You are on page 1of 27

KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022:

ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

MỤC LỤC

PHẦN 1. TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 15


VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022
1. MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH 16
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
GS.TS. Phạm Hồng Chương, ThS.NCS. Vũ Thu Trang
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

2. NHỮNG KỲ VỌNG CHO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2022 TRONG MÔI TRƯỜNG 28
ĐẦY BIẾN ĐỘNG CỦA THẾ GIỚI
TS. Trịnh Chi Mai
Học viện Ngân hàng
TS. Hoàng Xuân Hòa
Văn phòng Quốc hội
Trịnh Nguyễn Nhật Minh
Sinh viên Marketing CLC63A, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Hoàng Phương Linh
Sinh viên Quản trị kinh doanh quốc tế TT63C, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

3. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2022: THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG 42


TS. Nguyễn Thanh Vân, ThS. Nguyễn Thành Cả, ThS. Nguyễn Toàn Trí
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

4. NHẬN DIỆN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG PHỤC HỒI 54
KINH TẾ SAU ĐẠI DỊCH COVID-19 CỦA VIỆT NAM
ThS. Huỳnh Bá Thúy Diệu
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn

5. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN NỀN KINH TẾ VÀ CÁC PHẢN ỨNG 69
CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Chu Du, ThS. Trần Đình Vân
Trường Đại học Công đoàn
Nguyễn Thị Như Ngọc
Công ty Cổ phần Chứng khoán HDB

6. THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO VIỆT NAM TRONG 81
BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19
TS. Đỗ Thị Thu Thủy, TS. Trịnh Mai Vân
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

5
KỶ YẾU H I TH�O KHOA HỌC QUỐC GIA

7. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ TĂNG TRƯỞNG 93
KINH TẾ VIỆT NAM: NHÌN LẠI NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022
TS. Nguyễn Thị Hồng Nhâm, ThS. Tô Công Nguyên Bảo, Trần Minh Hiếu
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

8. DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TRONG BỐI CẢNH 102
ĐẠI DỊCH COVID-19: THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ
TS. Phùng Thanh Quang
Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Nguyễn Mai Phương
Trường Đại học Ngoại thương

9. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM 111
TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19
TS. Đồng Thị Hà
NCS.ThS. Vũ Thị Thanh Huyền
Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

10. TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN XUẤT - NHẬP KHẨU THEO HƯỚNG BỀN VỮNG, 123
TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY KINH TẾ PHỤC HỒI SAU ĐẠI DỊCH COVID-19
TS. Nguyễn Văn Tuấn, ThS. Vũ Thị Nhung
Học viện An ninh nhân dân

11. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH 134
COVID-19
TS. Lê Thị Kim Huệ
Bộ môn Kinh tế - Chính trị, Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên
ThS. Nguyễn Thị Phúc Hậu
Khoa Kế toán - Kiểm toán, Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên

12. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRONG 144
BỐI CẢNH HIỆN NAY
TS. Đậu Xuân Đạt
Khoa Kinh tế, Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội

13. NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM NĂM 2021, TRIỂN VỌNG NĂM 2022 157
TS. Lê Văn Tuyên
Học viện Kỹ thuật Quân sự

14. ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC HỘI NHẬP 166
KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
TS. Ngô Tuấn Anh
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
ThS. Nguyễn Thành Long
Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế - Bộ Công Thương

6
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022:
ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

15. PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ GÓP PHẦN 176
THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN ĐỘ MỞ
HỘI NHẬP NGÀY CÀNG LỚN
TS. Hoàng Văn Hùng, ThS. Nguyễn Quốc Phóng
Bộ môn Quản trị Kinh doanh, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

16. DIỄN BIẾN LẠM PHÁT VÀ DỰ BÁO ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG 188
TRUNG ƯƠNG CÁC NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
ThS. Thân Thị Vi Linh
Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng

17. CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH 204
ĐẠI DỊCH COVID-19
TS. Bùi Quang Hùng, PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, TS. Nguyễn Thị Hồng Nhâm
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

18. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC 211
TẠI VIỆT NAM
TS. Hoàng Thị Huệ
Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Phạm Ngọc Toàn
Trung tâm Phân tích và Dự báo chiến lược, Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Nguyễn Quang Huy, Phạm Thị Thục Hiền, Nguyễn Thị Thu Huyền, Phạm Ngọc Anh
Sinh viên Lớp Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực 61, Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân

19. CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM TRONG 228
BỐI CẢNH MỚI
PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà, TS. Ngô Quốc Dũng
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Nguyễn Minh Châu
Sinh viên Lớp BIFA 8E, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

PHẦN 2. ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH 243

20. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO PHỤC HỒI VÀ 244
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TRONG ĐIỀU KIỆN THÍCH ỨNG AN TOÀN,
LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ ĐẠI DỊCH COVID 19
GS.TS. Lê Quốc Hội
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

21. ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN KINH TẾ VĨ MÔ 254
CÓ NHỮNG DIỄN BIẾN BẤT THƯỜNG: TRIỂN KHAI CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TS. Lê Văn Hải
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

7
KỶ YẾU H I TH�O KHOA HỌC QUỐC GIA

22. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 268
BỀN VỮNG VÀ ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2022 TẠI VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Kiều Nga
Bộ môn Kinh tế đô thị và Quản lý dự án, Khoa Quản lý đô thị,
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

23. KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO 285
VIỆT NAM
ThS. Phạm Thanh Dung
Bộ môn Quản trị kinh doanh và Tài chính - Kế toán,
Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở II - Thành phố Hồ Chí Minh

24. THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI BẢNG ĐỂ 300
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM
ThS. Ngô Thanh Xuân
Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Bùi Mai Anh, Nguyễn Thị Kiều Nga, Phùng Thị Thu Trang
Sinh viên NHTM 60B, Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

25. TIẾP TỤC TÁI CƠ CẤU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI GÓP PHẦN THÚC ĐẨY 316
NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN AN TOÀN VÀ BỀN VỮNG
PGS.TS. Nguyễn Đắc Hưng
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
TS. Đặng Công Thức
Trường Đại học Tây Bắc

26. TÌM DƯ ĐỊA GIẢM LÃI SUẤT CHO VAY TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH 328
TIỀN TỆ GÓP PHẦN THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
TS. Trần Thế Sao
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

27. KHỐI NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI ĐÓNG VAI TRÒ TÍCH CỰC TRONG VIỆC 337
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
TS. Kim Quang Chiêu
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

28. VAI TRÒ CỦA TIỀN KỸ THUẬT SỐ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TRONG 348
TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ, ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ
THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ
TS. Nguyễn Hữu Mạnh
Khoa Kế toán - Tài chính, Trường Đại học Nha Trang
TS. Vương Thị Hương Giang
Khoa Tài chính, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

29. CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM PHÁT TRIỂN MẠNH TRONG 364
GIAI ĐOẠN NỀN KINH TẾ BỊ TÁC ĐỘNG BỞI ĐẠI DỊCH COVID-19
ThS. Dương Văn Bôn, TS. Nguyễn Phúc Quý Thạnh
Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

8
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022:
ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

30. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TÀI TRỢ TÍN DỤNG XANH 373
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
ThS. Lê Phong Châu, Phan Thị Loan, Nguyễn Phương Thanh,
Phùng Thị Thu Hà, Trần Thanh Trang
Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

31. NĂM 2021: NỀN MÓNG VỮNG CHẮC ĐỂ ĐƯA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 388
VIỆT NAM CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN MỚI
TS. Nguyễn Thanh Huyền
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
ThS. Trần Hoài Nam
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

32. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG TỚI THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH TẠI 402
VIỆT NAM
PGS.TS. Lê Thanh Tâm
Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Ngô Thị Ngọc Ánh
Sinh viên Khoa Toán kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Trần Thị Huyền Trang, Lê Thúy Hiền, Trần Phương Thảo
Sinh viên Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

33. THAM KHẢO KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG KIỂM SOÁT RỦI RO 415
HOẠT ĐỘNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
ThS. Nguyễn Thị Minh Hằng
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

34. ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 429
DOANH NGHIỆP VÀ NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TS. Hoàng Nguyên Khai
Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

35. TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN LÊN HIỆU QUẢ KINH DOANH: NGHIÊN CỨU 439
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TS. Nguyễn Văn Chiến, Phạm Phúc Nguyên, Nguyễn Thị Thủy
Trường Đại học Thủ Dầu Một

36. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN TIỀN MÃ HÓA TẠI 450
VIỆT NAM
TS. Khúc Thế Anh, Nguyễn Mạnh Trường, Nguyễn Tiến Anh,
Lê Minh Hằng, Nguyễn Thu Hoài
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

37. MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG 466
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ TÁC ĐỘNG
ĐỐI VỚI TỶ SUẤT SINH LỢI
TS. Lê Hoàng Anh, Dương Cẩm Tú, Trương Việt Hoàng,
Đỗ Trâm Huyền, Trần Phương Anh
Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

9
KỶ YẾU H I TH�O KHOA HỌC QUỐC GIA

38. TRIỂN VỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM SỨC KHỎE VIỆT NAM TRONG 479
BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19
TS. Nguyễn Thị Chính, ThS. Nguyễn Xuân Tiệp
Khoa Bảo hiểm, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đinh Trịnh Hà Thảo, Ngô Bảo Anh
Sinh viên Viện Đào tạo tiên tiến, Chất lượng cao và POHE, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

39. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH THỰC HIỆN ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH - 494
NGHỈ HƯU SỚM CỦA THẾ HỆ MILLENNIALS TẠI VIỆT NAM
TS. Khúc Thế Anh, Trần Thị Thu, Trần Thị Lan Nhi, Nguyễn Tùng Dương
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Bùi Huy Minh Hoàng
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

40. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG VÀ 509
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN TẠI KHU VỰC
BẮC TRUNG BỘ
ThS.NCS. Nguyễn Bá Đông
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Trâm Anh, Trần Thị Phương Linh
Viện Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Khoa Kế hoạch và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

41 THỰC TRẠNG KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP 527
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
ThS. Ngô Thanh Xuân
Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đặng Giang Anh
Nguyễn Thị Minh Hạnh
Sinh viên Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

PHẦN 3. CÁC NỘI DUNG KHÁC 541

42. BẢO VỆ CƠ SỞ HẠ TẦNG TRƯỚC RỦI RO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: PHÂN TÍCH 542
KINH TẾ TRƯỜNG HỢP CÔNG TRÌNH THỦY LỢI CÁI LỚN CÁI BÉ,
TỈNH KIÊN GIANG, VIỆT NAM
TS. Nguyễn Công Thành, TS. Nguyễn Diệu Hằng
Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
TS. Nguyễn Hoàng Nam
Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường
TS. Nguyễn Thị Diệu Trinh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư

43. TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG THỂ CHẾ, TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO, 555
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM
TS. Nguyễn Thị Cẩm Vân
Khoa Toán Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

10
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022:
ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

44. PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS ĐƯỜNG SẮT TẠI VIỆT NAM 571
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
PGS.TS. Đỗ Anh Đức
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
ThS.NCS. Hà Diệu Linh
Trường Đại học Công đoàn

45. CHÍNH SÁCH PHỤC HỒI NỀN KINH TẾ CỦA LÀO VÀ KINH NGHIỆM 580
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID 19
Oudomphone Sivongsa
Văn phòng chính quyền tỉnh Salavan, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Thipphavanh Southammavong
Công ty Điện lực Lào

46. NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN TẢI THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH COVID-19: 592
NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIẾP NHẬN THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI
PGS.TS. Phạm Văn Tuấn, Hoàng Hạnh Tâm, Phạm Ngọc Thanh Vân,
Ngô Xuân Quỳnh, Nguyễn Tú Anh, Nguyễn Thị Hoa
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

47. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 606
KINH DOANH CỦA CÁC HỘ KINH DOANH CÁ THỂ PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TS. Hoàng Thị Thu Hà
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Bùi Thanh Tuyền, Bùi Thị Quyên, Hoàng Hương Ngân, Đào Minh Lan, Nguyễn Hà Quỳnh Trang
Sinh viên Lớp Kinh tế đầu tư K60, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

48 NHẬN BIẾT RỦI RO VÀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH KỸ THUẬT SỐ 627
CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM
TS. Bùi Kiên Trung, Lê Thu Hà, Nguyễn Mạnh Cường, Trần Bảo Châu,
Nguyễn Trọng Tùng, Nguyễn Thị Hồng Nhung
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

49. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 642
TRONG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
NCS.ThS. Trần Minh Quang
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Mai Đức Dương, Tạ Mạnh Hùng, Hoàng Khánh Huyền, Mai Hà Vy
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

50. CÁC RÀO CẢN TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH MIỀN NÚI 658
PHÍA BẮC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP
ThS. Mai Quốc Bảo
Khoa Kế hoạch và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
ThS.NCS. Nguyễn Văn Đại
Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Ngô Bá Long
Sinh viên Lớp Anh 3, Chương trình tiên tiến, Khoa Kinh tế đối ngoại, Trường Đại học Ngoại thương

11
KỶ YẾU H I TH�O KHOA HỌC QUỐC GIA

51. KHÁM PHÁ HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG 676
BỐI CẢNH CỦA VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Văn Đại
Khoa Kế hoạch và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
ThS. Bùi Thái Thảo
Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Võ Hồng Nhật
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

52. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA 692
NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
TS. Đoàn Thanh Nga
Viện Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Quốc đân
Lê Thị Thanh Mai, Đỗ Lê Hải Vũ, Hà Hoài Linh, Đỗ Châu Anh, Lê Phương Anh
Sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

53. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG VÀ 706
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
ThS. Trương Văn Thanh
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
ThS.NCS. Đinh Thị Tâm, ThS. Nguyễn Thị Hồng Mai
Trường Đại học Ngoại thương

54. ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN TRÍ TÀI CHÍNH ĐẾN QUẢN LÝ CHI TIÊU CỦA 726
SINH VIÊN VIỆT NAM
ThS. Nguyễn Việt Anh
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Hoàng Diệu Linh, Nghiêm Thị Quỳnh Anh, Đào Minh Đức,
Nguyễn Thị Thương, Nguyễn Hương Ly
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

55. PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ, KỸ THUẬT CÁC KHU KINH TẾ 743
VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
ThS. Lê Thành Đông
Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, NCS. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

12
KỶ YẾU H I TH�O KHOA HỌC QUỐC GIA

22.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN
CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
VÀ ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2022 TẠI VIỆT NAM

ThS. Nguyễn Kiều Nga*


Tóm tắt
Bài viết tập trung nghiên cứu về phát triển bền vững, các mục tiêu phát triển bền vững
của Liên hợp quốc (SDGs), thực trạng kinh tế Việt Nam năm 2021 trong bối cảnh dịch
COVID-19, phân tích và đánh giá nền kinh tế vĩ mô Việt Nam nhằm đề xuất một số giải pháp
thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô năm 2022 của Việt Nam,
cũng như nâng cao thứ hạng về xếp hạng các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam so
với các quốc gia khác trên thế giới.
Từ khóa: Phát triển bền vững, ổn định kinh tế, kinh tế Việt Nam, dịch COVID-19, SDGs

1. GIỚI THIỆU
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng như
hiện nay, việc làm sao để một nền kinh tế phát triển bền vững luôn là một chủ đề được các
nhà quản lý cũng như các nhà khoa học quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có
một hướng đi và mục tiêu riêng để phát triển. Vì vậy, việc có những mục tiêu chung về phát
triển bền vững cho toàn thế giới là rất cần thiết. 17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable
Development Goals – SDG) đã chính thức được thông qua ngày 25/9/2015 tại Hội nghị
thượng đỉnh Liên hợp quốc với sự tham dự của 193 nước thành viên. 17 mục tiêu phát triển
bền vững được Liên hợp quốc thông qua được xác định bởi 169 mục tiêu cụ thể và 232 chỉ
tiêu, nhằm hướng tới xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo mọi người dân được
hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kinh
tế thế giới đã suy thoái nặng nề với sự tăng trưởng của các nền kinh tế giảm sâu vào năm
2020 - 2021. Kinh tế Việt Nam cũng không ngoài guồng quay đó, Việt Nam cũng chịu nhiều
ảnh hưởng nặng nề về kinh tế và xã hội do dịch COVID-19 gây ra. Hàng loạt hậu quả như:

*
Bộ môn Kinh tế đô thị và Quản lý dự án, Khoa Quản lý đô thị, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

268
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022:
ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh, tỷ lệ đói nghèo cũng đang tăng trở lại sau những nỗ lực giảm
nghèo của vài thập kỷ vừa qua, hàng loạt các doanh nghiệp phá sản... cũng là những khó
khăn của Việt Nam trong con đường phục hồi và phát triển nền kinh tế. Về lâu dài, Việt Nam
hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Trong khuôn khổ bài
viết này, tác giả trình bày việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của các quốc gia
trên thế giới và tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam
đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Bài viết trình bày đầy đủ và chi tiết về 17 mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là mục tiêu
số 8 về “Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng
suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người”, cùng với thực trạng thực hiện các mục tiêu phát triển
bền vững của Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhất cho nền kinh tế Việt Nam
nhằm tiến tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến năm 2030.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Phát triển bền vững
2.1.1. Phát triển
Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm “phát triển” dùng để chỉ quá trình vận động
theo chiều hướng đi lên của sự vật: từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn.
Sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra dần dần, nhảy
vọt đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ, không phải lúc nào sự phát triển cũng diễn
ra theo đường thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có những bước lùi tạm thời. Theo
quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn
đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc, và hết mỗi chu kỳ, sự vật lặp
lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn. Quan điểm biện chứng cũng khẳng
định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật.
Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng
cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới.
2.1.2. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững được định nghĩa là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên
cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ
môi trường.
Phát triển bền vững bao gồm bốn nội dung chính: tăng trưởng kinh tế; bảo đảm công
bằng xã hội; bảo vệ môi trường và tôn trọng các quyền con người. Khái niệm “phát triển bền
vững” được xây dựng trên một nguyên tắc chung của sự tiến bộ loài người – nguyên tắc bảo
đảm sự bình đẳng giữa các thế hệ.

269
KỶ YẾU H I TH�O KHOA HỌC QUỐC GIA

Phát triển bền vững thể hiện quan điểm nhân văn, hiện đại hơn hẳn so với quan điểm
“phát triển bằng bất kỳ giá nào”, bởi phát triển bằng mọi giá là khai thác tối đa các nguồn tài
nguyên thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động phát triển, không tính đến sự ảnh hưởng của nó
đến chính quá trình phát triển.
Những nguyên tắc cơ bản của phát triển bền vững:
- Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng;
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người;
- Bảo vệ sức sống và tính đa dạng sinh học của trái đất;
- Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo;
- Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của trái đất;
- Thay đổi thái độ và hành vi của con người;
- Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình;
- Xây dựng một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho sự phát triển và bảo vệ;
- Xây dựng một khối liên minh toàn cầu trong việc bảo vệ môi trường.
Các nội dung của phát triển bền vững:
- Phát triển kinh tế;
- Phát triển xã hội;
- Bảo vệ môi trường.
2.2. Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)
Chương trình Nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững chính thức được thông
qua ngày 25/9/2015 tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc với sự tham dự của 193 nước
thành viên. 17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDG) được
Liên hợp quốc thông qua được xác định bởi 169 mục tiêu cụ thể và 232 chỉ tiêu, nhằm hướng
tới xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo mọi người dân được hưởng hòa bình
và thịnh vượng vào năm 2030.
Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch Hành động quốc gia thực hiện
Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, trong đó đề ra 17 mục tiêu phát triển
bền vững với 115 mục tiêu cụ thể vào năm 2017.
Cụ thể các mục tiêu như sau:
Mục tiêu 1. Xóa nghèo dưới mọi hình thức ở mọi nơi
Chấm dứt hình thức nghèo ở tất cả mọi nơi. Hơn 700 triệu người, tương đương 10% dân
số thế giới, ngày nay vẫn sống trong tình trạng cực kỳ nghèo đói, phải vật lộn để đáp ứng
những nhu cầu cơ bản nhất như: y tế, giáo dục, tiếp cận với nước và vệ sinh. Việc xóa đói
giảm nghèo là hết sức quan trọng, vì nghèo sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy liên quan.

270
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022:
ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

Mục tiêu 2. Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, phát triển
nông nghiệp bền vững
Chấm dứt nạn đói, đạt được an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy nông
nghiệp phát triển. Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người ở
mọi lứa tuổi; có ấm no mới có sức khỏe để có thể lao động được và làm được những việc khác.
Mục tiêu 3. Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và thúc đẩy hạnh phúc cho mọi người
Phụ nữ có thai và trẻ em sơ sinh đều là những đối tượng được hướng đến bảo vệ trong
mục tiêu này. Liên hợp quốc còn đặt mục tiêu chấm dứt các đại dịch HIV/AIDS, lao phổi, sốt
rét và các bệnh nhiệt đới bị lơ là, chống lại các bệnh về gan, các bệnh liên quan đến nước và
các bệnh truyền nhiễm khác vào năm 2030.
Mục tiêu 4. Đảm bảo giáo dục chất lượng, rộng mở và công bằng, nâng cao cơ hội
học tập suốt đời cho tất cả mọi người
Một nền giáo dục chất lượng là nền tảng để cải thiện đời sống nhân dân và phát triển bền
vững. Sự tiến bộ ngày càng lớn được thực hiện theo hướng tăng cường tiếp cận với giáo dục
các cấp và tăng tỷ lệ nhập học ở các trường học, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em gái. Kỹ
năng biết chữ cơ bản đã được cải thiện rất nhiều, những nỗ lực táo bạo hơn là cần thiết để
đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục. Ví dụ, trên thế giới đã đạt được bình đẳng trong giáo
dục tiểu học giữa trẻ em gái và trẻ em trai, nhưng rất ít quốc gia đạt được mục tiêu đó ở tất
cả các cấp học
Mục tiêu 5. Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ, trẻ em gái
Đây là đối tượng được quan tâm và mục tiêu đề ra nhằm chấm dứt phân biệt đối xử và bạo
lực, các tập quán xấu đối với phụ nữ và trẻ em gái trên toàn cầu. Bên cạnh đó, phụ nữ được
bình đẳng vào mọi công việc của xã hội, được chăm sóc và bảo vệ.
Mục tiêu 6. Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nguồn nước, cải thiện các điều
kiện vệ sinh cho tất cả mọi người
Nước có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống con người. Nước chiếm 60% - 70%
trọng lượng của cơ thể chúng ta. Do đó, cần đảm bảo việc tiếp cận nguồn nước sạch trên toàn
cầu và cải thiện các điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 7. Đảm bảo việc tiếp cận năng lượng với giá cả hợp lý, tin cậy, bền vững và
hiện đại cho tất cả mọi người
Việc giúp đỡ con người với các dịch vụ năng lượng đáng tin cậy và hiện đại, trong khả
năng chi trả. Bên cạnh đó là tăng cường hợp tác quốc tế, mở rộng cơ sở hạ tầng và nâng cấp
công nghệ để cung cấp các dịch vụ năng lượng hiện đại và bền vững cho tất cả các nước
nguồn năng lượng.

271
KỶ YẾU H I TH�O KHOA HỌC QUỐC GIA

Mục tiêu 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm
đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người
Gần một nửa dân số thế giới vẫn còn sống với mức sống tương đương khoảng 2 USD một
ngày, dân số nhiều nơi vẫn chưa có việc làm. Do đó, việc xóa đói giảm nghèo là hết sức cần
thiết và để làm được điều đó thì nền kinh tế phải phát triển, có nhiều việc làm hơn. Việc tạo
thêm việc làm chất lượng sẽ vẫn là một thách thức lớn đối với hầu hết các nền kinh tế từ sau
năm 2015. Tăng trưởng kinh tế bền vững yêu cầu các xã hội tạo ra những điều kiện cho phép
mọi người có công ăn việc làm chất lượng, kích thích nền kinh tế trong khi vẫn không làm
tổn hại đến môi trường. Cơ hội việc làm và điều kiện làm việc đàng hoàng cũng được yêu
cầu cho toàn bộ dân số ở độ tuổi lao động.
Mục tiêu 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa rộng mở
và bền vững, khuyến khích đổi mới
Phát triển cơ sở hạ tầng vững chắc, chất lượng, đáng tin cậy và bền vững, bao gồm cơ sở
hạ tầng khu vực và xuyên biên giới, để hỗ trợ phát triển kinh tế và đời sống con người, tập
trung vào tiếp cận hợp lý và công bằng cho tất cả mọi người. Bên cạnh đó, phát triển cơ sở hạ
tầng đồng bộ, chất lượng, đáng tin cậy, bền vững trên thế giới và thúc đẩy công nghiệp hóa
toàn diện, bền vững. Tăng cường nghiên cứu khoa học, nâng cấp năng lực công nghệ trong
các ngành công nghiệp ở tất cả các nước… đều được quan tâm và đề ra.
Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia
Việc bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia dẫn đến sự phát triển không
đồng đều và gây ra nhiều ảnh hưởng về mọi mặt đời sống, xã hội, kinh tế, an ninh chính trị…
Do đó, việc giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia hết sức quan trọng.
Đến năm 2030, dần dần đạt được và duy trì tốc độ tăng trưởng thu nhập ở mức cao hơn mức
trung bình quốc gia cho 40% dân số có thu nhập thấp nhất.
Mục tiêu 11. Xây dựng các đô thị và các khu dân cư mở cửa cho tất cả mọi người, an
toàn, vững chắc và bền vững
Các đô thị là trung tâm của kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học, năng suất, phát triển
xã hội… Đặc biệt, đô thị còn là nơi tập trung của chính trị, kinh tế mỗi đất nước. Tuy nhiên,
những thách thức của các thành phố hiện nay là rất lớn: dân số, môi trường, xã hội… Việc
khắc phục những thách thức và xây dựng các đô thị và các khu dân cư bền vững giúp phát
triển và tăng trưởng kinh tế, hạn chế ô nhiễm tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm và nghèo đói.
Đến năm 2030, đảm bảo khả năng tiếp cận nhà ở và dịch vụ cơ bản phù hợp, an toàn và trong
khả năng chi trả cho tất cả mọi người; nâng cấp các khu ổ chuột.
Mục tiêu 12. Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững
Việc đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững giúp đạt được kế hoạch phát
triển tổng thể, giảm chi phí kinh tế, môi trường và xã hội trong tương lai, tăng cường khả
năng cạnh tranh kinh tế và giảm nghèo.

272
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022:
ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

Mục tiêu 13. Có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động
của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên khắp các châu lục. Nó sẽ phá vỡ
nền kinh tế quốc gia và ảnh hưởng đến cuộc sống, chi phí của người dân, cộng đồng và quốc
tế hôm nay và ngày mai. Do đó, bảo vệ môi trường sẽ là ưu tiên trong 15 năm tới mà Liên
hợp quốc hướng tới. Liên hợp quốc sẽ triển khai hàng loạt các biện pháp khẩn cấp để ứng
phó với biến đổi khí hậu và các tác động của nó.
Mục tiêu 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài
nguyên biển cho phát triển bền vững
Bên cạnh việc chuẩn bị những biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các
tác động của biến đổi khí hậu thì bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các
nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững cũng hết sức quan trọng, đặc biệt trong tình
trạng biển bị ô nhiễm ngày nay.
Mục tiêu 15. Bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên
cạn, quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất
đa dạng sinh học
Rừng bao phủ 30% bề mặt của trái đất, rừng có vai trò hết sức quan trọng đối với thế giới.
Tuy nhiên, trên thực tế, nạn phá rừng do hoạt động của con người và biến đổi khí hậu là thách
thức lớn đối với sự phát triển bền vững và ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu người trong
cuộc chiến chống đói nghèo. Bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh
thái trên cạn, quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất
đa dạng sinh học là hết sức cần thiết.
Mục tiêu 16. Thúc đẩy xã hội hòa bình và rộng mở cho phát triển bền vững, mang
công bằng đến với tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm
và rộng mở ở tất cả các cấp
Mục tiêu 17. Đẩy mạnh cách thức thực hiện và đem lại sức sống mới cho quan hệ đối
tác toàn cầu để phát triển bền vững
Quan hệ đối tác toàn cầu là cần thiết để huy động, chuyển hướng và mở khóa sức
mạnh, biến hàng nghìn tỷ đô la của các nguồn lực tư nhân tài trợ cho các mục tiêu phát
triển bền vững.

273
KỶ YẾU H I TH�O KHOA HỌC QUỐC GIA

Hình 1. 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc

Nguồn: https://vietnam.un.org

3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Thực trạng thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của các quốc gia trên
thế giới trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Bảng 1. Bảng xếp hạng chỉ số SDG của 10 nước đứng đầu trên thế giới

Nguồn: dashboards.sdgindex

Theo bảng xếp hạng chỉ số SDG của Liên hợp quốc, có thể thấy, đa phần các quốc gia xếp
hạng cao đều là các nước châu Âu. Nhật Bản xếp hạng cao nhất châu Á ở vị trí thứ 18, với
số điểm là 79,97. Trong khi đó, Việt Nam xếp hạng cao thứ hai tại Đông Nam Á với vị trí 51
và số điểm là 72,85. Mười (10) quốc gia có điểm số cao nhất và xếp đầu là: Phần Lan, Thụy
Điển, Đan Mạch, Đức, Bỉ, Áo, Na Uy, Pháp, Slovenia, Estonia.

274
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022:
ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

Do đại dịch COVID-19, lần đầu tiên kể từ khi áp dụng SDGs vào năm 2015, điểm chỉ
số SDG trung bình toàn cầu đã giảm vào năm 2020. Sự suy giảm hiệu suất SDG trên toàn
cầu, bao gồm cả ở các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế), phần lớn là do
tỷ lệ đói nghèo và thất nghiệp gia tăng vào năm 2020. Đông Á và Nam Á đã có nhiều tiến
bộ về SDGs hơn bất kỳ khu vực nào khác. Tuy nhiên, ba quốc gia có tiến bộ nhiều nhất về
chỉ số SDG lại là: Bangladesh, Côte d’Ivoire và Afghanistan. Ngược lại, ba quốc gia sụt
giảm nhiều nhất là: Venezuela, Tuvalu và Brazil.
Hình 2. Chỉ số SDG trung bình toàn thế giới theo thời gian

Nguồn: dashboards.sdgindex

Trước khi đại dịch xảy ra, thế giới đã đạt được những tiến bộ đáng kể đối với SDG 1
(Xóa nghèo) và SDG 9 (Công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng). Nhìn chung, vào
năm 2018, tỷ lệ người sống trong tình trạng nghèo cùng cực đã giảm 1,4 điểm phần trăm
trên toàn cầu kể từ khi áp dụng SDGs vào năm 2015, từ 10% xuống 8,6% (Liên hợp quốc,
2019). Trên cơ sở các xu hướng theo thời gian, tình trạng nghèo cùng cực được dự báo sẽ
giảm xuống còn 6% vào năm 2030 nhưng COVID-19 đã dẫn đến sự đảo ngược trong tiến
trình SDG 1 (Xóa nghèo).
Về mặt tích cực, đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh việc triển khai các công nghệ và dịch
vụ kỹ thuật số. Tiếp cận toàn cầu với cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và kết nối băng thông rộng
đã trở thành những ưu tiên tuyệt đối để tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ và là công cụ để
đáp ứng hệ thống y tế công cộng một cách mạnh mẽ và linh hoạt. Trước khi dịch COVID-19
bùng phát, việc tiếp cận cơ sở hạ tầng giao thông cơ bản và kết nối băng thông rộng đã tiến
triển nhanh chóng. Đến năm 2018, 90% dân số thế giới đang sống trong phạm vi của mạng
di động thế hệ thứ ba (3G) hoặc chất lượng cao hơn (Liên hợp quốc, 2019). Đầu tư toàn
cầu vào nghiên cứu và phát triển cũng đã tăng lên, mặc dù có khoảng cách đáng kể giữa
các nước thu nhập cao và phần còn lại của thế giới. Nhìn chung, SDG 9 (Ngành, đổi mới và

275
KỶ YẾU H I TH�O KHOA HỌC QUỐC GIA

cơ sở hạ tầng) là mục tiêu thể hiện sự lan tỏa lớn nhất giữa những người hoạt động hàng
đầu và dưới cùng. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy nhanh sự phổ biến của công
nghệ và đổi mới trên toàn cầu, đồng thời tăng cường năng lực và kỹ năng trong nền kinh tế
thế giới ngày càng được số hóa.
Đại dịch đã là một trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững ở khắp mọi nơi và có một
nguy cơ rất thực tế là sự bất bình đẳng sẽ ngày càng gia tăng giữa các nước giàu và nghèo
do sự khác biệt về khả năng tiếp cận vắc-xin và nguồn tài chính.
Đại dịch COVID-19 đã tác động đến cả ba khía cạnh của phát triển bền vững: kinh tế,
xã hội và môi trường.
Đối với SDG 1 (Xóa nghèo), sau vài năm giảm đáng kể, tình trạng nghèo cùng cực đã
gia tăng vào năm 2020 ở châu Phi cận Sahara và các khu vực khác trên thế giới. Đại dịch
COVID-19 đã đẩy khoảng 120 triệu người vào cảnh nghèo cùng cực trong năm qua (được định
nghĩa là sống với mức dưới 1,90 USD một ngày), chủ yếu ở các nước có thu nhập thấp và trung
bình (Atanda và Cojocaru, 2021). Đại dịch cũng đã tác động đến khả năng tiếp cận lương thực
và gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực (FAO, 2021; WFP, 2020), thuộc SDG 2 (Không
còn nạn đói), trong khi hoạt động kinh tế chậm lại và suy thoái toàn cầu khiến tỷ lệ thất nghiệp
gia tăng đáng kể vào năm 2020, tác động đến SDG 8 (Việc làm và tăng trưởng kinh tế).
Tính đến cuối tháng 4/2021, số ca tử vong do dịch COVID-19 toàn cầu đã vượt qua 3
triệu ca trên toàn cầu, ảnh hưởng đến SDG 3 (Sức khỏe và có cuộc sống tốt). Đại dịch đã làm
giảm tuổi thọ, kể cả ở các nước có thu nhập cao như ở châu Âu. Tỷ lệ tử vong và suy giảm
tuổi thọ do dịch COVID-19 cao hơn ở các nhóm dễ bị tổn thương nhất, người nghèo và các
cộng đồng bị gạt ra ngoài lề xã hội. Dịch COVID-19 cũng ảnh hưởng đến hạnh phúc và tăng
cảm giác trầm cảm, lo lắng ở nhiều quốc gia (Abbott, 2021), và một số người sống sót sau
dịch COVID-19 có thể bị ảnh hưởng sức khỏe tâm thần lâu dài (Taquet và cộng sự, 2021).
Đại dịch đã ảnh hưởng đến các quốc gia và con người theo những cách rất khác nhau,
làm cho nguyên tắc SDG “không để ai ở lại phía sau” đặc biệt thích hợp trong các kế hoạch
phục hồi và ứng phó khẩn cấp với đại dịch COVID-19. Đại dịch đã có tác động tiêu cực
đến tiến độ hướng tới SDG 4 (Giáo dục có chất lượng), SDG 5 (Bình đẳng giới), và tiếp cận
cơ sở hạ tầng quan trọng, bao gồm nước và vệ sinh, được đề cập trong SDG 6 (Nước sạch
và vệ sinh), SDG 7 (Năng lượng sạch với giá thành hợp lý), và SDG 9 (Công nghiệp, sáng
tạo và phát triển hạ tầng). Việc đóng cửa trường học, kéo dài ở nhiều nơi trên thế giới đã
có tác động ngắn hạn ngay lập tức đến sức khỏe tâm thần của trẻ em và có thể ảnh hưởng
lâu dài hơn đến hệ thống giáo dục và học tập của học sinh. Điều này đặc biệt đúng đối với
các quốc gia và trong số những người dân bị hạn chế tiếp cận với cơ sở hạ tầng kỹ thuật
số, nơi mà việc đóng cửa trường học không thể được bù đắp một phần bằng việc học tập từ
xa. Những tác động đến sức khỏe và kinh tế - xã hội đã tăng lên đối với những người sống
trong các khu ổ chuột hoặc các khu vực thiếu thốn, hoặc trong các khu định cư quá đông
đúc (SDG 11).

276
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022:
ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

Các lợi ích tạm thời quan sát được về SDGs 12 - 15 trong năm qua liên quan đến sản xuất
và tiêu dùng bền vững, hành động về khí hậu và bảo vệ đa dạng sinh học đã nhanh chóng
được bù đắp khi các hạn chế được dỡ bỏ. Điều này áp dụng cho lượng khí thải CO2, vốn đã
giảm ở các nền kinh tế lớn trong thời gian cấm vận nghiêm ngặt, bao gồm cả ở Trung Quốc
và Mỹ, nhưng đã nhanh chóng trở lại mức trước đại dịch sau khi các hạn chế được dỡ bỏ. Nạn
phá rừng được ước tính đã tăng 12% từ năm 2019 đến năm 2020 (Weisse và Goldman, 2021),
tiêu thụ nhựa và chất thải cũng có thể đã tăng trong đại dịch (Adyel, 2020).
Cuối cùng, hoạt động của các hệ thống chính trị, nhà nước pháp quyền và chủ nghĩa
đa phương cũng đã bị thách thức trong đại dịch. Những điều này được đề cập trong SDG
16 (Hòa bình, công lý và các thể chế vững mạnh) và SDG 17 (Quan hệ đối tác vì các mục
tiêu). Nhiều cải cách đã bị hoãn lại trong thời gian đại dịch xảy ra, trong khi một số chỉ thị
và quy định khẩn cấp được thực hiện mà không theo quy trình cân nhắc thông thường.
3.2. Phân tích và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam
Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, sự quyết tâm cao của hệ thống chính trị, Việt Nam đã
đạt được các kết quả đáng khích lệ trong việc thực thiện các mục tiêu phát triển bền vững
(SDGs) của Liên hợp quốc. Cụ thể, thứ hạng của Việt Nam qua các năm như sau: năm 2021,
Việt Nam xếp hạng thứ 51/165 quốc gia về điểm chỉ số SDG. Thứ hạng này đã được cải
thiện liên tục qua các năm, năm 2016 Việt Nam xếp thứ 88/149 quốc gia, năm 2017 xếp thứ
68/157 quốc gia, năm 2018 xếp thứ 57/156 quốc gia, năm 2019 xếp thứ 54/162 quốc gia và
năm 2020 xếp thứ 49/166 quốc gia. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 2 chỉ sau
Thái Lan (năm 2021).
Bảng 2. Xếp hạng chỉ số SDG của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021

Năm Xếp hạng

2016 88/149

2017 68/157

2018 57/156

2019 54/162

2020 49/166

2021 51/165

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Năm 2021, điểm chỉ số SDG của Việt Nam là 72,8 điểm, điểm lan tỏa là 96,4 điểm, xu
hướng cụ thể các mục tiêu như ở Hình 3.

277
KỶ YẾU H I TH�O KHOA HỌC QUỐC GIA

Hình 3. Xếp hạng và xu hướng các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam năm 2021

Nguồn: dashboards.sdgindex

Về tiến độ thực hiện SDGs, Việt Nam có khả năng đạt được 5 trong số 17 SDGs đến năm
2030, bao gồm: mục tiêu về xóa nghèo, xóa đói, mục tiêu về giáo dục có chất lượng, mục tiêu
về các hành động bảo vệ khí hậu, mục tiêu về quan hệ đối tác toàn cầu.
Trong năm 2021, Việt Nam xếp thứ 51 trong số 165 quốc gia về chỉ số Phát triển bền
vững. Đại dịch COVID-19 gây thêm trở ngại cho việc thực hiện SDGs, làm giảm tốc độ,
tiến độ và làm trầm trọng thêm các thách thức đối với các mục tiêu. Năm 2020 và năm 2021,
dịch cũng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của mục tiêu xóa nghèo, xóa đói, bảo đảm cuộc
sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi; mục tiêu giáo dục
chất lượng, bình đẳng giới, cũng như mục tiêu tăng trưởng kinh tế và việc làm tốt, bất bình
đẳng xã hội. Bên cạnh đó, các mục tiêu cũng sẽ chịu tác động của dịch COVID-19 về lâu dài.
Chính vì vậy, nỗ lực của Việt Nam trong các năm tới sẽ phải tăng lên gấp bội để đưa đất nước
trở lại đúng hướng, nhằm đạt các mục tiêu vào năm 2030.
Trên cơ sở phân tích 17 mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam đang trên đường đạt được
5 mục tiêu và gần đạt được 6 - 7 mục tiêu khác. Dữ liệu có một số hạn chế, bởi một số hạng
mục các dữ liệu mới nhất là vào năm 2017 hoặc năm 2018, nhưng rõ ràng đã có nhiều thay đổi
ở Việt Nam.

278
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022:
ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

Bảng 3. Mức độ và xu hướng của 17 mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

Số SDGs Mức độ/xu hướng


1 Xóa nghèo Đạt mục tiêu/Đang theo dõi hoặc duy trì
2 Không còn nạn đói Vẫn còn thách thức/Tăng vừa phải
3 Sức khỏe và có cuộc sống tốt Vẫn còn thách thức/Tăng vừa phải
4 Giáo dục có chất lượng Đạt mục tiêu/Đang theo dõi hoặc duy trì
5 Bình đẳng giới Vẫn còn thách thức/Tăng vừa phải
6 Nước sạch và vệ sinh Đạt mục tiêu/Đang theo dõi hoặc duy trì
7 Năng lượng sạch với giá thành hợp lý Đạt mục tiêu/Đang theo dõi hoặc duy trì
8 Việc làm và tăng trưởng kinh tế Vẫn còn thách thức/Tăng vừa phải
9 Công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng Vẫn còn thách thức/Tăng vừa phải
10 Giảm bất bình đẳng Thách thức đáng kể/NA
11 Các thành phố và cộng đồng bền vững Đạt mục tiêu/Đang theo dõi hoặc duy trì
12 Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm Đạt mục tiêu/NA
13 Hành động về khí hậu Thách thức đáng kể/Trì trệ
14 Tài nguyên và môi trường biển Thách thức đáng kể/Trì trệ
15 Tài nguyên và môi trường trên đất liền Thách thức lớn/Đang giảm
16 Hòa bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ Vẫn còn thách thức/Tăng vừa phải
17 Quan hệ đối tác vì các mục tiêu Thách thức đáng kể/Trì trệ
Nguồn: The Decade of Action for the Sustainable Development Goals: Sustainable Development
Report 2021; Cambridge University Press; Sachs, J., Kroll, C., Lafortune, G., Fuller, G., Woelm, F.

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sẽ trình bày sâu hơn về mục tiêu số 8: “Đảm bảo
tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm
tốt cho tất cả mọi người”. Mục tiêu số 8 bao gồm 10 mục tiêu cụ thể như sau:
- Mục tiêu 8.1: Duy trì tăng trưởng GDP bình quân đầu người 4% - 4,5%/năm và tăng
trưởng GDP hàng năm trung bình từ 5% - 6% (Mục tiêu 8.1 toàn cầu).
- Mục tiêu 8.2: Tăng năng suất lao động thông qua đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cấp và đổi mới công nghệ, tập trung vào các
ngành tạo giá trị tăng cao và sử dụng nhiều lao động (Mục tiêu 8.2 toàn cầu).
- Mục tiêu 8.3: Tăng cường các chính sách hỗ trợ các hoạt động sản xuất có năng suất
cao, tạo việc làm tốt và bền vững, hỗ trợ làm chủ doanh nghiệp, phát minh và sáng tạo;
chính thức hóa và tăng trưởng các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, gồm cả thông
qua việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính (Mục tiêu 8.3 toàn cầu).

279
KỶ YẾU H I TH�O KHOA HỌC QUỐC GIA

- Mục tiêu 8.5: Đến năm 2030, tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả
nam và nữ, bao gồm cả thanh niên, người khuyết tật và thù lao ngang bằng đối với các
loại công việc như nhau (Mục tiêu 8.5 toàn cầu).

- Mục tiêu 8.4: Đến năm 2030, tăng dần hiệu quả sử dụng nguồn lực trong sản xuất và
tiêu thụ, giảm tác động của tăng trưởng kinh tế lên môi trường, phù hợp với Khung
Chương trình 10 năm về Sản xuất và tiêu dùng bền vững của Việt Nam (Mục tiêu 8.4
toàn cầu).

- Mục tiêu 8.6: Đến năm 2030, giảm đáng kể tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không
đi học hoặc đào tạo. Chủ động thực hiện hiệu quả Hiệp ước Việc làm toàn cầu của Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO) (Mục tiêu 8.6 và mục tiêu 8.b toàn cầu).

- Mục tiêu 8.7: Thực hiện kịp thời và hiệu quả các biện pháp để xóa bỏ lao động ép buộc,
chấm dứt nạn buôn người và nô lệ hiện đại; ngăn chặn và xóa bỏ lao động trẻ em dưới
mọi hình thức (Mục tiêu 8.7 toàn cầu).

- Mục tiêu 8.8: Bảo vệ quyền lao động; đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho tất cả
người lao động, đặc biệt là lao động nữ di cư và lao động làm trong khu vực phi chính
thức (Mục tiêu 8.8 toàn cầu).

- Mục tiêu 8.9: Đến năm 2030, phát triển du lịch bền vững, tạo việc làm, tạo sản phẩm
và dịch vụ du lịch có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới; thúc
đẩy quảng bá văn hóa và sản phẩm địa phương (Mục tiêu 8.9 toàn cầu).

- Mục tiêu 8.10: Tăng cường năng lực các thể chế tài chính trong nước nhằm khuyến
khích và mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng và bảo hiểm cho
mọi người (Mục tiêu 8.10 toàn cầu).

Mục tiêu 8 gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với tạo việc làm đầy đủ, năng suất và thu nhập
tốt cho người lao động nhưng không gây tác động xấu đối với môi trường thông qua nghiên
cứu và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho sản
xuất - kinh doanh, sử dụng nguồn lực hiệu quả và bền vững trong sản xuất, tiêu dùng.

Việt Nam sẽ gặp thách thức để hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững số 8 về tăng
trưởng kinh tế và việc làm bền vững. Mặc dù, sẽ chắc chắn hoàn thành 5/10 (chiếm 50%)
mục tiêu cụ thể, gồm các mục tiêu 8.1 (về tăng trưởng GDP bình quân đầu người), mục tiêu
8.5, 8.6 (về tạo việc làm), mục tiêu 8.7 (về xóa bỏ lao động cưỡng bức, lao động trẻ em) và
mục tiêu 8.10 (về tăng cường năng lực thể chế tài chính). Tuy nhiên, có 4 mục tiêu còn gặp
khó khăn, thách thức để hoàn thành gồm: mục tiêu 8.2 (về năng suất lao động và đổi mới
công nghệ), mục tiêu 8.3 (về việc làm bền vững, tăng trưởng các doanh nghiệp vừa, nhỏ và
siêu nhỏ), mục tiêu 8.4 (về sử dụng nguồn lực hiệu quả và giảm tác động của tăng trưởng
kinh tế lên môi trường) và mục tiêu 8.9 (về tăng trưởng du lịch bền vững). Mục tiêu 8.8 về

280
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022:
ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho mọi người sẽ rất khó để hoàn thành. Đại dịch
COVID-19 càng làm sâu sắc thêm những khó khăn hiện tại và là thách thức đối với tăng
trưởng kinh tế bền vững trong thời gian tới (Chính phủ, 2021).

Tất cả các mục tiêu cụ thể trong mục tiêu 8 đều được thể hiện ở các mức độ khác nhau
trong các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động, nghị quyết Chính phủ hoặc của
Quốc hội.

Tăng trưởng GDP tương đối cao so với chuẩn khu vực và thế giới, bình quân 2011 - 2015
đạt 5,9%/năm; 2016 - 2020 đạt 6%/năm; tính chung 10 năm 2011 - 2020 đạt 5,95%/năm.
Riêng năm 2020, mặc dù đại dịch COVID-19 ảnh hưởng rất nặng nề nhưng vẫn đạt 2,91%.
Quy mô GDP tiếp tục được mở rộng, tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015; GDP bình quân
đầu người năm 2020 đạt khoảng 2.779 USD/người, gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015. Với
mức tăng dân số tương đối ổn định, tăng trưởng GDP/người cũng có xu hướng tương tự như
tăng trưởng GDP.

Do Việt Nam là nền kinh tế có độ mở khá cao nên tăng trưởng phụ thuộc khá nhiều vào
kinh tế toàn cầu và thương mại quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam đang trong giai đoạn tái cơ cấu
tổng thể cả nền kinh tế, tác động không mong muốn gắn với các hậu quả của chuyển đổi cơ
cấu đang bộc lộ rõ ràng, trong khi các tác động tích cực cần có thời gian để trở thành hiện
thực, hơn nữa, tác động không mong muốn từ đại dịch COVID-19 dẫn tới tăng trưởng GDP
chưa ổn định.

Về vấn đề việc làm, việc làm nhìn chung chưa thể coi là bền vững khi khá nhiều công việc
chưa mang tính lâu dài với năng suất và mức thu nhập còn thấp, còn có chênh lệch về thù lao
giữa nam và nữ đối với cùng một loại công việc như nhau.

Sản xuất và tiêu dùng vẫn chưa bền vững, nhiều nguồn lực chưa được sử dụng hiệu quả;
tăng trưởng kinh tế đã và đang gây áp lực xấu lên môi trường thiên nhiên. Khoa học, công
nghệ chưa thực sự là động lực dẫn dắt tăng trưởng, khi các biện pháp khuyến khích còn chưa
phù hợp, mang tính hình thức. Tiếp cận vốn của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ
và vừa còn khó khăn khi hệ thống tài chính ngân hàng còn đang tái cơ cấu chậm chạp. Với
hiện trạng này, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo
việc làm đầy đủ, năng suất và thu nhập tốt cho tất cả mọi người sẽ khó khăn nếu không có các
biện pháp mạnh và kiên quyết trong tái cơ cấu, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường,
cũng như việc hiện thực hóa các chính sách trong thực tế.

281
KỶ YẾU H I TH�O KHOA HỌC QUỐC GIA

Hình 4. Tình hình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 8
về “Việc làm và tăng trưởng kinh tế”

Nguồn: Báo cáo quốc gia năm 2020 - Tiến độ 5 năm thực hiện
các mục tiêu phát triển bền vững

3.3. Đề xuất một số giải pháp


Để tiếp tục gặt hái thành công và tiến tới đạt được những mục tiêu phát triển bền vững
nói chung, mục tiêu số 8 của phát triển bền vững về “Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững,
toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người” nói
riêng, Việt Nam cần quyết tâm vượt qua những khó khăn trước mắt, biến thách thức thành
cơ hội, huy động sức mạnh của toàn xã hội. Tác giả có một số khuyến nghị nhằm tiến tới đạt
được các mục tiêu phát triển bền vững như sau.
3.3.1. Về chính sách
Về tư duy, nhận thức và quan điểm cần phải thống nhất và nhất quán rằng, một khi định
hướng chính sách, mô hình chất lượng tăng trưởng đúng, biện pháp thực thi và tổ chức thực
thi tốt, tất yếu sẽ đưa lại kết quả, mục tiêu như mong muốn. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện
chính sách đầu tư theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng. Kế hoạch cần được xây dựng
dựa trên sự đổi mới về tư duy một cách sâu sắc và toàn diện, đặc biệt ở đội ngũ lãnh đạo và
quản lý các cấp (tư duy chiến lược, hệ thống, sáng tạo, đổi mới…). Nâng cao trình độ nhận
thức, đổi mới tư duy, quan điểm của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, của
các ngành về chất lượng tăng trưởng. Thay đổi tư duy về mô hình tăng trưởng kinh tế, tăng
trưởng kinh tế cần dựa trên nền tảng coi trọng chất lượng. Theo đó, trong dài hạn, cần từ bỏ
quan điểm phải đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh theo chiều rộng, tăng trưởng nhờ tăng vốn
đầu tư, khai thác tài nguyên thiên nhiên và sức lao động, mà chuyển dần sang mô hình tăng
trưởng dựa vào tri thức và công nghệ. Kế hoạch lập ra phải mang tính kế thừa và phải có lộ
trình thực hiện hiệu quả. Theo đó cách tiếp cận phải là hệ thống - liên ngành - liên vùng.

282
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022:
ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

3.3.2. Về xây dựng bộ chỉ tiêu cụ thể


Các chỉ tiêu đánh giá cần được làm song song, đồng bộ và phù hợp với các mục tiêu mới
nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của kế hoạch; cần xây dựng Chiến lược tiêu chuẩn
hóa quốc gia gắn chặt với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030; thúc đẩy xã
hội hóa hoạt động tiêu chuẩn, gắn chặt với doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm trung tâm.
3.3.3. Về khả năng thực hiện các mục tiêu
Trong thực hiện, cần làm rõ cơ chế phối hợp theo chiều dọc và chiều ngang, cả về không
gian (địa phương - vùng - quốc gia - quốc tế) và thời gian (quá khứ - hiện tại - tương lai); phối
hợp giữa các bộ, ngành, vùng, địa phương.
3.3.4. Về nguồn nhân lực
Về nguồn nhân lực, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới
sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, hợp tác hội nhập quốc tế
sâu rộng. Tăng cường nguồn lực tiêu chuẩn hóa quốc gia; coi việc đầu tư nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực là nhân tố chính quyết định tốc độ và chất lượng của tăng trưởng kinh tế. Đầu tư
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực chất chính là tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào
tạo. Giải pháp trước mắt là nâng cao trình độ văn hóa và trình độ nhận thức cho người lao động.
Nhà nước có chính sách thiết thực khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm, có
trình độ quản lý thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài để đào tạo người lao động.
Trong đó, chú trọng hướng các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án thuộc các lĩnh vực:
đào tạo nghề, phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đại học và sau đại học…

4. KẾT LUẬN
Sau Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc, phát triển bền vững đã trở thành xu thế
chung mà toàn nhân loại đang nỗ lực hướng tới và cũng là mục tiêu chiến lược quan trọng
mà Việt Nam quyết tâm thực hiện. Trong bối cảnh đó, tại Hội nghị thượng đỉnh về phát triển
bền vững năm 2015, Liên hợp quốc đã chính thức thông qua một Chương trình nghị sự Vì sự
phát triển bền vững 2030 mới đầy tham vọng, bao gồm một bản tuyên bố, 17 mục tiêu chung
(SDGs) và 169 mục tiêu cụ thể (targets). Theo Bảng xếp hạng chỉ số SDG của Liên hợp quốc,
có thể thấy, đa phần các quốc gia xếp hạng cao đều là các nước châu Âu. Nhật Bản xếp hạng
cao nhất châu Á ở vị trí thứ 18, với số điểm là 79,97, trong khi đó Việt Nam xếp hạng cao thứ
hai tại Đông Nam Á với vị trí 51 và số điểm là 72,85. Việt Nam vẫn đang trong quá trình đã,
đang và sẽ từng bước thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Thứ bậc
xếp hạng chỉ số SDG được cải thiện đáng kể từ năm 2016 đến nay, tuy nhiên, vẫn còn nhiều
thách thức ở phía trước.
Để tiến tới các mục tiêu phát triển bền vững nói chung, mục tiêu số 8 của phát triển bền
vững về “Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ,
năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người” nói riêng, tác giả đưa ra bốn nhóm giải pháp
như sau:

283
KỶ YẾU H I TH�O KHOA HỌC QUỐC GIA

Về chính sách: Tư duy, nhận thức và quan điểm cần phải thống nhất và nhất quán rằng,
một khi định hướng chính sách, mô hình chất lượng tăng trưởng đúng, biện pháp thực thi và
tổ chức thực thi tốt, tất yếu sẽ đưa lại kết quả, mục tiêu như mong muốn.
Về xây dựng bộ chỉ tiêu cụ thể: Các chỉ tiêu đánh giá cần được làm song song, đồng bộ và
phù hợp với các mục tiêu mới nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của kế hoạch.
Về khả năng thực hiện các mục tiêu: Trong thực hiện, cần làm rõ cơ chế phối hợp theo
chiều dọc và chiều ngang, cả về không gian (địa phương - vùng - quốc gia - quốc tế) và thời
gian (quá khứ - hiện tại - tương lai); phối hợp giữa các bộ, ngành, vùng, địa phương.
Về nguồn nhân lực: Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần gắn với đẩy mạnh đổi
mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, hợp tác hội nhập
quốc tế sâu rộng; tăng cường nguồn lực tiêu chuẩn hóa quốc gia; coi việc đầu tư nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố chính quyết định tốc độ và chất lượng của tăng trưởng
kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Chính phủ (2021), Báo cáo quốc gia năm 2020 - Tiến độ 5 năm thực hiện các mục tiêu
phát triển bền vững.
2. Jeffrey Sachs et. al. (2021), Sustainable Development 2021 - The Decade of Action for the
Sustainable Development Goals.
3. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 622/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch
Hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, ban
hành ngày 10/5/2017.
4. https://dashboards.sdgindex.org/rankings
5. https://vietnam.un.org
6. https://www.gso.gov.vn/

284
KỶ YẾU H I TH�O KHOA HỌC QUỐC GIA

KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021


VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022:
ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH
TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19

***
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Địa chỉ: 207 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Website: http://nxb.neu.edu.vn - Email: nxb@ neu.edu.vn
Điện thoại/ Fax: (024) 36280280/ Máy lẻ: 5722

Chịu trách nhiệm xuất bản: TS. Nguyễn Anh Tú


Giám đốc Nhà xuất bản
Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TS. Nguyễn Thành Độ
Tổng biên tập
Biên tập: Trịnh Thị Quyên
Thiết kế bìa: Trần Thị Mai Hoa
Trình bày: Vương Nguyễn
Sửa bản in và đọc sách mẫu: Trịnh Thị Quyên

In 100 bản, khổ 20,5x29,5cm, tại Công ty TNHH Phú Hà BM


Địa chỉ: Số 193 phố Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Mã số ĐKXB: 900-2022/CXBIPH/2-53/ĐHKTQD
Mã số ISBN: 978-604-330-227-1
Số quyết định xuất bản: 79/QĐ-NXBĐHKTQD ngày 22 tháng 4 năm 2022
In xong và nộp lưu chiểu Quý II năm 2022

You might also like