You are on page 1of 55

Câu 1 khí tự nhiên là gì ? khí đồng hành là gì?

1. Khí tự nhiên
- Nguồn gốc: là khí được khai thác từ dầu mỏ
- Thành phần: chủ yếu là hydrocacbon no thuộc dãy đồng đẳng của CnH2n+2,
trong đó CH4 chiếm thành phần chủ yếu. Ngoài ra còn có các khí phi hydrocacbon
như: CO2, H2S,…
2. Khí đồng hành
- Nguồn gốc: khí đồng hành nhận được từ các mỏ dầu cùng quá trình khai thác
dầu mỏ.
- Thành phần: chủ yếu là hydrocacbon no thuộc dãy đồng đẳng của metan
CnH2n+2 trong đó metan chiếm ít hơn so với ở trong khí tự nhiên, đặc biệt C2+
chiếm một phần rất đáng kể hơn rất nhiều so với khí tự nhiên => đây là nguyên
liệu để sản xuất LPG ( vì thành phần chủ yếu LPG là C3,C4).
Theo thành phần có thể phân loại khí như sau:
+ Khí gầy: Hàm lượng các C3+ < 50g/m3
+ Khí béo: Hàm lượng các C3+ > 150g/m3
+ Khí trung bình: 50g/m3 < C3+ < 150g/m3
Câu 2: các phương trình trạng thái hệ hydrocacbon?
1. Đối với hệ lý tưởng
P.V=nRT
Tính chất nhiệt động của khí tự nhiên, khí đồng hành và các cấu tử của chúng rất
khác với tính chất của khí lý tưởng, đặc biệt ở nhiệt độ thấp và áp suất cao. Vì vậy
không thể sử dụng phương trình khí lý tưởng để xác định các tính chất của chúng.
2. Đối với khí thực
- Pt Van der Waals: không xét đến quá trình tương tác của các cấu tử.
- Pt BWR: Tính toán các hydrocacbon no không chứa các tạp chất => mô tả thành
phần hỗn hợp khí.

- Pt Redlih Kong: Tính toán các hydrocacbon có chứa tạp chất phi hydrocacbon =>
dùng cho khí chua + khí ngọt.

- Pt Peng-Robinson:

- Đối với phương trình trạng thái khí thực có các hệ số hiệu chỉnh để hiệu chỉnh
các sai số khác với pt khí lý tưởng.
- Phải chọn chương trình mô tả có kết quả phù hợp ( gần nhất ) với điều kiện công
nghệ
3. Trạng thái tới hạn
- Được đặc trưng bởi đại lượng nhiệt động tới hạn Pc, Tc, Yc
- Trạng thái này khác ở chỗ: khi vượt qua trạng thái tới hạn thì không còn sự phân
biệt giữa pha lỏng và pha hơi (Fluid).
- Khi ở trạng thái Fluid: không thể hóa lỏng
4. Trạng thái tương hợp
Pr = P/ Pc Tr = T/ Tc Vr= V/ Vc
- Được đặc trưng bởi đại lượng nhiệt động rút gọn Pr, Tr, Yr
- Khi các chất có cùng đại lượng nhiệt động rút gọn thì ta gọi là các chất tương tự
nhau về mặt nhiệt động.
- Các đại lượng nhiệt động rút gọn thì không có thứ nguyên
Câu 3: ý nghĩa các thừa só hiệu chỉnh (z,) . phương pháp xác định các thừa số hiệu chỉnh?
1. Thừa số acentric w:
P* là áp suất hơi ở T= 0,7.Tc

Ý nghĩa: để hiệu chỉnh sự sai khác về mặt hình học khi mô tả các phân tử khí thực.
2. Thừa số z
P.V = z.R.T

Ý nghĩa:
- Hiệu chỉnh khả năng chịu nén của hỗn hợp khí thực
- Tinh toán khối lượng riêng của hỗn hợp khí
Câu 4: Cân bằng pha hệ hydrocacbon.
- Cân bằng pha của hệ hydrocacbon là 1 cân bằng động tồn tại cho sự chuyển
động của các phân tử từ pha lỏng sang hơi và ngược lại. Đại lượng đặc trưng cho
sự phân bố các cấu tử giữa các pha ở điều kiện cân bằng là hằng số cân bằng pha
K. Cân bằng pha của các hydrocacnon phụ thuộc các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, thể
tích, thành phần hỗn hợp.
- Đường bao pha:
+ Khi giảm P: lượng khí tăng còn lỏng giảm
+ B => D: lượng hơi giảm lượng lỏng tăng
+ D => E: lượng khí tăng còn lỏng giảm
+Tại điểm E: chỉ còn 1 giọt lỏng cuối cùng
+ Trong miền suy biến thì ngược lại vì có sự chuyển hướng của đường cong cân
bằng lỏng-hơi. Khi giảm P thì lượng khí giảm còn lỏng tăng. Vậy miền suy biến
ngược với quy luật khí nên lựa chọn hệ số công nghệ trong miền suy biến.
- Cách xác định hằng số can bằng K tại T và P đã chọn
Ki = yi/ xi
Nếu ta thay đổi T, P thì cân bằng sẽ dịch chuyển cho đến khi đạt cân bằng khi đó
Ki cũng thay đổi.
Pp giải tích: phương trình BWR, RK (SGK trang 31)
Pp đồ thị: NGPA, Neyrey, John-campbell (SGK trang 40)
- Ứng dụng hằng số cân bằng pha
Câu 5: Nhiệt độ và áp suất hơi bão hòa của các hydrocacbon riêng biệt.
Phương pháp xác định nhiệt độ sôi và áp suất hơi bão hòa của các
hydrocacbon.
- Nhiệt độ sôi của một chất là giới hạn ở nhiệt độ mà chất lỏng đó sẽ chuyển sang
thể khí (xảy ra ở cả bên trong và bên trên bề mặt chất lỏng).
- Áp suất hơi bão hòa là áp suất hơi mà tại đó thể hơi cân bằng với thể lỏng.
- Cách xác định:

Câu 6: Định luật hỗn hợp (định luật katz) phương pháp xác định khối lượng
phân tử trung bình của hỗn hợp khí?.
1. Định luật hỗn hợp:
- Các đại lượng nhiệt động của hỗn hợp sẽ bằng trung bình cộng của các đại lượng
nhiệt động hưởng ứng của các cấu tử riêng. Ví dụ:

2. Phương pháp xác định khối lượng phân tử trung bình.


Khối lượng phân tử trung bình MW = ∑ Mi. xi
Câu 7: Các đại lượng tới hạn của các cấu tử. Các phương pháp xác định các
đại lượng giả tới hạn của hỗn hợp khí?
1. Các đại lượng tới hạn là các đại lượng nhiệt động Tc,Pc,Vc được xác định theo:

2. Các phương pháp xác định đại lượng giả tới hạn.

Câu 8: Phương pháp xác định tỷ trọng của hỗn hợp khí ngọt, hỗn hợp khí
chua.
1. Khí ngọt
- Khối lượng phân tử trung bình: (MW) = ∑ Mi. xi
- Tính đại lượng giả rút gọn:
Pr’ = P/ Pc’ Tr’ = T/ Tc’
- Sau khi có các đại lượng giả rút gọn ta có giản đồ Katz xác định hệ số z (hình III.4,
III.5).
- Từ đó tính được tỷ trọng

2. Khí chua
- Xác định Pc’ và Tc’ theo định luật Kay

- Xác định ε

- Hiệu chỉnh Tc’’ và Pc’’ rồi hiệu chỉnh Tr’’ và Pr’’


- Từ Tr’’ và Pr’’ tìm được hệ số z (hình III.4; III.5). Tính được tỷ trọng:

Câu 9: Xác định tỷ trọng của hỗn hợp khí khi biết tỷ trọng tương đối của hỗn
hợp khí ( so vói không khí)
- Tính tỷ trọng tương dối của hỗn hợp khí:
Yk = (MW)/ 28,97
- Từ giản đồ III.7 => Pc’; Tc’
- Từ đó tính các đại lượng Pr’ và Tr’
- Tìm được hệ số z (hình III.4; III.5). Tính được tỷ trọng:

Câu 10: Hàm ẩm là gì? Nhiệt độ điểm sương là gì?


1. Hàm ẩm
- Hàm ẩm là hàm lượng của hơi nước có trong khí. Hàm ẩm phụ thuộc vào nhiệt
độ, áp suất và thành phần của khí.
+ Hàm ẩm cân bằng: hàm ẩm bão hòa ở nhiệt độ và áp suất nhất định.
2. Nhiệt độ điểm sương
- Hạ nhiệt độ đến khi giọt nước đầu tiên xuất hiện gọi là nhiệt độ điểm sương
- Điểm sương theo nước khác với điểm sương theo hydrocacbon
+ Điểm sương theo HC: HC ngưng tụ lại
+ Điểm sương theo nước: Hơi nước ngưng tụ lại
Câu 11 và Câu 12: Phương pháp xác định hàm ẩm của khí ngọt và khí chua.
*) Cách 1: Khí ngọt
- Nhiệt độ điểm sương hình IV.1a và IV.1b
*) Cách 2: Khí chua
W= y. Whc + y1.W1 + y2.W2
Whc: hàm ẩm khí ngọt
W1: hàm ẩm CO2 (IV.2)
W2: hàm ẩm H2S (IV.3)
Y = 1-y1-y2 (y1: phần mol CO2; y2: phần mol H2S)
*) Cách 3: Hàm lượng CO2 và H2S cao:
- Từ IV.4 có W1 ; từ IV.5 vó W2
=> W = y. Whc + y1.W1 + y2.W2
*) Cách 4:
- Chuyển đổi tương đương phần mol CO2 sang H2S
y1.100.0,75 + y2.100 = y.x
- Từ IV.6: W = 350. X
*) Cách 5:
- Từ IV.7 có k ; từ IV.8 có fw
Pr’ = P/ Pc ; Tr’ = T/Tc
- Từ IV. 9 có f/P từ đó tính được f
y = k . (fw/f)^z
W = y. 47448
=> Chọn W có giá trị lớn nhất trong các cách trên

Câu 13 và Câu 14: Phương pháp katz và phương pháp Treckell-Campbell dự


đoán điều kiện tạo hydrat của hỗn hợp khí.
1. Dự đoán khả năng tạo hydrat:
- Tất cả phương pháp áp dụng cho hệ khí- nước
+ Ở trạng thái cân bằng ổn định
+ Chắc chắn không có HC lỏng
+ Không có nước đá trong hệ
a. Phương pháp Katz
- Sử dụng hằng số cân bằng rắn khí Kr-k

- Hạn chế
+ Chỉ áp dụng với hệ có áp suất lên tới 7Mpa (1000psi).
+ Giá trị Kr-k đối với N2 không xác định.
+ Đối với n-butan, i-butan, H2S; Kr-k < 1 trong khoảng rộng nhiệt độ và áp suất.
+ Bỏ qua ảnh hưởng C5+
b. Phương pháp Treckell-Campbell
- Sử dụng các đồ thị thực nghiệm IV.21a và IV.21b

- Phạm vi ứng dụng:


+ Áp suất cao >1000psi
+ Coi C1 là thành phần chính
+ Hiệu chỉnh ảnh hưởng C2-C4
+ sử dụng đồ thị để tính ảnh hưởng C5+ do C5+ cản trở tạo thành hydrat =>giảm
nhiệt độ xuống gần với nhiệt độ tạo đá
=> pp này bổ sung cho pp Katz
Câu 15: Phương pháp tính toán xác đinh lượng chất ức chế tạo hydrat.
Câu 16: Mục đích của công đoạn tách bụi . Các phương pháp tách bụi.
- Mục đích công đoạn hút bụi để làm sạch khí vì :
+ Nếu có bụi trong khí sẽ ảnh hưởng đến công nghệ làm tắc nghẽn thiết bị, hư
van, giảm tuổi thọ của thiết bị.
+ Mặt khác, nó còn ảnh hưởng đến chế độ làm việc cho số liệu sai lệch so với thiết
kế, ảnh hưởng đến chế độ vạn hành.
- Có 2 phương pháp tách bụi
+ Tách khô: thiết bị tách bụi xyclon
+ Tách ướt: thiết bị tách bụi, lọc, lắng
*Xyclon: Dựa vào nguyên lý sử dụng lực ly tâm. Dòng khí vào theo phương tiếp
tuyến sau đó xoáy tròn ốc. Bụi là chất rắn bị khí thổi đập vào vách ngăn bay ra
ngoài rồi xuống thùng chứa, còn khí sạch được dẫn ra nhờ ống ở tâm xyclon
*Lọc điện: hiệu quả hơn xyclon
Nguyên lý dựa trên cơ sở của quá trình ion hóa khí, tức là phân ly các phân tử khí
thành các ion tích điện âm và dương chuyển động tới các điện cực trái dấu. Có 2
loại thiết bị: loại ống và loại bản.
*Phương pháp ướt: thổi dòng khí từ dưới lên đi qua một dòng để chảy trên 1
máng dầu thải rộng theo tiết diện thiết bị. Bụi bị giữ lại ở lớp dầu, khí sạch đi ra
ngoài.
Phạm vi ứng dụng: chỉ sử dụng khi khí là khí đồng hành

Câu 17: Mục đích của công đoạn tách ẩm . Các phương pháp sấy khí.
- Mục đích: giảm lượng nước có trong khí sao cho áp suất riêng phần của hơi
nước nhỏ hơn áp suất bão hòa của hydrat.
- Có 2 phương pháp sấy khí: hấp thụ và hấp phụ
*) Phương pháp hấp thụ :
- Áp suất thấp vì khí đi lên kéo theo chất hấp thụ. Khi Pbh lớn tạo cân bằng lỏng-
hơi, pha hơi lớn => mất chất hấp thụ. Bên cạnh đó, P thấp dòng khí bay lên sạch
hơn nghĩa là khả năng chất hấp thụ bị cuốn theo là ít.
- To sôi chất hấp thụ khác xa To sôi của nước vì quá trình hấp thụ có kèm nhà hấp
thụ xảy ra ở tháp chưng nếu To chúng khác xa sẽ tách dễ dàng hơn.
- Độ nhớt thấp vì nếu độ nhớt cao => trở lực lớn => việc tiếp xúc pha khí và lỏng
khó hơn.
- Tính ăn mòn kém để không phải dùng KL đắt tiền chế tạo thiết bị.
- Khả năng tạo bọt kém để hạn chế sự cản trở tiếp xúc pha.
*) Phương pháp hấp thụ :
- Thường dùng các chất như silicagel, zeolit: 2 chất này giống nhau là đều có cấu
trúc mao quản. Tuy nhiên zeolit có dung lượng hấp phụ lớn hơn.
- To điểm sương càng thấp thì hàm ẩm càng thấp
Câu 18: Mục đích của công đoạn làm ngọt khí . Các phương pháp làm ngọt
khí.
Câu 19: Phân tích đặc điểm công nghệ tổ hợp sấy và làm ngọt khí đồng thời ?
Câu 20: So sánh chu trình làm lạnh ngoài sử dụng 1 hay nhiều tác nhân làm
lạnh?
Câu 21: Thế nào là chu trình làm lạnh ngoài và chu trình làm lạnh trong.
Câu 22: So sánh các sơ đồ làm lạnh ngoài để tách C3 có tách sơ bộ etan và
không tách sơ bộ etan.
Câu 23: Phân tích các đặc điểm của sơ đồ làm lạnh dùng tubin giãn nở khí.
Câu 24: Thế nào là chu trình làm lạnh tổ hợp ? phân tich các ưu điểm.
Câu 25: So sánh các sơ đồ dùng chu trình làm lạnh tổ hợp nhận C3..

NNT 1 bậc NNT 2 bậc có tiết lưu NNT 2 bậc có tuabin giãn
dòng chất lỏng nở

Khí tuần hoàn từ tháp Bậc 1 là do chu trình Bậc 1 là làm lạnh ngoài
tách etan gồm khí làm lạnh ngoài bằng bằng propan. Bậc 2 là
nhẹ (chủ yếu là etan) propan. Bậc 2 là qt làm lạnh ở tuabin giãn nở
nên condensate giàu làm lạnh do sự tiết khí
etan hơn, tác nhân lưu condensate từ
lạnh nhận được do tháp tách B2 và 1
quá trình tiết lưu tăng phần condensate từ
lên, do đó đảm bảo tháp B1
dòng sau khi tiết lưu
ĐẶC ĐIỂM
có nhiệt độ thấp hơn.

Sơ đồ CN đơn giản; Do có qt giãn nở bằng


giá thành rẻ do là bậc Chỉ sử dụng 1 tác tuabin nên dễ điều khiển;
1 nhân lạnh; mức độ tự động hóa cao; mức độ
ƯU ĐIỂM tách cao; rẻ hơn do tách cao nhất
van tiết lưu rẻ hơn
tuabin
Phạm vi ứng dụng rộng
PV ƯD Tách triệt để propan Khí có hàm lượng
C3+ khỏang 300g/m3

CHẾ BIẾN KHÍ


Câu 25. So sánh các sơ đồ dung chu trình lạnh tổ hợp nhận C3+.
Có 3 sơ đồ NNT chu trình lạnh tổ hợp nhận C3+:
*) Sơ đồ NNT một bậc (Chu trình làm lạnh ngoài bằng propan và tiết lưu dòng chất lỏng)
- Đặc điểm công nghệ: Khí tuàn hoàn từ tháp tách etan bao gồm HC nhẹ (chủ yếu là etan)
+ khí vào. Condensat nhận được giàu etan hơn
+ Tác nhận lạnh nhận được do quá trình tiết lưu condensate tăng đảm bảo dòng sau khi
tiết lưu có nhiệt độ thấp
- Ưu điểm: + Sơ đồ CN đơn giản
+ Giá thành rẻ
- Phạm vi: Tách triệt để propan
*) Sơ đồ NNT hai bậc (Chu trình làm lạnh ngoài bằng propan và tiết lưu dòng chất lỏng)
-Đặc điểm công nghệ: làm lạnh 2 bậc
+ Bậc 1: làm lạnh khí do chu trình làm ngoài bằng propan
+ Bậc 2: Làm lạnh do sự tiết lưu condensate từ tháp tách của bậc này và 1 phần
condensate từ tháp tách của bậc 1
- Ưu điểm: + Chỉ yêu cầu 1 tác nhân lạnh
+ Thiết bị yêu cầu ít hơn
+ Mức độ tách cao hơn 1 bậc
- Phạm vi: Thích hợp chế biến khí có hàm lượng C3+ = 300 g/m3
*) Sơ đồ NNT hai bậc (chu trình làm lạnh ngoài bằng propan, tiết lưu dòng chất lỏng và
tuabin giãn nở khí)
- Đặc điểm công nghệ: làm lạnh theo 2 bậc
+ Bậc 1: Làm lạnh ngoài bằng propan và có tuần hoàn khí thải
+ Bậc 2: làm lạnh bằng tuabin giãn nở khí. Khí khô tập trung chủ yếu ở thiết bị tách etan
- Ưu điểm:
+ Mức độ tách cao nhất
+ Tận dụng năng lượng tuabin để nén sản phẩm khí
+ Dễ điều khiển, khả năng tự động hóa cao
- Phạm vi: Tách 90% C3+ trong khí dồng hành có ham fluwongj C3+ là 300 g/m3.

Câu 26. Phân tích đánh giá 3 sơ đồ HTN hiện đại.


*) Sơ đồ HNT của nhà máy chế biến khí tại thành phố Contrein – Canada
- Mục đích: Tách C3+ và propan trong khí tự nhiên
- Công suất: 8,57 m3 khí nguyên liệu/ năm
- Hiện suất: 87% C3+
- Sử dụng hai chất hấp thụ: chất hấp thụ nhẹ có khối lượng phân tử trung bình 100, chất
hập thụ nặng có khối lượng phân tử trung bình 120.
- Sơ đồ và thuyết minh: (giáo trình trang 167)
- Giải quyết vấn đề nhiệt hấp thụ bằng phương án 2: Chất hấp thụ được bão hòa sơ bộ
bằng khí khô tới đỉnh tháp hấp thụ- bốc hơi phần chất hấp thụ trước khi tưới cho tháp hấp
thụ lại được bão hòa từ khí khô từ đỉnh tháp hấp thụ đó
- Sơ đồ có nhiều thiết bị trao đổi nhiệt để tận dụng nhiệt nhưng cấu tạo phức tạp nên yêu
cầu chi phí sản xuất lớn và chi phí cao

*) Sơ đồ công nghệ thiết bị HNT của nhà máy chế biến khí tại thành phố Elvin – Mỹ
- Mục đích: tách etan và HC nặng từ khí tự nhiên
- Chất hập thụ được sử dụng là phân đoạn benzin có khối lượng phân tử 100.
- Sơ đồ và thuyết minh (giáo trình trang 169)
- Giải quyết vấn đề nhiệt hấp thụ bằng phương án 3: Chất hấp thụ đã tái sinh trước khi
vào tháp sẽ được bão hòa khí khô ở đỉnh tháp đó và sẽ giảm triệt để vấn đề về nhiệt hấp
thụ tối ưu.
- Sơ đồ dung ít thiết bị trao đổi nhiệt, nhiều thiết bị bay hơi propan, có cấu tạo và vận
hành đơn giản nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất tách
*) Sơ đồ công nghệ HNT của nhà máy chế biến khí tại thành phố Nhiznevartovsk –
CHLB Nga.
- Mục đích: Tách propan và C3+ từ khí đồng hành
- Năng suất: 1 tỷ m3/năm
- Hiệu suất: 90% C3+
- Chất hấp thụ là phân đoạn 105…205 oC có khối lượng phân tử 140.
- Sơ đồ và thuyết minh: (giáo trình trang 171)
- Giải quyết nhiệt hấp thụ bằng phương án 3 môt cách tối ưu
- Sơ đồ có nhiều thiết bị trao đổi nhiệt, có cấu tạo hức tạp

Câu 27: Thế nào là chưng bốc hơi, ngưng tụ bốc hơi và chưng cất có hai đường đưa
nguyên liệu vào tháp?
- Tháp chưng - bốc hơi
+ Làm việc như tháp chưng liên tục: có gia nhiệt đáy tháp và ngưng tụ đỉnh tháp.
Quá tình trao đổi vật chất diện ra theo nguyên lý của tháp chưng luyện bình
thường.
+ Nguyên liệu được làm lạnh sơ bộ tại thiết bị trao đổi nhiệt thu hồi nhờ dòng khí
đã tách benzin ở đỉnh tháp có nhiệt độ thấp sau đó được đưa vào phần giữa tháp
chưng.
+ Trên đỉnh tháp được làm lạnh bằng chu trình làm lạnh ngoài, hỗn hợp khí ngưng
tụ hồi lưu trở về đĩa trên cùng của tháp chưng, khí sản phẩm tách benzin sau khi
đã truyền lạnh cho khí nguyên liệu tại thiết bị trao đổi nhiệt thu hồi.
- Tháp ngưng tụ- bốc hơi:
+ Giống tháp chưng – bốc hơi nhưng khác ở chỗ: hỗn hợp khí nguyên liệu được
trộn với sản phẩm đỉnh tháp, sau khi làm lạnh nhờ chu trình làm lạnh ngoài bằng
propan được đưa vào đĩa trên cùng của tháp chưng.
+ Sau đó quá tháp chưng tách, khí khô thu được đưa đi chế biến tiếp, lỏng đưa
thẳng vào đĩa trên cùng của tháp ngưng tụ.
- Chưng cất có hai đường đưa nguyên liệu vào:
+ kết hợp cả chưng bốc hơi và ngưng tụ bốc hơi
+ có 2 đường đưa nguyên liệu vào tháp:
 Đường 1: Không làm lạnh đi thẳng vào giữa than tháp chưng
 Đường 2: qua trao đổi nhiệt với dòng khí khô (được làm lnahj sơ bộ) từ
đỉnh tháp rồi trộn với dòng khí khô, qua thiết bị làm lnahj bằng chu tình
làm lạnh ngoài . Qua tháp tách pha, pha lỏng được bơm vào đĩa trên cùng
của tháp chưng (dòng thứ 1 khoảng 60%, dòng thứ 2 là 40% dòng tổng) (Sơ
đồ VIII.3 trang 178)
Câu 28: Phân tích ưu điểm của sơ đồ chưng cất có hai đường đưa nguyên liệu vào
tháp
Ưu điểm của sơ đồ chưng cất có hai đường đưa nguyên liệu vào tháp:
- Nó tương đương với 2 quá trình chưng bốc hơi và ngưng tụ bốc hơi nên về mặt
nhiệt động thì sơ đồ này hợp lí và hiệu quả tách sẽ cao hơn. Vừa có quá tình phân
tách bay hơi nguyên liệu, nguyên liệu vào ở giữa tháp, có quá tìn phân tách ngưng
tụ hồi lưu lại ở đinht tháp
- Quá trình này tận dụng nhiệt vừa trực tiếp (trộn với dòng khí nguyên liệu có nhiệt
độ thấp) và gián tiếp (trao đổi nhieetjj sơ bộ với dòng khi khô) sơ đồ này giúp tiết
kiệm khoảng 10% năng lượng, và quá trình thực hiện ở nhiệt độ cao hơn
- Có thể chưng tách nhiều lần để thu được các khí khác nhau.

Câu 29: So sánh các sơ đồ CNT và NNT


CNT NNT
- Nguyên liệu được làm lnahj rồi đưa - Nguyên liệu được làm lạnh sâu vào
thẳng vào tháp chưng, thu được tháp tách pha: thu được khí ở đỉnh
phần khí khô ở đỉnh tháp và phần và lỏng ở đáy (C3+)
nặng C3+ ở đáy tháp - Điều kiện làm việc: nhiệt độ -25 ->
- Nhiệt độ đỉnh tháp khoảng -30-> - 3-35 oC, áp suất 3-4 MPa
23 oC, áp suất trong tháp 2,5 – 3,5 - Thiết bị: Tháp tách pha và tuabin
MPa giãn nở khí,…
- Thiết bị: Gồm tháp chưng và thiết - Có 3 pp làm lạnh: trong, ngoài và
bị làm lạnh ngoài tổ hợp
- Hiệu quả tách cao với C3+ (về mức - Hiệu quả tách cao với khí có C3+
độ tách và kinh tế) <= 00 g/cm3
- Tiêu thụ ít năng lượng - Thiết bị cồng kềnh, phức tạp, Tiêu
- Tự động hóa phức tạp thụ năng lượng lớn

Câu 30: So sánh các sơ đồ CNT và HTN


CNT HNT
- Nguyên liệu được làm lnahj rồi đưa - Nguyên liệu vào tháp hấp thụ, sử
thẳng vào tháp chưng, thu được dụng dung môi hấp thụ C3+, thu
phần khí khô ở đỉnh tháp và phần được khí khô ở đỉnh và ở đáy thu
nặng C3+ ở đáy tháp được dung môi đã bão hào đem đi
- Nhiệt độ đỉnh tháp khoảng -30-> - tái sinh thu hồi dung môi (nhả hấp
23 oC, áp suất trong tháp 2,5 – 3,5 thụ)
MPa - Điều kiện hấp thụ ở nhiệt độ -30->
- Thiết bị: Gồm tháp chưng và thiết -40oC, áp suất 3-7 MPa tùy thuộc
bị làm lạnh ngoài vào thành phần khí.
- Hệ thống thiết bị đơn giản, Nhiệt - Thiết bị có 3 loại: tháp hấp thụ,
độ làm việc cao hơn tháp hấp thụ bốc hơi, tháp nhả hấp
- Hiệu quả tách cao với C3+ (về mức thụ
độ tách và kinh tế) - Hệ thống thiết bị phức tạp, đòi hỏi
- Tiêu thụ ít năng lượng phải tái sinh dung môi: tốn kém
- động hóa phức tạp năng lượng
- Nhiệt độ làm việc thấp
- Tốn kém chi phí cho chất hấp thụ
- Tách tốt cho khí nguyên liệu co
C3+ = 250-350 g/m3

Câu 31: Đánh giá về mặt kinh tế các công nghiệp chế biến khí
1. Đánh giá qua chi phí tương đối: là tỷ số giữa chi phí và giá thành sản phẩm hang
hóa
C0 = C/G
Với C là chi phí sản xuất
G là giá thành sản phẩm
2. Đánh giá qua chỉ số thu nhập ước tính T
T=G-C

Câu 32: Phân tích phạm vi ứng dụng của các quá trình Công nghệ chế biến
khí
- Với khí béo >=400g/m3
Sử dụng công nghệ CNT là tốt nhất mà vẫn đảm bảo được mức độ tách và kinh tế
bởi công nghệ này sẽ tiết kiệm năng lượng. Do CNT nguyên liệu được làm lạnh
rồi tách sơ bộ etan rồi mới đi vào tháp chưng. Đối với khí thông thường thì mức
độ tách sẽ giảm, tuy nhiên với khí béo hàm lượng C2 ít thì ít bị ảnh hưởng tới tháp
chưng hơn. Với mục đích tcahs C3+ ở mức độ cho phép thì không cần tách sơ bộ
và giúp giảm năng lượng tiêu hao
- Với tách C2+
NNT là công nghệ duy nhất cho phép tách 80-90% etan, do có tác nhận lạnh là C1,
C2 và tuabin giãn nở khí để làm lạnh đến nhiệt độ sâu hơn
Tóm lại: C3+< 400g/m3: sử dụng NNT cho mức độ tách cao
C3+ = 250-350 g/m3: NNT và CNT đều cho mức độ tcahs tương đương nhau và
có thể dung 1 trong 2 công nghệ đều được
C3+ >= 400 g/m3: sử dụng CNT là tốt nhất
Câu 33: Cơ chế và xúc tác cho quá trình Oxy hóa ghép đôi metan
Quá trình oxy hóa ghép đôi metan là quá trình oxy hóa không hoàn toàn metan nhận được
các hydrocacbon cao hơn, trong đó chủ yếu là etan và etylen.\
Phản ứng oxy hóa trực tiếp metan không thuận lợi về mặt nhiệt động học vì các phân tử
metan có độ bền liên kết C-H cao, các sản phẩm tạo thành (như etan, etylen và các
hydrocacbon cao hơn) đều có độ bền liên kết kém hơn. Các sản phẩm đầu của quá trình
oxy hóa ghép đôi metan có xu hướng dễ bị oxi hóa sâu hơn thành Cox.
Các sản phầm mong muốn là C2H6 và C2H4, hạn chế các phản ứng oxy hóa sâu tạo
phẩm phụ không mong muốn là CO và CO2.
*) Xúc tác cho quá trình oxy hóa ghép đôi metan
- Các kim loại nhóm VIII trong bảng tuần hoàn, các oxit kim loại chuyển tiếp không biến
tính (VD: Cr2O3, Fe2O3, NiO) không có độ chọn lọc cao với phản ứng oxy hóa ghép đôi
metan.
- Các loại nhóm xúc tác có hoạt tính tương đối cao với phản ứng oxy hoó ghép đôi:
+ Ion IA/oxit IIA: Li/MgO; Na+/CaO
+ Oxit họ Lantan: La2O3, Sm2O3
+ M2CO3/Oxit bazo (M-Kim loại IA): Na2CO3/MgO; Na2CO3/CeO2
+ Oxit IIA/Oxit bazo: BaO/CaO; PbO/MgO
+ Oxit kim loại chuyển tiếp đã biến tính: NaMnO4/ MgO; Na2CO3/Mg6MnO8+
+ Monophasic oxit: BaPbO3, LiNiO2, LiCa2Bi3O4Cl6
Các ion phân nhóm chính I của bảng hệ thống tuần hoàn có mặt trong nhiều xúc tác hiệu
quả nhất đối với phản ứng oxy hoó ghép đôi metan.
Cấu trúc của xúc tác ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt tính và dộ chọn lọc. Li2CO3 bị nóng
chảy và phân hủy ở 800 oC thành Li2O và CO2 và có thể trong quá trình đó các tâm hoặt
tính đã được hình thành. Quá trình oxy hóa ghép đôi metan được thực hiện trên hệ xúc
tác Li/MgO nhờ sự có mặt của pha Li2O3 cân bằng với pha Li2O. Chúng làm cho oxy ở
trạng thái rất hoạt động và thực hiên quá trình hoặt hóa metan. Pha Li2CO3 phủ lên bề
mặt của MgO và do đó ngăn cản quá tình oxy hóa hoàn toàn các sản phẩm vừa hình
thành.

*) Cơ chế và động học của phản ứng oxy hóa ghép dôi metan được thực hiện chủ yếu trên
xúc tác Li/MgO và có thêm chất kích hoạt Ce/Li/MgO.
Bằng phương pháp đồng vị đánh dấu người ta xác định được cơ chế phản ứng và cơ chế
hoạt động của xúc tác Ce/Li/MgO tiến hành ở 750oC bao gồm:
2CH4 + 0,5O2 C2H6 + H2O (1)
2CH4 + O2 C2H4 + 2H2O (2)
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O (3)
C2H6 + 3,5O2 2CO2 + 3H2O (4)
CO + 0,5O2 CO2 (5)
C2H6 C2H4 + H2 (6)
C2H6 + 0,5O2 C2H4 + H2O (7)
C2H4 + 2O2 2CO + 2H2O (8)
Quá trình có thể biểu diễn bằng sơ đồ chung:

Sơ đồ bao gồm các phản ứng không cần xúc tác vaf các phản ứng có mặt xúc tác. Các sản
phẩm chính của quá trình là C2H6 và C2H4, đồng thời còn nhận được cả các sản phẩm
của quá tình oxi hóa sâu hơn là CO2 và CO.
Ở trạng thái cân bằng nhiệt động etylen là sản phẩm chính của quá tình. Tuy nhiên hiệu
suất etylen bị giói hạn bởi độ chuyển hóa metan có chiều hướng giảm khi tăng áp suất.
nêu tăng lượng oxy cho phản ứng thì độc huyển hóa metan sẽ cao hơn, nhưng lại giảm độ
chọn lọc đối với ản phẩm C2.
Các điều kiện ảnh hưởng lên quá trình như: Phương pháp điều chế xúc tác có ảnh hưởng
đến tính chất và hoặt tính xúc tác, hiệu suất quá trình lên một vài thiết bị phản ứng khác
nhau (thiết bị phản ứng tầng sôi, tầng cố định, thiết bị màng, thiết bị plasma…)
Chất mang có ảnh hưởng đáng kể đến độ chọn lovj của xúc tác. Với chất mnag có tính
axit như γ-Al2O3, xúc tác có haotj tính cao và độ chọn lọc cao với phản ứng tạo CO. Với
các chất mang trug tính, axit yếu hoặc bazzo yếu như TiO2, ZrO2, ZnO2,… xúc tác có
hoạt tính thấp nhưng có độ chọn lọc cao với ản phẩm C2. Với chất mang có tính bazo,
xúc tác nhận được có hoạt tính cao và độ chọn lọc cao với sản phẩm C2. Và MgO và β –
Al2O3 cho kết quả tốt nhất.
Xúc tác đóng vai trò quan trọng chủ yếu trong 2 giai đoạn: Giai đoạn khơi mào của phản
ứng và giai đoạn oxy hóa CO thành CO2. Ở giai đoạn đầu, các gốc CH3* kết hợp với
nhau tạo thành etan, sau đó etan chuyển thnahf etylen. Etylen lại có thể bị oxy hóa sâu
hơn thành CO bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua formaldehyt.

Các sản phẩm C3 đóng vai trò quan trọng không đáng kể trong cơ chế này vì tốc độ tạo
thành chúng quá thấp.

Câu 34: Các công nghệ cơ bản chuyển hóa khí tự nhiên thành khí tổng hợp, so
sánh và phân tích nhưng ưu điểm cơ bản của công nghệ tổng hợp
Quá trình chuyển hóa khí tự nhiên (metan) thành khí tổng hợp đòi hỏi những điều kiện rất
nghiêm ngặt. Tùy theo mục đích sử dụng khí tổng hợp để tổng hợp các ản phẩm cụ thể
mà điều chỉnh tỷ lệ các cấu tử chính của hỗn hợp.
Có 4 phản ứng chính, quan trọng trong quá tình chuyển hóa metan thành khí tổng hợp.
- Phản ứng chuyển hóa bằng hơi nước (steam reforming) (phản ứng tổng hợp
methanol)
- Phản ứng tổng hợp NH3
- Phản ứng Fischer Tropsch
- Phản ứng oxo
*) CÁC QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ
1. Công nghệ chuyển hóa bằng hơi nước
Đây là công nghệ được sử dụng phổ biến trong quá trình tổng hợp ammoniac và tổng hợp
methanol.
Ưu điểm:
- sản suất được khí tổng hợp có độ tinh khiết cao làm nguyên liệu co tổng hợp các hợp
chất hữu cơ.

2. Công nghệ oxy hóa không hoàn toàn không cần xúc tác
Trong công nghệ này oxy và khí tự nhiên được gia nhiệt, hỗn hợp và đánh lửa. Phản ứng
chính xảy ra phản ứng tỏa nhiệt
- Qúa trình thực hiện ở áp suất cao sẽ thuận lợi và như vậy tăng thêm chi phí máy
nén. Sự chuyển hóa metan ngay cả ở áp suất này cũng không đáng kể.

3. Quá trình chuyển hóa có xúc tác


Quá trình chuyển hóa ốc xúc tác dựa trên cơ sở phản ứng giữa khí tự nhiên, hơi nước và
oxy.
Ưu điểm:
- Quá trình yêu cầu áp suất cao hơn chuyển hóa bằng hơi nước, tiêu tốn năng lượng
thấp hơn cho quá trình nén và có thể sử dụng ngay cho quá trình tổng hợp
methanol.
Nhược điểm:
- Quá trình xúc tác hoạt tính cao dẫn đến tạo thành một lượng đáng kể CO2 trong
sản phẩm. Vì vậy cần tách CO2 trước khi đưa đi sử dụng
- Trở lực xúc tác cao, khó điều khiển tỷ lệ CO/H2
4. Quá trình tổ hợp
- Sử dụng để sản xuất khí tổng hợp phục vụ cho sản xuất NH3 và methanol
Điều kiện CN: sử dụng tổ hợp gồm thiết bị chuyển hóa sơ cấp và thiết bị chuyển hóa thứ
cấp. Trong thiết bị phản ứng sơ cấp, khí tự nhiên được chuyển hóa bằng dòng hơi nước
tương đối nhỏ, sau đó hỗn hợp đã chuyển hóa 1 phần đi vào thiết bị phản ứng thứ cấp có
xúc tác thực hiện quá tình tự nhiệt nhờ dòng oxi có bổ sung.
- Ưu điểm
+ có khả năng khống chế tỷ lệ O2/CO
+ CO/H2 trong khí tổng hợp có thể tăng áp suất để tiết kiệm O2
+ Giảm 50% công suất của máy nén so với quá trình chuyển hóa hơi nước
+ Điều kiện của quá trình mềm hơn
+ Hàm lượng CO2 ít hơn
+ Thiết bị nhỏ gọn, tiết kiệm nguyên liệu
- Đây chính là công nghệ tối ưu nhất
Câu 35: Phân tích các đặc điểm và ưu điểm của công nghệ hiện đại chuyển
hóa khí tự nhiên thành khí tổng hợp
Có 2 công nghệ hiện đại:
- Công nghệ CAR của UHDE
- Công ngheejGHI của ICI
*) CÔNG NGHỆ CAR CỦA UHDE
- Cấu tạo thiết bị
Gồm 1 ống chuyển hóa sơ cấp (chứa xúc tác Ni), đặt bên trong thiết bị rỗng hình trụ
Không gian giữa ống sơ cấp và vỏ thiết bị chính là nơi xảy ra phản ứng thứ cấp
- Nguyên lí hoạt động:
Khí tự nhiên và H2O đi vào phía trên của ống chuyển hóa sơ cấp (chứa đầy xúc tác Ni)
tại đây xảy ra quá trình chuyển hóa bằng hơi nước.
O2 có bổ sung thêm khí tự nhiên được đưa vào đáy của thiết bị chuyển hóa, hỗn hợp này
so với khí đã chuyển hóa 1 phần tỏng thiết bị chuyển hóa bằng hơi nước, chuyển động
ngược chiều phía bên ngoài ống chuyển hóa ằng oxy cho đến khi ra ngoài.
- Đặc điểm
+ Công nghệ tận dụng nhiệt của quá trình chuyển hóa thứ cấp để cấp nhiệt cho phản ứng
của quá tình chuyển hóa sơ cấp. Do phản ứng sơ cấp (chuyển hóa bằng hơi nước) là phản
ứng tỏa nhiệt mạnh, phản ứng oxi hóa không hoàn tonaf nên yêu cầu nhiệt mồi phản ứng
cao (1000 oC)
 Giảm tiêu hao năng lượng của quá trình
+ Áp suất chênh lệch giữa thành ống phản ứng sơ cấp là rất nhỏ (do có sự cân bằng giữa
áp suất của điều kiện phản ứng sơ cấp với phản ứng thứ cấp) vì vậy ống có thể không cần
chịu áp và được chế tạo mỏng
 Giảm được giá thành chi phí chế tạo: giảm khối lượng vật liệu chế tạo và lắp dặt
thiết bị. Thiết bị mỏng nhỏ gọn thiết kiệm không gian
+ Phản ứng tiến hành ở áp suất 4,5 MPa nên không cần tốn công nén trước khi đưa đi sản
xuấ NH3 hay methanol
*) CÔNG NGHỆ GHR CỦA ICI:
- Cấu tạo thiết bị:
Có 2 thiết bị phản ứng được đặt trong thùng riêng cách nhiệt với môi trường bên ngoài
- Nguyên lí hoạt động:
Ban đầu khí nguyên liệu đi qua các ống của thiết bị chuyển hóa sơ cấp, rồi chuyển sang
thiết bị phản ứng thứ cấp, sản phẩm trước khi được đưa ra ngoài sẽ được quay lại thiết bị
phản ứng sơ cấp để cấp nhiệt cho phản ứng sơ cấp trong các ống phản ứng.
- Đặc điểm:
+ Chênh lệch áp suất trên thành thiết bị không đáng kể => Thiết bị có thể mỏng nhẹ, chi
phí cấu tạo thiết bị thấp
+ Kích thước chuyển hóa sơ cấp thường nhỏ, số ống cũng ít hơn
+ Sản phẩm lấy ra có áp suất cao nên có thể tham gia ngay vào quá trình NH3, methanol
phía sau mà không cần tốn công nén tăng áp
+Tận dụng dduwjocj nhiệt của phản ứng thứ cấp (dưới dạng nhiệt độ cao của sản phẩm)
để cung cấp nhiệt cho phản ứng sơ cấp
*) NHẬN XÉT CHUNG
- Cả 2 công nghệ đều tận dụng nhiệt của quá trình chuyển hóa thứ cấp để cấp nhiệt cho
quá trình chuyển hóa sơ cấp
- Chệnh lệch áp suất của thành thiết bị thấp => chi phí thiết bị giảm => giảm được chi phí
đầu tư
- Tiến hành ở áp suất cao nên khí sau quá trình không cần yêu cầu phải nén trước khi đi
sản xuất NH3, metanol

Câu 36: Cơ sở nhiệt động và công nghệ tổng hợp methanol. So sánh ưu nhược
điểm của các công nghệ áp suất thấp và áp suất cao.
*) Cơ sở nhiệt động của công nghệ tổng hợp methanol
- Công nghệ tổng hợp methanol trực tiếp từ metan (oxy hóa trực tiếp)
Thường khó khan do methanol dễ bị oxi hóa hơn cả metan
Phản ứng xảy ra theo cơ chế chuỗi gốc
CH3* + O → CH3O* (1)
CH3O* → HCHO + H* (2)
CH3O* + CH4 → CH3OH + CH3* (3)
Điều kiện công nghệ: Nhiệt độ 400-700 oC; Áp suất 0.1 – 0.15 MPa
- ở điều kiện áp suất thấp: quá trình phân hủy trực tiếp CH3O* xảy ra thuận lợi theo
phản ứng (2) nên sản phẩm chủ yếu là formandehit
- Ở điều kiện áp suất riêng phần của methanol cao thì sản phẩm chính ưu tiên là
metanol
- Quá trình này tỏa nhiệt: khi áp suất tăng thì hiệu suất thu hồi methanol tăng
 Như vậy quá trình này thuận lợi xảy ra ở điều kiện nhiệt độ thấp, áp suất cao.
Nhưng quá trình anyf hiện không còn được sử dụng vì quá trình diện ra khó khan
sản phẩm thu được dễ bị oxi hóa hơn nguyên liệu
*) Công nghệ sản xuất methanol từ khí tổng hợp
- Phản ứng:
CO + H2 → CH3OH + Q
CO2 + 3H2 → CH3OH + H2O + Q
- Là phản ứng thu nhiệt => thích hợp xảy ra ở nhiệt độ thấp
- Là phản ứng giảm thể tích => thích hợp ở điều kiện áp suât cao
Ngoài ra còn có phản ứng CO2 + H2 = CO + H2O là phản ứng thu nhiệt
Hiện nay methanol được sản xuất trong công nghiệp chủ yếu bằng phương pháp chuyển
hóa khí tổng hợp với 3 loại:
- Chuyển hóa áp suất cao: 25 – 30 MPa
- Chuyển hóa áp suất trung bình: 10 – 25 MPa
- Chuyển hóa áp suất thấp: 5 -10 MPa
So sánh 2 công nghệ áp suất cao và áp suất thấp
Công nghệ áp suất thấp Công nghệ áp suất cao
Ưu điểm + Do quá trình tiến hành ở áp suất + Quá trình tiến hành ở áp suất
thấp nên vốn đầu tư ban đầu thấp, dễ cao thuận lợi cho việc chuyển
chế tạo thiết bị hóa cân bằng tạo methanol
+ Giá thành sản phẩm rẻ + Quá trình truyền nhiệt, truyền
+ Linh hoạt trong việc lựa chọn quy khối diễn ra thuận lợi hơn
mô của nhà máy
+ Vận hành đoen giản và xúc tác
không phải làm việc trong điều kiện
khắc nghiệt
+ Xúc tác chủ yếu được sử dụng là
Ca và Zn
Nhược điểm + Quá trình thuận lợi trong điều kiện + điều kiện áp suất cao, yêu cầu
nhiệt độ thấp, áp suất cao, nên khi pahir có xúc tác có độ bền cơ,
tiến hành điều kiện công nghệ ở áp bền nhiệt cao
suất thấp thì độ chuyển hóa hông + Quá trình vận hành nghiêm
cao, yêu cầu phải tuần hoàn để cải ngặt
thiện độ chuyển hóa + Chi phí đầu tư cao, chế tạo
+ quá trình truyền nhiệt và truyền thiết bị phức tạp
khối diễn ra khó khan hơn

Câu 37: Cơ sở nhiệt động và công nghệ tổng hợp ammoniac. So sánh ưu
nhược điểm của công nghệ áp suất cao và áp suất thấp.
*) Cơ sở nhiệt động của quá trình
N2 + 3H2 = 2 NH3 + 31.44 kJ/mol
- Phản ứng thuận nghích tỏa nhiệt mạnh
- Nhận xét: Phản ứng trên xảy ra theo chiều thuận tức là theo hướng nhận NH3 thì
phản ứng là tỏa nhiệt giảm thể tích => thuận lợi ở điều kiện phản ứng nhiệt đọ
thấp, áp suất cao
- Thương thì nhiệt độ của phản ứng là 300-400 oC để đảm bảo chuyển dịch cân
bằng mà không làm dừng phản ứng
Hiện nay, NH3 được sản xuất trong công nghiệp chủ yếu bằng phương pháp chuyển hóa
từ khí tổng hợp có 3 loại:
- Chuyển hóa ở áp suất cao: 60-100 MPa
- Chuyển hóa ở áp suất trung bình: 25-50 MPa
- Chuyển hóa ở áp suất thấp: 10-15 MPa
So sánh giữa công nghệ áp suất thấp và áp suất cao
Công nghệ áp suất thấp Công nghệ áp suất cao
Ưu điểm + Do quá trình tiến hành ở áp suất + Quá trình tiến hành ở áp suất
thấp nên vốn đầu tư ban đầu thấp, dễ cao thuận lợi cho việc chuyển
chế tạo thiết bị hóa cân bằng tạo NH3
+ Giá thành sản phẩm rẻ + Quá trình truyền nhiệt, truyền
+ Linh hoạt trong việc lựa chọn quy khối diễn ra thuận lợi hơn
mô của nhà máy
+ Vận hành đoen giản và xúc tác
không phải làm việc trong điều kiện
khắc nghiệt
+ Xúc tác chủ yếu được sử dụng là
Co, Mo mang trên oxyt nhôm
Nhược điểm + Quá trình thuận lợi trong điều kiện + điều kiện áp suất cao, yêu cầu
nhiệt độ thấp, áp suất cao, nên khi tiến pahir có xúc tác có độ bền cơ,
hành điều kiện công nghệ ở áp suất bền nhiệt cao
thấp thì độ chuyển hóa hông cao, yêu + Quá trình vận hành nghiêm
cầu phải tuần hoàn để cải thiện độ ngặt
chuyển hóa + Chi phí đầu tư cao, chế tạo
+ quá trình truyền nhiệt và truyền khối thiết bị phức tạp
diễn ra khó khan hơn

Câu 38: Hãy nếu các đặc tính cơ bản của LPG.
LPG (Khí dầu mỏ hóa lỏng) có thành phần hóa học chủ yếu là các hydrocacbon dạng
paraffin: Propan, propylene, butan, butylene. Bên cạnh đó xuất hiện dạng vết của etan,
etylen, pentan,.. Ngoài ra có thể có hydrocacbon olefin, tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu
chế biến.
Đặc tính của LPG:
ở điều kiện thường LPG tồn tại ở trạng thái hơi, LPG có tỷ số nén giãn nở lơn: một đon vị
thể tích gas lỏng tương đương 250 đơn vị thể tích gas hơi. Do đó trong thực tế việc tồn
chứa bảo quản, vận chuyển, LPG được hóa lỏng bằng cách nén vào các bình chịu áp ở
nhiệt độ thường hay hóa lỏng bằng làm lạnh ở áp suất thấp.
Trị số octan của LPG rất cao.
LPG có độ nhớt thấp, ở 20 oC độ nhớt của LPG là 0.3 cSt. Do vậy LPG có tính linh đọng
cao, có thể rò rỉ, thẩm thấu ở những nơi mà nước và xăng dầu không rò rỉ dễ hỏng dầu
mỡ bôi trơn tại các vị trí làm kín không tốt.
LPG hoàn toàn không gay độc hại con người, không gây ô nhiệm môi trường. Tuy nhiên,
do hơi gas nặng hơn không khí, vì vậy nếu rò rỉ ra ngoài trong môi trường kín sẽ chiếm
chỗ của không khí và có thể gây ngạt. LPG còn là nhiên liệu rất sạch: hàm lượng lưu
huỳnh thấp (<0,02%), khi cháy chỉ tạo ra khí CO2và hơi nước, lượng khí độc SO2, H2S,
CO của quá trình cháy là rất nhỏ, không gây ảnh hưởng tới môi trường.
LPG ở thể lỏng và hơi đều không màu, không mùi. Vì lý do an toàn nên LPG được pha
thêm chất tạo mùi để dễ phát hiện khi rò rỉ. Các nhà sản xuất trộn vào LPG những chất
tạo mùi đặc trưng.
LPG được sử dụng trong nhiềulĩnh vực công nghiệp và dân dụng:
- Sử dụng trong nấu nướng: sử dụng cho các bếp gas dân dụng, lò nướng, Sử dụng
LPG thay thế điện trong các bình đun nước nóng trong gia đình.
- Ngoài ra còn rất nhiều ứng dụng LPG trong các hệ thống sưởi ấm nhà ở, chiếu
sáng, giặt là...
- Sử dụng LPG trong các nhà hàng: sử dụng cho các bếp công nghiệp, lò nướng,
đun nước nóng...
- Sử dụng LPG cho các lò nướng công nghiệp với công suất lớn.-Sử dụng LPG cho
các bình nước nóng trung tâm (cung cấp nước nóng cho hệ thống).
- LPG được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành công nghiệp: gia công kim loại,
hàn cắt ghép, nấu và gia công thuỷ tinh, lò nung sản phẩm silicat. Khử trùng đồ
hộp, lò đốt rác, sấy màng sơn, bản cực ắc quy, đốt mặt sợi vải...
- Sử dụng sấy nông sản ngũ cốc thuốc lá, sấy chè, sấy cà phê, lò ấp trứng, đốt cỏ,
sưởi ấm nhà kính...
- LPG là một nhiên liệu lý tưởng thay hệ xăng cho động cơ đốt trong vì trị số octan
rất cao giá thành rẻ, ít gây ô nhiễm môi trường, đơn giản hoá cấu tạo động cơ.
- LPG được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp tổng hợp hữu cơ và hóa dầu như : -
Sử dụng trong công nghệ tinh chế và sản xuất dầu nhờn.-Làm nguyên liệu cho sản
xuất các monome để tổng hợp các polyme trung gian như: polyetylen,
polyvinylclorua, polypropylen, ...
Ưu – nhược điểm của LPG
-Ưu điểm:
+Tỏa năng lượng (nhiệt) khá cao:mỗi kg LPG cung cấp khoảng 12.000 kcal năng lượng,
tương đương nhiệt năng của 2 kg than củi hay 1,3 lít dầu hỏa hoặc 1,5 lít xăng.
+ Việc sản sinh ra các loại chất ( khí NOx ,SOx )khí độc và tạp chất trong quá trình cháy
thấp đã làm cho
LPG trở thành một trong những nguồn nhiên liệu thân thiện với môi trường.
+Dễ cháy vì thế nên hiệu suất cháy cao, cháy hoàn toàn, ít gây ô nhiễm
+Nhiệt độ cháy cao (có thể đạt 1900-1950oC ) nên có thể nung chảy hầu hết mọi thứ.
+ Vận tốc bay hơi của LPG rất nhanh, dễ dàng khuyếch tán, hòa trộn với không khí thành
hỗn hợp cháy tốt.
+Vì có tương đối ít thành phần hơn nên dễ đạt được đúng tỷ lệ pha trộn nhiên liệu, cho
phép sản phẩm cháy hoàn toàn. Việc này đã làm cho LPG có các đặc tính của một nguồn
nhiên liệu đốt sạch.
+Cả Propane và Butane đều dễ hóa lỏng và có thể chứa được trong các bình áp lực.
Những đặc tính này làm cho loại nhiên liệu này dễ vận chuyển, và vì thế có thể chuyên
chở trong các bình hay bồn gas đến người tiêu dùng cuối cùng.
+LPG là loại nhiên liệu thay thế rất tốt cho xăng trong các động cơ đánh lửa.Trong một
động cơ được
điều chỉnh hợp lý, đặc tính cháy sạch giúp giảm lượng chất thải thoát ra, kéo dài tuổi thọ.
+Như một chất thay thế cho chất nổ đẩy aerosol và chất làm đông, LPG được chọn để
thay cho fluorocarbon vốn được biết đến như 1 nhân tố làm thủng tầng ozon.

+Với các đặc tính là nguồn nhiên liệu sạch và dễ vận chuyển, LPG cung cấp một nguồn
năng lượng thay thế cho các nhiên liệu truyền thống như: củi, than, và các chất hữu cơ
khác. Việc này cung cấp giải pháp hạn chế việc phá rừng và giảm được bụi trong không
khí gây ra bởi việc đốt các nhiên liệu truyền thống.
-Nhược điểm:
+ Do hơi LPG có tỷ trọng với không khí lớn hơn 1 (Tỉ trọng LPG nhẹ hơn so với nước là:
Butane từ 0,55– 0,58 lần, Propane từ 0,5 – 0,53 lần; Ở thể hơi (gas) trong môi trường
không khí với áp suất bằng áp suất khí quyển, gas nặng hơn so với không khí: Butane
2,07 lần; Propane 1,55 lần) nên khi thoát ra ngoài sẽ bay là là trên mặt đất, tích tụ ở
những nơi kín gió, những nơi trũng, những hang hốc của kho chứa, bếp…thậm chí là mặt
nước rất dễ gây cháy nổ.
+Màu sắc: LPG ở trạng thái nguyên chất không màu không có mùi nên khó nhận biết sự
có mặt của nó (khắc phục nhược điểm này LPG được pha trộn thêm chất tạo mùi
Mercaptan với tỉ lệ nhất định để có mùi đặc trưng nên có thể nhận biết bằng khứu giác).
+LPG là loại nhiên liệu dễ cháy khi kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp cháy nổ.
Đạt tới giới hạn nồng độ cháy, dưới tác dụng của nguồn nhiệt hoặc ngọn lửa trần sẽ bắt
cháy làm phá hủy thiết bị, cơ sở vật chất, công trình.
+LPG tồn tại ở nhiệt độ thường với áp suất khá cao nên cần phải được bảo quản ở nơi có
áp suất cao. Vì vậy đòi hỏi các thiết bị chứa phải có độ bền cao
Câu 39: Đặc tính và các thông số kĩ thuật của các loai bồn chứa LPG
Bổn chứa LPG là bồn dùng để chứa LPG có dung tích bằng hoặc lớn hơn 0,15 m3.
Có 3 loại bồn chứa:
- Bồn chứa đặt nổi là bồn chứa được đặt trên mặt đất, không lấp cát hoặc đất
- Bồn chứa chìm là bồn chứa được chôn dưới đất và được bao phủ bởi đất, cát
- Bồn chứa đắp đất là bồn chứa được đặt trên mặt đất và được bao phủ bởi đất, cát
Có rất nhiều bồn chứa LPG hay bồn chứa lỏng trên thị trường hiện nay, đủ các loại dung
tích từ 10m3, 20m3, 25m3,…
*) Vật liệu bồn chứa và hình dáng
Bồn chứa LPG thường sẽ được làm từ hợp kim nhôm và loại thép cacbon cực kỳ chất
lượng. Như inox SUS 304, Inox SUS 316 hay thép đen. áp suất trong bồn chứa lpg thiết
kế 0.3kg/m2, thành bồn chứa sẽ được bảo vệ bởi lớp sơn chống gỉ, phần nhựa đường và
lớp thủy tinh.

Để phù hợp với nhiều đặc tính đặc trưng của khí hóa lỏng. Theo các quy định về bồn
chứa xăng dầu khi thiết kế bồn tec chở hàng khí lỏng thì hình dạng của bồn dầu thông
thường là hình trụ hoặc elip với độ dày đạt chuẩn để không bị móp méo trong quá trình
sử dụng, vận chuyển.

Dung tích bồn: Dung tích phổ biến từ 1m3 – 1000 m3


*) Kích thước bồn chứa LPG
 Bồn chứa LPG 3m3, với đường kính 1,408 cùng chiều dài là 2,000m và diện
tích xung quanh là 13m2.

 Loại bồn chứa LPG 4m3, với đường kính là 1,350 và chiều dài là 3,000m, diện
tích xung quanh là 13,06m2
 Loại bồn chứa LPG 6m3, với đường kính lên đến 1,600 cùng chiều dài là 3,000m
và diện tích xung quanh là 19,00m2.
 Bồn chứa LPG 12m3 có đường kính là 1,900 cùng đường kính là 4,500 và chiều
dài là 36,5m2.
 Loại bồn chứa LPG 30m3, với đường kính 2,600 cùng đường kính 6,100 và chiều
dài lên đến 59,6m2.

*) Các thiết bị khác của bồn chứa


Bên cạnh vật liệu sản xuất, hình dạng và cấu trúc rõ ràng thì thiết kế bồn chứa LPG còn
phải được đề cao ở mặt trang thiết bị. Các trang bị được đi kèm bồn chứa LPG có thể kể
đến như:

 Dây tiếp đất. Dây tiếp đất cần phải điều chỉnh độ dài một cách hợp lý sao cho
hai mắt xích có thể chạm xuống được phần mặt đường.
 Phần thang leo
 Dòng chữ cảnh báo….

 Ngoài ra các bồn chứa dung tích lớn cũng cần phải có cầu thang để người lao
động có thể dễ dàng di chuyển, vận hành cũng như tháo lắp và kiểm tra các bộ
phận khác trên bồn xe.
 Phần nắp bồn đóng mở dễ dàng, van hô hấp nằm ở nắp đỉnh bồn chứa và sở
hữu thêm phần điều hòa áp suất trong bồn chứa lpg.
 Ngoài ra còn cần trang bị thêm bình cứu hỏa đạt tiêu chuẩn chất lượng để đảm
bảo tính an toàn và xử lý sự cố có thể xảy ra.
 Tất cả các loại bồn chứa gas công nghiệp khi thiết kế đều có cảnh báo “cấm
lửa” in dọc hai bên thân và phía sau của bồn chứa.

Câu 40: So sánh sự khác nhau giữa bồn chứa LPG và bồn chưa xăng dầu. Tại
sao có sự khác nhau đó?
Câu 41: Các đặc tính và thông số kĩ thuật của các bình chứa LPG. Phương pháp
kiểm định và quy trình kiểm định bình chứa LPG.
*) Đặc tính và thông số kỹ thuật bình chứa LPG
- Áp suất thiết kế: 27 kG/cm2
- Áp suất thử thủy lực: 34 kG/cm2
- Áp suất làm việc: 6 kG/cm2
- Khối lượng LPG trong bình: 9, 12, 13,48 kg
- Dung tích bình chứa: 18.1; 24.2; 26.2; 96.2 lít

*) Kiểm định là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình kiểm định nhằm đánh giá và xác
nhận sự phù hợp của tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tượng được kiểm định với các
quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với đối tượng
được kiểm định.
*) Quy trinh kiểm định:
1. Công tác chuẩn bị trước khi kiểm định
- Chuẩn bị hồ sơ tài liệu kỹ thuật
- Trang bị an toàn cho người kiểm tra
- Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ kiểm tra
2. Kiểm tra hồ sơ lý lịch bồn chứa LPG
- Kiểm định lần đầu
- Kiểm định định kỳ
- Kiểm định bất thường
3. Kiểm tra kĩ thuật bên ngoài và bên trong
- Kiểm tra sự phù hợp giữa hồ sơ và thực tế lắp đặt hiện trường: bố trí mặt bằng, vị trí
bồn chứa LPG và thiết bị phụ trợ,..)
- Kiểm tra vị trí đặt bồn chứa LPG và các thiết bị phụ trợ, sàn thao tác, số lượng bồn,
khoảng cách an toàn giữa các bồn chứa. Kiểm tra đường xuất lỏng, van ngắt khẩn cấp đã
được lắp đặt trên đường xuất LPG lỏng.
- Kiểm tra tình trạng nền móng bồn chứa LPG, thiết bị phụ,…
- Kiểm tra lắp đặt thiết bị phụ của bồn chứa LPG
- Kiểm tra lắp đặt, đấu nối các đường ống: Nhằm xác định sự phù hợp về vị trí, các góc
uốn, độ nghiêng, các thông số kỹ thuật của ống.
- Kiểm tra mối hàn lắp ráp
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của lớp cách nhiệt
- Kiểm tra tình trạng cặn bẩn, han gỉ, ăn mòn thành kim loại bên trong bồn chứa LPG
- Kiểm tra tình trạng biến dạng, ăn mòn và mài mòn
4. Thử thủy lực
5. Thử kín
6. Kiểm tra vận hành
Câu 42: Các loại van sử dụng trong công nghệ LPG. Giải thích cấu tạo và
nguyên lí làm việc
Các loại van:
- Van 1 chiều: Được lắp đặt trên hệ thống đường ống giúp bảo vệ đường ống dẫn
vận hành ổn định, van cho phép dòng chất lỏng - khí đi qua van ống chỉ theo 1
hướng nhất định và ngăn cản dòng theo hướng ngược lại. Khi có sự cố tụt áp tại
một máy bơm, nếu không có van 1 chiều lắp ở cửa đẩy của máy bơm đó, thì một
phần lưu lượng chất lỏng có thể chảy ngược về máy bơm bị tụt áp.

Vật liệu: thép cacbon


Đặc điểm: chỉ cho lỏng chảy qua theo 1 chiều
Được nối bằng bích
- Van điều áp (hồi lưu)
- Van điều lượng
Thay đổi vòng quay sẽ thay đổi được lưu lượng chảy qua van

- Van an toàn
Là một van quan trọng để giữ an toàn. Cấu tạo có 1 lò xo để giữ áp. Khi áp suất bên trong
lớn hơn mức quy định thì lò xo sẽ bị bật ra và LPG sẽ thoát bay ra ngoài và giảm áp trong
thiết bị không gây ra quá áp và cháy nổ.
Một thiết bị phải có tối thiểu 2 van an toàn để đảm bảo khi 1 van hỏng vẫn còn 1 van hoạt
động để bảo bảo độ an toàn cho thiết bị.
Nguyên nhân gây ra quá áp:
- Để ngoài trời tăng nhiệt độ và tăng áp lớn
- Van ngắt khẩn cấp
- Van xả đỉnh
- Van xả đáy
- Van chặn
- Van lọc
- Van điều khiển bằng khí nén
Là van đóng mở nhưng được điều khiển bằng khí nén giúp người điều khiển không
cần có mặt tại hiện trường

Câu 43: Bảo quản và tồn chứa LPG.


*) Ở nhiệt độ thường và áp suất cao
Ở nhiệt độ thường cần hóa lỏng (nhưng không phải dạng tĩnh mà dạng như chất lỏng
đang sôi và rất dễ để chuyển thành pha khí) để bảo quản và tồn chứa. Do có áp suất cao
nên cần các thiết bị có thể chịu áp thành dày và cấu tạo đặc biệt
- Bồn trụ nằm ngang(dung tích nhỏ: dân dụng 1,5-20 tấn, Công nghiệp 100 tấn)
- Bồn hình cầu (dung tích lớn 1000 tấn)
- Bồn hình elipxolit tròn xoay
 Với áp suất cao thì có thể tác dụng đều lên thành và không gây ra ứng suất cao tại
một vài trị trí
*) Ở nhiệt độ thấp và áp suất kiểm tra (hoặc nhiệt độ thấp, áp suất thường)
Ở áp suất kiểm tra và nhiệt độ thấp, LPG tồn tại ở thể lỏng tĩnh do LPG đã bị hóa lỏng ở
nhiệt độ thấp và khó chuyển pha thành pha hơi.
- Bồn hình trụ 5000 tấn:
- Bồn trụ thẳng đúng 1 lớp
- Bồn trụ thẳng đứng 2 lơp
=> Thiết bị chứa không cần chịu áp do không chịu áp của đk và không chịu áp nội tại và
thiết bị cx k cần quá dầy và có thể làm trụ đứng. Tuy nhiên ở nhiệt độ thấp (khoảng -30-
>-40oC) nên cần phải cách nhiệt nên thiết bị chứa phải có nhiều lớp bảo ôn.
Câu 44: Hãy nêu các đặc tính cơ bản của LNG
LNG là tên viết tắt của Liquefied Natural Gas là dạng khí thiên nhiên hóa lỏng nhẹ hơn
không khí.LNG không có màu, không mùi nhận biết, không độc hại và cũng không có
tính chất ăn mòn. Khi đốt cháy thì ngọn lửa tạo ra từ LNG có nhiệt độ tầm khoảng
2340ºC.
- Thành phần của LNG: có thành phần chủ yếu là metan khoảng 95%, còn lại là một
lượng nhỏ những khí khác.
- Nhiệt độ hóa lỏng là -162 oC
- Nhiệt trị 50 MJ/kg ở -162 oC
- Khối lượng riêng 450 kg/m3
- LNG giảm được 600 lần về thể tích

- Là chất lỏng, thể tích khí mêtan giảm xuống 1/600 so với trạng thái khí.
- Điều này làm cho LNG có thể vận chuyển trong tàu hoặc xe tải đông lạnh.
- LNG tinh chế từ khí tự nhiên thô.
- Có một số loại khí khác được tách ra khỏi khí tự nhiên thô trước khi làm lạnh, bao
gồm propan, butan (n-butan) và isobutane (i-butane) , cũng như hỗn hợp các khí
này.
- Khí LNG có thể được chuyển thành chất lỏng ở áp suất tương đối thấp.
- LNG chuyển đổi thành khí hydrocarbon dễ cháy – metan – thường được sử dụng
làm nhiên liệu.
- LNG thường được sử dụng làm nhiên liệu trong sưởi ấm, nấu ăn, nước nóng và
phương tiện, sau khi nó được tái chế thành metan.
Ứng dụng:

- Làm nhiên liệu


- Làm nguyên liệu

Nhu cầu sử dụng LNG ngày càng tăng

Khí thiên nhiên (Natural gas) thường sẽ được hóa lỏng ở mức nhiệt độ -120ºC đến -170ºC
(tùy vào tỷ lệ thành phần hỗn hợp có trong chất khí). Việc này sẽ giúp bảo quản và vận
chuyển LNG một cách dễ dàng hơn.

Khí LNG có những ưu điểm nổi bật hơn so với xăng dầu như mật độ năng lượng cao hơn
nên có thể giảm số lần tiếp nhiên liệu sử dụng cũng như giảm ô nhiễm môi trường.

Nhưng thực tế hiện nay LNG vẫn chưa được áp dụng rộng rãi tại các nước đang phát
triển. Nguyên nhân chủ yếu là do mức chi phí khâu đầu tư vào phương tiện để lưu giữ và
vận chuyển, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như các thiết bị, máy móc chế biến rất cao.

Vì vậy, hiện tại hầu như LNG chỉ được sử dụng phổ biến tại các nước có nền công nghiệp
phát triển mạnh mẽ như Mỹ, Nhật, Anh và các nước châu Âu khác.

Tuy nhiên về tương lai lâu dài thì LNG là nguồn nhiên liệu thay thế hay nguồn nhiên liệu
bổ sung cho mỗi Quốc gia. Việc sử dụng khí LNG chính là hướng tới một ngành công
nghiệp thải khí sạch sử dụng sau khi đốt ra bên ngoài môi trường.

Khí LNG ứng dụng cho các phương tiện giao thông vận tải khác nhau. Và đặc biệt là ứng
dụng LNG cho các nhà máy nhiệt điện của những doanh nghiệp với quy mô sản xuất
trung bình và lớn…

Câu 45: Hãy nêu các đặc tính cơ bản của CNG
CNG là từ viết tắt của Compressed Natural Gas một dạng khí nén thiên nhiên

CNG là chất khí nhẹ hơn không khí, không màu, không mùi, với ngọn lửa có mức nhiệt
độ khoảng 1950ºC.

Thành phần chủ yếu của CNG bao gồm các hydrocarbon, trong đó khí metan khoảng
95%, khí etan tầm 5% đến 10%. Ngoài ra còn có các khí propan, butan và các khí khác
nhưng ở lượng nhỏ.
CNG là nguồn năng lượng sạch để phục vụ cho ngành giao thông vận tải ứng dụng với
các phương tiện khác nhau. Sử dụng khí nén thiên nhiên CNG để làm nhiên liệu phục vụ
những giao thông vận tải là một hướng phát triển của tương lai gần với nhiều lợi thế.
Ưu điểm của CNG:

- Khí cng là loại khí đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí thân thiện với môi trường, an toàn
và giá thành có phần rẻ hơn một số loại khí.

- Về khía cạnh công nghiệp, cng làm cho việc vận chuyển khí giữa các nhà máy, các
khu công nghiệp trở nên dễ dàng và đỡ tốn kém hơn. Bởi loại khí này chỉ chiếm khoảng
1/200 thể tích so với các loại khí thiên nhiên ở điều kiện chuẩn.

- Phát ra một lượng ít chây gây ô nhiễm độc hại ảnh hưởng tới sức khoẻ con người

- Sở hữu tính an toàn cao, độ chớp cháy 650 độ C, tỷ lệ cháy đạt 5 – 15% nhẹ hơn
không khí

- Nguồn cung dồi dào, qua một số tính toán qua thì lượng khí này có đủ cho cả thế giới
sử dụng trong 1000 năm

Câu 46: Phân tích so sánh sự khác nhau giữa bồn chứa LNG. CNG và LPG

Câu 47: Phạm vi ứng dụng của LNG, CNG, LPG


1. Ứng dụng của LNG
- Sử dụng tại các khu công nghiệp và khu đô thị.
- Lng thường được dùng làm nhiên liệu để sưởi ấm, nấu ăn, đun nước nóng sau khi
nó được tái chế thành metan.
- Sử dụng làm nguồn năng lượng sạch cho các hộ dân ở các vùng sâu, vùng xa, biển
đảo, hải đảo…
- Ở Việt Nam, Lng chủ yếu được sử dụng cho nồi hơi công nghiệp, máy sấy tầng
chất lỏng, lò quay, lò nung,… Các ngành công nghiệp dùng khí Lng bao gồm sản
xuất các sản phẩm từ sữa, chế tạo, chế biến thực phẩm và các sản phẩm xây dựng.
Ngoài ra, Lng cũng được dùng làm khí đốt cho thay thế cho gas trong các nhà
hàng.
- Dùng là nguyên liệu thay thế cho dầu diesel trong các ngành giao thông vận tải
như ô tô, xe vận tải hạng nặng, tàu biển, tàu hỏa,…
- Khí hóa lỏng Lng là một sự thay thế an toàn cho dầu diesel dùng trong động cơ
của máy phát điện.

2. Ứng dụng của CNG


- Thay thế các nhiên liệu đốt trong các nhà máy
- Sử dụng tỏng ngành giao thông vận tải, thay thế cho xăng dầu vì CNG là nhiên
liệu cháy sạch giúp bảo vệ môi trường và giảm chi phí nhiên liệu
- Sử dụng trong dân dụng làm nhiên liệu sach giá rẻ
3. Ứng dụng LPG
- LPG làm nhiên liệu cho xe cộ và các phương tiện vận tải.
- LPG cháy tốt hơn so với diesel hoặc xăng hay là có hiệu năng tốt hơn đồng thời
thân thiện với môi trường hơn. Vì vậy mà
- LPG được sử dụng phổ biến để làm nhiên liệu cho những loại phương tiện vận tải
khác nhau.
- Sử dụng LPG để làm chất làm lạnh.
- Khí LPG được dùng làm đầu vào ứng dụng cho công nghiệp hóa chất.
- Trong nông nghiệp, khí đốt hóa lỏng LPG được sử dụng để sấy khô cho các loại
nông sản.
- Sử dụng để sưởi ấm vào cuộc sống hằng ngày.
- LPG dùng làm nhiên liệu đốt cháy trong nấu nướng.
- Sử dụng làm nhiên liệu quan trọng trong công nghiệp.
- Sử dụng làm nhiên liệu chạy tuabin phát điện an toàn và tiết kiệm.

Câu 48: Các công nghệ sản xuất LPG, LNG, CNG
1. Công nghệ sản xuất LPG
LPG được sản xuất từ hai nguồn nguyên liệu.
- Thứ nhất là đi từ khí tự nhiên và khí đồng hành. Trong trường hợp này các cấu tử
chính trong LPG chủ yếu là các hydrocacbon no: propan, n-butan và iso butan.
Trên thế giới sản lượng LPG thu được từ khí đồng hành chiếm 62%.
- Thứ 2, LPG nhận được từ các quá trình chế biến dầu thô. Thành phần LPG bao
gồm cả những hợp chất no (propan, n-butan, isobutane) và cả những hợp chất
không no như propen và buten.

Nhiên liệu khí


tinh chế

Dầu
thô
Cặn phân Cặn phân
đoạn chưng đoạn chưng
chân không chân không

Mô hình sản xuất LPG từ các quá trình chế biến dầu thô
A- Chưng cất , B- Reforming xúc tác , C- Hydrocracking , D – Cracking nhiệt
E – Cracking xúc tác , F – Thu hồi LPG
Các Phương pháp sản xuất LPG
- Phương pháp nén
- Phương pháp làm lạnh theo bậc
- Phương pháp làm lạnh bằng giãn nở khí
- Phương pháp hấp thụ
- Phương pháp hấp phụ
- Thu hồi từ nhà máy sản xuất LNG
2. Công nghệ sản xuất LNG
Câu 49: Các đặc điểm của công nghệ sản xuất LPG của nhà máy chế biến
Dinh cố
Sơ đồ khối quá trình sản xuất LPG tại nhà máy chế biến khí Dinh Cố

Sơ đồ Công nghệ hiện tại


Chú thích:
C-01 (Deethamizer): Tháp chưng tách etan;
C-02 (Stabilizer): Tháp chưng cất làm ổn định Bupro;
C-03 (C3/C4Splitter): Tháp chưng cất tách C3, C4;
C-05 (Rectifer): Tháp chưng cất C1, C2;
CC-01 (Expander Compresser): Thiết bị giãn nở và nén;
E-01A/B (Deethanizer Reboilers): Thiết bị đun sôi đáy tháp tách etan;
K-02 (Deethaniser Overhead Compressor): Thiết bị nén trước khi giãn nở để tách etan;
K-01 (Deethaniser Overhead Compressor): Thiết bị nén ở đầu ra của tháp tách etan;
K-03 (2nd Stage (Overhead Gas Compressor): Thiết bị nén khí công đoạn 2 hồi lưu;
SC-01/02 (Slug Cat chers): Thiết bị thu gom và tách 3 pha ở đầu vào;
P-01A/B (Stabilitter Relux Pump): Thiết bị bơm dòng hồi lưu về tháp ngưng tụ;
V-02 (Stabilizer reflux Accumultor): Thiếtbị ổn định và thu gom dòng ra ở Bupro;
V-03 (Slug Catcher Liquid Flash): Thiết bị làm bay hơi nhanh dòng lỏng;
V-08 (Dehydration inlet Filter/Separator): Thiết bị tách/lọc dòng vào của thiết bị hấp
phụ;
V-06 A/B (Dehydration adssorber): Thiết bị hấp phụ tách nước;
V-15 (Deethanizer Bottom Buffer Drum): Thiết bị ổn định dòng ở đáy tháp tách etan.
Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
Nguyên liệu vào nhà máy ở nhiệt độ 25,6oC và áp suất 109 bar qua thiết bị phân tách lỏng
SC-01/02. Tại đây hầu hết lượng lỏng được tách ra khỏi dòng khí. Dòng khí sau khi ra
khỏi thiết bị SC được qua thiết bị tách lọcV-08 để tách triệt để phần lỏng kéo theo khí.
Thiết bị V-08 còn có chức nănglọc các bụi bẩn có trong khí để đảm bảo cho vận hành các
thiết bị chế biến phía sau. Dòng khí sau thiết bị tách/lọc V-08 được đưa vào thiết bị tách
loại nước bằng hấp phụ V-06A/B để tách triệt để nước có trong khí tránh hiện tượng tạo
hydrate trong các thiết bị tiếp theo khi nhiệt độ đạt được của quá trình chế biến khí thấp.
Dòng khí sau khi qua thiết bị hấp phụcó nhiệt độ điểm sương khoảng 75oC được chia
làm hai dòng để thực hiện quá trình làm lạnh.
Khoảng 1/3 lưu lượng dòng khia được đưa qua thiết bị trao đổi nhiệt khí E-14 để làm
lạnh từ nhiệt độ 25,6oC xuống còn 34 oC. Dòng lạnh thực hiện quá trình trao đổi nhiệt
này đến từ đỉnh tháp C-05 với nhiệt độ 43oC, sau khi trao đổi nhiệt dòng này có nhiệt
độ 26oC. Dòng khí ở nhiệt độ 34oC được qua van tiếtlưu để giảm áp từ 109 bar xuống
còn 33 bar và nhiệt độ giảm đến 64oC đưa vào đĩa trên cùng của tháp C-05 như một
dòng hồi lưu ngoài.
Khoảng 2/3 dòng còn lại được qua thiết bị giãn nở Turbo-Expander CC-01 để
giảm áp từ 109 bar xuống còn 33 bar vào đáy của tháp C-05. Sự giảm áp này dẫn đến
nhiệt độ dòng khí giảm từ 26oC xuống còn 18oC. Ở nhiệt độ này dòng nguyên liệu phần
chính là ở trạng thái hơi nên đóng vai trò như dòng đun sôi lại của tháp C-05.
Dòng khí ra khỏi đỉnh C-05 ở 43oC là khí thương phẩmđược đưa đến thiết bị trao đổi
nhiệt E-14 đóng vai trò là dòng nhiệt lạnh để tận dụng nhiệt lạnh. Saukhi trao đổi nhiệt,
khí ra có nhiệt độ 26oC được đưa đến máy nén của CC-01 để nâng áp lên 45 bar đảm
bảo yêu cầu của dòng khí thương phẩm (Sale gas). Trước khi vào CC-01, dòng khí này
được trích một phần nhỏ để đưa đi nhảhấpphụcho thiết bị hấp phụ V-06 sau đó đưa đi
tách nước ở V-07 và nhập lại dòng khí thương phẩmtại CC-01. Dòng khí này được qua
thiết bị đo lường và theo đường ống dẫn đến trạm khí thấp áp.
Dòng lỏng đáy của tháp tách C-05 có nhiệt độ khoảng 20oC qua van giảm áp vào thiết
bị tách Etan C-01 ở 23oC. Dòng lỏng này vào ngay đĩa trên cùng của tháp C-01 đóng
vai trò như một dòng hồi lưu ngoài của tháp. Dòng lỏng từ V-03 cũng được đưa đến C-01
và vào ở đĩa 14 hoặc 20 của tháp sau khi đã được gia nhiệt từ 40 lên 86oC tại thiết
bị gia nhiệt cho condensate E-04 với tác nhân nóng có nhiệt độ 109oC đến từ đáy tháp
tách etan C-01. Tháp C-01 có thiết bị đun sôi lại E-01A/B để cung cấp dòng hơi đi
trongtháp và tăng sự phân tách các cấu tử khí nhẹ ra khỏi condensat. Tháp C-01 hoạt
động ở áp suất 29 bar.
Dòng khí thoát ra từ đỉnh C-01 qua máy nén K-01 để nén lên khoảng 45 bar. Lưu lượng
của dòng khí qua may nén và công suất của máy nén có thể thay đổi để đảm bảo áp suất
của C-01là 29 bar. Dòng khí này được máy nén K-02 đưa lên áp suất 75 bar. Dòng khí ra
khỏi K-02 cùng với dòng khí từ đỉnh V-03 được máy nén K-03 đưa lên áp suất 109 bar
nhập vào dòng khí trước khi vào V-08.
Dòng lỏng từ đáy C-01 qua bình tách V-15 và được đưa đến tháp ổn định condensate
C-02. Tháp này làm việc ở áp suất 11 bar, condensat được tách ra ở đáy tháp qua các thiết
bị trao đổi nhiệt và vào bồn chức condensat TK-21.
Dòng khí thoát ra từ đỉnh C-02 qua thiết bị ngưng tụ bằng không khí E-02 và qua bình
tách lỏng hơi hồi lưu một phần trở lại tháp và phần còn lại qua thiết bịtrao đổi nhiệt E-17
và vào tháp C-03. Tháp C-03 làm việc ở áp suất 16 bar. Dòng lỏng thu được sau khi
ngưng tụ hồi lưu ở đỉnh là propan và ở đáy thu được butan.
Chế độ vận hành GPP là chế độ vận hành tối ưu nhất của nhà máy chế biến khí Dinh Cố.
Công nghệ này có khả năng tách và thu hồi C3, C4rất cao (hệ số tách đạt 98%).Chế độ
GPP sử dụng công nghệ làm lạnh Turbo Expander là một quá trình làm lạnh có hiệu
quả nhất về khả năng làm lạnh, có thể tự động hóa hoàn toàn và tự động điều chỉnh khi
thành phần hỗn hợp khí nguyên liệu vào thay đổi.

You might also like