You are on page 1of 4

Quá trình hóa hơi đẳng áp

Nước ở dạng lỏng có thể chuyển thành hơi bằng cách bay hơi (khi sự
hóa hơi chỉ xẩy ra trên mặt thoáng của nước) hay sôi (sự hóa hơi xẩy ra
ngay cả bên trong khối chất lỏng). Trong kỹ thuật phương pháp thứ hai
được sử dụng rộng rãi hơn. Ta hãy khảo sát quá trình này bằng thí
nghiệm như sau :

Đổ nước vào xy lanh rồi đậy lại bằng pít tông, khối lượng pít tông dùng
để duy trì một áp suất không đổi cho nước trong xy lanh. Cung cấp nhiệt
cho xy lanh rồi ghi nhận diễn tiến và biểu diễn quá trình trên đồ thị T–s
(Hình 1).

Hình 1 Quá trình hóa hơi đẳng áp

Ta có những ghi nhận như sau :


 Trong giai đoạn đầu tiên (đoạn ab), nhiệt độ nước còn thấp, nước
ở dạng lỏng. Khi cung cấp nhiệt thì nhiệt độ xy lanh tăng dần lên.
 Đến một nhiệt độ nào đấy (điểm b) thì những giọt nước đầu tiên
hóa thành hơi, quá trình hóa hơi bắt đầu.
 Khi tiếp tục cung cấp nhiệt thì lượng nước hóa hơi ngày càng
nhiều (đoạn bcd). Nhưng trong suốt quá trình hóa hơi, nhiệt độ nước
không thay đổi.
 Đến một lúc nào đấy (điểm d), những giọt nước cuối cùng cũng
hóa thành hơi, toàn bộ nước trong xy lanh ở dạng hơi, quá trình hóa
hơi chấm dứt.
 Khi tiếp tục cung cấp nhiệt thì nhiệt độ hơi nước trong xy lanh lại
tiếp tục tăng (đoạn de).

Như vậy quá trình hóa hơi đẳng áp được biểu diễn bằng ba đoạn liên
tiếp nhau : ab, bcd và de. Lặp lại thí nghiệm với những khối lượng pít
tông khác nhau, tương ứng với những áp suất khác nhau, ta cũng thu
được các đường ở những vị trí khác nhưng vẫn có dạng tương tự. Từ
đó ta có nhận xét sau :
 Ứng với mỗi áp suất, nước sẽ sôi ở một nhiệt độ nhất định.
 Trong suốt quá trình sôi, nhiệt độ nước không thay đổi.
 Ở áp suất càng thấp, nhiệt độ sôi sẽ càng thấp.

Nếu ta nối tất cả các điểm b và các điểm d của những đường hóa hơi
đẳng áp, ta được một đường cong hình quả chuông có hai nhánh gặp
nhau ở điểm C. Đường cong này được gọi là đường cong bão hòa (hay
đường bão hòa). Nó chia đồ thị ra làm ba vùng :
 Vùng bên trái đường bão hòa (đoạn ab) là vùng nước chưa sôi,
nước ở dạng lỏng.
 Vùng bên phải đường bão hòa (đoạn de) là vùng hơi quá nhiệt,
nước ở dạng hơi.
 Vùng bên trong đường bão hòa (đoạn bcd) là vùng hơi bão hòa
ẩm, nước một hỗn hợp của hai dạng lỏng và hơi.
 Điểm b là điểm nước sôi, điểm d là điểm hơi bão hòa khô, điểm C
là điểm tới hạn.
Hình 2 Đường bão hòa &
quá trình hóa hơi đẳng nhiệt
trên đồ thị p-v

Một cách tương tự, ta thực hiện thí nghiệm với quá trình hóa hơi đẳng
nhiệt và biểu thị những điều ghi nhận được trên đồ thị p-v (Hình 2). Quá
trình hóa hơi đẳng nhiệt cũng gồm 3 đoạn ứng với 3 trạng thái của
nước. Đoạn ab ứng với trạng thái nước chưa sôi, đoạn bcd ứng với quá
trình hóa hơi của nước, đoạn de ứng với trạng thái hơi quá nhiệt. Ta
cũng thu được đường bão hòa gồm hai nhánh và giao nhau tại điểm tới
hạn C.

Ghi chú
Với các chất khác, khi làm thí nghiệm, ta cũng thu được những đường
băo hòa và các biểu đồ không gian tương tự. Với các chất khí thường
gặp như O2, N2, CO2 , H2… ở trạng thái thông thường thì chúng ở khá xa
đường bão hòa. Người ta cũng nhận xét thêm là càng xa đường bão
hòa thì tính chất của khí càng giống khí lý tưởng. Vì thế người ta thường
gọi trạng thái ở vùng xa đường bão hòa là trạng thái "khí", còn trạng thái
khí ở vùng gần đường bão hòa là trạng thái "hơi".

You might also like