You are on page 1of 76

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP


------- o0o --------

PHẠM THỊ HỒNG ANH

XÂY DỰNG BỘ ĐIỀU KHIỂN NỐI LƯỚI NGUỒN


NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

THÁI NGUYÊN 2011


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
------- o0o --------

PHẠM THỊ HỒNG ANH

XÂY DỰNG BỘ ĐIỀU KHIỂN NỐI LƯỚI NGUỒN


NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Chuyên ngành: TỰ ĐỘNG HÓA


Mã số: 605260

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LẠI KHẮC LÃI

THÁI NGUYÊN - 2011


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
-----------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: Phạm Thị Hồng Anh


Ngày tháng năm sinh: Ngày 20 tháng 10 năm 1986
Nơi sinh: Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên
Nơi công tác: Trường ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Chuyên ngành: Tự động hóa
Khoá học: 2009 - 2011

TÊN ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG BỘ ĐIỀU KHIỂN NỐI LƯỚI NGUỒN NĂNG LƯỢNG
MẶT TRỜI

Người hướng dẫn khoa học: PGS - TS Lại Khắc Lãi


Trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN

PGS - TS Lại Khắc Lãi Phạm Thị Hồng Anh

DUYỆT BAN GIÁM HIỆU KHOA SAU ĐẠI HỌC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những vấn đề được trình bày trong bản luận văn này là
những nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, có tham khảo một số tài liệu và bài báo của
các tác giả trong và ngoài nước đã được xuất bản. Tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm nếu có sử dụng lại kết quả của người khác.

Tác giả

Phạm Thị Hồng Anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật -1- Mục lục

MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang
Lời cam đoan
Mục lục 1
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt 3
Danh mục các bảng 4
Danh mục các hình vẽ 5
Mở đầu ............................................................................................................. 7
Chương 1. Năng lượng mặt trời và các phương pháp khai thác, sử
11
dụng ...................................................................................................................
1.1. Nguồn năng lượng mặt trời ............................................................... 11
1.1.1. Cấu trúc mặt trời ......................................................................... 11
1.1.2. Năng lượng mặt trời .................................................................... 12
1.1.3. Phổ bức xạ mặt trời ..................................................................... 13
1.1.4. Đặc điểm bức xạ mặt trời trên bề mặt quả đất ............................ 15
1.2. Các phương pháp khai thác, sử dụng năng lượng mặt trời ........... 21
1.2.1. Tổng quan về thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời ................... 22
1.2.2. Hướng nghiên cứu về thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời ....... 26
1.3. Kết luận chương 1 .............................................................................. 29
Chương 2. Thiết kế mạch động lực hệ thống mặt trời nối lưới ................. 30
2.1. Sơ đồ hệ thống năng lượng pin mặt trời .......................................... 46
30
2.1.1. Bộ đóng cắt mềm ..................................................................... 30
2.1.2. Bộ nghịch lưu ........................................................................... 31
2.1.3. Bộ Boost converter ................................................................... 31
2.1.4.Thiết bị điều khiển .................................................................... 32
2.1.5. Pin mặt trời................................................................................ 33
2.2. Lý thuyết về hòa hệ thống điện mặt trời với lưới ............................ 52
34
2.2.1. Các điều kiện hòa đồng bộ ......................................................... 52
34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật -2- Mục lục
2.2.2. Đồng vị pha trong hai hệ thống nối lưới ..................................... 52
36
2.3. Thiết kế mạch động lực hệ thống điện mặt trời ............................... 57
36
2.3.1. Sơ đồ khối mạch động lực ......................................................... 36
2.3.2. Các thông số kỹ thuật ................................................................ 37
2.3.3. Bộ chuyển đổi DC-DC ................................................................ 37
2.3.4. Thiết kế bộ chuyển đổi DC-DC ................................................... 45
2.3.5. Thiết kế bộ chuyển đổi DC-AC ................................................... 50
2.3.6. Mô tả sơ đồ .................................................................................. 53
2.4. Kết luận chương 2 ............................................................................. 56
Chương 3. Mạch điều khiển hệ thống điện mặt trời nối lưới ...................... 57
3.1. Mở đầu ................................................................................................. 57
3.2. Mạch tạo tín hiệu điều khiển các van của biến tần ......................... 59
3.3. Mạch điều khiển công suất ................................................................ 84
63
3.4. Trình độ hoạt động của hệ thống ...................................................... 64
3.5. Kết quả mô phỏng ………………………………………………… 65
3.6. Ảnh hưởng của sóng điều chế đến điện áp ra và sóng hài ……… 67
3.7. Kết luận chương 3 ………………………………………………… 69
Kết luận chung về luận văn ………………………………………………. 70
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………. 72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật -3- Danh mục bảng, hình vẽ

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

NLMT: Năng lượng mặt trời


DC: Điện áp một chiều
AC: Điện áp xoay chiều
BĐK: Bộ điều khiển
DCM: Chế độ dòng gián đoạn
CCM: Chế độ dòng liên tục
PV: Pin mặt trời
HF: Bộ chuyển đổi tần số cao
PWM: Điều chế độ rộng xung
PWMS: Điều chế độ rộng xung hình sin
USPWM: Điều chế độ rộng xung hình sin đơn cực
PR: Cộng hưởng tỉ lệ
PLL: Khung đồng bộ tham chiếu
BTL: Bếp tiện lợi
VN: Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật -4- Danh mục bảng, hình vẽ

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Phân bố phổ bức xạ mặt trời theo bước sóng
Bảng 1.2: Màu sắc và bước sóng của ánh sáng mặt trời
Bảng 2.1: Đặc điểm kỹ thuật của hệ thống
Bảng 2.2: Các thông số của Tranzitor trường
Bảng 2.3: Các thông số của điốt chỉnh lưu
Bảng 2.4: Đặc điểm bộ chuyển đổi HF

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật -5- Danh mục bảng, hình vẽ

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Cấu trúc mặt trời


Hình 1.2: Thang sóng điện từ của bức xạ mặt trời.
Hình 1.3: Định nghĩa các vĩ tuyến (a) và kinh tuyến (b)
Hình1.4 : Phổ bức xạ mặt trời bên trong và ngoài bầu khí quyển
Hình 1.5: Định nghiã và cách xác định airmas
Hình 1.6: Pin mặt trời
Hình 1.7: Nhà máy sử dụng NLMT
Hình 1.8: Lò sấy sử dụng hệ thống NLMT
Hình 1.9: Bếp nấu dùng NLMT
Hình 1.10: Thiết bị chưng cất nước dùng NLMT
Hình 1.11: Động cơ stirling chạy bằng NLMT
Hình 1.12: Thái dương năng
Hình 2.1: Sơ đồ điều khiển hệ thống nối lưới NLMT
Hình 2.2: Sơ đồ khối mạch động lực
Hình 2.3: Bộ chuyển đổi DC-DC và DC-AC
Hình 2.4: Điều chế đảo pha
Hình 2.5: Mạch cân bằng bộ chuyển đổi DC-DC
Hình 2.6: Dòng điện chạy trong chế độ 1
Hình 2.7: Dòng điện chạy trong chế độ 2
Hình 2.8: Dòng điện chạy trong chế độ 3
Hình 2.9: Dạng sóng điều khiển bộ chuyển đổi DC-DC
Hình 2.10: Hàm chuyển đổi công suất đối với các điện áp vào khác nhau
Hình 2.11: Sự thay đổi của tham số “d” cùng với điện áp vào với n =1.2
Hình 2.12: Hệ thống chuyển đổi cùng với bộ chuyển đổi DC-AC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật -6- Danh mục bảng, hình vẽ
Hình 2.13: Sơ đồ của bộ nguồn
Hình 3.1: Mạch động lực biến tần
Hình 3.2: Sơ đồ nguyên lý khối tạo xung điều khiển
Hình 3.3: Sóng sin tham chiếu đã chỉnh lưu
Hình 3.4: Sóng tam giác tần số cao
Hình 3.5: Sóng vuông
Hình 3.6: Sóng điều chế và sóng vuông
Hình 3.7: Lưu đồ thuật toán lập trình cho vi điều khiển
Hình 3.8: Công suất tác dụng phát vào lưới theo góc lệch pha 
Hình 3.9: Sơ đồ mô phỏng khối tạo xung điều khiển
Hình 3.10: Điện áp đầu ra của biến tần chưa qua lọc
Hình 3.11: Điện áp ra của biến tần đã qua lọc
Hình 3.12: Sóng điều chế độ rộng xung hình sin ứng với MA khác nhau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật -7- Mở đầu

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, các nguồn năng lượng trên trái đất như dầu mỏ, than đá… đang dần cạn
kiệt, không còn để khai thác được nữa. Ngoài ra, những nguồn năng lượng này là nguyên
nhân chính gây ra sự ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng đến đời sống con người.

Trong khi đó, nguồn năng lượng tái tạo khá dồi dào, có khả năng thay thế
nguồn năng lượng hóa thạch, giảm thiểu tác động tới môi trường. Vì vậy, tập trung
nghiên cứu ứng dụng năng lượng tái tạo đang là hướng đi mới trong năng lượng
công nghiệp, nhất là trong thời đại ngày nay vấn đề tiết kiệm năng lượng đang đặt
lên hàng đầu. Việc khai thác năng lượng tái tạo có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế,
xã hội, an ninh năng lượng và phát triển bền vững.

Năng lượng mặt trời là một trong các nguồn năng lượng tái tạo quan trọng nhất
mà thiên nhiên ban tặng cho hành tinh chúng ta. Đồng thời, nó cũng là nguồn gốc
của các nguồn năng lượng tái tạo khác như năng lượng gió, năng lượng sinh khối,
năng lượng các dòng sông,… Đó là loại hình năng lượng có khả năng áp dụng hơn
cả tại các khu vực đô thị và các vùng mà điện lưới không vươn đến được (vùng núi,
vùng hải đảo hay các công trình ngoài khơi, …). Năng lượng mặt trời có thể nói là
vô tận, để khai thác, sử dụng nguồn năng lượng này cần phải biết các đặc trưng và
tính chất cơ bản của nó, đặc biệt khi tới bề mặt quả đất.

Ở Việt Nam, năng lượng mặt trời có tiềm năng rất lớn, với lượng bức xạ trung
bình 5kw/m²/ngày với khoảng 2000 giờ nắng/năm. Một số liệu của Trung tâm
Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia cho biết năm 2008 ở Việt Nam mới chỉ có
khoảng 60 hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời cho tập thể và hơn
5.000 hệ thống cho gia đình. Trên tổng thể, điện mặt trời chiếm 0,009% tổng lượng
điện toàn quốc. Mặc dù, đã có những chính sách khuyến khích, nhưng vì nhiều lý
do, việc phát triển năng lượng mặt trời, vốn đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn hơn các dạng
năng lượng truyền thống nên việc sử dụng vẫn còn hạn chế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật -8- Mở đầu

Trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu, ứng dụng nhằm sản xuất và
tích trữ năng lượng mặt trời [1], [2], [3], [4], tuy nhiên, việc sử dụng nguồn năng
lượng này, chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở mức cục bộ ( tức là khai thác và sử dụng tại
chỗ ), năng lượng dư thừa chưa hòa được lên lưới điện quốc gia (bán trở lại cho lưới
điện thông qua đồng hồ đo để giảm thiểu hóa đơn tiền điện ).

Vì vậy, việc nghiên cứu, xây dựng bộ điều khiển thông minh để khai thác năng
lượng mặt trời, cung cấp điện cho phụ tải đồng thời hòa tối ưu nguồn năng lượng
này lên lưới điện quốc gia đang là một vấn đề cấp thiết.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Khi có ánh sáng mặt trời sẽ tạo ra năng lượng một chiều (DC), Nguồn năng
lượng một chiều này được chuyển đổi thành điện năng xoay chiều (AC) bởi bộ
nghịch lưu. Bộ điều khiển có chức năng truyền năng lượng này đến phụ tải chính để
cung cấp điện cho các thiết bị điện trong gia đình. Đồng thời điện năng dư thừa
được bán trở lại lưới điện qua đồng hồ đo để giảm thiểu hóa đơn tiền điện.

2.2. Ý nghĩa thực tiễn


Đề tài hoàn thành sẽ là một tài liệu quan trọng để thiết kế hoàn chỉnh hệ thống
lưới điện thông minh (Smart Grid System). Đem lại hiệu quả to lớn trong việc khai
thác và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng sạch; Ứng dụng tại các nhà máy, xí
nghiệp, khu dân cư sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.
Quá trình nghiên cứu sẽ góp phần tăng nguồn tư liệu phục vụ cho công tác học
tập và giảng dạy tại cơ quan nơi học viên công tác.

3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu và thiết kế bộ điều khiển nhằm sử dụng và hòa tối ưu các nguồn
năng lượng tái tạo lên lưới điện.

4. Đối tượng nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật -9- Mở đầu

- Nghiên cứu nguồn năng lượng mặt trời: Phương pháp sản xuất, sử dụng và
hòa lưới.

- Nghiên cứu xây dựng bộ điều khiển hòa lưới điện nguồn năng lượng mặt
trời: Tổng hợp dòng, áp. Đo công suất (P, Q) của lưới, tải nhằm sử dụng và phát
năng lượng dư thừa lên lưới.

5. Phương pháp nghiên cứu


5. 1. Lý thuyết:

- Tìm hiểu và đánh giá một vài phương pháp hoà lưới điện phổ biến hiện nay.

- Nghiên cứu lý thuyết và xây dựng mô hình mạch động lực, mạch điều khiển
hệ thống điện mặt trời nối lưới.
5. 2. Mô phỏng:

Xây dựng mô hình và mô phỏng hệ thống có sử dụng bộ điều khiển hoà lưới
nguồn năng lượng tái tạo trên phần mềm MATLAB – SIMULINK – PLECS.

6. Tên đề tài
“ Xây dựng bộ điều khiển nối lưới nguồn năng lượng mặt trời ” .

7. Bố cục luận văn


Luận văn thực hiện theo bố cục nội dung như sau:
Chương 1: Năng lượng mặt trời và các phương pháp khai thác, sử dụng.
Chương 2: Thiết kế mạch động lực hệ thống mặt trời nối lưới.
Chương 3: Mạch điều khiển hệ thống điện mặt trời nối lưới.
Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu, đến nay luận văn đã hoàn thành. Tác giả xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo PGS.TS.
Lại Khắc Lãi. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Tự động
hóa - trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều
kiện giúp đỡ trong suốt quá trình tham gia khóa học. Xin chân thành cảm ơn Khoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật - 10 - Mở
đầu

sau đại học, bạn bè đồng nghiệp và người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Do hạn chế về thời gian, trình độ nên luận văn không thể tránh khỏi sai sót.
Tác giả rất mong nhận được những chỉ dẫn, góp ý của các thầy giáo, cô giáo cũng
như các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và chân thành cảm ơn!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 11 - Chương 1

CHƢƠNG 1
NĂNG LƢỢNG MẶT TRỜI VÀ
CÁC PHƢƠNG PHÁP KHAI THÁC, SƢ̉ DỤNG

1.1. NGUỒN NĂNG LƢỢNG MẶT TRỜI


Năng lượng mặt trời là một trong các nguồn năng lượng tái tạo quan trọng nhất
mà thiên nhiên ban tặng cho hành tinh chúng ta. Đồng thời nó cũng là nguồn gốc
của các nguồn năng lượng tái tạo khác như năng lượng gió, năng lượng sinh khối,
năng lượng các dòng sông,… Năng lượng mặt trời có thể nói là vô tận. Tuy nhiên,
để khai thác, sử dụng nguồn năng lượng này cần phải biết các đặc trưng và tính
chất cơ bản của nó, đặc biệt khi tới bề mặt quả đất.
1.1.1. Cấu trúc của mặt trời
Có thể xem mặt trời là một quả cầu khí ở cách quả đất 1,49.108 km. Từ trái đất
chúng ta nhìn mặt trời dưới một góc mở là 31’59. Từ đó có thể tính được đường
kính của mặt trời là R = 1,4.106 km, tức là bằng 109 lần đường kính quả đất và do
đó thể tích của mặt trời lớn hơn thể tích quả đất 130.104 lần. Từ định luật hấp dẫn
người ta cũng tính được khối lượng của mặt trời là 1,989.1027 tấn, lớn hơn khối
lượng quả đất 33.104 lần. Mật độ trung bình của mặt trời là 1,4g/cm3, lớn hơn khối
lượng riêng của nước (1g/cm3) khoảng 50%. Tuy nhiên mật độ ở các lớp vỏ khác
nhau của mặt trời rất khác nhau. Ở phần lõi của mặt trời, do bị nén với áp suất rất
cao nên mật độ lên tới 160 g/cm3, nhưng càng ra phía ngoài mật độ càng giảm và
giảm rất nhanh.
Một cách khái quát có thể chia mặt trời thành hai phần chính: phần phía trong
và phần khí quyển bên ngoài (hình 1.1). Phần khí quyển bên ngoài lại gồm 3 miền
và được gọi là quang cầu, sắc cầu và nhật miện. Còn phần bên trong của nó cũng có
thể chia thành 3 lớp và gọi là tầng đối lưu, tầng trung gian và lõi mặt trời. Một số
thông số của các lớp của mặt trời được cho trên hình 1.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 12 - Chương 1

Hình 1.1. Cấu trúc mặt trời

Từ mặt đất nhìn lên ta có cảm giác mặt trời là một quả cầu lửa ổn định. Thực ra
bên trong mặt trời luôn luôn có sự vận động mạnh mẽ không ngừng. Sự ẩn hiện của
các đám đen, sự biến đổi của quầng sáng và sự bùng phát dữ dội của khu vực xung
quanh các đám đen là bằng chứng về sự vận động không ngừng trong lòng mặt trời.
Ngoài ra, bằng kính thiên văn có thể quan sát được cấu trúc hạt, vật thể hình kim,
hiện tượng phụt khói, phát xung sáng,.. luôn luôn thay đổi và rất dữ dội.
1.1.2. Năng lƣợng mặt trời
Về mặt vật chất thì mặt trời chứa đến 78,4% khí Hydro (H2), Heli (He) chiếm
19,8%, các nguyên tố kim loại và các nguyên tố khác chỉ chiếm 1,8%.
Năng lượng do mặt trời bức xạ ra vũ trụ là một lượng khổng lồ. Mỗi giây nó
phát ra 3,865.1026 J, tương đương với năng lượng đốt cháy hết 1,32.1016 tấn than đá
tiêu chuẩn. Nhưng bề mặt quả đất chỉ nhận được một năng lượng rất nhỏ và bằng
17,57.1016J hay tương đương năng lượng đốt cháy của 6.106 tấn than đá.
Năng lượng khổng lồ từ mặt trời được xác định là sản phẩm của các phản ứng
nhiệt hạt nhân. Theo thuyết tương đối của Anhstanh và qua phản ứng nhiệt nhiệt hạt
nhân khối lượng có thể chuyển thành năng lượng. Nhiệt độ mặt ngoài của mặt trời
khoảng 60000K, còn ở bên trong mặt trời nhiệt độ có thể lên đến hàng triệu độ. Áp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 13 - Chương 1

suất bên trong mặt trời cao hơn 340.108 MPa. Do nhiệt độ và áp suất bên trong mặt
trời cao như vậy nên vật chất đã nhanh chóng bị ion hoá và chuyển động với năng
lượng rất lớn. Chúng va chạm vào nhau và gây ra hàng loạt các phản ứng hạt nhân.
Người ta đã xác định được nguồn năng lượng của mặt trời chủ yếu do hai loại phản
ứng hạt nhân gây ra. Đó là các phản ứng tuần hoàn giữa các hạt nhân Cacbon và
Nitơ (C.N) và phản ứng hạt nhân Proton.Proton.
Khối lượng của mặt trời xấp xỉ 2.1027 tấn. Như vậy để mặt trời chuyến hoá hết
khối lượng của nó thành năng lượng cần một khoảng thời gian là 15.1013 năm. Từ
đó có thể thấy rằng nguồn năng lượng mặt trời là khổng lồ và lâu dài.
1.1.3 . Phổ bức xạ mặt trời
Bức xạ mặt trời có bản chất là sóng điện từ, là quá trình truyền các dao động
điện từ trường trong không gian. Trong quá trình truyền sóng, các vectơ cường độ
điện trường và cường độ từ trường luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với
phương truyền của sóng điện từ. Quãng đường mà sóng điện từ truyền được sau một
chu kỳ dao động điện từ được gọi là bước sóng .
Trong chân không vận tốc truyền của sóng điện từ gần đúng bằng c = 3.108 m/s.
Còn trong môi trường vật chất, vận tốc truyền của sóng nhỏ hơn và bằng v = c/n,
trong đó n được gọi là chiết suất tuyệt đối của môi trường, với n  1. Các sóng điện
từ có bước sóng trải dài trong một phạm vi rất rộng từ 10.7nm (nano met) đến hàng
nghìn km . Hình 1.2 trình bày thang sóng điện từ của bức xạ mặt trời.

Tia Tia
vũ Tia
 Tia Tia tử hồng Sóng Sóng vô tuyến (m
trụ
Rơnghen ngoại ngoại ngắn
điện )
-2 0 2 4 6 8 10 12 14
10-10 10-8 10-6 10-4 10 10 10 10 10 10 10 10 10
Tia
nhìn
thấy

Hình 1.2. Thang sóng điện từ của bức xạ mặt trời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 14 - Chương 1

Ánh sáng nhìn thấy có bước sóng từ 0,4m đến gần 0,8m, chỉ chiếm một phần
rất nhỏ của phổ sóng điện từ của bức xạ mặt trời. Mặc dù có cùng bản chất là sóng
điện từ nhưng các loại sóng điện từ có bước sóng  khác nhau thì gây ra các tác
dụng lý học, hoá học và sinh học rất khác nhau. Nói riêng trong vùng phổ nhìn thấy
được, sự khác nhau về bước sóng gây cho ta cảm giác màu sắc khác nhau của ánh
sáng. Khi đi từ bước sóng dài  = 0,8m đến giới hạn sóng ngắn  = 0,4m ta nhận
thấy màu sắc của ánh sáng thay đổi liên tục từ đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Mắt người nhạy nhất đối với ánh sáng màu vàng có bước sóng  = 580m. Sự phân
bố năng lượng đối với các bước sóng khác nhau cũng khác nhau. Bảng 1.1 cho thấy
quan hệ giữa mật độ năng lượng của bức xạ điện từ phụ thuộc vào bước sóng của
nó, còn bảng 1.2 là quan hệ giữa màu sắc của ánh sáng và bước sóng của nó. Từ
bảng 1.1 ta thấy rằng mật độ năng lượng bức xạ mặt trời chủ yếu phân bố trong giải
bước sóng từ  = 0,2 m (tử ngoại C, tỷ lệ mật độ năng lượng 0,57%) đến  = 3.0
m (hồng ngoại, tỷ lệ mật độ năng lượng 1,93%), còn ngoài vùng đó mật độ năng
lượng không đáng kể.
Khi bức xạ mặt trời đi qua tầng khí quyển bao quanh quả đất, nó bị các phân tử
khí, các hạt bụi,... hấp thụ hoặc bị làm tán xạ, nên phổ và năng lượng mặt trời khi
đến bề mặt quả đất bị thay đổi rất đáng kể.
Bảng 1.1 : Phân bố phổ bức xạ mặt trời theo bước sóng

Mật độ năng
Quang phổ Bước sóng Tỷ lệ %
lượng (W/m2)

Tia vũ trụ < 1nm 6,978.10.5


Tia X 0,1nm 6,978.10.7

Tia tử ngoại C 0,2  0,28m 7,864.106 0,57

Tia tử ngoại B 0,28  0,32m 2,122.101 1,55

Tia tử ngoại A 0,32  0,40m 8,073.101 5,90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 15 - Chương 1

0,40  0,52m 2,240.102 16,39


Tia nhìn thấy 0,52  0,62m 1,827.102 13,36

0,62  0,78m 2,280.102 16,68

0,78  1,40m 4,125.102 30,18


Tia hồng ngoại 1,40  3,00m 1,836.102 13,43

3,00  100,00m 2,637.101 1,93

0,10  10,0cm 6,978.10.9


Sóng vô tuyến điện 10,00 100,0cm 6,978.10.10

1,0  20,0 m 6,978.10.9

Bảng 1.2: Màu sắc và bước sóng của ánh sáng mặt trời

Màu sắc Bước sóng (nm) Vùng sóng (nm)

Đỏ 700 640  760

Da cam 620 600  640

Vàng 580 550  600

Xanh 510 480  550

Lam 470 450  480

Tím 420 400  450

1.1.4. Đặc điểm của bức xạ mặt trời trên bề mặt quả đất.
1.1.4.1. Phổ bức xạ mặt trời
Qủa đất bị bao bọc xung quanh bởi một tầng khí quyển có chiều dày H khoảng
7991 km bao gồm các phân tử khí, hơi nước, các hạt bụi, các hạt chất lỏng, chất rắn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 16 - Chương 1

và các đám mây,... Vì vậy, khi bức xạ mặt trời xuyên qua lớp khí quyển đó để đến
được mặt đất thì năng lượng và phổ của nó bị thay đổi đáng kể.
Cùc B¾c Cùc B¾c

Kinh tuyÕn

VÜ tuyÕn VÜ ®é 

§-êng xÝch  O
®¹o vÜ tuyÕn 0
O L
Kinh tuyÕn gèc
(qua GreenWich)

Cùc Nam Cùc Nam

(a) (b)
Hình 1.3. Định nghĩa các vĩ tuyến (a) và kinh tuyến (b)

Ở bên ngoài lớp khí quyển quả đất, năng lượng bức xạ mặt trời là hằng số và có
giá trị là 1353 W/m2. Gía trị này được gọi làhằng số mặt trời. Phổ của bức xạ mặt trời
là một đường cong liên tục có năng lượng chủ yếu nằm trong vùng bước sóng từ
0,1m đến ngoài 3 m (hình 1.3). Đường phân bố phổ này gần giống đường phân bố
phổ bức xạ của một vật đen tuyệt đối ở nhiệt độ 5726 K. Cực đại của phổ bức xạ mặt
trời nằm ở bước sóng 0,48m và ứng với mật độ năng lượng 2 074W/m2.
Khi các tia mặt trời xuyên vào lớp khí quyển quả đất, gặp các phân tử khí, hơi
nước, các hạt bụi, các hạt chất lỏng, … bị tán xạ, phản xạ và hấp thụ nên một phần
năng lượng của nó không tới được mặt đất. Đối với những ngày trong sáng thì sự
suy giảm năng lượng của các tia bức xạ mặt trời do ba quá trình vật lý sau đây xảy
ra một cách đồng thời:
. Sự hấp thụ chọn lọc do các phân tử hơi nước H2O, O2, O3 và CO2
. Sự tán xạ Rayleith trên các phân tử khí, các hạt bụi,…
. Tán xạ Mie.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 17 - Chương 1

240
0
m=0, E0=1353W/m2

Bức xạ phổ (W/m2.m)


Vật đen bức xạ ở T=5726K,
160 chuẩn về E0=1353W/m2
0 m=2, E=691,2W/m2
m=2, không bị hấp thụ
phân tử
800 O3
H2O
Bước sóng 
UV O2
H2 O (m)
0 H2O H2O,CO2 H2O,
Nhìn
thấy CO2
0,2 0,8 1,4 2,0 2,6

Hình1.4. Phổ bức xạ mặt trời bên trong và ngoài bầu khí quyển
Tán xạ Rayleith là sự tán xạ của tia mặt trời lên các phân tử khí hay các hạt bụi
có kích thước rất nhỏ so với bước sóng  của bức xạ. Theo lý thuyết Rayleith thì hệ
số tán xạ trong quá trình này tỷ lệ với .4. Một cách gần đúng, có thể đánh giá rằng,
50% năng lượng của các tia bức xạ tán xạ bị mất đi khi qua lớp khí quyển trái đất,
chỉ còn 50% đến được quả đất theo các hướng khác nhau, và được gọi là bức xạ
nhiễu xạ hay bức xạ tán xạ. Sự tán xạ xảy ra trên các hạt bụi nói chung có kích
thước lớn hơn nhiều so với kích thước các phân tử khí nên việc tính toán trở nên rất
khó khăn. Vì kích thước và mật độ của chúng biến đổi từ vùng này sang vùng khác,
và còn phụ thuộc cả vào độ cao và thời gian.
Tán xạ Mie là tán xạ xảy ra khi kích thước của các hạt bụi lớn hơn bước sóng
của bức xạ, khi đó sự suy giảm cường độ bức xạ do hai nguyên nhân: do sự tán xạ
thực sự (phân bố lại năng lượng tới) và do sự hấp thụ bức xạ bởi các hạt bụi. Trong
nguyên nhân thứ 2, một phần năng lượng của bức xạ biến thành nhiệt. Phần bức xạ
còn lại sau tán xạ Mie, hướng đến quả đất nên cũng được gọi là bức xạ nhiễu xạ.
Do bức xạ bị hấp thụ bởi các phân tử khí O2, O3 ở các vùng cao của lớp khí
quyển nên vùng bước sóng tử ngoại  < 0,29m trong phổ mặt trời đã bị biến mất
khi đến mặt đất. Trong vùng hồng ngoại, sự hấp thụ xảy ra chủ yếu do hơi nước
H2O và CO2. Kết quả của các quá trình nói trên làm cho cường độ bức xạ mặt trời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 18 - Chương 1

tới mặt đất yếu đi rất nhiều so với ở ngoài vũ trụ và đường cong phân bố phổ của
nó ở mặt đất không còn được liên tục như ở ngoài khí quyển quả đất, mà bị “xẻ”
thành nhiều “rãnh” hoặc các “vùng rãnh” như đã chỉ ra trên hình 1.3.
Trong các ngày mây mù, sự suy giảm bức xạ mặt trời xảy ra còn mạnh hơn.
Một phần đáng kể bức xạ mặt trời bị phản xạ trở lại vũ trụ từ các đám mây, một
phần khác bị các đám mây hấp thụ, phần còn lại truyền đến quả đất như là bức xạ
nhiễu xạ. Tổng các bức xạ mặt trời bị phản xạ trở lại vũ trụ do phản xạ và tán xạ từ
các đám mây, từ các phân tử khí, từ các hạt bụi và phản xạ từ mặt đất (bao gồm các
vật cản như nhà cửa, cây cối,..) được gọi là Albedo của hệ khí quyển quả đất, và có
giá trị vào khoảng 30%.
Tóm lại ở mặt đất nhận được hai thành phần bức xạ:
. Bức xạ trực tiếp (còn gọi là Trực xạ) là các tia sáng mặt trời đi thẳng từ mặt
trời đến mặt đất, không bị thay đổi hướng khi qua lớp khí quyển.
. Bức xạ Nhiễu xạ hay bức xạ khuếch tán gọi tắt là tán xạ là thành phần các tia
mặt trời bị thay đổi hướng ban đầu do các nguyên nhân như tán xạ, phản xạ,...
Hướng của tia trực xạ phụ thuộc vào vị trí của mặt trời trên bầu trời, tức là phụ
thuộc vào thời gian và địa điểm quan sát. Trong khi đó đối với bức xạ nhiễu xạ
không có hướng xác định mà đến điểm quan sát từ mọi điểm trên bầu trời.
Tổng hai thành phần bức xạ này được gọi là tổng xạ, nó chiếm khoảng 70%
toàn bộ bức xạ mặt trời hướng về quả đất.
1.1.4.2. Sự giảm năng lượng mặt trời phụ thuộc vào độ dài đường đi của tia
sáng qua lớp khí quyển (air mass)
Do các quá trình hấp thụ, tán xạ, phản xạ của tia mặt trời xảy ra khi nó đi qua
lớp khí quyển nên cường độ bức xạ khi tới mặt đất phụ thuộc vào độ dài đường đi
của tia trong lớp khí quyển. Độ dài này laị phụ thuộc vào độ cao của mặt trời .Ví
dụ, khi mặt trời ở điểm Zenith ( ở đỉnh đầu) thì các tia bức xạ mặt trời khi xuyên
qua lớp khí quyển bị tán xạ và hấp thụ là ít nhất, vì đường đi ngắn nhất. Còn ở các
điểm “chân trời”, lúc mặt trời mọc hoặc lặn thì đường đi của tia bức xạ mặt trời qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 19 - Chương 1

lớp khí quyển là dài nhất, nên bức xạ bị tán xạ và hấp thụ nhiều nhất. Để đặc trưng
cho sự mất mát năng lượng phụ thuộc độ dài đường đi của tia bức xạ mặt trời qua
lớp khí quyển người ta đưa vào một đại lượng được gọi là “Air mass”, ký hiệu m
(hay AM) và được định nghĩa như sau:
Độ dài của tia trực xạ xuyên qua lớp khí quyển theo phương quan sát
m=
Độ dày của lớp khí quyển theo phương vuông góc với mặt biển
Từ hình 1.4 ta thấy, nếu tia mặt trời đến điểm A trên mặt đất theo hướng BA,
thì airmass đối với vị trí đó của mặt trời và đối với điểm điểm A trên mặt đất có
thể được xác định bởi công thức sau :
12
BA  R 
2
 R   R 
m   cos Z   2   1   cos Z  (1.1)
CA  H  H   H 

trong đó : bán kính quả đất, R = 6 370km; H : chiều dày lớp khí quyển quả đất
lấy bằng 7 991km; Z : góc Zenith của mặt trời.
Biểu thức (1.2) cho thấy, m có thể tính gần đúng nhờ các biểu thức đơn giản
hơn sau:
m = secZ khi Z < 700 và

m = cosec khi  >300


Như vậy, giá trị của “Airmass” m và năng lượng bức xạ trực xạ mặt trời tương
ứng đối với các vị trí mặt trời khác nhau là khác nhau, ví dụ:
- Ở ngoài khí quyển quả đất : m = 0, E = 1 353W/m2
- Khi mặt trời ở điểm Zenith (đỉnh đầu) : m =1, E = 924,9 W/m2
. Khi góc Zenith Z = 600 : m = 2, E = 691,2 W/m2
C
C Z B
B H A 
H
Z
Líp khÝ quyÓn
A  R

Hình 1.5. Định nghiã và cách xác định airmas

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 20 - Chương 1

1.1.4.3. Cường độ bức xạ mặt trời biến đổi theo thời gian
Mô hình lý thuyết để tính toán cường độ bức xạ mặt trời trực tiếp gọi tắt là
trực xạ được xây dựng dựa trên các tài liệu đo đạc khí tượng trong nhiều năm. Mô
hình này dựa trên giả thiết cho rằng mặc dù các thông số khí quyển thay đổi từ
miền này đến miền khác và từ thời gian này đến thời gian khác, nhưng hệ số truyền
qua hiệu dụng của bầu trời thay đổi không nhiều. Vì khi lượng nước có thể ngưng
tụ trong khí quyển giảm, thì lượng bụi lại tăng lên và ngược lại.
Theo định nghĩa “khí quyển chuẩn” (đối với ngày trong tháng) là khí quyển mà
lượng hơi nước có thể ngưng tụ là 15 mm, lượng Ozon là 2,5 mm, bụi có mật độ
300 hạt/cm3 và ở áp suất 760 mmHg và với hằng số mặt trời 1.353 W/m2 . Khi đó
cường độ bức xạ trực tiếp được tính theo biểu thức:
1246 W 
IN   2 (1.2)
1  (0,3135)m m 

trong đó m là airmass.
Một công thức khác tổng quát hơn cho cường độ trực xạ khi tia tới vuông góc
với mặt phẳng nằm ngang đã được Majumdar và cộng sự đưa ra là:
pm

x(0,8507) Wm
0 , 25
I N  1331(0,8644) 1000
W/m 2 (1.3)

Trong đó : p . áp suất ở địa phương quan sát (milibar); m . Air mass; W = độ


dày lượng hơi nước có thể ngưng tụ (cm).
Các công thức trên (1.2) và (1.3) chỉ áp dụng được cho các ngày trong sáng.
1.1.4.4. Cường độ bức xạ mặt trời biến đổi theo không gian
Như đã phân tích, bức xạ nhiễu xạ tới mặt đất từ tất cả mọi phía của vòm
bầu trời và là do sự tán xạ, phản xạ của tia bức xạ mặt trời trong khí quyển quả đất.
Ngay cả những ngày trời đẹp nhất, khi bầu trời rất trong sáng, vẫn có bức xạ nhiễu
xạ phụ thuộc vào lượng bụi, Ozon và hơi nước trong khí quyển. Trong những ngày
mây mù, lúc ta không nhìn thấy mặt trời, thì toàn bộ bức xạ đến được quả đất chỉ là
bức xạ nhiễu xạ. Việc tính toán bức xạ nhiễu xạ là rất khó khăn do thiếu các số liệu
về bầu khí quyển. Ngoài ra, do sự biến đổi của thời tiết nên sự phân bố bức xạ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 21 - Chương 1

nhiễu xạ cũng biến đổi ngẫu nhiên theo không gian và thời gian. Những công thức
tính toán lý thuyết thành phần này của bức xạ mặt trời đều phải dựa trên một số giả
thiết để làm đơn giản bài toán. Theo lý thuyết của Buckuist và King thì hệ số
truyền qua ụS, đặc trưng cho bức xạ nhiễu xạ tới một mặt phẳng nằm ngang ở trên mặt
đất được xác định bởi biểu thức:
   K  
 21  2 0  (1  2 0 ) exp  L  
    0  KL 
 S  0,634  exp(  ) (1.4)
    1( a1 K L  4 K L  4 )  4   0 
 
 

Trong đó: 0 = 1/m , m = airmass; KL . độ dày quang học (quang lộ) của lớp
khí quyển; a1= tham số tán xạ dị hướng.
Mô hình lý thuyết này chỉ có giá trị đối với bầu trời không có mây mù.
1.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG NĂNG LƢỢNG
MẶT TRỜI
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, do đó nhu cầu năng lượng ngày càng
tăng với tốc độ tăng trưởng khoảng (15-20)%. Hiện tại chính sách quốc gia của
Việt Nam về nhu cầu năng lượng dựa vào việc thiết lập hệ thống các nhà thủy điện,
nhà máy nhiệt điện tua bin hơi và tua bin khí, một số nhà máy điện nguyên tử…
Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển bền vững và đặc biệt cân bằng được năng
lượng của quốc gia trong tương lai, Việt Nam đã và đang tập trung nghiên cứu phát
triển các nguồn năng lượng mới trong đó Năng lượng mặt trời vẫn là một nguồn
năng lượng tối ưu trong tương lai cho điều kiện Việt Nam đứng về phương diện địa
dư và nhu cầu phát triển kinh tế. Nguồn năng lượng này sẽ góp phần vào:
+ Hạn chế hiệu ứng nhà kính và sự hâm nóng toàn cầu.
+ Giải quyết ô nhiễm môi trường do việc gia tăng dân số và phát triển xã hội
của quốc gia trên thế giới.
+ Bổ túc vào sự thiếu hụt năng lượng trong tương lai khi nguồn năng lượng
trong thiên nhiên sắp bị cạn kiệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 22 - Chương 1

Vị trí địa lý đã ưu ái cho Việt Nam nguồn năng lượng tái tạo vô cùng lớn, đặc
biệt là năng lượng mặt trời. Việt Nam nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt
trời tương đối cao, trong đó nhiều nhất phải kể đến TPHCM, tiếp đến là các vùng
Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai)… Tuy nhiên, để khai thác nguồn năng lượng
này, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Những chuyển biến gần đây cho thấy, ứng dụng, khai
thác năng lượng mặt trời đã có những bước tiến mới.
1.2.1. Tổng quan về thiết bị sử dụng năng lƣợng mặt trời
Năng lượng mặt trời (NLMT) là nguồn năng lượng mà con người biết sử dụng
từ rất sớm , nhưng ứng dụng NLMT vào các công nghệ sản xuất và trên quy mô
rộng thì mới chỉ thực sự vào cuối thế kỉ 18 và cũng chủ yếu ở những nước nhiều
NLMT, những vùng sa mạc. Từ sau các cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới năm
1968 và 1973, NLMT càng được đặc biệt quan tâm . Các nước công nghiệp phát
triển đã đi tiên phong trong việc nghiên cứu ứng dụng NLMT . Các ứng dụng
NLMT phổ biến hiện nay bao gồm cá c lĩ nh vực
chủ yếu sau:
1.2.1.1. Pin mặt trời
Pin mặt trời là phương pháp sản xuất điện trực
tiếp từ NLMT qua thiết bị biến đổi quang điện .
Pin mặt trời có ưu điểm là gọn nhẹ , có thể lắp
bất kì ở đâu có ánh sáng mặt t rời, đặc biệt trong
lĩnh vực tàu vũ trụ. Ứng dụng NLMT dưới dạng
này được phát triển với tốc độ rất nhanh, nhất là ở các nước phát triển.
Ngày nay, con người đã ứng dụng pin NLMT để chạy xeHình
, thay1.6
thêPin
́ dầnmặt
nguồ n năng
trời
lượng truyền thống . Tuy nhiện , giá thành thiết bị pin mặt trời còn khá cao nên ở
những nước đang phát triển pin mặt trời hiện mới chỉ có khả năng duy nhất là cung
cấp năng lượng điện sử dụng cho các vùng sâu, xa nơi mà đường điện quốc gia chưa
có.
Ở Việt Nam, với sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế đac thực hiệnt hành công
việc xây dựng các trạm pin mặt trời có công suất khác nhau phục vụ nhu cầu sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 23 - Chương 1

hoạt và văn hóa của các địa phương vù ng sâu, vùng xa, nhất là đồng bằng sông Cửu
Long và Tây Nguyên . Tuy nhiên, hiện nay pin mặt trời vẫn đang còn là món hàng
xa xỉ đối với các nước nghèo như chúng ta.
1.2.1.2. Nhà máy nhiệt điện sử dụng năng lượng mặt trời.
Điện năng còn có thể tạo ra từ NLMT dựa trên nguyên tắc tạo nhiệt độ cao
bằng một hệ thống gương phản chiếu và hội tụ để gia nhiệt cho môi chất làm việc
truyền động cho máy phát điện.
Hiện nay, trong các nhà máy nhiệt điện sử dụng NLMT có các loại hệ thống bộ
thu chủ yếu sau đây : Hệ thống dùng parabol trụ để tập trung tia bức xạ mặt trời vào
một ống môi chất đặt dọc theo đường hội tụ của bộ thu , nhiệt độ có thể đạt tới
4000C. Hệ thống nhận nhiệt trung tâm bằng cách sử dụng các gương phản xạ có
đị nh vị theo phương mặt trời để tập trung NLMT vào một bộ thu đặt ở tiêu điểm của
gương, nhiệt độ có thể đạt trên 15000C. Hiện nay người ta còn dùng năng lượng mặt
trời để phát điện theo kiểu “ tháp năng lượng mặt trời – Solar power tower ”

Tháp năng lượng mặt trời Nhà máy điện mặt trời
Hình 1.7. Nhà máy sử dụng Năng lượng mặt trời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 24 - Chương 1

1.2.1.3. Thiết bị sấy khô dùng NLMT


Hiện nay NLMT được ứng dụng khá
phổ biến trong các lĩ nh vực nông nghiếp
để sấy các sản phẩm như ngũ cốc , thực
phẩm… nhằm giảm tỷ lệ hao hụt và tăng
chất lượng sản p hẩm. Ngoài mục đích để
sấy các loại nông sản , NLMT còn được
dùng để sấy các loại vật liệu như gỗ.
Hình1.8. Lò sấy sử dụng hệ thống NLMT
1.2.1.4. Bếp nấu dùng NLMT
Bếp năng lượng mặt trời được ứng dụng rất rộng rãi ở các nước nhiều NLMT
như các nước châu Phi.

Hình 1.9. Bếp nấu dùng NLMT


Ở Việt Nam việc bếp năng lượng mặt trời cũng đã được sử dụng từ những năm
2000. Trung tâm nghiên cứu thiết bị áp lực và năng lượng mới – Đạihọc Đà Nẵng
đã phối hợp với các tổ chức từ thiện Hà Lan triển khai dự án (30000 USD) đưa bếp
năng lượng mặt trời - bếp tiện lợi (BTL) vào sử dụng
ở các vùng nông thôn của tỉnh Quảng Nam
, Quảng Ngãi, dự án phát triển rất tốt và
ngày càng được đông đảo nhân dân ủng hộ
. Trong năm 2002, trung tâm dự kiến sẽ được
được 750 BNL vào sử dụng ở các xã huyện Núi thành và triển khai ứng dụng ở các khu
dân cư ven biển để họ có thể nấu nươ
, ́cơm
c và thức ăn khi ra khơi bằng NLMT
.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 25 - Chương 1

1.2.1.5 Thiết bị chưng cất nước dùng NLMT


Thiết bị chưng cất nước thường có hai loại : Loại nắp kính phẳng có chi phí cao
khoảng 23USD/m2, tuổi thọ khoảng 30
năm, và loại nắm plastic có chi phí rẻ hơn
nhưng hiệu quả chưng cất kém hơn.
Ở Việt Nam đã có đề tài sử dụng thiết
bị chưng cất nước NLMT dùng để chư ng
cất nước ngọt từ nước biển và cung cấp
nước sạch dùng cho sinh hoạt ở những
vùng có nguồn nước ô nhiễm với thiết bị Hình 1.10. Thiết bị chưng cất nước dùng NLMT
chưng cất NLMT có gương phản xạ đạt
được hiệu suất cao tại khoa Công nghệ nhiệt điện lạnh – Trường đại học Bách khoa
Đà Nẵng.
1.2.1.6 Động cơ stirling chạy bằng NLMT
Ứng dụng NLMT để chạy các động cơ
Stirling ngày càng được nghiên cứu và ứng
dụng rộng rãi dùng để bơm nước sinh hoạt hay
tưới cây ở các vùng nông trại . Ở VN loại động
cơ chạy bằng NLMT này cũng đã được nghiên
cứu chế tạo để triển khai, ứng dụng vào thực tế.
Hình 1.11. Động cơ stirling chạy bằng NLMT
1.2.1.7 Thiết bị đun nước nóng bằng NLMT
Ứng dụng đơn giản , phổ biến và hiệu quả
nhất hiện nay của NLMT là dùng để đun nước
nóng. Các hệ thống nước nóng dùng NLMT đã
được dùng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam , hệ thống cung cáp nước nóng
bằng NLMT đã và đang được ứng dụng rộng rãi
ở Hà Nội, tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Các hệ Hình 1.12. Thái dương năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 26 - Chương 1

thống này đã tiết kiệm cho người sử dụng một lượng đáng kể năng lượng , gópphần
rất lớn trong việc thực hiện chương trì nh t iết kiệm năng lượng của nước ta bảo vệ
môi trường chung của nhân loại.
Hệ thống cung cấp nước nóng dùng NLMT hiện nay ở Việt Nam cũng như trên
thế giới chủ yếu dùng bộ thu cố đị nh kiểu tấm phẳng hoặc dãy ống có cánh nhậ n
nhiệt độ nước sử dụng 60oC thì hiệu suất của bộ thu khoảng 45%, còn nếu sử dụng
ở nhiệt độ cao hơn thì hiệu suất còn thấp.
1.2.1.8 Thiết bị làm lạnh và điều hòa không khí dùng NLMT
Trong số những ứng dụng của NLMT thì làm lạnh và điều hòa không khí là ứng
dụng hấp dẫn nhất vì nơi nào khí hậu nóng nhát thì nơi đó có nhu cầu về làm lạnh
lớn nhất, đặc biệt là ở những vùng xa xôi hẻo lạnh thuộc các nước đang phát triển
không có lưới điện quốc gia và giá nhiên liệu quá đắt so với thu nhập trung bì nh của
người dân. Với các máy lạnh làm việc trên nguyên lý biến đổi NLMT thânhf điện
năng nhờ pin mặt trời (photovoltaic) là thuận tiện nhất , nhưng trong giai đoạ n hiện
nay giá thành pin mặt trời còn quá cao . Ngoài ra các hệ thống lạnh còn được sử
dụng NLMT dưới dạng nhiệt năng để chạy máy lạnh hấp thụ , loại thiết bị này ngày
càng được ứng dụng nhiều trong thực tế , tuy nhiên hiện nay các hệ thống này vẫn
chưa được thương mại hóa và sử dụng rộng rãi vì giá thành còn rất cao và hơn nữa
các bộ thu dùng trong các hệ thống này chủ yếu là bộ thu phẳng với hiệu suất còn
thấp (dưới 45%) nên diện tích lắp đặt bộ thu cần rất lớn , chưa phù hợp với thực tế .
Ở VN cũng đã có một số nhà khoa học nghiên cứu tối ưu hóa bộ thu năng lượng
mặt trời kiểu hộp phẳng mỏng cố đị nh có gương phản xạ để ứng dụng trong kỹ
thuật lạnh, với loại bộ thu này có thể tạo được nhiệt độ cao để cấp nhiệt cho máy
lạnh hấp thụ nhưng diện tích bề mặt cần lắp đặt phải rộng.
1.2.2. Hƣớng nghiên cƣ́u về thiết bị sƣ̉ dụng NLMT
Trong thời đại khoa học kỹ thuật p hát triển, nhu cầu về năng lượng ngày càng
tăng. Trong khi đó các nguồn nhiên liệu dự trữ như than đá , dầu mỏ, khí thiên nhiên
và ngay cả thủy điện thì có hạn khiến cho nhân loại đứng trước nguy cơ thiếu hụt
năng lượng. Việc tìm kiếm và khai thác các nguồn năng lượng mới như năng lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 27 - Chương 1

hạt nhân, năng lượng đị a nhiệt, năng lượng gió và năng lượng mặt trời là một trong
những hướng quan trọng trong kế hoạch phát triển năng lượng , không những đối
với những nước phát triển mà ngay cả với những nước đang phát triển.
Năng lượng mặt trời (NLMT) – nguồn năng lượng sạch và tiềm tàng nhất
đang được loài người thực sự đặc biệt quan tâm . Do đó việc nghiên cứu nâng cao
hiệu quả các thiết bị sử dụng NLMT và triển khai ứng dụng chúng vào thực tế là
vấn đề có tí nh thời sự.
Việt Nam là nước có tiềm năng về NLMT , nằm trong khu vực có cường độ
bức xạ mặt trời tương đối cao , với trị số tổng xạ khá lớn từ 100 – 175 kcal/cm2,năm
do đó việc sử dụng NLMT ở nước ta sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn . Thiết bị sử
dụng năng lượng này ở VN hiện nay chủ yếu là hệ thống cung cấp nước nóng kiểu
tấm phẳng hay kiểu ống có c ánh nhận nhiệt. Nhưng nhì n chung các thiết bị này giá
thành còn cao , hiệu suất còn thấp nên chưa được người dân sử dụng rộng rãi . Hơn
nữa, do đặc điểm phân tán và sự phụ thuộc vào các mùa trong năm của NLMT , ví
dụ mùa đông thì cần nước nóng nhưng NLMT í t , còn mùa hè không cần nước nóng
thì nhiều NLMT do đó các thiết bị sử dụng NLMT chưa có tính thuyết phục . Sự
mâu thuẫn đó đòi hỏi chúng ta cầ chuyển hướng nghiên cứu dùng NLMT vào các
mục đí ch khác thiết thực hơn như : Chưng cất nước dùng NLMT , dùng NLMT chạy
các động cơ nhiệt , nghiên cứu hệ thống điều hòa không khí dùng NLMT… . Hệ
thống lạnh hấp thụ NLMT là một đề tài hấp dẫn có tí nh thời sự và đang đượ c nhiều
nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu , nhưng vấn đề sử dụng bộ thu NLMT
nào cho hiệu quả và thực tế nhất thì vẫn còn là một đề tài cần phải nghiên cứu.
Vấn đề sử dụng NLMT đã được các nhà khoa học trên th ế giới và trong nước
quan tâm. Mặc dù tiềm năng của NLMT rất lớn nhưng tỷ trọng năng lượng được
sản xuất từ NLMT trong tổng năng lượng tiêu thụ của thế giới vẫn còn khiêm tốn .
Nguyên nhân chí nh chưa thể thương mại hóa các thi ết bị và công nghệ sử dụng
NLMT trong tổng năng lượng mặt trời là do còn tổn tại một số hạn chế lớn chưa
được giải quyết:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 28 - Chương 1

- Giá thành thiết bị còn cao : vì hầu hết các nước đang phát triển và kém phát
triển là những nư ớc có tiềm năng rất lớn về NLMT nhưng để nghiên cứu và ứng
dụng NLMT lại đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn , nhất là để nghiên cứu các thiết bị làm
lạnh và điều hòa không khí bằng NLMT cần chi phí cao so với thu nhập của người
dân ở các nước nghèo.
- Hiệu suất thiết bị còn thấp : Nhất là các bộ thu năng lượng mặt trời dùng để
cấp nhiệt cho máy lạnh hấp thụ cần nhiệt độ cao trên 85oC thì các bộ thu phẳng đặt
cố đị nh bì nh thường có hiệu suất rất thấp, do đó thiết bị lắp đặt còn cồng kềnh chưa
phù hợp với nhu cầu lắp đặt về mặt thẩm mỹ . Các bộ thu có gương parabolic phản
xạ thì thu được nhiệt độ cao tuy nhiên vấn đề định hướng nắng theo phương mặt
trời rất phức tạp nên không thuận lợi cho việc vận hành.
- Việc triển khai ứng dụng thực tế còn hạn chế : về mặt lý thuyết, NLMT là một
nguồn năng lượng sạch , rẻ tiền và tiềm tàng , nếu sử dụng nó hợp lý sẽ mang lại lợi
ích kinh tế và môi trường rất lớn . Việc nghiên cứu về lý thuyết đã tương đối hoàn
chỉnh. Song, trong điều kiện thực tiễn , các thiết bị sử dụng NLMT lại có quá trình
làm việc không ổn định và không liên tục, hoàn toàn biến động theo thời tiết, vì vậy
rất khó ứng dụng quy mô công nghiệp cũng như sử dụng cho các khu dân cư.
Để khai thác và sử dụng NLMT một cách hiệu quả cần có một hệ thống lưới
điện thông minh. Khi có ánh sáng mặt trời sẽ tạo ra năng lượng một chiều (DC),
Nguồn năng lượng một chiều này được chuyển đổi thành điện năng xoay chiều
(AC) bởi bộ nghịch lưu. Bộ điều khiển có chức năng truyền năng lượng này đến
phụ tải chính để cung cấp điện cho các thiết bị điện trong gia đình. Đồng thời, điện
năng dư thừa được bán trở lại lưới điện qua đồng hồ đo để giảm thiểu hóa đơn tiền
điện.
Dòng điện sinh ra từ hệ thống pin mặt trời được sử dụng cho các thiết bị điện
trong nhà để thay cho điện lưới. Nếu công suất điện sinh ra lớn hơn công suất điện
tiêu thụ thì lượng điện thừa sẽ được nạp vào hệ thống tồn trữ (ắc quy). Ngược lại,
khi lượng điện tiêu thụ lớn hơn lượng điện mặt trời sinh ra (vào ban đêm, hay lúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 29 - Chương 1

trời nhiều mây…) thì dòng điện sẽ được lấy thêm từ lưới điện như bình thường,
hoặc từ hệ thống tồn trữ (nếu điện lưới bị cắt).
1.3. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Năng lượng mặt trời là một dạng năng lượng tái tạo vô tận với trữ lượng lớn.
Đó là một trong các nguồn năng lượng tái tạo quan trọng nhất mà thiên nhiên ban
tặng cho hành tinh chúng ta. Đồng thời nó cũng là nguồn gốc của các nguồn năng
lượng tái tạo khác như năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng các dòng
sông,… Năng lượng mặt trời có thể nói là vô tận. Tuy nhiên, để khai thác, sử dụng
nguồn năng lượng này cần phải biết các đặc trưng và tính chất cơ bản của nó, đặc
biệt khi tới bề mặt quả đất.
Chương 1 đã giới thiệu được các vấn đề:
- Cấu trúc của mặt trời và đặc điểm của nguồn năng lượng mặt trời.
- Các phương pháp khai thác, sử dụng năng lượng mặt trời hiện nay.
Xuất phát từ những vấn đề lý thuyết đã nêu,chương 2, chương 3 giới thiệu một
trong những ứng dụng quan trọng của nguồn năng lượng này, đó là thiết kế mạch
động lực và mạch điều khiển cho hệ thống nối lưới nguồn năng lượng mặt trời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 30 - Chương 2

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ MẠCH ĐỘNG LỰC HỆ THỐNG MẶT TRỜI NỐI LƢỚI


2.1. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG NĂNG LƢỢNG PIN MẶT TRỜI
Một hệ thống năng lượng pin mặt trời được định nghĩa là một tổ hợp của các thành
phần sau đây:
- Dàn pin hay máy phát pin mặt trời.
- Bộ tích trữ điện năng.
- Các thiết bị điều khiển, biến đổi điện, tạo cân bằng năng lượng trong hệ thống.
- Các tải (thiết bị) tiêu thụ điện.
Ta có sơ đồ điều khiển nối lưới năng lượng mặt trời như sau:

Ăc quy

Hình 2.1. Sơ đồ điều khiển hệ thống nối lưới NLMT


2.1.1. Bộ đóng cắt mềm
- Nhiệm vụ: Đóng cắt mạch điện để cho một thiết bị được kết nối hoặc không.
- Cấu tạo: mỗi pha gồm 2 Thyristor mắc song song ngược.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 31 - Chương 2

Đặc điểm: Cho phép đóng cắt với thời gian ngắn; thông qua thuật toán điều
khiển, cho phép điều khiển được công suất cấp cho tải và hướng truyền công
suất.
2.1.2. Bộ nghịch lƣu
Bộ Biến đổi điện (Inverter) có chức năng biến đổi dòng điện một chiều
(DC) từ dàn pin mặt trời hoặc từ Bộ ác qui thành dòng điện xoay chiều (AC).
Các thông số kỹ thuật chính cần quan tâm bao gồm:
- Thế vào Vin một chiều
- Thế ra Vout xoay chiều
- Tần số và dạng dao động điện (hình sin hay vuông góc,...)
- Công suất yêu cầu cũng được xác định như đối với Bộ điều khiển, nhưng ở
đây chỉ tính các tải của riêng Bộ biến đổi điện.
- Hiệu suất biến đổi  phải đạt yêu cầu   85% đối với trường hợp sóng điện
xoay chiều có dạng vuông góc hay biến điệu và   75% đối với Bộ biến đổi có
sóng điện ra hình sin. Việc dùng Bộ biến đổi điện có tín hiệu ra dạng xung vuông,
biến điệu hay hình sin lại phụ thuộc vào tải tiêu thụ. Nếu tải chỉ là tivi, radio, tăng
âm,... thì chỉ cần dùng loại sóng ra dạng xung vuông hay biến điệu. Nhưng nếu tải
là các động cơ điện, quạt điện,... tức là những thiết bị có cuộn cảm thì phải dừng các
bộ biến đổi có sóng ra dạng sin.
Vì hiệu điện thế trong hệ nguồn điện pin mặt trời thay đổi theo cường độ bức xạ
và trạng thái nạp của ác qui, nên các điện thế vào và ra của BĐK cũng như Bộ biến
đổi điện phải được thiết kế trong một khoảng dao động khá rộng nào đó. Ví dụ đối
với hệ nguồn làm việc với điện thế V = 12V thì BĐK và Bộ đổi điện phải làm việc
được trong giải điện thế từ Vmin = 10V đến Vmax = 15V.
2.1.3. Bộ Boost converter
Nhiệm vụ: Tăng trị số điện áp một chiều phù hợp với điện áp một chiều đặt vào
bộ nghịch lưu của hệ thống năng lượng mặt trời, đồng thời thông qua bộ Boost
converter này để thực hiện điều khiển bám công suất cực đại cho hệ thống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 32 - Chương 2

2.1.4. Thiết bị điều khiển


Là bộ điều khiển trung tâm của cả hệ thống thực hiện chức năng điều phối công
suất giữa hệ thống pin mặt trời với lưới nhằm điều khiển phát công suất phản kháng
lên lưới và phát công suất tác dụng cực đại lên lưới, điều phối tải (tải cục bộ), điều
khiển máy phát bám lưới khi có lỗi lưới.
Bộ điều khiển (controller or regulator) là một thiết bị điện tử có chức năng kiểm
soát tự động các quá trình nạp và phóng điện của bộ ác qui. Bộ điều khiển (BĐK)
theo dõi trạng thái của ác qui thông qua hiệu điện thế trên các điện cực của nó.

Các thông số kỹ thuật chính cần phải được quan tâm.

- Ngưỡng điện thế cắt trên Vmax:


Ngưỡng điện thế cắt trên Vmax là gía trị hiệu điện thế trên hai cực của Bộ ác
qui đã được nạp điện no, dung lượng đạt 100%. Khi đó nếu tiếp tục nạp điện cho Bộ
ác qui thì ác qui sẽ bị quá no, dung dịch ác qui sẽ bị sôi dẫn đến sự bay hơi nước và
làm hư hỏng các bản cực. Vì vậy khi có dấu hiệu ác qui đã được nạp no, hiệu điện
thế trên các cực Bộ ác qui đạt đến V = Vmax, thì BĐK sẽ tự động cắt hoặc hạn chế
dòng nạp điện từ dàn pin mặt trời (PMT) Sau đó khi hiệu điện thế Bộ ác qui giảm
xuống dưới giá trị ngưỡng, BĐK lại tự động đóng mạch nạp lại.

- Ngưỡng cắt dưới Vmin:


Ngưỡng cắt dưới Vmin là giá trị hiệu điện thế trên hai cực Bộ ác qui khi ác qui
đã phóng điện đến giá trị cận dưới của dung lượng ác qui (ví dụ, đối với ác qui chì-
axit, khi trong ác qui chỉ còn lại 30% dung lượng). Nếu tiếp tục sử dụng ác qui thì
nó sẽ bị phóng điện quá kiệt, dẫn đến hư hỏng ác qui. Vì vậy, khi BĐK nhận thấy
hiệu điện thế Bộ ác qui V  Vmin thì nó sẽ tự động cắt mạch tải tiêu thụ. Sau đó
nếu hiệu điện thế Bộ ác qui tăng lên trên giá trị ngưỡng, BĐK lại tự động đóng
mạch nạp lại.

Đối với ác qui chì- axit, hiệu điện thế chuẩn trên các cực của một bình là V = 12V,
thì thông thường người ta chọn Vmax = (14,0 -14,5) V, còn Vmin = (10,5 - 11,0) V.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 33 - Chương 2

- Điện thế trễ V: là giá trị khoảng hiệu điện thế là hiệu số của các giá trị điện
thế cắt trên hay cắt dưới và điện thế đóng mạch lại của BĐK, tức là:
V = Vmax - Vđ hay V = Vmin - Vđ, với Vđ là giá trị điện thế đóng mạch trở lại
của BĐK. Thông thường V khoảng 1 - 2 V.
- Công suất P của BĐK: thông thường nằm trong giải:
1,3 PL  P  2 PL
Trong đó: PL là tổng công suất các tải có trong hệ nguồn, PL = Pi, i = 1, 2...
- Hiệu suất của BĐK phải càng cao càng tốt, ít nhất cũng phải đạt giá trị lớn hơn
85%.
2.1.5. Pin mặt trời
Pin năng lượng mặt trời (hay pin quang điện, tế bào quang điện), là thiết bị bán
dẫn chứa lượng lớn các diod p-n, duới sự hiện diện của ánh sáng mặt trời có khả
năng tạo ra dòng điện sử dụng được. Sự chuyển đổi này gọi là hiệu ứng quang điện.

Các pin năng lượng mặt trời có nhiều ứng dụng. Chúng đặc biệt thích hợp cho
các vùng mà điện năng trong mạng lưới chưa vươn tới, các vệ tinh quay xung quanh
quỹ đạo trái đất, máy tính cầm tay, các máy điện thoại cầm tay từ xa, thiết bị bơm
nước... Pin năng lượng mặt trời (tạo thành các module hay các tấm năng lượng mặt
trời) xuất hiện trên nóc các tòa nhà nơi chúng có thể kết nối với bộ chuyển đổi của
mạng lưới điện.

Hiệu suất là tỉ số của năng lượng điện từ ánh sáng mặt trời. Vào buổi trưa một
ngày trời trong, ánh mặt trời tỏa nhiệt khoảng 1000 W/m². trong đó 10% hiệu suất
của 1 module 1 m² cung cấp năng lượng khoảng 100 W. hiệu suất của pin mặt trời
thay đổi từ 6% từ pin mặt trời làm từ silic không thù hình, và có thể lên đến 30%
hay cao hơn nữa.

Pin mặt trời được sản xuất và ứng dụng phổ biến hiện nay là các pin mặt trời được
chế tạo từ vật liệu tinh thể bán dẫn Silicon (Si) có hoá trị 4. Từ tinh thể Si tinh khiết, để
có vật liệu tinh thể bán dẫn Si loại n, người ta pha tạp chất Donor là Photpho (P) có hoá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 34 - Chương 2

trị 5. Còn để có vật liệu bán dẫn tinh thể loại p thì tạp chất Acceptor được dùng để pha
vào Si là Bo có hoá trị 3. Đối với pin mặt trời từ vật liệu tinh thể Si khi được chiếu sáng
thì hiệu điện thế hở mạch giữa hai cực vào khoảng 0,55V, còn dòng ngắn mạch của nó
dưới bức xạ mặt trời 1000W/m2 vào khoảng (2530) mA/cm3. Hiện nay cũng đã có
các pin mặt trời bằng vật liệu Si vô định hình (a-Si). Pin mặt trời a-Si có ưu điểm là tiết
kiệm được vật liệu trong sản xuất do đó có thể có giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên, so với
pin mặt trời tinh thể thì hiệu suất biến đổi quang điện của nó thấp và kém ổn định khi
làm việc ngoài trời.

2.2. LÝ THUYẾT VỀ HÒA HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI VỚI LƢỚI

Hòa đồng bộ là một trong các điều kiện để nguồn điện (từ máy phát , pin mặt
trời…) có thể hoạt động ở chế độ làm việc song song hoặc cùng nối chung vào một
mạng lưới điện.
Các nguồn điện khi hoạt động ở chế độ làm việc song song với một nguồn
khác, hoặc nhiều nguồn cùng nối chung vào một mạng lưới điện luôn đòi hỏi một số
điều kiện. Một trong các điều kiện đó là các nguồn điện phải hoạt động đồng bộ với
nhau.
2.2.1. Các điều kiện hòa đồng bộ.
- Điều kiện về tần số : Hai nguồn phải bằng tần số với nhau , hoặc tần số nguồn
điệnphải bằng tần số lưới.
- Điều kiện về điện áp : Hai nguồn phải cùng điện áp với nhau , hoặc điện áp
nguồn phải bằng điện áp lưới.
- Điều kiện về pha : Hai nguồn phải cùng thứ tự pha nếu số pha lớn hơn 1, và
góc pha phải trùng nhau.
Ta thấy điều kiện 1 và điều kiện 3 có vẻ như mâu thuẫn với nhau vì nếu muốn
cho góc pha của 2 phía trùng nhau thì phải điều chỉ nh tần số , mà đã điều chỉnh tần
số thì tần số không thể bằng nhau . Còn nếu muốn giữ nguyên cho 2 tần số bằng
nhau thì khó có thể điều chỉ nh được góc pha. Do đó, điều kiện thực tế là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 35 - Chương 2

2.2.1.1. Điều kiện về tần số


Tần số của 2 nguồn xấp xỉ bằng nhau . Sai lệch nằm trong khoảng f cho phép.
f này là bao nhiêu tùy thuộc vào việc chỉnh định bộ điều tốc và rơle hòa điện tự
động, hoặc rơle chống hòa sai.
Thông thường, người ta điều chỉ nh sao cho f có trị số > 0 một chút, nghĩa là
tần số nguồn điện cao hơn tần số lưới một chút . Như vậy, khi hòa vào lưới nguồn
điện sẽ bị tần số lưới giữ lại , nghĩa là nguồn điện sẽ phát một công suất nhỏ ra lưới
ngay thời điểm đóng máy cắt.
2.2.1.2. Điều kiện về điện áp
Người ta cũng cho phép điện áp có sai lệch chút í t so với điện áp lưới và người
ta cũng chỉ nh đị nh sao cho điện áp nguồn điện bằng hoặc hơn điện áp lưới một chút
để khi đóng điện thì công suất vô công của nguồn điện nhỉnh hơn 0 một chút. Đối
với điện áp thì có thể điều chỉ nh cho điện áp nguồn điện bằng điện áp lưới chí nh
xác mà không có vấn đề gì .
2.2.1.3. Điều kiện về pha
Đây là điều kiện bắt buộc và phải tuyệt đối chí nh xác . Thứ tự pha thường chỉ
kiểm tra khi lắp đặt máy hoặc sau khi có thao tác sửa chữ,abảo trì mà phải tháo rời các
điểm nối.
Vì phải điều chỉnh tần số nên 2 tần số không bằng nhau. Do đó, góc pha sẽ thay
đổi liên tục theo tần số phách bằng hiệu của 2 tần số . Các rơle phải dự đoán chính
xác thời điểm góc pha bằng 0, biết trước thời gian đóng của máy cắt và phải cho ra
tín hiệu đóng máy cắt trước thời điểm đồng bộ bằng đúng thời gian đó . Thường
khoảng dưới 100 ms đến vài trăm ms.
Các điều kiện về điện áp và điều kiện về tần số có thể kiểm tra bằng các dụng
cụ đo trực tiếp như vônkế , tần số kế nhưng các điều kiện về pha: thứ tự pha và đồng
vị pha (góc lệch pha) cần phải kiểm tra nghiêm ngặt hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 36 - Chương 2

2.2.2 Đồng vị pha trong hai hệ thống lƣới


Đối với các hệ thống phân đoạn, hệ thống lưới mạch vòng, thì đồng vị pha đã
được xác định ngay khi thiết kế. Tuy nhiên do những sai lệch về điện áp giáng trên
đường dây, trên tổng trở ngắn mạch của máy biến áp, do phối hợp các tổng trở các
máy biến áp trong mạch vòng không tốt và do sự phân bố tải trước khi đóng, nên
góc pha giữa 2 đầu máy cắt có thể khác 0. Nhưng thường là ít thay đổi trong thời
gian ngắn. Trong trường hợp này, đóng máy cắt sẽ không gây ra ảnh hưởng gì lớn,
ngoại trừ một vài điểm nào đó có khả năng quá tải. Đối với một số vùng liên kết với
hệ thống lưới bằng 1 đường duy nhất, hoặc nhiều đường nhưng do sự cố đã rã toàn
bộ, thì khi đóng lại, góc pha sẽ không còn 0 nữa. Khi đó, góc pha sẽ thay đổi liên
tục, vì 2 tần số lúc ấy sẽ không còn bằng nhau. Đóng máy cắt lúc đó phải đầy đủ các
điều kiện về tần số như hòa đồng bộ máy phát điện. Và thường rất khó, khó hơn hòa
đồng bộ máy phát. Vì muốn thay đổi tần số của một trong 2 hệ thì không thể tác
động tại chỗ được, mà phải liên hệ từ xa. Để bảo đảm đồng vị pha, trên mạch điều
khiển các máy cắt ấy phải có lắp đặt rơ le hòa đồng bộ, hoặc rơ le chống hòa sai.
Đối với trường hợp thứ nhất, rơ le có thể chỉnh định với khoảng cho phép khá
rộng: góc pha có thể sai từ 5 đến 10%, điện áp cho phép sai từ 5 đến 10%.
Để hòa nguồn điện từ pin mặt trời vào lưới cũng không đơn giản, do điện áp và
tần số khó thỏa mãn điều kiện hoà. Do vậy, ta không nên hòa trực tiếp, mà hòa điện
thông qua bộ nghịch lưu. Các bộ nghich lưu ngày nay có thể biến điện áp 1 chiều từ
ắc quy thành nguồn có tần số và điện áp bất kỳ.
2.3. THIẾT KẾ MẠCH ĐỘNG LỰC HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI
2.3.1. Sơ đồ khối mạch động lực

Chuyển đổi Chuyển đổi Lưới


DC-DC DC-AC

PV

Hình 2.2. Sơ đồ khối mạch động lực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 37 - Chương 2

Bộ chuyển đổi 2 trạng thái sử dụng một bộ chuyển đổi DC-DC (1 chiều - 1
chiều) để thích nghi với mức điện áp và điện trở từ khối PV ( tấm pin mặt trời) và
một bộ biến đổi DC-AC(1 chiều - xoay chiều) hình sin để thực hiện kết nối lưới ở
230V và 50Hz. Điện áp +5V được cung cấp cho bộ chuyển đổi DC-DC và bộ
chuyển đổi DC-AC.
2.3.2. Các thông số kỹ thuật
Đặc điểm kỹ thuật của hệ thống điện mặt trời được sử dụng để chế tạo các khối
có trong bảng 2.1. Tất cả các thông số được giả định bằng với giá trị danh định của
chúng.
Bảng 2.1: Đặc điểm kỹ thuật của hệ thống
Đặc điểm kỹ thuật Giá trị
DC-DC điện áp vào 200 V - 400 V
DC-DC điện áp ra 450 V
DC-AC điện áp ra 230 Vac
Công suất ra danh định 3 kW
DC-AC chuyển đổi tần số 17 kHz
DC-DC chuyển đổi tần số 35 kHz
Biến áp đảo tỷ lệ 1.2
Điện áp lưới 230 V +/- 20%
Tần số lưới 50 Hz
Hệ số nguồn trên 10% tỷ lệ nguồn > 0.9

2.3.3. Bộ chuyển đổi DC-DC


Bộ chuyển đổi 2 trạng thái có tác dụng kết nối lưới gồm có một bộ chuyển đổi
DC-DC để cung cấp điện áp và một bộ chuyển đổi DC-AC để điều khiển dòng điện
đặt vào lưới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 38 - Chương 2

Hình 2.3. Bộ chuyển đổi DC-DC và DC-AC


Bộ chuyển đổi DC-DC được mô tả trong hình 2.3 cùng với bộ chuyển đổi DC-
AC và bộ lọc LCL. Bộ chuyển đổi bao gồm một tụ lọc đầu vào C1, bộ chuyển mạch
gồm Tranzitor trường M1-M6, sáu đi ốt xoay tự do, hai đi ốt chỉnh lưu D1 và D2,
một biến áp cao tần cùng với hệ số đảo cân bằng 1.2 và một tụ dẫn một chiều C2.
Máy biến áp cung cấp điện áp cách ly giữa tấm pin mặt trời và lưới, đảm bảo sự
an toàn cho toàn hệ thống . Cuộn kháng được sử dụng đóng vai trò chuyển đổi
nguồn, thiết bị chống quá áp và chống rung cho các bảng mạch. Sự chuyển đổi pha
thích hợp điều khiển giữa những chân đầu vào (M1-M4) và những chân kích hoạt
chỉnh lưu (M5-M6) cho phép định hướng dòng điện của biến áp. Sự điều chế đảo
pha được chỉ ra trong hình 2.4.

Hình 2.4. Điều chế đảo pha

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 39 - Chương 2

Tín hiệu điều khiển sử dụng cho Tranzitor trường M1 cũng được dùng để điều
khiển cho M4 và tín hiệu điều khiển sử dụng cho M3 cũng được dùng để điều khiển
cho M2. Sự điều chế cầu đầu vào tạo ra một sóng vuông trên đầu vào của biến áp
cao tần, nó luôn thay đổi giữa +Uin và -Uin, sự điều chế trên chỉnh lưu tạo ra trên
phần thứ cấp của biến áp cao tần một sóng vuông thay đổi giữa +Ubus và -Ubus,
trong đó, Ubus là điện áp trên tụ C2, điện áp này được đảo pha so với điện áp sơ
cấp của biến áp một góc bằng với góc đảo pha của tín hiệu điều chế, được chỉ ra
trong mạch cân bằng hình 2.5, 2.6, 2.7, 2.8, 2.9, 2.10 và 2.11

Cuộn kháng

Hình 2.5. Mạch cân bằng bộ chuyển đổi DC-DC


Điện áp sơ cấp và điện áp thứ cấp biến áp được phản hồi để phần sơ cấp quyết
định tăng hay giảm sườn dốc của dòng điện trong cuộn kháng. Theo dạng sóng hiện
tại của cuộn kháng, hai chế độ hoạt động của bộ chuyển đổi có thể phân biệt được:
- Chế độ dòng gián đoạn (DCM)
- Chế độ dòng liên tục (CCM)
Trong cả CCM và DCM, 2 chế độ hoạt động chính hoặc khoảng nghỉ được chỉ
ra trong nửa chu kỳ biến đổi. Trong CCM, dòng điện trong cuộn kháng có thể được
tính như sau:
 Chế độ 1, khoảng thời gian (t0 - t1): Ở t0 M1 và M4 được mở, M6 cũng mở .
U
Điện áp qua cuộn kháng là: U Lk  U in  bus (2.1)
n
Trong đó: U Lk là điện áp qua cuộn kháng
U in là điện áp sơ cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 40 - Chương 2

U bus là điện áp thứ cấp

1
Và dòng điện có thể tính như sau: iLk (t )  U in (1  d )(t  t1 )  iLk (t 0 ) (2.2)
Lk

Trong đó: iLk là dòng điện qua cuộn kháng


Lk là điện cảm của cuộn kháng

U bus
d là tỉ lệ đảo biến áp
U in .n

n là mức cân bằng điện áp


Khi dòng điện là âm (hình 2.9), dòng điện chạy trong bảng mạch được mô tả
trong hình 2.6.

TẢI

Hình 2.6. Dòng điện chạy trong chế độ 1


Chế độ này kết thúc khi dòng của cuộn kháng bằng 0 ở t = t1
 Chế độ 2, khoảng thời gian (t1- t2)
Khi dòng điện của cuộn kháng tiến đến 0, D1 và D2 đóng cùng với chuyển mạch
mềm, dòng tự nhiên tiến đến 0. Sau khoảng thời gian t = t1, M6 vẫn còn đang mở,
dòng điện chính thay đổi phân cực và chạy qua M1, M4. Phần thứ cấp của biến áp bị
đoản mạch qua M6 và D2 như được chỉ ra trong hình 2.8. Dòng điện qua cuộn
kháng được viết như sau:
1
iLk (t )  U in (t  t1 )  iLk (t 0 ) (2.3)
Lk

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 41 - Chương 2

TẢI

Hình 2.7: Dòng điện chạy trong chế độ 2


 Chế độ 3, khoảng thời gian (t2 - t3)
Ở t  t 2 : M6 đóng và M5 mở. Một điện áp dương bằng +Ubus được đặt vào
cuộn thứ cấp của biến áp. Dòng điện qua cuộn kháng được tính như sau:
1
iLk (t )  U in (1  d )(t  t2 )  iLIk (t2 ) (2.4)
Lk

Dòng điện nhánh trong bảng mạch được vẽ trong hình 2.8

TẢI

Hình 2.8. Dòng điện nhánh trong chế độ 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 42 - Chương 2

Hình 2.9. Dạng sóng điều khiển bộ chuyển đổi DC-DC


Bởi tính đối xứng xuyên suốt 2 nửa của chu kỳ chuyển mạch, các dòng biểu thị
và dòng nhánh có thể được tính tương tự cho nửa thứ 2 của chu kỳ chuyển mạch.
Nếu d > 1 dòng điện trong cuộn cảm dò có thể tiến tới 0 và có một đường ranh
giới giữa CCM và DCM.
Trong DCM cũng có 3 chế độ vận hành, được chỉ ra như hình 2.10
 Chế độ 1, khoảng thời gian (t0 - t1)
Ở t = t0 dòng điện rò bằng 0. Sau t = t0 , M1 và M4 mở và dòng điện cảm ứng
xuất hiện, được tính theo công thức dưới đây:
1
iLk (t )  U in (t  t1 )  iLk (t ) (2.5)
Lk

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 43 - Chương 2

 Chế độ 2, khoảng thời gian (t1-t2)


Ở t1 : M6 đóng và M5 mở với dòng điện bằng 0. Dòng điện qua cuộn kháng là:
1
iLk (t )  U in (1  d )(t  t 2 )  iLIk (t 2 ) (2.6)
Lk

Và tiến tới 0 ở t  t3

 Chế độ 3, khoảng thời gian (t2 - t3)


Dòng điện qua cuộn kháng là:
iLk (t )  0 (2.7)
Đường bao giữa DCM và CCM phụ thuộc vào góc đảo pha, điện áp vào, điện
áp ra, tỷ lệ đảo biến áp và được tính như sau:
d 1
B   (2.8)
d
Bằng cách tổ hợp dòng điện rò qua chu kỳ chuyển mạch và nhân với giá trị điện
áp vào, công suất chuyển đổi có thể được tính như sau:
U in2 d
Với    B : P  2 (2.9)
S Lk 2 (d  1)

U in2 d
Với   B : P  F ( )
S Lk 2(2  d )2
Trong đó:  S  2f S là tần số chuyển mạch tính bằng rad/s,
   S t là góc đảo pha và:

2
F ( )   (1  d  2d 2 )  4 (1  d  d 2 )  2 (2  2d  d 2 )

Từ phép tính của bộ chuyển đổi đã được miêu tả, dựa trên các đặc điểm trong
bảng 2.1, ta có hàm chuyển đổi công suất được vẽ như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 44 - Chương 2

Hình 2.10. Hàm chuyển đổi công suất đối với các điện áp vào khác nhau
Bộ chuyển đổi điều khiển trong chế độ tăng áp, giá trị của thông số “d” được
giữ cao hơn 1 với mọi giá trị của điện áp vào yêu cầu để đảm bảo khả năng điều
khiển cả ở mức nguồn thấp. Trong thực tế, nếu d < 1 bộ chuyển đổi l được mô tả
bởi một mức nguồn nhỏ nhất (dưới mức mà bộ điều khiển có thể điều khiển được).
Vì vậy, biến áp đảo tỷ lệ được chọn ở mức cân bằng 1.2. Giá trị của độ tự cảm rò
cũng sẽ được chọn để thoả mãn giữa giá trị dòng điện lớn nhất và năng lượng
chuyển đổi lớn nhất giữa đầu vào và đầu ra.

Hình 2.11. Sự thay đổi của tham số “d” cùng với điện áp vào với n =1.2
Giá trị điện cảm rò trong khoảng 35H  55H phù hợp với công suất nguồn
mong muốn là 3kW với điện áp vào khác nhau và biến áp đảo tỷ lệ 1.2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 45 - Chương 2

2.3.4. Thiết kế bộ chuyển đổi DC-DC


Dựa trên nhiệm vụ và nguyên lý của bộ chuyển đổi DC-DC, ta có thể thiết kế
bộ chuyển đổi này dựa vào các đặc điểm trong bảng 2.1
 Nguồn vào: giả sử 90% công suất của nguồn vào là:
Pout
Pin   3333W (2.10)
0.9
Trong đó: Pin là công suất nguồn vào
Pout là công suất đầu ra

 Dòng điện vào trung bình lớn nhất:


Pin 3333
I in    16.66 A
U in min 200

(2.11)
Trong đó: I in - dòng điện vào trung bình lớn nhất
Pin - công suất nguồn vào

U in min - điện áp vào nhỏ nhất

 Dòng điện ra trung bình lớn nhất:


Pout
I out   7.5 A (2.12)
U out min

Trong đó: I out - dòng điện ra trung bình lớn nhất


Pout - công suất đầu ra

U out min - điện áp ra nhỏ nhất

 Giá trị dòng điện lớn nhất trên thiết bị là :


1 K  K 2
I rms  2 Dmax I in (2.13)
3( K  1) 2

Trong đó: K = 0 với dạng sóng tam giác và K= 1 với dạng sóng chữ nhật. Từ đó
ta có giá trị dòng điện lớn nhất trong DCM là:

1 K  K 2 D
I rms _ DCM  2 Dmax I in  2 max I in  13,6 A (2.14)
3( K  1) 2
3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 46 - Chương 2

Và giả sử K= 0.6 đối với dòng điện dạng sóng hình thang trong CCM:

1 K  K 2 D
I rms _ CCM  2 Dmax I in  2 max I in1,15  27,2 A (2.15)
3( K  1) 2
3

 Điện áp đánh thủng nhỏ nhất:


U min  1,3.U  1,3.400  520V (2.16)
 Biến áp đảo tỷ lệ:
Là bộ chuyển đổi vận hành trong chế độ tăng áp, để tránh những sự cố khi điều
khiển với các mức nguồn thấp, giá trị của thông số “d” luôn được tạo ra lớn hơn :
Vout
d 1 n   1,12 (2.17)
d .Vin max

Trong đó: U out - điện áp ra biến áp


U in max - điện áp vào cực đại

Hơn nữa, sự tính toán điện áp rơi trên cuộn kháng cho phép điều khiển bộ
chuyển đổi với n =1.2 mà không gặp những vấn đề thông thường khi điện áp đầu
vào có giá trị cao ở nguồn thấp. Khi đó, điện áp đánh thủng là:
U ĐT  1,2.U .n  1,2.400.1,2  576V (2.18)
 Lựa chọn nguồn thiết bị
Theo tính toán ở trên, 4 tranzitor trường (M1, M2, M3, M4) được chọn cho cầu
đầu vào và 2 tranzitor trường (M5, M6) được chọn cho kích hoạt chỉnh lưu. Những
đặc điểm chính của các Tranzitor trường này được chỉ ra trong bảng 2.2 và 2.3

Bảng 2.2: Các thông số của Tranzitor trường

Điện áp đánh thủng Điện trở Dòng điện định mức Điện dung
650V 0.06  29A 900pF

 Lựa chọn điốt chỉnh lưu:


Các thông số của điốt chỉnh lưu được chọn trong bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 47 - Chương 2

Bảng 2.3: Các thông số của điốt chỉnh lưu

Điện áp thuận Ngƣỡng đánh thủng Dòng điện thuận Dòng điện ngƣợc cực đại

1,4 V 600V 60A 10,5A

 Giá trị của tụ điện đầu vào:


Tụ điện đầu vào C1 được thiết kế để làm phẳng độ gợn sóng tần số cao tại đầu
vào của bảng PV. Nếu dòng điện được tạo ra bởi môdul được giả sử là hằng số và
dòng điện được vẽ nên bởi bộ chuyển đổi được giả sử là xung liên tục thì giá trị tụ
điện đầu vào được tính như sau:
Parray
C1  (2.19)
2 f s U arrayU in min

Trong đó: Parray là công suất ra lớn nhất của tấm pin mặt trời, U array cho phép

đỉnh nối đỉnh điện áp gợn sóng ở đầu vào của bảng , fs là tần số chuyển mạch và
Uinmin là giá trị điều khiển nhỏ nhất đối với điện áp đầu vào. Giả sử hiệu suất bộ
chuyển đổi là 90%, và 0.1% cho phép của gợn sóng điện áp đỉnh nối đỉnh, giá trị
của tụ điện đầu vào là:
Parray 3333,33
C1    1,1 (mF) (2.20)
2 f s U arrayU in min 2.35000.0,2.200

3 tụ điện 330 F , 450 V được nối song song tại đầu vào của bộ chuyển đổi để
hạn chế sự ảnh hưởng của gợn sóng tần số cao được tạo ra từ tấm pin mặt trời.
 Giá trị tụ điện đầu ra:
Giá trị của tụ điện chính C2 được tính tương tự với độ gợn sóng là đường hình
sin có tần số bằng hai lần tần số lưới.
Pout 3000
C2    1,17mF (2.21)
2grid U busU bus 2.2. .50.9.450

Trong đó: điện áp đỉnh nối đỉnh là 9V phù hợp với điện áp gợn sóng 1% của
điện áp chính là không đáng kể và tần số lưới là 50 Hz.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 48 - Chương 2

 Thiết kế bộ chuyển đổi tần số cao (HF)


Việc thiết kế được dựa trên phương pháp nhân hình học. Đặc điểm của bộ
chuyển đổi được chỉ ra trong bảng 2.4
Bảng 2.4: Đặc điểm bộ chuyển đổi HF
Đặc điểm kỹ thuật Kí hiệu Giá trị
Điện áp vào danh định U in 300V
Điện áp vào cực đại U in max 400V
Điện áp vào cực tiểu U in min 200V
Dòng điện đầu vào I in 27A
Điện áp ra U out 450V
Dòng điện đầu ra I out 22,5A
Tần số bộ chuyển đổi f 35kHz
Hiệu suất  99%
Hệ số hiệu chỉnh  0,15
Mật độ thông lượng Bm 0,15T
hoạt động tối đa
Hệ số sử dụng Ku 0,3
Khoảng làm việc Dmax 0,5
Nhiệt độ tăng tối đa Tr 70oC

Công suất biểu kiến là:


P0 1 
pt   P0    1U 0 I 0  6061W (2.22)
  
Hệ số tính toán dòng điên được tính bằng:
K e  0,145.K 2f . f 2 .Bm2 .104 (2.23)

Trong đó K f  4,44 là hệ số dạng sóng.

Như vậy: Ke  0,145.(4,44)2 (350000)2 (0,15)2 (104 )  7606 (2.24)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 49 - Chương 2

Tham số nhân đối xứng được tính như sau:


Pt
Kg   2,65cm 2 (2.25)
2 K e

Số lượng của phần đảo sơ cấp đối với thiết kế luồng dao động là: N1  14
Giá trị điện cảm chính là:
Lp  N12 . AL  (14) 2 .12666nH  2,48(mH ) (2.26)

Và Số lượng của phần đảo thứ cấp là: N2  n.N 1 17 (2.27)


Tiếp theo ta lựa chọn kích cỡ của dây theo yêu cầu để làm cuộn sơ và thứ cấp ở
35 kHz, số điện tích đi qua một tiết diện dây
6,62
  0,035 (cm) (2.28)
f

Đường kính của dây được lựa chọn như sau:


d  2  0,07 (cm) (2.29)

d2
Và tiết diện dây dẫn là: A    0,0038 (cm )
2
(2.30)
4
Từ tính toán trên ta chọn dây dẫn AWG21, có đường kính d = 0.072 và có tiết
diện dây là: A = 0,0040(cm2).
Với cường độ dòng điện J =500 A/cm2 thì số sợi sơ cấp được chọn là:
Awp
Sp   13,5 (2.31)
AwAWG21

Từ đó, ta chọn S p  14

I rms
Awp   0,054 (cm )
2
(2.32)
J
Dây dẫn AWG21 có điện trở là 420 / cm , điện trở sơ cấp là:
420
rp   30(  / cm) (2.33)
14
Và giá trị của điện trở của cuộn sơ cấp là:
Rp  N 1.2.rp  13,7(m) (2.34)

Tương tự với cuộn sơ cấp, ta có các thông số của cuộn thứ cấp như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 50 - Chương 2

Aws  0,045(cm2 ), Sn  11, rs  38( / cm), Rs  21,1(m)

Tổng số lượng đồng sử dụng là:


Pcu  Pp  Ps  R p I in2  Rs I s2  20,9 (W) (2.35)

2.3.5. Thiết kế bộ chuyển đổi DC-AC


Bộ chuyển đổi DC-AC (1chiều - xoay chiều) là mạch 1 pha với tranzitor M5,
M6 kết hợp với các Tranzitor trường loại IGBT: IGBT1, IGBT2, IGBT3, IGBT4
(Z1, Z2, Z3, Z4) được miêu tả trong hình 2.3. Một bộ lọc LCL được đặt giữa cầu và
lưới để giảm dòng điện điều hoà được tạo ra bởi sự điều chế độ rộng xung hình sin
đơn cực (USPWM) ở 17kHz. Bộ lọc L hoặc LC được lựa chọn với giá trị điện cảm
lớn để thực hiện tốt việc giảm nhiễu tần số cao và nhiều dòng điện lớn qua tụ điện
có thể xuất hiện điện áp cao điều hoà. Bộ lọc LCL có tác dụng giảm dòng điện điều
hoà nhưng chúng có thể sẽ dẫn đến sự không ổn định của vòng lặp điều khiển do sự
có mặt của lượng lớn trở kháng lưới. Sự không ổn định này còn do các cảm biến
trong mạch. Vấn đề này có thể giải quyết được bằng cách thiết kế bộ lọc thích hợp
và bằng cách thêm vào một điện trở nối tiếp với tụ lọc.
Từ yêu cầu để hạn chế độ gợn sóng của dòng điện, giá trị của điện cảm L f

được thiết kế bằng khoảng 10% giá trị dòng điện danh định. Nó được tính theo công
thức:

Lf 
(U bus  U grid )

450  3240,72  2,05 (mH) (2.36)
2.i. f sw 2.1,3.17000

Giá trị của tụ lọc được thiết kế để hạn chế sự thay đổi của nguồn phản kháng
(dưới 5% giá trị nguồn hoạt động)
2
U grid
Preactive   0,05Pn (2.37)
Xc

Trong đó: Preactive là Công suất phản kháng


Pn là Công suất nguồn hoạt động
U grid là điện áp lưới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 51 - Chương 2

2
U grid
Trở kháng của tụ là: XC   352,6() (2.38)
0,05Pn

1
Giá trị của tụ lọc là: C  9( F ) (2.39)
X c
Để tránh sự cộng hưởng đối với bộ lọc thấp và cao, yêu cầu tần số cộng hưởng
1 LC  LF
là: f res  (2.40)
2 LF LC CF

Tần số cộng hưởng sẽ nằm trong khoảng giữa 10 lần tần số lưới và một nửa tần
số chuyển mạch.
10. f grid  f res  0,5 f sw (2.41)

Tần số cộng hưởng là: 500Hz  f res  8,5kHz


Trong thực tế, nếu tần số cộng hưởng quá nhỏ, bộ lọc cộng hưởng sẽ tăng tần
số điều hoà còn nếu tần số cộng hưởng quá cao sẽ tăng sự điều hoà của tần số
chuyển mạch.
Với một tụ lọc có giá trị 3.3F và một điện cảm lưới có giá trị 2mH, ta có
tần số cộng hưởng là 2771 Hz và nằm trong vùng dự kiến.
Giá trị của điện trở được chọn bằng 1/3 giá trị trở kháng của tụ điện tại tần số
1
cộng hưởng: R   5,8() (2.42)
3.res .C

Trong đó: res là tần số cộng hưởng

 Lựa chọn các thiết bị bán dẫn:


Các thiết bị bán dẫn được lựa chọn cho bộ chuyển đổi DC-AC là 600V, 35A
cùng với các điốt nội dẫn nhanh được sử dụng để làm giảm sự ảnh hưởng của quá
dòng và quá áp khi khởi động.Lựa chọn các thiết bị bán dẫn còn phải đảm bảo yêu
cầu giá cả và hiệu suất. Tranzitor được chọn là loại STGW35HF60W.
Sự tổn hao điện áp trong 1 pha gồm tổn hao độ dẫn, tổn hao chuyển mạch của
tranzitor và tổn hao điốt.
Tổn hao độ dẫn và tổn hao chuyển mạch trong tranzitor được tính như sau:
Tổn hao độ dẫn:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 52 - Chương 2

1 1 2 1 ma
Pcond  U CE .I pk (  ma. cos )  RCE .I pk (  cos )  9,6 (W) (2.43)
2 8 8 3
Tổn hao chuyển mạch:
Eon
Psw _ on  f sw  1,94 (W) (2.44)

Eoff
Psw _ off  f sw  1,62 (W) (2.45)

Trong đó: U CE  1,8 V
Vgrid _ pk 325
ma    0,72
Vbus 450

cos  1
RCE  0,02

Tổn hao điốt là:


1 ma
Pdiode _ DC  U F .I pk .(  cos )  1,3 (W) (2.46)
8 3
1
Pdiode _ RR  I rr t rrU pk f sw  0,45 (W) (2.47)
8
Trong đó: U pk  450 (V ); I rr  5,4 ( A); t rr  88 (ns)

Tổng suy hao của bộ chuyển đổi một pha là:


P  4( Pdiode _ DC  Pdiode _ RR  Psw _ on  Psw _ off  Pcond )  59,6 (W ) (2.48)

Tổn hao này bằng 98% tổn hao theo lý thuyết của bộ chuyển đổi trạng thái. Sự
thay đổi trạng thái điều khiển cùng với sự lựa chọn các thiết bị nguồn điện có thể
cải thiện hiệu suất và trạng thái làm việc của bộ chuyển đổi DC-AC.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 53 - Chương 2

Hình 2.12. Hệ thống chuyển đổi với bộ chuyển đổi DC-AC


Thiết bị nguồn hạ áp gồm IGBT2 (Z2) và IGBT4 (Z4) là tranzitor chuyển mạch
tại tần số 50 Hz theo phân cực lưới, trong khi đó, thiết bị cao áp là tranzitor chuyển
mạch tại tần số cao cùng với sự điều chế độ rộng xung.
Ta sử dụng tranzitor trường STW55NM60ND đối với phần cao áp và
STGW35NB60SD đấu nối song song với điốt đối với phần hạ áp.Với cách thực
hiện này, hiệu suất tăng khoảng 0.5% đến 1%.
2.3.6. Mô tả sơ đồ
Sơ đồ khối nguồn được chỉ ra trong hình 2.13. Điện áp vào được cung cấp bởi
tấm pin mặt trời và nằm trong khoảng từ 200V đến 400V, được cung cấp tới bảng
mạch nguồn qua đầu nối J7. Bộ lọc đầu vào gồm có 3 tụ điện một chiều điện áp cao
và 2 tụ điện xoay chiều 0.1F được nối với đầu vào cầu nắn để giảm sự ảnh hưởng
của điện cảm ký sinh bởi cáp và đường PBC. Bốn tranzitor đầu vào là
STW55NM60ND được nối song song với một điốt siêu dẫn, hồi phục chậm
STTH30R06 - 600V, 30A . Điốt này chỉ mang một dòng điện nhỏ trong quá trình
điều khiển của bộ chuyển đổi DC-DC.
Tranzitor trường trong bộ chỉnh lưu hoạt động được nối song song với tụ xoay
chiều 4.7nF, 630V được sử dụng như là bộ giảm áp để giảm thiểu tổn hao khi tắt.
Biến áp tần số cao được chế tạo sử dụng hai lõi E70/33/32 cùng với N87 phe
rít. Trong biến áp chỉ có một cuộn sơ cấp và một cuộn thứ cấp, giá trị của cảm biến
rò được tính bằng số lần đảo của hai cuộn dây và sự tăng khoảng cách giữa các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 54 - Chương 2

cuộn dây. Tuy nhiên, sự sắp xếp không gian của những cuộn dây này không được
lựa chọn tuỳ ý, do sự giới hạn cơ học được đưa vào bởi hình dạng lõi được lựa chọn
cho ứng dụng đặc biệt. Nếu cần tăng giá trị của điện cảm rò ta thêm vào một cuộn
dây nối tiếp với phần sơ cấp hoặc thay một lõi sắt to hơn cho biến áp. Điện cảm rò
của biến áp được thiết kế không có cuộn dây thêm để biến áp nhỏ gọn và giá thành
thấp hơn.
Một giàn tụ điện một chiều 330 F, 500V được nối song song với nhau và được
đặt trên đường dẫn chính bộ chuyển đổi để lọc tần số gợn 100 Hz, cùng với một tụ
xoay chiều 2.2 F để lọc thành phần tần số cao được tạo ra bởi bộ chuyển đổi DC-
DC. Đường ra của bộ chuyển đổi DC-DC được nối với J9, một đầu nối 2 chiều
được đặt trên bộ chuyển đổi theo yêu cầu để cho phép điều khiển mà không phụ
thuộc vào cả hai trạng thái chuyển đổi. Ví dụ, bằng sự kết nối một dòng điện nạp tới
J9 và một nguồn một chiều tới J7 thì sự điều khiển của bộ chuyển đổi DC-DC có
thể ước lượng được mà không phụ thuộc vào bộ chuyển đồi. Cũng với cách đó, nối
một nguồn điện áp DC tới J9 và loại bỏ sự điều chế của bộ chuyển đổi DC-DC thì
sự điều khiển của bộ chuyển đổi DC-DC có thể được ước lượng cả hai trường hợp
điều khiển độc lập hoặc điều khiển kết nối với lưới. Trong chế độ điều khiển độc
lập, hệ thống được điều khiển với vòng lặp mở, trong khi đó ở chế độ kết nối với
lưới hệ thống điều khiển với vòng lặp khép kín.
Bộ chỉnh lưu cầu đầy đủ bao gồm 2 chân được bổ xung cùng với tranzitor
STGW35HF60WD .Một tụ điện xoay chiều 0.1 F, 630V (CF1, CF2) được nối
chéo với mỗi chân. Điểm giữa của mỗi chân sau đó được nối tới J8 để cho phép kết
nối với hai điện cảm 1 mH được sử dụng như là bộ lọc tần số cao cùng với tụ điện
C1. Tụ điện này được đặt trên bo mạch cảm biến đầu ra và rơ le, được nối tới bộ lọc
cảm biến thông qua một đầu kết nối hai đường J7 được đặt trên cùng một mạch.
Dòng điện trong bộ lọc điện cảm được kiểm tra bằng phương pháp cảm biến hiệu
ứng Hall CS1 và được sử dụng như là một đường hồi tiếp dành cho điều khiển thuật
toán. Điện áp lưới cũng như vậy, được kiểm tra bằng một đường hồi tiếp dành cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 55 - Chương 2

điều khiển thuật toán và được sử dụng cho đồng bộ dòng để thu được hệ số nguồn
đồng nhất.
Cảm biến Hall cách điện giữa lưới và sơ đồ mạch điện điều khiển, nó rất đơn
giản để sử dụng, chỉ cần một nguồn điện cung cấp +15 V/-15 V và một điện trở đo
đạc. Vì những ưu điểm này, giá thành của cảm biến Hall cao hơn so với các cảm
biến khác.
Ngoài ra, giải pháp rẻ hơn được thực hiện bằng cách sử dụng một bộ chia điện
áp đơn giản hoặc một điện trở mắc song song cùng với một bộ cản quang để cách
điện giữa nguồn và phần điều khiển. Trong phương pháp này, giá thành còn phụ
thuộc vào độ phức tạp của mạch cảm biến.
Việc nối lưới được thực hiện bằng 2 rơ le, được đặt trên một đường thẳng và
trung tính, nó được điều khiển bởi một cổng vào/ ra (I/O) của mạch điều khiển cùng
với bộ vi điều khiển STM32, và được cung cấp bởi nguồn 24 V được tạo ra bởi bộ
nguồn cung cấp nhiều đường ra. Tín hiệu phản hồi được gửi tới mạch điều khiển
bằng cáp đồng trục có vỏ bọc nối tới J14 và J15 trên mạch rơ le.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 56 - Chương 2

Hình 2.13. Sơ đồ của bộ nguồn


Điện áp ra của mạch cảm biến được đặt vào vùng điện áp của bộ chuyển đổi
tương tự – số (ADC) của bộ vi điều khiển STM32 là 0 - 3,3V. Nhiệm vụ này được
thực hiện bởi những mạch đơn giản dựa trên khuếch đại điều khiển.

2.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 đưa ra sơ đồ hệ thống năng lượng pin mặt trời, lý thuyết về hòa đồng
bộ hệ thống điện mặt trời nối lưới, thiết kế mạch động lực hệ thống điện mặt trời
nối lưới bao gồm :

- Sơ đồ khối mạch động lực;

- Các thông số kỹ thuật của mạch động lực;

- Thiết kế các bộ chuyển đổi DC-DC, DC-AC;

- Mô tả sơ đồ và giới thiệu nguyên lý làm việc của bộ chuyển đổi nối lưới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 57 - Chương 3

CHƯƠNG 3
MẠCH ĐIỀU KHIỂN
HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI NỐI LƯỚI

3.1. MỞ ĐẦU

Mạch điều khiển hệ thống điện mặt trời nối lưới rất phức tạp, bao gồm nhiều
mạch điều khiển khác nhau. Trong luận văn này tôi chỉ đi sâu thiết kế bộ điều khiển
biến tần để kết nối với lưới điện.

Mạch động lực biến tần được chỉ ra trên hình 3.1, gồm 4 Tranzitor trường loại
IGBT. Trong quá trình chuyển đổi, bốn van được nhóm lại thành hai nhóm, một
nhóm bao gồm IGBT1 và IGBT2, một nhóm gồm IGBT3 và IGBT4. Khi IGBT1 và
IGBT2 mở thì IGBT3 và IGBT4 đóng, đầu ra của biến tần sẽ có 1 điện áp dương.
Khi IGBT3 và IGBT4 mở thì IGBT1, IGBT2 đóng, đầu ra của biến tần sẽ có một
điện áp âm.

1 IGBT1 3 IGBT3
G1 G3

Tải

4 IGBT4 2 IGBT2
G4 G2

-
Hình 3.1: Mạch động lực biến tần

Mạch điều khiển sẽ tạo ra tín hiệu điều khiển hoạt động của các IGBT, tín hiệu
này có thể tạo ra từ mạch tương tự, vi điều khiển số hoặc có thể kết hợp cả analog
và digital. Thông thường, tín hiệu điều khiển biến tần được thiết kế theo kiểu điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 58 - Chương 3

chế độ rộng xung (PWM). Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, người ta sử
dụng điều chế độ rộng xung hình sin (SPWM) để giảm sóng hài, nâng cao chất
lượng điện áp đầu ra.

Đối với biến tần nối lưới chúng được thiết kế khác với biến tần làm việc độc lập
hoặc biến tần trong bộ điều khiển tốc độ động cơ. Điện áp đầu ra của biến tần nối
lưới cần phải thỏa mãn một số điều kiện để chúng có thể hòa lưới và chuyển năng
lượng vào lưới. Các điều kiện đó là:

- Độ lớn và góc pha của điện áp biến tần phải bằng độ lớn và góc pha của điện
áp lưới;

- Tần số điện áp biến tần phải bằng tần số điện áp lưới.

Để đảm bảo các điều kiện đầu người ta thường lấy mẫu điện áp lưới để làm
tham chiếu cho thiết kế tín hiệu chuyển đổi.

Bên cạnh đó tải của biến tần nối lưới cũng khác với tải của biến tần độc lập
hoặc biến tần điều khiển tốc độ động cơ. Tải của biến tần nối lưới là lưới điện và có
công suất lớn hơn rất nhiều so với công suất của biến tần. Công suất tác dụng và
công suất phản kháng chảy từ biến tần vào lưới được thể hiện qua phương trình
(3.1) và (3.2)

UB UL
P sin  (3.1)
Zt
2
UB UB UL
Q  cos (3.2)
Zt Zt

Trong đó: UB là điện áp đầu ra biến tần, UL là điện áp đầu ra lưới điện, Zt là trở
kháng của đường dây liên kết,  là góc lệch pha giữa UBT và UL.

Từ (3.1) ta thấy, góc  quyết định đến mức năng lượng tác dụng và phản kháng
phát từ pin mặt trời (PV) vào lưới. Khi  = 900 công suất tác dụng chuyển vào lưới
sẽ cực đại. Tuy nhiên để đảm bảo giới hạn ổn định của biến tần, góc  cần nhỏ hơn
900. Trong biểu thức (3.1) giá trị sin có thể dương hoặc âm. Khi sin dương công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 59 - Chương 3

suất tác dụng sẽ chảy từ biến tần vào lưới, khi sin âm chúng chảy theo hướng
ngược lại.

3.2. MẠCH TẠO TÍN HIỆU ĐIỀU KHIỂN CÁC VAN CỦA BIẾN TẦN

Có nhiều phương án khác nhau nhằm tạo ra tín hiệu điều khiển việc đóng mở
các van của biến, như sử dụng mạch tương tự, mạch số hặc kết hợp cả hai. Trong
luận văn này tôi đề xuất sử dụng cả mạch tương tự và mạch số. Mạch tương tự được
sử dụng để tạo ra tín hiệu cần thiết để đóng mở các IGBT trong mạch động lực, còn
mạch số là hệ vi điều khiển có vai trò như bộ não kiểm soát hoạt động của mạch.
Mạch số sẽ điều khiển để tạo ra tín hiệu theo thứ tự yêu cầu. Trong các biến tần
thông thường, người ta thường chỉ sử dụng một loại kỹ thuật chuyển mạch. Trong
luận văn này tôi sử dụng kết hợp giữa điều chế độ rộng xung hình sin và xung
vuông. Với loại chuyển mạch kết hợp, tổn thất thông qua chuyển mạch của biến tần
sẽ giảm đáng kể giảm được tần số chuyển mạch. Sơ đồ khối chuyển mạch được chỉ
ra trên hình 3.2

Chỉnh
lưu

Sóng tam
giác cao tần
Tới G1

Sóng vuông
Tới G3

Tới G2
Tới G4

Hình 3.2. Sơ đồ nguyên lý khối tạo xung điều khiển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 60 - Chương 3

Nguyên lý hoạt động của mạch như sau:

Sóng tham chiếu hình sin được lấy mẫu từ lưới điện bằng cách sử dụng máy
biến điện áp để giảm điện áp lưới điện 230V xuống 5V (hình 3.3)

Hình 3.3: Sóng sin tham chiếu đã chỉnh lưu

Do sóng hình sin tham chiếu lấy trực tiếp từ lưới nên quá trình đồng bộ hóa sẽ
đơn giản hơn, bởi lẽ sóng sin này được sử dụng để phát ra tín hiệu điều chế SPWM
khi đó tần số điện áp đầu ra của biến tần sẽ luôn bằng tần số lưới điện. Sóng sin lấy
mẫu từ lưới điện được đưa tới bộ chỉnh lưu nửa chu kỳ sau đó được đưa tới khâu so
sánh để so sánh với tín hiệu răng cưa tần số cao (Hình 3.4)

Hình 3.4. Sóng tam giác tần số cao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 61 - Chương 3

Đầu ra khâu so sánh cho ta tín hiệu điều chế độ rộng xung hình sin (SPWM).
Tín hiệu này được đưa tới 2 cổng logic "VÀ". Ngoài sóng điều chế độ rộng xung
SPWM, đưa tới 2 cổng "VÀ" còn có 2 sóng vuông tần số 50Hz và ngược pha nhau
(hình 3.5). Việc tạo sóng ngược pha được thực hiện bằng cách cho sóng vuông đi
qua cổng "NOT"

Các tín hiệu sóng điều chế độ rộng xung hình sin (SPWM) và sóng vuông phối
hợp với nhau thông qua cổng "VÀ" tạo ra 4 tín hiệu điều khiển hoạt động của các
van chuyển mạch. Bốn tín hiệu điều khiển được chia thành 2 nhóm: Nhóm 1 có 2
tín hiệu đồng thời được đưa tới cực G1 và G2 tạo ra nửa chu kỳ điện áp dương ở đầu
ra biến tần; nhóm 2 bao gồm tín hiệu đồng thời đưa vào G3 và G4 nhóm này sẽ hoạt
động ở nửa chu kỳ thứ 2 để cung cấp điện áp âm cho đầu ra của biến tần (Hình 3.6).

Hình 3.5. Sóng vuông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 62 - Chương 3

Tới G1

Tới G2

Tới G3

Tới G4

Hình 3.6. Sóng điều chế và sóng vuông


Ngoài mạch tương tự để tạo ra sóng điều chế hình sin (SPWM) và sóng vuông,
để quản lý tín hiệu, đảm bảo cho hệ thống hoạt động đúng trình tự ta sử dụng mạch
số (vi điều khiển). Vi điều khiển sẽ đảm bảo cho sóng vuông tạo ra bởi mạch tương
tự phải cùng pha tín hiệu hình sin lấy mẫu và sóng tam giác tần số cao. Lưu đồ thuật
toán lập trình làm việc cho vi điều khiển được chỉ ra trên hình 3.7.

Bắt đầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đọc zero
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 63 - Chương 3

3.3. MẠCH ĐIỀU KHIỂN CÔNG SUẤT

Như đã nêu ở trên, để chuyển năng lượng từ biến tần sang lưới cần thỏa mãn
điều kiện góc điện áp của biến tần vượt trước góc điện áp lưới. Để làm được điều
này, ta sử dụng mạch dịch pha lắp sau bộ lấy mẫu sóng sin từ lưới điện, sóng lấy
mẫu từ lưới điện sau khi qua bộ dịch pha sẽ tạo ra sự vượt trước để điều khiển năng
lượng phát vào lưới.

Để chuyển công suất cực đại vào lưới, về mặt lý thuyết góc  trong công thức
(3.1) phải bằng 900. Tuy nhiên, trong thực tế, do vấn đề ổn định, góc  không bằng
900 mà thường thấp hơn 900, với góc hình 3.8 cho thấy công suất tác dụng đưa ra
ứng với góc  khác nhau.

Bên cạnh đó, trở kháng đường dây Zt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc
chuyển năng lượng vào lưới điện. Trong hầu hết các thiết kế biến tần đều có bộ lọc
thông thấp L-C mắc ở đầu ra nhằm giảm ảnh hưởng của sóng hài. Bộ lọc này sẽ làm
tăng tổng trở Zt và kết quả sẽ tăng được công suất cực đại đưa vào lưới điện theo
công thức (3.1)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 64 - Chương 3

3.4. TRÌNH ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG

Hoạt động của biến tần nối lưới được chia thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 là
đồng bộ hóa, giai đoạn 2 là gửi năng lượng vào lưới.

Trong giai đoạn đồng bộ hóa, biến tần sẽ phát ra điện áp cùng pha với điện áp
lưới. Điều này được thực hiện bởi bộ lấy mẫu sóng sin và thiết lập góc dịch của bộ
dịch pha bằng 0. Sóng sin không dịch pha này sẽ được chỉnh lưu và so sánh với
sóng tam giác cao tần để tạo ra sóng điều chế SPWM. Tín hiệu SPWM này sẽ qua
cổng "VÀ" với sóng vuông để tạo ra 4 bộ tín hiệu như hình 3.8. Với loại chuyển đổi
này cùng với góc dịch pha bằng 0, điện áp đầu ra của biến tần sẽ cùng tần số và
trùng pha với điện áp lưới. Khi 2 điện áp đi qua điểm zero, mạch nối lưới được kích
hoạt và biến tần sẽ được nối vào lưới.

Sau khi cả 2 điện áp được nối với nhau sẽ chuyển sang giai đoạn điều khiển thứ
2. Trong giai đoạn này, bộ dịch pha trong mạch điều khiển sẽ dịch chuyển pha của
điện áp biến tần để chúng vượt trước điện áp lưới một góc . Với góc  khác nhau,
biến tần sẽ cho một năng lượng tác dụng và năng lượng phản kháng khác nhau theo
phương trình (3.1) và (3.2).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 65 - Chương 3

Ngoài ra, Khi mất điện lưới , biến tần cần được cô lập với lưới để tránh có điện
chạy vào lưới điện có thể gây ra tai nạn. Để thực hiện điều này ta sử dụng bộ ngắt
điện được điều khiển bằng rơle giám sát. Khi lưới mất điện, rơle sẽ tác động và
chuyển tới bộ ngắt mạch.

3.5. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG


Để kiểm tra hoạt động của hệ thống điện mặt trời nối lưới đã thiết kế ở trên, ta
tiến hành mô phỏng hệ thống trên phần mềm Matlab Simulink và Plecs. Như đã đề
cập ở trên, phần này chỉ tập trung mô phỏng hoạt động của bộ nghịch lưu nối lưới.
Sơ đồ mô phỏng khối tạo xung điều khiển biến tần trong Matlab Simulink Plecs
được chỉ ra trên hình 3.9.

|u|
>=
AND G1
U2

G2
PLECS
U1
Circuit
f=10KHz G3

U3
G4
AND
Mach dong luc

f=50Hz1

Scope1

Hình 3.9. Sơ đồ mô phỏng khối tạo xung điều khiển

Các kết quả mô phỏng quá trình tạo tín hiệu điều chế độ rộng xung hình sin
(SPWM) để điều khiển hoạt động của nghịch lưu được chỉ ra trong các hình từ hình
3.3 đến hình 3.6. Điện áp đầu ra của biến tần khi chưa qua lọc được biểu diễn trên
hình 3.10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 66 - Chương 3

Hình 3.10. Điện áp đầu ra của biến tần chưa qua lọc

Hình 3.11. Điện áp ra của biến tần đã qua lọc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 67 - Chương 3

3.6. ẢNH HƯỞNG CỦA SÓNG ĐIỀU CHẾ ĐẾN ĐIỆN ÁP RA VÀ SÓNG HÀI

Một trong những tham số quan trọng của chiến lược chuyển mạch điều chế độ
rông xung hình sin và sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của biến tần đó là hệ số điều
chế biên độ, ký hiệu là MA. Hệ số này được định nghĩa là tỉ số giữa biên độ sóng
hình sin tham chiếu Ur, và diên độ sóng hình tam giác Uc (được coi như sóng mang)
MA được xác định như sau:

Ur
MA = (3.3)
Uc

MA đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định điện áp đầu ra của biến tần.
Về mặt lý thuyết, giá trị gia tăng MA , điện áp xoay chiều đầu ra của biến tần cũng
sẽ tăng lên. Đó là vì khi tăng MA, khoảng thời gian "ON " của tín hiệu điều chế
SPWM sẽ dài hơn, dẫn đến năng lượng trong các cổng điện tử trong trạng thái "ON
" lâu hơn. Hình 3.11 dưới đây biểu diễn sóng sin điều điều chế độ rông xung ứng
với MA = 0,1 (hình 3.12a) và MA = 0,9 (hình 3.12b)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 68 - Chương 3

0.8

0.6

0.4

0.2

-0.2
0 0.001 0.002 0.003 0.004 0.005 0.006 0.007 0.008 0.009 0.01

a)

0.8

0.6

0.4

0.2

-0.2
0 0.001 0.002 0.003 0.004 0.005 0.006 0.007 0.008 0.009 0.01

b)

Hình 3.12. Sóng điều chế độ rộng xung hình sin ứng với MA khác nhau
Bên cạnh sự ảnh hưởng đến giá điện áp đầu ra của biến tần, hệ số MA cũng sẽ
ảnh hưởng đến sóng hài đầu ra. Trong khoảng MA < 1, điện áp đầu ra của biến tần
nhỏ, song các sóng hài bậc cao cũng nhỏ. Trong khoảng MA > 1 biên độ sóng hài
tăng lên đáng kể. Vì vậy, để có được mức điện áp cao có chứa hài thấp để thiết kế
bộ lọc là dễ dàng hơn, giá trị MA lựa chọn giữa 0,8 đến 0,9.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 69 - Chương 3

3.7. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đề cập đến việc thiết kế và mô phỏng mạch điều khiển nối lưới điện
mặt trời, bao gồm:

- Mạch lấy mẫu và chỉnh lưu;

- Mạch điều chế độ rông xunh hình sin;

- Vi điều khiển để kiểm soát trình tự hoạt động của hệ thống;

- Mạch tạo tín hiệu điều khiển biến tần;

- Điểu khiển công suất tác dụng và phản kháng;

- Ảnh hưởng của sóng điều chế độ rộng xung hình sin đến chất lượng điện áp
ra và sóng hài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 70 - Kết luận&TLTK

KẾT LUẬN CHUNG VỀ LUẬN VĂN

1. ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA LUẬN VĂN.
1. Luận văn đã nghiên cứu và giới thiệu nguồn năng lượng mặt trời: Cấu tạo,
phương pháp sản xuất, sử dụng trong thực tế.
2. Từ lý thuyết về hòa đồng bộ , luận văn đã xây dựng được sơ đồ mạch động
lực của hệ thống điện mặt trời nối lưới, chức năng, nhiệm vụ của các phần tử và tính
toán cụ thể trong sơ đồ.

3. Thiết kế bộ điều khiển biến tần để kết nối với lưới điện và mô phỏng hệ
thống sử dụng bộ điều khiển hoà lưới nguồn năng lượng mặt trời trên phần mềm
MATLAB – SIMULINK – PLECS.

2. KẾT LUẬN CHUNG VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.


Luận văn đã sử dụng các tài liệu của các thầy cô giáo, Viện sỹ, Giáo sư, Tiến sỹ,
và của các cơ quan chuyên ngành cung cấp được ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Qua các kết quả được trình bày trong luận văn, mạch điều khiển mới chỉ dừng lại
ở mô phỏng, từ đó đã mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu phát triển lý thuyết về các hệ thống điều khiển thông minh nhằm thiết
kế hoàn chỉnh hệ thống lưới điện thông minh (Smart Grid System), xây dựng mô hình
và mô phỏng hoạt động của hệ thống điện mặt trời nối lưới, đáp ứng một cách linh hoạt
đối với yêu cầu công suất của lưới điện. Vấn đề này mang lại hiệu quả to lớn trong việc
khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng sạch; Ứng dụng tại các nhà máy, xí
nghiệp, khu dân cư sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.

Nội dung đề tài nghiên cứu hệ thống nối lưới 1 pha – công suất vừa (3kW) cho
các hộ gia đình nên có thể phát triển theo hướng xây dựng hệ thống nối lưới 3 pha, hệ
thống nối lưới 1 pha kết hợp với năng lượng gió.
Sau cùng, mặc dù đã nỗ lực làm việc hết sức dưới sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình
của thầy giáo PGS.TS. Lại Khắc Lãi nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 71 - Kết luận&TLTK

sót. Kính mong hội đồng giám khảo, các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp đóng góp ý kiến
để luận văn tăng thêm giá trị khoa học và thực tiễn. Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Luận văn thạc sĩ kỹ thuật - 72 - Kết luận&TLTK

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] F. Blaabjerg and Z. C. amd S. Kjaer, “Power electronics as efficient interface in
dispersed power generation systems,” IEEE Transactions on Power Electronics, vol.
19, pp. 1184–1194, Sept 2004.
[2] H. Stephen Stoker, Spencer L. Seager, Robert L. Capener:
From Source to Use Energy, Linrary of Congress, Catalog Number 74-78255, ISBN
o.673-07947, USA
[3] H.P. Garg: Trease on solar energy, Vol. 1, Fundamentals of solar energy,
John Wiley and Sons, New York 1982.
[4] Martin Mc Phillips: The solar age, Everest House Publishers,
New Press,1979.
[5] Lại Khắc Lãi, Nguyễn Như Hiển, “Hệ mờ và mạng Nơron”, Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[6] Trần Bách, “Lưới điện và Hệ thống điện”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội, 2000.

[7] Phan Xuân Minh, Nguyễn Doãn Phước, “Lý thuyết điều khiển mờ”, Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1999.

[8] Lã Văn Út, “Phân tích và điều khiển ổn định hệ thống điện”, Nxb Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2001.
[9] Nguyễn Hồng Anh, Nguyễn Minh trí, “Ứng dụng hệ mờ điều khiển SVC trên
lưới điện” Tạp chí khoa học số 15 + 16 Đại học Đà Nẵng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

You might also like