You are on page 1of 121

CỌC &TƯỜNG BARRETTE

Tài liệu tham khảo


• Chỉ dẫn thiết kế và thi công cọc Barét,
tường trong đất và neo trong đất –
GS.TSKH Nguyễn Văn Quảng.
• Thiết kế chống thấm cho công trình –
Đặng Bình Minh.
• Internet & ebook.
MỤC LỤC
• Phần I: Một số khái niệm cơ bản liên quan đến
cọc, tường Barrette.
• Phần II: Thiết kế và thi công cọc Barrette.
• Phần III: Thiết kế và thi công tường Barrette.
• Phần IV: Các phương pháp chống thấm cho
công trình( Cọc, Tường Barrette).
• Phần V : Các phương pháp kiểm tra cọc tường
Barrette thông dụng.
• Phần VI: Các sự cố thường gặp trong thi công
cọc, tường Barrette.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bắt đầu sử dụng từ 1994, 1995
(tòa nhà Vietcombank, Hà Nội)

Thời gian thi công lâu, tốn


kém, kỹ thuật phức tạp.
Chịu tải trọng lớn (có thể đến vài ngàn tấn)

Comparison of bored pile and barrette


• Làm việc lệch tâm (chịu N, M,Q) =>
Tường chắn (các tòa nhà có tầng hầm).
• Chiều sâu lớn (<100m).
• Thi công tầng hầm theo phương pháp
Top – Down.
Cọc Barrette là giải pháp tối ưu cho
các công trình nhà cao tầng trong
tương lai ở Việt Nam.
Phần I: KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Máy đào gàu ngạm: là thiết bị dùng để
đào đất loại sét và loại cát, được điều khiển
bằng thuỷ lực hay dây cáp.

Gầu ngạm đất mềm


Máy đào gầu phá: gắn đầu phá với
những bánh xe răng cưa cỡ lớn có gắn
lưỡi kim cương.

Đầu phá đá
Dung dịch Bentonite: Là
hỗn hợp chất keo, không
hòa tan, gốc bentonít, để
giử vững vách hố khoan,
hay hố đào.
Lồng cốt thép:
Hình dạng của lồng
thép tùy thuộc vào
hình dạng của cọc
hay tường.
Thường được
chế tạo sẵn ở nhà
máy và tổ hợp ở
công trường.
Phần II: THIẾT KẾ VÀ THI
CÔNG CỌC BARRETTE
GiỚI THIỆU

Cọc Barrette: là một loại cọc khoan nhồi,


không thi công bằng lưỡi khoan hình tròn mà
là thi công bằng máy đào gầu ngạm hình chữ
nhật.

Cọc baret thường là hình chữ nhật có kích


thước: chiều rộng 0.6÷1.5m, chiều dài
2.2÷6.0m. Và cọc baret có thể có nhiều tiết
diện khác nhau như: +,T, I, L…
1.THIẾT KẾ CỌC BARRETTE:
1.1.Khảo sát địa chất công trình cho móng cọc:

VD: Trong nhiều trường hợp cọc


barrette cần phải đụng tầng đá, mặt
đá có thể nghiêng, cho nên mũi cạp
đất của máy đào bị chận lại, không
móc được hết đất, cho nên khi đổ
beton, nó chỉ chịu trên một góc của
barrette thôi.

TCVN 160 : 1987 – “Khảo sát


địa kĩ thuật phục vụ cho thiết
kế và thi công móng cọc”
1.2.Thiết kế cọc barrette:
1.2.1.Vt liu làm cc barrette:

Beton: #250 ÷ #350.


Cốt thép:
Thép chủ: Ф16 ÷ Ф32 loại AII.
Thép đai: Ф12 ÷ Ф16 loại AI hoặc AII.
1.2.2.Tit din cc hình ch nht:
a

Cạnh dài a
2.20 2.20 2.80 2.80 2.80 3.60 3.60 3.60
(m)

Cạnh ngắn b
0.80 1.00 0.80 1.00 1.20 1.00 1.20 1.50
(m)

Diện tích S
1.76 2.20 2.24 2.80 3.24 3.60 4.30 5.40
(m²)
1.2.3.Mt s loi tit din khác:

P=600T÷1600T

P=1000T÷2000T

P=1000T÷1800T P=1600T÷3200T
P=1000T÷3600T
P=1600T÷3000T
1.2.4.B trí ct thép cho cc barrette
hình ch nht:

Khoảng cách
Đường Loại
giữa các tim Lưu ý
kính thép
trục cốt thép

Cốt thép Hàm lượng cốt thép


16 - 32 AII 200
dọc µ = 0.4÷0.65%

Cốt thép đai 12 - 16 AI, AII 300

Cốt thép Không làm cản trở


đai giằng 12 -16 AI, AII ≥ 300 việc đổ beton trong
ngắn suốt chiều dài cọc
1.2.4.B trí ct thép cho cc barrette
hình ch nht:
• Chiều dài toàn bộ lồng cốt thép được nối
bởi nhiều đoạn, dài từ 6÷12m.
• Để đảm bảo cho lớp beton bảo vệ cốt thép
dày ≥7cm phải đặt các con kê.
• Đặt sẵn các ống bằng kim loại hoặc bằng
chất dẻo có đường kính khoảng 60mm.
Ghi chú: Cấu tạo lồng cốt thép rất đa dạng, tùy
theo tư vấn thiết kế ; tùy theo kích thước cọc
barrette, tùy theo điều kiện địa chất, tùy theo tải
trọng công trình và tùy theo thiết kế thi công mà
có thể thay đổi cho phù hợp.
1.2.5.Thit k đài cc barrette:
1.2.5.1.Bố trí cọc và đài cọc:

a)Bố trí cọc đơn:

Thí dụ: Haruo View Tower


(HCM C.) dùng 3210m²
tường trong đất dày 0.6m
sâu 30m để làm 2 tầng
hầm. Dùng 6 cọc Barrette
0.8x2.8m sâu 44.5÷46.5m.
Công trình cao 19 tầng.
b)Bố trí đài cọc của nhóm cọc:

Thí dụ: Công trình đã dùng 2500m2 tường trong


đất dày 0.8m sâu khoảng 22m và 58 cọc barrette
0.8m x 2.8m sâu 55m.
c)Bố trí đài cọc cho tổ hợp nhiều cọc
barrette:
Thí dụ: Petronas Towers (Malaysia).
Petronas Towers (1998) cao khoảng 450m.
Công trình này đã
dùng 29.000m² tường
trong đất bằng beton
cốt thép dày 0.8m sâu
30m để làm các tầng
hầm. Đã dùng 2 loại
cọc barrette 1.2x2.8m
sâu từ 60÷125m và
cọc 0.8x2.8m sâu từ
40÷60m. Đài cọc là
loại móng bè dày 4.5m
làm bằng beton cốt
thép.
1.2.5.2.Thiết kế đài cọc đơn:
a)Vật liệu làm cọc:
Beton: #250 ÷ #350
Cốt thép: Ф12 ÷ Ф32, loại AII
b)Kích thước đài cọc:
Chiều cao đài cọc: hđ ≥ 1.5b
Kích thước tiết diện đài cọc:
Cạnh dài: A ≥ a + 2 (250mm ÷ 350mm)
Cạnh ngắn: B ≥ b +2 (250mm ÷ 350mm)
Trong đó: b – bề rộng tiết diện cọc barrette
a – cạnh dài tiết diện cọc barrette
c)Bố trí cốt thép:
- Ở mặt trên và mặt
dưới: Ф12÷32 loại
AI, đặt thép có trục
tim cách nhau
≈200mm.
- Ở 4 mặt bên:
Ф12÷32 loại AII, đặt
thép có trục tim
cách nhau ≈300mm.

Thép đài thư ng đư c c u to thành 2 na mng


khung ri ni vi nhau.
1.2.5.3.Thiết kế đài có 2 cọc barrette:

hđ ≥ 2.0b
&

A ≥ a + 2 (250÷350mm)
B ≥ 4b +2 (250÷350mm)

Chú ý: khoảng cách giữa


2 mép cọc barrette ≥2b.
1.2.5.4.Thiết kế đài có 3 cọc barrette:

hđ ≥ 2.5b b=0.60m; 0.80m


hđ ≥ 2.0b b=1.0m; 1.2m; 1.5m
&
A ≥ a + 2 (250÷350mm)
B ≥ 7b +2 (250÷350mm)

Chú ý: khoảng cách giữa


2 mép cọc barrette ≥2b.
1.2.5.5.Thiết kế đài cọc dạng móng bè có
nhiều cọc barrette:

1- Khoảng cách giữa các cọc barrette (theo


cạnh ngắn của tiết diện cọc) là ≥2b tính
theo mép cọc, hoặc ≥3b tính theo trục tim
cọc (b là cạnh ngắn của tiết diện cọc
barrette).

2- Chiều dày của đài cọc hđ ≥ 3b.


2.THI CÔNG CỌC BARRETTE:
2.1.Đào hố cọc:
2.1.1.Thit b đào h:
2.1.2.Chun b h đào:

1 Đào bằng tay một hố


đào có kích thước đúng
bằng kích thước thiết kế
của cọc barrette và sâu
khoảng 0.80-1.00m.
2 Đặt vào hồ đào nói trên một khung cữ bằng
thép chế tạo sẵn.
3 Nếu không có khung cữ bằng thép thì có thể
đổ bêtông hoặc xây tường gạch tốt với ciment
mác cao.
2.1.3.Ch to dung dch bentonite:
a)Tính chất dung dịch bentonite mới:
• Dung trọng nằm trong khoảng 1.01 ÷1.05.
• Độ nhớt Marsd >35s.
• Độ tách nước <30cm3.
• Hàm lượng cát bằng 0.
• Đường kính hạt <3mm.
b)Sử dụng và xử lý dung dịch bentonite:
• Trộn 20÷50kg bột bentonite với 1m3 nước.
• Cho dung dịch vào bể chứa.
• Sử dụng dung dịch bentonite một cách tuần hoàn.
Dung dịch khoan bùn được đưa về trạm xử lí. Các
tạp chất bị khử đi, còn lại là dung dịch khoan như
mới để tái sử dụng.
Dung dịch sau khi xử lí phải có đặc tính sau:
• Dung trọng <1.2
• Độ nhớt Marsh từ 35÷40s.
• Độ tách nước <40cm3.
• Hàm lượng cát ≤5%.
2.1.4.Đào hố cọc barrette bằng gàu ngạm:

Gàu đào phải thả


đúng cữ định
hướng đặt sẵn.
Hố đào phải đảm
bảo đúng vị trí và
thẳng đứng.

Phải đảm bảo cho kích thước hình học hố đào


đúng thiết kế và không bị sạt lở. Muốn vậy, phải
đảm bảo dung dịch bentonite thu hồi về chỉ chứa
cặn lắn ≤5%.
Trong lúc đào phải cung cấp thường xuyên
dung dịch bentonite mới, tốt vào đầy hố đào,
bề mặt của dung dịch bentonite phải đảm bảo
cao hơn mực nước ngầm ngoài hố đào 2m.
Khi đào đến độ sâu thiết kế phải tiến hành thổi
rửa bằng nước có áp. Dùng bơm chìm để hút
cặn lắng bằng đất, cát nhỏ lên. Còn cát to,
cuội sỏi, đá vụn thì dùng gầu ngoạm vét sạch.
Trên thực tế thường rót khó vét sạch nên cho
phép chiều dày lớp cặn lắng dưới đáy hố
≤10cm.
Sau khi đào xong hố cọc barrette, phải kiểm
tra lại lần cuối cùng kích thước hình học hố
đào. Sai số cho phép của cạnh ngắn là ±5cm,
cạnh dài là ±10cm, chiều sâu là ±10cm, độ
nghiêng theo cạnh ngắn là 1% so với hố đào.
2.2.Chế tạo lồng thép và thả vào hố đào
cho cọc barrette:
Sai số cho phép về kích thước hình học của
lồng thép như sau:
• Cự ly giữa các cốt thép dọc: ±1mm.
• Cự ly giữa các cốt thép đai: ±2mm.
• Kích thước cạnh ngắn tiết diện: ±5mm.
• Kích thước cạnh dài tiết diện: ±10mm.
• Độ dài tổng cộng của lồng thép: ±50mm.
Nối các đoạn lồng cốt thép lại với nhau khi
thả xong từng đoạn có thể dùng phương
pháp buộc (nếu cọc chỉ chịu nén) hoặc dùng
phương pháp hàn điện (cọc chịu cả N, M,Q).
2.3.Đổ beton cọc barrette:
Cấp phối beton thường dùng như sau:
• CLL (đá dăm 1x2cm hoặc 2x3cm): %.
• CLN (cát vàng): 45%.
• Tỉ lệ N/X: 50%.
• Ciment PC30: 370÷400kg/1m3 beton.

Độ sụt của beton: 13÷18cm.


Trước khi đổ bêtông phải lập đường cong đổ
bêtông cho một cọc barrette, theo từng ôtô beton
một. Một đường cong đổ beton phải có it nhất 5
điểm phân bố đều đặn trên chiều dài cọc.
Đổ bêtông bằng phểu hoặc máng nghiêng nối
với ống dẫn. Đầu ống bêtông có nút tạm, khi
bêtông đầy, trọng lượng beton sẽ đẩy nút xuống
làm cho beton chảy liên tục xuống hố đào, cách
làm này nhằm tránh beton bị phân tầng.
Ống đổ beton có chiều dài bằng chiều dài cọc.
Trước lúc đổ beton, nó chạm đáy, sau đó được
nâng lên khoảng 15cm để dòng beton chảy
xuống liên tục.
Khi beton từ dưới đáy hố dâng lên thì cũng rút
ống dẫn beton lên dần nhưng phải đảm bảo đầu
ống luôn ngập trong beton tươi môt đọan 2÷3m.
Tốc độ đổ beton không được quá chậm cũng
không được quá nhanh, tốc độ hợp lí là 0.6
m3/phút.
Không nên bắt đầu đổ beton vào ban đêm mà
nên đổ vào sáng sớm. Phải đổ beton liên tục cho
xong từng cọc trong 1 ngày.
Phải thường xuyên theo dõi và ghi chép mức cao
của mặt beton tươi dâng lên sau mỗi ôtô đổ vào
hố cọc.
Phải tính được lượng beton cần thiết đổ đầy mỗi
cọc để chủ động trong thi công.
Khối lượng
beton thực tế
thường lớn hơn
khối lượng beton
tính toán (theo
kích thước hình
học của cọc)
khoảng 5÷20%,
nếu quá 20% thì
phải kiểm tra lại.
Phần III: THIẾT KẾ VÀ THI
CÔNG TƯỜNG TRONG ĐẤT.
TƯỜNG TRONG ĐẤT

1/Những khái niệm chung về tường trong đất:


a)Định nghĩa:
-Tường trong đất là một bộ phận kết cấu
công trình bằng bêtông cốt thép được đúc tại
chỗ hoặc lắp ghép.
b) Phạm vi áp dụng tường trong đất:
TƯỜNG TRONG ĐẤT
• Làm tường hầm cho nhà cao tầng
TƯỜNG TRONG ĐẤT
• Các công trình ngầm: đường tàu điện
ngầm, đường cầu chui, cống thoát nước,
gara ôtô dưới đất.
TƯỜNG TRONG ĐẤT
• Làm tường chắn đất, làm kè bờ cảng
TƯỜNG TRONG ĐẤT
2/ Thi công tường trong đất
• a/ Đào hố cho panen đầu tiên
• Bước 1: đào một phần hố đến chiều cao
thiết kế
• Bước 2: đào phần hố bên cạnh , cách hố
đầu tiên một dải đất
• Bước3: đào nốt phần đất còn lại ( đào
trong dd bentonite) để hoàn thành một hố
cho panen đầu tiên theo thiết kế
TƯỜNG TRONG ĐẤT
TƯỜNG TRONG ĐẤT
TƯỜNG TRONG ĐẤT
b/ Hạ lồng thép, đặt gioăng chống thấm và
đổ bêtông cho barrette đầu tiên
- Bước 4: hạ lồng cốt thép vào hố đào sẵn,
trong dd bentonite. Sau đó đặt gioăng
chống thấm CWS( nhờ có bộ gá lắp băng
thép chuyên dụng) vào vị trí.
- Bước 5: đổ bêtông theo phương pháp vữa
dâng, thu hồi dd bentonite về trạm xử lí.
- Bước 6: hoàn thành đổ bêtông cho toàn
bộ panen thứ nhất.
TƯỜNG TRONG ĐẤT
TƯỜNG TRONG ĐẤT
TƯỜNG TRONG ĐẤT
c) Đào hố cho panen tiếp theo và tháo bỏ
gioăng chống thấm.
- Bước 7: đào một phần hố sâu đến cột thiết
kế đáy panen ( đào trong dd trong
bentonite).
- Bước 8: đào tiếp đến sát panen số 1.
- Bước 9: gỡ bộ gá lắp gioăng chống thấm
bằng gàu đào khỏi cạnh của panen số1
TƯỜNG TRONG ĐẤT
TƯỜNG TRONG ĐẤT
Tháo bộ gá gioăng
TƯỜNG TRONG ĐẤT
TƯỜNG TRONG ĐẤT
d) Hạ lồng thép, đặt gioăng chống thấm vá
đổ bêtông cho panen thứ 2.
- Bước 10: hạ lồng cốt thép xuống hố đào
chứa đầy dd bentonite. Đặt bộ gá lắp cùng
với gioăng chống thấm CWS vào vị trí.
- Bước 11: đổ bêtông cho panen thứ 2 bằng
phương pháp vữa dâng, như panen số 1.
- Bước 12: tiếp tục đào hố cho panen thứ 3
ở phía bên kia của panen số 1.
• Tiếp tục tiến hành như vậy để hoàn thành
bức từơng barrette như đã thiết kế.
TƯỜNG TRONG ĐẤT
TƯỜNG TRONG ĐẤT
TƯỜNG TRONG ĐẤT
• Chế tạo các chỗ nối (Joints):
Phần lớn các trường hợp người ta đều chế tạo các nối giữa hai
ô kế cận nhau. Các cấu trúc nối này dung phương pháp CWS
gọi là nối CWS có gắn bộ phận cản nước. Khi việc tái xử lý
bentonite đang tiến hành thì ta đưa nối CWS có bộ phận cản
nước xuống hố cùng với sườn tăng cường sát với mực nước
thấp nhất của sườn. Nối CWS sẽ được rút ra theo chiều ngang
sau khi đã hoàn toàn đào xong đất ô kế cận bằng các phương
tiện cơ khí, phương tiện đào đất, bằng dụng cụ hút bằng hơi...
Cấu trúc CWS có thể dùng như một dụng cụ hướng dẫn cho
các thiết bị đào đồng thời bảo đảm được tính liên tục về
phương diện hình học cho tường chắn.
TƯỜNG TRONG ĐẤT
TƯỜNG TRONG ĐẤT
TƯỜNG TRONG ĐẤT
Phần IV: CÁC PHƯƠNG PHÁP
CHỐNG THẤM CHO MÓNG
Các phương pháp chống thấm cho
công trình (Cọc, Tường Barrette,…)
Thêm phụ gia chống thấm vào trong bêtông.
Chống thấm bằng sơn quét
Dán chống thấm
Ngâm tẩm
Rót chống thấm
Phương pháp kết hợp
1.Thêm phụ gia vào trong bêtông

Phụ gia Hysuka Phụ gia Sika


2.Chống thấm bằng sơn quét

Sơn quét nhiều lớp


Sơn quét nhiều lớp có một lớp cốt
Sơn quét nhiều lớp được gia cố bằng
nhiều lớp cốt
3.Dán chống thấm
Dán chống thấm có lớp bảo vệ bằng đất sét
Dán chống thấm không lớp bảo vệ
Bề mặt dán chống thấm có lớp bảo vệ bằng
hạt khoáng
Dán chống thấm bảo vệ bằng gạch xây
Dán chống thấm có lớp bảo vệ là vữa trát
Dán chống thấm có lớp bảo vệ là tấm beton
Chống thấm bằng phương pháp
ngâm tẩm
5.Rót chống thấm
6.Dán chống thấm kết hợp trát
chống thấm

Dán chống thấm kết hợp trát chống thấm


Trát chống thấm kết hợp với rót chống thấm
Phần V : CÁC PHƯƠNG
PHÁP KiỂM TRA
Phn V: Các phương pháp
kiểm tra cọc, tường Barrette.

 Phương pháp tiếng vọng âm.


 Phương pháp siêu âm truyền qua.
 Phương pháp tia gamma truyền qua.
 Phương pháp trở kháng cơ học.
 Phương pháp biến dạng nhỏ.
 Khoan lấy lõi.
 Camera vô tuyến thu nhỏ.
1.Phương pháp tiếng vọng âm

Nguyên lý: Dựa trên quy luật phân phối sự


lan truyền và phản xạ của sóng trong môi
trường đồng nhất, bao gồm:

• Phát một chấn động vào đầu cọc.


• Thu nhận sau khi phản xạ.
• Đo thời gian truyền sóng phát ra với vận
tốc lan truyền.
Màn hình
hiển thị

Máy hiện sóng


Đầu
phát Đầu
thu
Ưu điểm
• Trị số đo nhanh.
• Không cần đặt các ống riêng trong kết
cấu cọc.

Nhược điểm
• Chỉ kiểm tra chiều sâu <15m.
• Một vài khuyết tật không thể tìm do hạn
chế của thiết bị hiện nay.
• Không thể kết luận được chất lượng 2m
đầu tiên.
2.Siêu âm

Nguyên lý:
• Phát một chấn động siêu âm trong một
ống nhựa đầy nước đặt trong thân cọc.
• Đầu thu đặt cùng mức trong một ống khác
cũng chứa đầy nước, được bố trí trong
thân cọc.
• Đo thời gian hành trình và biễu diễn độ
dao động thu được.
Điều khiển tời

Tời Đo chiều dài cáp

Ghi kết Hiển thị


quả đo tín hiệu

<1.5m
Ưu điểm
• Xác định vị trí của dị thường trong chiều
sâu cọc cũng như tiết diện thân cọc.
• Diễn tả các kết quả trực tiếp.
• Ghi liên tục trên toàn bộ chiều dài thân
cọc.

Nhược điểm
• Không thể hiện chất lượng tiếp xúc mũi
cọc (thường cách mũi 10cm).
3.Kiểm tra bằng truyền tia gamma
Nguyên lý: dựa trên cơ sở các hiện tượng
hấp thụ của một chùm tia gamma đi qua vật
liệu cụ thể.
Tiến hành
• Đặt các ống bằng thép, số lượng ống
thay đổi tùy theo kích thước cọc.
• Các ống phải rất sạch (tẩy rửa trước khi
dùng).
• Tuổi tối thiểu của cọc khi thăm dò là ≤ 2
ngày.
Ưu điểm
• Chính xác.
• Diễn tả kết quả ngay tại công trường.
• Ghi liên tục suốt chiều dài cọc.
• Có thể dò tìm các khuyết tật của tiếp xúc
mũi cọc nếu các ống đặt sẵn đủ sâu, gần
đáy lỗ khoan cọc (<5 cm).

Nhược điểm
• Sử dụng nguồn phóng xạ => thận trọng.
• Phương pháp đòi hỏi sự như nhau của
cọc có số lượng khá đủ các ống đặt trước
để thăm dò.
Thiết bị đếm
Tời Điều khiển tời
Bộ phân tích

Bộ ghi

Nguồn
phóng xạ
Phần VI: Các sự cố thường
gặp trong thi công cọc, tường
Barrette.
Các s c đin hình trong công
tác thi công cc, tư ng Barrett.

 Không rút được ống vách lên trong thi


công đào có ống vách.
 Sập vách hố đào.
 Trồi cốt thép khi đổ bêtông.
 Các hư hỏng về bêtông cọc, tường
barrette.
 ….
Sự cố không rút ống vách lên được
trong thi công đào có ống vách

Nguyên nhân

• Trong tầng cát sự cố là do ảnh hưởng


nước ngầm, trong tầng sét do lực dính tương
đối lớn hoặc do tồn tại đất sét nở => lực ma
sát giữa thành ống và các tầng đất lớn.
• Thiết bị tạo lỗ bị nghiêng lệch nên thiết bị
nhổ ống vách không phát huy hết công suất.
• Đầu ngạm cuả máy đào va chạm mạnh
vào thành ống vách làm cong vênh, méo =>
tăng ma sát của vách với đất khi muốn rút
vách lên thẳng.
• Thời gian giữa 2 lần lắc ống vách quá dài
cũng làm khó rút ống lên, đặc biệt là ống đã
xuyên qua tầng chịu lực.
• Bê tông đổ một lượng quá lớn mới rút ống
vách lên hoặc chế tạo bêtông có độ sụt quá
thấp làm tăng ma sát giữa bêtông và ống
vách.
Biện pháp khắc phục

• Chọn phương pháp thi công và thiết bị thi


công hợp lý sao cho đạt năng suất cao.
• Sau khi kết thúc việc làm hố cọc và trước
khi đổ beton thì thường xuyên rung lắc
ống và thử nâng ống lên khoảng 15 cm có
được hay không (trong khi thử thì không
được đổ beton).
Sự cố sập vách hố đào

Nguyên nhân ở trạng thái tĩnh:

• Duy trì cột áp lực dd ben. không đủ.


• Mực nước ngầm có áp lực tương đối cao.
• Tỷ trọng và nồng độ dd ben. không đủ.
• Trong tầng cụi sỏi có nước chảy hoặc
không có nước => trong hố khoan mất dd
ben..
• Sử dụng dd giữ thành không thích hợp.
• Do tốc độ làm lỗ nhanh quá nên chưa kịp
hình thành màng dung dịch bảo vệ hố đào.

Nguyên nhân ở trạng thái động

• Khi hạ cốt thép va vào thành hố phá vỡ


màng dung dịch hoặc thành hố.
• Thời gian chờ đổ beton quá lâu làm cho
dd ben. bị tách nước nên không còn khả
năng bảo vệ vách hố khoan.
Cách phòng tránh và biện pháp khắc phục

• Sử dụng dung dịch giữ thành hố khoan


hợp lý.
• Áp dụng phương pháp thi công phù hợp.
• Duy trì tốc độ đào đều đặn tránh đào
nhanh quá và chậm quá.
• Kiểm tra dung dịch bảo vệ hố đào trong
quá trình chờ đổ beton để đưa ra biện
pháp phòng tránh thích hợp.
Sự cố do trồi cốt thép khi đổ
bêtông.

Nguyên nhân 1:
Do thành ống vách bị méo mó, lồi lỏm.
Kiểm tra kỷ thành trong của ống
vách nhất là ở phần đáy. Nếu bị
biến dạng thì phải nắn sửa.
Nguyên nhân 2:

Khoảng cách giữa mép ngoài lồng thép và


mép trong của ống vách nhỏ quá vì vậy cốt
liệu to sẽ bị kẹp vào giữa nên rút ống vách
lồng thép sẽ bị lôi lên theo.

Sàn lọc cốt liệu cho kỷ và


khoảng cách thành trong ống
vách và thành ngoài của cốt đai
phải lớn đảm bảo gấp 2 lần
đường kính lớn nhất của cốt
liệu.
Nguyên nhân 3:

Do bản thân cốt thép bị cong vênh.

Khâu gia công cốt thép phải


đảm bảo đúng theo quy định,
kiểm tra lồng thép trước khi hạ
xuống lỗ đào.
Hư hỏng về beton cọc, tường
barrette
 Kỷ thuật, thiết bị đào không được chính xác
 Sự mất dung dịch bất ngờ hoặc sự trồi lên
của đất bị sụp lở vào hố đào.
 Khâu làm sạch hố đào không được thực
hiện hoặc làm thì sơ sài => bề mặt tiếp xúc
beton và đất không tốt nhất là phần mũi cọc.
 Do phản ứng hóa học giữa beton với đất
nền và dung dịch bảo vệ thành hố làm cho
beton kém chất lượng.
• Thiết bị đổ beton không thích hợp.
• Sử dụng beton có cấp liệu không hợp lý
và đầm quá nhiều làm phân tầng beton.
• Sai sót trong việc nối ống đổ beton và
việc rút ống đổ quá nhanh làm cho beton
trong cọc bị khuyết.
• Lực đẩy của mực nước ngầm lớn làm
cho beton trôi khi đổ.
Biện pháp sử lý

• Khoan tạo lỗ.


• Bơm nước xói rửa.
• Bơm vửa xi măng mác cao.
THANKS FOR ATTENTION

You might also like