You are on page 1of 11

BÀI 5.

HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA ĐIỆN TỬ ĐIỀU KHIỂN BẰNG ECU


I. Mục đích bài thực hành
- Tìm hiểu chức năng, sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống đánh lửa ECU;
- Kiểm tra, chẩn đoán được tình trạng kỹ thuật của các bộ phận trong hệ thống đánh lửa
ECU;
- Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đánh lửa đúng quy trình kỹ thuật;
- Lắp ráp mạch điện điều khiển máy khởi động đảm bảo hệ thống hoạt động tốt.

Yêu cầu:

- An toàn trong quá trình thực hiện;


- Sử dụng dụng cụ hợp lý, đúng kỹ thuật.
II. Dụng cụ đo và thiết bị

- Vít dẹp, thước lá, kìm, búa, giấy ráp P1000;


- Đồng hồ vạn năng;
- Mô hình hệ thống đánh lửa;
- Súng đo góc đánh lửa sớm.

III. Nội dung của bài thực hành HTDL ECU

1. Hệ thống đánh lửa có bộ chưa điện

1. 1Tổng quan của hệ thống đánh lửa ECU


Cấu tạo thành phần chính: Nguồn điện,
ECU, IC đánh lửa, biến áp đánh lửa, cảm
biến, delco chia điện, dây cao áp, bugi,

Ưu, nhược điểm so với HTDL thường

Ưu điểm: + Góc đánh lửa chính xác, đúng


thời điểm theo từng chế độ tải

+ Năng lượng tia lửa mạnh hơn

1
Nhược điểm: + Dễ hư hỏng do sử dụng nhiều các thiết bị thuần điện tử.

+ Khó sữa chữa, đòi hỏi KTV có kiến thức, am hiểu sâu về điện ô tô

Nguyên lý làm việc

IC đánh lửa ECU động cơ

5V 5V
Đến
bộ Mạch ngăn
chia điện áp quá Mạch tao
điện cao tín hiệu IGF

IGT
Bộ
Khoá xử
điện Mạch IGT
Mạch điều khiển lý
Tr2 điều góc Dwell
khiển Tr1
Ắc đánh
lửa Mạch G
quy
Mạch chống khoá đầu NE
vào

Cảm biến

2
Tín hiệu từ cảm biến ( tốc độ động cơ, cảm vị trí trục khuỷu, vị trí trục cam, nhiệt độ động cơ,
kích nổ….) phát ra được gửi đến ECU, ECU tính toán, so sánh sau đó xuất tín hiệu IGT sao
cho đúng thời điểm mà động cơ yêu cầu. Tín hiệu này được gửi đến IC đánh lửa để đóng ngắt
dòng điện sơ cấp của bobine, qua đó xuất hiện hiệu điện thế thứ cấp, gửi đến bộ chia điện và
phát tia lửa ở bugi. Sau khi cuộc dây sơ cấp vừa mất điện sẽ xuất hiện suất điện động tự cảm
ngược chiều với dòng điện trên cuộn sơ cấp, đó chính là tín hiệu phản hồi IGF để nhận biết thứ
tự đánh lửa của các máy. Dựa vào sóng đánh lửa, ta có thể phân tích được những hư hỏng của
hệ thống đánh lửa cũng như xác định chính xác động cơ đang bỏ máy vì thiếu xăng hay không.

Tín hiệu xung đo được trên cuộn dây sơ cấp được thể hiện như hình

1.2) Cấu tạo HTDL ECU

Hệ thống đánh lửa ECU có cấu tạo gần như hệ thống đánh lửa thường (tham khảo bài trước),
hệ thống này được trang bị bộ điều khiển ECU và một số
cảm biến gửi tín hiệu về ECU.
ECU: Chức năng của ECU
Thu thập tín hiệu, xử lí, tính toán, so sánh, xuất tín hiệu
điều khiển, lưu trữ dữ liệu.

3
+ Nguyên lý hoạt động: ECU liên tục tiếp nhận tín hiệu từ các cảm biến( ( tốc độ động cơ, cảm
vị trí trục khuỷu, vị trí trục cam, nhiệt độ động cơ, kích nổ, lưu lượng khí nạp, nhiệt độ khí
nạp…) sau đó tính toán so sánh dữ liệu lưu trữ từ đó xuất
ra các tín hiệu điều khiển như: đánh lửa, phun xăng…
sao cho tối ưu quá trình cháy, giảm thiểu khí thải, tiết
kiệm nhiên liệu
+ Igniter (IC đánh lửa): Tiếp nhận tín hiệu IGT từ ECU,
qua đó điều khiển transistor công suất đóng ngắt dòng
điện sơ cấp. Qua trình này diễn ra càng nhanh thì tia lửa
phát ra càng mạnh.
Một số tín hiệu trên ECU và nguyên lý hoạt động:
+ Tín hiệu NE: Báo tốc độ động cơ, ECU tính toán tìm góc đánh lửa tối ưu cho từng xylanh.
Cảm biến này thường được đặt trong bộ chia điện, bánh đà, bánh trăng trục cam
+ Tín hiệu G: Báo góc quay trục khuỷu, trục cam. ECU sẽ xác định chính xác thời điểm đánh
lửa
Cảm biến này thường được đặt trong bộ chia điện, bánh đà, bánh trăng trục cam
+ Tín hiệu IGT: Tín hiệu đánh lửa.
+ Tín hiệu IGF: Tín hiệu phản hồi. Xác nhận đánh lửa của các máy
+ Tín Hiệu THW, PIM, VS, SPD
THW: Tín hiệu báo nhiệt độ nước làm mát. ECU sẽ tham chiếu giá trị này điều khiển góc đánh
lửa sớm, lưu lượng phun
PIM: Tín hiệu báo áp suất đường ống nạp. ECU tham chiếu giá trị này để điều khiển lượng
phun, góc đánh lửa sớm.
SPD: Tín hiệu tốc độ xe. ECU tham chiếu giá trị này để điều khiển lượng phun, góc đánh lửa
sớm để phù hợp với quá trình khởi động

4
PIM IGF
Áp suất ống nạp

NE
Tốc độ động cơ

Nhiệt độ nước THW IGT


IC đánh lửa
làm mát
Vị trí bướm ga IDL
Cuộn dây đánh
VS lửa
Lượng khí nạp
Bộ chia điện
Tốc độ xe SPD

+B ECM Bugi
Điện áp ắc quy

Góc trục khuỷu G

2. Hệ thống đánh lửa không có bộ chia điện (DLI)


2.1 Tổng quan HTDL DLI
a) Cấu tạo thành phần chính: Nguồn điện, ECU, bobine đánh lửa trực tiếp, bugi
- Ưu nhược điểm:
* Ưu điểm:
- Hiệu suất sử dụng điện cao
- Năng lượng tia lửa lớn ( trên 40.000V)
- Đánh lửa đúng thời điểm, độ tin cậy cao.
- Kích thước nhỏ gọn
* Nhược điểm:
- Khó sữa chữa, đòi hỏi KTV phải am hiểu sâu.
- Dễ hư hỏng do sử dụng nhiều linh kiện điện tử.

5
b) Phân loại

 Sử dụng mỗi bobine cho một bougi


Nguyên lý hoạt động: Về cơ bản nguyên lí hoạt động
của hệ thống DLI tương tự như hệ thống đánh lửa bán
dẫn. Thay vì sử dụng 1 bobine chia cho tất cả các máy
thì ở hệ thống này mỗi bobine có nhiệm vụ đánh lửa
cho 1 máy cụ thể. Tín hiệu IGT độc lập được gửi các
đến từng IC đánh lửa. Do vậy quá trình đánh lửa trở
nên chính xác hơn.

 Sử dụng mỗi bobine cho từng cặp bougi


Nguyên lý hoạt động: Ở hệ thống này, mỗi bobine có
nhiệm vụ đánh lửa cho cả 2 máy song hành, vào kì
cuối thoát đầu hút bugi vẫn xuất hiện tia lửa trong
xylanh.
3. Thực hành kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa mô
hình
3.1 Hệ thống đánh lửa điều khiển bằng ECU có bộ
chia điện
a) Kiểm tra, sửa chữa bộ chia điện
- Trục delco bị kẹt: Bôi trơn ổ trục, trục bị rơ thì thay thế
- Khớp nối trục quá mòn: Thay khớp, thay trục
- Các tiếp điểm mòn, nứt vỡ, bẩn: vệ sinh hoặc thay thế
- Con quay chia điện nứt vỡ: Thay thế
b) Phương pháp điều chỉnh khe hở và điện trở cảm biến NE, G:

- Dùng thước lá có chiều dày


Tiêu chuẩn Đo được Tiêu chuẩn Đo được
tương ứng để lùa vào khe hở kiểm
khe hở (mm) điện trở (Ω)
tra. Nếu lỏng quá hoặc chặt quá
chỉnh lại. 0,2-0,4 140-180
Kết luận:

6
c) Kiểm tra cuộn đánh lửa
Cuộn Tiêu chuẩn Đo được
Đo điện trở trên cuộn sơ cấp, thứ cấp của (Ω) (Ω)
bobine rồi so sánh với giá trị tiêu chuẩn
Sơ cấp 1,2-1,5
Kết luận: Biến áp đánh lửa đạt yêu cầu
Thứ cấp 9000 - 14000

d) Kiểm tra dây cao áp: Đo điện trở 2 đầu dây cao áp rồi so sánh với giá trị tiêu chuẩn

Tiêu Đo được Đo được Đo được Đo được


chuẩn dây 1 dây 2 dây 3 dây 4
(kΩ) (kΩ) (kΩ) (kΩ) (kΩ)

< 25 1.2 1.2 1.3 1.1

e) Kiểm tra và bảo dưỡng bugi


Tiêu chuẩn Đo được
Đo khe hở giữu 2 điện cực rồi so sánh với giá trị chuẩn (mm) (mm)
f) Đọc lỗi bằng phương pháp chẩn đoán dạng xung (đèn
0,8 0.8
nháy)
Mã lỗi:
Cách sửa lỗi:
3.2 Hệ thống đánh lửa điều khiển bằng ECU không có bộ chia điện
- Đối với động cơ 1MZ-FE lắp trên ô tô Toyota-Camry. Có cảm biến vị trí trục cam phát tín
hiệu G, để xác định thời điểm đánh lửa sớm ban đầu và chia thứ tự kỳ nổ. Còn cảm biến vị trí
trục khuỷu, phát tín hiệu số vòng quay của động cơ NE dùng để điều chỉnh góc đánh lửa sớm.
a) Kiểm tra các tín hiệu sau:
+ Cực THW-E2 : 0,2-1,0V
+ Cực BATT-E1: 9-10V
+ Cực IGT1, IGT2-E1: Tạo xung (động cơ chạy không tải, rung kim đồng hồ vôn kế)

7
+ Cực IGF-E1: 4,5-5,5V; khi khóa điện ở vị trí ON và tạo xung khi động cơ chạy
không tải.
+ Cực G-Ne- : Tao xung khi động cơ chạy không tải (cảm biến vị trí trục cam).
+ Cực Ne+ - Ne- : Tạo xung khi động cơ chạy không tải (cảm biến vị trí trục khuỷu).
+ Đo điện trở cuộn dây thứ cấp:
 Cuộn dây số 1: Đo ở hai đầu dây cao áp máy số 1 và 4.
 Cuộn dây số 2: Đo ở hai đầu dây cao áp máy số 2 và 3.
Kết quả đo/đánh giá:
b) Đọc lỗi bằng phương pháp chẩn đoán dạng xung (đèn nháy)
Mã lỗi:
Cách sửa lỗi:
4. Các bài thực hành đánh pan
Mục đích: Tìm các lỗi đánh pan bằng
cách kiểm tra các nút thông mạch kết nối
tín hiệu với ECU.
Khảo sát mô hình
Chú ý cách kiểm tra:
Dùng đồ hồ đo đặt ở thang đo điện
trở. Đặt 2 đầu que đo và 2 chân của tín
hiệu ra nếu kim điện trở quay về 0 thì
chân tín hiệu đó đã thông ngược lại thì
không.
Dựa trên sơ đồ đấu dây để đặt 2 đầu que
đo cho đúng
Ví dụ: Kiểm tra tín hiệu IGF đặt một đầu que đo ở chân IGF đầu còn lại ở chân F

Nút nhấn Hai đầu que đo Kết quả


E1 E1-(+) Ắcquy
NE NE-NE
G- G- - G-
8
G+ G+ - G+
IGF IGF-F
IGT IGT-T
B+ B+-B
B+1 B+1-B
BATT BATT- B (nguồn)

Một số bài thực hành trên sơ đồ

Khi mô hình hoạt động bình thường, ta kiểm tra và đánh lỗi các chân tín hiệu và nhìn kết quả
trên bougi

Tín hiệu chân Lỗi Kết quả đánh lửa


ECU
E1 Lỗi (tất cả các chân còn lại bt) Mất lửa

Ne Lỗi (tất cả các chân còn lại bt) Đánh lửa sai thời điểm

G- Lỗi (tất cả các chân còn lại bt) Đánh lửa sai thời điểm

G1 Lỗi (tất cả các chân còn lại bt) Đánh lửa sai thời điểm

IGF Lỗi (tất cả các chân còn lại bt) Sai thứ tự đánh lửa

IGT Lỗi (tất cả các chân còn lại bt) Mất lửa

B+ Lỗi (tất cả các chân còn lại bt) Mất lửa

B1 Lỗi (tất cả các chân còn lại bt) Mất lửa

BATT Lỗi (tất cả các chân còn lại bt) Mất lửa

5. Phụ lục

Hướng dẫn đọc lỗi từ đánh lỗi trên mô hình


9
Cách tìm lỗi: Khi chưa nối T-E1
Nối nguồn ắcquy vào cho mô hình chạy
Đánh lỗi từng chân nối ECU và xem xét sự đánh lửa và phun xăng trên mô hình
Ghi kết quả vào bảng
Cách đọc lỗi:
Nối tắt T-E1. Khi đó đèn mã lỗi sẽ nhấp nháy
Tính số lần nháy của đèn sẽ tìm được mã lỗi của chân đó
Khi ECU phát hiện ra có lỗi trong hệ thống phun xăng điện tử nó sẽ ghi nhận và phân loại
ra các lỗi, sau đó phát ra đèn báo lỗi. Tín hiệu lỗi phát ra đèn báo lỗi có dạng là 1 chuỗi xung
liên tiếp như sau:
Xung đều đặn độ rộng 0,25s: không lỗi

Xung phát theo qui luật: đọc mã để phát hiện lỗi

Hình 4.21: Hướng dẫn đọc lỗi

Nếu hệ thống có lỗi thì đèn sẽ sáng 0,5 giây và tắt 0,5 giây
Khoảng cách nghỉ giữa nháy trước và nháy sau là 1,5 giây
Khoảng cách nghỉ giữa hai mã sai hỏng là 2,5 giây
Khoảng cách nghỉ cuối cùng khi lặp lại là 4,5 giây
Sau khi tìm được một lỗi phải xóa lỗi trong ECU bằng cách ngắt cầu chì hoặc ngắt nguồn để
một thời gian 10-15 giây.
Chú ý: Khi đọc lỗi không được chạy động cơ hay tải
khác
Dựa vào bảng mã lỗi để tìm ra lỗi của hệ thống

10
Mã lỗi Lỗi
11 Mạch dây nối đến ECU
12 Tín hiệu vòng quay
13 Tín hiệu vòng quay > 1000 v/p
14 Tín hiệu đánh lửa
21 Cảm biến Lamda
22 Cảm biến nhiệt độ nước (máy)
24 Cảm biến nhiệt độ gió nạp
25 Hoà khí loãng
26 Hoà khí đặc
31 Cảm biến đo gió
32 Cảm biến đo gió
41 Cảm biến công tắc bướm ga
42 Cảm biến đo vòng quay
43 Tín hiệu đề
51 Tín hiệu công tắc
Chú ý:
Mã 51 có thể được báo nhưng lỗi này không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống phun xăng.

11

You might also like