You are on page 1of 7

CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN HẢI PHÒNG

XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ ĐIỆN LỰC

QUY TRÌNH
KIỂM ĐỊNH - KỸ THUẬT AN TOÀN
SÀO CÁCH ĐIỆN
Ký mã hiệu: ETC.CA/QT: 10
Lần ban hành : 01

HP - 2019
QUY TRÌNH Mã hiệu QT.0 - 12
KIỂM ĐỊNH - KT AT Lần ban hành 1
THÍ NGHIỆM SÀO CÁCH ĐIỆN Ngày ban hành 15-8-2019
Trang Page 2 of 7
I/ MỤC ĐÍCH
Quy trình - Kiểm định này qui định thống nhất cách thức thực hiện, triển khai
công tác thí nghiệm c¸c lo¹i sào cách điện tại XNDV và ngoài hiện trường.
II/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khối lượng và tiêu chuẩn thử nghiệm, nghiệm thu bàn giao các thiết bị điện số
48/NL/KHKT ngày 14/03/1987.
2. QCVN 14:2013/BLĐTBXH
3. TCVN 9628-1-2: 2013; 5587:2008
4. IEC 60832-1-2: 2010; 60855-1: 2016
5. Quy trình kỹ thuật an toàn điện số 1186/QĐ- EVN ngày 07/12/2011.
6. Các Quy trình sử dụng thiết bị đã được Công Ty, Xí nghiệp ban hành: Quy
trình sử dụng MegOhmmeter; BK 130kV; AID70, v.v....
7. Quy chế tổ chức và hoạt động của Xí Nghiệp Dịch Vụ Điện Lực - Hải Phòng
được ban hành kèm theo quyết định số 268/QĐ-PCHP ngày 28/2/2018 của Chủ tịch
Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng.
III/ TRÁCH NHIỆM
Tất cả cán bộ, công nhân, nhân viên thuộc Đội Thí nghiệm Cao áp, hoặc các bộ
phận khác có liên quan đến công việc thí nghiệm c¸c lo¹i sào cách điện đều phải có trách
nhiệm thực hiện nghiêm túc quy trình này.
IV/ NỘI DUNG CHÍNH
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
- Quy trình này áp dụng cho công tác thử nghiệm:
- Tất cả các loại sào cách điện ở các cấp điện áp ≤ 110 KV.
- Áp dụng cho các trường hợp thử nghiệm mới, thử nghiệm định kỳ, thử nghiệm
theo yêu cầu …
Điều 2. Điều kiện làm việc
- Thử tại phòng thí nghiệm XNDV Điện: Thö sào cách điện .
Điều 3. Quy trình này xem như các thành viên trong nhóm thử nghiệm sào cách
điện đã được huấn luyện, học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về Quy trình kỹ thuật an toàn
điện, các quy trình sử dụng thiết bị và biết sử dụng thành thạo các thiết bị để thử nghiệm
sào cách điện .
Điều 4. Tất cả các thành viên trong nhóm công tác thử nghiệm sào cách điện đều
phải được học tập, kiểm tra và nghiêm túc chấp hành quy trình này.
Điều 5. Đội trưởng Đội TN Cao áp, trưởng nhóm công tác, giám sát an toàn có
trách nghiệm tổ chức, kiểm tra và đôn đốc nhóm công tác thực hiện quy trình này.
Mã hiệu QT.0 - 12
QUY TRÌNH
Lần ban hành 1
KIỂM ĐỊNH - KT AT
Ngày ban hành 15-8-2019
THÍ NGHIỆM SÀO CÁCH ĐIỆN
Trang Page 3 of 7
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM SÀO CÁCH ĐIỆN

1.1 An toàn khi thí nghiệm.

Phải kiểm tra chắc chắn về ngoại quan và cơ khí trước khi thử nghiệm cao áp cho
sào cách điện.

Treo biển báo, lập rào chắn cho khu vực làm việc.

Nối đất các thiết bị thí nghiệm cao áp.

Đảm bảo khoảng cách an toàn khi thao thử điện áp tăng cao tần số công nghiệp.

1.2 Các hạng mục

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại sào cách điện dùng để thao tác các thiết bị đóng cắt
và thao tác nối đất cho các thiết bị điện một chiều và xoay chiều tần số công nghiệp

Căn cứ theo QCVN 14:2013/BLĐTBXH do Cục An toàn lao động biên soạn

Căn cứ theo TCVN 5587: 2008 ; TCVN 2329-78 và TCVN 2330-78

 Kiểm tra tổng thể bên ngoài

 Bằng mắt thường kiểm tra : Nhãn mác, bề mặt cách điện, các khớp nối cơ khí có
bị vỡ, mẻ hay rạn nứt. Kiểm tra phần kim loại ở các giá đỡ.

 Không có hiện tượng bất thường , cong vênh rạn nứt phần ống cách điện.
1. Yêu cầu kỹ thuật
1.1 Sào cách điện phải được chế tạo để sử dụng bình thường trong điều kiện khí
hậu của môi trường theo TCVN 1443-73.
- Nhiệt độ đến 40 0C
- Độ ẩm tương đối đến 98% ở nhiệt độ 25 0C
- Độ cao so với mặt biển không lớn hơn 1000m
1.2 Sào cách điện được chế tạo với ba phần chính :
- Phần làm việc
- Phần cách điện
- Phần tay cầm .
1.3 Cấu trúc phần làm việc cần đảm bảo có thể gắn chắc với các thiết bị và phần
cách điện khi thao tác .
1.4 Phần cách điện nằm giữa phần làm việc và tay cầm cần được chế tạo bằng các
vật liệu cách điện và cơ học cao .
1.5 Sào làm bằng ống cách điện phải đảm bảo không cho hơi ẩm lọt vào phía trong
1.6 Các chi tiết kim loại phải được chế tạo từ vật liệu không gỉ hoặc được bảo vệ
bề mặt.
1.7 Cấu tạo và khối lượng của sào cách điện phải đảm bảo thuận lợi cho một
người thao tác .
1.8 Kích thước cơ bản của sào cách điện không được nhỏ hơn các kích thước của
bảng 1 và bảng 2
Bảng 1

Chiều dài, mm
Điện áp danh định của thiết
bị điện, kV
Phần cách điện Phần tay cầm

Đến 1 Không qui định Không qui định

Từ 2 đến 15 700 300

Trên 15 đến 35 1100 400

Trên 35 đến 110 1400 600

150 2000 800

220 2500 800

330 3000 800

Trên 330 đến 500 4000 1000

Bảng 2

Loại sào cách điện Chiều dài, mm


Phần cách điện Phần tay cầm

Để nối đất cho trạm đến 1000 V Không qui định Không qui định

Để nối đất cho trạm 2 kV - 500 kV Theo bảng 1 Theo bảng 1

Để nối đất cho đường dây đến 35 kV - -

Để nối đất cho đường dây trên không 110 kV 1400 Theo bảng 1
đến 220 kV chế tạo hoàn toàn bằng vật liệu
cách điện

1.9. Sào cách để nối đất cho đường dây trên không điện áp đến 10 kV phải chịu
được lực kéo 100 kG trong một phút. Các loại sào cách điện dùng để thao tác và nối đất
khác phải chịu kéo 150 kG trong một phút.
1.10. Khả năng chịu uốn tính bằng phần trăm của sào được xác định theo tỉ số giữa
bán kính cong tại điểm đặt lực uốn và chiều dài phần cách điện, không được quá 10%
đối với sào cách điện điện áp đến 200 kV và 20% đối với sào chịu điện áp cao hơn,
dưới tác động của chính khối lượng của sào (loại sào thao tác) hoặc khối lượng của sào
cộng với khối lượng của dây nối đất (loại sào dùng để nối đất) hoặc hai lần khối lượng
phần làm việc với khối lượng của cầu chì bảo vệ.
1.11. Độ bền cách điện
Đối với sào đến cấp điện áp 110 kV phải chịu được điện áp xoay chiều tần số công
nghiệp có giá trị bằng ba lần điện áp dây trong thời gian 5phút, nhưng không nhỏ hơn
40 kV còn cấp điện áp lớn hơn 110kV phải bằng 3 lần điện áp pha trong thời gian 5
phút.
1.12. Tại chỗ tiếp giáp giữa tay cầm với phần cách điện cần có vòng giới hạn bằng
vật liệu cách điện. Đường kính ngoài của vòng giới hạn cần lớn hơn đường kính phần
tay cầm không ít hơn 10 mm.
2. PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1. Kiểm tra kích thước của sào với dụng cụ sai số đến 1,0 mm.
2.2. Kiểm tra các yêu cầu ở điều 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.7 bằng cách xem xét.
2.3. Kiểm tra độ bền cơ lý theo TCVN 4760-89.
2.3.1. Kiểm tra độ bền kéo đứt. Sào được cố định phần làm việc, lực tác dụng ở
phần tay cầm hướng dọc theo sào, giá trị lực kéo theo qui định ở điều 1.9.
2.3.2. Kiểm tra độ bền uốn sào bằng cách đặt sào theo phương nằm ngang, cố định
sào tại điểm mút của tay cầm và vòng giới hạn. Giá trị lực uốn theo qui định ở điều
1.10. điểm đặt lực tại điểm làm việc của phần làm việc.
2.4. Kiểm tra độ bền cách điện theo TCVN 2329 - 78 và TCVN 2330 - 78.
Điện áp thử được đặt giữa phần làm việc và điện cực tạm thời của vòng giới hạn
từ phía phần cách điện.
Sào cách điện được coi là chịu được thử nghiệm nếu không xảy ra đánh thủng
hoặc phóng điện bề mặt hoặc đốt nóng cục bộ do tổn hao cách điện.
3. KIỂM TRA “GHI NHÃN, BAO GÓI VÀ BẢO QUẢN”
3.1. Nhãn được in bằng mực không phai hoặc in nổi trên bìa kim loại không rỉ,
được gắn chặt vào phần cách điện cách đầu mút phía làm việc 100 mm.
Trên nhãn cần thông tin ghi rõ:
a) Tên và ký hiệu sản phẩm;
b) Cơ sở chế tạo;
c) Điện áp sử dụng;
d) Tháng, năm xuất xưởng;
đ) Ký hiệu tiêu chuẩn áp dụng.
3.2. Mỗi sào hoặc bộ “nhóm” sào được đặt trong bao da, đóng gói bằng hòm gỗ
với trọng lượng không quá 50 kG. Mỗi hòm phải gắn phiếu ghi rõ:
a) Tên và ký hiệu sản phẩm;
b) Cơ sở chế tạo;
c) Điện áp sử dụng;
d) Số lượng;
đ) Ngày, tháng, năm đóng gói;
e) Ký hiệu tiêu chuẩn hiện hành.
3.3. Sào phải được bảo quản trong môi trường khô ráo thoáng mát, cách xa vật
phát nhiệt, không bị ảnh hưởng của dung môi có hại như xăng, dầu, axít v.v...

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trách nhiệm thi hành:


- Đội trưởng, Đội phó Đội Thí nghiệm Cao áp, có trách nhiệm phổ biến, hướng
dẫn thực hiện, sát hạch định kỳ quy trình này cho toàn thể nhân viên trong đội.
- Các cá nhân và bộ phận có liên quan đến công việc thử nghiệm dụng cụ an toàn
đều phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy trình này.
Sửa đổi, bổ sung:
Trong quá trình thực hiện quy trình này, nếu có khó khăn vướng mắc, các cá
nhân, tổ chức lập báo cáo, đề xuất biện pháp xử lý gửi về Đội Thử nghiệm Cao áp để
nghiên cứu, xem xét trình XNDV sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

PHỤ LỤC:
- BM/ 45-5.10: Mẫu biên bản thí nghiệm sào cách điện.
- Tem niêm phong: Theo biểu mẫu quy định chung.

You might also like