You are on page 1of 4

Nhóm 1:

Nguyễn Quốc Huy


Trần Ân Thiên
Đào Nguyễn Hồng Sơn
BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH

BÀI 3: TÍNH CHẤT VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TIM

I. Nút thắt Stannius ở tim ếch


1. Mục tiêu
- Chứng minh được vai trò của các hạch (nút, node) thần kinh
- Các sợi dẫn truyền tự động đối với hoạt động của tim.

2. Kết quả
54+53+53
- Nhịp tim ban đầu lúc bình thường: 3
~53 nhịp/phút.

Nút thắt số 1: giữa xoang tĩnh mạch và tâm nhĩ:


46+47+46
Nhịp tim: 3
~46 nhịp/phút.
62+63+62
Xoang tĩnh mạch: 3
~62 nhịp/phút. → nhanh hơn nhịp tim
36+37+36
Tâm thất: 3
~36 nhịp/phút
37+36+37
Tâm nhĩ: 3
~37 nhịp/phút

Nhận xét: khi ta ngăn cách hạch xoang nhĩ (Remark) với các phần còn lại của tim → tim sẽ
ngừng đập ở 1 thời gian ngắn đầu (2.5s) về sau tim co bóp trở lại với nhịp chậm hơn, trong
khi xoang tĩnh mạch vẫn đập và đập nhanh hơn nhịp tim ban đầu (Do xoang tĩnh mạch có
nút hạch Remark có khả năng tự phát xung động. Đồng thời, lưu lượng máu trong xoang
tĩnh mạch tăng mạnh do cản trở bởi nút thắt, áp lực thành mạch tăng mạnh làm cho tế bào
thụ thể tiếp nhận kích thích (nút hạch) phát xung thần kinh để co mạch, nhằm giảm áp lực.
Nhưng do bị buộc chặt, nên xoang tĩnh mạch đập nhanh.)
Nút thắt số 2: đặt trên ranh giới giữa tâm thất và tâm nhĩ:
Tâm thất: 10 nhịp/phút
Tâm nhĩ: không đập, xoang tĩnh mạch đập bình thường.
Giải thích: do sợi chỉ thắt trên thạch Bidder. Tâm nhĩ ngừng đập do hạch Ludwig (tác dụng
ức chế tim) ức chế, tâm thất đập chậm do ảnh hưởng của hạch Bidder.
Nút thắt 3: tháo 2 nút thắt số 1 và số 2, thắt nút ở mỏm tim.
Nhận xét: Phần mỏm tâm thất ngừng đập, các phần còn lại của tim đập bình thường. Khi
tháo nút thắt thứ 3 thì khoảng 5s thì mỏm thất đập trở lại. Do xung động không lan truyền
đến mõm tim, khiến mỏm tim ko đập. Tâm nhĩ, tâm thất hoạt động trở lại do tháo nút thắt,
các xung động được lan truyền đến các phần được mở.

1
Từ các thí nghiệm trên ra kết luận: hạch Ludwig có tác dụng ức chế tim và hạch Bidder có
tác dụng tự động phụ. Hạch Remark có tác động tự động chính.

Các phần tim Nút thắt


I II III
Xoang tĩnh 62 61
mạch
Tâm nhĩ 37 0
Tâm thất 36 10 Mỏm tim: 0
Bảng tần số co bóp từng phần tim sau khi thực hiện các
nút thắt trong thí nghiệm

Sau khi tách 4 phần riêng biệt của tim (xoang tĩnh mạch, tâm thất, tâm nhĩ, mỏm tim):

− Tâm nhĩ đập chậm dần trong vòng 10s rồi ngừng hẳn
− Xoang tĩnh mạch đập khoảng 30s rồi ngừng hẳn
− Tâm thất không đập có thể do lúc tách rời cách đứt hạch Bidder
− Mỏm tâm thất không đập do không có hạch thần kinh.

Hình vị trí các nút tự động của tim Ếch.

Hình các nút thắt Stannius trên tim ếch

2
II. ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH THÍCH DÂY THẦN KINH
LÊN HOẠT ĐỘNG TIM ẾCH
1. Mục tiêu:
− Thấy được ảnh hưởng của kích thích dây thần kinh giao cảm và mê tẩu lên hoạt
động của tim Ếch

2. Kết quả:
52+52+51
Nhịp tim ếch lúc bình thường: 3
= 52 nhịp/phút

− Sau khi kích thích dây thần kinh số X thấy: tim ngừng đập 1s đầu, nhịp tim giảm dần,
sua khoảng thời gian, tim đập lại có phần nhanh và mạnh hơn một chút trước khi
đập trở lại bình thường
➔ Chứng tỏ dây thần kinh số X là dây pha (giao cảm và mê tẩu), nhưng ảnh hưởng
của mê tẩu nhanh hơn so với giao cảm (do tốc độ dẫn truyền trên sợi thần kinh mê
tẩu nhanh hơn, chính vì vậy tiếp nhận kích thích, tim đập chậm dần, sau 1 thời gian
tim đập hơi mạnh và nhanh hơn)

Thời gian gian Thời gian tim đập


Nguồn kích thích Nhịp tim
ngừng lúc đầu chậm
1,5 V 1s 2s 48 nhịp/phút
3V 1s 4s 46 nhịp/phút
4,5 V 1s 2s 46 nhịp/phút
10 V 1s 16s 37 nhịp/phút
Bảng kết quả hoạt động của tim sau các nguồn kích thích

− Sở dĩ nguồn kích thích 4.5 V có thời gian tim đập chậm ít hơn so với nguồn kích
thích 3 V. Do quá trình thoát tim: Khi tim bị kích thích 1 thời gian kéo dài, chất trung
gian acetycholine giảm dần đến hết. Vì vậy, những luồng xung động tiếp theo sau đó
ko có tác dụng ức chế tim nữa, tim không chịu ảnh hưởng của thần kinh mê tẩu.

3
III. ẢNH HƯỞNG CỦA HORMONE VÀ CÁC CHẤT ĐIỆN
GIẢI LÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TIM ẾCH
1. Mục tiêu:
− Thực hiện được rửa trắng tim ếch, thấy được tim ếch hoạt động điều hòa nhịp nhàng
theo chu kì dưới sự điều hòa của hệ thần kinh và thể dịch
− Khảo sát hoạt động của tim ếch dưới tác động của hormone adrenaline và
acetylcholine.

2. Kết quả:
48+50+49
− Nhịp tim ếch bình thường: = 50 𝑛ℎị𝑝/𝑝ℎú𝑡
3

− Nhịp tim ếch sau khi bơm dung dịch muối sinh lý NaCl 0.65% cho đến khi tim ếch
48+50+50
trắng: = 50 nhịp/phút. → Nhịp tim ếch không thay đổi hoặc thay đổi rất nhỏ
3
do khi ta “rửa tim” bằng dd muối sinh tạo môi trường đẳng trương, gần giống môi
trường sinh lý của tim, nên nhịp tim không thay đổi.
− Nhịp tim ếch sau khi nhỏ 1-2 giọt Adrenaline vào ống thông tim có chứa dd muối sinh
60+60+61
lý NaCl 0.65%: = 60 nhịp/phút. Nhận xét: nhịp tim nhanh hơn so với lúc
3
bình thường (50 nhịp/phút) do Adrenaline là chất trung gian hóa học của hệ giao
cảm, có tác dụng làm hưng phấn tim giống như tác dụng của hệ thần kinh giao cảm
→ hoạt động tim tăng → tim đập nhanh và mạnh hơn
− Nhịp tim ếch sau khi nhỏ 1-2 giọt Acetykcholine vào ống thông tim có chứa dd muối
42+40+40
sinh lý NaCl 0.65%: = 40 nhịp/phút. Nhận xét: nhịp tim chậm hơn so với lúc
3
bình thường do Acetylcholine là chất trung gian hóa học của hệ phó giao cảm, có tác
dụng làm ức chế tim, giống như tác dụng của hệ thần kinh mê tẩu → giảm hoạt động
của tim →tim đập chậm và yếu hơn.

You might also like