You are on page 1of 15

Ý nghĩa mã số các Relay bảo vệ theo ANSI

Thông thường, ta lựa chọn các relay bảo vệ theo chức năng bảo vệ, ví dụ : relay
bảo vệ quá dòng, relay bảo vệ chạm đất, relay bảo vệ dòng rò, relay bảo vệ quá áp,
relay bảo vệ thiếu áp, relay bảo vệ mất pha, relay bảo vệ đảo pha, relay bảo vệ
thiếu tần số, relay bảo vệ quá tần số, relay bảo vệ lock rotor động cơ...
Tuy nhiên trong một số bản vẽ kỹ thuật, chức năng các relay bảo vệ thường được
ký hiệu bằng số ví dụ 50, 50N, 51, 51N. Để chọn được đúng các relay theo các bản
vẽ này ta phải hiểu được ý nghĩa các thông số ký hiệu relay này.
Thông thường các relay được ký hiệu số như trên sẽ tuân thủ theo ký hiệu của bảng
tên gọi relay theo ANSI như sau :
o 1: Phần tử chỉ huy khởi động
o 2: Rơle trung gian (chỉ huy đóng hoặc khởi động) có trễ thời gian
o 3: Rơle liên động hoặc kiểm tra
o 4: Côngtắctơ chính
o 5: Thiết bị làm ngưng hoạt động
o 6: Máy cắt khởi động
o 7: Rơle tăng tỷ lệ
o 8: Thiết bị cách ly nguồn điều khiển
o 9: Thiết bị phục hồi
o 10: Đóng cắt phối hợp thiết bị
o 11: Thiết bị đa chức năng
o 12: Thiết bị chống vượt tốc
o 13: Thiết bị tác động theo tốc độ đồng bộ
o 14: Chức năng giảm tốc độ
o 15: Thiết bị bám tốc độ hoặc tần số phù hợp với thiết bị song hành
o 16: Dự phòng cho tương lai hiện chưa sử dụng
o 17: Khóa đóng cắt mạch shunt hoặc phóng điện
o 18: Thiết bị gia tốc hoặc giảm tốc độ đóng
o 19: Côngtắctơ khởi động thiết bị có quá độ (thiết bị khởi động qua nhiều mức
tăng dần)
o 20: Van vận hành bằng điện
o 21. Rơle khoảng cách
o 22: Mắy cắt tác động điều khiển cân bằng
o 23: Thiết bị điều khiển nhiệt độ
o 24: Rơle tỷ số V/Hz (điện áp/tần số), chức năng quá kích thích
o 25: Chức năng kiểm tra đồng bộ
o 26: Chức năng bảo vệ
o 27: Chức năng bảo vệ kém áp
o 28: Bộ giám sát ngọn lửa (với tuabin khí hoặc nồi hơi)
o 29: Côngtắctơ tạo cách ly
o 30: Rơle tín hiệu (không tự giải trừ được)
o 31: Bộ kích mở cách ly (kích mở thyristor)
o 32: Chức năng định hướng công suất
o 33: Khoá vị trí
o 34: Thiết bị đặt lịch trình làm việc
o 35: Cổ góp chổi than hoặc vành xuyến trượt có chổi than
o 36: Rơle phân cực
o 37: Chức năng bảo vệ kém áp hoặc kém công suất
o 38: Chức năng đo nhiệt độ vòng bi hoặc gối trục
o 39: Chức năng đo độ rung
o 40: Chức năng bảo vệ chống mất kích từ
o 41: Máy cắt dập từ
o 42: Máy cắt khởi động máy hoặc thiết bị
o 43: Thiết bị chuyển đổi hoặc chọn mạch điều khiển bằng tay
o 44: Rơle khởi động khối chức năng kế tiếp vào thay thế
o 45: Rơle giám sát tình trạng không khí (khói, lửa, chất nổ v.v.)
o 46: Rơle dòng điện thứ tự nghịch hoặc bộ lọc dòng điện thứ tự thuận
o 47: Rơle điện áp thứ tự nghịch hoặc bộ lọc điện áp thứ tự thuận
o 48: Rơle bảo vệ duy trì trình tự
o 49: Rơle nhiệt (bảo vệ quá nhiệt)
o 50: Bảo vệ quá dòng cắt nhanh
o 50N: Bảo vệ quá dòng cắt nhanh chạm đất
o 51: Bảo vệ quá dòng (xoay chiều) có thời gian
o 51N: Bảo vệ quá dòng chạm đất có thời gian duy trì
o 52: Máy cắt dòng điện xoay chiều
o 53: Rơle cưỡng bức kích thích điện trường cho máy điện một chiều
o 54: Thiết bị chuyển số cơ khí được điều khiển bằng điện
o 55: Rơle hệ số công suất
o 56: Rơle điều khiển áp dụng điện trường kích thích cho động cơ xoay chiều
o 57: Thiết bị nối đất hoặc làm ngắn mạch
o 58: Rơle ngăn chặn hư hỏng chỉnh lưu
o 59: Rơle quá điện áp
o 60: Rơle cân bằng điện áp hoặc dòng điện
o 61: Cảm biến hoặc khóa đóng cắt theo mật độ khí
o 62: Rơle duy trì thời gian đóng hoặc mở tiếp điểm
o 63: Rơle áp lực (Buchholz)
o 64: Rơle phát hiện chạm đất
o 64R: Bảo vệ chống chạm đất cho cuộn rôto
o 64G: Bảo vệ chống chạm đất cho cuộn stato
o 65: Bộ điều tốc
o 66: Chức năng đếm số lần khởi động trong một giờ
o 67: Rơle bảo vệ quá dòng có hướng
o 67N: Rơle bảo vệ quá dòng chạm đất có hướng
o 68: Rơle khoá
o 69: Thiết bị cho phép điều khiển
o 70: Biến trở
o 71: Rơle mức dầu
o 72: Máy cắt điện một chiều
o 73: Tiếp điểm có trở chịu dòng tải
o 74: Rơle cảnh báo (rơle tín hiệu)
o 75: Cơ cấu thay đổi vị trí
o 76: Rơle bảo vệ quá dòng một chiều
o 77: Thiết bị đo xa
o 78: Rơle bảo vệ góc lệch pha
o 79: Rơle tự đóng lại (điện xoay chiều)
o 80: Thiết bị chuyển đổi theo trào lưu chạy qua
o 81: Rơle tần số
o 82: Rơle đóng lặp lại theo mức mang tải mạch điện một chiều
o 83: Rơle chuyển đổi hoặc chọn điều khiển tự động
o 84: Bộ điều áp máy biến áp (OLTC)
o 85: Rơle nhận thông tin phối hợp tác động từ bảo vệ đầu đối diện
o 86: Rơle khoá đầu ra
o 87: Bảo vệ so lệch
o 87B: Rơle bảo vệ so lệch thanh cái
o 87G: Rơle bảo vệ so lệch máy phát
o 87L: Rơle bảo vệ so lệch đường dây
o 87M: Rơle bảo vệ so lệch động cơ
o 87T: Rơle bảo vệ so lệch máy biến áp
o 87TG: Rơle bảo vệ so lệch hạn chế máy biến áp chạm đất (chỉ giới hạn cho
cuộn dây đấu sao có nối đất)
o 88: Động cơ phụ hoặc máy phát động cơ
o 89: Khóa đóng cắt mạch
o 90: Rơle điều chỉnh (điện áp, dòng điện, công suất, tốc độ, tần số, nhiệt độ)
o 91: Rơle điện áp có hướng
o 92: Rơle điện áp và công suất có hướng
o 93: Các chức năng tiếp điểm thay đổi kích thích
o 94: Rơle cắt đầu ra
o 95: Chức năng đồng bộ (cho động cơ đồng bộ có tải nhỏ và quán tính nhỏ)
bằng hiệu ứng mômen từ trở
o 96: Chức năng tự động đổi tải cơ học
Trong một số trường hợp, bản vẽ sử dụng các ký hiệu theo tiêu chuẩn IEC. Ta có
thể sử dụng bảng sau để tra cứu chức năng của relay :
Bảng so sánh mã số relay bảo vệ theo ANSI và ký hiệu rơle bảo vệ theo IEC

Cấp bảo vệ IP (IP54, IP55, IP64, IP65) là gì?

IP được định nghĩa bởi IEC, quy định mức độ bảo vệ của thiết bị điện từ bụi
và nước. Ví dụ IP54, IP55, IP64, IP65

CẤP BẢO VỆ IP (INTERNATIONAL PROTECTION) ỨNG DỤNG Ở ĐÂU


Nếu bạn thường xuyên thực hiện việc bốc dự toán cho 1 công trình, sẽ có những
thiết bị yêu cầu độ bảo vệ IP54 chẳng hạn. Nhưng bạn tìm ngoài thị trường chỉ có
loại có IP55. Vậy có thể thay thế được không?
Nếu bạn là nhà sản xuất tủ bảng điện, chủ đầu tư yêu cầu bạn sản xuất tủ cho họ
đạt tiêu chuẩn IP44 chẳng hạn. Nếu bạn không hiểu IP44 đòi hỏi gì thì bạn sẽ
không dám nhận đặt hàng.
Hiểu biết về cấp bảo vệ IP sẽ giúp bạn giải quyết tốt 2 vấn đề trên

CẤU TRÚC, Ý NGHĨA CỦA IP54


Cấu trúc của cấp bảo vệ IP ví dụ IP54 gồm: IP và 2 chữ số. Chữ số thứ nhất (5) nói
lên độ bảo vệ chống bụi thâm nhập, chữ số thứ 2 (4) nói lên độ bảo vệ chống sự
thâm nhập từ nước.

Ý NGHĨA SỐ THỨ NHẤT : MỨC ĐỘ CHỐNG BỤI


1 Cho biết để ngăn chặn sự xâm nhập của các vật thể rắn lớn hơn 50mm. Bảo vệ
từ đối tượng (chẳng hạn như bàn tay) chạm vào các bộ phận đèn do ngẫu nhiên.
Ngăn chặn các vật có kích thước (có đường kính) lớn hơn 50mm.
2 Cho biết có thể ngăn chặn cuộc xâm nhập của các đối tượng có kích thước trung
bình lớn hơn 12mm. Ngăn chặn sự xâm nhập của ngón tay và các đối tượng khác
với kích thước trung bình (đường kính lớn hơn 12mm, chiều dài lớn hơn 80mm).
3 Cho biết để ngăn chặn cuộc xâm nhập của các đối tượng rắn lớn hơn
2.5mm. Ngăn chặn các đối tượng (như công cụ, các loại dây hoặc tương tự) có
đường kính hoặc độ dày lớn hơn 2,5 mm để chạm vào các bộ phận bên trong của
đèn.
4 Cho biết để ngăn chặn sự xâm nhập của các vật rắn lớn hơn 1.0mm. Ngăn chặn
các đối tượng (công cụ, dây hoặc tương tự) với đường kính hoặc độ dày lớn hơn
1.0mm chạm vào bên trong của đèn.
5 Chỉ ra bảo vệ bụi. Ngăn chặn sự xâm nhập hoàn toàn của vật rắn, nó không thể
ngăn chặn sự xâm nhập bụi hoàn toàn, nhưng bụi xâm nhập không ảnh hưởng đến
hoạt động bình thường của thiết bị.
6 Chỉ ra bảo vệ bụi hoàn toàn. Ngăn chặn sự xâm nhập của các đối tượng và bụi
hoàn toàn.
Ý NGHĨA SỐ THỨ HAI : MỨC ĐỘ CHỐNG NƯỚC
0 Cho biết không có bảo vệ.
1 Chỉ ngăn chặn sự xâm nhập của nước nhỏ giọt. Nước giọt thẳng đứng (như mưa,
không kèm theo gió) không ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị.
2 Chỉ ngăn chặn được sự xâm nhập của nước ở góc nghiêng 15 độ. Hoặc khi thiết
bị được nghiêng 15 độ, nước nhỏ giọt thẳng đứng sẽ không gây ra tác hại nào.
3 Cho biết có thể ngăn chặn sự xâm nhập của tia nước nhỏ, nhẹ. Thiết bị có thể
chịu được các tia nước, vòi nước sinh hoạt ở góc nhỏ hơn 60 độ (Cụ thể như mưa
kèm theo gió mạnh)
4 Cho biết để ngăn chặn sự xâm nhập của nước từ vòi phun ở tất cả các hướng.
5 Cho biết để ngăn chặn sự xâm nhập của nước vòi phun áp lực lớn ở tất cả các
hướng.
6 Cho biết có thể chống sự xâm nhập của những con sóng lớn. Thiết bị có thể lắp
trên boong tàu, và có thể chịu được những con sóng lớn.
7 Cho biết có thể ngâm thiết bị trong nước trong 1 thời gian ngắn ở áp lực nước
nhỏ.
8 Cho biết thiết bị có thể hoạt động bình thường khi ngâm lâu trong nước ở 1 áp
suất nước nhất định nào đó, và đảm bảo rằng không có hại do nước gây ra.
HÌNH ẢNH TRỰC QUAN CẤP BẢO VỆ IP - nguồn
: http://www.hummel.com

Cách tính dung lượng tụ bù

Cách tính dung lượng tụ bù cần thiết để nâng cao hệ số công suất cos phi,
giảm tiền phạt

Công thức tính dung lượng tụ bù


Để chọn tụ bù cho một tải nào đó thì ta cần biết công suất (P) của tải đó và hệ số
công suất (Cosφ) của tải đó :
Giả sử ta có công suất của tải là P
Hệ số công suất của tải là Cosφ1 → φ1 → tgφ1 ( trước khi bù, cosφ1 nhỏ còn tgφ1
lớn )
Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 → φ2 → tgφ2 ( sau khi bù, cosφ2 lớn còn
tgφ2 nhỏ)
Công suất phản kháng cần bù là Qb = P (tgφ1 – tgφ2 ).
Từ công suất cần bù ta chọn tụ bù cho phù hợp trong bảng catalog của nhà cung
cấp tụ bù.
Giả sử ta có công suất tải là P = 100 (KW).
Hệ số công suất trước khi bù là cosφ1 = 0.75 → tgφ1 = 0.88
Hệ số công suất sau khi bù là Cosφ2 = 0.95 → tgφ2 = 0.33
Vậy công suất phản kháng cần bù là Qbù = P ( tgφ1 – tgφ2 )
Qbù = 100( 0.88 – 0.33 ) = 55 (KVAr)
Từ số liệu này ta chọn tụ bù trong bảng catalogue của nhà sản xuất giả sử ta có tụ
10KVAr. Để bù đủ cho tải thì ta cần bù 6 tụ 10 KVAr tổng công suất phản kháng
là 6×10=60(KVAr).

Bảng tra dung lượng tụ cần bù


Phương pháp tính dung lượng cần bù theo công thức thường rất mất thời gian và
phải có máy tính có thể bấm được hàm arcos, tan. Để quá trình tính toán nhanh,
người ta thường dung bảng tra hệ số để tính dung lượng tụ bù
Lúc này, ta áp dụng công thức : Qb = P*k
Với k là hệ số cần bù tra trong bảng tra dưới đây
Cosφ2
Cosφ1 0.88 0.89 0.90 0.91 0.92 0.93 0.94 0.95 0.96 0.97 0.98

0.50 1.19 1.22 1.25 1.28 1.31 1.34 1.37 1.40 1.44 1.48 1.53

0.51 1.15 1.17 1.20 1.23 1.26 1.29 1.32 1.36 1.39 1.44 1.48

0.52 1.10 1.13 1.16 1.19 1.22 1.25 1.28 1.31 1.35 1.39 1.44

0.53 1.06 1.09 1.12 1.14 1.17 1.20 1.24 1.27 1.31 1.35 1.40

0.54 1.02 1.05 1.07 1.10 1.13 1.16 1.20 1.23 1.27 1.31 1.36

0.55 0.98 1.01 1.03 1.06 1.09 1.12 1.16 1.19 1.23 1.27 1.32

0.56 0.94 0.97 1.00 1.02 1.05 1.08 1.12 1.15 1.19 1.23 1.28

0.57 0.90 0.93 0.96 0.99 1.02 1.05 1.08 1.11 1.15 1.19 1.24
0.58 0.86 0.89 0.92 0.95 0.98 1.01 1.04 1.08 1.11 1.15 1.20

0.59 0.83 0.86 0.88 0.91 0.94 0.97 1.01 1.04 1.08 1.12 1.17

0.60 0.79 0.82 0.85 0.88 0.91 0.94 0.97 1.00 1.04 1.08 1.13

0.61 0.76 0.79 0.81 0.84 0.87 0.90 0.94 0.97 1.01 1.05 1.10

0.62 0.73 0.75 0.78 0.81 0.84 0.87 0.90 0.94 0.97 1.01 1.06

0.63 0.69 0.72 0.75 0.78 0.81 0.84 0.87 0.90 0.94 0.98 1.03

0.64 0.66 0.69 0.72 0.74 0.77 0.81 0.84 0.87 0.91 0.95 1.00

0.65 0.63 0.66 0.68 0.71 0.74 0.77 0.81 0.84 0.88 0.92 0.97

0.66 0.60 0.63 0.65 0.68 0.71 0.74 0.78 0.81 0.85 0.89 0.94

0.67 0.57 0.60 0.62 0.65 0.68 0.71 0.75 0.78 0.82 0.86 0.90

0.68 0.54 0.57 0.59 0.62 0.65 0.68 0.72 0.75 0.79 0.83 0.88

0.69 0.51 0.54 0.56 0.59 0.62 0.65 0.69 0.72 0.76 0.80 0.85

0.70 0.48 0.51 0.54 0.56 0.59 0.62 0.66 0.69 0.73 0.77 0.82

0.71 0.45 0.48 0.51 0.54 0.57 0.60 0.63 0.66 0.70 0.74 0.79

0.72 0.42 0.45 0.48 0.51 0.54 0.57 0.60 0.64 0.67 0.71 0.76

0.73 0.40 0.42 0.45 0.48 0.51 0.54 0.57 0.61 0.64 0.69 0.73

0.74 0.37 0.40 0.42 0.45 0.48 0.51 0.55 0.58 0.62 0.66 0.71

0.75 0.34 0.37 0.40 0.43 0.46 0.49 0.52 0.55 0.59 0.63 0.68

0.76 0.32 0.34 0.37 0.40 0.43 0.46 0.49 0.53 0.56 0.60 0.65

0.77 0.29 0.32 0.34 0.37 0.40 0.43 0.47 0.50 0.54 0.58 0.63

0.78 0.26 0.29 0.32 0.35 0.38 0.41 0.44 0.47 0.51 0.55 0.60

0.79 0.24 0.26 0.29 0.32 0.35 0.38 0.41 0.45 0.48 0.53 0.57
0.80 0.21 0.24 0.27 0.29 0.32 0.35 0.39 0.42 0.46 0.50 0.55

0.81 0.18 0.21 0.24 0.27 0.30 0.33 0.36 0.40 0.43 0.47 0.52

0.82 0.16 0.19 0.21 0.24 0.27 0.30 0.34 0.37 0.41 0.45 0.49

0.83 0.13 0.16 0.19 0.22 0.25 0.28 0.31 0.34 0.38 0.42 0.47

0.84 0.11 0.13 0.16 0.19 0.22 0.25 0.28 0.32 0.35 0.40 0.44

0.85 0.08 0.11 0.14 0.16 0.19 0.22 0.26 0.29 0.33 0.37 0.42

0.86 0.05 0.08 0.11 0.14 0.17 0.20 0.23 0.26 0.30 0.34 0.39

0.87 0.03 0.05 0.08 0.11 0.14 0.17 0.20 0.24 0.28 0.32 0.36

0.88 0.00 0.03 0.06 0.08 0.11 0.14 0.18 0.21 0.25 0.29 0.34

Tụ bù nền : ứng dụng và tính toán

Tụ bù nền là gì? Ứng dụng cụ thể và cách tính toán


Tụ bù nền là gì? là lượng tự bù được đóng thường trực trong hệ thống điện. Dung
lượng của tụ bù nền thường phải đảm bảo không gây ra hiện tượng bù dư.
Cần phân biệt bù nền và bù riêng lẻ : bù nền dùng cho 1 nhóm thiết bị hoặc cả
phân xưởng, bù riêng áp dụng cho 1 thiết bị. Cách lắp đặt và hoạt động của bù nền
và bù riêng khá giống nhau
Bù nền thường được thực hiện qua MCCB hoặc contactor. Có thể sử dụng thêm 1
relay dòng điện phục vụ cho bù nền
Giả sử rằng bạn có 1 nhà máy có công suất đỉnh là 160kW, hệ số công suất Cosphi
trước khi bù là 0.75, hệ số công suất bạn mong muốn sau khi bù là 0.95. Nhà máy
này làm việc liên tục 24/24. Trong quá trình hoạt động, khảo sát nhận thấy nhà
máy chỉ hoạt động tại các mức công suất 100kW, 110kW, 120kW, 130kW,
140kW, 150kW và 160kW. Chúng ta sẽ cùng xem xét và so sánh 2 phương án bù
sau đây
Phương án 1 : Bù ứng động 5 cấp x 20kvar

Hoạt động của bộ điều khiển lúc này như bảng sau
Công suất (kW) 100 110 120 130 140 150 160

Dung lượng cần bù


(kVar) 55.0 60.5 66.0 71.5 77.0 82.5 88.0

Dung lượng bù (kVar) 60.0 60.0 80.0 80.5 80.0 80.0 100.0

Sai số bù (kVar) 5.0 0.5 14.0 9.5 3.0 -2.5 12.0


Phương án 2 : Bù nền 1 cấp 50kvar + ứng động 4 cấp x 10kvar

Hoạt động của bộ điều khiển lúc này như bảng sau
Công suất (kW) 100 110 120 130 140 150 160

Dung lượng cần bù


(kVar) 55.0 60.5 66.0 71.5 77.0 82.5 88.0

Dung lượng bù (kVar) 60.0 60.0 70.0 70.5 80.0 80.0 90.0

Sai số bù (kVar) 5.0 0.5 14.0 4.0 3.0 -2.5 2.0

Nhận xét: trường hợp có sử dụng tụ bù nền thì lượng bù đáp ứng chính xác hơn.
Tuy nhiên, nếu chúng ta tiến hành tụ bù nền không phù hợp dễ dẫn đến hư hỏng
thiết bị trong thời gian không tải vì tụ bù nền sẽ gây hiện tượng quá điện áp. Một
giải pháp hữu hiệu để phòng trường hợp này là tụ bù nền được đóng cùng với công
tắc mở nguồn của 1 hệ thống máy móc.

Tính toán tụ bù nền


Trong quá trình thiết kế, kỹ sư thiết kế sẽ dựa vào hệ số đồng thời, công suất đặt,
hệ số công suất trung bình để tính toán tụ bù nền
Chúng ta cũng có thể tính toán tụ bù nền dựa vào công suất của máy biến áp
Trường hợp hệ thống đang hoạt động mà cần đo đạc, tính toán lượng bù nền thì ta
cần theo dõi phụ tải và ghi nhận công suất, cos phi tại nhiều thời điểm và tính toán
như bình thường

Các phương pháp bù công suất phản kháng

Phân loại các phương pháp bù công suất phản kháng (CSPK) thường được
dùng trong nhà máy, xí nghiệp

Phân loại bù CSPK theo cấp điện áp


1. Bù phía trung áp : thường sử dụng khi dụng lượng tù lớn hơn 2000Kvar
2. Bù phía hạ áp : thường dùng với dung lượng bù nhỏ hơn 2000kvar

Phân loại bù CSPK theo vị trí lắp tụ bù


1. Bù CSPK tập trung : thường dùng cho hệ thống có tải thay đổi liên tục, tải
đa dạng
2. Bù CSPK theo nhóm : thường dùng cho trường hợp tải tập trung ổn định
theo nhóm
3. Bù CSPK riêng lẻ cho từng thiết bị : thường dùng cho thiết bị có công suất
trung bình, lớn, hoạt động mang tải ổn định

Phân loại bù CSPK theo cách đóng cắt tụ bù


1. Bù nền (bù tĩnh): bù trực tiếp, thường dùng bù trước 1 phần công suất phản
kháng mà không xảy ra dư công suất phản kháng
2. Bù ứng động (tự động điều chỉnh hệ số công suất phản kháng): dùng cho hệ
thống thay đổi, cần đáp ứng nhanh

You might also like