You are on page 1of 47

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA ĐẦU TƯ
-----------   -----------

MÔN: LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐỀ TÀI: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN


KINH DOANH BÁNH MÌ

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Hà


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hiền 11191861
Lê Thị Cẩm Vân 11195719
Phạm Thị Thanh Thúy 11195047
Nguyễn Thảo Vi 11195841
Vương Quốc Dũng 11191227

Hà Nội, 2021

***
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………...….05

NỘI DUNG……………………………………………………………….…06

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN……………………………………..06

II. CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ.…06

1. Các văn bản pháp quy…………………………………………………….06

2. Sự cần thiết phải đầu tư…………………………………………………...07

III. NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ


HÌNH THÀNH DỰ ÁN VÀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG……………07

1. Môi trường vĩ mô…………………………...…………………………….07

1.1. Điều kiện kinh tế………………………………………………….…….07

1.2. Điều kiện công nghệ…………………………………………..………...08

1.3. Điều kiện chính trị, pháp luật……………………………………......….08

1.4. Điều kiện văn hóa – xã hội……………………………………..….……08

2. Nghiên cứu thị trường…………………………………………..…......….09

2.1. Xác định sản phẩm của dự án………………………………………..….09

2.2. Xác định thị phần của dự án………………………………………...…..12

2.3. Xác định cách thức chiếm lĩnh thị trường…………………………...….16

IV. NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CỦA DỰ ÁN………………….……….24

1. Hình thức đầu tư……………………………………………..…………...24

1.1. Lựa chọn hình thức đầu tư………………………………………..…….24


2
1.2. Công suất dự án………………………………………………...……….24

1.3. Phương thức thực hiện…………………………………………………..24

2. Kế hoạch thực hiện……………………………………………………......24

3. Sản phẩm của dự án……………………………………………………….26

4. Công nghệ kỹ thuật cho dự án…………………………………………….26

4.1. Các máy móc thiết bị dung cho dự án……………………………….….26

4.2. Nguyên vật liệu đầu vào………………………………………………...28

4.3. Cơ sở hạ tầng………………………………………………………...….29

5. Địa điểm thực hiện dự án……………………………………………..….29

6. Giải pháp xây dựng công trình dự án…………………………………….29

6.1. Giới thiệu chung………………………………………………..……....29

6.2. Giải pháp xây dựng………………………………………………...…...30

7. Đánh giá tác động môi trường của dự án……………………………...….30

8. Lịch trình thực hiện dự án đầu tư và lịch trình sản xuất kinh doanh…...…30

V. NGHIÊN CỨU KHÍA CẠNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ NHÂN SỰ..…32

1. Cơ cấu tổ chức quản lý vận hành dự án đầu tư……………………......….32

2. Dự kiến nhân sự………………………………………………………..….34

3. Chế độ làm việc………………………………………………………..….34

4. Tuyển dụng và đào tạo ………………………………………………..….35

VI. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH…………………………………………….35

1. Dự tính tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án………...….35

2. Dự tính doanh thu từ các sản phẩm………………………………….…....37

3
3. Dự tính chi phí…………………………………………………………….38

4. Dòng tiền, tỷ suất sinh lợi và thời gian thu hồi vốn của dự án………..…..41

VII. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI…………………...….44

1. Giá trị sản phẩm gia tăng do dự án tạo ra hàng năm và tính cho cả đời dự án
………………………….………………………………………………..…..44

2. Mức thu hút lao động vào làm việc……………………………………….45

3. Mức đóng góp vào ngân sách hàng năm và mức đóng góp của dự án trong
cả đời dự án……………………………………………………………...….46

4. Thu nhập của người lao động làm việc trong dự án…………………..….46

VIII. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ………………………….......………..….47

4
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi sự cạnh tranh ngày càng trở
nên khốc liệt và gay gắt thì doanh nghiệp càng khó khăn hơn trong việc giữ
vững và nâng cao vị thế của mình. Điều này khiến doanh nghiệp cần phải có
các biện pháp tiếp cận thị trường một cách chủ động và sẵn sàng đối phó với
mọi nguy cơ đe dọa, cũng như áp lực cạnh tranh từ phía thị trường. Doanh
nghiệp không những phải thực hiện sản xuất kinh doanh hướng theo thị
trường, theo khách hàng mà còn phải xây dựng được cho mình những chiến
lược marketing phù hợp theo từng cấp độ
Thị trường bánh mì của Việt Nam luôn vô cùng sôi động. Giờ đây, người tiêu
dùng chắc hẳn đã trở nên rất quen thuộc với những thương hiệu bánh mì như
Vợ Ong Vàng, Như Ý, Lãn Ông,… Hơn thế nữa, bánh mì được xem như là
món ăn truyền thống, đặc sản không thể thiếu của người dân Việt; nó gắn liền
với đời sống của mỗi chúng ta và thường xuyên xuất hiện mỗi bữa sáng
Nhận thấy tiềm năng của thị trường bánh mì dành cho học sinh, sinh viên –
những đối tượng đang có nhu cầu sử dụng bánh mì, đồ ăn nhanh rất lớn chúng
em đã quyết định thành lập dự án “Kinh doanh bánh mì” chủ đầu tư là Công
ty cổ phần BAMI 4P

5
NỘI DUNG
I. Giới thiệu tổng quan
- Tên công ty: Công ty cổ phần BAMI 4P
- Số vốn đầu tư: 137 triệu VNĐ
- Bộ máy quản trị:
+ Tổng giám đốc: Nguyễn Thị Thu Hiền
+ Ban giám đốc:
Lê Thị Cẩm Vân
Phạm Thị Thanh Thúy
Nguyễn Thảo Vy
Vương Quốc Dũng
- Hình thức đầu tư: Đầu tư mới
- Sản phẩm: Bánh mỳ kẹp, đồ uống
- Địa bàn kinh doanh: Bạch Mai
- Diện tích: 15m2
- Thời gian thực hiện: Tháng 8/2021
- Tầm nhìn: Trong 5 năm, hướng tới mở rộng quy mô sang cơ sở thứ 2,3,…
10 năm tới sẽ trở thành thương hiệu nhượng quyền.
- Sứ mệnh: Đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất
- Nhiệm vụ: Đặt phục vụ đi đôi với chất lượng là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu

II.Các căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư


1. Các văn bản pháp quy
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;

6
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Nghị định số 43/2010/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
- Theo khoản 2 Điều 105 Luật lao động 2019 về quyền sử dụng lao động
- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết
định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật an toàn thực phẩm (Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)
- Khoản 1 Điều 19 Luật An toàn thực phẩm năm 2010
- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự
toán và dự toán công trình

2. Sự cần thiết phải đầu tư


Ngày nay, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, họ có nhiều sự lựa
chọn cho bữa ăn hơn và bánh mì cũng không phải ngoại lệ. Thậm chí, cơ sở
kinh doanh bánh mì còn gần nơi đông đúc sinh viên, đông người qua lại, là
trung tâm thành phố và tấp nập giao thương.
Bánh mì là nhu cầu thiết yếu của đa số mọi người, nó phục vụ rất tốt cho
bữa sáng hoàn hảo, đầy dinh dưỡng. Trong hoàn cảnh này, việc kinh doanh
bánh mì khó có thể thua lỗ, thậm chí còn dễ đem lại lợi nhuận, là một cơ hội
tốt cần phải nắm bắt.
III. Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành dự án
và Nghiên cứu thị trường
1. Môi trường vĩ mô
1.1. Điều kiện kinh tế

7
Điều kiện kinh tế được phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực,
ở đây là khu vực Bạch Mai. Đảm bảo rằng nhu cầu tiêu dùng bánh mì cao,
sức mua lớn quanh năm. Bên cạnh đấy, có thêm cơ sở kinh doanh đồng nghĩa
với việc góp cho tổng GDP cả nước, bình quân đầu người tăng.

1.2. Điều kiện công nghệ


Môi trường công nghệ hiện nay đang phát triển một cách chóng mặt, tùy
thuộc vào khả năng vận dụng công nghệ của doanh nghiệp vào cách thức chế
biến, sản xuất, tiếp thị sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Để có thể đầu tư cho
một công nghệ mới giúp cho doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh thường
đòi hỏi phải có thời gian và chi phí khá cao. Áp dụng cho việc bán bánh mì ở
đây cần có thiết bị máy móc xử lý bánh ngon, nền tảng công nghệ 4.0 phát
triển mảng kênh bán online.

1.3. Điều kiện chính trị, pháp luật:


Sự ổn định về chính trị cũng như những đảm bảo về mặt pháp lý liên
quan đến quyền sở hữu tài sản, đăng ký kinh doanh có ý nghĩa quan trọng ảnh
hưởng rất lớn đến ý định và hành vi của nhà đầu tư. Trong bối cảnh khủng
hoảng suy thoái toàn cầu - dịch covid19, để hỗ trợ cho doanh nghiệp duy trì
sản xuất và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Chính phủ đã kịp thời
ban hành nhiều cơ chế về chính sách tài chính hỗ trợ cho khu vực này, được
nhà nước khuyến khích mở cơ sở kinh doanh, dễ dàng thuận tiện cho việc
đăng ký cơ sở, kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm.

1.4. Điều kiện văn hóa xã hội:


Bánh mì là món ăn truyền thống, là đặc sản và phù hợp với văn hóa
người Việt. Nó đã và đang có xu hướng lan tỏa ra nước ngoài, đây là một tín
hiệu đáng mừng. Việc kinh doanh bánh mì là hết sức phù hợp và bình thường
ở bất cứ đâu và bất cứ thời gian nào.

8
2. Nghiên cứu thị trường
2.1. Xác định sản phẩm của dự án
2.1.1.Phân tích và đánh giá khái quát thị trường tổng thể
+ Xu hướng thị trường
- Nhận thức của người tiêu dùng về tác hại của việc ăn nhiều bột mì từ những
loại bánh nướng.
-Xu hướng sử dụng các sản phẩm tươi, an toàn và không chất bảo quản. Bên
cạnh đó, bánh mì kẹp cũng được phần lớn người tiêu dùng Việt Nam rất ưa
chuộng bởi tính chất tươi ngon, dễ ăn.
- Những sản phẩm bánh mì không chỉ an toàn mà nó còn phù hợp với dinh
dưỡng, chất lượng, và phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam. Vì
thế, đa số người tiêu dùng dần dần có xu hướng sử dụng sản phẩm bánh mì
nhiều hơn các loại đồ ăn nhanh khác bởi tính nhanh gọn, giá rẻ và có thể mua
bất kì đâu.

+ Nhu cầu thị trường


- Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia
tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, dịch vụ đồ ăn nhanh là một trong
những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam.
- Bên cạnh đó, nhu cầu của khách hàng ngày nay không chỉ cần ăn ngon mà
còn phải có sức khỏe (tức đủ các chất idnh dưỡng). Do đó, đa số người tiêu
dùng ngày càng đặt nhu cầu cao trong việc ăn uống, kể cả là ăn nhanh.
- Nắm bắt được tâm lý của khách hàng, chính vì thế chúng tôi muốn mở một
tiệm bánh mì kẹp đáp ứng nhu cầu này của khách hàng bằng cách sản xuất ra
những chiếc bánh tươi ngon, nóng giòn và nhanh gọn cùng với thái độ chu
đáo.

2.1.2.Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu
9
a, Phân đoạn thị trường
 Phân đoạn theo tiêu thức địa lý
Đã xác định được cơ sở kinh doanh ở khu vực Bạch Mai, nơi tập trung đông
đúc sinh viên, người đi làm. Là vị trí trung tâm thủ đô, địa bàn tốt để kinh
doanh mọi mặt hàng nói chung và bánh mì nói riêng.

 Phân đoạn theo tiêu thức nhân khẩu


+ Độ tuổi: chia làm 3 nhóm:
Dưới 22 tuổi: là lứa tuổi học sinh sinh viên, thường sử dụng bánh mì để ăn
sáng, thậm chí có thể thay thế bữa trưa, tối đối với sinh viên. Với giá thành
vừa phải là độ nhanh tiện, phụ huynh thường chủ động cho tiền để các em học
sinh có thể tự chủ bữa sáng và đi học.

Từ 22 - 50 tuổi: là độ tuổi đi làm, họ thường bận rộn với công việc và con cái
lúc sáng sớm nên cũng có thể sử dụng bánh mì mua về cho cả gia đình hoặc
mua mang đến cơ quan, Tuy nhiên, đây cũng là độ tuổi kỹ càng trong việc lựa
chọn thực phẩm, cũng như khi có thu nhập cao hơn thì họ có thể chọn những
loại đồ ăn sáng khác nên có thể nói sức mua sẽ không bằng nhóm độ tuổi dưới
22.

Trên 50 tuổi: tuổi trung niên, già sẽ ít sử dụng bánh mì nhất do họ có nhiều
thời gian hơn để tự chuẩn bị bữa sáng lành mạnh cũng như vấn đề sức khỏe sẽ
không cho phép họ ăn thường xuyên những đồ khó tiêu.

+ Nghề nghiệp: chủ yếu đánh vào đối tượng là học sinh, sinh viên, người trẻ
đi làm. Là nhóm thường bận rộn vào thời gian buổi sáng cũng như thu nhập
chưa cao hẳn để có thể thường xuyên đổi món đắt tiền hơn.

10
+ Thu nhập: chủ yếu là đối tượng chưa có thu nhập như học sinh, sinh viên
(còn phụ thuộc vào mức phụ huynh), những người đi làm có thu nhập trung
bình sẽ sử dụng bánh mì thường xuyên hơn.

 Phân đoạn theo tiêu thức tâm lý


Dễ thấy, bánh mì là món ăn truyền thống, có từ lâu, là niềm tự hào của dân
tộc. Mọi người thường sử dụng bánh mì vì nó ngon, rẻ, dễ ăn hơn so với đồ ăn
cùng loại, và đặc biệt ai cũng có thể ăn được bất kể độ tuổi hay người có mức
thu nhập như thế nào.

b, Xác định thị trường mục tiêu


Khách hàng mục tiêu ở đây là học sinh, sinh viên, người đi làm quanh khu
vực Bạch Mai bởi họ có nhu cầu rất cao, với mức thu nhập trung bình, khá.

2.1.3.Xác định sản phẩm của dự án


- Sản phẩm chính: Bánh mì kẹp
- Nguyên vật liệu: Vỏ bánh mì, bơ, trứng, pate, xúc xích, rau thơm,...
- Chất lượng: đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu sơ chế đến chế
biến, đưa tận tay người tiêu dùng
- Hình thức bao bì đóng gói: bánh đựng trong túi giấy, có thể thêm túi ni lông
để mang về
- Sản phẩm phụ: trà đào, trà quất, sữa đậu, trà chanh xả, trà sữa,...
- Danh mục các đầu sản phẩm:

Tên Nguyên vật liệu

Bánh mì bơ Bánh mì, bơ

Bánh mì pate Bánh mì, bơ, rau thơm, nộm, pate

Pate - trứng Bánh mì, bơ, rau thơm, nộm, pate, trứng

11
Bánh mì trứng bò Bánh mì, bơ, rau thơm, nộm, trứng, bò khô

Bánh mì xúc xích Bánh mì, bơ, rau thơm, nộm, xúc xích, giò

Bánh mì đặc biệt Bánh mì, bơ, rau thơm, nộm, pate, bò khô, xúc xích, giò

Trà đào Bột trà đào

Sữa đậu nành Bột sữa đậu

Trà sữa Bột trà sữa, thạch

Trà tắc Bột trà tắc

Trà chanh sả Bột trà tắc, chanh, sả

2.2. Xác định thị phần của dự án


2.2.1. Phân tích cung cầu thị trường về sản phẩm của dự án trong quá khứ,
hiện tại
a, Phân tích cung của thị trường về sản phẩm
Nguyên vật liệu để làm ra một chiếc bánh mì vô cùng đơn giản và dễ tìm.
Nguyên vật liệu chủ yếu ở đây là bánh mì, pate, xúc xích, trứng, rau củ,...Dự
án quyết định bước đầu lấy nguyên từ một cơ sở sản xuất bánh mì, pate uy tín
hàng đầu Hà Nội. Xúc xích, trứng, rau củ dễ mua hơn, nhập từ cơ sở có giấy
đảm bảo vệ sinh, chất lượng sản phẩm,...
b, Phân tích cầu của thị trường về sản phẩm
Nghiên cứu thị trường của bánh mì theo một số chỉ tiêu sau:
 Theo độ tuổi:

12
Dưới 22 tuổi: có nhu cầu ăn uống mạnh, ăn nhiều. Họ thường xuyên sử dụng
bánh mì để ăn sáng, ăn lúc nửa buổi, thậm chí ăn thay bữa cơm. Trung bình
một người ăn 6 cái/1 tuần.
Từ 22 - 50 tuổi: sức ăn giảm hơn và họ có nhu cầu ăn những món ngon hơn
và món tự nấu cho những bữa ăn. Trung bình một người ăn 5 cái/1 tháng
Trên 50 tuổi: nhu cầu ăn đồ ăn nhanh là rất thấp. Họ hay ăn đồ ăn nhà làm, dễ
tiêu. Trung bình một người ăn 1 cái/1 tháng

 Theo thu nhập:


Dưới 3 triệu: thường là nhóm đối tượng sinh viên đi làm thêm cho nên việc ăn
uống cũng sẽ có ít sự lựa chọn. Thông thường sẽ sử dụng đồ ăn nhanh, rẻ vì
vậy việc sử dụng ăn bánh mì sẽ là thường xuyên. Cầu về bánh mì của đối
tượng này là rất lớn.
Từ 3 - 7 triệu: là nhóm đối tượng vừa mới đi làm, bà mẹ bỉm sữa, công nhân,
nông dân. Với mức thu nhập này họ sẽ có nhiều sự lựa chọn về ăn uống hơn
và mong muốn ăn ngon hơn. Tuy nhiên mức độ đa dạng đồ ăn còn chưa cao
nên có thể thấy cầu về bánh mì của đối tượng này ở mức khá.
Từ 7 - 15 triệu: thường là đối tượng đi làm, công chức nhà nước. Họ sẽ có
mong muốn ăn ngon, sang hơn. Vậy nên việc tiêu thụ bánh mì sẽ thấp, cầu về
bánh mì ở mức trung bình.
Trên 15 triệu: đối tượng này thường sẽ ăn uống theo cảm xúc nhưng mức độ
muốn ăn bánh mì vẫn ở mức thấp cho nên cầu về bánh mì ở mức trung bình.

 Theo địa lý
Trong khu vực Bạch Mai: Tần suất tiếp cận với cửa hàng là rất cao vì họ sẽ
thường xuyên đi lại. Với tâm lý người tiêu dùng tiện đâu mua đấy thì sức mua
ở khu vực này phải đạt mức rất tốt.
Trong khu vực toàn Hà Nội: mặc dù Bạch Mai là trung tâm của thủ đô, nơi
mọi người thường xuyên qua lại những vì hiện nay có quá nhiều hàng quán

13
bán bánh mì, cứ vài trăm mét là lại có một cửa hàng cho nên sức mua của dân
khu vực toàn sẽ nội sẽ thấp hơn khu vực trên.

2.2.2.Dự báo cung cầu sản phẩm của dự án trong tương lai
a, Dự báo cung
Với tình hình phân tích nguồn cung như trên, dự án không lo lắng thiếu hụt
nguồn cung. Giả sử, nhập nguyên vật liệu từ một cơ sở này mà qua trải
nghiệm cảm thấy không đảm bảo sẽ lập tức đổi ngay nhà cung ứng. Các nhà
cung ứng giá tốt, chất lượng ở Hà Nội không thiếu, có thể kể đến:
VPFOODs, Vissan, BMQ, Tuấn Phát,...

b, Dự báo cầu
Sản phẩm về bánh mì thường có hệ số co giãn yếu, do nó rất thông dụng, giá
rẻ, có thể coi là hàng hóa thiết yếu. Vì vậy dự án sử dụng phương pháp định
mức để dự báo.

Dân số Việt Nam hiện tại (năm 2020) là 97,7 triệu người người với tốc độ
tăng trung bình 1,14%/năm (trong đó Hà Nội – thị trường tiềm năng với tốc
độ tăng trung bình 2,22%/năm). Xu hướng dân số già hóa. Theo báo cáo của
Tổng cục Thống kê, ước tính dân số của Việt Nam trong các năm 2021-2023
như sau (đơn vị: triệu người)
Năm 2020 2021 2022 2023
Tổng dân số ước tính 97,7 98,4092 99,5311 100,6657
Dân số Hà Nội ước tính 8,232 8,4156 8,6024 8,7934
8
Độ tuổi < 20(tại Hà Nội) 2,507 2,5606 2,6143 2,6692
9
Độ tuổi 20 - 40(tại Hà Nội) 3,342 3,4679 3,5981 3,7332
5
Độ tuổi 40 +(tại Hà Nội) 2,382 2.3871 2,392 2,395

14
4

Trong vòng 3-5 năm nữa, tỉ lệ dân thành thị của Hà Nội vào khoảng 51,2%,
các tỉnh lân cận khoảng 25%, cơ cấu giới tính nam/nữ tương đối cân bằng,
giảm dần theo độ tuổi.

- Tổng thu nhập Hà Nội năm 2019 theo giá hiện hành ước tính đạt trên 1 triệu
tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 130 triệu đồng/năm, gấp 1,8
lần bình quân cả nước.

- Căn cứ vào sự phát triển của giao thông vận tải: Sự di chuyển giữa các vùng
ngày càng thuận tiện.

- Căn cứ vào chuyên gia tư vấn sức khỏe về định mức tiêu dùng bánh mì: Một
ngày mỗi người bình thường có thể ăn 1 cái, ăn nhiều rau,... Sử dụng quá định
mức cho phép dễ gây ra các triệu chứng béo phì và mầm bệnh liên quan

- Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các sàn thương mại điện tử.

- Tham khảo lượng khách hàng tại một số cơ sở kinh doanh bánh mì khác.

- Sự phát triển của thị trường F&B tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói
riêng: Thị trường đồ uống giải khát Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm
20% theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Euromonitor.

- Căn cứ vào số liệu thống kê của 1 số dự án tương tự.

Như vậy có thể thấy, với thị trường mục tiêu là khách hàng trong độ tuổi dưới
22, khu vực Trần Đại Nghĩa, con số về khách hàng tiềm năng không ngừng
tăng lên. Do đó, không chỉ hiện tại mà trong nhiều năm tới, dự án vẫn có khả
năng mở rộng thị trường.

15
Bảng dự báo cầu sản phẩm bánh mì trong giai đoạn 2021-2023
Đối tượng sử Dự báo định Dự báo dân số thuộc
dụng chủ yếu mức/1 đối tượng/
đối tượng sử dụng chủ yếu (triệu
1 tháng
người)

2020 2021 2022 2023

< 22 20 cái 2,5079 2,5606 2,6143 2,6692

20 - 50 7 cái 1,67125 1,7339 1,7991 1,8666

50+ 2 cái 2,3824 2,3871 2,392 2,395

Năm 2020 2021 2022 2023

Cái/tháng 64,23 68,12 69,66 71,24


(Đvt: triệu)

2.3. Xác định cách thức chiếm lĩnh thị trường


2.3.1. Nghiên cứu vấn đề tiếp thị sản phẩm của dự án
a, Xác định đối tượng tiêu thụ sản phẩm của dự án
Đối tượng: người dưới 22 tuổi, khu vực Bạch Mai, có thu nhập trung bình
khá. Có nhu cầu sử dụng vì mục ăn sáng, ăn nhẹ nửa buổi

b, Lựa chọn các phương pháp giới thiệu sản phẩm


Viral marketing:
- Hiện nay, sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông xã hội là những
kênh phân phối cực kỳ hiệu quả cho chiến dịch Viral Marketing. Vì vậy, dự
án tiến hành đẩy mạnh quảng cáo thông qua các kênh truyền thông như
16
facebook, tiktok, blog, diễn đàn… bởi ở đó nội dung không những được tiếp
cận với nhiều người tiêu dùng hơn mà còn được lan truyền thông qua nút chia
sẻ nếu họ cảm thấy thích thú.
- Ngoài ra, dự án đẩy mạnh đưa sản phẩm được tiếp xúc trực tiếp với khách
hàng thông qua việc tặng kèm đồ uống khi mua bánh mì.

+ Giai đoạn thâm nhập thị trường


Chiến lược Viral marketing sẽ được đẩy mạnh trong giai đoạn này tới người
tiêu dùng qua các kênh quảng cáo, kết hợp với những chương trình khuyến
mại khi mua trực tiếp tại cửa hàng. Ngoài ra dự án cho sản phẩm xuất hiện
trên tờ rơi để người tiêu dùng tiếp cận gần hơn với sản phẩm và qua đó nhằm
quảng bá thương hiệu của bánh mì. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cũng
sẽ áp dụng cách giảm giá thành xuống thấp, có những chương trình khuyến
mãi mua bánh mì tặng nước và chấp nhận không lãi để thu về một lượng
khách hàng, tạo niềm tin, uy tín trên thị trường. Và không thể thiếu kênh bán
hàng trên sàn thương mại điện tử: Now, Baemin,...

+ Giai đoạn phát triển:

Trong giai đoạn này, dự án có thể dừng chương trình khuyến mãi. Dự án chú
trọng đến nâng cao hình ảnh thương hiệu qua website và những trang bán
hàng trực tuyến. Ngoài ra dự án sẽ đẩy mạnh thêm trên sàn thương mại điện
tử bằng cách mở rộng thị phần như tạo thêm voucher giảm giá cho khách
hàng khu khách mua nhiều, khách quen,...

+ Giai đoạn ổn định:

Duy trì, đẩy mạnh kênh bán hàng trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử.
Định hướng mở thêm cơ sở khi doanh số đạt mức cho phép.

c, Lựa chọn phương thức đẩy mạnh sức mua


- Đối với khách hàng mua trực tiếp: giảm giá khi mua nhiều hoặc tặng
voucher, đồ uống,...
17
- Đối với khách hàng đặt mua online: Tặng voucher cho khách quen, khách
mua nhiều,...
- Xây dựng chính sách hậu mãi sau bán hàng, tăng cường thái độ phục vụ ân
cần dành cho khách hàng.

d, Lựa chọn các phương án tổ chức hệ thống phân phối sản phẩm
- Bước đầu, dự án cần phải giữ vững, duy trì ổn định và làm tăng doanh thu
- Sau khi đạt được điểm hòa vốn góp ban đầu, có doanh số cao và lãi nhiều sẽ
tính tới việc mở cơ sở thứ 2, thứ 3 và cứ thế nhân lên, mở rộng quy mô để có
nhiều cơ hội lấn sân sang mức thị trường đa dạng hơn và lợi nhuận nhiều hơn.

2.3.2. Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và chiến lược thị trường
Mặc dù chỉ mở một cửa hàng bán bánh mì kẹp nghe có vẻ đơn giản, nhưng để
thành công không phải chuyện dễ, vì có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cũng có
thể nhìn ra khoảng trống cung cầu của thị trường, vì vậy phải làm tốt hơn đối
thủ mới thu được khách hàng. Ngay từ khi bắt đầu hoạt động, chúng tôi sẽ
làm tốt mọi thứ để làm hài lòng khách hàng, cung cấp sản phẩm đạt chất
lượng, giá cả hợp lý, đặc biệt là chuẩn bị tốt những khâu mà đối thủ đang yếu.

a, Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Đối thủ Hình Điểm mạnh Điểm yếu


thức bán

Bánh mì bán hàng - Doanh nghiệp đã hoạt động lâu - Chưa cho bán
Vợ Ong trực tiếp, năm nhượng quyền
Vàng online thương hiệu.
- Có nhiều cơ sở xuất hiện ở
trung tâm Hà Nội. - Thái độ phục
vụ chưa tốt lắm.
- Đã tạo nên một thương hiệu,

18
uy tín nhất định với người tiêu - Mặt bằng nhỏ,
dùng hẹp, không có
chỗ ngồi lại.
- Hoạt động marketing tốt,
thương hiệu sản phẩm xuất hiện - Mua online
trên các trang thương mại điện thường bị chịu
tử, mạng xã hội nên người tiêu phí ship, chỉ có
dùng rất dễ tìm kiếm. ưu đãi khi mua
nhiều
- Giá thành rẻ

- Có công thức riêng

Bánh mì bán hàng - Rất gần với sinh viên - đối - Giá đắt
canteen trực tiếp tượng có nhu cầu cực cao trong
- Phục vụ kém,
trường việc sử dụng bánh mì.
- Chất lượng
- Có chỗ ngồi ăn thoải mái
không quá ngon
lắm.

Các cửa bán hàng - Thuận tiện người đi lại gặp đâu - Không đảm bảo
hàng bánh trực tiếp, mua đấy vệ sinh an toàn
mì khác online - Đa số thân thiện với khách thực phẩm
hàng - Giá thường cao
- Nhiều dịch vụ tiện ích

b, Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm dự án

+ Điểm mạnh

- Đẩy đến mức giá thành tối ưu

- Dễ dàng mua bán: mua trực tiếp, online đều có những ưu đãi nhất định
19
- Nâng cao tầm quan trọng của phục vụ, thân thiện với khách hàng.

- Sáng tạo công thức mới, đặc biệt, phù hợp với mọi người.

- Nâng cao hoạt động marketing

+ Điểm yếu

- Cơ sở mới mở, chưa có vị thế, đang trong quá trình xây dựng thương hiệu.

- Hạn chế nguồn vốn

+ Cơ hội

- Người dân không còn xa lạ khi một cửa hàng bánh mì mới mọc lên, điều này
cho thấy khả năng tiếp cận với người tiêu dùng là không quá khó.

- Theo khảo sát người tiêu dùng luôn đặt chất lượng phục vụ lên hàng đầu,
đây là sẽ cơ hội cho doanh nghiệp có bước đi đúng đắn ngay từ đầu.

+ Thách thức

- Các đối thủ cạnh tranh lớn về quy mô, kinh nghiệp lâu năm,...

- Mô hình sản xuất kinh doanh dễ bị bắt trước

2.3.3. Xác định chiến lược cạnh tranh

Chiến lược cạnh tranh công ty đưa ra là chiến lược dẫn đầu về chi phí

2.3.3.1. Giai đoạn thâm nhập thị trường

Giai đoạn thâm nhập thị trường là giai đoạn ra mắt và đưa sản phẩm tiến vào
thị trường, bắt đầu thời gian kinh doanh của doanh nghiệp. Đây chính là
khoảng thời gian doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tạo sự chú ý và gây ấn
tượng tốt đến người tiêu dùng với mục tiêu thu hút càng nhiều khách hàng
càng tốt.
20
Đầu tiên, giá của sản phẩm trên thị trường từ các đối thủ

Sản phẩm Đơn giá (nghìn đồng)/ 1 cái

Bánh mì Vợ Ong Vàng 10 - 20

Bánh mì canteen trường 15 - 25

Bánh mì các cửa hàng khác 10 - 20

- Ngoài ra, khách hàng phải trả thêm chi phí vận chuyển nếu đặt hàng trực
tuyến.
- Có thể thấy rằng giá thành của các cửa hàng nói trên đều thuộc mức trung
bình so với mặt bằng chung, phù hợp với đại đa số mục đích sử dụng của
người dân.
- Chính vì vậy, nếu chúng ta muốn cạnh tranh với các hãng này bằng sản
phẩm có mức giá thấp hơn hoặc bằng thì sẽ rất khó có thể đem lại lợi nhuận
bởi đó là các hãng đã đi vào hoạt động từ lâu, có tiềm lực vững chắc, danh
tiếng và có lượng khách hàng quen thuộc. Trong khi đó, chúng ta chỉ mới mở
cửa, không dễ để tiếp cận khách hàng
- Mặt khác, khi đặt ra một mức giá thành cao, ta có thể tạo nên tâm lý tò mò
của người tiêu dùng, từ đó khẳng định rằng sản phẩm của chúng ta có chất
lượng cao tương ứng với giá tiền bởi những điểm đặc biệt từ công thức đến
cách phục vụ.
- Tuy vậy, doanh nghiệp cũng không thể cho ra mắt sản phẩm với mức giá
cao ngay trong những tháng đầu ra mắt bới tính cạnh tranh còn thấp. Vì vậy,
trong thời gian đầu tiên doanh nghiệp sẽ áp dụng cách giảm giá thành xuống
thấp và chấp nhận lỗ để thu về một lượng khách hàng và tạo niềm tin, uy tín
trên thị trường. Bên cạnh đó thực hiện kế hoạch marketing một cách hiệu quả
nhất, các hình thức ưu đãi, khuyến mãi, tận dụng các lợi thế tối thiểu chi phí
như chi phí về nhân công, chi phí vận chuyển, sản phẩm tự sản xuất và cung

21
ứng (không qua trung gian) để tối đa hóa doanh thu và có chỗ đứng trên thị
trường.
- Giá dự kiến công ty đưa ra giai đoạn này: 6000 - 15000

Với mức giá này, theo tính toán doanh thu vào chi phí dự kiến, doanh nghiệp
không thể lỗ

2.3.3.2. Giai đoạn phát triển

- Khi doanh nghiệp đáp ứng được sự mong đợi của thị trường, bước tiếp theo
sẽ bước vào giai đoạn phát triển. Doanh thu tăng vọt, kết thúc tình trạng thua
lỗ trong giai đoạn khởi đầu, lúc này doanh số bán theo đơn vị sản phẩm ngày
càng tăng và sẽ thu hút được sự quan tâm của lượng lớn khách hàng. Khách
hàng cũ sẽ tiếp tục mua thêm, các khách hàng khác sẽ bắt đầu mua theo, nhất
là khi họ nghe được những phản hồi tích cực về sản phẩm của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ phải tính đến những đối thủ cạnh tranh mới sẽ thâm nhập
vào thị trường để tìm kiếm cơ hội sản xuất và thu lợi nhuận cao, họ sẽ giới
thiệu những sản phẩm mới tương tự nhưng công nghệ sản xuất, nguồn cung
khác biệt.

- Trong giai đoạn phát triển, doanh nghiệp sẽ tiến hành mở rộng quy mô với
sản lượng lớn, dẫn đến chi phí quảng cáo, chi phí sản xuất tính trên mỗi đơn
vị sản phẩm cũng giảm. Do đó công ty sẽ tính đến đến việc giảm giá bán trên
một đơn vị sản phẩm nhưng vẫn phải đảm bảo mức giá đã được tính toán đủ
để công ty có thể bù đắp chi phí (bao gồm cả lạm phát) và có lãi cho mở rộng
đầu tư. Sau một khoảng thời gian gia nhập thị trường thì việc giảm giá bán sẽ
tạo rào cản cho các đối thủ cạnh tranh đang muốn gia nhập thị trường. Kết
hợp việc giảm giá sản phẩm cộng với việc gia tăng sản lượng sẽ tạo tâm lý
muốn mua nhiều mà giá lại rẻ của người mua, mà thực tế dân số ngày càng
đông nên nhu cầu ngày một tăng, qua đó sẽ thúc thẩy được hành vi mua hàng

22
của khách hàng và phần nào giữ chân được một lượng khách hàng chung
thành với sản phẩm của công ty.

- Tổng kết trong giai đoạn này, công ty có thể thay đổi giá bán theo xu hướng
của thị trường, có thể giữ nguyên với giá gốc hoặc vào thời điểm thích hợp sẽ
tiến hành giảm giá sản phẩm so với giai đoạn đầu để thu hút khách hàng và
cạnh tranh với các đối thủ đang muốn gia nhập thị trường.

2.3.3.3. Giai đoạn ổn định

- Đến một thời điểm nào đó, mức tăng doanh số của sản phẩm sẽ chậm dần lại
và sản phẩm bước vào giai đoạn ổn định. Bằng cách nào đó mà một số đối thủ
cạnh tranh đã gia nhập được vào thị trường vì vậy doanh nghiệp phải tìm cách
chiếm lại thị phần

- Trong giai đoạn này, chi phí sẽ có xu hướng gia tăng do công ty cần phải
cạnh tranh với đối thủ, chi nhiều hơn cho chi phí quảng cáo. Các đối thủ cạnh
tranh trong ngành thường dùng cách bán giảm giá, do đó doanh nghiệp cũng
cần phải bổ sung thêm kinh phí nghiên cứu và phát triển để tạo ra những mẫu
mã tốt hơn cho sản phẩm. Điều này làm cho lợi nhuận giảm. Tuy nhiên, lúc
này doanh nghiệp đã đạt được sự ổn định cần thiết để duy trì việc kinh doanh
ở quy mô đủ lớn, doanh thu và lợi nhuận dần được ổn định.

- Tổng kết trong giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ tiến hành linh hoạt về mức
giá để ứng phó với đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể nâng giá cùng với
việc cải tiến chất lượng mẫu mã sản phẩm. Doanh nghiệp có thể giữ nguyên
giá nhưng cần thúc đẩy các hoạt động xúc tiến để giữ chân khách hàng và thu
hút khách hàng mới như khuyến mại, chiết khấu. Doanh nghiệp có thể giảm
giá thấp hơn các đối thủ để cạnh tranh nếu doanh nghiệp đã có đủ tiềm lực tài
chính.

23
IV. Nghiên cứu kỹ thuật của dự án

1. Hình thức đầu tư

1.1. Lựa chọn hình thức đầu tư: Đầu tư mới

 Thuê địa điểm trước đây là quán bán quần áo, chỉ có 1 tầng.
 Trang trí đơn giản, mua sắm thêm trang thiết bị và máy móc phục vụ
chế biến.

1.2. Công suất dự án

Quán nằm trên trục đường chính, gần các cửa hàng, các trường đại học lớn
(Bách Khoa, Kinh tế, Xây Dựng, Mở, …) nên có lượng khách hàng đa dạng
phong phú.

Bên cạnh đó cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh từ có tên tuổi (Vợ ong vàng,
Bmore, ...) đến hàng quán ven đường.

 Đề xuất công suất thiết kế: 100 bánh/ngày


 Công suất thực tế: 100*90%= 90 bánh/ngày
 Diện tích: diện tích mặt bằng là 15m2
 Khu vực chuẩn bị bánh, khách hàng gọi món: được bố trí ở tầng 1.
 Giá thuê mặt bằng: 8 triệu/ tháng.

1.3. Phương thức thực hiện

 Ý tưởng thiết kế, trang trí cửa hàng: 3 thành viên quản lý.
 Nơi cung ứng nguyên vật liệu: làm việc trực tiếp với nguồn cung.

2. Kế hoạch thực hiện

 Khảo sát môi trường đầu tư

24
 Nghiên cứu các văn bản pháp luật về hoạt động kinh doanh bánh mì,
cung ứng nguyên vật liệu.
 Phân tích triển vọng thị trường, tiềm lực, khả năng của bánh mì khi đưa
ra các hoạt động quảng bá,... trong khu vực cũng như trên địa bàn Hà
Nội.
 Phân tích triển vọng chiến lược kinh doanh
 Lựa chọn địa điểm đầu tư: Hiện nay, các cửa hàng bán bánh mì xuất
hiện rất nhiều trên khắp các địa bàn Hà Nội. Nên việc kinh doanh bánh
mì tốt không chỉ phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, giá thành mà còn
phụ thuộc vào địa điểm hoạt động.
 Quy mô diện tích: Xác định quy mô của cửa hàng, phân bổ các khu vực
một các hợp lý.
 Chi phí: Dự trù chi phí bỏ ra để thuê mặt bằng.
 Vị trí thuê: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng để quyết định liệu quán
có đông khách hay không. Do đó, cần tìm hiểu về địa điểm mở quán,
xem xét cơ sở hạ tầng có tốt hay không; vấn đề giao thông, đi lại, môi
trường xung quanh như` thế nào để đưa ra những phương án hợp lý
nhất.
 Thời gian thuê: 5 năm.
 Làm việc với UBND thành phố Hà Nội và UBND quận Hai Bà Trưng.
 Chuẩn bị hồ sơ dự án đầu tư: chuẩn bị hồ sơ dự án theo đúng quy định
của pháp luật. Liên hệ với các cơ quan tài chính, ngân hàng, tổ chức tín
dụng về các vấn đề liên quan đến dự án.
 Tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu: Liên hệ với các cửa hàng bán
bánh để nhập vỏ bánh mì, làm việc với các nguồn cung rau củ, thịt,...
để được giá tốt.
 Sơn sửa, trang trí theo phong cách riêng của quán.

25
 Hoạt động kinh doanh: Đưa quán vào hoạt động, vận hành điều chỉnh
hệ thống; thực hiện niêm yết giá sản phẩm; thực hiện các chiến lược
kinh doanh, marketing.

3. Sản phẩm của dự án

STT Tên sản phẩm Giá thành sản phẩm

1 Bánh mì bơ 10.000

2 Bánh mì pate 15.000

3 Pate - trứng 20.000

4 Bánh mì trứng bò 20.000

5 Bánh mì xúc xích 20.000

6 Bánh mì đặc biệt 25.000

7 Trà đào 10.000

8 Sữa đậu nành 10.000

9 Trà sữa 10.000

10 Trà tắc 10.000

11 Trà chanh sả 10.000

4. Công nghệ kỹ thuật cho dự án:

4.1. Các máy móc thiết bị dùng cho dự án:

 Lò nướng SANAKY VH-3599S2D:

26
 Dung tích 35 lit, trọng lượng 9.5 kg, công suất 1600W, nhiệt độ
0℃ ~ 230℃
 Có quạt đối lưu đảo nhiệt
 Điều chỉnh bằng núm xoay
 Cửa lò bằng kính chịu lực chịu nhiệt 2 lớp
 Khoang lò bằng thép không gỉ, dễ vệ sinh
 Có đèn chiếu sáng bên trong
 Nhiều chức năng nướng tiện dụng
 Tiết kiệm điện năng tiêu thụ

 Tủ lạnh Samsung Inverter 208 lít RT20HAR8DBU/SV


 Kích thước - Khối lượng: Cao 144.5 cm - Rộng 55.5 cm - Sâu
63.7 cm - Khối lượng 44.5 kg
 Thể tích (TCVN): 208 L
 Điện thế: 220 Vz
 Tần số dòng điện: 50 Hz
 Công suất tiêu thụ công bố theo TCVN:~ 0.93 kW/ngày
 Dòng điện: 1.5 A
 Ngăn chặn mùi hôi khó chịu với bộ lọc than hoạt tính
Deodorizer.
 Duy trì hơi lạnh khi mất điện với ngăn Coolpack độc quyền.
 Làm lạnh hiệu quả và tiết kiệm điện năng tối ưu với công nghệ
Digital Inverter.
 Hơi lạnh lan tỏa đồng đều trong tủ với công nghệ làm lạnh đa
chiều.
 Bảo quản rau củ, quả luôn tươi ngon với ngăn cân bằng độ ẩm.
 Quạt trần điện cơ Vinawind QT1400
 Công suất 75W
 Lưu lượng gió: 252,66m3/min
27
 Hiệu suất năng lượng: 1,58m3/min/W
 Đường kính sải cánh: 1400mm.
 Kích thước phủ bì (Đường kính x Chiều cao): 1400x520mm.
 Điều chỉnh 5 tốc độ bằng núm vặn hộp số.

4.2. Nguyên vật liệu đầu vào

(đơn vị tính: đồng)

ST Nguyên vật Số Đơn vị Đơn Thành tiền


T liệu/ngày lượng tính giá (VNĐ)

1 Vỏ bánh mì 100 cái 1.500 150.000

2 Bơ 0,5 kg 50.000 25.000

3 Trứng 50 quả 2.000 100.000

4 Xúc xích 5 gói 35.000 175.000

5 Pate 1 kg 90.000 90.000

6 Rau thơm, nộm 2 kg 25.000 50.000

7 Tương ớt 2 kg 15.000 30.000

8 Bột trà đào 0.25 kg 50.000 12.500

9 Bột trà sữa 0.25 kg 60.000 15.000

10 Bột trà chanh 0.25 kg 50.000 12.500

12 Sữa đậu nành 3 kg 5.000 15.000

13 Hộp thạch con cá 2 kg 25.000 50.000

14 Giấy ăn 1 kg 14.000 14.000

15 Túi giấy 100 cái 800 80.000

28
16 Ống hút giấy 50 cái 200 10.000

17 Cốc giấy 50 cái 400 20.000

4.3. Cơ sở hạ tầng

- Điện: 3.000/số được cấp bởi Công ty Điện lực Hai Bà Trưng

- Nước: 10.000/m3 được cấp bởi Công ty Nước sạch Hà Nội

- Hệ thống phòng cháy chữa cháy

- Camera giám sát

5. Địa điểm thực hiện dự án

Nằm trên trục đường Bạch Mai gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu (Siêu
thị, chợ Mơ ...), thị trường tiêu thụ lớn (sinh viên, học sinh, nhân viên văn
phòng ...), thuận lợi về điện, nước, giao thông và thông tin liên lạc.

6. Giải pháp xây dựng công trình dự án

6.1. Giới thiệu chung

*) Về điều kiện tự nhiên

- Quán có khu vực tương đối rộng, địa hình bằng phẳng không gồ ghề.

- Đất cao và có các ống thoát nước nên mưa to lũ lụt không bị ngập úng.

*) Về kinh tế - xã hội

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở văn hoá xã hội ở khu vực tốt, ổn định.

29
- Vì quán ở mặt đường chính nên việc đi lại dễ dàng, việc cung cấp nguyên
vật liệu không gặp khó khăn.

6.2. Giải pháp xây dựng

- Kiểm tra hệ thống nước để luôn đảm bảo cung cấp lượng nước cần thiết cho
quán hàng ngày.

- Phương tiện vận chuyển ship hàng luôn được đảm bảo trong tình trạng tốt để
đưa được sản phẩm đến tay khách hàng đúng thời gian dự kiến và chất lượng
tốt nhất.

- Vì quán chủ yếu bán mang đi nên thiết kế và trang trí đơn giản đáp ứng đủ
những tiêu chí cần thiết, đảm bảo đúng tiến độ.

- Dự kiến tổng chi phí cho phương pháp xây dựng là 3-4tr.

7. Đánh giá tác động môi trường của dự án

- Sử dụng túi giấy, ống hút giấy, cốc giấy để hạn chế tối thiếu việc sử dụng đồ
nhựa, túi ni lông gây ảnh hưởng đến môi trường.

- Trước quán có thùng rác to để cho những khách hàng sử dụng sản phẩm tại
chỗ có thể vứt rác. Tránh tình trạng vứt rác lung tung gây mất thẩm mỹ cảnh
quan.

8. Lịch trình thực hiện dự án đầu tư và lịch trình sản xuất kinh doanh

30
Các công việc Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5

Lập báo cáo đầu tư ________

Trình duyệt dự án
________

Huy động vốn


________
Thiết kế và dự toán

Sửa sang cửa hàng ________

Tìm nguồn cung ứng ________

Mua sắm trang thiết bị


_______
Tuyển nhân viên
training kỹ năng

_______
Khai trương

________

_______

V. Nghiên cứu khía cạnh tổ chức, quản lý nhân sự


31
1. Cơ cấu tổ chức quản lý vận hành dự án đầu tư
- Cơ cấu tổ chức quản lý tại công ty được tổ chức quản lý theo nhiệm vụ.
 Một mặt giúp ban lãnh đạo toàn quyền quyết định, mặt khác có thể phát
huy chuyên môn của từng bộ phận, và giúp cho các bộ phận liên hệ
chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình thực hiện.
 Phù hợp với quy mô còn nhỏ của công ty, hoạt động đơn lĩnh vực, đơn
sản phẩm, đơn thị trường.

- Bộ máy quản trị chia làm 3 cấp:

32
+ Cấp lãnh đạo: Tổng giám đốc
 Thực hiện công tác tổ chức, quản lý mọi hoạt động vận hành dự án.
 Vạch ra những chỉ dẫn mang tính chiến lược bao gồm những kế hoạch
tài chính, những vấn đề có liên quan đến tài chính, đến công tác tổ
chức, nhân sự và ra những quyết định xây dựng phương án đầu tư.
 Điều hành trực tiếp mọi công việc quản lý trên các mặt hoạt động sản
xuất kinh doanh của dự án và ứng phó kịp thời với mọi tình huống thay
đổi trong môi trường kinh doanh
+ Cấp điều hành: Ban giám đốc điều hành trực tiếp mọi công việc quản lý
trên các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, ứng phó kịp thời với mọi tình
huống thay đổi trong môi trường kinh doanh.
 Giám đốc sản xuất: điều hành hoạt động sản xuất của xưởng sản xuất
của công ty theo nhiệm vụ, kế hoạch được giao. Tổ chức phân công
công việc, đôn đốc, hướng dẫn công nhân trong ca sản xuất đảm bảo
đúng tiến độ, yêu cầu chất lượng.
 Kiểm tra nguồn nguyên liệu đầu vào
 Sản xuất kinh doanh
 Điều phối tiến độ sản xuất ngày
 Giám đốc tiếp thị và dịch vụ: phụ trách việc phát triển sản phẩm,
truyền thông tiếp thị, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, phát
triển kênh phân phối, quan hệ công chúng, quản trị bán hàng,…
 Nghiên cứu, tìm kiếm thị trường, lập kế hoạch tiếp thị
 Quảng cáo, khuyến mại
 Dự trù doanh số bán, xác lập số dư thành phẩm tồn kho
 Tiếp thị
 Giám đốc nhân sự
 Tổ chức, sử dụng và tuyển dụng lao động
 Áp dụng các hình thức tổ chức tiền lương, các công cụ đòn bẩy
về tiền thưởng

33
 Hành chính, đối ngoại
 Giám đốc tài chính
 Xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, sử dụng, bảo tồn, phát huy
và tăng trưởng nguồn vốn
 Thanh toán và tính toán các khoản thuế khóa, bảo hiểm, kế toán,
kiểm toán các chi phí đầu vào và đầu ra
 Quản lí tiền mặt
+ Cấp thực hiện: thực hiện mọi ý đồ trong hoạt động vận hành, sản xuất kinh
doanh theo chỉ đạo của cấp lãnh đạo và cấp điều hành, gồm hệ thống các
phòng ban và hệ thống các phân xưởng,..
2. Dự kiến nhân sự
- Cán bộ quản trị: tổng giám đốc, ban giám đốc gồm 4 người.
- Cấp thực hiện - Lao động trực tiếp và chi phí
Trả lương theo giờ: 15.000đ/giờ

Ca làm Thời gian Thời gian làm việc (h) Số nhân viên (người)

Ca sáng 6h00-10h00 4 2

Ca trưa 10h-14h 4 2

Ca 14h-18h 4 2
chiều

Ca tối 18h-22h 4 2

Tổng 16

Tổng chi phí nhân viên: 480.000đ/ngày ~ 14.400.000đ/tháng

3.Chế độ làm việc

34
Căn cứ theo khoản 2 Điều 105 Luật lao động 2019: “Người sử dụng lao
động có quyền quy định thời gian làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải
thông báo cho người lao động biết; trường hợp làm theo tuần thì thời gian
làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ
trong 1 tuần”
Nhưng cửa hàng chia 4 ca trong ngày nên nhân viên có thể chọn làm full-time
(không quá 2 ca/ngày) hoặc part-time (1 ca/ngày)
Mức lương trả theo giờ là 15.000đ/giờ

4.Tuyển dụng và đào tạo

Sự thành công của một dự án trước hết phụ thuộc vào những nguồn lực
mà dự án hiện có, trong đó nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực
đóng vai trò hết sức quan trọng. Các cách thức tuyển dụng và quảng cáo.

- Thông qua quảng cáo: Dự án không quá cần thiết nguồn lao động có
chuyên môn cao nên có thể tận dụng lao động tại địa phương bằng cách phát
tờ rơi trực tiếp, dán thông báo tuyển dụng hoặc đăng bài website, fanpage của
công ty

- Ngoài tuyển dụng thông qua quảng cáo, dự án có thể tuyển lao động qua
giới thiệu của các lao động trước đó, bạn bè người quen hoặc chính quyền địa
phương.

Sau khi tuyển thành công lao động, họ sẽ được đào tạo từ 3-5 ngày trước khi
vào làm việc từ người quản lý và tại chính trang trại sản xuất nấm. Trong thời
gian này, người hướng dẫn cần tận tình chi bảo và sát sao, góp ý chỉnh sửa
cho nhân viên.

VI. Phân tích tài chính

1. Dự tính tổng mức vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án

35
a, Dự tính tổng mức đầu tư

Bảng 1: Tổng mức vốn đầu tư (đơn vị: triệu đồng)

Hạng mục đầu tư Thành tiền

A. Vốn cố định 27

I. Chi phí xây lắp 7

1. Sửa chữa 3

2. Trang trí 4

II. Vốn thiết bị 17

1. Lò nướng 2.5

2. Tủ lạnh 10

3. Quạt trần điện cơ 1

4. Hệ thống báo cháy và bình chữa cháy CO2 1

5. Hệ thống camera 1

6. Bàn ghế 0.5

7. Xe bánh mì 1

III. Chi phí thành lập công ty 2

IV. Chi phí khác 1

B. Vốn lưu động 100

C. Vốn dự phòng 10

Tổng vốn đầu tư 137

b, Dự tính nguồn vốn huy động của dự án:


36
- Vốn tự có 87 triệu đồng

- Vốn vay 50 triệu đồng vay ngân hàng với lãi suất 12%/năm, trả nợ gốc đều
trong 5 năm, lãi phải trả hàng năm

2. Dự tính doanh thu từ các sản phẩm

Doanh thu được tính trên cơ sở sau:

- Công suất hoạt động của máy móc thiết bị

- Nhu cầu của thị trường và số liệu nghiên cứu thị trường, giá cả

- Thu nhập và chi tiêu của các đối tượng khách hàng

- Do dự án mới đi vào hoạt động số lượng khách hàng chưa ổn định, nên công
suất giai đoạn đầu chưa đạt đến 100%:

+ Năm thứ thứ nhất, công suất đạt trung bình 75%

+ Từ năm thứ hai trở đi công suất đạt 90%

Ta có bảng doanh thu dự kiến như sau:

Bảng 2: Bảng dự tính doanh thu hàng tháng (đơn vị: triệu đồng)

STT Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm

37
1 2 3 4 5

Tỷ lệ tiêu thụ so với công


1 75% 90% 90% 90% 90%
suất thiết kế

Doanh thu bình quân từ bán


2 540 648 648 648 648
bánh mì

Doanh thu bình quân về bán


3 270 324 324 324 324
đồ uống

4 Tổng doanh thu 810 972 972 972 972

 Giá bán bình quân của bánh mì là 20.000đ/chiếc và đồ uống là


10.000đ/ly
 Giả định 1 năm có 360 ngày

3. Dự tính chi phí

Chi phí của dự án được tổng hợp từ các khoản chi phí sau:

 Chi phí nguyên vật liệu chính là 261 triệu đồng/ năm
 Vật liệu phụ, bao bì: Sản phẩm được đóng gói bằng túi giấy, đồ uống
được đựng trong cốc giấy 210ml đi kèm với ống hút giấy. Tổng chi phí
là: 44.64 triệu đồng/năm.
 Chi phí điện nước

 Trung bình 1 ngày sử dụng nước để làm sạch 2kg rau, củ và để pha
0,75 kg trà cần 360m3/ năm với giá nước là 10.000/m3; quán sử dụng
3.000 số /năm. Chi phí điện nước là 12.6 triệu đồng/ tháng

 Chi phí lương nhân viên là 172.8 triệu/ năm


 Chi phí bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị hàng năm: 1 triệu đồng/ lần.

38
Máy móc, thiết bị được bảo trì và sửa chữa 4 năm/lần.

 Khấu hao
 Chi phí máy móc thiết bị 17 triệu đồng khấu hao theo phương pháp
khấu hao đều trong 5 năm mỗi năm 3.2 triệu đồng
 Chi phí quảng cáo
 Vay ngân hàng 50 triệu đồng với lãi suất 12%/năm và phải trả nợ gốc
đều trong 5 năm kể từ cuối năm thứ nhất, lãi phải trả hàng năm

Bảng 3: Tính khấu hao (đơn vị: triệu đồng)

Tên khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

Thiết bị 3.2 3.2 3.2 3.2 3.2

Tổng chi phí khấu 3.2 3.2 3.2 3.2 3.2


hao

Bảng 4: Trả lãi vốn vay đầu tư (đơn vị: triệu đồng)

ST Năm 1 2 3 4 5
T

1 Nợ gốc còn lại 50 40 30 20 10

2 Lãi phải trả 6 4.8 3.6 2.4 1.2

3 Gốc phải trả 10 10 10 10 10

39
4 Tổng tiền phải trả 16 14.8 13.6 12.4 11.2

Bảng 5: Chi phí dự kiến hàng năm (đơn vị: triệu đồng)

ST Chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5


T

1 Chi phí NVL chính 261 261 261 261 261

2 Chi phí NVL phụ 44.64 44.64 44.64 44.64 44.64

3 Chi phí thuê mặt bằng 96 96 96 96 96

4 Chi phí điện nước 12.6 12.6 12.6 12.6 12.6

5 Chi phí lương nhân viên 172.8 172.8 172.8 172.8 172.8

6 Chi phí bảo trì sửa chữa 0 0 0 1 0


máy móc thiết bị

7 Chi phí khấu hao 3.2 3.2 3.2 3.2 3.2

8 Lãi vay tín dụng 6 4.8 3.6 2.4 1.2

9 Chi phí quảng cáo 5 5 5 5 5

10 Chi phí khác 2 2 2 2 2

11 Tổng chi phí 603.24 602.0 600.84 600.64 598.44


4

Bảng 6: số thuế VAT phải nộp (đơn vị: triệu đồng)

STT Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

1 VAT đầu ra 81 97.2 97.2 97.2 97.2

40
2 VAT đầu vào 30.564 30.564 30.564 30.564 30.564

3 VAT phải nộp 50.436 66.636 66.636 66.636 66.636

Đánh giá hiệu quả dự án

Bảng 7: Hiệu quả kinh tế của dự án (đơn vị: triệu đồng)

Năm 1 2 3 4 5

1.Tổng doanh thu 810 972 972 972 972

2. Tổng chi phí 603.24 602.04 600.84 600.64 598.44

3. Số thuế VAT phải nộp 50.436 66.636 66.636 66.636 66.636

4. Lợi nhuận trước thuế 156.324 303.324 304.52 304.724 306.924


4

5. Thuế TNDN (25%) 39.081 75.831 76.131 76.181 76.731

6.Lợi nhuận sau thuế 117.243 227.493 228.39 228.543 230.193


3

Theo khoản 1 điều 11 của thông tư 78/2014/TT-BTC thì từ 1/1/2016


mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% không phân biệt mức
doanh thu và ngoại trừ những doanh nghiệp đặc thù.

4. Dòng tiền, tỷ suất sinh lợi và thời gian thu hồi vốn của dự án.

Bảng 8: Dòng tiền tính NPV (đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 0 1 2 3 4 5

41
1.Doanh thu 810 972 972 972 972

2.Thu khác
Phần
3.Thanh lý 1
Thu
TSCĐ

4.Thu vốn lưu 100


động

Tổng thu 810 972 972 972 1073

1.Vốn đầu tư 137

2.Vốn lưu 100


động
Phần
3.Chi phí vận 594.04 594.04 594.04 595.04 594.04
Chi hành

4.Khấu hao 3.2 3.2 3.2 3.2 3.2

5.Lãi vay 6 4.8 3.6 2.4 1.2

6.Thuế VAT 50.436 66.636 66.636 66.636 66.636

7.Thuế TNDN 39.081 75.831 76.131 76.181 76.731

8.Tổng chi 237 692.757 744.507 743.607 742.457 741.80

1.Dòng tiền -237 117.243 227.493 228.393 228.543 230.193


sau thuế
C=
A - B 2.Hệ số chiết 1 0.893 0.797 0.712 0.635 0.567
khấu (r=12%)

3.PVCFi -237 104.698 183.312 162.616 145.125 130.519

42
4.NPV 487.27

Xác định tỷ suất dự án

Tỷ suất dự án được xác định dựa trên

 Chi phí cơ hội của vốn tự có (tính bằng lãi suất gửi tiết kiệm 12%/năm)
 Lãi vay tín dụng 12%/năm
 Tỷ suất của dự án: r = (87 x 12% + 50 x 12%)/ 137= 12%/ năm

Bảng 9: Tính IRR (đơn vị: triệu đồng)

Năm thứ NPV


Chỉ tiêu
0 1 2 3 4 5

Dòng tiền -237 117.24 227.493 228.393 228.54 230.193


3 3

i1=70% 1 0.588 0.346 0.203 0.12 0.07 0.554

1 0.571 0.326 0.187 0.107 0.06 -14.916


i2=75%

IRR = (75% * 0.554 - 70% * -14.916)/ (0.554 + 14.919) = 71%

Bảng 10: Thời gian thu hồi vốn (đơn vị: triệu đồng)

43
ST Năm kinh doanh 1 2 3 4 5
T

1 Lợi nhuận ròng + 120.443 230.693 231.593 231.743 233.393


khấu hao

2 Hệ số chiết khấu 0.585 0.342 0.2 0.117 0.068

3 3=2*1 70.459 78.897 46.319 27.114 15.871

4 Lũy kế của (3) 70.459 149.356 195.675 222.789 238.66

I = 137 triệu đồng => thời gian thu hồi vốn T= 1 + [(137-70.459)/
149.356] = 1.445 năm

VII. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội

1.Giá trị sản phẩm gia tăng do dự án tạo ra hàng năm và tính cho cả đời dự án

Giá trị sản phẩm ra tăng càng lớn thì dự án đóng góp tạo nên tổng sản
phẩm quốc dân càng nhiều, hiệu quả kinh tế xã hội càng lớn.

*Cơ sở xác định:

Căn cứ vào doanh thu hàng năm và các chi phí đầu vào vật chất ( nguyên
vật liệu, khấu hao… ) hàng năm.

- Lập bảng tính các chi phí đầu vào vật chất cho từng năm vận hành: Bảng
1.1.

- Lập bảng xác định sản phẩm gia tăng do dự án tạo ra: Bảng 1.2.

Bảng 1.1. Bảng chi phí đầu vào vật chất (đơn vị: triệu đồng)

44
STT Chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

1 Chi phí NVL chính 261 261 261 261 261

2 Chi phí NVL phụ 44.64 44.64 44.64 44.64 44.64

3 Chi phí thuê mặt bằng 96 96 96 96 96

4 Chi phí điện nước 12.6 12.6 12.6 12.6 12.6

5 Chi phí bảo trì sửa chữa 0 0 0 1 0


máy móc thiết bị

6 Chi phí khấu hao 3.2 3.2 3.2 3.2 3.2

Tổng chi phí 417.44 417.4 417.44 418.4 417.44


4 4

Bảng 1.2. Xác định giá trị sản phẩm gia tăng (đơn vị: triệu đồng)

ST Nội dung Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5


T

1 Doanh thu 810 972 972 972 972

2 Chi phí đầu vào vật 417.44 417.44 417.44 418.44 417.44
chất.

3 Giá trị sản phẩm gia 392.56 554.56 554.56 553.56 554.56
tăng

4 Giá trị sản phẩm ra 392.56 947.12 1,501.68 2,055.2 2,609.8


tăng cộng dồn 4

2.Mức thu hút lao động vào làm việc

45
• Tổng số lao động được thu hút vào làm việc hàng năm là: 120 người.
• Tỷ lệ giữa số lao động vào làm việc trong dự án so với vốn dự án: 0,00165
người/ 1 triệu đồng tiền vốn đầu tư.
• Đánh giá: Dự án thu hút lao động ở mức trung bình, lượng vốn đầu tư cho
một lao động lớn.

3.Mức đóng góp vào ngân sách hàng năm và mức đóng góp của dự án trong
cả đời dự án
Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh tế - xã hội càng cao. Các khoản
nộp ngân sách chủ yếu là thuế các loại, tiền thuê đất trong kinh doanh.

Bảng các khoản nộp ngân sách (đơn vị tính: triệu đồng)
Các khoản nộp ngân sách chủ yếu
ST Nội dung Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
T
1 Thuế môn 1 1 1 1 1
bài
2 Thuế TNDN 39.081 75.831 76.131 76.181 76.731
3 Thuế VAT 50.436 66.636 66.636 66.636 66.636
4 Tiền thuê đất 96 96 96 96 96
Tổng 186.517 239.467 239.767 239.817 240.367

 Tổng các khoản nộp ngân sách trong cả đời dự án là: 1.145.935 triệu
đồng
 Tổng các khoản nộp ngân sách bình quân hàng năm là 229.187 triệu
đồng
 Tỷ lệ các khoản nộp ngân sách bình quân hàng năm so với vốn dự án:
1.67

4. Thu nhập của người lao động làm việc trong dự án

46
Tính chỉ tiêu mức thu nhập bình quân năm của người lao động làm việc
trong dự án:

Số giờ lao động trung bình * Lương/giờ * số ngày làm/tháng = 8*15*30


= 3600 (Triệu đồng/người tháng)

VIII. Kết luận, kiến nghị

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu và phân tích trên, ta có thể dễ dàng thấy
được kinh doanh đồ ăn nhanh, cụ thể ở đây là bánh mì có hiệu quả kinh tế
cao, góp phần tạo việc làm. Là một loại hình đồ ăn nhanh thiết yếu đối với đời
sống con người, có tác dụng cụ thể như sau:
- Dự án kinh doanh bánh mì dù chỉ là một dựa án vừa và nhỏ, xong nó vẫn
góp phần làm tăng tổng GDP cả nước và tăng GDP bình quân đầu người.
Công ty cũng được thành lập hợp pháp, theo đúng quy định của nhà nước, có
giấy phép kinh doanh đầy đủ.
- Cùng với các dự án kinh doanh khác trên địa bàn, dự án kinh doanh bánh mì
cũng sẽ góp phần làm tăng phồn hoa đô thị, tạo ra nhiều dịch vụ tốt nhất cho
người tiêu dùng.
- Hiệu quả kinh tế có lợi không chỉ cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích
cho nhà nước, tạo việc làm cho người dân. Nhìn vào phần phân tích tài chính
càng thấy rõ hơn sức sinh lợi này.
Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, chúng tôi
đưa ra vài kiến nghị như sau:
-Đề nghị chính quyền Quận Hai Bà Trưng tạo điều kiện cho chủ doanh nghiệp
kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ sử dụng vỉa hè cho khách mua hàng.
- Đề nghị thành phố cho phép chủ đầu tư được hưởng các chế độ ưu đãi đối
với doanh nghiệp mới thành lập theo quy định hiện hành của nhà nước.

47

You might also like