You are on page 1of 1

BÀI TẬP XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Bài 1. Công ty thương mại Hồng Phát (Hải Phòng, Việt Nam) xuất khẩu lô hàng giày da cao cấp
sang Singapore. Công ty đã sử dụng các nguyên vật liệu sau trong quá trình sản xuất:

Nguyên vật liệu Nước xuất xứ Chi phí /1sp (USD)


Da làm mũi giày Indonesia 9,9
Vải lót Hàn Quốc 5,5
Da bên trong Anh 3
Đế giày Tây Ba Nha 7,2
Các nguyên vật liệu khác Việt Nam 9,99

Biết: Chi phí nhân công: 8 USD, chi phí quản lý 5 USD, chi phí khác: 2 USD, lợi nhuận: 11,8
USD. (Tính trên một đơn vị sản phẩm)
Người nhập khẩu Singapore xuất trình cho cơ quan hải quan C/O mẫu D do Phòng Thương mại
và công nghiệp Việt Nam cấp. Lô hàng trên được vận chuyển thẳng từ cảng Hải Phòng,Việt
Nam sang cảng Singapore. Mặt hàng giày nằm trong danh mục cắt giảm thuế theo ATIGA của
cả Việt Nam và Singapore.
Lô hàng trên có đủ điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan theo ATIGA khi nhập khẩu vào
Singapore hay không? Giải thích?
Bài 2. Công ty A của Việt Nam xuất lô hàng áo sơ mi nam sang Hà Lan (Giá FOB của lô hàng
là 100.000 USD). Công ty đã nhập vải của Indonesia (trị giá 60.000 USD), Chỉ khâu nhập từ
Trung quốc (trị giá 10.000 USD). Các nguyên liệu còn lại có xuất xứ Việt Nam. Hà Lan cho
Việt Nam hưởng quy tắc cộng gộp khu vực (ASEAN) khi xác định xuất xứ. Lô hàng trên được
vận chuyển thẳng từ Việt Nam sang Hồng Kông, sau đó từ Hồng Kông sang Hà Lan. Tại Hồng
kông, hàng hoá chỉ được bốc xếp, không thực hiện bất cứ công đoạn nào khác. Lô hàng trên có
đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP của EU khi nhập khẩu vào Hà Lan hay không? Giải thích. Biết
quy tắc xuất xứ EU quy định giá trị nguyên vật liệu, bộ phận nhập khẩu hoặc không rõ xuất xứ
tối đa là 50% giá FOB của sản phẩm.
Bài 3. Công ty Kenzo của Việt Nam xuất khẩu áo jacket sang Nhật Bản. Mặt hàng này được
Nhật Bản cho hưởng quy tắc bảo trợ. Công ty đã nhập một số nguyên liệu sau để tiến hành sản
xuất:
- Vải nhập từ Hàn Quốc (190.000 USD); Vải lót nhập từ Nhật Bản (100.000 USD)
- Cúc, chỉ khâu từ Trung Quốc (30.000 USD)
- Chi phí nhân công, chi phí quản lý: 50.000 USD
- Chi phí đóng gói và một số phụ liệu khác của Việt Nam, chi phí khác: 35.000 USD
- Lợi nhuận: 60.000 USD
Biết Nhật Bản quy định hàm lượng xuất xứ từ nước được hưởng của sản phẩm dệt may phải
chiếm tối thiểu là 50% theo giá FOB. Lô hàng được vận chuyển từ Hải Phòng, quá cảnh qua
Hồng Kông rồi vận chuyển đến Nhật Bản. Tại Hồng Kông, hàng được thay đổi bao bì do Hồng
Kông sản xuất. Lô hàng trên có đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ trong chế độ GSP của Nhật Bản hay
không?

Giảng viên: Phạm Thị Phương Mai –Bộ môn Kinh tế ngoại thương- Khoa Kinh tế- 3/2020

You might also like