You are on page 1of 2

* NỘI DUNG IAS 12- THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1: khái niệm về lợi nhuận kế toán và lơi nhuận chịu thuế

- Lợi nhuân (lỗ) kế toán( Accounting profit) là khoản lợi nhuận (lỗ) của
một ký kế toán trước khi trừ chi phí thuế thu nhập donh nghiệp và được
trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh
nghiệp.

- Thu nhập chịu thuế (Taxable profit) là khoản thu nhập( lỗ) của một kỳ
kế toán được xác định căn cứ vào các quy định của cơ quan thuế và là cơ
sở để tính thuế thu nhập doanh nghiêp phải nộp ( hoặc được chuyển lỗ,
nghĩa là khấu trừ vào lợi nhuận của những năm sau)

2: Thuế hiên hành và thuế hoãn lại

- Thuế hiện hành ( Current tax ) là số thuế thu nhập phải nộp ( hay được
thu hồi) liên quan đến các khoản thu nhập chịu thuế tạo ra của một kỳ kế
toán

Thuế hiện hành = thu nhập chịu thuế (lỗ chịu thuế) * thuế suất

- Thuế hoãn lại (Defered tax) là các khoản phải trả( hay thu hồi) trong
các ký tương lai khi nợ phải trả được thanh toán hay tài sản được thu

hồi

Thuế hoãn lại = Chênh lệch tạm thời * thuế suất

3: Cơ sở tính thuế và chênh lệch tạm thời

- Cơ sở tính thuế( Tax bases) của một tài sản hay nợ phải trả là giá trị
tính cho tài sản hay nợ phải trả theo mục đích thuế
+Cơ sở tính thuế của một tài sản là giá trị được khấu trừ cho mục đích
thuế, được trừ ra khỏi các lợi ích kinh tế phải chịu thuế mà doanh nghiệp
sẽ nhận được khi giá trị tài sản đó được thu hồi

Cơ sở tính thuế của tài sản= giá trị được chiết khấu trong tương lai

Nếu những lợi ích kinh tế này không phải chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp thì:

Cơ sở tính thuế của tài sản = giá trị ghi sổ của tài sản

Cơ sở tính thuế =giá trị ghi sổ - giá trị sẽ được khấu trừ trong Cơ
sở
của nợ phải trả tương lai
tính
thuế
của một khoản nợ phải trả:

Cơ sở tính thuế của =giá trị ghi sổ - giá trị phần doanh thu không phải chịu thuế
nợ phải trả là doanh thu trong các kì tương lai
nhận trước

You might also like