You are on page 1of 4

2.

Lắp chân vịt vào trục bằng cách ép thủy lực


Với trục chân vịt có đường kính lớn hơn hoặc bằng 100 mm, người ta
thường lắp và tháo chân vịt bằng cách ép thủy lực.
Trước khi lắp và tháo đều phải tính các trị sô" sau :
a) Khoảng dịch chuyển theo chiều trục của chân vịt trên trục so với vị trí
ban đầu dưới áp lực dầu (xem bảng 9) dảm bảo sức bền.
b) Áp lực tối đa cho phép của dầu nhờn dẫn đến bề mặt côn lắp chân vịt
xuất phát từ sức bền của may ơ chân vịt (bảng 73).
c) Lực cần thiết để ép hoặc tháo chân vịt khỏi trục.
d) Bề mặt côn trục và may ơ đảm bảo đã được rà chính xác theo tiêu chuẩn
lắp ráp.
Phần côn trục để lắp chân vịt có thể có then hoặc không có then. Nhưng ở
cả hai trường hợp đều lắp bằng cách vừa có lực ép dọc trục vừa có áp lực dầu
trên bề mặt côn trục. Nếu đường kính trục nhỏ hơn 250 mm, thì chỉ cần lực dọc
trục là đủ.
Thứ tự lắp chân vịt vào côn trục bằng ép thủy lực tiến hành như sau (h.103)
:
1. Lau sạch bề mặt côn trục bằng xăng, sau đó bôi một lớp dầu nhờn.
2. Gá chân vịt 4 vào côn trục 1, rồi đặt kích thủy lực 10 dọc chiều trục tựa
vào mặt đầu trục chân vịt và dùng đai ốc 7 kẹp kích thủy lực vào đầu may ơ
chân vịt.
3. Gắn ống dẫn dầu từ bơm tay cao áp vào đầu nối của kích, rồi lắp đầu
nối vào lỗ dẫn dầu 6 đến may ơ chân vịt và nối ống dẫn dầu này đến bơm tay
thứ hai.
4. Bơm cho đến khi thấy dầu ứa ra ở mặt dầu may ơ chân vịt.
5. Đặt đồng hồ so 9 trên trục chân vịt để đo độ dịch chuyên chiều trục của
chân vịt.
6. Lắp chân vịt vào vị trí ban đầu (vị trí ban đầu xem giải thích và yêu cầu
về khoảng dịch chuyển tại bảng 9).
7. Nâng dần áp lực dầu trên bề mặt côn trục đến trị số tính toán và chân
vịt sẽ tiếp tục bị ép. Khoảng dịch chuyển của nó trên trục được chỉ báo trên đồng
hồ so (lúc này luôn tì vào mặt đầu phía mũi của may ơ chân vịt), còn áp lực dầu
được đo bằng áp kế.

8. Sau khi lắp xong (đạt yêu cầu về khoảng cách dịch chuyển trên trục) thì
giảm áp lực dầu trên bề mặt côn trục và ở kích đến không.

1
Hinh 103. Lắp chân vịt vào côn trục bằng ép thủy lực
a) Lực ép thủy lực chiều trục và trên mặt côn trục.
b) Chỉ có lực ép thủy lực theo chiêu trục.

1. Trục chân vịt 2. Đệm kín nước. 3. Vòng chắn. 4. May ơ chân vịt
5. Áp lực dầu trên côn trục. 6. Áp lực dầu theo chiều trục. 7. Đai ốc.

2
8. Cảo thủy lực theo chiều trục. 9. Đòng hò đo chuyển dịch may ơ. 10. Pittông.

b/

Hình 104. Tháo chân vịt


a) Bằng thủy lực ; b) Bằng thủy lực kết hợp với cảo cơ khi.

1. Mâm cảo. 2. Trục cảo. 3. Pittóng. 4. Đai ỏc cảo.


5. Vòng kẹp. 6. Vòng cao su kin dầu. 7. Mayơ chân vị
9. tTháo bộ gá.
10. Một giờ sau khi ngắt áp lực dầu trên bề mặt côn lắp ghép, dùng đệm kín
hoặc vít nút chặt các lỗ dẫn đến mav ơ chân vịt. Vít nút phải được hãm chặt và kết
thúc qui trình lắp.
Trong bảng 73. Dfc, Dc là đường kính đầu lứn của côn trục và may ơ chân
vịt và ƠT giới hạn nóng chảy của vật liệu chân vịt.

Bảng 73: Giới hạn ảp lực dầu cho phép p p Kg/cm2


D|/Dc

0,4 0,47 ƠT
0,5 0,42 G j
' 0,35 ƠJ
0,6
0,7 0,28 òj

3. Tháo chân vịt


Khi tháo chân vịt cũng phải có áp lực dầu trên bề mặt côn lắp ghép (hình
104).
Trình tự tháo như sau :
1. Tháo nắp và đai ốc chân vịt và đẩy lùi chúng ra một khoảng cách 5 kể từ
mặt dầu may ơ chân vịt.
2. Lấy các vít nút ra, và lắp ông dẫn dầu từ bơm tay cao áp vào.
3. Nâng dần áp lực dầu trên bề mặt côn lắp ghép đến áp lực tính toán cho
đến khi tháo được chân vịt ra. Nếu đến áp lực dầu giới hạn nêu ở (bảng 73) mà
vẫn chưa tháo được, thì có thể dùng thêm cảo cơ khí để tăng thêm lực ép dọc trục
(nếu chân vịt có then) (h.l04b).
Đối với các tàu nhỏ, chân vịt không lắp ép thủy lực, thì khi tháo ra cũng chỉ
cần dùng cảo cơ khí thông thường.

VỊ. VẬT LIỆU CHÂN VỊT


Trong chương thứ hai về Hệ trục đã rêu vật liệu cho hệ trục, trong đó các
loại đồng cũng dùng để chế tạo chân vịt, đáp ứng các yêu cầu trong quị phạm
phân cấp và đóng tàu Việt Nam, bảng 20.

Tuy nhiên trong thực tế, chúng ta đang sử dụng nhiều vật liệu theo qui
phạm Liên Xô cũ - GOST. Vì vậy để thuận lợi trong sử dụng, trong phần vật liệu
này, vẫn giữ nguyên các kí hiệu vật liệu Nga (Liên Xô cũ).

You might also like