You are on page 1of 18

KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021

ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN

MỤC LỤC

PHẦN 1. TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM


1. PGS.TS. Bùi Đức Thọ, ThS. Phạm Xuân Nam 11
Kinh tế thế giới năm 2020 và triển vọng năm 2021
2. PGS.TS. Phạm Hồng Chương, ThS. Nguyễn Quỳnh Trang 28
Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19
3. ThS. Bùi Thị Bích Thuận 44
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dưới tác động của đại dịch COVID-19
4. ThS. Nguyễn Thị Thanh Hà 54
Tác động của đại dịch COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam
5. ThS. Hồ Ngọc Khương 65
Kinh tế Việt Nam năm 2021: Cơ hội và thách thức
6. ThS. Phùng Ngọc Tùng 77
Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến kinh tế - xã hội Việt Nam: Thực tiễn và chính sách ứng phó
hậu COVID-19
7. TS. Lê Thu Giang 85
Thực trạng và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam trước tác động của dịch bệnh COVID-19
8. ThS. Lê Thị Hương 93
Thành tựu - hạn chế của kinh tế Việt Nam năm 2020 và giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam năm 2021
9. PGS.TS. Tô Đức Hạnh 103
Kinh tế Việt Nam năm 2021: Cơ hội, thách thức và triển vọng
10. ThS. Nguyễn Toàn Trí 113
Kinh tế Việt Nam năm 2021: Vượt qua thách thức, tăng trưởng bền vững
11. ThS. Nguyễn Hoàng Nam 123
Tác động của đại dịch COVID-19 đến hoạt động kinh tế tại Việt Nam
12. TS. Đặng Thị Hoài, ThS. Tống Thế Sơn 150
Phát triển kinh tế số Việt Nam thời kỳ đại dịch COVID-19: Thực trạng và giải pháp
13. TS. Lê Mai Trang, ThS. Ngô Hải Thanh, ThS. Đặng Thanh Bình 160
Các mô hình phục hồi kinh tế trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam trong thời gian tới
14. ThS. Vũ Bá Anh Tùng 171
Nhìn lại kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng phát triển năm 2021
15. ThS. Nguyễn Hồng Bắc 180
Cạnh tranh kinh tế Mỹ - Trung trong năm đầu đại dịch COVID-19 (2020) và hàm ý chính sách cho Việt Nam
16. PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng 191
Nhận xét ban đầu chính sách kinh tế Hoa Kỳ giai đoạn 2021 - 2025 và sự chuẩn bị với Việt Nam

5
KỶ YẾU H I TH�O KHOA HỌC QUỐC GIA

PHẦN 2. CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ


17. ThS. Đinh Văn Linh 209
Hoàn thiện các chính sách pháp luật về tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch
COVID-19
18. PGS.TS. Hà Quỳnh Hoa 219
Chính sách tiền tệ năm 2020: Ứng phó đại dịch COVID-19
19. PGS.TS. Nguyễn Đắc Hưng 230
Điều hành chính sách tiền tệ năm 2020: Dự báo và khuyến nghị cho giai đoạn tới
20. TS. Đặng Thị Hồng Hà, TS. Phạm Thu Huyền 240
Đánh giá các tác động tích cực và những tồn tại hạn chế của chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp
Việt Nam đối phó với đại dịch COVID-19 trong năm 2020
21. ThS. Nguyễn Thị Diệu, Đồng Thị Huệ 248
Chính sách thu hút FDI hậu COVID-19 nhằm phát triển bền vững nền kinh tế
22. ThS. Phan Ngọc Tấn 256
Phát triển các định chế tài chính phi ngân hàng ở Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ứng phó đại dịch
COVID-19
23. ThS. Nguyễn Tiến Dũng, ThS. Lê Việt An 268
Chính sách kinh tế vĩ mô ứng phó với ảnh hưởng của đại dịch COVID-19: Kinh nghiệm quốc tế và gợi
ý chính sách cho Việt Nam
24. ThS. Phạm Phương Thảo, Hoàng Đức Chính, Đỗ Thị Hoàng Xuyến, Phạm Minh Toàn, 280
Nguyễn Thị Thành Nhơn, Trần Thảo Nhi, Nguyễn Đức Mạnh, Nguyễn Đức Anh
Hỗ trợ tài chính cho người lao động trong đại dịch COVID-19: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
25. ThS. Nguyễn Thị Ngọc Yến 295
Thành công điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối trong giai đoạn nền kinh tế ứng phó đại dịch
COVID-19 tạo điều kiện thu hút vốn FDI vào Việt Nam
26. ThS. Nguyễn Kiều Nga 305
Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam nhằm khôi phục và
phát triển kinh tế năm 2021
27. ThS. Hồ Thị Mai Sương 317
Tác động của đại dịch COVID-19 và hiệu quả chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp
Việt Nam
28 Hoàng Xuân Hòa, Trịnh Mai Vân, Nguyễn Văn Đại, Đèo Thị Thủy 328
Một số hàm ý chính sách nhằm đảm bảo tính bền vững của đầu tư từ ngân sách nhà nước trong bối
cảnh mới của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

6
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021
ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN

PHẦN 3. CÁC NGÀNH VÀ CÁC KHU VỰC KINH TẾ


29. TS. Nguyễn Cảnh Hiệp 343
Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bị ảnh hưởng
bởi đại dịch COVID-19
30. ThS. Nguyễn Đức Khiêm 350
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trước tác động của đại dịch
COVID-19
31. TS. Đỗ Anh Đức 362
Tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành dịch vụ Logistics Việt Nam
32. ThS. Vũ Thị Thu Hằng 371
Giải pháp thúc đẩy ngành Du lịch Việt Nam phát triển trong đại dịch COVID-19
33. TS. Hoàng Nguyên Khai 381
Tái cơ cấu tổ chức tín dụng góp phần phát triển bền vững nền kinh tế ứng phó với đại dịch COVID-19:
Dự báo và khuyến nghị cho thời gian tới
34. TS. Lê Văn Hải 389
Tháo gỡ vướng mắc về xử lý nợ xấu, khơi thông dòng vốn tín dụng ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế vượt qua đại dịch COVID-19
35. TS. Lương Văn Hải 397
Hoạt động tín dụng và dịch vụ ngân hàng số trong điều kiện diễn biến của đại dịch COVID-19
năm 2020 và dự báo năm 2021
36. ThS. Nguyễn Quốc Phóng 404
Xu hướng phát triển số hóa và thanh toán điện tử của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
ứng phó với đại dịch COVID-19
37. ThS. Thân Thị Vi Linh 413
Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán Việt Nam trong điều kiện đại dịch
COVID-19 diễn biến kéo dài
38. TS. Nguyễn Văn Hưởng 421
Phân tích một số diễn biến tài chính quốc tế và trong nước tác động đến điều hành chính sách
thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô
39. TS. Trần Phương Thúy 431
Hỗ trợ sản xuất trang thiết bị y tế chống dịch COVID-19 của Việt Nam: Chính sách và giải pháp
phát triển sau đại dịch
40. TS. Nguyễn Thanh Huyền 439
Thị trường chứng khoán hướng đến minh bạch, ổn định và tăng trưởng
41. ThS. Dương Văn Bôn, TS. Châu Đình Linh 446
Tác động của đại dịch COVID-19 đến cho vay và nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam

7
KỶ YẾU H I TH�O KHOA HỌC QUỐC GIA

42. TS. Nguyễn Hồng Cử 456


Kết nối thị trường trong bối cảnh đại dịch COVID-19
43. TS. Hoàng Hải Bắc 464
Phân tích và dự báo diễn biến nợ xấu do ảnh hưởng của dịch COVID-19 tác động đến cung ứng vốn
tín dụng cho tăng trưởng nền kinh tế
44. ThS. Đào Đức Bùi 471
Khó khăn và thách thức của hoạt động ngân hàng đối với nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19
45. TS. Hà Thị Sáu 477
Cơ hội và thách thức của thanh toán điện tử trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và phát triển nền
kinh tế số ở Việt Nam
46. ThS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn 486
Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất - nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19
47. PGS.TS. Lê Thanh Tâm, Nguyễn Thị Hà Trang, Ngô Thị Ngọc Ánh 496
Hành vi quản lý tài chính cá nhân trong bối cảnh đại dịch COVID-19: Nghiên cứu thực địa tại Việt Nam
48. Võ Ngọc Thanh Phương, Trần Thùy Trang, Khúc Thị Thu Trang, 509
Nguyễn Thị Ngọc Mai, Nguyễn Trần Thảo Uyên
Khảo sát sự tác động của đại dịch COVID-19 đến thị trường chứng khoán Việt Nam
49. TS. Đậu Xuân Đạt, ThS. Trịnh Thùy Giang 523
Một số giải pháp phát triển mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may hiện nay
của Việt Nam
50. TS. Hoàng Văn Hùng 532
Chính sách tín dụng ngân hàng thúc đẩy phát triển nông nghiệp - nông thôn và giảm nghèo
bền vững góp phần phát triển kinh tế ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19
51. TS. Lê Thị Anh 541
Tác động của đại dịch COVID-19 đến khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam
52. ThS. Nguyễn Quốc Huy 550
Bất động sản công nghiệp: Điểm sáng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tại Việt Nam
53. ThS. Ngô Thanh Xuân, Trần Trương Thảo Vân, Nguyễn Thị Khánh Hòa 562
Thực trạng nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh
đại dịch COVID-19
54. ThS. Nguyễn Thị Hiên, TS. Hoàng Anh Tuấn, ThS. Trần Kim Anh 575
Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và các cú sốc kinh tế đến xuất khẩu của Việt Nam
55. PGS.TS. Phan Thế Công 587
Phát triển bền vững xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch COVID-19
56. ThS. Phạm Thanh Dung 602
Đại dịch COVID-19 làm thay đổi môi trường kinh doanh và gia tốc tiến trình chuyển hóa số: Vấn đề và
giải pháp

8
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021
ỨNG PHÓ VÀ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19, HƯỚNG TỚI PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN

57. ThS. Nguyễn Thanh Lân, Lê Anh Minh, Nguyễn Cao Đức Anh, Nguyễn Dương Ngọc Minh 613
Chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam: Một số kết quả nghiên cứu ban đầu từ trải
nghiệm của khách hàng về chất lượng website bất động sản
58. ThS. Ngô Thanh Xuân, Phí Kiều Trang, Dương Thu Thủy, Lại Đỗ Phương Anh 628
Thực trạng và bài học kinh nghiệm trong sử dụng công cụ phái sinh để phòng tránh rủi ro của các
doanh nghiệp ngành Công nghiệp khai khoáng tại Việt Nam
59. PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai, Đinh Phan Thùy Dương, Phạm Thị Hương, Bùi Thị Huệ, 640
Phạm Thảo Nguyên, Phan Thị Phi Loan
Thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện
và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
60. ThS. Vũ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Hà My 648
Đại dịch COVID-19 làm thay đổi hành vi người tiêu dùng: Thách thức đối với doanh nghiệp
61. ThS. Trần Đức Thành, TS. Hoàng Thị Lan Hương 654
Rủi ro cảm nhận ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân sự ngành Khách sạn trong mùa dịch
COVID-19
62. TS. Nguyễn Thị Hồng Nhâm 662
Thực trạng phát triển doanh nghiệp tư nhân và các chính sách hỗ trợ trong giai đoạn dịch COVID-19
63. TS. Đào Văn Thanh, ThS. Phạm Quốc Kiên, ThS. Dương Quốc Toản 669
Các nhân tố tác động đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các doanh nghiệp ngành
Bưu chính - Viễn thông

9
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021
Ứng phó và vượt qua ại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển

26.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA
CỦA VIỆT NAM NHẰM PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ NĂM 2021

ThS. Nguyễn Kiều Nga*

Tóm tắt
Bài nghiên cứu của tác giả về đề tài “Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia của Việt Nam nhằm phục hồi và phát triển kinh tế năm 2021” bao gồm 3 phần chính:
Cơ sở lý thuyết; Nội dung và kết quả nghiên cứu; Đề xuất một số giải pháp. Bài nghiên cứu tập
trung nghiên cứu về Năng lực cạnh tranh, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (GCI 4.0), thực
trạng năng lực cạnh tranh toàn cầu trên thế giới, thực trạng kinh tế Việt Nam năm 2020 trong bối
cảnh đại dịch COVID-19, phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam, từ
đó đề ra một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường
quốc tế.
T� kh a: Năng lực cạnh tranh quốc gia, GCI 4.0, Kinh tế Việt Nam, COVID-19

NỘI DUNG BÀI VIẾT

1. Giới thiệu
Tác giả nghiên cứu về đề tài: “Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia của Việt Nam nhằm phục hồi và phát triển kinh tế năm 2021”.
Lý do và mục đích nghiên cứu: Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh như hiện nay, nâng cao
năng lực cạnh tranh là vấn đề được hầu hết các quốc gia quan tâm. Điều này chỉ có thể được thực
hiện thông qua nhiều giải pháp mang tính tổng thể và toàn diện nhằm cải thiện từng chỉ số của GCI
4.0. “Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu” (Global Competitiveness Index – viết tắt là GCI) được
Diễn đàn Kinh tế Thế giới sử dụng như một công cụ để đo lường các yếu tố kinh tế vi mô và vĩ mô

* Bộ môn Kinh tế đô thị và Quản lý dự án


Khoa Quản lý đô thị, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

305
KỶ YẾU H I TH�O KHOA HỌC QUỐC GIA

ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh quốc gia, những điểm mạnh, điểm yếu của các nền kinh tế của
mỗi quốc gia. Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu được chính thức công bố vào năm 2005, được
nâng cấp sửa đổi thành chỉ số GCI 4.0 vào năm 2018 cho phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp
4.0, và hiện nay được Diễn đàn Kinh tế Thế giới sử dụng chính thức làm chỉ số đo lường, đánh giá
năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế quốc gia trong nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, do ảnh hưởng
của đại dịch COVID-19, kinh tế thế giới đã có một năm suy thoái nặng nề với sự tăng trưởng của
các nền kinh tế giảm sâu vào năm 2020. Kinh tế Việt Nam cũng không ngoài guồng quay đó, Việt
Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề về kinh tế và xã hội do COVID-19 gây ra. Hàng loạt
những hậu quả như tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh, tỷ lệ đói nghèo cũng đang tăng trở lại sau hàng
loạt các nỗ lực giảm nghèo của vài thập kỷ vừa qua, hàng loạt các doanh nghiệp phá sản... cũng là
những khó khăn của Việt Nam trong con đường phục hồi và phát triển nền kinh tế. Trong tương lai,
muốn phục hồi và phát triển kinh tế, một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế mỗi quốc gia
đó là năng lực cạnh tranh toàn cầu. Vì vậy, bài nghiên cứu của tác giả bàn về một số các giải pháp
cải thiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam, cụ thể là nâng cao chỉ số GCI
4.0 trên thị trường quốc tế, nhằm phục hồi và phát triển kinh tế vào năm 2021.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của bài nghiên cứu là nền kinh tế Việt Nam, chỉ số GCI,
GCI 4.0 của Việt Nam, thực trạng kinh tế Việt Nam trong 10 năm gần đây.
Bài nghiên cứu có đóng góp mới: cập nhật chỉ số GCI 4.0 mới nhất, kèm theo gợi ý khuyến
nghị từ bản báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2020, kèm theo thực trạng kinh tế của Việt
Nam năm 2020, để đưa ra các giải pháp, khuyến nghị chính sách phù hợp nhất cho nền kinh tế
trong thời kỳ COVID-19, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam hướng tới phục hồi
và phát triển kinh tế vào năm 2021.
Cấu trúc bài nghiên cứu của tác giả chia thành 3 phần chính như sau:
- Cơ sở lý thuyết
+ Năng lực cạnh tranh
+ Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (GCI 4.0)
- Nội dung và kết quả nghiên cứu
+ Thực trạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu trên thế giới
+ Thực trạng Kinh tế Việt Nam năm 2020 trong bối cảnh COVID-19
+ Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam
- Đề xuất một số giải pháp
2. Nội dung chính
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Năng lực cạnh tranh
a. Cạnh tranh
Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu
khác nhau. Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi nghành, phạm
vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia...

306
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021
Ứng phó và vượt qua ại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển

Cạnh tranh là quy luật của kinh tế thị trường. Dưới góc độ kinh tế học, thuật ngữ “cạnh tranh”
là tập hợp các hành vi của các chủ thể kinh tế nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh để tồn
tại và phát triển.
b. Năng lực cạnh tranh
Về cơ bản, năng lực cạnh tranh được phân thành 4 cấp độ, bao gồm:
- Năng lực cạnh tranh quốc gia: Có thể hiểu, năng lực cạnh tranh quốc gia là toàn bộ các
chính sách, thể chế và các nhân tố quyết định đến năng suất, sự phát triển và tính bền vững của
một nền kinh tế.
- Năng lực cạnh tranh ngành: cạnh tranh giữa các ngành là cuộc cạnh tranh giữa doanh
nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là tổng hợp năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần
trong sản xuất hàng hóa, dịch vụ và đáp ứng được các yêu cầu của thị trường.
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: thể hiện năng lực của sản phẩm, dịch vụ đó
thay thế một sản phẩm, dịch vụ khác dựa trên các yếu tố như: giá cả, đặc tính, chất lượng…
Trong bài nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu về năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.
c. Năng lực cạnh tranh quốc gia
Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là năng lực có thể sản xuất hàng hóa, dịch vụ đáp ứng
các đòi hỏi của thị trường quốc tế, từ đó có thể duy trì và làm tăng thu nhập thực tế của người
dân. Cụ thể, năng lực cạnh tranh quốc gia bao gồm tổng hợp các thể chế, chính sách và tổng hợp
các nhân tố quyết định mức độ hiệu quả, tính năng suất của một quốc gia. Một nền kinh tế có
năng lực cạnh tranh tốt là một nền kinh tế có khả năng sử dụng, khai thác tốt nguồn lực có hạn.
Hiện nay trên thế giới, “Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0” (GCI 4.0) của Diễn đàn
Kinh tế thế giới được công nhận rộng rãi là chỉ số phổ biến dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh
của các nền kinh tế trong tương quan so sánh toàn cầu.
2.1.2. Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (GCI 4.0)
“Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu” (Global Competitiveness Index – viết tắt là GCI) được
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum - WEF) sử dụng như một công cụ để đo
lường các yếu tố kinh tế vi mô và vĩ mô ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh quốc gia, những điểm
mạnh, điểm yếu của các nền kinh tế của mỗi quốc gia. Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu được
chính thức công bố vào năm 2005, trong bản “Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2004 - 2005”
và được Diễn đàn Kinh tế Thế giới sử dụng chính thức làm chỉ số đo lường, đánh giá năng lực
cạnh tranh của các nền kinh tế quốc gia trong nền kinh tế thế giới. Từ năm 2018, Diễn đàn Kinh
tế Thế giới áp dụng Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (GCI 4.0) thay cho chỉ số năng lực
cạnh tranh toàn cầu (GCI) nhằm phù hợp với nền kinh tế hiện đại trong cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0.

307
KỶ YẾU H I TH�O KHOA HỌC QUỐC GIA

Bảng 2.1. Các trụ cột chính trong chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI 4.0

12 trụ cột của chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI 4.0

Nh m 1: Tạo môi trường kinh doanh


Nh m 3: Thị trường
thuận lợi
Trụ cột 1 Thể chế Trụ cột 7 Thị trường hàng hoá
Trụ cột 2 Cơ sở hạ tầng Trụ cột 8 Thị trường lao động
Trụ cột 3 Ứng dụng CNTT Trụ cột 9 Thị trường tài chính
Trụ cột 4 Ổn định kinh tế vĩ mô Trụ cột 10 Quy mô thị trường
Nh m 2: Nguồn nhân lực Nh m 4: Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo
Trụ cột 5 Y tế Trụ cột 11 Năng động trong kinh doanh
Trụ cột 6 Kỹ năng Trụ cột 12 Năng lực đổi mới sáng tạo

Chỉ số GCI 4.0 đánh giá năng lực cạnh tranh của từng quốc gia thông qua 12 chỉ số trụ cột,
với 98 chỉ sốvào năm 2018 và tăng lên 103 chỉ số vào năm 2019 (năm 2020 chỉ số được tạm dừng
đánh giá do đại dịch COVID-19, Diễn đàn Kinh tế Thế giới thông báo chỉ số này sẽ tiếp tục được
trở lại vào năm 2021), được phân vào 4 nhóm chính như sau:
Nhóm 1 - Các chỉ số phản ánh cho việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, gồm: (1) thể chế,
(2) cơ sở hạ tầng, (3) ứng dụng công nghệ thông tin, (4) ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhóm 2 - Các chỉ số phản ánh chất lượng nguồn nhân lực gồm: (5) y tế, (6) kỹ năng.
Nhóm 3 - Các chỉ số phản ánh thị trường gồm: (7) thị trường hàng hoá, (8) thị trường lao
động, (9) thị trường tài chính, (10) quy mô thị trường.
Nhóm 4 - Các chỉ số phản ánh hệ sinh thái đổi mới sáng tạo gồm: (11) năng động trong kinh
doanh, (12) năng lực đổi mới sáng tạo.
2.2. Nội dung và kết quả nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu trên thế giới
Biểu đồ 2.1. Top 10 quốc gia đứng đầu về xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu

Top 10 xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019
86 85.4

85

84 83.7
83.1
83 82.4 82.3 82.3
81.8
82
81.2 81.2 81.2
81

80

79
Singapore Mỹ Hong Hà Lan Thuỵ Sỹ Nhật Bản Đức Thuỵ Điển Anh Đan Mạch
Kong

Điểm số

Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019, Diễn đàn Kinh tế Thế giới

308
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021
Ứng phó và vượt qua ại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển

Do tình hình đại dịch COVID-19 diễn ra bất thường, đột ngột vào cuối năm 2019, vì vậy, vào
năm 2020, bảng xếp hạng chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu đã tạm dừng đánh giá vào năm 2020,
chỉ số này sẽ được tiếp tục đánh giá vào năm 2021. Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu năm 2019 là văn
bản mới nhất của loạt báo cáo được công bố hàng năm kể từ năm 1979, cung cấp đánh giá thường
niên về các yếu tố thúc đẩy năng suất và tăng trưởng kinh tế dài hạn. Báo cáo Năng lực cạnh tranh
toàn cầu 2020 tập trung trình bày các giải pháp ưu tiên cho phục hồi dành cho các quốc gia trên thế
giới, đồng thời xem xét các nền tảng của sự chuyển đổi hướng tới các hệ thống kinh tế mới kết hợp
các mục tiêu “năng suất”, “con người” và “hành tinh”. Chỉ số GCI 4.0 sẽ được tiếp tục đánh giá vào
năm 2021, nhằm đánh giá khả năng phục hồi về năng lực cạnh tranh toàn cầu của các quốc gia trên
thế giới. Vì vậy, các số liệu trong bài nghiên cứu của tác giả sẽ được sử dụng số liệu mới nhất của
bảng xếp hạng chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu, tức là bảng xếp hạng năm 2019.
Trong bản báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu mới nhất, đứng đầu trong bảng xếp hạng Chỉ
số năng lực cạnh tranh toàn cầu là Singapore, với điểm số 85,4 trên tổng điểm 100. Singapore là
quốc gia tiến gần đích nhất về năng lực cạnh tranh tính theo chỉ số GCI 4.0. Mỹ rơi xuống vị trí
thứ hai, với số điểm 83,7/100 (năm 2018 Mỹ đứng vị trí thứ nhất). Mặc dù về tổng thể Mỹ đứng
ở vị trí thứ hai, nhưng về chỉ số năng động trong kinh doanh và về tìm kiếm lao động có chuyên
môn cao, Mỹ đứng ở vị trí thứ nhất. Khu hành chính đặc biệt Hồng Kông đứng ở vị trí số ba với
số điểm 83,1/100. Vị trí thứ tư thuộc về Hà Lan với số điểm 82,4/100. Vị trí thứ năm và sáu thuộc
về Thuỵ Sỹ và Nhật Bản, với cùng số điểm 82,3/100. Tiếp theo là Đức với số điểm 81,8/100 đứng
vị trí số bảy. Thuỵ Điển, Anh và Đan Mạch cùng đạt được số điểm 81,2/100 lần lượt xếp ở vị trí
số tám, chín, mười. Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới G20 lọt vào Top
10 theo bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu là: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh. Trong
nhóm G20, Argentina đứng thứ hạng thấp nhất, giảm 2 bậc so với năm 2018, đứng ở vị trí thứ 83.
Biểu đồ 2.2. Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019 của ASEAN

Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019, Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu mới nhất cho thấy, trên thang điểm 100,
điểm trung bình của 141 nền kinh tế được nghiên cứu là 60,7/100.
Về khu vực, cạnh tranh nhất trên thế giới thuộc về khu vực châu Á – Thái Bình Dương, xếp
thứ hạng tiếp theo sau đó là châu Âu và Bắc Mỹ. Trong khi đó, các quốc gia Bắc Âu nằm trong
số những quốc gia có công nghệ tiên tiến nhất, sáng tạo và năng động nhất.

309
KỶ YẾU H I TH�O KHOA HỌC QUỐC GIA

2.2.2. Thực trạng Kinh tế Việt Nam năm 2020 trong bối cảnh đại dịch COVID-19
Do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19, kinh tế thế giới đã có một năm suy thoái với
sự tăng trưởng của các nền kinh tế giảm sâu, nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng
với tốc độ tăng GDP đạt 2,91% vào năm 2020.Với các giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc
thực hiện mục tiêu kép: “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”, nền kinh tế
Việt Nam đã đạt được kết quả tích cực với việc duy trì tăng trưởng. Mặc dù với mức tăng trưởng
2,91% là mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, nhưng trong đại dịch COVID-19, thì đây
là là một thành công của Việt Nam trong năm 2020. Biểu đồ 2.3 dưới đây thể hiện tốc độ tăng
GDP giai đoạn 2010 - 2020.
Biểu đồ 2.3. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2010 - 2020

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Mặc dù đạt được những thành tựu trên, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều
vấn đề cần được giải quyết.Với mức độ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, mọi
biến động và diễn biến đối với nền kinh tế trên thế giới đều có tác động tới nền kinh tế Việt Nam.
Do đại dịch COVID-19 vẫn còn tiếp tục tồn tại trên thế giới, do đó các hoạt động thương mại,
dịch vụ, du lịch, lao động, việc làm bị ảnh hưởng không ít. Nhất là đối với ngành du lịch, số lượt
khách quốc tế cũng như nội địa bị suy giảm mạnh. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế có lượng xuất
siêu cao thì sẽ chịu ảnh hưởng nhiều từ các cú sốc đến từ bên ngoài, thực tế này đòi hỏi Việt Nam
cần đa dạng hóa hơn nữa các đối tác thương mại.
2.2.3. Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam
Theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 mới nhất cho tới thời điểm hiện tại, thứ
hạng của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên bên cạnh có còn nhiều thách thức. Cụ
thể, năm 2019 Việt Nam tăng 3,5 điểm từ 58 lên 61,5 trên thang điểm 100, với điểm số này, Việt
Nam đã tăng 10 bậc từ vị trí 77/141 lên vị trí 67/141 trong bảng xếp hạng, và Việt Nam cũng đã
đạt được mức điểm số cao hơn điểm trung bình toàn cầu (60,7).
Thông qua các chỉ số về năng lực cạnh tranh toàn cầu trên, có thể thấy Việt Nam đã và đang
thực sự nỗ lực để cải thiện năng lực cạnh tranh của mình. Đặc biệt về cải thiện môi trường kinh
doanh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chính phủ Việt Nam
đã tập trung cải thiện môi trường kinh doanh với việc ban hành và triển khai thực hiện nhiều nghị
quyết, chính sách có liên quan, trong đó nổi bật nhất là cải cách về điều kiện kinh doanh. Ngoài

310
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021
Ứng phó và vượt qua ại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển

ra, có thể kể tới những nỗ lực nổi bật như: chú trọng đẩy mạnh chính phủ điện tử, giao dịch không
dùng tiền mặt, giảm chi phí doanh nghiệp, đơn giản hóa ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều
kiện và điều kiện kinh doanh; thay đổi phương thức quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý,
chú trọng cải thiện các quy định, thủ tục nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, từng bước
tạo lập thể chế chính sách vượt trội nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo…
Hình 2.1. Kết quả năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019

Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019, Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Trong 12 trụ cột của chỉ số GCI 4.0, Việt Nam có tới 8 trụ cột tăng điểm và tăng bậc, trong đó
trụ cột ứng dụng CNTT tăng điểm và tăng hạng nhiều nhất, sau đó là trụ cột thị trường sản phẩm,
tiếp theo là các trụ cột mức độ năng động trong kinh doanh, trụ cột thị trường lao động, trụ cột
năng lực đổi mới sáng tạo, trụ cột thể chế, trụ cột kỹ năng, trụ cột quy mô thị trường. Trụ cột ổn
định kinh tế vĩ mô không thay đổi điểm số và thứ hạng. Ba trụ cột giảm thứ hạng là: trụ cột hệ
thống tài chính, trụ cột y tế và trụ cột cơ sở hạ tầng. Cụ thể về điểm số và thứ hạng của các trụ
cột được thể hiện rõ trong Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Sự thay đổi điểm và thứ hạng của 12 trụ cột GCI 4.0 Việt Nam
STT Tên trụ cột Thay đổi điểm và thứ hạng
TĂNG 0,3 điểm và 5 bậc (từ vị trí 94 lên vị trí 89).
Cụ thể:
- Nhóm chỉ số thể hiện Mức độ định hướng tương lai của Chính phủ
1 Trụ cột 1: Thể chế tăng 35 bậc (từ xếp hạng 75 lên vị trí 40),
- Chỉ số về Quy định pháp lý thích ứng linh hoạt với mô hình kinh
doanh đạt 43,1 điểm và ở vị trí 71,
- Chỉ số Ổn định chính sách đạt 50,3 điểm và thứ hạng 67.
2 Trụ cột 2: Cơ sở hạ tầng TĂNG 0,5 điểm, nhưng GIẢM 2 bậc

311
KỶ YẾU H I TH�O KHOA HỌC QUỐC GIA

STT Tên trụ cột Thay đổi điểm và thứ hạng


TĂNG 25,7 điểm và 54 bậc (từ 43,3 điểm lên 69,0 điểm và từ vị trí 95
lên vị trí 41).
Trụ cột 3: Ứng dụng Tất cả các chỉ số thành phần trong trụ cột này đều tăng điểm, tăng hạng
3
CNTT (như Thuê bao internet cáp quang, Thuê bao di động, Thuê bao di động
băng thông rộng, Số người sử dụng internet, Thuê bao Internet băng
thông rộng cố định).
Trụ cột 4: Ổn định kinh KHÔNG thay đổi điểm số và thứ hạng (giữ ở mức 75 điểm và thứ
4
tế vĩ mô hạng 64).
GIẢM 0,5 điểm và 3 bậc (từ 81 điểm xuống 80,5 điểm và từ vị trí 68
5 Trụ cột 5: Y tế
xuống vị trí 71).
TĂNG 2,7 điểm và 4 bậc (từ vị trí 97 lên vị trí 93)
Cụ thể:
- Chất lượng đào tạo nghề tăng 13 bậc,
6 Trụ cột 6: Kỹ năng - Kỹ năng của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp tăng 12 bậc,
- Mức độ đào tạo nhân viên và Mức độ dễ dàng tìm kiếm lao động lành
nghề cùng tăng 8 bậc,
- Tư duy phản biện trong giảng dạy tăng 7 bậc.
TĂNG 23 bậc (từ vị trí 102 lên thứ 79)
Cụ thể:
Trụ cột 7: Thị trường
7 - Các tiêu chí về thuế và trợ cấp, mức độ thống trị thị trường ảnh hưởng
hàng hoá
tới môi trường cạnh tranh, cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ và mức độ
rào cản phi thuế quan được cải thiện.
TĂNG 2,6 điểm và 7 bậc (từ thứ 90 lên thứ hạng 83)
Cụ thể:
- Di cư lao động trong nước tăng 27 bậc,
- Mức độ dễ dàng trong tuyển dụng lao động nước ngoài tăng 22 bậc,
Trụ cột 8: Thị trường
8 - Mức độ linh hoạt của tiền lương tăng 15 bậc,
lao động
- Quan hệ giữa người lao động - người sử dụng lao động và Thực tiễn
tuyển dụng và sa thải lao động đều tăng 10 bậc,
- Quyền của người lao động chưa được đảm bảo, giảm 4 điểm và giảm
11 bậc từ vị trí 82 xuống vị trí 93.
Trụ cột 9: Thị trường
9 TĂNG 1,6 điểm, nhưng GIẢM 1 bậc.
tài chính
TĂNG 0,9 điểm và 3 bậc (từ vị trí 29 lên vị trí 26)
Cụ thể:
Trụ cột 10: Quy mô - Tỷ lệ nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP tăng nhẹ (xếp thứ 6
10
thị trường năm 2019 so với thứ 7 năm 2018).
- Thị trường tiêu thụ nội địa lớn với tổng dân số hơn 96 triệu người và
thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng.

312
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021
Ứng phó và vượt qua ại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển

STT Tên trụ cột Thay đổi điểm và thứ hạng


TĂNG 12 bậc (từ vị trí 101 lên vị trí 89).
Trụ cột 11: Năng động Cụ thể:
11
trong kinh doanh -Tất cả các chỉ số thành phần trừ chỉ số “phá sản doanh nghiệp”
đều tăng
TĂNG 6 bậc (từ thứ hạng 82 lên thứ hạng 76).
Cụ thể:
- Mức độ phát triển các cụm ngành tăng 33 bậc,
Trụ cột 12: Năng lực đổi
12 - Tính đa dạng của lực lượng lao động tăng 16 bậc,
mới sáng tạo
- Hợp tác đa bên tăng 17 bậc,
- Mức độ tinh thông của người mua tăng 46 bậc,
- Chi phí R&D tăng 6 bậc.
Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019, Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Các trụ cột có xếp hạng dưới xếp hạng chung về năng lực cạnh tranh toàn cầu (đánh giá 141
nền kinh tế) gồm: thể chế (xếp thứ hạng 89), cơ sở hạ tầng (xếp hạng 77), y tế (xếp hạng 71), kỹ
năng (xếp hạng 93), thị trường hàng hóa (xếp hạng 79), thị trường lao động (xếp hạng 83), mức
độ năng động trong kinh doanh (xếp hạng 89), năng lực đổi mới sáng tạo (xếp hạng 76).
Bảng 2.3. Một số chỉ số thành phần suy giảm mạnh

STT Chỉ số thành phần Mức độ suy giảm


1 Mức độ minh bạch về ngân sách GIẢM 42 bậc (từ vị trí 42 xuống vị trí 84).
2 Mức độ tiếp xúc với nước uống không an toàn GIẢM 13 bậc (từ vị trí 95 xuống vị trí 82)
3 Hiệu quả dịch vụ cảng biển GIẢM 5 bậc (từ vị trí 88 xuống vị trí 83).
GIẢM 12 bậc (từ vị trí 85 xuống vị trí 97)
4 Nguồn vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

GIẢM 3 bậc (từ vị trí 109 xuống vị trí 112)


5 Mức độ phục hồi sản xuất kinh doanh

6 Khuôn khổ pháp lý về giải quyết phá sản GIẢM 5 bậc (từ vị trí 93 xuống vị trí 98)
7 Mức độ sẵn có về vốn đầu tư mạo hiểm GIẢM 10 bậc (từ vị trí 51 xuống vị trí 61)

Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019, Diễn đàn Kinh tế Thế giới

Kết quả này cho thấy, tiếp cận tín dụng vẫn là trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và
vừa. Bên cạnh đó, mức độ sẵn có về vốn đầu tư mạo hiểm tuy có sự cải thiện, nhưng chậm hơn
so với nhiều nền kinh tế. Như vậy, có thể nhận thấy, cho đến nay, năng lực cạnh tranh của Việt
Nam có thay đổi và được cải thiện rất nhiều so với những năm trước đây. Tuy nhiên, bên cạnh
đó, khách quan nhìn nhận cũng phải thấy rằng, so với thế giới và kể cả khu vực, ASEAN vẫn còn
ở mức thấp và còn những hạn chế về các chỉ tiêu cần tiếp tục được cải thiện.

313
KỶ YẾU H I TH�O KHOA HỌC QUỐC GIA

2.3. Đề xuất một số giải pháp


Trong bản báo cáo đặc biệt về năng lực cạnh tranh toàn cầu 2020, Diễn đàn Kinh tế Thế giới
đề xuất các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh toàn cầu cho các quốc gia trên thế
giới, bao gồm: 1. Phục hồi và chuyển đổi môi trường thuận lợi; 2. Phục hồi và chuyển đổi vốn
nhân lực; 3. Phục hồi và chuyển đổi thị trường; 4. Phục hồi và chuyển đổi hệ sinh thái đổi mới.
Đối với Việt Nam, việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là yêu cầu cần thiết trong bối
cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Tác giả dựa vào thực trạng kinh tế Việt Nam năm 2020, cùng với
thực trạng năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam do Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá, kèm
theo khuyến nghị của Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong bản báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu
2020, để đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cho Việt Nam. Tác giả
đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu sau nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong
thời kỳ đại dịch COVID-19:
- Nhóm giải pháp phục hồi và thay đổi tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
Để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam, nhóm giải pháp phục hồi và thay đổi
tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nên có những giải pháp liên quan tới thể chế, cơ sở hạ tầng,
ứng dụng công nghệ thông tin và ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể: Thứ nhất, Chính phủ cần thực sự
ưu tiên nâng cao năng lực tư duy dài hạn trong Chính phủ, tức là mức độ định hướng tương lai
của Chính phủ cần được quan tâm nhiều hơn nữa, ngoài ra, Chính phủ nên linh hoạt đối với các
quy định liên quan tới các mô hình kinh doanh, doanh nghiệp... Trong giai đoạn này, để có thể
vừa thay đổi, vừa ổn định được chính sách, Chính phủ cần có những nguyên tắc quản trị rõ ràng
để lấy được lòng tin của người dân nhiều hơn nữa. Thứ hai, sự nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng cũng
là một giải pháp có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh đô thị một cách hoàn hảo. Thứ ba, về
công nghệ thông tin, cần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phủ rộng internet, thuê bao
di động nhiều hơn nữa tới người dân, đặc biệt những khu vực miền núi, nghèo khó. Thứ tư, tăng
cường ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp trong mô hình tăng trưởng
theo hướng thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ và tăng cường đổi mới sáng tạo, cần đưa ra
mục tiêu về việc tăng điểm và thứ hạng đối với trụ cột này (hiện tại điểm số và thứ hạng 2 năm
gần đây không có sự thay đổi).
- Nhóm giải pháp phục hồi và phát triển nguồn nhân lực
Đại dịch COVID-19 đã dẫn tới những thách thức đối với thị trường lao động, nhiều lao động
mất việc làm, giảm thu nhập... thậm chí sự không phù hợp về kỹ năng, thiếu hụt nhân tài cũng
là những vấn đề cần được giải quyết. Vì vậy, để giải quyết, thay vì tập trung vào các kế hoạch
phức tạp, chung chung, chúng ta cần phải chú ý hơn việc tạo lập các cơ hội thị trường lao động
mới, mở rộng quy mô các chương trình đào tạo và nâng cao kỹ năng, cũng như các chính sách
thị trường lao động đang hoạt động cần được xem xét kỹ lại. Đặc biệt, việc tạo lập và đầu tư vào
chương trình giáo dục các kỹ năng cần thiết cho công việc ở “thị trường tương lai”.
Đồng thời, cuộc khủng hoảng COVID-19 thực sự đã nêu bật lên vấn đề về hệ thống chăm sóc
sức khoẻ, mặc dù Việt Nam là một điểm sáng trong chiến dịch chống COVID-19 trên toàn thế
giới, nhưng không thể phủ nhận sự tụt hậu, thiếu hụt về hệ thống chăm sóc sức khoẻ so với mức
độ gia tăng dân số, điều này được thể hiện trong chỉ số GCI 4.0 được đánh giá năm 2019, về trụ

314
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021
Ứng phó và vượt qua ại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển

cột y tế chúng ta đứng ở vị trí 71/141 quốc gia. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh, sự cải
cách, mở rộng năng lực hệ thống y tế là thực sự cần thiết. Về lâu dài, cần mở rộng thêm cơ sở hạ
tầng, quan tâm hơn nữa tới vấn đề già hóa dân số, chăm sóc trẻ em và sức khoẻ toàn dân.
- Nhóm giải pháp phục hồi và thúc đẩy thị trường
Trong những năm gần đây, Việt Nam có bước tiến đáng kể trong việc thúc đẩy thị trường.
Tuy nhiên không phải vì vậy mà chúng ta chủ quan. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển,
vì vậy đây là nhóm giải pháp chúng ta nên tập trung để tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong
thời điểm hiện tại. Việt Nam hiện tại đã có những gói hỗ trợ doanh nghiệp đạt được những kết
quả tốt, cần duy trì và tiếp tục phát huy, tăng khả năng tiếp cận tài chính cho những doanh nghiệp
phù hợp. Cần tiếp tục phát huy các chính sách đang thể hiện tốt giúp năng lực cạnh tranh quốc
gia của Việt Nam tăng nhanh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, cần có một số điểm chú ý về thị
trường tài chính, quyền của người lao động. Nhất là trong thời kỳ đại dịch COVID-19 như hiện
nay, sự giảm sút về độ mở thương mại và sự di chuyển của người dân ra quốc tế bị đình trệ, chúng
ta cần cân bằng giữa hàng hóa xuất nhập khẩu, cũng như thúc đẩy lưu thông hàng hóa nội địa.
- Nhóm giải pháp phục hồi và chuyển đổi hệ sinh thái đổi mới sáng tạo
Để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nhất là trong giai đoạn hồi sinh hiện nay, Việt Nam
nên mở rộng đầu tư công và R&D, khuyến khích đầu tư mạo hiểm và R&D trong khu vực tư
nhân, đồng thời thúc đẩy đầu tư kinh doanh vào các công ty mới và việc làm ở thị trường tương
lai. Về lâu dài, để có sự phát triển và cạnh tranh tốt, Việt Nam nên đầu tư vào việc hỗ trợ và tạo
nên động lực cho các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào nghiên cứu, đổi mới và phát minh những
ý tưởng về khoa học công nghệ.
3. Kết luận và khuyến nghị
Kinh tế Việt Nam năm 2020 chịu ảnh hưởng nặng nề về kinh tế và xã hội do suy thoái kinh
tế sâu sắc do đại dịch COVID-19 gây ra. Hàng loạt những hậu quả như tỷ lệ thất nghiệp tăng
nhanh, tỷ lệ đói nghèo cũng đang tăng trở lại sau hàng loạt các nỗ lực giảm nghèo của vài thập kỷ
vừa qua, hàng loạt các doanh nghiệp phá sản... cũng là những khó khăn của Việt Nam trong con
đường phục hồi và phát triển nền kinh tế. Đối với Việt Nam, việc nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia là yêu cầu cần thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Tác giả dựa vào thực trạng
kinh tế Việt Nam năm 2020, cùng với thực trạng năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam do Diễn
đàn Kinh tế Thế giới đánh giá, kèm theo khuyến nghị của Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong bản
báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2020, để đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia cho Việt Nam. Các nhóm giải pháp chính bao gồm: nhóm giải pháp phục hồi và
thay đổi tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; nhóm giải pháp phục hồi và phát triển nguồn nhân
lực; nhóm giải pháp phục hồi và thúc đẩy thị trường; nhóm giải pháp phục hồi và chuyển đổi hệ
sinh thái đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, để phục hồi và phát triển bền vững, Việt Nam cần thực sự
ưu tiên năng cao năng lực tư duy dài hạn trong chính phủ, tức là mức độ định hướng tương lai
của Chính phủ cần được quan tâm nhiều hơn nữa, ngoài ra, Chính phủ nên linh hoạt đối với các
quy định liên quan tới các mô hình kinh doanh, doanh nghiệp... cải thiện cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh
thanh toán không dùng tiền mặt, phủ rộng internet, thuê bao di động nhiều hơn nữa tới người
dân, đặc biệt những khu vực miền núi, nghèo khó, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao
năng suất các yếu tố tổng hợp. Ngoài ra, chúng ta cần phải chú ý hơn việc tạo lập các cơ hội thị

315
KỶ YẾU H I TH�O KHOA HỌC QUỐC GIA
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19,
hướng tới phục hồi và phát triển

***
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Địa chỉ: 207 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Website: http://nxb.neu.edu.vn - Email: nxb@ neu.edu.vn
Điện thoại/ Fax: (024) 36280280/ Máy lẻ: 5722

Chịu trách nhiệm xuất bản: TS. Nguyễn Anh Tú


Giám đốc Nhà xuất bản
Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TS. Nguyễn Thành Độ
Tổng biên tập
Biên tập: Bùi Thị Hạnh
Thiết kế bìa: Trần Thị Mai Hoa
Trình bày: Vương Nguyễn
Sửa bản in và đọc sách mẫu: Bùi Thị Hạnh

In 100 bản, khổ 20,5x29,5cm, Công ty TNHH Phú Hà BM


Địa chỉ: Số 193 phố Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
Mã số ĐKXB: 777-2021/CXBIPH/2-66/ĐHKTQD
Mã số ISBN: 978-604-946-994-7
Số quyết định xuất bản: 115/QĐ-NXBĐHKTQD ngày 25 tháng 03 năm 2021
In xong và nộp lưu chiểu Quý II năm 2021

You might also like