You are on page 1of 14

Câu 16.

Trình bày nội dung và trường hợp áp dụng của chiến lược
kết hợp theo chiều ngang? Cho ví dụ về một doanh nghiệp sử dụng
thành công chiến lược kết hợp theo chiều ngang?
Khái niệm: Chiến lược hội nhập ngang là chiến lược nhằm sở hữu hoặc
gia tăng khả năng kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh.
Đặc trưng: Chiến lược hội nhập ngang được theo đuổi bởi một công ty
để củng cố vị thế của nó trong ngành. Một công ty thực hiện loại chiến
lược này thường sáp nhập hoặc mua lại một công ty khác đang trong
cùng giai đoạn sản xuất.
 Một trong những xu hướng đáng chú ý trong quản trị chiến lược ngày
nay là tăng cường sử dụng chiến lược hội nhập theo chiều ngang
như một chiến lược tăng trưởng.
- Mua bán, sáp nhập, giành quyền kiểm soát giữa các đối thủ cạnh
tranh (thâu tóm thù địch) cho phép tăng lợi thế kinh tế nhờ qui mô và
cho phép doanh nghiệp chuyển giao các nguồn lực và năng lực cạnh
tranh.
Mục đích
- Mục đích của hội nhập theo chiều ngang (HI) là phát triển công ty về
qui mô, tăng sự khác biệt hóa sản phẩm, đạt được lợi thế theo qui mô,
giảm cạnh tranh hoặc tiếp cận thị trường mới. Khi nhiều công ty theo
đuổi chiến lược này trong cùng một ngành, nó sẽ dẫn đến hợp nhất
ngành (thậm chí độc quyền).
Các trường hợp áp dụng chiến lược hội nhập ngang
Theo Fred. R.David, chiến lược hội nhập ngang có thể trở thành một
chiến lược cạnh tranh rất hữu hiệu trong một số trường hợp sau đây:
- Khi doanh nghiệp có thể độc quyền kinh doanh trong một khu vực hay
một vùng nhất định mà không bị đe dọa bởi chính phủ làm giảm sự cạnh
tranh.
- Khi doanh nghiệp kinh doanh trong một ngành có tốc độ tăng trưởng
cao.
- Khi doanh nghiệp có đủ nguồn lực nhân sự và tài chính cần thiết để
quản lí thành công doanh nghiệp sau khi qui mô đã mở rộng.
- Khi các đối thủ cạnh tranh có biến động chẳng hạn như thiếu nhân sự
quản lí cấp cao hoặc thiếu một nguồn lực nhất định nào đó mà doanh
nghiệp đang sở hữu; cần chú ý rằng chiến lược hội nhập theo chiều
ngang không thích hợp trong trường hợp đối thủ cạnh tranh hoạt động
kém hiệu quả vì trong trường hợp đó ngành đang suy giảm.
Ví dụ: Một trong những ví dụ rõ nhất về hội nhập theo chiều ngang là
việc Facebook mua lại Instagram vào năm 2012 với mức 1 tỷ USD được
báo cáo. Cả Facebook và Instagram đều hoạt động trong cùng một ngành
công nghiệp và đang trong giai đoạn sản xuất tương tự liên quan đến các
dịch vụ chia sẻ ảnh của họ. Facebook, tìm cách củng cố vị trí của mình
trong các phương tiện truyền thông xã hội và không gian chia sẻ xã hội,
đã chứng kiến việc mua lại Instagram như một cơ hội để tăng thị phần,
tăng sản phẩm, giảm cạnh tranh và tiếp cận các thị trường tiềm năng
mới. Tất cả những điều này đã xảy ra, dẫn đến một mức độ cao của
synergy
Câu 17: Trình bày nội dung và trường hợp áp dụng của chiến lược
đa dạng hóa đồng tâm? Theo bạn, chiến lược đa dạng đồng tâm
được áp dụng phổ biến tại các công ty mỹ phẩm Việt Nam hiện nay
như thế nào?
Định nghĩa
Đa dạng hóa đồng tâm là cách tăng trưởng thông qua việc tham gia vào
những hoạt động mới có liên quan nhiều đến hoạt động hiện có của
doanh nghiệp về sản xuất, marketing, quản trị vật tư hoặc công nghệ.
Đặc trưng
- Chìa khóa để thực hiện đa dạng hóa đồng tâm là tranh thủ chí ít được
một trong các lợi thế hiện có của doanh nghiệp.
- Đa dạng hóa đồng tâm còn được gọi là đa dạng hóa có liên quan. 
Ở đây, các hoạt động sản xuất mới phát triển vẫn liên quan đến các hoạt
động sản xuất chính của công ty về khách hàng, công nghệ, phân phối,
quản lí và nhãn hiệu; cũng có thể tận dụng những sản phẩm được tiêu
thụ mạnh trên thị trường nhờ kinh nghiệm thương mại để bán sản phẩm
mới.
Cuối cùng người ta dựa vào mối liên quan về hình ảnh giữa công ty và
các sản phẩm mới để đa dạng hóa hoạt động.
- Để thực hiện chiến lược đa dạng hóa đồng tâm doanh nghiệp cần tận
dụng các ưu thế nội bộ chủ yếu của công ty. Chiến lược đa dạng hóa
đồng tâm đòi hỏi sự hiệp đồng hay tác động cộng hưởng trong việc sử
dụng các nguồn lực.
Trường hợp áp dụng
 Khi doanh nghiệp cạnh tranh trong một ngành chậm tăng trưởng hay
không có tăng trưởng.
- Khi việc thêm vào sản phẩm mới nhưng có liên hệ với nhau sẽ làm
tăng rõ rệt doanh số sản phẩm hiện tại.
- Các sản phẩm dịch vụ mới có tính cạnh tranh cao.
- Khi các sản phẩm của Doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn cuối của
vòng đời sản phẩm.
- Khi doanh nghiệp có đội ngũ quản lý mạnh.
Ví dụ:
Một công ty sản xuất mỹ phẩm, có thể phân phối sản phẩm nhiều hơn
bằng cách mở rộng mạng lưới bán lẻ, điều này không làm thay đổi sản
phẩm, chỉ làm thay đổi chiến lược marketing. Và mang đến cho sp 1
cách tiếp cận mới vs khách hàng

Câu 18. Trình bày nội dung và trường hợp áp dụng của chiến lược
mua lại? Chiến lược mua lại có gì khác với chiến lược kết hợp theo
chiều ngang? Cho ví dụ minh họa?
Là việc một doanh nghiệp mua lại một doanh nghiệp khác với ý định
làm cho doanh nghiệp bị mua trở thành một doanh nghiệp phụ thuộc
Trường hợp áp dụng:
-Chu kỳ sống của ngành đang trong giai đoạn bão hòa hoặc phát triển,
lúc này nhu cầu đã ổn định, ít thay đổi

-Rào cản ngăn chặn xâm nhập ngành cao, gây trở ngại cho doanh nghiệp
đang có ý định kinh doanh lĩnh vực đó

-Khi ngành mới không có điểm chung đối với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, để giảm thiểu chi phí và rủi ro thì nên mui lại doanh
nghiệp đã có thị phần và kinh nghiệm

-Doanh nghiệp tranh thủ thời gian để đáp ứng nhu cầu hiện có của thị
trường

So sánh:

Ví dụ: Mcrosoft mua lại linkedln :Một vụ mua bán mang tính lịch sử,
dựa trên 2 lý do: LinkedIn là trang mạng xã hội lớn đầu tiên bị thâu tóm
bởi một trong những ông lớn công nghệ cũng nổi tiếng bậc nhất. Hơn
nữa, đây cũng là nước đi lớn nhất của Microsoft trong quá trình phát
triển công ty từ trước tới nay, hứa hẹn nhiều mục tiêu to lớn của công ty
dành cho tương lai.

CEO Microsoft cho biết việc mua lại LinkedIn nhằm mục đích xây dựng
một mạng lưới các chuyên gia và liên minh giúp cung cấp nguồn lực và
cơ hội cho các cá nhân trên thế giới. Ông nhấn mạnh rằng Microsoft sẽ
tiếp tục có khuynh hướng đầu tư vào các dịch vụ giúp nâng cao năng
suất cho mọi người

Câu 19. Trình bày nội dung và trường hợp áp dụng của chiến lược
kết hợp về phía

sau? Cho ví dụ về một doanh nghiệp sử dụng thành công chiến lược
kết hợp phía sau?
Định nghĩa
Chiến lược hội nhập về phía sau trong tiếng Anh là Backward
integration strategy. Chiến lược hội nhập về phía sau là chiến lược
nhằm sở hữu hoặc gia tăng khả năng kiểm soát đối với nhà cung cấp.
Đặc trưng
- Chiến lược hội nhập về phía sau đặc biệt thích hợp trong trường hợp
nhà cung cấp hiện tại của doanh nghiệp ở mức giá cao, không đáng tin
cậy hoặc không đáp ứng được các yêu cầu nhất định.
- Tuy nhiên, trong một số ngành, thay vì hội nhập dọc theo cách truyền
thống nhằm sở hữu các nhà cung ứng, các doanh nghiệp lại chủ trương
đàm phán với các nhà cung ứng bên ngoài một cách rộng rãi để thu được
lợi ích lớn nhất. 
Khi đó, các doanh nghiệp mua sắm các yếu tố đầu vào từ khắp nơi, so
sánh các nhà cung ứng với nhau để có thể đạt được thỏa thuận tốt nhất.
- Cạnh tranh toàn cầu thúc đẩy các doanh nghiệp giảm số lượng các nhà
cung ứng và yêu cầu cao hơn về chất lượng và dịch vụ với các nhà cung
ứng mà họ lựa chọn.
Mặc dù về truyền thống, có nhiều nhà cung cấp có thể đảm bảo cho
doanh nghiệp mức giá cạnh tranh và tránh được sự gián đoạn sản xuất,
các doanh nghiệp Hoa Kỳ ngày nay cũng đã học tập phương pháp của
các doanh nghiệp Nhật Bản.
Các doanh nghiệp Nhật Bản là những người tiên phong theo chủ trương
lựa chọn càng ít nhà cung cấp càng tốt nhưng thiết lập mối quan hệ rất
gần gũi và dài hạn.
Các trường hợp sử dụng chiến lược hội nhập về phía sau
Theo Fred R.David, chiến lược hội nhập về phía sau có thể trở thành
một chiến lược cạnh tranh rất hữu hiệu trong một số trường hợp sau đây:
- Khi các nhà cung ứng hiện tại của doanh nghiệp không đáng tin cậy,
chi phí cao hoặc không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, về các linh
kiện, thành phần, nguyên liệu thô.
- Khi số lượng các cung cấp thì ít và số lượng các đối thủ cạnh tranh thì
nhiều.
- Khi các doanh nghiệp cạnh tranh trong một ngành có tốc độ tăng
trưởng cao, điều này là cần thiết vì các loại chiến lược hội nhập (về phía
trước, về phía sau, ngang) đều làm giảm khả năng đa dạng hóa của
doanh nghiệp trong ngành suy giảm.
- Khi doanh nghiệp có đủ nguồn lực nhân sự và tài chính cần thiết để
quản lí tốt lĩnh vực kinh doanh mới là hoạt động cung ứng nguyên vật
liệu cho chính doanh nghiệp.
- Khi có sự ổn định về giá cả mang lại lợi thế cho doanh nghiệp, bởi vì
doanh nghiệp có thể ổn định được giá cả và các yếu tố đầu vào và tổng
giá thành sản xuất sản phẩm khi hội nhập dọc về phía sau.
- Khi nhà cung ứng hiện tại của doanh nghiệp có lợi nhuận cận biên cao,
điều này cho thấy rằng hoạt động cung ứng hàng hóa và dịch vụ trong
ngành là phát đạt.
- Khi một doanh nghiệp cần cung ứng các yếu tố đầu vào cần thiết một
cách nhanh chóng.

Ví dụ: Công ty cổ phần sữa Mộc Châu đã sử dụng chiến lược hội nhập
phía sau: công ty tiến hành sản xuất đầu vào cho chính mình được thể
hiện cụ thể như sau: trong các lĩnh vực kinh doanh của công ty là chăn
nuôi bò, công ty đã tiến hành chiến lược hội nhập về phía sau là công ty
tiến hành tự trồng cỏ và cây trồng khác làm thức ăn cho dang bò. Là 1
doanh nghiệp luôn yêu cầu chất lượng sp lên hàng đầu đảm bảo chất
lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Những ngày ddaaufphats triển có
cung cấp cho bò thức ăn gia súc tổng hợp được doanh nghiệp thu mua từ
bên ngoài nhưng số lượng đàn bò ngày càng tăng mà nguồn thức ăn
ngày càng khan hiếm mà lại không đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh.
Vì vậy doanh nghiệp quyết định tổ chức sản xuất đàu vào cho chính
mình
Câu 20. Trình bày nội dung và trường hợp áp dụng của chiến lược
phát triển sản

phẩm? Chiến lược phát triển sản phẩm khác gì với chiến lược đa
dạng hóa đồng tâm? Cho ví dụ minh họa?
 Là chiến lược tăng trưởng trên cơ sở phát triển các sản phẩm mới, cải
tiến các sản phẩm hiện có để khai thác mạnh mẽ và hiệu quả hơn thị
trường hiện có của doanh nghiệp. Nó đòi hỏi phải có những chi phí thoả
đáng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Mục đích:
+ Củng cố và giữ vững thị trường truyền thống.
+ Tạo lập cơ cấu chủng loại sản phẩm thích hợp, có khả năng cạnh tranh
thị trường .
+ Đổi mới cơ cấu khách hàng và thị trường
Điều kiện áp dụng:
+ Doanh nghiệp có khả năng mạnh về nghiên cứu và phát triển.
+ Sản phẩm có chu kỳ ngắn, tốc độ đổi mới công nghệ cao.
+ Đối thủ cạnh tranh có sự chuyển hướng đầu tư hoặc kinh doanh lĩnh
vực mới.
So sánh?
Ví dụ: Tập đoàn viettel đã phổ cập và mở rộng phạm vi thị trường cho
các dịch vụ : diện thoại, bưu phẩm, dịch vụ di động, internet, bưu phẩm
chuyển phát nhanh, các dịch vụ bưu chính viễn thông khác. Điều này
giúp cho viettel mở rộng qui mô về thị trường về sản phẩm, dịch vụ thực
hiện mục tiêu vừa kinh doanh vừa phục vụ, chiếm ưu thế về thị phần
cũng như ảnh hưởng đối với kh. Cho phép viettel tập hợp mọi nguồn lực
của công ty vào các hoạt động sở trường và truyền thống của mình đề
tập trung khai thác các điểm mạnh, phát triển quy mô kinh doanh trên cơ
sở ưu tiên chuyên môn hóa sản xuất và đổi mới công nghệ, sản phẩm,
dịch vụ.. Nhờ đó đưa ra chiến lược phù hợp mà thị phần và quy mô của
viettel không những chiếm thị phần lớn nhất ngày nay và càng được mở
rộng trong lĩnh vực khác

Câu 21. Trình bày nội dung và trường hợp áp dụng của chiến lược
thâm nhập thị

trường? Cho ví dụ về một công ty sử dụng thành công chiến lược


thâm nhập thị
trường?
Không làm thay đổi bất kỳ yếu tố cấu thành nào, mà chỉ nhằm tăng thị
phần của các sản phẩm, dịch vụ hiện có trên thị trường hiện có bằng
những nổ lực tiếp thị mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
Biện pháp áp dụng:
+ Tăng số nhân viên bán hàng.
+ Tăng cường các hoạt động quảng cáo.
+ Đẩy mạnh các hoạt động khuyến mãi.
Mục đích:
+ Tăng số lượng hàng hóa mỗi lần mua.
+ Sử dụng hàng nhiều hơn và thường xuyên hơn với sản phẩm, dịch vụ
của doanh nghiệp.
Điều kiện vận dụng:
+ Nhu cầu thị trường vẫn còn tăng, chưa bão hoà.
+ Tốc độ tăng dân số nhanh hơn tốc độ tăng chi phí marketing.
+ Có thể tiết kiệm chi phí do tăng quy mô và chuyên môn hoá để tạo ưu
thế cạnh tranh.
+ Thị phần của các đối thủ cạnh tranh đang giảm sút.

Ví dụ :
Lần đầu tiên ra mắt vào năm 2012 với tên gọi MyTeksi tại Malaysia
cùng tính năng khởi nguồn đơn giản như một dịch vụ hỗ trợ đặt taxi, với
11.000 lượt tải. Vào ngày 27/02/2014, ứng dụng đã có mặt tại Việt Nam
với tên gọi GrabTaxi. Và sau gần 2 năm hoạt động tại Việt Nam với
hàng loạt dịch vụ, như: GrabTaxi, GrabBike, GrabCar, GrabExpress ra
đời phục vụ cho mọi nhu cầu di chuyển của người dân Việt Nam. Đặc
điểm thị trường Việt Nam có quy mô lớn với gần 92 triệu người. Khi đó,
Grab là cái tên hoàn toàn xa lạ với thị trường Việt Nam bởi khi đó, mới
chỉ xuất hiện hãng taxi trên thiết bị di động Uber. Thời điểm đó, các ứng
dụng công nghệ bắt đầu được người Việt Nam quen sử dụng hơn do sự
phát triển nhanh chóng của Internet và bùng nổ smartphone vừa là thời
gian thích hợp để không chỉ Grab mà có thể sẽ có những hãng taxi công
nghệ khác vào Việt Nam.
Với điều kiện áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường đó, Grab lựa
chọn chiến lược thâm nhập nhanh – là chiến lược thâm nhập thị trường
trong thời gian ngắn, doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường ngay từ
đầu với mức giá thấp nhưng vẫn đầu tư nhiều cho các hoạt động quảng
bá.
Có thể nói đây là chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế phù hợp
nhất cho Grab bởi thị trường Việt Nam rất nhạy cảm về giá, dịch vụ xe
ôm/taxi không có sự khác biệt giữa xe ôm truyền thống và xe ôm công
nghệ nên khách hàng sẽ chọn bên cung cấp cho họ ưu đãi về giá cả.
Đe dọa của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn lớn sẽ thâm nhập thị trường
Việt Nam cũng đã đặt áp lực để Grab đặt mục tiêu thâm nhập thị trường
Việt một cách nhanh chóng.

Câu 22: Trình bày nội dung và trường hợp áp dụng của chiến lược
kết hợp về phía trước? Cho ví dụ về một doanh nghiệp sử dụng
thành công chiến lược kết hợp phía trước?
Là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng trên cơ sở thâm nhập và thu hút
những trung gian phân phối và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (yếu
tố đầu ra). Nhượng quyền thương mại là một phương pháp hiệu quả
giúpthực hiện thành công chiến lược này
Trường hợp áp dụng
Theo Fred. R.David, chiến lược hội nhập dọc về phía trước có thể trở
thành một chiến lược cạnh tranh rất hữu hiệu trong một số trường hợp
sau đây:
- Khi các nhà phân phối hiện tại có chi phí cao, không đáng tin cậy, hoặc
không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong việc phân phối
hàng hóa, dịch vụ.
- Khi các nhà phân phối hiện có chất lượng và mang lại lợi thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp nhưng có giới hạn về năng lực.
- Khi doanh nghiệp cạnh tranh trong một ngành đang tăng trưởng có
triển vọng tăng trưởng rõ ràng trong tương lai, điều này là cần thiết bởi
vì việc hội nhập dọc về phía trước là giảm khả năng đa dạng hóa của
doanh nghiệp, nhất là trong trường hợp ngành chính có biến động.
- Khi doanh nghiệp có đủ nguồn lực nhân sự và tài chính cần thiết để
quản lí tốt lĩnh vực kinh doanh mới là hoạt động phân phối sản phẩm,
dịch vụ của chính doanh nghiệp.
- Khi kinh doanh ổn định là một lợi thế căn bản, bởi vì doanh nghiệp có
thể tăng khả năng dự đoán cầu thị trường khi hội nhập dọc về phía trước.
- Khi nhà phân phối hoặc người bán lẻ có lợi nhuận cận biên cao, trường
hợp này cho thấy rằng một công ty có thể thu được lợi nhuận lớn hơn
nếu tự phân phối hàng hóa và dịch vụ mình sản xuất và bán với mức giá
cạnh tranh hơn thông qua việc hội nhập dọc về phía trước.

Ví dụ:
Ngày nay ngày càng có nhiều nhà sản xuất theo đuổi chiến lược hội
nhập về phía trước bằng cách thiết lập các website bán hàng trực tiếp tới
người tiêu dùng.
Hãng máy tính Dell (Dell Computer) là một ví dụ. Dell theo đuổi chiến
lược hội nhập dọc về phía trước bằng cách thiết lập hệ thống cửa hàng
bên trong cửa hàng (stores-within-store) ở Sear, Roebuck.
Chiến lược này chủ trương thiết lập một hệ thống các điểm trưng bày
nhỏ cho phép người khách hàng có thể tham quan và dùng thử sản phẩm
trước khi chính thức đặt mua. Nhưng kể cả các ki-ốt hay cửa hàng của
Dell thì đều không lưu kho các loại máy tính.
Khách hàng của Dell có thể gọi điện đặt hàng hoặc đặt hàng thông qua
Internet một cách dễ dàng và thuận tiện. Điều này về cơ bản đã làm cho
Dell trở nên khác biệt hoàn toàn so với các hãng máy tính khác.

Áp dụng cho hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu : chuối
nhượng quyền của café Trung Nguyên, Kfc, Startbuck coffee..

Câu 23. Trình bày nội dung và trường hợp áp dụng của chiến lược
phát triển thị

trường? Cho ví dụ về một công ty sử dụng thành công chiến lược


phát triển thị trường?

Định nghĩa
Chiến lược phát triển thị trường trong tiếng Anh là Market
development strategy. Chiến lược phát triển thị trường là phương thức
tăng trưởng của doanh nghiệp bằng con đường đưa những sản phẩm
hoặc dịch vụ hiện có vào thị trường mới.
Nói theo cách đơn giản:
Chiến lược phát triển thị trường bao gồm các hoạt động nhằm đưa ra
các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại tiêu thụ trên các khu vực đía lí mới.
Đặc trưng của chiến lược phát triển thị trường
- Chiến lược phát triển thị thị trường thường được áp dụng khi doanh
nghiệp có đủ nguồn lực để mở rộng qui mô sản xuất, đang có hệ thống
phân phối và hoạt động marketing có hiệu quả.
- Chiến lược phát triển thị trường chỉ có hiệu quả khi các thị trường mới
mà doanh nghiệp sẽ tham gia đó chưa bị bão hòa.

Trường hợp áp dụng


+ Doanh nghiệp có hệ thống kênh phân phối năng động hiệu quả.
+ Có nhiều khả năng thâm nhập thị trường mới (vốn, nhân lực).
+ Khách hàng đang có sự chuyển hướng sở thích và đánh giá
+  Doanh nghiệp vẫn còn thừa năng lực sản xuất

Ví dụ

Tháng 5/2005, Adidas tuyên bố sẽ mở 40 cửa hàng mỗi tháng trong liên
tiếp 40 tháng tới, mặc dù tại thời điểm đó Adidas đã có 1.500 cửa hàng
tại Trung Quốc.
- Và kết quả là Adidas, dù chỉ là công ty kinh doanh các dụng cụ thể
thao đứng thứ hai trên thế giới sau Nike, đã được chọn là nhà cung cấp
trang phục chính thức cho Ủy ban Olympic quốc gia Trung Quốc. Đồng
thời Adidas cũng đã chi 80 triệu USD để trở thành  nhà cung cấp trang
phục chính thức của Thế vận hội Opympic Bắc Kinh 2008

Câu 24. Trình bày nội dung các chiến lược kinh doanh được áp
dụng trong giai đoạn giới thiệu của chu kỳ sống của sản phẩm? Cho
ví dụ minh họa về một sản phẩm mới tại thị trường Việt Nam?
Giai đoạn này bắt đầu khi có sản phẩm mới lần đầu tiên được đem ra
bán trên thị trường. Việc giới thiệu phải mất một số thời gian nên mức
tăng doanh số sẽ rất chậm. Trong giai đoạn này, mức lãi có thể là âm
hoặc rất thấp vì doanh số ít mà chi phí phân phối và quảng cáo lại cao.
Ở giai đoạn này, chỉ có một số ít đối thủ cạnh tranh và họ có thể sản xuất
những mặt hàng về cơ bản giống với mặt hàng mới vì thị trường lúc này
chưa thích hợp cho những cải tiến sản phẩm. Doanh nghiệp tập trung
vào những khách hàng sẵn sàng mua nhất, thường là những khách hàng
có thu nhập cao. Giá cả có xu hướng cao bởi vì: phí tổn cao do sản
lượng tương đối thấp; các vấn đề kỹ thuật trong sản xuất có thể vẫn chưa
giải quyết xong; cần có mức lãi cao để bù đắp chi chi phí quảng cáo lớn
đến mức cần thiết để đạt được sự phát triển”.
Khi giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường, các nhà quản trị marketing có
thể đặt ra các độ khác nhau cho các yếu tố marketing, như giá cả, phân
phối, cổ động. Nếu xem xét hai yếu tố giá cả và cổ động thì có bốn
phương án chiến lược có thể theo đuổi.

Chiến lược “gặt hái nhanh”: Có hiệu quả khi phần lớn khách hàng đều
đã biết đến sản phẩm, có sự quan tâm tiềm ẩn cao đối với sản phẩm và
doanh nghiệp muốn tạo ra sở thích của khách hàng đối với sản phẩm của
doanh nghiệp

Chiến lược “gặt hái chậm”: Thường thích hợp khi quy mô của doanh
nghiệp lớn. Sản phẩm của doanh nghiệp có công dụng đặc biệt, khách
hàng không nhạy cảm về giá

Chiến lược “thâm nhập nhanh”: Áp dụng khi khách hàng chưa biết đến
sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng lại nhạy bén về giá, có thể tiết kiệm
được do sản xuất với quy mô lớn

Chiến lược “thâm nhập chậm”: Áp dụng khi khách hàng nhạy cảm về
giá nhưng không nhạy cảm về khuyến mãi. Đồng thời thị trường phải
lớn và sản phẩm được biết đến ở mức độ cao

Ví dụ: Mì Hảo Hảo là một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm mì ăn liền
hàng đầu Việt Nam, thuộc sở hữu của tập đoàn Acecook. Tính đến năm
2018, sản phẩm tự hào là một trong những thương hiệu mì bán chạy tại
Việt Nam trong 18 năm. Ra mắt đầu những năm 2000, Hảo Hảo thâm
nhập thị trường mì ăn liền đầy tiềm năng tại Việt Nam. Hãng đã có
những bước nghiên cứu thị trường thận trọng.
Thời điểm đó, người tiêu dùng Việt Nam vẫn chuộng các thương hiệu
mỳ truyền thống, giá rẻ, như mỳ Miliket, mì Vifon, mì bán theo cân,…
Tuy vậy, bao bì của những thương hiệu mỳ này lại chưa bắt mắt, , mẫu
mã chưa đa dạng.

Giới thiệu sản phẩm :Đây là thời điểm Hảo Hảo triển khai chiến dịch
quảng bá truyền thông mạnh mẽ nhất. Dày đặc các chiến dịch quảng cáo
mì Hảo Hảo tôm chua cay, mì Hảo Hảo lẩu Thái xuất hiện trên kênh
sóng VTV3 hay HTV7. Spot quảng cáo với sự xuất hiện của các danh
hài nổi tiếng thời đó đã ngay lập tức chiếm cảm tình của người tiêu
dùngĐó là lúc Acecook tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Hảo Hảo với bao bì bắt mắt, nhiều hương vị mới lạ (như lẩu Thái, tôm
chua cay, mì gà,…), ngon miệng và an toàn, tiêu chuẩn công nghệ Nhật
Bản.

You might also like