You are on page 1of 78

1

2
CẨM NANG
NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG - THỰC VẬT
NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN, TỈNH LÀO CAI
Theo nghị định số 32/2006/NĐ - CP

(Tµi liÖu l-u hµnh néi bé)

3
MôC lôc

TT Nội dung Trang


Lời nói đầu 6

A NghỊ ĐỊNH SỐ 32/2006/NĐ-CP 7

ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT MỘT SỐ ĐỘNG THỰC VẬT


B 17
NGUY CẤP, QUÝ HIẾM Ở VQG HOÀNG LIÊN
I Thùc vËt rõng: 17
1 Hoàng đàn 17
2 Bách xanh (Tùng hương) 18
3 Pơ mu 19
4 Vân Sam Phan Si Phăng 20
5 Thông đỏ bắc (Thanh tùng) 21
6 Tuế lược 22
7 Đẳng sâm (Sâm leo) 23
8 Hoàng liên gai (Hoàng mù) 24
9 Hoàng mộc (Nghêu hoa) 25
10 Hoàng liên Trung Quốc 26
11 Hoàng liên chân gà 27
12 Biến hoa cánh có đuôi, thổ tế tân 28
13 Hoa tiên, Hoa tiên mạng 29
14 Hoa tiên 30
15 Bình vôi nhị ngắn, Lõi tiền nhị xẻ 31
16 Củ bình vôi, Bình vôi hoa đầu 32
17 Sâm vũ diệp (Vũ diệp tam thất) 33
18 Trai lý (Rươi) 34
19 Thổ hoàng liên 35
20 Bách hợp 36
21 Hoàng tinh hoa trắng 37
22 Hoàng tinh vòng, hoàng tinh hoa đỏ 38
23 Lan hài lông 39
24 Hài kép 40
25 Lan hài vàng 41
26 Lan hài huyền 42

4
27 Kim tuyến Sa pa, Giải thủy sa pa 43
28 Kim tuyến lông 44
29 Thạch hộc, Hoàng phi hạc 45
30 Cây một lá, Lan một lá 46

II ĐỘNG VẬT RỪNG 47


1 Cu li nhỏ 47
2 Vườn đen tuyền tây bắc 48
3 Khỉ mặt đỏ 49
4 Khỉ mốc 50
5 Khỉ vàng 51
6 Sói đỏ (Chó sói lửa) 52
7 Gấu chó 53
8 Gấu ngựa 54
9 Rái cá thường 55
10 Rái cá vuốt bé 56
11 Chồn mực (Cầy đen) 57
12 Beo lửa (Beo vàng) 58
13 Mèo rừng 59
14 Báo gấm 60
15 Sơn dương 61
16 Gà lôi trắng 62
17 Cầy giông 63
18 Cầy hương 64
19 Cầy gấm 65
20 Sóc bay đen trắng 66
21 Sóc bay lớn 67
22 Tê tê vàng 68
23 Hổ mang chúa 69
24 Rắn cạp nia nam 70
25 Rắn cạp nong 71
26 Rắn hổ mang 72
27 Rùa đầu to 73
28 Rùa núi viền 74
29 Khướu đầu đen 75

5
Lêi nãi ®Çu

Vườn Quốc gia Hoàng Liên là một trong những VQG có vị trí rất
đặc biệt của Việt Nam, có dãy núi Hoàng Liên là phần kéo dài của núi Ailao
Shan từ Trung Hoa, bắt nguồn từ dãy núi Himalaya. VQG Hoàng Liên nằm
ở phía Đông của dãy núi Hoàng Liên, gồm hầu hết các đỉnh núi có độ cao
trên 1000m, trong đó có đỉnh Phan Si Phăng cao tới 3.143m so với mặt
nước biển, được ví như "nóc nhà" của Đông Dương nói chung và của Việt
Nam nói riêng. Đồng thời, dãy núi Hoàng Liên còn là nơi giao lưu của hai
tiểu vùng khí hậu ôn đới núi cao và á nhiệt đới. Vì vậy VQG Hoàng Liên
được các nhà khoa học xác định là một trong những trung tâm sinh vật đa
dạng vào bậc nhất của Việt Nam, là nơi còn sót lại nhiều loài đặc hữu, quý
hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, Sách Đỏ thế giới. Cũng như được
ghi trong Nghị định số: 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về
quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.

Để giúp những người làm công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa
dạng sinh học và những người quan tâm đến tài nguyên thiên nhiên ở dãy
núi Hoàng Liên nắm được các thông tin cần thiết về các loài này. Vườn
Quốc gia Hoàng Liên xuất bản cuốn sách nhỏ “Cẩm nang nhận biết một
số loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm” theo Nghị định: 32/2006/NĐ-
CP của Chính phủ.

Mỗi loài trong cuốn sách được giới thiệu đầy đủ các thông tin về đặc
điểm nhận biết, sinh cảnh, phân bố, giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ.
Đặc biệt có kèm theo hình ảnh giúp cho việc nhận biết loài dễ dàng ngoài
thực địa.

Mặc dù đã có cố gắng trong việc sưu tầm tài liệu và tìm hiểu thực tế,
nhưng do hạn chế về nhiều mặt nên chắc rằng không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Chúng tôi mong rằng trong quá trình sử dụng sách, bạn đọc sẽ
đóng góp ý kiến để cuốn sách có thể hoàn thiện hơn./.

Tập thể các tác giả

6
A. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP
(về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm)
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:


1. Phạm vi điều chỉnh: Nghị định này quy định về quản lý và Danh mục thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ rừng Việt Nam.
2. Đối tượng áp dụng: cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan
đến quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên lãnh thổ Việt Nam quy định
tại Nghị định này.
Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có
quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế
đó.
Điều 2. Phân nhóm thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm:
1. Giải thích từ ngữ:
Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật, động vật có giá trị đặc
biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị
tuyệt chủng, thuộc danh mục các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính
phủ quy định.
2. Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai nhóm (có
danh mục kèm theo) như sau:
a) Nhóm I: nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài
thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về
kinh tế, số luợng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I được phân thành:
Nhóm I A, gồm các loài thực vật rừng.
Nhóm I B, gồm các loài động vật rừng.
b) Nhóm II: hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực
vật rừng, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số
luợng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II được phân thành:
Nhóm II A, gồm các loài thực vật rừng.
Nhóm II B, gồm các loài động vật rừng.
Điều 3. Chính sách của Nhà nước về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm:
1. Nhà nước đầu tư để quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm tại các khu rừng đặc dụng, các hoạt động cứu hộ đối với thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm bị xử lý tịch thu.
2. Hỗ trợ khắc phục thiệt hại do động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên gây ra
cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở ngoài các khu rừng đặc dụng, các hộ gia đình, cá
nhân đang cư trú hợp pháp trong các khu rừng đặc dụng (được chính quyền cấp xã, nơi có
rừng đặc dụng xác nhận) theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm.
Chương II:
QUẢN LÝ THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM

Điều 4. Theo dõi diễn biến thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm:
1. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đánh giá tình
trạng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại địa phương; tổng hợp trên địa bàn

7
cùng với việc thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng quy định tại
Điều 32 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường chỉ đạo, hướng dẫn việc nghiên cứu, đánh giá tình trạng thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm; tổng hợp trong toàn quốc cùng với việc thống kê rừng, kiểm kê rừng,
theo dõi diễn biến tài nguyên rừng quy định tại Điều 32 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
năm 2004.
Điều 5. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm :
1. Những khu rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phân bố tập
trung thì được đưa vào xem xét thành lập khu rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật. Đối
với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm sinh sống ở ngoài các khu rừng đặc
dụng phải được bảo vệ theo quy định của Nghị định này và quy định hiện hành của pháp luật.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, xây dựng công trình,
điều tra, thăm dò, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong khu rừng có
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện các quy định tại Nghị định
này và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Nghiêm cấm những hành vi sau đây:
a) Khai thác thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; săn, bắn, bẫy, bắt, nuôi nhốt, giết mổ
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trái quy định tại Nghị định này và quy định hiện hành của
pháp luật.
b) Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tàng trữ, xuất khẩu, nhập
khẩu thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trái với quy định tại Nghị định này và
quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 6. Khai thác thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ :
1. Khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I: Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm
I chỉ được khai thác vì mục đích nghiên cứu khoa học (kể cả để tạo nguồn giống ban đầu phục
vụ cho nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo), quan hệ hợp tác quốc tế. Việc khai thác thực vật
rừng, động vật rừng Nhóm I không được làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn các loài đó
trong tự nhiên và phải có phương án được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
phê duyệt.
2. Khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II:
a) Khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II trong các khu rừng đặc dụng:
- Chỉ được khai thác vì mục đích nghiên cứu khoa học (kể cả để tạo nguồn giống ban đầu
phục vụ cho nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo), quan hệ hợp tác quốc tế.
- Việc khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II trong các khu rừng đặc dụng không
được làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn các loài đó và phải có phương án được Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
b) Khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II ngoài các khu rừng đặc dụng:
- Thực vật rừng Nhóm II A ngoài các khu rừng đặc dụng chỉ được khai thác theo quy định tại
Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
- Động vật rừng Nhóm II B ngoài các khu rừng đặc dụng chỉ được khai thác vì mục đích
nghiên cứu khoa học (kể cả để tạo nguồn giống ban đầu phục vụ nuôi sinh sản), quan hệ hợp
tác quốc tế.
Việc khai thác động vật rừng Nhóm II B ngoài các khu rừng đặc dụng không được làm
ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo tồn của các loài đó trong tự nhiên và phải có phương án
được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đối với những khu rừng
do các tổ chức trực thuộc Trung ương quản lý hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt
đối với những khu rừng do các tổ chức, cá nhân thuộc địa phương quản lý.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn thủ tục, trình tự để phê duyệt phương án khai thác thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên.

8
Điều 7. Vận chuyển, cất giữ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ
tự nhiên và sản phẩm của chúng:
Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng được khai
thác từ tự nhiên, khi vận chuyển, cất giữ phải theo các quy định sau:
1. Có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc khai thác hợp pháp theo quy định tại Điều
6 Nghị định này, các giấy tờ khác theo quy định hiện hành của pháp luật về xử lý tang vật vi
phạm (đối với trường hợp thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của
chúng được xử lý tịch thu trong các vụ vi phạm hành chính hoặc vụ án hình sự).
2. Khi vận chuyển động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng ra ngoài
địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có Giấy phép vận chuyển đặc biệt do cơ
quan kiểm lâm cấp tỉnh cấp.
3. Khi vận chuyển thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng phải thực
hiện theo quy định của Nhà nước về kiểm tra, kiểm soát lâm sản. Riêng gỗ Nhóm I A và Nhóm
II A khai thác từ rừng tự nhiên trong nước, ngoài các thủ tục quy định tại khoản 1 Điều này
còn có dấu búa kiểm lâm theo quy định về quy chế quản lý búa kiểm lâm.
Điều 8. Phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm:
1. Hoạt động trồng cấy nhân tạo thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nuôi sinh sản, nuôi
sinh trưởng động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được thực hiện theo quy định của pháp luật về
quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, trồng cấy
nhân tạo, nuôi sinh sản các loài thực vật hoang dã, động vật hoang dã nguy cấp.

2. Khai thác, vận chuyển, cất giữ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
được nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo và sản phẩm của chúng phải có giấy tờ chứng minh
nguồn gốc theo quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh,
nhập nội từ biển, trồng cấy nhân tạo, nuôi sinh sản các loài thực vật hoang dã, động vật
hoang dã nguy cấp.
Điều 9. Chế biến, kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và
sản phẩm của chúng:
1. Nghiêm cấm chế biến, kinh doanh thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I A, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I B và Nhóm II B từ tự nhiên và sản phẩm của chúng vì
mục đích thương mại (trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này).
2. Được phép chế biến, kinh doanh vì mục đích thương mại đối với các đối tượng sau:
- Các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng có nguồn gốc nuôi sinh
sản; các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II B là tang vật xử lý tịch thu theo quy
định hiện hành của Nhà nước, không còn khả năng cứu hộ, thả lại môi trường.
- Thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I A là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện
hành của Nhà nước; thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II A từ tự nhiên, thực vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc trồng cấy nhân tạo.
Tổ chức, cá nhân chế biến kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm vì mục đích thương mại phải bảo đảm các quy định sau:
a) Có đăng ký kinh doanh về chế biến, kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng và sản
phẩm của chúng, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
b) Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng có nguồn
gốc hợp pháp theo quy định tại các Điều 6, 7 và 8 Nghị định này.
c) Mở sổ theo dõi nhập, xuất thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản
phẩm của chúng theo quy định thống nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và
chịu sự giám sát, kiểm tra của cơ quan kiểm lâm theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 10. Xử lý vi phạm:
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về quản lý thực vật rừng, động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định này thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm mà
bị xử lý hành chính, cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành
của pháp luật.

9
2. Tang vật vi phạm, vật chứng là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và
sản phẩm của chúng được quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính, pháp luật về tố tụng hình sự và quy định sau:
a) Thực vật, động vật sống tạm giữ trong quá trình xử lý phải được chăm sóc, cứu hộ
phù hợp và bảo đảm các điều kiện về an toàn.
b) Thực vật, động vật sống tạm giữ được cơ quan kiểm dịch xác nhận là bị bệnh có
nguy cơ gây thành dịch phải tiêu huỷ ngay theo các quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 11. Xử lý các trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm xâm hại hoặc
đe doạ tính mạng, tài sản của nhân dân:
1. Trong mọi trường hợp động vật rừng đe doạ xâm hại tài sản hoặc tính mạng của
nhân dân; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải áp dụng trước các biện pháp xua đuổi, không
gây tổn thương đến động vật rừng.
2. Trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trực tiếp tấn công đe doạ đến tính
mạng nhân dân ở ngoài các khu rừng đặc dụng, sau khi đã áp dụng các biện pháp xua đuổi
nhưng không có hiệu quả thì báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã hoặc thành phố
trực thuộc tỉnh (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) xem xét, quyết định cho phép được
bẫy, bắn tự vệ để bảo vệ tính mạng nhân dân.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp chỉ đạo tổ chức việc bẫy, bắn động vật
rừng nguy cấp, quý, hiếm để tự vệ khi chúng trực tiếp tấn công đe doạ tính mạng nhân dân.
Đối với những động vật đặc biệt quý hiếm như: Voi (Elephas maximus), Tê giác (Rhinoceros
sondaicus), Hổ (Panthera tigris), Báo hoa mai (Panthera pardus), Báo gấm (Neofelis
nebulosa), Gấu (Ursus (Helarctos) malayanus; Ursus (Selenarctos) thibetanus), Bò Tót (Bos
gaurus), Bò xám (Bos sauveli), Bò rừng (Bos javanicus), Trâu rừng (Bubalus arnee), phải báo
cáo chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét; nếu không còn khả năng áp dụng được
những biện pháp khác (xua đuổi, di chuyển đi vùng rừng khác…) để bảo vệ tính mạng nhân
dân thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép áp dụng biện pháp bẫy, bắn tự
vệ, sau khi đã có sự đồng ý của Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài
nguyên và Môi trường.Tổ chức được giao nhiệm vụ bẫy, bắn động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm để tự vệ khi chúng trực tiếp tấn công đe doạ tính mạnh nhân dân có trách nhiệm giữ
nguyên hiện trường, lập biên bản để xử lý và báo cáo cấp trên trực tiếp trong thời gian không
quá 5 ngày làm việc:
a) Nếu động vật rừng đã bẫy, bắn bị chết hoặc bị thương không thể cứu chữa được thì
lập biên bản bàn giao cho cơ quan nghiên cứu khoa học xử lý làm tiêu bản để phục vụ đào tạo
nghiên cứu hoặc tổ chức tiêu huỷ bảo đảm làm sạch môi trường.
b) Nếu động vật rừng đã bẫy, bắn bị thương có thể cứu chữa thì chuyển cho cơ sở cứu
hộ động vật rừng hoặc cơ quan kiểm lâm quản lý địa bàn để nuôi cứu hộ hồi phục, thả lại
rừng.
c) Nếu động vật rừng đã bẫy, bắt khoẻ mạnh thì tổ chức thả ngay lại rừng được quy
hoạch là rừng đặc dụng (khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia) phù hợp với môi trường
sống của chúng.
Mọi trường hợp bẫy, bắn động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không đúng quy định tại
Điều này đều bị coi là vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm và bị xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 12. Quyền, nghĩa vụ của chủ rừng:
Chủ rừng có các quyền và nghĩa vụ theo quy định hiện hành của pháp luật. Ngoài ra
chủ rừng có các quyền và nghĩa vụ đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
như sau:
1. Được khai thác các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy
định tại Điều 6 Nghị định này.
2. Được nhà nước hỗ trợ, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp về đầu tư quản lý, bảo vệ
và phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
3. Xây dựng và thực hiện phương án quản lý, bảo vệ và phát triển thực vật rừng, động
vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên diện tích rừng, đất rừng được giao.

10
4.Theo dõi và báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình trạng thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều 32 của
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên diện tích rừng, đất rừng được Nhà nước giao, cho thuê.
5. Xây dựng nội quy, lập bảng niêm yết bảo vệ đối với từng khu rừng có các loài thực
vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Chương III: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
b) Định kỳ hàng năm, báo cáo Chính phủ về tình hình quản lý thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi
hành Nghị định này.
Điều 14. Hiệu lực thi hành:
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội
đồng Bộ trưởng quy định Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản
lý, bảo vệ và Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số
18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định Danh mục thực vật
rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ./.

TM. CHÍNH PHỦ


THỦ TƯỚNG
(đã ký)

Phan Văn Khải

11
DANH MỤC
THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP)
__________

NHÓM I: Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì
mục đích thương mại

I A. Thực vật rừng


TT Tên Việt Nam Tên khoa học
NGÀNH THÔNG PINOPHYTA
1 Hoàng đàn Cupressus torulosa
2 Bách Đài Loan Taiwania cryptomerioides
3 Bách vàng Xanthocyparis vietnamensis
4 Vân Sam Phan xi păng Abies delavayi fansipanensis
5 Thông Pà cò Pinus kwangtungensis
6 Thông đỏ nam Taxus wallichiana (T. baccata wallichiana)
7 Thông nước (Thuỷ tùng) Glyptostrobus pensilis
NGÀNH MỘC LAN MAGNOLIOPHYTA
8 Hoàng liên gai (Hoàng mù) Berberis julianae
9 Hoàng mộc (Nghêu hoa) Berberis wallichiana
10 Mun sọc (Thị bong) Diospyros salletii
11 Sưa (Huê mộc vàng) Dalbergia tonkinensis
12 Hoàng liên Trung Quốc Coptis chinensis
13 Hoàng liên chân gà Coptis quinquesecta
14 Các loài Lan kim tuyến Anoectochilus spp.
15 Các loài Lan hài Paphiopedilum spp.

I B. Động vật rừng


TT Tên Việt Nam Tên khoa học
Bộ cánh da Dermoptera
1 Chồn bay (Cầy bay) Cynocephalus variegatus
Bộ khỉ hầu Primates
2 Cu li lớn Nycticebus bengalensis (N. coucang)
3 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus
4 Voọc chà vá chân xám Pygathrix cinerea
5 Voọc chà vá chân đỏ Pygathrix nemaeus
6 Voọc chà vá chân đen Pygathrix nigripes
7 Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus
8 Voọc xám Trachypithecus barbei (T. phayrei)
9 Voọc mông trắng Trachypithecus delacouri
10 Voọc đen má trắng Trachypithecus francoisi
11 Voọc đen Hà Tĩnh Trachypithecus hatinhensis
12 Voọc Cát Bà (Voọc đen đầu vàng) Trachypithecus poliocephalus
13 Voọc bạc Đông Dương Trachypithecus villosus (T. cristatus)
14 Vườn đen tuyền tây bắc Nomascus (Hylobates) concolor
15 Vượn đen má hung Nomascus (Hylobates) gabriellae
16 Vượn đen má trắng Nomascus (Hylobates) leucogenys
17 Vượn đen tuyền đông bắc Nomascus (Hylobates) nasutus
Bộ thú ăn thịt Carnivora
18 Sói đỏ (Chó sói lửa) Cuon alpinus
19 Gấu chó Ursus (Helarctos) malayanus
20 Gấu ngựa Ursus (Selenarctos) thibetanus

12
21 Rái cá thường Lutra lutra
22 Rái cá lông mũi Lutra sumatrana
23 Rái cá lông mượt Lutrogale (Lutra) perspicillata
24 Rái cá vuốt bé Amblonyx cinereus (A. cinerea)
25 Chồn mực (Cầy đen) Arctictis binturong
26 Beo lửa (Beo vàng) Catopuma (Felis) temminckii
27 Mèo ri Felis chaus
28 Mèo gấm Pardofelis (Felis) marmorata
29 Mèo rừng Prionailurus (Felis) bengalensis
30 Mèo cá Prionailurus (Felis) viverrina
31 Báo gấm Neofelis nebulosa
32 Báo hoa mai Panthera pardus
33 Hổ Panthera tigris
Bộ có vòi Proboscidea
34 Voi Elephas maximus
Bộ móng guốc ngón lẻ Perissodactyla
35 Tê giác một sừng Rhinoceros sondaicus
Bộ móng guốc ngón chẵn Artiodactyla
36 Hươu vàng Axis (Cervus) porcinus
37 Nai cà tong Cervus eldii
38 Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis
39 Mang Trường Sơn Muntiacus truongsonensis
40 Hươu xạ Moschus berezovskii
41 Bò tót Bos gaurus
42 Bò rừng Bos javanicus
43 Bò xám Bos sauveli
44 Trâu rừng Bubalus arnee
45 Sơn dương Naemorhedus sumatraensis
46 Sao la Pseudoryx nghetinhensis
Bộ thỏ rừng Lagomorpha
47 Thỏ vằn Nesolagus timinsi
Bộ bồ nông Pelecaniformess
48 Gìa đẫy nhỏ Leptoptilos javanicus
49 Quắm cánh xanh Pseudibis davisoni
50 Cò thìa Platalea minor
Bộ sếu Gruiformes
51 Sếu đầu đỏ (Sếu cổ trụi) Grus antigone
Bộ gà Galiformes
52 Gà tiền mặt vàng Polyplectron bicalcaratum
53 Gà tiền mặt đỏ Polyplectron germaini
54 Trĩ sao Rheinardia ocellata
55 Công Pavo muticus
56 Gà lôi hồng tía Lophura diardi
57 Gà lôi mào trắng Lophura edwardsi
58 Gà lôi Hà Tĩnh Lophura hatinhensis
59 Gà lôi mào đen Lophura imperialis
60 Gà lôi trắng Lophura nycthemera
Bộ có vẩy Squamata
61 Hổ mang chúa Ophiophagus hannah
Bộ rùa Testudinata
62 Rùa hộp ba vạch Cuora trifasciata

13
NHÓM II: Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích
thương mại
II A. Thực vật rừng
TT Tên Việt Nam Tên khoa học
NGÀNH THÔNG PINOPHYTA
1 Đỉnh tùng (Phỉ ba mũi) Cephalotaxus mannii
2 Bách xanh (Tùng hương) Calocedrus macrolepis
3 Bách xanh đá Calocedrus rupestris
4 Pơ mu Fokienia hodginsii
5 Du sam Keteleeria evelyniana
6 Thông Đà Lạt (Thông 5 Đà Lạt) Pinus dalatensis
7 Thông lá dẹt Pinus krempfii
8 Thông đỏ bắc (Thanh tùng) Taxus chinensis
9 Sa mộc dầu Cunninghamia konishii
10 Các loài Tuế Cycas spp.
NGÀNH MỘC LAN MAGNOLIOPHYTA
11 Sâm vũ diệp (Vũ diệp tam thất) Panax bipinnatifidum
12 Tam thất hoang Panax stipuleanatus
13 Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) Panax vietnamensis
14 Các loài Tế tân Asarum spp.
15 Thiết đinh Markhamia stipulata
16 Gõ đỏ (Cà te) Afzelia xylocarpa
17 Lim xanh Erythrophloeum fordii
18 Gụ mật (Gõ mật) Sindora siamensis
19 Gụ lau Sindora tonkinensis
20 Đẳng sâm (Sâm leo) Codonopsis javanica
21 Trai lý (Rươi) Garcinia fagraeoides
22 Trắc (Cẩm lai nam) Dalbergia cochinchinensis
23 Cẩm lai (Cẩm lai bà rịa) Dalbergia oliveri (D. bariensis)
24 Giáng hương (Giáng hương trái to) Pterocarpus macrocarpus
25 Gù hương (Quế balansa) Cinnamomum balansae
26 Re xanh phấn (Re hương) Cinnamomum glaucescens
27 Vù hương (Xá xị) Cinnamomum parthenoxylon
28 Vàng đắng Coscinium fenestratum
29 Hoàng đằng (Nam hoàng liên) Fibraurea tinctoria (F. chloroleuca)
30 Các loài Bình vôi Stephania spp.
31 Thổ hoàng liên Thalictrum foliolosum
32 Nghiến Excentrodendron tonkinensis
33 Hoàng tinh hoa trắng Disporopsis longifolia
34 Bách hợp Lilium brownii
35 Hoàng tinh vòng Polygonatum kingianum
36 Thạch hộc (Hoàng phi hạc) Dendrobium nobile
37 Cây một lá (Lan một lá) Nervilia spp.
II B. Động vật rừng
TT Tên Việt Nam Tên khoa học
LỚP THÚ MAMMALIA
Bộ dơi Chiroptera
1 Dơi ngựa lớn Pteropus vampyrus
Bộ khỉ hầu Primates
2 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides
3 Khỉ mốc Macaca assamensis
4 Khỉ đuôi dài Macaca fascicularis
5 Khỉ đuôi lợn Macaca leonina (M. nemestrina)

14
6 Khỉ vàng Macaca mulatta
Bộ thú ăn thịt Carnivora
7 Cáo lửa Vulpes vulpes
8 Chó rừng Canis aureus
9 Triết bụng vàng Mustela kathiah
10 Triết nâu Mustela nivalis
11 Triết chỉ lưng Mustela strigidorsa
12 Cầy giông sọc Viverra megaspila
13 Cầy giông Viverra zibetha
14 Cầy hương Viverricula indica
15 Cầy gấm Prionodon pardicolor
16 Cầy vằn bắc Chrotogale owstoni
Bộ móng guốc chẵn Artiodactyla
17 Cheo cheo Tragulus javanicus
18 Cheo cheo lớn Tragulus napu
Bộ gặm nhấm Rodentia
19 Sóc bay đen trắng Hylopetes alboniger
20 Sóc bay Côn Đảo Hylopetes lepidus
21 Sóc bay xám Hylopetes phayrei
22 Sóc bay bé Hylopetes spadiceus
23 Sóc bay sao Petaurista elegans
24 Sóc bay lớn Petaurista petaurista
Bộ tê tê Pholydota
25 Tê tê Java Manis javanica
26 Tê tê vàng Manis pentadactyla
Bộ hạc Ciconiiformes
27 Hạc cổ trắng Ciconia episcopus
28 Quắm lớn Thaumabitis (Pseudibis) gigantea
Bộ ngỗng Anseriformes
29 Ngan cánh trắng Cairina scutulata
Bộ sếu Gruiformes
30 Ô tác Houbaropsis bengalensis
Bộ cắt Falconiformes
31 Diều hoa Miến Điện Spilornis cheela
32 Cắt nhỏ họng trắng Polihierax insignis
Bộ gà Galiformes
33 Gà so cổ hung Arborophila davidi
34 Gà so ngực gụ Arborophila charltonii
Bộ cu cu Cuculiformes
35 Phướn đất Carpococcyx renauldi
Bộ bồ câu Columbiformes
36 Bồ câu nâu Columba punicea
Bộ yến Apodiformes
37 Yến hàng Collocalia germaini
Bộ sả Coraciiformes
38 Hồng hoàng Buceros bicornis
39 Niệc nâu Annorhinus tickelli
40 Niệc cổ hung Aceros nipalensis
41 Niệc mỏ vằn Aceros undulatus
Bộ vẹt Psittaformes
42 Vẹt má vàng Psittacula eupatria
43 Vẹt đầu xám Psittacula finschii
44 Vẹt đầu hồng Psittacula roseata

15
45 Vẹt ngực đỏ Psittacula alexandri
46 Vẹt lùn Loriculus verlanis
Bộ cú Strigiformes
47 Cú lợn lưng xám Tyto alba
48 Cú lợn lưng nâu Tyto capensis
49 Dù dì phương đông Ketupa zeylonensis
Bộ sẻ Passeriformes
50 Chích choè lửa Copsychus malabaricus
51 Khướu cánh đỏ Garrulax formosus
52 Khướu ngực đốm Garrulax merulinus
53 Khướu đầu đen Garrulax milleti
54 Khướu đầu xám Garrulax vassali
55 Khướu đầu đen má xám Garrulax yersini
56 Nhồng (Yểng) Gracula religiosa
Bộ có vẩy Squamata
57 Kỳ đà vân Varanus bengalensis (V. nebulosa)
58 Kỳ đà hoa Varanus salvator
59 Trăn cộc Python curtus
60 Trăn đất Python molurus
61 Trăn gấm Python reticulatus
62 Rắn sọc dưa Elaphe radiata
63 Rắn ráo trâu Ptyas mucosus
64 Rắn cạp nia nam Bungarus candidus
65 Rắn cạp nia đầu vàng Bungarus flaviceps
66 Rắn cạp nia bắc Bungarus multicinctus
67 Rắn cạp nong Bungarus fasciatus
68 Rắn hổ mang Naja naja
Bộ rùa Testudinata
69 Rùa đầu to Platysternum megacephalum
70 Rùa đất lớn Heosemys grandis
71 Rùa răng (Càng đước) Hieremys annandalii
72 Rùa trung bộ Mauremys annamensis
73 Rùa núi vàng Indotestudo elongata
74 Rùa núi viền Manouria impressa
Bộ cá sấu Crocodylia
75 Cá sấu hoa cà Crocodylus porosus
76 Cá sấu nước ngọt (Cá sấu Xiêm) Crocodylus siamensis
Bộ có đuôi Caudata
77 Cá cóc Tam Đảo Paramesotriton deloustali
Bộ cánh cứng Coleoptera
78 Cặp Kìm sừng cong Dorcus curvidens
79 Cặp kìm lớn Dorcus grandis
80 Cặp kìm song lưỡi hái Dorcus antaeus
81 Cặp kìm song dao Eurytrachelteulus titanneus
82 Cua bay hoa nâu Cheriotonus battareli
83 Cua bay đen Cheriotonus iansoni
84 Bọ hung năm sừng Eupacrus gravilicornis
Bộ cánh vẩy Lepidoptera
85 Bướm Phượng đuôi kiếm răng nhọn Teinopalpus aureus
86 Bướm Phượng đuôi kiếm răng tù Teinopalpus imperalis
87 Bướm Phượng cánh chim chân liền Troides helena ceberus
88 Bướm rừng đuôi trái đào Zeuxidia masoni
89 Bọ lá Phyllium succiforlium

16
B. §ÆC §IÓM NHËN BIÕT MéT Sè lOµI §éng - thùc vËt RõNG
NGUY CẤP QUý, HIẾM ë VQG hoµng Liªn:
I. Thùc vËt rõng:
1. Hoàng đàn
Cupressus torulosa D. Don
Họ: Hoàng đàn

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cây gỗ nhỡ, thường
xanh, cao 15 - 20 m hay
hơn, có đường kính thân
đến 0,4 - 0,6 hay hơn. Vỏ
màu xám nâu, nứt dọc.
Cành con hình trụ hay hình 4
góc, chia nhánh trên cùng
một mặt phẳng. Tán hình
tháp rộng. Lá hình vảy, xếp
4 dãy xít nhau trên cành.
Nón đơn tính, cùng gốc; nón
đực hình thuôn, dài 5 - 6
mm, nón cái hình cầu, khi
già có đường kính 1,5 - 2
cm, mang 6 - 8 ( - 14) vảy,
hình khiên. Mỗi vảy mang 6 -
8 hạt, gân hình cầu và hơi
dẹt với một cánh ở bên.
Nón xuất hiện tháng 2 - 3,
hạt chín tháng 5 – 6
Cây sinh trưởng chậm.
Khả năng tái sinh bằng hạt rất kém, dưới tán cây mẹ rất ít khi gặp cây con.
Sinh c¶nh:
Cây mọc rải rác, đôi khi thành đám nhỏ trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa
mùa ẩm, trên núi đá vôi, ở độ cao 300 - 700 m, có khi đến 1000 m, mọc hỗn giao với
các loài Trai (Garcinia Sagraeoides), Nghiến (Burretiodendron Tonkinense), Trám
(Canrium sp), Thích (Acer sp.)…
Ph©n bè:
Lao Chải, Bản Hồ…
Gi¸ trÞ:
Gỗ tốt và mịn, không mối mọt, có mùi thơm dịu. Dùng trong xây dựng làm đồ dùng
cao cấp, đồ dùng văn phòng và nhất là đồ mỹ nghệ. Phần thân và nhất là rễ chứa
nhiều tinh dầu, dùng chữa sưng tấy, bong gân, bôi vết thương có tác dụng sát trùng
hay dùng trong công nghệ sản xuất xà phòng thơm và nước hoa. Rễ còn được dùng
phổ biến để làm hương cao cấp
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Đang nguy cấp (E). Loài đã bị khai thác rất ráo riết để lấy gỗ thân và rễ, chủ yếu để
làm bột hương. Số lượng cá thể còn lại rất ít. Cây lại tái sinh rất khó khăn.
Cần khoanh một số khu rừng để bảo vệ. Nghiêm cấm khai thác, vận chuyển sử
dụng dưới mọi hình thức.

17
2. Bách xanh, Pơ mu giả
Calocedrus macrolepis Kurz
Họ: Hoàng đàn

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cây gỗ to, thường xanh, cao đến 20 - 25 m
hay hơn, đường kính thân 0,6 - 0,8 m, thân
thẳng, nhưng khi cao trên 10 m thường bị vặn.
Vỏ màu nâu đen, nứt dọc. Cây phân cành sớm,
cành to mọc gần ngang, cành con mang các
nhánh nhỏ nằm trong cùng một mặt phẳng. Tán
cây hình tháp rộng. Lá hình vảy, xếp áp sát trên
cành thành từng đốt, mỗi đốt có 2 lá lưng bụng to
hơn và 2 lá bên nhỏ hơn. Lá to dài 5 mm, lá nhỏ
dài 2 mm gần giống lá Pơ mu (Fokienia hodginsii)
về hình dạng và màu sắc, mặt trên màu lục thẫm,
mặt dưới bạc hơn. Nón đơn tính cùng gốc; nón
cái hình bầu dục, dài 12 - 18 mm, rộng 6 mm,
hoá gỗ và nứt thành 2 mảnh bên với một mảnh
giữa mang 2 hạt to, mỗi hạt có 2 cánh không
bằng nhau. Về hình thái, Bách xanh giống Pơ
mu, nhưng khác ở chỗ Pơ mu cao to hơn và nón
hình cầu mang nhiều hạt với vảy hình khiên có
mũi nhọn ở giữa.
Cây cho hạt tháng 10 – 12
Tái sinh bằng hạt tốt, đặc biệt ở nơi có nhiều ánh sáng. Cây con mọc nhiều như mạ
nhưng chỉ một số rất ít phát triển thành cây trưởng thành.
Sinh c¶nh:
Cây mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh ở núi thấp, đôi khi ở núi trung bình
(độ cao 900 - 1000 m đến 1800 m). Thường mọc thành từng đám nhỏ hay rải rác ở ven
suối cùng với Thông nàng (Podocarpus imbricatus), Hoàng đàn giả (Dacrydium pierrei),
… tham gia vào tầng vượt tán. Cây ưa khí hậu mát mẻ (nhiệt độ dưới 160C) và ẩm ướt
(lượng mưa trên 2000 mm/năm, độ ẩm không khí cao). Thích hợp với loại đất vàng Alít,
đất Alít mùn phát triển trên đá phiến cát kết hay Granit, tầng mỏng đến trung bình, thảm
mục dày.
Ph©n bè:
Ô Quý Hồ, Thác Bạc…
Gi¸ trÞ:
Gỗ thớ thẳng, khá mịn, khi khô không nứt nẻ và không bị biến dạng, không bị mối mọt
và mục, dễ gia công. Dùng để xây dựng nhà cửa, đóng đồ gỗ cao cấp, tiện đồ mỹ nghệ
và làm đồ dùng văn phòng. Do gỗ có mùi thơm dịu nên còn được dùng làm bột hương.
Ngoài ra cây có dáng đẹp, có thể trồng làm cảnh.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Đang nguy cấp (E). Đang bị lùng kiếm ráo riết để lấy gỗ làm bột hương, vì nguồn
Hoàng đàn (Cupressus torulosa) đã bị cạn kiệt. Sa Pa hiện tại còn rất ít, cả nước ta hiện
nay không còn quá 500 cây Bách xanh có đường kính trên 10 cm. Môi trường sống của
Bách xanh cũng đang bị thu hẹp dần do nạn phá rừng và nạn làm nương rẫy.
Khoanh khu bảo vệ ở Ô Quý Hồ và Thác Bạc để tiếp tục bảo vệ nghiêm ngặt,
Nghiêm cấm khai thác, vận chuyển sử dụng dưới mọi hình thức.

18
3. Pơ mu
Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry
Họ: Hoàng đàn

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cây gỗ to, có tán hình tháp,
thường xanh, cao 25 -30 m
hay hơn, đường kính thân tới
hơn 1m. Thân thẳng, không có
bạnh gốc. Vỏ thân màu xám
nâu, bong thành mảng khi non,
sau nứt dọc, mùi thơm. Lá
hình vảy, xếp thành 4 dãy. Ở
cành non hoặc cành dinh
dưỡng, lá lưng bụng ngắn và
hẹp hơn hai lá bên, dài đến
7mm, rộng đến 4mm, có đầu
nhọn dựng đứng; ở cành già
hay cành mang nón, lá hình
vảy nhỏ hơn (dưới 1mm), có
mũi nhọn cong vào trong. Nón
đơn tính cùng gốc; nón đực
hình trứng hay hình bầu dục,
dài 1cm, mọc ở nách lá; nón cái gần hình cầu, đường kính 1,6 - 2,2 cm, mọc ở đỉnh một
cành ngắn, khi chín tách thành 5 - 8 đôi vảy màu nâu đỏ, hoá gỗ, hình khiên, đỉnh hình
tam giác, lõm giữa và có mũi nhọn. Mỗi vảy hữu thụ mang 2 hạt có 2 cánh không bằng
nhau.
Cây tái sinh ít bằng hạt trong bóng râm có lớp đất mặt sâu, ẩm, không có khả năng
tái sinh bằng chồi.
Sinh c¶nh:
Cây mọc ở độ cao 900 – 2500 m, tập trung nhiều ở 950 – 1500 m, trong rừng rậm
nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên sườn núi, thường hỗn giao với một số loài
cây lá rộng, lá kim khác như Sồi cau (Lithocarpus fenestrata), Hồi núi (Illicium griffithii),
Đỗ quyên (Rhododendron simsii), Kim giao (Nageia fleuryi), Thông nàng (Podocarpus
imbricatus), …, trên đất mùn màu vàng xám, phong hoá từ đá Granít có tầng dày thay
đổi, thành phần cơ giới nhẹ. Trên các dông núi thường gặp các dải rừng hẹp thuần loại
Pơ mu.
Ph©n bè:
Tả Van, Lao Chải, San Sả Hồ...
Gi¸ trÞ:
Gỗ tốt, có thớ mịn, thơm và không bị mối mọt. Trước kia gỗ Pơ mu thường được
dùng đóng quan tài. Người Dao và Mông thường xẻ ván lợp nhà, làm vách. Than Pơ
mu cho nhiệt lượng cao. Gỗ, rễ cây dùng chưng cất tinh dầu để làm hương liệu và làm
thuốc.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Biết không chính xác (K). Do gỗ quý và rễ có tinh dầu giá trị cao nên cây bị khai thác
mạnh. Hiện nay chỉ còn gặp rải rác ở nơi xa dân hoặc trên đỉnh và đường đỉnh núi hiểm
trở. Tái sinh kém, sinh trưởng chậm nên số lượng giảm nhanh chóng.
Bảo vệ nguyên vẹn các khu bảo vệ nghiêm ngặt, Nghiêm cấm khai thác, vận
chuyển sử dụng dưới mọi hình thức.

19
4. Vân sam Phan Si Phăng
Abies delavayi fansipanensis
Họ: Thông Pinaceae

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cây gỗ to, cao đến hơn 30 m. Cành nhỏ, nhẵn hay có lông, màu vàng nâu với vết
rụng của lá ít lồi. Chồi hình trứng - bầu dục, dài khoảng 8 mm, được lá bao bọc hoàn
toàn. Lá mọc xoắn ốc, dày đặc, hình dải, dài 1,2 - 4,3 cm, rộng 0,15 - 0,3 cm, thẳng,
chẻ đôi nông ở đầu, mép hơi có răng cưa và cuộn xuống dưới rõ rệt, ở mặt dưới có 2
dải lỗ khí màu mông mốc, mỗi dải có 8 - 12 hàng lỗ khí. Nón đực ở bên, hình trụ, dài
hơn 2 cm, treo, màu đo đỏ. Nón cái từ hình trứng đến hình trụ ngắn, khi trưởng thành
dài 6 - 10 cm, đường kính 3 - 5 cm, tròn hay hơi cụt ở đầu, mang rất nhiều vảy. Vảy
hình tam giác ngược hay hình quạt, tròn ở đầu; lá bắc ngắn hơn vảy, chẻ đôi ở đầu với
một mũi nhọn ngắn ở giữa. Hạt 2 ở mỗi vảy, màu nâu, dài 0,5 - 1 cm; mang một cánh
ở đầu, dài 1,2 - 1,6 cm, rộng nhất và hơi cụt ở đầu.
Nón xuất hiện tháng 4 - 5, hạt chín vào tháng 12.

Sinh c¶nh:
Mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm trên sườn núi, ở độ
cao khoảng 2200 - 2600 m (rừng mây mù hay rừng rêu) cùng với Thiết sam (Tsuga
dumosa) và nhiều loài cây lá rộng khác.
Ph©n bè:
Mọc xung quanh khu vực đỉnh Phan Si Phăng.
Gi¸ trÞ:
Nguồn gen hiếm và độc đáo. Gỗ mềm, dùng đóng đồ dùng thông thường.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Loài hiếm (R).
Là đối tượng bảo vệ quan trọng trong khu rừng cấm trên núi Hoàng Liên Sơn.Hiện
tại, đây là loài cây được VQG Hoàng Liên đặc biệt quan tâm.
Nghiêm cấm khai thác, vận chuyển sử dụng dưới mọi hình thức.

20
5. Thông đỏ Bắc
Taxus chinensis (Pilg) Rehder
Họ: Sam hạt đỏ

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cây gỗ nhỡ thường xanh,
có thể cao 15 - 20m, đường
kính thân 40 - 60cm. Vỏ màu
nâu thẫm, nứt dọc. Lá mọc
xoắn ốc, do gốc vặn nên xếp
thành 2 dãy, hình dải,
thường hơi cong, dài 1,5 -
2cm, rộng 2 -3mm. Cây khác
gốc. Nón mọc đơn độc ở
nách lá. Noãn mọc đơn độc
trên đỉnh của trục ngắn tại
một bên phần trên của trục
hoa, gốc đỡ bởi vỏ hạt giả.
Hạt hình tròn trứng, dẹt, mọc
trong vỏ hạt giả hình chén,
chất thịt, màu đỏ, dài khoảng
5mm, đầu hơi có 2 gờ, rốn
hạt hình tròn. Phân biệt với
Sam hạt đỏ lá dài (T.
wallichiana) chủ yếu lá hình
dải ngắn hơn, dài không quá
2cm và không cong hình
chữ S, thót đột ngột và nhọn
ở đầu.
Mùa ra nón khoảng tháng
4, mùa quả chín tháng 9 –
10.
Tái sinh bằng hạt và có
thể cả bằng cách giâm cành.
Sinh c¶nh:
Mọc rất rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên sườn và
đỉnh núi đá vôi, ở độ cao khoảng 1300 – 1600m . Cây có cành nhánh rậm rạp, sinh
trưởng chậm, sống lâu, tuổi thọ có thể tới 700 - 800 năm
Ph©n bè:
San Sả Hồ, đường đi Phan Si Phăng, Bản Khoang...
Gi¸ trÞ:
Gỗ màu đỏ thẫm, mịn, chịu nước, lâu mục, dùng tốt cho công trình thuỷ lợi. Hạt
chứa 60% dầu béo, dùng làm thuốc trừ giun đũa và tiêu thực.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Loài hiếm (R).
Là đối tượng bảo vệ quan trọng của VQG Hoàng Liên. Hiện tại chỉ còn khoảng 40
cây to 20-40cm. Vì vậy cần được nhân giống bằng hom để sớm đưa trồng rộng rãi.
Bên cạnh đó phổ biến kiến thức cho người dân có ý thức hơn trong việc bảo tồn loài
quý hiếm này. Nghiêm cấm khai thác, vận chuyển sử dụng dưới mọi hình thức.

21
6. Tuế lược
Cycas pectinata Griff
Họ: Tuế

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Thân cột, cao 5 - 7 m, phân
nhánh vài lần; gốc phình lên to,
đường kính đến 50 cm. Lá dài
1,5 - 2 m, xẻ đến tận cuống lá
thành rất nhiều thuỳ xếp hình
lông chim, đơn, nguyên, dài 15
- 25 cm, rộng 1,5 cm, mép
phẳng; phần gốc cuống lá dài
đến 40 cm, mang gai. Nón đực
hình trụ, dài đến 45cm, đường
kính đến 15 cm; nhị có mũi
nhọn dài ở đầu. Lá noãn dài
đến 16 cm, phủ đầy lông màu
nâu hung, mép có nhiều khía
sâu đến 2 cm và ở tận cùng
phiến là một mũi nhọn dài đến
4 cm; ở hai bên cán có 2 - 3
đôi noãn. Hạt hình trứng, dài 4
cm, nhẵn, màu da cam.
Mùa ra nón và mùa hạt rụng
chưa biết rõ.
Tái sinh bằng hạt. Cây sinh
trưởng chậm.

Sinh c¶nh:
Cây ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc trong rừng thứ sinh hay trảng cây bụi, ven
suối, ở độ cao thường không quá 600 - 800 m.
Ph©n bè:
Bản Khoang, San Sả Hồ, Bản Hồ,...
Gi¸ trÞ:
Cây cảnh đẹp.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Sẽ nguy cấp (V). Loài sắp có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng do bị khai thác để đào
bán làm cây cảnh.
Chọn một số khu rừng cấm có loài này mọc để bảo vệ nguyên vẹn trong hệ sinh
thái tự nhiên.
Nghiêm cấm khai thác, vận chuyển sử dụng dưới mọi hình thức.

22
7. Đảng sâm
Codonopsis javanica (Blume) Hook.f.
Họ: Hoa chuông

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Dây leo thảo, sống nhiều năm.
Toàn cây có nhựa mủ màu trắng,
nhất là bộ phận non và lá. Rễ củ
hình trụ dài, phân nhánh, nạc. Lá
mọc đối, có cuống, phiến lá mỏng,
hình tim hoặc gần hình trứng, dài 2-
5 cm, rộng 1,5- 3,5 cm, mép khía
răng cưa hoặc nguyên, mặt trên lá
màu xanh nhạt, mặt dưới màu trắng
xanh. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá,
hình chuông, màu trắng hoặc hơi
vàng, họng có vân tím. Lá đài 5,
hình mác nhọn, tồn tại. Tràng hoa
chia thành 5 thuỳ tam giác nhọn. Nhị
5. Bầu 5 ô. Quả nang, có núm, khi
chín màu tím đen. Hạt nhiều, nhỏ,
màu vàng nâu.
Mùa hoa tháng 5- 7, mùa quả
tháng 7- 9. Cây trồng ở các tỉnh phía
nam như Lâm Đồng (Đà Lạt), Kon
Tum (Đác Glây: Ngọc Linh) có mùa
hoa quả muộn hơn khoảng 3 tháng
(tháng 11 vẫn còn quả).
Khả năng tái sinh: 1- Cây có thể lụi vào mùa đông hoặc mùa khô (đối với các tỉnh
phía nam). Đến mùa xuân hoặc đầu mùa mưa từ gốc mọc lên 1- 2 chồi và sinh trưởng
rất nhanh. Đảng sâm mọc trên các trảng cỏ tranh có khả năng tồn tại và tái sinh lại sau
khi bị đốt. 2- Đảng sâm ra hoa quả hàng năm.
Sinh c¶nh:
Mọc ở ven rừng, nương rẫy đã bỏ hoang lâu ngày, trảng cỏ tranh, độ cao khoảng
700 m trở lên đối với các tỉnh phía bắc và 1300 m trở lên đối với các tỉnh phía nam.
Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể chịu bóng, ưa mọc nơi đất tốt, nhiều mùn. Cây thường
leo lên các loại cây cỏ khác. Có một số nơi mọc tương đối tập trung nhưng không trở
thành cây ưu thế.
Ph©n bè:
Mọc rải rác khắp khu vực VQG Hoàng Liên
Gi¸ trÞ:
Nguồn gen quý và là cây thuốc quý, được sử dụng phổ biến trong y học dân tộc. Rễ
củ phơi khô làm thuốc bổ chữa ho, chữa vàng da do thiếu máu và bệnh về thận,…
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Sẽ nguy cấp (V). Do bị khai thác thường xuyên, liên tục để đáp ứng nhu cầu sử
dụng (gần như không có giới hạn) trong y học dân tộc. Nạn tàn phá rừng làm nương
rẫy của người dân địa phương cũng làm cho vùng phân bố tự nhiên bị thu hẹp nhanh
chóng.
Khảo sát để cố gắng khoanh bảo vệ một số vùng có Đảng sâm mọc tương đối tập
trung. Hạn chế khai thác và cần hướng dẫn kỹ thuật khai thác cho nhân dân, nhằm bảo
vệ tái sinh. Tiếp tục nghiên cứu phát triển gây trồng.
23
8. Hoàng liên gai, Hoàng mù
Berberis julianae Schneid.
Họ: Hoàng liên gai

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cây bụi, cao 2- 3 m, gỗ thân và rễ
có màu vàng đậm, phân cành nhiều,
có gai dài chia 3 nhánh, mọc dưới các
túm lá. Lá mọc vòng 3- 7 cái, gần như
không cuống; phiến lá cứng, hình
thuôn, nhọn 2 đầu, hơi bóng ở mặt
trên, dài 3- 9 cm, rộng 1,2- 2,5 cm,
mép có răng cưa nhỏ và đều. Hoa
nhiều, 10- 30 cái mọc ở giữa các túm
lá. Hoa nhỏ, cuống dài 1- 1,3 cm, màu
vàng nhạt, mẫu 3. Tổng bao 3, hình
mác rộng. Lá đài 6, hình trứng ngược,
xếp thành 2 vòng; những cái vòng
trong lớn hơn vòng ngoài. Cánh hoa 6,
nhỏ hơn đài, hình trứng thuôn, đỉnh
lõm, gốc có 2 tuyến nhầy. Nhị 6, ngắn
hơn cánh hoa; bao phấn hình trứng.
Bầu hình trụ tròn, hơi phồng ở giữa,
chứa 1- 2 noãn. Quả mọng, hơi hình
bầu dục hoặc hình trứng thuôn, đầu
nhụy tồn tại rõ, khi chín màu đen, hơi
có phấn, 1 hạt.
Mùa hoa tháng 5- 6, mùa quả tháng
6- 10
Thân cành bị chặt nhưng vẫn có khả năng tái sinh chồi. Hoa quả nhiều, có thể trồng
được bằng hạt.
Sinh c¶nh:
Mọc ở rừng kín thường xanh mưa mùa ẩm, rừng núi đá, độ cao khoảng 1600 m.
Cây chịu bóng hoặc có thể hơi ưa sáng. Mọc nơi có khí hậu mát quanh năm ở vùng núi
cao. Mọc lẫn với những loại cây gỗ và cây bụi khác.
Ph©n bè:
San Sả Hồ, Bản Khoang, núi Hàm Rồng...
Gi¸ trÞ:
Nguồn gen quý hiếm. Rễ và thân có chứa berberin, hàm lượng tới 3%, dùng làm
thuốc chữa bệnh đường ruột. Kinh nghiệm dân gian dùng nước sắc của rễ hoặc thân
chữa rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy, kiết lỵ,…
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Đang nguy cấp (E). Do số lượng cá thể và trữ lượng ít, lại bị khai thác và chặt phá
để mở rộng vùng canh tác.
Cấm tuyệt đối khai thác và chặt phá bừa bãi. Đưa một số cây con trồng giữ giống
tại VQG Hoàng Liên để tìm ra phương pháp nhân giống bằng hạt. Phổ biến rộng rãi
cho nhân dân bản địa có ý thức bảo tồn loài cây này. Bên cạnh đó loài cây này có thể
trồng làm hàng rào, vừa góp phần duy trì loài thực vật quý hiếm này, vừa có thể thu
dược liệu.

24
9. Hoàng liên ba gai, Hoàng mộc
Barberis wallichiana DC
Họ: Hoàng liên gai

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cây bụi trườn,
cao 2- 3 m, gỗ thân
và rễ màu vàng
đậm, phân cành
nhiều, cành vươn có
gióng dài. Cành có
gai chia 3 nhánh,
mọc dưới các túm
lá. Lá mọc vòng (2)
3- 5 cái, gần như
không cuống; phiến
lá hình thuôn dài,
nhọn 2 đầu, cứng,
dài 3,5- 8 cm, rộng
1,5- 2,5 cm, mép
khía răng cưa đều,
nhọn sắc. Hoa
nhiều, mọc giữa các
túm lá. Hoa màu
vàng, mẫu 3, có cuống nhỏ dài 1- 1,5 cm. 3 lá bắc tổng bao nhỏ hình trứng. Lá đài 6,
xếp 2 vòng; những cái vòng ngoài ngắn hơn vòng trong. Cánh hoa 6, hình thìa, có kích
thước bằng nhau và dài hơn đài, mỗi cánh hoa có hai tuyến nhầy ở gốc. Nhị 6, bao
phấn đính dọc. Bầu thuôn, vòi nhụy loe hình phễu. Noãn 1. Quả mọng, hình trứng
thuôn, có núm, màu đỏ, sau chín màu tím đen. Hạt 1.
Mùa hoa tháng 5- 6, mùa quả tháng 6- 10.
Thân và cành bị chặt phát hàng năm, nhưng vẫn có khả năng tái sinh chồi. Hoa,
quả rất nhiều, có thể trồng được bằng hạt vào mùa xuân.
Sinh c¶nh:
Mọc ở rừng kín thường xanh mưa mùa ẩm, rừng núi đá, hoặc còn sót lại ở bờ
nương rẫy, độ cao khoảng 1500- 1600 m. Cây chịu bóng và có thể hơi ưa sáng. Mọc
nơi có khí hậu mát quanh năm ở vùng núi cao. Thường mọc rải rác lẫn với các loại cây
gỗ, cây bụi khác.
Ph©n bè:
Bản Khoang, núi Hàm Rồng, Thác Bạc, Ô Quý Hồ…
Gi¸ trÞ:
Nguồn gen quý hiếm. Rễ và thân gỗ chứa Berberin dùng làm thuốc chữa bệnh
đường ruột. Theo kinh nghiệm dân gian, rễ sắc uống chữa kiết lỵ, iả chảy, rối loạn tiêu
hoá, đau răng hoặc để sát trùng.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Đang nguy cấp (E). Do số lượng cá thể và trữ lượng ít, đã bị khai thác làm thuốc và
chặt phá bừa bãi để mở rộng vùng canh tác.
Xác định những nơi còn sót lại, khoanh bảo vệ từng khu nhỏ. Cấm tuyệt đối việc
khai thác làm thuốc và chặt phá bừa bãi. Đưa vào trồng giữ giống tại VQG Hoàng Liên
để tìm ra phương pháp nhân giống bằng hạt. Phổ biến rộng rãi cho nhân dân địa
phương trồng làm hàng rào, vừa có tác rụng bảo vệ các cây trồng khác, vừa có dược
liệu để sử dụng.
25
10. Hoàng liên Trung Quốc
Coptis chinensis Franch
Họ: Mao lương

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cây thảo sống nhiều
năm. Thân rễ màu vàng,
thường phân nhánh. Lá có
cuống, dài 10- 25 cm, mọc
tập trung ở gốc. Phiến lá
mỏng, dai, chia thành 3
thuỳ chính, mép khía răng
không đều; thuỳ giữa gần
giống hình tam giác cân, xẻ
thuỳ thứ cấp hình lông
chim; 2 thuỳ bên giống
nhau, chia thành 2 thuỳ sâu
không đều, có cuống ngắn
hơn thuỳ giữa. Cụm hoa
gồm 3- 5 cái, mọc tụ tán
trên một cuống chung dài
tới 25 cm. Hoa nhỏ, màu
vàng. Lá bắc nhỏ, chia thuỳ
sâu hình lông chim. Lá đài
5, hình trứng hẹp. 5 cánh
hoa thuôn dài, ở giữa có rãnh mật. Nhị nhiều. Bầu nhỏ, 6- 9 ô. Quả hạch, dài 6- 8 mm,
có cuống. Hạt 6- 12, nhỏ, màu nâu đen.
Mùa hoa tháng 10- 12, mùa quả tháng 12- 4
Hàng năm vào mùa xuân tái sinh chồi từ thân rễ. Ra hoa ít, không đều ở các cá thể.
Trồng được bằng chồi mầm (tách các nhánh con từ thân rễ). Không có khả năng gieo
trồng bằng hạt.
Sinh c¶nh:
Mọc dưới tán rừng kín thường xanh, ẩm, độ cao 1300- 1600 m. Cây thường mọc
trên thảm mục, trên đá có rêu và nhiều mùn. Cây ưa bóng, ưa ẩm, khí hậu mát quanh
năm (thuộc vùng núi cao). Cây mọc thành từng đám nhỏ rải rác dưới tán rừng.
Ph©n bè:
Ô Quý Hồ, Bản Khoang, Trạm Tôn, đường đi Phan Si Phăng…
Gi¸ trÞ:
Nguồn gen độc đáo, đặc biệt quý hiếm. Thân rễ có chứa một hàm lượng cao
(khoảng 7- 8 %) berberin- alcaloid, được dùng làm thuốc chữa các bệnh đường tiêu
hoá. Theo y học cổ truyền, Hoàng liên Trung Quốc là vị thuốc quý. Thân rễ được dùng
làm thuốc chữa đau mắt đỏ, ỉa chảy, kiết lỵ, mụn nhọt và các tác dụng thanh nhiệt.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Đang nguy cấp (E). Do số lượng cá thể và trữ lượng rất ít. Thường xuyên bị tìm
kiếm để khai thác, nhổ cả cây để lấy thân rễ, kể cả cây còn nhỏ (nhất là khu vực núi
Hoàng Liên Sơn ở Sa Pa).
Khoanh bảo vệ cả khu hệ sinh thái. Cấm tuyệt đối việc tìm kiếm và khai thác. Lấy
một số cá thể (cây non) trồng giữ giống tại VQG Hoàng Liên để tìm ra các hình thức
nhân giống hữu hiệu để phổ biến cho người dân địa phương phát triển trồng ở Sa Pa.

26
11. Hoàng liên chân gà
Coptis quinquesecta W.T. Wang
Họ: Mao lương

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cây thảo sống nhiều năm. Thân
rễ màu vàng nâu, phân nhánh,
những đoạn thân rễ quá dài có thể
bị rỗng giữa. Lá có cuống, dài 10-
35 cm, mọc tập trung 3- 6 cái ở dưới
gốc. Phiến lá mỏng, dai, gồm 5 thuỳ
gần như hình chân vịt; thuỳ giữa lớn
hơn các thuỳ bên, xẻ thuỳ thứ cấp
hình lông chim, mép khía răng
không đều. Cụm hoa gồm 2- 3 cái,
mọc tụ tập trên một cuống chung dài
tới hơn 30 cm. Hoa nhỏ màu vàng
xanh. Lá bắc nhỏ, dạng lá. Lá đài 5,
hình mác rộng, đầu nhọn dần, cánh
hoa nhỏ hơi dài, hình thìa, có tuyến.
Nhị nhiều. Bầu nhiều ô, quả hạch,
có cuống. Hạt nhiều, nhỏ, màu nâu
đen.
Mùa hoa tháng 9- 10.
Mọc chồi (từ thân rễ) vào mùa
xuân. Ra hoa ít. Chưa rõ về khả
năng trồng bằng hạt. Có thể tách
các nhánh con từ thân rễ làm chồi
mầm để trồng.

Sinh c¶nh:
Mọc dưới tán rừng kín thường xanh, ẩm, độ cao trên 1600 m (núi Phan Si Phăng).
Cây thường mọc trên thảm mục, trong hốc đá có rêu và nhiều mùn, ưa bóng, ưa ẩm,
khí hậu mát quanh năm (thuộc vùng núi cao). Cây thường mọc thành từng đám nhỏ
dưới tán rừng.
Ph©n bè:
Xung quanh khu vực gần đỉnh Phan Si Phăng, núi đá ở Bản Khoang
Gi¸ trÞ:
Nguồn gen đặc biệt quý hiếm. Theo y học cổ truyền, thân rễ là vị thuốc quý, dùng
làm thuốc chữa đau mắt đỏ, ỉa chảy, kiết lỵ,… Trong thân rễ có chứa berberin (hàm
lượng cao).
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Đang nguy cấp (E). Trữ lượng ít, thường xuyên bị nhân dân địa phương (ở Sa Pa)
tìm kiếm để khai thác. Khi khai thác người ta thường nhổ cả khóm, phơi khô, bó thành
từng túm nhỏ cả thân rễ và lá để bán.
Khảo sát lại vùng núi Phan Si Phăng, xác định các điểm phân bố còn lại. Khoanh
bảo vệ triệt để nơi có Hoàng liên chân gà, cấm khai thác. Trồng giữ giống tại VQG
Hoàng Liên. Đồng thời nghiên cứu để phát triển trồng với quy mô và phổ biến rộng rãi.

27
12. Thổ tế tân, Biến hoa cánh có đuôi
Asarum caudigerum Hance
Họ: Mộc hương

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cây thảo,
sống nhiều
năm, cao 20-
25 cm. Thân
rễ tròn, có
đốt, phân
nhánh, mang
nhiều rễ con.
Lá mọc cách,
2- 5 cái, có
cuống màu
nâu tím, hơi
có lông; phiến
lá hơi dày,
hình tim nhọn
đầu, dài 11-
14 cm, rộng
8- 10 cm, mặt
trên xanh
thẫm, có
nhiều đốm
trắng, mặt dưới nhạt nhưng có lông dày hơn, mép nguyên. Hoa 1- 3 cái, mọc riêng lẻ ở
kẽ lá hay ở ngọn; cuống hoa ngắn, có lông, thường mọc rủ xuống; lá bắc 1- 2, sớm
rụng. Bao hoa màu vàng nhạt, có vạch nâu đỏ, chia thành 3 thuỳ hình bầu dục, đầu kéo
dài nhọn dần. Nhị 12, chỉ nhị ngắn, trung đới hình mác cong, vượt lên trên bao phấn.
Vòi nhụy hình ống, ngắn bằng 1/2 bao phấn, đỉnh tách ra thành 6 đầu nhụy. Quả phát
triển trong bao hoa tồn tại, màu lục nhạt phớt tím, có những đường lông dọc rõ. Hạt
nhỏ, màu đen, nhẵn.
Mùa hoa tháng 3- 5, mùa quả chín tháng 5- 7.
Tái sinh chồi vào mùa xuân. Có thể tách các nhánh con từ thân rễ để trồng.
Sinh c¶nh:
Mọc ở hốc đá, ven suối, dưới tán rừng kín thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao
1300- 1600 m. Cây ưa bóng, ưa ẩm, thường mọc trên đất ẩm, nhiều mùn. Cây sống
trong vùng có khí hậu mát quanh năm (núi cao).
Ph©n bè:
Núi Hàm Rồng, Bản Khoang, Trạm Tôn…
Gi¸ trÞ:
Nguồn gen hiếm. Rễ và thân rễ dùng làm thuốc ho, làm nóng khi bị lạnh.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Sẽ nguy cấp (V). Do vùng phân bố hẹp, số lượng cá thể ít, dễ bị tàn phá.
Khảo sát lại các điểm phân bố trên để xác định nơi còn sót lại. Khoanh bảo vệ từng
vùng nhỏ hẹp. Cấm tàn phá, khai thác. Trồng giữ giống tại VQG Hoàng Liên.

28
13. Hoa tiên mạng, Đại hoa tế tân
Asarum maximum Hemsl
Họ: Mộc hương

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cây thảo sống
nhiều năm, cao 20-
30 cm. Thân rễ tròn
có đốt dài, mang
nhiều rễ phụ. Lá mọc
so le, thường 2- 3
cái, cuống dài, nhẵn,
khi non màu tía, sau
chuyển sang màu lục
nhạt. Phiến lá mỏng,
hình mác nhọn đầu,
dài 13- 16 cm, rộng
8- 12 cm; gốc lá tạo
thành 2 thuỳ, cách xa
nhau, đầu gần nhọn;
mặt trên lá nhẵn, mặt
dưới có lông thưa ở
gân, mép nguyên.
Hoa riêng lẻ, thường
1 cái, mọc ở ngọn
hay kẽ lá; cuống hoa ngắn, màu tím nâu, có lông mịn, thường mọc rủ xuống nhưng hoa
lại hơi cong lên. Lá bắc 3, hình tam giác nhọn, tồn tại cùng với quả. Bao hoa màu xám
nâu, hình phễu hơi cong; đầu chia thành 3 thuỳ, hình tam giác hay hình mác; họng màu
tím nâu có vân trắng. Nhị 12, chỉ nhị ngắn, màu tím đỏ; trung đới tròn đầu, vượt lên trên
bao phấn. Vòi nhụy chia 6, màu hồng tím, dài gấp đôi bao phấn. Quả phát triển trong
bao hoa tồn tại. Hạt nhỏ, màu đen.
Mùa hoa tháng 4- 5, mùa quả tháng 5- 7.
Có thể tái sinh chồi từ thân rễ vào mùa xuân và tách các nhánh con từ thân rễ để
trồng. Khả năng reo trồng bằng hạt chưa rõ.

Sinh c¶nh:
Sống dưới tán rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, độ cao 1300- 1600 m.
Cây ưa bóng, ưa ẩm. Thường mọc trên đất ẩm, nhiều mùn, gần bờ suối. Cây sống
trong vùng có khí hậu mát quanh năm.
Ph©n bè:
Mọc rải rác xung quanh khu vực VQG Hoàng Liên, Núi Hàm Rồng, Bản Khoang…
Gi¸ trÞ:
Nguồn gen quý hiếm, hoa được dùng làm thuốc bổ.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Đang nguy cấp (E). Do vùng phân bố hạn chế, số lượng cá thể ít, lại bị tàn phá vì
mở rộng đất làm nương rẫy và khai thác làm thuốc.
Điều tra khảo sát lại các điểm phân bố trên. Nếu còn các cá thể sót lại, cần thiết
phải đưa vào trồng giữ giống ở VQG Hoàng Liên.
Nghiêm cấm khai thác, vận chuyển sử dụng dưới mọi hình thức.

29
14. Hoa tiên
Asarum glabrum Merr
Họ: Mộc hương

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cây thân thảo
sống nhiều năm,
không lông; Thân
nằm rồi đứng, to 5 -
6mm. Lá 2 - 3, to;
Phiến hình tim tam
giác, dài đến 25cm,
đầu có mũi, dày
như da, không lông;
gân ở gốc 5, cuống
dài hơn phiến.
Hoa đều, tím;
thuỳ đài xoan, đầu
tròn, 7 gân; ống
thắt lại ở 1/3 trên,
quả nang dài
3,5cm, hạt nhiều.
Mùa hoa tháng
5- 6, mùa quả tháng 6 - 7.
Có thể tái sinh chồi từ thân rễ vào mùa xuân và tách các nhánh con từ thân rễ để
trồng. Khả năng gieo trồng bằng hạt chưa rõ.

Sinh c¶nh:
Cây mọc trong rừng vùng núi cao. Cây ưa bóng, ưa ẩm. Thường mọc trên đất ẩm,
nhiều mùn, gần bờ suối. Cây sống trong vùng có khí hậu mát quanh năm
Ph©n bè:
Mọc rải rác xung quanh khu vực VQG Hoàng Liên, Núi Hàm Rồng, Bản Khoang…
Gi¸ trÞ:
Hoa và rễ ngâm rượu (hoặc sắc) làm thuốc bồi bổ, tăng cường thể lực. Lá sắc uống
chữa kém tiêu hóa, đau bụng. Lá tươi vò hoặc giã nát, đắp bó chữa trẹo chân, sai
khớp. Không dùng cho phụ nữ có thai uống.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Đang nguy cấp (E). Do vùng phân bố hạn chế, số lượng cá thể ít, lại bị tàn phá vì
mở rộng đất làm nương rẫy và khai thác làm thuốc.
Điều tra khảo sát lại các điểm phân bố trên. Nếu còn các cá thể sót lại, cần thiết
phải đưa vào trồng giữ giống ở VQG Hoàng Liên.
Hạn chế khai thác và cần hướng dẫn kỹ thuật khai thác cho nhân dân, nhằm bảo vệ
tái sinh. Tiếp tục nghiên cứu phát triển gây trồng.

30
15. Bình vôi nhị ngắn, Lõi tiền nhị xẻ
Stephania brachyandra Diels
Họ: Tiết dê

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cây thảo sống nhiều năm. Rễ củ
to, hình dạng không nhất định. Thân
leo, dài khoảng 2 - 3 m. Toàn thân, lá,
hoa không lông. Lá đơn, mọc cách; lá
có cuống dài đính trong phiến lá
thành hình khiên. Phiến lá hình trứng
nhọn hoặc tam giác tròn; chóp lá nhọn
sắc, gốc lá bằng hoặc hơi lồi, mép lá
nguyên; gân chính xếp dạng chân vịt
xuất phát từ chỗ đính của cuống lá.
Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa cái
do 8 - 9 xim tán nhỏ, cuống ngắn, xếp
chặt thành dạng đầu. Cuống cụm hoa
dài 2 - 3 cm, đỉnh hơi phồng to. Hoa
xếp dày đặc, khó thấy cuống hoa.
Hoa nhỏ, có một lá đài và 2 cánh hoa
xếp cùng một phía của hoa; lá đài lục
nhạt hình mác rộng; cánh hoa màu
vàng cam, hình trứng ngược. Bầu
hình trứng, cong, có cuống ngắn; núm
nhụy 4 - 5 thùy dạng gai nhỏ. Quả
hình trừng ngược, dẹt hai bên, dài 0,7
- 0,8 cm, rộng 0,6 - 0,7 cm. Hạt hình
trứng ngược, cụt đầu, có lỗ hình trứng
đảo ở giữa, trên lưng có 4 hàng gai
có đầu phồng to thành dạng mũ đinh,
chưa thấy cây đực.
Mùa hoa tháng 6, mùa quả tháng 7 – 8.
Tái sinh chồi vào mùa xuân từ thân cây già và vùng cổ rễ củ. Có thể trồng bằng rễ
củ và hạt.

Sinh c¶nh:
Sống ở rừng thứ sinh ẩm trên núi đất, ở độ cao 1400 m. Cây ưa sáng, ẩm, gặp ở
Sa Pa có khí hậu mát, nhiệt độ cao nhất là 27 0C. Cây mọc đơn độc trong quần thể
thực vật khác.
Ph©n bè:
Xung quanh khu vực VQG Hoàng Liên
Gi¸ trÞ:
Nguồn nguyên liệu thuốc quý hiếm. Dễ củ có L - tetrahydropamatin dùng làm thuốc
an thần chữa đau thần kinh.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Loài hiếm (R)
Điều tra khảo sát lại vùng phân bố và phát hiện thêm, đồng thời lấy cây giống đưa
vào trồng trọt để bảo vệ và phát triển. Loài cây này có thể nhân giống bằng hạt.
Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

31
16. Bình vôi hoa đầu
Stephania cepharantha Hayata
Họ: Tiết dê

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cây thảo sống nhiều
năm. Rễ củ dạng cầu,
kích thước không xác
định. Thân leo, nhỏ yếu,
độ dài không xác định.
Toàn thân, lá, cụm hoa
không lông. Lá đơn
nguyên, mọc cách,
cuống lá dài xấp xỉ phiến
lá. Phiến lá dạng tam
giác tròn đến gần tròn,
dài và rộng đều khoảng
5 - 11 cm, chóp lá có
đỉnh tròn hoặc nhọn sắc,
thường có một gai rất
nhỏ, ngắn. Gốc lá bằng
hoặc hơi lõm, gân 9 - 11 xuất phát từ chỗ đính của cuống lá thành hình chân vịt. Hoa
đơn tính, khác gốc. Cụm hoa đực và cái đều dạng đầu, do nhiều xim tán có cuống cực
ngắn hợp thành; đỉnh cuống cụm hoa phồng to hoặc có đế dạng đĩa. Hoa nhỏ, gần như
không cuống. Hoa đực có 6 lá đài xếp 2 vòng, mỗi vòng 3 chiếc, đều hình thìa; cánh
hoa màu vàng cam, hình quạt tròn cong dạng vỏ hến. Nhị đính thành cột nhỏ, cao
khoảng 3 mm; bao phấn dính thành đĩa, 6 ô. Hoa cái có 1 đài, 2 cánh hoa, đính cùng
một phía của hoa; lá đài hình trái xoan tròn hoặc hình trứng, cánh hoa màu vàng cam,
hình quạt tròn, cong dạng vỏ hến. Bầu hình trứng; núm nhụy 4 - 5 thùy dạng sợi hoặc
hình dùi. Quả hình trứng ngược, dài 0,7 cm, rộng 0,5 cm, hơi dẹt hai bên. Hạt hình
móng ngựa tròn dẹt, không có lỗ thủng ở giữa; trên lưng hạt có 4 hàng vân hạt, mỗi
hàng 15 - 16 hạt.
Mùa hoa tháng 2 - 4, mùa quả tháng 6 – 8.
Cây tái sinh chồi vào mùa xuân và trồng được bằng rễ củ. Khả năng trồng bằng hạt
còn khó khăn.
Sinh c¶nh:
Cây sống ở rừng thứ sinh, trên núi đá vôi, độ cao từ 10 m trở lên. Cây mọc bám vào
đá. Theo tài liệu Trung Quốc, cây có thể mọc ở rừng núi đất. Cây ưa sáng, ẩm, nhưng
cũng có khả năng chịu được nắng hạn cũng như chịu bóng. Mới gặp vài cá thể trong
quần thể khác.
Ph©n bè:
Xung quanh khu vực VQG Hoàng Liên
Gi¸ trÞ:
Nguồn gen hiếm, mới được phát hiện ở Việt Nam. Rễ củ được dùng làm thuốc an
thần, gây ngủ. Ngoài ra còn được dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc, tiêu phù, giảm
đau...
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Sẽ nguy cấp (V). Cây rất hiếm ở Việt Nam và có thể bị tuyệt chủng.
Điều tra khẩn cấp, khảo sát lại khu phân bố kể trên và lấy giống đưa vào trồng để
bảo vệ nguồn gen.

32
17. Trúc tiết nhân sâm, Vũ diệp tam thất
Panax bipinnatifidus Seem.
Họ: Ngũ gia bì

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cỏ sống lâu năm, có một
thân khí sinh, cao đến 0,3-
0,7m. Thân rễ có nhiều đốt. Lá
kép chân vịt, có 5- 7 lá chét,
hình thuôn xẻ thuỳ lông chim,
dài 2,5- 14cm, rộng 1,5 -4cm,
mép có răng cưa. Cụm hoa là
tán đơn mọc ở đỉnh thân. Hoa
năm cánh , 5 nhị. Bầu 2- 3 ô;
vòi 2- 3, rời. Quả hình cầu,
màu đỏ thẫm, ở đỉnh có chấm
đen lớn.
Mùa hoa tháng 4- 8, mùa
quả chín tháng 10.
Tái sinh bằng hạt, nhưng
rất ít.

Sinh c¶nh:
Đất liền / Rừng (Đất liền)
Mọc dưói tán rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao 1500-
1600m, ở những sườn dốc không quá 30° trên đất có nhiều mùn.
Ph©n bè:
Bản Khoang, Trạm Tôn, đường đi Phan Si Phăng
Gi¸ trÞ:
Dùng làm thuốc tăng lực.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Đang nguy cấp (E). Cây vốn rất hiếm gặp trong tự nhiên, lại bị săn tìm ráo riết để
thu hái nên đang bị đe doạ tuyệt chủng.
Bảo vệ nguyên vẹn trong khu rừng cấm trên dẫy núi Hoàng Liên Sơn. Thử thuần
hoá ở một số vùng núi như Sa Pa và VQG Hoàng Liên để tìm ra biện pháp nhân giống
hữu hiệu nhất (có thể bằng gieo hạt và nuôi cấy mô).

33
18. Trai lý (Rươi)
Garcinia fagraeoides A. Chev
Họ: Bứa

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cây gỗ to thường xanh, cao đến
20- 25 m hay hơn nữa, đường kính
thân 0,7- 0,8 m. Vỏ màu xám thẫm,
bong từng mảng; thịt vỏ hơi hồng,
có nhựa mủ vàng. Cành con gần
tròn. Lá hình bầu dục dài hay hình
mác ngắn, lúc non màu tím đỏ, khi
trưởng thành mặt dưới có màu vàng
lục, chất da, dài 10- 15 cm, rộng 5-
6 cm, đầu có mũi nhọn, có 5- 7 đôi
gân bậc hai nổi rõ mặt dưới; cuống
lá dài 0,5 cm. Hoa và quả đều chưa
được mô tả.
Mùa hoa tháng 4, có khi còn
mùa thứ hai vào tháng 11 (huyện
Na Hang, Tuyên Quang); mùa quả
chín tháng 9.
Hạt khó nảy mầm nên ít cây mạ
và do đó tái sinh trong tự nhiên
kém.

Sinh c¶nh:
Mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên núi đá vôi, ở
độ cao không quá 900 m, tốt nhất ở chân núi có tầng đất dày, màu mỡ và ẩm.
Ph©n bè:
Bản Hồ, Lao Chải, Tả Van
Gi¸ trÞ:
Gỗ cứng, màu vàng, khó gia công. Dùng trong xây dựng đóng tàu thuyền và chạm
khắc, …
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Sẽ nguy cấp (V). Do bị săn tìm ráo riết để chặt lấy gỗ tốt và sự tái sinh kém.
Là đối tượng bảo vệ của Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
Nghiêm cấm khai thác, vận chuyển sử dụng dưới mọi hình thức.

34
19. Thổ hoàng liên
Thalictrum foliolosum DC.
Họ: Mao lương

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cây thảo, sống nhiều năm, cao
40 - 70 cm, thường mọc thành
khóm; thân hình trụ, có đốt, nhẵn;
thân rễ có thịt màu vàng; rễ chùm
nhiều, cứng. Lá kép, có bẹ,
thường kép 3 lần lông chim; cuống
lá dài; lá chét mỏng, gần hình tròn
hoặc bầu dục, mép khía tai bèo.
Cụm hoa hình chuỳ, phân nhánh.
Hoa nhiều, nhỏ, màu trắng xanh
pha tím. Đài 4 - 5, sớm rụng,
không cánh hoa. Nhị nhiều; bao
phấn có mũi cong. Bầu 4 - 5 tâm
bì, tạo thành một túm quả. Quả
nhỏ, thuôn, nhọn 2 đầu, có mỏ và
nhiều gân dọc rõ.
Mùa hoa tháng 7 – 9, Mùa quả
chín từ tháng 9 – 11.
Có thể trồng được bằng hạt và
tái sinh từ thân rễ. Phần trên mặt
đất có thể lụi vào mùa đông, mùa
xuân từ thân rễ tái sinh nhiều chồi,
có thể tách các nhánh nhỏ để
trồng.

Sinh c¶nh:
Sống ở ven rừng, trảng cỏ có xen cây bụi thấp hoặc còn sót lại ở bờ các nương rẫy,
ở độ cao 1500 – 1600 m. Cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc rải rác
xen lẫn với loài cỏ hoặc cây bụi khác.
Ph©n bè:
Xung quanh khu vực VQG Hoàng Liên, Ô Quý Hồ
Gi¸ trÞ:
Nguồn gen quý hiếm đối với Việt Nam. Thân rễ có chứa berberin. Theo kinh nghiệm
của nhân dân, có thể dùng làm thuốc chữa bệnh đường ruột, mụn nhọt, thanh nhiệt.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Sẽ nguy cấp (V). Do trữ lượng ít, lại thường xuyên bị khai thác. Đặc biệt nghiêm
trọng là nạn đốt nương rẫy cháy lan ra các trảng cỏ, ven rừng, nơi có Thổ hoàng liên.
Điều tra khảo sát lại các điểm phân bố kể trên, xác định nơi còn Thổ hoàng liên
sống tập trung để khoanh bảo vệ từng khu vực. Đồng thời cấm tuyệt đối việc khai thác
và đốt nương rẫy gần khu bảo vệ. Đưa vào trồng giữ giống thường xuyên tại VQG
Hoàng Liên. Nghiên cứu cách trồng, nhất là bằng hạt, nhằm phổ biến rộng rãi cho
người dân địa phương.

35
20. Bách hợp
Lilium brownii F.E. Brown var
Họ: Hành Lillaceae

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cây thảo cao 0,5 – 1m, sống nhiều năm. Thân cành to màu trắng đục có khi phớt
hồng, gần hình cầu, vẩy nhẵn và dễ gẫy. Lá mọc so le, hình mác thuôn, mép lá nguyên
dài 2 – 15cm, rộng 0,5 – 3,5cm. Cụm hoa mọc ở đầu cành, gồm 2 – 6 hoa to, hình loa
kèn, dài 14 – 16cm, với 6 cánh hoa màu trắng hay phớt hồng. Quả nang 5 – 6cm có 3
ngăn, chứa nhiều hạt, nhỏ hình trái xoan.
Mùa hoa tháng 6 – 10.

Sinh c¶nh:
Trồng giống như trồng Hành, Tỏi. Sau một năm thu hoạch thường người ta ngắt hết
hoa để cho củ to. Thu hoạch củ vào cuối mùa hè, đầu thu, khi cây bắt đầu khô héo, đào
về rửa sạch, tách riêng từng vảy, nhúng vào nước sôi 5 – 10 phút cho vừa chín tái, rồi
đem phơi sấy khô.
Ph©n bè:
Khu vực Trạm Tôn, Thác Bạc, Núi Hàm Rồng...
Gi¸ trÞ:
Hoa đẹp, có hương thơm dùng làm cây cảnh, Thu hút khách du lịch đến thăm quan.
Là nguồn gien quý có tác dụng trong lai tạo giống hoa Ly mới.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Đến mùa hoa người dân bản địa lấy hoa để bán cho khách du lịch.
Cần sớm tìm ra phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô để có thể giữ nguồn
gien quý hiếm này.
Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

36
21. Hoàng tinh hoa trắng
Disporopsis Longifolia Craib
Họ: Tóc tiên

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cỏ sống lâu năm, có thân rễ thành chuỗi. Thân khí sinh cao 0,6 - 1 m. Lá mọc cách,
phiến hình mác, đầu nhọn, dài 10 - 20 (-27) cm, rộng 2,5 - 6 (-10) cm. Cụm hoa mọc ở
nách lá, có 5 - 7 hoa. Hoa màu trắng, bao hoa hợp thành ống chia 6 thuỳ ở miệng. Nhị
6 đính ở miệng ống, chỉ nhị hình bản có 2 tai ở đầu. Quả chín màu trắng xốp.
Mùa hoa tháng 3 - 4, mùa quả chín tháng 10.
Tái sinh bằng thân rễ và hạt.

Sinh c¶nh:
Mọc rải rác dưới tán rừng rậm, nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao 100
m - 1200 m, trên đất ẩm có nhiều mùn.
Ph©n bè:
Xung quanh khu vực VQG Hoàng Liên
Gi¸ trÞ:
Thân rễ được chế thành thục như thân rễ cây Hoàng tinh hoa đỏ.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Sẽ nguy cấp (V). Sắp bị tuyệt chủng do số lượng cá thể ít, lại bị thu hái bằng cách
đào thân rễ và môi trường sống bị thu hẹp.
Là đối tượng bảo vệ trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Từ đó tìm ra phương pháp
nhân giống để trồng với số lượng lớn làm cây thuốc.
Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

37
22. Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh vòng
Polygonatum kingianum Collett et Hemsl
Họ: Tóc tiên

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:

Cỏ sống lâu năm, thân rễ hình trụ. Thân khí sinh cao 1 - 1,5 m. Lá mọc vòng, mỗi
vòng 4 - 7 lá. Lá không cuống, hình dải, dài 6 - 20 cm, rộng 0,3 - 3 cm, đầu cuộn. Mỗi
cụm hoa có 2 hoa mọc ở nách lá, rủ xuống. Bao hoa màu hồng nhạt, hợp thành ống,
dài 1,6 - 2 (-2,5) cm, có 6 thuỳ ngắn ở miệng. Nhị đính ở giữa ống bao hoa. Quả mọng,
màu tím đen khi chín.
Mùa hoa tháng 3 – 4
Tái sinh chủ yếu bằng thân rễ.
Sinh c¶nh:
Mọc dưới tán rừng thưa hay trảng cây bụi ở khe núi đá, trên đất ẩm, nhiều mùn
không có ánh sáng.
Ph©n bè:
Núi Hàm Rồng, Bản Khoang, Trạm Tôn…
Gi¸ trÞ:
Thân rễ được chế biến làm thuốc nhuận phổi, bổ huyết, mạnh gân cốt và làm đen
tóc.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Sẽ nguy cấp (V). Do bị khai thác thân rễ với khối lượng lớn để làm thuốc, trong khi
sự tái sinh không đáp ứng kịp thời.
Tuân thủ quy trình khai thác hợp lý trong tự nhiên và đưa vào trồng trong các vườn
cây thuốc và VQG Hoàng Liên hay dưới tán rừng có độ tán che thích hợp.
Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

38
23. Lan hài lông
Paphiopedilum hirsutissimum (Lindl. ex Hook.)
Họ: Lan

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cây mọc thành bụi
nhỏ trên các hốc đá.
Thân rất ngắn chìm
dưới đất. Lá hình dải
hẹp, màu lục bóng,
đầu thót, tù, xếp 2
dãy, dài 30 - 40 cm,
rộng 2 - 3 cm. Cụm
hoa dài 20 cm, gồm
một hoa, cuống có
lông màu tím thẫm.
Lá bắc 2, hình trứng
rộng, có lông tơ dày.
Hoa có đường kính
10 cm. Lá đài trên
màu vàng lục, hình
trứng rộng, dài 3,5
cm, đầu tù, có nhiều
chấm màu thẫm ở
gốc và giữa, mép
màu xám, có lông thưa ở bề mặt và mép. Lá đài dưới màu vàng lục, có các chấm màu
hung đỏ, mép có lông. Cánh hoa hình thìa, dài 5 - 6 cm, rộng 1,2 - 2 cm, phần gốc màu
lục xám có các chấm màu hung đỏ, phần đỉnh màu tím đỏ, mép có lông. Cánh môi hình
mũ, dài 3,5 - 4 cm, rộng 2 cm, đầu tù, màu vàng lục đến xanh nhạt, có nhiều chấm màu
tím đỏ, mép có tai hình tam giác tù. Nhị lép hình vuông, gần gốc có một u lồi ở mặt
trên.
Mùa ra hoa tháng 2- 3.
Tái sinh bằng hạt và chồi.
Sinh c¶nh:
Mọc rải rác dưới tán rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên sườn núi
đá, có khả năng chịu hạn khá tốt.
Ph©n bè:
Tả Van, San Sả Hồ …
Gi¸ trÞ:
Cây có dáng đẹp, hoa to, có màu sặc sỡ, có thể trồng làm cảnh. Có ý nghĩa trong
lai tạo giống mới.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Bị đe doạ (T)
Bảo vệ loài trong tự nhiên. Đưa về nuôi trồng để giữ nguồn gen và làm cảnh. Điều
tra thêm phân bố và tình trạng. Hiện nay VQG Hoàng Liên đang nghiên cứu để nhân
giống bằng phương pháp nuôi cây mô.
Nghiêm cấm khai thác, vận chuyển sử dụng dưới mọi hình thức.

39
24. Lan hài kép
Paphiopedilum dianthum Rolfe
Họ: Lan

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Lan đất mọc bụi. Lá
hình lưỡi tù lệch ở đỉnh dài
20 – 50cm rộng 2 – 5cm,
mặt trên xanh đẫm, nhạt
hơn ở mặt dưới. Cụm hoa
vươn hình cung treo, vươn
theo chiều ngang hoặc
thẳng đứng có 2- 5 hoa,
cuống cụm hoa xanh có
lông nhú thưa ở dưới. Hoa
có lông thưa ở mặt ngoài
của cánh đài, lá đài lưng
trắng với gốc và gân xanh,
lá đài hợp xanh nhạt hoặc
trắng có gân xanh đẫn.
Cánh hoa hình lưỡi liềm
xoắn mạnh, có một vài
mụn nhỏ ở mép trong gần
gốc và một vài đám lông
nhú ở mép dưới. Môi dạng
túi sâu nhọn ở đỉnh, thuỳ
bên hình tam giác uốn sau
vào trong.

Sinh c¶nh:
Lan mọc trên đá ít khi phụ sinh. Phân bố ở rừng nguyên sinh cây lá kim, rừng hỗn
giao và rừng lá rộng, thường xanh rêu ẩm trên núi đá vôi kết tinh bị bào mòn mạnh.
Ph©n bè:
Núi Hàm Rồng, Tả Van, Lao Chải…
Gi¸ trÞ:
Cây có dáng đẹp, hoa to, có màu sặc sỡ, có thể trồng làm cảnh. Có ý nghĩa trong
lai tạo giống mới.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Bị đe doạ (T)
Bảo vệ loài trong tự nhiên. Đưa về nuôi trồng để giữ nguồn gen và làm cảnh. Điều
tra thêm phân bố và tình trạng. Hiện nay VQG Hoàng Liên đang nghiên cứu để nhân
giống bằng phương pháp nuôi cây mô.
Nghiêm cấm khai thác, vận chuyển sử dụng dưới mọi hình thức.

40
25. Lan hài vàng
Paphiopedilum villosum Lindl
Họ: Lan

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cây mọc thành
đám lá 4 -5 hình lưỡi
dài hẹp nhọn đến
mũi nhọn tại 2 thuỳ
đỉnh không bằng
nhau dài 15 – 35cm
gốc có đốm tía mép
phần gốc có lông rìa.
Cụm hoa gần thẳng
đứng cho đến cung
vòng cheo. Lá đài
lưng xanh nhạt về
phía đầu với phần
trung tam màu nâu
thẫm bóng có các
gân mạng lưới màu
nâu đậm. Lá đài hợp
màu xanh nhạt ôm
lấy bầu, các cánh
hoa mặt trong đỏ
nâu bóng, mặt ngoài
màu vàng có lông.
Cánh tràng cong vào
trong màu vàng gần
về giữa màu nâu
bóng, có các vân
nâu sẫm. Cánh môi thuôn nhọn về phía đỉnh màu vàng.

Sinh c¶nh:
Lan sống phụ ít khi mọc trên đá. Thường phân bố ở trong rừng nguyên sinh hỗn
giao rậm ẩm thường xanh và rừng mây mù cây lá rộng trên núi đá ở độ cao 1.300 –
2.000m.
Ph©n bè:
Xung quanh khu v ực thị trấn Sa Pa, Bản Khoang, Tả Van, Trạm Tôn…
Gi¸ trÞ:
Cây có dáng đẹp, hoa to, có màu sặc sỡ, có thể trồng làm cảnh. Có ý nghĩa trong
lai tạo giống mới.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Bị đe doạ (T)
Bảo vệ loài trong tự nhiên. Đưa về nuôi trồng để giữ nguồn gen và làm cảnh. Điều
tra thêm phân bố và tình trạng. Hiện nay VQG Hoàng Liên đang nghiên cứu để nhân
giống bằng phương pháp nuôi cây mô.
Nghiêm cấm khai thác, vận chuyển sử dụng dưới mọi hình thức.

41
26. Lan hài huyền
Paphiopedilum gratrixianum Lindl
Họ: Lan

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Lá xếp thành hai dãy gần như đứng, hình mũi giá rộng và thuôn có ba răng nhọn ở
đỉnh dài 20 – 30cm rộng 2 – 3cm thường có đốm tím tía bần ở mặt dưới gần gốc. Cụm
hoa thường 1 ít khi 2 cuống màu xanh dài 20cm có phủ lông tía nâu. Hoa rộng 7 –
8cm, lá đài lưng trắng xanh nâu nhạt ở gốc có nhiều đốm tía nâu tập trung gần gốc,
phủ lông ở mặt ngoài. Cánh đài hợp xanh nhạt, cánh hoa nâu vàng, bóng và có gân
nâu tía, môi bóng màu vàng xen nâu.

Sinh c¶nh:
Cây thường mọc trên đất hoặc trên đá ở rừng nguyên sinh ẩm thường xanh cây lá
rộng trên các sườn núi dốc được tạo thành bởi đá Granit ở độ cao 900 – 1.100m
(Averyanov).
Ph©n bè:
Tả Van, núi Sẻ, Lao Chải…
Gi¸ trÞ:
Cây có dáng đẹp, hoa to, có màu sặc sỡ, có thể trồng làm cảnh. Có ý nghĩa trong
lai tạo giống mới.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Bị đe doạ (T)
Bảo vệ loài trong tự nhiên. Đưa về nuôi trồng để giữ nguồn gen và làm cảnh. Điều
tra thêm phân bố và tình trạng. Hiện nay VQG Hoàng Liên đang nghiên cứu để nhân
giống bằng phương pháp nuôi cây mô.
Nghiêm cấm khai thác, vận chuyển sử dụng dưới mọi hình thức.

42
27. Kim tuyến Sa pa, Giải thủy sa pa
Anoectochilus chapaensis Gagnep.
Họ: Lan

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Lan mọc trên đất, cao
12 - 30 cm, có thân rễ bò
trên mặt đất, thân non có
lông ngắn. Lá hình trái
xoan hay hình trứng, gốc
lá gần hình tim; phiến lá
dài 2,5 - 3 cm, rộng 1,5 -
2cm, mặt trên màu đỏ nhạt
với các gân màu hồng; mặt
dưới màu xanh tái; cuống
lá dài 1 - 2 cm, rộng ra
thành bẹ ở phía gốc. Cụm
hoa dài 5 - 6 cm, mang 4 -
7 hoa màu xanh tái. Cánh
môi dài 10 - 11 mm, khía
răng ở hai bên với đỉnh loe
rộng và xé thành 2 thuỳ
hình trứng ngược cụt đầu.
Bầu dài 13 mm, có lông
ngắn.
Mùa ra hoa tháng 10 –
12.
Tái sinh bằng thân rễ.

Sinh c¶nh:
Mọc rải rác trong rừng vùng núi đá, nơi ấm, ven khe suối, ở độ cao 1200 - 1500 m.
Cây ưa bóng, kỵ ánh sáng trực tiếp.
Ph©n bè:
Mọc xung quanh khu vực núi Hoàng Liên.
Gi¸ trÞ:
Nguồn gen hiếm và là cây làm thuốc.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Loài hiếm (R). Cũng bị khai thác dưới tên “kim tuyến” để xuất trái phép qua biên giới
sang Trung Quốc.
Bảo vệ nguyên trạng (cấm khai thác) trong VQG Hoàng Liên. Nên thử đưa về gây
trồng để lấy nguyên liệu làm thuôc.
Nghiêm cấm khai thác, vận chuyển, mua bán, sử dụng dưới mọi hình thức.

43
28. Kim tuyến, Kim tuyến lông
Anoectochilus roxburghii (Wall), Wall.
Họ: Lan

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Lan bò trên mặt đất,
thân cao 10 - 20 cm,
phấn non có lông thưa.
Lá hình trái xoan hay
hình trứng, tròn ở gốc;
phiến lá dài 3 - 4 cm,
rộng 2 - 3 cm , mặt trên
màu nâu thẫm có vết
vàng ở giữa và màu hồng
nhạt trên các gân; mặt
dưới màu nâu nhạt;
cuống lá dài 1 - 2 cm, ở
gốc rộng ra thành bẹ ôm
lấy thân. Cụm hoa dài 5 -
7 cm, mang 5 - 10 hoa
màu hồng khá to (dài cỡ
2,5 cm). Cánh môi dài 15
mm, mang 6 - 8 ria mỗi
bên; đầu môi chẻ đôi
thành hai thuỳ hình thuôn
tròn đầu. Bầu dài 13 mm,
có lông thưa.
Mùa ra hoa tháng 10 –
12.
Tái sinh chủ yếu bằng
chồi của thân rễ.

Sinh c¶nh:
Mọc rải rác trong rừng vùng núi đá vôi, nơi ẩm dọc theo khe suối, ở độ cao 300 -
1000 m. Cây ưa bóng, kỵ ánh sáng trực tiếp.
Ph©n bè:
Mọc xung quanh khu vực núi Hoàng Liên.
Gi¸ trÞ:
Cây làm thuôc.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Đang nguy cấp (E). Vì loài mọc rải rác, số lượng từng nơi không nhiều, lại đang bị
khai thác quá mức (với hình thức khai thác vặt cả cây) để xuất qua biên giới sang
Trung Quốc (dưới tên “kim tuyến”).
Bảo vệ nguyên trạng (cấm khai thác) trong VQG Hoàng Liên. Nên tổ chức gây trồng
để lấy nguyên liệu làm thuốc. Cấm khai thác tự nhiên để xuất trái phép qua biên giới.

44
29. Thạch hộc gia lu, Hoàng phi hạc
Dendrobium nobile Lindl. var.
Họ: Lan

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Lan sống bám. Thân hình
chuỳ hơi dẹt, dài 25 - 30 cm,
dày 1,5 cm, gióng dài 2 -
3cm. Lá xếp 2 dãy, hình mác
hoặc thuôn, đỉnh chia 2 thuỳ
tròn lệch, dài 6 - 8 cm, rộng 2
- 2,5 cm. Cụm hoa bên, 2 - 3
hoa trên thân còn lá. Lá bắc
dài 0,6 cm. Hoa màu trắng,
đường kính 4 - 4,5 cm. Lá
đài hình mác rộng, đỉnh tù,
dài 3 - 3,5 cm, rộng 0,7 - 0,9
cm, cánh hoa hình bầu dục,
đỉnh nhọn, dài 2,8 - 3,2 cm,
rộng 1,3 - 1,5 cm. Cánh môi
hình phễu, trải phẳng có hình
gần tròn, dài và rộng khoảng
3 cm, viền mép màu trắng,
giữa là một đốm lớn màu
vàng nhạt có các gân màu
xanh nhạt. Trụ màu xanh
nhạt, cao 0,6 cm. Nắp màu
xanh, hình mũ cao, bề mặt
phủ nhũ mịn.
Mùa hoa tháng 9 – 10.
Tái sinh bằng hạt và chồi.

Sinh c¶nh:
Cây mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm. Cây chịu bóng và ưa
ẩm. Sống bám trên thân cây gỗ.
Ph©n bè:
Mọc xung quanh khu vực núi Hoàng Liên.
Gi¸ trÞ:
Thân có dáng đẹp, hoa to, đẹp, trồng làm cảnh.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Là thứ hiếm (R). Phân bố rất hẹp, rất có khả năng tuyệt chủng vì nơi sống bị phá
huỷ do khai thác rừng tràn lan.
Cần khoanh vùng bảo vệ khu phân bố của loài này (San Sả Hồ, Tả Van, Lao Chải).
Thu thập đem trồng và nhân giống để bảo vệ nguồn gen. Hiện nay loài lan này đã
được VQG Hoàng Liên đưa vào nhân giống bằng nuôi cấy mô.

45
30. Cây một lá, Lan thanh thiên quỳ trắng
Nervilia fordii (Hance) Schltr
Họ: Phong Lan

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:

Loài lan đất nhỏ, cao 20cm, củ tròn.


Lá một, gốc hình tim, đỉnh tam giác, dài
4 – 8cm, cuống dài. Cụm hoa nở trước
khi có lá, mảnh, có 3 – 4hoa màu
trắng. Cánh môi hình tam giác, 3 thuỳ
tròn, tròn ở đỉnh và có lông dày.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Cây mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm. Cây chịu bóng và ưa
ẩm. Thích hợp trên đất mùn.
Ph©n bè:
Trạm Tôn, Thác Bạc, Sín Chải, đường đi Phan Si Phăng
Gi¸ trÞ:
Dùng làm thuốc.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Đang nguy cấp. Vì loài mọc rải rác, số lượng tuy nhiều, nhưng bị khai thác quá mức
(với hình thức khai thác nhổ cả cây) để xuất qua biên giới sang Trung Quốc (dưới tên
“Lan một lá”).
Bảo vệ nguyên trạng (cấm khai thác) trong VQG Hoàng Liên. Nên tổ chức gây trồng
để lấy nguyên liệu làm thuốc. Nghiêm cấm khai thác, vận chuyển sử dụng dưới mọi
hình thức. Đặc biệt là cấm khai thác tự nhiên để xuất trái phép qua biên giới.

46
II. Động vật rõng
1. Cu li nhỏ
Nycticebus pygmaeus Bonhote
Họ: Cu li

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cỡ nhỏ hơn Cu li lớn. Dài thân: 286 mm ± 18, dài đuôi 30 mm ± 10, bàn chân sau:
45 mm ± 1. Trọng lượng 377g ± 37. Lông mềm mại màu hung nâu xen kẽ ít lông trắng
bạc. Dọc sống mũi có vệt trắng. Dọc sống lưng có vệt hoe đỏ thẫm. Bụng trắng vàng
ánh bạc.
Kiếm ăn ở trên cây. Thức ăn là quả, lá nõn cây, côn trùng, trứng chim, chim non
trong tổ.
Mùa sinh sản vào tháng 10, 11, 12. Mỗi lứa đẻ 1 - 2 con.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Sống trong nhiều sinh cảnh rừng khác nhau. Hoạt động kiếm ăn ban đêm ở rừng
thưa quang thoáng, trên các gốc cây, bụi rậm ven rừng, trên nương rẫy. Sống đơn
độc, lặng lẽ, hoặc thành nhóm 3 - 4 con, di chuyển nhẹ nhàng chậm chạp chuyền từ
cành này sang cành khác. Ban ngày cuộn tròn mình lại ngủ trong lùm cây.
Ph©n bè:
Xã Bản Hồ, Tả Van, đường đi Phan Si Phăng…
Gi¸ trÞ:
Có giá trị khoa học nghiên cứu tiến hoá của bộ Linh trưởng. Dễ nuôi làm thú cảnh
phục vụ tham quan du lịch và xuất khẩu, bộ da làm thú nhồi để trang trí.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Số lượng trong thiên nhiên chưa xác định, nhưng độ thường gặp trong rừng đã
giảm nhiều so với những năm trước đây.
Cấm săn bắn, bẫy bắt, buôn bán Cu li nhỏ trên thị trường.
Cần thành lập trung tâm cứu hộ động vật để có thể nhân giống bảo tồn.

47
2. Vượn đen tuyền
Hylobates concolor Harlan
Họ: Vượn

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Thân hình thon mảnh, chân tay dài,
không có đuôi. Dài thân: 530 - 640
mm, dài bàn chân 130 - 167 mm. Con
đực trưởng thành màu đen tuyền. Con
cái màu vàng nhạt (hoặc trắng đục), có
đốm đen ở đỉnh đầu và ở ngực. Vượn
con, cả đực và cái đều có màu vàng
nhạt, khi truởng thành sẽ đổi mầu.
Kiếm ăn trên cây cao. Thức ăn là lá
cây, chồi non, quả cây, côn trùng,
trứng chim, chim non trong tổ.
Cá thể trưởng thành vào lúc 7 - 8
tuổi vựon cái bắt đầu sinh sản. Thời kỳ
động đực ở con cái xẩy ra theo chu kỳ
hàng tháng. Thời gian có chửa 7 - 8
tháng. Thường hai năm đẻ 1 lứa, mỗi
lứa 1 con.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Vượn đen tuyền sống ở rừng già trên đỉnh núi cao, thường là núi đá ở độ cao 500 –
trên 1000 mét so với mặt biển, thường sống định cư trong các khu rừng nhất định.
Không sống ở rừng thưa, rừng tre nứa. Vượn sống từng nhóm nhỏ như một gia đình,
gồm 1 con đực già, 1 - 2 con cái và các con của chúng. Mỗi nhóm có một khu vực cư
trú riêng khoảng 6 - 10 km2 tách biệt với các nhóm khác. Ðôi khi cũng gặp những cá
thể riêng rẽ mới tách nhóm để tạo thành nhóm mới. Hoạt động ban ngày vào sáng và
chiều tối, trưa và đêm nghỉ ngơi trên ngọn cây. Thường hay kêu (hú) vào sáng sớm.
Ph©n bè:
Tả Van, đường đi Phan Si Phăng…
Gi¸ trÞ:
Vượn là loài thú bậc cao, có một số đặc điểm giống người nên là đối tuợng nghiên
cứu y học thực nghiệm và tiến hoá. Vượn được nuôi ở các vườn thú hấp dẫn và có giá
trị xuất khẩu. Mật, xương có giá trị làm dược liệu.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Loài thú quý hiếm. Ở nước ta, Vượn đen tuyền phân bố hẹp, hàng năm bị săn bắn
quá nhiều, tới hàng trăm con, cùng với nạn phá rừng làm mất nơi sinh sống của chúng,
nên hiện nay số lượng còn rất ít.
Cấm săn bắn, tuyệt đối, nghiêm trị những người săn bắn vượn. Tích cực bảo vệ
những khu rừng còn vượn sinh sống.

48
3. Khỉ mặt đỏ
Macaca arctoides Geoffroy
Họ: Khỉ

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Thân to khoẻ. Dài thân: 485 -
635 mm, dài đuôi: 37 - 38 mm,
dài bàn chân sau: 145-177 mm.
Trọng lượng 8 - 12 kg. Mặt mầu
đỏ thẫm có lông thưa thớt.
Lưng lông dài rậm màu nâu đỏ
hoặc nâu xám. Chân và đuôi có
màu giống thân.
Thức ăn là lá, quả cây và cả
côn trùng, ốc sên, giun đất…
Sinh sản gần như quanh
năm, nhưng thường từ tháng 2
đến tháng 10. Mỗi lứa đẻ 1 con,
con sơ sinh nặng 320 - 410g.
Khỉ mặt đỏ đã được nuôi ở một
số vùng cũng sinh sản tốt.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Sống trong rừng già, trên núi đá và núi đất, đôi khi gặp chúng kiếm ăn cả ở rừng
thưa, nương rẫy. Sống thành đàn 10 - 30 con, con đực to khoẻ làm đầu đàn. Hoạt
động kiếm ăn ban ngày, di chuyển trên cây và cả trên mặt đất, ban đêm trú ẩn nghỉ
ngơi trong hang đá, hốc đất hoặc trên các cây lớn trong rừng. Khi di chuyển trên mặt
đất, Khỉ mặt đỏ cũng dễ bị các loài thú ăn thịt cỡ lớn tấn công gây hại.
Ph©n bè:
Lao Chải, Tả Van, đường đi Phan Si Phăng…
Gi¸ trÞ:
Khỉ mặt đỏ là nguồn gen quý của rừng nhiệt đới. Giá trị kinh tế: cung cấp da lông và
dược liệu. Mặt khác nếu bảo vệ, nhân giống nuôi trong thiên nhiên tốt chúng trở thành
nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Ở nước ta số lượng Khỉ mặt đỏ không nhiều, nhưng những năm gần đây người ta
săn bắn khá nhiều để bán cho các trạm dược liệu, bẫy bắt để buôn bán qua biên giới,
nên số lượng ngày càng giảm.
Cấm săn bắn, bẫy bắt và buôn bán Khỉ mặt đỏ dưới mọi hình thức. Tổ chức nuôi tự
nhiên ở VQG Hoàng Liên.

49
4. Khỉ mốc
Macaca assamensis M’Clelland
Họ: Khỉ

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Bộ lông từ mầu vàng xám
nhạt đến nâu thẫm. Vùng
đầu, tay vai sáng hơn phần
sau chân và đuôi. Xung
quanh cằm màu nâu sáng,
dưới mắt thẫm hơn. Diềm
lông bên má thẫm và hướng
về phía sau kéo đến tai. Bờ
sau đít có lông, vùng mông
màu xám nhạt. Lông thẫm và
hướng về phía sau kéo đến
tai. Bờ sau đít có lông, vùng
mông màu xám nhạt. Lông
đuôi dài, cụp xuống.
Khỉ mốc chủ yếu ăn thực
vật, thỉnh thoảng ăn côn
trùng cánh cứng hoặc ấu
trùng.
Sinh sản quanh năm. Ðẻ 1
con, thường gặp khỉ con vào
các tháng 4, 5, 7, 8, và 10.
Trọng lượng sơ sinh 300 –
500 g. Khỉ con có màu lông
giống khỉ mẹ. Khỉ mẹ bảo vệ
con rất tốt.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Sống trong rừng cây cao trên núi đá và núi đất. Trú ẩn trong các hang hốc dưới
mỏm đá, hoặc náu mình trong các lùm cây rậm rạp. Sống đàn 15 - 20 con do một con
đực gìa làm đầu đàn chỉ huy canh gác khi đàn kiếm ăn. Có thể sống chung với Khỉ
vàng, Voọc đen.
Ph©n bè:
Lao Chải, Tả Van, Sín Chải - Phan Si Phăng…
Gi¸ trÞ:
Khỉ mốc có giá trị kinh tế và y học: lấy thịt, xương nấu cao, mật làm thuốc.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Khỉ mốc ngoài thiên nhiên có số lượng đứng thứ hai sau Khỉ vàng. Trước đây
chúng là đối tượng xuất khẩu. Nạn săn bắn quá mức, phá rừng bừa bãi nên số lượng
Khỉ mốc đã giảm rất nhiều.
Cấm săn bắn, bẫy bắt, buôn bán, vận chuyển dưới mọi hình thức. Nghiên cứu các
chủng quần và số lượng của chúng ngoài thiên nhiên để có những biện pháp cụ thể
hơn.

50
5. Khỉ vàng
Macaca mulatta Zimmermann
Họ: Khỉ

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Khỉ vàng, nặng 4 - 8 kg, dài
thân 320 - 620mm, dài đuôi
137 - 230mm. Bộ lông dày,
lưng nâu vàng phớt xám ở
vai. Vùng dưới sườn, quanh
mông và nửa đùi trên nâu đỏ
rực rỡ. Bụng trắng ngà, đuôi
dài hơn bàn chân sau. Chai
mông đỏ, quanh chai mông
trần (không có lông). Mặt thưa
lông, túi má lớn.
Kiếm ăn ngày 2 buổi sáng
và chiều, trưa nghỉ. Mùa đông
ngủ hang, mùa hè ngủ trên
cây ngoài cửa hang. Vận
động nhanh nhẹn cả trên cây
lẫn dưới đất. Bơi lội tốt. Hoạt
động của đàn khỉ vàng rất náo
nhiệt, thường phát tiếng kêu
chít, chít hoặc hít, hít khi kiếm
ăn. Khỉ vàng ăn tạp. Thức ăn
là chồi lá non và quả các loài
cây trong rừng và các loài cây
lương thực phẩm trên bãi
(ngô, sắn. đu đủ ... ) và một số
loài động vật (trứng chim,
nhện, cào cào ...) còn gặp khỉ vàng xuống bãi biển ăn tôm, hà, vẹn (Phạm Nhật, 1988).
Khỉ vàng động dục hàng tháng, sinh sản quanh năm nhưng tập trung từ tháng 4 đến
tháng 9. Mang thai 165 - 175 ngày. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ một con. thời gian
bú sữa của khỉ con 12 tháng.
N¬i sèng vµ sinh th¸i:
Khỉ vàng sống trong nhiều kiểu rừng khác nhau, thích hợp là rừng gỗ nhiều tầng
trên núi đá, dọc theo các con sông hồ ven biển. Vùng sống thường ổn định. Sống đàn
từ 20 - 50 con với 10 - 15% con đực trưởng thành, 30 - 35% con cái trưởng thành, 25 -
30% con bán trưởng thành và 20 - 25% con non. Đầu đàn là một con đực to, khoẻ nhất
và quản lý mọi sinh hoạt của đàn.
Ph©n bè:
Tả Van, Sín Chải - Phan Si Phăng, Trạm Tôn – Phan Si Phăng…
Gi¸ trÞ:
Khỉ vàng là loài thú có giá trị trong y dược (thử nghiệm y sinh học, bào chế vắc xin,
cao bồi dưỡng cơ thể), thực phẩm và thương mại.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Khỉ vàng là loài có số lượng thấp hiện nay.
Chúng ta có thể quy hoạch các điểm chăn nuôi loài Khỉ vàng này, ví dụ như nuôi thả
và nhân giống trong trung tâm cứu hộ động vật.

51
6. Sói đỏ
Cuon alpinus Pallas
Họ: Chó

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:

Dài thân: 895 - 918mm, dài đuôi: 308 - 327mm, dài bàn chân sau: 125 - 167 mm. Mõm
ngắn màu đen. Tai tròn vểnh. Bộ lông mầu da hung (vàng đỏ). Bụng màu sáng nhợt.
Chân và đuôi chuyển sang nâu đen hoặc đen. Gốc đuôi thắt nhỏ, xù ở phần cuối.
Thức ăn của Sói đỏ là Nai, Hoẵng, Lợn rừng, động vật nuôi và các loài chim lớn.
Sinh sản hầu như quanh năm, nhưng tập trung nhất vào các tháng 11 - 12. Thời
gian có chửa khoảng 9 tuần. Mỗi lứa đẻ 4 - 6 con, có thể tới 10 - 11 con.
N¬i sèng vµ sinh th¸i:
Sống ở rừng thường cư và hoạt động ở rừng già, những lúc săn đuổi mồi có thể về
gần bản làng. Sói đỏ là thú ăn đêm, nhưng hoạt động tích cực vào lúc sáng sớm và
chiều tối (có khi cả ban ngày), vùng hoạt động lớn và luôn thay đổi. Sống từng đôi,
hoặc đàn 5 - 7 con, khi săn mồi có thể nhập đàn 10 - 15 con.
Ph©n bè:
Bản Hồ, Sín Chải - Phan Si Phăng, Mường Khoa, Thân Thuộc …
Gi¸ trÞ:
Loài thú hiếm. Ở Việt Nam, Sói đỏ là loài hiếm từ trước đến nay, là nguồn gen tự
nhiên quý.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Do nạn săn bắn, chặt phá rừng, Sói đỏ ngày càng trở nên hiếm.
Tuyệt đối cấm săn bắn buôn bán Sói đỏ dưới mọi hình thức. Tăng cường bảo vệ
rừng và xây dựng các khu bảo vệ nghiêm ngặt.

52
7. Gấu chó
Ursus malayanus Raffles
Họ: Gấu

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cỡ nhỏ hơn gấu ngựa. Dài thân:
1130 mm, dài đuôi:89 mm, dài bàn
chân sau:172 mm, trọng lượng 39
kg. Mõm vàng hoe hoặc trắng ngà
có thể lan đến mắt. Tai tròn ngắn.
Trán và sau tai có xoáy. Bộ lông
màu đen tuyền, ngắn hơn lông gấu
ngựa. Yếm ngực hình chữ “U” bán
nguyệt màu vàng nhạt hoặc trắng
ngà. Chân vòng kiềng. Ðuôi ngắn.
Thức ăn của Gấu chó gồm các
loại quả chín: Sung, vả, chuối,
cam… hạt dẻ, ngô, các mầm cây,
măng, củ. Thức ăn động vật gồm:
mật ong, ong non, chim, trứng chim.
Trong điều kiện nuôi nhốt: ăn tạp.
Mùa sinh sản không rõ rệt trong
năm. Thời gian có chửa 95 - 96
ngày. Mỗi lứa đẻ 2 con. Gấu con
sống với mẹ đến trưởng thành.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Gấu chó sống trong nhiều kiểu rừng: rừng cây gỗ, rừng hỗn giao nhiều dây leo,
rừng nửa rụng lá “rừng khộp”. Thường sống từng đôi hoạt động ở mặt đất và leo trèo
giỏi.
Ph©n bè:
San Sả Hồ, Trạm Tôn – Phan Si Phăng, Mường Khoa, Thân Thuộc…
Gi¸ trÞ:
Loài thú hiếm. Giá trị kinh tế cao: mật và xương làm dược liệu, da gấu là mặt hàng
mỹ nghệ da lông.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Từ trước đến nay, Gấu chó rất hiếm ở VQG Hoàng Liên, hiện nay đang trong tình
trạng bị đe doạ tuyệt chủng trong vòng 10 - 20 năm tới.
Tuyệt đối cấm săn bắn, buôn bán Gấu chó và sản phẩm từ Gấu chó dưới mọi hình
thức, kết hợp xây dựng trung tâm cứu hộ động vật để có thể nuôi dưỡng và nhân
giống sau đó huấn luyện để có thể thả vào rừng tự nhiên.

53
8. Gấu ngựa
Ursus thibetanus G. Cuvier
Họ: Gấu

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Dài thân: 1070 - 1490 mm, dài đuôi: 38 - 88 mm, dài bàn chân sau: 160 - 170 mm,
trọng lượng tới 200 kg. Tai lớn. Vùng lông trắng ở mõm không rõ hoặc không lan rộng
đến mặt. Toàn thân lông đen, dài thô. Yếm ngực hình chữ “V” nhọn màu vàng nhạt
hoặc trắng mờ.
Gấu ngựa ăn tạp, thức ăn gồm nhiều loại quả chín như: sung, vả, chuối, cam, các
loại hạt dẻ, ngô… các loại mầm cây, và cả thức ăn động vât: mật ong, chim, thú nhỏ,
trứng chim, cá. Trong điều kiện nuôi nhốt chúng ăn nhiều loại thức ăn của người.
Mùa sinh sản không rõ rệt trong năm. Thời gian có chửa 7 - 8 tháng. Mỗi lứa đẻ 2
con.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Sống ở rừng, chủ yếu rừng đầu nguồn, cây gỗ lớn, rừng hỗn giao trên núi đất và núi
đá. Gấu sống trên mặt đất, leo trèo giỏi. Hoạt động kiếm ăn ban đêm, ban ngày ngủ
trong hốc cây lớn, hang động hoặc vách đá, không cố định. Sống đơn độc, chỉ ghép
đôi vào thời kỳ động đực và gia đình mẹ con non.
Ph©n bè:
San Sả Hồ, Bản Hồ, Tả Van, Trạm Tôn – Phan Si Phăng Mường Khoa, Thân
Thuộc
Gi¸ trÞ:
Giá trị kinh tế cao, mật gấu, xương và mỡ làm dược liệu; da lông cho kỹ nghệ hàng
da.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Ở VQG Hoàng Liên trước đây Gấu ngựa tương đối phổ biến. Hiện nay đã trở nên
hiếm đến mức báo động. Nguyên nhân chủ yếu là tệ nạn săn bắn bừa bãi và nạn phá
rừng.
Tuyệt đối cấm săn bắn buôn bán Gấu ngựa và sản phẩm từ Gấu ngựa dưới mọi
hình thức. Kết hợp xây dựng trung tâm cứu hộ động vật để có thể nuôi dưỡng và nhân
giống sau đó huấn luyện để có thể thả vào rừng tự nhiên.

54
9. Rái cá thường
Lutra lutra Linnaues
Họ: Chồn

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cỡ trung bình trong họ chồn. Dài thân: 460 - 700 mm, dài đuôi 270 - 380 mm, dài
bàn chân sau: 94 - 143 mm, trọng lượng: 2,5 - 9,5 kg. Mõm ngắn mập. Rèm lông trên
mũi hình zíc zắc, má, cổ và họng phớt trắng. Bộ lông dày, mịn, ngắn và mượt màu nâu
nhạt. Bụng màu trắng hoặc vàng nhạt. Bàn chân có màng bơi. Ðuôi mập dài quá nửa
thân.
Rái cá thường kiếm ăn chủ yếu ở dưới nước, gần bờ nước. Thức ăn gồm: cá, tôm,
cua, giáp xác, ếch nhái, thú nhỏ, chim.
Chưa xác định rõ mùa sinh sản, nhưng đã gặp một số con non trong các tháng 2 –
4. Thời gian có chửa khoảng 2 tháng. Mỗi lứa đẻ 2 – 4 con.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Sống ở vùng cây bụi, rừng ven bờ sông suối, ao hồ và bờ biển, cả ở vùng nước
ngọt và nước biển. Hang tổ dưới gốc cây to, hốc đất đá, cửa hang thường thông ra
mặt nước. Hang của từng gia đình Rái cá có thể thông với nhau thành tập đoàn. Hoạt
động thành đàn 11 – 15 con.
Ph©n bè:
Bản Hồ, Tả Van,…
Gi¸ trÞ:
Là loài thú hiếm trên thế giới, nhiều nước đã đưa vào Sách Ðỏ để bảo vệ. Da lông
Rái cá có giá trị kinh tế lớn.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Rái cá thường phân bố hẹp ở VQG Hoàng Liên, số lượng trong thiên nhiên không
nhiều.
Cấm săn bắn, buôn bán Rái cá thường và da của chúng dưới mọi hình thức.

55
10. Rái cá vuốt bé
Aonyx cinerea Illiger
Họ: Chồn

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Loài rái cá nhỏ thân mập. Thân màu xám nâu, cổ và bụng trắng mờ. Vuốt ngón chân
rất ngắn, không nhô ra khỏi đầu ngón chân. Mang bơi thoái hoá, nhờ vậy các ngón
chân chuyển động tự do.
Rái cá vuốt bé săn bắt mồi dưới nước. Thức ăn chủ yếu: cua, ốc và những loài
động vật thân mềm, ít ăn cá.
Mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa 1 – 2 con.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Sống ở các vùng nước sông, suối, kênh rạch, đầm, ao, hồ và bờ biển. Làm tổ ở
hang cạnh thuỷ vực. Sống thành đàn 4 – 6 con. Có thể 10 –12 con.
Ph©n bè:
Bản Hồ, Tả Van, San Sả Hồ,…
Gi¸ trÞ:
Có giá trị cho kỹ nghệ da lông, có lợi vì ăn các loài ốc có hại.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Loài thú hiếm ở VQG Hoàng Liên, thường rất ít khi gặp
Cấm bẫy bắt và buôn bán Rái cá vuốt bé và da lông của chúng dưới mọi hình thức.

56
11. Cầy mực
Arictis binturong Raffles
Họ: Cầy

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cỡ lớn nhất trong họ Cầy. Dài thân: 795 - 860 mm, dài đuôi: 400 - 714 mm, dài bàn
chân sau: 90 - 140mm, trọng lượng: 10 - 20 kg. Mõm phớt trắng bạc. Tai nhỏ tròn có
túm lông dài. Bộ lông màu đen - một số cá thể có bộ lông phớt trắng hoa râm hoặc
xám trắng - mút lông phớt trắng muối tiêu hoặc vàng hung. Chân ngắn khoẻ có vuốt
dài nhọn.
Thức ăn gồm các loại quả chín, chim thú nhỏ, trứng chim và côn trùng.
Sinh sản hầu như quanh năm. Thời gian có chửa 92 ngày. Mỗi lứa đẻ 1 – 3 con.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Cầy mực sống ở rừng già, rừng hỗn giao rậm rạp hoang vắng . Sống đơn độc, làm
tổ ở hốc cây. Hoạt động kiếm ăn ban đêm, leo trèo giỏi, ít xuống mặt đất.
Ph©n bè:
San Sả Hồ, Tả Van, Trạm Tôn – Phan Si Phăng, Sín Chải - Phan Si Phăng…

Gi¸ trÞ:
Loài thú hiếm từ trước đến nay. Giá trị kinh tế cho da lông và tuyến xạ.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Trong thiên nhiên số lượng ít, ngày càng giảm sút nghiêm trọng do nạn săn bắn
quá mức và chặt phá rừng.
Tuyệt đối cấm săn bắn buôn bán Cầy mực dưới mọi hình thức. Kết hợp xây dựng
trung tâm cứu hộ động vật để có thể nuôi dưỡng và nhân giống sau đó huấn luyện để
có thể thả vào rừng tự nhiên.

57
12 Báo lửa
Catopuma temminckii Vigors et Horsfield
Họ: Mèo

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cỡ trung bình trong họ Mèo. Dài thân: 840 - 920 mm, dài đuôi: 450 - 560 mm, dài
bàn chân sau: 165 - 180 mm. Mặt có hai vệt sáng từ gáy đến đỉnh đầu. Bộ lông màu
vàng da bò hoặc xám hung. Ðuôi có hai màu, trên tối, dưới sáng bạc.
Thức ăn gồm thú cỡ nhỏ: Thỏ, Khỉ, Nai non, Hoẵng, Lợn rừng non và các loài chim…
Không có mùa sinh sản rõ rệt. Thời gian có chửa 95 ngày.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Báo lửa sống trong nhiều kiểu rừng: rừng già, rừng tái sinh, trảng cây bụi cạnh
rừng trên núi đất và núi đá. Cảnh quan ưa thích là rừng nhiều tầng có tầng thấp phát
triển, mặt đất có nhiều đá nổi. Báo lửa không có chỗ ở cố định lâu dài. Sống đơn độc.
Làm tổ ở gốc cây, hốc đá.
Ph©n bè:
San Sả Hồ, Tả Van, Bản Hồ, Mường Khoa, ThânThuộc ...
Gi¸ trÞ:
Loài thú hiếm. Giá trị kinh tế: cho da lông và dược liệu.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Trong thiên nhiên số lượng ít. Hiện nay số lượng ngày càng hiếm do săn bắn bừa
bãi và nạn phá rừng.
Tuyệt đối cấm săn bắn, buôn bán Báo lửa và sản phẩm từ chúng. Kết hợp xây dựng
trung tâm cứu hộ động vật để có thể nuôi dưỡng và nhân giống sau đó huấn luyện để
có thể thả vào rừng tự nhiên.

58
13. Mèo rừng
Felis bengalensis K err
Họ: Mèo

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Hình dạng giống mèo nhà, nặng 3 - 5 kg, dài thân 450 - 550mm, dài đuôi 250 -
290mm. Lông mềm màu vàng trắng điểm nhiều đốm đen không đều, quanh đốm đen
viền vàng nâu. Bụng và chân màu xám trắng.
Mèo rừng ăn chuột, sóc, chim, lưỡng cư và các loại côn trùng (Cào cào, Châu
chấu).
Thức ăn ưa thích là Chuột.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Mèo rừng sống ở rừng thứ sinh nghèo, trên các sa van cây bụi, các bãi cây ven
nương rẫy. Không có nơi ở cố định. Vận động nhanh nhẹn, leo trèo, bơi lội giỏi. Kiếm
ăn đêm, ngày ngủ trong hốc cây, hang đá, trong bụi rậm hay trên chạc cây to kín.
Thường ngồi rình mồi, đợi khi con mồi đi qua, nhảy ra vồ và ngoạm vào gáy.
Ph©n bè:
Trung Trải, Bản Hồ, San Sả Hồ, Tả Van, Lao Chải…
Gi¸ trÞ:
Mèo rừng ăn chuột nên rất có ích cho sản xuất nông lâm nghiệp, đây là loài thú cho
da lông đẹp, cho nguyên dược liệu và thương mại.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Số lượng Mèo rừng ở VQG Hoàng Liên còn khá nhiều. Nhưng nạn săn bắn trái
phép của người dân địa phương, và nạn phá rừng đã làm cho số lượng của chúng
giảm đáng kể trong những năm gần đây.
Chúng ta có thể nuôi Mèo rừng và nhân giống chúng ở trung tâm cứu hộ động vật
để từ đó có thể huấn luyện và thả vào rừng tự nhiên.

59
14. Báo gấm
Pardofelis nebulosa Griffth
Họ: Mèo

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cỡ lớn trong họ Mèo. Dài thân: 960 - 1150 mm, dài đuôi: 660 - 860 mm, dài bàn
chân sau: 160 - 190 mm. Mắt viền đen. Má có hai sọc đen song song. Bộ lông nền xám
xanh, nhiều vân mây lớn ở lưng, sườn. Mỗi vân mây lớn đều có đường viền màu xám
đen ở phía sau, phía trước xám nhạt. Bụng trắng vàng có các đốm đen nhỏ. Chân có
đốm đen nhỏ. Ðuôi có các khoanh đen.
Thức ăn của Báo gấm là các loại chim, thú nhỏ như: Khỉ, Voọc, Cu li, Cheo cheo,
Nai con, Hoẵng.
Mùa sinh sản thường vào mùa hè. Thời gian có chửa 90 - 95 ngày. Mỗi lứa đẻ 2 - 4
con.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Báo gấm sống ở rừng rậm nhiều tầng trên núi đất, núi đá. Chúng sử dụng các hang
hốc tự nhiên làm tổ đẻ. Hoạt động ban đêm, leo trèo giỏi, bắt mồi từ trên cây. Ban ngày
thường ngủ trên cành cây.
Ph©n bè:
Suối Thầu, San Sả Hồ, Lao Chải, Bản Hồ, Mường Khoa, ThânThuộc ...…
Gi¸ trÞ:
Thú quý hiếm. Cho da lông và dược liệu.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Hiện nay Báo gấm đã trở nên hiếm.
Cấm săn bắn, buôn bán sản phẩm báo gấm dưới mọi hình thức. Thiết lập và xây
dựng các khu rừng bảo vệ nghiêm ngặt để có thể theo dõi nghiên cứu tìm hiểu đặc tính
sinh thái của chúng. Từ đó xây dựng trung tâm cứu hộ động vật để có thể nuôi dưỡng và
nhân giống sau đó huấn luyện để có thể thả vào rừng tự nhiên.

60
15. Sơn dương
Capricornis sumatraensis Bechstein
Họ: Trâu bò

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cỡ lớn, con trưởng thành trên 150 kg. Toàn thân phủ lông dày, dài, cứng, màu xám
đen hoặc xám tro. Từ trán đến vai lông rất dài tạo thành bờm. Sừng ngắn (10 - 15 cm)
cong về phía sau, không phân nhánh. Ðuôi rất ngắn.
Sơn dương kiếm ăn ở lưng chừng núi đá và trên các đỉnh núi. Thức ăn là cỏ, lá,
cành cây nhỏ, mầm cây, quả cây, rêu trên cách đá.
Mùa sinh sản tập trung vào tháng 3, 4; Ðộng dục ghép đôi vào tháng 8 – 10. Thời
gian có chửa 210 – 240 ngày. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1 con.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Sơn dương sống ở rừng núi đá, chủ yếu là núi đá vôi, độ cao 50 – 2000 mét so với
mặt biển. Nơi ở, trú ẩn thường là hang hốc đá. Hoạt động từ 4 – 5 giờ sáng đến 4 –5
giờ chiều, vùng hoạt động cá thể không lớn. Sống thành từng nhóm 3 – 4 cá thể, con
già thường sống đơn độc. Kẻ thù của sơn dương (với con non) là thú ăn thịt cỡ lớn:
hổ, báo…
Ph©n bè:
Lao Chải, Bản Hồ, Mường Khoa, ThânThuộc ...…, …
Gi¸ trÞ:
Thịt ngon làm thực phẩm, lông da và xương có giá trị nhiều mặt. Loài thú thích nghi
với sinh cảnh rừng núi đá là đối tượng phục vụ du lịch, săn bắn thể thao.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Số lượng Sơn dương không nhiều, ngày càng trở nên hiếm. Nhiều nơi trong VQG
Hoàng Liên không còn Sơn dương do săn bắn bừa bãi quá mức và chưa có biện pháp
bảo vệ thích hợp.
Cấm săn bắn Sơn dương, vận chuyển, buôn bán dưới mọi hình thức.
Khoanh các khu bảo vệ.

61
16. Gà lôi trắng
Lophura nycthemera Linnaeus
Họ: Trĩ

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Chim đực trưởng thành của 5 phân loài Gà lôi trắng có đặc điểm sai khác chính là
càng vào phía nam của vùng phân bố lông đuôi của chúng càng ngắn dần, màu trắng
của bộ lông giảm và màu đen tăng lên. Bộ lông có vằn đen trắng xen lẫn thể hiện rất rõ
ở loài phụ đặc hữu phân bố ở tận cùng phía nam Việt Nam, có tên gọi là Gà lôi vằn
lưng L.n.Annamensis (Ogilve Grant, 1906). Lông đuôi của phân loài beli có màu trắng
hơn so với phân loài berli, mặc dù cả 2 có hình thức tương tự. So sánh chiều dài đuôi
và vùng phân bố của cả 5 phân loài của gà lôi trắng ở Việt Nam: Các phân loài / Vùng
phân bố / Chiều dài đuôi (Con đực / Con cái): Lophura n. nycthemera / Ðông Bắc / 550-
700 / 240-320; L.n. beaulieui / Tây Bắc, bắc Trường Sơn / 458-365; L.n. berli / Trung
Trung bộ / 380; L.n. beli / Quảng Trị đến Quảng Ngãi / 350-450 / 200-220;
L.n.annamensis / Nam Trung bộ / 310-355/15-255.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Nơi sống thích hợp là các loại rừng thường xanh ở dạng nguyên sinh, thứ sinh và
rừng khai thác, nơi có độ cao so với mặt nước biển từ khoảng 500 mét trở lên. Ðã gặp
loài này ở độ cao 500 -1000 mét và trên các đỉnh núi cao 1200 – 1800 mét. Kiếm ăn
trên mặt đất và ban đêm ngủ trên cây. Gặp con đực khoe mẽ vào đầu tháng 2.
Ph©n bè:
Trạm Tôn, Bản Hồ, Tả Van, Mường Khoa, ThânThuộc ...……
Gi¸ trÞ:
Gà lôi trắng có vùng phân bố hạn chế ở Ðông Dương và nam Trung Quốc. Các
phân loài L.n.beli và L.n. annnamensis là các dạng đặc hữu của Việt Nam. Chúng có
giá trị về mặt bảo vệ đa dạng sinh học và thẩm mỹ.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Số lượng còn lại không nhiều, phân bố hạn chế, chúng bị săn bắt nhiều, vùng phân
bố bị huỷ hoại và bị thu hẹp, số lượng giảm sút nhanh chóng và ngày càng trở nên
hiếm.
Cần nghiên cứu thêm về mặt phân loại, hiện trạng và phân bố của các phân loài,
đặc biệt là hai phân loài đặc hữu của Việt Nam, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải
pháp bảo vệ hữu hiệu gà lôi trắng ở nước ta.
Cấm săn bắn Gà lôi trắng, vận chuyển, buôn bán dưới mọi hình thức.

62
17. Cầy giông
Viverra zibetha Linnaeus
Họ: Cầy

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Chiều dài đầu thân: con đực 790mm, con cái 770mm. chiều dài đuôi: Con đực
460mm, con cái 440mm.
trọng lượng: 8 - 9 kg.
Cỡ lớn, bộ lông màu xám đen, có 4 - 5 vạch đen bên mình, bên cổ có 3 đường chỉ
đen nằm ngang, đuôi có 6 - 7 ngấn màu trắng xen đen. Miệng màu trắng. Phía sau tai
có vệt màu trắng kéo xuống đến cổ. Từ sau gáy kéo xuống gốc đuôi có dải lông đen.
Con đực to hơn con cái chút ít.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Có khả năng thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. Thức ăn gồm cá, trứng
chim, bò sát, rắn cóc, sâu bọ, chuột, hoa quả, củ.
Ph©n bè:
Bản Hồ, Tả Van, Lao Chải, Mường Khoa, ThânThuộc ...…
Gi¸ trÞ:
Cầy giông có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, vì nó ăn cả động vật và thực vật
nên nó là loại hạn chế các con vật nhỏ có vai trò phân tán thảo mộc. Kiếm ăn đêm và
kiếm ăn ở trên cây nhiều hơn kiếm ăn ở dưới đất.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Cấm săn, bẫy bắt và buôn bán vận chuyển Cầy giông dưới mọi hình thức.
Khoanh các rừng bảo vệ.

63
18. Cầy hương
Viverricula indicdica Desmmarest
Họ: Cầy

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cầy hương nhỏ hơn Cầy giông, nặng 2 – 4 kg, dài thân 540- 630mm, dài đuôi 300 -
430mm. Lông màu xám bẩn. Dọc sống lưng có các vệt xám đen, hông có nhiều vệt
đen mờ, xếp thành hàng, chạy từ vai đến mông. Đuôi dài, có 7 vòng trắng xen lẫn với 7
vòng đen. Con đực có tuyến xạ nằm giữa kẽ hai tinh hoàn.
Thức ăn ưa thích của Cầy hương là côn trùng và chuột. Ngoài ra chúng còn ăn
chim và một số loài bò sát (Rắn, nhông), một số loại quả và rễ cây. Cầy hương sinh
sản tập trung vào tháng 4, 5, 6. Mỗi lứa 2 - 3 con. Tuổi thọ khoảng 8 - 9 năm.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Cầy hương không sống trong rừng. Sinh cảnh thích hợp là trên nương rẫy, ven khe
suối, trên các Savan đồi cây bụi. Sống đơn độc, kiếm ăn đêm (thường từ chập tối đến
nửa đêm).
Ph©n bè:
Trạm Tôn, Sín Chải, Bản Hồ, Mường Khoa, ThânThuộc ...
Gi¸ trÞ:
Cầy hương cho xạ hương là một loại dược liệu quý.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Số lượng còn tương đối phổ biến, nhưng do bị khai thác bán cho các nhà hàng
khách sạn trên địa bàn, và bị thu mua bán sang Trung Quốc, nên mấy năm gần đây số
lượng Cầy hương bị giảm sút nghêm trọng.
Cấm săn, bẫy bắt và buôn bán vận chuyển Cầy hương dưới mọi hình thức.
Khoanh các rừng bảo vệ.

64
19. Cầy gấm
Prionodon pardicolor Hodgron
Họ: Cầy

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Dài thân: 450 - 310 mm, dài đuôi: 399 - 300 mm, dài bàn chân sau: 75 - 45 mm,
trọng lượng khoảng 1 kg. Cầy gấm có thân hình thon dài, mõm nhọn. Bộ lông mịn xốp
mầu vàng nhạt, nhiều đốm đen hoặc nâu đen ở thân và đùi, có 4 sọc đen từ gáy đến
bả vai. Ðuôi dài tròn đều, có 9 (7) vòng khoang đen nên được gọi là cầy chín khoang.
Thức ăn chính là chuột, đến chim nhỏ, rắn, ếch nhái.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Cầy gấm sống và hoạt động chủ yếu ở rừng thường xanh. Sống độc thân, lén lút
trong các rừng nhiều cây bụi giây leo, hoạt động ban đêm.
Ph©n bè:
Đỉnh đèo, Sín Chải, Bản Hồ, Mường Khoa, ThânThuộc ...
Gi¸ trÞ:
Loài thú hiếm, có bộ lông đẹp xốp, loài điều chỉnh cân bằng số lượng chuột rừng,
rắn, ếch nhái trong thiên nhiên.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Số lượng còn tương đối phổ biến, nhưng do bị khai thác bán cho các nhà hàng
khách sạn trên địa bàn, và bị thu mua bán sang Trung Quốc, nên mấy năm gần đây số
lượng Cầy hương bị giảm sút nghêm trọng.
Tuyệt đối cấm săn bắt buôn bán sản phẩm từ Cầy gấm dưới mọi hình thức.

65
20. Sóc bay đen trắng
Hylopetes alboniger Hodgson
Họ: Sóc bay

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cỡ nhỏ. Lông ở lưng có gốc màu xám, đầu mút lông trắng nhạt. Má và bụng màu
trắng nhạt hay trắng kem. Lông trên màng cánh màu nâu sẫm. Ðuôi xù màu nâu sẫm.
Mặt dưới đuôi có một đường trắng nhạt ở giữa.
Sự hiểu biết về sinh sản của loài này còn ít. Chúng đẻ từ 1-3 con vào mùa khô.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Thường sống ở rừng già, rừng hỗn giao trên núi cao, đặc biệt ưa thích sống ở rừng
giẻ, sồi (Quercus). Làm tổ trên các hốc cây cao.
Ph©n bè:
Trạm Tôn, San Sả Hồ, Tả Van, Mường Khoa, ThânThuộc ...
Gi¸ trÞ:
Là loài thú hiếm, kỳ lạ của VQG Hoàng Liên. Có ý nghĩa khoa học, du lịch. Giữ
được nguồn gen, nhân giống sẽ có giá trị xuất khẩu.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Trước đây số lượng hiếm, ngày nay càng hiếm do rừng bị chặt phá làm mất nơi
sinh sống của chúng.
Cấm chặt phá khai thác gỗ trong rừng có quần thể Sóc bay đen - trắng sinh sống.
Tuyệt đối cấm săn bắt buôn bán sản phẩm từ Cầy gấm dưới mọi hình thức.

66
21. Sóc bay trâu
Petaurista petaurista Pallas
Họ: Sóc bay

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cỡ to nhất trong họ
sóc bay. Mặt có nhiều
đốm trắng. Cằm xám
đến nâu sáng. Lưng
nâu hung lốm đốm
trắng. Lông lưng có
gốc xám thẫm, một
phần ba đầu mút lông
trắng. Bụng nâu hung
nhạt. Ðuôi xù.
Sóc bay trâu ăn
quả, hạt, chồi non, lá
cây, giẻ rừng, sấu,
sung, vả, si, đa, trám
trắng, trám đen…
Ðẻ mỗi năm 2 lứa
vào tháng 4, 5 và
tháng 8, 9. Mỗi lứa đẻ
2 – 4 con hoặc 3 – 6
con. Con được mẹ
nuôi trong tổ cho đến
khi sống tự lập.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Sống trong rừng già nhiều cây có quả trên núi đá, núi đất. Làm tổ trên các bọng cây
cao to giữa đám lá cành rậm rạp. Sống đơn độc, chỉ ghép đôi vào mùa động dục. Tuy
vậy có thể gặp 3 – 4 sóc ăn trên một cây. Hoạt động ban đêm, di chuyển bằng cách
giương màng cánh ra bay lượn từ cây này sang cây khác.
Ph©n bè:
Trạm Tôn, San Sả Hồ, Tả Van, Mường Khoa, ThânThuộc ...
Gi¸ trÞ:
Thú quý, kỳ lạ có bộ da lông đẹp, có thể nuôi nhân giống, xuất khẩu, có ý nghĩa
khoa học.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Trước đây Sóc bay trâu khá phổ biến. Hiện nay số lượng giảm nhiều, vùng phân bố
thu hẹp do chặt phá rừng làm mất nơi sinh sống.
Tuyệt đối cấm săn bắn. Cấm chặt phá khai thác gỗ ở các khu vực còn quần thể Sóc
bay trâu sinh sống.
Xây dựng các khu cứu hộ động vật.

67
22. Tê tê
Manis pentadactyla Linnaeus
Họ: Tê tê

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Cỡ nhỏ, thân phủ vảy
sừng, không có răng, lưỡi dài
nhiều chất dính, dài thân: 240
- 510 mm, dài đuôi: 280 - 340
mm, dài bàn chân sau: 65 -
85 mm. Trọng lượng 5 - 7 kg.
Thân (trừ bụng) phủ 11 - 13
hàng vảy sừng như lợp ngói,
giữa các vảy có lông thưa.
Ðuôi phủ 14 - 17 hàng vảy
sừng. Bàn chân trước 5
ngón, 3 ngón giữa có vuốt dài
và cong. Vuốt bàn chân trước
dài gấp 1,5 lần vuốt bàn chân
sau.
Thức ăn của Tê tê là: mối,
kiến, ong đất, ấu trùng
(nhộng), côn trùng.
Mùa sinh sản của Tê tê
vào tháng 1 đến tháng 3. Mỗi
lứa đẻ 1 - 2 con. Thời gian có
chửa 5 tháng.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Sống chủ yếu ở rừng ẩm nhiệt đới, ưa thích rừng trên đồi núi thấp có nhiều cây đổ
mục nát. Hoạt động kiếm ăn ban đêm, ban ngày ẩn nấp trong hang. Hang sâu 2 – 4 m,
rộng 20 – 30 cm2, đoạn cửa hang hướng theo chiều sườn dốc, đoạn sau bằng xiên
vào lòng đất. Khi gặp nguy hiểm, Tê tê cuộn tròn như quả bóng.
Ph©n bè:
Bản Hồ, Tả Van, San Sả Hồ
Gi¸ trÞ:
Tê tê tiêu diệt mối, côn trùng hại gỗ. Vảy làm thuốc.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Số lượng Tê tê không nhiều. Hiện nay đang bị săn bắt nhiều, buôn bán lậu qua biên
giới.
Cấm săn bắn, buôn bán Tê tê và vảy Tê tê dưới mọi hình thức.

68
23. Rắn Hổ mang chúa
Ophiophagus hannah Cantor
Họ: Rắn hổ

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Rắn Hổ mang chúa
là loài rắn độc có cỡ
lớn nhất, chúng có khả
năng bạnh cổ song
không bạnh to được
bằng rắn hổ mang
thường. Mặt trên đầu
rắn hổ mang chúa có 2
tấm vảy chẩm lớn.
Lưng rắn trưởng thành
có màu vàng lục hay
nâu, nhiều khi có màu
đen chì. Cá thể non
lưng có màu đen với
nhiều vệt sáng, ở cổ có
hình chữ V ngực màu
vàng nhạt. Chiều dài
cơ thể khoảng 3 - 4 m,
có khi đạt tới 5 m.
Rắn Hổ mang chúa
ăn các loài thằn lằn,
rắn là chủ yếu, song
đôi khi ăn cả chim hoặc
chuột.
Rắn Hổ mang chúa
đẻ từ 20 - 30 trứng mỗi
lứa. Trứng đẻ trong ổ có nhiều lá cây hay các mảnh thực vật và được rắn mẹ đôi khi cả
rắn bố canh giữ cho đến khi trứng nở.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Rắn Hổ mang chúa thường sống ở vùng trung du và miền núi, ít gặp ở đồng bằng.
Chúng sống trong những hang dưới những gốc cây lớn hay thân cây gỗ trong rừng
bên bờ suối, đôi khi ở cả những nơi trống trải. Hổ mang chúa leo cây và bơi rất giỏi,
song nói chung chúng sinh sống ở mặt đất. Hổ mang chúa kiếm ăn cả ban ngày và ban
đêm. Rắn hổ chúa là loài rắn độc dữ tợn nhất vì chúng chủ động tấn công người, đặc
biệt trong trường hợp khi đang canh giữ ổ trứng hoặc bị trêu chọc.
Ph©n bè:
Ở nhiều nơi của dãy núi Hoàng Liên.
Gi¸ trÞ:
Ðộc tính nọc hổ mang chúa cao, cắn người với lượng nọc lớn nên có trường hợp
người bị rắn cắn bị chết sau nửa giờ. Nọc rắn hổ mang chúa có giá trị dược liệu và
xuất khẩu, da thuộc được ưu chuộng.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Số lượng rắn hổ mang chúa còn rất ít do thiếu nơi ở thích hợp. Cần tổ chức nuôi
thả bảo tồn.
Cấm săn bắn, buôn bán sản phẩm dưới mọi hình thức.
69
24. Rắn cạp nia nam
Bungarus candidus Linnaeus
Họ: Rắn hổ

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Chạy dọc trên thân hình trụ của loài Rắn cặp nia nam này là những khoanh màu
đen trắng xen kẽ nhau: gồm từ 19 – 30 khoanh màu đen không vòng qua thân bụng và
7 – 9 khoanh trên đuôi. Các vảy màu đen riêng rẽ thường phân bố trên các khoanh
màu trắng ở nơi nối tiếp với phần bụng màu trắng. Đầu rắn màu đen xám, phía trên hai
bên miệng màu sáng hơn một chút. Như tất cả loài rắn thuộc giống Bungarus trong họ
rắn hổ Elapldae đều có các vảy trơn nhẵn và phình rộng nơi xương sống.
Là loài ăn đêm và săn mồi chủ yếu là các loài rắn khác. Con cái đẻ từ 4 -10 trứng
mỗi năm; rắn con dài 27 – 29cm. Nọc độc của chúng có khả năng giết chết người.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Chúng sống ở các khu rừng rậm.
Ph©n bè:
Ở nhiều nơi của dãy núi Hoàng Liên.
Gi¸ trÞ:
Dùng ngâm rượu trong chữa tê thập và viêm đau khớp. Ngoài ra, rắn sống còn là
mặt hàng xuất khẩu
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Số lượng bị giảm sút trầm trọng do bị săn bắt triệt để.
Cấm săn bắt rắn non và trong mùa sinh sản, cần tổ chức nuôi.
Cấm săn bắn, buôn bán sản phẩm Rắn cặp nia nam dưới mọi hình thức.

70
25. Rắn cạp nong
Bungarus fasciatus Schneider
Họ: Rắn hổ

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Rắn cạp nong cỡ lớn. Ðầu hơi phân biệt với cổ, không có vảy má. Mắt nhỏ. Giữa
sống lưng có một gờ dọc rất rõ. Vảy thân 15 hàng, hàng vảy sống lưng hình 6 cạnh,
lớn hơn vảy bên. Thân có khoanh đen và khoanh vàng xen kẽ, khoanh đen, khoanh
vàng xấp xỉ nhau. Chiều dài cơ thể khoảng 1 m trở nên.
Rắn cạp nong ăn chủ yếu các loài rắn. Ngoài ra còn ăn ếch nhái, cóc, thằn lằn,
trứng rắn, chuột và cả cá nữa.
Chúng đẻ trứng từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 hàng năm, khoảng 2 - 15 trứng, cỡ
khoảng 6,25 x 3,75cm.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Rắn cạp nong thường sống trong rừng hoặc những nơi gần chỗ ở của người, trong
các hang chuột hay hang mối đã bỏ ở bờ ruộng, gò đống, bờ sông, bờ đê, vườn tược,
bụi tre, bờ ao. Chúng kiếm ăn chủ yếu về ban đêm. Ban ngày cạp nong chậm chạp. Ít
cắn người song nếu người bị cạp nong cắn có thể bị tử vong.
Ph©n bè:
Ở nhiều nơi của dãy núi Hoàng Liên.
Gi¸ trÞ:
Cùng với rắn hổ mang, rắn ráo lập thành bộ ba ngâm trong rượu để tạo thành rượu
tam xà chữa tê thấp và viêm đau khớp. Ngoài ra, rắn sống còn là mặt hàng xuất khẩu.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Số lượng bị giảm sút trầm trọng do bị săn bắt triệt để.
Cấm săn bắt rắn non và trong mùa sinh sản, cần tổ chức nuôi.
Cấm săn bắn, buôn bán sản phẩm rắn cặp nong dưới mọi hình thức.

71
26. Rắn hổ mang
Naja naja Linnaeus
Họ: Rắn hổ

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Rắn cỡ lớn. Ðầu không phân biệt với cổ, không có vảy má. Rắn có khả năng bạnh
cổ khi bị trêu trọc, khi đó ở phía trên cổ trông rõ một vòng tròn màu trắng, thường rắn
hổ mang miền Bắc Việt Nam (từ Ðà Nẵng trở ra) ở hai bên vòng tròn còn có dải màu
trắng (gọi là gọng kính). Lưng có màu nâu thẫm, vàng hay lục hay đen, hoặc đồng màu
hoặc có những dải hoa văn như những vạch ngang đơn hoặc kép sáng màu hơn.
Chiều dài cơ thể tới 2 m.
Rắn thường trưởng thành ăn chuột, cóc, rắn…, rắn non ăn ếch nhái là chủ yếu.
Rắn giao phối vào tháng 5, đẻ trứng vào tháng 6, đẻ 9 - 22 trứng, kích thước: 59-
62, 5/29 – 29 mm và có hiện tượng con cái canh giữ trứng. Trứng nở vào tháng 8. Con
non mới nở dài 200 – 350 mm và có khả năng bạnh cổ.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Rắn hổ mang thường sống trong những hang chuột ở đồng ruộng, làng mạc, vườn
tược, bờ đê, gò đống dưới gốc cây lớn, trong bụi tre. Rắn trưởng thành hoạt động,
kiếm ăn chủ yếu về ban đêm, còn rắn non thường kiếm ăn về ban ngày.
Ph©n bè:
Ở nhiều nơi của dãy núi Hoàng Liên.
Gi¸ trÞ:
Rắn hổ mang là loài rắn độc cắn chết người. Nọc độc của chúng dùng làm thuốc
chữa đau khớp xương, tê thấp, còn dùng làm thuốc tê. Rắn hổ mang cùng với rắn cạp
nong và rắn ráo được dùng ngâm rượu để thành rượu thuốc tam xà cổ truyền chữa tê
thấp và đau nhức khớp xương. Rắn sống còn là mặt hàng xuất khẩu.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Số lượng rắn hổ mang hiện nay bị suy giảm rất nhiều do bị săn bắt triệt để.
Cấm săn bắt con non, và vào mùa sinh đẻ từ tháng 4 đến hết tháng 6, cần tổ chức
nuôi.
Cấm săn bắn, buôn bán sản phẩm từ Rắn hổ mang dưới mọi hình thức.

72
27. Rùa đầu to
Platysternum megacephalum Gray
Họ: Rùa đầu to

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Rùa cỡ trung bình nhỏ, có đầu khá to không thụt được vào trong mai. Mỏ rùa to
giống như mỏ chim vẹt. Mai rùa rất dẹp và đuôi rất dài. Ở mỗi bên đầu có một vệt vàng
nhạt chạy từ mắt tới cổ. Mai màu xám, mặt bụng có màu vàng rất nhạt. Chiều dài mai
khoảng 150 - 184 mm.
Rùa đầu to ăn chủ yếu cá nhỏ, thân mềm, cua, giun đất và những động vật không
xương sống khác.
Rùa đẻ 2 trứng vào mùa hè.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Rùa đầu to thường sống ở các suối trong rừng, nơi nước trong và chảy chậm. Ban
ngày chúng ẩn dưới các tảng đá hoặc phơi nắng bên bờ suối. Rùa đi tìm mồi vào lúc
xẫm tối hoặc ban đêm.
Ph©n bè:
Bản Hồ, San Sả Hồ
Gi¸ trÞ:
Rùa đầu to có giá trị thẩm mỹ. Mai và yếm còn được dùng nấu cao.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Số lượng còn rất ít do bị săn bắt liên tục, nhất là thời gian gần đây do việc mua bán,
trao đổi với nước ngoài tăng mạnh.
Cấm tuyệt đối săn bắt để mua bán trao đổi, cần tổ chức nuôi.
Cấm săn bắn, buôn bán sản phẩm từ Rùa đầu to dưới mọi hình thức.

73
28. Rùa núi viền
Manoruia impressa Gunther
Họ: Rùa cạn

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Rùa cỡ trung bình, mặt trên đầu có nhiều tấm sừng. Những tấm vảy mai ở chính
giữa phẳng. Phía trước và sau mai có những phần lồi có răng cưa nhọn và cong lên.
Phần trước và sau yếm lõm sâu thành hình chữ V. Chân hình trụ, ngón chân không có
màng da. Mai có những tấm vảy mầu nâu nhạt viền đen. Mặt bụng có màu vàng có tia
phóng xạ nâu sẫm. Chiều dài mai khoảng : 206 - 180 mm.
Thức ăn là các loại quả rụng, mầm cỏ, các loại nấm.
Rùa núi viền giao phối về mùa hè.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Rùa núi viền chuyên sống ở những khe rãnh, thung lũng vùng núi, tới độ cao 1500
m còn gặp như Sa Pa. Chúng hoạt động về buổi chiều, ban ngày trú trong các hang
hốc.
Ph©n bè:
Bản Hồ, San Sả Hồ
Gi¸ trÞ:
Có giá trị thẩm mĩ, đôi khi nhân dân sử dụng làm thực phẩm.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Số lượng còn rất ít do bị săn bắt tích cực.
Cấm săn bắt để ăn thịt và mua bán, cần tổ chức nuôi.
Cấm săn bắn, buôn bán sản phẩm từ Rùa viền dưới mọi hình thức.
Chúng ta có thể quy hoạch các điểm chăn nuôi Rùa núi viền, ví dụ như nuôi thả và
nhân giống trong trung tâm cứu hộ động vật.

74
29. Khướu đầu đen
Garrulax milleti Robinson et Klos
Họ: Khướu

§Æc ®iÓm nhËn biÕt:


Con trưởng thành có mào lông ở trán; mào lông, đỉnh đầu, gáy, trước mắt, tai, cằm
và họng đen. Phần còn lại của bộ lông màu xám nâu, hơi thẫm hơn ở đuôi. Màu lông ở
ngực, hai bên cổ và lưng nhạt dần rồi chuyển thành màu trắng ở ngực, cổ và đặc biệt
là sau cổ, tương phản với màu đen ở đầu. Mắt nâu đỏ, phía sau mắt có đám da trần
xanh nhạt. Mỏ đen.

N¬i sèng vµ sinh th¸i:


Vùng phân bố có độ cao phổ biến từ 500 - 1600 m. Thường kiếm ăn theo đàn nhỏ
(3 –7 con ) trong rừng sâu, kể cả rừng tre và cây gỗ, nơi gần khe suối và cửa rừng.
Ph©n bè:
Ở nhiều nơi của dãy núi Hoàng Liên.
Gi¸ trÞ:
Loài khướu đặc hữu của Việt Nam. Nguồn gen quý, có tầm quan trọng đối với việc bảo
vệ đa dạng sinh học toàn cầu.
T×nh tr¹ng vµ biÖn ph¸p b¶o vÖ:
Số lượng gặp không nhiều và có vùng phân bố tương đối hẹp ở VQG Hoàng Liên.
Tuyệt đối cấm săn bắt và mua bán, bảo vệ tốt các vùng phân bố còn lại ở các vùng
rừng bảo vệ nghiêm ngặt

75
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Quốc Trị
Giám đốc VQG Hoàng Liên

Biên tập nội dung: Tập thể cán bộ khoa học


Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Trình bày và thiết kế bìa: Bùi Tuấn Anh - Đinh Văn Tuyến

Kỹ thuật vi tính: Nguyễn Hữu Hạnh - Bùi Tuấn Anh

76
77
78

You might also like