You are on page 1of 3

Câu lệnh cơ bản trong ANSYS

         Ansys
 Làm sao để dùng được câu lệnh trong ANSYS? ANSYS là một phần mềm mạnh về tính toán kết cấu và
hỗi trợ mô hình kết cấu cấu với nhiều đối tượng. Nhưng ANSYS có một đặc điểm là giúp đỡ người dùng
trên trên giao diện đồ họa ở khả năng trung bình. Vậy để mô hình một bài toán có đến hàng nghìn node
nằm chồng chéo lên nhau thì chức năng pick điểm của ANSYS tỏ ra kém hiệu quả. Giải quyết vấn đề bạn
nên học cách sử dụng dùng câu lệnh trong ANSYS:

1. Đặt tiêu đề cho việc mô hình bài toán: /TITLE, tên bài toán, ngày tháng

2. Chức năng ghi chú:           !* ghi chú nội dung

3. Bắt đầu tạo marco để thực hiện cách lệnh của chương trình: /PREP7

4. Đơn vị đo US hay SI:  /UNIT, SI hay US

5. Tạo điều kiện biên cho bài toán: /SOLUTION

6. Kết thúc việc mô hình: FINISH

7. Tạo khung nhìn cho mô hình: GPLOT hoặc EPLOT (xem các thành phần đã tạo lên), NPLOT để xem
tọa độ node

8. Tạo dữ liệu cho bài toán: /POST1

9. Thêm thành phần (element type) : ET, tên thành phần. Ví dụ:

ET, LINK1                      ET, BEAM4                        ET,BEAM23                          ET,CONTACT39 .....

10. Để chỉnh sửa một số thành phần cơ bản trong element type:

KEYOPT,số thứ tự của kiểu thành phần, vị trí cần sửa, thứ tự cần sửa

VD: BEAM23 có KEYPOT,2,2,3   <-- sửa BEAM23 thành thép đường kính tròn

11. Tạo dư liệu cho kiểu kết cấu: R, thứ tự của kiểu kết cấu,dữ liệu đưa vào. VD: LINK1 ở vị trí 1 cần
nhập diện tích

R,1,2                 lệnh này sẽ liên hệ với ET,LINK1

12. Tạo vật liệu: MP thay việc bạn vào Material -> Material Model đê tạo Ví dụ:
MP,EX,1,30e6      ! Mô đun đàn hồi của thép
MP,GXY,1,11.2E6   ! lực cắt đàn hồi của thép
MP,DENS,7800   ! trọng lượng riêng của thép kg/m3
MP,HF,1,2         ! hệ số đối lưu hay hệ số màng
MP,KXX,2,0.5      ! tính dẫn nhiệt của bê tông
MP,ALPX,1,11.7e-6 ! hệ số nở nhiệt của thép
MP,RSVX,1,1       ! suất điện trở
13. Tạo node và tọa độ điểm trên màn hình (thay cho việc vào Model -> Create -> Node -> Active CS)

N,thứ tự node, tọa độ x, tọa độ y, tọa độ z

VD: N,,1,1,1                 ! Node này được tạo ra với tọa độ x,y,z là 1,1,1, và số thứ tự tự động tăng dần
Hoặc nếu bạn tạo 10 node mà có các khoảng cách node là như nhau thì:

N,1,0,0,0       ! tạo node 1 trước

N,10,10,0,0    ! tạo ra node cuối dùng

FILL,1,10       ! tự động điền tiếp 8 node còn lại cho bạn

14. Để copy từ vị trí này sang vị trí khác: NGEN, COPIES, INC, NODE1, NODE2, NODINCR, DX, DY,
DZ

COPIES=  số lượng node sẽ copy bao gồm node bắt đầu


INC=     node sẽ bắt đầu tăng dần
NODE1=   node đầu tiên của dãy cho ban đầu
NODE2=   node cuối cùng của dãy cho ban đầu
NODINCR= số gia giữa các node trong một hàng
DX, DY, DZ=  bước nhẩy theo phương X, Y Z

Ví dụ: có một dãy node là : 1, 2, 3, 4, 5, 6,8 nằm ở trục X. Giờ cần phải copy node này chạy dọc theo trục
OZ với số lượng 10. Mỗi hàng node cách nhau 1m: NGEN,10,1,1,8,0,0,0,1

15. Đặt kiểu vật liệu trước khi thực hiện lệnh nối các ELEMENT với nhau:

TYPE, số thứ tự của element type

MAT, số thứ tự của vật liệu

REAL, số thứ tự của tính chất của element type

VD: TYPE,1

      MAT,1

      REAL,1

16. Tạo ra element trên màn hình, việc này bạn phải pick các điểm khá vất vả nhưng tận dụng lệnh này
thì rút gắn thời gian được cho bạn: E,node 1, node 2, node 3,..... node n

VD:

TYPE,1           ! kiểu kết cấu (element type) 1


MAT,1            ! kiểu vật liệu 1
REAL,1           ! dữ liệu 1
E,1,2              ! Element 1, nodes 1-2
E,2,3              ! Element 2, nodes 2-3

17. Copy element, nhiều khi bạn của phải làm đi làm lại một công việc trong một hàng node việc này sẽ
rút ngắn thời gian nếu nắm chắc việc này: EGEN, COPIES, NODINCR, ELEM1, ELEM2, ELINCR   hoặc 
EGEN, COPIES, NODINCR, -NUM

Khá giống với NGEN:

      COPIES  tổng số  element cần copy bao gôm của element gốc
      NODINCR Node sẽ bắt đầu tăng chú ý giữa độ lớn giữa các node
      ELEM1   element đầu tiên trong dãy cần copy
      ELEM2   element cuối cùng trong dãy cần copy
      ELINCR  Số gia giữa các elemetn với nhau
     -NUM     số lần gần nhất được đã được định trong dãy element

Ví dụ: bạn có element: 1-2 (1,2 là node) cần copy nó thành 4 element khác nhau:  EGEN,4,1,-1
Lệnh này sẽ tự động copy cho bạn: element: 2-3, 3-4, 4-5 với 2,3,4,5 là node.

18. Chuyển vị: Để đặt chuyển vị cho một node nào đó mà đã biết tên node:
D,NODE,UX,UY,UZ,RX,RY,RZ,ALL,VOLT,TEMP

Ví dụ: D,1,UY,0 ! Đặt gối tựa cho node 1 là gối trượt


D,3,UX,0,,,,UY !Đăt gối tựa cho node 3 là chốt
D,4,ALL           !Tại node 4 sẽ đặt là gàm
D,2,TEMP,300  ! tại node sẽ có nhiệt độ tác động vào 300C
19. Đặt lực cho một node nào đó: F,node, hướng, giá trị: F,1,FX,3000  !node 1 sẽ có giá trị lực là 3000

20. Lực phân bố:SFBEAM,element,keyload,PRES, giá trị đầu, giá trị cuối

VD: SFBEAM,1,1,PRES,60 ! cả element đó sẽ chịu tác dụng lực phân bố là 60

      SFBEAM,1,1,PRES,60,70 !element này sẽ chịu lực tác dụng hình thang

Chú ý: Keyload với lực rất quan trọng khi đặt lực, keyload đại diện cho mặt phẳng mà tại trọng sẽ được
đặt lên. Mỗi một thành phần kết cấu có một keyload riêng biệt. Ví dụ SHELL63 thì keyload = 2 là mặt trên
theo chiều của thành phần SHELL63.

hay BEAM3 thì keyload = 1 tức là lực sẽ tác dụng lên phương FY. Chiều của keyload phụ thuộc vào
node đi trước hay sau, muốn biết được về tính chất này của từng vậy liệu bạn nên tìm hiểu thêm trong
HELP của ANSYS. Ví dụ như SHELL63 có 4 nodes. Nó sẽ bắt đầu từ I-J-K-L, và vị trí của từng điểm I, J,
K, L và chiều của nó. Khi đó keyload mới được nhập vào.

Như hình dưới dây là tọa độ I-J-K-L của SHELL63, bạn nên chú đến OX, OY, OZ để đặt đúng Keyload.
Keyload -2 mặt trên, 5 mặt bên YOZ,...

You might also like