You are on page 1of 9

BÀI TẬP CHƯƠNG 1

ĐỊNH LUẬT OKUN


Bài 1: Năm 1993, mức thất nghiệp tự nhiên Un = 4%, sản lượng tiềm năng YP = 2.000. Sản lượng thực tế
Yt = 1.800. Tính tỉ lệ thất nghiệp thực tế theo định luật Okun.

Bài 2: Tỉ lệ thất nghiệp thực tế năm 1994 là 94%. Từ năm 1994 – 1996, sản lượng tiềm năng tăng thêm
8%, sản lượng thực tăng thêm 14%. Tìm tỉ lệ thất nghiệp thực tế năm 1996.

Bài giải

Bài 1:

Cách 1: Dùng lập luận

Ta thấy, năm 1993 sản lượng thực tế chỉ bằng 90% so với sản lượng tiềm năng (1800 so với 2000), nghĩa
là nó thấp hơn sản lượng tiềm năng 10%.

Theo định luật Okun, nếu sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng 2% thì có 1% thất nghiệp tăng
thêm. Ở đây thấp hơn 10% nên thất nghiệp tăng thêm 5%

Vậy thất nghiệp thực tế năm 1993 là

U1993 = 4% + 5% = 9%

Cách 2: Dùng công thức

Bài 2:

Cách 1: Dùng lập luận

Theo đề bài, sản lượng thực tế tăng nhanh hơn sản lượng tiềm năng 6%

Theo định luật Okun, khi sản lượng thực tế tăng nhanh hơn sản lượng tiềm năng 2.5% thì thất nghiệp giảm
bớt 1%. Như vậy nếu tăng nhanh hơn 6% thì thất nghiệp giảm bớt:

Tỉ lệ thất nghiệp năm 1996 là:

Ut96 = 9.4 – 2.4 = 7%

Cách 2: Dùng công thức

Ut = U(-1) – 0.4(y-p)
= 9.4 - 0.4(14 - 8) = 7%
BÀI TẬP CHƯƠNG 2
ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA
Bài 1
Số liệu thống kê theo một nước năm 2001

Đầu tư ròng 60
Khấu hao 240
Xuất khẩu 150
Nhập khẩu 200
Thuế gián thu 100
Tiền lương 500
Chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ 200
Tiêu dùng công chúng 850
Lợi nhuận trước thuế 260
Thu nhập do cho thuê đất 120
Lợi tức cho vay 80
Chỉ số giá năm 2000 150%
Chỉ số giá năm 2001 160%
Thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài 50

Hãy xác định:


a. GDP danh nghĩa và GDP thị trường bằng phương pháp chi tiêu và phương pháp chi
phí.
b. GNP theo giá thị trường và theo giá sản xuất.
c. GDP và GNP thực tế theo giá thị trường năm 2001. d.
Tỉ lệ lạm phát năm 2001.

Bài 2
Giả sử có các số liệu sau:
Năm GDP danh nghĩa Hệ số giảm phát
(tỉ USD) (%)
2005 300 100
2006 312 106.2

a. Tốc độ tăng của GDP danh nghĩa? Tốc độ tăng của GDP thực tế
b. Để đánh giá tình hình kinh tế của quốc gia này ta có thể căn cứ vào hai số liệu
nào trong hai số liệu trên? Tại sao?

Bài 3
Giả sử có các số liệu sau:
Đơn vị tính: tỉ USD
Năm GDP thực tế Chỉ số lạm phát Thuế gián thu
2005 4.000 1 800
2006 4.120 1.26 920

a. GDP danh nghĩa của năm 2005 và năm 2006 là bao nhiêu?
b. Tốc độ tăng của GDP danh nghĩa là bao nhiêu?
c. Tốc độ tăng của GDP thực tế là bao nhiêu?
d. Để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này nên căn cứ vào tốc độ
tăng của GDP danh nghĩa hay tốc độ tăng của GDP thực tế? Tại sao?
Bài 4
Giả sử một doanh nghiệp sản xuất được 400 vỏ xe và bán cho công ty sản xuất ô tô với giá 1.2 triệu/
chiếc vao tháng 12/2002. Đến tháng 02/2003 công ty sản xuất ô tô lắp vào
100 chiếc xe mới sản xuất và bán mỗi xe 82 triệu.
Những giao dịch này đóng góp gì vào GDP năm 2002 và năm 2003? Giả định rằng chỉ
có một loại chi phí là vỏ xe.

Bài 5
Giả sử trong nền kinh tế có ba doanh nghiệp A, B, C với chi phí
(giá hiện hành năm 2001) như sau:
A B C
1. Khấu hao 5 10 15
2. Chi phí trung gian 10 20 30
3. Chi phí khác 10 20 30
4. Giá trị sản xuất 25 50 75

Trong nền kinh tế:

Tiền quỹ lương 30


Tiền lãi 5
Tiền thuê tài sản 5
Doanh lợi 10
Thuế gián thu 10
Tiêu dùng của hộ gia đình 20
Chi tiêu đầu tư của doanh nghiệp 30
Chi tiêu chính phủ 30
Xuất khẩu ròng 10
Thu nhập ròng từ nước ngoài -10
Chỉ số giá năm 2001 (so với năm 1994) 1.127

Hãy tính:
a. GDP danh nghĩa theo giá thị trường theo 03 phương pháp b. GDP danh
nghĩa theo chi phí cho yếu tố sản xuất
c. GNP danh nghĩa theo giá thị trường và GNP theo chi phí cho yếu tố sản xuất d. GDP và GNP
thực tế
BÀI TẬP CHƯƠNG 4
XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG QUỐC GIA
Bài 1
Giả sử GDP = 2400, C = 1900, G = 100, NX = 20 (đơn vị tính là tỉ đồng)
a. Đầu tư là bao nhiêu?
b. Giả sử xuất khẩu là 380. Nhập khẩu là bao nhiêu?
Bài 2
Giả sử hàm tiêu dùng là C = 0.7Yd và đầu tư dự kiến là 45 (kinh tế đóng, không chính phủ)
a. Vẽ đồ thị biểu diễn tổng cầu
b. Nếu sản lượng thực tế là 100 thì những việc ngoài dự kiến nào sẽ diễn ra trong nền kinh
tế.
Bài 3
Giả sử đầu tư là 120. Hàm tiêu dùng thay đổi từ C = 0.8Yd đến C’ = 0.7Yd (Nền kinh tế đóng,
chính phủ không can thiệp)
a. Sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?
b. Hãy dùng đồ thị đầu tư - tiết kiệm chỉ ra mức thay đổi trong sản lượng cân bằng.
Bài 4
Kinh tế đóng, chính phủ không can thiệp:
a. Tìm sản lượng cân bằng theo 02 phương pháp và biểu diễn đồ thị khi nhu cầu đầu tư là
400 và tiêu dùng là C = 0.8Yd.
b. Do chi phí sản xuất tăng nên đầu tư thay đổi 10, lãi suất giảm nên đầu tư thay đổi 20. Tìm
sản lượng cân bằng mới.
Bài 5
Có các hàm C = 200 + 0.75Yd, I = 700 + 0.16Y, G = 260, X = 350, M = 78 + 0.18Y, Tm = 0.2 (các
đại lượng khác bằng không).
a. Xác định hàm tiết kiệm S và điểm cân bằng sản lượng theo phương trình bơm và rút ra.
b. Vì lượng tiền mặt đưa vào lưu thông tăng nên tiêu dùng thay đổi 80, đầu tư thay đổi 100.
Xác định điểm cân bằng sản lượng mới và vẽ đồ thị.
Bài 6
C0 = 40, Cm = 0.75, Im = 0.2, X = 60, Mm = 0.03 (các đại lượng khác bằng không).
a. Xác định điểm cân bằng sản lượng bằng phương trình Y = AD.
b. Nếu chính phủ tăng xuất khẩu thêm 50 tỉ đồng, cán cân ngoại thương thay đổi như thế
nào?
Bài 7
Kinh tế mở, có hàm C = 100 + 0.8Yd, I = 150 + 0.2Y, G = 400, T = 0.2Y, X = 500, M = 200 +
0.25Y.
a. Xác định sản lượng cân bằng quốc gia và cho biết tình hình cán cân thương mại tại đó.
b. Nếu chính phủ tăng chi tiêu 70, sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?
Bài 8
Cho các hàm C = 15 + 0.9Yd, G = 200, X = 120, Tr = 10, I = 80, Tx = 0.1Y, M = 24 + 0.06Y
a. Xác định hàm thuế ròng.
b. Tìm điểm cân bằng sản lượng bằng phương pháp Y = AD.
c. Tìm điểm cân bằng sản lượng bằng phương pháp bơm và rút ra.
d. Tính mức thặng dư hay thâm hụt ngân sách.
e. Biểu diễn câu b và câu c trên đồ thị
f. Cán cân thương mại thế nào?
BÀI TẬP CHƯƠNG 5
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
Bài 1
C = 200 + 0.8Yd, I = 150, G = 500, T = 100 + 0.2Y.
a. Xác định sản lượng cân bằng quốc gia.
b. Xác định chính sách tài khóa cần thực hiện, biết Yp = 1800.
Bài 2
C = 500 + 0.8Yd, I = 45, G = 100
a. Xác định sản lượng cân bằng quốc gia tại điểm cân bằng ngân sách.
b. Thực tế T = 10 + 0.2Y. Hỏi chính sách tài khóa cần thực hiện là gì? Biết Yp = 700.
c. Cho biết tình hình cán cân ngân sách?
Bài 3
Giả sử sản lượng cân bằng quốc gia YE = YP, nếu chính phủ muốn thay đổi:
a. Chi tiêu tăng 100
b. Hoặc giảm thuế một lượng 120
Hỏi phải làm như thế nào để điều tiết nền kinh tế, biết Cm = 0.9
Bài 4
Cho S = -150 + 0.25Yd, I = 150 + 0.05Y, T = 0.2Y, G = 190, YP = 1250.
a. Tìm điểm cân bằng sản lượng.
b. Từ sản lượng ở câu a, muốn đạt YP, chính phủ nên áp dụng các kiểu chính sách tài khóa
như thế nào?
Bài 5
C = 200 + 0.7Yd, I = 50 +0.1Y, G = 290, T = 0.1Y.
a. Xác định sản lượng cân bằng quốc gia.
b. Do ngân sách bội chi nên chính phủ tăng thuế 90, giảm chi tiêu chính phủ 14, các doanh
nghiệp tăng đầu tư 50. Tìm điểm cân bằng sản lượng mới.
c. Trình bày câu a và b trên đồ thị.
d. Nếu tăng YP = 1750 thì việc tăng thuế 90 sẽ gây ảnh hưởng tốt hay xấu đối với nền kinh
tế?
e. Tiếp câu b, hãy điều tiết nền kinh tế trong ngắn hạn (YE = YP).
Bài 6
Giả sử có C = 22 + 0.7Yd, I = 30 + 0.1Y, G =120, Tm = 0.2.
a. Hỏi chính phủ có nên theo đuổi mục tiêu cân bằng ngân sách hay không nếu biết sản
lượng tiềm năng có giá trị là 350 và 700?
b. Hãy sử dụng công cụ thuế để điều tiết nền kinh tế.
BÀI TẬP CHƯƠNG 6
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Bài 1
Có các số liệu sau đây của ngân hàng trung ương:
Lượng tiền ký thác không kỳ hạn: 400 tỉ
Lượng tiền mặt ngoài ngân hàng: 600 tỉ
Tiền dự trữ: 40 tỉ
Trong đó: - Dự trữ tùy ý: 20 tỉ
- Dự trữ bắt buộc: 20 tỉ
a. Nếu ngân hàng trung ương giảm dự trữ bắt buộc còn 3%. Khối tiền giao dịch bị ảnh hưởng
như thế nào?
b. Từ đầu bài, muốn giảm cung tiền giao dịch còn 900 tỉ bằng công cụ nghiệp vụ thị trường tự
do, ngân hàng trung ương cần điều tiết bao nhiêu?
Bài 2
Lượng tiền gửi không kỳ hạn vào ngân hàng là 480 tỉ. Lượng tiền mặt trong lưu thông 160 tỉ.
Lượng tiền dự trữ trong các ngân hàng là 36 tỉ.
a. Tìm khối tiền giao dịch và số nhân tiền tệ.
b. Nếu ngân hàng trung ương thay đổi số nhân tiền thành 4 bằng công cụ lãi suất chiết khấu.
Khối tiền cung ứng bị ảnh hưởng như thế nào?
Bài 3
Có các số liệu sau:
D = 50 tỉ
C = 8 tỉ
R = 4 tỉ
a. Xác định khối tiền cung ứng ban đầu.
b. Nếu ngân hàng trung ương tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên thêm 2% thì lượng cung ứng tiền
thay đổi như thế nào?
Bài 4
Có các số liệu sau:
D = 400 tỉ
C = 50 tỉ
R = 42 tỉ
a. Xác định khối lượng tiền cung ứng.
b. Nếu ngân hàng trung ương tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên thêm 2% thì lượng cung ứng tiền
thay đổi như thế nào?
Bài 5
Có các số liệu sau:
D = 300 tỉ
C = 98 tỉ
R = 28 tỉ
a. Xác định M và KM.
b. Nếu ngân hàng trung ương muốn tăng lượng tiền cung ứng 5 tỉ thông qua công cụ tỉ suất
chiết khấu thì phải thay đổi tỉ suất chiết khấu như thế nào? Biết rằng quan hệ giữa tỉ suất
chiết khấu thì phải thay đổi tỉ suất chiết khấu và tỉ lệ dự trữ tùy ý là 1:1.
Bài 6
Giả sử có các hàm:
C = 70 + 0.75Yd
I = 120
G = 500
T = 50 + 0.15Yd
a. Xác định chính sách tiền tệ cần thực hiện, biết YP = 2000; Dmi = - 800; Imi = -200.
b. Hãy sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường tự do để thực hiện chính sách tiền tệ nếu biết
KM = 3.7.
Bài 7
Có các hàm:
C = 70 + 0.8Yd
I = f(Y) = Const
T = 10 + 0.2Y
G = 306
YP = 2600
SM = 300
DM = 500 – 100i
I = 600 – 100i
a. Nền kinh tế đang trong tình trạng nào?
b. Chính sách tiền tệ có thể áp dụng?
Bài 8
Biết sản lượng cân bằng quốc gia là 1200, tiêu dùng biên trong dân chúng là 0.7, đầu tư không
đổi, thuế ròng biên là 0.15. nếu biết lượng đầu tư của doanh nghiệp giảm 50, hỏi lúc đó:
a. Lãi suất ngân hàng đã thay đổi như thế nào? Biết rằng Imi = - 2500
b. Sản lượng mới là bao nhiêu?
BÀI TẬP CHƯƠNG 7
IS – LM

Bài 1
Có các số liệu:
C = 50 + 0.75Yd
I = f(Y) = Const
I = 100 – 30i
T = 200 + 0.2Y
G = 400
a. Giá trị số nhân tổng cầu là bao nhiêu?
b. Viết phương trình đường IS
c. Nếu chi tiêu chính phủ tăng 50, đường IS mới dịch chuyển thế nào?
Bài 2
Có các số liệu:
C = 200 + 0.8Yd
I = 150 – 40i
T = 100 + 0.2Y
G = 700
SM = 1500
DM = 800 + 0.3Y – 35i
a. Tìm phương trình đường IS và LM, mức YE và iE?
b. Nếu chính phủ giảm chi tiêu 100, lãi suất cân bằng và sản lượng cân bằng quốc gia mới là
bao nhiêu?
c. Tiếp câu a. Nếu ngân hàng trung ương phát hành một số chứng khoán có giá trị là 20 tỉ thì
lãi suất cân bằng mới sẽ là bao nhiêu? Biết KM = 4.2.
d. Xác định phương trình đường IS và LM trong trường hợp này.

You might also like