You are on page 1of 74

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Phân tích chỉ số an ninh năng lượng Việt Nam giai đoạn
2005-2017 và đề xuất một số hướng giải pháp đảm bảo an
ninh năng lượng Quốc gia giai đoạn 2020-2025

NGUYỄN THỊ NGỌC


ngoc.nt156156@sis.hust.edu.vn
Ngành Kinh Tế Công Nghiệp
Chuyên ngành Kinh tế Công Nghiệp

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Cảnh Huy


Chữ ký của GVHD

Bộ môn: Kinh tế Công nghiệp


Viện: Kinh tế và Quản lý

HÀ NỘI, 12/2019
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn toàn thể thầy
cô giáo trong bộ môn Kinh tế công nghiệp thuộc Viện Kinh tế và Quản lí trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội đã giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức nền tảng, cung
cấp cho em các kiến thức cũng như kỹ năng để em có thể hoàn thành tốt quá trình học
tập cũng như tích lũy kinh nghiệm để bươc từng bước vào con đường tương lai phía
trước.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Phạm Cảnh Huy là người đã trực
tiếp hướng dẫn em tận tình giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè là nguồn động viên to lớn
về vật chất và tinh thần, giúp đỡ em vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian học
tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Vì trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu của em có hạn nên khóa luận này
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô
giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tóm tắt nội dung khóa luận
Khóa luận tốt nghiệp gồm 3 phần chính: Phần 1 tổng quan, cung cấp kiến thức
chung về năng lượng, các kiến thức, thông tin, yếu tố ảnh hưởng đến an ninh năng
lượng. Phần 2 đi sâu vào việc phân tích các chỉ số an ninh năng lượng có đề cập đến
từ phần 1. Phân tích từ các yếu tố cấu thành nên các chỉ số an ninh năng lượng đến đi
sâu vào việc phân tích các chỉ số cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến an
ninh năng lượng. Từ việc phân tích các chỉ số an ninh năng lượng, từ đó ta xác định
được phương hướng, giải pháp để đề xuất các biện pháp đảm bảo an ninh năng lượng
quốc gia trong tương lai và cụ thể là giai đoạn 2020-2025. Bài khóa luận trình bày
khái quát, cơ bản tình hình an ninh năng lượng quốc gia giai đoạn 2005 – 2017. Để từ
các chỉ số phân tích nêu ra từng bước xây dựng, đề xuất giải pháp đmả bảo an ninh
năng lượng, bền vững và phát triển năng lượng cũng như kinh tế, xã hội của đất nước
trong tương lai.

Hà Nội, tháng 12 năm 2019


Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc


Mục lục

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP......................................................................................i

LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................vii

DANH MỤC CÁC HÌNH.........................................................................................viii

Lời mở đầu................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................1


2. Lịch sử nghiên cứu...........................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.....................................2
4. Dữ liệu nghiên cứu...........................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2
6. Kết cấu bài khóa luận.......................................................................................2
Nội dung....................................................................................................................... 4

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về an ninh năng lượng và phương pháp phân tích các
chỉ số an ninh năng lượng...........................................................................................4

1.1 Cơ sở lý thuyết về an ninh năng lượng................................................................4


1.1.1 Khái niệm năng lượng...............................................................................................4
1.1.2 Khái niệm an ninh năng lượng..................................................................................6
1.1.3 Vai trò an ninh năng lượng đối với quốc gia.............................................................7
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá an ninh năng lượng............................................................8
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh năng lượng....................................................8
1.4 Phương pháp phân tích an ninh năng lượng...................................................10
1.4.1 Sự đa dạng hóa của năng lượng sơ cấp (DPES)......................................................10
1.4.2 Sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu (NEID) (Tính đến chỉ số DPES)............10
1.4.3 Phương pháp sử dụng chỉ số tổng hợp ESI........................................................10
Chương 2: Phân tích các chỉ số an ninh năng lượng Việt Nam giai đoạn 2005 -
2017............................................................................................................................. 11

2.1 Tổng quan tình hình năng lượng Việt Nam giai đoạn 2005 - 2017....................11
2.1.1 Tiêu thụ năng lượng Việt Nam giai đoạn 2005 - 2017...........................................11
2.1.2 Tổng nguồn cung năng lượng Việt Nam giai đoạn 2005-2017...............................13
2.1.3 Xuất/Nhập khẩu năng lượng Việt Nam giai đoạn 2005-2017.................................16
2.2 Phân tích các chỉ số an ninh năng lượng............................................................19
2.2.1 Phân tích tổng quát ESI – Chỉ số an ninh năng lượng............................................19
2.2.2 Phân tích chỉ số DPES – Chỉ số đa dạng hóa các dạng năng lượng........................37
2.2.3 Phân tích chỉ số NEID – Chỉ số phụ thuộc năng lượng nhập khẩu.........................39
2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số an ninh năng lượng.........................40
2.4 Đánh giá chung tình hình an ninh năng lượng Quốc gia giai đoạn 2005-2017. .41
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp đảm bảo an nin năng lượng Quốc gia giai
đoạn 2020-2025..........................................................................................................44

3.1 Dự báo tình hình năng lượng Việt Nam giai đoạn 2020-2025...........................44
3.2 Đề xuất một số giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia giai đoạn 2020-
2025............................................................................................................................. 48
3.2.2 Phát triển đa dạng hóa các nguồn năng lượng.........................................................48
3.2.3 Cải thiện chỉ số năng lượng không gây ô nhiễm (CFEP)........................................54
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................60

PHỤ LỤC................................................................................................................... 61
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ANNL An ninh năng lượng


NLTT Năng lượng tái tạo
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
EI Cường độ năng lượng
TFC Tổng năng lượng tiêu thụ
IEA Cơ quan năng lượng quốc tế
TPES Tổng cung năng lượng sơ cấp
NLTT Năng lượng tái tạo
ATNL An toàn năng lượng

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1. 1 Các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh năng lượng.............................................17
Bảng 1. 2: Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng TFC Việt Nam giai đoạn 2005 – 2017
.................................................................................................................................... 20
Bảng 1. 3: Tổng cung năng lượng sơ cấp Việt Nam giai đoạn 2005-2017 (TPES).....21
Bảng 1. 4: Sản lượng nhập khẩu dầu, than và chỉ số phụ thuộc nhập khẩu giai đoạn
2005-2017...................................................................................................................25
Bảng 1. 5: Cường độ năng lượng Việt Nam giai đoạn 2005-2017..............................29
Bảng 1. 6: Cường độ năng lượng EI giai đoạn 2005-2017..........................................30
Bảng 1. 7: Dân số Việt Nam giai đoạn 2005-2017......................................................32
Bảng 1. 8: Tiêu thụ năng lượng cuối cùng trên người tại Việt Nam giai đoạn 2005-
2017............................................................................................................................ 33
Bảng 1. 9: Tổng sản phẩm quốc nội giai đoạn 2005-2016..........................................35
Bảng 1. 10: GDP và các yêu tố liên quan GDP...........................................................37
Bảng 1. 11: Tỷ trọng các hệ số tính toán chỉ số ESI....................................................41
Bảng 1. 12: Tính toán chỉ số ESI-Chỉ số an ninh năng lượng.....................................41
Bảng 1. 13: Bảng chỉ số đa dạng sinh học giai đoạn 2005 – 2016 tại Việt Nam.........43
Bảng 1. 14: Tính toán chỉ số DPES.............................................................................43
Bảng 1. 15: Tính toán chỉ số NOID, NCID,NEID.......................................................44
Bảng 1. 16: Thống kê chỉ số DPES giai đoạn 2005-2017...........................................47

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1. 1: Các dạng năng lượng tái tạo.......................................................................12
Hình 1. 2: Tổng tiêu thụ năng lượng và tổng sản phẩm quốc nội giai đoạn 2005-2017
của Việt Nam..............................................................................................................20
Hình 1. 3: Các mục tiêu mở rộng cho năng lực sản xuất năng lượng tái tạo được đặt
cho đến năm 2030.......................................................................................................21
Hình 1. 4: Tổng cung năng lượng sơ cấp Tại Việt Nam giai đoạn 2005-2017............22
Hình 1. 5: Nhập khẩu ròng năng lượng Việt Nam giai đoạn 2005-2017.....................23
Hình 1. 6: Chỉ số phụ thuộc nhập khẩu năng lượng than và dầu Tại Việt Nam giai
đoạn 2005-2016..........................................................................................................25
Hình 1. 7: Chỉ số phụ thuộc năng lượng của Việt Nam (1990-2017).........................27
Hình 1. 8: Nhập khẩu ròng năng lượng của Việt Nam (1991-2017)............................27
Hình 1. 9: Cường độ năng lương EI giai đoạn 2005 – 2017 tại Việt Nam..................29
Hình 1. 10: Cường độ năng lượng của Việt Nam (1990-2016)...................................30
Hình 1. 11: Dân số Việt Nam năm 2005-2017............................................................32
Hình 1. 12: Tiêu thụ năng lượng cuối cùng trên đầu người của Việt Nam (1990-2017)
.................................................................................................................................... 33
Hình 1. 13: Tổng tiêu thụ năng lượng và tổng sản phẩm quốc nội giai đoạn 2005-2017
của Việt Nam..............................................................................................................35
Hình 1. 14: Cường độ cacbon tại Việt Nam giai đoạn 2005-2017..............................37
Hình 1. 15: Lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam..............................................38
Hình 1. 16: Biểu đồ xu thế phát thải KNK theo các lĩnh vực tại Việt Nam (1994-2005)
.................................................................................................................................... 38
Hình 1. 17: Chỉ số chia sẻ năng lượng tái tạo và hạt nhân giai đoạn 2005-2017.........39
Hình 1. 18: Hệ số nhập khẩu năng lượng giai đoạn 2005-2017................................47Y
Hình 2. 1: Phát triển điện gió ven biển (hình minh họa)..............................................53
Hình 2. 2: Hình minh họa điện mặt trời......................................................................59
Phân tích chỉ số an ninh năng lượng Việt Nam giai đoạn 2005-
2017 và đề xuất một số hướng giải pháp đảm bảo an ninh năng
lượng Quốc gia giai đoạn 2020-2025

Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
An ninh năng lượng được coi là “chìa khóa” để các quốc gia tránh được nguy cơ
tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào vấn đề năng lượng và đáp ứng được mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ của Cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, việc sử dụng năng lượng ngày
càng nhiều đã tác động tiêu cực đến sự phát triển, làm cho trái đất nóng lên, tăng phát
thải khí nhà kính.
An ninh năng lượng là một trong những vấn đề ưu tiêu hàng đầu tại Việt Nam
hiện nay. Trong bối cảnh các nguồn năng lượng không tái tạo đang khan hiếm hiện
nay (than, dầu, khí,…) cùng với sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo gây
ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế xã hội cũng như việc bảo đảm an ninh năng lượng là
vấn đề thiết yếu, cấp thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2050 đề ra mục tiêu phấn đấu đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể đến năm 2020 đạt khoảng 100- 110 triệu TOE
năng lượng sơ cấp và khoảng 310- 320 triệu TOE vào năm 2050.
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia điều chỉnh giai đoạn 2011- 2020 có xét
đến năm 2030 đặt ra các mục tiêu cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng cho
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng GDP bình quân khoảng
7,0%/năm trong giai đoạn 2016- 2030. Theo đó, dự kiến đến năm 2020, tổng công
suất các nhà máy điện khoảng 60.000 MW, định hướng đến năm 2030, con số này đạt
khoảng 129.500 MW.
Thực tế đòi hỏi chúng ta tiếp tục phát triển các nguồn năng lượng một hài hòa,
hợp lý, trên cơ sở bảo đảm phát triển của cả nước trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội,
đồng thời gắn với yếu tố bảo vệ môi trường, chất lượng tăng trưởng trên thực tế.“Đảm
bảo an ninh năng lượng - Nền tảng phát triển bền vững” Nhu cầu và áp lực bảo đảm
an ninh năng lượng trong bối cảnh hiện nay cũng như những thách thức giữa tăng
trưởng kinh tế và an ninh năng lượng, các chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển
năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
Năng lượng là đầu vào thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, phát
triển kinh tế xã hội của cả nước. Việc sử dụng tiết kiệm hiệu quả là yếu tố cần thiết
đang được áp dụng và đẩy mạnh trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay.
Chính vì những lý do nêu trên em đã chọn đề tài: “Phân tích chỉ số an ninh
năng lượng Việt Nam giai đoạn 2005-2017 và đề xuất một số hướng giải pháp
đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia giai đoạn 2020-2025 ”, làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Cho tới nay, an ninh năng lượng không còn là vấn đề mới mẻ, lạ lẫm ở Việt
Nam. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu về tình hình an ninh năng lượng chủ yếu chỉ chỉ
ra được một phần về tình hình sử dụng năng lượng cũng như các biện pháp đảm bảo
an ninh năng lượng quốc gia trên một hướng tiếp cận chưa bao gồm tổng quát toàn bộ
tình hình năng lượng quốc gia cũng như không có các tính toán về các chỉ số an ninh
năng lượng cụ thể.
3. Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: chỉ số an ninh năng lượng quốc gia giai đoạn 2005-2017
 Mục đích nghiên cứu của đề tài:
 Đánh giá được tầm quan trọng, vai trò của an ninh năng lượng đối với
quốc gia.
 Xác định và đánh giá các chỉ số an ninh năng lượng
 Phạm vi nghiên cứu đề tài: Xác định, tính toán các chỉ số an ninh năng lượng
thông qua các số liệu thu thập được trong thời gian thực tập
4. Dữ liệu nghiên cứu
- Các dữ liệu được cũng cấp khi thực tập tại Viện Dầu khí Việt Nam
- Các dữ liệu thu thập được từ các bài báo, bài nghiên cứu khoa học có liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp phân tích các chỉ số riêng lẻ và phương pháp phân
tích chỉ số tổng hợp ESI.
6. Kết cấu bài khóa luận
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về an ninh năng lượng và phương pháp phân tích các
chỉ số an ninh năng lượng
Chương 2: Phân tích chỉ số an ninh năng lượng Việt Nam giai đoạn 2005-2017
Chương 3: Đề xuất một số hướng giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng Quốc
gia giai đoạn 2020-2025
Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về an ninh năng lượng và phương pháp
phân tích các chỉ số an ninh năng lượng.
1.1 Cơ sở lý thuyết về an ninh năng lượng.
1.1.1 Khái niệm năng lượng.
Theo nghĩa chung nhất, năng lượng được hiểu là tất cả các tài nguyên thiên
nhiên, nhiên liệu có khả năng chuyển hóa thích hợp để đáp ứng nhu cầu của quá trình
sản xuất, hoạt động sống của con người và sự phát triển của Kinh tế - xã hội. Năng
lượng có rất nhiều loại như than đá, dầu mỏ, khí đốt, gió, sóng, năng lượng mặt trời …
Tuy nhiên, ba loại năng lượng quan trọng và được nhắc tới nhiều nhất là than đá, dầu
mỏ và khí đốt. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, dầu mỏ là loại năng lượng đang
được quan tâm nhất và nó đang chi phối sự phát triển và biến động của nền kinh tế thế
giới.
Hiện nay năng lượng chia làm hai loại chính: năng lượng hóa thạch và năng
lượng tái tạo.
 Năng lượng hóa thạch: Nhiên liệu hóa thạch: là các loại nhiên liệu được tạo
thành bởi quá trình phân hủy của các sinh vật chết bị chôn vùi cách đây
hơn 300 triệu năm. Các nguyên liệu này chứa hàm lượng cacbon và
hydrocacbon cao.
Phân loại:
Có 3 loại nhiên liệu hóa thạch chính:
 Dầu (Oil): Dầu hay còn gọi là dầu mỏ (petroleum) hay dầu thô (crude oil)
là chất lỏng màu đen chủ yếu là hydro và cacbon.Dầu hình thành từ các vi
sinh vật:động vật phù du và tảo.Áp suất mạnh khiến các chất hữu cơ phức
tạp phân hủy thành dầu.
 Khí tự nhiên (Natural Gas):Thành phần chủ yếu là CH4 và 1 lượng nhỏ
hydrocacbon khác.Khí hình thành khi sinh vật biển chết chìm xuống đáy
đại dương và được chôn dưới trầm tích của đá trầm tích .Dưới áp lực của
nhiệt độ cao những sinh vật này đã chuyển đổi thành khí trong hàng triệu
năm.Khí tự nhiên được tìm thấy trong các lớp đá ngầm gọi là hồ chứa.Các
tảng đá đó có những khe nhỏ cho phép giữ nước,khí tự nhiên và dầu.Khí tự
nhiên mắc kẹt trong đá không thấm (caprock).
 Than đá(Coal):là 1 loại đá cháy màu đen hoặc nâu đậm từ cacbon ,hình
thành từ hàng triệu năm trước nhờ áp lực nhiệt cao từ cây cối ,dương xỉ
chết rơi xuống đầm lầy ngăn cản sinh vật bị phân hủy hoàn toàn.
 Năng lượng tái tạo: hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn
liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt
trời, gió, mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt. Nguyên tắc cơ bản của việc sử
dụng năng lượng tái sinh là tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn
biến liên tục trong môi trường và đưa vào trong các sử dụng kỹ thuật. Các
quy trình này thường được thúc đẩy đặc biệt là từ Mặt Trời. Năng lượng tái
tạo thay thế các nguồn nhiên liệu truyền thống trong 4 lĩnh vực gồm: phát
điện, đun nước nóng, nhiên liệu động cơ, và hệ thống điện độc lập nông
thôn.

Hình 1. : Các dạng năng lượng tái tạo


Nguồn: https://www.renewableenergyworld.com/
 Có khoảng 16% lượng tiêu thụ điện toàn cầu từ các nguồn năng lượng tái
tạo, với 10% trong tất cả năng lượng từ sinh khối truyền thống, chủ yếu
được dùng để cung cấp nhiệt, và 3,4% từ thủy điện. Các nguồn năng lượng
tái tạo mới (small hydro, sinh khối hiện đại, gió, mặt trời, địa nhiệt, và
nhiên liệu sinh học) chiếm thêm 3% và đang phát triển nhanh chóng. Ở cấp
quốc gia, có ít nhất 30 quốc gia trên thế giới đã sử dụng năng lượng tái tạo
và cung cấp hơn 20% nhu cầu năng lượng của họ. Các thị trường năng
lượng tái tạo cấp quốc gia được dự đoán tiếp tục tăng trưởng mạnh trong
thập kỷ tới và sau đó nữa. Ví dụ như, năng lượng gió đang phát triển với
tốc độ 30% mỗi năm, công suất lắp đặt trên toàn cầu là 282.482 (MW) đến
cuối năm 2012.
 Các nguồn năng lượng tái tạo tồn tại khắp nơi trên nhiều vùng địa lý,
ngược lại với các nguồn năng lượng khác chỉ tồn tại ở một số quốc gia.
Việc đưa vào sử dụng năng lượng tái tạo nhanh và hiệu quả có ý nghĩa
quan trọng trong an ninh năng lượng, giảm thiểu biến đổi khí hậu, và có lợi
ích về kinh tế. Các cuộc khảo sát ý kiến công cộng trên toàn cầu đưa ra sự
ủng hộ rất mạnh việc phát triển và sử dụng những nguồn năng lượng tái tạo
như năng lượng mặt trời và gió.
1.1.2 Khái niệm an ninh năng lượng.
An ninh năng lượng là một khái niệm rộng và mở. Theo cơ quan năng lượng
quốc tế IEA năm 1974, ANNL được hiểu là “một trạng thái mà người tiêu thụ có thể
ổn định và tin cậy để dành được năng lượng cần thiết, là chỉ mức độ liên tục và ổn
định trong việc đảm bảo cung ứng năng lượng để thỏa mãn nhu cầu sinh tồn và phát
triển của quốc gia”. Nó bắt đầu được đề cập đến kể từ thập niên 70 của thế kỷ trước,
đặc biệt là giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973-1974. Thời kỳ
này, an ninh năng lượng được hiểu theo nghĩa hẹp đồng nghĩa với “an ninh dầu lửa”,
tức là đảm bảo khả năng tự cung cấp dầu ở mức cao nhất đồng thời giảm mức nhập
khẩu dầu và kiểm soát được những nguy cơ đi kèm việc nhập khẩu. Tuy nhiên, ngày
nay những thay đổi trong thị trường dầu và các năng lượng khác cùng sự xuất hiện
nhiều nguy cơ như tai nạn, chủ nghĩa khủng bố, đầu tư kém vào cơ sở hạ tầng và thị
trường hạn chế... đã khiến khái niệm này không còn phù hợp. Trải qua nhiều tranh
luận, khái niệm an ninh năng lượng hiện nay được thống nhất đó là sự đảm bảo đầy
đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, sạch và rẻ.
Trước đó, nguồn năng lượng chủ yếu cung cấp cho các ngành công nghiệp là
than đá. Thời gian này trữ lượng than đá dồi dào và phân bố nhiều nơi, nền công
nghiệp của các nước Âu, Mỹ  chưa tiêu hao nhiều năng lượng nên nhu cầu năng lượng
vẫn còn được đảm bảo. Từ thập niên 50 của thế kỷ XX trở đi, khả năng cung ứng và
nhu cầu năng lượng của thế giới có nhiều thay đổi lớn. Tỷ lệ tiêu thụ than đá giảm
trong khi đó tỷ lệ sử dụng dầu mỏ và khí thiên nhiên lại tăng. Dầu mỏ dần thay thế
than đá trở thành nguồn năng lượng được khai thác nhiều nhất trên thế giới. Sau cuộc
khủng hoảng dầu mỏ do chiến tranh năm 1973, nguy cơ thiếu hụt dầu mỏ trở thành
vấn đề quan trọng đối với các quốc gia phát triển. Năm 1974, Cơ quan Năng lượng
quốc tế (IEA) được thành lập đã đề xuất khái niệm an ninh năng lượng với trọng tâm
là ổn định nguồn cung ứng và giá cả dầu mỏ. An ninh năng lượng tuy là một lĩnh vực
mới, nhưng nội hàm an ninh năng lượng cũng theo đà phát triển kinh tế xã hội, những
thay đổi giữa con người và thiên nhiên mà có những điều chỉnh nhất định. Thời gian
đầu, an ninh năng lượng chỉ được hiểu một cách đơn giản là có nguồn cung cấp năng
lượng ổn định, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển kinh tế một quốc gia. Ý nghĩa trên
cho thấy tính ổn định của nguồn cung cấp trở thành mục tiêu cơ bản của an ninh năng
lượng quốc gia.
Có thể nói trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, an ninh năng lượng cũng như
nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống khác đang nổi lên như những vấn đề toàn cầu
hết sức bức thiết.
An ninh năng lượng hiện đang trở thành một vấn đề toàn cầu còn do việc thực
hiện nó mang tính chất xuyên quốc gia, đòi hỏi sự tham gia hợp tác của tất cả các
quốc gia trên thế giới. Không một quốc gia nào trên thế giới dù giàu mạnh đến mấy có
khả năng tự mình đảm bảo được an ninh năng lượng, mà đều cần có sự hợp tác với các
quốc gia khác, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi mà sự phụ thuộc giữa các quốc
gia đang ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Thực tế đã chứng minh ngay cả những nước
thường xuyên xuất khẩu năng lượng cũng có lúc lại phải nhập khẩu năng lượng và sự
phụ thuộc về năng lượng giữa các khu vực đang dẫn đến tình trạng  an ninh năng
lượng ở một quốc gia bị đe doạ lập tức sẽ ảnh hưởng ngay đến an ninh năng lượng ở
các quốc gia khác. Ngày nay, nguy cơ đe doạ đến an ninh năng lượng xuất hiện ngày
một nhiều khiến cho vấn đề này càng trở nên bức thiết và đòi hỏi sự hợp tác giải quyết
của toàn thế giới vì một nền an ninh năng lượng toàn cầu.
1.1.3 Vai trò an ninh năng lượng đối với quốc gia.
An ninh năng lượng là một lĩnh vực quan trọng của an ninh kinh tế quốc gia. Nó
ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia và khả năng duy trì sự phát triển, ổn định xã
hội.
Trước hết, đó là do vai trò quyết định của an ninh năng lượng đối với an ninh
của mỗi cá nhân con người và sự phát triển bền vững của từng quốc gia. Có thể thấy,
năng lượng không những gắn liền mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của con
người. Từ những sinh hoạt tối thiểu như ăn, ở đến các hoạt động lao động, vui chơi
giải trí của con người đều cần đến năng lượng. Nhờ có năng lượng mà cuộc sống con
người ngày càng được nâng cao với ngày càng nhiều tiện nghi phục vụ cuộc sống như
điều hoà, tivi, tủ lạnh, xe máy... Do vậy, an ninh con người sẽ bị đe doạ nghiêm trọng
một khi năng lượng không còn.
Xét ở cấp nhà nước, an ninh năng lượng là tiền đề cho sự phát triển bền vững
của mỗi quốc gia. Đó là vì sự đảm bảo về năng lượng sẽ giúp cho mọi hoạt động của
quốc gia ổn định và phát triển. Còn ngược lại, khi năng lượng có nguy cơ suy giảm thì
mọi hoạt động của quốc gia sẽ bị ngừng trệ, dẫn đến nhiều thiệt hại vô cùng nghiêm
trọng. Đơn cử như chỉ một phút mất điện, tổn thất trên thị trường giao dịch chứng
khoán có thể tính đến hàng tỷ đô la, còn các hoạt động sản xuất và dịch vụ khác cũng
chỉ trong tích tắc ấy tổn thất khó mà tính hết. Chính do tầm quan trọng của an ninh
năng lượng như vậy nên hiện nay vấn đề này đang được mọi quốc gia cũng như mọi
cá nhân trên toàn thế giới hết sức quan tâm.
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá an ninh năng lượng
Không thể đánh giá an ninh năng lượng một cách cảm tính, chúng ta phải nhận
thức rõ áp lực an ninh năng lượng lên xã hội hiện nay. Trên thế giới có các tiêu chí
đánh giá an ninh năng lượng khác nhau theo hoàn cảnh riêng của từng quốc gia.
Nhưng ít nhất phải bảo đảm hai yếu tố như:
 Thứ nhất: đa dạng hoá các nguồn năng lượng sơ cấp như dầu, than, khí…
 Thứ hai: phải bảo đảm khả năng nhập khẩu năng lượng.
Đây là hai tiêu chí bắt buộc với an ninh năng lượng của bất kỳ quốc gia nào,
trong đó có Việt Nam.
Ngoài hai yếu tố nêu trên để đánh giá an ninh năng lượng ta còn có thể đánh giá
thêm thông qua chỉ số tổng quát ESI.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến an ninh năng lượng
An ninh năng lượng là một khái niệm đa chiều, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
và cũng được rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu. Vì vậy có rất nhiều các ý kiến
khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh năng lượng.
Một số vấn đề đặt ra với an ninh năng lượng của Đông Á là: nguồn năng lượng
truyền thống cạn kiệt; mức độ tiêu thụ năng lượng của các quốc gia trong khu vực này
càng tăng; sự bất ổn ở Trung Đông và vấn đề an toàn vận chuyển trên biển. Do đó có
thể thấy vấn đề cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhiên liệu hóa thạch có ảnh
hưởng lớn tới an ninh năng lượng. Ngoài ra, vấn đề Chính trị cũng được đề cập như
một yếu tố ảnh hưởng tới an ninh năng lượng.
Hughes (2012) đưa ra cách phân tích tổng quát cho an ninh năng lượng bao gồm
3 chỉ số chính đó là: sự sẵn có, khả năng chi trả và sự chấp nhận. Jingzheng Ren
(2014) đã đề xuất 7 nhân tố ảnh hưởng tới an ninh năng lượng, trong đó đề cập tới vấn
đề phụ thuộc năng lượng, ngoài ra, 6 nhân tố còn lại là: trữ lượng thấp của các nguồn
năng lượng sơ cấp bình quân đầu người; hiệu quả sử dụng năng lượng; vấn đề môi
trường nghiêm trọng gây ra bởi sử dụng năng lượng; rủi ro trên tuyến đường giao
thông vận chuyển năng lượng; tỷ lệ năng lượng tái tạo và cuối cùng là tính thanh
khoản của thị trường. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng năng lượng và hiệu quả khai thác
năng lượng có ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành năng lượng. Do đó sự tăng
trưởng của ngành năng lượng cũng có thể xem như một nhân tố tác động tới an ninh
năng lượng.
Dưới đây là bảng tổng hợp các yếu tố có ảnh hưởng tới an ninh năng lượng:
Bảng 1. Các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh năng lượng
Cung/Cầu Yếu tố ảnh hưởng tới ANNL
Sự cạn kiệt của nhiên liệu hóa thạch
Sự phụ thuộc năng lượng
Biến đổi khí hậu
Nguồn cung
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
Chính sách nhà nước về mặt cung
Tăng trưởng của ngành năng lượng
Nhu cầu năng lượng
Dân số
Nguồn cầu Tăng trưởng kinh tế
Chính sách giá năng lượng
Giáo dục tuyên truyền
Có thể thấy, các yếu tố ảnh hưởng tới an ninh năng lượng Việt Nam được thể
hiện thông qua các chỉ số được lựa chọn trong bài, cụ thể:
- Sự cạn kiện của nhiên liệu hóa thạch và Sự phụ thuộc năng lượng được đại
diện bởi chỉ số Phụ thuộc năng lượng (ED). Đây là hai yếu tố có sự liên quan mật
thiết bởi sự cạn kiệt năng lượng khiến khu vực phải nhập khẩu nhiều năng lượng
hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
- Sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo được thể hiện qua chỉ số Tỷ lệ
năng lượng tái tạo và nguyên tử
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật được thể hiện bởi chỉ số cường độ năng
lượng
- Sự tăng trưởng của ngành năng lượng được thể hiện qua chỉ số tiêu thụ năng
lượng cuối cùng trên đầu người
- Các yếu tố nhu cầu năng lượng, dân số, tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua
chỉ số Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người. Sự gia tăng dân số luôn đi
cùng với sự gia tăng nhu cầu năng lượng, cùng với đó là gia tăng tổng sản phẩm
quốc nội
- Cuối cùng, một chỉ số về môi trường đó là chỉ số Cường độ carbon. Chỉ số này
phần nào thể hiện sự biến đổi khí hậu. Bởi sự biến đổi khí hậu chủ yếu chịu ảnh
hưởng của các hoạt động công nghiệp phát thải với khí thải chủ yếu là CO2.
Các yếu tố như giáo dục tuyên truyền, chính sách Nhà nước cũng như chính trị
sẽ không được đưa vào. Bởi các yếu tố kể trên rất khó để đánh giá bằng các chỉ số
tổng hợp cũng như đưa ra con số.
1.4 Phương pháp phân tích an ninh năng lượng.
1.4.1 Sự đa dạng hóa của năng lượng sơ cấp (DPES)
Công thức này dựa trên chỉ số đa dạng hóa sinh học của Shanon. Công thức đưa
ra con số dựa trên dữ liệu tương đối chính xác.
DPES = ß / Ln ŋ
Với ß = –Σ .(Qi.LnQi )
Trong đó: β là chỉ số đa dạng sinh học của Shanon và Q là tỉ số của tổng các
nguồn năng lượng sơ cấp (TPES), Ln là Logarit tự nhiên, i là các nguồn năng lượng
và η là số lượng các nguồn năng lượng được sử dụng.
1.4.2 Sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu (NEID) (Tính đến chỉ số
DPES)
Sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng (NEID) được điều chỉnh dựa trên sự đa
dạng hóa của năng lượng sơ cấp của Shanon. NEID được tính toán bằng công thức:
NEID = NOID+NCID (PTNK dầu+ PTNK than)
NOID chỉ ra sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu ròng từ dữ liệu nhập khẩu và xuất
khẩu dầu, sau đó điều chỉnh cường độ tiêu thụ dầu như là một nguồn năng lượng
chính. NOID được tính bằng công thức:

NOID = [ ]×[

]
NCID chỉ ra sự phụ thuộc vào nhập khẩu than ròng của từ dữ liệu nhập khẩu và xuất
khẩu than, sau đó điều chỉnh cường độ tiêu thụ than như là một nguồn năng lượng
chính.

NCID = [ ]×[

]
1.4.3 Phương pháp sử dụng chỉ số tổng hợp ESI
- Mô hình IEA về An ninh năng lượng ngắn hạn (MOSES): dựa trên việc áp
dụng 35 chỉ tiêu khác nhau theo định hướng cung ứng và nó xem tính thỏa đáng
và độ tin cậy của năng lượng tài nguyên và cơ sở hạ tầng, chủ quyền (nhạy cảm
với các mối đe dọa từ các tác nhân nước ngoài) và khả năng phục hồi (khả năng
xử lý và đáp ứng với những xáo trộn khác nhau) trong thời gian nhất định:
 Sự cạn kiện của nhiên liệu hóa thạch và Sự phụ thuộc năng lượng được
đại diện bởi chỉ số Phụ thuộc năng lượng (ED). Đây là hai yếu tố có sự liên
quan mật thiết bởi sự cạn kiệt năng lượng khiến khu vực phải nhập khẩu
nhiều năng lượng hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
 Sự phát triển của các nguồn năng lượng tái tạo được thể hiện qua chỉ số
Tỷ lệ năng lượng tái tạo và nguyên tử
 Sự phát triển của khoa học kỹ thuật được thể hiện bởi chỉ số cường độ
năng lượng
 Sự tăng trưởng của ngành năng lượng được thể hiện qua chỉ số tiêu thụ
năng lượng cuối cùng trên đầu người
 Các yếu tố nhu cầu năng lượng, dân số, tăng trưởng kinh tế được thể
hiện qua chỉ số Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người. Sự gia tăng
dân số luôn đi cùng với sự gia tăng nhu cầu năng lượng, cùng với đó là gia
tăng tổng sản phẩm quốc nội
 Cuối cùng, một chỉ số về môi trường đó là chỉ số Cường độ carbon. Chỉ
số này phần nào thể hiện sự biến đổi khí hậu. Bởi sự biến đổi khí hậu chủ
yếu chịu ảnh hưởng của các hoạt động công nghiệp phát thải với khí thải
chủ yếu là CO2.
Chương 2: Phân tích các chỉ số an ninh năng lượng Việt Nam giai
đoạn 2005 - 2017
2.1 Tổng quan tình hình năng lượng Việt Nam giai đoạn 2005 - 2017
2.1.1 Tiêu thụ năng lượng Việt Nam giai đoạn 2005 - 2017
Nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam tăng trung bình khoảng 13%/năm trong giai
đoạn 2006 - 2010 và khoảng 11% trong 5 năm gần đây (2012-2017); dự kiến trong
thời gian tới nhu cầu sẽ tăng trên dưới 10%. Việt Nam phát triển công nghiệp hóa một
cách “cổ điển”, mô hình tăng trưởng dựa quá lâu vào các ngành khai thác tài nguyên,
công nghiệp truyền thống, các ngành công nghệ thấp tiêu tốn năng lượng dẫn đến
không thể cạnh tranh với chi phí năng lượng quá cao do sự lãng phí từ phía sử dụng.
Điều này dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, tiêu tốn tài nguyên, tiêu tốn năng lượng, ô
nhiễm môi trường… Hiện lãng phí năng lượng trong công nghiệp ngành xi măng ở
mức 50%, gốm sứ 35%, dệt may 30%, thép 20%, nông nghiệp 50%... Nhu cầu tiêu thụ
năng lượng chiếm 80% tổng cung năng lượng. Trong giai đoạn 2005-2017, tiêu thụ
các dạng năng lượng có nhiều biến động. Trong đó tiêu thụ điện của Việt Nam hiện
đang tăng 10-12% mỗi năm và được dự báo sẽ tiếp tục tăng khoảng 7-10% cho đến
năm 2030.
Bảng 1. : Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng TFC Việt Nam giai đoạn 2005 –
2017
(Đơn vị: MTOE)
Nhiên
Dầu và Tổng năng
Khí thiên liệu sinh
sản phẩm Than Điện lượng tiêu
nhiên học và
dầu thụ
chất thải
2005 11,333 0,537 5,272 13,954 4,051 35,147
2006 11,202 0,485 5,416 13,914 4,63 35,647
2007 12,754 0,542 5,927 13,882 5,274 38,378

2008 12,704 0,666 8,122 13,857 5,833 41,182

2009 14,639 0,639 8,935 13,843 6,613 44,668

2010 16,638 0,493 9,814 13,824 7,474 48,244

2011 15,675 0,849 10,105 13,971 8,141 48,741

2012 15,1 1,438 9,657 14,122 9,061 49,381

2013 15,43 1,46 10,546 14,273 9,988 51,697

2014 16,548 1,646 11,414 14,427 11,045 51,697

2015 18,014 1,655 11,754 14,583 12,338 58,356

2016 20,498 1,599 14,443 14,741 13,649 64,93

2017 19,775 1,043 14,778 13,6 14,856 64,053

(Nguồn: TT Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí)


Hình 1. : Tổng tiêu thụ năng lượng và tổng sản phẩm quốc nội giai đoạn 2005-
2017 của Việt Nam
2.1.2 Tổng nguồn cung năng lượng Việt Nam giai đoạn 2005-2017
Tổng cung các dạng năng lượng của Việt Nam giai đoạn 2005-2017 có xu hướng biến
động của tình hình kinh tế. Tổng cung năng lượng sơ cấp Việt Nam năm 2005 vào
khoảng 41,256 MTOE và đến năm 2017 đã tăng lên 78,183 MTOE. Trong cùng giai
đoạn, Tổng cung NLSC tăng 4,6%/năm, đạt 71.903 KTOE vào năm 2017. Như vậy hệ
số đàn hồi chỉ ở mức 0,77. Điều này là do có sự sụt giảm đáng kể của năng lượng sinh
khối phi thương mại trong tổng cung năng lượng sơ cấp (NLSC).
Bảng 1. : Tổng cung năng lượng sơ cấp Việt Nam giai đoạn 2005-2017 (TPES)

TPES Tổng
Tổng cung
cung năng Dầu và Năng
Khí thiên Thủy năng
lượng sơ sản phẩm Than lượng tái
nhiên điện lượng sơ
cấp dầu tạo
cấp
(MTOE)
2005 12,018 4,692 8,262 1,457 41,256
2006 11,666 5,122 8,883 1,755 42,275
2007 13,558 5,458 9,518 1,981 45,489
2008 13,305 6,359 11,739 2,234 48,639
2009 15,731 7,101 12,614 2,578 53,068
2010 18,66 8,124 14,651 2,369 0,004 58,917
2011 17,161 7,56 15,615 3,519 0,007 59,063
2012 16,125 8,253 15,763 4,54 0,007 59,84
2013 16,098 8,522 17,226 4,467 0,007 61,709
2014 19,061 9,124 19,915 5,145 0,008 68,73
2015 21,17 9,551 24,954 4,826 0,011 76,166
2016 22,48 9,486 27,643 5,512 0,017 80,995
2017 19,795 7,811 28,199 7,651 0,028 78,183
(Nguồn:Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí -Viện Dầu khí Việt Nam)
Trong giai đoạn 2005-2017 Tổng cung năng lượng sơ cấp năm 2017 tăng gấp 2
lần năm 2005. Cung năng lượng từng dạng nhiên liêu cũng có nhiều biến động, trong
đó than và dầu là hai dạng nhiên liệu được cung ứng ra thị trường nhiều nhất, tổng
cung tăng gần 2 lần so với năm 2005. Trong đó năng lượng tái tạo bắt đầu đưa vào
khai thác năm 2010, chiếm tỷ trong rất thấp (<1% tổng cung năng lượng sơ cấp).
Trong năm 2014, các nguồn năng lượng tái tạo (bao gồm cả thủy điện) đã đóng góp
với 41% cho nhu cầu điện của Việt Nam, nhưng phần này gần như chỉ chiếm bởi thủy
điện. Thủy điện vẫn có thể mở rộng được nhưng nhìn chung tiềm năng thủy điện ở
Việt Nam gần như đã được khai thác. 
Ngược lại, tiềm năng mở rộng gió, mặt trời và sinh khối rất cao và chưa được
khai thác. Các mục tiêu mở rộng cho năng lực sản xuất năng lượng tái tạo được đặt
cho đến năm 2030 như trong hình dưới đây:
Hình 1. : Các mục tiêu mở rộng cho năng lực sản xuất năng lượng tái tạo được
đặt cho đến năm 2030
Dầu và than vẫn là hai dạng năng lượng chiếm tỷ trọng cao nhất (>50% tổng
cung các dạng năng lượng). Tỷ trọng cung cấp năng lượng than và dầu qua các năm
đều tăng, trong giai đoạn 10 năm tỷ trọng tăng trung bình cung nhiên liệu dầu và các
sản phẩm dầu đạt 6%/năm, cung nhiên liệu than đạt 8%/năm. Trữ lượng dầu thô của
Việt Nam khá lớn so với các nước trong khu vực và mặt bằng chung các nước trên thế
giới. Theo số liệu thống kê của British Petroleum (2013), trữ lượng dầu thô của Việt
Nam là khoảng 4,4 tỷ thùng, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á (sau Malaysia
với trữ lượng 5,2 triệu thùng), đứng thứ 28 trên 52 quốc gia có tài nguyên về dầu khí.
Nhờ đẩy mạnh đầu tư vào hoạt động tìm kiếm và khai thác của PVN, gia tăng trữ dầu
khí của Việt Nam trong các năm gần đây khá ổn định. Sản lượng khai thác từ các mỏ
trong và ngoài nước cũng tăng lên đáng kể, từ 15,01 triệu tấn năm 2010 lên đến 18,75
triệu tấn năm 2015. Đến 2017 trở đi đang có xu hướng giảm dần. Tỷ trọng tham gia
các dạng năng lượng trong tổng năng lượng cơ cấp 2010 là: 10,3% dầu, 23% của than,
13% của khí, còn lại thuộc thủy điện, nhiên liệu sinh học, năng lượng tái tạo. Đến năm
2017 tỷ trọng tham gia của các dạng năng lượng trong tổng cung năng lượng sơ cấp
của một số dạng năng lượng giảm: dầu 11%, than 14,6%, khí 15,3%, còn lại thuộc
thủy điện, nhiên liệu sinh học, điện gió, điện mặt trời, và các dạng năng lượng tái tạo
khác.
Hình 1. : Tổng cung năng lượng sơ cấp Tại Việt Nam giai đoạn 2005-2017
(Nguồn:Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Dầu khí-Viện Dầu khí Việt Nam)
2.1.3 Xuất/Nhập khẩu năng lượng Việt Nam giai đoạn 2005-2017
2.1.3.1 Nhập khẩu năng lượng Việt Nam giai đoạn 2005-2017
Với hiện trạng xuất nhập khẩu năng lượng của năm 2017, số liệu cho thấy Việt
Nam tiếp tục là quốc gia nhập khẩu năng lượng kể từ 2015. Lượng tịnh nhập khẩu
năm 2016 là 25,173 MTOE, tương đương 31.08% tổng năng lượng sơ cấp, năm 2017
nhập khẩu 24,36 MTOE.
Mặc dù là nước xuất khẩu tịnh năng lượng trong một thời gian dài, Việt Nam đã
trở thành nước nhập khẩu tịnh năng lượng vào năm 2015, do sự gia tăng gần đây của
nhu cầu trong nước và chính sách hạn chế xuất khẩu than. Tỷ trọng này tiếp tục tăng
nhanh, chủ yếu do tăng nhập khẩu than. Nhu cầu tiêu thụ than ngày càng lớn vào năm
2015, Việt Nam đã chuyển từ một quốc gia xuất khẩu năng lượng ròng sang nhập
khẩu ròng do nhu cầu than trong nước tăng vọt. Với việc duy trì hiệu quả tốc độ tăng
trưởng kinh tế ở mức khá cao (trung bình 6-6,7%/ năm). Tổng khối lượng than nhập
khẩu vào Việt Nam trong 4 năm qua đạt gần 38 triệu tấn và có xu hướng ngày càng
tăng. Đến năm 2016, tổng khối lượng than nhập khẩu của Việt Nam đã tương đương
hơn 1/3 tổng sản lượng khai thác than trong nước. Tổng giá trị than nhập khẩu tăng
4,2 lần trong vòng 4 năm qua. Trong 20 năm tới, nhiệt điện vẫn là nguồn cung năng
lượng trọng yếu của đất nước. Vì vậy, sự lệ thuộc vào nguồn than nhập khẩu (chủ yếu
từ Trung Quốc) và gánh nặng tài chính cho nhập khẩu là rất lớn. Với mức trung bình
10 triệu tấn than phải nhập khẩu mỗi năm, những rủi ro về môi trường, thất thoát
nguồn ngoại tệ và lệ thuộc an ninh năng lượng sẽ nguy hiểm hơn những gì mà những
số liệu thống kê cơ học đang phản ánh.
MTOE
20
15
10
5
0
-5
-10
-15
-20
-25

Hình 1. : Nhập khẩu ròng năng lượng Việt Nam giai đoạn 2005-2017
Bảng 1. : Sản lượng nhập khẩu dầu, than và chỉ số phụ thuộc nhập khẩu giai
đoạn 2005-2017
(Đơn vị: tấn )

Sản lượng % thay đổi Sản lượng % thay đổi Chỉ số phụ
tiêu thụ dầu so với năm nhập khẩu so với năm thuộc NK
và than trước dầu than trước năng lượng

2005 18941 12331 0.65

2006 21215 12% 12234 -1% 0.58

2007 20481 -3% 15209 24% 0.74

2008 25655 25% 15142 0% 0.59

2009 26844 5% 15254 1% 0.57

2010 25561 -5% 12968 -15% 0.507

2011 25709 1% 13023 0% 0.507

2012 24894 -3% 11701 -10% 0.47

2013 24131 -3% 10450 -11% 0.416

2014 28687 19% 12327 18% 0.43

2015 36055 26% 15934 29% 0.442


Sản lượng % thay đổi Sản lượng % thay đổi Chỉ số phụ
tiêu thụ dầu so với năm nhập khẩu so với năm thuộc NK
và than trước dầu than trước năng lượng

2016 39135 9% 21219 33% 0.542

2017 43185 10,3%


Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2005-2017, hai loại nhiên liệu nhập khẩu chính là than
và dầu. hai nguồn nguyên liệu sử dụng nhiều nhất trong đời sống. Bên cạnh ảnh
hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cũng như chính sách cắt giảm sản
lượng xuất khẩu để đảm bảo nguồn năng lượng quốc gia, sản lượng nhập khẩu của hai
loại nhiên liệu trên tăng cao. Chỉ số phụ thuộc Nhập khẩu năng lượng cao nhất năm
2007 là 0,74, các năm gần đây chỉ số phụ thuộc nhập khẩu đang giảm dần năm 2015 là
0,442.

Hình 1. : Chỉ số phụ thuộc nhập khẩu năng lượng than và dầu Tại Việt Nam giai
đoạn 2005-2016
(Nguồn: TT Nghiên cứu kinh tế và Quản lý dầu khí)
2.1.3.2 Xuất khẩu năng lượng Việt Nam
Từ năm 1990 Việt Nam bắt đầu xuất khẩu năng lượng. Năng lượng xuất khẩu
chủ yếu là than và dầu thô. Đến năm 2015, Việt nam từ nước xuất khẩu ròng chuyển
thành nước nhập khẩu ròng. Nền kinh tế năng lượng Việt Nam đã thay đổi nhanh
chóng trong vài thập kỷ qua với việc chuyển mình từ một nền kinh tế nông nghiệp dựa
trên các loại nhiên liệu sinh khối truyền thống sang một nền kinh tế hỗn hợp hiện đại.
Việt Nam có nhiều loại nguồn năng lượng nội địa như dầu thô, than, khí tự nhiên và
thủy điện, những nguồn năng lượng này đóng một vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế trong hai thập kỷ gần đây. Xuất khẩu dầu thô và than là những nguồn đóng
góp quan trọng cho ngân sách quốc gia.
Dễ dàng nhận thấy xu hướng giảm dần của xuất khẩu năng lượng trong những
năm vừa qua. Năng lượng xuất khẩu của năm 2017 chỉ còn gần 11 ngàn KTOE, nhỏ
hơn 30% so với năm 2007. Trong khi đó lượng năng lượng nhập khẩu, sau một vài
năm giảm sút ở biên độ nhỏ, do nhu cầu trong nước giảm, đã tăng mạnh trở lại kể từ
năm 2014. Nhìn vào chênh lệch giữa xuất và nhập khẩu năng lượng trong chuỗi số
liệu như trên, có thể kết luận rằng, kể từ năm 2015, Việt Nam đã trở thành một quốc
gia nhập khẩu tịnh năng lượng.
Sản lượng dầu thô xuất khẩu đang giảm liên tục và đáng kể so với thời hoàng
kim. So sánh một cách đơn giản, sản lượng xuất khẩu dầu thô của năm 2017 là 7,9
triệu tấn chỉ bằng 60% so với năm 2007 là 13,85 triệu tấn. Tuy vậy, xuất khẩu dầu thô
vẫn đóng vai trò chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu năng lượng, với 73,2% vào năm
2017.
2.2 Phân tích các chỉ số an ninh năng lượng
2.2.1 Phân tích tổng quát ESI – Chỉ số an ninh năng lượng
Tính toán các chỉ số riêng lẻ
 Chỉ số phụ thuộc năng lượng (ED)
 Cường độ năng lượng (EI)
 Tiêu thụ năng lượng cuối cùng /người (FEC)
 Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/pc)
 Cường độ carbon (CI)
 Tỷ lệ năng lượng tái tạo và hạt nhân (SRN)
2.2.1.1 Chỉ số phụ thuộc năng lượng
Trước tiên, Chỉ số phụ thuộc năng lượng là tỷ lệ của Tổng năng lượng nhập khẩu
và Tổng năng lượng tiêu thụ. Qua 2 đồ thị về Chỉ số phụ thuộc năng lượng và nhập
khẩu ròng năng lượng tại Việt Nam, có thể nhận thấy sự phụ thuộc năng lượng có gia
tăng trong giai đoạn 1990-2006. Tuy vậy, khả năng tự cung cấp năng lượng của Việt
Nam đã gia tăng đang kể. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, việc khai thác nhiên liệu
được đẩy mạnh (đặc biệt là than) nhờ đó chúng ta không còn cần phụ thuộc vào nhiên
liệu nhập khẩu. Trong giai đoạn này năng lượng nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm từ
dầu mỏ, nhưng từ khi các nhà máy lọc dầu được đưa vào hoạt động con số này đã
giảm đáng kể. Do đó việc gia tăng của chỉ số này có thể giải thích bởi nhu cầu tiêu thụ
năng lượng của Việt Nam gia tăng quá nhanh so với khả năng khai thác và cung cấp.
Giai đoạn từ 2006 đến 2017 có thể nhận thấy sự biến động của chỉ số phụ thuộc
năng lượng. Đầu tiên là xu hướng giảm nhanh chóng do hậu quả của khủng hoảng
kinh tế, chúng ta sử dụng năng lượng ít đi và nhập khẩu năng lượng cũng giảm sút.
Tuy nhiên ngay sau khủng khoảng thì chỉ số phụ thuộc năng lượng lại gia tăng nhanh
chóng. Khi quan sát đồ thị nhập khẩu ròng năng lượng trong thời kỳ này có thể nhận
thấy Việt Nam đã chuyển dần từ một quốc gia xuất khẩu ròng năng lượng sang nhập
khẩu khẩu ròng năng lượng. Điều này là một nguy cơ đáng báo động với an ninh năng
lượng của Việt Nam. Rõ ràng tài nguyên năng lượng nội tại của Việt Nam đã được
khai thác cạn kiệt, nhưng để phát triển kinh tế chúng ta buộc phải nhập khẩu năng
lượng. Nếu trong tương lai gần sự phụ thuộc năng lượng này còn tiếp tục gia tăng thì
nguy cơ không đảm bảo an ninh năng lượng thực sự đang ở rất gần với Việt Nam.

Hình 1. : Chỉ số phụ thuộc năng lượng của Việt Nam (1990-2017)

Hình 1. : Nhập khẩu ròng năng lượng của Việt Nam (1991-2017)
Nguồn: (Nguồn: www.iea.org)
2.2.1.2. Cường độ năng lượng EI
Cường độ năng lượng tại Việt Nam trong giai đoạn 1990-2017 có xu hướng
giảm dần qua các năm, tuy nhiên tốc độ giảm lại tương đối chậm. Dựa vào chỉ số của
GDP và tổng năng lượng tiêu thụ có thể thấy mức tiêu thụ năng lượng của Việt Nam
tăng lên nhanh chóng cũng như tốc độ gia tăng của GDP. Cùng với đó là sự giảm
thiểu về cường độ năng lượng cho thấy nền kinh tế và công nghệ sử dụng năng lượng
của chúng ta đã phát triển không ngừng trong giai đoạn này.

Bảng 1. : Cường độ năng lượng Việt Nam giai đoạn 2005-2017


Tăng Tăng
GDP bình trưởng trưởng Cường độ
Dân
GDP quân đầu GDP GDP năng lượng
số
người hàng đầu theo dân số
năm người
Đơn triệu
tỷ USD USD/người %/năm %/năm TOE/người
vị người
2005 85,35 82,39 1035,93 0.502
2006 91,31 83,31 1096,03 7 5,8 0.536
2007 97,82 84,22 1161,48 7,1 6,0 0.5336
2008 103,36 85,12 1214,29 5,7 4,5 0.602
2009 108,9 86,03 1266 5,4 4,3 0.626
2010 115,9 86,93 1334 6,4 5,3 0.602
2011 123,2 87,86 1402 6,2 5,1 0.618
2012 129,6 88,71 1461 5,2 4,2 0.628
2013 136,7 89,76 1523 5,4 4,2 0.62
2014 144,8 90,73 1596 6,0 4,9 0.624
2015 154,5 81,71 1685 6,7 5,5 0.678
2016 164,1 92,7 1770 6,2 5,1 0.716
2017 175,3 95,54 1835 6,81 3,64 0,67
(Nguồn: TT Nghiên cứu kinh tế và Quản lý dầu khí)
Cùng với tốc độ tăng của dân số, tốc độ tăng GDP, tốc độ tăng của cường độ
năng lượng trên người cũng tăng theo trung bình 6,2%/năm. Cường độ năng lượng
theo dân số tăng đều mỗi năm từ 0,502 vào năm 2005 đến năm 2017 TOE/người đạt
0,67. Mức độ gia tăng dân số tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu dùng năng lượng.

Hình 1. : Cường độ năng lương EI giai đoạn 2005 – 2017 tại Việt Nam
Cường độ năng lương EI giai đoạn 2005 – 2017 tại Việt Nam có nhiều biến
động. Chỉ số cường độ năng lượng cao nhất năm 2010 là 0,51. Trong đó, năm 2013 và
năm 2017 chỉ số cường độ năng lượng đạt thấp nhất. Cường độ năng lượng phản ánh
mức độ tiêu dùng các dạng năng lượng với tổng sản phẩm quốc nội. Khi GDP tăng,
tiêu thụ năng lượng không đổi thì cường độ năng lượng sẽ giảm xuống, sử dụng hiệu
quả năng lượng sẽ được đảm bảo.
Bảng 1. : Cường độ năng lượng EI giai đoạn 2005-2017
EI- Cường độ năng
lượng
2005 0,48
2006 0,46
EI- Cường độ năng
lượng
2007 0,47
2008 0,47
2009 0,49
2010 0,51
2011 0,48
2012 0,46
2013 0,45
2014 0,47
2015 0,49
2016 0,49
2017 0,446
Vào năm 1990 chỉ số cường độ năng lượng tại Việt Nam là 0,6kTOE/USD và
vào những năm tiếp theo con số này liên tục giảm dù cho lượng năng lượng tiêu thụ
gia tăng một cách nhanh chóng. Đến năm 2017 con số này chỉ còn 0,45kTOE, đây là
một dấu hiệu tích cực cho an ninh năng lượng ở Việt Nam. Tuy vậy cũng có thể thấy
ảnh hưởng của khủng khoảng kinh tế 2008 đến 2012. Cường độ năng lượng gia tăng
trong những năm này bởi GDP bị tụt giảm trong thời kỳ khủng hoảng. Theo thống kê
của Tổng cục thống kê có thì tăng trưởng GDP của giai đoạn này luôn giảm dưới mức
7%, đỉnh điểm là 5,24% vào năm 2012. Cụ thể chỉ số cường độ năng lượng được thể
hiện trong đồ thị dưới đây:
Hình 1. : Cường độ năng lượng của Việt Nam (1990-2016)
(Nguồn: www.iea.org)
Có thể nói, nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp rẻ tiền nhất chính là sử dụng năng
lượng hiệu quả và tiết kiệm. Trên cơ sở đó, năm 2010, Quốc hội đã thông qua Luật sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tạo nền tảng cơ sở pháp lý vững chắc cho việc
thực hiện các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên, trong
thời gian qua, mặc dù đã đạt được những thành công nhất định, nhưng kết quả này vẫn
chưa tương xứng với tiềm năng tiết kiệm của hệ thống năng lượng nước ta. Nguyên
nhân chủ yếu của tình trạng này là nhận thức của cộng đồng và các doanh nghiêp còn
hạn chế, chưa sẵn sàng tiếp cận các thông tin về công nghệ, các giải pháp tiết kiệm
năng lượng, nhiều doanh nghiệp thiếu vốn nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế
trong việc tiếp cận nguồn vay tín dụng ưu đãi theo cơ chế hỗ trợ đầu tư thay thế dây
chuyền công nghệ lạc hậu bằng dây chuyền công nghệ hiệu suất cao, tiết kiệm năng
lượng.
2.2.1.3. Tiêu thụ năng lượng cuối cùng trên đầu người
Theo thống kê trên đồ thị có thể thấy Tổng tiêu thụ năng lượng bình quân đầu
người của Việt Nam gia tăng một cách nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng ngày càng
cao. Riêng trong các năm 2010 đến 2012 sự tăng trưởng này có xu hướng chững lại do
hậu quả của khủng khoảng kinh tế. Nhưng có thể thấy ngay sau đó chỉ số này lại tăng
lên nhanh chóng, thậm trí là nhanh hơn thời kỳ trước khủng khoảng. Rõ ràng nhu cầu
năng lượng ở Việt Nam ngày càng gia tăng để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế.
Chỉ số FEC – Tiêu thụ năng lượng cuối cùng /người
FEC = TFC/dân số
Dân số Việt Nam giai đoạn 2005-2017
Sự gia tăng dân số nhanh chóng cũng sẽ dẫn đến sự gia tăng về mức độ tiêu thụ
sản phẩm năng lượng như: điện, xăng dầu,... Điều đó cho thấy khi dân số tăng thì nhu
cầu năng lượng ngày càng phải lớn để nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dân, có thể
nói sự gia tăng về dân số sẽ tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm năng lượng.
Bảng 1. : Dân số Việt Nam giai đoạn 2005-2017
(Đơn vị: Nghìn người)
Dân số (Nghìn
Năm
người)
2005 82392.1
2006 83311.2
2007 84218.5
2008 85118.7
2009 86025
2010 87047.4
2011 88760.4
2012 89009.5
2013 89959.5
2014 90128.9
2015 91709.8
2016 92692.2
2017 95540
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Dân số tăng đồng nghĩa với nhu câu tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng cao. Tỷ
lệ tăng bình quân hàng năm trong 10 năm qua là 1,14%. Để đảm bảo nguồn năng
lượng cung cấp, sử dụng hàng ngày, việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng
đang ngày càng được chú trọng. Tỷ lệ gia tăng dân số tỷ lệ thuận với tốc độ tăng của
chỉ số FEC tiêu thụ năng lượng cuối cùng trên người. Khi tốc độ gia tăng dân số cao
thì tỷ lệ FEC càng cao. Chính vì vậy, để đảm bảo nguồn cung năng lượng, cũng như
việc sử dụng năng lượng hiệu quả cần cải thiện chế độ an sinh xã hội cũng như tốc độ
gia tăng dân số. Chỉ số FEC của Việt Nam cao hơn các nước cùng khu vực.
Hình 1. : Dân số Việt Nam năm 2005-2017
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Bảng 1. : Tiêu thụ năng lượng cuối cùng trên người tại Việt Nam giai đoạn 2005-
2017
(Đơn vị: Triệu người/MTOE)
FEC
2005 0,43
2006 0,43
2007 0,46
2008 0,48
2009 0,52
2010 0,55
2011 0,55
2012 0,55
2013 0,57
2014 0,57
2015 0,64
2016 0,70
2017 0,67
Tỷ số tiêu thụ năng lượng trên người ngày càng tăng cao giai đoạn 2005-2017.
Năm 2005 chỉ số này chỉ vào khoảng 0,43 thì đến năm 2017 con số này đã tăng lên
1,5 lần lên 0,67 và xu hướng sẽ tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo. Chỉ số này cho
biết trong năm 2017 cứ 0,67 triệu dân sẽ tiêu dùng hết 1triệu TOE.
Qua những nhận xét trên ta hoàn toàn có thể khẳng định Tổng tiêu thụ năng lượng
cuối cùng bình quân đầu người có ảnh hưởng rất lớn tới an ninh năng lượng tại Việt
Nam. Không chỉ cho thấy tốc độ tăng trưởng về thị trường năng lượng mà còn có thể
thấy nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng đến mức
nào.
Hình 1. : Tiêu thụ năng lượng cuối cùng trên đầu người của Việt Nam (1990-
2017)
(Nguồn: www.iea.org)
2.2.1.4 Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/pc)
Tổng sản phẩm quốc nội GDP 
Tổng sản phẩm quốc nội GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị
trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một
lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một
năm).
Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2005-2017 đạt 8% 1 năm, trong đó
trong 3 năm 2014, 2015, 2016, 2017 tốc độ tăng trưởng đạt 10-11%/năm. GDP chu kì
10 năm tăng gấp đôi so với năm 2005 (năm 2005 là 85.35 tỷ USD đến năm 2017 đã
tăng lên 175,2 tỷ USD). Tốc độ tăng trưởng trong tiêu thụ năng lượng tỷ lệ thuận với
tổng sản phẩm quốc nội.
Bảng 1. : Tổng sản phẩm quốc nội giai đoạn 2005-2016
(Đơn vị: BUSD)
GDP- tổng sản phẩm quốc nội % thay đổi so với
(BUSD) năm 2005
2005 85,35
2006 91,31 7%
2007 97,82 15%
2008 103,36 21%
2009 108,94 28%
2010 115,93 36%
2011 123,17 44%
2012 129,63 52%
2013 136,66 60%
2014 144,84 70%
2015 154,51 81%

2016 164,11 92%

2017 175,2 105%


(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Hình 1. : Tổng tiêu thụ năng lượng và tổng sản phẩm quốc nội giai đoạn 2005-
2017 của Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản để đánh giá
thành tựu phát triển của một quốc gia trong một thời kì nhất định. Nền kinh tế Việt
Nam trong giai đoạn 2005 – 2016 mặc dù bị ảnh hưởng do tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công nhưng vẫn duy trì được chuỗi tăng
trưởng kinh tế.
GDP bình quân đầu người của một quốc gia hay lãnh thổ tại một thời điểm nhất
định là giá trị nhận được khi lấy GDP của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời điểm đó
chia cho dân số của nó cũng tại thời điểm đó. GDP có tác động trực tiếp và cả gián
tiếp đến nhu cầu về sử dụng năng lượng, nhưng tác động trực tiếp chỉ chiếm phần nhỏ,
tác động gián tiếp là thông qua việc tăng GDP, nghĩa là tăng thu nhập của dân cư, từ
đó làm tăng nhu cầu sử dụng các loại năng lượng phục vụ cho đời sống sinh hoạt, đi
lại,…
Cùng với tốc độ tăng của dân số, tốc độ tăng GDP, tốc độ tăng của cường độ
năng lượng trên người cũng tăng theo trung bình 6,2%/năm. Cường độ năng lượng
theo dân số tăng đều mỗi năm từ 0,502 vào năm 2005 đến năm 2016 tăng 0,214
TOE/người đạt 0,716. Mức độ gia tăng dân số tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu dùng năng
lượng. GDP tăng đồng nghĩa với việc nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng theo.
Bảng 1. : GDP và các yêu tố liên quan GDP

Tăng Tăng
GDP bình quân
GDP Dân số trưởng GDP trưởng GDP
đầu người
hàng năm đầu người

Đơn vị tỷ USD triệu người USD/người %/năm %/năm

2005 85.35 82.39 1035.93


2006 91.31 83.31 1096.03 7 5.8

2007 97.82 84.22 1161.48 7.1 6.0


2008 103.36 85.12 1214.29 5.7 4.5
2009 108.9 86.03 1266 5.4 4.3
2010 115.9 86.93 1334 6.4 5.3
2011 123.2 87.86 1402 6.2 5.1
2012 129.6 88.71 1461 5.2 4.2
2013 136.7 89.76 1523 5.4 4.2
2014 144.8 90.73 1596 6.0 4.9
2015 154.5 81.71 1685 6.7 5.5
2016 164.1 92.7 1770 6.2 5.1
2017 175.2 93.68 1871 6.8 3.5
Nguồn: Tổng cục thống kê
2.2.1.5 Cường độ carbon (CI)
Cường độ các bon phát thải ra môi trường từ các dạng nhiên liệu hiện đang đặt
vào mức báo động. Việt nam, hiện nay vẫn đang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo
là chủ yếu trong quá trình phát điện, cung cấp năng lượng cho đời sống kinh tế xã hội
từ hai nguồn năng lượng than và dầu mỏ. Hai dạng nhiên liệu phát thải ra ngoài môi
trường nhiều nhất.
Hình 1. : Cường độ cacbon tại Việt Nam giai đoạn 2005-2017
Nguồn: Tổng cục thống kê
Năng lượng là một trong những nguồn phát thải KNK lớn nhất hiện nay. Lĩnh
vực này thường đóng góp đến trên 90% lượng CO2 và 75% lượng KNK khác phát thải
ở các nước đang phát triển. 95% các khí phát thải từ ngành năng lượng là CO 2, còn lại
là CH4 và NO với mức tương đương. Phát thải trong lĩnh vực năng lượng chia thành 3
nhóm: phát thải do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (trong các ngành công nghiệp năng
lượng, hoạt động giao thông vận tải...); Phát thải tức thời (tức là lượng khí, hơi thải ra
từ các thiết bị nén do rò rỉ, không mong muốn hoặc không thường xuyên từ quá trình
khai thác, chế biến, vận chuyển nhiên liệu...) và hoạt động thu hồi và lưu trữ các bon.
Trong đó, phát thải từ đốt nhiên liệu hóa thạch đóng góp đến 70% tổng lượng phát
thải, tiêu biểu là từ các nhà máy điện và nhà máy lọc dầu.
Theo thống kê năm 2014 của Viện năng lượng Việt Nam. Cũng như tính toán
trên số liệu hệ tính toán, cường độ cacbon Việt Nam theo tính toán cao nhất là 2,44
Hình 1. : Lượng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam
Nguồn: Viện năng lượng Việt Nam

Hình 1. : Biểu đồ xu thế phát thải KNK theo các lĩnh vực tại Việt Nam (1994-
2005)
Nguồn: Tạp chí môi trường
Nhìn vào biểu đồ có thể thầy phát thải từ năng lượng sẽ có xu thế tăng nhanh
trong những năm tới cả về tổng lượng cũng như tỷ trọng trong cơ cấu phát thải. Giống
như ở đa số các quốc gia khác, năng lượng sẽ là lĩnh vực chiếm tỷ trọng phát thải lớn
nhất trong cơ cấu kinh tế quốc gia những năm tới. Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia
được dự báo sẽ bị tác động nghiêm trọng nhất do BĐKH toàn cầu và mực nước biển
dâng. Với vị trí địa lý nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, nên kinh tế Việt Nam nói chung
và công nghiệp nói riêng phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu và thời tiết như bão,
lũ, lụt và khô hạn hàng năm, gây nhiều thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Tính đến nay,
Việt Nam đã 2 lần công bố Thông báo quốc gia cho Công ước khung của Liên Hiệp
quốc về BĐKH vào các năm 2003 và 2010. Năm 2000, nông nghiệp là nguồn phát
thải khí nhà kính lớn nhất, chiếm tới 43,1%, tiếp đó là năng lượng chiếm 35%, nhưng
đến năm 2010, năng lượng lại trở thành nguồn phát thải lớn nhất, tăng gấp 2 lần. Vì
thế, trong lĩnh vực hướng tới phát triển công nghiệp xanh, Việt Nam phải đặc biệt chú
trọng phát triển năng lượng carbon thấp. Đây là một trong những định hướng quan
trọng của ngành năng lượng trong nhiều năm tới. Nhìn từ góc độ kinh tế, mô hình tăng
trưởng kinh tế Việt Nam hiện vẫn dựa chủ yếu vào khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên, tiêu thụ nhiều năng lượng hóa thạch, gây ô nhiễm và làm cạn kiệt, suy
thoái môi trường. Năng lượng hóa thạch là nguồn năng lượng không tái tạo và có giới
hạn. Nếu con người khai thác, sử dụng lãng phí và không hiệu quả thì chẳng bao lâu,
nguồn năng lượng này sẽ cạn kiệt. Dự báo của Liên Hiệp quốc (World Energy
Assessment Overview: 2004 Update), lượng năng lượng hóa thạch đã xác định chỉ đủ
dùng trong khoảng 41 năm đối với dầu mỏ, 64 năm đối với khí thiên nhiên và 251
năm đối với than. Như vậy, ngay trong thế kỷ này, chúng ta phải tìm nguồn năng
lượng thay thế cho dầu mỏ và khí thiên nhiên.
2.2.1.6 Tỷ lệ năng lượng tái tạo và hạt nhân (SRN)

Hình 1. : Chỉ số chia sẻ năng lượng tái tạo và hạt nhân giai đoạn 2005-2017
Chỉ số chia sẻ năng lượng giai đoạn 2005 - 2017 đang tăng nhanh, thể hiện việc
sử dụng, khai thác các nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam đang gia tăng từng
bước. Tốc độ gia tăng khai thác các dạng năng lượng tỷ lệ thuận với chỉ số chia sẻ các
dạng năng lượng tái tạo và hạt nhân. Tại Việt Nam, không sử dụng năng lượng hạt
nhân chính vì vật năng lượng tái tạo góp phần vào việc thay đổi tỷ trọng các dạng
năng lượng trong cơ cấu các ngành năng lượng tại Việt Nam. Đứng trước sự cạn kiệt
tài nguyên hóa thạch thì việc khai thác sử dụng hiệu quả năng lượng tái tạo được xem
là con thuyền cứu cánh cho năng lượng nước nhà. Việc đầu tư, khai thác, sử dụng
năng lượng tái tạo: Điện gió, mặt trời, sinh khối,… đang được nhà nước chú trọng đầu
tư.
2.2.1.7 Tính toán chỉ số tổng quát ESI
 Chỉ số phụ thuộc năng lượng (ED)
 Cường độ năng lượng (EI)
 Tiêu thụ năng lượng cuối cùng /người (FEC)
 Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/pc)
 Cường độ carbon (CI)
 Tỷ lệ năng lượng tái tạo và hạt nhân (SRN)
Để tính toán được chỉ số an ninh năng lượng ESI, sử dụng 6 chỉ số nhỏ cấu thành
nên chỉ số ESI. Trong đó các chỉ số đều có trọng số để tính toán. Các trọng số tính
toán được đúc rút từ kinh nghiệm của các chuyên gia qua nhiều năm nghiên cứu, đánh
giá an ninh năng lượng.
Bảng 1. : Tỷ trọng các hệ số tính toán chỉ số ESI
EI - Cường độ năng lượng 20

FEC - Tiêu thụ năng lượng cuối cùng /người 20

ED – Chỉ số phụ thuộc năng lượng -20

GDP / pc - Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người 10

CI - Cường độ carbon -10

SRN – Chỉ số chia sẻ năng lượng tái tạo và hạt nhân 20

ESI = EI*20 + FEC*20 - ED*20+ GDP/PC *10-CI*10 + SRN*20


Từ các số liệu tính toán ở trên từ đó ta tính toán được chỉ số an ninh năng lượng
ESI
Bảng 1. : Tính toán chỉ số ESI-Chỉ số an ninh năng lượng
GDP / pc SRN –
FEC -
ED – Chỉ - Tổng Chỉ số ESI:
EI - Tiêu thụ
số phụ sản phẩm CI - chia sẻ Chỉ số
Cường độ năng
Năm thuộc quốc nội Cường độ năng an ninh
năng lượng
năng bình carbon lượng tái năng
lượng cuối cùng
lượng quân đầu tạo và hạt lượng
/người
người nhân

2005 0,483 0,427 0,319 1,036 1,918 0,023978 3,48

2006 0,463 0,428 0,312 1,096 1,926 0,028333 3,83

2007 0,465 0,456 0,340 1,161 1,975 0,031367 4,11

2008 0,471 0,484 0,318 1,214 2,076 0,036323 4,83

2009 0,487 0,519 0,294 1,266 2,104 0,03881 6,65

2010 0,508 0,555 0,230 1,334 2,141 0,03574 9,30

2011 0,480 0,555 0,249 1,402 2,127 0,051632 9,50

2012 0,462 0,556 0,217 1,460 2,085 0,06555 11,06

2013 0,452 0,576 0,200 1,523 2,108 0,064848 11,99

2014 0,475 0,607 0,212 1,596 2,094 0,072968 13,88

2015 0,493 0,636 0,233 1,685 2,403 0,066807 12,09

2016 0,494 0,700 0,311 1,770 2,395 0,080618 13,03

2017 0,446148 0,683764 0,312 1,870683 2,442986 0,1157 12,96

Các yếu tố cường độ năng lượng, tiêu thụ năng lượng cuối cùng trên người, tổng
sản phẩm quốc nội bình quân cũng như chỉ số chia sẻ năng lượng tái tạo và hạt nhân
tỷ lệ thuận với chỉ số an ninh năng lượng ESI. Chỉ số cường độ CO 2 và sự phụ thuộc
các dạng năng lượng tỷ lệ nghịch với chỉ số ESI. Các yếu tố trong nhóm tỷ lệ thuận
tăng với tốc độ nhanh hơn các yếu tố nhóm nghịch, chỉ số ESI tăng theo, cho thấy việc
sử dụng, cung ứng, nhu cầu đang được đảm bảo. Tuy nhiên khi các yếu tố nhóm
nghịch tăng cao hơn các yếu tốc nhóm tỷ lệ thuận, chứng tỏ quốc gia đang phụ thuộc
vào nguồn năng lượng nhập khẩu cũng như việc sử dụng các dạng năng lượng hóa
thạch tăng cao khiến cho hệ số phát thải tăng. Mặc dù các hệ số của nhóm tỷ lệ thuận
chiếm đa số hơn nhóm tỷ lệ nghịch, nhưng khi các nhóm yếu tố nghịch biến tăng lại
làm cho chỉ số ESI thay đổi đáng kể. Do tỷ trọng của chỉ số CI và ED luôn ở mức cao
chiếm đến 50% trong các yếu tố tính toán tính đến chỉ số ESI.
2.2.2 Phân tích chỉ số DPES – Chỉ số đa dạng hóa các dạng năng lượng
Sự đa dạng hóa của năng lượng sơ cấp (DPES)
Chỉ số này được rút ra bằng cách sửa đổi Chỉ số đa dạng sinh học Shannon phản
ánh tầm quan trọng của đa dạng hóa năng lượng liên quan đến sự phong phú và sự phù
hợp của các nguồn năng lượng.
Để tính toán chỉ số trên, lựa chọn 5 nguồn năng lượng chính để đánh giá sự đa
dạng trong sử dụng nguồn năng lượng của Việt nam.
 Hệ số đa dạng sinh học ß
ß = – Σ . (Qi.LnQi )
Bảng 1. : Bảng chỉ số đa dạng sinh học giai đoạn 2005 – 2016 tại Việt Nam

ß: Chỉ số đa dạng
Năm ŋ: số nguồn NL
sinh học
2005 1,42 5
2006 1,44 5
2007 1,45 5
2008 1,48 5
2009 1,49 5
2010 1,47 5
2011 1,50 5
2012 1,52 5
2013 1,52 5
2014 1,51 5
2015 1,48 5
2016 1,48 5
2017 1,49 5

Hiện tại trong nước đang sử dụng rất nhiều các dạng năng lượng, để tính toán chỉ
số DPES, sử dụng 5 nguồn năng lượng chính gồm: than, dầu mỏ, khí đốt, thủy điện và
năng lượng tái tạo.
Bảng 1. : Tính toán chỉ số DPES

DPES = ß/Lnŋ
Công thức
vs ß = –Σ (Qi LnQi)

Các chỉ tiêu ß: Chỉ số đa dạng


DPES ŋ: số nguồn NL
Năm sinh học

2005 0,88 1,42 5


2006 0,89 1,44 5
2007 0,90 1,45 5
2008 0,92 1,48 5
2009 0,93 1,49 5
2010 0,91 1,47 5
2011 0,93 1,50 5
2012 0,94 1,52 5
2013 0,94 1,52 5
2014 0,94 1,51 5
2015 0,92 1,48 5
2016 0,92 1,48 5
2017 0,93 1,49 5
Chỉ số DPES – đa dạng các nguồn năng lượng của nước ta theo tính toán nhận
thấy, chỉ số đa dạng hóa năng lượng của Việt Nam cho thấy mức độ đa dạng hóa
nguồn cung cấp năng lượng chính (DPES) cao, tăng đều trong 10 năm qua - trong
những năm 2005 đến 2017 tăng từ 0,88 lên 0,93. Bảng trên biểu thị mức độ đa dạng
hóa nguồn năng lượng đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ trì trệ cũng như suy giảm chỉ số đa
dạng hóa đang ở mức không cao, tuy nhiên một vài năm trở lại đây chỉ số DPES có xu
hướng giảm đòi hỏi cần có sự chú ý đáng kể. Thông thường, các giá trị DPES dưới 0,5
quốc gia phụ thuộc nhiều vào các nguồn năng lượng để đáp ứng nhu cầu trong nước
của họ trong khi giá trị cao hơn (trên 0,5) biểu thị mức độ đa dạng hợp lý trong các
nguồn năng lượng của quốc gia. Do đó, DPES Việt Nam cao hơn cho thấy rằng quốc
gia ít có nguy cơ rủi ro an ninh cung cấp năng lượng vì có sẵn.
Nguồn cung cấp năng lượng lớn cho nền kinh tế. Mặc dù thực tế là DPES Việt
Nam dự đoán rủi ro cung cấp năng lượng nhỏ, tác động của sự phụ thuộc nhập khẩu
vào năng lượng của quốc gia đang có xu hướng tăng.
2.2.3 Phân tích chỉ số NEID – Chỉ số phụ thuộc năng lượng nhập khẩu
Sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu (NEID) (Tính đến chỉ số DPES)
NOID chỉ ra sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu ròng của từ dữ liệu nhập khẩu và
xuất khẩu dầu.
NCID chỉ ra sự phụ thuộc vào nhập khẩu than ròng của từ dữ liệu nhập khẩu và
xuất khẩu than.
NOID = [NK dầu /PESoil ] × [PESoil / TPES energies]
NEID = NOID + NCID
Bảng 1. : Tính toán chỉ số NOID, NCID,NEID

Năm NOID NCID NEID

2005 0,299 0,298 0,001


2006 0,289 0,288 0,002
2007 0,334 0,326 0,008
2008 0,311 0,303 0,008
2009 0,287 0,279 0,008
2010 0,220 0,209 0,011
2011 0,220 0,208 0,013
2012 0,196 0,179 0,016
2013 0,169 0,149 0,021
2014 0,179 0,154 0,025
2015 0,209 0,158 0,051
2016 0,262 0,171 0,091
2017 0,297 0,189 0,108

Chỉ số (NEID) mô tả mức tổng cung cấp năng lượng chính được cân bằng cường
độ cung cấp của từng nguồn năng lượng. Các ước tính của NEID cho thấy sự phụ
thuộc nhập khẩu ròng của Việt Nam là trung bình cho thấy nước ta hiện tại chưa phụ
thuộc nhiều vào nguồn cung năng lượng nước ngoài để đáp ứng nhu cầu năng lượng
chính của đất nước. Từ năm 2015, Việt Nam đã nhập khẩu 30% dạng năng lượng
chính để đáp ứng nhu cầu năng lượng quốc gia ngày càng tăng. Với suy luận rằng dầu
hiện là nguồn năng lượng chính ở Việt Nam, việc có đủ nguồn cung cấp dầu tạo thành
mối lo ngại cho việc cung cấp năng lượng của Việt Nam. Cuối cùng, sự phụ thuộc
nhập khẩu dầu ròng (NOID) cùng với sự phụ thuộc nhập khẩu dầu có xu hướng tiết lộ
lỗ hổng dự đoán liên quan đến việc đảm bảo đủ khối lượng tài nguyên năng lượng
quan trọng này. Bằng chứng từ NOID (tính theo tỷ lệ dầu trong TPES) cho thấy sự gia
tăng mạnh mẽ trong sự phụ thuộc dầu ròng của Việt Nam tăng từ khoảng 12% năm
2005 lên hơn 34% vào năm 2017 - tăng khoảng 187% trong khoảng thời gian 12 khi
chỉ ra trong hình 8 dưới đây. Điều này cũng cho thấy sự cần thiết của các nguồn năng
lượng chính đa dạng hơn để đạt được một danh mục năng lượng an toàn và hiệu quả.
Trong hình, 3 năm gần đây 2015-2017, Việt Nam nhập khẩu khoảng 30% dạng
năng lượng chính than và dầu nước ngoài từ các nước trong khi trong giai đoạn 10
năm từ 2005 - 2015, nguồn cung dầu, than đá từ khai thác vẫn chiếm trong khoảng 54
– 63% tổng năng lượng sản xuất. Do đó, kết quả từ NOID cũng cho thấy rằng nhập
khẩu dầu của Việt Nam sẽ tăng mạnh trong tương lai trừ khi các biện pháp thích hợp
được áp dụng để ngăn chặn xu hướng này. Với chiến dịch toàn cầu ngày càng tăng đối
với các nguồn năng lượng chính sạch, như là biện pháp kiềm chế khí thải liên quan
đến năng lượng, CFEP đo lường mức độ đa dạng hóa của đất nước đối với năng lượng
tái tạo và các nguồn năng lượng carbon thấp.
2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số an ninh năng lượng
Thứ nhất, Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức lớn là nhu cầu năng
lượng ngày càng tăng cao trong khi ràng buộc về môi trường lại ngày càng chặt chẽ
hơn.
Điều này một mặt gây áp lực cho việc đảm bảo an ninh năng lượng cho đất
nước, mặt khác tạo sức ép cho nền kinh tế trong việc huy động đủ nguồn vốn đầu tư
cho ngành năng lượng. Không những vậy, các nguồn tài nguyên hóa thạch vốn đang
chủ yếu được sử dụng, khai thác để cung cấp năng lượng cho quốc gia cũng ngày càng
cạn kiệt.
Trong khi đó, những nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, sinh khối hay
thủy triều của Việt Nam được đánh giá là phong phú nhưng chủ yếu hiện vẫn là tiềm
năng.
Thứ hai, áp lực về nguồn năng lượng từ các nguồn tài nguyên hóa thạch của Việt
Nam ngày càng lớn khi nguồn cung ngày càng cạn kiệt. Nếu giữ nguyên tốc độ khai
thác như hiện nay, trữ lượng dầu mỏ của Việt Nam chỉ đủ khai thác trong khoảng 34
năm; khí thiên nhiên chỉ còn 63 năm còn than đá chỉ còn khai thác được 4 năm trong
khi đây lại đang là những nguồn đầu vào chính cho nền kinh tế Việt Nam. Việc sử
dụng tài nguyên quá mức, cũng như làm cho nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt dẫn
đến nguồn cung năng lượng bị thiếu hụt trầm trọng. Việc thiếu hụt nguồn cung sẽ làm
cho tình hình an ninh năng lượng giảm xuống do cung không đủ dẫn đến tăng nhập
khẩu các dạng năng lượng. Việc cạn kiệt nguồn năng lượng hóa thạch tỷ lệ thuận với
hệ số DPES. Như vậy khi cung thấp hệ số DPES giảm xuống , tình hình an ninh năng
lượng sẽ đặt vào mức báo động đòi hỏi cần có đề xuất để ngăn chặn kịp thời tình hình
này.
Thứ ba, những tác động tiêu cực của BĐKH ngày một lớn, khó lường ở nhiều
lĩnh vực và địa phương sẽ làm gia tăng mức độ cạn kiệt tài nguyên  và suy thoái môi
trường. Đây là một trong những nguy cơ làm chậm quá trình phát triển kinh tế - xã
hội, làm mất đi nhiều thành quả đã đạt được. Bên cạnh những tác động tiêu cực trực
tiếp của BĐKH đe dọa đến an ninh năng lượng và phát triển năng lượng, làm gia tăng
hơn nữa mức độ phụ thuộc năng lượng, dẫn đến những tác động tiêu cực trong phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2.4 Đánh giá chung tình hình an ninh năng lượng Quốc gia giai đoạn 2005-2017
Kết quả của việc phân tích các chỉ số an ninh năng lượng của Việt Nam. Trước
hết, chỉ số đa dạng hóa năng lượng của Việt Nam cho thấy mức độ đa dạng hóa nguồn
cung cấp năng lượng chính (DPES) cao, tăng đều trong 10 năm qua - trong những
năm 2005 đến 2017 tăng từ 0,88 lên 0,93

Bảng 1. : Thống kê chỉ số DPES giai đoạn 2005-2017

Năm DPES

2005 0,88
2006 0,89
2007 0,9
Năm DPES

2008 0,92
2009 0,93
2010 0,91
2011 0,93
2012 0,94
2013 0,94
2014 0,94
2015 0,92
2016 0,92
2017 0,93
Bảng 2.15 trên biểu thị mức độ đa dạng hóa nguồn năng lượng đáng kể. Tuy
nhiên, tỷ lệ trì trệ cũng như suy giảm chỉ số đa dạng hóa đang ở mức không cao, tuy
nhiên một vài năm trở lại đây chỉ số DPES có xu hướng giảm đòi hỏi cần có sự chú ý
đáng kể. Thông thường, các giá trị DPES dưới 0,5 quốc gia phụ thuộc nhiều vào các
nguồn năng lượng để đáp ứng nhu cầu trong nước của họ trong khi giá trị cao hơn
(trên 0,5) biểu thị mức độ đa dạng hợp lý trong các nguồn năng lượng của quốc gia.
Do đó, DPES Việt Nam cao hơn cho thấy rằng quốc gia ít có nguy cơ rủi ro an ninh
cung cấp năng lượng vì có sẵn.
Nguồn cung cấp năng lượng lớn cho nền kinh tế. Mặc dù thực tế là DPES Việt
Nam dự đoán rủi ro cung cấp năng lượng nhỏ, tác động của sự phụ thuộc nhập khẩu
vào năng lượng của quốc gia đang có xu hướng tăng.
Cấu hình cung cấp được xác nhận trong phụ thuộc nhập khẩu năng lượng thuần
(NEID) như được trình bày trong hình 2.16
Hình 1. : Hệ số nhập khẩu năng lượng giai đoạn 2005-2017
Chỉ số (NEID) mô tả mức tổng cung cấp năng lượng chính được cân bằng cường
độ cung cấp của từng nguồn năng lượng. Các ước tính của NEID cho thấy sự phụ
thuộc nhập khẩu ròng của Việt Nam là trung bình cho thấy nước ta hiện tại chưa phụ
thuộc nhiều vào nguồn cung năng lượng nước ngoài để đáp ứng nhu cầu năng lượng
chính của đất nước. Từ năm 2015, Việt Nam đã nhập khẩu 30% dạng năng lượng
chính để đáp ứng nhu cầu năng lượng quốc gia ngày càng tăng. Với suy luận rằng dầu
hiện là nguồn năng lượng chính ở Việt Nam, việc có đủ nguồn cung cấp dầu tạo thành
mối lo ngại cho việc cung cấp năng lượng của Việt Nam. Cuối cùng, sự phụ thuộc
nhập khẩu dầu ròng (NOID) cùng với sự phụ thuộc nhập khẩu dầu có xu hướng tiết lộ
lỗ hổng dự đoán liên quan đến việc đảm bảo đủ khối lượng tài nguyên năng lượng
quan trọng này. Bằng chứng từ NOID (tính theo tỷ lệ dầu trong TPES) cho thấy sự gia
tăng mạnh mẽ trong sự phụ thuộc dầu ròng của Việt Nam tăng từ khoảng 12% năm
2005 lên hơn 34% vào năm 2017 - tăng khoảng 187% trong khoảng thời gian 12 khi
chỉ ra trong hình 8 dưới đây. Điều này cũng cho thấy sự cần thiết của các nguồn năng
lượng chính đa dạng hơn để đạt được một danh mục năng lượng an toàn và hiệu quả.
Trong hình, 3 năm gần đây 2015-2017, Việt Nam nhập khẩu khoảng 30% dạng
năng lượng chính than và dầu nước ngoài từ các nước trong khi trong giai đoạn 10
năm từ 2005 - 2015, nguồn cung dầu, than đá từ khai thác vẫn chiếm trong khoảng 54
– 63% tổng năng lượng sản xuất. Do đó, kết quả từ NOID cũng cho thấy rằng nhập
khẩu dầu của Việt Nam sẽ tăng mạnh trong tương lai trừ khi các biện pháp thích hợp
được áp dụng để ngăn chặn xu hướng này. Với chiến dịch toàn cầu ngày càng tăng đối
với các nguồn năng lượng chính sạch, như là biện pháp kiềm chế khí thải liên quan
đến năng lượng, CFEP đo lường mức độ đa dạng hóa của đất nước đối với năng lượng
tái tạo và các nguồn năng lượng carbon thấp.
Kết luận
Việc phân tích các chỉ số năng lượng nhằm mục tiêu là kiểm tra ý nghĩa kinh tế
cũng như môi trường của an ninh cung cấp năng lượng ở Việt Nam. Điều tra các tính
năng chính của năng lượng cũng như định hướng sử dụng năng lượng tương lai của
các cấu trúc cung cấp năng lượng chính của Việt Nam đã được thực hiện để xác định
các thách thức vô hình đối với hệ thống năng lượng Việt Nam. Trong con đường an
ninh năng lượng năm 2025, Việt Nam có tham vọng lớn lao là đưa tổng công suất các
nguồn thủy điện từ 17.000 MW hiện nay lên 21.600 MW năm 2020; 24.600 MW năm
2025 (thủy điện tích năng 1.200 MW). Đưa tổng công suất nguồn điện gió từ 140 MW
hiện nay lên 800 MW năm 2020; 2.000 MW năm 2025. Điện năng sản xuất từ nguồn
điện gió chiếm 0,8% năm 2020; 1% năm 2025. Đưa tổng công suất nguồn điện mặt
trời từ mức không đáng kể hiện nay lên 850 MW năm 2020; 4.000 MW năm 2025.
Điện năng sản xuất từ nguồn điện mặt trời chiếm 0,5% năm 2020; 1,6% năm 2025.
Giảm tiêu thụ năng lượng và thúc đẩy sự bền vững môi trường. Để theo đuổi an ninh
năng lượng trong tương lai, cần phải xây dựng các cơ sở dự trữ năng lượng lớn và
chiến lược để bảo vệ chống lại rủi ro gián đoạn cung cấp và bất ổn thị trường năng
lượng. Ngoài ra, cần ưu tiên tối đa cho việc phát triển các công nghệ tái tạo và độc đáo
vì điều này cuối cùng sẽ mang lại lợi ích kinh tế đáng kinh ngạc và giảm suy thoái môi
trường.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp đảm bảo an nin năng lượng Quốc
gia giai đoạn 2020-2025
Từ việc phân tích các yếu tố, các chỉ số an ninh năng lượng Việt Nam giai đoạn
2005-2017 kể trên. Thông qua tính toán ta nhận thấy rằng, an ninh năng lượng nước ta
đang gặp phải một số vấn đề khó khăn, cũng như chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố từ
nguồn cung và phía cầu đối với các dạng năng lượng
3.1 Dự báo tình hình năng lượng Việt Nam giai đoạn 2020-2025
Trên cơ sở thực tế phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nhu cầu năng
lượng/điện năng gai đoạn 2001- 2018, cùng với Quyết định phê duyệt Quy hoạch điện
VII hiệu chỉnh (PDP VII*) về tăng trưởng bình quân GDP khoảng 7,0%, tăng trưởng
điện năng thương phẩm bình quân khoảng 8,6% trong giai đoạn 2016 - 2025, có thể
tính toán dự báo các chỉ tiêu kinh tế, năng lượng/điện năng như trong Bảng 4, qua đó
cho thấy HSĐHNL và HSĐHĐN đều được cải thiện rõ rệt so với giai đoạn 2005-2017
(HSĐHNL nhỏ hơn 1,0, còn HSĐHĐN chỉ dao động xung quanh 1,0).
Bảng 2. : Tương quan kinh tế năng lượng giai đoạn 2016 - 2030
Danh mục 2016 - 2020 2021 - 2025
Tăng trưởng GDP (%) 6,8 7,2
Tăng trưởng NLCC
5,3 4,9
(%)
HSĐHNL 0,78 0,68
Tăng trưởng ĐNTP
10,40 8,40
(%)
HSĐHĐN 1,53 1,17
Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng năng lượng (CĐNL), điện năng (CĐĐN) được xem
xét trong Bảng 2.2:
Bảng 2. : CĐNL và CĐĐN giai đoạn 2021 - 2025
Danh mục 2020 2025 Bình quân
GDP (Tỷ US$ giá 2018) 285 403
Tiêu thụ NLCC (MTOE) 70 89
CĐNL (Kgoe/1000US$) 245 221 219
Tiêu thụ điện (TWh) 232 348
CĐĐN (kWh/1000US$) 840 864 863
Số liệu trong Bảng 5 cho thấy, CĐNL của nước ta đã tiệm cận với một số nước
trong khu vực như: Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, nhưng CĐĐN thì vẫn ở mức
cao hơn nhiều. Điều đó nói lên tiềm năng tiết kiệm trong lĩnh vực điện lực của nước ta
còn khá cao.
Nhu cầu điện năng được dự báo trong PDP VII* nhằm đáp ứng mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, với mức tăng trưởng GDP bình quân 7%/năm trong
giai đoạn 2016 - 2030, theo đó nhu cầu điện năng tăng trưởng 10,4% giai đoạn 2016 -
2020; 8,4% giai đoạn 2021 - 2025
Tháng 2/2018, EVN trình Thủ tướng Chính phủ và được phê duyệt về kế hoạch sản
xuất, kinh doanh giai đoạn 2016 - 2025, trong đó, nhu cầu năm 2016, 2017 theo thực
tế, còn năm 2020 dự kiến (điện năng thương phẩm/điện năng sản xuất) là 232/256
TWh. Tăng trưởng các giai đoạn 2020-2025 vẫn không đổi là 8,4 (như trong PDP
VII*).
Như vậy, nhu cầu điện năng trong PDP* cũng có sự thay đổi, theo đó năm 2020
sẽ là 232/256 TWh, năm 2025 là 348/386 TWh.
Trên cơ sở đánh giá tiềm năng tiết kiệm trong khâu sử dụng điện như đã nêu, xin
đề xuất phương án giảm dần nhu cầu điện năng từ 5% vào năm 2025, theo đó nhu cầu
điện năng giai đoạn 2021 - 2025 sẽ là: 232/256 TWh vào năm 2020 (năm 2020 đang
tới gần nên chưa tính đến hiệu quả sử dụng điện); 331/367 TWh năm 2025. Dưới đây
là tổng hợp các phương án nhu cầu điện năng đã trình bày trên:
Bảng 2. : Nhu cầu điện năng giai đoạn 2020-2025
Năm 2020 2025
Nhu cầu điện năng theo PDPVII*
232/256 348/386
có xét đến hiệu chỉnh của EVN (TWh)
Nhu cầu điện năng theo phương án đề
232/256 331/367
xuất
Phát triển nguồn điện đáp ứng nhu cầu theo phương án đề xuất: Mục tiêu phát
triển nguồn điện theo phương án này là sản lượng của các loại nguồn điện: khí, thủy
điện, NLTT và điện nhập khẩu được giữ nguyên như trong PDP VII*, còn toàn bộ sản
lượng điện tiết giảm được quy vào cho sản lượng nhiệt điện than để giảm bớt lượng
than nhập khẩu cho phát điện, giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính,
góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu. Mục tiêu này được thể hiện trong Bảng
2.4.

Bảng 2. : Phát triển nguồn nhiệt điện than theo phương án ví dụ (TWh)
Danh mục 2020 2025
Tổng sản lượng điện yêu cầu theo PDPVII* 256 386
Sản lượng nhiệt điện than theo PDPVII* 122 206
Nhu cầu than cho nhiệt điện theo PDP*(triệu tấn) 56 89
Tổng sản lượng điện yêu cầu theo phương án đề xuất 256 367
Sản lượng nhiệt điện than theo phương án đề xuất 122 177
Nhu cầu than cho nhiệt điện theo p/a đề xuất (tr. tấn) 56 75
Khả năng cung cấp than trong nước cho điện (tr.tấn) 35 36
Than nhập khẩu cho điện theo PDPVII*(tr. tấn) 21 53
Than nhập khẩu cho điện theo phương án đề xuất (tr. tấn) 21 39
Than nhập tiết kiệm được theo đề xuất so với PDP* (tr. tấn) - 14
Kết luận
Do nguồn tài nguyên năng lượng trong nước ngày một cạn kiệt, Việt Nam từ một
nước xuất khẩu tịnh năng lượng trong nhiều năm, đã trở thành nước nhập khẩu tịnh từ
năm 2015. Để đảm bảo an ninh năng lượng, hạn chế phụ thuộc quá lớn vào nguồn
than nhập khẩu, xin kiến nghị thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất: Cần khai thác triệt để tiềm năng tiết kiệm trong khâu sử dụng, đặc biệt là sử
dụng điện. Đây là giải pháp đầu tư phát triển rẻ nhất, vì theo ước tính của các chuyên
gia năng lượng thì chi phí để tiết kiệm 1kWh chỉ bằng 1/4 so với chi phí để sản xuất
thêm 1kWh đó.
Thứ hai: Bên cạnh việc khai thác tiềm năng tiết kiệm trong khâu sử dụng năng
lượng (phía cầu), cũng cần tăng cường khai thác tiềm năng trong khâu cung cấp năng
lượng (phía cung) như: sử dụng công nghệ lò hơi siêu tới hạn (supercritical boiler) có
hiệu suất cao hơn thay cho công nghệ dưới tới hạn (subcritical boiler) trong phát triển
các dự án nhiệt điên than mới. Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ mới trong
quản lý vận hành hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối, nhằm giảm thiểu hơn nữa
tổn thất điện năng trên lưới điện.
Thứ ba: Chú trọng phát triển nguồn NLTT sẵn có trong nước, đặc biệt là nguồn
điện mặt trời, gió. Đối với nguồn điện mặt trời, cần tăng phát triển các dự án pin mặt
trời áp mái tại các đô thị trong cả nước, góp phần giảm bớt gánh nặng cho EVN trong
đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải và đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống
điện quốc gia.
3.2 Đề xuất một số giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia giai
đoạn 2020-2025
3.2.2 Phát triển đa dạng hóa các nguồn năng lượng
Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Hiện nay tất cả các nước trên thế giới đang đối mặt với cuộc chiến chống biến
đổi khí hậu toàn cầu, với việc thực hiện mục tiêu của Paris COP 21 là đảm bảo sự tăng
nhiệt độ trung bình toàn cầu từ nay đến năm 2100 ở mức dưới 2°C, bằng biện pháp
giảm sản xuất và sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí), nguyên
nhân phát ra 2/3 lượng khí nhà kính (CO2) mà thay thế bằng các nguồn năng lượng tái
tạo (NLTT) như: gió, mặt trời, sinh khối...
Riêng đối với Việt Nam - đất nước sẽ chịu tác động khá trầm trọng của biến đổi
khí hậu, lại có tiềm năng nguồn NLTT (thủy điện nhỏ, gió, mặt trời, sinh khối, địa
nhiệt) phong phú, trong khi các nguồn năng lượng sơ cấp trong nước như thủy điện
vừa và lớn, than, dầu khí đều ngày càng cạn kiệt, đang biến đổi từ một nước xuất khẩu
năng lượng tịnh thành nước nhập khẩu tịnh thì việc tăng cường phát triển các nguồn
NLTT có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhập
khẩu, vừa góp phần giảm phát thải khí nhà kính trong mục tiêu toàn cầu, vừa đảm bảo
an ninh năng lượng, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Mặc dù năng lượng tái tạo (trừ thuỷ điện) là một phần nhỏ của tổng năng lượng
cung cấp trên toàn thế giới và cả ở Việt Nam, nhưng các dự án sản xuất điện từ NLTT
ở Việt Nam vẫn đã tăng hơn gấp đôi từ năm 2000 đến 2010, mặc dù giá mua điện hiện
nay từ các dự án NLTT chưa hấp dẫn các nhà đầu tư. Tính đến hết 2010, NLTT chiếm
khoảng 3,5% tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện, tuy nhiên, theo đánh của các
chuyên gia thì rất nhiều các nhà máy thuỷ điện nhỏ và cực nhỏ là không hoạt động,
còn các nhà máy điện sinh khối hoạt động cầm chừng hoặc theo thời vụ. Không kể
thủy điện nhỏ thì năm 2010 công suất lắp đặt của điện NLTT là khoảng 790MW, chủ
yếu là từ sinh khối, gió và mặt trời.Tốc độ tăng trưởng trong ngành điện sinh khối làm
chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nguồn. Tổng công suất lắp đặt của điện sinh khối là 150
MW, và hiện đã có một số nhà máy bán điện lên lưới và có kế hoạch mở rộng (xem
bảng 3.1).
Bảng 2. : Công suất lắp đặt các nhà máy điện NLTT tính đến hết 2010 (MW)

Tuy nhiên việc phát triển năng lượng tái tạo gặp một số rào cản nhất định. Rào
cản chính cho phát triển NLTT là chi phí sản xuất. Nhiều công nghệ mới của NLTT –
gồm gió, mặt trời và nhiên liệu sinh học đã và sẽ sớm có tính cạnh tranh kinh tế với
các nhiên liệu hóa thạch và có thể đáp ứng một phần nhu cầu năng lượng của Việt
Nam. Các công nghệ có chi phí tương đối cạnh tranh là thủy điện, gió, sinh khối và
địa nhiệt. Mặc dù pin mặt trời có chi phí cao nhưng chi phí này giảm đều đặn do tiến
bộ trong công nghệ. Tại Việt Nam, qua các nghiên cứu trong dự án Tổng sơ đồ phát
triển NLTT của Viện Năng Lượng, chi phí cho sản xuất điện từ NLTT như sau (xem
bảng 2.6)
Bảng 2. : Chi phí cho sản xuất điện từ NLTT

Ngoài yếu tố giá thành sản xuất cao, một số rào cản khác đối với sự phát triển NLTT
có thể kể đến như: thiếu các chính sách và tổ chức hỗ trợ cho phát triển NLTT; thiếu
thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch và hoạch định chính sách; công
nghệ và dịch vụ phụ trợ cho NLTT chưa phát triển; khó tiếp cận nguồn vốn để phát
triển các dự án NLTT
Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Việt Nam có vị trí địa lý, đường bờ biển dài, đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa
và nền kinh tế nông nghiệp, có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào và đa dạng, cho nên
có thể khai thác cho sản xuất năng lượng như thủy điện, điện gió, điện mặt trời, sinh
khối, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học...
Thủy điện nhỏ
Thủy điện nhỏ (TĐN) được đánh giá là dạng năng lượng tái tạo khả thi nhất về
mặt kinh tế - tài chính. Căn cứ vào các báo cáo đánh giá gần đây nhất, thì hiện nay
nước ta có trên 1.000 địa điểm đã được xác định có tiềm năng phát triển TĐN, quy mô
từ 100 kW tới 30 MW (với thế giới chỉ tới 10 MW), với tổng công suất đặt trên 7.000
MW (đứng đầu các nước ASEAN), các vị trí này tập trung chủ yếu ở vùng núi phía
Bắc, Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
Hiện nay, có khá nhiều doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư và vận hành hiệu quả kinh tế
cao các trạm thủy điện nhỏ tại một số tỉnh như: Hà Giang, Lào Cai, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Gia Lai…
TĐN vẫn được coi là nguồn NLTT, hiện cung cấp 19% sản lượng điện của toàn
cầu. Công nghệ TĐN cũng bao gồm tua bin thủy lực, máy phát điện như thủy điện vừa
và lớn, nhưng thường chỉ sử dụng lưu lượng dòng chảy (run-of-river) trên các nhánh
sông nhỏ, hoặc suối để phát điện không cần đập và hồ chứa.
Năng lượng gió
Nguồn điện gió sử dụng luồng không khí (gió) đập vào cánh tua bin làm quay
máy phát điện. Nguồn điện gió cũng là nguồn điện xoay chiều như thủy điện, nhiệt
điện.

Hình 2. : Phát triển điện gió ven biển (hình minh họa)
Nguồn: Chương trình quốc gia về phát triển năng lượng và hiệu quả
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng, Việt Nam là nước có tiềm năng gió
lớn nhất trong 4 nước khu vực, với hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được ước
tính là có tốc độ gió trung bình hàng năm lớn hơn 6m/s, ở độ cao 65m, tương đương
với tổng công suất 512 GW. Đặc biệt, hơn 8% diện tích Việt Nam được xếp hạng có
tiềm năng gió rất tốt (tốc độ gió ở độ cao 65m 7 - 8 m/giây), có thể tạo ra hơn 110
GW.
Tiềm năng gió của Việt Nam ở độ cao 65m:
Bảng 2. : Tiền năng gió Việt Nam
Tương đối
Tốc độ gió Trung bình Rất cao >
Thấp < 6m/s cao Cao 8-9m/s
trung bình 6-7m/s 9m/s
7-8m/s
Diện tích
197.242 100.367 25.679 2.178 111
(km2)
Tỷ lệ diện tích
60,6 30,8 7,9 0,7 >0
(%)
Tiềm năng
- 401.444 102.716 8.748 482
(MW)
Vùng ven biển phía Nam nước ta có diện tích rộng khoảng 112.000 km2, còn
khu vực có độ sâu từ 30m đến 60m, với diện tích rộng khoảng 142.000 km2 là khu
vực có tiềm năng phát triển điện gió biển rất tốt. Đặc biệt, khu vực biển có độ sâu 0-
30m từ Bình Thuận đến Cà Mau, rộng khoảng 44.000 km2.
Theo số liệu gió tại Phú Quý, Côn Đảo thì vùng này đạt tốc độ gió trung bình ở độ cao
100m, đạt hơn 5-8m/s. Hiện nay, trang trại gió biển đầu tiên với công suất gần 100
MW đã hoạt động và đang nghiên cứu triển khai các giai đoạn tới năm 2025, lên tới
1.000 MW (tức gấp 10 lần).
Cụ thể, các trang trại tua bin gió tại đảo Phú Quý và Bạc Liêu đã hoạt động tốt
và mang lại hiệu quả kinh tế cao, cơ hội thu hồi vốn khoảng hơn 10 năm, so với tuổi
thọ tua bin 20 năm. Trang trại gió biển Khai Long (Cà Mau) xây dựng từ tháng
1/2016, với công suất giai đoạn 1 là 100 MW. Trang trại gió biển hiện đóng góp ngân
sách cho các địa phương với nguồn thu ổn định, như tỉnh Bạc Liêu (với 99 MW) đạt
76 tỷ đồng/năm, khi hoàn thành trang trại gió 400 MW sẽ lên tới gần 300 tỷ mỗi năm.
Tỉnh Cà Mau, với 300 MW cũng sẽ thu được hơn 200 tỷ/năm.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, mới đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
(PVN) cùng với các nhà đầu tư từ Singapore, Liên bang Nga đã khởi động dự án gió
Kê Gà, trên biển Bình Thuận, với công suất 3.400 MW.
Về diện tích chiếm đất, một máy phát điện gió công suất 2 MW chiếm diện tích 0,6
ha. Các máy phát điện phải đặt cách xa nhau khoảng 7 lần đường kính cánh quạt của
nó (ví dụ, với cánh quạt đường kính 80 m thì phải đặt cách nhau 560 m).
Năng lượng mặt trời
Nguồn điện mặt trời (ĐMT) là cơ cấu biến năng lượng từ ánh sáng mặt trời
thành dòng điện một chiều, vì vậy, để đấu nối nguồn ĐMT vào hệ thống điện xoay
chiều tần số 50 hz cần phải lắp thêm các bộ nghịch lưu (invertor) để biến dòng điện
một chiều thành xoay chiều.
Việt Nam có tiềm năng về nguồn năng lượng mặt trời, có thể khai thác cho các sử
dụng như: đun nước nóng, phát điện và các ứng dụng khác như sấy, nấu ăn...
Với tổng số giờ nắng cao lên đến trên 2.500 giờ/năm, tổng lượng bức xạ trung bình
hàng năm vào khoảng 230-250 kcal/cm2 theo hướng tăng dần về phía Nam là cơ sở
tốt cho phát triển các công nghệ năng lượng mặt trời.
Theo kết quả nghiên cứu đánh giá sơ bộ của Chương trình Trợ giúp năng lượng
MOIT/GIZ thì tổng tiềm năng kinh tế của các dự án điện mặt trời trên mặt đất, nối
lưới tại Việt Nam khoảng 20 Gigawatt (GW), trên mái nhà (rooftop) từ 2 đến 5 GW.
Theo Quy hoạch điện VII (hiệu chỉnh) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
thì công suất điện mặt trời đến của nước ta sẽ là 800 MW vào năm 2020; 4.000 MW
vào 2025 và 12.000 MW vào năm 2030. Tuy nhiên, trong xu thế chi phí đầu tư và tài
chính cho các dự án điện mặt trời đang ngày càng giảm, theo thông báo từ Bộ Công
Thương, tính đến cuối năm 2018, các nhà đầu tư đã đăng ký tới hơn 11.000 MW điện
mặt trời, chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.
Theo nguồn tin của Tạp chí Năng lượng Việt Nam, tỉnh Ninh Thuận đã chấp
thuận chủ trương khảo sát cho 48 dự án điện mặt trời, trong đó có 18 dự án được cấp
quyết định chủ trương đầu tư. Riêng Tập đoàn Thiên Tân, theo báo Nhật Nikkei
(05/02/2018), đã có 5 dự án tại tỉnh Ninh Thuận, từ nay cho đến năm 2020, với tổng
trị giá gần 2 tỷ USD. Còn tập đoàn TTC đề ra kế hoạch xây 20 dự án điện mặt trời,
cho đến năm 2020, tại tỉnh Tây Ninh (324 MW), Bình Thuận (300 MW), Ninh Thuận
(300 MW)…
Nhược điểm lớn của nguồn điện mặt trời là diện tích chiếm dụng đất, với 1,8 đến
2,0 ha cho 1 MW và do sự phụ thuộc nhiều vào thời tiết và vị trí lắp đặt của các tấm
pin mặt trời, cùng với việc phải lắp thêm thiết bị nghịch lưu nên khi dự án được đấu
nối vào hệ thống điện quốc gia, độ tin cậy và chất lượng điện năng của hệ thống sẽ bị
suy giảm. Vì vậy, để đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng, hệ
thống cần được đầu tư tăng cường nguồn công suất dự phòng.
Năng lượng sinh khối
Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng
sinh khối (NLSK). Các loại sinh khối chính là: gỗ năng lượng, phế thải - phụ phẩm từ
cây trồng, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác. Nguồn
NLSK có thể sử dụng bằng cách đốt trực tiếp, hoặc tạo thành viên nhiên liệu sinh
khối.
Khả năng khai thác bền vững nguồn sinh khối cho sản xuất năng lượng ở Việt
Nam đạt khoảng 150 triệu tấn mỗi năm. Một số dạng sinh khối có thể khai thác được
ngay về mặt kỹ thuật cho sản xuất điện, hoặc áp dụng công nghệ đồng phát năng
lượng (sản xuất cả điện và nhiệt) đó là: trấu ở Đồng bằng Sông Cửu Long, bã mía dư
thừa ở các nhà máy đường, rác thải sinh hoạt ở các đô thị lớn, chất thải chăn nuôi từ
các trang trại gia súc, hộ gia đình và chất thải hữu cơ khác từ chế biến nông - lâm - hải
sản. Hiện nay, một số nhà máy đường đã sử dụng bã mía để phát điện, nhưng chỉ bán
được với giá hơn 800 đồng/kWh (4 cent/kWh).
Cuối năm 2013, Bộ Công Thương đã trình Chính phủ xem xét cơ chế hỗ trợ sản
xuất điện từ năng lượng sinh khối. Theo đó, mức giá cao nhất mà ngành điện mua lại
điện được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sinh khối lần lượt là 1.200 - 2.100
đồng/kWh. Mức giá như đề xuất trên sẽ góp phần tạo động lực cho việc phát triển
nguồn điện từ nguồn nguyên liệu sinh khối ở nước ta. Việc xây dựng các nhà máy
điện đốt rác thải cũng đang được quan tâm với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, đặc biệt tại các thành phố, đô thị lớn. Hiện nay, tại nước ta đã có một số dự án
điện đốt rác đã đi vào hoạt động, hoặc đang được triển khai xây dựng tại thủ đô Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nam…
Một số dự án
Năng lượng địa nhiệt
Theo các chuyên gia địa chất, công nghệ để khai thác nguồn năng lượng địa
nhiệt không quá phức tạp. Cứ xuống sâu 33m thì nhiệt độ trong lòng đất tăng 1 độ C.
Ở độ sâu 60km, nhiệt độ có thể đạt tới 1.800 độ C. Muốn khai thác địa nhiệt ở vùng
200 độ C, chỉ cần khoan các giếng sâu 3 - 5km, rồi đưa nước xuống, nhiệt độ trong
lòng đất sẽ làm nước sôi lên, hơi nước theo ống dẫn làm quay tua bin và máy phát
điện.
Mặc dù nguồn địa nhiệt chưa được điều tra và tính toán kỹ. Tuy nhiên, với số
liệu điều tra và đánh giá gần đây nhất cho thấy tiềm năng điện địa nhiệt trên đất liền
tại Việt Nam có thể khai thác khoảng 300 MW.
Để khuyến khích phát triển NLTT, năm 2017, Chính phủ đã quy định giá mua
điện từ các dự án NLTT (theo giá feed in tariff -FIT). Dưới đây là bảng tổng hợp về
cơ chế hỗ trợ hiện tại cho các dạng NLTT:
Bảng 2. : Tổng hợp về cơ chế hỗ trợ hiện tại cho các dạng NLTT
Công nghệ Loại biểu giá Giá bán điện
598 – 663VND/kWh (theo
thời gian, vùng, mùa)
Giá chi phí tránh
302 -320 VND/kWh (lượng
Thủy điện nhỏ Sản xuất điện được công bố hàng
điện dư so với hợp đồng)
năm
2158 VND/kW (giá công
suất)
8,5 USc/kWh (on shore) và
Điện gió Sản xuất điện Giá FIT 20 năm
9,8 USc/kWh (off shore)
Điện mặt trời
Sản xuất điện Giá FIT 20 năm 9,35 USc/kWh
nối lưới
5,8 USc/kWh
Đồng phát Giá FIT 20 năm 7,5551USc/kWh (Bắc)
Sinh khối
Sản xuất điện Giá FIT 20 năm 7,3458 USc/kWh (Trung)
7,4846 USc/kWh (Nam)
Đốt trực tiếp
Giá FIT 20 năm 10,5 USc/kWh
Rác thải Chôn lấp sản xuất
Giá FIT 20 năm 7,28 USc/kWh
khí
3.2.3 Cải thiện chỉ số năng lượng không gây ô nhiễm (CFEP)
3.2.3.1 Hệ số phát thải CO2 từ các dạng năng lượng
Đối với ngành năng lượng, vốn được xem là nguồn phát thải khí nhà kính lớn
nhất, giới khoa học ví "dấu chân carbon" ngành này đã in lên bề mă ̣t Trái Đất từ trước
tới nay với dấu chân của người khổng lồ, và hiện thách thức hàng đầu của các công ty
dầu khí trên toàn cầu vẫn là "dấu chân carbon", như khẳng định của Giám đốc điều
hành Tổ chức Năng lượng quốc tế (IEA) Fatih Birol tại hội nghị năng lượng quốc tế
thường niên CERAWeek 2019 bế mạc ngày 15/3 tại thành phố Houston, bang Texas,
Mỹ. Theo báo cáo của mạng chính sách năng lượng tái tạo thế kỷ 21 (REN21), tính
đến hết năm 2018, các nguồn năng lượng tái tạo, chiếm xấp xỉ 24% tổng lượng tiêu
thụ năng lượng toàn cầu, tăng so với mức tăng trung bình 5,4% trong giai đoạn 2005-
2015. Những năm gần đây, công suất năng lượng tái tạo toàn cầu tiếp tục xu hướng
tăng 8-9%/năm. Tính đến năm 2017, tổng công suất năng lượng tái tạo toàn cầu tăng
8,3%, đạt mức 2.179 GW. Tuy nhiên, năng lượng tái tạo vẫn đứng trước sự áp đảo của
nhiên liệu hóa thạch. Dù công suất năng lượng tái tạo tăng nhanh, đặc biệt điện Mặt
trời và điện gió, song nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm phần lớn, với khoảng 81% tổng
lượng tiêu thụ năng lượng toàn cầu tính đến năm 2018. Nếu so với con số 86,7% của
năm 1973, thì sau 45 năm, thế giới chỉ giảm được 5% mức tiêu thụ năng lượng hóa
thạch.
Bảng 2. : Phát thải CO2 từ các nguồn năng lượng giai đoạn 2005 - 2017
CO2 % Crude
Crude Oil &
Emission Coal & % Coal Oil &
Coal Gas & Coal Petroleu % Gas
Petroleum
by Products Products m
Products
Energy Products
2005 21065 7947 10140 2978 38% 48% 14%
2006 23727 10149 10248 3330 43% 43% 14%
2007 25340 10868 10851 3621 43% 43% 14%
2008 28504 13494 10905 4105 47% 38% 14%
2009 31140 14177 12414 4549 46% 40% 15%
2010 34087 16529 12354 5204 48% 36% 15%
2011 34951 17510 12598 4843 50% 36% 14%
2012 34784 17711 11786 5287 51% 34% 15%
2013 36273 19344 11470 5459 53% 32% 15%
2014 39215 22393 11269 5553 57% 29% 14%
2015 47351 27911 14142 5298 59% 30% 11%
2016 51892 31296 15299 5297 60% 29% 10%

(Nguồn: Trung tâm NC kinh tế & QL Dầu khí)


Trong khi đó, việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, dần thoát khỏi sự phụ
thuộc vào nhiên liệu hóa thạch là cần thiết để đạt được các mục tiêu của Hiệp định
Paris 2015 về biến đổi khí hậu, kìm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới  2 độ C.
Trước thực tế rằng lượng khí CO2 phát thải từ năng lượng hóa thạch trong năm 2018
tăng cao ở mức chưa từng có từ 7 năm qua, với lượng khí CO2 do các hoạt động công
nghiệp và sử dụng than đá, dầu lửa và khí đốt tăng 2,7% so với tỉ lệ tăng 1,6 % của
năm trước đó, rõ ràng thách thức của ngành năng lượng rất nặng nề. Việc tìm kiếm
nguồn năng lượng có "dấu chân carbon" thấp, tức không dựa vào hóa thạch, buộc các
công ty năng lượng tự điều chỉnh mình để tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên mà
"năng lượng sạch và xanh" là ưu tiên không thể đảo ngược.
3.2.3.2 Cải thiện tình hình phát thải CO2 thông qua việc cải thiện chỉ số các
dạng năng lượng không gây ô nhiễm
CFEP là chỉ số của các dạng năng lượng không gây ô nhiễm cacbon: như năng
lượng tái tạo, thủy điện,…
CFEP được tính dựa trên công thức sau:
CFEP = [Thủy điện sơ cấp + Năng lượng tái tạo] / [Tổng năng lượng sơ cấp]
(CFEP = [PES hydro + PES renew] / [TPES energies])
Tăng chỉ số CFEP đồng nghĩa với việc tăng sử dụng các dạng nhiên liệu tái tạo
hiện có như: thủy điện, điện gió, điện mặt trời, năng lượng sinh khối,…… Đảm bảo an
ninh năng lượng hướng tới không phụ thuộc vào nhiệt điện. Việt Nam nhập khẩu
thuần than từ năm 2015 và xu hướng này càng ngày càng tăng. Từ nay đến năm 2050,
nhu cầu có thể tăng gấp 8 lần dẫn đến 3/4 nhu cầu năng lượng của Việt Nam phụ
thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Do đó giới chuyên gia khuyến cáo, cần có định
hướng phát triển ngành năng lượng mà không phụ thuộc vào than.
Là quốc gia đang có tốc độ phát triển khá nhanh và tăng trưởng kinh tế ở mức
cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhu cầu năng lượng của Việt Nam
cũng đã tăng tương ứng khoảng 10% trong giai đoạn 2001-2010, nhu cầu về điện đã
tăng 13%/năm trong giai đoạn 2001-2010 và khoảng 11% trong giai đoạn 2011-2018.
Nắm bắt nhu cầu cũng như khả năng cung cấp năng lượng của Việt Nam trong giai
đoạn phát triển mới, ngay từ năm 2013, Đan Mạch và Việt Nam đã ký hiệp định hợp
tác dài hạn trong lĩnh vực năng lượng. Các dự án, chương trình hợp tác với Đan Mạch
trong thời gian qua đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu của Việt
Nam về đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển ngành năng lượng theo hướng bền
vững.
Mặc dù là quốc gia giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo (NLTT) nhưng cho đến
nay việc đầu tư cho phát triển NLTT ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng
và thế mạnh sẵn có. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là tính kinh tế của nguồn
NLTT chưa thực sự hấp dẫn, cùng với đó là các rào cản liên quan tới cơ chế chính
sách, tổ chức thực hiện, trình độ áp dụng công nghệ… đã hạn chế việc triển khai các
dự án NLTT.
   NLTT bao gồm: gió, mặt trời, thủy điện, địa nhiệt, sinh khối (củi gỗ, trấu, phụ
phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp), khí sinh học, nhiên liệu sinh học, và năng lượng
thủy triều/đại dương/sóng.
Hình 2. : Hình minh họa điện mặt trời
Việc sử dụng NLTT chủ yếu phục vụ cho đun nấu, cấp nước nóng và điện thắp
sáng đã có từ rất lâu.Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ NLTT phục vụ phát điện
và nhiên liệu trong giao thông mới được triển khai trong thời gian gần đây, chủ yếu là
thuỷ điện, pin mặt trời, gió, địa nhiệt và nhiên liệu sinh học. Sự cải tiến công nghệ và
kiến thức về vật liệu, sự giảm giá thành kết hợp với chính sách hỗ trợ của nhà nước đã
góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của NLTT.
Đối với Việt Nam, việc phát triển NLTT là rất cần thiết để đảm bảo an ninh năng
lượng, góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến
đổi khí hậu, tạo việc làm ... Để làm được điều đó, Việt Nam sẽ cần có các chính sách
phối hợp, bền vững ở cấp quốc gia và vùng lãnh thổ để mở rộng thị trường NLTT;
thúc đẩy và triển khai công nghệ mới; cung cấp các cơ hội thích hợp khuyến khích sử
dụng NLTT ở tất cả các lĩnh vực quan trọng trên thị trường năng lượng.
Bảng 2. : Tính toán chỉ số năng lượng không gây ô nhiễm
TPES
PES hydro PES renew
energies CFEP
(KTOE) (KTOE)
(KTOE)
2005 1505 16312 40575 44%
2006 1755 16615 43628 42%
2007 1968 16838 46933 40%
2008 2235 16959 50055 38%
2009 2578 17300 54322 37%
2010 2369 16259 57575 32%
2011 3519 17524 57810 36%
TPES
PES hydro PES renew
energies CFEP
(KTOE) (KTOE)
(KTOE)
2012 4540 18665 58760 39%
2013 4468 18146 59578 38%
2014 5146 13837 60110 32%
2015 4827 13006 65744 27%
2016 5496 13488 69317 27%
2017 5687 17809 70328 33%
Theo tính toán như trên, khi tiêu thụ các dạng năng lượng tái tạo càng cao thì tỷ
số CFEP càng lớn. Tuy nhiên theo tính toán cũng như số liệu thu thập thì việc sử dụng
năng lượng tái tạo không đạt hiệu quả cao. Các chỉ tiêu sử dụng năng lượng tái tạo
(điện mặt trời, điện gió,…) có mức tăng trung bình theo năng khá thấp, năng lượng tái
tạo còn giảm xuống trong giai đoạn 2014-2017. Trong khi đó tổng năng lượng tiêu thụ
vẫn tăng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ việc sử dụng năng lượng tái tạo vẫn
chưa đạt hiệu quả cao.
Đặc thù của NLTT là sự phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên (nước, nắng,
gió, vị trí địa lý…), công nghệ và giá thành sản xuất. Theo dự kiến kịch bản phát triển
NLTT, Việt Nam có thể khai thác 3.000 -5.000MW công suất với sản lượng hơn 10 tỷ
kWh từ NLTT vào năm 2025. Nếu có chính sách hỗ trợ hợp lý thì đây là một đóng
góp lớn cho nhu cầu của quốc gia về sản lượng điện. Theo nghiên cứu và đánh giá sơ
bộ về tiềm năng phát triển NLTT dài hạn tới 2050, khả năng phát triển NLTT còn có
thể lớn hơn nữa, đặc biệt là năng lượng gió, địa nhiệt và nhiên liệu sinh khối. Năng
lượng là vô kể, tuy nhiên việc sử dụng hiệu quả hay biết tận dụng chúng một cách có
ích nhất đều phụ thuộc vào chính chúng ta.
KẾT LUẬN
3.1 Kết luận
Bài khóa luận đã nêu được tổng quát từ nguồn cung các dạng năng lượng, nhu
cầu sử dụng năng lượng trong nước, từng bước đánh giá an ninh năng lượng trong giai
đoạn đề ra từ năm 2005 – 2017. Nội dung của bài khóa luận đã đáp ứng được đề tài
khóa luận đặt ra. Kết quả đánh giá, thu được của bài khóa luận đáp ứng không nhỏ vào
việc phân tích, tính toán cũng như dự báo về tình hình năng lượng quốc gia trong giai
đoạn đã qua và định hướng trong giai đoạn tương lai. Bài khóa luận có ý nghĩa trong
việc đánh giá an ninh năng lượng. Các kết quả phân tích đã có tính khả thi, tính chính
xác dựa trên số liệu được cung cấp từ nguồn đáng tin cậy cũng như tính thực tế được
áp dụng. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế trong quá trình phân tích cũng như tiếp cận đối
với đề tài do kiến thức còn hạn chế cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá
trình phân tích một đề tài khá mới mẻ với em. Tuy nhiên qua bài khóa luận em đã học
được rất nhiều kiến thức. Các kiến thức liên quan đến việc phân tích, tính toán các chỉ
số được nêu ra trong bài cũng như xác định được hướng đề tài, cách phân tích, kết quả
cần đạt được. Bài khóa luận giúp em nâng cao được nhiều kỹ năng, từ kỹ năng soạn
thỏa văn bản, kỹ năng trình bày viết khóa luận, tin học văn phòng cho đến các kỹ năng
tìm kiếm thu thập tài liệu, cũng như kỹ năng vận dụng sử dụng các công cụ tin học
vào bài khóa luận của mình. Em xin cảm ơn các thầy cô đã hướng dẫn em hết sức tận
tình để em có thể hoàn thành tốt nhất bài khóa luận này.
3.2 Hướng phát triển của đồ án trong tương lai
Đề tài đã phần nào khái quát một các tổng thể tình hình an ninh năng lượng
Quốc gia giai đoạn 2005-2017. Xem xét tính toán việc sử dụng hiệu quả các nguồn
năng lượng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Từ đề tài này, định hướng mở rộng
đề tài an ninh năng lượng tương lai giai đoạn 2020-2030 để dự báo, đánh giá tình hình
năng lượng đảm bảo nguồn cung, đáp ứng nhu cầu đảm bảo an ninh năng lượng để
phát triển bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Mirjana Radovanović, Sanja Filipović, Dejan Pavlović (2016), Energy security
measurement – A sustainable approach (Mirjana Radovanović, Sanja Filipović,
Dejan Pavlović)
 IEA, Statistics https://www.iea.org
 Tổng cục thống kê https://www.gso.gov.vn
 Energy Security in Asean +6 (International Energy Agency, 6/2019)
 Hoàng Minh Hằng (2007), Vấn đề An ninh năng lượng ở Đông Á: thực trạng và
giải pháp, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á số 4
 Larry Hughes (2012), A generic framework for the description and analysiss of
energy security
 Nguyễn Trúc Lê, TS; Hoàng Thị Dung; Lưu Quốc Đạt, TS; Báo Nghiên cứu kinh
tế số 6 (457)- Tháng 6/2016
 Giáo trình Kinh tế năng lượng, Nguyễn Thị Thu Hà, Đại học Bách Khoa Hà Nội,
suất bản năm 2007
 Tổng cục thống kê Việt Nam https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thông số đầu vào để tính toán các chỉ số riêng lẻ
STT Các chỉ số riêng lẻ Đơn vị 1990 1991 1992 1993
0,5574
I EI- Cường độ năng lượng kTOE/USD 0,606585 0,58029 0,55962
8
E-Tổng tiêu thụ năng lượng MTOE 17,87 18,111 18,904 20,51
GDP- tổng sản phẩm quốc
BUSD 29,46 31,21 33,91 36,65
nội
FEC - Tổng tiêu thụ năng 0,2541
II kTOE/người 0,243229 0,24581 0,27367
lượng cuối cùng/người 6
TFC - Tổng tiêu thụ năng
MTOE 16,058 16,528 17,397 19,061
lượng cuối cùng
GDP / pc - Tổng sản phẩm
Ngàn
III quốc nội bình quân đầu 0,446228 0,46416 0,4954 0,5262
USD/người
người
GDP- tổng sản phẩm quốc
BUSD 29,46 31,21 33,91 36,65
nội
Dân số Triệu người 66,02 67,24 68,45 69,65
0,9357
IV CI - Cường độ carbon t/TOE 0,973139 0,94307 1,02974
8
Tổng khối lượng CO2 phát
Mt 17,39 17,08 17,69 21,12
thải
E-Tổng tiêu thụ năng lượng MTOE 17,87 18,111 18,904 20,51
SRN – Chỉ số Tỷ lệ năng
V % 2,53 2,69 2,82 2,85
lượng tái tạo và hạt nhân
Dầu và sản phẩm dầu MTOE 2,75 4,072 5,599 6,413
Khí thiên nhiên MTOE 0,003 0,025 0,017 0,021
Than MTOE 2,597 2,852 2,8 3,304
Thủy điện MTOE 0,462 0,543 0,621 0,685
Nhiên liệu sinh học và chất
MTOE 12,471 12,71 12,97 13,598
thải
Năng lượng tái tạo MTOE 0 0 0 0
Năng lượng hạt nhân MTOE 0 0 0 0
Tổng năng lượng sản xuất MTOE 18,282 20,202 22,007 24,021

VI ED – Chỉ số phụ thuộc năng % 16,55% 14,66% 16,85% 20,39%


lượng
Tổng năng lượng nhập khẩu MTOE 2,957 2,655 3,186 4,181
E-Tổng năng lượng tiêu thụ MTOE 17,87 18,111 18,904 20,51

1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002


0,5145 0,5008 0,4837 0,4820 0,4857 0,4770 0,4699 0,4720 0,4844
4 7 8 6 1 7 8 2 3
20,525 21,888 23,115 24,908 26,544 27,317 28,739 30,648 33,445
39,89 43,7 47,78 51,67 54,65 57,26 61,15 64,93 69,04
0,2658 0,2773 0,2857 0,2977 0,3073 0,3146 0,3232 0,3399 0,3599
8 8 2 7 7 1 1 1 7

18,832 19,971 20,903 22,127 23,194 24,099 25,091 26,724 28,632

0,5631 0,6069 0,6530 0,6953 0,7242 0,7475 0,7877 0,8258 0,8679


8 4 9 3 2 2 1 7 9
39,89 43,7 47,78 51,67 54,65 57,26 61,15 64,93 69,04
70,83 72 73,16 74,31 75,46 76,6 77,63 78,62 79,54
1,1410 1,2545 1,3367 1,4613 1,4745 1,5393 1,7099
1,5156 1,5926
5 7 9 8 4 7 7
23,42 27,46 30,9 36,4 40,23 40,28 44,24 48,81 57,19
20,525 21,888 23,115 24,908 26,544 27,317 28,739 30,648 33,445

3,30 3,44 3,60 3,18 2,74 3,18 3,13 3,75 3,51

7,228 7,79 8,962 10,272 12,735 15,734 16,86 17,438 17,405


0,023 0,186 0,274 0,499 0,829 0,943 1,12 1,121 2,314
3,192 4,676 5,501 6,377 6,536 5,392 6,501 7,259 8,904
0,795 0,91 1,033 1,002 0,954 1,184 1,251 1,566 1,565
12,832 12,872 12,932 13,333 13,734 13,985 14,19 14,399 14,399
0 0 0 0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0 0 0 0
24,07 26,434 28,702 31,483 34,788 37,238 39,922 41,783 44,587

22,58% 23,31% 25,97% 24,37% 26,30% 27,60% 30,91% 30,13% 30,33%

4,634 5,103 6,003 6,07 6,98 7,54 8,882 9,235 10,145


20,525 21,888 23,115 24,908 26,544 27,317 28,739 30,648 33,445

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011


0,4903 0,4833 0,4629 0,4650 0,4705 0,4871 0,5082 0,4795
0,4758
9 7 8 3 8 3 1 2
35,114 38,917 41,256 42,275 45,489 48,639 53,068 58,917 59,063
73,8 79,36 85,35 91,31 97,82 103,36 108,94 115,93 123,17
0,3814 0,4107 0,4265 0,4278 0,4556 0,4838 0,5192 0,5549 0,5547
3 6 9 8 9 1 1 8 6

30,694 33,452 35,147 35,647 38,378 41,182 44,668 48,244 48,741

0,9171 0,9744 1,0359 1,0960 1,1614 1,2142 1,4018


1,2663 1,3336
1 6 3 3 8 9 9
73,8 79,36 85,35 91,31 97,82 103,36 108,94 115,93 123,17
80,47 81,44 82,39 83,31 84,22 85,12 86,03 86,93 87,86
1,7178 1,8878 1,9177 1,9264 1,9745 2,0761 2,1037 2,1408 2,1270
3 6 8 3 4 1 2 1 5
60,32 73,47 79,12 81,44 89,82 100,98 111,64 126,13 125,63
35,114 38,917 41,256 42,275 45,489 48,639 53,068 58,917 59,063

3,57 2,66 2,40 2,83 3,14 3,63 3,88 3,57 5,16

17,374 20,922 19,522 17,77 16,867 15,858 17,373 16,078 16,236


2,708 5,076 5,988 6,094 5,944 6,575 7,101 8,124 7,56
9,352 15,315 19,003 21,556 23,616 22,112 24,684 25,108 26,102
1,633 1,532 1,457 1,755 1,981 2,234 2,578 2,369 3,519
14,691 14,734 14,794 14,767 14,748 14,725 14,722 14,71 14,867
0 0 0 0 0 0 0,001 0,004 0,007
0 0 0 0 0 0 0 0 0
45,758 57,579 60,764 61,942 63,156 61,504 66,459 66,393 68,291

30,53% 30,52% 31,92% 31,23% 34,02% 31,83% 29,40% 23,04% 24,86%

10,719 11,876 13,169 13,201 15,474 15,484 15,6 13,572 14,682


35,114 38,917 41,256 42,275 45,489 48,639 53,068 58,917 59,063
2012 2013 2014 2015 2016
0,46162 0,45155 0,47452 0,49295 0,49354
59,84 61,709 68,73 76,166 80,995
129,63 136,66 144,84 154,51 164,11

0,55603 0,57595 0,60708 0,63631 0,70043

49,381 51,697 55,08 58,356 64,93

1,45963 1,5225 1,59638 1,68477 1,77033

129,63 136,66 144,84 154,51 164,11


88,81 89,76 90,73 91,71 92,7
2,08523 2,10763 2,09355 2,21556 2,31002
124,78 130,06 143,89 168,75 187,1
59,84 61,709 68,73 76,166 80,995

6,55 6,48 7,30 6,68 8,06

17,805 17,823 17,993 19,265 16,307


8,253 8,522 9,124 9,551 9,486
23,734 22,985 22,998 23,231 21,575
4,54 4,467 5,145 4,826 5,512
15,028 15,188 15,352 15,519 15,686
0,007 0,007 0,008 0,011 0,017
0 0 0 0 0
69,367 68,992 70,62 72,403 68,583

21,74% 20,04% 21,19% 23,26% 31,08%

13,008 12,365 14,567 17,714 25,173


59,84 61,709 68,73 76,166 80,995
(Nguồn: IEA, Statistics)

Phụ lục 2: TFC và TPES của Việt Nam (1990 – 2016)


TFC Đơn vị 1990 1991 1992 1993 1994 1995
Dầu và sản phẩm dầu MTOE 2,329 2,254 2,671 3,63 4,014 4,226
Khí thiên nhiên MTOE         0,016 0,022
Than MTOE 1,33 1,605 1,775 1,778 1,828 2,609
Nhiên liệu sinh học và chất 11,86 12,09 12,95 12,17 12,15
thải MTOE 8 4 12,34 5 6 2
Điện MTOE 0,532 0,566 0,596 0,674 0,798 0,963
16,05 16,52 17,39 19,06 18,83 19,97
Tổng năng lượng tiêu thụ MTOE 8 8 7 1 2 1
TPES Đơn vị 1990 1991 1992 1993 1994 1995
Dầu và sản phẩm dầu MTOE 2,711 2,685 3,142 4,124 4,575 4,594
Khí thiên nhiên MTOE 0,003 0,025 0,017 0,021 0,023 0,186
Than MTOE 2,223 2,148 2,153 2,083 2,301 3,325
Thủy điện MTOE 0,462 0,543 0,621 0,685 0,795 0,91
Nhiên liệu sinh học và chất 12,47 13,59 12,83 12,87
thải MTOE 1 12,71 12,97 8 2 2
Điện MTOE            
Năng lượng tái tạo MTOE            
Năng lượng hạt nhân MTOE            
17,86 18,11 18,90 20,52 21,88
Tổng cung năng lượng sơ cấp MTOE 8 1 4 20,51 5 8

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
4,862 4,901 5,401 6,016 6,511 7,141 8,408 9,526 11,008 11,333
0,021 0,02 0,019 0,019 0,018 0,015 0,019 0,019 0,27 0,537
2,692 3,327 3,302 3,166 3,223 3,743 4,017 4,104 4,85 5,272
12,178 12,564 12,948 13,218 13,413 13,612 13,602 14,05 13,919 13,954
1,15 1,316 1,524 1,681 1,926 2,214 2,585 2,995 3,405 4,051
20,903 22,127 23,194 24,099 25,091 26,724 28,632 30,694 33,452 35,147
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
5,298 5,53 6,45 6,977 7,806 8,538 9,651 10,258 11,716 12,018
0,274 0,499 0,829 0,943 1,12 1,121 2,314 2,708 3,645 4,692
3,579 4,544 4,577 4,227 4,372 5,024 5,517 5,824 7,344 8,262
1,033 1,002 0,954 1,184 1,251 1,566 1,565 1,633 1,532 1,457
12,932 13,333 13,734 13,985 14,19 14,399 14,399 14,691 14,734 14,794
0,033

23,115 24,908 26,544 27,317 28,739 30,648 33,445 35,114 38,971 41,256

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
11,20
2 12,754 12,704 14,639 16,638 15,675 15,1 15,43 16,548 18,014 20,498
0,485 0,542 0,666 0,639 0,493 0,849 1,438 1,46 1,646 1,655 1,599
5,416 5,927 8,122 8,935 9,814 10,105 9,657 10,546 11,414 11,754 14,443
13,91
4 13,882 13,857 13,843 13,824 13,971 14,122 14,273 14,427 14,583 14,741
4,63 5,274 5,833 6,613 7,474 8,141 9,061 9,988 11,045 12,338 13,649
35,64
7 38,378 41,182 44,668 48,244 48,741 49,381 51,697 55,08 58,356 64,93
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
11,66
6 13,558 13,305 15,731 18,66 17,161 16,125 16,098 19,061 21,17 22,48
5,122 5,458 6,359 7,101 8,124 7,56 8,253 8,522 9,124 9,551 9,486
8,883 9,518 11,739 12,614 14,651 15,615 15,763 17,226 19,915 24,954 27,643
1,755 1,981 2,234 2,578 2,369 3,519 4,54 4,467 5,145 4,826 5,512
14,76
7 14,748 14,725 14,722 14,71 14,867 15,028 15,188 15,352 15,519 15,686
0,083 0,226 0,277 0,321 0,399 0,333 0,125 0,2 0,124 0,136 0,171
        0,004 0,007 0,007 0,007 0,008 0,011 0,017
                     
42,27
5 45,489 48,639 53,068 58,917 59,063 59,84 61,709 68,73 76,166 80,995
(Nguồn: IEA, Statistics)

You might also like