You are on page 1of 83

DNA

Câu 1*. Liên kết hóa trị giữa hai nucleotide kế tiếp nhau trong mạch đơn DNA được thực
hiện như thế nào ?
A. Đường của nucleotide này nối với base của nucleotide bên cạnh tại vị trí C1’
*B. Đường của nucleotide này nối với nhóm phosphat của nucleotide bên cạnh tại C3’
C. Đường của nucleotide này nối với nhóm phosphat của nucleotide bên cạnh tại C5’
D. Đường của nucleotide này nối với base của nucleotide bên cạnh tại vị trí C3’

Câu 2. Thymine và cytosine thuộc nhóm nào ?


A. Phosphate
B. Acid nucleic
C. Purines
*D. Pyrimidines

Câu 3. Nhà khoa học nào đã xác định rằng thành phần adenine và thymine, cytosine và
guanine có hàm lượng tương đương nhau trong DNA ?
* A. Erwin Chargaff
B. Fredrick Griffith
C. James Watson và Francis Crick
D. Alfred Hershey và Martha Chase

Câu 4. Dựa vào danh sách các nhà khoa học nghiên cứu về vật chất di truyền dưới đây, hãy
chọn ra số thứ tự của những nhà khoa học đã tham gia vào quá trình chứng minh DNA là
vật chất di truyền
1 2 3 4 5 6 7
Watson Avery Franklin Chase Hershey Griffith Crick
A. 1-4-6-7
*B. 2-4-5-6
C. 3-4-6-7
D. 2-3-4-5

Câu 5. Dựa vào danh sách các nhà khoa học nghiên cứu về vật chất di truyền dưới đây, hãy
chọn ra số thứ tự của những nhà khoa học đã có sự đóng góp trong việc tìm ra cấu trúc
phân tử DNA.
1 2 3 4 5 6 7
Watson Avery Franklin Chase Hershey Griffith Crick
A. 1-4-6
B. 2-5-7
C. 2-3-6
*D. 1-3-7

Câu 6. Dựa vào danh sách các nhà khoa học nghiên cứu về vật chất di truyền dưới đây, hãy
chọn ra số thứ tự của những nhà khoa học đã đoạt được giải Nobel về mô hình cấu trúc
không gian của phân tử DNA:
1 2 3 4 5 6 7
Watson Avery Franklin Chase Hershey Griffith Crick
A. 2-6
*B. 1-7
C. 3-7
D. 4-6
Câu 7. Cấu trúc hóa học phân tử đường của nucleotide và ribonucleotide có điểm khác nhau
ở cacbon số mấy ?
A. 1’
*B. 2’
C. 3’
D. 5’

Câu 8*. Với 3 loại trình tự trong DNA Eukaryote thì loại trình tự nào hiện nay được sử dụng
nhiều trong nhận dạng cá thể người hay truy tìm huyết thống bằng các phương pháp phân
tích mới nhất ? (*)
*A. Trình tự lặp lại nhiều lần
B. Trình tự có số lần lặp lại trung bình
C. Trình tự duy nhất
D. Trình tự lặp lại nhiều lần và trình tự duy nhất

Câu 9*. Trình tự nào sau đây tập trung tại vùng centromere và telomere ?
A. Trình tự duy nhất
*B. Trình tự lặp lại nhiều lần
C. Trình tự có số lần lặp lại trung bình
D. Không có Câu nào đúng

Câu 10*. Khi làm xét nghiệm bệnh viêm gan B (HBV), người ta sẽ ly trích lấy thành phần nào
sau đây trong tế bào ?
*A. DNA
B. RNA
C. Protein
D. DNA và RNA

Câu 11*. Điều kiện làm tăng nhiệt độ nóng chảy (Tm) của DNA là gì ?
A. Phân tử DNA càng dài
B. Phân tử DNA có nhiều cặp nucleotide GC
C. Phân tử DNA có nhiều intron và exon
*D. Phân tử DNA càng dài và có nhiều cặp nucleotide GC

Câu 12. Một Nucleoside có cấu tạo gồm thành phần nào ?
A. Nhóm phosphate và bazơ nitric
*B. Bazơ nitric và đường deoxyribose
C. Đường deoxyribose và nhóm phosphate
D. Đường deoxyribose và nhóm phosphate và bazơ nitric

Câu 13. Trong cấu tạo phân tử đường deoxyribose của Nucleotide, bazơ nitric liên kết với
phân tử đường ở vị trí cacbon thứ mấy ?
*A. 1’
B. 2’
C. 4’
D. 5’

Câu 14*. Nếu một mạch DNA có trình tự nucleotide 3’ATCTGC 5’ thì trình tự của mạch DNA
còn lại là gì ?
A. 3’ TAGACG 5’
*B. 5’ TAGACG 3’
C. 5’ UAGACG 3’
D. 3’ UAGACG 5’
Câu 15. Mô tả nào sau đây về thành phần một đơn phân của DNA là đúng ?
A. 1 nhóm carboxyl, 1 nhóm amin, và gốc “R”.
B. 1 glycerol và 3 acid béo (hydrocarbons).
*C. 1 đường 5 carbon, 1 nhóm phosphate và 1 base nitric.
D. một vòng carbon với nhiều nhóm hydroxyl gắn kết.

Câu 16. Cấu tạo DNA khác RNA như thế nào ?
A. Số lượng các base khác nhau được sử dụng.
B. Một trong các loại purine được sử dụng.
C. Loại đường được tìm thấy trong khung đường – phosphate
*D. Bazơ nitric và đường 5 cacbon
Câu 17. Tại sao một purine phải bắt cặp với một pyrimidine?
*A. Để mạch DNA có chiều rộng hằng định (2 nm).
B. Để số lượng liên kết hydro vẫn hằng định.
C. Để tỉ lệ % của A-G vẫn hằng định.
D. Để tỉ lệ % của A-C và T-G vẫn hằng định.

Câu 18**. Mạch thứ nhất của gene có trình tự các đơn phân là 3´ ATTGCTACGTCAAGC
5´.
Số liên kết phosphodiester có trong đoạn mạch này là bao nhiêu ?
A. 28
B. 30
*C. 58
D. 60

Câu 19**. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói tới sự phân hóa về chức năng trong DNA ?
*A. Chỉ một phần nhỏ DNA mã hóa các thông tin di truyền còn đa số đóng vai trò điều hòa.
B. Chỉ một phần nhỏ DNA không mã các hóa thông tin di truyền.
C. Chỉ một phần nhỏ DNA mã hóa các thông tin di truyền còn đa số không hoạt động.
D. Chỉ một phần nhỏ DNA không mã hóa các thông tin di truyền còn đa số đóng vai trò điều
hòa.

Câu 20**. Người ta chuyển một số phân tử DNA của vi khuẩn E. Coli chỉ chứa N15 sang môi
trường chỉ có N14. Tất cả các DNA nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo được
512 phân tử DNA. Số phân tử DNA còn chứa N15 là bao nhiêu ?
A. 5
B. 10
C. 16
*D. 32
RNA

Câu 1. Phân tử tRNA mang acid amin formylmethionine gắn kết vào vị trí nào trên
ribosome.
A. E
B. A
*C. P
D. A và P

Câu 2. Tập hợp ba ribonucleotide trên RNA thông tin được gọi là gì ?
A. Một bộ mã cho một protein
*B. Một bộ mã cho một acid amin
C. Một bộ mã cho một acid nucleic
D. Một gene

Câu 3*. Vị trí nào của RNA thông tin (mRNA) liên kết đầu tiên với ribosome?
A. Đầu 3’
*B. Đầu 5’
C. Đuôi Poly A
D. Các trình tự mã hóa (Exons)

Câu 4. Phân tử RNA thông tin (mRNA) có thể được tổng hợp từ gene nào dưới đây ? (*)
A. Gene cấu trúc
B. Gene điều hòa
C. Gene hoạt hóa
*D. Gen cấu trúc và điều hòa

Câu 5. Ở đầu 3’ của phân tử RNA vận chuyển (tRNA) luôn luôn có 3 trình tự ribonucleotide
cuối cùng nào ?
*A. 5’-CCA-3’
B. 3’-CCA-5
C. 5’-AAC-3’
D. 3’-AAC-5’

Câu 6. Vùng trình tự nào trong gene có vai trò khởi động sự phiên mã ?
A. Operator
B. Terminator
*C. Promoter
D. Vùng phiên mã

Câu 7. Cho một đoạn trình tự mRNA là 5’AUUACGCACA3’, hãy chọn ra trình tự gene tương
ứng trên mạch 5’ 3’ (*)
A. 5’ TGTGCGTAAT 3’
B. 5’ TAATGCGTGT 3’
*C. 5’ ATTACGCACA 3’
D. 5’ ACACGCATTA 3’

Câu 8. Nội dung nào sau đây là không đúng ?


A. Ở tế bào prokaryote, sau khi được tổng hợp, foocmin Methyonine được cắt khỏi chuỗi
polipeptide.
*B. Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribosome tách khỏi mRNA và giữ nguyên cấu trúc để
chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo.
C. Trong dịch mã ở tế bào eukaryote, tRNA mang acid amin mở đầu là Methyonine đến
ribosome.
D. Tất cả protein sau dịch mã đều được cắt bỏ acid amin mở đầu và tiếp tục hình thành các cấu
trúc bậc cao hơn để trở thành protein có hoạt tính sinh học.

Câu 9. Uracil và Thymine khác nhau bởi sự hiện diện của nhóm nào ?
A. OH
*B. CH3
C. PO-4
D. COOH

Câu 10. Điền vào chỗ trống :


Đầu 3’ của tRNA có trình tự ba ribonucleotide cuối cùng là ………….
Các a.a được hoạt hóa sẽ gắn với đầu 3’OH của tRNA ở ……… cuối cùng.
*A. CCA ; Adenine
B. CAC ; Adenine
C. CAC ; Cytosine
D. CCA ; Cytosine

Câu 11*. Cho một đoạn trình tự mRNA là 5’AUUACCCACA3’, hãy chọn ra trình tự gene
tương ứng trên mạch 5’ 3’.
A. 5’ TGTGCGTAAT 3’
B. 5’ TAATGCGTGT 3’
*C. 5’ ATTACCCACA 3’
D. 5’ ACACGCATTA 3’
Câu 12. Điền vào chỗ trống :
Trong cấu tạo của ribonucleotide, bazơ nitric liên kết với phân tử đường ribose ở vị trí
cacbon số ………., gốc photphat liên kết với phân tử đường ribose ở cacbon số ………..
A. 1’, 3’
*B. 1’, 5’
C. 2’, 3’
D. 2’, 5’

Câu 13*. Amino acid Asparagin được mã hóa bởi bộ ba GAU, tRNA mang amino acid này có
bộ ba đối mã nào ?
A. 3´ CTA 5´
B. 5´ CTA 3´
*C. 3´ CUA 5´
D. 5´ CUA 3´

Câu 14**. Phân tử RNA có chứa 1799 liên kết hóa trị giữa đường và H3PO4. Chiều dài của
gene đã tổng hợp nên phân tử RNA là bao nhiêu ?
A. 2040 Ao
*B. 3060 Ao
C. 4080Ao
D. 5100 Ao

Câu 15**. Trên mạch 3’  5’ của gen chỉ có 2 loại nucleotide là T và C. Loại bộ ba nào sau
đây không có trên phân tử mRNA được tổng hợp?
*A. CCC
B. GGG
C. GAG
D. GAA

Câu 16**. Một gene thực hiện 3 lần sao mã đòi hỏi môi trường cung cấp số ribonucleotide
các loại:
rA = 480; rU = 540; rG = 720. Gene đó có số lượng nucleotide như thế nào ?
A. A = T = 510 ; G = X = 360
*B. A = T = 340 ; G = X = 240
C. A = T = 1020 ; G = X = 1440
D. A = T = 240 ; G = X = 360

Câu 17. Gen quy định tổng hợp RNA. Loại ARN có nhiều gen quy định tổng hợp nhất là loại
nào ?
*A. mRNA
B. tRNA
C. tRNA và rRNA
D. rRNA

Câu 18**. Một gene sao mã 4 lần và đã phá vỡ 11.520 liên kết hydro. Mỗi phân tử mRNA
được tổng hợp có 2399 liên kết hóa trị giữa đường với H3PO4. Số liên kết hydro và chiều
dài của gene lần lượt bằng bao nhiêu ?
A. 2880 liên kết và 3060 Ao
B. 3240 liên kết và 4080 Ao
C. 3240 liên kết và 3060 Ao
*D. 2880 liên kết và 4080 Ao

Câu 19**. Một gene có 450 A và 1050 G. Mạch gốc của gene có 150 T và 450 X. Từng loại
đơn phân của phân tử mRNA có số lượng là bao nhiêu ?
*A. A = 150; U = 300; C = 600; G = 450
B. A = 300; U = 150; C = 450; G = 600
C. A = 200; U = 250; C = 550; G = 500
D. A = 250; U = 200; C = 500; G = 550

Câu 20**. Một gene dài 2040 Ao. Khi gene sao mã 1 lần đã có 100 ribonucleotide loại G và
150 loại C lần lượt vào tiếp xúc với mạch gốc. Số lượng từng loại nucleotide của gene nói
trên là bao nhiêu ?
A. A = T = G = C = 300
B. A = T = G = C = 600
C. A = T = 250; G = C = 350
*D. A = T = 350; G = C = 250
PROTEIN

Câu 1**. Trong bảng mã di truyền của mRNA có: mã kết thúc UAA, UAG, UGA; mã mở đầu:
AUG. U được chèn vào giữa vị trí 9 và 10 (tính theo hướng từ đầu 5'- 3') của mRNA dưới
đây: 5'- GCU AUG CGC UAC GAU chứa bao nhiêu amino acid ?
A. 8.
*B. 4.
C. 5.
D. 9.

Câu 2. Mã di truyền của DNA phụ thuộc vào trật tự, thứ tự sắp xếp của thành phần nào ?
*A. nucleotides
B. nhóm phosphate
C. đường
D. purine

Câu 3*. Trình tự nucleotide của 3 mã kết thúc đọc theo chiều 5’3’ trên gene là trình tự nào
?
A. AGT, GAT, AAT
B. UGG, UAG, UGA
*C. TAA, TAG, TGA
D. AAU, GAU, AGU

Câu 4. Điền vào chỗ trống : “ trình tự các bộ ba (codon) trên mạch khuôn mẫu qui định trình
tự.....(1)...........trên ......(2).........tương ứng”
A. (1) ribonucleotide / (2) RNA
B. (1) nucleotide / (2) DNA
*C. (1) amino acid / (2) protein
D. (1) B, C đúng

Câu 5**. Cho một đoạn trình tự gene 5’ATG.ACG.CAT.TAA 3’, hãy xác định trình tự acid
amin tương ứng
A. Tyr-Cys-Val
*B. Met-Thr-His
C. Tyr-Cys-Val-Leu
D. Met-Thr-His-Asp

Câu 6. Quá trình tổng hợp Protein dừng lại khi nào ?
*A. Khi gặp codon stop.
B. Gặp chuỗi trình tự kết thúc.
C. Hết trình tự acid amin.
D. Gặp trình tự cuối cùng.

Câu 7. Về cơ bản, điều gì làm cho amino acid này khác amino acid kia ?
*A. Gốc “R” .
B. Nhóm amin .
C. Nhóm carboxyl .
D. Liên kết peptide.

Câu 8**. Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc ?


A. 5’ AUG 3’
*B. 3’ AGU 5’
C. 3’ UAG 5’
D. 3’ UGA 5’

Câu 9. Điều nào sau đây về amino acid là ĐÚNG ?


A. Hai mươi hai amino acid được tìm thấy phổ biến ở protein.
B. Amino acid thường gắn kết nhau hình thành polymer phân nhánh.
*C. Tất cả amino acid đều có một nhóm NH2 , một nhóm COOH, và gốc R.
D. Phần lớn amino acid được sử dụng trong sinh tổng hợp protein có cấu trúc chuỗi phân
cực.

Câu 10. Mã di truyền có tính thoái hóa là do đâu ?


*A. Số loại mã di truyền nhiều hơn số loại amino acid.
B. Số loại mã di truyền nhiều hơn số loại nucleotide.
C. Số loại amino acid nhiều hơn số loại nucleotide.
D. Số loại amino acid nhiều hơn số loại mã di truyền.

Câu 11**. Amino acid Cys được mã hóa bằng 2 loại bộ mã, amino acid Ala và Val đều được
mã hóa bằng 4 loại bộ mã. Có bao nhiêu cách mã hóa cho một đoạn polypeptide có 5
amino acid gồm 2 Cys, 2 Ala và 1 Val ?
*A. 7680
B. 960
C. 256
D. 3840

Câu 12. Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về tính đặc hiệu của mã di truyền?
A. Một amino acid có thể được mã hoá bởi hai hay nhiều bộ ba.
*B. Một bộ ba chỉ mã hoá cho một loại amino acid.
C. Có một bộ ba mở đầu.
D. Có một số bộ ba không mã hoá amino acid.

Câu 13**. Một đột biến gene làm mất 3 cặp nucleotide ở vị trí số 5 ; 10 và 31.Cho rằng bộ ba
mới và bộ ba cũ không cùng mã hóa một loại amino acid và đột biến không ảnh hưởng đến bộ
ba kết thúc. Hậu quả của đột biến trên là gì ?
A. Mất 1 amino acid và làm thay đổi 10 amino acid liên tiếp sau amino acid thứ nhất của
chuổi polypeptide.
B. Mất 1 amino acid và làm thay đổi 9 amino acid liên tiếp sau amino acid thứ nhất của
chuổi polypeptide.
C. Mất 1 amino acid và làm thay đổi 10 amino acid đầu tiên của chuổi polypeptide.
*D. Mất 1 amino acid và làm thay đổi 9 amino acid đầu tiên của chuổi polypeptide.

Câu 14*. Một phân tử mRNA chỉ chứa 3 loại ribonucleotide là adenine, uracil và guanine.
Nhóm các bộ ba nào sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra phân tử
mRNA nói trên?
*A. TAG, GAA, ATA, ATG
B. AAG, GTT, TCC, CAA
C. AAA, CCA, TAA, TCC
D. ATC, TAG, GCA, GAA

Câu 15*. Một mRNA rất ngắn được tổng hợp trong ống nghiệm có trình tự các nucleotide
là:
5’ AUG ACU AAC UAC AAG CGA 3’. Nếu đột biến xảy ra làm mất nucleotide loại C ở vị trí
12 trên mRNA thì chuỗi polypeptide được tổng hợp từ MRNA nói trên có số amino acid là:

*A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 16**. Với 3 loại nucleotide A, G, U có thể hình thành tối đa số loại codon mã hóa amino
acid là
A. 8
*B. 24
C. 25
D. 27

Câu 17. Đột biến thay thế nucleotide nhưng trình tự amino acid vẫn không bị thay đổi nhờ
mã di truyền có đặc điểm gì ?
A. Có tính tương đồng
B. Có tính phổ biến
*C. Có tính thoái hóa
D. Có tính đặc hiệu

Câu 18. Liên kết peptide hình thành giữa các amino acid là liên kết loại nào ?
A. Liên kết ion
*B. Liên kết cộng hóa trị
C. Liên kết phosphodiester
D. Liên kết Van der Waals

Câu 19**. Cho trình tự mRNA: 5'- GCU AUG CGC UAC GAU AGC UAG GAA GC- 3'. Nếu
U được chèn vào giữa vị trí 9 và 10 (tính từ đầu 5’) thì chuỗi polynucleotide có thể có bao
nhiêu amino acid ?
A. 3
*B. 4
C. 5
D. 6

Câu 20**. Một polynucleotide tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp dung dịch chứa U và X theo tỉ
lệ 4:1. Có bao nhiêu đơn vị mã và tỉ lệ mã di truyền U2X:
A. 8 và 64/125
B. 6 và 32/125
C. 8 và 12/125
*D. 8 và 48/125
SAO CHÉP DNA

Câu 1. Thành phần nào không tham gia quá trình sao chép DNA ?
A. DNA polymerase
*B. RNA polymerase III
C. ribonucleotide triphosphate (NTP)
D. deoxyribonucleotide triphosphate (dNTP)

Câu 2. Điền vào chỗ trống: “Quá trình nhân đôi DNA được enzym …(1)..... xúc tác và cần
được cung cấp…..(2)........”
A. (1) DNA polymerase; (2) acid amin
B. (1) DNA polymerase; (2) năng lượng ATP
C. (1) DNA polymerase; (2) các nucleotide tự do
*D. (1) DNA polymerase; (2) năng lượng ATP và nucleotide tự do

Câu 3*. Câu nào dưới đây mô tả đúng hoạt động của enzym DNA polymerase trong quá
trình nhân đôi DNA ?
A. DNA polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp
từng mạch một, hết mạch này đến mạch khác.
B. DNA polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp
cả hai mạch cùng một lúc.
C. DNA polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp
một mạch liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn thành các đoạn Okazaki.
*D. DNA polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp
cả hai mạch cùng một lúc.

Câu 4. Enzym nào có chức năng tổng hợp DNA thay mồi RNA ?
*A. DNA polymerase I
B. DNA polymerase II
C. DNA polymerase III
D. DNA polymerase IV

Câu 5. Trong mô hình quá trình sao chép DNA, đoạn Okazaki hiện diện trên mạch nào ?
A. Nhanh
*B. Chậm
C. Mạch nhanh và mạch chậm
D. Mạch mRNA

Câu 6. Ở giai đoạn kết thúc quá trình sao chép DNA, enzym nào làm nhiệm vụ loại bỏ mồi
RNA và tổng hợp DNA thay thế RNA mồi ở đầu 5’ của đoạn Okazaki phía trước ?
*A. DNA polymerase I
B. DNA polymerase II
C. DNA polymerase III
D. DNA polymerase IV

Câu 7*. Trình tự các enzym tham gia trong sao chép DNA nào sau đây đúng ?
A. Helicase  SSB  RNA polymerase DNA polymerase I  ligase.
B. Helicase  SSB  ligase  RNA polymerase  DNA polymerase III  DNA polymerase
I.
C. Helicase  SSB  RNA polymerase  DNA polymerase VI  DNA polymerase II .
*D. Helicase  SSB  RNA polymerase  DNA polymerase III  DNA polymerase I 
ligase.

Câu 8. Trong quá trình sao chép DNA, enzym nào có chức năng ngăn cản hai mạch DNA
liên kết bổ sung lại với nhau ?
*A. SSB
B. Gyrase
C. Primase
D. Helicase

Câu 9. Trong quá trình sao chép DNA, enzym nào thay thế đoạn mồi RNA ?
A. Ligase
B. Primase
*C. DNA pol I
D. DNA pol III

Câu 10. Trong quá trình sao chép DNA, bản chất đoạn mồi là gì ?
A. DNA
*B. RNA
C. Protein
D. Amino acid

Câu 11. Trong quá trình sao chép DNA, đoạn Okazaki được tổng hợp ở mạch nào ?
A. Mạch nhanh 3’ 5’
*B. Mạch chậm 5’ 3’
C. Mạch chậm 3’ 5’
D. Mạch nhanh 5’ 3’

Câu 12. Trong quá trình nhân đôi DNA, enzym DNA polymerase di chuyển như thế nào ?
A. Theo chiều 3’ → 5’ và ngược chiều với chiều của mạch khuôn.
*B. Theo chiều 5’→ 3’ và ngược chiều với chiều của mạch khuôn.
C. Theo chiều 5’ → 3’ và cùng chiều với chiều của mạch khuôn.
D. Theo chiều 3’ → 5’ và cùng chiều với chiều của mạch khuôn.

Câu 13*. Câu nào dưới đây nói về hoạt động của enzym DNA polymerase trong quá trình
nhân đôi là đúng ?
A. Enzym DNA polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo chiều từ 3’ đến 5’ và tổng
hợp từng mạch một, hết mạch này đến mạch khác.
B. Enzym DNA polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo chiều từ 5’ đến 3’ và tổng
hợp cả hai mạch cùng một lúc.
C. Enzym DNA polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo chiều từ 5’ đến 3’ và tổng
hợp một mạch liên tục gồm các đoạn Okazaki.
*D. Enzym DNA polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo chiều từ 3’ đến 5’ và tổng
hợp cả hai mạch cùng một lúc.

Câu 14**. Có thể tính toán số lượng đoạn mồi RNA dựa trên số lượng đoạn Okazaki trong
một đơn vị tái bản theo công thức nào ?
A. Đoạn mồi = đoạn Okazaki + 1
*B. Đoạn mồi = đoạn Okazaki + 2
C. Đoạn mồi = đoạn Okazaki x 2 + 1
D. Đoạn mồi = đoạn Okazaki x 2 + 2

Câu 15. Các thành phần sau đây : DNA polymerase, RNA polymerase, mạch khuôn, đoạn
mồi... giúp ta nhớ đến cơ chế nào ?
A. Phiên mã
B.Dịch mã
*C. Tái bản
D. Nhân đôi nhiễm sắc thể

Câu 16**. Một phân tử DNA của sinh vật Eukaryote khi thực hiện quá trình tự nhân đôi ở một
thời điểm đã tạo ra ba đơn vị tái bản. Đơn vị tái bản thứ nhất có 15 đoạn Okazaki, đơn vị tái
bản thứ hai có 18 đoạn Okazaki và đơn vị tái bản thứ ba có 20 đoạn Okazaki. Hỏi số đoạn
RNA mồi cần cung cấp để thực hiện quá trình tái bản ở thời điểm trên là bao nhiêu ?
A.53
B.50
C.56
*D.59

Câu 17*. Một phân tử DNA chứa toàn N15 có đánh dấu phóng xạ được tái bản 4 lần trong
môi trường chứa N14. Hỏi số phân tử DNA còn chứa N15 chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?
A. 6,25%
*B. 12,5%
C. 25%
D. 50%

Câu 18*. Khi DNA thực hiện bốn lần nhân đôi, số DNA con được cấu tạo hoàn toàn từ
nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp là bao nhiêu ?
A. 16
B. 15
*C. 14
D. 8

Câu 19. Đặc điểm nhân đôi xảy ra cùng một lúc tại nhiều vị trí trên DNA ở sinh vật Eukaryote
có ích lợi gì ?
A. Tiết kiệm thời gian và đảm bảo độ chính xác.
B. Sự nhân đôi diễn ra chính xác.
*C. Sự nhân đôi diễn ra nhanh chóng.
D. Tiết kiệm được nguyên liệu, enzym và năng lượng.

Câu 20**. Quá trình tự nhân đôi DNA chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại
tổng hợp gián đoạn vì lý do nào sau đây ?
A. Enzyme DNA polymerase chỉ gắn nucleotide vào đầu 3'OH của chuỗi polynucleotide con
và mạch polynucleotide chứa DNA con kéo dài theo chiều 3' - 5'.
B. Enzyme DNA polymerase chỉ gắn nucleotide vào đầu 5 ' của polynucleotide
DNA mẹ và mạch polynucleotide chứa DNA con kéo dài theo chiều 5 ’ - 3 '.
C. Enzyme DNA polymerase chỉ gắn nucleotide vào đầu 3 ' của polynucleotide
DNA mẹ và mạch polynucleotide chứa DNA con kéo dài theo chiều 5 ' - 3 '.
*D. Enzyme DNA polymerase chỉ có khả năng gắn nucleotide vào đầu 3'OH của mạch mới
tổng hợp hoặc đầu 3'OH của đoạn mồi theo nguyên tắc bổ sung.
PHIÊN MÃ

Câu 1. Thành phần được xác định bằng mũi tên trong hình là gì ?
A. Nhân
B. Ribosome
*C. RNA polymerase
D. DNA polymerase

Câu 2. Mũ chụp 5’ m7G và đuôi 3’ AAAAAAAA có ở quá trình nào ?


A. Sao chép
B. Dịch mã
C. Sao chép và dịch mã
*D. Xử lý tiền mRNA trong phiên mã

Câu 3. DNA polymerase không có đặc điểm nào sau đây ?


A. Xúc tác phản ứng trùng hợp DNA (5’3’)
*B. Tự tách 2 mạch đơn của phân tử DNA sợi kép
C. Cần RNA polymerase tổng hợp mồi
D. DNA polymerase có thể cắt bỏ nucleotide bắt cặp sai

Câu 4. Phức hệ thực hiện cắt intron trên mRNA ở Eukaryote là thành phần nào sau đây ?
A. Primosome
*B. Spliceosome
C. Ribosome
D. Tất cả đều đúng

Câu 5. Quá trình tạo ra mRNA được gọi là quá trình gì ?


A. Dịch mã
*B. Phiên mã
C. Biến nạp
D. Sao chép
Câu 6**. Loại bỏ intron (AUA) khỏi mRNA (biết trình tự mạch khuôn DNA là 3’ ACTATAGAT
5’, trình tự mRNA thu được là gì ?
A. 5’ ACUGAU 3’
*B. 3’ UGUCUA 5’
C. 5’ UGACUA 3’
D. 3’ UGACAU 5’

Câu 7*. Với 3 loại nucleotide A, G, U có thể hình thành tối đa bao nhiêu loại codon mã hóa
amino acid ?
A. 8
B. 24
C. 25
D. 27

Câu 8**. Một chuỗi polypeptide gồm 498 amino acid, gien cấu trúc mã hóa chuỗi
polypeptide này dài 5610 A°, gien này có bao nhiêu nucleotide ở các đoạn intron ?
*A.300
B.3000
C.301
D.150

Câu 9**. Một gene thực hiện 3 lần sao mã đòi hỏi môi trường cung cấp số ribonucleotide
các loại:
A = 480; U = 540; G = 720. Hỏi gene đó có bao nhiêu nucleotide ?
A. A = T = 510 ; G = C = 360
*B. A = T = 340 ; G = C = 240
C. A = T = 1020 ; G = C = 1440
D. A = T = 240 ; G = C = 360

Câu 10. Gene quy định tổng hợp RNA. Loại RNA nào có nhiều gene quy định tổng hợp
nhất ?
*A. mRNA
B. tRNA
C. rRNA
D. iRNA

Câu 11**. Một gene dài 0,408 micromet, có A = 840. Khi gene phiên mã môi trường nội bào
cung cấp 4800 ribonucleotide tự do. Số liên kết hydro và số bản sao của gene:
A. 3240H và 2 bản sao
*B. 2760H và 4 bản sao
C. 2760H và 2 bản sao
D. 3240H và 4 bản sao
Câu 12**. Một mRNA trưởng thành có chiều dài 0,408 micromet tiến hành dịch mã. Số liên
kết peptide trong chuổi polypeptide hoàn chỉnh là bao nhiêu ?
A. 397
B. 797
C. 398
D. 798

Câu 13. Intron là gì?


A. Đoạn gene chứa trình tự nucleotide giúp mRNA nhận biết được mạch mã gốc của gene.
B. Đoạn gene không có khả năng phiên mã và dịch mã.
C. Đoạn gene mã hoá các amino acid.
*D. Đoạn gene có khả năng phiên mã nhưng không có khả năng dịch mã.

Câu 14. Gene phân mảnh có đặc điểm gì ?


A. Chỉ có exon
B. Có vùng mã hoá liên tục.
*C. Có vùng mã hoá không liên tục.
D. Chỉ có đoạn intron.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây là chưa chính xác?
A.Đơn phân cấu trúc của DNA là A, T, G, C.
B.Ở eukaryote, amino acid mở đầu cho chuỗi polypeptide là Met.
*C.Ở prokaryote, sau phiên mã phân tử mRNA được cắt bỏ các đoạn intron.
D.Chiều dịch chuyển của ribosome ở trên mRNA là 5’ – 3’

Câu 16**. Một gene ở vi khuẩn E.coli đã tổng hợp một phân tử protein hoàn chỉnh có 298
amino acid. Phân tử mRNA được tổng hợp từ gene trên có tỷ lệ A : U : G : X là 1:2:3:4. Hỏi
số lượng nucleotide từng loại của gene trên là bao nhiêu ?
*A. A = T = 270; G = C = 630.
B. A = T = 630; G = C = 270.
C. A = T = 270; G = C = 627.
D. A = T = 627; G = C = 270.

Câu 17**. Nghiên cứu một phân tử mRNA ở tế bào chất của một sinh vật eukaryote đang
tham gia tổng hợp protein có tổng số 1500 nucleotide. Gene phiên mã ra phân tử mRNA
này có độ dài bao nhiêu ?
A. 5100A0
B. nhỏ hơn 5100A0
*C. lớn hơn 5100A0
D. 10200A0

Câu 18. Một mRNA sơ khai phiên mã từ một gene cấu trúc ở sinh vật nhân chuẩn có các
vùng và số nucleotide tương ứng như sau
Exon 1 Intron 1 Exon 2 Intron 2 Exon 3 Intron 3 Exon 4
60 66 60 66 60 66 60
Số amino acid trong 1 phân tử prôtêin hoàn chỉnh do mRNA trên tổng hợp là
A. 64
B. 78
C. 79
D. 80

Câu 19. Vùng mã hoá của gene ở sinh vật nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ. số
đoạn exon và introng lần lượt là :
A. 25 ; 26.
B. 26 ; 25.
C. 24 ; 27.
D. 27 ; 24.

Câu 20. Gene cấu trúc của eukaryote khác với gene cấu trúc của prokaryote điểm nào ?
A. Không có vùng mở đầu.
B. Ở vùng mã hoá, xen kẻ với các đoạn mã hoá là các đoạn không mã hoá amino acid.
C. Tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã nằm ở vùng cuối cùng của gene.
D. Các đoạn mã hoá amino acid nằm ở phía trước vùng khởi đầu của gene.
DỊCH MÃ

Câu 1*. Phân tử RNA vận chuyển (tRNA) mang amino acid mở đầu f-Met gắn kết vị trí nào
trên RNA ribosome ?
A. A
B. E và P
*C. P
D. A và P

Câu 2*. Hãy cho biết sự kiện nào sau đây không xảy ra trong giai đoạn khởi động sự dịch
mã ? (*)
A.Rb 50S gắn kết với 30S
*B.IF2-tRNAfMet vào vị trí A của Rb 30S ở AUG
C.fMet-tRNAfMet liên kết với IF-2(GTP)
D. Đơn vị dưới 30S gắn với IF-1 và IF-3

Câu 3*. Hãy chọn phương trình diễn tả đúng phản ứng xúc tác gắn amino acid vào tRNA
qua hai bước.
A. a.a + ATP  a.a (ATP)
B. a.a + ATP  a.a (AMP)
*C. a.a + ATP  a.a (AMP) + P-P
D. a.a + AMP  a.a (ATP) + P-P

Câu 4**. Hãy chọn thứ tự đúng của bốn sự kiện sau đây xảy ra trong quá trình dịch mã: (*)
1. Rb 50S gắn kết với 30S
2. IF2-tRNAfMet vào vị trí P của Rb 30S ở AUG
3. fMet-tRNAfMet liên kết với IF-2(GTP)
4. Đơn vị dưới 30S gắn với IF-1 và IF-3
A.1  2  3  4
B.3  1  2  4
C.2  3  1  4
*D.4  3  2  1

Câu 5*. Điền vào chỗ trống:


“Ở ribosome,……………mang vùng xúc tác hình thành liên kết peptide, gọi là trung
tâm peptidyl transferase”
A. vùng P của tiểu đơn vị nhỏ
*B. tiểu đơn vị lớn
C. vùng P của tiểu đơn vị nhỏ
D. vùng A của tiểu đơn vị nhỏ

Câu 6. Nhân tố khởi đầu dịch mã là gì ?


*A. IF
B. EF
C. RF
D. TF

Câu 7. Nhân tố hoạt hóa sự thủy phân chuỗi polypeptide khỏi peptidyl-tRNA là gì ?
A. IF
B. EF
*C. RF
D. TF

Câu 8. Kết thúc dịch mã xảy ra khi một codon STOP vào vị trí nào của ribosome ?
*A. A
B. P
C. E
D. RF

Câu 9. Ribosome di chuyển một codon theo chiều nào ?


A. 3’  5’
B. 3’  3’
*C. 5’  3’
D. 5’  5’

Câu 10*. Điền vào chỗ trống: “IF2-tRNAfMet vào vị trí …………….. của Rb 30S ở AUG”
A. A
*B. P
C. E
D. RF

Câu 11*. Trong 3 bước của quá trình khởi sự dịch mã, fMet-tRNA liên kết với nhân tố khởi
sự nào ?
A. IF-1
*B. IF-2
C. EF-1
D. EF-2

Câu 12**. Điền vào chỗ trống:


“Trong bước hình thành liên kết peptide, nhóm amin của ……(1)………tương tác nhóm
COOH của……(2)……., hình thành liên kết peptide và phóng thích tRNA
A. (1) aa1-tRNA; (2) fMet-tRNA
B. (1) fMet-tRNA; (2) aa1-tRNA
C. (1) fMet-tRNA; (2) aa1-tRNA
*D. (1) aa1-tRNA; (2) fMet-tRNA

Câu 13*. Điền vào chỗ trống : “Khi bắt đầu dịch mã, phân tử tRNA đầu tiên…” (*)
A.gắn trực tiếp với codon DNA.
B.liên kết với anticodon của mRNA.
*C.kết nối một acid amin với anticodon của nó.
D.mang codon mở đầu liên kết với codon mở đầu của mRNA.

Câu 14*. Đặc điểm nào sau đây có ở enzym RNA polymerase ?
A. Xúc tác phản ứng trùng hợp DNA (5’3’)
B. Xúc tác phản ứng trùng hợp RNA (3’3’)
*C. Xúc tác phản ứng trùng hợp RNA (5’3’)
D. Xúc tác phản ứng trùng hợp DNA (3’5’)

Câu 15. Đặc điểm nào đúng về phức hệ cắt intron.


A. Phức hệ cắt intron ở Prokaryote là snRNP.
B. Phức hệ cắt intron ở Eukaryote là Spliceosome.
C. Phức hệ cắt intron ở Eukaryote là Peptidyl transferase.
D. Phức hệ cắt intron ở Prokaryote là Peptidyl transferase.

Câu 16*. Điền vào chỗ trống:


Trong cấu tạo của Ribosome: tiểu phần lớn mang……………, tiểu phần nhỏ
mang…………………
A. trung tâm giải mã ; peptidyl transferase
B. trung tâm giải mã; vùng xúc tác hình thành liên kết peptide
*C. vùng xúc tác hình thành liên kết peptide ; trung tâm giải mã
D. peptidyl transferase ; vùng xúc tác hình thành liên kết peptide

Câu 17*. Nhân tố tham gia ở giai đoạn kết thúc dịch mã là gì ?
A. IF
B. EF
C. RF
D. TF

Câu 18. Rb 50S gắn kết với 30S sau khi fMet-tRNA liên kết với nhân tố nào ?
A. IF-1
*B. IF-2
C. IF-3
D. RF

Câu 19. Giai đoạn kéo dài của quá trình dịch mã được thực hiện nhờ nhân tố nào ?
A. IF
*B. EF
C. RF
D. TF

Câu 20*. Cho một đoạn trình tự gene 5’ATG.ACG.CAT.GAT 3’, hãy xác định trình tự acid
amin tương ứng, biết mã di truyền AUG-Met ; CUA-Leu ; ACG-Thr ; GUA-Val; CAU-His ;
UGC-Cys; GAU-Asp ; UAC-Tyr ; AUC-Ile ; CGU-Arg
*A. Met-Thr-His-Asp
B. Ile-Met-Arg-His
C. Tyr-Cys-Val-Leu
D. Tất cả đều sai
ĐỘT BIẾN GENE

Câu 1*. Đột biến nào sau đây là đột biến đồng chuyển ?
A. A được thay bằng T
B. C được thay bằng A
*C. G được thay bằng A
D. T được thay bằng G

Câu 2*. Sự thay đổi nào sau đây là không phải đột biến đảo chuyển ?
A. A được thay bằng T
B. C được thay bằng A
C. G được thay bằng T
*D. T được thay bằng C

Câu 3. Nếu đột biến thay thế làm xuất hiện codon stop thì đột biến này được gọi là đột biến
gì ?
A. Im lặng
*B. Vô nghĩa
C. Sai nghĩa
D. Đồng nghĩa

Câu 4. Nguyên nhân nào không dẫn đến hiện tượng “Đột biến tự nhiên” ?
A. Do tự xảy ra bên trong tế bào
B. Do các sai sót trong sao chép DNA
*C. Do sự tác động quá mức của tia phóng xạ.
D. Do bất thường trong các qúa trình sinh học của tế bào.

Câu 5. Tác nhân nào sau đây làm phát sinh đột biến tự nhiên ?
A. Mất purine
B. Mất 5-bromouracil
C. Mất một nhóm amin
*D. Mất purine và một nhóm amin

Câu 6. Tia UV gây hiện tượng đột biến dimer Thymine-Thymine. Cơ chế sửa chữa hiện
tượng này là gì ?
A. Sửa chữa cắt bỏ
B. Sửa chữa bắt cặp sai
*C. Quang tái hoạt hóa
D. Sửa chữa cắt bỏ, bắt cặp sai, quang tái hoạt hóa.
Câu 7**. Ở sinh vật prokaryote, đoạn đầu gene cấu trúc có trình tự các nucleotide trên mạch
mã gốc là 5´...ATG TTA CTC TAT TCA AGC GGT CAA...3´. Tác nhân đột biến làm
nucleotide thứ 14 là C bị mất thì chuỗi polypeptide tương ứng có bao nhiêu acid amin ? (**)
*A. 4
B. 5
C. 6
D. 7

Câu 8*. Nếu sử dụng một dạng đồng phân của base là 5-Bromouracil làm tác nhân gây đột
biến thì qua bao nhiêu thế hệ sẽ gây đột biến bộ ba mã hoá cho proline là (CCC) thành
codon alanine (GCC) ? (*)
*A. 0
B. 1
C. 2
D. 3

Câu 9*. Khi nói về đột biến gene, các phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Đột biến thay thế một cặp nucleotide luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gene tạo ra các allele mới làm phong phú vốn gene của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gene liên quan đến một số cặp nucleotide
(4) Đột biến gene có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến
(5) Mức độ gây hại của allele đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gene và điều kiện môi trường
A. (1), (2), (3)
*B. (2), (4), (5)
C. (2), (3), (4)
D. (1), (3), (4)

Câu 10**. Thymine ở trạng thái hiếm enol sẽ bắt cặp với Guanine. Nếu thymine bị enol hoá
trong quá trình sao chép DNA, thì sự thay thế cặp base nào sau đây có thể xảy ra ?
A. TA thành GG.
B. TA Thành CC.
C. TA thành GC.
*D. TA thành CG .

Câu 11**. Trong quá trình nhân đôi, nếu phân tử 5-BU thay thế thymine và 5-BU đột biến
thành dạng hiếm thì hậu quả sẽ là sự biến đổi nào sau đây ?
A. AT thành CG
B. GC thành AT
C. GC thành TA
*D. AT thành GC
Câu 12*. Nếu một nhân viên y tế làm việc ở phòng X quang có nhiều tia X độc hại, phân tử
DNA trong giao tử của người này bị biến đổi. Đột biến gen này không thể là đột biến nào sau
đây ?
A. Đột biến nhân tạo.
B. Đột biến tế bào sinh dục.
*C. Đột biến ngẫu nhiên.
D. Đột biến gen.

Câu 13. Dạng đột biến gene nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hydro
nhưng không làm thay đổi số lượng nucleotide của gene?
A. Đảo vị trí một số cặp nucleotide.
*B. Thay thế một cặp nucleotide này bằng một cặp nucleotide khác.
C. Thêm một cặp nucleotide.
D. Mất một cặp nucleotide.

Câu 14*. Dạng đột biến gene nào sau đây có thể làm thay đổi thành phần một acid amin
nhưng không làm thay đổi số lượng acid amin trong chuỗi polypeptide tương ứng?
A. Thêm một cặp nucleotide ở bộ ba mã hoá thứ năm của gene.
B. Mất một cặp nucleotide ở bộ ba mã hoá thứ năm của gene.
C. Mất ba cặp nucleotide ở bộ ba mã hoá thứ năm của gene.
*D. Thay thế nucleotide ở bộ ba mã hoá thứ năm của gene.

Câu 15*. Nếu một gene xảy ra đột biến thay thế nhưng số lượng và trình tự acid amin trong
chuỗi polypeptide vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng?
*A. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại acid amin.
B. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại acid amin.
C. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
D. Mã di truyền là mã bộ ba.

Câu 16*. Điền vào chỗ trống: “Đột biến gene là những biến đổi .........”
*A. trong cấu trúc của gene, liên quan đến một hoặc một số nucleotide tại một điểm nào đó trên
DNA.
B. vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào.
C. trong cấu trúc của gene, liên quan đến một nucleotide tại một điểm nào đó trên DNA.
D. trong cấu trúc của nhiễm sắc thể, liên quan đến quá trình phân chia tế bào.

Câu 17. Khi nói về đột biến gen, câu nào sau đây có nội dung không đúng?
A. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
B. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen.
C. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại (trung tính).
*D. Đột biến làm thay thế một cặp nucleotide luôn làm thay đổi trình tự amino acid.
Câu 18*. Gen đột biến nào sau đây luôn biểu hiện kiểu hình kể cả khi ở trạng thái dị hợp ?
A. Gen qui định bệnh bạch tạng.
B. Gen qui định bệnh mù màu.
C. Gen qui định máu khó đông.
*D. Gen qui định bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.

Câu 19**. Một gene ban đầu có chiều dài 0,51 μm bị đột biến làm chuỗi polypeptide hình thành
chỉ có 499 amino acid. Đây là dạng đột biến gì và tổng số nucleotide (nu) của gene sau đột biến
là bao nhiêu ?
*A.Thay thế một cặp nu; 3000nu
B. Thay thế một cặp nu ;2599 nu
C. Mất một cặp nu; 2598 nu
D. Mất một cặp nu; 2999 nu

Câu 20**. Một gene dài 3060 A0, trên mạch gốc của gene có 100 A và 250 T. Gene đó bị đột
biến mất một cặp G - C thì số liên kết hydro của gene đột biến sẽ bằng bao nhiêu ?
A. 2345.
*B. 2347
C. 2348.
D. 2346.
SỰ VẬN ĐỘNG TẾ BÀO

Câu 1. Phân tử protein nào sau đây tương tác với actin và gây co cơ bên trong cơ vân ?
A. Tubulin.
B. Tropomyosin
*C. Myosin
D. Tất cả đều đúng

Câu 2. Tập hợp ion nào sau đây cần thiết trong phản ứng hoạt hoá co cơ ?
A. Na+ và K+.
*B. Ca++ và Mg++
C. Na+ và Ca++
D. Na+ và Mg++

Câu 3. Vai trò của sự vận động nội tại là gì ?


A. Phân phối các sản phẩm trao đổi chất trong tế bào
B. Phân phối các sản phẩm chuyển hóa trong tế bào
C. Phân phát năng lượng trong tế bào
*D. Tất cả đều đúng

Câu 4*. Trong sự di động kiểu amip, khi chân giả chạm nền rắn thì trong phần nội sinh chất
có hiện tượng gì ?
A. giải trùng hợp sợi actin
*B. trùng hợp sợi actin tại vị trí mới
C. khuếch tán nhanh các đơn vị actin
D. giải trùng hợp sợi actin và khuếch tán nhanh các đơn vị actin

Câu 5. Trong sự vận động của bào tương, protein vận động Kinesin vận chuyển các bào
quan đi về đầu nào của vi ống ?
*A. (+)
B. (-)
C. (+) và (-)
RD. Không Câu nào đúng

Câu 6. Trong sự vận động của bào tương, protein vận động Dynein vận chuyển các bào
quan đi về đầu nào của vi ống ?
A. (+)
*B. (-)
C. (+) và (-)
D. Không Câu nào đúng
Câu 7. Cơ quan vận động lông và roi của tế bào Eukaryote không giống nhau điểm nào ?
A. Cấu tạo
B. Cơ chế chuyển động
C. Chu kỳ đập
*D. Số lượng nhân trong tế bào

Câu 8. Tế bào nào sau đây không có sự di động bằng chân giả
A. Amip
B. Bạch cầu
*C. Vi khuẩn
D. Nấm nhầy

Câu 9. Cơ quan vận động ở tế bào Eukaryote hoạt động theo cơ chế nào ?
A. Cơ chế chuyển động xoay quanh
*B. Cơ chế hoạt động uốn cong
C. Cơ chế hoạt động lan truyền
B. Tất cả đều đúng

Câu 10. Thời gian một chu kỳ đập của lông (roi) là bao nhiêu giây ?
A. 0,01 – 0,02 giây
*B. 0,1 – 0,2 giây
C. 1 – 2 giây
D. 10– 20 giây

Câu 11. Protein vận động nào sau đây đảm nhận vai trò vận chuyển hàng hóa trên hệ thống
ống vi thể ?
*A. Kinesin, Dynein
B. Kinesin, Myosin
C. Myosin, Actin
D. Myosin, Dynein

Câu 12. Thành phần nào trong phức hợp Troponin gắn vào sợi actin ?
A. Troponin T
*B. Troponin I
C. Troponin C
D. Tất cả đều đúng

Câu 13. Di động bằng chân giả có sự chuyển hóa Sol - Gel mấy chiều ?
A. 1 chiều
*B. 2 chiều
C. 3 chiều
D. 4 chiều

Câu 14. Roi của tế bào Prokaryote và Euakaryote khác nhau nhiều về yếu tố nào ?
A. Cấu trúc, số lượng
*B. Cấu trúc, kiểu chuyển động
C. Số lượng, kiểu chuyển động
D. Cấu trúc, số lượng, kiểu chuyển động

Câu 15. Trong cơ chế hoạt động uốn cong, sự trượt của các đôi ống vi thể ngoại vi do
protein nào đảm nhận ?
A. Myosin
B. Actin
C. Kinesin
*D. Dynein

Câu 16. Khi cơ co hoàn toàn , đặc điểm của đốt cơ như thế nào ?
A. Vùng H biến mất, đĩa A thu hẹp
*B. Vùng H biến mất, đĩa I thu hẹp
C. Vùng H biến mất, đĩa A và đĩa I thu hẹp
D. Vùng H biến mất, đĩa I, A biến mất

Câu 17. Mỗi phân tử myosin có cấu tạo như thế nào ?
A. Hai đầu, mỗi đầu gồm một chuỗi nhẹ cuộn lại hình cầu và một đuôi gồm hai chuỗi nặng
xóăn lại dạng sợi
B. Hai đầu, mỗi đầu gồm hai chuỗi nhẹ cuộn lại hình cầu và một đuôi gồm một chuỗi nặng
xóăn lại dạng sợi
*C. Hai đầu, mỗi đầu gồm hai chuỗi nhẹ cuộn lại hình cầu và một đuôi gồm hai chuỗi nặng
xóăn lại dạng sợi
D. Không có Câu nào đúng

Câu 18. Trong cấu tạo sợi actin, một phân tử tropomyosin tiếp xúc với mấy phân tử actin ?
A. 5
B. 6
*C. 7
D. 8

Câu 19. Trong cơ chế co cơ, đặc điểm nào sau đây là sai ?
A. Khi chưa có hoạt động co duỗi, đầu myosin luôn gắn chặt vào sợi actin tạo một góc 450
B. Bắt đầu có hoạt động co cơ, một phân tử ATP gắn vào đầu myosin
C. Khi có tín hiệu co cơ, đầu myosin gắn thẳng góc vào sợi actin
*D. Đầu myosin không có hoạt tính ATPase

Câu 20. Đặc điểm nào không có ở đơn vị co cơ ?


A. Đốt cơ được giới hạn giữa hai vạch Z liền kề.
B. Đốt cơ gồm 1 đĩa A v2 nửa đĩa I
*C. Đĩa A chỉ chứa các sợi dày myosin
D. Đĩa I chỉ chứa các sợi mỏng actin

Câu 21. Đặc điểm nào không có ở lông roi ?


A. Lông và roi của tế bào Eukaryote khác nhau về số lượng và chiều dài
B. Lông và roi của tế bào Eukaryote khác nhau về cấu tạo và cơ chế chuyển động
C. Lông (roi) của tế bào Eukaryote và Prokaryote khác nhau về cấu tạo
D. Lông (roi) của tế bào Eukaryote và Prokaryote khác nhau về cơ chế chuyển động

Câu 22. Khi cơ co hoàn toàn thì thành phần nào sau đây sẽ biến mất ?
A. Vạch Z
B. Đĩa I
C. Đĩa A
*D. Vùng H

Câu 23. Hiện tượng thực bào không gặp ở đối tượng nào sau đây ?
A. Amip
B. Vi khuẩn
C. Bạch cầu
D. Đại thực bào

Câu 24. Trong sự hoạt hóa của ion canxi, Ca2+ liên kết với thành phần nào ?
A. Troponin T
B. Troponin I
C. Troponin C
D. Cả 3 đều đúng

Câu 25. Trong cấu trúc lông roi, hình chụp từ kính hiển vi điện tử bên dưới là cấu trúc cắt
ngang của cái gì ?
A. Thân roi
B. Gốc roi
C. Lông roi
D. Đuôi tinh trùng

Câu 26. Hãy chọn trật tự đúng của quá trình co cơ.

A. 1  3  2  4
B. 4  2  1  3
*C. 2  4  1  3
D. 3  4  1  2

Câu 27. Trong cơ chế chuyển động của lông roi: hoạt động uốn cong bởi sự trượt của các
đôi ống vi thể ngoại vi do dynein đảm nhận có thể quan sát thấy ở đối tượng nào ?
A. vi khuẩn
B. virút
C. bạch cầu
*D. trùng đế giầy
Câu 28. Roi của tinh trùng chuyển động theo kiểu nào ?
A. trượt
B. uốn cong
C. xoay quanh
*D. lượn sóng hình sin

Câu 29. Có thể quan sát hiện tượng di động bằng chân giả ở sinh vật nào ?
A. Amip
B. Bạch cầu
C. Vi khuẩn
*D. Amip và bạch cầu

Câu 30. Quan sát khi cơ co thấy đốt cơ ngắn lại, trong khi chiều dài sợi actin và myosin
không đổi, các nhà khoa học đã nêu ra giả thuyết gì ?
A. Thuyết liên kết
B. Thuyết biến đổi
*C. Thuyết sợi trượt
D. Thuyết tương tác
DI TRUYỀN ĐƠN GENE, ĐA GENE
ĐA NHÂN TỐ Ở NGƯỜI

Câu 1. Một cặp vợ chồng khoẻ mạnh nhưng có hai đứa con trai đều bị mắc bệnh mù màu.
Hỏi xác suất để có được một đứa con trai không bị mù màu là bao nhiêu % ?
A. 25%
*B. 50%
C. 75%
D. 100%

Câu 2. Một phụ nữ bị bệnh mù màu đỏ- xanh lục và không bị bệnh máu khó đông lấy chồng
bị bệnh máu khó đông và không bị bệnh mù màu đỏ- xanh lục. Phát biểu nào sau đây là
đúng về những đứa con của cặp vợ chồng trên?
*A. Tất cả con trai của họ đều mắc bệnh mù màu đỏ- xanh lục.
B. Tất cả con gái của họ đều mắc bệnh mù màu đỏ- xanh lục.
C. Tất cả con trai của họ đều mắc bệnh máu khó đông.
D. Tất cả con gái của họ đều mắc bệnh máu khó đông.

Câu 3. Ở người, tính trạng bệnh nào sau đây di truyền tuân theo quy luật của Mendel?
A. Teo cơ
B. Máu khó đông
C. Mù màu
*D. Bạch tạng

Câu 4. Trong một gia đình, người bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường (thể dị hợp)
thì xác suất các con mắc bệnh là bao nhiêu?
A. 25%
*B. 50%
C. 75%
D. 100%

Câu 5. Bố mẹ bình thường sinh được đứa con trai bị máu khó đông. Kiểu gene của bố và
mẹ như thế nào ?
A. XMY, XMXM
B. XmY, XMXm
*C. XMY, XMXm
D. XmY, XMXM

Câu 6. Một người đàn ông mang nhóm máu A và một người phụ nữ mang nhóm máu B có
thể có các con với kiểu hình nhóm máu nào ?
A. AB hoặc O
B. A, B hoặc O
C. A hoặc B
*D. A, B, AB hoặc O

Câu 7. Sự kết hôn giữa người nữ bình thường mang gene mù màu và người nam bình
thường thì con của họ sinh ra sẽ có kết quả như thế nào ?
*A. Tất cả con gái họ bình thường
B. Tất cả con trai họ bình thường
C. Tỉ lệ ba con gái bình thường: một con trai mù màu
D. Tất cả con họ bình thường

Câu 8. Ở người, bệnh máu khó đông là do đột biến gene lặn Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh
máu khó đông, con trai của họ cũng bị mắc bệnh này. Người con trai này đã nhận gene bệnh
từ người nào ?
*A. Mẹ
B. Bố
C. Bà nội
D. Ông nội

Câu 9. Ở người, Xa quy định máu khó đông; XA quy định máu bình thường. Bố và con trai
mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường. Nhận xét nào dưới đây là đúng nhất?
A. Con trai đã nhận Xa từ bố.
B. Mẹ có kiểu gene XAXA .
*C. Con trai đã nhận Xa từ mẹ.
D.Con trai nhận Xa từ ông nội.

Câu 10. Phương pháp nghiên cứu phả hệ dùng để nghiên cứu điều gì sau đây ?
A. Nghiên cứu những bệnh di truyền bẩm sinh liên quan tới các đột biến nhiễm sắc thể.
B. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đối với một kiểu gene đồng nhất.
*C. Theo dõi sự di truyền của một tính trạng trên những người cùng dòng họ qua nhiều thế hệ.
D. Nghiên cứu những dị tật và những bệnh di truyền bẩm sinh liên quan tới các đột biến gene.

Câu 11*. Trong một gia đình: bố có nhóm máu A, mẹ nhóm máu B, còn con trai có nhóm máu
B và bị bệnh máu khó đông. Kiểu gene có thể có ở bố mẹ trong gia đình?
A. IAIA XMY x IBIB XMXm
B. IAIA XMY x IBIO XMXm
*C. IAIO XMY x IBIB XMXm
D. IAIO XmY x IBIO XMXM

Câu 12**. Ở người, allele m quy định bệnh mù màu (đỏ và lục), allele a quy định bệnh bạch
tạng. Trong trường hợp không có đột biến mới xảy ra, theo lí thuyết, cặp vợ chồng có kiểu
gene nào sau đây có thể sinh con mắc cả hai bệnh trên ?
A. AaXMXM × AAXmY
*B. AaXmXm × AaXmY.
C. AaXmXm × AAXM Y
D. AaXMXm × AAXm Y

Câu 13. Đặc điểm nào sau đây không có ở bệnh bạch tạng ?
A. Bệnh bạch tạng do gene lặn quy định.
B. Người bệnh có kiểu gene đồng hợp lặn.
*C. Bệnh bạch tạng được di truyền chéo.
D. Bố mẹ có vai trò ngang nhau trong việc di truyền bệnh cho con.

Câu 14**. Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy
định. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có mẹ bị điếc bẩm sinh, bên phía người
chồng có em trai bị điếc bẩm sinh, những người khác trong hai gia đình nội ngoại đều
không bị bệnh này. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con không bị bệnh trên là
A. 1/6
*B. 5/6
C. 2/3
D. 1/4

Câu 15*. Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và đều có kiểu gen dị hợp về nhóm máu. Nếu
họ sinh hai đứa con thì xác suất để một đứa có nhóm máu A và một đứa có nhóm máu O
là bao nhiêu ?
*A. 3/8
B. 3/6
C. 1/2
D. 1/4

Câu 16*. Ở người gene A quy định tóc xoăn, gene B quy định mũi cong, gene D quy định
lông mi dài trội hoàn toàn so với gene a quy định tóc thẳng, gene b quy định mũi thẳng, gene
d quy định lông mi ngắn. Các gene nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Bố và mẹ
đều có tóc xoăn, mũi cong, lông mi dài sinh được đứa con có tóc thẳng, mũi thẳng, lông mi
ngắn. Kiểu gene của bố và của mẹ là
A. Bố : AAbbDd và mẹ : AaBbdd
*B. Bố : AaBbDd và mẹ : AaBbDd
C. Bố : AaBbDd và mẹ : AABbDd
D. Bố : AaBBDd và mẹ : AABbDd
Câu 17. Cho sơ đồ phả hệ dưới đây, biết rằng allele a gây bệnh là lặn so với allele A không
gây bệnh và không có đột biến mới xảy ra ở các cá thể trong phả hệ:

Kiểu gene của những người: I1, II1, II4, II5 và III1 lần lượt là:
A. aa, Aa, aa, Aa và Aa.
B. XAXA, XAXa, XaXa, XAXA và XAXA.
*C. Aa, Aa, aa, Aa và Aa.
D. XAXA, XAXa, XaXa ,XAXa và XAXa.

Câu 18**. Một người đàn ông có bố mẹ bình thường và ông nội bị bệnh galacto huyết lấy
1 người vợ bình thường, có bố mẹ bình thường nhưng cô em gái bị bệnh galacto huyết.
Người vợ hiện đang mang thai con đầu lòng. Biết bệnh galacto huyết do đột biến gen lặn
trên NST thường qui định và mẹ của người đàn ông này không mang gen gây bệnh
Xác suất đứa con sinh ra bị bệnh galacto huyết là bao nhiêu?
*A. 0,083
B. 0,063
C. 0,111
D. 0,043

Câu 19. Đặc điểm nào sau đây không có ở bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD) ?
A. Hầu hết các trường hợp con trai bị bệnh là do thừa hưởng nhiễm sắc thể X mang gene
đột biến từ mẹ.
*B. Phòng bệnh chủ động bằng chẩn đoán trước sinh cho gia đình người bệnh bằng xét
nghiệm karyotype (lập nhiễm sắc thể đồ).
C. Đối tượng cần xét nghiệm gene DMD để tìm đột biến gây bệnh loạn dưỡng cơ.
D. Người bị bệnh Duchenne thường là con trai và thường chết trước 25 tuổi.

Câu 20. Bệnh di truyền nào sau đây có thể chữa được hay hạn chế sự biểu hiện bệnh khi
được phát hiện sớm ?
A. Bệnh loạn dưỡng cơ (DMD)
*B. Bệnh phenylketonuria (PKU)
C. Bệnh huntington
D. Bệnh parkinson

Câu 21 **. Một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có mẹ bị bệnh máu khó đông và bạch tạng.
Bên phía người chồng có chị gái bị bạch tạng, những người khác trong gia đình không bị
bệnh này. Hỏi xác suất để đứa con này không mang alen cả 2 bệnh này là bao nhiêu ?
A. 3/8
B. 5/6
*C. 1/6
D. 9/16

Câu 22 *. Một phụ nữ không bị bệnh mù màu có bố mẹ bình thường nhưng em trai bị bệnh
mù màu, lấy chồng bình thường. Cặp vợ chồng này sinh được con trai đầu lòng. Xác suất để
sinh được đứa con trai này bị mù màu là bao nhiêu?
A. ½
*B. ¼
C. 1/8
D. 1/16

Câu 23 *. Xác suất một phụ nữ đồng hợp tử không bị bệnh mù màu và một người đàn ông bị
bệnh mù màu có con gái bị bệnh mù màu là bao nhiêu? (*)
A.100%
B.50%
C.25%
*D. 0%

Câu 24**. Ở người, tính trạng nhóm máu do 3 alen IA, IB và I0 quy định. Trong QT cân
bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O, 39% người nhóm B. Một cặp vợ
chồng đều có nhóm máu A sinh 1 người con, xác suất để đứa con này mang nhóm máu
giống bố mẹ là bao nhiêu ?
A. 3/4
B. 19/24
C. 25/144
*D. 119/144

Câu 25**. Một người con gái được sinh ra từ mẹ có kiểu gene dị hợp và bố không mù màu.
Người con gái này lớn lên lấy chồng không bị mù màu thì xác suất để sinh được đứa con bị
mù màu là bao nhiêu?
*A, 12,5%
B, 25%
C, 37,5%
D, 50%

Câu 26. Trong các bệnh di truyền liệt kê dưới đây, bệnh nào là bệnh di truyền trội nhiễm sắc
thể thường ?
*A. Tật thừa ngón
B. Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne
C. Bệnh Tay-Sach
D. Bệnh Thalassaemia
Câu 27. Trong các bệnh di truyền liệt kê dưới đây, bệnh nào là bệnh di truyền lặn nhiễm sắc
thể giới tính X ?
A. Bệnh xơ hoá nang
*B. Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne
C. Bệnh Tay-Sach
D. Bệnh Phenylceton niệu

Câu 28. Trong các bệnh di truyền liệt kê dưới đây, bệnh nào là bệnh di truyền lặn nhiễm sắc
thể thường ?
A. Bệnh máu khó đông
B. Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne
C. Bệnh Tay-Sach
*D. Bệnh Thalassaemia

Câu 29. Trong các bệnh di truyền liệt kê dưới đây, bệnh nào là bệnh di truyền trung gian ?
(*)
A. Tật thừa ngón
B. Bệnh còi xương do giảm phosphate máu
C. Bệnh tăng galatose trong máu
*D. Bệnh Thalassaemia

Câu 30. Một người đàn ông chết vì bệnh Huntington, một loại bệnh do gene trội nằm trên
nhiễm sắc thể thường quy định. Khẳng định nào sau đây là đúng ?
A. Tất cả con của người này sẽ chết vì bệnh Huntington.
B. Các con trai của người này sẽ chết vì bệnh Huntington nhưng con gái thì không.
*C. Bố (hoặc mẹ) hoặc cả hai bố mẹ của người đàn ông này đều bị bệnh Huntington.
D. Các con gái của người này sẽ chết vì bệnh Huntington nhưng con trai thì không.

Câu 31. Người vợ bị mù màu, còn người chồng bình thường. Kết qủa nào sau đây cho phép
kết luận bệnh mù màu là bệnh di truyền lặn nhiễm sắc thể giới tính X ? (**)
A. ½ số con trai và ½ số con gái bị mù màu
B. Tỉ lệ các con là 3 mù màu : 1 bình thường
C. Tất cả con gái bị mù màu, còn con trai thì không ai bệnh.
*D. Tất cả con trai bị mù màu, còn con gái thì không ai bệnh.

Câu 32. Một cặp vợ chồng không bị mắc bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne, nhưng lại có hai
đứa con trai đều bị mắc bệnh này. Nếu người mẹ này tiếp tục sinh con thì xác suất để có
được một đứa con không bị mắc bệnh này là bao nhiêu % ?
A. 25%
B. 50%
*C. 75%
D. 100%

Câu 33. Một cặp vợ chồng không bị mắc bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne, nhưng đứa con
trai đầu lòng mắc bệnh và đã chết, đứa con trai thứ hai cũng bắt đầu có những biểu hiện
bệnh giống anh mình. Như vậy nếu người mẹ này vẫn tiếp tục muốn có con trai thì xác suất
đứa con trai không bị mắc bệnh này là bao nhiêu % ?
A. 25%
*B. 50%
C. 75%
D. 100%

Câu 34. Một thai phụ được bác sĩ siêu âm chẩn đoán là mang song thai. Như vậy xác suất
để thai phụ này sanh được một bé trai và một bé gái là bao nhiêu % ? A. 12,5%
B. 25%
*C. 50%
D. 75%

Câu 35. Trong nghiên cứu tiến hóa ở các chủng tộc người, hệ gene ti thể có ưu thế vì những
đặc điểm nào sau đây ?
A. Ở người có chế độ phụ hệ trong quan hệ xã hội.
B. Tần số đột biến ít hơn nhiều so với các vùng trên nhiễm sắc thể thường.
*C. Được di truyền theo dòng mẹ nên dễ xây dựng sơ đồ phả hệ và cây phát sinh chủng
loại.
D. Sự thay đổi chủ yếu do đột biến trội, nên có thể dễ dàng biểu hiện trong quá trình tiến
hóa.

Câu 36*. Bằng phương pháp nghiên cứu di truyền tế bào, người ta phát hiện được các bệnh,
tật, hội chứng di truyền nào ở người?
(1) Edward
(2) AIDS
(3) Máu khó đông.
(4) Bạch tạng
(5) Patau.
(6) Down.
(7) Ung thư máu
(8) Thiếu máu hồng cầu hình liềm
(9) Tật có túm lông vành tai.
(10) Phenylketo niệu.
Có bao nhiêu đáp án đúng ? (**)
*A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 37. Một cặp vợ chồng sinh một đứa con trai đầu lòng mắc hội chứng Down. Kết luận
đúng về khả năng xuất hiện hội chứng này ở đứa con thứ hai của họ là ?
A. Con của họ sẽ bị Down nếu người mẹ trên 35 tuổi.
*B. Có thể xuất hiện nhưng với xác suất thấp, vì tần số đột biến rất nhỏ.
C. Có thể xuất hiện nhưng với xác suất cao hơn các bệnh di truyền phân tử.
D. Xuất hiện ở nam với xác suất cao hơn ở nữ, vì phát sinh do rối loạn trong giảm phân ở mẹ.

Câu 38. Chiến tranh xảy ra khiến hai anh em đa thai một hợp tử trong một gia đình được
nuôi dưỡng ở hai môi trường hoàn toàn khác nhau. Khi trưởng thành người ta nhận thấy
người anh cân nặng 78kg còn người em trai là 60kg. Cho rằng không có đột biến phát sinh
trong quá trình sống. Giải thích đúng về sự khác biệt giữa hai anh em là:
A. Gene qui định cân nặng ở người tác động đa hiệu.
*B. Gene qui định cân nặng ở người có mức phản ứng rộng.
C. Gene qui định tính trạng cân nặng thay đổi khi môi trường thay đổi.
D. Kiểu gene qui định cân nặng của hai anh em hoàn toàn khác nhau.

Câu 39**. Một đứa trẻ có biểu hiện bệnh bạch tạng, nhưng cha mẹ của đứa trẻ này hoàn
toàn bình thường. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về bệnh bạch tạng
?
1. Những đứa con sau này của cặp vợ chồng trên có thể bị bệnh với xác suất là 1/4.
2.Tế bào da của đứa trẻ bị bệnh ở trên có chứa hai allele lặn về gene qui định bệnh bạch
tạng.
3.Tế bào da của đứa con gái bị bệnh của cặp vợ chồng trên có chứa một allele lặn về gene
qui định bệnh bạch tạng.
4. Con trai dễ mắc bệnh bạch tạng hơn so với con gái.
A.1
B.2
*C.3
D. 4

Câu 40*. Nhận định nào sau đây là đúng về bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne ?
A. Bệnh chỉ xuất hiện ở nữ giới.
B. Bệnh chỉ xuất hiện ở nam giới.
C. Bệnh xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới.
*D. Bệnh xuất hiện ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới.
NHÂN – NHIỄM SẮC THỂ

Câu 1. Đặc điểm nào không phải của nhiễm sắc thể ở sinh vật Eukaryote ?
A. Nhiễm sắc thể được tạo thành từ DNA và protein.
B. Mỗi nhiễm sắc thể được nhân đôi thành hai chromatid trong pha S ở gian kỳ.
*C. Mỗi nhiễm sắc thể kép phân tách thành hai nhiễm sắc thể đơn bằng hình thức trực phân.
D. Tất cả tế bào có mang nhiễm sắc thể đều mang thông tin di truyền như nhau.

Câu 2*. Nếu trong tế bào quan sát thấy có 20 chromatid thì sẽ có bao nhiêu tâm
(centromeres) tương ứng ?
*A. 10
B. 20
C. 40
D. 80

Câu 3*. Trong quá trình nguyên phân, một tế bào ở kì giữa có 92 chromatid. Nếu tế bào này
chuyển sang giai đoạn kì sau thì ở mỗi cực tế bào sẽ có bao nhiêu nhiễm sắc thể ?
A. 16
B. 23
C. 46
*D. 92

Câu 4. Phân tử protein Histone nào sau đây không nằm trong cấu trúc hạt nucleosome ?
*A. H1
B. H2A
C. H2B
D. H3

Câu 5. Điền vào chổ trống: Lá sợi hình thành từ các sợi trung gian gồm các phân tử protein
lamin. Một phân tử protein lamin gồm ...(1)..... chuỗi polypeptide và gắn ở .....(2).....vỏ nhân.
*A. (1) ba, (2) màng trong.
B. (1) hai, (2) màng trong.
C. (1) ba, (2) màng ngoài.
D. (1) hai, (2) màng ngoài.
Câu 6. Trong sự đóng xoắn của phân tử DNA, đặc điểm nào sau đây đúng ?
A. Sợi chromatin có đường kính 30nm với cấu trúc chuỗi nucleosome.
B. Vòng chromatin đóng xoắn 300nm với cấu trúc solenoid.
*C. Sợi chromatin có đường kính 30nm với cấu trúc solenoid.
D. Vòng chromatin đóng xoắn 300nm với cấu trúc cấu trúc chuỗi nucleosome.

Câu 7. Trong sự vận chuyển các chất đi vào nhân, tín hiệu định vị nhân là gì ?
A. Trình tự nucleotide trên DNA.
B. Trình tự ribonucleotide trên mRNA.
*C. Trình tự amino acid trên protein.
D. Trình tự gene đặc hiệu nhân.

Câu 8. Chức năng hạch nhân là gì ?


A. Tổng hợp phần lớn mRNA
B. Tổng hợp phần lớn tRNA
*C. Tổng hợp phần lớn rRNA
D. Tổng hợp phần lớn Polyribosome.

Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không có ở lá sợi của vỏ nhân ?
A. Dưới kính hiển vi điện tử, vỏ nhân có lớp phía trong đậm màu gọi là lá sợi
B. Bề dày của lá sợi khác nhau tùy loại tế bào
*C. Lá sợi có ở tế bào Prokaryote và Eukaryote
D. Lá sợi giữ ổn định hình dạng của vỏ nhân

Câu 10. Chức năng nào không phải của vỏ nhân ?


A. Ngăn cách vật chất di truyền với bào tương
B. Điểm gắn kết với chất nhiễm sắc
C. Trao đổi chất giữa nhân với bào tương
*D. Truyền tín hiệu tế bào

Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không có ở telomere ?


A. Có vai trò rất quan trọng đối với nhiễm sắc thể
B. Cần cho sự sao chép của DNA
C. Cần thiết cho sự sống của tế bào
*D. Xúc tác sự gắn kết nhiễm sắc thể và tâm động

Câu 12. Nhiễm sắc thể được phát hiện đầu tiên ở tế bào nào sau đây ?
A. Tảo
B. Vi khuẩn
C. Động vật
*D. Thực vật
Câu 13. Đặc điểm nào không có ở nhiễm sắc thể ?
A. Kích thước nhiễm sắc thể khác nhau tùy loài
B. Kích thước nhiễm sắc thể không bằng nhau giữa các cặp trong bộ nhiễm sắc thể
*C. Toàn bộ nhiễm sắc thể ở người đều có eo thứ II
D. Centromere là vị trí gắn 2 chromatid chị em với nhau

Câu 14. Điền vào chỗ trống: “Hạch nhân là nơi xảy ra quá trình tổng hợp phần lớn ..(1)….để
hình thành …(2)…”
A. (1) protein, (2) protein hạch nhân
B. (1) DNA, (2) nhiễm sắc thể
*C. (1) rRNA, (2) các đơn vị dưới của ribosom
D. (1) mRNA, (2) enzyme hạch nhân

Câu 15. Điền vào chỗ trống: “Các đơn vị dưới của ribosome được trưởng thành từ
...(1).....rồi sau đó được đưa vào...(2)..... “
A. (1) nhân ; (2) bào tương
B. (1) bào tương ; (2) nhân
*C. (1) hạch nhân ; (2) bào tương
D. (1) bào tương ; (2) hạch nhân

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không đúng về số lượng nhiễm sắc thể ?
A. Ổn định và đặc trưng cho mỗi loài
B. Không phụ thuộc vào kích thước cơ thể
*C. Phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của loài
D. Đặc trưng cho bộ nhiễm sắc thể

Câu 17. Protein Histone được tổng hợp ở giai đoạn nào trong chu kỳ tế bào ?
*A. Gian kỳ
B. Kỳ đầu
C. Kỳ cuối
D. Cytokinesis

Câu 18. Các protein không histone không có đặc điểm nào ?
A. Bám dọc theo phân tử DNA
*B. Có hàm lượng cao tương đương hàm lượng DNA trong tế bào
C. Là protein cấu trúc tổ chức DNA trong nhân
D. Là protein chức năng điều hòa hoạt động của DNA

Câu 19. Đặc điểm nào không thuộc protein histone ?


A. Là thành phần protein chủ yếu của nhiễm sắc thể
B. Có 5 loại protein histone
*C. Giàu acid amin kiềm và tích điện âm
D. Có trọng lượng phân tử nhỏ hơn DNA

Câu 20. Đường kính của đơn vị nucleosome là bao nhiêu ?


A. 5,5 nm
B. 7 nm
*C. 11 nm
D. 30 nm

Câu 21. Đặc điểm không có ở đoạn DNA nối giữa hai đơn vị nucleosome ?
A. Đoạn DNA nối đa dạng về chiều dài từ 20 – 100 cặp base.
B. Chiều dài đoạn DNA nối phụ thuộc vào loài
C. Đoạn DNA nối có sự tham gia của protein histone loại H1.
*D. Số lượng nucleotide đoạn DNA nối thay đổi phụ thuộc mức độ tiến hóa của loài.

Câu 22. Đường kính của sợi chromatin có mang cấu trúc solenoid là bao nhiêu ?
A. 5,5 nm
B. 7 nm
C. 11 nm
*D. 30 nm

Câu 23. Phần lõi của 1 đơn vị nucleosome gồm thành phần nào ?
A. 4 phân tử histone (H2A, H2B, H3, H4)
B. 6 phân tử histone (2H1, H2A, H2B, H3, H4)
*C. 8 phân tử histone (2H2A, 2H2B, 2H3, 2H4)
D. 10 phân tử histone (2H1, 2H2A, 2H2B, 2H3, 2H4)

Câu 24. Đoạn DNA quấn quanh phần lõi của một đơn vị nucleosome gồm bao nhiêu cặp
nucleotide ?
A. 10
*B. 146
C. 264
D. 300

Câu 25. Tổng số nucleotide của một đơn vị nucleosome gồm khoảng bao nhiêu cặp
nucleotide ?
A. 124
*B. 200
C. 224
D. 300
Câu 26. Các đơn vị nucleosome liên kết nhau thành từng dãy đều đặn nhờ protein histone
loại nào ?
A. H2A, H2B
*B. H1
C. H3
D. H4

Câu 27. Mỗi vòng solenoid có bao nhiêu đơn vị nucleosome ?


A. 4
*B. 6
C. 8
D. 10

Câu 28. Sợi chromatin uốn thành nhiều vòng móc dọc chiều dài của sợi. Cổ các vòng móc
có gắn các protein loại nào để giữ ổn định các vòng móc
A. Histone
*B. Nonhistone
C. H1
D. H2A, 2B

Câu 29. Cấu trúc supercoil không có ở vùng nào ?


*A. nguyên nhiễm sắc
B. dị nhiễm sắc
C. vùng không mang gene
D. vùng có sự phiên mã muộn

Câu 30. Đặc điểm nào không phải của vùng nguyên nhiễm sắc ?
A. Có cấu trúc lỏng lẻo
B. Có chứa gene có hoạt tính di truyền
*C. Có cấu trúc supercoil
D. Có chứa các sợi chromatin

Câu 31. Thành phần nào được vận chuyển từ nhân ra bào tương ?
*A. RNA
B. Protein Histone
C. Protein Nonhistone
D. RNA polymerase, DNA polymerase

Câu 32. Loại rRNA nào được tổng hợp ngoài bào tương rồi sau đó đi vào trong nhân tham
gia quá trình hình thành các đơn vị dưới của ribosome ?
*A. rRNA 5S
B. rRNA 5.8S
C. rRNA 18S
D. rRNA 28S

Câu 33. Các protein lamin bắt đầu tách khỏi vỏ nhân và phân tán trong bào tương xảy ra ở
kỳ nào trong phân bào nguyên nhiễm ?
*A. Kỳ đầu
B. Kỳ giữa
C. Kỳ sau
D. Kỳ cuối

Câu 34. Trong quá trình hình thành các đơn vị dưới của ribosome, phân tử tiền rRNA 45S bị
phân cắt ra thành 3 phân tử rRNA, đó là những phân tử rRNA nào ?
A. rRNA 5S, 5.8S, 18S
B. rRNA 5S, 5.8S, 28S
C. rRNA 5S, 18S, 28S
*D. rRNA 5.8S, 18S, 28S

Câu 35. Phân tử rRNA nào hình thành tiểu phần nhỏ của ribosome ở tế bào Eukaryote ?
A. rRNA 5S
B. rRNA 5.8S
*C. rRNA 18S
D. rRNA 28S

Câu 36. Trong chu kỳ tế bào, giai đoạn nào không quan sát thấy hạch nhân ?
A. Gian kỳ
B. Kỳ đầu
*C. Kỳ giữa
D. Kỳ cuối
SỰ TRUYỀN THÔNG TIN

Câu 1. Hãy chọn trật tự đúng của các giai đoạn truyền thông tin bên trong tế bào ?
A. Thụ thể -> Phân tử tín hiệu -> Protein đích -> Protein nội bào -> Đáp ứng tế bào
B. Phân tử tín hiệu -> Protein đích -> Thụ thể -> Protein nội bào -> Đáp ứng tế bào
*C. Phân tử tín hiệu -> Thụ thể -> Protein nội bào -> Protein đích -> Đáp ứng tế bào
D. Phân tử tín hiệu -> Thụ thể -> Protein đích -> Protein nội bào -> Đáp ứng tế bào

Câu 2. Trong con đường truyền thông tin giữa các tế bào, sau khi được protein G kích hoạt
thì enzyme Adenylyl cyclase sẽ thực hiện hoạt động nào sau đây ?
*A. Tạo cAMP.
B. Thay đổi điện thế màng.
C. Mở kênh Ca2+ trên lưới nội sinh chất.
D. Phosphoryl hoá các protein nội bào.

Câu 3. Đặc điểm “Hormone tác động đến các tế bào đích khác nhau phân tán trong cơ thể”
thuộc con đường truyền tín hiệu nào ?
*A. nội tiết
B. tự tiết
C. cận tiết
D. thần kinh - cơ

Câu 4. Trong những đặc điểm của sự trao đổi thông tin giữa các tế bào, đặc điểm nào sau
đây không đúng ?
A. Những tế bào khác nhau có thể phản ứng khác nhau với cùng một tín hiệu thông tin.
*B. Phần lớn thụ thể được tìm thấy trong bào tương hoặc trong nhân của tế bào .
C. Sự liên kết giữa phân tử tín hiệu và thụ thể có tính đặc hiệu cao.
D. Sự thay đổi hình dạng của thụ thể thường là sự truyền tin ban đầu của tín hiệu.

Câu 5. Hãy chọn đáp án đúng của một con đường phát sinh tín hiệu thứ hai trong sự truyền
thông tin giữa các tế bào ?
A. Tín hiệu thứ nhất  protein G  Thụ thể protein G  Adenylyl cyclase  cAMP.
B. Tín hiệu thứ nhất  Thụ thể protein G  Adenylyl cyclase  cAMP.
*C. Tín hiệu thứ nhất  Thụ thể protein G  protein G  Adenylyl cyclase  cAMP.
D. Tín hiệu thứ nhất  protein G  Thụ thể protein G  cAMP  Adenylyl cyclase.

Câu 6. Thụ thể nội bào có đặc điểm nào sau đây ?
A. Là thụ thể synape thần kinh.
B. Là thụ thể kích thước nhỏ và kỵ nước.
C. Chỉ tiếp nhận tín hiệu thứ hai nội bào.
*D. Chỉ có trong bào tương hoặc nhân tế bào.

Câu 7. Trong con đường truyền tín hiệu, cAMP đóng vai trò như chất truyền tin thứ hai sử
dụng …………………. Do đó, nó rất quan trọng đối với một tế bào để điều hoà nồng độ
cAMP bên trong tế bào.
A. thụ thể kênh ion
B. thụ thể tyrosine kinase
*C. thụ thể liên kết với protein G
D. Tất cả đều đúng

Câu 8. Vai trò điều hoà đường huyết trong cơ thể của hormone insulin hoặc glucagon được
thực hiện nhờ con đường truyền tín hiệu nào ?
A. tự tiết
*B. nội tiết
C. cận tiết
D. tiếp xúc

Câu 9. Đặc điểm nào không phải của sự trao đổi thông tin giữa các tế bào ?
*A. Phần lớn thụ thể là các protein khảm 1 phần vào màng.
B. Sự liên kết giữa phân tử tín hiệu và thụ thể có tính đặc hiệu cao.
C. Sự thay đổi hình dạng của thụ thể thường là sự truyền tin ban đầu của tín hiệu.
D. Bước tiếp nhận là bước mà phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể, làm thay đổi hình dạng
thụ thể.

Câu 10. Trong con đường truyền thông tin giữa các tế bào, sau khi được protein G kích hoạt
thì enzyme phospholipase C sẽ thực hiện hoạt động nào sau đây ?
A. Tạo cAMP
*B. Tạo IP3
C. Mở kênh Ca2+
D. Xúc tác Kinase
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BÀO
APOPTOSIS

Câu 1. Bản chất của quá trình kiểm soát chu kỳ tế bào là gì ?
A. Hình thành phức hợp kích hoạt phân bào MPF.
*B. Phosphoryl hóa hoặc khử phosphoryl hóa, các protein kinase.
C. Hình thành protein ức chế khối u tại các điểm kiểm soát.
D. Phosphoryl hóa hoặc khử phosphoryl hóa, các protein Cyclin.

Câu 2. Trong cơ chế phân tử kiểm soát chu kỳ tế bào, đặc điểm nào sau đây không đúng ?
A. Hoạt tính của các phức hợp Cyclin và Cdk thay đổi suốt chu kỳ tế bào.
B. Enzym kinase phụ thuộc cyclin (Cdk) chỉ hoạt động khi liên kết với cyclin.
C. Hai thành phần của MPF khác nhau ở các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ tế bào.
*D. Hoạt tính MPF và nồng độ Cyclin trong chu kỳ tế bào tương quan theo tỉ lệ nghịch.

Câu 3. Điền vào chổ trống:


Khi tế bào bị đột biến gene do phóng xạ hay hoá chất độc hại, sự tổng hợp protein p53 sẽ
.......(1)..........kích hoạt quá trình tổng hợp ......(2)..........
A. (1) giảm xuống, (2) protein p21
B. (1) giảm xuống, (2) Cyclin.
*C. (1) tăng lên, (2) protein p21
D. (1) tăng lên, (2) Cyclin.

Câu 4. pRb sẽ tác động đến yếu tố nào sau đây làm ức chế tổng hợp DNA ở giai đoạn G1 ?
A. I2F
*B. E2F
C. R2F
D. MPF

Câu 5. Trong 3 điểm kiểm soát của chu kỳ tế bào, điểm kiểm soát nào sau đây có nhiệm vụ
kiểm tra sự gắn kết của các nhiễm sắc thể với thoi phân bào ?
A. G1
B. G2
C. S
*D. M
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không phải của protein Cdk ?
A. Cdk chỉ hoạt động khi liên kết với cyclin
B. Mỗi loại cdk hoạt động với tính chất khác nhau
*C. Số loại và số lượng Cdk luôn hằng định giữa các loài sinh vật
D. Cdk hoạt hóa hoặc bất hoạt các protein trong chu kỳ tế bào bằng sự phosphoryl hóa các
protein liên quan

Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không có ở Apoptosis ?


A. Bào tương đậm đặc
B. Nhiễm sắc thể bị cắt đứt, phân rã
C. Tế bào co lại
*D. Tế bào bị vỡ ra

Câu 8. Hãy điền vào chỗ trống: Ở điểm kiểm soát M, các tín hiệu phân bào được truyền tới
phức hợp kích hoạt phân bào APC, APC hoạt hóa các protein có nhiệm vụ loại bỏ
...............gắn kết 2 chromatid chị em với nhau ở tâm.
*A. Cohesin
B. Codensin
C. Centromere
D. Kinetochore

Câu 9. Trong sự kiểm soát chu kỳ tế bào, người ta xác định thấy nồng độ cyclin và hoạt tính
của MPF có mối tương quan như thế nào ?
*A. Tỉ lệ thuận
B. Tỉ lệ nghịch
C. Thuận nghịch
D. Đảo ngược

Câu 10*. Hãy cho biết ba protein p21, p27, pRb có chức năng điều chỉnh phức hợp Cdk-
Cyclin thuộc họ protein nào sau đây ?
*A. CIP
B. CKI
C. MPF
D. APC

Câu 11. Vai trò của protein pRb trong hệ thống kiểm soát chu kỳ tế bào là gì ?
*A. Kích hoạt apoptosis ở các tế bào không lành mạnh
B. Ngăn cản sự sao chép các gene cần cho tế bào vào giai đoạn G2 của gian kỳ
C. Kích hoạt apoptosis ở các tế bào lành mạnh
D. Ngăn cản sự phiên mã các gene cần cho tế bào vào giai đoạn S của gian kỳ

Câu 12. Protein p53 được đặt tên dựa vào đặc điểm gì của phân tử protein ?
A. Số lượng nucleotide
B. Năm phát hiện ra protein
C. Thứ tự protein được phát hiện
*D. Trọng lượng phân tử của protein

Câu 13. Protein nào sau đây được gọi là ”protein ức chế khối u” ?
A. p21
B. p27
*C. p53
D. pRb

Câu 14. Nhóm nào sau đây chịu sự tác động kiềm chế của protein p21 để ngăn tế bào
chuyển sang pha S ?
A. pRb/E2F
*B. CDK2/Cyclin E
C. CIP(Cyclin Kinase Inhibitor)
D. CKI (Cyclin Kinase Inhibitor)

Câu 16. Nhân tố nào có vai trò kích hoạt quá trình phân bào xảy ra ?
A. Cdk
*B. MPF
C. Cyclin
D. Cohesin

Câu 17. Hãy điền vào chỗ trống: Ở điểm kiểm soát M, các tín hiệu phân bào được truyền tới
phức hợp kích hoạt phân bào ..............., hoạt hóa các protein có nhiệm vụ loại bỏ cohesin
gắn kết 2 chromatid chị em với nhau.
*A. APC
B. Cdk
C. MPF
D. Cyclin

Câu 18. Protein p27 được đặt tên dựa vào đặc điểm gì của phân tử protein ?
A. Số lượng nucleotide
B. Số acid amin trong phân tử protein
*C. Trọng lượng phân tử của protein
D. Số amino acid trong chuỗi polypeptide

Câu 20. Trong kiểm soát chu kỳ tế bào, p53 thuộc nhóm gene nào sau đây ?
A. Gene ung thư.
B. Gene tiền ung thư.
*C. Gene ức chế khối u.
D. Gene hoạt hoá khối u.

SỰ PHÂN BÀO

Câu 1. Nguyên phân và giảm phân là hai hình thức phân bào chỉ có ở tế bào nào ?
A. Prokaryote
*B. Eukaryote
C. Virus
D. Vi khuẩn

Câu 2. Thời gian của một chu kỳ tế bào dài hay ngắn tùy thuộc vào giai đoạn nào ?
*A. G1
B. S
C. G2
D. M

Câu 3. Trong một chu kỳ tế bào động vật có vú điển hình, giai đoạn G1 chiếm thời gian bao
lâu ?
A. một giờ
B. 3 giờ
C. 8 giờ
*D. 12 giờ

Câu 4. Trong chu kỳ tế bào, Cyclin A (chất hoạt hóa sự tổng hợp DNA) được tổng hợp ở giai
đoạn nào ?
*A. G1
B. S
C. G2
D. M

Câu 5. Trong chu kỳ tế bào, Cyclin B (chất hoạt hóa sự phân bào) được tổng hợp ở giai
đoạn nào ?
A. G1
B. S
*C. G2
D. M

Câu 6. Phân tử DNA được nhân đôi một lần duy nhất ở giai đoạn nào trong chu kỳ tế bào ?
A. G1
*B. S
C. G2
D. M

Câu 7. Protein histone chỉ được tổng hợp ở giai đoạn nào trong chu kỳ tế bào ?
A. G1
*B. S
C. G2
D. M

Câu 8. RNA và protein không được tổng hợp ở giai đoạn nào trong chu kỳ tế bào ?
A. G1
B. S
C. G2
*D. M

Câu 9. Các điểm gốc (Ori) trên phân tử DNA của tế bào Eukaryote cách nhau khoảng bao
nhiêu cặp base ?
A. 30 - 300
B. 300 – 3.000
C. 3.000 – 30.000
*D. 30.000 – 300.000

Câu 10. Ở kỳ sau của nguyên phân, protein vận động nào kéo nhiễm sắc thể đơn đi về mỗi
cực tế bào ?
A. Kinesin
*B. Dynein
C. Myosin
D. Actin

Câu 11. Ở kỳ sau của nguyên phân, protein vận động nào đẩy ống vi thể cực ?
A. Kinesin
B. Dynein
C. Myosin
D. Actin

Câu 12*. Phân bào nguyên nhiễm xảy ra ở tế bào nào sau đây ?
A. Tế bào sinh dưỡng tại vùng sinh sản của tuyến sinh dục
B. Tế bào sinh dục tại vùng chín của tuyến sinh dục
C. Tế bào sinh dục tại vùng sinh sản của tuyến sinh dục
*D. Tế bào sinh dưỡng và sinh dục tại vùng sinh sản của tuyến sinh dục
Câu 13. Phân bào giảm nhiễm xảy ra ở tế bào nào sau đây ?
A. Tế bào sinh dưỡng tại vùng sinh sản của tuyến sinh dục
*B. Tế bào sinh dục tại vùng chín của tuyến sinh dục
C. Tế bào sinh dục tại vùng sinh sản của tuyến sinh dục
D. Tế bào sinh dục tại vùng chín và vùng sinh sản của tuyến sinh dục

Câu 14. Trong giai đoạn Cytokinesis, vòng co thắt được quan sát thấy ở tế bào nào ?
A. Prokaryote
B. Eukaryote
*C. Động vật
D. Thực vật

Câu 15. Trong giai đoạn Cytokinesis, tấm phân cách được quan sát thấy ở tế bào nào ?
A. Prokaryote
B. Eukaryote
C. Động vật
*D. Thực vật

Câu 16. Trong giảm phân, giai đoạn nào các nhiễm sắc thể kép bị tách nhau ra ở tâm thành
hai nhiễm sắc thể đơn ?
A. Kì đầu I.
B. Kì giữa I.
C. Kì giữa II.
*D. Kì sau II.

Câu 17. Trong phân bào nguyên nhiễm, giai đoạn nào có những thay đổi xảy ra ở nhân
ngược lại so với kỳ đầu ?
A. Gian kỳ
B. Kỳ giữa
C. Kỳ sau
*D. Kỳ cuối

Câu 18. Khi sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát tế bào ở giai đoạn gian kỳ, ta không
thấy được nhiễm sắc thể ở dạng sợi rõ ràng vì sao ?
A. DNA nhân đôi
*B. Nhiễm sắc thể tháo xoắn
C. Nhiễm sắc thể phân chia
D. Tế bào tổng hợp protein
Câu 19*. Sử dụng kính hiển vi quang học quan sát một tế bào chuột Mus (2n = 40) đang
phân chia thấy có 20 nhiễm sắc thể; mỗi nhiễm sắc thể gồm có hai chromatid chị em gắn với
nhau ở phần tâm. Vậy sự phân chia tế bào đang ở giai đoạn nào ?
A. Kỳ đầu (NP)
B. Kỳ đầu I (GP)
*C. Kỳ giữa II (GP)
D. Kỳ cuối II (GP)

Câu 20*. Sử dụng kính hiển vi quang học quan sát một tế bào chuột Mus (2n = 40) đang
phân chia thấy có 20 cặp nhiễm sắc thể kép. Vậy sự phân chia tế bào đang ở giai đoạn nào
?
A. Kỳ đầu (NP)
*B. Kỳ đầu I (GP)
C. Kỳ giữa II (GP)
D. Kỳ cuối II (GP)

Câu 21*. Sử dụng kính hiển vi quang học quan sát một tế bào chuột Mus (2n = 40) đang
phân chia thấy có 40 nhiễm sắc thể. Vậy sự phân chia tế bào đang ở giai đoạn nào ?
A. Kỳ đầu (NP)
B. Kỳ đầu I (GP)
*C. Kỳ giữa (NP)
D. Kỳ cuối II (GP)

Câu 22. Điền vào chỗ trống: “Ở kỳ giữa (nguyên phân), ……….và ………..làm các cặp
chromatid chị em luôn chuyển động”
A. ống vi thể cực ; ống vi thể sao
*B. ống vi thể cực ; ống vi thể tâm động
C. ống vi thể sao ; ống vi thể tâm động
D. ống vi thể cực ; ống vi thể sao ; ống vi thể tâm động

Câu 23. Điền vào chỗ trống: “Ở kỳ giữa (nguyên phân), mỗi cặp chromatid chị em luôn bị tác
động ............ bởi hai lực kéo .............. “
A. cùng lúc ; cùng chiều nhau
*B. cùng lúc ; ngược chiều nhau
C. không cùng lúc ; cùng chiều nhau
D. không cùng lúc ; ngược chiều nhau

Câu 24. Trong giảm phân, hiện tượng trao đổi chéo chỉ xảy ra giữa các thành phần nào ?
A. Các chromatid chị em.
B. Các chromatid không phải chị em.
C. Các chromatid tương đồng nhưng là các chromatid chị em.
*D. Các chromatid tương đồng nhưng không phải là các chromatid chị em.
Câu 25. Trong kì cuối nguyên phân, điều nào sau đâu không diễn ra ?
*A. Phân chia bào tương hoàn toàn và hạch nhân biến mất.
B. Màng nhân tái lập và nhiễm sắc thể tháo xoắn.
C. Mỗi bộ nhiễm sắc thể đơn ở hai cực tương ứng.
D. Cytokinesis thì hoàn tất và nhiễm sắc thể tháo xoắn.

Câu 26. Ống vi thể nào sau đây biến mất hoàn toàn khi nhiễm sắc thể về đến cực tế bào ?
A. ống vi thể cực
*B. ống vi thể tâm động
C. ống vi thể sao
D.ống vi thể sao và ống vi thể tâm động

Câu 27. Trong giảm phân, Synapsis là khái niệm để chỉ điều gì ?
A. Một cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng
*B. Sự bắt cặp của các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng
C. Vùng xảy ra sự trao đổi chéo
D. Hai chromatid chị em

Câu 28*. Trong giảm phân, Tetrad (bivalent) là khái niệm để chỉ điều gì ?
A. Hai chromatid chị em
B. Vùng xảy ra sự trao đổi chéo
*C. Một cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng
D. Sự bắt cặp của các nhiễm sắc thể kép tương đồng

Câu 29. Trong giảm phân, Chiasmata là khái niệm để chỉ điều gì ?
A. Hai chromatid chị em
*B. Vùng xảy ra sự trao đổi chéo
C. Một cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng
D. Sự bắt cặp của các nhiễm sắc thể kép tương đồng

Câu 30. Sự tái bản DNA ở tế bào Prokaryote và Eukaryote khác nhau ở đặc điểm nào ?
A. Thời gian tái bản.
B. Số điểm gốc (origin).
*C. Số điểm gốc (origin) và thời gian tái bản.
D. Số đơn vị sao chép và số điểm gốc (origin).

Câu 31. Có thể quan sát thấy được thoi phân bào trong tế bào bằng kính hiển vi loại nào ?
A. Kính hiển vi quang học
B. Kính hiển vi điện tử
*C. Kính hiển vi huỳnh quang
D. Tất cả đều đúng

Câu 32. Trong phân bào nguyên nhiễm, nhiễm sắc thể đóng xoắn tối đa ở giai đoạn nào ?
A. Gian kỳ
B. Kỳ đầu
*C. Kỳ giữa
D. Kỳ sau

Câu 33. Sự trao đổi chéo trong giảm phân xảy ra giữa thành phần nào ?
A. Hai chromatid chị em
*B. Hai chromatid không phải chị em
C. Hai nhiễm sắc thể đơn
D. Hai nhiễm sắc thể kép

Câu 34. Trong qúa trình phân bào, Synapsis chỉ xảy ra ở giai đoạn nào ?
A. Kỳ đầu (NP)
*B. Kỳ đầu I (GP)
C. Kỳ đầu II (GP)
D. Gian kỳ

Câu 35. Cytokinesis là khái niệm gì ?


A. Sự phân chia nhân
B. Sự phân chia nhiễm sắc thể
*C. Sự phân chia tế bào chất
D. Sự trao đổi chéo

Câu 36*. Quan sát các tế bào trong qúa trình giảm phân hình thành tinh trùng ở người, thấy
một số tế bào có 23 nhiễm sắc thể kép, vậy tế bào đó có tên gọi là gì ?
A. Tinh nguyên bào
B. Tinh bào I
*C. Tinh bào II
D. Tinh tử

Câu 37*. Quan sát các tế bào trong qúa trình giảm phân hình thành tinh trùng ở người, thấy
một số tế bào có 46 nhiễm sắc thể kép, vậy tế bào đó có tên gọi là gì ?
A. Tinh tử và tinh trùng
B. Tinh bào II và tinh tử
C. Tinh bào I và tinh bào II
*D. Tinh nguyên bào và tinh bào I
Câu 38. Quan sát các tế bào trong qúa trình giảm phân hình thành tinh trùng ở người, thấy
một số tế bào có 23 nhiễm sắc thể đơn, vậy tế bào đó có tên gọi là gì ?
*A. Tinh tử và tinh trùng
B. Tinh bào II và tinh tử
C. Tinh bào I và tinh bào II
D. Tinh nguyên bào và tinh bào I

Câu 39. Hình thức phân bào trực phân không có đặc điểm nào ?
A. Ít gặp ở sinh vật đa bào
*B. Hình thành thoi phân bào
C. Nhân phân cắt một cách đơn giản
D. Bào tương có hoặc không phân chia

Câu 40. Các nhiễm sắc thể kép tương đồng tiếp hợp tương ứng với nhau một cách chính
xác ở giai đoạn nào trong kỳ đầu I (GP) ?
A. Leptotene
*B. Zygotene
C. Diplotene
D. Diakinesis

Câu 41. Các nhiễm sắc thể kép tương đồng bắt đầu tách ra ở giai đoạn nào trong kỳ đầu I
(GP) ?
A. Leptotene
B. Zygotene
C. Pachytene
*D. Diplotene

Câu 42. Thành phần nào tham gia vào quá trình phân chia tế bào chất ở thực vật ?
A. Ống vi thể
B. Nang Golgi chứa polysaccarid
*C. Ống vi thể và nang golgi
D. Tấm phân cách

Câu 43. Ở giai đoạn nào hai chromatid chị em trong mỗi nhiễm sắc thể kép còn gắn với
nhau ở tâm ?
A. Kỳ sau (NP)
*B. Kỳ giữa II (GP)
C. Kỳ sau II (GP)
D. Kỳ cuối II (GP)

Câu 44. Các chromatid chị em tách ra và bị kéo về mỗi cực tế bào ở giai đoạn nào ?
A. Kỳ sau (NP)
B. Kỳ giữa II (GP)
C. Kỳ sau II (GP)
*D. Kỳ sau và kỳ sau II

Câu 45. Trong qúa trình phân chia M, không còn nhiễm sắc thể kép ở giai đoạn nào ?
A. Kỳ giữa (NP)
*B. Kỳ sau (NP)
C. Kỳ đầu I (GP)
D. Kỳ giữa II (GP)

Câu 46. Nguyên phân và giảm phân giống nhau ở đặc điểm nào ?
A. Số tế bào con
B. Số lần phân chia
*C. Số lần nhân đôi DNA
D. Số lượng nhiễm sắc thể ở tế bào con

Câu 47. Trong giảm phân hình thái nhiễm sắc thể đặc trưng và rõ nhất ở giai đoạn nào ?
A. Kỳ đầu I và kỳ giữa I
B. Kỳ giữa I và kỳ sau I
*C. Kỳ giữa I và kỳ giữa II
D. Kỳ sau I và kỳ sau II

Câu 48. Trong quá trình phân chia M, các nhiễm sắc thể được nhân đôi ở giai đoạn nào
dưới đây ?
A. Kì đầu.
*B. Giai đoạn S.
C. Giai đoạn G1.
D. Giai đoạn G2.

Câu 49. Thoi phân bào được thành lập từ các ống vi thể của bào tương gồm thành phần
nào ?
A. Ống vi thể sao.
B. Ống vi thể cực.
C. Ống vi thể tâm động.
*D. Tất cả đều đúng.

Câu 50. Phát biểu nào sau đây về nguyên phân là đúng ?
A. Ở kì sau, tế bào chất phân chia.
*B. Ở kì giữa có 2n nhiễm sắc thể kép.
C. Các nhiễm sắc thể có hình dạng rõ nhất ở kì đầu.
D. Ở kì cuối, nhiễm sắc thể kép tách thành các chromatid.

Câu 51. Sự khác biệt trong nguyên phân của tế bào động vật và tế bào thực vật biểu hiện ở
điểm nào dưới đây ?
A. Sự hình thành màng nhân.
B. Sự tiêu biến của màng nhân.
C. Sự phân li của các nhiễm sắc thể.
*D. Sự hình thành vách ngăn chia tế bào mẹ thành hai tế bào con.

Câu 52. Trong chu kỳ tế bào, hiện tượng nhân đôi DNA xảy ra ở giai đoạn nào ?
*A. Gian kì của nguyên phân và gian kì của giảm phân.
B. Gian kì của nguyên phân và kì đầu của giảm phân.
C. Chỉ xảy ra trong nguyên phân mà không xảy ra trong giảm phân.
D. Kì đầu của nguyên phân và gian kì của lần phân bào I trong giảm phân.

Câu 53. Trạng thái kép của nhiễm sắc thể tồn tại trong quá trình nguyên phân ở giai đoạn
nào ?
A. Kì đầu đến kì sau.
*B. Gian kì đến kì giữa.
C. Gian kì đến hết kì cuối.
D. Kì giữa đến kì sau.

Câu 54. Trạng thái kép của nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân xuất hiện ở giai đoạn
nào ?
A. Từ kì sau của lần phân bào I đến hết kì sau của lần phân bào II.
B. Từ gian kì của lần phân bào II đến hết kì sau của lần phân bào II.
C. Từ kì sau của lần phân bào II đến hết kì cuối của lần phân bào II.
*D. Từ gian kì của lần phân bào I đến hết kì giữa của lần phân bào II.

Câu 55. Tế bào nào có sự trao đổi chéo giữa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng ?
A. Tế bào sinh dưỡng
*B. Tế bào sinh dục ở vùng chín của tuyến sinh dục
C. Tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh sản của tuyến sinh dục.
D. Chỉ có trong những tế bào nào được tạo ra từ cơ chế nguyên phân.

Câu 56. Trong tế bào, cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng là khái niệm để chỉ điều gì ?
A. Hai chromatid giống hệt nhau và gắn với nhau ở phần tâm.
*B. Hai nhiễm sắc thể kép giống hệt nhau, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.
C. Hai nhiễm sắc thể đơn giống hệt nhau, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.
D. Hai nhiễm sắc thể kép hoặc đơn giống hệt nhau, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn
gốc từ
mẹ.

Câu 57. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể trong một tế bào ở giai đoạn kì sau của nguyên phân ?
A. 1n nhiễm sắc thể đơn.
*B. 2n nhiễm sắc thể đơn.
C. 3n nhiễm sắc thể đơn.
D. 4n nhiễm sắc thể đơn.

Câu 58. Trong quá trình giảm phân, giai đoạn nào chiếm thời gian dài nhất ?
*A. Kì đầu I.
B. Kì giữa I.
C. Kì đầu II.
D. Kì giữa II.

Câu 59. Nguyên phân là hình thức phân bào như thế nào ?
A. Từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con đều có bộ nhiễm sắc thể giảm một nửa so với tế
bào mẹ.
B. Từ một tế bào mẹ tạo bốn tế bào con đều có bộ nhiễm sắc thể giảm một nửa so với tế
bào mẹ.
*C. Từ một tế bào mẹ tạo hai tế bào con đều có bộ nhiễm sắc thể giống bộ nhiễm sắc thể
của tế bào mẹ.
D. Từ một tế bào mẹ tạo bốn tế bào con đều có bộ nhiễm sắc thể giống bộ nhiễm sắc thể
của tế bào mẹ.

Câu 60. Giảm phân là hình thức phân bào như thế nào ?
*A. Từ một tế bào mẹ tạo bốn tế bào con đều có bộ nhiễm sắc thể giảm một nửa so với tế
bào mẹ.
B. Từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con đều có bộ nhiễm sắc thể giảm một nửa so với tế
bào mẹ.
C. Từ một tế bào mẹ tạo hai tế bào con đều có bộ nhiễm sắc thể giống bộ nhiễm sắc thể của
tế bào mẹ.
D. Từ một tế bào mẹ tạo bốn tế bào con đều có bộ nhiễm sắc thể giống bộ nhiễm sắc thể
của tế bào mẹ.

Câu 61. Sau quá trình nguyên phân, các tế bào con có đặc điểm gì ?
A. Giống tế bào mẹ về hình thái.
B. Giống tế bào mẹ về cấu trúc.
C. Giống tế bào mẹ về chức năng.
*D. Giống tế bào mẹ về hình thái, cấu trúc và chức năng.
Câu 62. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể trong một tế bào ở giai đoạn kì đầu I của giảm phân ?
A. 1n nhiễm sắc thể đơn.
*B. 2n nhiễm sắc thể kép.
C. 2n nhiễm sắc thể đơn.
D. 1n nhiễm sắc thể kép.

Câu 63. Sự trao đổi chéo xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng được thực hiện như
thế nào ?
A. Giữa hai chromatid chị em.
*B. Giữa hai chromatid không phải chị em
C. Giữa các nhiễm sắc thể cùng cặp hay khác cặp đồng dạng.
D. Trong cùng một nhiễm sắc thể kép sau khi đã xảy ra nhân đôi nhiễm sắc thể.

Câu 64. Một tế bào sinh giao tử của một loài đang giảm phân, nếu thấy số nhiễm sắc thể
trong tế bào là n và có trạng thái kép. Vậy tế bào nói trên đang ở giai đoạn nào ?
A. Kì đầu I và Kì cuối I.
B. Kì giữa I và Kì cuối I.
C. Kì giữa I và Kì đầu I.
*D. Kì cuối I và kì giữa II.

Câu 65. Một tế bào sinh giao tử của người, vào kì sau của lần phân bào II trong giảm phân
sẽ có bao nhiêu nhiễm sắc thể ?
A. 46 nhiễm sắc thể đơn.
B. 46 nhiễm sắc thể kép.
*C. 23 nhiễm sắc thể đơn.
D. 23 nhiễm sắc thể kép.

Câu 66. Nhiễm sắc thể kép tồn tại trong tế bào ở kì nào sau đây trong quá trình nguyên
phân ?
A. Gian kì, kì đầu
B. Kì đầu, kì giữa.
*C. Gian kì, kì đầu, kì giữa.
D. Kì sau, kì cuối.

Câu 67. Nhiễm sắc thể kép tồn tại trong tế bào ở kì nào sau đây trong quá trình giảm phân
?
*A. Từ gian kì đến kì giữa II.
B. Từ gian kì đến kì cuối I.
C. Từ gian kì đến kì sau I.
D. Từ kì giữa I đến kì giữa II.

Câu 68. Hoạt động nhân đôi của nhiễm sắc thể có cơ sở từ đâu ?
A. Sự nhân đôi của tâm động.
B. Sự nhân đôi của sợi nhiễm sắc.
C. Sự nhân đôi của nhiễm sắc thể đơn.
*D. Sự nhân đôi của DNA.

Câu 69. Hiện tượng trao đổi chéo chỉ xảy ra ở kì nào của quá trình giảm phân ?
*A. Kì đầu I.
B. Kì giữa I.
C. Kì sau đầu II.
D. Kì giữa II.

Câu 70. Trong gian kì của quá trình nguyên phân, giai đoạn nào quyết định thời gian một
chu kỳ tế bào dài hay ngắn ?
*A. G1
B. S
C. G2
D. S, G2 đúng.

Câu 71. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể trong một tế bào ở giai đoạn kì đầu giảm phân II ?
A. 1n nhiễm sắc thể đơn.
B. 2n nhiễm sắc thể kép.
C. 2n nhiễm sắc thể đơn.
*D. 1n nhiễm sắc thể kép.

Câu 72. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể trong một tế bào ở giai đoạn kì đầu và kì giữa của
nguyên phân ?
A. 1n nhiễm sắc thể đơn.
B. 2n nhiễm sắc thể đơn.
*C. 2n nhiễm sắc thể kép.
D. 1n nhiễm sắc thể kép.

Câu 73. Trong nguyên phân, các nhiễm sắc thể kép tách nhau ra ở tâm vào giai đoạn nào ?
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
*C. Kì sau.
D. Kì cuối.

Câu 74. Trong nguyên phân, các nhiễm sắc thể nhân đôi ở giai đoạn nào ?
*A. Gian kì.
B. Kì đầu.
C. Kì giữa.
D. Kì sau.

Câu 75. Trong nguyên phân, các nhiễm sắc thể tháo xoắn ở giai đoạn nào ?
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
*D. Kì cuối.

Câu 76. Trong nguyên phân, các nhiễm sắc thể tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở giai
đoạn nào ?
A. Kì đầu.
*B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. Kì cuối.

Câu 77. Trong giảm phân, các nhiễm sắc thể kép tách nhau ra ở tâm vào giai đoạn nào ?
A. Kì đầu I.
B. Kì giữa I.
C. Kì giữa II.
*D. Kì sau II.

Câu 78. Trong giảm phân, các nhiễm sắc thể nhân đôi ở giai đoạn nào ?
*A. Gian kì.
B. Kì đầu I.
C. Kì đầu II.
D. Kì giữa II.

Câu 79. Trong giảm phân, các nhiễm sắc thể kép tập trung trên mặt phẳng xích đạo của
thoi phân bào ở giai đoạn nào ?
A. Kì đầu I, kì đầu II.
B. Kì giữa I.
C. Kì giữa II.
*D. Kì giữa I và II.

Câu 80. Ở loại tế bào nào có hình thức sinh sản là nguyên phân ?
A. Tế bào sinh dục sơ khai.
B. Tế bào sinh dưỡng.
C. Tế bào sinh dục.
*D. Tế bào sinh dục sơ khai và tế bào sinh dưỡng.

Câu 81. Ở các loại tế bào nào có hình thức sinh sản là giảm phân ?
A. Tế bào sinh dục sơ khai.
B. Tế bào sinh dưỡng.
*C. Tế bào sinh dục.
D. Tế bào sinh dục sơ khai và tế bào sinh dưỡng.

Câu 82. Nguyên phân đảm bảo như thế nào cho bộ nhiễm sắc thể của loài ?
A. Có sự trao đổi đoạn giữa các nhiễm sắc thể.
*B. Bộ nhiễm sắc thể của loài được di truyền ổn định.
C. Bộ nhiễm sắc thể của loài được phục hồi lại.
D. Tất cả đều đúng
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN

Câu 1*. Hãy cho biết bệnh trong phả hệ này tuân theo quy luật di truyền nào ?
A. Lặn liên kết với nhiễm sắc thể giới tính Y
*B. Lặn liên kết với nhiễm sắc thể thường
C. Lặn liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X
D. Lặn liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X, Y

Câu 2**. Hãy xác định kiểu gene của đối tượng được chỉ mũi tên trong phả hệ ?
*A. aa
B. AA, Aa
C. XAY
D. XaY
I

II

III

IV
Câu 3**. Hãy xác định kiểu gene của người I-2.
A. XaXa
*B. XAXa
C. Aa
D. aa

Câu 4 **. Hãy cho biết bệnh trong phả hệ này tuân theo quy luật di truyền nào và xác định
kiểu gen người II.2 ?

*A. Di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, người số hai có kiểu gene là Aa
B. Di truyền trội liên kết nhiễm sắc thể thường, người II.2 có kiểu gene là Aa
C. Di truyền lặn liên kết nhiễm sắc thể giới tính X, người II.2 có kiểu gene là XaXa
D. Di truyền trội liên kết nhiễm sắc thể giới tính X, người II.2 có kiểu gene là XAXa

Câu 5. Hãy cho biết bệnh trong phả hệ này tuân theo quy luật di truyền nào ?
A. Di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường
*B. Di truyền trên nhiễm sắc thể giới tính Y
C. Di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường
D. Di truyền lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X

Câu 6*. Một phụ nữ bị bệnh mù màu đỏ- xanh lục và không bị bệnh máu khó đông lấy
chồng bị bệnh máu khó đông và không bị bệnh mù màu đỏ- xanh lục. Phát biểu nào sau
đây là đúng về những đứa con của cặp vợ chồng trên?
*A. Tất cả con trai của họ đều mắc bệnh mù màu đỏ- xanh lục.
B. Tất cả con gái của họ đều mắc bệnh mù màu đỏ- xanh lục.
C. Tất cả con trai của họ đều mắc bệnh máu khó đông.
D. Tất cả con gái của họ đều mắc bệnh máu khó đông.

Câu 7*. Hãy cho biết bệnh trong phả hệ này tuân theo quy luật di truyền nào ?

A. Gene trội trên nhiễm sắc thể thường.


B. Gene lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X.
C. Gene trội trên nhiễm sắc thể giới tính X.
*D. Gene lặn trên nhiễm sắc thể thường.

Câu 8*. Ở người, alen d qui định tính trạng bạch tạng; alen m qui định tính trạng mù màu.
Mẹ bình thường về cả hai tính trạng trên, bố có mắt nhìn màu bình thường và da bạch tạng,
con trai vừa bạch tạng vừa mù màu. Trong trường hợp không có đột biến mới xảy ra, kiểu
gene của mẹ, bố là gì ?
A. ddXMXm x DdXMY
B. DdXMXm x DdXMY
C. DdXMXM x DdXMY
*D. DdXMXm x ddXMY

Câu 9. Phương pháp nghiên cứu phả hệ được thực hiện như thế nào?
A. Nghiên cứu những bệnh di truyền liên quan đến các đột biến nhiễm sắc thể
B. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của môi trường đối với một kiểu gene nhất định
C. Nghiên cứu những bệnh di truyền liên quan đến các đột biến gene
*D. Theo dõi sự di truyền một tính trạng trên những người cùng dòng họ qua nhiều thế hệ

Câu 10. Ở người, tính trạng bệnh nào sau đây di truyền tuân theo quy luật của Mendel?
A. Teo cơ
B. Máu khó đông
C. Mù màu
*D. Bạch tạng

Câu 11. Trong một gia đình, người bố mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường (thể dị
hợp) thì xác suất các con mắc bệnh là bao nhiêu?
A. 75%
*B. 50%
C. 100%
D. 25%

Câu 12. Ở người, bệnh máu khó đông (Xm), máu đông bình thường (XM). Bố mẹ bình
thường sinh được đứa con trai bị máu khó đông. Hãy chọn kiểu gene đúng của bố và mẹ ?
A. XMY, XMXM
B. XmY, XMXm
*C. XMY, XMXm
D. XMY, XMXM

Câu 13. Một người đàn ông mang nhóm máu A và một người phụ nữ mang nhóm máu B có
thể có các con với kiểu hình nào ?
A. Máu AB hoặc máu O
B. Máu A, B hoặc O
C. Chỉ máu A hoặc máu B
*D. Máu A, B, AB hoặc O

Câu 14. Sự kết hôn giữa người nữ bình thường mang gene mù màu và người nam bình
thường thì con của họ sinh ra sẽ có kết quả là
*A. Tất cả con gái họ bình thưòng
B. Tất cả con trai họ bình thường
C. Con họ có tỉ lệ : ba gái bình thường : một nam mù màu
D. Tất cả con họ bình thường
Câu 15. Di truyền y học phát triển, cho phép chuẩn đoán chính xác một số tật, bệnh di
truyền từ giai đoạn nào của cơ thể?
A. Trước khi có biểu hiện rõ ràng của bệnh ở cơ thể trưởng thành
B. Giai đoạn sơ sinh
C. Giai đoạn thiếu niên
*D. Giai đoạn trước sinh

Câu 16. Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây không được áp dụng để nghiên cứu di
truyền người:
A. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
*B. Phương pháp lai phân tích
C. Phương pháp phả hệ
D. Phương pháp di truyền tế bào

Câu 17**. Theo dõi bệnh mù màu của một gia tộc thông qua việc lập bảng phả hệ, hãy xác
định kiểu gene của cá thể II-3.
A. AA, Aa
B. aa
*C. XAXa
D. XAXA

Câu 18*. Hãy cho biết phả hệ này tuân theo quy luật di truyền nào ?
A. Trội nhiễm sắc thể thường
*B. Lặn nhiễm sắc thể thường
C. Trội nhiễm sắc thể giới tính X
D. Lặn nhiễm sắc thể giới tính X
Câu 19**. Một cặp vợ chồng khoẻ mạnh nhưng có hai đứa con trai đều bị mắc bệnh mù
màu. Hỏi xác suất để có được một đứa con trai không bị mù màu là bao nhiêu % ?
A. 25%
*B. 50%
C. 75%
D. 100%

Câu 20. Một cặp vợ chồng có ba người con gái, cô con gái út bị mắc bệnh xơ hoá nang. Cô
con gái đầu lòng cưới người anh họ của mình (con trai của cậu ruột) và họ có một đứa con
trai bị bệnh xơ hoá nang. Hãy chọn ra đúng sơ đồ phả hệ minh họa cho bệnh xơ hoá nang
của gia tộc trên.

A. B.

C. *D.

Câu 21*. Quan sát phả hệ mô tả sự di truyền của một bệnh qua ba thế hệ:
*A. Đột biến gene lặn trên nhiễm sắc thể thưòng
B. Đột biến gene lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X
C. Đột biến gene trội trên nhiễm sắc thể giới tính X
D. Đột biến gene lặn trên nhiễm sắc thể giới tính Y

Câu 22. Hãy cho biết bệnh trong phả hệ này tuân theo quy luật di truyền nào ?

A. Di truyền trội liên kết với nhiễm sắc thể giới tính Y
*B. Di truyền trội liên kết với nhiễm sắc thể thường
C. Di truyền trội liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X
D. Di truyền trội liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X, Y

Câu 23. Hãy cho biết bệnh trong phả hệ này tuân theo quy luật di truyền nào ?
A. Di truyền lặn theo dòng mẹ
B. Di truyền lặn nhiễm sắc thể thường
C. Di truyền lặn liên kết nhiễm sắc thể giới tính Y
*D. Di truyền lặn liên kết nhiễm sắc thể giới tính X

Câu 24. Hãy cho biết bệnh trong phả hệ này tuân theo quy luật di truyền nào ?

A. Di truyền trội liên kết với nhiễm sắc thể thường


*B. Di truyền trội liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X
C. Di truyền trội liên kết với nhiễm sắc thể giới tính Y
D. Di truyền trội liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X, Y

Câu 25*. Hãy cho biết bệnh trong phả hệ này tuân theo quy luật di truyền nào ?
*A. Di truyền trội liên kết với nhiễm sắc thể thường
B. Di truyền trội liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X
C. Di truyền trội liên kết với nhiễm sắc thể giới tính Y
D. Di truyền trội liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X, Y

Câu 26**. Cho sơ đồ phả hệ sau, hãy xác định kiểu gene của cá thể III.1
A. AA
*B. Aa
C. XAY
D. XaY

Câu 27*. Cho sơ đồ phả hệ sau, hãy xác định kiểu gene của cá thể II-1
A. XAY
B. XaY
C. aa
D. Aa

Câu 28. Xác suất một phụ nữ đồng hợp tử không bị bệnh mù màu và một người đàn ông bị
bệnh mù màu có con gái bị bệnh mù màu là bao nhiêu ?
A. 100%
B. 50%
C. 25%
*D. 0%

Câu 29. Hãy cho biết bệnh trong phả hệ này tuân theo quy luật di truyền nào ?
*A. Di truyền lặn nhiễm sắc thể thường
B. Di truyền lặn liên kết nhiễm sắc thể giới tính
C. Di truyền lặn liên kết nhiễm sắc thể giới tính Y
D. Di truyền lặn liên kết nhiễm sắc thể giới tính X

Câu 30. Hãy cho biết bệnh trong phả hệ này tuân theo quy luật di truyền nào ?

A. Di truyền trội liên kết với nhiễm sắc thể thường


*B. Di truyền trội liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X
C. Di truyền trội liên kết với nhiễm sắc thể giới tính Y
D. Di truyền trội liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X, Y

Câu 31. Người ta đã sử dụng kỹ thuật nào sau đây để phát hiện sớm bệnh phenylketo niệu
ở người ?
*A. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích ADN.
B. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích protein.
C. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích các cặp nhiễm sắc thể thường.
D. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích các cặp nhiễm sắc thể giới tính.

Câu 32**. Phenylketo niệu và bạch tạng là hai bệnh ở người đều do đột biến gene lặn trên
các nhiễm sắc thể thường khác nhau gây ra. Một cặp vợ chồng đều dị hợp về cả hai cặp
gene quy định các tính trạng trên sẽ có nguy cơ sinh đứa con đầu lòng mắc một trong hai
bệnh trên là:
A.
*B.
C.
D.

Câu 33**. Ở người, bệnh bạch tạng do gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
Một cặp vợ chồng có da bình thường nhưng có em trai chồng và bố của vợ bị bạch tạng,
những người khác trong gia đình đều bình thường. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa
con trai bình thường là ?
A.
B.
*C.
D.
Câu 34. Người ta thường sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng
Down ở giai đoạn trước sinh ?
A. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích DNA.
B. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích protein.
C. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích protein.
*D. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích bộ nhiễm sắc thể.

Câu 35*: Bằng phương pháp nghiên cứu di truyền tế bào, người ta phát hiện được các bệnh,
tật, hội chứng di truyền nào ở người?
(1) Hội chứng Edward
(2) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) .
(3) Bệnh máu khó đông.
(4) Bệnh bạch tạng
(5) Hội chứng Patau.
(6) Hội chứng Down.
(7) Bệnh ung thư máu dạng CML
(8) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
(9) Tật có túm lông vành tai.
(10) Bệnh phenylketo niệu.
*A. (1), (5), (6), (7).
B. (1), (5), (6), (9), (10).
C. (2), (3), (4), (7), (8).
D. (1), (3), (5), (7), (8), (10).

Câu 36**: Cho sơ đồ phả hệ, biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả
hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con trai không bị mắc
bệnh trên là bao nhiêu ?
*A. 5/12
B. 5/6
C. 3/16
D. 3/8

?
Câu 37*: Bệnh mù màu ở người là do gene lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định. Một
phụ nữ không bị bệnh mù màu có bố mẹ bình thường nhưng em trai bị bệnh mù màu, lấy
một người chồng bình thường. Cặp vợ chồng này sinh được con trai đầu lòng. Xác suất để
sinh được đứa con trai này bị mù màu là bao nhiêu?
A. ½
*B. ¼
C. 1/8
D. 1/16

Câu 38. Nếu không có đột biến, người mẹ có nhóm máu nào sau đây chắc chắn không sinh
được con nhóm máu O?
A. Máu A
B. Máu B
D. Máu O
*C. Máu AB
Câu 39. Trong nghiên cứu tiến hóa ở các chủng tộc người, vì sao hệ gene ti thể có ưu thế
?
A. Ở người có chế độ phụ hệ trong quan hệ xã hội.
B. Tần số đột biến ít hơn nhiều so với các vùng trên nhiễm sắc thể thường.
*C. Được di truyền theo dòng mẹ nên dễ xây dựng sơ đồ phả hệ và cây phát sinh chủng
loại.
D. Sự thay đổi chủ yếu do đột biến trội, nên có thể dễ dàng biểu hiện trong quá trình tiến
hóa.

Câu 40. Một cặp vợ chồng sinh một đứa con trai đầu lòng mắc hội chứng Đao. Kết luận
đúng về khả năng xuất hiện hội chứng này ở đứa con thứ hai của họ là ?
A. Con của họ sẽ bị Đao nếu người mẹ trên 35 tuổi.
*B. Có thể xuất hiện nhưng với xác suất thấp, vì tần số đột biến rất nhỏ.
C. Có thể xuất hiện nhưng với xác suất cao hơn các bệnh di truyền phân tử.
D. Xuất hiện ở nam với xác suất cao hơn ở nữ, vì phát sinh do rối loạn trong giảm phân ở mẹ.

Câu 41. Trong nghiên cứu phả hệ không cho phép chúng ta xác định
A. Tính trạng là trội hay lặn.
B. Tính trạng do một gene hay nhiều gene quy định.
C. Tính trạng liên kết với giới tính hay không liên kết với giới tính.
*D. Tínhh trạng có hệ số di truyền cao hay thấp.

Câu 42**: Một người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bạch tạng kết hôn với một người
đàn ông bình thường nhưng có em gái bị bạch tạng. Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ
chồng này không bị bệnh bạch tạng là bao nhiêu? Biết rằng những người khác trong cả hai
gia đình trên đều không bị bệnh.
A. 1/2
*B. 8/9
C.5/9
D. ¾

Câu 43**: Một gia đình có bố và mẹ bình thường nhưng người con đầu của họ bị bạch tạng.
Cặp vợ chồng này muốn sinh thêm hai người con có cả trai và gái đều không bị bạch tạng.
Về mặt lí thuyết thì khả năng để họ thực hiện được mong muốn trên là bao nhiêu ?
*A. 9/32
B. 9/16
C.3/16
D. 3/8

Câu 44. Nội dung nào sau đây về di truyền trong y học là không chính xác ?
A. Bệnh di truyền và các dị tật bẩm sinh liên quan đột biến nhiễm sắc thể hoặc đột biến
gene.
B. Có thể chuẩn đoán sớm và chính xác các bệnh di truyền ngay từ giai đoạn bào thai.
*C. Một số bệnh di truyền hiện đã có phương pháp điều trị dứt điểm.
D. Có thể dự đoán khả năng xuất hiện bệnh di truyền trong những gia đình mang đột biến.

Câu 45**. Sơ đồ phả hệ dưới đây cho biết một bệnh ở người do một trong hai alen của
gene quy định. Cặp vợ chồng (1) và (2) ở thế hệ thứ II mong muốn sinh hai người con có
cả trai, gái và đều không bị bệnh trên. Cho rằng không có đột biến xảy ra, khả năng để họ
thực hiện được mong muốn là bao nhiêu?

A. 5,56%
B. 12,50%
*C. 8,33%
D. 3,13%

Câu 46. Bệnh bạch tạng do một gene nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Khi khảo
sát tính trạng này trong một gia đình người ta lập được phả hệ sau. Nội dung nào là không
đúng về bệnh di truyền trên ?
A. Bệnh bạch tạng do gene lặn quy định.
*B. Tính trạng bệnh bạch tạng được di truyền chéo.
C. Những cá thể mắc bệnh trong phả hệ đều có kiểu gene đồng hợp lặn.
D. Bố mẹ có vai trò ngang nhau trong việc di truyền tính trạng cho con.

Câu 47**. Bệnh bạch tạng do một gene nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Khi khảo
sát tính trạng này trong một gia đình người ta lập được phả hệ sau. Dựa vào phả hệ hãy
cho biết cá thể nào chưa biết được chắc chắn kiểu gene đồng hợp hay dị hợp ?
A, I2, II7, III3
B, II7, III3, IV1
C, III1, III4, IV1
*D, III3, III4, IV1
Câu 48: Nghiên cứu phả hệ sau về một bệnh di truyền ở người.

Hãy cho biết điều nào dưới đây giải thích đúng cơ sở di truyền của bệnh trên phả hệ?
A.Bệnh do gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định.
*B.Bệnh do gene trội nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định.
C.Bệnh do gene lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định.
D.Bệnh do gene trội nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định.

Câu 49**. Khi khảo sát tính trạng máu khó đông trong một gia đình người ta lập được phả
hệ sau. Nếu người con gái II3 lấy chồng bình thường thì xác suất sinh con trai đầu lòng
biểu hiện bệnh là bao nhiêu?
A. 1/2
B .¼
*C. 1/8
D. 1/16

Câu 50*. Khi khảo sát tính trạng máu khó đông trong một gia đình người ta lập được phả hệ
sau. Nếu người con gái II3 lấy chồng bị bệnh thì xác suất sinh con không bị bệnh là bao
nhiêu?
A. 1/2
*B. ¼
C. 1/8
D. ¾

You might also like