You are on page 1of 2

LỜI NÓI ĐẦU

Nhằm cải cách hệ thống dạy nghề ở Việt Nam theo định hướng đào tạo kỹ thuật
thực hành. Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề (GDKTDN) đã tổ chức xây dựng các
chương trình dạy nghề theo năng lực thực hiện. Một trong những mục tiêu quan trọng đầu
tiên của dự án là: Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề đào tạo (TCKNNĐT) cho các nghề
thuộc phạm vi của dự án, trong đó có nghề “Điện lạnh” (Lắp đặt, vận hành, sửa chữa và
bảo dưỡng các hệ thống lạnh và điều hòa không khí).
Tiêu chuẩn KNNĐT là một tập hợp các quy định tối thiểu về các công việc cần làm
và mức độ cần đạt được. Khi thực hiện các công việc đó trong điều kiện trang thiết bị, dụng
cụ ở cấp trình độ nghề tương ứng phù hợp với thực tế. Tiêu chuẩn KNNĐT được sử dụng
trước hết cho việc xây dựng và thực hiện chương trình dạy nghề, cũng như cho việc đánh
giá năng lực thực hiện của người học và người dự thi để đánh giá cấp văn bằng, chứng chỉ.
Sau một thời gian nhất định sử dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, tùy theo lĩnh vực
ngàng nghề, các tiêu chuẩn KNNĐT sẽ được xem xét, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật nhằm
đáp ứng những tiến bộ của khoa học công nghệ.
Tiêu chuẩn KNNĐT Điện lạnh được nhóm xây dựng tiêu chuẩn KNNĐT Điện lạnh
bao gồm các chuyên gia có kinh nghiệm trong thực tế sản xuất, các giáo viên giảng dạy tại
các trường đại học có kinh nghiệm trong đào tạo soạn thảo, dưới sự hướng dẫn của các
chuyên gia tư vấn của dự án, theo quy trình và mẫu định dạng đã được Giám đốc Quốc gia
Dự án phê duyệt. Theo tiêu chuẩn KNNĐT nghề Điện lạnh có các văn bằng chứng chỉ như
sau:
1. Bằng nghề quốc gia “Cao đẳng nghề điện lạnh”
2. Bằng nghề quốc gia “Trung cấp nghề điện lạnh”
3. Bằng nghề quốc gia “Sơ cấp nghề điện lạnh”
Các loại văn bằng, chứng chỉ này được cấp theo “Danh mục các công việc” ở các
trình độ đào tạo tương ứng.
Xây dựng tiêu chuẩn KNNĐT là một công việc tương đối mới mẻ với các thành
viên của nhóm xây dựng TCKNNĐT Điện lạnh. Mặc dù đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các chuyên gia tư vấn và sự đóng góp ý kiến một cách khoa học, khách quan, đầy trách
nhiệm của các chuyên gia trong thực tế sản xuất và trong các trường đào tạo từ công nhân
đến kỹ sư thuộc lĩnh vực ngành Điện lạnh, cũng như các nhà quản lý và sử dụng lao động.
Nhưng do kinh nghiệm và năng lực của nhóm xây dựng “TCKNNĐT theo năng lực thực
hiện” còn nhiều hạn chế, cho nên chắc chắn bản dự thảo tiêu chuẩn nghề này khó tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến, bổ sung để hoàn chỉnh bộ
“Tiêu chuẩn kỹ năng nghề đào tạo điện lạnh”.
Xin chân thành cảm ơn.

NHÓM XÂY DỰNG KNNĐT ĐIỆN LẠNH


MÔ TẢ NGHỀ ĐIỆN LẠNH

Nghề Điện lạnh hay nghề “Lắp đặt, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng các hệ thống
lạnh và điều hòa không khí” là nghề kiểm tra, sửa chữa, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các
hệ thống, thiết bị lạnh và điều hòa không khí phục vụ đời sống nhân dân và yêu cầu công
nghệ bao gồm các hệ thống lạnh công nghiệp, máy và thiết bị lạnh thương nghiệp và dân
dụng, các máy và hệ thống điều hòa không khí trung tâm, các máy điều hòa không khí
thương nghiệp và dân dụng… đúng với yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất lao động theo qui
định và đảm bảo an toàn cho người cũng như thiết bị.
Để đáp ứng được nhu cầu nghề nghiệp trước mắt và sự phát triển kỹ năng sau này,
người thợ điện lạnh cần phải:
- Nắm vững công cụ, sử dụng thành thạo và bảo quản đúng kỹ thuật các thiết bị, dụng
cụ đo kiểm cần thiết của người thợ điện lạnh;
- Chẩn đoán các hư hỏng của các bộ phận trong thiết bị lạnh và điều hòa không khí;
- Tính chọn đúng các thiết bị, phụ kiện thay thế;
- Sửa chữa các hư hỏng của các thiết bị lạnh và điều hòa không khí;
- Bảo dưỡng, vận hành các thiết bị của hệ thống lạnh và điều hòa không khí đúng yêu
cầu kỹ thuật;
- Tổ chức quản lý quá trình sản xuất (lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo dưỡng) tương
ứng với trình độ bậc thợ được đào tạo;
- Yêu nghề, say mê học tập và có ý thức cầu tiến, nâng cao hiểu biết và kỹ năng nghề;
- Có đủ sức khỏe, tinh thần vững vàng và phản ứng nhanh nhạy để đáp ứng với điều
kiện phức tạp đòi hỏi trình độ cao cũng như an toàn tuyệt đối cho nghề nghiệp;
- Có khả năng giao tiếp tốt;
- Đào tạo và bồi dưỡng công nhân ở trình độ thấp hơn;
- Đối với người thợ điện lạnh khi có trình độ cao đẳng nghề cùng với kinh nghiệm
thực tế có thể được đào tạo, bồi dưỡng để trở thành giáo viên dạy nghề.

You might also like