n nguyên ta có đẳng thức (2.3). 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

228 VII Lý thuyết chuỗi và lý thuyết thặng dư

Γ2
C
• •z ′
z
Γ1
• •
z0 z0

Γ Γ

Hình VII.3:
2.4 Định lý. (Laurent) Giả sử hàm f giải tích trên miền nhị liên là
vành {z : R1 < |z − z0 | < R2 } và Γ là đường cong Jordan trơn từng khúc
kín nằm trong vành đó và bao quanh điểm z0 . Khi đó, với mỗi điểm z
thuộc vành ấy hàm f được biểu diễn thành chuỗi
∞ ∞ ∞
X X X bn
(2.5) f (z) = cn (z − z0 )n = an (z − z0 )n + ,
n=−∞ n=0 n=1
(z − z0 )n

trong đó
Z
1 f (z)
(2.6) cn = dz
2πi Γ (z − z0 )n+1
hay
Z Z
1 f (z) 1 f (z)
an = dz, bn = dz.
2πi Γ (z − z0 )n+1 2πi Γ (z − z0 )−n+1
Chứng minh. Lấy z tùy ý thuộc D = {z : R1 < |z − z0 | < R2 }. Tồn

tại R1 < r1′ < r2′ < R2 sao cho Γ ⊂ D1 = {z : r1′ < |z − z0 | < r2′ } và
z ′ ∈ D1 . Từ đó, ta có thể chọn được r1 , r2 , q sao cho R1 < r1 <
r1′ < r2′ < r2 < R, 0 < q < 1, rq1 ≤ r1′ và qr2 ≥ r2′ . Vậy ta có
n o
Γ ⊂ D2 = z : rq1 < |z − z0 | < r2 q và z ′ ∈ D2 . Gọi Γ1 và Γ2 là hai
đường tròn định hướng dương lần lượt có phương trình |z − z0 | = r1 và
|z − z0 | = r2 . Khi đó, theo định lý Cauchy-Goursat cho miền đa liên ta
suy ra được
Z Z Z
f (z) f (z) f (z)
n+1
dz = n+1
dz = dz,
Γ (z − z 0 ) Γ1 (z − z 0 ) Γ2 (z − z0 )n+1

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Chuỗi Laurent 229

với mọi n ∈ Z. Chọn C là một đường cong Jordan kín trơn bao quanh
z ′ và có phần trong hoàn toàn trong D2 . Xét miền tam liên xác định bởi
các đường cong Γ1 , Γ2 , C. Theo định lý Cauchy-Goursat cho miền đa liên
ta có
Z Z Z
f (z) f (z) f (z)

dz = ′
dz + ′
dz.
Γ2 z − z Γ1 z − z C z−z

Mặt khác, theo công thức tích phân Cauchy ta có


Z
′ 1 f (z)
f (z ) = dz.
2πi C z − z ′

Từ hai đẳng thức trên ta có


Z Z
1 f (z) 1 f (z)
f (z ′ ) = ′
dz − dz.
2πi Γ2 z − z 2πi Γ1 z − z ′

Với z ∈ Γ1 ta có |z − z0 | = r1 , và z ′ ∈ D2 nên |z ′ − z0 | > q ,


r1
suy ra
z−z
0
< q < 1. Ta có biến đổi


z − z0
∞ 
1 1 −1 X z − z0 n
= =
z − z′ z − z0 − (z ′ − z0 ) (z ′ − z0 ) n=0 z ′ − z0

X (z − z0 )n
=− .
n=0
(z ′ − z0 )n+1


P (z − z0 )n z−z
0
Chuỗi hội tụ đều trên do < q < 1. Do đó,

′ − z )n+1
Γ 1 ′
n=0 (z 0 z − z 0

Z Z ∞
1 f (z) 1  X (z − z0 )n 

dz = f (z) − dz
2πi Γ1 z−z 2πi Γ1 n=0
(z ′ − z0 )n+1
∞ Z
X 1 1 f (z)
=− ′ − z )n 2πi
dz
n=1
(z 0 Γ1 (z − z0 )−n+1
∞ Z
X 1 1 f (z)
=− ′ − z )n 2πi
dz
n=1
(z 0 Γ (z − z0 )−n+1

X bn
=− .
n=1
(z ′ − z0 )n

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

230 VII Lý thuyết chuỗi và lý thuyết thặng dư

Với z ∈ Γ2 ta có |z − z0 | = r2 , và z ′ ∈ D2 nên |z ′ − z0 | < r2 q, suy ra


z′ − z
0
< q < 1. Ta có biến đổi


z − z0

1 1
=
z − z′ z − z0 − (z ′ − z0 )

1 X  z ′ − z0 n
=
z − z0 n=0 z − z0

X (z ′ − z0 )n
= .
n=0
(z − z0 )n+1

P∞ (z ′ − z )n z′ − z
0 0
Chuỗi hội tụ đều trên do < q < 1. Do đó,

n+1
Γ 2
n=0 (z − z 0 ) z − z 0

Z Z ∞
1 f (z) 1 X (z ′ − z0 )n 
dz = f (z) dz
2πi Γ2 z − z′ 2πi Γ2 n=0
(z − z0 )n+1
∞ Z
n 1 f (z)
X

= (z − z0 ) dz
n=0
2πi Γ2 (z − z0 )n+1
∞ Z
X 1 f (z)
= (z ′ − z0 )n dz
n=0
2πi Γ (z − z0 )n+1

X
= an (z ′ − z0 )n .
n=0

Vậy ta có
∞ ∞
X X bn
f (z ′ ) = an (z ′ − z0 )n + .
n=0 n=1
(z ′ − z0 )n

Do đó, với mọi z ∈ D ta có biểu diễn (2.5). 

2.7 Định nghĩa. Với ký hiệu kết quả trong định lý trên, chuỗi
P∞
cn (z − z0 )n được gọi là chuỗi Laurent của hàm f (z), trong đó
n=−∞
P∞ ∞
P bn
an (z − z0 )n là phần đều và là phần chính. Biểu thức
n=0 n=1 (z − z0 )n

P
f (z) = cn (z − z0 )n được gọi là khai triển Laurent của hàm f (z)
n=−∞
trên vành R1 < |z − z0 | < R2 .

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Chuỗi Laurent 231

−1
2.8 Thí dụ. Khai triển Laurent hàm f (z) = trên vành
(z − 1)(z − 2)
1 1
1 < |z| < 2. Ta viết lại f (z) = − . Ta có
z−1 z−2
∞ ∞
1 1 1 1 X  1 n X 1
= 1 = = |z| > 1
z−1 z 1− z
z n=0 z n=0
z n+1
∞ ∞
1 1 1 X  z n X z n
= = = |z| < 2.
2−z 2(1 − z2 ) 2 n=0 2 n=0
2n+1
∞ ∞
X 1 X zn
Vậy f (z) = + . Ta nhận thấy
n=0
z n+1 n=0 2n+1
Z Z
1 dz
c−1 =1= f (z)dz suy ra = −2πi,
2πi Γ Γ (z − 1)(z − 2)

trong đó Γ là đường cong kín trong vành đã cho bao quanh điểm z = 0. 

2.9 Thí dụ. Khai triển hàm f (z) = z 3 sin z1 trên vành 0 < |z| < ∞. Ta có
∞ ∞
1 X ( 1 )2n+1 X 1
sin = (−1)n z = (−1)n .
z n=0 (2n + 1)! n=0 (2n + 1)!z 2n+1
Vậy

3
X 1
f (z) = z (−1)n
n=0
(2n + 1)!z 2n+1

1 X 1
= − + z2 + (−1)n .
6 n=0
(2n + 5)!z 2n+2

Z Giả sử Γ là đường cong kín trơn từng khúc bao quanh z = 0. Ta có


1
z 3 sin dz = 2πic−1 = 0. 
Γ z

Bài tập
1 ) Khai triển Laurent các hàm sau trên miền 0 < |z| < ∞
ez sin(z 2 ) sinh z 3
1
(a) 2 (b) (c) (d) z cosh
z z4 z2 z
−1
2 ) Khai triển hàm f (z) = thành chuỗi Laurent trong vành
(z − 1)(z − 2)
2 < |z| < ∞.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

232 VII Lý thuyết chuỗi và lý thuyết thặng dư

1
3 ) Khai triển hàm f (z) = z 5 e z thành chuỗi Laurent trong miền 0 < |z| <
∞.
2
4 ) Khai triển hàm f (z) = z 3 cos thành chuỗi Laurent trong miền 0 <
Zz
|z| < ∞. Từ đó tính tích phân f (z)dz với Γ là đường tròn được định
Γ
hướng dương và có phương trình |z| = 1.

1
5 ) Khai triển hàm f (z) = thành chuỗi Laurent trong miền
(z − 1)(z
Z − 3)
1 < |z| < 3. Từ đó tính tích phân f (z)dz với Γ là đường tròn được định
Γ
hướng dương và có phương trình |z| = 2.

z 2 − 2z + 5
6 ) Khai triển hàm f (z) = thành chuỗi Laurent (a) trong
(z − 2)(z 2 + 1)
lân cận điểm z = 2; (b) trong miền xác định bởi 1 < |z| < 2.

1
7 ) Khai triển hàm f (z) = thành chuỗi Laurent trong lân cận
(z 2 + 1)2
điểm z = i và z = ∞.
1
8 ) Khai triển hàm f (z) = z 2 sin trong lân cận của điểm z = 1.
z−1
1
9 ) Khai triển hàm f (z) = , trong đó 0 < |a| < |b|, thành
(z − a)(z − b)
chuỗi Laurent trong (a) lân cận điểm z = 0; (b) lân cận điểm z = a;
(c) miền xác định bởi |a| < |z| < |b|.

10 ) Viết hai chuỗi Laurent theo lũy thừa của z biểu diễn hàm f (z) =
1
trên các miền xác định, và chỉ rõ các miền ấy.
z(1 + z 2 )

11 ) Chứng minh rằng khoảng cách của không điểm gần nhất tới z = 0
P∞ r|c0 |
đối với hàm f (z) = cn z n không nhỏ hơn ở đây r là số dương
n=0 M + |c0 |
nhỏ hơn bán kính hội tụ của chuỗi đã cho còn M = M (r) = max |f (z)|.
|z|=r

12 ) (a) Cho a là một số thực thỏa −1 < a < 1. Hãy khai triển Laurent
a
hàm theo lũy thừa của z trên miền |a| < |z| < ∞.
z−a

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Chuỗi Laurent 233

(b) Cho z = eiθ vào kết quả của (a) và đi đến các đẳng thức với |a| < 1


X a cos θ − a2
an cos nθ = ,
n=1
1 − 2a cos θ + a2

X a sin θ
an sin nθ =
n=1
1 − 2a cos θ + a2

13 ) Ký hiệu C là đường tròn |z| = 1 được định hướng dương.

Z
1
(a) Tính tích phân z n e z dz với n = 0, 1, 2, . . ..
C

Z
1
(b) Từ kết quả trên tính tích phân ez+ z dz.
C

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

234 VII Lý thuyết chuỗi và lý thuyết thặng dư

§3 Các loại điểm


Không-điểm
3.1 Định nghĩa. Điểm z0 được gọi là không-điểm của hàm f (z) nếu
f (z0 ) = 0.

Giả sử z0 là không-điểm của hàm f (z) và hàm f (z) giải tích trong ε-lân
cận của điểm z0 . Khi đó, khai triển Taylor của hàm f (z) trong ε-lân cận
ấy của điểm z0 có dạng
f ′′ (z0 )
f (z) = f ′ (z0 )(z − z0 ) + (z − z0 )2 + · · ·
2!
f (n) (z0 )
···+ (z − z0 )n + · · ·
n!
Nếu hàm f (z) không đồng nhất bằng 0 trong ε-lân cận của điểm z0 thì tồn
tại ít nhất hệ số cn trong khai triển Taylor khác 0. Chỉ số bé nhất trong
các hệ số khác 0 này được gọi là cấp của không-điểm z0 . Như vậy, nếu
z0 là không điểm cấp n > 0, thì hàm f có khai triển Taylor trong lân cận
của điểm z0 là

f (n) (z0 ) f (n+1) (z0 )


f (z) = (z − z0 )n + (z − z0 )n+1 + · · ·
n! (n + 1)!
h f (n) (z ) f (n+1) (z ) i
0 0
= (z − z0 )n + (z − z0 ) + · · ·
n! (n + 1)!
(n) (n+1)
trong đó f (n) (z0 ) 6= 0. Đặt ϕ(z) = f n!(z0 ) + f (n+1)!
(z0 )
(z − z0 ) + · · · . Ta
nhận thấy ϕ(z) giải tích trong lân cận của z0 và ϕ(z0 ) 6= 0. Vì ϕ(z) liên
tục tại z0 nên ϕ(z) 6= 0 trong một lân cận của điểm z0 . Ta có thể phát
biểu kết quả trên thành định lý sau.

3.2 Định lý. Cho hàm f (z) giải tích trong một ε-lân cận của điểm z0 và
nhận z0 làm không-điểm. Nếu f (z) không đồng nhất bằng 0 trong lân cận
ấy của z0 , thì tồn tại một lân cận của điểm z0 sao cho trong lân cận này
hàm f (z) chỉ nhận z0 làm không điểm duy nhất.

3.3 Nhận xét. Trong phần chứng minh định lý trên ta thấy có kết quả
sau: Nếu z0 là không điểm cấp m của hàm f và hàm f giải tích tại z0 , thì
ta có thể viết f (z) = (z − z0 )m ϕ(z) trong đó ϕ(z) là một hàm giải tích tại
z0 và ϕ(z0 ) 6= 0.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Các loại điểm 235

3.4 Định lý. (Sự duy nhất của hàm giải tích) Cho hai hàm f và g
giải tích trong miền D và {zn } là một dãy phân biệt trong D và hội tụ về
a ∈ D. Nếu f (zn ) = g(zn ) với mọi n thì f (z) = g(z) với mọi z ∈ D.

Chứng minh. Đặt R = d(a, ∂D) = inf {|z − a| : z ∈ ∂D}. Do D là một


miền và a ∈ D nên ta có R > 0. Đặt ϕ(z) = f (z) − g(z). Theo giả thiết ta
có ϕ(z) giải tích trên D nên ϕ(z) giải tích trên R-lân cận của a và ϕ liên tục
tại a. Do lim zn = a và ϕ(zn ) = f (zn )−g(zn) nên ϕ(a) = lim ϕ(zn ) = 0.
n→∞ n→∞
Vậy a và zn là các không điểm của ϕ. Do các zn phân biệt trên D, nên
a không là không-điểm duy nhất trong bất kỳ lân cận nào của a. Do đó,
theo Định lý 3.2 hàm ϕ phải đồng nhất 0 trên R-lân cận của a, tức là
ϕ(z) = 0 với mọi z thỏa |z − z| < R.


a0 • • z∗
a1 • • ak−1
a2 • •
• L
• • •

Hình VII.4:

Lấy z ∗ tùy ý thuộc D. Do D là một miền nên tồn tại một đường
cong L trong D nối a đến z ∗ . Đặt r = inf {|z − z ′ | : z ∈ L, z ′ ∈ ∂D}
> 0. Chọn 0 < δ < min {r, R}. Do L là tập compact nên tồn tại hữu
hạn điểm a = a0 , a1 , a2 , . . . , ak = z ∗ trên L sao cho |al−1 − al | < δ
với mọi l = 1, 2, . . . , k. Ta có ϕ đồng nhất 0 trên {z : |z − a0 | < δ}. Do
|a1 − a0 | < δ nên ϕ(a1 ) = 0. Theo chứng minh phần đầu ta cũng có thể
chứng minh được ϕ đồng nhất 0 trên {z : |z − a1 | < δ}. Do |a2 − a1 | < δ
nên ϕ(a2 ) = 0. Tiếp tục quá trình như trên ta sẽ thu được ϕ(a) = ϕ(a1 ) =
ϕ(a2 ) = · · · = ϕ(ak ) = 0, suy ra ϕ(z ∗ ) = 0. Vậy ϕ đồng nhất 0 trên D.
Suy ra f (z) = g(z) với mọi z ∈ D. 

3.5 Chú ý. Trong định lý trên dãy {zn } phải hội tụ về một điểm thuộc
1
D. Đây là điều kiện không thể bỏ qua. Xét hai hàm f (z) = sin và
z
1
g(z) = 0 trên miền D = C \ {0}. Xét dãy {zn } trong D với zn = . Ta

1 1
có lim zn = lim =0∈ / D. Ta có f (zn ) = sin 1 = 0 = g(zn ) trên
n→∞ n→∞ nπ

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

236 VII Lý thuyết chuỗi và lý thuyết thặng dư

D. Nghĩa là ta không có kết luận của định lý duy nhất bởi vì dãy {zn } hội
tụ về điểm 0 không thuộc D.

3.6 Chú ý. Định lý duy nhất khẳng định tính duy nhất về sự thác triển
của hàm giải tích trên miền. Chẳng hạn, đối với mọi số thực x ta có
sin2 x + cos2 x = 1. Ta thác triển hàm f (x) = sin2 x + cos2 x lên hàm
f (z) = sin2 z + cos2 z với z ∈ C. Xét hai hàm f (z) = sin2 z + cos2 z và
g(z) = 1 trên C. Ta thấy f (z) và g(z) trùng nhau trên trục số thực (khi z
là số thực). Cho nên theo định lý duy nhất ta có f (z) = g(z) = 1 với mọi
z ∈ C hay sin2 z + cos2 z = 1 với mọi z ∈ C.

3.7 Định lý. Giả sử f là hàm giải tích trên D và f không là hàm hằng.
Khi đó, trên mọi tập compact K ⊂ D không tồn tại vô hạn điểm để f nhận
cùng giá trị. Nói cách khác, nghịch ảnh f −1 (w) không có điểm tụ trong D
với mọi w ∈ C.

Chứng minh. Giả sử trên K có vô hạn điểm để f nhận cùng giá trị c.
Do tính compact của K nên trong K tồn tại dãy phân biệt {zn } hội tụ về
z0 ∈ K sao cho f (zn ) = c với mọi số nguyên dương n. Do đó, theo định lý
sự duy nhất của hàm giải tích ta suy ra f (z) = c với mọi z ∈ D. Điều này
mâu thuẫn với giả thiết, cho nên ta có được định lý. 

Điểm bất thường


3.8 Định nghĩa. Điểm z0 được gọi là điểm bất thường của hàm f (z)
nếu hàm f (z) không giải tích tại z0 nhưng giải tích tại một số điểm trong
bất kỳ lân cận nào của z0 .
1 1
3.9 Thí dụ. Hàm f (z) = nhận các điểm z = 0, z = với n ∈ Z
sin z1 nπ
khác không, làm điểm bất thường. 

3.10 Định nghĩa. Điểm bất thường z0 của hàm f (z) được gọi là điểm
bất thường cô lập nếu tồn tại ε-lân cận thủng của z0 sao cho hàm f (z)
giải tích trên đó.

3.11 Thí dụ. Các điểm z = nπ 1


với n ∈ Z khác không, là điểm bất thường
1
cô lập của hàm f (z) = ; trong khi đó, điểm z = 0 là điểm bất thường
sin z1
1
không cô lập của hàm f (z) = . 
sin 1z

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Các loại điểm 237

3.12 Định nghĩa. (Phân loại điểm bất thường cô lập) Cho z0 là điểm
bất thường cô lập của hàm f (z). Khi đó, ta nói
(i) z0 là điểm bất thường bỏ được nếu lim f (z) tồn tại trong C.
z→z0

(ii) z0 là cực điểm nếu lim f (z) = ∞.


z→z0

(iii) z0 điểm bất thường cốt yếu nếu hàm f (z) không có giới hạn
trong C̄ khi z dần về z0 .

3.13 Định lý. Cho z0 là điểm bất thường cô lập của hàm f . Nếu f bị
chặn trong lân cận thủng của z0 thì f có thể mở rộng giải tích tới z0 ; hơn
nữa z0 là điểm bất thường bỏ được.

Chứng minh. Theo giả thiết tồn tại r > 0 sao Γs


cho f giải tích và bị chặn trong hình vành khăn
D = {z : 0 < |z−z0 | < r}. Đặt M = sup |f (z)| < •
z0
z∈D
∞. Ta có khai triển Laurent của hàm f trong
hình vành khăn D là

X 1
Z Hình
f (z) VII.5:
f (z) = cn (z − z0 )n với cn = dz
n=−∞
2πi Γs (z − z0 )n+1

trong đó Γs là đường tròn định hướng dương có phương trình |z − z0 | = s


với 0 < s < r tùy ý. Do đó, ta ước lượng được
Z
1 f (z) ≤s M = M.

|cn | = n+1
dz
2π Γs (z − z0 )
sn+1 sn

Cho s → 0 ta suy ra được cn = 0 với n = −1, −2, . . .. Vậy khai triển


Laurent của hàm f được viết lại là

X
f (z) = cn (z − z0 )n .
n=0

P
Vậy hàm giải tích f + (z) = cn (z − z0 )n trên {z : |z − z0 | < r} là
n=0
một mở rộng giải tích của f (z) tới z0 . Từ tính hội tụ đều của chuỗi hàm

P
cn (z − z0 ) ta suy ra được
n=0

X
lim f (z) = lim cn (z − z0 )n = c0 .
z→z0 z→z0
n=0

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

238 VII Lý thuyết chuỗi và lý thuyết thặng dư

Vậy z0 là điểm bất thường bỏ được. 

3.14 Định lý. (Weierstrass) Điểm bất thường cô lập a ∈ C là điểm bất
thường cốt yếu của hàm giải tích f (z) nếu và chỉ nếu f (B(z, r) \ {a}) = C
với mọi r > 0.

Chứng minh. Giả sử f (B(z, r) \ {a}) = C với mọi r > 0. Khi đó, với b ∈ C
bất kỳ, với mỗi n nguyên dương ta có B(b, n1 ) ∩ f (B(a, n1 ) \ {a}) 6= ∅, suy
ra tồn tại zn ∈ B(a, n1 ) \ {a} sao cho f (zn ) ∈ B(b, n1 ) hay |f (zn ) − b| < n1 .
Vậy lim zn = a và lim f (zn ) = b. Do b ∈ C bất kỳ nên lim f (z) không
n→∞ n→∞ z→a
tồn tại, suy ra a là điểm bất thường cốt yếu.
Ngược lại, giả sử a ∈ C là điểm bất thường cốt yếu của f nhưng tồn
tại r > 0 sao cho f (B(a, r) \ {a}) 6= C. Nghĩa là tồn tại b ∈ C và s > 0 sao
cho f (B(a, r) \ {a}) ∩ B(b, s) = ∅. Khi đó, với mọi z thỏa 0 < |z − a| < r
1
ta có f (z) ∈
/ B(b, s) hay |f (z) − b| ≥ s. Rõ ràng hàm ϕ(z) = giải
f (z) − b
tích và bị chặn trên (bởi 1s ) trong hình vành khăn {z : 0 < |z − a| < r}. Do
đó, theo Định lý 3.13 hàm ϕ có thểm mở rộng giải tích đến điểm a thành
hàm ϕ∗ (z). Khi đó, tồn tại giới hạn

lim ϕ(z) = lim ϕ∗ (z).


z→a z→a

Do đó, tồn tại giới hạn lim [f (z) − b] trong C hay tồn tại giới hạn lim f (z)
z→a z→a
trong C. Điều này mâu thuẫn với a là điểm bất thường cốt yếu. Vậy
f (B(z, r) \ {a}) = C với mọi r > 0. 

3.15 Định nghĩa. Một hàm f được gọi là hàm phân hình trên D nếu
những điểm trong D mà f không giải tích là những cực điểm của f .

Chuỗi Laurent cho phép chúng ta nghiên cứu dễ dàng hơn các hàm giải
tích trong lân cận của một điểm nào đó mà tại điểm đó hàm mất tính giải
tích. Điểm như vậy chính là điểm bất thường cô lập. Hơn nữa, ta có mối
liên hệ giữa chuỗi Laurent và điểm bất thường cô lập trong định lý sau.

3.16 Định lý. Cho z0 ∈ C là điểm bất thường cô lập của hàm f (z) và
khai triển Laurent của hàm f (z) trong lân cận thủng của z0 là f (z) =

P P∞ P∞ bn
cn (z − z0 )n = an (z − z0 )n + n
. Khi đó,
n=−∞ n=0 n=1 (z − z0 )

(i) điểm z0 là điểm bất thường bỏ được nếu và chỉ nếu phần chính của
chuỗi bằng không;

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Các loại điểm 239

(ii) điểm z0 là cực điểm nếu và chỉ nếu phần chính của chuỗi chỉ có hữu
hạn số hạng khác không;

(iii) điểm z0 là điểm bất thường cốt yếu nếu và chỉ nếu phần chính của
chuỗi có vô số số hạng khác 0.

Chứng minh.

(i) Giả sử z0 là điểm bất thường bỏ được của hàm f , tức là lim f (z) =
z→z0
A 6= ∞. Khi đó, tồn tại R > 0 sao cho hàm f giải tích trên miền
xác định bởi 0 < |z − z0 | < R, cùng với điều kiện giới hạn của hàm
f tại z0 là xác định, ta có f bị chặn trên miền đó. Nghĩa là

|f (z)| ≤ M = sup |f (z)| < ∞,


z∈V

với mọi z ∈ V = {z : 0 < |z − z0 | < R}. Chuỗi Laurent của hàm f


trong vành V là
∞ Z
X 1 f (z)
f (z) = cn (z − z0 ) n
với cn = dz
n=−∞
2πi Γ1 (z − z0 )n+1

trong đó Γ1 là đường tròn định hướng bất kỳ có phương trình |z −


z0 | = R1 với 0 < R1 < R. Suy ra
1 Z f (z) 1
Z 2π
M M

|cn | = dz ≤ R1 dt = n .
2πi Γ1 (z − z0 )n+1 2π 0 R1n+1 R1

M
Vậy |cn | ≤ đúng với mọi 0 < R1 < R. Suy ra với n < 0 ta phải
R1n
có cn = 0 (vì ta cho R1 → 0). Điều đó có nghĩa là phần chính của
chuỗi Laurent bằng không.
Ngược lại, giả sử phần chính của chuỗi Laurent của hàm f trong lân
cận thủng V của z0 bằng không, nghĩa là

X
f (z) = cn (z − z0 )n với z ∈ V = {z : 0 < |z − z0 | < R}.
n=0


P
Do chuỗi cn (z−z0 )n hội tụ đều trong hình tròn {z : |z−z0 | < R1 }
n=0

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

240 VII Lý thuyết chuỗi và lý thuyết thặng dư

với R1 < R, nên ta có


X
lim f (z) = lim cn (z − z0 )n
z→z0 z→z0
n=0

X
= lim cn (z − z0 )n
z→z0
n=0
= c0 6= ∞.

Vậy z0 là điểm bất thường bỏ được.

(ii) Giả sử z0 là cực điểm của hàm f , tức là lim f (z) = ∞. Chọn
z→z0
0 < R1 < R sao cho f (z) 6= 0 với mọi 0 < |z| < R1 . Do hàm f giải
1
tích trên 0 < |z| < R1 , nên hàm ϕ(z) = giải tích và khác không
f (z)
trên 0 < |z| < R1 và lim ϕ(z) = 0. Đặt ϕ(z0 ) = 0. Theo chứng minh
z→z0
phần (i) ta suy ra được hàm ϕ giải tích trên hình tròn |z − z0 | < R1 .
Vì vậy ta có khai triển Taylor của hàm ϕ trên |z − z0 | < R1 là


X
ϕ(z) = c′n (z − z0 )n
n=m

X
= (z − z0 )m c′n (z − z0 )n−m
n=m
m
= (z − z0 ) ψ(z)

với m ≥ 1 và c′m 6= 0. Ta thấy ψ(z) là hàm giải tích và khác không


trên |z − z0 | < R1 và ψ(z0 ) = c′m . Do đó, ta có thể viết

1 1
f (z) = = (z − z0 )−m .
ϕ(z) ψ(z)

1
Vì hàm giải tích trên |z − z0 | < R1 , nên ta có khai triển Taylor
ψ(z)


1 X
= cn (z − z0 )n .
ψ(z) n=0

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Các loại điểm 241

1 1
Đặc biệt c0 = = ′ 6= 0. Vậy với 0 < |z − z0 | < R1 ta có
ψ(z0 ) cm

X
f (z) = (z − z0 )−m cn (z − z0 )n
n=0

X
= cn (z − z0 )n−m
n=0
X∞
= cn+m (z − z0 )n .
n=−m

Đây chính là khai triển Laurent của hàm f trên 0 < |z − z0 | < R1 .
Ta nhận thấy phần chính của chuỗi Laurent có hữu hạn số hạng và
hệ số của (z − z0 )−m là c0 6= 0 với m ≥ 1.
Ngược lại, giả sử khai triển Laurent của hàm f trong miền 0 <

P
|z − z0 | < R là f (z) = cn (z − z0 )n với m ≥ 1 và c−m 6= 0. Suy
n=−m
ra

X ∞
X
f (z)(z − z0 )m = cn (z − z0 )n+m = c−m+n (z − z0 )n .
n=−m n=0


X
Ta có lim f (z)(z − z0 )m = lim c−m+n (z − z0 )n = c−m 6= 0 và
z→z0 z→z0
n=0
lim (z − z0 )m = 0. Suy ra
z→z0

f (z)(z − z0 )m
lim f (z) = lim = ∞.
z→z0 z→z0 (z − z0 )m

Vậy z = z0 là cực điểm hàm f .

(iii) Nếu z0 là điểm bất thường cốt yếu thì theo kết quả ở phần (i) và (ii)
ta phải có phần chính trong khai triển Laurent trong lân cận thủng
của z0 có vô số số hạng khác 0.
Ngược lại, nếu phần chính của khai triển Laurent trong lân cận
thủng của z0 có vô hạn số hạng khác 0 ta phải có lim f (z) không
z→z0
tồn tại trong C̄. Nghĩa là z0 là điểm bất thường cốt yếu của f . 

3.17 Định nghĩa. Giả sử z0 là cực điểm của hàm f . Khi đó, chỉ số m
lớn nhất sao cho hệ số c−m của (z − z0 )−m trong khai triển Laurent của

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

242 VII Lý thuyết chuỗi và lý thuyết thặng dư

hàm f trong lân cận thủng của z0 khác không được gọi là cấp của cực
điểm z0 .

3.18 Nhận xét. Trong phần chứng minh (ii) của định lý trên ta thấy
có kết quả sau: Nếu z0 là cực điểm cấp m của hàm f , thì ta có thể viết
φ(z)
f (z) = trong đó φ(z) là hàm giải tích tại z0 và φ(z0 ) 6= 0. Hơn
(z − z0 )m
nữa, điều ngược lại cũng đúng. Ta phát biểu kết quả trong định lý sau.

3.19 Định lý. Điểm bất thường cô lập z0 là cực điểm cấp m của hàm f
khi và chỉ khi f có thể được viết dưới dạng

φ(z)
(3.20) f (z) =
(z − z0 )m

trong đó φ(z) là hàm giải tích tại z0 và φ(z0 ) 6= 0.

Từ kết quả này ta có mối liên hệ giữa khái niệm không-điểm và khái
niệm cực điểm như sau.

3.21 Định lý. Cho p và q là hai hàm giải tích tại z0 và p(z0 ) 6= 0. Khi
đó, z0 là không điểm cấp m của q khi và chỉ khi z0 là cực điểm cấp m của
p(z)/q(z).

Chứng minh. Giả sử z0 là không điểm cấp m của q. Khi đó, tồn tại hàm
ϕ(z) giải tích tại z0 và ϕ(z0 ) 6= 0 sao cho q(z) = (z − z0 )m ϕ(z).

p(z) p(z)/ϕ(z)
= .
q(z) (z − z0 )m

Ta thấy p(z)/ϕ(z) là hàm giải tích tại z0 và p(z0 )/ϕ(z0 ) 6= 0. Điều đó kéo
theo z0 là cực điểm cấp m của p(z)/q(z).
Ngược lại, giả sử z0 là cực điểm cấp m của p(z)/q(z). Khi đó, tồn tại
hàm φ(z) giải tích và khác 0 tại z0 sao cho

p(z) φ(z)
= .
q(z) (z − z0 )m
p(z)
Ta viết lại được q(z) = φ(z) (z − z0 )m . Do p(z)/φ(z) giải tích tại z0 và
p(z0 )/φ(z0 ) 6= 0, nên suy ra được z0 là không điểm cấp m của hàm q. 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Các loại điểm 243

sin z
3.22 Thí dụ. (1) Xét điểm bất thường z = 0 của hàm . Ta có
z
khai triển

X z 2n+1
sin z = (−1)n với mọi z ∈ C.
n=0
(2n + 1)!

sin z
Vậy ta có khai triển Laurent của hàm trên 0 < |z| < ∞ là
z

sin z X z 2n
= (−1)n .
z n=0
(2n + 1)!

Vậy phần chính của chuỗi Laurent bằng 0, nên z = 0 là điểm bất
sin z sin z
thường bỏ được. Hơn nữa, ta thấy lim = 1. Như vậy, hàm
z→0 z z
có thể mở rộng thành hàm giải tích trên C, đó chính là hàm
(
sin z
g(z) = khi z 6= 0
z
1 khi z = 0
cos z
(2) Xét điểm bất thường z = 0 của hàm . Ta có khai triển
z2

X z 2n
cos z = (−1)n với mọi z ∈ C.
n=0
(2n)!
cos z
Vậy khai triển Laurent của hàm trên miền 0 < |z| < ∞ là
z2
∞ 2n−2 ∞ 2n−2
cos z X
nz 1 X
nz
= (−1) = + (−1) .
z2 n=0
(2n)! z 2 n=1 (2n)!

1
Vậy phần chính của chuỗi Laurent là . Do đó, z = 0 là cực điểm
z2
cấp 2.
1
(3) Xét điểm bất thường z = 0 của hàm e z . Ta có khai triển Laurent của
1
e z trên 0 < |z| < ∞ là
∞ ∞
1
X ( 1z )n X 1 −n
ez = = z .
n=0
n! n=0
n!

Như vậy, phần chính của chuỗi Laurent có vô số số hạng khác không,
1
nên z = 0 là điểm bất thường cốt yếu của hàm e z . 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

244 VII Lý thuyết chuỗi và lý thuyết thặng dư

Điểm bất thường cô lập ∞


3.23 Định nghĩa. Điểm ∞ được gọi là điểm bất thường cô lập của hàm
giải tích f (z) trên D = {z : |z| > R} nếu 0 là điểm bất thường cô lập của
hàm g(z) = f ( 1z ), nghĩa là hàm f không giải tích tại điểm z = ∞.

Trong trường hợp định nghĩa trên hàm f ( 1z ) giải tích trong hình vành
khăn xác định bởi 0 < |z| < R1
và khai triển Laurent của nó gọi là khai
triển Laurent của hàm f (z) tại ∞ trong vành khăn R < |z| < ∞ và ta
được chuỗi Laurent

X
f (z) = cn z n .
n=−∞

Đây cũng chính là khai triển Laurent của hàm f (z) tại 0 trong hình vành
khăn D xác định bởi R < |z| < ∞, nhưng có điểm khác biệt quan trọng

P P0
là chuỗi cn z n là phần chính và chuỗi cn z n là phần đều của khai
n=1 n=−∞
triển Laurent tại ∞ trong hình vành khăn D.
Phân loại tính bất thường của điểm bất thường cô lập ∞ được suy
tương ứng từ phân loại tính bất thường của điểm 0 đối với hàm f ( 1z ). Như
vậy, với kết quả ở phần trước ta có
• Nếu tồn tại lim f (z) ∈ C thì ∞ là điểm bất thường bỏ được của hàm
z→∞
f (z) và ta có thể mở rộng giải tích hàm f đến ∞.

• Nếu lim f (z) = ∞ thì tồn tại m > 0 để cn = 0 với mọi n > m và
z→∞
cm 6= 0. Khi đó, ∞ là cực điểm cấp m của hàm f (z).

• Nếu không tồn tại giới hạn lim f (z) trong C thì có vô số m > 0 để
z→∞
cm 6= 0 và điểm ∞ được gọi là điểm bất thường cốt yếu của f (z).

3.24 Thí dụ. Điểm z = ∞ là cực điểm của mọi đa thức khác hằng số.
Bậc của cực điểm chính là bậc của đa thức. 

3.25 Thí dụ. (hàm nguyên) Ta biết rằng hàm nguyên giải tích trong
toàn mặt phẳng phức C. Như vậy, theo Định lý Taylor trang 219 mọi hàm
nguyên đều có khai triển MacLaurin trên C

X
f (z) = cn z n , z ∈ C.
n=0

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Các loại điểm 245

Ta xét tính bất thường của điểm ∞ đối với hàm nguyên.

(a) Tồn tại lim f (z) = a ∈ C, nói cách khác ∞ là điểm bất thường bỏ
z→∞
được của f . Khi đó, f bị chặn trên C nên theo Định lý Liouville trang
181 f là hàm hằng.

(b) Giả sử lim f (z) = ∞. Khi đó, khai triển Laurent của f tại ∞ có
z→∞
phần chính là một đa thức
m
X
g(z) = ck z k .
k=1

Do đa thức cũng là một hàm nguyên nên hiệu ϕ(z) = f (z)− g(z) cũng
là hàm nguyên và lim ϕ(z) = c0 là hệ số c0 trong khai triển Laurent
z→∞
của f tại ∞ ở trên. Do đó, theo trường hợp trên ϕ(z) là hàm hằng,
hay f (z) − g(z) = const. Vậy f là một đa thức.

(c) Giả sử lim f (z) không tồn tại trong C. Trường hợp này ta gọi f là
z→∞
hàm siêu việt. 

3.26 Định lý. Điểm ∞ là điểm bất thường cốt yếu của hàm giải tích f
nếu và chỉ nếu f ({z : |z| > R}) = C với mọi R.

Chứng minh. Dành cho bạn đọc xem như bài tập. 

Bài tập
1 ) Điểm z0 là không điểm cấp k đối với f (z) và là không điểm cấp l đối
với ϕ(z). Nếu f và ϕ giải tích tại z0 , hãy xét tính không điểm của z0 và
cấp của nó đối với các hàm sau
f (z)
(a) f (z)ϕ(z) (b) f (z) + ϕ(z) (c) .
ϕ(z)

2 ) Tìm cấp của không điểm z = 0 đối với các hàm


2
(a) z 2 (ez − 1) (b) 1 − cos z

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

246 VII Lý thuyết chuỗi và lý thuyết thặng dư

(c) z sin z (d) 6 sin z 3 + z 3 (z 6 − 6)

3 ) Tìm các không-điểm và cực điểm của các hàm số sau (nếu có). Xác
định cấp của chúng.
z2 + 9 sin z
(a) z 2 + 9 (b) (c) (d) (z 2 − 4)3 (e) sin z 3
z4 z2

4 ) Tìm các điểm bất thường bỏ được của các hàm sau:
z 1 − cos z 1 1 1 1
(a) (b) (c) z − (d) 2 − (z− π 2
tan z z2 e − 1 sin z cos z 2)

5 ) Chứng minh rằng nếu f giải tích trong một lân cận thủng của z0 và
liên tục tại z0 thì f giải tích tại z0 .

6 ) Chứng minh rằng các hàm sau là hàm nguyên


( z  cos z
e −1  khi z 6= ± π2
(a) f (z) = khi z 6= 0 (b) f (z) = z 2 − π2
z  1
4
1 khi z = 0 −π khi z = ± π2

7 ) (Nguyên lý thác triển giải tích) Giả sử f và g là hai hàm giải tích
trong tập mở liên thông D. Chứng minh rằng nếu tồn tại tập mở khác
rỗng U ⊂ D sao cho f |U = g|U thì f = g. Cho một phản ví dụ trong
trường hợp D không là tập liên thông.

8 ) Cho f là một hàm giải tích trên D và z0 là điểm trong của D.


Chứng minh rằng nếu f không là hàm hằng thì tồn tại r > 0 sao cho
{z : |z − z0 | ≤ r} ⊂ D và f (z) =
6 f (z0 ) với mọi z thỏa |z − z0 | = r.

9 ) Cho f là một hàm giải tích và không là hàm hằng trong một lân
cận của không-điểm z0 (của f ). Chứng minh rằng tồn tại r > 0 sao cho
f ′ (z) 6= 0 với mọi 0 < |z − z0 | ≤ r.

10 ) Chứng minh rằng nếu hàm f giải tích trên miền đóng đơn liên D với
biên là một đường cong đơn kín C, ngoại trừ các cực điểm bên trong C
nếu có, và nếu tất cả không điểm của f trên D là bên trong C và có cấp
hữu hạn, thì số không điểm của f phải là hữu hạn.

11 ) Cho D là miền đóng giới hạn bởi đường cong đơn C. Chứng minh
rằng nếu hàm f giải tích trên D trừ các cực điểm bên trong C, thì số các
cực điểm ấy phải là hữu hạn.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Thặng dư và cách tính thặng dư 247

12 ) Chứng minh Định lý 3.26.

13 ) Xây dựng các hàm số có trong mặt phẳng phức C


(a) Cực điểm cấp 2 tại ∞.
c−2
(b) Cực điểm cấp 2 tại z = 0 với phần chính bằng 2 và cực điểm đơn
z
tại ∞.

14 ) Tìm dạng tổng quát của hàm số với tính chất


(a) Có một cực điểm đơn trên C.

(b) Có một cự điểm cấp n.


1
(c) Cực điểm cấp 2 tại z = 0 với phần chính có khai triển dạng .
z2
(d) Cực điểm cấp n tại z = 0 và cực điểm cấp m tại ∞.

15 ) Cho f là một hàm phân hình. Chứng minh rằng nếu lim f (z) = a ∈
z→∞
C thì f được viết dưới dạng
p(z)
f (z) = k
Q
(z − zj )mj
j=1

trong đó p(z) là một đa thức.

§4 Thặng dư và cách tính thặng dư


Khái niệm thặng dư
4.1 Định nghĩa. Giả sử hàm f giải tích trong lân cận thủng của điểm
z0 . Khi đó, hệ số c−1 của chuỗi Laurent của hàm f trong lân cận thủng
ấy được gọi là thặng dư của hàm f tại z0 và ký hiệu Res(f, z0 ).

4.2 Nhận xét. Từ định nghĩa thặng dư của hàm f và công thức (2.6) ta
thấy: nếu Γ là đường cong Jordan kín trơn từng khúc bao quanh điểm z0
sao cho hàm f giải tích trên Γ và tại các điểm bên trong Γ trừ điểm z0 , thì
Z Z
1
(4.3) Res(f, z0 ) = f (z)dz hay f (z)dz = 2πi Res(f, z0 ).
2πi Γ Γ

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

248 VII Lý thuyết chuỗi và lý thuyết thặng dư

• •
z0 z0

Hình VII.6:

Z
dz
4.4 Thí dụ. Xét tích phân 4
trong đó Γ là đường tròn định
Γ z(z − 2)
hướng dương |z − 2| = 1. Ta thấy hàm dưới dấu tích phân giải tích tại mọi
điểm trừ hai điểm z = 0 và z = 2, nên nó có chuỗi Laurent trong hình
tròn thủng 0 < |z − 2| < 2. Theo nhận xét trên, tích phân cần tính bằng
1
2πi nhân với thặng dư của hàm tại điểm z = 2. Để xác định
z(z − 2)4
thặng dư ấy ta tìm chuỗi Laurent của hàm dưới dấu tích phân trong miền
0 < |z − 2| < 2. Ta có

• •
0 1 2 3 4 x

Hình VII.7:

∞  n
1 1 1 1 X
n z−2
= = (−1)
z(z − 2)4 (z − 2)4 2 + z − 2 2(z − 2)4 n=0 2

X (z − 2)n−4
= (−1)n .
n=0
2n+1

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Thặng dư và cách tính thặng dư 249

1 −1
Hệ số của trong chuỗi trên là thặng dư cần tìm, nó là 4 . Vậy
z−2 2
Z
dz −1 πi 
4
= 2πi =− .
Γ z(z − 2) 16 8
Cách tính thặng dư
4.5 Định lý. Giả sử z0 là cực điểm của hàm f và hàm f được viết ở dạng
φ(z)
f (z) = , trong đó φ(z) giải tích và khác không tại z0 . Khi đó,
(z − z0 )m
φ(m−1) (z0 )
(4.6) Res(f (z), z0 ) = .
(m − 1)!

Chứng minh. Do hàm φ(z) giải tích và khác không tại
z0 , nên tồn tại ε-lân cận của z0 sao cho φ(z) giải tích
trên {z : |z − z0 | ≤ ε}. Gọi Cε là đường tròn được định •
z0
hướng dương có phương trình |z − z0 | = ε. Theo công
thức tích phân Cauchy ta có
Z Z Hình VII.8:
1 1 φ(z)
Res(f (z), z0 ) = f (z)dz = dz
2πi Cε 2πi Cε (z − z0 )m
φ(m−1) (z0 )
= . 
(m − 1)!

1
4.7 Thí dụ. Xét hàm f (z) = . Tại z0 = 1, ta viết lại hàm f như
z(z − 1)
1
sau f (z) = z
. Do đó, ta có
z−1
 1  1

Res ,1 = = 1. 
z(z − 1) z z=1

4.8 Định lý. Cho hai hàm số p và q giải tích tại điểm z0 . Nếu p(z0 ) 6= 0,
q(z0 ) = 0 và q ′ (z0 ) 6= 0, thì
 p(z)  p(z0 )
(4.9) Res , z0 = ′ .
q(z) q (z0 )
Chứng minh. Do hàm q(z) giải tích tại z0 và q(z0 ) = 0, q ′ (z0 ) 6= 0, nên
q(z) có khai triển Taylor tại z0 là

X
q(z) = q ′ (z0 )(z − z0 ) + an (z − z0 )n = (z − z0 )ϕ(z).
n=2

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

250 VII Lý thuyết chuỗi và lý thuyết thặng dư

Trong đó ϕ(z) là hàm giải tích tại z0 và ϕ(z0 ) = q ′ (z0 ) 6=
0. Do đó, ta có thể chọn được ε > 0 đủ nhỏ sao cho •
p(z) z0
hàm giải tích trên {z : |z − z0 | ≤ ε}. Gọi Cε là
ϕ(z)
đường tròn được định hướng dương có phương trình Hình VII.9:
|z − z0 | = ε. Theo công thức tích phân Cauchy ta có
 p(z)  Z
1 p(z)
Res , z0 = dz
q(z) 2πi Cε q(z)
Z p(z)
1 ϕ(z)
= dz
2πi Cε z − z0
p(z0 ) p(z0 )
= = ′ .
ϕ(z0 ) q (z0 ) 

z2 − 1
4.10 Thí dụ. Tính thặng dư của hàm f (z) = tại z = i. Ta có
z2 + 1
 z2 − 1  z2 − 1 −2

Res 2
,i = = = i. 
z +1 2z z=i 2i

Dùng thặng dư tính tích phân


4.11 Định lý. (Thặng dư Cauchy) Giả sử Γ là đường cong Jordan trơn
kín được định hướng dương. Nếu hàm f chỉ có hữu hạn điểm bất thường
cô lập z1 , . . . , zn và hàm f giải tích tại các điểm còn lại trong Γ, thì
Z n
X
(4.12) f (z)dz = 2πi Res(f (z), zk ).
Γ k=1

• •
z2 •

• • •
z1 zn

Hình VII.10:

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Thặng dư và cách tính thặng dư 251

Chứng minh. Cho các điểm zk (k = 1, . . . , n) là tâm các đường tròn định
hướng dương Γk với bán kính đủ nhỏ sao cho chúng ở bên trong đường
cong Γ và đôi một không có điểm chung. Đường cong Γ cùng với các đường
tròn Γk tạo thành một miền đa liên mà hàm f giải tích trên nó và trên
biên của nó. Do đó, theo định lý Cauchy-Goursat cho miền đa liên và nhận
xét của định nghĩa thặng dư, ta có
Z Xn Z n
X
f (z)dz = f (z)dz = 2πi Res(f (z), zk ). 
Γ k=1 Γk k=1
Z
z2 + 1
4.13 Thí dụ. Tính tích phân dz trong đó Γ là đường tròn
Γ z3
− 4z 2 + 3z
z2 + 1
|z| = 2 được định hướng dương. Ta nhận thấy hàm f (z) = 3
z − 4z 2 + 3z
giải tích trong đường tròn |z| = 2 trừ hai điểm cô lập z = 0 và z = 1.
Do đó, ta được

• • •
0 1 2 3 x

Hình VII.11:

Z
z2 + 1
dz = 2πi(Res(f (z), 0) + Res(f (z), 1))
Γ z3 − 4z 2 + 3z
 z2 + 1 z 2 + 1 

= 2πi +
3z 2 − 8z + 3 z=0 3z 2 − 8z + 3 z=1
1 2 
= 2πi +
3 −2
4πi
=− . 
3
c Hồ Công Xuân Vũ Ý

252 VII Lý thuyết chuỗi và lý thuyết thặng dư

4.14 Định lý. Nếu hàm f giải tích tại mọi điểm trừ hữu hạn các điểm
bất thường cô lập và Γ là đường cong Jordan trơn kín bao quanh các điểm
bất thường cô lập đó, thì
Z  1 1 
(4.15) f (z)dz = 2πi Res 2 f ,0 .
Γ z z

Γ0




Γ

• R1 R0 x

Hình VII.12:

Chứng minh. Trước tiên, ta vẽ một đường tròn có phương trình |z| = R1
với bán kính R1 đủ lớn sao cho nó chứa đường cong Γ bên trong. Theo giả
thiết ta có hàm f giải tích trên miền xác định bởi R1 < |z| < ∞ nên nó
có chuỗi Laurent trên miền đó, cụ thể là

X
(4.16) f (z) = cn z n với R1 < |z| < ∞
n=−∞
Z
1 f (z)
ở đó cn = dz với n = 0, ±1, ±2, . . . và Γ0 là đường tròn định
2πi Γ0 z n+1
hướng dương có phương trình |z| = R0 với R0 > R1 . Đặc biệt, với n = −1
ta có Z
f (z)dz = 2πic−1 .
Γ0

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Thặng dư và cách tính thặng dư 253

Mặt khác, từ chuỗi Laurent (4.16) ta có thể khai triển



1 1 X cn 1
2
f = n+2
với 0 < |z| < .
z z n=−∞
z R1

Đây chính là chuỗi Laurent của hàm z12 f ( 1z ) trên miền 0 < |z| < R11 . Ta
nhận thấy c−1 là hệ số của 1z trong chuỗi trên, nên nó là thặng dư của
hàm z12 f ( z1 ) tại z = 0, nghĩa là Res( z12 f ( z1 ), 0) = c−1 . Do đó,
Z  1 1 
f (z)dz = 2πi Res f ,0 .
Γ0 z2 z

Bây giờ ta áp dụng định lý Cauchy-Goursat


Z cho Zmiền nhị liên xác định bởi
hai đường cong Γ và Γ0 , ta được f (z)dz = f (z)dz. Từ đẳng thức
Γ Γ0
trên ta có ngay điều phải chứng minh. 
Z
dz
4.17 Thí dụ. Tính tích phân , trong đó Γ là đường tròn |z| = 2
Γ z4+1
được định hướng dương.

Hàm f (z) = z41+1 chỉ không giải tích tại bốn y


điểm nằm trong đường tròn |z| = 2. Do đó, Γ
Z • •
dz 1 1 
= 2πi Res , 0 • • x
4
Γ z +1 z 2 z14 + 1
 z2 
= 2πi Res 4 ,0
z +1 Hình VII.13:
= 0. 

4.18 Định lý. Nếu f giải tích tại ∞ thì


Z
1
f (z)dz = lim z[f (z) − f (∞)],
2πi Γ z→∞

trong đó Γ là đường cong Jordan kín đủ lớn để f giải tích ngoài Γ.

Chứng minh. Theo Định lý 4.14 ta có


Z  1 1 
1
f (z)dz = Res 2 f ,0 .
2πi Γ z z

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

254 VII Lý thuyết chuỗi và lý thuyết thặng dư

Vì f giải tích tại ∞, nghĩa là f ( 1z ) giải tích tại 0 nên khai triển của f (z)
tại ∞ là
0
X ∞
X
f (z) = cn z n hay f ( z1 ) = c−n z n .
n=−∞ n=0


P
Khi đó, ta có f (∞) = c0 , 1 1
z2 f ( z ) = c−n z n−2 và
n=0


hX i
1
lim z[f (z) − f (∞)] = lim z c−n − c 0
z→∞ z→∞
n=0
zn

X c−n
= lim n−1
z→∞
n=1
z
= c−1
 1 1 
= Res 2
f ,0
Zz z
1
= f (z)dz.
2πi Γ 

4.19 Hệ quả. Nếu ∞ là không điểm bậc m > 1 của hàm f (z) tức là 0 là
không điểm cấp m của hàm f ( 1z ) thì c0 = c−1 = · · · = c−m+1 = 0 và do
đó Z
f (z)dz = 0.
Γ

Nếu m = 1 tức là c0 = lim f (z) = 0 thì


z→∞
Z
f (z)dz = 2πi lim zf (z).
Γ z→∞

Chứng minh. Dành cho bạn đọc xem như bài tập. 

Bài tập
1 ) Tính thặng dư của các hàm số sau tại các điểm bất thường cô lập
của chúng
1 z 2n sin 2z
(a) (b) (c) (d) tan z
z3 − z5 1 + zn (z + 1)3

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Thặng dư và cách tính thặng dư 255

2 ) Tính thặng dư của các hàm số sau tại các điểm bất thường cô lập
của chúng
z2 ez 1 1
(a) (b) (c) z n sin với n ∈ N (d)
(z 2 + 1)2 z 2 (z 2+ 9) z sin z

3 ) Dùng thặng dư để tính các tích phân sau.


Z
dz
(a) 4
, trong đó Γ là đường tròn có phương trình |z − 1| = 1 được
Γ z +1
định hướng dương.
Z
dz
(b) 5
, trong đó Γ là đường tròn có phương trình |z| = 2
Γ (z − 3)(z − 1)
được định hướng dương.
Z
z3
(c) 4
dz, trong đó Γ là đường tròn có phương trình |z| = 1 được
Γ 2z + 1
định hướng dương.
Z
z
(d) 2
dz, trong đó Γ là đường tròn có phương trình |z −
Γ (z − 1)(z − 2)
2| = 12 được định hướng dương.
Z
ez
(e) 2 2
dz, trong đó Γ là đường tròn có phương trình |z| = 1
Γ z (z − 9)
được định hướng dương.
Z
z
(f) 1 2 dz, trong đó Γ là đường tròn có phương trình |z| = 2
Γ 2 − sin z
được định hướng dương.
Z
1
(g) sin dz, trong đó Γ là đường tròn có phương trình |z| = 1 được
Γ z
định hướng dương.
Z
z
(h) z n e 2 dz, trong đó n là số nguyên và Γ là đường tròn có phương
Γ
trình |z| = 1 được định hướng dương.
Z
1 f (z)
4 ) Tính dz ở đây Γ là đường cong Jordan kín giới hạn miền G
2πi Γ zg(z)
chứa điểm z = 0. Các hàm f và g giảit tích trên G liên tục trên G = G ∪ Γ,
g(z) 6= 0 với mọi z ∈ C và g(z) có các không điểm đơn tại a1 , . . . , an thuộc
G, ai 6= 0, i = 1, . . . , n.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

256 VII Lý thuyết chuỗi và lý thuyết thặng dư

5 ) Chứng minh Hệ quả 4.19.

6 ) Gọi CN là biên định hướng dương của hình vuông xác định bởi các
đường x = ±(N + 21 )π và y = ±(N + 21 )π
Z ở đây N là một số nguyên dương.
dz
Dùng thặng dưng hãy tính tích phân 2 sin z
. Sau đó dùng kết quả
CN z

X (−1)n+1 π2
của bài tập 19 trang 144 để thu được kết quả 2
= .
n=1
n 12
Z
dz
7 ) Tính tích phân ở đây C là biên được định hướng
C (z 2
− 1)2 + 3
dương của hình chữ nhật xác định bởi các đường x = ±2, y = 0 và y = 1.

8 ) Cho q(z) là hàm giải tích tại z0 thỏa q(z0 ) = 0 và q ′ (z0 ) 6= 0. Chứng
1
minh rằng z0 là cực điểm cấp 2 của hàm f (z) = và Res(f (z), z0 ) =
[q(z)]2
q ′′ (z0 )
− ′ . Sử dụng kết quả này hãy tính thặng dư của các hàm sau tại
[q (z0 )]3
z=0

1 1
(a) f (z) = csc2 z = (b) f (z) =
sin2 z (z + z 2 )2

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

257

Chương VIII

´
Ưng dụng lý thuyết thặng

§1 Tính tích phân suy rộng


1.1 Trong giải tích thực, tích phân suy rộng của hàm số f xác định trên
[a, ∞) được định nghĩa như sau
Z ∞ Z R
(1.2) f (x)dx = lim f (x)dx.
a R→∞ a

Khi giới hạn ở vế phải tồn tại, ta nói tích phân suy rộng trên hội tụ về
giới hạn ấy. Tương tự, ta cũng có tích phân suy rộng sau
Z a Z a
f (x)dx = lim f (x)dx.
−∞ R→∞ −R

Nếu hàm f xác định trên R, ta có khái niệm tích phân suy rộng của hàm
f trên (−∞, ∞) được định nghĩa như sau
Z ∞ Z R Z 0
(1.3) f (x)dx = lim f (x)dx + lim

f (x)dx.
−∞ R→∞ 0 R →∞ −R′

Khi
Z ∞ hai giới hạn của vế phải tồn tại, thì ta nói tích phân suy rộng
f (x)dx hội tụ về tổng hai giới hạn ấy.
−∞

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

´
258 VIII Ưng dụng lý thuyết thặng dư

Z ∞ Định nghĩa. Giá trị chính Cauchy của tích phân suy rộng
1.4
f (x)dx được định nghĩa bởi
−∞

Z ∞ Z R
(1.5) P.V. f (x)dx = lim f (x)dx
−∞ R→∞ −R

với điều kiện giới hạn ở vế phải tồn tại.


Z ∞
1.6 Nếu tích phân suy rộng f (x)dx hội tụ, thì giá trị chính Cauchy
−∞ Z ∞
của nó tồn tại, và giá trị đó chính là giá trị mà tích phân f (x)dx hội
−∞
tụ đến. Thật vậy, bởi vì
Z R Z 0 Z R
f (x)dx = f (x)dx + f (x)dx
−R −R 0
Z ∞
và giới hạn khi R → ∞ của mỗi tích phân ở vế phải tồn tại khi f (x)dx
Z−∞

hội tụ. Tuy nhiên, sự tồn tại giá trị chính Cauchy của tích phân f (x)dx
Z ∞ −∞

không suy ra được tích phân suy rộng f (x)dx hội tụ.
−∞

Z ∞
1.7 Thí dụ. Ta thấy tích phân suy rộng xdx phân kỳ nhưng
−∞
Z ∞ Z R
x2 R

P.V. xdx = lim xdx = lim = 0. 
−∞ R→∞ −R R→∞ 2 −R

Khi f là hàm chẵn trên R ta có mệnh đề sau.

1.8 Mệnh đề. Nếu hàm f là hàm chẵn trên R và giá trịZ chính Cauchy
Z ∞ ∞
f (x)dx tồn tại, thì hai tích phân suy rộng f (x)dx và
Z−∞

0

f (x)dx hội tụ và
−∞
Z ∞ Z ∞ Z ∞
(1.9) 2 f (x)dx = f (x)dx = P.V. f (x)dx.
0 −∞ −∞

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Tính tích phân suy rộng 259
Z ∞
Chứng minh. Vì f là hàm chẵn và giá trị chính Cauchy f (x)dx tồn
−∞
tại, nên ta có
Z R Z R
1
f (x)dx = f (x)dx
0 2 −R
Z ∞ Z ∞
1
và tích phân suy rộng f (x)dx hội tụ về P.V. f (x)dx. Hơn nữa,
Z ∞ 0 2 −∞

do tích phân f (x)dx hội tụ và


0
Z 0 Z R′
f (x)dx = f (x)dx
−R′ 0
Z ∞ Z ∞
nên tích phân suy rộng f (x)dx hội tụ và bằng hai lần f (x)dx.
−∞ 0
Từ đó ta được đẳng thức phải chứng minh. 

Thí dụ sau mô tả phương pháp dùng thặng dư và sử dụng các kết quả
trên để tính tích phân suy rộng của hàm f .
Z ∞
dx
1.10 Thí dụ. Tính tích phân suy rộng 2
.
−∞ 1 + x
Z ∞
dx
Giải. Do 2
hội tụ nên
−∞ 1 + x Γ Γ1
Z ∞ Z R i •
dx dx
2
= lim .
−∞ 1 + x R→∞ −R 1 + x2
Z Γ2
dz
Xét tích phân , trong đó Γ là biên
Γ 1+z
2 Hình VIII.1:
của nửa hình tròn trên tâm z = 0 bán kính R định hướng dương. Với
R > 1 ta có
Z  1 
dz 1
2
= 2πiRes 2
, i = 2πi = π.
Γ 1 + z 1 + z 2i
Mặt khác, ta có
Z Z Z
dz dz dz
= +
Γ 1 + z2 Γ1 1 + z2 Γ2 1 + z
2
Z π Z R
iReit dx
= 2 i2t
dt + .
0 1+R e −R 1 + x2

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

´
260 VIII Ưng dụng lý thuyết thặng dư

Suy ra
Z R Z π
dx iReit
=π− dt.
−R 1 + x2 0 1 + R2 ei2t
Với R > 1, ta ước lượng
Z π iReit Z π iReit Z π
R πR

dt
2 ei2t
≤ 2 ei2t dt
≤ 2−1
dt = 2 .
0 1 + R 0 1 + R 0 R R −1
Z π
πR iReit
Do lim 2 = 0 nên lim dt = 0. Vậy
R→∞ R − 1 R→∞ 0 1 + R2 ei2t
Z R Z ∞
dx dx
lim =π hay = π. 
R→∞ −R 1 + x2 −∞ 1 + x
2

Z ∞
dx
1.11 Thí dụ. Tính tích phân suy rộng 2 + 1)(x2 + 4)
.
−∞ (x
Z ∞
dx
Giải. Do 2 + 1)(x2 + 4)
hội tụ nên
−∞ (x Γ Γ1
Z ∞ 2i •
dx i•
(x 2 + 1)(x2 + 4)
−∞
Z R
dx Γ2
= lim .
R→∞ −R (x2 + 1)(x2 + 4) Hình VIII.2:
Z
dz
Xét tích phân 2 + 1)(z 2 + 4)
, trong đó Γ là biên của nửa hình tròn
Γ (z
trên tâm z = 0 bán kính R định hướng dương. Với R > 2 ta có
Z h  
dz 1
2 2
= 2πi Res , i
Γ (z + 1)(z + 4) (z 2 + 1)(z 2 + 4)
 1 i
+ Res , 2i
(z 2 + 1)(z 2 + 4)
 1 1 
= 2πi +
3 · 2i −3 · 4i
π
= .
6
Mặt khác, ta có
Z Z Z
dz dz dz
2 2
= 2 2
+ 2 2
Γ (z + 1)(z + 4) Γ1 (z + 1)(z + 4) Γ2 (z + 1)(z + 4)
Z π Z R
iReit dx
= 2 i2t 2 i2t
dt + 2 + 1)(x2 + 4)
.
0 (R e + 1)(R e + 4) −R (x

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Tính tích phân suy rộng 261

Suy ra
Z R Z π
dx π iReit
= − dt.
−R (x2 + 1)(x2 + 4) 6 0 (R2 ei2t + 1)(R2 ei2t + 4)

Với R > 2, ta ước lượng


Z π iReit Z π iReit

2 ei2t + 1)(R2 ei2t + 4)
dt ≤ 2 ei2t + 1)(R2 ei2t + 4) dt
0 (R (R
Z0 π
R
≤ 2 − 1)(R2 − 4)
dt
0 (R
πR
= .
(R2 − 1)(R2 − 4)

πR
Do lim = 0 nên
R→∞ (R2 − 1)(R2 − 4)
Z π
iReit
lim dt = 0.
R→∞ 0 (R2 ei2t + 1)(R2 ei2t + 4)

Vậy
Z R
dx π
lim =
R→∞ −R (x2 + 1)(x2 + 4) 6
hay
Z ∞
dx π
= . 
−∞ (x2 2
+ 1)(x + 4) 6
Z ∞
dx
1.12 Thí dụ. Tính tích phân suy rộng .
0 x3 + 1

Giải. Với tích phân suy rộng này ta không 2πi CR


Re 3
thể dùng miền như các ví dụ trên để tính •
1
tích phân bởi vì hàm f (z) = 3 có
z +1 •
cực điểm thực −1. Ta cần phải xét miền
D = {z = reiϕ : 0 < r < R, 0 < ϕ < 2π 3 } •
với R > 1; miền này chứa một cực điểm 0 R
π
z0 = ei 3 của hàm f . Vậy với biên ∂D định Hình VIII.3:
hướng dương, theo định lý thặng dư Cauchy ta có
Z
dz  1

 1 π √
3
= 2πi Res , e 3 = 2πi 2π = ( 3 − i).
∂D z + 1 z3 + 1 3ei 3 3

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

´
262 VIII Ưng dụng lý thuyết thặng dư

Ta tính tích phân vế trái theo các đường cong thành phân
Z Z Z R Z R i 2π
dz dz dx e 3
3
= 3
+ 3
− 3
dt,
∂D z + 1 CR z + 1 0 x +1 0 t +1

suy ra
Z √ Z R
π √ dz 3 √ dx
(1.13) ( 3 − i) = 3
+ ( 3 − i) 3
.
3 CR z + 1 2 0 x +1

Ta có ước lượng
Z dz 2πR
R→∞
3 ≤ −−−−→ 0.
CR z +1 3(R3 − 1)
Z
dz
Do đó, ta được lim = 0. Từ đó, lấy giới hạn hai vế (1.13) khi
R→∞ CR z3 + 1
R → ∞ ta được
√ Z ∞ Z ∞
π √ 3 √ dx dx 2π
( 3 − i) = ( 3 − i) 3+1
hay = √ . 
3 2 0 x 0 x3 + 1 3 3

Bài tập
1 ) Tính các tích phân suy rộng sau
Z ∞ Z ∞
dx dx
(a) 4+1
(b)
0 x 0 (x2 + 1)2
Z ∞ Z ∞
dx x
(c) 2 + 2x + 2)2
(d) dx
−∞ (x −∞ (x2 + 4x + 13)2
Z ∞ Z ∞
x2 dx
(e) dx (f) , n là số tự nhiên
0 (x + 1)2
2
0 (x2 + 1)n
Z ∞ Z ∞
x2 x2
(g) 6
dx (h) dx
0 x +1 0 (x2 + 9)(x2 + 4)2
Z ∞
x
(i) 2 2
dx
−∞ (x + 1)(x + 2x + 2)

2 ) Cho a là một số thực và ký hiệu


qp qp
1 2

z0 = √ a +1+a+i a2 + 1 − a
2

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Tính tích phân suy rộng 263

(a) Chứng minh rằng ±z0 , − ± z̄0 là các không điểm của (z 2 − a)2 + 1.

1
(b) Tìm các thặng dư của hàm tại các cực điểm trong
((z 2 − a)2 + 1)2
nửa trên mặt phẳng phức, Im z ≥ 0.

(c) Dùng thặng dư để tính tích phân và đưa đến công thức tích phân

Z ∞
dx
0 ((x2 − a)2 + 1)2
qp qp
π  2 
= p (2a + 3) a2 + 1 + a + a a2 + 1 − a .
8 2(a2 + 1)3

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

´
264 VIII Ưng dụng lý thuyết thặng dư

§2 Tính tích phân suy rộng có sin hoặc cos


Thặng dư có thể được dùng để tính tích phân suy rộng dạng
Z ∞ Z ∞
(2.1) f (x) sin axdx hay f (x) cos axdx
−∞ −∞

ở đó a là hằng số dương. Phương pháp dùng để tính tích phân suy rộng ở
mục trước không thể áp dụng ở đây vì | sin az| và | cos az| không bị chặn
khi |z| → ∞. Sử dụng đẳng thức
Z R Z R Z R
f (x) cos axdx + i f (x) sin axdx = f (x)eiax dx
−R −R −R

và chúng ta dùng thặng dư như ở mục trước để tính được tính phân
cần tìm.
Z ∞
cos 3x 2π
2.2 Thí dụ. Chúng ta sẽ chứng minh rằng 2 + 1)2
dx = 3 .
−∞ (x e

Bởi vì hàm dưới dấu tích phân là hàm chẵn


nên ta chỉ cần tìm giá trị chính Cauchy của Γ CR
tích phân suy rộng đã cho. Xét hàm f (z) = i •
1
. Ta thấy hàm f (z)e giải tích trên
i3z
(z 2 + 1)2
Γ′
tập xác định bởi Im z ≥ 0 trừ điểm z = i. Gọi Hình VIII.4:
Γ là biên của nửa trên hình tròn {z : |z| ≤ R, Im z ≥ 0} được định hướng
dương. Với R > 1 ta có
Z
ei3z  ei3z   ei3z ′

2 2
dz = 2πi Res , i = 2πi
Γ (z + 1) (z 2 + 1)2 (z + i)2 i
 3iei3z (z + i)2 − 2(z + i)ei3z 

= 2πi
(z + i)4 i
−3 2 −3
3ie (2i) − 2(2i)e
= 2πi
(2i)4

= 3.
e
Mặt khác, ta có
Z Z R Z
ei3z ei3x ei3z
2 2
dz = 2 2
dx + 2 2
dz,
Γ (z + 1) −R (x + 1) CR (z + 1)

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Tính tích phân suy rộng có sin hoặc cos 265

trong đó CR có biểu diễn tham số z = Reit với 0 ≤ t ≤ π và R > 1. Do


đó, ta được
Z R Z
ei3x 2π ei3z
2 2
dx = 3
− 2 2
dz.
−R (x + 1) e CR (z + 1)

Khi z = x + iy với y ≥ 0 ta có |ei3z | = |e−3y+i3x | = e−3y ≤ 1, và z = Reit


với R > 1 ta có
1 1 1

2 2 ≤ 2 2
= .
(z + 1) (|z| − 1) (R − 1)2
2

Suy ra
Z ei3z πR

2 + 1)2
dz ≤ 2 − 1)2
.
CR (z (R
Z
πR ei3z
Do lim 2 2
= 0 nên lim dz = 0. Do đó,
R→∞ (R − 1) R→∞ C (z + 1)2 2
R

Z R Z
ei3x 2π ei3z 2π
lim dx = − lim dz = 3 .
R→∞ −R (x2 + 1)2 e 3 R→∞ 2
CR (z + 1)
2 e
Z ∞ Z R
cos 3x  ei3x  2π
Vậy 2 2
dx = Re lim 2 2
dx = 3 . 
−∞ (x + 1) R→∞ −R (x + 1) e

2.3 Bổ đề. (Bất đẳng thức Jordan) Với R > 0, ta có


Z π
π
e−R sin θ dθ < .
0 R
Chứng minh. Khi 0 ≤ θ ≤ π2 ta có sin θ ≥ y= 2θ
2θ 1− π
(xét đồ thị của hai hàm ở hai vế). Suy y = sin θ
π 2θ
ra với R > 0 ta có e−R sin θ ≤ e−R π khi |
π
0 ≤ θ ≤ 2 . Do đó,
π
Hình VIII.5:
Z π2 Z π2

e−R sin θ dθ ≤ e−R π dθ
0 0
π −R 2θ π2
=− e π
2R 0
π −R
= (1 − e )
2R
π
< .
2R

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

´
266 VIII Ưng dụng lý thuyết thặng dư

Mặt khác, ta có
Z π Z Z π
0 2 π
e−R sin θ dθ = e−R sin(π−t) (−dt) = e−R sin t dt < .
π
2
π
2 0 2R

Từ hai bất đẳng thức trên ta suy ra được bất đẳng thức Jordan. 

2.4 Định lý. Cho f là hàm giải tích trên nửa trên mặt phẳng phức (y ≥ 0)
và ngoài đường tròn z = R0 eiθ , và cho CR là nửa đường tròn định hướng
dương có biểu diễn tham số z = Reiθ với 0 ≤ θ ≤ π và R > R0 . Nếu tồn
tại MR sao cho với mọi z ∈ CR ta có |f (z)| ≤ MR ở đó MR tiến về 0 khi
R dần ra ∞, thì
Z
lim f (z)eiaz dz = 0 (a > 0).
R→∞ CR

Chứng minh. Trước hết ta có


Z Z π

iaz
f (z)e dz = f (Reiθ )eia(Re )
iReiθ dt.
CR 0



|f (Reiθ )iReiθ | ≤ MR R và |eiaRe | ≤ e−aR sin θ ,

và từ bất đẳng thức Jordan, ta có


Z Z π π MR π
iaz
MR Re−aR sin θ dθ < MR R

f (z)e dz ≤ = .
CR 0 aR a
Z
MR π
Theo giả thiết lim = 0. Suy ra lim f (z)eiaz dz = 0. 
R→∞ a R→∞ C
R

Z ∞
x sin x
2.5 Thí dụ. Xét tích phân suy rộng 2 + 2x + 2
dx. Trong giải tích
−∞ x
thực ta có thể chứng minh được tích phân suy rộng này hội tụ. Vì vậy để
tính giá trị hội tụ ta chỉ cần tính giá trị chính Cauchy của nó.
z
Xét hàm f (z) = 2
=
z + 2z + 2
z
; hàm này giải tích
(z + 1 − i)(z + 1 + i) −1 + i CR
trên nửa trên mặt phẳng phức (y ≥ 0) •
trừ điểm −1 + i. Gọi Γ là biên của nửa
−R R
Hình VIII.6:
c Hồ Công Xuân Vũ Ý
§ 2 Tính tích phân suy rộng có sin hoặc cos 267

trên hình tròn {z : |z| ≤ R, Im z ≥ 0} được


định hướng dương với R > 3. Ta có
Z
zeiz  zeiz 
2
dz = 2πi Res 2 , −1 + i
Γ z + 2z + 2 z + 2z + 2
(−1 + i)ei(−1+i)
= 2πi
2i
= π(−1 + i)e−1−i .

Mặt khác, ta có
Z Z R Z
zeiz xeix zeiz
2
dz = 2
dx + dz,
Γ z + 2z + 2 −R x + 2x + 2 CR z2 + 2z + 2

trong đó CR là nửa đường tròn có biểu diễn tham số w(θ) = Reiθ với
0 ≤ θ ≤ π. Do đó,
Z R Z R
x sin x  xeix 
2
dx = Im dx
−R x + 2x + 2 −R x2
+ 2x + 2
Z zeiz 
−1−i
= Im(π(−1 + i)e ) − Im dz .
CR z 2 + 2z + 2

Khi z ∈ CR , ta có
z R

|f (z)| = ≤ 2 .
z 2 + 2z + 2 R − 2R − 2
R
Do lim = 0 nên theo định lý trên ta có
R→∞ R2 − 2R − 2
Z
zeiz
lim 2
dz = 0
R→∞ C z + 2z + 2
R
suy ra
Z zeiz 
lim Im dz =0
R→∞ CR z 2 + 2z + 2

Từ đó suy ra
Z ∞ Z R
x sin x x sin x π
dx = lim dx = (cos 1 + sin 1)
−∞ x2 + 2x + 2 R→∞ −R x2 + 2x + 2 e

do Im(π(−1 + i)e−1−i ) = π
e (cos 1 + sin 1). 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

´
268 VIII Ưng dụng lý thuyết thặng dư
y π
Rei 4
2
2.6 Thí dụ. Ta xét hàm f (z) = eiz và miền
D xác định
Z như hình bên. Hàm f giả tích trên CR
iz 2
D nên e dz = 0. Mặt khác, tích phân 0 R x
∂D
này được tính theo các đường cong thành phần Hình VIII.7:
như sau
Z Z R Z Z R
iz 2 ix2 iz 2 2 π
e dz = e dx + e dz − e−t ei 4 dt
∂D 0 CR 0
suy ra
Z R Z Z R
ix2 iz 2 iπ 2
e dx + e dz = e 4 e−t dt.
0 CR 0

Do đó, lấy giới hạn hai vế ta được


Z ∞ Z ∞ Z Z ∞
2 π 2
cos(x2 )dx + i sin(x2 )dx + lim eiz dz = ei 4 e−t dt
R→∞ C
(2.7) 0 0 R

0
π π
= ei 4 .
2
Bên cạnh đó, ta có
Z Z π Z π
2 4 2 R 2 2 Rπ
eiz dz ≤ e−R sin 2t
e−R sin θ

Rdt = dθ ≤ ,
CR 0 2 0 4R2

bất đẳng thức cuối có được Ztừ bất đẳng thức Jordan (trong phần chứng
2
minh). Do đó, ta được lim eiz dz = 0. Từ đó ta nhận được kết quả
R→∞ CR
Z ∞ Z ∞ √
2 2 iπ π
cos(x )dx + i sin(x )dx = e 4

0 0 2
hay
Z ∞ Z ∞ √
2 2 π
cos(x )dx = sin(x )dx = √ .
0 0 2 2

Hai tích phân thu được ở trên thường được gọi là tích phân Fresnel. 

Bài tập
1 ) Tính các tích phân suy rộng sau

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Tính tích phân suy rộng có sin hoặc cos 269
Z ∞ Z ∞
cos x cos2 x
(a) dx, (a > 0) (b) dx,
0 a2 + x2 0 x2 + 1

Z ∞ Z ∞
x sin 2x sin2 x
(c) dx, (d) dx,
0 x2 + 3 −∞ x2 + 4

Z ∞ Z ∞
x cos x x sin x
(e) dx, (f) dx,
−∞ x2 + 4x + 20 −∞ x2 − 2x + 10

Z ∞ Z ∞
(x + 1) cos x cos x
(g) dx, (h) , b > 0.
−∞ x2 + 4x + 5 −∞ (x + a)2 + b2

2 ) Tính các tích phân suy rộng sau

Z ∞ Z ∞
sin x cos ax
(a) dx, (b) dx, a > 0, b > 0
−∞ (x + 4)(x2 + 1)
2
0 (x2 + b2 )2

Z ∞ Z ∞
x sin ax x3 sin ax
(c) dx, a > 0, (d) dx, a > 0,
−∞ x4 + 4 −∞ x4 + 4

Z ∞ Z ∞
x sin x x3 sin x
(e) dx, (f) dx
−∞ (x + 1)(x2 + 4)
2
0 (x2 + 1)(x2 + 9)

2
3 ) Bằng cách dùng hàm f (z) = e−z và xét hình chữZnhật D xác định bởi

2
bốn đỉnh a, a+bi, −a+bi, −a để suy ra được tích phân e−x cos(2bx)dx.
0

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

´
270 VIII Ưng dụng lý thuyết thặng dư

§3 Tính tích phân xác định chứa sin và cos


Trong bài này chúng ta sẽ dùng thặng dư để tính tích phân xác định dạng
Z 2π
(3.1) F (sin ϕ, cos ϕ)dϕ
0

trong đó F là hàm hữu tỉ. Từ sự biến thiên của ϕ từ 0 đến 2π gợi cho
chúng ta xem ϕ là argument của một điểm z trên đường tròn đơn vị tâm
tại gốc tọa độ, cho nên ta viết z = eiϕ với 0 ≤ ϕ ≤ 2π. Mặt khác, từ
z = eiϕ = cos ϕ + i sin ϕ, suy ra z −1 = ei(−ϕ) = cos ϕ − i sin ϕ và
z + z −1 z − z −1
(3.2) cos ϕ = , sin ϕ = , dz = ieiϕ dϕ = izdϕ.
2 2i
Khi đó, tích phân (3.1) được viết lại
Z 
z − z −1 z + z −1  dz
(3.3) F , ,
Γ 2i 2 iz

trong đó Γ là đường tròn được định hướng dương có phương trình |z| = 1.
Ngược lại, tích phân (3.1) chính là dạng tham số của tích phân trên. Dùng
thặng dư để tính tích phân (3.3), từ đó ta thu được kết quả của (3.1).
Z 2π

3.4 Thí dụ. Tính tích phân .
0 (2 + cos ϕ)2
Với z = cos ϕ + i sin ϕ (trong
đó 0 ≤ ϕ < 2π) và theo công
Γ
thức (3.3) ta có √
−2 − 3 −2 + 3

Z 2π Z • •
dϕ 1 dz
= z+z −1 2 iz
0 (2 + cos ϕ)2 Γ (2 + 2 )
Z
4z
= 2 2
dz, Hình VIII.8:
Γ i(z + 4z + 1)

trong đó Γ là đường tròn đơn vị tâm tại z = 0 được định hướng dương.
Ta tính được
Z  √ 
4z 2πi 4z
2 2
dz = Res , −2 + 3
Γ i(z + 4z + 1) i (z 2 + 4z + 1)2
 4z ′

= 2π √ √
(z + 2 + 3) 2 −2+ 3

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Tính tích phân xác định chứa sin và cos 271

z + 2 + 3 − 2z
= 8π √ √
(z + 2 + 3)3 −2+ 3
√ √
2 3 − 2(−2 + 3)
= 8π √
(2 3)3

= √ .
3 3
Z 2π
dϕ 4π
Vậy 2
= √ . 
0 (2 + cos ϕ) 3 3
Z 2π

3.5 Thí dụ. Tính tích phân trong đó 0 < p < 1.
0 1 − 2p cos θ + p2

Tương tự như thí dụ trên ta tính như sau


Z 2π Z
dθ 1 dz Γ
= −1
0 1 − 2p cos θ + p2 Γ 1− 2p z+z2 + p2 iz • •
Z p 1
dz p
=i 2 − (p2 + 1)z + p
pz

dz
=i Hình VIII.9:
Γ (pz − 1)(z − p)
 1 
= −2π Res ,p
(pz − 1)(z − p)

=
1 − p2

(trong tích phân phức trên hàm dưới dấu tích phân có hai điểm bất thường
cô lập p và p1 , nhưng chỉ có điểm p nằm trong đường tròn đơn vị Γ). 

Bài tập
Dùng thặng dư để tính tích phân xác định
Z 2π Z 2π
dx dx
1) với 1 < a. 2)
0 (a + cos x)2 0 (2 + sin x)2
Z 2π
Z π
dx dϕ
3) . 4)
0 5 + sin x −π 1 + sin2 ϕ

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

´
272 VIII Ưng dụng lý thuyết thặng dư

Z 2π Z 2π
cos2 3ϕ dϕ
5) dϕ 6) .
0 5 − cos 2ϕ 0 1 + a cos ϕ
Z π Z π
cos 2ϕ
7) dϕ, |a| < 1 8) sin2n ϕdϕ, n = 1, 2, . . .
0 1 − 2a cos ϕ + a2 0

§4 Đường bị khoét lõm


+
Z ∞ CR
sin x
4.1 Thí dụ. Tính tích phân Euler dx.
0 x Cr−
Với mọi 0 < r < R, ký hiệu Cr và CR là
−R −r r R
các nửa đường tròn tâm 0 bán kính r và R
nằm trong nửa mặt phẳng trên. Ký hiệu Γ Hình VIII.10:
là biên của miền G giới hạn bởi CR , Cr và các đoạn [−R, −r] và [r, R].
eiz
Xét hàm f (z) = . Vì hàm f giải tích trên C \ {0} nên theo định lý
zZ
eiz
Cauchy-Goursat ta có dz = 0. Mặt khác, ta có
Γ z
Z iz Z Z −r ix Z Z R ix
e eiz e eiz e
dz = dz + dx + dz + dx
Γ z + z
CR −R x Cr− z r x
Z Z Z R ix
eiz eiz e − e−ix
= dz + dz + dx
+ z
CR Cr− z r x
Z Z Z R
eiz eiz sin x
= dz + dz + 2i dx
+ z − z x
CR Cr r

Với mọi z ∈ CR ta có z1 = R 1
→ 0 khi R → ∞. Do đó, theo Định lý 2.4

ta có Z
eiz
lim dz = 0.
R→∞ +
CR z
Khai triển Laurent của hàm f tại 0 là
∞ ∞
X (iz)n 1 X in+1 z n
f (z) = = + .
n=0
n!z z n=0 (n + 1)!

Do đó, ta có
Z Z Z ∞
eiz dz hX in+1 z n i
dz = + dz.
Cr− z Cr− z Cr− n=0 (n + 1)!

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Đường bị khoét lõm 273

Tính từng tích phân ta được


Z Z π
dz ireiϕ
=− iϕ
dϕ = −πi
Cr− z 0 re
và theo Định lý 2.12 trang 141 và Định lý 3.3 trang 145
Z hX ∞ ∞ Z
in+1 z n i X in+1
dz = z n dz
Cr− n=0 (n + 1)! n=0
(n + 1)! C −
r


X in+1
= (rn+1 − (−r)n+1 )
n=0
(n + 1)!(n + 1)

Từ đó ta suy ra được
Z ∞
hX in+1 z n i
lim dz = 0
r→0 Cr− n=0 (n + 1)!

và Z
dz
lim = −πi.
r→0 Cr− z

Từ các kết quả trên cho r → 0 và R → ∞ ta được


hZ eiz
Z
eiz
Z R
sin x i
0 = lim dz + dz + 2i dx
+ z
r→0
R→∞ CR Cr− z r x
Z ∞
sin x
= 0 − πi + 2i dx
0 x
Do đó, ta được Z ∞
sin x π
dx = . 
0 x 2
Trong thí dụ trên ta đã chứng minh
Z
eiz  eiz 
lim dz = −iπ = −iπ Res ,0 .
r→0 C − z z
r

Điều này đúng trong trường hợp tổng quát sau, và cách chứng minh cũng
ngắn gọn hơn.

4.2 Định lý. Giả sử hàm f có cực điểm đơn tại z = 0. Khi đó,
Z
lim f (z)dz = iπ Res(f (z), 0)
r→0 Cr

với Cr có biểu diễn tham số w(t) = reit với 0 ≤ t ≤ π.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

´
274 VIII Ưng dụng lý thuyết thặng dư

Chứng minh. Vì z = 0 là cực điểm đơn nên f (z) có khai triển Laurent
trong lân cận thủng điểm z = 0 là

c−1 X c−1
f (z) = + cn z n = + g(z)
z n=0
z
y
trong đó g(z) là hàm giải tích tại z = 0. Do đó, hàm Cr
g bị chặn trong lân cận của điểm z = 0, nghĩa là
tồn tại r0 > 0 đủ nhỏ sao cho |g(z)| ≤ M với mọi
x
|z| ≤ r0 . Khi đó, ta có
Hình VIII.11:
Z
với mọi 0 < r ≤ r0 .

g(z)dz ≤ πrM
Cr
Z
Do đó, ta được lim g(z)dz = 0. Từ đó ta tính được
r→0 Cr
Z Z Z 
c−1
lim f (z)dz = lim dz + g(z)dz
r→0 Cr r→0 Cr z Cr
Z π
rieit
= c−1 lim dt + 0
r→0 0 reit
= iπ Res(f (z), 0),

do c−1 = Res(f (z), 0). 

Hoàn toàn tương tự như định lý trên ta có kết quả tổng quát cho cực
điểm đơn z0 của hàm f .

4.3 Hệ quả. Giả sử hàm f có cực điểm đơn tại z0 . Khi đó, ta có
Z
lim f (z)dz = iπ Res(f (z), z0 )
r→0 Cr

trong đó Cr là nửa đường tròn có biểu diễn tham số w(t) = z0 + reit với
0 ≤ t ≤ π.

Chứng minh. Dành cho bạn đọc xem như bài tập. 
Z ∞
ln x
4.4 Thí dụ. Tính tích phân suy rộng .
0 (x2 + 4)2

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Đường bị khoét lõm 275

Giải. Với nhánh hàm logarithm log z xác CR+

định bởi log z = ln |z| + i Arg z với − π2 <


log z Cr−
2 , ta xét hàm f (z) = (z 2 + 4)2 .
Arg z < 3π
Hàm f giải tích trên miền D như hình vẽ −R −r r R
với mọi 0 < r < 2 < R trừ một cực điểm
Hình VIII.12:
duy nhất 2i. Do đó, theo định lý thặng dư
Cauchy ta có
Z  log z 
log z
2 2
dz = 2πi Res , 2i
∂D (z + 4) (z 2 + 4)2
 log z ′′
= 2πi
(z + 2i)2 2i
1
(z + 2i)2 − 2(z + 2i) log z
= 2πi z
(z + 2i)4 2i
π
ln 2 − 1 + i 2
=π .
16
Trong khi đó, tích phân vế trái được biểu diễn như sau
Z Z Z
log z log z log z
2 + 4)2
dz = 2 + 4)2
dz + dz
(z (z − (z 2 + 1)2
∂D CR Cr
Z R Z −R
ln x ln(−x) + iπ
+ 2 2
dx − dx.
r (x + 4) −r (x2 + 4)2

Do đó, ta được
Z Z
ln 2 − 1 + i π2 log z log z
π = 2 + 4)2
dz + dz
16 (z − (z 2 + 1)2
CR Cr
(4.5) Z R Z R
ln x dx
+2 2 2
dx + iπ 2 2
.
r (x + 4) r (x + 4)

Ta có ước lượng sau


Z log z ln R + π
R→∞
2 + 4)2
dz ≤ πR −−−−→ 0
CR (z (R2 − 4)2
Z
log z ln r + π r→0
dz ≤ πr −−−→ 0.
− (z 2 + 4)2 (4 − r)2
Cr

Từ đó suy ra
Z Z
log z log z
lim dz = 0 và lim dz = 0.
R→∞ CR (z 2 + 4)2 r→0 Cr− (z 2 + 4)2

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

´
276 VIII Ưng dụng lý thuyết thặng dư

Do đó, lấy giới hạn hai vế (4.5) khi r → 0 và R → ∞ ta được


Z ∞ Z ∞
ln 2 − 1 + i π2 ln x dx
π =2 2 + 4)2
dx + iπ 2 + 4)2
.
16 0 (x 0 (x
Do đó, ta được kết quả
Z ∞ Z ∞
ln x ln 2 − 1 dx π
2 2
dx = π và = . 
0 (x + 4) 32 0 (x2 + 4)2 32

Bài tập
1 ) Tính các tích phân sau
Z ∞ 2 Z ∞
x − 1 sin x sin 2x
(a) dx (b) dx
0 x2+1 x
0 x(x2 + 4)
Z ∞ Z ∞
sin x cos 2ax − cos 2bx
(c) 2 + 9)2
dx (d) dx
0 x(x 0 x2
Z ∞ Z ∞
dx xa
(e) √ (f) dx, −1 < a < 3
0 x(x 2 + 1)
0 (x2 + 1)2
Z ∞ √ Z ∞ √
3
x 3
x ln x
(g) 2
dx (h) dx
0 x + 1 0 x2 + 1
Z ∞ Z ∞
ln x (ln x)2
(i) dx (j)
0 x2 + 1 0 x2 + 1

2 ) Chứng minh Hệ quả 4.3.

§5 Tích phân theo đường phân nhánh


Định lý thặng dư Cauchy có thể được dùng để tính tích phân suy rộng
thực khi một phần của đường lấy tích phân của hàm f (z) mà định lý được
áp dụng nằm trên đường phân nhánh của hàm đó. Chúng ta bắt đầu bằng
một ví dụ cụ thể.
Z ∞
dx
5.1 Thí dụ. Xét tích phân suy rộng a (1 + x)
với 0 < a < 1. Ta
0 x
nhận thấy tích phân này hội tụ vì
1 1
xa (1+x) xa (1+x)
lim 1 =1 và lim 1 = 1.
x→∞ x→0
xa+1 xa

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 5 Tích phân theo đường phân nhánh 277

Hãy tính giá trị của tích phân suy rộng này.
1
Giải. Xét hàm f (z) = trong đó z = reiϕ với r > 0 và 0 < ϕ <
z a (1 + z)
2π. Khi đó, nhánh của hàm lũy z a là z a = |z|a eiaϕ ; và hàm f (z) giải tích
trên miền xác định bởi mặt phẳng C bỏ đi điểm z = −1 và nửa đường
thẳng thực đóng dương. Theo định lý thặng dư Cauchy tích phân của hàm
y y
CR

Cr
L
• • •
x rL− R x

Hình VIII.13:

f (z) xác định trên biên định hướng dương của miền đơn liên D xác định
bởi hình vành khăn r < |z| < R với 0 < r < 1 < R cắt bỏ đoạn r ≤ x ≤ R
trên trục thực, ta có
Z  
dz 1 2πi 2πi
a (1 + z)
= 2πi Res a (1 + z)
, −1 = a
= iaπ .
∂D z z (−1) e

Gọi CR là đường tròn |z| = R định hướng dương, Cr− là đường tròn |z| = r
định hướng âm, L là đường cắt phía trên, L− là đường cắt phía dưới. Khi
đó, ta có
Z Z Z
dz dz dz
(5.2) = +
∂D z a (1 + z) CR z a (1 + z) z a (1 + z)
Cr−
Z Z
dz dz
+ a (1 + z)
+ a (1 + z)
.
L z L − z

Đầu tiên ta ước lượng hai tích phân đầu


Z dz 2πR
R→∞
a ≤ a −−−−→ 0
CR z (1 + z) R (R − 1)
Z dz 2πr
r→0
≤ a −−−→ 0.
− z a (1 + z) r (1 − r)
Cr

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

´
278 VIII Ưng dụng lý thuyết thặng dư

Do đó, ta được
Z Z
dz dz
lim =0 và lim = 0.
R→∞ CR z a (1 + z) r→0 Cr− z a (1 + z)
Tham số hóa hai tích phân sau của đẳng thức (5.2) ta được
Z Z R
dz dx
a (1 + z)
= a (1 + x)
L z r x
Z Z R
dz dx
a (1 + z)
=− i2aπ xa (1 + x)
L − z r e
Vậy với các kết quả vừa tìm được, lấy giới hạn hai vế (5.2) khi r → 0 và
R → ∞ nhận được
Z ∞
2πi −i2aπ dx
= (1 − e ) .
eiaπ 0 xa (1 + x)

Từ đó ta tính được tích phân suy rộng ban đầu


Z ∞
1 2πi 2iπ π
a (1 + x)
= iaπ −i2aπ )
= iaπ −iaπ
= . 
0 x e (1 − e e − e sin aπ
Z ∞
ln x
5.3 Thí dụ. Tính tích phân suy rộng dx.
0 (1 + x)3
Giải. Ta nhận thấy rằng tích phân suy rộng đã cho hội tụ. Từ hàm dưới
log(z)
dấu tích phân ta nghĩ ngay hàm phức cần xét là f (z) = trong
(1 + z)3
đó log(z) = ln |z| + i Arg(z) với 0 < Arg(z) < 2π. Khi đó, hàm f giải tích
trên D = {z : r < |z| < R} \ ({−1} ∪ {z = x + i0 : r ≤ x ≤ R}) với
0 < r < 1 < R; và f liên tục trên ∂D, trong đó đoạn [r, R] trên trục thực
ln x
được hiểu bờ trên và bờ dưới, trong đó với bờ trên f (x) = và bờ
(1 + x)3
ln x + i2π
dưới f (x) = . Do đó, theo định lý thặng dư Cauchy ta có
(1 + x)3
Z  log(z)  2πi
log(z) ′′
3
dz = 2πi Res 3
, −1 = log(z) −1 = −πi.
∂D (1 + z) (1 + z) 2!
Tích phân ở vế trái được viết lại như sau
Z Z Z
log(z) log(z) log(z)
(5.4) 3
dz = 3
dz + 3
dz
∂D (1 + z) CR (1 + z) Cr− (1 + z)
Z Z
log(z) log(z)
+ 3
dz + 3
dz.
L (1 + z) L− (1 + z)

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 5 Tích phân theo đường phân nhánh 279
y
với các đường
q được mô tả ở hình bên. Do CR
| log(z)| = ln2 |z| + Arg2 (z) < ln |z| +
2π, nên ta có Cr
L
Z log(z) 2πR(ln R + 2π) •
rL− R x
3
dz ≤
CR (1 + z) (R − 1)3 D
Z 2πr(ln r + 2π)
log(z)
3
dz ≤
Cr− (1 + z) (1 − r)3
Hình VIII.14:
Từ đó ta suy ra được
Z Z
log(z) log(z)
lim dz = 0 lim dz = 0.
R→∞ C (1 + z)3 r→0 Cr− (1 + z)3
R

Tham số hóa đường cong L và L− để tính hai tích phân sau của (5.4)
ta được
Z Z R
log(z) ln x
3
dz = 3
dx
L (1 + z) r (1 + x)
Z Z R
log(z) ln x + i2π
3
dz = − dx
L− (1 + z) r (1 + x)3

Lấy giới hạn hai vế (5.4) khi r → 0 và R → ∞ cùng với các kết quả trên
ta suy ra được
Z ∞ Z ∞
i2π dx 1
−iπ = − 3
dx hay 3
= .
0 (1 + x) 0 (1 + x) 2
log(z)
Như vậy, khi xét hàm f (z) = ta không thu được tích phân cần
(1 + z)3
2
log (z)
tìm. Bây giờ ta xét hàm g(z) = có tính giải tích và liên tục tương
(1 + z)3
tự như hàm f . Với miền D và biên ∂D như đã xét ở trên, theo định lý
thặng dư Cauchy ta có
Z
log2 (z)  log2 (z) 
3
dz = 2πi Res , −1
∂D (1 + z) (1 + z)3
2πi ′′
= log2 (z) −1
2!
1 − log z
= 2πi
z2 −1
= 2πi + 2π 2 .

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

´
280 VIII Ưng dụng lý thuyết thặng dư

Tích phân ở vế trái được viết lại như sau


Z Z Z
log2 (z) log2 (z) log2 (z)
(5.5) dz = dz + dz
∂D (1 + z)3 CR (1 + z)3 Cr− (1 + z)
3
Z Z
log2 (z) log2 (z)
+ 3
dz + 3
dz.
L (1 + z) L− (1 + z)

Do | log2 (z)| = ln2 |z| + Arg2 (z) < ln2 |z| + 4π 2 , nên ta có
Z log2 (z) 2πR(ln2 R + 4π 2 )

3
dz ≤
CR (1 + z) (R − 1)3
Z

log2 (z) 2πr(ln2 r + 4π 2 )
3
dz ≤
Cr− (1 + z) (1 − r)3

Từ đó ta suy ra được
Z Z
log2 (z) log2 (z)
lim dz = 0 lim dz = 0.
R→∞ C (1 + z)3 r→0 Cr− (1 + z)3
R

Tham số hóa đường cong L và L− để tính hai tích phân sau của (5.5)
ta được
Z Z R
log2 (z) ln2 x
3
dz = 3
dx
L (1 + z) r (1 + x)
Z Z R
log2 (z) (ln x + i2π)2
3
dz = − dx
L− (1 + z) r (1 + x)3

Lấy giới hạn hai vế (5.5) khi r → 0 và R → ∞ cùng với các kết quả trên
ta suy ra được
Z ∞ 2
4π − i4π ln x
2π 2 + i2π = dx.
0 (1 + x)3
Suy ra
Z ∞ Z ∞
ln x 1 dx 1
3
dx = − và 3
= .
0 (1 + x) 2 0 (1 + x) 2

log2 (z)
Như vậy, khi dùng hàm g(z) = để áp dụng định lý thặng dư
(1 + z)3
Cauchy ta tính được tích phân đã cho. 
Z ∞
ln x
5.6 Thí dụ. Tính tích phân suy rộng 2
dx.
0 x −1

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 5 Tích phân theo đường phân nhánh 281

Giải. Tích phân suy rộng đã cho thực sự hội tụ. Để tính tích phân này ta
áp dụng cách tính tích phân hàm phức theo đường phân nhánh và đường
log2 (z)
khoét lõm. Cũng như ở ví dụ trên ta cần xét hàm f (z) = 2 trong
z −1
đó log z = ln |z| + i Arg(z) với 0 < Arg(z) < 2π. Với miền D và biên định
y

CR

Cr− Cε−
L1 L2
• •1+ε
−1 0 r− R x
L1 L−
2
Cε′−

Hình VIII.15:
hướng dương ∂D của nó được biểu diễn như hình vẽ, hàm f thỏa điều kiện
định lý thặng dư Cauchy, cho nên ta có
Z
log2 (z)  log2 (z)  (iπ)2
2
dz = 2πi Res , −1 = 2πi = π 3 i.
∂D z − 1 z2 − 1 −2

Tích phân vế trái được viết lại theo các thành phần của biên như sau
Z Z Z
log2 (z) log2 (z) log2 (z)
2
dz = 2
dz + 2
dz
∂D z − 1 CR z − 1 Cr− z − 1
Z Z
log2 (z) log2 (z)
(5.7) + 2
dz + dz
− z2 − 1
L1 ∪L2 z − 1 L−
1 ∪L2
Z Z
log2 (z) log2 (z)
+ 2
dz + 2
dz
Cε− z − 1 Cε′− z − 1

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

´
282 VIII Ưng dụng lý thuyết thặng dư

Do | log2 (z)| = ln2 |z| + Arg2 (z) < ln2 |z| + 4π 2 , nên ta có

Z log2 (z) 2πR(ln2 R + 4π 2 )



dz ≤
CR z2 − 1 R2 − 1
Z log (z) 2πr(ln2 r + 4π 2 )
2

dz ≤
Cr− z2 − 1 1 − r3

Từ đó ta suy ra được

Z Z
log2 (z) log2 (z)
lim dz = 0 lim dz = 0.
R→∞ CR z2 − 1 r→0 Cr− z2 − 1

Tham số hóa các đường cong L1 , L2 , L−


1 và L2 để tính tích phân thứ ba

và thứ tư của (5.7) ta được

Z Z Z
log2 (z) 1−ε
ln2 x ln2 x R
dz = dx + dx
L1 ∪L2 (1 + z)3 r x2 − 1 2
1+ε x − 1
Z Z 1−ε Z R
log2 (z) (ln x + i2π)2 (ln x + i2π)2
3
dz = − 2
dx − dx.
L− − (1 + z)
1 ∪L2 r x −1 1+ε x2 − 1

Tạp thời chúng ta dùng ký hiệu Log(z) = ln |z|+Arg(z) với −π < Arg(z) <
π. Khi đó, hàm Log(z) giải tích tại 1 và Log(z) = log(z) với mọi z ∈ Cε− ,
Log(z) + i2π = log(z) với mọi z ∈ Cε′− . Từ đó, ta có

Z Z
log2 (z) log2 (z)
2
dz + 2
dz
Cε− z − 1 Cε′− z − 1
Z Z
Log2 (z) (Logz + i2π)2
= 2
dz + dz
Cε− z − 1 Cε′− z2 − 1
Z Z
(Log(z) + i2π)2 4πiLog(z) − 4π
= 2
dz − dz

Cε ∪Cε ′− z −1 −
Cε z2 − 1
 (Log(z) + i2π)2  Z 4πiLog(z) − 4π 2
= −2πi Res ,1 + dz
z2 − 1 Cε z2 − 1
Z
4πiLog(z) − 4π 2
= 4π 3 i + dz
Cε z2 − 1

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 5 Tích phân theo đường phân nhánh 283

Do đó, theo Hệ quả 4.3 ta suy ra được


Z log2 (z)
Z
log2 (z) 
lim dz + dz
ε→0 Cε− z2 − 1 2
Cε′− z − 1
 4πiLog(z) − 4π 2 
= −4π 3 i + πi Res ,1
z2 − 1
= 4π 3 i + πi − 2π 3 i
= 2π 3 i

Tổng hợp các kết quả thu được và lấy giới hạn phần ảo hai vế (5.7) khi
r → 0, ε → 0, R → ∞ ta được
Z ∞ Z ∞
4π ln x ln x π2
π3 = − dx + 2π 3
hay dx = . 
0 x2 − 1 0 x2 − 1 4

Bài tập
Z 1
1 ) Hàm beta là hàm hai biến thực B(p, q) = tp−1 (1 − t)q−1 dt với
0
p > 0, q > 0. Bằng cách đổi biến bởi thay t = 1
x+1 hãy tính B(p, 1 − p) với
0 < p < 1.

2 ) Tính các tích phân


Z Z ∞

ln2 x ln x
(a) dx (b) √ dx
0 x2 + a2 0 x(x + 1)2
Z ∞ √3
x
(c) dx, a > b > 0
0 (x + a)(x + b)

3 ) Bài tập này trình bày một cách giải thích việc tính tích phân theo
tham số hóa trên các đường L và L− trong đẳng thức (5.2) trong Thí dụ
5.1. Đặt
1
f (z) = |z| > 0, 0 < Arg z < 2π
z a (1 + z)
1 π 3π
f1 (z) = a |z| > 0, − < Arg z <
z (1 + z) 2 2
1 π 5π
f2 (z) = a |z| > 0, < Arg z <
z (1 + z) 2 2

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

´
284 VIII Ưng dụng lý thuyết thặng dư

Xét hàm f1 trên miền D1 và f2 trên miền D2 trong đó D1 và D2 là hai


phần của hình vành khăn r < |z| < R được cắt bởi hai tia từ 0 với góc 0
và θ với π < θ < 3π
2 theo hình sau

y y
ΓR

Γr
D1 r L− R
• • •
−1 r L R x D2 x
γr
L1 L−
1

Reiθ γR
Hình VIII.16:

(a) Với ∂D1 và ∂D2 Zlần lượt là biên Zđịnh hướng dương của các miền D1
và D2 , hãy tính f1 (z)dz và f2 (z)dz.
∂D1 ∂D2
Z Z Z
(b) Chứng minh rằng f1 (z)dz = f2 (z)dz = f (z)dz và
L1 L1 L
Z Z
lim f1 (z)dz = lim f2 (z)dz
R→∞ ΓR R→∞ γR
Z Z
= lim f1 (z)dz = lim f2 (z)dz = 0.
r→0 Γr r→0 γr

(c) Với các kếtZ quả trên và phương pháp như ở Thí dụ 5.1 hãy tính lại

dx
tích phân a (1 + x)
.
0 x

§6 Nguyên lý argument và định lý Rouché


Nguyên lý argument
6.1 Định lý. Cho miền D và hàm f giải tích trên D̄ trừ đi một số hữu
hạn các cực điểm của f . Nếu hàm f không nhận giá trị 0 trên biên ∂D
thì hiệu số giữa số các không điểm và số các cực điểm của f bằng số vòng
quay của hàm f (z) quanh 0 theo chiều dương khi z biến thiên một vòng
trên ∂D.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 6 Nguyên lý argument và định lý Rouché 285

Chứng minh. Gọi Γ là đường cong định hướng dương của biên ∂D. Ký
hiệu ∆Γ Arg f (z) là góc quay của f (z) khi z quay một vòng theo chiều
dương trên Γ. Ta cần chứng minh

(6.2) ∆Γ Arg f (z) = 2π(N − P ),

trong đó N là số không-điểm trong D và P là số cực điểm trong D. Ta sẽ


chứng minh đẳng thức trên bằng cách tính tích phân của hàm f ′ (z)/f (z)
trên đường cong Γ theo hai cách. Thứ nhất, cho z = z(t) với a ≤ t ≤ b là
biểu diễn tham số của đường cong được định hướng Γ, suy ra
Z ′ Z b ′
f (z) f (z(t))z ′ (t)
(6.3) dz = dt.
Γ f (z) a f (z(t))

Theo giả thiết ta thấy ảnh C của Γ qua ánh xạ w = f (z) không đi qua gốc
tọa độ w = 0 trong mặt phẳng phức w, nên ảnh của bất kỳ điểm z = z(t)
trên Γ có thể biểu diễn ở dạng mũ là w = ρ(t)eiφ(t) . Nghĩa là đường cong
định hướng C có biểu diễn tham số f (z(t)) = ρ(t)eiφ(t) với a ≤ t ≤ b. Do
đó, ta có
d
f ′ (z(t))z ′ (t) = (f (z(t)))
dt
d
= [ρ(t)eiφ(t) ]
dt
= ρ′ (t)eiφ(t) + iρ(t)φ′ (t)eiφ(t) .

Do f là hàm giải tích và khác không trên Γ nên f ′ cũng là hàm giải tích
trên Γ và đường cong Γ được qui ước là đường cong trơn từng khúc nên
các hàm số ρ′ (t) và φ′ (t) liên tục từng khúc trên [a, b]. Từ các đẳng thức
trên ta tính được tích phân (6.3) như sau
Z Z b
f ′ (z) ρ′ (t)eiφ(t) + iρ(t)φ′ (t)eiφ(t)
dz = dt
Γ f (z) a ρ(t)eiφ(t)
Z b ′ Z b
ρ (t)
= dt + i φ′ (t)dt
a ρ(t) a
b b
= ln |ρ(t)| + iφ(t)
a a
= 0 + i(φ(b) − φ(a)) = i∆Γ Arg f (z)

Thứ hai, chúng ta dùng định lý thặng dư Cauchy để tính tích phân trên.
f ′ (z)
Ta thấy giải tích bên trong và trên Γ trừ các điểm mà chúng là
f (z)

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

´
286 VIII Ưng dụng lý thuyết thặng dư

không điểm hay cực điểm của hàm f (z). Nếu z0 là không điểm bậc m0 của
hàm f , thì ta có thể viết f (z) = (z − z0 )m0 g(z) trong đó g(z) giải tích và
khác không tại z0 . Do đó,

f ′ (z) = m0 (z − z0 )m0 −1 g(z) + (z − z0 )m0 g ′ (z),


nên
f ′ (z) m0 g ′ (z)
= + .
f (z) z − z0 g(z)

g ′ (z) f ′ (z)
Do giải tích tại z0 , nên có cực điểm đơn tại z0 , và thặng dư
g(z) f (z)
 f ′ (z) 
của nó tại z0 là Res , z0 = m0 . Mặt khác, nếu hàm f có z0 là cực
f (z)
φ(z)
điểm cấp mp , thì chúng ta có thể viết f (z) = với φ(z) là hàm
(z − z0 )mp
giải tích và khác không tại z0 . Ta có

φ′ (z)(z − z0 )mp − mp (z − z0 )mp −1 φ(z)


f ′ (z) = ,
(z − z0 )2mp
suy ra
f ′ (z) φ′ (z) mp
= − .
f (z) φ(z) z − z0

φ′ (z) f ′ (z)
Do giải tích tại z0 nên có cực điểm đơn tại z0 và thặng dư của
φ(z) f (z)
nó tại z0 là −mp . Từ kết quả xét các không điểm và cực điểm của hàm f
và theo định lý thặng dư Cauchy ta có
Z ′
f (z)
dz = 2πi(N − P ).
Γ f (z)
Z ′
f (z)
Vậy từ hai cách tính tích phân dz ta có ∆Γ Arg f (z) =
Γ f (z)
2π(N − P ). 
Z
1 f ′ (z)
6.4 Chú ý. Trong chứng minh trên giá trị dz còn được gọi
2πi Γ f (z)
là thặng dư logarithm của hàm f .
7
6.5 Thí dụ. Xét hàm f (z) = (2z−1)
z3 . Cho Γ là đường tròn tâm z = 0
có bán kính R = 2. Khi đó, ta có N = 7 và P = 3; do đó ∆Γ Arg f (z) =
2π(N − P ) = 8π. 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 6 Nguyên lý argument và định lý Rouché 287

6.6 Định lý. (Hurwitz) Nếu các hàm fn (z) giải tích và khác không trên
miền D và {fn (z)} hội tụ đều trên mọi tập compact trong D về hàm f thì
f (z) hoặc là đồng nhất 0 hoặc là không bằng 0 trên D.

Chứng minh. Giả sử f không đồng nhất 0 trên D. Do đó, theo định lý
sự duy nhất của hàm giải tích các không điểm của f (z) trong D nếu có là
các không điểm cô lập. Vậy với mọi z0 ∈ D tồn tại r > 0 sao cho f (z) 6= 0
với mọi 0 < |z − z0 | ≤ r < d(z0 , ∂D). Do đó, |f (z)| đạt giá trị nhỏ nhất
dương trên đường tròn |z − z0 | = r, ký hiệu đường tròn này được định
hướng dương là C. Nó kéo theo rằng dãy {1/fn(z)} hội tụ đều trên C về
hàm 1/f (z). Mặt khác, theo Định lý 6.4 trang 174 dãy {fn′ (z)} hội tụ đều
f′ ′
về f ′ (z) trên mọi tập compact trong D. Do đó, dãy { fnn } hội tụ đều về ff
trên C. Từ đó theo kết quả tương tự Định lý 2.13 trang 141 ta có
Z Z
fn′ (z) f ′ (z)
lim dz = dz.
n→∞ C fn (z) C f (z)

f ′ (z)
Theo giả thiết fnn (z) giải tích trên D nên các tích phân của vế trái bằng 0,
vì thế tích phân của vế phải bằng 0 (hoặc ta có thể lập luận: do hàm fn
không có không điểm và cũng không có cực điểm trong C). Theo nguyên lý
argument tích phân của vế phải bằng 2πi nhân với hiệu số không điểm và
số số cực điểm của hàm f (z). Nhưng hàm f (z) không có cực điểm trong C,
cho nên nó cũng không có không điểm trong C. Đặc biệt, ta có f (z0 ) 6= 0.
Do đó, f (z) 6= 0 với mọi z ∈ D. 

Định lý Rouché
6.7 Định lý. Cho hai hàm f và g giải tích trên miền đóng D̄ đơn liên
với biên là đường cong Γ. Nếu |f (z)| > |g(z)| với mọi z ∈ Γ, thì f (z) và
f (z) + g(z) có số các không điểm bằng nhau trong miền D (đếm số bội).

Chứng minh. Với mọi z ∈ Γ, ta có |f (z)| > |g(z)| ≥ 0, suy ra

|f (z) + g(z)| ≥ |f (z)| − |g(z)| > 0 với mọi z ∈ Γ.

Điều này chứng tỏ f (z) và f (z) + g(z) khác không trên Γ. Do đó, với mọi
z ∈ Γ, ta có thể viết
 g(z) 
f (z) + g(z) = f (z) 1 +
f (z)

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

´
288 VIII Ưng dụng lý thuyết thặng dư

 g(z) 
Arg(f (z) + g(z)) = Arg f (z) + Arg 1 + ,
f (z)
suy ra
 g(z) 
∆Γ Arg(f (z) + g(z)) = ∆Γ Arg f (z) + ∆Γ Arg 1 + .
f (z)

Theo giả thiết ta thấy f + g và f không có cực điểm trên trong D, nên
theo nguyên lý argument ta có

1 1
N (f + g) = ∆Γ Arg(f (z) + g(z)) và N (f ) = ∆Γ Arg f (z).
2π 2π

Do đó, ta có

1  g(z) 
N (f + g) = N (f ) + ∆Γ Arg 1 + .
2π f (z)
g(z)
Mặt khác, ta có < 1 với mọi z ∈ Γ. Điều này cho ta thấy, nếu z

f (z)
f (z)
chạy trên đường biên Γ thì ảnh của nó qua ánh xạ w = 1 + chạy trên
g(z)
đường cong nằm trong đường tròn tâm tại 1 bán kính 1, |w − 1| = 1, nghĩa
 g(z) 
là không bao quanh điểm w = 0. Do đó, ∆Γ Arg 1 + = 0. Vậy
f (z)
N (f + g) = N (f ). 

6.8 Thí dụ. Ta sẽ tìm số nghiệm của đa thức f (z) = z 5 + 5z 3 + 2z trong


hình tròn đơn vị {z : |z| < 1}.
Xét hàm h(z) = 5z 3 và g(z) = z 5 + 2z. Ta có h(z) + g(z) = f (z), và
với mọi z thỏa |z| = 1 ta có

|h(z)| = |5z 3 | = 5 > 3 = |z 5 | + |2z| ≥ |z 5 + 2z| = |g(z)|.

Do đó, theo định lý Rouché trong hình tròn mở đơn vị {z : |z| < 1} hàm
f (z) có số không điểm bằng số không điểm của hàm h(z) là 3. Nghĩa là
hàm f (z) có 3 nghiệm trong hình tròn đơn vị đó.

Bây giờ ta tìm số nghiệm của đa thức trong hình vành khăn {z : 1 ≤
|z| < 3}. Lúc này ta xét hàm h(z) = z 5 và g(z) = 5z 3 + 2z. Với mọi z thỏa
|z| = 3 ta có

|g(z)| = |5z 3 + 2z| ≤ 5|z|3 + 2|z| = 141 < 243 = |z|5 = |h(z)|.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 6 Nguyên lý argument và định lý Rouché 289

Do đó, theo định lý Rouché trong hình tròn {z : |z| < 3} hàm f (z) =
g(z) + h(z) có số không điểm bằng số không điểm của hàm h(z) là 5.
Nghĩa là hàm f (z) có 5 nghiệm trong hình tròn {z : |z| < 3}. Vậy trong
hình vành khăn {z : 1 ≤ |z| < 3} hàm f có 2 nghiệm. 

6.9 Thí dụ. Ta sẽ chứng minh lại định lý đại số cơ bản. Xét đa thức cấp n

P (z) = a0 + a1 z + · · · + an−1 z n−1 + an z n với an 6= 0

Đặt n a = an z và g(z) = a0 +
f (z) n
o a1 z + · · · + an−1 z
n−1
, và chọn R >
i
max n , 1 : i = 0, 1, . . . , n − 1 . Với |z| = R, ta có
an

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

´
290 VIII Ưng dụng lý thuyết thặng dư

g(z) a 1 a1 1 an−1 1
0
= + + · · · +
f (z) an z n an z n−1 an z
a 1 a 1 a
0 1 n−1 1
≤ n + n−1 + · · · +
an |z| an |z| an |z|
R 1 R 1 R1
< + + ···+
n Rn n Rn−1 nR
≤ 1.

Vậy |f (z)| > |g(z)| với mọi z thỏa |z| = R. Theo định lý Rouché đối với
hàm f (z) và g(z) và đường tròn |z| = R, ta có P (z) = f (z) + g(z) có cùng
số không điểm với f (z) (là n) trong đường tròn |z| = R. Do P (z) có không
quá n nghiệm, nên suy ra P (z) có đúng n nghiệm. 

6.10 Định lý. Giả sử z0 là một nghiệm cấp m của phương trình f (z) = a
trong đó f là một hàm giải tích và không là hằng trong một lân cận của
z0 . Khi ấy, với mọi ε-lân cận đủ bé của z0 và mọi b 6= a đủ gần a, phương
trình f (z) = b có đúng m nghiệm phân biệt trong ε-lân cận ấy.

Chứng minh. Do f giải tích và không là hàm hằng trong lân cận của z0
nên tồn tại ε-lân cận của z0 sao cho z0 là không điểm duy nhất (cấp m) của
f (z) − a trong lân cận ấy, |f (z) − a| 6= 0 với mọi |z − z0 | = ε và f ′ (z) 6= 0
với mọi 0 < |z − z0 | ≤ ε. Đặt m = min{|f (z) − a| : |z − z0 | = ε} > 0 (xem
Định lý 3.2 trang 234 và một số kết quả trong mục đó). Khi đó, với mọi b
thỏa 0 < |b − a| < m, ta có

|f (z) − a| > |b − a| với mọi z thỏa |z − z0 | = ε.

Theo Định lý Rouché đối với hai hàm f (z) − a và a − b và với đường tròn
|z − z0 | = ε, ta có hai hàm f (z) − b và f (z) − a có cùng số không điểm
(là m) bên trong đường tròn |z − z0 | = ε. Các không điểm của f (z) − b là
phân biệt vì nếu có một không điểm nào đó có cấp lớn hơn hoặc bằng 2
thì f ′ bằng không tại điểm đó mâu thuẫn với điều kiện cho ε-lân cận trên.
Vậy phương trình f (z) − b = 0 có m nghiệm phân biệt trong ε-lân cận của
z0 . 

6.11 Định lý. (Nguyên lý bảo toàn miền) Nếu hàm f giải tích và không
là hàm hằng trên miền D, thì D∗ = f (D) là một miền.

Chứng minh. Lấy hai điểm bất kỳ w1 và w2 trong D∗ . Khi đó, tồn tại
z1 , z2 ∈ D sao cho w1 = f (z1 ) và w2 = f (z2 ). Vì D là miền nên tồn tại

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 6 Nguyên lý argument và định lý Rouché 291

đường cong γ trong D nối z1 và z2 . Do f giải tích trên D nên f liên tục
trên D, suy ra f (γ) là đường cong trong D∗ nối w1 và w2 . Vậy D∗ là tập
liên thông.
Giả sử w0 là điểm tùy ý thuộc D∗ và z0 ∈ D sao cho f (z0 ) = w0 . Do f
là hàm giải tích và không là hàm hằng trên D và theo định lý duy nhất,
tồn tại δ > 0 sao cho B̄(z0 , δ) ⊂ D và f (z) 6= w0 với mọi z ∈ ∂B(z0 , δ).
Đặt α = min |f (z) − w0 | > 0. Khi đó, ta có B(w0 , α) ⊂ D∗ . Thật vậy,
|z−z0 |=δ
lấy w1 ∈ B(w0 , α) tùy ý. Xét hàm f (z) − w1 = (f (z) − w0 ) + (w0 − w1 ).
Bởi vì |f (z) − w0 | ≥ α với mọi z thỏa |z − z0 | = δ và |w0 − w1 | < α, ta có

|f (z) − w0 | > |w1 − w0 | với mọi z thỏa |z − z0 | = δ

Theo định lý Rouché đối với hai hàm f (z) − w0 và w0 − w1 và đường tròn
|z − z0 | = δ, ta có hai hàm f (z) − w1 và f (z) − w0 có số không điểm bằng
nhau trong đường tròn |z − z0 | = δ. Do z0 là một không điểm của hàm
f (z) − w0 , cho nên hàm f (z) − w1 phải có không điểm nằm trong đường
tròn |z − z0 | = δ. Gọi z1 là một không điểm của f (z)− w1 trong đường tròn
|z − z0 | = δ, suy ra z1 ∈ D và f (z1 ) = w1 ∈ D∗ . Do đó, B(w0 , α) ⊂ D∗ .
Vậy D∗ là tập mở, nên nó là một miền. 

6.12 Định lý. (Hurwitz) Giả sử dãy các hàm giải tích {fn } trên miền
D hội tụ đều trên mọi tập compact trong D tới hàm f và giả sử f không
là hàm hằng. Khi đó, với mọi a ∈ f (D) tồn tại N > 0 sao cho a ∈ fn (D)
với mọi n > N .

Chứng minh. Theo Định lý 6.4 trang 174 hàm f giải tích trên D. Lấy z0 ∈
D sao cho f (z0 ) = a. Cũng như trong chứng minh định lý nguyên lý bảo
toàn miền do f không là hàm hằng nên tồn tại δ > 0 sao cho B̄(z0 , δ) ⊂ D
và α = inf |f (z)−a| > 0. Vì {fn } hội tụ đều tới f trên ∂B(z0 , δ) tồn tại
|z−z0 |=δ
N > 0 sao cho với mọi n > N ta có
|fn (z) − f (z)| < α với mọi |z − z0 | = δ, cho nên |fn (z) − f (z)| < |f (z) − a|
với mọi |z − z0 | = δ. Vậy với mỗi n > N hai hàm giải tích f (z) − a
và fn (z) − f (z) thỏa mãn điều kiện định lý Rouché trên B̄(z0 , δ) nên
fn (z) − a = (fn (z) − f (z)) + (f (z) − a) có cùng số không điểm với hàm
f (z)−a trong B(z0 , δ). Do z0 là một không điểm của f (z)−a nên fn (z)−a
phải có một không điểm trong B(z0 , δ) nghĩa là tồn tại zn ∈ B(z0 , δ) ⊂ D
sao cho fn (zn ) − a = 0, suy ra a ∈ fn (D). Vậy a ∈ fn (D) với mọi n > N .


c Hồ Công Xuân Vũ Ý

´
292 VIII Ưng dụng lý thuyết thặng dư

Bài tập
1 ) Cho Γ là đường tròn đơn vị được định hướng dương, |z| = 1. Xác định
giá trị ∆Γ Arg f (z) với các hàm f sau
z3 + 2 (3z − i)5
(a) f (z) = z 2 (b) f (z) = (c) f (z) =
z 2z 3 − i

2 ) Xác định số nghiệm của các đa thức sau trong hình tròn đơn vị
{z : |z| < 1}

(a) z 6 − 5z 4 + z 3 − 2z (b) 2z 4 − 2z 3 + 2z 2 − 2z + 9

3 ) Xác định số nghiệm của các đa thức sau bên trong đường tròn |z| = 2
(a) z 4 + 3z 3 + 6, (b) z 4 − 2z 3 + 9z 2 + z − 1, (c) z 5 + 3z 3 + z 2 + 1.

4 ) Xác định số nghiệm của phương trình 2z 5 − 6z 2 + z + 1 = 0 trong hình


vành khăn {z : 1 ≤ |z| < 2}.

5 ) Chứng minh rằng nếu c là một số phức thỏa |c| > e thì phương trình
cz n = ez có n nghiệm (đếm cả số bội) bên trong đường tròn |z| = 1.

6 ) Chứng minh rằng nếu dãy hàm {fn } hội tụ đều trên mọi tập compact
trong D đến hàm f và các hàm fn không có không điểm trong D với mọi
n thì hàm f cũng không có không điểm trong D.

7 ) Nếu các hàm fn (z) giải tích và có tối đa m không điểm trên miền D
và {fn (z)} hội tụ đều trên mọi tập compact trong D về hàm f thì f (z)
hoặc là đồng nhất 0 hoặc có nhiều nhất m không điểm trên D.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

293

Chương IX

Ánh xạ bảo giác

§1 Ý nghĩa hình học của đạo hàm


Giả sử w = f (z) = u(x, y) + iv(x, y) giải tích tại z0 = x0 + iy0 ∈ D và
f ′ (z0 ) 6= 0. Suy ra định thức Jacobi của hai hàm u và v khác không tại
(x0 , y0 ), cụ thể như sau:

∂(u, v) u′x u′y
J(u, v)(x0 , y0 ) = =
∂(x, y) vx′ vy′ (x
0 ,y0 )

= [u′x (x0 , y0 )]2 + [vx′ (x0 , y0 )]2


= |f ′ (z0 )|2

Trong giải tích cổ điển, theo định lý hàm ngược (chẳng hạn xem [1, trang
102]) khi J(u, v)(x0 , y0 ) 6= 0 thì các hàm số u = u(x, y) và v = v(x, y) có
các hàm ngược trong lân cận của điểm (x0 , y0 ).
Nói một cách khác, nếu f ′ (z0 ) 6= 0 thì hàm w = f (z) sẽ đơn trị trong
một lân cận nào đó của z0 và hàm ngược z = f −1 (w) cũng khả vi trong
lân cận của điểm w0 = f (z0 ) và

1
(f −1 )′ (w0 ) = .
f ′ (z 0)

Giả sử đường cong γ có biểu diễn tham số γ(t) với t ∈ [a, b] và là đường
cong Jordan trơn đi qua điểm z0 = γ(t0 ) với t0 ∈ (a, b) và ta có γ ′ (t0 ) 6= 0.
Khi đó, ảnh của γ qua ánh xạ w = f (z) ở trên là đường cong Γ = f (γ) đi

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

294 IX Ánh xạ bảo giác

qua điểm w0 = f (z0 ). Phương trình biểu diễn tham số của Γ là


ω(t) = f (γ(t)) t ∈ [a, b]
và ta có
ω ′ (t0 ) = f ′ (γ(t0 ))γ ′ (t0 ) = f ′ (z0 )γ ′ (t0 ) 6= 0
Từ đẳng thức trên ta suy ra đường cong Γ có tiếp tuyến tại w0 và ta có
Arg f ′ (z0 ) = Arg ω ′ (t0 ) − Arg γ ′ (t0 ).
Như vậy, qua ánh xạ w = f (z) với f ′ (z0 ) 6= 0 tiếp tuyến của đường cong
γ tại z0 quay một góc bằng Arg f ′ (z0 ) và tịnh tiến từ điểm z0 đến điểm
f (z0 ) trở thành tiếp tuyến của đường cong ảnh Γ = f (γ).

γ1 Γ

γ
• •
z0 Γ1 f (z0 )

Hình IX.1:

Bây giờ giả sử γ1 là một đường cong Jordan trơn khác cũng qua điểm
z0 có biểu diễn tham số γ1 (t) với t ∈ [c, d] thỏa z0 = γ1 (τ0 ) và γ1′ (τ0 ) 6= 0
với τ0 ∈ (c, d). Gọi Γ1 = f (γ1 ). Tương tự như trên ta có
Arg f ′ (z0 ) = Arg ω1′ (τ0 ) − Arg γ1′ (τ0 )
Từ đó ta suy ra được
Arg ω ′ (t0 ) − Arg ω1′ (τ0 ) = Arg γ ′ (t0 ) − Arg γ1′ (τ0 )
hay
\
(Γ, \
Γ1 ) = (γ, γ1 )

trong đó (Γ, \ \
Γ1 ) và (γ, γ1 ) lần lượt là góc giữa Γ và Γ1 và góc giữa γ và γ1 .
Như vậy, ta đã chứng minh được kết quả: qua ánh xạ w = f (z) với
f ′ (z0 ) 6= 0 góc giữa hai đường cong tại điểm z0 được bảo toàn về độ lớn và
hướng. Hàm có tính chất như vậy được gọi là hàm bảo toàn góc tại z0 .
Mặt khác, cũng với đường cong γ và hàm f ở trên, ta có
|w(t) − w(t0 )| w′ (t0 )
lim = ′ = |f ′ (z0 )|.
t→0 |γ(t) − γ(t0 )| γ (t0 )

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Ánh xạ bảo giác 295

Kết quả này chỉ phụ thuộc vào f ′ (z0 ) mà không phụ thuộc vào đường cong
γ qua z0 . Như vậy, qua ánh xạ w = f (z) với f ′ (z0 ) 6= 0 hệ số co dãn (độ
dãn, trong trường hợp này là |f ′ (z0 )|) của ảnh của đường cong tại z0 không
phụ thuộc vào dạng và hướng của đường cong. Hàm có tính chất như vậy
được gọi là hàm có hệ số co dãn đều tại z0 .

Bài tập
1 ) Chứng minh rằng nếu hàm f (z) giải tích tại z0 và f ′ (z0 ) 6= 0 thì
trong lân cận của z0 hàm f có hàm ngược giải tích tại w0 = f (z0 ) và
(f −1 )′ (w0 ) = 1/f ′ (z0 ).

2 ) Cho ánh xạ thực hiện nhờ các hàm số w = z 2 và w = z 3 . Tìm góc


quay, hướng xuất phát từ điểm z0 và hệ số co dãn tại các điểm sau đây.
(a) z0 = 1 (b) z0 = − 41 (c) z0 = 1 + i (d) z0 = −3 + 4i.

3 ) Phần nào của mặt phẳng co lại, phần nào của mặt phẳng dãn ra, nếu
ánh xạ được thực hiện nhờ các hàm số
1
(a) w = z 2 (b) w = z 2 + 2z (c) w = (d) w = ez .
z

4 ) Cho hàm f (x + iy) = u(x, y) + iv(x, y) xác định trên miền D sao cho
các hàm u(x, y) và v(x, y) có các đạo hàm riêng liên tục trên D và thỏa
u′x (x, y) = −vy′ (x, y) và u′y (x, y) = vx′ (x, y) với mọi (x, y) ∈ D. Chứng
minh rằng hàm g(z) = f (z) bảo giác trên D′ = {z : z ∈ D} nếu u′ (x, y)2 +
v ′ (x, y)2 > 0 với mọi (x, y) ∈ D.

§2 Ánh xạ bảo giác


2.1 Định nghĩa. Ánh xạ w = f (z) biến miền D của mặt phẳng phức (z)
thành miền D∗ của mặt phẳng phức (w) được gọi là ánh xạ bảo giác
trong miền D nếu tại mọi điểm z ∈ D góc giữa các đường cong được bảo
toàn (cả về độ lớn và hướng) và độ dãn không đổi theo mọi hướng.

Từ ý nghĩa hình học của đạo hàm ta đã chứng minh được kết quả sau:

2.2 Định lý. Giả sử ánh xạ w = f (z) biến miền D thành miền D∗ . Nếu
f (z) là một hàm giải tích trên D và f ′ (z) 6= 0 với mọi z ∈ D thì f là ánh
xạ bảo giác trên D.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

296 IX Ánh xạ bảo giác

Định lý sau đây được xem là định lý đảo của định lý trên

2.3 Định lý. Giả sử ánh xạ w = f (z) biến miền D thành miền D∗ . Nếu
f (z) là ánh xạ bảo giác trên D thì f (z) là một hàm giải tích trên D và
f ′ (z) 6= 0 với mọi z ∈ D.

Chứng minh. Lấy z0 ∈ D tùy ý. Xét hai điểm

z1 = z0 + ∆z1 z2 = z0 + ∆z2

qua ánh xạ f chúng lần lượt biến thành các điểm

w1 = w0 + ∆w1 w2 = w0 + ∆w2

trong đó w0 = f (z0 ). Do f bảo giác trên D nên f bảo giác tại z0 , nghĩa là
với |∆z1 | và |∆z2 | đủ bé ta có

Arg ∆w2 − Arg ∆w1 ≈ Arg ∆z2 − Arg ∆z1



∆w ∆w
1 2
≈ ≈ k 6= 0
∆z1 ∆z2

với sai khác một đại lượng vô cùng bé bậc cao hơn so với min(|∆z1 |, |∆z2 |).
Ta đặt
∆w1 ∆w2
arg ≈ arg ≈ α.
∆z1 ∆z2

Từ các ước lượng trên ta suy ra được ước lượng


∆w1 ∆w2
≈ ≈ keiα
∆z1 ∆z2

với sai khác một đại lượng vô cùng bé bậc cao hơn so với min(|∆z1 |, |∆z2 |).
Vì z1 và z2 chọn tùy ý trong lân cận của z0 nên với mọi z trong lân
cận của z0 (nghĩa là z = z0 + ∆z) ta có
∆w
≈ keiα
∆z
với sai khác một đại lượng vô cùng bé bậc cao hơn so với |∆z|. Vậy
∆w
lim = keiα .
∆z→0 ∆z

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Ánh xạ bảo giác 297

Nghĩa là f khả vi tại z0 và f ′ (z0 ) = keiα 6= 0. Vì z0 lấy tùy ý nên f giải


tích trên D và f ′ (z) 6= 0 với mọi z ∈ D.
Chú ý rằng phép chứng minh trình bày ở trên mang tính trực quan
cao. Ta có thể lập luận theo tinh thần giải tích như sau

∆f (z0 ) ∆f (z0 ) i(Arg ∆f (z0 )−Arg ∆z)


= e
∆z ∆z

Theo giả thiết ta có


∆f (z )
0
do tính chất dãn đều

lim = r 6= 0
∆z→0 ∆z
lim (Arg f (z0 ) − Arg ∆z) = α do tính bảo toàn góc
∆z→0

∆f (z0 )
Do đó, lim = reiα 6= 0. Vậy tồn tại f ′ (z0 ) và f ′ (z0 ) 6= 0. 
∆z→0 ∆z

2.4 Thí dụ. Hàm mũ f (z) = ez bảo giác trên mỗi miền đơn diệp của nó.
1
Hàm f (z) = bảo giác trên C \ {0}. 
z

2.5 Thí dụ. Xét hàm cos z. Ta đã biết (cos z)′ = − sin z = 0 khi và chỉ
khi z = kπ với k nguyên. Vậy hàm cos z bảo giác tại mọi điểm trừ các
điểm kπ với k nguyên. 

2.6 Thí dụ. Hàm lũy thừa w = f (z) = z n , với n nguyên dương, là hàm
bảo giác trên C \ {0}. Tại z = 0 hàm không bảo giác khi n > 1. Thật vậy,
dễ thấy rằng ảnh của z1 và z2 thỏa

2kπ
|z1 | = |z2 | arg z1 = arg z2 + k∈Z
n

qua ánh xạ f (z) = z n trùng nhau. Hơn nữa, mọi góc có đỉnh tại z = 0 qua
ánh xạ lũy thừa f (z) = z n sẽ tăng lên n lần. 

2.7 Định nghĩa. Góc giữa hai đường cong γ1 và γ2 tại điểm z = ∞ là
1
góc giữa ảnh của hai đường cong đó qua ánh xạ w = f (z) = tại w = 0,
z
tức là góc giữa hai đường cong Γ1 = f (γ1 ) và Γ2 = f (γ2 ) tại w = 0.

2.8 Định lý. Hàm phân tuyến tính bảo giác trên C.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

298 IX Ánh xạ bảo giác

az + b
Chứng minh. Xét ánh xạ phân tuyến tính f (z) = với ad − bc 6= 0
cz + d
và c 6= 0. Ta biết rằng hàm f giải tích trên C \ {−d/c} nên nó bảo giác
trên C \ {−d/c}. Vậy ta chỉ còn chứng minh hàm f bảo giác tại z = − dc
và z = ∞.
Cho γ1 và γ2 là hai đường cong bất kỳ qua điểm z = − dc . Ta có f (− dc ) =
∞ và đặt Γ1 = f (γ1 ) và Γ2 = f (γ2 ). Ta cần chứng minh (γ\ 1 , γ2 ) d =
z=− c

(Γ\1 , Γ2 )w=∞ . Theo định nghĩa góc giữa hai đường cong tại điểm ∞, ta
có (Γ\ 1 , Γ2 )w=∞ là góc giữa hai đường cong Γ1 và Γ2 tại w = 0 trong đó
∗ ∗ ∗

1
Γ∗1 = g(Γ1 ), Γ∗2 = g(Γ2 ) và w∗ = g(w) = . Ta có
w
1 cz + d
w∗ = =
w az + b

đây là hàm phân tuyến tính. Do đó, ánh xạ w∗ đối với biến z bảo giác
tại z = − dc 6= − ab . Do Γ∗1 và Γ∗2 chính là ảnh của γ1 và γ2 qua ánh
cz + d
xạ w∗ = cho nên (γ\ \
1 , γ2 )z=− d = (Γ1 , Γ2 )w ∗ =0 . Do đó, ta được
∗ ∗
az + b c

az + b
(γ\ \
1 , γ2 )z=− d = (Γ1 , Γ2 )w=∞ , nghĩa là ánh xạ w = bảo giác tại
c cz + d
z = − dc .
Cho γ1 và γ2 là hai đường cong bất kỳ có điểm vô tận. Gọi Γ1 và Γ2 là
az + b
ảnh của γ1 và γ2 qua ánh xạ w = . Gọi Γ∗1 và Γ∗2 là ảnh của γ1 và
cz + d
1
γ2 qua ánh xạ z ∗ = . Theo định nghĩa góc giữa hai đường cong ở điểm
z
∞ ta có (γ\ \
1 , γ2 )z=∞ = (Γ1 , Γ2 )z ∗ =0 . Mặt khác, ta có
∗ ∗

az + b a + bz ∗
w= = .
cz + d c + dz ∗
a + bz ∗
Vậy Γ1 và Γ2 là ảnh của Γ∗1 và Γ∗2 qua ánh xạ w = . Theo chứng
c + dz ∗
a + bz ∗
minh hai phần trên ta có ánh xạ w = bảo giác tại z ∗ = 0 cho nên
c + dz ∗
(Γ\
∗ , Γ∗ )
1 2 z ∗ =0 = (Γ\
1 , Γ2 )w= a . Do đó, ta được
c

(γ\ \∗ ∗
1 , γ2 )z=∞ = (Γ1 , Γ2 )w= a
c

az + b
nghĩa là ánh xạ w = bảo giác tại z = ∞. 
cz + d

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Ánh xạ bảo giác 299

2.9 (Hàm Joukowski) Ta nhận thấy hàm Joukowski f (z) = 12 (z + z1 )


khả vi trên C \ {0} và đạo hàm của nó là f ′ (z) = 12 (1 − z12 ). Suy ra
f ′ (z) = 0 khi và chỉ khi z = ±1. Vậy ta có ngay kết quả: hàm f bảo
giác trên C \ {0, 1, −1}. Ta xét tính bảo giác của hàm f tại các điểm
z = 0, 1, −1, ∞.
Tại z = 0 ta có f (0) = ∞. Xét hàm g(z) = 1z . Khi đó, ta có hàm hợp

1 2z
(g ◦ f )(z) = 2 1 =
z+ z
z2 + 1

1 1 1  2(1 − z 2 )
(g ◦ f )′ (z) = g ′ (f (z))f ′ (z) = − 1 1 2 2 1 − = 2 .
4 (z + z )
z2 (z + 1)2

Vậy (g ◦ f )′ (0) = 2 6= 0. Do đó, hàm g ◦ f bảo giác tại z = 0. Vậy hàm f


bảo giác tại z = 0.
Tại z = ∞ và với hàm g(z) = 1z , ta xét hàm

11 
(f ◦ g)(z) = + z = f (z).
2 z
Theo kết quả chứng minh trên ta suy ra được hàm f ◦ g bảo giác tại z = 0.
Điều này lại suy ra hàm f bảo giác tại z = ∞ vì g(0) = ∞.
Ta biến đổi hàm f như sau

z−1 2
1 1  z2 + 1 (z + 1)2 + (z − 1)2 1+ z+1
f (z) = z+ = = =  .
2 z 2z (z + 1)2 − (z − 1)2 z−1 2
1− z+1

Vậy f là một ánh xạ hợp thành f = f3 ◦ f2 ◦ f1 với


z−1 1+z
f1 (z) = f2 (z) = z 2 f3 (z) = .
z+1 1−z

Ta nhận thấy các hàm f1 và f3 là hàm phân tuyến tính và hàm f2 là hàm
lũy thừa. Hàm f1 bảo giác tại z = ±1; hàm f2 không bảo giác tại f1 (1) = 0
và f1 (−1) = ∞; hàm f3 bảo giác tại f2 (0) = 0 và f2 (∞) = ∞. Do đó, hàm
f không bảo giác tại z = 1 và z = −1.

Bài tập
1 ) Chứng minh rằng hàm f (z) = z n , với n > 1 nguyên, không bảo giác
tại z = ∞.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

300 IX Ánh xạ bảo giác

2 ) Xét ánh xạ Joukowski w = 1


2 (z + z1 ). Hãy tìm ảnh của đường tròn
|z| = R.
z
3 ) Tìm ảnh của đường tròn |z| = 1 qua ánh xạ w = , đồng thời
(1 − z)2
tìm miền bảo giác của nó.

§3 Bổ đề Schwarz
3.1 Định lý. (Bổ đề Schwarz) Cho hàm f (z) giải tích trong hình tròn
đơn vị U = {z : |z| < 1} và liên tục trên Ū = {z : |z| ≤ 1}. Nếu hàm f
thỏa mãn f (0) = 0 và |f (z)| < 1 với mọi z ∈ U thì |f (z)| ≤ |z| với mọi
z ∈ Ū và |f ′ (0)| ≤ 1. Thêm vào đó, nếu |f ′ (0)| = 1 hay tồn tại z0 ∈ U sao
cho z0 6= 0 mà |f (z0 )| = |z0 | thì |f (z)| = |z| với mọi z ∈ U và f (z) = eiα z
với α ∈ R.

Chứng minh. Xét hàm



 f (z) khi z 6= 0
ϕ(z) = z
 ′
f (0) khi z = 0.

Rõ ràng hàm ϕ(z) liên tục trên Ū và giải tích trên U \ {0}. Theo công thức
tích phân Cauchy đối với hàm f (z) ta có
Z Z
1 f (ξ) 1 f (ξ)
f (z) = dξ và dξ = f (0) = 0
2πi C ξ − z 2πi C ξ

trong đó z ∈ U và C là đường tròn |z| = 1 định hướng dương. Do đó, với


z ∈ U ta suy ra
Z  Z
1 f (ξ) f (ξ)  z f (ξ)
f (z) = − dξ = dξ.
2πi C ξ − z ξ 2πi C ξ(ξ − z)

Vậy với z ∈ U \ {0} ta có


Z Z
f (z) 1 f (ξ) 1 ϕ(ξ)
ϕ(z) = = dξ = dξ.
z 2πi C ξ(ξ − z) 2πi C ξ−z

Hơn nữa, ta có
Z Z
1 ϕ(ξ) 1 f (ξ)
dξ = dξ = f ′ (0) = ϕ(0).
2πi C ξ 2πi C ξ2

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3. Bổ đề Schwarz 301

Do đó,
Z
1 ϕ(ξ)
ϕ(z) = dz với mọi z ∈ U .
2πi C ξ−z

Do ϕ(z) liên tục trên Ū nên theo định lý về tích phân loại Cauchy ta suy
ra được ϕ(z) giải tích trên U . Nếu ϕ(z) là hàm hằng trên U thì cũng suy
ra được nó là hàm hằng trên Ū (do tính liên tục); cho nên |ϕ(z)| cũng là
hằng trên Ū . Nếu ϕ(z) không là hàm hằng trên U thì từ nguyên lý cực đại
suy ra |ϕ(z)| đạt cực đại trên biên. Do đó, ta luôn có
f (z)

max |ϕ(z)| = max = max |f (z)|.
z∈Ū |z|=1 z |z|=1

Do |f (z)| < 1 với mọi z ∈ U và f (z) liên tục trên Ū nên |f (z)| ≤ 1 với
mọi z ∈ Ū . Vậy max |f (z)| ≤ 1, suy ra |ϕ(z)| ≤ 1 với mọi z ∈ Ū . Do đó,
|z|=1
từ định nghĩa hàm ϕ(z) và f (0) = 0 ta suy ra được |f (z)| ≤ |z| với mọi
z ∈ Ū và |f ′ (0)| = |ϕ(0)| ≤ 1.
Hơn nữa, giả sử thêm giả thiết |f ′ (0)| = 1 hay tồn tại z0 ∈ U mà z0 6= 0
sao cho |f (z0 )| = |z0 |. Điều đó có nghĩa là |ϕ(z)| đạt giá trị lớn nhất trên
Ū tại một điểm trong U . Theo nguyên lý modulus cực đại ta phải có ϕ là
hàm hằng trên Ū và |ϕ(z)| = 1. Từ đó theo định nghĩa của hàm ϕ ta suy
ra được f (z) = eiα z với α ∈ R là hằng số. 

3.2 Định nghĩa. Một hàm đơn diệp f từ D lên D∗ trong đó D và D∗ là


các miền tùy ý trong C được gọi là phép đẳng cấu (hay đẳng cấu chỉnh
hình) nếu các hàm f : D → D∗ và f −1 : D∗ → D là chỉnh hình (giải tích).
Trường hợp D∗ = D phép đẳng cấu được gọi là phép tự đẳng cấu.

3.3 Định lý. Mọi phép tự đẳng cấu của hình tròn đơn vị B(0, 1) là tự
đẳng cấu phân tuyến tính.

Chứng minh. Giả sử w = f (z) là một tự đẳng cấu của B(0, 1). Ta ký
hiệu w0 = f (0). Theo Thí dụ 4.10 trang 116 ánh xạ phân tuyến tính
w − w0
g(w) = là tự đẳng cấu của hình tròn B(0, 1) biến điểm w0 thành
w̄0 w − 1
điểm 0. Khi đó, ánh xạ hợp thành h = g ◦ f cũng là một tự đẳng cấu của
B(0, 1) với h(0) = 0. Vậy theo bổ đề Schwarz ta có

|h(z)| ≤ |z| với mọi z ∈ B(0, 1)

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

302 IX Ánh xạ bảo giác

Hơn nữa, ta cũng thấy ánh xạ ngược h−1 cũng thỏa các điều kiện của bổ
đề Schwarz, cho nên ta có |h−1 (w)| ≤ |w| với mọi w ∈ B(0, 1). Do nếu
z ∈ B(0, 1) và w = h(z) thì h−1 (w) = z, nên |z| ≤ |h(z)|. Kết hợp với kết
quả trên ta có |h(z)| = |z| với mọi z ∈ B(0, 1). Lại theo bổ đề Schwarz ta
có h(z) = eiα z với mọi z ∈ B(0, 1) trong đó α là một hằng số thực nào đó.
Do đó,

f (z) − w0 w0 − eiα z
= eiα z hay f (z) = .
w̄0 f (z) − 1 1 − w̄0 eiα z

Vậy f là một hàm phân tuyến tính. 

Bài tập
1 ) Tìm ánh xạ bảo giác w = f (z) biến miền D thành miền D∗

(a) D = {z : |z − 2| < 1}, D∗ = {w : |w − 2i| < 2}

(b) D = {z : |z| < 1, |z − i| < 1}, D∗ = {w : Im w > 0}

(c) D = {z : |z| < 1, |z − 21 | > 12 }, D∗ = {w : Im w > 0}

(d) D = {z : |z| < 1, Im z > 0}, D∗ = {w : Im w > 0} sao cho f (−1) = 0,


f (0) = 1, f (1) = ∞.

§4 Định lý ánh xạ Riemann


4.1 Định lý. Mọi song ánh chỉnh hình ϕ : D → D∗ là một đẳng cấu chỉnh
hình.

Chứng minh. Xét hàm ψ = ϕ−1 : D∗ → D. Lấy w0 ∈ D∗ tùy ý. Khi đó, ta


đặt z0 = ψ(w0 ), suy ra ϕ(z0 ) = w0 . Lấy ε > 0 bé tùy ý sao cho B(z0 , ε) ⊆
D. Vì ϕ chỉnh hình nên theo nguyên lý bảo toàn miền ϕ(B(z0 , ε)) là một
miền. Hơn nữa, do w0 = ϕ(z0 ) ∈ ϕ(B(z0 , ε)) cho nên tồn tại δ > 0 sao cho
B(w0 , δ) ⊆ ϕ(B(z0 , ε)). Suy ra ψ(B(w0 , δ)) ⊆ ψ(ϕ(B(z0 , ε))) = B(z0 , ε).
Vậy ψ liên tục tại w0 . Do w0 ∈ D∗ tùy ý nên ψ liên tục trên D∗ .
Theo giả thiết ta được ϕ′ chỉnh hình trên D. Do đó, theo Định lý 3.7
trang 236 tập E = {z ∈ D : ϕ′ (z) = 0} không có điểm tụ trong D. Bởi vì
nếu điều đó xảy ra ta sẽ có ϕ′ (z) = 0 với mọi z ∈ D sẽ dẫn đến điều mâu
thuẫn ϕ là hàm hằng trên D.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Định lý ánh xạ Riemann 303

Xét F = ϕ(E). Khi đó, do ϕ là song ánh nên F cũng không có điểm
tụ trong D∗ . Hơn nữa, ta có D∗ = ϕ(D) là một miền nên cũng có D∗ \ F
là một miền. Lấy w1 ∈ D∗ \ F tùy ý. Từ đẳng thức
ψ(w) − ψ(w0 ) z − z1
= với z = ψ(w), z1 = ψ(w1 )
w − w1 ϕ(z) − ϕ(z1 )
1
và sự liên tục của ψ, ta suy ra được ψ ′ (w1 ) = . Vậy ψ khả vi trên
ϕ′ (z1 )
miền D∗ \ F , cho nên nó cũng giải tích trên D∗ \ F .
Ngoài ra do F không có điểm tụ trong D∗ nên với mỗi a ∈ F tồn tại
η > 0 sao cho B(a, η) ∩ F \ {a} = ∅. Do ψ giải tích trong η-lân cận thủng
của a và liên tục tại a nên ψ giải tích tại a. Từ đó ta kết luận được ψ giải
tích trên D∗ . 

4.2 Nhận xét. Một trường hợp đặc biệt của định lý trên đối với ánh xạ
bảo giác: Nếu f là ánh xạ bảo giác trên miền D và là đơn ánh trên D thì
ánh xạ ngược của f trên f (D) cũng là ánh xạ bảo giác. Hơn nữa, ta cũng
có một phần của mệnh đề đảo này trong định lý sau.

4.3 Định lý. Giả sử f là một hàm giải tích trên tập mở D sao cho f
là đơn ánh trên D. Khi ấy, f là một ánh xạ bảo giác tại mỗi điểm của
D. Hơn nữa, hàm ngược của f cũng là ánh xạ bảo giác tại mỗi điểm của
D′ = f (D).

Chứng minh. Giả sử tồn tại z0 ∈ D sao cho f ′ (z0 ) = 0. Khi đó, phương
trình f (z) = f (z0 ) có nghiệm z0 với cấp lớn hơn hoặc bằng 2; do đó, theo
Định lý 6.10 trang 290 với w đủ gần f (z0 ) phương trình f (z) = w có
nhiều hơn một nghiệm trong lân cận của điểm z0 . Vậy hàm f không là
đơn ánh trong lân cận nào của điểm z0 , đây là điều vô lý. Do đó, ta phải
có f ′ (z) 6= 0 với mọi z ∈ D. Điều đó có nghĩa là f là ánh xạ bảo giác trên
D. Phần còn lại của định lý có được từ nhận xét trên. 

4.4 Định lý. (Định lý ánh xạ Riemann) Mọi miền đơn liên D khác
C tương đương chỉnh hình với hình tròn đơn vị U = {z : |z| < 1}.

Chứng minh. D 6= C nên chọn w0 ∈ / D. Gọi F là họ các hàm đơn diệp


chỉnh hình từ D vào U . Chúng ta phải chứng minh tồn tại ψ ∈ F ánh xạ
D lên U .
Đầu tiên chúng ta chứng minh F = 6 ∅. Ta nhận thấy hàm g(z) = z −w0
chỉnh hình và không nhận giá trị 0 trên D. Do D là miền đơn liên và theo

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

304 IX Ánh xạ bảo giác

Định lý 5.15 trang 167 cho nên tồn tại hàm hàm chỉnh hình ϕ trên D sao
cho ϕ2 (z) = z − w0 . Nếu ϕ(z1 ) = ϕ(z2 ) thì cũng có ϕ2 (z1 ) = ϕ2 (z2 ), suy
ra z1 = z2 . Vậy ϕ là đơn ánh. Lập luận tương tự chứng tỏ rằng không có
hai điểm z1 và z2 trong D sao cho ϕ(z1 ) = −ϕ(z2 ). Theo nguyên lý bảo
toàn miền ϕ(D) là một miền, cho nên ϕ(D) chứa một hình tròn B(a, r) với
0 < r < |a|. Do không có hai điểm z1 và z2 trong D sao cho ϕ(z1 ) = −ϕ(z2 )
nên có thể chọn r đủ nhỏ để B(−a, r) ∩ ϕ(D) = ∅. Do đó, |ϕ(z) + a| > r
r
với mọi z ∈ D. Khi đó, hàm f (z) = thuộc họ F .
ϕ(z) + a
Bước tiếp theo ta chứng tỏ rằng nếu ψ ∈ F mà ψ(Ω) không phủ U và
nếu z0 ∈ D thì tồn tại ψ1 ∈ F để

|ψ1′ (z0 )| > |ψ ′ (z0 )|.

Theo Thí dụ 4.10 trang 116 các hàm ϕα với α ∈ U xác định bởi
z−α
ϕα (z) = .
1 − ᾱz

là hàm song ánh biến U thành U , và ký hiệu hàm ngược của nó là


z+α
ϕ−1
α (z) = = ϕ−α .
−αz + 1

Giả sử ψ ∈ F và α ∈ U và α ∈ / ψ(D). Khi đó, ϕα ◦ ψ ∈ F và ϕα ◦ ψ không


có không điểm trong D. Do đó, theo Định lý 5.15 trang 167 tồn tại một
hàm chỉnh hình trên D sao cho g 2 = ϕα ◦ ψ. Như trong phần chứng minh
F= 6 ∅ ta thấy rằng g là đơn ánh. Do đó, g ∈ F ; và nếu ψ1 = ϕβ ◦ g ở đây
β = g(z0 ), nó kéo theo rằng ψ1 ∈ F . Với ký hiệu ánh xạ s(w) = w2 , chúng
ta có
ψ = ϕ−α ◦ ϕα ◦ ψ = ϕ−α ◦ s ◦ g = ϕ−α ◦ s ◦ ϕ−β ◦ ψ1 .

Do ψ1 (z0 ) = ϕβ ◦ g(z0 ) = ϕβ (β) = 0, đạo hàm hàm hợp cho ta

ψ ′ (z0 ) = F ′ (0)ψ1′ (z0 ) ở đây F = ϕ−α ◦ s ◦ ϕ−β .

Chúng ta thấy rằng F (U ) ⊆ U và F không là đơn ánh trên U (do ϕ−α và


ϕ−β là đơn ánh và s không là đơn ánh); hơn nữa F cũng liên tục trên U .
Theo công thức tích phân Cauchy ta có
1 Z F (ξ) 1 2πr 1
|F ′ (0)| = với 0 < r < 1.

2
dξ ≤ 2
=
2πi |ξ|=r ξ 2π r r

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Định lý ánh xạ Riemann 305

Cho r → 1 ta suy ra được |F ′ (0)| ≤ 1. Thật sự ta không thể có |F ′ (0)| = 1.


Thật vậy nếu |F ′ (0)| = 1 và F (0) = 0 thì theo bổ đề Schwarz ta phải có
F (z) = cz với |c| = 1 điều này mâu thuẫn với tính không 1-1 của F ; còn
nếu |F ′ (0)| = 1 và γ = F (0) 6= 0 thì hàm F1 = ϕγ ◦ F giải tích trên U liên
tục trên U thỏa F1 (U ) = ϕγ (F (U )) ⊆ ϕγ (U ) = U , F1 (0) = ϕγ (F (0)) =
ϕγ (γ) = 0 và
1
|F1′ (0)| = |ϕ′γ (F1 (0))| · |F1′ (0)| = |ϕ′γ (γ)| = > 1,
1 − |γ|2
điều này mâu thuẫn với kết luận của bổ đề Schwarz. Vậy ta có |F ′ (0)| < 1,
cho nên |ψ ′ (z0 )| < |ψ1′ (z0 )|.
Cố định z0 ∈ D và đặt
η = sup{|ψ ′ (z0 )| : ψ ∈ F }.
Lập luận trên suy ra mọi h ∈ F với |h′ (z0 )| = η sẽ ánh xạ D lên U . Thật
vậy, nếu h như thế nhưng không là toàn ánh thì tồn tại h1 ∈ F sao cho
η = |h′ (z0 )| < |h′1 (z0 |, mâu thuẫn với định nghĩa η. Hơn nữa, cũng từ điều
đó ta thấy rằng η > 0. Do đó, phép chứng minh hoàn thành khi ta chỉ ra
được h ∈ F sao cho |h′ (z0 )| = η.
Do F = 6 ∅ nên với mỗi n nguyên dương tồn tại ψn ∈ F sao cho
|ψn′ (z0 )| > η− n1 . Do đó, ta được dãy {ψn } ⊆ F có tính chất lim |ψn′ (z0 )| =
n→∞
η. Bởi vì |ψ(z)| < 1 với mọi z ∈ D đối với mỗi ψ ∈ F , nghĩa là họ hàm F
bị chặn đều trên D, và theo Định lý Montel 9.5 (trang 185) dãy {ψn } trong
F có dãy con {ψnk }k hội tụ đều trên các tập compact tới h. Theo Định lý
Weierstrass 6.4 trang 174 hàm h giải tích trên D và h′ = lim ψn′ k . Từ đó
k→∞
ta được |h′ (z0 )| = lim |ψn′ k (z0 )| = lim |ψn′ (z0 )| = η. Do đó, h không là
k→∞ n→∞
hàm hằng. Bởi vì ψn (D) ⊆ U với n ≥ 1 ta suy ra được h(D) ⊆ U . Theo
nguyên lý bảo toàn miền ta suy ra h(D) ⊆ U .
Vậy ta chỉ còn chứng minh h là đơn ánh. Cố định hai điểm khác nhau
z1 và z2 thuộc D, đặt α = h(z1 ) và αk = ψnk (z1 ) đối với k = 1, 2, . . ., và
giả sử ∆ là hình tròn đóng tâm z2 nằm trong D nhưng không chứa z1 sao
cho h − α không có không điểm trên ∂∆. Ta có tìm được ∆ như thế bởi
vì tập không điểm của hàm giải tích nhưng không hàm hằng h − α không
có điểm tụ trong D (Định lý 3.7 trang 236). Dãy hàm {ψnk − αk }k hội tụ
đều trên ∆ tới h − α. Ngoài ra các hàm ψnk − αk không có không điểm
trong ∆, bởi vì các hàm này là 1-1 và có chỉ một không điểm z1 . Theo
định lý Hurwitz (trang 287) h − α không có không điểm trong ∆, đặc biệt
h(z2 ) − α 6= 0 hay h(z2 ) 6= h(z1 ). 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

306 IX Ánh xạ bảo giác

4.5 Hệ quả. Hai miền đơn liên trong C thì đồng phôi với nhau.

Chứng minh. Nếu D là một miền đơn liên trong C thì hoặc D trùng với
C hoặc đồng phôi với B(0, 1) (theo định lý ánh xạ Riemann). Từ đó ta kết
luận được D đồng phôi với C (vì B(0, 1) đồng phôi với C). Vậy hai miền
đơn liên bất kỳ đồng phôi với nhau (do cùng đồng phôi với C). 

Bài tập
1 ) Chứng minh rằng C không thể tương đương chỉnh hình với hình tròn mở.

2 ) Chứng minh rằng nếu f là một ánh xạ bảo giác tại z0 thì tồn tại một
ε-lân cận U của z0 sao cho f có hàm ngược trên U và hàm ngược ấy cũng
là ánh xạ bảo giác trên f (U ).

§5 Bài toán biểu diễn bảo giác


Xét bài toán của ánh xạ bảo giác: cho trước một hàm f giải tích trong
một tập mở của C, hãy tìm một tập mở liên thông D (thành phần liên
thông) để cho f đơn ánh trên đó, và hãy xác định f (D); nghĩa là xác định
miền đơn diệp của f .
Nhận thấy rằng, theo kết quả trước đây bài toán này luôn luôn có lời
giải trong một lân cận điểm z0 ở đó hàm f là bảo giác. Tuy nhiên, nó
không có lời giải nào trong mọi lân cận của những điểm mà ở đó f không
bảo giác. Thật vậy, nếu f giải tích tại z0 nhưng không bảo giác tại z0 ,
nghĩa là f ′ (z0 ) = 0, khi đó phương trình f (z) = f (z0 ) có nghiệm z0 với
cấp lớn hơn hoặc bằng 2; do đó, theo Định lý 6.10 trang 290 hàm f không
là đơn ánh trong bất kỳ lân cận nào của điểm z0 . Theo Định lý 4.3 nếu
hàm giải tích f là đơn ánh trên tập mở thì f là ánh xạ bảo giác trên D.
Như vậy, ta có được một điều kiện cần để hàm giải tích f là đơn ánh trên
D. Tuy nhiên, đây không là điều kiện đủ; chẳng hạn như hàm f (z) = ez
mà ta đã biết nó không là đơn ánh trên C nhưng nó bảo giác trên C vì
f ′ (z) 6= 0 với mọi z ∈ C.
Ta cũng biết rằng, hàm f (z) = ez là hàm tuần hoàn với chu kỳ 2πi
(Định lý 3.4 trang 92) nên mọi dải dạng {z = x + iy : x, y ∈ R, α < y <
α+2π} với α ∈ R đều là miền đơn diệp của hàm f . Ta thường quan tâm tới
những dải có dạng Bk = {z = x + iy : x, y ∈ R, (2k − 1)π < y < (2k + 1)π}
hay Bk′ = {z = x + iy : x, y ∈ R, 2kπ < y < 2(k + 1)π} với k ∈ Z. Mỗi
dải như vậy cho chúng ta một nhánh hàm logarithm, ngược của f . Đặc

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 5 Bài toán biểu diễn bảo giác 307

biệt, với dải B0 ứng với hàm log z và với dải B0′ ứng với hàm ln z. Ta
cũng có, ảnh của Bk qua f là D = C \ (−∞, 0] và ảnh của Bk′ qua f là
D′ = C \ [0, ∞).
Tương tự, nếu p là một số nguyên lớn hơn hoặc bằng 2 thì hàm f (z) =
z p là bảo giác tại mọi điểm C \ {0} nhưng không đơn ánh trên đó. (Hàm
f không bảo giác tại 0; thật sự nó biến hai nửa đường thẳng tạo một góc
θ ở 0 thành hai nửa đường thẳng tạo thành góc pθ ở 0.) Từ kết quả căn
bậc p của một số phức thì miền đơn diệp của f là miền hình quạt vô tận
tâm 0 xác định bởi góc α < Arg z < α + 2π p . Chẳng hạn, ta quan tâm đến
những miền đơn diệp Sk xác định bởi góc (2k−1)π p < Arg z < (2k+1)π
p với
k = 0, 1, . . . , p−1. Ta cũng thấy rằng ảnh của Sk qua f là D = C\(−∞, 0].
Hàm f (z) = z p là ánh xạ bảo giác từ Sk lên D và có hàm ngược f −1 (z) =
√ √
p
z là một nhánh của hàm đa trị w = p z.
Bây giờ ta hãy nhắc lại bài toán ngược của phép biểu diễn bảo giác:
cho trước hai miền D và D′ , hãy tìm xem khi nào tồn tại một phép biểu
diễn bảo giác từ D lên D′ và xác định cụ thể những phép biểu diễn bảo
giác đó. Thật sự, chúng ta đã xét một số ví dụ cụ thể cho lời giải bài toán
này có thể chưa dùng thuật ngữ ánh xạ bảo giác. Ta biết rằng nếu f là
ánh xạ bảo giác và là đơn ánh từ D lên D′ thì tất nhiên f là một phép
đồng phôi. Do đó, ta có ngay một điều kiện cần để bài toán có lời giải là
D và D′ đồng phôi. Tuy nhiên, đây không là điều kiện đủ như ví dụ C và
B(0, 1) đồng phôi nhưng không tồn tại ánh xạ bảo giác từ C lên B(0, 1)
(theo định lý Liouville hàm giải tích và bị chặn trên C phải là hàm hằng).
Định lý ánh xạ Riemann cho chúng ta lời giải đối với trường hợp D và D′
là những miền đơn liên khác C.

Bài tập
1 ) Tìm miền đơn diệp của hàm Joukowski f (z) = 21 (z + 1z ) và mô ta phép
biểu diễn bảo giác của nó.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

308

Chương X

Tích vô hạn

§1 Tích số vô hạn

1.1 Định nghĩa. Cho dãy số phức {pn }. Một tích vô hạn các số phức
của dãy {pn }


Y
(1.2) p1 p2 · · · pn · · · = pn
n=1

được xác định bởi giới hạn của dãy các tích riêng xác định bởi Pn =
p1 · · · pn . Tích vô hạn trên được gọi là hội tụ đến giá trị P = lim Pn
n→∞
nếu giới hạn này tồn tại và khác không.

Có những lý do để chúng ta loại trừ trường hợp lim Pn = 0. Nếu ta


n→∞
chấp nhận giá trị P = 0 thì bất cứ tích vô hạn nào với một nhân tử bằng
0 (trong dãy ban đầu có một phần tử bằng 0) sẽ hội tụ, và sự hội tụ đó
không phụ thuộc vào toàn bộ các nhân tử của tích. Một lý do cho điều
kiện P 6= 0 xuất phát từ việc chúng ta muốn biểu diễn một hàm qua tích
vô hạn và điều này phải có thể thực hiện được đối với cả hàm có các không
điểm. Cũng vì lý do đó chúng ta đi đến quy ước chung là tích vô hạn (1.2)
được gọi là hội tụ nếu và chỉ nếu chỉ có hữu hạn các nhân tử bằng không
và nếu các tích riêng được thành lập từ các nhân tử khác không dần về
một giới hạn hữu hạn khác không.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Tích số vô hạn 309

1.3 Thí dụ. Xét tích vô hạn


∞ 
Y 1
1− 2 .
n=2
n

Ta đặt
n 
Y 1  1·3 2·4 3·5 (n − 1)(n + 1) n+1
Pn = 1− = 2 · 2 · 2 ··· = .
k2 2 3 4 n2 2n
k=2
Do đó
∞ 
Y 1  n+1 1
1− 2
= lim = .
n=2
n n→∞ 2n 2


Y n−1
Xét tích vô hạn (1 + z 2 ) = (1 + z)(1 + z 2 )(1 + z 4 )(1 + z 8 ) · · · với
n=1
|z| < 1. Ta có
n n−1 n
Y
2k−1 (1 − z)(1 + z)(1 + z 2 ) · · · (1 + z 2 ) 1 − z2
Pn = (1 + z )= = .
1−z 1−z
k=1

Vì vậy ta tính được


∞ n
Y
2n−1 1 − z2 1
(1 + z ) = lim = . 
n→∞ 1 − z 1−z
n=1

Trong tích vô hạn hội tụ, nhân tử tổng quát pn dần về 1. Thật vậy,
sau khi loại bỏ các nhân tử bằng không, ta có

Pn
lim pn = lim = 1.
n→∞ n→∞ Pn−1

Với kết quả này, người ta thường viết tích vô hạn ở dạng

Y
(1.4) (1 + an ).
n=1

Khi đó, lim an = 0 là điều kiện cần để tích vô hạn này hội tụ.
n→∞
Nếu không có nhân tử nào bằng không, một điều tự nhiên là so sánh
tích vô hạn (1.4) với chuỗi vô hạn

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

310 X Tích vô hạn


X
(1.5) log(1 + an )
n=1

trong đó log(z) = ln |z| + iϕ với −π < ϕ ≤ π và ϕ = arg(z) nghĩa là ϕ là


argument chính của z. Ta có kết quả sau.


Y
1.6 Định lý. Tích vô hạn (1 + an ) với 1 + an 6= 0 với mọi n hội tụ
n=1

X
đồng thời với chuỗi vô hạn log(1 + an ).
n=1

Chứng minh. Trong số phức ta cũng có đẳng thức

elog(z) = z.

Do đó, với Sn là tổng riêng thứ n của chuỗi (1.5) và Pn là tích riêng của
tích vô hạn (1.4) ta có
eSn = Pn .

Vậy nếu chuỗi (1.5) hội tụ và có tổng là S, thì

lim Pn = lim eSn = eS 6= 0.


n→∞ n→∞

Nghĩa là tích vô hạn (1.4) hội tụ về eS .


Ngược lại, giả sử lim Pn = P 6= 0. Chúng ta lấy giá trị logarithm của
n→∞
P là giá trị chính

log(P ) = ln |P | + iarg(P ).

Với mỗi n ta lấy giá trị logarithm của Pn như sau

log(Pn ) = ln |Pn | + iArg(Pn ) với arg(P ) − π < Arg(Pn ) ≤ arg(P ) + π.

Theo tính chất của logarithm ta suy ra được

Sn = log(Pn ) + hn · 2πi, trong đó hn là số nguyên hoàn toàn xác định.

Với hai giá trị liên tiếp ở trên chúng ta thu được

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 1 Tích số vô hạn 311

(hn+1 − hn )2πi = log(Pn ) − log(Pn+1 ) + log(1 + an+1 ).


Suy ra
(hn+1 − hn )2π = Arg(Pn ) − Arg(Pn+1 ) + arg(1 + an+1 )

Do lim an = 0 và lim Pn = P cùng với điều kiện arg(P )−π < Arg(Pn ) ≤
n→∞ n→∞
arg(P ) + π nên với mọi n > N nào đó ta suy ra được

2π 2π
|arg(1 + an )| < , |Arg(Pn ) − arg(P )| < .
3 3

Vậy với mọi n > N ta suy ra được

1
|hn+1 − hn | ≤ |Arg(Pn ) − arg(P )|
2π 
+ |Arg(Pn+1 ) − arg(P )| + | arg(1 + an )|
1  2π 2π 2π 
< + +
2π 3 3 3
= 1.

Điều đó có nghĩa là hn+1 = hn với mọi n > N , suy ra khi n > N các hn
cùng bằng một số nguyên h cụ thể nào đó và Sn = log(Pn ) + h · 2πi (khi
n > N ). Do đó,

lim Sn = lim [log(Pn ) + h · 2πi] = log(P ) + h · 2πi.


n→∞ n→∞

Vậy chuỗi (1.5) hội tụ. 

1.7 Định nghĩa. Tích vô hạn (1.4) được gọi là hội tụ tuyệt đối nếu
chuỗi tương ứng (1.5) hội tụ tuyệt đối.


Y
1.8 Định lý. Điều kiện cần và đủ để tích vô hạn (1 + an ) hội tụ tuyệt
n=1

X
đối là chuỗi an hội tụ tuyệt đối.
n=1

Chứng minh. Với giá trị chính của logarithm ta có

log(1 + z)
lim = 1.
z→0 z

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

312 X Tích vô hạn


Y ∞
X
Khi (1 + an ) hội tụ tuyệt đối hay an hội tụ tuyệt đối, ta đều suy
n=1 n=1
ra được lim an = 0. Khi đó, với ε > 0 nhỏ hơn 1 tồn tại N > 0 sao cho
n→∞
với mọi n > N ta có
log(1 + a )
n
− 1 < ε,
an
suy ra
|| log(1 + an )| − |an || < | log(1 + an ) − an | < ε|an |
hay
(1 − ε)|an | < | log(1 + an )| < (1 + ε)|an |.

X
Từ bất đẳng thức kép trên ta suy ra chuỗi an hội tụ tuyệt đối khi và
n=1

X
chỉ khi chuỗi log(1 + an ) hội tụ tuyệt đối. Từ đó ta có được kết luận
n=1
của định lý. 

Y
1.9 Hệ quả. Giả sử 0 ≤ un < 1. Khi đó, tích (1 − un ) hội tụ nếu và
n=1

X
chỉ nếu un < ∞.
n=1

Y
Chứng minh. Theo định lý trên tích (1 − un ) hội tụ khi và chỉ khi
n=1

X ∞
X
chuỗi số (−un ) hội tụ tuyệt đối nghĩa là chuỗi un hội tụ. 
n=1 n=1

§2 Tích vô hạn hàm phức


Bây giờ ta muốn định nghĩa tích vô hạn của một dãy hàm. Cũng tương
tự như quy ước khi ta định nghĩa tích vô hạn, ta định nghĩa tích vô hạn
của dãy hàm {an (z)} trên tập D khi với mỗi z ∈ D chỉ có hữu hạn các số
an (z) bằng không. Khi đó, ta có tích của dãy hàm {an (z)} là

Y
(2.1) an (z).
n=1

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Tích vô hạn hàm phức 313


Y
Từ Định lý 1.6 để tìm miền hội tụ của tích vô hạn an (z) ta chỉ việc
n=1

X
tìm miền hội tụ của chuỗi hàm log(an (z)). Khái niệm hội tụ tuyệt đối
n=1

Y
của tích vô hạn các hàm an (z) được định nghĩa thông qua chuỗi hàm
n=1

X
log(an (z)), ta có định nghĩa sau.
n=1


Y
2.2 Định nghĩa. Tích vô hạn các hàm an (z) được gọi là hội tụ tuyệt
n=1

X
đối trên tập D nếu chuỗi hàm log(an (z)) hội tụ tuyệt đối trên D.
n=1

2.3 Nhận xét. Từ Định lý 1.6 ta suy ra được nếu hàm xác định bởi chuỗi
X∞ ∞
Y
log(an (z)) giải tích trên D thì hàm xác định bởi tích vô hạn an (z)
n=1 n=1
cũng giải tích trên D.


Y
2.4 Định nghĩa. Tích vô hạn các hàm un (z) được gọi là hội tụ đều
n=1
n
Y
trên D nếu dãy các tích riêng pn (z) = uk (z) hội tụ đều trên D.
k=1


Y
2.5 Định lý. Tích vô hạn các hàm un (z) hội tụ đều trên D khi và chỉ
n=1

X
khi tổng log(un (z)).
n=1

n
Y n
X
Chứng minh. Đặt pn (z) = uk (z) và sn (z) = log(un (z)). Cũng như
k=1 k=1
trong chứng minh định lý 1.6 ta có đẳng thức sau

esn (z) = pn (z).

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

314 X Tích vô hạn

Điều này cùng với sự liên tục của hàm mũ ta suy ra được sự hội tụ đều

X ∞
Y
của tổng log(un (z)) kéo theo sự hội tụ đều của tích un (z). Tương
n=1 n=1
tự như chứng minh định lý 1.6 ta có thể thu được

sn (z) = log(pn (z)) + h · 2πi với mọi z ∈ D khi n đủ lớn

trong đó h là một số nguyên xác định. Vì vậy từ sự liên tục của hàm

Y
logarithm ta suy ra được nếu tích un (z) hội tụ đều trên D thì tổng
n=1

X
log(un (z)) hội tụ đều trên D. 
n=1

∞ 
Y z  −z
2.6 Thí dụ. Xét tích vô hạn 1+e n trên tập compact D bất
n=1
n
z
kỳ. Khi đó, tồn tại R > 0 sao cho |z| < R với mọi z ∈ D. Do lim =0
n→∞ n
nên với n đủ lớn ta có
 z  −z  z z
log 1 + e n = log 1 + − .
n n n
Từ khai triển Maclaurin của hàm log(1 + z/n) khi n > R ta có

 z z X zk
log 1 + − = .
n n knk
k=2

Mặt khác, với mọi z ∈ D, ta có


∞ ∞
X
z k X Rk 1 R2
k < k
= R
.
kn 2n 2(1 − n)
n2
k=2 k=2

∞ ∞
X 1 R2 X  z  −z
Do chuỗi R n2
hội tụ nên chuỗi hàm log 1 + e n hội
n=1
2(1 −
n) n=1
n
∞ 
Y z  −z
tụ đều và tuyệt đối trên D. Vậy tích vô hạn 1+ e n hội tụ đều
n=1
n
và tuyệt đối trên bất kỳ tập compact nào trong C.
Mặt khác, với mọi |z| < R và n đủ lớn ta có


 z  z ′ n1 1 |z| 2R
log 1 + − = z − = 2 ≤ 2.
n n 1+ n n n |1 + nz | n

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Tích vô hạn hàm phức 315

∞  
X z  z ′
Suy ra chuỗi log 1 + − hội tụ đều trên {z : |z| < R}. Vậy
n=1
n n
∞ 
X z  −z
hàm xác định bởi chuỗi log 1 + e n giải tích trên {z : |z| < R}.
n=1
n
∞ 
Y z  −z
Do R tùy ý nên suy ra hàm xác định bởi tích 1+ e n giải tích
n=1
n
trên C; hơn nữa hàm này chỉ có các không điểm là các số nguyên âm. 

∞ 
Y z 
2.7 Thí dụ. Cho dãy số phức {an }. Xét tích vô hạn các hàm 1− .
n=1
an
Theo Định lý 1.8 tích vô hạn đã cho hội tụ tuyệt đối khi và chỉ khi chuỗi

X 1
số hội tụ. Trong trường hợp này tích vô hạn đã cho hội tụ đều
n=1
|a n|

trên bất kỳ tập compact nào. Hơn nữa, với |z| < R và n đủ lớn ta có
  z ′ 1 2

log 1 − = z < .
an |an (1 − an )| |an |

∞  
X z ′
Suy ra chuỗi log 1 − hội tụ đều trên {z : |z| < R}. Vậy hàm
n=1
an
∞ 
X z 
xác định bởi chuỗi log 1 − giải tích trên {z : |z| < R}. Do R tùy
n=1
an
∞ 
Y z 
ý nên suy ra hàm xác định bởi tích 1− giải tích trên C; hơn nữa
n=1
an
hàm này chỉ có các không điểm tại an với n = 1, 2, . . .. 

Ta có kết quả gần như liên hệ với Định lý 1.8 đối với sự hội tụ đều của
tích vô hạn các hàm, nhưng trước hết ta cần chứng minh bổ đề sau.

2.8 Bổ đề. Nếu u1 , . . . , uN là các số phức và nếu

N
Y N
Y
pN = (1 + un ), p∗N = (1 + |un |)
n=1 n=1
thì
p∗N ≤ e|u1 |+···+|uN | |pN − 1| ≤ p∗N − 1.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

316 X Tích vô hạn

Chứng minh. Trong giải tích thực ta chứng minh được bất đẳng thức
1 + x ≤ ex với mọi x ≥ 0. Do đó, ta có
N
Y N
Y
p∗N = (1 + |un |) ≤ e|un | = e|u1 |+···+|uN | .
n=1 n=1

Với N = 1, ta có |P1 − 1| = |u1 | = p∗N − 1. Vậy bất đẳng thức thứ hai
cần chứng minh đúng với N = 1. Giả sử nó đúng với N − 1. Khi đó, ta
suy ra được

|pN − 1| = |pN −1 (1 + uN ) − 1| = |(pN −1 − 1)(1 + uN ) + uN |


≤ |pN −1 − 1|(1 + |uN |) + |uN |
≤ (p∗N −1 − 1)(1 + |uN |) + |uN | = p∗N − 1.

Ta suy ra được điều phải chứng minh. 

2.9 Định lý. Giả sử {un (z)} là dãy các hàm bị chặn trên tập D sao cho

X
chuỗi |un (z)| hội tụ đều trên D. Khi đó, tích
n=1


Y
f (z) = (1 + un (z))
n=1

hội tụ đều trên D và f (z0 ) = 0 với z0 nào đó thuộc D nếu và chỉ nếu tồn
tại n để un (z0 ) = −1. Ngoài ra, nếu {n1 , n2 , n3 , . . .} là một hoán vị bất kỳ
của {1, 2, 3, . . .} thì

Y
f (z) = (1 + unk (z)).
k=1


X
Chứng minh. Từ giả thiết suy ra rằng |un (z)| bị chặn trên D. Thật
n=1

X ∞
X
vậy, do chuỗi |un (z)| hội tụ đều trên D nên tồn tại N0 sao cho |un (z)| <
n=1 n=N0 +1
1 với mọi z ∈ D, và do dãy {un (z)} bị chặn trên D nên tồn tại M0 sao
cho |un (z)| < M0 với mọi z ∈ D với mọi 1 ≤ n ≤ N0 ; do đó, ta có

X N0
X ∞
X
|un (z)| = |un (z)| + |un (z)| < N0 M0 + 1 với mọi z ∈ D.
n=1 n=1 n=N0 +1

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 2 Tích vô hạn hàm phức 317

N
Y
Đặt pN (z) = (1 + un (z)) và C = eN0 M0 +1 . Khi đó, theo Bổ đề 2.8 ta
n=1

N
Y N
Y
|pN (z)| = |1 + un (z)| ≤ (1 + |un (z)|)
n=1 n=1
PN
|un (z)|
≤e n=1

< eN0 M0 +1 = C

với mọi z ∈ D.
Cho 0 < ε < 1
2 tùy ý. Lấy N1 sao cho

X
(2.10) |un (z)| < ε với mọi z ∈ D.
n=N1

Giả sử {n1 , n2 , n3 , . . .} là một hoán vị bất kỳ của {1, 2, 3, . . .}. Nếu N > N1
và nếu M > N và đủ lớn sao cho

{1, 2, . . . , N } ⊂ {n1 , n2 , . . . , nM }
M
Y
và nếu qM (z) = (1 + unk (z)), thì
k=1
 Y 
qM (z) − pN (z) = pN (z) (1 + unk (z)) − 1 .
1≤k≤M
nk >N

Do đó, từ (2.10) và Bổ đề 2.8 ta suy ra được


 Y 
|qM (z) − pN (z)| ≤ |pN (z)| |1 + unk (z)| − 1
1≤k≤M
nk >N
 Y 
≤ |pN (z)| |1 + un (z)| − 1
n>N
P
|un (z)|
≤ |pN (z)|(e n>N − 1)
ε
≤ |pN (z)|(e − 1)
≤ 2ε|pN (z)|
< 2εC

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

318 X Tích vô hạn

với mọi z ∈ D và N > N1 . Đặc biệt, khi nk = k với mọi k = 1, 2, . . . thì


qM (z) = pM (z). Khi đó, ta viết lại

|pM (z) − pN (z)| < 2εC với mọi M > N > N1 , z ∈ D.

Vậy dãy hàm {pN (z)} hội tụ đều trên D về hàm giới hạn f . Mặt khác, từ
bất đẳng thức ở trên ta suy ra được bất đẳng thức

|pM (z) − pN (z)| ≤ 2ε|pN (z)| với mọi z ∈ D và M > N > N1 .



Do |a| − |b| ≤ |a − b| nên với mọi z ∈ D và M > N > N1 ta suy ra được

(1 − 2ε)|pN (z)| ≤ |pM (z)| ≤ (1 + 2ε)|pN (z)|.


Do đó, cho M → ∞ ta được
(1 − 2ε)|pN (z)| ≤ |f (z)| ≤ (1 + 2ε)|pN (z)| với mọi z ∈ D.

Nếu tồn tại z0 ∈ D và n sao cho un (z0 ) = −1, thì pN (z) = 0 khi N > n,
suy ra f (z0 ) = 0. Ngược lại, nếu f (z0 ) = 0 thì ta phải có pN (z0 ) = 0 suy
ra tồn tại n sao cho un (z0 ) = 0.
Trở lại trường hợp tổng quát, ta có

|qM (z) − f (z)| ≤ |qM (z) − pN (z)| + |pN (z) − f (z)|


< 2εC + |pN (z) − f (z)|

với mọi z ∈ D, M > N > N1 . Từ đó suy ra dãy {qM (z)} hội tụ về hàm
f (z) là hàm giới hạn của {pN }. 

Y
2.11 Định lý. Giả sử 0 ≤ un < 1. Khi đó, (1 − un ) > 0 nếu và chỉ
n=1

X
nếu un < ∞.
n=1

n
Y
Chứng minh. Đặt pn = (1 − uk ). Ta nhận thấy pn > 0 và pn+1 =
k=1
pn (1 − un+1 ) ≤ pn . Vậy dãy {pn } là dãy giảm và bị chặn dưới bởi 0 cho
X∞
nên tồn tại lim pn = p ≥ 0. Theo Định lý 2.9 nếu un < ∞ và un 6= 1
n→∞
n=1

Y
với mọi n nên suy ra (1 − un ) = p > 0.
n=1

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Dạng chính tắc Weierstrass 319


X
Ngược lại, nếu un = ∞ và do 1 − x < e−x khi x ≥ 0, ta có
n=1
n
Y Pn
p ≤ pn = (1 − uk ) ≤ e− k=1 uk
với mọi n.
k=1

Cho n → ∞ ta suy ra được p = 0. 

2.12 Định lý. Giả sử các hàm fn , n = 1, 2, . . ., giải tích trên miền Ω,
X∞
không hàm nào đồng nhất bằng không trên Ω, và chuỗi |1 − fn (z)| hội
n=1
Y∞
tụ đều trên mọi tập compact trong Ω. Khi đó, tích f (z) = fn (z) hội tụ
n=1
đều trên các tập compact, và hàm f giải tích trên Ω. Ngoài ra

X
(2.13) m(f ; z) = m(fn ; z) z∈Ω
n=1

ở đây m(f ; z) ký hiệu số bội của không điểm z của f (nếu f (z) 6= 0 ta xem
m(f ; z) = 0).

Chứng minh. Đặt un (z) = fn (z) − 1. Suy ra các hàm un (z) giải tích trên
Ω nên chúng bị chặn trên các tập compact trong Ω. Theo Định lý 2.9 đối

Y
với dãy hàm {un (z)} ta suy ra được tích fn (z) hội tụ đều về hàm f
n=1
trên các tập compact trong Ω. Do đó, f giải tích trên Ω.
Lấy z0 ∈ Ω. Nếu f (z0 ) 6= 0 thì theo Định lý 2.9 ta được fn (z0 ) 6= 0 với
mọi n. Do đó, ta có được đẳng thức (2.13). Nếu f (z0 ) = 0, thì tồn tại một
lân cận V trong Ω của z0 sao cho f (z) 6= 0 với mọi z 6= z0 . Do đó, các fn
chỉ đạt giá trị không trong V tại z0 ; hơn nữa chỉ có hữu hạn các hàm fn
X∞
như thế bởi vì chuỗi số |1 + fn (z0 )| hội tụ. Nghĩa là tồn tại N > 0 sao
n=1
cho fn (z) 6= 0 với mọi n > N mọi z ∈ V . Do đó,

X N
X
m(fn ; z0 ) = m(fn ; z0 ).
n=1 n=1

Hơn nữa, theo Định lý 2.9 ta suy ra được đẳng thức (2.13) tại z0 . Ta cũng
nhận thấy chỉ có hữu hạn các số hạng của chuỗi trong (2.13) là dương với
mọi z ∈ Ω. 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

320 X Tích vô hạn

§3 Dạng chính tắc Weierstrass


Nếu g(z) là một hàm giải tích thì f (z) = eg(z) cũng là hàm giải tích và
nó khác không với mọi z. Ngược lại, giả sử f (z) là một hàm giải tích khác
không. Khi đó, hàm f ′ (z)/f (z) giải tích, suy ra nó có nguyên hàm là hàm
g(z) nào đó. Mặt khác, đạo hàm của hàm f (z)e−g(z) bằng không suy ra
f (z)e−g(z) là hàm hằng gọi là C. Khi đó, ta có

f (z) = Ceg(z) f (z) = eg(z)+log C .

Như vậy, ta có một tính chất đặc trưng của hàm giải tích: Hàm f (z) giải
tích và khác không khi và chỉ khi nó có dạng eg(z) trong đó g(z) là hàm
giải tích.
Từ kết quả trên và từ Định lý 3.2 ta dễ dàng chứng minh được kết quả
tổng quát cho hàm giải tích có hữu hạn các không điểm. Kết quả này được
phát biểu trong định lý sau.

3.1 Định lý. Nếu hàm giải tích f (z) có m (m có thể bằng không) không
điểm tại gốc tọa độ (tại 0) và có các không điểm khác là a1 , a2 , . . . , aN
(các số có thể lặp lại). Khi đó, hàm f có thể biểu diễn dưới dạng
N 
Y z 
f (z) = z m eg(z) 1−
n=1
an

trong đó g(z) là hàm giải tích.

3.2 Định lý. Tồn tại hàm giải tích có không là không điểm bội m và có
vô hạn không điểm khác không a1 , a2 , . . . (nếu α là một không điểm bội m
thì α sẽ xuất hiện m lần trong dãy) thỏa lim an = ∞.
n→∞
∞ 
Y z  pn (z)
Chứng minh. Xét tích vô hạn các hàm 1− e trong đó pn (z)
n=1
an
là một đa thức. Cho R > 0 bất kỳ. Xét D = {z : |z| ≤ D}. Theo giả thiết
ta có
z
lim =0 với mọi z ∈ D.
n→∞ an

Do đó, với n đủ lớn ta có khai triển


 z  z 1  z 2 1  z 3
log 1 − =− − − − ···
an an 2 an 3 an

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 3 Dạng chính tắc Weierstrass 321

Chọn đa thức pn (z) là một tổng riêng của chuỗi lũy thừa trên:
z 1  z 2 1  z  mn
pn (z) = + + ···+ .
an 2 an mn a n

Từ đó ta tính được
 z 
log 1 − + pn (z)
an
1  z mn +1 1  z mn +2
=− − − ···
mn + 1 a n mn + 2 a n

Do đó, modulus của nó được ước lượng khi z ∈ D như sau


 ∞ 1  z k
z  X
log 1 − + pn (z) ≤
an k an
k=mn +1

 R k
1 X

mn + 1 |an |
k=mn +1
1  R mn +1  R −1
= 1−
mn + 1 |an | |an |

X 1  R mn +1
Giả sử mn được chọn sau cho chuỗi hội tụ (chẳng
n=1
mn + 1 |an |
hạn ta chọn mn = n). Khi đó, với n đủ lớn ta có
 z  1  R mn +1  R −1

log 1 − + pn (z) ≤ 1− < π.
an mn + 1 |an | |an |
Do đó

 z  pn (z)  z 

log 1 − e = log 1 − + pn (z)
an an
2  R mn +1

mn + 1 |an |
∞ 
X z  az + 21 ( az )2 +···+ m1 ( az )mn
Vậy chuỗi log 1 − e n n n n hội tụ đều trên tập
n=1
an
∞ 
Y z  az + 21 ( az )2 +···+ m1 ( az )mn
compact D, suy ra tích 1− e n n n n hội tụ đều
n=1
a n

trên tập compact D về hàm f ; hơn nữa hàm f giải tích trên D. Do R
tùy ý nên f giải tích trên D. Ta cũng có hàm f chỉ có các không điểm là
a1 , a2 , a3 . . .. 

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

322 X Tích vô hạn

3.3 Định lý. (Weierstrass) Nếu hàm giả tích f nhận 0 là không điểm
bội m và có vô hạn không điểm khác không a1 , a2 , . . . thỏa 0 < |a1 | ≤ |a2 | ≤
· · · và lim an = ∞ (ngoài ra không còn không điểm nào khác) thì hàm f
n→∞
có thể được biểu diễn ở dưới dạng
∞ 
Y z  az + 21 ( az )2 +···+ m1 ( az )mn
(3.4) m g(z)
f (z) = z e 1− e n n n n

n=1
an

trong đó mn là các số tự nhiên xác định và g(z) là hàm giải tích.

Chứng minh. Theo định lý trên tồn tại hàm giải tích
∞ 
Y z  az + 21 ( az )2 +···+ m1 ( az )mn
P (z) = 1− e n n n n

n=1
an

chỉ có các không điểm a1 , a2 , a3 , . . .. Do đó, hàm xác định bởi

f (z)
z m P (z)

sau khi rút gọn là một hàm giải tích không có bất kỳ một không điểm
f (z)
nào. Vì vậy nó phải có dạng m = eg(z) trong đó g(z) là một hàm
z P (z)
giải tích. Từ đó ta được điều phải chứng minh. 

3.5 Định lý. Mọi hàm phân hình trên C là thương của hai hàm giải tích.

Chứng minh. Nếu F (z) là một hàm phân hình trên C thì chúng ta có
thể tìm được một hàm giải tích g(z) (áp dụng Định lý 3.3) sao cho mỗi
không điểm của g(z) là một cực điểm của F (z) và ngược lại. Khi đó, hàm
F (z)g(z) sao khi rút gọn là một hàm giải tích f (z), và chúng ta thu được
F (z) = f (z)/g(z). 

3.6 Định nghĩa. Với p là một số nguyên không âm, hàm G(u, p) xác định
bởi
(
1−u p=0
G(u, p) = u2 up
(1 − u)eu+ 2 +···+ p p > 0

Hàm G(u, p) được gọi là nhân tử sơ cấp Weierstrass.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Genus của hàm giải tích 323

Cho {an } là một dãy không có số hạng nào bằng không và có modulus
không giảm. Tích vô hạn

Y  z 
(3.7) G ,p
n=1
an

được gọi là tích chính tắc Weierstrass ứng với dãy {an } và p được gọi
là genus của tích chính tắc.

§4 Genus của hàm giải tích


Ta đã chứng minh rằng tích chính tắc Weierstrass hội tụ và là một hàm
giải tích chỉ có các không điểm là các số a1 , a2 , a3 , . . . nếu chuỗi

X 1  R p+1
hội tụ với mỗi R,
n=1
p + 1 |an |


X 1
điều đó có được khi chuỗi p+1
hội tụ.
n=1
|a n|

4.1 Định nghĩa. Nếu hàm giải tích f có thể được biểu diễn dưới dạng

Y  z 
f (z) = z m eg(z) G ,p
n=1
an

trong đó a1 6= 0, |an+1 | ≥ |an | với mọi n, và g(z) là một đa thức có bậc q.


Khi đó, ta nói hàm f có genus hữu hạn và max{q, p} được gọi là genus
của hàm f .

4.2 Thí dụ. Xét hàm giải tích sin πz. Ta nhận thấy các không điểm là
các số nguyên z = ±n. Do
∞ ∞
X 1 X 1
phân kỳ hội tụ
n=1
n n=1
n2

chúng ta phải lấy p = 1 và thu được biểu diễn ở dạng


Y z z
sin πz = zeg(z) 1− en .
n
n6=0

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

324 X Tích vô hạn

Người ta chứng minh được eg(z) = π. Do đó, sin πz có biểu diễn ở dạng
tích chính tắc là
Y z z
sin πz = πz 1− en .
n
n6=0

Vậy hàm giải tích sin πz có genus 1. 

4.3 Thí dụ. Hàm giải tích có genus 0 là hàm ở một trong các dạng
∞  ∞
Y z  X 1
Cz m 1− với < ∞,
n=1
an n=1
|an |
hoặc
N 
Y z 
Cz m 1− .
n=1
an

Hàm giải tích có genus 1 là hàm ở một trong các dạng


∞  ∞ ∞
Y z  az X 1 X 1
Cz m eαz 1− e n với 2
, = ∞,
n=1
an n=1
|a n | n=1
|a n|

hoặc
∞  ∞
Y z  X 1
Cz m eαz 1− với α 6= 0, ,
n=1
an n=1
|a n|

hoặc
N 
Y z 
Cz e m αz
1− với α 6= 0. 
n=1
an

4.4 Định lý. (Borel) Cho F (z) là một hàm giải tích có genus là 0 hoặc
1. Nếu tất cả các không điểm của F (z) là thực thì đạo hàm của nó F ′ (z)
có tất cả các không điểm là thực và giữa hai không điểm liên tiếp của F (z)
có một và chỉ một không điểm của F ′ (z). Genus của F ′ (z) bằng với genus
của F (z).

Chứng minh. Giả sử F (z) có genus 0 và có các không điểm thực. Nếu
F (z) có dạng
∞ 
Y z 
F (z) = Cz m 1−
n=1
an

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 4 Genus của hàm giải tích 325

trong an là các số thực, thì

Q∞ z
 P∞ Q 
F ′ (z) Cmz m−1 n=1 1− an − Cz m n=1 a1n k6=n 1 − z
ak
= Q∞ z

F (z) Cz m n=1 1 − an

m X 1
= + .
z n=1
z − an

Do đó, phần ảo của F ′ (z)/F (z) xác định bởi (với z = x + iy)

 F ′ (z)  ∞
my X −y
Im =− 2 + .
F (z) x + y 2 n=1 (x − an )2 + y 2

Từ đó ta thấy rằng phần ảo của F ′ (z)/F (z) bằng không chỉ khi y = 0. Do
đó, F ′ (z) chỉ có không điểm thực. Mặt khác, ta có

 ′ ∞
F ′ (z) m X 1
=− 2

F (z) z n=1
(z − zn )2

nó nhận giá trị thực âm khi z là số thực. Vậy giữa hai không điểm thực
liên tiếp của F (z) và khi z tăng hàm F ′ (z)/F (z) phải giảm từ ∞ về −∞.
Do đó, F ′ (z) có đúng một không điểm thực giữa hai không điểm thực liên
tiếp của F (z). Trường hợp hàm F (z) có dạng

N 
Y z 
F (z) = Cz m 1−
n=1
an

với an là các số thực, ta chứng minh cũng giống như trên để được kết luận
của định lý.
Giả sử hàm giải tích F (z) có genus 1 và có các không điểm đều là thực.
Nếu F (z) có dạng

∞ 
Y z  az
F (z) = Cz m eαz 1− e n
n=1
an

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

326 X Tích vô hạn

với α, an là các số thực, thì ta tính được


Q  z
F ′ (z) Ceαz (mz m−1 + αz m ) ∞ z
n=1 1 − an e
an

= Q ∞  z
F (z) Cz m eαz n=1 1 − azn e an
P∞ z Q  z
Cz m eαz n=1 az2 e an k6=n 1 − azk e ak
− n
Q∞  z
Cz m eαz n=1 1 − azn e an

m X z
= +α−
z n=1
a n (a n − z)
∞ 
m X 1 1 
= +α+ + .
z n=1
z − an an

Do đó, phần ảo của F ′ (z)/F (z) xác định bởi (với z = x + iy)
 F ′ (z)  ∞
my X −y
Im =− 2 + .
F (z) x + y 2 n=1 (x − an )2 + y 2

Từ đó ta thấy rằng phần ảo của F ′ (z)/F (z) bằng không chỉ khi y = 0. Do
đó, F ′ (z) chỉ có không điểm thực. Mặt khác, ta có
 ′ ∞
F ′ (z) m X 1
=− 2

F (z) z n=1
(z − zn )2

giống trường hợp trên, nên ta có được kết luận của định lý. Trường hợp
hàm F (z) có dạng
∞ 
m αz
Y z 
F (z) = Cz e 1−
n=1
an

với α và an là các số thực. Ta tính được


Q∞ 
F ′ (z) Ceαz (mz m−1 + αz m ) n=1 1 − azn
= Q∞ 
F (z) Cz m eαz n=1 1 − azn
P∞ Q 
Cz m eαz n=1 a1n k6=n 1 − z
ak
− Q∞ 
Cz m eαz n=1 1 − azn

m X 1
= +α− .
z a
n=1 n
−z

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 5 Hàm gamma 327

Do đó, phần ảo của F ′ (z)/F (z) xác định bởi (với z = x + iy)
 F ′ (z)  ∞
my X −y
Im =− 2 2
+ .
F (z) x +y n=1
(x − an )2 + y 2

Từ đó ta thấy rằng phần ảo của F ′ (z)/F (z) bằng không chỉ khi y = 0. Do
đó, F ′ (z) chỉ có không điểm thực. Mặt khác, ta có
 ′ ′ ∞
F (z) m X 1
=− 2 − .
F (z) z n=1
(z − zn )2

Ta cũng có được kết quả của định lý. Trường hợp hàm F (z) có dạng
N 
Y z 
F (z) = Cz m eαz 1−
n=1
an

với α và an là các số thực. Ta cũng suy ra được kết luận của định lý như
các trường hợp trên. 

§5 Hàm gamma
Hàm giải tích sin πz có tất cả các số nguyên là không điểm và nó là hàm
đơn giản nhất có tính chất này. Chúng ta sẽ xem xét các hàm giải tích mà
nó chỉ có các số nguyên dương là không điểm hay chỉ có các số nguyên âm
làm không điểm. Chẳng hạn, hàm giải tích đơn giản nhất chỉ có tất cả số
nguyên âm là không điểm là hàm xác định bởi tích chính tắc Weierstrass
∞ 
Y z  −z
(5.1) G(z) = 1+ e n.
n=1
n

Rõ ràng hàm G(−z) chỉ có các số nguyên dương là không điểm. Từ biểu
diễn của hàm sin πz ở dạng tích chính tắc ta suy ra được
sin πz
zG(z)G(−z) = .
π
Ta nhận thấy rằng hàm G(z − 1) chỉ có các không điểm là các số nguyên
không dương, tức là nó có các không điểm giống với G(z) và thêm 0. Do
đó, hàm thu được sau khi đơn giản G(z−1)
zG(z) là hàm giải tích và không có
không điểm nào, cho nên tồn tại hàm giải tích γ(z) sao cho
G(z − 1)
= eγ(z) hay G(z − 1) = zeγ(z)G(z).
zG(z)

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

328 X Tích vô hạn

Để xác định hàm γ(z) ta lấy logarithm hai vế rồi tính đạo hàm hai vế.

log(G(z − 1)) = log(zeγ(z) G(z))



G′ (z − 1) 1 G′ (z)
= + γ ′ (z) + .
G(z − 1) z G(z)

Tính đạo hàm G′ (z) và đơn giản biểu thức G′ (z)/G(z) như trong chứng
minh Định lý 4.4 ta thu được
∞  ∞ 
X 1 1 1 X 1 1
− = + γ ′ (z) + − .
n=1
z−1+n n z n=1
z+n n

Mặt khác, ta có
∞ ∞
X 1 1 1 X 1 1 1 1
− = −1+ − + −
n=1
z−1+n n z n=2
z−1+n n−1 n−1 n
∞  ∞
1 X 1 1  X 1 1 
= −1+ − + −
z n=1
z+n n n=1
n n+1
| {z }
1

1 X 1 1
= + − .
z n=1 z + n n

So sánh kết quả này với đẳng thức trước ta suy ra được γ ′ (z) = 0. Vậy
γ(z) là một hằng số và ký hiệu hằng số này là γ. Vậy ta có được tính chất
của hàm G(z) như sau

G(z − 1) = eγ zG(z).

Nếu ta đặt H(z) = G(z)eγz , thì

H(z − 1) = G(z − 1)eγ(z−1) = eγ zG(z)eγ(z−1) = zH(z).

Ta hãy xác định giá trị của γ. Dùng định nghĩa và tính chất của hàm
G(z) khi lấy z = 1 ta có

1 = G(0) = eγ G(1)
suy ra

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

§ 5 Hàm gamma 329

∞ 
Y 1  − n1
e−γ = G(1) = 1+ e
n=1
n
n
Y k + 1 −1
= lim e k
n→∞ k
k=1
1 1
= lim (n + 1)e−(1+ 2 +···+ n ) .
n→∞

Do đó, ta được
 1 1 1 
γ = lim 1 + + + ··· + − ln(n + 1)
n→∞ 2 3 n
 1 1 1 
= lim 1 + + + · · · + − ln n
n→∞ 2 3 n

Hằng số γ được gọi là hằng số Euler, giá trị gần đúng của nó là 0.5772157.
Đặt Γ(z) = 1/[zH(z)]. Khi đó, ta có
1 1
(5.2) Γ(z + 1) = = = zΓ(z).
(z + 1)H(z + 1) H(z)

Hàm Γ(z) được gọi là hàm gamma Euler. Ta có biểu diễn của hàm
gamma là

e−γz Y  z −1 z
Γ(z) = 1+ en,
z n=1 n

và ta có đẳng thức
1 1
Γ(z)Γ(1 − z) = (−z)Γ(−z) =
zH(z) H(z)zH(−z)
1
=
zG(z)G(−z)
π
= .
sin πz
Ta nhận thấy rằng Γ(z) là một hàm phân hình với các cực điểm là 0, −1,
−2, . . . nhưng không có không điểm.
Từ định nghĩa hàm gamma ta dễ dàng tính được Γ(1) = 1, và từ công
thức (5.2) ta lần lượt tính được Γ(2) = 1, Γ(3) = 1 · 2, Γ(4) = 1 · 2 · 3, và
π
công thức tổng quát Γ(n) = (n − 1)!. Từ đẳng thức Γ(z)Γ(1 − z) =
√ sin πz
với z = 12 ta tính được Γ( 21 ) = π.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

330 Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo

[1] Hồ Công Xuân Vũ Ý, Nguyễn Khắc Quỳnh Anh. Phép Tính Vi Phân
Hàm Vector. (Tập bài giảng). Trường Đại học Tiền Giang, Tiền Giang,
2011.

[2] Lars V. Ahlfors. Complex Analysis: An Introduction to the Theory


of Analytic Functions of One Complex Variable. McGraw-Hill, Inc.,
New York, third edition, 1979.

[3] Nguyễn Hữu Anh. Nhập Môn Giải Tích Phức. Tủ sách Trường Đại
Học Khoa Học Tự Nhiên (Tp. Hồ Chí Minh), 1999.

[4] James Ward Brown, Ruel V. Churchill. Complex Variables and Ap-
plications. McGraw-Hill, New York, eighth edition, 2009.

[5] Lê Thị Thiên Hương. Toán Cao Cấp, Tập 1: Phép tính vi tích phân
hàm một biến và lí thuyết chuỗi. NXB Giáo Dục, Tp Hồ Chí Minh,
2003. (Tái bản lần thứ ba).

[6] Nguyễn Văn Khuê, Lê Mậu Hải. Hàm Biến Phức. NXB Đại Học Quốc
Gia Hà Nội, 2006. (In lần thứ 3 có sửa chữa và bổ sung).

[7] Nguyễn Văn Khuê, Vũ Tuấn. Hàm Số Biến Số Phức. NXB Giáo Dục,
Hà Nội, 1990.

[8] Rosa Peter. Đùa Với Cái Vô Hạn. NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2007.
(Bản dịch của: Nguyễn Xuân Huy, Phạm Ngọc Khôi, Ngô Ánh Tuyết,
Hồ Thuần).

[9] Trương Văn Thương. Hàm Số Biến Số Phức. NXB Giáo Dục, Đà
Nẵng, 1999.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

Tài liệu tham khảo 331

[10] Vũ Tuấn, Phan Đức Thành, Ngô Xuân Sơn. Giải Tích Toán Học, tập
2. NXB Giáo Dục, 1988. (In lần thứ tư có chỉnh lí).

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

332 Bài kiểm tra và bài thi mẫu

Kiểm Tra Lần I


(1 − 2i)(3 + 4i)
Câu 1. (a) Tính và đưa về dạng đại số biểu thức .
6 + 5i
(b) Tìm các căn bậc hai của 4 − 5i. (Gợi ý: dùng định nghĩa và
dạng đại số của số phức.)

Câu 2. Chứng minh rằng với mỗi điểm z thuộc đường tròn có phương
12 z 3 + 3
trình |z| = 3 ta có ≤ ≤ 15
5 2z − 4

Câu 3. Tìm các căn bậc 4 của −8 − 8 3i.

Câu 4. Tính Im( 3 + i)2008

Câu 5. (a) Chứng minh tính chất: nếu dãy {zn } hội tụ về z0 và c là một
hằng số phức thì {czn } hội tụ về cz0 .

P ∞
P
(b) Chứng minh rằng nếu hai chuỗi zn và wn hội tụ thì
n=1 n=1

P ∞
P P∞ ∞
P
chuỗi (zn + wn ) cũng hội tụ và (zn + wn ) = zn + wn
n=1 n=1 n=1 n=1

Câu 6. Chứng minh rằng D = {z : Imz > 0 hay z = (x, 0) với x ≥ 0} là


miền đơn diệp của hàm f (z) = z 2 , và tìm hàm ngược của f trên
D.

Câu 7. Tính các giới hạn hoặc chứng minh nó không tồn tại
|z|Imz |z|
(a) lim (b) lim
z→0 z z→∞ z
n 1 o
Câu 8. Tìm miền hội tụ của dãy hàm . Dãy hàm đã cho có hội
z2 + n
tụ đều trên miền hội tụ đó hay không?
∞  2
X c n n
Câu 9. Tìm bán kính hội tụ của chuỗi hàm lũy thừa 1+ z với
n=1
n
c là hằng số phức.

Câu 10. Xét tính khả vi của hàm f (z) = zRez 2 . Tìm tất cả các điểm mà
hàm f giải tích

Câu 11. Cho f là một hàm giải tích trên miền D. Chứng minh rằng nếu
hàm f (z) cũng giải tích trên D, thì f là hàm hằng.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

Bài kiểm tra và bài thi mẫu 333

Kiểm Tra Lần II



Câu 1. Tìm tất cả các số phức z sao cho e2z+3−4i = − 3 − i.

Câu 2. Dùng định nghĩa các hàm mũ và lượng giác chứng minh rằng
ez = ez̄ và sin(iz) = − sin(iz̄)

Câu 3. Giải phương trình sin 2z = i.

Câu 4. Dùng định nghĩa chứng minh đẳng thức


sinh(z1 + z2 ) = sinh z1 cosh z2 + cosh z1 sinh z2 .

Câu 5. Tính ln(−1 + i)3 và Ln(−1 + i 3)

Câu 6. Tìm modulus của giá trị của lũy thừa (2 − 2i)2+3i .

Câu 7. Tìm ảnh của đường tròn có phương trình |z + i − 2| = 3 qua ánh
xạ tuyến tính w = (4 + 5i)z − 6i + 7.
1
Câu 8. Tìm ảnh của dải 0 < x + y < 1 qua ánh xạ w = .
z
z−i
Câu 9. Tìm ảnh của đường thẳng y = x + 1 qua ánh xạ w =
z+i
Z
Câu 10. Tính tích phân z̄dz trong đó C là đường cong từ −1 − i đến
C
1 + i dọc theo đồ thị y = x3 .
Z
dz
Câu 11. Tính tích phân 2+2
với C là đường tròn |z − i| = 2 được
C z
định hướng dương.
Z
z
Câu 12. Tính tích phân 2
dz với C là đường tròn |z| =
C z − (1 − 2i)z − 2i
3 được định hướng dương.

Câu 13. Chứng minh rằng hàm u(x, y) = 2x − x3 + 3xy 2 là hàm điều hòa
trên R2 . Tìm một hàm giải tích trên C nhận u(x, y) làm hàm
phần thực.
Z z 3 + √3 + i 132π
Câu 14. Chứng minh rằng trong đó C là

2−4
dz ≤
C 2z 7
đường tròn có phương trình |z| = 4 được định hướng dương.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

334 Bài kiểm tra và bài thi mẫu

ĐỀ THI SỐ 1
z̄Imz
1. Xét sự tồn tại của giới hạn lim
Câu (a) .
z→0 |z|
(b) Tìm tất cả các giá trị của z sao cho ez−3i = −4 + 4i.
(c) Chứng minh rằng |eix − 1 − ix| = |e−ix − 1 + ix| với mọi số thực
x.
(d) Tìm số nghiệm của phương trình 3z 4 − 7z 3 + 3z − 1 + i = 0 trong
hình tròn {z : |z| < 2}.

2. Tìm tất cả các điểm z = x + iy sao cho hàm f (z) = 2xy + x +


Câu (a)
i(x2 + y) khả vi tại đó và tính đạo hàm tại những điểm đó.
(b) Chứng minh rằng có hàm giải tích f (z) nhận hàm u(x, y) =
3x2 y − y 3 + x là phần thực của nó. Tìm hàm giải tích f (z) ấy.
(c) Tìm hàm phân tuyến tính biến 3 điểm 3i, ∞, i thành 3 điểm 0,
−i, −2i (theo tương ứng).
1
(d) Khai triển Taylor hàm f (z) = tại điểm z0 = −i và tìm
1+z
bán kính hội tụ của nó.

Câu 3. Tính các tích phân sau


Z
(a) Tính 2z̄dz, trong đó Γ là đoạn thẳng định hướng từ 1 + 2i
Γ
đến 4 + 3i.
Z
2z
(b) Tính 4−3
dz, trong đó Γ là đường tròn |z| = 2 được định
Γ z
hướng dương.
Z
sin 2z
(c) Tính dz, trong đó Γ là đường tròn |z + 2| = 3 được
Γ (z − i)2
định hướng dương.
2006
(d) Khai triển Laurent hàm số f (z) = z 3 cos trong miền {z :
Z z
2006
0 < |z| < ∞}. Từ đó tính tích phân z 3 cos dz, trong đó
Γ z
Γ là đường tròn |z| = 2 được định hướng dương.
Z
dz πR
Câu (a)
4. Chứng minh rằng
2

2
trong đó
CR z − 2z + 5 R − 2R − 5

CR có biểu diễn tham số w(t) = Reit với 0 ≤ t ≤ π và R > 4.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

Bài kiểm tra và bài thi mẫu 335

1
(b) Tìm thặng dư của hàm f (z) = tại các điểm bất
z2 − 2z + 5
thường cô lập trong miền D = {z : |z| < R, Imz > 0} với
R > 4.
Z
dz
(c) Tính tích phân 2 − 2z + 5
trong đó Γ là biên được định
Γ z
hướng dương của miền D như ở phần (b).
Z ∞
dx
(d) Từ các kết quả trên hãy tính tích phân suy rộng 2 − 2x + 5
.
−∞ x

ĐỀ THI SỐ 2

X e(1+2i)n
Câu 1. (a) Tìm bán kính hội tụ của chuỗi n−1
(z − 5i)n .
n=1
(3 − 4i)
(b) Tìm tất cả các giá trị của z sao cho eiz = 2.
(c) Tính Im (sin(1 + 2i)).
(d) Tìm số nghiệm của phương trình z 3 − 2z 2 + 12z − 4 + 5i = 0
trong hình tròn {z : |z| < 2}.

Câu 2. (a) Tìm tất cả các điểm z = x + iy sao cho hàm f (z) = x3 + y 2 +
i(x + 2y 3 ) khả vi tại đó và tính đạo hàm tại những điểm đó.
(b) Chứng minh u(x, y) = x3 − 3xy 2 là hàm điều hòa. Tìm hàm
giải tích f (z) sao cho nó có phần thực là u(x, y).
5
(c) Tìm tất cả các giá trị của z sao cho cos z = .
4
i
(d) Tìm hàm phân tuyến tính biến 3 điểm 1, ∞, 1 + thành 3
2
điểm −i, 1 − i, 0 (theo tương ứng).
Z
z4
Câu 3. (a) Tính 5
dz, trong đó Γ là đường tròn |z| = 2 được định
Γ z +1
hướng dương.
Z
dz
(b) Tính 2 2009
, trong đó Γ là đường tròn
Γ (z − i) (z + 2008i)
|z| = 3 được định hướng dương.
Z
2008
(c) Tính z 2006 e z dz, trong đó Γ là đường tròn |z + 1| = 4
Γ
được định hướng dương.

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

336 Bài kiểm tra và bài thi mẫu

1
(d) Khai triển Laurent hàm f (z) = trên vành
(z + 1)(z − 3i)
1 < |z| < 3.
Z
z 2 + 2 R(R2 + 2)π
Câu 4. (a) Chứng minh rằng 4
dz ≤ trong đó
CR z + 1
R4 − 1
CR có biểu diễn tham số w(t) = Reit với 0 ≤ t ≤ π và R > 1.
(b) Đặt D = {z : |z| < R, Imz > 0} với R > 1. Tìm các điểm
z2 + 2
bất thường cô lập của hàm f (z) = 4 trong miền D.
z +1
Z 2
z +2
(c) Tính 4+1
dz trong đó Γ là biên được định hướng dương
Γ z
của miền D ở phần (b).
Z ∞ 2
x +2
(d) Từ các kết quả trên hãy tính tích phân suy rộng 4
dx.
−∞ x + 1

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

Tra cứu 337

Chỉ mục

ánh xạ đồng phôi, 57 định lý đường cong Jordan, 134


ánh xạ bảo giác, 295, 303 định lý duy nhất, 235
đối xứng qua đường tròn, 106 định lý giá trị trung bình, 190
đề thi Olympic sinh viên, 19, 26, định lý tích phân loại Cauchy, 173
29 định lý thặng dư Cauchy, 250
đồng liên tục đều trên tập com- địnhh lý giá trị trung bình, 177
pact, 183 đẳng cấu chỉnh hình, 301, 302
đồng phôi, 57, 59 đẳng thức Lagrange, 19, 21
độ dài đường cong, 134 đơn vị ảo, 7, 8, 10
đạo hàm, 78 đường cong, 131, 134
đạo hàm cấp cao, 79 độ dài, 134
định lý Abel, 70 trơn từng khúc, 134
định lý Bolzano-Weierstrass, 40 đường cong Jordan, 134
định lý Cauchy-Goursat, 150, 251 đường cong kín, 134
định lý Cauchy-Hadamard, 72 đường cong khả vi, 134
định lý Cauchy-Riemann, 80, 84 đường cong trơn, 134
định lý Harnack, 203 đường cong trơn từng khúc, 134
định lý Hurwitz, 287, 291 đường gấp khúc, 131
định lý Lagrange, 129 đường kính phân hoạch, 138
định lý Liouville, 181 đường tròn, 16
định lý Merten, 46 đa thức Chebyshev, 29
định lý Montel, 185 đa thức với hệ số thực, 11
định lý Morera, 168 điều hòa dưới, 206
định lý Rouché, 287 điều kiện Cauchy-Riemann, 80, 87,
định lý Taylor, 219 192
định lý Weierstrass, 174, 176, 216, điểm bất động, 115
238, 322 điểm bất thường, 236
định lý ánh xạ Riemann, 303, 307 điểm bất thường bỏ được, 237, 244
định lý đại số cơ bản, 182, 289 điểm bất thường cốt yếu, 237, 244

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

338 Tra cứu

điểm bất thường cô lập, 236, 244 hội tụ đều, 63


điểm biên, 32 hội tụ tuyệt đối, 65
điểm cô lập, 34 chuỗi hội tụ, 43, 63
điểm dính, 34 chuỗi lũy thừa, 70, 89
điểm giới hạn, 34, 48 chuỗi Laurent, 225, 230, 247
điểm ngoài, 32 chuỗi phân kỳ, 43
điểm tụ, 48 chuỗi số phức, 43
điểm trong, 32 tiêu chuẩn Cauchy, 44
điểm vô cùng, 30 chuỗi tích Cauchy, 46, 50, 74
chuỗi Taylor, 219
argument, 22 compact, 34, 58
argument chính, 23 cung, 131

bất đẳng tam giác, 17 dấu hiệu Cauchy-Riemann, 80


bất đẳng thức Cauchy, 19, 181 dạng đại số, 8
bất đẳng thức Harnack, 203 dạng Euler, 25
bất đẳng thức Jordan, 265 dạng lượng giác, 22
bán kính hội tụ, 71, 72 dạng mũ, 25
bài toán Dirichlet, 195 dãy Cauchy, 39
bị chặn đều trên tập compact, 183 dãy hàm, 60
bổ đề Schwarz, 300 dãy hàm hội tụ, 60
bảo toàn góc, 294 dãy hàm hội tụ đều, 291
bao đóng, 32 dãy hội tụ, 37, 40
biên, 32 dãy hội tụ đều trên các tập com-
biểu diễn Riemann, 30 pact, 176
biểu diễn tham số đường cong, 131 dãy số phức, 37
tiêu chuẩn Cauchy, 39
cấp của cực điểm, 242 diện Riemann, 125
cấp của không điểm, 234
công thức Euler, 25, 95 góc giữa hai đường cong, 107, 294,
công thức lượng giác Lagrange, 29 297
công thức Moivre, 25 genus, 323
công thức Poisson, 194, 202 genus của hàm số, 323, 324
công thức Schwarz, 193 giới hạn của dãy hàm, 60
công thức tích phân Cauchy, 162 giới hạn của hàm số, 52
cực điểm, 237, 242, 244 giá trị chính Cauchy, 258
căn bậc n, 26, 102
căn nguyên thủy, 26 hằng số Euler, 329
chuỗi hàm, 63 hình tròn đóng, 33

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

Tra cứu 339

hình tròn mở, 33 hội tụ đều, 60, 63, 313


hình vành khăn, 33 hội tụ đều trên mọi tập compact,
hàm đơn diệp, 50 62, 287, 291, 292
hàm đa trị, 125 hội tụ tuyệt đối, 44, 65, 311, 313
hàm điều hòa, 188 họ các hàm bị chặn đều, 183
hàm beta, 283 họ hàm đồng liên tục đều, 183
hàm chặn trên điều hòa, 208 hoàn toàn bị chặn, 41
hàm chỉnh hình, 88
không điểm của hàm số, 324
hàm gamma, 329
không gian vector các hàm giải tích,
hàm giải tích, 88, 89, 190, 246, 291
88
sự duy nhất, 235
không-điểm, 234
hàm hợp, 59
khả tích, 129, 138
hàm hyperbolic, 98
khả vi, 128
hàm Joukowski, 55, 90, 121, 299,
khai triển Laurent, 230
307
khai triển Maclaurin, 219, 221
hàm lượng giác phức, 95
khai triển Taylor, 219
hàm lũy thừa, 102, 299, 307
khoảng cách, 34
hàm liên hợp điều hòa, 189
hàm liên tục, 56 lân cận, 32
hàm liên tục đều, 57 lân cận thủng, 32
hàm logarithm, 101, 127, 157, 307 lũy thừa bậc n, 10
hàm mũ, 91, 306 lũy thừa phức, 103
hàm mũ cơ số phức, 103 liên tục, 56
hàm ngược, 51 liên tục đều, 57
hàm nguyên, 88, 244 liên thông, 58
hàm phức biến thực, 128 logarithm, 100, 127
hàm phân hình, 238, 322 giá trị chính, 101
hàm phân tuyến tính, 112, 297,
mặt cầu Riemann, 30
299
mặt phẳng phức, 7
hàm số biến số phức, 50
mặt phẳng phức mở rộng, 30
chỉnh hình, 88
miền, 34
giải tích, 88
miền đóng, 34
khả vi, 78
miền đơn diệp, 50, 306
liên tục, 56
miền đơn liên, 133, 156
liên tục đều, 57
miền đa liên, 133, 159
tích phân, 136
modulus, 16
hàm tuyến tính, 105
hệ số co giản đều, 295 nửa liên tục trên, 206

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

340 Tra cứu

nghiệm đa thức, 11 tích phân, 136, 138


nghiệm liên hợp, 11 tích phân không phụ thuộc đường
nguyên hàm, 144, 157 cong, 145
nguyên lý argument, 284 tích phân loại Cauchy, 172, 300
nguyên lý bảo toàn miền, 290 tích phân suy rộng, 257, 264
nguyên lý Harnack, 202 tích vô hạn, 308
nguyên lý modulus cực đại, 179, tập đóng, 32, 48
191 tập bị chặn, 34
nhân tử sơ cấp Weierstrass, 322 tập compact, 34, 40, 183, 291
tập liên thông, 33, 35, 132
phép đồng phôi, 57, 307 tập mở, 32
phép đẳng cấu, 301 tổng hai số phức, 7
phép liên hợp phức, 14 tổng riêng thứ n, 43
phép tự đẳng cấu, 301 tổng tích phân, 138
phân hoạch, 138 thành phần liên thông, 34
phần ảo, 7 thặng dư, 247
phần thực, 7 thặng dư logarithm, 286
phần trong, 33 thuần ảo, 7
phủ mở, 40 tiêu chuẩn Cauchy, 39, 44, 61, 64
phương trình đường tròn, 109 tiêu chuẩn Weierstrass, 66
phương trình của đường tròn, 16 trực giao, 107
phương trình Laplace dạng cực, 192 tuyến tính từng mảnh, 131

số phức, 6 vành các hàm giải tích, 88


argument, 22 vi phân hàm phức, 84, 190
căn bậc n, 26
dạng đại số, 8
dạng Euler, 25
dạng lượng giác, 22
modulus, 16
phép cộng, 7
phép chia, 9
phép nhân, 7
phép trừ, 9
số phức liên hợp, 7

tích Cauchy, 46
tích chính tắc Weierstrass, 323
tích hai số phức, 7

c Hồ Công Xuân Vũ Ý

You might also like