You are on page 1of 6

Họ và tên: Đỗ Thị Lệ

MSV: 18D230098
Lớp HP: 2022ITOM1411 - Lớp HC: K54E2
Bài kiếm tra: Tổng luận thương phẩm học

Câu hỏi: Phân tích yêu cầu chung đối với chất lượng hàng hóa phi thực
phầm? Từ đó phân tích yêu cầu chức năng công dụng và yêu cầu Ecgonimic
của một mặt hàng cụ thể? (tự chọn)

Trả lời:

a, Yêu cầu chung đối với chất lượng hàng hóa phi thực phẩm:

* Đối với hàng công nghiệp tiêu dùng: mục đích của hàng hóa là phải thỏa mãn
nhu cầu của người tiêu dùng.
- Yêu cầu về chức năng, công dụng: Mỗi sản phẩm hàng hoá đều có chức năng
công dụng nhất định để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, vì vậy yêu cầu đặt ra là
các sản phẩm hàng hoá phải đảm bảo hoàn thành được chức năng công dụng
mà người ta định trước cho nó trong quá trình tiêu dùng.

- Yêu cầu về độ bền chắc và độ tin cậy:


+ Độ bền chắc: luân gắn liền với thời gian sử dụng, độ bền chắc càng cao thì
thời gian sử dụng càng dài. Yêu cầu về độ bền đòi hỏi sản phẩm hàng hoá phải
đảm bảo vận hành sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định (tuổi thọ của
sản phẩm đó).
+ Độ tin cậy: chủ yếu áp dụng cho các sản phẩm hàng hoá là các thiết bị máy
móc. Đòi hỏi các thiết bị máy móc phải vận hành sử dụng một cách bình
thường trong một khoảng thời gian nhất định mà không xảy ra những sự cố
thông thường.
- Yêu cầu ECGONOMIC: Đây là yêu cầu phản ánh mối tương quan giữa:
Sản phẩm – con người – môi trường.
Yêu cầu: sản phẩm phải phù hợp với người sử dụng và môi trường.

- Yêu cầu về thẩm mỹ:


+ Yêu cầu thẩm mỹ cho hàng hóa là yêu cầu về mẫu mốt kiểu dáng.
+ Biết sử dụng nguyên liệu một cách hợp lý.
+ Phương pháp gia công và trang trí sản phẩm.

- Yêu cầu về mặt kinh tế: đây là yêu cầu mang tính tổng hợp, phản ánh mối
quan hệ giữa chi phí tiêu dùng và hiệu quả thu được trong tiêu dùng. Do đó yêu
cầu đặt ra là phải đảm bảo mối tương quan tỷ lệ hợp lý giữa chi phí bỏ ra và
hiệu quả thu được.

* Đối với hàng may mặc:


- Yêu cầu thẩm mỹ: Áo quần là một trong những loại sản phẩm công nghiệp
mang tính thẩm mỹ thực dụng cao. Cái đẹp phải nằm trong mối quan hệ con
người – áo quần – môi trường xã hội.
Yêu cầu thẩm mỹ trong may mặc là phải phù hợp với từng lứa tuổi, với nghề
nghiệp, tập quán, văn hóa và công dụng của chúng.

- Yêu cầu vệ sinh:


+ Bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác động độc hại của môi trường bên ngoài
như nhiệt độ, không khí , ánh sáng…
+ Tạo điều kiện cần thiết cho các cơ quan chức năng của cơ thể hoạt động
bình thường
Mỗi loại áo quần phải phù hợp với đối tượng, mục đích sử dụng, với sinh lý
con người như nhiệt độ cơ thể, sự trao đổi chất của da…

- Những yêu cầu về thời hạn sử dụng và tiện lợi: Ngoài yêu cầu về thẩm mỹ,
yêu cầu vệ sinh thì hàng may mặc còn yêu cầu về độ bền chắc độ tin cậy.
b, yêu cầu chức năng công dụng và yêu cầu Ecgonomic của quần áo bảo vệ
chống nhiệt lửa:

* Yêu cầu chức năng công dụng:

- Tính chịu nhiệt ở nhiệt độ (180 ± 5)oC: Ở nhiệt độ (180 ± 5)°C, toàn bộ vải
và phần cứng sử dụng trong trang phục và/hoặc tổ hợp quần áo phải không bốc
cháy hoặc nóng chảy và không co lại quá 5%. Thử nghiệm theo TCVN
7206:2002 Quần áo và thiết bị bảo vệ chống nóng- phương pháp thử độ bền
nhiệt đối lưu sử dụng lò tuần hoàn dòng khí nóng.

- Các yêu cầu chức năng công dụng không bắt buộc:

+ Tính chịu nhiệt ở nhiệt độ (260 ± 5) oC: Nếu vật liệu của trang phục một
lớp hoặc vật liệu làm lớp lót trong cùng của trang phục nhiều lớp dự kiến dùng
để mặc sát da, thì vật liệu này phải được thử theo TCVN 7206 (ISO 17493) ở
nhiệt độ (260 ± 5)oC. Cùng với việc đáp ứng các yêu cầu về tính chịu nhiệt ở
nhiệt độ (180 ± 5)oC, vật liệu phải không bốc cháy hoặc nóng chảy và không
co lại quá 10%.

Sự co lại do nhiệt có khả năng làm giảm mức độ bảo vệ chống nhiệt của trang
phục do giảm khoảng không khí cách ly giữa trang phục và cơ thể người. Vì
vậy, phải tránh sự co lại do nhiệt trong trang phục bảo vệ chống nhiệt và lửa,
đặc biệt trong trường hợp tồn tại nguy cơ nhiệt và lửa có thể tác động đến một
khoảng rộng của trang phục.

+ Khả năng chống thấm nước (mã hiệu W):

Tùy theo việc sử dụng dự đoán trước đối với sản phẩm, nếu nhà sản xuất định
rõ yêu cầu đối với khả năng chống thấm nước, trang phục phải được thử và
phân loại theo cả khả năng chống thấm nước và khả năng chống hơi nước, và
phải tuân theo các yêu cầu sau:

- khả năng chống thấm nước của trang phục phải được thử và phân loại theo
EN 343;

- khả năng chống hơi nước của trang phục phải được thử và phân loại theo EN
343.

Trang phục thử theo điều này phải được ghi nhãn theo quy định.

+ Bảo vệ chống lại ảnh hưởng nhiệt của sự cố hồ quang điện.


* Yêu cầu Ecgonomic:

- Độ an toàn: quần áo bảo vệ phải được kiểm tra bằng tay và bằng mắt thường
để bảo đảm không tồn tại những điểm bất lợi: ví dụ, không có các đầu dây hoặc
các vật khác nhô ra mà có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng đến người.

- Tính dễ dàng khi mặc/cởi:

+ Quần áo phải dễ dàng mặc và cởi, có hoặc không có sự trợ giúp phù hợp với
loại quần áo;

+ Quần áo không quá chật để tạo sự thoải mái và không hạn chế việc thở sâu và
không có bất kỳ chỗ nào cản trở sự lưu thông máu;

+ Đặc điểm thiết kế quần áo, ví dụ tại ống tay áo và đũng quần, cân đối và bố
trí phù hợp.

- Sự vận hàng của các chi tiết đóng, chi tiết điều chỉnh, và hệ thống giữ:

Phải xem xét đến những điểm sau:

+ sự tương xứng của phạm vi điều chỉnh có thể có;

+ sự dễ dàng và an toàn của các thiết bị đóng và chi tiết điều chỉnh;

+ chi tiết đóng, chi tiết điều chỉnh, và hệ thống giữ phải chịu được các lực có
thể xuất hiện trong khi cơ thể di chuyển.

- Chuyển động:

+ Ống tay và ống chân của quần áo không quá dài làm ảnh hưởng đến chuyển
động của tay và chân;

+ Quần áo không được rộng quá vì có thể gây gập hoặc chuyển dịch ngoài ý
muốn và bất tiện;

+ Tại bất kỳ chỗ nào xuất hiện những khoảng trống mở ra ngoài dự kiến ở giữa
hoặc trong các bộ phận của quần áo;

+ Phải xem xét bất kỳ hạn chế chuyển động không hợp lý nào.

- Độ che phủ:
Phải xem xét đến những điểm sau:

+ Vật liệu bảo vệ hoặc các cấu tạo đặc biệt che phủ các vùng bảo vệ cụ thể của
cơ thể người;

+ duy trì sự che phủ trong khi chuyển động tới hết mức như người sử dụng đã
dự tính;

- Sự tương thích với các phương thức bảo vệ cá nhân (PTBVCN) khác:

Phải xem xét đến những điểm sau:

+ quần áo bảo vệ thường được mặc như một phần của một tổng thể phải tương
thích với các phần còn lại của tổng thể;

+ Mặc và tháo các PTBVCN khác dễ dàng, ví dụ, găng tay và ủng;

* Những lý do để kết luận sản phẩm không được chấp nhận:

Dưới đây là những lý do rõ ràng để kết luận một sản phẩm quần áo bảo vệ
không được chấp nhận và không thích hợp để sử dụng:

- người sử dụng không thể mặc được quần áo;

- quần áo không cài được hoặc không giữ ở vị trí cài;

- quần áo ảnh hưởng đến chức năng quan trọng như thở;

- khi mặc quần áo vào thì không thể thực hiện được những nhiệm vụ đơn giản;

- người sử dụng từ chối tiếp tục bản đánh giá này do quần áo gây đau đớn cho
người sử dụng;

- quần áo ngăn cản việc sử dụng những PTBVCN cần thiết khác.

Tài liệu tham khảo:

- Bài giảng “Tổng luận thương phẩm học” trường Đại học Thương Mại.

- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6875:2010 (ISO 11612 : 2008) về Quần áo bảo
vệ - Quần áo bảo vệ chống nhiệt và lửa

You might also like