You are on page 1of 23

P1.1. Dự đoán các sản phẩm của phản ứng tách E1 đối với các chất sau ?

Chỉ ra
sản phẩm chính ?

P1.2. Cho biết hợp chất nào tham gia phản ứng E2 nhanh hơn ? Giải thích ?

P1.3. Hoàn thành các phản ứng sau:

P1.4. Dưới điều kiện thích hợp, (S)-1-bromo-1-floroetan phản ứng với natri
metanolat (CH3ONa) tạo thành (S)-1-floro-1-metoxyetan

a) Tại sao Br dễ bị thế hơn F ?


b) Biểu diễn công thức phối cảnh cho chất đầu, TTCT, sản phẩm?
c) Sản phẩm là bảo toàn hay đảo ngược cấu hình?
d) Kết quả trên có phù hợp với cơ chế SN2 ?
P1.5. SAM (S-Adenosylmethionine) là tác nhân methyl hóa phổ biến nhất trong
hóa sinh. SAM được tạo ra từ phản ứng của methionine và ATP. Đề nghị cơ chế
phản ứng của chuỗi chuyển hóa sau và xác định cấu trúc của epinephrine.

P1.6. Đề nghị cơ chế của phản ứng sau:

P1.7. Đề nghị cơ chế của phản ứng sau (chú ý đến hóa lập thể):
P1.8. Đề nghị cơ chế của phản ứng sau:

P2.1. Xác định cấu trúc của các chất A-G, kể cả hóa lập thể

P2.2. Xác định cấu trúc của các chất A-K


P2.3. Đề nghị cơ chế của phản ứng sau:

P2.4. Đề nghị cơ chế của phản ứng sau:

P2.5. Phản ứng sau cho 2 sản phẩm:


a. Đề nghị cơ chế phản ứng ?
b. Giải thích tại sao phản ứng trên không theo cơ chế thông thường giữa SOCl2
với ancol ?
P2.6. Đề nghị cơ chế của phản ứng sau:

P2.7. Đề nghị cơ chế của phản ứng sau:

P2.8. Đề nghị cơ chế của phản ứng sau:

P2.9.
A là ancol quang hoạt. Xử lý A với chromic acid thu được ketone B. Trong một
phản ứng khác, A được xử lý với PBr3, thu được C. Hợp chất C được tinh chế, sau
đó cho phản ứng với Mg trong ether tạo thành tác nhân Grignard D. B được bổ
sung vào dung dịch D, thu được sản phẩm E. Tiếp tục thủy phân E thu được 3,4-
dimethylhexan-3-ol. Đề nghị cấu trúc của A–E ?

P2.10. Đề nghị cấu trúc của các chất trung gian và sản phẩm V–Z trong sơ đồ
chuyển hóa dưới đây:
P2.11. Tổng hợp hợp chất dưới đây từ bất kỳ ancol có số nguyên tử C  5 cùng
dung môi và tác nhân vô cơ khác ?

P2.12. Sự oxy hóa ancol bằng chromic acid xảy ra qua 2 bước: sự tạo thành ester
chromate, theo sau là sự tách ion H+ và chromium.
Bước nào sẽ quyết định tốc độ phản ứng ?
Hợp chất A trải qua phản ứng oxy hóa bằng chromic acid nhanh gấp 10 lần B. Giải
thích sự khác biệt này ?

P2.13. Hợp chất chưa biết Q có CTPT là C6H12O. Q không quang hoạt, đi qua cột
bất đối không tách thành các đối quang. Q không phản ứng với Br2, KMnO4
(loãng, lạnh), H2 (xt). Đun nóng Q với H2SO4 thu được R, có CTPT C6H10. R có
thể được tách thành các đối quang bằng cột bất đối. Oxy hóa một đối quang của R
thu được ketoaldehyde quang hoạt, không vòng S (CTPT C6H10O2). Đề nghị cấu
trúc của Q, R, S. Viết phản ứng minh họa ?
P3.1. Tổng hợp các chất sau từ các chất chứa không quá 6 C:

P3.2. Dự đoán sản phẩm của các phản ứng khử dưới đây

P3.3. Natri triaxetoxybohyđrua, NaBH(OAc)3 là chất khử êm dịu, có thể khử


andehit trong sự có mặt của keton

a) Biểu diễn công thức Lewis của NaBH(OAc)3


b) Đề nghị cơ chế phản ứng khử trên
P3.4. Tổng hợp chất sau bằng phản ứng Wittig

P3.5. Tổng hợp các chất dưới đây từ hc cacbonyl và amin tương ứng
P3.6. Tổng hợp các chất dưới đây (có thể dùng thêm bất cứ hóa chất cần thiết)

P3.7. Dự đoán sản phẩm chính của các phản ứng khử sau

P3.8. Tổng hợp chất sau bằng phản ứng Michael

P3.9. Xác định cấu trúc của các chất A-J trong sơ đồ dưới đây
P3.10. Phản ứng Wittig được dùng để tạo các liên kết đôi ở những vị trí kém bền.
Ví dụ, chuyển hóa sau được thực hiện một cách dễ dàng bằng phản ứng Wittig:

a) Chỉ rõ cách thực hiện chuyển hóa trên bằng phản ứng Wittig ?
b) Chỉ rõ cách thực hiện chuyển hóa trên mà không dùng phản ứng Wittig. Giải
thích tại sao phản ứng Wittig ưu việt hơn ?
P3.11. Hoàn thành sơ đồ phản ứng dưới đây

P3.12.
a) Các aminoacetal thủy phân dễ dàng trong axit loãng. Đề nghị cơ chế cho
phản ứng thủy phân dưới đây:

b) Các nucleoside cấu thành nên cấu trúc DNA bao gồm dị vòng liên kết với
ribose bằng nhóm chức aminoacetal. Chỉ rõ liên kết đó trong các nucleoside
dưới đây
c) Độ bền của mã gene phụ thuộc vào độ bền của DNA. Thật may là liên kết
aminoacetal của DNA không dễ bị phân cắt. Chỉ ra tại sao cơ chế ở mục a)
không hiệu quả đối với trường hợp deoxycytidine và deoxyadenosine ?

P4.1. Tổng hợp thuốc kháng khuẩn sulfanilamide ? Giải thích cơ chế tác dụng của
thuốc ?

P4.2. Dự đoán sản phẩm chính khi xử lý hợp chất dưới đây với metyl iotua (dư),
sau đó đun nóng với bạc oxit.

P4.3. Dự đoán sản phẩm chính khi xử lý hợp chất dưới đây với metyl iotua (dư),
sau đó đun nóng với bạc oxit.
P4.4. Dự đoán sản phẩm khi xử lý chất sau với H2O2, sau đó đun nóng

P4.5. Hoàn thành các phản ứng dưới đây

P4.6. Khi đồng phân (R, R) của amin dưới đây được xử lý với CH3I dư, tiếp đó
bằng Ag2O rồi đun nóng thì thu được sp chính (tách Hofmann), và sp phụ (tách
Zaitsev, cấu hình E). Nếu xử lý bằng meta-Chloroperoxybenzoic acid (MCPBA)
rồi đun nóng thì thu được sp chính (tách Hofmann), và sp phụ (tách Zaitsev, cấu
hình Z). Giải thích.

P4.7. Coniin là một ancaloit được phân lập từ cây độc cần. CTPT là C8H17N. Xử lý
coniin với lượng dư metyl iotua, sau đó là bạc oxit và đun nóng thì thu được (S)-
N,N-đimetyloct-7-en-4-amin. Đề nghị cấu trúc của coniin, viết phương trình phản
ứng chứng minh. ?
P4.8. Xem xét phản ứng sau:
a) Đề nghị cơ chế phản ứng ?
b) Ion F- thường là nhóm đi ra kém. Giải thích tại sao trong trường hợp này có
thể thay thế F- ?
c) Giải thích tại sao phản ứng trên có thể dừng lại ở sản phẩm mong đợi ?

P4.9. Pyridin tham gia phản ứng thế EAS một cách miễn cưỡng, đòi hỏi điều kiện
phản ứng khắc nghiệt, hiệu suất phản ứng thấp. Tuy nhiên, pyridin N-oxit tham gia
phản ứng EAS ở mức trung bình, cho hiệu suất tốt, vị trí thế tại C-2, C-4. Giải
thích sự khác biệt đó ?

P5.1. Cơ chế phản ứng este hóa Fischer vẫn còn gây tranh cãi cho đến năm 1938
khi Irving Roberts và Hanold Urey sử dụng đồng vị đánh dấu để theo dõi oxy của
ancol trong suốt phản ứng. Axit H2SO4 được cho vào hỗn hợp của 1 mol axit axetic
với 1 mol metanol mang đồng vị 18O. Sau thời gian ngắn axit được trung hòa để
dừng phản ứng, các thành phần trong hh được tách riêng.
a) Đề nghị cơ chế phản ứng
b) Cho biết nguyên tử đánh dấu tồn tại trong sản phẩm nào ?
c) Đồng vị 18O không có tính phóng xạ. Đề nghị pp để xác định đồng vị này
trong sản phẩm?
P5.2. Tổng hợp các hợp chất sau (dùng phản ứng khử axit và dẫn xuất tương ứng)

P5.3. Cấu trúc của axit ascorbic (vitamin C) được cho dưới đây:
a) Axit ascorbic có phải là axit cacboxylic ?
b) So sánh tính axit của axit ascorbic (pKa = 4,71) và axit axetic ?
c) Proton nào thể hiện tính axit mạnh nhất
d) Dạng tồn tại của axit ascorbic trong có thể (pH = 7,4)

P5.4. Lựa chọn tác nhân thích hợp cho các chuyển hóa sau:

P5.5. Cho chuỗi phản ứng sau:


a) Trình bày cơ chế phản ứng B thành C ?
b) Xác định cấu trúc của D ?
P5.6. Dự đoán sản phẩm của các phản ứng sau (nếu có):

P5.7. Hoàn thành các chuyển hóa sau (thêm tác nhân và dung môi nếu cần)
P6.1. Phenylaxeton có thể tạo 2 dạng enol khác nhau
a) Chỉ rõ 2 dạng enol trên ?
b) Cho biết dạng nào chiếm ưu thế trong cân bằng ?
c) Đề nghị cơ chế (trong axit và bazơ) ?
P6.2. Một sinh viên thực hiện phản ứng sau: Người này cho natri etanolat vào
xiclohexanon để tạo enolat; bổ sung phenyl bromua; đun nóng trong nửa giờ.
a) Dự đoán sản phẩm ?
b) Lựa chọn tác nhân base và dung môi để tổng hợp hợp chất trên ?

P6.3. Dự đoán sản phẩm chính của các phản ứng sau:

P6.4. Đề nghị cơ chế phản ứng dưới đây

P6.5. Cinnamaldehyde được sử dụng làm hương liệu trong kẹo. Đề nghị cách tổng
hợp chất này qua pư ngưng tụ.
P6.6. Tổng hợp các chất sau bằng pư ngưng tụ

P6.7. Các chất nào dưới đây có thể được tạo ra từ phản ứng Dieckmann, chỉ ra chất
đầu

P6.8. Tổng hợp 2-benzylbutanoic acid dùng malonic este

P6.9. Tổng hợp 2-benzylbutanoic acid dùng malonic este

P6.10. Tổng hợp các hợp chất dưới đây dùng axetoaxetic este
P6.11.
a) Giải thích tại sao ko dùng axetoaxetic este để tổng hợp hc sau:
b) Tổng hợp hc trên bắt đầu bằng 1,3-điphenylaxeton (dùng LDA)
c) Tổng hợp hc trên bắt đầu bằng 1,3-điphenylaxeton (dùng enamin)

P6.12. Đề nghị cơ chế của phản ứng sau:

P6.13. Dùng phản ứng Robinson để tổng hợp các chất sau

P6.14. Đề nghị cơ chế phản ứng:


P7.1. Tính toán tỉ lệ đồng phân α, β trong hỗn hợp cân bằng sau. Giải thích kết quả

P7.2.
a) Khi xử lý với phenylhydrazine, aldohexose A, B cho cùng 1 sản phẩm
osazone.
b) Khi xử lý với HNO3, A cho aldaric acid không quang hoạt, B cho aldaric
acid quang hoạt.
c) Cả A, B thoái phân cho cùng aldopentose C. Hợp chất C được xử lý với
HNO3 cho aldaric acid quang hoạt.
d) C thoái phân cho aldotetrose D. Hợp chất D được xử lý với HNO3 cho
tartaric acid quang hoạt.
e) Thoái phân D thu được (+)-glyceraldehyde.
Thiết lập cấu trúc A-D ?
P7.3. Năm 1891, Emil Fischer xác định cấu trúc của glucose và 7 D-aldohexose
khác, chỉ dựa vào các phản ứng đơn giản cũng như biện giải khéo léo về hóa lập
thể và tính đối xứng. Công trình này mang lại giải Nobel (1902). Các aldohexose
này khi thoái phân cùng cho (+)-glyceraldehyde.
a. Dưới đk thoái phân Ruff, glucose và mannose cho cùng 1 aldopentose:
arabinose. Oxy hóa arabinose bằng HNO3, thu được aldaric quang hoạt. Đề
nghị 2 cấu trúc khả dĩ của arabinose?
b. Thoái phân arabinose thu được aldotetrose erythrose. Oxy hóa erythrose
bằng HNO3, thu được meso-tartaric acid. Đề nghị cấu trúc của erythrose?
c. Xác nhận lại cấu trúc của arabinose ? Cấu trúc khả dĩ glucose và mannose ?
d. Fischer phát triển phương pháp trao đổi nhóm chức (CHO  CH2OH).
Khi áp dụng với mannose, ông ngạc nhiên khi sản phẩm cuối cùng vẫn là D-
mannose. Chỉ ra tại sao thông tin này cho phép kết luận cấu trúc của
mannose ? Chỉ ra cách thức áp dụng pp này để thiết lập cấu trúc của glucose
?
P7.4.
a) Chỉ ra sản phẩm khi xử lý fructose với lượng thừa CH3I, Ag2O ?
b) Cho biết sản phẩm khi thủy phân sản phẩm ở phần a) trong acid loãng ?
c) Các kết quả trên cho phép kết luận gì về cấu trúc hemiacetal của fructose ?
P7.5.
a) Dự đoán sản phẩm giữa methyl β-D-fructofuranoside với HIO4
b) Dự đoán sản phẩm giữa methyl β-D-fructopyranoside với HIO4
c) Sản phẩm ở mục a) có chứa (+)-D-glycerandehyde. Nếu oxy hóa aldohexose
glycoside bằng HIO4 thu được (-)-L-glycerandehyde. Có thể kết luận gì về
phần đường ?
P7.6. Một vài nhóm bảo vệ có thể khóa 2 nhóm OH của carbohydrate tại cùng một
thời điểm. Trong ví dụ dưới đây, nhóm 4-OH, 6-OH được bảo vệ.

a) Cho biết loại nhóm chức trong nhóm khóa trên ?


b) Glucose phản ứng với tác nhân nào để tạo ra hợp chất bảo vệ ? Cơ chế phản
ứng ?
c) Chỉ ra trung tâm lập thể mới tạo thành ? Biểu diễn đồng phân lập thể có cấu
hình khác tại trung tâm lập thể này ?
d) Cho biết quan hệ giữa các đồng phân ? Cho biết đồng phân nào là sản phẩm
chính ?
e) Đề nghị sản phẩm khi sử dụng acetone để bảo vệ nhóm chức OH trong
glucose ?
P7.7. Sau một chuỗi phản ứng tổng hợp Kiliani – Fisher đối với (+)-
glyceraldehyde, một đường A chưa biết được tách ra từ hỗn hợp phản ứng. Các dữ
kiện thực nghiệm của A như sau:
 Công thức phân tử C6H12O6
 Có khả năng nghịch chuyển
 Phản ứng với nước brom tạo ra aldonic acid
 Phản ứng với phenylhydrazine tạo ra một osazone có nhiệt độ nóng chảy
178 oC
 Phản ứng với HNO3 tạo ra một aldaric acid quang hoạt
 Thoái phân Ruff, sau đó oxy hóa bằng HNO3 thu được một aldaric acid
không quang hoạt
 Thoái phân Ruff hai lần, sau đó oxy hóa bằng HNO3 thu được meso-tartaric
acid
 Tạo methyl glycoside (với CH3OH và HCl), sau đó oxy hóa bằng HIO4 thu
được hỗn hợp phản ứng B gồm có (+)-glyceraldehyde
a) Biểu diễn công thức Fisher cho dạng mạch hở của đường A. Gọi tên ?
b) Biểu diễn cấu dạng bền nhất của dạng vòng hemiacetal của hợp chất A. Gọi
tên theo danh pháp hệ thống ?
c) Xác định các thành phần còn lại trong B ?
d) Đề nghị phản ứng tráo đổi nhóm chức (1↔6) đối với A ? Cho biết cấu trúc
(hở, vòng), tên gọi của sản phẩm tạo thành ?
P7.8. H.G. Khorana (Nobel, 1968) phát triển pp tổng hợp DNA, RNA qua đó làm
sáng tỏ mã gene. Một phần của công trình là pp bảo vệ chọn lọc nhóm 5’-OH của
các nucleoside: Các dẫn xuất trityl ether được tạo ra qua phản ứng của nucleoside
với trityl chloride, MMT chloride, DMT chloride và base như Et3N. Trityl ether
được loại bỏ dễ dàng bằng acid loãng. Dẫn xuất DMT thủy phân nhanh nhất, tiếp
đến là MMT và sau cùng là dẫn xuất của trityl.

a) Biểu diễn sản phẩm của dẫn xuất trityl với oxy ở C-5’?
b) Tại sao dẫn xuất trityl chọn lọc vào 5’-OH? Tại sao phản ứng ko xảy ra tại
2’, 3’ ?
c) Tại sao nhóm DMT dễ bị gỡ bỏ nhất trong acid loãng ? Tại sao dd chuyển
sang màu cam ngay khi bổ sung acid vào dẫn xuất DMT?
P7.9. DNA bền trong dd kiềm loãng còn RNA bị thủy phân nhanh chóng. Sự thủy
phân RNA không chỉ tạo ra 3’-phosphate mà còn có 2’-phosphate. Giải thích ?

P7.10. Trình bày cơ chế phản ứng sau:


P8.1.
a) Đề nghị cơ chế của phản ứng xác định đầu N bằng phương pháp Sanger?
b) Giải thích vì sao phương pháp Edman lại tốt hơn phương pháp Sanger?
P8.2. Phân cắt chuỗi peptide sau bằng trypsin, chymotrypsin

P8.3.
Sau khi xử lý bằng peroxyformic acid (HCO3H), hormone vasopressin được thủy
phân từng phần. Các mảnh cấu trúc dưới đây được phát hiện. Đề nghị cấu trúc của
vasopressin ?

P8.4. Aspartame (NutraSweet®) là một este dipeptide khá ngọt. Thủy phân hoàn
toàn aspartame cho phenyl alanine, acid aspartic và methanol. Aspartame không bị
ảnh hưởng khi ủ với carboxypeptidase. Xử lý với phenyl isothiocyanate, tiếp theo
là thủy phân êm dịu, thu được phenylthiohydantoin của acid aspartic. Đề xuất một
cấu trúc cho aspartame.
P8.5. Một pentapeptide gồm 1 Gly, 2 Ala, 1 Met, 1 Phe. Xử lý với
carboxypeptidase thu được Ala. Xử lý với phenyl isothiocyanate, tiếp theo là thủy
phân êm dịu, thu được các dẫn xuất phenylthiohydantoin sau:
Đề xuất một cấu trúc cho pentapeptide ?

Lần 1 Lần 2 Lần 3


P8.6. Đề nghị phương pháp thực hiện chuyển hóa dưới đây
P8.7. Lipoic acid thường được tìm thấy ở vị trí hoạt động của enzyme, liên kết với
Lys của chuỗi peptide.

- Lipoic acid là chất oxy hóa hay khử ? Biểu diễn 2 dạng oxy hóa/khử ?
- Lipoic acid phản ứng với Cys để tạo cầu S-S như thế nào ?
- Hoàn thiện phản ứng dưới đây của lipoic acid?

Hết !!!

You might also like