You are on page 1of 34

Chương 6

ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA

Bài 1:

Năm 2006, trên lãnh thổ của một quốc gia có các doanh nghiệp như sau:

Doanh nghiệp
D1 D2 D3 D4 D5
Chi phí

Chi phí trung gian 40 60 70 70 60

Khấu hao 20 30 40 10 50

Chi phí khác 240 160 180 180 190

Giá trị sản lượng 300 250 290 260 300


Trong hệ thống hạch toán quốc gia có các tài khoản như sau:

- Tiêu dùng các hộ gia đình 500

- Chi tiêu của chính phủ vể hàng hoá 300

- Giá trị hàng hoá xuất khẩu 400

- Giá trị hàng hoá nhập khẩu 300

- Thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu 100

- Tiền thuê đất 50

- Tiền lương 650

- Tiền trả lãi vay 50

- Thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu 50

- Các khoản lợi nhuận (Lợi nhuận giữ lại = 0) 150

- Thuế gián thu 50

- Thuế thu nhập doanh nghiệp 10

- Thuế thu nhập cá nhân 5


- Nộp phạt cho chính phủ 5

- Trợ cấp người nghèo 6

- Chỉ số năm gốc (%) 100

- Chỉ số năm 2006 (%) 120

- Đầu tư ròng 50

a. Xác định GDP danh nghĩa theo giá thị trường bằng 3 phương pháp và GDP danh nghĩa
theo giá yếu tố sản xuất.

b. Xác định GNP danh nghĩa theo giá thị trường và GNP danh nghĩa theo giá yếu tố sản
xuất.

c. Tính NNP và NI, DI.

d. Tính GDP thực tế và GNP thực tế.

Bài 2:

Có số liệu chi tiết của một quốc gia như sau

- GNP 5000

- Tổng đầu tư 1000

- Đầu tư ròng 500

- Tiền lãi cho vay 250

- Lợi tức cổ phần 100

- Tiền lương 2900

- Thu nhập quốc dân 4000

- Tiêu dùng các hộ gia đình 3000

- Chi tiêu của CP về hàng hóa và dịch vụ 800

- Chi chuyển nhượng của CP 550

- Thu nhập từ việc cho thuê 300

- Thu nhập yếu tố ròng 0

- Thâm hụt ngân sách -20


Xác định:

a. NNP, tình trạng cán cân thương mại, thuế gián thu, lợi nhuận trước thuế của công ty?

b. Thuế ròng, tổng thuế thu, thu nhập cá nhân?

Bài 3:

Giả sử trên lãnh thổ Việt Nam năm 2004 có 4 doanh nghiệp hoạt động có các thông tin sau:

DN1 DN2 DN3 DN4

Khấu hao 5 10 15 20

Tổng chi phí 10 20 30 40

Chi phí khác 8 16 24 32

Chi phí trung gian 2 4 6 8

Giá trị sản lượng 22 44 66 88

Thuế gián thu 1,25 2,75 3,75 4,25


a. Xác định GDP bằng phương pháp giá trị gia tăng. Tìm GDP theo giá yếu tố sản xuất của
Việt Nam

b. Cho biết DN3 là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Tìm GNP của Việt
Nam.

Bài 4:

Có số liệu chi tiết của một quốc gia năm 2010 như sau

- Đầu tư ròng 200

- Khấu hao 440

- Xuất khẩu 370

- DN đóng góp vào an ninh xã hội 300

- Chính phủ chi mua hàng hóa và dịch vụ 800

- Nhập khẩu 450

- Tiêu dùng cá nhân 2580

- Thuế tiêu thụ đặc biệt 340


- Chi chuyển nhượng của chính phủ 640

- Thuế thu nhập cá nhân 490

- Thu nhập yếu tố ròng 0

- Lãi không chia của các công ty 75

- Thuế thu nhập của công ty 90

Xác định:

a. Tính tổng sản phẩm quốc dân

b. Tính thu nhập quốc dân

c. Tính thu nhập khả dụng

d. Tính tiết kiệm tư nhân

Bài 5:

Giả sử năm 2010 có các thông tin sau: Giá trị thị trường bằng tiền của các hàng hóa, dịch
vụ cuối cùng được tạo ra:

a. Tính GDP và NIA của Việt Nam.

TRÊN LÃNH THỔ TRÊN LÃNH THỔ


TRÊN LÃNH THỔ MỸ
THÁI LAN VIỆT NAM

- Do người Việt Nam tạo ra: - Do người Thái Lan tạo ra: - Do người Lào tạo ra:
1000 4000 3000

- Do người Lào tạo ra: 2000 - Do người Việt Nam tạo ra: -Do người Thái Lan tạo ra:
3000 2000

- Do người Mỹ tạo ra: 3000 - Do người Lào tạo ra: 2000 - Do người Việt Nam tạo
ra: 5000

- Do người Thái Lan tạo ra: - Do người Mỹ tạo ra: 1000 - Do người Mỹ tạo ra:
4000 7000
b. Nếu tại lãnh thổ của Việt Nam có thêm các thông tin là:
- Thuế gián thu: 25 - Chi bù lỗ doanh nghiệp: 25

- Trợ cấp sinh viên nghèo là: 40 - Nộp phạt cho Chính phủ: 5

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: 100 - Thuế thu nhập cá nhân: 75

- Đầu tư ròng: 40 - Thuế di sản cá nhân: 10

- Tổng đầu tư: 100 - LN giữ lại của DN: 0

Tính: NNP, DI của Việt Nam.

Bài 6:

Một người thợ chuyên sửa xe máy tên Nam kiếm được 4.000.000 đồng tiền sửa xe trong 1
ngày và công việc sửa xe máy của anh diễn ra ổn định và đều đặn trong năm. Theo tính toán của
anh Nam, trong một ngày dụng cụ thiết bị của anh bị hao mòn giá trị 500.000 đồng. Trong phần
tiền còn lại anh Nam phải thực hiện thuế doanh thu với tỷ suất 10% doanh thu, 500.000 đồng giữ
lại để tích lũy mua sắm thiết bị mới trong tương lai, 50.000 nộp phí xử lý ô nhiễm môi trường.
Phần còn lại anh phải nộp thuế thu nhập với tỷ suất 5% thu nhập và chỉ mang về nhà thu nhập sau
khi đã nộp thuế.

Dựa vào những thông tin trên, bạn hãy tính đóng góp của anh Nam vào các chỉ tiêu thu nhập
sau:

a. Tổng sản phẩm trong nước trong năm.

b. Sản phẩm quốc dân ròng trong tháng.

c. Thu nhập quốc dân trong tuần.

d. Thu nhập cá nhân trong năm.

e. Thu nhập khả dụng trong ngày.

(Cho biết một năm có 365 ngày, một tháng có 30 ngày)

Bài 7:

Cho bảng số liệu về nền kinh tế của Việt Nam như sau:

Năm GDP danh nghĩa (10.000 tỷ đồng) GDP thực tế (10.000 tỷ đồng)

2012 1000 800

2013 1200 900


a. GDP danh nghĩa năm 2013 đã tăng bao nhiêu % so với năm 2012?

b. GDP thực tế năm 2013 đã tăng bao nhiêu % so với năm 2012?

c. Mức giá chung năm 2013 đã tăng bao nhiêu % so với năm 2012?

d. Tốc độ tăng GDP danh nghĩa lớn hơn hay nhỏ hơn tốc độ tăng GDP thực tế?

Bài 8:

Cho biết tổng sản phẩm quốc dân là 2.200, tiêu dùng của hộ gia đình là 1.200, chi tiêu về
hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ là 400, thuế bằng 1/6 chi tiêu của hộ gia đình.

a. Tìm tiết kiệm quốc dân.

b. Đầu tư tư nhân là bao nhiêu?

c. Tìm đầu tư của Chính phủ?

d. Chính phủ chi cho tiêu dùng bao nhiêu tiền?

Bài 9:

Cho dữ liệu của quốc gia Lào như sau: (đơn vị tính: triệu USD)

GDP 5.000

NDP 4.600

NIA 0

Tiết kiệm cá nhân 300

Thu nhập cá nhân 3.800

Đầu tư ròng 800

Thuế thu nhập cá nhân 1.200

Thu nhập quốc dân 4.400

Đầu tư của Chính phủ 1.000

Thuế 5.200

Chi tiêu dùng của Chính phủ 280


a. Tìm khấu hao.
b. Đầu tư tư nhân của Lào là bao nhiêu?

c. Tìm lượng thuế gián thu mà Chính phủ Lào thu được?

d. Thu nhập khả dụng của Lào là bao nhiêu?

e. Tìm tổng đầu tư của nền kinh tế Lào?

f. Tổng số thuế trực thu mà các thành viên đóng góp cho nền kinh tế qua Chính phủ Lào là
bao nhiêu?

n. Chi tiêu dùng của cá nhân là bao nhiêu?

m. Tìm lượng tiền mà Chính phủ Lào đã chi mua hàng hóa dịch vụ.

Bài 10:

Cho biết tiết kiệm của quốc gia là 1.000.000 EUR, thuế là 2.000.000 EUR, chi tiêu dùng của
Chính phủ là 125.000 EUR, chi trợ cấp học bổng 500.000 EUR, chi bù lỗ doanh nghiệp 250.000
EUR, chi xây bệnh viện công của Chính phủ 125.000 EUR, chi trợ cấp hưu trí 250.000.

a. Tìm tiết kiệm tư nhân.

b. Nếu nền kinh tế có tổng sản phẩm quốc nội gấp 4 lần tiết kiệm quốc gia, không có thu
nhập ròng và khấu hao, thuế trực thu gấp 3 lần chi bù lỗ doanh nghiệp, dân số là 200 ngàn người.
Tìm thu nhập quốc dân bình quân đầu người?

Bài 11:

Một người chăn nuôi bán 1 lượng da trị giá $1000 cho người thuộc da. Người thuộc da bán
toàn bộ sản phẩm của mình cho nhà máy giầy da với giá $1600. Số da này làm được 10 đôi giầy
và bán cho người tiêu dùng với giá $250/đôi. Hỏi chuỗi hoạt động sản xuất này đóng góp vào GDP
một lượng là bao nhiêu? (Tính theo phương pháp sản phẩm cuối cùng và phương pháp giá trị gia
tăng)

Bài 12:

Cho các khoản mục hạch toán theo lãnh thổ


Tiền lương 600 Đầu tư, 250
Tiền thuê 30 In 50
Tiền lãi 20 Cổ tức 27
Lợi tức chủ DN 40 Thuế VAT 25
Lợi tức không chia 13 Thuế trước bạ 10
Thuế lợi tức 20 Thuế tài nguyên 15
a. Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường.

b. Tính GDP danh nghĩa theo giá yếu tố sản xuất.

Bài 13:

Xem xét 5 hãng kinh doanh trong ngành sản xuất xe đạp của một nền kinh tế đóng: sản xuất
thép, cao su, máy công cụ, bánh xe đạp và xe đạp. Hãng xe đạp bán xe đạp cho người tiêu dùng được
8.000 triệu đồng. Trong quá trình sản xuất xe đạp hãng đã mua bánh xe hết 1000 triệu đồng, thép
2500 triệu đồng và máy công cụ 1800 triệu đồng. Hãng sản xuất bánh xe phải mua cao su là 600
triệu đồng của người trồng cao su. Hãng sản xuất máy công cụ phải mua thép mất 1000 triệu đồng.
Hãy tính xem ngành sản xuất xe đạp đóng góp vào GDP bao nhiêu theo luồng sản phẩm cuối cùng
hoặc theo giá trị gia tăng và cho nhận xét về kết quả tìm được

Bài 14:

Vào một ngày nào đó, Peter là thợ cắt tóc kiếm được 400 đôla tiền cắt tóc. Cũng trong hôm
đó, dụng cụ của anh ta bị hao mòn ở mức 50 đô la. Trong 350 đô la còn lại, Peter chuyển 30 đô la
cho chính phủ dưới dạng thuế doanh thu, mang về nhà 220 đô la dưới dạng tiền lương và giữ lại
100 đô la tại cửa hàng để mua sắm trang thiết bị mới trong tương lai. Từ 220 đô la mà Peter mang
về nhà, anh nộp 70 đô la thuế thu nhập. Dựa trên những thông tin này, bạn hãy tính phần đóng góp
của Peter vào các chỉ tiêu thu nhập sau đây:

a. Tổng sản phẩm trong nước

b. Sản phẩm quốc dân ròng

c. Thu nhập quốc dân

d. Thu nhập cá nhân

e. Thu nhập khả dụng

Bài 15:
Giả sử một quốc gia chỉ sản xuất ba loại mặt hàng là cam, xe máy và gạo với sản lượng và
giá cả năm 2006 (năm gốc) và 2014 như sau

Giá 2006 SL 2006 Giá 2013 SL 2013 Giá 2014 SL 2014

Cam 1 5000 1,75 8000 2 10000

Xe máy 1000 1000 1400 2500 1500 3000

Gạo 100 2000 135 3600 150 4000


Đơn vị tính: Giá cam (USD/Kg), Sản lượng cam (Kg); Giá xe máy (USD/chiếc), sản lượng xe máy
(Chiếc); Giá gạo (USD/tấn), Sản lượng gạo (Tấn).

a. Tính GDPthực và GDPdn của nền kinh tế này trong năm 2006, 2013 và 2014.

b. Tính chỉ số DGDP(2013) và DGDP(2014)

c. Tính tăng trưởng kinh tế của năm 2014 so với 2013 và tăng trưởng kinh tế trung bình
trong giai đoạn 2006 – 2014.

Bài 16:

Giả sử nền kinh tế có tất cả 5 đối tượng tham gia vào chuỗi sản xuất lúa gạo như sau. Nông
dân A trồng lúa và bán 50 tấn lúa cho người xay xát gạo B với giá 20 triệu đồng. B xay xát lúa
thành gạo và bán cho người xay bột C với giá 30 triệu đồng. C xay gạo thành bột và bán cho người
làm bánh D với giá 45 triệu đồng. D làm ra bánh rồi bán ra thị trường với giá 70 triệu đồng. Hỏi,
mỗi người trong chuỗi giá trị trên tạo ra giá trị gia tăng bao nhiêu? Tính GDP trong trường hợp
này.

Bài 17:

Giả sử một nền kinh tế đóng chỉ chuyên sản xuất gỗ và bàn ghế với các số liệu kinh tế năm
2014 như sau. Xưởng khai thác sản xuất và bán lại cho xưởng đóng bàn ghế tổng giá số tiền là 50
triệu USD gỗ. Sau đó, xưởng đóng bàn sử dụng toàn bộ lượng gỗ nói trên và đóng được một lượng
bàn ghế có tổng giá trị 100 triệu USD và bán ra cho người tiêu dùng với giá 110 triệu USD (Bao
gồm cả 10 triệu USD thuế giá trị gia tăng). Xưởng khai thác và đóng bàn ghế trả lương cho công
nhân lần lượt là 10 triệu USD và 15 triệu USD, có khấu hao lần lượt là 2 triệu USD và 4 triệu
USD. Cả hai xưởng nói trên đều trả 15% thuế thu nhập doanh nghiệp, sau đó giữ lại 30% lợi
nhuận sau thuế, còn lại chia cho những người dân trong nền kinh tế. Người dân nhận được thu
nhập phải nộp 10% thuế thu nhập cá nhân cho chính phủ. Trong năm, chính phủ có mua một lượng
bàn ghế trị giá 3 triệu USD, trợ cấp cho người nghèo 1,5 triệu USD.

a. Tính GDP của nền kinh tế theo phương pháp sản xuất và chi phí.

b. Tính NNP, NI, PI và DI của nền kinh tế này.

c. Ngân sách chính phủ trong năm 2014 thâm hụt hay thặng dư bao nhiêu?

Bài 18:

GDP Việt Nam thay đổi thế nào trong các tình huống sau:

a. Samsung sản xuất điện thoại di động tại Bắc Ninh và xuất khẩu đi trị giá 10 triệu USD.

b. Vietnam Airline bán lại máy bay của mình cho VietjetAir với trị giá 50 triệu USD.

c. Người Việt Nam mua chai nước hoa Pháp trị giá 100 USD.

d. Công ty Cocacola Việt Nam sản xuất ra hàng hóa trị giá 1 triệu USD và bán ra thị trường
Việt Nam.

e. Pepsi sản xuất là hàng hóa trị giá 1 triệu USD nhưng không bán được mà phải đưa vào
tồn kho.

Bài 19:

Một nền kinh tế với một số số liệu như sau

Năm 2011 2012 2013 2014

Tăng trưởng GDP (%) 5.1 6 6.1 5.5

Chỉ số giá (%) 110 115 120 120

a. Biết GDP thực năm 2011 của nền kinh tế là 80 tỷ USD. Tính GDP thực và GDP danh
nghĩa các năm.

b. Tính tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2011 – 2014.

Chương 7
TỔNG CUNG TỔNG CẦU VÀ SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG
Bài 1:

Cho các hàm số C = 120 + 0,7 Yd; I = 50 + 0,1Y; Yp = 1000, Un = 5%.

a. Mức sản lượng cân bằng là bao nhiêu? Giá trị sản lượng dành cho tiêu dùng và đầu tư?

b. Tính tỉ lệ thất nghiệp theo định luật OKUN tại mức sản lượng cân bằng

c. Giả sử tiêu dùng tăng thêm 20, vậy mức sản lượng cân bằng quốc gia thay đổi như thế
nào?

d. Để đạt được sản lượng tiềm năng, từ kết quả câu c, đầu tư phải thay đổi là bao nhiêu?

Bài 2:

Một nền kinh tế đóng có: C = 170+ 0,75 Yd; I = 220 + 0,15Y; Yp = 8800;

T = 40+0,2Y

a. Tính sản lượng cân bằng khi ngân sách cân bằng.

b. Tính thuế và chi tiêu dùng của chính phủ khi ngân sách cân bằng.

c. Thực tế chính phủ chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ G = 1500, tìm điểm cân bằng sản
lượng. Chính sách tài khóa như vậy có tốt không?

d. Từ kết quả câu c, muốn cho sản lượng cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng thì chính phủ
có thể áp dụng các kiểu chính sách tài khóa nào?

e. Nếu chính phủ tăng thuế lên T = 200 +0,2Y thì lúc này có nên thực hiện mục tiêu cân
bằng ngân sách không?

Bài 3:

Trong mô hình kinh tế đơn giản, giả sử: C = 400 + 0,8 Yd; I = 100.

a. Xác định sản lượng cân bằng, mức tiết kiệm tương ứng?

b. Nếu sản lượng thực tế là 2600, thì mức đầu tư không dự kiến là bao nhiêu?

c. Số nhân là bao nhiêu?

d. Nếu đầu tư tăng thêm 100, thì sản lượng cân bằng sẽ thay đổi thế nào?

Bài 4:

Trong một nền kinh tế có các số liệu như sau:


- Tiêu dùng tự định: 300

- Đầu tư tự định: 400

- Chi tiêu của chính phủ: 500

- Thuế tự định: 200

- Xuất khẩu: 500

- Nhập khẩu tự định: 100

- Tiêu dùng biên: 0,5

- Thuế biên: 0,3

- Đầu tư biên: 0

- Nhập khẩu biên: 0,1

a. Xác định mức sản lượng cân bằng, tính mức tiêu dùng, tiết kiệm và thuế

b. Tại mức sản lượng cân bằng, tình hình ngân sách của chính phủ như thế nào?

c. Tại mức sản lượng cân bằng cán cân thương mại như thế nào?

d. Nếu chính phủ tăng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ là 30. Mức sản lượng mới là bao nhiêu?

Bài 5:

Cho biết một quốc gia có các hàm sau:

C = 300 + 0,75Yd I = 400 + 0,15Y T = 100 + 0,2Y Un = 8

M = 50 + 0,25Y G = 500 X = 250 Yp= 5300

Đơn vị tính: Tỷ lệ thất nghiệp là %, các đại lượng khác là USD

a. Tìm điểm cân bằng của sản lượng.

b. Tính tỉ lệ thất nghiệp theo định luật OKUN tại điểm cân bằng của sản lượng.

c. Nếu tiêu dùng của hộ gia đình tăng thêm 20 USD, Chính phủ tăng thuế thêm 50 USD và
dùng tiền thuế đó mua hàng hóa và dịch vụ. Nhận xét tình trạng ngân sách của chính phủ và tìm
mức sản lượng dành cho tiết kiệm.

Bài 6:
Sinh viên A có thu nhập 3.000.000 đồng vào năm ngoái, 3.200.000 đồng vào năm nay. Biết
khuynh hướng tiêu dùng biên của anh ta là 0,8; tiêu dùng tự định là 400.000 đồng. Hỏi:

a. Chi tiêu dùng của sinh viên A tăng bao nhiêu trong năm nay?

b. Tốc độ tăng của tiêu dùng là bao nhiêu?

Bài 7: Cho đồ thị thể hiện tiêu dùng (C) theo sản lượng như sau:

Chi tiêu (ngàn tỷ

18
0

12
45
Yd (ngàn tỷ
0 160

a. Tìm khuynh hướng tiêu dùng biên?

b. Với thu nhập khả dụng là 500 ngàn tỷ USD, thì chi tiêu dùng là bao nhiêu?

c. Tìm tiết kiệm tự định?

d. Với thu nhập khả dụng là 560 ngàn tỷ USD, thì tiết kiệm là bao nhiêu?

Bài 8:

Cho hình vẽ sau:


Ngàn tỷ EUR

AD = C + I

80
I0
40 0
45
Ngàn tỷ
0 320

a. Tính tiêu dùng tự định của nền kinh tế.

b. Tìm tổng cầu biên.

c. Số nhân đầu tư và tiêu dùng là bao nhiêu?

d. Nếu độ dốc đường tiết kiệm bằng 1/3 độ dốc đường tổng cầu. Viết hàm đầu tư.

Bài 9:

Cho các số liệu của một nền kinh tế như sau:

GDP thực tế NX I C G
(triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng)

4.200.000 260.000 2.300.000 1.080.000 800.000

4.400.000 240.000 2.440.000 1.080.000 800.000

4.600.000 220.000 2.580.000 1.080.000 800.000

4.800.000 200.000 2.720.000 1.080.000 800.000

5.000.000 180.000 2.860.000 1.080.000 800.000


a. Tìm sản lượng cân bằng?

b. Xác định độ dốc của đường tổng cầu?

Bài 10:
Cho bảng số liệu sau:

GDP thực tế (500 tỷ EUR) 1 2 4 5

Tổng cầu (500 tỷ EUR) 1,2 2,1 3,9 4,8

A B C D
a. Tìm tổng cầu tự định

b. Viết phương trình tổng cầu.

c. Xác định sản lượng cân bằng.

d. Số nhân tổng cầu là bao nhiêu?

Bài 11:
Giả sử trong một nền kinh tế đóng tỷ lệ thất nghiệp thực tế là 8% và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
là 6%. Biết GNP thực tế là 40.000 tỷ USD

a. Hãy ước tính GNP tiềm năng

b. Giả sử GNP tiềm năng tăng với tốc độ 3% năm, GNP tiềm năng trong hai năm nữa sẽ là
bao nhiêu

c. GNP thực tế phải tăng với tốc độ nào để đạt được GNP tiềm năng vào cuối năm thứ hai.

Bài 12:
Giả sử một nền kinh tế có hàm tiêu dùng C=0,75Yd , đầu tư dự kiến là 200, chi tiêu chính
phủ là 150, hàm thuế có dạng T = 100 + 0,4Y , hàm xuất khẩu X = 80, hàm nhập khẩu M= 0,2Y

a. Hãy tính mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế trước và sau khi mở cửa nền kinh tế.

b. Hỏi: Cán cân thương mại của nền kinh tế này thặng dư hay thâm hụt như thế nào?

Bài 13:
Giả sử một nền kinh tế đóng có sự tham gia của chính phủ có hàm tiêu dùng C = 0,8Yd, đầu
tư dự kiến là 150, chi tiêu chính phủ là 150, hàm thuế có dạng T= 200

a. Hãy viết hàm tổng cầu trước và sau khi có thuế. Xác định mức sản lượng cân bằng trước
và sau khi có thuế.

b. Giả sử chính phủ tăng thuế thêm 100 đơn vị để đưa vào chi tiêu, sản lượng cân bằng thay
đổi như thế nào?

Bài 14:
Cho nền kinh tế với các số liệu sau:
Tiêu dùng chiếm 80% thu nhập khả dụng

Đầu tư: 400

Chi tiêu chính phủ dự kiến: 350

Thuế được thu với tỷ lệ là 10% thu nhập

Xuất khẩu: 300

Nhập khẩu tự định: 0; Xu hướng nhập khẩu cận biên: 0,14

Sản lượng tiềm năng 2860

a. Xác định hàm tổng cầu, mức sản lượng cân bằng, mức tiêu dùng và mức tiết kiệm tại
trạng thái cân bằng?

b. Giả sử chính phủ tăng chi tiêu 60, đồng thời tăng thuế tự định 60 để tài trợ cho thâm hụt
ngân sách. Động thái trên ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng của nền kinh tế như thế nào?

c. Từ câu a, Nếu mục tiêu của chính phủ là đưa sản lượng về mức tiềm năng thì chính sách
trên có hợp lý không? Để đạt được mục tiêu này, chính sách tài khóa cần thực hiện theo hướng
nào?

Bài 15:
Cho nền kinh tế với các số liệu sau:
I = 600; X = 300; M = 0,24.Y; C = 800 + 0,8Yd; G = 400

Thuế được thu bằng 20% thu nhập.

Yêu cầu:

a. Xây dựng hàm tổng cầu trong nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở, tại mức sản lượng cân
bằng của nền kinh tế mở cán cân thương mại ở trạng thái nào?

b. Giả sử mức sản lượng thực tế là 3000, nền kinh tế mở dư cung hay dư cầu hàng hóa như
thế nào?

c. Giả sử nền kinh tế có mức sản lượng tiềm năng là 3000, mục tiêu của chính phủ là đưa
Y= Yp, chính phủ cần thay đổi mức thuế tự định như thế nào?

Bài 16:
Năm 1980, một nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp thực tế là 8% và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là
6%, GDP thực tế là 40.000 tỷ đồng. Giai đoạn 1980-1983, GDP tiềm năng của nền kinh tế tăng
15% nhưng GDP thực tế chỉ tăng 10%.

a. Dựa vào định luật Okun, hãy ước tính GDP tiềm năng của nền kinh tế năm 1980, 1983.

b. Tính tỷ lệ thất nghiệp nền kinh tế trong năm 1983.

Bài 17:

Giả sử nền kinh tế đóng, không có chính phủ có các hàm: C = 40 + 0,8Yd; I = 20

a. Xác định khuynh hướng tiết kiệm biên của nền kinh tế.

b. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế.

c. Khi tổng cầu của nền kinh tế thay đổi một đơn vị thì sản lượng thay đổi bao nhiêu đơn vị.

Bài 18:

Nền kinh tế mở, có chính phủ với các hàm. C = 60 + 0,8Yd; I = 40; G = 25; Tr = 5,
Tx=10+0,05Y; X=50, M=15+0,1Y.

a. Xác định hàm thuế ròng của nền kinh tế.

b. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế.

c. Xác định trạng thái ngân sách tại mức sản lượng cân bằng.

d. Xác định cán cân thương mại của nền kinh tế tại mức sản lượng cân bằng.

Bài 19:

Nền kinh tế mở, có chính phủ với các hàm: C = 100 + 0,75Yd; I = 35+0,1Y; T=10+0,05Y;
G = 50; X=60, M=20+0,2Y.

a. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế.

b. Giả sử chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở rộng và tăng chi tiêu thêm 10% thì tác
động tới sản lượng cân bằng thế nào?

c. Giả sử chính phủ áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp và tăng thuế trong nền kinh tế thêm 10
thì tác động tới sản lượng cân bằng thế nào?

Bài 20:
Nền kinh tế mở, có chính phủ có các hàm: C = 150 + 0,85Yd; I = 30; G = 40, T = 5+0,1Y; X
– M = 5. Thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế Un = 4%; sản lượng tiềm năng Yp=1000.

a. Tính sản lượng cân bằng của nền kinh tế.

b. Nếu sản lượng thực tế của nền kinh tế đúng bằng sản lượng cân bằng thì theo định luật
Okun, thất nghiệp của nền kinh tế là bao nhiêu?

c. Giả sử năm tới, Yp của nền kinh tế không đổi; chính phủ muốn đưa tỷ lệ thất nghiệp thực
tế về với thất nghiệp tự nhiên thì cần tăng chi tiêu bao nhiêu?

Chương 8
TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG

Bài 1:

Cho lượng tiền mặt: 20; lượng tiền ký thác: 75; dự trữ tùy ý: 5;dự trữ bắt buộc: 9.
a. Tỷ lệ dự trữ của hệ thống ngân hàng là bao nhiêu?

b. Số nhân của tiền tệ là bao nhiêu?

Bài 2:

Cho các hàm số C = 60 +0,9Yd; I = 140 -20r; G=180; T=50 + 0,2Y; X = 50; M= 25+0,12Y;
SM = 300; DM = 320- 10r; Yp = 1000.

a. Tìm mức sản lượng cân bằng quốc gia

b. Hãy nhận xét tình hình ngân sách và cán cân ngoại thương

c. Nếu chính phủ gia tăng xuất khẩu 40, tìm mức sản lượng cân bằng mới

d. Nếu chính phủ tăng mức cung tiền tệ thêm 10, tìm mức thay đổi của sản lượng cân bằng
quốc gia

Bài 3:

Cho các hàm số C = 300 +0,9Yd; I = 420 -15r; G=850; T=50 + 0,2Y; X = 280; M=
120+0,12Y; SM = 420; DM = 480- 20r; Yp = 4150.

a. Tìm mức sản lượng cân bằng quốc gia

b. Hãy nhận xét tình hình ngân sách và cán cân thương mại

c. Nếu chính phủ tăng chi tiêu thêm 40, chính sách này ảnh hưởng tốt hay xấu đến nền kinh
tế

d. Nếu ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ cho tư nhân một lượng là 5. Chính
sách này tác động đến mức sản lượng cân bằng như thế nào? Cho số nhân tiền tệ bằng 4.

e. Từ câu d, để ổn định hóa nền kinh tế, nghĩa là đưa sản lượng về mức sản lượng tiềm năng,
chính sách dự trữ bắt buộc cần thay đổi như thế nào?

Bài 4:

Cho các hàm số C = 400 +0,75Yd; I = 800+0,15Y -80r; T=200 + 0,2Y; X = 400; M=
50+0,15Y; SM = 400; DM = 800- 100r; Yp = 5500; Cg = 700; Ig = 200; Un = 5%

a. Tìm mức sản lượng cân bằng quốc gia, tỷ lệ thất nghiệp, tình trạng ngân sách, cán cân
thương mại của nền kinh tế.
b. Để Y = Yp cần phải sử dụng công cụ mua bán chứng khoán (hoạt động trên thị trường
mở) như thế nào? Biết tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng m= 60%, tỉ lệ dự trữ của ngân hàng thương
mại d=20%.

c. Để Y = Yp cần áp dụng chính sách thuế như thế nào?

Bài 5:

Sinh viên B có 1.000.000 đồng ngân phiếu đi du lịch. Sinh viên B chuyển 500.000 vào t
ài khoản tiết kiệm có kỳ hạn, 200.000 đồng vào tài khoản thanh toán và anh ta dùng
300.000 đồng ngân phiếu đổi tiền mặt:

Hành động trên của sinh viên B tác động đến khối tiền M0, M1, M2 thế nào?

Bài 6:

Cho biết nền kinh tế dự trữ bắt buộc là 10 tỷ EUR, dự trữ tùy ý bằng 4/5 dự trữ bắt buộc. Lượng
tiền tệ lưu thông ngoài ngân hàng là 30 tỷ EUR. Lượng tiền gởi thanh toán tại ngân hàng thương mại
là 150 tỷ EUR.

a. Tìm số nhân tiền.

b. Viết hàm cung tiền?

c. Nếu cầu tiền tự định bằng 10 lần lượng tiền tệ lưu thông ngoài ngân hàng, cầu tiền biên
theo lãi suất có trị tuyệt đối gấp 4 lần số nhân tiền. Tìm lãi suất cân bằng.

Bài 7:

Cho biết lượng tiền cơ sở là 1.000 (ngàn tỷ đồng), tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 5%, tỷ lệ dự trữ
tuỳ ý 5%, tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng là 20%. Hàm cầu tiền có dạng DM = 6.000 – 80 r (với
đơn vị của cầu tiền là ngàn tỷ đồng, lãi suất là %)

a. Tìm lãi suất cân bằng?

b. Muốn cho lãi suất cân bằng tăng thêm 5%, Chính sách tiền tệ cần thay đổi cung tiền một
lượng là bao nhiêu?.

c. Từ câu b, nếu Chính phủ sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, hãy định lượng cho nghiệp vụ
thị trường mở.

Bài 8:

Thống kê về số lượng tiền tại một nền kinh tế như sau:


Tiền mặt ngoài ngân hàng 500 Tiền gửi thanh toán 75

Tiền mặt trong ngân hàng 50 Tiền gửi tại thị trường tiền tệ 25

Séc 35 Tiền gửi có kỳ hạn, lượng nhỏ 130

Tiền gửi không kỳ hạn 100 Tiền gửi tiết kiệm 75


Đơn vị: Tỷ USD

Tính H, M1, M2 của nền kinh tế trên.

Bài 9:

Một nền kinh tế có 300 tỷ USD tiền mặt lưu thông ngoài nền kinh tế. Tổng lượng tiền gửi
thanh toán, không kỳ hạn và tiền gửi có thể phát hành séc trong hệ thống ngân hàng là 750 tỷ USD.
Ngân hàng trung ương yêu cầu dự trữ bắt buộc là 7%, lượng dự trữ tùy ý là 0.

a. Tính số nhân tiền của nền kinh tế

b. Tính lượng tiền cơ sở H và xác định hàm cung tiền của nền kinh tế.

c. Với các yếu tố khác giữ nguyên, NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thành 10%, xác định
hàm cung tiền mới.

d. Với các yếu tố khác giữ nguyên, NHTW mua một lượng trái phiếu chính phủ trị giá 20 tỷ
USD trên thị trường mở, xác định hàm cung tiền mới.

Bài 10:

Một nền kinh tế đóng có: H = 250, KM=3, C = 50 + 0,75Yd, I = 100 + 0,1Y-15r, G = 30, T =
10, DM=800 – 50r. (Đơn vị: tỷ USD)

a. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế.

b. Việc NHTW bán một lượng trái phiếu chính phủ trị giá 30 tỷ USD ra thị trường mở tác
động tới sản lượng nền kinh tế như thế nào?

Bài 11:

Một nền kinh tế có: H = 300, C= 150 + 0,7 Yd; I = 80+0,1Y-20r; G = 15; X=40; M=50;
T=3+0,05Y, DM=800 -20r (Đơn vị: tỷ USD). Biết m = 0,4; d=15% (dự trữ bắt buộc 10%)

a. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế.
b. Sản lượng tiềm năng của nền kinh tế Yp=900; chính phủ cần điều chỉnh dự trữ bắt buộc
như thế nào để đưa sản lượng nền kinh tế về sản lượng tiềm năng.

Bài 12:

Một NHTW có số liệu thống kê như sau:

Lượng tiền ký thác không kỳ hạn: 400 tỷ

Lượng tiền mặt ngoài ngân hàng: 700 tỷ

Tiền dự trữ: 40 tỷ. Trong đó, dự trữ tùy ý là 20 tỷ và dự trữ bắt buộc là 20 tỷ

a. Tính tỷ lệ dự trữ bắt buộc

b. Tính số nhân tiền tệ

Bài 13:

Giả sử một nền kinh tế đóng có chính phủ có các hàm sau:

C = 70 + 0,8Yd

T = 10 + 0,2Y

G = 306

Yp = 2600

SM = 300

DM = 500 – 100r

I = 600 – 100r

a. Nền kinh tế đang trong tình trạng nào?

b. Chính sách tiền tệ áp dụng là gì?


Chương 9
IS - LM

Bài 1:

Giả sử một nền kinh tế đóng cửa có các số liệu như sau:.

C = 60 +0,8Yd; I = 150 -10r; G=250; T= 200; SM = 100; DM = 40 +1Y - 10r.

a. Thiết lập phương trình của đường IS và LM


b. Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng chung trong mô hình

Bài 2:

Một nền kinh tế có các hàm số sau đây:

C = 100 +0,7Yd; I = 240 + 0,2 Y-175r; G=1850; T=100 + 0,2Y; X = 400;

M= 70+0,11Y; DM = 1000 + 0,2Y - 100r

Tiền mạnh = 750; Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền ký gửi là 80% và tỷ lệ dự trữ
chung là 10%.

a. Thiết lập phương trình của đường IS và LM

b. Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng

c. Giả sử chính phủ tăng chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ là 175. Viết phương trình đường
IS mới.

d. Từ câu c, xác định lãi suất và sản lượng cân bằng mới.

e. Từ điểm cân bằng mới, nếu ngân hàng trung ương thực hiện mở rộng tiền tệ, lãi suất và
sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?

Bài 3:

Cho số liệu nền kinh tế Việt Nam:

C = 200 +0,75Yd; I = 200 - 25r; T=100; G = 100

a. Hãy vẽ đường IS với r ở mức từ 0 đến 8 cho nền kinh tế này.

b. Với hàm cầu tiền DM = Y - 100r, cung ứng tiền tệ là 500. Hãy vẽ đường LM với r ở mức
từ 0 đến 8 cho nền kinh tế này.

Hãy tìm lãi suất cân bằng và mức sản lượng cân bằng.

Bài 4:

Nước X có các thông tin sau:

Lượng tiền mạnh là nhiều hơn tiêu dùng tự định 50 đơn vị, tỉ lệ dự trữ là 20%, tỉ lệ tiền mặt
ngoài ngân hàng gấp 3 lần tỉ lệ dự trữ, xuất khẩu gấp 2,5 lần nhập khẩu tự định, chi mua hàng hóa
và dịch vụ của Chính phủ là 280. Và các hàm sau:
DM = 100 + 0,5Y – 20r; M = 100 + 0,1Y; T = 100 + 0,25Y; I = 50 – 10r; C = 100+
0,8Yd

a. Tìm số nhân tiền.

b. Viết phương trình đường IS.

c. Viết phương trình đường LM.

d. Tìm lãi suất cân bằng.

e. Tìm sản lượng cân bằng.

Bài 5:

Cho biết nền kinh tế có các dữ kiện sau:

Số nhân tiền bằng số nhân tiêu dùng của hộ gia đình và bằng 2; cầu tiền biên theo lãi suất là:
-12; Phương trình đường: (LM) r = - 7,5 + 0,05Y , (IS) Y = 550 – 30r

a. Sản lượng và lãi suất cân bằng.

b. Viết hàm IS mới nếu chính phủ tăng thêm 25 đơn vị tiền tệ để xây dựng đường giao thông
nông thôn.

c. Nếu bằng nghiệp vụ thị trường mở Ngân hàng TW mua vào giấy tờ có giá tương đương 60
đơn vị tiền tệ. Viết phương trình đường LM mới.

Bài 6:

Nếu tiêu dùng tự định là 100, cầu tiền tự định là 500, xuất khẩu bằng 1,5 lần tiêu dùng tự
định còn chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của chính phủ bằng 2 lần xuất khẩu, khối lượng tiền M1 =
600, tiêu dùng biên gấp 15 lần đầu tư biên, cầu tiền biên theo lãi suất có trị tuyết đối bằng 100,
cầu tiền biên theo sản lượng là 0,2 và các hàm sau:

T = 40 + 0,2Y M = 70 + 0,15Y I = 100 + 0,05Y – 50r

a. Viết phương trình đường IS, LM

b. Giả sử Chính phủ: tăng thuế thêm 20, chi tiêu tăng thêm 50, chi đầu tư thêm 25. Doanh
nghiệp tư nhân giảm đầu tư 10. Ngân hàng trung ương tăng cung tiền thêm 1 lượng bằng tiêu dùng
tự định. Viết phương trình IS mới, LM mới.

Bài 7:
Cho biết nước A có cầu tiền tự định là 800, tiêu dùng tự định bằng (1/4) cầu tiền tự định, cầu
tiên biên theo lãi suất là -35, cầu tiền biên theo sản lượng là 0,3; Chi tiêu dùng của Chính phủ là
200, chi xây trường trung học công lập là 700; Khối lượng tiền M1 của nền kinh tế là 1.500; Tiêu
dùng biên gấp 4 lần thuế biên; Nước A không có hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Và, nền
kinh tế nước A có các hàm sau:

I = 150 – r T = 100 + 0,2Y

a. Nước A thuộc mô hình nền kinh tế gì? Vì sao?

b. Thị trường hàng hóa và tiền tệ cân bằng ở mức sản lượng và lãi suất là bao nhiêu?

Bài 8:

Một nền kinh tế đóng có:

Hàm tiêu dùng: C = 400 + 0,8 Yd; Hàm đầu tư: I = 200 – 20r; G = 800; T = 200

Hàm cầu tiền: DM = Y – 50r; cung tiền: SM = 10.000; mức giá: p = 2

a. Xác định hàm IS, LM

b. Tính lãi suất và sản lượng cân bằng

Bài 9:

Một nền kinh tế đóng có:

Hàm tiêu dùng: C = 200 + 0,75 Yd; Hàm đầu tư: I = 200 – 25r; G = 400; T = 200

Hàm cầu tiền: DM = Y – 50r; mức giá: P = 1; tiền mặt ngoài ngân hàng: 300; tổng tiền gửi
thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có thể phát hành séc là 750; tỷ lệ dự trữ bắt buộc là
7%, tỷ lệ dự trữ tùy ý là 0.

a. Xác định hàm IS, LM và điểm cân bằng ban đầu.

b. Từ câu a, nếu chính phủ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên thành 10%, xác định lãi suất và thu
nhập cân bằng mới.

c. Từ câu a, chính phủ phát hành lượng trái phiếu trị giá 100, xác định điểm cân bằng mới.

Bài 10:

Một nền kinh tế đóng có:

Hàm tiêu dùng: C = 200 + 0,75 Yd; Hàm đầu tư: I = 200 – 25r; G = 400; T = 200
Hàm cầu tiền: MD = Y – 50r; cung tiền M = 3000, mức giá p = 2

a. Xác định lãi suất và sản lượng cân bằng của nền kinh tế.

b. Từ câu a, chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi tiêu thêm 150,
lãi suất và sản lượng cân bằng thay đổi thế nào?

c. Từ câu a, chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp bằng cách giảm chi tiêu 50 và
tăng thuế thêm 50. Chính sách trên tác động tới mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế thế nào?

Bài 11:

Cho hình vẽ sau

a. Tìm sản lượng cân bằng.

b. Viết hàm cầu tiền.

c. Để sản lượng cân bằng bằng sản lượng tiềm năng thì cần thay đổi sản lượng một mức bao
nhiêu?
r (%)

M1

100 tỷ
100
M
D = D0 – 20r
100(tỷ)

AD

20

450
100 ( tỷ)

Yp

Bài 12:

Cho hình vẽ:


1.000tỷ
r(%)

C = C0 + 0,75 Yd

30 G

15
X
10

Y(1000 tỷ)
0

r(%)

700
1000 tỷ
M

D = D0 - 50r

Và các thông tin sau: Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng là 50%, tỷ lệ dự trữ là 10%.

T = 20 + 0,2Y M = 35 + 0,15Y I = 148 + 0,05Y – 10r

(Đơn vị tính của hàm là ngàn tỷ, r là %)

Tiền cơ sở gấp 2,4 lần tiêu dùng tự định.

a. Viết hàm cung tiền.


b. Tìm sản lượng cân bằng.

c. Nếu sản lượng tiềm năng là 90.000 tỷ đồng tìm khối lượng cung tiền cần thay đổi để sản
lượng cân bằng bằng sản lượng tiềm năng.

d. Để đưa sản lượng cân bằng ở câu b về sản lượng tiềm năng ở câu c. Cần thay đổi lượng
tiền sở sở là bao nhiêu? Tìm lượng tiền cơ sở.

Chương 10
LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP

LẠM PHÁT

Bài 1:

Giả sử nền kinh tế có 2 người là anh A – người trồng đậu và chị B – người trồng lúa. Cả hai
người đều tiêu dùng một khối lượng đậu và gạo bằng nhau. Năm 2005 giá đậu là 1000đ/kg, giá
gạo là 3000đ/kg.
a. Giả sử năm 2006 giá đậu là 2000đ/kg, giá gạo là 6000đ/kg. Hãy tính tỉ lệ lạm phát. Anh
A và chị B bị ảnh hưởng như thế nào?

b. Giả sử năm 2006 giá đậu là 2000đ/kg, giá gạo là 4000đ/kg. Hãy tính tỉ lệ lạm phát. Anh
A và chị B bị ảnh hưởng như thế nào?

Bài 2:

Giả sử một người đi vay và một người cho vay cùng nhất trí về mức lãi suất danh nghĩa phải
trả đối với khoản vay. Sau đó lạm phát bất ngờ tăng lên cao hơn mức dự kiến ban đầu.

a. Mức lãi suất thực tế của khoản tiền vay này cao hơn hay thấp hơn so với dự kiến.

b. Ai là người được lợi, ai bị thiệt hại?

Bài 3:

Cho biết chỉ số giá của Việt Nam năm 2012 là 125 và năm 2013 là 135. Tính tỷ lệ lạm phát
của Việt Nam năm 2013.

Bài 4:

Giả sử Việt Nam chỉ tiêu dùng 2 loại sản phẩm là gạo và thịt. Giá cả và sản lượng tiêu dùng
gạo và thịt cho ở bảng sau:

Năm 2012 (gốc) Năm 2013


Hàng hóa
Số lượng Giá cả Số lượng Giá cả

Gạo 100 300 80 500

Thịt 200 10 150 20


a. Tìm chỉ số giá tiêu dùng năm 2012

b. Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam năm 2013 là bao nhiêu?

c. Tính tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2013.

Bài 5:
Nếu giỏ hàng hóa để tính chỉ số giá tiêu dùng gồm 4.000kg lê và 8.000 quyển vở, giá lê là
10USD/kg và giá vở là 7,5USD/quyển. Năm hiện hành người tiêu dùng thành thị mua 3.000kg lê
giá 20USD/kg và 8.500 quyển vở giá 10USD/quyển. Tính chỉ số giá năm hiện hành.

Bài 6:

Một nền kinh tế mở sản xuất, tiêu thụ xe máy và gạo với các thông tin sau.

2006 2012 2013

Giá xe máy 1000 1200 1220


(ĐV: $/chiếc)

Giá gạo (ĐV:$/tấn) 100 250 300

Số xe máy sản xuất 100 200 220


(ĐV: chiếc)

Số xe máy nhập khẩu 50 30 40


(ĐV: chiếc)

Số gạo sản xuất 1000 2000 2100


(ĐV: tấn)

Số gạo xuất khẩu 100 400 300


(ĐV: tấn)
Với năm 2006 là năm gốc.

a. Tính tỷ lệ lạm phát năm 2013 so với 2012 theo chỉ số điều chỉnh GDP

b. Tính tỷ lệ lạm phát năm 2013 so với 2012 theo chỉ số giá tiêu dùng CPI

c. Trong trường hợp này, tại sao có sự khác biệt giữa hai tỷ lệ trên.

THẤT NGHIỆP

Bài 7:

Theo nguồn số liệu của IMF và ADB, vào thời điểm 1/7/2002, dân số Việt Nam là 80 triệu
người. Số người trưởng thành có việc làm là 41 triệu người. Số người thất nghiệp là 1 triệu người.
Có 4 triệu người trưởng thành không nằm trong lực lượng lao động. Hỏi:
a. Lực lượng lao động bằng bao nhiêu?

b. Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động là bao nhiêu?

c. Tỉ lệ thất nghiệp là bao nhiêu?

Bài 8: Giả sử Việt Nam có thông tin cho ở bảng sau:

Số người (ĐVT: 10.000 người)

Tổng dân số 5.200

Dân số trong độ tuổi lao động 4.000

Dân số nằm ngoài lực lượng lao động 1.000

Nhân dụng 2.600


a. Tìm số người thuộc lực lượng lao động

b. Tìm tỷ lệ thất nghiệp

Bài 9:

Cho bảng số liệu về nền kinh tế nước A như sau:

Số người (triệu người)

Dưới tuổi lao động 100

Trong độ tuổi lao động và đang làm việc toàn thời gian 180

Trong độ tuổi lao động và đang làm việc bán thời gian 60

Về hưu 40

Trong độ tuổi lao động bị di chứng da cam không có khả năng làm 40
việc

Thất nghiệp 10
a. Số người thuộc lực lượng lao động nước A là bao nhiêu?

b. Tìm tỷ lệ thất nghiệp của nước A.

c. Tìm tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nước A.

Bài 10:
Nền kinh tế một quốc gia có lượng người trong độ tuổi lao động là 45 triệu người, trong đó:

Người không có khả 2 triệu người Người làm nội trợ 2 triệu người
năng làm việc không có ý định kiếm
việc

Sinh viên 5 triệu người Người thất nghiệp 5 triệu người

Người có việc làm 31 triệu


a. Tính lực lượng lao động của nền kinh tế

b. Tính tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế

Bài 11:

Thị trường lao động của một quốc gia đang ở trạng thái dừng có tỷ lệ những người đang làm
việc mất việc mỗi tháng là 1%, tỷ lệ những người không có việc làm tìm được việc mỗi tháng là
20%

a. Tính tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế

b. Chính phủ cần tăng tỷ lệ người thất nghiệp kiếm được việc làm lên bao nhiêu để giảm tỷ
lệ thất nghiệp xuống còn 4%?

You might also like