You are on page 1of 14

CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP KHAI MINH

CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP KHAI MINH


*********

THUYẾT MINH
BIỆN PHÁ P THI CÔNG
LẮP ĐẶT THÁO HẠ VẬN THĂNG LỒNG
MODEL SC 200/200D

VỊ TRÍ LẮP ĐẶT: Chung cư AZ Thăng Long xã Kim Chung huyện Hoài Đức TP Hà
Nội

CHỦ ĐẦU TƯ TƯ VẤN GIÁM SÁT ĐƠN VỊ THI CÔNG

ĐƠN VỊ LẮP ĐẶT

Hà Nội, năm 2016

-1-
CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP KHAI MINH

MỤC LỤC

A-KẾ HOẠCH LẮP ĐẶT


1.Chuẩn bị mặt băng tiếp nhận, tập kết hàng hóa
2. Chuẩn bị mặt bằng lắp dựng vận thăng lồng
3. kế hoạch lắp đặt
B-BIỆN PHÁP AN TOÀN, LẮP ĐẶT, THÁO DỠ,
I .BIỆN PHÁP AN TOÀN
II .QUI TRÌNH THI CÔNG LẮP ĐẶT
1.Bước 1: Chuẩn bị mặt bằngvị trí lắp dựng , thi công móng
3.Bước 2: Lắp đặt đế
4.Bước 3: Lắp đặt lồng nâng và cơ cấu chuyển động
5.Bước 4: Điều chỉnh lồng nâng
5.Bước 5: Lắp đặt các đốt nối tiêu chuẩn
6.Bước 6 : Lắp đặt giằng tường
7.Bước 7 : Lắp đặt xe giải cáp điện và tay đỡ cáp điện
8.Bước 8 : Lắp đặt cữ hành trình và hệ thống an toàn
9.Bước 9: Kiểm tra hoàn thành
III. TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH
IV . QUI TRÌNH THI CÔNG THÁO DỠ

-2-
CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP KHAI MINH

A .CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ KẾ HOẠCH LẮP ĐẶT


1. Chẩn bị bằng tiếp nhận hàng hóa
a.Xác định vị trí lắp đặt vận thăng:
- Vị trí lắp đặt phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của thiết bị
- Thi công móng theo bản vẽ của nhà chế tạo thiết bị
- Kéo nguồn điện đến vị trí lắp đặt
b. Chuẩn bị định mặt bằng kết hàng hóa
- Mặt bằng tiếp nhận hàng hóa là mặt bằng sạch (Các phương tiện vận
chuyển khung, lồng nâng vận thăng có thể di chuyển dễ dàng từ vị trí tập kết
đến vị trí lắp dựng) Mặt bằng tập kết hàng hóa có diện tích từ 40 đến 50 m2
cạnh vị trí lắp đặt vận thăng.
2. Chuẩn bị định mặt bằng lắp đặt
Mặt bằng lắp đặt là mặt bằng sạch (Phương tiện nâng hạ vận chuyển
khung, lồng nâng vận thăng có thể di chuyển dễ dàng từ vị trí tập kết đến vị trí
lắp dựng) Mặt bằng tập lắp dựng có diện tích từ 15 m2 đến 20 m2 cạnh vị trí
tập kết hàng hóa và vị trí lắp đặt vận thăng. Ví trí lắp đặt máy theo mặt ngoài
nhà .
2.1 Kết cấu móng bệ vận thăng:
(có bản vẽ đi kèm)
2.2 Vị trí lắp giằng neo thân máy với công trình
Căn cứ vào thực tế chiều cao giữa các tầng và tiến độ thi công của
công trình để xác định vị trí lắp giằng sao cho phù hợp điều kiện thực tế của
công trình.
Vị trí lắp giằng sẽ thực hiện tại sàn tầng 2, 4, 6, 9 ... theo khoảng cách
giữa các giằng neo thân tháp máy với công trình <10m mỗi hệ giằng.
3. Kế hoạch lắp đặt
Sau khi thi công móng theo bản vẽ từ 03 đến 05 ngày, Bê tông đã đạt độ
cứng cần thiết và kéo điện nguồn đến vị trí lắp đặt, tổ lắp đặt sẽ tiến hành lắp
dựng vận thăng

-3-
CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP KHAI MINH

+ Dùng cẩu tháp sẵn có tại công trình hoặc cẩu tự hành 2,5 tấn và công
nhân kỹ thuật phục vụ lắp dựng vận thăng tại công trình
` 1 - Ngày thứ nhất:
- Dùng cẩu tháp hoặc cẩu tự hành đưa đế máy vào vị trí lắp đặt
- Căn chỉnh đế máy
- Bắt bu lông liên kết đế máy vào móng vận thăng
- Dùng cẩu tháp, hoặc cẩu tự hành lắp 04 khung vận thăng đế máy.
- Lắp hệ thanh giằng neo thân khung vào sàn tầng 2.
- Dùng cẩu tháp, hoặc cẩu tự hành lắp lồng nâng vào 04 khung vận
thăng đã lắp đặt trước
- Lắp tiếp 02 đốt khung vào thân tháp.
- Dùng cẩu tháp, hoặc cẩu tự hành lắp Bưởng động vào lồng nâng
và bánh răng vào thanh răng.
- Đấu nối điện nguồn vào tủ điện vận thăng và điện động lực khác
2- Ngày thứ 2 đến ngày thứ 3.
- Đổ dầu hộp giảm tốc
- Lắp đặt cần tự lắp vào vị trí
- Dùng cẩu tháp lắp khung vận thăng tiếp theo chiều cao công trình
- Lắp đặt giằng tường, căn chỉnh vận thăng
- Hiệu chỉnh toàn bộ thiết bị
3- Ngày thứ 4 đến ngày thứ 5
- Hiệu chỉnh toàn bộ thiết bị
- Chuẩn bị tải để thử tải và tổ chức kiểm định vận thăng theo quy
định của nhà cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Tổ chức kiểm định vận thăng lồng máy đạt yêu cầu sẽ đưa vào
phục vụ thi công tại công trình.
- Bàn giao đưa máy vào sử dụng phục vụ thi công tại công trình

B- BIỆN PHÁP AN TOÀN, LẮP ĐẶT, THÁO HẠ.


I. BIỆN PHÁP AN TOÀN
1 Đối với mặt bằng

-4-
CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP KHAI MINH

- Tháo toàn bộ giàn giáo cốp pha.... vv tại tất cả các tầng vận thăng
lồng hoạt động lên xuống được. Che chắn bảo vệ an toàn tại vị trí lắp đặt
vân thăng lồng tuyệt đối không để các vật liệu xây dựng rơi xuống vị trí
lắp đặt. Chiều dài tháo cốp pha giàn giáo khoảng 5 mét tương ứng với 2
lồng nâng mở cửa hoạt động ra vào các tầng)
- Không để những người không có phận sự đi vào vị trí lắp đặt vận thăng
2 Đối với công nhân tham gia lắp dựng.
- Công nhân được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như giầy dép, mũ,
và dây an toàn khi làm việc trên cao.
- Trước mỗi ca làm việc nhân viên lắp đặt sẽ kiểm tra toàn bộ mặt
bằng khi đảm bảo an toàn về mặt bằng công nhân sẽ tiến hành lắp dựng.
- Khi nhận thấy sự mất an toàn ngay lập tức phải dừng ngay công việc
trong hốc thang đi ra ngoài, thông báo bộ phận an toàn tại công trường.

II. QUI TRÌNH THI CÔNG LẮP ĐẶT


1. Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng vị trí lắp dựng,
Thi công móng theo bản vẽ
2. Bước 2: Lắp đặt đế máy
Sau khi tạo được móng bê tông đạt yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo thời gian
bảo dưỡng thì tiến hành lắp đặt các linh kiện của vận thăng lồng liên quan.
Công việc đầu tiên cần tiến hành đó là lắp đặt đế máy. Là một trong những
công việc hết sức quan trọng trong quá trình lắp đặt vận thăng lồng. Khi đế máy
được lắp đặt chắc chắn và kiên cố thì vận thăng lồng sẽ chạy êm hơn và có độ an
toàn, tin cậy cao hơn.
Dùng cẩu tự hành hoặc thiết bị phù hợp đưa đế máy vào vị trí thích hợp trên bề
mặt móng bê tông theo yêu cầu: Tâm của đế máy cách điểm xa nhất của công trình
nơi lắp đặt là 1700 đến 1800 mm để đảm bảo an toàn cho máy trong quá trình vận
hành máy sau này.

-5-
CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP KHAI MINH

Chân đ

Móng bê tông

Hình 1: Sơ đồ lắp đặt đế máy vận thăng lồng SC 200/200D

Khi đã xác định được khoảng cách theo yêu cầu, dùng các thiết bị phụ trợ
khác nhằm đảm bảo mặt phẳng của đế máy. Độ nghiêng cho phép khi lắp đặt đế
máy không được lớn hơn 1/3000 mm.
Sau khi đã căn chỉnh đạt yêu cầu, dùng bulông nở chịu lực chuyên dụng để cố
định đế máy với móng bê tông đã được thi công trước đó.
Khi lắp đặt xong đế máy, tiếp tục lắp đặt 3 đốt cơ sở ban đầu theo hướng
dẫn.

-6-
CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP KHAI MINH

Móc c u

Đ t tiêu chu n

chân đ

Móng bê tông

Hình 2: Sơ đồ lắp đặt đốt cơ sở

Dùng công cụ đo độ phẳng và công cụ để đo độ vuông góc của đốt trên


mọi phương hướng nhỏ hơn hoặc bằng 1/1508. Sau khi căn chỉnh đế máy, 2 đến
3 khung cơ bản tiến hành cố định chắc chắn đế máy và đốt cơ sở.

3. Bước 3: Lắp đặt lồng nâng và cơ cấu truyền động


Dùng thiết bị nâng (hoặc cẩu tự hành, cẩu tháp …) đặt lồng nâng vào vị trí
chuẩn trên đốt nối tiêu chuẩn, sau đó điều chỉnh chính xác các con lăn, bánh tỳ của

-7-
CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP KHAI MINH

lồng nâng, điều chỉnh độ ăn khớp giữa bánh răng của bộ phòng rơi và thanh răng sao
cho đạt yêu cầu.

móc c u

l ng nâng

đ t chân đ

lò xo gi m ch n

chân đ

móng bê tông

Hình 3: Sơ đồ lắp đặt lồng nâng

Tiếp đó dùng thiết bị nâng (hoặc cẩu tự hành, cẩu tháp…) đặt cơ cấu
truyền động đã được gắn trên một khung tiêu chuẩn vào vị trí và căn chỉnh các
con lăn, bánh tỳ, bánh răng đạt yêu cầu đề ra.

-8-
CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP KHAI MINH

Móc cẩu

Đốt nối có gắn


bửơng động cơ

Hình 4: Sơ đồ lắp đặt cơ cấu truyền động


Khi đưa được đốt nối có gắn cơ cấu truyền động vào, tiến hành nối cơ cấu
truyền động với lồng nâng bằng cách: Nới bộ phận phanh từ của động cơ ra và hạ
dần cơ cấu truyền động xuống. Khi đến vị trí trùng tâm lỗ giữa bản mã bưởng và
bản mã tai lồng thì dùng chốt nối chốt lại và dùng chốt chẻ với đệm phẳng để
hãm chốt nối an toàn.

-9-
CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP KHAI MINH

Sau khi đã nối cơ cấu truyền động với lồng nâng được chắc chắn thì tiến hành
lắp đặt hàng rào mặt đất và các cơ cấu an toàn như: Cữ hành trình, các công tắc hành
trình…

4.Bước4: Điều chỉnh lồng nâng


Điều chỉnh khoảng cách hướng cạnh giữa bánh răng và đường thanh răng đạt
từ 0,3 – 0,5 mm, sau đó khoá chặt đai ốc lại (Theo hình vẽ).

0.3 ~ 0.5mm

Con lăn Thanh răng Bánh răng

Hình 5: Nguyên lý ăn khớp bánh răng và thanh răng


5. Bước 5: Lắp các đốt nối tiêu chuẩn

- 10 -
CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP KHAI MINH

Hình 6: Cần lắp dựng nâng đốt khung

Các đốt khung có kích thước 650 x 650 x 1508 mm. Để lắp đặt được
đường dẫn với chiều cao cho mỗi công trình cần liên kết các đốt nối với nhau bởi
bu lông chuyên dụng M24x250. Sử dụng cần tự lắp hoặc các thiết bị nâng khác
như: Cẩu tháp để lắp đặt. Các bước thi công được tiến hành theo trình tự sau:
Nối nguồn điện, đảm bảo hoạt động lồng nâng không có sai xót.
Lắp cần tự lắp vào trong lỗ lắp chuyên dụng trên đỉnh lồng nâng.

- 11 -
CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP KHAI MINH

Hình 7: Phương pháp lắp đặt đốt khung

6. Bước 6: Lắp giằng tường


Xác định vị trí chính xác cần lắp, dùng các dụng cụ cần thiết để căn chỉnh
cho đường dẫn được thẳng theo yêu cầu sau đó lắp giằng tường theo trình tự:

- 12 -
CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP KHAI MINH

B1: Lắp tay giằng vào đốt.


B2: Lắp một đầu khung giằng vào tay giằng, đầu còn lại gác vào công trình
hoặc dùng công cụ trợ giúp giữ vững.
B3: Xác định vị trí lắp chân giằng cho phù hợp, dùng máy khoan bê tông
khoan các lỗ vào dầm công trình tại các vị trí đã được bố trí trên bản mã chân
giằng
B4: Dùng dụng cụ lắp đặt chuyên dụng: Cờ lê, mỏ lết xiết chặt các bu lông
liên kết lại với nhau.
B5: Sau khi đã gá cố định được khung giằng vào hệ thống đốt và giằng tường,
cần tăng chỉnh, co kéo hệ thống giằng sao cho hệ thống đốt được vững chắc và đảm
bảo an toàn.

7. Bước 7: Lắp hệ thống điện và tay đỡ cáp điện


Rọ đựng cáp điện được bố trí phía dưới đáy lồng, hoạt động lên xuống theo
trọng lực
Dây điện chạy từ tủ điện nguồn trong hàng rào mặt đất nối với dây điện
trong lồng nâng, đi vào động cơ, bộ phận phòng rơi và các thiết bị điện khác
sau đó qua puly rải cáp.
Khi lên đốt nối đến đâu, cần lắp đặt tay đỡ cáp điện đến đó. Tay đỡ cáp
điện có tác dụng giúp cho cáp điện không bị bay ra ngoài không gian làm
việc khi có gió hay một số tác động ngoại cảnh khác.

8. Bước 8: Lắp đặt các cữ hành trình và hệ thống an toàn


Tác dụng của các cữ hành trình là để ngắt dòng điện cung cấp vào các thiết
bị điện thông qua các công tắc hành trình khi lồng nâng chạy lên hay chạy xuống
vị trí giới hạn, nhằm tránh được các sự cố trong quá trình điều khiển. Thường
được bố trí tại điểm cao nhất và điểm thấp nhất trên hành trình của lồng nâng.

9. Bước 9: Kiểm tra cuối cùng


Khi đã hoàn tất việc lắp đặt các chi tiết của vận thăng lồng Sc 200/200D phải
kiểm tra, rà soát lại toàn bộ. Sau đó tiến hành bôi trơn đường dẫn, và các chi tiết khác.
Tháo cần tự lắp, cất giữ bảo quản.
Kiểm tra các mối lắp ghép bằng chốt, bu lông phải đạt yêu cầu.
Kiểm tra hoạt động của các bộ phận hạn vị xem có trục trặc không.

III. TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH


- Tổ chức kiểm định theo Quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Các bước kiểm định bao gồm

- 13 -
CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP KHAI MINH

+ Kiểm tra vị trí lắp đặt


+ Kiểm tra các thiết bị an toàn
+ Kiểm tra kỹ thuật
- Thử tĩnh không tải
- Thử tĩnh có tải = 125% tải trọng của thiết bị
- Thử liên động không tải
- Thử liên động có tải bằng 110% tải trọng của thiết bị
+ Sau khi tổ chức kiểm định đạt kết quả cho phép đưa thiết bị vào sử dụng 2
bên sẽ ký biên bản nghiệm thu bàn giao thiết bị
IV. QUI TRÌNH THI CÔNG THÁO DỠ
Khi tiến hành tháo dỡ vận thăng:
* Đối với vận thăng thường xuyên sử dụng ta tháo dỡ theo trình tự sau:
+ Lắp cần tự lắp vào đúng vị trí.
+ Sau đó tiến hành tháo dỡ theo trình tự ngược lại với trình tự lắp đặt.
Đối với vận thăng lâu không sử dụng cần tiến hành tổng kiểm tra 1 lần ,
sau khi thấy tất cả các bộ phận hoạt động bình thường, không có gì trục trặc
mới có thể tiến hành tháo dỡ.

- 14 -

You might also like