You are on page 1of 3

SÓNG Ở ĐÁY SÔNG

Bộ phim được phát hành và công chiếu vào năm 2000 của đạo diễn Lê Đức
Tiến, được dựa theo cốt chuyện của nhà văn Lê Lựu kể về một câu chuyện có
thật. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật Núi, là một người con
trong số ba anh em Là Núi, Sông, Biển vốn là con của một người vợ lẽ trong
một gia đinh tư sản thời cũ hậu chiến trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Từ nhỏ 3 anh em đã bị chối từ tình cảm từu chính người cha đẻ của minh,
cũng chỉ vì lí do là con của vợ lẽ, chấp nhận một cuộc sống bị khinh rẻ ở trong
nhà, bốn mẹ con chỉ được ăn cơm thừa canh cặn trong nhà.

Mẹ của Núi trước kia từng là con ở trong nhà của Ông Đại tức bố đẻ của Núi.

Chính vì sợ cái nhìn của người đời, Bố của Núi luôn tìm cách để tống khứ 4 mẹ
con Núi ra khỏi nhà, nhưng có làm thể thì cái nhìn của thiên hạ càng đay nghiến
hơn, tình thế tiến không được lùi trả xong. Khi chiến tranh nổ ra, lợi dụng việc
di tản của thành phố, ông ta đã gửi 3 anh em về quê ngoại. Lúc con đi học ở
quê, Núi có một mối tình đầu với một cô gái có họ xa tên là Hiền và cô ấy có
thai, thì lúc đấy bố mẹ Hiền đã ngăn cấm cho hai người đến với nhau, Hiền bỏ
đi mà không để lại nguyên do gì cho Núi.

Bi kịch xảy đến sau khi mẹ Núi mất, người cha đẻ cũng bỏ rơi 3 anh em từ đây,
mấy anh em phải dựa vào nhau để kiếm kế sinh nhai, Núi bỏ học để đi bốc vác
hàng thuê ở bến tàu để có tiền cho 2 em của minh là Sông và Biển để tiếp tục
được đi học. Nhưng một câu thanh thiên mới 18 tuổi còn non dại không thể
gánh vác nổi, thiếu sự hiểu biết Núi dần giấn thân vào con đường chộm cắp,
Núi bị bắt và phải đi tù nhiều lần. Dân dần cái cuộc sống trong tù đã biến cái
con người ấy thành sự phỉ báng của xã hội, hắn nhìn đời với đầy sự bất mãn,
mang nặng tính không thiết tha cuộc sống này nữa. Nhưng đằng sau vẫn là nỗi
day dứt của 2 đứa em.

Sau khi ra tù, Núi có cuộc hội ngộ với 2 người em của mình trong dịp dỗ mẹ ở
Cát Bi, Hải phòng. Ngồi nhà mà từ lâu bố của núi đã muốn tống khứ anh em
Núi. Cuộc cãi vã của 2 bố con Núi cũng diễn ra vào hôm đó về vấn đề mượn nhà
và cần người đứng ra đại diện cho đám cưới của Biển.

Chia tay 2 người em, Núi quyết định rời đi làm nghề buôn với số tài sản ít ỏi của
mẹ đã để lại cho 3 anh em, từ đây Núi gặp mây, hai người dần dần xây dựng
cuộc sống của mình và có một đứa con gái. Cuộc sống cứ tưởng chừng như đã
đẹp đẽ, nhưng không bi kịch của Núi lại diễn ra một lần nữa, sau khi đứa con
gái mới chỉ được 10 tháng tuổi, Mây đã bỏ đi theo Hưng Sẹo men theo đường
dây buôn lậu ma túy ở Trung Quốc, bỏ lại cảnh gà trống nuôi con. Vì sự máu mủ
của mình Núi không đành bỏ lại sự oan trái này, dần dần Núi lại đi vào con
đường chộm cắp, cái cảnh tù tội dường như vẫn còn đeo bám lên cái thân xác
tàn tạ của Núi. Con đường cải tạo trong tù, Núi nhận được nhiều ân huệ, có
công ăn việc làm, nhưng Bé Yến cũng cần phải được nhận được sự giáo dục,
nuôi dưỡng như bao đứa trẻ khác, chứ không phải sống chung với cái môi
trường cải tạo với cha mình. Khi đó Núi có định nhờ cậy đến người em gái của
mình Biển để cho bé Yến được ở cùng với cô.

Nhưng trong buổi gặp gỡ ấy Biển có than với Núi về việc chuyện của Ý người
con của vợ cả trong gia đình Núi hồi bé. Hình như đó là cái sự lụi tàn, và là kết
án của luật nhân quả đối với người cha tàn nhẫn và đứa con được xem là loại
một. Vợ chồng Ý li dị, cô vợ đã lấy một nửa tài sản và bỏ theo trai và Hồ Chí
Minh, Ý lây một người vợ khác đã có con riêng, nhưng cuộc sống chưa vào đâu
gia đình Ý lại đổ vỡ, bị truy nã vì nghi có liên quan đến việc buôn lậu, vợ con bỏ
đi. Quả báo dường như đã bắt đầu tìm đến người cha mà cả một xã hội nguyền
rủa. Từ đây Bé Yến được gửi tới chăm sóc ông cụ cùng với cô Biển. Thời gian
đằng đẵng rồi cũng một năm, Núi cũng sắp được mãn hạn. Nhưng trước khi
mọi thứ trở lên bình yên là cái nhìn mở rộng mà tác giả muốn truyền đạt đến
mọi người trước cái chết của ông Đại trong sự ngỡ ngàng khi nhận ra bé Yến là
con gái của Núi.

Thông qua tác phẩm điện ảnh, người xem như thấm thía và có cho mình
nhận thức về bài học nhân quả, nhiều hơn thế là tình cảm con người, tình anh
em, tình vợ chồng, tình cha con và hơn thế là tình con người, dù họ có thay đổi
hay bất kì thứ hoàn cảnh nào thì trong tiềm thức của một con người luôn luôn
vẫn tồn đọng thứ gì đó để gắn kết con người.
Gập ghềnh chắc trở như Núi, bao la rộng lượng như Biển, bình yên phẳng lặng
như Sông, đến bất ngờ và đi bất trợt như Mây.

You might also like