You are on page 1of 52

HỌC VIỆN HẢI QUÂN NGÂN HÀNG CÂU HỎI THI

KHOA HÀNG HẢI KẾT THÚC HỌC PHẦN, MÔN HỌC


(Hình thức thi vấn đáp có thực hành)

I. Thông tin chung về học phần, môn học


- Tên học phần: Máy hàng hải
- Mã học phần: H09042 - Số tiết/Đơn vị học trình: 60/03
- Ngành đào tạo: Chuyên ngành CSB, BP
- Bậc đào tạo: Sĩ quan cấp phân đội bậc đại học
- Thời gian chuẩn bị: 20 phút Thời gian trả lời: 20 phút
- Giảng viên biên soạn: Trung tá Phạm Văn Điệp
- Chức vụ: Giảng viên - Học vị: Thạc sĩ
- Khoa: Hàng hải - Bộ môn: Máy Hàng hải

II. Ngân hàng câu hỏi thi


1. Nhóm câu hỏi lý thuyết (5 điểm)
* Phần 1. La bàn con quay:
Câu 1.1. Nêu cấu tạo quả cầu quay của la bàn con lắc dương? Phân tích nguyên lý
tạo dao động tự do của la bàn con lắc dương? Chức năng của thiết bị tạo dao động
tắt dần trong la bàn con lắc dương?
Câu 1.2. Nêu cấu tạo quả cầu quay của la bàn con lắc âm? Phân tích nguyên lý tạo
dao động tự do của la bàn con lắc âm?
Câu 1.3. Trình bày tóm tắt nguyên lý tạo dao động tự do của la bàn con lắc âm?
Phân tích nguyên lý tạo dao động tắt dần của la bàn con lắc âm?
Câu 1.4. Trình bày các thành phần vận tốc trên hình vẽ đồ thị dao động tự do của la
bàn? Phân tích đồ thị dao động tự do của la bàn?
Câu 1.5. Trình bày các thành phần vận tốc trên hình vẽ đồ thị dao động tắt dần của
la bàn? Phân tích đồ thị dao động tắt dần của la bàn?
Câu 1.6. Phân tích đồ thị dao động tắt dần của la bàn con lắc âm? So sánh đồ thị
dao động tắt dần của la bàn con lắc âm với la bàn con lắc dương?
Câu 1.7. Thiết lập công thức sai số vận tốc của la bàn con quay? Nêu đặc điểm và
các phương pháp loại trừ sai số vận tốc của la bàn?
Câu 1.8. Phân tích sai số vận tốc của la bàn con quay điều khiển trực tiếp? So sánh
phương pháp loại trừ sai số vận tốc của la bàn điều khiển trực tiếp và điều khiển
gián tiếp?
Câu 1.9. Phân tích nguyên lý hoạt động của mạch đồng bộ của la bàn CMZ-500
theo sơ đồ chức năng? Ứng dụng chức năng đồng bộ của la bàn trong quá trình sử
dụng la bàn?
Câu 1.10. Phân tích nguyên lý mạch nguồn và mạch truy theo của la bàn CMZ trên
sơ đồ chức năng? Xử lý tình huống khi la bàn đang hoạt động thì bị mất nguồn
xoay chiều cấp cho la bàn?
Câu 1.11. Trình bày chức năng hệ thống truy theo của la bàn con quay? Phân tích
nguyên lý hệ thống truy theo của la bàn con quay KYPC-4?

1
Câu 1.12. Phân tích nguyên lý xây dựng khối quả cầu quay la bàn GKU-1M? Chức
năng của bộ chỉ thị chân trời IG và cảm biến góc hai tọa độ DDU?
Câu 1.13. Phân tích nguyên lý hoạt động của la bàn GKU-1M ở chế độ GK theo sơ
đồ chức năng? Chức năng của các tín hiệu hiệu chỉnh ở chế độ GK theo sơ đồ chức
năng?
Câu 1.14. Phân tích nguyên lý hoạt động của la bàn GKU-1M ở chế độ GA theo sơ
đồ chức năng? Chế độ GA được sử dụng trong những trường hợp nào, tại sao?
* Phần 2. Ra đa hàng hải:
Câu 1.15. Phân tích nguyên lí đo cự li và góc mạn mục tiêu của ra đa hàng hải?
Trường hợp nào ra đa đo được phương vị mục tiêu?
Câu 1.16. Trình bày chức năng của thiết bị tác nghiệp ra đa tự động ARPA? Phân
tích cơ sở nguyên lí tác nghiệp tránh va của ra đa ARPA?
Câu 1.17. Phân tích thông số cự ly cực tiểu và vùng chết của ra đa hàng hải?
Phương pháp xác định vùng chết của ra đa trong thực tế trên tàu?
Câu 1.18. Nêu các thông số sử dụng của ra đa hàng hải? Phân tích thông số cự ly
cực đại của ra đa? Ứng dụng của thông số cự ly cực đại trong quá trình dẫn tàu?
Câu 1.19. Nêu các thông số sử dụng của ra đa hàng hải? Phân tích thông số khả
năng phân biệt mục tiêu của ra đa hàng hải?
Câu 1.20. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác đo phương vị mục tiêu của
ra đa? Phân tích nguyên lý hoạt động của ra đa hàng hải theo sơ đồ khối?
* Phần 3. Máy thu vệ tinh:
Câu 1.21. Nêu lịch sử phát triển của hệ thống GPS? Phân tích cấu trúc của hệ
thống GPS?
Câu 1.22. Phân tích nguyên lý xác định vị trí tàu bằng hệ thống GPS? So sánh ưu,
nhược điểm các chế độ xác định vị trí tàu của máy thu GPS?
Câu 1.23. Phân tích các mức độ chính xác của hệ thống GPS và các sai số xác định
vị trí của máy thu GPS? Đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống với các hệ thống
định vị khác?
Câu 1.24. Phân tích cấu trúc và nguyên lý chung của vi phân GPS? So sánh các
phương pháp thực hiện vi phân GPS?
Câu 1.25. Nêu chức năng của vi phân GPS? Phân tích nguyên lý vi phân GPS theo
phương pháp toạ độ?

2. Nhóm câu hỏi thực hành (5 điểm)


* Phần 1. La bàn con quay:
Câu 2.1. Chuẩn bị, khởi động la bàn CMZ-500? Thực hiện đồng bộ chỉ số hướng
tàu? So sánh phương pháp khởi động với la bàn GKU-1M?
Câu 2.2. Chuẩn bị, khởi động bình thường la bàn KYPC-4? So sánh phương pháp
khởi động bình thường phương pháp khởi động nhanh của la bàn?
Câu 2.3. Chuẩn bị, khởi động la bàn GKU-1M khi đưa trục chính la bàn về kinh
tuyến bằng tay? Theo dõi hoạt động của la bàn ở chế độ GK khi tàu hành trình?
Câu 2.4. Chuẩn bị, khởi động la bàn GKU-1M khi đưa trục chính la bàn về kinh
tuyến tự động? Theo dõi hoạt động của la bàn ở chế độ GK khi tàu hành trình?
* Phần 2. Ra đa hàng hải:
Câu 2.5. Mở ra đa hàng hải, điều chỉnh ban đầu? Ứng dụng chế độ báo động IN,

2
OUT trong các điều kiện đi biển khác nhau? Thao tác sử dụng chế độ báo động IN
của ra đa?
Câu 2.6. Mở ra đa hàng hải JMA-2144, điều chỉnh ban đầu? Sử dụng ra đa để đặt
báo động cảnh giới (chế độ IN)? Trường hợp sử dụng chế độ? So sánh phương
pháp đặt vùng báo động với ra đa MR-231?
Câu 2.7. Mở ra đa hàng hải JMA-2144, điều chỉnh hình ảnh? Sử dụng ra đa để đặt
báo động cảnh giới (chế độ OUT)? Trường hợp sử dụng chế độ? So sánh phương
pháp đặt vùng báo động với ra đa JMA-2300?
Câu 2.8. Mở ra đa hàng hải JMA-2144, điều chỉnh ban đầu? Sử dụng ra đa để đo
cự ly mục tiêu bằng VRM? Những điểm chú ý khi đo cự ly mục tiêu?
Câu 2.9. Mở ra đa hàng hải JMA-2144, điều chỉnh ban đầu? Sử dụng ra đa để đo
góc mạn (phương vị) mục tiêu bằng EBL? Những điểm chú ý khi đo phương vị
mục tiêu?
Câu 2.10. Mở ra đa hàng hải JMA-2144, điều chỉnh ban đầu? Sử dụng ra đa để đo
cự ly và phương vị mục tiêu bằng dấu con trỏ? Những điểm chú ý khi đo thông số
mục tiêu?
Câu 2.11. Mở ra đa hàng hải JMA-2144, điều chỉnh ban đầu? Sử dụng ra đa để đo
cự ly và phương vị giữa hai mục tiêu bằng F.EBL? Những điểm chú ý khi đo thông
số mục tiêu?
Câu 2.12. Mở ra đa hàng hải JMA-2144, điều chỉnh ban đầu? Giải thích các thông
tin trên màn hình? Sử dụng chức năng dịch tâm màn hình (OFF CENT) của ra đa,
ứng dụng của chức năng OFF CENT?
Câu 2.13. Mở ra đa hàng hải JMA-2144, điều chỉnh ban đầu? Giải thích các thông
tin trên màn hình? Sử dụng chức năng phóng ảnh (ZOOM) của ra đa, ứng dụng của
chức năng ZOOM?
Câu 2.14. Mở ra đa hàng hải JMA-2144, điều chỉnh ban đầu? Giải thích các thông
tin trên màn hình? Sử dụng chức năng đặt thời gian phát - nghỉ phát sóng (TIME)
của ra đa, ứng dụng của chức năng TIME?
Câu 2.15. Mở ra đa hàng hải JMA-2144, điều chỉnh ban đầu? Ứng dụng ra đa để
báo động rê neo trong các điều kiện khác nhau?
Câu 2.16. Sử dụng ra đa tự động tác nghiệp MARPA JMA-2300 để bám mục tiêu ở
chế độ bám bằng tay? Các bước sử dụng ra đa để xử lý tránh va?
* Phần 3. Máy thu vệ tinh:
Câu 2.17. Mở máy thu KODEN-KGP 913? Nhập điểm đến và tuyến hành trình vào
máy thu? Phương pháp xác định tọa độ các điểm đến để nhập vào máy thu?
Câu 2.18. Mở máy thu KODEN-KGP 913 để xác định vị trí tàu? Phân tích việc lựa
chọn các dữ liệu: chế độ 2D/3D, giá trị DOP và dữ liệu gốc hải đồ nhập vào máy
trong các điều kiện đi biển khác nhau nhằm nâng cao độ chính xác định vị?
Câu 2.19. Mở máy thu KODEN-KGP 913? Sử dụng máy để dẫn tàu theo điểm?
Các trường hợp ứng dụng chế độ dẫn tàu theo điểm? Ứng dụng chức năng gọi lại
điểm đến?
Câu 2.20. Mở máy thu KODEN-KGP 913? Sử dụng máy để dẫn tàu theo tuyến?
Phân tích trường hợp gọi lại điểm đến?
Câu 2.21. Mở máy thu KODEN-KGP 913 để xác định vị trí tàu? Giải thích các
thông tin trên màn hình? Ý nghĩa việc đặt độ cao tối thiểu vệ tinh vào máy?

3
Câu 2.22. Mở máy thu KODEN-KGP 913 để xác định vị trí tàu? Giải thích các
thông tin trên màn hình? Phương pháp khắc phục sai số hệ quy chiếu hải đồ?
Câu 2.23. Mở máy thu KODEN-KGP 913 để xác định vị trí tàu? Thực hiện hiệu
chỉnh tọa độ vị trí tàu? Phương pháp xác định tọa độ (lượng hiệu chỉnh tọa độ) để
nhập vào máy thu?
Câu 2.24. Mở máy thu KODEN-KGP 913 để xác định vị trí tàu? Ứng dụng máy
thu để báo động rê neo?
Câu 2.25. Mở máy thu KODEN-KGP 913? Sử dụng máy để dẫn tàu theo điểm?
Đặt các giá trị báo động phù hợp khi dẫn tàu theo điểm?

III. Cấu trúc đề thi và phương pháp tổ hợp đề thi


1. Cấu trúc đề thi
- Mỗi đề thi gồm 02 câu: 01 câu của nhóm câu hỏi lý thuyết và 01 câu của
nhóm câu hỏi thực hành.
- Tổng số điểm trong đề thi: 10 điểm (câu 1: 5 điểm, câu 2: 5 điểm)
2. Phương pháp tổ hợp đề thi
- Ghép 01 câu bất kỳ thuộc phần 1 của nhóm câu hỏi lý thuyết với 01 câu bất
kỳ thuộc phần 2 hoặc phần 3 của nhóm câu hỏi thực hành.
- Ghép 01 câu bất kỳ thuộc phần 2 của nhóm câu hỏi lý thuyết với 01 câu bất
kỳ thuộc phần 1 hoặc phần 3 của nhóm câu hỏi thực hành.
- Ghép 01 câu bất kỳ thuộc phần 3 của nhóm câu hỏi lý thuyết với 01 câu bất
kỳ thuộc phần 1 hoặc phần 2 của nhóm câu hỏi thực hành.
(Sao cho một câu hỏi của mỗi phần chỉ sử dụng 1 lần trong một bộ đề thi)

4
IV. Xây dựng đáp án
1. Nhóm câu hỏi lý thuyết
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
Câu 1.1 Nêu cấu tạo quả cầu quay của la bàn con lắc dương? 5,0 Điểm
Phân tích nguyên lý tạo dao động tự do của la bàn con
lắc dương? Chức năng của thiết bị tạo dao động tắt
dần trong la bàn con lắc dương?
* Cấu tạo quả cầu quay của la bàn con lắc dương:
- Nguyên lý biến con quay tự do thành la bàn con quay:
+ Con quay giữ hướng trong không gián quán tính khi 0,25đ
không có ngoại lực tác dụng và có thể tiến động khi có
ngoại lực tác dụng. La bàn con quay: Trục chính luôn nằm
trong mặt phẳng kinh tuyến
+ Biến con quay thành la bàn bằng cách tạo cho con quay 0,25đ
các mô men ngoại lực (mô men hướng) để trục chính con
quay tìm về và ổn định trong mặt phẳng kinh tuyến
- Phân tích cấu tạo quả cầu quay của la bàn:
+ Hai con quay bên trong quả cầu quay, chúng nằm trong 0,25đ
mặt phẳng ngang và trục chính vuông góc với nhau
+ Gắn vật nặng vào phái dưới quả cầu quay tạo mô men 0,25đ
con lắc, sử dụng bình dầu thông nhau đặt đối xứng qua
truc z tạo mô men tắt dần
* Nguyên lý tạo dao động tự do của la bàn con lắc dương:
- Trục chính của la bàn giữ nguyên hướng ở thời điểm ban 0,5đ
đầu (trục chính nằm ngang và lệch khỏi kinh tuyến) do
phương tác dụng của trọng lực đi qua điểm treo O
- Do chuyển động quay ngày đêm của quả đất, nửa phía 0,5đ
đông của mặt phẳng chân trời không ngừng hạ xuống, trục
chính của la bàn nâng lên khỏi mặt phẳng chân trời một
góc +
- Trọng lực P của quả nặng tạo nên mô men Lpy (mô men 0,5đ
con lắc): Trọng lực P: P=mg
- Mô men Lpy: Lpy = P.l = - mgasin = -Bsin 0,5đ
(B=mga)
Vì góc  có giá trị nhỏ nên Lpy = - B. 
- Mô men Lpy tạo nên tiến động trục chính la bàn với vận 0,5đ
Lpy B.
tốc góc pz = - =  H
H
- Quỹ đạo chuyển động của trục chính la bàn dưới tác 0,5đ
dụng của mô men con lắc: Trục chính la bàn con quay
chuyển động theo quỹ đạo hình elip

5
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
* Chức năng của thiết bị tạo dao động tắt dần trong la
bàn con lắc dương:
- Cấu tạo của bình dầu ổn định: Gồm hai bình dầu thông 0,25đ
nhau đặt đối xứng qua trục z của quả cầu quay
- Đặc tính của bình dầu ổn định:
+ Dao động của dầu lệch pha với dao động của quả cầu 0,25đ
quay
+ Điều kiện tạo ra sự lệch pha: Chọn tiết diện của bình, 0,25đ
ống nối và độ nhớt của dầu trong bình
- Quỹ đạo chuyển động của trục chính la bàn dưới tác 0,25đ
dụng của mô men tắt dần (Quỹ đạo hình xoắn ốc)
Câu 1.2 Nêu cấu tạo quả cầu quay của la bàn con lắc âm? Phân 5,0 Điểm
tích nguyên lý tạo dao động tự do của la bàn con lắc
âm?
* Cấu tạo quả cầu quay của la bàn con lắc âm:
- Nguyên lý biến con quay tự do thành la bàn con quay:
+ Con quay giữ hướng trong không gián quán tính khi 0,5đ
không có ngoại lực tác dụng và có thể tiến động khi có
ngoại lực tác dụng. La bàn con quay: Trục chính luôn nằm
trong mặt phẳng kinh tuyến
+ Biến con quay thành la bàn bằng cách tạo cho con quay 0,25đ
các mô men ngoại lực (mô men hướng) để trục chính con
quay tìm về và ổn định trong mặt phẳng kinh tuyến
- Phân tích cấu tạo quả cầu quay của la bàn:
+ Quả cầu quay bên trong, mô men động lượng H hướng 0,25đ
về chiều âm trục chính
+ Sử dụng bình thuỷ ngân thông nhau tạo mô men con lắc 0,5đ
và gắn vật nặng trên trục Y tạo mô men tắt dần
* Nguyên lý tạo dao động tự do của la bàn con lắc âm:
- Trục chính của la bàn giữ nguyên hướng ở thời điểm ban 0,5đ
đầu (trục chính nằm ngang và lệch khỏi kinh tuyến về phía
đông) do lượng thủy ngân hai bình bằng nhau
- Do chuyển động quay của quả đất, nửa phía đông của 0,5đ
mặt phẳng chân trời hạ xuống, trục chính la bàn nâng khỏi
mặt phẳng chân trời một góc +
- Trọng lực P của thuỷ ngân dư tạo nên mô men Lpy (mô 0,5đ
men con lắc): P=V. = S.h.
- Mô men Lpy: Lpy = P.OA = P.R.cos = V..R.cos = 0,5đ
2
S.h.R..cos = 2.S.R ..sin = Csin
Vì góc  có giá trị nhỏ nên Lpy = C.
- Mô men Lpy tạo nên tiến động trục chính la bàn với vận 0,5đ
LY C.
tốc góc PZ = 
H H

6
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
- Trường hợp trục chính nằm ngang và lệch khỏi kinh 0,5đ
tuyến về phía tây: dấu Lpy và PZ ngược lại.
- Nhận xét về quỹ đạo chuyển động của trục chính la bàn 0,5đ
(Quỹ đạo hình elip)
Câu 1.3 Trình bày tóm tắt nguyên lý tạo dao động tự do của la 5,0 Điểm
bàn con lắc âm? Phân tích nguyên lý tạo dao động tắt
dần của la bàn con lắc âm?
* Tóm tắt nguyên lý tạo dao động tự do của la bàn con lắc
âm:
- Phân tích cấu tạo quả cầu quay của la bàn:
+ Quả cầu quay bên trong, mô men động lượng H hướng 0,25đ
về chiều âm trục chính
+ Sử dụng bình thuỷ ngân thông nhau tạo mô men con lắc 0,25đ
và gắn vật nặng trên trục Y tạo mô men tắt dần
- Trục chính của la bàn giữ nguyên hướng ở thời điểm ban 0,25đ
đầu (trục chính nằm ngang và lệch khỏi kinh tuyến)
- Do chuyển động quay của quả đất, trục chính la bàn 0,25đ
nâng khỏi mặt phẳng chân trời một góc +
- Trọng lực P của thuỷ ngân dư tạo nên mô men Lpy (mô 0,25đ
men con lắc): Lpy = C
- Mô men Lpy tạo nên tiến động trục chính la bàn với vận 0,5đ
LY C.
tốc góc PZ = 
H H
* Nguyên lý tạo dao động tắt dần của la bàn con lắc âm:
- Do chuyển động quay của quả đất, nửa phía đông của 0,5đ
mặt phẳng chân trời hạ xuống, trục chính la bàn nâng khỏi
mặt phẳng chân trời một góc +
- Trọng lực P1 của quả nặng: P1=m1g 0,25đ
- Trọng lực P1 tạo nên mô men L1: L1 = P1.a 0,5đ
- Phân tích L1 thành Lx và Lz: Mô men Lx trùng với trục 0,5đ
X nên không gây ra tiến động của trục chính la bàn
- Mô men LZ = L1.sin = P1.a.sin = m1.g.a.sin = Dsin. 0,5đ
Vì góc  có giá trị nhỏ nên Lz = D.
- Mô men Lz tạo nên tiến động trục chính la bàn với vận 0,5đ
LZ D.
tốc góc py = 
H H
- Nhận xét về quỹ đạo chuyển động của trục chính la bàn 0,5đ
(Qũy đạo xoắn ốc)

Câu 1.4 Trình bày các thành phần vận tốc trên hình vẽ đồ thị
dao động tự do của la bàn? Phân tích đồ thị dao động
tự do của la bàn?

7
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
* Các thành phần vận tốc trên hình vẽ đồ thị dao động tự
do của la bàn:
- Vận tốc dịch chuyển cực bắc quả cầu quay so với mặt 0,5đ
phẳng chân trời V1  y  đcossin
- Vận tốc dịch chuyển cực bắc quả cầu quay so với mặt 0,5đ
phẳng kinh tuyến V2  2  đsin
- Vận tốc dịch chuyển cực bắc quả cầu quay so với mặt 0,5đ
phẳng kinh tuyến V3  pz  B./H
* Phân tích đồ thị dao động tự do của la bàn:
- Phân tích các thành phần vận tốc V1, V2, V3 tại vị trí I:
+ Do  khác 0, V1 làm cho trục chính la bàn chuyển động 0,25đ
lên trên
+ V2 làm cho mặt phẳng kinh tuyến quay với vận tốc 0,25đ
không đổi
+ Do  = 0 nên V3 = 0 0,25đ
- Phân tích các thành phần vận tốc V1, V2, V3 tại các vị
trí II, III:
+ Vị trí II: V2 không đổi, V3=V1 (trục chính lệch khỏi 0,25đ
kinh tuyến góc lớn nhất)
+ Vị trí III: V2 không đổi, V3>V1 (trục chính về gần kinh 0,25đ
tuyến)
- Phân tích các thành phần vận tốc V1, V2, V3 tại các vị
trí IV, V, VI:
+ Vị trí IV: V2 không đổi, V3 lớn nhất, V1=0 (trục chính 0,25đ
nằm trong kinh tuyến)
+ Vị trí V: V2 không đổi ngược với V3, V1 làm cho trục 0,25đ
chính chuyển động xuống dưới.
+ Vị trí VI: V2 = V3 (trục chính lệch khỏi kinh tuyến góc 0,25đ
lớn nhất, bằng vị trí I)
- Phân tích các thành phần vận tốc V1, V2, V3 tại các vị
trí VII, VIII, IX:
+ Vị trí VII: V2, V3 cùng dấu (trục chính về kinh tuyến) 0,25đ
+ Vị trí VIII: V2, V3 cùng dấu (trục chính về nhanh kinh 0,25đ
tuyến)
+ Vị trí IX: V1 = 0, V2 và V3 cùng dấu (sau đó, quá trình 0,25đ
lặp lại)
- Kết luận về quỹ đạo chuyển động của trục X của la bàn
con lắc dương: Con quay có trọng tâm hạ thấp khi lệch 0,25đ
khỏi kinh tuyến nó sẽ thực hiện xung quanh kinh tuyến
các dao động tự do hình elíp
- Chu kỳ dao động tự do:

8
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
+ Khái niệm: là thời gian mà con quay thực hiện được một 0,25đ
dao động toàn phần theo hình elíp và được ký hiệu là To:
H
T0  2P  84, 4 /
B.d .cos f
+ Đặc điểm: phụ thuộc vào vĩ độ công tác, các thông số 0,25đ
cấu tạo (H và B) của la bàn.
Câu 1.5 Trình bày các thành phần vận tốc trên hình vẽ đồ thị 5,0 Điểm
dao động tắt dần của la bàn? Phân tích đồ thị dao
động tắt dần của la bàn?
* Các thành phần vận tốc trên hình vẽ đồ thị dao động tắt
dần của la bàn:
- Vận tốc dịch chuyển cực bắc quả cầu quay so với mặt 0,25đ
phẳng chân trời V1  y  đcossin
- Vận tốc dịch chuyển cực bắc quả cầu quay so với mặt 0,25đ
phẳng kinh tuyến V2  2  đsin
- Vận tốc dịch chuyển cực bắc quả cầu quay so với mặt 0,25đ
phẳng kinh tuyến V3  pz  B./H
- Vận tốc dịch chuyển cực bắc quả cầu quay so với mặt 0,5đ
phẳng kinh tuyến V4  ph  C.γ/H
* Phân tích đồ thị dao động tắt dần của la bàn:
- Phân tích các thành phần vận tốc V1, V2, V3, V4 tại vị
trí I:
+ V1 làm cho trục chính la bàn chuyển động lên trên. V2 0,25đ
làm cho mặt phẳng kinh tuyến quay với vận tốc không đổi
+ Do  = 0 nên V3 = 0, V4 khác 0 nên trục chính chuyển 0,25đ
động về kinh tuyến
- Phân tích các thành phần vận tốc V1, V2, V3, V4 tại các
vị trí II, III:
+ Vị trí II: V2 không đổi, V3 và V4 cùng dấu (trục chính 0,25đ
về kinh tuyến)
+ Vị trí III: V2 không đổi, V4=0, V1=0 (trục chính nằm 0,25đ
trong kinh tuyến)
- Phân tích các thành phần vận tốc V1, V2, V3, V4 tại các
vị trí IV, V, VI:
+ Vị trí IV: V2 không đổi, V4 và V2 cùng dấu (trục chính 0,25đ
rời xa chậm kinh tuyến)
+ Vị trí V: V2 + V4 = V3, trục chính lệch khỏi kinh tuyến 0,25đ
góc lớn nhất về phía đối diện, nhỏ hơn vị trí I.
+ Vị trí VI: V2 + V4 (trục chính về kinh tuyến) 0,25đ
- Phân tích các thành phần vận tốc V1, V2, V3, V4 tại các
vị trí VII, VIII, IX:

9
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
+ Vị trí VII: V1=0, V4=0, V2 và V3 cùng dấu (trục chính 0,25đ
nằm trong kinh tuyến)
+ Vị trí VIII: V3=0 (trục chính lệch khỏi kinh tuyến một 0,25đ
góc nhỏ hơn, quá trình sau đó tương tự như bắt đầu từ vị
trí I, góc lệch của trục chính khỏi kinh tuyến ngày càng
giảm)
- Kết luận về quỹ đạo chuyển động của trục X của la bàn 0,25đ
con lắc dương: Trục chính quả cầu quay thực hiện dao
động tắt dần theo đường xoắn ốc, ổn định trong kinh
tuyến.
- Hệ số tắt dần:
+ Khái niệm: là tỉ số giữa hai biên độ dao động liên tiếp 0,25đ
của trục chính la bàn so với mặt phẳng kinh tuyến và ký
1 2 3 n
hiệu là f =  2 =  3 =  4 = … = n  1
+ Đặc điểm: Hệ số tắt dần đối với mỗi loại la bàn là một 0,25đ
đại lượng không đổi.
* So sánh đồ thị dao động tự do của la bàn con lắc âm với
la bàn con lắc dương:
- Giống nhau: Gồm 3 thành phần vận tốc, đồ thị dao động 0,25đ
tự do theo hình elip
- Khác nhau:
+ Chiều của véc tơ mô men động lượng H 0,25đ
+ Thiết bị tạo mô men con lắc của hai la bàn 0,25đ
Câu 1.6 Phân tích đồ thị dao động tắt dần của la bàn con lắc 5,0 Điểm
âm? So sánh đồ thị dao động tự do của la bàn con lắc
âm với la bàn con lắc dương?
* Phân tích đồ thị dao động tắt dần của la bàn con lắc
âm:
- Giải thích các thành phần vận tốc V1, V2, V3, V4:
+ Vận tốc dịch chuyển cực bắc quả cầu quay so với mặt 0,25đ
phẳng chân trời V1  y  đcossin
+ Vận tốc dịch chuyển cực bắc quả cầu quay so với mặt 0,25đ
phẳng kinh tuyến V2  2  đsin
+ Vận tốc dịch chuyển cực bắc quả cầu quay so với mặt 0,25đ
phẳng kinh tuyến V3  pz  C./H
+ Vận tốc dịch chuyển cực bắc quả cầu quay so với mặt 0,25đ
phẳng chân trời V4  ph  D./H
- Phân tích đồ thị dao động tắt dần của la bàn con lắc âm:
+ Khi chỉ có các thành phần vận tốc V1, V2, V3, trục 0,5đ
chính của la bàn sẽ thực hiện dao động tự do quanh kinh
tuyến theo quỹ đạo hình elip.

10
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
+ Các thành phần vận tốc V1, V2, V3, V4 tại vị trí I: Do 0,25đ
=0 nên V3=0 và V4=0, V2 làm trục chính lệch khỏi mặt
phẳng kinh tuyến, V1 làm cho trục chính nâng lên khỏi
mặt phẳng chân trời.
+ Các thành phần vận tốc V1, V2, V3, V4 tại vị trí II: V3 0,25đ
khác 0 (trục chính về kinh tuyến) và V4 khác 0 (trục chính
hạ xuống dưới mặt phẳng chân trời)
+ Các thành phần vận tốc V1, V2, V3, V4 tại vị trí III: 0,25đ
V1=V4 (trục chính nâng lên mặt phẳng chân trời một góc
lớn nhất)
+ Các thành phần vận tốc V1, V2, V3, V4 tại vị trí IV: trục 0,25đ
chính nằm trong mặt phẳng kinh tuyến
+ Các thành phần vận tốc V1, V2, V3, V4 tại vị trí V: 0,25đ
V1+V4 (trục chính hạ xuống dưới mặt phẳng chân trời)
+ Các thành phần vận tốc V1, V2, V3, V4 tại vị trí VI: 0,25đ
V3=0, V4=0 (trục chính lệch khỏi kinh tuyến góc lớn nhất
về phía đối diện, nhỏ hơn vị trí I)
+ Các thành phần vận tốc V1, V2, V3, V4 tại vị trí VII: 0,25đ
V4 ngược với V1 (trục chính hạ xuống dưới mặt phẳng
chân trời chậm)
+ Các thành phần vận tốc V1, V2, V3, V4 tại vị trí VIII: 0,25đ
V4 = V1 (trục chính hạ xuống dưới mặt phẳng chân trời
một góc lớn nhất, nhỏ hơn vị trí III)
+ Các thành phần vận tốc V1, V2, V3, V4 tại vị trí IX: 0,25đ
trục chính nằm trong kinh tuyến
+ Các thành phần vận tốc V1, V2, V3, V4 tại vị trí X: trục 0,25đ
chính lệch khỏi kinh tuyến một góc lớn nhất, nhỏ hơn vị
trí VI, quá trình sau đó lặp lại, góc lệch khỏi kinh tuyến
ngày càng giảm
- Kết luận về quỹ đạo chuyển động của trục X của la bàn 0,25đ
con lắc âm: Trục chính la bàn sẽ thực hiện các dao động
tắt dần theo đường xoắn ốc và ổn định trong mặt phẳng
kinh tuyến
* So sánh đồ thị dao động tự do của la bàn con lắc âm với
la bàn con lắc dương:
- Giống nhau: Gồm 3 thành phần vận tốc, đồ thị dao động 0,25đ
tự do theo hình elip
- Khác nhau:
+ Chiều của véc tơ mô men động lượng H 0,25đ
+ Thiết bị tạo mô men con lắc của hai la bàn 0,25đ
Câu 1.7 Thiết lập công thức sai số vận tốc của la bàn con quay? 5,0 Điểm
Nêu đặc điểm và các phương pháp loại trừ sai số vận
tốc của la bàn?

11
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
* Thiết lập công thức sai số vận tốc của la bàn con quay:
- Khái niệm sai số vận tốc: Sai số vận tốc của la bàn con 0,5đ
quay là sai số sinh ra khi tàu chuyển động với hướng đi và
vận tốc không đổi
- Công thức sai số vận tốc:
+ Giải thích các thành phần trên hình vẽ: Trục N-S, E-W, 0,5đ
H, các vận tốc góc
+ Thiết lập công thức sai số vận tốc:
V. cos HT
tgv = - R.đ cos   V sin HT 0,5đ
V. cos HT
v = - R.đ cos   V sin HT
+ Biến đổi để có công thức sai số vận tốc v = - 0,25đ
V. cos HT
900 cos   V.sin HT
+ Biểu thị HT qua HLQ (HT = HLQ + v), ta có: 0,5đ
V. cos(HLQ  v). cos v
Sinv = - R.đ cos   V.sin(HLQ  v)

+ Biến đổi suy ra Sinv: 0,5đ


R.đ.cos.sinv = - [Vcos(HLQ+ v).cosv +sin(HLQ
+v).sinv]
V. cos HLQ
Sinv = - R.đ. cos 
V. cos HLQ 0,25đ
+ Khi góc v nhỏ: v = - R.đ. cos 
* Nêu đặc điểm và các phương pháp loại trừ sai số vận
tốc của la bàn:
- Đặc điểm của sai số vận tốc:
+ Sai số vận tốc phụ thuộc vào vận tốc, hướng đi và vĩ độ 0,25đ
tàu hoạt động
+ Sai số vận tốc không phụ thuộc vào cấu tạo la bàn 0,25đ
+ Khi tàu hoạt động ở trên nửa phía bắc của đường E-W 0,25đ
(hướng theo phía bắc) thì sai số vận tốc là âm
+ Trên các hướng đi HT = 0o (180o) sai số vận tốc lớn nhất 0,25đ
và các hướng đi HT = 90o (270o) thì sai số vận tốc bằng 0.
- Các phương pháp loại trừ sai số vận tốc của la bàn:
+ Tra bảng, đồ thị 0,25đ
+ Dùng thiết bị hiệu chỉnh: La bàn điều khiển trực tiếp (cơ cấu 0,5đ
hiệu chỉnh), la bàn điều khiển gián tiếp (tín hiệu điều khiển
hiệu chỉnh)

12
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
V . cos Hlq 0,25đ
+ Tính bằng công thức: v = - R.đ . cos 

Câu 1.8 Phân tích sai số vận tốc của la bàn con quay điều khiển 5,0 Điểm
trực tiếp? So sánh phương pháp loại trừ sai số vận tốc
của la bàn điều khiển trực tiếp và điều khiển gián tiếp?
* Phân tích sai số vận tốc của la bàn con quay điều khiển
trực tiếp:
- Khái niệm sai số vận tốc: Sai số vận tốc của la bàn con 0,5đ
quay là sai số sinh ra khi tàu chuyển động với hướng đi và
vận tốc không đổi
- Thiết lập công thức sai số vận tốc từ hình vẽ:
V. cos HT 0,5đ
+ Công thức chính xác: v = - R.đ cos   V sin HT
V .cos HT 0,5đ
+ Công thức gần đúng:  v   900 cos 
- Thiết lập công thức sai số vận tốc theo Hlq: 0,5đ
V. cos HLQ
v = - R.đ. cos 
- Đặc điểm của sai số vận tốc:
+ Sai số vận tốc phụ thuộc vào vận tốc, hướng đi và vĩ độ 0,25đ
tàu hoạt động
+ Sai số vận tốc không phụ thuộc vào cấu tạo la bàn 0,25đ
+ Khi tàu hoạt động ở trên nửa phía bắc của đường E-W 0,25đ
(hướng theo phía bắc) thì sai số vận tốc là âm
+ Trên các hướng đi HT = 0o (180o) sai số vận tốc lớn nhất 0,25đ
và các hướng đi HT = 90o (270o) thì sai số vận tốc bằng 0.

* Phương pháp loại trừ sai số vận tốc của la bàn điều
khiển trực tiếp và điều khiển gián tiếp:
- Phương pháp loại trừ trong la bàn điều khiển trực tiếp:
+ Hiệu chỉnh sai số vận tốc bằng cách tra bảng, tra đồ thị. 0,5đ
Cho ví dụ
+ Hiệu chỉnh sai số vận tốc bằng bộ hiệu chỉnh cơ học (la 0,5đ
bàn CURS-4), bộ giải tính kỹ thuật số (la bàn CMZ-700)
- Phương pháp loại trừ trong la bàn điều khiển gián tiếp:
+ Ở la bàn GKU, sai số vận tốc tỉ lệ với thành phần V N/R 0,5đ
được đưa tới mạch ổn định phương vị, động cơ phương vị
quay, quay quả cầu theo lệch so với quả cầu quay một góc
tỉ lệ với VN/R, tạo ra mô men LZ bổ sung
+ Trục chính la bàn sẽ chuyển từ kinh tuyến la bàn sang 0,25đ
kinh tuyến địa lí, bù trừ được sai số vận tốc. Khi bù chính
xác thì trục chính la bàn nằm chính xác ở kinh tuyến địa lí

13
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
+ Trong la bàn điều khiển gián tiếp trục chính con quay 0,25đ
luôn nằm trong mặt phẳng kinh tuyến
Câu 1.9 Phân tích nguyên lý hoạt động của mạch đồng bộ của 5,0 Điểm
la bàn CMZ-500 theo sơ đồ chức năng? Ứng dụng
chức năng đồng bộ của la bàn trong quá trình sử dụng
la bàn?
* Phân tích nguyên lý hoạt động của mạch đồng bộ của la
bàn CMZ-500 theo sơ đồ chức năng:
- Các phần tử tham gia hoạt động:
+ Bộ giải tính và khuếch đại tín hiệu sai lệch: Khuếch đại 0,5đ
tín hiệu, tạo tín hiệu hướng tàu đưa đến các thiết bị nhận
+ Bộ khuếch đại truy theo (khuếch đại tín hiệu truy theo), 0,5đ
động cơ truy theo (quay vỏ chậu la bàn)
+ Cảm quang (tạo tín hiệu khi hướng tàu 0 0), bộ chỉ thị 0,5đ
hướng tàu (tạo tín hiệu điểm 0 hướng tàu)
- Hoạt động khi ấn phím SYN lần 1:
+ Mạch giải tính sai lệch và điều khiển sẽ cắt tín hiệu truy 0,5đ
theo lệch
+ Đồng thời làm cho động cơ phương vị quay theo chiều 0,5đ
tăng chỉ số hướng tàu.
- Hoạt động khi hướng tàu đạt 0 độ: cắt tín hiệu nguồn 0,5đ
điều khiển động cơ truy theo đồng thời xả chỉ số hướng
tàu trong bộ nhớ về không
- Hoạt động khi ấn phím SYN lần 2:
+ Mạch giải tính truy theo sẽ trở về trạng thái truy theo: 0,5đ
nhận tín hiệu sai lệch làm quay chậu la bàn cho đến khi
đồng bộ với quả cầu quay
+ Chỉ số hướng tàu sẽ tăng từ giá trị 0 0 cho đến khi điện 0,5đ
cực truy theo trên chậu la bàn trùng với điện cực truy theo
trên quả cầu quay, chỉ số hướng tàu trong bộ nhớ sẽ tăng
từ 00 cho đến khi tương ứng với chỉ số trên mặt số la bàn
chính.
* Ứng dụng chức năng đồng bộ của la bàn trong quá
trình sử dụng la bàn:
- Chức năng của mạch đồng bộ: Ngoài đường truyền chỉ 0,5đ
số hướng tàu từ la bàn chính đến lặp lại, chỉ số hướng tàu
còn được truyền từ bộ nhớ của hộp điều khiển đến các
thiết bị khác. Chính vì vậy cần đồng bộ chỉ số trên mặt la
bàn chính và chỉ số lưu trong bộ nhớ của hộp điều khiển
- Các trường hợp sử dụng mạch đồng bộ: Thay đổi linh 0,5đ
kiện của khối điều khiển, thay quả cầu quay, khi ta làm
dịch chuyển cơ cấu truy theo trong lúc la bàn đang nghỉ.

14
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
Câu 1.10 Phân tích nguyên lý mạch nguồn và mạch truy theo 5,0 Điểm
của la bàn CMZ trên sơ đồ chức năng? Xử lý tình
huống khi la bàn đang hoạt động thì bị mất nguồn
xoay chiều cấp cho la bàn?
* Phân tích nguyên lý mạch nguồn của la bàn CMZ:
- Các phần tử của mạch nguồn: Quả cầu quay, mạch số, 0,5đ
mạch tương đương, mạch Stand-By, nguồn AC, nguồn
DC.
- Hoạt động khi cấp nguồn:
+ Khi cấp nguồn cho la bàn, la bàn thực hiện chế độ khởi 0,5đ
động lạnh, mạch Stand-By chưa đóng.
+ Con quay chạy ở chế độ tăng tốc khoảng 15- 20 phút, 0,5đ
khi dòng pha trong con quay hạ dưới mức 0,35A thì mạch
chuyển khỏi chế độ chuẩn bị sẽ hoạt động (mạch stand-by
đóng) cấp nguồn cho các mạch còn lại của la bàn, la bàn
sẽ hoạt động bình thường.
* Phân tích nguyên lý mạch truy theo của la bàn CMZ:
- Các phần tử tham gia hoạt động: Quả cầu quay, quả cầu 0,5đ
theo, bộ giải tính và khuếch đại tín hiệu sai lệch, bộ
khuếch đại truy theo và động cơ truy theo.
- Nguyên lý hoạt động:
+ Khi có sự sai lệch giữa quả cầu quay và quả cầu theo: 0,5đ
Tín hiệu truy theo lệch được đưa đến bộ giải tính truy theo
lệch và điều khiển để truyền về: Khối khuếch đại truy
theo, mạch giải tính hướng đi.
+ Động cơ truy theo sẽ làm quay chậu la bàn cho đến khi 0,5đ
tín hiệu sai lệch sẽ bằng 0. Tín hiệu làm quay động cơ truy
theo sẽ tương ứng với tín hiệu để giải tính hướng tàu.
+ Giả sử khi quả cầu theo lệch sang phải so với quả cầu 0,5đ
quay. Tín hiệu truy theo lệch đưa đến bộ giải tính, đưa đến
khuếch đại truy theo rồi đến động cơ truy theo.
+ Động cơ truy theo quay sang trái qua hệ thống bánh
0,5đ
răng đưa quả cầu theo sang bên trái tức là đưa quả cầu
theo về đồng bộ với quả cầu quay.
* Xử lý tình huống khi la bàn đang hoạt động thì bị mất
nguồn xoay chiều cấp cho la bàn:
- Khi chọn chế độ “battery-backup” (chế độ dùng nguồn 0,5đ
dự phòng) thì khi mất nguồn AC, nguồn DC sẽ tự động
nhập vào cửa ra của bộ nắn dòng để cung cấp cho tất cả
các mạch của la bàn.

15
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
- Khi không sử dụng chế độ “battery-backup” thì khi mất 0,5đ
nguồn AC toàn bộ các mạch bị mất nguồn chỉ còn lại
nguồn của mạch số +5V để nuôi mạch báo động báo mất
nguồn AC. Khi đó, cần chuyển sang chọn chế độ “battery-
backup”.
Câu 1.11 Trình bày chức năng hệ thống truy theo của la bàn con 5,0 Điểm
quay? Phân tích nguyên lý hệ thống truy theo của la
bàn con quay KYPC-4?
* Chức năng hệ thống truy theo của la bàn con quay:
- Tự động qui chính vị trí của quả cầu theo với vị trí quả 0,25đ
cầu quay trong bất kỳ có một sự quay tương ứng nào giữa
quả cầu quay và tàu.
- Bảo đảm truyền hướng đi của tàu đến các thiết bị lặp lại 0,25đ
(la bàn lặp lại).
- Làm giảm lực ma sát tại điểm treo quả cầu quay, do đó 0,25đ
trong thực tế sẽ không có mô men tác dụng tới quả cầu
quay.
- Đưa nguồn điện xoay chiều vào các mô tơ con quay và 0,25đ
những bộ phận khác của quả cầu quay.
* Phân tích nguyên lý hệ thống truy theo của la bàn con
quay KYPC-4:
- Các phần tử trong sơ đố khối:
+ Tác dụng ngoài bao gồm: Tàu thay đổi hướng đi, sóng, 0,25đ
gió làm tàu lắc và là nguyên nhân sinh ra sự sai lệch giữa
quả cầu theo với quả cầu quay.
+ Đối tượng điều chỉnh là quả cầu theo. 0,25đ
+ Bộ phát sai lệch là cầu điện trở. Bộ phát sai lệch sẽ biến 0,25đ
góc lệch giữa quả cầu theo với quả cầu quay thành tín hiệu
điện.
+ Bộ khuếch đại: Có tác dụng khuếch đại tín hiệu điện lấy 0,25đ
ra trên cầu điện trở sao cho điện áp tín hiệu đó đủ độ lớn
để điều khiển động cơ truy theo làm việc.
+ Động cơ truy theo: Động cơ này làm việc sẽ làm cho 0,25đ
máy phát đồng bộ làm việc vì giữa chúng có liên hệ cơ với
nhau.
+ Máy phát đồng bộ: Làm cho động cơ phương vị và các 0,25đ
thiết bị lặp lại làm việc, giữa máy phát đồng bộ, động cơ
phương vị và các thiết bị lặp lại có nối điện với nhau.
+ Động cơ phương vị: Qui chính vị trí quả cầu theo về 0,25đ
trùng với vị trí quả cầu quay.
+ Các thiết bị lặp lại: Có tác dụng chỉ hướng đi của tàu. 0,25đ
- Nguyên lý hoạt động:

16
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
+ Khi có tác dụng ngoài f, quả cầu theo sẽ lệch so với quả 0,5đ
cầu quay một góc . Góc lệch  sẽ được biến thành tín
hiệu điện U nhờ bộ phát sai lệch.
+ Tín hiệu điện U đi qua bộ khuếch đại và được khuếch 0,25đ
đại lên đủ độ lớn để điều khiển động cơ truy theo làm
việc. Khi động cơ truy theo quay sẽ kéo theo sự quay của
máy phát đồng bộ.
+ Máy phát đồng bộ sẽ truyền tín hiệu điện (tín hiệu 0,25đ
hướng đi) đến các xen xin thu hướng đi (kể cả động cơ
phương vị).
+ Các xen xin thu sẽ chỉ báo hướng đi của tàu, còn động 0,5đ
cơ phương vị do được nối cơ học với quả cầu theo, nên
khi động cơ phương vị làm việc sẽ đưa quả cầu theo về vị
trí cân bằng với vị trí quả cầu quay.
+ Khi quả cầu theo đồng bộ với quả cầu quay thì tín hiệu 0,25đ
điện lấy từ bộ phát sai lệch sẽ bằng 0 và động cơ truy theo
không có tín hiệu điện, nó ngừng quay.
+ Như vậy, nhờ có hệ thống truy theo mà quả cầu theo và 0,25đ
quả cầu quay luôn luôn có vị trí giống nhau.
Câu 1.12 Phân tích nguyên lý xây dựng khối quả cầu quay la 5,0 Điểm
bàn GKU-1M? Chức năng của bộ chỉ thị chân trời IG
và cảm biến góc hai tọa độ DDU?
* Phân tích nguyên lý xây dựng khối quả cầu quay la bàn
GKU-1M:
- Nêu chức năng của khối quả cầu quay: Giữ hướng trong 0,5đ
không gian quán tính khi là con quay tự do và chuyển
động (tiến động) so với mặt phẳng kinh tuyến và mặt
phẳng chân trời khi có mô men ngoại lực tác dụng không
trùng trục chính X
- Cấu trúc của khối quả cầu quay:
+ Quả cầu quay: bên trong có mô tơ con quay 3 bậc tự do 0,5đ
dạng hình phao
+ Quả cầu theo: bên ngoài quả cầu quay, để treo quả cầu 0,25đ
quay và chứa dung dịch
+ Dây xoắn ngang, xoắn đứng: Treo quả cầu quay, định 0,5đ
tâm quả cầu quay, đóng vai trò các cảm biến mô men để
đặt vào quả cầu quay các mô men điều khiển và hiệu
chỉnh theo trục các dây xoắn treo
+ Dung dịch nâng đỡ quả cầu quay: Nâng đỡ quả cầu 0,25đ
quay, điều chỉnh độ nổi của quả cầu quay.
- Hệ thống treo khối quả cầu quay:

17
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
+ Vòng lắp đặt (lắp đặt quả cầu theo), vòng các đăng 0,5đ
ngang (được quay bởi động cơ để điều khiển quả cầu theo
quay so với mặt phẳng chân trời)
+ Vòng các đăng đứng: được quay bởi động cơ để điều 0,5đ
khiển quả cầu theo quay so với trục thẳng đứng
* Chức năng của bộ chỉ thị chân trời IG và cảm biến góc
hai tọa độ DDU:
- Bộ chỉ thị chân trời IG:
+ Chức năng: IG đặt trên quả cầu theo để đo góc nghiêng 0,5đ
βc của trục chính IG khỏi mặt phẳng chân trời, đưa tín hiệu
đến các mạch tổng hợp tín hiệu
+ Nguyên lý: Khi quả cầu theo bị nghiêng khỏi mặt phẳng 0,5đ
chân trời sẽ tạo ra tín hiệu tỉ lệ với góc nghiêng. IG đo góc
nghiêng này tạo tín hiệu điện đưa đến các mạch tổng hợp
tín hiệu
- Cảm biến góc DDU:
+ Chức năng: DDU tạo ra các tín hiệu tỉ lệ với góc lệch 0,5đ
giữa quả cầu theo và quả cầu quay quanh các trục dây
xoắn
+ Nguyên lý: Khi quả cầu theo lệch với quả cầu quay 0,5đ
quanh các trục dây xoắn, DDU tạo ra các tín hiệu với các
góc lệch (xoắn ngang β-βc, xoắn đứng α-αc) đưa đến các
mạch tổng hợp tín hiệu.
Câu 1.13 Phân tích nguyên lý hoạt động của la bàn GKU-1M ở 5,0 Điểm
chế độ GK theo sơ đồ chức năng? Chức năng của các
tín hiệu hiệu chỉnh ở chế độ GK theo sơ đồ chức năng?
* Phân tích nguyên lý hoạt động của la bàn GKU-1M ở
chế độ GK theo sơ đồ chức năng:
- Các phần tử tham gia ở chế độ GK:
+ Quả cầu quay, quả cầu theo, bộ chỉ thị chân trời, cảm 0,25đ
biến góc: tạo tín hiệu tỉ lệ với các góc lệch
+ Hệ thống ổn định chân chời và phương vị: tổng hợp các
0,25đ
tín hiệu thành phần đưa tới tạo tín hiệu tổng hợp đưa đến
bộ khuếch đại
- Nguyên lý tạo mô men Ly:
+ Khi trục chính la bàn lệch khỏi mặt phẳng chân trời, tín
0,5đ
hiệu tỉ lệ với βc từ bộ chỉ thị chân trời IG (U1) đưa đến
mạch tổng hợp hệ thống truy theo ổn định chân trời
+ Đồng thời, tín hiệu tỉ lệ β-βc từ cảm biến góc DDU (U2
0,5đ
ngược pha với U1) đưa đến mạch tổng hợp hệ thống truy
theo ổn định chân trời.
+ Tín hiệu từ mạch tổng hợp (U1-U2) đưa đến khuếch đại, 0,25đ
đến động cơ

18
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
+ Động cơ quay làm quay vòng các đăng ngang, dây xoắn 0,25đ
ngang bị xoắn đặt vào quả cầu quay mô men Ly
+ Mô men Ly tương đương với mô men con lắc, tạo nên
0,5đ
dao động không tắt dần (dao động tự do) của trục chính
con quay so với mặt phẳng kinh tuyến
- Nguyên lý tạo mô men Lz:
+ Tín hiệu tỉ lệ với β c và α-αc từ IG (U3), DDU (U4) đưa 0,25đ
đến mạch tổng hợp hệ thống truy theo ổn định phương vị
+ Tín hiệu từ mạch tổng hợp (U3-U4) đưa đến khuếch đại, 0,25đ
đến động cơ
+ Động cơ quay làm quay vòng các đăng đứng, dây xoắn 0,25đ
đứng bị xoắn đặt vào quả cầu quay mô men Lz
+ Mô men Lz tạo nên dao động tắt dần, trục chính con 0,25đ
quay nằm ổn định trong mặt phẳng kinh tuyến
- Trường hợp sử dụng chế độ GK: Tàu vận động với vận 0,5đ
tốc vừa và nhỏ, hướng đi ít thay đổi, khi sóng gió nhỏ
hoặc hoạt động ở vùng vĩ độ thấp
* Chức năng của các tín hiệu hiệu chỉnh ở chế độ GK
theo sơ đồ chức năng:
- Tín hiệu hiệu chỉnh sai số vận tốc tỉ lệ với V N/R và tín 0,5đ
VE
hiệu hiệu chỉnh sai số vĩ độ tỉ lệ với  sin   tg . Các
R
tín hiệu bù trôi phương vị, hiệu chỉnh sai số cố định
- Các tín hiệu trên được đưa đến các mạch tổng hợp tín 0,5đ
hiệu làm các dây xoắn bị xoắn, trục chính la bàn tiến động
để bù trừ các lượng hiệu chỉnh
Câu 1.14 Phân tích nguyên lý hoạt động của la bàn GKU-1M ở 5,0 Điểm
chế độ GA theo sơ đồ chức năng? Chế độ GA được sử
dụng trong những trường hợp nào, tại sao?
* Phân tích nguyên lý hoạt động của la bàn GKU-1M ở
chế độ GA theo sơ đồ chức năng:
- Các phần tử tham gia ở chế độ GA:
+ Quả cầu quay, quả cầu theo, bộ chỉ thị chân trời, cảm 0,5đ
biến góc: tạo tín hiệu tỉ lệ với các góc lệch
+ Hệ thống ổn định chân chời và phương vị: tổng hợp các 0,5đ
tín hiệu thành phần đưa tới tạo tín hiệu tổng hợp đưa đến
bộ khuếch đại
- Nguyên lý hoạt động ở chế độ GK:
+ Khi trục chính la bàn lệch khỏi mặt phẳng chân trời, tín 0,5đ
hiệu tỉ lệ với βc từ bộ chỉ thị chân trời IG (U1) và tín hiệu
tỉ lệ β-βc từ cảm biến góc DDU (U2 ngược pha với U1)
đưa đến mạch tổng hợp hệ thống truy theo ổn định chân
trời

19
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
+ Tín hiệu từ mạch tổng hợp (U1-U2) đưa đến khuếch đại, 0,5đ
đến động cơ. Động cơ quay làm quay vòng các đăng
ngang, dây xoắn ngang bị xoắn đặt vào quả cầu quay mô
men Ly, tạo nên dao động không tắt dần (dao động tự do)
của trục chính con quay so với mặt phẳng kinh tuyến
+ Tín hiệu tỉ lệ với β c và α-αc từ IG (U3), DDU (U4) đưa 0,5đ
đến mạch tổng hợp hệ thống truy theo ổn định phương vị.
Tín hiệu từ mạch tổng hợp (U3-U4) đưa đến khuếch đại,
đến động cơ
+ Động cơ quay làm quay vòng các đăng đứng, dây xoắn 0,5đ
đứng bị xoắn đặt vào quả cầu quay mô men Lz. Mô men
Lz tạo nên dao động tắt dần, trục chính con quay nằm ổn
định trong mặt phẳng kinh tuyến
- Nguyên lý hoạt động ở chế độ GA:
+ Chuyển GK sang GA bằng chuyển mạch chế độ 0,25đ
+ Mô men Ly bị ngắt (Ly=0), mô men Lz làm cho trục 0,25đ
chính con quay nằm ổn định trong mặt phẳng ngang
+ Khi trục chính con quay bị trôi khỏi kinh tuyến, chuyển 0,25đ
sang chế độ GK để trục X trở về kinh tuyến, sau đó
chuyển về chế độ GA
- Tín hiệu hiệu chỉnh: Sai số vận tốc, sai số vĩ độ, bù trôi 0,25đ
phương vị và sai số cố định
* Chế độ GA được sử dụng trong những trường hợp nào,
tại sao:
- Trường hợp sử dụng chế độ GA: Tàu vận động với vận 0,5đ
tốc lớn hoặc tàu hoạt động ở vùng vĩ độ cao, khi sóng gió
lớn, tàu vận động vào hướng chiến đấu
- Vì khi có gia tốc tác dụng vào quả cầu quay, trục chính 0,5đ
la bàn sẽ bị lệch khỏi kinh tuyến nhưng không xác định
được để loại trừ, do đó cần ngắt Ly từ IG
Câu 1.15 Phân tích nguyên lí đo cự li và góc mạn mục tiêu của 5,0 Điểm
ra đa hàng hải? Trường hợp nào ra đa đo được
phương vị mục tiêu?
* Nguyên lí đo cự li và góc mạn mục tiêu của ra đa hàng
hải:
- Nguyên lý đo cự ly mục tiêu:
+ Vẽ hình và giải thích hình vẽ (tàu, mục tiêu, cự ly D) 0,5đ
+ Ra đa phát xung dưới dạng sóng mang cực ngắn, nêu 0,5đ
đặc điểm của sóng cực ngắn (truyền thẳng, vận tốc truyền
sóng không đổi, phản xạ khi gặp môi trường lan truyền
khác)

20
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
+ Trình bày quá trình phát sóng siêu cao tần và thu sóng 0,25đ
phản xạ từ mục tiêu trở về, viết công thức tính khoảng
cách D: D = C.t /2
+ Trình bày phương pháp khai triển để xác định t: sử 0,25đ
dụng ống tia điện tử (đèn hình)
+ Tia điện tử đồng bộ với tia quét: Khi bắt đầu phát xung, tia 0,25đ
điện tử quét từ tâm ra biên, khi gặp mục tiêu có tín hiệu
phản xạ thì hiển thị điểm sáng trên màn hình
+ Phương pháp xác định cự ly trên màn hình ra đa: Theo 0,5đ
các thang đo, cự ly từ tàu đến mục tiêu sẽ bằng cự ly từ
tâm màn hình đến điểm sáng (ảnh mục tiêu)
- Nguyên lí đo góc mạn mục tiêu:
+ Vẽ hình và giải thích hình vẽ (anten, góc ban đầu, góc 0,5đ
quay bất kỳ)
+ Để đo góc mạn mục tiêu, trong ra đa bộ quét phải quay 0,25đ
đồng bộ với cánh sóng anten.
+ Anten quay một vòng thì tia quét cũng quay một vòng 0,25đ
trên màn hình
+ Anten và tia quét đồng bộ quay liên tục và phát xung 0,25đ
+ Tia quét quay một góc nào đó khi có tín hiệu phản xạ từ 0,25đ
mục tiêu trở về xuất hiện điểm sáng trên màn hình
+ Căn cứ vào thang đo xác định được góc mạn mục tiêu: 0,5đ
Góc mạn mục tiêu là góc hợp giữa đường dấu mũi tàu và
đường nối từ tâm màn hình đến điểm sáng
* Trường hợp nào ra đa đo được phương vị mục tiêu:
- Ra đa phải được kết nối với thiết bị chỉ hướng (la bàn từ 0,25đ
hoặc la bàn con quay)
- Chọn chế độ định hướng ảnh ra đa theo kinh tuyến (kinh 0,5đ
tuyến thật hoặc kinh tuyến từ)
Câu 1.16 Trình bày chức năng của thiết bị tác nghiệp ra đa tự 5,0 Điểm
động ARPA? Phân tích cơ sở nguyên lí tác nghiệp
tránh va của ra đa ARPA?
* Trình bày chức năng của thiết bị tác nghiệp ra đa tự
động ARPA :
- Thiết bị tác nghiệp ra đa tự động ARPA dùng để tự động
giải bài toán tránh va chạm tàu thuyền trên biển. ARPA = 0,25đ
Ra đa + Máy tính
- Sự cần thiết phải tác nghiệp tránh va chạm tàu thuyền: 0,5đ
Các tai nạn đâm va trên biển ngày càng tăng. Các tàu chở
dầu khi bị tai nạn sẽ làm tràn dầu ảnh hưởng tới không chỉ
bản thân con tàu mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả môi
trường và xã hội, dân cư xung quanh đó cũng như nguồn
lợi thủy sản

21
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
- Mục đích của việc tác nghiệp tránh va: Để giảm các vụ 0,25đ
tai nạn đâm va trên biển.
- Các khái niệm cơ bản trong tránh va:
+ Tính CPA và TCPA 0,25đ
+ Điều động tránh va là hành động của người điểu khiển 0,25đ
tàu để tránh ra xa điểm đó với khoảng cách an toàn.
* Phân tích cơ sở nguyên lí tác nghiệp tránh va của ra đa
ARPA:
- Giải thích các thành phần trên hình vẽ (tàu ta, tàu mục 0,5đ
tiêu, các cự ly và phương vị, đường chuyển động tương
đối)
- Xác định CPA và TCPA: Khi xác định được đường 0,5đ
chuyển động tương đối của mục tiêu, ta sẽ tìm được CPA
và TCPA bằng phương pháp dựng hình
- Quan sát (Xác định mục tiêu): Khi có 1 tàu đang đến gần 0,5đ
tàu mình thì sẽ có tín hiệu thể hiện tàu mục tiêu trên màn
hình ra đa. Trong bước này hệ thống máy tính sẽ thu và
biểu thị những thông tin cần thiết như phương vị và
khoảng cách tới tàu mục tiêu
- Tính toán (Vết đi của tàu mục tiêu): Mục tiêu được xác 0,5đ
định trong khoảng thời gian 3-6 phút và dấu hiệu của
chúng tồn tại trên màn hình trong 1 khoảng thời gian nhất
định. Hệ thống sẽ tự động so sánh vị trí hiện tại với vị trí
trước đó để tính toán sự thay đổi vị trí của mục tiêu
- Đánh giá vị trí tàu trong vùng nguy hiểm:
+ Ở bước này H, V của tàu ta được đưa vào máy tính, hệ 0,25đ
thống máy tính sẽ tính toán (giải tam giác vận tốc) tìm ra
hướng đi thật và vận tốc thật của mục tiêu
+ Các giá trị đó được so sánh với giá trị đặt trước đó để 0,25đ
xác định xem mục tiêu có nằm trong khu vực nguy hiểm
không
- Biểu thị trên màn hình:
+ Những thông tin cần thiết sẽ được cung cấp cho người 0,5đ
dẫn tàu để họ có thể điều động tàu một cách dễ dàng (đưa
ra phương án tránh va như thay đổi H, V hoặc đồng thời)
+ Hệ thống sau khi tính toán sẽ thể hiện trên màn hình về 0,5đ
hướng đi của tàu và đường chuyển động tương đối của tàu
so với mục tiêu để xem xét tàu đang ở trong vùng nguy
hiểm hay an toàn. Nếu mục tiêu nằm trong vùng nguy
hiểm thì hệ thống sẽ báo động bằng còi, người điều khiển
tiếp tục xử lí (chuyển hướng hay thay đổi vận tốc)
Câu 1.17 Phân tích thông số cự ly cực tiểu và vùng chết của ra 5,0 Điểm
đa hàng hải? Phương pháp xác định vùng chết của ra

22
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
đa trong thực tế trên tàu?
* Phân tích thông số cự ly cực tiểu và vùng chết của ra đa
hàng hải:
- Khái niệm cự ly cực tiểu: Cự ly cực tiểu là cự ly nhỏ 0,5đ
nhất từ tàu đến mục tiêu mà ảnh mục tiêu thể hiện trên
màn hình và cho phép đo các thông số của mục tiêu
- Công thức theo giới hạn kĩ thuật: Dmin  c(  tq ) / 2 (c - 0,5đ
vận tốc truyền sóng,  - độ rộng xung phát, tq - thời gian
chuyển chế độ của chuyển mạch thu phát)
- Công thức theo giới hạn hình học:
+ Vẽ hình và giải thích (tàu, độ cao anten h, búp sóng 0,5đ
đứng )
 0,5đ
+ Công thức: Dmin2 = h. cot g
2
- Các yếu tố ảnh hưởng:
+ Độ rộng xung phát (), thời gian chuyển chế độ của 0,25đ
chuyển mạch thu phát (tq)
+ Độ cao anten ra đa (h) 0,25đ
+ Độ rộng búp sóng đứng () 0,25đ
+ Loại mục tiêu (hình dáng, chất liệu, diện tích phản xạ 0,25đ
hiệu dụng)
+ Điều kiện thời tiết (bình thường, sương mù, mưa giông) 0,25đ
- Phương pháp giảm cự ly cực tiểu của ra đa: Giảm độ cao 0,5đ
anten và độ rộng búp sóng đứng (cự ly cực đại sẽ bị giảm)
- Khái niệm vùng chết của ra đa: Khoảng không gian xung 0,25đ
quanh anten ra đa có bán kính bằng cự ly cực tiểu tính
theo công thức Dmin2 gọi là vùng chết của ra đa
* Phương pháp xác định vùng chết của ra đa trong thực tế
trên tàu:
- Trường hợp tàu neo đậu (dùng xuồng nhỏ đi ra xa rồi 0,5đ
cho đến gần tàu - khoảng cách ứng với ảnh xuồng nhỏ mất
đi và xuất hiện đó chính là giá trị vùng chết
- Trường hợp tàu hành trình có các phao cố định (khi ảnh 0,5đ
phao xuất hiện hoặc mất đi trên màn hình)
Câu 1.18 Nêu các thông số sử dụng của ra đa hàng hải? Phân 5,0 Điểm
tích thông số cự ly cực đại của ra đa? Ứng dụng của
thông số cự ly cực đại trong quá trình dẫn tàu?
* Các thông số sử dụng của ra đa hàng hải:
- Vùng quan sát: vùng không gian xung quanh tàu có ảnh 0,25đ
mục tiêu trên màn hình
- Khả năng phân biệt mục tiêu: Các mục tiêu ở gần nhau 0,25đ
mà ảnh của chúng được thể hiện riêng rẽ trên màn hình

23
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
- Độ chính xác đo thông số mục tiêu: Theo công cụ đo, 0,25đ
các yếu tố ảnh hưởng
* Phân tích thông số cự ly cực đại của ra đa:
- Khái niệm cự ly cực đại: Cự ly cực đại là cự ly lớn nhất 0,5đ
từ tàu đến mục tiêu mà ảnh mục tiêu thể hiện trên màn
hình và cho phép đo các thông số của mục tiêu
- Công thức theo giới hạn kĩ thuật:
2
P .S a .S o
Dmax 4 0,5đ
4 .Pmin .2
(P - Công suất phát, Sa - Diện tích hiệu dụng của anten, S0
- Diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu, P min - Độ nhạy 0,25đ
máy thu và λ - bước sóng)
- Công thức theo giới hạn hình học 0,5đ
- Các yếu tố ảnh hưởng:
+ Các tham số kỹ thuật của ra đa (công suất phát, nền
nhiễu máy thu, diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu, 0,5đ
bước sóng, độ nhạy máy thu,…)
+ Độ cao anten ra đa (h), độ cao mục tiêu (H) 0,25đ
+ Loại mục tiêu (hình dáng, chất liệu, diện tích phản xạ
0,25đ
hiệu dụng)
+ Điều kiện thời tiết (bình thường, sương mù, mưa giông) 0,25đ
* Ứng dụng của thông số cự ly cực đại trong quá trình
dẫn tàu:
- Phương pháp xác định: Căn cứ vào độ cao an ten và độ 0,25đ
cao mục tiêu trên hải đồ để tính
- Ứng dụng thông số cự ly cực đại trong dẫn tàu (xác định 0,5đ
khoảng thời gian có thể sử dụng mục tiêu)
- Cho ví dụ (tàu đi trên một hướng, có mục tiêu với độ cao 0,5đ
đã biết, xác định đoạn nào trên hướng đi sử dụng được
mục tiêu)

Câu 1.19 Nêu các thông số sử dụng của ra đa hàng hải? Phân 5,0 Điểm
tích thông số khả năng phân biệt mục tiêu của ra đa
hàng hải?
* Các thông số sử dụng của ra đa hàng hải:
- Vùng quan sát: vùng không gian xung quanh tàu có ảnh 0,25đ
mục tiêu trên màn hình
- Khả năng phân biệt mục tiêu: Các mục tiêu ở gần nhau 0,25đ
mà ảnh của chúng được thể hiện riêng rẽ trên màn hình
- Độ chính xác đo thông số mục tiêu: Theo công cụ đo, 0,25đ
các yếu tố ảnh hưởng

24
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
* Phân tích thông số khả năng phân biệt mục tiêu của ra
đa hàng hải:
- Thông số khả năng phân biệt mục tiêu theo cự ly:
+ Khái niệm: Khả năng thể hiện ảnh của các mục tiêu 0,5đ
riêng rẽ trên màn hình khi các mục tiêu ở các cự ly khác
nhau nhưng trên cùng một hướng
+ Công thức: D=C./2 (c - Tốc độ truyền sóng,  - Độ 0,5đ
rộng xung phát)
+ Các yếu tố ảnh hưởng: Độ rộng xung phát (Khi độ rộng 0,5đ
xung phát tăng thì khả năng phân biệt cũng tăng)
+ Phương pháp tăng khả năng phân biệt mục tiêu: Giảm 0,5đ
độ rộng xung phát
- Thông số khả năng phân biệt mục tiêu theo hướng:
+ Khái niệm: Khả năng thể hiện ảnh của các mục tiêu 0,5đ
riêng rẽ trên màn hình khi các mục tiêu ở các hướng khác
nhau nhưng trên cùng một cự ly
+ Công thức: min=  0,5đ
+ Các yếu tố ảnh hưởng (độ rộng búp sóng ngang ) 0,25đ
+ Phương pháp tăng khả năng phân biệt mục tiêu: Giảm 0,5đ
độ rộng búp sóng ngang
- Ứng dụng của thông số khả năng phân biệt mục tiêu: Khi 0,5đ
dẫn tàu trên biển, các mục tiêu xung quanh tàu có thể nhập
thành một ảnh lớn (trinh sát phát hiện mục tiêu)
Câu 1.20 Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác đo phương 5,0 Điểm
vị mục tiêu của ra đa? Phân tích nguyên lý hoạt động
của ra đa hàng hải theo sơ đồ khối?
* Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác đo phương vị
mục tiêu của ra đa:
- Môi trường truyền sóng (điều kiện thời tiết: bình thường, 0,25đ
sương mù, mưa giông)
- Loại mục tiêu, chọn điểm đo của mục tiêu: Mục tiêu 0,25đ
điểm hay không điểm, chọn mép ngoài của mục tiêu
- Điều chỉnh hình ảnh, chọn thang đo và điểm đo trên màn 0,25đ
hình ra đa
- Độ chính xác của đường dấu mũi tàu: Khi đường dấu 0,25đ
0
mũi tàu bị lệch vạch chuẩn 0 sẽ gây sai số
- Khi ra đa không kết nối với la bàn: Đọc góc mạn và 0,25đ
hướng đi đồng thời
- Khi ra đa kết nối với la bàn: Hiệu chỉnh phương vị nếu la 0,25đ
bàn có sai số
* Nguyên lý hoạt động của ra đa hàng hải theo sơ đồ
khối:

25
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
- Khối đồng bộ tạo ra xung kích thích điều khiển toàn bộ 0,5đ
chu kỳ làm việc của ra đa. Cứ 1 xung kích thích ứng với 1
chu kỳ làm việc. Xung kích thích được đưa đến máy phát
và bộ chỉ thị
- Máy phát nhận được xung kích thích sẽ tạo ra xung siêu 0,5đ
cao tần, đưa qua chuyển mạch thu phát rồi đưa đến anten
để phát xạ vào không gian
- Chuyển mạch thu phát có nhiệm vụ: Trong quá trình phát 0,5đ
xung thì truyền tín hiệu xung điện từ từ máy phát đến
anten không cho vào máy thu và trong quá trình thu thì
ngăn tín hiệu phản hồi từ anten đến máy thu không cho
vào máy phát
- Anten phát xung bức xạ điện từ vào không gian theo 0,5đ
từng búp sóng hẹp. Khi gặp mục tiêu sóng phản xạ trở về
được anten thu lại đưa qua chuyển mạch thu phát vào máy
thu
- Máy thu khuếch đại tín hiệu thu được lên gấp nhiều lần 0,5đ
đưa đến bộ chỉ thị (màn hình)
- Bộ chỉ thị phản ánh bức tranh toàn cảnh xunh quanh vị 0,5đ
trí tàu và cho phép xác định các thông số của các mục tiêu
- Sự phối hợp giữa các khối trong sơ đồ: Khối đồng bộ, bộ 0,5đ
chỉ thị, máy phát, anten, máy thu

Câu 1.21 Nêu lịch sử phát triển của hệ thống GPS? Phân tích 5,0 Điểm
cấu trúc của hệ thống GPS?
* Nêu lịch sử phát triển của hệ thống GPS:
- Các hệ thống định vị trước khi có hệ GPS (thiên văn, 0,25đ
sóng vô tuyến mặt đất - Decca, sóng trời - Omega)
- Khi Nga phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên đã 0,25đ
mở ra hương mới cho lĩnh vực định vị và dẫn đường
(dùng vệ tinh mang anten)
- Hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp Transit: sử dụng 5 vệ tinh 0,25đ
bay ở độ cao 1000 Km (tần xuất định vị thấp)
- Quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống GPS trải qua 0,25đ
4 giai đoạn. Các hệ thống định vị vệ tinh khác hiện nay:
Glonass, Galileo, Bắc Đẩu
* Phân tích cấu trúc của hệ thống GPS:
- Hệ GPS gồm có 3 khâu: Khâu vũ trụ (các vệ tinh), khâu 0,25đ
điều khiển mặt đất và khâu sử dụng (các phương tiện thu)
- Khâu vũ trụ (các vệ tinh):
+ Số lượng vệ tinh (24 vệ tinh, trong đó 21 hoạt động và 3 0,25đ
dự trữ)

26
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
+ Sự phân bố các vệ tinh (trên 6 mặt phẳng quỹ đạo, góc 0,25đ
0
nghiêng 55 )
+ Các thông số của vệ tinh (chu kỳ bay 12 giờ, độ cao 0,25đ
20200Km, vận tốc 3,9Km/s)
+ Chức năng của khâu vũ trụ: Phát tín hiệu (mã ngẫu 0,25đ
nhiên và các bản tin hàng hải) cho các máy thu của khâu
sử dụng
- Khâu điều khiển mặt đất:
+ Nêu chức năng của trạm điều khiển (tính toán các lượng 0,5đ
hiệu chỉnh để phát lên vệ tinh)
+ Nêu số lượng và chức năng của trạm quan sát: 04 trạm 0,25đ
để thu tín hiệu của các vệ tinh chuyển về trạm chính
+ Nêu số lượng và chức năng của trạm phát dữ liệu; 03 0,25đ
trạm nhận tín hiệu hiệu chính từ trạm chính để phát lên vệ
tinh
+ Nêu chức năng của đài thiên văn: tạo thời gian chuẩn 0,25đ
của hệ thống GPS
+ Mối liên hệ giữa các thành phần của khâu: Trạm quan 0,5đ
sát thu tín hiệu từ vệ tinh truyền về trạm chính, trạm chính
tính toán tín hiệu hiệu chỉnh đưa đến các trạm phát để phát
lên vệ tinh
- Khâu sử dụng:
+ Các loại máy thu tín hiệu vệ tinh khác nhau do yêu cầu 0,25đ
của đối tượng sử dụng
+ Mã thu tín hiệu, tần số thu tín hiệu: Mã C/A và mã P, thu 0,25đ
trên hai tần số L1 và L2
+ Số kênh thu tín hiệu của máy thu: Các máy thu hiện nay 0,25đ
là các máy thu đa kênh (ví dụ: KGP-913 có 11 kênh và
GP-150 có 12 kênh)
+ Chức năng của các máy thu: thu tín hiệu từ các vệ tinh 0,25đ
để giải tính tọa độ, hướng đi và vận tốc tàu
Câu 1.22 Phân tích nguyên lý xác định vị trí tàu bằng hệ thống 5,0 Điểm
GPS? So sánh ưu, nhược điểm các chế độ xác định vị
trí tàu của máy thu GPS?
* Phân tích nguyên lý xác định vị trí tàu bằng hệ thống
GPS:
- Giải thích các thành phần, kí hiệu trên hình vẽ (các vệ 0,5đ
tinh, khoảng cách, vị trí máy thu khi có sai số và khi
không có sai số)
- Máy thu xác định vị trí theo phương pháp đo khoảng 0,25đ
cách từ máy thu đến các vệ tinh

27
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
- Bản chất của phương pháp đo khoảng cách: So sánh độ 0,5đ
lệch pha giữa mã ngẫu nhiên phát từ vệ tinh và máy thu,
từ đó tính khoảng cách
- Khi không có thành phần sai số, máy thu sẽ đo được 0,25đ
khoảng cách thật Rt
- Do có các thành phần sai số, máy thu sẽ đo được khoảng 0,5đ
cách giả Rg : Rg = Rt + C.tu
- Giải thích các thành phần trong công thức: tu bao gồm 0,5đ
độ trễ truyền tín hiệu từ vệ tinh tới máy thu, sai lệch thời
gian của máy thu với vệ tinh và sai lệch thời gian của vệ
tinh với hệ thống GPS
- Đo khoảng cách tới 3 (4) vệ tinh được 3 (4) đường vị trí 0,25đ
khoảng cách
- Giao điểm của các đường vị trí khoảng cách là vị trí tàu 0,5đ
(tuy nhiên thực tế luôn có tam giác sai số do sai số tu)
- Ở mỗi chế độ định vị luôn phải đo dư một khoảng cách 0,5đ
để loại bỏ sai số tu
* So sánh ưu, nhược điểm các chế độ xác định vị trí tàu
của máy thu GPS:
- Chế độ 2D: Xác định toạ độ và chỉ sử dụng 3 vệ tinh 0,5đ
nhưng phải nhập độ cao anten vào máy thu
- Chế độ 3D: Xác định toạ độ, độ cao và phải sử dụng 4 vệ 0,25đ
tinh
- So sánh hai chế độ: Chế độ 2D có thể có sai số xác định 0,5đ
toạ độ do nhập không đúng độ cao anten vào máy thu
nhưng độ chính xác có thể cao hơn do yếu tố hình học của
vệ tinh (hệ số DOP) tốt hơn.
Câu 1.23 Phân tích các mức độ chính xác của hệ thống GPS và 5,0 Điểm
các sai số xác định vị trí của máy thu GPS? Đánh giá
ưu nhược điểm của hệ thống với các hệ thống định vị
khác?
* Các mức độ chính xác của hệ thống GPS:
- Mã C/A (clear acquisition-dễ dò tìm): Mã C/A được 0,5đ
dùng cho máy thu dân sự phục vụ cho chế độ định vị tiêu
chuẩn (Sai số vị trí 30 mét)
- Mã P (Protected - bảo vệ): Mã P được dùng cho máy thu 0,5đ
quân sự (Sai số vị trí 18 mét)
- Chế độ định vị có lựa chọn SA: Bộ Quốc phòng Mỹ chủ 0,5đ
định đưa sai số vào trong thông tin của vệ tinh để làm
giảm độ chính xác định vị (Sai số vị trí 100 mét)
* Các sai số xác định vị trí của máy thu GPS:
- Sai số thang thời gian của vệ tinh: Khi vượt quá giới hạn 0,25đ
sẽ được trạm điều khiển phát lệnh hiệu chỉnh

28
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
- Sai số do khúc xạ sóng vô tuyến: Phát đồng thời tín hiệu 0,25đ
từ vệ tinh trên hai tần số L1 và L2
- Sai số quỹ đạo vệ tinh: Được phát từ vệ tinh trong bản 0,25đ
tin hàng hải
- Hiệu ứng nhiều tia: Tín hiệu từ vệ tinh đến các vật xung 0,25đ
quanh anten máy thu sau đó đến anten máy thu
- Độ suy giảm hình học (HDOP; PDOP): Sự suy giảm độ 0,25đ
chính xác xác định vị trí phụ thuộc vào vị trí của các vệ
tinh với máy thu
- Sai số do việc nhập độ cao ăng ten: gây sai số trong xác 0,25đ
định vị trí
- Phân tích sai số do hệ toạ độ địa lí:
+ Nguyên nhân gây sai số: Tọa độ máy thu chi báo và hải 0,5đ
đồ sử dụng không sử dụng cùng hệ quy chiếu hải đồ
+ Phương pháp khắc phục sai số: Nhập lượng hiệu chỉnh 0,25đ
vào máy thu nhờ Menu hiệu chỉnh tọa độ
* Đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống với các hệ thống
định vị khác:
- Phân tích ưu điểm của 2 hệ thống GPS và GLONASS: 0,5đ
Xác định vị trí tàu có độ chính xác cao, không phụ thuộc
vào thời tiết, mọi nơi, mọi lúc. Dễ khai thác, sử dụng đơn
giản, giá thành hợp lí.
- Phân tích nhược điểm của của GPS so với GLONASS:
+ Độ chính xác định vị trí tàu của GPS không cao bằng 0,25đ
GLONASS vì: Hệ GLONASS sử dụng công nghệ mới để
xây dựng hệ thống (điều này được kiểm nghiệm trên tàu
GEPARD) và kỹ thuật xây dựng cấu trúc của hệ thống
(tính đúng đắn của hệ thống).
+ Ứng dụng trong điều kiện Hải quân ta: Lệ thuộc vào 0,5đ
GPS và GLONASS (Đối với hệ GLONASS, nước ta có
quan hệ hợp tác truyền thống nên ít phụ thuộc hơn).
Câu 1.24 Phân tích cấu trúc và nguyên lý chung của vi phân 5,0 Điểm
GPS? So sánh các phương pháp thực hiện vi phân
GPS?
* Phân tích cấu trúc và nguyên lý chung của vi phân
GPS:
- Sự cần thiết của vi phân GPS: nâng cao độ chính xác 0,5đ
định vị của các máy thu GPS thu mã C/A, kiểm tra hoạt
động của hệ thống GPS
- Nêu bản chất của DGPS: Làm giảm sai số định vị bằng 0,25đ
cách xác định các lượng hiệu chỉnh

29
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
- Nêu nguyên lý chung của DGPS: Xác định các lượng 0,5đ
hiệu chỉnh và phát lượng hiệu chỉnh đó cho các máy thu
GPS trên các phương tiện
- Các phương pháp thực hiện vi phân: Vi phân tọa độ và vi 0,25đ
phân khoảng cách giả
- Cấu trúc của vi phân GPS:
+ Khâu vệ tinh: Phát mã ngẫu nhiên giả và các bản tin 0,25đ
hàng hải cho các máy thu
+ Trạm hiệu chỉnh vi phân: Tính toán lượng hiệu chỉnh để 0,25đ
phát cho các máy thu GPS
+ Các máy thu sử dụng: Thu tín hiệu từ vệ tinh và lượng 0,25đ
hiệu chỉnh từ trạm hiệu chỉnh
- Hoạt động của vi phân GPS theo theo sơ đồ cấu trúc:
+ Thu tín hiệu từ vệ tinh: Các máy thu thu mã ngẫu nhiên 0,5đ
giả và các bản tin hàng hải được phát từ vệ tinh và lượng
hiệu chỉnh
+ Xác định lượng hiệu chỉnh (toạ độ hoặc khoảng cách 0,5đ
giả): Trạm vi phân tính toán lượng hiệu chỉnh
+ Phát lượng hiệu chỉnh cho các máy thu sử dụng: Từ 0,5đ
trạm điều khiển truyền lượng hiệu chỉnh đến các máy phát
để phát cho các máy thu GPS
* So sánh các phương pháp thực hiện vi phân GPS:
- Giống nhau: Đều để nâng cao độ chính xác định vị của 0,25đ
các máy thu mã C/A
- Khác nhau:
+ Phương pháp hiệu chỉnh toạ độ đơn giản trong thực hiện 0,5đ
nhưng tầm hoạt động rất nhỏ.
+ Phương pháp hiệu chỉnh khoảng cách có tầm hoạt động 0,5đ
lớn hơn, độ chính xác cao hơn nhưng khó khăn trong thực
hiện

Câu 1.25 Nêu chức năng của vi phân GPS? Phân tích nguyên lý 5,0 Điểm
vi phân GPS theo phương pháp toạ độ?
* Nêu chức năng của vi phân GPS:
- Nâng cao độ chính xác định vị cho các máy thu GPS thu 0,25đ
mã C/A
- Kiểm tra hoạt động của hệ thống GPS (kiểm tra số lượng 0,25đ
và sự hoạt động của các vệ tinh)
* Phân tích nguyên lý vi phân GPS theo phương pháp toạ
độ:
- Các thành phần trong sơ đồ cấu trúc của vi phân GPS
theo phương pháp tọa độ:

30
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
+ Khâu vệ tinh: Phát mã ngẫu nhiên giả và các bản tin 0,5đ
hàng hải cho các máy thu
+ Trạm hiệu chỉnh vi phân: Tính toán lượng hiệu chỉnh để 0,5đ
phát cho các máy thu GPS
+ Các máy thu sử dụng: Thu tín hiệu từ vệ tinh và lượng 0,25đ
hiệu chỉnh từ trạm hiệu chỉnh
- Sơ đồ cấu trúc của trạm hiệu chỉnh:
+ Máy thu: thu tín hiệu từ các vệ tinh để giải tính tọa độ 0,25đ
của máy thu
+ Trạm tính toán: So sánh tọa độ giải tính của máy thu với 0,5đ
tọa độ chính xác đặt máy thu đã biết để tính ra lượng hiệu
chỉnh tọa độ
+ Trạm phát: Nhận lượng hiệu chỉnh từ trạm tính toán để 0,5đ
phát lượng hiệu chỉnh cho các máy thu GPS trên các
phương tiện
- Hoạt động của vi phân GPS theo sơ đồ cấu trúc:
+ Trạm tính toán: Xác định lượng hiệu chỉnh toạ độ để 0,5đ
truyền đến trạm phát ( = t- GPSt;  =t - GPSt)
+ Trạm phát: Phát lượng hiệu chỉnh nhận được từ trạm 0,5đ
điều khiển cho các các máy thu GPS
+ Các máy thu GPS: Các máy thu thu lượng hiệu chỉnh để 0,5đ
giải tính tọa độ theo DGPS:
DGPSmt = GPSmt + ; DGPSmt = GPSmt +
- So sánh ưu, nhược điểm với phương pháp khoảng cách 0,5đ
giả: tầm hoạt động lớn hơn, độ chính xác cao hơn nhưng
khó khăn trong thực hiện

31
2. Nhóm câu hỏi thực hành

Ý NỘI DUNG ĐIỂM


Câu 2.1 Chuẩn bị, khởi động la bàn CMZ-500? Thực hiện 5,0 Điểm
đồng bộ chỉ số hướng tàu? So sánh phương pháp khởi
động với la bàn GKU-1M?
* Chuẩn bị, khởi động la bàn CMZ-500:
- Công tác chuẩn bị trước khi khởi động la bàn:
+ Đưa công tắc nguồn về vị trí ngắt 0,25đ
+ Kiểm tra bên ngoài các hộp máy: Các công tắc, các 0,25đ
đèn tín hiệu còn đầy đủ nguyên vẹn
+ Kiểm tra bên trong các hộp máy: Kiểm tra phần điện, 0,25đ
phần cơ khí. Tất cả trong trạng thái hoạt động tốt
- Khởi động la bàn:
+ Khởi động trước khi đi biển 6 giờ. La bàn CMZ-500 0,25đ
có hai chế độ khởi động: “khởi động nóng” và “khởi
động lạnh”
+ Khởi động nóng, dòng pha trong rôto con quay bằng 0,25đ
hoặc nhỏ hơn 0,35A nên nó làm việc bình thường ngay
lập tức sau khi cấp nguồn
+ Khởi động lạnh được thực hiện khi con quay đang 0,25đ
đứng yên hoặc đang quay không đủ nhanh trước khi cấp
nguồn, dòng pha trong con quay lớn hơn 0,35A
+ Cấp nguồn AC= 220V-50Hz và DC= 24V. Đóng công 0,25đ
tắc nguồn chính (ON) trong hộp điều khiển
+ Ấn và giữ phím nguồn PWR ở bảng thao tác lâu quá 2 0,25đ
giây. Điều chỉnh độ sáng tối của đèn chiếu sáng DIM
+ Sau 20 phút khi khởi động lạnh, quả cầu quay được 0,5đ
cấp điện, hệ thống truy theo hoạt động. Sau khoảng 2 giờ
trục chính quả cầu quay sẽ tìm được kinh tuyến
* Thực hiện đồng bộ chỉ số hướng tàu:
- Nhấn phím SYN lần 1 (ngắt mạch truy theo, đóng mạch 0,25đ
đồng bộ).

32
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
- Nhấn phím SYN lần 2 (ngắt mạch đồng bộ, đóng mạch 0,25đ
truy theo, la bàn làm việc bình thường)
- Trường hợp phải thực hiện đồng bộ: Thay quả cầu 0,5đ
quay, thay linh kiện của hộp điều khiển, làm xoay chậu la
bàn khi la bàn không hoạt động
- Tắt la bàn:
+ Ấn và giữ phím nguồn “PWR” trên bảng điều khiển 0,25đ
trên 2 giây
+ Bật công tắc trong hộp điều khiển về vị trí OFF 0,25đ
* So sánh phương pháp khởi động với la bàn GKU-1M:

- Phương pháp khởi động la bàn GKU-1M là khởi động 0,5đ


tự động la bàn hoặc có thể khởi động nhanh bằng việc sử
dụng chức năng đưa trục chính la bàn về kinh tuyến bằng
tay, thời gian khởi động la bàn ngắn.
- Phương pháp khởi động lạnh của la bàn CMZ-500 là 0,5đ
khởi động bình thường la bàn, thời gian khởi động la bàn
dài hơn
Câu 2.2 Chuẩn bị, khởi động bình thường la bàn KYPC-4? So 5,0 Điểm
sánh phương pháp khởi động bình thường phương
pháp khởi động nhanh của la bàn?
* Công tác kiểm tra, chuẩn bị trước khi khởi động la
bàn:
- Tắt tất cả các công tắc khởi động không cho nguồn vào 0,25đ
la bàn
- Quan sát bên ngoài, kiểm tra độ chắc chắn của các đầu 0,25đ
nối dây, các dây dẫn điện, các vít bắt cụm máy
- Kiểm tra xem các cầu chì có còn nguyên và đặt đúng vị 0,25đ
trí không, kiểm tra đèn báo hiệu và chiếu sáng
- Kiểm tra dung dịch trong chậu la bàn chính 1M; kiểm 0,25đ
tra nước làm mát, mực nước trong thùng bơm làm mát;
kiểm bút ghi, băng giấy
* Khởi động bình thường la bàn con quay KYPC-4:
- Bật công tắc mạch điện 1 pha ( hộp 4Д ) về vị trí "mở". 0,25đ
Bật công tắc mạch điện 3 pha ( hộp 4Д ) về vị trí "mở"
- Khi còi báo hiệu kêu, tháo 1 trong các cầu chì 1A ở các 0,25đ
cực 59 hoặc 60 để ngắt còi.
- Bật công tắc truy theo ở hộp 9B về vị trí "mở", bật 0,25đ
công tắc đèn chiếu sáng trong 1M về vị trí "mở" và kiểm
tra nhiệt độ dung dịch theo nhiệt kế cong. Khi nhiệt độ
dung dịch đạt giá trị 370C thì lắp cầu chì còi báo hiệu
vào.

33
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
0
- Khi nhiệt độ dung dịch đạt 41 C, bật công tắc bơm làm 0,25đ
mát 12M về vị trí tự động.
- Sau thời gian 2  6 giờ, trục chính của la bàn con quay 0,25đ
sẽ ổn định trong mặt phẳng kinh tuyến. Quy chính tất cả
các la bàn lặp lại theo 1M.
- Nếu tàu chuyển động thì tiến hành hiệu chỉnh sai số vận 0,25đ
tốc theo vận tốc và vĩ độ tàu hoạt động
* Theo dõi hoạt động la bàn trên biển:
- Định kỳ kiểm tra việc quy chính các la bàn lặp lại 0,25đ
- Khi tàu thay đổi vận tốc hoặc vĩ độ hoạt động thì tiến 0,25đ
hành hiệu chỉnh sai số vận tốc theo vận tốc và vĩ độ tàu
hoạt động
- Khi tàu thay đổi chế độ vận động (hướng đi, vận tốc 0,25đ
hoặc đồng thời hướng đi và vận tốc) thì tiến hành loại bỏ
sai số quán tính
- Kiểm tra nhiệt độ dung dịch, giấy ghi, bút ghi 0,25đ
* Tắt la bàn con quay KYPC-4:
- Tắt công tắc truy theo ở hộp 9. Tắt công tắc 3 pha, 1 0,25đ
pha ở hộp 4Д
- Đưa tất cả các công tắc trong các thiết bị về vị trí "tắt". 0,25đ
Ghi và đăng ký tình trạng máy vào sổ đăng ký
* So sánh phương pháp khởi động bình thường phương
pháp khởi động nhanh của la bàn:
- Trong những trường hợp yêu cầu thời gian khởi động la
bàn ngắn không cho phép khởi động la bàn bình thường.
0,25đ
Khi đó, ta phải áp dụng phương pháp khởi động nhanh la
bàn
- Những điểm khác:
+ Theo la bàn từ xác định hướng đi thật của tàu. Bật 0,25đ
công tắc 1 pha về vị trí "mở", nguồn 1 pha 110V-50Hz
cấp cho Stato của thiết bị đưa nhanh quả cầu quay về
kinh tuyến
+ Bật công tắc làm nhanh (PK1) theo chiều tăng (giảm) 0,25đ
để đưa quả cầu quay về vị trí thích hợp và quan sát chỉ số
trên quả cầu quay để đưa quả cầu quay về mặt phẳng
kinh tuyến chính xác. Sau đó bật công tắc PK1 về vị trí
"tắt"
+ Bật công tắc 3 pha về vị trí "mở", nguồn 3 pha 120V- 0,25đ
330Hz cấp cho mô tơ con quay. Tiến hành các thao tác
tương tự như khi khởi động bình thường. Sau thời gian
30 60 phút, trục chính quả cầu quay trở về mặt phẳng
kinh tuyến
Câu 2.3 Chuẩn bị, khởi động la bàn GKU-1M khi đưa trục 5,0 Điểm

34
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
chính la bàn về kinh tuyến bằng tay? Theo dõi hoạt
động của la bàn ở chế độ GK khi tàu hành trình?
* Chuẩn bị, khởi động la bàn GKU-1M khi đưa trục
chính la bàn về kinh tuyến bằng tay:
- Kiểm tra la bàn trước lúc khởi động:
+ Ở hộp KB-2 (công tắc chế độ ở vị trí ngắt, rơ le thời 0,25đ
gian đặt ở 300 giây)
+ Ở hộp KB-3 (công tắc chế độ ở vị trí ngắt) 0,25đ
+ Ở hộp KB-4 (công tắc truy theo ở vị trí ngắt) 0,25đ
+ Công tắc đưa trục chính về kinh tuyến (S5) ở vị trí tắt 0,25đ
- Khởi động la bàn:
+ Cấp nguồn DC27V và AC 220V - 50Hz 0,25đ
+ Xoay núm đưa trục X về kinh tuyến để đưa chỉ số 0,5đ
hướng đi ở KB-4 về hướng đi đã biết (hướng đi đã biết
xác định nhờ các phương pháp khác: la bàn từ, tàu cập
cảng)
+ Phân tích các giai đoạn khởi động bằng các đèn ở máy 0,5đ
6: Nung nóng, tăng tốc con quay, định ngang sơ bộ, định
ngang chính xác, trục chính về kinh tuyến, làm việc
+ Phân tích ở giai đoạn chân trời tinh, ΔK quay và ổn 0,25đ
định
* Theo dõi hoạt động của la bàn ở chế độ GK khi tàu
hành trình:
- Chuyển la bàn về chế độ GK, đèn GK sáng 0,25đ
- Quy chính các la bàn lặp lại theo hộp KB-4 (KB-5), đĩa 0,25đ
ΔK ở KB-3 theo KB-2
- Khi tàu hành trình, tiến hành hiệu chỉnh sai số vĩ độ, 0,5đ
vận tốc bằng tay nếu mạch tự động hỏng
- Chuyển sang chế độ GA khi cần sử dụng 0,25đ
- Khi tàu chạy, công tắc lốc xô - ốc tô đặt về “lốc xô” 0,25đ
- Nếu mất cảm biến vận tốc thì đưa vận tốc bằng tay vào 0,25đ
la bàn. Nếu mất cảm biến vĩ độ thì đưa vĩ độ bằng tay
vào la bàn.
- Khi tàu chạy thời gian dài, kiểm tra hướng đi và đĩa 0,25đ
ΔK. Nếu ΔK >50 thì đưa la bàn về kinh tuyến bằng tay
lần nữa, đĩa ΔK=0
- Tắt la bàn:
+ Đưa chuyển mạch chế độ ở trên hộp máy KB-2 về vị 0,25đ
trí “chuẩn bị”, chuyển mạch chế độ ở KB-3 về vị trí tắt,
xoay núm đặt tốc độ về vị trí ABT.
+ Chuyển mạch nguồn S1, S2 về vị trí tắt. 0,25đ
Câu 2.4 Chuẩn bị, khởi động la bàn GKU-1M khi đưa trục 5,0 Điểm
chính la bàn về kinh tuyến tự động? Theo dõi hoạt

35
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
động của la bàn ở chế độ GK khi tàu hành trình?
* Chuẩn bị, khởi động la bàn GKU-1M khi đưa trục
chính la bàn về kinh tuyến tự động:
- Kiểm la bàn bàn trước lúc khởi động:
+ Ở hộp KB-2 (công tắc chế độ ở vị trí ngắt, rơ le thời 0,25đ
gian đặt ở 300 giây)
+ Ở hộp KB-3 (công tắc chế độ ở vị trí ngắt) 0,25đ
+ Ở hộp KB-4 (công tắc truy theo ở vị trí ngắt) 0,25đ
+ Công tắc đưa trục chính về kinh tuyến (S5) ở vị trí mở 0,25đ
+ Núm xoay đưa trục chính về kinh tuyến ở vị trí tự động 0,25đ
(vị trí giữa - ABT)
- Khởi động la bàn:
+ Cấp nguồn DC27V và AC 220V - 50Hz 0,25đ
+ Phân tích các giai đoạn khởi động bằng các đèn ở máy 0,5đ
6: Nung nóng, tăng tốc con quay, định ngang sơ bộ, định
ngang chính xác, trục chính về kinh tuyến, làm việc
+ Phân tích ở giai đoạn chân trời tinh, ΔK quay và ổn 0,25đ
định
* Theo dõi hoạt động của la bàn ở chế độ GK khi tàu
hành trình:
- Chuyển la bàn về chế độ GK, đèn GK sáng. 0,25đ
- Quy chính các la bàn lặp lại theo hộp KB-4 (KB-5), đĩa 0,25đ
ΔK ở KB-3 theo KB-2
- Khi tàu hành trình, tiến hành hiệu chỉnh sai số vĩ độ, 0,5đ
vận tốc bằng tay nếu mạch tự động hỏng
- Chuyển sang chế độ GA khi cần sử dụng 0,25đ
- Khi tàu chạy, công tắc lốc xô - ốc tô đặt về “lốc xô” 0,25đ
- Nếu mất cảm biến vận tốc thì đưa vận tốc bằng tay vào 0,25đ
la bàn. Nếu mất cảm biến vĩ độ thì đưa vĩ độ bằng tay
vào la bàn.
- Khi tàu chạy thời gian dài, kiểm tra hướng đi và đĩa 0,5đ
ΔK. Nếu ΔK >50 thì đưa la bàn về kinh tuyến bằng tay
lần nữa, đĩa ΔK=0
- Tắt la bàn:
+ Đưa chuyển mạch chế độ ở trên hộp máy KB-2 về vị 0,25đ
trí “chuẩn bị”, chuyển mạch chế độ ở KB-3 về vị trí tắt,
xoay núm đặt tốc độ về vị trí ABT.
+ Chuyển mạch nguồn S1, S2 về vị trí tắt. 0,25đ

Câu 2.5 Mở ra đa hàng hải, điều chỉnh ban đầu? Ứng dụng 5,0 Điểm
chế độ báo động IN, OUT trong các điều kiện đi biển
khác nhau? Thao tác sử dụng chế độ báo động IN của
ra đa?

36
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
* Mở ra đa hàng hải, điều chỉnh ban đầu:
- Chuẩn bị mở ra đa JMA-2144: Kiểm tra bên ngoài, vị 0,5đ
trí các cơ quan điều khiển, kiểm tra nguồn
- Mở ra đa JMA-2144:
+ Cấp nguồn điện vào ra đa 0,25đ
+ Ấn nút Stand-by để khởi động, chờ thời gian sấy 0,25đ
+ Ấn nút XMIT để ra đa phát xung 0,25đ
- Điều chỉnh ban đầu:
+ Điều chỉnh cộng hưởng (điều tần) 0,25đ
+ Điều chỉnh khuếch đại 0,25đ
+ Khử các nhiễu nếu cần 0,25đ
* Ứng dụng chế độ báo động IN, OUT trong các điều
kiện đi biển khác nhau:
- Sử dụng chế độ báo động IN để theo dõi mục tiêu đi 0,5đ
vào vùng cảnh giới
- Sử dụng chế độ báo động OUT để theo dõi mục tiêu rời 0,5đ
khỏi vùng cảnh giới
* Thao tác sử dụng chế độ báo động IN:
- Mở chức năng đặt vùng báo động (ấn phím ALM) 0,25đ
- Đặt vùng báo động:
+ Sử dụng hai vòng VRM1 và VRM2 để đặt hai khoảng 0,5đ
cách
+ Sử dụng hai đường EBL1 và EBL2 để đặt hai phương 0,25đ
vị
- Chọn chế độ báo động IN 0,25đ
- Chọn mức báo động 0,25đ
- Tắt ra đa:
+ Đưa các núm xoay về vị trí nhỏ nhất 0,25đ
+ Ấn đồng thời 2 phím Stand-by và XMIT 0,25đ
Câu 2.6 Mở ra đa hàng hải JMA-2144, điều chỉnh ban đầu? 5,0 Điểm
Sử dụng ra đa để đặt báo động cảnh giới (chế độ IN)?
Trường hợp sử dụng chế độ? So sánh phương pháp
đặt vùng báo động với ra đa MR-231?
* Mở ra đa hàng hải, điều chỉnh ban đầu:
- Chuẩn bị mở ra đa JMA-2144: Kiểm tra bên ngoài, vị 0,5đ
trí các cơ quan điều khiển, kiểm tra nguồn
- Mở ra đa JMA-2144:
+ Cấp nguồn điện vào ra đa 0,25đ
+ Ấn nút Stand-by để khởi động, chờ thời gian sấy 0,25đ
+ Ấn nút XMIT để ra đa phát xung 0,25đ
- Điều chỉnh ban đầu:

37
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
+ Điều chỉnh cộng hưởng (điều tần) 0,25đ
+ Điều chỉnh khuếch đại 0,25đ
+ Khử các nhiễu nếu cần 0,25đ
* Sử dụng ra đa để đặt báo động cảnh giới (chế độ IN):
- Mở chức năng đặt vùng báo động (ấn phím ALM) 0,25đ
- Đặt vùng báo động:
+ Sử dụng hai vòng VRM1 và VRM2 để đặt hai khoảng 0,5đ
cách
+ Sử dụng hai đường EBL1 và EBL2 để đặt hai phương 0,25đ
vị
- Chọn chế độ báo động IN 0,25đ
- Chọn mức báo động 0,25đ
- Trường hợp sử dụng chế độ IN (theo dõi có mục tiêu đi 0,5đ
vào vùng cảnh giới)
* So sánh phương pháp đặt vùng báo động với ra đa
MR-231:
- Ra đa JMA-2144: Sử dụng VRM và EBL để đặt vùng 0,5đ
báo động, thao tác nhiều
- Ra đa MR-231: Sử dụng dấu con trỏ đặt hai điểm, vùng
0,5đ
báo động theo hướng từ điểm 1 đến điểm 2
Câu 2.7 Mở ra đa hàng hải JMA-2144, điều chỉnh hình ảnh? 5,0 Điểm
Sử dụng ra đa để đặt báo động cảnh giới (chế độ
OUT)? Trường hợp sử dụng chế độ? So sánh phương
pháp đặt vùng báo động với ra đa JMA-2300?
* Mở ra đa hàng hải, điều chỉnh ban đầu:
- Chuẩn bị mở ra đa JMA-2144: Kiểm tra bên ngoài, vị 0,5đ
trí các cơ quan điều khiển, kiểm tra nguồn
- Mở ra đa JMA-2144:
+ Cấp nguồn điện vào ra đa 0,25đ
+ Ấn nút Stand-by để khởi động, chờ thời gian sấy 0,25đ
+ Ấn nút XMIT để ra đa phát xung 0,25đ
- Điều chỉnh ban đầu:
+ Điều chỉnh cộng hưởng (điều tần) 0,25đ
+ Điều chỉnh khuếch đại 0,25đ
+ Khử các nhiễu nếu cần 0,25đ
* Sử dụng ra đa để đặt báo động cảnh giới (chế độ
OUT):
- Mở chức năng đặt vùng báo động 0,25đ
- Đặt vùng báo động:
+ Sử dụng hai vòng VRM1 và VRM2 để đặt hai khoảng 0,5đ
cách

38
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
+ Sử dụng hai đường EBL1 và EBL2 để đặt hai phương 0,25đ
vị
- Chọn chế độ báo động OUT 0,25đ
- Chọn mức báo động 0,25đ
- Trường hợp sử dụng chế độ OUT (theo dõi có mục tiêu 0,5đ
rời khỏi vùng cảnh giới)
* So sánh phương pháp đặt vùng báo động với ra đa
JMA-2300:
- Ra đa JMA-2144: Sử dụng VRM và EBL để đặt vùng 0,5đ
báo động, thao tác nhiều
- Ra đa JMA-2300: Sử dụng dấu con trỏ đặt hai điểm, 0,5đ
vùng báo động theo hướng từ điểm 1 đến điểm 2
Câu 2.8 Mở ra đa hàng hải JMA-2144, điều chỉnh ban đầu? 5,0 Điểm
Sử dụng ra đa để đo cự ly mục tiêu bằng VRM?
Những điểm chú ý khi đo cự ly mục tiêu?
* Mở ra đa hàng hải, điều chỉnh ban đầu:
- Chuẩn bị mở ra đa JMA-2144: Kiểm tra bên ngoài, vị 0,5đ
trí các cơ quan điều khiển, kiểm tra nguồn
- Mở ra đa JMA-2144:
+ Cấp nguồn điện vào ra đa 0,25đ
+ Ấn nút Stand-by để khởi động, chờ thời gian sấy 0,25đ
+ Ấn nút XMIT để ra đa phát xung 0,25đ
- Điều chỉnh ban đầu:
+ Điều chỉnh cộng hưởng (điều tần) 0,25đ
+ Điều chỉnh khuếch đại 0,25đ
+ Khử các nhiễu nếu cần 0,25đ
* Sử dụng ra đa để đo cự ly mục tiêu bằng VRM:
- Nhận dạng mục tiêu và chọn điểm đo 0,5đ
- Ấn phím VRM cho xuất hiện đường VRM 0,25đ
- Ấn phím tăng/ giảm để đường VRM trùng với điểm đo 0,5đ
- Đọc chỉ số ở góc trên bên phải màn hình 0,25đ
- Thao tác đo bằng đường VRM khác 0,75đ
- Đổi đơn vị đo cự ly 0,25đ
* Những điểm chú ý khi đo cự ly mục tiêu:
- Chọn thang đo, điểm đo 0,25đ
- Thứ tự đo khi đo nhiều mục tiêu 0,25đ
Câu 2.9 Mở ra đa hàng hải JMA-2144, điều chỉnh ban đầu? 5,0 Điểm
Sử dụng ra đa để đo góc mạn (phương vị) mục tiêu
bằng EBL? Những điểm chú ý khi đo phương vị mục
tiêu?
* Mở ra đa hàng hải, điều chỉnh ban đầu:

39
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
- Chuẩn bị mở ra đa JMA-2144: Kiểm tra bên ngoài, vị 0,5đ
trí các cơ quan điều khiển, kiểm tra nguồn
- Mở ra đa JMA-2144:
+ Cấp nguồn điện vào ra đa 0,25đ
+ Ấn nút Stand-by để khởi động, chờ thời gian sấy 0,25đ
+ Ấn nút XMIT để ra đa phát xung 0,25đ
- Điều chỉnh ban đầu:
+ Điều chỉnh cộng hưởng (điều tần) 0,25đ
+ Điều chỉnh khuếch đại 0,25đ
+ Khử các nhiễu nếu cần 0,25đ
* Sử dụng ra đa để đo góc mạn (phương vị) mục tiêu
bằng EBL:
- Nhận dạng mục tiêu và chọn điểm đo 0,5đ
- Ấn phím EBL cho xuất hiện đường EBL 0,25đ
- Ấn phím tăng/ giảm để đường EBL trùng với điểm đo 0,5đ
- Đọc chỉ số ở góc trên bên trái màn hình 0,25đ
- Thao tác đo bằng đường EBL khác 0,25đ
- Trường hợp đo được góc mạn, phương vị mục tiêu 0,5đ
* Những điểm chú ý khi đo phương vị mục tiêu:
- Chọn thang đo, điểm đo 0,25đ
- Thứ tự đo khi đo nhiều mục tiêu 0,25đ
- Trường hợp đo G để tính P 0,25đ

Câu 2.10 Mở ra đa hàng hải JMA-2144, điều chỉnh ban đầu? 5,0 Điểm
Sử dụng ra đa để đo cự ly và phương vị mục tiêu
bằng dấu con trỏ? Những điểm chú ý khi đo thông số
mục tiêu?
* Mở ra đa hàng hải, điều chỉnh ban đầu:
- Chuẩn bị mở ra đa JMA-2144: Kiểm tra bên ngoài, vị 0,5đ
trí các cơ quan điều khiển, kiểm tra nguồn
- Mở ra đa JMA-2144:
+ Cấp nguồn điện vào ra đa 0,25đ
+ Ấn nút Stand-by để khởi động, chờ thời gian sấy 0,25đ
+ Ấn nút XMIT để ra đa phát xung 0,25đ
- Điều chỉnh ban đầu:
+ Điều chỉnh cộng hưởng (điều tần) 0,25đ
+ Điều chỉnh khuếch đại 0,25đ
+ Khử các nhiễu nếu cần 0,25đ
* Sử dụng ra đa để đo cự ly và phương vị mục tiêu bằng
dấu con trỏ:

40
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
- Nhận dạng mục tiêu và chọn điểm đo 0,5đ
- Ấn phím CURSOR cho xuất hiện dấu con trỏ 0,5đ
- Ấn phím mũi tên để dấu con trỏ trùng với điểm cần đo 0,5đ
- Đọc chỉ số ở góc dưới bên phải màn hình 0,5đ
- Trường hợp đo được cự ly, phương vị mục tiêu 0,5đ
* Những điểm chú ý khi đo thông số mục tiêu:
- Chọn thang đo, điểm đo 0,25đ
- Trường hợp sử dụng các chức năng ZOOM, EXP 0,25đ
Câu 2.11 Mở ra đa hàng hải JMA-2144, điều chỉnh ban đầu? 5,0 Điểm
Sử dụng ra đa để đo cự ly và phương vị giữa hai mục
tiêu bằng F.EBL? Những điểm chú ý khi đo thông số
mục tiêu?
* Mở ra đa hàng hải, điều chỉnh ban đầu:
- Chuẩn bị mở ra đa JMA-2144: Kiểm tra bên ngoài, vị 0,5đ
trí các cơ quan điều khiển, kiểm tra nguồn
- Mở ra đa JMA-2144:
+ Cấp nguồn điện vào ra đa 0,25đ
+ Ấn nút Stand-by để khởi động, chờ thời gian sấy 0,25đ
+ Ấn nút XMIT để ra đa phát xung 0,25đ
- Điều chỉnh ban đầu:
+ Điều chỉnh cộng hưởng (điều tần) 0,25đ
+ Điều chỉnh khuếch đại 0,25đ
+ Khử các nhiễu nếu cần 0,25đ
* Sử dụng ra đa để đo cự ly và phương vị giữa hai mục
tiêu bằng F.EBL:
- Nhận dạng mục tiêu và chọn điểm đo 0,5đ
- Ấn phím F.EBL cho xuất hiện dấu con trỏ 0,25đ
- Ấn phím mũi tên cho dấu con trỏ trùng với một mục 0,25đ
tiêu
- Ấn lại phím F.EBL xác định chọn mục tiêu 0,25đ
- Điều chỉnh vòng cự ly trùng với điểm đo của mục tiêu 0,25đ
thứ hai
- Điều chỉnh dấu phương vị trùng với điểm đo của mục 0,25đ
tiêu thứ hai
- Đọc chỉ số cự ly và phương vị 0,5đ
- Ấn lại phím F.EBL để tắt chế độ 0,25đ
* Những điểm chú ý khi đo thông số mục tiêu:
- Chọn thang đo, điểm đo 0,25đ
- Trường hợp sử dụng các chức năng ZOOM, EXP 0,25đ
Câu 2.12 Mở ra đa hàng hải JMA-2144, điều chỉnh ban đầu? 5,0 Điểm
Giải thích các thông tin trên màn hình? Sử dụng chức

41
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
năng dịch tâm màn hình (OFF CENT) của ra đa, ứng
dụng của chức năng OFF CENT?
* Mở ra đa hàng hải, điều chỉnh ban đầu:
- Chuẩn bị mở ra đa JMA-2144: Kiểm tra bên ngoài, vị 0,5đ
trí các cơ quan điều khiển, kiểm tra nguồn
- Mở ra đa JMA-2144:
+ Cấp nguồn điện vào ra đa 0,25đ
+ Ấn nút Stand-by để khởi động, chờ thời gian sấy 0,25đ
+ Ấn nút XMIT để ra đa phát xung 0,25đ
- Điều chỉnh ban đầu:
+ Điều chỉnh cộng hưởng (điều tần) 0,25đ
+ Điều chỉnh khuếch đại 0,25đ
+ Khử các nhiễu nếu cần 0,25đ
* Giải thích các thông tin trên màn hình:
- Vùng hình ảnh ra đa 0,25đ
- Các giá trị hiển thị, các chức năng đang sử dụng 0,5đ
* Sử dụng chức năng dịch tâm màn hình (OFF CENT):
- Chọn hướng cần dịch tâm màn hình 0,25đ
- Ấn phím OFF CENT cho xuất hiện dấu con trỏ 0,25đ
- Ấn các phím mũi tên cho dấu con trỏ đến điểm chọn 0,5đ
- Ấn lại phím OFF CENT để dịch tâm 0,25đ
- Những điểm chú ý khi sử dụng chức năng này 0,5đ
- Ứng dụng của chức năng OFF CENT 0,5đ
Câu 2.13 Mở ra đa hàng hải JMA-2144, điều chỉnh ban đầu? 5,0 Điểm
Giải thích các thông tin trên màn hình? Sử dụng chức
năng phóng ảnh (ZOOM) của ra đa, ứng dụng của
chức năng ZOOM?
* Mở ra đa hàng hải, điều chỉnh ban đầu:
- Chuẩn bị mở ra đa JMA-2144: Kiểm tra bên ngoài, vị 0,5đ
trí các cơ quan điều khiển, kiểm tra nguồn
- Mở ra đa JMA-2144:
+ Cấp nguồn điện vào ra đa 0,25đ
+ Ấn nút Stand-by để khởi động, chờ thời gian sấy 0,25đ
+ Ấn nút XMIT để ra đa phát xung 0,25đ
- Điều chỉnh ban đầu:
+ Điều chỉnh cộng hưởng (điều tần) 0,25đ
+ Điều chỉnh khuếch đại 0,25đ
+ Khử các nhiễu nếu cần 0,25đ
* Giải thích các thông tin trên màn hình:
- Vùng hình ảnh ra đa 0,25đ

42
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
- Các giá trị hiển thị, các chức năng đang sử dụng 0,5đ
* Sử dụng chức năng phóng đại ảnh ZOOM:
- Chọn khu vực ảnh cần phóng đại 0,25đ
- Ấn phím ZOOM cho xuất hiện dấu con trỏ 0,25đ
- Ấn các phím mũi tên cho dấu con trỏ đến mục tiêu 0,5đ
chọn
- Ấn lại phím ZOOM để phóng đại ảnh 0,25đ
- Những điểm chú ý khi sử dụng chức năng này 0,5đ
- Ứng dụng của chức năng ZOOM 0,5đ
Câu 2.14 Mở ra đa hàng hải JMA-2144, điều chỉnh ban đầu? 5,0 Điểm
Giải thích các thông tin trên màn hình? Sử dụng chức
năng đặt thời gian phát - nghỉ phát sóng (TIME) của
ra đa, ứng dụng của chức năng TIME?
* Mở ra đa hàng hải, điều chỉnh ban đầu:
- Chuẩn bị mở ra đa JMA-2144: Kiểm tra bên ngoài, vị 0,5đ
trí các cơ quan điều khiển, kiểm tra nguồn
- Mở ra đa JMA-2144:
+ Cấp nguồn điện vào ra đa 0,25đ
+ Ấn nút Stand-by để khởi động, chờ thời gian sấy 0,25đ
+ Ấn nút XMIT để ra đa phát xung 0,25đ
- Điều chỉnh ban đầu:
+ Điều chỉnh cộng hưởng (điều tần) 0,25đ
+ Điều chỉnh khuếch đại 0,25đ
+ Khử các nhiễu nếu cần 0,25đ
* Giải thích các thông tin trên màn hình:
- Vùng hình ảnh ra đa 0,25đ
- Các giá trị hiển thị, các chức năng đang sử dụng 0,5đ
* Sử dụng chức năng đặt thời gian phát - nghỉ phát sóng
TIME:
- Ấn phím TIME để mở chức năng chọn số vòng quay an 0,25đ
ten
- Dùng phím mũi tên chọn số vòng quay an ten 0,25đ
- Ấn phím TIME để mở chức năng chọn thời gian 0,25đ
- Dùng phím mũi tên chọn số phút nghỉ 0,25đ
- Cơ sở lựa chọn giá trị đặt vào ra đa 0,5đ
- Những điểm chú ý khi sử dụng chức năng này 0,25đ
- Ứng dụng của chức năng TIME 0,5đ
Câu 2.15 Mở ra đa hàng hải JMA-2144, điều chỉnh ban đầu? 5,0 Điểm
Ứng dụng ra đa để báo động rê neo trong các điều
kiện khác nhau?
* Mở ra đa hàng hải, điều chỉnh ban đầu:

43
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
- Chuẩn bị mở ra đa JMA-2144: Kiểm tra bên ngoài, vị 0,5đ
trí các cơ quan điều khiển, kiểm tra nguồn
- Mở ra đa JMA-2144:
+ Cấp nguồn điện vào ra đa 0,25đ
+ Ấn nút Stand-by để khởi động, chờ thời gian sấy 0,25đ
+ Ấn nút XMIT để ra đa phát xung 0,25đ
- Điều chỉnh ban đầu:
+ Điều chỉnh cộng hưởng (điều tần) 0,25đ
+ Điều chỉnh khuếch đại 0,25đ
+ Khử các nhiễu nếu cần 0,25đ
* Ứng dụng ra đa để báo động rê neo trong các điều
kiện khác nhau:
- Sử dụng ra đa để báo động rê neo:
+ Sử dụng chế độ báo động OUT 0,25đ
+ Nhận dạng và chọn một mục tiêu cố định trên màn 0,25đ
hình
+ Mở chức năng đặt vùng báo động 0,25đ
+ Đặt vùng báo động 0,5đ
+ Chọn chế độ báo động OUT 0,25đ
- Đọc các thông tin trên màn hình 0,5đ
- Ứng dụng ra đa để báo động rê neo trong các điều kiện
khác nhau:
+ Chọn kích thước vùng báo động 0,75đ
+ Chọn mức báo động 0,25đ
Câu 2.16 Sử dụng ra đa tự động tác nghiệp MARPA JMA-2300 5,0 Điểm
để bám mục tiêu ở chế độ bám bằng tay? Xử lý tránh
va? Giải quyết tình huống khi mục tiêu được chọn
bám không ra thông số vận động?
* Sử dụng ra đa tự động tác nghiệp MARPA JMA-2300
để bám mục tiêu ở chế độ bám bằng tay:
- Chuẩn bị mở ra đa JMA-2144: Kiểm tra bên ngoài, vị 0,5đ
trí các cơ quan điều khiển, kiểm tra nguồn
- Mở ra đa JMA-2144:
+ Cấp nguồn điện vào ra đa 0,25đ
+ Ấn nút Stand-by để khởi động, chờ thời gian sấy 0,25đ
+ Ấn nút XMIT để ra đa phát xung 0,25đ
- Điều chỉnh ban đầu:
+ Điều chỉnh cộng hưởng (điều tần) 0,25đ
+ Điều chỉnh khuếch đại 0,25đ
+ Khử các nhiễu nếu cần 0,25đ
- Sử dụng ra đa để bám mục tiêu ở chế độ bám bằng tay:

44
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
+ Ấn phím mềm 4 để mở bám mục tiêu 0,25đ
+ Mở chế độ con trỏ 0,25đ
+ Ấn các phím mũi tên để dấu con trỏ trùng với mục tiêu 0,25đ
+ Ấn phím ACQ để bám mục tiêu 0,25đ
+ Lặp lại thao tác trên cho các mục tiêu khác 0,75đ
* Các bước sử dụng ra đa để xử lý tránh va:
- Phát hiện và bám mục tiêu để theo dõi 0,25đ
- Khi mục tiêu được bám là mục tiêu nguy hiểm sẽ phát 0,25đ
báo động bằng còi, biểu tượng mục tiêu thay đổi
- Hiển thị thông số mục tiêu nguy hiểm (hiển thị, đọc các 0,25đ
thông số)
- Thử phương án tránh va 0,25đ
- Tắt ra đa 0,25đ

Câu 2.17 Mở máy thu KODEN-KGP 913? Nhập điểm đến và 5,0 Điểm
tuyến hành trình vào máy thu? Phương pháp xác
định tọa độ các điểm đến để nhập vào máy thu?
* Mở máy thu KODEN-KGP 913:
- Chuẩn bị mở máy KODEN-KGP 913:
+ Kiểm tra tình trạng bên ngoài, anten, dây nguồn và cáp 0,25đ
anten
+ Kiểm tra nguồn cấp cho máy 0,25đ
- Mở máy KODEN-KGP 913:
+ Ấn phím nguồn PWR 0,25đ
+ Điều chỉnh độ sáng và độ tương phản 0,25đ
+ Cài đặt các giá trị ban đầu 0,25đ
* Nhập điểm đến và tuyến hành trình vào máy thu:
- Mở máy KODEN-KGP 913 nhập điểm đến:
+ Ấn MENU chọn "1 Waypoints" 0,25đ
+ Ấn 3 phím số để nhập điểm cần lưu giữ (200  399). 0,25đ
Ấn ENT. Ấn > đến “=”, ấn > xuất hiện bảng chữ cái và
biểu tượng
+ Dùng các phím / / < / > dời con trỏ tới chữ, biểu 0,25đ
tượng cần chọn
+ Ấn SEL: Một lần ấn được một kí tự và có thể vào đến 0,25đ
10 chữ bằng cách lặp lại những bước này đến khi kết
thúc.
+ Ấn 7 phím số để nhập vĩ độ. Ấn 2/N hoặc 8/S để nhập 0,25đ
tên vĩ độ. Ấn ENT
+ Ấn 8 phím số để nhập kinh độ. Ấn 6/E hoặc 4/W để 0,25đ
nhập tên kinh độ. Ấn ENT

45
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
- Mở máy KODEN-KGP 913 nhập tuyến hành trình:
+ Có thể lập và lưu giữ 20 tuyến hành trình (từ 01 20) 0,25đ
trong bộ nhớ.
+ Ấn MENU cho đến khi bảng MENU xuất hiện. Ấn 0,25đ
phím số 2 chọn "2: ROUTE"
+ Ấn phím số 1 chọn "1: RTE - EDIT". Ấn 2 phím số (01 0,25đ
 20) lập tên, số hiệu của tuyến.
+ Ấn > dời con trỏ đến cột chọn chiều thuận hay nghịch. 0,25đ
+ Dùng 3 phím số nhập số hiệu điểm đến từ (200  399) 0,25đ
của tuyến hành trình cần lập. Ấn ENT
+ Dùng 3 phím số nhập tiếp số hiệu điểm đến tiếp theo 0,25đ
rồi ấn ENT và cứ như vậy cho đến điểm cuối cùng trong
tuyến
* Phương pháp xác định tọa độ các điểm đến để nhập
vào máy thu:
- Khi tàu cập cảng 0,25đ
- Khi tàu neo hoặc hành trình 0,25đ
- Tắt máy thu 0,25đ
Câu 2.18 Mở máy thu KODEN-KGP 913 để xác định vị trí tàu? 5,0 Điểm
Phân tích việc lựa chọn các dữ liệu: chế độ 2D/3D, giá
trị DOP và dữ liệu gốc hải đồ nhập vào máy trong các
điều kiện đi biển khác nhau nhằm nâng cao độ chính
xác định vị?
* Mở máy thu KODEN-KGP 913 để xác định vị trí tàu:
- Chuẩn bị mở máy KODEN-KGP 913:
+ Kiểm tra tình trạng bên ngoài, anten, dây nguồn và cáp 0,25đ
anten
+ Kiểm tra nguồn cấp cho máy 0,25đ
- Mở máy KODEN-KGP 913:
+ Ấn phím nguồn PWR 0,25đ
+ Điều chỉnh độ sáng và độ tương phản 0,25đ
+ Cài đặt các giá trị ban đầu 0,25đ
- Đọc toạ độ và các thông tin trên màn hình:
+ Màn hình A và B 0,25đ
+ Màn hình C và D 0,25đ
* Phân tích việc lựa chọn các dữ liệu: chế độ 2D/3D, giá
trị DOP và dữ liệu gốc hải đồ nhập vào máy:
- Phân tích lựa chọn chế độ 2D/3D:
+ Chế độ 2D: Sử dụng 3 vệ tinh để định vị 0,25đ
+ Chế độ 3D: Sử dụng 4 vệ tinh để định vị 0,25đ

46
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
+ Trường hợp sử dụng từng chế độ (tuỳ thuộc vào khu 0,25đ
biển hoạt động)
+ Thao tác đặt chế độ vào máy 0,25đ
- Phân tích lựa chọn giá trị DOP đặt vào máy:
+ Ý nghĩa của việc đặt giá trị DOP 0,5đ
+ Thao tác đặt giá trị DOP 0,25đ
- Phân tích lựa chọn dữ liệu gốc hải đồ:
+ Do không có hệ riêng của Việt Nam nên sẽ chọn WGS-
0,25đ
84
+ Thao tác đặt hệ WGS-84 vào máy 0,25đ
+ Phương pháp khắc phục sai số khi tác nghiệp trên hải 0,5đ
đồ của Việt Nam
- Tắt máy thu 0,5đ
Câu 2.19 Mở máy thu KODEN-KGP 913? Sử dụng máy để dẫn 5,0 Điểm
tàu theo điểm? Các trường hợp ứng dụng chế độ dẫn
tàu theo điểm? Ứng dụng chức năng gọi lại điểm đến?
* Mở máy thu KODEN-KGP 913:
- Chuẩn bị mở máy KODEN-KGP 913:
+ Kiểm tra tình trạng bên ngoài, anten, dây nguồn và cáp 0,25đ
anten
+ Kiểm tra nguồn cấp cho máy 0,25đ
- Mở máy KODEN-KGP 913:
+ Ấn phím nguồn PWR 0,25đ
+ Điều chỉnh độ sáng và độ tương phản 0,25đ
+ Cài đặt các giá trị ban đầu 0,25đ
* Sử dụng máy để dẫn tàu theo điểm:
- Xác định điểm đến:
+ Lập điểm đến mới 0,25đ
+ Khi điểm đến đã lưu trong máy cần gọi ra màn hình để 0,25đ
kiểm tra lại
- Chọn và đặt giá trị báo động lệch hướng, lệch đường 0,5đ
- Chọn và đặt giá trị báo động điểm đến 0,25đ
- Mở chế độ dẫn tàu theo điểm (chế độ NAV hoặc PLOT) 0,25đ
- Gọi điểm đến để dẫn tàu 0,25đ
- Đọc thông số trên các màn hình 0,25đ
- Tắt chế độ dẫn tàu theo điểm 0,25đ
* Các trường hợp ứng dụng chế độ dẫn tàu theo điểm:
- Khi có kế hoạch ban đầu 0,25đ
- Khi có nhiệm vụ đột xuất 0,25đ
* Ứng dụng chức năng gọi lại điểm đến:

47
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
- Trường hợp gọi lại điểm đến (tàu vận động tránh va) 0,25đ
- Thao tác gọi lại điểm đến 0,25đ
- Những chú ý khi gọi lại điểm đến 0,25đ
- Tắt máy thu 0,25đ
Câu 2.20 Mở máy thu KODEN-KGP 913? Sử dụng máy để dẫn 5,0 Điểm
tàu theo tuyến? Phân tích trường hợp gọi lại điểm
đến?
* Mở máy thu KODEN-KGP 913:
- Chuẩn bị mở máy KODEN-KGP 913:
+ Kiểm tra tình trạng bên ngoài, anten, dây nguồn và cáp 0,25đ
anten
+ Kiểm tra nguồn cấp cho máy 0,25đ
- Mở máy KODEN-KGP 913:
+ Ấn phím nguồn PWR 0,25đ
+ Điều chỉnh độ sáng và độ tương phản 0,25đ
+ Cài đặt các giá trị ban đầu 0,5đ
* Sử dụng máy để dẫn tàu theo tuyến:
- Lập tuyến hành trình:
+ Mở chế độ lập tuyến
+ Thao tác lập tuyến 0,25đ
- Chọn phương pháp chuyển điểm đến 0,25đ
- Chọn chiều đi của tuyến 0,25đ
- Chọn và đặt các giá trị báo động 0,25đ
- Mở chế độ dẫn tàu theo tuyến 0,25đ
- Gọi tuyến để dẫn tàu 0,25đ
- Đọc thông số trên các màn hình 0,25đ
- Tắt chế độ dẫn tàu theo tuyến 0,25đ
* Phân tích trường hợp gọi lại điểm đến:
- Trường hợp gọi lại điểm đến (tàu thực hiện vận động 0,5đ
tránh va)
- Thao tác gọi lại điểm đến 0,25đ
- Những chú ý khi gọi lại điểm đến 0,5đ
- Tắt máy thu 0,25đ
Câu 2.21 Mở máy thu KODEN-KGP 913 để xác định vị trí tàu? 5,0 Điểm
Giải thích các thông tin trên màn hình? Ý nghĩa việc
đặt độ cao tối thiểu vệ tinh vào máy?
* Mở máy thu KODEN-KGP 913 để xác định vị trí tàu:
- Chuẩn bị mở máy KODEN-KGP 913:
+ Kiểm tra tình trạng bên ngoài, anten, dây nguồn và cáp 0,25đ
anten

48
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
+ Kiểm tra nguồn cấp cho máy 0,25đ
- Mở máy KODEN-KGP 913:
+ Ấn phím nguồn PWR 0,25đ
+ Điều chỉnh độ sáng và độ tương phản 0,25đ
+ Cài đặt các giá trị ban đầu 0,5đ
- Giải thích các thông tin trên màn hình:
+ Đọc các thông tin của màn hình hiển thị A 0,5đ
+ Đọc các thông tin của màn hình hiển thị B 0,5đ
+ Đọc các thông tin của màn hình hiển thị C 0,5đ
+ Đọc các thông tin của màn hình hiển thị D 0,5đ
* Ý nghĩa việc đặt độ cao tối thiểu vệ tinh vào máy:
- Khi đặt độ cao tối thiểu vệ tinh vào máy thì máy thu chỉ 0,5đ
sử dụng các vệ tinh có độ cao lớn hơn độ cao đặt vào để
sử dụng cho việc định vị
- Cơ sở lựa chọn giá trị đặt vào máy (thời tiết, khu biển 0,5đ
tàu hoạt động)
- Thao tác đặt độ cao tối thiểu vệ tinh vào máy 0,25đ
- Tắt máy thu 0,25đ
Câu 2.22 Mở máy thu KODEN-KGP 913 để xác định vị trí tàu? 5,0 Điểm
Giải thích các thông tin trên màn hình? Phương pháp
khắc phục sai số hệ quy chiếu hải đồ?
* Mở máy thu KODEN-KGP 913 để xác định vị trí tàu:
- Chuẩn bị mở máy KODEN-KGP 913:
+ Kiểm tra tình trạng bên ngoài, anten, dây nguồn và cáp 0,25đ
anten
+ Kiểm tra nguồn cấp cho máy 0,25đ
- Mở máy KODEN-KGP 913:
+ Ấn phím nguồn PWR 0,25đ
+ Điều chỉnh độ sáng và độ tương phản 0,25đ
+ Cài đặt các giá trị ban đầu 0,5đ
- Giải thích các thông tin trên màn hình:
+ Đọc các thông tin của màn hình hiển thị A 0,5đ
+ Đọc các thông tin của màn hình hiển thị B 0,5đ
+ Đọc các thông tin của màn hình hiển thị C 0,5đ
+ Đọc các thông tin của màn hình hiển thị D 0,5đ
* Phương pháp khắc phục sai số hệ quy chiếu hải đồ:
- Hệ quy chiếu hải đồ trong máy thu gồm WGS-84 và hệ 0,25đ
quy chiếu địa phương của các quốc gia khác
- Các hải đồ của Việt Nam sử dụng hệ quy chiếu VN- 0,5đ
2000. Khi sử dụng toạ độ máy thu chỉ báo tác nghiệp lên
hải đồ sẽ có sai số
49
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
- Phương pháp khắc phục sai số: Chọn hệ quy chiếu 0,5đ
WGS-84. Tính lượng hiệu chỉnh theo công thức. Thực tế,
sử dụng lượng hiệu chỉnh do Phòng Bảo đảm hành hải
cung cấp hoặc khắc phục bằng phương pháp hiệu chỉnh
toạ độ khi có toạ độ chính xác
- Tắt máy thu 0,25đ
Câu 2.23 Mở máy thu KODEN-KGP 913 để xác định vị trí tàu? 5,0 Điểm
Thực hiện hiệu chỉnh tọa độ vị trí tàu? Phương pháp
xác định tọa độ (lượng hiệu chỉnh tọa độ) để nhập vào
máy thu?
* Mở máy thu KODEN-KGP 913 để xác định vị trí tàu:
- Chuẩn bị mở máy KODEN-KGP 913:
+ Kiểm tra tình trạng bên ngoài, anten, dây nguồn và cáp 0,25đ
anten
+ Kiểm tra nguồn cấp cho máy 0,25đ
- Mở máy KODEN-KGP 913:
+ Ấn phím nguồn PWR 0,25đ
+ Điều chỉnh độ sáng và độ tương phản 0,25đ
+ Cài đặt các giá trị ban đầu 0,5đ
- Giải thích các thông tin trên màn hình:
+ Đọc các thông tin của màn hình hiển thị A, B 0,5đ
+ Đọc các thông tin của màn hình hiển thị C, D 0,5đ
* Thực hiện hiệu chỉnh tọa độ vị trí tàu:
- Trường hợp thực hiện (khi có toạ độ chính xác) 0,5đ
- Mở menu hiệu chỉnh toạ độ 0,25đ
- Nhập toạ độ đúng hoặc lượng hiệu chỉnh 0,5đ
- Trường hợp lượng hiệu chỉnh toạ độ thay đổi 0,25đ
* Phương pháp xác định tọa độ (lượng hiệu chỉnh tọa
độ) để nhập vào máy thu:
- Khi tàu cập cảng 0,25đ
- Khi tàu neo hoặc hành trình 0,25đ
- Tắt máy thu 0,5đ
Câu 2.24 Mở máy thu KODEN-KGP 913 để xác định vị trí tàu? 5,0 Điểm
Ứng dụng máy thu để báo động rê neo?
* Mở máy thu KODEN-KGP 913 để xác định vị trí tàu:
- Chuẩn bị mở máy KODEN-KGP 913:
+ Kiểm tra tình trạng bên ngoài, anten, dây nguồn và cáp 0,25đ
anten
+ Kiểm tra nguồn cấp cho máy 0,25đ
- Mở máy KODEN-KGP 913:
+ Ấn phím nguồn PWR 0,25đ

50
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
+ Điều chỉnh độ sáng và độ tương phản 0,25đ
+ Cài đặt các giá trị ban đầu 0,5đ
- Giải thích các thông tin trên màn hình:
+ Đọc các thông tin của màn hình hiển thị A, B 0,5đ
+ Đọc các thông tin của màn hình hiển thị C, D 0,5đ
* Ứng dụng máy thu để báo động rê neo:
- Trường hợp sử dụng: Khi neo tàu tại một vị trí, do ảnh 0,5đ
hưởng của gió, dòng chảy, tàu có thể bị trôi dạt, sử dụng
chế độ theo dõi vị trí neo ta có thể kiểm tra được hướng,
khoảng cách trôi khỏi điểm neo.
- Lưu giữ vị trí neo:
+ Có thể đặt vị trí neo trên màn hình A, B, C hoặc D 0,25đ
+ Ấn MODE chọn chế độ A, B, C, hoặc D. Ấn SEL, để 0,25đ
chọn màn hình trang 5.
+ Ấn / để chọn ANCW. Ấn ENT lưu giữ vị trí neo 0,25đ
hiện tại vào bộ nhớ.
- Mở chế độ báo động re neo:
+ Ấn Menu để mở menu chính 0,25đ
+ Ấn / dịch con trỏ tới chữ "6. ALARM" 0,25đ
+ Đặt giá trị báo động và mở chế độ báo động rê neo 0,25đ
- Xóa vị trí neo: Khi màn hình có chữ OFF xuất hiện ở 0,25đ
trên các chế độ A, B, C hoặc D thì chế độ đặt vị trí thả
neo bị xóa.
- Tắt máy thu 0,25đ
Câu 2.25 Mở máy thu KODEN-KGP 913? Sử dụng máy để dẫn 5,0 Điểm
tàu theo điểm? Đặt các giá trị báo động phù hợp khi
dẫn tàu theo điểm?
* Mở máy thu KODEN-KGP 913 để xác định vị trí tàu:
- Chuẩn bị mở máy KODEN-KGP 913:
+ Kiểm tra tình trạng bên ngoài, anten, dây nguồn và cáp 0,25đ
anten
+ Kiểm tra nguồn cấp cho máy 0,25đ
- Mở máy KODEN-KGP 913:
+ Ấn phím nguồn PWR 0,25đ
+ Điều chỉnh độ sáng và độ tương phản 0,25đ
+ Cài đặt các giá trị ban đầu 0,25đ
- Giải thích các thông tin trên màn hình A, B, C, D 0,25đ
* Mở máy thu KODEN-KGP 913 để xác định vị trí tàu:
- Xác định điểm đến:
+ Lập điểm đến mới (Mở Menu Waypoint, nhập tên, biểu 0,5đ
tượng, tọa độ điểm đến)

51
Ý NỘI DUNG ĐIỂM
+ Khi điểm đến đã lưu trong máy cần gọi ra màn hình để 0,25đ
kiểm tra lại
+ Chọn và đặt các giá trị báo động 0,25đ
+ Mở chế độ dẫn tàu theo điểm (chế độ NAV hoặc 0,25đ
PLOT)
+ Gọi điểm đến để dẫn tàu 0,25đ
+ Đọc thông số trên các màn hình 0,25đ
+ Tắt chế độ dẫn tàu theo điểm 0,25đ
* Sử dụng máy để dẫn tàu theo điểm:
- Chọn và đặt giá trị báo động điểm đến: 0,25đ
+ Ấn MENU chọn "6:ALARM" 0,25đ
+ Ấn / để chọn “PROX” 0,25đ
+ Ấn 3 phím số, nhập khoảng cách báo động 0,25đ
+ Ấn > dịch con trỏ tới ON/OFF. Ấn / để chọn ON 0,25đ
- Chọn và đặt giá trị báo động lệch hướng, lệch đường 0,25đ
- Tắt máy thu: Ấn giữ phím PWR 0,25đ

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN

Đại tá Nguyễn Minh Châu Trung tá Phạm Văn Điệp

TRƯỞNG KHOA

Đại tá Phạm Quyết Thắng

52

You might also like