You are on page 1of 56

NGÂN HÀNG CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


(Dùng cho thi giữa kỳ HK I Năm học 2014-2015)

MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-


LÊNIN

CHƯƠNG I CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

Câu 1. Dễ □ Trung bình  Khó □


Đâu là định nghĩa ĐẦY ĐỦ và HỢP LÝ NHẤT về triết học?
a. Triết học là hệ thống tri thức của con người về thế giới.
b. Triết học là tri thức lý luận của con người.
*c. Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế
giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.
d. Triết học là tình yêu trí tuệ của con người.
Câu 2. Dễ  Trung bình □ Khó □
Ai là người sáng lập ra triết học Mác-Lênin?
a. C.Mác
b. Ph. Ăngghen
c. C. Mác và Ph. Ăngghen
*d. C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin
Câu 3. Dễ □ Trung bình  Khó □
Chủ nghĩa Mác hình thành vào khoảng thời gian nào?
a. 1840 đến 1845
*b. 1840 đến 1844
c. 1840 đến 1848
d. 1840 đến 1880.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Câu 4. Dễ □ Trung bình  Khó □
Vấn đề cơ bản của triết học là gì?
*a. Là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại.
b. Là mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội.
c. Là mối quan hệ giữa con người với con người.
d. Là mối quan hệ giữa con người với khoa học.
Câu 5. Dễ □ Trung bình  Khó □
Có mấy vấn đề cơ bản của triết học?
*a. Một
b. Hai
c. Ba
d. Bốn
Câu 6. Dễ □ Trung bình  Khó □
Vấn đề cơ bản của triết học gồm mấy mặt; Và là những mặt nào?
a. Ba mặt. Đó là: 1) vật chất là gì; 2) ý thức là gì; 3) khả năng nhận thức
của con người như thế nào.
*b. Hai mặt. Đó là: 1) vật chất quyết định ý thức, hay ngược lại; 2) khả
năng nhận thức của con người.
c. Hai mặt. Đó là: 1) Vật chất là gì; 2) Ý thức là gì.
d. Hai mặt. Đó là: 1) Ý thức là gì ; 2) Khả năng nhận thức của con người.
Câu 7. Dễ □ Trung bình  Khó □
Chủ nghĩa duy vật có những hình thức cơ bản nào?
a. Chủ nghĩa duy vật chất phác.
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
*d. Cả a, b và c.
Câu 8. Dễ  Trung bình □ Khó □
Chủ nghĩa duy tâm có mấy loại?
a. Một loại
*b. Hai loại
c. Ba loại
d. Bốn loại
Câu 9. Dễ □ Trung bình  Khó □
Đâu là phương pháp biện chứng?
a. Xem xét sự vật trong trạng thái cô lập, tách rời.
*b. Xem xét sự vật trong sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau.
c. Xem xét sự vật trong trạng thái tĩnh tại, không vận động.
d. Xem sự vật chỉ thay đổi về số lượng chứ không thay đổi về chất lượng.
Câu 10. Dễ □ Trung bình  Khó □
Đâu là phương pháp siêu hình?
*a. Xem xét sự vật trong trạng thái cô lập, tách rời.
b. Xem xét sự vật trong sự liên hệ tác động qua lại lẫn nhau.
c. Xem xét sự vật trong sự vận động, phát triển.
d. Xem xét sự vật trong mối liên hệ phổ biến.
Câu 11. Dễ □ Trung bình  Khó □
Sắp xếp các hình thức thế giới quan như thế nào là đúng theo thứ tự thời
gian xuất hiện từ sớm đến muộn.
a. Huyền thoại - triết học - tôn giáo.
b. Triết học - tôn giáo - huyền thoại.
*c. Huyền thoại - tôn giáo - triết học.
d. Tôn giáo – huyền thoại – triết học.
Câu 12. Dễ □ Trung bình  Khó □
Trường phái triết học nào cho rằng nước là cơ sở tồn tại của các sự vật, hiện
tượng trong thế giới.
a. Duy vật biện chứng.
b. Duy vật siêu hình.
*c. Duy vật chất phác.
d. Duy tâm khách quan.
Câu 13. Dễ □ Trung bình  Khó □
Các nhà triết học duy vật thế kỷ XVII, XVIII quan niệm vật chất là gì?
*a. Vật chất là nguyên tử.
b. Vật chất là nước.
c. Vật chất là lửa.
d. Vật chất là không khí.
Câu 14. Dễ □ Trung bình □ Khó 
V.I.Lênin nói: “Vật chất là thực tại khách quan” có nghĩa là gì?
*a. Vật chất là tất cả những gì tồn tại bên ngoài, độc lập với tư duy, ý thức
của con người.
b. Vật chất là nguyên tử và chân không.
c. Vật chất là cái được phản ánh trong đầu óc con người.
d. Vật chất là cái cảm giác được.
Câu 15. Dễ □ Trung bình  Khó □
Câu nào dưới đây thể hiện quan niệm cho rằng: con người có khả năng
nhận thức được thế giới?
a. “Vật chất là phạm trù triết học”.
b. “Vật chất là thực tại khách quan”.
c. “Vật chất .... được đem lại cho con người trong cảm giác”.
*d. “Vật chất .... được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh
và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Câu 16. Dễ □ Trung bình  Khó □
Ph.Ăngghen cho rằng: mỗi khi khoa học tự nhiên có những phát minh mang
tính chất vạch thời đại thì CNDV không thể không thay đổi những hình
thức của nó. Điều đó có nghĩa gì?
*a. CNDV có quan hệ mật thiết với khoa học tự nhiên.
b. CNDV tách rời với khoa học tự nhiên.
c. CNDV thường đi sau khoa học tự nhiên.
d. CNDV là một bộ phận của khoa học tự nhiên.
Câu 17. Dễ □ Trung bình  Khó □
Theo Ph.Ăngghen, vận động được hiểu đầy đủ nhất là gì?
a. Vận động chỉ là sự di chuyển vị trí của sự vật trong không gian.
b. Vận động được sáng tạo ra và có thể mất đi.
*c. Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất bao gồm tất cả mọi sự thay đổi
và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ.
d. Vận động là lực đẩy và hút của các vật thể.
Câu 18. Dễ □ Trung bình  Khó □
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức là gì?
a. Sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người một cách năng
động, sáng tạo.
b. Hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan.
c. Sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người.
*d. Cả a, b và c.
Câu 19. Dễ □ Trung bình  Khó □
CNDVBC cho rằng: vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý
thức, điều đó có ý nghĩa phương pháp luận gì trong nhận thức?
*a. Nhận thức của con người phải xuất phát từ hiện thực khách quan.
b. Con người phải dựa vào hiểu biết của mình để tác động vào thế giới, cải
tạo thế giới.
c. Con người phải tạo ra các điều kiện vật chất để tác động vào thế giới.
d. Con người phải luôn luôn nâng cao năng lực sáng tạo của mình.
Câu 20. Dễ □ Trung bình □ Khó 
Đồng nhất ý thức với quá trình sinh lý của bộ não người sẽ rơi vào quan
điểm nào?
a. Duy tâm chủ quan.
*b. Duy vật tầm thường.
c. Duy vật biện chứng.
d. Duy tâm khách quan.

CHƯƠNG II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Câu 21. Dễ  Trung bình □ Khó □


Phép biện chứng ra đời từ bao giờ?
*a. Từ thời kỳ cổ đại.
b. Từ thế kỷ XV.
c. Từ thế kỷ XVII – XVIII.
d. Từ thế kỷ XIX.
Câu 22. Dễ □ Trung bình  Khó □
Thời cổ đại, phép biện chứng mang tính chất gì?
*a. Tự phát, chất phác
b. Tự giác.
c. Duy tâm.
d. Ngụy biện.
Câu 23. Dễ □ Trung bình  Khó □
Ai là người sáng tạo ra phép biện chứng duy vật?
a. V.I. Lênin.
*b. C. Mác – Ph.Ăngghen.
c. Hêghen.
d. Anh Stanh.
Câu 24. Dễ □ Trung bình  Khó □
Nêu ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về sự phát triển.
a. Nắm bắt những cái hiện đang tồn tại ở sự vật.
b. Nắm bắt cái đã tồn tại của sự vật.
*c. Thấy xu hướng phát triển trong tương lai của sự vật.
d. Nắm bắt sự vật, hiện tượng nói chung.
Câu 25. Dễ □ Trung bình  □ Khó □
Thêm cụm từ nào vào chỗ trống để được định nghĩa phạm trù triết học:
"Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt,
những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất của ......... hiện thực".
a. Các sự vật.
b. Một lĩnh vực.
*c. Toàn bộ thế giới.
d. Toàn bộ xã hội.
Câu 26. Dễ  Trung bình □ Khó □
Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để được định nghĩa phạm trù cái
chung: "cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ ......., được lặp lại trong
nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác".
a. Một sự vật, một quá trình.
*b. Những mặt, những thuộc tính.
c. Những mặt chỉ có ở một sự vật nhất định.
d. Cái toàn thể.
Câu 27. Dễ □ Trung bình  Khó □
Trường phái triết học nào cho rằng: Mối liên hệ nhân quả có tính khách
quan, phổ biến và tất yếu.
a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
*c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình. .
Câu 28. Dễ □ Trung bình  Khó □
Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái ngẫu nhiên hay tất nhiên là
chính?
a. Dựa vào ngẫu nhiên.
*b. Dựa vào tất nhiên.
c. Dựa vào cả hai.
d. Không dựa vào cái nào.
Câu 29. Dễ □ Trung bình □ Khó 
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây ĐÚNG?
a. Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào khả năng.
b. Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào hiện thực, không cần tính đến
khả năng.
*c. Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào hiện thực, đồng thời phải tính
đến khả năng.
d. Trong hoạt động thực tiễn không cần dựa vào khả năng.
Câu 30. Dễ □ Trung bình  Khó □
Điều nào sau đây trái với tinh thần của phép biện chứng duy vật?
a. Chất là tính quy định vốn có của sự vật.
b. Chất là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính của sự vật nói lên sự vật là
cái gì.
*c. Chất không thay đổi, còn lượng thì thay đổi.
d. Chất có tính tương đối ổn định.
Câu 31. Dễ □ Trung bình  Khó □
Câu ca dao: Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Thể hiện nội dung quy luật nào của phép biện chứng duy vật.
a. Quy luật mâu thuẫn.
b. Quy luật phủ định của phủ định.
*c. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất và ngược lại.
d. Qui luật nhận thức.
Câu 32. Dễ □ Trung bình  Khó □
Trong hoạt động thực tiễn sai lầm của sự chủ quan nóng vội, đốt cháy giai
đoạn là do không tôn trọng quy luật nào?
a. Quy luật mâu thuẫn.
b. Quy luật phủ định của phủ định.
*c. Quy luật lượng - chất.
d. Qui luật đấu tranh giai cấp.
Câu 33. Dễ □ Trung bình  Khó □
Quy luật nào của phép biện chứng duy vật cho biết phương thức của sự vận
động, phát triển?
a. Quy luật mâu thuẫn.
*b. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất và ngược lại.
c. Quy luật phủ định của phủ định.
d. Qui luật Cái riêng và cái chung.
Câu 34. Dễ □ Trung bình  Khó □
Quy luật nào trong các quy luật của phép biện chứng duy vật cho biết
khuynh hướng của sự phát triển?
a. Quy luật mâu thuẫn.
b. Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi
về chất và ngược lại.
*c. Quy luật phủ định của phủ định.
d. Qui luật Khả năng và hiện thực.
Câu 35. Dễ □ Trung bình □ Khó 
V.I.Lênin nói quy luật mâu thuẫn có vị trí như thế nào trong phép biện
chứng duy vật?
*a. Là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, vạch ra nguồn gốc bên trong
của sự vận động và phát triển.
b. Vạch ra khuynh hướng của sự phát triển.
c. Vạch ra cách thức của sự phát triển.
d. Vạch ra sự thay đổi cái cũ thành cái mới, cái cao hơn.
Câu 36. Dễ □ Trung bình  Khó □
Hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tạo tiền đề tồn tại cho nhau triết học gọi là
gì?
a. Sự đấu tranh của hai mặt đối lập.
*b. Sự thống nhất của hai mặt đối lập.
c. Sự chuyển hóa của hai mặt đối lập.
d. Mối liên hệ của hai mặt đối lập.
Câu 37. Dễ □ Trung bình  Khó □
Theo phép biện chứng duy vật, khẳng định nào sau đây ĐÚNG?
*a. Thống nhất là tương đối, đấu tranh là tuyệt đối.
b. Thống nhất là tuyệt đối, đấu tranh là tương đối.
c. Thống nhất là tương đối, đấu tranh là tương đối.
d. Thống nhất là tuyệt đối, đấu tranh cũng tuyệt đối.
Câu 38. Dễ □ Trung bình  Khó □
Trong mâu thuẫn biện chứng các mặt đối lập quan hệ với nhau như thế
nào?
a. Chỉ thống nhất với nhau.
b. Chỉ có mặt đấu tranh với nhau.
*c. Vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.
d. Tồn tại ngang nhau, phụ thuộc lẫn nhau.
Câu 39. Dễ □ Trung bình  Khó □
Trạng thái của mâu thuẫn thay đổi như thế nào trong quá trình vận động và
phát triển của sự vật?
*a. Khác biệt -> đối lập -> chuyển hoá.
b. Đối lập -> khác biệt -> chuyển hoá.
c. Khác biệt -> chuyển hoá -> đối lập.
d. Đối lập -> chuyển hoá -> khác biệt.
Câu 40. Dễ □ Trung bình  Khó □
Cái cũ không bị xóa bỏ hoàn toàn mà được bảo tồn trong cái mới dưới dạng
cải biến đi, đó là tính chất gì của phủ định biện chứng?
a. Tính khách quan.
b. Tính phức tạp.
*c. Tính kế thừa.
d. Tính chu kỳ.
CHƯƠNG III. CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Câu 41 Dễ  Trung bình □ Khó □
Sản xuất vật chất là :
a. Quá trình con người cải tạo giới tự nhiên
b. Quá trình con người tạo ra của cải cho đời sống xã hội
*c. Quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải
biến các dạng vật chất của tự nhiên để tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu
cầu tồn tại và phát triển của con người.
d. Quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến
các dạng vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.
Câu 42. Dễ  Trung bình □ Khó □
Trong các hình thức của sản xuất xã hội, hình thức nào quyết định sự tồn
tại, phát triển của xã hội?
a. Sản xuất tinh thần.
*b. Sản xuất vật chất.
c. Sản xuất ra bản thân con người.
d. Tái sản xuất vật chất.
Câu 43. Dễ  Trung bình □ Khó □
Phương thức sản xuất là:
a. Cách thức con người làm ra của cải vật chất cho xã hội.
b. Sự thống nhất hữu cơ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
c. Cách thức con người tiến hành sản xuất qua các giai đoạn lịch sử
*d. Cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn
lịch sử nhất định của xã hội loài người.
Câu 44. Dễ □ Trung bình  Khó □
Sự biến đổi của quan hệ sản xuất do yếu tố nào quyết định?
a. Sự phong phú của đối tượng lao động
b. Do công cụ hiện đại
c. Trình độ của người lao động
*d. Trình độ của lực lượng sản xuất.
Câu 45. Dễ □ Trung bình  Khó □
Yếu tố cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất:
a. Người lao động
*b. Công cụ lao động
c. Phương tiên lao động
d. Tư liệu lao động
Câu 46. Dễ □ Trung bình  Khó □
Trong quan hệ sản xuất, quan hệ nào giữ vai trò quyết định?
a. Quan hệ tổ chức, quản lý quá trình sản xuất
*b. Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
c. Quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
d. Quan hệ phân phối sản phẩm
Câu 47. Dễ □ Trung bình □ Khó 
Hiểu về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX như thế
nào là đúng trong các câu sau đây?
a. Mỗi một phương thức sản xuất mới ra đời chính là sự phù hợp của QHSX với
trình độ phát triển của LLSX
b. Ở trạng thái phù hợp thì cả ba mặt của QHSX phù hợp, thích ứng với trình độ
phát triển của LLSX
c. Khi LLSX phát triển đến một trình độ nhất định làm cho QHSX từ chỗ phù
hợp trở thành không phù hợp
*d. Do yêu cầu khách quan của sự phát triển của LLSX tất yếu dẫn đến thay thế
QHSX cũ bằng QHSX mới cho phù hợp với trình độ phát triển của LLSX để
thúc đẩy LLSX tiếp tục phát triển.
Câu 48. Dễ □ Trung bình □ Khó 
Mác viết: "Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa phong
kiến, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội Tư bản chủ nghĩa". Hãy
cho biết câu nói trên phản ánh quan điểm nào?
a. Vai trò quyết định của QHSX đối với LLSX.
*b. Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX.
c. LLSX và QHSX tồn tại độc lập.
d. Vai trò quyết định của ý thức tinh thần.
Câu 49. Dễ □ Trung bình  Khó □
Khuynh hướng của sản xuất là không ngừng biến đổi phát triển. Sự biến đổi
đó bao giờ cũng bắt đầu từ:
a. Sự biến đổi, phát triển của cách thức sản xuất
*b. Sự biến đổi, phát triển của lực lượng sản xuất
c. Sự biến đổi, phát triển của kỹ thuật sản xuất
d. Sự phát triển của khoa học công nghệ.
Câu 50. Dễ □ Trung bình  Khó □
Cơ sở hạ tầng của xã hội là:
a. Toàn bộ đất đai, máy móc, phương tiện để sản xuất.
*b. Toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội
nhất định.
c. Toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật của xã hội.
d. Là cơ cấu công - nông nghiệp của một nền kinh tế - xã hội.
Câu 51. Dễ □ Trung bình  Khó □
Thực chất của quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng?
a. Quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội
b. Quan hệ giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội
*c. Quan hệ giữa kinh tế và chính trị
d. Quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tự nhiên và tinh thần
Câu 52. Dễ □ Trung bình  Khó □
C.Mác viết: “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một
quá trình lịch sử - tự nhiên”, theo nghĩa:
a. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội cũng giống như sự phát triển
của tự nhiên không phụ thuộc chủ quan của con người
*b. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội tuân theo qui luật khách quan
của xã hội
c. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội ngoài tuân theo các qui luật
chung còn bị chi phối bởi điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia dân tộc
d. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội tuân theo các qui luật chung
Câu 53. Dễ  Trung bình □ Khó □
Yếu tố nào là cơ bản nhất trong Tồn tại xã hội?
a. Điều kiện tự nhiên- hoàn cảnh địa lý.
b. Dân số và mật độ dân số.
*c. Phương thức sản xuất vật chất.
d. Lực lượng sản xuất.
Câu 54. Dễ □ Trung bình  Khó □
Ý thức xã hội không phụ thuộc vào tồn tại xã hội một cách thụ động mà có
tác động tích cực trở lại tồn tại xã hội, đó là sự thể hiện:
a. Tính vượt trước của ý thức xã hội
b. Tính định hướng của ý thức xã hội
*c. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
d. Cả b và c
Câu 55. Dễ □ Trung bình □ Khó 
Trong các hình thái ý thức xã hội sau, hình thái ý thức xã hội nào tác động
đến kinh tế một cách trực tiếp?
a. Ý thức đạo đức
*b. Ý thức chính trị
c. Ý thức khoa học
d. Ý thức thẩm mỹ
Câu 56. Dễ □ Trung bình  Khó □
Qui luật xã hội nào giữ vai trò quyết định đối với sự vận động, phát triển
của xã hội?
a. Qui luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
*b. Qui luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất
c. Qui luật đấu tranh giai cấp trong các xã hội có giai cấp
d. Qui luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng

MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


CHƯƠNG 1
Câu 1: Dễ  Trung bình  Khó 

Từ năm 1905 đến năm 1910, Nguyễn Tất Thành học tại trường nào?

a. Quốc Tử giám, Hà Nội


b. Trường làng, Nghệ An

c. * Trường Quốc học, Huế

d. Trường Dục Thanh, Phan Thiết

Câu 2: Dễ  Trung bình  Khó 

Tác phẩm nào của Hồ Chí Minh là sự tập hợp những bài giảng cho đội ngũ
cán bộ cốt cán đầu tiên của Việt Nam nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác –
Lênin để chuẩn bị cho sự ra đời một chính đảng vô sản kiểu mới ở Việt
Nam?

a. Người cùng khổ

b. * Đường Kách mệnh

c. Vấn đề dân bản xứ

d. Bản án chế độ thực dân Pháp

Câu 3: Dễ  Trung bình  Khó 

“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Câu trên trích từ tác phẩm
nào của Hồ Chí Minh?

a. Bản án chế độ thực dân Pháp


b. Chính cương sách lược vắn tắt
c. * Tuyên ngôn độc lập
d. Đường cách mệnh

Câu 4: Dễ  Trung bình  Khó 

Một trong những nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh là tiếp thu:
a. *Tinh hoa văn hoá nhân loại.
b. Các giá trị văn hoá tiến bộ của thời kỳ Phục Hưng
c. Toàn bộ tư tưởng của các nhà khai sáng.
d. Tư tưởng triết học thời kỳ cổ đại phương tây
Câu 5: Dễ  Trung bình  Khó 

Truyền thống quý báu nhất của dân tộc Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí
Minh kế thừa và phát triển là :

a. *Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.


b. Tinh thần hiếu học
c. Cần cù lao động
d. Cần kiệm
Câu 6: Dễ  Trung bình  Khó 

Trong những nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh, nguồn gốc nào
được xác định là nguồn gốc lý luận trực tiếp quyết định bản chất Tư tưởng
Hồ Chí Minh?:
a. Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam
b. Văn hóa phương đông
c. văn hóa phương tây
d. *Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Câu 7: Dễ  Trung bình  Khó 

Một trong những giá trị của văn hoá phương Đông được Hồ Chí Minh tiếp
thu để hình thành tư tưởng của mình là:
a. Truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
b. *Những mặt tích cực của Nho giáo.
c. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam .
d. Tư tưởng triết học của đạo gia
Câu 8: Dễ  Trung bình  Khó 

Một trong những giá trị của văn hoá phương Tây được Hồ Chí Minh tiếp
thu để hình thành tư tưởng của mình là:
a. *Tư tưởng văn hoá dân chủ và cách mạng của cách mạng Pháp và cách mạng
Mỹ.
b. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
c. Lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng
Anh.
d. Các giá trị văn hoá tiến bộ của thời kỳ Phục Hưng
Câu 9: Dễ  Trung bình  Khó 

Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định cho cách
mạng Việt Nam được tính từ:
a. Năm 1911 đến năm 1920.
b. Năm 1921 đến năm 1930.
c. *Năm 1930 đến năm 1945.
d. Năm 1945 đến năm 1969
Câu 10: Dễ  Trung bình  Khó 

Một trong những nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh là dựa trên:
a. *Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.
b. Lòng nhân ái, đức hy sinh của Thiên Chúa Giáo.
c. Lòng nhân ái, đức hy sinh của Hồi giáo.
d. Tư tưởng triết học của pháp gia
Câu 11: Dễ  Trung bình  Khó 

Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam
được tính từ:
a. Năm 1911 đến năm 1920.
b. *Năm 1921 đến năm 1930.
c. Năm 1930 đến năm 1941.
d. Năm 1941 đến năm 1969
Câu 12: Dễ  Trung bình  Khó 

Hồ Chí Minh viết “ [……..] mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và
cả loài người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử”. Hãy điền vào chỗ
trống để hoàn thiện câu trên
a. Cách mạng tư sản Pháp
b. *Cách mạng tháng Mười
c. Cách mạng Tân Hợi
d. Cách mạng tháng Tám
Câu 13: Dễ  Trung bình  Khó 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt
Nam được nêu ra chủ yếu trong tác phẩm nào ?
a. Bản án chế độ thực dân Pháp – 1925
b. *Đường Kách mệnh – 1927
c. Chánh cương vắn tắt, sách lượt vắn tắt – 1930
d. Sửa đổi lối làm việc – 1947
Câu 14: Dễ  Trung bình  Khó 

Nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh gồm:

a. 2 nguyên tắc.
b. *3 nguyên tắc.
c. 4 nguyên tắc.
d. 5 nguyên tắc.

CHƯƠNG II
Câu 15: Dễ  Trung bình  Khó 

Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
a. Đòi quyền bình đẳng giữa các dân tộc, thành lập nhà nước dân tộc độc lập,
trong đó nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước
b. Đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân, thành lập nhà nước dân tộc độc
lập, trong đó nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước
c. Đòi quyền tự trị dân tộc dưới sự bảo hộ của ngoại bang, thành lập nhà
nước dân tộc độc lập, trong đó nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực
nhà nước
d. * Đấu tranh giải phóng dân tộc, thành lập nhà nước dân tộc độc lập, trong
đó nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước

Câu 16: Dễ  Trung bình  Khó 

Theo Nguyễn Ái Quốc, cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới
muốn giành được thắng lợi phải đi theo:

a. Con đường cứu nước mà những bậc tiền bối đã đi


b. Con đường giành độc lập của người Mỹ
c. Con đường giành độc lập của nhân dân Ấn Độ
d. * Con đường cách mạng vô sản

Câu 17: Dễ  Trung bình  Khó 

Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới muốn giành được thắng
lợi phải do:

a. Giai cấp tư sản lãnh đạo


b. Một cá nhân xuất chúng lãnh đạo
c. Tầng lớp trí thức lãnh đạo
d. * Đảng Cộng sản lãnh đạo

Câu 18: Dễ  Trung bình  Khó 

Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của:

a. Giai cấp công nhân với giai cấp nông dân


b. Giai cấp công nhân với tầng lớp trí thức
c. * Toàn dân trên cơ sở liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và trí thức
d. Giai cấp công nhân với các nhà công thương giàu có

Câu 19: Dễ  Trung bình  Khó 


Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi cần phải:

a. Dựa vào các nước có nền kinh tế phát triển cao


b. * Được tiến hành một cách chủ động và sáng tạo
c. Dựa vào thắng lợi của cách mạng ở chính quốc
d. Dưa vào thắng lợi ở các nước thuộc địa khác

Câu 20: Dễ  Trung bình  Khó 

Biện pháp hàng đầu để giành thắng lợi trong cách mạng giải phóng dân tộc
phải:

a. Dựa vào bạo lực vũ trang thuần túy


b. Dùng phương pháp đàm phán hòa bình
c. Kêu gọi quân đội nước ngoài trợ giúp
d. * Sử dụng bạo lực cách mạng, kết hợp bạo lực chính trị của quần chúng
với bạo lực vũ trang

Câu 21: Dễ  Trung bình  Khó 

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, lực lượng giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người là:

a. Đảng Cộng sản, Khối đại đoàn kết dân tộc mà nòng cốt là liên minh công,
nông, trí thức
b. Các lực lượng cách mạng thế giới, Khối đại đoàn kết dân tộc mà nòng cốt
là liên minh công, nông, trí thức
c. * Đảng Cộng sản, Các lực lượng cách mạng thế giới, Khối đại đoàn kết
dân tộc mà nòng cốt là liên minh công, nông, trí thức
d. Nhân loại tiến bộ thế giới, liên minh các lực lượng cách mạng trong nước
và cách mạng thế giới

Câu 22: Dễ  Trung bình  Khó 

Theo Hồ Chí Minh, ai là người đầu tiên đã đặt cơ sở cho một thời đại mới,
thật sự cách mạng trong các nước thuộc địa?

a. C. Mác
b. * Lênin
c. Hô-xê-mác-ti
d. Mao Trạch Đông
Câu 23: Dễ  Trung bình  Khó 

“Công-nông là gốc cách mệnh, còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ… là
bầu bạn cách mệnh của công – nông”. Câu trên được trích từ tác phẩm nào
của Nguyễn Ái Quốc?

a. Thư gửi ủy ban hành chính các kỳ, bộ, tổng và làng
b. Thư gửi đồng bào Nam bộ
c. Sửa đổi lề lối làm việc
d. * Đường cách mệnh

Câu 24: Dễ  Trung bình  Khó 

Câu “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để
đi tới một xã hội cộng sản” trích từ văn kiện nào?

a. Đường cách mệnh


b. * Chính cương, sách lược vắn tắt
c. Chương trình tóm tắt của Đảng
d. Chương trình của mặt trận Việt Minh

Câu 25: Dễ  Trung bình  Khó 

“Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định vận mệnh của dân tộc đã đến. Toàn
quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Lời kêu gọi
trên được trích từ tác phẩm nào?

a. Quân lệnh số một của ủy ban khởi nghĩa toàn quốc

b. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch

c. * Hiệu triệu tổng khởi nghĩa

d. Tuyên ngộn độc lập

Câu 26: Dễ  Trung bình  Khó 

Bác Hồ căn dặn bộ đội “Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước.
Ngày nay, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đó là lời Bác dặn dò
đơn vị nào trước khi về tiêp quản thủ đô?

a. Đại đoàn 312


b. Đại đoàn 320

c. * Đại đoàn quân tiên phong

d. Đơn vị bộ đội bảo vệ Bác

Câu 27: Dễ  Trung bình  Khó 

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” được Bác Hồ khẳng định thời gian
nào?

a. Năm 1945

b. Năm 1954

c. * Năm 1966

d. Năm 1968

Câu 28: Dễ  Trung bình  Khó 

Chọn phương án trả lời ĐÚNG với tư tưởng Hồ Chí Minh

a. Cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi đồng thời với cách mạng vô
sản ở chính quốc

b. Cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi sau cách mạng vô sản ở
chính quốc

c. * Cách mạng giải phóng dân tộc có khả năng giành thắng lợi trước cách
mạng vô sản ở chính quốc

d. Thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc phụ thuộc vào thắng lợi của
cách mạng vô sản ở chính quốc

Câu 29: Dễ  Trung bình  Khó 

Hồ Chí Minh đã dùng hình ảnh nào dưới đây để chỉ chủ nghĩa tư bản?

a. Con bạch tuộc

b. Con rồng tre


c. * Con đĩa 2 vòi

d. Con voi

Câu 30: Dễ  Trung bình  Khó 

Nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc là

a. Chủ nghĩa yêu nước

b. Chủ nghĩa xã hội

c. Chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu

d. * Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Câu 31: Dễ  Trung bình  Khó 

Hồ Chí Minh là “Người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng của các dân
tộc thuộc địa trong thế kỷ XX”. Ai đánh giá sự nghiệp của Hồ Chí Minh như
trên?

a. Đảng Cộng sản Việt Nam

b. Ủy ban bảo vệ hòa bình thế giới

c. Hội chữ thập đỏ quốc tế

d. * Cơ quan văn hóa – giáo dục của liên hợp quốc

Câu 32: Dễ  Trung bình  Khó 

Chủ nghĩa dân tộc mà Hồ Chí Minh coi là động lực lớn của đất nước là chủ
nghĩa dân tộc gì?

a. Chủ nghĩa dân tộc nước lớn

b. Chủ nghĩa dân tộc nhược tiểu

c. Chủ nghĩa quốc gia

d. * Chủ nghĩa dân tộc chân chính

Câu 33: Dễ  Trung bình  Khó 


Hồ Chí Minh đứng trên quan điểm nào để giải quyết vấn đề dân tộc?

a. Quan điểm quốc gia dân tộc

b. Quan điểm chủng tộc (huyết thống, màu da, tiếng nói,…)

c. Quan điểm đại dân tộc

d. *Quan điểm giai cấp công nhân

Câu 34: Dễ  Trung bình  Khó 

Xác định ĐÚNG quan điểm của Hồ Chí Minh

a. Giải phóng giai cấp là tiền đề để giải phóng dân tộc

b. Giải phóng con người là tiền đề để giải phóng dân tộc

c. * Giải phóng dân tộc là tiền đề để giải phóng giai cấp

d. Giải phóng xã hội là tiền đề để giải phóng giai cấp

Câu 35: Dễ  Trung bình  Khó 

Theo Hồ Chí Minh, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông
là gì?

a. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản dân tộc

b. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với địa chủ phong kiến

c. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân, công nhân, trí thức với địa chủ phong
kiến

d. * Mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân

Câu 36: Dễ  Trung bình  Khó 

Đối tượng của cách mạng thuộc địa là

a. Giai cấp tư sản bản địa

b. Địa chủ phong kiến


c. Bọn phản động, tay sai ôm chân đế quốc

d. * Chủ nghĩa thực dân và bọn tay sai phản động

Câu 37: Dễ  Trung bình  Khó 

Vấn đề cơ bản của cách mạng thuộc địa là

a. Ruộng đất cho nông dân

b. Là vấn đề dân chủ xã hội

c. Cải thiện dân sinh

d. * Độc lập dân tộc

Câu 38: Dễ  Trung bình  Khó 

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” được Hồ Chí Minh nói vào ngày,
tháng, năm nào?

a. Ngày 13/5/1955
b. Ngày 14/10/1960
c. Ngày 14/5/1963
d. * Ngày 17/7/1966

Câu 39: Dễ  Trung bình  Khó 

Hai câu thơ: “Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

Được Hồ Chí Minh viết vào năm nào?

a. * 1941

b. 1942

c. 1969

d. 1968

Câu 40: Dễ  Trung bình  Khó 


Hồ Chí Minh viết: “Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột giết người,… …
luôn luôn điểm trang cho cái huy chương mục nát của nó bằng những câu
châm ngôn lý tưởng: bác ái, bình đẳng” Điền vào chỗ trống những từ còn
thiếu

a. Chủ nghĩa dân tộc

b. Chủ nghĩa tư bản

c. Chủ nghĩa đế quốc

d. * Chủ nghĩa tư bản thực dân

Câu 41: Dễ  Trung bình  Khó 

Các Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, Lênin bàn
nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, Hồ Chí Minh tập trung
bàn nhiều về cuộc đấu tranh ….. …Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu

a. Chống chủ nghĩa tư bản

b. Chống chủ nghĩa dân tộc

c. * Chống chủ nghĩa thực dân

d. Chống chủ nghĩa đế quốc

Câu 42: Dễ  Trung bình  Khó 

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đối tượng cần phải đánh đổ của cách mạng ở
thuộc địa là gì?

a. Chủ nghĩa thực dân

b. Tay sai

c. Địa chủ

d. * Chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động

Câu 43: Dễ  Trung bình  Khó 


Hồ Chí Minh đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin và
Người khẳng định: “Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi
theo con đường…….” Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu

a. Cách mạng thuộc địa

b. Cách mạng tư sản

c. Cách mạng giải phóng dân tộc

d. * Cách mạng vô sản

Câu 44: Dễ  Trung bình  Khó 

Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Tất cả các đồng chí đều biết rằng hiện nay
nọc độc và sức sống của con rắn độc….… đang tập trung ở các nước thuộc
địa”. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu

a. Đế quốc

b. Xâm lược

c. Thực dân

d. * Tư bản chủ nghĩa

Câu 45: Dễ  Trung bình  Khó 

Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ có……. mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi
người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái,
đoàn kết, ấm no”. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu

a. Cách mạng vô sản

b. Giải phóng giai cấp

c. * Chủ nghĩa cộng sản

d. Giải phóng dân tộc

CHƯƠNG III
Câu46: Dễ  Trung bình  Khó 
“Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng…….. làm của chung.
Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất
nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con”. Định nghĩa này nhấn
mạnh lĩnh vực nào?

a. Chính trị

b. Xã hội

c. * Kinh tế

d. Văn hóa

Câu 47: Dễ  Trung bình  Khó 

Quan niệm khái quát của chủ tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là gì?

a. Là chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ, là chế độ không còn áp
bức bóc lột, văn hóa, đạo đức phát triển cao, phát triển toàn diện về kính
tế, chính trị văn hóa và xã hội.

b. Là chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển gắn với sự phát triển của khoa
học kỹ thuật, là chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ, có nền văn
hóa đậm đà bản sắt văn hóa dân tộc.

c. Là chế độ chính trị phục vụ nhân dân, là chế độ không còn áp bức bóc lột,
văn hóa, đạo đức phát triển cao, chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển
gắn với sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

d. * Là chế độ không còn áp bức bóc lột, văn hóa, đạo đức phát triển cao, chế
độ xã hội có nền kinh tế phát triển gắn với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật. Là chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ.

Câu 48: Dễ  Trung bình  Khó 

Trong quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội có mấy mục
tiêu cơ bản?

a. Hai mục tiêu

b. * Ba mục tiêu
c. Bốn mục tiêu

d. Năm mục tiêu

Câu 49: Dễ  Trung bình  Khó 

Động lực quan trọng nhất của chủ nghĩa xã hội là gì?

a. Tiền vốn

b. Tài nguyên thiên nhiên

c. Khoa học – kỹ thuật

d. * Con người lao động

Câu 50: Dễ  Trung bình  Khó 

Trong quan niệm của Bác, chủ nghĩa xã hội là chế độ chính trị mà trong đó

a. Giai cấp công nhân là người làm chủ

b. Giai cấp nông dân là người làm chủ

c. * Nhân dân lao động là người làm chủ

d. Trí thức là người làm chủ

Câu 51: Dễ  Trung bình  Khó 

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế
được tạo lập trên cơ sở đặc trưng nhất, đó là:

a. Nền công nghiệp hiện đại

b. Nền nông nghiệp hiện đại

c. * Trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu

d. Nền công – nông nghiệp hiện đại

Câu 52: Dễ  Trung bình  Khó 


Theo quan điểm Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ, thành phần kinh tế
được ưu tiên phát triển là

a. Kinh tế hợp tác xã

b. * Kinh tế quốc doanh

c. Kinh tế tư bản tư nhân

d. Kinh tế cá thể, tiểu chủ

Câu 53: Dễ  Trung bình  Khó 

Quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh về cách làm chủ nghĩa xã hội

a. * Đem của dân, sức dân, tài dân làm lợi cho dân

b. Quản lý nhà nước tập trung, bao cấp

c. Phải dựa vào các nước xã hội chủ nghĩa

d. Phải dựa vào các nước tiên tiến

Câu 54: Dễ  Trung bình  Khó 

Theo Hồ Chí Minh, mâu thuẫn nào là chủ yếu nhất trong thời kỳ quá độ ở
nước ta?

a. Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội

b. Mâu thuẫn giữa cách mạng và phản cách mạng

c. * Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển cao của đất nước với thực trạng
nghèo nàn, lạc hậu

d. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội

Câu 55: Dễ  Trung bình  Khó 

Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc phân phối chủ yếu trong chủ nghĩa xã hội là
gì?

a. Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu


b. * Làm theo năng lực hưởng theo lao động

c. Phân phối bình quân

d. Phân phối theo vốn và tài sản đóng góp

Câu 56: Dễ  Trung bình  Khó 

Theo Hồ Chí Minh, đặc trưng nổi bậc nhất về chính trị trong chủ nghĩa xã
hội là gì?

a. Nhà nước được xây dựng và hoạt động theo pháp luật

b. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

c. Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu

d. * Đảng cộng sản lãnh đạo

Câu 57: Dễ  Trung bình  Khó 

Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh chủ trương đối xử với giai cấp
tư sản dân tộc như thế nào?

a. Xử bắn, xử tù họ

b. Tịch thu tài sản của họ

c. * Cải tạo họ thành người lao động mới

d. Coi họ là đối tượng nguy hiểm

Câu 58: Dễ  Trung bình  Khó 

“Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam
hòa bình, thống nhất, dân chủ, độc lập và giàu mạnh, và góp phần xứng
đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Câu nói trên trích trong văn kiện
nào của Hồ Chí Minh?

a. Chính cương vắn tắt

b. Tuyên gôn độc lập


c. * Di chúc

d. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Câu 59: Dễ  Trung bình  Khó 

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh: tiến lên……… là bước phát triển tất yếu
ở Việt Nam sau khi nước nhà đã giành độc lập theo con đường cách mạng
vô sản. Điền và chỗ trống những từ còn thiếu

a. *Chủ nghĩa xã hội

b. Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản

c. Chủ nghĩa cộng sản

d. Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người

Câu 60: Dễ  Trung bình  Khó 

Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ những phương diện nào?

a. Khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam

b. Đạo đức

c. Văn hoá

d. * Cả a, b, c

Câu 61: Dễ  Trung bình  Khó 

Hồ Chí Minh nói: “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng
cao….... của nhân dân”. Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu

a. Lối sống

b. Nếp sống

c. * Mức sống

d. Đời sống

Câu 62: Dễ  Trung bình  Khó 


Trong lý luận xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh cho rằng:
“Muốn có con người xã hội chủ nghĩa, phải có…….” Điền vào chỗ trống từ
còn thiếu

a. Lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin

b. Lý luận cách mạng xã hội chủ nghĩa

c. Độc lập dân tộc

d. * Tư tưởng xã hội chủ nghĩa

Câu 62: Dễ  Trung bình  Khó 

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc phân phối chủ yếu trong chủ nghĩa
xã hội là gì?

a. Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu

b. * Làm theo năng lực, hưởng theo lao động

c. Phân phối bình quân cho tất cả mọi người

d. Phân phối ưu tiên lao động trí thức

Câu 63: Dễ  Trung bình  Khó 

Theo Hồ Chí Minh, nguồn lực quan trọng nhất để xây dựng chủ nghĩa xã
hội là gì?

a. Khoa học – kỹ thuật

b. Kinh tế

c. * Con người

d. Văn hoá

Câu 64: Dễ  Trung bình  Khó 

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam
lần thứ mấy? Năm nào?
a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, năm 1982

b. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, năm 1986

c. * Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, năm 1991

d. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, năm 1992

Câu 65: Dễ  Trung bình  Khó 

Hồ Chí Minh khẳng định thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là
một thời kỳ lịch sử như thế nào?

a. Lâu dài

b. * Lâu dài, đầy khó khăn

c. Gian khổ

d. Gay go

Câu 66: Dễ  Trung bình  Khó 

Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam là gì?

a. * Đào tạo con người

b. Nâng cao đời sống nhân dân

c. Phát triển kinh tế

d. Phát triển khoa học – kỹ thuật

Câu 67: Dễ  Trung bình  Khó 

Mâu thuẫn của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Hồ
Chí Minh đặc biệt lưu ý là gì?

a. * Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến
bộ và thực trạng kinh tế - xã hội quá thấp kém của nước ta
b. Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao khoa học – kỹ thuật với trình độ
yếu kém của nước ta

c. Thực trạng kinh tế xã hội kém phát triển

d. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội

Câu 68: Dễ  Trung bình  Khó 

Điểm đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền là
gì?

a. Coi trọng luật pháp trong quản lý xã hội

b. Đề cao đạo đức trong quản lý xã hội

c. * Đảm bảo tính nghiêm minh và hiệu lực của pháp luật

d. Kết hợp nhuần nhuyễn cả pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội

Câu 69: Dễ  Trung bình  Khó 

Hãy cho biết động lực bao trùm của chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí
Minh là:

a. *Con người

b. Kinh tế

c. Dân chủ

d. Tiến bộ, công bằng

MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT
NAM

CHƯƠNG I

Câu 1. Dễ  Trung bình  Khó 


Chọn đáp án SAI: Các tác phẩm tiêu biểu phản ánh tư tưởng Hồ Chí Minh
về con đường cách mạng Việt Nam là:

a. Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)

b. Đường cách mạng (1927)

c. Cương lĩnh vắn tắt (1930)

*d. Luận cương chính trị (1930)

Câu 2. Dễ  Trung bình  Khó 

Chọn đáp án SAI: …….. kết hợp với phong trào công nhân và phong trào
yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu
năm 1930.

a. Chủ nghĩa Mác - Lênin

b. Chủ nghĩa xã hội khoa học

c. Chủ nghĩa cộng sản khoa học

*d. Chủ nghĩa dân tộc

Câu 3. Dễ  Trung bình  Khó 

Các sự kiện tiêu biểu của tình hình thế giới ảnh hưởng đến sự ra đời của
Đảng Cộng sản Việt Nam là:

a. Chủ nghĩa đế quốc ra đời, Hội nghị Versailles được tổ chức, Cách mạng Tháng
Mười thành công, Quốc tế III được thành lập

b. Chủ nghĩa đế quốc ra đời, chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra, Hội nghị
Versailles được tổ chức, Cách mạng Tháng Mười thành công

c. Chủ nghĩa đế quốc ra đời, chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra, Quốc tế III
được thành lập

*d. Chủ nghĩa đế quốc ra đời, Cách mạng Tháng Mười thành công, Quốc tế III
được thành lập
Câu 4. Dễ  Trung bình  Khó 

Đặc điểm chính sách cai trị và khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là:

*a. Bóc lột nặng nề, độc quyền về kinh tế; chuyên chế về chính trị; nô dịch về
văn hóa

b. Thực hiện tô cao thuế nặng, cướp đoạt ruộng đất, cho vay nặng lãi; “chia để
trị”

c. Dùng rượu cồn, thuốc phiện để đầu độc nhân dân Việt Nam; đàn áp các phong
trào đấu tranh yêu nước; cho vay nặng lãi

d. Bóc lột nặng nề, độc quyền về kinh tế; nô dịch về văn hóa; tiến hành “cải
lương hương chính” về chính trị

Câu 5. Dễ  Trung bình  Khó 

Các phong trào yêu nước tiêu biểu theo khuynh hướng tư tưởng tư sản ở
Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là:

a. Phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân, phong trào Đông Kinh nghĩa thục,
Khởi nghĩa Yên Thế

b. Phong trào Đông Du, phong trào Cần Vương, phong trào Duy Tân, phong trào
Đông Kinh nghĩa thục

c. Phong trào Đông Du, Việt Nam Quốc dân đảng, phong trào Cần Vương, Đảng
Thanh niên cao vọng

*d. Phong trào Duy Tân, phong trào Đông Kinh nghĩa thục, phong trào Đông
Du, Việt Nam quốc dân đảng

Câu 6. Dễ  Trung bình  Khó 

Tổ chức nào sau đây KHÔNG hoạt động theo khuynh hướng tư tưởng vô
sản?

a. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên


b. Tân Việt Cách mạng đảng

c. Phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân Việt Nam

*d. Đảng Việt Nam độc lập

Câu 7. Dễ  Trung bình  Khó 

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam:

a. Chuẩn bị về tư tưởng

b. Chuẩn bị về chính trị

c. Chuẩn bị về tổ chức, cán bộ

*d. Cả a,b,c

Câu 8. Dễ  Trung bình  Khó 

Các phong trào yêu nước tiêu biểu theo khuynh hướng tư tưởng phong kiến
ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là:

a. Khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê, Khởi nghĩa
Yên Bái

*b. Khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy, phong trào Cần Vương, khởi nghĩa
Hương Khê

c. Phong trào Đông Du, khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy, khởi nghĩa
Hương Khê

d. Khởi nghĩa Ba Đình, Khởi nghĩa Bãi Sậy, Khởi nghĩa Hương Khê, phong trào
Đông Kinh nghĩa thục

Câu 9. Dễ  Trung bình  Khó 


Chọn đáp án SAI: Mục đích của Pháp khi sang xâm lược Việt Nam cuối thế
kỷ XIX là:

a. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên

b. Bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt


*c. Cho Việt Nam vay vốn để phát triển

d. Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa ế thừa của chính quốc

Câu 10. Dễ  Trung bình  Khó 


Biểu hiện của chính sách độc quyền về kinh tế của Pháp ở Việt Nam cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là:

*a. Dựng hàng rào thuế quan ngặt nghèo đối với hàng hóa của các nước khác khi
vào thị trường Việt Nam

b. Chỉ đầu tư mạnh vào 2 ngành khai thác mỏ và đồn điền, không chú trọng phát
triển các ngành công nghiệp nặng quan trọng khác

c. Thực hiện chính sách cướp đoạt ruộng đất, tập trung ruộng đất vào tay các
hạng địa chủ

d. Áp dụng nhiều loại tô, thuế đối với nhân dân Việt Nam

Câu 11: Dễ  Trung bình  Khó 

Tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1925) là tổ chức chính trị
theo khuynh hướng tư tưởng:

a. Phong kiến

b. Tư sản

c. Tiểu tư sản

*d. Vô sản

Câu 12. Dễ  Trung bình  Khó 

Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng (1927) là tổ chức chính trị theo khuynh
hướng tư tưởng:

a. Phong kiến

*b. Tư sản

c. Tiểu tư sản
d. Vô sản

Câu 13. Dễ  Trung bình  Khó 

Tổ chức Việt Nam Quang phục hội (1912) là tổ chức chính trị theo khuynh
hướng tư tưởng:

a. Phong kiến

*b. Tư sản

c. Tiểu tư sản

d. Vô sản

Câu: Trung bình

Câu 14. Dễ  Trung bình  Khó 

Tân Việt cách mạng đảng (1928) là tổ chức chính trị theo khuynh hướng tư
tưởng:

a. Phong kiến

b. Tư sản

c. Tiểu tư sản

*d. Vô sản

Câu 15. Dễ  Trung bình  Khó 

Nguyễn Ái Quốc nhận định: "Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ
đều là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi" trong tác phẩm:

a. Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ gửi Quốc tế Cộng sản (1924)

b. Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)

*c. Đường kách mệnh (1927)

d. Chính cương, sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)
Câu 16. Dễ  Trung bình  Khó 
Người sáng lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội (1912) là:

*a. Phan Bội Châu

b. Phan Chu Trinh

c. Lương Văn Can

d. Nguyễn Thái Học

Chương I, mục II

Câu 17. Dễ  Trung bình  Khó 


Chọn đáp án SAI: Những sáng tạo về lý luận của Nguyễn Ái Quốc thể hiện
trong Cương lĩnh vắn tắt (2/1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam là:
a. Sáng tạo trong giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ, giữa
nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất

*b. Sáng tạo trong việc xác định Việt Nam sẽ bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội

c. Sáng tạo trong quan điểm về lực lượng của cách mạng Việt Nam: coi lực
lượng của cách mạng giải phóng dân tộc là toàn thể dân tộc

d. Sáng tạo trong việc nắm bắt xu thế phát triển của thời đại, đưa cách mạng Việt
Nam theo con đường cách mạng vô sản

Câu 18. Dễ  Trung bình  Khó 

Chọn đáp án SAI: Ý nghĩa của Cương lĩnh vắn tắt (2/1930) của Đảng Cộng
sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là:

a. Có nội dung cách mạng, khoa học, sáng tạo

b. Nêu được những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam

c. Phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại

*d. Giải quyết cuộc khủng hoảng về tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam

CHƯƠNG II
Câu 19. Dễ  Trung bình  Khó 

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn
thảo xác định lực lượng của cách mạng Việt Nam là:

a. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, địa chủ vừa và nhỏ

b. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản

*c. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ

d. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, thân sỹ yêu nước

Câu 20. Dễ  Trung bình  Khó 


Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản ở
Việt Nam cuối năm 1929 chứng tỏ sự phát triển nhảy vọt của cách mạng
Việt Nam, khẳng định tính đúng đắn của con đường cách mạng vô sản mà
Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra cho cách mạng Việt Nam, ……… cuộc khủng
hoảng về đường lối cứu nước cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

a. Giải quyết

b. Chấm dứt

*c. Mở đường giải quyết

d. Mở đường chấm dứt

Câu 21. Dễ  Trung bình  Khó 


Tác phẩm nào sau đây KHÔNG phải của Nguyễn Ái Quốc?

a. Bản án chế độ thực dân Pháp

b. Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ gửi Quốc tế Cộng sản

*c. Lý tưởng của thanh niên An Nam

d. Tâm địa thực dân

Câu 22. Dễ  Trung bình  Khó 


Chọn đáp án SAI: “Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa”…
*a. Mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX

b. Chứng tỏ giai cấp vô sản đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng

c. Gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới

d. Là kết quả của sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về Đảng Cộng
sản vào điều kiện Việt Nam của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Câu 23. Dễ  Trung bình  Khó 


Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn
thảo xác định hình thức Nhà nước của ta sau khi cuộc đấu tranh giành
chính quyền của nhân dân thành công là:

a. Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa

*b. Nhà nước công nông binh

c. Nhà nước quân chủ lập hiến

d. Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Câu 24. Dễ  Trung bình  Khó 


Văn kiện nào sau đây có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng, xuyên suốt trong nhận
thức của Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1930 - 1935:

*a. Luận cương chính trị tại Hội nghị Trung ương tháng 10/1930

b. Chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh - 11/1930

c. Thư gửi Đảng bộ các cấp - 12/1930

d. Nghị quyết Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng -
3/1935

Câu 25. Dễ  Trung bình  Khó 


Nội dung chủ yếu trong đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương giai
đoạn 1936 - 1939 là:

a. Đấu tranh giải phóng dân tộc


*b. Đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh

c. Đấu tranh đòi quyền lợi ruộng đất

d. Đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản

Câu 26. Dễ  Trung bình  Khó 


Hội nghị nào sau đây của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định: “Bước
đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn con đường nào khác
ngoài con đường đánh đổ tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da
vàng”…

*a. Hội nghị Trung ương 6 (11/1939)

b. Hội nghị Trung ương 7 (11/1940)

c. Hội nghị Trung ương 8 (5/1941)

d. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương (Hội nghị Tân Trào -
8/1945)

Câu 27. Dễ  Trung bình  Khó 


Tìm từ nguyên văn điền vào chỗ trống: Luận cương chính trị tháng 10/1930
của Đảng Cộng sản Đông Dương khẳng định: “Vấn đề thổ địa là … của
cách mạng tư sản dân quyền”.

a. Nhiệm vụ chủ yếu

b. Nhiệm vụ quan trọng

*c. Cái cốt

d. Cốt lõi

Câu 28. Dễ  Trung bình  Khó 


Tại Hội nghị Trung ương tháng 7/1936, Đảng Cộng sản Đông Dương đã
quyết định thành lập:

*a. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương

b. Mặt trận Dân chủ Đông Dương


c. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh

d. Mặt trận thống nhất dân tộc chống phát xít Pháp - Nhật ở Đông Dương

Câu 29. Dễ  Trung bình  Khó 


Tại Hội nghị Trung ương 7 (11/1939), Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết
định thành lập:

a. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương

b. Mặt trận Dân chủ Đông Dương

c. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh

*d. Mặt trận thống nhất dân tộc chống phát xít Pháp - Nhật ở Đông Dương

Câu 30. Dễ  Trung bình  Khó 


Chọn đáp án SAI: Các văn kiện Đảng có xu hướng nhấn mạnh nhiệm vụ
cách mạng ruộng đất, nêu quan điểm chỉ đoàn kết công nông để chống đế
quốc trong giai đoạn 1930 - 1935 là:

a. Luận cương chính trị (10/1930)

*b. Chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh (11/1930)

c. Thư gửi Đảng bộ các cấp (12/1930)

d. Nghị quyết chính trị của Đại hội I (3/1935)

Câu 31. Dễ  Trung bình  Khó 


Chọn đáp án SAI:: Các văn kiện Đảng trong giai đoạn 1930 - 1945 có xu
hướng nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chủ trương đại đoàn kết
toàn dân tộc để chống đế quốc Pháp là:

a. Cương lĩnh vắn tắt (2/1930)

b. Chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh (11/1930)

*c. Thư gửi Đảng bộ các cấp (12/1930)

d. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (5/1941)

Câu 32. Dễ  Trung bình  Khó 


Tại Hội nghị Trung ương 6 (11/1939), Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết
định thành lập:

*a. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương

b. Mặt trận Dân chủ Đông Dương

c. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh

d. Mặt trận thống nhất dân tộc chống phát xít Pháp - Nhật ở Đông Dương

Câu 33. Dễ  Trung bình  Khó 


Văn kiện nào sau đây có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng, xuyên suốt trong nhận
thức của Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1936 - 1939:

a. Nghị quyết Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng -
3/1935

*b. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 - 7/1936

c. Chỉ thị “Chung quanh vấn đề chính sách mới” - 10/1936

d. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 - 11/1939

Câu 34. Dễ  Trung bình  Khó 


Nhận thức mới của Đảng Cộng sản Đông Dương về mối quan hệ giữa nhiệm
vụ dân tộc và dân chủ trong giai đoạn 1936 - 1939 là nhận thức cho rằng:

a. Nhất định phải kết chặt cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng ruộng
đất

*b. Không nhất định phải kết chặt cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng
ruộng đất

c. Giải quyết vấn đề ruộng đất là quan trọng, trực tiếp bắt buộc

d. Nếu phát triển cuộc đấu tranh chia đất mà ngăn trở cuộc đấu tranh phản đế thì
phải chọn vấn đề quan trọng hơn là ruộng đất mà giải quyết trước

Câu 35. Dễ  Trung bình  Khó 


Hội nghị nào sau đây của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định: “Trong lúc
này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng thì chẳng những
toàn thể quốc gia, dân tộc phải chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ
phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”…

a. Hội nghị Trung ương 6 (11/1939)

b. Hội nghị Trung ương 7 (11/1940)

*c. Hội nghị Trung ương 8 (5/1941)

d. Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương (Hội nghị Tân Trào -
8/1945)

Câu 36. Dễ  Trung bình  Khó 


Chọn đáp án SAI: Những đặc điểm cơ bản của tình hình thế giới và trong
nước tác động đến sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng Cộng sản
Đông Dương trong giai đoạn 1939 - 1945 là:

a. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ

b. Mặt trận nhân dân Pháp bị tan vỡ, Đảng Cộng sản Pháp bị tổn thất nặng nề

c. Tháng 9/1940, Nhật nhảy vào Đông Dương, cùng Pháp thống trị nhân dân ta

*d. Đại hội VII Quốc tế Cộng sản họp

Câu 37. Dễ  Trung bình  Khó 


Tại Hội nghị Trung ương 8 (5/1941), Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết
định thành lập:

a. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương

b. Mặt trận Dân chủ Đông Dương

*c. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh

d. Mặt trận thống nhất dân tộc chống phát xít Pháp - Nhật ở Đông Dương

Câu 38. Dễ  Trung bình  Khó 


Nội dung chủ yếu trong đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương giai
đoạn 1939 - 1945 là:

*a. Đấu tranh giải phóng dân tộc


b. Đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh

c. Đấu tranh đòi quyền lợi ruộng đất

d. Đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít

Câu 39. Dễ  Trung bình  Khó 


Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (5/1941) của Đảng Cộng sản Đông
Dương do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo xác định hình thức Nhà nước của ta
sau khi cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân thành công là:

*a. Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa

b. Nhà nước công nông binh

c. Nhà nước quân chủ lập hiến

d. Nhà nước Cộng hòa Dân chủ liên bang Đông Dương

Câu 40. Dễ  Trung bình  Khó 


Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương trong
giai đoạn 1939 - 1945 có nội dung cơ bản là:

a. Chuyển từ nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc sang thực hiện nhiệm vụ
cách mạng ruộng đất

*b. Chuyển từ nhấn mạnh nhiệm vụ cách mạng ruộng đất sang nêu cao nhiệm vụ
giải phóng dân tộc, tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất

c. Chuyển từ nhấn mạnh nhiệm vụ cách mạng ruộng đất sang đẩy mạnh phong
trào đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ cho nhân dân

d. Chuyển từ nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc sang đẩy mạnh phong trào
đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ cho nhân dân

CHƯƠNG III

Câu 41. Dễ  Trung bình  Khó 


Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phát động quần chúng triệt để
giảm tô và tiến hành cải cách ruộng đất tại:

a. Hội nghị Trung ương 1, khóa II, 3/1951


b. Hội nghị Trung ương 2, khóa II, 9/1951

c. Hội nghị Trung ương 4, khóa II, 1/1953

*d. Hội nghị Trung ương 5, khóa II, 11/1953

Câu 42. Dễ  Trung bình  Khó 


Tác giả của tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là:

a. Hồ Chí Minh

b. Võ Nguyên Giáp

*c. Trường Chinh

d. Phạm Văn Đồng

Câu 43. Dễ  Trung bình  Khó 


Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương thực hiện triệt để giảm tô,
chuẩn bị tiến tới cải cách ruộng đất tại:

a. Hội nghị Trung ương 1, khóa II, 3/1951

b. Hội nghị Trung ương 2, khóa II, 9/1951

*c. Hội nghị Trung ương 4, khóa II, 1/1953

d. Hội nghị Trung ương 5, khóa II, 11/1953

Câu 44. Dễ  Trung bình  Khó 


Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
III (9/1960), Đảng Lao động Việt Nam xác định: Cách mạng XHCN ở miền
Bắc “giữ vai trò…(1).. đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt
Nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ở miền Nam giữ vai trò …(2).. đối với sự nghiệp giải phóng miền
Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai”

a. (1) Quan trọng nhất, (2) ảnh hưởng trực tiếp

b. (1) Ảnh hưởng trực tiếp, (2) quan trọng nhất

*c. (1) Quyết định nhất, (2)quyết định trực tiếp


d. (1) Quyết định trực tiếp, (2)quyết định nhất

Câu 45. Dễ  Trung bình  Khó 


Đảng Lao động Việt Nam quyết định mở mặt trận đấu tranh ngoại giao
chống Mỹ tại:

a. Hội nghị Trung ương 11 (1965)

b. Hội nghị Trung ương 12 (1965)

*c. Hội nghị Trung ương 13 (1967)

d. Hội nghị Trung ương 14 (1968)

Câu 46. Dễ  Trung bình  Khó 


Nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp trong giai đoạn 1946 - 1950
được thể hiện trong các văn kiện:

a. Chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc”, Chỉ thị “Hòa để tiến”, “Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến”

*b. Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, tác
phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”

c. Chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, tác
phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”

d. Chỉ thị “Hòa để tiến”, Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”, tác phẩm “Kháng
chiến nhất định thắng lợi”

Câu 47. Dễ  Trung bình  Khó 


Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946 -
1950 là:

*a. Kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính

b. Kháng chiến khó khăn, gian khổ, lâu dài nhưng nhất định thắng lợi

c. Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; vừa chiến đấu, vừa xây dựng chế độ mới

d. Tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, trong đó lực lượng vũ
trang làm nòng cốt
Câu 48. Dễ  Trung bình  Khó 
Chọn đáp án SAI: Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -
1954) là:

a. Làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ
giúp sức ở mức độ cao

*b. Làm thất bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết
thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương

c. Mở rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế
giới

*d. Mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới, trước hết là hệ
thống thuộc địa của thực dân Pháp

Câu 49. Dễ  Trung bình  Khó 


Chọn đáp án SAI: Bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Pháp
(1945 - 1954) là:

a. Đề ra và quán triệt sâu rộng đường lối chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn
diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính

*b. Kết hợp chặt chẽ, đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ đấu tranh
đòi quyền dân chủ, dân sinh, trong đó tập trung hàng đầu là chống đế quốc, giải
phóng dân tộc

c. Thực hiện phương châm vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng
hậu phương ngày càng vững mạnh để có tiềm lực mọi mặt đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của cuộc kháng chiến

d. Quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài đồng thời tích
cực, chủ động đề ra và tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự sáng tạo

Câu 50. Dễ  Trung bình  Khó 


Nội dung đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng sau Cách
mạng Tháng Tám năm 1945 được thể hiện chủ yếu trong văn kiện:

a. Lời phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỳ họp thứ nhất của Chính phủ
lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (3/9/1945)
*b. Chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc” (25/11/1945)

c. Chỉ thị “Hòa để tiến” (9/3/1946)

d. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946)

Câu 51. Dễ  Trung bình  Khó 


Văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng nêu quan điểm sử dụng bạo lực cách
mạng ở miền Nam sau Hiệp định Geneve 1954 là:

a. Nghị quyết Hội nghị Bộ Chính trị (9/1954)

b. Đề cương cách mạng miền Nam (8/1956)

*c. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 15 (1/1959)

d. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960)

Câu 52. Dễ  Trung bình  Khó 


Tác phẩm nào sau đây lần đầu tiên nêu nhận định: “Con đường phát triển
của cách mạng miền Nam không thể đi ngoài con đường cách mạng bạo
lực”?

a. Nghị quyết Hội nghị Bộ Chính trị (9/1954)

*b. Đề cương cách mạng miền Nam (8/1956)

c. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 15 (1/1959)

d. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960)

Câu 53. Dễ  Trung bình  Khó 


Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước “là quá trình đấu tranh (1), (2), (3) và lâu dài nhưng thắng lợi cuối
cùng nhất định thuộc về nhân dân ta”:

a. (1) Khó khăn, (2) gian khổ, (3) phức tạp

b. (1) Khó khăn, (2) phức tạp, (3) gay go

*c. (1) Gay go, (2) gian khổ, (3) phức tạp

d. (1) Gay go, (2) khó khăn, (3) phức tạp


Câu 54. Dễ  Trung bình  Khó 
Sự “độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong việc giải quyết những vấn
đề không có tiền lệ lịch sử” thể hiện trong đường lối cách mạng Việt Nam
giai đoạn 1954 - 1964 là:

a. Đã đề ra đường lối đưa miền Bắc quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa

*b. Xác định một Đảng duy nhất lãnh đạo tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ
chiến lược cách mạng ở hai miền: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam

c. Đã nêu cao tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến, phát huy được sức
mạnh đại đoàn kết của cả dân tộc và tranh thủ đến mức cao nhất sự đồng tình,
ủng hộ của quốc tế, nhất là của các nước XHCN

d. Xác định con đường đưa cách mạng miền Nam phát triển từ khởi nghĩa từng
phần đến chiến tranh cách mạng, tiến đến tổng công kích, tổng khởi nghĩa giải
phóng hoàn toàn miền Nam

Câu 55. Dễ  Trung bình  Khó 


Tìm đáp án SAI: Các văn kiện phản ánh tập trung nội dung đường lối
kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965 - 1975 là:

*a. Nghị quyết chính trị của Đại hội III (9/1960)

b. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 12 (12/1965)

c. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 (3/1965)

d. Nghị quyết Hội nghị Bộ Chính trị 2/1962

Câu 56. Dễ  Trung bình  Khó 


Văn kiện nào sau đây KHÔNG phải là “cương lĩnh” của Đảng Cộng sản
Việt Nam:

a. Chính cương, Sách lược vắn tắt (2/1930)

b. Luận cương chính trị (10/1930)

c. Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (2/1951)


*d. Nghị quyết chính trị của Đại hội III (9/1960)

Câu 57. Dễ  Trung bình  Khó 


Chọn đáp án SAI: Ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống Mỹ giai đoạn
1954 - 1964 do Đảng Lao động Việt Nam đề ra tại Đại hội III (9/1960) là:

*a. Thể hiện tư tưởng giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, phù hợp tình hình từng miền, tình hình cả nước và quốc tế, tạo sức mạnh
tổng hợp cho cách mạng Việt Nam

b. Thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong việc giải quyết
những vấn đề không có tiền lệ lịch sử, vừa đúng với thực tiễn Việt Nam, vừa phù
hợp với lợi ích của nhân loại và xu thế của thời đại

c. Là cơ sở để chỉ đạo quân và dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và
đấu tranh chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền
Nam

d. Là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ
thể của Việt Nam, tạo tiền đề để Đảng ta tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đường lối
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất Tổ quốc trong giai đoạn tiếp theo

Câu 58. Dễ  Trung bình  Khó 


Chọn đáp án SAI: Các văn kiện thể hiện tư tưởng sử dụng bạo lực cách
mạng trong giai đoạn 1954 - 1964 là:

*a. Nghị quyết Hội nghị Bộ Chính trị (1954)

b. Đề cương cách mạng miền Nam (1956)

c. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 15 (1959)

d. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960)

Câu 59. Dễ  Trung bình  Khó 


Tìm đáp án SAI: Các bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước (1954 - 1975) mà Đảng ta đã rút ra là:

*a. Giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và hòa bình, dân chủ
b. Tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc, kiên định tư tưởng chiến lược tiến công,
quyết đánh và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược

c. Thực hiện chiến tranh nhân dân, tìm ra phương pháp đấu tranh cách mạng
đúng đắn, sáng tạo

d. Công tác tổ chức thực hiện giỏi, năng động, sáng tạo của các cấp bộ Đảng

You might also like