You are on page 1of 45

1

2
LỜI NÓI ĐẦU

Trong bối cảnh Việt Nam ta ngày nay, chúng ta đang phải đổi mặt với rất nhiều vấn đề
trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Đa phần dân số Việt Nam là ở khu vực nông thôn,
nghề nghiệp chính là nông nghiệp. Tuy nhiên, một đất nước đi lên từ nông nghiệp nhưng
lại có một nền nông nghiệp hết sức lạc hậu. Sự lạc hậu này đã tạo tiền đề lạm dụng thuốc
bảo vệ thực vật hay sử dụng chất cấm trong chăn nuôi mà gây lên vấn nạn an toàn vệ sinh
thực phẩm. Khi một dân tộc luôn luôn phải lo lắng về một nỗi sợ mang tên thực phẩm thì
thật khó có thể có một sức khỏe minh mẫn để có thể lo cho một tương lai dân tộc.
Hơn lúc nào hết, sự thay đổi phải được chuyển đổi một cách mạnh mẽ, và phải là một
bước đột phá trong cải cách nông nghiệp. Sự tiếp cận vấn đề cần mang tính chất trực diện
– đối mặt trực tiếp với khó khăn, nhưng phải bằng chính khả năng của mình mà tạo ra.
Với tư tưởng rõ ràng: muốn cải cách được nông nghiệp Việt thì phải dùng trí tuệ Việt. So
với nhiều hình thức khác, đa phần hướng tiếp cận của họ đều dựa vào công nghệ nước
ngoài, hay nói theo cách của những người có ý thức quốc gia thì chúng ta đang bị “nô lệ
kiến thức”. Chính vì vậy mà hầu hết sự tiếp cận mang tính chất phụ thuộc đều chưa phải
là điều kiện khả thi cho một nền nông nghiệp mới.
Công nghệ thức ăn lên men lỏng dành cho lợn – quy trình bán tự động – TuX_1 mà
tôi tạo ra hứa hẹn sẽ mang một bước đột phá trong ngành chăn nuôi lợn nói riêng và nền
nông nghiệp nói chung. TuX_1 sử dụng hệ thống thùng chứa lên men, máy bơm, đường
ống dẫn tới máng ăn và quan trọng nhất là chủng vi sinh vật – nấm men – giúp quá trình
chuyển hóa nguyên liệu thô thành thức ăn tinh, quá trình này làm hệ số thức ăn giảm hay
nói cách khác là tiết kiệm mà hiệu quả về mặt kinh tế lẫn sức khỏe. Điều đặc biệt của nó
là đơn giản và hiệu quả, hoàn toàn phù hợp với người dân Việt Nam chúng ta.
Trong bản kế hoạch kinh doanh này, chúng tôi đã xây dựng những chiến lược để có
thể đưa TuX_1 áp dụng vào thực tế, từ quy mô nhỏ tới quy mô lớn áp dụng trên toàn
quốc theo từng giai đoạn cụ thể, liên kết một loại các khâu từ gốc tới ngọn một cách triệt
để. Như vậy mới đủ sức tham gia cạnh tranh trong môi trường rất khắc nghiệt từ hữu
hình lẫn vô hình.
Bản kế hoạch kinh doanh nhằm định hướng rõ ràng cho một chặng đường phát triển
và cạnh tranh, có thể nó chưa phải là một bản kế hoạch xuất sắc, cũng có thể chưa phải là
con đường đi là một màu hồng. Nhưng với sự đam mê, hoàn cảnh nội tại có những con
người tâm huyết mong muốn thay đổi con người trong người nông dân, mọi khó khăn sẽ
đều là những bài học và sẽ được giải quyết một cách hiệu quả nhất. Điều chúng tôi cần là
một niềm tin, một niềm tin cho chúng tôi cơ hội, một cơ hội để chứng minh với mọi
người rằng: “chúng tôi dám nghĩ, dám nói, dám làm để hiện thực hóa ý tưởng cho một
giấc mơ Việt”.

Hải Phòng, tháng 1 năm 2018


Người đại diện
Dương Hồng Minh Thế
3
Mục lục
I. Ý TƯỞNG KINH DOANH......................................................................................... 6
1. Mô tả ý tưởng kinh doanh....................................................................................... 6
2. Mô tả dự án TuX_1 ................................................................................................. 7
2.1. Bối cảnh ............................................................................................................ 7
2.2. TuX_1 – giá trị tĩnh .......................................................................................... 8
2.3. Chăn nuôi – chế biến sản phẩm thịt lợn – giá trị động .................................. 12
3. Phương thức kinh doanh ....................................................................................... 13
3.1. Phương thức kinh doanh................................................................................. 13
3.2. Lý do lựa chọn ................................................................................................ 14
4. Địa điểm thực hiện ................................................................................................ 14
5. Phác họa thị trường ............................................................................................... 15
6. Khả năng thành công của dự án ............................................................................ 15
6.1. Về dự án.......................................................................................................... 15
6.2. Về con người .................................................................................................. 17
II. THÀNH VIÊN SÁNG LẬP ...................................................................................... 17
1. Thành viên ............................................................................................................ 17
2. Lý do lựa chọn lĩnh vực kinh doanh ..................................................................... 19
3. Phân tích SWOT ................................................................................................... 20
III. NGUỒN LỰC YÊU CẦU ......................................................................................... 21
1. Bản kiểm kê thiết bị .............................................................................................. 21
2. Nhân sự ................................................................................................................. 22
IV. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH ........................................................................................ 23
1. Ngân sách chi tiêu ................................................................................................. 23
1.1. Cơ sở hạ tầng .................................................................................................. 23
1.2. Chăn nuôi........................................................................................................ 25
1.3. Chi phí nhân công ........................................................................................... 26
1.4. Chế biến .......................................................................................................... 26
1.5. Bản quyền ....................................................................................................... 27
1.6. Chi phí sản xuất TuX_1.................................................................................. 27
2. Phân tích cân bằng tài chính ................................................................................. 27
2.1. Với giá trị động............................................................................................... 27

4
2.2. Với giá trị tĩnh ................................................................................................ 27
2.3. Điểm cân bằng vốn ......................................................................................... 28
V. KẾ HOẠCH MARKETING ..................................................................................... 28
1. Thị trường mục tiêu .............................................................................................. 28
2. Nghiên cứu thị trường ........................................................................................... 29
3. Phân tích thị trường .............................................................................................. 31
3.1. Phân tích môi trường vĩ mô ............................................................................ 31
3.2. Phân tích khách hàng ...................................................................................... 31
3.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh ........................................................................... 33
4. Kế hoạch marketing .............................................................................................. 36
4.1. Chiến lược sản phẩm ...................................................................................... 36
4.2. Chiến lược giá................................................................................................. 37
4.3. Chiến lược tiếp thị .......................................................................................... 37
5. Tính độc đáo của sản phẩm .................................................................................. 39
VI. TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH – KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ VỚI CHIẾN LƯỢC CẠNH
TRANH CỦA ĐÔI THỦ CẠNH TRANH ....................................................................... 40
1. Nhận diện đối thủ cạnh tranh ................................................................................ 40
2. Chiến lược: mô hình hạt nhân đánh lấn ................................................................ 40
2.1. Lý thuyết ......................................................................................................... 40
2.2. Thiết lập mô hình nông nghiệp mới ............................................................... 41
3. Phát triển phòng nghiên cứu ................................................................................. 42
4. Thiết lập trang trại vệ tinh .................................................................................... 42
5. Thiết lập bộ tiêu chuẩn mới .................................................................................. 42
VII. KIỂM TRA – ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG .............................................................. 43
1. Kiểm tra chất lượng hàng hóa và sự phục vụ ....................................................... 43
2. Quản lý ngân sách và tài chính ............................................................................. 43
3. Hồ sơ khách hàng.................................................................................................. 44
4. Phản hồi khách hàng ............................................................................................. 44
5. Đánh giá đều đặn các mục tiêu đề ra .................................................................... 44
VIII. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 44

5
I. Ý TƯỞNG KINH DOANH

1. Mô tả ý tưởng kinh doanh


Năm 2013, khi chuẩn bị tinh thần rời xa đại học, tôi đã đặt một câu hỏi cho tương lai
của riêng mình: ra trường mình sẽ làm gì? Một người xuất thân từ nông thôn, tôi cũng
thấu hiểu sự vất vả của người nông dân, cũng như sự lạc hậu của nền nông nghiệp Việt
Nam. Lúc ban đầu, tôi cũng giống như nhiều thanh niên khác khi nghĩ rằng: “nuôi con
gì, trồng cây gì” là một giải pháp, từ đó tạo cho họ một động lực, một hướng để đi tìm
những điều mới mẻ từ khắp nơi trên thế giới, hay là biến một thứ gì đó để trở thành một
thị trường ngách mà phát triển lên...Tuy nhiên, kết quả vẫn là nông nghiệp Việt Nam vẫn
không phát triển, bởi vì những gì mà họ làm đề đến từ một sự phụ thuộc vào một điều gì
đó, một khi phụ thuộc vào một người khác, ta sẽ không thể phát triển.
Nhận thấy một sự thiếu sót đó, nghiên cứu là một giải pháp nhưng nó đòi hỏi thời
gian, công sức, tài chính, thiết bị. Còn tính phổ quát thì tôi sẽ đánh thẳng vào một thứ gì
đó đại trà trong nông nghiệp. Con lợn là đối tượng phù hợp trong thời điểm. Với những
gì đã được học ở viện nghiên cứu về một ít kiến thức công nghệ sinh học. Tôi có một câu
hỏi rằng: “tại sao những công trình nghiên cứu về nông nghiệp lại không áp dụng
được vào thực tế, trong khi họ có đủ các điều kiện?”. Tôi cho rằng đó là sự tiếp cận
chưa hợp lý:
 Người chăn nuôi luôn nghĩ là làm sao nhanh, tiện, rẻ, đơn giản.
 Nhà nghiên cứu thì chi tiết, rạch ròi, đôi lúc biến đơn giản thành phức tạp hoặc
không thực tế.
Do vậy mà 2 nhà này không đến được với nhau. Vì vậy, tôi nghĩ rằng mình cần nghiên
cứu trong thực tế, tức là làm phải thiết bị cần phải đơn giản, gần gũi với người dân, sau
đó từ bước đệm đó chuyển mình gần gũi với khoa học. Lấy ý tưởng từ “thức ăn lên men
dạng lỏng dành cho lợn”, kế hoạch của tôi vạch ra ban đầu:
 Tập trung nghiên cứu để tìm ra bản chất của vấn đề
 Chế tạo thành công thành dạng thức ăn đó.
 Làm sao để biến nó thành thực tiễn trên quy mô công nghiệp.
Sau khi hoàn thành 2/3 kế hoạch, tôi đặt tên cho quy trình là: CÔNG NGHỆ LÊN
MEN LỎNG DÀNH CHO LỢN. Tuy nhiên, tôi mới chỉ nghiên cứu thành dạng thủ
công (TuX_0),tính thực tiễn là chưa cao, nhưng tôi đã hoàn thành bản thiết kế quy trình
cho chăn nuôi trên quy mô công nghiệp, đảm bảo nguyên tắc áp dụng có tính thực tế, đó
là QUY TRÌNH BÁN TỰ ĐỘNG gọi tắt là TuX_1. Với mức đầu tư 18 tỷ vnđ, tôi sẽ
hoàn thành trong năm 2018. Tới năm 2019 bắt đầu mở rộng và đưa sản phẩm ra thị
trường. TuX_1 sẽ được gọi là giá trị tĩnh. Để giá trị tĩnh này gia nhập thị trường được
thuận lợi nhất thì cần có một giá trị động kèm theo. Giá trị động chính là chế biến thịt
lợn đưa tới tay người tiêu dùng thông qua các kênh bán lẻ bằng chính sản phẩm lợn do
quy trình TuX_1 làm ra. Như vậy, ý tưởng kinh doanh sẽ gồm 2 mảng:
 Giá trị tĩnh: TuX_1 sẽ là bộ thiết bị cung cấp ra thị trường tới người chăn nuôi do
tôi nghiên cứu chế tạo.

6
 Giá trị động: chế biến và cung cấp thịt lợn sạch tới tay người tiêu dùng thông qua
các cửa hàng tiện ích, siêu thị. Lý do là có sự khác biệt rất lớn về chất lượng sản
phẩm thịt của quy trình Tux_1 so với quy trình chăn nuôi thức ăn dạng viên.
Với giá trị tĩnh, TuX_1 sẽ thay đổi hoàn toàn bộ mặt chăn nuôi Việt Nam, là một sản
phẩm độc đáo, hiệu quả, hoàn toàn phù hợp với tư duy người nông dân. Đây sẽ là sản
phẩm mang tính chất cách mạng trong ngành chăn nuôi lợn. Do vậy, nó có thể tạo ra
những tác động trực tiếp tới không gian bên ngoài:
 Chính phủ: thúc đẩy đề án chăn nuôi lợn xuất khẩu được quy hoạch ở Thái Bình,
Nam Định. Đồng thời, nó thúc đẩy các chính sách của chính phủ về cải cách nền
nông nghiệp, vực dậy ngành chăn nuôi lợn đang gặp khủng hoảng trong năm 2017.
Thúc đẩy việc nâng cao tiêu chuẩn chất lượng trong thực phẩm.
 Kinh tế: chuẩn bị và thúc đẩy quá trình mở rộng thị trường xuất khẩu thịt lợn, thay
đổi cách phương thức kinh doanh truyền thống để phù hợp với nền kinh tế thị
trường.
 Xã hội và xu hướng: vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được nâng lên một tầm
cao mới để đáp ứng được sự đòi hỏi của người tiêu dùng khi chất lượng cuộc sống
ngày càng tăng. Góp phần tạo ra một xu hướng mới trong việc tự chủ trong nghiên
cứu, tìm hiểu bản chất vấn đề, đặt một nền móng cho một chuẩn mực trong các
hạng mục tiêu chuẩn tiêu dùng.
 Công nghệ: ngành công nghệ sinh học sẽ có một môi trường thực tế để tiếp cận
trực tiếp, từ đó có góc nhìn về tầm quan trọng của ngành công nghệ sinh học đối
với nông nghiệp. Sự gần gũi này sẽ là động lực để thu hút, đào tạo nhân tài.
 Môi trường: vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn sẽ không phải là một
vấn đề lớn, khi mùi chất thải từ lợn không quá ô nhiễm như chăn nuôi bằng thức
ăn công nghiệp dạng viên.

2. Mô tả dự án TuX_1

2.1. Bối cảnh


Vào năm 2006, liên minh châu Âu – EU đã ra luật là cấm cho chất kháng sinh vào
thức ăn nuôi vì lý do bảo vệ sức khỏe con người, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn
kháng kháng sinh. Kể từ đó tới nay, công nghệ lên men lỏng đã có điều kiện quan trọng
để phát triển và là xu hướng của thế giới và đã chiếm 70% tại các nước Đức, Hà Lan, Bỉ,
Pháp. Cuối năm 2017, chính phủ Việt Nam cũng đã ra luật kể từ năm 2018 cấm đưa chất
kháng sinh vào chăn nuôi.
Như vậy, chúng ta có thể nói rằng: Việt Nam đang đi theo tiến trình các nước phát
triển đã từng gặp phải, những gì họ đã trải qua thì Việt Nam cũng sẽ phải trải qua. Xu
hướng công nghệ lên men lỏng chắc chắn sẽ phải phát triển ở Việt Nam. Nhất là trong
hoàn cảnh hiện tại, cải cách nông nghiệp là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Dự án
TuX_1 của chúng tôi mong muốn được giúp một phần nhỏ bé trong công cuộc đưa Việt
Nam thoát khỏi tình trạng nông nghiệp trì trệ, lạc hậu.

7
2.2. TuX_1 – giá trị tĩnh
TuX_1 là công nghệ lên men lỏng dành cho lợn – quy trình bán tự động được phát
triển để phù hợp với hoàn cảnh chăn nuôi ở Việt Nam do người Việt Nam nghiên cứu và
phát triển. TuX_1 là một quy trình để tạo ra một nền tảng trong chăn nuôi thay thế hoàn
toàn quy trình chăn nuôi kiểu cũ – thức ăn cám dạng viên.

2.2.1. Nguyên lý
TuX_1 có bản chất là quá trình lên men. Quá trình lên men là sự phát triển và sinh
trưởng của vi sinh vật (TuX_1 sử dụng nấm men), chúng sản sinh ra các đa enzyme:
 Thủy phân tinh bột, protein từ dạng khó hấp thụ sang dạng dễ hấp thụ hơn như
đương đơn, acid amin...
 Xúc tác quá trình chuyển đường đơn thành lactic acid, acetic acid làm môi
trường có độ pH thấp, góp phần ức chế vi khuẩn có hại trong môi trường như:
Salmonella, E.Coli khiến không có điều kiện phát triển để có thể gây bệnh
thương hàn, tiêu chảy ở vật nuôi.
 Các hợp chất canci có trong thành phần nguyên liệu như xương cá cũng sẽ bị
thủy phân để có thể dễ dàng hấp thụ.
Quá trình phát triển của vi sinh vật cũng tạo ra các hợp chất cao phân tử quan trọng
khác là vitamin, chúng tạo ra một hệ miễn dịch tự nhiên, điều hòa các quá trình chuyển
hóa vật chất. Quá trình này sẽ giúp giảm hệ số chuyển hóa thức ăn tức là tiết kiệm nguồn
thức ăn nhưng vẫn cho ra một đơn vị trọng lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm.

2.2.2. Thiết bị TuX_1

Hình 1. Mô hình tổng quan TuX_1


8
Hình 2. Sơ đồ - thiết kế thiết bị tổng quan TuX_1
9
Hình 3. Mô hình mô phỏng thiết kế TuX_1 khi áp dụng thực tế
10
Hình 4. Mô hình mô phỏng thiết bị TuX_1
11
2.2.3. Phân tích SWOT

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)


 Phù hợp với người chăn nuôi Việt  Chi phí đầu tư thiết bị ban đầu là lớn.
Nam xét trên mọi góc độ: trình độ dân  Trước khi bắt đầu đưa vào chăn nuôi,
trí, thao tác vận hành, quy mô chăn người nông dân sẽ phải được đào tạo
nuôi. để vận hành – phải học kiến thức.
 Hệ số chuyển hóa thức ăn giảm: tiết  Thiết kế lại chuồng trại khi muốn
kiệm nguồn thức ăn. Hệ số chuyển chuyển từ quy trình chăn nuôi cũ sang
hóa khoảng 2,3 – 2,5, tức là 2,3 – 2,5 TuX_1.
kg thức ăn cho ra 1kg thịt lợn hơi.
 Tạo ra môi trường ức chế vi khuẩn có
hại như Salmonella, E.Coli gây ra các
bệnh về đường tiêu hóa.
 Không sử dụng chất kháng sinh, hạn
chế dịch bệnh.
 Giảm sự phụ thuộc tối đa từ các yếu tố
bên ngoài: tự sản xuất được nấm men,
tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu
nông nghiệp, tạo cơ sở liên kết kinh tế
vùng.
 Áp dụng cho lợn tập ăn tới xuất
chuồng.
 Khả năng thu hồi vốn nhanh.
Cơ hội (O) Thách thức (T)
 Là công nghệ bắt buộc Việt Nam sẽ  Là công nghệ mới do vậy cần có sự
phải tiến tới. tiếp cận người chăn nuôi một cách từ
 Thị trường rộng lớn. từ để có thể khuyến khích họ chuyển
 Việt Nam đang trong quá trình cải đổi hoàn toàn sang TuX_1.
cách nông nghiệp, thắt chặt các quy  Đối thủ cạnh tranh là những tập đoàn
chuẩn trong chăn nuôi. Chính phủ hàng đầu, có tiềm lực tài chính, có
đang tìm giải pháp cho cải cách ngành kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất
chăn nuôi lợn. thức ăn chăn nuôi. Họ đang là người
nắm thị trường cho chăn nuôi kiểu cũ.

2.3. Chăn nuôi – chế biến sản phẩm thịt lợn – giá trị động
Để có thể tạo ra một thế chủ động cũng như sự tương hỗ giữa giá trị động và tĩnh sẽ
cho ra một cơ sở vững chắc cho một sân chơi mới đối trọng lại với đối thủ cạnh tranh.

2.3.1. Mục đích


 Chủ động tạo ra một nguồn sản phẩm sạch, an toàn, đủ tiêu chuẩn để có thể
xuất khẩu. Làm cơ sở phục vụ cho yếu tố quảng bá công nghệ TuX_1: thực tế,

12
tỉ mỉ, tiết kiệm, hiệu quả. Vừa có một môi trường để người chăn nuôi sau khi
đặt hàng TuX_1 có điều kiện quan sát, thực hành.
 Chủ động trong chế biến sẽ kiểm soát được quá trình chăn nuôi một cách hiệu
quả. Làm cơ sở để tạo ra thương hiệu.

2.3.2. Phân tích SWOT

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)


 Chất lượng sản phẩm thịt cao.  Chi phí đầu tư ban đầu lớn
 Chủ động trong chế biến nên đảm bảo  Thời điềm ban đầu, số lượng chế biến
nguồn gốc xuất xứ. sẽ không đủ công suất hoặc chưa thể
 Quy trình chăn nuôi là thuần nhất nên tiêu thụ ngay do sự tiếp cận chưa
có tiêu chuẩn rõ ràng. đúng.
Cơ hội (O) Thách thức (T)
 Thị trường của sản phẩm thịt lợn sạch 
là rộng lớn.
 Ở Việt Nam chưa có cơ sở chăn nuôi
nào có một quy trình chăn nuôi ổn
định, quy mô có thể hướng tới công
nghiệp. Do vậy, TuX_1 tạo ra sản
phẩm thịt sẽ là tiêu chuẩn mới cho
chất lượng, ổn định.
 Có cơ hội xuất khẩu sang thị trường
nước ngoài.

2.3.3. Mẫu mã bao bì sản phẩm


Khi các khâu trong kế hoạch được giải quyết một cách trật tự, đúng thời gian để tránh
xao nhãng, nên mẫu mã bao bì sản phẩm sẽ được thiết kế sau. Thời điểm là sau khi đã
vẫn hành TuX_1.

3. Phương thức kinh doanh

3.1. Phương thức kinh doanh


Chúng tôi có 2 giá trị để mang tới cho khách hàng là giá trị tĩnh và giá trị động.
Giá trị tĩnh: với bộ thiết bị trong quy trình TuX_1 chiếm một diện tích lẫn không gian
lớn. Kèm theo là sự vận hành lẫn kiến thức nên hình thức kinh doanh là chủ yếu là nhận
đơn đặt hàng. Khi người chăn nuôi được tiếp cận sau đó đặt hàng sản phẩm, chúng tôi sẽ
cung cấp một khóa đào tạo về cả lý thuyết lẫn thực hành thực tế ngay tại trang trại.
 Giúp người chăn nuôi nắm rõ kiến thức, hiểu và tự có thể phát triển theo bản chất
và nguyên liệu sẵn có tại địa phương.
 Nắm chắc cơ chế vận hành thiết bị, cách khắc phục sự cố nếu có sự cố bất thường.
 Sau khi hoàn thành khóa học, chúng tôi sẽ lắp đặt thiết bị, có kỹ sư tư vấn trong
giai đoạn ban đầu.

13
Giá trị động: với sản phẩm thịt mà chúng tôi chế biến, sản phẩm sẽ được cung cấp tới
hệ thống cửa hàng tiện ích hoặc hệ thống siêu thị. Do đó, mà hình thức kinh doanh sẽ là
đơn vị cung cấp sản phẩm.

3.2. Lý do lựa chọn


Giá trị tĩnh:
TuX_1 là một sản phẩm đặc thù, là một nền tảng căn bản và khá mới mẻ ở nước ta.
Với một mục đích là thay thế toàn bộ thức ăn cám dạng viên công nghiệp, tạo tiền đề để
cái cách nền nông nghiệp lạc hậu trở lên hiện đại thì cần phải có sự tiếp cận vấn đề phải
thực tế, chi tiết:
 Trình độ dân trí của Việt Nam còn hạn chế, tâm lý ăn sổi đã in sâu vào trong nếp
nghĩ, cách làm. Vì vậy mà vấn đề hiểu rõ bản chất của vấn đề thường ít được chú
trọng. Các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi dựa chủ yếu dựa vào tư duy ăn sổi
này để kinh doanh. Hình thức kinh doanh này sẽ tạo cho người chăn nuôi có tư duy
hệ thống để thay thế cho tư duy ăn sổi. Có như vậy mới tạo ra một sân chơi mới
lấn át đối thủ cạnh tranh.
 Sự tiếp cận vấn đề này sẽ tạo ra mối quan hệ khăng khít giữa chúng tôi và người
chăn nuôi. Như vậy sẽ kiểm soát được số đàn, thuận tiện cho vấn đề tạo nguồn
nguồn sản phẩm. Qua đó, có thể hợp tác với người chăn nuôi trong khâu làm đầu
ra cho người chăn nuôi, chuyển qua giá trị động chế biến.
Giá trị động:
 Chuỗi cửa hàng, siêu thị đã có mặt ở rất nhiều nơi, có thể nói là họ đã thâu tóm thị
trường bán lẻ.
 Không có kinh nghiệm trong quản lý ở lĩnh vực kinh doanh cửa hàng.
 Không có nhiều đơn vị sản xuất và cung cấp sản phẩm có chất lượng hay tiêu
chuẩn nhất định về chất lượng.

4. Địa điểm thực hiện


Thôn Cẩm Khê – xã Toàn Thắng – huyện Tiên Lãng – thành phố Hải Phòng
Lý do lựa chọn:
Vị trí địa lý:
 Tiên Lãng là huyện thuần nông, xung quanh được bao bọc bởi 2 con sông Văn
Úc – sông Khuể và biển nên không có hiện tượng úng ngập.
 Thuộc đầu làng Cẩm Khê, có khu đất ruộng rộng rãi, cao ráo, phù hợp với sự
mở rộng quy mô chăn nuôi. Nơi đây cũng là địa điểm nằm trung tâm khu vực
canh tác nông nghiệp. Tương lai gần, những khu vực xung quanh sẽ trở thành
nơi trồng cây nguyên liệu, phục vụ cho chăn nuôi và thực phẩm hữu cơ thương
mại – vùng nguyên liệu sản xuất.
 Đất canh tác còn bỏ ngỏ vì so sánh về giá trị không bằng làm các công việc
khác.
 Đường xá rất thuận tiện cho xe ô tô đi lại trong việc nhận – chở hàng.

14
Về con người:
 Hiện tại, công nghiệp đã về các vùng nông thôn, nhiều hộ nông dân trồng lúa
hay cây trồng là vì giữ đất, lấy thóc ăn, rau xanh là chủ yếu, giá trị kinh tế đem
lại là không cao. Người nông dân cũng không còn mặn mà với trồng trọt.
 Hiện tượng bán đất ruộng đang phổ biến trong dân.
 Người nông dân sẵn sàng hợp tác nếu nông nghiệp mang lại lợi ích kinh tế cho
họ.

5. Phác họa thị trường


Thị trường mà TuuTee nhắm tới là ngành chăn nuôi Việt Nam và lĩnh vực thực phẩm
sạch.
Khách hàng của TuuTee bao gồm
Giá trị tĩnh – công nghệ TuX_1
 Người chăn nuôi lợn quy mô trang trại. Nếu quy mô hộ gia đình thì những hộ
gia đình này cần góp vốn để có thể thực hiện vì TuX_1 không hướng tới chăn
nuôi nhỏ lẻ.
 Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm.
 Chính phủ: đại diện là hợp tác xã nông nghiệp.
Giá trị động – sản phẩm thịt lợn
 Hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch.
 Hệ thống siêu thị.

6. Khả năng thành công của dự án

6.1. Về dự án
TuX_1 là một nền tảng mang trong mình một sứ mệnh:
 Mang tới một giải pháp khắc phục triệt để khủng hoảng lợn, giúp người dân có
một sự lựa chọn cho một tương lai sáng sủa hơn.
 Mang tới cho người dân có một nguồn thực phẩm sạch, an toàn.
 Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công nghệ sinh học, thu hút nguồn
nhân lực đam mê với công nghệ sinh học không bị lãng phí tài năng.
 Định nghĩa lại sự chuẩn mực trong khái niệm chăn nuôi, thực phẩm sạch. Đặt
một tiêu chuẩn cụ thể trong chăn nuôi.
 Bước đầu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền nông nghiệp tân tiến.
 Mang lại giá trị cho nhà đầu tư.
Để nói về khả năng thành công của dự án, ta phải xét trên nhiều góc độ để có thể đưa
ra một sự dự đoán mà tỷ lệ dự đoán thành hiện thực là cao nhất.
Các nước phát triển – EU
Vào năm 2006, liên minh châu Âu EU đã cấm sử dụng chất kháng sinh vào chăn nuôi.
Từ đây, công nghệ lên men lỏng được đưa vào sử dụng và phát triển mạnh. Trong vòng
10 năm (2006 – 2016), công nghệ lên men lỏng đã chiếm khoảng 70% trong các trang
trại chăn nuôi. Hoàn cảnh chăn nuôi bằng cám viên của họ cũng hoàn toàn giống thực tại
15
ở Việt Nam. Họ đã trải qua và Việt Nam đang trải qua, sự tiến tới công nghệ lên men là
chắc chắn sẽ phải đến.
Nếu áp dụng công nghệ nước ngoài vào thì xét trên mọi phương diện thì không thể
phù hợp với người chăn nuôi Việt Nam và bối cảnh kinh tế, con người. TuX_1 đã tiếp
cận một cách trực diện và khách quan, đó là một lợi thế cho tỷ lệ thành công.
Trong nước
Tất cả các phương pháp được triển khai ở Việt Nam như: ủ men vi sinh, đệm lót sinh
học, bỗng rượu, bã bia... nhằm thay thế thức ăn dạng viên đều không khả quan vì:
 Lòng cốt các phương pháp này đều dựa vào thức ăn công nghiệp, chúng chỉ làm
một chức năng là tạo một vỏ bọc.
 Các phương pháp đều không có quy chuẩn rõ ràng hay quy trình được coi là đạt
chuẩn, chủ yếu là tận dụng.
 Các sản phẩm thịt sản xuất ở Việt Nam có chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn an toàn là
chưa có nhiều. Quy mô nhỏ, số lượng ít.
TuX_1 có tiêu chuẩn rõ ràng, rành mạch, áp dụng trên quy mô đa dạng từ trung bình
tới rất lớn.
Về nghiên cứu phát triển
Hình thức chăn nuôi chủ yếu là cám viên công nghiệp nên mọi phương pháp nghiên
cứu để áp dụng vào thực tế đều lấy cám viên làm trung tâm:
 Đệm lót sinh học chủ yếu là xử lý chất thải trong chăn nuôi cám viên.
 Men vi sinh: trộn với thức ăn tự chế hoặc pha trộn với cám công nghiệp để tăng
hiệu quả sử dụng thức ăn, tiết kiệm nguyên liệu, hạn chế mùi hôi của chất thải.
 Cám chứa biozeem: là thế hệ cám mới của cám viên, là sự tích hợp men vi sinh và
cám viên cũ khi họ nâng cấp sấy phun sương.
Những hình thức này hoàn toàn không có bước đột phá và không thể là một bước
chuyển tiếp theo như sự phát triển của các nước Âu châu đã từng trải qua. TuX_1 là sự
tích hợp tất cả các ưu điểm mà các phương pháp kia có, nâng cao những ưu điểm để trở
lên tối ưu, là một bước đệm để ngành chăn nuôi Việt Nam tiệm cận với ngành chăn nuôi
hiện đại của EU.
Về người chăn nuôi
TuX_1 phù hợp với chăn nuôi ở quy mô trang trại. Tiệm cận được:
 Vẫn sử dụng những lao động nhàn rỗi trong dân – tận dụng nguồn lao động để
nâng cao thu nhập, việc làm.
 Tận dụng được các nguyên liệu sẵn có trong sản xuất nông nghiệp.
 Phù hợp với mọi thói quen, trình độ học vấn, từ đó từng bước cải thiện trong quá
trình phát triển tiếp theo.
Như vậy, TuX_1 có khả năng tiếp cận tới người chăn nuôi một cách tự nhiên nhất có
thể, dễ dàng, tỉ mỉ.
Về người tiêu dùng
Người tiêu dùng sẽ có một sản phẩm an toàn khi họ biết:

16
 Có tiêu chuẩn rõ ràng: không sử dụng chất cấm, kháng sinh, nguyên liệu rõ nguồn
gốc.
 Quy trình chăn nuôi thuần nhất, khép kín.
 Khu chế biến đạt chuẩn.

6.2. Về con người


Tôi có một quan niệm: đã sợ thì không làm, đã làm thì không sợ. Đối với nhiều người,
thì nó có thể là một sự liều lĩnh hoặc sẽ là sai lầm trong việc lựa chọn con đường khác
theo cảm tính. Tuy nhiên, sự quan ngại của mọi người nó mới chỉ là suy nghĩ ban đầu của
một sự tiêu cực trong lớp vỏ bọc an toàn. Nếu không có sự lựa chọn liều lĩnh hay lựa
chọn một con đường khác mới chỉ là bước khởi đầu để nhận biết ai là kẻ hèn nhát hoặc là
người bản lĩnh. Sự khác nhau chỉ nằm trong từ “muốn” rằng: “bạn mong muốn phục vụ
điều gì? cho bản thân hay cho mọi người được thụ hưởng, vậy cái đó thì cái gì tới trước?
Bên cạnh đó, xung quanh tôi có rất nhiều những con người có thực tài nhưng chưa thể
phát huy được khả năng vốn có, vì nhiều lý do. Lý do chung nhất là họ chưa thể vượt qua
được lớp vỏ bọc cá nhân an toàn. Vì vậy mà tôi muốn là người xé toang những vỏ bọc ấy
để họ cùng tới tôi tiến xa hơn trong tương lai.
Thành công thực sự là mang tới cho mọi người niềm hạnh phúc và sự tự hào. Chúng
tôi hy vọng sẽ là một trong rất nhiều người mang tới điều đó để phục vụ nhân dân bằng
chính chất xám của sự tử tế.

II. THÀNH VIÊN SÁNG LẬP

1. Thành viên
Người sáng lập: Dương Hồng Minh Thế
Ngày sinh: 12/10/1991
Nơi sinh: Ngọc Động – xã Tiên Thanh – huyện Tiên Lãng – thành phố Hải Phòng
Tình trạng hôn nhân: độc thân
Thành viên sẽ hỗ trợ hoàn thành dự án TuX_1 trong tương lai gần nếu như nhận được
sự đầu tư của các nhà đầu tư:

Tên thành viên Học hàm Lĩnh vực


Hoàng Thị Bích Tiến sĩ Công nghệ sinh học – INPC
Nguyễn Văn Hiệu Cử nhân Đã từng làm ở hệ thống siêu thị Vinmart
Nguyễn Văn Hiển Cử nhân Chuyên viên Logistics
Phạm Thị Biển Cử nhân Chuyên viên phân tích hóa học
Nguyễn Đức Giang Cử nhân Công nghệ thông tin
Hoàng Trung Đức Cử nhân Công nghệ thông tin

Tiểu sử học tập và nghề nghiệp


9/2010 – 6/2015: học tập tại khoa Hóa học, đại học khoa học Tự nhiên – đại học quốc
gia Hà Nội.
17
3/2014 – 6/ 2015: thực tập sinh tại viện hóa học các hợp chất thiên nhiên. Tại đây, tôi
được tiếp xúc với một chút về ứng dụng của công nghệ sinh học – enzyme.
9/2015 tới nay là hoàn thành dự án TuX_0 về nghiên cứu thức ăn thể lỏng dành cho
lợn trên dạng thủ công. Tương lai gần, nếu có đủ số vốn sẽ hoàn thành TuX_1 dạng bán
tự động trong năm 2018 để phá vỡ thế độc quyền thức ăn dạng viên chăn nuôi theo mô
hình chăn nuôi công nghiệp.
Quá trình thực hiện dự án
Để có được một kết quả tốt (xét về mặt nghiên cứu thực tế) như ngày hôm nay:
 9/2015 – 3/2016: thu thập kiến thức từ các báo cáo khoa học quốc tế, tập san và
sách liên quan tới lên men lỏng nhằm tạo ra một nền tảng kiến thức ban đầu. Làm
thực hành theo hướng dẫn của các chế phẩm sinh học cũng như tự lên men để rượu
với mục đích quan sát sự phát triển.
 4/2016 – 12/2016: tiến hành thử nghiệm thực tế trên vịt và gà. Thử nghiệm gặp
thất bại về mặt kinh tế và kỹ thuật do tiếp cận vấn đề sai. Nhưng đạt được mục
đích là chúng phát triển không bị các bệnh tật đi kèm.
 1/2017 – 2/2017: hệ thống lại kiến thức, nhìn nhận lại quá trình đã làm để tìm hiểu
tại sao lại tiếp cận sai vấn đề, viết lại quy trình mới và tối ưu hết mức có thể với
dụng cụ thử nghiệm còn thô sơ nhưng thực tế.
 3/2017 – 8/2017: tiến hành thử nghiệm thực tế trên lợn (giống lợn 3 máu được mua
tại hộ dân địa phương gồm 8 con). Quá trình lên men lỏng, tuy nhiên sử dụng thức
ăn đậm đặc để làm nguyên liệu cho quá trình lên men (không kiểm soát được chất
cấm liệu có trong nguyên liệu hay không), nên tính hoàn thiện kết quả thống kê là
không đạt. Mục đích đạt được trong thời gian thử nghiệm là hoàn thiện quy trình
(thời gian lên men), lợn đạt được các chỉ tiêu: không bị mắc bệnh liên quan tới
đường tiêu hóa, không phát sinh bệnh khi gặp thời tiết nắng nóng hoặc thay đổi
thời tiết bất thường.
 9/2017 – 12/2017: tiến hành lại thử nghiệm thực tế trên lợn (giống lợn 3 máu được
mua lại tại hộ dân địa phương, sử dụng cá biển không nguyên con được mua tại cơ
sở chế biến cá cảng cá Diêm Điền – Thái Bình) đã đạt được các chỉ tiêu quan
trọng: quá trình lên men, hệ số tiêu hóa thực ăn thấp, không phát sinh bệnh tật liên
quan tới đường tiêu hóa, hô hấp nên không phải sử dụng chất kháng sinh. Tốc độ
lớn từ khoảng ngoài 30kg là nhanh, tuy rằng lợn chưa phải đạt yêu câu như lợn
siêu nhưng các chỉ tiêu cơ bản mang tính chất bản chất cốt lõi của vấn đề là đạt
trên thực tế. Việc hoàn thành từ chuyển thủ công sang bán tự động là hoàn toàn
khả thi và trong tầm tay.
Trong quá trình thực hiện dự án là có nhờ trang trại của hộ gia đình không dùng tới
chuồng nuôi, sự ủng hộ nho nhỏ của một người bác ruột, 2 người bạn và gia đình về mặt
tài chính đủ sức làm được TuX_0. Tuy nhiên, TuX_0 có một ứng dụng rất lớn về cả hiệu
suất lao động, giá trị kinh tế nên Tux_1 cần có một nguồn tài chính đủ lớn để hoàn thành,
không chỉ đưa dự án tới thành công mà nó sẽ tạo ra một xu thế tất yếu cho quá trình cải
cách nông nghiệp hoàn toàn tự chủ với tri thực Việt, giúp người nông dân tự thay đổi một
cách bền vững có học thức mà quy trình công nghệ này mang lại.
Sở thích cá nhân
 Thích giúp những người yếu thế trong những hoàn cảnh nhất định.

18
 Thích mạo hiểm, việc khó – thử thách, sáng tạo trong lĩnh vực mà mình quan tâm
hoặc sẽ quan tâm về mặt giải pháp thực tế. Luôn luôn tìm kiếm sự mới mẻ trong
những điều đã cũ.
 Thích đọc sách nhưng chưa bao giờ đọc trọn vẹn một quyển sách dù dày hay
mỏng. Thể loại thường đọc: triết học, tâm lý học, sách hóa sinh, một số tài liệu về
kinh tế học, ca dao dân ca.
 Thích hoạt động thể thao, khám phá tìm tòi thế giới tự nhiên.
 Không thích: làm việc, suy nghĩ theo phong trào – cá nhân hóa, sự chán nản trong
suy nghĩ.

2. Lý do lựa chọn lĩnh vực kinh doanh


Những lý do khiến tôi chọn lĩnh vực kinh doanh này:
 Câu hỏi luôn đặt ra là tại sao đất nước ta lại nghèo? Người nông dân vất vả nhưng
lại tạo ra những giá trị thấp? Tại sao người ta lại thích thoát khỏi lũy tre làng?
 Chúng ta vẫn được học trong chương trình giáo dục: “Việt Nam có một nền văn
minh lúa nước” – tức là đã có một nền nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, trong
thời đại hiện nay, rất nhiều người đã ra nước ngoài học về nông nghiệp từ những
điều tưởng chừng như đơn giản nhất sau đó nhập khẩu những thức ở xứ người về
nước. Tại sao chúng ta lại lâm vào hoàn cảnh này? Chả lẽ chúng ta không tự tạo
cho riêng mình một bản sắc nông nghiệp hay chỉ thích ăn sổi? Một đất nước xuất
phát từ nông nghiệp nhưng lại chẳng hiểu gì về nông nghiệp – một sự thật nghiệt
ngã.
 Trong nhiều cuốn sách mà các tác giả viết đều nói chất chứa trong đó thuật ngữ “ý
thức quốc gia”. Nó đã chất chứa một nỗi niềm, sự lo lắng cho sự tồn vong, thịnh
suy của một dân tộc. Vậy thì hà cớ gì, mình không thử sức mà liệu rằng mình có
thể đáp lại phần nào những dòng tâm tư ấy?
Đó là chỉ những dòng suy nghĩ mà chưa có một kế hoạch rõ ràng để bắt đầu như thế
nào? Điều gì là tiên phong để mở lối. Đầu năm 2013, tôi có đọc cuốn sách “start – up
nation” viết về câu chuyện khởi nghiệp của đất nước Israel, và tôi cũng không đọc hết
cuốn sách và tôi nhận ra một điều: “muốn làm được một điều gì lớn lao đó kiến thức,
thông minh là chưa đủ mà còn phải có đam mê, sự mạo hiểm quyết đoán đôi lúc cần một
chút yếu tố may mắn nhưng luôn nghĩ là sự may mắn chỉ chiếm một phần nhỏ thì mới
khơi dậy được tiềm năng phát triển, tuy nhiên nếu làm cho riêng bản thân thì không bao
giờ phát triển mà nó phải tạo lợi ích cho mọi người thì mình mới có thể phát triển”.
Không chỉ có vậy, cũng phái nhìn nhận là tại sao nước Mỹ lại trở thành siêu cường là vì
họ có những con người luôn đi tìm kiếm cho mình cơ hội, cô hội khẳng định bản thân.
Những tố chất hay những tư tưởng ấy, dân tộc chúng ta còn hạn chế.
Tôi muốn làm điều gì đó không chỉ muốn mọi người cải thiện được tình hình kinh tế,
giúp cải cách nông nghiệp mà điều đó còn thay đổi tư duy của nhiều người bởi vì thay
đổi được tư duy là bản chất của ngọn nguồn phát triển. Trong suốt 2 năm từ 2013 – 2015
tôi đã lập nhiều kế hoạch để dấn thân vào nông nghiệp nhưng thất bại. Nhưng trong một

19
bài giảng, tôi đã nghe tới thuật ngữ “lên men lỏng” của một người, và tôi bắt đầu chú ý
tới. Tuy nhiên, khi tìm hiểu kỹ hơn thì nó xuất hiện cũng khá lâu, cũng đã có nhiều người
làm nhưng chưa thành công về mặt thực tế. Duy chỉ có thông tin trên mạng rằng ở một số
nước Bắc Âu, họ đã xây dựng lên quy trình hoàn thiện và đang phát triển. Tôi có băn
khoăn rằng tại sao không làm được mặc dù khí hậu nước ta hết sức thuận lợi?
9/2015, sau khi rời ghế nhà trường, tôi bắt đầu thực hành những điều cơ bản, dụng cụ thô
sơ. Tuy nhiên, với một tư tưởng: vì nông nghiệp thô sơ, người dân sự dụng mọi thứ tạm
bợ, nếu không tạm bợ sao có thể thay đổi được sự tạm bợ. Mặc dù chịu áp lực từ nhiều
phía nhưng tôi nghĩ:
 Nếu đã tự nhận mình là người thông minh, có khả năng tìm kiếm và học tập kiến
thức thì nếu mình không làm thì ai sẽ làm? Trông chờ vào ai? Liệu họ làm vì nền
nông nghiệp hay làm vì một điều gì mà không phải như vậy?
 Nếu mình từ bỏ để đi làm thuê, kiến thức được học lại không được sử dụng vậy
thật uổng phí công sức học tập hay sao? Và liệu rằng nó có giúp mình thực hiện
được ước mơ? Đối với riêng cá nhân mình thì điều đó rất hổ thẹn với kiến thức.
 Với nguồn tài chính hạn hẹp, thiết bị rất thô sơ nhưng nếu tối ưu hóa và hạn chế
được một số vấn đề thì cũng có thể cho ra những kết quả chấp nhận được, vừa sức
với kiến thức hiện tại mà lại có sự thực tế. Tôi cũng đã dựa trên những quy luật tự
nhiên để làm tư tưởng xuyên suốt cho mọi quá trình. Điều làm hiện tại chỉ là chiến
thuật ngắn hạn, còn chiến lược dài hạn là phải áp dụng đúng theo quy chuẩn mới
có thể tạo ra sự đột biến chỉ khi nắm được yếu tố bản chất, không chỉ đúng trong
thủ công đơn giản mà còn trên quy trình hiện đại.
 Nếu mình có thể giúp được mọi người thay đổi cách nghĩ, cách làm theo hướng
hiện đại, bền vững, góp công sức bé nhỏ để cải cách nông nghiệp, cho quốc gia
dân tộc lên một tầm phát triển mới. Lúc đó mình có cơ sở để bắt đầu thực hiện ước
mơ riêng của bản thân.
 Nếu mình có thất bại thì chỉ mình mình thất bại, mọi người cũng không ảnh hưởng
gì. Nhưng nếu có kết quả tốt thì nó sẽ mang tới những điều kỳ diệu, mọi người sẽ
được thừa hưởng thành quả mà kết quả ấy mang lại. Đó là sự đổi chác mạo hiểm
đáng để thử thách, cơ hội cho mình là rất nhiều.
 Mặc dù xuất phát điểm là học về kiến thức khoa học, kiến thức kinh tế là chưa có
nhiều. Nhưng để có thể kinh doanh thì phải tạo ra sản phẩm bằng chính năng lực
của mình. Làm ra sản phẩm trước, kiến thức kinh tế sẽ học tập sau để tiết kiệm thời
gian cũng như công sức trong nâng cao hiệu suất lao động.
 Chỉ bằng cách này mới có khả năng kéo được những người có khả năng, nhưng chỉ
vì lớp vỏ bọc an toàn quá lớn khiến họ không thể đi lên bằng khả năng thực sự. Tôi
mong muốn mình tự tạo ra cơ hội cho mình và có thể vận dụng để tạo cho người
khác có cơ hội.

3. Phân tích SWOT

20
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
 Có khả năng tìm kiếm, phát huy sở  Do khó khăn về tài chính nên: sản
trường của nhân tài. phẩm vẫn nằm trên giấy, chưa có cơ
 Có các thành viên có kinh nghiệm hội làm việc với nhà sản xuất để chế
trong từng lĩnh vực cụ thể, có tri tạo sản phẩm.
thức.  Chưa có nhiều kinh nghiệm trong
 Có khả năng nghiên cứu – phát triển lĩnh vực kinh doanh về sản phẩm
sản phẩm có tính sáng tạo, tối ưu khoa học công nghệ.
hóa.  Điều kiện nghiên cứu khoa học còn
 Là những người trẻ nên giàu nhiệt hạn chế.
huyết, đam mê, năng động, có ý thức 
quốc gia – dân tộc.
 Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, khắc
phục sự cố trong thời gian nhanh
nhất.
Cơ hội (O) Thách thức (T)
 Thị trường cho 2 dòng giá trị là rộng  Đối thủ cạnh tranh có nguồn lực tài
mở. chính mạnh, có kinh nghiệm lâu năm
 Có nguồn khách hàng tiềm năng là trong lĩnh vực chăn nuôi.
người chăn nuôi – giá trị tĩnh và  Đối mặt với thách thức bản quyền
người tiêu dùng – giá trị động. sản phẩm.
 Đất nước đang có nhu cầu về cải
cách nông nghiệp, nhu cầu tăng cao
của người dân về sản phẩm sạch, an
toàn.
 Tư duy người chăn nuôi đang thay
đổi từ tư duy ăn sổi sang phát triển
bền vững. Họ đã hiểu đâu sẽ là điều
tốt nhất đối với họ khi niềm tin đặt
vào nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi
đang ở mức rất thấp.

III. NGUỒN LỰC YÊU CẦU

1. Bản kiểm kê thiết bị

Bản kiểm kê trang thiết bị cơ bản


Phân khu Tên thiết bị Số lượng
Chung Bóng đèn 30
Quạt điện 5
Điều hòa 3
Bệ đỡ nhỏ 4
Bệ đỡ lớn 3
Giàn đỡ cố định 1

21
Bể lên men 5m3 3
3
Bể chứa dịch 0.4m 4
Khu chăn nuôi
Máy khuấy nhỏ 4
Máy khuấy lớn 3
Máy bơm tăng áp 1
Khu lên men Nồi đun 1
Thùng nhựa 80 liter 10
Máy nghiền bột 1
Kho chứa nguyên liệu Khay sấy inox 20
Lò sấy than, khí 1
Tủ cấy vi sinh 2
Nồi hấp tiệt trùng 1
Tủ mát 1
Phòng nghiên cứu
Tủ đông sanaky 300l 1
Đĩa petri 200
Ống nghiệm 100
Khu chế biến Cân đồng hồ 3
Máy hút chân không 1
Văn phòng Kệ sách 1
Tivi 1
Bàn làm việc 4

2. Nhân sự
Tiêu chí trong tuyển chọn nhân lực
Mỗi người có một khả năng làm tốt nhất được một việc nhất định, nên để tạo ra một
sức mạnh thì cần làm việc với những người giỏi nhất. Sự kết hợp họ lại sẽ là sự phát triển
bền vững. Như vậy, trong số nhân sự sẽ cần phải chia:
 Nhân công – nhân viên chế biến: sẽ là những người nông dân, công nhân bình
thường, có độ tuổi từ 35 – 50 tuổi.
 Nhân lực chất lượng cao:
 Phòng nghiên cứu: là những người trẻ, có thể là mới tốt nghiệp đại học
liên quan tới sinh học hoặc hóa học. Sinh viên được nhắm tới là tốt
nghiệp trường đại học khoa học Tự nhiên – đại học quốc gia. Bên cạnh
đó, phòng nghiên cứu sẽ hợp tác với viện nghiên cứu. Trong giai đoạn
đầu, phòng nghiên cứu có những thiết bị khá sơ sài, nên chỉ tập trung vào
sự tiếp cận thiết bị, làm quen với một môi trường làm việc mới. Tới giai
đoạn phát triển thì phòng nghiên cứu sẽ được trang bị đầy đủ để phát triển
sản phẩm mới. Tiến dần tới mời những người có học hàm tiến sĩ trở lên
về làm việc và đứng đầu nghiên cứu phát triển.
 Phòng kinh doanh: là những người trẻ, tạo điều kiện tối đa cho những
người mới tốt nghiệp đại học có cơ hội phát huy khả năng. Trong giai
đoạn ban đầu, phòng kinh doanh sẽ chưa có nhân sự, phòng nghiên cứu
22
sẽ đảm nhiệm công việc này để tiết kiệm chi phí cũng như khả năng tiếp
cận kinh doanh khi giai đoạn đầu chưa thực sự có quá nhiều phức tạp.
Nhưng tới giai đoạn phát triển sẽ tách riêng và riêng biệt với phòng
nghiên cứu.
Tôi sẽ là người trực tiếp tuyển dụng và nhận diện để mời nhân lực chất lượng
cao về làm việc.
Chính sách nhân sự
 Nhân sự ký hợp đồng ít nhất 1 năm và ít nhất là 2 năm đối với nhân sự phòng
nghiên cứu.
 Chính sách cơ bản: lương, thưởng, tăng ca, bảo hiểm, hỗ trợ chi phí ăn ở, đi lại.
 Chính sách nâng cao: tạo điều kiện tối đa để nhân sự phát triển bản thân trong
học thuật, quan hệ cộng đồng, nhóm hoạt động hiệu quả.
Kế hoạch nhân sự
Trong từng giai đoạn cụ thể sẽ có tuyển dụng nhân sự.
 Trong giai đoạn 1 có khoảng thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng, sau đó sẽ bắt đầu
tuyển nhân công chăn nuôi. Trước khi lợn được chế biến thành sản phẩm thịt sẽ
bắt đầu tuyển dụng nhân sự cho chế biến.
 Tới giai đoạn 2 là việc xây dựng thêm 3 trang trại chăn nuôi, nâng tổng số lên là
4 sẽ tuyển dụng 9 nhân công nữa. Sau khi nuôi luân chuyển được ổn định, và
cũng là thời điểm bán được công nghệ TuX_1, mới bắt đầu tuyển dụng nhân
viên kinh doanh. Trong khoảng thời gian chưa ổn định, tôi và nhân sự phòng
nghiên cứu kết hợp với sự quen biết bên ngoài sẽ đảm nhiệm thêm một số chức
năng để đảm bảo bộ máy vận hành một cách có hệ thống trước khi chuyển giao
công việc.
 Giai đoạn 3: bắt đầu tuyển dụng những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường thuộc
lĩnh vực công nghệ sinh học – hóa học để tạo nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực
này sẽ đào tạo để chuẩn bị cho kế hoạch phát triển nhanh chóng của dự án.
Cùng đó là tuyển dụng nhân viên kinh doanh.
 Giai đoạn 4: nguồn lực này sẽ được tỏa được các địa phương thông qua các
trang trại vệ tinh.

IV. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

1. Ngân sách chi tiêu

1.1. Cơ sở hạ tầng
Giai đoạn 1: chi phí dự kiến xây dựng cơ bản

Xây dựng cơ sở hạ tầng


Phân khu Diện tích (m2) Đơn giá dự Chi phí (vnđ)

23
kiến
Đất nông nghiệp 10.000 100.000 1.000.000.000
Phòng thí nghiệm + văn phòng 70 2.000.000 140.000.000

Khu lên men 30 1.000.000 30.000.000


Kho nguyên liệu 60 1.000.000 60.000.000
Khu chăn nuôi 1.000 1.500.000 1.500.000.000
Khu chế biến 60 1.500.000 90.000.000
Dâng lập mặt bằng 1.400 120.000 168.000.000
Biogas 200.000.000
Tổng 3.188.000.000

Giai đoạn 2: Xây dựng mở rộng


Là giai đoạn phát triển thêm cơ sở chăn nuôi – 3 trang trại.

Mở rộng Diện tích Đơn giá Số lượng Chi phí

Khu chăn nuôi 1.000 1.500.000 3 4.500.000.000

Dâng lập mặt bằng 1.200 120.000 3 432.000.000

Biogas 200.000.000 3 600.000.000

Bộ thiết bị 98.000.000 3 294.000.000

Tổng 5.826.000.000

Bản kiểm kê thiết bị cơ bản

Bản kiểm kê trang thiết bị cơ bản


Phân khu Tên thiết bị Số lượng Đơn giá dự kiến Chi phí (vnđ)
Bóng đèn 30 60.000 1.800.000
Chung Quạt điện 5 500.000 2.500.000
Điều hòa 3 8.000.000 24.000.000
Bệ đỡ nhỏ 4 2.500.000 10.000.000
Bệ đỡ lớn 3 2.500.000 7.500.000
Giàn đỡ cố định 1 4.000.000 4.000.000
Khu chăn nuôi 3
(bộ thiết bị) Bể lên men 5m 3 12.000.000 36.000.000
3
Bể chứa dịch 0.4m 4 1.500.000 6.000.000
Máy khuấy nhỏ 4 4.000.000 16.000.000
Máy khuấy lớn 3 4.500.000 13.500.000
Máy bơm tăng áp 1 5.000.000 5.000.000
Nồi đun 1 300.000 300.000
Khu lên men Thùng nhựa 80 liter 10 130.000 1.300.000
Máy nghiền bột 1 25.000.000 25.000.000

24
Kho chứa nguyên liệu Khay sấy inox 20 120.000 2.400.000
Lò sấy than, khí 1 3.000.000 3.000.000
Tủ cấy vi sinh 2 91.000.000 182.000.000
Nồi hấp tiệt trùng 1 150.000.000 150.000.000
Tủ mát 1 10.000.000 10.000.000
Phòng nghiên cứu
Tủ đông sanaky 300l 1 8.000.000 8.000.000
Đĩa petri 200 12.500 2.500.000
Ống nghiệm 100 2.000 200.000
Cân đồng hồ 3 300.000 900.000
Khu chế biến Máy hút chân không 1 12.000.000 12.000.000
Kệ sách 1 2.000.000 2.000.000
Văn phòng Tivi 1 10.000.000 10.000.000
Bàn làm việc 4 900.000 3.600.000
Tổng 539.500.0

1.2. Chăn nuôi

Chi phí mua giống lợn siêu nạc

Số lượng Đơn giá Chi phí


496 1.000.000 496.000.000

Giá lợn giống có thể biến động trong thời gian tới do tình trạng khủng hoảng lợn
chưa có diễn biến. Đây là giá dự kiến khi giống lợn ổn định.

Chi phí thức ăn chăn nuôi dự kiến

Nguyên liệu Khối lượng (kg) Đơn giá Chi phí (vnđ)

Ngô hạt 60.000 6.000 360.000.000

Đậu tương 11.000 13.000 143.000.000

Cám gạo 7.000 6.000 42.000.000

Cá khô 42.000 12.000 504.000.000

Tổng 120.000 1.049.000.000

Khối lượng nguyên liệu được tính theo hệ số là 2.5kg nguyên liệu thu được 1kg thịt
lợn hơi. Chi phí vaccin khi mua lợn giống đã được tiêm phòng đầy đủ, còn không sử
dụng bất kỳ loại thuốc nào trong quá trình chăn nuôi theo quy trình chăn nuôi TuX_1.
Giá nguyên liệu có thể sẽ giảm.
Chi phí chăn nuôi cho 1 lứa dự kiến
Giống 496.000.000

25
Nguyên liệu 1.049.000.000
Tổng 1.545.00.0

1.3. Chi phí nhân công

Chi phí nhân sự


Giai đoạn Nhân sự Số lượng Lương trả Số tháng Chi phí
Giai đoạn 1 Phòng nghiên cứu 2 8.000.000 18 288.000.000
Nhân công 3 5.000.000 18 270.000.000
Chế biến 3 6.000.000 12 216.000.000
Giai đoạn 2 Nhân công 9 5.000.000 12 540.000.000
Kinh doanh 2 6.000.000 12 144.000.000
Tổng 19 1.458.000.000

Tổng chi phí thực hiện khoảng:

Giai đoạn Vật chất Số lượng Đơn giá Chi phí


Xây dựng cơ sở hạ 1 3.188.000.000 3.188.000.000
tầng
Giai đoạn 1 Thiết bị cơ bản 1 539.500.000 539.500.000
Chăn nuôi lứa 1 1 1.545.000.000 1.545.000.000
Xây dựng mở rộng 1 5.826.000.000 5.826.000.000
Giai đoạn 2 Chăn nuôi lứa 2 3 1.545.000.000 4.635.000.000
Nhân sự 19 1.458.000.000 1.458.000.000
Tổng 17.191.500.000

1.4. Chế biến


Trong thời điểm bắt đầu quá trình chế biến và xét với quá trình chăn nuôi, tại thời thời
điểm ấy là thời điểm chưa ổn định. Do vậy, việc đầu tư dây chuyền tự động là chưa cần
thiết. Lý do:
 Nguồn nhân lực tham gia chế biến cần có thời gian quen việc để thành thạo.
 Khi tư duy, thao tác, nguồn lợn bắt đầu ổn định mới bắt đầu đầu tư dây chuyền
giết mổ tự động.
 Tạm thời sẽ giết mổ bán tự động, chi phí thiết sẽ quy thuộc vào chi phí xây
dựng.

26
1.5. Bản quyền
Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp có lệ phí:

Tên thủ tục Lệ phí

Nộp đơn 180.000

Công bố đơn 120.000

Thẩm định nội dung 300.000

Cấp văn bằng bảo hộ 120.000

Đăng bạ 120.000

Tổng 840.000

1.6. Chi phí sản xuất TuX_1


Nội dung đơn đăng ký sẽ là bản thiết kế của bể chứa lên men và bể chứa dịch. Khi
đem tới nhà sản xuất sẽ cần phải có những sự thỏa thuận. Chi phí này chúng tôi chưa có
kinh nghiệm nên chưa thể đưa ra con số bởi vì còn phụ thuộc vào chi phí làm khuôn đúc.
Nhưng nếu có sự có mặt của nhà đầu tư, cầu nối này sẽ được giảm và chi phí có thể giảm
xuống để hoàn thiện sản phẩm một cách nhanh nhất.
Giá bộ thiết bị trên là giá dự kiến nếu đạt được thỏa thuận sản xuất ban đầu, và sản
xuất hàng loạt dự kiến bắt đầu từ năm thứ 2.
Với tổng vốn đầu tư là 18 tỷ vnđ thì sẽ còn khoảng 808,5 triệu vnđ sẽ là những chi phí
phát sinh (chủ yếu thuộc về sự bôi trơn hệ thống + khách hàng tiếp cận ban đầu) và
chi phí vận chuyển. Mọi chi phí sẽ luôn được công khai minh bạch.

2. Phân tích cân bằng tài chính

2.1. Với giá trị động


Trong 2 năm 2016 và 2017 thì thị trường giá thịt lợn sạch hầu như không chịu tác
động từ bên ngoài, giá luôn ổn định do nguồn cung khan hiếm, luôn luôn ở mức giá
50.000vnđ/1kg lợn hơi. Thời gian nuôi từ lúc cai sữa (10kg) tới 100kg là khoảng 4,5 – 5
tháng.
Doanh thu từ chế biến cho con lợn hơi sẽ khoảng 30% giá trị con lợn, tức là trung bình
khoảng 65.000vnđ/kg.

Doanh thu cho một chu trình


Số lượng Trọng lượng (kg) Giá (vnđ) Tổng (vnđ)
496 100 65.000 3.224.000.000

2.2. Với giá trị tĩnh


Giá bán dự kiến trọn bộ thiết bị + chuyển giao công nghệ: 300.000.000vnđ
27
2.3. Điểm cân bằng vốn
 Với khoản đầu tư 18.000.000.000 vnđ.
 Số lứa X
 Số lượng TuX_1 bán ra là Y
Để cho dễ tính toán doanh thu cho một chu trình và giá TuX_1 đã bao gồm:
 Chi phí cho nhà sản xuất mà chúng tôi đặt hàng sản phẩm (doanh nghiệp
trong nước hoàn toàn có thể sản xuất, đơn vị mà chúng tôi muốn hợp tác là
Đại Thành – Sơn Hà).
 Chi phí chuyển giao công nghệ.
 Chi phí đào tạo.
 Chi phí nghiên cứu phát triển.
 Chi phí tư vấn, khắc phục sự cố trong thời gian bảo hành.
 Thuế
 Chi phí marketing.
 Chi phí chế biến
Điểm hòa vốn trong giá trị động
3,224X = 18 => X = 6 lứa.
Điểm hòa vốn trong giá trị tĩnh:
0,3 Y = 18 => Y = 60 bộ
Xét thời gian triển khai từng giai đoạn trong xây dựng cơ sở hạ tầng tới khi có sản
phẩm hoàn thành, cũng là thời gian hiện thực sự khả thi cho tất cả mọi người thấy ưu
điểm vượt trội của TuX_1.
Giai đoạn 1: bắt đầu có vốn, thực hiện việc mua đất, dâng lấp mặt bằng mất khoảng 3
tháng. Xây dựng và lắp đặt thiết bị khoảng 2 tháng, vận hành – hiệu chỉnh thiết bị + vấn
đề khác khoảng 1 tháng. Sau đó bắt đầu nuôi lợn khoảng 5 tháng.
Giai đoạn 2: Trong khoảng thời gian nuôi lứa lợn đầu tiên, sẽ hoàn thành việc xây
dựng 3 trang trại để có thể nuôi lợn và chế biến lợn một cách tuần hoàn. Bước đầu tới
giai đoạn ổn định về cơ sở vật chất lẫn quá trình vận hành toàn bộ hệ thống.
Có thể coi năm đầu tiên là năm xây dựng cơ sở, năm thứ 2 là năm mở rộng.
Coi như quá trình chăn nuôi: 2 lứa/1trang trại/1 năm
Trong năm mở rộng đặt mục tiêu là chuyển giao trọn gói 12 bộ thiết bị (thời gian phát
triển mạnh vào 6 tháng cuối của năm thứ 2). Như vậy, doanh thu trong 2 năm đầu
khoảng:
3,224× (1+ 2×4) + 0,3 × 12 = 32,616 tỷ.
Điểm cân bằng vốn: 1 + 18/32,616 = 1,6 năm.

V. KẾ HOẠCH MARKETING

1. Thị trường mục tiêu


TuuTee mang tới 2 giá trị cho khách hàng.
28
Giá trị tĩnh
Đối tượng khách hàng chủ yếu sẽ thuộc về:
 Người chăn nuôi: họ đều đã từng là những người chăn nuôi lợn theo quy mô trang
trại. Họ muốn có được một sự lựa chọn khác thay vì sản xuất theo mô hình kiểu cũ,
một mô hình mới hiện đại và hiệu quả.
 Doanh nghiệp chế biến thực phẩm: họ muốn xây dựng khu chăn nuôi để có một
nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định hoặc để tạo ra sự ổn định trong sản xuất khi
thị trường có sự biến động.
 Chính phủ: đại diện cho chính phủ thực hiện sẽ là hợp tác xã. Chính phủ đang lập
đề án chăn nuôi lợn xuất khẩu tại 2 tỉnh Thái Bình – Nam Định. Do vậy mà nhu
cầu về công nghệ chăn nuổi ổn định, an toàn, hiệu quả sẽ là tiêu chí hàng đầu để
chính phủ lựa chọn mục tiêu cho đề án.
Giá trị động
Do sản phẩm có chất lượng, có sự khác biệt đối với sản phẩm cùng loại. Do vậy mà
đối tượng khách hàng chủ yếu thuộc về:
 Hệ thống siêu thị:
 Hệ thống của hàng thực phẩm tiện lợi. Địa điểm cửa hàng tập trung chủ yếu ở
Hà Nội, một số ở địa điểm ở trung tâm thành phố như Hải Phòng.

2. Nghiên cứu thị trường


Đối với giá trị tĩnh
 Năm 2017, theo thống kê của bộ nông nghiệp, Việt Nam có khoảng 27.5 triệu con
lợn, được chăn nuôi theo quy mô trang trại và hộ gia đình, đã giảm 6.2% so với
năm 2016. Thức ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp dạng viên. Nếu mỗi bộ thiết
đắp ứng cho 500 con trong 1 trang trại thì cần phải sản xuất ra khoảng 20,000 bộ
thiết bị. Như vậy, tổng giá trị thị trường TuX_1 khoảng 6,000 tỷ vnđ.
 Nếu nhìn vào thực tế, thì tổng đàn lợn đang giảm. Nhưng đó mới chỉ là sự giảm
do thức ăn công nghiệp dạng viên gây ra. Tuy nhiên, với Tux_1 thì nó là một thị
trường rất lớn vì nó sẽ là một nền tảng độc quyền. Và dân số cũng như chất lượng
cuộc sống tăng trong tương lại thì như vậy, với ưu điểm mà TuX_1 có được, tổng
đàn sẽ được tăng lên có kiểm soát.
 Niềm tin của người chăn nuôi đang giảm dần theo thời gian với mô hình chăn
nuôi kiểu cũ. Họ đang cần một giải pháp cho một sự lựa chọn mới nhằm thay đổi
tình hình. TuX_1 sẽ là một sự lựa chọn không chỉ với người chăn nuôi mà với cả
doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
 Tiềm năng của TuX_1 là sẽ thay thế được quy trình chăn nuôi kiểu cũ. Vì nó
không chỉ đi theo đúng xu hướng là an toàn, sạch mà nó còn có tiềm năng để trở
thành tự động hóa hoàn toàn hiện đại.
 Để đạt được điều này, “chiến lược đánh lấn” sẽ được triển khai để tạo ra một
nền tảng ban đầu, phát triển dần dần để tạo ra niềm tin rồi mới chuẩn bị cho sự
bùng nổ sắp tới sẽ diễn ra. Trong 5 năm đầu tiên, mục tiêu sẽ có khoảng 1 triệu
29
con lợn được áp dụng quy trình này – tức khoảng 2000 bộ thiết được áp dụng trực
tiếp tại trang trại.
 Khi TuX_1 có thể coi là kẻ phá bĩnh thì chắc chắn chướng ngại vật sẽ tới từ các
đối thủ cạnh tranh trong khoảng thời gian chớm nở này. Tuy nhiên, sự tham gia
này sẽ không nhiều, chỉ tới từ các đối thủ có tiềm lực trong nghiên cứu phát triển.
 Nguồn lực để vượt qua được những điều này chính là nội tại của TuX_1, dựa trên
sự vượt trội về ưu điểm, chiềm được niềm tin từ người chăn nuôi, thay đổi để tạo
ra cuộc cách mạng trong chăn nuôi.
 Trong tương lai gần, TuX_1hoặc một thứ gì đó tương tự tới từ đối thủ cạnh tranh
sẽ bao phủ lên ngành chăn nuôi lợn, các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể
sẽ chuyển sang cung cấp nguyên liệu hoặc người chăn nuôi sẽ hợp tác với người
dân để tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định và bền vững.
 Khác với các nhân viên tư vấn kinh doanh truyền thống, TuX_1 sẽ là có những kỹ
sư – cử nhân có trình độ chuyên ngành sẽ trực tiếp hỗ trợ người chăn nuôi về quy
trình. Không chỉ đơn thuần là vận hành quy trình một cách bài bản mà còn nâng
cao về kiến thức, thay đổi tư duy một cách có hệ thống, liên kết, chặt chẽ.
 Phân khúc thị trường với khách hàng chủ yếu là người chăn nuôi, giá thành sản
phẩm rất hợp lý khi xét trên mọi góc độ. Cùng với chiến lược đánh lấn thì thị
trường ban đầu sẽ thuộc Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.
Đối với giá trị động
 Các cửa hàng thực phẩm sạch đang mọc lên như nấm tại Hà Nội như: sói biển (9),
bác tôm (23), green life (3), Clever food (7)... Bên cạnh đó, cửa hàng tiện tích
Vinmart đang mở rộng ở khắp ngõ ngách trong Hà Nội, BigC, Co.op Mart...
 Lượng sản phẩm thịt lợn sạch trong nước không đáp ứng đủ, do vậy mà nhiều siêu
thị đã nhập khẩu thịt lợn sạch về tiêu thụ. Do vậy, đây sẽ là thị trường mở.
 TuX_1 là một quy trình, do vậy nó sẽ là quy trình tiêu chuẩn để đưa ra sản phẩm
sạch, an toàn. Đây chính là tiềm năng mà nó có thể đạt được.
 Để đạt được điều này, TuX_1 phải chứng minh cho mọi người thấy ưu điểm nổi
bật. Sau đó, nhân rộng quy mô để tạo ra sản phẩm có tính ổn định, đủ để đáp ứng
một phần của thị trường, tiến tới là toàn bộ thị trường. Tương lai gần, TuX_1 sẽ trở
thành tiêu chuẩn cho ngành chăn nuôi Việt Nam.
 Đối thủ cạnh tranh trong thị trường sản phẩm thịt này gần như là không có, chỉ có
yếu điểm duy nhất trong thời gian này chính là làm sao để có một sản phẩm ổn
định để tạo lên thương hiệu.
 Thị trường lựa chọn ban đầu sẽ là cửa hàng tiện ích nhỏ vì số lượng do TuX_1
cung cấp ban đầu có giới hạn. Sau khi tạo ra nguồn ổn định sẽ tới Vinmart và các
hệ thống siêu thị.

30
3. Phân tích thị trường

3.1. Phân tích môi trường vĩ mô


Năm 2015 là năm được đánh giá là khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng lợn trong năm
2017 với sự phơi bày của thịt lợn nhiễm chất cấmSabutamol. Và năm 2017 là sự khủng
hoảng sâu của giá lợn và chưa có dấu hiệu hồi phục trở lại. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng
kinh tế ổn đinh, nhiều ký kết hiệp ước kinh tế được thực hiện, một nền kinh tế thị trường
đang rộng mở, tầng lớp trung lưu đang tăng dần theo thời gian. Do vậy, họ đang hoặc
luôn luôn đòi hỏi về chất lượng cuộc sống cũng phải tăng.
Trong bối cảnh này, việc kinh doanh với quan điểm theo khuynh hướng cải cách là khá
dễ dàng trong việc tiếp cận thị trường cũng như thay đổi thói quen tiêu dùng và nhận thức
người chăn nuôi.
Chính trị – pháp luật
Chính trị ổn định là một yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế phát triển bền vững.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng hơn đến các luật kinh tế như luật bảo
vệ người tiêu dùng, luật sở hữu trí tuệ, ...giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn trong việc
phát triển. Đặc biệt cuối năm 2017, bộ y tế đã bỏ điều 38 về điều kiện kinh doanh trong
thực phẩm đã tạo điều kiện quan trọng trong đơn giản hóa tiếp cận thị trường. Cũng trong
năm này, chính phủ đã kêu gọi sự vào cuộc trong cải cách nông nghiệp, đặc biệt là cải
thiện chất lượng sản phẩm lợn để hướng tới xuất khẩu và còn đề xuất một đề án quy
hoạch Thái Bình – Nam Định là nơi nuôi lợn xuất khẩu, cũng như có những chính sách
hỗ trợ khởi nghiệp đặc biệt với dự án khởi nghiệp về khoa học công nghệ.
Tất cả đang là những tiền đề rất thuận lợi cho sự phát triển của TuuTee
Văn hóa – xã hội
Hành vi tiêu dùng và chăn nuôi của người dân Việt Nam đang thay đổi. Với sự đi lên của
nền kinh tế, nhu cầu về một nền phát triển bền vững với thực phẩm sạch tốt cho sức khỏe
đang là xu hướng trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Sự khủng hoảng về ngành
lợn đã là tiền đề khiến hành vi con người thay đổi theo chiều hướng tích cực.

3.2. Phân tích khách hàng


Nhìn vào bối cảnh chung trong năm 2017, sự khủng hoảng của giá lợn khiến chúng ta có
một góc nhìn toàn cảnh về tình hình chăn nuôi lợn của Việt Nam:
 Thị trường xuất khẩu chỉ có thể xuất khẩu sang Trung Quốc: do chất lượng sản
phẩm thịt lợn thấp, đồng thời hàng rào kỹ thuật chất lượng của Trung Quốc thấp.
Khi họ nâng hàng rào kỹ thuật, chất lượng sản phẩm thịt lợn sẽ không đáp ứng
kịp thời gây ra xuống giá.
 Do chất lượng thấp nên rất ít doanh nghiệp tham gia vào chế biến thịt lợn để điều
tiết thị trường, đông thời muốn xuất khẩu được thì phải đáp ứng được những yêu
cầu chất lượng theo chuẩn thú ý quốc tế.
 Chất lượng sản phẩm thấp là do thức ăn chăn nuôi có chất lượng thấp, giá cả vẫn
cao khi giá lợn giảm. Người chăn nuôi là mắt xích chịu tổn thất nặng nề nhất
trong quy trình sản xuất sản phẩm thịt lợn.
31
 Chưa thấy có một dấu hiệu tích cực từ doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu đưa ra
được giải pháp tích cực để khắc phục cuộc khủng hoảng.
Do vậy:
 Người chăn nuôi:
 Họ muốn có thêm một quy trình chăn nuôi khác để họ lựa chọn để khiến họ
thay đổi tình hình, không còn bị chi phối bởi thức ăn công nghiệp dạng viên.
 Quy trình chăn nuôi mới phải là quy trình chăn nuôi sạch, an toàn. Thời kỳ
chăn nuôi ồ ạt, kém chất lượng đã qua đi, họ đã ý thức được chăn nuôi như
thế nào để vừa phát triển ổn định lại an toàn với sức khỏe.
 Đầu ra sản phẩm ổn định hơn, có nhiều thị trường mở hơn như Nhật Bản,
Singapo, Hoa Kỳ... hơn là chỉ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
 Doanh nghiệp chế biến thực phẩm:
 Họ muốn có một nguồn hàng ổn định hoặc họ có thể tự chăn nuôi đê tạo ra
nguồn hàng có thể điều tiết cho sự ổn định khi họ hợp tác với các đơn vị
chăn nuôi.
 Nguồn hàng phải đạt chất lượng, an toàn theo các tiêu chuẩn chung, đặc biệt
là thú y quốc tế để có thể dễ dàng cung ứng sản phẩm.
 Chính phủ: đây sẽ là một khách hàng tiềm năng trong một giai đoạn phát triển.
Với sự tuyên bố về một chính phủ kiến tạo, chính phủ phục vụ thì không thể đứng
yên khi khủng hoảng lợn (đại diện cho chính phủ là các doanh nghiệp hợp tác
xã). Chính phủ đã kêu gọi sự vào cuộc để khắc phục hậu quả mà không bị lặp lại
tương tự trong tương lai. Một đề án được đưa ra là chăn nuôi lợn xuất khẩu, quy
hoạch ở Thái Bình – Nam Định. Với tâm lý là muốn đẩy nhanh sự cải cách thì để
làm được trước tiên phải cần các yếu tố:
 Quy trình chăn nuôi nào là phù hợp để cho ra sản phẩm chất lượng? Họ sẽ
cần phải xem xét những quy trình chăn nuôi hiện nay đâu mới là quy trình
tiêu chuẩn và tối ưu (có thể sẽ mất 6 tháng để các đơn vị có quy trình tham
gia biện luận có kết quả cùng các chuyên gia). Sau đó mới lựa chọn và đưa
vào thử nghiệm để tạo ra sản phẩm chất lượng(quá trình này ít nhất là 1 năm
để có kêt quả từ công bố hiệu quả quy trình, sự ổn định quy trình, có phát
triển trên quy mô rộng được không, khả năng không chế dịch – bệnh như thế
nào, có khả năng phát triển theo chiều hướng nào...?). Như vậy, để hoàn
thành quy trình trên một quy mô nhỏ thì phải mất ít nhất là 1,5 năm. Sau đó
sẽ lại mất một khoảng thời gian để cân nhắc tính hiệu quả khi so sánh các
quy trình, địa điểm trên khai, nguồn nguyên liệu, thuyết phục số lượng người
muốn tham gia (quá trình tiếp cận sẽ mất ít nhất là 1 năm). Như vậy, tổng
thời gian sẽ mất ít nhất khoảng 2,5 năm đề đề án này mang tính thực tiễn. Sẽ
là một bài toàn rất khó đối với những quy trình hiện tại.
 Thức ăn chăn nuôi nào cho hiệu quả tối ưu về lợi ích kinh tế?
 Đơn vị nào chế biến đáp ứng được các điều kiện xuất khẩu?

32
 Siêu thị – cửa hàng thực phẩm tiện ích: hiện nay, đa số những hệ thống hoạt
động đều thiếu nguồn hàng có chất lượng, an toàn. Do vậy, họ có những tiêu
chuẩn riêng thì mới có thể tiếp cận được người tiêu dùng:
 Nguồn hàng phải ổn định về số lượng cũng như chất lượng.
 Sự minh bạch về thông tìn: cách thức – quy trình chăn nuôi.
Như vậy, sự thiếu hụt sẽ là một thị trường mở.
 Tâm lý tiêu dùng: sau những rúng động về thịt lợn bẩn tràn lan trên báo chí,
người tiêu dùng đã ý thức hơn về sự lựa chọn của mình cũng như thay đổi thói
quen tiêu dùng. Thực phẩm rõ ràng nguồn gốc, ổn định trong tiêu chuẩn chăn
nuôi...tạo ra một cảm giác yên tâm trong tiêu dùng. Thực phẩm sạch là ưu tiên
hàng đầu, liên quan trực tiếp tới sức khỏe, yếu tố cốt lõi để có một cuộc sống ổn
định và phát triển. Thêm vào đó, làm sao chọn thực phẩm nhanh, lên ý tưởng cho
món ăn, chọn nhanh – đủ gia vị. Với cuộc sống bận rộn như hiện nay, yếu tố này
sẽ tạo ra một sự khác biệt để tạo ra thói quen tiêu dùng mới.

3.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh


Do dự án gồm có 2 thành tố tương hỗ: “giá trị tĩnh – giá trị động”, nên sẽ phải chỉa
nhỏ từng thành phần để có thể phân tích một cách khách quan.
Giá trị tĩnh
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp đó là các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đang
hoạt động tại Việt Nam: Carhill, Conco, Conheovang, CP, Newhope... Sau khi Việt Nam
bắt đầu mở cửa, thì thức ăn chăn nuôi dạng viên hay dạng cám đậm đặc đã mang tới một
cuộc thay đổi lớn trong ngành chăn nuôi, chuyển từ chăn nuôi truyền thống sang công
nghiệp. Như vậy, thế mạnh của họ:
 Có kinh nghiệm trên thương trường, hệ thống nhân viên kinh doanh hay tư vấn
đông đảo.
 Thị trường thức ăn chăn nuôi đã đi vào ổn định từ địa bàn tới các đại lý phân
phối hoặc có sự ràng buộc với các trang trại chăn nuôi.
 Các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi rộng khắp.
 Một số các công ty lớn như Conco, CP... họ đều có các phòng nghiên cứu phát
triển sản phẩm.
 Thức ăn sử dụng dễ dàng do nhà đã chế biến sẵn.
Tuy nhiên, trong năm 2017, khi tình trạng khủng hoảng giá lợn xảy ra, và là đợt khủng
hoảng sâu nhất từ trước tới nay (theo thống kế thì khoảng 2 tỷ USD, nhưng giá trị thực tế
còn lớn hơn nhiều) đã cho thấy rất nhiều câu hỏi hoài nghi:
 Tại sao sản phẩm lợn Việt Nam chỉ có thể xuất khẩu ra thị trường Trung Quốc?
 Tại sao các doanh nghiệp và chính phủ chỉ có thể giải quyết vấn đề mang tính
chất trước mắt và loay hoay đi tìm giải pháp đi sâu vào bản chất?
 Tại sao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường đã bị bỏ ngỏ?
Những câu hỏi trên chính là những điểm yếu có tính chất là bản chất của vấn đề:

33
 Sản phẩm lợn có chất lượng thấp nên khi họ nâng hàng rào chất lượng thì sẽ
không xuất khẩu. Chắc chắn một điều rằng: quy trình chăn nuôi, thức ăn chăn
nuôi là có vấn đề. Năm 2015, báo chí đã khui ra việc sử dụng chất cấm trong
thức ăn chăn nuôi. Và mới đây, báo chí lại đưa ra việc tồn dư kháng sinh trong
sản phẩm thịt lợn.
 Việc nghiên cứu, phát triển còn yếu nên đã không thể bắt kịp với xu thế phát
triển cũng như tiêu chuẩn nâng cao của người tiêu dùng. Đối với các doanh
nghiệp nội, có số vốn ít, thị trường nhỏ thì họ chỉ có phòng kỹ thuật và đối với
một số doanh nghiệp lớn hơn thì họ có phòng nghiên cứu riêng. Tuy nhiên, quá
trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm họ đều xoay quanh quy trình chế biến
thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu, không có sự đột phá lớn. Tức là nếu họ
muốn thay đổi, thì sản phẩm phải ăn khớp với quy trình công nghệ chế biến đã
mua (là một tài sản lớn), nếu thay đổi thì nhà máy chế biến đó sẽ phải xử lý như
thế nào? Thời gian thay đổi sẽ trong bao lâu? Tư duy mạo hiểm của họ tới đâu?
Đó chính là giới hạn phát triển mà chính họ đã tạo ra, và là rào cản đối với đội
ngũ nghiên cứu phát triển. Như vậy, trong tương lai gần, sản phẩm thức ăn chăn
nuôi sẽ không có sự thay đổi lớn về 2 mặt lớn là chiến lược kinh doanh –
nghiên cứu phát triển.
 Nếu thực thi tiêu chuẩn chất lượng trước khi đem ra thị trường thì ngành chăn
nuôi lợn sẽ sụp đổ vì chất lượng thịt lợn rất thấp. Do trong năm 2017, sự khủng
hoảng sâu nên chính phủ đã có sự xây dựng lại ngành chăn nuôi lợn. Sự đào thải
doanh nghiệp kém chất lượng có thể sẽ diễn ra.
Còn tại sao các doanh nghiệp sản xuất thức ăn công nghiệp vẫn tồn tại và phát triển thì
là do vẫn còn người chăn nuôi. Ngoài chăn nuôi, họ có thể không biết làm điều gì tốt nhất
đối với họ. Như vậy, những thế mạnh mà các doanh nghiệp đã xây dựng trong nhiều năm
cũng không thể bù đắp được những hạn chế yếu kém về mặt bản chất nếu như có sự xuất
hiện của Tux_1. Do vậy, họ không phải là đối thủ cạnh tranh nặng ký khi họ không thay
đổi trong một khoảng thời gian 2 – 3 năm.
Xét trong trường hợp họ thay đổi chiến lược cũng như nghiên cứu phát triển thì họ đã
thấy được TuX_1 là một đối thủ cạnh tranh thực sự tiềm năng. Những vấn đề mới đặt ra
và làm sao để giải quyết:
 Niềm tin của người chăn nuôi với thức ăn công nghiệp dạng viên sẽ như thế
nào? Niềm hi vọng đối với TuX_1 ở mức nào đối với tương lai của họ?
 Vấn đề thay đổi để bắt kịp thì họ cần phải thay đổi cấu trúc thiết bị trong quy
trình để tránh rào cản về bảo hộ quyền tác giả, thương hiệu.
 Đội ngũ nhân viên kinh doanh, đại lý phân phối sẽ như thế nào để bắt kịp với xu
hướng mới?
 Vấn đề về thiết bị sản xuất, công nghệ chế biến sẽ phải hoạt động hoặc xử lý sao
cho hợp lý nhất?

34
Một đối thủ cạnh tranh khác là các cơ sở sản xuất – phân phối chế phẩm sinh học. Với
dòng sản phẩm này, họ khai thác chủ yếu vào các đối tượng hướng tới chăn nuôi an toàn.
Nó chỉ là một sản phẩm bổ sung, không mang lại giá trị thực tế cao:
 Với bản chất là các vi khuẩn, chúng được trộn đều với thức ăn tự chế biến, với
quy trình đơn giản, tốn nhiều công sức và dễ bị nhiểm khuẩn có hại từ bên
ngoài, nên hiệu suất thực tế thấp hơn rất nhiều so với lý thuyết.
 Chỉ thích hợp với quy mô nhỏ, rất nhỏ, không thể đột phá để phát triển trên quy
mô công nghiệp.
 Không kiểm soát được chất lượng chế phẩm sinh học.
Đối thủ cạnh tranh này mặc dù có các phòng thí nghiệm có thể có thiết bị tiên tiến, tuy
nhiên, cách tiếp cận cũng như hiểu rõ bản chất của vấn đề là chưa đúng, dựa quá
nhiều vào lý thuyết được ghi trong sách vở, khai thác dựa trên sự thiếu hiểu biết của
người chăn nuôi. Cho nên, họ không phải là đối thủ cạnh tranh nặng ký.
Có một đối thủ tiềm năng khác tới từ các hãng ở nước ngoài như: Weda liquid
feeding, Fancon liquid feeding... với một cái khái niệm: hệ thống thức ăn dạng lỏng
(TuX_1 cũng là hệ thống tương tự, sử dụng cùng một khái niệm nhưng thiết bị, cách thức
vận hành đơn giản hơn rất nhiều, phù hợp với Việt Nam). Nó có rất nhiều ưu điểm:
 Là hệ thống tự động hoàn toàn, được điều khiển bằng máy tính, rất hiện đại.
 Chăn nuôi quy mô lớn tới rất lớn.
 Sử dụng lên men lỏng nên tối ưu hóa thức ăn, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn
Salmonella...
Hạn chế duy nhất của hệ thống này là nguyên liệu phải được ép chín tới hơn 60% mới
có thể hoạt động hiệu quả. Để vận hành được hệ thống này, máy móc thiết bị rất nhiều và
cồng kềnh, phức tạp, cùng với khả năng hiểu biết để điểu khiển (nhân lực có chất lượng).
Ưu điểm của nó lại chính là những nhược điểm nếu phát triển ở Việt Nam khi:
 Trình độ dân trí người chăn nuôi Việt Nam còn hạn chế.
 Dân ta còn nghèo.
 Tư duy nghĩ lớn là chưa phổ quát.
 Quy mô chăn nuôi ở mức độ trung bình.
Kèm theo đó, chi phí đầu tư cho một hệ thống này rất lớn. Ở Việt nam, đã có ít nhất
một trang trại ở Bình Dương trang bị hệ thống này từ Hàn Quốc, quy mô 2000 con, mức
đầu tư là 12 tỷ vnđ (2013), vì vậy mà không phải người chăn nuôi nào cũng đủ nguồn
lực, trình độ để vận hành, đội ngũ kỹ thuật không đáp ứng kịp thời. Do vậy, sẽ mất rất
nhiều năm nữa, hệ thống này mới có thể phổ cập ở Việt Nam. Trong thời điểm hiện tại
hoặc 7 năm tới, hệ thống này chưa phải đối thủ cạnh tranh nặng ký.
Giá trị động
Sản phẩm thịt có chất lượng cao, an toàn. Cho nên, đối thủ cạnh tranh có chất lượng
sản phẩm tương đương thì có:
 Trang trại, hộ gia đình, hợp tác xã chăn nuôi liên kết với cơ sở chế biến:

35
 Để có sản phẩm chất lượng, họ đã trở về với cách chăn nuôi truyền thống,
thời gian nuôi kéo dài.
 Quy mô phát triển mô hình này là rất nhỏ về cả số lượng lẫn quy mô trang
trại nên sản phẩm là có giới hạn, gián đoạn.
 Giá bán khá cao do chi phí sản xuất lớn.
Tuy nhiên, nhiều đơn vị sản xuất thịt lợn sạch đều không có những tiêu chuẩn rõ
ràng về cách thức chăn nuôi: phòng chữa bệnh, nguồn nguyên liệu khó kiểm soát về
chất lượng cho nên sản phẩm có độ tin cậy không cao, không rõ ràng. Nên yếu tố về
niềm tin, làm thương hiệu khó đạt được hiệu quả.
 Sản phẩm thịt nhập khẩu:
 Nguồn cung dồi dào, đa dạng về chủng loại.
 Giá bán hợp lý.
 Chất lượng về độ tươi sống là thấp do quá trình di chuyển dài.
Do thị trường về sản phẩm thịt lợn sạch là một thị trường mở, số lượng cung không đủ
cầu.Mỗi đối thủ cạnh tranh trên đều có những điểm yếu mang tính chiến lược nếu so sánh
với tâm lý tiêu dùng Việt Nam, cho nên quá trình cạnh tranh sẽ không thực sự mạnh mẽ
từ các đối thủ.

4. Kế hoạch marketing

4.1. Chiến lược sản phẩm


Giá trị tĩnh
Về sản phẩm
 Tối ưu hóa quy trình, ổn định lại các khâu trong từng quá trình vận hành thiết
bị.
 Tôi và các cộng sự trong phòng thí nghiệm sẽ tiếp tục nghiên cứu để làm tăng
tính ưu việt của sản phẩm lên men, từng bước nghiên cứu phát triển TuX_2 –
quy trình tự động hoàn toàn.
Về dịch vụ
 Trong giai đoạn đầu, phòng nghiên cứu và tôi sẽ đảm nhiệm phần hướng dẫn
khách hàng vận hành một cách thuần thục trong quy trình TuX_1.
 Trong những giai đoạn tiếp theo, nhân viên kỹ sư sẽ đi tới các trang trại tại các
địa phương hướng dẫn vận hành cũng như khắc phúc sự cố.
Giá trị động
Về sản phẩm
 Hoàn thiện khâu chế biến, đóng gói sản phẩm thịt.
 Nâng cao dần giá trị sản phẩm bằng chế biến sâu như: giò, chả, nem...
Về dịch vụ
 Hợp tác với chuỗi cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch, từng bước sẽ mở rộng
về quy mô hợp tác.
 Phát triển phòng kinh doanh + người chế biến để đưa ra sản phẩm mới.

36
4.2. Chiến lược giá
Giá trị tĩnh
Định giá sản phẩm
Định giá cho sản phẩm là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch marketing. Giá của
sản phẩmlà yếu tố tạo nên sự độc đáo và là yếu tổ khẳng định đúng với thương hiệu cũng
như giá trị về sự tự chủ, xứ mệnh của sản phẩm. Các yếu tố cấu thành giá cho trọn gói
sản phẩm TuX_1:
 Chi phí cho nhà sản xuất mà chúng tôi đặt hàng sản phẩm (doanh nghiệp trong
nước hoàn toàn có thể sản xuất, đơn vị mà chúng tôi muốn hợp tác là Đại Thành
– Sơn Hà).
 Chi phí chuyển giao công nghệ.
 Chi phí đào tạo.
 Chi phí nghiên cứu phát triển.
 Chi phí tư vấn, khắc phục sự cố trong thời gian bảo hành.
 Thuế
 Chi phí marketing.
Tuy nhiên, việc định giá này cũng sẽ phụ thuộc vào sản phẩm đối thủ cạnh tranh và
giá hiện tại mà chúng tôi đề xuất là rất hợp lý đối với người chăn nuôi.
Giá trị động
Việc định giá cho sản phẩm sau chế biến sẽ bao gồm:
 Chất lượng sản phẩm: không sử dụng chất cấm, chất kháng sinh, thịt sau khi chế
biến vẫn giữ được độ mềm, thơm, bông xốp.
 Chi phí công nghệ chăn nuôi, nguyên liệu và con giống.
 Chi phí lao công + phí môi trường.
 Giá cả chung và yếu tố xuất khẩu. Tuy nhiên, sản phẩm do Tux_1 sản xuất sẽ là
duy nhất trên thị trường Việt Nam, có thể nói là đi từ thị trường ngách, sau đó
phát triển để tạo ra một thị trường riêng biệt và tiến tới sẽ là tiêu chuẩn chung
cho sản phẩm cũng như chăn nuôi của Việt Nam.

4.3. Chiến lược tiếp thị


Chúng tôi có 2 giá trị cho khách hàng, mà 2 giá trị này có sự lồng ghép mật thiết với
nhau. Do vậy:
Giai đoạn 1: giai đoạn nền tảng
Là thời gian lứa lợn đầu tiên được chăn nuôi và dần hoàn thiện toàn bộ khu chăn nuôi
gồm 4 trang trại. Mục tiêu quan trọng trong thời điểm này là tiêu thụ được số lợn đang
chăn nuôi:
 Chuẩn bị thông tin về quy trình sản xuất, định nghĩa lại tiêu chuẩn thực tế của
sản phẩm với hình thức bên ngoài sau chế biến, khi chế biến. Bên cạnh đó,
thành viên hỗ trợ tiếp theo là Hoàng Thị Bích để kiểm nghiệm sản phẩm và có
chứng chỉ chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy trình Tux_1.

37
 Sẽ liên lạc với thành viên hỗ trợ là Nguyễn Văn Hiệu, đã từng làm việc tại
Vinmart để tiếp cận với giám đốc vùng để đưa sản phẩm vào hệ thống cửa
hàng.
 Trực tiếp liên hệ với các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch để có thể cung cấp.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, việc phát triển nhân lực và tiếp cận với công nghệ sinh
học. Trong năm đầu tiên, nhân lực này sẽ vừa thực nghiệm công việc sản xuất nguồn
men, vừa làm kỹ sư trong vận hành. Bắtđầu từ năm thứ 2 chuyển dần sang nghiên cứu
chuyên sâu cho việc cải tiến TuX_1 lên TuX_2 hoặc tùy thuộc vào sự phát triển cũng như
sự nhận thức của người chăn nuôi sẽ nâng cao hiệu suất sở dụng TuX_1.
Giai đoạn 2: giai đoạn mở rộng
Giai đoạn 2 là bắt đầu từ năm thứ 2, khi 4 trang trại đã hoàn thiện và chu trình đã được
tuần hoàn, mọi hệ thống trong TuuTee đã được vận hành trơn tru. Sự thuận lợi cũng như
hoàn thiện TuX_1 trong chăn nuôi là minh chứng cho sự khả thi. Bên cạnh việc đẩy
mạnh sản xuất thực phẩm, đây là thời điểm thuận lợi đưa TuX_1 tới người chăn nuôi. Sẽ
chưa vội vàng đẩy mạnh quá trình tiếp thị trên mạng xã hội hay các đơn vị truyền thông
khác, mà quá trình này sẽ tiếp cận từ từ trong địa phương. Đặc biệt sẽ tiếp cận với người
chăn nuôi trong huyện Tiên Lãng.
Sự vội vàng tiếp thị sẽ không đạt hiệu quả vì đối thủ cạnh tranh được xác định không
chỉ đơn thuần là các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, tư duy người chăn nuôi mà
cả cấu trúc trang trại chăn nuôi. Do vậy, muốn phát triển nhanh trong giai đoạn này là
không khả thi. Cần có sự tiếp cận từ từ:
 Việc chuyển giao diễn ra thuận lợi khi xét tới các góc độ: nhân lực hiện có, quá
trình đi lại, dễ dàng nói chuyện hay kiểm soát vấn đề vì là người cùng huyện.
 Không chỉ là chuyển giao công nghệ mà còn ký kết tiêu thụ sản phẩm, tạo
nguồn để cho chế biến cũng như nhu cầu của đơn vị thực phẩm sạch chắc chắn
sẽ tăng.
 Tạo ra tiếng nói địa phương, truyền miệng rỉ tai của người nông dân với nhau sẽ
tiếp cận người chăn nuôi ở địa phương lân cận sẽ chính xác, nhạy bén, hiệu quả
cao, tiết kiệm, cũng như rất thực tế khi người chăn nuôi muốn quan sát.
 Tập trung làm tốt công việc của mình, hạn chế tối đa với đối thủ cạnh tranh khi
không muốn họ thay đổi chiến lược để tránh áp lực không đáng có khi tiềm lực
tài chính lẫn vị thế chưa được củng cố.
Giai đoạn 3: giai đoạn phát triển
Giai đoạn 3 bắt đầu từ năm thứ 3 đến hết năm thứ 5, thời điểm này nguồn lực lẫn tài
chính có thể đã đủ để có thể canh tranh với bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào. Đây là giai
đoạn bắt đầu thực hiện kế hoạch marketing mạnh mẽ:
 Tiếp cận, tương tác với các hội nhóm trên mạng xã hội: facebook.
 Vận dụng tối đa các cuộc hội thảo khoa học về nông nghiệp sạch để đưa TuX_1
ra làm vấn đề bàn luận.
 Sẽ tiến hành mở cuộc hội thảo chuyên sâu về TuX_1.

38
 Thiết lập kênh truyền thông riêng như youtube + facebook để phân tích, quảng
bá các sản phẩm trực quan nhất có thể.
 Thiết lập nhiều báo cáo khoa học có chất lượng để củng cố cho chất lượng sản
phẩm.
 Thiết lập các trang trại vệ tinh để kịp thời phục vụ cho phát triển cũng như kịp
thời khắc phục sự cố khi người chăn nuôi gặp vấn đề trong quá trình vận hành
(tạm gọi như một trung tâm bảo hành hay điểm trung chuyển).
 Giảm giá thành sản phẩm khi TuX_1 đã bắt đầu sản xuất hàng loạt với số lượng
lớn.
 Tăng cường tiếp cận với đối tác nước ngoài để xuất khẩu sản phẩm thịt thông
qua các hội chợ nông nghiệp.
Đây cũng sẽ là giai đoạn phát triền nguồn nhân lực để có thể đáp ứng sự bùng nổ
trong như cầu chuyển giao TuX_1 tăng nhanh trong năm kế tiếp cũng như nhu cầu xuất
khẩu.
Tích cực tham gia sâu về khâu chế biến, đóng vai trò trung gian trong tiêu thụ sản phẩm
và tìm hướng đi cho sản phẩm lợn. Từ đó làm nền tảng để phát triển sang Thái Bình,
Nam Định, bắt kịp với đề án chăn nuôi xuất khẩu lợn. Tiếp tục chuẩn bị nhân lực để tiến
tới miền Nam.
Giai đoạn 4: xuất khẩu công nghệ TuX_1 - hoàn thiện dần TuX_2
Sau khi mọi vấn đề nội tại được giải quyết, chúng tôi sẽ cố gắng xuất khẩu thiết bị
sang thị trường Lào và Campuchia – nơi mà trình độ và hiện trạng cũng tương tự Việt
Nam, nên sẽ có những bước có nền tảng.
Đây cũng là giai đoạn chúng tôi dần hoàn thiện TuX_2 – quy trình tự động hoàn toàn,
được điều khiển bởi máy tính và kết nối không dây qua internet. Dần triển khai quá trình
thay đổi một cách từ từ.

5. Tính độc đáo của sản phẩm


Giá trị tĩnh
Với TuX_1, thì đây là quy trình chăn nuôi hoàn toàn khác biệt với tất cả quy trình chăn
nuôi hiện tại đang có mặt tại Việt Nam:
 Có hệ thống bể chứa lên men.
 Vận chuyển thức ăn lỏng tới máng ăn thông qua đường ống được máy bơm bơm.
 Người chăn nuôi được đào tạo để hiểu rõ được bản chất của vấn đề lên men, tác
động của các hợp chất lên các yếu tố sức khỏe, chất lượng thịt...
Giá trị động
Còn đối với sản phẩm thịt, có thể nhìn bên ngoài thì nó hoàn toàn giống với các sản phẩm
thịt lợn khác. Tuy nhiên, chất lượng thịt sẽ hoàn toàn khác biệt. Ngoài ra, khi đi vào vận
hành sản xuất, bao bì không chỉ ghi đầy đủ thông tin mặc định còn có thể áp dụng mã QR
để truyền tải thông tin về tiêu chuẩn chất lượng, quy trình tạo ra sản phẩm.

39
Với thời hiện đại, thời gian dành cho bữa ăn là không nhiều, người nội trợ khi đi chợ đặt
ưu tiên hàng đầu là nhanh, thuận tiện, hiệu quả. Do vậy, sản phẩm thịt sẽ kèm theo gia vị
cơ bản đầy đủ:
 Thuận tiện trong chế biến.
 Khách hàng không phải ghi nhớ quá nhiều trong lựa chọn.

VI. TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH – KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ VỚI CHIẾN


LƯỢC CẠNH TRANH CỦA ĐÔI THỦ CẠNH TRANH

1. Nhận diện đối thủ cạnh tranh


Như đã phân tích ở phần kế hoạch Marketing, với giá trị động thì hầu như không có
đối thủ cạnh tranh nào có thể cạnh tranh một cách mạnh mẽ. Chỉ có giá trị tĩnh là có
những đối thủ cạnh tranh thức sự có tiềm lực. Họ là:
 Nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi.
 Tư duy chăn nuôi của người chăn nuôi.
 Kết cấu trang trại.
Để có thể cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cần
phải có một kế hoạch cụ thể, vừa tạo được chỗ đứng, vừa nhắm vào yếu điểm của họ để
có thể khai thác một cách triệt để, tạo tiền đề để cải cách nông nghiệp một cách mạnh mẽ,
chuyên sâu và hiện đại. TuX_1 chính là hạt nhân cho quá trình cải cách này.

2. Chiến lược: mô hình hạt nhân đánh lấn


Mục đích là làm cho người nông dân nhìn thấy được tương lai từ chính nền nông
nghiệp nên muốn chiến thắng được đối thủ cạnh tranh thì phải lấy dân làm gốc. Đây là
sân chơi công bằng duy nhất mà tại thời điểm năm thứ 2 chúng tôi mới bắt đầu cạnh
tranh với doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi.

2.1. Lý thuyết
Người dân là yếu tố trung tâm của vấn đề. Trước kia, thức ăn chăn nuôi công nghiệp
được phát triển trong thời kỳ mở cửa, dân ta đang trong thời kỳ khó khăn và bắt đầu làm
kinh tế tư nhân. Lượng lương thực thực phẩm sản xuất không đáp ứng nhu cầu, trong khi
đó, nông nghiệp lạc hậu, thời gian tạo ra sản phẩm hàng hóa kéo dài. Và đó cũng là thời
gian mà cám công nghiệp phát triển cho tới ngày nay.
Tư duy ăn sổi càng được củng cổ vị thế của nó trong người dân. Và sự chăn nuôi này
cũng kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe, môi trường sống. Việc thay đổi tư duy ăn sổi
sang tư duy có hệ thống, chiều sâu cần phải được thực hiện để người dân nhìn ra. Qua đó,
sân chơi mới được thiết lập mới tạo cơ hội cho TuX_1 có một chỗ đứng vững chắc và
bắt buộc đối thủ phải chơi trên sân chơi này.

40
2.2. Thiết lập mô hình nông nghiệp mới
Thiết lập một sân chơi là một đặc tính trong mô hình nông nghiệp mới để tạo niềm
tin:
 Cuối giai đoạn 1 của dự án, vận dụng hệ thống máng nổi (nước được bơm kênh
qua trạm bơm nước vào máng được xây dựng chạy dọc cánh đồng), chúng tôi
sẽ bắt đầu hợp tác với nông dân: chất thải của lợn sau khi được ủ trong hầm
biogas sẽ được bơm vào máng nước, vận dụng dòng nước để đi tới từng ô
ruộng.
 Trong giai đoạn 2: đây là thời gian mà ruộng lúa đã chuẩn bị được thu hoạch.
Việc trao đổi với người nông dân thu gom rơm rạ để tạo phân vi sinh để chăm
sóc cho vụ tiếp theo (có thể sẽ chưa khả thi với người nông dân nhưng họ rồi họ
sẽ nhận ra sự khả thi).
 Vào khoảng thời gian cuối giai đoạn thứ 2, sau khi người nông dân đã thu
hoạch lúa mùa, chúng tôi bắt đầu triển khai kế hoạch hợp tác với người nông
dân để trồng nguồn nguyên liệu (ngô, đậu tương).
Mục đích của trồng cây nguyên liệu có 4 lý do:
 Để chuẩn bị cho giai đoạn 3, chúng tôi có thể nguồn nguyên liệu gián đoạn do
sức ép của bên sản xuất thức ăn chăn nuôi tác động lên nhà phân phối. Do vậy,
chúng tôi cần phải có nguồn cung cấp tại chỗ để tránh rủi ro không đáng có.
Không chịu sự chi phối của đối thủ, qua đó lớn mạnh dần để buộc doanh nghiệp
sản xuất thức ăn chăn nuôi vào sân chơi đang được thiết kế sẵn.
 Nếu không có áp lực thì vẫn đạt được mục đích tiếp theo là nâng cao thu nhập
cho người nông dân. Chúng tôi sẽ thiết lập được mối quan hệ tương hỗ, bắt đầu
đưa tư duy có hệ thống tới người nông dân. Khi mô hinh nông nghiệp mới này
được thiết lập sẽ tạo điều kiện tốt để phần bán 12 bộ thiết bị trong địa phương
được diễn ra thực tế.
 Hiện thực hóa được phương thức nông nghiệp hữu cơ trên quy mô lớn (theo
tiêu chuẩn của Hoa Kỳ thì 3 năm khu vực trồng trọt không sử dụng thuốc hóa
học sẽ đủ điều kiện để cấp phép canh tác nông nghiệp hữu cơ).
 Xử lý được chất thải trên quy mô lớn một cách tiết kiệm, hiệu quả.
Điều kiện để thực hiện:
 Trong phần này, tôi và cộng sự ở phòng nghiên cứu sẽ đóng vai trò là kỹ sư
nông nghiệp, có thể sẽ hợp tác với một vài nhân tố ở viện nghiên cứu tham gia
tư vấn.
 Trang trại mới được xây dựng sẽ phải ở xa khu dân cư, cụ thể là ở cánh đồng.
Như vậy, việc vận chuyển chất thải lợn tới từng ruộng là khả thi.
 Việc thiết kế trang trại như vậy sẽ thuận tiện cho việc kiểm soát các vấn đề diễn
ra trên cánh đồng.

41
 Khu vực mà của chúng tôi sẽ là trung tâm, tiếp nhận, tham vấn mọi vấn đề liên
quan tới TuX_1 và cây trồng (nhân sự không phải là vấn đề lớn đối với chúng
tôi, nguồn lực có chất lượng, tâm huyết sẽ được kích hoạt).
 Chúng tôi cân đối ngân sách chi tiêu để có thể đầu tư máy thu hoạch bắp, đậu
tương.
Cách thức thực hiện:
Để mở rộng sức ảnh hưởng, chúng tôi sẽ mở rộng thêm diện tích chăn nuôi hoặc kết
hợp với người chăn nuôi để thực hiện. Cụ thể là trên một cánh đồng của một thôn hoặc 2
– 3 thôn (tùy vào diện tích) sẽ đặt một – 2 trang trại ở trên cánh đồng đó. Vận dụng lịch
gieo cấy, lịch bơm nước, lựa chọn vùng đất cao để tiến hành trồng cây nguyên liệu.
Máy bơm chất thải sẽ sử dụng khí biogas làm nhiên liệu cho quá trình vận hành.
Trong giai đoạn thứ 3, sự cạnh tranh bắt đầu trở lên khốc liệt hơn. Việc tạo ra một mô
hình nông nghiệp mới không chỉ giúp chúng tôi có chỗ đứng, mà còn tự tạo ra một môi
trường để đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ và bản lĩnh. Điều mà các nhà sản xuất
thức ăn chăn nuôi không làm được. Đây cũng là yếu điểm có họ và chúng tôi sẽ khai thác
tối đa.

3. Phát triển phòng nghiên cứu


Việc cải tiến, nâng cao hiệu suất sử dụng của công nghệ là yếu tố then chốt trong việc
tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Do đó, không chỉ việc tuyển nhân tài có đam
mê mà còn phải nâng cao cơ sở vật chất để đáp ứng cho khả năng phát triển. Hiện tại, có
rất ít doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tập trung trong mảng này, họ chỉ tập trung
trong tiếp thị bởi vì họ đều xuất phát cùng một điểm: mua công nghệ + mưu mẹo sản
xuất.
Như vậy, khi nắm và phát triển được công nghệ thì chúng ta hoàn toàn có thể kiểm
soát được giá trị của tương lai.

4. Thiết lập trang trại vệ tinh


Cũng giống như các tập đoàn bán lẻ, mỗi huyện hay mỗi tỉnh đều có ít nhất một của
hàng để phục vụ khách hàng. Để củng cố về sức mạnh cạnh tranh, cần thiết lập các trang
trại vệ tinh để dễ dàng kiểm soát các vấn đề phát sinh:
 Dễ dàng tiếp cận với khách hàng.
 Thuận tiện khắc phục sự cố.
 Đẩy nhanh quá trình thay đổi cũng như cải cách nông nghiệp.
Trang trại vệ tinh này là một mô hình thu nhỏ trong hoạt động của TuuTee, nhất thiết
ở đây phải có phòng nghiên cứu cơ sở, có đầy đủ nguồn nhân lực có chất lượng ở địa
phương đó. Như vậy, trong tương lai gần, quá trình này sẽ đạt được nhiều mục đích cũng
như triển khai các dự án hay ý tưởng khác một cách dễ dàng.

5. Thiết lập bộ tiêu chuẩn mới


Phần này chủ yếu được đặt ra nhằm tạo ra một hàng rào kỹ thuật để cạnh tranh lại với
đối thủ kinh doanh trong giá trị động. Để có thể chiếm ưu thế trên thị trường, cũng như

42
đặt ra tiêu chuẩn để những đối thủ cạnh tranh này từng bước trở thành khách hàng của
giá trị tĩnh.
Tiêu chuẩn chăn nuôi:
 Không sử dụng chất kháng sinh, không sử dụng chất cấm.
 Nguyên liệu rõ ràng nguồn gốc. Sau đó tiêu chuẩn này sẽ được nâng cao lên
theo từng giai đoạn cụ thể để phù hợp với thực tiễn: nguyên liệu sử dụng phải
chứa ít nhất 30 – 70 % được sản xuất tại địa phương hoặc trong nước.
 Có hầm biogas xử lý chất thải, nằm trong khu vực canh tác. Chất thải không
được nặng mùi từ lúc thải ra đến khi ra môi trường bên ngoài.
Tiêu chuẩn chất lượng
 Khi sản phẩm đưa lên bếp để chế biến: không có váng hay bọt xuất hiện, dịch
nước phải trong.
 Thịt sau chế biến có mùi thơm. Khi để nguội thì miếng thịt vẫn mềm, bông xốp.
 Mỡ giòn, không có vị “ngấy”.
Có như vậy, TuX_1 mới có thể cạnh tranh và trong khoảng 8 – 10 năm sẽ thay thế
hoàn toàn thức ăn chăn nuôi công nghiệp cho lợn trên thị trường Việt Nam. Có như vậy
mà có thể đưa người nông dân tới tương lai tươi sáng hơn.

VII. KIỂM TRA – ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG

1. Kiểm tra chất lượng hàng hóa và sự phục vụ


Phương thức kiểm tra được xác định theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm đối
với giá trị động và tiêu chuẩn công nghiệp đối với giá trị tĩnh.
Giá trị động:
 Nhiệt độ bảo đảm trong quá trình chế biến, bảo quản và vận chuyển.
 Thực hiện đúng quy trình giết mổ an toàn vệ sinh thực phẩm.
 Quy trình chăn nuôi khép kín, thường xuyên vệ sinh khu vực vòng ngoài để
đảm bảo bệnh dịch không có điều kiện phát triển ảnh hưởng tới khu vực nuôi.
 Luôn đảm bảo khoảng nhiệt độ tại khu lên men ở mức ổn định.
Giá trị tĩnh:
 Lắp ráp các thiết bị phải ăn khớp, vận hành hoàn thiện trước khi chuyển giao
cho người chăn nuôi.
 Kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào.
Sự đánh giá chất lượng phục vụ không chỉ đơn thuần là chất lượng sản phẩm tốt,
những khuyến mãi mà còn là sự nâng cấp dần chất lượng về tiêu chuẩn hàng hóa, được
thay đổi qua từng giai đoạn cụ thể trong sự phát triển.

2. Quản lý ngân sách và tài chính


 Quản lý đều đặn khi so sánh doanh thu với quá trình tiêu dùng để đạt được một
kết quả thực tế.
43
 Tạo ra một ngân sách dự phòng, phòng những trường hợp chắc xảy ra không
mong muốn, tái cân bằng sự hoạt động, qua đó tránh gây ra sự hoảng loạn trong
hệ thống.
 Đánh giá được sự bất ổn trong thị trường giá nguyên vật liệu, sẽ cần phải phân
bổ tài chính rạch ròi để có thể hoạt động hoàn chỉnh trong một năm tài khóa.

3. Hồ sơ khách hàng
Xây dựng cơ sở dữ liệu có đầy đủ thông tin về:
 Tên, địa chỉ, số điện thoại.
 Số lượng sản phẩm bán ra, thanh toám tài chính.
 Điều khoản thỏa thuận, thỏa thuận.

4. Phản hồi khách hàng


Dựa trên những tiêu chuẩn được xây dựng sẵn, sự hiểu rõ bản chất của vấn đề, chúng
tôi cần phải thiết kế một bộ khung các câu hỏi mà khách hàng có thể sẽ thắc mắc. Chúng
tôi sẽ phải trả lời mọi thắc mắc dựa theo các khía cạnh:
 Về khoa học.
 Về hoàn cảnh thực tiễn thuộc về vấn đề chung.
Đây đều là 2 mặt có tính thực tế, thiết thực, qua đó không chỉ làm khách hàng cảm
thấy hài lòng, vừa tạo ra một tâm lý thấu hiểu những khó khăn mà chúng tôi gặp phải và
đang khắc phục để cho ra những sản phẩm tốt nhất.

5. Đánh giá đều đặn các mục tiêu đề ra


 Đánh giá chất lượng hàng hóa, sự phục vụ qua sự phản hổi của khách hàng khi
họ so sánh với sự thiết lập tiêu chuẩn đặt ra trước đó.
 Đo lường tốc độ phát triển của doanh nghiệp qua các khía cạnh: so với kế hoạch
đề ra, sức ảnh hưởng tới đối thủ cạnh tranh, sự tiếp nhận từ người dân, khách
hàng...
 So sánh có tính thực tế giữa thu nhập doanh nghiệp và quá trình chi tiêu qua các
thời kỳ khác nhau. Qua đó thiết lập được thời điểm mà nhu cầu của khách hàng
tăng giảm là như thế nào.
 Đo lường tốc độ gia tăng của khách hàng.
 Đánh giá sự tăng trưởng của quá trình bán hàng qua các mối quan hệ: quảng
cáo, phạm vi hoạt động và tiêu dùng.
 Quản lý số dư lợi nhuận qua sản phẩm.

VIII. KẾT LUẬN


Không có bất cứ một bản kinh doanh nào là hoàn chỉnh, nhưng tôi thực sự tin tưởng
rằng, quá trình kinh doanh này sẽ rất thuận lợi bởi những lý do sau đây:

44
 Ngành chăn nuôi Việt Nam đang gặp khủng hoảng một cách trầm trọng và
dường như chưa có bất cứ giải pháp nào có thể khắc phục triệt để vấn đề.
TuX_1 sẽ mang tới một giải pháp giải quyết vấn đề đó.
 Người chăn nuôi và người tiêu dùng đã thực sự hiểu giá trị của chăn nuôi bền
vững, an toàn, thế nào là thực phẩm sạch. Tất cả suy nghĩ về khái niệm “sạch”
đều chưa có tiêu chuẩn rõ ràng. TuX_1 sẽ mang tới một tiêu chuẩn rõ ràng cho
mọi khái niệm mà họ đang hiểu sai hoặc chưa đúng bản chất. Sản phẩm do
TuX_1 sản xuất sẽ cho người tiêu dùng thực sự hiểu tiêu chuẩn chất lượng mới
là như thế nào, họ sẽ hiểu trước kia họ đã tiêu dùng sản phẩm như thế nào.
 Tôi hiểu tương đối rõ đối thủ cạnh tranh có những gì, điểm yếu, điểm mạnh của
họ là ở đâu.
 Tôi có những kỹ năng cần thiết để tạo ra một nền tảng ban đầu và tôi có thể tập
hợp một nhóm người, có thể kết hợp họ lại để phát huy tối đa khả năng mà họ
có thể làm tốt nhất, từ đó sẽ giúp quá trình kinh doanh trở lên thuận lợi nhất có
thể.
 Tôi đã dành trọn vẹn 3 năm làm việc toàn thời gia để có thể hoàn thành từ ý
tưởng tới nắm trọn trong tay quy trình khoa học công nghệ lên men lỏng.
Khi tôi đã có thể tự tin về TuX_1 cũng là lúc tôi đã hiểu ý nghĩa thế nào là cuộc sống.
Cuộc sống là một hành trình khó khăn khi ta nhìn thấy sự khó khăn ở trước mắt mà thâm
tâm thực sự cắn rứt khi không làm một điều gì đó để nó bớt khó khăn đi. Và tôi cũng
thông hiểu khái niệm: thế nào là ý thức quốc gia”. Từ đó, tôi biết mình đang làm là:
“phục vụ ai? Phục vụ vì điều gì? Nó sẽ mang lại những lợi ích gì”.
Tôi rất hy vọng rằng, trong tương lai gần TuX_1 sẽ phủ rộng toàn Việt Nam, hy vọng
người dân Việt Nam có một sức khỏe để tiếp tục đi tới tương lai một cách mạnh mẽ, một
dáng đi thẳng và sự tự hào!

45

You might also like