You are on page 1of 4

QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ

Các yếu tố cần thiết cho quá trình dịch mã


1. Ribosome
- Gồm 2 tiểu đơn vị: tiểu đơn vị lớn và tiểu đơn vị nhỏ tồn tại tách rời trong tế bào chất
- Chỉ có ribosome hoàn chỉnh mới có khả năng dịch mã
- 15-20 ribosome tạo thành polysome gắn cùng lúc trên mARN => tang tốc độ dịch mã
2. ARN thông tin
Trình tự chung
- Codon mở đầu (AUG) và codon kết thúc (UAG, UGA, UAA) được đọc theo hướng 5’ -> 3’
- Có vùng 3’ và 5’ không mã hóa (UTR)
TB nhân sơ: polycistron
TB nhân thực:
- Monocistron mARN
- Chóp 5’ (CAP) 7-methyl guanosin Triphosphat: tương tác giữa mARN và ribosome
- 3’ poly A (100-200A): bảo vệ mARN khỏi bị thủy giải của exonuclease, tăng độ bền của mARN
trong tế bào chất. Đuôi poly A gắn vào các protein gắn đuôi => tương tác vs đầu 5 => mARN có
cấu trúc vòng => tái sử dụng ribosome nhanh hơn
- Histon mARN không có đuôi poly A
3. tARN và các enzyme tổng hợp aminoacyl-tARN:
- tARN là chất kết nối giữa thông tin của mARN và aa
- tARN phải được nhận biết chuyên biệt đồng thời bởi mARN và enzyme gắn aa vào tARN tương
ứng (do trở ngại về không gian codon lơn hơn nhiều so với aa => không thể gắn trực tiếp lên
mARN)
- Có 20 loại aminoacyl-tARN synthetase tương ứng với 20 loại aa ( Riêng Helicobacter không có
Glutaminyl-tARN synthetase => dùng Glutamat-tARN synthetase để aminoacyl hóa Glutamate
sau đó enzyme khác sẽ chuyển glutamate thành Glutamin)
- Chỉ có 1 loại aminoacyl-tARN synthetase cho mỗi loại aa
- Các tARN được nhận diện bởi cùng 1 synthetase là tARN cùng họ. Các tARN liên quan đến
cùng 1 loại aa thì được gọi là tARN đồng nhận
- Sự dị biệt của codon là điểm khác nhau quan trọng giữa loài này với loài khác
- Ribosome đảm bảo sự ăn khớp giữa codon và anticodon => không có khả năng xác nhận đúng
sai. Do đó bước aminoacyl hóa phải chính xác vì không có bước đọc sửa sai
- Quá trình aminoacyl hóa cùng lúc thực hiện 2 chức năng.
 Cung cấp sự liên hệ duy nhất giữa mã di truyền và cấu trúc protein
 Hoạt hóa aa trước khi nối vào protein
- Và được đảm bảo chính xác qua 2 vòng
 Aminoacyl-tARN synthetase nhạn diện chính xác aa nhờ vào kích thước, hình dạng, điện tích
hay nhóm chức hóa học của nó. Có tần suất sai số của việc nhận diện vào khoảng 0.01%
 Aminoacyl-tARN synthetase nhận diện được các tARN cùng họ nhờ vào việc nhận diện
nhánh gắn aa trên tARN, anticodon cũng góp phần vào việc lựa chọn tARN tuy nhiên không
có tính quyết định
- Ptpu
- Dấu hiệu khởi đầu là condon AUG, cũng là codon mã hóa cho methionin (Met)
(1) tARNmMet có nhiệm vụ gắn Met vào chuỗi polypeptit đang hình thành
(2) tARNiMet mang Met mở đàu vào ribosom trong quá trình khởi đầu dịch mã
Ở vi khuẩn sự tổng hợp protein bắt đầu bằng formyl methionine
Diễn biến dịch mã ở ribosome
1. Khởi đầu: các thành phần tham gia khởi đầu của quá trình dịch mã gồm:
- 2 tiểu đơn vị của ribosome
- mARN
- tARN khởi đầu mang methionin hoặc formyl methionine
- Yếu tố khởi đầu như IF1, IF2, IF3 ở TB nhân sơ và eIF1, eIF2… ở TB nhân thật
Khởi đầu ở tế bào nhân nguyên thủy
- Trình tự Shine-Dlagarno: trình tự polypurin ngắn bổ sung với trình tự giàu pyrimidin ở tận cùng
3’ của rARN 16S
- mARN của tế bào nhân sơ là polycistron, mỗi cistron có vị trí gắn ribosom và codon khởi đầu
riêng.
- Khởi đầu quá trình dịch mã ở TB nguyên thủy gồm các bước
(1) IF3 gắn vào tiểu đơn vị nhỏ 30S tại vị trí E ( ngăn sự kết hợp của các tiểu đơn vị ribosom)
(2) IF1 gắn vào tiểu đơn vị nhỏ tại vị trí A ( ngăn không cho aminoacyl-tARN thường gắn vào vị trí
A).
(3) IF2 ( có hoạt tính GTPase) gắn vào IF1 chồm qua vị trí P để có thể tiếp xúc với tARNfMet (giúp
định vị Met-tARNi vào vị trí P
(4) Tiểu đơn vị nhỏ của ribosom gắn mARN nhờ bắt cặp base giữa vị trí gắn ribosom tren mARN với
rARN 16S sao cho codon khởi đầu nằm tại vị trí P. tARNfMet gắn vào tiểu đơn vị nhỏ tại vị trí P
nhờ sự trợ giúp của IF2
(5) Khi codon khơi đầu bắt cặp đúng với anticodon trên tARNfMet, tiểu đơn vị nhỏ thay đổi cấu hình
phóng thích IF3. Khi không có IF3, tiêu đơn vị lớn gắn vào tiểu đơn vị nhỏ
(6) Sự gắn tiểu đơn vị lớn kích hoạt GTPase thủy giải GTP thành GDP. IF2-GDP có ái lực yếu với
ribosom và tARNfMet dẫn đến giải phóng IF2-GDP và IF1 khỏi ribosom và giải phóng vị trí A để
nhận các tARN đã hoạt hóa khác cho giai đoạn nối dài
Khởi đầu ở TB nhân thật:
- Tiểu đơn vị nhỏ 40S của ribosome gắn vào tận cùng 5’ của mARN, sau đó di chuyển dọc theo
mARN tới khi gặp codon khởi đâu AUG và bỏ qua codon AUG bình thường cho đến khi định vị
codon khởi đầu AUG tại ngữ cảnh Kozak ( năng lượng di chuyển lấy từ sự thủy phân ATP)
- Các bước khởi đầu:
(1) Chuẩn bị tiểu đơn vị 40S:
- eIF1A và eIF3 gắn vào tiểu đơn vị nhỏ tại vị trí A và E
- eIF1A giúp eIF5B-GTP gắn vào tiểu đơn vị nhỏ
- eIF5B giúp phức eIF2-GTP/tARNiMet gắn vào (eIF2 gắn trực tiếp vào tARNi), eIF5B-GTP và
eIF2-GTP định vị tARNiMet vào vị trí P (gắn tARNi trước khi gắn vào mARN)
(2) Chuẩn bị mARN:
- eIF4E gắn vào chóp 5’ của mARN, giúp eIF4A và eIF4G gắn vào mARN, 3 protein này tạo thành
eIF4F hoàn chỉnh (eIF4F tháo xoắn cấu trúc bậc 2 tạo điều kiện cho ribosom gắn vào và quét tìm
codon mở đầu
- eIF4B được gắn tiếp vào và hoạt hóa hoạt tính helicase trên eIF4F để loại bỏ cấu trúc bậc 2 ở đầu
5’ của mARN
(3) eIF4F/B giúp tiểu đơn vị nhỏ đã gắn tARNi tiếp xúc với mARN từ phía chóp 5’ nhờ tương tác
giữa eIF4F và eIF3. Tiểu đơn vị nhỏ trượt tren mARN theo hướng 5’ -> 3’ đến khi codon mở đàu
AUG vào đúng vị trí P
(4) Sự bắt cặp chính xác giữa anticodon của tARNi và AUG dẫn đến phóng thích eIF2 và eIF3. Mất
eIF2 và eIF3 tạo điều kiện cho tiểu đơn vị lớn gắn vào tiểu đơn vị nhỏ
(5) Sự gắn tiểu đơn vị lớn dẫn đến sự phóng thích các yếu tố khởi đầu còn lại do kích thích thủy giải
GTP nhờ eIF5B
2. Nối dài
- Các yếu tố nối dài của vi khuẩn: EF-Tu, EF-Ts và EF tương ứng ở TB nhân thực là EF-1α,
EF-1βγ và EF-2
- Trên ribosom có vị trí A là vị trí Aminocyl và vị trí P là vị trí peptidyl
- Tiến trình nối dài được thực hiện như sau
(1) Aminoacyl-tARN có đối mã đúng được mang vào vị trí A nhờ yếu tố EF-Tu-GTP; khi vào đúng
vị trí, hoạt tính GTPase của EF-Tu-GTP được kích hoạt bởi tiểu đơn vị lớn dẫn đến thủy phân
GTP thành GDP và phóng thích aminoacyl-tARN. Sự kích hoạt GTPase chỉ xảy ra nếu tARN vào
đúng vị trí A và có anticodon đúng với mã trên mARN
(2) Liên kết peptit được hình thành giữa aminoacyl-tARN ở vị trí A với peptidyl-tARN ở vị trí P nhờ
enzyme peptidyl transferase ( do rARN 23S đảm nhiệm) và do đó chuyển polypeptide đang tổng
họp từ tARN ở vị trí P sang aminoacyl-tARN ở vị trí A
(3) Peptidyl-tARN mới hình thành ở vị trí A được chuyển vị sang vị trí P nhờ hoạt động của yếu tố
kéo dài EF-G-GTP sử dụng năng lượng thủy phân GTP thành GDP để giải phóng vị trí A cho 1
chu kì mới. Sự chuyển vị có 3 hiện tượng đồng thời xảy ra:
 tARN ở vị trí P được đẩy sang vị trí E và thoát ra ngoài
 Peptidyl-tARN di chuyển từ vị trí A sang vị trí P
 Ribosom tiến thêm 1 codon trên mARN đến vị trí A
- EF-Ts (EF-1βγ ở nhân thật) để tái hồi EF-Tu-GDP (EF-1α), cơ chế tái hồi gồm:
 EF-G có ái lực yếu với GDP nên sẽ dễ dàng mất GDP để nhận GTP mới
 EF-Tu-GDP gắn EF-Ts  GDP phóng thích, GTP mới gắn vào phức EF-Tu-EF-Ts  phóng
thích EF-Ts và tái tạo EF-Tu-GTP
- Ba bước của nối dài sẽ được lặp lại cho đến khi codon kết thúc xuất hiện ở A
- Sự thủy phân của GTP cung cấp năng lượng cho việc tạo liên kết peptit và chuyển vị
- Tốc độ dịch mã: 15-20codon/s ở nhân sơ, 2codon/s ở nhân thật
- Cấu trúc polysom  tăng nhanh quá trình dịch mã
- Chóp 5’ và đuôi poly A  vòng hóa mARN  tái sử dụng ribosom nhanh hơn
3. Kết thúc:
- Khi codon kết thúc đi vào vị trí A  yếu tố kết thúc (RF) nhận diện  kích hoạt kết thúc quá
trình dịch mã và phóng thích chuỗi polypeptide
- Có 2 yếu tố kết thúc:
 Loại 1: nhận diện stop codon và thủy giải chuỗi polypeptide ở vị trí P nhờ vào xúc tác
enzyme peptidyl transferase của ribosome và đòi hỏi GTP
 Loại 1 ở TB nhân thật chỉ có 1 eRF nhạn diện cả 3 loại codon; ở TB nhân sơ RF1: nhận diện
UAG, RF2: nhận diện UGA, UAA được nhận diện bởi cả 2
 Loại 2 (RF3 và eRF3): tách yếu tố 1 ra khỏi ribosom nhờ năng lượng thủy giải GTP
- Sau khi kết thúc dịch mã ribosom vẫn gắn vào mARN và 2 tARN tại vị trí P và E 
 Ribosom recycling factor (RRF) gắn tại vị trí A, giả làm tARN, kéo EF-G vào ribosom và
đẩy tARN ra khỏi ribosome
 Khi tARN bị loại ra, RRF và EF-G phóng thích khỏi ribosom cùng với mARN
- IF3 gắn vào tiểu đơn vị nhỏ, ngăn tiểu đơn vị nhỏ gắn với tiểu đơn vị lớn  tham gia chu kì mới
Chất ức chế Chọn lọc trên Áp dụng
Chloramphenicol TB nhân nguyên thủy Phổ kháng khuẩn rộng dùng trong điều trị
thương hàn
Cycloheximide TB nhân thật Dùng trong phòng thí nghiệm
Erythromycin TB nhân sơ Phổ kháng khuẩn giống penicillin và do đó
dùng điều trị các bệnh nhân nhạy cảm với
penicillin
Acid fusidic Cả 2 giới Phổ kháng khuẩn hẹp, dùng cho các
Staphylococci đề kháng penicillin
Kanamycin Cả 2 giới Dùng cho nhiễm gram – nặng
Neomycin Cả 2 giới Kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng
Puromycin Cả 2 giới
Sparsomycin Cả 2 giới
Spectinomycin TB nhân sơ Điểu trị lao
Streptinomycin TB nhân sơ Kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng
Tetracyclin TB nhân sơ Kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng

You might also like