You are on page 1of 6

Họ tên:…………………………….

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT


Lớp:……………...... Môn: Giáo dục Công dân

Điểm Lời phê của giáo viên

ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Câu 1. Câu nói: "Muối ba năm, muối đang còn mặn..." thể hiện nội dung gì?
A. Lượng. B. Độ. C. Điểm nút. D. Chất.
Câu 2. Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là
A. sự vật hiện tượng được giữ nguyên trạng thái cũ.
B. sự vật, hiện tượng bị biến đổi theo chiều hướng tiêu cực.
C. sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới.
D. sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.
Câu 3. Sự vật, hiện tượng nào dưới đây là mặt đối lập của mâu thuẫn theo quan điểm Triết học?
A. A vận động và B đứng im.                                B. Mặt thiện và ác trong con người.
C. Hạn hán và lũ lụt.                                               D. Người da đen và người da trắng
Câu 4. Nội dung nào dưới đây là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm?
A. Cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.
B. Cách trả lời thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học.
C. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học.
D. Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học.
Câu 5. Việc bật công tắc điện để thắp sáng các bóng điện trong nhà đã bao hàm hình thức vận
động nào?
A. Vật lý. B. Hóa học. C. Xã hội. D. Cơ học.
Câu 6. Do có chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý, chỉ sau 3 tháng T đã cao lên 5cm. Trường hợp
này có thể nói cơ thể bạn T đã thực hiện hình thức vận động nào?
A. Cơ học. B. Vật lý. C. Hóa học. D. Sinh học.
Câu 7. Chị D là sinh viên đại học, nói với H đang học lớp 10 rằng các chị học đại học nhiều lĩnh
vực sâu hơn, tự học, tự nghiên cứu nhiều và vất vả hơn học sinh phổ thông. Tâm sự của chị D
phản ánh nội dung nào dưới đây về quan hệ giữa chất và lượng ?
A. Lượng thay đổi là đương nhiên vì chất đã thay đổi.
B. Chất mới ra đời phải có một lượng mới tương ứng với nó.
C. Chất mới ra đời lại bao trùm một lượng mới tương ứng.

1
D. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.
Câu 8. Khoảng giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa dẫn tới sự biến đổi về chất của sự
vật, hiện tượng là
A. điểm nút.               B. bước nhảy.                        C. lượng.                    D. độ.
Câu 9. Theo em hình thức vận động nào là thấp nhất trong các hình thức vận động sau?
A. Vật lý.                   B. Sinh học.               C. Xã hội.                   D. Cơ học.
Câu 10. ˝Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng˝
Câu ca dao trên thể hiện phương pháp luận nào dưới đây?
A. Duy vật. B. Siêu hình. C. Duy tâm. D. Biện chứng.
Câu 11. Mặc dù được H (là học sinh giỏi) giúp đỡ nhiệt tình trong việc học tập nhưng đã mấy
tháng rồi mà N vẫn không tiến bộ trong học tập nên chán nản và có ý định bỏ học. Nếu là bạn của
N, em sẽ khuyên N như thế nào cho phù hợp với quy luật lượng chất?
A. Đồng ý với N bỏ học là tốt hơn.
B. Khuyên N vẫn cứ học cho hết lớp 10 rồi nghỉ cũng được.
C. Động viên N cứ kiên trì cố gắng học tập rồi sẽ có sự tiến bộ.
D. Khuyên N đi chơi vài hôm cho khuây khỏa rồi học tiếp.
Câu 12. Nếu dùng các khái niệm “trung bình”, “khá”, “giỏi” … để chỉ chất của quá trình học tập
của học sinh thì lượng của nó là
A. điểm số kiểm tra hàng ngày.                             B. điểm kiểm tra 1 tiết.
C. điểm tổng kết cuối các học kỳ.                          D. khối lượng kiến thức phải học.
Câu 13. N không rõ hiện tượng thanh sắt bị hàn gỉ thuộc hình thức vận động nào trong các hình
thức vận động dưới đây. Em hãy xác định giúp N?
A. Hoá học.                         B. Sinh học.                       C. Vật lý.                     D. Cơ học.
Câu 14. Phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong
sự vận động và phát triển không ngừng của chúng là quan điểm của phương pháp luận
A. logic.                     B. lịch sử.                   C. triết học.                D. biện chứng.
Câu 15. Sự vận động nào dưới đây không phải là sự phát triển?
A. Bé gái -> thiếu nữ -> người phụ nữ trưởng thành -> bà già.   
B. Nước bốc hơi -> mây -> mưa -> nước.
C. Học lực yếu -> học lực trung bình -> học lực khá.                   
D. Học cách học -> biết cách học.
Câu 16. “Hai năm trước đây(1), N là một HS kém về văn hoá(2). Sau đó bạn ấy đã không ngừng nổ
lực tích luỹ kiến thúc và kinh nghiệm học tập (3). Đến cuối năm học này, bạn ấy đã trở thành HS
giỏi về văn hoá(4). Trong đoạn văn trên, ý (gạch chân) nào nói về lượng?
A. Ý (1).                      B. Ý (2).                             C. Ý (3).                            D. Ý (4).
Câu 17. Con người xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan trong sự vận
động, phát triển không ngừng là quan điểm của
A. thế giới quan duy vật.                                                   B. thế giới quan duy tâm.               
C. phương pháp luận siêu hình.                                         D. phương pháp luận biện chứng.
Câu 18. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó, làm tiền đề tồn tại cho nhau, trong triết học gọi là
A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.                               B. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.     
C. sự phân biệt giữa các mặt đối lập.                                D. sự dung hòa giữa các mặt đối lập.
Câu 19. Cơ sở để phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác là dựa vào yếu tố
nào dưới đây?
A. Chất.                           B. Lượng.                            C. Độ.                          D. Điểm nút.

2
Câu 20. “Người trong cung điện thì suy nghĩ khác người trong túp lều”. Nhận định của Phoi-ơ-
bắc mang yếu tố nào sau đây về thế giới quan?
A. Duy tâm.                     B. Duy vật.                       C. Lịch sử.                  D. Văn hóa.
II. Tự luận
Cho một hình chữ nhật có chiều dài 50cm, chiều rộng 20cm. Ta có thể tăng, giảm chiều rộng theo
hai phía.
a. Lượng của hình chữ nhật thay đổi như thế nào?
b. Xác định độ, điểm nút, chất mới của hình chữ nhật?
c. Sau khi học xong bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, em rút ra được
bài học gì cho bản thân trong quá trình học tập và rèn luyện?

3
Đề 2
Câu 1. Sự vận động nào dưới đây không phải là sự phát triển?
A. Bé gái -> thiếu nữ -> người phụ nữ trưởng thành -> bà già.   
B. Nước bốc hơi -> mây -> mưa -> nước.
C. Học lực yếu -> học lực trung bình -> học lực khá.                   
D. Học cách học -> biết cách học.
Câu 2. Hình thức vận động nào dưới đây là cao nhất, phức tạp nhất?
A.Vận động vật lý.    B. Vận động sinh học.       C. Vận động xã hội.             D. Vận động cơ học.
Câu 3. Dân tộc H'Mông vùng Tây Bắc có tục “cúng vía” cho người già và trẻ con mới sinh ra, vì
cho rằng nếu hồn bị “lạc vía” thì người sẽ bị ốm đau triền miên. Quan niệm đó thuộc thế giới quan
nào?
A. Thế giới quan tôn giáo.                                    B. Thế giới quan duy vật.
C. Thế giới quan thần thoại.                                 D. Thế giới quan duy tâm.
Câu 4. Năm nay, em Trần Văn A đang học lớp 10. Em học 13 môn học. Em yêu thích nhất môn
Thể dục, do thường xuyên luyện tập nên hiện nay em đã cao 1m68 nặng 56 kg. Theo quan điểm
Triết học, lượng của em An là gì?
A. Học lớp 10.        B. Học 13 môn.       C. Yêu thích môn TD.   D. Cao 1m68, nặng 56kg.
Câu 5. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan... và phương
pháp luận nào?
A. Duy vật và siêu hình.                                       B. Duy tâm và biện chứng.    
C. Duy vật và biện chứng.                                    D. Duy tâm và siêu hình.
Câu 6. Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng
được gọi là:
A. điểm nút.               B. bước nhảy.                        C. chất.                                   D. độ.
Câu 7. Hai mặt đối lập liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau, Triết học gọi đó là
A. sự thống nhất giữa các mặt đối lập.                B. sự khác nhau giữa các mặt đối lập.
C. sự phân biệt giữa các mặt đối lập.                  D. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Câu 8. Việc bật công tắc điện để thắp sáng các bóng điện trong nhà đã bao hàm hình thức vận
động nào?
A. Vật lý. B. Hóa học. C. Xã hội. D. Cơ học.
Câu 9. Cơ sở để phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác là dựa vào yếu tố
nào dưới đây?
A. Chất.                           B. Lượng.                            C. Độ.                          D. Điểm nút.
Câu 10. Do có chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý, chỉ sau 3 tháng T đã cao lên 5cm. Trường
hợp này có thể nói cơ thể bạn T đã thực hiện hình thức vận động nào?
A. Cơ học. B. Vật lý. C. Hóa học. D. Sinh học.
Câu 11. Câu nói: "Muối ba năm, muối đang còn mặn..." thể hiện nội dung gì?
A. Lượng. B. Độ. C. Điểm nút. D. Chất.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây là cơ sở để phân chia thế giới quan duy vật và duy tâm?
A. Cách trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.

4
B. Cách trả lời thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học.
C. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của Triết học.
D. Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học.
Câu 13. Nếu dùng các khái niệm “trung bình”, “khá”, “giỏi” … để chỉ chất của quá trình học tập
của học sinh thì lượng của nó là
A. điểm số kiểm tra hàng ngày.                             B. điểm kiểm tra 1 tiết.
C. điểm tổng kết cuối các học kỳ.                          D. khối lượng kiến thức phải học.
Câu 14. N được nhà trường giao nhiệm vụ thực hiện bài thi về đề tài xử lí và tái chế rác thải sinh
hoạt. Thoạt đầu, N rất hào hứng, nhưng càng đi sâu phân tích, N càng thấy nản. Nếu là bạn của N
em sẽ khuyên N như thế nào cho phù hợp với quy luật lượng chất?
A. Khuyên N bỏ đề tài xử lí tái chế rác thải sinh hoạt đi vì nó quá phức tạp.
B. Khuyên N bỏ đề tài xử lí tái chế rác thải sinh hoạt đi vì nó không có ý nghĩa gì.
C. Động viên N cứ kiên trì cố gắng, nỗ lực thực hiện đề tài của mình.
D. Khuyên N thuê những người am tường làm giùm, vừa chất lượng lại đỡ mất công.
Câu 15. Bố bạn N không cho con chơi với bạn H vì cho rằng bố bạn H nghiện ma túy thì sau này
bạn H cũng nghiện ma túy, nếu chơi vói bạn H, N sữ cũng bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập.
Theo em, quan niệm của bố bạn N thể hiện cách xem xét sự vật theo
A. thế giới quan duy vật. B. thế giới quan duy tâm.
C. phương pháp luận biện chứng. D. phương pháp luận siêu hình.
Câu 16. Ý kiến nào sau đây không đúng với quan điểm của Triết học Mác-Lênin
A. Sự thay đổi của lượng đạt đến một giới hạn nhất định sẽ làm thay đổi về chất.
B. Sự thay đổi về chất là kết quả sự biến đổi về lượng của sự vật.
C. Mọi sự thay đổi về lượng đều đưa đến sự thay đổi về chất.
D. Không phái mọi sự thay đổi của lượng đều đưa đến sự thay đổi về chất.
Câu 17. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng con đường
A. Hợp tác, thương lượng.   B. Hòa bình. 
C. Thỏa hiệp.        D. Đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Câu 18. N không rõ hiện tượng thanh sắt bị hàn gỉ thuộc hình thức vận động nào trong các hình
thức vận động dưới đây. Em hãy xác định giúp N?
A. Hoá học.                         B. Sinh học.                       C. Vật lý.                     D. Cơ học.
Câu 19. “Hai năm trước đây(1), N là một HS kém về văn hoá(2). Sau đó bạn ấy đã không ngừng nổ
lực tích luỹ kiến thúc và kinh nghiệm học tập (3). Đến cuối năm học này, bạn ấy đã trở thành HS
giỏi về văn hoá(4). Trong đoạn văn trên, ý (gạch chân) nào nói về lượng?
A. Ý (1).                      B. Ý (2).                             C. Ý (3).                            D. Ý (4).
Câu 20. Hai mặt đối lập tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, trong triết học gọi là
A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.                                B. sự tồn tại giữa các mặt đối lập. 
C. sự ganh đua giữa các mặt đối lập.                                D. sự tranh giành giữa các mặt đối lập.
II. Tự luận
Cho một hình chữ nhật có chiều dài 50cm, chiều rộng 20cm. Ta có thể tăng, giảm chiều rộng theo
hai phía.
a. Lượng của hình chữ nhật thay đổi như thế nào?
b. Xác định độ, điểm nút, chất mới của hình chữ nhật?
c. Sau khi học xong bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, em rút ra được
bài học gì cho bản thân trong quá trình học tập và rèn luyện?

5
6

You might also like