You are on page 1of 14

HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF FOREIGN LANGUAGES

- INFORMATION TECHNOLOGY
DEPARTMENT OF INTERNATIONAL BUSINESS
ADMINISTRATION
---------***--------

BÀI BÁO CÁO


QUAN HỆ QUỐC TẾ LỄ TÂN
Chuyên ngành: Marketing
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ TRÌNH TỰ CHO 1 BỮA
TIỆC CHIÊU ĐÃI NGOẠI GIAO
Giảng viên: Lê Đình Tự

Họ tên và MSSV:  Ngô Thị Phương Uyên - 17DH491739 (Nhóm trưởng)


 Phan Ngọc Thuỷ Thương - 17DH489107 
 Nguyễn Quốc Vinh - 17DH490817
 Đỗ Thị Kim Ngân - 17DH490919
 Nguyễn Lê Thanh Vy - 17DH490929
 Nguyễn Kỳ Anh – 17DH491058
 Đỗ Hải Duy – 17DH490928
 Nguyễn Thị Thuỳ Trang – 17DH490896
 Lâm Hoàng Anh Thư – 17DH490954

Class: Quan Hệ Quốc Tế Lễ Tân


Course: 2017 – 2021

HCMC, Tháng 6/2020

1
MỤC LỤC

I. CÁC LOẠI TIỆC NGOẠI GIAO


1. Quốc yến (State banquet)
2. Tiệc tối (Dinner)
3. Tiệc trưa làm việc (Working lunch) hoặc Tiệc tối làm việc (Working
dinner)
4. Tiệc búp-phê (Buffet)
5. Tiệc tiếp khách (Reception)
6. Tiệc rượt (Cocktail)
7. Tiệc trà (Tea party)

II. CÁCH SẮP XẾP BÀN TIỆC

III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHIÊU ĐÃI


1. Những vấn đề cần lưu ý trong công tác chuẩn bị chiêu đãi
2. Các cách chuẩn bị bàn tiệc

IV. TRÌNH TỰ TIỆC CHIÊU ĐÃI NGOẠI GIAO


1. Chọn hình thức chiêu đãi
2. Lập danh sách khách mời
3. Chuẩn bị giấy mời
4. Lập thực đơn và địa điểm
5. Lập sơ đồ bàn tiệc
6. Phục vụ bàn tiệc
7. Nâng cốc phát biểu
8. Ra về

V. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO

2
Tóm Tắt

Công tác lễ tân ngoại giao đóng một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và thúc
đẩy một mối quan hệ hợp tác tốt giữa các quốc gia. Những buổi ngoại giao không đơn
thuẩn chỉ để cùng nhau ký kết những hiệp ước gìn giữ hoà bình mà còn chính là buổi
giao lưu để có thể để ấn tượng tốt và dấu ấn bản sắc dân tộc đối với những vị khách
mời.
Ngoại giao chính là những quy trình được sắp xếp và lên kế hoạch rất mất thời gian vì
nó đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ, và trong những quá trình ngoại giao đó những buổi
tiệc chiêu đãi đóng góp một phần quan trọng, cần thiết và không thể thiếu được trong
các công tác ngoại giao.
Bài báo cáo này trước sẽ điểm sơ lược qua tầm quan trọng của một buổi tiệc ngoại
giao, diễn dãi những khái niệm cần thiết. Sau đó sẽ đi sâu vào những công tác cần
được chuẩn bị cho một buổi tiệc ngoại giao sẽ diễn ra thế nào, kèm theo đó là những
minh hoạ hoặc ví dụ để cho bài báo cáo này có thể trở nên gần gũi và dễ hiểu hơn.

3
I. CÁC LOẠI TIỆC NGOẠI GIAO:
Tiệc chiêu đãi là một loại hình hoạt động ngoại giao quan trọng và phổ biến. Tiệc
ngoại giao không những mang tính chất chính trị mà còn thể hiện tính văn hóa của
một đất nước. Sau đây là một số loại hình về tiệc chiêu đãi phổ biến trong ngoại giao
và cũng được áp dụng rộng rãi trong các hoạt động đối ngoại nói chung. Khi dự kiến
tổ chức một bữa tiệc, ta nên cân nhắc hình thức tiệc cho thích hợp để đảm bảo yêu cầu
chính trị và phù hợp với tính chất lễ tân.
1. Quốc yến (State banquet): 

Thời gian tổ chức quốc yến thường vào buổi tối, cũng có một số trường hợp có thể tổ
chức vào buổi trưa, nhưng quốc yến vào buổi tối sẽ trọng thị hơn.

● Do Nguyên thủ quốc gia chiêu đãi trong các dịp Nguyên thủ quốc gia nước
ngoài đến thăm nhà nước.
● Tiệc ngồi , được tổ chức chu đáo , trọng thị.
● Thực đơn được lựa chọn kỹ càng bao gồm : món khai vị, món súp, món chính,
món tráng miệng; đồ uống gồm rượu sâm-banh, rượu dân tộc truyền thống,
rượu vang, rượu thơm (lúc kết thúc).
● Trang phục khi dự tiệc được quy định phải là loại sang trọng.

2. Tiệc tối (Dinner): 

Tiệc này theo ngôn từ của nước ngoài là bữa ăn tối, nhưng trong tiệc ngoại giao nó là
tiệc chiêu đãi vào buổi tối

● Được mời để chiêu đãi các cấp khách.


● Tiệc ngồi.
● Thực đơn tiệc tối không cầu kỳ như đối với Quốc yến; đồ uống gồm rượu
vang, rượu dân tộc, rượu thơm (lúc kết thúc), nước khoáng.
● Trang phục được quy định tùy theo tính chất của bữa tiệc.

3. Tiệc trưa làm việc (Working lunch) hoặc Tiệc tối làm việc (Working
dinner) :
● Nói chung hai bữa tiệc này giống như tiệc trưa, tiệc tối .
● Đối với tiệc trưa làm việc hoặc tiệc tối làm việc, nhiều nước xếp chỗ ngồi xen
kẽ giữa chủ và khách, nhưng một số nước xếp chỗ ngồi theo bàn dài và mỗi
đoàn ngồi một bên như khi ngồi hội đàm.

4
4. Tiệc búp-phê (Buffet): 

Tiệc búp-phê được sử dụng cho cả bữa tối (Buffet-dinner) và bữa trưa (Buffet-lunch).

● Tiệc đứng nhưng có thể kê bàn ghế để khách lấy thức ăn đến ngồi tại bàn,
không cần xếp chỗ.
● Nhiều món ăn; phần lớn các món ăn nóng được để trong lòng hấp, khách tự lấy
thức ăn.

5. Tiệc tiếp khách (Reception) :

Thời gian mời thường bắt đầu vào lúc 11 giờ - 12 giờ hoặc từ 17 giờ - 18 giờ và kéo
dài khoảng 90 đến 120 phút.

● Được tổ chức trong nhiều dịp như nhân dịp kỷ niệm ngày lễ lớn như ngày Quốc
Khánh hoặc có đoàn từ trong nước đến thăm, hoặc nhân dịp sự kiện quan trọng
cần mời đông khách.
● Tiệc đứng.
● Thực đơn thường có các món nhắm nhỏ đặt trong khay và được người phục vụ
mang đi mời.

6. Tiệc rượu (Cocktail): 


● Là loại tiệc đứng giống như tiệc tiếp khách
● Thực đơn thường có các món nhắm nhỏ đặt trong khay và được người phục vụ
mang đi mời. Đồ uống bao gồm một số loại rượu nhẹ, rượu pha kiểu cocktail,
bia, nước ngọt các loại.

7. Tiệc trà (Tea party) :  


● Tổ chức có thể vào buổi chiều hoặc buối sáng (buổi chiều là phổ biến).
● Để gặp gỡ, giao lưu, nói chuyện về những vấn đề văn hóa, xã hội, mỹ thuật
● Tiệc ngọt , được xếp theo hình thức ngồi sa-long
● Thực đơn tiệc trà nhẹ nhàng, đơn giản, gồm bánh kẹo, hoa quả, trà, cà phê,
nước giải khát

II. CÁC CÁCH SẮP XẾP BÀN TIỆC:

Sắp xếp chỗ ngồi trong chiêu đãi tiệc ngồi phải thật chú trọng về ngôi thứ

5
- Không xếp khách ngồi một bên, chủ ngồi một bên ( trừ phi đó là bữa tiệc làm
việc cần thiết phải sắp xếp như vậy) mà xếp xen kẽ khách và chủ
- Không nên xếp 2 phụ nữ ngồi liền nhau ( trừ phi số lượng nữ đông hơn nam )
- Tránh xếp nữ ngồi cuối bàn ( trường hợp nữ là cán bộ cấp bậc thấp nhất có thể
xếp trước cán bộ nam có cấp bậc cao hơn )

Trên bàn tiệc trước mặt mọi người phải có danh thiếp ( Ông Nguyễn Văn A , Bà
Cathy . Johnsons …).

Trước cửa phòng tiệc phải có sơ đồ chỗ ngồi để khách biết chỗ ngồi của mình hoặc
ghi trên giấy mời nếu đã chuẩn bị kĩ lưỡng; có người giúp khách tìm chỗ ngồi, tránh
để khách đi đi lại lại tìm chỗ ngồi trong phòng chiêu đãi.

Có rất nhiều cách sắp xếp bàn tiệc , sau đây là một số cách thông dụng :

1. Bàn chữ nhật ( Bàn chữ I )

2. Bàn danh dự hình chữ nhật

6
3. Bàn chữ U

4. Bàn chữ T

7
5. Bàn tròn

6. Bàn danh dự hình tròn

8
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHIÊU ĐÃI:

1. Những vấn đề cần lưu ý trong công tác chuẩn bị chiêu đãi:
Chiêu đãi là một biện pháp lễ tân quan trọng trong chương trình đón tiếp một đoàn
khách quốc tế hoặc nhân những ngày có ý nghĩa đặc biệt như dịp quốc khánh, kỷ niệm
ngày thiết lập quan hệ ngoại giao… Để một cuộc chiêu đãi đối ngoại đạt kết quả mong
muốn, công việc chuẩn bị phải thật tỉ mỉ, chu đáo trong tất cả các khâu:

- Mức độ phải tương xứng với mục đích yêu cầu của từng cuộc chiêu đãi như
chọn kiểu tiệc nào, số khách mời rộng hay hẹp, danh nghĩa người chủ trì…
- Giấy mời in theo mẫu thông dụng, cần gửi trước đối với những dịp đã thành
truyền thống, như Quốc khánh, khoảng 7-10 ngày.
- Đối với những đoàn khách quốc tế đến thăm và dự hội nghị ngắn hạn, giấy mời
dự tiệc nên gửi ngay sau khi đoàn khách đến, ít nhất là 24 giờ, nếu gửi chậm
hơn, người được mời có thể nghĩ rằng mình thuộc loại khách “kém quan trọng
nhất” trong buổi tiệc.
- Nội dung giấy mời cần ghi rõ một số yếu tố để khách nhớ và khỏi nhầm lẫn
như ngày, giờ, địa điểm, trang phục…

Về địa điểm, có thể đãi tiệc trong phòng hoặc ngoài vườn, tại cơ quan hay khách sạn.
Tuy nhiên, một cuộc chiêu đãi được tổ chức trong khuôn viên một cơ quan đại diện
ngoại giao thường được coi là có ý nghĩa lễ tân hơn là được tổ chức tại nhà hàng,
khách sạn.

- Thực đơn cần được chọn cho phù hợp với tính chất và mức độ cuộc chiêu đãi,
chú ý tín ngưỡng và khẩu vị khách chính. Khi xen lẫn món ăn dân tộc với món
ăn Âu-Tây, cần chú ý một số điểm sau:

+ Tránh những món ăn dân tộc quá độc đáo như thịt rắn, thịt chuột, thịt rùa, thịt chó
(trừ khách Triều Tiên).

+ Tránh những món ăn có thể gây bối rối đối với khách vì phải cầm tay, lột vỏ như
cua, ghẹ…

+ Cần biết đặc điểm tôn giáo của khách để tránh những món ăn cấm kỵ đối với tín
ngưỡng của họ.

● Người Hồi giáo không ăn thịt heo, không uống rượu, bia, hằng năm có một
tháng nhịn ăn, nhịn uống, nhịn hút thuốc lá từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời
lặn (tháng Ramadan).
● Người Ấn Độ không ăn thịt bò vì bò là con vật linh thiêng, không chiêu đãi
rượu, bia trong dịp quốc khánh.
● Người Do Thái không ăn thịt heo và tôm, cua.

9
+ Quan tâm đặc biệt đến chế độ ăn uống của trưởng đoàn hay khách chính để chuẩn bị
những món ăn thích hợp (ăn chay, ăn kiêng).

2. Các cách chuẩn bị bàn tiệc:

Sắp xếp chỗ ngồi quanh bàn tiệc tùy theo dạng bàn (chữ nhật, tròn, chữ T, chữ U…).
Đây là một vấn đề khó khăn, tế nhị, nhất là trong chiêu đãi lớn và trọng thể, cần cân
nhắc kỹ, tính toán các mặt thật chu đáo. Mọi sơ suất có thể bị khách phản ứng, bị coi
là một cử chỉ thiếu hữu nghị, xúc phạm danh dự quốc gia… Nói chung, chỗ ngồi phải
tương ứng với cương vị chính thức của khách, cần chú ý đến một số điểm sau:

- Thứ tự quan trọng tính từ chủ tiệc và khách chính trở đi.
- Nếu cùng cấp thì xếp người nhiều tuổi trước người ít tuổi hơn, nữ xếp trước
nam (không nên xếp phụ nữ ngồi ở ngoài, cuối bàn tiệc).
- Chủ, khách, nam, nữ ngồi xen kẽ.
- Vợ chồng không ngồi cạnh nhau.
- Chú ý khả năng ngôn ngữ và nghề nghiệp của khách để tiện việc nói chuyện
trong buổi tiệc.

Khách được mời dự tiệc ngồi nhất thiết phải trả lời có đến dự hay không để lễ tân kịp
thời điều chỉnh sắp xếp chỗ ngồi trước khi buổi tiệc bắt đầu. Để ghế trống trong buổi
tiệc là điều nên tránh vì nó có thể khêu gợi tính tò mò và phán đoán không nên có.
Nên nhớ rằng giấy mời ghi tên ai thì người đó đến dự tiệc ngồi, tuyệt đối không cử
người đi thay (mời đích danh, không phải mời theo chức vụ).

IV. TRÌNH TỰ TIỆC CHIÊU ĐÃI NGOẠI GIAO:

1. Chọn hình thức chiêu đãi:

Các loại tiệc: quốc tiệc (State banquet, State dinner), tiệc đứng (buffet dinner,
cocktail), tiệc ngồi (dinner), tiệc trà (tea party, hightea), tiệc trưa (luncheon), bữa ăn
trưa làm việc (working lunch), bữa ăn tối làm việc (informal or working time). Gần
đây có thêm một loại hình mới là Gala dinner..

Để chuẩn bị cho một bữa tiệc, điều đầu tiên chúng ta cần làm là phải lựa chọn hình
thức tiệc nào cho thích hợp, rồi kế đến mới có thể đến việc mời khách. Mời khách
chính là hành động thể hiện cương vị của người chủ. Nó bảo đảm mục tiêu cả cho sự
thành công của hoạt động đó. Bởi vậy, hành động mời cũng phải có một số nghi thức
đặc trưng nhất định. Người ta nói quà tặng không quan trọng mà cách cho như thế nào
mới quan trọng. Cũng lẽ ấy, tiệc to hay tiệc nhỏ không quan trọng mà cách tổ chức,
cách mời như thế nào mới quan trọng.

2. Lập danh sách khách mời:

10
Chiêu đãi là một biện pháp lễ tân vô cùng quan trọng trong công tác đón tiếp. Muốn tổ
chức một cuộc chiêu đãi có kết quả, cần chuẩn bị tốt các mặt sau đây:
- Dựa vào yêu cầu chính trị mà quyết định mức độ và hình thức cuộc chiêu đãi,
tiệc ngồi hay tiệc đứng.
- Xác định danh nghĩa người chủ tiệc, thành phần và số lượng người dự chiêu
đãi.

3. Chuẩn bị giấy mời:

- Giấy mời tiệc: Điều đầu tiên mà ta phải nghĩ đến là hình thức giấy mời. Giấy
mời khiến cho người ta có trách nhiệm phải có mặt, giúp cho họ nhớ tới thời
gian được mời và nó phân biệt người được mời và không được mời.

- Gửi Giấy mời: Trên giấy mời phải được ghi rõ tên người được mời và thời
gian, địa điểm tổ chức bữa tiệc.

Giấy mời cần được chuyển sớm cho khách (gửi ít nhất là 24giờ trước khi chiêu đãi,
nếu đoàn từ xa đến thì gửi ngay khi đoàn đến).

4. Lập thực đơn và địa điểm:

a. Thực đơn:

- Chuẩn bị thực đơn: Việc lựa chọn thực đơn xuất phát từ mục đích để khách ăn
ngon miệng và an toàn về thực phẩm. Nếu lựa chọn thực đơn không đúng khẩu
vị khách hoặc không an toàn thì bữa ăn đó coi như thất bại.

*Lưu ý: những chế độ ăn đặc biệt của khách (nếu có) như những món ăn cấm kỵ tôn
giáo, chế độ ăn kiêng khem (Đạo Hồi kiêng thịt lợn, không uống rượu; Người Hindu
không ăn thịt bò do thờ tính linh thiêng của bò; Đạo người Do Thái cấm thịt lợn và
động vật có vỏ cứng…)

- Thông thường không nên phục vụ khách nước ngoài những món ăn dân tộc của
nước họ bởi vì những món ăn đó sẽ không bao giờ được nấu ngon như ở nước
họ. Nên có những món ăn dân tộc hoặc địa phương của nước chủ nhà, tuy
nhiên, cần tránh những món quá độc đáo như thịt rắn, chuột, rùa…

Trong bữa tiệc có nhiều loại món ăn Âu Á khác nhau. Nói chung chọn thực đơn còn
phải tuỳ thuộc vào chủ tiệc. Song tại các bữa tiệc trang trọng thường theo trật tự sau:

- Món khai vị: Tiệc đứng thường là sandwich tổng hợp. Tiệc ngồi có thể đa dạng
hơn. Việt Nam thường có nem các loại, nộm hoặc bánh;

11
- Món súp: Ở Châu Âu, món súp thường ăn ngay sau món khai vị. Một số nước
châu Á ăn vào cuối buổi. Trung Quốc lại ăn hai loại súp khác nhau trong bữa
tiệc. Xúp có thể đựng trong bát hoặc đĩa sâu lòng.

- Món chính: Sau món súp là món chính.


Món chính sẽ tuỳ thuộc vào từng nước, có thể là một hoặc hai món. Nếu hai món thì
nên là một món chế biến từ thịt, hai là hải sản.
Trong các bữa tiệc sang trọng, giữa hai món chính người ta thường phục vụ một cốc
kem chanh nhỏ để tẩy mùi vị của món ăn trước.
Để quan tâm đến khách, ngoài các vị khách chính, ta cần chú ý hỏi thêm ai ăn kiêng
để phục vụ, kể cả những người ăn chay.

b. Địa điểm
- Trước hết cần xác định rõ những yêu cầu về địa điểm tổ chức tiệc được cho là
phù hợp nhất. (Về không gian tiệc ngoài trời hay trong nhà, về chi phí bàn tiệc,
các dịch vụ âm thanh ánh sáng,….).
- Lập danh sách các địa điểm tiệc phù hợp với yêu cầu của mình. Tốt nhất là
chọn 3-5 địa điểm phù hợp.

5. Lập sơ đồ bàn tiệc:

a. Chỗ ngồi dành cho những người quan trọng


Gia đình , người thân, khách quý cần được bố trí chỗ ngồi phù hợp. Những vị
trí VVIP này thường là những nơi có view đẹp, gần vị trí sân khấu hay vị trí
chỗ ngồi của CDCR.

b. Chỗ ngồi theo từng nhóm khách mời


- Khách mời cũng cần có sự phân chia khu vực theo nhóm tuổi.
- Nhóm người quen biết khác nhau.
- Nhóm những người bạn bè trẻ tuổi.
- Nhóm khách mời là những đối tác, khách hàng, nhóm người thân – hàng xóm,

Và với mỗi nhóm cũng có những tips chỗ ngồi đặc biệt:
* Với những khách mời lớn tuổi, thật là thiếu sót nếu bạn sắp xếp chỗ ngồi gần
các band nhạc, hay khu vực âm thanh.

* Với những khách mời trẻ tuổi, thân thiết, bạn nên sắp xếp vị trí gần sân khấu
để dễ dàng tham gia các hoạt động trò chơi tạo không khí sôi nổi.

* Hay nhóm những khách mời là đối tác, khách hàng cần có không gian giao
tiếp trò chuyện nhiều hơn, nên vị trí chỗ ngồi ở xa sân khấu cũng sẽ phù hợp
hơn.

6. Phục vụ bàn tiệc:

12
a. Set up bàn tiệc:

- Trước khi set up bàn tiệc cần phải vệ sinh khu vực dưới gầm bàn, dưới ghế và
khu vực xung quanh.
- Trải tấm khăn lót rồi đến tấm khăn phủ.
Lưu ý: các tấm khăn trải sạch sẽ không được bám bất kỳ vết vơ nào, được ủi phẳng và
canh đều các tấm khăn trải ở các mặt.
- Set up các dụng cụ, chén dĩa, khăn ăn… theo tiêu chuẩn của nhà hàng. Sau đó,
kiểm tra và bổ sung các vật dụng trên mặt bàn như nước chấm (với tiệc kiểu
Á), hũ muối tiêu (đối với tiệc kiểu Âu), tăm, menu, hoa, bảng tên đặt trên bàn
(nếu có).
- Kiểm tra vệ sinh lại bàn ghế (nhất là mặt bàn, mặt ghế, nơ ghế) và đảm bảo các
dụng cụ ăn uống (chén dĩa, dao nĩa, đũa, chén chấm, ly uống nước…) sạch sẽ,
sáng bóng.

b. Chuẩn bị các khu vực tiệc


Ngoài bàn tiệc, tuỳ theo sự phân công của người giám sát, quản lý nhân viên cũng cần
phải chuẩn bị cho các khu vực khác như quầy phục vụ nước, tủ đựng dụng cụ ở khu
vực, khu vực hậu cần (pantry):

+ Cần chuẩn bị đầy đủ các loại nước sẽ phục vụ trong buổi tiệc. Đảm bảo số
lượng đủ cho khách dùng trong thời gian tiệc.
+ Ướp lạnh các loại nước cần thiết (bia, nước ngọt, rượu vang trắng,
champagne…)
+ Chuẩn bị đầy đủ, sạch sẽ các bình rót, ly, xô nước đá, đồ gắp đá sẽ sử dụng
trong buổi tiệc và khu vực đựng nước đá.
+ Chuẩn bị các vật dụng khác của quầy bar như ống hút, khăn rót rượu…

c. Khi vào tiệc:


- Nhân viên đứng tại khu vực bàn được phân công, khi khách vào phụ trách kéo
ghế mời khách ngồi.
- Trải khăn ăn, mời và rót đồ uống cho khách.
- Mang thức ăn nhẹ trước tiệc (nếu có) ra phục vụ khách.
- Trong thời gian diễn ra buổi lễ thì đứng ở khu vực được chỉ định và chuẩn bị
bưng món đầu tiên lên. Sau đó phục vụ món ăn theo trình tự thực đơn.
- Trong thời gian khách dùng món thì chuẩn bị chén hoặc dĩa mới.

7. Nâng cốc phát biểu

a. Nâng cốc chúc mừng như thế nào?


- Khi nâng cốc chúc mừng nên nói ngắn gọn.
- Chủ lễ sẽ là người nâng cốc đàu tiên sau đó vị khách mời danh dự đáp lễ.
Không nên để tự do ai cũng chúc rượu.
- Tránh tiếng va chạm khi cụng ly, chỉ lên chạm khẽ với nhau.
- Nếu cốc rượu hết hay nếu bạn kiêng rượu thì lúc mọi người đề nghị cụng ly
hãy cứ đứng lên nâng cốc cùng với mọi người để hòa vào không khí chung.

13
b. Trình tự phát biểu.
- Nguyên tắc thứ nhất: Người giữ vị trí ít quan trọng nhất sẽ phát biểu đầu tiên,
và người giữ vị trí quan trọng nhất sẽ phát biểu sau cùng.
- Nguyên tắc thứ hai: Vị chủ lễ sẽ là người nói lời đầu tiên, tiếp theo là lời đáp lễ
của vị khách mời.
- Nguyên tắc thứ ba: Mỗi cơ quan, tổ chức chỉ có duy nhất một người đại diện
đứng lên phát biểu.
- Nguyên tắc cuối cùng: Các bài phát biểu phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau
và cùng phục vụ cho nội dung chính của buổi lễ.

c. Chào mừng ai và theo trình tự nào?


- Chỉ nêu chức danh mà không nêu tên.
- Gọi theo nhóm.
- Đối với chủ lễ, khách mời danh dự và nhân vật trung tâm của buổi lễ, cần nêu
rõ tên và chức danh của họ.
- Việc giới thiệu chào mừng khách dự được sắp xếp theo trình tự chức danh từ
cao xuống thấp.

8. Ra về
Sau khi kết thúc buổi tiệc, chủ buổi lễ nên nói lời cảm ơn với khách mời, làm như vậy
sẽ làm cho khách mời cảm thấy hài lòng.
Khi không có nhiều thời gian đi lại tiếp chuyện với tất cả mọi khách mời thì bạn nên
cám ơn tất cả mọi người trong lúc buổi tiệc diễn ra.

V. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. https://songoaivu.caobang.gov.vn/Default.aspx?
sname=snv&sid=1323&pageid=32640&catid=71367&id=577745&catname=H
D-CT-Le-tan-Ngoai-giao&title=CAC-LOAI-HINH-TIEC-CHIEU-DAI-DOI-
NGOAI
2. https://sngv.thuathienhue.gov.vn/?gd=1&cn=298&tc=1522

14

You might also like