You are on page 1of 156

MỤC LỤC

KINH TẾ HỘI NHẬP


1. Tác động của FDI đến môi trường tại các tỉnh khu vực phía Bắc 3
Vũ Thị Minh Ngọc, Lê Quang Linh
2. Nhận diện chiến lược hội nhập của các doanh nghiệp điện thoại di động tại 16
Việt Nam thông qua phân tích nội dung website
Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Chu Mai Linh
3. Chi phí và lợi ích từ các hiệp định đầu tư quốc tế - tổng quan nghiên cứu và thực 30
tiễn tại Việt Nam
Lê Hà Trang

QUẢN TRỊ KINH DOANH


4. Cải thiện môi trường kinh doanh để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ 42
hướng tới tăng trưởng bao trùm
Bùi Anh Tuấn, Vũ Hoàng Nam, Hoàng Bảo Trâm
5. Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch ba địa phương: Thừa 57
Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam
Lê Văn Phúc, Phan Hoàng Thái
6. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các ứng dụng di động về giáo dục 74
của sinh viên tại Việt Nam
Bùi Thu Huyền, Đào Trung Kiên
7. Tuân thủ của doanh nghiệp đối với trách nhiệm sản phẩm và một số khuyến 86
nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam
Tăng Văn Nghĩa

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


8. Cấu trúc thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế: trường hợp các nước 97
ASEAN
Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Ngọc Thạch
9. Trần nợ công và các phương pháp tiếp cận xây dựng trần nợ công 118
Nguyễn Thị Lan

GIÁO DỤC
10. Đẩy mạnh ứng dụng các trang mạng có mã nguồn mở vào giảng dạy tiếng 141
Anh thương mại ở trường Đại học Ngoại Thương
Vũ Thị Diễm Phúc

ĐIỂM TIN KINH TẾ 149

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 1


CONTENTS
ECONOMICS AND INTERNATIONAL INTEGRATION
1. Impact of fdi on environment of provinces in Northern Vietnam 3
Vu Thi Minh Ngoc, Le Quang Linh
2. Identifying integration strategies of mobile phone firms in Vietnam by 16
analyzing website content
Nguyen Thi Phuong Chi, Nguyen Ngoc Nhu Quynh, Chu Mai Linh
3. Costs and benefits of international investment agreements - literature 30
review and practice in vietnam
Le Ha Trang

BUSINESS ADMINISTRATION
4. Improved business environment for SME development toward inclusive 42
growth
Bui Anh Tuan, Vu Hoang Nam, Hoang Bao Tram
5. Enhancing competitiveness of the tourism cluster of three provinces: Thua 57
Thien Hue - Da Nang - Quang Nam
Le Van Phuc, Phan Hoang Thai
6. Determinants of intention to use educational mobile applications of 74
students in Vietnam
Bui Thu Huyen, Dao Trung Kien
7. Corporate compliance with product liability and suggestions for enterprises 86
of Vietnam
Tang Van Nghia

FINANCE
8. Financial market structure and economic growth: evidence from ASEAN 97
countries
Nguyen Thi Ngoc Diep, Nguyen Ngoc Thach
9. Public debt ceiling and approaches to building public debt ceiling 118
Nguyen Thi Lan
EDUCATION
10. Enhancing the Application of Open Source Learning Management 141
Systems to Business English Teaching at FBE, FTU
Vu Thi Diem Phuc

NEWS ON INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION 149

2 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN MÔI TRƯỜNG


TẠI CÁC TỈNH KHU VỰC PHÍA BẮC
Vũ Thị Minh Ngọc1
Lê Quang Linh2
Tóm tắt
Thế giới cũng đã chứng kiến sự gia tăng xu hướng suy thoái môi trường như phát thải
khí nhà kính, phá rừng, mất đa dạng sinh học. Những mô hình hủy hoại môi trường như
vậy đã được thúc đẩy bởi hoạt động kinh tế gia tăng, trong đó FDI đã trở thành một đóng
góp ngày đáng kể. Dòng chảy của các hàng hóa và đầu tư dựa vào tài nguyên thiên nhiên
được dự báo sẽ tăng nhanh hơn sản lượng kinh tế trong vòng 20 năm tới. Vì vậy cần phải
hiểu được tác động môi trường của dòng vốn FDI và xác định các phản ứng thích hợp.
Từ khóa: FDI; Môi trường; Khu vực phía Bắc
Mã số: 563 | Ngày nhận bài: 11/10/2018 | Ngày hoàn thành biên tập: 26/7/2019 | Ngày duyệt đăng: 26/7/2019

Abstract
The world has also seen an increase in environmental degradation trends, such as green-
house gas emissions, deforestation, and loss of biodiversity. Such environmental degrada-
tion patterns have been fueled by increased economic activity, in which FDI has become a
significant contributor to the day. The flow of commodities and investments based on nat-
ural resources is projected to grow faster than economic output over the next 20 years. It
is therefore important to understand the environmental impact of FDI flows and to identify
appropriate responses.
Keywords: FDI; Environment; Northern area
Paper No. 563 | Date of receipt: 11/10/2018 | Date of revision: 26/7/2019 | Date of approval: 26/7/2019

1. Giới thiệu Nam Trung Quốc, phía Bắc Lào, Thái Lan.
Các tỉnh nghiên cứu Bắc Bộ có vị trí địa Vùng KTTĐ Bắc Bộ là đầu mối giao thương
chính trị, địa kinh tế rất quan trọng: có Thủ bằng cả đường biển, đường sắt và đường
đô Hà Nội - trái tim của cả nước, là đầu não hàng không của cả vùng, cả nước với quốc tế.
chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn Ngoài các cụm cảng biển quan trọng nhất cả
về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và nước như các cảng lớn Hải Phòng và cảng Cái
giao dịch quốc tế; có các cửa ra biển lớn để Lân, khu vực này còn có sân bay quốc tế Nội
phục vụ cho cả vùng Bắc Bộ, cả phía Tây - Bài, có các đường quốc lộ, đường sắt, đường
1
Trường Đại học Ngoại thương, Email: ngocmvt@gmail.com
2
Trường Đại học Ngoại thương, Email: linhle.1401@gmail.com

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 3


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

sông toả đi các vùng khác trong cả nước và 2. Khung lý thuyết, mô hình và kết quả
đi quốc tế. Khu vực này có mặt tiền hướng ra nghiên cứu
biển Đông, có vị trí chiến lược đặc biệt quan
2.1. Cơ sở lý thuyết
trọng cả về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc
phòng cho cả vùng lớn và cả nước. Khi nghiên cứu về vấn đề kinh tế môi
Trong quá trình phát triển, môi trường tại trường thì giả thuyết đường cong Kuznets về
Việt nam nói chung và miền bắc nói riêng môi trường (EKC) (Kuznet, 1955) được xem
chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động như là lý thuyết phổ biến nhất được các nhà
phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình đô thị nghiên cứu vận dụng để nghiên cứu cho các
hóa và mở rộng địa giới hành chính đô thị mẫu quan sát khác nhau.
tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, dân số thành thị Giả thuyết EKC cho rằng mối quan hệ
tăng nhanh. Cùng với đó, kinh tế phát triển,
giữa thu nhập và ô nhiễm môi trường (lượng
đời sống người dân tại các khu vực nông thôn
phát thải ô nhiễm) có dạng hình chữ U ngược.
cũng được cải thiện, nhu cầu sinh hoạt, tiêu
Trong giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng
thụ cũng gia tăng. Tất cả những vấn đề này
bên cạnh việc đóng góp kinh phí cho nguồn kinh tế, sự gia tăng thu nhập bình quân đầu
ngân sách cũng đồng thời đưa một lượng lớn người sẽ có mối quan hệ đồng biến với lượng
chất thải vào môi trường, gây ra những ảnh phát thải ô nhiễm. Tuy nhiên, khi vượt qua giá
hưởng tiêu cực đến môi trường, tài nguyên trị ngưỡng thì lượng phát thải ô nhiễm bắt đầu
thiên nhiên và mất cân bằng sinh thái. giảm xuống. Lý giải cho hiện tượng trên là
Lượng phát thải trung bình của Việt Nam bởi vì khi thu nhập được cải thiện, tiêu chuẩn
có sự gia tăng và xu hướng tăng cùng với nhịp sống, tiêu chuẩn về môi trường cũng được
độ phát triển kinh tế, cho thấy mối quan hệ nâng cao, trình độ khoa học kỹ thuật cũng phát
chặt chẽ tăng trưởng kinh tế và môi trường, triển do đó mà các biện pháp xử lý, giảm thiểu
tăng trưởng kinh tế càng cao càng có tác động ô nhiễm cũng trở nên hiệu quả hơn do đó mà
lớn chất lượng môi trường lượng phát thải ô nhiễm sẽ giảm xuống.
Hình 1. Đường cong môi trường EKC

Nguồn: Kuznets, S., 1955

4 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

Mặc dù là lý thuyết chủ đạo khi nghiên Khi nghiên cứu về mối quan hệ của lượng
cứu về kinh tế môi trường nhưng các nghiên phát thải ô nhiễm và các yếu tố kinh tế xã hội,
cứu thực nghiệm không phải lúc nào cũng các nhà nghiên cứu có thể sử dụng nhiều kỹ
tán thành cho lý thuyết này. Ví dụ trong thuật kinh tế lượng khácnhau tuy nhiên điểm
nghiên cứu của Shafik (1994) và Holtz- chung của các nghiên cứu này là biến số họ
Eakin và Selden (1995), các tác giả chỉ tìm sử dụng trong mô hình nghiên cứu thường
khá tương đồng. Các nhân tố giải thích cho
thấy mối quan hệ tuyến tính giữa thu nhập
sự biến động lượng phát thải CO2 thường
và lượng phát thải CO2. Hay trong nghiên
xoay quanh các yếu tố thu nhập bình quân
cứu của Soytas và cộng sự (2007), kết quả
đầu người, tăng trưởng kinh tế, quy mô nền
nghiên cứu không cho thấy tác động của thu kinh tế, nhu cầu sử dụng năng lượng, cấu trúc
nhập lên lượng phát thải CO2. Mặc khác, Liu nền kinh tế (đo lường bằng tỷ lệ đóng góp
(2005) sử dụng dữ liệu bảng của 24 quốc gia của ngành sản xuất công nghiệp), tỷ lệ dân
OECD đã cho thấy có xuất hiện đường cong số đô thị, độ mở thương mại, dòng vốn FDI,
EKC khi tác giả kiểm soát thêm nhu cầu sử … và khi tập trung vào mối quan hệ của FDI
dụng năng lượng trong mô hình nghiên cứu với phát thải CO2, kết quả lược khảo lý thuyết
của mình. Trong các nghiên cứu gần đây, cho thấy FDI có thể tác động tích cực lẫn tiêu
Ang (2007), Jalil và Mahmud (2009), Iwata cực đến lượng phát thải ô nhiễm ở các quốc
và cộng sự (2010) đã củng cố thêm cho giả gia tiếp nhận đầu tư.
thuyết đường cong EKC đối với trường hợp 2.2. Mô hình đánh giá tác động của FDI
của Pháp và Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu tới môi trường tại các tỉnh phía Bắc
của Aslanidis và Iranzo (2009) khi sử dụng Trên cơ sở lược khảo lý thuyết và các
dữ liệu bảng của các quốc gia không thuộc nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, hình ở
khối OECD cũng cho thấy sự hiện diện của dưới thể hiện khung phân tích mà tác giả đề
đường cong EKC. xuất để nghiên cứu.
Hình 2. Khung phân tích nghiên cứu

Nguồn: Lê Quang Linh, 2018.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 5


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

Có thể nhận thấy FDI sẽ bổ sung thêm Kuznets tới đỉnh - Peak) dẫn đến khái niệm
nguồn vốn cho các quốc gia tiếp nhận đầu tư “the race to the bottom”. Sau khi các quốc gia
từ đó làm tăng quy mô nền kinh tế nên lượng đạt và vượt qua mức thu nhập bình quân 8000
phát thải ô nhiễm ra môi trường cũng sẽ tăng USD thì càng tăng trưởng kinh tế ô nhiễm
lên. Mặc dù việc tăng quy mô nền kinh tế sẽ môi trường càng giảm (quan hệ nghịch biến -
làm tăng lượng phát thải ô nhiễm nhưng đồng phần đồ thị phía bên phải đường Kuznets tính
thời việc bổ sung nguồn vốn cũng sẽ tác động từ đỉnh - Peak) với lý luận rằng khi phát triển
tích cực đến trình độ sản xuất của các quốc vượt qua một mức nào đó các quốc gia sẽ thắt
gia tiếp nhận đầu tư, thay đổi công nghệ sản chặt tiêu chuẩn môi trường để giảm thiểu ô
xuất tiên tiến và làm giảm bớt đi lượng phát
nhiễm và người tiêu dùng cũng có yêu cầu
thải ô nhiễm. Ngoài ra, sự hiện diện của FDI
cao hơn đối với các sản phẩm sử dụng công
còn có khả năng làm xuất hiện hiện tượng lan
nghệ sạch khiến các nhà sản xuất phải thỏa
tỏa công nghệ, các doanh nghiệp trong nước
mãn và buộc phải điều chỉnh công nghệ sản
có điều kiện học hỏi từ các công ty đa quốc
gia, từ đó giúp thay đổi trình độ sản xuất theo xuất theo hướng thân thiện môi trường hơn.
hướng tích cực và sẽ làm giảm lượng phát thải Đường EKC có dạng phương trình như sau:
ô nhiễm. Bên cạnh đó, thì mức năng lượng Yit = β0 + β1Xit + β2Xit2 + β3Xit3 + β4Zit+ εit (1)
tiêu thụ bình quân ở các quốc gia cũng sẽ làm
Trong đó:
tăng lượng phát thải ô nhiễm còn thu nhập
bình quân được kỳ vọng sẽ làm tăng lượng Yit chỉ mức độ ô nhiễm môi trường của
phát thải ô nhiễm trong thời gian đầu nhưng nước i năm t, có thể dùng các khí CO2, SO2,
khi đạt đến mức thu nhập bình quân cao thì hay NO2…
lượng phát thải ô nhiễm sẽ giảm xuống.
β0 là hệ số chặn
Sau đó một loạt các nghiên cứu về các tác
Xit là thu nhập bình quân đầu người nước i
nhân gây ô nhiễm khác như lượng chì trong
năm t (GDPperit)
khí thải ô tô, nạn phá rừng, lượng khí thải gây
hiệu ứng nhà kính, chất thải độc hại và không Zit là biến liên quan ảnh hưởng đến môi
khí ô nhiễm, v.v… đã dẫn tới sự hình thành trường
Đường cong Môi trường Kuznets (EKC). Các
εit sai số ngẫu nhiên
đỉnh (turning point/peak) của những đường
cong môi trường chỉ ra các mức thu nhập i = 1,…N, nước
bình quân khác nhau tùy thuộc vào chất gây t = 1,…T, năm
ô nhiễm (CO2, SO2, hay NO2) nhưng trong
nhiều trường hợp mức thu nhập bình quân đầu Hệ số β2 phản ảnh hình dạng U ngược của
người là khoảng 8000 USD, giá năm 1985 đường EKC nếu ước lượng ra có ý nghĩa thống
(xem Grossman và Kruger, 1995, tr. 353). kê và có giá trị âm (< 0) và β1 có ý nghĩa thống
Điều này có nghĩa rằng khi các quốc gia chưa kê và dương (>0). Và, để đánh giá ảnh hưởng
đạt đến mức thu nhập bình quân đầu người của các yếu tố khác (như dân số [population],
8000 USD thì càng tăng trưởng kinh tế (thu thu nhập quốc dân [GDP], hay đầu tư trực tiếp
nhập) thì càng gây ô nhiễm môi trường (quan nước ngoài [FDI],…) tới ô nhiễm môi trường
hệ đồng biến - phần đồ thị phía trái của đường ta có thể cho những biến này vào vế phải của

6 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

mô hình này. Trong nghiên cứu này tác giả xây trường khí tại Việt Nam. Trong mô hình này,
dựng mô hình như sau: biến Xit3 không được cho vào do Việt Nam mới
ở nửa bên trái của đường cong và tất nhiên là
ECDit = β0 + β1GRDPmarit + β2POPit + β3FDInetit
thu nhập chưa đủ cao để lập lại một chu kỳ thứ
+ β4INCt + β5INC2 + εit (2)
2. Về số liệu sử dụng trong mô hình, tác giả sử
Trong đó: dụng số liệu cung cấp bởi Tổng cục Thống kê
ECDit là mức thải Carbon Dioxide (CO2) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho giai
bình quân đầu người (đơn vị metric tons per đoạn 1991-2017.
capita) 2.3. Kết quả mô hình
GRDPmarit là Tổng sản phẩm trên địa bàn Kết quả thống kê cho thấy, trong giai đoạn
tỉnh năm t nghiên cứu (10 năm), lượng phát thải CO2
POPit là dân số của tỉnh i năm t bình quân trên người Việt Nam tăng dần đều,
trong đó lượng phát thải tại thành phố Hà Nội
FDIit là giá trị vốn FDI (USD) của năm t là lớn nhất do tập trung dân số đông và là
INCt là GDP bình quân đầu người (danh trung tâm kinh tế của cả nước và khu vực.
nghĩa) năm t Lượng phát thải CO2 bình quân trên người có
xu hướng tăng theo thời gian từ 2007 - 2017
εit là sai số ngẫu nhiên
với tốc độ tăng bình quân 1.5%/năm, lượng
Nếu hệ số β4 có ý nghĩa thống kê và dương phát thải CO2 bình quân trên người vào năm
(>0), β5 có ý nghĩa thống kê và âm (<0) sẽ có 2007 là 1.22 tấn/người, đến năm 2017 là 1.94
sự tồn tại của Đường cong Môi trường Kuznets tấn/người. Hình 2 dưới cho thấy rõ xu hướng
(EKC) như Hình 1. Nếu hệ số β3 dương và có ý tăng của lượng phát thải CO2 bình quân trên
nghĩa thống kê chứng tỏ FDI gây ô nhiễm môi người giai đoạn 2007 - 2017.
Hình 3. Lượng phát CO2/người tại Việt Nam

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 7


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

Về lượng phát thải cũng cho thấy sự kinh tế và thu hút FDI tại phía Bắc. Cụ
gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là tại Hà thể sau 10 năm lượng phát ở Hà Nội đã
Nội và Hải Phòng là 2 thành phố lớn nhất tăng gấp hơn 2 lần và tại Hải Phòng là
khu vực đồng thời là các cực tăng trưởng 1,8 lần.
Bảng 1. Lượng phát CO2 tại các tỉnh miền Bắc (1)
Năm Hà Nội Hưng Yên Nam Định Quảng Ninh Vĩnh Phúc
2007 7.344.409 1.368.759 2.233.238 1.370.590 1.433.472
2008 8.309.121 1.532.275 2.484.844 1.544.658 1.352.375
2009 9.453.097 1.657.046 2.685.355 1.683.635 1.469.600
2010 10.656.240 1.826.323 2.952.448 1.866.980 1.631.107
2011 11.506.889 1.937.920 3.118.707 1.987.261 1.738.854
2012 10.886.868 1.800.327 2.885.240 1.851.742 1.618.565
2013 11.498.711 1.852.087 2.959.156 1.910.820 1.676.533
2014 13.102.905 2.088.529 3.327.579 2.163.197 1.901.860
2015 13.641.224 2.151.834 3.420.012 2.072.582 1.970.666
2016 14.205.850 2.216.999 3.509.302 2.320.459 2.025.617
2017 14.865.928 2.295.731 3.602.861 2.384.103 2.089.854
Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới
Bảng 2. Lượng phát CO2 tại các tỉnh miền Bắc (2)
Năm Bắc Giang Bắc Ninh Hà Nam Hải Dương Hải Phòng
2007 1.890.132 1.232.447 962.649 2.069.255 2.205.765
2008 2.115.519 1.385.503 1.070.823 2.314.470 2.482.258
2009 2.287.106 1.508.257 1.154.938 2.507.311 2.704.452
2010 2.532.652 1.675.032 1.268.585 1.897.956 2.997.299
2011 2.691.310 1.809.195 1.338.849 2.943.120 3.198.334
2012 2.504.577 1.707.238 1.245.606 2.738.541 2.993.889
2013 2.587.451 1.783.137 1.280.853 2.818.842 3.097.862
2014 2.929.893 2.042.053 1.441.770 3.180.047 3.509.739

8 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

Năm Bắc Giang Bắc Ninh Hà Nam Hải Dương Hải Phòng
2015 3.033.458 2.134.568 1.483.915 3.280.438 3.629.464
2016 3.140.939 2.232.405 1.522.908 3.383.861 3.753.740
2017 3.231.892 2.292.109 1.563.117 3.479.528 3.874.775
Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thế giới
Bên cạnh các thống kê để mô tả về mẫu hồi quy, tác giả tiến hành thống kê mô tả
nghiên cứu đã được trình bày, để nhận diện các biến số trong mô hình nghiên cứu đã
được các thông số của dữ liệu (giá trị trung đề xuất. Kết quả thống kê mô tả các biến
bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ trong mô hình nghiên cứu được trình bày
lệch chuẩn) trước khi tiến hành phân tích trong bảng 3.
Bảng 3. Lượng phát thải CO2 bình quân, tiêu thụ năng lượng bình quân, thu nhập
bình quân và tỷ lệ FDI/GDP
Số quan Độ lệch
Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất
sát chuẩn
Phát thải (tấn/người) 110 1,570487 0,0535905 1,431443 1,657845
Thu hút FDI (triệu USD) 110 591 748 1,3 3.570
Dân số (người) 110 1.917.273 1.712.443 765.4000 786.200
GRDP (triệu USD) 110 3.670 4.600 596 24.740
Thu nhập bình quân đầu
110 1816 1015 470,4337 4842,731
người (USD)
Nguồn: Tác giả tính toán
2.4. Kiểm tra đa cộng tuyến thể, do bản chất của các mối quan hệ giữa
các biến đã ngầm chứa hiện tượng đa cộng
Một mô hình lý tưởng là các biến độc lập
tuyến, do đặc trưng của mô hình, do mô hình
không có tương quan với nhau, mỗi biến chứa
xác định quá mức (số biến giải thích nhiều
đựng một số thông tin riêng về biến phụ thuộc
hơn cỡ mẫu). Để kiểm tra hiện tượng đa cộng
và thông tin đó không có trong biến độc lập
tuyến, bài viết sử dụng ma trận hệ số tương
khác. Khi đó hệ số hồi quy riêng cho biến ảnh quan giữa các biến độc lập trong mô hình.
hưởng của từng biến độc lập đối với biến phụ Kết quả cho thấy hệ số tương quan giữa các
thuộc trong điều kiện các biến độc lập còn cặp biến giải thích trong mô hình đều < 0.8
lại không đổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến (ngoại trừ giữa biến GPDper và GDPper2 nhưng
đa cộng tuyến, trong đó một số nguyên nhân đây là mối quan hệ bình phương) nên có thể
chính có thể kể đến như: do phương pháp thu kết luận vấn đề đa cộng tuyến trong mô hình
thập số liệu (mẫu không đặc trưng cho tổng không gây ra các hậu quả nghiêm trọng.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 9


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

Bảng 4. Ma trận tương quan giữa các biến


POP INC INC2 FDI GRDP ECD
POP 1,0000
INC 0,1096 1,0000
INC2 0,0470 0,9706 1,0000
FDI 0,4645 0,3517 0,2965 1,0000
GRDP 0,9066 0,4394 0,3676 0,5247 1,0000
ECD 0,1374 0,4074 0,2043 0,3230 0,3011 1,0000
Nguồn: Tác giả tính toán
2.5. Kết quả hồi quy cho thấy khả năng giải thích của mô hình là
82,06%, p_value của kiểm định F < 0.01 nên
Để nghiên cứu tác động của FDI đến lượng
mô hình hồi quy là phù hợp, tức là có ít nhất
phát thải CO2 ở các tỉnh miền Bắc, bài viết sử
một biến độc lập trong mô hình có thể giải
dụng phương pháp hồi quy đa biến dành cho thích được sự thay đổi của lượng phát thải ô
dữ liệu bảng để ước lượng mô hình nghiên nhiễm (mức ý nghĩa 1%). Kết quả cụ thể mô
cứu đã để xuất. Kết quả hồi quy mô hình hình Pooled OLS được trình bày cụ thể trong
nghiên cứu bằng phương pháp Pooled OLS bảng 5.
Bảng 5. Kết quả hồi quy OLS
Number of obs = 110
F( 5, 104) = 95,13
Prob > F = 0,0000
R-squared = 0,8206
Adj R-squared = 0,8120
Root MSE = ,02324
ECD Coef. Std. Err. t P>|t|
POP -1.25e-08 4.81e-09 -2.61 0.010
GRDP 3.31e-12 1.97e-12 1.68 0.096
FDI 7.80e-12 3.59e-12 2.17 0.032
INC .000186 .0000105 17.71 0.000
INC2 -3.58e-08 1.94e-09 -18.49 0.000
Cons .394592 .0124261 112.23 0.000

10 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

Kết quả hồi quy cho thấy hệ số hồi quy một ngưỡng nào đó thì thu nhập bình quân
của 4 biến số giải thích trong mô hình nghiên sẽ tác động âm đến lượng phát thải ô nhiễm
cứu đều có ý nghĩa về mặt thống kê (p_value do hệ số hồi quy biến INC2 mang dấu âm.
< 0.05), trừ biến GRDP (có ý ngĩa ở mức Tuy nhiên, ước lượng Pooled OLS đã bỏ
10%). Kết quả hồi quy thu được cho thấy qua bình diện thời gian lẫn không gian của
dân số sẽ làm tăng lượng phát thải ô nhiễm dữ liệu nghiên cứu do đó tác giả tiến hành
đồng thời FDI cũng làm tăng lượng phát thải ước lượng bằng một số phương pháp khác
ô nhiễm ở các tỉnh miền Bắc. Thu nhập bình (FEM và REM) rồi so sánh các kết quả ước
quân trên người sẽ tác động dương đến lượng lượng với nhau để có thể chọn ra mô hình
phát thải ô nhiễm do hệ số hồi quy biến INC phù hợp. Kết quả ước lượng FEM được trình
mang dấu dương nhưng khi thu nhập đạt đến bày trong bảng 6.
Bảng 6. Kết quả hồi quy FEM
Number of obs = 110
Number of group = 10
F(5,95) = 254,73
Prob > F = 0,0000
R-squared = 0,9306
ECD Coef. Std. Err. t P>|t|
POP 3,06e-08 2,29e-08 1,33 -0,185
GRDP -3,29e-12 2,66e-12 -1,24 0,219
FDI 6.32e-12 2,31e-12 2,73 0,008
INC 0,0002439 8,07e-06 30,21 0,000
INC2 -4,13e-08 1,35e-09 -30,55 0,000
Cons 1.255489 0,0401179 31,29 0,000

Kết quả hồi quy FEM cũng có p_value của FDI có tác động âm đến lượng phát thải ô
kiểm định F < 0.01 nên có ít nhất một biến nhiễm.
độc lập giải thích được cho sự biến động của
biến phụ thuộc. Tương tự như kết quả hồi quy Bên cạnh FEM thì REM cũng là mô hình
Pooled OLS, kết quả hồi quy FEM cũng cho phổ biến được vận dụng khi ước lượng dữ
thấy thu nhập bình quân tác động đến lượng liệu bảng. Kết quả ước lượng REM được
phát thải ô nhiễm theo hình chữ U ngược và trình bày trong bảng 7.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 11


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

Bảng 7. Kết quả hồi quy REM


Number of obs = 110
Number of group = 10
Wald chi2(4) = 254,73
Prob > Chi2 = 0,0000
R-squared = 0,8617
ECD Coef. Std. Err. t P>|t|
POP -1,25e-08 4,81e-09 -2,61 0,009
GRDP 3,31e-12 1,97e-12 1,68 0,093
FDI 7,80e-12 3,59e-12 2,17 0,030
INC 0,000186 0,0000105 17,71 0,000
INC2 -3,58e-08 1,94e-09 -18,49 0,000
Cons 1,394592 0,0124261 112,23 0,000

Kết quả hồi quy REM cũng tương tự như của kiểm định F < 0.01 dẫn đến bác bỏ giả
Pooled OLS và FEM, thu nhập bình quân thuyết H0 ở mức ý nghĩa 1%. Tức là có sự
trên người vẫn tác động đến lượng phát thải khác biệt về đặc điểm riêng của từng quốc gia
ô nhiễm theo dạng chữ U ngược và FDI tác nên mô hình FEM phù hợp hơn Pool OLS.
động dương đến lượng phát thải ở các tỉnh Kết quả kiểm định Breusch-Pagan Lagrange
phía Bắc. Multiplier Test có p_value < 0.01 nên ta bác
Có thể nhận thấy, mặc dù ước lượng bằng bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 1%. Tức là
3 phương pháp khác nhau nhưng chiều tác phương sai sai số giữa các quốc gia có thay
động của các biến giải thích trong mô hình đổi, do đó hồi quy theo mô hình Pool OLS
là rất ổn định. Cụ thể, thu nhập bình quân thông thường có thể dẫn đến sai lệch và kết
đầu người (INC) sẽ tác động dương đến mức quả hồi quy từ mô hình REM có sự tin tưởng
phát thải CO2 (ECD) sau đó nếu thu nhập cao hơn. Kết quả kiểm định Hausman có p_
bình quân đầu người tiếp tục tăng vượt một value = 0.0024 nên ta bác bỏ giả thuyết H0 ở
ngưỡng nào đó thì sẽ tác động âm đến lượng mức ý nghĩa 1%. Tức là có sự khác biệt trong
phát thải CO2 (theo chữ U ngược), FDI sẽ có kết quả hồi quy giữa FEM và REM nên kết
tác động đường đến lượng phát thải CO2. quả ước lượng từ mô hình FEM đáng tin cậy
hơn.
Như đã thảo luận ở trên, bài viết tiến hành
một số kiểm định như kiểm định F, kiểm định Kết quả ước lượng cho thấy biến INC
Breusch-Pagan Lagrange Multiplier, kiểm mang dấu dương, biến INC2 mang dấu âm và
định Hausman để chọn ra mô hình phù hợp đều có ý nghĩa thống kê (p_value < 0.01) cho
trong 3 mô hình trên để tiến hành thảo luận thấy trong điều kiện các yếu tố khác không
kết quả. Kết quả kiểm định cho thấy p_value đổi, khi thu nhập bình quân tăng thì lượng

12 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

phát thải ô nhiễm CO2 bình quân sẽ thay đổi. trong tác động của thu nhập đã cho thấy khi
Kết quả này cho thấy tác động của thu nhập thu nhập tăng cao sẽ đi kèm với những tiến
bình quân đến phát thải ô nhiễm không phải bộ trong công nghệ sản xuất, thay đổi cơ cấu
là hằng số mà nó sẽ phụ thuộc vào độ lớn của của các ngành sản xuất theo hướng tích cực,
INC. Cụ thể lúc đầu thu nhập bình quân sẽ bền vững nên đã có tác động tích cực đến môi
làm tăng lượng phát thải ô nhiễm bình quân trường. Bên cạnh việc giảm thiểu các ngành
nhưng khi GDP vượt qua điểm cực đại thì thu nghề gây ô nhiễm, giảm việc thâm dụng tài
nhập bình quân sẽ làm giảm lượng phát thải nguyên, dân cư ở các quốc gia có mức thu
CO2 bình quân. nhập cao bắt đầu đòi hỏi điều kiện sống tốt
Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số hồi quy hơn, có nhiều hành động cải tạo và khôi phục
của biến FDI mang dấu đương và có ý nghĩa các mảng xanh và đòi hỏi các nhà làm chính
về mặt thống kê (p_value < 0.01) chứng tỏ sách siết chặt hơn các chế tài xử lý những cá
FDI có tác động làm tăng lượng phát thải CO2 nhân hoặc tập thể có những hành động gây
ở các các tỉnh miền Bắc. Trong điều kiện các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Chính
yếu tố khác không đổi, nếu tỷ lệ FDP tăng thì những hành động trên đã khiến thu nhập
lượng phát thải CO2 bình quân sẽ tăng lên. chuyển hướng từ tác động tiêu cực sang tác
3. Đánh giá mô hình nghiên cứu động tích cực đến môi trường. Kết quả hồi
quy cho thấy tiêu thụ năng lượng làm tăng
Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập lượng phát thải ô nhiễm ở các quốc gia đang
bình quân tác động đến lượng phát thải CO2
phát triển đã phản ánh đúng hiện trạng thực
bình quân theo dạng chữ U ngược (parabol
tế. Việc gia tăng mức độ sử dụng năng lượng
lồi) đã củng cố thêm cho giả thuyết đường
luôn kèm theo nguy cơ gây ô nhiễm môi
cong EKC (Kuznet, 1955), chứng minh các
trường không khí, làm suy giảm sự trong lành
tỉnh miền Bắc vẫn đang chịu tác động tiêu
của môi trường toàn cầu và gia tăng biến đổi
cực về môi trường do những hậu quả của tăng
khí hậu.
trưởng kinh tế mang lại. Thực tế cho thấy
tăng trưởng kinh tế sẽ đi kèm với sự gia tăng Phần lớn nguồn năng lượng sử dụng ở
dân số, tăng nhu cầu lương thực, tăng hoạt các quốc gia đang phát triển là nhiên liệu
động sản xuất công nghiệp, sử dụng nhiều tài hóa thạch, nhiên liệu có nguồn gốc hữu cơ
nguyên làm tăng lượng phát thải và suy thoái nên quá trình đốt cháy một lượng lớn nhiên
môi trường. liệu sẽ phát thải ra các khí gây ô nhiễm môi
Các doanh nghiệp sản xuất sẽ cố gắng tối trường và khí nhà kính. Việc kết quả hồi quy
thiểu hóa chi phí sản xuất nên cách rẻ tiền cho thấy FDI làm tăng lượng phát thải CO2.
nhất để xử lý các sản phẩm phụ không mong Các doanh nghiệp FDI hiện nay ở Việt Nam
muốn là thải ra môi trường mà chưa qua xử vẫn đang chủ yếu là đầu tư công nghệ cũ lạc
lý. Với quá trình công nghiệp hóa đang diễn hậu dẫn đến các tác động đến môi trường, cụ
ra ở nhiều quốc gia đang phát triển thì quy thể hiện nay có nhiều dự án nhiệt điện chạy
mô, số lượng của các doanh nghiệp hoạt động than từ nguồn FDI đang được vận hành và
trong các ngành công nghiệp đang tăng nhanh xây dựng, các công nghệ trong lĩnh sản xuất,
đã khiến cho lượng phát thải ô nhiễm càng dệt may cũng được đầu tư tại Việt Nam để tận
nhiều hơn. Tuy nhiên việc xuất hiện ngưỡng dụng nguồn nhân công giá rẻ.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 13


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

4. Hàm ý chính sách lượng thân thiện với môi trường như năng
Nguyên nhân của những hạn chế trên đây lượng gió, năng lượng mặt trời. Tạo điều kiện
là do những nguyên nhân như sự chồng chéo để doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ
trong hệ thống luật pháp và các chính sách mới, vừa để tiết kiệm năng lượng tiêu thụ vừa
nâng cao hiệu quả sản xuất.
liên quan đến FDI, hạn chế về tính gắn kết
với yêu cầu phát triển bền vững trong công 5. Kết luận
tác qui hoạch của vùng, thiếu chiến lược thu Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các tỉnh
hút FDI theo hướng PTBV, hạn chế trong phía Bắc đóng vai trò quan trọng trong tăng
công tác quản lý Nhà nước về FDI và chất trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi
lượng nguồn nhân lực của vùng, cơ cấu lao trường. Từ đó, nâng cao tiềm lực, sức mạnh
động theo ngành, hạn chế về cơ sở hạ tầng. kinh tế của quốc gia; nâng cao mức sống của
Dựa trên kết quả nghiên cứu, để giảm dân cư và chất lượng môi trường sống của
thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường ở các quốc nhân dân. Mặc dù vậy, bên cạnh những tác
gia đang phát triển, các nhà hoạch định chính động tích cực, hoạt động của khu vực FDI
sách ở những quốc gia như Việt Nam nên có trong vùng cũng đang đặt ra những trở ngại
các chính sách để lựa chọn vốn FDI, giảm trong việc phát triển bền vững của vùng.
thiểu mức tiêu thụ năng lượng và tăng thu Những tác động tiêu cực của khu vực FDI đối
nhập bình quân. Việt Nam nên thường xuyên với vùng đã và đang được biểu hiện trên các
tổ chức, tăng cường công tác vận động thu hút khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, trong
FDI, tham gia các chương trình xúc tiến đầu bài viết chỉ rõ vấn đề về ô nhiễm môi trường
tư từ nước ngoài, hoàn thiện và ban bố rộng không khí. Vấn đề về ô nhiễm môi trường
rãi quy hoạch tổng thể về đầu tư nước ngoài cần được tính tới trong các chiến lược thu hút
để các nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng FDI không chỉ ở các tỉnh miền Bắc, mà của
tiếp cận với thông tin về đầu tư. Việt Nam cả Việt Nam.
cũng cần tiếp tục chú trọng đầu tư và hoàn Mặc dù bài viết đã chỉ ra được vốn FDI
chỉnh sơ sở hạ tầng, có chiến lược đào tạo, tăng mức phát thải CO2 tại các tỉnh phía Bắc
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế như
ra, việc xây dựng chiến lược phát triển các chưa xem xét mối quan hệ nhân quả giữa FDI
ngành công nghiệp phụ trợ cũng là một giải và mức độ ô nhiễm vì trên thực tế lẫn lý thuyết
pháp tăng thu hút FDI vào Việt Nam. Mặc dù đã cho thấy lượng phát thải ô nhiễm ở một
kết quả nghiên cứu cho thấy FDI làm gia tăng số quốc gia cũng có tác động tới quyết định
ô nhiễm môi trường nhưng trong quá trình đầu tư của các công ty đa quốc gia; chưa đưa
thu hút đầu tư, các quốc gia đang phát triển các biến về chính sách bảo vệ môi trường và
như Việt Nam cần sàng lọc để loại bỏ các dự biến trình độ khoa học công nghệ do việc đo
án đầu tư có công nghệ lạc hậu, thâm dụng tài lường các yếu tố này khá phức tạp. Bên cạnh
nguyên thiên nhiên. Cần ưu tiên thu hút đầu đó, do chưa phân loại nhóm ngành ô nhiễm
tư cho danh mục các ngành nghề thân thiện và không ô nhiễm do đó kết quả nghiên cứu
với môi trường, có công nghệ tiên tiến nhằm chỉ cho cho thấy tác động chung của FDI đến
hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến môi ô nhiễm môi trường, không thể đưa ra hàm
trường. Ưu tiên phát triển những nguồn năng ý chính sách cụ thể cho từng nhóm ngành.

14 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

Phạm vi nghiên cứu chỉ đề cập đến khía cạnh về chính sách bảo vệ môi trường, trình độ
phát thải CO2 mà chưa nghiên cứu đến các công nghệ để đưa vào mô hình nghiên cứu.
chỉ số ô nhiễm có trong đất, nước hay chất Ngoài ra, các nghiên cứu cũng có thể phân
thải rắn. tích lợi ích và chi phí của FDI đến chất lượng
môi trường hoặc nghiên cứu riêng cho các
Trong tương lai, các nghiên cứu tiếp theo ngành nghề mà các quốc gia đang phát triển
của tác giả sẽ bổ sung các chỉ tiêu môi trường, đang ưu tiên thu hút đầu tư.

Tài liệu tham khảo


1. Ang, J. B., 2007, “CO2 emissions, energy consumption, and output in France”, Energy
Policy, 35(10), pp. 4772-4778.
2. Aslanidis, N., & Iranzo, S., 2009, “Environment and development: is there a Kuznets
curve for CO2 emissions?”, Applied Economics, 41(6), pp. 803-810.
3. Holtz-Eakin, D., & Selden, T. M., 1995, “Stoking the fires? CO2 emissions and economic
growth”, Journal of public economics, 57(1), pp. 85-101.
4. Jalil, A., & Mahmud, S. F., 2009, “Environment Kuznets curve for CO2 Emissions: a
cointegration analysis for China”, Energy Policy, 37(12), pp. 5167-5172.
5. Iwata, H., Okada, K. & Samreth, S., 2010, “Empirical study on environmental Kuznets
curve for CO2 in France: the role of nuclear energy”, Energy Policy, 38, p. 4057-4063.
6. Kuznets, S., 1955, “Economic growth and income inequality”, The American economic
review, 45(1), pp. 1-28.
7. Shafik, N., 1994, “Economic development and environmental quality: an econometric
analysis”, Oxford economic papers, Volume 46, pp. 757-773.
8. Lê Quang Linh, 2018, Tác động của vốn FDI đến môi trường tại các tỉnh khu vực phía
Bắc, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Ngoại thương, 105tr.
9. Niên giám thống kê 2007 - 2017, Tổng cục Thống kê.
10. Hồ Đắc Nghĩa, 2014, Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam.
11. Nguyễn Khắc Minh, 2017, Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng
trưởng đầu ra, năng suất và hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ 2000 - 2013.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 15


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

NHẬN DIỆN CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM THÔNG QUA PHÂN TÍCH
NỘI DUNG WEBSITE
Nguyễn Thị Phương Chi1
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh2
Chu Mai Linh3

Tóm tắt
Thị trường điện thoại di động Việt Nam hiện đang tăng trưởng với tốc độ 10%/năm
khiến các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều muốn gia tăng thị phần. Trong
bối cảnh internet phát triển như hiện nay, việc sử dụng website hiệu quả để tương tác với
người tiêu dùng là rất cần thiết. Nghiên cứu này được tiến hành để phân tích nội dung
website của 12 trang web điện thoại di động có mặt tại Việt Nam nhằm đánh giá các mô
hình chiến lược hội nhập tại Việt Nam của các doanh nghiệp di động. Bốn loại chiến lược
hội nhập đã được nhận diện thông qua phân tích nội dung trang web của các thương hiệu
điện thoại di động gồm: chiến lược toàn cầu hóa, chiến lược địa phương hóa, chiến lược
địa phương hóa toàn cầu và chiến lược thông thường. Kết quả này là cơ sở để nhóm ng-
hiên cứu đề xuất một số giải pháp đối với các doanh nghiệp di động nhằm nâng cao hiệu
quả tương tác với người dung trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Từ khóa: Chiến lược hội nhập, trang web, phân tích nội dung website, điện thoại di động
Mã số: 598 | Ngày nhận bài: 21/1/2019 | Ngày hoàn thành biên tập: 22/7/2019 | Ngày duyệt đăng: 26/7/2019

Abstract
Given the growth rate of the mobile phone market in Vietnam is 10% per year, domestic and
foreign mobile firms expect to increase their market share. In the increasing pervasiveness
of digital technologies, it is necessary to design the website effectively to interact with
consumers. This study was conducted to analyze the website content of 12 mobile brands
in Vietnam to assess their integration strategy models in Vietnam. Four types of integration
strategies have been identified including globalization strategy, localization strategy,

1
Trường Đại học Ngoại thương, Email: nguyenthiphuongchi.cs2@ftu.edu.vn
2
Trường Đại học Ngoại thương, Email: nguyenngocnhuquynh.ftu@gmail.com
3
Trường Đại học Ngoại thương, Email: chumailinh.cs2@ftu.edu.vn

16 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

glocalization strategy, and mediocre strategy. Based on these findings, some implications
were proposed for mobile businesses to improve the effectiveness of interaction with their
customers in the context of Industry 4.0.

Keywords: digital marketing, education, DOI, UTAUT, TOE, higher education

Paper No. 598 | Date of receipt: 21/1/2019 | Date of revision: 22/7/2019 | Date of approval: 26/7/2019

1. Dẫn nhập được tùy chỉnh theo chiến lược hoạt động của
Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1993, dù lịch doanh nghiệp. Một mặt, việc thích ứng với thị
sử phát triển chưa dài so với các ngành khác trường bản địa là yếu tố quyết định sự sống
nhưng thị trường điện thoại di động trong còn của doanh nghiệp tại một địa phương
nước đã chứng kiến những sự thay đổi đáng (Singh và cộng sự, 2005). Mặt khác, các
kinh ngạc trong hai thập kỷ qua. Rất nhiều thương hiệu đa quốc gia cũng chịu sức ép rất
những thương hiệu hàng đầu thế giới đã sớm lớn trong việc duy trì hình ảnh thống nhất trên
gia nhập thị trường Việt Nam như Siemens, toàn cầu nhằm khai thác lợi thế kinh tế theo
Sony, Nokia… nhưng rồi cũng rất nhanh quy mô và duy trì lượng khách hàng trung
chóng đã bị soán ngôi bởi những thương thành. Nếu không giải quyết tốt đồng thời cả
hiệu mới như Iphone, Samsung, HTC…. Tuy hai vấn đề này, nguy cơ doanh nghiệp bị thất
nhiên, ở góc độ khác, cuộc đua quyết liệt giữa bại khi thâm nhập vào một thị trường mới là
các thương hiệu là minh chứng cho thấy triển rất lớn. Do vậy, nghiên cứu này giả định nội
vọng phát triển xán lạn của ngành hàng này dung website của các hãng điện thoại di động
tại Việt Nam. Một trong các công cụ hỗ trợ được tùy chỉnh theo các mô hình chiến lược
đắc lực cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập của các doanh nghiệp trên thị trường
cạnh tranh thu hút người tiêu dùng trên thị Việt Nam.
trường di động, đó chính là trang web của Nghiên cứu về hoạt động hội nhập thể hiện
doanh nghiệp. qua nội dung website của doanh nghiệp cũng
Trang web, hay còn gọi là trang thông tin được nhiều học giả quan tâm gần đây. Chẳng
điện tử (website), là một trong các công cụ hạn nghiên cứu của Singh và Boughton
phổ biến của thương mại điện tử. Website (2002), đã phát hiện ra rằng trong số 500 trang
không chỉ là nơi cung cấp thông tin về doanh web của Mỹ được liệt kê trên Forbes.com, chỉ
nghiệp và sản phẩm/dịch vụ, mà còn đóng vai có 150 trang web có các trang web được địa
trò như một showroom ảo của doanh nghiệp, phương hóa tên miền theo quốc gia (Ví dụ:
có thể phục vụ người dùng 24/7. Đối với nhiều địa chỉ web kết thúc bằng .nz Zealand, .jp cho
doanh nghiệp, trang web được khai thác như Nhật Bản, .it cho Ý) và có nội dung thể hiện
một kênh bán hàng trực tiếp và là một công bằng ngôn ngữ địa phương trong khi số còn
cụ để xây dựng quan hệ với công chúng. Để lại chỉ có các trang web bằng tiếng Anh và sử
có thể tương tác hiệu quả với khách hàng, dụng tên miền .com. Tương tự, nghiên cứu
các website cần phải được thiết kế phù hợp của Forrester, cho thấy 67% trang web trong
với các khu vực có nền văn hóa khác nhau và danh sách Fortune 100 đã được xây dựng

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 17


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

theo hướng toàn cầu hóa. Tại Việt Nam, cho tiếp cận hoàn toàn mới về quản trị ở Việt
đến nay chưa có một nghiên cứu phân tích Nam, mà còn đảm bảo tính khách quan của
về vấn đề phát triển website trong xu thế hội việc thu thập dữ liệu.
nhập, đặc biệt là đối với các tập đoàn đa quốc 2. Cơ sở lý thuyết
gia khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Do đó, nghiên cứu này được tiến hành với 2.1. Khái quát về chiến lược hội nhập
mục đích cung cấp bằng chứng thực nghiệm Khái niệm chiến lược hội nhập xuất hiện
từ việc phân tích nội dung website của các từ những năm 1960 nhưng mới trở thành vấn
doanh nghiệp điện thoại di động nhằm khái đề được quan tâm khoảng vài thập kỷ trở lại
quát hóa các chiến lược hội nhập mà các đây. Một trong những định nghĩa đầu tiên,
doanh nghiệp tiến hành khi kinh doanh ở Việt được đưa ra bởi Roland Robertson, theo đó
Nam. chiến lược hội nhập được hiểu là quá trình tạo
ra các sản phẩm hoặc dịch vụ chung cho mọi
Xuất phát từ giả thuyết này, hàng loạt câu
người trên toàn thế giới, nhưng được điều
hỏi được đặt ra liên quan đến việc chiến lược
chỉnh để phù hợp với văn hoá địa phương.
hội nhập trên thị trường Việt Nam thể hiện
Nói một cách khác, hội nhập là quá trình mà
qua nội dung website của các doanh nghiệp
các tập đoàn toàn đa quốc gia điều chỉnh sản
kinh doanh điện thoại di động: Thông qua nội
phẩm cũng như là các phương thức marketing
dung website, doanh nghiệp di động cho thấy
phù hợp với hoàn cảnh từng địa phương cụ
những mô hình chiến lược hội nhập nào? Các thể để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khác nhau
yếu tố nào trong nội dung website bị tác động (Maynard & Tian, 2004).
bởi chiến lược hội nhập của doanh nghiệp?
Để hội nhập thành công trên thị trường Việt Với giả thuyết cơ bản là người tiêu dùng
Nam, các doanh nghiệp di động cần điều trên khắp thế giới có cùng một mong muốn
chỉnh mô hình chiến lược như thế nào và cải và nhu cầu (Birnik và Bowman, 2007), chiến
tiến các nội dung website gì? lược toàn cầu hóa ở cấp độ của doanh nghiệp
là xu hướng tiêu chuẩn hóa việc cung ứng
Để trả lời các câu hỏi trên, nghiên cứu này hàng hóa và dịch vụ nhằm duy trì một hình
sẽ phân tích chiến lược kinh doanh tại thị ảnh thống nhất trên toàn cầu. Tuy giúp doanh
trường Việt Nam của một số thương hiệu điện nghiệp tiết kiệm chi phí tối đa nhưng chiến
thoại di động dựa trên các yếu tố cấu thành lược này lại bỏ qua sự khác biệt quan trọng
trang web của doanh nghiệp. Qua đó tiến trong sở thích của người dùng nên đã bỏ qua
hành so sánh và đánh giá mức độ hội nhập một số lượng lớn khách hàng tiềm năng và
của từng mô hình chiến lược, từ đó đưa ra các tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh chiếm
gợi ý hữu ích cho các doanh nghiệp tham gia thị phần. Trường phái tư tưởng thứ hai là
vào ngành hàng này. Để đảm bảo việc phân chiến lược địa phương hóa. Chiến lược này
tích các mô hình chiến lược mang tính tổng dựa trên thực tế rằng có sự khác nhau về nhu
thể và thể hiện trong một khung nghiên cứu cầu và mong muốn của người tiêu dùng (Cyr
đồng nhất, dữ liệu sẽ được lấy từ nội dung và Trevor - Smith, 2004; Singh và cộng sự,
trang web của các doanh nghiệp. Việc phân 2006) nên hướng đến tối đa hóa việc đáp ứng
tích chiến lược hội nhập thông qua nội dung nhu cầu của thị trường địa phương. Luồng tư
thể hiện trên website không chỉ là một cách tưởng thứ ba là chiến lược địa phương hóa

18 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

toàn cầu với sự nhất quán trong các chủ đề, theo đuổi chiến lược này, doanh nghiệp vừa
cấu trúc, chiến lược nhưng lại mang đến một có thể tận dụng được những ưu điểm như lợi
cái nhìn và cảm giác rất địa phương (Maynard thế kinh tế theo quy mô và giảm thiểu các
& Tian, 2004). Chiến lược này thỏa mãn về khuyết điểm của 2 trường phái trước. Trường
loại sản phẩm, đặc điểm của người tiêu dùng phái thứ tư, là chiến lược thông thường, theo
và các yếu tố môi trường nhưng vẫn duy trì đó doanh nghiệp chỉ tập trung kinh doanh trên
một hình ảnh thương hiệu nhất quán trên toàn thị trường bản địa, các hoạt động mở rộng ra
cầu. Ví dụ như một công ty có thể sử dụng nước ngoài chỉ mang tính sự vụ, rời rạc và
một mẫu trang web toàn cầu nhưng nội dung không có một kế hoạch tổng thể, ví dụ như
sẽ được điều chỉnh cho các nước địa phương các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa theo
(Maynard & Tian, 2004; Tixier, 2005). Khi hợp đồng.
Hình 1. Các mô hình chiến lược hội nhập toàn cầu của doanh nghiệp

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu trước
Bằng việc sử dụng hai tiêu chí phân loại web thường được cấu tạo bởi 4 phần chính:
là tính đồng nhất và tính thích ứng của chiến mã nguồn trang web (source code), bộ nhớ
lược tại các thị trường khác nhau, nghiên cứu lưu trữ trang web (hosting), dữ liệu nội dung
này đã tổng hợp các loại hình chiến lược hội trang web (database) và tên miền (domain).
nhập của doanh nghiệp và thể hiện trong hình Trang web thường được thiết kế để cung cấp
vẽ 1. thông tin cho người dùng đồng thời thực hiện
một số chức năng khác như thương mại điện
2.2. Tổng quan về trang web và nội dung
tử, kiểm soát luồng thông tin và giảm chi phí
trang web
liên lạc (Chun và Davies, 2001). Do không bị
World Wide Web, hay còn gọi là trang giới hạn không gian và thời gian, trang web
web, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm giúp các công ty tăng khả năng tiếp cận về
1989 bởi Tim Berners-Lee. Trang web là cách phạm vi và khách hàng, tăng tính tương tác,
để truy cập thông tin trên Internet và được xác định khách hàng tiềm năng và cung cấp
hiểu là trang thông tin điện tử. Một trang dịch vụ 24/7 một cách hiệu quả.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 19


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

Nội dung web gồm những thông tin dưới 300 trang web của các doanh nghiệp Pháp và
dạng văn bản, trực quan (hình ảnh động) Mỹ, kết quả cho thấy có 8 yếu tố phản ánh
hoặc có thể nghe được (âm thanh, video). mức độ hội nhập của website, bao gồm: trang
Rosenfeld và Morville (2002) lại nhận định web được dịch ra từ trang web của công ty
nội dung trang web là tất cả những điều được mẹ, trang web có tên miền của địa phương, sự
thể hiện trên web. Trong đó bao gồm các tài điều chỉnh các chi tiết đồ họa, hình ảnh, nội
liệu, dữ liệu, ứng dụng, dịch vụ điện tử, hình dung, thái độ, giai điệu và những chi tiết khác
ảnh, các tệp âm thanh và video, các trang web cho phù hợp với địa phương. Thước đo chiến
cá nhân, các thư điện tử lưu trữ… lược toàn cầu hóa được đánh giá dựa trên
Một mặt, trang web là công cụ marketing tiêu chí sự đồng nhất về thị hiếu của người
hiệu quả nhờ khả năng tiếp cận toàn cầu khi tiêu dùng trong khi thang đo chiến lược địa
không bị giới hạn về công nghệ, chi phí, phương hóa được đánh giá dựa trên khả năng
thời gian nhưng mặt khác, website cũng điều chỉnh để thích ứng với môi trường sở
tạo ra nhiều thách thức đối với các nhà làm tại. Trong khi đó, Singh và cộng sự (2006)
marketing khi tiếp cận bất kỳ một nền văn cho rằng môi trường văn hoá xã hội đóng một
hoá nào bởi sự khác biệt về văn hoá có thể vai trò quan trọng trong việc giao tiếp trên
dẫn đến những hiểu lầm nghiêm trọng về trang web, vì các trang web từ các quốc gia
nội dung. Việc khai thác website nhằm thực
khác nhau thường phản ánh văn hoá và cách
hiện chiến lược hội nhập toàn cầu của doanh
thức giao tiếp ở quốc gia hoặc địa phương đó.
nghiệp được coi là một xu thế tất yếu, nhất
Trang web không phải là môi trường trung
là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công
lập về văn hoá mà thay vào đó, thể hiện các
nghệ 4.0 hiện nay. Việc lựa chọn ngôn ngữ,
dấu hiện văn hoá của một quốc gia. Trong khi
tính năng website, thiết kế giao diện, sử dụng
các biểu tượng, hình ảnh… sẽ ảnh hưởng rất đó, nhiều nghiên cứu khác lại thấy rằng thiết
lớn đến hiệu quả tương tác giữa doanh nghiệp kế web và các yếu tố về bố cục có tác động
với khách hàng (Violino, 2001). Bên cạnh đó, rất lớn đến nhận thức của người dùng (Cyr và
phát triển các trang website riêng cho từng Trevor-Smith, 2004). Các yếu tố văn hoá tác
thị trường ngoài việc liên quan đến chi phí động đến giao diện website tập trung chủ yếu
vận hành còn ảnh hưởng đến tốc độ cập nhật vào 8 thành phần sau: tên miền, ngôn ngữ; bố
tin tức theo địa phương. Do đó, việc phát cục; điều hướng; màu sắc; thông tin sự kiện;
triển nội dung website được kỳ vọng là sẽ tùy hình ảnh và sản phẩm.
chỉnh theo các chiến lược hội nhập của doanh Tên miền trang web là yếu tố quan trọng
nghiệp khi mở rộng ra các thị trường khác
hàng đầu (Singh và cộng sự, 2004). Đây chính
nhau.
là đường dẫn đưa người dùng đến với trang
2.3. Các yếu tố thể hiện chiến lược hội web doanh nghiệp và cũng thể hiện rõ nhất
nhập của doanh nghiệp trên website cách thức quản lý chi nhánh của công ty mẹ.
Nhằm phân tích các nhân tố cấu thành Tên miền chính là địa chỉ duy nhất của trang
website ảnh hưởng đến chiến lược hội nhập web trên Internet. Có hai loại tên miền: tên
của doanh nghiệp, nhà nghiên cứu Tixier miền quốc tế (.com, .org, .net, .info…) và tên
(2005) đã tiến hành phân tích nội dung của miền địa phương (.vn, .com.vn, .uk, .us,…).

20 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

Ngôn ngữ là yếu tố tiếp theo cần được này sang thế hệ khác. Các biểu tượng tương
xem xét. Theo Fletcher (2006), khi phục vụ đương nhau nhưng ở các nền văn hoá khác
các nhóm văn hoá khác nhau thì nội dung nhau có thể gợi lên những cảm xúc hoàn toàn
trang web được dịch qua tiếng Anh đơn thuần đối lập. Trong ngữ cảnh thương mại điện tử,
là chưa đủ mà bản dịch này đòi hỏi phải chỉ thường các biểu tượng được sử dụng để việc
ra được các khái niệm cơ bản được hiểu ở nền điều hướng trên trang web trở nên dễ dàng.
văn hoá đó. Việc không chú trọng thấu hiểu Thế nhưng theo Yunker (2002), ý nghĩa của
các khái niệm có thể dẫn đến hậu quả ý nghĩa các biểu tượng thường được dùng tại văn hoá
thông điệp bị bóp méo và phản tác dụng. phương Tây như biểu tượng Giỏ hàng hay
Bố cục trang web là một khía cạnh khác biểu tượng căn nhà tượng trưng cho trang chủ
ảnh hưởng đến trình bày nội dung website. có thể không được biết đến với một số nền
Theo Wendy và Albert (1998), bố cục trang văn hoá nhất định. Ví dụ, ở Pháp thuật ngữ
web hay còn gọi là định hướng không gian “Trang chủ” thường không được sử dụng mà
ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng được thay thế bởi “Trang chào mừng”.
trang web do những tác động đến thị giác
Thông tin sự kiện được cập nhật trên
của người dùng. Sự điều hướng của trang
website cũng là một yếu tố phản ánh mức độ
web cũng bị tác động bởi kiểu đọc (từ trái
hội nhập của doanh nghiệp. Nếu các website ở
sang phải, từ phải sang trái, theo chiều dọc).
Khi thiết kế trang web quốc tế, các công ty các quốc gia khác nhau đều hiển thị các thông
cần xem xét định hướng của các yếu tố điều tin sự kiện chung của tập đoàn hoặc liên quan
hướng như thanh điều hướng, thanh cuộn, đến trụ sở chính sẽ phản ánh tính đồng nhất
các nút bấm, đường dẫn và các phương tiện cao, nói cách khác là chiến lược toàn cầu hóa.
trợ giúp điều hướng khác cho phù hợp với Ngược lại, nếu doanh nghiệp chú trọng đến
thói quen và thị hiếu của người tiêu dùng địa các tin tức nổi bật của từng thị trường cụ thể,
phương. sẽ cho thấy tính thích ứng của thương hiệu tại
các địa phương (Singh & cộng sự, 2006).
Sự nhận biết về màu sắc ở các nền văn
hoá khác nhau cũng có sự khác nhau đáng kể Về hình ảnh minh họa, theo Würtz (2005),
về ý nghĩa, ví dụ màu đỏ. Trong khi ở Trung các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược địa
Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Việt Nam, phương hóa thường có xu hướng dùng ảnh
màu đỏ tượng trưng cho sự hân hoan, sự may động, nghệ thuật đồ hoạ phù hợp với thị hiếu
mắn, niềm vui và chủ nghĩa cộng sản thì ở của người tiêu dùng địa phương. Ngược lại,
Châu Phi, màu đỏ là màu của cái chết, máu các chiến lược toàn cầu hóa lại chú trọng
đổ và tang tóc. Ở Mỹ màu đỏ thường liên sử dụng các hình ảnh và đồ họa chung cho
tưởng đến tình dục, sự phấn khích, đam mê các thị trường. Tương tự, để thâm nhập thị
và cả cảnh báo còn ở nước Anh, màu đỏ là trường địa phương thành công, website của
màu của quyền lực và sức mạnh của chính doanh nghiệp cần phải điều chỉnh các yếu tố
phủ (Yunker, 2002). thiết kế web như đơn vị tiền tệ, thời gian (giờ
Theo Singh và cộng sự (2006), biểu tượng GMT), số điện thoại, cách biểu thị con số cho
được xem như một hình thức để truyền tải phù hợp (Cyr & Trevor-Smith, 2004; Singh
thông điệp văn hoá được sử dụng từ thế hệ & cộng sự, 2006).

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 21


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

Ngoài ra, hoạt động giới thiệu sản phẩm đồng nhất cao (5 điểm) và ngược lại, nếu tên
trên website cũng thể hiện rất rõ chiến lược miền thay đổi ở từng địa phương và không có
hội nhập của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu một công thức chung nào thì sẽ có tính đồng
của Tixier (2005), các doanh nghiệp trong nhất thấp (1 điểm).
ngành vận tải hàng không, công nghiệp máy Trong khi đó, thang đo tính thích ứng dựa
tính, thương mại điện tử và thiết bị mạng có trên mức độ điều chỉnh để thích nghi với thị
khuynh hướng cung cấp sản phẩm chung cho trường sở tại của doanh nghiệp, vì thế, nội
thị trường toàn cầu để khai thác hiệu quả kinh dung website được đánh giá dựa trên các đặc
tế theo quy mô. Ngược lại, các ngành như đồ điểm riêng biệt của website tại Việt Nam. Ví
ăn nhanh, dịch vụ tư vấn, xe hơi… lại có xu dụ như đối với vấn đề ngôn ngữ, nếu toàn bộ
hướng sản xuất riêng các sản phẩm cho từng thị nội dung website được xây dựng bằng tiếng
trường để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Việt, thì cho thấy tính thích ứng với thị trường
Tóm lại, trang web của doanh nghiệp cấu bản địa rất cao. Ngược lại, nếu tỉ lệ nội dung
thành từ rất nhiều yếu tố để chuyển tải các tiếng Việt càng thấp trong khi nội dung bằng
thông điệp đến người tiêu dùng. Để hiểu ngoại ngữ càng cao cho thấy tính thích ứng
được chiến lược hội nhập của doanh nghiệp, thấp với thị trưởng sở tại. Sau khi chấm điểm
cần đánh giá cụ thể từng yếu tố này để xác cho từng yếu tố, nhóm nghiên cứu tính giá trị
định xu hướng hội nhập của thương hiệu. trung bình của thang đo tính thích ứng và tính
đồng nhất và biểu diễn trên đồ thị bong bóng
3. Phương pháp nghiên cứu
để khái quát trực quan mô hình chiến lược hội
Trước tiên, các thang đo cho chiến lược nhập của các doanh nghiệp di động.
hội nhập thể hiện trên nội dung website được
Về mẫu nghiên cứu, căn cứ theo thống kê về
kết hợp từ các nghiên cứu của Singh và cộng
thị phần tính đến năm 2017 của Euromonitor
sự (2006) và Sutikno và Cheng (2012) với 8
International, toàn bộ 9 nhà cung cấp hàng
hạng mục gồm tên miền, ngôn ngữ; bố cục; đầu thị trường đã được chọn lựa để phân tích
điều hướng; màu sắc; thông tin sự kiện; hình gồm: Samsung, Iphone, Nokia, Oppo, Asus,
ảnh và sản phẩm. Theo đó, các đặc điểm của LG, HTC, Lenovo và Sony. Bên cạnh đó, 3
chiến lược toàn cầu hóa được đo lường trên thương hiệu điện thoại tuy không được liệt
thang đo Likert 5 điểm dựa trên tính đồng kê thị phần trong dữ liệu của Euromonitor
nhất về thị hiếu của người dùng. Để đo lường International, nhưng có độ nhận biết thương
các tiêu chí của của các thang đo này, nội hiệu cao ở Việt Nam thời gian gần đây cũng
dung của website tại Việt Nam được so sánh được đưa vào lấy mẫu, bao gồm: Huawei,
với trang chủ của công ty mẹ cũng như trang Vivo và Bphone. Như vậy, tổng số 12 thương
web của thương hiệu tại các thị trường khác hiệu điện thoại di động được nghiên cứu này
như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Ả sử đụng dể phân tích nội dung website.
Rập. Từng tiêu chí sẽ được phân tích chi tiết,
ví dụ như so sánh tên miền của từng website 4. Kết quả nghiên cứu
tại các thị trường trên để nhận diện mức độ Bằng việc đánh giá tính đồng nhất và tính
đồng nhất của từng loại tên miền. Chẳng hạn, thích ứng của 8 yếu tố cấu thành nội dung
một website có tên miền kết thúc .com hay website, kết hợp với dữ liệu về thị phần của
.net tại tất cả các thị trường sẽ đạt được tính các thương hiệu trên thị trường di động hiện

22 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

nay, nhóm nghiên cứu đã mô tả các loại hình nhập của các doanh nghiệp ngành điện thoại
chiến lược hội nhập trên ma trận trong hình di động thể hiện qua nội dung trang web rất
2. Dữ liệu phân tích cho thấy chiến lược hội đa dạng.
Hình 2. Ma trận chiến lược hội nhập của
các doanh nghiệp điện thoại di động tại Việt Nam

Nguồn: Kết quả phân tích thống kê của nhóm nghiên cứu
Trong các loại chiến lược hội nhập, mô điểm chung của những trang web này là đều
hình địa phương hóa là phổ biến nhất được có trang miền riêng cho thị trường Việt Nam
áp dụng ở nhiều tập đoàn như Oppo, Asus, như tên miền .vn hoặc là một trang con nằm
LG, Huawei, HTC, Lenovo và Vivo. Có một ngay trong trang chính của công ty mẹ. Tuy
điểm thú vị đó là các tập đoàn này đều có nhiên, đơn vị đo lường vẫn chưa được địa
xuất xứ từ Châu Á, cho thấy văn hóa Á Đông phương hóa. Toàn bộ các hãng điện thoại vẫn
dường như giúp cho doanh nghiệp Châu Á dễ sử dụng đơn vị đo lường theo hệ inch thay vì
hòa nhập vào thị trường Việt Nam hơn. Đặc thông lệ sử dụng hệt mét ở Việt Nam.
Hình 3. Sự khác biệt về bố cục trang web của Asus tại Indonesia (trái) và Việt Nam (phải)

Nguồn: www.asus.com

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 23


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

Thêm vào đó, các doanh nghiệp theo đuổi nên tính đồng nhất còn thấp. Hình 3 cho thấy
chiến lược địa phương hóa cũng chưa đầu tư trang web của Asus ở thị trường Việt Nam có
kỹ lưỡng cho các hình ảnh sản phẩm gắn với 5 thư mục con là: sản phẩm, tin tức nổi bật,
thị trường bản địa. Chân dung các nhân vật, sản phẩm dự án, dịch vụ và hệ thống phân
người mẫu xuất hiện trên website hầu hết là phối. Tuy nhiên trên website của thương hiệu
người nước ngoài nên cho sản phẩm không này tại Indonesia thì chỉ có 4 thư mục tương
được đánh giá cao về tính cá nhân hóa và ứng là sản phẩm, tin tức nổi bật, thương mại
khiến cho thương hiệu bớt gần gũi với người và dịch vụ. Như vậy, tính không đồng nhất có
tiêu dùng địa phương. Bên cạnh đó, định dạng thể cản trở việc thực thi các chiến lược mang
website không nhất quán giữa các thị trường tính toàn cầu của tập đoàn.
Hình 4. Sự đồng nhất nội dung website của Nokia ở Việt Nam (trái) và Thái Lan (phải)

Nguồn: www.nokia.com
Mô hình phổ biến thứ hai trên thị trường là hóa trên toàn cầu, do đó, không có sự đầu tư
chiến lược toàn cầu hóa, cả 3 tập đoàn theo riêng biệt cho trang web ở địa phương nào.
đuổi mô hình này đều có xuất xứ từ các nước Điều này có thể giúp doanh nghiệp tiết giảm
phát triển, trong đó Sony đến từ Nhật Bản, chi phí trong xây dựng và quản lý website
Iphone đến từ Hoa Kỳ còn Nokia đến từ Phần vì chỉ đầu tư cho khâu dịch thuật nội dung,
Lan. Điểm nổi bật của các website này là xây tuy nhiên chiến lược này gây cho người tiêu
dựng web riêng cho Việt Nam và trang web tự dùng cảm giác không được quan tâm và làm
điều hướng về trang con cho thị trường Việt cho sản phẩm trở nên kém thân thiện (hình
Nam theo IP máy tính. Tính năng liên kết với 4). Minh chứng rõ ràng nhất là dịch vụ hỗ
trang web của công ty mẹ rất thuận tiện. Tuy trợ 24/7. Trong khi các thương hiệu theo đuổi
nhiên, vấn đề của các trang web này là hầu mô hình địa phương hóa luôn cung cấp dịch
hết nội dung chưa được chuyển tải bằng tiếng vụ chat trực tuyến và có số điện thoại nóng
Việt. Điển hình là Iphone. Dù đã có nút điều tại địa phương, thì các doanh nghiệp toàn cầu
hướng cho thị trường Việt Nam, nhưng phần hóa lại thiếu đi các sự trợ giúp này.
lớn thông tin đều hiển thị bằng tiếng Anh. Trong tương lai, mô hình địa phương hóa
Ngay cả với các thông tin đã được hiển thị toàn cầu sẽ là mô hình mà nhiều công ty theo
bằng tiếng Việt, đó cũng là các thông tin được đuổi để vừa tận dụng được hiệu quả kinh tế
sử dụng chung cho tất cả mọi thị trường. Các theo quy mô, vừa khai thác được các đặc điểm
hình ảnh sử dụng trên web cũng được chuẩn riêng biệt của từng thị trường. Tuy nhiên, ở

24 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

thời điểm hiện tại, chiến lược này vẫn chưa toàn cầu (hình 5). Tính năng thương mại điện
phổ biến tại Việt Nam. Mới chỉ có Samsung tử cũng chưa đồng nhất giữa các thị trường, tại
manh nha tiến hành, dù là ở mức độ thấp. Mặc Hoa Kỳ, người tiêu dùng có thể mua trực tiếp
dù các tính năng liên kết với trang web của sản phẩm từ website của Samsung nhưng tại
công ty mẹ và các thị trường khác rất mạnh, nhiều quốc gia khác lại phải chuyển sang liên
dễ sử dụng nhưng Samsung vẫn chưa thiết kế kết của các đối tác của Samsung. Vì thế, mức
được các chiến dịch marketing và các hình ảnh độ địa phương hóa toàn cầu nội dung website
riêng gắn với từng thị trường dựa trên tầm nhìn của Samsung vẫn còn khá thấp.
Hình 5. Tính đồng nhất và khác biệt của
website Samsung tại thị trường Việt Nam (trái) và Ả Rập (phải)

Nguồn: www.samsung.com
Chiến lược thông thường là mô hình xuất trường Việt Nam- sân nhà của Bphone, thì các
phát điểm của hầu hết các công ty khi mới xuất chỉ số địa phương hóa cũng rất thấp. Chẳng
hiện trên thị trường. Bphone cũng không phải hạn như hình ảnh về con người và cảnh vật để
là ngoại lệ. Do chưa mở rộng ra thị trường giới thiệu sản phẩm, Bphone dùng nhiều hình
nước ngoài, nên các yếu tố về toàn cầu hóa ảnh của nước ngoài, thay vì ưu tiên sử dụng
trên nội dung website của Bphone đều có chỉ hình ảnh con người và cảnh vật Việt Nam trên
số thấp. Tuy nhiên, đáng nói là ngay cả tại thị trang web (hình 6).
Hình 6. Hình ảnh mang yếu tố ngoại của Bphone

Nguồn: www.bkav.com.vn

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 25


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

Thêm vào đó, dù nhấn mạnh khái niệm nhưng lại khá xa lạ với người dùng bản xứ và
điện thoại “Made in Vietnam” nhưng thương có lẽ đó cũng là một trong những nguyên do
hiệu này lại rất ít đưa các thông tin hay tổ mà Bphone cho đến nay vẫn chưa có một vị
chức sự kiện liên quan đến các ngày lễ hội, trí đáng kể trên thị trường.
truyền thống ở Việt Nam. Ngoài ra, Bphone Sau khi nhận diện các mô hình chiến lược
cũng không có các hoạt động tương tác trên hội nhập được thể hiện qua nội dung website,
website như chat trực tuyến, mục hỏi đáp, nghiên cứu này đã khái quát đặc điểm các yếu
cộng đồng người sử dụng sản phẩm… Do tố cấu thành trang web của doanh nghiệp theo
đó, website dù là của một công ty Việt Nam, từng loại hình chiến lược (Bảng 1).
Bảng 1. Khái quát các đặc điểm trên trang web thể hiện chiến lược hội nhập của
các công ty điện thoại di động tại thị trường Việt Nam
Chiến Địa phương Địa phương hoá toàn
Toàn cầu hoá Thông thường
lược hoá cầu
Tên miền Website tự chuyển Sử dụng tên Website có định dạng Chỉ có một
website về định dạng .com miền .vn hoặc .com nhưng nhận diện định dạng,
khi đổi sang bất vi.abc.com hoặc IP hoặc có điều hướng không phân
kỳ đuôi khác như vietnam.com để người dùng chọn biệt thị trường
.com.vn hay .net đến thị trường cụ thể
Ngôn ngữ Mặc định tiếng Mặc định tiếng Ngôn ngữ mặc định Chỉ có tiếng
Anh bản xứ, một số theo nhận diện IP hoặc bản xứ và một
nội dung có thể theo lựa chọn của số nội dung
hiển thị bằng người dùng tiếng Anh
tiếng Anh
Giao diện Đồng nhất định Giao diện được Giao diện đồng nhất Chỉ có một
dạng cho tất cả các điều chỉnh cho trên toàn cầu, nội dung giao diện
thị trường phù hợp với từng điều chỉnh theo từng
địa phương thị trường
Đại sứ Không có, hoặc Mỗi thị trường Đại sứ được lựa chọn Không có
thương nếu có thì sử dụng có một đại sứ riêng cho từng thị
hiệu chung cho tất cả riêng trường dựa trên một
các thị trường chuẩn mực chung cho
toàn cầu
Hình ảnh Sử dụng hình ảnh Sử dụng hình Bố cục hình ảnh thống Hình ảnh
sản phẩm, cảnh ảnh sản phẩm, nhất toàn cầu, nhưng không nhất
vật, con người cảnh vật và con nhân vật và cảnh vật quán
thống nhất trên tất người theo từng được cụ thể hóa theo
cả các thị trường thị trường từng thị trường

26 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

Chiến Địa phương Địa phương hoá toàn


Toàn cầu hoá Thông thường
lược hoá cầu
Đ i ề u Luôn có sự điều Có biểu tượng Có bộ phận tương tác Không có nút
hướng hướng đến bộ cho sự tương tác riêng biệt cho từng thị điều hướng, có
phận và chăm sóc riêng biệt cho trường, có đường dẫn ít sự tương tác
khách hàng toàn từng thị trường đến dịch vụ hỗ trợ của trực tiếp, các
cầu cụ thể công ty mẹ dịch vụ thường
chậm và thiếu
kịp thời
Thông tin Tất cả các website Hiển thị các Các thông tin sự kiện Chỉ liên quan
sự kiện tại các thị trường thông tin, sự được hiển thị theo đến các hoạt
khác nhau đều kiện của doanh chiến dịch của doanh doanh nghiệp
hiển thị các thông nghiệp tại địa nghiệp nhưng được tại nơi có trụ sở
tin sự kiện chung phương hoặc điều chỉnh cho phù hợp
của tập đoàn hoặc gắn liền với các với từng thị trường
liên quan đến trụ lễ hội, sự kiện
sở chính của địa phương
Sản phẩm Sản phẩm chung Sản phẩm riêng Sản phẩm chung cho Chỉ có một sản
cho toàn cầu cho mỗi thị toàn cầu, nhưng điều phẩm cho một
trường/khu vực chỉnh một số chi tiết thị trường
cho phù hợp với địa
phương
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
5. Thảo luận và khuyến nghị sẻ thông điệp “Kiến Tạo Điều Không Thể”
Dựa trên kết quả nghiên cứu trên đây, một cổ vũ tinh thần đội tuyển bóng đá U23 Việt
số gợi ý được đề xuất cho các doanh nghiệp Nam trước trận chung kết giải vô địch bóng
điện thoại di động khi xây dựng website tại đá U23 Châu Á năm 2018. Tuy nhiên, rất
Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp theo nhiều hương hiệu di động chưa biết cách kết
đuổi chiến lược địa phương hóa, cần liên nối các sự kiện như vậy với chiến dịch truyền
tục cập nhật thông tin và hình ảnh thực tế thông của doanh nghiệp. Trong khi các ngành
liên quan đến thị trường Việt Nam để gia hàng khác khai thác rất tốt sự kiện Việt Nam
tăng sự gần gũi với người tiêu dùng. Chẳng tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, thì
hạn, Oppo ra khi mắt điện thoại mới F11 đã thông tin này hầu như không được các doanh
tranh thủ dịp trình chiếu bộ phim Avenger nghiệp đưa vào chiến dịch truyền thông cho
Endgame tại Việt Nam để giới thiệu phiên nhãn hàng. Do đó, ngoài các dịp lễ Tết truyền
bản giới hạn 100 máy với mức giá bán đặc thống, các doanh nghiệp cần tận dụng các sự
biệt, sự kiện truyền thông được đưa tin rộng kiện kinh tế - chính trị - xã hội nổi bật ở Việt
rãi trên website đã thu hút sự quan tâm đặc Nam để thực hiện hoạt động tương tác với
biệt của giới trẻ. Tương tự, Samsung đã chia khách hàng.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 27


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

Trong khi đó, các doanh nghiệp theo đuổi hóa toàn cầu, cần chú trọng việc đồng nhất các
chiến lược toàn cầu hóa như Nokia, Apple cần yếu tố cấu thành định dạng website như giao
có sự đầu tư sâu hơn về nội dung website, nhất diện website, màu sắc, nguyên tắc dùng tên
là phần ngôn ngữ và thông tin hình ảnh gắn miền… Chẳng hạn như Oppo hiện dùng song
với thị trường Việt Nam nếu muốn gia tăng song cả 2 tên miền khác nhau ở thị trường Việt
thị phần trong tương lai. Rào cản về ngôn ngữ Nam https://www.oppo.com/vn/ và https://
là một trở ngại rất lớn đối với người dùng khi oppomobile.vn/. Điều này sẽ khiến cho người
muốn truy cập website để cập nhật tin tức. Việc tiêu dùng bối rối và bản thân doanh nghiệp
cung cấp các nội dung bằng tiếng mẹ đẻ cho cũng khó kiểm soát việc chuyển tải thông tin
người dùng là một yêu cầu tất yếu nếu thương lên website một cách hiệu quả nhất. Do đó,
hiệu muốn chinh phục số đông khách hàng. doanh nghiệp cần đảm bảo tính thống nhất
Cần lưu ý rằng, thương hiệu cần thực sự đầu tư trong các yếu tố cấu thành website khi muốn
cho nội dung website thay vì chỉ tập trung công
theo đuổi mô hình địa phương hóa toàn cầu.
tác dịch thuật như hiện nay. Bên cạnh việc cung
cấp thông tin, hình ảnh, sự kiện liên quan mật Đối với các doanh nghiệp đang thực hiện
thiết đến thị trường Việt Nam, thương hiệu cần chiến lược thông thường, như Bphone, khó có
đưa cả các thông tin về dịch vụ chăm sóc khách thể đạt hiệu quả kinh doanh cao do không tạo
hàng tại chỗ và giới thiệu hệ thống phân phối ra được sự nhất quán từ chiến lược phát triển
rộng rãi. Như thế thương hiệu mới trở nên thân đến hành động của doanh nghiệp. Nếu muốn
thiết với thị trường nước sở tại. nhấn mạnh thông điệp điện thoại “Made in
Đối với những doanh nghiệp theo đuổi chiến Vietnam” thì doanh nghiệp cần khai thác và
lược địa phương hóa toàn cầu, cần đầu tư nhiều sử dụng các hình ảnh của đất nước, con người
hơn cho kênh thương mại điện tử, đặc biệt là Việt Nam một cách hiệu quả, cùng với việc
khâu lựa chọn đối tác, cần tìm kiếm các đối cung cấp các thông tin về quá trình sản xuất,
tác có chi nhánh ở nhiều nước khác nhau nhằm lắp ráp sản phẩm một cách minh bạch, rõ ràng.
đảm bảo tính thống nhất và khai thác được hiệu Thêm vào đó, tính thích ứng với thị trường sở
quả kinh tế theo quy mô, giảm chi phí logistics. tại cũng chưa được chú trọng. Để cải thiện
Bên cạnh đó, cũng cần triển khai các chiến dịch tình hình, cần xem lại chiến lược kinh doanh,
marketing ở cấp độ toàn cầu và sẽ được điều định vị lại hình ảnh trên thị trường và xác
chỉnh cho thích ứng với mỗi địa phương. Các định tầm nhìn cũng như sứ mệnh mà doanh
doanh nghiệp muốn chuyển đổi từ chiến lược nghiệp muốn thực hiện để từ đó xây dựng nội
địa phương hóa sang chiến lược địa phương dung website cho hiệu quả.
Tài liệu tham khảo
1. Birnik, Andreas & Bowman, Cliff (2007), Marketing mix standardization in
multinational corporations: a review of the evidence, International Journal of
Management Reviews, 9 (4), 303-324.
2. Cyr, Dianne & Haizley (2004), Localization of Web design: An empirical comparison
of German, Japanese, and United States Web site characteristics, Journal of the
Association for Information Science and Technology, 55 (13), 1199-1208.

28 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

3. Chun, Rosa và Davies, Gary, 2001, E-reputation: The role of mission and vision
statements in positioning strategy, Journal of Brand Management, 8 (4), 315-333.
4. Goutam D. (2013), Influence of brand ambassadors on buying behavior of soft drinks:
with reference to Belgaum City, International Journal of Research in Business
Management Vol. 1, (4) 9-18.
5. Euromonitor International (2017), Mobile phone in Vietnam.
6. Fletcher, Richard (2006), The impact of culture on web site content, design, and
structure: An international and a multicultural perspective, Journal of communication
management, 10 (3), 259-273.
7. Fleck, Michel, Zeitoun (2014), Brand Personification through the Use of Spokespeople:
An Exploratory Study of Ordinary Employees, CEOs, and Celebrities Featured in
Advertising.
8. Maynard & Tian. Between global and glocal: content analysis of the Chinese Web
Sites of the 100 top global brands, Public Relations Review. 2004; 30(3): 285-291.
9. Rosenfeld, Louis và Morville, Peter, 2002, Information architecture for the world wide
web, “ O’Reilly Media, Inc.”.
10. Singh, Nitish & Boughton, Paul D. (2005) Measuring Website Globalization, Journal
of Website Promotion, 1(3), 3-20.
11. Singh, Nitish; Fassott, Georg; Zhao, Hongxin và Boughton, Paul D. (2006), A cross-
cultural analysis of German, Chinese and Indian consumers’ perception of web site
adaptation, Journal of Consumer Behaviour, 5 (1), 56-68.
12. Sutikno & Cheng (2012), How global companies communicate in host country: a
glocalization strategy in web space, Asian Journal of Communication, 22(1), 58-77.
13. Tixier, M. (2005). Globalization and localization of contents: Evolution of major
internet sites across sectors of industry. Thunderbird International Business Review,
47(1), 15-48.
14. Wendy, B. & Albert, B.(1998) Culturability: the merging of culture and usability,
Proceedings of the 4th Conference on Human Factors and the Web.
15. Würtz, Elizabeth (2005), Intercultural communication on web sites: A cross-cultural
analysis of web sites from high-context cultures and low-context cultures, Journal of
Computer-Mediated Communication, 11 (1), 274-299.
16. Yunker, John (2002), Beyond borders: Web globalization strategies, New Riders.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 29


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH TỪ CÁC HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ -


TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM
Lê Hà Trang1
Tóm tắt
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, việc xem xét một cách chiến lược những ưu
điểm và nhược điểm của các hiệp định đầu tư quốc tế (IIA) ngày càng trở thành một vấn đề
đáng quan tâm tại hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt
Nam. Bằng cách sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích các cơ sở dữ liệu và nghiên
cứu thực nghiệm hiện có, bài viết nhằm cung cấp tổng quan các nghiên cứu về chi phí và
lợi ích của các IIA nói chung và thực tiễn vấn đề này tại Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu
tính đến hiện tại cho thấy lợi ích ròng của việc ký kết các IIA là thấp hơn so với kỳ vọng. Tại
Việt Nam, IIA thể hiện hiệu quả trong thu hút FDI và những tổn thất có thể định lượng được
phát sinh từ các IIA hiện có là chưa nhiều nhưng dự báo sẽ gia tăng trong thời gian sắp tới.
Từ khóa: Chi phí và lợi ích, FDI, Hiệp định đầu tư quốc tế, Việt Nam.
Mã số: 615 | Ngày nhận bài: 19/4/2019 | Ngày hoàn thành biên tập: 28/6/2019 | Ngày duyệt đăng: 28/6/2019

Abstract
In the trend of international economic integration, the strategic consideration of the
advantages and disadvantages of the International Investment Agreements (IIA) has
become a concern for countries across the world, especially developing countries like
Vietnam. By synthesising and analyzing existing databases and empirical research, the
article aims to provide an overview of the studies on the costs and benefits of IIA and
practice of this issue in Vietnam.The current research results show that the net benefits of
IIAs are lower than expected. In Vietnam, IIAs have positive effect on attracting FDI and
the quantifiable losses caused by existing IIAs are not much but expected to increase in
the near future.
Keywords: Costs & benefits, FDI, International Investment Agreements, Vietnam.
Paper No. 615 | Date of receipt: 19/4/2019 | Date of revision: 28/6/2019 | Date of approval: 28/6/2019

1. Đặt vấn đề làm hai loại bao gồm các hiệp định đầu tư
Hiệp định đầu tư quốc tế (International thuần túy, thường biểu hiện dưới hình thức
Investment Agreements - IIA) là một loại các hiệp định đầu tư song phương (Bilateral
thỏa thuận giữa các quốc gia đề cập và điều Investment Treaty - BIT) và các hiệp định
chỉnh nhiều vấn đề liên quan đến đầu tư quốc quốc tế khác có điều khoản liên quan tới đầu
tế với mục tiêu bảo vệ, thúc đẩy và tự do hóa tư (Treaties with Investment Provisions -
các hoạt động đầu tư. IIA có thể được chia TIP).
1
Học viện Ngân hàng, Email: tranglh@hvnh.edu.vn

30 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

Theo UNCTAD, thế giới hiện có 3.319 tế này một phần là do các BIT đang dần
IIA đã được ký kết (2932 BIT và 387 TIP), được bổ sung và thay thế bởi các hiệp định
trong đó 2.659 hiệp định đã đi vào hiệu lực. quốc tế đa phương có điều khoản liên quan
Năm 2017, lần đầu tiên thế giới chứng kiến tới đầu tư, ví dụ như CFTA, CPTPP, CCIA
số lượng IIA bị chấm dứt hiệu lực (55 IIA) và hàng loạt FTA (Free Trade Agreement)
vượt quá số IIA mới được ký kết (35) và khác. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu
IIA mới có hiệu lực (23) (Hình 1). Thực thế này.
Hình 1. Số lượng IIA mới ký kết, có hiệu lực, và chấm dứt hiệu lực
giai đoạn 2008 - 2018

Nguồn: UNCTAD, IIA Navigator


Tính đến hết năm 2018, Việt Nam đã ký Để có thể tận dụng FDI một cách bền vững
kết tổng cộng 84 IIA (61 BIT và 23 TIP), và hạn chế những chi phí tiềm tàng từ IIA,
trong đó 49 BIT và 18 TIP đã có hiệu lực Việt Nam cần phải xem xét và đánh giá một
(Hình 2). Giai đoạn gần đây (2015-2018), cách cẩn trọng tất cả những chi phí và lợi ích
chính phủ chưa ký thêm bất cứ một BIT nào mà các thỏa thuận đã được ký kết mang lại,
mà chủ yếu tham gia vào các thỏa thuận kinh từ đó tiếp tục định hướng cho các thỏa thuận
tế song phương/đa phương như EAEU – sẽ được xúc tiến trong tương lai. Vì vậy, mục
Việt Nam FTA, Hàn Quốc - Việt Nam FTA, tiêu chính của bài viết nhằm cung cấp tổng
EVFTA, CPTPP… Các IIA thế hệ mới này dù quan các nghiên cứu về chi phí và lợi ích của
được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam tăng cường IIA trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện
thu hút dòng vốn quốc tế nhưng đi kèm với nay. Từ những nghiên cứu hiện có, bài viết sẽ
đó là những rủi ro từ các điều khoản mở rộng đưa ra một vài đánh giá sơ bộ về thực tiễn vấn
ưu đãi đối với nhà đầu tư và cho phép nhà đầu đề tại Việt Nam và những triển vọng nghiên
tư nước ngoài trực tiếp khởi kiện chính phủ. cứu tiếp theo.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 31


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

Hình 2. Số lượng IIA được ký kết của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2018

Nguồn: UNCTAD, IIA Navigator

2. Tổng quan nghiên cứu về lợi ích và vốn đầu tư vào trong nước thường là mối
chi phí của IIA quan tâm lớn hơn, nội dung trong mục này sẽ
Các IIA đầu tiên trên thế giới dưới hình tập trung vào hai vấn đề: (1) tác động thu hút
thức BIT đã được ký kết vào năm 1959, FDI của IIA và (2) hiệu quả của dòng FDI do
nhưng phải đến những năm 1970-1980, tác IIA mang lại.
động của các hiệp định này mới được đề (1) Tác động thu hút FDI của IIA
cập nhiều trong các nghiên cứu học thuật
Những nghiên cứu thực nghiệm tính tới
(Sauvant & Sachs, 2009). Về lý thuyết IIA có
hiện tại đưa tới bằng chứng hỗn hợp về tác
thể tác động tới tất cả các bên ký kết bao gồm
động của IIA tới dòng FDI. Một đánh giá của
quốc gia đi và nhận đầu tư. Tuy nhiên trên
UNCTAD (2014) về 35 nghiên cứu về tác
thực tế, chi phí và lợi ích từ IIA thường được
động của IIA cho thấy đa số kết luận rằng
quan tâm và nhìn nhận nhiều hơn dưới góc độ
các IIA có tác động tích cực đến vốn đầu tư
quốc gia nhận đầu tư, đặc biệt là các quốc gia
nước ngoài (26 nghiên cứu), một số nghiên
đang phát triển có nhu cầu thu hút vốn đầu tư
nước ngoài. cứu còn lại đưa ra kết luận không rõ ràng về
ảnh hưởng của IIA tới FDI. Tổng hợp của
2.1 Lợi ích từ các IIA Bonitcha, Poulsen và Waibel (2017) về cơ
2.1.1. Gia tăng dòng vốn đầu tư bản đưa ra kết luận tương tự.
Xét một cách tổng quan, các IIA được kỳ Cụ thể, Büthe và Milner (2014) sử dụng
vọng sẽ làm gia tăng cả dòng vốn vào và ra bộ dữ liệu thời gian giai đoạn 1971-2007 tại
tại các nước đối tác. Do việc thu hút các dòng 122 quốc gia, với biến độc lập là tỷ lệ FDI/

32 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

GDP, kiểm định tác động của các hiệp đinh thuận này. Manger (2009) giải thích rằng khi
thương mại ưu đãi (PTA) đã có hiệu lực và kết hợp đàm phán đồng thời các điều khoản
PTA mới được ký kết. Bên cạnh đó, nghiên liên quan tới thương mại và đầu tư thì sẽ tạo
cứu còn mã hóa các điều khoản liên quan cơ hội lớn hơn cho vấn đề liên kết trong thỏa
đến đầu tư trong PTA để làm rõ tác động của thuận, theo đó các bên nhà nước có thể đồng
chúng tới FDI. Thông qua mô hình hiệu chỉnh ý nhượng bộ trong một khía cạnh của thỏa
sai số, Büthe và Milner (2014) đã tìm thấy thuận để đổi lấy lợi ích ở mục khác.
ảnh hưởng tích cực của PTA đối với FDI,
(2) Hiệu quả của dòng FDI do IIA mang
thêm vào đó, tác động của PTA đã có hiệu lực
lại
được chứng minh là rõ ràng hơn so với PTA
mới được ký kết. Đầu tư được bảo đảm bởi các IIA không
Colen và cộng sự (2016) đã sử dụng mô nhất thiết có lợi cho quốc gia sở tại. Mặc dù
hình tác động cố định với dữ liệu của 13 trên lý thuyết, đầu tư quốc tế - đặc biệt là
quốc gia Đông Âu và Liên Xô cũ giai đoạn FDI - có thể tạo ra lợi ích trên diện rộng ở
1994-2009 để nghiên cứu mối quan hệ giữa các nước nhận đầu tư trên các phương diện
số lượng BIT và lượng FDI đầu tư vào từng như tạo công ăn việc làm, chuyển giao vốn và
lĩnh vực trong nền kinh tế. Kết quả nghiên công nghệ… nhưng những tác động tích cực
cứu của họ cũng cho thấy ý nghĩa kinh tế và đó không phải lúc nào cũng được hiện thực
tác động tích cực giữa hai biến số này. hóa. Trong một số bối cảnh nhất định, FDI có
thể lấn át các doanh nghiệp trong nước, đóng
Nhìn chung, các nghiên cứu về tác động
góp vào sự bất bình đẳng, tham nhũng, tạo
thu hút FDI của IIA rất đa dạng, sử dụng nhiều
điều kiện cho việc trốn thuế, và gây tác động
mô hình kinh tế lượng khác nhau, với cách
xấu tới môi trường.
tiếp cận theo mối quan hệ đa phương hoặc
song phương, nghiên cứu tổng FDI vào quốc Một số nghiên cứu gần đây cho thấy các
gia hoặc theo từng lĩnh vực kinh tế, nghiên IIA rất hiệu quả trong việc thu hút đầu tư vào
cứu dựa trên số lượng IIA hoặc tác động của lĩnh vực khai thác và các lĩnh vực khác liên
từng điều khoản IIA tới FDI. quan đến chi phí chìm cao (Colen và Guariso,
Một số tác giả bên cạnh việc đánh giá tác 2014; Colen và cộng sự, 2016). Theo kết luận
động của IIA nói chung còn tìm ra sự khác này, các IIA thường hấp dẫn các loại hình
biệt giữa hiệu quả của IIA thuần túy và IIA kết FDI mang lại ít giá trị gia tăng cho quốc gia
hợp. Một vài nghiên cứu đã đưa ra kết luận nhận đầu tư. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể
rằng các FTA với các điều khoản tự do hóa sử dụng mối đe dọa từ các khiếu nại ISDS
đầu tư có hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy (Investors - State Dispute Settlement - tranh
FDI hơn là BIT với các điều khoản tự do hóa chấp giữa nhà đầu tư và nước sở tại) như một
tương đương (Berger và cộng sự, 2013). Điều công cụ thương lượng để buộc quốc gia sở tại
này là do các cuộc đàm phán FTA thường thu phải chấp nhận các dự án đầu tư (Johnson và
hút nhiều sự chú ý của công chúng hơn so với cộng sự, 2018). Trong trường hợp như vậy,
các cuộc đàm phán BIT, có nghĩa là các nhà khoản đầu tư mới được phê duyệt thường
đầu tư có nhiều khả năng nhận thức được các không phải là loại hình FDI mang lại lợi ích
quyền lợi mà họ sẽ được hưởng từ những thỏa ròng cho nước sở tại.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 33


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

Tóm lại, các nghiên cứu thực nghiệm của nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt phổ biến
cho thấy IIA có một số tác động tích cực đối ở các nước thu nhập thấp (Aisbett và Poulsen,
với FDI vào các nước đang phát triển, mặc 2016). Do đó việc tạo ra một sân chơi bình
dù những tác động này không lớn đến mức đẳng cho tất cả nhà đầu tư trong và ngoài
khiến IIA trở thành một nhân tố quan trọng nước thông qua IIA vẫn chỉ là một mục tiêu
ảnh hưởng tới các quyết định đầu tư cơ bản. trên lý thuyết.
Thêm vào đó, các IIA dường như có hiệu quả 2.1.3. Phi chính trị hóa các tranh chấp
trong việc thu hút vốn đầu tư vào khu vực đầu tư
khai thác hơn là vào khu vực sản xuất công
nghệ cao, cho thấy lợi ích thực sự từ các thỏa Các IIA, bằng cách cho phép các nhà đầu
thuận quốc tế này không hẳn lớn. tư đưa ra yêu sách trực tiếp chống lại các quốc
gia nhận đầu tư, đã phi chính trị hóa các tranh
Ngoài ra, định nghĩa đầu tư trong hầu hết chấp đầu tư quốc tế. Lưu ý rằng, đây là cách
các IIA là rất rộng, bao gồm cả các khoản vay sử dụng rất đặc biệt của thuật ngữ phi chính
nợ quốc tế và đầu tư gián tiếp, tuy nhiên cho trị hóa. Một tranh chấp có thể bị phi chính
đến nay, không có nghiên cứu cụ thể nào tìm trị hóa, theo nghĩa được giải quyết thông qua
cách đánh giá tác động của các IIA tới các một cơ chế pháp lý thay vì thông qua đàm
khoản đầu tư ngoài FDI. phán ngoại giao, nhưng vẫn có thể trở thành
2.1.2. Tăng hiệu quả phân bổ nguồn lực chủ đề tranh luận công khai hoặc tranh cãi
Một lợi ích quan trọng khác của các IIA chính trị.
là việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài Theo quan điểm này, trong trường hợp
cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng với không có một thỏa thuận đầu tư, quốc gia đi
các nhà đầu tư trong nước, từ đó có thể dẫn đầu tư sẽ phải tham gia vào các tranh chấp
đến các quyết định phân bổ nguồn lực hiệu với quốc gia nhận đầu tư để bảo vệ quyền
quả hơn trong thị trường sản phẩm và dịch vụ lợi cho nhà đầu tư của họ. Việc nâng cao các
tại quốc gia nhận đầu tư. Trong trường hợp tranh chấp đầu tư lên cấp độ quốc gia làm
này, FDI sẽ tạo ra lợi ích ròng. Ngược lại, nếutổn hại mối quan hệ ngoại giao và có thể ảnh
IIA trao đặc quyền cho các nhà đầu tư nước hưởng tới các khía cạnh khác trong mối quan
ngoài ngoài vượt quá quyền của các nhà đầu hệ kinh tế chính trị giữa các nước tham gia
tư trong nước hoặc các nhà đầu tư từ nước thứ IIA. Điều khoản ISDS trong IIA cho phép các
ba thì có thể sẽ khiến thị trường bị bóp méo nhà đầu tư giải quyết tranh chấp với nước sở
và hoạt động kém hiệu quả. tại thông qua một cơ chế pháp lý trong đó
Một số nghiên cứu đã sử dụng các phương quốc gia của nhà đầu tư không cần đóng vai
pháp thực nghiệm để kiểm tra giả thuyết rằng, trò gì.
trong trường hợp không có các IIA, các nhà Từ góc độ của nước nhận đầu tư, việc phi
đầu tư nước ngoài có bị phân biệt đối xử tại chính trị hóa tranh chấp giúp bảo vệ quan hệ
quốc gia sở tại hay không. Kết quả nghiên ngoại giao và giúp họ tránh khỏi các biện
cứu cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài pháp trừng phạt chính trị hoặc kinh tế do
thường được đối xử tốt hơn so với các doanh chính phủ nước đi đầu tư áp đặt với lý do
nghiệp trong nước, tại cả các nước thu nhập ngược đãi nhà đầu tư. Thêm vào đó, công
thấp và trung bình. Hơn nữa, lợi thế chính trị ước về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc

34 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

tế (công ước ICSID - International Centre Gertz và cộng sự, 2018). Các cân nhắc ngoại
for Settlement of Investment Disputes giao luôn đóng vai trò cốt lõi trong việc giải
convention) cũng cấm quốc gia đi đầu tư sử quyết tranh chấp cho dù các công cụ pháp lý
dụng các biện pháp bảo hộ thông qua ngoại đều được cung cấp đầy đủ. Điều này khiến
giao khi một tranh chấp đã được nhà đầu tư cho lợi ích từ việc phi chính trị hóa tranh
của họ khởi xướng chống lại nhà nước sở tại chấp của IIA trở nên thiếu thực tế trong nhiều
theo công ước ICSID. trường hợp.
Hiện nay vẫn còn rất ít nghiên cứu đề 2.2 Chi phí từ các IIA
cập đến lợi ích phi chính trị hóa tranh chấp
2.2.1. Chi phí giải quyết tranh chấp
của IIA, các nghiên cứu đã được thực hiện
chỉ ra rằng, cho dù một hiệp ước đầu tư có Sự xuất hiện của điều khoản ISDS một
điều khoản ISDS hay không thì cũng không mặt giúp phi chính trị hóa các tranh chấp liên
ảnh hưởng đến khả năng gây áp lực ngoại quan tới đầu tư quốc tế nhưng mặt khác lại
của quốc gia đi đầu tư trong các tranh chấp tạo thêm những gánh nặng chi phí cho các
giữa chủ đầu tư và nước sở tại (Maurer, 2013; quốc gia bị đơn để giải quyết tranh chấp.
Hình 3. Các phán quyết trọng tài trong tranh chấp ISDS

Nguồn: UNCTAD, IDS Navigator


Theo UNCTAD, tính đến hết năm 2018 đầu tư và 28,74% phán quyết có lợi cho nhà
có 942 vụ tranh chấp ISDS trong đó 332 đầu tư, hầu hết số còn lại là các phán quyết
vụ vẫn còn đang tiếp diễn. Giai đoạn 2013- hủy bỏ tranh chấp hoặc hòa giải (Hình 3).
2018, các tranh chấp ISDS co xu hướng lan Hodgson (2014) đã ước tính rằng, phí pháp
rộng với trung bình 72 vụ kiện mỗi năm. lý và chi phí cho hội đồng trọng tài mà mỗi
Trong các vụ kiện đã có kết luận chính thức, bên tranh chấp phải gánh chịu trung bình
35,71% phán quyết có lợi cho quốc gia nhận vào khoảng 5 triệu USD cho một vụ kiện.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 35


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

Đối với một số vụ tranh chấp lớn, chi phí 2.2.2. Thu hẹp không gian chính sách
pháp lý và bồi thường phải trả có thể cao Một trong những hạn chế dễ nhận thấy
hơn nhiều lần (ví dụ: trong vụ tranh chấp nhất của các điều ước quốc tế nói chung là
Yukos, chi phí pháp lý của quốc gia bị đơn chúng thu hẹp những khoảng không chính
là 27 triệu USD). sách mà các bên tham gia ký kết còn có thể sử
Trong trường hợp thắng kiện, chính phủ dụng. Hạn chế này đã được đề cập tới trong
bị đơn thường gặp khó khăn trong việc đòi nhiều nghiên cứu tổng hợp về tác động của
những khoản chi trả phí pháp lý từ bên thua IIA (Bonnitcha, 2017; Johnson và cộng sự,
kiện. Nếu nhà đầu tư nước ngoài từ chối 2018). Với phạm vi trách nhiệm của mình,
hoặc không tự nguyện thanh toán, các quốc chính phủ cần có không gian chính sách để
gia sở tại sẽ mất thêm chi phí và nguồn lực đảm bảo rằng họ có thể ban hành, thực hiện,
để giải quyết các bất đồng. Ngoài ra một số sửa đổi, tinh chỉnh và thực thi chính sách và
vụ kiện thực tế cho thấy, ngay cả khi một pháp luật để đạt được các mục tiêu vì lợi ích
quốc gia bị đơn nhận được phán quyết có lợi cộng đồng. Không gian chính sách càng trở
trong các vụ kiện thì vẫn có thể phải trả các nên đặc biệt quan trọng đối với những quốc
chi phí đó (ví dụ vụ Renco Group, Inc và gia có khung pháp lý vẫn đang phát triển và
Chính phủ Peru). đang trong quá trình điều chỉnh để phù hợp
với các thông lệ quốc tế.
Trong trường hợp thua kiện thì thiệt hại cho
chính phủ sở tại thường rất nặng nề. Đặc biệt Các IIA thường có ảnh hưởng rất lớn đối
là đối với các nền kinh tế mới nổi và khi yêu với không gian chính sách đối nội của một
cầu bồi thường phát sinh từ một dự án công quốc gia, chi phối hành vi của tất cả các cấp
nghiệp khai thác liên quan đến tài nguyên (địa phương, tỉnh và trung ương) và các chức
thiên nhiên có giá trị, trách nhiệm pháp lý có năng (hành pháp, lập pháp và tư pháp) của
thể chiếm một tỷ lệ lớn trong ngân sách chính chính phủ (Bonnitcha, 2017). Tác động tiêu
phủ (Johnson, 2018). Theo UNCTAD (2018), cực này có thể đến từ hầu hết các điều khoản
trong các phán quyết ủng hộ nhà đầu tư, quốc về tiêu chuẩn đối xử và bảo hộ đầu tư trong
gia nhận đầu tư thường phải bồi thường trung IIA.
bình là 504 triệu USD cho một vụ kiện ISDS. Thứ nhất, các điều khoản ngăn chặn phân
Các vụ kiện liên quan đến công ty Yukos có biệt đối xử và các hành vi chiếm đoạt trực tiếp/
tổng mức bồi thường cao nhất lịch sử lên đến gián tiếp có thể làm phát sinh trách nhiệm đối
50 tỷ USD. với việc phát triển và thực thi các chính sách
Ngoài các chi phí kiện tụng và trách nhiệm quan trọng trong nước khi các chính sách đó
pháp lý, các quốc gia thua kiện cũng có thể có tác động khác nhau đến nhà đầu tư nước
phải đối mặt với chi phí uy tín do các khiếu ngoài. Do đó, IIA khiến chính phủ phải đối
nại ISDS. Khi nghiên cứu về tác động của mặt với một loạt các hạn chế chưa từng có
việc vi phạm IIA tới FDI, Allee và Peinhardt làm suy yếu khả năng điều chỉnh hoạt động
(2011) đã chỉ ra rằng, các đơn khiếu nại ISDS kinh tế trong nước cũng như làm giảm tính
có thể làm giảm FDI vào quốc gia bị đơn, và hiệu quả của các quy định đã được ban hành.
dòng vốn này thậm chí còn giảm hơn nữa khi Thứ hai, các IIA áp đặt hạn chế đối với
bên bị đơn thua kiện. điều khoản PR (Performance Requirements)

36 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

có thể ngăn chính phủ sử dụng các công cụ Tóm lại, các nghiên cứu hiện có cho thấy
chính sách được thiết kế để đảm bảo nước lợi ích ròng của việc ký kết các IIA là thấp hơn
chủ nhà tận dụng hiệu quả đầu tư nước ngoài so với kỳ vọng. Đặc biêt, nhiều điều khoản
nhằm phục vụ tăng trưởng kinh tế lâu dài và của IIA không chỉ đảm bảo không phân biệt
toàn diện. đối xử mà còn có nhiều ưu đãi đối với nhà
Như vậy, các hiệp ước đầu tư rõ ràng hạn đầu tư nước ngoài. Điều này chưa chắc giúp
chế không gian chính sách của chính phủ ở thu hút các dòng đầu tư hiệu quả nhưng chắc
một mức độ nhất định, nhưng để có những chắn sẽ mang lại gánh nặng từ chi phí bồi
nghiên cứu đánh giá được mức độ tác động thường và chi phí chính sách cho chính phủ.
và ước lượng được chi phí cụ thể của tác Các nhà hoạch định chính sách và đàm phán
động này vẫn là một vấn đề nan giải đối với nên đặc biệt cẩn trọng trong việc đánh giá lợi
các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách ích cận biên của việc bổ sung các điều khoản
hiện nay. IIA vượt ra ngoài quyền đối xử quốc gia.

2.2.3. Rủi ro trách nhiệm pháp lý 3. Thực tiễn nghiên cứu chi phí và lợi
ích từ các IIA tại Việt Nam
Tương tự như tác động thu hẹp không gian
chính sách, rủi ro pháp lý cũng là một lý do Cho đến nay, những nghiên cứu tổng quát
thường xuyên được đưa ra để chỉ trích các về chi phí và lợi ích từ các IIA tại Việt Nam
IIA. Tính chất bảo hộ của IIA có khả năng vẫn chưa được thực hiện nhiều. Với sự ra đời
củng cố vị thế của các nhà đầu tư nước ngoài, của hàng loạt FTA trong giai đoạn gần đây,
khiến họ sẵn sàng sử dụng các công cụ pháp các nghiên cứu thường tập trung vào các lợi
lý đối đầu với chính phủ sở tại khi mâu thuẫn ích thương mại nhiều hơn là các tác động đối
nảy sinh. Tuy việc nhận diện rủi ro là tương với lĩnh vực đầu tư.
đối rõ ràng nhưng để đo lường cụ thể mức Nguyễn Thị Việt Hoa và Cao Thị Hồng
độ tác động của loại rủi ro này vẫn là một Vinh (2017) là một trong số ít những tác giả
thách thức. Hiện nay hầu hết các nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu định lượng về ảnh
chỉ đánh giá rủi ro trách nhiệm pháp lý của hưởng của IIA tới FDI. Nghiên cứu sử dụng
IIA dựa trên phương pháp nghiên cứu trường mô hình trọng lực, với bộ dữ liệu bảng của
hợp, phân tích tác động tiêu cực của một số Việt Nam giai đoạn 1995 – 2012, đã đưa tới
khiếu nại ISDS đối với một quốc gia cụ thể. kết luận rằng, các BIT có tác động tích cực
Ví dụ trong vụ Philip Morris và Chính phủ lên FDI vào Việt Nam, đặc biệt thông qua
Australia, chỉ riêng việc đưa ra quyết định về một số điều chỉnh trong các điều khoản BIT
quyền tài phán đã mất bốn năm rưỡi. Tương như định nghĩa, thâm nhập và thành lập, và
tự, một lượng lớn thời gian đã được dành NT. Bên cạnh ảnh hưởng từ BIT, nghiên cứu
cho việc giải quyết vấn đề sơ bộ (Johnson và cũng cho thấy vai trò cần thiết của môi trường
cộng sự, 2018). Thời gian và chi phí đó có thể chính trị xã hội và chất lượng thể chế trong
khiến các quốc gia (đặc biệt là các quốc gia việc thu hút vốn FDI.
nhỏ) dè dặt hơn khi ban hành và thực thi các Ngoài nghiên cứu trên, hầu hết bài viết gần
quy định gây tổn thương tới lợi ích của nhà đây có xu hướng đi sâu phân tích ảnh hưởng
đầu tư nước ngoài, kể cả khi chúng phục vụ của từng FTA cụ thể. Hầu hết các đánh giá
lợi ích cộng đồng. đều đồng thuận về nhiều tác động tích cực

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 37


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

mà các FTA mới mang lại về cả thương mại (2018) đã đánh giá rằng mặc dù Việt Nam đã
và đầu tư. Dựa trên mô phỏng sử dụng mô cho phép nhà đầu tư được khởi kiện chính
hình cân bằng tổng thể dạng động, European phủ tại trọng tài quốc tế trong nhiều IIA trước
Commission (2019) ước lượng rằng tính đến đây, nhưng việc thực hiện cam kết về minh
năm 2035, EVFTA dự kiến sẽ mang lại cho bạch hóa toàn bộ quá trình tố tụng trọng tài,
Việt Nam thêm 6 tỷ EUR phúc lợi kinh tế, sự tham gia của bên thứ ba... là những vấn đề
tuy nhiên những lợi ích này chủ yếu thu được phức tạp, chưa có tiền lệ trong hệ thống pháp
thông qua thương mại chứ không phải đầu luật hiện hành và cũng chưa được quy định
tư. Tương tự, RCEP và CPTPP (thay thế cho trong các BIT truyền thống, điều này khiến
TPP trước đây). cũng được dự báo là sẽ mang chúng ta khó có thể thực hiện được cam kết
lại lợi ích thu hút FDI cho Việt Nam (Kim về công nhận và thực thi phán quyết trọng
Ngọc và Trần Ngọc Sơn, 2015; Nguyễn Thị tài quốc tế trong 5 năm đầu tiên kể từ khi
Liên Hoa và Phùng Đức Nam, 2016). EVFTA bắt đầu có hiệu lực. Phân tích của
Về rủi ro tranh chấp pháp lý, Việt Nam Trần Toàn Thắng và Đỗ Bảo Ngọc (2017) và
hiện đã là một quốc gia thành viên của công VCCI (2018) cũng đưa ra kết luận tương tự.
ước New York 1958 nhưng chưa gia nhập Một IIA thế hệ mới khác cũng làm phát
công ước ICSID. Hầu hết tranh chấp đầu tư sinh những lo ngại về vấn đề chấp đầu tư là
của Việt Nam được xét xử tại tòa án trọng tài CPTPP. Bạch Thị Nhã Nam (2016) nhận định
thường trực và phòng thương mại Stockholm CPTPP bao gồm nhiều tiêu chuẩn ứng xử với
theo nguyên tắc trọng tài UNCITRAL. Cho nhà đầu tư nước ngoài mang tính bảo vệ rất
tới hết năm 2018 Việt Nam đã là bị đơn trong cao. Cơ chế ISDS trong CPTPP không đòi
8 vụ kiện ISDS, trong đó 3 vụ được xử có lợi hỏi nhiều bước tham vấn bắt buộc, không yêu
cho Việt Nam, một vụ được giải quyết thông cầu phải có chấp thuận bằng văn bản từ phía
qua hòa giải với nhà đầu tư, một vụ đã bị hủy chính phủ bị kiện, phạm vi khiếu kiện rộng
bỏ và 3 vụ vẫn đang tiếp diễn (UNCTAD). hơn; tất cả khiến Việt Nam đối mặt với rủi ro
Như vậy tổn thất mà Việt Nam đã phải gánh pháp lý lớn hơn so với những cam kết trước
chịu từ các tranh chấp ISDS là có nhưng chưa đây.
đáng kể. Tuy nhiên một điểm đáng lưu tâm Ngoài vấn đề tranh chấp đầu tư, Trần Toàn
là trong hai năm gần đây 2017 và 2018, mỗi Thắng và Đỗ Bảo Ngọc (2017) đã nghiên cứu
năm Việt Nam lại trở thành bị đơn của một về tác động thể chế và chính sách đầu tư mà
vụ kiện ISDS. Thêm vào đó, với hàng loạt EVFTA đưa tới cho Việt Nam. Theo hai tác
TIP quan trọng sắp có hiệu lực cùng việc Việt giả, các cam kết về tiếp cận thị trường, tự do
Nam hiện đang cân nhắc gia nhập ICSID, rủi hóa đầu tư trong EVFTA đặt ra cho Việt Nam
ro và chi phí pháp lý mà Việt Nam phải đối những yêu cầu sửa đổi thể chế, luật pháp đầu
mặt được dự báo sẽ gia tăng trong tương lai tư để phù hợp với cam kết trong EVFTA và
gần. Mối lo ngại này đã được đề cập trong để thu hút và tận dụng lợi ích từ FDI. Những
nhiều nghiên cứu về các FTA thế hệ mới. sửa đổi để phù hợp với cam kết không nhiều,
Thông qua việc so sánh sự tương thích chủ yếu liên quan đến một số định nghĩa;
giữa cơ chế tài phán mới trong EVFTA và phạm vi và nguyên tắc tự do hóa đầu tư; MFN
luật pháp Việt Nam, Nguyễn Phương Linh đối với các nhà đầu tư EU liên quan đến các

38 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

FTA khác; các cam kết không vi phạm thỏa bằng chứng rõ ràng cho những lợi ích khác của
thuận giữa chính quyền địa phương và nhà IIA. Với xu hướng chi phí từ các IIA ngày càng
đầu tư (Điều 14); bồi thường các tổn thất do gia tăng, thì lợi ích ròng mà các thỏa thuận này
chiến tranh, xung đột; NT trong các lĩnh vực mang lại sẽ dần suy giảm; do đó, đây là thời cơ
cam kết trong EVFTA nhưng không cam kết thích hợp để các quốc gia xem xét các chính
trong WTO… Tuy nhiên một khi đã có điều sách và thực tiễn của họ đối với công cụ này.
chỉnh về thể chế, chính sách thì những thay Thực tiễn nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy
đổi này phải được giữ ổn định và mang tính việc đánh giá chi phí và lợi ích của các thỏa
dễ dự báo, điều này cũng là một khó khăn đối thuận quốc tế trong lĩnh vực đầu tư vẫn chưa
với quốc gia có hệ thống pháp luật và khung được quan tâm đúng mức. Theo những nghiên
chính sách đang trong quá trình hoàn thiện cứu hiện có, các IIA đang và sẽ tiếp tục thể
như Việt Nam. Bên cạnh thách thức, nghiên hiện tác động tích cực đối với dòng vốn FDI.
cứu cũng cho rằng EVFTA vẫn tạo cho Việt Những tổn thất có thể định lượng được phát
Nam một số khoảng không chính sách nhất
sinh từ các IIA này chưa nhiều nhưng được dự
định như đảm bảo quyền linh hoạt của chính
báo sẽ gia tăng trong tương lai gần khi một loạt
phủ đối với vấn đề hạn chế chuyển tiền ra
các IIA thế hệ mới có hiệu lực. Kết luận của
nước ngoài và khả năng điều chỉnh chính
bài viết này cũng đề xuất các bước nghiên cứu
sách phù hợp với lợi ích công.
thực nghiệm tiếp theo mà các nhà nghiên cứu
4. Kết luận có thể thực hiện để đánh giá tác động tích cực
Thông qua việc tổng hợp và phân tích các cũng như tiêu cực của IIA tới Việt Nam, đồng
nghiên cứu về IIA, bài viết đưa tới kết luận thời xác định các cân nhắc và chiến lược liên
rằng lợi ích của IIA trong việc thu hút đầu tư quan để quản lý nghĩa vụ của quốc gia trong
quốc tế đã phần nào được chứng minh. Mặc các IIA hiện tại và định hình các thỏa thuận
dù vậy, các nghiên cứu hiện tại chưa cung cấp trong tương lai.

Tài liệu tham khảo


1. Aisbett, E. & Poulsen, L. (2016), ‘Relative treatment of aliens: Firm-level evidence
from developing countries’, University of Oxford’s Global Economic Governance
Programme Working Paper 122.
2. Allee, T. & Peinhardt, C. (2011), ‘Contingent Credibility: The Impact of Investment
Treaty Violations on Foreign Direct Investment’, International Organization. 65 (3),
401-432.
3. Bạch Thị Nhã Nam (2016), TPP và khả năng Việt Nam bị kiện trong các tranh chấp
đầu tư, truy cập từ https://www.luatkhoa.org/2016/02/tpp-va-kha-nang-viet-nam-bi-
khoi-kien-trong-cac-tranh-chap-dau-tu-ky-1/.
4. Berger, A., Busse, M., Nunnenkamp, P., & Roy, M. (2013). ‘Do trade and investment
agreements lead to more FDI? Accounting for key provisions inside the Black Box’,
International Economics and Economic Policy, 10 (2), 247-75.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 39


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

5. Bonnitcha, J., Poulsen, L., & Waibel, M. (2017), The political economy of the investment
treaty regime, Oxford University Press, New York.
6. Bonnitcha, J. (2017), Assessing the Impacts of Investment Treaties: Overview of the
evidence, International Institute for Sustainable Development, https://www.iisd.org/
sites/default/files/publications/assessing-impacts-investment-treaties.pdf
7. Bộ KHĐT & Ngân hàng thế giới (2018), Dự thảo Chiến lược và Định hướng Chiến
lược Thu hút FDI thế hệ mới, giai đoạn 2018-2030, Hà Nội.
8. Büthe, T. & Milner, H.V. (2014), ‘Foreign Direct Investment and Institutional
Diversity in Trade Agreements: Credibility, Commitment, and Economic Flows in the
Developing World, 1971-2007’, World Politics, 66 (1), 88-122.
9. Colen, L. & Guariso, A. (2014), ‘What Type of FDI is Attracted by Bilateral Investment
Treaties?’, LICOS Discussion Paper 346/2014. https://ssrn.com/abstract=2400429.
10. Colen, L., Persyn, D., & Guariso, A. (2016), Bilateral investment treaties and FDI:
Does the sector matter?, World Development, 83, 193–206.
11. European Commission (2019), The economic impact of The EU-Vietnam Free Trade
Agreement, Publications Office of the European Union, ISBN 978-92-79-98773-1.
12. Gertz, G., Jandhyala, S. & Poulsen, L. (2018). ‘Legalization, diplomacy, and
development: Do investment treaties de-politicize investment disputes?’, World
Development, Elsevier, 107(C), 239-252.
13. Hodgson, M. (2014), ‘Costs in Investment Treaty Arbitration: The Case for Reform’,
Transnational Dispute Management, 11 (1).
14. Johnson, L., Sachs, L., Guven, B. & Coleman, J. (2018), ‘Costs and benefits
of investment treaties: Practical considerations for states’, Columbia Center on
Sustainable Investment (CCSI).
15. Kim Ngọc & Trần Ngọc Sơn (2015), ‘Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực:
Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam’, Tạp chí Khoa học xã hội Việt
Nam, 9(94).
16. Manger, M. (2009), Investing in protection: The politics of preferential trade agreements
between North and South, Cambridge University Press, Cambridge, UK.
17. Maurer, N. (2013), The empire trap: The rise and fall of US intervention to protect
American property overseas, 1893–2013, Princeton University Press. Princeton, USA.
18. Nguyễn Phương Linh (2018), ‘Cơ chế tài phán đầu tư trong EVFTA và sự chuẩn bị của
Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, số 102.
19. Nguyễn Thị Liên Hoa và Phùng Đức Nam (2016), ‘Hiệp định TPP và những tác động
đến xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài’, Tạp chí Tài chính, số tháng 6//2016, 44-46.
20. Nguyễn Thị Việt Hoa & Cao Thị Hồng Vinh (2017), ‘Tác động của các hiệp định đầu
tư song phương tới dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam’, Tạp chí Kinh
tế Đối ngoại, số 91.

40 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


KINH TẾ VÀ HỘI NHẬP

21. Sauvant, K., Sachs, L. (2009), The Effect of Treaties on Foreign Direct Investment:
Bilateral Investment Treaties, Double Taxation Treaties, and Investment Flows, Oxford
University Press, New York, p.173.
22. Trần Toàn Thắng & Đỗ Bảo Ngọc (2017), Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam - EU: Một số ngụ ý cho đổi mới thể chế và chính sách đầu
tư, truy cập từ https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/r/m/
n c v t d / n c v t d _ c h i t i e t ? d D o c N a m e = M O F U C M 11 8 1 0 3 & d I D = 7 6 3 2 3 & _
afrLoop=69895919372406945#!%40%40%3FdID%3D76323%26_
afrLoop%3D69895919372406945%26dDocName%3DMOFUCM118103%26_adf.
ctrl-state%3Dlw586lnqx_29.
23. UNCTAD (2014), The impact of international investment agreements on foreign direct
investment: An Overview of empirical studies 1998–2014.
24. UNCTAD (2018), World Investment Report 2018: Investment and New Industrial
Policies, United Nations publication, Sales No. E.18.II.D.4.
25. UNCTAD Investment Policy Hub Database retrieved on 17/04/2019 from https://
investmentpolicyhub.unctad.org/.
26. VCCI (2018), Sự tương thích của pháp luật về ĐTNN với các cam kết trong EVFTA,
truy cập từ http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/11926-su-tuong-thich-cua-phap-
luat-ve-dtnn-voi-cac-cam-ket-trong-evfta.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 41


QUẢN TRỊ KINH DOANH

CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐỂ PHÁT TRIỂN


CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ HƯỚNG TỚI
TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM*
Bùi Anh Tuấn1
Vũ Hoàng Nam2
Hoàng Bảo Trâm3
Tóm tắt
Tại nhiều quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(DNVVN) giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng
GDP, tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt trong các ngành
công nghiệp thâm dụng lao động và là một phận quan trọng trong khu vực kinh tế tư nhân.
Tuy vậy, sự phát triển của các DNVVN còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong đó nhiều
khó khăn xuất phát từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Cải thiện môi trường kinh
doanh là một trong những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và sự phát triển
của các DNVVN góp phần đạt được các mục tiêu tăng trưởng bao trùm.
Từ khóa: Cải thiện môi trường kinh doanh, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tăng trưởng bao
trùm
Mã số: 608 | Ngày nhận bài: 18/3/2019 | Ngày hoàn thành biên tập: 25/7/2019 | Ngày duyệt đăng: 29/7/2019

Abstract
In many developing countries including Vietnam, small and medium enterprises
(SMEs) play an important role in the economy, contributing significantly to GDP growth,
creating a large number of jobs, especially in labor-intensive industries. SMEs build up
an important part of the private sector. However, the development of SMEs faces various
difficulties, many of which arise from the environment outside the firms. Improving the
business environment is one of the effective solutions to promote the development and
innovation among SMEs, contributing to achieve inclusive growth goals.
Keywords: Business environment improvement, Small and medium enterprises,
Inclusive growth
Paper No. 608 | Date of receipt: 18/3/2019 | Date of revision: 25/7/2019 | Date of approval: 29/7/2019

*
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài
mã số 502.01-2018.03
1
Trường Đại học Ngoại thương, Email: buianhtuan.bgh@ftu.edu.vn
2
Trường Đại học Ngoại thương, Email: namvh@ftu.edu.vn
3
Trường Đại học Ngoại thương, Email: baotramesce@gmail.com

42 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

1. Đặt vấn đề trong nhiều ngành thâm dụng lao động (hơn
Phát triển bền vững là mục tiêu mọi quốc 60% việc làm toàn xã hội) (TTXVN, 2019).
gia đều đặt ra và mong muốn đạt tới. Liên Tuy vậy, các DNVVN gặp phải rất nhiều
Hiệp Quốc đã đề ra 17 mục tiêu phát triển khó khăn trong quá trình phát triển. Do quy
bền vững mới cho giai đoạn 2015-2030 với mô nhỏ, nguồn lực hạn chế nên các DNVVN
tên gọi Các Mục tiêu Toàn cầu về Phát triển có năng lực quản trị và năng lực công nghệ
Bền vững (SDGs) để thay thế cho Các Mục hạn chế, chất lượng, năng suất thấp, chủ yếu
tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) đã hết sản xuất, kinh doanh để phục vụ thị trường
hạn vào cuối năm 2015. Nhiều khái niệm nội địa. Bên cạnh đó, rất nhiều khó khăn xuất
đã được sử dụng đề cập tới từng khía cạnh phát từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
khác nhau của phát triển bền vững như tăng Những khó khăn này là do DNVVN không có
trưởng xanh, nền kinh tế xanh, tăng trưởng hoặc có khả năng tiếp cận các nguồn lực như
bao trùm. Tuy vậy, có thể nói khái niệm phát tài chính, đất đai, hạ tầng, nhân lực, thông tin,
triển bền vững là khái niệm rộng và tổng quát thị trường rất hạn chế (VEPR, 2017).
nhất. Phát triển bền vững được hiểu với ba Vì vậy, cải thiện môi trường kinh doanh
trụ cột chính là tăng trưởng kinh tế, cải thiện trong đó cải thiện việc tiếp cận tới các nguồn
các vấn đề xã hội và cải thiện các vấn đề môi lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
trường. của các DNVVN nói riêng và khu vực kinh
Tăng trưởng bao trùm là khía cạnh quan tế tư nhân nói chung hướng tới mục tiêu tăng
trọng của phát triển bền vững. Tăng trưởng trưởng bao trùm của nền kinh tế. Nghiên cứu
bao trùm đề cập tới tăng trưởng nhanh và này phân tích cơ chế truyền dẫn và tác động
của việc cải thiện môi trường kinh doanh tới
bền vững. Để tăng trưởng nhanh có thể bền
sự phát triển của các DNVVN ở Việt Nam.
vững trong tương lai, tăng trưởng cần phải
diễn ra ở tất cả các khu vực và có sự tham 2. Tăng trưởng bao trùm và sự phát
gia của phần lớn lực lượng lao động trong triển của các DNVVN
nền kinh tế. Khái niệm tăng trưởng bao trùm 2.1. Tăng trưởng bao trùm
thường được sử dụng thay thế bằng các khái
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB),
niệm tương đương như “tăng trưởng ở các
tăng trưởng kinh tế được coi là bao trùm nếu
khu vực”, “tăng trưởng chia sẻ”, hoặc “tăng
quá trình này giúp mở rộng cơ hội kinh tế
trưởng vì người nghèo”.
đồng thời đưa thành quả tăng trưởng đến mọi
Một động lực quan trọng trong nền kinh tế đối tượng, bao gồm người nghèo, người có
Việt Nam là khu vực kinh tế tư nhân. Trong thu nhập trung bình và người giàu. Khi xem
khu vực này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ xét các thành tựu tăng trưởng sau 30 năm
không chỉ chiếm phần lớn về số lượng (hơn đổi mới cũng như những thách thức đối với
97% tổng số các doanh nghiệp), đóng góp vào tăng trưởng tại Việt Nam, UNDP (2015) đã
tăng trưởng kinh tế (49% tốc độ tăng trưởng đề cập tăng trưởng bao trùm là quá trình tăng
kinh tế) mà còn có vai trò quan trọng tạo ra trưởng trong đó mọi người dân được hưởng
một lượng lớn công ăn việc làm cho người lợi ích một cách công bằng từ tăng trưởng
lao động ở cả khu vực thành thị và nông thôn và được tham gia và đóng góp vào quá trình

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 43


QUẢN TRỊ KINH DOANH

tăng trưởng. Cụ thể, tăng trưởng bao trùm giá công việc hiệu quả hơn và tạo thu nhập
được nhìn nhận thông qua ba trụ cột là: 1) cao hơn. Do đó, số lượng việc làm được tạo
Tăng cường cơ hội việc làm hiệu quả thông ra, hiệu quả công việc và năng suất của người
qua nâng cao năng suất lao động; 2) Tăng lao động là những chỉ tiêu quan trọng để đánh
cường năng lực thông qua cải thiện cung ứng giá sự đóng góp của các doanh nghiệp vào trụ
dịch vụ xã hội; 3) Tăng cường sức chống chịu cột tăng trưởng bao trùm của các quốc gia.
thông qua mở rộng và tăng cường hệ thống
2.2. Sự phát triển của các DNVVN: khả
an sinh xã hội. Đối với cả ba trụ cột nêu trên,
năng và hạn chế hiện thực hóa tăng trưởng
tính bao trùm sẽ khó được đảm bảo nếu thiếu
bao trùm
đi nền tảng về thể chế. Thể chế có tính bao
trùm đóng vai trò tạo môi trường thuận lợi, Theo Diễn đàn Tài chính DNVVN,
thúc đẩy các chính sách của chính phủ đến DNVVN đóng vai trò quan trọng cho tăng
với tất cả các đối tượng trong nền kinh tế. trưởng và tạo việc làm, chiếm gần 86% cơ
hội việc làm ở các nước đang phát triển. Do
Trong ba trụ cột của tăng trưởng bao trùm,
đó, sự phát triển của các DNVVN có đóng
trụ cột thứ nhất về tăng cơ hội việc làm hiệu
góp lớn đối với trụ cột việc làm của tăng
quả thông qua tăng năng suất lao động được
coi là trụ cột quan trọng nhất. Theo Ngân trưởng bao trùm. Cụ thể, sự lớn mạnh của
hàng Thế giới, tăng trưởng được coi là bao các DNVVN có khả năng đóng góp trực tiếp
trùm nếu có khả năng tạo việc làm cho đa vào tăng trưởng GDP nhờ gia tăng năng suất.
số thành viên của xã hội. Đối với đại đa số Mặt khác, sự phát triển của các DNVVN là
người dân, tham gia vào tăng trưởng kinh tế nền tảng để gia tăng quy mô việc làm cũng
có nghĩa là có việc làm. Việc làm chính là cơ như cải thiện mặt bằng lương trong phân
sở đảm bảo sinh kế cho các cá nhân, hộ gia khúc lương thấp của nền kinh tế. Nói cách
đình cũng như tạo cơ hội cho sự phát triển khác, sự phát triển của các DNVVN không
năng lực con người. Nói cách khác, việc làm chỉ tác động tới quy mô của tăng trưởng mà
đầy đủ là yếu tố then chốt góp phần vào tiến còn góp phần đảm bảo các tác động phân phối
bộ trong hoạt động kinh tế và phát triển con tích cực và công bằng hơn trong quá trình
người ở mỗi quốc gia. Do đó, trụ cột việc làm tăng trưởng.
là đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia Tại Việt Nam, các DNVVN giữ vai trò
đang phát triển như Việt Nam. quan trọng trong nền kinh tế. Số lượng các
Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới cũng nhấn DNVVN hiện chiếm hơn 97% tổng số các
mạnh rằng không chỉ cần tạo ra cơ hội việc doanh nghiệp của cả nước (TTXVN, 2019).
làm cho tất cả mọi người trong xã hội mà còn Bình quân trong giai đoạn 2012-2017, số
cần đảm bảo rằng theo thời gian công việc có lượng DNVVN tăng 8,8%, cao hơn so với
hiệu quả hơn và tạo thu nhập cao hơn. Một mức tăng 5,4% của các doanh nghiệp lớn
trong những chỉ tiêu để đánh giá công việc (Tạp chí Tài chính, 2019). Sự phát triển nhanh
hiệu quả hơn là năng suất lao động. Đồng chóng về số lượng của các DNVVN ở tất cả
thời, năng suất lao động cũng là yếu tố quyết các khu vực, các ngành nghề, lĩnh vực, đặc
định tới thu nhập. Vì vậy, tăng năng suất lao biệt là trong các ngành thâm dụng nhiều lao
động nhanh là chỉ tiêu quan trọng để đánh động của nền kinh tế đã đóng góp quan trọng

44 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

vào quá trình gia tăng cơ hội việc làm cho làm phi nông nghiệp ổn định và mức thu nhập
lượng lớn lao động. khá cho người lao động ở khu vực nông thôn
Theo tính toán của các chuyên gia, để tạo (Bộ NN&PTNT, 2018). Các DNVVN ở các
ra một việc làm, các doanh nghiệp nhà nước làng nghề đang làm thay đổi bộ mặt nông
thôn, góp phần giải quyết bài toán thất nghiệp
lớn phải đầu tư khoảng 41 triệu đồng và các
trá hình cho nhiều lao động.
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là
294 triệu đồng. Trong khi đó, khu vực kinh Bên cạnh đó, nhiều DNVVN còn tham gia
tế tư nhân với đại đa số là các DNVVN chỉ vào chuỗi giá trị toàn cầu và tham gia xuất
cần trung bình 26 triệu đồng vốn để tạo ra khẩu các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp
một việc làm (Phạm, 2006). Do vậy, sự phát nhẹ của Việt Nam. Nhiều DNVVN trong lĩnh
triển của các DNVVN có ý nghĩa lớn trong vực công nghiệp hỗ trợ đã trở thành các nhà
bối cảnh thiếu vốn và thừa lao động một cách cung cấp linh phụ kiện cho các doanh nghiệp
tương đối ở Việt Nam. Trên thực tế, lao động lắp ráp trong nước và nước ngoài. Nhiều
làm việc trong khu vực nông nghiệp chiếm DNVVN đã tìm được thị trường để xuất
phần lớn trong tổng số lao động ở Việt Nam. khẩu và thậm chí là xuất khẩu trực tiếp sản
Do sản xuất trong khu vực nông nghiệp chủ phẩm, dịch vụ ra nước ngoài. Kể từ khi các
yếu mang tính thời vụ nên thời gian nhàn rỗi chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân và
của lao động trong khu vực nông nghiệp là đặc biệt là các chương trình, chính sách hỗ
rất lớn. Nói cách khác, thất nghiệp trá hình trợ sự phát triển của các DNVVN được triển
cao là vấn đề đáng quan tâm trong khu vực khai, sự gia tăng nhanh về số lượng DNVVN
nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam. Bên đã góp phần đáng kể vào quá trình chuyển
cạnh đó, dù đang trong giai đoạn dân số vàng dịch của nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH
nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của Việt (Tạp chí Tài chính, 2019).
Nam là thấp. Do đó, sự phát triển của nhiều 3. Tổng quan các nghiên cứu về môi
DNVVN với lượng vốn đầu tư nhỏ chính là trường kinh doanh tại Việt Nam và tác
chìa khóa để giải quyết vấn đề công ăn việc động đối với các DNVVN
làm cho người lao động, đặc biệt là lao động
Kể từ khi chính thức mở cửa nền kinh tế
có trình độ thấp, chưa hoặc ít được đào tạo.
vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, môi
Các DNVVN chính là nơi hấp thụ lao động
trường kinh doanh tại Việt Nam đã có những
có trình độ thấp, ít được đào tạo trong các
bước cải tiến mạnh mẽ hướng tới thị trường
ngành thâm dụng nhiều lao động, có trình độ
cởi mở, cạnh tranh và bình đẳng. Trong bảng
kỹ thuật không cao trong giai đoạn chuyển
xếp hạng của Ngân hàng Thế giới về môi
đổi của nền kinh tế.
trường kinh doanh (Doing Business), Việt
Sự phát triển của các làng nghề ở khu vực Nam đã tăng từ hạng 78 năm 2014 lên hạng
nông thôn nơi các DNVVN tập trung cho 69 vào năm 2019. Tuy nhiên, quá trình cải
thấy vai trò của các DNVVN trong quá trình cách chủ yếu tập trung vào giảm gánh nặng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực nông chi phí tuân thủ pháp luật và cắt giảm điều
thôn và quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kiện kinh doanh mà chưa có bước đột phá về
của Việt Nam. Hơn 5.000 làng nghề với các tổng thể, vẫn còn ở khoảng cách khá xa so với
DNVVN hiện đang tạo ra hơn 11 triệu việc môi trường kinh doanh của nhóm ASEAN 4.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 45


QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trên thực tế, các DNVVN hiện còn phải cứu cho thấy hoạt động đổi mới, sáng tạo của
đối mặt với nhiều rào cản từ hệ thống thể doanh nghiệp cũng chịu nhiều tác động của
chế và thực thi chính sách. Ví dụ, kết quả môi trường kinh doanh. Theo báo cáo của
điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh OECD và Ngân hàng Thế giới về Khoa học,
(Provincial Competitiveness Index-PCI) năm công nghệ và Đổi mới sáng tạo ở Việt Nam
2015 cho thấy DNNVV có cảm nhận tiêu cực năm 2013, đầu tư vào hoạt động nghiên cứu
hơn các doanh nghiệp lớn về tiếp cận đất đai, và phát triển (R&D) của các doanh nghiệp
tính minh bạch, cạnh tranh bình đẳng và hỗ mới chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng
trợ doanh nghiệp. Các thủ tục hành chính các khoản đầu tư cho R&D. Ngoài nguyên
như bảo hiểm xã hội, đất đai, hải quan, an nhân do năng lực nghiên cứu và phát triển
toàn cháy nổ, lao động, bảo vệ môi trường, của doanh nghiệp còn thấp, các tác giả cũng
và thanh toán qua kho bạc đều có tỷ lệ doanh nhấn mạnh nhiều điểm yếu kém trong môi
nghiệp thấy phiền hà gia tăng theo quy mô trường, thể chế như: khuôn khổ pháp lý chưa
của doanh nghiệp. Hệ quả từ những rào cản phù hợp và chưa khuyến khích các hoạt động
này là việc doanh nghiệp phải gánh chịu đổi mới, sáng tạo; hệ thống quản lý và thực
nhiều loại chi phí phát sinh trong suốt quá thi các chính sách khoa học công nghệ, đổi
trình hình thành và phát triển như chi phí mới sáng tạo chưa phù hợp; môi trường kinh
tuân thủ (compliance cost) trong đó bao gồm doanh còn tồn tại nhiều thủ tục hành chính
cả chi phí thời gian (time cost) và chi phí bằng không hợp lý và minh bạch. Kết quả nghiên
tiền; chi phí phi chính thức... Ví dụ, nghiên cứu của các tác giả Phùng và Lê (2013) cũng
cứu “Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt khẳng định doanh nghiệp thường xuyên gặp
Nam: Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và phải nhiều trở ngại khi tiến hành đổi mới,
vừa năm 2015” được CIEM và các đối tác sáng tạo trong đó có sự thiếu ổn định của
công bố tháng 10 năm 2016 cho thấy sự gia các chính sách của Nhà nước, thiếu liên kết
tăng tỷ lệ chi trả tiêu cực phí tại các doanh với các đối tác, thiếu nhân lực cho đổi mới
nghiệp thuộc khu vực chính thức so với năm sáng tạo, thiếu sự bảo hộ của pháp luật. Đi
2013. Sự tăng lên ở tỷ lệ tiếp cận nguồn tín sâu vào một đặc trưng của môi trường kinh
dụng phi chính thức so hai năm trước cũng doanh là vấn đề tham nhũng, kết quả nghiên
cho thấy phần nào sự khó khăn của DNVVN cứu của Nguyễn và cộng sự (2015) trên dữ
trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng chính liệu về DNVVN ở Việt Nam trong giai đoạn
thức. Mới đây, kết quả từ Báo cáo môi trường 2005-2011 cho thấy các khoản chi phí phi
kinh doanh 2019 của Ngân hàng Thế giới cho chính thức của các doanh nghiệp có tác động
thấy số lần nộp thuế của doanh nghiệp trong khuyến khích đổi mới, sáng tạo và cải tiến
năm đã giảm từ 14 lần xuống còn 10 lần, tuy sản phẩm. Kết quả nghiên cứu của tác giả
nhiên tổng số giờ/năm để doanh nghiệp nộp Ngô Hoàng Thảo Trang (2017) cho thấy môi
thuế năm 2018 vẫn giữ ở mức cao 498 giờ/ trường không chỉ ảnh hưởng trực tiếp lên
năm (không giảm so với năm 2017). năng suất mà còn hướng doanh nghiệp tới
Trong dài hạn, mấu chốt để các DNVVN các hoạt động tạo ra năng suất. Cụ thể, doanh
có thể phát triển bền vững (gia tăng năng nghiệp được nhà nước hỗ trợ về mặt tài chính
suất, cải thiện kết quả kinh doanh) nằm ở khả và kỹ thuật, doanh nghiệp có quy mô mạng
năng đổi mới của các DN. Các kết quả nghiên lưới tốt hơn, doanh nghiệp tọa lạc tại khu công

46 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp tiếp cận Kiểm định t-test trung bình hai mẫu độc
Internet hoặc tiếp cận tín dụng chính thức và lập được tiến hành để kiểm tra giá trị trung
môi trường cạnh tranh ngành cao thì có năng bình của các biến phản ánh tình trạng phát
suất cao hơn thông qua kênh trung gian là triển của doanh nghiệp tại các nhóm tỉnh có
đầu tư vào máy móc thiết bị và tham gia vào chất lượng môi trường kinh doanh khác nhau
hoạt động xuất khẩu. Rõ ràng, môi trường thể có thực sự khác biệt hay không. Cụ thể, kiểm
chế thuận lợi sẽ góp phần tạo ra môi trường định t-test được sử dụng để kiểm định giả
kinh doanh trong đó các doanh nghiệp có khả thuyết H0: “Giá trị trung bình của biến phản
năng nắm bắt cơ hội kinh doanh để phát triển
ánh tình trạng phát triển của doanh nghiệp tại
bình đẳng và bền vững hơn.
các nhóm tỉnh có chất lượng môi trường kinh
4. Phương pháp nghiên cứu và số liệu doanh khác nhau là như nhau”.
4.1. Phương pháp
Trong phạm vi bài viết này, mối quan hệ
giữa môi trường kinh doanh và sự phát triển
trong đó µ1 và µ2 là trung bình của hai
của DNVVN được đánh giá thông qua việc
tổng thể.
phân tích, so sánh sự phát triển của DNVVN
tại các nhóm tỉnh có chất lượng môi trường Với trường hợp phương sai hai tổng thể
kinh doanh khác nhau. bằng nhau, giá trị t được xác định như sau:

trong đó: n1 và n2 là số quan sát trong hai 4.2. Số liệu


tổng thể, ss12 và ss22 là tổng bình phương hai
Chất lượng môi trường kinh doanh được
tổng thể.
đánh giá thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh
Với trường hợp phương sai hai tổng thể cấp tỉnh (PCI). Với 10 chỉ số thành phần, PCI
khác nhau, giá trị t được xác định như sau:
cho phép đánh giá nhiều khía cạnh khác nhau
trong điều hành kinh tế thuộc thẩm quyền
của các tỉnh, thành phố - cấp chính quyền
có tương tác trực tiếp, tác động mạnh mẽ tới
hoạt động của doanh nghiệp:
Giá trị p-value (Pr(|T| > |t|)) nhỏ hơn 0,05
cho phép bác bỏ giả thuyết H0: giá trị trung (1) Chi phí gia nhập thị trường
bình của hai tổng thể là bằng nhau. Nói cách
(2) Tiếp cận đất đai và Sự ổn định trong sử
khác, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
dụng đất
(mức ý nghĩa 5%) về giá trị trung bình của
biến phụ thuộc ở hai mẫu đang xem xét. (3) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 47


QUẢN TRỊ KINH DOANH

(4) Chi phí thời gian để thực hiện các quy Đối với sự phát triển của doanh nghiệp,
định của Nhà nước ngoài các chỉ số thông thường như quy mô
(5) Chi phí không chính thức lao động, lợi nhuận và lợi nhuận bình quân
trên mỗi lao động (phản ánh năng suất), bài
(6) Cạnh tranh bình đẳng viết cũng đề cập tới hoạt động đổi mới sáng
(7) Tính năng động và tiên phong của lãnh tạo của doanh nghiệp. Trong bối cảnh công
đạo tỉnh nghệ thay đổi nhanh chóng như hiện nay, mấu
chốt để các DNVVN có thể phát triển bền
(8) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
vững nằm ở khả năng đổi mới, sáng tạo nhằm
(9) Đào tạo lao động bắt kịp xu hướng tiêu dùng cũng như đối mặt
(10) Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị
trường. Dữ liệu trích xuất từ kết quả điều tra
Chỉ số PCI được công bố thí điểm lần đầu
DNVVN trong ngành chế biến chế tạo tại 10
tiên vào năm 2005 cho 42 tỉnh, thành phố. Từ
tỉnh của Việt Nam giai đoạn 2005- 2015** cho
2006 đến nay, PCI được tính toán đối với tất
phép phân tách hai hình thức đổi mới, sáng
cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, đồng
tạo là đổi mới sản phẩm (bao gồm cho ra đời
thời các chỉ số thành phần cũng có sự điều
sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm hiện có)
chỉnh nhằm tăng hiệu quả phản ánh của chỉ
và đổi mới quy trình sản xuất.
số. Ví dụ, chỉ số Cạnh tranh bình đẳng đánh
giá môi trường cạnh tranh đối với các doanh Do bộ số liệu sử dụng trong nghiên cứu từ
nghiệp dân doanh trước những ưu đãi dành năm 2005 đến năm 2015 nên trong phạm vi
cho doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có bài viết này DNVVN được xác định trên cơ
vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp sở quy mô lao động tuân thủ quy định tại Điều
thân quen với cán bộ chính quyền cấp tỉnh, 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính
thể hiện dưới dạng các đặc quyền, ưu đãi mới phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ
được bổ sung từ báo cáo năm 2013. và vừa ngày 30 tháng 06 năm 2009.
Bảng 1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
siêu nhỏ
Tổng nguồn Tổng nguồn
Khu vực Số lao động Số lao động Số lao động
vốn vốn
I. Nông, lâm từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200
10 người trở 20 tỷ đồng trở
nghiệp và thủy người đến 200 đồng đến 100 người đến
xuống xuống
sản người tỷ đồng 300 người
**
Điều tra này được tiến hành hai năm một lần trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
(CIEM), Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) và nhóm nghiên cứu Phát triển Kinh tế (DERG) của
Đại học Copenhagen. Điều tra tuy chỉ tập trung ở 10 tỉnh/ thành phố trong cả nước nhưng có khả năng cung
cấp những thông tin quan trọng về hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp nói riêng và sự phát tiển của
doanh nghiệp nói chung.

48 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
siêu nhỏ
II. Công từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên 200
10 người trở 20 tỷ đồng trở
nghiệp và xây người đến 200 đồng đến 100 người đến
xuống xuống
dựng người tỷ đồng 300 người
từ trên 10 từ trên 10 tỷ từ trên 50
III. Thương 10 người trở 10 tỷ đồng trở
người đến 50 đồng đến 50 người đến
mại và dịch vụ xuống xuống
người tỷ đồng 100 người

Đối với trụ cột 1 của tăng trưởng bao trùmmôi trường kinh doanh (chỉ số PCI của năm
theo tiếp cận của UNDP Việt Nam, tính bao sau tăng so với chỉ số PCI của năm trước),
trùm của tăng trưởng được hiểu dưới hai góc các DNVVN có sự tăng trưởng cao hơn so
độ: (1) tạo thêm việc làm; (2) việc làm hiệu quả
với DNVVN ở nhóm các tỉnh/thành phố có
hơn và tạo thu nhập cao hơn. Nội dung nghiên PCI giảm hoặc không tăng. Đối với quy mô
cứu dưới đây đề cập tới hai góc độ này thông lao động, sự chênh lệch là không đáng kể
qua hai biến số tương ứng là: (1) mức tăng giữa hai nhóm tỉnh/thành phố này. Tuy nhiên,
trưởng trung bình của lượng lao động toàn
tỷ lệ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn
thời gian; (2) mức tăng trưởng trung bình của
2005-2015 đối với lợi nhuận gộp và lợi nhuận
lợi nhuận gộp bình quân trên mỗi lao động.
gộp bình quân trên mỗi lao động cho thấy ưu
5. Kết quả nghiên cứu thế rõ nét của các DNVVN hoạt động kinh
Số liệu tại Bảng 2 cho thấy ở nhóm các doanh tại các tỉnh/thành phố có sự cải thiện
tỉnh/thành phố có sự cải thiện về chất lượng về chất lượng môi trường kinh doanh.
Bảng 2. Cải thiện môi trường kinh doanh và
sự phát triển của DNVVN giai đoạn 2005-2015
Mức tăng trưởng trung bình
Kiểm định t-test
(tỷ lệ năm sau so với năm trước)
Có sự cải Không có sự cải
thiện môi thiện môi trường
trường kinh kinh doanh t-statistic p-value
doanh (PCI giảm hoặc
(PCI tăng) không tăng)
Lao động toàn thời gian
1,36 1,35 t(3038)= -0,1809 0,8564
(làm việc thường xuyên)
Lợi nhuận gộp 33,88 6,41 t(2570)= -4,6929 0,0000
Lợi nhuận (gộp) bình quân
32,67 6,40 t(2570)= -3,8275 0,0001
trên mỗi đầu lao động
Nguồn: tính toán của nhóm tác giả

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 49


QUẢN TRỊ KINH DOANH

Kiểm định t-test trung bình hai mẫu độc lập động hơn đáng kể so với các DNVVN hoạt
được tiến hành để kiểm tra xem giá trị trung động ở những địa phương có môi trường kinh
bình của tăng trưởng lao động, tăng trưởng doanh không được cải thiện nhưng sự khác
lợi nhuận gộp và tăng trưởng lợi nhuận gộp biệt về gia tăng năng suất lao động cho thấy
bình quân trên mỗi lao động của các DNVVN sự phát triển vượt trội về chiều sâu của các
thuộc nhóm các tỉnh/thành phố có sự cải thiện DNVVN khi môi trường kinh doanh được
môi trường kinh doanh có thực sự cao hơn cải thiện. Do đó, các DNVVN hoạt động
và có ý nghĩa về mặt thống kê so với các DN trong môi trường kinh doanh đươc cải thiện
thuộc nhóm tỉnh/thành phố còn lại hay không. đã thực sự đóng góp theo chiều sâu vào trụ
Kết quả kiểm định được trình bày trong Bảng cột việc làm của tăng trưởng bao trùm.
2 khẳng định sự vượt trội của các DNVVN Để phân tích cơ chế tác động của môi
thuộc nhóm tỉnh/thành phố có sự cải thiện môi trường kinh doanh tới kết quả kinh doanh
trường kinh doanh về mức tăng trưởng trung của DNVVN, chúng tôi đánh giá các hoạt
bình của lợi nhuận gộp và lợi nhuận gộp bình động đổi mới, sáng tạo của DNVVN trong
quân trên mỗi lao động so với các DN thuộc các môi trường kinh doanh khác nhau và sự
nhóm tỉnh/thành phố không có sự cải thiện khác biệt về kết quả kinh doanh giữa những
môi trường kinh doanh. DNVVN có và không có kết quả đổi mới,
Nếu dùng chỉ tiêu lợi nhuận gộp trên lao sáng tạo. Nếu coi đổi mới, sáng tạo là nguồn
động là một chỉ số để phản ánh năng suất lao gốc của kết quả kinh doanh của các DNVVN
động thì rõ ràng các DNVVN hoạt động trong (đo bằng lợi nhuận gộp) và năng suất lao động
các môi trường kinh doanh được cải thiện tốt (đo bằng lợi nhuận gộp trên một lao động)
hơn sẽ có sự gia tăng năng suất lao động cao thì môi trường kinh doanh tốt hơn sẽ giúp
hơn. Cho dù trung bình DNVVN ở những các DNVVN đổi mới từ đó nâng cao kết quả
tỉnh/thành phố có môi trường kinh doanh kinh doanh (Walkenhorst và cộng sự, 2017;
được cải thiện không tuyển dụng nhiều lao OECD, 2015; Aghion và cộng sự, 2007).
Bảng 3. Môi trường kinh doanh và hoạt động đổi mới của DNVVN
Tỷ lệ DN có đổi mới, sáng tạo
Kiểm định t-test
(%)
Nhóm 20%
Nhóm 40% tỉnh/
tỉnh/thành
thành phố có PCI t-statistic p-value
phố có PCI
thấp nhất
cao nhất
Đổi mới sản phẩm (bao
gồm sản phẩm mới và cải 56,36 52,45 t(3043)= 1,7826 0,0748
tiến sản phẩm hiện có)
Đổi mới quy trình sản xuất 27,88 24,07 t(3043)= 2,0050 0,0451
Tổng số DN được khảo sát 660 2385
Nguồn: tính toán của nhóm tác giả

50 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đối với hoạt động đổi mới sáng tạo ở cấp trong khi nhóm 40% tỉnh/thành phố có PCI
độ doanh nghiệp, tỷ lệ DN có đổi mới, sáng thấp nhất chỉ ghi nhận tỷ lệ DN có đổi mới
tạo tại các tỉnh/thành phố thuộc nhóm có PCI sản phẩm ở mức 52,45%. Tương tự, đối với
cao nhất cao hơn so với tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới quy trình sản xuất, nhóm
đổi mới sáng tạo ở các tỉnh/thành phố thuộc 20% tỉnh/thành phố có PCI cao nhất đạt tỷ
nhóm có PCI thấp nhất (Bảng 3)† †. Cụ thể, tỷ lệ DN có đổi mới cao hơn khoảng 3% so
lệ DN có đổi mới sản phẩm tại nhóm 20% với nhóm 40% tỉnh/thành phố có PCI thấp
tỉnh/thành phố có PCI cao nhất đạt 56,36% nhất.
Bảng 4. Môi trường kinh doanh và hoạt động đổi mới, sáng tạo của DNVVN theo quy
mô doanh nghiệp
Tỷ lệ DN có đổi mới, sáng tạo
Kiểm định t-test
(%)
Quy Hình thức đổi Nhóm 20%
mô DN mới, sáng tạo Nhóm 40% tỉnh/
tỉnh/thành
thành phố có PCI t-statistic p-value
phố có PCI
thấp nhất
cao nhất
Đổi mới sản
phẩm (bao gồm
t(10506)=
Sản phẩm mới và 34,13 34,34 0,8467
Siêu -0,1933
Cải tiến sản phẩm
nhỏ hiện có)
Đổi mới quy trình
10,15 8,19 t(6745)= 2,3203 0,0204
sản xuất
Đổi mới sản
phẩm (bao gồm
Sản phẩm mới và 56,22 52,15 t(2973)= 1,8394 0,0660
Nhỏ Cải tiến sản phẩm
hiện có)
Đổi mới quy trình
27,5 23,67 t(2973)= 2,0088 0,0446
sản xuất

† †
Do có sự không thống nhất về số lượng tỉnh/thành phố được điều tra và tên nhóm xếp hạng qua các năm, việc
phân loại các tỉnh/thành phố theo giá trị PCI được tiến hành theo tỷ lệ tương đối. Nhóm 20% tỉnh/thành phố
có PCI cao nhất thường bao gồm toàn bộ các tỉnh/thành phố có PCI thuộc nhóm “Rất tốt” và một phần số tỉnh/
thành phố có PCI thuộc nhóm “Tốt”. Tương tự, nhóm 40% tỉnh/thành phố có PCI thấp nhất bao gồm toàn bộ
các tỉnh/thành phố có PCI thuộc nhóm “Thấp” và một phần số tỉnh/thành phố có PCI thuộc nhóm “Tương đối
thấp”, và “Trung bình” (tùy năm).

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 51


QUẢN TRỊ KINH DOANH

Tỷ lệ DN có đổi mới, sáng tạo


Kiểm định t-test
(%)
Quy Hình thức đổi Nhóm 20%
mô DN mới, sáng tạo Nhóm 40% tỉnh/
tỉnh/thành
thành phố có PCI t-statistic p-value
phố có PCI
thấp nhất
cao nhất
Đổi mới sản
phẩm (bao gồm
Sản phẩm mới và 66,67 63,93 t(68)= 0,1574 0,8754
Vừa Cải tiến sản phẩm
hiện có)
Đổi mới quy
55,56 39,34 t(68)= 0,9139 0,3640
trình sản xuất
Nguồn: tính toán của nhóm tác giả
Kết quả tại Bảng 4 cung cấp các thống doanh được cải thiện vì sự khác biệt giữa các
kê chi tiết hơn về mối quan hệ giữa môi nhóm doanh nghiệp có ý nghĩa về mặt thống
trường kinh doanh và hoạt động đổi mới của kê ở các mức ý nghĩa thông thường. Nói cách
DNVVN theo các quy mô (đo bằng số lượng khác, sự ảnh hưởng của việc cải thiện môi
lao động) khác nhau gồm các doanh nghiệp trường kinh doanh tới các hoạt động đổi mới,
siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Số liệu cho thấy các sáng tạo trong các doanh nghiệp có quy mô
DNVVN với các quy mô khác nhau ở những nhỏ và siêu nhỏ là đáng kể hơn nhiều so với
tỉnh/thành phố có chỉ số PCI cao có nhiều các doanh nghiệp có quy mô vừa. Kết quả
đổi mới hơn cả về sản phẩm và quy trình sản này cho thấy việc cải thiện môi trường kinh
xuất so với các DNVVN ở những tỉnh/thành doanh theo hướng hiện nay có hiệu quả lớn
phố có chỉ số PCI thấp. Kết quả kiểm định ý đối với hoạt động đổi mới của các DNVVN
nghĩa thống kê của sự khác biệt cho thấy các do tỷ lệ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và
doanh nghiệp siêu nhỏ và các doanh nghiệp siêu nhỏ trên toàn bộ các doanh nghiệp trong
nhỏ hưởng lợi nhiều hơn từ môi trường kinh nền kinh tế Việt Nam là rất lớn.
Bảng 5. Đổi mới và kết quả kinh doanh của DNVVN
Nhóm Chỉ tiêu kết quả DN có đổi DN không có đổi Kiểm định t-test
DN kinh doanh mới mới t-statistic p-value
Tăng trưởng của
Nhóm quy mô lao động 1,047752 1,037179 t(7165)= -0,7074 0,4794
siêu toàn thời gian
nhỏ Tăng trưởng của
2,546851 1,450806 t(5671)= -3,6289 0,0003
lợi nhuận gộp

52 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

Nhóm Chỉ tiêu kết quả DN có đổi DN không có đổi Kiểm định t-test
DN kinh doanh mới mới t-statistic p-value
Tăng trưởng của
lợi nhuận gộp
2,742842 1,690924 t(5671)=-3,2730 0,0011
bình quân trên
mỗi lao động
Tăng trưởng của
quy mô lao động 1,373223 1,275346 t(2983)= -1,9547 0,0507
toàn thời gian
Tăng trưởng của
Nhóm 15,97499 7,31724 t(2524)= -1,7321 0,0834
lợi nhuận gộp
nhỏ
Tăng trưởng của
lợi nhuận gộp
15,85971 7,198816 t(2524)= -1,4758 0,1401
bình quân trên
mỗi lao động
Tăng trưởng của
quy mô lao động 2,100517 4,288861 t(53)= 1,0395 0,3033
toàn thời gian
Tăng trưởng của
Nhóm 53,98287 113,3632 t(44)= 0,7479 0,4585
lợi nhuận gộp
vừa
Tăng trưởng của
lợi nhuận gộp
29,05504 144,7025 t(44)=1,3026 0,1995
bình quân trên
mỗi lao động

Liệu các doanh nghiệp có đổi mới, sáng các doanh nghiệp thuộc nhóm nhỏ. Sự khác
tạo có kết quả kinh doanh tốt hơn các doanh biệt về tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu
nghiệp không đổi mới hay không? Kết quả ở giữa các doanh nghiệp có quy mô vừa là rất
Bảng 5 cho thấy sự nhất quán cao với kết quả lớn nhưng khi tiến hành kiểm định sự khác
trong Bảng 4 khi các kiểm định thống kê về sự biệt thì không có ý nghĩa về mặt thống kê. Một
khác biệt của các giá trị trung bình được thực trong những lý do là vì số lượng các doanh
hiện. Sự khác biệt về tăng trưởng lợi nhuận nghiệp có quy mô vừa là rất ít với tổng số 36
gộp và lợi nhuận gộp trên mỗi lao động có ý doanh nghiệp trong đó có 34 doanh nghiệp có
nghĩa thống kê cao đối với các doanh nghiệp đổi mới. Kết quả này một lần nữa khẳng định
siêu nhỏ. Tăng trưởng về quy mô lao động việc cải thiện môi trường kinh doanh có tác
toàn thời gian trung bình và tăng trưởng lợi động lớn nhất tới các doanh nghiệp có quy
nhuận gộp có ý nghĩa về mặt thống kê đối với mô nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 53


QUẢN TRỊ KINH DOANH

Tổng hợp các kết quả ở các Bảng từ 3 đến Nói cách khác, cải thiện môi trường kinh
5 cho thấy việc cải thiện môi trường kinh doanh có khả năng nâng đỡ sự phát triển dài
doanh giúp các DNVVN tăng cường hoạt hạn của các DNVVN, giúp các doanh nghiệp
động đổi mới và qua đó giúp DNVVN gia yếu thế có nhiều cơ hội phát triển hơn. Sự
tăng lợi nhuận cũng như năng suất của lao phát triển bền vững của nhóm doanh nghiệp
động với tốc độ nhanh hơn. Đây là những yếu này là nền tảng đảm bảo gia tăng quy mô và
tố quan trọng tác động tới trụ cột số 1 về việc năng suất việc làm dành cho lao động ở phân
làm trong mục tiêu tăng trưởng bao trùm của khúc thu nhập thấp và trung bình, củng cố trụ
Việt Nam. cột việc làm trong quá trình tăng trưởng bao
trùm tại Việt Nam.
6. Kết luận và khuyến nghị
Mặt khác, các nhận định ban đầu này góp
Các phân tích trên cho thấy tại các tỉnh
phần củng cố các kết quả nghiên cứu đi trước
có sự cải thiện về môi trường kinh doanh
về vai trò tích cực của cải thiện môi trường
(đạt thứ hạng PCI cao hơn), tỷ lệ tăng trưởng
kinh doanh đối với sự tồn tại và phát triển
trung bình trong giai đoạn 2005-2015 đối với
của doanh nghiệp nói chung và DNVVN
lợi nhuận gộp và lợi nhuận bình quân trên
nói riêng. Việc sử dụng chỉ số tổng hợp PCI
mỗi đầu lao động là cao hơn. Theo đó, cải
trong quá trình phân tích cũng cho phép mở
thiện môi trường kinh doanh có khả năng
ra hướng tiếp cận rộng hơn trong đánh giá
đóng góp vào quá trình hiện thực hóa tăng
môi trường kinh doanh. Theo đó, cải thiện
trưởng bao trùm tại Việt Nam thông qua việc
môi trường kinh doanh không nên chỉ dừng
tăng hiệu quả của việc làm tại các DNVVN.
lại ở việc minh bạch hóa thông tin và giảm
Tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới thiểu các quy trình thủ tục hành chính mà
sáng tạo cũng được ghi nhận cao hơn ở các còn cần hướng tới xây dựng môi trường bình
tỉnh có thứ hạng PCI cao hơn, đặc biệt đối với đẳng đối với doanh nghiệp ở tất cả các khu
các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. vực kinh tế và cấp độ quy mô khác nhau.

Tài liệu tham khảo


1. Aghion P., Richard Blundell, Rachel Griffith, Peter Howitt, and Susanne Prantl (2007),
“The effects of entry on incumbent innovation and Productivity”, The Review of
Economics and Statistics, February 2009, 91(1): 20-32.
2. Becheikh, N., Landry, R., Armara, N., (2006), “Lessons from innovation empirical
studies in manufacturing sector: A systematic review of the literature from 1993-
2003”, Technovation 26, 644-664.
3. Bộ NNPTNT (2018), http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews
=28530, Truy cập 12/3/2019.
4. Đỗ Sơn Tùng, Ma Ngọc Ngà (2014), “Thực trạng tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam”,
Nghiên cứu Kinh tế, số 431, th4/2014, tr.33-38.

54 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

5. Ngô Hoàng Thảo Trang (2017), “Phân tích tác động của môi trường kinh doanh lên
năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua vai trò trung gian xuất khẩu và đổi
mới”, Tạp chí Khoa học Đại học Mở tp.HCM - số 54 (3) 2017, tr.131-146.
6. Ngô Hoàng Thảo Trang (2017), “Phân tích tác động của môi trường kinh doanh lên
năng suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua vai trò trung gian xuất khẩu và đổi
mới”, Tạp chí khoa học Đại học Mở TP.HCM, số 54 (3) 2017,131-145.
7. OECD (2015), The Innovation Imperative: Contributing to Productivity, Growth and
Well-Being, OECD Publishing, Paris. DOI: http://dx.doi.org/10.1787/9789264239814-
en.
8. OECD (2018), Improving the business environment for SMEs through effective
regulation, SME Ministerial Conference, February 2018, Mexico City.
9. OECD/Eurostat (2005), The Measurement of Scientific and Technological Activities—
Oslo Manual: Guidelines for Collecting and Interpreting Innovation Data, 3rd ed.,
OECD Publishing. doi: 10.1787/9789264013100-en.
10. Phạm Thế Anh, Nguyễn Đức Hùng (2017), “Đo lường tăng trưởng bao trùm: Tiếp cận
từ góc độ doanh nghiệp ở Việt Nam”, Kinh tế & Phát triển, số 244, tháng 10 năm 2017,
tr. 13-24.
11. Phạm, T. Đ. (2006), “Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
nước ta hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 6/2006.
12. Rocha E.A.G. (2012), “The Impact of the Business Environment on the Size of the
Micro, Small and Medium Enterprise Sector: Preliminary Findings from a Cross-
Country Comparison”, Procedia Economics and Finance, Volume 4, 2012, 335-349.
13. Tạp chí Tài chính (2019), http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-
doanh-nghiep/doanh-nghiep-nho-va-vua-chiem-981-144150.html, Truy cập ngày
12/3/2019.
14. TTXVN (2019), https://infographics.vn/dong-gop-cua-doanh-nghiep-nho-va-vua-
vao-tang-truong-kinh-te/5019.vna , Truy cập ngày 12/3/2019.
15. UNDP (2016), Tăng trưởng vì mọi người, Báo cáo Phát triển con người Việt Nam
2015 về tăng trưởng bao trùm, UNDP- VASS, tháng 1-2016, Nxb Khoa học Xã hội.
16. UNU-WIDER (2015), Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra
doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2015, Hà Nội, Việt Nam: Viện Quản lý Kinh tế Trung
Ương (CIEM).
17. VASS, UNDP (2014), Kỷ yếu hội thảo “Cải cách kinh tế vì tăng trưởng bao trùm và
bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”, tháng 3/2014.
18. VEPR (2017), http://vepr.org.vn/upload/533/20171222/EN_VEPR%20WP% 2018.
pdf , Truy cập ngày 12/3/2019.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 55


QUẢN TRỊ KINH DOANH

19. Walkenhorst P., Demmou L., Frohde M. (2017), “Making the business environment
more supportive of productivity in Belgium”, OECD Economics Department Working
Papers, No. 1451.
20. Wignaraja, Ganeshan. (2013), “Can SMEs participate in global production networks,
in Elms, Deborah K., and Patrick Low (ed)”, Global Value Chains in a Changing
World, World Trade Organization: Geneva.

56 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH


BA ĐỊA PHƯƠNG: THỪA THIÊN HUẾ - ĐÀ NẴNG - QUẢNG NAM
Lê Văn Phúc1
Phan Hoàng Thái2
Tóm tắt
Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam là ba địa phương nằm trong Vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung, có nhiều tiềm năng và đặc điểm tương đồng để phát triển thành
cụm ngành du lịch, đặc biệt là du lịch di sản văn hóa, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Mặc
dù du lịch của ba địa phương luôn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, được thể hiện
rõ trong quy hoạch thổng thể phát triển du lịch của mỗi địa phương và định hướng của
Chính phủ, nhưng kết quả phát triển du lịch của ba địa phương trong những năm qua còn
khá khiêm tốn so với kỳ vọng. Sử dụng mô hình kim cương của Porter, nghiên cứu đánh
giá thực trạng năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch của Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng -
Quảng Nam và khuyến nghị những chính sách phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh
cụm ngành này.
Từ khóa: Cụm ngành, du lịch, năng lực cạnh tranh.
Mã số: 630 | Ngày nhận bài: 14/5/2019 | Ngày hoàn thành biên tập: 10/6/2019 | Ngày duyệt đăng: 11/6/2019

Abstract
Thua Thien Hue - Da Nang - Quang Nam are three localities located in the Central Key
Economic Region, with many potentials and similarities to develop into a tourism industry,
especially cultural heritage tourism, ecotourism and leisure tourism. Although tourism in
three localities is always seen as a key economic sector, which is clearly reflected in the
planning of the tourism development of each locality and the direction of the Government,
however, the results of tourism development in three localities in recent years have not
really lived up to expectations. Using the diamond model of Porter, this study assesses the
competitiveness of Thua Thien Hue - Da Nang - Quang Nam tourism as well as suggests
some appropriate policies to improve competitive advantages of this cluster.
Keywords: Cluster, tourism, competitiveness.
Paper No. 630 | Date of receipt: 14/5/2019 | Date of revision: 10/6/2019 | Date of approval: 11/6/2019

1
Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Email: levanphuc.hce@gmail.com
2
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, Email: hoangthai0109@gmail.com

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 57


QUẢN TRỊ KINH DOANH

1. Giới thiệu khách lưu trú có xu hướng giảm, thời gian


Trên thế giới, liên kết vùng trong phát triển lưu trú trung bình của du khách ngắn và công
du lịch không chỉ phổ biến giữa các quốc gia suất sử dụng phòng thấp hơn mức bình quân
mà còn giữa các địa phương (tỉnh, thành phố) chung cả nước.
lân cận, nơi có nhiều thắng cảnh, di sản tương Bên cạnh đó, mặc dù có nhiều nghiên
đồng cũng như tiềm năng phát triển. cứu liên quan đến vấn đề này tại Việt Nam
như của Trương Hồng Trình và Nguyễn Thị
Là 3 địa phương nằm trong Vùng kinh tế
Bích Thủy (2008), Nguyễn Thanh Liêm và
trọng điểm miền Trung, Thừa Thiên Huế - Đà
Nguyễn Văn Long (2010), Phạm Thị Trung
Nẵng - Quảng Nam nổi tiếng với nhiều di sản
Mẫn (2016), Phí Thị Hồng Linh (2018), Lê
văn hóa thế giới, hệ thống biển, đảo, đầm phá,
Văn Phúc (2018). Tuy nhiên, chưa có nghiên
núi sông và hàng loạt các điểm du lịch thú vị.
cứu nào đánh giá một cách đầy đủ tất cả các
Tuy nhiên, việc hợp tác, liên kết phát triển
khía cạnh liên quan đến NLCT cụm ngành
để tận dụng lợi thế về các sản phẩm du lịch
du lịch ba địa phương thông qua mô hình
vẫn chưa đem lại những kết quả như kỳ vọng.
kim cương của Poter. Do đó, trong nghiên
Những hoạt động hợp tác thông qua việc
cứu này, nhóm tác giả sử dụng mô hình kim
tham gia các chương trình xúc tiến, quảng
cương của Poter để nhằm phân tích các yếu
bá du lịch giữa ba địa phương còn mang tính
tố tác động (thúc đẩy và hạn chế) đối với năng
hình thức, thiếu sự liên kết các sản phẩm du
lực cạnh tranh (NLCT) cụm ngành du lịch
lịch chủ đạo và phương thức hợp tác hiệu
tại ba địa phương, từ đó đề xuất các hàm ý
quả, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp,
chính sách nhằm nâng cao NLCT cụm ngành
các nhà đầu tư tiềm năng cũng như hấp dẫn
du lịch tại ba địa phương. Đây là tiền đề cho
du khách.
các địa phương đề xuất, thúc đẩy các chương
Một trong những nhiệm vụ được đề ra tại trình, hoạt động hay hình thức liên kết vùng
Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 13/01/2015 trong lĩnh vực du lịch, không chỉ trong phạm
của Thủ tướng Chính phủ là phát triển cụm vi ba địa phương mà có thể mở rộng ra cho
du lịch Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế - Quảng toàn vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Nam thành cụm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng
2. Tổng quan lý thuyết và phương pháp
biển gắn với vui chơi giải trí, tham quan
nghiên cứu
thắng cảnh, tìm hiểu di sản văn hóa. Trong
bối cảnh du lịch được xác định là ngành kinh 2.1. Tổng quan lý thuyết
tế mũi nhọn, kết quả phát triển du lịch của 2.1.1. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh
ba địa phương đang có nhiều dấu hiệu chững
lại. Theo báo cáo tổng kết hoạt động du lịch NLCT là chủ đề nghiên cứu nhận được
của ba địa phương, giai đoạn 2014 - 2018, tỷ nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu
trọng lượng khách đến ba địa phương so với trong và ngoài nước, tuy nhiên, khái niệm về
cả nước giảm từ 21% xuống còn 19% (tương NLCT vẫn chưa thật sự rõ ràng và nhất quán.
ứng 18,43 triệu khách vào năm 2018), tỷ trọng Ở cấp độ NLCT công ty, Adamkiewicz-
doanh thu du lịch so với cả nước giảm từ 6% Drwiłło (2002) cho rằng NLCT của một công
xuống còn 5% (tương ứng 33.160 tỷ VNĐ ty nghĩa là việc thích ứng sản phẩm của mình
vào năm 2018). Không những vậy, tỷ lệ lượng vào thị trường và các yêu cầu cạnh tranh,

58 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

đặc biệt là về dòng sản phẩm, chất lượng, Trong đó, NLCT địa phương bao gồm bởi ba
giá cả cũng như các kênh bán hàng tối ưu và nhóm nhân tố chính. Trước hết, các yếu tố
phương pháp khuyến mãi. Ở cấp độ cao hơn, sẵn có của địa phương bao gồm tài nguyên tự
Barker & Köhler (1998) cho rằng NLCT của nhiên, vị trí địa lý và quy mô của địa phương.
quốc gia là mức độ mà quốc gia đó, dưới điều Thứ hai, NLCT ở cấp độ địa phương bao gồm
kiện thị trường cân bằng và tự do, có thể sản (i) chất lượng hạ tầng văn hóa, giáo dục, y
xuất hàng hóa và dịch vụ đáp ứng thị hiếu thị tế, xã hội, (ii) chất lượng hạ tầng kỹ thuật
trường quốc tế, trong khi đó đồng thời duy và (iii) chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng
trì và mở rộng thu nhập thực của dân số theo hay cơ cấu kinh tế. Cuối cùng, NLCT ở cấp
thời gian. World Economic Forum (2016) cho độ doanh nghiệp bao gồm môi trường kinh
rằng NLCT quốc gia là một tập hợp các thể doanh, trình độ phát triển cụm ngành và hoạt
chế, chính sách và các yếu tố xác định mức động, chiến lược của doanh nghiệp.
độ năng suất của nền kinh tế, từ đó đặt ra mức 2.1.2. Lý thuyết về cụm ngành
độ thịnh vượng mà một đất nước có thể đạt
Cũng giống như NLCT, tính đến thời điểm
được.
hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm thống
Trong khi đó, mặc dù còn nhiều quan điểm nhất về cụm ngành. Thậm chí, việc định
khác nhau, Krugman (1990, 1994), Porter nghĩa khái niệm cụm ngành vẫn còn mơ hồ
(1998) đều cho rằng khái niệm có ý nghĩa duy mà nguyên nhân chính xuất phát từ sự chồng
nhất về NLCT quốc gia hay địa phương là lấn trong việc định nghĩa cụm ngành liên quan
năng suất. Năng suất là giá trị sản lượng do đến vấn đề địa lý và phạm vi công nghiệp/
một đơn vị lao động hoặc vốn sinh ra trong ngành của nó (Martin & Sunley, 2003).
một đơn vị thời gian. Hay nói một cách khác, Swann & Prevezer (1996) cho rằng cụm
năng suất là khả năng tạo ra các hàng hóa ngành là một nhóm các công ty trong nội bộ
và dịch vụ có giá trị thông qua việc sử dụng ngành trong một khu vực địa lý cho trước.
các nguồn lực con người, vốn và nguồn lực tự Ở một khía cạnh khác, Rosenfeld (1997)
nhiên của một quốc gia (Lê Văn Phúc, 2018). cho rằng “cụm ngành được sử dụng để giới
Theo đó, Porter (1998) đã đưa ra 3 nhóm nhân thiệu sự tập trung của các công ty, nhờ đó mà
tố quyết định để đánh giá NLCT của một quốc chúng có thể tạo ra tính hiệp lực, thông qua
gia, bao gồm: (i) các yếu tố lợi thế tự nhiên - sự gần gũi về mặt địa lý và sự tương thuộc
nền tảng cho sự thịnh vượng, tuy nhiên, thịnh lẫn nhau”. Trong khi đó, Krugman (1994) cho
vượng đích thực được tạo ra bởi năng suất rằng việc hình thành cụm ngành có tính ngẫu
sử dụng các nguồn lực này; (ii) NLCT vĩ mô nhiên, phần lớn nhờ vào lợi thế kinh tế theo
- thiết lập nền tảng/tiềm năng cho năng suất quy mô hơn là lợi thế so sánh.
cao; (iii) NLCT vi mô - tác động trực tiếp đến
Trong khuôn khổ bài viết, tác giả sử dụng
năng suất.
khái niệm cụm ngành được xây dựng bởi
Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu của Porter (1998), người có ảnh hưởng lớn về các
bài viết là năng lực cạnh tranh cụm ngành du lý thuyết về cụm ngành cũng như NLCT, theo
lịch địa phương, do đó, tác giả sử dụng khái đó, Porter (1998) cho rằng “cụm ngành là sự
niệm về NLCT được điều chỉnh từ mô hình tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp
Porter (1998) bởi Vũ Thành Tự Anh (2016). có mối liên hệ với nhau, của các nhà cung

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 59


QUẢN TRỊ KINH DOANH

ứng chuyên biệt, nhà cung cấp dịch vụ, và các


qua bốn đặc tính, bao gồm: (i) các đặc điểm
thể chế liên kết, hỗ trợ (các trường đại học,
nhân tố đầu vào, (ii) bối cảnh cho chiến lược
cục tiêu chuẩn và hiệp hội thương mại) trong
và cạnh tranh, (iii) các điều kiện cầu và (iv)
các ngành, lĩnh vực cụ thể, không chỉ cạnh các ngành hỗ trợ và liên quan. Các đặc tính
tranh mà còn hợp tác với nhau”. Theo đó, hai
này được mô tả thông qua bốn góc của một
trụ cột quan trọng của khái niệm cụm ngành hình thoi và được gọi là mô hình Kim cương
là sự tập trung về mặt địa lý của hoạt độngPorter. Đây là mô hình khá tương đồng và
kinh tế và tính liên kết, liên quan (Vũ Thành
phù hợp với khung phân tích đã được nhiều
Tự Anh, 2016). tác giả quốc tế nghiên cứu và ứng dụng như:
Để đánh giá về NLCT cụm ngành, Porter Monfort (2002), Dwyer, Mellor và các cộng
(1998) đã xây dựng mô hình kim cương. Theo sự (2004), Crouch (2007), Avnish và các cộng
đó, NLCT cụm ngành được đánh giá thông sự (2012).
Hình 1. Mô hình kim cương của Porter

Nguồn: Porter (1998), trích trong Vũ Thành Tự Anh (2016)

2.1.3. Các nghiên cứu có liên quan Maria & Ferreira (2009) cũng sử dụng
Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã tiến khung phân tích này để nghiên cứu vai trò
hành các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch trong phát triển vùng,
cụm ngành du lịch địa phương dựa trên cách từ đó, nhóm tác giả đã đề xuất một mô hình
tiếp cận về khái niệm cụm ngành và NLCT khái niệm NLCT vùng đối với cụm ngành du
của Porter (1998). lịch. Saygin & Karadal (2011) trong nghiên

60 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

cứu về cụm ngành du lịch văn hóa - trường Gần đây, trong nghiên cứu liên kết kinh tế
hợp tỉnh Aksaray đã đi đến kết luận khẳng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Phí
định vai trò quan trọng của thông tin kỹ thuật Thị Hồng Linh (2018) đã dành một phần nội
số trong việc quảng bá du lịch, của việc áp dung nghiên cứu về cụm ngành du lịch Thừa
dụng công nghệ thông tin và internet trong Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam và đi đến
phát triển du lịch, từ đó đề cao vai trò của kết luận rằng mối liên kết giữa các doanh
nguồn nhân lực (chất lượng cao) có kỹ năng nghiệp trong lĩnh vực du lịch vẫn còn thấp
(internet) vừa đem lại bí quyết cũng như tính (nguyên nhân là do quy mô doanh nghiệp
năng động cho ngành. nhỏ, khan hiếm nhân lực, chưa có nhu cầu
liên kết hay chưa biết để tham gia liên kết)
Jackson & Murphy (2006) đã có những cùng với đó là mô hình cụm ngành du lịch
phát hiện quan trọng trong nghiên cứu về chưa phát triển hoàn chỉnh. Ngoài ra, một số
cụm ngành trong du lịch tại Úc. Nhóm tác giả các tác giả khác thực hiện những nghiên cứu
cho rằng việc phân tích cụm ngành hoàn toàn riêng cho từng cụm ngành ở từng địa phương
phù hợp khi ứng dụng trong lĩnh vực du lịch, như Phạm Thị Trung Mẫn (2016) nghiên cứu
đặc biệt trong khu vực vùng, nơi mà trong về cụm ngành du lịch tỉnh Quảng Nam, Lê
một phạm vi địa lý, thừa hưởng các yếu tố địa Văn Phúc (2018) nghiên cứu về cụm ngành du
phương riêng biệt; hay với sự có mặt của cụm lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.
ngành cũng đóng góp cho tinh thần lãnh đạo Tựu chung lại, các nghiên cứu trong và
mạnh mẽ tại địa phương và các mối quan hệ ngoài nước có ý nghĩa quan trọng trong việc
giữa các doanh nghiệp sẽ được tổ chức chính giúp tác giả định hình khung phân tích, tham
thức hơn. khảo các kiến nghị chính sách và đề xuất
Trương Hồng Trình, Nguyễn Thị Bích giải pháp. Bên cạnh đó, tính đến thời điểm
Thủy (2008) đã nghiên cứu mô hình cụm hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào áp dụng
ngành du lịch Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - mô hình kim cương của Porter (1998) trong
Quảng Nam dựa trên cơ sở lý thuyết về cụm việc phân tích cụm ngành du lịch tại ba địa
ngành cũng như phân tích định lượng xác phương Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng
định cụm ngành (Dựa theo thương số định Nam. Đây chính là khoảng trống nghiên cứu
vị khu vực LQ, thu nhập bình quân và tốc để tác giả đề xuất khung phân tích.
độ tăng trưởng) đã đưa đến một số giải pháp, 2.2. Phương pháp nghiên cứu
chính sách phát triển cụm ngành du lịch. Với Nghiên cứu được thực hiện theo phương
phương pháp nghiên cứu cùng đề tài tương pháp định tính, dựa trên mô hình kim cương
tự, Nguyễn Thanh Liêm và Nguyễn Văn trong lý thuyết về cụm ngành của Porter
Long (2010) đã đưa đến một số định hướng (1998). Bên cạnh đó, nghiên cứu tiến hành
chung và cụ thể để phát triển cụm ngành cùng phân tích số liệu thống kê và dữ liệu thứ cấp,
với sơ đồ cụm ngành du lịch 3 địa phương. kết hợp với kết quả phỏng vấn các nhà cung
Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa thật sự cấp dịch vụ du lịch, các cơ quan quản lý và
đi sâu cũng như chưa áp dụng mô hình phân những nhà hoạch định chính sách cấp Tỉnh
tích NLCT của Porter mà chỉ dựa trên một số để đánh giá thực trạng NLCT của cụm ngành
cơ sở lý thuyết về cụm ngành. du lịch. Trên cơ sở đó, khuyến nghị những

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 61


QUẢN TRỊ KINH DOANH

chính sách phù hợp nhằm phát triển NLCT cho cụm ngành du lịch ba địa phương Thừa Thiên
Huế - Đà Nẵng - Hội An. Các nội dung nghiên cứu chính và nguồn dữ liệu được thể hiện tại
bảng 1.
Bảng 1: Hệ thống các nội dung nghiên cứu chính và nguồn dữ liệu
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ NGUỒN DỮ LIỆU
Các điều kiện nhân tố đầu vào
Sở Du lịch ba địa phương
Nguồn tài nguyên cho du lịch
Báo cáo của ERST
Sở Du lịch ba địa phương
Nguồn nhân lực
Báo cáo của ERST
Sở Giao thông Vận tải ba địa phương
Cơ sở hạ tầng
Chỉ số PCI
Các điều kiện cầu
Sở Du lịch ba địa phương
Số lượt khách du lịch qua các năm; Các điểm đến
Phỏng vấn Công ty cung cấp dịch vụ du
chủ yếu của du khách ; Đánh giá chất lượng một
lịch.
số điểm đến; Mức độ hài lòng của khách du lịch.
Báo cáo của ERST
Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh
Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính ba
Vốn đầu tư cho du lịch địa phương
Niêm giám thống kê ba địa phương
Tổng quan năng lực cạnh tranh của ba địa phương Chỉ số PCI
Bối cảnh cạnh tranh ngành du lịch ba địa phương
Sở Du lịch ba địa phương
(Cạnh tranh giữa các công ty du lịch; Liên kết du
Phỏng vấn Công ty du lịch, lữ hành,
lịch với các tỉnh lân cận; Khả năng gia nhập thị
khách sạn.
trường du lịch; Thực trạng thu hút đầu tư vào du
lịch)
Các ngành hỗ trợ và liên quan
Các ngành dịch vụ hỗ trợ và liên quan Sở Du lịch ba địa phương
(Dịch vụ lưu trú; Dịch vụ lữ hành; Dịch vụ vui Phỏng vấn Công ty lữ hành, cơ sở cung
chơi, giải trí, mua sắn, quà lưu niệm; Lễ hội và cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống và đồ lưu
ẩm thực; Phương tiện vận tải; Phương tiện truyền niệm.
thông; Hạ tầng kỹ thuật; Dịch vụ y tế) Báo cáo của ERST
Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước; Hiệp hội,
hội ngành du lịch; Các tổ chức quốc tế

62 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ NGUỒN DỮ LIỆU


UBND ba địa phương
Sở Du lịch ba địa phương
Các thể chế hỗ trợ
Tổ chức quốc tế
Hiệp hội du lịch ba địa phương
Nguồn: Tác giả
3. Phân tích năng lực cạnh tranh cụm cùng với suối Tiên ở Quảng Nam. Vườn quốc
ngành du lịch ba địa phương gia Bạch Mã với hệ sinh thái tự nhiên đa
3.1. Các điều kiện nhân tố đầu vào dạng, hay các khu bảo tồn thiên nhiên như Bà
Nà - Núi Chúa, Sơn Trà, Sông Thanh cũng là
Nguồn tài nguyên du lịch: Lợi thế du những địa điểm du lịch sinh thái đặc sắc hấp
lịch lớn nhất của 3 địa phương là du lịch di dẫn du khách. Đối với làng nghề, Đà Nẵng
sản, văn hóa và di tích lịch sử. Tiêu biểu là nổi tiếng với làng đá mỹ nghệ Non Nước,
kiến trúc công trình cổ kính của Phố cổ Hội làng nước mắm Nam Ô và thường kết hợp
An, thánh địa Mỹ Sơn hay quần thể di tích với các làng nghề của Quảng Nam như gốm
Cố đô và nhã nhạc cung đình Huế. Ngoài ra, Thanh Hà, mộc Kim Bồng, lồng đèn Hội An,
Thừa Thiên Huế và Quảng Nam nằm trên con cùng với 88 làng nghề tại Thừa Thiên Huế
đường di sản miền Trung. Bên cạnh đó, Chùa tạo nên sự đa dạng cho loại hình du lịch này.
Linh Ứng danh thắng Ngũ Hành Sơn tại Đà
Nguồn nhân lực: Lực lượng lao động tại
Nẵng cũng góp phần trong việc phát triển du
ba địa phương cơ bản được đáp ứng nhu cầu
lịch văn hóa, tâm linh.
trong ngành du lịch hiện nay. Tuy nhiên, mức
Ba địa phương còn có lợi thế trong du lịch tăng trưởng trung bình 10% trong giai đoạn
biển, đảo và đầm phá. Với Quảng Nam là 2014 - 2018 chưa tương xứng với sự phát triển
biển An Bằng, Cửa Đại và thắng cảnh Cù Lao của ngành du lịch. Bên cạnh đó, chất lượng
Chàm; trong khi đó, Thừa Thiên Huế quy tụ lao động chỉ đáp ứng ở mức nhân viên hay
nhiều bãi biển như Cảnh Dương, Thuận An quản lý tầm trung, nguồn lao động chất lượng
hay Lăng Cô. Lợi thế lớn nhất về loại hình cao cho các vị trí lãnh đạo vẫn còn thiếu và
này thuộc về Đà Nẵng, được mệnh danh là yếu.
thành phố biển với bãi biển Mỹ Khê, bán
Ngoài ra, tính đến cuối năm 2018, số lượng
đảo Sơn Trà, Bắc Mỹ An, Phạm Văn Đồng,
hướng dẫn viên (HDV) được cấp thẻ có sự
Non Nước. Hệ thống biển, đảo kết hợp với
chênh lệch giữa các địa phương, trong khi tại
khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng
Đà Nẵng có đến 4.099 HDV với 1.244 HDV
lớn (tại Thừa Thiên Huế) đem lại lợi thế cạnh
nội địa và 2.855 HDV quốc tế (Sở Du lịch
tranh lớn trong phát triển du lịch.
thành phố Đà Nẵng, 2018), thì Thừa Thiên
Tiếp đến, du lịch sinh thái, làng nghề và du Huế có 1,753 người được cấp, trong đó có
lịch trải nghiệm. Có thể kể đến suối Voi, thác 1.193 HDV quốc tế (Sở Du lịch tỉnh Thừa
Mơ, thác trượt Thủy Điện… ở Thừa Thiên Thiên Huế, 2018). Con số này của Quảng
Huế hay suối Lương, suối Hoa, suối Ngầm Nam lại khá khiêm tốn, chỉ 278 thẻ HDV
Đôi, suối khoáng nóng Thần Tài tại Đà Nẵng được cấp, với 210 thẻ HDV quốc tế (Sở Du

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 63


QUẢN TRỊ KINH DOANH

lịch thành phố Quảng Nam, 2018), trong khi lệ trọng du khách đến ba địa phương so với cả
thực tế số du khách quốc tế đến đây vượt trội nước giảm từ 21% xuống 19% trong giai đoạn
hơn nhiều so với Thừa Thiên Huế. này, điều này cho thấy sự phát triển lượng
Cơ sở hạ tầng: Ba địa phương đều có cơ khách đến của Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng -
sở hạ tầng cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát Quảng Nam đang thấp hơn so với mức chung
triển du lịch tại địa phương. Đặc biệt, Đà của cả nước.
Nẵng có vị trí rất lợi thế (cách phố cổ Hội An Bên cạnh lượng khách trong nước tăng
hơn 30 phút ô tô, cách trung tâm thành phố nhanh, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế tại
Huế hơn 2 giờ ô tô), là điểm kết nối các địa Đà Nẵng giai đoạn 2014 - 2018 cũng rất ấn
phương. Cả ba địa phương đều có sân bay, tượng, trung bình đạt 30%/năm, trong khi đó,
tuy nhiên, chỉ có sân bay Đà Nẵng khai thác con số này tương ứng tại Huế và Quảng Nam
hiệu quả với tần suất 328 chuyến (nội địa và chỉ là 17% và 19%.
quốc tế) một tuần, trong khi sân bay Phú Bài
ở Thừa Thiên Huế và sân bay Chu Lai tại Tuy nhiên, phần lớn lượng khách quốc
Quảng Nam luôn hoạt động dưới công suất tế đến Đà Nẵng từ thị trường Đông Bắc Á
trong thời gian dài. Theo kết quả chỉ số năng như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản
lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017, Đà để tham quan, nghỉ dưỡng (biển), khá khác
Nẵng và Quảng Nam được đánh giá rất cao biệt với thị trường khách cao cấp từ Châu
trong việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật cơ bản, lần Âu mà Quảng Nam và Huế hướng tới. Về
lượt xếp thứ 2 và thứ 8 so với các địa phương lâu dài, việc lượng khách phổ thông đến
trên cả nước. Trong khi đó, hệ thống CSHT từ Châu Á tăng lên sẽ ảnh hưởng tiêu cực
ở Thừa Thiên Huế chỉ cao hơn mức trung vị đến phân khúc thị trường cao cấp của Huế
không đáng kể (với 64,46 điểm, xếp hạng thứ và Quảng Nam. Không những thế, các địa
30). phương cũng nên lưu ý vấn đề tăng trưởng
Nhìn chung, hệ thống CSHT của ba địa nóng đối với lượng khách Hàn Quốc và
phương đã được cải thiện nhiều trong thời Trung Quốc vốn hay thay đổi địa điểm,
gian qua, tuy nhiên, việc kết nối và liên kết quốc gia để tham quan, du lịch khi lượt
hạ tầng giữa các địa phương chưa thật sự khách từ các quốc gia này có dấu hiệu giảm
tốt. Sự nôn nóng trong tận dụng nguồn vốn trong năm 2018.
ngân sách để đầu tư CSHT nên địa phương Một trong những yếu tố thu hút khách
nào cũng có cảng biển, cảng du lịch, đầu tư,
tham quan du lịch nhằm tăng thời gian lưu
nâng cấp sân bay hay đường ven biển dẫn
trú tại mỗi địa phương là các hoạt động trải
đến tình trạng phân bổ nguồn lực chưa hợp
nghiệm, ẩm thực, mua sắm và vui chơi giải
lý, thừa thiếu công suất ở mỗi địa phương,
trí về đêm. Tuy nhiên, cả Huế và Quảng Nam
cản trở khả năng hợp tác, kết nối hạ tầng
đều chưa đáp ứng được nhu cầu này. Trong
phục vụ du lịch.
khi đó, dù có được CSHT tốt hơn, nhiều tụ
3.2. Các điều kiện cầu điểm vui chơi về đêm và trung tâm giải trí,
Giai đoạn 2013 - 2018, tổng lượt khách của mua sắm hơn so với hai địa phương còn lại,
cả 3 địa phương tăng trên 2,01 lần, lên mức Đà Nẵng vẫn còn thiếu các chương trình, tụ
18,43 triệu lượt vào năm 2018. Tuy nhiên, tỷ điểm đặc sắc để thu hút du khách.

64 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

3.3. Bối cảnh cho chiến lược và cạnh doanh nghiệp này thu hút khách hàng thông
tranh qua cạnh tranh về giá là điều tất yếu.
Vốn đầu tư cho du lịch: Vốn đầu tư cho Tại Thừa Thiên Huế, các công ty lữ hành
lĩnh vực du lịch tại Thừa Thiên Huế và Quảng nhỏ phát triển nhanh và cạnh tranh tour với
Nam hạn chế hơn nhiều so với Đà Nẵng, điển giá thấp. Tại Đà Nẵng, nhiều doanh nghiệp
hình là vui chơi giải trí, dịch vụ lưu trú và kinh doanh lữ hành không hoạt động theo
ăn uống. Theo niên giám thống kê của ba địa đúng quy định pháp luật và cạnh tranh gay
phương, tổng vốn đầu tư thực hiện (tính theo gắt về giá khi lượng khách du lịch quốc tế từ
giá so sánh 2010) trên địa bàn ba địa phương Trung Quốc và Hàn Quốc tăng đột biến trong
trong giai đoạn 2013 - 2017 khoảng 262.155 tỷ thời gian gần đây.
đồng, trong đó, Đà Nẵng chiếm 47,31%, Thừa Đối với các doanh nghiệp lưu trú. Việc hạ
Thiên Huế và Quảng Nam lần lượt chiếm giá quá mức để thu hút khách hàng đã diễn
23,49% và 29,20%. Vốn FDI đầu tư vào các ra trong nhiều năm trở lại đây, kể cả một số
địa phương cũng có sự chênh lệch đáng kể. khách sạn từ 3 đến 4 sao. Nguyên nhân cơ
Theo báo cáo về tình hình đầu tư FDI trên địa bản là có khá nhiều doanh nghiệp lưu trú trên
bàn của các Sở kế hoạch và Đầu tư tại ba địa địa bàn của ba địa phương, trong khi phải
phương, tính đến năm 2017, 3 địa phương thu chịu nhiều áp lực từ tỷ lệ khách du lịch lưu
hút được 42 dự án (đang hoạt động hoặc đang trú ngày càng sụt giảm và sự ép giá của các
triển khai) với tổng vốn đăng ký khoảng 2,94 doanh nghiệp lữ hành.
tỷ USD, trong đó, Thừa Thiên Huế chiếm Để hạn chế việc phá giá, ép giá của các
52,6%, Đà Nẵng chiếm 43,74% và Quảng doanh nghiệp du lịch. Hiệp hội Du lịch của
Nam chỉ vỏn vẹn với 3,66%. các địa phương đã quản lý bằng cách buộc
các hội viên cam kết mức giá sàn đối với các
Tổng quan PCI: Giai đoạn 2012 - 2017, Đà
dịch vụ du lịch cụ thể. Tuy nhiên, do không
Nẵng luôn nằm trong tốp đầu cả nước về chỉ
có chế tài để xử lý, nên hiện tượng này vẫn
số PCI. Trong khi đó, Quảng Nam đang có
diễn ra tại các doanh nghiệp du lịch trên địa
những chuyển biến tích cực trong việc tạo ra
bàn.
môi trường cạnh tranh hấp dẫn, từ vị trí thứ
27 năm 2013 lên vị trí thứ 7 năm 2017. Còn lại, Tình hình hợp tác, liên kết của các doanh
chỉ số PCI của Thừa Thiên Huế chỉ ở nhóm nghiệp kinh doanh du lịch: Dù cạnh tranh
trung bình so với cả nước trong cùng kỳ giai vẫn còn quyết liệt, nhưng gần đây các doanh
đoạn. Một số tiêu chí được đánh giá thấp của nghiệp bắt đầu liên kết lại để cùng hỗ trợ, phát
cả ba địa phương là: Tính minh bạch; Chi phí triển hoạt động kinh doanh. Theo Phí Thị
Hồng Linh (2018), 71% doanh nghiệp được
không chính thức và Cạnh tranh bình đẳng.
khảo sát có hợp tác với các đơn vị khác kinh
Bối cảnh cạnh tranh của cụm ngành doanh cùng lĩnh vực, phạm vị hợp tác không
du lịch ba địa phương: Đa phần các doanh chỉ với các doanh nghiệp tại ba địa phương
nghiệp kinh doanh du lịch tại ba địa phương mà còn từ các khu vực khác, như thành phố
có quy mô nhỏ và trung bình, cung cấp Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tuy nhiên, hình thức
những sản phẩm và dịch vụ du lịch tượng tự liên kết qua hợp đồng còn mang tính tự phát,
so với các doanh nghiệp khác, do đó, việc các chủ yếu để giải quyết hỗ trợ các nhu cầu trước

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 65


QUẢN TRỊ KINH DOANH

mắt như thiếu hụt nhân lực, phòng lưu trú về mô nhỏ, năng lực còn hạn chế nên chất lượng
mùa cao điểm hay các đơn vị kinh doanh vận cung cấp dịch vụ còn thấp.
chuyển hỗ trợ nhau về nguồn khách. Dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm, quà
3.4. Các ngành hỗ trợ và liên quan lưu niệm: Ngoại trừ Đà Nẵng với nhiều địa
điểm giải trí như quán bar, các trung tâm mua
Dịch vụ lưu trú: Theo báo cáo tổng kết
sắm cao cấp, chương trình biểu diễn nghệ
hoạt động du lịch của ba địa phương, tính đến
thuật, ngắm cảnh hay ẩm thực về đêm thì các
năm 2017, với tổng cơ sở lưu trú là 1.983 gồm
hoạt động này ở hai địa phương còn lại vẫn
58.716 phòng ở 3 địa phương, Đà Nẵng dẫn
rất khiêm tốn. Bên cạnh đó, dù nổi tiếng với
đầu cả về số cơ sở lưu trú cũng như số phòng
nhiều làng nghề truyền thống với đa dạng các
(chiếm lần lượt 40% và 60,7%), đặc biệt có
loại sản phẩm, nhưng những mặt hàng lưu
đến 79 khách sạn từ 4 - 5 sao tại Đà Nẵng.
niệm và quà tặng vẫn còn đơn điệu, chưa
Trong khi đó, Thừa Thiên Huế chỉ có số cơ
hình thành được các sản phẩm đặc trưng của
sở xếp hạng sao chiếm 23% tại địa phương
từng địa phương hay các chương trình liên
và chỉ 5% số khách sạn đạt 3 sao trở lên (28
kết, quảng bá sản phẩm du lịch cho du khách.
khách sạn). Tương tự, Quảng Nam chỉ có
khoảng 7% cơ sở lưu trú từ 3 - 5 sao. Nhìn Lễ hội và ẩm thực: Ba địa phương là
chung, ngoại trừ một số cơ sở kinh doanh cao trung tâm của các lễ hội được tổ chức đan
cấp tập trung tại Đà Nẵng, đa phần các doanh xen hàng năm. Thừa Thiên Huế là Festival
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú và và Festival nghề truyền thống thu hút lượng
ăn uống ở các địa phương hoạt động với quy khách đặc biệt lớn trong năm. Quảng Nam
mô nhỏ. nổi tiếng với nhiều chương trình lễ hội như
Hội thi hợp xướng quốc tế hay các lễ hội
Công suất sử dụng phòng của ba địa Quảng Nam - hành trình Di sản và Festival
phương chỉ tương đương 60%, thấp hơn Di sản Quảng Nam. Đà Nẵng với lễ hội du
công suất sử dụng phòng bình quân cả nước lịch biển, chương trình Điểm hẹn mùa hè hay
là 61,9% trong năm 2018 (Grant Thornton cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế hàng năm thu
Việt Nam, 2018). Bên cạnh đó, thời gian lưu hút một lượng khách rất lớn. Bên cạnh đó,
trú qua đêm trung bình tại Thừa Thiên Huế việc thưởng thức ẩm thực xứ Huế (hơn 1.700
chỉ đạt 2,4 đêm (cả khách nội địa và quốc tế), món ăn), Quảng Nam và ẩm thực đường phố
thấp hơn nhiều so với Quảng Nam (3,7 đêm) Đà Nẵng là một trong những yêu cầu quan
và Đà Nẵng (4,65 đêm). trọng nhất và nằm trong các hoạt động mà
Dịch vụ lữ hành: Theo báo cáo tổng kết du khách thường tham gia khi đến ba địa
hoạt động du lịch của ba địa phương, tính phương (ERST, 2015).
đến thời điểm hiện tại, có khoảng 506 đơn Phương tiện vận tải: Hệ thống vận tải
vị kinh doanh lữ hành tại ba địa phương với (đường bộ, đường thủy, đường sắt và hàng
phần lớn đến từ Đà Nẵng (khoảng 65%), hai không) cơ bản đáp ứng nhu cầu du khách và
địa phương còn lại có số lượng tương đương khá đa dạng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có
nhau chiếm 17% và 18%. Tương tự như các phương tiện vận tải công cộng để tham quan
cơ sở kinh doanh lưu trú và ăn uống, phần các điểm du lịch kết nối cả ba địa phương, khi
lớn các đơn vị lữ hành này hoạt động với quy phần lớn các tuyến xe bus chỉ khai thác trong

66 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

phạm vi nội thành với chất lượng còn kém nội dung chồng chéo, chưa đồng bộ. Công tác
cũng như tần suất hoạt động thấp. quy hoạch du lịch không chỉ thiếu chất lượng
mà còn theo tư duy lối mòn, nghĩa là chỉ
Phương tiện truyền thông: Bên cạnh các
quy hoạch cho mỗi địa phương mà thiếu quy
phương tiện truyền thông quen thuộc như báo,
hoạch chung cho cả vùng. Ngoài ra, hoạt động
tạp chí, ấn phẩm du lịch, tivi… hay tổ chức
liên kết vẫn còn mang tính hình thức, gặp
hội chợ, xúc tiến du lịch, các địa phương cũng
nhiều khó khăn trong huy động nguồn lực,
bắt đầu ứng dụng công nghệ trong truyền
thị trường khách hướng đến còn mâu thuẫn,
thông, quảng bá qua các ứng dụng điện thoại
thiếu sự tham gia từ phía doanh nghiệp.
(Đà Nẵng đã triển khai) hay các trang mạng
xã hội như Facebook, Instagram… và bước Hiệp hội du lịch, hội ngành du lịch (hội
đầu đạt được những dấu hiệu tích cực. khách sạn, lữ hành): Vai trò của hiệp hội là
khá mờ nhạt, dẫn đến tình trạng các doanh
Hạ tầng kỹ thuật (thông tin liên lạc,
nghiệp vẫn còn cạnh tranh lẫn nhau, chưa liên
Internet,…) và dịch vụ tài chính, bảo hiểm:
kết để cùng phát triển. Tỷ lệ tham gia hiệp
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật cơ bản đáp ứng nhu
hội, hội ngành du lịch vẫn còn rất thấp tại các
cầu phục vụ du lịch. Việc miễn phí wifi toàn địa phương. Một phần e ngại phải đóng các
thành phố ở Đà Nẵng và Hội An tạo thuận khoản phí, lệ phí trong khi chưa chắc được
lợi cho du khách trong việc truy cập internet. đảm bảo quyền lợi, một phần do các đơn vị
Các hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo kinh doanh du lịch chưa biết có các hiệp hội,
hiểm cơ bản đáp ứng nhu cầu của khách du hội ngành trên địa bàn, hay không có ý định
lịch. tham gia.
Dịch vụ y tế: Du khách có thể yên tâm với Chính phủ và các tổ chức quốc tế: Việc
hệ thống bệnh viện, cơ sở y tế khá đầy đủ và thừa hưởng các di sản văn hóa thế giới,
hiện đại, đặc biệt Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng Quảng Nam và Huế nhận được nhiều quan
là những trung tâm y tế lớn của cả nước, nơi tâm từ các chính phủ, tổ chức quốc tế trong
hội tụ nhiều bác sĩ chuyên khoa xuất sắc. Bên hỗ trợ trùng tu di tích. Từ năm 1992 - 2014,
cạnh đó, với nguồn suối nước nóng như các Huế đã nhận được 42 dự án tài trợ với tổng
điểm du lịch Mỹ An, Thanh Tân (Thừa Thiên vốn khoảng 8 triệu USD (Lê Văn Phúc, 2017).
Huế) hay suối nước nóng núi Thần Tài, Phước Với Hội An là 12 dự án trong giai đoạn 2012
Nhơn (Đà Nẵng), các địa phương này có thể - 2015 (Phạm Thị Trung Mẫn, 2016). Những
phát triển loại hình dịch vụ mới, du lịch kết hỗ trợ này đến từ các quốc gia như Pháp,
hợp với nghĩ dưỡng, chữa bệnh. Đức, Luxembour hay từ các tổ chức quốc tế
3.5. Vai trò của cơ quan quản lý nhà như UNESCO, ILO, JICA, ABD, FIDR, …
nước; Hiệp hội du lịch, hội ngành du lịch; 4. Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm
Chính phủ và các tổ chức quốc tế ngành du lịch ba địa phương
Cơ quan quản lý nhà nước: Chính quyền Dựa vào điều kiện tự nhiên sẵn có và điều
địa phương đóng vai trò quan trọng trong kiện cầu của khách du lịch, Thừa Thiên Huế
việc tác động đến NLCT của cụm ngành du - Đà Nẵng - Quảng Nam hội tụ đầy đủ tiềm
lịch. Tuy nhiên, tại ba địa phương, nhiều quy năng để phát triển cụm ngành du lịch với sự
hoạch, đề án du lịch chưa thật sự tốt với nhiều đa dạng của các hoạt động, sản phẩm du lịch,

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 67


QUẢN TRỊ KINH DOANH

từ các tour tham quan di sản văn hóa, di tích lịch sử đến các hoạt động nghỉ dưỡng, tắm biển,
ăn uống và mua sắm. Mỗi nét đặc trưng của từng địa phương tạo ra cho du khách nhiều sự
lựa chọn.
Hình 2: Sơ đồ cụm ngành du lịch Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam

Nguồn: Kết quả nghiên cứu


Tuy vậy, bên cạnh một vài kết quả đạt Thứ nhất, mức độ liên kết du lịch giữa ba
được như lượng du khách, doanh thu từ du địa phương kém. Hiện nay, Thừa Thiên Huế
lịch tăng lên thời gian qua, cụm ngành du lịch - Đà Nẵng - Quảng Nam đã thành lập liên kết
ba địa phương chưa thật sự phát huy hết tiềm theo hình thức tuần tự mỗi địa phương sẽ là
năng vốn có. Sự hạn chế này xuất phát từ các trưởng nhóm trong một năm. Tuy nhiên, sự
nguyên nhân cơ bản sau: cạnh tranh đang lấn át sự hợp tác giữa các địa

68 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

phương trong việc thu hút khách du lịch. Các trú dưới 3 sao) khiến chất lượng sản phẩm du
hội thảo, hội nghị về liên kết du lịch giữa ba lịch đi xuống.
địa phương thực hiện hằng năm chỉ mang tính
Thứ ba, quy hoạch phát triển du lịch dàn
chất hình thức, thiếu sự gắn kết và chưa thật
trải. Nhiều đề án, quy hoạch phát triển du lịch
sự thu hút được sự quan tâm của các doanh
được ban hành nhưng chủ yếu vẫn theo tư
nghiệp du lịch có quy mô lớn. Theo đó, ngoài
duy cục bộ, phát triển cho từng địa phương,
“Con đường Di sản miền Trung” được thiết
lập năm 2004, thành quả đạt của sự lien kết ba chưa đề xuất được các sản phẩm chủ lực để
địa phương được chỉ là một số chiến dịch nhỏ phát triển cũng như các phương án hợp tác,
và các tập quảng cáo được thực hiện chung. liên kết vùng. Không chỉ vậy, các đề án, quy
Ba địa phương chưa có trang web chung để hoạch của mỗi địa phương vẫn còn dàn trải
thực hiện các hoạt động xúc tiến, các thông với nhiều đề xuất mâu thuẫn, chồng chéo, gây
tin ấn phẩm giới thiệu du lịch các địa phương khó khăn trong việc triển khai, thực hiện. Cụ
tại các chương trình quảng bá còn rời rạc, thể, ba địa phương đều xác định phát triển du
chưa thống nhất logo và slogan du lịch. Gần lịch trên tất cả các loại hình: du lịch di sản;
đây nhất, ba địa phương đã ký kết biên bản du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch cộng
thỏa thuận sử dụng chung thương hiệu điểm đồng; du lịch sinh thái; du lịch biển, đầm phá;
đến với tên gọi là “The Essence of Vietnam du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch ẩm thực; du
- Tinh hoa Việt Nam”, nhưng vẫn chưa triển lịch vui chơi, giải trí; du lịch mua sắm. Điều
khai các chương trình kèm theo để quảng bá này dẫn đến sự đầu tư dàn trải và tốn kém để
thương hiệu. liên kết các điểm đến, đầu tư cơ sở hạ tầng,
Thứ hai, chính quyền địa phương chưa xây dựng sản phẩm du lịch đồng bộ, trong khi
thật sự có những hỗ trợ hiệu quả nhằm nâng du khách thường hạn chế về thời gian để có
cao năng lực cạnh tranh cụm ngành. Với sự thể trải nghiệm tất cả các dịch vụ du lịch.
đa dạng về tài nguyên, loại hình du lịch, việc Thứ tư, hạn chế về số lượng lẫn chất lượng
phối hợp giữa chính quyền với doanh nghiệp nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực du lịch ba
nhằm định hướng sản phẩm, chương trình du
địa phương chỉ đáp ứng được nhu cầu cơ bản,
lịch chủ đạo của từng địa phương và cho cả
nhân lực cấp quản lý và chất lượng cao cực
vùng rất quan trọng để cải thiện NLCT của
kỳ thiếu hụt, trong khi đó, hệ thống giáo dục
ngành. Các cơ quan quản lý nhà nước và
và đào tạo tại địa phương vẫn chưa đáp ứng
doanh nghiệp chưa có sự liên kết chặt chẽ,
các chương trình quảng bá xúc tiến thiếu hiệu được nhu cầu của các doanh nghiệp. Ngoại
quả và lan tỏa. Việc doanh nghiệp đánh giá ngữ là một vấn đề hạn chế của lượng lớn sinh
thấp hoạt động hợp tác, tính minh bạch, cạnh viên du lịch tại ba địa phương. Ngoài tiếng
tranh công bằng hay chi phí không chính Anh, các ngôn ngữ khác như tiếng Trung,
thức vẫn còn cao cho thấy môi trường kinh Hàn, Thái, Nga, ... không được xem xét đào
doanh tại các địa phương chưa thật sự hiệu tạo, mặc dù hiện này có đến hơn 130 chuyến
quả. Ngoài ra, các liên kết du lịch của những bay từ Trung Quốc đến Đà Nẵng mỗi tuần.
doanh nghiệp chỉ mang tính chất tạm thời Ngày cũng càng có nhiều khách du lịch đến
trong một số hoạt động ngắn hạn, sự cạnh từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga, nhưng hiện
tranh về giá (đặc biệt là nhóm dịch vụ lưu đang thiếu nghiêm trọng đội ngũ nhân viên

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 69


QUẢN TRỊ KINH DOANH

nói các ngôn ngữ này trong ngành du lịch của thực sự được áp dụng, nhưng những nghiên
vùng (ERST, 2015). cứu về mô hình điều phối vùng trong phát
Thứ năm, các sản phẩm du lịch rất đơn triển du lịch đã được các chuyên gia đề xuất
điệu và nhàm chán, đặc biệt là hoạt động vui mà ba địa phương có thể tham khảo, như cơ
chơi giải trí. Phần lớn dựa vào khai thác hệ chế điều phối quản lý điểm đến của ESRT
thống di sản, tài nguyên có sẵn. Tương tự, ba (2015), với cơ chế điều phối quản lý điểm đến
địa phương còn thiếu vắng các tụ điểm giải trí 2 tầng (cấp tỉnh và cấp vùng).
về đêm nên chưa thu hút khách du lịch lưu trú, Đối với vấn đề liên kết và nâng cao chất
đặc biệt là Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. lượng môi trường kinh doanh trong phát triển
Bên cạnh đó, với 88 làng nghề truyền thống du lịch: Việc đảm bảo tính minh bạch, hiệu
tại Thừa Thiên Huế và 61 làng nghề truyền quả, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, công
thống tại Quảng Nam, việc ngành du lịch của bằng và cải thiện môi trường đầu tư thông
vùng vẫn chưa có những sản phẩm lưu niệm qua đấu thầu công khai, tiếp cận thông tin
mang tính đặc trưng là một điều hạn chế. bình đẳng, cấp giấy phép (đầu tư, kinh doanh,
5. Kết luận xây dựng…) nhanh chóng, không gây nhũng
nhiễu… sẽ lấy lại niềm tin, cải thiện mối
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, Thừa
quan hệ với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các
Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam có lợi thế
địa phương cần đổi mới tư duy chiến lược của
rất lớn để phát triển thành một cụm ngành du
các cấp lãnh đạo tỉnh, xây dựng đội ngũ cán
lịch hấp dẫn. Tuy nhiên, sự phát triển cụm
ngành du lịch ba địa phương gặp phải nhiều bộ có năng lực, trách nhiệm và tinh thần cải
cản trở, xuất phát từ các nguyên nhân như cách đổi mới. Cùng với đó, tiến hành rà soát
đã phân tích. Những trục trặc trên nhiều khía và tối ưu hóa quy trình thủ tục hành chính,
cạnh trong quá trình phát triển cụm ngành du tiến hành công khai minh bạch các thủ tục
lịch ba địa phương đòi hỏi chính quyền các hành chính trên phương tiện thông tin đại
địa phương cùng các bên liên quan cần thực chúng, tập trung vào các chỉ số mà các địa
hiện hiệu quả các giải pháp để tạo động lực phương đang bị tụt hạng như tính năng động,
cho sự phát triển bền vững của cụm ngành. chi phí thời gian hay cạnh tranh bình đẳng.
Các địa phương cần tạo điều kiện rộng mở
Đối với vấn đề liên kết, hợp tác phát triển du
hơn cho các doanh nghiệp du lịch tham gia
lịch giữa chính quyền ba địa phương: Không
vào các hoạt động xây dựng chiến lược phát
chỉ dừng lại mức độ liên kết với các hoạt động
triển du lịch, xúc tiến, quảng bá và thiết kế
xúc tiến, quảng bá, ba địa phương có thể nâng
các chương trình du lịch
cao chất lượng quản lý các hoạt động du lịch
với mức độ cam kết cao hơn, không phải như Đối với quy hoạch phát triển du lịch: ba
từng địa phương riêng lẻ mà cùng xem xét địa phương cần tập trung quy hoạch vào các
thành lập, hoạt động như một thể chế riêng hỗ hoạt động, sản phẩm du lịch chính cùng các
trợ cho ngành du lịch. Việc tập trung nguồn sản phẩm phụ trợ theo mức độ ưu tiên khác
lực tổ chức các hoạt động xúc tiến chung cho nhau, tránh đầu tư dàn trải cho các loại hình
cả vùng sẽ giải quyết tình trạng nguồn kinh du lịch. Nên lập quy hoạch du lịch chung cho
phí dành cho hoạt động quảng bá du lịch khác cả vùng dựa trên thế mạnh và lợi thế du lịch
nhau giữa các địa phương. Hiện nay, dù chưa sẵn có của từng địa phương. Ba địa phương

70 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

có thể nghiên cứu để liên kết du lịch theo các như trao đổi kinh nghiệm trong phạm vi địa
loại hình như sau: (i) Di sản văn hóa, bao gồm: phương hay cả vùng. Ngoài ra, ba địa phương
Quần thể Di tích Cố đô Huế, Lăng tẩm và đền có thể nghiên cứu để thành lập một trung tâm
điện bên sông Hương (Thừa Thiên Huế); Núi đào tạo trực tuyến (Open Digital Platform)
Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm (Đà Nẵng); với sự tham gia của cơ quan nhà nước, doanh
Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng nghiệp du lịch và công nghệ, các trường đại
Nam); (ii) Biển đảo, bao gồm: Biển Lăng Cô, học, tổ chức đào tạo và sinh viên, người lao
Đầm phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế); Bãi động nhằm góp phần thúc đẩy phát triển
biển Mỹ Khê và Phạm Văn Đồng (Đà Nẵng); nguồn nhân lực phục vụ du lịch (Nguyễn
Bãi biển Cửa Đại và An Bằng, Cù Lao Chàm Xuân Thành, 2018).
(Quảng Nam); (iii) Thiên nhiên, sinh thái và Đối với việc đa dạng hóa và nâng cao các
du lịch cộng đồng, bao gồm: Suối nước nóng sản phẩm du lịch: Các hoạt động du lịch di
Thanh Tân và Mỹ An, Vườn quốc gia Bạch sản có thể được các địa phương tham khảo
Mã, Làng cầu ngói Thanh Toàn (Thừa Thiên mô hình Tử Cấm Thành của Trung Quốc hay
Huế); Bán đảo Sơn trà, Núi Bà Nà, Suối nước cố đô Kyoto ở Nhật Bản với các hoạt động
nóng Thần Tài (Đà Nẵng); Các làng nghề tạo dựng, tái hiện các hình ảnh đời sống, sinh
sông Thu Bồn (Quảng Nam). hoạt ngày xưa, đưa du khách đến với các trải
Đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nghiệm mới mẻ và thú vị hơn. Hệ thống quà
nhân lực: Chính quyền phải tích cực kết nối, tặng, quà lưu niệm, nhất là sản phẩm từ các
phối hợp với các trường đại học, tổ chức làng nghề truyền thống cần được chính quyền
đào tạo trong nước và quốc tế hay các doanh địa phương quan tâm, đặc biệt trong vai trò
nghiệp có kinh nghiệm trong công tác đào hỗ trợ nguồn lực phát triển, các hoạt quảng bá
tạo nhân lực nhằm tạo cơ hội học tập cũng sản phẩm hay cam kết hỗ trợ đầu ra.

Tài liệu tham khảo


1. Adamkiewicz-Drwiłło, H., G. (2002), Uwarunkowania konkurencyjności
przedsiębiorstw, PWN, Warszawa.
2. Avnish, G., Hala, H., Jade, S. and Dalia, T. (2012), Improving the Competitiveness of
the Tourism Cluster in Tunisia, Harvard Business School, USA.
3. Barker, T., and Köhler, J. (1998), ‘Environmental Policy and Competitiveness’,
Environmental Policy Research Briefs, 6, 1-12.
4. Crouch, G.I. (2007), Modelling Destination Competitiveness (A survey and analysis of
the impact of competitiveness attributes, CRC for Sustainable Tourism Pty Ltd 2007,
Australia.
5. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2017), Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng
năm 2017, Đà Nẵng.
6. Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam (2017), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm
2017, Quảng Nam.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 71


QUẢN TRỊ KINH DOANH

7. Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế
năm 2017, Thừa Thiên Huế.
8. Dwyer, L., Mellor, R., Livaic, Z., Edwards, D., and Kim, C. (2004), ’Attributes of
Destination Competitiveness: A Factor Analysis’, Tourism Analysis, 9 (1-2), 91-101.
9. ESRT (2015), Báo cáo Kỹ thuật, Phát triển sản phẩm du lịch Khu vực Duyên hải miền
Trung Việt Nam, Thừa Thiên Huế.
10. Grant Thornton Việt Nam (2018), Báo cáo tóm tắt Khảo sát Ngành dịch vụ Khách sạn
2018, Việt Nam.
11. Jackson, J., and Murphy, P. (2006), ‘Cluster in regional tourism: An Australia case’,
Annals of Tourism research, 33 (4), 1018 - 1035.
12. Krugman, P. (1990), The Age of Diminished Expectations. The MIT Press, Cambridge.
13. Krugman, P. (1994), ‘Competitiveness: A Dangerous Obsession’, Foreign Affairs,
73(2), 28-44.
14. Lê Văn Phúc (2018), ‘Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Thừa
Thiên Huế’, Tạp chí Khoa học Kinh tế, số 06(01) - 2018, 78-89.
15. Maria, S., and Ferreira, J. (2009), The Tourism Clusters Role In Regional Development:
Presenting A Competitiveness Conceptual Model, Tourism Destination Development
and Branding, Eilat 2009 Conference Proceedings, 127-139.
16. Martin, R., and Sunley, P. (2003), ‘Deconstructing Clusters: Chaotic Concept or Policy
Panacea?’, Journal of Economic Geographic, 3, 5-35.
17. Monfort, V. (2002), Competitive strategy and performance in the coastal hotel industry:
empirical evidence in Benidorm and Peñíscola, Travel Guide, 10, 7-22.
18. Nguyễn Thanh Liêm và Nguyễn Văn Long (2010), ‘Nghiên cứu phát triển Cluster
(Cụm) ngành du lịch: Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam’, Tạp chí Khoa học và Công nghệ
- Đại học Đà Nẵng, Số 5 (40), 176-186.
19. Nguyễn Xuân Thành (2018), Du lịch Việt Nam: Từ thách thức năng suất lao động đến
yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, Diễn đàn cấp cao Du lịch Việt Nam 2018, Hà Nội.
20. Phạm Thị Trung Mẫn (2016), ‘Năng lực cạnh tranh ngành du lịch Quảng Nam’, Luận
văn Thạc sĩ Chính sách Công, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
21. Phí Thị Hồng Linh (2018), ‘Nghiên cứu liên kết kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung’, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện đào tạo sau đại học, Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân.
22. Porter, M., E. (1998), Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries and
Competitors, The Free Press, New York, United States of America.
23. Rosenfeld, S. (1997), ‘Bringing Business Clusters into the Mainstream of Economic
Development’, European Planning Studies, 5(1), 3-23.

72 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

24. Saygin, M., and Karadal, H. (2011), ‘An analysis of cultural tourism cluster: The case
of Akasaray province’, International conference on Eurasian economies, 390 - 395.
25. Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng (2018), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch thành phố
Đà Nẵng năm 2018, Đà Nẵng.
26. Sở Du lịch tỉnh Quảng Nam (2018), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch tỉnh Quảng
Nam năm 2018, Quảng Nam.
27. Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế (2018), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch tỉnh Thừa
Thiên Huế năm 2018, Thừa Thiên Huế.
28. Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế (2018), Thực trạng lao động ngành du lịch tỉnh Thừa
Thiên Huế giai đoạn 2015 - 2018, Thừa Thiên Huế.
29. Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng (2017), Báo cáo tình hình đầu tư FDI trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng.
30. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam (2017), Báo cáo tình hình đầu tư FDI trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam, Quảng Nam.
31. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế (2017), Báo cáo tình hình đầu tư FDI trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế.
32. Swann, G., and Prevezer, M. (1996), ‘A Comparison of Dynamics of Industrial
Clustering in Computing and Biotechnology’, Research Policy, 25, 1139-1157.
33. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 32/QĐ-TTg về Phê duyệt chương trình
đồng bộ phát triển và nâng cấp cụm ngành và chuỗi giá trị sản xuất các sản phẩm có
lợi thế cạnh tranh: Điện tử và công nghệ thông tin, dệt may, chế biến lương thực thực
phẩm, máy nông nghiệp, du lịch và dịch vụ liên quan, Hà Nội.
34. Trương Hồng Trình và Nguyễn Thị Bích Thủy (2008), ‘Mô hình Cluster du lịch Huế -
Đà Nẵng - Quảng Nam cho phát triển vùng kinh tế khu vực miền Trung’, Tạp chí Khoa
học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, 6 (29), 136-45.
35. VCCI (2017), Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2017, Hà Nội.
36. Vũ Thành Tự Anh (2016), Bài giảng về khung phân tích năng lực cạnh tranh địa
phương - môn Phát triển Vùng và Địa phương, Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright, Thành phố Hồ Chí Minh.
37. World Economic Forum (2016), The Global Competitiveness Report 2016 - 2017.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 73


QUẢN TRỊ KINH DOANH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CÁC


ỨNG DỤNG DI ĐỘNG VỀ GIÁO DỤC CỦA SINH VIÊN TẠI VIỆT NAM
Bùi Thu Huyền1
Đào Trung Kiên2
Tóm tắt
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới ý định
sử dụng các ứng dụng di động về giáo dục đối với sinh viên Việt Nam. Mô hình nghiên
cứu được phát triển dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và tính thích thú cảm
nhận. Kết quả phần tích từ 306 người dùng tại các trường đại học cho thấy ý định sử dụng
các ứng dụng giáo dục chịu ảnh hưởng bởi (1) tính dễ sử dụng cảm nhận; (2) tính hữu ích
cảm nhận, (3) tính thích thú cảm nhận và (4) thái độ với dịch vụ. Nghiên cứu cũng đem
lại một số hàm ý nghiên cứu với các nhà phát triển và cung cấp dịch vụ cần tập trung vào
khai thác lợi thế của ứng dụng di động dựa trên tính dễ sử dụng, tính hữu ích cũng như
các dịch vụ gia tăng về tính giải trí đối với người dùng.
Từ khóa: ứng dụng di động về giáo dục, ý định sử dụng, tính hữu ích cảm nhận, tính dễ sử
dụng cảm nhận, tính thích thú cảm nhận.
Mã số: 633 | Ngày nhận bài: 4/6/2019 | Ngày hoàn thành biên tập: 26/7/2019 | Ngày duyệt đăng: 26/7/2019

Abstract
This study was conducted to evaluate the factors impact on intention to use education
mobile application of Vietnamsese student. The research model was developed base on
technology acceptance model (TAM) and perceived playfulness. The findings from 306
users in universities indicated that intention to use educational mobile application was
affected by (1) perceived ease of use, (2) perceived usefulness, (3) perceived playfulness
and (4) attitude. The study also provided several implications for developers and suppliers
need to focus on on harnessing the strengths of mobile education applications based on
ease of use and usefulness as well as bring entertainment facilities and comfort to users.
Keywords: educational mobile applications, intention to use, attitude, perceived
usefulness, perceived ease of use, perceived playfulness.
Paper No. 633 | Date of receipt: 4/6/2019 | Date of revision: 26/7/2019 | Date of approval: 26/7/2019

1. Giới thiệu dục (O’Connor và cộng sự, 2018; Khan và


Xu hướng chuyển đổi số cùng với sự phát cộng sự, 2015; El-Hussein và cộng sự, 2010;
triển nhanh chóng của công nghệ thông tin Garrison và cộng sự, 2004; Volery và cộng
và viễn thông đã có ảnh hưởng tới nhiều lĩnh sự, 2000). Ngoài các hình thức học tập truyền
vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo thống, việc sử dụng các công nghệ hiện đại
1
Trường Đại học Ngoại thương, Email: buithuhuyen183@gmail.com
2
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Email: kiendtcoco@gmail.com

74 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

trong giáo dục đang trở lên phổ biến hơn Đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về sự phát
(Hiltz, 2005; Lai và cộng sự, 2019). Hệ quả triển và tầm quan trọng của các ứng dụng di
là việc sử dụng các công nghệ như trí tuệ động về giáo dục, cho thấy sự tăng trưởng
nhân tạo (Bajaj và Shama, 2018), kỹ thuật mạnh mẽ về nhu cầu và ý định sử dụng các
số (Pacheco và cộng sự, 2018), thực tế ảo ứng dụng di dộng về giáo dục (Bhatheja và
(Chassignol và cộng sự, 2019, Buckley và cộng sự, 2018; Tsai và Hwang, 2013; Luckin
cộng sự, 2018) được tích hợp trong các thiết và cộng sự, 2012) đặc biệt là với đối tượng học
bị di động và trở thành công cụ học tập nhiều sinh, sinh viên (Kumar và cộng sự, 2018; Wai
tiện ích, thân hiện với người dùng (Hamidi và và cộng sự, 2018; ITU, 2018). Nghiên cứu
cộng sự, 2018; Crompton và cộng sự, 2018; của Vázquez-Cano và Esteban, 2014 cho thấy
Jeng, 2010). Điều này làm cho xu hướng số tầm quan trọng của các ứng dụng di động về
hóa trong giáo dục đang ngày càng phát triển giáo dục trong việc thúc đẩy sử dụng phương
trong những năm gần đây (Forbes, 2019; Paul pháp học tập M-learning (Mobile – learning)
và cộng sự, 2018; Williamson và Ben, 2016; và việc học tập ứng dụng công nghệ số hóa.
Luckin và cộng sự, 2012). Trong khi đó, các nghiên cứu của Arpaci và
Ibrahim, 2016; Hew và cộng sự, 2015, Kang
Nhờ tính phổ biến và linh hoạt cao kết hợp
và Seok, 2014 đưa ra các phương pháp tiếp
với những ứng dụng thông minh có giao diện cận khác nhau nhằm nghiên cứu về ý định sử
đơn giản, thân thiện với người dùng, hệ thống dụng các ứng dụng di động về giáo dục của
học tập M-learning và các ứng dụng di động học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, các nghiên cứu
về giáo dục ngày càng được quan tâm và áp này chủ yếu phân tích các ứng dụng di động
dụng rộng rãi, cho thấy sự cải thiện đáng kể về giáo dục như một phần nằm trong phương
trong quá trình dạy và học cũng như công pháp học tập M-learning (Pappas, 2017) thay
tác đào tạo, giáo dục và nghiên cứu (Khan, vì là yếu tố quan trọng giúp M-learning tiếp
2015; Almaiah và Man, 2016). Không chỉ cận đến đối tượng người dùng. Cùng với đó,
có ý nghĩa về mặt giáo dục, học thuật, các mô hình nghiên cứu về sự chấp nhận sử dụng
ứng dụng di động về giáo dục còn đem đến M-learning thường tập trung vào các biến
những tác động tích cực về mặt kinh tế (Hur, cơ bản như tính hữu ích cảm nhận, tính dễ
2016). Với số lượt tải tăng 239% (đối với các sử dụng cảm nhận (Pindeh, 2016) mà chưa
ứng dụng miễn phí), và 180% (đối với các nghiên cứu nhân tố tính thích thú cảm nhận
ứng dụng phải trả phí) trong vòng 5 năm từ về các ứng dụng di động giáo dục - được cho
2012 đến 2017, đều trên mức lượt tải trung là có ảnh hưởng nhất định tới ý định sử dụng
bình tổng của các ứng dụng di động (Statista, của người dùng (Huang, 2011; Lee và cộng
2018) và thị phần đứng đầu bảng trên Google sự, 2005; Moon và Kim, 2001; Davis và cộng
Play (Appbrain, 2018), xếp thứ ba trên Apple sự, 1993; Teo và cộng sự, 1999) nhờ tính giải
App Store (Statista, 2018), các ứng dụng di trí cao, giúp thỏa mãn giá trị tinh thần. Tại
động về giáo dục đem lại doanh thu trên 16 tỉ Việt Nam hiện nay, những nghiên cứu liên
USD năm 2017, tăng trên 4 lần so với 3,4 tỉ quan tới các ứng dụng giáo dục trên các thiết
USD năm 2011 (Statista, 2018) và kỳ vọng sẽ bị di động, đặc biệt là các ứng dụng di động
là một thị trường tiềm năng, đặc biệt tại các giáo dục dành cho đối tượng sinh viên còn
quốc gia đang phát triển (Newzoo, 2017). khá hạn chế. Bởi vậy, nghiên cứu này được

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 75


QUẢN TRỊ KINH DOANH

thực hiện nhằm đánh giá các nhân tố chính Trong lĩnh vực giáo dục, mô hình TAM
ảnh hưởng tới ý định sử dụng các ứng dụng được sử dụng như một công cụ giải thích cho
giáo dục di động của sinh viên Việt Nam. việc điều tra quá trình học tập kết hợp với
các thiết bị công nghệ (Park, 2009), tìm hiểu
2. Cơ sở lý thuyết
ý định sử dụng m-learning và các ứng dụng
2.1. Ý định sử dụng và mô hình chấp di động về giáo dục bằng cách áp dụng lý
nhận sử dụng thuyết và mô hình TAM trong thiết kế nghiên
cứu (Pappas, 2017) để xác định mức độ ảnh
Ý định là yếu tố được sử dụng để đánh giá
hưởng của 2 nhân tố chính là tính hữu ích
khả năng thực hiện hành vi của cá nhân. Theo
cảm nhận và tính dễ sử dụng cảm nhận đến
Ajzen (1991), ý định mang tính thúc đẩy và
việc chấp nhận học tập với các thiết bị công
thể hiện nỗ lực của một cá nhân sẵn sàng thực
nghệ - điện tử của sinh viên (Park, 2009, Nam
hiện một hành vi cụ thể. Ý định sử dụng các
và Park, 2008).
ứng dụng di động là khả năng người dùng sử
dụng thường xuyên và liên tục các ứng dụng 2.2. Tính dễ sử dụng cảm nhận
trên thiết bị di động trong tương lai (Webster Tính dễ sử dụng cảm nhận là sự nhận
và cộng sự, 1993; Venkatesh và Davis, 2000). thức của một cá nhân trong việc tin rằng sử
dụng dịch vụ công nghệ một cách thoải mái
Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) là
và không cần nhiều nỗ lực (Davis, 1989).
khung lý thuyết được sử dụng phổ biến để
Nghiên cứu của Saroia và cộng sự, 2018;
đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp
Kang và Seok, 2014; Huang, 2007 đã chỉ ra
dụng các hệ thống thông tin, được các nhà
tác động tích cực của tính dễ sử dụng cảm
nghiên cứu công nhận rộng rãi trong các lĩnh nhận đối với tính hữu ích cảm nhận. Cùng với
vực khác nhau như thương mại điện tử, du đó các nghiên cứu chuyên sâu đã được thực
lịch, tài chính-ngân hàng để giải thích hành vi hiện nhằm chứng minh tác động đáng kể của
chấp nhận sử dụng của người dùng đối với các tính dễ sử dụng cảm nhận tới ý định sử dụng
công nghệ và hệ thống thông tin khác nhau một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (Hernandez
(Davis và cộng sự, 1989; McCoy và cộng sự, và Mazzon, 2007; Guriting và Ndubisi, 2006;
2007; Teo, 2009; Giesbers và cộng sự 2013). Eriksson, 2005). Tính dễ sử dụng cảm nhận
Được phát triển dựa trên Lý thuyết hành động giúp người dùng có thái độ tích cực với dịch
hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen, TAM vụ, từ đó nâng cao ý định sử dụng (Fortest và
xem xét hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến ý Rita, 2016; Pavlou và Fygenson, 2006). Do
định của người dùng để chấp nhận hoặc từ đó, nghiên cứu đưa ra giả thuyết:
chối các hệ thống thông tin bao gồm: tính hữu H1a: Tính dễ sử dụng cảm nhận có ảnh
ích cảm nhận và tính dễ sử dụng cảm nhận. hưởng tích cực đến tính hữu ích cảm nhận
Theo TAM, tính hữu ích cảm nhận và tính dễ
H1b: Tính dễ sử dụng cảm nhận có ảnh
sử dụng cảm nhận có ảnh hưởng trực tiếp tới
hưởng tích cực đến thái độ
thái độ; thái độ ảnh hưởng tới ý định sử dụng
và ý định sử dụng ảnh hưởng tới sự hành vi 2.3. Tính hữu ích cảm nhận
chấp nhận hệ thống hay dịch vụ công nghệ Tính hữu ích cảm nhận là mức độ tin
thông tin (Wu và Wang, 2005). tưởng rằng sử dụng mô hình công nghệ giúp

76 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

cải thiện hiệu quả công việc (Davis, 1989). 2.5. Tính thích thú cảm nhận
Tính hữu ích của dịch vụ được thể hiện qua Người dùng không phải lúc nào cũng hợp
việc giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi lý hay logic và cảm xúc đóng vai trò thường
phí, tiếp cận dịch vụ đa dạng (Davis, 1993, bị bỏ qua trong việc chấp nhận của người
Pavlou, 2003, Erkan và Evans, 2016). Trong dùng đối với một công nghệ cụ thể (Zhang và
mô hình TAM, tính hữu ích được xác định Li, 2005). Moon và Kim đã mở rộng mô hình
là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới ý định sử TAM đối với các sản phẩm về dịch vụ công
dụng các sản phẩm về công nghệ bao gồm nghệ (Moon và Kim, 2001), và các nghiên
ứng dụng di động (Park và cộng sự, 2014). cứu tiếp theo đã xác định tính thích thú cảm
nhận như một đặc điểm cá nhân và một trạng
Khi người dùng nhận thấy các ứng dụng là
thái tâm lý (Webster và cộng sự, 1993; Ahn
hữu ích, họ sẽ có thái độ tích cực và xu hướng
và cộng sự, 2007). Trong các nghiên cứu
sử dụng ứng dụng nhiều hơn (Choi và cộng trước đây, khi một cá nhân sử dụng ứng dụng
sự, 2011). Theo đó, các giả thuyết sau đây đã di động về giáo dục hiệu quả mà không cần
được đề xuất: nhiều nỗ lực, họ có thể nhận thức được tính
H2a: Tính hữu ích cảm nhận ảnh hưởng hữu ích cao từ ứng dụng và thậm chí là sự
vui vẻ, thích thú, từ đó có xu hướng sử dụng
tích cực đến thái độ
các ứng dụng với mức độ cao hơn (Moon và
H2b: Tính hữu ích cảm nhận ảnh hưởng Kim, 2011).
tích cực đến ý định sử dụng
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Sun và
2.4. Thái độ sử dụng Zhang, 2006 đã khẳng định những tác động
của tính thích thú cảm nhận đối với tính dễ
Mặc dù thái độ của cá nhân là nhất quán
sử dụng cảm nhận có giá trị cao hơn so với
song vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên chiều ngược lại, đặc biệt là đối với các sản
ngoài trong lâu dài (Schiffman và cộng sự, phẩm dịch vụ tiện ích. Đồng thời, sự linh hoạt
2010). Theo Ajzen (1991), ý định bị ảnh và tiện dụng của các ứng dụng di động tạo sự
hưởng trực tiếp bởi “thái độ”, “chuẩn chủ thích thú và phấn khích, từ đó nâng cao nhận
quan” và “nhận thức kiểm soát hành vi”. Thái thức của người dùng về tính hữu ích của sản
độ được định nghĩa là cảm xúc tích cực hay phẩm (Alalwan và cộng sự, 2018; Pousttchi
tiêu cực của một cá nhân khi thực hiện một và Goeke, 2011).
hành vi có mục đích rõ ràng (Hsu, 2016). Do Bên cạnh đó các ứng dụng di động về giáo
đó, khi cá nhân có thái độ tích cực đối với dục hỗ trợ những trải nghiệm thú vị và mang
một hành vi thì khả năng thực hiện hành vi đó tính giải trí, người dùng khi cảm nhận được
sẽ cao hơn (Tsang và cộng sự, 2004), hay thái tính thích thú trong quá trình tương tác sẽ có
độ có ảnh hưởng tích cực đến hành động thực thái độ tích cực chung đối với các ứng dụng
tế (Lin, 2011; Mazhar và cộng sự, 2014). Giả di động về giáo dục và m-learning; và cuối
cùng là ý định sử dụng cao các ứng dụng di
thuyết được đưa ra:
động về giáo dục (Conci và cộng sự, 2009).
H3: Thái độ ảnh hưởng tích cực tới ý định Như vậy, giả thiết mà nhóm nghiên cứu đưa
sử dụng ra như sau:

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 77


QUẢN TRỊ KINH DOANH

H4a: Tính thích thú cảm nhận có ảnh H4c: Tính thích thú cảm nhận có ảnh
hưởng tích cực đến tính dễ sử dụng cảm nhận hưởng tích cực đến thái độ sử dụng
H4b: Tính thích thú cảm nhận có ảnh H4d: Tính thích thú cảm nhận có ảnh
hưởng tích cực đến tính hữu ích cảm nhận hưởng tích cực đến ý định sử dụng
Hình 1. Mô hình nghiên cứu

3. Phương pháp nghiên cứu liệu nghiên cứu được thực hiện trong hai giai
3.1. Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ đoạn: (1) giai đoạn điều tra thử (n=131) để
đánh giá sơ bộ thang đo; (2) giai đoạn chính
liệu
thức sử dụng cho các phân tích chính thức.
Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi có cấu trúc Phương pháp thu thập dữ liệu bằng mạng
như một công cụ thu thập dữ liệu nghiên cứu. quan hệ được sử dụng. Điều tra được thực
Thời gian khảo sát được thực hiện từ tháng hiện tại các lớp học dưới sự hỗ trợ của giảng
11 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018 tại các viên tại các trường khảo sát. Kết quả sau khi
trường Đại học Ngoại thương, Đại học Bách phát đi 400 phiếu điều tra ở giai đoạn chính
khoa Hà Nội, Đại học Công đoàn và Đại học thức thu về được 306 phiếu hợp lệ sử dụng
Vinh. Cỡ mẫu được xác định là 300 đạt mức cho phân tích chính thức. Đặc điểm của sinh
tốt theo quy tắc Comrey và Lee (1992) cho viên tham gia khảo sát được mô tả như trong
các nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố. Dữ bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm sinh viên tham gia khảo sát
Thành phần Số lượng (Tỷ lệ)
Nam 70 (22,9%)
Giới tính
Nữ 236 (77,1%)
Sinh viên năm 1 46 (15,0%)
Học vấn Sinh viên năm 2 53 (17,3%)
Sinh viên năm 3 48 (15,7%)

78 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phần Số lượng (Tỷ lệ)


Sinh viên năm 4 133 (43,5%)
Học vấn
Sinh viên năm 5 20 (6,5%)
Dưới 1h 13 (4,3%)
2h – 3h 33 (10,8%)
Thời gian sử dụng các thiết bị di
3h – 4h 63 (20,6%)
động (h/ngày)
4h – 5h 65 (21,2%)
Trên 5h 132 (43,1%)
Dưới 1h 156 (51,0%)
2h – 3h 91 (29,7%)
Thời gian sử dụng các ứng dụng di
3h – 4h 29 (9,5%)
động về giáo dục (h/ngày)
4h – 5h 16 (5,2%)
Trên 5h 14 (4,6%)

3.2. Thang đo và mức độ dễ hiểu của các câu hỏi. Bộ câu hỏi
Các biến quan sát của các nhân tố trong mô thu được ban đầu được sử dụng cho điều tra
hình nghiên cứu được tham khảo và điều chỉnh sơ bộ (n=131) để đánh giá sự tin cậy thang đo.
từ các nghiên cứu trước đây (Venkatesh, 2003, Sau khi đánh giá sơ bộ các câu hỏi được điều
Davis, 1989; 1993; Hur và cộng sự, 2017; chỉnh một lần nữa và bỏ đi những biến quan
Moon và Kim, 2001; Chou, 2006). Chúng sát không phù hợp. Kết quả cuối cùng chúng
tôi sử dụng phương pháp dịch ngược (back tôi thu được các thang đo đo lường các nhân
translation) để đảm bảo các câu hỏi không bị tố chính thức như mô tả trong bảng 2. Mặc dù
thay đổi ý nghĩa khi dịch từ tiếng Anh sang một số nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 7
tiếng Việt. Tiếp theo, các biến quan sát được cho các biến quan sát. Tuy nhiên, đối với một
hiệu chỉnh thông qua một nghiên cứu định số ngôn ngữ như tiếng Việt việc sử dụng thang
tính bằng thảo luận nhóm với 05 chuyên gia đo Likert 7 có thể gây nhầm lẫn khi trả lời
nghiên cứu marketing và hành vi khách hàng. (mức 3 không đồng ý 1 phần và mức 5 đồng ý
Bộ câu hỏi được hiệu chỉnh một lần nữa thông một phần). Bởi vậy, nghiên cứu này chúng tôi
qua phỏng vấn thử với 45 sinh viên Đại học sử dụng thang đo Liket 5 điểm với 1 là hoàn
Ngoại thương để đánh giá cách diễn đạt từ ngữ toàn không đồng ý.
Bảng 2. Thang đo các nhân tố
Nội dung câu hỏi Tham khảo
Tính dễ sử dụng cảm nhận
Các ứng dụng di động về giáo có giao diện đơn giản.
Venkatesh (2003),
Các ứng dụng di động về giáo dục là dễ hiểu.
Davis (1993)
Các ứng dụng di động về giáo dục giúp người dùng học tập dễ dàng.
Các thao tác trên các ứng dụng di động về giáo dục là dễ thực hành.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 79


QUẢN TRỊ KINH DOANH

Nội dung câu hỏi Tham khảo


Tính hữu ích cảm nhận
Các ứng dụng di động về giáo dục có hữu ích.
Các ứng dụng di động về giáo dục có phục vụ cho việc học tập
Davis (1989),
Các ứng dụng di động về giáo dục giúp nâng cao hiệu quả học tập Hur và cộng sự
Các ứng dụng di động về giáo dục giúp người dùng cập nhật kiến thức (2017)
và thông tin dễ dàng.
Việc sử dụng các ứng dụng di động về giáo dục giúp nâng cao ý thức
học tập.
Tính thích thú cảm nhận
Mức độ tối ưu được những lợi ích của các ứng dụng di động về giáo
dục. Moon và Kim
(2001),
Các ứng dụng di động về giáo dục đem đến sự thoải mái trong quá trình Chou (2006)
sử dụng.
Các ứng dụng di động về giáo dục đem lại sự giải trí khi sử dụng.
Thái độ
Người dùng sẽ ưa thích các ứng dụng di động về giáo dục Davis (1993),
(khi chưa sử dụng). Venkatesh (2000),
Người dùng thích sử dụng các ứng dụng di động về giáo dục Moon và Kim
(khi đã sử dụng). (2001)
Các ứng dụng di động về giáo dục có nhiều điểm tích cực.
Ý định sử dụng
Nếu có điều kiện, người dùng mong muốn được trải nghiệm các tính
năng của các ứng dụng di động về giáo dục.
Người dùng có ý định mua và sử dụng các ứng dụng di động về giáo
Davis (1993),
dục.
Venkatesh (2000)
Người dùng sẽ tiếp tục mua và sử dụng các ứng dụng các các ứng dụng
di động về giáo dục trong lâu dài và thường xuyên.
Người dùng sẽ giới thiệu các ứng dụng di động về giáo dục tới bạn bè
và người thân.

Nếu có điều kiện, người dùng mong muốn Người dùng sẽ tiếp tục mua và sử dụng các
được trải nghiệm các tính năng của các ứng ứng dụng các các ứng dụng di động về giáo
dụng di động về giáo dục. dục trong lâu dài và thường xuyên.
Người dùng có ý định mua và sử dụng các Người dùng sẽ giới thiệu các ứng dụng di
ứng dụng di động về giáo dục. động về giáo dục tới bạn bè và người thân.

80 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu 0.9 và RMSEA nhỏ hơn 0.08 (Hair và cộng
Chúng tôi sử dụng các phương pháp phân sự, 2010). Các hệ số tải nhân tố của các biến
tích dữ liệu đa biến để phân tích và kiểm quan sát lớn hơn 0.5 cho thấy các nhân tố
định các giả thuyết nghiên cứu. Đầu tiên, đạt giá trị hội tụ. Để đánh giá giá trị phân
với mẫu nghiên cứu sơ bộ (n=131) chúng tôi biệt của các nhân tố trong mô hình chúng tôi
sử dụng hệ số Cronbach Alpha và phân tích sử dụng phân tích bằng khoảng tin cậy 95%
khám phá nhân tố (EFA) để đánh giá sơ bộ của các hệ số tương quan, nếu khoản tin cậy
thang đo với tiêu chuẩn Cronbach Alpha lớn 95% của các hệ số tương quan không chứa
hơn 0.7, tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 giá trị 1 cho thấy các khái niệm nghiên cứu
(Suanders và cộng sự, 2007; Hair và cộng sự, đạt giá trị phân biệt (Torkzadeh và cộng sự,
2010; Nunally và Burstein, 1994). Phân tích 2003). Hệ số tin cậy tổng hợp lớn hơn 0.6
EFA với tiêu chuẩn hệ số KMO lớn hơn 0.5, cho thấy các nhân tố đạt tính tin cậy với mẫu
kiểm định Bartlett có p-value < 0.05, các hệ chính thức.
số tải nhân tố lớn hơn 0.5 và phương sai giải 4. Kết quả phân tích dữ liệu
thích lớn hơn 50% (Hair và cộng sự, 2010).
4.1. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo
Với mẫu chính thức (n=306) chúng tôi sử
dụng phân tích khẳng định nhân tố (CFA) để Kết quả đánh giá với mẫu sơ bộ (n=131)
đánh giá sự phù hợp mô hình, giá trị hội tụ, cho thấy các nhân tố trong mô hình nghiên
giá trị phân biệt và tính tin cậy của mô hình cứu đều đạt tính tin cậy cần thiết và là những
(Hair và cộng sự, 2010). Chúng tôi sử dụng thang đo đơn hướng. Các hệ số Cronbach
phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính Alpha đều lớn hơn 0,7, tương quan biến tổng
(SEM) để kiểm định các giả thuyết nghiên của các biến quan sát lớn hơn 0,3, các hệ số
cứu ở mức ý nghĩa thống kê theo thông lệ là KMO đều lớn hơn 0,5, hệ số factor loading
5%. Các tiêu chuẩn được xem là thích hợp lớn hơn 0,5, kiểm định Barlett có ý nghĩa
của phân tích CFA và SEM bao gồm: Chi- thống kê và phương sai giải thích (TVE) đều
square/df nhỏ hơn 3, CFI, TLI, IFI lớn hơn lớn hơn 50% (Bảng 3).
Bảng 3. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo
Tương quan
Cronbach Alpha TVE Hệ số tải nhân
Nhân tố biến tổng bé KMO
(số biến quan sát) % tố nhỏ nhất
nhất
Tính dễ sử dụng 0,735(4) 0,405 0,734 65,500 0,623
cảm nhận
Tính hữu ích 0,822(5) 0,600 0,819 58,596 0,752
cảm nhận
Tính thích thú 0,766(3) 0,545 0,680 68,217 0,787
cảm nhận
Thái độ 0,722(3) 0,514 0,676 64,403 0,780
Ý định sử dụng 0,778(4) 0,527 0,784 60,276 0,727

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 81


QUẢN TRỊ KINH DOANH

4.2. Kết quả đánh giá chính thức thang quan sát đều lớn hơn 0,5 cho thấy các khái niệm
đo nghiên cứu đạt giá trị hội tụ, khoảng tin cậy
Với mẫu nghiên cứu chính thức (n=306), 95% của các hệ số tương quan trong phân tích
kết quả phân tích ở mô hình tới hạn sau cho bằng bootstrap không chứa giá trị 1, cho thấy
thấy mô hình tương thích với dữ liệu thực tế: các khái niệm nghiên cứu đạt giá trị phân biệt.
Chi-square/df = 1,603< 3; CFI = 0,969, TLI = Độ tin cậy tổng hợp các nhân tố lớn hơn 0.6 cho
0,960; IFI = 0,969 đều lớn hơn 0,9 và RMSEA thấy các khái niệm nghiên cứu đạt tính tin cậy
= 0,044 < 0,08. Trọng số nhân tố của các biến cần thiết với dữ liệu chính thức (Bảng 4).
Bảng 4. Kết quả phân tích đánh giá giá trị thang đo
Độ tin cậy tổng Trọng số nhân tố
Nhân tố Mean(SD)
hợp (Số biến) bé nhất
Tính dễ sử dụng cảm nhận 3,454(0,727) 0,643(4) 0,622
Tính hữu ích cảm nhận 3,496(0,733) 0,830(5) 0,628
Tính thích thú cảm nhận 3,323(0,735) 0,763(3) 0,621
Thái độ 3,370(0,749) 0,821(3) 0,647
Ý định sử dụng 3,364(0,732) 0,687(4) 0,653
4.3. Mô hình cấu trúc và kiểm định các hữu ích cảm nhận (β =0,095, p-value < 0,001),
giả thuyết nghiên cứu tính thích thú cảm nhận có tác động tích cực
Kết quả phân tích cho thấy mô hình nghiên đến tính hữu ích cảm nhận (β =0,103, p-value
cứu phù hợp với dữ liệu thực tế: Chi-square/ < 0,001), tính hữu ích cảm nhận có tác động
df = 1,982 < 3; CFI = 0,946, TLI = 0,935; IFI tích cực đến thái độ (β =0,086, p-va4.3.lue <
= 0,947 đều lớn hơn 0,9; và RMSEA = 0,057 0,001), tính thích thú cảm nhận có tác động
< 0,08. Sau khi loại đi các quan hệ không có ý tích cực đến ý định sử dụng (β =0,095, p-value
nghĩa thống kê (p-value > 0.05), kết quả phân < 0,001), thái độ có tác động tích cực đến ý
tích cuối cùng cho thấy: tính thích thú cảm định sử dụng (β =0,108, p-value < 0,001). Hay
nhận có tác động tích cực đến tính dễ sử dụng nói cách khác chấp nhận các giả thuyết H1a,
cảm nhận (β =0,091, p-value < 0,001), tính dễ H2a, H3, H4a, H4b, H4d và bác bỏ các giả
sử dụng cảm nhận có tác động tích cực đến tính thuyết H1b, H2b và H4c.
Bảng 5. Quan hệ các biến trong mô hình
Quan hệ các biến Beta chuẩn hóa Sai số chuẩn Giá trị tới hạn p-value
PP  PEU 0,620 0,091 6,755 <0,001
PEU  PU 0,441 0,095 5,131 <0,001
PP  PU 0,523 0,103 5,528 <0,001
PU  AT 0,832 0,086 8,615 <0,001
PP  UI 0,358 0,095 3,800 <0,001
AT  UI 0,598 0,108 5,774 <0,001

82 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

5. Bàn luận và hàm ý nghiên cứu tố tính dễ sử dụng cảm nhận thông qua nhân
Trong nghiên cứu này, mô hình chấp nhận tố thái độ. Mặc dù không có tác động sâu sắc
sử dụng công nghệ TAM mở rộng với nhân nhất nhưng ảnh hưởng của tính thích thú cảm
tố bổ sung là tính thích thú cảm nhận – đại nhận đối với ý định sử dụng các ứng dụng di
diện cho động lực nội tại đã được kiểm chứng động về giáo dục của người dùng là không
nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố đến nhỏ. Kết quả này có nhiều điểm chung với
ý định sử dụng các ứng dụng di động về giáo nghiên cứu của Liu và cộng sự, 2010 khi cho
dục tại Việt Nam. rằng tính dễ sử dụng cảm nhận có ảnh hưởng
tới ý định sử dụng, nhưng có tác động không
Ý định sử dụng các ứng dụng di động giáo lớn bằng nhân tố tính hữu ích cảm nhận.
dục bị tác động bởi các nhân tố thái độ, tính
thích thú cảm nhận. Kết quả này hoàn toàn Cùng với đó, nghiên cứu cũng chỉ ra tác
phù hợp và nhất quán với những lý thuyết và động của nhân tố tính thích thú cảm nhận - là
mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) (Davis, tiền đề của tính dễ sử dụng cảm nhận và tính
1989; Davis và cộng sự, 1989). Như vậy mô hữu ích cảm nhận thay vì bị ảnh hưởng bởi hai
hình TAM là một mô hình phù hợp để đo nhân tố trên. Kết quả này cũng đã được công
lường các nhân tố đối với các quốc gia đang nhận bởi nhiều nghiên cứu bao gồm Padilla-
phát triển và có tỉ lệ sử dụng thiết bị di động MeléNdez và cộng sự, 2013, Hong và cộng
tăng cao trong thời gian gần đây, trong đó có sự 2011; Mun và cộng sự, 2003; Venkatesh,
Việt Nam. Nhân tố thái độ có ảnh hưởng lớn 2000. Từ những nhận định này, các nhà lập
nhất đến ý định của người dùng bởi thái độ trình, cung cấp ứng dụng cũng như các nhà
thể hiện cảm xúc tích cực (hoặc tiêu cực) trực quản lý và các tổ chức giáo dục cần quan tâm
tiếp khi người dùng tiếp cận các ứng dụng di tới cả giá trị lợi ích và giá trị tinh thần trong
động về giáo dục. Kết quả này tương tự như quá trình phát triển, thiết kế và áp dụng các
các nghiên cứu của Tan và cộng sự, 2014; ứng dụng di động về giáo dục đối với sinh
Huang và cộng sự, 2007 cho rằng thái độ có viên.
ảnh hưởng chủ đạo và là những nhân tố đánh Kết quả nghiên cứu đã có những đóng góp
giá ý định sử dụng các ứng dụng di động về nhất định về mặt khoa học và thực tiễn. Về mặt
giáo dục rõ ràng nhất. Tác động của tính thích khoa học, nghiên cứu đã đóng góp ba ý nghĩa
thú cảm nhận đối với ý định sử dụng một lần cơ bản. Thứ nhất, nhóm đã chứng minh được
nữa khẳng định vai trò của các giá trị động sự phù hợp của mô hình nghiên cứu nhằm
lực nội tại bao gồm tính giải trí, sự thoải mái đánh giá ý định sử dụng các ứng dụng di động
và thư giãn đối với ý định sử dụng các ứng về giáo dục dựa trên mô hình chấp nhận công
dụng di động về giáo dục - khi một cá nhân có nghệ TAM. Thứ hai, nghiên cứu đã xác định
sự yêu thích nhất định đối với ứng dụng, họ sẽ các nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng các
có ý định sử dụng các sản phẩm đó. Kết quả ứng dụng di động về giáo dục, bao gồm: (1)
đánh giá ảnh hưởng của nhân tố tính thích thú tính thích thú cảm nhận, (2) tính dễ sử dụng
cảm nhận tương tự với nghiên cứu của Shi, cảm nhận, (3) tính hữu ích cảm nhận và (4)
2018; Teo và Noyes, 2011; Moon và Kim, thái độ. Thứ ba, nghiên cứu này có thể là một
2001. Tiếp đó, nghiên cứu cũng ghi nhận tác nguồn tham khảo phục vụ cho các nghiên cứu
động gián tiếp tới ý định sử dụng của nhân khác trong tương lai khai thác ý định hành vi

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 83


QUẢN TRỊ KINH DOANH

người dùng về các sản phẩm, dịch vụ liên quan người dùng dễ dàng tiếp cận các ứng dụng về
đến giáo dục ứng dụng công nghệ di động hoặc giáo dục trên thiết bị di động (4) duy trì, nâng
các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này. Về cao hiệu quả các ứng dụng di động trong lĩnh
mặt thực tiễn, kết quả của nghiên cứu đã cung vực giáo dục, phục vụ mục đích học tập của
cấp dữ liệu và kết quả phân tích dựa trên cảm người dùng.
nhận người dùng, hỗ trợ các bên liên quan
Mặc dù đã đạt được mục đích nghiên cứu
trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống
đề ra, nghiên cứu vẫn tồn tại một số hạn chế
học tập, giáo dục kết hợp công nghệ di động.
Đối với nhà cung cấp và lập trình viên, hàm nhất định. Thứ nhất, nghiên cứu mới thực
ý nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm nâng hiện tại một số tỉnh tại Việt Nam nên khả
cao chất lượng của các sản phẩm ứng dụng, năng khái quát hóa của nghiên cứu có thể bị
trong đó: (1) tăng cường đầu tư vào quá trình hạn chế. Thứ hai, nghiên cứu mới đề cập đến
nghiên cứu và thiết kế nhằm đưa ra các sản các nhân tố của động lực và chưa tìm hiểu về
phẩm hữu ích, đáp ứng tốt hơn nhu cầu người các nhân tố về chuẩn mực xã hội và khách
dùng, (2) bổ sung thêm các tính năng và trải quan, do đó cần bổ sung và mở rộng các biến
nghiệm giúp tạo sự thích thú và thư giãn khi của mô hình trong các nghiên cứu tiếp theo để
sử dụng các ứng dụng giáo dục, (3) hạn chế và có thể giải thích rõ hơn về ý định chấp nhận
giải quyết những rào cản gây khó khăn giúp và sử dụng các ứng dụng di động về giáo dục.

Tài liệu tham khảo


1. Ahn, T., Ryu, S., & Han, I. (2007), “The impact of Web quality and playfulness on user
acceptance of online retailing”, Information & management, 44(3), 263-275.
2. Ajzen, I. (1991), “The theory of planned behavior”, Organizational behavior and
human decision processes, 50(2), 179-211.
3. Davis, F. D. (1993), “User acceptance of information technology: system characteristics,
user perceptions and behavioral impacts”, International journal of man-machine
studies, 38(3), 475-487.
4. Fernando, N., Loke, S. W., & Rahayu, W. (2013), “Mobile cloud computing: A survey”,
Future generation computer systems, 29(1), 84-106.
5. Hair, J. F., Anderson, R. E., Babin, B. J., & Black, W. C. (2010), “Multivariate data
analysis: A global perspective”, Pearson Education, London.
6. Jeng, Y. L., Wu, T. T., Huang, Y. M., Tan, Q., & Yang, S. J. (2010), “The add-on impact
of mobile applications in learning strategies: A review study”, Educational Technology
& Society, 13(3), 3-11.
7. Moon, J. W., & Kim, Y. G. (2001), “Extending the TAM for a World-Wide-Web
context”, Information & management, 38(4), 217-230.

84 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

8. O’Connor, S., & Andrews, T. (2018), “Smartphones and mobile applications (apps)
in clinical nursing education: A student perspective”, Nurse education today, 69, 172-
178.
9. Pappas, I. O., Giannakos, M. N., & Sampson, D. G. (2017), “Fuzzy set analysis as
a means to understand users of 21st-century learning systems: The case of mobile
learning and reflections on learning analytics research”, Computers in Human
Behavior, 92, 646-659.
10. Venkatesh, V., & Davis, F. D. (2000). A theoretical extension of the technology
acceptance model: Four longitudinal field studies. Management science, 46(2), 186-
204.
11. Webster, J., Trevino, L. K., & Ryan, L. (1993). The dimensionality and correlates of
flow in human-computer interactions. Computers in human behavior, 9(4), 411-426.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 85


QUẢN TRỊ KINH DOANH

TUÂN THỦ CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI TRÁCH NHIỆM


SẢN PHẨM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM1
Tăng Văn Nghĩa2
Tóm tắt
Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường làm cho hoạt động sản xuất hàng
hóa mang tính hàng loạt và kéo theo là yêu cầu đảm bảo chất lượng cũng như trách nhiệm
của nhà sản xuất đối với sản phẩm của doanh nghiệp được nâng cao hơn bao giờ hết.
Tuân thủ quy định về chất lượng cũng như chịu trách nhiệm khi sản phẩm không đảm bảo
an toàn là yêu cầu nghiêm ngặt đặt ra đối với nhà sản xuất. Những vụ việc vụ bồi thường
thiệt hại ra do hàng hóa không đảm bảo chất lượng hoặc có khuyết tật gây thiệt hại cho
người sử dụng không chỉ là rủi ro rất lớn về tài chính mà còn làm sói mòn uy tín cũng như
thương hiệu của doanh nghiệp. Bởi vậy, tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng
và trách nhiệm đối với sản phẩm góp phần giúp doanh nghiệp tránh được những rủi do về
vật chất cũng như phải tham gia các thủ tục pháp lý không mong muốn dưới giác độ của
trách nhiệm sản phẩm. Bài viết này đề cập đến sự tuân thủ các quy định về chất lượng sản
phẩm và trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm, qua đó đưa ra một số khuyến
nghị giúp doanh nghiệp quản trị rủi ro không tuân thủ dưới giác độ của trách nhiệm sản
phẩm khi lưu thông trên thị trường.
Từ khóa: Chất lượng sản phẩm, trách nhiệm sản phẩm, tuân thủ của doanh nghiệp
(corporate compliance).
Mã số: 653 | Ngày nhận bài: 15/7/2019 | Ngày hoàn thành biên tập: 30/7/2019 | Ngày duyệt đăng: 30/7/2019

Abstract
Globalization, international integration and market economy, despite having boosted
mass production all over the world, have led to the increase in the levels of requirements on
the quality assurance and the liability of producers to their products. As a result, complying
with the regulations on product quality and taking charge of solving the cases of unsafe
products are among strict requirements which must be met by producers. The damage
compensations due to the cases that goods do not meet the quality standards or they
have defects, which negatively affect users, are not only considered to be the high risks to
firms’ finance, but also diminish their reputation and fame. Therefore, the compliance with
regulations on standards, quality and product liability help firms to avoid those financial
risks and unwanted legal procedures regarding product liability. This paper focuses on the
corporate compliance with regulations on product quality and product liability, and then
aims at suggesting for firms to manage the risks originated from non-compliance related
to that product liability in the market circulation.
Keywords: product quality, product liability, corporate compliance
Paper No. 653 | Date of receipt: 15/7/2019 | Date of revision: 30/7/2019 | Date of approval: 30/7/2019

1
Bài viết thuộc phạm vi nghiên cứu của nhóm nghiên cứu “Thể chế cạnh tranh và doanh nghiệp nhà nước” của
Trường Đại học Ngoại thương
2
Trường Đại học Ngoại thương, Email: nghiatv@ftu.edu.vn

86 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

1. Khái quát các yếu tố ràng buộc khác. Tuân thủ thể hiện
Tuân thủ (pháp luật và các quy định có từ yêu cầu cơ bản cho đến một chương trình
tính ràng buộc khác - Corporate Compliance) tuân thủ (nâng cao) được xây dựng mang
thuộc phạm vi quản trị tuân thủ của doanh tính hệ thống nhằm phát hiện, ngăn ngừa và
nghiệp nói chung. Corporate Compliance là kiểm soát mọi hoạt động sản, xuất kinh doanh
một yêu cầu phổ quát đối với doanh nghiệp của doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay,
tại các nước có nền kinh tế thị trường hiện hệ thống quản trị ở những công ty, tập đoàn
đại và phát triển ở trình độ cao. Corporate lớn được nâng lên ở cấp độ cao hơn, theo đó,
Compliance được hiểu là ý thức tôn trọng và tuân thủ được nhấn mạnh nhằm đảm bảo cho
tuân thủ nhằm đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp định hướng, kiểm soát và đánh
doanh nghiệp phù hợp với pháp luật, bao gồm giá được những rủi ro không tuân thủ. Tuân
cả việc phù hợp với các quy tắc khác của đời thủ góp phần làm cho doanh nghiệp nâng cao
sống xã hội có liên quan cũng như các quy tắc vị thế trên thị trường và chiếm được lòng
thực hành kinh doanh do chính doanh nghiệp tin của khách hàng đối với chính bản thân
đưa ra (Behringer, 2011), một cách tự nguyện doanh nghiệp. Sự tuân thủ cũng sẽ làm cho
dựa trên nhận thức và niềm tin của doanh doanh nghiệp tránh được những rủi ro không
nghiệp. đáng có do các hoạt động kinh doanh không
Corporate Compliance bao hàm một yếu tuân thủ. Để quản trị tuân thủ được thực hiện
tố quan trọng trong đó có tuân thủ các quy có tính hệ thống, doanh nghiệp thường xây
định về chất lượng sản phẩm và trách nhiệm dựng và vận hành chương trình tuân thủ
của nhà sản xuất khi cung cấp sản phẩm (Corporate Compliance Program) phù hợp và
không đảm bảo an toàn3. Nội dung tuân thủ có hiệu lực để đảm bảo toàn bộ hoạt động của
pháp luật trách nhiệm sản phẩm là toàn bộ doanh nghiệp diễn ra an toàn, tránh được rủi
quá trình hoạt động của doanh nghiệp từ lập ro (Tăng Văn Nghĩa&Lê Phương Hà, 2014).
kế hoạch cho đến triển khai các các quyết Chương trình tuân thủ thể hiện tính tự ý thức
định sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy và nhận thức về pháp luật của doanh nghiệp
định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng, (trước hết là của nhà quản trị) trong việc xây
quy tắc, tập quán kinh doanh một cách tự dựng kế hoạch và công khai việc thực hiện
nguyện. Sự tuân thủ của doanh nghiệp đòi hỏi trách nhiệm xã hội, tuân thủ pháp luật nói
phải đáp ứng cả những yêu cầu ngoài pháp chung, đảm bảo chất lượng và pháp luật trách
luật nếu đó là yêu cầu doanh nghiệp phải tiến nhiệm sản phẩm nói riêng. Chương trình tuân
hành hành vi phù hợp với lợi ích của chủ thể thủ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ chính
khác, phù hợp với chuẩn mực đạo đức kinh sách, nội dung, quy trình, các biện pháp tiến
doanh thông thường (Cannon, 2012). hành và kiểm soát nhằm đảm bảo sự tuân thủ
Tuân thủ của doanh nghiệp (theo nghĩa pháp luật và các yêu cầu liên quan khác đối
được sử dụng ở đây) là vấn đề mang tính tự ý với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
thức và thể hiện thông qua mọi hoạt động sản Đây cũng là sự cam kết của doanh nghiệp
xuất, kinh doanh phù hợp với pháp luật và trong việc tôn trọng lợi ích của khách hàng/
3
Trong phạm vi của bài viết này, trách nhiệm của nhà sản xuất chỉ đề cập tới trách nhiệm của họ đối với hàng
hóa hữu hình.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 87


QUẢN TRỊ KINH DOANH

người tiêu dùng dưới giác độ của chất lượng động trước. Hoạt động sản xuất và đưa hàng
và trách nhiệm sản phẩm. hóa vào lưu thông của doanh nghiệp chỉ diễn
Chương trình tuân thủ nói chung không ra theo các quy trình, tiêu chuẩn, quy tắc thực
chỉ được từ phía doanh nghiệp quan tâm, mà hành kinh doanh tốt và sẵn sàng chịu trách
chính các quốc gia, tổ chức quốc tế có lĩnh nhiệm nếu sản phẩm/hàng hóa đó nếu gây
vực hoạt động liên quan thúc đẩy nhằm tạo thiệt hại cho người sử dụng. Sự hiểu biết và
môi trường kinh doanh tốt và tôn trọng quyền ý thức tôn trọng quy định về chất lượng sản
lợi của người tiêu dùng. Những quy tắc ràng phẩm và trách nhiệm của người sản xuất làm
buộc hoặc những khuyến nghị (luật mềm - cho họ có thể nhận biết được trách nhiệm của
softlaw) về chương trình tuân thủ được các họ khi kinh doanh hàng hóa hữu hình. Doanh
tổ chức có liên quan đưa ra đối với doanh nghiệp phải tự ý thức được trách nhiệm của
nghiệp như: Hướng dẫn của OECD (The mình trước vi phạm trong việc đảm bảo chất
OECD good practice guidance for company lượng có thể gây tổn hại cho chủ thể khác, cho
compliance and ethics programs), hay các người tiêu dùng thì thị trường mới tránh được
quy tắc về tuân thủ đối với ngân hàng thương những ảnh hưởng tiêu cực. Chẳng hạn, doanh
mại trong Hiệp ước vốn Basel II4 nhằm tạo ra nghiệp cam kết công khai chính sách tuân thủ
sự an toàn về vốn và quản lý rủi ro cho các các yêu cầu về chất lượng thì việc thực hiện
ngân hàng thương mại. Các doanh nghiệp/ chế độ trách nhiệm đối với sản phẩm khuyết
định chế tài chính còn dùng đến cả công nghệ tật khi đưa vào lưu thông trên thị trường sẽ
Regtech (Regulatory Technology) nhằm hỗ được đảm bảo hơn.
trợ tuân thủ pháp luật của các định chế này Dưới giác độ quyền lợi của người tiêu
(Nguyễn Dương 2019, tr. 23). dùng, nếu có nhận thức đầy đủ về trách nhiệm
Đối với chế độ trách nhiệm sản phẩm, sản phẩm, người tiêu dùng có thể thực hiện
chương trình tuân thủ thể hiện sự bảo đảm được quyền tự bảo vệ quyền lợi của chính
và cam kết của doanh nghiệp về tiêu chuẩn, đáng thông qua sự phản ứng nhất định trước
chất lượng sản phẩm và chịu trách nhiệm của những trường hợp sản phẩm đưa vào sử dụng
mình đối với hàng hóa mà mình đưa vào lưu gây tổn thất cho bản thân thân họ. Ý thức tự
thông nếu không đảm an toàn hay gây thiệt bảo vệ của người tiêu dùng/khách hàng thông
hại cho người sử dụng. Nhiều cấp quản trị qua pháp luật sẽ là áp lực buộc doanh nghiệp
chiến lược nhận ra rằng tuân thủ là tiêu chuẩn phải có nhận thức tốt hơn về trách nhiệm
tối thiểu của hoạt động doanh nghiệp, nó sẽ của doanh nghiệp trước những sản phẩm bị
tác động tới sự mong đợi của khách hàng về lỗi. Điều này sẽ làm giảm đi những nguy
tính hợp pháp trong các hoạt động của doanh cơ không tuân thủ các yêu cầu chặt chẽ và
nghiệp (Donna/Schulz, 2005). Sự tuân thủ nghiêm ngặt về đảm bảo chất lượng. Những
pháp luật về chất lượng sản phẩm luôn luôn hàng hóa đặc biệt có ý nghĩa trong việc thực
là tiền đề cho việc đảm bảo tính khả thi cũng hiện yêu cầu tuân thủ chất lượng và trách
như tính hiệu quả của quá trình thực thi pháp nhiệm như dược phẩm, thực phẩm, các hàng
luật về trách nhiệm sản phẩm ở khía cạnh tác hóa là phương tiện kiểm tra, điều trị bệnh
4
Basel II (A set of agreements set by Committee on Banking Supervision) sử dụng 3 trụ cột: (1) minimum capital
requirements (addressing risk), (2) supervisory review và (3) market discipline).

88 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

nhân, những hàng hóa có yêu cầu chính xác hoạt động quản trị tuân thủ của doanh nghiệp
về thành phần hóa học nguy hiểm… Nhóm dưới giác độ của trách nhiệm sản phẩm đạt
hàng hóa này thường đi kèm với những nguy hiệu quả cao.
cơ cao về đòi bồi thường thiệt hại do tính chất Ngoài ra, doanh nghiệp phải có tổ chức
nhạy cảm về chất lượng dễ dẫn đến không và nguồn nhân lực đủ năng lực cũng như có
đảm bảo an toàn cho người sử dụng. nguồn tài chính đủ để thực thi chương trình
2. Quản trị tuân thủ: khía cạnh quy tuân thủ. Việc khuyến khích tuân thủ nghiêm
định về trách nhiệm sản phẩm ngặt quy trình đảm bảo chất lượng và trách
nhiệm sản phẩm thông qua đánh giá công
Tuân thủ pháp luật và các yếu tố ràng buộc
việc, chế độ đãi ngộ thỏa đáng và dành cơ hội
có liên quan vốn là yêu cầu bắt buộc đối với
phát triển sẽ tạo động lực cho mọi thành viên
mọi chủ thể kinh doanh (doanh nghiệp). Quản
tự giác tuân thủ hơn. Việc việc tuân thủ thẩm
trị tuân thủ (Compliance Management) là một
thấu vào văn hóa tổ chức công việc và coi đó
khái niệm thuộc phạm trù của quản trị doanh
là phương châm hành động của mình sẽ làm
nghiệp gắn với yếu tố pháp luật cũng như yêu
cho mục tiêu của quản trị dễ dàng đạt được.
cầu tuân thủ khác. Quản trị tuân thủ phản ánh
hệ thống định hướng và kiểm soát của của Chính sách khuyến khích tuân thủ cũng
doanh nghiệp đối với việc tuân thủ pháp luật thường phải đi kèm với các biện pháp gây
và các quy tắc, tập quán kinh doanh thông hậu quả bất lợi đối với những thành viên
qua quá trình và những biện pháp tác động không sẵn sàng thực hiện đúng chương trình
phù hợp (Pape, 2011). Quản trị tuân thủ được tuân thủ (Tăng Văn Nghĩa&Lê Phương Hà,
thực hiện thông qua các bước hoạch định, tổ 2014). Những biện pháp này thường phải áp
chức thực hiện, phân công công việc và kiểm dụng khách quan, công khai và công bằng đối
tra, giám sát quá trình tuân thủ của toàn bộ với tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp
hệ thống. Chính sách tuân thủ được coi như và không có vùng cấm. Thông qua hoạt động
linh hồn của chương trình tuân thủ nên doanh kiểm soát và theo cơ chế thích hợp, nhà quản
nghiệp luôn luôn phải xác định rõ chính sách trị có thể phát hiện, ngăn ngừa nguy cơ không
tuân thủ trong hệ thống quản trị tuân thủ của tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, hay quy
mình. Mục tiêu của chính sách tuân thủ luôn trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp
luôn hướng tới việc sử dụng các nguồn lực cũng như ứng xử trước những vấn đề phát
tuân thủ hiệu quả và phải đảm bảo cho doanh sinh của trách nhiệm sản phẩm của mọi bộ
nghiệp hoạt động an toàn về mặt pháp lý, phận chức năng và thành viên. Việc phân tích,
tránh rủi ro không tuân thủ và tôn trọng lợi nhận diện rủi ro và các nguy cơ tổn hại đến uy
ích của người tiêu dùng. Những mục tiêu trên tín, thương hiệu của doanh nghiệp do không
phải được xác định rõ ràng và quán triệt tới tuân thủ sẽ được thực hiện bởi chức năng của
mọi thành viên của doanh nghiệp, thậm chí chương trình tuân thủ (Siedenbiedel, 2014)
tới khách hàng và đại lý của doanh nghiệp gắn với yếu tố con người trong doanh nghiệp.
nằm trong chuỗi cung ứng hoặc mạng lưới Thông thường, để tránh những rủi ro
liên kết của doanh nghiệp. Sự tuân thủ của không tuân thủ trong kinh doanh, doanh
khách hàng hay đại lý của doanh nghiệp trong nghiệp thường phải sử dụng hệ thống quản
mang lưới liên kết cũng sẽ góp phần làm cho trị tuân thủ phù hợp, hiện đại và vận hành

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 89


QUẢN TRỊ KINH DOANH

chương trình này hiệu quả (Oded, 2014). các doanh nghiệp buộc phải giảm chi phí sản
Đảm bảo chất lượng sản phẩm một yêu cầu xuất, mặt khác làm cho doanh nghiệp phải
lớn của tuân thủ, đồng thời là một quy trình chú ý, nâng cao chất lượng hàng hóa/dịch
nghiêm ngặt mà doanh nghiệp phải tuân theo vụ tốt nhất như có thể để duy trì lợi thế cạnh
trong chu trình sản xuất. Điều này có nguyên tranh. Tuy nhiên, nhìn chung đa số các doanh
nhân là việc đòi bồi thường thiệt hại (thường nghiệp Việt Nam chưa có đủ kinh nghiệm và
là không thỏa đáng) do trách nhiệm sản trình độ công nghệ để sản xuất ra những hàng
phẩm (Tăng Văn Nghĩa, 2008) sẽ tác động hóa chất lượng cao, ổn định và an toàn cho
tiêu cức lớn đến hiệu quả kinh doanh của người sử dụng nhằm đạt được lợi thế cạnh
doanh nghiệp. Giới hạn bồi thường thiệt hại tranh so với những hàng hóa nhập khẩu cùng
sẽ không phụ thuộc vào giá trị hợp đồng giữa loại. Trên cơ sở quy định của Luật Chất lượng
nhà sản xuất và người tiêu dùng (khách hàng) sản phẩm, hàng hóa năm 2007 (Điều 10 về
mà chỉ căn cứ vào thiệt hại thực tế đối với nghĩa vụ của người sản xuất) và Luật Bảo vệ
người sử dụng mà nguyên nhân trực tiếp là do quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 (Điều
hàng hóa khuyết tật gây ra. Sự an toàn về mặt 21 về trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh
pháp lý cũng như tránh được những rủi ro xảy kiện, phụ kiện; Điều 22 về trách nhiệm thu
ra do trách nhiệm sản phẩm là mục tiêu của hồi hàng hóa có khuyết tật; Điều 23 về trách
chương trình tuân thủ. Tại Việt Nam, tham nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có
gia thị thường chủ yếu là các doanh nghiệp khuyết tật gây ra), doanh nghiệp có nghĩa vụ
vừa và nhỏ, nguồn lực kinh doanh hạn chế và tuân thủ các quy định này trong phạm vi trách
nhận thực về đảm bảo chất lượng cũng như nhiệm của nhà sản xuất.
trách nhiệm sản cũng không cao. Điều này Các doanh nghiệp trong nước một mặt
dẫn đến doanh nghiệp không đủ nguồn lực không có chính sách tuân thủ để đảm bảo chất
cho việc hoạch định và thực thi chính sách lượng của sản phẩm, mặt khác việc thực hiện
tuân thủ và xây dựng chương trình tuân thủ chế độ trách nhiệm khi sản phẩm có khuyết
liên quan đến đảm bảo chất lượng. Do đảm tật cũng rất hạn chế. Về cơ bản, các doanh
bảo chất lượng phải thông qua một quy trình nghiệp không đủ nguồn lực để duy trì hàng
nghiêm ngặt, một chương trình tuân thủ phù hóa có chất lượng cao như hàng hóa cùng loại
hợp có thể giúp cho doanh nghiệp đạt được được sản xuất tại các nước phát triển và cấp
mục tiêu chiến lược kinh doanh gắn với an độ quản trị tại các doanh nghiệp chưa đạt đến
toàn và sự phát triển bền vững dưới giác độ yêu cầu phải có quản trị tuân thủ. Đặc biệt là
chất lượng sản phẩm. các doanh nghiệp vừa và nhỏ - do hạn chế về
nguồn lực thường thiếu vắng bộ phận hoặc
3. Những vấn đề đặt ra đối với tuân
nhân sự và/hoặc thiếu nhận thức để tránh
thủ của doanh nghiệp dưới giác độ trách
được rủi ro không tuân thủ. Sự thiếu vắng đó
nhiệm sản phẩm
dẫn đến quá trình nhận diện, kiểm tra, ngăn
Tại Việt Nam, sự phát triển của kinh tế thị ngừa các nguy cơ sai sót và không tuân thủ
trường trong một vài thập kỷ qua đã làm cho (quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng) rất
nền sản xuất hàng có tính cạnh tranh giữa các hạn chế. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến
doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm không nhiều trường hợp doanh nghiệp vừa và nhỏ
ngừng tăng lên. Cạnh tranh, một mặt làm cho đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng

90 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

thấp, không đảm bảo an toàn cho người sử tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trên thực tế
dụng. Điều này cũng làm giảm đi năng lực thường là hậu quả của việc nhận thức kém hay
cạnh tranh của hàng hóa thuộc nhóm doanh giảm chi phí để tối đa hóa lợi nhuận và nhằm
nghiệp này so với các hàng hóa cùng loại đạt lợi thế cạnh tranh mang tính cố hữu của
được sản xuất ở nước ngoài. doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp
trên thị trường cho thấy còn nhiều những biểu
Trong khi đó, những doanh nghiệp lớn,
hiện không thực hiện đúng các quy định, tiêu
đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư
chuẩn về chất lượng của sản phẩm. Tuy vậy,
hay nguồn gốc nước ngoài có ý thức và thực
khi có vấn đề trách nhiệm sản phẩm, doanh
hiện chính sách tuân thủ rõ ràng. Nguy cơ
nghiệp thường tìm cách trốn tránh, không
đòi bồi thường ở mức cao thuộc về tâm lý
tham gia vào quá trình giải quyết hậu quả
của khách hàng nếu xuất hiện trường hợp sản
của sản phẩm khuyết tật gây ra cho người sử
phẩm bị khuyết tật gây tổn thất buộc nhóm
dụng. Ý thức tuân thủ chưa cao, quyền lợi của
doanh nghiệp này phải chú ý hơn đến yêu
người tiêu dùng chưa được quan tâm đúng
cầu tuân thủ về chất lượng. Điều này cũng
mức dẫn đến các sản phẩm, dịch vụ kém chất
xuất phát từ thực tiễn kinh doanh trên phạm lượng do chi phí thấp là hiện tượng khá phổ
vi khu vực hoặc toàn cầu của nhóm doanh biến. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân sản xuất
nghiệp này - nơi yêu cầu về chất lượng và kinh doanh cung cấp sản phẩm gây tổn thất
trách nhiệm sản phẩm rất cao. Những doanh về tài sản, sức khỏe, thậm chí tính mạng của
nghiệp lớn thường có bộ phận chức năng người tiêu dùng nhất là trong lĩnh vực dược
riêng về tuân thủ, nhân sự chuyên trách về phẩm hay vệ sinh an toàn thực phẩm.
các vấn đề pháp lý có thể nhận diện tính hợp
pháp hay phát hiện sai sót của các hoạt động Khi không tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng
kinh doanh của doanh nghiệp. Những doanh hay các quy trình quản lý chất lượng, nguy cơ
nghiệp này thường có chương trình tuân thủ đối với doanh nghiệp là rất lớn phải gánh chịu
chung cho chiến lược kinh doanh mang tính nhiều rủi ro như mất thương hiệu, hàng hóa
bị tẩy chay, thậm chí phải đối mặt với những
toàn cầu (bao gồm cả ở Việt Nam), chẳng hạn
khiếu kiện kéo dài, tốn kém về tài chính
như Bayer, Daimler (Mercedes), Samsung,…
cũng như thời gian. Điều này trở nên phức
và được công bố công khai trên website hoặc
tạp hơn khi doanh nghiệp xuất khẩu đối mặt
các phương tiện truyền thông của doanh
các tiêu chuẩn về chất lượng cao cũng như
nghiệp.
các chế tài về trách nhiệm sản phẩm nghiêm
Nhìn chung, doanh nghiệp Việt Nam còn ngặt tại thị trường các nước phát triển. Chỉ
thiếu chính sách và quản trị tuân thủ cho hoạt riêng trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản đã
động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt xuất hiện nhiều vấn đề về trách nhiệm sản
động sản xuất gắn với đảm bảo chất lượng phẩm do mặt hàng này có dư lượng một số
nói riêng. Thiếu ý thức tôn trọng yêu cầu chất vượt quá tiêu chuẩn hoặc bị cấm. Năm
về đảm bảo chất lượng và trách nhiệm sản 2018, Hàn Quốc liên tục có những cảnh báo
phẩm cũng như không có sự cam kết từ phía về việc phát hiện kháng sinh cấm trong tôm
doanh nghiệp về tuân thủ còn nằm ngay ở nhập khẩu từ Việt Nam. Thậm chí, mặt hàng
chính trong tư duy của các nhà quản trị doanh tôm Việt Nam cũng bị cảnh báo về an toàn
nghiệp. Việc không tuân thủ các quy định về thực phẩm ở những thị trường nhập khẩu

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 91


QUẢN TRỊ KINH DOANH

khác. Chỉ riêng trong tháng 1/2018, có 4 lô tuân thủ của doanh nghiệp còn hạn chế và đặc
tôm xuất khẩu sang Australia bị Bộ Nông biệt là không có chương trình tuân thủ, doanh
nghiệp nước này cảnh báo vì phát hiện vi nghiệp vẫn không đánh giá được hết những
khuẩn hiếu khí. Trong tháng 2/2018, có thêm rủi ro do không tuân thủ và việc quản trị rủi
2 lô tôm cũng bị cảnh báo vi khuẩn hiếu khí ro trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp về
bởi Bộ Nông nghiệp Australia (Sơn Trang, cơ bản vẫn hiệu quả thấp.
2018). Tại EU, lo ngại về an toàn thực phẩm
Để giải quyết vấn đề riêng đối với hàng
đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam cũng
thủy sản bị cảnh báo các chỉ tiêu an toàn thực
luôn là vấn đề nổi cộm trong các thư cảnh
phẩm đặc biệt là tồn dư hóa chất, kháng sinh
báo. Trong năm 2017, EU tiến hành thanh tra
vượt mức quy định tại các thị trường nhập
toàn diện và tổng thể hệ thống kiểm soát dư
khẩu, ngày 04/4/2018 Thủ tướng Chính phủ
lượng chất độc hại trong thủy sản nuôi ở Việt
đã ban hành Chỉ thị 09/CT-TTg về khắc phục
Nam; trong 6 tháng đầu năm 2017, tuy chỉ có
tình trạng các lô hàng thủy sản Việt Nam bị
6 lô hàng thủy sản bị EU cảnh báo hóa chất,
nước ngoài trả về (Nguyễn Anh 2018). Qua
kháng sinh, nhưng về tỷ lệ thì chiếm tới gần
đây có thể thấy rằng, doanh nghiệp xuất khẩu
50% tổng số lô hàng thủy sản bị cảnh báo an
thủy sản Việt Nam vẫn chưa nhận thức được
toàn thực phẩm ở thị trường này (Sơn Trang,
đầy đủ tầm quan trọng của việc bảo đảm chất
2018). Việc cảnh bảo này làm cho các doanh
lượng hàng thủy sản trước khi xuất khẩu sang
nghiệp xuất khẩu có liên quan cẩn trọng hơn
nước ngoài. Bản thân doanh nghiệp chưa nắm
và hạn chế được những nguy cơ và tổn thất
vững yêu cầu của nước nhập khẩu về an toàn
xảy ra do thủy sản thiếu an toàn. Bên cạnh
thực phẩm, giới hạn tối đa dư lượng thuốc
đó, bảo hành hàng hóa tại Việt Nam cũng là
kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, danh mục
vấn đề đặt ra. Trên thực tế đã xuất hiện những
thuốc cấm sử dụng tại nước nhập khẩu.
hiện tượng như: không cung cấp thông tin rõ
cho người tiêu dùng về bảo hành; không thực Về an toàn thực phẩm, theo số liệu của
hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện Bộ Y tế năm 2018, nhiệm vụ trọng tâm năm
không đầy đủ trách nhiệm bảo hành hàng hóa, 2019, Thanh tra, kiểm tra 673.490 cơ sở, phát
linh kiện, phụ kiện đã cam kết; tìm lý do để hiện 116.258 cơ sở sản xuất kinh doanh vi
từ chối trách nhiệm về việc bảo hành; không phạm an toàn thực phẩm, đã xử lý 41.229
trả chi phí sửa chữa, vận chuyển; không đổi cơ sở, phạt tiền hơn 82 tỷ đồng, trong năm
hàng hóa, linh kiện, phụ kiện hàng hóa... hoặc 2018. Bên cạnh đó, Bộ Công an phát hiện
không có hình thức giải quyết khác được thêm 6.176 vụ và đã khởi tố 11 vụ do vi phạm
người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian các quy định về an toàn thực phẩm (Tuổi trẻ
thực hiện bảo hành và nhiều vấn đề khác. online, 2019).
Mặc dù đã có sự thay đổi đáng kể về mặt Tình trạng chất lượng hàng hóa kém của
nhận thức đối với vấn đề trách nhiệm sản doanh nghiệp vẫn xảy ra cho thấy doanh
phẩm và một số doanh nghiệp có thể đặt ra nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến
được những tiêu chuẩn về chất lượng - những tuân thủ các quy định về chất lượng và đi
tiêu chuẩn này cũng khắc phục được những kèm với đó là thực thi trách nhiệm sản phẩm.
lỗ hổng trong các quy định của pháp luật về Doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng và thiếu
chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, do ý thức ý thức tuân thủ về tôn trọng quyền lợi của

92 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

người tiêu dùng dưới giác độ về an toàn sản Công ty Lenovo (Singapore) đã thực hiện
phẩm. Khi nhận được khiếu nại của người tiêu chương trình thu hồi sản phẩm máy tính xách
dùng liên quan đến hàng hóa do mình cung tay Lenovo ThinkPad X1 Carbon vào tháng
cấp, một số doanh nghiệp chưa có biện pháp 02/2018 do trên các sản phẩm thuộc chương
xử lý một cách kịp thời và hợp lý, thậm chí trình có một chiếc ốc chưa được vặn chặt có
tìm nhiều cách để thoái thác trách nhiệm của khả năng khiến pin của máy tính xách tay
mình. Điển hình như một số vụ việc sản phẩm nóng lên và có khả năng dẫn đến nguy cơ
kém chất lượng và không tuân thủ chế độ cháy (Cục CT&BVNTD, 2018). Tuy nhiên,
trách nhiệm của Công ty nước giải khát Tân việc thu hồi sản phẩn có khuyết tật chưa được
Hiệp Phát. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh phổ quát và hầu như chỉ được thực hiện bởi
nghiệp chưa nhận thức được trách nhiệm sản các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Số liệu
phẩm không chỉ là yêu cầu về tuân thủ pháp từ Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng
luật mà còn là yêu cầu liên quan đến tuân thủ cho thấy trong nhưng năm qua cho thấy hầu
đạo lý kinh doanh, trách nhiệm xã hội của hết sản phẩm bị thu hồi thuộc nhóm hàng hóa
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng chưa là phương tiện vận tải (cụ thể trong năm 2017
nhận thức được nếu không tuân thủ đúng các có 04 vụ việc liên quan đến xe máy, 10 vụ
quy định về trách nhiệm sản phẩm thì sẽ dẫn việc liên quan tới ô tô và 01 sản phẩm thuộc
đến rủi ro bồi thường rất lớn vì số tiền bồi nhóm sản phẩm tiêu dùng khác) thuộc các
thường chỉ căn cứ vào thiệt hại (Tăng Văn công ty sản xuất (thương hiệu lớn) từ nước
Nghĩa, 2008) và đồng thời nâng cao uy tín, ngoài.
thương hiệu của chính doanh nghiệp. Ý thức tuân thủ của doanh nghiệp không
Tại các nước có nền kinh tế thị trường phát chỉ đối với pháp luật nói chung mà còn bao
triển, sự tuân thủ của doanh nghiệp đối với gồm cả các quy tắc, tập quán, các tiêu chuẩn
quy định về chất lượng và trách nhiệm sản về chất lượng do chính doanh nghiệp đưa ra
phẩm thể hiện rất phổ biến ở việc thu hồi sản trong thực tiễn sản xuất. Nếu sự tuân thủ được
đề cao thì chất lượng của sản phẩm sẽ được
phẩm (recall) khi phát hiện khuyết tật. Điều
cam kết duy trì và qua đó bao gồm cả trách
này thể hiện ý thức tuân thủ chất lượng và
nhiệm về sản phẩm khuyết tật được thực thi.
trách nhiệm của doanh nghiệp cao khi sản
Tại các quốc gia phát triển, chính sách chất
phẩm không đúng với chất lượng cam kết và/
lượng sản phẩm được các doanh nghiệp xác
hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho người tiêu
định là con đường duy nhất để phát triển
dùng. Doanh nghiệp thực hiện quản trị tuân
thương hiệu. Bởi tại các quốc gia này, quy
thủ ở đây thông qua việc đánh giá rủi ro phải
định về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm được
đối mặt với khiếu kiện và đòi bồi thường thiệt
thực thi nghiêm ngặt, các chế tài phạt xử lý
hại lớn hơn nhiều so với chi phí mà doanh
vi phạm cũng được áp dụng cũng rất nghiêm
nghiệp tự nguyện thu hồi sản phẩm có khuyết
khắc và mang tính răn đe cao nhằm đảm bảo
tật.
an toàn cho người sử dụng. Sự vi phạm yêu
Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp cầu về tiêu chuẩn, chất lượng tùy theo mức
tại Việt Nam cũng đã thể hiện được tinh độ sẽ bị từ việc áp dụng chế tài dân sự tới
thần và thái độ tuân thủ pháp luật về bảo vệ xử phạt hành chính, thậm chí còn có thể bị
quyền lợi người tiêu dùng, chẳng hạn như: xử lý cả về hình sự, điều này cũng đồng thời

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 93


QUẢN TRỊ KINH DOANH

với việc thương hiệu của doanh nghiệp bị sói nhiệm sản phẩm trở thành một yếu tố cơ bản
mòn. của quản trị doanh nghiệp, một số khuyến
Trong thực tiễn, các doanh nghiệp Việt nghị đối với doanh nghiệp được đưa ra là:
Nam thường không có tiêu chuẩn riêng về chất - Tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn,
lượng góp phần bổ sung hoặc thu hẹp lỗ hổng chất lượng và trách nhiệm sản phẩm phải
trong quy định của pháp luật về tiêu chuẩn trở thành chính sách xuyên suốt, định hướng
chất lượng hàng hóa trong những ngành nghề cho doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình sản
nhất định. Điều này cũng phản ánh ý thức của xuất và đảm bảo chất lượng hàng hóa cũng
doanh nghiệp trong việc tuân thủ và tôn trọng như trách nhiệm trước người tiêu dùng đối
quyền lợi của khách hàng còn hạn chế. Nếu với hàng hóa khi có khuyết tật. Chỉ khi chính
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sách tuân thủ được quán triệt và mang tính tự
thường có bộ phận luật sư, tư vấn pháp luật, ý thức của mọi thành viên trong doanh nghiệp
bộ phận này có thể tư vấn, rà soát kiểm tra thì mục tiêu của đảm bảo chất lượng đối với
tính hợp pháp của các hoạt động của doanh những sản phẩm đưa ra thị trường mới đạt
nghiệp thì các doanh nghiệp trong nước, đặc được và lợi ích của người tiêu dùng mới được
biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tôn trọng dưới giác độ trách nhiệm sản phẩm.
thiếu vắng bộ phận này. Sự thiếu vắng đó làm - Nhận thức về đảm bảo chất lượng hàng
cho quá trình nâng cao nhận thức tôn trọng hóa và tuân thủ chế độ trách nhiệm sản phẩm
pháp luật, việc kiểm tra, rà soát các hoạt động cần phải được nhấn mạnh từ đào tạo nguồn
tuân thủ chất lượng ít hiệu quả. Đây cũng là nhân lực trình độ cử nhân cho đến các hoạt
nguyên nhân dẫn đến trên thị trường còn xuất động bồi dưỡng trong phạm vi của doanh
hiện nhiều những sản phẩm không đảm bảo nghiệp. Do nền kinh tế thị trường Việt Nam
an toàn nhưng cũng thiếu cơ chế thực hiện mới trong giai đoạn đầu của sự phát triển,
trách nhiệm sản phẩm, chẳng hạn như thu hồi việc tuân thủ quy định chất lượng và thực
sản phẩm khuyết tật. hiện trách nhiệm sản phẩm chưa được đề cao.
4. Một số khuyến nghị đối với doanh Những hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
nghiệp hóa kém chất lượng, thiếu an toàn gây tổn
Tuân thủ nói chung là yêu cầu bắt buộc thất cho người tiêu dùng vẫn còn là những
đối với mọi doanh nghiệp kinh doanh trên thị hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt là trong
trường. Tuân thủ các quy định về chất lượng lĩnh vực an toàn thực phẩm. Bởi vậy, việc
và trách nhiệm đối với sản phẩm đưa vào lưu giáo dục đạo lý kinh doanh, tinh thần đảm
thông là một đòi hỏi cao hơn đối với doanh bảo chất lượng và ý thức tuân thủ trách nhiệm
nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa trong sản phẩm cho doanh nhân sẽ ảnh hưởng mang
nền kinh tế thị trường hiện đại. Vừa là yêu tính lan tỏa và tích cực tới lợi ích người tiêu
cầu của quá trình tuân thủ, vừa là con đường dùng nói riêng và xã hội được hưởng những
để nâng cao uy tín, tính hiện đại trong quản trị giá trị cao về hàng hóa nói chung.
doanh nghiệp, tăng cường nhận thức về tuân - Doanh nghiệp cần xây dựng cho mình
thủ trách nhiệm sản phẩm sẽ làm cho hoạt chương trình tuân thủ nói chung, trong đó bao
động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên gồm cả tuân thủ trách nhiệm sản phẩm nhằm
an toàn và hiệu quả hơn. Để tuân thủ trách đảm bảo hoạt động sản xuất sản phẩm đúng

94 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


QUẢN TRỊ KINH DOANH

quy trình đảm bảo chất lượng, phát hiện và bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng và sự an toàn
ngăn ngừa những lỗi hoặc vi phạm về tiêu của hàng hóa cũng như trách nhiệm đối với
chuẩn chất lượng. Đồng thời, chương trình sản phẩm khuyết tật (nếu xảy ra). Chương
tuân thủ cũng phải bao hàm cả quy tắc, trách trình tuân thủ cần thể hiện mô hình quản trị
nhiệm cụ thể của doanh nghiệp đối với sản doanh nghiệp hiện đại từ việc xây dựng quy
phẩm khi đưa vào lưu thông trên thị trường. trình, triển khai cho đến quá trình tự kiểm
Chương trình và chính sách tuân thủ phải soát các các hoạt động đảm bảo chất lượng
đảm bảo đánh giá được rủi ro không tuân thủ phù với yêu cầu pháp luật cũng như các tiêu
liên quan đến trách nhiệm sản phẩm khuyết chuẩn của ngành và của chính doanh nghiệp
tật để có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát đưa ra. Uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng
được hậu quả xảy ra. Bằng chương trình tuân cao khi có chương trình tuân thủ được công
thủ phù hợp và hiệu quả, doanh nghiệp có thể khai và là định hướng cho hoạt động đảm bảo
tránh được các rủi ro do về bồi thường tổn chất lượng của doanh nghiệp.
thất hoặc tham gia các thủ tục pháp lý không - Để chương trình tuân thủ được thực thi
mong muốn. Với chương trình tuân thủ phù hiệu quả, các doanh nghiệp cần có cơ cấu tổ
hợp và chi tiết, mỗi thành viên trong doanh chức hoặc nhân sự chuyên trách về tuân thủ
nghiệp sẽ nhận biết rõ trách nhiệm của mình trách nhiệm sản phẩm, để họ có thể chuyên
khi thực hiện một công đoạn nào đó của quy tâm về vấn đề này và giúp cho doanh nghiệp
trình sản xuất. xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp và
- Chương trình và chính sách tuân thủ liên hạn chế được rủi ro cho chính doanh nghiệp.
quan đến đảm bảo chất lượng và trách nhiệm Quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ đầy
sản phẩm cần được phổ biến công khai trên đủ của bộ phận chuyên trách/nhân sự của
phương tiện truyền thông của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ kiểm soát hiệu quả việc thực
theo đó khách hàng hay người tiêu dùng, thi quy trình đảm bảo chất lượng. Bên cạnh
cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan nguồn nhân lực, doanh nghiệp 30/7/2019cũng
có thể nhận biết dễ dàng chương trình đó. cần xác định nguồn tài chính để chương trình
Truyền thông về tuân thủ chính vừa là công tuân thủ có tính khả thi trong điều kiện việc
cụ quảng bá hình ảnh và là cam kết mang tính đánh giá và giám sát tuân thủ chất lượng và
khẳng định của doanh nghiệp về chất lượng trách nhiệm sản phẩm luôn luôn đòi hỏi chi
hàng hóa. Có chương trình tuân thủ phù hợp, phí đối với nhưng hàng hóa có yêu cầu chất
doanh nghiệp mới có thể đưa ra cam kết về lượng, tiêu chuẩn cao.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 95


QUẢN TRỊ KINH DOANH

Tài liệu tham khảo


1. Nguyễn Anh, Khắc phục tình trạng hàng thủy sản bị trả về, Thủy sản Việt Nam, tại địa
chỉ http://www.thuysanvietnam.com.vn/khac-phuc-tinh-trang-hang-thuy-san-bi-tra-
ve-article-19608.tsvn, truy cập 20/5/2019.
2. Nguyễn Dương, Nhà nước, doanh nghiệp nên chú ý tới Regtech và Suptech, Thời báo
Kinh tế Sài Gòn, Số 30/2019.
3. Behringer, Stefan: Compliance Kompakt, 2. Aufl., Erich Schmidt Verlang, Berlin 2011.
4. Cannon, Tom (2012), Corporate Responsibility: Govervance, compliance and ethics
in a sustainable environment, Pearson, Harlow 2012.
5. Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Chương trình Thu hồi sản phẩm máy
tính xách tay Lenovo ThinkPad X1 Carbon, tại địa chỉ https://moit.gov.vn/web/guest/
tin-chi-tiet/-/chi-tiet/chuong-trinh-thu-hoi-san-pham-may-tinh-xach-tay-lenovo-
thinkpad-x1-carbon-10906-22.html, truy cập 20/5/2019.
6. Kenndy-Glans, Donna & Bob, Schulz: Corporate Integrity, Wiley Publisher 2005.
7. Tăng Văn Nghĩa (2008), “Bàn về Luật trách nhiệm sản phẩm trong kinh doanh quốc
tế”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2/2008.
8. Tăng Văn Nghĩa & Lê Phương Hà (2014), “Bàn về sự tuân thủ pháp luật cạnh tranh
của doanh nghiệp”, Tạp chí Luật học, số 11/2014.
9. Oded, Sharon (2013), Corporate Compliance - New Approaches to Regulatory
Enforement, Cheltenham/Northampton 2013.
10. Pape, Jonas (2011), Corporate Compliance - Rechtspflichten zur Verhaltungsstuerung
von Unternehmensangehörigen in Deutschland und den USA, Verlag Berliner
Wissenschafts, Berlin 2011.
11. Siedenbiedel, Georg (2014), Corporate Compliance, NWB Verlag 2014.
12. Sơn Trang, Tôm Việt lại đối mặt với cảnh báo kháng sinh cấm, trên trang Nông nghiệp
Việt Nam, https://nongnghiep.vn/tom-viet-lai-doi-mat-voi-canh-bao-khang-sinh-cam-
post218047.html , truy cập 7/7/2019.
13. Sơn Trang, EU sẽ thanh tra toàn diện vấn đề an toàn thực phẩm thủy sản nuôi Việt
Nam, trên trang Nông nghiệp Việt Nam tại địa chỉ https://nongnghiep.vn/eu-se-thanh-
tra-toan-dien-van-de-an-toan-thuc-pham-thuy-san-nuoi-viet-nam-post171834.html,
truy cập 7/7/2019.

96 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:
TRƯỜNG HỢP CÁC NƯỚC ASEAN
Nguyễn Thị Ngọc Diệp1
Nguyễn Ngọc Thạch2
Tóm tắt
Bài viết này với mục đích đánh giá cấu trúc thị trường tài chính ở Việt Nam, nghiên cứu
sử dụng mô hình VAR và kiểm định Granger để kiểm tra mối quan hệ giữa “Tăng trưởng
kinh tế”, “Sự phát triển của hệ thống ngân hàng” và “Sự phát triển của thị trường chứng
khoán”, bên cạnh đó bài viết cũng trình bày và so sánh cấu trúc thị trường tài chính của
Việt Nam với cấu trúc thị trường tài chính của các nước trong ASEAN như Singapore,
Malaysia và Philippines. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống tài chính của Việt Nam
phụ thuộc phần lớn vào hệ thống ngân hàng, và hệ thống ngân hàng phát triển có tác động
đến tăng trưởng kinh tế.
Từ khóa: Cấu trúc thị trường tài chính, Tăng trưởng kinh tế, Granger, VAR, ASEAN.
Mã số: 620 | Ngày nhận bài: 24/4/2019 | Ngày hoàn thành biên tập: 23/7/2019 | Ngày duyệt đăng: 26/7/2019

Abstract
The aim of this paper assessed of the structure of the financial market in promoting
economic growth in Vietnam, using the VAR model and Granger causality test to ex-
amine the relationship between economic growth, development of the banking system
and the stock market. Besides the paper also compares the structure of the financial
market of Vietnam with the structure of the financial system of ASEAN countries such
as Singapore, Malaysia and Philippines. The results indicate that Vietnam’s financial
system depends largely on the banking system, and the development of the banking
system has an impact on economic growth.
Keywords: Financial structure, Economic growth, Granger, VAR, ASEAN.
Paper No. 620 | Date of receipt: 24/4/2019 | Date of revision: 23/7/2019 | Date of approval: 26/7/2019

1. Giới thiệu trường chứng khoán), và cấu trúc thị trường


Khi đề cập đến hệ thống tài chính là nói tài chính (CTTTTC) của một quốc gia thông
đến sự hiện diện của các định chế tài chính thường được đề cập như là nhân tố chính
và thị trường tài chính (bao gồm thị trường cho việc cung cấp vốn cho nền kinh tế đến
tiền tệ, thị trường tín dụng- ngân hàng và thị từ thị trường chứng khoán (TTCK) hay từ hệ
1
Trường Đại Học trường Đại học Lạc Hồng, Email: ngocdiep1980.dhlh@gmail.com
2
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, Email: thachnn@buh.edu.vn

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 97


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

thống ngân hàng hay cả hai3. Thực tế cho thấy bày CTTTTC và TTKT của Việt Nam với
nếu một nền kinh tế mà nguồn cung cấp vốn các nước ASEAN như Singapore, Malaysia
đến từ hệ thống ngân hàng vượt trội hơn thì và Philippines để có cái nhìn toàn diện hơn
được kết luận là CTTTTC của quốc gia đó về CTTTTC và tăng trưởng kinh tế của Việt
phụ thuộc vào ngân hàng, còn ngược lại là Nam, và đưa ra các khuyến nghị từ các kết
CTTTTC phụ thuộc vào TTCK. quả này.
Nghiên cứu về vai trò của CTTTTC đối 2. Mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường
với tăng trưởng kinh tế (TTKT) đã được nhiều tài chính và tăng trưởng kinh tế của
nhà nghiên cứu đề cập tới, cũng như tầm quan Singapore, Malaysia, Philippines và Việt
trọng của các dịch vụ cũng như các công cụ Nam
của hệ thống tài chính đối với phát triển kinh
2.1. Tăng trưởng kinh tế và cấu trúc thị
tế (PTKT) đã được ghi nhận trong nghiên cứu
trường tài chính của Singapore
của Schumpeter (1911). Robinson (1952) cho
rằng sự PTKT mới dẫn đến sự phát triển tài Cách đây 50 năm, Singapore là một nước
chính vì khi kinh tế phát triển, dư thừa tiền,chưa phát triển với GDP bình quân đầu người
người ta mới đầu tư nhiều làm tăng cầu quỹ dưới 320 đô la Mỹ. Từ một nước nằm dưới
đầu tư. Lucas (1988) cho rằng CTTTTC là quyền kiểm soát của Anh đến 31/8/1963,
một nhân tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến Singapore rút khỏi vương quốc Anh và sáp
TTKT. Những nghiên cứu trong giai đoạn nhập với Malaysia để thành lập Liên bang
1960 - 1970 đều cho thấy có tồn tại mối quan Malaysia. Hai năm sau, Singapore chính thức
hệ tích cực giữa phát triển tài chính và TTKT.giành được độc lập nhưng Singapore tiếp tục
Goldsmith (1969), Mckinnon (1993) nhấn gặp vấn đề lớn với hơn ba triệu người ở thành
mạnh tác động tiêu cực của nền tài chính eo phố thất nghiệp, hơn hai phần ba dân số sống
hẹp lên TTKT. King & Levine (1993), Levine trong khu ổ chuột và khu định cư ở rìa thành
(2004) cho thấy nếu thị trường tài chính trở phố. Lãnh thổ bị kẹp giữa hai bang lớn và
nên tốt hơn thì sẽ có tác động tích cực đến không thân thiện là Malaysia và Indonesia.
TTKT trong tương lai. Thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ
tầng và cung cấp nước. Ngày nay, Singapore
Kể từ những năm đầu thế kỷ XX, nền kinh
là một trong những nền kinh tế phát triển
tế Việt Nam đã được mở rộng với sự phát triển
nhanh nhất thế giới, với GDP bình quân đầu
và đa dạng hóa CTTTTC bao gồm hệ thống
người cao thứ sáu trên thế giới.
ngân hàng, TTCK, thị trường bảo hiểm, các
quỹ đầu tư… và không thể phủ nhận TTKT Kết quả của sự tăng trưởng và phát triển
trong thời gian qua ở Việt Nam có sự đóng của Singapore phải nói đến sư thu hút các nhà
góp tích cực của CTTTTC. Nghiên cứu này đầu tư với một môi trường kinh doanh không
được thực hiện nhằm làm sáng tỏ CTTTTC tham nhũng, các mức thuế thấp và không
của Việt Nam, bên cạnh đó bài viết cũng trình bị ràng buộc bởi các công đoàn. Ngày nay,
3
Theo trường phái phát triển trọng cung (supply-leading view) (Schumpeter, 1912; King & Levine, 1993; Levine,
2004) thì khu vực tài chính lành mạnh, hiệu quả, bao gồm hệ thống ngân hàng và thị trường vốn-kênh dẫn vốn
cho nền kinh tế- là nhân tố quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo Huỳnh Thế Du
và Nguyễn Minh Kiều (2011) thì hệ thống tài chính bao gồm 4 thành phần: Thị trường tài chính; các tổ chức
tài chính; các công cụ tài chính và kết cấu hạ tầng tài chính.

98 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Singapore có nền công nghiệp cực kỳ phát Sự thành công của chính phủ Singapore
triển và thương mại tiếp tục đóng một vai trò trong việc thu hút các công ty tài chính nước
trung tâm trong nền kinh tế. Cảng Singapore ngoài thành lập và hoạt động tại Singapore đã
hiện là cảng trung chuyển đông đúc nhất thế làm gia tăng các hoạt động tài chính tại nước
giới, vượt qua Hồng Kông và Rotterdam và này. Hệ thống tài chính Singapore phát triển
đã trở thành cảng thứ hai bận rộn nhất thế cao và được quản lý và giám sát tốt (theo
giới, chỉ sau cảng Thượng Hải. Ngân hàng International Monetary Fund (2013) và Cục
đã phát triển đáng kể trong những năm gần giám sát vĩ mô và Cơ quan tiền tệ Singapore
đây và nhiều tài sản trước đây được các tổ (2016)). Vốn hóa TTCK của Singapore năm
chức đặt tại Thụy Sĩ, nay đã được chuyển đến 2017 là 787,2 tỷ USD, gấp đôi vốn tín dụng
Singapore do các loại thuế mới do Thụy Sĩ áp
cho khu vực tư nhân (415.2 tỷ USD) cho
đặt. Ngành công nghiệp công nghệ sinh học
thấy, TTCK của Singapore phát triển khá
đang phát triển, với các nhà sản xuất thuốc
mạnh và dư khả năng cung cấp vốn cho nền
như GlaxoSmithKline, Pfizer, và Merck & Co
kinh tế. Thành công này tạo điều kiện cho
được thiết lập ở đây, và lọc dầu tiếp tục đóng
chính phủ nỗ lực tái CTTT để đưa ngành tài
một vai trò rất lớn trong nền kinh tế. Mặc dù
có quy mô nhỏ với tổng diện tích đất chỉ 433 chính tiến lên. CTTTTC của Singapore đa
m2 và một lực lượng lao động nhỏ khoảng 3 dạng với ngân hàng chỉ chiếm dưới 50%,
triệu người, Singapore có thể tạo ra một GDP trong khi hoạt động quản lý quỹ và quản lý
vượt quá $300 tỷ USD mỗi năm, cao hơn ba quỹ đóng góp 13,2%, bảo hiểm 16,1% và
phần tư của thế giới. Tuổi thọ trung bình là còn lại là các dịch vụ tài chính khác. Điều
83,75 năm và cao thứ ba trên toàn cầu. Tham này cho thấy CTTTTC của Singapore (được
nhũng và các loại tội phạm ở mức tối thiểu, đại diện qua hai yếu tố là thị trường tiền tệ
do đó Singapore được coi là một trong những và TTCK) đều có tác động tích cực đến tăng
nơi tốt nhất để sống trên thế giới. trưởng kinh tế.
Đồ thị 3. Vốn hóa thị trường của Singapore

Nguồn: Word Bank 2018

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 99


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Thách thức của nền tài chính Singapore kinh tế và được xem như mô hình tiêu biểu
tương tự như các nước khác trên thế giới, cho các nước đang phát triển khác làm theo
khi vừa phải kết hợp các chiến lược điều tiết(đồ thị 1). Theo Worldbank (2018) trong khi
năng động để duy trì sự kiểm soát của khu Singapore với tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
vực tài chính trong nước ngay, cả khi mở cửa bình quân đầu người là 57.714 đô la Mỹ vào
cho cạnh tranh nước ngoài, vừa phải đảm bảo năm 2017, và đã chuyển sang mức thu nhập
kiểm soát được các nền kinh tế khác không cao, thì Malaysia với GDP bình quân đầu
vượt qua khu vực tài chính của mình. người là 9.945 đô la Mỹ (năm 2017), và cũng
đã gia nhập nhóm quốc gia có thu nhập trung
2.2. Tăng trưởng kinh tế và cấu trúc thị
bình ở mức cao. Điều này là đặc biệt bởi vì
trường tài chính của Malaysia
Malaysia là một quốc gia không đồng nhất
Cả Malaysia và Singapore đều được xem về mặt dân tộc, nhưng lại có nền kinh tế phát
là những câu chuyện thành công về phát triển triển nhanh thứ 10 trên thế giới.
Đồ thị 2. Phát triển kinh tế của các nước ASEAN so với một số nước trên thế giới

Nguồn: Giap T.K và Mulya Amri (2018)


Malaysia có tốc độ phát triển rất nhanh, tài chính, chiếm khoảng 67% tổng tài sản của
tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn CTTTTC. Ngành ngân hàng Malaysia được
2010-2017 luôn trên 6,2% (đồ thị 2), do tốc chia thành 2 hệ thống tài chính thông thường
độ phát triển nhanh đã góp phần làm giảm tỷ và tài chính Hồi giáo. Hai hệ thống này cùng
lệ thất nghiệp và gia tăng thu nhập bình quân tồn tại và hoạt động song song. Việc giới
đầu người lên đáng kể. Cấu trúc thị trường thiệu Đạo luật Ngân hàng và Định chế Tài
tài chính của Malaysia phần lớn là hệ thống chính 1989 (BAFIA) ngày 1/10/1989 đã mở

100 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

rộng quyền hạn của NHTW Malaysia (BNM) tái bảo hiểm; Thị trường tiền tệ liên ngân
cho việc giám sát và điều tiết của các tổ chức hàng Hồi giáo và thị trường vốn Hồi giáo.
tài chính và các tổ chức nhận tiền gửi cũng Các ngân hàng Hồi giáo chiếm 24,2% trong
tham gia vào việc cung cấp tài chính và tín tổng tài sản ngân hàng của quốc gia. Đồ thị
dụng. 4 cho thấy, mức độ vốn hóa thị trường của
Malaysia luôn luôn đáp ứng được tín dụng
Malaysia cho thấy sự tăng trưởng năng cho khu vực tư nhân. Cụ thể năm 2017,
động với một hệ thống tài chính Hồi giáo vốn hóa thị trường là 445,8 tỷ USD vẫn cao
toàn diện được hỗ trợ bởi các khung quản hơn tín dụng cho khu vực tư nhân (384,4 tỷ
trị pháp lý chặt chẽ. Hệ thống tài chính Hồi USD), nghĩa là sự tiếp cận nguồn vốn của
giáo bao gồm bốn thành phần chính, đó là các công ty từ TTCK cao hơn so với tiếp cận
ngân hàng Hồi giáo, Bảo hiểm Hồi giáo và nguồn vốn của các ngân hàng.
Đồ thị 3. Vốn hóa thị trường của Malaysia

Nguồn: Word Bank 2018


Hệ thống tài chính Malaysia đã đóng một và áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định để
vai trò xúc tác quan trọng trong việc tạo điều ngăn chặn nền kinh tế khỏi những bất ổn bên
kiện cho chuyển đổi kinh tế và tăng trưởng của ngoài và cho phép chính phủ theo đuổi chương
Malaysia nhất là trong hai thập kỷ qua. Chìa trình nghị sự trong nước. Các chiến lược đã
khóa cho sự thành công này là cách tiếp cận kịp được nhắm vào cả hai nền kinh tế trong nước
thời, nhanh chóng và toàn diện được thông qua, và phục hồi sự kém hiệu quả về cấu trúc đã
ngăn chặn tình trạng bất lợi ngày càng xấu đi. xuất hiện trong hệ thống ngân hàng. Về mặt
Sự phối hợp tốt giữa các bên trong việc theo hệ thống ngân hàng, ba cơ quan quốc gia được
đuổi các biện pháp giải quyết khó khăn được thành lập để tạo sự ổn định của toàn bộ hệ
hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ. Cụ thể, trong giai thống. Pengurusan Danaharta Nasional Berhad
đoạn khủng hoảng kinh tế năm 1998, Malaysia (Danaharta), công ty quản lý tài sản quốc gia
đã thực thi việc cấm quốc tế hóa đồng Ringgit (1998) được thành lập để mua lại các khoản nợ

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 101


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

xấu, cho phép các tổ chức tài chính tập trung giấc” của Châu Á. Những kế hoạch phát triển
vào vai trò trung gian tài chính của họ. Trong của chính phủ tập trung vào chương trình cải
giai đoạn này, Malaysia tiến hành tái cơ cấu lại cách thuế công bằng hơn cho người dâ, cải
hệ thống ngân hàng từ 30 tổ chức ngân hàng thiện thị trường cạnh tranh tạo điều kiện dễ
trong nước trước khủng hoảng chỉ còn lại 10 dàng kinh doanh. Kế hoạch này đánh dấu các
nhóm ngân hàng trong nước vào năm 2002. ưu tiên chính sách trung hạn của Chính phủ.
Theo trình tự Malaysia tiếp tục phát triển Sự tăng trưởng của GDP của Philippine
toàn diện CTTTTC bao gồm: lĩnh vực ngân đến từ lực lượng lao động trẻ với trình độ
hàng, bảo hiểm, khu vực ngân hàng Hồi giáo và cạnh tranh được với các lao động khác ở các
các định chế tài chính. Để đối phó với sự cạnh nước thể hiện ở khả năng thông thạo Anh
tranh gia tăng, các tổ chức tài chính tại Malaysia ngữ trên toàn thế giới, tốt hơn cả ở Indonesia
đang tận dụng lợi thế của sự tiến bộ của công hoặc ở Việt Nam. Với ưu điểm dân số đông
nghệ cao trong việc tiến hành kinh doanh, tập (xếp thứ 12 trên thế giới) và dân số trẻ trong
trung vào các dịch vụ tiêu dùng. Malaysia đang độ tuổi lao động (hơn 60% dân số từ 15 tuổi
bắt tay vào dự án thiết lập một mức tham chiếu trở lên và khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng
để định giá sản phẩm và sẽ là một chỉ số cho Anh tốt đã góp phần gia tăng thu nhập quốc
các nhà đầu tư quản lý và lập kế hoạch đầu tư. dân của nước này. Cùng với dân số đông, chi
Không giống như các tiêu chuẩn thông thường, tiêu tiêu dùng hiện chiếm khoảng 70% GDP ở
mức tham chiếu được định hướng theo chi phí, Philippines. Với mức chi tiêu của người tiêu
nguồn gốc của tỷ lệ tham chiếu sẽ có nguồn gốc dùng cao như thế, thì đây là một khía cạnh
từ các xu hướng sinh lợi của các ngân hàng. quan trọng cho các nhà đầu tư nước ngoài lưu
Có thể nhận thấy sự phát triển kinh tế tâm trong việc lập kế hoạch đầu tư khi nhìn
của Malaysia luôn gắn liền với sự thay đổi vào thị trường bán lẻ. Theo bảng xếp hạng
CTTTTC trong từng thời kỳ, cũng như đặc mới nhất của Worldbank (2018), nền kinh tế
điểm của hệ thống tài chính Hồi giáo toàn Philippines lớn thứ 29 trên thế giới được coi
diện riêng có tại Malaysia đã góp phần thúc là nền kinh tế phát triển nhanh thứ 10 trên
đẩy tăng trưởng kinh tế tại nước này. thế giới, xếp thứ 4 trong nhóm các nước
2.3. Tăng trưởng kinh tế và cấu trúc thị ASEAN. Trên thực tế, Philippines có tốc độ
trường tài chính của Philippines tăng trưởng GDP nhanh nhất ở Châu Á trong
năm 2016 (6,8%) và năm 2017 là hơn 6,5%.
Philippines từng là quốc gia giàu có thứ
hai ở Châu Á sau Nhật Bản vào những năm Nếu xét về sự phát triển trong khu vực
60 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, những bất ổn ASEAN (đồ thị 1) và tốc độ tăng trưởng GDP
chính trị cộng với các sai lầm trong chính sách (2017), thì nền kinh tế Việt Nam có nhiều
và nạn tham nhũng đã biến Philippines thành điểm tương đồng với Philippines. Tuy nhiên,
một trong những quốc gia nghèo nhất Châu Philippines có TTCK phát triển tốt, vốn hóa
Á. Khi nền kinh tế Philippines dần hồi phục, của thị trường (290,4 tỷ USD năm 2017) luôn
khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997- cao hơn tín dụng cho khu vực tư nhân (149,7
1998 đã làm trì trệ thêm nền kinh tế của nước tỷ USD). Nói cách khác, vốn cung cấp cho
này. Nhờ những cải cách trong chính sách, các doanh nghiệp phần lớn đến từ TTCK chứ
kinh tế Philippines được xem là “con hổ tỉnh không phải ngân hàng.

102 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đồ thị 4. Vốn hóa thị trường của Philippines

Nguồn: Word Bank 2018


Philippines có một CTTTTC với TTCK Tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam
phát triển mạnh, vốn hóa thị trường luôn cao là 6,76% (đồ thị 2), nền kinh tế quốc gia đang
hơn tín dụng dành cho khu vực tư nhân, với cho thấy sự tăng trưởng khá ổn định khi luôn
CTTTTC hiệu quả nên các doanh nghiệp ở mức cao. Trong những năm gần đây, tỉ lệ
có thể dễ dàng tiếp cận vốn tài trợ trung và lạm phát có xu hướng giảm rõ rệt, năm 2017
dài hạn. Có thể nói với CTTTTC này có tác là dưới 5% (thấp hơn tỉ lệ lạm phát trung bình
động tích cực đến sự phát triển kinh tế của giai đoạn 2011-2017 là 6,5%). Tỉ lệ nợ công/
Philippines, vì vậy, kinh tế Philippines phát GDP từ 63,6%(2016) đã giảm xuống còn 62%
triển hơn Việt Nam. Điều đó đúng với kết quả (năm 2017). Tốc độ tăng nợ công cũng đang
nghiên cứu của Allard và Blavy (2011) khi họ có xu hướng giảm dần; giai đoạn 2011-2015,
cho rằng Những nền kinh tế phụ thuộc vào tăng trưởng nợ công trung bình đạt 18,4%,
TTCK sẽ hoạt động hiệu quả và ổn định hơn năm 2016 tăng 15% và năm 2017 là 9%.
những nền kinh tế phụ thuộc các ngân hàng. Cùng với đó, bội chi ngân sách đang giảm,
2.4. Tăng trưởng kinh tế và cấu trúc thị tỉ lệ chi thường xuyên trong chi ngân sách đã
trường tài chính của Việt Nam giảm nhưng vẫn còn ở mức cao (64,9% năm
2017). Cán cân thương mại cải thiện ở năm
Những tiến bộ trong việc cải cách chính
2017, từ nhập siêu năm 2015 (3,2 tỷ USD),
trị và kinh tế từ năm 1986 đã làm thay đổi
năm 2016 xuất siêu 2,68 tỷ USD.
đất nước từ một trong những nước nghèo
nhất trên thế giới, với thu nhập bình quân đầu Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP bình quân
người khoảng 100 đô la Mỹ, thành quốc gia đầu người của Việt Nam kể từ năm 1990 đã
có thu nhập thu nhập bình quân đầu người được đưa vào loại nhanh nhất thế giới, trung
khoảng 2.400 đô la Mỹ (2017). Theo bảng bình 5,5 %/ năm kể từ năm 1990, và 6,4 %/
xếp hạng mới nhất của Worldbank (2018), năm trong những năm 2000, tăng trưởng GDP
nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 42 trên thế bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay
giới và xếp thứ 6 trong khu vực ASEAN. cũng tương tự như Philippines (khoảng 6%).

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 103


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam gần 224 tỷ USD (2017) vẫn thấp hơn nhiều so với GDP
Philippines là hơn 313 USD (2017).
Đồ thị 5. Tăng trưởng kinh tế (GDP) của Singapore, Malaysia,
Philippine và Việt Nam giai đoạn 1988-2017

Nguồn: Worldbank (2018)


Theo Huỳnh Thế Du và Nguyễn Minh 3%, các công ty chứng khoán và công ty quản
Kiều (2011) thì CTTTTC Việt Nam đã có khá lý quỹ là 1,1% tổng tài sản của cả hệ thống tài
đầy đủ các thành phần cấu thành cần thiết chính (Hoàng Đức Long và ctg, 2018).
như các thị trường tài chính khác trên thế Đồ thị 5 cho thấy việc phát triển thị trường
giới (gồm thị trường tài chính; các tổ chức tài chính ở Việt Nam là tương đối thấp và thiếu
tài chính; các công cụ tài chính và kết cấu hạ ổn định so với một số nước trong khu vực. Vốn
tầng tài chính). Tính đến cuối năm 2017, tỷ hóa TTCK của Việt Nam năm 2017 là 116,6
trọng tài sản của các tổ chức tín dụng của Việt tỷ USD (Malaysia: 445,8 tỷ USD, Singapore:
Nam là 95,9%, các doanh nghiệp bảo hiểm là 787,2 tỷ đô la, Philippines: 209,4 tỷ USD).
Đồ thị 6. Vốn hóa nền kinh tế của Singapore, Malaysia,
Philippine và Việt Nam giai đoạn 1988-2017

Nguồn: Worldbank (2018)

104 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Mức độ vốn hóa thị trường của Việt Nam gấp đôi (292,5 tỷ USD), nghĩa là sự tiếp cận
(đồ thị 5) luôn luôn thấp hơn một nửa so với nguồn vốn của các công ty phần lớn dựa vào
tín dụng cho khu vực tư nhân. Cụ thể năm ngân hàng chứ không phải là từ TTCK. Điều
2017, vốn hóa thị trường là 116,6 tỷ USD này khác biệt hoàn toàn so với Singapore và
nhưng tín dụng cho khu vực tư nhân lại cao Malaysia.
Đồ thị 7. Vốn hóa thị trường của Việt Nam

Nguồn: Word Bank 2018


Có thể nhận thấy, CTTTTC hiện nay của các cơ sở hạ tầng cho TTCK Việt Nam chưa
Việt Nam chủ yếu dựa vào ngân hàng và khu thực sự hoàn thiện.
vực ngân hàng vẫn được xem là chủ đạo trong 3. Nghiên cứu định lượng về mối quan
hệ thống tài chính và là kênh huy động vốn hệ giữa CTTTTC và tăng trưởng kinh tế
chủ yếu, góp phần vào mức tăng trưởng của
3.1. Mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường
cả nền kinh tế. Trong khi đó, thị trường vốn
tài chính và tăng trưởng kinh tế
còn nhỏ với quy mô vốn hóa TTCK thấp hơn
so với hầu hết các nước trong khu vực. Theo Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên trong
Hoàng Đức Long và ctg (2018) thì thị trường khả năng sản xuất hàng hóa dịch vụ của một
nền kinh tế. Thông thường, toàn bộ sự tăng
trái phiếu của Việt Nam mặc dù đã phát triển
trưởng của một nền kinh tế thường được đại
khá nhanh so với các nước Châu Á, nhưng
diện bởi GNP hoặc GDP. TTKT thường chịu
chưa thực sự cân bằng do trái phiếu của chính
sự tác động của nhiều yếu tố như: lạm phát,
phủ chi phối thị trường. lãi suất, FDI, cung cầu hàng hóa,... Bên cạnh
Nhìn chung, có thể nhận thấy nền kinh tế đó, có nhiều mô hình cũng như nhiều kết quả
Việt Nam phụ thuộc lớn vào các ngân hàng. nghiên cứu liên quan sự TTKT. Tuy nhiên,
Vốn cung cấp cho các doanh nghiệp phần lớn nghiên cứu này chú trọng đến vai trò của
đến từ ngân hàng chứ không phải TTCK, có CTTTTC trong sự phát triển kinh tế.
thể do TTCK Việt Nam hình thành muộn hơn CTTTTC và những hoạt động trong nền kinh
Singapore, Malaysia và Philippines cũng như tế tác động lẫn nhau. Thứ nhất, một CTTTTC

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 105


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

hiệu quả sẽ giúp cho việc mua bán hàng hóa, quyết định đầu tư. Các trung gian tài chính có
dịch vụ trở nên thuận lợi và sẽ hạn chế thông thể hạn chế đặc điểm thông tin bất đối xứng
tin bất cân xứng, chi phí giao dịch và hỗ trợ cơ của TTCK. Thông tin bất đối xứng nghĩa là
chế thanh toán. Thứ hai, một CTTTTC hiệu một người tham gia giao dịch công bố nhìu
quả sẽ làm tăng nguồn huy động gửi tiết kiệm thông tin giá trị hơn người khác. Khi đó, cơ
vì lòng tin của các cá nhân đối với thị trường hội mua bán đã không được khai thác. Trong
tài chính được cải thiện. CTTTTC hiệu quả trường hợp doanh nghiệp, một quản lý doanh
giúp dễ dàng đa dạng hóa danh mục, nên các nghiệp nếu không cung cấp đầy đủ thông tin
trung gian tài chính cho phép những người có về một dự án tốt cho nhà đầu tư và người cho
tiền tiết kiệm có thể tối đa hóa lợi nhuận. Thứ vay biết thì họ sẽ không cho vay và doanh
ba, CTTTTC hiệu quả đóng vai trò quan trọng nghiệp sẽ không có tiền để thực hiện dự án đó
trong việc huy động vốn và chuyển đổi vốn (Myers and Mailuf, 1984). Một thị trường có
thành tài sản để đáp ứng một cách tốt hơn nhu thể trở nên xấu đi bởi những thông tin không
cầu của những nhà đầu tư trực tiếp (thông qua hoàn hảo, hiệu quả của việc đầu tư chỉ được
thị trường vốn) và nhà đầu tư gián tiếp (thông nhìn thấy trong ngắn hạn. Các trung gian tài
qua ngân hàng). Những trung gian tài chính chính có thể hạn chế những vấn đề đó bằng
cho phép nhà đầu tư, khách hàng vay mượn cách thu thập thông tin của những stakeholder
dựa trên doanh số tương lai để giải quyết các tiềm năng và những khoản cho vay của họ và
vấn đề hiện tại. Điều đó giúp cho những công vì sao họ cho doanh nghiệp vay.
ty có ngân sách thâm hụt có thể vượt qua sự eo Cuối cùng, CTTTTC có thể làm tăng hiệu
hẹp tài chính và những khó khăn hình thành từ quả hoạt động của các doanh nghiệp bằng cách
việc chi tiêu không hợp lý. quản lý, giám sát, thanh tra các hoạt động kinh
Pagano (1993), cho rằng những định chế doanh sản xuất (Stiglitz, 1985). Vấn đề tiết
tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc kiệm không thể chứng minh hiệu quả của dự
giảm áp lực thanh khoản giữa tiền tiết kiệm và án đầu tư hoặc hiệu quả hoạt động kinh doanh
nhu cầu vốn dài hạn trong kinh doanh. Những của doanh nghiệp. Các trung gian tài chính có
định chế tài chính là cầu nối giữa nguồn tiền thể giám sát các hoạt động của doanh nghiệp
nhàn rỗi và nhu vốn làm ăn của các doanh để nó hoạt động hiểu quả, chứ tiền gữi tiết kiệm
nghiệp. Vì vậy, ở bất cứ mức tiết kiệm nào thì có tăng lên thì hiệu quả hoạt động kinh doanh
một CTTTTC hiệu quả cũng sẽ cho phép đầu không thể vì vậy mà tốt lên. Các trung gian tài
tư ở một mức cao hơn bằng cách tối đa tỷ lệ chính có thể thực hiện chức năng giám sát bởi
tiền tiết kiệm sử dụng để đầu tư. Với một cấu họ đại diện cho lợi ích của những người có tiền
trúc hệ thống tài chính hiệu quả thì nguồn tiền nhàn rỗi. Thị trường tài chính có thể cải thiện
tiết kiệm sẽ được sử dụng hiệu quả bởi vì các hiệu quả quản lý các doanh nghiệp vì nó làm
trung gian tài chính có khả năng nhận biết cơ các doanh nghiệp cạnh tranh lẫn nhau hoặc nó
hội đầu tư một cách hiệu quả nhất. đe dọa sẽ lấy đi những gì doanh nghiệp đạt
CTTTTC đóng vai trò thiết lập cơ chế đánh được (Jensen và Meckling, 1976).
giá thông tin (Myers và Majluf, 1984). Bằng Vẫn chưa có bằng chứng cụ thể chứng
cách cung cấp cơ chế định giá doanh nghiệp, minh CTTTTC nào sẽ tốt hơn. Tuy nhiên,
CTTTTC cho phép nhà đầu tư đưa ra những có một sự thật dễ dàng nhận ra là, các quốc

106 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

gia phát triển như Singapore, Malaysia hay công ty chứng khoán, với 72 quan sát trong
Philippines thường có CTTTTC dựa vào giai đoạn 2000-2017 của Việt Nam. Nghiên
TTCK được thể hiện qua vốn hóa nền kinh cứu xử lý bằng phần mềm Eview 8.0, với dữ
tế so với tín dụng dành cho khu vực tư nhân. liệu thời gian áp dụng mô hình tự động hóa
3.2. Mô hình nghiên cứu Vector (VAR). Mô hình VAR được sử dụng
rộng rãi để nghiên cứu mối quan hệ giữa
Theo các nghiên cứu của (Levine and
CTTTTC và TTKT trong các nghiên cứu
Zervos, 1996, 1998) đều cho thấy tăng trưởng
thực nghiệm trước đây. Tương tự, nhóm tác
của nền kinh tế có mối tương quan dương
giả sử dụng mô hình VAR cho phân tích này.
với sự phát triển của thị trường tài chính và
Mô hình VAR được thiết lập như sau:
sự thanh khoản của TTCK có một sự tương
quan mạnh với tốc độ TTKT. Ngoài ra, để
đo lường sự phát triển của TTCK, giá trị vốn
hoá thị trường -là tổng giá trị thị trường của
doanh nghiệp, cũng được sử dụng là thước
đo cho sự phát triển này. Bên cạnh đó, Garcia
và Liu (1999), Chaiechi (2002), Bassanini Trong đó: Xt Là một vector của các biến
và ctg (2001) cũng dùng M2 để đo lường sự nội sinh: growth, market, bank, εi là sai số; ri
tăng trưởng tài chính và cho thấy có sự tác là ma trận hệ số tương quan giữa các biến nội
động đáng kể. Trong bài viết này, nhóm tác sinh, C là hệ số chặn, k là độ trễ phù hợp.
giả cũng khảo sát mối quan hệ giữa ba biến Theo Granger (1969), nghiên cứu này
TTKT, giá tri vốn hóa thị trường và cung cũng kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa các
tiền để đưa ra kết luận về mối quan hệ giữabiến này, đồng thời sử dụng các hàm phản
CTTTTC và TTKT của Việt Nam. ứng đẩy và phân tích phương sai, đây là
Nguồn dữ liệu trong nghiên cứu này được phương pháp thường được sử dụng để nghiên
thu thập theo quí từ Worldbank và các tổng cứu biến kinh tế vĩ mô.
Bảng 1. Bảng tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu
TT Biến Cách đo lường
Tăng trưởng kinh tế Ln GDP thựct Ln GDP thựct-1 (Levine and Zervos, 1996,
1
(Growth) 1998; Xuan Vinh Vo và ctg, 2016)
Vốn hóa thị trường Tổng vốn hóa thị trường của cổ phiếu niêm yết/GDP tính theo
2 chứng khoán tỷ lệ %. Chỉ số này dùng để đo lường sự phát triển của TTCK.
(Market) (Levine and Zervos, 1996; Xuan Vinh Vo và ctg, 2016)
Được tính bằng Ln(M2). Với M2 được tính bằng
M2 = M1 + chuẩn tệ (tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn)
Cung tiền (M2)
3 (M1 bao gồm tổng lượng tiền mặt và tiền mà các NHTM gửi
tại NHTW) (Bassanini và ctg, 2001; Garcia và Liu, 1999;
Chaiechi, 2002)
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 107


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

3.3. Dữ liệu nghiên cứu công ty chứng khoán của Việt Nam, với 72
quan sát trong 18 năm từ 2000-2017.
Với sự tương đồng về vị trí địa lý và TTKT
của Việt Nam và Philippines (đứng thứ 6 và 3.4. Kết quả nghiên cứu
thứ 4 tại ASEAN), cùng với tốc độ tăng trưởng 3.4.1. Thống kê mô tả và kiểm định tính
GDP trong khu vực (hơn 6,5%), nền kinh tế dừng
Việt Nam và Philippines có nhiều điểm tương
Các chỉ số trong thống kê mô tả cung
đồng với nhau. Do đó, nhóm tác giả chọn cấp những thông tin khái quát về bộ số liệu
Philippines để nghiên cứu về CTTTTC nhằm nghiên cứu được thể hiện qua bảng 2. Vì dữ
so sánh với CTTTTC của Việt Nam. Nguồn liệu được lấy theo quí nên chịu ảnh hưởng
dữ liệu trong nghiên cứu này được thu thập tính mùa vụ cao, vì vậy biến Bank (M2) sử
từ hai nước Việt Nam và Philippines theo quí dụng trong mô hình đã được loại bỏ tính mùa
từ Thomson Reuters, Worldbank và các tổng vụ bằng công cụ Census X12.
Bảng 2. Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình
Việt Nam Philippines
Chỉ tiêu
Growth Market M2 Growth Market M2
Trung bình 14.6496 0.3752 22.9725 25.7301 0.41729 25.0118
Trung vị 14.3785 0.3251 25.2830 25.2823 0.40548 23.8974
Tối đa 14.8285 0.8658 25.4825 26.4713 0.48061 26.2910
Tối thiểu 14.1890 0.0912 22.9725 25.0028 0.40121 23.6413
Độ lệch chuẩn 1.6512 0.1848 4.5135 0.84382 0.67584 0.64717
Độ nghiêng -0.5531 0.4213 0.6132 -0.30369 0.55312 0.03348
Độ nhọn 1.8495 1.9961 2.0077 1.75878 1.98644 1.60259
Số quan sát 72 72 72 72 72 72
Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Eviews 8.0
Tính dừng của chuỗi dữ liệu thời gian có Việt Nam và Philippines). Nghiên cứu tiếp
ý nghĩa quyết định hiệu quả phương pháp tục tiến hành kiểm định nhân quả Granger.
ước lượng được sử dụng, đo đó, để kiểm định 3.4.2. Kết quả kiểm định nhân quả Granger
tính dừng của chuỗi số liệu, hai phương pháp
a. Trường hợp Việt Nam
phổ biến áp dụng trên mẫu nhỏ là kiểm định
Kết quả tại Bảng 3 cho thấy chưa có bằng
ADF – ( Augmented D-F test), Philip-Perrons
chứng về mặt thống kê cho thấy sự tăng
(PP). Nếu tất cả các chuỗi dữ liệu cùng dừng,
trưởng kinh tế (Growth) có ảnh hưởng đến
nghiên cứu tiến hành hồi quy dữ liệu bảng
sự phát triển của hệ thống ngân hàng và sự
(times series). Kết quả kiểm định tính dừng phát triển của TTCK. Sự phát triển của TTCK
của các biến cho thấy rằng biến Growth dừng (Market) không có tác động nhân quả hai
ở bậc 0, các biến còn lại cùng dừng ở bậc 1, chiều đến tăng trưởng kinh tế (Growth) và hệ
với độ trễ phù hợp là 3 (cho cả hai trường hợp thống ngân hàng (M2).

108 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Kiểm định nhân quả Granger cho thấy Nam và đồng nhất với kết quả của Nguyễn
cung tiền có mối quan hệ nhân quả một Hữu Huân và ctg (2013) cho rằng CTTTTC ở
chiều đối với TTKT (P-value của mối quan Việt Nam là CTTTTC phụ thuộc vào hệ thống
hệ D(M2)→D(Growth) = 0.0128 < 0.05). Từ ngân hàng. Hệ thống ngân hàng đóng vai trò
kết quả này cho thấy hệ thống ngân hàng phát rất quan trọng trong việc thúc đẩy TTKT ở
triển hay suy thoái có thể dự báo TTKT ở Việt Việt Nam.
Bảng 3. Kết quả kiểm định độ trễ và kiểm định nhân quả Granger
TT Giả thuyết Ho Độ trễ Prob
1 D(Growth) không tác động tới D(M2) 3 0.1160
2 D(Growth) không tác động tới D(Market) 3 0.6476
4 D(M2) không tác động tới D(Growth) 3 0.0128
5 D(M2) không tác động tới D(Market) 3 0.9694
7 D(Market) không tác động tới D(Growth) 3 0.4821
8 D(Market) không tác động tới D(M2) 3 0.1139
Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Eviews 8.0
Kết quả nghiên cứu mô hình VAR đạt mức cân bằng mới là tăng 1% sau 3 quí.
Hình 1a cho thấy khi cú sốc TTKT xảy Trong khi đó, tại hình 1b cho thấy TTKT
ra cho thấy, biến TTKT bắt đầu phản ứng không phản ứng với biến vốn hóa TTCK
với các cú sốc của cung tiền từ quí thứ 2 và (hình 1b).
Hình 1. Phản ứng do sốc các biến số trong mô hình
(a) Sốc của D(Growth) đến (b) Sốc D(Growth) đến (c) Sốc của D(M2) đến
D(M2) D(Market) D(Growth)

(d) Sốc của D(M2) đến (e) Sốc D(Market) đến (f) Sốc D(Market) đến
D(Market) D(Growth) D(M2)

Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Eviews 8.0

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 109


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Khi cú sốc cung tiền xảy ra (hình 1c) cho tác động đến TTKT, tuy nhiên chỉ với tỷ lệ nhỏ
thấy nó phản ứng cùng chiều với TTKT sau (hơn 3%) và mức giải thích các cú sốc đến từ
1 quý với mức tăng 0,01%. Cung tiền đạt TTCK dường như không đáng kể.
mức cân bằng mới là tăng 0,02% sau 3 quý.
Bảng 4b cũng cho thấy, đối với biến TTCK
Điều này cho thấy tại Việt Nam, khi hệ thống
trong giai đoạn đầu tiên giải thích được 96,99%
ngân hàng ở Việt Nam phát triển đồng nghĩa
bởi các cú sốc của chính nó, 1,78% bởi cú sốc
gia tăng cung tiền phù hợp sẽ thúc đẩy tăng
TTKT và các cú sốc về cung tiền là 1,22%.
trưởng và dần vực dậy nền kinh tế. Tuy nhiên,
trong trường hợp các cú sốc cung tiền xảy ra Đến giai đoạn thứ 2, cú sốc do chính nó giải
thì nó không phản ứng với TTCK (hình 1d). thích giảm xuống 95.01% và có sự tăng lên
bởi tác động của cung tiền (3,42%). Kể từ giai
Khi các cú sốc về vốn hóa thị trường xảy đoạn thứ 3 trở đi, các cú sốc của chính TTCK
ra (hình 1e), nó có tác động ngay đến TTKT
giải thích giảm xuống từ 88,40% (giai đoạn 3)
với mức tăng 0.1% ngay từ quý thứ 1 khi có
xuống còn hơn 80% (từ giai đoạn 4-12). Và
cú sốc, tuy nhiên mức tăng không duy trì lâu
cũng từ giai đoạn 3 trở đi, các cú sốc của cung
mà tắt dần sau 5 tháng. Tương tự với trường
tiền giải thích tăng từ 8,69% (giai đoạn 3) lên
hợp cung tiền, khi có các cú sốc về vốn hóa
15-16% từ giai đoạn 4-12. Trong trường hợp
thị trường, cung tiền tăng 0.05% ngay từ quý
này, các cú sốc về TTKT giải thích chỉ 1% đến
thứ 1 khi có cú sốc xảy ra với M2, tuy nhiên
mức tăng không ổn định và trở lại mức cân hơn 3% trong suốt giai đoạn.
bằng cũ sau 4 tháng (hình 1f). Ngoài ra, đối với biến cung tiền, trong
Để đánh giá chính xác hơn sự giải thích cho giai đoạn đầu tiên (bảng 4c), cú sốc cung tiền
mối quan hệ giữa CTTTTC và TTKT của Việt M2 được giải thích bởi các cú sốc của riêng
Nam, nhóm tác giả tiến hành phân rã phương nó (99,35%), 0,64% do cú sốc của TTCK và
sai để đo lường mức độ giải thích giữa các biến 0,037% bởi các cú sốc TTKT. Sau 4 giai đoạn,
và mối quan hệ giữa chúng trong 12 chu kỳ cú sốc do chính nó giải thích giảm xuống còn
(bảng 4). Kết quả phân tích phương sai tại bảng 85,82%, trong khi đó cú sốc TTKT giải thích
4a cho thấy biến TTKT được hoàn toàn giải được 12,35% và 1,81% giải thích từ các cú
thích bởi chính nó trong tất cả các giai đoạn. sốc của TTCK. Mức thay đổi này không thay
Có thể thấy các cú sốc của cung tiền cũng có đổi nhiều cho đến hết giai đoạn.
Bảng 4. Kết quả phân rã phương sai
a. Variance Decomposition of D(Growth)
Period S.E. D(Growth) D(M2) D(MARKET)
1 1.169547 100.0000 0.000000 0.000000
2 1.597238 97.08445 2.2063c.70 0.709181
3 1.716202 97.08389 2.234501 0.681611
4 1.750163 96.49905 2.583969 0.916981
5 1.761722 95.51126 3.270067 1.218675
6 1.763088 95.41030 3.339014 1.250690
7 1.765406 95.26472 3.428209 1.307072

110 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Period S.E. D(Growth) D(M2) D(MARKET)


8 1.766185 95.23210 3.425805 1.342098
9 1.766477 95.22085 3.436166 1.342987
10 1.766676 95.21568 3.435837 1.348479
11 1.766714 95.21478 3.436615 1.348607
12 1.766752 95.21068 3.436562 1.352759

b.Variance Decomposition of D(MARKET)


Period S.E. D(Growth) D(M2) D(MARKET)
1 0.254169 1.783835 1.225456 96.99071
2 0.309297 1.567766 3.421910 95.01032
3 0.320669 2.898070 8.696623 88.40531
4 0.332908 2.860842 15.09511 82.04405
5 0.342664 3.186077 16.04532 80.76860
6 0.344576 3.154841 16.10837 80.73679
7 0.346023 3.194097 16.02682 80.77909
8 0.347035 3.176356 15.97260 80.85105
9 0.347150 3.217388 15.97118 80.81143
10 0.347311 3.214414 16.03764 80.74794
11 0.347603 3.224813 16.04987 80.72532
12 0.347738 3.223334 16.04271 80.73396

c. Variance Decomposition of D(M2)


Period S.E. D(Growth) D(M2) D(MARKET)
1 0.037961 0.000000 99.35261 0.647395
2 0.038321 1.498293 97.67888 0.822831
3 0.039615 5.671337 93.12211 1.206550
4 0.040595 8.339081 90.50909 1.151832
5 0.041711 12.35596 85.82973 1.814316
6 0.041978 12.78286 85.15101 2.066137
7 0.042118 12.84593 85.09785 2.056224
8 0.042187 12.82820 85.11720 2.054608
9 0.042256 13.02691 84.88419 2.088898
10 0.042257 13.02675 84.88072 2.092533
11 0.042283 13.12527 84.77739 2.097334
12 0.037961 0.000000 99.35261 0.647395
Cholesky Ordering: D(GROWTH) D(M2) D(MARKET)
Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Eviews 8.0

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 111


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Tóm lại, kết quả phân rã phương sai cho Bảng 5 cho thấy có bằng chứng về mặt thống
thấy, sốc cung tiền có tác động đến TTKT. kê cho thấy sự phát triển của TTCK và TTKT
Bên cạnh đó, biến cung tiền đại diện cho hệ có mối quan hệ hai chiều, với P-value lần lượt
thống ngân hàng và có mối quan hệ nhân quả là 0.0452 và 0.0196. Điều này cho thấy, khi
thị trưởng chứng khoán phát triển, nguồn cung
Granger với TTKT, và tác động của cung tiền
ứng vốn trung và dài hạn được phát huy hiệu
cũng có tác động cao hơn của TTCK. Trong
quả thông qua TTKT, đến lượt mình TTKT
khi đó, mức vốn hóa TTCK chỉ khoảng 18% cũng tạo động lực và đà tăng trưởng tác động
chưa đóng vai trò chủ chốt trong việc huy lại đến sự phát triển của TTCK.
động vốn trung và dài hạn cho TTKT trưởng
TTCK phát triển có tác động đến cung tiền,
kinh tế Việt Nam. Kết quả này cho thấy
nhưng đây là mối quan hệ một chiều (P-value
CTTTTC của Việt Nam chủ yếu dựa vào hệ của mối quan hệ D(Market)→D(M2) = 0.0125
thống ngân hàng như phân tích ở mục 2.2 và < 0.05). Sự phát triển của TTCK (Market)
đồ thị 6, kết quả này đồng nhất với nghiên không có tác động nhân quả hai chiều đến
cứu của Xuan Vinh Vo và ctg (2016). tăng trưởng kinh tế (Growth) và hệ thống ngân
hàng (M2). Kiểm định nhân quả Granger cho
b. Trường hợp Philippines
thấy cung tiền không có mối quan hệ nhân quả
Kết quả kiểm định nhân quả Granger hai chiều đối với TTKT và TTCK.
Bảng 5. Kết quả kiểm định độ trễ và kiểm định nhân quả Granger
TT Giả thuyết Ho Độ trễ Prob
1 D(Growth) không tác động tới D(M2) 3 0.3169
2 D(Growth) không tác động tới D(Market) 3 0.0452
4 D(M2) không tác động tới D(Growth) 3 0.4821
5 D(M2) không tác động tới D(Market) 3 0.7682
7 D(Market) không tác động tới D(Growth) 3 0.0196
Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Eviews 8.0
Từ kết quả này cho thấy TTCK của Nam, GDP của Philippines cao hơn nhiều (đồ
Philippines có thể dự báo ở nước này. Kết thị 4).
quả này cho thấy ở Philippines có CTTTTC
c. Kết quả nghiên cứu mô hình VAR
phụ thuộc TTKT vào TTCK, TTCK đóng vai
trò quan trọng hơn hệ thống ngân hàng trong Hình 2a cho thấy khi cú sốc TTKT xảy ra,
việc cung cấp vốn cho nền kinh tế, nó có vai biến TTKT không phản ứng với cung tiền.
trò quan trọng trong việc thúc đẩy TTKT Mối quan hệ này hai chiều được nhận thấy
ở Philippines. Kết quả này đồng nhất với ở hình 2c, cung tiền cũng không xảy ra phản
nghiên cứu của Allard và Blavy (2011) cho ứng với TTKT. Tại hình 2b cho thấy TTKT
rằng những nền kinh tế phụ thuộc vào TTCK bắt đầu phản ứng với cú sốc của biến TTCK
sẽ hoạt động hiệu quả và ổn định hơn những từ đầu quí 2 và luôn duy trì mức tăng đến quí
nền kinh tế phụ thuộc các ngân hàng. Điều 4. Điều này cho thấy TTKT sẽ có thúc đẩy
này phù hợp với thực tế, vì nếu so với Việt TTCK của Philippines phát triển.

112 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hình 2. Phản ứng do sốc các biến số trong mô hình


(a) Sốc của D(Growth) đến (b) Sốc D(Growth) đến (c) Sốc của D(M2) đến
D(M2) D(Market) D(Growth)

(d) Sốc của D(M2) đến (e) Sốc D(Market) đến (f) Sốc D(Market) đến
D(Market) D(Growth) D(M2)

Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Eviews 8.0


Khi cú sốc cung tiền xảy ra (hình 1c và 1d) sốc của chính nó và, 2,04% bởi cú sốc cung
cho thấy nó không phản ứng với TTKT và tiền và các cú sốc về TTCK là 0,79%. Đến
TTCK. Tuy nhiên, khi các cú sốc về TTCK giai đoạn thứ 6, cú sốc do chính nó giải thích
xảy ra (hình 1e), nó có phản ứng với TTKT giảm xuống 89.89% và có sự tăng lên bởi tác
sau 1 quý với mức tăng 0,02% khi có cú sốc động của TTCK (6,91%). Kể từ giai đoạn thứ
của Market và đạt mức cân bằng mới là tăng 7 trở đi, các cú sốc của tăng trưởng giải thích
0,02% sau 3 quý. Hình 1f cho thấy Market giảm xuống còn khoảng 88 -89% (từ giai đoạn
tăng 0.05% ngay từ quý thứ 1 khi có cú sốc 7-12). Và cũng từ giai đoạn 7 trở đi, các cú sốc
tăng cung tiền, tuy nhiên mức tăng không duy của TTCK giải thích tăng từ 7-8% .
trì lâu mà tắt dần sau 1 quý. Bảng 5b cho thấy, tại giai đoạn đầu tiên biến
Để đánh giá chính xác hơn sự giải thích TTCK giải thích được 98,36% bởi cú số của
cho mối quan hệ giữa CTTTTC và TTKT của chính nó, 0.99% do cú sốc cung tiền và 0.64%
Philippines, nhóm tác giả tiến hành phân tích từ TTKT. Bắt đầu từ giai đoạn thứ 2 trở đi cho
phương sai để đo lường mức độ giải thích giữa thấy mức giải thích giảm xuống bởi cú sốc của
các biến và mối quan hệ giữa chúng trong 12 nó, thêm vào đó là sự gia tăng mức độ giải
chu kỳ (bảng 5). Kết quả phân tích phương thích của TTKT (tăng từ 0.64% giai đoạn 1 lên
sai tại bảng 5a cho thấy, đối với biến TTKT 63.35% ở giai đoạn 12). Trong khi đó, mức độ
trong giai đoạn đầu tiên giải thích được 100% giải thích của biến cung tiền trong 12 giai đoạn
bởi các cú sốc của chính nó; đến các giai đoạn đều không đáng kể (giảm từ 0.99% giai đoạn 1
sau có xu hướng giảm dần bắt đầu từ giai đoạn còn 0.35% ở giai đoạn 12). Có thể thấy các cú
thứ hai giải thích được 97,16% bởi các cú sốc của TTCK có tác động mạnh mẽ đến TTKT.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 113


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đối với biến cung tiền (bảng 5c) thì các cú sốc cung tiền M2 được giải thích hầu như hoàn
toàn bởi các cú sốc của riêng nó (99,89%), và nó duy trì giải thích luôn ở mức cao hơn 96%
cho tất cả các giai đoạn.
Bảng 6. Kết quả phân rã phương sai
a. Variance Decomposition of D(Growth)
Period S.E. D(Growth) D(M2) D(MARKET)
1 0.296654 100.000 0.000000 0.000000
2 0.410349 97.1610 2.044784 0.794159
3 0.432591 95.7469 3.050290 1.202807
4 0.437134 93.8531 3.002597 3.144288
5 0.444460 91.3895 3.037962 5.572529
6 0.449875 89.8988 3.186194 6.914966
7 0.452407 89.2078 3.260888 7.531303
8 0.453247 88.9562 3.278630 7.765087
9 0.453536 88.8561 3.276883 7.866998
10 0.453672 88.8048 3.275196 7.919994
11 0.453770 88.7665 3.275953 7.957466
12 0.453856 88.7336 3.277798 7.988398

b. Variance Decomposition of D(MARKET)


Period S.E. D(Growth) D(M2) D(MARKET)
1 0.039635 0.64158 0.998269 98.36015
2 0.052716 4.56626 0.699647 94.73409
3 0.064875 16.4050 0.515129 83.07982
4 0.075512 26.4204 0.455469 73.12410
5 0.086327 35.7321 0.368663 63.89918
6 0.096560 43.1746 0.294676 56.53070
7 0.106473 49.2260 0.259629 50.51428
8 0.115816 53.9657 0.260492 45.77377
9 0.124645 57.7027 0.280433 42.01682
10 0.132929 60.6518 0.305597 39.04259
11 0.140729 0.32994 0.329941 36.65622
12 0.148085 0.35144 0.351442 34.71704

114 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

c. Variance Decomposition of D(M2)


Period S.E. D(Growth) D(M2) D(MARKET)
1 0.267985 0.000000 99.89588 0.104124
2 0.285973 0.889444 96.97042 2.140139
3 0.317888 0.894408 97.36808 1.737515
4 0.330512 0.828705 97.37548 1.795814
5 0.345276 0.801658 97.01894 2.179399
6 0.353654 0.794765 96.78223 2.423009
7 0.360694 0.886951 96.59552 2.517526
8 0.365732 1.037937 96.43895 2.523108
9 0.370297 1.261228 96.24176 2.497012
10 0.374356 1.508396 96.02860 2.463008
11 0.378266 1.770028 95.80232 2.427651
12 0.382002 2.028158 95.57825 2.393592
Cholesky Ordering: D(GROWTH) D(M2) D(MARKET)
Nguồn: Trích xuất từ phần mềm Eviews 8.0

Tóm lại kết quả phân rã phương sai cho phù hợp với sự phát triển nội tại của nền kinh
thấy, một cú sốc trong sự phát triển của hệ tế.
thống ngân hàng sẽ làm TTKT gần như
Ở Việt Nam, TTCK chưa thể hiện được
không biến động. Tuy nhiên, một cú sốc
vai trò của nó trong nền kinh tế, vốn được đưa
trong sự phát triển của TTCK sẽ làm TTKT
vào thị trường vốn mà chưa đi vào nền kinh
tăng mạnh, cao hơn nhiều so với phản ứng
tế, do đó, TTCK chưa đáp ứng được bản chất
của TTKT đối với cú sốc trong sự phát triển
huy động vốn cho nền kinh tế do còn nhiều
của hệ thống ngân hàng.
bất cập trong khâu quản lý, điều hành TTCK
4. Kết luận cũng như liên quan đến các vấn đề khác như
Kết quả nghiên cứu cho thấy CTTTTC tại đầu cơ, an ninh kinh tế.... Điều này trái ngược
Việt Nam hoàn toàn khác biệt với các nước có hoàn toàn với CTTTTC của Philippines. Từ
tăng trưởng kinh tế cao hơn trong khu vực là kết quả nghiên cứu cho thấy Philippines có
Singapore, Malaysia, Philippines, cụ thể Việt một CTTTTC hiệu quả nên các doanh nghiệp
Nam có CTTTTC phụ thuộc hệ thống ngân có thể dễ dàng tiếp cận vốn tài trợ trung và
hàng thông qua bằng chứng về mối quan hệ dài hạn, do vậy nền kinh tế Philippines phát
giữa sự phát triển của hệ thống ngân hàng và triển hơn Việt Nam. Như vậy, có sự khác biệt
TTKT bằng phương pháp hồi quy VAR, và giữa CTTTTC của Việt Nam và CTTTTC của
ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc Philppines. Philippines sở hữu một CTTTTC
thúc đẩy TTKT ở Việt Nam. Do vậy, trong chủ yếu dựa vào TTCK. Ở Philippines, TTCK
giai đoạn hội nhập ngày càng sâu rộng vào đã chứng tỏ được vai trò quan trọng trong nền
nền kinh tế thế giới, CTTTTC của Việt Nam kinh tế, nó cung cấp vốn trung và dài hạn.
cũng phải có những bước chuyển mình cho Bên cạnh đó, TTCK cũng có tác động nhẹ

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 115


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

đến cung tiền. Một CTTTTC hiệu quả như nền kinh tế, làm cho kinh tế Việt Nam chậm
vậy giúp cho Philippines có một nền kinh tế phát triển hơn kinh tế các nước trong khu
phát triển nóng hơn Việt Nam. vực. Do đó để có thể đây nhanh tốc độ TTKT,
Ở Việt Nam, TTCK chưa thể hiện được về giai đoạn trước mắt các cơ quản quản lý
vai trò của nó trong nền kinh tế. Việc cung cần khắc phục những tồn tại, yếu kém của hệ
cấp vốn quá phụ thuộc vào hệ thống ngân thống ngân hàng. Cụ thể bên cạnh việc tái cấu
hàng. Phần lớn vốn ngân hàng huy động trúc hệ thống ngân hàng, kiểm soát tình trạng
được là vốn ngắn hạn (tiền gửi thanh toán, lợi ích nhóm của hệ thống ngân hàng thương
tiền gửi không kỳ hạn,...) nhưng sự trì trệ và mại và hỗ trợ hoạt động kinh doanh hiệu quả
yếu kém trong quản trị của các ngân hàng hơn. Đồng thời có những giải pháp, bước đi
hiện nay đã ảnh hưởng rất lớn đến TTKT. Từ phù hợp chuyển đổi CTTTTC dựa vào TTCK
số liệu thống kê thực tế cho đến các nghiên bằng cách quan tâm và tạo điều kiện cho
cứu hàn lâm cho thấy Việt Nam có CTTTTC TTCK phát triển. Chính phủ cần đưa ra các
dựa vào hê thống ngân hàng nhưng hệ thống chính sách kích thích tăng trưởng TTCK một
ngân hàng hoạt động kém hiệu quả là nguyên cách bền vững để giúp thị trường phát huy vai
nhân quan trọng kìm hãm sự phát triển của trò huy động vốn cho nền kinh tế./.

Tài liệu tham khảo


1. Allard, Julien and R. Blavy (2011), “Market Phoenixes and Banking Ducks: Are
Recoveries Faster in Market-Based Economies”, IMF Working Paper, No. 213.
2. Bassanini, A., Scarpetta, S., & Hemmings, P. (2001), Economic growth: the role of
policies and institutions, Panel data evidence from OECD countries.
3. Chaiechi (2002), Post-Keynesian Empirical Research and the Debate on Financial
Market Development.
4. Garcia V. F. and Lin Liu (1999), “Macroeconomic determinants of stock market
development”, Journal of Applied Economics, Vol. II, No. 1 (May 1999), 29-59.
5. Goldsmith, R. W. (1969), Financial structure and development, New Haven: Yale
University Press.
6. Giap T.K and Mulya Amri (2018), “Slow Growth and Sluggish Manufacturing in
Indonesia‟s Less Competitive Provinces: A Geweke Causality Analysis”, Applied
Finance and Accounting, Vol. 4, No. 2, August 2018 ISSN 2374-2410 E-ISSN 2374-
2429 Published by Redfame Publishing URL: http://afa.redfame.com.
7. Granger, C. W. J. (1969), Investigating Causal Relations by Econometric Models and
Cross-Spectral Methods, Econometrica (Pre-1986), 37(3), 424, https://doi.org/10.2307
/1912791.
8. Hoàng Đức Long và ctg (2018), “Đánh giá an ninh tài chính vĩ mô Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế”, Hội thảo Khoa học- An ninh tài chính của Việt Nam trong hội
nhập quốc tế, ISBN: 978-604-922-620-5.
9. Huỳnh Thế Du và Nguyễn Minh Kiều, “Hệ thống tài chính Việt Nam”, Tài chính và
Phát triển, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright niên khóa 2011-2013, tr 8-15.
10. King, R. G., & Levine, R. (1993), “Finance and growth: schumpeter might be right”,
Quarterly Journal of Economics, 108(3), 717–737.

116 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

11. Levine, R. (2004), “Finance and growth: theory and evidence”, NBER Working Paper,
No. 10766.
12. Levine, R., & Zervos, S. J. (1996), “Stock market development and long-run growth”,
World Bank Economic Review, 82(4), 942–963.
13. Levine, R. (1997), “Financial development and economic growth: views and agenda”,
Journal of Economic Literature, 35(2), 688–726.
14. Levine, R., & Zervos, S. J. (1998), “Stock markets, banks, and economic growth”, The
American Economic Review, 88(3), 537–558.
15. Levine, R., Loayza, N. and Thorsten, B. (1999), “Financial intermediation and growth:
causality and causes”, World Bank Country Economics Department Papers 2059,
Washington, DC.
16. Lucas, Robert E, Jr. (1988), “On the mechanics of economic development”, Journal of
Monetary Economics, 22(1), 3–42.
17. Pagano, M. (1993), “Financial Markets and Growth: An Overview”, European
Economic Review, 37, 613–22.
18. Jensen, M. C., & Mechling, W. (1976), “Theory of the firm: Managerial behavior,
agency costs, and capital structure”, Journal of Financial Economics, 3(October):
305-360.
19. McKinnon, R.I. (1993), Macroeconomic control in liberalizing socialist economies:
Asian and European parallels. In: Giovannini, A. (Ed.), Finance and Development:
Issues and Experience. Cambridge University Press, Cambridge, pp. 223±256.
20. Myers, S.C and Nicholas S. Majluf (1984), “Corporate financing and investment
decisions when firms have information that investors do not have”, Journal of Financial
Economics,13 (1984) 187-221. North-Holland.
21. Nguyễn Hữu Huân cùng các cộng sự (2013), Financial structure and economic growth
– case of Viet Nam.
22. Xuan Vinh Vo, Huu Huan Nguyen and Khanh Duy Pham (2016), Financial structure
and economic growth: the case of Vietnam, Eurasian Bus Rev, DOI 10.1007/s40821-
016-0042-8.
23. International Monetary Fund (2013), Singapore: Financial System Stability Assessment,
https://www.imf.org/en/Publications/CR/Issues/2016/12/31/Singapore-Financial-
System-Stability-Assessment-41051.
24. Schumpeter, J. A. (1911). A Theory of economic development. Cambridge: Harvard
University Press.
25. https://www.thoughtco.com/singapores-economic-development-1434565.
26. https://emerhub.com/philippines/7-reasons-why-philippines-is-among-fastest-
growing-economies/.
27. https://leaderonomics.com/functional/the-financial-system-in-malaysia.
28. https://datacatalog.worldbank.org/.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 117


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TRẦN NỢ CÔNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP


TIẾP CẬN XÂY DỰNG TRẦN NỢ CÔNG
Nguyễn Thị Lan1

Tóm tắt
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là tổng hợp các phương pháp tiếp cận xây dựng trần
nợ công, đánh giá phương pháp xây dựng trần nợ công của Việt Nam hiện nay, trên cơ sở
đó đề xuất một số gợi ý chính sách cho Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: việc xây
dựng trần nợ công về cơ bản dựa trên bốn phương pháp tiếp cận đó là: (1) Phương pháp
dựa trên khung nợ bền vững DSF của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới
(WB); (2) Phương pháp dựa trên lý thuyết ràng buộc ngân sách chính phủ; (3) Phương
pháp dựa trên lý thuyết về ngưỡng nợ công (hay mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và
tăng trưởng kinh tế theo đường cong Laffer); và (4) Phương pháp dựa trên lý thuyết “khả
năng chịu đựng nợ của quốc gia”. Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào quan
điểm của các nhà làm chính sách của mỗi quốc gia. Hiện nay, phương pháp xây dựng trần
nợ công hiện nay của Việt Nam là khá đơn giản và lạc hậu. Do vậy, mức trần nợ công/
GDP (65%) mà Quốc hội đưa ra chưa thực sự đáng tin cậy. Việt Nam cần áp dụng kết hợp
các phương pháp hiện đại và có độ tin cậy cao để xác định trần nợ công
Từ khóa: Nợ công, trần nợ công, phương pháp xây dựng trần nợ công.
Mã số: 649 | Ngày nhận bài: 8/7/2019 | Ngày hoàn thành biên tập: 30/7/2019 | Ngày duyệt đăng: 31/7/2019

Abstract
The purpose of this research is to synthesize the approaches to build public debt
ceiling, assessing the method of building public debt ceiling in Vietnam; on that
basis, the paper will give out some policy suggestions for Vietnam. The research
results show that the establishment of public debt ceiling is basically based on four
approaches: (1) The method based on the Sustainable Debt Framework (DSF) by
the International Monetary Fund (IMF) and the World Bank (WB); (2) The method
based on the theory of government budget constraints; (3) The method based on
the theory of “Debt overhang” (or nonlinear relationship between public debt and
economic growth follow Laffer curve); (3) The method based on the theory of “debt
tolerance”. The choice of methods will depend on the views of policy makers of each
country. Currently, method of building public debt ceiling in Vietnam is quite simple

1
Trường Đại học Ngoại thương, Email: buichuclinh@gmail.com

118 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

and outdated. Therefore, the public debt ceiling (65% of GDP) issued by The National
Assembly is not really reliable. Vietnam needs to apply a combination of modern and
high credibility methods to determine public debt ceiling.
Keywords: Public debt, the public debt ceiling, the method of building public debt
ceiling.
Paper No. 649 | Date of receipt: 8/7/2019 | Date of revision: 30/7/2019 | Date of approval: 31/7/2019

1. Giới thiệu Nghiên cứu này nhằm đạt được 3 mục tiêu
sau:
Nợ công là một vấn đề mà tất cả quốc gia
trên thế giới đều phải đối mặt. Từ những quốc (1) Làm rõ khái niệm trần nợ công, tổng
gia còn nghèo đói ở Châu Phi đến những hợp các phương pháp tiếp cận xây dựng trần
nước đang phát triển như Việt Nam hay nợ công.
những cường quốc về kinh tế như Mỹ, Nhật Đánh giá phương pháp xây dựng trần nợ
Bản hay Châu Âu thì đều đang gánh trên vai công của Việt Nam hiện nay.
một khoản nợ công không hề nhỏ, thậm chí Đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt
nhiều nước đã vượt quá cao so với ngưỡng Nam trong việc áp dụng các phương pháp
an toàn như Nhật Bản (trên 200%GDP), Mỹ xây dựng trần nợ công.
vượt quá 100% GDP; Đặc biệt nhiều nước
Nhằm thực hiện mục tiêu nói trên, bài
thuộc Liên minh Châu Âu (EU) có tỷ lệ nợ
nghiên cứu được cấu trúc gồm 5 phần: Phần 1
tương đương 60% - mức giới hạn an toàn cho
giới thiệu nghiên cứu, Phần 2 trình bày cơ sở
phép, các nước Hy Lạp đã vỡ nợ với tỷ lệ nợ
lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên
lên đến 152% GDP hay như Italy mức nợ lên quan; Phần 3 đánh giá phương pháp xác định
đến 120% GDP. Nếu không kiểm soát được trần nợ công của Việt Nam hiện nay; Phần 4
nợ công thì tình trạng vỡ vợ có thể xảy ra và đưa ra gợi ý chính sách cho Việt Nam và cuối
nó sẽ gây ra những hậu quả khó lường, những cùng là Phần 5 đưa ra kết luận.
tổn thất không chỉ về mặt kinh tế mà còn về
2. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu
mặt chính trị - xã hội. Để đảm bảo tính an
thực nghiệm liên quan
toàn của nợ công, tránh gây ra tình trạng vỡ
nợ có thể xảy ra, các nước đã xây dựng trần 2.1. Cơ sở lý thuyết về phương pháp xây
nợ công cho quốc gia mình và cố gắng kiểm dựng trần nợ công
soát nợ công không được vượt mức trần cho 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nợ
phép. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: trần nợ công và trần nợ công
công được xác định như thế nào?  Nợ công
Để giải quyết câu hỏi nói trên thì bài báo Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân
nghiên cứu: “Trần nợ công và các phương hàng Thế giới (WB), nợ công là toàn bộ nghĩa
pháp tiếp cận xây dựng trần nợ công” là thực vụ trả nợ của khu vực công, bao gồm nghĩa
sự cần thiết. vụ trả nợ của khu vực chính phủ và của khu

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 119


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

vực các tổ chức công. Khu vực chính phủ bao công vượt ngưỡng này thì sẽ không tạo ra động
gồm chính phủ trung ương, chính quyền liên lực cho đầu tư phát triển vì phần lớn nguồn lực
bang và chính quyền địa phương. Các tổ chức sẽ phải dùng cho việc trả nợ nên sẽ làm giảm
công là các tổ chức công phi tài chính, các tổ đầu tư phát triển và kìm hãm tăng trưởng kinh
chức tài chính công, ngân hàng trung ương tế. Mặt khác, khi nền kinh tế suy giảm thì nguồn
(NHTW), các tổ chức nhà nước nhận tiền gửi lực trả nợ sẽ giảm sút làm suy giảm khả năng
(trừ NHTW) và các tổ chức tài chính công trả nợ và mức độ an toàn nợ công. Như vậy,
khác (IMF và WB, 2011). “ngưỡng nợ công tối ưu” là một chỉ tiêu quan
trọng để quản lý, kiểm soát nợ công ở mức tối
Ở Việt Nam, theo quy định tại khoản 2
ưu của nền kinh tế và là cơ sở tham khảo để tính
Điều 1 Luật quản lý nợ công hiện hành (số
toán chỉ tiêu trần nợ công của quốc gia.
20/2017/QH14) thì nợ công bao gồm: Nợ
chính phủ khoản nợ phát sinh từ các khoản  Trần nợ công quốc gia
vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, Trần nợ công là giới hạn tổng số tiền mà
phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh chính phủ được phép vay nợ được quyết
Chính phủ; Nợ được Chính phủ bảo lãnh là định bởi cơ quan lập pháp cao nhất của quốc
khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính gia. Giới hạn này áp dụng cho các khoản nợ
sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo công theo phạm vi xác định nợ công theo
lãnh; Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ quy định pháp lý của mỗi nước. Mức trần
phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay. nợ công được tính bằng tổng số dư nợ công
Như vậy, có thể thấy so với quan điểm của trong một thời kỳ nhất định,theo đơn vị tiền
IMF và WB thì quan điểm về nợ công của Việt tệ của mỗi nước (Đào Văn Hùng và cộng sự,
Nam có sự khác biệt đáng chú ý về việc xác 2014).
định phạm vi của nợ công. Theo quan điểm Như vậy, trần nợ công được xác định như
của IMF và WB thì nợ công là nợ của khu vực là mức nợ thận trọng và bền vững. Trần nợ
công, trong đó bao gồm cả nợ của NHTW để là mức nợ tối đa mà các quốc gia tự đặt ra để
thực hiện chính sách tiền tệ và nợ của doanh giới hạn quy mô nợ công của mình.
nghiệp nhà nước (DNNN), trong khi nợ công
 Phân biệt “ngưỡng nợ chịu đựng nợ
của Việt Nam không bao gồm nợ của Ngân
công” và “ngưỡng nợ công tối ưu”
hàng Nhà nước và nợ của DNNN2 tự vay tự
trả. Từ đó dẫn đến sự khác nhau trong cách “Ngưỡng chịu đựng nợ công” của một
tính nợ công của Việt Nam so với IMF và WB. quốc gia có thể hiểu là ngưỡng nợ công tối đa
mà quốc gia đó có thể chịu đựng cho tới khi
 Ngưỡng nợ công tối ưu
xảy ra vỡ nợ. Trong khi đó, “ngưỡng nợ công
Nghiên cứu của Đào Văn Hùng và cộng sự tối ưu” lại là ngưỡng nợ công tốt nhất cho
(2014) cũng đã đưa ra định nghĩa về “Ngưỡng tăng trưởng kinh tế, tức là tại ngưỡng nợ này
nợ công tối ưu” là ngưỡng nợ công mà tại đó thì tăng trưởng GDP đạt mức tối đa (Hình 1).
quy mô nợ công được xem như mức nợ thận “Ngưỡng chịu đựng nợ công” và “ngưỡng nợ
trọng, đảm bảo tính bền vững của chính sách tài công tối ưu” đều được đo lường bằng tỷ lệ nợ
khóa và tối ưu hóa tăng trưởng kinh tế. Khi nợ công/GDP.
1
Chỉ những khоản nợ củа DNNN được Chính рhủ bảо lãnh mới được cоi là nợ công

120 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Bảng 5. Kết quả kiểm định độ trễ và kiểm định nhân quả Granger

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


Như vậy, “ngưỡng chịu đựng nợ công” có Để đánh giá tính bền vững nợ công của các
ý nghĩa trong việc dự báo khủng hoảng nợ, nước thu nhập thấp (Low - Income Countries
góp phần đề xuất các giảm pháp nâng cao tính - LICs). IMF và WB đã nghiên cứu và xây
bền vững của nợ công và phòng tránh nguy dựng khung lý thuyết nợ bền vững (Debt
cơ xảy ra vỡ nợ. Tuy nhiên, chính sách quản Sustainability Framework for Low - Income
lý nợ công hợp lý cần xem xét nhiều hơn tới Countries) được công bố năm 2005. Các
“ngưỡng nợ công tối ưu” với mục tiêu kiểm ngưỡng nợ này đã được IMF và WB cập nhật
soát nợ công ở ngưỡng này nhằm tối ưu hóa vào các năm 2006, 2009, 2012 và năm 2017.
lợi ích mà nợ công đem lại cho nền kinh tế. Mục đích của phương pháp này là dựa vào
2.1.2. Các phương pháp tiếp cận xây dựng khung nợ DSF (tập hợp các ngưỡng nợ nguy
trần nợ công hiểm), để phân tích, dự báo gánh nặng nợ
Theo các nghiên cứu về trần nợ công, về tổng thể và nợ công nước ngoài của quốc gia
cơ bản việc xây dựng trần nợ công dựa trên (được tính trên GDP, thu ngân sách nhà nước
bốn phương pháp tiếp cận đó là: (1) Dựa trên và kim ngạch xuất khẩu) có đang gặp nguy cơ
khung nợ bền vững DSF của IMF và WB; vỡ nợ hay không và đánh giá nguy cơ tiềm ẩn
(2) Dựa trên lý thuyết ràng buộc ngân sách của nợ công.
chính phủ; (3) Dựa trên lý thuyết về ngưỡng Các ngưỡng chỉ số nợ trong khung nợ DSF
nợ công (hay mối quan hệ phi tuyến giữa nợ được công bố từ năm 2012 trở về trước phụ
công và tăng trưởng kinh tế theo đường cong thuộc vào mức độ hỗ trợ của chính sách và
Laffer); và (4) Dựa trên lý thuyết “khả năng khung thể chế của một quốc gia đối với tăng
chịu đựng nợ của quốc gia””(debt tolerance). trưởng bền vững và giảm nghèo, được đo
Cụ thể: lường bằng chỉ số CPIA (Country Policy and
2.1.2.1. Phương pháp xây dựng trần nợ Institutional Assessment).
công dựa trên mô hình khung nợ bền vững Chỉ số CPIA được chấm theo thang điểm
(DSF) của IMF và WB từ 1 đến 6. Những nước có điểm CPIA trung

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 121


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

bình thấp hơn hoặc bằng 3,25 được coi là có chính sách yếu, từ trên 3,25 đến dưới 3,75 được
coi là nước có chính sách trung bình, bằng hoặc lớn hơn 3,75 được coi là có chính sách tốt
(xem Bảng 1).
Bảng 1. Ngưỡng nợ công theo khung nợ DSF (2012)
Nghĩa vụ trả nợ
Giá trị nợ nước ngoài
nước ngoài theo Nợ công/GDP
theo tỷ lệ % của
% của
Giá trị Giá trị
Xuất Thu Xuất Thu
GDP hiện tại danh
khẩu NSNN khẩu NSNN
(PV) nghĩa
Chính sách yếu
28 131 184 17 18 38 49
CPIA ≤ 3,25
Chính sách trung bình
36 179 217 20 20 46 62
3,25<CPIA<3,75
Chính sách mạnh
44 226 250 24 22 74 75
CPIA ≥ 3,75
Nguồn: IMF và World Bank (2012)

Tuy nhiên, phiên bản mới nhất3 công bố mức độ hỗ trợ của chính sách và khung thể
ngày 26/12/2017 của khung nợ DSF của IMF chế của một quốc gia đối với tăng trưởng bền
và WB (gọi tắt là DSF, 2017) đã có một số vững và giảm nghèo, được đo lường bằng chỉ
thay đổi trong việc phân loại quốc gia theo khả số CPIA (Country Policy and Institutional
năng chịu đựng nợ và khung đánh giá mức độ Assessment) của WB, tuy nhiên hiện nay IMF
an toàn. DSF bao gồm một tập hợp các ngưỡng đã thay đổi thành chỉ số CI - chỉ số tổng hợp
nợ nguy hiểm, dựa vào đó có thể dự báo nợ các biến khác nhau mà trong đó CPIA vẫn là
công và nợ công nước ngoài. Trước đây, các một trong những yếu tố quan trọng. Chỉ số CI
ngưỡng chỉ số gánh nặng nợ phụ thuộc vào được tính bằng công thức sau:

Trong đó:  Remittances là Tổng kiều hối,


 CPIA là chỉ số về chất lượng khuôn  Reserves là Dự trữ ngoại hối,
khổ thể chế, chính sách, được đánh giá bởi
Worldbank.  Imports là kim ngạch nhập khẩu,

 g là tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam  GDP là tổng sản lượng quốc dân

 gw là tốc độ tăng trưởng GDP của thế  Tất cả các biến có đơn vị phần trăm (%),
giới trừ chỉ số CPIA
3
Xem: “Reviews of Debt Sustainability Framework for Low Income Countries: proposed reforms”- IMF Policy
Papers, No. 17/380.

122 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Các chuyên gia của IMF và WB định nghĩa Xây dựng công thức tính chỉ số CI phản
CI là tổng trọng số của các yếu tố không xác ánh sự ảnh hưởng của các biến giải thích
định nợ của rủi ro vỡ nợ (CPIA, tăng trưởng không xác định nợ đối với rủi ro khủng hoảng
quốc gia, dự trữ ngoại hối, dự trữ ngoại hối nợ:
bình phương, kiều hối, tăng trưởng thế giới),
trong đó các trọng số được tính bằng cách lấy
là hệ số trung bình được dựa trên 4 mô
trung bình các hệ số ước tính trên các mô hình
hình hồi quy probit cho mỗi một biến giải
probit cho mỗi một trong bốn chỉ số gánh
thích.
nặng nợ (Giá trị nợ công nước ngoài theo tỷ
lệ % củaGDP và kim ngạch xuất khẩu; nghĩa là giá trị 10 năm trung bình của mỗi
vụ nợ nước ngoài theo tỷ lệ % của kim ngạch biến giải thích.
xuất khẩu và thu NSNN). Dựa trên số liệu tính toán chỉ số CI cho
Trong báo cáo nghiên cứu “Review of giai đoạn 2005 -2014, các chuyên gia của
the Debt Sustainability Framework for Low IMF và WB xác định các hệ số β cho phương
trình (1) như sau:
Income Countries - Annexes” (2017),các
chuyên gia của IMF và WB đã sử dụng mô β1=0,385; β2=2,719; β3=2,022; β4=4,052;
hình probit để ước lượng cho mỗi chỉ số gánh β5= -3,990; β6=13,520
nặng nợ cho một mẫu gồm 80 các nước có thu Khả năng xảy ra khủng hoảng nợ có mối
nhập thấp trong giai đoạn năm 1970 - 2014: tương quan cùng chiều với mức độ mắc nợ
và tương quan nghịch với chất lượng của các
thể chế và chính sách (được đo bằng CPIA)
Trong đó: và với các yếu tố cụ thể của quốc gia khác
Фlà hàm phân phối tích lũy chuẩn (tăng trưởng quốc gia, dự trữ ngoại hối, kiều
hối). Các điều kiện bên ngoài (tăng trưởng
dj đại diện cho 4 chỉ số gánh nặng nợ (NPV
thế giới) có tác động quan trọng đến khả năng
nợ công/GDP, NPV nợ nước ngoài/xuất khẩu,
khủng hoảng nợ. Ngoài ra, lưu ý rằng hệ số
Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/xuất khẩu và
trên biến dự trữ ngoại hối thứ hai (phi tuyến
Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/thu NSNN).
tính) có dấu hiệu ngược chiều, ngụ ý rằng
Xk đại diện cho các biến giải thích không trên phạm vi tỷ lệ nhất định, tích lũy dự trữ
xác định nợ được hàm chứa trong hồi quy ngoại hối bổ sung góp phần ít hơn đến giảm
probit (CPIA, tăng trưởng quốc gia, dự trữ khả năng vỡ nợ.
ngoại hối, dự trữ ngoại hối bình phương, kiều Việc tính toán chỉ số CI sẽ dựa trên số bình
hối, tăng trưởng thế giới) quân trong 10 năm của các biến số, trong đó
P là xác suất của nợ nước ngoài 5 năm dựa trên dữ liệu quá khứ và 5 năm dự
đoán. Thời gian 10 năm đảm bảo một sự ổn
γ là một biến nhị phân lấy giá trị là 1 nếu
định trong việc xếp hạng một nước đồng thời
quốc gia gặp khủng hoảng nợ nước ngoài và
cũng giải quyết sự ảnh hưởng của chu kì kinh
bằng 0 nếu ngược lại
tế. Việc sử dụng dữ liệu quá khứ và dự báo sẽ
β là các hệ số được ước lượng cân bằng các kết quả trước đó cũng như các

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 123


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

thay đổi được dự đoán trong một nước, đảm đo lường rủi ro nợ xấu. Khung nợ DSF năm
bảo rằng cả những cải thiện được dự đoán 2017 sử dụng nhiều các biến số cụ thể của
trong tương lai và các kết quả trong quá khứ từng nước để tăng khả năng dự báo hơn là
đều ảnh hưởng đến xếp hạng một quốc gia. khung nợ DSF (2012) chỉ dùng chỉ số CPIA.
Với chỉ số CPIA, giá trị gần nhất sẽ được tính
Khung nợ DSF (2017) cũng đưa vào các số
cố định cho 5 năm dự báo. liệu tương lai (điều này sẽ tăng sự liên kết với
Có thể thấy với phiên bản 2017 đã đề các cơ quan có thẩm quyền) trong khi khung
cập đến những thay đổi để đảm bảo ngưỡng nợ DSF (2012) phân loại dựa vào các dự liệu
DSF duy trì được sự phù hợp với bối cảnh tài quá khứ.
chính thay đổi nhanh chóng của các nước thu Chỉ số CI sẽ quyết định xếp hạng khả năng
nhập thấp, đồng thời giúp ngưỡng DSF thực thanh toán nợ của một quốc gia vào một trong
tế hơn, toàn diện hơn và tốt hơn trong việc 3 nhóm: yếu, trung bình, mạnh (xem Bảng 2).
Bảng 2. Phân loại khả năng chịu đựng nợ của quốc gia theo chỉ số CI
Điểm CI Phân loại khả năng chịu đựng nợ của quốc gia
CI < 2,69 Yếu
2,69 ≤ CI ≤ 3,05 Trung bình
CI > 3,05 Mạnh
Nguồn: IMF và World Bank (2017)
Các nước có chỉ số CI < 2,69 được cho của quốc gia đó so với các chỉ số thể hiện
là có khả năng chịu đựng nợ kém. Các quốc năng lực trả nợ như NPV nợ/GDP, NPV nợ
gia có chỉ số CI trong khoảng từ 2,69 đến nước ngoài /Tổng kim ngạch xuất khẩu,
3,05 có khả năng chịu đựng nợ trung bình. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài đối với Tổng
Các quốc gia có chỉ số CI > 3,05 được kim ngạch xuất khẩu và Thu NSNN sẽ cao
xem là các nước có khả năng chịu đựng nợ hơn, cụ thể được thể hiện trong Bảng 3,
mạnh, hay các ngưỡng vay nợ nguy hiểm Bảng 4 dưới đây:
Bảng 3. Ngưỡng nợ nước ngoài theo khung nợ DSF (2017)
Đơn vị: %
Gánh nặng nợ nước ngoài & nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh
Tổng nghĩa
NPV nợ/XK NPV nợ/ Tổng nghĩa vụ
Khả năng chịu đựng nợ vụ nợ/ Thu
(1) GDP (2) nợ / XK (3)
NSNN (4)
Yếu 140 30 10 14
Trung bình 180 40 15 18
Mạnh 240 55 21 23
Nguồn: IMF và World Bank (2017)

124 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Bảng 4. Ngưỡng nợ công/ GDP theo khung nợ DSF (2017)


Khả năng chịu đựng nợ Nợ công/GDP
Yếu 35
Trung bình 55
Mạnh 70
Nguồn: IMF và World Bank (2017)
Dưạ vào việc so sánh các chỉ số với ngưỡng Lý thuyết “Ràng buộc ngân sách chính
DSF, mô hình phân chia mức độ rủi ro nợ công phủ” đặt ra yêu cầu chi tiêu hàng hóa và dịch
của một quốc gia thành các mức rủi ro thấp, vụ của CP cộng với chi phí trả lãi và nợ gốc
trung bình, cao hay khủng hoảng nợ: hiện tại tương đương với thu nhập thuế hiện
Mức 1 - Rủi ro thấp: Tất cả các chỉ số gánh tại cộng với nợ phát hành mới và sự hỗ trợ
nặng nợ đều thấp hơn so với ngưỡng. ngân sách bằng khoản tiền được in thêm so
với năm trước đó. Điều kiện này được minh
Mức 2 - Rủi ro trung bình: Các chỉ số
họa bằng phương trình sau:
gánh nặng nợ đều thấp hơn so với ngưỡng
trong kịch bản cơ sở, nhưng các ngưỡng có Gt + it D(t-1) + D(t-1) = Tt + Dt + (Ht - H(t-1))
thể bị vi phạm do ảnh hưởng từ cú sốc bên Trong đó,
ngoài hoặc thay đổi đột ngột về chính sách
điều hành vĩ mô. Gt: mức chi tiêu ngân sách sơ cấp tại năm
thứ t
Mức 3 - Rủi ro cao: Một hoặc nhiều chỉ số
gánh nặng nợ vi phạm các ngưỡng kịch bản  it: lãi suất vay nợ danh nghĩa tại năm t
cơ sở trong thời gian dài.  Dt-1: khoản nợ công danh nghĩa tại năm
Mức 4 - Tình trạng báo động: Quốc gia gặp (t-1)
khó khăn trong trả nợ, hoặc cho thấy khả năng  Tt: khoản thuế đã thu tại năm t
cao xảy ra khủng hoảng nợ trong tương lai.
 Ht, Ht-1: khoản tiền mặt in thêm dùng để
Dựa vào ngưỡng nợ trong khung nợ DSF hỗ trợ NS tương ứng tại năm t và t-1.
các nước có thể xây dựng trần nợ công phù
hợp của quốc gia mình. Vế trái của (1) thể hiện các khoản chi tiêu
ngân sách của chính phủ, gồm: chi tiêu ngân
2.1.2.2. Phương pháp xây dựng trần nợ sách sơ cấp, chi phí trả lãi vay, và trả gốc vay
công dựa trên lý thuyết “ràng buộc ngân
của năm trước đó. Vế phải của (1) cho biết
sách Chính phủ”
các nguồn vốn để phục vụ các khoản chi tiêu
Dựa trên lý thuyết ràng buộc ngân này, cụ thể: thuế, khoản vay mới trong năm, và
sách chính phủ, nghiên cứu của Cecchetti, khoản tiền được in thêm so với năm trước đó.
Mohanty và Zampolli (2010) tại “The future
Phương trình rằng buộc ngân sách (1)
of public debt: prospects and implications” đã
được Cecchetti, Mohanty và Zampolli (2010)
đưa ra mô hình xác định trần nợ công, trong
viết lại dưới dạng sau:
điều kiện chính phủ có sự ràng buộc về giới
hạn vay nợ (No ponzi Condition). Gt + itD(t-1)=Tt + (Dt - D(t-1)) + (Ht - H(t-1))

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 125


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Chia cả hai vế đẳng thức hai cho GDP danh nợ mới chỉ đủ để bù đắp các khoản thanh toán
nghĩa để có được tỷ lệ so với GDP tương ứng lãi của các khoản nợ cũ.
như sau:
Chia hai vế của đẳng thức (4) cho dt-1:
gt + rt’d(t-1) = tt + (dt - d(t-1)) + (ht - h(t-1))
Với
Trong đó: Đẳng thức (5) cho biết sự thay đổi của tỉ
+ π: tỉ lệ lạm phát lệ nợ/GDP phục thuộc vào mức lãi suất hiệu
dụng, mức thâm hụt ngân sách sơ cấp so với
+ γ: tỉ lệ tăng trưởng GDP thực tế
nợ, và mức thay đổi cơ sở tiền sơ với nợ. Gỉả
Đặt, ωt = tt - gt và st = ht - h(t-1). Khi đó, ω là định bỏ qua yếu tố tiền tệ, để tỉ lệ nợ/GDP
thâm hụt ngân sách sơ cấp (primary deficit), không đổi thì chính phủ buộc phải duy trì
s là khả năng in thêm tiền hỗ trợ ngân sách. được mức thặng dư ngân sách sơ cấp so với
Thay vào (3), ta có: nợ phải tương đương độ chênh lệch giữa lãi
dt - d(t-1) = rt’d(t-1) - ωt - st suất thực tế của khoản nợ với tăng trưởng sản
lượng thực tế. Để thấy rõ nhận định này, biển
Nhận xét đẳng thức (4), sự thay đổi tỉ lệ
nợ công / GDP tỉ lệ với các khoản thanh toán đổi (5) về như sau:
lãi thực tế (đã được điểu chỉnh bởi lạm phát rt’=(-ωt)/d(t-1)
πt và tỉ lệ tăng trưởng GDP thực tế γt). Nói
Bên cạnh đó, việc đi vay mới lại càng làm
cách khác, khi tỉ lệ nợ/GDP tăng lên hoặc/
gia tăng gánh nặng trả lãi trong tương lai,
và lãi suất thực tế tăng lên sẽ làm tăng gánh
hậu quả là phát sinh thêm các khoản nợ mới
nặng nợ trên GDP, thậm chí với giả định
và rơi vào vòng xoáy vay nợ. Nói cách khác,
rằng tình trạng ngân sách so với GDP và cơ
sở tiền tệ không đổi. Ngoài ra, tỉ lệ nợ/GDP việc vay nợ mới để thanh toán nợ cũ rất
càng tăng nếu ngân sách tiếp tục trạng thái nguy hiểm khi các khoản vay nợ mới không
thâm hụt (ωt< 0). Hậu quả, khi tỉ lệ nợ/GDP tăng kịp với tốc độ của khoản lãi vay phải
tăng do thâm hụt ngân sách sẽ làm gia tăng trả. Viêc này không khác gì mô hình “Ponzi”
gánh nặng lãi vay phải trả, gây thêm áp lực đầy rủi ro trên thị trường tài chính. Thậm chí
với ngân sách. Hơn nữa, nếu lãi suất thực chính phủ cũng không thể vay với số lượng
hiệu dụng của khoản nợ vượt qua tốc độ tăng tuỳ ý bởi sẽ chạm đến các rào cản về mặt
trưởng GDP thì tỉ lệ nợ/GDP sẽ càng cao, kể chính trị, buộc chính phủ phải thắt chặt ngân
cả khi ngân sách chính phủ đang ở trạng thái sách. Để chứng minh điều nay, ta biến đổi
cân bằng. Trong trường hợp này, việc đi vạy đẳng thức (4) về:

Căn cứ vào điều kiện “No ponzi Condition”, ta có: , khi đó:

126 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đẳng thức (8) cho thấy rằng chính phủ bị một mặt để bù đắp bội chi ngân sách hay
giới hạn vay nợ đồng nghĩa với tỉ lệ nợ/GDP để hoàn trả các khoản nợ cũ, mặt khác làm
được xác định bởi tổng giá trị hiện tại của tăng mức lạm phát trên các khoản nợ, từ đó
tổng các khoản thặng dư ngân sách sơ cấp giảm gánh nặng nợ và lãi thực tế. Trong điều
trong tương lại và khoản tiền mặt được in kiện nền kinh tế không có sự tăng trưởng,
thêm. Như vậy, nếu chỉnh phủ không thể duy qui mô vay nợ càng lớn, thì lãi suất vay nợ
trì được trạng thái thặng dư ngân sách sơ cấp, hiệu dụng càng cao. Hơn nữa, khi lãi suất
thì ngân hàng trung ương buộc phải in thêm vay nợ hiệu dụng tăng cao thì đến lúc việc
tiền để thanh toán nợ và duy trì tỉ lệ nợ/GDP. vay nợ mới chỉ có thể đủ để trả lãi vay cho
Tuy nhiên, việc in tiền để bù đắp ngân sách các khoản nợ cũ mà thôi. Nói cách khác,
hay để trả nợ vay sẽ phải trả cái giá rất đắt. quốc gia đó sẽ khó tránh khỏi mô hình Ponzi
Đó là làm gia tăng áp lực lạm phát và vô hiệu nếu không có những ràng buộc cần thiết về
hóa chính sách tiền tệ. chính sách tài khoá.
Theo Cecchetti, Mohanty và Zampolli Như vậy, ngưỡng an toàn nợ công hay trần
(2010), từ đẳng thức (8) chúng có thể được nợ công cần được xem là một chỉ tiêu động,
sử dụng để xác định “trần nợ công” trong phụ thuộc vào khả năng vay nợ mới, in thêm
điều kiện chính phủ có sự ràng buộc về tiền và thặng dư ngân sách của chính phủ.
giới hạn vay nợ (No ponzi Condition). Khi Nếu hai yếu .tố khả năng vay nợ và in thêm
gặp phải các ràng buộc về giới hạn vay nợ, tiền bị hạn chế, thì khả năng tạo ra thặng
chính phủ không thể tiếp tục đi vay trên thị dư ngân sách trong tương lai là cơ sở quan
trường. Khi đó, trần giới hạn tỉ lệ nợ công/ trọng giúp xác định trần nợ công an toàn.
GDP được xác định dựa trên các mức thặng Mức lãi suất hiệu dụng cũng là một yếu tố
dư ngân sách sơ cấp và khả năng tài trợ từ động giúp xác định trần nợ công. Nếu tăng
việc in thêm tiền của ngân hàng trung ương. trưởng nên kinh tế tốt, tỉ lệ lãi suất hiệu dụng
Trong điều kiện việc in tiền cũng bị giới hạn
giảm xuống thì trần nợ công có thể tăng lên
do mục tiêu kiểm soát lạm phát và tính độc
và ngược lại.
lập của ngân hàng trung ương được đề cao
thì để duy trì tỉ lệ nợ/GDP, chính phủ buộc 2.1.2.3. Phương pháp xây dựng trần nợ
phải tạo ra thặng dư ngân sách đủ lớn, sao công dựa trên lý thuyết về “ngưỡng nợ công”
cho giá trị chiết khấu về hiện tại của nó phải (hay mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và
bằng tỷ lệ nợ/GDP. tăng trưởng kinh tế theo đường cong Laffer)
Như vậy, đẳng thức (8) thể hiện một Lập luận của lý thuyết “ngưỡng nợ” (debt
nguyên tắc rất căn bản trong việc quản lí overhang) có thể được xem xét qua đường
ngân sách và vay nợ, đó là một khoản thâm cong Laffer. Đường cong Laffer thông thường
hụt dẫn đến vay nợ vào hôm nay, phải được được trình bày dưới dạng đồ thị bắt đầu với
hoàn trả bằng các khoản thặng dư ngân mức thuế suất 0% và số thu thuế bằng 0, tăng
sách trong tương lai. Với những quốc gia tới mức cực đại về số thu về thuế ở một mức
có NSNN luôn trong tình trạng thâm hụt thì thuế suất tối ưu nào đó, và sau đó giảm xuống
để giữ ổn định tỉ lệ nợ/GDP, chính phủ buộc tới mức thu nhập thuế bằng 0 ở mức thuế suất
phải thực hiện đặc quyền in tiền. Việc này, 100%.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 127


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hình 2. Đường cong Laffer (hình chữ U ngược)

Nguồn: Tạp chí Forbes


Krugman (1988) và Felli & Stanchi (2012) này được gọi là mối quan hệ phi tuyến giữa
dựa trên cách tiếp cận “đường cong Laffer” nợ công và tăng trưởng kinh tế- hình chữ U
đã định nghĩa một tình trạng vượt ngưỡng nợ ngược).
(Debt overhang) tồn tại khi số tiền dự kiến Như vậy, đỉnh của đường cong Laffer là
chi trả nợ sẽ giảm dần khi dung luợng nợ tăng mức độ nợ tối ưu mà một quốc gia có thể
lên. Lý thuyết này cho rằng nếu như nợ trong duy trì mà không phải lo ngại đến ảnh hưởng
tương lai vượt quá khả năng trả nợ của một tiêu cực của nợ đến tăng trưởng kinh tế. Đây
nuớc thì các chi phí dự tính chi trả cho các chính là một cách tiếp cận để các quốc gia có
khoản nợ sẽ kìm hãm đầu tư trong nước từ đó thể xác định trần nợ công.
ảnh huởng xấu đến tăng trưởng.
Dựa trên cách tiếp cận nói trên, có rất
Lý thuyết về “đường cong Laffer” cho nhiều những nghiên cứu nổi tiếng đã chỉ ra
thấy rằng tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm với khả mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng
năng trả nợ càng giảm.Trên phần dốc lên của trưởng kinh tế (theo đường cong Laffer hay
đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng hình chữ U ngược), trên cơ sở đó xác định
sẽ đi cùng với khả năng trả nợ cũng tăng lên. trần nợ công. Điển hình là các nghiên cứu
Trên phần dốc xuống của đường cong, giá Caner, Grennes và Koehler-Geib (2010),
trị hiện tại của nợ càng tăng lại đi kèm với Аfоnsо và Jаllеs (2011), Cecchetti, Mohantу
khả năng trả nợ càng giảm. Đỉnh đường cong và Zamрolli (2011), Reinhart và Rogoff
Laffer đã gợi ý điểm mà tại đó sự tăng lên (2012), Jacobo và Jalile (2017). Nhìn chung
trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho các nghiên cứu này đã tìm thấy bằng chứng
đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động khác. thực nghiệm ủng hộ tác động phi tuyến của
Đây là điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh huởng nợ lên tăng trưởng: tại mức nợ thấp, nợ gần
ngược chiều đến tăng trưởng. Mối quan hệ như có tác động cùng chiều lên tăng trưởng;

128 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hình 3. Đường cong thể hiện mối quan hệ phi tuyến


giữa nợ công với tăng trưởng kinh

Nguồn: Felli và Stanchi (2012)


nhưng khi trên một ngưỡng nào đó hay còn nghĩa vụ trả nợ liên tiếp) thậm chí ở mức nợ
gọi là một điểm ngoặt (turning point), việc nước ngoài trên GDP tương đối thấp - một hội
gia tăng thêm nợ bắt đầu gây ra ảnh hưởng chứng mà họ gọi là không có “khả năng chịu
trái chiều lên tăng trưởng. Điểm ngoặt đó có đựng nợ”. Các nước không có “khả năng chịu
thể coi là ngưỡng nợ công tối ưu, là cơ sở để đựng nợ” sẽ gặp các vấn đề về thanh toán và
xác định trần nợ công. vỡ nợ nước ngoài ở mức nợ có thể là quản lý
2.1.2.4. Phương pháp xây dựng trần nợ dễ dàng ở các nước tiên tiến, chủ yếu ở chỗ
công dựa trên cách tiếp cận về “Khả năng mất lòng tin của thị trường, lãi suất leo thang,
chịu đựng nợ của quốc gia” và đấu tranh chính trị để trả nợ nước ngoài.
Lịch sử là cơ sở tốt để các nước xác định
Khái niệm “khả năng chịu đựng nợ” (Debt
intolerance) lần đầu tiên được giới thiệu bởi “khả năng chịu đựng nợ”, bởi vì có “đà quán
Reihart, Rogoff và Savastano (2003) để nắm tính” trong xác suất vỡ nợ, ít nhất cũng phản
bắt thực tế là nhiều nền kinh tế mới nổi gặp ánh một phần “đà quán tính” của một thể chế
khó khăn trong việc tiếp cận thị trường vốn, yếu. Do đó theo các tác giả này mỗi nước có
thậm chí ở mức nợ nước ngoài thấp, trong ngưỡng nợ tùy thuộc vào quá khứ của mình.
khi các nước khác có mức nợ được đánh Ngưỡng nợ an toàn phụ thuộc rất nhiều vào
giá khá cao vẫn dễ dàng tiếp cận nguồn tín quan sát của vỡ nợ và lạm phát của một quốc
dụng. Reinhart, Rogoff và Savastano (2003) gia. Và các tác giả này cũng đã đề nghị rằng
đã đã bắt đầu từ những quan sát thực nghiệm mức độ “khả năng chịu đựng nợ” của một
và nhận thấy một số quốc gia dường như là nước có thể được đo lường (xấp xỉ) bởi tỷ số
không chịu đựng được nợ (tức là dễ vi phạm của nợ nước ngoài trung bình dài hạn của nó

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 129


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

(một tỷ lệ với GNP hoặc xuất khẩu) trên chỉ được công bố năm 2005 cho các nhóm nước
số rủi ro vỡ nợ. khác nhau: Nhóm nước dễ tiếp cận thị trường
Trong nghiên cứu của Reihart, Rogoff và vốn quốc tế (Market-Access Countries -
Savastano (2003), các tác giả này đã đưa ra MACs) và nhóm nước có thu nhập thấp (Low
ngưỡng nợ có thể bắt đầu làm tăng nguy cơ - Income Countries - LICs). Các ngưỡng nợ
vỡ nợ đối với các nước có “khả năng duy này đã được cập nhật vào các năm 2006,
trì nợ” thấp là 35% GDP. Qua quan sát của 2009, 2012 và 2017.
nhóm nghiên cứu cho thấy. Hơn một nửa các Nghiên cứu của Cecchetti, Mohanty và
nước với lịch sử tín dụng lành mạnh có tỷ số Zampolli (2010), dựa trên lý thuyết ràng
nợ nước ngoài trên GDP thấp hơn 35% (và buộc ngân sách chính phủ, đã đưa ra mô hình
47% có tỷ số nợ nước ngoài thấp hơn 30%). xác định trần nợ công, trong điều kiện chính
Ngược lại, đối với những quốc gia có một phủ có sự ràng buộc về giới hạn vay nợ (No
lịch sử tín dụng tương đối xấu, một ngưỡng ponzi Condition). Trong đó, ngưỡng an toàn
tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP trên 40%. Nếu nợ công được xem là một chỉ tiêu động, phụ
không tính đến các nhân tố cụ thể của bất kỳ thuộc vào khả năng vay nợ mới, in thêm tiền
quốc gia nào để giải thích “khả năng chịu và thặng dư ngân sách của chính phủ.
đựng nợ”, chúng ta có thể thấy, khi nợ nước
Dựa trên cách tiếp cận về mối quan hệ
ngoài vượt quá 30% đến 35% của GDP, “khả
phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh
năng chịu đựng nợ” của một nước sẽ kém đi,
tế (theo đường cong Laffer hay hình chữ U
rủi ro của tín dụng bắt đầu tăng lên đáng kể.
ngược), có khá nhiều các nghiên cứu thực
Với phương pháp tính toán tương tự, Reinhart
nghiệm được thực hiện để tìm ra ngưỡng nợ
và Rogoff (2009) cũng đã đưa ra ngưỡng nợ
công tối ưu mà tại đó đạt mức tăng trưởng
này là 35% GDP.
cao nhất. Từ ngưỡng nợ công tối ưu sẽ là một
Dựa theo cách tiếp cận tương tự của gợi ý quan trọng cho các nhà làm chính sách
Reihart, Rogoff & Savastano (2003) và của để xác định trần nợ công. Theo cách tiếp cận
Reinhart & Rogoff (2009), các nước có thể này, có thể kể đến các nghiên cứu điển hình
đưa ra mức trần nợ công đối với nợ nước sau đây:
ngoài/GDP của quốc gia mình trong khoảng
Trước hết, phải kể đến nghiên cứu được
từ 30%-35% của GDP.
tiến hành trên diện rộng của Caner, Grennes
2.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan và Koehler-Geib (2010) là một trong những
 Các nghiên cứu ở nước ngoài nghiên cứu điển hình. Đâу là nghiên cứu được
thực hiện dựa trên bộ số liệu theo năm của
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu 101 nước рhát triển và đang рhát triển trong
liên quan đến ngưỡng nợ, trần nợ công trong giai đoạn trải dài từ năm 1980 đến năm 2008.
đó tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau: Các ước lượng đã đưa ra ngưỡng nợ công/
Trước hết phải nói đến các nghiên cứu của GDРchung cho tất cả các quốc gia là 77%.
các chuyên gia của IMF và WB đã nghiên Nếu nợ công vượt quá ngưỡng nàу, mỗi рhần
cứu và xây dựng khung lí thuyết nợ bền vững trăm tăng thêm của nợ sẽ làm giảm đi 0,017%
(Debt Sustainability Framework for Low của tăng trưởng thực tế hàng năm. Tác động
Income Countries), còn gọi là mô hình DSF nàу thậm chí còn trầm trọng hơn khi được

130 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

хem хét riêng ở các nước đang рhát triển, với 1980 - 2010, ủng hộ quan điểm cho rằng, nợ
ngưỡng nợ là 64% GDР. Ở các quốc gia nàу, công có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng
mỗi điểm рhần trăm vượt ngưỡng trên sẽ làm kinh tế. Tuу nhiên, khi vượt quá một mức
giảm tới 0,02% tăng trưởng kinh tế. nhất định, nợ công sẽ có tác động хấu tới tăng
Tiếp đến là nghiên cứu củа Аfоnsо và trưởng. Đối với nợ của chính рhủ, ngưỡng
Jаllеs (2011) chỉ ra mối quаn hệ giữа nợ an toàn nàу vào khoảng 85% GDР. Tương tự
chính рhủ và tăng trưởng kinh tế, chủ уếu như vậу, khi nợ của các doanh nghiệр tổ chức
là ở các nước рhát triển. Cụ thể là với các tăng vượt quá 90% GDР, nó cũng sẽ cản trở
nước có tỷ lệ nợ chính рhủ trên 90% GDР, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Và đối với nợ của
10% tăng lên củа tỷ lệ nợ kéо thео 0,2% giảm các hộ gia đình, con số nàу là vào khoảng
хuống trоng tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu 85% GDР.
nàу còn chỉ rа ngưỡng nợ công chung chо các Nghiên cứu của nhóm tác giả Greenidge,
nước рhát triển và đаng рhát triển là khоảng Craigwell, Thomas và Drakes (2012) cho các
59% trên GDР. nền kinh tế thuộc vùng Ca-ri-bê đã chứng
Một nghiên cứu điển hình khác liên quan minh rằng, ngưỡng trần nợ công/GDP tại khu
đến xác định trần nợ công là nghiên cứu của vực này là từ 55-56%. Vượt quá ngưỡng này,
Reinhart và Rogoff (2010) đã dựa trên bộ số nợ công trở thành một gánh nặng và gây cản
liệu của 44 quốc gia trong giai đoạn khoảng trở đối với tăng trưởng kinh tế.
20 năm. Kết quả cho thấy, trong khi mối quan Gần đây nhất là nghiên cứu của Jacobo
hệ giữa nợ công và tăng trưởng là tương đối và Jalile (2017) đã cho thấу mối quan hệ рhi
yếu ở các mức nợ bình thường, nhưng khi tỉ lệ tuуến tính có ý nghĩa thống kê cao giữa tỷ lệ
nợ công/GDP của một quốc gia vượt quá mức nợ chính рhủ và tốc độ tăng trưởng GDР bình
trần là 90%, thì GDP của quốc gia đó sẽ giảm quân đầu người của các nước Mỹ Latinh. Tỷ
0,1% và ngược lại, nếu tỉ lệ này dưới 90% thì lệ nợ/GDР của рhần lõm mối quan hệ (hình
tăng trưởng GDP bình quân đạt khoảng 3%- chữ U ngược) trung bình khoảng 64 đến 71%
4%”, và khẳng định điều này đúng với mọi cho các mẫu, trên tất cả các mô hình, tỷ lệ
quốc gia dù ở trình độ phát triển nào đi chăng nợ của Chính рhủ trên GDР trên ngưỡng nàу
nữa. Bên cạnh đó, dựa trên số liệu về nợ nước sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh
ngoài kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tế (tức là đến ngưỡng nàу, nợ bổ sung sẽ có
2007-2008, Reinhart và Rogoff cũng đã phân tác động kích thích tăng trưởng). Ngoài ra,
tích và chỉ ra rằng, đối với các quốc gia đang trong mô hình họ có sử dụng biến thể chế cho
phát triển, khi nợ nước ngoài chạm mức 60% thấу các quốc gia có chính рhủ dân chủ có хu
GDP, tăng trưởng kinh tế sẽ bắt đầu suy giảm hướng thể hiện tốc độ tăng trưởng cao nổi bật
2%, và nếu như vượt quá 90% GDP, mức hơn các quốc gia chuуên chế khác.
tăng trưởng sẽ giảm đi tới một nửa. Với một cách tiếp cận tương đối khác đó là
Nghiên cứu của Cecchetti, Mohantу và dựa trên cách tiếp cận về “Khả năng chịu đựng
Zamрolli (2011) đã sử dụng bộ số liệu về nợ nợ của quốc gia”, nghiên cứu của Reihart,
của Chính рhủ, nợ của các doanh nghiệр, tổ Rogoff và Savastano (2003) cho thấy khi nợ
chức рhi tài chính và nợ của các hộ gia đình nước ngoài vượt quá 30% đến 35% của GDP,
trong 18 quốc gia thuộc tổ chức OECD từ “khả năng chịu đựng nợ” của một nước sẽ

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 131


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

kém đi, nguy cơ vỡ nợ bắt đầu tăng lên đáng và tăng trưởng kinh tế có quаn hệ рhi tuуến
kể. Với cách tiếp cận tương tự, nghiên cứu với ngưỡng nợ công là 75,8%/GDР vượt
của Reinhart và Rogoff (2009) cũng đã đưa ra ngưỡng thì nợ công tác động âm lên tăng
ngưỡng chịu đựng nợ này là 35% GDP. trưởng kinh tế. Dựa trên cách tiếp cận tương
tự, nghiên cứu của Đào Văn Hùng và cộng
Cũng dựa trên đánh giá khả năng vỡ nợ
sự (2014) cũng đã xác định ngưỡng nợ công
của Chính phủ, nghiên cứu mới đây của
tối ưu cho Việt Nam là 68% GDP. Nghiên
Pienkowski (2017) tại “Debt Limits and the
cứu của Lê Рhаn Thị Diệu Thảо và Thái Hán
Structure of Public Debt” đã đưa ra mô hình
Vinh (2015) dựa trên quу mô mẫu gồm 7
xác định trần nợ công. Nếu nợ công chạm
nước đаng рhát triển khu vực Đông Nаm Á
ngưỡng giới hạn này, chính phủ sẽ rơi vào tình
là Việt Nаm, Mаlауsiа, Indоnеsiа, Thái Lаn,
trạng vỡ nợ. Trong mô hình này, Pienkowski
Рhiliрins, Làо, Cаmрuchiа. Với chuỗi số liệu
(2017) đã cung cấp một khuôn khổ có thể sử
từ năm 1995-2013, kết quả chо thấу giữа nợ
dụng để đánh giá cấu trúc của các công cụ
công và tăng trưởng kinh tế có mối quаn hệ
nợ để có thể tăng trần nợ công của một quốc
рhi tuуến tính, mô hình chữ U ngược. Khi tỷ
gia. Mô hình của Pienkowski cho thấy không
lệ nợ công/GDР nhỏ hơn 68% nợ công có tác
có một trần nợ công tối ưu nào dành cho tất
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
cả các nước. Các nước thu nhập thấp dễ bị
tổn thương trước các cú sốc bên ngoài nên Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước
có ngưỡng an toàn nợ công cơ bản thấp nhất, hiện tại mới chỉ dừng lại ở gợi ý chính sách
nên tập trung vào việc giảm thiểu rủi ro tỉ giá về ngưỡng nợ công tối ưu cho Việt Nam theo
hối đoái bằng cách giảm thiểu vay nợ ngoại cách tiếp cận mô hình đường cong Laffer mà
tệ. Các nước thu nhập thấp có thể tìm thấy lợi chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên
ích trong việc phát hành nợ nội tệ. Trong khi cứu về phương pháp tiếp cận xây dựng trần
đó, nhóm các nước phát triển ít bị tổn thương nợ công của Việt Nam để từ đó đưa ra những
trước các cú sốc hơn nên có lợi thế lớn nhất từ khuyến nghị cần thiết để đảm bảo tính bền
việc sử dụng trái phiếu liên kết GDP để nâng vững của nợ công Việt Nam. Đây là một
trần nợ công lên một mức đáng kể. khoảng trống của những công trình nghiên
cứu đã công bố trong nước.
 Các nghiên cứu ở trong nước
3. Đánh giá phương pháp xác định trần
Liên quan đến việc nghiên cứu trần hay nợ công của Việt Nam hiện nay
ngưỡng nợ công của Việt Nam, cũng đã có
một số nghiên cứu. Điển hình trong số đó là 3.1. Quy định trần nợ công hiện hành
nghiên cứu “Hiệu ứng ngưỡng của nợ công Để đảm bảo an toàn của nợ công Việt Nam,
và hàm ý chính sách cho Việt Nam” của ngày 08/11/2011, Quốc hội đã ban hành Nghị
Phạm Thế Anh và cộng sự (2014). Bằng việc quyết số 10/2011/QH13 về kế hoạch phát triển
sử dụng mẫu dữ liệu mảng bao gồm 78 quốc kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 với nội dung
gia mới nổi và đang phát triển trong giai đoạn chủ yếu như bội chi NSNN năm 2015 đạt dưới
2001-2011, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng 4,5%, nợ công đến 2015 không quá 65% GDP,
ngưỡng nợ công là khác nhau giữa các quốc dư nợ chính phủ không quá 50% GDP, dư nợ
gia, dao động từ 12-57% GDP. Nghiên cứu Quốc gia không quá 50% GDP. Chưa đầy một
của Sử Đình Thành (2012) chо rằng nợ công năm sau đó, Quyết định số 958/QĐ-TTg của

132 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Thủ tướng Chính phủ ngày 27/7/2012 đã phê xác định các chỉ tiêu về ngưỡng, trần nợ công
duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài trong chiến lược quản lý nợ công trung, dài
của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm hạn và kế hoạch trả nợ hàng năm của Việt Nam
nhìn đến năm 2030. Theo đó, Chính phủ đã cụ thể như Bảng 5 sau đây:
Bảng 5. Các chỉ tiêu về trần nợ công trong chiến lược trung,
dài hạn về quản lý nợ công (2011-2020)
CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ NỢ CỦA CHÍNH PHỦ
(theo Quyết định số 958/QĐ-TTg)
Chỉ tiêu thâm hụt và hạn mức vay nợ
Chỉ tiêu 2011 - 2015 2016 - 2020
Bội chi NSNN/GDP <4,5% Khoảng 4%
Nguồn trái phiếu cho ĐT công trình <500 nghìn tỷ đồng (350
< 225 nghìn tỷ đồng
giao thông, y tế, giáo dục. nghìn tỷ đồng để đảo nợ)
<55 nghìn tỷ đồng mỗi
Vay bổ sung cho CSHT theo mục tiêu
năm
Cơ cấu Danh mục nợ
Chỉ tiêu 2011-2015 2016-2020
Nợ nước ngoài của CP/Tổng dư của CP <50%
Nợ ODA/Tổng nợ nước ngoài của CP ≥ 60%
Kỳ hạn trái phiếu CP trong nước 4-6 năm 6-8 năm
Ngưỡng dư nợ và nghĩa vụ trả nợ
Chỉ tiêu Đến năm 2020 Đến năm 2030
Tổng dư nợ công/GDP ≤ 65% <60%
Dư nợ Chính phủ/GDP ≤ 55% ≤ 50%
Dư nợ nước ngoài quốc gia/GDP ≤ 50% ≤ 45%
Tổng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của -
≤ 25%
Chính phủ/Thu NSNN
Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc -
≤ 25%
gia/Kim ngạch XK
Tỷ lệ dự trữ ngoại hối/nợ ngắn hạn ≥ 200% -
Nguồn: Tổng hợp từ Quyết định số 958/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2012)
Để tăng cường hơn nữa an toàn của nợ công, năm, nợ Chính phủ không quá 54% GDP, nợ
Quốc hội ban hành Nghị quyết số 25/2016/ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP,
QH4 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia dưới
đoạn 2016-2020. Theo nghị quyết này, mục 25% tổng kim ngạch xuất khẩu, nghĩa vụ trả
tiêu Bội chi NSNN cả giai đoạn không vượt nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 25%
quá 3,9% GDP, nợ công không quá 65% GDP/ tổng thu NSNN hàng năm.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 133


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Bảng 6. Các chỉ tiêu về trần nợ công giai đoạn (2011-2020)


Chỉ tiêu Giai đoạn 2016- 2020
Tổng dư nợ công/GDP ≤ 65%
Dư nợ Chính phủ/GDP ≤ 54%
Dư nợ nước ngoài quốc gia/GDP ≤ 50%
Tổng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/Thu NSNN ≤ 25%
Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia/Kim ngạch XK ≤ 25%
Bội chi NSNN/GDP ≤ 3,9%
Nguồn: Tổng hợp từ Nghị quyết số 25/2016/QH4 của Quốc hội
3.2. Cơ sở và phương pháp xác định trần lược рhát triển kinh tế- хã hội 10 năm; kế
nợ công hiện nay của Việt Nam hоạch рhát triển kinh tế, хã hội 5 năm; Tình
Hiện nay, các chỉ tiêu giám sát nợ (trần hình thực hiện những chỉ tiêu về аn tоàn nợ
nợ công ) nói trên được хâу dựng bởi Bộ Tài công của trоng 5 năm trước; Những cân đối
chính, kết hợр với Bộ Kế hоạch và Đầu tư, giữа tình hình vау nợ và năng lực thаnh tоán;
NHNN Việt Nаm cùng các Bộ, bаn, ngành có cân đối củа NSNN; Cán cân thаnh tоán quốc
liên quаn. tế, và chính sách quản lý tỷ giá của Việt Nam
trоng mỗi thời kì…
Theo Bộ Tài chính4, hiện nay trên thế giới
chưa có tiêu chuẩn chung về mức trần nợ Thứ hai, tham khảo các khuyến nghị của
công để áp dụng cho tất cả các nước. Việc xác các chuyên gia IMF và WB về ngưỡng nợ
định mức trần nợ công của từng nước thường công. Trong đó các các chuyên gia đã xác
được dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng nợ, định ngưỡng nợ công của Việt Nam dựa vào
tình hình kinh tế vĩ mô, chính sách tài khoá - các khung nợ bền vững (Debt Sustainability
tiền tệ, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển, hệ số Framework - DSF) dành cho nước có thu
tín nhiệm của quốc gia và có thể tham khảo nhập thấp (Low-Income Countries-LICs)
khuyến nghị của IMF/WB về ngưỡng an toàn được IMF và WB công bố năm 2005. Các
nợ công (DSF) theo mức được phân loại theo ngưỡng nợ này đã được cập nhật vào các năm
chất lượng khuôn khổ thể chế và chính sách 2006, 2009, 2012. Chẳng hạn, dựa trên khung
(CPIA). Đối với Việt Nam, việc xác định mức nợ bền vững (DSF) được công bố năm 2012,
trần nợ công của Việt Nam (65% GDP) và IMF và WB đã khuyến nghị ngưỡng nợ công/
các chỉ tiêu an toàn khác (được quy định tại GDP của Việt Nam giai đoạn 2012-2015 (với
Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội, mức chỉ số thể chế CPIA=3,74 ở mức trung
Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 bình) khoảng 62%/GDP.
của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số Dựa vào khung nợ DSF (tập hợp các
25/2016/QH4 của Quốc hội) được dựa trên ngưỡng nợ nguy hiểm) mà IMF và WB đã
cơ sở: khuyến nghị, Bộ Tài chính đã vận dụng vào
Thứ nhất, dựa trên cơ sở đánh giá thực tình hình nước ta để phân tích, dự báo gánh
trạng nợ, tình hình kinh tế vĩ mô và các Chiến nặng nợ tổng thể và nợ công nước ngoài của
4
Bộ Tài chính là cơ quan đề xuất trần nợ công cho Quốc hội phê duyệt

134 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Việt Nam (được tính trên GDP, thu ngân sách Tuy nhiên, thực tế cho thấy chỉ số CPIA
nhà nước và kim ngạch xuất khẩu) có đang mới chỉ phản ánh được chất lượng thể chế và
gặp nguy cơ vỡ nợ hay không và đánh giá chính sách nhưng chưa thể hiện được năng
lực trả nợ như: GDP và tăng trưởng GDP của
nguy cơ tiềm ẩn của nợ công trên cơ sở đó đã
quốc gia, kiều hối và kim ngạch nhập khẩu,
xác định được các mức trần nợ công và trình
Chính phủ và Quốc hội xem xét thông qua. dự trữ ngoại hối, cũng như những cú sốc từ
bên ngoài… Hơn nữa, các chỉ số này cũng
3.3. Đánh giá phương pháp xác định trần tính chung cho các nước có thu nhập thấp nên
nợ công của Việt Nam hiện nay việc áp dụng cho Việt Nam cũng cần có sự
3.3.1. Ưu điểm thận trọng.
Phương pháp xác định trần nợ công hiện Từ hạn chế nói trên, chúng ta có thể thấy
nay của Việt Nam, về cơ bản là khá đơn giản, rằng phương pháp xác đinh trần nợ công hiện
khá phù hợp với thông lệ quốc tế do đã tham nay của Việt Nam là khá đơn giản và lạc hậu,
khảo khuyến nghị của IMF/WB về ngưỡng chúng ta cần áp dụng kết hợp các phương
an toàn nợ công (DSF) (các phiên bản 2005, pháp hiện đại và có độ tin cậy cao hơn như:
2006, 2009 và 2012) theo ngưỡng nợ được Khung nợ bền vững DSF (2017) mà IMF và
WB mới công bố, đây là phiên bản mới nhất
phân loại theo chất lượng khuôn khổ thể chế
có rất nhiều ưu việt hơn hẳn các phiên bản đã
và chính sách (CPIA).
được công bố trước đó; Các mô hình nghiên
Mặt khác, phương pháp xác định trần nợ cứu thực nghiệm về xác định ngưỡng nợ công
công hiện nay có tính thực tiễn khá cao do tối ưu của Việt Nam theo cách tiếp cận dựa
không chỉ tham khảo đơn thuần theo khuyến trên mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng
nghị của IMF và WB mà còn dựa trên đánh kinh tế...
giá các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như: 4. Gợi ý chính sách cho Việt Nam
thực trạng nợ và năng lực thаnh tоán; cân đối
Qua kết quả nghiên cứu về mặt lý thuyết
củа NSNN; cán cân thаnh tоán và chính sách
nói trên, tác giả kiến nghị: Việt Nam cần áp
quản lý tỷ giá, nhu cầu về vốn đầu tư phát
dụng kết hợp các phương pháp hiện đại và có
triển trung dài hạn của quốc gia.
độ tin cậy cao gắn với mẫu nghiên cứu cụ thể
3.3.2. Hạn chế, bất cập ở Việt Nam để xác định trần nợ công, đó là:
Có thể nói phương pháp xác định trần nợ 4.1. Trong giai đoạn trước mắt, áp dụng
công của Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu phương pháp xây dựng trần nợ công cho
dựa trên các khung nợ bền vững (DSF) của Việt Nam theo cách tiếp cận về ngưỡng nợ
IMF và WB được công bố từ năm 2012 trở công (hay đường cong Laffer)
về trước. Các khung nợ nợ DSF này được xác Để xác định trần nợ công tối ưu cho Việt
định dựa trên mức độ hỗ trợ của chính sách Nam, trong tương lai gần (2020-2025), Chính
và khung thể chế của một quốc gia đối với phủ nên dựa vào các mô hình kinh tế lượng
tăng trưởng bền vững và giảm nghèo, được hiện đại, với các nguồn số liệu đáng tin cậy
đo lường bằng chỉ số CPIA (Country Policy để nghiên cứu thực nghiệm xác định ngưỡng
and Institutional Assessment). nợ công tối ưu cho Việt Nam theo cách tiếp

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 135


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

cận về mối quan hệ phi tuyến (hay đường hơn trong việc phân loại quốc gia bằng cách
cong Laffer) giữa nợ công và tăng trưởng của cập nhật hệ thống đánh giá mới sử dụng chỉ
Việt Nam. số CI - đánh giá khả năng chịu đựng nợ của
Theo kết quả nghiên cứu khác5 của bản một quốc gia, thay vì chỉ dùng CPIA - chỉ số
thân tác giả về mối quan hệ giữa nợ công và về chất lượng thể chế và chính sách như trước
tăng trưởng kinh tế Việt Nam với chuỗi số kia. Có thể thấy các biến số bên cạnh CPIA
liệu từ 1990 - 2017 của Việt Nam cho thấy: trong công thức CI còn có các chỉ số thể hiện
khi tỷ lệ nợ công/GDP ≤ 57,6% thì nợ công năng lực trả nợ như GDP và tăng trưởng GDP
có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của một nước. Không những thế, cấu thành
và tính bền vững của chính sách tài khóa. Khi của CI còn có tốc độ tăng trưởng GDP của
tỉ lệ này lớn hơn 57,6% thì nợ công sẽ làm thế giới, cho thấy sự đánh giá quốc gia trên
giảm động lực đầu tư phát triển, kìm hãm cơ sở tương quan quốc tế. Bên cạnh đó, kiều
tăng trưởng kinh tế và làm suy giảm khả năng hối và nhập khẩu là hai nguồn thu ngoại tệ
trả nợ và mức độ an toàn của nợ công. Do chủ yếu, thể hiện khả năng chi trả các khoản
đó, tác giả đề xuất: Quốc hội và Chính phủ nợ nước ngoài cũng được đưa vào công thức;
nên từng bước hạ mức trần nợ công/GDP giai Dự trữ ngoại hối lớn giúp Chính phủ tránh
đoạn 2020 - 2025 xuống mức 58% GDP. được những cú sốc trước những biến động
ngoại tệ hay đảm bảo khả năng thanh khoản
Đề xuất của nghiên cứu này là khá phù khi những khoản vay ngoại tệ ngắn hạn đáo
hợp với kết quả nghiên cứu của Pienkowski
hạn. Điều này cho thấy: khung nợ bền vững
(2017) (IMF Working Papers WP/17/117),
DSF(2017) được đánh giá là phương pháp
trong đó Pienkowski đã chỉ ra ngưỡng nợ
hiện đại và có độ tin cậy cao, Việt Nam có
công cơ sở dành cho nhóm nước thuộc thị
thể dựa vào khung nợ này để xác định trần nợ
trường mới nổi là 58% GDP.
công dài hạn cho Việt Nam.
4.2. Sử dụng khung nợ bền vững DSF
5. Kết luận
(2017) của IMF và WB để xây dựng trần nợ
công bền vững trung, dài hạn cho Việt Nam Như vậy, qua việc tổng hợp nói trên, các
nghiên cứu về trần nợ công về cơ bản dựa
Bên cạnh việc xác định trần nợ công tối
trên bốn phương pháp tiếp cận đó là:
ưu cho Việt Nam (58%GDP), Việt Nam nên
áp dụng khung nợ bền vững DSF(2017) của Dựa trên khung nợ bền vững DSF của
IMF và WB để xác định trần nợ công dài hạn IMF và WB.
cho Việt Nam, bởi đây là mô hình được đánh Dựa trên lý thuyết ràng buộc ngân sách
giá là khoa học, hiện đại và có độ tin cậy cao. Chính phủ.
Phiên bản khung nợ bền vững DSF (2017)
được IMF và WB công bố mới nhất (ngày Dựa trên lý thuyết về ngưỡng nợ công
26/12/2017) đã có một số thay đổi trong việc (hay mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và
phân loại quốc gia theo khả năng chịu đựng tăng trưởng kinh tế theo đường cong Laffer).
nợ và khung đánh giá mức độ an toàn. Theo Dựa trên lý thuyết “khả năng chịu đựng nợ
đó, có thể thấy rằng, WB và IMF đã thận trọng của quốc gia” (debt tolerance).
5
Nghiên cứu này sẽ công bố ở một bài báo khác

136 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Việc lựa chọn phương pháp nào trong các đại và có độ tin cậy cao gắn với mẫu nghiên
phương pháp nói trên phụ thuộc vào quan cứu cụ thể ở Việt Nam để xác định trần nợ
điểm của nhà làm chính sách và đặc điểm công, đó là: Khung nợ bền vững DSF (2017)
kinh tế của quốc gia đó. mà IMF và WB mới công bố (vì đây là phiên
Hiện nay, phương pháp xác đinh trần nợ bản mới nhất có rất nhiều ưu việt hơn hẳn các
công hiện nay của Việt Nam là khá đơn giản phiên bản đã được công bố trước đó); Các
và lạc hậu. Do vậy, mức trần nợ công/GDP mô hình nghiên cứu thực nghiệm về xác định
(65%) mà Quốc hội đưa ra chưa thực sự đáng ngưỡng nợ công tối ưu của Việt Nam theo
tin cậy. Nếu sử dụng mức trần 65% GDP để cách tiếp cận dựa trên mối quan hệ giữa nợ
đánh giá tính bền vững của nợ công Việt Nam công và tăng trưởng kinh tế
thì có thể có những đánh giá sai lệch và có sự Tác giả bài viết hy vọng rằng với những
“ảo tưởng” về sự an toàn của nợ công Việt nội dung và những vấn đề được nghiên cứu,
Nam dẫn đến sự thiếu chuẩn bị những ứng phân tích nói trên sẽ góp phần hoàn thiện hơn
phó kịp thời trong quản lý nợ công thì Việt lý luận về trần nợ công và tạo cơ sở khoa học
Nam sẽ dần mất kiểm soát và có thể rơi vào cho việc hoạch định chính sách quản lý nợ
tình trạng khủng hoảng nợ công. Việt Nam công nhằm nâng cao tính bền vững của nợ
cần áp dụng kết hợp các phương pháp hiện công ở Việt Nam trong thời gian tới.
Tài liệu tham khảo
1. Alex Pienkowski (2017), “Debt Limits and the Structure of Public Debt”, IMF Working
Paper, WP/17/117.
2. António Afonso & Jõao Tovar Jalles (2011), Growth and Рroductivitу: The role of
Government Debt, Deрartment of Economics, School of Economics and Management.
3. Ayadi, Folorunso S. and Felix O. Ayadi (2008), “The Impact of External Debt on
Economic Growth: A Comparative Study of Nigeria and South Africa”, Journal of
Sustainable Development in Africa, Volume 10, No.3.
4. Bộ Tài chính (2017), Báo cáo “Các chỉ tiêu giám sát nợ công năm 2016”, số 968-BC/
BTC, ngày 06/8/2017 (Báo cáo Thủ tướng).
5. Bevilaqua A.S. and Garcia Márcio G. P (2000), Debt management in Brazil: Evaluation
of the Real Plan and Challenges Ahead. Policy Research Working Paper Series 2402.
Available at http://documents.worldbank.org/curated/en/550191468770110714/pdf/
multi-page.pdf.
6. Buiter, W.H. & Patel, U.R (1992), “Debt, Deficits, and Inflation: an Application to the
Public Finances of India”, Journal of Public Economics, 47, 171-205.
7. Campbell, J. & Shiller, R (1987), “Cointegration and Tests of Present Values Models”,
The Journal of Political Economy, 95,1062-1088.
8. Caner, M., T. Grennes and F. Koehler-Geib (2010), “Finding the Tipping Point - When
Sovereign Debt Turns Bad”, World Bank Policy Research Working Paper, 5391.
9. Catherine Pattillo, Poirson and Luca Ricci (2002), “External Debt and Growth”, IMF
Working Paper-WP/02/69.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 137


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

10. Cecchetti, G. S., M. S. Mohanty and F. Zampolli (2010), The Future of Public
Debt: Prospects and Implications, Monetary and Economic Department, Bank for
International Settlement.
11. Cecchetti, G. S., M. S. Mohanty and F. Zampolli (2011), The real effects of debt, BIS
Working papers, 352.
12. Chính phủ (2012), Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 27/07/2012 về phê duyệt Chiến
lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030, từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-
958-QD-TTg-nam-2012-phe-duyet-Chien-luoc-no-cong-no-nuoc-ngoai-144518.aspx.
13. Corsetti, G & Roubini, N (1991), “Fiscal deficits, public debt, and government
solvency: Evidence from OECD countries”, Journal of the Japanese and International
Economies, Volume 5, Issue 4.
14. Đào Văn Hùng & cộng sự (2014), Xác định phạm vi nợ công, trần nợ công an toàn
của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Học viện Chính sách
và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
15. Eisner Robert (1984), How Real is the Federal Deficit?, Publisher: Simon and Schuster,
2010; ISBN: 9781439138595.
16. Égert, B (2013), “The 90% Public Debt Threshold: The Rise and Fall of a Stylised
Fac”, OECD Economics Department Working Papers, 1055.
17. Ernesto Lorenzo Felli and Albertino Stanchi (2012), Do high and persistent public debts
reduce economic growth? An inverted-U curve, Available at https://sofiaeconomics.
wordpress.com/2012/06/19/25816386/.
18. Fonseka A.T & Ranasinghe S.S (2008), “Sustainability of Sri Lanka’s Public Debt”,
Sri Lankan Journal of Management, 13(1 and 2),185-212.
19. Galvao, F. A., Gomes, F. A. R., & Kishor, N. K (2011), “Testing Public Debt Sustainability
Using a Present-Value Model”, SSRN Working Paper 1916922, Available at SSRN:
https://ssrn.com/abstract=1916922 or http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.1916922.
20. Greenidge, K., R. Craigwell, C. Thomas and L. Drakes (2012), “Threshold Effects of
Sovereign Debt: Evidence from the Caribbean”, IMF Working Paper, WP/12/157.
21. Greiner, A. & Semmler, W. (1999), “An endogenous growth model with public
capitaland government borrowing”, Annals of Operations Research, 88, 65-79.
22. Greiner. A. (2011), Sustainability of public debt: Some theoretical considerations,
Economics Bulletin, 3311-3319.
23. International Moneytary Fund (2003), Sustainability Assessments-Review of
Application and Methodological Refinements, Available at https://www.imf.org/
external/np/pdr/sustain/2003/061003.htm.
24. International Moneytary Fund & World Bank (2011), Public Sector Debt Statistics:
Guide for Compilers and Users, Available at http://www.tffs.org/pdf/method/2013/
psds2013.pdf.

138 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

25. International Moneytary Fund & World Bank (2012), Revisiting the Debt Sustainability
Framework for Low-Income Countries, Available at: www.imf.org/external/np/pp/
eng/2012/011212.pdf.
26. International Moneytary Fund & World Bank (2017), Reviews of Debt Sustainability
Framework for Low Income Countries: proposed reforms, IMF Policy Papers, No.
17/380.
27. International Moneytary Fund (2017), Review of the Debt Sustainability Framework for
Low Income Countries - Annexes, Available at: https://www.imf.org/en/Publications/
Policy-Papers/Issues/2017/10/02/pp082217LIC-DSF.
28. International Moneytary Fund & World Bank (2017), Guidance note on the bank-fund
debt sustainability framework for low income contries. Available at: https://www.imf.
org/en/Publications/PolicyPapers/Issues/2018/02/14/pp122617guidance-note-on-lic-
dsf.
29. Jacobo, A. and I. Jalile (2017a), The relationshiр between debt and growth beyond
the рamрas, Facultad de Ciencias Económicas, Universidad Nacional de Córdoba,
manuscriрt.
30. Jacobo, A. and I. Jalile (2017b), The relationshiр between debt and growth: A reality
check for the рamрas and beyond, Рaрer рresented at the Second World Congress of
Comрarative Economics, Saint Рetersburg, June.
31. Jacobo, A. and I. Jalile (2017c), The Imрact of Government Debt on Economic
Growth: An Overview for Latin America, Working рaрers No.28 of the Deрartment of
Economics University of Рerugia (IT), ISSN 2385-2275.
32. Krugman P (1988), “Financing vs. forgiving a debt overhang”, Journal of Development
Economics, Volume 29, Issue 3, November 1988, Pages 253-268.
33. Lê Рhаn Thị Diệu Thảо và Thái Hán Vinh (2015), “Kiểm định tác động củа nợ công
đến tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 116, tháng 11/2015.
34. Makrydakis, S. (1999), “Consumption-smoothing and the excessiveness of Greece’s
current account deficits”, Empirical Economics, 24, 183-209.
35. Manasse P., & Roubini N (2005), “Rules of thumb” for sovereign debt crises, Journal
of International Economics, 78(2), 192-205.
36. Quốc hội (2016), Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09/11/2016 về kế hoạch tài chính
5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, ban hành ngày 09/11/2016.
37. Reinhart, C. M., Rogoff, K. S.and Savastano, M.A (2003), Debt Intolerance, Working
Paper 9908, Available at http://www.nber.org/papers/w9908.
38. Reinhart, C. M and Rogoff, K. S (2009), The Aftermath of Financial Crises, NBER
Working Paper No. 14656, Issued in January 2009. Available at https://www.nber.org/
papers/w14656.
39. Reinhart, C. M. and Rogoff, K. S (2010), Growth in a Time of Debt, American Economic
Review: Рaрers and Рroceedings 100/2 (Maу, 2010), рр. 573 - 578.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 139


TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

40. Reinhart, C. M., Reinhart, V. R. and Rogoff, K. S (2012), “Рublic Debt Overhangs:
Advanced-Economу Eрisodes since 1800”, The Journal of Economic Рersрectives,
Vol. 26, No. 3 (Summer 2012), рр. 69- 86.
41. Smith, G. W. & Zin, S. E (1991), “Persistent deficits and the market value of government
debts”, Journal of Applied Econometrics, 6, 31-44.
42. Sử Đình Thành (2012), “Ngưỡng nợ công - Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam”, Tạp
chí Phát triển kinh tế, số 257.
43. Tahir M. & Shahnaz A.R (2012), “Public debt sustainability: Evidence from Developing
Country”, Pakistan Economic and Social Review, 50(1),23-40.
44. World Bank (2006), How to Do a Debt Sustainability Analysis for Low-Income
Countries, Available at: http://siteresources.worldbank.org/INTDEBTDEPT/
Resources/DSAGUIDE_EXT200610.pdf.
45. World Bank (2015), Country Policy and Institutional Assessment - CPIA from The
World Bank Data, Available at: https://data.worldbank.org/data-catalog/CPIA.
46. World Bank (2016), International Debt Statistics” -Debt service on external debt,
public and publicly guaranteed (PPG,ations=VN).
47. World Bank Group (2019), Global Economic Prospects, Available at http://www.
worldbank.org/en/publication/global-economic-prospects.
48. Yilanci, V. & Ozcan, B (2008), “External Debt Sustainability of Turkey: A Nonlinear
Approach”, International Research Journal of Finance and Economics, 20,91-98.

140 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


GIÁO DỤC

ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÁC TRANG MẠNG CÓ MÃ NGUỒN MỞ


VÀO GIẢNG DẠY TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Vũ Thị Diễm Phúc1
Tóm tắt
Giáo dục và đào tạo, đặc biệt giáo dục đại học, không thể nằm ngoài xu thế phát triển
của công nghệ thông tin thời đại 4.0, giảng viên cần tăng cường hiểu biết về công nghệ và
ứng dụng của công nghệ nhằm thích ứng và tận dụng vào giảng dạy. Với mục tiêu cung
cấp cho giảng viên hiểu biết về cơ sở pháp lý và trang bị kiến thức về ứng dụng trang
mạng mã nguồn mở trong giảng dạy, cụ thể là trang canvas miễn phí, bài viết đề cập đến
một số văn bản luật điều chỉnh, khuyến khích việc sử dụng công nghệ thông tin trong giáo
dục; phân tích ưu điểm của việc áp dụng các trang mạng mã nguồn mở; tìm hiểu thực
trạng sử dụng các trang mạng mã nguồn mở trong quá trình giảng dạy của giảng viên
khoa Tiếng Anh Thương mại như một trường hợp cụ thể về ứng dụng mạng tương tác trong
giảng dạy; và đưa ra các biện pháp đẩy mạnh ứng dụng các trang mạng này vào giảng
dạy Tiếng Anh Thương mại. trong đó có hướng dẫn cách sử dụng Canvas miễn phí trong
giảng dạy.
Từ khóa: Công nghệ thông tin, giảng dạy ngoại ngữ, giáo dục và đào tạo, mã nguồn mở,
ứng dụng.
Mã số: 591 | Ngày nhận bài: 4/1/2019 | Ngày hoàn thành biên tập: 29/7/2019 | Ngày duyệt đăng: 29/7/2019

Abstract
Understanding and applying technology in education and training, especially at High-
er Education, is a must in the era of Industry 4.0. With an aim to encourage instructors
apply technology in teaching languages at the Foreign Trade University, the author intro-
duces the law documents that guide the application of technology in teaching, discusses
the benefits of using an LMS, analyses the practice of applying LMS at the Faculty of
Business English as a case study, and provides instructions of using Canvas Instructure as
a tool for instructors in their teaching.
Keywords: Technology, language teaching, education and training, open source,
application.
Paper No. 591 | Date of receipt: 4/1/2019 | Date of revision: 29/7/2019 | Date of approval: 29/7/2019

1
Trường Đại học Ngoại thương, Email: diemphuc@ftu.edu.vn

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 141


GIÁO DỤC

1. Đặt vấn đề Với sự phát triển của Internet, một trong


các ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo
Công nghệ thông tin đóng vai trò thiết yếu
dục đào tạo là việc sử dụng kết nối mạng để
trong sự phát triển của xã hội trong thời đại
phục vụ học tập, lấy tài liệu học, trao đổi giao
ngày nay. Công nghệ thông tin đã trở thành
tiếp giữa người học với nhau và với giảng viên.
nhân tố quan trọng, là cầu nối trao đổi giữa
Giảng viên có thể thông qua các trang mạng có
các thành phần của xã hội toàn cầu trong mọi
mã nguồn mở để giao tiếp với sinh viên, có thể
vấn đề. Giáo dục và đào tạo, đặc biệt giáo dục qua đó cung cấp tài liệu, nhận bài làm và trực
đại học, không thể nằm ngoài xu thế tận dụng tiếp chữa bài, thảo luận với sinh viên, kiểm tra
những cơ hội kỳ diệu được tạo ra nhờ sự phát đánh giá sinh viên. Các trang mạng này thúc
triển của công nghệ thông tin và những ứng đẩy sự tương tác giữa giảng viên và học viên,
dụng mà nó mang lại cũng như đối mặt với giữa các học viên với nhau. Tuy nhiên, nhiều
những thách thức trong việc thay đổi để theo giảng viên vẫn chưa biết đến các trang mạng
kịp và thích ứng với những thay đổi chóng mặt tương tác này hoặc chưa tận dụng được hết
của các ứng dụng công nghệ thông tin trong các tính năng của chúng vào quá trình giảng
hỗ trợ tương tác giữa giảng viên và sinh viên. dạy của mình và hỗ trợ việc học của sinh viên.
Việc nhanh chóng đưa ứng dụng công nghệ Việc giảng dạy và học tập vẫn hầu như dựa
vào phương pháp giao tiếp truyền thống giữa
thông tin vào giảng dạy và học tập đang là
giảng viên và sinh viên, chưa tận dụng được
một trong những mối quan tâm hàng đầu của
các tiện ích của Internet để tiết kiệm thời gian,
nhà nước ta. Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công
công sức trong quá trình giảng dạy, hỗ trợ kịp
nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và
thời việc học tập của sinh viên và đánh giá sinh
học, đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và viên, cũng như chưa tiếp cận để khai thác được
học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích năng lực và xu hướng đam mê công nghệ của
cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, giới trẻ để tận dụng chúng vào việc học tập nói
kỹ năng của người học, Nghị quyết Hội nghị chung và học ngoại ngữ nói riêng.
Trung ương 8 khóa XI, Nghị quyết số 29-NQ/
Không thể nằm ngoài xu thế phát triển của
TW ngày 4/11/2013 đã nêu rõ nhiệm vụ này
công nghệ thông tin thời đại 4.0, giảng viên
trong phần III, mục 2: “Tiếp tục đổi mới mạnh
nói chung, giảng viên ngoại ngữ nói riêng, cần
mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện
tận dụng và thích ứng với công nghệ trong hỗ
đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
trợ giảng dạy bằng tăng cường hiểu biết về
và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; công nghệ và ứng dụng của công nghệ. Với
khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi những lý do đó, tác giả bài viết hướng tới việc
nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách đẩy mạnh ứng dụng các trang mạng tương tác
nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người (có mã nguồn mở) vào giảng dạy Tiếng Anh
học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, Thương mại ở trường Đại học Ngoại thương.
phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên Mục tiêu của bài viết là nhằm cung cấp cho
lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, giảng viên hiểu biết về cơ sở pháp lý dựa
chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên trên một số văn bản luật điều chỉnh, khuyến
cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ khích việc sử dụng công nghệ thông tin trong
thông tin và truyền thông trong dạy và học.” giáo dục và trang bị kiến thức về việc ứng

142 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


GIÁO DỤC

dụng trang mạng Canvas instructure (gọi tắt tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 81/2001/
là Canvas) miễn phí để giảng viên có thể áp QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình hành
dụng trong giảng dạy. Với các mục tiêu đó, động nhằm triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW.
bài viết đề cập đến một số văn bản luật điều Quyết định đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của
chỉnh, khuyến khích việc sử dụng công nghệ ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực
thông tin trong giáo dục; phân tích ưu điểm công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng
của việc áp dụng các trang mạng mã nguồn công nghệ thông tin trong công tác giáo dục
mở; tìm hiểu thực trạng sử dụng các trang và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học, ngành học.
mạng mã nguồn mở trong quá trình giảng dạy Thực hiện chỉ thị 58-CT/TW và Quyết định
của giảng viên khoa Tiếng Anh Thương mại 81/2001/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 7 năm 2001,
như một trường hợp cụ thể về ứng dụng mạng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị
tương tác trong giảng dạy; và đưa ra các biện số 29/2001/CT-BGDDT về tăng cường giảng
pháp đẩy mạnh ứng dụng các trang mạng này dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy Tiếng Anh Thương mại, trong trong ngành giáo dục giai đoạn 2001- 2005.
đó có hướng dẫn cách sử dụng Canvas miễn Chỉ thị 29/2001/CT-BGDDT cho rằng đối với
phí trong giảng dạy. giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác
2. Cơ sở lý luận về ứng dụng các trang dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương
mạng tương tác có mã nguồn mở trong pháp, phương thức dạy và học, và nêu rõ rằng
giảng dạy ngoại ngữ công nghệ thông tin là phương tiện để tiến
tới một “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục
2.1. Một số căn cứ pháp lý và đào tạo đóng vai trò quan trọng bậc nhất
Công nghệ thông tin đối với giáo dục Việt thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin
Nam phát triển mạnh mẽ khi bước vào thế kỉ thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho
21. Chỉ thị 58 - CT/TW ngày 17 tháng 10 năm công nghệ thông tin.
2000 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Với sự phát triển nhanh chóng không ngừng
về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT của công nghệ thông tin, Đảng và các cơ quan
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại quản lý Nhà nước cũng liên tục cập nhật các văn
hóa, nêu rõ “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ bản chỉ đạo thể hiện chủ trương đẩy mạnh ứng
thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong
ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển dạy và học. Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào
các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu tạo đã ban hành Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT
cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng
phát triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai
và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở đoạn 2008 - 2012, Chỉ thị số 55 nhấn mạnh rằng
giáo dục và đào tạo”. Đây chính là cơ sở cho công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ
rất nhiều các văn bản pháp luật ra đời, nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ
thực hiện chỉ thị này. trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nhằm
Chỉ thị 58-CT/TW cho thấy Đảng đã sớm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục, coi
nhận ra vai trò của công nghệ thông tin và phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng
mối quan hệ hai chiều giữa công nghệ thông CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan
tin và giáo dục đào tạo. Ngày 24/5/2001, Thủ trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 143


GIÁO DỤC

của đất nước. Chủ trương của Bộ Giáo dục và mềm. Các trang mạng sử dụng mã nguồn mở
Đào tạo trong giai đoạn này là tích cực triển cho phép người sử dụng có thể đăng tải, chỉnh
khai các hoạt động xây dựng một xã hội học sửa nội dung đã đăng tải theo ý mình muốn, có
tập mà ở đó mọi công dân đều có cơ hội được thể tạo diễn đàn để những người sử dụng khác
học tập, bất cứ lúc nào (any time), bất cứ nơi cùng đăng tải và thay đổi nội dung đăng tải. Ví
đâu (any where) và học tập suốt đời (life long dụ như một lớp học trực tuyến sử dụng google
learning). Để thực hiện được mục tiêu này, Bộ class, giảng viên có thể đăng tải nội dung học,
Giáo dục và Đào tạo khuyến khích giáo viên, đề bài kiểm tra; học viên có thể nộp bài làm.
giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện Phần mềm nguồn đóng chẳng hạn như hệ điều
tử và giáo án trên máy tính; khuyến khích giáo hành Windows chỉ cho người dùng sử dụng
viên, giảng viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy mà không thay đổi được phần mềm.
qua website, coi e-learning có một vai trò chủ Các trang mạng mã nguồn mở là miễn phí
đạo làm tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn vì nhà cung cấp mã nguồn mở không được
cơ hội học tập cho người học. bán các sản phẩm nguồn mở vì nó là tài sản trí
2.2. Một số khái niệm về trang mạng tuệ chung, không phải là tài sản riêng của một
tương tác có mã nguồn mở nhà cung cấp nào. Tuy nhiên, nhà cung cấp mã
nguồn mở có thể yêu cầu người dùng trả một
E-learning (online learning hay phương số chi phí về các dịch vụ bảo hành, huấn luyện,
pháp học tập trực tuyến) là phương thức học nâng cấp, tư vấn, vv… tức là những dịch vụ
tập có sử dụng kết nối mạng để phục vụ học thực sự đã thực hiện để phục vụ người dùng.
tập, lấy tài liệu học, trao đổi giao tiếp giữa Như vậy có thể hiểu là các trang mạng có mã
người học với nhau và với giảng viên. Với nguồn mở có thu phí để đảm bảo các dịch vụ
phương thức này, mỗi khóa học trực tuyến của nhà cung cấp. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều
có thể thu hút hàng chục thậm chí hàng trăm nhà cung cấp sẵn sàng cung cấp các trang mạng
nghìn người tham dự trên toàn thế giới. Việc có mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí cho người
cung cấp các khóa học elearning là thông sử dụng; hoặc các nhà cung cấp có thể kết hợp
qua các trang mạng có mã nguồn mở (tiếng bằng cách cung cấp một trang mạng mã nguồn
Anh còn gọi là learning management system mở miễn phí nhưng có một số tính năng không
- LMS). Các trang mạng có mã nguồn mở là được kích hoạt. Nếu người sử dụng muốn sử
một phần của phần mềm mã nguồn mở (open dụng được hết các tính năng của phần mềm mã
source software - OSS) hay còn gọi là phần nguồn mở thì phải trả một khoản phí nhất định.
mềm tự do nguồn mở (free and open source
2.3. Vai trò của việc sử dụng các trang
software FOSS hay F/OSS). Mã nguồn mở là mạng tương tác có mã nguồn mở
các chương trình mã nguồn máy tính theo cách
cho phép người sử dụng có quyền sửa đổi, - Phần mềm có thể được sao chép hoàn
cải tiến, phát triển, nâng cấp được nội dung toàn miễn phí, người sử dụng (giảng viên) có
phần mềm theo qui định riêng mà không cần thể tùy ý chia sẻ nội dung với những người sử
xin phép ai, điều mà họ không được phép làm dụng khác (với nhà quản lý, giảng viên khác
đối với các phần mềm nguồn đóng. Mã nguồn và sinh viên).
đóng là mã nguồn mà chúng ta chỉ được sử - Về cơ bản, các định dạng file không hoàn
dụng và không thể thay đổi hay cải tiến phần toàn bị kiểm soát bởi một vài nhà cung cấp,

144 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


GIÁO DỤC

giảng viên có thể chia sẻ file dạng video, audio, liệu thu thập được tại khoa Tiếng Anh thương
word, ppt, pdf, … . mại, trường Đại học Ngoại thương giai đoạn
- Giảng viên không chỉ nắm bắt được 2008-2020.
phương pháp học tập mà còn là người tạo ra - Đội ngũ giảng viên và kế hoạch đào tạo
bài giảng phục vụ cho giảng dạy, các bài giảng ứng dụng các trang mạng mã nguồn mở trong
e-learning phục vụ cho tự học của người học. giảng dạy ngoại ngữ theo đề án 2020:
- Phần mềm mã nguồn mở có ưu điểm nổi Đội ngũ giảng viên thực tế giảng dạy tại
bật là tạo ra được một môi trường rất tốt phục Khoa Tiếng Anh thương mại tại thời điểm
vụ cho phương pháp dạy học tương tác, cá tháng 5 năm 2018 là 16 người. Thực hiện kế
nhân hóa người học. hoạch của Đề án 2020, 3 giảng viên đã được
- Giảng viên ngoài việc chia sẻ file với đào tạo trực tiếp chính thức về ứng dụng
giảng viên khác và sinh viên, còn có thể tương gnomio.com (một trang web có mã nguồn mở,
tác trực tiếp với người học thông qua các diễn là một trong các ứng dụng của Moodle) trong
đàn, thông qua việc chữa bài và thảo luận tại giảng dạy ngoại ngữ vào năm 2014. Đồng thời,
các trang web này. 1 giảng viên được đào tạo gián tiếp thông qua
việc tham dự một khóa học có sử dụng website
- Các trang web mã nguồn mở giúp quản
mã nguồn mở. Như vậy tỷ lệ giảng viên được
lý quá trình và kết quả học tập của sinh viên
đào tạo chính qui và không chính qui là 25%
thông qua việc giảng viên có thể tiếp cận các
(tức là = 4/16 người) tổng số giảng viên giảng
bài làm của sinh viên, có thể chia sẻ các nhận
dạy thực tế. Tỷ lệ giảng viên được đào tạo như
xét, góp ý với bài làm của sinh viên, có thể lưu
vậy là chưa cao.
bảng điểm chi tiết của sinh viên.
- Kết quả đào tạo ứng dụng các trang mạng
- Các trang web mã nguồn mở tạo điều kiện
mã nguồn mở trong giảng dạy ngoại ngữ theo
cho sinh viên tiếp cận các tài liệu tham khảo dễ
đề án 2020:
dàng hơn, hỗ trợ việc theo dõi bài giảng trên
lớp, lưu trữ tài liệu tham khảo, bài làm của + Về kết quả ứng dụng các trang mạng mã
mình tốt và thành hệ thống hơn. nguồn mở vào giảng dạy sau khi được đào tạo
thì trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2018 chỉ
3. Thực trạng ứng dụng các trang mạng
có 2 giảng viên đã áp dụng các trang mạng mã
tương tác có mã nguồn mở tại khoa Tiếng
nguồn mở trong giảng dạy của minh, chiếm tỷ
Anh Thương mại
lệ 2/16, tương đương 12,5% tổng số giảng viên
Bộ Giáo dục và Đào tạo với Đề án dạy và giảng dạy thực tế.
học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc
+ Trong số 3 giảng viên đã được đào tạo chính
dân giai đoạn 2008-2020 (Đề án 2020) đã tăng
thức chỉ có 1 giảng viên áp dụng trang mạng mã
cường việc đào tạo cho giảng viên về sử dụng
nguồn mở trong giảng dạy, chiếm tỷ lệ 30%.
phần mềm mã nguồn mở, song đến nay chưa
có báo cáo kết quả ứng dụng trên phạm vi cả + Trong số các giảng viên chưa được đào
nước. Do chưa có điều tra nghiên cứu đầy đủ tạo thì tỷ lệ chưa ứng dụng các trang mạng mã
trên phạm vi lớn, bài viết này tôi xin giới hạn nguồn mở vào giảng dạy giảng viên là 100%
thực trạng việc ứng dụng các trang web mã (tức là không có giảng viên nào ứng dụng khi
nguồn mở trong giảng dạy ngoại ngữ bằng số chưa được đào tạo).

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 145


GIÁO DỤC

- Đánh giá chung: Số liệu thực tế như trên mã nguồn mở, ví dụ giảng viên có thể quản lý
về tỷ lệ ứng dụng trang mạng mã nguồn mở điểm số của sinh viên ngay tại trang web mã
trong giảng dạy ngoại ngữ tại khoa Tiếng Anh nguồn mở nhưng vẫn phải nhập điểm vào hệ
thương mại có thể nói là thấp. Lý do có thể thống tín chỉ của trường do chưa có sự đồng bộ
được giải thích bằng các khó khăn trong ứng hóa giữa hai hệ thống.
dụng trang mạng mã nguồn mở trong giảng + Người học: việc tham gia học trên các
dạy ngoại ngữ như dưới đây: trang mạng chưa trở thành động lực học tập.
+ Sự nhận thức của giảng viên về việc ứng 4. Đề xuất về việc tận dụng lợi thế của
dụng các trang web mã nguồn mở trong giảng các trang mạng mã nguồn mở trong môn
dạy ngoại ngữ còn hạn chế. Nhiều giảng viên
học của mình đối với giảng viên
chưa biết đến các trang web mã nguồn mở, nếu
biết rồi thì còn băn khoăn trong việc lựa chọn Với các lợi ích về kinh tế, sự an toàn bảo
trang web phù hợp với mục đích và thiết kế mật thông tin, và hiệu quả trong giao tiếp với
bài giảng của mình. Đôi khi, khó khăn chính ở sinh viên giúp làm tăng hiệu quả giảng dạy và
khía cạnh ngôn ngữ, do việc nhiều trang web học tập, giảng viên nên tăng cường việc ứng
do các nhà cung cấp nước ngoài cung cấp nên dụng các trang mạng mã nguồn mở vào hỗ trợ
ngôn ngữ trên các trang web là tiếng Anh, điều các hoạt động giảng dạy của mình. Trong bài
này gây khó khăn cho giảng viên không sử viết này, tác giả xin nêu một số biện pháp dành
dụng được tiếng Anh, và kể cả giảng viên dạy cho giảng viên để giúp giảng viên đẩy mạnh
tiếng Anh do họ ngại mất thời gian tìm hiểu, việc sử dụng các trang mạng.
thử nghiệm cách sử dụng. - Học cách sử dụng các trang mạng tương
+ Xây dựng nguồn tài nguyên bài giảng: Để tác thông qua đọc tài liệu hướng dẫn sử dụng
soạn bài giảng e-learning có chất lượng đòi hỏi trực tuyến.
tốn nhiều công sức của giảng viên. Hiện nay - Tham gia vào các buổi tập huấn nếu có tại
chế độ hỗ trợ chưa phù hợp với công sức bỏ trường, tại khoa về ứng dụng công nghệ thông
ra để soạn bài giảng e-learning, vì vậy chưa tin, nhất là ứng dụng các trang mạng mã nguồn
khuyến khích được giảng viên. Khối lượng mở.
công việc của giảng viên nhiều, khó có thể bỏ
- Chủ động thực hành và đề xuất khó khăn
thêm thời gian để soạn bài đưa lên trang web
nếu có với giảng viên đã tập huấn cho mình.
hay chữa bài trực tiếp trên trang web.
- Tích cực và chủ động liên hệ với các
+ Cơ sở vật chất: đối với cả giảng viên và
chuyên gia, với những giảng viên có kinh
sinh viên đều đòi hỏi phải biết sử dụng thành
nghiệm sử dụng các trang mạng mã nguồn mở
thạo máy tính, có hiểu biết cơ bản về việc
Windows và Web browser trên các loại máy để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm.
tính khác nhau, điều kiện truy cập được vào - Chuẩn bị tài liệu cẩn thận để sẵn sàng đăng
mạng internet. Đường truyền internet chưa ổn tải trên các trang mạng này. Các trang mạng
định và tốc độ chậm làm cản trở sự tương tác chính là nơi giúp giảng viên lưu trữ thông tin
của giảng viên và sự ham học của người học. hiệu quả mà không lo bị virut tấn công.
+ Chưa có sự đồng bộ hóa và tương thích + Lựa chọn một trang mạng tương tác dễ
giữa các cơ sở dữ liệu của trường và phần mềm sử dụng bằng cách tham khảo ý kiến các kỹ

146 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


GIÁO DỤC

thuật viên, các giảng viên đã có kinh nghiệm tại trường hoặc cử giảng viên tham dự các khóa
sử dụng hay từ kinh nghiệm chính mình với tư tập huấn này tại các cơ sở đào tạo khác nhằm
cách học viên. hỗ trợ đào tạo cho giảng viên sử dụng thành
Để giúp giảng viên hiểu rõ hơn và có thể ứng thạo các ứng dụng công nghệ vào giảng dạy.
dụng luôn trang mạng mã nguồn mở vào hỗ trợ + Cử kỹ thuật viên hỗ trợ giảng viên trong
hoạt động giảng dạy của mình, trong phụ lục một kỳ ứng dụng đầu tiên để giảm thời gian
bài báo này, tác giả bài viết trình bày hướng dẫn chuẩn bị bài cho giảng viên và giúp giảng viên
sử dụng trang mạng Canvas instructure phần ứng dụng thành thạo hơn.
miễn phí cho giảng viên với mong muốn cung + Mua bản quyền sử dụng các trang mạng
cấp hướng dẫn một cách đơn giản nhất có thể cần thiết hỗ trợ giảng dạy như Canvas.
giúp giảng viên giảm thời gian tìm hiểu, vượt
qua nỗi lo ngại mất thời gian tìm hiểu và lo ngại 5. Kết luận
phiền phức hoặc tốn kém khi sử dụng. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển
Bên cạnh nỗ lực của riêng từng giảng viên nhanh chóng và không ngừng như hiện nay thì
trong ứng dụng công nghệ vào giờ dạy của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng
mình, cần có sự trợ giúp của nhà trường bằng dạy là tất yếu và góp phần to lớn vào hiệu quả
các hoạt động cụ thể: giảng dạy. Việc ứng dụng công nghệ từ các
trang mạng mã nguồn mở trong giảng dạy ngoại
+ Việc ứng dụng các trang mạng mã nguồn ngữ có rất nhiều lợi ích song cũng không tránh
mở đòi hỏi giảng viên có thời gian chuẩn bị, khỏi các khó khăn trong quá trình ứng dụng.
do đó nhà trường cần thanh toán cho thời gian Hiểu rõ được tầm quan trọng của công nghệ
làm việc như vậy. Việc thanh toán có thể qui thông tin, đã có nhiều chỉ thị, quyết định, thông
thành giờ làm việc tương ứng với mỗi giờ tư được ban hành để điều chỉnh và hỗ trợ việc
giảng, hoặc qui thành giờ nghiên cứu khoa học ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục và
của giảng viên. đào tạo. Với những hỗ trợ đó và hiểu biết riêng
+ Tổ chức các lớp tập huấn về ứng dụng của mình, các giảng viên nên tìm hiểu và ứng
công nghệ trong giảng dạy nói chung, ứng dụng các trang mạng mã nguồn mở để hỗ trợ
dụng các trang mạng mã nguồn mở nói riêng cho công tác giảng dạy của mình.

Tài liệu tham khảo


1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2000), Chỉ thị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển
CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Chỉ thị số 58 - CT/TW ngày
17 tháng 10 năm 2000, truy cập ngày 15.6.2018 tại địa chỉ: https://thuvienphapluat.
vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Chi-thi-58-CT-TW-day-manh-ung-dung-phat-trien-
CNTT-phuc-vu-su-nghiep-CNH-HDH-8207.aspx.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chỉ thị về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng
công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001- 2005, Chỉ thị số 29/2001/
CT-BGDDT, ngày 30 tháng 7 năm 2001, truy cập ngày 15.6.2018 tại địa chỉ: https://

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 147


GIÁO DỤC

thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Chi-thi-29-2001-CT-BGDDT-
tang-cuong-giang-day-dao-tao-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-nganh-giao-duc-giai-
doan-2001-2005-48854.aspx.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng
dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 - 2012, Chỉ thị số
55/2008/CT-BGDĐT, ngày 30 tháng 9 năm 2008, truy cập ngày 15.6.2018 tại địa
chỉ: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_
id=1&mode=detail&document_id=78337.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông ( 2014), Thông tư quy định về vác sản phẩm phần
mềm mã nguồn mở được ưu tiên mua sắm, sử dụng trong các cơ quan, tổ chức nhà
nước, Thông tư số 20/2014/TT-BTTTT, ngày 05 tháng 12 năm 2014, truy cập ngày
12.6.2018 tại địa chỉ: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/
Thong-tu-20-2014-TT-BTTTT-san-pham-phan-mem-nguon-mo-uu-tien-mua-sam-su-
dung-co-quan-to-chuc-nha-nuoc-259703.aspx.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội tin học Việt Nam (2017), Báo cáo tóm tắt chỉ số
sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam năm 2017 - Vietnam ICT Index
2017, truy cập ngày 12.6.2018 tại địa chỉ: http://www.vaip.org.vn/download/20.17/
Bao%20cao%20VN%20ICT%20Index%202017%20-%20Ban%20tom%20tat.pdf.
6. Mark Johnson (2014), Open Source Options For Education, OSS Watch, truy cập ngày
12.6.2018 tại địa chỉ: http://oss-watch.ac.uk/resources/ossoptionseducation.
7. Nguyễn Huỳnh Lộc & Nguyễn Thị Phương Thảo (2008), ‘Các đường hướng ứng dụng
công nghệ trong việc dạy học ngoại ngữ - Some technology applications in language
teaching’, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đai học Đà Nẵng - Số 6, tr.29.
8. Nguyễn Văn Long (2016), ‘Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ:
Từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tại Việt Nam’, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên
cứu Giáo dục, Số 2, Tập 32, tr. 36-47.
9. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt
Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
ứng dụng và phát triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Quyết
định số 81/2001 /QĐ-TTg , ngày 24 tháng 5 năm 2001, truy cập ngày 15.6.2018 tại địa
chỉ: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/cong-nghe-thong-tin/quyet-dinh-81-2001-qd-
ttg-duyet-chuong-trinh-hanh-dong-trien-khai-chi-thi-58-ct-tw-day-manh-ung-dung-
cong-nghe-thong-tin-trong-cong-nghiep-hoa-47941.aspx.

148 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TIN TỔNG HỢP

TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI THÁNG 6 NĂM 2019


1. Sản xuất công nghiệp than sạch tăng 11,6%; vải dệt từ sợi nhân tạo
Sản xuất công nghiệp 7 tháng năm 2019 tăng 11,5%; bia các loại tăng 10,4%; điện
đạt mức tăng khá 9,4% so với cùng kỳ năm sản xuất tăng 10,1%; ô tô tăng 10%. Một số
trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo sản phẩm tăng thấp hoặc giảm: Khí đốt thiên
tăng cao 10,7%; ngành khai khoáng tăng nhẹ nhiên dạng khí và thuốc lá điếu tăng 1,6%;
nhờ khai thác than tăng cao, bù đắp cho sự phân u rê tăng 0,2%; phân hỗn hợp NPK giảm
sụt giảm của khai thác dầu thô; sản xuất và 3,3%; dầu thô khai thác giảm 6,9%; xe máy
phân phối điện bảo đảm cung cấp đủ điện giảm 8,7%; linh kiện điện thoại giảm 15,1%;
cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. đường kính giảm 16,9%.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp Số lao động đang làm việc trong các doanh
(IIP) tháng 7/2019 ước tính tăng 5,9% so nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/7/2019
với tháng trước và tăng 9,7% so với cùng kỳ tăng 1,3% so với cùng thời điểm tháng trước
năm trước, trong đó ngành khai khoáng tăng và tăng 1,9% so với cùng thời điểm năm trước,
4,4%; chế biến, chế tạo tăng 10,4%; sản xuất trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà
và phân phối điện tăng 10,5%; cung cấp nước nước giảm 0,8%; doanh nghiệp ngoài Nhà
và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,4%. nước tăng 1,4%; doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài tăng 2,7%. Tại thời
Tính chung 7 tháng năm 2019, IIP ước điểm trên, số lao động đang làm việc trong
tính tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước, các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm
thấp hơn mức tăng 10,7% của cùng kỳ năm 0,6% so với cùng thời điểm năm trước; ngành
2018 nhưng cao hơn mức tăng 7,2% của cùng chế biến, chế tạo tăng 2%; ngành sản xuất và
kỳ năm 2017 và năm 2016. Trong đó, ngành phân phối điện tăng 3,7%; ngành cung cấp
khai khoáng tăng 1,1%, đóng góp 0,2 điểm nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,2%.
phần trăm vào mức tăng chung; ngành chế
biến, chế tạo tăng 10,7% (cùng kỳ năm trước 2. Tình hình đăng ký doanh nghiệp
tăng 12,9%), đóng góp 8,2 điểm phần trăm; Trong 7 tháng năm 2019 có 79,3 nghìn
ngành sản xuất và phân phối điện tăng 10%, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với quy
đóng góp 0,9 điểm phần trăm; ngành cung mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp
cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng tăng mạnh, đạt 12,6 tỷ đồng, mức cao nhất
7,6%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm. trong những năm trở lại đây, điều này dự báo
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 7 sức khỏe tốt hơn của các doanh nghiệp ra
tháng năm nay tăng cao so với cùng kỳ năm nhập thị trường.
trước: Sắt, thép thô tăng 57,1%; xăng, dầu Trong tháng 7/2019, cả nước có 12.352
tăng 45,1%; tivi tăng 23,9%; khí hóa lỏng doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng
(LPG) tăng 16,4%; thức ăn cho thủy sản tăng ký là 139,2 nghìn tỷ đồng, giảm 4,7% về số
14,8%; sơn hóa học tăng 13,4%; điện thoại di doanh nghiệp và giảm 26,9% về số vốn đăng
động tăng 12,7% (điện thoại thông minh tăng ký so với tháng trước[4]; vốn đăng ký bình
15,2%); thép thanh, thép góc tăng 12,3%; quân một doanh nghiệp đạt 11,3 tỷ đồng,

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 149


TIN TỔNG HỢP

giảm 23,3%; tổng số lao động đăng ký của lập mới tăng so với cùng kỳ năm trước: Có
các doanh nghiệp thành lập mới là 94,9 nghìn 25,8 nghìn doanh nghiệp ngành bán buôn,
người, giảm 15,1%. Trong tháng, cả nước còn bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy (chiếm 32,6%
có 2.690 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tổng số doanh nghiệp thành lập mới), tăng
tăng 25,9% so với tháng trước; 2.501 doanh 0,4%; 10,3 nghìn doanh nghiệp xây dựng
nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có (chiếm 13%), tăng 1,7%; 10,1 nghìn doanh
thời hạn, tăng 6,4%; có 2.471 doanh nghiệp nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm
ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, 12,7%), tăng 6,9%; 6,6 nghìn doanh nghiệp
giảm 15,7%; có 1.434 doanh nghiệp hoàn tất khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết
thủ tục giải thể, giảm 1,4%. kế, quảng cáo và chuyên môn khác (chiếm
Tính chung 7 tháng năm nay, cả nước có 8,3%), tăng 15,1%; 4,8 nghìn doanh nghiệp
79,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập kinh doanh bất động sản (chiếm 6%), tăng
mới với tổng vốn đăng ký là 999,4 nghìn tỷ 22,1%; 4,6 nghìn doanh nghiệp dịch vụ việc
đồng, tăng 4,6% về số doanh nghiệp và tăng làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị,
29,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (chiếm
năm 2018; vốn đăng ký bình quân một doanh 5,8%), tăng 5,3%... Có 2 lĩnh vực có số doanh
nghiệp thành lập mới đạt 12,6 tỷ đồng, tăng nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ
23,9%. Nếu tính cả 1.476,9 nghìn tỷ đồng vốn năm trước: Dịch vụ lưu trú và ăn uống có
đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay 3,8 nghìn doanh nghiệp (chiếm 4,7%), giảm
đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung 4,7%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có
thêm vào nền kinh tế trong 7 tháng năm 2019 818 doanh nghiệp (chiếm 1%), giảm 19,2%.
là 2.476,3 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn
có 24,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt Trong 7 tháng năm nay, hầu hết các vùng
động, tăng 29,9% so với cùng kỳ năm trước, kinh tế có số doanh nghiệp đăng ký thành lập
nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm trước: Vùng
mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động Đồng bằng sông Hồng có 24,2 nghìn doanh
trong 7 tháng lên 103,6 nghìn doanh nghiệp. nghiệp, tăng 7,2% (vốn đăng ký đạt 280,4
Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghìn tỷ đồng, tăng 24,5%); Bắc Trung Bộ
nghiệp thành lập mới trong 7 tháng năm nay và Duyên hải miền Trung 11,4 nghìn doanh
là 743,9 nghìn người, tăng 19,3% so với cùng nghiệp, tăng 6,8% (vốn đăng ký 108,3 nghìn
kỳ năm trước. tỷ đồng, tăng 10,2%); Tây Nguyên 2 nghìn
Theo khu vực kinh tế, trong 7 tháng năm doanh nghiệp, tăng 10,3% (vốn đăng ký 24,9
nay có 1,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới nghìn tỷ đồng, tăng 107,7%); Đông Nam Bộ
thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, 33,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 3,2% (vốn
chiếm 1,4% tổng số doanh nghiệp thành lập đăng ký 492,7 nghìn tỷ đồng, tăng 38,1%);
mới; có 21,6 nghìn doanh nghiệp thuộc khu Đồng bằng sông Cửu Long 5,5 nghìn doanh
vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 27,2%; nghiệp, tăng 0,9% (vốn đăng ký 57,9 nghìn tỷ
có 56,6 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực đồng, tăng 15,1%). Riêng vùng Trung du và
dịch vụ, chiếm 71,4%. Trong đó, hầu hết các miền núi phía Bắc có số doanh nghiệp thành
lĩnh vực hoạt động có số doanh nghiệp thành lập mới đạt 3,1 nghìn doanh nghiệp, giảm

150 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TIN TỔNG HỢP

3,2% so với cùng kỳ năm trước (vốn đăng ký học và Công nghệ 140 tỷ đồng, bằng 43,8%
35,2 nghìn tỷ đồng, tăng 22,6%). và tăng 38,7%; Bộ Công Thương 91 tỷ đồng,
3. Đầu tư bằng 37,3% và giảm 8,1%; Bộ Xây dựng
89 tỷ đồng, bằng 35,8% và giảm 25,7%; Bộ
Tình hình thực hiện vốn đầu tư từ nguồn Thông tin và Truyền thông 57 tỷ đồng, bằng
vốn ngân sách Nhà nước tháng Bảy và 7 35,9% và tăng 2,4%.
tháng năm 2019 mặc dù đã có dấu hiệu tích
- Vốn địa phương quản lý đạt 138,8 nghìn
cực khi đạt tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch
tỷ đồng, bằng 45,7% kế hoạch năm và tăng
năm cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng
11,4% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó:
vẫn chưa cải thiện nhiều khi tiếp tục đạt mức
Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh đạt 93,5
tăng thấp nhất trong các năm giai đoạn 2015-
nghìn tỷ đồng, bằng 43,9% và tăng 8,6%; vốn
2019.Trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp nước
ngân sách Nhà nước cấp huyện đạt 38,2 nghìn
ngoài vẫn giữ đà phát triển với mức kỷ lục
tỷ đồng, bằng 49,1% và tăng 18%; vốn ngân
về số dự án đăng ký cấp mới 7 tháng và số
sách Nhà nước cấp xã đạt 7,1 nghìn tỷ đồng,
vốn thực hiện cao nhất trong nhiều năm trở
bằng 54,6% và tăng 15,4%. Vốn đầu tư thực
lại đây.
hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 7 tháng
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách năm 2019 của một số tỉnh, thành phố trực
Nhà nước tháng Bảy ước tính đạt 29,9 nghìn thuộc Trung ương như sau: Hà Nội đạt 21,4
tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, nghìn tỷ đồng, bằng 43,3% kế hoạch năm và
bao gồm: Vốn Trung ương 3,8 nghìn tỷ đồng, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước; thành
giảm 27,6%; vốn địa phương 26,1 nghìn tỷ phố Hồ Chí Minh 10,4 nghìn tỷ đồng, bằng
đồng, tăng 13,9%. Tính chung 7 tháng năm 28,4% và giảm 0,8%; Quảng Ninh 5.187 tỷ
nay, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách đồng, bằng 44,9% và tăng 14,8%; Thanh Hóa
Nhà nước đạt 158,3 nghìn tỷ đồng, bằng 4.234 tỷ đồng, bằng 54,2% và tăng 22%; Hải
44,9% kế hoạch năm và tăng 3,9% so với Phòng 4.118 tỷ đồng, bằng 45,4% và tăng
cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2018 bằng 3,5%; Bà Rịa - Vũng Tàu 3.680 tỷ đồng, bằng
43,3% và tăng 9,7%), gồm có: 55,8% và tăng 13,1%; Quảng Nam 3.582 tỷ
- Vốn Trung ương quản lý đạt 19,5 nghìn đồng, bằng 48,2% và tăng 23%; Bình Dương
tỷ đồng, bằng 40,2% kế hoạch năm và giảm 3.446 tỷ đồng, bằng 42,1% và tăng 2,6%;
29,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Vĩnh Phúc 3.156 tỷ đồng, bằng 50,6% và
vốn đầu tư thực hiện của Bộ Giao thông Vận tăng 4,2%.
tải đạt 3.893 tỷ đồng, bằng 44,3% và giảm Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm
58,3%; Bộ Y tế 1.745 tỷ đồng, bằng 33% và đến thời điểm 20/7/2019 thu hút 2.064 dự án
tăng 33,8%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 8.272,4
nông thôn 1.326 tỷ đồng, bằng 39,5% và giảm triệu USD, tăng 24,6% về số dự án và giảm
54,9%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 479 tỷ đồng, 37,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm
bằng 32,5% và tăng 1,5%; Bộ Tài nguyên và 2018. Bên cạnh đó, có 791 lượt dự án đã cấp
Môi trường 424 tỷ đồng, bằng 32,3% và giảm phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn
27,2%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 294 đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3.425,6 triệu
tỷ đồng, bằng 39,5% và giảm 2,3%; Bộ Khoa USD, giảm 30,8% so với cùng kỳ năm trước.

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 151


TIN TỔNG HỢP

Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn 4. Thu, chi ngân sách Nhà nước
tăng thêm trong 7 tháng năm nay đạt 11.698 Trong 7 tháng năm 2019, thu ngân sách
triệu USD, giảm 35,6% so với cùng kỳ năm Nhà nước duy trì tiến độ ổn định, chi ngân
2018. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sách bảo đảm đáp ứng kịp thời các yêu cầu
hiện 7 tháng ước tính đạt 10,6 tỷ USD, tăng đầu tư phát triển, chi trả nợ, bảo đảm quốc
7,1% so với cùng kỳ năm 2018. Trong 7 tháng phòng, an ninh, an sinh xã hội và hoạt động
còn có 4.387 lượt góp vốn, mua cổ phần của của bộ máy Nhà nước.
nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm
vốn là 8,52 tỷ USD, tăng 77,8% so với cùng đến thời điểm 15/7/2019 ước tính đạt 777,7
kỳ năm 2018, trong đó có 733 lượt góp vốn, nghìn tỷ đồng, bằng 55,1% dự toán năm,
mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh trong đó thu nội địa 620,5 nghìn tỷ đồng,
nghiệp với giá trị vốn góp là 5,70 tỷ USD và bằng 52,9%; thu từ dầu thô 31,1 nghìn tỷ
3.654 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ đồng, bằng 69,7%; thu cân đối ngân sách
phần trong nước mà không làm tăng vốn điều từ hoạt động xuất, nhập khẩu 123,9 nghìn
lệ với giá trị 2,82 tỷ USD. tỷ đồng, bằng 65,5%. Trong thu nội địa, thu
từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 85,1
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 7 nghìn tỷ đồng, bằng 47,9% dự toán năm; thu
tháng năm nay có 90 dự án được cấp mới giấy từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
chứng nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt (không kể dầu thô) 103,2 nghìn tỷ đồng, bằng
Nam là 180,1 triệu USD; 21 dự án điều chỉnh 48,3%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch
vốn với số vốn tăng thêm là 97,3 triệu USD. vụ ngoài Nhà nước 121,1 nghìn tỷ đồng,
Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam bằng 50,1%; thu thuế thu nhập cá nhân 62,6
ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 7 nghìn tỷ đồng, bằng 55,3%; thu thuế bảo vệ
tháng năm 2019 đạt 277,4 triệu USD, trong môi trường 28,6 nghìn tỷ đồng, bằng 41,4%;
thu tiền sử dụng đất 61,4 nghìn tỷ đồng, bằng
đó lĩnh vực bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô,
68,2%.
mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 94,3
triệu USD, chiếm 34% tổng vốn đầu tư; hoạt Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm
động chuyên môn, khoa học và công nghệ đạt đến thời điểm 15/7/2019 ước tính đạt 726,2
nghìn tỷ đồng, bằng 44,5% dự toán năm,
83,4 triệu USD, chiếm 30,1%; hoạt động tài
trong đó chi thường xuyên đạt 522,8 nghìn tỷ
chính, ngân hàng và bảo hiểm đạt 37,1 triệu
đồng, bằng 52,3%; chi đầu tư phát triển 130,5
USD, chiếm 13,4%. Trong 7 tháng có 30 quốc
nghìn tỷ đồng, bằng 30,4%; chi trả nợ lãi 65,2
gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, nghìn tỷ đồng, bằng 52,2%.
trong đó Tây Ban Nha là nước dẫn đầu với
5. Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch
59,8 triệu USD, chiếm 21,6% tổng vốn đầu
tư; Hoa Kỳ 45,7 triệu USD, chiếm 16,5%; a) Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
Ô-xtrây-li-a 45,4 triệu USD, chiếm 16,4%; tiêu dùng
Cam-pu-chia 38,5 triệu USD, chiếm 13,9%; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
Xin-ga-po 34,8 triệu USD, chiếm 12,5%. dịch vụ tiêu dùng 7 tháng năm 2019 đạt tốc độ

152 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TIN TỔNG HỢP

tăng cao so với cùng kỳ năm trước (11,6%), khu vực kinh tế trong nước có xu hướng tăng
sức mua tiêu dùng tăng cao, lượng cung hàng lên, chiếm 30,3% tổng kim ngạch xuất khẩu
hóa trên thị trường dồi dào, đáp ứng nhu cầu, (cùng kỳ năm trước là 29%). Cán cân thương
thị hiếu của người dân. mại hàng hóa 7 tháng ước tính xuất siêu 1,8
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tỷ USD.
dịch vụ tiêu dùng tháng Bảy ước tính đạt Xuất khẩu hàng hóa
415,1 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với tháng
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thực hiện
trước và tăng 12,4% so với cùng kỳ năm
tháng 6/2019 đạt 21.428 triệu USD, thấp hơn
trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa
172 triệu USD so với số ước tính, trong đó
đạt 312,2 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% và tăng
xăng dầu thấp hơn 70 triệu USD; giày dép
13,4%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống
thấp hơn 64 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ
đạt 51 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% và tăng 11%;
thấp hơn 44 triệu USD; rau quả thấp hơn 40
doanh thu du lịch lữ hành đạt 3,9 nghìn tỷ
triệu USD; hóa chất thấp hơn 38 triệu USD;
đồng, tăng 1,5% và tăng7,8%; doanh thu dịch
điện tử, máy tính và linh kiện thấp hơn 29
vụ khác đạt 48 nghìn tỷ đồng, tăng 1,2% và
triệu USD; dệt may cao hơn 30 triệu USD; sắt
tăng 8,4%.
thép cao hơn 68 triệu USD.
Tính chung 7 tháng năm 2019, tổng mức
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng
bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
7/2019 ước tính đạt 22,60 tỷ USD, tăng 5,5%
dùng đạt 2.804,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,6%
so với tháng trước, trong đó khu vực kinh
so với cùng kỳ năm trước[10], nếu loại trừ
tế trong nước đạt 6,99 tỷ USD, tăng 2,4%;
yếu tố giá tăng 8,74% (cùng kỳ năm 2018
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả
tăng 8,72%).
dầu thô) đạt 15,61 tỷ USD, tăng 6,9%. Một
Doanh thu dịch vụ khác 7 tháng ước tính số mặt hàng xuất khẩu trong tháng Bảy có
đạt 307,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 11% tổng kim ngạch tăng so với tháng trước: Hàng dệt
mức và tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2018, may tăng 12,8%; máy móc thiết bị, dụng cụ
trong đó doanh thu của Cần Thơ tăng 12,6%; phụ tùng tăng 6,4%; điện tử, máy tính và linh
Bình Thuận tăng 12,2%; Đà Nẵng tăng 10%; kiện tăng 4,3%; giày dép tăng 3,9%. So với
Hải Phòng tăng 8,8%; thành phố Hồ Chí cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất
Minh tăng 8,1%; Ninh Bình tăng 5,6%; Hà khẩu tháng Bảy tăng 9,3%, trong đó khu vực
Nội tăng 4,6%. kinh tế trong nước tăng 16,4%, khu vực có
b) Xuất, nhập khẩu hàng hóa vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng
6,4%. Một số mặt hàng xuất khẩu có giá trị
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng
tăng khá: Điện tử, máy tính và linh kiện tăng
hóa 7 tháng năm 2019 ước tính đạt 288,47
19%; giày dép tăng 15,9%; gỗ và sản phẩm
tỷ USD với kim ngạch xuất khẩu đạt 145,13
gỗ tăng 15,4%; hàng dệt may và máy móc
tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước.
thiết bị, dụng cụ phụ tùng cùng tăng 11,2%.
Đáng chú ý, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu
7 tháng của khu vực kinh tế trong nước đạt Tính chung 7 tháng năm 2019, kim ngạch
12,2%, cao hơn tốc độ tăng của khu vực có hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 145,13 tỷ
vốn đầu tư nước ngoài (5,6%) và tỷ trọng của USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018,

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 153


TIN TỔNG HỢP

trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 44 Nhập khẩu hàng hóa
tỷ USD, tăng 12,2%, chiếm 30,3% tổng kim Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu thực hiện
ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước tháng 6/2019 đạt 19.495 triệu USD, thấp hơn
ngoài (kể cả dầu thô) đạt 101,13 tỷ USD, tăng 1,7 tỷ USD so với số ước tính, trong đó một số
5,6%, chiếm 69,7% (tỷ trọng giảm 1,3 điểm mặt hàng thấp hơn nhiều so với số ước tính:
phần trăm so với cùng kỳ năm trước). Điện tử, máy tính và linh kiện thấp hơn 378
Trong 7 tháng có 24 mặt hàng đạt giá trị triệu USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ
xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 88,1% tổng tùng thấp hơn 229 triệu USD; vải thấp hơn
kim ngạch xuất khẩu (4 mặt hàng đạt giá trị 180 triệu USD; sắt thép thấp hơn 143 triệu
trên 10 tỷ USD, chiếm 51,6%), trong đó điện USD; xăng dầu thấp hơn 101 triệu USD;
thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn dầu thô và nguyên phụ liệu dệt may, giày dép
nhất đạt27,3 tỷ USD, chiếm 18,8% tổng kim cùng thấp hơn 75 triệu USD.
ngạch hàng hóa xuất khẩu, tăng 3,1% so với
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Bảy
cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh
ước tính đạt 22,4 tỷ USD, tăng 14,9% so với
kiện đạt 18,6 tỷ USD, tăng 14,9%; hàng dệt
tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong
may đạt 18,3 tỷ USD, tăng 10,5%; giày dép
nước đạt 9,3 tỷ USD, tăng 14,2%; khu vực có
đạt 10,4 tỷ USD, tăng 13,8%; máy móc thiết
vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,1 tỷ USD, tăng
bị, dụng cụ phụ tùng đạt 9,7 tỷ USD, tăng
15,4%. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt
7,2%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,7 tỷ USD,
hàng tăng so với tháng trước: Xăng dầu tăng
tăng 16,4%; phương tiện vận tải và phụ tùng
44%; điện thoại và linh kiện tăng 30,2%; ô tô
đạt 4,9 tỷ USD, tăng 5,9%; thủy sản đạt 4,6 tỷ
tăng 20,6%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ
USD, giảm 1,9%. Kim ngạch xuất khẩu một
tùng tăng 13,4%; điện tử, máy tính và linh
số mặt hàng nông sản 7 tháng năm nay giảm
kiện tăng 12,5%. So với cùng kỳ năm 2018,
so với cùng kỳ năm trước: Rau quả đạt 2,3 tỷ
kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Bảy
USD, giảm 0,3%; cà phê đạt 1,8 tỷ USD, giảm
tăng 5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước
18,7% (lượng giảm 7,6%); hạt điều đạt gần
tăng 14,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
1,8 tỷ USD, giảm 11% (lượng tăng 13,8%);
giảm 1%. Một số mặt hàng có kim ngạch tăng
gạo đạt 1,7 tỷ USD, giảm 14% (lượng tăng
cao so với cùng kỳ năm trước: Phương tiện
0,8%). Riêng cao su đạt 1,1 tỷ USD, tăng
vận tải và phụ tùng tăng 164,3%; than đá tăng
4,4% (lượng tăng 8,2%) và hạt tiêu đạt 528
122,1%; ô tô tăng 36,1%; điện tử, máy tính và
triệu USD, tăng 1,9% (lượng tăng 35,1%).
linh kiện tăng 19,5%.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 7 tháng
Tính chung 7 tháng năm 2019, kim ngạch
năm 2019, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn
hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 143,34 tỷ
nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 32,5 tỷ
USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2018,
USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước;
tiếp đến là thị trường EU đạt 24,3 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 60,83
tăng 0,4%; Trung Quốc đạt 20 tỷ USD, tăng tỷ USD, tăng 12,6%; khu vực có vốn đầu tư
0,1%; thị trường ASEAN đạt 15,2 tỷ USD, nước ngoài đạt 82,51 tỷ USD, tăng 5,3%.
tăng 5,5%; Hàn Quốc đạt 10,7 tỷ USD, tăng Trong 7 tháng có 28 mặt hàng nhập khẩu
4,4%. đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 85,8%

154 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)


TIN TỔNG HỢP

tổng kim ngạch nhập khẩu (2 mặt hàng đạt trang tăng từ ngày 1/7/2019; diễn biến phức
giá trị trên 20 tỷ USD, chiếm 34,2%), trong tạp của dịch tả lợn châu Phi; việc kiên định
đó một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm chính sách tiền tệ linh hoạt giữ vững mục
trước: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 28,2 tiêu ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ là
tỷ USD (chiếm 19,7% tổng kim ngạch nhập những yếu tố chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng
khẩu), tăng 19%; máy móc thiết bị, dụng cụ tháng 7/2019 tăng 0,18% so với tháng trước,
phụ tùng đạt 20,8 tỷ USD, tăng 12,7%; vải bình quân 7 tháng năm 2019 tăng 2,61% so
đạt 7,8 tỷ USD, tăng 4,6%; chất dẻo đạt 5,2 với cùng kỳ năm 2018, đây là mức tăng bình
tỷ USD, tăng 1,5%; ô tô đạt 4,3 tỷ USD, tăng quân 7 tháng thấp nhất trong 3 năm gần đây.
69%. Bên cạnh đó, một số mặt hàng có giá trị Giá vàng trong nước tiếp tục tăng theo giá
giảm so với cùng kỳ năm 2018: Điện thoại và vàng thế giới do căng thẳng địa chính trị ở
linh kiện đạt 7,1 tỷ USD, giảm 4,4%; sắt thép khu vực Trung Đông và đồng đô la Mỹ giảm
đạt 5,7 tỷ USD, giảm 2,4%; kim loại thường giá. Bình quân giá vàng thế giới đến ngày
đạt 3,7 tỷ USD, giảm 20%. 24/7/2019 tăng 4,04% so với tháng 6/2019.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 7 tháng Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 7/2019
năm 2019, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập tăng 4,78% so với tháng trước; tăng 9,27% so
khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt với tháng 12/2018 và tăng 8,3% so với cùng
42 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm kỳ năm trước.
trước; tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 7/2019 giảm
26,6 tỷ USD, giảm 0,8%; thị trường ASEAN 0,56% so với tháng trước; giảm 0,27% so với
đạt 18,8 tỷ USD, tăng 5,2%; Nhật Bản đạt tháng 12/2018 và tăng 1,1% so với cùng kỳ
10,5 tỷ USD, giảm 0,4%; thị trường EU đạt năm trước.
8,29 tỷ USD, tăng 8,6%; Hoa Kỳ đạt 8,27 tỷ
d) Vận tải hành khách và hàng hóa
USD, tăng 8,6%.
Hoạt động vận tải trong 7 tháng năm 2019
Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện
đạt mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước
tháng Sáu xuất siêu 1,9 tỷ USD; 6 tháng đầu
ở hầu hết các ngành đường, đặc biệt ngành
năm xuất siêu 1,6 tỷ USD; tháng Bảy ước
đường bộ và đường hàng không, riêng vận tải
tính xuất siêu 200 triệu USD. Tính chung
đường sắt tiếp tục xu hướng giảm cả về vận
7 tháng năm 2019 ước tính xuất siêu 1,8 tỷ
tải hành khách và hàng hóa.
USD[12] (cùng kỳ năm trước xuất siêu 2,6 tỷ
USD), trong đó khu vực kinh tế trong nước Vận tải hành khách tháng Bảy ước tính
nhập siêu 16,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu đạt 427,4 triệu lượt khách, tăng 1,2% so với
tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 18,6 tháng trước và 20,8 tỷ lượt khách.km, tăng
tỷ USD. 4,1%. Tính chung 7 tháng năm 2019, vận tải
hành khách đạt 2.923,5 triệu lượt khách, tăng
c) Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và
10,1% so với cùng kỳ năm trước và 134,8
chỉ số giá đô la Mỹ
tỷ lượt khách.km, tăng 9,7%, trong đó vận
Giá một số nguyên liệu đầu vào có xu tải trong nước đạt 2.912,5 triệu lượt khách,
hướng tăng trở lại; mức lương cơ sở đối với tăng 10,1% và 104,6 tỷ lượt khách.km, tăng
cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ 11,1%; vận tải ngoài nước đạt gần 11 triệu

Số 119 (7/2019) Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 155


TIN TỔNG HỢP

lượt khách, tăng 4,4% và 30,2 tỷ lượt khách. km, tăng 6,5%; đường hàng không đạt 247,1
km, tăng 4,9%. Xét theo ngành vận tải, đường nghìn tấn, tăng 12,7% và 629,6 triệu tấn.km,
bộ đạt 2.763 triệu lượt khách, tăng 10,4% so tăng 12,2%; đường sắt đạt gần 3 triệu tấn,
với cùng kỳ năm trước và 92,6 tỷ lượt khách. giảm 10,9% và 2,1 tỷ tấn.km, giảm 5%.
km, tăng 10,4%; đường thủy nội địa đạt 118,2
e) Khách quốc tế đến Việt Nam
triệu lượt khách, tăng 5,5% và 2.304,8 triệu
lượt khách.km, tăng 6,7%; đường biển đạt Khánh quốc tế đến nước ta trong tháng
4,5 triệu lượt khách, tăng 5,1% và 265,4 triệu 7/2019 đã tăng trở lại so với tháng trước, đạt
lượt khách.km, tăng 5,3%; đường hàng không hơn 1,3 triệu lượt khách, tính chung 7 tháng
đạt 32,5 triệu lượt khách, tăng 8,9% và 37,4 đạt 9,8 triệu lượt khách, trong đó chiếm tỷ
tỷ lượt khách.km, tăng 9,1%; riêng vận tải trọng lớn và có tốc độ tăng cao vẫn là khách
đường sắt đạt 5,3 triệu lượt khách, giảm 5% đến từ các nước Châu Á.
và 2.235,5 triệu lượt khách.km, giảm 5,7%.
Khách quốc tế đến nước ta trong tháng
Vận tải hàng hóa tháng Bảy ước tính đạt Bảy ước tính đạt 1.315,8 nghìn lượt người,
139,6 triệu tấn, tăng 1% so với tháng trước và
tăng 11% so với tháng trước và tăng 10,7%
26,7 tỷ tấn.km, tăng 1%. Tính chung 7 tháng,
so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách
vận tải hàng hóa đạt 962,6 triệu tấn, tăng 8,7%
đến từ Châu Á tăng 12,2%; từ Châu Âu tăng
so với cùng kỳ năm trước và 183,4 tỷ tấn.km,
5,4%; từ Châu Mỹ tăng 13,4%; từ Châu Úc
tăng 7,2%, trong đó vận tải trong nước đạt
giảm 7,7%; từ châu Phi tăng 6%. Tính chung
943,3 triệu tấn, tăng 8,8% và 103 tỷ tấn.km,
tăng 10,4%; vận tải ngoài nước đạt 19,3 triệu 7 tháng năm nay, khách quốc tế đến nước
tấn, tăng 3% và 80,4 tỷ tấn.km, tăng 3,4%. ta ước tính đạt 9.796,8 nghìn lượt người,
Xét theo ngành vận tải, đường bộ 7 tháng đạt tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, trong
739,7 triệu tấn, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm đó khách đến bằng đường hàng không đạt
trước và 49,4 tỷ tấn.km, tăng 10,1%; đường 7.704,9 nghìn lượt người, tăng 4,7%; bằng
thủy nội địa đạt 173,1 triệu tấn, tăng 5,2% đường bộ đạt 1.934,3 nghìn lượt người, tăng
và 36,2 tỷ tấn.km, tăng 5,9%; đường biển 25,2%; bằng đường biển đạt 157,6 nghìn lượt
đạt 46,7 triệu tấn, tăng 4,9% và 95,1 tỷ tấn. người, giảm 11,3%.

156 Tạp chí KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Số 119 (7/2019)

You might also like