You are on page 1of 17

COOP MART

I. TỔNG QUAN VỀ COOPMART


 Về Liên hiệp HTXTM TPHCM (Saigon Coop) với các HTX thành viên cùng hoạt động với chức năng sản
xuất ,bán lẻ , đầu tư , xuất nhập khẩu và phân phối

Khởi nghiệp từ năm 1989, sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, mô hình kinh tế HTX kiểu cũ thật sự khó khăn và lâm vào tình thế khủng
hoảng phải giải thể hàng loạt. Trong bối cảnh như thế, ngày 12/5/1989 - UBND Thành phố Hồ Chí Minh có chủ
trương chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành phố trở thành Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố Hồ Chí Minh -
Saigon Co.op với 2 chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX. Saigon Co.op là tổ chức kinh
tế HTX theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm.

1. Chức năng nhiệm vụ

Liên hiệp HTXTM TPHCM (Saigon Coop) với các HTX thành viên cùng hoạt động với chức năng sản xuất ,bán lẻ , đầu
tư , xuất nhập khẩu và phân phối

a. Bán lẻ :
Kênh bán hàng qua truyền hình HTV Co.op
•Công ty TNHH truyền thông Saigon Co.op - SaigonCo.op
Media (SC Media) là công ty con
• mục đích đem đến cho khách hàng một trải nghiệm mua sắm
thú vị, tiện lợi thông qua các mô hình kinh doanh trực tuyến
Chuỗi Cửa hàng thực phẩm Co.op Food
• Vào tháng 12/2008, Saigon Co.op đã nghiên cứu và cho ra đời
chuỗi Cửa hàng thực phẩm an toàn - tiện lợi Co.op Food
• Là giải pháp cung cấp thực phẩm an toàn, tươi ngon & tiện lợi
mang phong cách dịch vụ hiện đại
Chuỗi Cửa hàng Co.op
• Chuỗi các cửa hàng tiện lợi trong các khu dân cư đông đúc,
mang lại sự thuận tiện, gần gũi cho khách hàng.

Cửa hàng Bến Thành


• Địa điểm mua sắm nổi tiếng được du khách trong và ngoài
nước ưa chuộng khi đến TP.HCM (nằm trong khuôn viên chợ
Bến Thành)

Hệ thống siêu thị Co.opmart
•Ngày 09/02/1996, Saigon Co.op đã cho ra đời Co.opmart
Cống Quỳnh (đặt tại 189C, đường Cống Quỳnh - Quận 1 -
TP.HCM), siêu thị HTX đầu tiên.
Mục tiêu phấn đấu của Saigon Co.op đến năm 2015 sẽ
mở được 100 siêu thị trên toàn quốc.
Đại siêu thị với thương hiệu Co.opXtra
•Dự định đầu tư tại phường linh trung thủ đức thành phố
hồ chí minh

Trung tâm thương mại Sense City Cần Thơ


•là nơi đáp ứng nhiều nhu cầu thỏa mãn của KH
•khu vui chơi giải trí cho gia đình giới trẻ



b. Đầu tư

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Saigon Co-op (SCID) là thành viên của Liên Hiệp HTX Thương mại thành phố Hồ
Chí Minh (Saigon Co-op)

Chủ yếu là đầu tư xây dựng hệ thống phân phối

c. Xuất nhập khẩu và phân phối

Từ khi thành lập, công ty TNHH Một thành viên Phân Phối Sài Gòn Co-op với các dòng sản phâm phân phối ban
đầu là dao cạo râu Gillette, bàn chải Oral-B, pin Duracel. Đến nay công ty có nhiệm vụ chính là nhập khẩu và phân
phối độc quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam các sản phẩm: viết cao cấp Parker & Waterman từ tập đoàn Newell
Rubbermaid (Anh), các mặt hàng GEM như dầu gội đầu Pantene, Head & Shoulders, Sữa tắm Olay từ tập đoàn P&G
(Mỹ), các loại bột dinh dưỡng Topmass từ công ty AIDA, sữa Vitaplan được nhập khẩu từ New Zealand. Đặc biệt, công
ty đang nhập khẩu và phân phối độc quyền ba dòng sản phẩm mới là nhân sâm Jingihansam từ Hàn Quốc, sữa tắm
Kanase với nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài và sản phẩm thức ăn cao cấp Beech Nut dành cho trẻ em,
là thương hiệu nổi tiếng toàn cầu của Mỹ.

Mục tiêu của công ty từ nay đến năm 2015 là sẽ phấn đấu trở thành nhà phân phối chuyên nghiệp hàng đầu
trong cả nước.

Với uy tín và tiềm lực hiện có, mục tiêu đó sẽ không quá xa bởi tất cả các sản phẩm công ty hiện đang phân phối
đều có thương hiệu và uy tín, được người tiêu dùng Việt Nam cũng như trên thế giới đánh giá cao, đó là các sản phẩm
của tập đoàn đa quốc gia P&G như Pantene, Head & Shoulders, Olay….Đặc biệt là các sản phẩm bút viết cao cấp
Parker – Waterman, ngoài ra còn có các sản phẩm dành cho phái mạnh như bóp da, dây lưng mang thương hiệu
Parker

d. Sản xuất

Xí nghiệp nước chấm Nam Dương:

Uy tín trên 50 năm, Nam Dương luôn là thương hiệu dẫn đầu trong ngành nước chấm Việt Nam, mang đến
cho người tiêu dùng nhiều dòng sản phẩm chất lượng cao, hương vị truyền thống, đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm. Đó là bí quyết thành công của Nam Dương.

Về Saigon Co.op - Đơn vị quản lý hệ thống siêu thị Co.opmart

Xu thế mở nhu cầu mua


sự ra đời của
cửa,kinh tế hội sắm văn minh
siêu thị tự chọn
nhập lịch sự

Từ năm 1992 - 1997, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam làm cho các Doanh nghiệp phải năng động và sáng tạo để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, học hỏi kinh
nghiệm quản lý từ các đối tác nước ngoài. Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các công ty nước
ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của mình. Là một trong số ít đơn vị có giấy phép XNK trực
tiếp của Thành phố, hoạt động XNK phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của
Saigon Co.op trên thị trường trong và ngoài nước.

Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời siêu thị đầu tiên của hệ thống siêu thị Co.opmart là Co.opmart Cống Quỳnh
vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào HTX quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển. Từ đấy
loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu
chặng

Sản phẩm

Co.op Mart, hướng đến đã phần là các khách hàng đã lập gia đình và các khách hàng trẻ, bận rộn với công việc.
Vì vậy, bên cạnh các sản phẩm truyền thống của 1 siêu thị, Co.op Mart còn mở rộng hệ thống nhà ăn ngay tại siêu thị
của mình, cũng như cung cấp các món ăn đã làm sẵn hoặc đã qua chế biến khá đa dạng và phong phú, mang đến sự
lựa chọn thỏa mái cho các bà nội trợ cũng như các khách hàng không có nhiều thời gian. Thêm vào đó, Co.op Mart có
những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng nguồn cung sản phẩm cho siêu thị, họ đã từng tuyên bố: "Mọi sản phẩm
nằm trên kệ hàng siêu thị phải đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao".

II. TÌNH HÌNH HIỆN TẠI CỦA HỆ THỐNG BÁN LẼ COOP MART
1. Tình hình thị trường

Giống như nhiều nước đang phát triển khác, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường
tương đối nặng nề và hơn lúc nào hết vấn đề trách nhiệm xã hội của các nhà sản xuất, các hãng kinh doanh đang được
bàn luận rất nhiều trên hệ thống truyền thông trong nước.

Một điều dễ nhận thấy là công tác quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam càng ngày càng trở nên chặt chẽ
và hoàn thiện hơn, kể cả trên phương diện hệ thống luật pháp, các cơ quan đặc trách về môi trường và những biện
pháp nghiêm khắc nhằm vào Công ty Vedan vừa rồi dường như chỉ là sự mở màn.

Có thể xem đây là hồi chuông cảnh báo nhằm vào những marketer, manager “truyền thống” nhưng mặt khác
cũng là lúc cho các ý tưởng sáng tạo tung tuyệt chiêu. Một chiến lược marketing xanh hợp lý vào thời điểm này, khi cả
xã hội, chính phủ, truyền thông và người dân đang sôi sục với vấn đề môi sinh, sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp cải
thiện hình ảnh mà còn tạo ra nhiều lợi ích khác.

Như đã nói ở trên, điều cốt lõi của mọi chiến lược marketing xanh là đặt người tiêu dùng ở vị trí trung tâm, thức
tỉnh và thỏa mãn nhu cầu xanh của họ. Thế nhưng trong thời gian qua, thái độ của các doanh nghiệp trong nước với
chủ đề xanh còn mang tính đối phó, với quan niệm rằng “môi sinh” là trách nhiệm và gánh nặng của doanh nghiệp.

2. Tình hình sản phẩm


- Tỷ trọng doanh thu của chuỗi siêu thị Coop luôn chiếm phần tram rất lớn trong tổng doanh thu của tập đoàn
Saigon Co.op
- Lượt khách mua sắm tại siêu thị ngày càng tăng

Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2010 đến 2013:

100,000
92,039
90,000
80,000
70,000
60,000
50,000
39,296
40,000
30,000
17,721 17,385
20,000
10,000
0
Doanh thu

2010 2011 2012 2013



Từ kết quả trên cho thấy tốc độ tang trưởng của hệ thống coop mart ngày càng cao, đặc biệt vào năm 2013 tăng
gần 3 lần so với cùng kì năm trước, từ đó ta thấy được mức độ tin yêu của người tiêu với hệ thống bán lẻ này càng
cao.

3. Tình hình cạnh tranh

 Big C :

- 26 siêu thị trên toàn quốc, có hơn 40000 mặt hàng cung cấp cho khách hàng
- Tầm nhìn : Nuôi dưỡng một thế giới đa dạng.
 Thực hiện một số chiến dịch Marketing xanh như: giảm hệ thống chiếu sang và điều hoà nhiệt độ trong ngày
để giảm 20% lượng điện năng trong ngày Trái đất, bán những túi nhựa thân thiện với môi trường, tổ chức
các trò chơi trực tuyến giúp người tiêu dùng hiểu hơn về cách thức phân loại rác, xử lý rác, thu gom pin tại
các văn phòng .
 Một số sản phẩm không có nguồn gốc rõ rang tràn lan trên hệ thống
 Big C chú trọng vào các thực phẩm tươi sống, thức ăn giá rẻ. Nhưng lại liên tục gặp bê bối trong việc hàng
nhái, hàng ôi thiu, hàng kém chất lượng ( nên chạy đua trang bị tiêu chuẩn HACCP về đảm bảo an toàn vệ
sinh an toàn thực phẩm?? )

 Satra :

- 284.000 m2 cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua bán, trung tâm thương mại ở Thành phố Hồ Chí Minh và mối
quan hệ mua bán rộng khắp cả nước, có thể nói Satra là một trong những tập đoàn mạnh nhất ở khu vực
phía Nam Việt Nam về hoạt động thương mại.
- Với tổng diện tích hơn 250.000 m2 nhà máy, xí nghiệp được trang bị các thiết bị sản xuất phù hợp và hiện
đại, cùng với đội ngũ công nhân lành nghề, Satra đã và đang sản xuất rất nhiều loại hàng hoá với chất lượng
cao, có uy tín trên thị trường để đáp ứng các nhu cầu cho việc kinh doanh trong nội địa và cho xuất khẩu.
- Sản phẩm xanh : không có. Satra có hệ thống khép kín ( có nhà máy sản xuất + chuỗi các đơn vị cùng hệ
thống) , chú trọng thực phẩm tươi sống với giá cạnh tranh. Ngoài ra còn phát triển nhánh khác là xăng dầu.

 Aeon mall:

- 3 triệu lượt khách đến mua sắm chỉ trong 3 tháng đầu tiên từ khi mở cửa vào 2014, cùng hơn 120.000 thành
viên đã trở thành khách hàng thường xuyên của Aeon Mall Celadon City”
- Aeon đã quyết định mua 49% chuỗi Citimart và 30% chuỗi Fivimart
- Lễ trồng cây 1000 (người trồng 5000 cây xanh) Lễ trồng cây cũng là lời cam kết chung tay cùng người dân
địa phương mang lại một môi trường xanh cho cộng đồng của Tập đoàn, khẳng định những nguyên tắc cơ
bản của Aeon Mall, đó là “Theo đuổi hòa bình, tôn trọng nhân quyền và đóng góp cho cộng đồng địa phương.”
- Tổ chức Triển lãm xanh, giới thiệu các dòng sản phẩm xanh đến từ Đài loan
- Trung tâm thương mại quy mô lớn nhất của Nhật Bản tại thành phố Hà Nội với tên gọi “Aeon Mall Long Biên”
sẽ chính thức đi vào hoạt động. Đây cũng là trung tâm thương mại có nhiều dấu ấn vì môi trường nhất Việt
Nam ngay từ khi còn đang trong quá trình xây dựng. với phương châm hoạt động “Trái tim Nhật, nụ cười
Việt,” Aeon Mall đang có những bước đi chủ động trong việc ngăn chặn việc thải khí CO2 và bảo vệ môi
trường địa phương với mục đích cao nhất là phát triển “các trung tâm thương mại không CO2.”

Lotte mart:

- Quy mô: đang thâu tóm Pico plaza, đã thay chân Posco ở diamond plaza.
- Doanh nghiệp này đẩy mạnh việc chiếm lĩnh và thâm nhập thị trường. Chú trọng M/A. Nên có lẽ vì thế chưa
chú trọng việc phát triển bền vững cũng như marketing xanh.
- Nhưng gần đây doanh nghiệp có tổ chức các hoạt động giờ trái đất như khuyến khích khách hàng, nhân viên
gom pin cũ bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng trong giờ cao điểm, khuyến khích sử dụng túi môi
trường thay túi chất liệu ni-lông, tắt đèn 1 giờ

Metro

- Kinh doanh túi hay là bảo vệ môi trường ?

“sẽ không được phát túi ni lông có quai xách để đựng hàng mang về như trước đây mà phải mua túi để đựng với giá
6.000 - 7.000 đồng/cái (nếu mua hàng có hóa đơn tính tiền trên 500.000 đồng thì sẽ được tặng 1 túi xách).
Vẫn xài túi nilong nhỏ phục vụ KH mua hàng nhỏ lẻ”

- Nếu Metro muốn bảo vệ môi trường, tại sao Metro không bỏ hẳn túi ni lông và thay thế bằng túi xách làm từ
những chất liệu cói, đay, giấy mà vẫn dùng chất liệu ni lông, chỉ có khác hơn là thay vì cho nay lại bán với giá
không hề rẻ. Trong khi đó, siêu thị Metro vẫn tiếp tục sử dụng các loại bao ni lông nhỏ như các siêu thị khác
để đựng các loại thực phẩm, hàng hóa... Vậy bảo vệ môi trường ở chỗ nào?
 Marketing xanh này thực chất đã thất bại, công ty phải bán mình cho tỷ phú Thái ( ở trên)

Vingroup:

- Vincom Thủ Đức 28.000m2 (số 216 Võ Văn Ngân, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức) đã chính thức đi vào
hoạt động. Đây là Trung tâm Thương mại (TTTM) mang thương hiệu Vincom thứ 2 của Tập đoàn Vingroup
tại thị trường phía Nam và thứ 7 trên toàn quốc, mở đầu cho chiến lược phát triển hệ thống với số lượng gần
30 TTTM trong năm 2015.
- Quận Thủ Đức, đóng vai trò cửa ngõ huyết mạch phía Đông Bắc của thành phố Hồ Chí Minh, kết nối với
những tuyến phố quan trọng của thành phố như: Xa lộ Hà Nội, Tô Ngọc Vân, Kha Vạn Cân với các tỉnh miền
Đông Nam Bộ
 Vingroup là tập đoàn đi đầu về BĐS-tổ hợp TTTM, văn phòng-căn hộ đẳng cấp ( vincom) và du lịch
(Vinpearl).
 Hiểu ra việc bán lẻ của TTTM vincom là 1 phân khúc nhỏ trong tổng đầu tư của vingroup. Cộng them việc
loại mặt hàng Vincom bán thường là quần áo,mỹ phẩm hàng hiệu ( giống parkson) nhằm đánh vào khách
hàng giới thượng lưu. Với các loại hình sản phẩm này khó để phát triển marketing xanh dễ dàng như thực
phẩm tươi sống ở các siêu thị hiện đại. Hay không chuyên biệt hóa trong marketinh ở nhánh CNTT điện máy
như Nokia ( thành công lớn trong marketing xanh với việc thu hồi tất cả các điện thoại cũ để tái chế )

4. Tình hình phân phối: Tính đến 09/2015, hệ thống Co.opmart có 77 siêu thị bao gồm 30 Co.opmart ở
TPHCM và 47 Co.opmart tại các tỉnh/thành cả nước.
III. CƠ HỘI MARKETING:
1. Môi trường vĩ mô:
a. Các yếu tố kinh tế

2010 2011 2012 2013 2014

Tốc độ tăng GDP (%) 6.78 5.89 5.03 5.42 5.9

Tốc độ tăng tổng mức 25,2 24,2 16 17,12 11,12


bán lẻ (%)

GDP bìnhquânđầungười 1273 1517 1749 1960 2028


(USD)

 Qua bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy kinh tế VN tăng trưởng tốt qua các năm được thể hiện rõ qua tốc
độ tăng GDP, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ cũng như là GDP bình quân đầu người.
 Tốc độ tăng GDP của VN tuy có dấu hiệu tụt dốc từ 6.78% (năm 2010) xuống còn 5.89% (năm 2011) và
xuống tiếp tới mức 5.03% (năm 2012) nhưng từ năm 2013 trờ đi, tốc độ tăng vọt tới 5.9% (năm 2014).
 Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ tăng đều qua mỗi năm (2010-2104), đặc biệt tăng mạnh từ năm 2009-2010 là
25,2% và từ năm 2010-2011 là 24,2%
 GDP bình quân đầu người tăng đều qua các năm thể hiện thu nhập tăng, đời sống người dân ngày càng được
cải thiện, là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.

Các điều kiện thuận lợi cho thị trường bán lẻ:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ trên 2 con số, chỉ số GDP cao và ổn định, năm 2014 kiểm soát tốt lạm phát cùng
với việc mở cửa thị trường… đã tạo điều kiện thu hút ngày càng nhiều DN bán lẻ vào Việt Nam.

Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Statista (Đức), thị trường bán lẻ Việt Nam đạt doanh thu trên 80 tỷ USD trong
năm 2014 và có thể lên tới 100 tỷ USD vào năm 2016.

kênh phân phối bán lẻ hiện đại còn thấp, chỉ chiếm khoảng 25% thị trường.

 mức tăng trưởng


Mức tăng trưởng
1.25

1.2

1.15

1.1

1.05
2011 2012 2013

tổng số thương nghiệp


(CafeLand – Công ty Savills Việt Nam vừa công bố báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM quý 2/2013.)

Từ đồ thị cho thấy nguồn cung hàng hoá ở siêu thị đang chiếm thị phần khá cao, và trong tương lai sẽ tăng trưởng
một cách nhanh chóng trong bối cảnh thị trường hiện tại, đặc biệt là cuối năm nay khi VN gia nhập AEC.

(Nguồn: http://www.nhuongquyenvietnam.com/controller/printer/printer.php?id=5265.htm)
b. Các yếu tố chính phủ và chính trị

Những năm qua, sự ổn định về chính trị tại VN được xem là một trong nhiều yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư trong khi
tình hình thế giới còn nhiều biến động. Hơn nữa, Chính phủ đã có (và sẽ có) nhiều chính sách, văn bản tạo điều kiện
phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của tất cả các ngành/ nghề sản xuất – kinh doanh – thương mại – dịch vụ,
ngành bán lẻ cũng không ngoại lệ.

c. Các yếu tố xã hội

Dân số Việt Nam

Dân số (triệu
91.3 người)
90.5
90
88.78
88

2011 2012 2013 2014 2015

VN là nước có dân số đông (khoảng 91,3 triệu người năm 2015) với tỷ lệ tăng dân số còn cao và cơ cấu dân số trẻ
(độ tuổi 15-59 chiếm tỉ lệ cao và tăng dần đều qua các năm) đồng thời kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người
dân được cải thiện đáng kể làm ảnh hưởng rất nhiều đến xu hướng tiêu dùng, cụ thể GDP bình quân đầu người năm
2014 là 2028 USD.

d. Các yếu tố tự nhiên

Giới chuyên gia hiện bày tỏ lo ngại về việc nền kinh tế Việt Nam. Trong thực tế việc sản xuất canh tác người nông
dân còn dựa quá nhiều vào các loại phân bón hóa học và lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, đều này về lâu dài sẽ gây
ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất khi đất canh tác bị nhiễm độc, mất dần độ màu mỡ, làm giảm năng suất, chất
lượng cây trồng. Các vấn đề trong chăn nuôi như sử dụng thuốc tăng trọng, chất thải, vệ sinh chuồng trại cũng là một
thực trạng đáng lo ngại khi tình hình dịch bệnh trên con vật nuôi đang ngày càng diễn biến phức tạp. Điều này không
chỉ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Mặc dù vậy các mô
hình ứng dụng nông nghiệp xanh, cải tiến nông học thân thiện môi trường như quản lý dịch bệnh, cây trồng, biogas,
đệm sinh học,.. vẫn còn ở quy mô nhỏ khó nhân ra trên diện rộng.

Biến đổi khí hậu ngày vàng tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp. Mưa bão, lũ lụt, nước biển dâng cao, hạn hán
làm thiệt hại tới sản lượng nông nghiệp. Suy thoái môi trường nước cùng sự khắc nghiệt của thời tiết khí hậu bùng
phát nhiều dịch bệnh thủy sản gây tác động xấu đến môi trường tăng mức độ ô nhiễm và suy yếu cạn kiệt nguồn tài
nguyên thiên nhiên.

e. Yếu tố công nghệ và kĩ thuật

Tuy ngày bán lẻ không đòi hỏi công nghệ cao cấp nào nhưng vẫn phải tuân thủ các chỉ tiêu về quản lý chất lượng, đầu
tư hệ thống kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, hệ thống kho bãi, hệ thống trữ lạnh, hệ thống tính tiền- hệ thống
quản lý thông tin khách hàng, hệ thống quầy kệ,... có chất lượng tốt sẽ tăng tính cạnh tranh đáng kể.

f. Yếu tố văn hoá:


Do thói quen mua hàng cần sự nhanh chóng, tiện lợi, và giá cả nên tạo tiềm năng cho các trung tâm mua sắm, các cửa
hàng tiện lợi, siêu thị ra đời. Tuy nhiên việc xuất hiện nhiều nguồn cung cấp như thế khiến người tiêu dùng bối rối
trong việc lựa chọn nơi mua sắm an toàn cho họ.

Ngày nay thói quen mua sắm đã được cải thiện nhiều hơn, khách hàng bắt đầu quan tâm tới sức khoẻ của họ, yếu tố
bảo vệ môi trường trong việc sử dụng sản phẩm.

2. Môi trường vi mô:

a. Đối thủ cạnh tranh:

Ở trong nước những tập đoàn kinh doanh lâu dài như Big C và sự mới nỏi của Vinmart đang làm ăn rất thành công.
Các tập đoàn này liên tục mở rộng các chuỗi siêu thị, trung tâm buôn bán vượt trước kế hoạch ban đầu. Các nhà đầu
tư nước ngoài đang xu hướng mở rộng ở thị trường Việt Nam như siêu thị Nhật Bản Aoen-mall.

Coop Mart gặp phải sự cạnh tranh từ 3 nguồn khác nhau từ đối thủ chính là Big C như sau:

 Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu khác nhau của các sản phẩm cùng loại. Đó là về thực phẩm tươi sống. Với Big C họ
cung cấp rất đa dạng chủng loại khác nhau, có cả hàng nhập khẩu, tuy nhiên vẫn không thể đảm bảo hết về
nguồn gốc sản phẩm. Trong khi đó CoopMart thì có thể đảm bảo với người tiêu dùng là hàng hoá chủ yếu
là hàng Việt, có chứng nhận hàng Việt nam chất lượng cao, rõ rang tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

 Cạnh tranh giữa các sản phẩm thay thế. Các loại sản phẩm khác nhau nhưng có thể mang lại lợi ích tương tự cho
khách hàng. Big C có nhiều sản phẩm hàng nhập khẩu và xu hướng người tiêu dùng ưu dùng hàng nước ngoài
còn cao. Quầy thức ăn của Big C không thay đổi mỗi ngày như Coopmart và giá có phần nhỉnh hơn.

 Cạnh tranh giành túi tiền của khách hàng. Số lượng cửa hàng của BigC ít hơn hẳn Coopmart ( tính đến cuối năm
2014 hệ thống Coopmart có 74 siêu thị bao gồm 31 coopmart ở TPHCM và 43 coopmart tại các tỉnh thành cả
nước). Tuy nhiên hoạt động marketing của Big C mạnh hơn Coopmart, chương trình giảm giá, khuyến mãi tương
đối nhiều.

Đối thủ cạnh tranh tìềm ẩn: Aeon Mall, Metro, Vinmart

b. Khách hàng:

 Nhu cầu thị trường “nhu cầu mua sắm hiện đại, mua sắm nhanh chóng tiện lợi, mua sắm giá rẻ.”

Người Việt thường chọn nơi mua hàng theo thói quen, gần nhà hay tiện đường đi, đôi khi chẳng cần quan tâm
đến giá cả, chất lượng dịch vụ, mẫu mã sản phẩm và thường có khuynh hướng trung thành với nhãn hàng yêu thích.
Để chống chọi với bão giá hiện nay, họ có thể mua với số lượng ít đi hoặc bao gói lớn hơn tùy loại sản phẩm. Ví dụ
như nước uống có gas, 72% người tiêu dùng cho biết sẽ chọn mua cùng nhãn hiệu nhưng mua ít hơn, các sản phẩm
từ sữa có 61% sẽ chọn mua nhãn hiệu khác phù hợp với túi tiền hay các sản phẩm trong ngành thực phẩm, vệ sinh
nhà cửa, chăm sóc thân thể có xu hướng chọn mua gói lớn hơn như các sản phẩm giặt tẩy, nước mắm, bột ngọt…

 Đối tượng khách hàng:

Đối tượng khách hàng chủ yếu của hệ thống Coopmart là những khách hàng có thu nhập trung bình, người đã lập
gia đình. Hiện nay số lượng khách hàng thân thiết, thành viên và khách hàng Vip của hệ thống siêu thị Coopmart đã
lên đến gần 2,5 triệu người.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến yếu tố dễ mua (tiện đường,gần nhà, gần cơ quan) hơn hết thảy các yếu
tố khác về điểm này thì coopmart có lợi thế lớn nhất nhờ hệ thống siêu thị nhiều và trải đều.

Bên cạnh đó, đối tượng khách hàng của Coopmart còn là những người quan tâm đến nguồn gốc sản phẩm, họ ưu
chọn sử dụng hàng Việt nhiều, tin tưởng các doanh nghiệp Việt.

 Mức độ hài lòng của khách hàng khi đến Coopmart

Sau đây là kết quả khảo sát 136 người tham gia mua sắm tại hệ thống siêu thị Coop Mart

 Kết quả cho thấy khách hàng thường xuyên đi siêu thị chiếm 56.62%, với tần suất là 2-3 lần/ tháng
 Học cho rằng hàng hoá của siêu thị đa dạng, chính hang và chất lượng. Giá cả cũng như cách bay trí sản
phẩm hợp lý. Nhân viên thân thiện, lịch sự. Cơ sở hạ tầng tốt. Thời gian phục vụ hợp lý.
 Giá cả và chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu khi khách hàng đến 1 siêu thị.
 Sản phẩm được mua nhiều nhất là thực phẩm.
 Khách hàng không hài long về việc phải thường xuyên chờ đợi lâu khi tính tiền.

Mức độ hài lòng


Không hài lòng Bình thường
Hài lòng hoàn toàn hài lòng

8%
15%

36%

41%

c. Những nhà cung cấp

Coopmart ưu tiên chọn thực phẩm đạt tiêu chuẩn iso 9001:2000, ViẹtGap, Global Gap về quy trình sản xuất
rau an toàn.

Hiện có trên 1000 nhà cung cấp đang hợp tác với Saigon Coop, trong đó trên 60% doanh nghiệp- tập đoàn đã
hợp tác từ những năm đầu thành lập như Vissan, Vinamilk, Tường An, Unilever, P&G, Colgate, Dutch lady,... Không chỉ
đơn thuần là phân phối hàng hóa, tạo ra các sự kiện kích thích tiêu dùng mà cả 2 bên còn luôn trao đổi chia sẻ thông
tin, tìm giải pháp tối ưu để hàng hóa tiếp cận người tiêu dùng một cách tốt nhất.

Việc hợp tác giữa nông dân , ngư dân, các doanh nghiệp và hệ thống Coopmart đem lại lợi thế cạnh tranh lớn
cho các mặt hàng kinh doanh tại hệ thống với giá tốt nhất và sản phẩm có chất lượng đảm bảo.

Đặc biệt Coop đảm bảo không nhập hàng trái cây thực phẩm tươi sống có nguồn gốc Trung quốc.

3. Môi trường nội vi:


a. Nhân lực

Nguồn nhân lực dồi dào, số lượng tương đối lớn và ngày càng tăng. Số liệu phân bố lao động theo địa lý sẽ còn có
thay đổi vì mục tiêu sắp tới của chuỗi Co.opMart là mở rộng hệ thống trên toàn quốc,kể cả vùng nông thôn.

Tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học khá cao so với tính chất ngành nhưng trình độ quản lý sau đại học còn hơi
thấp, CBCNV của chuỗi siêu thị CO.OPMART được phỏng vấn, tuyển chọn và đào tạo trước khi vào làm việc

Để duy trì và thu hút nguồn nhân lực giỏi, Saigon Co.OPMART đã có chính sách ưu đại cho CBCNV chuỗi Co.op
góp vốn với giá gốc vào công ty Cổ phần đầu tư phát triển Saigon CO.OP(SCID)

Vì là loại hình kinh tế hợp tác xã nên kiểu quản trị có sự tham gia của nhiều người( quản lý tập thể) được xem là
một nguyên tắc.

Có tổ chức các lớp tìm hiểu về chứng nhận ISO 9001:2008 cho nhân viên để giúp cho họ thực hiện tốt hơn
trong công tác kiểm tra chất lượng, an toàn vệ sinh đầu vào của sản phẩm.

Hệ thông tiền lương của chuỗi siêu thị co-opmart hiện nay chưa đạt hiệu quả cao. Một mặt, do cách tính lương
theo hệ thống thang bậc của nhà nước và theo thâm niên công tác nên chưa tạo ra động lực phấn đấu cho những nhân
viên mới có trình độ chuyên môn cao. Mặt khắc, do việc khoán lương theo hiệu quả hoạt động kinh doanh tại mỗi siêu
thị nên có trường hợp những nhân viên giỏi nhưng làm việc tại những siêu thị có doanh số không cao( do địa bàn
kinh doanh) thì lại có lương thấp hơn những nhân viên bình thường ở các siêu thị có doanh số cao trong chuỗi.

b. Công nghệ- thiết bị


 Công nghệ :

Chuỗi siêu thị Coop mart là chuỗi siêu thị đầu tiên trong cả nước áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên
tiến ISO 9001-2000, chứng chỉ HACCp cách đây 5 năm và thường xuyên được cập nhật thong tin mới, không
ngừng cải tiến công tác quản lý,

 Thiết bị :

Hệ thống bàn tính tiền tại một số siêu thị Coop Mart đã lạc hậu nên thay thế : bàn tính tiền nhỉ, ngắn không để
được nhiều hàng hóa lên.không có băng chuyền và máy dò mã vạch bằng tay để dùng cho những loại hàng hóa có mã
vạch nằm ở vị trí khuất hoặc cong mà máy dò cố định khó thao tác( đây là khuyết điểm chung của Coop Mart và Big C
so với Metro ) . Nhưng việc nối mạng cho hệ thống máy tính tiền là ưu điểm riêng có của chuỗi Coop Mart,nó hỗ trợ
cho việc theo dõi sức mua của từng khách hàng và tiện lợi cho chương trình “ khác hàng thân thiết “ đã được
thực hiên thành công nhiều năm.
Hệ thống trữ lạnh tốt. Ngoài ra mỗi siêu thị trong chuỗi đều có hệ thống kho riêng với kích thước
phù hơp cho chính siêu thị đó, sắp tới Coopmart sẽ thành lập mới trung tâm phân phối khu vực miền tây và
kho thực phẩm tươi sống tại TP Hồ Chí Minh (Kho chung).

c. Chính sách giá cả

Saigon Co.op luôn tích cực tham gia các chương trình bình ổn giá các mặt hàng tiêu dùng, đặc biệt trong các
dịp lễ, tết, các đợt khủng hoảng kinh tế. Giảm giá cho nhiều mặt hàng như bánh kẹo, bách hoá mĩ phẩm, thực phẩm
chế biến, thuỷ sản, liên tục khuyến mãi, giữ giá bán thấp hơn ở chợ. Ngoài ra còn giao hàng tậm nơi để tiết kiệm chi
phí cho khách hàng

 Đảm bảo chất lượng cũng như số lượng hàng hóa luôn dồi dào mà giá cả không quá đắt.


4. Ma trận swot

(O) Cơ hội (T) Nguy cơ


1. Sự ổn định về chính trị và tăng 1. Lạm phát và tốc độ tăng giá.
trưởng kinh tế. 2. Dịch bệnh gia súc, gia cầm và
2. Chính sách khuyến khích phát vấn đề thực phẩm sạch.
triển của Chính phủ. 3. Nguy cơ gia nhập ngành của các
3. VN là một trong 7 thị trường đối thủ tiềm ẩn.
bán lẻ hấp dẫn nhất. 4. Khách hàng nhạy cảm về giá
4. Dân số tăng, đặt biệt là dân số
trẻ thu nhập cao.
5. Lãi suất thị trường thấp.
6. Sự phát triển của ngành bán lẻ

(S) Điểm mạnh Chiến lược SO Chiến lược ST
1. Đội ngũ nhân viên giàu kinh S1,S3,S4,S6+O3,O4 S3,S4,S7+T1,T3,T4
nghiệm, nhiệt tình.  Chiến lược thâm nhập thị  Chiến lược cạnh tranh về
2. Thị phần tăng dần. trường giá
3. Hoạt động tài chính kế toán S2,S5,S7,S6+O2,O3,O4,O5,O6 S2,S3,S4,S5+T2,T3,T4,T5
mạnh.  Chiến lược phát triển thị  Chiến lược hội nhập về
4. Thiết bị, hệ thống kho bãi nhiều, trường phía sau
chất lượng khá. S2,S3+O2,O6
5. Hoạt động nghiên cứu phát triển  Chiến lược dẫn đầu thị
khá. trường
6. Hệ thống quản lý chất lượng
đảm bảo, chặt chẽ
7. Chính sách giá cả tốt
(W) Điểm yếu Chiến lược WO Chiến lược WT
1. Chế độ tiền lương khen thưởng W3+O3,O4 W1,W2+T1,T3
chưa cao.  Chiến lược hội nhập về  Chiến lược giữ chân nhân
2. Hoạt động đào tạo nguồn nhân phía trước tài
lực cần triển khai thêm (quản lý
cấp trung)
3. Hoạt động marketing còn hạn
chế.

IV. XU HƯỚNG VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG:

Hành vi mua sắm tiêu dùng xanh:Khảo sát của Trường đại học Bách khoa TPHCM cho thấy, có 74,3% người tiêu
dùng tiết kiệm nước; 83,1% người tiêu dùng tiết kiệm điện. Nguyên nhân thúc đẩy họ thực hành tiết kiệm tài nguyên
nước và điện có liên quan đến tài chính gia đình. 82,3% người có xu hướng tiêu dùng sản phẩm xanh và 88% người
được phỏng vấn dự báo xu hướng tiêu thụ sản phẩm xanh sẽ tăng trong thời gian tới. Tuy vậy, đa số người tiêu dùng
cho biết không biết sản phẩm xanh là gì và sản phẩm này được bán ở đâu. Giá thành cao là yếu tố cản trở người tiêu
dùng tìm kiếm sản phẩm xanh.

Theo Th.S Châu Thị Thu Thủy, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM, hiện có nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng bền vững trong cộng đồng. Bao gồm các yếu tố như văn hóa, trình độ học vấn, tình trạng
cư trú, mức thu nhập, kiến thức. Người có trình độ cao, người trẻ, người có mức thu nhập cao, người có mối quan tâm
về môi trường thì có xu hướng tiêu dùng sản phẩm xanh nhiều hơn so với thành phần còn lại. Giá cả vẫn là yếu tố ưu
tiên đầu tiên so với nhận thức về bảo vệ môi trường có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi tiêu dùng bền vững.


V. CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI CỦA COOPMART ĐANG THỰC HIỆN.

Sau khi phân tích ma trận Swot công ty dựa trên nguồn lực hiện có, đánh giá thị được thị trường Việt Nam hiện
tại không đơn giản và nhiều thuận lợi hơn chúng ta nghĩ. Mặc dù là doanh nghiệp có mặt tiên phong trong hệ thống
phân phối bán lẻ nhưng thị trường ngày nay vô cùng biến động cộng thêm các đối thủ cạnh tranh phát triển, vì thế
công ty đã chọn con đường từ nguồn lực đã có vượt qua thử thách hiện tại. (ST)

1. Xanh trong dịch vụ

Mở các quầy căn tin phục vụ món ăn chế biến từ những rau củ, thực phẩm sạch mà hệ thống có sẵn hoặc hợp
tác sản xuất để phục vụ cho người tiêu dùng không có thời gian theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, và có
giám sát chặt chẽ để bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng.

2. Xanh trong chất lượng sản phẩm

Theo một quy trình chọn lọc và kiểm soát hàng hóa chặt chẽ trong toàn hệ thống xuyên suốt từ trước, trong và
sau khi bán hàng, tất cả sản phẩm của Coopmart sẽ được nhân viên tiến hành kiểm tra, kiểm soát theo các quy định
của Saigon Co.op về nhập hàng, bảo quản, trưng bày , bán hàng… Bên cạnh đó, Coopmart còn ký hợp đồng tư vấn và
dịch vụ với Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm dịch vụ phân tích thí
nghiệm… Nếu phát hiện mẫu hàng không đạt sẽ lập tức ngừng kinh doanh, và yêu cầu nhà sản xuất, nhà cung cấp có
hướng khắc phục. Ngoài ra, Coopmart còn hợp tác với cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an
toàn thực phẩm, đảm bảo hàng hóa chất lượng.

Riêng về những mặt hàng rau củ quả, Co.opmart ưu tiên chọn hàng của những hợp tác xã có chứng nhận Vietgap,
Global Gap về quy trình sản xuất rau an toàn, kí hợp đồng bao tiêu nông sản và tiến hành ứng vốn cho các hợp tác xã
này để đầu tư nâng cao kỹ thuật, trang thiết bị cũng như giống và phân bón.

Saigon Co.op tham gia các dự án: “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm”, “Nâng
cao chất lượng và an toàn sản phẩm Nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học”, “Chương trình phát triển
rau an toàn tại TPHCM”… hỗ trợ các nhà sản xuất, các nông dân trong việc đóng gói bao bì, nâng cao chất lượng sản
phẩm.

Coopmart ưu tiên chọn các nhà cung cấp có uy tin, thương hiệu mạnh, các doanh nghiệp có hệ thống quản lý chất
lượng tiên tiến, các doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao.

3. Xanh trong tổ chức:

Tổ chức nhiều hơn các khoá học nâng cao tính hiểu biết của nhân viên các chứng chỉ ISO 9001:2008 cho nhân
viên để giúp cho họ thực hiện tốt tiêu chuẩn quản lý khoa học, tiêu chuẩn chặt chẽ, làm phát triển hơn cho hệ thống.

Tuyển dụng thêm bộ phận quản lý có kiến thức chuyên môn cao hiểu rõ quy trình sản xuất, các chứng chỉ ISO để
dễ dàng quản lý chất lượng đầu vào sản phẩm
Bên cạnh đó tổ chức thi đua khen thưởng đối với siêu thị nào đạt hiệu quả trong việc tiết kiệm điện năng tiêu thụ,
giảm bớt, tắt đi những hệ thống chạy không cần thiết, giảm điều hoà khi có khách ít, sử dụng đèn tiết kiệm năng
lượng,…. Việc làm như vậy giúp cho hệ thống Co.op mart giảm đi những chi phí không cần thiết, tránh gây lãng phí.

4. Xanh tiêu dùng:


a. "Khéo vun vén, lợi cả nhà"

Ngày 09/06/2015, Saigon Co.op và Công ty P&G Việt Nam triển khai chương trình hỗ trợ Quản lý tài chính gia
đình dành cho phụ nữ mang tên "Khéo vun vén, lợi cả nhà". Chương trình bao gồm 2 hoạt động chính là Hỗ trợ tài
chính không hoàn trả dành cho những phụ nữ đã lập gia đình có hoàn cảnh khó khăn và Tư vấn, hỗ trợ cung cấp kiến
thức - kỹ năng quản lý tài chính gia đình thông qua việc kiểm soát chi tiêu. Chương trình sẽ diễn ra trong vòng 1 năm
kể từ tháng 6/2015 - 6/2016, được chia thành nhiều đợt theo khu vực trên phạm vi cả nước.

b. Ý thức tiêu dùng xanh – xã hội:

 Khuyến khích sử dụng túi bảo vệ môi trường

Ngày 27/3/2010, các siêu thị coopmart không cung cấp túi giấy nion mà khuyến khích dùng túi giấy bảo vệ mội
trường

 “7 ngày mua sắm xanh, nhanh tay tiết kiệm”

Từ 30-3 đến 3-4/2015, hệ thống Co.opmart và Co.opXtra sẽ thực hiện chương trình “7 ngày mua sắm xanh,
nhanh tay tiết kiệm” tặng hơn 420.000 phần quà gồm 350.000 túi môi trường xanh và hơn 70.000 các sản phẩm
nhu yếu như đường trắng, dầu nành, mì tôm chua cay, bột giặt… khi khách hàng chọn mua các sản phẩm của
doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường như P&G, Unilever, Dutch Lady và Miliket Colusa.

 Chiến dịch tiêu dùng xanh:

Chiến dịch bao gồm 5 dự án: Cộng đồng xanh; Khu phố xanh hạt nhân; Tiếp sức cùng người tiêu dùng xanh; Tôi
yêu sản phẩm xanh; Vũ điệu hành động xanh.

Dự án trọng điểm của chiến dịch là mô hình “Khu Phố Xanh” thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn (phân
loại rác tại hộ gia đình), nay đã nhân rộng ra toàn địa bàn quận Tân Phú.

Qua 4 lan to chức (từ nă m 2010 đen 2014), ngà y 4-7 chien dịch tiê u dù ng xanh khé p lạ i với hơn 30.000 lượt tı̀nh
nguyệ n viê n tham gia chien dịch; 3,7 triệ u lượt người dâ n cam ket hưởng ứng, mức tiê u thụ sả n pham củ a cá c doanh
nghiệ p xanh tă ng lê n từ 40% – 60% trong thá ng dien ra chien dịch tạ i cá c hệ thong siê u thị Co.opMart.

Thành công của dự án với hơn 90% các hộ gia đình đồng ý tham gia và phân loại đúng cách trong gia đoạn thí
điểm.

Đến năm 2015: Chiến dịch tiêu dùng sản phẩm xanh năm 2015 có nhiều dự án môi trường xanh gắn liền với
đời sống của người dân thành phố như: Dự án mầm xanh Giờ trái đất; Dự án xây dựng trường học sinh thái tại
trường tiểu học Nguyễn Du quận 12; Dự án 20 giây cho giờ trái đất; Dự án khu phố xanh; Dự án năng lượng xanh; Dự
án chuyển động xanh… đã được thực hiện xuyên suốt, góp phần đáng kể vào việc nâng cao nhận thức cộng đồng, cải
thiện hiện trạng môi trường của thành phố.

Qua đó Hệ thống siêu thị Co.opmart và Co.opXtra của Saigon Co.op tổ chức thực hiện chương trình khuyến
mãi Tháng Tiêu Dùng Xanh 2015 nhằm lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến người tiêu dùng, ủng hộ sản phẩm
của các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách môi trường của thành phố. Tháng Tiêu Dùng Xanh gồm 6 hoạt động
nổi bật gồm diễn ra từ 06/06 đến 25/06 gồm:

1) Giảm giá đến 50% cho hơn 2.500 sản phẩm doanh nghiệp xanh - Doanh nghiệp tích cực thực hiện tốt
các chính sách về môi trường.
2) Chương trình "Mua sắm xanh nhanh tay nhận phiếu" tặng hơn 100.000 Phiếu giảm giá vào thứ 7 và CN
cho hóa đơn từ 500.000đ.
3) Chương trình "Ưu đãi kép" vừa nhân đôi điểm thưởng vừa tặng túi môi trường (300.000 túi)
4) Chương trình "Giá đặc biệt" hàng trăm sản phẩm nhu yếu giảm giá đặc biệt chỉ còn 1.000đ, 3.000đ,
5.000đ, 20.000đ,... mỗi sản phẩm.
5) Chương trình "Dinh dưỡng xanh" với hàng trăm mặt hàng trái cây và thực phẩm tươi sống giải nhiệt như
bông cải xanh, bắp cải trắng, dưa leo, khổ qua, chôm chôm, trái vải, bưởi năm roi, dưa hấu, măng cụt,... các
loại rau củ quả khác sẽ luân phiên giảm giá từ 10% đến 20%.
6) Chương trình "Gia dụng xanh" giảm giá ngay từ 30% đến 50% cho các sản phẩm đồ điện gia dụng tiết
kiệm điện như: nồi cơm điện, lò nướng thủy tinh, bếp từ, bếp hồng ngoại, bình đun siêu tốc, máy ép trái
cây, quạt máy, … và các sản phẩm đồ dùng gia đình khác.

 Điểm nổi bật là hàng ngàn sản phẩm của doanh nghiệp xanh giảm giá mạnh; tặng 300.000 túi môi trường
thiết kế đẹp mắt kết hợp với lễ hội trái cây; tổ chức cuộc thi Vẽ tiếp ước mơ xanh dành cho bé. Đặc biệt, với
dự án Tôi yêu sản phẩm xanh và khu phố xanh, Saigon Co.op sẽ đồng hành cùng với các đơn vị liên quan vận
động cộng đồng thực hiện phân loại rác vô cơ nhận quà tặng sản phẩm xanh. Theo đó, nếu người dân phân
loại và chuyển giao rác vô cơ cho chúng tôi sẽ có cơ hội được nhận những sản phẩm xanh có giá trị tương
ứng. Những sản phẩm xanh này cũng được quy đổi với giá thành thấp hơn so với giá thành trên thị trường.
Ngoài ra, tham gia vào 2 dự án trên, chính người dân đã cùng chúng tôi thực hiện một hành động rất có ý
nghĩa. Đó là cùng đóng góp kinh phí xây dựng quỹ hỗ trợ bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo do phải sống
trong môi trường ô nhiễm.

 Hưởng ứng giờ trái đất:

Nhằm thiết thực hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất xanh, hằng năm thống siêu thịCo.opmart sẽ tổ chức thực
hiện "Tắt đèn 1 giờ" đồng thời phối hợp các nhãn hàng tổ chức giảm giá mạnh đến 50% cho hàng nghìn sản phẩm
tiết kiệm điện, tặng hơn nhiều phần quà và tích điểm thưởng mức cao, giảm trung bình 15% đến 20% cho các mặt
hàng thực phẩm tươi sống, công nghệ, đồ dùng và may mặc.

Bên cạnh đó tổ chức nhảy flashmod, đạp xe phát động phong trào kêu gọi người tiêu dùng cùng hưởng ứng ngày
Trái Đất

Coop Mart thực hiện marketing xanh ngay tư đầu vào của sản phẩm (quy
trình) tới đầu ra, hành vi mua hàng của khách hàng cũng là xanh.

“Chiến dịch xanh bao phủ”


Coop Mart đầu tư chi phí, tài lực vào quy trình kiểm soát đầu vào của sản phẩm đảm bảo từ khâu nhập nguyên vật
liệu tới khâu sản xuất phải đạt tiêu chuẩn chất lượng xanh, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khoẻ cho người
tiêu dùng, và loại bỏ những doanh nghiệp có sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Đây là một chiến lược có tính hệ thống
và dài hạn.

Coop Mart không đánh mạnh vào truyền thông PR, quảng cáo là doanh nghiệp kinh doanh những mặt sản phẩm xanh.
Mà thông qua những chương trình thiết thực kêu gọi người tiêu dùng thực hiện ý thức tiêu dùng xanh. Vì thế khi
những người mua hàng ở CoopMart tự họ sẽ nhận thức được xanh ở chổ nào và tin dùng vào những sản phẩm của hệ
thống.

VI. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC


1. Ưu điểm:
 Đặt sức khoẻ của người tiêu dùng lên hàng đầu (thực phẩm, hàng hoá luôn đạt sức khoẻ cho người tiêu)
 Luôn đảm bảo có hệ thống kiểm soát chất lượng đầu vào sản phẩm tốt.
 Hướng hành vi tiêu dùng của khách hàng là xanh
 Tạo điều thuận lợi cho nhiều nhà cung cấp cung ứng sản phẩm xanh
 Tham gia các chương trình bảo vệ môi trường.
 Đẩy mạnh cho nhà nông/ nhà cung ứng sản xuất các phẩm xanh.
 Có những chương trình đào tạo nâng cao ý thức của nhân viên về sản phẩm xanh trong doanh nghiệp.
 Có nguồn tài chính mạnh, nên dễ dàng thực hiện các chiến lược đã đề ra.
 Giúp cho người tiêu dùng quản lý tài chính, và hỗ trợ tài chính
 Luôn có nhiều chương trình giảm giá, đánh mạnh vào tâm lý thích mua hàng giảm giá của khách hàng.
2. Hạn chế
 Marketing của Coop Mart cũng chưa thể hiện cho người tiêu dùng biết sản phẩm họ xanh như thế nào. Nói
đến Big C, họ đánh mạnh vào việc sử dụng túi bảo vệ môi trường, chỉ rõ cho khách hàng thấy cái xanh trước
mắt, mang lại lợi thế hơn so với CoopMart. Vì chính hệ thống không nhấn mạnh điểm này cho người tiêu
dùng biết.
 Hệ thống thông tin đến cho khách hàng vẫn còn chưa hoàn thiện, chính vì vậy chỉ khách hàng mua hàng ở
Coopmart mới biết được những thông tin ấy.


VII. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1. Nên chú trọng nhiều hơn về vấn đề Marketing PR cho doanh nghiệp
2. Đẩy mạnh hơn các chương trình đào tạo cho nhân viên về vấn đề xanh trong doanh nghiệp.
3. Phát huy hơn những hoạt động công tác xã hội bảo vệ môi trường.

You might also like