You are on page 1of 2

Sự ra đời và bản chất của nhà nước tư sản.

I. Sự ra đời của nhà nước tư sản:


- Vào khoảng thế kỷ XV, XVI, một số nước phong kiến Tây Âu do sự phát
triển của lực lượng sản xuất với nền sản xuất hàng hóa đã làm cho chủ nghĩa phong
kiến bước vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Trong các nước này đã xuất hiện hàng
loạt công trường thủ công và nhiều thành thị - là các trung tâm thương mại lớn. Tằng
lớp thị dân ngày càng trở nên đông đúc, tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ xuất hiện ngày
càng nhiều, giai cấp tư sản ngày càng khẳng định vị trí của mình trong xã hội, đây
chính là những nhân tố dẫn đến sự khủng hoảng toàn diện của xã hội phong kiến.
- Với sự phát triển của lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất phong kiến
tỏ rõ sự lỗi thời và bất lực trong việc quản lý nền kinh tế, trở thành yếu tố kiềm hãm
sự phát triển của lực lượng sản xuất. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất là
sự ra đời của lực lượng xã hội mới: tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản sau khi chiếm vị
trí chủ đạo trong kinh tế đã nhanh chóng giành quyền lực trong lĩnh vực chính trị nhằm
thủ tiêu quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, thiết lập phương thức sản xuất mới, tiến
bộ, vượt qua sự khủng hoảng, tạo đà cho lực lượng sản xuất phát triển.
- Cách mạng tư sản ở từng nước khác nhau diễn ra dưới những hình thức khác
nhau, phụ thuộc vào những yếu tố: chính trị, kinh tế, truyền thống dân tộc,… của từng
quốc gia được tiến hành dưới các hình thức:
 Khởi nghĩa vũ trang: hình thức này là hình thức cách mạng triệt
để nhất, nó loại bỏ mọi tàn dư của xã hội phong kiến, thiết lập các nguyên
tắc cơ bản của nền dân chủ tư sản.
 Cải cách tư sản: là hình thức cách mạng diễn ra dưới sự thỏa
hiệp giữa giai cấp tư sản với giai cấp quý tộc phong kiến, sử dụng vị trí giai
cấp của mình trong nghị viện để loại bỏ dần những đặc quyền, đặc lợi của
giai cấp quý tộc phong kiến.
 Chiến tranh giải phóng dân tộc hoặc áp giải nhà nước tư sản:
lên đất đai và những cư dân miền đất “thuộc địa mới” vốn là thuộc địa của
các nước tư sản phát triển như Mỹ, Canada,…

II. Bản chất của nhà nước tư sản:


- Nhà nước tư bản chủ nghĩa ra đời chỉ phục vụ lợi ích và quyền lợi của giai
cấp tư sản mà bỏ quyền lợi của các giai cấp khác.
- Nhà nước tư sản là nhà nước mà quyền hành tập trung vào một bộ phận các
nhà tư sản, nhà nước chỉ đại diện cho lợi ích của bộ phận đó.
- Nhà nước tư sản xét về bản chất nó là nhà nước bóc lột dù giai cấp tư sản ra
sức tuyên truyền cho cái gọi là “nhà nước phúc lợi chung”.
Ví dụ: Việt Nam và Trung Quốc anh em là những nước xã hội chủ nghĩa thì
khác các nước tư bản chủ nghĩa những điểm sau: ta và Trung Quốc chỉ có một
Đảng lãnh đạo là Đảng Cộng sản đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Các
nước tư bản thì đa Đảng, mỗi Đảng có những nguyên tắc lãnh đạo riêng, không
đại diện cho tất cả nhân dân.

You might also like